You are on page 1of 13

Chương 1

VIỆT NAM DƯỚI CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ, KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA
THỰC DÂN PHÁP VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam trước khi Đảng ra đời
1.1.1. Tình hình thế giới, Việt Nam
- Tình hình thế giới
Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản trên thế giới có những chuyển biến mạnh mẽ
trong đời sống kinh tế-xã hội. Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do
cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng
hóa phát triển mạnh, yêu cầu về thị trường tăng cao. Các nước tư bản đế quốc thực hiện
chính sách: bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài đẩy mạnh các
hoạt động xâm lược các quốc gia ở các khu vực: châu Á, châu Phi và Mĩ-Latinh, biến họ
trở thành thuộc địa của mình và ra sức áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.
Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm đời sống nhân dân lao động trên thế giới trở
nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng
gay gắt. Trong bối cảnh đó, các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng
khỏi sự thống trị của các nước đế quốc thực dân, tạo thành phong trào giải phóng dân tộc
mạnh mẽ, nhất là ở châu Á. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trở
thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tư bản, thực dân, bên cạnh
phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các nước tư bản chủ
nghĩa.
Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế
giới lúc bấy giờ, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như phong
trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các nước tư bản chủ nghĩa; chủ
nghĩa Mác -Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch sử
loài người; là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản, trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng thế
giới được thành lập, thúc đẩy sự ra đời các đảng cộng sản và dẫn đến cao trào cách
mạng thế giới (1919 - 1923).
- Tình hình Việt Nam
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy
thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân ta là
vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác” 1. Đó cũng là thời
điểm chế độ phong kiến Việt Nam đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, triều đình nhà
Nguyễn từng bước thỏa hiệp với Pháp.
Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực
của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động
1
Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội 9-2019, tr. 15
yêu nước của người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm. Chúng chia rẽ ba nước Đông
Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực hiện ở mỗi kỳ
một chế độ cai trị riêng. Đồng thời chúng còn gây chia rẽ dân tộc thù hận giữa ba miền,
giữa các tôn giáo, các dân tộc, các đảng phái…
Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ
nhất (1897 - 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), trong đó lấy Việt Nam
là trọng điểm. Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột
tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài nguyên, cùng nhiều hình
thức thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, đầu tư vào ngành khai
mỏ, xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc
địa. Thực dân Pháp du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam làm
quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành lên nhiều đô thị mới, những trung tâm
kinh tế và tụ điểm cư dân mới.
Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng xây dựng nhà tù
nhiều hơn trường học. Trong các trường học chúng mở dạy tiếng Pháp nhằm đào tạo một
đội ngũ tay sai ở thuộc địa. Chúng bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên
thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và
dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu. Kết quả là hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng
bít mọi thông tin tiến bộ từ bên ngoài.
Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt. Phần lớn giai
cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nông dân; một bộ phận địa chủ có
lòng yêu nước, đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác
nhau. Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người
dân mất nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép nên đều căm phẫn thực dân
Pháp.
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội Việt Nam đã thay đổi, từ đó
dẫn đến sự ra đời phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản.
1.1.2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản từ cuối
thế thể XIX đến đầu năm 1930
1.1.2.1. Hệ tư tưởng phong kiến: Phong trào Cần Vương, Khởi nghĩa Yên Thế
- Phong trào Cần Vương:
Ngày 5/7/1885, các sĩ quan Pháp đang say sưa yến tiệc tại tòa Khâm sứ, Tôn Thất Lệ
(em ruột Tôn Thất Thuyết) chỉ huy đạo quân thứ nhất vượt sông Hương, cùng với thủy
quân triều đình tấn công vào tòa Khâm sứ. Phái kháng chiến còn sót lại trong triều đình
Huế do Tôn Thất Thuyết (1835-1913), lúc này là Thượng Thư bộ binh cùng Trần Xuân
Soạn, dẫn đầu đánh đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ Trung Kì. Bị thất bại Tôn Thất
Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết
nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua
cứu nước. Phong trào nhanh chóng lan ra nhiều địa phương ở Trung Kì, Bắc Kì và Nam
Kì. Để tránh sự truy lùng ráo riết của Pháp, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn
phòng Âu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh). Ngày 01/11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt.
