You are on page 1of 75

Bài 03

HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TÓAN XDCB
VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CÁC VĂN BẢN THEO THỜI ĐIỂM LẬP DỰ TÓAN.

Trước đây, đã sử dụng:


1. Định mức XDCB 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/11/98
2. Định mức lắp đặt và bảo trì hệ thống chiếu sáng 328/BXD-VKT ngày 8/12/95
3. Định mức bổ sung 1108/BXD-VKT ngày 19/6/99
4. Sử dụng với các bộ định mức trên là bộ đơn giá ban hành theo Quyết định
4232/QĐ-UB-QLĐT ngày 27/7/99 (ứng với mức lương144.000đ/tháng) và bộ
đơn giá công tác sửa chữa 1/6/2001-1957/QĐ-UB-QLĐ (ứng với mức lương
180.000đ/tháng)
Từ năm 1999 đến giữa 2005, các bộ định mức và đơn giá trên đã được sử dụng và
được điều chỉnh bổ sung thêm nhiều định mức mới cùng với việc điều chỉnh bảng
tổng hợp chi phí bằng các hệ số trượt giá nhân công và ca máy.

Thông tư 07/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 về việc hướng dẫn điều
chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản (điều chỉnh trượt gía cho các bộ đơn giá
trên)
BẢNG SỐ 1 : CÁC HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH THEO TT 07/2006/TT-BXD

ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỊA PHƯƠNG


Hệ số điều chỉnh: TÍNH THEO MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU / THÁNG
144.000 180.000 210.000 290.000 350.000
đồng đồng đồng đồng đồng
450/350
4,32 3,45 2,95 2,14
- Chi phí nhân công (KĐCNC ) =1,28

1,55 1,50 1,45 1,35 1,05


- Chi phí máy thi công (KĐC MTC)

1. Trường hợp khối lượng xây dựng thực hiện từ 01/10/2006 nhưng trong hợp đồng
các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, Chủ
đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng.

2. Hệ số điều chỉnh xác định theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc
xác định theo công trình khi công trình được xây dựng đơn giá theo cơ chế tiền
lương và các chế độ chính sách tiền lương riêng (nếu có)

Bài 3 - trang 47
Hiện nay, đang sử dụng:

Thông tư số : 03/2007/TT-BXD, ngày 25 tháng 01 năm 2008 về việc hướng dẫn điều
chỉnh dự toán công trình XDCB từ 01/01/08 cho mức lương 450.000 đ/tháng về các
mức lương lớn hơn.
540.000 580.000 620.000
Mức lương tối thiểu
đ/tháng đ/tháng đ/tháng
Hệ số điều chỉnh KĐCNC xây dựng 1,20 1,29 1,378

Hệ số điều chỉnh KĐCMTC xây dựng 1,08 1,1 1,12


Hệ số điều chỉnh KĐCNC khảo sát 1,20 1,29 1,378
ĐC
Hệ số điều chỉnh K NC thí nghiệm VL&CK 2,83 3,04 3,25

Kết hợp giữa Thông tư 07 và 03, nội suy hệ số trượt giá cho các mức lương còn lại,.
Cụ thể, lấy các hệ số của TT 07/2006/TT-BXD nhân cho hệ số KĐCNC=1,2 và KĐC
MTC=1,08
ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỊA PHƯƠNG
TÍNH THEO MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU / THÁNG

144.000 180.000 210.000 290.000 350.000


Hệ số điều chỉnh: đồng đồng đồng đồng đồng

- Chi phí nhân công (KĐCNC ) 5,184 4,140 3,540 2,568 1,543
- Chi phí máy TC (KĐC MTC) 1,674 1,620 1,566 1,458 1,134
ĐC
- Chi phí nhân công K NC 1,286*1,2
khảo sát xây dựng =1,543

Các bộ định mức cũng được công bố sử dụng chung cho cả nước.
1. Công văn 1751/BXD-VP, ngày 14-08-07 công bố định mức - Phần chi phí QLDA
(thay cho QĐ 10/2005 và 11/2005, 11/2005). Bao gồm định mức QLDA, lập dự án,
thiết kế, thẩm tra thiết kế-dự tóan,lựa chọn nhà thầu.
2. Công văn 1776/BXD-VP ngày 16/8/07 công bố định mức - Phần xây dựng (thay
QĐ 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005).
3. Công văn 1777/BXD-VP ngày 16/8/07 công bố định mức -Phần lắp đặt… (thay QĐ
33/2005/QĐ-BXD ngày 04/10/2005).
4. Công văn 1778/BXD-VP ngày 16/8/07 công bố định mức -Phần dự tóan sửa chữa
công trình.
5. Công văn 1779/BXD-VP ngày 16/8/07 công bố định mức - Phần khảo sát xây
dựng (QĐ 28/2005/QĐ-BXD ngày 10/8/2005 có điều chỉnh).
Bài 3 - trang 48
6. Thông tư 09/2007/TT-BXD ngày 02 tháng 11 năm 2007 về việc hướng dẫn xác
định và quản lý chi phí thuê tư vấn nước ngoài.
7. Thông tư 07/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 hướng dẫn phương pháp xác định giá
ca máy và thiết bị thi công xây dựng
• Tương ứng, thành phố HCM là bộ đơn giá ban hành kèm theo Quyết định
104/2006/QĐ-UBND ngày 14/07/2006, Quyết định 103/2006/QĐ-UBND ngày
14/07/2006
• Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 10/2005/QĐ-BXD
ngày 15/4/2005 dùng để tham khảo.
• Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình 11/2005/QĐ-BXD
ngày 15/4/ 2005 dùng để tham khảo.
Sử dụng chung với các bộ định mức mới này là Thông tư số 05 /2007/TT-BXD ngày
25 tháng 07 năm 2007 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
công trình. Có rất nhiều điểm mới trong việc tính dự toán, để hiểu rõ cách lập dự toán
mới này, cần phải nghiên cứu cẩn thận Thông tư 05 này.
QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ HÌNH THÀNH CÁC CHI PHÍ

Bài 3 - trang 49
BIỂU MẪU CẦN CÓ CỦA DỰ TÓAN THEO THÔNG TƯ 05/2007/TT-BXD

Bài 3 - trang 50
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG

STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH KÝ HIỆU


I CHI PHÍ TRỰC TIẾP
n
vl
1 Chi phí vật liệu Σ Qj x Dj VL
j=1
n
2 Chi phí nhân công Σ Qj x Djnc x (1 + Knc) NC
j=1
n
3 Chi phí máy thi công Σ Qj x Djm x (1 + Kmtc) M
j=1
4 Chi phí trực tiếp khác (VL+NC+M) x tỷ lệ TT
Chi phí trực tiếp VL+NC+M+TT T
II CHI PHÍ CHUNG T x tỷ lệ C
III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T+C) x tỷ lệ TL
Chi phí xây dựng trước thuế (T+C+TL) G
IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TGTGT-XD GTGT
Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT GXD
Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để
V G x tỷ lệ x (1+ TGTGT-XD) GXDNT
ở và điều hành thi công
TỔNG CỘNG GXD + GXDNT GXD

BẢNG TRA CÁC HỆ SỐ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG,


THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
CHI PHÍ CHUNG THU NHẬP
TT LOẠI CÔNG TRÌNH CHỊU THUẾ
TRÊN CHI PHÍ TRÊN CHI PHÍ TÍNH TRƯỚC
TRỰC TIẾP NHÂN CÔNG
Công trình dân dụng 6,0
1 Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch 5,5
10,0
sử, văn hoá
Công trình công nghiệp 5,5
2 Riêng công trình xây dựng đường hầm, 6,0
7,0
hầm lò
Công trình giao thông 5,3
Riêng công tác duy tu sửa chữa thường
3 xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ 6,0
66,0
nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và
đường thuỷ nội địa
Công trình thuỷ lợi 5,5
4 Riêng đào, đắp đất công trình thuỷ lợi 5,5
51,0
bằng thủ công
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 4,5 5,5
Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ trong
các công trình xây dựng, công tác xây lắp
đường dây, công tác thí nghiệm hiệu chỉnh
6 65,0 6,0
điện đường dây và trạm biến áp, công tác
thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây
dựng

Bài 3 - trang 51
1. QUẢN LÝ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Quản lý tổng mức đầu tư
1.1.1. Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với
trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán
hiệu quả đầu tư xây dựng. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư thực hiện
theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính Phủ về
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là Nghị định 99/2007/NĐ-CP). Tổng mức
đầu tư đã được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây
dựng công trình và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư
xây dựng công trình.
1.1.2. Tổng mức đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7
Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trường hợp tổng mức đầu tư điều
chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, kể cả thay đổi cơ cấu các khoản mục
chi phí trong tổng mức đầu tư (bao gồm cả sử dụng chi phí dự phòng) thì chủ đầu tư tự điều
chỉnh, sau đó phải báo cáo người quyết định đầu tư về kết quả điều chỉnh; Chủ đầu tư chịu
trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức
đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép
trước khi thực hiện việc điều chỉnh.
Đối với công trình sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước thì chủ đầu tư tự quyết định và chịu
trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt phải
được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
1.1.3. Chi phí quản lý dự án do chủ đầu tư xác định để tổ chức thực hiện các công việc quản
lý dự án. Đối với những dự án quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới một tỷ đồng,
nếu chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng các đơn vị chuyên môn của
mình để quản lý thì chủ đầu tư sử dụng nguồn kinh phí quản lý dự án để chi cho các hoạt
động quản lý dự án, chi làm thêm giờ cho các cán bộ kiêm nhiệm quản lý dự án theo quy
định hiện hành.
Đối với các dự án áp dụng hình thức tổng thầu thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công
xây dựng công trình (tổng thầu EPC), tổng thầu được hưởng một phần chi phí quản lý dự án
tương ứng khối lượng công việc quản lý dự án do tổng thầu thực hiện. Chi phí quản lý dự án
của tổng thầu do hai bên thoả thuận và được quy định trong hợp đồng.

Bài 3 - trang 52
Trường hợp Ban quản lý dự án có đủ năng lực để thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư
xây dựng thì Ban quản lý dự án được hưởng chi phí thực hiện các công việc tư vấn đầu tư
xây dựng.
Khi thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí thuê tư vấn xác định bằng dự toán trên cơ sở nội
dung, khối lượng công việc quản lý do chủ đầu tư thuê và các chế độ chính sách theo quy
định. Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1.2. Quản lý dự toán công trình
1.2.1. Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra. Dự toán công trình, hạng
mục công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo quy định. Chủ đầu tư tổ chức thẩm
tra dự toán công trình bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định
99/2007/NĐ-CP.
1.2.2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm tra thì thuê các tổ chức, cá nhân có
đủ năng lực, kinh nghiệm thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân thẩm tra dự toán
công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra của mình. Chi
phí thẩm tra dự toán công trình do chủ đầu tư quyết định.
1.2.3. Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự
toán công trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là
căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định
thầu.
1.2.4. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
11 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điều chỉnh.

2. QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG, GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Quản lý định mức xây dựng
2.1.1. Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ theo quy
định tại Điều 12 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
2.1.2. Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức xây dựng: Định mức dự toán
xây dựng công trình (Phần xây dựng, Phần khảo sát, Phần lắp đặt), Định mức dự toán sửa
chữa trong xây dựng công trình, Định mức vật tư trong xây dựng, Định mức chi phí quản lý
dự án, Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các định mức xây dựng khác.
2.1.3. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo
hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư này tổ chức xây dựng, công bố định mức cho các
công tác xây dựng đặc thù của Bộ, địa phương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng
do Bộ Xây dựng công bố.

Bài 3 - trang 53
2.1.4. Đối với các định mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công
bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công
trình thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
2.1.5. Đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được
công bố quy định trong mục 2.1.2 và 2.1.3 nêu trên thì chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ
thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức quy định tại Phụ lục số 3 của
Thông tư 05/2007/TT-BXD để tổ chức xây dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định
mức xây dựng tương tự đã sử dụng ở công trình khác để quyết định áp dụng.
Trường hợp sử dụng các định mức xây dựng mới chưa có nêu trên làm cơ sở lập đơn giá
để thanh toán đối với các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước áp dụng hình thức chỉ
định thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định. Riêng công
trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng
Bộ quản lý chuyên ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
2.1.6. Chủ đầu tư tự tổ chức hoặc thuê các tổ chức có năng lực, kinh nghiệm để hướng dẫn
lập, điều chỉnh định mức xây dựng như nội dung trong mục 2.1.4 và 2.1.5 nêu trên. Tổ chức
tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức do mình xây dựng.
2.1.7. Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công bố hoặc
điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng xây dựng công trình.
2.1.8. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm gửi những định mức xây dựng
đã công bố trong năm về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
2.2. Quản lý giá xây dựng công trình
2.2.1. Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống định mức như
nội dung tại mục 2.1 phần III nêu trên và phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình theo
hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của Thông tư 05/2007/TT-BXD để xây dựng và quyết định áp
dụng đơn giá của công trình làm cơ sở xác định dự toán, quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình.
2.2.2. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư,
vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá xây
dựng được lập bổ sung các chi phí này theo điều kiện thực tế và đặc thù công trình.
2.2.3. Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn chuyên môn
có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập
đơn giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và
pháp luật trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các đơn giá xây dựng công trình do
mình lập.
2.2.4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng căn cứ vào hướng dẫn của Thông tư
này và tình hình cụ thể của địa phương để công bố hệ thống đơn giá xây dựng, giá ca máy

Bài 3 - trang 54
và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu,... để tham khảo trong quá trình xác định giá xây
dựng công trình.

