You are on page 1of 8

http://www.timtailieu.

vn/tai-lieu/de-tai-phan-tich-chuoi-cung-ung-cua-vinamilk-13038/
http://luanvan.net.vn/luan-van/phan-tich-chuoi-cung-ung-cua-samsung-63200/
1/ Mô hình logistics 1PL (Logistics tự cấp)
Tất cả hoạt động logistics được doanh nghiệp tự tổ chức và thực hiện từ việc sở hữu hàng hóa, lưu trữ và
quản lý kho hàng, xử lý đơn hàng, đóng gói đến việc vận chuyển, giao hàng. Trong mô hình 1PL, doanh
nghiệp thường phải đầu tư các trang thiết bị, công cụ như phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị bốc dỡ,
sắp xếp,… cũng như đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho nhân sự vận hành.
Do đó, để tổ chức và thực hiện có hiệu quả mô hình logistics 1PL, doanh nghiệp phải chấp nhận trút hầu bao
lớn để sở hữu các nguồn lực nói trên. Tuy nhiên, 98,1% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam khó thể
đáp ứng về tài chính và nguồn lực để đầu tư chuỗi cung ứng 1PL hoàn thiện.
2/ Mô hình logistics 2PL
Đây là mô hình logistics cung cấp các dịch vụ đơn lẻ để đáp ứng các yêu cầu rời rạc trong chuỗi cung ứng
logistics. Nói cách khác, đây là dịch vụ chỉ đáp ứng một vài khâu trong logistics như dịch vụ giao hàng, dịch vụ
cho thuê kho bãi, dịch vụ mua hộ, thông quan thương mại điện tử,… Do đó, khi doanh nghiệp vận hành bằng
cách sử dụng các dịch vụ logistics riêng lẻ, của từng đơn vị cung cấp khác nhau sẽ gây mất thời gian, chi phí
rất lớn mà hàng hóa cũng khó đảm bảo do phải qua nhiều chặng, nhiều đơn vị khác nhau.
3/ Mô hình logistics 3PL
3PL là mô hình logistics bao gồm một chuỗi dịch vụ có tính kết nối với nhau để thay doanh nghiệp quản lý gần
như toàn bộ các hoạt động vận hành. Các dịch vụ bao gồm luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin,
thông quan xuất nhập khẩu, giao hàng,…
3PL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện trên danh nghĩa của khách hàng
dựa trên các hợp đồng có hiệu lực tối thiểu là một năm hoặc các yêu cầu bất thường. Sử dụng 3PL là việc
thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics
hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn lọc.
Tại Việt Nam, mặc dù nguồn lực tổ chức logistics tại doanh nghiệp có hạn nhưng hầu hết các doanh nghiệp
lại không sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài bên thứ 3 (3PL) mà chủ yếu là tự vận hành qua mô hình 1PL
hoặc 2PL. Khi doanh nghiệp tự làm logistics, tự đầu tư xây dựng hệ thống kho hàng hay mua sắm phương
tiện vận tải sẽ cần rất nhiều vốn đầu tư và khó đạt đến trình độ chuyên nghiệp, như vậy chi phí lại tăng cao
mà vận hành không đạt hiệu quả tối ưu. Trong khi đó, các doanh nghiệp SMEs lại thường khó khăn trong việc
xoay vòng vốn kinh doanh, thêm vào khoản có slide môn quản trị chuỗi cung ứng không chi phí đầu tư này có
thế kéo theo nhiều vấn đề nội bộ khác.
4/ Mô hình logistics 4PL
4PL là mô hình logistics được phát triển trên nền tảng của mô hình 3PL. Mô hình 4PL là việc quản lý và thực
hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng
kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics. Khác với 3PL, mô hình 4PL tạo ra một “chuỗi” dịch vụ thống nhất
với nhau thay vì các dịch vụ đơn lẻ như 3PL. Mô hình logistics 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất,
là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi
phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.
5/ Mô hình logistics 5PL
5PL là loại dịch vụ thị trường thương mại điện tử (TMĐT), bao gồm các 3PL và 4PL và bổ sung nhiều nâng
cấp trong quy trình chuỗi giá trị. Mô hình 5PL bổ sung ba hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ
thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ
với nhau trong cùng một hệ thống thống nhất và kết hợp công nghệ thông tin để mang đến giải pháp tối ưu và
toán diện cho TMĐT, dựa trên thông tin cung cầu trên thị trường để điều phối và vận hành chuỗi cung ứng
cho TMĐT.
Mô hình 5PL có hiệu quả trong việc quản lý chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp SME bằng cách tối ưu chi
