You are on page 1of 481

Công cuộc bảo tồn ^

D I S Ẩ N T H Ê G I Ớ I
ở Thừa Thiên Huế
TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH cố Đô HUẾ

Cống cuộc bảo tồn

DI SẨN THÉ GIỚI


ở Thừa Thiên Huế

HMCC
L Ờ I NÓI Đ Ầ U

Kỷ niệm 20 năm ngày Quân thê di tích Cô đô Huê được UNESCO


ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới (1993 - 2013), 10 năm Nhã
nhạc - Ẵm nhạc cung đình Việt Nam được vinh danh là Kiệt tác di sản
Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (2003 - 2013) (nay là Di sản
Phi vật thể Đại diện của nhân loại), 90 năm thành lập Musée Khải Định
(nay là Bảo tàng c ổ vật Cung đình Huế), Thừa Thiên Huế đã tổ chức
nhiều hoạt động chào mừng các sự kiện có ý nghĩa này.
Cùng với các chương trình kỷ niệm, hội nghị; các hoạt động trưng
bày, triển lãm; các hoạt động tuyên truyền quảng bá, ấn phẩm Công cuộc
bảo tồn Di sản thế giới ở Thím Thiên Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế xuất bản có tính chất là một kỷ yếu kỷ niệm.
Đây cũng là dịp để Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế nhìn
nhận và đánh giá lại m ột chặng đường trên hành trình bảo tồn các giá trị
di sàn văn hóa Huế; nhất là bên cạnh nhiều thành tựu to lớn đã đạt
được, nhiều khó khăn, thách thức trên chặng đường mới đã và đang đặt
ra cho các nhà quản lý, các nhà chuyên môn. Đặc biệt, nhiều công trình
tiêu biểu trong hệ thống các di tích c ố đô vẫn chưa được phục hồi; một
số bài bản lớn trong hệ thống Nhã nhạc vẫn chưa sưu tầm được; nhiều
phức hệ cảnh quan gắn liền với các loại hình di sản vẫn chưa được bảo
tồn một cách toàn diện; nhiều giá trị lịch sử vẫn chưa được nghiên cứu
thấu đáo v.v.
Tất cả những điều đó, đòi hỏi phải xác lập một kế hoạch trung hạn,
dài hạn nhằm giải quyết những hạn chế trong công cuộc bảo tồn Di sản
thế giới ở Thừa Thiên Huế.
Do vậy, nội dung ấn phẩm Công cuộc bảo tồn Di sản thế giới ở
Thừa Thiên Huế ngoài việc đánh giá về những thành tựu cùng những hạn
chế qua một chặng đường bảo tồn di sản ở Huế, đồng thời cũng tạo nên
một diễn đàn để các nhà quản lý, các nhà khoa học phát biểu, trao đổi
những kinh nghiệm, đóng góp những ý kiến về khoa học trên cả hai
phương diện bảo tồn giá trị vật thể và phi vật thể.
Nhân dịp này, Ban biên tập xin gửi lời cám ơn chân thành đến các
nhà quản lý, các nhà khoa học đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để
đóng góp vào nội dung của ấn phẩm Công cuộc bảo tồn Di sản thế giới ở
Thừa Thiên Huế. Đồng thời, tuy đã rất mực cẩn trọng song do thời gian
quá gấp rút, công tác tuyển chọn, thẩm định, biên tập, trình bày hẳn có
chỗ còn chưa được như mong mỏi, xin trưng cầu sự góp ý của độc giả
gần xa.
Huế, tháng 9 năm 2013
BAN BIÊN TẬP
P HẦN I. H À N H TRÌNH ĐẾN VỚI DI SẢN VĂN HÓA TH Ế GIỚI
ị I WơMỈÌ d* Ịự (v C ữ iư U 'k h ắ n /é
Ị |fc ỷỊ ỊỊiư Ị ỳ ư p ự íh
m i
: jxv(4£'<ư> fpỊị
United N ations
E ducational, S cientiíic and
C ultural O rganization : b { Ị jữ ì ( Ỉ Ị tin / k /
MtẦtữẢ^ ịlị ^ ổujị'uM^cuy ứ'

n iy v Ầ w
í n I ' I/ / <1 '

