You are on page 1of 10

1.

Thủ lĩnh chính trị


Thủ lĩnh chính trị là gì?
Thủ lĩnh chính trị: Là người đứng đầu một tổ chức chính trị. Đó là nhân vật xuất
sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong điều kiện lịch sử nhất định,
có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lí tưởng giai cấp, có khả năng nắm bắt và sử dụng
quy luật, có năng lực tổ chức và tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ
chính trị do lịch sử đặt ra.
Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị:
Khái quát về phẩm chất thủ lĩnh chính trị thành 5 nhóm sau:
Là thủ lĩnh chính trị dù ở bất cứ chế độ nào cũng phải có những phầm chất nhất
định, có trí tuệ, có năng lực đạt tới mục tiêu chính trị đề ra, có khả năng cai trị …
Tuy nhiên, ở mỗi chế độ chính trị, mỗi giai đoạn phát triển của ls, người thủ lĩnh
chính trị cũng có những phẩm chất riêng. Phẩm chất của người thủ lĩnh chính trị
trong xh chiếm hữu lô lệ khác với thủ lĩnh chính trị trong chế độ phong kiến và
cũng k giống với thủ lĩnh chính trị của giai cấp tư sản. và tất nhiên, thủ lĩnh chính
trị của giai cấp vô sản khác về chất so với tất cả các loại thủ lĩnh trong xh dựa trên
chế độ áp bức bóc lột. bởi vậy, khi xem xét về phẩm chất ng thủ lĩnh chính trị có
quan điểm khách quan, toàn diện, dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đặc biệt phải
có quan điểm giai cấp rõ ràng vì chính trị là đấu tranh cho lợi ích giai cấp, người
thủ lĩnh chính trị luôn là người thể hiện tập chung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp.
Về trình độ hiểu biết: nhất thiết đó phải là người thông minh, hiểu biết sâu rộng các
lĩnh vực, có tư duy khoa học, nắm vững được quy luật phát triển của quá trình
chính trị, có khả năng dự đoán được tình hình, làm chủ được khoa học và công
nghệ lãnh đạo, quản lí.
Về phẩm chất chính trị: là người giác ngộ lợi ích giai cấp, đại diện tiêu biểu cho lợi
ích của giai cấp, trung thành với mục tiêu lí tưởng đã chọn, dũng cảm đấu tranh
bảo vệ lợi ích của giai cấp. có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những biến động
phức tạp của lịch sử.
Về năng lực tổ chức: là người có khả năng về công tác tổ chức, nghĩa là biết đề ra
mục tiêu đúng, phân công nhiệm vụ đúng chức năng cho cấp dưới và cho từng
người, biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, có khả năng động viên, khích lệ
mọi người hoạt động, kiểm tra, giám sát công việc.
Về đạo đức, tác phong: là người có tính trung thực, công bằng, cởi mở, cương
quyết. Có lối sống giản dị, có khả năng giao tiếp và mối quan hệ tốt với mọi người.
Có lòng tin vào bản thân, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Có lòng say mê
công việc và lòng tin vào cấp dưới.
Về khả năng làm việc: Có sức khỏe tốt, khả năng làm việc với cường độ cao, có
khả năng giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo, đưa ra những quyết sách sáng
suốt, nhạy cảm, năng động. Biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới.
Vai trò của thủ lĩnh chính trị:
Do nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ lĩnh
chính trị có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức
quyền lực mà họ chính là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền lực
phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội, giai cấp, góp phần tạo động lực cho xã
hội phát triển.
Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần chúng,
thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chính
trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị phù hợp với nhu cầu xã hội và
lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân
tộc, có khả năng nhìn xa trông rộng cho nên không những có khả năng tổ chức, tập
hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng đưa phong trào vượt qua
những khúc quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị đã đề ra
2. Liên hợp quốc
Liên hợp quốc ra đời nhằm mục đích:
1) Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;
2) Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội...;
3) Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước;
4) Trở thành trung tâm phối hợp hành động giữa các nước để đạt được những mục
đích trên đây.
Liên hợp quốc có các cơ quan chính gồm: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội
đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư kí.