phí, thời gian và tối giản yêu cầu tồn kho, giảm áp lực chi phí và cạnh tranh. Mô hình này ra đời từ những đòi
hỏi của thương mại điện tử 4.0, khi mua sắm trực tuyến đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, được ghi nhận
trong Báo cáo TMĐT năm 2018.
Thực tế thì các sàn TMĐT Trung Quốc, cụ thể là sàn bán sỉ quốc tế Aliexpress đã áp dụng mô hình 5PL từ
lâu. Sở dĩ người bán Trung Quốc có nhiều lợi thế về giá so với người bán Việt Nam là do hưởng lợi từ mô
hình dropshipping phối hợp với dịch vụ 5PL của Aliexpress và ePacket. Chi phí vận chuyển quốc tế trên
Aliexpress thường rẻ hơn so với vận chuyển trong nước do lợi thế của ePacket. Nếu đặt hàng sản phẩm sạc
pin nhanh giao nội địa Trung Quốc sẽ mất $3.04 từ ePacket, nhưng mức phí này rất thấp hoặc miễn phí nếu
chuyển về Việt Nam hoặc các nước khác. Chi phí vận chuyển tuyến Trung Quốc – Mỹ có giá chỉ $0,5/đơn
hàng.
Trong khi đó, mức phí dịch vụ khi vận chuyển quốc tế tại Việt Nam (tuyến Trung Quốc về Việt Nam) đang ở
mức giá khoảng 50.000 – 60.000 VND cho 1 đơn hàng dưới 1kg. Mức phí này chưa bao gồm các chi phí như
xử lý đơn hàng, phân loại, đóng gói theo yêu cầu người bán hàng.
Vì vậy, người bán Trung Quốc chịu ít áp lực về chi phí logistics hơn khi bán hàng xuyên biên giới đã được
phân tích phía trên. Ngược lại, người bán Việt Nam đã và đang gánh nhiều chi phí khi kinh doanh trong nước
lẫn quốc tế.
Những nhận định của các chuyên gia tại “Diễn đàn Vietnam Logistics 2018” cho thấy việc ứng dụng 5PL
không hề dễ dàng. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp logistics chỉ mới áp dụng mô hình 2PL. Thị trường chỉ
có một số ít doanh nghiệp logistics làm đúng chức năng của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL. Về
doanh nghiệp làm ở cấp 5PL, hiện ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đạt đến cấp độ chuẩn 5PL, kể cả
khối doanh nghiệp nước ngoài.
Nhưng đó là bối cảnh thị trường dịch vụ logistics vào năm 2018 và giai đoạn trước đây. Từ những đòi hỏi của
thị trường, Netsale – nền tảng bán hàng xuyên biên giới 4.0 đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đã ứng dụng
hoàn chỉnh mô hình 5PL được ra mắt vào năm 2019. Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của Netsale
là tạo ra một hệ sinh kinh doanh online và dropshipping hoàn chỉnh và tối ưu nhất. Từ đó, giới doanh nghiệp
Việt Nam sẽ tận dụng được nhiều lợi thế từ mô hình này, trước nhất là khía cạnh cắt giảm chi phí logistics tối
đa.
Netsale hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực logistics và e-commerce tại Trung Quốc, Việt
Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia để mang đến cho thị trường Đông Nam Á và thị trường Việt Nam những
giải pháp tối ưu về giá cả – chất lượng logistics và trải nghiệm kinh doanh xuyên biên giới hoàn thiện nhất. Ở
đó, người bán hàng chỉ cần tìm kiếm sản phẩm phù hợp trên hệ thống Netsale (liên kết trực tiếp với 1688,
Taobao, Tmall, Alibaba,..) và đăng bán. Toàn bộ khâu mua hàng, vận chuyển từ nhà cung cấp đến tận tay
người mua sẽ được Net Sale thực hiện hoàn chỉnh thông qua mạng lưới các đối tác lớn nhất và uy tín nhất tại
từng quốc gia.
Đặc biệt, bất kỳ ai đều có thể bắt đầu sử dụng Net Sale ngay với các giá trị:
Đăng ký hệ thống Netsale hoàn toàn MIỄN PHÍ
Dễ dàng tìm kiếm hàng HOT, hàng tiềm năng giữa hơn 70 triệu sản phẩm kết nối với hệ thống Netsale
Dropshipping trực tiếp từ nhà cung cấp tới bất kỳ địa chỉ nào trên thế giới
Vận chuyển từ nhà cung cấp Trung Quốc tới tận tay người mua tại Việt Nam với chi phí chỉ từ 20-25,000VND
1 đơn hàng (rẻ như vận chuyển trong nước) trong 5-7 ngày.
Đối soát COD mỗi ngày giúp bạn kiểm soát được doanh thu, lợi nhuận trên từng đơn hàng.
Đăng sản phẩm từ Netsale lên bán đa kênh dễ dàng và quản lý ngay trên một hệ thống duy nhất.
Hỗ trợ lưu kho và xử lý hàng hoàn thông qua mạng lưới bưu cục rộng khắp trên cả nước. Người mua có thể
mang hàng ra bưu cục gần nhất và chuyển về kho kết nối với Netsale để bạn tiếp tục đăng bán hoặc xử lý với
chi phí tối ưu nhất.