Ị Ị p

, ................... T A7 „ .
(Xxuo, lẢXA^cuM - A iU Q xir^ rK ^
/Ịirv^Lf“Ả»i ẠẬưsiríaỷ/ H Ụ iith t

O u Ầ ỈK ụ J /
Ịỉữ /> fy Q m m m ^ ,

13
/(ẩ i i a & r w * ?
í ị L j |« w ư ạ í f /

Tôi xin chúc mừng nhân dân Huế trong công cuộc bảo tồn và
gìn giữ các di tích Lịch sử Huế nhân dịp kỷ niệm 20 năm Quần thể di
tích Cố đô Huế được công nhận Là Di sản văn hóa thế giới.
Tôi cũng cám ơn các bạn trong việc bảo tồn di sản tuyệt vời Nhã
nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 10 năm Nhã
nhạc được công nhận là Kiệt tác Di sản Phi vật thể và Truyền khẩu
của nhân loại - một thông điệp hùng hồn và hấp dẫn về văn hóa
Việt Nam.
Chúc lễ kỷ niệm vui vẻ!
23/6/2013
Irina Bokova
Tổng Giám đốc UNESCO
Hành trình đến với Di sản Văn hỏa Thế giói

MÃI MẢI ĐƯỢC GIỮ GÌN...*


Đặng Thị Bích L iê n '

Hôm nay, giữa lòng c ố đô Huế xinh đẹp, thành phố di sản, thành
phố festival, chúng ta long trọng tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày Quần thể
di tích Cố đô Huế được vinh danh Di sản Văn hóa Thế giới, 10 năm Nhã
nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được vinh danh là Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại. Trước hết, thay mặt Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, tôi nhiệt liệt chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân Thừa Thiên Huế, những người đã và đarm thực hiện xuất sắc trọng
trách trực tiếp hảo vệ và phát huy những tài sản văn hóa vô giá này của
dân tộc.

20 năm đã trôi qua kể íừ ngày di sản văn hóa Huế được tôn vinh.
Đây là chặng đưòng ghi dấu những nỗ lực to lớn của toàn thể chúng ta,
vượt qua biết bao khó khăn, thử thách để các di sản văn hóa được từng
bước hồi sinh và đi vào giai đoạn ổn định, phát triển bền vững.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối
với việc bảo tồn di sàn văn hóa c ố đô Huế. Chỉ sau 3 năm kể từ khi Quần
thể di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh danh, dưới sự chỉ đạo của
Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành cùng nỗ lực của tỉnh Thừa
Thiên Huế, năm 1996, Dự án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di
tích cố đô Huế, giai đoạn 1996-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt với mục tiêu bảo tồn và phát huy các di sản của c ố đô Huế trên cả
3 lĩnh vực: di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và cảnh
quan môi trường. Đến năm 2010, trên cơ sờ tổng kết các kết quả đã đạt
được trong quá trình triển khai, Chính phủ tiếp tục ký Quyết định phê
duyệt Dự án điều chỉnh Quy hoạch đến năm 2020. Đó là những cơ sở

* Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm di sản Huế. Tựa đề cùa BBT
** Thứ trường Bộ Văn hóa, T hể thao và Du lịch

9
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

pháp lý vững chắc cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Huế trong suốt
20 năm qua.

Trong quá trình triển khai hai Quyết định quan trọng này, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch luôn đồng hành và có sự chỉ đạo sát sao đối với
công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế. Thông qua
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, hàng trăm tỷ đồng đã được
đầu tư cho các dự án nghiên cứu khoa học, thám sát, khai quật khảo cổ
học, tu bổ, phục hồi di sản kiến trúc và cảnh quan môi trường. Bên cạnh
đó, việc hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, sưu tầm và phục hồi các di sản
văn hóa phi vật thể của c ố đô Huế, bao gồm cả nhã nhạc, tuồng cung
đình, múa cung đình, ca Huế và các làn điệu dân ca, các ngành nghề thủ
công truyền thống, ẩm thực xứ Huế, công tác đào tạo, truyền dạy nghề,
nổi bật là việc thành lập và xây dựng 2 đơn vị đào tạo thuộc Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch là Trường Cac đẳng nghề Huế và Nhạc viện Huế,
nhằm đào tạo các thế hệ nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu cho tương
lai, chỉ đạo triển khai đồng bộ. Việc xây dựng hồ sơ khoa học cho các di
tích quan trọng trên địa bàn toàn tỉnh nhàm phục vụ cho công tác quản lý
nhà nước và tổ chức bảo tồn, trùng tu di tích cũng được chú trọng. Trong
20 năm qua, đã có 89 di tích của Thừa Thiên Huế được xếp hạng là di
tích cấp quốc gia, Quần thể di tích c ố đô Huế cũng đã được xếp hạng là
di tích quốc gia đặc biệt.

