You are on page 1of 5

Câu 1

1. M và R là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A), có thể tạo với hiđro các hợp chất MH và RH.
Gọi X và Y lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của M và R. Trong Y, R chiếm 35,323% khối lượng.
Để trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch 16,8% X cần 150 ml dung dịch Y 1M. Xác định các nguyên tố
M và R.
2. Để hoà tan hoàn toàn a mol một kim loại cần một lượng vừa đủ a mol H2SO4, sau phản ứng thu được
31,2 gam muối sunfat và khí X. Toàn bộ lượng khí X này làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br 2
0,2M. Xác định tên kim loại.
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 0,8120 gam một mẫu quặng sắt gồm FeO, Fe2O3 và 35% tạp chất trơ trong
dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Sục khí SO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Dung
dịch Y phản ứng vừa đủ với 22,21 ml dung dịch KMnO4 0,10 M. Mặt khác, hoà tan hết 1,2180 gam mẫu
quặng trên trong dung dịch HCl (dư) rồi thêm ngay dung dịch KMnO4 0,10 M vào dung dịch thu được
cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì hết 15,26 ml dung dịch KMnO4 0,10 M.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích SO2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) đã dùng và thành phần phần trăm theo khối lượng của FeO,
Fe2O3 có trong mẫu quặng.
Câu 3: Cho m gam muối halogenua kim loại kiềm phản ứng với 50 ml dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A có mùi đặc biệt và hỗn hợp sản phẩm B. Trung hòa B
bằng 200ml dung dịch NaOH 2M rồi làm bay hơi cẩn thận sản phẩm thu được 199,6g hỗn hợp D (khối
lượng khô). Nung D đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp muối E khô có khối lượng 98g. Nếu
cho dung dịch BaCl2 dư vào B thì thu được kết tủa F có khối lượng gấp 1,4265 lần khối lượng muối E.
Dẫn khí A qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 23,9 gam kết tủa.
1. Tính nồng độ % dung dịch H2SO4 (d = 1,715 g/ml)
2. Tính m.
3. Xác định tên kim loại và halogen trên?
Câu 5: Nung hỗn hợp X gồm 4 muối natri A, B, C và D (cùng có a mol mỗi muối) đến 200 oC thoát ra
khí E không duy trì sự cháy, khối lượng hỗn hợp giảm 12,5% và tạo thành hỗn hợp Y có chứa 1,33a mol
A; 1,67a mol C; a mol D.
Nếu tăng nhiệt độ lên 400oC thu được hỗn hợp Z chỉ chứa A và D, còn nếu tăng nhiệt độ lên đến 600oC
thì chỉ còn duy nhất chất A.
Biết rằng A chỉ gồm hai nguyên tố với phần trăm khối lượng của natri bé hơn phần trăm khối lượng của
nguyên tố còn lại là 21,4%.
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng và xác định A, B, C, D.
2. Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X ban đầu.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn A và khí B.
Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ
33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra 15,625g tinh thể muối ngậm nước X, phần dung dịch
bão hòa lúc này có nồng độ 22,54%.
1. Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Đun nóng khí B với nước trong ống kín ở 1500C thấy thoát ra chất rắn màu vàng.
b. Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung dịch. Sau đó thêm
dung dịch BaCl2 vào thấy kết tủa trắng.
Câu 7:
1. (Question 1 – 2016 U.S national chemistry olympiad)
Một hợp chất chưa biết A chỉ chứa C, O và Cl.
a. Một mẫu A 3,00 g được làm bay hơi hoàn toàn trong một bình 1,00 L ở 70,0oC và gây ra áp
suất 0,854 atm. Khối lượng mol của A bằng bao nhiêu?
b. Một mẫu A được cho vào 100 mL nước, chuyển hóa toàn bộ Cl trong A thành HCl. Sau khi
cho khí N2 qua dung dịch một thời gian, axit HCl được chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,200M. Sự
chuẩn độ cần 30,33 mL NaOH thêm vào để làm cho phenolphtalein đổi màu. Phần trăm khối lượng của
Cl trong A bằng bao nhiêu?
c. Đề nghị công thức phân tử cho A và vẽ cấu trúc Lewis hợp lí cho nó.
d. Viết phương trình (có cân bằng) cho phản ứng A với nước (như mô tả ở phần b).