TÓM TẮT CÔNG VĂN 1751/BXD-VP


Về việc Công bố Định mức chi phí quản lý dự án và
tư vấn đầu tư xây dựng công trình
Các công việc sau đây áp dụng định mức của công văn này.
1. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN;
2. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG;
• Lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật;
• Thiết kế xây dựng công trình;
• Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.
• Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
• Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị;

Các bảng tra được chia thành các loại công trình sau:
1. Công trình dân dụng;
2. Công trình công nghiệp;
3. Công trình giao thông;
4. Công trình thuỷ lợi;
5. Công trình hạ tầng kỹ thuật.
6. Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp
đường dây, công tác thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, công tác thí
nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng

Chi phí XL,TB


trước thuế của dự
Hệ số
án được duyệt
điều chỉnh

Công thức tính chi phí tư vấn Ctv = Cct x Nt x k

% định mức
theo bảng tra

Nb - Na
Công thức nội suy Nt = Nb - (Ct - Cb)
Ca - Cb

Bài 3 - trang 55
Bảng số 1: Định mức chi phí quản lý dự án Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Chi phí xây dựng và thiết bị (tỷ đồng)
TT Loại công trình
<=7 10 20 50 100 200 500 1.000 2.000 5.000 10.000
1 Công trình dân dụng 2,304 2,195 1,862 1,663 1,397 1,368 1,254 1,026 0,793 0,589 0,442
2 Công trình công nghiệp 2,426 2,310 1,960 1,750 1,470 1,440 1,320 1,080 0,931 0,620 0,465
3 Công trình giao thông 2,062 1,964 1,666 1,488 1,250 1,224 1,122 0,918 0,791 0,527 0,395
4 Công trình thuỷ lợi 2,183 2,079 1,764 1,575 1,323 1,296 1,188 0,972 0,838 0,558 0,419
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 1,940 1,848 1,568 1,400 1,176 1,152 1,056 0,864 0,744 0,496 0,372

Bảng số 2: Định mức chi phí lập dự án Đơn vị tính: Tỷ lệ %


Chi phí xây dựng và thiết bị (tỷ đồng)
TT Loại công trình
<=7 10 20 50 100 200 500 1.000 2.000 5.000 10.000
1 Công trình dân dụng 0,682 0,546 0,448 0,368 0,273 0,215 0,191 0,164 0,139 0,111 0,089
2 Công trình công nghiệp 1,167 0,934 0,794 0,630 0,467 0,368 0,345 0,299 0,242 0,207 0,145
3 Công trình giao thông 0,560 0,410 0,374 0,298 0,244 0,176 0,150 0,131 0,112 0,089 0,072
4 Công trình thuỷ lợi 0,681 0,491 0,447 0,357 0,261 0,205 0,182 0,156 0,134 0,107 0,086
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 0,585 0,428 0,389 0,312 0,253 0,182 0,156 0,137 0,117 0,094 0,075

Bảng số 3: Định mức chi phí lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Chi phí xây dựng và thiết bị (tỷ đồng)
TT Loại công trình
<=1 3 7
1 Công trình dân dụng 2,58 2,35 2,13
2 Công trình công nghiệp 3,04 2,77 2,51
3 Công trình giao thông 1,45 1,33 1,20
4 Công trình thuỷ lợi 2,33 2,11 1,93
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 2,21 2,00 1,82

Bài 3 - trang 44
Bảng số 4: Định mức chi phí thiết kế kỹ thuật của công
trình dân dụng có yêu cầu thiết kế 3 bước
Bảng số 5: Định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công
của công trình dân dụng có yêu cầu thiết kế 2 bước
Cấp công trình
Chi phí xây dựng Cấp đặc Chi phí xây dựng Cấp công trình
Cấp I Cấp II
(tỷ đồng) biệt
(tỷ đồng) Cấp II Cấp III Cấp IV
5.000 0,75 0,68 0,62
2.000 0,97 0,89 0,80 5.000 0,96 0,86 -

1.000 1,13 1,03 0,95 2.000 1,24 1,11 -


500 1,40 1,27 1,16 1.000 1,45 1,31 0,95
200 1,66 1,51 1,37 500 1,79 1,62
1,16
100 1,82 1,64 1,51 200 2,10 1,90 1,37
50 2,00 1,82 1,66
100 2,29 2,08 1,62
20 2,38 2,17 1,96
50 2,54 2,29 1,91
10 2,74 2,48 2,25
20 3,01 2,73 2,43
≤7 - - 2,36
10 3,48 3,14 2,78
≤7 3,63 3,27 2,90

Bài 3 - trang 45
1.Giải phóng 2.Khảo sát xây 3.Lập dự án đầu 4.Thẩm định, trình
mặt bằng dựng tư duyệt dự án
CP đền bù CP khảo sát XD CP lập bcáo môi trường CP thẩm tra, thẩm định
Hội đồng đền bù-2%(-5→75/25) Giám sát khảo sát CP lập dự án (BCKTKT)-QĐ11 dự án
Việc tổ chức ĐB Lập báo cáo đầu tư Phí xin phép,TĐTKCS
Tái định cư Thi tuyển Ktrúc CP lãi vay, vốn lưu động
CP hạ tầng kỹ thuật CP tư vấn quản lý dự án
Thuê đất
Xây láng trại, nhà tạm
Rà phá bơm mìn

5.Lập hồ sơ 6.Thẩm định, 7.Lập hồ sơ mời 8.Thẩm định, trình


TKDT trình duyệt TKDT thầu duyệt HSMT
CP lập hsơ thiết kế-QĐ11 CP thẩm tra thiết kế CP lập HSMT (35%) CP thẩm tra, thẩm định
Lập định mức, đơn giá CP thẩm định thiết kế HSMT-NĐ111
Thẩm định an tòan

9.Tổ chức đánh 10.Trình duyệt nhà 11.Tổ chức thi 12.Nghiệm thu
giá nhà thầu thầu trúng thầu công+LĐTB đưa vào sử dụng
CP tổ chức CP thẩm định hồ sơ CP thi công+LĐTB CP tổ chức nghiệm thu
CP đánh giá NT (65%) CP giám sát thi công CP vận hành chạy thử
CP quản lý thi công Khánh thành, quảng cáo
CP chứng nhận PHCL 13.Kiểm toán và
CP nghiệm thu
CP thử nghiệm, thí nghiệm quyết tóan
CP quan trắc, đăng kiểm CP kiểm tóan
QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN & CP bảo hiểm CP thẩm định
CP khởi công, quảng cáo CP quy đổi vốn
CÁC CHI PHÍ TƯƠNG ỨNG CP chuyển TB và lao động CP tổ chức quyết tóan
đến CT
CP đảm bảo an tòan giao thông
Chi phí QLDA Chi phí tư vấn

Chi phí khác

Bài 3 - trang 45
Dự tóan Phát sinh ≤ Phát sinh ≥
Hạng mục Vốn dự án Dự tóan lớn duyệt thay tổng dự tổng dự
dự án được duyệt hơn dự án đổi cơ cấu toán toán

XL1 120 130 120 110 120

XL2 80 95 95 105 105

TB1 60 65 65 40 40

TB2 40 40 40 55 55

CP≠ 10 15 15 20 20
Σ310 Σ345>341 Σ335<341 Σ330<335 341>Σ340>335

%DP 31 Điều chỉnh NS:cấp Tquyền Chủ ĐT tự Chủ ĐT phê


lại dự án DN: chủ ĐT>báo duyệt lại
Σ341 điều chỉnh,
cáo lại không phê TKDT
duyệt lại
CÁC TÌNH HUỐNG XẨY RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Bài 3 - trang 46
PHẦN PHỤ LỤC
CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
—— Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________________
Số: 99/2007/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH
Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
_______

CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình sử dụng vốn khác áp dụng các quy định của Nghị định này.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng
mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng; hợp đồng trong hoạt
động xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà
nước, bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà
nước.
Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA),
nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết có những quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác với
quy định của Nghị định này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án
đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường.
2. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai
đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà
nước.
3. Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp
độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được
phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
4. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình thông
qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình.
5. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí
26
đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công
trình vào khai thác, sử dụng.

Chương II
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 4. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình
1. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là chi phí dự
tính của dự án được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này. Tổng mức đầu
tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công
trình.
2. Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải
phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí
khác và chi phí dự phòng.
3. Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau:
a) Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi
phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng
công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và điều
hành thi công;
b) Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và
chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển,
bảo hiểm; thuế và các loại phí liên quan khác;
c) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà
cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác; chi phí thực hiện tái định cư; chi phí
tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng, nếu
có; chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nếu có;
d) Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự
án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác
sử dụng;
đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây
dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác;
e) Chi phí khác bao gồm: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử đối với các dự án
đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí
cần thiết khác;
g) Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và
chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
Điều 5. Lập tổng mức đầu tư
1. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
a) Tính theo thiết kế cơ sở của dự án, trong đó, chi phí xây dựng được tính theo khối
lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với
thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế
công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác, nếu có; chi phí bồi thường giải
phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự
án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự
toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi
phí dự phòng được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp
theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng
hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh,
bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định
tổng mức đầu tư;
c) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực
hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời
26
điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;
d) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
2. Sơ bộ tổng mức đầu tư của các công trình phải lập báo cáo đầu tư và các công trình
áp dụng hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư
hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới tổng
mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựng công trình.
3. Dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%)
trên tổng các chi phí quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công
trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các
khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
Điều 6. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư
1. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư xây
dựng công trình. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm:
a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ
thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục
chi phí trong tổng mức đầu tư;
c) Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án
tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có;
d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có
thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí
thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Các tổ
chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra.
3. Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tư phê
duyệt.
Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư
1. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau
đây:
a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất;
chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây
dựng;
b) Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức
đầu tư xây dựng công trình;
c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện
các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
2. Thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư:
a) Đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: chủ đầu tư phải
báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư;
b) Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước: chủ đầu tư
tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.
3. Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê
duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