Phong trào Cần Vương kéo dài cho đến khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng thất
bại (1896).
Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương:
Giai đoạn 1: Giữa 1885 - 11/1888: Sau khi chiếu Cần Vương được phát ra nhiều
văn thân, sĩ phu yêu nước sôi nổi hưởng ứng: tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu
tranh với quân Pháp và tay sai (tập trung nhiều ở Bắc Kì và Trung Kì). Đặc điểm nổi bật:
Trong chừng mực nhất định phong trào còn đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Hàm
Nghi và Tôn Thất Thuyết.
Giai đoạn 2: từ cuối 1888 – 1896:Vua Hàm Nghi bị bắt ít nhiều gây tâm lý hoang
mang trong một bộ phận văn phu, sĩ phu yêu nước. Cuối thế kỉ 19 nghĩa quân chuyển địa
bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên trung du và rừng núi, tụ lại thành những cuộc khởi
nghĩa lớn, trình đọ tổ chức cao hơn, duy trì cuộc chiến đấu dẻo dai. Tiêu biểu: khởi
nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên), khởi nghĩa Ba Đình và Hùng Lĩnh (Thanh Hóa), khởi nghĩa
Hương Khê (Hà Tĩnh).Cuối 1895-đầu 1896: chấm dứt tiến súng chống Pháp trên núi Vụ
Quang (khởi nghĩa Hương Khê). Phong trào Cần vương kết thúc.
Đặc điểm nổi bật: Cho dù đã có những bước phát triển mới, phong trào ở giai
đoạn này vẫn không khắc phục tình trạng lẻ tẻ, địa phương, thiếu sự liên kết thống
nhất. Thêm vào đó, việc Pháp ổn định được nền thống trị và triều đình nhà Nguyễn trở
thành tay sai đã khiến các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại.
Tính chất của phong trào Cần Vương: Là sự hỗ trợ giúp vua giành lại đất nước, thể
hiện tính dân tộc. Tuy nhiên, phong trào lại diễn ra theo khuynh hướng lẻ tẻ với ý thức
hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
Ý nghĩa của phong trào Cần Vương:Thất bại của phong trào này đánh dấu sự chấm
dứt thời kì đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến, dưới
khẩu hiệu “phò vua cứu nước”.
Bài học kinh nghiệm rút ra: Bất cứ phong trào nào cũng cần có một lực lượng xã hội
tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo. Cần có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa. Luôn
chủ động, linh hoạt trong chiến thuật…
- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1885 – 1913):
Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán
tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu là Hoàng Hoa Thám, với
quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn
bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ Yên Thế, Bắc Kỳ - Nhóm nghĩa quân người
Mán dưới quyền thủ lĩnh Phạm Quế Thắng ở Vũ Nhai trong lịch sử Việt Nam.
Nguyên nhân phát sinh khởi nghĩa: Thực dân Pháp chèn ép, bóc lột, cướp đất làm
đồn điền và khai mỏ,… Do nhu cầu tự vệ của nhân dân nhằm bảo vệ vùng đất này và để
bảo vệ cuộc sống. Truyền thống yêu nước đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược.
Diễn biến:
Giai đoạn thứ nhất (1884 – 1892):Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống
Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau, thủ lĩnh có uy
tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Năm 1891, nghĩa quân của Đề Nắm làm chủ một vùng rộng
lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày
nay). Tháng 3-1892 Pháp huy động quân, ồ ạt tấn công căn cứ của nghĩa quân. Lực
lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra
hàng.
Giai đoạn thứ hai (1893 – 1897): Sau khi Đề Nắm hi sinh, Hoàng Hoa Thám (Đề
Thám) tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động. Trong bối
cảnh khó khăn, Đề Thám phải giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng.
Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp rút khỏi Yên Thế, Đề Thám
được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng sau đó Pháp
bội ước, tổ chức tấn công lại (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà
trộn vào dân để hoạt động, Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Bề ngoài, Đề
Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Giai đoạn thứ ba (1898 – 1908): Tranh thủ thời gian hòa hoãn, Đề Thám cho nghĩa
quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự chuẩn bị chiến đấu. Căn cứ Yên Thế
trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ
An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)
Giai đoạn thứ tư (1909 – 1913): Năm 1908, thực dân Pháp mở cuộc tấn công nhằm
tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát
hại, phong trào tan rã.
Nguyên nhân thất bại: Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với
nhiều nghĩa quân (chủ chiến). Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền
không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân. Nghĩa quân Yên Thế
chưa lấy được lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng. Mục
tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của
Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các
thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.Yên Thế, 2 nghĩa quân bị bắt (1911) Thiếu
cộng tác với các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó.
Ưu điểm: Diễn ra trong một thời gian dài gây cho Pháp không ít tổn thất. Thể hiện
tinh thần yêu nước, quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta. Bước đầu giải quyết được yêu
cầu ruộng đất cho nông dân. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cuộc chiến đấu về
sau.
Nhược điểm: Chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước cùng thời. Nhiều lúc
còn bị động. Giai cấp lãnh đạo là nông dân, chưa có đường lối đúng đắn, chưa có hệ tư
tưởng lãnh đạo. Là phong trào mang tính tự phát. Nhược điểm của Phong trào nông dân
Yên Thế phản ánh sự bế tắc của phong trào yêu nước của VN những năm cuối thế kỉ
XIX - đầu XX, đất nước lúc này rơi vào sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh
đạo.
1.1.2.2. Hệ tư tưởng tư sản:
- Giai đoạn trước chiến tranh Thế giới thứ nhất:
+ Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu là sĩ phu yêu nước và là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải
phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh
đuổi Pháp ông đã cùng các đồng chí của mình chủ trương tổ chức lực lượng ở trong
nước và tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản. Đầu năm 1904 Phan
Bội Châu cùng với Nguyễn Hàm và một số người khác thành lập Hội Duy Tân nhằm
đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập thành lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt
Nam. Ông đã sang Nhật Bản cầu viện, tổ chức phong trào Đông du đưa thanh thiếu niên
sang học tập ở Nhật Bản để chuẩn bị lực lượng chống Pháp. Phong trào Đông du ban
đầu diễn ra thuận lợi số học sinh lên tới 200 người nhưng từ tháng 8-1908 trở đi thực
dân Pháp cấu kết với Chính phủ Nhật đàn áp phong trào. Tháng 3- 1909 Phan Bội Châu
bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Hội Duy Tân cũng ngừng hoạt động.
Sau khi cách mạng Tân hợi Trung Quốc thắng lợi năm 1911 Phan Bội Châu và các
đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội (6-1912) với mục đích: Đánh
đuổi giặc Pháp khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
Việt Nam Quang phục hội chủ trương đánh đuổi giặc Pháp bằng bạo lực nên đã thành
lập Quang phục Quân. Việt Nam Quang phục hội đã nhiều lần cử người về nước trừ khử
những tên thực dân đầu sỏ và tay sai đắc lực của chúng. Các cuộc bạo động lẻ tẻ đã
không khởi động được dư luận trong và ngoài nước nhưng thực dân pháp nhân đó tăng
cường khủng bố nhiều người bị bắt bị giết Phan Bội Châu và Cường Để bị kết án tử hình
vắng mặt. Chúng còn mặc cả với Long Tế Quang- Tổng đốc tỉnh Quảng Đông trong việc
bắt Phan Bội Châu và các yếu nhân của Việt Nam Quang phục Hội. Ngày 24-12-1913,
Phan Bội Châu bị bắt và bị giam ở nhà tù Quảng Đông. Hoạt động của Việt Nam quang
phục hội nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung gặp khó khăn.
