You are on page 1of 5

GT: Chào các bạn, Văn miếu- quốc tử giám một di tích lịch sử nổi tiếng ở thủ

đô hà nội. đây là trường đại học đầu tiên ở việt nam, một chứng tích về nền văn
hiến lâu đời của dân tộc ta. Bây giờ lớp mình cùng nhau tìm hiểu bài tập đọc
nghìn năm văn hiến của nguyễn hoàng nhé.
Em xin chào thầy /cô cán bộ chấm thi em tên lnxa mssv 46.01.101.003 hôm nay
em sẽ dạy môn tập đọc cho học sinh lớp 5. Em xin được bắt đầu phần dạy thử.
GT: Chào cả lớp, như các em đã biết Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc VN; sinh thời, Người luôn dành tình cảm đặc biệt, sự quan tâm sâu
sắc dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng chính vì vậy ngày khai trường đầu
tiên ở nước việt nam dân chủ cộng hòa, bác đã viết thư gửi học sinh cả nước.
Bức thư ấy thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào thì hôm
nay lớp chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài tập đọc“thư gửi các học sinh”
của chủ tịch HCM nhé.
1. Trong các nguyên tắc GTSP đã học, em thấy nguyên tắc nào là quan trọng
nhất trong thực tế hiện nay? Tại sao?
Trong các nguyên tắc GTSP, bất kì nguyên tắc nào cũng rất là quan trọng, vì
tất cả các nguyên tắc đều bổ trợ lẫn nhau. Nhưng theo em, nguyên tắc mô
phạm là nguyên tắc quan trọng nhất, vì chính nhân cách của giáo viên có vai
trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của học sinh, ảnh
hưởng đến sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Ngoài ra nguyên
tắc mô phạm chính là mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo trong
môi trường giáo dục để có thể tạo nên tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Tuy nhiên ngày nay thì có nhiều người hay đề cao việc giáo dục kiến thức
hơn giáo dục đạo đức dẫn đến việc suy thoái đạo đức, cũng chính do đó mà
nguyên tắc mô phạm càng trở nên cân thiết cũng như quan trọng hơn.
- Trong thời hiện đại:
Người thầy hiện đại phải như thế nào? Chắc chắn đây là câu hỏi không dễ
trả lời bởi vẫn là một nhân cách đáng được tôn trọng và trân trọng khi có
những năng lực về khoa học - môn học - hoạt động giáo dục; năng lực
nghiệp vụ sư phạm - năng lực công nghệ và ứng dụng công nghệ trong
dạy học - giáo dục... Song song đó là phẩm chất của một người giáo viên.
Người thầy, cô giáo phải hiện đại, không phải ở hình thức mà chính là
phong cách. Sự mẫu mực vẫn còn nhưng không phải là sự khuôn phép hay
tính mẫu mực lý tưởng, mà vẫn là mô phạm nhưng có hơi thở của thời đại.
Nên thân thiện và có phong cách đời thường, thực tế; có thể có cái tôi dù
rằng không nên quá khác biệt để góp phần thích ứng và dựng xây văn hóa
học đường, văn hóa sư phạm; văn minh trong nhận thức, sẻ chia, đánh giá;
nhân văn trong tiếp cận, ứng xử... Làm được những điều đó quả không
đơn giản.
Người thầy của ngày nay phải tự học, tự đào tạo, tự hoàn thiện mình để
thích ứng với thời cuộc, nhất là tam giác của nội lực nghề nghiệp như đã
đề cập: khoa học về môn học; khoa học nghiệp vụ sư phạm; khoa học
công nghệ và ứng dụng công nghệ trong dạy học và giáo dục.
Để có được những điều này cần quan tâm đến việc cập nhật tri thức,
không ngừng rèn luyện kỹ năng không chỉ ở vị trí của người thầy mà có
tầm nhìn và trải lòng từ góc nhìn để chuẩn bị cho học sinh dựa trên học
sinh nghĩ gì, muốn gì, làm gì, cần gì... ở chúng ta. Có như thế, mỗi thầy cô
không chỉ đứng vững trong nghề mà còn có thể dần chinh phục các thế hệ
học trò khác nhau.