Chương III
DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 8. Nội dung dự toán xây dựng công trình
1. Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được xác định theo
công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
26
trình.
2. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định
theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của
công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%)
(sau đây gọi là định mức tỷ lệ) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó.
3. Nội dung dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản
lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
Điều 9. Lập dự toán công trình
1. Dự toán công trình được lập như sau:
a) Chi phí xây dựng được lập cho công trình, hạng mục công trình chính, các công việc
của công trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán. Đối với công trình phụ trợ,
công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công thì chi
phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán hoặc bằng định mức tỷ lệ;
Chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính
trước và thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi
công;
b) Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, kể cả chi phí
đào tạo và chuyển giao công nghệ, nếu có; chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh
và các chi phí khác liên quan, nếu có;
Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại
thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia công thiết bị. Chi phí đào tạo và chuyển giao
công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác liên
quan (nếu có) được xác định bằng dự toán;
c) Chi phí quản lý dự án bao gồm các khoản chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức
thực hiện quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được xác định bằng định mức tỷ lệ;
d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng,
khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
khác. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ hoặc lập dự toán;
đ) Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều
này và được xác định bằng lập dự toán hoặc định mức tỷ lệ;
e) Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm
(%) trên tổng các chi phí quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này. Chi phí dự phòng
cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá
xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng.
2. Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tư
đồng thời là dự toán công trình.
3. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự
án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách
cộng các dự toán của các công trình thuộc dự án.
Điều 10. Thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình
1. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung
thẩm tra bao gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế;
b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công
trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự
toán công trình;
c) Xác định giá trị dự toán công trình.
2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ
chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức,
cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư
về kết quả thẩm tra.
3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt
26
là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp
đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
4. Công trình hoặc hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi khởi
công xây dựng phải có thiết kế, dự toán được phê duyệt.
Điều 11. Điều chỉnh dự toán công trình
1. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này;
b) Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở
hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình đã được
phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.
2. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh.
Chương IV
ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG VÀ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 12. Định mức xây dựng
1. Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật là căn cứ để lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây
dựng tổng hợp.
3. Định mức tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu
tư xây dựng bao gồm tư vấn đầu tư xây dựng, công trình phụ trợ, chuẩn bị công trường, chi
phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và một số công việc, chi phí khác.
Điều 13. Lập và quản lý định mức xây dựng
1. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập định mức xây dựng, xây dựng và công
bố định mức xây dựng.
2. Căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này, các
Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, công bố các định mức xây dựng cho các
công trình, công việc đặc thù của ngành, địa phương.
3. Đối với công tác xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố
nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình
thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp để áp
dụng cho công trình.
4. Đối với các công tác xây dựng mới chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã
được công bố thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều
kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức do Bộ Xây dựng hướng dẫn để xây dựng
định mức cho công tác trên hoặc áp dụng các định mức xây dựng tương tự ở các công trình
khác.
5. Chủ đầu tư được thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để
hướng dẫn, lập hay điều chỉnh các định mức xây dựng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều
này. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức xây dựng
này.
6. Các định mức xây dựng mới quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng lập đơn giá để
thanh toán cho các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền thoả thuận áp dụng.
Điều 14. Hệ thống giá xây dựng công trình
1. Hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm đơn giá xây dựng công trình và giá xây
dựng tổng hợp. Đơn giá xây dựng công trình được lập cho công trình xây dựng cụ thể. Giá
xây dựng tổng hợp được tổng hợp từ các đơn giá xây dựng công trình.
2. Hệ thống giá xây dựng công trình dùng để xác định chi phí xây dựng trong tổng mức
đầu tư và dự toán công trình.
Điều 15. Lập đơn giá xây dựng công trình
1. Đơn giá xây dựng công trình được lập trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và các
yếu tố chi phí sau đây:
a) Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất
lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên
26
cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin
giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất
lượng tương tự. Giá vật liệu đến chân công trình được tính theo phương pháp lập đơn giá
xây dựng công trình;
b) Giá nhân công xây dựng được xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến
của từng khu vực, tỉnh, theo từng ngành nghề sử dụng. Giá nhân công xây dựng được tính
toán căn cứ theo mức tiền lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố;
khả năng nguồn vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác;
c) Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo phương pháp do Bộ Xây dựng
hướng dẫn.
2. Đối với những công trình xây dựng sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động
nước ngoài, vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù
khác thì đơn giá xây dựng được lập bổ sung các chi phí theo điều kiện thực tế và đặc thù
của công trình.
Điều 16. Quản lý giá xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêu cầu kỹ thuật,
biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây
dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình
để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện
năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập giá
xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và
pháp luật trong việc bảo đảm tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng công trình do mình lập.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
để hướng dẫn lập và quản lý giá xây dựng cho các công trình xây dựng trên địa bàn.
Điều 17. Chỉ số giá xây dựng
1. Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công
trình theo thời gian và làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình. Chỉ số giá xây dựng được xác định theo loại công trình, theo khu vực và
được công bố theo từng thời điểm.
2. Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng và phương pháp xây dựng chỉ số giá xây
dựng. Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng có đủ điều kiện năng lực xác định, công bố chỉ số giá
xây dựng để tham khảo áp dụng.
Điều 18. Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1. Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là hoạt động kinh doanh có điều
kiện.
2. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có ít nhất 3 người có
chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng. Tổ chức hoạt động tư vấn quản lý chi phí xây dựng công
trình được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1: có ít nhất 5 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1;
b) Hạng 2: có ít nhất 3 kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 hoặc 1 kỹ sư định giá xây dựng
hạng 1.
3. Cá nhân hoạt động độc lập về tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ
là kỹ sư định giá xây dựng.
4. Tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng chỉ được thực hiện các
công việc tư vấn trong phạm vi hoạt động quy định đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp
luật và chủ đầu tư về hoạt động tư vấn của mình.
5. Bộ Xây dựng quy định phạm vi hoạt động của cá nhân, tổ chức hoạt động tư vấn
quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hạng kỹ sư định giá xây dựng, hướng dẫn việc đào tạo,
cấp, quản lý chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.

Chương V
HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
26
Điều 19. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là hợp đồng xây dựng) là sự
thoả thuận bằng văn bản giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các Bên tham gia hợp đồng để thực hiện toàn bộ hay một số
công việc trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc
quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp
đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật.
2. Hợp đồng xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: các công việc, nhiệm vụ
phải thực hiện; các loại bảo lãnh; chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc;
thời gian và tiến độ thực hiện; giá hợp đồng, phương thức thanh toán; điều kiện nghiệm thu
và bàn giao; thời hạn bảo hành; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; điều chỉnh hợp đồng; các
thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.
3. Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi Bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà
thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.
4. Hợp đồng xây dựng bao gồm các loại chủ yếu sau:
a) Hợp đồng tư vấn: là hợp đồng xây dựng để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các
công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng;
b) Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị: là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc cung ứng
vật tư, thiết bị công nghệ cho dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Hợp đồng thi công xây dựng: là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc thi công, lắp
đặt thiết bị cho công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây
dựng công trình;
d) Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng (hợp đồng EPC): là hợp
đồng xây dựng thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công
xây dựng công trình, hạng mục công trình;
đ) Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ
các công việc: lập dự án; thiết kế; cung ứng vật tư, thiết bị; thi công xây dựng công trình.
Điều 20. Hồ sơ hợp đồng xây dựng
1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm hợp đồng xây dựng và các tài liệu kèm theo hợp
đồng.
2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng.
Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc, tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng bao gồm toàn bộ
hoặc một phần các tài liệu sau đây:
a) Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;
b) Điều kiện hợp đồng (điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng);
c) Đề xuất của nhà thầu;
d) Các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện tham chiếu;
đ) Các bản vẽ thiết kế;
e) Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh khoản tiền tạm ứng và các loại bảo lãnh
khác, nếu có;
h) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Các bên tham gia ký kết hợp đồng thoả thuận thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu
hợp đồng nếu giữa các tài liệu này có các quy định mâu thuẫn, khác nhau.
Điều 21. Giá hợp đồng xây dựng
Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí Bên giao thầu trả cho Bên nhận thầu để thực
hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và các yêu cầu khác quy định
trong hợp đồng xây dựng. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của công trình xây dựng, các bên
tham gia ký kết hợp đồng phải thoả thuận giá hợp đồng xây dựng theo một trong các hình
thức sau đây:
1. Giá hợp đồng trọn gói :
a) Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện
hợp đồng trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có quy định trong hợp đồng, nếu có;
26
b) Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các trường hợp sau:
Công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện
hoặc trong một số trường hợp không thể xác định được khối lượng và Bên nhận thầu có đủ
năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên
quan đến việc xác định giá trọn gói;
Gói thầu hoặc phần việc tư vấn thông thường, đơn giản mà giá hợp đồng được xác định
theo phần trăm giá trị công trình hoặc khối lượng công việc.
2. Giá hợp đồng theo đơn giá cố định:
a) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định là giá hợp đồng được xác định trên cơ sở khối
lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay
đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh quy
định tại hợp đồng, nếu có;
b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu không
đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá
thực hiện công việc và Bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác
định đơn giá xây dựng công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá;
c) Đơn giá cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường
hợp được phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng xây dựng.
3. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh:
a) Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng mà khối lượng công việc và đơn
giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại
hợp đồng;
b) Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở
thời điểm ký hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần
thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc;
c) Giá điều chỉnh sẽ được điều chỉnh khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá
thực hiện theo quy định trong hợp đồng.
4. Giá hợp đồng kết hợp là giá hợp đồng được xác định theo các hình thức quy định tại
các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Giá hợp đồng kết hợp áp dụng cho các công trình
hoặc gói thầu có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời gian thực hiện kéo dài. Bên giao thầu
và Bên nhận thầu căn cứ vào các loại công việc trong hợp đồng để thoả thuận, xác định các
loại công việc áp dụng theo giá hợp đồng trọn gói (khoán gọn), giá hợp đồng theo đơn giá cố
định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh.
Điều 22. Điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng
Việc điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng phải ghi trong hợp đồng và được
điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
1. Khi ký hợp đồng có sử dụng các đơn giá tạm tính đối với những công việc hoặc khối
lượng công việc mà ở thời điểm ký hợp đồng Bên giao thầu và Bên nhận thầu chưa đủ điều
kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có đủ điều kiện.
2. Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu
phải thực hiện theo hợp đồng thì xem xét điều chỉnh đơn giá của khối lượng phát sinh đó.
3. Các đơn giá mà chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý xem xét, điều chỉnh lại sau khoảng
thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng và được ghi rõ trong hợp đồng.
4. Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn, ảnh
hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi nhà nước thay đổi các chính sách có
liên quan thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Do các trường hợp bất khả kháng được quy định trong hợp đồng.
Điều 23. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
1. Giá hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Bổ sung các công việc ngoài phạm vi quy định trong hợp đồng đã ký kết;
b) Các trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định này;
c) Các khoản trượt giá đã quy định trong hợp đồng. Các căn cứ để tính trượt giá được
xác định vào thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán.
26
2. Trong phạm vi giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, việc điều chỉnh
giá hợp đồng xây dựng phải được Bên giao thầu và Bên nhận thầu ghi rõ trong hợp đồng
xây dựng.
3. Căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định này, chủ đầu tư được quyền phê duyệt giá hợp
đồng điều chỉnh và tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt của mình. Đối với các công trình sử
dụng vốn ngân sách nhà nước, trước khi phê duyệt giá hợp đồng điều chỉnh, chủ đầu tư phải
báo cáo người quyết định đầu tư.
4. Trường hợp giá hợp đồng sau khi điều chỉnh vượt giá gói thầu trong kế hoạch đấu
thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền chấp thuận trước khi
phê duyệt giá hợp đồng điều chỉnh.
5. Việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng của dự án không được vượt tổng mức đầu
tư trong dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 24. Tạm ứng vốn để thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Việc tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình phải được quy định trong hợp đồng
xây dựng và thực hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mức tạm ứng vốn đầu tư xây
dựng công trình được quy định như sau:
a) Đối với hợp đồng tư vấn, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 25% giá hợp đồng;
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp đồng
đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng; tối thiểu 15% đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ
đồng đến 50 tỷ đồng và tối thiểu 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;
c) Đối với hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị tuỳ theo giá trị hợp đồng nhưng mức tạm
ứng không thấp hơn 10% giá hợp đồng;
d) Đối với hợp đồng thực hiện theo hình thức EPC, việc tạm ứng vốn để mua thiết bị
được căn cứ theo tiến độ cung ứng trong hợp đồng; các công việc khác như: thiết kế, xây
dựng mức tạm ứng tối thiểu là 15% giá trị công việc đó trong hợp đồng.
2. Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải
phóng mặt bằng.
3. Bên giao thầu thống nhất kế hoạch tạm ứng và thu hồi vốn với Bên nhận thầu để
sản xuất trước một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn bảo đảm thi
công hoặc mua một số vật tư phải dự trữ theo mùa.
Điều 25. Thanh toán hợp đồng xây dựng
1. Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều
kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn
thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.
2. Đối với giá hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng
hoặc giá công trình, hạng mục công trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh
toán được ghi trong hợp đồng sau khi đã có hồ sơ thanh toán được kiểm tra, xác nhận của
chủ đầu tư. Bên nhận thầu được thanh toán toàn bộ giá hợp đồng đã ký với Bên giao thầu
và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có) sau khi hoàn thành hợp đồng và được
nghiệm thu.
3. Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định: thanh toán trên cơ sở khối lượng các
công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn
thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục
bổ sung hợp đồng.
4. Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh: thanh toán trên cơ sở khối lượng các công
việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh
toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh
toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký hợp đồng
để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng
quy định của hợp đồng.
5. Trường hợp áp dụng giá hợp đồng kết hợp như quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị
định này thì việc thanh toán được thực hiện tương ứng theo các quy định thanh toán tại
khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
26
6. Vốn tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán. Việc thu hồi vốn tạm ứng được
bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu và kết thúc khi khối lượng đã thanh toán đạt 80% giá trị hợp
đồng. Đối với công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực
hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.
7. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp lệ,
chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu. Đối với
các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong thời hạn 3 ngày làm việc,
kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của nhà thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành
các thủ tục và chuyển đề nghị thanh toán tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong năm kết
thúc xây dựng hoặc năm đưa công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải thanh toán cho nhà
thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền giữ lại để bảo hành công trình theo quy định.
Điều 26. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng
1. Các tài liệu, chứng nhận cần thiết trong hồ sơ thanh toán phải được ghi rõ trong hợp
đồng xây dựng. Hồ sơ thanh toán do Bên nhận thầu lập bao gồm các tài liệu chủ yếu sau
đây:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận
của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát, nếu có;
b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận
của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát, nếu có;
c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã
được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;
d) Đề nghị thanh toán của Bên nhận thầu, trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và
giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh
toán trong giai đoạn.
2. Đối với trường hợp thanh toán hợp đồng theo giá hợp đồng trọn gói: biên bản xác
nhận khối lượng tại điểm a khoản 1 Điều này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục
công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế (không cần xác nhận khối lượng
hoàn thành chi tiết).
Điều 27. Đơn giá khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng
1. Khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng bao gồm:
a) Khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định đối với hợp đồng áp
dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói;
b) Khối lượng công việc không có đơn giá hoặc khối lượng công việc có đơn giá nhưng
phát sinh, bổ sung thêm khối lượng đối với hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng
theo đơn giá cố định và giá điều chỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Nghị định
này.
2. Đối với khối lượng công việc phát sinh nhỏ hơn 20% khối lượng công việc tương
ứng ghi trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp đồng thì sử dụng đơn giá đã ghi trong
hợp đồng để thanh toán.
3. Đối với khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng
ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì
Bên giao thầu và Bên nhận thầu thống nhất xác định theo các nguyên tắc quy định trong hợp
đồng về đơn giá các khối lượng phát sinh.
4. Đối với công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định của hợp đồng áp dụng
phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị bổ sung sẽ được lập dự toán. Bên giao thầu và
Bên nhận thầu đàm phán, thống nhất ký hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này.
5. Chủ đầu tư được quyền phê duyệt đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh,
thanh toán khối lượng phát sinh và tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt, thanh toán này.
Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết
định đầu tư trước khi phê duyệt đơn giá các công việc phát sinh và thanh toán khối lượng
phát sinh.
Điều 28. Bảo hiểm công trình xây dựng và bảo hành công trình
1. Đối tượng bảo hiểm, mức bảo hiểm, thời gian bảo hiểm và trách nhiệm bảo hiểm
26
của Bên giao thầu và Bên nhận thầu phải được quy định rõ trong hợp đồng xây dựng.
2. Bảo hiểm công trình xây dựng và các tài sản thuộc quyền sở hữu của Bên giao thầu
sẽ do Bên giao thầu mua. Trường hợp phí bảo hiểm này đã được tính vào giá trúng thầu thì
Bên nhận thầu mua bảo hiểm.
3. Bên nhận thầu phải mua các loại bảo hiểm cần thiết để bảo đảm cho hoạt động của
mình.
4. Bên giao thầu và Bên nhận thầu thống nhất và quy định trong hợp đồng về điều kiện,
thời hạn bảo hành và trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng cũng như
khoản tiền giữ lại để thực hiện nghĩa vụ bảo hành công trình. Trường hợp được Bên giao
thầu chấp thuận, Bên nhận thầu có thể nộp bảo lãnh bảo hành công trình thay cho khoản
tiền mà Bên giao thầu giữ lại để bảo hành công trình.
Điều 29. Thưởng phạt và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
1. Việc thưởng hợp đồng, phạt do vi phạm hợp đồng phải được quy định rõ trong hợp
đồng xây dựng.
2. Mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi; mức phạt không
vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
3. Tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở thương
lượng, hoà giải giữa các bên hoặc do trọng tài hoặc toà án giải quyết theo quy định của pháp
luật.
Điều 30. Quyết toán hợp đồng xây dựng
1. Bên giao thầu và Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng trong
vòng 30 ngày sau khi Bên nhận thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng (trừ nghĩa vụ
bảo hành công trình theo quy định) và đề nghị quyết toán hợp đồng.
2. Bên nhận thầu có trách nhiệm lập quyết toán hợp đồng gửi Bên giao thầu. Quyết
toán hợp đồng phải xác định rõ giá hợp đồng đã ký kết, giá đã thanh toán, giá được thanh
toán và các nghĩa vụ khác mà Bên giao thầu cần phải thực hiện theo quy định trong hợp
đồng. Bên giao thầu có trách nhiệm kiểm tra và quyết toán với Bên nhận thầu và chịu trách
nhiệm về giá trị hợp đồng đã quyết toán.
3. Ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo hành công trình theo các điều khoản trong
hợp đồng đã ký kết, Bên giao thầu (hoặc chủ đầu tư) có trách nhiệm thanh toán khoản tiền
giữ lại để bảo hành công trình (nếu có) cho Bên nhận thầu và thực hiện việc thanh lý hợp
đồng chấm dứt trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng.
Chương VI
THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 31. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình
1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị thanh toán và hồ sơ hợp
lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đề nghị thanh toán
của chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) trên cơ sở kế hoạch vốn được giao.
2. Chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) chịu trách nhiệm trước pháp
luật về giá trị đề nghị thanh toán với tổ chức cấp phát, cho vay vốn. Trong quá trình thanh
toán vốn đầu tư xây dựng nếu phát hiện những sai sót, bất hợp lý về giá trị đề nghị thanh
toán của chủ đầu tư (hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư) thì các tổ chức cấp phát, cho
vay vốn đầu tư phải thông báo ngay với chủ đầu tư để chủ đầu tư giải trình, bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ.
3. Chủ đầu tư có quyền yêu cầu bồi thường hoặc kiện ra các toà án hành chính, kinh tế
đòi bồi thường về những thiệt hại do việc chậm trễ thanh toán của các tổ chức cấp phát, cho
vay vốn đầu tư gây ra cho chủ đầu tư. Nghiêm cấm các tổ chức cấp phát, cho vay vốn đầu
tư và chủ đầu tư đặt ra các quy định trái pháp luật trong việc thanh toán vốn đầu tư xây
dựng.
Điều 32. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
1. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện cho đầu tư xây
dựng công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực
hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã được phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung hoặc là
26
chi phí được thực hiện đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật. Đối
với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm
trong giới hạn tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuỳ theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực hiện
quyết toán vốn đầu tư xây dựng cho từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình ngay
sau khi hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu
của người quyết định đầu tư.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục công
trình hoàn thành để trình người quyết định đầu tư phê duyệt, chậm nhất là 12 tháng đối với
các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B và 6 tháng đối
với dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng. Sau 6 tháng kể
từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách
nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản của dự án tại cơ quan thanh toán, cho vay, cấp
phát vốn đầu tư.
3. Đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức thì
chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Nhà nước
và các quy định của nhà tài trợ, nếu có.

Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 33. Bộ Xây dựng
Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chi phí
đầu tư xây dựng công trình và có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm tổng mức đầu tư,
dự toán xây dựng công trình, định mức và giá xây dựng công trình; phương pháp đo bóc
khối lượng công trình; phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công.
2. Công bố định mức xây dựng, suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng, phương pháp
xác định chỉ số giá xây dựng; hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình và
các nội dung khác quy định tại Nghị định này.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình.
Điều 34. Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
2. Hướng dẫn và ban hành chi phí bảo hiểm tư vấn, bảo hiểm công trình xây dựng.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thanh toán, quyết toán các dự án sử dụng vốn ngân sách
nhà nước.
Điều 35. Các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ phương pháp lập định mức xây dựng do
Bộ Xây dựng hướng dẫn, tổ chức xây dựng và công bố các định mức xây dựng cho các
công trình, công việc đặc thù của Bộ, địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn việc lập và quản lý giá xây dựng công trình
trên địa bàn tỉnh, thành phố; kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình trên địa bàn.

Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36. Xử lý chuyển tiếp
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực
thi hành nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện thì thực hiện theo các quy định về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm
2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-
CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các văn bản quy phạm pháp
26
luật khác có liên quan.
Trường hợp cần thiết điều chỉnh tổng mức đầu tư theo các quy định tại Nghị định này
thì người quyết định đầu tư xem xét quyết định điều chỉnh và bảo đảm không làm gián đoạn
các công việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt
trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo các quy định tại Nghị định
này.
3. Tổ chức, cá nhân đang thực hiện các công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình được tiếp tục hoạt động đến ngày 31 tháng 12 năm 2008. Kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2009 các tổ chức, cá nhân này nếu hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình phải có đủ điều kiện quy định tại Nghị định này.
Điều 37. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 38. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá
nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Nghị định này thay thế các quy định về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
công trình, về hợp đồng trong hoạt động xây dựng tại Nghị định số 16/2005/NĐ-
CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 và các
quy định tại các văn bản khác trái với các quy định tại Nghị định này.
3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng
dẫn thực hiện theo Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ


THỦ TƯỚNG
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; Đã ký
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; Nguyễn Tấn Dũng
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b). Hà

26
BỘ XÂY DỰNG

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng

26
HÀ NỘI - 2007
BỘ XÂY DỰNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 05/2007/TT-BXD
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2007

THÔNG TƯ
Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ Quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH

1. Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây
dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức
đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán
xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình,
giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình
vào khai thác sử dụng.
2. Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ
thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và
các quy định của Nhà nước.
3. Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo
mục tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu
tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều
kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường.

26
4. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện việc quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc
xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
5. Thông tư này quy định việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, bao gồm vốn ngân sách
nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là vốn ODA), vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn
đầu tư khác của Nhà nước. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư
quyết định việc vận dụng những quy định của Thông tư này.
Đối với dự án sử dụng vốn ODA, nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những
quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác với quy định của
Thông tư này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.

II. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN VÀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Nội dung tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công
trình
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là
tổng mức đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình
được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và
quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án
đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối
với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác
định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công.
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi
thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
1.1.1. Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng
mục công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt
bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi
công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
26
1.1.2. Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả
thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và
chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí
vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan.
1.1.3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi
phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất,... ; chi phí thực hiện
tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí
tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian
xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.
1.1.4. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các
công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi
hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao
gồm:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư
hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái
định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc;
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng
mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công,
dự toán xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi
phí xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công
trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công
trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh
toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
26
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
- Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác.
Trong trường hợp chủ đầu tư chưa đủ căn cứ để xác định chi phí quản lý
dự án (chưa thể xác định được tổng mức đầu tư của dự án) nhưng cần triển
khai các công việc chuẩn bị dự án thì chủ đầu tư lập dự toán chi phí cho công
việc này để trình người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở dự trù kế hoạch
vốn và triển khai thực hiện công việc. Các chi phí trên sẽ được tính trong chi
phí quản lý dự án của tổng mức đầu tư.
1.1.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
- Chi phí khảo sát xây dựng;
- Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo
kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc;
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây
dựng công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi
phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa
chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư
thiết bị, tổng thầu xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám
sát lắp đặt thiết bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định
mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng,...
- Chi phí tư vấn quản lý dự án;
- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình
theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;

26
- Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời
gian thực hiện trên 3 năm;
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
1.1.6. Chi phí khác là các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng;
chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản
lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên, bao gồm:
- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư;
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động
ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay
trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo
quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;
- Một số chi phí khác.
Một số chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa tính
được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư.
1.1.7. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công
việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho
yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
Đối với các dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng
được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi
thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng và chi phí khác.
Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng
được xác định bằng 2 yếu tố:
- Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được
26
tính bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải
phóng mặt bằng và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng và chi phí khác.
- Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện
dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình theo từng khu vực xây
dựng.
Chỉ số giá xây dựng dùng để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
được tính bình quân của không ít hơn 3 năm gần nhất và phải kể đến khả năng
biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Thời gian để
tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá là thời gian thực hiện dự án đầu tư
xây dựng công trình.

1.2. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư


Tổng mức đầu tư được xác định theo các phương pháp quy định tại
khoản 1 Điều 5 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và hướng dẫn tại Phụ lục số 1 của
Thông tư này.
2. DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Nội dung dự toán xây dựng công trình


Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được lập
cho từng công trình, hạng mục công trình xây dựng.
Dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí
quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng
của công trình.
Dự toán công trình được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư
này.

