You are on page 1of 4

MÁY BIẾN ÁP

1) Khái niệm
- Là những thiết bị có khả năng biến đổi điện áp (xoay chiều) và không làm thay đổi tần số của nó.
2) Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
a) Cấu tạo
- Gồm có hai cuộn dây : cuộn sơ cấp có N1 vòng và cuộn thứ cấp có N2 vòng. Lõi
biến áp gồm nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau để tránh dòng Fu-cô và
tăng cường từ thông qua mạch.
- Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà U2
có thể N1 > N2 hoặc ngược lại.
- Cuộn sơ cấp nối với mạch điện xoay chiều còn cuộn thứ cấp nối với tải
tiêu thụ điện.
- Trong thực thế thì máy biến áp có dạng như hình 1, còn trong việc biểu diễn sơ đồ máy
biến áp thì có dạng như hình 2

b) Nguyên tắc hoạt động


- Đặt điện áp xoay chiều tần số f ở hai đầu cuộn sơ cấp. Nó gây ra sự biến thiên từ thông trong hai cuộn. Gọi từ
thông này là:  = 0cos(ωt) Wb.
- Từ thông qua cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 1 = N10cos(ωt) và 2 = N20cos(ωt)
− d
- Trong cuộn thứ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e2 có biểu thức e2 = = N2ω0sin ωt
dt
Từ đó ta thấy nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
3) Khảo sát máy biến áp
Gọi N1, N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp.
Gọi U1, U2 là hiệu điện thế 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp.
Gọi I1, I2 là cường độ hiệu dụng của dòng điện 2 đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp.
N U
Từ trên ta thu được 2 = 2 , (*)
N1 U1
* Nếu N2 > N1 U2 > U1 : gọi là máy tăng áp.
* Nếu N2 < N1 U2 < U1 : gọi là máy hạ áp.
Vì hao phí ở máy biến áp rất nhỏ, coi như công suất ở 2 đầu cuộn thứ cấp và sơ cấp như nhau.
U N I
 P1 = P2  U1I1 = U2I2 (**) → Từ (*) và (**) ta có 1 = 1 = 2
U 2 N 2 I1
Dạng 1: Tính toán hiệu điện thế sơ cấp, thứ cấp, số vòng dây sơ cấp, thứ cấp
Phương pháp giải:
Áp dụng các công thức sau:
U N I
Đối với máy biến áp lý tưởng ta luôn có : 1 = 1 = 2 từ đó tìm ra các đại lượng mà bài toán yêu cầu.
U 2 N 2 I1
Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1 (QG 2018): Một máy biến áp lí tưởng đang hoạt động ổn định. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Tần số của điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp và ở hai đầu cuộn thứ cấp luôn bằng nhau.
B. Máy biến áp có tác dụng làm biến đổi điện áp xoay chiều.
C. Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong cuộn sơ cấp và trong cuộn thứ cấp luôn bằng nhau.
Câu 2: Máy biến áp không làm thay đổi thông số nào sau đây của dòng điện ?

1
A. Hiệu điện thế hiệu dụng B. Tần số dòng điện
C. Cường độ dòng điện hiệu dụng D. Cả A và C
Câu 3: Máy biến thế là một thiết bị có thể biến đổi:
A. Hiệu điện thế hiệu dung của nguồn điện xoay chiều B . Hiệu điện thế của nguồn điện không đổi
C. Tần số dòng điện D. Chu kỳ của dòng điện
Câu 4: Máy biến thế dùng để:
A. Giữ cho hiệu điện thế luôn ổn định, không đổi B. Giữ cho cường độ dòng điện luôn ổn định, không đổi
C. Làm tăng hay giảm tần số dòng điện D. Làm tăng hay giảm hiệu điện thế hiệu dụng
Câu 5: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều, khi đó hiệu điện thế xuất hiện ở hai
đầu cuộn thứ cấp là hiệu điện thế:
A. Không đổi B. Xoay chiều
C. Một chiều có độ lớn không đổi D. B và C đều đúng
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự hao phí năng lượng trong máy biến thế là do:
A. Toả nhiệt ở các cuộn sơ cấp và thứ cấp. B. Có sự thất thoát năng lượng dưới dạng bức xạ sóng điện từ.
C. Toả nhiệt ở lõi sắt do có dòng Fucô. D. Tất cả các nguyên nhân nêu trong A, B, C
Câu 7: Nguồn xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng U = 100V. Cho điện áp trên qua máy biến thế, ta thu được hiệu điện thế
hiệu dụng U’ = 10V. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng:
A. Đó là máy tăng thế, có số vòng của cuộn sơ cấp gấp 10 lần số vòng dây của cuộn sơ cấp
B. Đó là máy hạ thế, có cường độ hiệu dụng trong cuộn thứ cấp gấp 10 lần trong cuộn sơ cấp
C. Công suất điện bên cuộn sơ cấp gấp 10 lần bên cuộn thứ cấp
D. Công suất điện bên cuộn thứ cấp gấp 10 lần bên cuộn sơ cấp
Câu 8: Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp
A. Dựa trên hiện tượng cộng hưởng B. Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
C. Dựa trên hiện tượng tự cảm D. Dựa trên hiện tượng điều hòa dòng điện
Câu 9: Một máy biến áp, gọi N1 là số vòng dây ở cuộn sơ cấp; N2 là số vòng dây ở cuộn thứ cấp. Nếu có N1  N2 thì kết
luận nào sau đây là đúng về loại máy biến áp đang dùng ?
A. Máy tăng áp B. Máy ổn áp C. Máy hạ áp D. Không có đáp án
Câu 10 (CĐ 2011): Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc vào nguồn điện
xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp
A. luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
B. luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
C. bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
D. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp.
Câu 11: Chọn câu sai khi nói về máy biến áp?
A. Hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Tỉ số điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số số vòng dây ở hai cuộn.
C. Tần số của điện áp ở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp bằng nhau.
D. Nếu điện áp cuộn thứ cấp tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua nó cũng tăng bấy nhiêu lần.
Câu 12 (QG 2019): Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp có cuộn sơcấp A và cuộn thứ m
cấp B. Cuộn A được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Cuộn B
gồm các vòng dây quấn cùng chiều, một số điểm trên B được nối ra các chốt m, n, p, q ( như n K
p
hình bên ). Số chỉ của vôn kế V có giá trí lớn nhất khi khóa K ở chốt nào sau đây ?
A. Chốt p B. Chốt n C. Chốt q D. Chốt m q V

