You are on page 1of 112

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP


TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG THẮT LƯNG DO
THOÁI HÓA – GAI ĐỐT SỐNG

GVHD : ThS. Trịnh Trần Hồng Duyên


SVTH : Phạm Thị Trúc Vy
MSSV : 1714056

TP.Hồ Chí Minh, 12/2021


i
PHẠM THỊ TRÚC VY LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 2021
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN VẬT LÝ KỸ THUẬT Y
SINH

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2021

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN: PHẠM THỊ TRÚC VY MSSV: 1714056


NGÀNH: VẬT LÝ KỸ THUẬT LỚP: KU17VLY2

1. Đầu đề luận văn:


ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU
VÙNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA – GAI ĐỐT SỐNG

2. Nhiệm vụ:

• Tìm hiểu tổng quan về thoái hóa – gai đốt sống.


• Tìm hiểu các phương pháp điều trị gai đốt sống lưng hiện nay.
• Xây dựng phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa – gai đốt sống.
• Tiến hành thu thập số liệu và xử lí.
• Kết luận.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 09/2021
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 12/2021
5. Họ và tên người hướng dẫn: ThS. Trịnh Trần Hồng Duyên
Tên đề tài và nội dung LVTN đã được thông qua Bộ môn.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

ii
LỜI CẢM ƠN
Để Luận văn lần này có kết quả tốt đẹp. Em đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều
Thầy, Cô và bạn bè xung quanh, cũng như sự hỗ trợ từ Khoa Khoa Học Ứng Dụng, thư
viện Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tìm
kiếm tài liệu và tìm hiểu về đề tài của mình.
Cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến với người
Thầy của mình là PGS.TS Trần Minh Thái. Tiếp theo, từ tận đáy lòng mình, em xin cảm
ơn ThS. Trịnh Trần Hồng Duyên - Người đã nhiệt tình dẫn dắt và hướng dẫn em, trong
toàn bộ thời gian làm Luận văn, giúp em có thể biết và được tiếp thu thêm nhiều kiến
thức mới mà trước giờ em chưa có cơ hội tìm hiểu rõ ràng và cụ thể. Cảm ơn Cô đã dành
thời gian quý báu của mình để hướng dẫn em rất chi tiết và kỹ lưỡng những điểm cần
chú ý trong bài, đặc biệt là giúp em có thêm động lực cố gắng hoàn thành Luận văn cũng
như nhiều kỹ năng khác để làm bài một cách hiệu quả hơn.
Ngoài ra, em xin chân thành cảm ơn đến Khoa Khoa Học Ứng Dụng, thư viện
Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã giúp em có môi trường để tiếp cận nguồn
tư liệu quý và cần thiết trong suốt thời gian làm Báo cáo.
Cuối cùng, trong quá trình làm bài, em không tránh khỏi những sai sót, rất mong
Thầy và Cô sẽ bỏ qua. Thông qua thời gian quan sát, kiến thức về nội dung lẫn trình độ
diễn giải có thể còn eo hẹp, chưa được tốt, hẳn sẽ có những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự góp ý và bổ sung từ Thầy và Cô.
Em xin chân thành cảm ơn.

TP.HCM, Ngày 23 tháng 12 năm 2021


Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Trúc Vy

iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài luận văn: “Ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị đau thắt lưng
do thoái hóa – gai đốt sống”.
Trong cuộc sống thường nhật, với những thói quen sinh hoạt không điều độ, cũng như
tuổi tác, khiến sự thoái hóa - gai đốt sống lưng diễn ra nhanh và ngày càng trẻ hóa, không
những ở Việt Nam mà là trên toàn thế giới.
Đặc điểm cơ bản để nhận biết bệnh là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng thắt lưng,
kèm theo là cảm giác nhói hoặc cứng vùng thắt lưng gây khó cử động. Khi chụp X-
quang nhìn thấy gai xương. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hằng
ngày và cả tâm lý bệnh nhân. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị nội khoa hiện nay
có thể gây tốn kém về chi phí lẫn thời gian điều trị, chỉ có thể tạm thời ngắt quãng cơn
đau, không thể triệt tiêu nguyên nhân gây ra bệnh. Khiến bệnh tái phát và có khi là trầm
trọng hơn. Thấu hiểu những điều trên, cùng với sự phát triển của thiết bị y tế trên thế
giới đã cho ra đời một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và hạn chế tối đa thời gian
điều trị cũng như nguy cơ tái phát, đó là phương pháp sử dụng laser bán dẫn công suất
thấp.
Trong đề tài luận văn này, em sẽ mang đến những ưu điểm và nhược điểm của những
phương pháp khác điều trị đau lưng do thoái hóa - gai đốt sống. Từ đó xây dựng cơ sở
lý luận phương pháp điều trị bệnh bằng laser bán dẫn công suất thấp.

iv
ABSTRACT
Thesis topic: " Application of low-power semiconductor laser in the treatment of low
back pain due to degenerative - spondylolisthesis". In daily life, with irregular living
habits, as well as age, the degeneration of the vertebrae occurs rapidly and is
increasingly rejuvenated, not only in Vietnam but also around the world. .
The basic feature to recognize the disease is that the patient will feel pain in the lumbar
region, accompanied by a sharp or stiff feeling in the lumbar region, making it difficult
to move. X-ray showed bone spurs. This seriously affects the patient's daily life and
psychological well-being. However, current medical treatments can be costly in terms
of treatment time and cost, can only temporarily interrupt the pain, cannot eliminate the
cause of the disease. Causes the disease to come back and sometimes get worse.
Understanding the above, along with the development of medical equipment in the
world, has resulted in a safe, effective treatment method that minimizes the treatment
time as well as the risk of recurrence. That is a method using low-power semiconductor
lasers.
In this thesis, I will bring the advantages and disadvantages of other methods to treat
back pain caused by degenerative - spondylolisthesis. From there, I will build a
theoretical basis for low-power semiconductor laser treatment.

v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iv
ABSTRACT ...................................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH ẢNH .......................................................................................... ix
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..........................................................................................x
DANH SÁCH VIẾT TẮT ........................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................................1
1.1. Bối cảnh hình thành đề tài ..............................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài..........................................................................................2
1.3. Các nhiệm vụ chính của đề tài ........................................................................2
1.3.1. Tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài ..............................................2
1.3.2. Xây dựng phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt
sống bằng laser bán dẫn công suất thấp. .................................................................2
1.3.3. Tổ chức nghiên cứu phương pháp điều trị mới nêu trên trong điều trị lâm
sàng. ........................................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH .................................................3
2.1. Những vấn đề cơ bản về cột sống .................................................................3
2.1.1. Cấu trúc của cột sống ....................................................................................3
2.1.2. Đốt sống thắt lưng .........................................................................................4
2.1.3. Cấu trúc cột sống thắt lưng ...........................................................................5
2.1.4. Ống sống thắt lưng ........................................................................................5
2.1.5. Các dây chằng cột sống thắt lưng .................................................................7
2.1.6. Đĩa đệm cột sống thắt lưng ...........................................................................8
2.1.7. Sự thay đổi chiều cao của khoang gian đốt sống ........................................18
2.1.8. Lỗ gian đốt sống..........................................................................................18
2.1.9. Khớp đốt sống .............................................................................................19
2.2. Thoái hóa – gai đốt sống thắt lưng ..............................................................19
2.2.1. Thoái hóa cột sống thắt lưng .......................................................................19
2.2.2. Gai đốt sống thắt lưng .................................................................................20
2.2.3. Bệnh căn, bệnh sinh gai đốt sống thắt lưng ................................................21
2.2.4. Dấu hiệu của gai đốt sống thắt lưng............................................................22

vi
2.2.5. Các thể lâm sàng của thoái hóa - gai đốt sống thắt lưng ............................23
2.2.6. Biến chứng của gai đốt sống thắt lưng ..................................................24
2.2.7. Chẩn đoán gai trên đốt sống thắt lưng ........................................................24
2.3. Các phương pháp điều trị .............................................................................26
2.3.1. Điều trị nội khoa .........................................................................................26
2.3.2. Điều trị ngoại khoa......................................................................................45
2.3.3. Phương pháp vận động – tự xoa bóp ..........................................................45
2.3.4. Một số phương pháp vật lý trị liệu..............................................................51
2.3.5. Thủy châm ..................................................................................................55
2.3.6. Cấy chỉ Cagut ..............................................................................................64
2.4. Điều trị bằng laser.........................................................................................65
2.4.1. Sự tương tác của chùm tia Laser công suất thấp lên mô sống ....................66
2.4.2. Các nghiên cứu về hiệu ứng kích thích sinh học ........................................68
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG THẮT
LƯNG DO THOÁI HÓA – GAI ĐỐT SỐNG ..........................................................72
3.1. Các nội dung của phương pháp điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp 72
3.1.1. Sử dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch làm việc ở bước sóng 650 nm nhằm
tăng cường dòng máu chất lượng cao, nuôi dưỡng mạch máu ở dây chằng, giữ
vững vùng cột sống thắt lưng, hạn chế lắng động Canxi ......................................72
3.1.2. Sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời do hai loại laser bán dẫn làm
việc ở bước sóng 780nm và 940nm tạo nên, tác động trực tiếp lên vùng tổn
thương nhằm làm cho các đáp ứng sinh học do hiệu ứng kích thích sinh học
mang lại nhanh và mạnh hơn, tăng vi tuần hoàn cục bộ, dưới bề mặt da để nuôi
dưỡng tốt vùng bị tổn thương. ..............................................................................76
3.2. Mô hình thiết bị phục vụ nghiên cứu điều trị lâm sàng ................................80
3.2.1. Thiết bị quang trị liệu bằng laser ban dẫn công suất thấp loại 02 kênh......80
3.2.2. Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch...................................81
3.3. Liệu trình điều trị ..........................................................................................82
3.4. Quy trình điều trị ..........................................................................................82
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG THẮT LƯNG DO THOÁI
HÓA - GAI ĐỐT SỐNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP .......................83
4.1. Tổ chức nghiên cứu điều trị ..........................................................................83
4.2. Phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng và đối tượng trong diện điều trị
83

vii
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng.................................................83
4.2.2. Đối tượng trong diện nghiên cứu điều trị lâm sàng ....................................83
4.2.3. Tiêu chi đánh giá đầu vào – đầu ra .............................................................84
4.2.4. Thiết bị dùng trong điều trị lâm sàng ..........................................................84
4.2.5. Liệu trình điều trị và quy trình điều trị .......................................................84
4.3. Kết quả điều trị lâm sàng ...................................................................................85
4.3.1. Tiêu chí đánh giá kết quả điêu trị lâm sàng ................................................85
4.3.2. Kết quả điều trị............................................................................................86
4.3.3. Tai biến và phản ứng phụ............................................................................94
4.4. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp điều trị ..............................................94
4.5. Kết luận .........................................................................................................96
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ...........................................................................................97
5.1. Kết quả đạt được ..........................................................................................97
5.1.1. Xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp điều trị gai đốt sống thắt lưng ..97
5.1.2. Thiết kế mô hình thiết bị điều trị gai đốt sống thắt lưng ............................97
5.2. Đóng góp của đề tài về mặt khoa học và xã hội ........................................97
5.3. Hướng phát triển ........................................................................................97
PHỤ LỤC A .................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................99

viii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Cột sống lưng..................................................................................................4
Hình 2. 2. Tương quan giữa rễ thần kinh, đĩa đệm và thân đốt sống ..............................6
Hình 2. 3. Các dây chằng đốt sống vùng thắt lưng: Nhìn bên trái (cắt bỏ một phần)….7
Hình 2. 4. Cấu tạo giải phẫu đĩa đệm ..............................................................................9
Hình 2. 5. Vòng sợi: sợi xếp theo hướng nghiêng xen kẽ .............................................10
Hình 2. 6. Mạch máu nuôi đĩa đệm. ..............................................................................12
Hình 2. 7. Thay đổi sự phân bố nguyên tố vi lượng ở đĩa đệm bị thoái hóa (Theo Hồ
Hữu Lương 1986) ..........................................................................................................14
Hình 2. 8. Sự trao đổi chất lỏng ở khoang trong và khoang ngoài đĩa đệm (theo Hổ
Hữu Lương, 1986) .........................................................................................................17
Hình 2. 9. Thoái hóa khớp gối ( gai xương ) và hẹp khe khớp không đối xứng. ..........25
Hình 2. 10. Mỏ xương khổng lồ ....................................................................................25
Hình 2. 11. Thuốc Aspirin pH8 500mg .........................................................................28
Hình 2. 12. Thuốc INDOMETACIN 50mg ..................................................................29
Hình 2. 13. Thuốc Brufen 400mg ..................................................................................30
Hình 2. 14. Thuốc Profenid cetoprofeno 50mg .............................................................31
Hình 2. 15. Thuốc FELDENE DISPERSAL 20mg.......................................................31
Hình 2. 16. Thuốc TENOXICAM 20mg .......................................................................32
Hình 2. 17. Thuốc Meloxicam 7,5mg............................................................................33
Hình 2. 18. Thuốc Celecoxib 100mg và 200mg............................................................33
Hình 2. 19. Thuốc TRIVIT-B ........................................................................................36
Hình 2. 20. Thuốc Viartril - S........................................................................................36
Hình 2. 21. Tóm tắt một số thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm ......................40
Hình 2. 22. Tác động của nhiệt độ lên tổ chức cơ thể sống ..........................................51
Hình 2. 23. Tóm tắt quá trình dẫn đến các đáp ứng sinh học ........................................68
Hình 3. 1. Thiết bị quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp loại 02 kênh. ......81
Hình 3. 2. Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch 650 nm. ......................81
Hình 4. 1. Thước hiển thị số VAS .................................................................................85
Hình 4. 2. Nghiệm pháp ngón tay – mặt đất..................................................................85
Hình 4. 3. Bệnh nhân BN27 trước khi điều trị ..............................................................91
Hình 4. 4. Bệnh nhân BN27 sau khi điều trị .................................................................91
Hình 4. 5. Bệnh nhân BN17 trước khi điều trị ..............................................................92
Hình 4. 6. Bệnh nhân BN17 sau khi điều trị .................................................................92
Hình 4. 7. Bệnh nhân BN04 trước khi điều trị ..............................................................93
Hình 4. 8. Bệnh nhân BN04 sau khi điều trị .................................................................93

ix
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang. ......................................................42
Bảng 2. 2. Vị thuốc thêm nếu teo cơ .............................................................................42
Bảng 2. 3. Bài thuốc: Bát trân thang .............................................................................43
Bảng 2. 4. Vị thuốc thêm nếu bị phong thấp .................................................................43
Bảng 2. 5. Nhóm huyệt và Kinh huyệt ..........................................................................59
Bảng 4. 1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi ...................................................................84
Bảng 4. 2. Thang đánh giá VAS và khoảng cách ngón tay - đất, độ giãn cột sống thắt
lưng ................................................................................................................................86
Bảng 4. 3. Kết quả điều trị được đánh giá theo thang điểm VAS .................................86
Bảng 4. 4. Kết quả điều trị được đánh giá theo khoảng cách tay - đất ..........................87
Bảng 4. 5. Kết quả điều trị được đánh giá theo độ giãn cột sống thắt lưng ..................88
Bảng 4. 6. Kết quả đánh giá theo kết quả chụp cộng hưởng từ - MRI ..........................90
Bảng 4. 7. Bảng điểm lượng hóa ...................................................................................94
Bảng 4. 8. Bảng điểm lượng hóa dựa trên kết quả trước và sau khi điều trị theo tiêu
chí VAS .........................................................................................................................95
Bảng 4. 9. Bảng độ lệch thu gọn 𝛾 (theo Fisher và Yates) áp dụng cho mẫu n ≥ 30 ...98

x
DANH SÁCH VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Liệu pháp Laser công
LLLT Low Level Laser Therapy
suất thấp
TVĐĐ Thoát vị đĩa đệm
THCS Thoái hóa cột sống
TL Thắt lưng
YHHĐ Y học hiện đại
YHCT Y học cổ truyền
CSTL Cột sống thắt lưng

xi
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC
TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh hình thành đề tài

Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở người trung niên hoặc lớn tuổi, nhiều nghiên
cứu trên thế giới đã khẳng định, có sự liên quan chặt chẽ giữa tuổi tác và bệnh thoái hóa
cột sống. Thường thì sau 35 - 40 tuổi trở đi, tuổi càng cao bệnh càng dễ xảy ra và ngày
càng nặng hơn. Theo nghiên cứu ở nước Mỹ, có trên 80% người trên 55 tuổi mắc bệnh
thoái hóa khớp, trong đó thoái hóa cột sống chiếm hơn 50%.
Theo nghiên cứu của khoa Cơ Xương - Khớp Bệnh viện Bạch Mai, trong các bệnh
về thoái hóa khớp thì thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tỉ lệ cao nhất là 31%, thoái hóa
cột sống cổ chiếm 14%, thoái hóa các đoạn cột sống khác chiếm 7%.
Biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng rất đa dạng và phức tạp. Một trong những
biểu hiện đó là gai đốt sống thắt lưng – một bệnh lí rất hay gặp trên lâm sàng và trong đời
sống hàng ngày.
Bệnh gai đốt sống thắt lưng gặp ở cả hai giới và ở mọi thành phần trong xã hội, từ
người lao động nặng nhọc, làm ruộng... điều kiện kinh tế khó khăn đến người có kinh tế
khá giả, làm công việc nhẹ nhàng. Đặc biệt, bệnh rất hay gặp ở nhóm người làm việc văn
phòng ngồi sai tư thế, ngồi liên tục nhiều giờ; công nhân may phải làm việc quá lâu trong
tư thế ngồi, khom lưng; những người phải làm việc, lao động nặng nhọc từ quá sớm, khi
mà khung xương đang trong quá trình phát triển, phải sống trong điều kiện quá khó khăn,
ăn uống không đủ chất; những người thường xuyên mang vác, đẩy, kéo vật nặng sai tư thế;
những người chơi thể thao quá độ, luyện tập quá sức, sai tư thế; Những vận động viên
chuyên nghiệp phải vận động với cường độ cao...
Trên thế giới hiện nay, gai đốt sống thắt lưng được điều trị bằng nhiều phương pháp
để phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện khác nhau của từng đối tượng như: điều trị
bằng nội khoa ( thuốc uống ); vật lý trị liệu ( điện liệu pháp, nhiệt trị liệu, kéo dãn cột sống,
laser điều trị …); phẫu thuật…

1
Trong luận văn “Ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị đau thắt lưng
do thoái hóa – gai đốt sống” sẽ giới thiệu chi tiết hơn về phương pháp sử dụng laser để trị
liệu theo định hướng của phòng Thí nghiệm Công nghệ Laser.

1.2. Mục tiêu của đề tài

Đề tài có 3 mục tiêu chính:


- Tìm hiểu về đặc điểm lâm sàng của đĩa đệm vùng thắt lưng và triệu chứng đau thắt lưng
do thoái hóa – gai đốt sống.
- Xây dựng phương pháp điều trị đau thắt lưng do thoái hóa - gai đốt sống bằng laser bán
dẫn công suất thấp.
- Ghi nhận kết quả điều trị thực nghiệm lâm sàng đau vùng thắt lưng do thoái hóa - gai đốt
sống bằng laser bán dẫn công suất thấp.

1.3. Các nhiệm vụ chính của đề tài

1.3.1. Tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài


- Vấn đề cơ bản về cột sống, cột sống thắt lưng.
- Vấn đề cơ bản về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Tình hình điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống bằng laser bán dẫn công
suất thấp trong và ngoài nước.
1.3.2. Xây dựng phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa gai đốt sống
bằng laser bán dẫn công suất thấp.
1.3.3. Tổ chức nghiên cứu phương pháp điều trị mới nêu trên trong điều trị lâm sàng.

2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH
2.1. Những vấn đề cơ bản về cột sống

2.1.1. Cấu trúc của cột sống[1]


Cột sống giống như một cây cột nâng đỡ cơ thể. Tất cả các bộ phận trong cơ thể con người
đều được gắn với cột sống một cách trực tiếp hay gián tiếp. Cột sống người có hình chữ S,
bao gồm 33 - 35 đốt sống, được chia thành từng đoạn dựa trên cơ sở cấu tạo giải phẫu và
chức năng sinh lí.
- Đoạn cổ từ C1- C7: Gồm 7 đốt, cong ra trước, di động nhiều nên đễ bị tổn thương.
- Đoạn lưng từ T1 – T12: Gồm 12 đốt cong ra sau; đoạn từ đốt thứ nhất đến đốt thứ 10, ít
di động nên bền vững; đoạn từ đốt thứ 11 đến đốt thứ 12 dễ di chuyển nên dễ bị tổn thương.
- Đoạn thắt lưng từ L1 – L5: Gồm 5 đốt, cong ra trước, có chức năng vận động bản lề nên
rất đễ bị tổn thương, mắc bệnh.
- Đoạn cùng từ S1 – S5: Gồm 5 đốt cong ra sau.
- Đoạn cụt gồm 4 đốt.
- Khớp đốt sống là khớp thực thụ, có diện khớp là sụn, bao hoạt dịch và bao khớp.
- Đĩa đệm hình thấu kính lồi hai mặt gồm nhân nhây vòng sợi và mâm sụn.
Mỗi đốt sống được ghép với nhau bởi một đĩa đệm có khả năng đàn hồi, biến dạng mỗi khi
chúng ta vận động xương cột sống.
Lỗ gian đốt sống thường nằm ngang mức với đĩa đệm, trong lỗ gian đốt sống có thần kinh
sống chạy qua. Những biến đổi của diện khớp và tư thế của khớp đốt sống, đĩa đệm bị lỗi
hoặc thoát vị về phía bên dễ gây chèn ép vào dây thân kinh sống và gây đau.
Bên trong đĩa đệm là tổ chức các dây chằng và tủy sống.

3
Hình 2. 1. Cột sống lưng[2]
2.1.2. Đốt sống thắt lưng
Là vùng gánh chịu sức nặng của cơ thê, cấu tạo các cơ, dây chằng, đốt sống và đĩa đệm có
kích thước lốn hơn các vùng khác, nhất là L4 và L5.
Là đoạn cột sống có tầm hoạt động rất lốn với động tác gấp, duỗi, nghiêng, xoay có biên
độ rộng. Đó là do đĩa đệm ở đây có cấu tạo các vòng sợi, mâm sụn, nhân nhầy có tính chất
chịu lực đàn hồi và di chuyển khiến cho đốt sống có khả năng thực hiện được các hoạt
động của cơ thể.
Các đốt sống thắt lưng có liên quan trực tiếp vối tuỷ sống, đuôi ngựa, các rễ thần kinh.
Trong phần sâu của vùng thắt lưng là các chuỗi hạch thần kinh giao cảm, động và tĩnh
mạch chủ bụng. Các tạng ở trong bụng và tiểu khung cũng có những quan hệ về thần kinh
với vùng thắt lưng.

4
Do đặc điểm giải phẫu chức năng của cột sống thắt lưng và mối liên quan của nó với nhiều
bộ phận khác nên có rất nhiêu nguyên nhân gây ra đau thắt lưng.
2.1.3. Cấu trúc cột sống thắt lưng
Dựa trên [1],cột sống thắt lưng (Gồm 5 đốt sống) có cấu trúc chung của cột sống nhưng lại
có những đặc điểm riêng:
- Thân đốt sống: chiều ngang rộng hơn chiều trước - sau. Ba đốt sống thắt lưng cuối
có chiều cao ở phía trước thấp hơn phía sau nên khi nhìn từ phía bên giống như một
cái nệm.
- Chân cung to, khuyết trên của chân cung: nông, khuyết dưới: sâu.
- Mỏm ngang dài và mảnh.
- Mỏm gai rộng, thô, dày ở đỉnh.
- Mặt khớp của mỏm khốp nhình vào trong và về sau, mặt khớp dưới có tư thế trái
ngược với mỏm khốp trên.
Những đặc điểm cấu trúc này giúp cho cột sống thắt lưng chịu được áp lực trọng tải lởn,
thường xuyên theo dọc trục cơ thể, nhưng các quá trình bệnh lý liên quan đến yếu tố cơ
học thường hay xảy ra ở đây do chức năng vận động bản lề, nhất là ở các đốt cuối (L4, L5).
2.1.4. Ống sống thắt lưng[3]
Ống sống thắt lưng được giới hạn ở phía trước bởi thân đốt sống và các đĩa đệm, phía sau
bởi dây chằng vàng và các cung đốt sống, bên cạnh là các cuống sống, vòng cung và lỗ
gian đốt sống.
Trong ống sống thắt lưng có bao màng cứng, rễ thần kinh và tổ chức quanh màng cứng
(tĩnh mạch, động mạch, tổ chức mỡ,...). Vì vậy các rễ thần kinh không bị chèn ép bởi các
thành xương của ống sống, kể cả khi vận động cột sống thắt lưng tới biên độ tối đa.
Bình thường lỗ ống sống ở đoạn L1 - L2, có hình ba cạnh và khá cao (14 - 22mm), ở đoạn
L3 - L5 hình năm cạnh, chỉ cao 13 - 20 mm.
Trên phim chụp X quang tiêu chuẩn từ L3 đến L5 đường kính ngang ống sống tăng dần từ
26,3 đến 33,3mm và đường kính trước - sau giảm từ 18,2 đến 17,2mm (Hồ Hữu Lương,
Dư Đình Tiến, 1986).

5
2.1.4.1. Cấu tạo ống sống thắt lưng[3]
+ Phía trước là thân đốt sống và đĩa đệm, phía sau là dây chằng vàng, các mảnh sống và
nên mỏm gai, phía bên là các cuống đốt sống và lỗ gian đốt sống.
+ Hình dạng và thể tích ống sống có thể thay đổi theo tư thế vận động của cột sống.
+ Bên trong ống sống chứa bao màng cứng, rễ thần kinh và tổ chức quanh màng cứng gồm
có mô liên kết, tổ chức mỡ và đám rối tĩnh mạch có tác dụng đệm đỡ tránh cho rễ thần kinh
khỏi bị chèn ép bởi thành xương ống sống.
- Tủy sống dừng ở ngang mức đốt L2, nhưng các rễ thần kinh vẫn tiếp tục chạy xuống dưới
và rời ống sống qua lỗ gian đốt sống tương ứng, nó phải đi một đoạn dài trong khoang dưới
nhện. Hướng đi của các rễ thần kinh sau khi chúng ra khỏi bao màng cứng tùy thuộc vào
chiều cao đoạn tương ứng. Rễ L4 tách ra khỏi bao cứng chạy chếch xuống dưởi và ra ngoài
thành một góc 60°, rễ L5 thành góc 45° và rễ S1 thành góc 30°. Do đó ở đoạn vận động cột
sống thắt lưng, liên quan định khu không tương ứng giữa đĩa đệm và rễ thần kinh.
Rễ L3 thoát ra khỏi bao màng cứng ở độ cao của thân đốt L2.
Rễ L4 thoát ra khỏi bao màng cứng ở độ cao của thân đốt L3.
Rễ L5 thoát ra ở bờ dưới thân đốt L4.
Rễ S1 thoát ra ở bờ dưới thân đốt L5.
- Khi ống sống thắt lưng đã bị hẹp thì chỉ cần một thay đổi nhỏ của vòng chu vi phía sau
đĩa đệm (lồi đĩa đệm nhẹ) cũng có thể dẫn đến chèn ép rễ thần kinh.

Hình 2. 2. Tương quan giữa rễ thần kinh, đĩa đệm và thân đốt sống[4]

6
2.1.5. Các dây chằng cột sống thắt lưng
a) Dây chằng dọc trước
Dây chằng dọc trước (anterior longitudinal ligament) là một dải rộng phủ mặt trước thân
đốt sống và phần bụng của vòng sợi đĩa đệm từ đốt sống cổ thứ nhất đến xương cùng.
Những sợi trong cùng hòa lẫn với vòng sợi trải từ thân đốt này qua đĩa đệm đến thân đốt
sống kế cận. Các sợi này cố định đĩa đệm vào bờ trước thân đốt sống, còn các sợi mỏng
trải trên các thân đốt và cố định các thân đốt với nhau.
b) Dây chằng dọc sau
Dây chằng dọc sau (posterior longitudinal ligament) nằm ở mặt sau của thân đốt sống từ
đốt sống cổ thứ hai đến xương cùng. Dây này dính chặt vào sợi và dính chặt vào bờ thân
xương, ở phía trên dây chằng dọc sau rộng hơn ở phía dưới. Khi tới thân đốt sống thắt lưng
dây chằng này chỉ còn là một dải nhỏ, không phủ kín hoàn toàn giới hạn sau của đĩa đệm.
Như vậy phần sau bên của đĩa đệm được tự do nên TVĐĐ thường xảy ra nhiều nhất ở đó
và tỷ lệ TVĐĐ sau - bên nhiều hơn là TVĐĐ giữa - sau. Phần bên của dây chằng dọc sau
bám vào màng xương của các cuống cung thân đốt, khi các sợi này bị căng ra do đĩa đệm
bị lồi có thể xuất hiện triệu chứng đau, nhưng chính là đau từ màng xương.

