You are on page 1of 3

[HOT] NHỮNG THAY ĐỔI CỦA BÀI THI IELTS SPEAKING TRONG TƯƠNG LAI 

Nguồn: Vũ Trọng Hiếu


Trong một video được đăng bởi British Council Colombia, Sheryl Cooke -giám đốc về mảng Giải pháp đánh
giá của BC – đã công bố 2 đề xuất có thể thay đổi hoàn toàn bài thi IELTS Speaking trong tương lai.
Trước khi bắt đầu, bạn đọc nên lưu ý là các thay đổi này chỉ là NGUYÊN MẪU, và hoàn toàn có thể thay đổi
trong tương lai.
 THAY ĐỔI 1 – PHẦN THI SPEAKING MỚI
Thay đổi đầu tiên được công bố có thể là một phần mới hoàn toàn trong bài kiểm tra Speaking. Ngoài bài phỏng vấn
trực tiếp với một giám khảo như định dạng hiện có, đề xuất của Cooke và cộng sự sẽ bổ sung thêm 1 phần thi nữa
có tên là Integrated tasks. Trong phần thi này, việc kiểm tra cả kỹ năng nghe lẫn kỹ năng nói sẽ được tích hợp vào
trong một bài kiểm tra duy nhất. Bài thi sẽ được thực hiện dưới hình thức trực tuyến, và bài nói của thí sinh sẽ được
ghi âm.
Phần thi Integrated tasks mới bao gồm 4 phần khác nhau.

 Phần 1 – 3, thí sinh sẽ nghe một bản ghi âm dài 90 giây, rồi sẽ được yêu cầu chuẩn bị trong 15 giây. Sau 15
giây chuẩn bị này, học viên sẽ phải nói trong vòng 30 giây.
 Phần 1 và 2 sẽ chỉ yêu cầu học viên nghe rồi tóm tắt, chỉ ra rõ và paraphrase các thông tin quan trọng, còn
phần 3 sẽ yêu cầu học viên đưa ra ý kiến của mình, hoặc miêu tả một vấn đề.
 Trong phần 4, thời gian nghe, chuẩn bị và nói sẽ đều kéo dài 60 giây, và trong thời gian nói thì học viên sẽ
phải đưa ra một lời khuyên và giải thích lời khuyên đó của mình.

 THAY ĐỔI 2: CÁC TIÊU CHÍ CHẤM SPEAKING MỚI


Một thay đổi quan trọng nữa được Cooke nhắc tới là 2 tiêu chí chấm Speaking mới. Các tiêu chí này có tên là
Mediation và Comprehensibility. Trong video không giải thích sâu về tiêu chí Mediation, nhưng Cooke có nói rằng
tiêu chí này sẽ đánh giá khả năng sử dụng các từ nối/cấu trúc nối của học viên (Cohesion & coherence features).
Comprehensibility là đối tượng được bàn luận kỹ hơn trong video, và nó sẽ kết hợp một phần của tiêu chí
Coherence & Cohesion và toàn bộ Pronunciation vào làm một tiêu chí chung. Bạn đọc có thể tham khảo ảnh số 2 và
3 để biết thêm về nguyên mẫu của tiêu chí mới này.
Trong phần tiếp theo của video, Cooke có bàn về mục tiêu, phương pháp, kết quả và kết luận của nghiên cứu bà
đang thực hiện để xây dựng nên tiêu chí Comprehensibility mới. Trong video, bà đã liệt kê từng thành phần phụ của
Comprehensibility, cách phân tích từng thành phần phụ đó trong bài nói của học viên, và kết luận rút ra từ nghiên
cứu đã thực hiện. Do phần này khá dài và nặng về lý thuyết nên bài viết này sẽ bỏ qua, và sẽ đi thẳng vào kết luận.
Sau khi thực hiện nghiên cứu, Cooke đã kết luận rằng tiêu chí Comprehensibility nên bao gồm:
- Mean length of run, tức số âm tiết trung bình được nói giữa các khoảng ngắt;
- Speech rate, tức là số âm tiết được phát âm trên mỗi giây;
- Error rate, bao gồm các lỗi phát âm các âm tiết, lỗi thay đổi số âm tiết trong từ, lỗi đặt trọng âm sai, và cả những
lần tự sửa lỗi và tự lặp lại ở mức độ âm tiết.
 KẾT LUẬN
Qua các thay đổi trên thì có thể đưa ra một số kết luận sau:
- Định dạng của bài kiểm tra Speaking mới sẽ khác hoàn toàn, và yêu cầu thí sinh phải làm quen với việc nói trước
máy tính và trong thời gian giới hạn một cách nghiêm ngặt, tương tự như bài thi APTIS;
- Bài kiểm tra Speaking mới có khả năng cao là sẽ thử thách hơn, vì nó không những kiểm tra cả kỹ năng nghe của
thí sinh, mà nó sẽ yêu cầu thí sinh phải có các kỹ năng mà bài thi nói hiện tại không kiểm tra, như khả năng tóm tắt,
paraphrase và đưa ra lời khuyên;
- Tiêu chí kiểm tra mới đã khẳng định rõ ràng rằng thí sinh không phải bắt chước giọng của người bản địa để có thể
được điểm cao. Thay vào đó thì phần phát âm của thí sinh sẽ được phân tích dựa trên các tiêu chí khách quan hơn,
như là số âm tiết phát âm sai và những lần tự sửa lỗi phát âm và lặp lại âm tiết.
Do vậy, thí sinh và các giáo viên có thể cân nhắc thực hiện các bước để chuẩn bị trước để có thể đón đầu các
thay đổi, và đạt được điểm như mình mong muốn. Cụ thể, học viên nên cân nhắc ôn tập các kỹ năng nói sau:
- Cách tóm tắt nội dung văn bản nói;
- Các cấu trúc và từ vựng dùng để tóm tắt;
- Cách paraphrase;
- Các cấu trúc và từ vựng dùng để đưa ra lời khuyên;
- Cách phát âm dễ hiểu, tức là học sinh không nên bắt chước cách phát âm của người bản địa, và thay vào đó
là nên đảm bảo rằng mình phát âm theo cách dễ hiểu nhất có thể.

From IELTS Zone with much love 

You might also like