+ Hoạt động cứu nước của Phan Châu Trinh và phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ:
Phan Châu Trinh là người tiêu biểu cho xu hướng canh tân cứu nước ở Việt Nam đầu
thế kỷ 20. Phan Châu Trinh cũng sang Nhật Bản cùng Phan Bội Châu tham quan các
trường học khảo cứu tình hình giáo dục chính trị của Nhật Bản ông hoan nghênh việc
Phan Bội Châu đưa thanh niên ra nước ngoài học tập và phổ biến tài liệu tuyên truyền
giáo dục trong nước nhưng ông phản đối chủ trương bạo động và tư tưởng quân chủ
muốn dựa vào ngôi vua của Phan Bội Châu.
Phan Châu Trinh là người giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương
cứu nước bằng việc nâng cao dân trí dân quyền. Ông đã vạch trần chế độ vua quan
phong kiến thối nát và yêu cầu pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam; sửa
đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên văn minh ông đề
cao phương châm “tự lực khai hóa” vận động những người cùng chí hướng tức tỉnh dân
chúng tuyên truyền tư tưởng dân quyền. Với phương châm đó Phan Châu Trinh đã đi
khắp tỉnh Quảng Nam và đến các tỉnh Trung Kì để vận động cải cách. Cuộc vận động
Duy Tân diễn ra với nhiều hình thức phong phú, nhiều trường học đã ra đời. Nhà trường
là nơi tuyên truyền mở rộng công thương nghiệp đẩy mạnh sản xuất, phê phán quan lại,
đã phá phong tục lạc hậu, thực hiện đời sống mới, nhiều hiệu buôn bán nội hoá nhiều
công ty làm nghề thủ công được thành lập khắp các tỉnh Trung Kỳ. Phong trào Duy Tân
ngày càng lan rộng trong khi nhân dân Trung Kỳ đang điêu đứng vì nạn thuế khóa bắt
phu của thực dân Pháp cuộc vận động đi sâu vào quần chúng đã làm bùng lên phong trào
chống đi phu, đòi giảm sưu thuế. Phong trào này bắt đầu từ tháng 3-1908 ở các huyện
Đại Lộc, Thăng Bình, Tam Kỳ và Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam. Sau đó lan rộng ra
các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp phong trào đóng cửa các trường học, giải tán các
hội buôn, chém giết những người cầm đầu. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lê
Văn Huân và hàng trăm người khác bị bắt đầu đi Côn Đảo, Lao Bảo. Phong trào đồ giảm
thuế, chống đi phu tan trả dần vào cuối tháng 5-1908. Tuy thất bại phong trào đã thể hiện
tinh thần và khả năng cách mạng của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng
thời cũng bộc lộ hạn chế của họ khi chưa có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
So sánh phong trào yêu nước của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu:
Giống: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh
hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường
giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Khác: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.
- Giai đoạn sau chiến tranh Thế giới thứ nhất: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù
còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân
tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân
Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ thể với những hình thức khác nhau:
Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ
lớp trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá (1919);
chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923); chống độc quyền khai thác lúa gạo ở
Nam Kỳ; đòi thực dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham
gia.
Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản
và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần
chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi thì
họ lại đi vào con đường thỏa hiệp.
Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu
tư sản thành thị và tư sản lớp dưới.
1.1.3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và Hội nghị thành lập Đảng
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản là một cuộc cách mạng mà theo đó
giai cấp công nhân tiến hành lật đổ tư bản.
1.1.3.1. Sự ra đời của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Cuối năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu, Trung Quốc để
tìm hiểu về tình hình hoạt động của những người yêu nước Việt nam sinh sống tại đây,
đặc biệt người tiếp xúc với các thanh niên trong tổ chức “Tâm tâm xã”. Từ đó, lựa chọn
một số thanh niên tích cực để tuyên truyền giác ngộ và thành lập Cộng sản đoàn.
Tháng 2/1925 “Cộng sản đoàn” được thành lập với số lượng 9 người. Dựa trên nhóm
này, người lại đứng ra thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), đây là
một tổ chức có tính chất cách mạng và quần chúng rộng rãi. Ngay từ khi ra đời Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên đã chủ trương thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
rồi tiến lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thành lập chính phủ công – nông –
binh, phát triển sản xuất, xóa bỏ tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và
trên thế giới.