Hình 2. 3. Các dây chằng đốt sống vùng thắt lưng: Nhìn bên trái (cắt bỏ một phần)[2]

7
c) Dây chằng bao khớp
Dây chằng bao khớp (capsular ligament) bao quanh giữa khớp trên và khớp dưới của hai
đốt sống kế cận. Trường hợp hoạt động quá tầm, những dây này sẽ giãn ra để cho các diện
khớp trượt lên nhau và giữ cho khớp được vững.
d) Dây chằng vàng
Dây chằng vàng (ligamentum flavun) phủ phần sau của ống sống, bám từ cung đốt này đến
cung đốt khác và toạ nên một bức vách thẳng ở phía sau ống để che chở cho tủy sống và
các rễ thần kinh. Dây chằng vàng có tính đàn hồi, khi cột sống cử động, nó góp phần kéo
cột sống trở về nguyên vị trí. Sự phì đại của dây chằng vàng cũng là một nguyên nhân gây
đau rễ thắt lưng cùng nên dễ nhầm vối TVĐĐ.
e) Dây chằng trên gai và dây chằng liên gai
- Dây chằng trên gai (supraspinous ligament) và dây chằng liên gai (interspinous ligament)
nối các mỏm gai với nhau.
- Dây chằng trên gai là dây mỏng chạy qua đỉnh các gai sống, góp phần gia cố phần sau
của đoạn vận động cột sống khi đứng thẳng nghiêm và khi gấp cột sống tối đa.
2.1.6. Đĩa đệm cột sống thắt lưng[4]
Bình thường cột sống có 23 đĩa đệm (5 cổ, 11 lưng, 4 thắt lưng, 3 chuyển đoạn: đĩa đệm
cổ - lưng, đĩa đệm lưng - thắt lưng và đĩa đệm thắt lưng - cùng). Giữa đốt sống cổ 1 - 2 và
các đốt xương cùng, cụt không có đĩa đệm.
Ở người trưởng thành, chiều cao đĩa đệm cột sống cổ là 3mm, lưng là 5mm, thắt lưng là
1 1
9mm, chiều cao của tất cả 23 đĩa đệm chiếm - chiều cao của cột sống.
5 4

Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm lưng -
thắt lưng và đĩa đệm thắt lưng - cùng). Kích thước đĩa đệm càng xuống dưới càng lớn,
2
riêng đĩa đệm thắt lưng - cùng chỉ bằng chiều cao đĩa đệm L4 - L5.
3

8
Hình 2. 4. Cấu tạo giải phẫu đĩa đệm[4]
1. Nhân nhầy
2. Vòng sợi
3. Mâm sụn
4. Dây chằng dọc trước
5. Dây chằng dọc sau
Do độ ưỡn của cột sống thắt lưng nên chiều cao đĩa đệm ở phía trước lỏng hơn phía sau.
Khoang gian đốt thắt lưng - cùng có sự chênh lệch chiều cao giữa phía trước và phía sau
là lớn nhất nên đĩa đệm này có dạng hình thang ở bình diện đứng thẳng dọc.
2.1.6.1. Cấu trúc đĩa đệm[4]
Đĩa đệm hình thấu kính lồi hai mặt, gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn.
- Nhân nhầy (nucleus pulposus)
Nằm ở khoang nối 1/3 giữa và 1/3 sau của đĩa đệm, chiếm khoảng 40% bề mặt cắt ngang
đĩa đệm. Khi vận động (gấp, duỗi, nghiêng, xoay) thì nhân nhầy sẽ chuyển dịch vể phía
đối diện với chiều vận động.
Nhân nhầy được cấu tạo bởi một lưới liên kết gồm các sợi mềm ép chặt vào nhau trong
chứa một chất cơ bản nhầy lỏng (mucoprotein). Nhân nhầy luôn có khuynh hướng phình
ra do đó nhân nhầy đàn hồi và làm giảm chấn động của các thân đốt sống.
Mô của đĩa đệm không tái tạo, hơn nữa lại luôn luôn chịu một trọng tải lớn và nhiều tác
động khác (chấn thương cột sống, nâng vật nặng, lao động chân tay) cho nên chóng hư và
thoái hóa.

9
Ở người trẻ, giữa nhân nhầy và vòng sợi có ranh giới rõ, trái lại, ở người già, do tổ chức
đĩa đệm trung tâm mất tính chất thuần nhất keo ban đầu nên ranh giới không rõ.
Nhân nhầy chứa rất nhiều nước, tỷ lệ nước giảm dần theo tuổi già.
- Vòng sợi (annulus fibrosus)
Vòng sợi bao gồm những sợi sụn (flbro-cartilage) rất chắc và đàn hồi đan ngược lấy nhau
theo kiểu xoáy ốc, xếp thành từng lớp đồng tâm và chạy nghiêng từ thân đốt sống này đến
thân đốt sống kế cận. Ở các lớp kết các sợi xếp theo hướng nghiêng xen kẽ và hợp thành
một góc. Những sợi ngoài cùng đi qua bờ của mâm sụn gắn vào thân xương, những sợi sâu
hơn gắn vào sụn đặc. Những sợi nông phía trước lẫn vào dây chằng dọc trước, những sợi
nông phía sau lẫn vào dây chằng dọc sau.
Vùng diềm của vòng sợi được tăng cường thêm một dải sợi (sợi Sharpey) móc chặt vào
diềm xương.
Phần sau và sau bên của vòng sợi mỏng hơn các chỗ khác. Đây là chỗ yếu nhất của vòng
sợi. Thêm vào đó, dây chằng dọc trưởc chắc chắn và đặc biệt rất rộng ở vùng lưng là những
yếu tố làm cho thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) về phía sau nhiều hơn.

Hình 2. 5. Vòng sợi: sợi xếp theo hướng nghiêng xen kẽ[4]
- Mâm sụn (cartilagenous plate)
Mâm sụn bao phủ phần trung tâm của mặt trên và mặt dưởi của thân đốt sống, phía trước
và hai bên được vành xương ngoại vi vây quanh, phía sau trải ra mép cùa thân đốt sống.

10
2.1.6.2. Thần kinh và mạch máu nuôi đĩa đệm[4]
a) Thần kinh
- Nhánh màng tủy
Đĩa đệm được các nhánh màng tủy (ramus memingicus) phân bố cảm giác (do V.Luschka
phát hiện năm 1850) và được gọi là dây thần kinh quặt ngược Luschka. Nhánh màng tủy
là một nhánh ngọn của dây thần kinh sống đi từ hạch sống, sau khi đã tiếp nhận những sợi
giao cảm của chuỗi hạch giao cảm cạnh sống, trỏ lại chui qua lỗ gian đốt sống, uống theo
cung sau vào đường giữa, nằm sau dây chằng dọc sau rồi phân bố các nhánh cảm giác cho
dây chằng dọc sau, màng cứng và những lớp ngoài cùng của vòng sợi đĩa đệm, bao khớp
đốt sống, cốt mạc đốt sống bằng những sợi ly tâm và giao cảm.
Những thành phần có phân bố thần kinh cảm giác chịu kích thích cơ học thấy trước hết ở
dây chằng dọc sau, bao khớp đốt sống và trong cả bản thân dây thần kinh sống.
- Dây thần kinh sống
Dây thần kinh sống (nerfs rachidiens, nerfs spinaux): Thân tế bào nằm ở sừng trước tủy
sống, các sợi trục họp thành sợi trước của dây thần kinh sống, các ngành trước hợp thành
đám rối (cổ, thắt lưng - cùng), từ đám rối sinh ra các dây thần kinh sống (dây thần kinh
hỗn hợp: vận động, cảm giác và giao cảm). Sau khi ra khỏi lỗ gian đốt sống, lại chia thành
hai nhánh: nhánh trước và nhánh sau.
Nhánh trước: to hơn nhánh sau, phân bố cho vùng trưóc cơ thể, cả các chi.
Nhánh sau: phân bố cho da và cơ ở vùng lưng và còn tách ra những nhánh tận cùng của
bao khớp và diện khớp ngoài của khớp đốt sống. Những nhánh sau chui ra từng đôi một từ
xương chẩm đến xương cụt phân bố cho những khu vực da tương ứng. Những nhánh này
bị đè ép sẽ gây đau (thường thấy đau dây thần kinh chẩm và đau vùng xương cụt).

11
Hình 2. 6. Mạch máu nuôi đĩa đệm.[4]
1. Rễ trước
2. Rễ sau
3. Dây thần kinh hỗn hợp
4. Ngành trước
5. Ngành sau
6. Đám rối
7. Dây thần kinh sống
b) Mạch máu nuôi đĩa đệm
Chủ yếu thấy ở xung quanh vòng sợi (trong nhân nhầy không có mạch máu). Đĩa đệm được
nuôi dưỡng chủ yếu bằng khuếch tán (theo Schmorl, 1932), các chất liệu chuyên hóa được
chuyển từ khoang tủy của thân đốt sống qua các lỗ sàng của bể mặt thân đốt và lớp calci
dưới mâm sụn để bảo đảm dinh dưỡng cho khoang gian đốt sống.
Những sợi và tổ chức liên kết của đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng bằng mạch máu tới lúc 2
tuổi. Các mạch máu trong khoang gian đốt biến đi vào giai đoạn trẻ chuyển tư thế cột sống
nằm sang đứng thẳng. Do nuôi dưỡng kém nên quá trình thoái hóa đĩa đệm xuất hiện sớm
ở người.
2.1.6.3. Sinh hóa của đĩa đệm
Trong tổ chức đĩa đệm có: Nguyên bào sợi (fibroblaste), tế bào sụn và tế bào nguyên sống
(chorda cell).

12
Đĩa đệm có các chất:
- Nước: Đĩa đệm người trẻ chứa 80 - 85% nước, nhân nhầy chứa nhiều nước hơn vòng sợi.
ở người lớn tuổi nhân nhầy mất nước dần, sự cách biệt về tỷ lệ nước giữa nhân nhầy và
vòng sợi giảm theo tuổi tác.
- Mucopolysaccharid: Là nhóm các chất có phân tử cao, có hai loại: dạng trung tính và
dạng acid.
- Chất cơ bản của đĩa đệm: chủ yếu có glycoprotein và polysaccharid phân tử cao.
Những mucopolysaccharid phân tử cao có khả năng hút nước và tạo nên tính căng phồng,
tính đàn hồi và độ nhầy của chất cơ bản.
- Collagen: Chiếm 50% trọng lượng khô của đĩa đệm.
- Men: Các men được coi như những chất xúc tác làm tăng nhanh quá trình chuyển hóa.
- Thành phần nguyên tố vi lượng trong đĩa đệm:
+ A.V.Avakina (1980) đã xác định được 15 nguyên tố vi lượng (calci, phospho, mangan,
đồng, sắt, liti, kali, silic, crôm, magie, nhôm, thiếc, tronti, titan, natri). Một số nguyên tốt
vi lượng tăng theo tuổi (calci, phospho, mangan, đồng, sắt). Một số giảm dần theo tuổi (liti,
kali, silic, crôm, magiê, nhôm, thiếc).
+ Đĩa đệm bệnh nhân hư xương sụn cột sống:
• Tăng đồng, nhôm, tronti, titan, silic, magiê, mangan, giảm sắt, thiếc, crôm, phospho;
nhưng calci, kali, natri, liti hầu như không thay đổi.
• Thay đổi sự phân bố một số nguyên tố vi lượng trong đĩa đệm bị thoái hóa: kali tảng ở
nhân nhầy, giảm ở vòng sợi, còn calci thì ngược lại. Đồng tăng ở nhân nhầy, giảm ở vòng
sợi, còn nhôm, silic, titan thì ngược lại.

13
Hình 2. 7. Thay đổi sự phân bố nguyên tố vi lượng ở đĩa đệm bị thoái hóa (Theo Hồ Hữu
Lương 1986)[4]
2.1.6.4. Chức năng của đĩa đệm[4]
2.1.6.4.1. Chức năng chung của đĩa đệm
Cột sống được cấu tạo bởi một chuỗi các đốt xương cứng xen kẽ với các đĩa đệm là tổ chức
liên kết đàn hồi, do đó có hai đặc tính ưu việt là vừa có khả năng đứng trụ vững chắc cho
cơ thể lại vừa có thể xoay chuyển về tất cả các hướng. Đĩa đệm tham gia vào các vận động
của cột sống bằng khả năng biến dạng và tính chịu nén ép, nó trở thành điểm tựa trung tâm
của mọi vận động, cùng với khả năng chuyên trượt của các khớp đốt sống đã tạo nên môi
trường vận động nhất định cho cột sống.
Đĩa đệm còn đảm bảo chức năng giảm sóc cho cơ thể, làm giảm nhẹ các chấn động theo
dọc trục trọng tải. Nhân nhầy như một bọc dịch lỏng có khả năng trải đểu và cân đối các
áp lực dọc trục tởi toàn bộ mâm sụn và vòng sợi.
Nhờ có khả năng chuyển dịch sinh lý của nhân nhầy và tính chun giãn của vòng sợi, đĩa
đệm có tính thích ứng và đàn hồi cao và có độ vững chắc đặc biệt chống được những chấn
động mạnh. Nếu do rạn rách hoặc mất khả năng chun giãn của vòng sợi, nhân nhầy có thể
bị chuyển dịch ra khỏi vị trí bình thường của nó, hình thành thoát vị đĩa đệm.

14
2.1.6.4.2. Chức năng từng phần của đĩa đệm[4]
2.1.6.4.2.1. Chức năng của nhân nhầy
Nhân nhầy có 4 chức năng chính:
a) Điểm tựa
Nhân nhầy hoạt động như một bi lốn (ball bearing), hai thân đốt sống kề nhau có thể vận
động xung quanh điểm tựa (đĩa đệm) tạo cho cột sống có một trường vận động nhất định.
b) Cân bằng chấn động
Khi bị ép, nhân nhầy (như một bọc dịch lỏng) truyền lực này một cách đồng đều khắp mọi
hướng, truyền đến toàn bộ vòng sợi và mâm sụn để cân bằng chấn động (equalization of
stress) (nếu chỉ một vùng nhỏ vòng sợi nhận tất cả áp lực, nó sẽ bị căng ra và rách, nhân
nhầy có thể chuyển dịch ra khỏi phạm vi sinh lý của nó gây ra TVĐĐ; nếu áp lực chỉ dồn
vào một điểm nhỏ ở mặt trên hay mặt dưới thân đốt thì xương sẽ bị tiêu ở chỗ bị ép).
c) Giảm sóc chấn thương
Nhân nhầy tuy không nén dược nhưng có thể thay đổi hình dạng để giảm sóc chấn động
(shock absorbing). Khi nhân nhầy bị ép, nó hơi bị xẹp xuống và truyền lực đến vòng sợi.
Lực ép được truyền đồng đều cho toàn bộ vòng sợi và làm giảm sự đè ép trên thân đốt
sống. Do đó đĩa đệm đảm bảo chức năng "giảm sóc" cho cơ thể, làm giảm nhẹ chấn động
theo dọc trục cột sống do trọng tải.
d) Trao đổi chất lỏng (fluid exchange)
Nhân nhầy đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi tự do chất lỏng giữa đĩa đệm và các
cấu trúc kế cận, nhất là với thân đốt sống.
2.1.6.4.2.2. Chức năng của vòng sợi
Vòng sợi có 5 chức năng chính:
a) Giữ vững cột sống
Các sợi của vòng sợi bám chặt vào mâm sụn và vành xương nối các thân đốt sống vào nhau
để giữ vũng cột sống (stability).
b) Các cử động nhỏ của đốt sống
Nhờ vòng sợi đốt sống có được các cử động nhỏ là do:
- Vòng sợi co được.
- Có sự đổi hướng của các sợi (sự sắp xếp của các sợi vừa chạy nghiêng vừa xoáy ốc

15
từ thân đốt sống này đến thân đốt sống kế tiếp và các sợi của mỗi lớp kế cận tạo thành góc
đối nhau).
c) Dây phanh
Vòng sợi hoạt động như một dây phanh (check ligament), giới hạn vận động các thân đốt
sống khi các sợi bị căng hết mức do thân đốt sống xoay hoặc nghiêng.
d) Nơi chứa nhân nhầy
Vòng sợi chứa nhân nhầy, giữ cho nó ở vị trí trung tâm. Khối nhân nhầy bình thường đủ
làm cho vòng sợi hơi căng khiến cho vòng sợi phồng ra.
e) Giảm sóc chấn động
Bình thường các sợi co giãn của vòng sợi đã bị kéo hơi căng. Khi nhân nhầy bị ép các sợi
sẽ bị căng thêm, tất cả các lực đè trên cột sống sẽ được phân chia đều cho toàn vòng sợi.
2.1.6.4.2.3. Chức năng của mâm sụn
Có hai chức năng chính:
a) Bảo vệ thân đốt sống
Các mâm sụn bảo vệ thần đốt sống do sự dẫn truyền trọng lượng. Mặt trên và dưới của
thân đốt sống chịu sức ép rất mạnh nhưng xương không tiêu đi khi mâm sụn còn nguyên
vẹn.
b) Trao đổi chất lỏng giữa đĩa đệm và thân đốt sống
Đĩa đệm người trường thành hoàn toàn vô mạch, sự dinh dưỡng và bài tiết cặn bã được
thực hiện bằng khuyếch tán (diffusion) qua vòng sợi và mâm sụn bảo đảm sự trao đổi chất
lỏng tự do giữa đĩa đệm và thân đốt sống (hữu mạch) kế cận.
Đĩa đệm như một hệ thẩm thấu:
Những lớp tổ chức biên giới của đĩa đệm có đặc tính của một màng bán thấm. Vòng sợi và
mâm có sụn cấu trúc mắt lưới, chỉ có những phân tử nhỏ mới lọt qua được. Chất lỏng,
những nguyên liệu tan trong nước và những chất cặn chuyển hóa có thể xuyên thấm qua
màng này. Nhưng không phải chất nào cũng đểu qua được tất cả các lớp tổ chức. Maroidas
A. (1975) và Urban s. (1976) đã chứng minh: Glucose khuếch tán chủ yếu qua tấm sụn còn
ion sulfat chủ yếu qua vòng sợi để vào đĩa đệm. Hàng rào thẩm thấu của tấm sụn và vòng
sợi đã phân cách tổ chức tế bào thành hai khoang: Khoang trong đĩa đệm và khoang ngoài
đĩa đệm (gồm phần xốp của thân đốt sống và tổ chức cạnh sống).

16
Khoang trong đĩa đệm khác biệt với khoang ngoài đĩa đệm ở hai điểm là khoang trong đĩa
đệm có áp lực trọng tải cao và áp lực keo:
+ Áp lực trọng tải (pression de charge) hay áp lực thủy tĩnh (pression hydrostatique): Ở
khoang ngoài đĩa đệm, bình thường áp lực mô rất thấp (chỉ có mấy mmHg) còn ở khoang
trong đĩa đệm tùy theo tư thế và trọng tài phải gánh chịu, áp lực trọng tải có thể tới hàng
trăm thậm chí tới hàng ngàn kg. Nachemson A. (1866) đã xác định bằng cách đo trên người
sự phụ thuộc của áp lực nội đĩa đệm vào tư thế của cơ thể: Tại đĩa đệm L3 - L4, áp lực khi
nằm là 15-25 kg-lực (kilogramme-force), khi đứng là 100 kg-lực, khi ngồi là 150 kg-lực.
Đặc biệt khi nâng vật nặng, mang vác nghiêng người, áp lực nội đĩa đệm tảng cao tới hàng
trăm kg-lực.
+ Áp lực keo: những phân tử lớn có trong đĩa đệm, nhất là mucopolysaccharid có khả năng
hút nước rất mạnh, tạo nên áp lực keo đủ để cân bằng với áp lực trọng tải, giữ cho đĩa đệm
không bị khô kiệt và khả năng trỗi dậy mạnh mẽ khi bị nén ép (đĩa đệm người trẻ có sức
trỗi dậy mạnh hơn và nhanh hơn người già).
- Sự trao đổi chất lỏng ở khoang trong và khoang ngoài đĩa đệm.

Hình 2. 8. Sự trao đổi chất lỏng ở khoang trong và khoang ngoài đĩa đệm (theo Hổ Hữu
Lương, 1986)[4]
Bình thường sự di chuyển chất lỏng bị phụ thuộc vào áp lực (chất lỏng được chuyển từ khu
vực áp lực trọng tải lớn tới khu vực áp lực trọng tải nhỏ hơn). Nếu áp lực trọng tải thấp,

17
chất lỏng khuếch tán vào đĩa đệm sẽ làm loãng hỗn hợp phân tử lớn nên lực hút của đĩa
đệm giảm. Ngược lại, nếu áp lực trọng tải trong đĩa đệm cao, chất lỏng bị khuếch tán ra
khoang ngoài đĩa đệm, hỗn hợp phân tử lớn bị cô đặc nên lực hút nước của đĩa đệm tăng
làm cho đĩa đệm không bị nén ép.
2.1.7. Sự thay đổi chiều cao của khoang gian đốt sống
- Sự di chuyển chất lỏng trong khoang gian đốt sống dẫn đến sự thay đổi về khối lượng và
chiều cao đĩa đệm nên chiều cao khoang gian đốt sống giảm.
- Khi cột sống chịu trọng tải (tư thế đứng hoặc ngồi):
Chiều cao khoang gian đốt sống giảm. Ngược lại khi đốt sống ở tư thế thư giãn (tư thế nằm
hoặc kéo giãn: chiều cao khoang gian đốt sống sẽ tăng.
- Những thay đổi chiểu cao của tất cả đĩa đệm cộng lại sẽ làm cho chiều cao cơ thể thay
đổi đáng kể.
+ Chiều cao cơ thể ban ngày giảm trung bình là 17,6mm (tương ứng với 1,13% chiều cao
cơ thể).
+ Chiều cao cơ thể vào buổi sáng lớn hơn buổi chiều.
+ Tuổi đời càng cao thì sự khác nhau về chiều cao cơ thể buổi sáng và buổi chiều càng ít.
2.1.8. Lỗ gian đốt sống
Lỗ gian đốt sống (trou de conjugaison) được giới hạn ở phía trước bời một phần của hai
thân đốt sống kế cận và đĩa đệm, ở phía trên và dưới là các cuống cung sau của hai đốt
sống kế tiếp, ở phía sau là các diện khớp đốt sống, do đó những thay đổi tư thế của diện
khớp và các khớp đốt sống có thể làm hẹp lỗ gian đốt sống từ phía sau. Nói chung các lỗ
gian đốt sống đểu nằm ngang mức với đĩa đệm.
- Trong lỗ gian đốt sống có dây thần kinh sống chạy qua. Bình thường đường kính của lỗ
gian đốt sống to gấp 5 – 6 lần đường kính của đoạn dây thần kinh xuyên qua lỗ. Các tư thế
ưỡn và nghiêng lưng về bên làm giảm đường kính của lỗ. Khi đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị
về phía bên sẽ làm hẹp lỗ gian đốt sống, chèn ép dây thần kinh sống gây đau. Riêng lỗ gian
đốt sống thắt lưng - cùng là đặc biệt nhỏ do tư thế của khe khớp đốt sống ở đây lại nằm ở
mặt phẳng đứng ngang chứ không ỏ mặt phẳng đứng dọc như ở đoạn L1 - L4. Do đó những
biến đổi ở diện khớp và tư thế của khớp đốt sống dễ gây hẹp lỗ gian đốt sống.[1]

18
2.1.9. Khớp đốt sống
- Khớp đốt sống là khớp thực thụ, có diện khớp là sụn bao hoạt dịch, hoạt dịch và bao
khớp. Các khớp đốt sống cũng được bao bọc bởi bao khớp cấu tạo bằng những sợi đàn hồi
như các khớp tứ chi.
- Bao khớp và đĩa đệm đều thuộc cùng một đơn vị chức năng thống nhất có liên quan chặt
chẽ với nhau. Do vị trí của khớp đốt sống ở hướng đứng thẳng dọc, các diện khớp luôn đối
diện nhau nên CSTL có khả năng chuyển động theo chiều trước - sau trong chừng mực
nhất định. Ở tư thế ưỡn và gù lưng, các diện khớp cũng chuyển động theo hướng dọc thân.
- Sự tăng áp lực cũng như sự giảm áp lực cơ học lên đĩa đệm sẽ làm tăng hoặc giảm trọng
lực cho bao khớp và làm tăng hoặc giảm chiều cao của khoang gian đốt sống.
Đĩa đệm và khớp đốt sống do vậy mà đều có khả năng chống chọi theo phương cách đàn
hồi với cả động lực mạnh và nếu chấn thương mạnh sẽ làm gãy đốt sống trước khi đĩa đệm
và khớp đốt sống bị thương tổn.
- Khi đĩa đệm bị thoái hóa hoặc thoát vị, chiều cao khoang gian đốt sẽ giảm, gây chùn lỏng
các khớp đốt sống, dẫn tới sai lệch vị trí của khớp, thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp
đốt sống và xuất hiện đau cột sống.
- Ngược lại, nếu chiều cao khoảng gian đốt (đĩa đệm) tăng quá mức sẽ gây tăng chuyển
nhập dịch thể vào khoang trong đĩa đệm dẫn tới giãn quá mức bao khớp, cũng gây đau.[1]

2.2. Thoái hóa – gai đốt sống thắt lưng

2.2.1. Thoái hóa cột sống thắt lưng


Thoái hoá cột sống (THCS) là bệnh khá thường gặp. Do cột sống phải chịu đựng nhiều các
tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đôi hình thái gồm các biến đối thoái hoá ở các đĩa
đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau.
- Bệnh THCS thường tiến triển chậm, biểu hiện bởi sự tăng dần các triệu chứng: đau,
cứng cột sống và hạn chế vận động.
- Bệnh THCS có liên quan chặt chẽ với quá trình lão hoá, thoái hoá đốt sống cổ được
phát hiện thấy ở hơn 80% các đối tượng trên 55 tuổi. Theo báo cáo của Kellgren và
Lawrence THCS thắt lưng gặp ở 30% nam giới và 28% phụ nữ từ 55 đến 64 tuổi.
Ỏ Anh mỗi năm có 2,2 triệu người đến khám vì lý do đau vùng thát lưng, 10% -
20% trong số này phải nằm viện điều trị.