1PL (First Party Logistics hay Logistics Tự Cấp)


Thường là một công ty hay một cá nhân tự tổ chức các hoạt động logistics để đáp ứng mục đích vận chuyển
hàng hóa của họ. Những công ty hoặc cá nhân này thường sở hữu những phương tiện vận tải, công cụ hay
thiết bị phục vụ cho việc xếp dỡ và di chuyển hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác, kho xưởng và những
nguồn lực khác kể cả con người để tự thực hiện và điều hành các hoạt động logistics. Như vậy, vai trò của
người vận chuyển và cung cấp hàng hóa dưới hình thức Logistics Tự Cấp thường đại diện cho cả người gửi
hàng (shipper) và người nhận hàng hóa (consignee). Nhà hoạt động Logistics Tự Cấp có thể là một nhà sản
xuất, giao dịch, công ty xuất nhập khẩu, nhà bán sỉ-lẻ, hay nhà phân phối trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Ở một khía cạnh khác, có thể hiểu đơn giản rằng bất cứ cá nhân nào tự tổ chức và sử dụng phương tiện của
họ để vận chuyển hàng hóa của họ từ nơi này đến nơi khác cũng được xem như là Logistics Tự Cấp.

2PL (Second Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai)

Bao gồm những nhà cung cấp các dịch vụ Logistics đơn lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những
công ty cung cấp dịch vụ này thường sở hữu và sử dụng những phương tiện vận tải chuyên dụng để phục vụ
cho công việc vận chuyển đặc thù của họ. Ví dụ, những công ty vận tải biển lớn trên thế giới như Wan Hai,
Maersk, Yang Ming và Evergreen là những tập đoàn lớn chuyên về vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, hoặc
những công ty dịch vụ về vận tải đường bộ và vận chuyển hàng hóa bằng các loại xe tải. Điều đó có nghĩa là
dịch vụ 2PL chỉ đảm nhận vai trò vận chuyển của một khâu đặc thù hay cung cấp các dịch vụ vận chuyển đơn
lẻ trong toàn bộ chuỗi logistics của một công ty khách hàng.