2. (Question 7.e – 2017 U.S national chemistry olympiad)
Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho hơi của nitrosyl florua và boron triflorua được ngưng
tụ đồng thời. Dự đoán sản phẩm thu được ở trạng thái nào (rắn, lỏng, khí) ở điều kiện thường.
Câu 8: (HSGQG Úc 2008)
Nguyên tố A đốt trong khí O2 sinh ra B, có thể oxi hóa lên mức cao hõn khi có xúc tác (V2O5/K2O)
thành C. B phản ứng với nước sinh ra axit yếu D, trong khi C phản ứng với nước sinh ra axit mạnh E.
Nãm 2001, 165 tấn E được sản xuất trên toàn thế giới (nhiều hõn bất kì hóa chất nào).
Nguyên tố A phản ứng với khí clo hình thành chất lỏng F màu vàng, độc. F có hai đồng phân cấu
trúc. F có thể bị clo hóa hõn nữa để tạo ra chất lỏng G có màu đỏ anh đào, có nhiệt ðộ sôi ở 59oC với
công thức phân tử là ACl2. Cả F và G phản ứng với nước sinh ra một hỗn hợp sản phẩm có chứa B, D,
E. Thông tin trên được tổng kết lại trong sõ đồ dưới đây:

a. Một mẫu 0,29 gam nguyên tố A được oxi hóa hoàn toàn và sản phẩm (hợp chất C) được hấp
thụ trong nước và chuẩn ðộ bằng dung dịch natri hiđroxit 1,00 mol.L-1. Thể tích của hiđroxit cần dùng là
18,0 mL.
Sử dụng thông tin này để xác định A.
b. Xác ðịnh tất cả các hợp chất B, C, D, E, F, G và viết phương trình hóa học cho tất cả các phản
ứng ở giản đồ cho ở trên.
c. C phản ứng với G sinh ra H và B. H phản ứng với nýớc sinh ra D và axit mạnh I. Xác ðịnh H
và I và viết phương trình phản ứng cho mỗi phản ứng.
d. Vẽ công thức Lewis của B và C và vẽ hai đồng phân có thể có của F. Từ đó dự đoán hình dạng
của các phân tử B, C và F (thẳng, gấp khúc, phẳng,…).
Câu 9:
1. Dạng thù hình bền nhất của lưu huỳnh là S8 (mạch vòng) trong khi S2 lại rất kém bền. Ngược lại, O2
là dạng thù hình bền nhất còn O8 thì chưa được biết đến. Hãy giải thích sự khác nhau về độ bền tương
đối của các dạng thù hình của hai nguyên tố.
2. Cho sơ đồ chuyển hóa: Lưu huỳnh  Cl2
130o C
 X  Cl2
Fe ( III )
 Y 
O2
 Z+T
Biết: X là chất lỏng màu vàng, chứa 52,5% Cl và 47,5% S. Y là chất lỏng màu đỏ, dễ hút ẩm. Z là chất
lỏng không màu chứa 59,6% Cl; 26,95% S và 13,45% O. T có khối lượng mol là 134,96 g/ mol. Z + O2
T. Hãy cho biết công thức phân tử của các hợp chất từ X đến T. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 10
Một khoáng vật hiếm gặp trong tự nhiên. Nó có màu đen pha tím, ánh kim. Thành phần của
Acgirôđit gồm bạc (Ag+), lưu huỳnh (S2-) và một hợp chất chứa nguyên tố mới X chưa xác định lúc bấy
giờ.
Đốt cháy hoàn toàn 1,0002 gam khoáng vật trong không khí thấy có SO2 thoát ra và chất rắn A.
Chất rắn A hoàn tan trong axit nitric thu được dung dịch C và chất rắn B (là một oxit lưỡng tính). Để xác
định ion Ag+, người ta cho vào dung dịch C 100 ml KSCN 0,1M, lượng dư KSCN được chuẩn độ bởi
dung dịch Fe3+ 0,1M thấy hết 9,69 ml. Khí SO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch Ba(OH)2
dư thu được 1,156 gam kết tủa.
a. Tính số mol và khối lượng Ag+ và S2- trong 100 gam Acgirôđit.
b. Xác định nguyên tố X và công thức của khoáng vật.
c. Viết phương trình phản ứng của B với HCl đậm đặc và dung dịch NaOH.