N hận thức đúng đắn, hành động quyết liệt của các ngành, các
cấp từ trung ương tới địa phương cùng toàn thể nhân dân Thừa Thiên
Huế trong thời gian qua đã và đang mang lại những kết quả hết sức
tích cực. Di sản văn hóa Huế, cả di sản vật thể và di sản phi vật thể, đã
không chỉ được hồi sinh từ những hoang tàn, đổ nát do chiến tranh, do
thiên tai, do sự đầu tư chưa tương xứng,... mà còn ngày càng được bảo
tồn bền vững, đóng góp hết sức hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và khu vực. Năm 2012 vừa qua, tổng nguồn thu từ
du lịch và dịch vụ của Thừa Thiên Huế đã đạt con số hơn 2.500 tỷ,
chiếm gần 50% GDP của toàn tỉnh. Đó là những con số biết nói,
khẳng định thành quả của sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa mà chúng ta đã cùng nhau phấn đấu thực hiện trong những
năm qua.

10
Hành trình đấu với Di sản Văn lĩóa Thế giới

Đông hành cùng di sản văn hóa Huê suôt 20 năm qua, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch luôn đánh giá cao những nồ lực hết mình cùng các
thành tựu to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế,
tiêu biểu là đội ngũ những người trực tiếp làm công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa Huế. Di tích c ố đô Huế luôn xứng đáng với vị
thể là cánh chim đầu đàn cả nước trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa. Cùng với sự hồi sinh của di sản văn hóa, Thừa Thiên
Huế cũng trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ của miền Trung, một
điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Việc tổ chức
thành công và liên tục các kỳ fesstival quốc tế và festival nghề truyền
thống dựa trên nền tảng di sản văn hóa Huế càng khiến thương hiệu của
Huế - thành phố festival, trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Bước vào thời kỳ mới, dù còn phải đương đầu với không ít khó
khăn, thử thách, nhưng với kết quả to lớn mà chúng ta đã đạt đưọc 20
năm qua, trên cơ sở những thuận lợi mới, đặc biệt là sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước thể hiện qua Kết luận số 48 của Bộ Chính trị về Thừa
Thiên Huế, Quyết định 1880/TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ
trợ đặc biệt cho di tích c ố đô H uế..., sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa thế giới c ố đô Huế cần tập trung hoàn thành các nhiệm
vụ đã được xác định tại Quyết định 818/TTg của Thủ tướng Chính phủ
để các di sản văn hóa vô giá này sẽ mãi mãi được giữ gìn, trao truyền cho
hôm nay và các thế hệ mai sau.
Xin trân trọng cám ơn!

11
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

CÔNG CUỘC BẢO TÒN DI SẢN THÉ GIỚI


ơ THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Văn Cao

Thừa Thiên Huế là vùng đất lịch sử, một trung tâm văn hóa - du
lịch của đất nước. Trong gần 160 năm (1788-1945) - với tư cách là Kinh
đô, Phú Xuân - Thừa Thiên Huế là điểm hội tụ tinh hoa của dân tộc, đây
cũng là nơi gặp gỡ giao lưu của các luồng văn minh nhân loại. Tổng thế
di tích còn lại hiện nay là đỉnh cao của sự kết họp hài hòa giữa kiến trúc
và thiên nhiên, là bức tranh rõ nét về chân dung Kinh đô xưa của Việt
Nam, hội tụ những đặc trưng của bản sắc văn hóa Việt Nam; đồng thời,
chứa đựng những sắc thái văn hóa rất riêng của vùng đất Thuận Hóa -
Phú Xuân - Thừa Thiên Huế.
Từ Kinh đô một thuở, nay trờ thành c ố dô, Thừa Thiên Huế đã giữ
lại trong lòng mình những giá trị văn hóa đặc sắc, đây là viên ngọc quý
mà dân tộc Việt Nam đóng góp vào giá trị văn hóa của nhân loại.