Trong một số trường hợp, hàng vận chuyển có kích thước lớn và không thể vận chuyển bằng những phương
tiện thông thường, thì 2PL có thể được coi như là “Hợp đồng phụ” – Subcontract của 1PL – Logistics Tự Cấp
và sẽ đảm nhận công việc vận chuyển này.

3PL (Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba)

Là một công ty đại diện bên được thuê bên ngoài để đảm nhận toàn bộ các dịch vụ Logistics của công ty
khách hàng dựa trên hợp đồng bao gồm việc thực hiện các thủ tục kê khai hải quan và thông quan hàng hóa,
giấy tờ xuất nhập khẩu, chứng từ giao nhận và vận chuyển, xếp dỡ hàng, v.v để giao hàng đến đúng điểm
quy định. Công ty 3PL thường sở hữu nhiều loại phương tiện vận chuyển từ đường bộ đến đường hàng
không, hoặc có mối liên kết lớn với nhiều công ty vận chuyển khác để tận dụng tối đa chức năng dịch vụ của
họ. Ngoài ra những công ty cung cấp dịch vụ 3PL còn chịu trách nhiệm về việc sắp xếp thời gian vận chuyển
hợp lý sao cho hàng hóa được giao đúng thời điểm cũng như đảm bảo hàng hóa được nguyên vẹn. Nếu như
hàng hóa hay bao bì hàng hóa không được nguyên vẹn khi giao đến tay người nhận, thì công ty Logistics
được thuê phải chịu toàn bộ trách nhiệm.

Vì thế, có thể nói rằng những công ty cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba có tầm ảnh hưởng quan trọng
đến hoạt động chuỗi cung ứng của công ty khách hàng.

Những lợi thế của dịch vụ 3PL trong chuỗi cung ứng:– Mạng lưới dịch vụ rộng lớn: Cho phép 3PL thực hiện
và tối ưu các hoạt động logistics không chỉ trong phạm vi lãnh thổ mà còn mở rộng ra toàn cầu.– Tiết kiệm
thời gian và chi phí: Giúp hạn chế việc đầu tư không cần thiết vào việc mua phương tiện vận chuyển, các thiết
bị và chi phí thuê người vận chuyển. Không những thế, việc điều hành logistics không hiệu quả sẽ gây nên
nhiều thiệt hại và tốn kém.– Chuyên môn cao: đội ngũ nhân viên của công ty 3PL là những người được đào
tạo bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển. Bên cạnh đó, họ biết áp dụng những công nghệ tiên
tiến để quản lý các hoạt động Logistics được hiệu quả.– Không gian mở rộng và linh hoạt: Hệ thống kho và
trung tâm phân phối rộng khắp của 3PL giúp rút ngắn khoảng cách vận chuyển, tiết kiệm chi phí và thời gian,
và tăng sự linh hoạt.– Sự tối ưu hóa liên tục: Những công ty 3PL quản lý quá trình chuỗi cung ứng nhờ vào hệ
thống tiên tiến có khả năng điều chỉnh liên kết trong chuỗi cung ứng, theo dõi và phân tích sự thiếu hiệu quả
và khắc phục sai sót.
Ví dụ: DHL và FedEx là những công ty hàng đầu về cung cấp dịch vụ Logistics toàn cầu, bao gồm các dịch vụ
từ vận chuyển bằng đường tàu đến đường hàng không, lên kế hoạch và tối ưu hóa mạng lưới vận chuyển,
quản lý người vận chuyển, quản lý hệ thống bảo mật, Incoterm, bảo hiểm hàng hóa, v.v.

4PL (Fourth Party Logistics – Logistics chuỗi phân phối hay nhà cung cấp Logistics chủ đạo)

Là một công ty dịch vụ tư vấn giữ vai trò điều phối và giám sát tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng từ
việc thu nhập các nguồn lực, tìm kiếm những khả năng và áp dụng công nghệ,với mục đích là để thiết kế, xây
dựng và vận hành một chuỗi Logistics toàn diện. Ở một khía cạnh nào đó có thể coi 3PL là nền tảng để phát
triển 4PL rộng hơn, đa dạng hơn, cụ thể hơn và toàn vẹn hơn, nhằm vươn tới một chuỗi phân phối bao phủ
thị trường toàn cầu, tạo lợi thế cạnh tranh và xây dựng các mối quan hệ lâu dài.