Với những hoạt động tích cực sau khi thành lập, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên đã truyền bá Chủ nghĩa Mac – Lenin,  luận giải phóng dân tộc và tổ chức, vận động
nhân dân đấu tranh đã dấy lên một phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam ngày càng
mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào công nhân.
1.1.3.2. Quá trình phát triển của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- Giai đoạn tự phát (trước năm 1925)
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thường
có quy mô nhỏ hẹp do sự yếu thế của giai cấp công nhân và chưa có chủ trương cách
mạng đúng đắn.
Phong trào công nhân giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô nhỏ hẹp
trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền. Mục đích chủ yếu tập trung vào nội dung kinh tế
và hầu hết các phong trào đều diễn ra tự phát, chỉ có duy nhất 1/25 cuộc đấu tranh là có
lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ, ví dụ như cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 8/1925.
- Giai đoạn tự giác (sau 1925)
Từ năm 1925 trở đi, nhờ những điều kiện thuận lợi đã thúc đẩy phong trào cách
mạng Việt Nam nói chung và phong trào công nhân nói riêng. Đại hội Quốc tế Cộng sản
lần thứ V đã ban hành các nghị quyết quan trọng góp phần lớn trong các phong trào cách
mạng dân tộc. Ở trong nước, nhờ vào tổ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
(06/1925), báo Thanh Niên, tác phẩm “Đường Kách Mệnh” và phong trào “Vô sản hóa”
(1925-1929), lý luận cách mạng Chủ nghĩa Mác Lê nin đã được truyền bá rộng rãi ở
nước ta
Các phong trào yêu nước chống pháp theo khuynh hướng vô sản như:
Trong năm 1926, hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra mạnh mẽ. Có thể
kể tên các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở giai đoạn này như: cuộc bãi
công của công nhân ở nhà máy sợi Nam Định, xi măng Hải Phòng ,… đặc biệt là 2 cuộc
đấu tranh với quy mô lớn như các đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng ở phía Nam.
Năm 1927, phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản nở rộ khắp cả nước. Số
lượng các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân từ 1926-1927 là 27 cuộc.
Năm 1928-1929 là giai đoạn đỉnh cao của các phong trào yêu nước theo khuynh
hướng vô sản. Với hơn 40 cuộc đấu tranh có quy mô và chất lượng đã đem đến một kết
quả là ba tổ chức cộng sản đầu tiên của Việt nam ra đời trong năm 1929: Đông Dương
Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (07/1929), Đông Dương Cộng sản
Liên đoàn (9/1929).
Hình thức đấu tranh ở giai đoạn này chủ yếu là bãi công, mục đích đấu tranh về cả
kinh tế và chính trị chứ không đơn thuần vì lợi ích kinh tế như giai đoạn trước. Quy mô
rộng khắp cả nước, có sự lãnh đạo và đoàn kết của quần chúng nhân dân. Từ đó, sức
mạnh của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản lại tăng lên gấp bội.
1.1.3.3. Hội nghị thành lập Đảng
Trong những năm 1928-1930 các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là
các phong trào đấu tranh của hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên phát triển rầm rộ, và
các tổ chức cộng sản khác như ở Bắc Kì: Đông Dương Cộng Sản Đảng (6/1929), ở
Trung và Nam Kỳ: An Nam Cộng Sản Đảng (8/1929), ngoài ra còn có Đông Dương
Cộng sản Liên Đoàn (9/1929). Song, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt
lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng
là cần có một đảng thống nhất lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc, người chiến sĩ cách mạng lỗi
lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng nhu cầu đó
của lịch sử: thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc, chủ trì hội nghị hợp nhất tại Hương
Cảng, họp từ ngày 6-1-1930 đến ngày 7-2 1930. Với sự tham dự của 1 đại biểu quốc tế
cộng Sản, 2 đại biểu của Dông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản
Đảng, đại biểu của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn không đến kịp nên xin gia nhập
Đảng Cộng Sản Việt Nam sau (ngày 24-2-1930).