A B

2
Câu 13 (CĐ 2007): Một máy biến thế có số vòng của cuộn sơ cấp là 5000 và thứ cấp là 1000. Bỏ qua mọi hao phí
của máy biến thế. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100 V thì hiệu điện thế
hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi để hở có giá trị là
A. 20 V. B. 40 V. C. 10 V. D. 500 V.
Câu 14 (ĐH 2007): Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu
điện thế hiệu dụng 220 V. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484 V. Bỏ qua mọi hao
phí của máy biến thế. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là
A. 2500. B. 1100. C. 2000. D. 2200.
Câu 15 (CĐ 2008): Một máy biến thế dùng làm máy giảm thế (hạ thế) gồm cuộn dây 100 vòng và cuộn dây 500
vòng. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp với hiệu điện thế
u = 100 2 sin (100 t ) (V) thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp bằng
A. 10 V. B. 20 V. C. 50 V. D. 500 V
Câu 16: Một máy biến thế có số vòng dây của cuộn sơ cấp là 800 vòng, của cuộn thứ cấp là 40 vòng. Hiệu điện thế và cường
độ hiệu dụng ở mạch thứ cấp là 40 ( V ) và 6 ( A ) . Hiệu điện thế và cường độ hiệu dụng ở mạch sơ cấp là:
A. 2 ( V ) ; 0,6 ( A ) B. 800 ( V ) ; 12 ( A ) C. 800 ( V ) ; 120 ( A ) D. 800 ( V ) ; 0,3 ( A )
Câu 17: Một máy biến thế có số vòng của cuộn sơ cấp là 5000 và thứ cấp là 1000. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Đặt
vào hai đầu cuộn sơ cấp hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100 ( V ) thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ
cấp khi để hở có giá trị là
A. 20 ( V ) . B. 40 ( V ) . C. 10 ( V ) . D. 500 ( V ) .
Câu 18 (CĐ 2009): Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 2400 vòng dây, cuộn thứ cấp gồm 800 vòng
dây. Nối hai đầu cuộn sơ cấp với điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 210 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu
cuộn thứ cấp khi biến áp hoạt động không tải là
A. 0. B. 105 V. C. 630 V. D. 70 V.
Câu 19: Một máy hạ áp lí tưởng có tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp 2,5. Người ta mắc vào hai đầu
cuộn thứ cấp một động cơ 220 V − 440 W, có hệ số công suất 0,8. Nếu động cơ hoạt động bình thường thì cường
độ hiệu dụng trong cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là
A. 0,8 A và 2,5 A. B. 1 A và 1,6 A. C. 1,25 A và 1,6 A. D. 1 A và 2,5 A.
Câu 20: Đặt một điện áp xoay chiều u = 200cos t (V) vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế lí tưởng
thì điện áp hiệu dụng đo được ở hai đầu cuộn thứ cấp là 10 2 V. Nếu điện áp xoay chiều u = 30cos t (V) vào hai
đầu cuộn dây thứ cấp thì điện áp đo được ở hai đầu cuộn dây sơ cấp bằng
A. 300V B. 200 2V . C. 300 2 V. D. 150 2 V.
Câu 21: Một máy biến áp lí tưởng có tỉ số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là 2. Cuộn thứ cấp nối với tải tiêu
thụ có điện trở 200 Ω, cuộn sơ cấp nối với điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng 200 V. Dòng điện hiệu dụng qua
cuộn sơ cấp là
A. 0,25 A. B. 0,6 A. C. 0.5A. D. 0,8 A.
Mức độ vận dụng, vận dụng cao
Câu 22 (QG 2017): Một máy biến áp lí tưởng có hai cuộn dây D1 và D2. Khi mắc hai đầu cuộn D1 vào điện áp
xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn D2 để hở có giá trị là 8 V. Khi mắc hai
đầu cuộn D2 vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn D 1 để hở có
giá trị là 2 V. Giá trị U bằng
A. 8V. B. 16 V. C. 6V. D. 4 V.
Câu 23 (ĐH 2013): Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp M1 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng
200 V. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp M2 vào hai đầu cuộn thứ cấp của M1 thì điện áp hiệu dụng ở