2.2. Phương pháp xác định dự toán công trình

2.2.1. Chi phí xây dựng


Chi phí xây dựng trong dự toán công trình được lập cho công trình, hạng
mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộ
phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình. Chi phí xây
dựng được xác định bằng cách lập dự toán. Đối với các công trình phụ trợ, các
26
công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì
dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng suất chi phí xây dựng
trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc bằng định mức chi phí tính
theo tỷ lệ phần trăm (%) (sau đây gọi là định mức tỷ lệ).
Dự toán chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được lập theo
hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.
Trường hợp chi phí xây dựng được tính cho từng bộ phận, phần việc,
công tác của công trình, hạng mục công trình thì chi phí xây dựng trong dự toán
công trình, hạng mục công trình là tổng cộng chi phí của từng bộ phận, phần
việc, công tác nêu trên.
Dự toán chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu
nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi công.
2.2.1.1. Chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư
cấp), chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác.
a. Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp được
xác định bằng một trong các phương pháp sau đây:
- Theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp.
- Theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết.
- Kết hợp các phương pháp trên.
a.1. Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo khối lượng và
đơn giá xây dựng tổng hợp.
a.1.1. Xác định khối lượng:
Khối lượng công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật
hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình,
hạng mục công trình và được tổng hợp từ một nhóm các công tác xây lắp để
tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình.
a.1.2. Xác định đơn giá xây dựng tổng hợp:
Đơn giá xây dựng tổng hợp được lập phải tương ứng với danh mục và
nội dung của khối lượng công tác xây dựng nêu ở mục a.1.1 nêu trên. Đơn giá

26
xây dựng tổng hợp được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết. Đơn giá xây
dựng tổng hợp có thể chỉ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí
máy thi công hoặc tổng hợp đầy đủ cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu
nhập chịu thuế tính trước. Phương pháp lập đơn giá tổng hợp theo hướng dẫn
tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.
Đơn giá xây dựng chi tiết dùng để xác định đơn giá xây dựng tổng hợp
được xác định như mục a.2.2 dưới đây.
a.2. Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo khối lượng và
đơn giá xây dựng chi tiết
a.2.1. Xác định khối lượng:
Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ
thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công
trình, hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây
dựng trong đơn giá xây dựng chi tiết.
a.2.2. Xác định đơn giá xây dựng chi tiết:
Đơn giá xây dựng chi tiết được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của
Thông tư này, bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi
công được xác định trên cơ sở định mức hao phí cần thiết và giá vật liệu, giá
nhân công, giá máy thi công tương ứng. Đơn giá xây dựng chi tiết có thể chỉ
bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công hoặc tổng hợp
đầy đủ cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước.
- Giá vật liệu: là giá vật liệu đến hiện trường xây dựng, được xác định phù
hợp với công trình và gắn với vị trí nơi xây dựng công trình. Giá vật liệu phải
hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình, xác
định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp
hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có cùng tiêu chuẩn về chất
lượng hoặc giá do địa phương công bố và phải đảm bảo tính cạnh tranh. Trong
trường hợp vật liệu chưa có trên thị trường hoặc các nhà thầu tự sản xuất vật
liệu xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư thì giá vật liệu được lấy theo mức
giá hợp lý với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chủng loại, chất
lượng, số lượng, tiến độ cung ứng,... và đảm bảo tính cạnh tranh.
Khi lập đơn giá xây dựng công trình phải thực hiện kiểm tra về sự phù
hợp giữa giá và chủng loại vật liệu sử dụng vào công trình theo thiết kế.
26
- Giá nhân công: được tính đúng, tính đủ tiền lương, các khoản lương
phụ và phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương) trên cơ sở mức tiền
lương tối thiểu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố để đảm bảo
tiền lương của người lao động có tính đến mặt bằng giá của thị trường lao
động phổ biến của từng khu vực theo từng loại thợ và điều kiện lao động cụ thể
của công trình, khả năng nguồn vốn và khả năng chi trả của chủ đầu tư.
- Giá máy thi công (kể cả giá thuê máy): được tính toán theo hướng dẫn
phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công của Bộ Xây dựng để áp
dụng cho công trình hoặc từ bảng giá ca máy và thiết bị thi công do địa phương
công bố.
b. Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ
trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động
trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao
động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật
liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế.
Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi
phí nhân công, chi phí máy thi công. Riêng các công tác xây dựng trong hầm
giao thông, hầm thuỷ điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận
hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió,
cấp điện phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6,5% tổng chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí máy thi công.
Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù
hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù
hợp.

2.2.1.2. Chi phí chung:


Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều
hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi
công tại công trường và một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ
lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi
phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình.
Đối với các hạng mục công trình tương ứng với từng loại công trình thì
mỗi hạng mục công trình đó được coi như một công trình độc lập và được áp
dụng định mức tỷ lệ chi phí chung theo loại hình công trình phù hợp.
26
2.2.1.3. Thu nhập chịu thuế tính trước:
Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi
phí trực tiếp và chi phí chung theo quy định đối với từng loại công trình.
Định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước theo hướng dẫn
tại Bảng 2.4 Phụ lục số 2 của Thông tư này.
2.2.1.4. Thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng áp dụng theo quy định hiện
hành.
2.2.1.5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:
Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
được tính bằng 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế
tính trước đối với các công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư như
đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh
mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng 1% đối
với các công trình còn lại.
Đối với các trường hợp đặc biệt khác (ví dụ như công trình có quy mô
lớn, phức tạp, các công trình ngoài hải đảo,...) nếu khoản mục chi phí nhà tạm
tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ trên không phù hợp thì
chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế, lập dự toán xác định chi phí này cho phù
hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Đối với trường hợp đấu thầu thì khoản mục chi phí này phải tính trong giá
gói thầu, giá dự thầu và được thanh toán theo giá hợp đồng đã được ký kết.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có thể dùng khoản chi phí này để
xây dựng mới, thuê nhà tại hiện trường hoặc thuê xe đưa đón cán bộ công
nhân,... tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của công trình.
2.2.2. Chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị
công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi
phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm,
hiệu chỉnh.
Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: giá mua (gồm cả chi phí thiết kế và
giám sát chế tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình,
26
chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị
nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí
bảo hiểm thiết bị công trình.
Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo một trong hai cách dưới đây:
- Đối với những thiết bị đã xác định được giá có thể tính theo số lượng,
chủng loại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn,
một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng.
- Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo
giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị
trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã thực
hiện.
Đối với các thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì
chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công
và giá sản xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất,
chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn
cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn
hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện.
Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng lập dự
toán tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình.
Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối
với dự toán chi phí xây dựng.
Trường hợp thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị
bao gồm giá trúng thầu và các khoản chi phí theo các nội dung nêu trên được
ghi trong hợp đồng.
Chi phí thiết bị của công trình được lập theo hướng dẫn tại Bảng 2.5 Phụ
lục số 2 của Thông tư này.

2.2.3. Chi phí quản lý dự án


Chi phí quản lý dự án trong dự toán công trình bao gồm các chi phí cần
thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án được quy định tại mục
1.1.4 phần II của Thông tư này.
Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở tham khảo định mức tỷ lệ
do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán.
26
2.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán công trình bao gồm các chi
phí quy định tại mục 1.1.5 phần II của Thông tư này. Đối với các dự án có nhiều
công trình thì chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo
kinh tế - kỹ thuật không tính trong chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình
của dự toán công trình.
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở tham khảo định
mức tỷ lệ do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng cách lập dự toán.

2.2.5. Chi phí khác


Chi phí khác trong dự toán công trình bao gồm các chi phí quy định tại
mục 1.1.6 phần II của Thông tư này, được xác định bằng định mức tỷ lệ (%)
hoặc bằng cách lập dự toán. Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí
thẩm tra tổng mức đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự
án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích
kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử
không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản
phẩm thu hồi được) và các khoản phí và lệ phí không tính trong chi phí khác
của dự toán công trình.
Đối với một số công trình xây dựng chuyên ngành có các yếu tố chi phí
đặc thù, công trình sử dụng vốn ODA, ngoài các chi phí quy định tại các mục
2.2.3, 2.2.4 và 2.2.5 nêu trên nếu còn có các chi phí khác có liên quan thì được
bổ sung các chi phí này. Chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.
Trường hợp các công trình của dự án phải thuê tư vấn nước ngoài thực
hiện thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo quy định hiện hành phù hợp với
yêu cầu sử dụng tư vấn cho công trình hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết
để ghi vào dự toán.
Một số chi phí khác nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì
được tạm tính đưa vào dự toán công trình để dự trù kinh phí.

2.6. Chi phí dự phòng


Chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng công việc
phát sinh và các yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
26
Đối với các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng
được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý
dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng
được xác định bằng 2 yếu tố:
- Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính
bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư
vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
- Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây
dựng của từng loại công trình xây dựng theo khu vực và thời gian xây dựng.
Thời gian để tính trượt giá là thời gian xây dựng công trình theo tiến độ
xây dựng công trình được phê duyệt.
Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự
toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí dự án. Tổng dự toán của dự
án được xác định bằng cách cộng dự toán của các công trình thuộc dự án và
một số khoản mục chi phí thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác
chưa tính trong dự toán công trình của dự án.

III. QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. QUẢN LÝ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Quản lý tổng mức đầu tư


1.1.1. Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hay lập báo cáo kinh tế -
kỹ thuật đối với trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định
tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng. Thẩm quyền thẩm
định, phê duyệt tổng mức đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định
số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính Phủ về Quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình (gọi tắt là Nghị định 99/2007/NĐ-CP). Tổng mức đầu tư đã
được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư
xây dựng công trình và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi
thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
1.1.2. Tổng mức đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

26
Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trường hợp
tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt,
kể cả thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư (bao gồm
cả sử dụng chi phí dự phòng) thì chủ đầu tư tự điều chỉnh, sau đó phải báo cáo
người quyết định đầu tư về kết quả điều chỉnh; Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về
quyết định của mình. Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức
đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư
cho phép trước khi thực hiện việc điều chỉnh.
Đối với công trình sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước thì chủ
đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã
được phê duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 Nghị
định 99/2007/NĐ-CP.
1.1.3. Chi phí quản lý dự án do chủ đầu tư xác định để tổ chức thực hiện
các công việc quản lý dự án. Đối với những dự án quy mô nhỏ, đơn giản có
tổng mức đầu tư dưới một tỷ đồng, nếu chủ đầu tư không thành lập Ban quản
lý dự án mà sử dụng các đơn vị chuyên môn của mình để quản lý thì chủ đầu t-
ư sử dụng nguồn kinh phí quản lý dự án để chi cho các hoạt động quản lý dự
án, chi làm thêm giờ cho các cán bộ kiêm nhiệm quản lý dự án theo quy định
hiện hành.
Đối với các dự án áp dụng hình thức tổng thầu thiết kế, cung cấp vật tư,
thiết bị và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC), tổng thầu được hưởng
một phần chi phí quản lý dự án tương ứng khối lượng công việc quản lý dự án
do tổng thầu thực hiện. Chi phí quản lý dự án của tổng thầu do hai bên thoả
thuận và được quy định trong hợp đồng.
Trường hợp Ban quản lý dự án có đủ năng lực để thực hiện một số công
việc tư vấn đầu tư xây dựng thì Ban quản lý dự án được hưởng chi phí thực
hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng.
Khi thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí thuê tư vấn xác định bằng dự
toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý do chủ đầu tư thuê và
các chế độ chính sách theo quy định. Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì
thực hiện theo quy định của Chính phủ.
26
1.2. Quản lý dự toán công trình
1.2.1. Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra. Dự
toán công trình, hạng mục công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo
quy định. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra dự toán công trình bao gồm các nội
dung được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
1.2.2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm tra thì thuê các tổ
chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm thẩm tra dự toán công trình. Tổ
chức, cá nhân thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và
chủ đầu tư về kết quả thẩm tra của mình. Chi phí thẩm tra dự toán công trình do
chủ đầu tư quyết định.
1.2.3. Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết
quả phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác định giá
gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh
toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
1.2.4. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điều chỉnh.
2. QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG, GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ SỐ GIÁ
XÂY DỰNG