Để chỉ đạo Hội nghị tiến hành đạt mục tiêu thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở
Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc xác định rõ vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tự phê bình
và phê bình về những thành kiến giữa các tổ chức cộng sản, dẫn đến tình trạng xung đột,
công kích lẫn nhau, phải xóa bỏ những khuyết điểm đó và thành thật hợp tác để thống
nhất các tổ chức cộng sản. Hai tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng và An
Nam Cộng sản Đảng đã phê bình lẫn nhau, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ ra những
sai lầm, khuyết điểm của họ. Những khuyết điểm chủ yếu của An Nam Cộng sản Đảng
là: điều kiện công nhận đảng viên chính thức quá khắt khe, điều kiện gia nhập Công hội,
Nông hội, Học sinh hội cũng quá khắt khe. Đông Dương Cộng sản Đảng thì phạm các
sai lầm, khuyết điểm: điều kiện công nhận đảng viên chính thức và điều kiện kết nạp vào
Công hội quá khắt khe; về mặt tổ chức, đảng có tính chất bè phái, xa quần chúng, làm
tan rã hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.
Kết quả phê bình và tự phê bình đó dẫn tới sự thống nhất thành lập một Đảng Cộng
sản lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thống nhất cách cử Ban Chấp hành Tung ương
lâm thời: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, có năm ủy viên do Đông Dương Cộng sản Đảng cử, Nam
Kỳ có hai ủy viên do Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng cử. Như
vậy, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời có tổng số bảy ủy viên.
Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Hội
nghị quyết định chủ trương xây dựng các tổ chức Công hội, Nông hội, Hội phản đế.
Theo đó, Công hội và Nông hội sẽ thu hút những công nhân và nông dân không thể kết
nạp vào Đảng. Các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản vào Hội Phản đế. Hội nghị xác định rõ
thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
cử cán bộ vào Nam Kỳ để lãnh đạo và đưa tổ chức này vào Hội Phản đế, đối với Tân
Việt thì không giải tán và cũng đưa vào Hội Phản đế, kết nạp những người ưu tú trong tổ
chức đó vào Đảng. Đảng chủ trương tranh thủ Quốc dân Đảng, thu nạp đảng viên của
Đảng này vào Hội Phản đế. Để thực hiện chủ trương đoàn kết các tố chức cách mạng
trong Mặt trận phản đế, "Đảng chỉ định một đồng chí chịu trách nhiệm họp đại biểu tất
cả các đảng phái như Tân Việt, Thanh niên, Quốc dân Đảng, Đảng Nguyễn An Ninh,
v.v. để thành lập Mặt trận phản đế và về sau cá nhân hoặc tổ chức đều có thể gia nhập".
Đảng sẽ thành lập Hội Cứu tế do những đảng viên được Đảng cử ra phụ trách và
tuyên truyền phát triển hội viên. Hội Cứu tế làm nhiệm vụ đấu tranh chính trị bảo vệ
những chiến sĩ cách mạng, giúp đỡ họ và gia đình họ về vật chất khi họ bị chính quyền
thực dân bắt bớ, kết án và tù đày…
Về báo chí của Đảng, Hội nghị thành lập Đảng quyết định bỏ những tờ báo của Đông
Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng xuất bản trước đây. Xuất bản một tạp
chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền.
1.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản đã thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên với
những nội dung chuẩn xác. Do địa vị pháp lý không được công nhận và phải hoạt động
bí mật, nên cương lĩnh đầu tiên được soạn ở mức vắn tắt để cho đảng viên dễ nhớ.
Cương lĩnh đầu tiên hay còn gọi Cương lĩnh năm 1930 bao gồm các tài liệu: Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt đều do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo.
Cương lĩnh đã nêu “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đó là mục đích lâu dài, cuối cùng của Đảng và cách
mạng Việt Nam.