 Tôn chỉ, mục đích Liên hợp quốc
Theo Điều 1 Hiến chương, Liên hợp quốc theo đuổi mục đích ttở thành trung tâm
phôi họp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được những mục đích như duy
trì hoà bình và an ninh quốc tế; phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước
trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết, thực hiện sự hợp tác
quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóá, nhân
đạo...
Trong hơn năm mươi năm hoạt động, mặc dù có nhiều bước thăng trầm nhưng
Liên hợp quốc đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các tôn chỉ, mục đích của mình.
2. Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Liên hợp quốc được quy định tại Điều 2
Hiến chương bao gồm:
- Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên.
- Các thành viên Liên hợp quốc phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy
định của Hiến chương.
- Các thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng
phương pháp hoà bình.
- Các thành viên của Liên hợp quốc phải từ bỏ đe dọa dùng vũ lực hay sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế.
- Các thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ giúp đỡ Liên hợp quốc trong mọi
hành động của Liên hợp quốc.
- Để duy trì họà bình và an ninh quốc tế, Liên hợp quốc đảm bảo để các quốc gia
không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo các nguyên tắc nêu
trên.
- Liên hợp quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội
bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào.
Những nguyên tắc của Liên hợp quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành
cơ sở bảo đảm cho Liên hợp quốc thực hiện tốt vai ttò là trung tâm phối hợp hành
động của các quốc gia vì sự hoà bình và hợp tác.
3. ASEAN
ASEAN là một hiệp hội của các nước ở khu vực Đông Nam Á, tên chính thức là
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. ASEAN là tổ chức liên minh về các vấn đề
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia. ASEAN ra đời vào ngày 8
tháng 8 năm 1967. 5 thành viên đầu tiên của tổ chức là Singapore, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Philippines.
ASEAN là tổ chức có sự đoàn kết lâu bền nhất trong tất cả các tổ chức khu vực
hiện nay, với sự hòa hợp giữa cả văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội, các hoạt động
thể dục thể thao cũng được diễn ra rất văn minh và được hưởng ứng bởi tất cả các
nước thành viên.
Mục tiêu của ASEAN ngay từ khi thành lập là để củng cố mối quan hệ giữa các
nước trên cơ sở tăng cường tinh thần đoàn kết, từ đó hỗ trợ nhau về kinh tế, bảo vệ
hòa bình và sự phát triển phồn thịnh của khu vực. Đồng thời, tổ chức ASEAN ra
đời cũng là cơ sở để hạn chế tình trạng bất ổn về chính trị và bạo động ở các quốc
gia trong khu vực.
Ngoài 05 quốc gia gia nhập ngay từ khi tổ chức ASEAN ra đời, hiện nay đã có 12
nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức này.
Các quốc gia gia nhập chính thức sau năm 1967 gồm: Vương quốc Brunei gia nhập
ASEAN ngày 8 tháng 1 năm 1984. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào gia nhập
ngày 23 tháng 7 năm 1997, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tham gia ngày
28 tháng 7 năm 1995, Liên bang Myanma ngày 23 tháng 7 năm 1997 và Vương
quốc Campuchia tham gia ngày 30 tháng 4 năm 1999. Hai nước đóng vai trò quan
sát viên và ứng cử viên là Đông Timo và Papua New Guinea.
Hoạt động của ASEAN
Tính đến năm 2019, ASEAN đã tồn tại được một nửa thế kỷ, từ một tổ chức đơn lẻ
giữa các thành viên, ASEAN đang ngày một phát triển phồn thịnh và trở thành một
tổ chức chặt chẽ, có hướng đi rõ ràng. Hoạt động của ASEAN hiện nay bao trùm
trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, đối ngoại,...giữa các quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á.
ASEAN đã và đang trở thành một tổ chức quy mô khu vực nhưng lại có sức ảnh
hưởng lớn nhất ở Đông Nam Á và đang tiến đến là tổ chức ổn định thịnh vượng
nhất khu vực Đông Á. Nền tảng pháp lý và các thể chế hoạt động của ASEAN
được quy định trong Hiến chương ASEAN. Đảm bảo sự hợp tác hòa bình, ổn định
và bình đẳng giữa các nước trong hiệp hội.