2. Là sinh viên sư phạm, em có suy nghĩ gì khi hiện nay học sinh THPT thường
xuyên lập các group bí mật để nói xấu giáo viên?
 Hiện nay học sinh THPT thường xuyên lập group bí mật nói xấu giáo
viên, việc này không phải việc làm đúng nhưng cũng không đủ căn cứ để
đánh giá việc này hoàn toàn sai. Sở dĩ em nói như vậy là do các em lập ra
nhóm chat bí mật với những thành viên có chung quan điểm bất đồng với
giáo viên. Các em không lan truyền bịa đặt, không gây tổn hại cho xã hội mà
đang tìm một chỗ để xả ra ấm ức của mình. Điều đó cho thấy, các em cảm
thấy bất mãn đối với cách dạy học hoặc cách ứng xử của thầy cô giáo cũng
như nhà trường chưa tạo cơ hội cho các em được bày tỏ những bức xúc của
mình.
 Vì thế, với tư cách là một sinh viên sư phạm, em cho rằng nếu phát giác
được trường hợp như vậy là cơ hội để nắm tâm tư, tình cảm của học sinh -
điều mà chúng ta vẫn nghe hàng ngày về trọng trách giáo viên . Nếu các em
nói đúng thì đây là cơ hội để người giáo viên điều chỉnh, tiết chế bản thân.
Còn nếu các em quá đà, nói oan uổng về mình, có những ngôn từ không thể
nào chấp nhận được thì đây là dịp để "chỉnh sửa, uốn nắn" các em, thể hiện
vai trò của giáo dục, vai trò, trách nhiệm của nhà giáo. Không nên đưa ra
những hình phạt quá nặng để răn đe các em mà cần dùng lòng bao dung, tình
yêu thương, sự kiên trì để cảm hóa học sinh hướng đến phát triển toàn diện
nhân cách cho học sinh.

3. Nếu trong lớp em dạy có 1 học sinh thường xuyên nói leo, cắt ngang bài
giảng của em thì em sẽ xử lý như thế nào? Em đã sử dụng kỹ năng nào để có
cách xử lý trên?
 Khi gặp trường hợp trên, em sẽ tạm dừng bài giảng một chút để em học
sinh đó nói xong. Nếu như học sinh trình bày về vấn đề liên quan đến bài
giảng thì em sẽ cảm ơn em ấy đã cố gắng đóng góp cho bài học và tiếp tục
bài giảng. Nếu những gì em ấy nói không liên quan đến bài giảng mà chỉ
nhằm mục đích gây sự chú ý làm gián đoạn bài giảng thì sau khi em ấy nói
xong em sẽ hỏi rằng: “Nếu em đã nói xong thì hãy trật tự để cô giảng bài”.
 Sau tiết học, em sẽ mời bạn học sinh đó ở lại để phân tích, cũng như là
tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn học sinh đó lại thường xuyên nói leo như
vậy. Có thể là do bạn đã hiểu hết kiến thức và muốn thể hiện điều đó hoặc
bạn cảm thấy mình chưa hiểu bài nên cắt ngang. Từ đó, em sẽ giúp bạn phân
tích và giải quyết vấn đề và nhắc nhở bạn học sinh đó nên đợi đến lúc cô nói
xong câu rồi mới phát biểu.
 Em đã dùng kĩ năng định hướng và kĩ năng định vị. Kĩ năng định hướng
giúp phán đoán và đưa ra ra quyết định, thái độ của giáo viên đối với học
sinh, kĩ năng định vị giúp đảm bảo sự đồng cảm, thấu hiểu vấn đề giữa
giáo viên và học sinh.

4. Trong các kỹ năng GTSP, theo em kỹ năng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trong các kĩ năng GTSP, bất kì kĩ năng nào cũng rất là quan trọng, vì tất cả
các kĩ năng đều cần thiết trong quá trình dạy học. Nhưng theo em kĩ năng
định hướng là quan trọng nhất. Vì kĩ năng này sẽ quyết định được thái độ và
hành vi của bản thân khi tiếp xúc với học sinh dựa trên việc đọc được các cử
chỉ, hành vi, lời nói,… Hoặc dựa vào những dấu hiệu chung nhất về cảm xúc
qua các biểu hiện bên ngoài mà phán đoán đúng trạng thái, hay đặc điểm tâm
lí của đối tượng giao tiếp từ đó đưa ra ứng xử phù hợp với học sinh. Tuy
nhiên việc định hướng phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, cơ động và không
nên có bất kì định kiến nào về đối tượng mà mình tiếp xúc. Trong giao tiếp
nên có cái nhìn tích cực, có niềm tin ở học sinh và xem niềm tin đó như
nguồn động lực để thầy cô cũng như em, một giáo viên tương lai có thể vượt
qua những khó khăn đời thường và say mê với nghề nghiệp hơn.