H2: Mối
quan hệ giữa các hình thức dịch vụ Logistics
So sánh sự khác nhau giữa 1PL, 2PL, 3PL, 4PL

Trước tiên, dựa vào cách giải thích trên, bạn có thể dễ dàng phân biệt được sự khác biệt rõ ràng giữa 1PL và
3 loại hình Logistics còn lại đó chính là 1PL dành cho nhà Logistics Tự Cấp.

Nói tóm lại ở hình thức 1PL, người sở hữu hàng hóa tự đầu tư vào những phương tiện vận tải, các công cụ
hỗ trợ và nguồn nhân lực có sẵn để tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics nhằm đáp ứng nhu cầu bản
thân. Đa số hình thức 1PL được áp dụng cho những hàng hóa có kích thước không quá lớn, dễ di dời và
phạm vi vận chuyển là trong nội bộ hoặc trong nước. Trong một số trường hợp, đó cũng có thể là một công ty
rất lớn có khả năng tự thiết lập và điều hành Logistics. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp không có đủ
quy mô cũng như không có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong việc thực hiện Logistics, thì hình thức
1PL sẽ làm giảm hiệu quả, gây nhiều thiệt hại và tốn kém chi phí.

Trong khi đó 3 hình thức còn lại là của những công ty cung cấp dịch vụ Logistics cho khách hàng.2PL chỉ đảm
nhận và cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, đóng góp vào một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ chuỗi logistics của khách
hàng. Thường là những hãng tàu hoặc những công ty vận tải đường bộ hay đường hàng không.

Đáng chú ý nhất là hai hình thức Logistics cấp cao 3PL và 4PL. Đa số mọi người đã biết về 3PL, tuy nhiên đối
với 4PL thì hoàn toàn xa lạ. 4PL là một loại hình dịch vụ Logistics khá mới mẻ và chưa phổ biến ở Việt Nam,
đặc biệt là nó có độ phức tạp cao trong chức năng, vai trò và quản lý. Vậy nên, việc phân biệt 3PL và 4PL thì
không hề dễ dàng. Dưới đây là một số phân tích giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng cụ thể của hai loại hình
Logistics này.
• Điểm giống và khác giữa 3PL và 4PL
Giống nhau
Nhìn chung, cả hai hoạt động này đều đóng góp vào hoạt động của chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào
đến hàng hóa đầu ra và thực hiện các thực hiện các hoạt động vận chuyển cần thiết.
Khác nhau
Đối với 3PL, công ty dịch vụ cung cấp hệ thống Logistics đa chiều giúp hỗ trợ dòng chảy nguyên vật liệu và
thiết bị từ nhà cung cấp đến nhà máy sản xuất, đưa thành phẩm đến các kênh phân phối và nơi tiêu thụ. Tuy
nhiên, không thể nói 3PL mang giá trị cốt lỗi cho toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng, bởi vì nó chỉ đơn
giản là một dịch vụ được thuê với mục đích để cắt giảm chi phí. 3PL chỉ đóng góp chiến thuật và giá trị vào
một mắt xích trong chuỗi cung ứng, và nó sẽ chịu trách nhiệm cho việc hoàn thành những chiến thuật đó. Vì
thế nó được gọi là Thỏa Thuận về Cung Cấp Dịch Vụ (Service Level Agreement).