Câu 11
1. Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Na2S4O6
(3)
(8)
(1) (2) (6) (7)
HIO3 I2O5 I2 Cl2 KClO3 ClO2 NaClO2
(9) (10)
(4)

(5)
KI Cu2I2
2. Các nguyên tố X và Y tạo thành 5 hợp chất nhị nguyên tố: A, B, C, D, E. Hợp chất E không phản ứng
với H2, O2, H2O ngay cả khi đun nóng. Khi đun nóng D chuyển thành C và E, nếu cho D phản ứng với
Cl2 thì tạo thành F. Hợp chất A có hai dạng đồng phân A1 và A2. Hợp chất B có thể đime hóa thành B2.
Cho biết các dữ kiện sau.
Chất A B C D E F
Hàm lượng % Y 37,3 54,3 70,4 74,8 78,1 58,5
Trạng thái tập hợp, đk thường khí khí khí lỏng khí khí
Xác định cấu tạo các hợp chất: A1; A2 ; B ; B2 ; C ; D ; E ; F
Câu 12:
1. Hỗn hợp A gồm bột S và Mg. Đun nóng A trong điều kiện không có không khí, sau đó làm nguội và
cho sản phẩm tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,987 lít khí B có tỉ khối so với không khí bằng
0,8966. Đốt cháy hết khí B, sau đó cho toàn bộ sản phẩm vào 100ml H2O2 5% (D = 1g/ml) thu được dung
dịch D. Xác định % khối lượng các chất trong A và nồng độ % các chất tạo ra trong dung dịch D. Cho
thể tích các chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
2. Dẫn từ từ 2,24 lít hỗn hợp khí CO và CO2 qua I2O5 dư đun nóng. Chất rắn sau phản ứng hòa tan vào
dung dịch chứa NaI và Na2CO3 dư được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 20,00 mL dung
dịch Na2S2O3 0,10 M.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định phần trăm thể tích khí CO trong hỗn hợp khí ban đầu.
Câu 13:
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau
a. Ion I- trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3 ; còn I2 oxi hoá được Na2S2O3.
b. Ion Br- bị oxi hoá bởi H2SO4 đặc, BrO3- /H+; còn Br2 oxi hoá được P thành axit tương ứng.
c. H2O2 bị NaCrO2 khử (trong môi OH-) và bị oxi hoá bởi dd KMnO4 (trong môi trường H+).
d. Sục Clo đến dư vào dung dịch FeI2
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn A và khí B.
Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ
33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra 15,625g tinh thể muối ngậm nước X, phần dung dịch
bão hòa lúc này có nồng độ 22,54%.
1. Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Đun nóng khí B với nước trong ống kín ở 1500C thấy thoát ra chất rắn màu vàng.
b. Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung dịch. Sau đó thêm dung dịch
BaCl2 vào thấy kết tủa trắng.
Câu 15
1 Axit closunfonic là một hợp chất thường dùng chủ yếu để làm chất closunfonat hoá trong hoá hữu cơ.
Khi phản ứng với nước tạo ra axit sufuric và axit clohiđric. Khi điều chế axit này thường thu được hỗn
hợp gồm axit closunfonic,axit sunfuric và lưu huỳnh trioxit (hỗn hợp A). Người ta thực hiện những thí
nghiệm sau:
- Lấy 2,9426 gam hỗn hợp trên cho hoà tan trong 50,0 ml dung dịch natri hiđroxit 1,9820M. Dung
dịch sau đó được định mức đến 100,0 ml (gọi là dung dịch B).
- Lấy 20,0 ml dung dịch B, axit hoá bằng dung dịch axit nitric sau đó chuẩn độ với 35,7 ml dung
dịch AgNO3 0,1120M .
- Lấy 20 ml dung dịch B chuẩn độ với 33,6 ml dung dịch axit clohiđric 0,1554M.
a. Viết các phương trình hoá học của các quá trình trên?
b. Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp A?
2. Thành phần của thuốc súng đen có thể rất khác nhau nhưng luôn chứa những thành phần cơ bản: diêm
tiêu (kali nitrat), lưu huỳnh và than. Tiến hành phân tích hóa học thuốc súng đen cho kết quả là 75% diêm
tiêu, 13% cacbon và 12% lưu huỳnh về khối lượng.
a. Viết phương trình phản ứng thể hiện sự cháy của thuốc súng đen với các thành phần này. Cho
biết vai trò của từng loại nguyên liệu.
b. Nếu như thành phần các nguyên liệu trong thuốc súng đen có thay đổi thì có thể thu được các loại
sản phẩm cháy nào? Minh họa bằng phương trình hóa học.