2.1. Quản lý định mức xây dựng


2.1.1. Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định
mức tỷ lệ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
2.1.2. Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức xây dựng:
Định mức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng, Phần khảo sát, Phần
lắp đặt), Định mức dự toán sửa chữa trong xây dựng công trình, Định mức vật
tư trong xây dựng, Định mức chi phí quản lý dự án, Định mức chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng và các định mức xây dựng khác.
2.1.3. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xây
dựng định mức theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 của Thông tư này tổ chức xây
dựng, công bố định mức cho các công tác xây dựng đặc thù của Bộ, địa
phương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố.
2.1.4. Đối với các định mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức
26
xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công
hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp.
2.1.5. Đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức
xây dựng đã được công bố quy định trong mục 2.1.2 và 2.1.3 nêu trên thì chủ
đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây
dựng định mức quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư này để tổ chức xây
dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã sử
dụng ở công trình khác để quyết định áp dụng.
Trường hợp sử dụng các định mức xây dựng mới chưa có nêu trên làm
cơ sở lập đơn giá để thanh toán đối với các gói thầu sử dụng vốn ngân sách
nhà nước áp dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư báo cáo người quyết
định đầu tư xem xét quyết định. Riêng công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư
do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên
ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
2.1.6. Chủ đầu tư tự tổ chức hoặc thuê các tổ chức có năng lực, kinh
nghiệm để hướng dẫn lập, điều chỉnh định mức xây dựng như nội dung trong
mục 2.1.4 và 2.1.5 nêu trên. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý,
chính xác của các định mức do mình xây dựng.
2.1.7. Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng
được công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng xây
dựng công trình.
2.1.8. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm gửi những
định mức xây dựng đã công bố trong năm về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
2.2. Quản lý giá xây dựng công trình
2.2.1. Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ
thống định mức như nội dung tại mục 2.1 phần III nêu trên và phương pháp lập
đơn giá xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của Thông tư này
để xây dựng và quyết định áp dụng đơn giá của công trình làm cơ sở xác định
dự toán, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2.2.2. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động
nước ngoài, vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu
cầu đặc thù khác thì đơn giá xây dựng được lập bổ sung các chi phí này
26
theo điều kiện thực tế và đặc thù công trình.
2.2.3. Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư
vấn chuyên môn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần
công việc liên quan tới việc lập đơn giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân
tư vấn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong việc đảm bảo tính
hợp lý, chính xác của các đơn giá xây dựng công trình do mình lập.
2.2.4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng căn cứ vào hướng
dẫn của Thông tư này và tình hình cụ thể của địa phương để công bố hệ thống
đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu,... để
tham khảo trong quá trình xác định giá xây dựng công trình.
2.3. Quản lý chỉ số giá xây dựng
2.3.1. Chỉ số giá xây dựng gồm: chỉ số giá tính cho một nhóm hoặc một
loại công trình xây dựng; chỉ số giá theo cơ cấu chi phí; chỉ số giá theo yếu tố
vật liệu, nhân công, máy thi công. Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ
để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán
xây dựng công trình, giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng.
2.3.2. Bộ Xây dựng công bố phương pháp xây dựng chỉ số giá xây dựng
và định kỳ công bố chỉ số giá xây dựng để chủ đầu tư tham khảo áp dụng. Chủ
đầu tư, nhà thầu cũng có thể tham khảo áp dụng chỉ số giá xây dựng do các tổ
chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm công bố.
2.3.3. Chủ đầu tư căn cứ xu hướng biến động giá và đặc thù công trình
để quyết định chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Việc chuyển tiếp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực
hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
2. Hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng; định mức do các Bộ
chuyên ngành; đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, giá vật liệu
xây dựng của các địa phương đã ban hành trước ngày Nghị định 99/2007/NĐ-
CP có hiệu lực thi hành thì được chuyển thành công bố để các chủ đầu tư tham
khảo, quyết định việc áp dụng hoặc vận dụng làm cơ sở xác định giá xây dựng
công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
3. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định về quản
26
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP, hướng
dẫn của Thông tư này và các văn bản khác có liên quan để tổ chức hướng dẫn
việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình do mình quản lý.
Việc áp dụng suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng
công trình và chỉ số giá xây dựng của các công trình sử dụng vốn ngân sách
địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và quy định áp dụng.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công
báo và thay thế Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự
án đầu tư và những quy định trước đây trái với Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ
Xây dựng để tổng hợp và nghiên cứu giải quyết.

Nơi nhận : KT. BỘ TRƯỞNG


- Văn phòng Quốc hội; THỨ TRƯỞNG
- Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban
của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể; đã ký
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Đinh Tiến Dũng


cơ quan thuộc Chính phủ;
Cục kiểm văn bản Bộ Tư pháp;
- HĐ ND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW;
- Sở Xây dựng các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu VP, Vụ Pháp chế,
Vụ KTTC, Viện KTXD, M.350.

26
26
PHỤ LỤC SỐ 1
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007
của Bộ Xây dựng)

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được tính toán
và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập báo
cáo kinh tế - kỹ thuật. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các
phương pháp sau đây:

I. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THEO THIẾT KẾ CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo
công thức sau:
V = GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1)
Trong đó:
+ V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ GXD: Chi phí xây dựng của dự án.
+ GTB: Chi phí thiết bị của dự án.
+ GGPMB: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư.
+ GQLDA: Chi phí quản lý dự án.
+ GTV: Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
+ GK: Chi phí khác của dự án.
+ GDP: Chi phí dự phòng.

1.1. Xác định chi phí xây dựng của dự án


Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các
công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được tính theo công thức sau:
GXD = GXDCT1 + GXDCT2 + ... + GXDCTn(1.2)
Trong đó: n là số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được tính như sau:
m
GXDCT = ( ∑ QXDj x Zj + GQXDK ) x (1+TGTGT-XD) (1.3)
j=1
26
Trong đó:
+ m: Số công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phân kết cấu chính của công
trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
+ j: Số thứ tự công tác xây dựng chủ yếu/ bộ phận kết cấu chính của
công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j =1ữm).
+ QXDj: Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ bộ phận kết cấu
chính thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
+ Zj: Đơn giá công tác xây dựng chủ yếu thứ j/ đơn giá theo bộ phận kết
cấu chính thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng chi tiết đầy
đủ, hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí
chung và thu nhập chịu thuế tính trước), hoặc đơn giá đầy đủ theo bộ phận kết
cấu của công trình. Trường hợp Zj là đơn giá xây dựng không đầy đủ thì chi phí
xây dựng công trình, hạng mục công trình được tổng hợp theo Bảng 2.2 Phụ
lục số 2 của Thông tư này.
+ GQXDK: Chi phí xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu
khác còn lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ phần
trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu/ tổng chi
phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.
Tuỳ theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí
xây dựng các công tác khác còn lại/ bộ phận kết cấu khác còn lại của công
trình, hạng mục công trình.
+ TGTGT-XD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng.

1.2. Xác định chi phí thiết bị của dự án


Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có
được có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí
thiết bị của dự án.
a. Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây
chuyền công nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ
dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị
tương ứng các công trình thì chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí
thiết bị của các công trình thuộc dự án.
Chi phí thiết bị của công trình được xác định theo phương pháp lập dự
toán hướng dẫn tại mục 2 Phụ lục số 2 của Thông tư này.

26
b. Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây
chuyền công nghệ (bao gồm các chi phí nêu tại mục 1.1.2 phần II của Thông tư
này) của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của
dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ
này.
c. Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc
tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được
xác định theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất
hoặc năng lực phục vụ của công trình, và được xác định theo công thức (1.10)
tại phần II của Phụ lục này.

1.3. Xác định chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng và tái định cư
Chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư (GGPMB) được xác
định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định
hiện hành của Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây
dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

1.4. Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
và các chi phí khác của dự án
Các chi phí như chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng (GTV) và chi phí khác (GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính
theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (xem mục 3, 4, 5 Phụ lục số 2 của Thông tư
này). Hoặc tổng các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực
hiện dự án và vốn lưu động ban đầu) có thể được ước tính từ 10÷15% của
tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án.
Vốn lưu động ban đầu (VLD) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và
lãi vay trong thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay)
thì tùy theo điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của
từng dự án để xác định.

1.5. Xác định chi phí dự phòng của dự án


Đối với dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được
tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí bồi thường
giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng, và chi phí khác.
Chi phí dự phòng được tính theo công thức:
26
GDP = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK) x 10% (1.4)
Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác
định bằng 2 yếu tố: yếu tố khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá, theo công
thức:
GDP = GDP1 + GDP2 (1.5)
Trong đó:
+ GDP1: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh:
GDP1 = (GXD + GTB + GGPMB + GQLDA + GTV + GK ) x 5% (1.6)
+ GDP2: Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá:

GDP2 = (V’ - Lvay) x (IXDbq ± ΔI XD ) (1.7)


Trong đó:
- V’: Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng.
- IXDbq: Chỉ số giá xây dựng bình quân.
Chỉ số giá xây dựng bình quân được lấy bằng chỉ số giá xây dựng công
trình của nhóm công trình có chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mức
đầu tư. Chỉ số giá xây dựng công trình của nhóm công trình này được tính trên
cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình của không ít hơn 3 năm
gần nhất so với thời điểm tính toán.
± ΔI XD : Mức dự báo biến động giá khác so với chỉ số giá xây dựng bình
quân đã tính.
Trường hợp đối với công trình thiết kế một bước thì tổng mức đầu tư xây
dựng công trình được xác định theo phương pháp tính dự toán xây dựng công
trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 của Thông tư này và bổ sung các chi phí
khác có liên quan chưa tính trong dự toán.

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THEO DIỆN TÍCH HOẶC CÔNG SUẤT SỬ DỤNG CỦA
CÔNG TRÌNH VÀ GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP, SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH

Trường hợp xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử
dụng của công trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và
suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây
dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư của dự án được xác
định theo công thức (1.1) tại phần I nêu trên.
26
Việc xác định tổng mức đầu tư được thực hiện như sau:

2.1. Xác định chi phí xây dựng của dự án


Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các
công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức
(1.2). Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình (GXDCT) được xác
định như sau:
GXDCT = SXD x N + GCT-SXD (1.9)
Trong đó:
+ SXD: Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc
năng lực phục vụ/ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện
tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
+ GCT-SXD: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc
chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của
công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
+ N: Diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình, hạng mục công
trình thuộc dự án.

2.2. Xác định chi phí thiết bị của dự án


Chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình
thuộc dự án. Chi phí thiết bị của công trình (GTBCT) được xác định theo công thức
sau:
GTBCT = STB x N + GCT-STB (1.10)
Trong đó:
+ STB: Suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc
năng lực phục vụ hoặc tính cho một đơn vị diện tích của công trình thuộc dự
án.
+ CPCT-STB: Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị của công
trình thuộc dự án.
2.3. Các chi phí gồm chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư,
chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi
phí dự phòng được xác định như hướng dẫn tại mục 1.3, 1.4, 1.5 phần I của

26
Phụ lục này.
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THEO SỐ LIỆU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG CÓ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT TƯƠNG TỰ ĐÃ THỰC HIỆN

Các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những
công trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, qui mô, công suất của dây
chuyền thiết bị, công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.
Tuỳ theo tính chất, đặc thù của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế-
kỹ thuật tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn thông tin, số liệu của công trình
có thể sử dụng một trong các cách sau đây để xác định tổng mức đầu tư cuả dự
án.
a. Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của
công trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự
đã thực hiện thì tổng mức đầu tư được xác định theo công thức:
n n
V = ∑ GCTTTi x Ht x HKV ± ∑ GCT-CTTTi (1.11)
i=1 i=1
Trong đó:
+ GCTTTi: Chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương
tự đã thực hiện thứ i của dự án (i=1ữn).
+ Ht: Hệ số qui đổi về thời điểm lập dự án.
+ Hkv: Hệ số qui đổi về địa điểm xây dựng dự án.
+ GCT-CTTTi: Những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây
dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.
b. Trường hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công
trình, hạng mục công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã
thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của các
công trình và qui đổi các chi phí này về thời điểm lập dự án.
Trên cơ sở chi phí xây dựng và thiết bị của dự án đã xác định được, các
chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng, các chi phí khác và chi phí dự phòng được xác
định tương tự như hướng dẫn tại mục 1.3, 1.4, 1.5 phần I của Phụ lục này.

IV. PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP ĐỂ XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án
26
và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên
để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.
PHỤ LỤC SỐ 2
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007
của Bộ Xây dựng)

Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết
kế bản vẽ thi công. Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí
thiết bị (GTB); chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
(GTV); chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP).
Công thức xác định dự toán công trình:
GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (2.1)
Dự toán công trình được tổng hợp theo Bảng 2.1 của Phụ lục này.

1. Chi phí xây dựng (GXD)


1.1. Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần
việc, công tác bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính
trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành
thi công được xác định như Bảng 2.2 của Phụ lục này.
1.2. Trường hợp chi phí xây dựng lập cho bộ phận, phần việc, công tác thì
chi phí xây dựng trong dự toán công trình, hạng mục công trình được tính theo
công thức sau:
n
GXD = Σ gi (2.2)
i=1
Trong đó:
+ gi: chi phí xây dựng sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của
công trình, hạng mục công trình (i=1ữn).
1.3. Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công
hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể
được xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công
trình hoặc bằng định mức tỷ lệ.

2. Chi phí thiết bị (GTB)

26
Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị
công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển
giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định
theo công thức sau:
GTB = GMS + GĐT + GLĐ (2.3)
Trong đó:
+ GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ.
+ GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ.
+ GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.

2.1. Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau:
n
GSTB = Σ [QiMi x (1 + TiGTGT-TB)] (2.4)
i=1
Trong đó:
+ Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i
(i=1ữn).
+ Mi: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i
(i=1ữn), được xác định theo công thức:
M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T (2.5)
Trong đó:
- Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết
bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) đã
gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo.
- Cvc: chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi
mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình.
- Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết bị
(nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu.
- Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm
thiết bị) tại hiện trường.
- T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị).
+ TiGTGT-TB : mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm
thiết bị) thứ i (i=1đến n).
26
Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo
giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị
trường tại thời điểm tính toán hoặc của của công trình có thiết bị tương tự đã
thực hiện.
Đối với các loại thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công
thì chi phí cho loại thiết bị này thực hiện theo nguyên tắc, phương pháp tại mục
2.2.2 phần II của Thông tư này và bao gồm các nội dung như đã nói ở trên.
2.2. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập
dự toán tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.
2.3. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối
với chi phí xây dựng hướng dẫn tại mục 2.2.1 phần II của Thông tư này.
Chi phí thiết bị được tổng hợp theo Bảng 2.5 của Phụ lục này.