19
- Bệnh THCS cũng có khác biệt về chủng tộc: Tỷ lệ bị bệnh THCS ở người châu Á
thấp hơn so với người châu Âu.
Thường có ba thể lâm sàng của thoái hoá cột sống thắt lưng.Tuỳ thuộc vào mức độ tổn
thương của đĩa đệm.
- Đau lưng cấp (lumbago): Thường do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng ở giai
đoạn đĩa đệm có thể di chuyển “ra” và "vào” (thoát vị ra khỏi vị trí của đĩa đệm và
trở lại vị trí bình thường). Thường gặp ở nam giới. Tuổi 30 — 40. Đau cột sống thắt
lưng xuất hiện sau một động tác vận động mạnh quá mức, đột ngột và trái tư thế
của cột sống thắt lưng (bưng vật nặng, vác, ngã...) Có thể kèm co cứng cơ cạnh cột
sống ngang mức đĩa đệm có thoát vị (tư thể giảm đau)[5]
- Đau cột sống thắt lưng mạn tính (lombagte : thường tổn thương đĩa đệm (hẹp khe
liên đốt) kết hợp với tổn thương các khớp hên máu sau (Có gai xương tại lỗ liên
hợp). Gặp ở các bệnh nhân trên 40 tuổi. Đau âm ỉ vùng thắt lưng, không lan. Đau
tăng khi vận động nhiều. Thay đổi thời tiết, hoặc khi chuyển nằm lâu bất động. Đau
giảm khi nghỉ ngơi. Cột sống có thể biến dạng một phần và hạn chế một số động
tác.[5]
- Đau cột sống thắt lưng — thần kinh tọa (Lombo—sciatique): Đau cột sống thắt lưng
kèm đau dây thần kinh toạ một hoặc bai bên lâm sàng thường thấy cột sống vẹo
sang bên đau (tư thế giảm đau). Dấu hiệu Lasẻgue. Điểm đau Valleix. Dấu hiệu gật
dây chuông bên thần kinh toạ bị tổn thương, phản xạ gân xương (gối hoặc gót) có
thể giảm, teo cơ từ đầu đùi... [5]
2.2.2. Gai đốt sống thắt lưng
Gai đốt sống (Osteophyte) là phần tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi cơ thể già đi,
sự mất nước và độ ẩm khiến đĩa đệm bị hao mòn. Dây chằng cố định xương cũng trở nên
lỏng lẻo. Trong những nỗ lực chống lại quá trình lão hoá này, cơ thể đã tạo ra các mấu
xương (gai xương), là các phần xương mọc thêm ra phía ngoài và hai bên của cột sống
nhằm duy trì sự ổn định và giảm bớt căng thẳng cho cột sống, lâu dần sẽ hình thành gai
cột sống. Đây chính là một trong những biến chứng của căn bệnh thoái hóa cột sống.
Gai cột sống thắt lưng (Lumbar Osteophytes) là sự phát triển thêm của xương do quá trình
xơ hóa xương dưới sụn và sụn khớp ở cột sống lưng bị bào mòn. Hầu hết người mắc bệnh

20
có triệu chứng trong một thời gian dài, nhưng sau đó biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển
đột ngột có thể làm các triệu chứng sẽ lại xuất hiện.[6]
Gai cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển tăng dần, gây biến dạng cột sống thắt
lưng mà không có biểu hiện viêm. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau trên
cơ thể như phần giữa cột sống, đau nhức lưng dưới, các phần ngạnh của xương sống do sự
ảnh hưởng nhô ra của gai xương đến các vị trí khác trên cột sống.[6]
2.2.3. Bệnh căn, bệnh sinh gai đốt sống thắt lưng[6]
- Yếu tố dịch tễ học
+ Thường hay gặp ở nam;
+ Nguy cơ tăng dần theo độ tuổi do sự lão hóa của cột sống;
+ Người lớn tuổi;
+ Hay bốc vác nặng hoặc có thói quen đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ sai tư thế;
+ Có tiền sử tai nạn, chấn thương, có tổn thương ở sụn khớp;
+ Bị viêm cột sống mãn tính;
+ Thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích…
Hiện nay, gai cột sống còn có xu hướng trẻ hóa.
- Yếu tố viêm gân và viêm xương khớp
Tổn thương khớp do viêm xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau
xương. Khi viêm xương khớp phá vỡ sụn đệm ở hai đầu xương, cơ thể sẽ cố gắng sửa chữa
sự mất mát bằng cách tạo ra các gai xương gần khu vực bị tổn thương. Các khớp cột sống
viêm cũng khiến các đĩa đệm ở giữa bị hư hại. Sự tương tác qua lại này sẽ làm mất cấu
trúc vững chắc của cột sống. Từ đó cột sống sẽ tự ổn định bằng cách mọc ra những gai
xương bao quanh các khớp xương.
- Yếu tố lắng đọng Canxi
Gai cột sống hình thành do sự lắng đọng Canxi ở dây chằng tiếp xúc với đốt sống. Trường
hợp này thường gặp ở người lớn tuổi. Sụn khớp bị thoái hóa và xẹp xuống, dây chằng ở
giữa đốt sống bị chùng giãn. Khi đó cơ thể có phản ứng tự nhiên, khiến dây chằng dày nên
giữ vững cột sống. Để lâu ngày Canxi sẽ tụ lại và tạo gai xương.

21
- Yếu tố do chấn thương
Gai cột sống có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ khi cơ thể gặp phải chấn thương nhờ
va chạm, cọ xát hoặc gặp phải một sức ép nào đó.
Ngoài ra, béo phì hoặc di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới gai cột
sống.
2.2.4. Dấu hiệu của gai đốt sống thắt lưng
Triệu chứng gai cột sống sẽ có sự khác biệt theo từng giai đoạn và vị trí đốt sống tổn
thương. Cường độ, tần suất triệu chứng xuất hiện tỷ lệ thuận với sự tiến triển bệnh. Cụ thể,
ở giai đoạn gai cột sống mới hình thành, chưa xuất hiện sự chèn ép thì các triệu chứng
bệnh hầu như không rõ ràng. Đến khi gai xương phát triển lớn hơn chèn ép lên tủy sống
và dây thần kinh xung quanh người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức dữ dội.
Đau nhức có xu hướng lan rộng quanh khu vực tổn thương sau một thời gian bệnh phát
triển. Nếu đốt sống ở thắt lưng gặp vấn đề người bệnh gai cột sống sẽ thấy đau 2 bên hông,
sau đó lan xuống mông.
Ngoài đau nhức ở vùng cột sống tổn thương và khu vực xung quanh, gai cột sống còn có
các triệu chứng điển hình sau đây:
- Cơ thể mất cân bằng: Do đau nhức, đa số người mắc gai cột sống sẽ khó vận động. Tình
trạng này diễn ra lâu ngày gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó
dẫn đến việc bệnh nhân cảm thấy choáng váng, khó khăn khi chuyển tư thế từ ngồi sang
đứng…
- Các chi mất cảm giác: Triệu chứng báo hiệu gai cột sống đã phát triển đến giai đoạn nặng.
Ở đa số bệnh nhân, các cơn đau xuất hiện và lan rộng ảnh hưởng đến các chi, sau đó làm
yếu và gây mất cảm giác ở cơ và chi. Tình trạng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể
dẫn đến liệt nửa người hoặc toàn thân.
- Rối loạn thần kinh: Dây thần kinh vận động và dây thần kinh trung ương bị gai xương
chèn ép gây nên tình trạng rối loạn với các dấu hiệu điển hình như khó thở, hạ huyết áp,
suy nhược cơ thể…
- Khó kiểm soát đại tiện: Đại tiện và tiểu tiện của bệnh nhân gai cột sống không thể kiểm
soát như mong muốn. Đây cũng là một triệu chứng chứng tỏ bệnh đã phát triển đến mức
độ nặng, gai xương đã chèn ép lên đường ống dẫn tủy sống.

22
- Ngoài các triệu chứng điển hình của gai cột sống kể trên, người bệnh còn gặp phải một
số triệu chứng khác như cơ bị co thắt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn, ngủ không ngon,
thường xuyên căng thẳng. Khả năng phối hợp giữa các chi giảm đi đáng kể. Đặc biệt là khi
thực hiện các chuyển động của liên quan đến cột sống sẽ nghe thấy tiếng kêu.
2.2.5. Các thể lâm sàng của thoái hóa - gai đốt sống thắt lưng[7]
a) Đau thắt lưng cấp
- Gặp ở lứa tuổi 30 - 40. Cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh quá mức, đột ngột và
trái tư thế (bưng, bê, vác, đây, ngã...).
- Đau thường ở vùng cột sống thắt lưng. Có thể đau cả hai bên, nhưng không lan tới đùi,
hoặc khốp gối. Vận động bị hạn chế, và khó thực hiện các động tác, thường không có dấu
hiệu thần kinh.
- Có thể kèm co cứng cơ cạnh cột sống vào buổi sáng và giảm sau khi vận động.
- Khám thực thể: đau khi sờ nắn vùng thắt lưng. Phản xạ, cảm giác, vận động, và các dấu
hiệu thần kinh khác đều bình thường.
- Một số bệnh nhân có thể tiến triển thành đau lưng mạn tính.
b) Đau thắt lưng mạn tính
Khi đau thắt lưng (TL) kéo dài > 4 tháng - 6 tháng.
- Đau thắt lưng mạn tính là do đĩa đệm bị thoái hoa nhiều, đàn hồi kém, chiều cao giảm,
giảm khả năng chịu lực, phần lồi ra sau của đĩa đệm kích thích các nhánh thần kinh gây
đau.
- Các yếu tố nguy cơ gồm: mang vác nặng, xoay người, cơ thể bị rung (đi xe máy, ngồi ô
tô lâu), béo phì, tập luyến thể lực quá mức.
- Lâm sàng:
+ Thường gặp ở lứa tuổi 30 đến 50 tuổi.
+ Đau âm ỉ vùng thắt lưng, không lan xa, đau tăng khi vận động, thay đổi thòi tiết, đau
giảm khi nghỉ ngơi.
+ Cột sống có thể biên dạng một phần và hạn chê một số động tác cúi nghiêng...

23
2.2.6. Biến chứng của gai đốt sống thắt lưng
Gai cột sống là bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống,
giảm khả năng vận động. Nếu không được phát hiện sớm hoặc cải thiện sai cách, bệnh có
nguy cơ gây tàn phế, khiến người bệnh mất khả năng vận động.
Những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:
- Thay đổi huyết áp: Biến chứng này gây ra do rối loạn thần kinh thực vật, huyết áp có thể
tăng cao hoặc hạ xuống, khiến người bệnh dễ mắc rối loạn hô hấp.[6]
- Thoát vị đĩa đệm: Do hệ thống các dây thần kinh chèn ép quá sâu đến rễ thần kinh, những
phần bị chèn ép lâu ngày sẽ thoái hóa và biến thành thoát vị đĩa đệm, nếu không xử lý kịp
thời có thể bị teo cơ, bại liệt.[6]
- Bại liệt, mất khả năng lao động: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất xảy ra do hệ thống
dây thần kinh bị chèn ép quá lâu, áp lực của cột sống khiến các dây thần kinh dần mất chức
năng vận động, dần dần bị bại liệt.[6]
- Hẹp ống sống: Ống sống đảm nhận nhiệm vụ dẫn truyền các dây thần kinh tủy sống bị
thu hẹp do sự chèn ép của gai xương. Nguy cơ dây thần kinh tủy sống bị chèn ép tăng lên
có thể gây yếu hoặc tê liệt tứ chi.
- Chèn ép tủy sống: Tủy sống bị chèn ép gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm liên
quan đến bàng quang, khả năng phối hợp giữa các chi suy giảm, cản trở đến vấn đề đi lại
của bệnh nhân.
- Vẹo cột sống: Khả năng bị vẹo cột sống của bệnh nhân gai cột sống và các loại bệnh thoái
hóa cột sống thường rất cao.
- Liệt chi: Bệnh có thể gây nên biến chứng liệt tứ chi do sự chèn ép tủy sống và dây thần
kinh.
2.2.7. Chẩn đoán gai trên đốt sống thắt lưng
Gai cột sống có thể được chẩn đoán khi người bệnh có triệu chứng. Chẩn đoán dựa trên
các triệu chứng sau:
- Lâm sàng: Đau kiểu cơ học, không có các triệu chứng tại các vị trí khác, toàn thân
bình thường. Có thể thấy khớp biên dạng do có các chồi xương.
- Xét nghiệm máu và dịch khớp: bilan viêm âm tính.

24
- X-quang: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, xẹp các diện dưới sụn và tân tạo xương
(chồi xương, gai xương).

Hình 2. 9. Thoái hóa khớp gối ( gai xương ) và hẹp khe khớp không đối xứng.[5]
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chủ yếu để xác định đĩa sụn có tổn thương không, thần
kinh cột sống có bị chèn ép không.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. Chụp tủy cản
quang giúp chẩn đoán tổn thương gây các triệu chứng thần kinh ở trường hợp gai
cột sống. Cung cấp hình ảnh chi tiết về sự thay đổi cấu trúc xương sống, mức độ
chèn ép thần kinh. Dựa vào những thông tin đó để đưa ra phương án điều trị tối ưu.
Cần lưu ý rằng, có những truờng hợp có rất nhiều hình ảnh xương tân tạo (mỏ xương, gai
sương) tại cột sống, đôi khi có những mỏ xương khổng lồ. Song nếu không có triệu chứng
lảm sàng hoặc triệu chứng không train trọng thì cũng không đáng lo ngại.

Hình 2. 10. Mỏ xương khổng lồ[5]

25
- Xét nghiệm điện học: Có mục đích nhằm đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về
não hay các bộ phận cơ thể như tay, chân, từ đó xác định mức độ của chấn thương
dây thần kinh cột sống và loại trừ các nguyên nhân khác.
- Nội soi khớp: Thấy những tổn thương thoái hóa của sụn khớp, phát hiện các mảnh
xương rơi trong ổ khớp, kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để chẩn đoán phân biệt
với các bệnh khác.
- Sinh thiết màng hoạt dịch: Thường dùng để chẩn đoán phân biệt khi những dấu hiệu
lâm sàng và X-quang không rõ ràng.
- Myelogram: Đây là một loại CT scan đặc biệt. Trong thủ thuật này, thuốc cản quang
được tiêm vào ống sống, giúp cho tủy sống và rễ thần kinh hiển thị rõ ràng hơn, từ
đó dễ dàng xác định được các mức độ tổn thương.
Phải lưu ý: Chẩn đoán gai đốt sống là chẩn đoán loại trừ. Vì hình ảnh X - quang gai đốt
sống thường tồn tại ở người lớn tuổi, song triệu chứng đau lại có thể do nguyên nhân khác.

2.3. Các phương pháp điều trị

Không gì có thể chống lại sự già đi của cơ thể, gai đốt sống là quá trình lão hoá tự nhiên,
do vậy không có phương pháp điều trị nào có thể đảo ngược nguyên tắc này. Tuy nhiên,
chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa – gai đốt sống bằng việc điều trị bằng thuốc
để làm dịu cơn đau, vật lý trị liệu, laser công suất thấp hoặc phẫu thuật…
2.3.1. Điều trị nội khoa
2.3.1.1. Các biện pháp không dùng thuốc[5]
Tránh cho cột sống bị quá tải bởi vận động và trọng lượng. Trường hợp cần thiết. bệnh
nhân nên dùng nạng một hoặc hai bên đối với các thoái hoá khớp ơ chỉ dưới. Với các bệnh
nhân thừa trọng lượng, phải chú ý vấn để giảm trọng lượng nếu có thể.
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt, với mục đích chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng
cơ ở cạnh khớp. điều trị các đau gân và cơ kết hợp. Thường chỉ định mát xa và các biện
pháp dùng nhiệt lượng.
Với nghề nghiệp của bệnh nhân. nêu có thể, tìm các biện pháp cho bệnh nhân thích nghi
với điều kiện làm việc, trên nguyên tác làm cho cột sống tổn thương không bị quá tải.

26
Về tập luyện: có thể tập các bài tập như đi bộ khi khớp chưa có tốn thương trên Xquang,
nghĩa là khe khớp vẫn còn bình thường. Bơi hoặc đạp xe đạp tại chỗ là các biện pháp tập
luyện tốt.
2.3.1.2. Tây Y
Trong điều trị nội khoa, các loại thuốc Tây sẽ được sử dụng trong việc đẩy lùi những cơn
đau nhức cùng tình trạng cứng khớp. Một số loại thường dùng sẽ là: Thuốc giảm đau;
Corticoid ; Thuốc chống viêm không steroid; Thuốc vitamin nhóm B liều cao; Thuốc giãn
cơ... Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định
của bác sĩ để ngăn chặn các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Ngoài thuốc Tây, phương pháp massage, xoa bóp cũng được tiến hành nhằm giảm cảm
giác căng thẳng ở cơ thắt lưng, đồng thời đẩy nhanh quá trình cung cấp oxy, dưỡng chất
và kích thích tuần hoàn máu đến khu vực bị thoái hóa và đang căng cơ.
2.3.1.2.1. Thuốc chống viêm không steroid[1]
Trong thoái hoá cột sống luôn có hiện tượng viêm màng hoạt dịch kèm theo là nguyên
nhân gây đau, điều này giải thích tác dụng của thuốc chống viêm không steroid đối với
triệu chứng đau.
Mặt khác. thuốc chống viêm không sterond có các tác dụng gỉam đau nói riêng. Lựa chọn
chống viêm không steroid trên các nguyên tác dưới đây.
- Tránh các thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng quá trình thoái hoá
Một số công trình nghiên cứu đã lưu ý rằng có một số chống viêm không steroid có tác
dụng tốt trên sụn khớp (Acid thiafenique...) một số lại có hại, làm cho thoái hoá khớp nặng
lên (Indomethacine), song điều này chưa thực sự được khẳng định.
- Các thuốc chống viêm không steroid nên lựa chọn:
Các loại chống viêm không steroid có thời gian bán huỷ nhanh thường tốt hơn loại chậm.
Các loại chống viêm không steroid có gắn mạnh với 93% albumin của huyết tương nên dễ
có nguy cơ tương tác với các thuốc khác (đặc điểm của người lớn tuổi là đồng thời mắc
nhiều bệnh). Chị định phải thận trọng ở các trường hợp có suy thận, tim và gan. Liều tuỳ
theo tình trạng lâm sàng đáp ứng của bệnh nhân: Bệnh nhân đủ dễ chịu và ở trong giới hạn
dung nạp được. Nói chung, liều chống viêm không steroid dùng cho người lớn tuổi thường
bắt đầu bằng liều thấp hơn liều vẫn dùng cho người lớn.

27
Thuốc chống viêm không steroid là nhóm thuốc có hoạt tính chống viêm và không chứa
nhân steroid. Nhóm thuốc này bao gồm rất nhiều chất dẫn có thành phần hóa học khác
nhau, song các tác dụng của chúng gần giống nhau. Đa số thuốc trong nhóm này có tác
dụng giảm đau và hạ nhiệt.
Cần lưu ý các loại thuốc trong nhóm này chỉ làm giảm triệu chứng chứ không loại trừ được
nguyên nhân gây thoái hóa - gai đốt sống thắt lưng. Liều dùng và thời gian dùng phải tùy
thuộc vào tình trạng bệnh tật và khả năng đáp ứng với thuốc điều trị của người bệnh.
Một số thuốc chống viêm không steroid được dùng để điều trị bệnh thoái hóa – gai đốt
sống lưng:
- Aspirin: Biệt dược Aspirin PH8 viên 500mg, Aspegic gói 500mg, gói 100mg. Liều
70-320mg, có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu.

Hình 2. 11. Thuốc Aspirin pH8 500mg


Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa có nồng độ tối đa trong máu sau 2 giờ, duy trì tác
dụng điều trị khoảng 4 giờ; có tác dụng chống viêm khi dùng liều từ 3 - 5 gram mỗi ngày.
Thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa, tác dụng tốt đặc biệt đối với chứng đau do viêm.
Thuốc không có tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau nội tạng, không ức chế cơ hô
hấp.
Không được dùng thuốc với những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc; Những
người bị loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa; rối loạn đông máu; thiếu máu G6 PD;
sốt xuất huyết; hen phế quản; suy gan, suy thận mãn; phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối của
thai kỳ.

28
Thận trọng khi dùng đồng thời thuốc này với các thuốc chống đông máu hoặc có nguy cơ
gây chảy máu.
Tác dụng phụ: Khi uống thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn,
nôn, loét dạ dày - tá tràng, mệt mỏi, ban đỏ, mày đay, thiếu máu, yếu cơ, khó thở.
- Diclofenac: Biệt dược Diclofenac viên 50mg, Diclofenac ống 75mg, Voltaren viên
50mg; Voltaren SR75 Liều dùng cho người lớn từ 50-150mg mỗi ngày. Thuốc có
tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt mạnh.
Thuốc không được sử dụng đối với những trường hợp mẫn cảm với các thành phần của
thuốc; những người bị loét dạ dày, tá tràng, hen hay co thắt phế quản; người bị bệnh tim
mạch, suy thận hoặc suy gan mãn; người đang sử dụng thuốc chống đông Coumarin.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhức đầu hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt,
tăng men gan thoáng qua.
- Indometacin (Meko Indocin viên 25mg hoặc 50mg); liều dùng 75 – 150mg một
ngày, chia 3 lần; điều trị viêm thấp khớp, viêm cứng khớp sống, viêm xương khớp
từ trung bình đến trầm trọng, lưng đau nhức cấp tính.

Hình 2. 12. Thuốc INDOMETACIN 50mg


Thuốc không được dùng với những trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thành phần
của thuốc; loét dạ dày tá tràng; suy gan, thận trầm trọng; phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ: Khi uống thuốc, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn,
nôn, chán ăn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, loét dạ dày - tá tràng, thủng hay xuất huyết dạ
dày.
- Ibuprofen ( Brufen 400g; Ibuprofen viên 400mg). Liều thấp: Điều trị đau cơ, hạ sốt.
Liều cao trên 120mg: Dùng để điều trị dài hạn chứng viêm xương, thấp khớp mãn
tính, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.

29
+ Giảm đau, hạ sốt: Liều khởi đầu200 – 400mg, lặp lại sau 4 – 6 giờ nếu cần thiết; lưu ý
không uống vượt quá 1200mg/ngày.
+ Thấp khớp: Liều tấn công: 2400mg/ngày; liều duy trì: 1200 – 1600mg/ngày.
Ngoài ra, thuốc còn dùng để điều trị ngắn hạn các triệu chứng xảy ra ở thời kỳ cấp tính của
bệnh viêm quanh khớp vai, viêm gân, đau lưng, viêm rễ thần kinh.

Hình 2. 13. Thuốc Brufen 400mg


Không được dùng thuốc với trường hợp người mệnh mẫn cảm với các thành phần của
thuốc; những người bị xuất huyết dạ dày tiến triển; Người bị suy gan, suy thận nặng. Không
sử dụng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ,
phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng phụ: Khi uống thuốc, người bệnh có thể xuất hiện các cảm giác buồn nôn, nôn,
đau dạ dày, phát ban, ngứa, sẩn phù, đau đầu, chóng mặt.
- Cetoprofen ( Profenid viên 50mg, Kepropain injection ống 2ml, 3ml, 4ml), dùng để
điều trị các cơn kịch phát trên khớp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau rễ thần kinh.
Liều tấn công: 6 viên/ngày, chia 3 lần. Liều duy trì: 3 viên/ngày, chia 3 lần, uống
trong bữa ăn.

30
Hình 2. 14. Thuốc Profenid cetoprofeno 50mg
Thuốc không được dùng trong các trường hợp người bệnh bị dị ứng với các thành phần
của thuốc; những người bị loét dạ dày, tá tràng tiến triển; những người bị suy gan, thận
nặng; phụ nữ có thai và cho con bú; trẻ dưới 15 tuổi.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, dị ứng da,
xuất huyết tiêu hóa.
- Piroxicam ( Feldene viên 20mg, hoặc ống 20mg/1ml; Piroxicam 20mg, Fenxicam
20mg); dùng điều trị viêm xương khớp, thoái hóa khớp; chấn thương xương khớp
khi chơi thể thao. Liều lượng : Đau nặng: 40mg/ngày; đau vừa: 20mg/ngày, uống
sau ăn no.

Hình 2. 15. Thuốc FELDENE DISPERSAL 20mg


Thuốc không được dùng với những trường hợp người bệnh quá mẫn cảm với các thành
phần của thuốc; Những người có tiền sử bệnh viêm mũi; loét đường tiêu hóa; Phụ nữ có
thai và cho con bú; trẻ dưới 14 tuổi.

31
Tác dụng phụ: Khi uống thuốc, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: Xuất huyết,
loét dạ dày, tăng men gan, rối loạn thị giác, phù, dị ứng.
- Tenoxicam (Tilcotil viên 20mg, Tenoxicam 20mg, bột đông khô pha tiêm 20mg);
được chỉ định như là thuốc kháng viêm, giảm đau, trong điều trị viêm khớp dạng
thấp, viêm cột sống dính khớp, gút cấp, đau sau chấn thương, viêm gân, bao hoạt
dịch. Liều dùng: 20mg/ngày.

Hình 2. 16. Thuốc TENOXICAM 20mg


Thuốc chống chỉ định với những người bị bệnh loét dạ dày, tá tràng tiến triển, xuất huyết
dạ dày, ruột; Rối loạn chức năng gan, thận nặng; mẫn cảm với các thành phần của thuốc
tác dụng phụ thuốc.
Tác dụng phụ: Thuốc có tác dụng trên dạ dày, ruột (gặp ở 7% người bệnh); có thể gây đau
thượng vị, buồn nôn, khó tiêu, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, tăng men gan tạm thời; gây
ức chế ngưng tập tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy máu. Cần xem xét kỹ lưỡng với người
bệnh có can thiệp phẫu thuật.
- Meloxicam (Mobic viên 7,5mg hoặc viên 15mg; Meloxicam 7,5mg). Liều dùng:
7,5mg/ngày, liều tối đa là 15mg/ngày; điều trị triệu chứng của viêm khớp dạng thấp,
viêm xương khớp và các tình trạng viêm đau khác.
Thuốc chống chỉ định với những người bệnh bằng cảm với các thành phần của thuốc; có
tiền sử hen phế quản, phù mạch mề đay khi dùng Aspirin; suy gan thận nặng; phụ nữ có
thai và cho con bú; trẻ dưới 15 tuổi.

32
Hình 2. 17. Thuốc Meloxicam 7,5mg
Tác dụng phụ: Khi dùng thuốc, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khó tiêu, buồn
nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy. Hiếm gặp hơn là các triệu chứng: Viêm thực
quản, loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột kết.
- Celecoxib (Celebrex viên 100mg, hoặc viên 200mg; Celecoxib viên 200mg): Liều
200mg/ngày, uống sau bữa ăn. Dùng để điều trị bệnh xương khớp ở người lớn.

Hình 2. 18. Thuốc Celecoxib 100mg và 200mg


Không được dùng với những trường hợp người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần của
thuốc; những người bị loét dạ dày tiến triển, xuất huyết dạ dày, suy gan thận, trẻ dưới 12
tuổi.
Tác dụng phụ: Khi uống thuốc, người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng nhức đầu, rối
loạn tiêu hóa, viêm ruột, táo bón viêm dạ dày, dị ứng, thiếu máu, viêm phế quản, viêm gan,
vàng da. Hiếm gặp: Phù mạch, sốc phản vệ.
2.3.1.2.2. Thuốc giảm đau[1]
Thuốc giảm đau chỉ nên sử dụng ngắn ngày (khoảng 7 - 10 ngày), tối đa có thể sử dụng
trong 3 tuần. Khi sử dụng cần theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc.

33
Thuốc nên uống sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ như đau dạ dày - tá tràng. Dùng loại
thuốc nào, đường dùng dạng ống hay dạng tiêm, liều bao nhiêu là tùy thuộc vào mức độ
đau và sự đáp ứng với thuốc của từng người bệnh.
Cách dùng thuốc giảm đau: Dùng theo sơ đồ bậc thang 3 bậc của tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) như sau:
+ Bậc 1: Đau nhẹ, vừa: Dùng thuốc giảm đau đơn thuần một hoạt chất, không gây nghiện
như: Paracetamol, Diclofenac.
+ Bậc 2: Đau nhiều: Dùng thuốc giảm đau kết hợp, có hai hoặc nhiều hoạt chất như
Efferalgan codein 4 – 6 viên/ngày; Di – antalvic 4 – 6 viên/ngày.
+ Bậc 3: Đau nhức tột bậc: Dùng thuốc giảm đau có thành Morphin, là loại thuốc giảm đau
trung ương mạnh.
2.3.1.2.3. Corticoid (Prednisolone, Medrol, Prednisolut…)[1]
- Không có chỉ định dùng Corticoid bằng đường toàn thân trong điều trị bệnh thoái hóa -
gai cột sống thắt lưng mặc dù có thể cải thiện triệu chứng nhanh hơn, bởi vì các thuốc này
có rất nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm cho người bệnh, dù đã dùng thuốc theo đúng chỉ
dẫn và khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- Sử dụng Corticoid đường nội khớp: Có hiệu quả khá tốt đối với bệnh thoái hóa khớp ở
giai đoạn sớm. Tuy nhiên cần làm thủ thuật với điều kiện vô trùng tuyệt đối, không tiêm
quá 2 đợt mỗi năm. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm xong cũng có thể gây ra khá
nhiều biến chứng, vì vậy khi cần thiết phải làm thủ thuật, người bệnh nên đến các cơ sở y
tế uy tín, đủ khả năng để thực hiện.
Một số chế phẩm thường dùng:
+ Hydrocortison acetate: Mỗi đợt 2 – 3 mũi, tiêm cách nhau 5 – 7 ngày, không vượt quá 4
mũi tiêm/đợt.
+ Depomedrol: Mỗi đợt 1 – 2 mũi, cách nhau 6 – 8 tuần.
Các tác dụng phụ khi sử dụng Corticoid:
+ Đối với hệ tiêu hóa: Có thể xảy ra tình trạng loét, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày - tá
tràng, viêm tụy.
+ Mắt: Có thể xảy ra hiện tượng đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
+ Da: Xuất hiện trứng cá, teo da, ban và tụ máu, đỏ mặt, chậm liền sẹo và vết rạn da.