3
hai đầu cuộn thứ cấp của M2 để hở bằng 12,5 V. Khi nối hai đầu của cuộn thứ cấp của M2 vái hai đầu cuộn thứ cấp
của M1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp của M2 để hờ bằng 50 V. Bỏ qua mọi hao phí. M1 có ti số giữa
số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng cuộn thứ cấp là:
A. 8. B. 4. C. 6. D. 15.
Câu 24 (ĐH 2014): Một học sinh làm thực hành xác định số vòng dây của hai máy biến áp lí tưởng A và B có các
cuộn dây với số vòng dây (là số nguyên) lần lượt là N1A, N2A, N1B, N2B. Biết N2A = kN1A,N2B= 2kN1B; k > 1; N1A
+ N2A + N1B + N2B = 3100 vòng và trong bốn cuộn dây có hai cuộn có số vòng dây đều bằng N. Dùng kết hợp hai
máy biến áp này thì có thể tăng điện áp hiệu dụng U thành 18U hoặc 2U. Số vòng dây N là:
A. 600 hoặc 372. B. 900 hoặc 372. C. 900 hoặc 750. D. 750 hoặc 600.
Dạng 2: Bài toán nâng cao về máy biến áp
Kinh nghiệm
+ Ngoài bài toán thay đổi số vòng dây sơ cấp hoặc thứ cấp rồi xác định số vòng dây ban đầu hay điện áp ban đầu
của thứ cấp. Đối với bài toán này ta hay thiết lập các phương trình rồi tìm mối quan hệ giữa các lần thay đổi.
 U1 N1
U = N

* Khi máy biến áp có số vòng dây ở cuộn sơ cấp thay đổi ta dùng:  2 2

 U1 = N1  n
 U '2 N2
 U2 N2
U = N

* Khi máy biến áp có số vòng dây ở cuộn thứ cấp thay đổi ta dùng:  1 1

 U2 = N2  n
 U1' N1
U N − 2n
+ Giả sử một máy biến áp bị quấn ngược n vòng dây cuộn sơ cấp thì lúc này 1 = 1 ; Làm tương tự cho
U2 N2
cuộn thứ cấp.
U1 N1 − n
+ Giả sử n vòng dây của cuộn sơ cấp bị cháy thì ta có = ; Làm tương tự cho cuộn thứ cấp.
U2 N2
Câu 25: Một máy biến áp lí tưởng lúc mới sản xuất có tỉ số điện áp hiệu dụng cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng 2. Sau
một thời gian sử dụng do lớp cách điện kém nên có x vòng dây cuộn thứ cấp bị nối tắt vì vậy tỉ số điện áp hiệu
dụng cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng 2,5. Để xác định x người ta quấn thêm vào cuộn thứ cấp 135 vòng dây thì thấy tỉ
số điện áp hiệu dụng cuộn sơ cấp và thứ cấp bằng 1,6. Số vòng dây bị nối tắt là
A. x = 50 vòng. B. x = 60 vòng. C. x = 80 vòng. D. x = 40 vòng.
Câu 26 (ĐH 2010): Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng (bỏ qua hao phí) một điện áp xoay
chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 100 V. Ở cuộn thứ
cấp, nếu giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của nó là U, nếu tăng thêm n vòng dây thì
điện áp đó là 2U. Nếu tăng thêm 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của cuộn
này bằng
A. 100 V. B. 200 V. C. 220 V. D. 110 V.
Câu 27: Một máy biến áp lý tưởng có cuộn sơ cấp mắc vào hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không
đổi và cuộn thứ cấp có 5 mức lấy hiệu điện thế ra để sử dụng. Số vòng dây cuộn thứ cấp tăng từ mức 1 đến mức 5
theo một cấp số cộng. Dùng một vôn kế xoay chiều lý tưởng đo điện áp lấy ra tại cuộn thứ cấp lần lượt ở mức
1,2,3,4 và 5 thì thu được kết quả như sau: mức 5 số chỉ vôn kế gấp 3 lần mức 1; mức 4 số chỉ vôn kế lớn hơn mức 2
là 4 (V); mức 3 thì số chỉ vôn kế chứng tỏ máy đang hạ áp 25 lần. Giá trị U là
A. 220 (V). B. 250 (V). C. 240 (V). D. 200 (V).
----------------HẾT----------------

You might also like