Câu 16
1. Khi cho lưu huỳnh nguyên tố tác dụng với khí clo khô ở 130oC thu được một chất lỏng màu vàng A
chứa 52.5% Cl và 47.5% S. Tiếp tục cho A tác dụng với khí clo trong sự có mặt của FeCl3 thu được một
chất lỏng màu đỏ B dễ hút ẩm. B tác dụng với oxy thu được chất lỏng không màu C (59.6% Cl, 26.95%
S và 13.45% O) và một chất D (M = 135 g/mol) có thể nhận được trực tiếp bằng phản ứng giữa C và oxy.
Xác định cấu trúc các chất và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 17: Hợp chất A là một chất lỏng không màu. Khi đun nóng nó chuyển thành một khí B có màu nâu
nặng hơn không khí 1,59 lần. Phản ứng của B với kim loại C sinh ra muối D. Khi đun nóng thì muối D
phân hủy tạo oxit E. Xử lý E với HCl đặc sinh ra muối F và một khí G gây khó thở.
a) Xác định các hợp chất từ A đến G. Biết rằng % kim loại trong D là 32,22% về khối lượng và muối
màu hồng F sẽ chuyển sang xanh da trời khi đun nóng.
b) Viết các phản ứng hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên.
c) Khi đun nóng hỗn hợp muối F, NH4Cl và NH3.H2O trong không khí thì tạo thành một hợp chất X có
màu nâu đỏ. Nếu tăng nhiệt độ thì có thể tạo lại muối F ban đầu. Viết các phản ứng xảy ra.
Câu 18: Cho 3 nguyên tố X, Y, Z. Nung đơn chất X và Y ở nhiệt độ cao tạo ra hợp chất A. A bị thuỷ
phân tạo ra B và một chất khí nặng hơn không khí. X và Z tạo thành hợp chất C có độ cứng rất lớn. C
cũng được tạo ra khi nung B ở nhiệt độ cao. 3 nguyên tố X, Y, Z tạo ra một hợp chất D. Dung dịch D
làm quỳ tím hoá đỏ. Xác định X, Y, Z, A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng nêu trong bài.
Câu 19:
1. X là chất khí không màu, tan trong nước tạo dung dịch axit yếu. Để điều chế X, phương pháp duy
nhất là cho muối A tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
Dung dịch X loãng tác dụng với dung dịch NaOH loãng thu được muối B, nếu cho dung dịch X đặc
tác dụng với NaOH nguội lại thu được muối C.
Dung dịch X có tính chất đặc biệt. Khi cho dung dịch X loãng tiếp xúc với thủy tinh thì thủy tinh tan
tạo thành chất D1, nếu cho dung dịch X đặc tiếp xúc với thủy tinh thì thủy tinh tan tạo thành chất D2.
Xác định các chất A, B, C, D1, D2, X và viết các phương trình hóa học xảy ra.
2. Để xác định công thức phân tử của X người ta hòa tan hoàn toàn 0,1 g X vào nước thêm dư KI và vài
ml H2SO4 loãng, lúc đó đã có màu nâu, chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,1 M tới mất màu tốn hết 37,4 ml
dung dịch Na2S2O3. Tìm công thức phân tử của X.
Câu 20
X là hỗn hợp sắt và một kim loại M có hoá trị hai, lấy theo tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 12.
- Nếu cho m gam X phản ứng vừa đủ với a gam dung dịch H2SO4 80% đun nóng, có khí SO2 duy nhất
thoát ra. Cô cạn dung dịch được 88 gam muối khan.
- Nếu đổ thêm 3a gam nước vào a gam dung dịch H2SO4 ở trên rồi cho tiếp m gam X vào khuấy kỹ
cho phản ứng hoàn toàn, thì sau khi tách kim loại M không tan, còn lại dung dịch B. Cho từ từ bột Na2CO3
vào dung dịch B và khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì được dung dịch D. Khối lượng dung
dịch D tăng so với khối lượng dung dịch B là 62 gam.
a) Xác định khối lượng nguyên tử của kim loại M.
b) Tính giá trị m.
c) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch D.

You might also like