34
+ Hệ nội tiết: Người bệnh có thể bị mắc hội chứng Cushing do thuốc.
+ Chuyển hóa: Tăng đường máu, tiểu đường thứ phát (các biến chứng, nhiễm toan, hôn
mê, tăng áp lực thẩm thấu), giữ nước, mất Kali.
+ Hệ tim mạch: Người bệnh có thể bị tăng huyết áp, suy tim mất bù.
+ Thần kinh - tâm thần: Người bệnh bị kích thích tâm thần hoặc trầm cảm.
+ Nhiễm khuẩn và giảm miễn dịch: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
+ Cơ quan vận động: Người bệnh có thể bị loãng xương, hoại tử đầu xương, xuất hiện các
bệnh lý về cơ (yếu cơ, nhược cơ).
+ Tai biến do ngừng thuốc: Suy thượng thận cấp; tái phát được tiến triển của bệnh khớp
do dùng thuốc giảm liều, hoặc ngừng thuốc không đúng cách.
2.3.1.2.4. Thuốc giãn cơ[1]
Thuốc giãn cơ được sử dụng khi có co cơ cạnh cột sống gây đau nhức nhiều, vẹo cột sống.
Tiêu chuẩn sử dụng thuốc giãn cơ trong điều trị bệnh thoái hóa - gai cột sống thắt lưng:
+ Có tác dụng làm giãn cơ bị co nhưng không làm quá yếu trương lực cơ.
+ Không ức chế hoạt động của thần kinh trung ương, người dùng thuốc vẫn tỉnh táo.
+ Không ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, không gây tụt huyết áp.
+ Ít độc với gan thận và hệ tạo máu.
+ Có tác dụng giảm đau thì càng tốt, vì đau sẽ làm tăng co cơ và co cơ thì gây đau tăng.
- Một số loại thuốc giãn cơ thường dùng:
+ Diazepam (Seduxen) viên 5mg, ngày 1-3 viên. Dùng lâu có thể gây thất điều, mơ màng,
giảm khả năng và ham muốn tình dục.
+ Tetrazepam (Mydolastan viên 50mg): Là dẫn xuất của Diazepam, dùng từ ½ - 2
viên/ngày.
+ Tolperison (Mydocalm viên 50mg): Uống 2-4 viên/ngày.
+ Eperisone (Myonal viên 50mg), uống 1-3 viên/ngày, chia 3 lần sau bữa ăn.
2.3.1.2.5. Thuốc vitamin nhóm B liều cao[1]
Nhóm này có tác dụng chống thoái hóa thần kinh, giảm đau. Sử dụng mỗi đợt từ 7 – 10
ngày.
Một số thuốc được sử dụng trên lâm sàng: Neurobion 500UI, Trivit B, Neuritis 2ml… tiêm
bắp mỗi ngày 1 ống; Methy – cobal viên 500mg, uống 3 viên/ngày.

35
Hình 2. 19. Thuốc TRIVIT-B
2.3.1.2.6. Thuốc chống thoái hoá khớp (tác dụng chậm)[1]

Thuốc chống thoái hoá khớp tác dụng chậm (SySADOA: symptom – slow - acting drugs
for Osteoarthritis) là một nhóm thuốc điều trị mới, được đặc trưng bởi hiệu quả đối với
triệu chứng thoái hoá khớp chỉ đat được sau khi dùng thuộc khoảng môt tháng, và hiệu qua
này được duy trì cả sau khi ngừng điều trị (sau vài tuần đến 2 - 3 tháng). Tuy nhiên, mỗi
liệu trình sử dụng thuốc này phải kéo dài từ 1 - 2 tháng hoặc nhiều năm nếu muốn bảo tồn
sụn khớp. Dung nạp thuốc tốt, dường như không có tác dụng không mong muốn.

- Glucosamin Sulfat (Viartril – S viên 250mg, gói 1,5g)

Hình 2. 20. Thuốc Viartril - S


Thuốc có tác dụng lên cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp và có tác dụng giảm đau, hiện
nay thuốc đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

36
Cơ chế: Glucosamin sulfate là chất cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp và kích thích tế
bào sụn sản xuất ra proteoglycan có cấu trúc bình thường. Tăng tổng hợp proteoglycan sẽ
làm tăng độ cứng của mô sụn, do vậy, tránh được tổn thương sụn do các chấn thương cơ
học. Đối với sụn bị thoái hóa, Glucosamin sulfate có khả năng làm giảm đáng kể sự phá
hủy sụn nhờ tính chất kích thích các hoạt động đồng hoá của sụn. Chất này còn ức chế các
enzym huỷ sụn khớp như collagenese và phospholipase A2, ức chế sinh ra các gốc
superoxid hủy tế bào. Thuốc có thể ức chế interleukin. Do vậy, thuốc có tác dụng lên cơ
chế bệnh sinh của thoái hoa khớp và có tác dụng giảm đau.

Năm 2007. Reginster cùng các cộng sự đã tổng kết các nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả
của các loại glucosamin khác nhau đối với thóai hóa khớp. Hiệu qua ưu thế trên nhóm
được điều trị glucosamin sulfate so với nhóm glucosamin hydrochlorid, nên giả thiết rằng
chính thành phần muối sulfat gây nên sự khác biệt này. Các nghiên cứu thực nghiệm đã
xác nhận rắng ngay cả giữa các thuốc glucosamin sulfate cũng có hiệu quả khác. Nhóm
tác giả này đã chứng minh hiệu quả đặc biệt hơn hẳn của loại glucosamin sulfat với biệt
được (Viartril - S) so với các glucosamin sulfat khác trên các triêu chứng thoái hoá khớp
ngắn hạn và dài hạn là do sự khác biệt về cấu trúc. Viartril - S có cấu trúc tinh thể hình kim
và tinh thể nhọn giúp hấp thu thuốc tốt nhất qua ruột. Do vậy, với sự khác biệt về Cmax,
về sinh khả dụng, Viartril - S đã mang lại hiệu quả đặc biệt trên lâm sàng.

- Liều lượng và cách dùng thuốc: Thuốc được uống 15 phút trước bữa ăn.
+ Hội chứng thoái hóa khớp nhẹ và trung bình: Uống ngày 1 lần × 500mg. Thời gian sử
dụng: 4 – 12 tuần hoặc lâu hơn tùy tình trạng bệnh. Có thể nhắc lại 2 – 3 đợt điều trị trong
1 năm.
+ Bệnh nặng: Uống ngày 3 lần×500mg trong 2 tuần đầu, sau đó duy trì 500mg/lần×2
lần/ngày trong 6 tuần tiếp theo.
+ Điều trrị duy trì: Trong vòng 3 – 4 tháng sau: uống 500mg/lần × 2 lần/ngày.
Thuốc không gây ảnh hưởng đến dạ dày và rất ít có tác dụng phụ nên có chỉ định rộng rãi
trên lâm sàng.
Tác dụng không mong muốn: một vài bệnh nhân có triệu chứng phân nát hoặc tiêu chảy
vài lần trong ngày (có thể thích nghi dần).
- Diacerein (A rtrodar ®, ART 50 ®).
37
Thành phần: Là một phân tử thuộc nhóm anthraquinon, là dạng tiền chất của Rhein trước
khi diacetyl hoá (Diacerein khi bị diacetyl hoá sẽ thành Rhein).
+ Cơ chế: Ức chế như interleukin 1 thông qua giảm số lượng và giảm nhạy cảm của
cơ quan thụ cảm ức chê interleukin 1 trên tế bào sụn khớp: chặn dòng tín hiệu vào nhân tế
bào sụn và ức chế giáng hoá các chất tác động lên tế bào dẫn đến giảm sản xuất các cytokin.
NO - nitric oxid. MMP - matrix metalloproteinase: giảm sản xuất enzym ICE (interleukin
1 converting enzyem) của tế bào sụn dẫn đến giảm hoạt hoá IL-1: cắt đứt vòng xoắn bệnh
lý gây ra bởi IL-1. Như vậy, thuốc bảo vệ sụn nhờ giảm sản xuất các cytokine, NO, MMP
là cac chất gây hủy hoại tế bào sụn. Thuốc kích thích yếu tố phát triển TGF-β (tranforming
growth factor - β) do đó thuốc kích thích tế bào sụn tăng sinh, kích thích tế bào sụn tăng
tổng hợp các chất collagen typ 2, proteoglycan và acid hyaluronic, góp phần phục hồi tính
chất của dịch khớp. Thuốc không ức chế tổng hợp prostaglandin nên không gây tổn hại dạ
dày.
+ Liều dùng: 100 mg/24h (uống) ít nhất 3 tháng.
+ Chế phẩm: Viên nhộng 50 mg
Tác dụng không mong muốn: Phân nát hoặc tiêu chảy vài lần trong ngày ở liều 100mg/ngày
(có thể thích nghi dần), nên dùng liều tăng dần. Ngoài ra, có thể đổi màu nước tiểu: Cần
thông báo trước cho bệnh nhân để tránh tưởng lầm là đái ra máu.
Thuốc hiện được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và đã có kết quả khả quan. Nhiều tác giả đã
mở rộng chỉ định điều trị hỗ trợ trong các trường hợp khác như viêm khớp dạng thấp, gút
mạn tính…
- Thành phần không xà phòng hóa của quả bơ (avocat) và đậu nành (Piascledin ®)
+ Cơ chế: Do tác dụng cùng lúc trên interleukine I, metalloprotease, collagen,
proteoglycan và tế bào sụn, nên có tác dụng giảm hủy sụn. Thuốc hiện được sử dụng rộng
rãi ở Việt Nam.
+ Liều dùng: 0,3 gam/ngày, duy trì ít nhất 2 tháng
+ Chế phẩm: Viên nhộng 0,3 g
- Chondroitine sulphate (Structum ®, Chondrosulf ®)
+ Cơ chế: Ức chế một số enzym tiêu sụn, nhất là enzym metalloproteases.
+ Liều dùng: 1gam/ngày

38
+ Chế phẩm: Viên nhộng 450 mg hoặc gói 250 mg
- Acid hyaluronic (Go – on ®, Hyalgan ®, Ostenil ®, Hyruan ®, OrthtoVisc®, Synvisc
®) đường tiêm nột khớp
+ Thành phần: Hyaluronate de sodium.
+ Cơ chế: Dịch khớp có vai trò bôi trơn ổ khớp, giảm ma sát giữa các bề mặt sụn
khớp khi cử động và dinh dưỡng trong ổ khớp. Dịch khớp còn có vai trò ngăn cản sự mất
proteoglycan bởi các khuôn sụn, gián tiếp làm tăng cường chế tiết acid hyaluronic tự do,
tự nhiên hoặc hyaluro hoá bởi các tế bào màng hoạt dịch. Trong dịch khớp thoái hoá, nồng
độ acid hyaluronic thấp hơn khớp bình thường (0,8 - 2mg/ml so với 2,5 - 3,5 mg/ml) và
trọng lượng phần tử của acid hyaluronic cũng thấp (0,5 - 4 méga Dalton so với 4 - 5 méga
Dalton). Tiêm acid hyaluronic có trọng lượng phần tử cao vào nội khớp bị thoái hoá sẽ
tạo ra được một “độ nhớt bổ sung” thực sự.
+ Chế phẩm:
- Loại có độ nhớt tuyệt đối 295 — 300 centipoise: Hyalgan ® - 10 mg; Osteni® - 10
mg; Hyruan ®.
- Loại có độ nhớt rất cao: OrthtoVisc ® - 15 mg - 55.000, Synvisc ® 8 mg - 56.000
centipoise.
+ Cách dùng: Các thuốc có độ nhớt thấp phải tiêm 5 mũi nội khớp mỗi liệu trình,
các thuốc còn lại chỉ phải tiêm 3 mũi (1 mũi tiêm/1 ống/tuần).
Hiệu quả: Giảm đau và cải thiện vận động ngay sau tiêm mũi đầu. Hiệu quả kéo dài 6 - 12
tháng.
Gần đây Go - on ® và Hyruan ® - 20 mg, Hyalgan ® đã được chỉ định đối với thoái hoá
khớp gối ở nước ta và bước đầu cho kết quả tốt.

39
Hình 2. 21. Tóm tắt một số thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm
2.3.1.3. Điều trị dự phòng
Cần hướng dẫn và truyền đạt thêm cho bệnh nhân nhằm tránh các tư thể không hợp ly
đổi với khớp và cột sống trong sinh hoạt và lao động. Tránh thực hiện các động tác mạnh,
đột ngột khi mang vác hoặc lao động nặng. Các thể dục thể thao cho phép đối với thoái
hoá khớp: thể dục nhịp điệu, khiêu vũ...: Đối với thoái hoá cột sống, bơi lội là môn thể
thao tốt nhất.
Tư vấn cho bệnh nhân nhằm điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng.
Cần phát hiện và sửa chữa các dị dạng xương khớp và cột sống ở người lớn và trẻ em.
Khi có một tư thế xấu boặc lệch trục có nguy cơ gây thoái hoá cột sống, có thể sửa bằng
các can thiệp ngoại khoa: gọt giũa xương chày trong lệch trục khớp gối, sửa chữa lại các
thiểu sản khớp háng bảm sinh.
Phối hợp với chuyên ngành Nhi khoa và y tế công cộng nhằm triển khai các biện pháp
phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ em. Đây là một trong các biện pháp phòng tránh bệnh
thoái hoá khớp và cột sống ở người lớn một cách hữu hiệu nhất.
Phác đồ điều trị thoái hoá khớp – cột sống:
1. Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm:
- Glucosamine sulfat: Chondroitine sulfate
- Diacerein
- Acid hyaluronic tiêm nội khớp
2. Khi bệnh nhân đau, chỉ định thêm các thuốc sau
- Thuốc chống viêm không steroid: Ngắn ngày.
- Corticoids tại khớp nếu cần thiết (không quá lạm dụng)

40
- Paracetamol và các chế phẩm kết hợp khác
3. Điều trị dự phòng: Chỉnh hình
2.3.1.4. Đông y[1]
Thoái hóa cột sống và thoái hóa khớp nói chung đều nằm trong phạm vi chứng tý của Y
học cổ truyền (tý có nghĩa là bế tắc).
Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, công năng của các tạn phủ bị suy yếu,
không chống đỡ được ngoại tà; phong hàn, thấp xâm nhập vào gân, cơ, xương, khớp dẫn
đến kinh lạc bị bít nghẽn, khí huyết vận hành không thông, phát sinh chứng tý.
Phong tý thắng gọi là hành tý, hàn thắng gọi là thống tý, thấp khí thắng gọi là trước tý
(trước nghĩa là co kéo, rút xuống). Tùy thuộc vào vị trí xâm phạm của tà khí, loại ta khí
cũng như tạng phủ bị suy yếu trên lâm sàng mà bệnh biểu hiện ra khá phong phú.
Bệnh thoái hóa cột sống nói chung nên dùng phương pháp "Công bổ kiêm trị". Vừa dùng
thuốc khư tà vừa dùng thuốc bồi bổ cơ thể nâng cao hiệu quả điều trị. Trên lâm sàng, tùy
thuộc vào vị trí, tính chất và trạng thái của bệnh mà ta chọn lựa những bài thuốc, cách chữa
trị thích hợp.
2.3.1.4.1. Thể phong hàn thấp tý
Triệu chứng: Người bệnh có cảm giác đau vùng thắt lưng; thường đau âm ỉ, lâu ngày dai
dẳng; hay tái phát; có thể đau lan xuống chân một bên hoặc hai bên. Khi thay đổi thời tiết
xuất hiện đau tăng, ăn kém, ngủ ít, tai ù, mắt hoa, gối mỏi, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Bệnh lâu ngày có thể dẫn đến cơ nhục, nhẽo, teo cơ.
Nguyên nhân: Do người mắc bệnh lâu ngày, chính khí suy giảm, hoặc do tuổi già, can thận
không mạnh, không nuôi dưỡng được gân cơ, xương khớp, lại kèm theo phong hàn, thấp
thừa cơ xâm nhập mà gây ra bệnh.
Phương pháp điều trị: Khu phong tán hàn trừ thấp; bổ can thận, hành khí hoạt huyết; bổ
khí huyết nếu có teo cơ.

41
Đại táo 12 gram
Độc hoạt 12 gram
Phòng phong 10 gram
Tang kí sinh 12 gram
Tế tân 6 gram
Quế chi 6 gram
Ngưu tất 12 gram
Đỗ trọng 8 gram
Đảng sâm 12 gram
Phục linh 12 gram
Cam thảo 8 gram
Bạch thược 12 gram
Đương quy 12 gram
Thục địa 12 gram
Bảng 2. 1. Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang.
Nếu có teo cơ, gia thêm các vị sau:
Đảng sâm 12 gram
Bạch truật 12 gram
Hà thủ ô 11 gram
Long nhãn 8 gram
Bảng 2. 2. Vị thuốc thêm nếu teo cơ
Điện châm:
Châm bổ: Vào các huyệt Thận du, Đại trường du, Can du, Tam âm giao, Túc tam lý.
Châm tả: Giáp tích L2 – L5, Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Ủy trung, Phong thị, Thừa
sơn, Dương lăng tuyền, Giải khê, Côn lôn.
Thủy châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt giống như điều trị thể phong hàn.
2.3.1.4.2. Thể khí huyết ngưng trệ (Đau lưng mạn tính)
Triệu chứng: Người bệnh có cảm giác đau mỏi nhiều vùng thắt lưng, đau ê ẩm ở cả hai
bên thất lưng, cảm giác tê bại, thường đau nhiều sau khi ngủ dậy, khi hoạt động nhẹ nhàng

42
thấy giảm đau; ăn ngủ kém, mệt mỏi, đoản hơi, lưỡi nhạt màu, mạch trầm tế. Triệu chứng
có thể đau lan xuống vùng xương cùng.
Nguyên nhân: Do người già, ốm lâu ngày, khí huyết hư tổn, khí trệ không đẩy được huyết
để lưu thông, khí trệ huyết ngưng, kinh lạc bế tắc; gân, cơ, xương, khớp không được nuôi
dưỡng gây ra bệnh.
Phương pháp điều trị: Ích khí dưỡng huyết, thông kinh hoạt lạc, khu phong trừ thấp tán
hàn (nếu có).
Đảng sâm 12 gram
Bạch linh 12 gram
Bạch truật 12 gram
Cam thảo 8 gram
Thục địa 12 gram
Bạch thược 12 gram
Đương quy 12 gram
Xuyên khung 12 gram
Bảng 2. 3. Bài thuốc: Bát trân thang
Nếu kiêm cả phong thấp gia thêm:
Khương hoạt 12 gram
Khương hoàng 12 gram
Ngưu tất 12 gram
Độc hoạt 12 gram
Phòng phong 10 gram
Thiên niên kiện 12 gram
Bảng 2. 4. Vị thuốc thêm nếu bị phong thấp
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Điện châm: Châm bổ vào các huyệt: Thận du, Đại trường du, Chí thất, Giáp tích L2 – L5,
Bát liêu, Ủy trung, Huyết hải, Túc tam lí hai bên.
Thủy châm, nhĩ châm: Giống như điều trị thể phong hàn.

43
2.3.1.4.3. Đau lưng do lao tổn
Hay gặp ở người trẻ tuổi, do lao động nặng, tư thế làm việc không đúng, ngồi lâu hoặc
đứng lâu.
Triệu chứng: Người bệnh thấy đau mỏi vùng thắt lưng, đau cố định, ít di chuyển. Khi lao
động nặng hoặc mệt mỏi, bệnh tăng lên. Nếu vận động nhẹ nhàng có thể đỡ đau nhưng
triệu chứng toàn thân không thay đổi.
Nguyên nhân: Lưng là phủ của thận, các kinh mạch của kinh thận đều đi qua vùng lưng.
Khi đứng lâu, ngồi lâu hoặc lao động nặng, mệt nhọc sẽ gây ảnh hưởng đến gân, cơ, xương
cốt và kinh lạc vùng thắt lưng. Nếu lưng phải chịu gánh nặng kéo dài như vậy để dẫn đến
tổn thương thận khí mà gây ra bệnh. Cứ tiếp tục như vậy mà không có phương pháp nghỉ
ngơi, tập luyện, thay đổi công việc, lâu dần gây ra thận hư bất túc, bệnh khá nặng và khó
trị.
Phương pháp điều trị: Trong trường hợp này, cách tốt nhất để điều trị bệnh là người bệnh
nên thay đổi tư thế làm việc, tránh ngôi lâu hoặc đứng lâu một vị trí, kết hợp với luyện tập
vận động, tập thể dục cho vùng cột sống, cơ cạnh sống, thay đổi những công việc nặng
nhọc (nếu có thể).
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tự xoa bóp, đi bộ, bơi lội, tập yoga,
thái cực quyền... Đây đều là những hoạt động có tác dụng rất tốt trong điều trị và dự phòng
tái phát bệnh.
2.3.1.4.4. Một số bài thuốc đơn giản trong điều trị thoái hóa – gai đốt sống thắt lưng[1]
- Lấy lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải rồi chườm vào thắt lưng chỗ
đau.
- Bã dấm 250 gram, xào nóng, bọc trong túi vải rồi đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ
1 – 2 giờ.
- Cẩu tích (rễ cây lông cu li) 30 gram, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Cốt toái bổ 30 gram, sấy khô, tán bột; ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 gram.
- Gừng sống 20 gram, hành củ 15 gram, bột mì 30 gram; gừng và hành giã nát rồi cho bột
mì vào xào nóng, đắp vào chỗ đau, băng cố định lại, ngày thay thuốc 1 lần.
- Cây vòi voi 40 gram, quả ké đầu ngựa 20 gram, lá lốt 20 gram, ngưu tất 12 gram. Tất cả
cho vào tán bột, ngày dùng 30 gram chia 2 lần.

44
- Dây đau xương sao vàng 20 gram, ngưu tất 20 gram, cẩu tích 16 gram, sắc uống
ngày 1 thang.
- Thiên niên kiện 20 gram, lá lốt 10 gram, quế chi 10 gram, củ nghệ (khương hoàng) 10
gram, thổ phục linh 20 gram, tất cả tán bột mịn, khi dùng thì ngâm 100 gram với 100 ml
nước, gạn nước mỗi ngày uống 40 ml chia 2 lần, bã dùng để xoa bóp chỗ đau.
- Quế chi 20 pram, tang chi (cành dâu) 40 gram, thiên niên kiện 20 gram, uy linh tiên 20
gram, ngũ gia bì 20 pram, sâm đại hành 20 gram, mộc hương nam 20 gram, can khương
10 gram. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Dùng chữa đau lưng do hàn khí xâm phạm nhiều.
- Lá lốt 20 gram, thiên niên kiện 20 gram, quế chi 20 gram, huyết giác 20 gram, ké đầu
ngựa 20 gram, uy linh tiên 20 gram, ý dĩ 40 gram, dây càng cua 40 gram. Sắc uống mỗi
ngày 1 thang. Phương thuốc này giúp chữa bệnh đau lưng do thấp tà xâm nhập: Đau nặng
nề, tê dại, cử động khó khăn, cấu không thấy đau.
2.3.2. Điều trị ngoại khoa
Điều trị bằng phẫu thuật làm cứng cột sống:
Phẫu thuật làm cứng cột sống thường được chỉ định trong các trường hợp người bệnh: Sau
mổ thoát vị đĩa đệm mà người bệnh còn đau nhiều dai dẳng; Đau do đoạn hoạt động mất
vững; Thoái hóa đốt sống thắt lưng do gai kèm theo đau nhiều mà điều trị nội khoa không
đỡ.
Tai biến do phẫu thuật: Phẫu thuật điều trị bệnh thoái hóa cột sống do gai có thể gây
ra các tai biến như sau:
+ Tổn thương rễ thần kinh.
+ Tổn thương đuôi ngựa gây liệt 2 chi dưới.
+ Tổn thương màng cứng gây thoát vị màng cứng.
+ Viêm chít các rễ thần kinh trong ống sống.
+ Thông các mạch máu lớn sau phúc mạc.
2.3.3. Phương pháp vận động – tự xoa bóp[1]
2.3.3.1. Một số bài tập cho cột sống thắt lưng
Dưới đây, là một số bài luyện tập có tác dụng tăng cường cơ bụng, cơ lưng, eo. Bộ phận
cơ lưng, cơ bụng dưới là vị trí quan trọng, tiểm năng để có thể luyện tập phòng trừ hiện
tượng đau lưng, đau cơ và các vấn đề có liên quan đến bộ phận tiết niệu, sinh dục (như di

45
tinh, liệt dương...). Luyện tập và đồng thời vận động một số các cơ này có tác dụng tăng
cường công năng của tạng thận.
- Bài tập 1
Nằm ngửa trên sàn, hai đùi đưa lên tạo thành một góc 90° so với bụng cẳng chân. Từ từ hạ
chân trái xuống bên trái một góc 45° so với mặt sàn, sau đó lại trở về vị trí cũ, tiếp theo lại
từ từ hạ chân phải sang bên phải một góc 45° rồi lại trở về vị trí cũ. Luyện tập theo cách
này, mỗi chân làm 10 lượt.
- Bài tập 2:
Nằm ngửa trên sàn, hai đùi đưa lên tạo thành góc 45° so với mặt sàn, đùi để vuông góc với
cẳng chân, bàn chân đặt trên mặt sàn. Hai cẳng chân từ từ đưa lên, xuống từng chân một
(đùi vẫn giữ nguyên), mỗi chân làm 10 lần.
- Bài tập 3
Nằm ngửa trên sàn, hai đùi co vào bụng, co đầu và thân trƣớc lên tạo thành góc 45° so với
mặt sàn, hai tay đan vào nhau, ôm lấy đầu gối. Giữ nguyên tư thế đó càng lâu càng tốt, sau
đó lại trở về vị trí ban đầu, làm như vậy 10 lần.
- Bài tập 4
Nằm sấp bụng trên sàn, hai tay co lên ôm lấy tai, sau đó nhấc thân trước lên khỏi mặt sàn
(không được chống tay), cố gắng giữ tư thế đó càng lâu càng tốt, sau đó từ từ hạ người
xuống, làm như vậy 10 lần.
- Bài tập 5
Nằm sắp bụng trên sàn, hai tay đặt ra sau lưng và nắm lấy nhau, đồng thời cất thân trước
(đầu, ngực) và chân lên khỏi mặt sàn, lấy bụng làm điểm đỡ, cố gắng giữ tư thế đó kéo dài,
sau đó từ từ hạ xuống, làm như vậy 10 lần.
- Bài tập 6
Nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, thả lỏng, từ từ đưa chân phải lên không tạo với
mặt sàn một góc 80 – 900 (đầu gối vẫn giữ thẳng) sau khi hạ chân xuống mặt sàn, lại tiếp
tục thực hiện như vậy với chân trái, lặp lại như vậy mỗi chân 10 lần.
- Bài tập 7
Nằm sắp trên sàn, mặt nghiêng về một bên, hai tay xuôi theo ngƣời, bàn tay úp xuống mặt
sàn, hai chân khép, thở đều.

46
+ Từ từ hít vào, giữ thẳng chân phải và nâng lên càng cao càng tốt. Chân trái vẫn duỗi
thẳng sát mặt sàn, cột sống lưng hơi ưỡn về phía trước. Thời gian từ lúc bắt đầu nâng chân
đến khi nâng tối đa khoảng 5 giây. Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ chân phải xuống mặt sàn, nghỉ khoảng 5 giây, thở đều rồi làm lại động
tác trên với chân trái. Mỗi động tác làm 5 lần luân phiên.
- Bài tập 8
Nằm sấp trên sàn, mặt nghiêng về một bên, hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống mặt
sàn, hai chân khép, thở đều.
+ Hai chân khép, từ từ hít vào, bàn và ngón chân duỗi, hai chân giữ thẳng và nâng lên khỏi
mặt sàn càng cao càng tốt, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời gian làm động
tác này khoảng 5 giây. Nín thở và giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra và hạ hai chân xuống sát mặt sàn. Nằm thư giãn 10 giây, thở đều rồi làm lại
động tác trên 10 lần.
- Bài tập 9
Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay úp sấp, đặt trên sàn ngang hai vai. Hai khuỷu tay co và khép
sát người, hai chân duỗi thẳng, đặt cằm trên sàn, nhìn thẳng về phía trước.
+ Từ từ hít vào chậm và sâu, đẩy tay nâng nửa thân người phía trên lên, ưỡn đầu và ngực
tối đa để phần trên rốn trở lên được nâng lên. Ở tư thế này, bàn chân được duỗi căng hết
mức, mũi bàn chân không nhấc khỏi sàn, cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước. Thời
gian làm động tác này khoảng 5 giây.
+ Nhìn lên trần, nhịn thở, giữ ở tư thế này khoảng 5 giây.
+ Từ từ thở ra chậm và hạ đầu xuống dẫn, tựa má xuống sàn. Thời gian làm động tác này
khoảng 5 giây.
+ Toàn thân thả lỏng, thư giãn, thở đều khoảng 5 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.
- Bài tập 10
Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi theo ngƣời, bàn tay úp xuống mặt sàn, hai chân duỗi thẳng
khép sát nhau, thở đều.
+ Co hai chân để hai cẳng chân vuông góc với mặt sàn, từ từ hít vào và nâng mông lên tối
đa, chỉ còn hai bả vai, đầu và hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn. Động tác này kéo dài
khoảng 5 giây.