Đối với 4PL thì hoàn toàn khác, hình thức này ảnh hưởng đến không chỉ hệ thống Logistics mà còn toàn bộ
chuỗi cung ứng của công ty khách hàng. Các công ty cung cấp dịch vụ 4PL thường là một liên doanh và có
hợp đồng dài hạn với khách hàng. Những công ty đó có vai trò như một cầu nối giữa khách hàng với các nhà
cung ứng và các nhà phân phối, giúp chuỗi cung ứng được phát triển phù hợp với tầm nhìn chung của công ty
khách hàng. Hay nói cách khác, mọi khía cạnh trong chuỗi cung ứng của khách hàng đều được quản lý bởi
4PL. Cụ thể, 4PL đảm nhận các hoạt động mang tính chiến lược, quản lý chuyên sâu, tập trung cải thiện hiệu
quả của quy trình và vận hành toàn bộ hệ thống Logistics và chuỗi cung ứng.

Vì 4PL được phát triển từ 3PL, nên nó đảm nhiệm và quản lý hầu như tất cả các chức năng của 3PL. Ngoài
ra, 4PL có thể liên kết cũng như tham gia quản lý vào một hoặc nhiều công ty 3PL khác để cung cấp toàn bộ
các chức năng Logistics được thuê ngoài. Nếu như việc thực hiện 3PL nhằm mục đích cắt giảm chi phí cho
một công ty, thì 4PL sẽ là giá trị cốt lõi, có ảnh hưởng lâu dài đến tất cả các hoạt động liên quan đến chuỗi
cung ứng của công ty, không riêng về việc tiết kiệm chi phí đơn lẻ.

Chính vì điều đó mà 4PL được coi như là Những Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Logistics Dẫn Đầu (Lead Logistics
Providers).

1PL: 1st Party Logistics - Logistics bên thứ nhất

Logistics bên thứ nhất (Logistics tự cấp) có thể là một doanh nghiệp hoặc một cá nhân
cần vận chuyển hàng hóa, sản phẩm từ điểm A đến điểm B. Thuật ngữ Logistics tự cấp
bao gồm cả người gửi hàng và người nhận hàng. Các doanh nghiệp có thể được coi là
logistics tự cấp như doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu/doanh nghiệp xuất
khẩu, doanh nghiệp bán buôn, doanh nghiệp bán lẻ hoặc doanh nghiệp phân phối trong
lĩnh vực thương mại quốc tế, hoặc bất cứ ai có hàng hóa được chuyển một cách tự túc từ
nơi xuất xứ đến nơi mới đều được coi là nhà cung cấp dịch vụ hậu cần của bên thứ nhất.
2PL: 2nd Party Logistics - Logistics bên thứ hai
Logistics bên thứ hai liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng một bộ phận cụ thể
của chuỗi cung ứng như đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không. Các
nhà cung cấp dịch vụ logistics của bên thứ hai là các hãng vận chuyển sở hữu tài sản và
bao gồm vận chuyển sử dụng các tàu cho thuê riêng và các hãng hàng không mà họ ký
hợp đồng. Logistics bên thứ hai chủ yếu được sử dụng để vận chuyển quốc tế hàng hóa
nặng và bán buôn và cho mục đích kinh doanh. Ví dụ, 2PL có thể là giao nhận vận tải, môi
giới vận chuyển hàng hóa, môi giới hải quan, công ty quản lý xuất khẩu, công ty thương
mại xuất khẩu, hiệp hội vận chuyển, công ty đóng gói xuất khẩu...
2PL là hãng vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe. Do
đó, các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai thường sở hữu và sử dụng các phương
tiện vận tải chuyên dụng để phục vụ cho công việc vận chuyển của họ, đảm nhận vai trò
vận chuyển của một giai đoạn cụ thể hoặc đảm nhận một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ
chuỗi logistics của khách hàng. Ví dụ, các công ty vận chuyển lớn trên thế giới như
Wanhai, Maersk, Yang Ming và EverGreen là những tập đoàn lớn chuyên vận chuyển hàng
hóa bằng tàu. Họ có thể được coi là 2PL nếu họ chỉ xử lý vai trò vận chuyển của một giai
đoạn cụ thể hoặc cung cấp các dịch vụ vận chuyển duy nhất trong toàn bộ chuỗi logistics
của một công ty khách hàng.
3PL: 3rd Party Logistics - Logistics bên thứ ba
Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba được gọi chung là các nhà cung cấp bên
ngoài thực hiện một phần hoặc tất cả các chức năng logistics mà không được thực hiện
bởi các chuyên gia logistics nội bộ.
Khi các dịch vụ logistics của bên thứ ba bắt đầu phổ biến vào những năm 1970, chức
năng của chúng tập trung vào vận hành, kho bãi và dịch vụ vận chuyển. Vào cuối những
năm 2000, các dịch vụ này đã phát triển theo nhu cầu của người dùng, chúng bao gồm
các dịch vụ kho bãi và vận chuyển như sản xuất hoặc mua sắm hàng hóa, thực hiện đơn
hàng, dán nhãn, đóng gói, lắp ráp, dịch vụ công nghệ thông tin, môi giới hải quan, giao
hàng và giao nhận.
So với những loại dịch vụ logistics khác, dịch vụ logistics bên thứ ba có những ưu điểm
nổi bật như:
● Sử dụng những chuyên gia logistics thay vì nhân viên nội bộ
● Thích ứng dễ dàng hơn với những tiến bộ công nghệ