5. Em hãy tự nhận xét phần trình bày vừa rồi của mình. Theo em, bản thân em
cần cải thiện điều gì? Vì sao?

6. Nếu thầy/cô đề nghị em cải thiện kỹ năng ngôn ngữ/ kỹ năng sử dụng phương
tiện phi ngôn ngữ/ kỹ năng động viên/ nhóm kỹ năng điều khiển/ kỹ năng
quản lý cảm xúc trong phần trình bày vừa rồi thì em có cải thiện không?
Không - vì sao? Có thì em cải thiện như thế nào? Vì sao?
 Kỹ năng ngôn ngữ
Em cảm thấy khá hài lòng về phần trình bày của bản thân. Tuy nhiên, em
nghĩ bản thân em cần phải rèn luyện thêm về kỹ năng này để hoàn thiện hơn.
Em cảm thấy bản thân còn chưa hoàn toàn điều khiển được âm lượng cũng
như chất giọng khi trình bày, điều này có thể khiến học sinh hơi “chói tai”.
Ngoài ra, bản thân em đã cố gắng tập luyện hạn chế tối đa những từ đệm
không cần thiết như ừm, thì,…, nhưng trong lúc thực hành vừa rồi đôi lúc em
vẫn còn mắc phải. Với những vấn đề trên, em tin tưởng rằng bản thân rèn
luyện và hoàn toàn có thể khắc phục triệt để tạo cho bản thân một phong thái
giảng dạy chuyên nghiệp.
 Kỹ năng sử dụng phi ngôn ngữ
Nếu được đề nghị cải thiện kĩ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong
phần trình bày vừa rồi thì, theo như em cảm thấy khá là hài lòng với việc kết
hợp kĩ năng phi ngôn ngữ của em vào phần trình bày nhưng em vẫn muốn cải
thiện nhiều hơn về kĩ năng này. Cụ thể là ở phần nét mặt và điệu bộ cơ thể,
lúc trình bày thì gương mặt và tay chân em hay bị đơ ra, có thể vì lý do là quá
hồi hộp cho buổi trình bày ngày hôm nay. Tuy nhiên em tin rằng bản thân
mình có thể khắc phục được vấn đề này trong tương lai qua việc va chạm
nhiều hơn với các buổi trình bày trước đám đông hay những buổi giao tiếp
khác nhau, điều này sẽ giúp em tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn để có thể có
những cử chỉ tay thích hợp với lời nói cũng như nét mặt trở nên hòa đồng,
thân thiện hơn.
 Kỹ năng động viên
Em khá hài lòng với phần trình bày hôm nay của mình. Tuy nhiên, về kỹ
năng động viên thì em nghĩ em cũng gặp vấn đề không nhỏ trong việc khích
lệ bản thân. Đôi lúc, việc suy nghĩ có phần hơi tiêu cực về bản thân sẽ dẫn
đến sự tự tin của em sẽ giảm, từ đó việc trình bày một điều gì đó sẽ không
được tốt. Em tin rằng bản thân mình có thể cải thiện bằng việc đặt ra cho bản
thân một thỏa thuận chẳng hạn như sau khi làm xong việc này thì mình sẽ
nhận được một cái gì đó. Theo em, việc đặt ra những giới hạn nhỏ để bản
thân có thể bước ra vùng an toàn và đối mặt với việc mình lo lắng là vô cùng
cần thiết. Bên cạnh đó, trong môi trường sư phạm thật sự, em muốn dành thời
gian ở đầu các buổi học để trò chuyện, tương tác, khích lệ tinh thần học sinh
để các em hoàn toàn học tập trong một trạng thái thoải mái để có thể đạt hiệu
quả tốt hơn.
 Kỹ năng quản lý cảm xúc
Thực tế, việc kiểm soát cảm xúc từ trước đến giờ vẫn luôn là một vấn đề rất
lớn đối với riêng bản thân em. Đã có rất nhiều lần em đem sự tức giận, buồn
bực của bản thân vào lời nói lẫn hành động khi ứng xử với người khác. Em
tin rằng bản thân hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này trong tương lai
thông qua việc nhận thức rõ ràng về cảm xúc của bản thân, không để nó chi
phối vào vấn đề công việc và giao tiếp với người khác. Ngoài ra, em sẽ tập
loại bỏ các cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ mọi thứ theo hướng lạc quan, cẩn thận
trước khi hành động hay giao tiếp. Hơn nữa, em sẽ liên tục học hỏi, phát triển
bản thân để có thể thích nghi tốt với môi trường làm việc và học tập, từ đó
em có thể học được cách giữ bình tĩnh và quản lý cảm xúc tốt hơn.
 Nhóm kỹ năng điều khiển
Em cảm thấy khá hài lòng về phần trình bày của bản thân. Tuy nhiên nói về
kỹ năng điều khiển thì em cảm thấy mình còn nhiều thiếu sót, cần cải thiện
nhiều điều. Muốn rèn được nhóm kỹ năng điều khiển, em cần cải thiện những
kỹ năng như: kỹ năng quan sát, lắng nghe, kỹ năng xử lý thông tin và kỹ năng
điều khiển. Để nâng cao năng lực quan sát, em cần phải kiên trì quan sát từ
bao quát đến chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể việc học và hoạt động của học sinh. Về kỹ
năng lắng nghe, khi bắt đầu buổi học, em cần tạo không khí cởi mở, tạo cho
học sinh một tâm thế thoải mái để trong giao tiếp với giáo viên, để các em có
thể tự tin trình bày những suy nghĩ của mình. Cố gắng lắng nghe học sinh của
mình một cách có hiệu quả, từ đó có thể cải thiện kỹ năng xử lý thông tin của
mình. Ngoài ra, em sẽ rèn luyện cách làm chủ nhận thức, thái độ và hành vi,
phản ứng của mình. Xây dựng hành vi ứng xử phù hợp, linh hoạt với đối
tượng ở các hoàn cảnh và nội dung giao tiếp khác nhau. Cuối cùng, em sẽ
không ngừng học hỏi và trau dồi thêm tri thức, kinh nghiệm cho bản thân để
có thể trở thành một giáo viên mẫu mực.

You might also like