47
+ Giữ ở tư thế hình cầu vồng khoảng 5 giây và nín thở.
+ Từ từ thở ra và hạ mông xuống sát mặt sàn, thời gian làm động tác khoảng 5 giây.
+ Thở đều, duỗi thẳng chân, thả lỏng, thư giãn 5 - 10 giây rồi lặp lại bài tập trên 10 lần.
Trên đây là những cách luyện tập đơn giản nhưng rất hiệu quả. Khi luyện tập mỗi động
tác, bạn cần làm thật chậm rãi, toàn thân thả lỏng, hơi thở phải điều hòa đều đặn, không
nên gấp gáp. Mỗi ngày bạn cần kiên trì luyện tập liên tục mới có kết quả. Thời gian luyện
tập vào buổi sáng sớm là tốt nhất.
2.3.3.2. Phương pháp tự xoa bóp và bấm huyệt
Khi làm thủ thuật, người bệnh ngồi im, hai chân xếp bàn tròn, lưng thẳng, thả lỏng toàn
thân.
Xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó áp sát vào da vùng thắt lưng, để các
đầu ngón tay của hai bàn tay song song với nhau. Xát hai tay cùng lúc từ trên xuống dưới,
xuống tận cùng vùng xương cụt và sang hai bên mông khoảng 20 lần sao cho vùng được
xát có cảm giác nóng lên là được.
- Xoa bóp huyệt Thận du
Vị trí huyệt: Từ giữa liên đốt sống thắt lưng L2 - L3 (dưới gai sống thắt lưng 2), đo ra hai
bên 1,5 thốn là huyệt.
Cách làm: Đặt hai tay vào eo, sau đó dùng ngón cái đặt vào huyệt, vừa day vừa ấn huyệt
50 lần, sao cho vùng thắt lưng có cảm giác căng tức, nóng lên là được.
Bấm huyệt Thận du có tác dụng bồi bổ tinh khí cho tạng thận, làm gân cốt vùng thắt lưng
chắc khỏe, ngoài ra nó còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và phòng ngừa các bệnh
lí rối loạn sinh dục như: Di tinh, liệt dương, xuất tỉnh sớm...
- Xoa bóp huyệt Chí thất
Vị trí huyệt: Huyệt ở giữa liên đốt sống thắt lưng L2 – L3 (dưới gai sống thắt lưng 2), đo ra
3 thốn, hoặc từ huyệt Thận du đo ra 1,5 thốn.
Cách làm: Đặt ngón tay cái vào huyệt, vừa day, vừa ấn huyệt 50 lần, giúp bổ thận, làm
mạnh gân xương, chữa đau lưng.

48
- Xoa bóp huyệt Mệnh môn và Yêu dương quan
Vị trí huyệt:
Huyệt Mệnh môn: Huyệt ở giữa liên đốt sống thất lưng L2 – L3 (thẳng dưới rốn 3 thốn,
trên bờ xương mu 2 thốn), nằm giữa hai huyệt Thận du. Theo quan điểm của y học phương
Đông thì đây được coi là cửa ải trọng yếu của cơ thể con người.
Huyệt Yêu dương quan: Nằm giữa liên đốt sống thắt lưng L4 – L5, đây được coi là cửa ải
của dương khí trong cơ thể.
Cách làm: Người bệnh ngồi thả lỏng, đầu ngón giữa tay phải đặt vào huyệt Yêu dương
quan, tay trái đặt vào huyệt Mệnh môn, vừa day vừa ấn huyệt 50 lần.
- Day các huyệt Bát liêu hai bên
Vị trí huyệt: Gồm 8 huyệt nằm ở bên cạnh xương cùng.
+ Huyệt Thượng liêu: Ở lỗ cùng 1, từ huyệt Thận du, đo xuống 4 thôn là huyệt Tiểu
trường du; huyệt Thượng liêu ở giữa con đƣờng từ giữa cột sống đến huyệt Tiểu trường
du.
+ Huyệt Thứ liêu: Ở lỗ cùng 2, huyệt ở giữa con đường từ cột sống đến huyệt Bàng quang
du (huyệt Thận du đo xuống 5 thốn là huyệt Bàng quang du); hoặc từ huyệt Thượng liêu
đo xuống 1 thốn.
+ Huyệt Trung liêu: Huyệt ở lỗ cùng 3, dưới huyệt Thứ liêu 1 thốn.
+ Huyệt Hạ liêu: Ở lỗ cùng 4, dưới huyệt Trung liêu 1 thốn.
Cách làm: Hai tay đặt vào vùng hông, đầu ngón tay giữa hướng về phía cột sống cùng bên,
day mỗi huyệt 15-20 lần, từ trên xuống dưới.
- Day huyệt Trật biên
Vị trí huyệt: Ở vị trí ngang lỗ xương cùng thứ 4 (huyệt Hạ liêu), cách đường giữa xương
sống 3 thốn.
Cách làm: Dùng đầu ngón tay giữa của tay cùng bên đặt vào huyệt, vừa day vừa ấn mỗi
bên huyệt khoảng 20 lần.
- Day huyệt Túc tam lý
Vị trí: Từ huyệt Độc tỵ (chỗ lõm phía ngoài xương bánh chè) đo xuống 3 thốn, huyệt ở
cách mào chày 1 thốn, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy và xương mác. Hoặc

49
úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương
chầy), từ đó hơi dịch ra phía ngoài là huyệt.
Cách làm: Người bệnh ngồi thả lỏng, dùng ngón tay cái cùng bên để vào huyệt Túc tam
lý. Vừa day, vừa ấn khoảng 50 lần, sao cho có cảm giác căng tức nặng là được. Đây là
huyệt có tác dụng làm mạnh tỳ vị, nâng cao sức khỏe toàn thân. Hàng ngày xoa bóp huyệt
này có tác dụng phòng bệnh thoái hóa cột sống rất tốt.
- Day huyệt Dương lăng tuyền
Vị trí: Huyệt ở chỗ trũng giữa đầu xương mác và xương chày.
Cách làm: Dùng ngón tay cái cùng bên đặt vào huyệt, vừa day vừa ấn khoảng 50 lần. Đây
là huyệt hợp của kinh túc thiếu dương Đởm. Huyệt này chủ về cân, có tác dụng làm cho
gân cơ khỏe mạnh.
- Xoa bóp huyệt Dũng tuyền
Vị trí: Huyệt ở chỗ lõm giữa hai khối cơ gan chân trong và gan chân ngoài (Lòng bàn chân,
chỗ lõm khi co ngón chân lại).
Cách làm: Buổi tối trước khi đi ngủ, dùng nước muối ấm rửa sạch chân. Sau khi lau khô
chân, dùng ngón tay cái cùng bên, day ấn huyệt khoảng 2-3 phút. Đây là huyệt đầu tiên
của kinh túc thiếu âm thận, nó nằm trong nhóm "Hồi dương cửu châm", có tác dụng nâng
cao và phục hồi chính khí của cơ thể, bổ thận ích tinh, chữa các bệnh đau lưng do thận hư
rất hiệu nghiệm.
2.3.3.3. Phương pháp treo xà tĩnh[1]
Treo xà tĩnh là phương pháp tự tập luyện có hiệu quả rất cao trong điều trị bệnh đau lưng,
đặc biệt tốt trong điều trị các chứng đau có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tuy nhiên
liệu pháp này không áp dụng cho các trường hợp loãng xương nặng, bệnh lí u, lao cột sống
hoặc người bệnh thể trạng quá yếu, có bệnh nội khoa nặng.
Kỹ thuật treo: Bệnh nhân bám hai tay vào xà đơn, toàn thân thả lỏng, không đu, xoay người
hay lắc trên xà, giữ nguyên cơ thể trong tư thế đó chừng 15 - 20 giây.
Chú ý: Khi lên xà phải có bục đủ cao để ngƣời bệnh có thể bám đƣợc vào xà, khi mỏi,
người bệnh có thể đặt ngay chân vào bục và bước nhẹ nhàng xuống đất. Tuyệt đối không
nhảy lên, nhảy xuống khỏi xà. Khi tập xong nên nằm nghỉ 10 -15 phút hoặc đeo đai cố
định cột sống.

50
Làm đi làm lại động tác trên mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần 5 - 10
phút. Động tác này có tác dụng luyện tập cho cơ bắp vùng thắt lưng, tăng cường dinh
dưỡng, làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm cột sống, tạo điều kiện cho đĩa đệm bị
thoát vị trở lại vị trí cũ.
Bệnh nhân cần kiên trì tập luyện theo phương pháp này cả trong và sau điều trị vì nó có
tác dụng điều trị và dự phòng tái phát bệnh rất tốt.
2.3.4. Một số phương pháp vật lý trị liệu
2.3.4.1. Nhiệt trị liệu
Khi nhiệt độ tác động lên da, các thụ cảm thể nhận cảm nhiệt độ ở da bị kích thích phát ra
các xung động dẫn truyền hướng tâm theo đường dẫn truyền cảm giác lên não gây ra cảm
giác nhiệt. Từ não, các xung động thần kinh ly tâm gây ra các phản xạ tại chỗ nhiệt độ tác
động. Các phản xạ tương tự cũng xảy ra ở các vùng được chi phối bởi cùng một đốt đoạn
thần kinh với vùng bị nhiệt độ tác động. Nếu các phản xạ tại chỗ và phản xạ theo vùng chi
phối của cùng đốt đoạn thần kinh không đủ để điều hòa nhiệt độ thì xảy ra phản ứng toàn
thân.
Nhiệt được chia thành điều trị bằng nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Trong nhiệt nóng gồm có:
Nhiệt trị liệu nông và Nhiệt trị liệu sâu.

Hình 2. 22. Tác động của nhiệt độ lên tổ chức cơ thể sống

51
- Nhiệt nóng:
Các hình thức áp dụng[8]
Cường độ nóng được áp dụng: 400C – 500C
Thời gian trị liệu: Từ 3 - 30 phút
- Chỉ định:
- Chỉ định tại chỗ:
+ Cần tăng dinh dưỡng tại một vùng nào đó của cơ thể.
+ Làm tăng tái sinh tổ chức, nhanh liền vết thương hoặc vết loét, loại mau các tổ chức hoại
tử.
+ Giảm đau, giảm co thắt cơ.
+ Tăng cường khả năng chống viêm tại chỗ.
+ Làm mềm sẹo.
- Chỉ định toàn thân:
+ Khi cần tăng thải mồ hôi để loại các chất cặn bã của chuyển hóa như sau khi bị sốt, giai
đoạn hồi phục bệnh.
+ Giảm mệt mỏi, tăng sức khỏe sau lao động gắng sức (tắm hơi nước nóng).
+ Trường hợp lạnh cóng, dị ứng do lạnh.
- Chống chỉ định điều trị bằng nhiệt nóng[9]
+ Các ổ viêm đã hóa mủ.
+ Các khối u lành tính và u ác tính.
+ Lao xương, lao khớp.
+ Các vùng đang chảy máu hoặc đe doạ chảy máu.
+ Chống chỉ định điều trị toàn thân với các bệnh nhân suy tim, bệnh gan, bệnh thận nặng...
- Nhiệt lạnh[8]:
Các hình thức áp dụng:
+ Túi chườm lạnh có nhiệt độ 50C, 20 - 30 phút.
+ Khăn lạnh
+ Bể nước lạnh từ 13 – 180C, nhúng phần chi thể 20 - 30 phút
+ Phun hơi lạnh
- Chỉ định

52
+ Giảm co rút, co giật.
+ Chống viêm, chống phù nề sau chấn thương mới 24 - 48h.
- Chống chỉ định
+ Mẫn cảm với lạnh như hội chứng ngứa khi gặp lạnh
+ Vùng da mất cảm giác
+ Vùng da vô mạch
+ Tăng huyết áp
+ Người bệnh giảm hoặc mất giao tiếp.
2.3.4.2. Điện trị liệu[10]
Dòng điện xung là một phương tiện làm giảm đau rất có hiệu quả trong vật lý trị liệu.
Thuyết "cổng kiểm soát" tỏ ra rất thích hợp khi giải thích tác dụng giảm đau của dòng điện
xung.
Điện xung tác động lên da là một kích thích, tùy theo tần số và dạng xung mà nó có tác
dụng hưng phấn (kích thích) hay ức chế. Các dòng xung có độ rộng xung hẹp, độ dốc xung
lớn có tác dụng kích thích chiếm ưu thế (như xung hình gai nhọn, xung hình chữ nhật).
Các dòng xung có độ rộng xung lớn, độ dốc xung thoải có tác dụng ức chế chiếm ưu thế
(như các xung hình sin, xung hình lưỡi cày). Các xung có tần số < 80 Hz có tác dụng kích
thích chiếm ưu thế, còn các xung có tần số trên 100 Hz lại có tác dụng ức chế chiếm ưu
thế.
Để giảm đau cần chọn các dòng điện xung có tác dụng ức chế, tức là các xung có tần số
trên 100Hz, có độ rộng xung lớn và độ dốc xung thoải. Kích thích của các xung này được
dẫn truyền theo sợi to làm đóng “cổng kiểm soát”, do đó ngăn cản các xung động thần kinh
dẫn truyền theo sợi nhỏ, làm cho ngưỡng đau của bệnh nhân được nâng lên. Tác dụng giảm
đau của dòng điện xung xảy ra ngay trong thời gian điều trị và kéo dài 4-6 giờ sau điều trị.
Điện xung được chỉ định làm giảm đau hữu hiệu trong các đau cơ, co cứng cơ, đau do căn
nguyên thần kinh, các đau mạn tính như: đau thắt lưng mạn, hội chứng đau cổ vai, viêm
quanh khớp vai...

53
2.3.4.3. Siêu âm trị liệu[10]
Siêu âm được ứng dụng đầu tiên vào mục đích quân sự từ đầu thế kỷ XX và được ứng
dụng trong y học ở Mỹ từ 1950. Các sóng âm có tần số trên 20 000 Hz được gọi là siêu
âm. Trong y học, siêu âm điều trị thường được sử dụng ở tần số 0,8 - 1 MHz.
+ Với cường độ 0,5 W/cm2 và 3 W/cm2, siêu âm làm tăng dẫn truyền thần kinh. Với cường
độ 1,0 W/cm2; 1,5 W/cm2 và 2W/cm2, siêu âm làm giảm khả năng dẫn truyền thần kinh.
Do đó, để giảm đau phải sử dụng siêu âm có tần số từ 1 - 2 W/cm2.
+ Người ta tính độ sâu mà các tác nhân vật lý tác động là độ sâu của tổ chức mà ở đó các
tác nhân vật lý còn 50% năng lượng. Đối với siêu âm có thể tác động tới độ sâu 3-5 cm.
+ Để tăng nhiệt độ mô mềm ở độ sâu trên 8 cm, cần dùng siêu âm có cường độ lớn hơn 1,5
W/cm2. Ở độ sâu dưới 8 cm có thể dùng siêu âm cường độ 1 W/cm2. Khi nghiên cứu sử
dụng sóng ngắn, vi sóng và siêu âm để làm tăng nhiệt độ khớp háng thì thấy chỉ có siêu
âm mới làm tăng được nhiệt độ lên tới mức có hiệu lực điều trị.
+ So với các tác nhân vật lý khác, siêu âm có thể làm tăng nhiệt độ ở mô sâu hơn và phạm
vi chống chỉ định hẹp hơn. Không chỉ định siêu âm ở các vùng chứa dịch như mắt, thai
nhi, bàng quang, tủy sống, tim, khối u, đầu xương đang phát triển ở trẻ em, các vùng tổn
thương mạch máu, và các vùng chống chỉ định điều trị nhiệt nóng.
2.3.4.4. Thủy trị liệu
Thủy trị liệu là một trong những phương pháp vật lý trị liệu được đánh giá là có tác động
hiệu quả tới cơn đau và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bên cạnh điện trị liệu, nhiệt trị liệu
thì thủy trị liệu cũng đang được áp dụng ở trong việc điều trị các vấn đề về cơ xương khớp
như đau mỏi vai gáy, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm... Thủy trị liệu là hình thức sử
dụng nước tác động vào da với mục đích trị liệu, điều trị các tình trạng về cơ xương khớp
như viêm khớp, thấp khớp, đau mỏi vai gáy...,Thủy trị liệu khác với bơi lội vì nó liên quan
đến các bài tập đặc biệt mà bệnh nhân sẽ được thực hiện trong hồ nước ấm với nhiệt độ
nước thường là 33 đến 36oC, ấm hơn so với bể bơi thông thường.
2.3.4.5. Kéo dãn[10]
Kéo giãn là kỹ thuật dùng lực kéo bên ngoài để làm tăng khoảng cách giữa các sụn khớp,
làm rộng khe khớp với mục đích làm giảm áp lực nội khớp. Kéo giãn thông thường được

54
áp dụng với cột sống. Có thể kéo giãn từng đoạn cột sống: kéo giãn cột sống cổ, kéo giãn
cột sống thắt lưng. Kéo giãn cột sống có tác dụng:
+ Làm tăng khoảng cách gian đốt sống, do đó làm giảm áp lực nội đĩa đệm cột sống và dẫn
đến hai tác dụng:
- Làm thu nhỏ thể tích đĩa đệm lồi vào ống sống, làm giảm chèn ép rễ thần kinh và tủy
sống.
- Làm tăng tính thấm vào đĩa đệm, tăng nuôi dưỡng đĩa đệm.
+ Giải phóng sự di lệch các khớp liên mỏm gai đốt sống. Nguyên nhân của sự di lệch là do
đĩa đệm thoái hóa mỏng đi và vỡ đĩa đệm gây thoát vị làm khe gian đốt sống hẹp gây trượt
lệch khớp liên mỏm gai và hiện tượng co rút cơ.
+ Là phương pháp làm giãn cơ thụ động, làm giảm co cứng cơ. Co cứng cơ là do đau, do
kích thích rễ thần kinh, do đó làm khôi phục lại đường cong sinh lý bình thường của cột
sống, giúp phân bố lực hợp lý lên các đoạn vận động cột sống.
Có 2 phương pháp kéo giãn được áp dụng:
+ Kéo dãn bằng tay: dùng lực tay của người thầy thuốc để làm giãn một đoạn cột sống.
Thông thường, kỹ thuật này chỉ tiến hành trong một vài phút.
+ Kéo giãn bằng phương tiện, phương pháp này có hai cách:
- Kéo liên tục trên bàn dốc hoặc bằng bàn kéo sử dụng quả cân hoặc bao cát.
- Kéo ngắt quãng có lực nền bằng máy kéo giãn được chương trình hóa, đây là phương
pháp kéo giãn hiện đại, cho hiệu quả cao, phù hợp với từng bệnh nhân. Thời gian kéo một
lần thông thường 20 phút đến 1 giờ.
- Kéo giãn thường áp dụng cho các trường hợp thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng,
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, các trường hợp đau thắt lưng mạn tính.
Nếu có co cứng cơ, cần được điều trị co cứng cơ trước khi kéo giãn.
2.3.5. Thủy châm[11]
“Thủy châm là một trong mấy hình thức của tân châm hiện nay đang thịnh hành trong việc
phòng và chữa bệnh ở nước ta.
Thủy châm là một phương pháp chữa bệnh có kết hợp Đông y và Tây y nên thầy thuốc
Đông y cũng như thầy thuốc Tây y đều có thể làm được. Dựa vào phương pháp biện chứng
luận trị của Đông y, nhất là vận dụng học thuyết kinh lạc, phối hợp với phương pháp tiêm

55
thuốc và phong bế liệu pháp của Tây y, thủy châm có thể làm tăng thêm diện tích kích
thích trong khi chữa bệnh. Do đó trong nhiều trường hợp, phương pháp điểu trị này có hiệu
qủa cao hơn châm cứu thường cũng như phương pháp tiêm thuốc cổ điển.
2.3.5.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển thủy châm
Ở Trung Quốc - xuất xứ của phương pháp thủy châm, năm 1954 nhóm bác sỹ Vạn Văn Kế
ở Hồ Bắc, nhóm các bác sỹ Lư Loan, Lý Bồi Thành, Lý Ức Tuấn ở Thượng Hải bắt đầu
dùng vitamin B1 thủy châm, chữa bệnh các chứng: viêm khớp mãn tính, sơ gan, đi chứng
bại liệt. Từ đó nhiều bệnh xá, bệnh viện của nhiều tỉnh thành (Thanh đảo, Thiên tân, Nam
kinh, Bắc Kinh, hán...) đều áp đụng thủy châm chữa bệnh với kết qủa tương đối tốt. Học
tập kinh nghiệm của nước bạn ở Bắc Kinh từ nắm 1955, về nước kết hợp với phương pháp
châm cứu ở nước nhà, nhóm giáo sư bác sĩ Nguyễn Tài Thu, tiến sĩ Nguyễn Năng An,
lương y Đặng Văn Cáp, Vũ Xuân Quang bắt đầu nghiên cứu thủy châm ở Việt Nam từ
năm 1960.
Từ năm 1960 đến năm 1966 chủ yếu thủy châm dùng những thứ thuốc rẻ tiền mà nước nhà
sản xuất được như: vitamin B1, Vitamin C, philatop, Subtilis, novocain.. ngoài ra trong
trường hợp cần thiết có thể dùng thuốc đặc hiệu nhưng dùng với liếu lượng thấp hơn tiêm
thường.
Từ năm 1966 đến nay, ngoài những thứ thuốc đã nói trên người ta còn dùng sản phẩm của
ong (B14, nọc ong) để thủy châm. Trong 31 năm qua chữa bệnh bằng thủy châm ngày càng
phát triển rộng rãi trên đất nước ta và đã có những kết qủa rất tốt, được mọi người tín
nhiệm.
Trung tâm Nghiên cứu thủy châm đầu tiên đặt ở thủ đô Hà Nội với sự tham gia của nhiều
bác sĩ, lương y, y sĩ của Trung ương Hội Đông y Việt Nam, trường Đại học Y khoa, Viện
Đông y và một số cơ sở y tế của Trung ương và Hà Nội. Từ phòng thủy châm ở trung ương
hội Đông y Việt Nam đến trạm E của Hà Nội, ngày nay thủy châm đã phát triển tới nhiều
tỉnh thành trên miền Bắc trước đây cũng như trong cả nước ngày nay. Hiện nay có hàng
trăm cơ sở nghiên cứu ứng dụng thủy châm chữa bệnh kế cả dân và quân y. Phương pháp
thủy châm đã trở thành một phương pháp chữa bệnh phổ cập ở nước ta mà hiện nay các
trạm y tế cơ sở đều có thể áp dụng dễ dàng.

56
2.3.5.2. Nguyên lý của thủy châm
1. Theo học thuyết kinh lạc
Thiên hải luận trong tập sách Linh khu thuộc Nội kinh có viết: “Mười hai kinh mạch bên
trong phụ thuộc 12 tạng phủ bên ngoài nối với các khớp chân tay”. Nhờ hệ kinh lạc mà các
bộ phận trong cơ thể cấu thành một tổ chức hoàn chỉnh thống nhất.
Sách Thái tố của Dương Thượng Thiệu đời Tùy thì viết: "Mười hai kinh mạch đi vào tạng
phủ là nội kinh, đi ở tay chân và ngoài da là ngoại kinh”. Nói tóm lại tất cả các tạng phủ
trong cơ thể con người quan hệ chặt chẽ được với nhau là nhờ hệ kinh lạc.
Khi nội tạng có bệnh, sẽ có phản ứng biểu hiện ra bên ngoài cơ thể. Khi chúng ta kích thích
những bộ vị nhất định ở ngoài da cũng sẽ có phản ứng tới nội tạng. Quan hệ giữa các cơ
quan và các tổ chức từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào
trong đều là do tác dụng của hệ kinh lạc.
Do đó chữa bệnh bằng thủy châm cũng như chữa bệnh bằng các hình thức châm cứu khác,
việc đầu tiên là phải nắm vững hệ thống kinh lạc thì mới sử dụng kinh huyệt chính xác
được.
2. Theo học thuyết thấn kinh thể dịch
Vỏ não là cơ quan của phản xạ có điểu kiện, mọi biến hóa bệnh lý là do biến hóa cơ năng
của thần kinh cao cấp gây ra. Nhiều thực nghiệm đều chứng minh rằng: vỏ não quản lý
mọi hoạt động của nội tạng. Bệnh tật phát sinh vô luận như thế nào cũng đều có quan hệ
với sự mất điều hòa về cơ năng điếu tiết của thần kinh cao cấp.
Dựa vào lý luận về quá trình hưng phấn và ức chế của vỏ não, Vây-chin-ski qua thực
nghiệm cũng đã đúc kết thành nguyên lý: “Vấn để ức chế là chìa khóa để giải quyết vấn
đề thăng bằng và điều tiết của thần kinh trung ương”. Do đó, trên lâm sàng rất coi trọng
việc tăng cường ức chế có tính chất bảo vệ, nâng cao hưng phấn của vỏ não để ức chế quá
trình bệnh lý của thần kinh, chữa khỏi, bệnh tật. Khi châm cứu hay nói riêng khi thủy châm,
ta đã kích thích vào kinh huyệt. Với thuật châm tốt mà Đông y gọi là đắc khí, kích thích
đó sẽ truyền kinh truyền xung động vào vỏ não rồi từ não phản xạ tới các cấp của hệ thần
kinh điều chỉnh mọi hoạt động của cơ quan nội tạng, khôi phục lại trạng thái thăng bằng
của cơ thể và bệnh sẽ khỏi. Ngoài ra trên mặt da có những điểm hoạt động vô cùng nhỏ bé
(huyệt vị) là những diểm hoạt động do cơ năng của các cơ quan nội tạng phản ánh lên mặt

57
da, tương tự với các điểm hoạt động điện vị trên mặt da. Khi châm cứu hay thủy châm, ta
đã dùng một loạt tác động vật lý và hóa học để kích thích một cách thích đáng vào các
điểm hoạt động điện vị, từ đó qua hệ thần kinh thể dịch điều chỉnh lại công năng của các
cơ quan nội tạng, đưa lại cho cơ thể một trạng thái thăng bằng và một sự hoạt động sinh lý
bình thường.
3. Theo dược lý học
Bất cứ một loại thuốc tiêm nào đã thích hợp với tiêm dưới da hoặc tiêm bắp (trừ những
loại thuốc chỉ định tiêm tĩnh mạch) thì dù tiêm vào bất cứ bộ vị nào ở trên cơ thể đều có
tác dụng dược lý như nhau. Thủy châm tức là tiêm thuốc vào các kinh huyệt thích ứng, có
quan hệ trực tiếp với bộ phận có bệnh.
Ngoài tác dụng dẫn truyền của huyết dịch, thuốc được tiêm vào kinh huyệt sẽ qua tác dụng
của hệ kinh lạc, giúp cho cơ thể hấp thụ thuốc nhanh, tác động mạnh tới bộ phận có bệnh
biến. Kinh nghiệm lâm sàng đã cho thấy rõ:
- Cùng một thứ thuốc, nếu tiêm vào huyệt vị thích ứng trên cùng một bệnh nhân, tác dụng
dược lý mạnh hơn khi không tiêm vào huyệt vị.
- Cùng một thứ thuốc, nếu tiếm vào huyệt vị thích ứng trên cùng một bệnh nhân, chỉ cần
liều lượng ít cũng vừa có tác dụng dược lý mạnh như dùng liếu lượng thuốc nhiều mà
không tiêm vào huyệt vị (đặc điểm này có thể tham khảo để giảm bớt liều lượng thuốc độc,
bảo đảm an toàn cho bệnh nhân)
- Chỉ một thứ thuốc, khi tiêm vào huyệt vị có thể cùng một lúc có nhiều tác dụng dược lý
khác nhau. Ví dụ: đau bụng kịch liệt có thể gây hạ áp. Khi dùng Adrênalin thủy châm vào
huyệt Thiên xu hoặc Trung quản thì tác dụng của kích thích huyệt có thể khỏi đau bụng,
còn tác dụng bản thân Adrenalin có thế phòng ngừa hạ huyết áp. Dùng vitamin B1 thủy
châm vào huyệt Bách hội, Phong trì thì tác dụng của kích thích huyệt có thể làm cho bệnh
nhân hết đau đầu, ngủ được, còn tác dụng của bản thân vitamin B1 thì có tác dụng điều
hòa công năng của hệ thần kinh giúp cho các tế bào thần kinh phát sinh, phát triển, khôi
phục lại hoạt động sinh lý bình thường.
Dựa vào 3 điểm nói trên để nghiên cứu thủy châm tức là đã phát huy tác dụng điếu tiết mọi
sự hoạt động trong cơ thể con người của hệ thống thần kinh và hệ kinh lạc để nhanh chóng