● Tính linh hoạt về vị trí, dịch vụ, tài nguyên, và nguồn nhân lực
● Hiệu quả chi phí rất cao
● Mở rộng khả năng nhanh hơn
Mặt khác, nếu sử dụng dịch vụ hậu cần của bên thứ ba, doanh nghiệp có thể mất kiểm
soát ở:
● Sự kiểm soát vận tải logistics

● Sự phát triển của các mô hình rẻ hơn và hiệu quả về giá tốt hơn
● Tính độc lập của doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba, về cơ bản có thể chia
họ thành 5 nhóm: vận chuyển, kho/phân phối, giao nhận, tài chính hoặc công nghệ thông
tin.
● Vận tải: Phần lớn các công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba đều là các công ty con
của những tập đoàn lớn, ví dụ như FedEx Supply Chain Services or UPS Supply Chain
Solutions.
● Kho/Phân phối: Đây có thể coi là những nhà cung cấp đầu tiên của loại dịch vụ này, chắc
năng của họ đã dần chuyển thành hoạt động logistics tích hợp và họ có nhiều kinh nghiệm
trong quản lý logistics. Các tổ chức trong danh mục này bao gồm Ozburn-Hessey Logistics
và Intral Corporation.
● Giao nhận: Các doanh nghiệp 3PL này đã mở rộng vai trò trung gian của họ với tư cách là
forwarders đến những phạm vi rộng hơn của 3PL.
● Tài chính: Các doanh nghiệp 3PL này giúp thanh toán cước, kiểm toán, kế toán, kiểm soát
chi phí và cung cấp các công cụ quản lý hậu cần. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
dựa trên tài chính bao gồm GE Information Services, AIMS Logistics, and Cass Information
Systems.
● Công nghệ thông tin: Đây là loại hình doanh nghiệp 3PL mới nhất và đang phát triển trong
thời gian gần đây.
Ví dụ: DHL và FedEx là những công ty hàng đầu cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu, bao
gồm các dịch vụ từ vận chuyển bằng đường hàng không, tối ưu kế hoạch và mạng lưới vận
tải, quản lý các bên trung gian, quản lý hệ thống an ninh, Incoterm, bảo hiểm hàng hóa,...
4PL: 4th Party Logistics - Logistics bên thứ tư
Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ tự xuất hiện vào giữa những năm 1990 với
mục đích chính là đảm bảo rằng tất cả các yếu tố của chuỗi cung ứng đang hướng tới
cùng các mục tiêu. Nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ tư là một công ty không sở
hữu tài sản. Họ làm việc với nhiều nguồn lực, bao gồm 3PL, để quản lý lập kế hoạch và
công nghệ cho hệ thống logistics của khách hàng. 4PL là một dịch vụ quản lý logistics,
đóng vai trò điều phối viên cho các dịch vụ khác nhau, bao gồm thiết kế, xây dựng và thực
hiện các giải pháp chuỗi cung ứng.
4PL khác với 3PL ở những điểm sau đây:
● Tổ chức của doanh nghiệp này thường là một thực thể riêng biệt được hình thành bởi một
liên doanh hoặc hợp đồng dài hạn giữa khách hàng và một hoặc nhiều đối tác
● Tổ chức 4PL đóng vai trò liên kết giữa khách hàng và nhiều nhà cung cấp dịch vụ hậu cần
● Trong điều kiện lý tưởng, tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng khách hàng được quản lý
bởi tổ chức 4PL
● Một tổ chức 3PL lớn có thể thành lập một tổ chức 4PL trong cấu trúc hiện có của nó
Mục tiêu của 4PL cũng là cung cấp giá trị trên toàn bộ chuỗi cung ứng, không chỉ một
phân khúc trong chuỗi. Dịch vụ 4PL cũng được xác định bởi nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp 4PL muốn thành công thì cần có một chiến lược hợp lý, bao gồm:
● Khả năng lãnh đạo: 4PL quản lý dự án, bao gồm các dịch vụ, hệ thống và thông tin.