ASEAN cũng có rất nhiều vấn đề nằm ngoài khu vực Đông Nam Á và có thể vươn
ra quốc tế.
ASEAN có hai uy ban chính gồm: ASC - Ủy ban thường trực ASEAN và 6 ủy ban
hợp tác chuyên ngành.
Những cột mốc quan trọng của ASEAN
Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á được thành lập
Năm 1971: Ra tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN),
nhằm đảm bảo xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, tự do, không
có sự can thiệp từ bất cứ nước nào ở khu vực bên ngoài.
Năm 1994: ARF - Diễn đàn khu vực ASEAN thành lập nhằm củng cố mối quan hệ
vệ mặt chính trị và an ninh giữa các quốc gia trên thế giới với các quốc gia trong
khối ASEAN.
Năm 1995: ASEAN ký kết Hiệp ước SEANWFZ về khu vực Đông Nam Á không
vũ khí hạt nhân.
Năm 2003: Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II được thông qua, ý tưởng về 3 trụ
cột của cộng đồng ASEAN chính thức được hợp thức hóa.
Năm 2007: Thông qua quyết định Đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng
ASEAN và xây dựng Hiến chương ASEAN
Năm 2008: Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực
Năm 2009: Thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Năm 2010: Thông qua Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC)
Năm 2011: Tuyên bố Hòa hợp Bali III
ASEAN khó trở thanh như EU vì;
+ Khoảng cách trình độ phát triển giữa các nước thành viên ASEAN rất lớn,
Không đồng đều như EU.
+ Sự đa dạng tôn giáo của ASEAN bao gồm: Hồi giáo, phật giáo, kito giáo, cũng
đối lập với EU là đều theo thiên chúa giáo 75%.
+ ASEAN tiến hành giao dịch ngoài khối và 25% giao dịch nội khối mà EU chủ
yếu giao dịch nội khối
4. Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh
Có thể khái quát một số nội dung của tư tưởng HCM như sau.
1. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
Trong toàn bộ quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta tư tưởng bao trùm là tư
tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do, Tư tưởng đó đc người quán triệt và thể
hiện trong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng là độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH. Đó là hạt nhân cốt lõi trong tư tưởng HCM, đồng thời tư tưởng trọng tâm
xuyên suốt toàn bộ quộc CM
Độc lập dân tộc theo Chủ tịch HCM bao gồm những ND
- Dân tộc đó phải có thoát khỏi nô lệ dưới mọi hình thức bằng con đường cách
mạng do chính dân tộc đó tiến hành.
- Dân tộc đó phải có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phải có quyền tự QĐ sự phát
triển của dân tộc mình.
- Độc lập dân tộc phải là nền dân tộc độc lập thật sự chứ không phải độc lập giả
hiệu, phải thực hiện tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng đối với nhân dân. Chứ
không phải chỉ là những lời tuyên bố hoa mỹ.
- Độc lập về chính trị phải gắn liền với sự phồn thịnh về mọi mặt: KT VH XH
- Phải tự lấy con đường cách mạng, tự lực tự cường và tự trọng. Người cho rằng
một dân tộc không có khả năng ý thức độc lập, tự lực tự cường thì dân tộc đó
không xứng đáng hưởng độc lập.
HCM đưa ra kết luận trong thời đại ngày nay, độc
2. Tư tưởng về đại đoàn kết:
Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn trong tư tưởng HCM, trở thành chiến lược đại
đoàn kết của Đảng ta và là một bộ nhân tố cực kỳ quan trọng thường xuyên góp
phần quyết định thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta qua
mọi thời kỳ. HCM quan niệm sức mạnh là ở đại đoàn kết toàn dân, ở sự đồng lòng
của toàn xh. Đoàn kết trên lập trường của giai cấp nông dân, đc thể hiện trên nhều
phương diện: đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Người chỉ rõ “quan sơn muôn dặm một nhà vì trong bốn biển đều là anh em” và
khẳng định. “đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công” Đoàn kết theo
HCM phải dựa trên cơ sở có lý, có tình, có nghĩa, đoàn kết là để phát triển, để làm
tốt hơn nhiệm vụ cách mạng, cách mạng muốn thắng lợi thì phải đoàn kết, đoàn kết
liên minh công nông trí thức là nền tảng quyết định.