Với sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương, của ủ y ban Quốc
gia UNESCO Việt Nam và các tổ chức quốc tế, ngày 11 tháng 12 năm
1993, Quần thể Di tích c ố đô Huế đã được UNESCO ghi vào Danh mục
Di sản Văn hóa Thế giới - di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được
công nhận. Tiếp đó D ự án Quy hoạch Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích
Cổ đô Huế, giai đoạn 1996-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 105/TTg ngày 12 tháng 02 năm 1996, tạo cơ sờ
vững chắc cho công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa một
cách bền vững. Với hai sự kiện trên, di sản Huế đã thăng hoa với những
đặc điểm nổi bật, thể hiện rõ diện mạo và tăm hồn của vùng đất c ố đò
nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

* Phó Bí thư Tinh ủy, Chủ tịch U B N D tinh Thừa Thiên Huế

12
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

Có thể nói, việc UNESCO công nhận quần thể di tích c ố đô Huế là
di sản văn hóa thế giới đã đem lại một cơ hội lớn để Việt Nam và Thừa
Thiên Huế mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, chọn lọc bổ sung
những yếu tố thích hợp làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc trên con
đường hội nhập và phát triển. Di sản Huế đã trở thành một ví dụ tiêu
biểu, xuất sắc cho chiến lược ngoại giao văn hóa của Việt Nam. Mười
năm sau, tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc - ảm nhạc cung đình Việt Nam -
được UNESCO côna nhận là Kiệt tác di sản Phi vật thể và Truyền khẩu
cùa nhản loại - cũng là Di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được
công nhận. Từ tháng 11 năm 2008, Nhã nhạc của Việt Nam lại tiếp tục
được vinh danh là một trong số 90 di sản đầu tiên của thế giới được ghi
vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Di sản văn hóa Huế là một kho báu, là một bộ phận cấu thành hệ
sinh thái văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó cũng là mấu
chốt mở rộng phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng
thời, biết khai thác và phát huy những giá trị văn hóa là một giải pháp để
bảo tồn, làm cho di tích sống lại, hòa với cuộc sống đương đại. Hoạt
động văn hóa - du lịch tại Huế đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng nhanh
của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,
thương mại, công nghệ thông tin và ngành nông lâm, thủy sản, tạo thu
nhập và giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động xã hội, đồne
thời, tạo điều kiện phát huy tài năng sáng tạo của các nghệ nhân, nghệ sĩ,
các nhà nghiên cứu khoa học, thúc đẩy mở rộng quan hệ đối ngoại và
họp tác đầu tư trong lĩnh vực văn hóa du lịch.

Đánh giá cao các thành tựu đó, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 48-
KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế và
đô thị Huế đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh việc đầu tư cho sự nghiệp
bào tồn di sản và xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm văn
hóa - du lịch của đất nước và khu vực. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã
ký Quvết định 818/QĐ- TTg ngày 7 tháng 6 năm 2010, phê duyệt Dự án
điều chỉnh Quy hoạch, bảo tồn và phát huy di tích c ố đô Huế, giai đoạn
2010 - 2020. Đó là những cơ sờ pháp lý vô cùng quan trọng cho sự
nghiệp bảo tồn di sản Huế.

13
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Hai mươi năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng
với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự đóng góp của các
cấp, các ngành và nhân dân Thừa Thiên Huế mà trực tiếp là đội ngũ cán
bộ công nhân viên của Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế, công tác
bảo vệ, trùng tu và phát huy giá trị di sản văn hóa c ố đô Huế đã có sự
chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng. Hàng chục
công trình được phục hồi, nhiều công trình có giá trị tiêu biểu đã được tu
bổ, hàng trăm công trình được bảo quản, chống xuống cấp, hệ thống cơ
sở hạ tầng được tăng cường, không gian hoang phế được thu hẹp, bộ mặt
đô thị ngày càng khang trang và văn minh.

Sau khi Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình V iệt Nam được UNESCO
công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu nhân loại, Dự án
bảo tồn Nhã nhạc do Văn phòng UNESCO tại Hà Nội phối họp với tỉnh
Thừa Thiên Huế đã được thiết lập và triển khai thực hiện trong 3 năm
(2005 - 2008). Dự án đã được đánh giá là một trong những dự án mẫu
mực tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO, qua đó góp
phần quảng bá có hiệu quả, rộng khắp Nhã nhạc ra các nước trên thế giới.