58
tiêu trừ hiện tượng bệnh lý và khôi phục hoạt động sinh lý bình thường của các nội tạng
trong cơ thế con người.
2.3.5.3. Phương pháp và kỹ thuật châm
1. Chẩn đoán bệnh và sử dụng kinh huyệt
Muốn chấn đoán và sử dụng kinh huyệt chính xác, phải nắm vững những lý luận cơ bản
của đông y như: học thuyết tạng phủ kinh lạc, học thuyết chỉnh thể thống nhất (tức là học
thuyết âm dương ngũ hành) và một số lý luận về tứ chẩn, bát cương, bát pháp... là những
nguyên tắc bàn về chẩn đoán trị liệu của Đông y.
Khi đã biện chứng luận trị đúng, đã chọn được các đường kinh và huyệt thích ứng để chữa
bệnh, việc dùng huyệt cũng phải hết sức khoa học, toàn diện tránh cùng một lúc thủy châm
nhiều huyệt quá, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Ngày nay, xu hướng chung là dùng ít huyệt nhưng là những huyệt cơ bản. Để giải quyết
vấn để sử dụng ít huyệt mà không bỏ sót đường kinh, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn
Tài Thu đã có kinh nghiệm chia “nhóm huyệt” để luân lưu thủy châm.
Ví dụ : Muốn chữa ban mề đay, phải dùng Vitamin C thủy châm các huyệt thuộc các kinh:
Thủ dương minh đại trường, Thủ thái dương tam tiêu, và Túc thái âm tỳ, nhằm mục đích
khu phong tiết nhiệt. Các huyệt chủ yếu trong 3 đường kinh nói trên là: Hợp cốc, Khúc trì,
Thiên tỉnh, Ngoại quan, Huyết hải, Tam âm giao. Nếu mỗi lần thủy châm, đều dùng tất cả
6 huyệt nói trên (2 bên cộng 12 huyệt) thì gây cho bệnh nhân đau đớn khó chịu nổi.
Do đó cần chia các kinh huyệt trên làm 2 nhóm:

Bảng 2. 5. Nhóm huyệt và Kinh huyệt

59
Trong mỗi liệu trình, thủy châm 10-15 lần, thay đối luân lưu mỗi lần dùng một trong hai
nhóm huyệt A và B đã chọn. Như vậy, trong cả liệu trình, tất cả các kinh huyệt cần thiết
đếu được sử dụng.
Không những trong thủy châm mà trong tất cả các hình thức châm cứu khác, khi đã biện
chứng luận trị đều nên phân các “nhóm huyệt” đế tiến hành điều trị.
2. Phương pháp thủy châm
Phương pháp thủy châm giống như phương pháp tiêm thường, lấy thuốc vào ống tiêm rồi
lần lượt tiêm vào các huyệt đã lựa chọn. Nói chung các huyệt đều ở dưới da, trong các cơ
ở gần các đường gân, mạch máu và thần kinh, nên khi thủy châm phải chú ý tránh làm tổn
thương các tổ chức nói trên nhất là thần kinh và mạch máu.
Thủy châm thường dùng 3 phương pháp sau đây:
a) Phương pháp định vị:
Châm kim vào đúng huyệt rồi bơm tất cả lượng thuốc đã định vào đó.
Phương pháp này thường ứng dụng đối với các huyệt ở nông, mà lượng thuốc định đưa
vào huyệt không nhiều lắm.
Ví dụ: Thủy châm huyệt hợp cốc thường dùng phương pháp định vị với lượng thuốc 0.5-
1ml.
b) Phương pháp từ nông đến sâu hoặc từ sâu ra nông.
Khi đã châm đúng huyệt rối, bơm thuốc từ từ, vừa bơm thuốc vừa rút mũi kim ra khỏi da,
sao cho kim vừa ra khỏi da thì vừa hết lượng thuốc định thủy châm vào huyệt đó. Ngược
lại, cũng có thế bơm thuốc từ từ ngay khi kim chọc qua da ở vị trí huyệt, cứ bơm thuốc sao
cho tới đúng vị trí huyệt thì vừa hết số lượng thuốc quy định.
Phương pháp này thường ứng dụng đối với các huyệt ở sâu, mà lượng thuốc định đưa vào
huyệt tương đối nhiều.
Ví dụ: Thủy châm huyệt hoàn khiêu thường dùng 3-4ml thuốc, nếu dùng phương pháp này,
thuốc không tập trung nhiều quá ở một chỗ, tránh đau đớn cho bệnh nhân.
c) Phương pháp kết hợp tiêm bắp với tiêm dưới da.
Châm đúng huyệt rồi, sau đó từ từ kéo kim lên phần nông và bơm nốt thuốc còn lại vào
dưới da.

60
Đối với một số bệnh cấp dùng phương pháp này tốt, vì số lượng thuốc bơm vào bắp thịt
có thể hấp thu trước để có tác dụng ngay, còn lại lượng thuốc ở đưới da sẽ thẩm thấu dần
qua kinh lạc, duy trì thời gian kích thích lâu hơn (có tác dụng như lưu châm).
3. Kỹ thuật và trình tự thủy châm.
- Lấy thuốc vào ống tiêm: trộn lẫn các thứ thuốc đả chỉ định trong l ống tiêm 10 ml. - Sát
trùng cục bộ huyệt vị, kim thẳng góc với da.
Phải bảo đảm, kim phóng qua da thật nhanh để bệnh nhân đỡ đau.
- Dùng kim kích thích mạnh vào huyệt chừng 30-60 giây. Bệnh nhân thấy cảm giác: tức,
nặng căng. Sau đó hút xem có máu không? Nếu thấy có máu phải rút kim lên một tý.
- Bơm thuốc từ từ vào huyệt vị. Mỗi huyệt vị ở nông sâu khác nhau, nên lượng thuốc bơm
vào mỗi huyệt cũng phải khác nhau, nói chung bơm khoảng 0,5-3 ml vào mỗi huyệt.
- Rút kim ra khỏi huyệt vị: cần rút nhanh.
- Sát trùng cục bộ huyệt vị bằng cồn 90 độ. Dùng miếng bông cồn nhỏ ấn chặt huyệt vị,
vừa để sát trùng, vừa để cấm máu. Không được dùng bông cốn day vào chỗ vừa thủy châm,
tránh làm vỡ các mao mạch, gây sưng đau cho bệnh nhân.
4. Tiến trình.
Mỗi ngày hoặc cách ngày thủy châm một lần.
Mỗi liệu trình gồm 10-15 lần.
Mỗi đợt điều trị gồm 3 liệu trình.
2.3.5.4. Thủy châm giải quyết một số chứng bệnh thường gặp
1. Đau kịch liệt
- Huyệt vị:
Đau lưng: Yêu dương quan, Thứ liêu, Thận du
- Thuốc thường dùng: Vitamin B1, novocain, atropin.
2. Đau thần kinh tọa
- Nhóm huyệt:
A- Thứ liêu, Dương lăng tuyền, Khiêu dược
B- Tọa cốt, Yêu dương quan, Ủy trung
C- Thừa sơn, Huyền chung, Hoàn khiêu

61
- Thuốc:
Vitamin B1 * 50-100mg
Strychnin * 0.001 - 0.002
Vitamin B12 * 300-1000 mcg
Novocain 1% * 5-10ml
3. Thấp (Phong tê thấp, thấp khớp).
- Huyệt vị:
Ở lưng: Đại chùy, Tích trung, Thứ liêu, Thận du, Hoa đà giáp tích.
- Thuốc:
+ Dạng hàn:
Vitamin B1 * 50 - 100mg
Novocain 1% * 5-10ml
+ Dạng nhiệt:
VitaminC * 0.200 - 0.500
Novocain 1% * 5-10ml
2.3.5.5. So sánh kết quả của điều trị bằng thủy châm với châm đơn thuần và tiêm
thường
1. So sánh với châm đơn thuần
Qua những bệnh nhân đã chữa bằng thủy châm, sơ bộ nhận thấy: Đối với những chứng
bệnh lâu năm, thuộc loại hư, nếu chỉ chữa bằng châm đơn thuần thì kết quả rất ít. Nếu dùng
thuốc kích ứng để thủy châm vào huyệt thì bệnh khỏi hoặc đỡ nhanh hơn.
2. So sánh với tiêm thường
Trong hơn 25 năm qua, sau khi đã sử dụng nhiều thứ tiêm để thủy châm nhận thấy: Những
thứ thuốc đã được chỉ định tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da, nếu được dùng để thủy châm
(ngay khi dùng liều lượng thấp hơn liều lượng tiêm thường) thì hiệu quả chữa bệnh tốt hơn
tiêm thường rất rõ ràng.
a) Cùng một loại bệnh, dùng cùng 1 loại thuốc với liều lượng như nhau, khi không thủy
châm thì hiệu quả kém hơn.
Ví dụ: Nọc ong tiêm dưới da hoặc tiêm bắp hạ cơn hen không rõ, nhưng thủy châm vào
huyệt khí xá, cơn hen hạ ngay.

62
- Vitamin B1 tiêm vào bắp tay, đùi... không có tác dụng chữa đau đầu mất ngủ, nhưng nếu
thủy châm Vitamin B1 vào huyệt Phong trì, Bách hội, Đại chùy... chữa được đau đầu mất
ngủ.
Cùng một bệnh nhân, dùng cùng một loại thuốc tiêm vào huyệt tác dụng dược lý mạnh hơn
khi không tiêm vào huyệt ( tuy lượng thuốc tiêm vào huyệt nhỏ hơn lượng thuốc không
tiêm vào huyệt)
Ví dụ: Chữa viêm phổi trẻ em, chỉ cần dùng một lượng Penixilin nhỏ bằng 1/2 hoặc 1/3
lượng thuốc vẫn dùng tiêm bắp mà chữa bệnh kết quả vẫn nhanh hơn khi dùng lượng
Penixilin lớn mà không tiêm vào huyệt.
Thủy châm ít phải dùng thuốc đặc hiệu, thuốc độc.
Ví dụ: Chữa thấp khớp chỉ dùng VitaminC, Vitamin B1, không dùng Cortison chữa đau
đầu mất ngủ không dùng thuốc an thần.
2.3.5.6. Một số vấn đề cần lưu ý
1. Thủy châm là một phương pháp chữa bệnh có kết hợp Đông Y và Tây y, nhất là học
thuyết kinh lạc thì mới chẩn đoán tốt, định huyệt chính xác và chữa bệnh mới có kết quả.
2. Khi thủy châm cần thận trọng, bảo đảm vô trùng và nhất là phải chú ý châm huyệt cho
thật đúng, tránh xảy ra tai biên, nhất là châm những huyệt ở những khi vực có động mạch
lớn, thần kinh nhiều (như huyệt Khuyết bồn, Thủy đột, Nhân nghinh, Cực tuyền chẳn hạn).
3. Khi dùng thuốc để thủy châm, tốt nhất nên dùng những thứ thuốc tiêm thông thường,
chỉ dùng các thứ thuốc đặc hiệu, thuốc độc khi cần thiết và khi dùng thuốc độc, thuốc đặc
hiệu phải nghiên cứu kỹ tính dược, cách sử dụng, vấn đề chống chỉ định, vấn đề tai biến
có thể xảy ra khi dùng thuốc đó.
4. Khi thủy châm, ngoài việc chọn dùng các loại sinh tố, thường còn chọn thêm Novocain,
không phải chỉ nhằm mục đích gây tê, làm giảm đau, mà điều quan trọng là dùng Novocain
để tác dụng tới thần kinh, tạo ra những quan hệ nội tại ở cục bộ, tạo ra điểm hưng phấn
mới, có thể cải thiện được dinh dưỡng thần kinh cục bộ; Đồng thời do tác dụng phản xạ
của thần kinh, Novocain có thể nâng cao tính hưng phấn của tế bào vỏ não, ức chế được
quá trình bệnh lý của bệnh tật. Novocain còn làm cho da trở nên mềm mại, đàn hồi, nhuận,
các vết sắc tố trên da sẽ nhạt đi, tóc xanh lại và mọc thêm ra. Ngoài ra, nhiều tác giả đã
chứng minh: Novocain có tác dụng làm hạ huyết áp tối đa và tối thiểu giúp cho tuyến trên

63
thận, tuyến dinh dục hoạt động khá hơn. Novocain còn có tác dụng chống độc, kháng viêm,
giải mẫn cảm.
Với lý do nói trên, Novocain đã được dùng rộng rãi và phổ biến trong thủy châm.
5. Phải cố gắng rèn luyện kỹ năng kỹ xảo trong khi thủy châm để đạt yêu cầu: Phóng kim
nhanh nhưng trúng huyệt, bơm thuốc chậm và nhẹ nhàng, tránh làm cho bệnh nhân đau
đớn.
2.3.6. Cấy chỉ Cagut[1]
2.3.6.1. Khái niệm
Cấy chỉ là phương pháp chữa bệnh đặc biệt, độc đáo, không dùng thuốc còn có tên gọi
khác là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ... Đây là phương pháp châm cứu mới, áp dụng tiến bộ
của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu cổ
truyền. Phương pháp này đã được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1960 của thế kỷ
trước. Nhiều bệnh mạn tính đã được điều trị đạt kết quả cao bằng phương pháp cây chỉ
như: Các bệnh dị ứng (Hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng); Các chứng
liệt, các chứng đau, các bệnh ngũ quan... và tất nhiên các triệu chứng bệnh gây ra bởi thoái
hóa cột sống cũng được áp dụng điều trị và mang lại hiểu quả cao trong lâm sàng.
Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt vị của hệ kinh lạc để duy trì sự kích
thích lâu dài, qua đó tạo tác dụng điều trị. Chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng
protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ, nhờ có kích thích liên tục ở
huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng tê liệt của bệnh nhân,
tăng trương lực các sợi cơ.
2.3.6.2. Cơ chế cấy chỉ
Chỉ catgut là loại chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một Protit, đưa vào cơ
thể qua một dụng cụ riêng biệt không cần rạch da, ít đau đớn, và chỉ sẽ tự tiêu trong cơ thể
sau khoảng 20 ngày, không cần lấy chỉ ra. Sau khi cấy, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình
thường không cần kiêng khem gì.
Chỉ catgut là một Protit trong quá trình tự tiêu phản ứng hóa sinh tại chỗ làm tăng tái tạo
Protein, hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ. Chỉ catgut được cấy vào huyệt vị tạo ra
một kích thích như châm cứu nên có cơ chế tác dụng như châm cứu, tức là có tác dụng
điều hòa Âm - Dương và điều hòa cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.

64
2.3.6.3. An toàn trong phương pháp cấy chỉ
Phương pháp cấy chỉ khá an toàn và hầu như không để lại biến chứng gì lớn gây ảnh
hưởng nghiêm trọng, đa số các tác dụng không mong muốn của cấy chỉ đều có thể giải
quyết dễ dàng và nhanh chóng.
Một số phản ứng thường gặp:
Đau sau khi cấy thường xuất hiện trong khoảng tuần đầu, đau nhiều nhất sau khoảng 3-4
ngày và giảm dần, đây là phản ứng bình thường, gặp ở hầu hết bệnh nhân, không nhất thiết
phải điều trị, vì theo thuyết thần kinh thể dịch của Y học hiện đại, chính các kích thích này
tạo một phản xạ mới cắt đứt phản xạ bệnh lý cũ, tạo được tác dụng điều trị. Phản ứng dị
ứng với chỉ catgut: Một số rất ít bệnh nhân mẫn cảm với chỉ catgut do bản chất là protein,
song các triệu chứng gặp phải thường nhẹ nhàng và dễ xử trí.
2.3.6.4. Sự hiệu quả và thuận tiện của phương pháp cấy chỉ
Do dây chỉ được cấy tại huyệt vị gây ra kích thích liên tục 24/24, trong khi đó châm
cứu chỉ lưu kim khoảng 20 giây. Cấy chỉ thuận tiện và ít đau đớn hơn nhiều do 15 - 20
ngày mới phải cấy một lần, trong khi châm cứu ngày nào bệnh nhân cũng phải đến châm
rất tốn kém về mặt thời gian và chí phí điều trị, đi lại cũng như phải chịu đau hàng ngày
do châm. Phương pháp cấy chỉ rất thuận lợi cho các đối tượng bệnh nhân mắc bệnh mạn
tính và hạn chế về thời gian.
2.3.6.5. Cấy chỉ điều trị
Thoái hóa – Gai đốt sống thắt lưng: Cấy chỉ các huyệt: A thị, Thận du, Đại trường du, Tiểu
trường du, Bát liêu, Giáp tích... Nếu có triệu chứng của đau thần kinh tọa, cấy
thêm các huyệt: Hoàn khiêu, Ủy trung, Thừa phù, Ân môn, Thừa sơn, Côn lôn, Túc lâm
khắp (nếu đau theo kiểu S1); Hoàn Khiêu, Phục thỏ, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Huyền
chung, Giải khê, Hành gian (nếu đau theo kiểu 15)... bên đau.

2.4. Điều trị bằng laser[1]

Trị liệu laser là sử dụng tia Laser để soi lên các vùng chấn thương hoặc vết thương nhằm
cải thiện tình trạng vết thương và chữa lành các mô mềm, điều trị những vùng đau cấp tính
và mãn tính.
Phương pháp trị liệu Laser sử dụng các tia Laser để thay thế nguồn ánh sáng, nhằm thâm
nhập vào làn da, thúc đẩy năng lượng chữa trị và các mô. Tác dụng trị liệu chính của những

65
tia Laser này là kích thích quá trình chữa trị và điều trị của vùng chấn thương hay vết
thương. Nó cũng thể hiện khả năng thúc đẩy mạnh mẽ sức đề kháng của cơ thể và có tác
dụng giảm đau, chống viêm. Tác dụng của nó có tính quang hóa (giống như sự quang hợp
trong thực vật). Tia laser hỗ trợ sự sản sinh ATP, từ đó cung cấp năng lượng nhiều hơn
cho tế bào hoạt động, kích thích tái tạo tổ chức tổn thương. Nói cách khác, tế bào sẽ có
điều kiện thuận lợi để tham gia quá trình điều trị tự nhiên.
2.4.1. Sự tương tác của chùm tia Laser công suất thấp lên mô sống
- Sự ra đời của hiệu ứng kích thích sinh học
Khi sử dụng Laser công suất thấp trong điều trị, dựa trên hiệu ứng kích thích sinh học, tuy
phương pháp sử dụng có khác nhau.
Năm 1965, bác sĩ MesterAR người Hungary tiến hành thí nghiệm như sau:
Chiếu chùm tia laser hồng ngọc làm việc ở bước sóng 694,3nm với công suất thấp lên quần
thể tế bào Hela nuôi cấy và quan sát thấy sinh khối phát triển. Ông gọi đó là hiện tượng
kích thích sinh học. Tuy về thuật ngữ không thật chính xác nhưng vẫn được sử dụng cho
đến tận hôm nay.
Cũng cần nói thêm, hàng loạt các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng Laser
công suất thấp trong y sinh, đóng góp không nhỏ, để ngày nay chúng ta hiểu rõ về hiệu
ứng kích thích sinh học và đáp ứng sinh học do nó mang lại.
Trong y học, Laser được nghiên cứu theo hai hướng:
- Sử dụng laser như một công cụ để nghiên cứu đối tượng sinh học phục vụ cho việc
chân đoán và xét nghiệm.
- Sử dụng laser như một công cụ để điều trị. Phương hướng này phát triển nhanh, đa
đạng và được chia thành hai nhóm:
• Nhóm thứ nhất: Sử dụng laser công suất cao trong điều trị, hướng điều trị này có
tên gọi là “Laser ngoại khoa”:
Được dựa trên các hiệu ứng chính sau đây:
- Hiệu ứng quang đông;
- Hiệu ứng bốc bay hơi tổ chức;
- Hiệu ứng quang bóc lớp;
- Hiệu ứng quang động học.

66
• Nhóm thứ hai: Sử dụng laser công suất thấp trong điều trị. Trong đó, hiệu ứng kích
thích sinh học đóng vai trò quyết định. Hướng điều trị này gọi là: “Laser y học” -
phát triển mạnh và đa dạng.
- Nội dung của hiệu ứng kích thích sinh học và những đáp ứng sinh học do nó mang
lại:
Hiệu ứng kích thích sinh học xảy ra khi chùm tia Laser tác động lên hệ sinh học với mật
độ công suất khoảng 10-4 – 100 W/cm2 với thời gian chiếu từ 10 giây đến vài chục phút.
Hiệu ứng kích thích sinh học thông qua hàng loạt phản ứng quang hóa và quang sinh. Phản
ứng quang hóa được hiểu như sau: Phân tử ở trạng thái trung hòa (ở mức năng lượng cơ
bản) thì hoạt tính sinh học của nó rất yếu (thí dụ như oxy phân tử trong tổ chức sinh học).
Trong công trình nghiên cứu kéo dài 6 năm (1981 - 1986) của Karu T cho biết, thực chất
tác dụng của tia Laser công suất thấp lên hệ sinh học là phản ứng quang sinh. Khi tổ chức
sống hấp thu năng lượng photon của chùm tia Laser thì xảy ra sự sắp xếp lại các quá trình
phản ứng của tế bào. Nơi nhận photon đầu tiên là mạch hô hấp tế bào.
Nhờ những quá trình trên đây làm thay đổi rất đa dạng ở mức độ tế bào, từ đấy tạo nên
nhiều đáp ứng tích cực ở mức hệ thống chức năng và mức cơ thể trọn vẹn.
Nhờ những quá trình trên đây làm thay đổi rất đa dạng ở mức độ tế bào, từ đấy tạo nên
nhiều đáp ứng tích cực ở mức hệ thống chức năng và mức cơ thể trọn vẹn.
Y văn thế giới thường nhấn mạnh những loại hình đáp ứng sau đây:
• Đáp ứng chống viêm;
• Đáp ứng chống đau;
• Đáp ứng của tổn thương tế bào;
• Đáp ứng tái sinh;
• Đáp ứng hệ miễn dịch;
• Đáp ứng hệ tim mạch;
• Đáp ứng hệ nội tiết.

67
Hình 2. 23. Tóm tắt quá trình dẫn đến các đáp ứng sinh học
Các đáp ứng trên đây là công tụ đắc lực phục vụ cho công tác điều trị bằng Laser công suất
thấp.
- Bất cứ đáp ứng nào trên đây là kết quả của một loạt quá trình: Vật lý, hóa học, hóa
lý… rất phức tạp, được khởi phát dưới tác động của của photon chùm tia Laser công suất
thấp.
- Bản thân các đáp ứng trên lại có thể có nhiều tác động tương hổ.
Chính vì vậy, làm cho việc truy tìm các quá trình sơ cấp rất phức tạp và gặp nhiều khó
khăn. Cho nên, việc tiếp nhận các đáp ứng nêu trên đóng vai trò quan trọng.
2.4.2. Các nghiên cứu về hiệu ứng kích thích sinh học
Có thể nói, nghiên cứu ứng dụng laser công suất thấp trong y học là mảnh đất chúng ta có
nhiều khả năng khai thác. Hiệu ứng kích thích sinh học đóng vai trò chính để tiến hành
nghiên cứu ứng dụng laser công suất thấp trong điều trị. Đây là lĩnh vực rất đa dạng và
phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Có rất nhiều loại laser công suất thấp được sử dụng để khai thác khả năng kích thích các
quá trình sinh học.
Nhiều công trình nghiên cứu cũng như thực tế ứng dụng lâm sàng cho thấy hiệu ứng kích
thích sinh học khi chiếu laser có rất nhiều ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong công việc
phòng bệnh và chữa bệnh, duy trì sức khỏe con người.
- Chiếu điều trị vết thương:
+ Sát trùng vết thương
+ Tiêu hủy các tế bào mô chết
+ Tăng cường chống viêm, giảm đau
+ Tăng sinh các mô lành
+ Kích thích tổ chức hạt ở vết thương phát triển nhanh

68
+ Thúc đẩy nhanh quá trình lành sẹo và hồi phục chức năng
- Chiếu kích thích tổ chức lành:
+ Để hồi phục và tăng cường sức khỏe
+ Để duy trì và tăng cường hoạt động sinh lý bình thường của các cơ quan trong cơ thể
+ Điều chỉnh các rối loạn và tăng cường hoạt động của hệ tim mạch
+ Duy trì chức năng bình thường của các hoạt động tâm thần kinh
+ Châm cứu bằng laser
+ Tăng lưu lượng máu đến những vùng được chiếu…
Trong các nghiên cứu dưới đây, sẽ cho thấy sự hiệu quả của laser công suất
thấp ứng dụng trong y học.
- Kriuk A.S và cộng sự đã sử dụng Laser khí He – Ne làm việc ở bước sóng 632,8 nm để
điều trị vết thương nhiễm trùng cho 317 bệnh nhân. Kết quả thu được cho thấy: quá trình
tái tạo vết thương diễn ra rất nhanh. Nghiên cứu hệ miễn dịch cho thấy: Trong quá trình
điều trị, chỉ số miễn dịch tăng, đặc biệt là Globulin miễn dịch G (IgG).
- Jan S. Kana cùng cộng sự[12], đã thực hiện một nghiên cứu để xác định liệu bức xạ laser
có mật độ công suất thấp có ảnh hưởng đến việc chữa lành vết thương hở trên da ở chuột
hay không. Các vết thương được chiếu xạ hàng ngày bằng laser Heli - Neon (bước sóng
632,8 nm) và laser Ar (bước sóng, 514,5 nm) ở mật độ công suất không đổi là 45 mW/
cm2. Tỷ lệ đóng vết thương được theo sau bằng cách chụp ảnh vết thương một cách tiêu
chuẩn. Bức xạ laser Heli - Neon có tác dụng kích thích đáng kể sự tổng hợp collagen ở vết
thương, với hiệu quả tối đa ở mật độ năng lượng 4 jun/cm2.. Tỷ lệ đóng vết thương được
nâng cao đáng kể trong khoảng thời gian từ ngày thứ ba đến ngày thứ 12 sau phẫu thuật.
- Seyed Mansour Rayegani và cộng sự[13], đã thực hiện một Đánh giá có hệ thống và phân
tích tổng hợp về tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp laser mức độ thấp ở bệnh nhân
thoái hóa khớp gối. Liệu pháp laser mức độ thấp (LLLT) đã được giới thiệu như một
phương pháp điều trị không xâm lấn thay thế cho bệnh viêm xương khớp. Tổng cộng 823
nghiên cứu, 14 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã được chọn sau khi đánh giá cuối
cùng. Có sự khác biệt đáng kể giữa LLLT và giả dược về cơn đau khi nghỉ ngơi, cơn đau
khi hoạt động.

69
- Mohammadreza Mashhoudi Barez và cộng sự[14], đã thực hiện một nghiên cứu về tác
dụng kích thích của liệu pháp laser mức độ thấp đối với sự tái tạo dây thần kinh tọa ở chuột.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy liệu pháp laser mức độ thấp tăng tốc quá trình tái tạo của
các mô thần kinh ngoại vi bị thương. Trong công trình nghiên cứu này, tác động của LLLT
(780 nm) đến quá trình tái tạo và tái tạo lại dây thần kinh hông bên phải ngoại biên bị
thương đã được khảo sát. Mười hai con chuột Wistar đực trưởng thành được phẫu thuật
trong điều kiện vô trùng dưới gây mê toàn thân để gây tổn thương dây thần kinh hông bên
phải của chúng theo quy trình tiêu chuẩn. Trước khi khâu định vị, chỉ có nhóm thực nghiệm
được điều trị bằng tia laser. Dây thần kinh bị tổn thương được chiếu xạ trực tiếp với (2J,
100 mW, 40 giây). Quy trình chiếu xạ đã kết thúc sau 21 ngày với một chút cải thiện (4J,
200 mW, 40 giây) trên bề mặt da của nhóm thí nghiệm. Sự tăng tốc đáng kể của quá trình
tái thông mạch và hình thành mạch ở vị trí tổn thương đđã được quan sát thấy trong nhóm
thực nghiệm. Hơn nữa, sự giảm xuất huyết và tăng cung cấp máu đã được quan sát thấy.
Các kết quả của nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng liệu pháp quang trị liệu bằng laser chính
xác ở bước sóng 780nm có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô dây thần kinh ngoại biên
bị thương.
- Brosseau L và cộng sự[15], đã thực hiện một đánh giá ngắn về liệu pháp laser mức độ
thấp (Loại III) để điều trị viêm xương khớp. Đánh giá hiệu quả của LLLT loại III đối với
thoái hóa khớp khi chiếu tia xạ trực tiếp vào nang xương khớp. Tiêu chí lựa chọn: Theo
một phác đồ trước đây, chỉ những thử nghiệm lâm sàng có đối chứng của LLLT để điều trị
cho những bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng về THK mới đủ tiêu chuẩn. Các bản tóm tắt
thiếu dữ liệu đã bị loại trừ trừ khi có thể thu thập thêm dữ liệu từ các tác giả. Tám thử
nghiệm đã được thu nhận với 233 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên bằng laser và 172 bệnh
nhân với laser giả dược. Thời gian điều trị dao động từ hai đến sáu tuần. Đau được đánh
giá trong bảy lần thử nghiệm. Hai nghiên cứu cho thấy kết quả đáng kể đối với việc tăng
phạm vi chuyển động của đầu gối. Hai nghiên cứu khác cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ủng hộ điều trị bằng laser đối với hoạt động bệnh toàn cầu do bệnh nhân đánh giá
bằng laser so với giả dược. Một thử nghiệm đã đánh giá hiệu quả của điều trị bằng laser
trong viêm khớp thái dương hàm và nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê bằng cách
sử dụng sự thay đổi điểm số VAS để đo cơn đau. Một nghiên cứu cho thấy sự khác biệt có

70
ý nghĩa thống kê trong việc ủng hộ điều trị bằng laser vào cuối đợt điều trị và ở 4 và 8 tuần
sau khi điều trị chứng cứng khớp buổi sáng.
- Hermes Pretel và cộng sự[16], đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của liệu pháp
laser mức độ thấp đối với việc sửa chữa xương: Nghiên cứu mô học ở chuột.. Giả thuyết
rằng liệu pháp laser mức độ thấp (LLLT) có thể có lợi cho việc sửa chữa xương. Mục đích
của nghiên cứu này là để đánh giá sự sửa chữa xương trong các khiếm khuyết được tạo ra
ở hàm dưới của chuột sau khi kích thích bằng LLLT hồng ngoại trực tiếp trên mô bị thương.
Các khuyết tật về xương được tìm thấy trên các hàm dưới của 30 con chuột Holtzman được
phân bổ thành hai nhóm.Kết quả mô học cho thấy có sự hình thành xương ở cả hai nhóm.
Tuy nhiên, nhóm laser thể hiện phản ứng mô tiên tiến hơn so với nhóm đối chứng.mViệc
sử dụng LLLT hồng ngoại trực tiếp vào mô bị thương cho thấy tác dụng kích thích sinh
học đối với quá trình tái tạo xương bằng cách kích thích sự điều hòa của phản ứng viêm
ban đầu và dự đoán sự giải quyết về điều kiện bình thường ở giai đoạn trước đó.