3 Tư tưởng nhà nước do dân vì dân.
HCM rất chú trọng tới xây dựng nhà nước kiểu mới-nhà nước dân chủ cộng hòa.
Điều mà HCM đặc biệt qyan tâm là tính chất nhà nước. Nhà nước đó phải là nhà
nước của dân hay không? Chế độ dân chủ có phù hợp với chế độ nhà nước hay
không?
Người khẳng định rằng CMVN muốn thành công thù không có con đường nào
khác con đuognừ CM vô sản, con đường của cách mạng tháng 10 nga. Người QĐ
lựa chọn kiểu nhà nước theo CN MLN nhưng không bê nguyên xi kiểu NN xô viết
vào hoàn cảnh nước ta. Người chủ chươp lập nhà nước cộng hòa dân chủ tức là
nhà nước dân chủ nhân dân.
Dân chủ có nghĩa là dân làm chủ HCM quan niệm, giá trị thực chất của dân chủ là
phải có cơm ăn áo mặc học hanh… Người chỉ rõ vai trò động lực của dân chủ xem
dân chủ là chìa khóa của tiến bộ xh. Người chủ trương thực hiện dân chủ rộng rãi
trong nhân dân, giáo dục nhân dân có ý thức chấp hành pháp luật, dân chủ gắn liền
với nghĩa vụ công dân, dân chủ gắn với pháp luật, gắn với tập trung, HCM phê
phán bệnh độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, vô chính phủ.
Tư tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân đã trở thành nguyên tắc xuyên
suốt, thuộc về bản chất của nhà nước ta từ năm 1945 đến nay và mãi về sau này,
chừng nào xã hội còn giai cấp và nhà nước.
4 Lý luận về đảng cầm quyền
Phát triển sáng tạo lý luận CN MLN về đảng chính trị nói chung, đảng của giai cấp
nông dân nói riêng, HCM luôn coi xây dựng đảng của giai cấp công nhân VN là
một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, là nhân tố quyết định trước hết đối với mọi thắng
lợi của cách mạng.
HCM khẳng định: trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ
chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và cô sản giai cấp mọi nơi.
Đảng có vững cách mạng mới thành công cũng như có người cầm lái có vững
thuyền mới chạy. Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong đảng ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy. đảng mà k có chủ nghĩa cũng như người ko có chí
khôn, tàu không có bản chỉ nam.
Quan điểm của HCM về sự hình thành một ĐCS VN vừa quán triệt CN MACLN
về DDCS, vừa phù hợp với hoàn cảnh một nước thuộc địa lạc hậu chậm phát triển,
nơi có số lượng giai cấp công nhân còn ít ỏi nhưng đã có mối quan hệ chặt chẽ
trong phong trào yêu nước ngay từ đầu. ĐCS VN là kết quả của sự kết hợp
CNMLN với phong trào công nhân, phong trào yêu nước VN
=> tư tương chính trị HCm là nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH cũng như toàn bộ hệ thống tư tưởng của người mà sự vận dụng sáng tạo
CNMLN vào điều kiện VN, một nước của thuộc địa nửa PK tiến lên CNXH bỏ qua
chế độ tư bản CN. TTHCM đã trở thành tài sản tinh thần quý báu của toàn đảng,
toàn dân ta, nó đã và đang biến thành lực lượng vật chất hùng hậu và là kim chỉ
nam cho cách mạng VN. Trải qua bao khúc quanh của lịch sử và những biến cố
khắc nghiệt của thời đại. TTHCM nói chung, tư tưởng chính trị của người nói riêng
vẫn có trong hành trang của dân tộc ta đi tới mục tiêu dân giàu nước mạnh xh công
bằng dân chủ văn minh. với ý nghĩa đó, CTHCM vẫn sống mãi trong sự nghiệp
CM của chúng ta.
