You are on page 1of 4

Để học được toán topology, ta cần kiến thức nền về các lĩnh vực toán đã học như:

I. Toán tập hợp


II. Toán ánh xạ và phương trình hàm
III. Mệnh đề và chứng minh phản chứng, chứng minh quy nạp đại số
IV. Giải tích hữu hạn
V. Giải tích vô hạn
VI. Vector và hình học
VII. Còn gì nữa từ từ viết sau
1. Định nghĩa và ký hiệu
Trong toán học, một tập hợp là một bộ các phần tử. Các phần tử tạo nên một
tập hợp có thể là bất kỳ loại đối tượng toán học nào: số, ký hiệu, điểm trong không
gian, đường thẳng, các hình dạng hình học khác, các biến hoặc thậm chí các tập hợp
khác.
Tập hợp bằng thường được ký hiệu chữ in hoa in nghiêng (thường ít ai để ý là
in nghiêng) như A, B, C. Một tập hợp cũng có thể được gọi là họ khi bản thân các phần
tử của nó lại là các tập hợp.
+ Tập hợp rỗng là tập hợp duy nhất không có phần tử nào. Nó được ký hiệu
là ∅ hoặc ϕ
+ Một tập hợp với một phần tử duy nhất là một đơn điểm. Một tập hợp có thể
có một số phần tử hữu hạn hoặc là một tập hợp vô hạn.
+ Tập hợp được ghi bằng cách liệt kê các phần tử của nó giữa các dấu ngoặc
nhọn, được phân tách bằng dấu phẩy: A = {4, 2, 1, 3}
+ Tập hợp vô hạn là tập hợp có danh sách vô tận các phần tử. Để mô tả một
tập hợp vô hạn trong ký hiệu danh sách, một dấu chấm lửng được đặt ở cuối danh
sách hoặc ở cả hai đầu: Z = {…, -2, -1, 0, 1, 2, 3, 4, …}
+ Kí hiệu bằng cách tạo tập hợp
Tập hợp = {biến phần tử | điều kiện của biến}
Trong ký hiệu này, thanh dọc "|" có nghĩa là "sao cho", có khi sử dụng dấu hai
chấm ":" thay cho thanh dọc.
+ Tập hợp có thể xác định bằng đệ quy.
2. Các phép toán cơ bản
Hợp (Union): Hợp của A và B là tập hợp
gồm tất cả các phần tử thuộc ít nhất một trong
hai tập hợp A và B.
Ký hiệu: 𝐴 ∪ 𝐵

Giao (Intersection): Giao của hai tập hợp


A và B là tập hợp tất cả các phần tử vừa thuộc
A, vừa thuộc B.

Ký hiệu: 𝐴 ∩ 𝐵

Hiệu (Difference): Hiệu của tập hợp A với


tập hợp B là tập hợp tất cả các phần tử thuộc A
nhưng không thuộc B.

Ký hiệu: A /B

Phần bù (Complement): là hiệu của tập


hợp con. Nếu 𝐵 ⊂ 𝐴 thì A \ B được gọi là phần
bù của A trong B.

Ký hiệu CBA hay CAB


3. Định lý trong tập hợp
a. Xây dựng tập hợp:
Trong một tập hợp, quan trọng là các phần tử có nằm trong đó hay không, vì
vậy thứ tự của các phần tử trong ký hiệu danh sách là không quan trọng.
B = {1, 2, 0, 7} = {0, 1, 2, 7}
Lưu ý khác với trong một chuỗi, một bộ hoặc một hoán vị của một tập hợp,
thứ tự của các phần tử là quan trọng.
Khái niệm đơn giản về một tập hợp vô cùng hữu ích trong toán học, nhưng nếu
không có giới hạn nào được đặt ra về cách các tập hợp có thể được xây dựng thì
nghịch lý sẽ xuất hiện:
+ Nghịch lý Cantor: “tập hợp của tất cả các tập hợp” không thể tồn tại.
+ Nghịch lý Russell: "tập hợp của tất cả các tập hợp không chứa chính chúng",
tức là, {x|x là một tập hợp và x ∉ x}, không thể tồn tại.
b. Tập hợp con và hai tập hợp bằng nhau:
Nếu mọi phần tử của tập A cũng có mặt trong B, thì A được mô tả là một tập
con của B, hoặc được chứa trong B. Khi đó B chứa A, hoặc B bao gồm A.
Ký hiệu: A ⊂ B hoặc B ⊃ A
Hai tập hợp bằng nhau khi chúng có các phần tử giống nhau. Chính xác hơn,
tập A và B là bằng nhau nếu mọi phần tử của A là phần tử của B, và mọi phần tử
của B là một phần tử của A.
𝐴 ⊂ 𝐵 và 𝐵 ⊂ 𝐴 ↔ 𝐴 = 𝐵
c. Các tính chất và định luật cơ bản

Luật luỹ đẳng: 𝐴∪𝐴 =𝐴 & 𝐴∩𝐴=𝐴

Luật bao hàm (lũy đẳng): 𝐴 ∪ (𝐴 ∩ 𝐵) = 𝐴 & 𝐴 ∩ (𝐴 ∪ 𝐵) = 𝐴

Luật giao hoán: 𝐴∪𝐵 =𝐵∪𝐴 & 𝐴∩𝐵 =𝐵∩𝐴

Luật kết hợp: 𝐴 ∪ (𝐵 ∪ 𝐶) = (𝐴 ∪ 𝐵) ∪ 𝐶 & 𝐴 ∩ (𝐵 ∩ 𝐶) = (𝐴 ∩ 𝐵) ∩ 𝐶

You might also like