3. Chi phí quản lý dự án (GQLDA)


Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau:
GQLDA = T x (GXDtt + GTBtt) (2.6)
Trong đó :
+ T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án.
+ GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế.
+ GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế.

4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)


Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau:
n m
GTV = ∑Ci x (1 + TiGTGT-TV) + ∑Dj x (1 + TjGTGT-TV) (2.7)
i=1 j=1

Trong đó:
+ Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1ữn).
+ Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1ữm).
+ TiGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ.
+ TjGTGT-TV: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán.
26
5. Chi phí khác (GK)
Chi phí khác được tính theo công thức sau:
n m
GK = ∑Ci x (1 + TiGTGT-K) + ∑Dj x (1 + TjGTGT-K) (2.8)
i=1 j=1

Trong đó :
+ Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1ữn).
+ Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (i=1ữn).
+ TiGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ.
+ TjGTGT-K: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản
mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.

6. Chi phí dự phòng (GDP)


Đối với các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng
được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý
dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được tính theo công
thức:
GDP = 10% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (2.9)
Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng
được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc
phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.
Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm
được tính theo công thức sau:
GDP = GDP1 + GDP2 (2.10)
Trong đó:
+ GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được
tính theo công thức:
GDP = 5% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (2.11)
+ GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá
xây dựng của từng loại công trình xây dựng, khu vực và độ dài thời gian xây
dựng.
26
Bảng 2.1. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Ngày ......... tháng........... năm ..........

Tên công trình:

Đơn vị tính: đồng

CHI PHÍ CHI PHÍ


STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ THUẾ GTGT
TRƯỚC THUẾ SAU THUẾ

[1] [2] [3] [4] [5]

1 1.1. Chi phí xây dựng GXD

2 1.2. Chi phí thiết bị GTB

3 1.3. Chi phí quản lý dự án GQLDA

4 1.4. Chi tư vấn đầu tư xây dựng GTV

4.1 1.5. Chi phí thi tuyển thiết kế kiến


trúc

4.2 1.6. Chi phí thiết kế xây dựng công


trình

….. 1.7. …………………………………….

5 Chi phí khác GK

5.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ

5.2 Chi phí bảo hiểm công trình

….. ……………………………………

6 1.8. Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP


GDP2)

6.1 1.9. Chi phí dự phòng cho yếu tố


GDP1
khối lượng phát sinh

26
6.2 1.10. Chi phí dự phòng cho yếu tố GDP2
trượt giá

TỔNG CỘNG ( 1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6) GXDCT

Người tính Người kiểm tra Cơ quan lập

Bảng 2.2. TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG

STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH KÝ HIỆU

I CHI PHÍ TRỰC TIẾP

n
1 Chi phí vật liệu Σ Qj x Djvl VL
j=1

n
2 Chi phí nhân công Σ Qj x Djnc x (1 + Knc) NC
j=1

n
3 Chi phí máy thi công Σ Qj x Djm x (1 + Kmtc) M
j=1

4 Chi phí trực tiếp khác (VL+NC+M) x tỷ lệ TT

Chi phí trực tiếp VL+NC+M+TT T

II CHI PHÍ CHUNG T x tỷ lệ C

III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T+C) x tỷ lệ TL

Chi phí xây dựng trước thuế (T+C+TL) G

IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TGTGT-XD GTGT

Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT GXD

CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM TẠI HIỆN


V TRƯỜNG ĐỂ Ở VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG
G x tỷ lệ x (1+ TGTGT-XD) GXDNT

TỔNG CỘNG GXD + GXDNT GXD

26
Trong đó:
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo
khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp:
- Qj là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j
của công trình (j=1÷n).
- Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng
tổng hợp một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình.
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ
sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết:
- Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j (j=1÷n).
- Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây
dựng chi tiết của công tác xây dựng thứ j.
Chi phí vật liệu (Djvl), chi phí nhân công (Djnc), chi phí máy thi công (Djm) trong
đơn giá chi tiết và đơn giá tổng hợp được tính toán và tổng hợp theo Bảng 2.3 của
Phụ lục này. Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình (gồm đơn giá xây dựng chi tiết
và đơn giá xây dựng tổng hợp) là một phần trong hồ sơ dự toán công trình.
+ Knc, Kmtc : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có).
+ Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy
định tại Bảng 2.4 của Phụ lục này.
+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc,
công tác trước thuế.
+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng.
+ GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc,
công tác sau thuế.
+ GXDNT : chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
+ GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc,
công tác sau thuế và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi
công.

Bảng 2.3. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Tên công trình: ...

I. PHẦN ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT


26
Stt. (Tên công tác xây dựng)
Đơn vị tính : ...

MÃ HIỆU MÃ HIỆU THÀNH PHẦN ĐƠN VỊ


KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
ĐƠN GIÁ VL, NC, M HAO PHÍ TÍNH

[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7]

DG.1 Chi phí VL


Vl.1
Vl.2
...
Cộng VL
Chi phí NC (theo
cấp bậc thợ bình công NC
quân)
Chi phí MTC
M.1 ca
M.2 ca
...
Cộng M

II. PHẦN ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP

Stt. (Tên nhóm danh mục công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình)
Đơn vị tính : ...

THÀNH PHẦN CHI PHÍ


MÃ HIỆU THÀNH PHẦN ĐƠN VỊ KHỐI TỔNG
ĐƠN GIÁ CÔNG VIỆC TÍNH LƯỢNG CỘNG
VẬT LIỆU NHÂN CÔNG MÁY

[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8]


DG.1
DG.2
DG.3
...

Cộng VL NC M Σ

26
Ghi chú :
- Mã hiệu đơn giá và mã hiệu vật liệu, nhân công, máy thi công có thể
bằng chữ hoặc bằng số.
- Trường hợp đơn giá được tổng hợp đầy đủ thì bao gồm cả chi phí trực
tiếp khác, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

Bảng 2.4. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG, THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

Đơn vị tính: %

CHI PHÍ CHUNG THU NHẬP


TT LOẠI CÔNG TRÌNH CHỊU THUẾ TÍNH
TRÊN CHI PHÍ TRÊN CHI PHÍ
TRƯỚC
TRỰC TIẾP NHÂN CÔNG

Công trình dân dụng 6,0


1 Riêng công trình tu bổ, phục hồi di 5,5
10,0
tích lịch sử, văn hoá
Công trình công nghiệp 5,5
2 Riêng công trình xây dựng đường 6,0
7,0
hầm, hầm lò
Công trình giao thông 5,3
Riêng công tác duy tu sửa chữa
thường xuyên đường bộ, đường
3 6,0
sắt, đường thuỷ nội địa, hệ thống 66,0
báo hiệu hàng hải và đường thuỷ
nội địa
Công trình thuỷ lợi 5,5
4 Riêng đào, đắp đất công trình thuỷ 5,5
51,0
lợi bằng thủ công
5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 4,5 5,5

26
Công tắc lắp đặt thiết bị công nghệ
trong các công trình xây dựng,
công tác xây lắp đường dây, công
6 tác thí nghiệm hiệu chỉnh điện 65,0 6,0
đường dây và trạm biến áp, công
tác thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và
kết cấu xây dựng

Ghi chú:
- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trằm (%) so với chi
phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng.
- Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, hải đảo thì định
mức tỷ lệ chi phí chung sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 do chủ đầu tư
quyết định tuỳ điều kiện cụ thể của công trình.

Bảng 2.5. TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ

Ngày ........ tháng ......... năm ............

Tên công trình:


Đơn vị tính: đồng

THUẾ GIÁ TRỊ


CHI PHÍ GIA CHI PHÍ
STT TÊN THIẾT BỊ HAY NHÓM THIẾT BỊ
TRƯỚC THUẾ TĂN SAU THUẾ
G

[1] [2] [3] [4] [5]

1 Chi phí mua sắm thiết bị

1.1 …..

1.2 …..

Chi phí đào tạo và chuyển


2
giao công nghệ

26
Chi phí lắp đặt thiết bị và thí
3
nghiệm, hiệu chỉnh

TỔNG CỘNG GTB

Người tính Người kiểm tra Cơ quan lập

26
PHỤ LỤC SỐ 3
PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007
của Bộ Xây dựng)

1. I. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG MỚI CỦA CÔNG TRÌNH

2. Định mức xây dựng mới của công trình được xây dựng theo trình tự sau:

3. Bước 1. Lập danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới của công
trình chưa có trong danh mục định mức xây dựng được công bố
4. Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới phải thể hiện rõ đơn vị
tính khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công của công trình.

Bước 2. Xác định thành phần công việc


Thành phần công việc phải nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng
công đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu
đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực
hiện công việc của công trình

Bước 3. Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công
A. Các phương pháp tính toán:
Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới thực hiện
theo một trong ba phương pháp sau:
Phương pháp 1: Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây
chuyền công nghệ.
- Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công
công trình hoặc định mức sử dụng vật tư được công bố.
- Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền
công nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc tính
toán theo định mức lao động được công bố.
- Hao phí máy thi công: xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy
trong dây chuyền hoặc định mức năng suất máy xây dựng được công bố và có
tính đến hiệu suất do sự phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền.
Phương pháp 2: Tính toán theo số liệu thống kê - phân tích.
26
Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi
công từ các số liệu tổng hợp, thống kê như sau:
- Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một
khối lượng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình đã
và đang thực hiện.
- Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã được
tính toán từ các công trình tương tự.
- Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức
chuyên môn nghiệp vụ.

Phương pháp 3: Tính toán theo khảo sát thực tế.


Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kế, số liệu khảo sát
thực tế của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một
hoặc nhiều chu kỳ...) và tham khảo định mức sử dụng vật tư, lao động, năng
suất máy được công bố.
- Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát thực tế và đối chiếu với
thiết kế, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật.
- Hao phí nhân công: tính theo số lượng nhân công từng khâu trong dây
chuyền sản xuất và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo
các quy định về sử dụng lao động.
- Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của
từng loại máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng một dây
chuyền, tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy.

B. Nội dung tính toán các thành phần hao phí

B.1. Tính toán định mức hao phí về vật liệu


Định mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng
công tác hoặc kết cấu xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép trong quá
trình thi công, gồm:
- Vật liệu chủ yếu (chính): như cát, đá, xi măng, gạch ngói, sắt thép,....
trong công tác bê tông, xây, cốt thép, sản xuất kết cấu,... là những loại vật liệu
có giá trị cao và chiếm tỷ trọng lớn trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì
qui định mức bằng hiện vật và tính theo đơn vị đo lường thông thường.
- Vật liệu khác (phụ): như xà phòng, dầu nhờn, giẻ lau,... là những loại vật
26
liệu có giá trị nhỏ, khó định lượng chiếm tỷ trọng ít trong một đơn vị khối lượng
hoặc kết cấu thì qui định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại
vật liệu chính.
Định mức hao phí vật liệu được xác định trên cơ sở định mức vật liệu được
công bố hoặc tính toán theo một trong ba phương pháp nêu trên.

B.1.1. Tính toán hao phí vật liệu chủ yếu


Công thức tổng quát xác định định mức hao phí vật liệu (VL) trong định
mức xây dựng là:
VL = (QVx Khh + QVLC x KLC) x KVcd x Ktđ (3.1)
Trong đó:
+ QV: Số lượng vật liệu sử dụng cho từng thành phần công việc trong
định mức (trừ vật liệu luân chuyển), được tính toán theo một trong ba phương
pháp trên.
Đối với vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì số lượng vật liệu
được xác định từ tiêu chuẩn thiết kế,... ví dụ bê tông tính theo mác vữa thì
trong đó đá dăm, cát, xi măng, nước tính từ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
(TCXDVN), hoặc tiêu chuẩn của công trình,...
Đối với vật liệu phục vụ thi công theo thiết kế biện pháp tổ chức thi công
được xác định theo kỹ thuật thi công và số lần luân chuyển theo định mức vật tư
được công bố hoặc tính toán đối với trường hợp chưa có trong định mức vật tư.
+ QVLC: Số lượng vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công
tác...) sử dụng cho từng thành phần công việc trong định mức được tính toán
theo một trong ba phương pháp trên.
+ KVcd: Hệ số chuyển đổi đơn vị tính vật liệu theo tính toán, thực tế hoặc
kinh nghiệm thi công sang đơn vị tính vật liệu trong định mức xây dựng.
+ Khh: Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công:
Khh = 1 + Ht/c (3.2)
Ht/c: Định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo các quy định trong định
mức vật tư được công bố, theo khảo sát, theo thực tế của các công trình tương
tự, hoặc theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn
nghiệp vụ đối với những vật tư chưa có trong định mức.
Định mức hao hụt được qui định cho loại vật liệu rời, vật liệu bán
26
thành phẩm (vữa xây, vữa bê tông) và cấu kiện (cọc, dầm đúc sẵn).
+ KLC: Hệ số luân chuyển của loại vật liệu cần phải luân chuyển quy định
trong định mức sử dụng vật tư. Đối với vật liệu không luân chuyển thì KLC=1. Đối
với vật liệu luân chuyển thì KLC < 1.
Hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển được tính theo công thức
sau:
h x (n -1) + 2
KLC = (3.3)
2n
Trong đó:
- h : Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi.
- n : Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n > 1).
+ Ktđ : Hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi công công trình là hệ số
phản ánh việc huy động không thường xuyên hoặc tối đa lượng vật liệu để hoàn
thành công tác xây dựng theo đúng tiến độ. Hệ số này chỉ ảnh hưởng đến vật liệu
luân chuyển, ví dụ như huy động giàn giáo, côp pha, cây chống,...
Khi biện pháp thi công sử dụng một lần hoặc nhiều lần thì bổ sung thêm hệ số
này cho phù hợp với điều kiện xây dựng công trình. Hệ số này được tính theo tiến
độ, biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ.

