You are on page 1of 8

Những vấn đề chung của giao tiếp sư phạm

1. Khái niệm

Hoạt động sư phạm: dưới góc độ tâm lý học => một hoạt động có chủ đích thỏa mãn về
mục đích, tình cảm của người dạy và người học.

Đặc điểm / Tính chất của HĐSP:

 Có tính mục đích


 Có tính đối tượng

Đối tượng hoạt động sư phạm là những ai? => Là nhân cách của học sinh.

 Được diễn ra với các điều kiện, phương tiện

Được diễn ra trong những môi trường rất cụ thể (trường, lớp, những điều kiện vật chất
khác,…), yếu tố con người (mối quan hệ giữa người với người, giao tiếp với nhau ra sao)

Điều kiện diễn ra hoạt động sư phạm có dừng lại ở khuôn viên trường học không?

 Không dừng lại ở trong trường trong lớp vì mục đích là giúp cho hs phát triển toàn
diện về nhân cách (cần rộng hơn và nhiều thời gian hơn)

Phương tiện: cử chỉ, hành vi, lời nói mà ta sử dụng cho hđsp => vận dụng triệt để.

Giáo viên sẽ sử dụng công cụ gì để đạt được mục đích?

 Chúng ta chỉ có thể dạy bằng chính nhân cách của chúng ta.
 Được thực hiện qua HĐ dạy học và HĐ giáo dục, đặc biệt là HĐ cùng nhau của
thầy và trò (thầy là chủ thể hđ dạy, trò là chủ thể hđ học)

Giao tiếp sư phạm: là sự tiếp xúc tâm lý giữa GV và HS nhằm truyền đạt và lĩnh hội
thông tin, đồng thời trao đổi cảm xúc, nhu cầu… nhằm xây dựng và phát triển nhân
cách toàn diện ở người học.
2. Tầm quan trọng của GTSP

Trong hđsp, giao tiếp là phương tiện quan trọng nhất cho nhiều việc…

Thành công của việc dạy học phụ thuộc vào chỗ dạy học được tổ chức như là sự tác động
qua lại giữa thầy và trò trên cơ sở một nội dung dạy học xác định.

Kể cả trên lớp hay ngoài lớp, nhất thiệt phải có sự giao tiếp giữa GV và HS, GV với đồng
nghiệp hay GV và các nhóm HS.

GTSP là điều kiện tất yếu để hình thành và phát triển nhân cách của HS.

 GTSP là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với thành công của hđsp.
3. Đặc thù của GTSP (xây dựng văn hóa gtsp trong trường phổ thông)

Văn hóa: có nhiều quan niệm về văn hóa => hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong
cách hiểu về văn hóa.

Về cơ bản, văn hóa là vẻ đẹp của sự hài hòa và tiến hóa.

Nghĩ sao về quan niệm: Xem văn hóa như một thuộc tính của nhân cách?

 Như vậy thì không coi văn hóa như một hệ thống khách quan tồn tại => vô tình
không giải quyết được mối quan hệ đa chiều giữa con người, văn hóa và xã hội (vì
đã đem văn hóa vào trong con người) => quan niệm này là một thuộc tính rất nhỏ
nhoi trong nhân cách.

Văn hóa: là sự tổng – hòa – động giữa ba yếu tố trong tâm lý con người, bao gồm:

 Nhận thức trí tuệ: Lý – Chân


 Thái độ tình cảm: Tình – Thiện
 Ý chí – hành động: Chí – Mỹ
Đặc điểm của văn hóa: 3 đặc điểm cơ bản:

 Hài hòa giữa nhận thức và tình cảm


 Hài hòa giữa nội tâm với hành động bên ngoài
 Hài hòa giữa cái chủ quan với cái khách quan

*Tìm hiểu thêm: vai trò + chức năng văn hóa:

 Vai trò văn hoá

- Góp phần ổn định xã hội vì nó xuất hiện lâu đời, hành vi con người đều phải chịu sự
điều chỉnh của 1 phong tục hay 1 khuôn khổ đạo đức

- Cải thiện các mối quan hệ trong xã hội, giữa các thế hệ

- Tạo nên nét đẹp truyền thống đậm tính dân tộc

- Là văn kiện chứng minh lịch sử hào hùng

- Giáo dục, hiểu biết về lịch sử

- Thúc đẩy kinh tế đất nước (khách quốc tế tham quan)

 Chức năng văn hoá

- Về nhận thức: học hỏi và rút kinh nghiệm những giá trị đi trước để hướng tới nhứng
điều mới mẻ, tốt đẹp hơn và hình thành xã hội nhân văn hơn

- Về thẩm mỹ: văn hoá là nét đẹp để con người và cộng động ngày càng hoàn thiện.