71
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
ĐAU VÙNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA – GAI ĐỐT
SỐNG
3.1. Các nội dung của phương pháp điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp

3.1.1. Sử dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch làm việc ở bước sóng 650 nm nhằm tăng
cường dòng máu chất lượng cao, nuôi dưỡng mạch máu ở dây chằng, giữ vững vùng
cột sống thắt lưng, hạn chế lắng động Canxi
Việc ứng dụng laser nội mạch như là một phương pháp vật lý trị liệu đã mang lại hiệu quả
cao. Khi chùm tia laser tác động lên tĩnh mạch thì hồng cầu, bạch cầu không bị ảnh hưởng
mà nó giúp loại thải bớt các thành phần không tốt. Điều trị theo phương pháp này cho một
số bệnh về tim, thận, mất ngủ rất hiệu quả, nếu phát hiện bệnh sớm.
3.1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Laser nội mạch là thiết bị vật lý trị liệu được sử dụng cho điều trị các bệnh thần kinh, cơ
xương khớp, các bệnh do di chứng tai biến mạch máu não, di chứng chấn thương sọ
não,…mang lại nhiều hiệu quả như tăng sức đề kháng cho tế bào, tăng tái sinh tổ chức,
tăng vi tuần hoàn máu, giảm kết dính hồng cầu, chống viêm,…
3.1.1.2. Cơ chế thực hiện
Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, có chức năng đưa luồng
máu có lượng oxy thấp về tim (đối ngược với động mạch đưa máu từ tim ra). Tĩnh mạch
có dạng ống, khi không có dung lượng thì xẹp xuống. Lớp ngoài cùng của tĩnh mạch chủ
yếu cấu tạo bằng Colagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn. Trong cùng của tĩnh mạch là
một lớp tế bào nội mô. Đa số tĩnh mạch đều có van để ngăn ngừa máu chảy ngược chiều
hoặc ứ đọng ở các chi dưới vì sức hút của trái đất. Vị trí tĩnh mạch thường di dịch ít nhiều
theo từng cá nhân, khác với vị trí tương đối cố định của động mạch.
Hệ thống mạch máu của con người theo định luật Hayflick đều có tính xơ cứng theo năm
tháng do rối loạn chuyển hóa và xâm nhập tổn thương thứ phát ở thành mạch. Đôi khi cả
hai bệnh này cùng tồn tại làm mạch máu giảm hẳn chức năng vận chuyển hồng cầu và các
chất dinh dưỡng cần thiết: tốc độ dòng máu chậm, độ nhớt máu tăng, hồng cầu ít biến dạng.

72
Đây chính là nguyên nhân tạo ra những tắc nghẽn ở các cơ quan trọng yếu của cơ thể như
não, tim, mắt,…
Về mặt kỹ thuật, phương pháp laser nội mạch sẽ chiếu chùm tia laser công suất thấp vào
bên trong lòng tĩnh mạch thông qua bộ kim luồn nội mạch, đưa tia laser trực tiếp vào dòng
máu đang lưu chuyển trong cơ thể, làm cho máu sản sinh ra các phản ứng quang hóa và
hiệu ứng kích thích sinh học. Cụ thể hơn, phương pháp laser nội mạch sẽ đưa đầu phát
laser công suất thấp với bước sóng 650nm vào tĩnh mạch thông qua thủ thuật chọc kim
đơn giản như truyền dịch, nhưng thay vì truyền nước thì những chùm tia laser được truyền
vào mạch máu.
Laser nội mạch có đặc điểm là chỉ kích thích và đặt nguồn phát ở một vị trí, nhưng hiệu
ứng sẽ đi khắp cơ thể vì năng lượng hoạt hóa lan theo dòng máu tác động lên tất cả thành
phần hữu hình (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,...) và dịch thể. Thiết bị laser nội mạch được
chỉ định điều trị rất nhiều bệnh lý mạn tính, nhưng quan trọng nhất là dùng trong vật lý trị
liệu cho các bệnh do di chứng tai biến mạch máu não, di chứng chấn thương sọ não, viêm
đa khớp,…
Kim luồn đưa hiệu ứng năng lượng này vào trong lòng mạch máu sẽ làm hồng cầu linh
động hơn, vi mạch máu giãn ra nhanh hơn gấp hai lần thuốc thông thường, tạo điều kiện
phục hồi và khắc phục phần lớn các rối loạn trên. Hệ thống enzyme được kích hoạt giúp
cải thiện trao đổi chất, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy chu trình hô hấp của tế bào để tạo
điều kiện cho mỗi tế bào trong cơ thể hoạt động một cách hữu hiệu nhất, tự đề kháng lại
với tác nhân bệnh lý từ ngoài xâm nhập hoặc chính từ bên trong cơ thể tạo nên, ngăn cản
phần lớn các gốc tự do là nguyên nhân phá hủy màng sinh học tế bào.
Tác dụng của laser nội mạch là thay đổi đặc tính sinh hóa của máu; Hiệu chỉnh miễn dịch
tế bào và dịch thể; tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu; tăng sức đề kháng không đặc hiệu
của cơ thể; cải thiện tính chất lưu biến của máu và hệ vi tuần hoàn (giãn vi mạch, tăng
heparin nội sinh, chống kết vón hồng cầu và tiểu cầu, kích thích hoạt động chức năng hồng
cầu, tăng vận chuyển oxy của máu, giảm áp lực riêng phần CO2, cải thiện hoạt động chức
năng thành mạch,...); bình thường hóa quá trình trao đổi chất và kích thích hệ thống sửa
chữa các chất do tế bào tổn thương phóng ra; đào thải nhanh các chất chuyển hóa trung

73
gian, giải dị ứng cục bộ và toàn thân; tăng khả năng kháng viêm, giảm đau và chống nhiễm
trùng.
3.1.1.3. Ưu điểm của công nghệ và hiệu quả kinh tế
a) Ưu điểm
- Là phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe cộng đồng có thể triển khai đến hệ
thống y tế ở cấp cơ sở.
- Không gây đau đớn, bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường trong quá trình điều trị.
- Có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác (dùng thuốc, điện
châm, xoa bóp bấm huyệt,...) nhờ vậy, kết quả điều trị bệnh luôn đạt mức cao.
- Thiết bị được thiết kế gọn nhẹ với 2 đầu phát laser nên có thể điều trị cùng lúc hai
bệnh nhân.
- Hệ thống điều khiển bằng màn hình cảm ứng chạm, rất dễ dàng khi thao tác và sử
dụng.
- Khả năng ứng dụng rộng rãi và hiệu quả điều trị cao.
b) Hiệu quả kinh tế
Laser nội mạch là phương pháp ít tốn kém, hầu như không có tác dụng phụ, nhưng hiệu
quả lại cao trong điều trị và dự phòng biến chứng. Chi phí cho mỗi lần điều trị chỉ 60.000
đồng, bao gồm cả kim nhựa luồn tĩnh mạch dùng một lần. Bình quân một đợt điều trị
khoảng 10 lần. Thời gian điều trị tùy theo từng bệnh và chỉ mất khoảng 30 phút mỗi lần
chiếu laser.
Bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, thời gian nằm viện được rút ngắn, khả năng tái phát bệnh
giảm và tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt khi ra viện.
Những đáp ứng cơ bản của laser nội tĩnh mạch 650nm:
- Chống viêm: Cấp tính, bán cấp tính hay mạn tính: viêm tổ chức phần mềm (da, cơ),
viêm xương khớp, viêm nội tạng…
- Giảm đau: Đau sau chấn thương, đau do căn nguyên thần kinh, đau xương, đau
khớp…
- Kích thích tái tạo tổ chức, làm nhanh liền vết thương, vết loét, nhiễm trùng sau phẫu
thuật.

74
- Điều hòa tuần hoàn hoạt hóa hệ thần kinh: Thiểu năng tuần hoàn não, di chứng tai
biến mạch máu não, bại não, đau đầu, mất ngủ, đau dây thần kinh, suy giảm trí nhớ,
cao huyết áp…
- Cải thiện các chỉ số sinh hóa – máu: Rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo
đường…
Theo một nghiên cứu của Hong Wang và cộng sự[17], để kiểm tra tác dụng huyết
học của chiếu tia laser 650 nm cường độ thấp trên thỏ tăng cholesterol máu. Những thay
đổi về lipid máu, vi tuần hoàn, tính chất lưu biến, và hình thái kết tập của hồng cầu được
quan sát thấy có cải thiện rất đáng kể so với giá trị trước khi điều trị.
Mức độ thay đổi của sự hình thành mảng xơ vữa động mạch chủ được quan sát đối với sự
khác biệt cá nhân trong mô hình và nhóm điều trị, trong khi không có mảng bám nào được
tìm thấy ở nhóm đối chứng.
Trong một thí nghiệm "Chiếu tia laser mức độ thấp thúc đẩy sự tăng sinh và trưởng
thành của tế bào sừng trong quá trình sửa chữa vết thương biểu mô”[18], với bước sóng
660nm, công suất phát 100mW và diện tích chùm tia laser là 0,028cm 2 . Kết quả xét
nghiệm tăng sinh tế bào sừng cho thấy quá trình chữa lành bắt đầu với sự hình thành cục
máu đông tại vị trí vết thương và chuyển sang quá trình tái biểu mô hóa, các vết thương có
thể liền lại sau 5 hoặc 7 ngày với sự trợ giúp của LLLT, trong khi các nhóm không được
điều trị chỉ cho thấy sự phát triển hoàn chỉnh của biểu mô ở 14 hoặc 16 ngày sau khi vết
thương.
Trong một nghiên cứu khác: “Changes of leucocytes metabolism in He-Ne laser
blood”[19], máu của chuột đực được chiếu xạ bằng laser He-Ne trong ống nghiệm (632,8
nm, 3.8 mW/cm2, 30 mm). Tiềm năng kháng khuẩn của bạch cầu trung tính tăng lên, hoạt
động ATP-ase trong tế bào lympho được tăng lên. Trong bạch cầu đơn nhân, hàm lượng
lipid bị giảm; hoạt động của các quá trình phụ thuộc oxy màng và ATP - ases được tăng
lên.

75
3.1.1.4. Các đáp ứng khác của laser vào máu
+ Kích thích đáp ứng miễn dịch, tăng đặc hiệu và không đặc hiệu của các globulin miễn
dịch IgG, IgM và IgA;
+ Kích thích interferon, interleukin và TNF-alpha;
+ Kích thích tăng sinh tế bào lympho;
+ Tăng hoạt động thực bào của đại thực bào Hạ CRP;
+ Cải thiện hệ thống enzyme chống oxy hóa với tác dụng chống độc;
+ Cải thiện sự tái tạo hồng cầu và vi tuần hoàn;
+ Giảm sự kết tụ của huyết khối;
+ Kích hoạt tiêu sợi huyết;
+ Kích thích sản xuất NO trong bạch cầu đơn nhân với sự giãn mạch và cải thiện rối loạn
chức năng nội mô;
+ Sự kết hợp của ty thể với "ty thể khổng lồ" với sự gia tăng sản xuất ATP trong chuỗi hô
hấp; Bình thường hóa tiềm năng màng tế bào.
3.1.2. Sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời do hai loại laser bán dẫn làm việc ở
bước sóng 780nm và 940nm tạo nên, tác động trực tiếp lên vùng tổn thương nhằm
làm cho các đáp ứng sinh học do hiệu ứng kích thích sinh học mang lại nhanh và
mạnh hơn, tăng vi tuần hoàn cục bộ, dưới bề mặt da để nuôi dưỡng tốt vùng bị tổn
thương.
Hiệu ứng kích thích sinh học xảy ra khi chùm tia laser tác động lên hệ sinh học với mật độ
công suất khoảng 10-4 – 100 W/cm2 với thời gian chiếu từ 10 giây đến vài chục phút. Hiệu
ứng kích thích sinh học thông qua hàng loạt phản ứng quang hóa và quang sinh. Phản ứng
quang hóa được hiểu như sau: phân tử ở trạng thái trung hòa (ở mức năng lượng cơ bản)
thì hoạt tính sinh học của nó rất yếu (thí dụ như oxy phân tử trong tổ chức sinh học).
Trong công trình nghiên cứu[20] kéo dài 6 năm (1981 - 1986) của Karu.T cho biết,
thực chất tác dụng của tia Laser công suất thấp lên hệ sinh học là phản ứng quang sinh.
Khi tổ chức sống hấp thu năng lượng photon của chùm tia Laser thì xảy ra sự sắp xếp lại
các quá trình phản ứng của tế bào. Nơi nhận photon đầu tiên là mạch hô hấp tế bào.
Nhờ những quá trình trên đây làm thay đổi rất đa dạng ở mức độ tế bào, từ đấy tạo nên
nhiều đáp ứng tích cực ở mức hệ thống chức năng và mức cơ thể trọn vẹn. Nhờ những quá

76
trình trên đây làm thay đổi rất đa dạng ở mức độ tế bào, từ đấy tạo nên nhiều đáp ứng tích
cực ở mức hệ thống chức năng và mức cơ thể trọn vẹn.
Y văn thế giới thường nhấn mạnh những loại hình đáp ứng sau đây:
- Đáp ứng chống viêm;
- Đáp ứng chống đau;
- Đáp ứng của tổn thương tế bào;
- Đáp ứng tái sinh;
- Đáp ứng hệ miễn dịch;
- Đáp ứng hệ tim mạch;
- Đáp ứng hệ nội tiết.
Trong công trình đã được công bố của Karu tiến hành khảo sát vai trò trong hiệu
ứng kích thích sinh học. Bằng việc mô hình hóa sự lan truyền Photon trong da gồm 2 lớp
biểu bì và hạ bì bằng phương pháp Monte Carlo, với nồng độ sắc tố khác nhau, với các
bước sóng khác nhau:
- Bước sóng 780nm, 850nm, 940nm (Đặc biệt ở bước sóng 940nm) có khả năng
xuyên sâu trong mô hơn bước sóng 630nm ở mọi nồng độ sắc tố khác nhau.
- Đối với bước sóng 630nm, sự ảnh hưởng của sắc tố da lên độ xuyên sâu khá lớn,
nồng dộ sắc tố da càng lớn thì độ xuyên sâu càng ngắn. Trong khi ấy, đối với bước
sóng 940nm, sự ảnh hưởng nồng độ sắc tố da lên độ xuyên sâu không đáng kể.
Hàm lượng phân tử ATP do bước sóng 940nm tổng hợp nên lớn hơn nhiều lần so với bước
sóng 630nm. Như chúng ta đã biết, ATP là phân tử cung cấp năng lượng cho hầu như mọi
phản ứng sinh hóa trong tế bào.
Tại hội nghị đánh giá kết quả 6 năm thực hiện chính sách quốc gia về trang thiết bị y
tế, tổ chức trong 2 ngày 10 và 11 - 3 tại Hà Nội, nhóm cán bộ ở Phân viện Vật lý y sinh
học (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu những kết quả bước đầu ứng dụng liệu pháp đơn
phương tiện của thiết bị laser quang trị liệu đối với một số dạng viêm, cụ thể là điều trị
viêm khớp, viêm xoang.
Theo đó, đã ứng dụng liệu pháp này trên 202 bệnh nhân viêm đa khớp, viêm quanh khớp
vai và viêm xoang. Bệnh nhân đã được chiếu bức xạ laser lên vùng phản xạ ở phía trên
vùng bị tổn thương, mỗi ngày một lần chiếu 15 phút, tổng số lần chiếu là 6 - 20 ngày.

77
Hiệu quả ban đầu của phương pháp này là kháng viêm, giảm đau kể cả cấp và mãn tính,
thúc đẩy tái sinh mô, tăng tuần hoàn máu, giảm phù nề, giảm tấy đỏ, thúc đẩy quá trình
lành vết thương, giảm nguy cơ tái phát và nguy cơ tạo sẹo. Nghiên cứu cũng xác nhận bệnh
nhân chỉ được sử dụng một liệu pháp là chiếu bức xạ laser không cao bằng bệnh nhân được
sử dụng nhiều biện pháp phối hợp, song liệu pháp này có tác dụng tăng cường hiệu quả
điều trị khi phối hợp thêm các phương pháp khác. Khi áp dụng đơn lẻ, liệu pháp này có tác
dụng tốt với viêm đa khớp, viêm quanh khớp vai, nhưng không có hiệu quả đáng kể trong
điều trị viêm xoang.
Tại hội nghị này kỹ sư Nguyễn Xuân Bình, chủ tịch Hội Thiết bị y tế Việt Nam,
đánh giá Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo được một số thiết bị y tế như bàn mổ thủy lực
có hiệu quả tốt, giá thành chỉ bằng 1/3 hàng ngoại nhưng vẫn chỉ dừng ở quy mô đề tài
nghiên cứu, các bệnh viện hằng năm vẫn mua hàng trăm bàn mổ nhập khẩu. Thiết bị y tế
trong nước vẫn rất khó khăn trong tìm đường vào bệnh viện.
Theo một nghiên cứu:"Điều trị u xơ tuyến tiền liệt bằng phương pháp mới: laser
mức độ thấp"[21] của Cô Trịnh Trần Hồng Duyên và Thầy Trần Anh Tú. Trong mô hình
này, có 3 phương pháp được kết hợp cùng nhau để đưa ra kết quả tối ưu nhất.
Ba phương thức lần lượt là: Laser nội tĩnh mạch, quang châm và sử dụng laser quang trị
liệu có đầu dò tác động của hai bước sóng (780 nm và 940 nm). Với quang trị liệu hai bước
sóng, cường độ và liều lượng phù hợp của ánh sáng hồng ngoại gần có thể ngăn chặn quá
trình chết theo chương trình của tế bào, cải thiện mức độ tăng sinh tế bào, chữa lành mô
và giảm viêm. Sự lan truyền của bước sóng 780nm sâu hơn bước sóng 940nm vào tuyến
tiền liệt bằng mô phỏng Monte Carlo. Điều trị bằng laser ở những bệnh nhân bị viêm tuyến
tiền liệt và viêm túi tinh có thể loại bỏ những thay đổi thâm nhiễm - dịch tiết, cải thiện
chức năng sinh sản và giao cấu.
Laser nội tĩnh mạch đã tạo ra một số thay đổi trong các yếu tố lưu biến máu, phục hồi và
tái tạo hiệu quả để kích thích tác dụng giảm thiểu và sát trùng trên màng sinh hóa và tế
bào.
Ngoài ra, châm cứu bằng laser mức độ thấp là một kỹ thuật không xâm lấn liên quan đến
việc kích thích các huyệt đạo truyền thống bằng chiếu tia laser cường độ thấp. Tác dụng

78
này có hiệu quả cao trong việc giảm đau, phù nề, xuất huyết và cải thiện chất lượng cuộc
sống.
Theo Trần Quang Khang và các cộng sự, nghiên cứu "Hiệu quả ứng dụng laser hồng
ngoại điều trị đau điểm”[22], nhóm nghiên cứu được kết hợp chiếu tại chỗ laser hồng ngoại
công suất thấp theo quy cách: Máy Laser Diot model TR1-HP của Hãng Cosmogama Italia
sản xuất năm 2010, bước sóng 795nm tia màu đỏ, chiếu thẳng góc với khoảng cách chiếu
20cm tới vị trí đau, công suất 10mW, thời gian chiếu do máy tự động điều chỉnh, chiếu
mỗi ngày 1 lần.
Kết quả điều trị cho thấy tác dụng của laser tuy không đủ gây nên các biến đổi về cấu trúc
và hình thái, nhưng nguồn năng lượng của photon có tác dụng kích thích hoạt tính tế bào
bằng các hiệu ứng sinh hoc dẫn tới làm ổn định nội môi của tổ chức cơ thể, ổn định tính
thấm màng tế bào (yếu tố duy trì áp suất thủy tĩnh – thẩm thấu trong và ngoài tế bào) tăng
tổng hợp collagen, tăng tạo tân mạch do đó giảm phù nề, giảm viêm (giảm các chất trung
gian gây viêm như kinin, histamine và Prostaglandin) và cuối cùng là giảm đau.
Theo Mohammadreza Mashhoudi Barez và cộng sự[14], đề tài "Tác dụng kích thích
của liệu pháp laser mức độ thấp đối với sự tái tạo dây thần kinh tọa ở chuột" nghiên cứu
với mục tiêu khảo sát tác động của LLLT (780nm, 2J, 100mW, 40 giây) lên quá trình tái
tạo và tái tạo dây thần kinh hông bên phải ngoại biên bị thương ở chuột cho thấy sự tăng
tốc đáng kể của quá trình tái thông mạch và hình thành mạch ở vị trí tổn thương đã được
quan sát thấy trong nhóm thực nghiệm. Hơn nữa, việc giảm xuất huyết và tăng lượng máu
đã được quan sát thấy.
Kết quả của nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng liệu pháp quang trị liệu bằng laser ở bước
sóng chính xác 780 nm có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô dây thần kinh ngoại biên
bị thương.
Từ các nghiên cứu trên và nhiều nghiên cứu đã được chứng minh, viêc sử dụng kết hợp 2
bước sóng đồng thời làm cho hiệu ứng kích thích sinh học xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn
khi chỉ sử dụng từng bước sóng riêng lẻ.
Vậy ta có thể thấy các đáp ứng sinh học do hiệu ứng kích thích sinh học dựa trên hai bước
sóng đồng thời:
- Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 940 nm.

79
- Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 780 nm.
Gồm: Đáp ứng chống viêm, chống đau xảy ra nhanh hơn và mạnh hơn tác động trực tiếp
lên vùng da bị gai đốt sống.

3.2. Mô hình thiết bị phục vụ nghiên cứu điều trị lâm sàng

Để sử dụng phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa – gai đốt sống bằng
laser bán dẫn công suất thấp, cần phải sử dụng:
- Thiết bị Laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch 650 nm.
- Thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn loại 02 kênh.
Hai thiết bị này đều do Phòng thí nghiệm Công nghệ Laser – Đại học Bách khoa
TP. HCM nghiên cứu và chế tạo.
3.2.1. Thiết bị quang trị liệu bằng laser ban dẫn công suất thấp loại 02 kênh[23]
➢ Bộ phận điều trị theo phương pháp quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất
thấp:
Bộ phận này gồm hai kênh. Hai kênh này hoàn toàn giống nhau nhưng hoạt động độc lập
với nhau. Mỗi kênh có một đầu quang trị liệu – nơi tạo ra hiệu ứng hai bước sóng đồng
thời, do hai loại laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 780 nm và bước sóng 940 nm tạo nên.
Trên mặt máy, ở mỗi kênh quang trị liệu có hai nút để điều chỉnh:
• Công suất phát xạ thay đổi từ 0 đến 20mW.
• Tần số điều biến chùm tia thay đổi từ 5 đến 100Hz.
➢ Bộ phận định thời:
Bộ phận định thời gồm hai phần:
• Phần đặt thời gian gồm: 5, 10, 15, 20, 25 và 30 phút.
• Phần đếm, theo chiều thuận.
Khi bộ phận đếm bằng bộ phận đặt, thì có tiếng nhạc báo hiệu thời gian điều trị đã kết thúc,
đồng thời tắt nguồn kích laser.

80
Hình 3. 1. Thiết bị quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp loại 02 kênh
3.2.2. Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch[24]
➢ Bộ phận điều trị của thiết bị có 01 kênh:
• Laser bán dẫn làm việc ở bước sóng 650 nm.
Trên mặt máy, có hai nút để điều chỉnh:
• Công suất phát xạ thay đổi từ 0 đến 5 mW
• Tần số điều biến chùm tia thay đổi từ (5 - 100) Hz.
➢ Bộ phận định thời phục vụ điều trị gồm 2 phần:
• Phần cài đặt thời gian điều trị gồm: 5, 10, 15, 20, 25, 30 phút.
• Phần đếm thời gian điều trị.
Khi phần đếm bằng phần thời gian cài đặt thì có tiếng nhạc báo thời gian điều trị kết thúc,
đồng thời tắt nguồn kích laser.

Hình 3. 2. Thiết bị laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch 650 nm

81
3.3. Liệu trình điều trị

Một liệu trình điều trị gồm 20 ngày chữa trị. Bệnh nhân được điều trị từ hai đến ba liệu
trình. Việc đánh giá kết quả điều trị sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành hai liệu trình
chữa trị

3.4. Quy trình điều trị

- Ngày đầu tiên: Sử dụng hai đầu quang trị liệu – nơi tạo ra hiệu ứng hai bước sóng
đồng thời – tác động trực tiếp lên vùng thắt lưng bị thoái hóa – gai cột sống; Thời
gian điều trị kéo dài 30 phút/lần. Khi sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời, nó
sẽ giúp cho việc điều trị bảo tồn vùng gai đốt sống lưng ở những độ nông sâu khác
nhau, giúp cho bệnh nhân mau chóng hồi phục.
- Ngày thứ hai: Sử dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch với thời gian từ 45 – 60 phút/lần.
Khi sử dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch, nó sẽ giúp tăng cường dòng máu chất
lượng cao trong cơ thể để cung cấp cho vùng đĩa đệm và dây thần kinh xung quanh
vị trí bị đau nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục cho bệnh nhân.
- Ngày thứ ba và thứ tư: Lặp lại quy trình trên.

82
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VÙNG THẮT
LƯNG DO THOÁI HÓA - GAI ĐỐT SỐNG LASER BÁN
DẪN CÔNG SUẤT THẤP
4.1. Tổ chức nghiên cứu điều trị

Việc tổ chức nghiên cứu được thực hiện tại Phòng khám phục hồi chức năng Thiên Trang
tại số 90 Nguyễn Tri Phương, thị trấn Tân Châu, An Giang.

4.2. Phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng và đối tượng trong diện điều trị

4.2.1. Phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng


Phương pháp thực nghiệm lâm sàng không có lô đối chứng, tự đối chứng trước và sau khi
kết thúc điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp.
Không thành lập được lô đối chứng vì bệnh nhân trong diện điều trị đã được điều trị bằng
các phương pháp khác nhau nhưng chưa đạt được kết quả như ý muốn. Chính vì vậy, họ
xem phương pháp điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp là phương pháp được mong
đợi, trước khi thực hiện phẫu thuật.
4.2.2. Đối tượng trong diện nghiên cứu điều trị lâm sàng
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Bệnh nhân đến thăm khám có triệu chứng đau vùng thắt lưng và chụp MRI phát hiện có
gai đốt sống lưng.
- Kết quả điều trị sẽ được so sánh trước và sau khi điều trị thông qua:
• Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS[25]
• Đánh giá khoảng cách tay – đất[26]
• Đánh giá độ giãn cột sống thắt lưng
• Kết quả chụp cộng hưởng từ MRI.
- Bệnh nhân trong diện điều trị gồm có: 30 người, họ đồng ý điều trị bằng phương
pháp laser bán dẫn công suất thấp.
- Địa điểm điều trị: phòng điều trị phục hồi chức năng Tân Châu, An Giang.