Nhiệm vụ của cuộc cách mạng ấy, về phương diện xã hội là làm cho nhân dân được
tự do hội họp, nam nữ bình quyền và phổ thông giáo dục theo công nông hóa; về phương
diện chính trị: đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, làm cho nước
Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập ra chính phủ công nông binh và quân đội công nông; về
kinh tế là xóa bỏ các thứ quốc trái, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thu hết sản nghiệp
lớn của đế quốc giao chính phủ nhân dân quản lý, thu hết ruộng đất chiếm đoạt của đế
quốc làm của công chia cho dân cày nghèo, phát triển công, nông nghiệp và thi hành luật
ngày làm tám giờ.. Những mục tiêu đó phù hợp với lợi ích cơ bản của dân tộc, nguyện
vọng tha thiết của nhân dân ta.
Sách lược vắn tắt của Đảng ghi rõ: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân.
Đảng phải tập hợp được đại bộ phận giai cấp và làm cho giai cấp lãnh đạo được dân
chúng. Đảng phải đoàn kết được đại đa số nông dân, phải dựa vững vào nông dân nghèo,
phải hết sức lãnh đạo nông dân nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ đại địa chủ và
phong kiến, Đảng phải "hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên,
Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung,
tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu
mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh
đổ”
Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục đại bộ phận và làm cho giai
cấp mình lãnh đạo được dân chúng, phải rất cẩn thận trong khi liên lạc với các giai cấp
không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa
hiệp.
Quan hệ cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới,
nhất là giai cấp vô sản Pháp
Tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh được thể hiện ở những vấn đề sau:
Cương lĩnh dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Cương lĩnh khẳng
định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Qua đó, ta thấy được rằng Đảng đã nhận thức rõ con đường
phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là kết hợp và gương cao hai ngọn cờ đọc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tư sản dân quyền là giải quyết vấn đề quyền độc
lập của dân tộc, quyền tự quyết của dân tộc, quyền dân chủ cho người dân, bởi mâu
thuẫn giữa nông dân và địa chủ không gay gắt. Theo Hồ Chí Minh, ở một nước thuộc địa
với những tàn tích phong kiến nặng nề, nông dân dường như không có gì cả thì địa chủ
tài sản cũng không lớn và vì vậy mâu thuân không gay gắt, mà các giai cấp tầng lớp có
chung mâu thuẫn là thực dân Pháp; do vậy, mâu thuẫn không gay gắt và vấn đề dân chủ
quan trọng hơn nên Người đã đặt thổ địa cách mạng ra khỏi cách mạng tư sản dân
quyền. Đánh đuổi Pháp và xóa bỏ chế độ phong kiến (chống phong kiến về chính trị);
sau đó mới giải quyết vấn đề chống phong kiến vể kinh tế
Về lực lượng cách mạng: Ngoài công nhân và nông dân là hai lực lượng chính của
cách mạng thì phải tranh thủ các lực lượng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung tiểu
địa chủ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với lịch sử Việt Nam. Vì các giai cấp khác ngoài
công nhân và nông dân, có một số bộ phận khác cũng có tinh thần yiêu nước do đó phải
tranh thủ kéo họ về phe cách mạng. Đó cũng là vấn đề thể hiện sự ưu tiên hơn cho nhiệm
vụ giải phóng dân tộc của Cương lĩnh.
Về lãnh đạo cách mạng: Cương lĩnh xác định đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với cách mạng, bởi Đảng là một chính đảng của giai cấp công nhân.