-Về giáo dục: nâng cao nhận thức và phát huy tiềm năng của con người ( nhân cách, tư
tưởng đạo đức, lối sống,..)

- Về điều tiết văn hoá: xã hội luôn vận hành ổn định vì mục tiêu chung của cộng đồng
( pháp luật và văn hoá pháp luật giúp mọi người tuân theo để giữ gìn trật tự an ninh)

- Về động lực: động viên, định hướng xã hội phát triển tốt đẹp hơn, nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người.
Văn hóa giao tiếp: là một bộ phận trong tổng thể văn hóa, nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có
văn hóa của mỗi người trong xã hội, là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi,
thái độ, cách ứng xử,… (Lịch sự, vô cùng thân thiện, chân thành và tôn trọng nhau).

Văn hóa GTSP: là cung cách tiếp xúc cao đẹp, có tính mô phạm (chuẩn mực), giữa
các thành viên trong môi trường giáo dục, nhằm đảm bảo cho các thành viên đó ngày
càng tiếp cận với Chân – Thiện – Mỹ theo quy luật tiến hóa.

Đặc điểm của văn hóa GTSP:

 Hài hòa giữa Lý với Tình


 Hài hòa giữa Nội tâm với Biểu hiện bên ngoài
 Hài hòa giữa Cái chung với Cái riêng, giữa cá nhân và tập thể

Văn hóa GTSP cũng mang 3 đặc điểm vốn có của văn hóa, nhưng mang đậm tính mô
phạm.

Giáo dục văn hóa GTSP

Sư phạm: là mô hình mẫu mực từng ly, từng tí để “làm thầy” => làm gương.

Một số yêu cầu nhằm xây dựng văn hóa GTSP trong nhà trường phổ thông

 Giáo dục là một quá trình, bảo đảm theo một trình tự nghiêm túc.
 Văn hóa phải có tính đa dạng.
Một số nhiệm vụ nhằm xây dựng văn hóa GTSP trong nhà trường phổ thông

 Xây dựng nội dung (bài học đa chiều về nhiều mối quan hệ với nhau) văn hóa
GTSP mang tính thích ứng (giữ việc tôn sư trọng đạo nhưng phải thể hiện tính
dân chủ và bình đẳng)
 Mỗi GV, nhà QLGD, CBNV trong nhà trường phải là những người gương mẫu.
 Cần dựa trên nền tảng yêu thương và tôn trọng HS, tôn trọng con người.

Tại sao vẫn có nhiều thầy cô không đủ tiêu chuẩn để làm giáo viên?

 Tâm lý con người mang tính cá thể, cùng tiếp thu 1 nguồn thông tin nhưng để lĩnh
hội và thể hiện hành vi khác nhau.
 Cần giúp HS làm chủ các phương tiện GT, có được kỹ năng giao tiếp.
4. Các phương tiện GTSP

Khi giao tiếp, làm sao để nhận ra và phân biệt được vô vàn sự vật, hiện tượng trong
đời sống?

 Tên gọi (chữ viết, tiếng gọi, ký hiệu) của đối tượng đó.

Ngôn ngữ: là hệ thống ký hiệu (âm thanh hay chữ viết) dưới dạng từ ngữ chứa đựng ý
nghĩa nhất định (tượng trưng cho sự vật, hiện tượng cũng như thuộc tính và các mối
quan hệ của chúng) được con người quy ước và sử dụng trong quá trình giao tiếp.

Là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng (tiếng nói) nào đó để giao tiếp.

Theo bạn, có hay không sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ?

 Có sự khác biệt thể hiện ở cách phát âm, giọng điệu, phong cách ngôn ngữ, sử
dụng cấu trúc câu, sự lựa chọn và sử dụng từ ngữ khi giao tiếp.

Ngôn ngữ bên ngoài: là hướng vào người khác, được dùng để truyền đạt và tiếp thu tư
tưởng.
Phân loại:

Ngôn ngữ nói: biểu hiện bằng âm thanh, tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác.

 Đối thoại: Diễn ra giữa nhiều người, trong quá trình diễn ra có sự thay đổi vị trí và
vai trò của mỗi bên.
 Độc thoại: 1 người nói và nhiều người nghe, một sự việc diễn ra liên tục, một
chiều, ít / không có sự phản hồi trực tiếp ngược lại rõ ràng.

Ngôn ngữ viết: biểu hiện bằng các ký hiệu chữ viết, tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị
giác => Cho phép con người tiếp xúc với nhau một cách gián tiếp trong những khoảng
cách không gian và thời gian lớn.