83
Tuổi 30 - 39 40 - 49 50 - 59 60 - 69 70 - 79
Số lượng 9 8 5 5 3

Tỷ lệ % 30 26.66 16.67 16.67 10


Bảng 4. 1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi
4.2.3. Tiêu chi đánh giá đầu vào – đầu ra
- Bệnh nhân đến thăm khám có triệu chứng đau vùng thắt lưng và có kết quả chẩn đoán
hình ảnh được kết luận thoái hoá – gai đốt sống thắt lưng.
- Kết quả điều trị sẽ được so sánh trước và sau khi điều trị thông qua: Đánh giá mức độ
đau theo thang điểm VAS và theo nghiệm pháp ngón tay – mặt đất.
4.2.4. Thiết bị dùng trong điều trị lâm sàng
Để sử dụng phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa – gai đốt sống bằng laser
bán dẫn công suất thấp, cần phải sử dụng:
- Thiết bị Laser bán dẫn công suất thấp nội tĩnh mạch 650 nm.
- Thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn loại 02 kênh.
Hai thiết bị này đều do Phòng thí nghiệm Công nghệ Laser – Đại học Bách khoa
TP. HCM nghiên cứu và chế tạo.
4.2.5. Liệu trình điều trị và quy trình điều trị
4.2.5.1. Liệu trình điều trị
Một liệu trình điều trị gồm 20 ngày chữa trị. Bệnh nhân được điều trị từ hai đến ba liệu
trình. Việc đánh giá kết quả điều trị sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành hai liệu trình
chữa trị
4.2.5.2. Quy trình điều trị
- Ngày đầu tiên: Sử dụng hai đầu quang trị liệu – nơi tạo ra hiệu ứng hai bước sóng đồng
thời – tác động trực tiếp lên vùng thắt lưng bị thoái hóa – gai cột sống; Thời gian điều trị
kéo dài 30 phút/lần. Khi sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời, nó sẽ giúp cho việc
điều trị bảo tồn vùng gai đốt sống lưng ở những độ nông sâu khác nhau, giúp cho bệnh
nhân mau chóng hồi phục.
- Ngày thứ hai: Sử dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch với thời gian từ 45 – 60 phút/lần. Khi
sử dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch, nó sẽ giúp tăng cường dòng máu chất lượng cao trong

84
cơ thể để cung cấp cho vùng đĩa đệm và dây thần kinh xung quanh vị trí bị đau nhằm đẩy
nhanh quá trình hồi phục cho bệnh nhân.
- Ngày thứ ba và thứ tư: Lặp lại quy trình trên.

4.3. Kết quả điều trị lâm sàng

4.3.1. Tiêu chí đánh giá kết quả điêu trị lâm sàng
4.3.1.1. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS (visual analog scales)
Thang đo tương tự thị giác (VAS)[25] là thang đo phản ứng tâm lý được sử dụng để đo
lường các đặc điểm hoặc thái độ chủ quan và đã được sử dụng trong quá khứ cho nhiều rối
loạn, cũng như trong nghiên cứu thị trường và điều tra khoa học xã hội, trong số những
người khác.
Mức độ đau từ 0 đến 10, giải thích bằng lời cho bệnh nhân hiểu cách tự đánh giá điểm
đau cho bản thân trên thước hiển thị số. Ghi lại mức độ đau của bệnh nhân để quyết định
điều trị, theo dõi và so sánh giữa các lần khám.

Hình 4. 1. Thước hiển thị số VAS


4.3.1.2. Đánh giá mức độ đau theo nghiệm pháp ngón tay – mặt đất
Độ giãn cột sống thắt lưng: Nghiệm pháp ngón tay – mặt đất, người bệnh đứng thẳng, 2
chân sát nhau, cúi tối đa, chân thẳng, giơ thẳng 2 tay hướng xuống đất rồi đo khoảng cách
từ ngón tay giữa của bệnh nhân tới mặt đất (người có cột sống khỏe mạnh thường có
khoảng cách giữa ngón tay với mặt đất bằng 0 - tức là ngón tay chạm được xuống đất.
Đánh giá mức độ đau theo khoảng cách đầu ngón tay giữa và mặt đất.

Hình 4. 2. Nghiệm pháp ngón tay – mặt đất


85
Khoảng cách Độ giãn cột
Điểm VAS Mức độ đau Điểm đánh giá
tay – đất sống thắt lưng
VAS = 0 Không đau 0 - 5 cm > 13 0
1-2 Đau nhẹ 6 - 10 cm > 12 - 13 1
3-4 Đau vừa 11 – 15 cm > 11.5 – 12 2
5-6 Đau nặng 16 – 20 cm > 11 – 11.5 3
7-8 Đau rất nặng 21 – 25 cm > 10.5 - 11 4
9 - 10 Đau nghiêm trọng > 26 cm ≤ 10.5 5
Bảng 4. 2. Thang đánh giá VAS và khoảng cách ngón tay - đất, độ giãn
cột sống thắt lưng
4.3.2. Kết quả điều trị
4.3.2.1. Kết quả đánh giá mức độ đau theo tiêu chuẩn VAS

Trước khi thực hiện Sau khi kết thúc hai Sau khi kết thúc ba
Thời gian
điều trị liệu trình điều trị liệu trình điều trị
Tỷ Điểm Tỷ Điểm Tỷ Điểm
Mức độ đau theo N=30 N=30 N=30
lệ đánh lệ đánh lệ đánh
thang điểm VAS người người người
% giá % giá % giá
Không đau 00 00 0 19 63.3 0 29 96.7 0
Đau nhẹ 01 3.3 1 10 33.3 1 01 3.3 1
Đau vừa 29 96.7 2 01 3.4 2 00 00 2
Đau nặng 00 00 3 00 00 3 00 00 3
Đau rất nặng 00 00 4 00 00 4 00 00 4
Đau nghiêm trọng 00 00 5 00 00 5 00 00 5
Điểm trung bình
3.33 - Giá trị này 0.6 - Giá trị này 0.03 - Giá trị này
điểm đánh giá
tương ứng với mức tương ứng với mức tương ứng với mức
mức độ đau theo
độ đau nặng độ không đau độ không đau
thang điểm VAS
Bảng 4. 3. Kết quả điều trị được đánh giá theo thang điểm VAS
Từ Bảng 4.3, tôi nhận thấy:
Mức độ đau của 30 bệnh nhân sau những liệu trình điều trị bằng laser bán dẫn công suất
thấp giảm đi rõ rệt so với trước khi điều trị và sau hai liệu trình điều trị. Cụ thể như sau:
- Trước khi điều trị, giá trị trung bình điểm đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS đạt
3.33 - tương ứng mức độ đau nặng.

86
- Sau hai liệu trình điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp giá trị trung bình điểm đánh
giá mức độ đau theo thang điểm, VAS đạt 0.6 . Giá trị này nhỏ hơn giá trị trước khi điều
trị 5.55 lần.
- Sau ba liệu trình điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp, giá trị trung bình điểm đánh
giá mức độ đau theo thang điểm VAS đạt 0.03 – Giá trị tương ứng với mức độ không đau.
Giá trị này nhỏ hơn giá trị trước khi điều trị 111 lần. Đồng thời nhỏ hơn giá trị trung bình
điểm đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS sau hai liệu trình điều trị là 20 lần.
4.3.2.2. Kết quả điều trị được đánh giá theo khoảng cách tay – đất

Trước khi thực hiện Sau khi kết thúc một Sau khi kết thúc hai
Thời gian
điều trị liệu trình điều trị liệu trình điều trị
Điểm Điểm Điểm
Khoảng cách N=30 Tỷ lệ N=30 Tỷ lệ N=30 Tỷ lệ
tay – đất đánh đánh đánh
người % người % người %
giá giá giá
0 - 5 cm 00 00 0 19 63.3 0 29 96.7 0
6 - 10 cm 01 3.3 1 10 33.3 1 01 3.3 1
11 – 15 cm 29 96.7 2 01 3.4 2 00 00 2
16 – 20 cm 00 00 3 00 00 3 00 00 3
21 – 25 cm 00 00 4 00 00 4 00 00 4
>26 cm 00 00 5 00 00 5 00 00 5
Điểm trung
bình điểm
3.33 - Giá trị này 0.56 - Giá trị này 0.03 - giá trị này
đánh giá mức
tương ứng với mức tương ứng với mức tương ứng với mức
độ đau theo
độ đau nặng độ không đau độ không đau
khoảng cách
tay – đất
Bảng 4. 4. Kết quả điều trị được đánh giá theo khoảng cách tay - đất
Từ bảng ,tôi nhận thấy:
Khoảng cách tay – đất của 30 bệnh nhân sau từng liệu trình điều trị bằng laser bán dẫn
công suất thấp cải thiện rõ rệt so với trước khi điều trị và sau hai liệu trình điều trị. Cụ thể
như sau:
- Trước khi điều trị, giá trị trung bình điểm đánh giá mức độ đau theo khoảng cách tay –
đất đạt 3.33 , tương ứng mức độ đau nặng.

87
- Sau một liệu trình điều trị, giá trị trung bình điểm đánh giá mức độ đau theo khoảng cách
tay – đất đạt 0.56 – tương ứng với mức độ không đau. Giá trị này nhỏ hơn giá trị trước khi
điều trị 5.94 lần.
- Sau hai lần điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp, giá trị trung bình điểm đánh giá
mức độ đau theo khoảng cách tay – đất đạt 0.03 – Giá trị tương ứng với mức độ không
đau. Giá trị này nhỏ hơn giá trị trước khi điều trị 111 lần. Đồng thời nhỏ hơn giá trị trung
bình điểm đánh giá mức độ đau theo khoảng cách tay – đất sau một liệu trình điều trị là
18.67 lần.
4.3.2.3. Kết quả điều trị được đánh giá theo độ giãn cột sống thắt lưng

Trước khi thực hiện Sau khi kết thúc một Sau khi kết thúc hai
Thời gian
điều trị liệu trình điều trị liệu trình điều trị
Điểm Điểm Điểm
Độ giãn cột N=30 Tỷ lệ N=30 Tỷ lệ N=30 Tỷ lệ
sống thắt lưng đánh đánh đánh
người % người % người %
giá giá giá
> 13 00 00 0 19 63.3 0 29 96.7 0
> 12 - 13 01 3.3 1 10 33.3 1 01 3.3 1
> 11.5 – 12 29 96.7 2 01 3.4 2 00 00 2
> 11 – 11.5 00 00 3 00 00 3 00 00 3
> 10.5 - 11 00 00 4 00 00 4 00 00 4
≤10.5 00 00 5 00 00 5 00 00 5
Điểm trung
bình điểm đánh 3.33 - Giá trị này 0.56 - Giá trị này 0.03 - Giá trị này tương
giá mức độ đau tương ứng với mức độ tương ứng với mức độ ứng với mức độ không
theo độ giãn cột đau nặng không đau đau
sống thắt lưng
Bảng 4. 5. Kết quả điều trị được đánh giá theo độ giãn cột sống thắt lưng
Từ bảng, tôi nhận thấy:
Mức độ giãn cột sống thắt lưng của 30 bệnh nhân sau từng liệu trình điều trị bằng laser
bán dẫn công suất thấp cải thiện rõ rệt so với trước khi điều trị và sau hai liệu trình điều
trị. Cụ thể như sau:
- Trước khi điều trị, giá trị trung bình điểm đánh giá độ giãn cột sống thắt lưng đạt 3.33 -
tương ứng mức độ đau nặng.

88
- Sau hai liệu trình điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp giá trị trung bình điểm đánh
giá độ giãn cột sống thắt lưng đạt 0.56. Giá trị này nhỏ hơn giá trị trước khi điều trị 5.94
lần.
- Sau ba lần điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp, giá trị trung bình điểm đánh giá độ
giãn cột sống thắt lưng đạt 0.03 – giá trị tương ứng với mức độ không đau. Giá trị này nhỏ
hơn giá trị trước khi điều trị 111 lần. Đồng thời nhỏ hơn giá trị trung bình điểm đánh giá
độ giãn cột sống thắt lưng sau hai liệu trình điều trị là 18.67 lần.
4.3.2.4. Kết quả đánh giá theo kết quả chụp cộng hưởng từ - MRI
Bệnh
STT Trước khi điều trị Sau khi điều trị Kết quả
nhân

• Thoái hóa mất • Thoái hóa mất • Thoát vị đĩa đệm


nước đĩa đệm lưng nước đĩa đệm lưng tầng L3/4 giảm
• Thoái hóa gai, • Thoái hóa gai, 2mm.
thoái hóa mỡ các thoái hóa mỡ các
thân đốt sống. thân đốt sống.
• Thoát vị đĩa đệm • Thoát vị đĩa đệm • Thoát vị đĩa đệm
tầng L3/4 ra sau tầng L3/4 ra sau tầng L4/5 giảm
5mm, ép mặt trước 3mm, ép mặt trước 2mm
bao ngoài màng bao ngoài màng
cứng. cứng.
1 BN27
• Thoát vị đĩa đệm • Thoát vị đĩa đệm • Thoát vị đĩa đệm
tầng L4/5 ra sau tầng L4/5 ra sau tầng L5/S1 giảm
6mm, ép mặt trước 4mm, ép mặt trước 1mm
bao ngoài màng bao ngoài màng
cứng. cứng.
• Thoát vị đĩa đệm • Thoát vị đĩa đệm
tầng L5/S1 ra sau tầng L5/S1 ra sau
4mm, ép mặt trước 3mm, ép mặt trước
bao ngoài màng bao ngoài màng
cứng. cứng.

89
• Thoái hóa mất • Thoái hóa mất • Thoát vị đĩa đệm
nước đĩa đệm lưng nước đĩa đệm lưng tầng L3/4 giảm
• Thoái hóa gai các 2mm
thân đốt sống • Thoái hóa gai các • Thoát vị đĩa đệm
• Thoát vị đĩa đệm thân đốt sống tầng L4/5 giảm
tầng L3/4 ra sau • Thoát vị đĩa đệm 3mm
5mm tầng L3/4 ra sau • Thoát vị đĩa đệm
2 BN17
• Thoát vị đĩa đệm 3mm tầng L5/S1 giảm
tầng L4/5 ra sau • Thoát vị đĩa đệm 1mm
9mm tầng L4/5 ra sau
• Thoát vị đĩa đệm 6mm
tầng L5/S1 ra sau • Thoát vị đĩa đệm
5mm tầng L5/S1 ra sau
4mm
• Thoái hóa mất • Thoái hóa mất • Thoát vị đĩa đệm
nước đĩa đệm lưng nước đĩa đệm lưng L2/3 giảm 2mm
• Thoái hóa gai các • Thoái hóa gai các • Thoát vị đĩa đệm
thân đốt sống. thân đốt sống. L3/4 giảm 2mm
• Thoát vị đĩa đệm • Thoát vị đĩa đệm • Thoát vị đĩa đệm
3 BN04
L2/3 ra sau 6mm L2/3 ra sau 4mm L4/5 giảm 1mm
• Thoát vị đĩa đệm • Thoát vị đĩa đệm
L3/4 ra sau 5mm L3/4 ra sau 3mm
• Thoát vị đĩa đệm • Thoát vị đĩa đệm
L4/5 ra sau 5mm L4/5 ra sau 4mm
Bảng 4. 6. Kết quả đánh giá theo kết quả chụp cộng hưởng từ - MRI

90
Hình 4. 3. Bệnh nhân BN27 trước khi điều trị

Hình 4. 4. Bệnh nhân BN27 sau khi điều trị

91
Hình 4. 5. Bệnh nhân BN17 trước khi điều trị

Hình 4. 6. Bệnh nhân BN17 sau khi điều trị

92
Hình 4. 7. Bệnh nhân BN04 trước khi điều trị

Hình 4. 8. Bệnh nhân BN04 sau khi điều trị

93
4.3.3. Tai biến và phản ứng phụ
Trong quá trình điều trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa – gai đốt sống cho bệnh nhân bằng
laser bán dẫn công suất thấp:
- Không xảy ra tai biến trong quá trình điều trị, không xảy ra các phản ứng phụ có hại cho
sức khỏe bệnh nhân.
- Mức độ phục hồi sức khỏe của bệnh nhân đã được thể hiện rõ nét, tình trạng đau vùng
thắt lưng của bệnh nhân giảm đáng kể.

4.4. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp điều trị

Điểm lượng hóa mức độ đau theo các tiêu chí đánh giá VAS; Khoảng cách ngón tay – mặt
đất và độ giãn cột sống thắt lưng:
Độ giãn cột
Khoảng cách Điểm lượng
Điểm VAS sống thắt Mức độ
tay – đất hóa
lưng
0 0 - 5 cm > 13 Không đau 9 – 10 điểm
1-2 6 - 10 cm > 12 - 13 Đau nhẹ 7 - 8 điểm
3-4 11 – 15 cm > 11.5 – 12 Đau vừa 5 - 6 điểm
5-6 16 – 20 cm > 11 – 11.5 Đau nặng 3 - 4 điểm
7-8 21 – 25 cm > 10.5 - 11 Đau rất nặng 1 - 2 điểm

Đau nghiêm
9-10 >26 cm ≤10.5 0 điểm
trọng
Bảng 4. 7. Bảng điểm lượng hóa
Mã số
d1 d2 d = d2 – d 1 d2
bệnh nhân
1 5 10 5 25
2 6 10 4 16
3 6 10 4 16
4 6 10 4 16
5 5 10 5 25
6 5 10 5 25
7 5 10 5 25
8 8 10 2 4
9 6 10 4 16
10 5 10 5 25
11 6 10 4 16
12 5 10 5 25
13 5 10 5 25
14 6 10 4 16

94
15 5 10 5 25
16 6 10 4 16
17 6 10 4 16
18 5 10 5 25
19 5 10 5 25
20 6 10 4 16
21 6 7 1 1
22 5 10 5 25
23 5 10 5 25
24 5 10 5 25
25 5 10 5 25
26 5 10 5 25
27 5 10 5 25
28 5 10 5 25
29 5 10 5 25
30 6 10 4 16
n = 30 ∑d = 133 ∑d = 615
2

Bảng 4. 8. Bảng điểm lượng hóa dựa trên kết quả trước và sau khi điều trị
theo tiêu chí VAS
• Tổng điểm chênh lệch trước và khi kết thúc 2 liệu trình điều trị bằng laser công
suất thấp:
∑d = 133
• Tổng bình phương điểm chênh lệch trước và sau khi kết thúc 02 liệu trình điều trị:
∑d2 = 615
• Trung bình điểm chênh lệch:
∑d 133
𝑑̅ = = = 4,43
𝑛 30

• Độ lệch chuẩn:
1 1
∑d2 ∑d 2 615 133 2
δ=[ − ( )2 ] =[ − ( )2 ] = 0,92
𝑛 𝑛 30 30

• Độ lệch thu gọn, theo [27] ta có:


𝑑̅ 4,43
𝛾𝑁𝐶 = δ = 0,92 = 26,37
( ) ( )
√𝑛 √30

Từ bảng thu gọn 𝛾 (theo Fisher và yates ở ) áp dụng cho mẫu nghiên cứu n ≥ 30 chúng tôi
nhận thấy khi 𝛾 = 2,576 thì ngẫu xuất p < 0,01, tức là độ tin cậy chính xác đến 99%.

95
Lô nghiên cứu có 𝛾𝑁𝐶 = 26,37. Như vậy 𝛾𝑁𝐶 = 26,37 > 𝛾 = 2,576 ứng với p < 0,01.
Điều này có nghĩa là phương pháp nghiên cứu điều trị có kết quả tốt với độ tin cậy lớn hơn
99%.
Điều này cho thấy việc sử dụng laser công suất thấp trong điều trị đau thắt lưng do thoái
hóa - gai đốt sống có độ tin cậy cao và đạt hiệu quả trong chữa trị lâm sàng.
4.5. Kết luận

- Các kết quả (dựa trên từng tiêu chí đánh giá) khi được tính toán kỹ lưỡng cho thấy: Sử
dụng laser công suất thấp trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa - gai đốt sống có độ tin
cậy cao và đạt hiệu quả trong điều trị lâm sàng.
- Tăng vi tuần hoàn cục bộ để nuôi dưỡng vùng bị tổn thương.
- Thời gian điều trị ngắn, hiệu quả cao.
- Không xảy ra tai biến và phản ứng phụ có hại trong và sau khi được điều trị bằng laser
bán dẫn công suất thấp.
- Phương pháp điều trị đơn giản, dễ phổ cập rộng rãi và giá thành điều trị phù hợp với phần
lớn người mắc bệnh này là dân lao động.

96
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN
5.1. Kết quả đạt được

Đề tài luận văn tốt nghiệp với tên gọi: “Ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp trong điều
trị đau vùng thắt lưng do thoái hóa – gai đốt sống” đã đạt được những kết quả chính sau
đây:
5.1.1. Xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp điều trị gai đốt sống thắt lưng
Cơ chế điều trị gồm có:
- Sử dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch để cung cấp máu cho mạch máu đầy đủ với chất
lượng cao nhằm từng bước điều trị phục hồi chức năng của nó bị tổn thương.
- Sử dụng quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp sử dụng hiệu ứng hai bước sóng
đồng thời tác đồng thời tác động trực tiếp lên vùng da ở lưng – vị trí gai đốt sống.
5.1.2. Thiết kế mô hình thiết bị điều trị gai đốt sống thắt lưng
Trên cơ sở lý luận của phương pháp điều trị, mô hình thiết bị phục vụ điều trị đau vùng
thắt lưng do thoái hóa – gai đốt sống gồm:
- Thiết bị laser bán dẫn nội tĩnh mạch bước sóng 650 nm.
- Thiết bị quang trị liệu bằng Laser bán dẫn loại 02 kênh.

5.2. Đóng góp của đề tài về mặt khoa học và xã hội

Đề tài này góp phần xây dựng một phương pháp mới trong điều trị đau vùng thắt lưng do
thoái hóa – gai đốt sống đó là phương pháp sử dụng laser bán dẫn công suất thấp trong đó
bao gồm hai thiết bị: Laser nội tĩnh mạch và quang trị liệu có những ưu điểm vượt trội so
với các phương pháp điều trị nội khoa chủ yếu giải quyết vấn đề giảm đau cho bệnh nhân.

5.3. Hướng phát triển

Tiếp tục tiến hành điều trị lâm sàng thêm nhiều bệnh nhân hơn nhằm khẳng định tính ưu
việt của phương pháp.
Nghiên cứu phối hợp thêm nhiều phương pháp như vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu để
rút ngắn thời gian điều trị, vẫn mang lại hiệu quả tích cực.

97
PHỤ LỤC A

Bảng 4. 9. Bảng độ lệch thu gọn 𝛾 (theo Fisher và Yates) áp dụng cho mẫu n ≥ 30[27]

98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Minh Trường, Thoái hóa cột sống: Những điều cần biết để phòng và điều trị.
Hà Nội, 2016.
[2] M. FRANK H.NETTER, Atlas Giải phẫu người. NXB Y học, 2007.
[3] Bùi Văn Đức, Đại cương chấn thương chỉnh hình cột sống. Hồ Chí Minh: NXB
Thể dục thể thao, 2013.
[4] Hồ Hữu Lương, Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. Hà Nội: NXB Y học Hà Nội,
2012.
[5] Nguyễn Thị Ngọc Lan, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Vĩnh Phúc, 2015.
[6] Tăng Hà Nam Anh, “Gai cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị,”
https://tamanhhospital.vn/gai-cot-song/, 2021. .
[7] Vũ Thị Thanh Thủy, Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường
gặp. Hà Nội: NXB Y học, 2012.
[8] Vũ Bá Cương, “Các phương thức vật lý trị liệu,”
https://www.slideshare.net/thinhtranngoc98/15-cc-phng-php-vltl, 2017. .
[9] Hà Hoàng Kiệm, “Nhiệt trị liệu,” https://hahoangkiem.com/vat-ly-tri-lieu/nhiet-tri-
lieu-339.html, 2015. .
[10] Hà Hoàng Kiệm, “Đau và điều trị đau bằng các phương pháp vật lý,”
https://hahoangkiem.com/vat-ly-tri-lieu/dau-va-dieu-tri-dau-bang-cac-phuong-
phap-vat-ly-218.html, 2014. .
[11] Nguyễn Tài Thu, “Tân Châm,” pp. 205–230, 2012.
[12] J. S. Kana, G. Hutschenreiter, N. D. Haina, and N. W. Waidelich, “Effect of low-
power density laser radiation on healing of open skin wounds in rats,” 1981.
Accessed: Dec. 24, 2021. [Online]. Available:
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7469766/.
[13] S. M. Rayegani, S. A. Raeissadat, S. Heidari, and M. Moradi-Joo, “Safety and
Effectiveness of Low-Level Laser Therapyin Patients With Knee Osteoarthritis: A
SystematicReview and Meta-analysis,” Journal of Lasers in Medical Sciences, vol.
8. Laser Application in Medical Sciences Research Center, pp. S12–S19, 2017,
doi: 10.15171/jlms.2017.s3.
[14] M. M. Barez et al., “Stimulation Effect of Low Level Laser Therapy onSciatic
Nerve Regeneration in Rat,” J. Lasers Med. Sci., vol. 8, pp. S32–S37, 2017, doi:
10.15171/jlms.2017.s7.
[15] L. Brosseau et al., “Low level laser therapy (Classes III) for treating
osteoarthritis(Review),” Cochrane Database Syst. Rev., Jan. 2007, doi:
10.1002/14651858.cd002046.pub3.

99
[16] H. Pretel, R. F. Z. Lizarelli, and L. T. O. Ramalho, “Effect of Low-Level Laser
Therapy on Bone Repair:Histological Study in Rats,” Lasers Surg. Med., vol. 39,
no. 10, pp. 788–796, Dec. 2007, doi: 10.1002/lsm.20585.
[17] Hong Wang et al., “The hematologic effects of low intensity 650 nm laser
irradiation on hypercholesterolemia rabbits,” 2016. [Online]. Available:
www.ajtr.org.
[18] P. Felipe F. Sperandio, “Low-level laser irradiation promotes the proliferation and
maturation of keratinocytes during epithelial wound repair,” J. Biophotonics, vol.
8, no. 10, pp. 795–803, Oct. 2015, doi: 10.1002/jbio.201400064.
[19] Grigory E.Brill, S. N. Grigoriev, and T. P. Romanova, “Changes of leucocytes
metabolism in He - Ne laser bloodirradiation in vitro,” 1992. [Online]. Available:
http://proceedings.spiedigitallibrary.org/.
[20] T. Karu, L. Pyatibrat, and G. Kalendo, “Irradiation with He - Ne laser increases
ATP level in cellscultivated in vitro,” 1995.
[21] Trịnh Trần Hồng Duyên and Trần Anh Tú, “Điều trị u xơ tuyến tiền liệt bằng
phương pháp mới: Laser mức độ thấp,” pp. 10924–10926, 2020, [Online].
Available: http://www.journalajst.com.
[22] Trần Quang Khang, Lương Anh Thơ, Nguyễn Tiến Tính, Nguyễn Thị Thu, and
Nguyễn Tường Duy, “HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG LASER HỒNG NGOẠI ĐIỀU
TRỊ ĐAU ĐIỂM,” 2015.
[23] Trần Minh Thái và cộng sự, Thiết bị quang trị liệu bằng laser bán dẫn. Hồ Chí
Minh: Kỷ yếu Hội nghị khoa học về "Quang châm bằng laser bán dẫn, 1998.
[24] Trần Minh Thái và cộng sự, “Laser bán dẫn nội tĩnh mạch,” Chuyên đề năm 2000,
Hồ Chí Minh, 2000.
[25] Ludger Klimek, “Visual analogue scales (VAS) - Measuring instruments for the
documentation of symptoms and therapy monitoring in case of allergic rhinitis in
everyday health care,” Allergo J., vol. 26, no. 1, pp. 36–47, Feb. 2017, doi:
10.1007/s40629-016-0006-7.
[26] H. Ekedahl, B. Jönsson, and R. B. Frobell, “Fingertip-to-Floor Test and Straight
Leg Raising Test:Validity, Responsiveness, and Predictive Value in PatientsWith
Acute/Subacute Low Back Pain,” Arch. Phys. Med. Rehabil., vol. 93, no. 12, pp.
2210–2215, Dec. 2012, doi: 10.1016/j.apmr.2012.04.020.
[27] Lê Hưng và Cộng sự, Quang châm và nhu châm (Nghiệm sinh lâm sàng). Hồ Chí
Minh: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017.

100

You might also like