Để có sự chuyển biến đầy ý nghĩa này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã biết
tranh thủ tốt nhất sự ủng hộ của quốc tế, vận dụng đúng đắn các quy định
trong công tác bảo tồn, bảo tàng; bám sát chiến lược trùng tu, tôn tạo các di
tích lịch sử, văn hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời,
áp dụng đồng bộ nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm tập trung các
nguồn lực đầu tư cho những công trình tiêu biểu như: thực hiện 4 dự án
lớn để giải tỏa dân cư ở các khu vực đang khoanh vùng bảo vệ; triển khai
các chương trình bảo tồn hệ thống sông, hồ trong các di tích; di chuyển các
nhà máy, các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi khu vực Kinh Thành; xây
dựng các tuyến đường tránh để không ảnh hưởng đến độ bền vững của các
di tích; ban hành các quy chế, chính sách để giữ gìn giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể, tổ chức các Festival định kỳ, các lễ hội văn hóa cung đình
và văn hóa dân gian, làm cho mọi người cảm nhận sâu sắc và hòa nhập vào
giá trị thiêng liêng đang ẩn chứa trong các di tích...

Kể từ khi Quần thể di tích c ổ đô Huế được công nhận là Di sản


Văn hóa Thế giới, công tác bảo tồn, tôn tạo di tích đang được từng bước

14
Hành trình đến với Di sản Văn hỏa Thế giói

chuvên môn hóa với những lĩnh vực nghiệp vụ riêng biệt; đồng thời, càng
được xã hội hóa rộng rãi. Sự tiến bộ cả về mặt nhận thức và hành động
của người dân đã tạo nên những chuyển biến tích cực với mục đích
chung là bảo vệ sự tồn tại lâu dài của khu di tích Huế. Thành tựu trên đã
góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân, thúc đẩy các hoạt
động du lịch phát triển, làm cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh Thừa Thiên Huế. Những giá trị văn hóa Huế cũng đã góp phần
mở rộng giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước trong vùng và trên
thế giới, tranh thủ tốt nhất sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với công tác
tu bổ, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa Huế.

Những nồ lực trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế đã làm
cho di sản văn hóa Huế từng bưóc hồi sinh với diện mạo vốn có trong
lịch sử và đang vươn mình với sức sống ngày càng mãnh liệt. Cuộc vận
động bảo vệ di tích Huế đã được UNESCO đánh giá là một trong hai
cuộc vận động toàn cầu mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

Bên cạnh thành tựu to lớn đã đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn
chưa được khắc phục, vẫn còn không ít các công trình tiêu biểu chưa được
phục hồi, dấu vết hoang tàn đổ nát vẫn chưa được xóa hết ở nhiều di tích.
Việc huy động các nguồn lực chưa được phát huy đúng mức. Các giá trị
văn hóa phi vật thể tuy được ưu tiên đầu tư nhưng kết quà đạt được còn
hạn chế so với yêu cầu. Đô thị hóa với tốc độ ngày càng nhanh đang là
thách thức và cần có lời giải phù hợp để giải quyết có hiệu quả bài toán
giữa bảo tồn và phát triển.

Bởi vậy, trong giai đoạn tới, định hướng của công cuộc bảo tồn di
sản Huế sẽ đặt ra nhiều vấn đề trọng tâm có tính giải pháp cơ bản như sau:

Một là, Tiếp tục xây dựng, thúc đẩy mối quan hệ với các tổ chức
quốc tế, nhất là UNESCO nhàm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ cho di sản
Huế trên nhiều phương diện, tranh thủ quảng bá hình ảnh Huế thông qua
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tiếp tục củng cố mối quan hệ
với các Bộ/Ngành Trung ương, các khu di sản thế giới ở Việt Nam và các
tỉnh bạn để tranh thủ tối đa các nguồn lực và sự ủng hộ để phục vụ cho
công cuộc bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản Huế.