● Khả năng quản lý: 4PL quản lý nhiều 3PL cũng như những hoạt động hàng ngày.
● Công nghệ thông tin: 4PL quản lý sự tích hợp và hỗ trợ đầy đủ của tất cả các hệ thống trong
chuỗi cung ứng.
● Quản lý tài sản: 4PL quản lý vận chuyển, kho, hợp đồng sản xuất, đóng gói và dịch vụ mua
hàng.
Một số công ty hiện đang cung cấp các dịch vụ logistics bên thứ tư là UPS, XPO Logistics
và công ty Geodis Wilson. Đối với dịch vụ này, công ty hoặc tổ chức đại diện sẽ được
khách hàng ủy quyền với tư cách là người quản lý, tập trung vào nâng cao hiệu quả của
quy trình và thực hiện toàn bộ chuỗi cung ứng và hậu cần. Do đó, 4PL đang ngày càng trở
thành một trong những vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
5PL: 5th Party Logistics - Logistics bên thứ năm
Nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ năm còn được gọi là nhà tổng hợp logistics. Họ
sẽ tổng hợp các nhu cầu của 3PL và các loại hình khác thành khối lượng lớn để có được
mức giá tốt hơn với các hãng hàng không và công ty vận chuyển khác nhau. Loại logistics
này không dựa trên tài sản.
Trong những năm gần đây, 5PL được coi là dịch vụ hậu cần phổ biến và phát triển nhất
cho thương mại điện tử hiện nay. 5PL quản lý và điều phối các hoạt động của 3PL và 4PL
thông qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường giao hàng
thương mại điện tử. Các đặc điểm của 5PL là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng
OMS, Hệ thống quản lý kho WM và Hệ thống quản lý vận tải TMS). Ba hệ thống này có liên
quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống công nghệ thông tin thống nhất.
Là một Nền tảng Tối ưu Logistics tiên tiến, Abivin vRoute có thể được áp dụng bởi
những thành phần khác nhau trong chuỗi cung ứng. Cho dù bạn là 1PL, 2PL, 3PL, 4PL hay
5PL, chúng tôi đều có giải pháp tối ưu cho tất cả các nhu cầu của bạn. Tìm hiểu thêm ngay
tại đây!
Tổng kết
1PL là các doanh nghiệp đầu tư vào phương tiện vận chuyển, công cụ hỗ trợ và nguồn lực
sẵn có để tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics một cách tự túc nhằm đáp ứng
nhu cầu của họ. 2PL tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, góp phần vào một
khía cạnh nhỏ trong chuỗi cung ứng của khách hàng. Thông thường 2PL là các doanh
nghiệp vận chuyển đường thủy, đường bộ hoặc đường hàng không. Đối với 3PL và 4PL, nói
chung, cả hai đều tham gia vào các hoạt động của chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào
đến sản phẩm đầu ra, vận chuyển đến người nhận, trong khi E-Logistics, Logistics dựa
trên thương mại điện tử là những ví dụ nổi bật nhất cho 5PL.-

You might also like