Mở rộng
Quyền lực chính trị là gì? Phân tích sự hình thành quyền lực chính trị và sự chuyển
hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước.
1. quyền lực chính trị là gì?
Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh của một hay hai liên minh giai cấp,
tập đoàn xh nhằm thực hiện sự thống trị, là năng lực áp đặt và thực thi các giải
pháp phân bố giá trị xh có lợi cho giai cấp mình chủ yếu thông qua đấu tranh gìn
giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
2. Sự hình thành quyền lực chính trị.
Công cụ lao động của con người, llsx của xh nằm trong quá trình biến đổi và phát
triển không ngừng. sự biến đổi và pt của ccld, của llsx dẫn tới đòi hỏi phải biến đổi
về chất quan hệ sx hiện tồn. quá trình này đưa tới sự xh của các nhóm quan hệ sx
mới về mặt giai cấp, làm xuất hiện đối kháng mới về mặt lợi ích, về mặt giai cấp
xh. Kết quả là lực lg chính trị mới tương ứng ra đời là chủ thể hay là đại diện cho
chủ thể của các lợi ích giai cấp mới đó. Và điều này đưa tới một sự cọ sát, sự đụng
độ giữa các lực lg chính trị mưới với ll chính trị cũ ( nhất là quyền lực chính trị
của giai cấp cầm quyền) dần dần hay nhanh chóng, sớm muộn thì llg chính trị mới
buộc nn thực hiện thừa nhận nó về mặt pháp lý là nó đã giành đc quyền tồn tại về
mặt pháp lý, và như thế, quyền lực chính trị của giai cấp mới đã đc thừa nhận về
mặt nhà nước, trong khuôn khổ của nhà nước hiện tồn, lúc đó, ng ta nói rằng lực lg
chính trị của nhóm xh mưới về mặt giai cấp hay của giai cấp mới đã đc hình thành.
3. Sự chuyển hóa quyền lực nhà nước
Quyền lực nn là quyền lực của giai cấp thống trị, là bộ phận cơ bản của quyền lực
chính trị. Quyền lực nn đc chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền
tư pháp
Trong xh có giai cấp và còn đối kháng giai cấp, về cơ bản tồn tại hai quyền lực
chính trj.
- Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị (quyền lực NN)
- Quyền lực chính trị của các giai cấp và các nhóm xh không ở địa vị thống trị.
Nhóm quyền lực thứ 2 này có thể chia thành hai nhóm nhỏ hơn:
+ Phân nhóm quyền lực chính trị của các giai cấp tầng lớp xh tuy có lợi ích khác
biệt đối lập nhưng không đối kháng với lợi ích cơ bản của giai cấp hay tầng lớp
cầm quyền. xét về bản chất thì nhóm quyền lực này vẫn nằm trong cùng 1 phạm trù
với quyền lực chính trị của nhóm cầm quyền, và vì thế ko có sư khác biệt về chất
với quyền lực chính trị của giai cấp thống trị.
+ phân nhóm quyền lực chính trị của các giai cấp hay các tầng lớp xh có lợi ích đối
kháng với lợi ích của giai cấp cầm quyền. về bản chất, nhóm này đối kháng với nn
hiện tồn, và vì vậy đó là đối tượng phải bị trấn áp, phải đc xóa bỏ trong nn ấy. như
vậy, phân nhóm quyền lực chính trị này sẽ có một trong 2 kết cục sau đây trong sự
vận động của nó.
+ hoặc là nó sẽ bị xóa sổ hoàn toàn và triệt để bởi quyền lực nn hiện tồn
+ Hoặc là nó sẽ ngày càng mạnh lên, bất chấp sự lấn áp của nn hiện tồn, cho tới lúc
nó đủ sức lật đổ quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền, xóa bỏ quyền lực nhà
nước và đập tan bộ máy nn của giai cấp ấy, thiệt lập bộ máy nn mới dùng vào việc
tổ chức lại xh theo cách mới phù hợp với lợi ích của giai cấp nó. Khi đó, ng ta nói
quyền lực chính trị đã chuyển hóa thành quyền lực nn.

You might also like