 Đối thoại (gián tiếp): thư từ, điện tính.


 Độc thoại: sách hay tạp chí.

Ngôn ngữ viết có những yêu cầu nhất định nào?

 Chính xác, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, có dấu rõ ràng

Ngôn ngữ bên trong: là hướng vào chính mình, giúp con người suy nghĩ được, tự điều
chỉnh, tự giáo dục.

Đặc điểm:

 Không phát ra âm thanh


 Bao giờ cũng được rút gọn, cô đọng.
 Tồn tại dưới dạng cảm giác vận động, do cơ chế đặc biệt của nó quy định

Hai mức độ:

 Ngôn ngữ nói bên trong


 Ngôn ngữ bên trong thật sự
Ngôn ngữ bên trong có phải là phương tiện giao tiếp hay không? (Hỏi – đáp)

 Ngôn ngữ bên trong không phải là phương tiện giao tiếp. Vì đây là ngôn ngữ cho
mình, hướng vào chính mình. Ngôn ngữ bên trong là vỏ từ ngữ của tư duy.

Các loại tín hiệu âm thanh cơ bản: 4 loại: (Hỏi – đáp)

-Tín hiệu định tính: Đây là những thay đổi về tốc độ và âm vực (âm lượng, độ cao) của
lời nói.
Ví dụ: một giọng nói chậm đều đều cho thấy sự buồn chán; lời nói cộc lốc với âm
lượng lớn thường thể hiện sự tức giận...
+Ứng dụng: nhận biết được tín hiệu cảm xúc
-Tín hiệu định phẩm: Thái độ của con người thể hiện thông qua thanh điệu, cường độ
của giọng nói. Có tới gần 40% nội dung một thông điệp đến từ những tín hiệu âm thanh
này. Từ nói nên nghĩa (hiển ngôn), thanh điệu... nói lên ý nhân cách (hàm ngôn).
Ví dụ: cũng là lời nói “cảm ơn" nhưng với thanh điệu, cường độ giọng nói khác nhau
cho chúng ta biết đó là một câu nói thẳng thắn, chăn tình, cởi mở hay câu nói mỉa mai
chua chát; một giọng trầm của người quảng cáo là dấu hiệu của sự thành thật đúng tin
cậy.
+Ứng dụng: hiểu được hàm ngôn trong từng trường hợp cụ thể
- Tín hiệu lấp đầy: Ngôn thanh và từ dùng một cách vô nghĩa có tác dụng như là những
âm thanh lấp đẩy giữa những tín hiệu có ý nghĩa,
Ví dụ :“ờm", "à","à à ờ ờ", "rằng”, “thì”, “là”, “mà", "tốt quá"... .
+Ứng dụng : cho thấy sự căng thẳng, bối rối của người nói trong quá trình giao tiếp.
- Im lặng: Một phương tiện hay dùng, có nhiều ý nghĩa tuỳ vào tình huống, văn hoá giao
tiếp.
+Ứng dụng:
 Im lặng được dùng như dấu hiệu của sự tôn trọng.
(Ví dụ: học sinh trật tự khi giáo viên giảng bài, không nói chuyện trong cuộc họp)
 Im lặng còn được dùng như một phương tiện chứng tỏ sự đối lập, phản kháng
(Ví dụ: chiến tranh lạnh, nhưng cũng có khi im lặng là đồng ý, hoặc có khi im lặng để tỏ
thái độ trung dung, không muốn va chạm, như người ta thường nói “im lặng là vàng").
 Trong giao tiếp sư phạm, việc giáo viên sử dụng sự im lặng hoặc điểm dừng khi
đang nói có tác dụng tập trung chú ý hoặc kích thích tư duy của học sinh.

Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp:

 Nội dung của ngôn ngữ


 Phát âm, giọng nói, tốc dộ nói
 Phong cách ngôn ngữ

Yêu cầu về ngôn ngữ ở GV trong GTSP? (Hỏi – đáp)

-Nội dung ngôn ngữ phải rõ ràng, rành mạch, thống nhất với hành động.
-Âm lượng giọng nói phải đủ nghe.
-Không bị nói lắp, nói ngọng, nói nghịu
-Có tinh thần thoải mái, tự tin làm chủ lớp học

Bạn có suy nghĩ gì về hành vi đưa một vật dụng cùng màu so sánh với trang phục
giáo viên?

 HS quan tâm tới trang phục GV. Xét ở một số khía cạnh thì HS rất quan tâm tới
GV về ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, phẩm chất, kiến thức,… (trang phục thuộc về phi
ngôn ngữ) (một số người nói HS coi thường, đùa giỡn với GV).

You might also like