Về quan hệ với cách mạng thế giới: khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận
của cách mạng thế giới. Vì giai cấp tư sản ở các nước, trong thực tế đã cấu kết với nhau
để đàn áp các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhận ở chính quốc và phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Cho nên cách mạng ở cách nước thuộc địa
muốn thắng lợi thì phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với giai cấp vô sản trên thế giới.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo
con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp
ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần
tinh thần dân tộc.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Từ giữa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản trên thế giới có những chuyển biến mạnh mẽ
trong đời sống kinh tế-xã hội. Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, yêu cầu về thị trường
tăng cao dẫn đến việc các nước tư bản đế quốc thực hiện chính sách: bên trong tăng cường
bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài đẩy mạnh các hoạt động xâm lược. Dưới các chính sách
đó đời sống nhân dân lao động trở nên cùng cực, mâu thuẫn giữa người lao động với giai cấp
thống trị ngày càng tăng. Từ đó, dẫn đến các phong trào đấu tranh ở chính quốc cũng như
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Là một quốc gia Đông Nam Á nẳm ở vị trí chính trị quan trọng của châu Á, Việt Nam trở
thành đối tưởng trong mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp. Sau khi tiến hành xâm lược và
biến Việt Nam trở thành thuộc địa của mình. Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất
xã hội Việt Nam đã thay đổi: Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa
phong kiến; người Việt Nam mất hết mọi quyền tự do dân chủ, đất nước Việt Nam mất độc
lập. Chính sách thống trị của thực dân pháp đối với Việt Nam và cả Đông Dương nói chung là
một chính sách tự trị chuyên chế về chính trị; bóc lột nặng nề về kinh tế, nền kinh tế phát triển
một cách quèo quặt, lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế Pháp; kìm hãm và nô dịch về văn hoá,
giáo dục chứ không phải đem đến cho nhân dân một sự khai hoá và cải tạo thực sự theo kiểu
phương Tây.
Chính sách thống trị của thực dân Pháp dẫn đến sự ra đời phong trào yêu nước theo
khuynh hướng phong kiến và tư sản. Tuy các phong trào đều thất bại nhưng mang ý nghĩa
lịch sử quan trọng và bài học cho các phong trào sau này: góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần
yêu nước của nhân dân Việt Nam; góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước, từ đó tìm
ra con đường đúng đắn; rèn luyện đội ngũ những nhà yêu nước cho các phong trào đấu tranh
về sau.
Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản xuất hiện đánh dấu bước phát
triển to lớn của phong trào giải phóng dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là
mốc son đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng Việt Nam, là bước ngoặt của
lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó là thành quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Chánh cương vắn tắt của Đảng, sách lược vắn tắt của Đảng là cương lĩnh cách mạng đầu
tiên vạch ra con đường đi cho cách mạng Việt Nam. Chánh cương, Sách lược vắn tắt có giá
trị vô cùng to lớn - là một trong những nền tảng quan trọng xây dựng nên đường lối và
phương pháp cách mạng của Đảng ta. Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng toát lên tư
tưởng lớn là cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ
nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đó là của nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chương 2
LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG (1930 - 1939)

2.1. Luận cương chính trị


2.1.1. Bối cảnh ra đời Luận cương chính trị
Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng xác định
nhiều nội dung quan trọng, phù hợp với đặc điểm Việt Nam. Cương lĩnh khẳng định Đảng
đóng vai trò lãnh đạo quần chúng nhân dân, liên lạc với các giai cấp tầng lớp khác nhau,
đoàn kết các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới để hình thành mặt trận thống
nhất đánh đuổi đế quốc, thực hiện xóa bỏ chế độ phong kiến.
Tuy nhiên, Cương lĩnh lại không phù hợp với quan điểm của Quốc tế Cộng sản về vấn
đề giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa nên bị loại bỏ. Trong tình hình đó, nhiệm vụ
bức thiết là phải có một đường lối mới cho vấn đề giải phóng dân tộc ở Đông Dương.
Tháng 4-1930, Trần Phú từ Liên Xô về nước. Tháng 7-1930, Trần Phú được bổ sung vào
Ban chấp hành trung ương Đảng. Ngày 14 đến 30-10-1930, hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng họp lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị thông qua nghị quyết
về tình hình và nhiệm vụ của Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực
hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam
thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, cử Trần Phú là Tổng bí thư.
TLTK
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản từ cuối
thế thể XIX đến đầu thế kỉ XX.
Truy cập (20/06/2022): https://123docz.net/document/6555584-cac-phong-trao-yeu-
nuoc-theo-khuynh-huong-phong-kien-va-tu-san-tu-cuoi-the-ky-xix-den-dau-the-ky-
xx.htm

You might also like