15
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Hai là, tổ chức triển khai và thực hiện thắng lợi Quyết định
818/TTg của Thủ tướng Chính phủ về Dự án điều chỉnh Quy hoạch, bảo
tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế, giai đoạn 2010-2020. Trong
quá trình thực hiện cần chú ý vừa làm tốt công tác bảo tồn, vừa chú ý
khai thác, phát huy các giá trị di sản để phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, mà trọng tàm là ngành du lịch dịch vụ. cần chú
ý kết họp giữa bảo tồn di sản và chỉnh trang đô thị. Hoàn thành việc xây
dựng chương trình quản lý tổng thể cho khu di sản Huế.
Ba là, cần đầu tư nghiên cứu để hình thành một mô hình quàn lý phù
hợp, hiệu quả với bảo tồn di sản đa năng nhằm mở rộng quy mô, chất
lượng và nâng cao vị thế của tầm vóc các di sản, không chỉ đảm nhận công
tác bảo tồn trong phạm vi cấp tỉnh mà vưcm ra cả nước và khu vực; quản lý
và vận hành bộ máy hoạt động ngày càng hiệu quả; nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác nghiên cứu khoa học - kỹ thuật
trong hoạt động bảo tồn. Song song công tác bảo tồn, phải đẩy mạnh công
tác khai thác, phát huy các giá trị di sản phục vụ phát triển kinh tế.
Nhìn lại chặng đường qua 20 năm bảo tồn di sản văn hóa vật thể,
10 năm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân Thừa Thiên Huế trân trọng cám ơn Chính phủ, các Bộ/Ngành Trung
ương, các tổ chức quốc tế tài trợ, hỗ trợ trùng tu di sản Huế; đồng thời,
đánh giá cao sự đóng góp của các tập thể và cá nhân ở trong và ngoài
nước đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào công tác trùng tu, bảo vệ di
sản văn hóa Huế.
Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích c ố đô Huế được ghi vào Danh
mục Di sản Thế giới của UNESCO; 10 năm Nhã nhạc, Âm nhạc cung
đình Việt Nam được UNESCO ghi tên vào Danh mục các Kiệt tác văn
hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhãn loại là một dịp để Đảng bộ,
chính quyền, nhân dân Thừa Thiên Huế, mà trực tiếp là những người
được giao trọng trách quản lý khu di sản Huế nhìn lại một hành trình đã
qua, hướng đến một tương lai tươi sáng hơn, nhằm đưa công cuộc bảo
tồn và phát huy giá trị di tích c ố đô Huế lên tầm cao mới.

N .v .c

16
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

DI SAN VĂN HOA THẺ GIỜI DI TICH c ô Đ õ HUÊ


- 20 NẢM NHÌN LẠI
' *
T m Ạ nr • ^
Luu Iran Tiêu

1. Trong một bài viết cách đây đã nhiều năm về Di tích c,ố đô Huế,
tôi đã thử tiếp cận, nhận diện di sản này trên nền cảnh của một không
gian sinh thái nhân văn, tạo nên tính đặc sắc, sự gắn kết giữa ba thành tố:
môi trưòng tự nhiên, con người và văn hóa. Rất dễ nhận ra là, bên cạnh
những đặc điểm chung được hình thành theo quy luật của sự phát triển
văn hóa, do vị trí địa lý và bối cảnh lịch sử - xã hội đặc biệt, Huế có
những điều kiện làm nên diện mạo và sắc thái riêng về tài sàn văn hóa
của mình. Không dễ gì tìm được một nơi nào, mà ở dó, con người, môi
trường cảnh quan và văn hóa ngưng kết, gắn bó nhuần nhuyễn với nhau
tạo thành một chỉnh thể văn hóa đầy tiềm năng, đầy sức hút như Huế.
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Huế vẫn luôn giữ một vị trí chiến lược,
là chiếc cầu nối trên con đường mở nước về phía Nam và giữa hai miền
đất nước, là nơi diễn ra sự chồng lấn, dung hợp, sáng tạo, tiếp biến các
vùng văn hóa, các dòng văn hóa để tạo cho xứ Huế một cơ tầng chung
cùa văn hóa Việt Nam với những nét riêng đặc sắc của mình. Không nơi
nào trên đất nước ta như ở Huế còn giữ lại được một quần thể di tích đền
đài, cung điện, thành quách, lăng tẩm khá hoàn chỉnh về mặt quy hoạch,
và cùng với những di sản vật chất đó là một khối lượng đồ sộ, phong phú,
đa dạng về những tư liệu phản ánh đời sống, nghi lễ cung đình, sinh hoạt
nơi cung cấm ... Cái đẹp của kiến trúc Huế không hẳn là sự lộng lẫy,
hoành tráng về quy mô, mà là sự mực thước trong kết cấu, dáng vẻ, sự
hòa quyện, sự hài hòa giữa công trình kiến trúc và môi trường cảnh quan
thiên nhiên. Nét đặc sắc riêng có này của Huế không chỉ thể hiện trong
quy hoạch cung điện, lăng tẩm mà cả đình, chùa, nhà ờ. Không gian văn