B.1.2. Tính toán hao phí vật liệu khác


Đối với các loại vật liệu khác (phụ) được định mức bằng tỷ lệ phần trăm
so với tổng chi phí các loại vật liệu chính định lượng trong định mức xây dựng
và được xác định theo loại công việc theo số liệu kinh nghiệm của tư vấn hoặc
định mức trong công trình tương tự.

B.2. Tính toán định mức hao phí về lao động


Định mức hao phí lao động trong định mức xây dựng được xác định trên
định mức lao động (thi công) được công bố hoặc tính toán theo một trong ba
phương pháp trên.
- Đơn vị tính của định mức lao động cơ sở là giờ công.
- Đơn vị tính của định mức lao động trong định mức xây dựng là ngày công.
Mức hao phí lao động được xác định theo công thức tổng quát:
NC = ∑(tgđm x Kcđđ x KVcđ) x 1/8 (3.4)

26
Trong đó:
+ tgđm : Định mức lao động cơ sở: là mức hao phí lao động trực tiếp xây
dựng cho một đơn vị tính khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể.
+ Kcđđ : Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.
Hệ số này được tính từ định mức thi công chuyển sang xây dựng hoặc lấy
theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn.
Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà
đưa ra các hệ số khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi
công cụ thể và thường trong khoảng từ 1,05 ÷1,3.

+ KVcđ: Hệ số chuyển đổi đơn vị tính: là hệ số chuyển đổi đơn vị tính từ thực tế
hoặc kinh nghiệm thi công sang định mức dự toán.
+ 1/8: Hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công.

B.3. Tính toán định mức hao phí về máy xây dựng
Định mức hao phí về máy thi công trong định mức xây dựng được xác định
trên cơ sở năng suất kỹ thuật máy thi công được công bố hoặc tính toán theo một
trong ba phương pháp trên.
Đơn vị tính của định mức cơ sở năng suất máy thi công là giờ máy, ca
máy,...

B.3.1. Tính toán hao phí máy thi công chủ yếu
Công thức tổng quát xác định định mức hao phí về ca máy, thiết bị xây
dựng:

M= 1 x Kcđđ x KVcđ x Kcs (3.5)


QCM
Trong đó :
+ QCM: Định mức năng suất thi công một ca máy xác định theo một trong
ba phương pháp trên.
+ Kcđđ: Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.
Hệ số này được tính từ định mức thi công chuyển sang định mức xây dựng
hoặc lấy theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn nghiệp vụ.
Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà
26
phân ra các hệ số khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện
thi công cụ thể và thường trong khoảng từ 1,05 ÷1,3.
+ KVcđ: Hệ số chuyển đổi đơn vị tính: là hệ số chuyển đổi đơn vị tính từ thực
tế hoặc kinh nghiệm thi công sang định mức dự toán.
+ Kcs: Hệ số sử dụng năng suất là hệ số phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng
suất của tổ hợp máy trong dây chuyền liên hợp, hệ số này được tính toán theo năng
suất máy thi công của các bước công việc và có sự điều chỉnh phù hợp khi trong dây
chuyền dùng loại máy có năng suất nhỏ nhất.

B.3.2. Tính toán hao phí máy và thiết bị xây dựng khác
Đối với các loại máy và thiết bị xây dựng phụ được định mức bằng tỷ lệ phần
trăm so với tổng chi phí các loại máy chính định lượng trong định mức xây dựng và
được xác định theo loại công việc theo kinh nghiệm của tư vấn hoặc định mức trong
công trình tương tự.

Bước 4. Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về
vật liệu, lao động, máy thi công
Tập hợp các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các khoản mục hao phí về
vật liệu, nhân công và máy thi công.
Mỗi tiết định mức gồm 2 phần:
- Thành phần công việc: qui định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc
theo thứ tự từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành công tác
hoặc kết cấu xây dựng, bao gồm cả điều kiện và biện pháp thi công cụ thể.
- Bảng định mức các khoản mục hao phí: mô tả rõ tên, chủng loại, qui cách
vật liệu chủ yếu trong công tác hoặc kết cấu xây dựng, và các vật liệu phụ khác;
loại thợ; cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; tên, loại, công suất của các
loại máy, thiết bị thiết bị chủ yếu và một số máy, thiết bị khác trong dây chuyền
công nghệ thi công để thực hiện hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng.
Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chủ yếu được tính bằng hiện vật,
các vật liệu phụ tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí vật liệu chính; hao phí
lao động tính bằng ngày công không phân chia theo cấp bậc cụ thể mà theo
cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; hao phí máy, thiết bị chủ yếu được
tính bằng số ca máy, các loại máy khác (máy phụ) được tính bằng tỷ lệ phần
trăm so với chi phí của các loại máy, thiết bị chủ yếu.

26
Các tiết định mức xây dựng được tập hợp theo nhóm, loại công tác hoặc
kết cấu xây dựng và thực hiện mã hoá thống nhất.
II. ĐIỀU CHỈNH CÁC THÀNH PHẦN HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI
CÔNG KHI VẬN DỤNG CÁC ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CÔNG BỐ

Khi vận dụng các định mức xây dựng được công bố, nhưng do điều kiện, biện
pháp thi công và yêu cầu kỹ thuật của công trình có một số yếu tố thành phần chưa
phù hợp với quy định trong định mức xây dựng được công bố thì điều chỉnh các
thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công có liên quan cho phù hợp với
công trình.

II.1. Cơ sở điều chỉnh


- Điều kiện, biện pháp thi công của công trình.
- Yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ thi công của công trình...

II.2. Phương pháp điều chỉnh

II.2.1. Điều chỉnh hao phí vật liệu


- Đối với hao phí vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì căn cứ qui
định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán hiệu chỉnh.
- Đối với vật liệu biện pháp thi công thì hiệu chỉnh các yếu tố thành phần trong
định mức công bố theo tính toán hao phí từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo
kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn.

II.2.2. Điều chỉnh hao phí nhân công


Tăng, giảm thành phần nhân công trong định mức công bố và tính toán hao phí
theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức
chuyên môn

II.2.3. Điều chỉnh hao phí máy thi công


- Trường hợp thay đổi do điều kiện thi công (điều kiện địa hình, khó, dễ, tiến
độ nhanh chậm của công trình,...) thì tính toán điều chỉnh tăng, giảm trị số định mức
theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức
chuyên môn.
- Trường hợp thay đổi do tăng hoặc giảm công suất máy thi công thì điều
chỉnh theo nguyên tắc: công suất tăng thì giảm trị số và ngược lại.

26
26
PHỤ LỤC SỐ 4
PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007
của Bộ Xây dựng)

Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bao gồm toàn bộ
chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn
vị khối lượng công tác xây lắp hoặc đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.
Đơn giá xây dựng công trình bao gồm đơn giá xây dựng chi tiết (gọi là đơn giá
chi tiết) và đơn giá xây dựng tổng hợp (gọi là đơn giá tổng hợp) của công trình.

I. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐƠN GIÁ CHI TIẾT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Cơ sở lập đơn giá chi tiết xây dựng công trình
Cơ sở lập đơn giá chi tiết:
- Danh mục các công tác xây dựng cần lập đơn giá chi tiết;
- Định mức các thành phần hao phí của các công tác trên;
- Giá vật liệu sử dụng để tính đơn giá là giá vật liệu chưa bao gồm thuế
giá trị tăng tại công trình;
- Giá nhân công của công trình;
- Giá ca máy và thiết bị xây dựng của công trình.

1.2. Lập đơn giá chi tiết xây dựng công trình
1.2.1. Xác định chi phí vật liệu
Chi phí vật liệu được xác định theo công thức:
n
VL = ∑ (D i .G VL i ).(1 + K VL )
i =1 (4.1)
Trong đó:
+ Di : Lượng vật liệu thứ i (i=1ữn) tính cho một đơn vị khối lượng công tác
xây dựng quy định trong định mức xây dựng công trình.
+ GVLi : Giá tại công trình của một đơn vị vật liệu thứ i (i=1ữn), được xác
định như sau:
- Được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu
sử dụng cho công trình xây dựng trên cơ sở giá trị trường do tổ chức có năng
lực cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc

26
giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự.
- Đối với những vật liệu không có trên thị trường nơi xây dựng công trình
thì giá vật liệu này bằng giá gốc cộng chi phí vận chuyển đến công trình và các
chi phí khác có liên quan.
+ KVL : Hệ số tính chi phí vật liệu khác so với tổng chi phí vật liệu chính
quy định trong định mức xây dựng công trình của công tác xây dựng.

1.2.2. Xác định chi phí nhân công


Chi phí nhân công được xác định theo công thức:

NC = B x gNC x (1+f) (4.2.a)


Trong đó:
+ B : Lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân
cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng quy định trong định mức xây dựng công
trình.
+ gNC : Mức đơn giá tiền lương ngày công trực tiếp xây dựng bình quân tương
ứng với cấp bậc quy định trong định mức xây dựng công trình.
+ f : Tổng các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định được tính vào
đơn giá bằng công thức:
f = f1 + f2 +f3 (4.2.b)
Trong đó:
- f1 : Tổng các khoản phụ cấp lương có tính chất ổn định.
- f2 : Một số khoản lương phụ tính bằng 12% lương cơ bản và một số chi phí có
thể khoản trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% lương cơ bản.
- f3 : Hệ số điều chỉnh cho phù hợp với thị trường nhân công khu vực và đặc thù
của công trình.

1.2.3. Xác định chi phí máy thi công


n
MTC = ∑ (M i .g i
MTC MTC
).(1 + K i )
i =1 (4.3)
Trong đó:
+ Mi: Lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ i (i=1ữn) tính cho
một đơn vị khối lượng công tác xây dựng quy định trong định mức xây dựng.
+ giMTC: Giá dự toán ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ i (i=1ữn) theo bảng

26
giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy.
+ KiMTCp : Hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị
chính quy định trong định mức xây dựng công trình của công tác xây dựng.

II. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐƠN GIÁ TỔNG HỢP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Cơ sở lập đơn giá tổng hợp xây dựng công trình
Cở sở lập đơn giá tổng hợp:
- Nhóm danh mục công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận hoặc đơn vị công
năng của công trình;
- Đơn giá chi tiết tương ứng với nhóm danh mục công tác, đơn vị kết cấu,
bộ phận hoặc đơn vị công năng của công trình.

2.2. Lập đơn giá tổng hợp xây dựng công trình
2.2.1. Xác định danh mục công tác xây lắp, bộ phận kết cấu cần xây dựng
đơn giá tổng hợp, một số chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu, đơn vị tính và nội dung
thành phần công việc của nó.
2.2.2. Tính khối lượng xây lắp (q) của từng loại công tác xây lắp cấu
thành đơn giá tổng hợp.
2.2.3. Xác định chi phí vật liệu (VL), nhân công (NC), máy thi công (M)
tương ứng với khối lượng xây lắp (q) của từng loại công tác xây lắp cấu thành
đơn giá tổng hợp theo công thức:
VL = q x vl ; NC = q x nc ; M = q x m (4.6)
2.2.4. Tổng hợp kết quả theo từng khoản mục chi phí trong đơn giá xây dựng
tổng hợp theo công thức:
n n n
VL = ∑ VL i NC = ∑ NC i M = ∑ Mi
i =1 i =1 i =1 (4.7)
Trong đó:
- VLi, NCi, Mi : là chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công
của công tác xây lắp thứ i (i=1ữn) cấu thành trong đơn giá tổng hợp.

Đơn giá tổng hợp có thể lập thành đơn giá tổng hợp đầy đủ, bao gồm: chi
phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

26

You might also like