* Giáo sư, Tiến sĩ K h o a học

17
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

hóa Nhà - Vườn như là một tác phẩm nghệ thuật đặc trung của riêng
Huế, ở đấy là sự hài hòa mẫu mực cái đẹp của thiên nhiên với cái đẹp của
kiến trúc và tâm hồn, lối sống tinh tế của người c ố đô. Đó là sự hài hòa
tuyệt vời của tổng thể kiến trúc phong cảnh, một di sản quý giá nhung rất
dễ bị tổn thương trong quá trình đô thị hóa.
Huế không chỉ có cung điện, thành quách, lăng tẩm mà đời sốrm
văn hóa - nghệ thuật của Huế cũng giữ một vị trí nổi bật trong kho tàng
chung của văn hóa đất nước. Ở bất cứ lĩnh vực nào, Huế luôn giữ được
cái chune, nhưng lại có những cái riêng rất Huế. Trên đất nước ta chi có
Huế mới còn giữ được âm nhạc cung đình. Món ăn Huế, giọng nói, tiếng
nói Huế trở thành nét văn hóa đặc sắc không hòa lẫn với ai. Sự đa dạng,
phong phú, độc đáo với hàm lượng chất lượng cao của văn hóa dân gian,
cùa các ngành nghề thủ công truyền thống, cùa phong tục tập quán, nghi
lễ, hội hè... trở thành một tài sản quý giá, một tiềm năng lớn cho phát
triển. Không chỉ có vậy, những giá trị lịch sử cách mạng và kháng chiến
của Huế cũng có một tầm cao trong tầm cao của lịch sử dân tộc.
Cho đến nay, chúng ta chỉ mới được giới thiệu, được tiếp cận một
phần kho tàng di sản văn hóa Huế. Nhiều thư tịch cổ, tác phẩm văn học,
châu bản triều Nguyễn, các bộ hương ước, phổ hệ, phả hệ, sắc phong, di
vật và cổ vật các loại... còn đang được lưu giữ trong các đình, đền, chùa,
nhà thờ họ tộc và nhiều gia đình người Huế. Điều này thể hiện truyền
thống văn hiến tốt đẹp, đáng quý của người xứ Huế, đồng thời cũng đặt
trên vai nhà quản lý trách nhiệm xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp
khuyến khích việc bảo tồn và phát huy giá trị của nguồn tư liệu vô cùng
quan trọng này nhưng đang vơi dần theo năm tháng.

Thông qua di sản văn hóa, người ta đánh giá về tài năng sáng tạo,
trí tuệ, công sức và bản lĩnh của một cộng đồng, một dân tộc. Tài sản văn
hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng là một thực thể đa dạng và
phong phú, cả vật thể và phi vật thể. Tất cả đều tiềm ẩn những giá trị cao
cả về mặt văn hóa và tiềm năng kinh tế, trong đó con người chính là tài
sản văn hóa đặc thù với bản chất của nó là chủ nhân sáng tạo văn hóa. Vì
vậy, cùng với việc bảo tồn và phát huy dạng vật thể và phi vật thể của tài
sản văn hóa, cần có cơ chế, chính sách thiết thực để khuyến khích và tôn
vinh những chủ nhân lưu giữ và sáng tạo nên tài sản văn hóa đó.

18
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

2. Nhìn lại một chặng đường dài sau khi thành lập Cône ty Quản lý
di tích và danh thắng Huế, sau này đổi tên thànhTrung tâm Bào tồn di
tích Cố đô Huế, đặc biệt là từ sau khi UNESCO công nhận là Di sản văn
hóa Thế giới; dù còn nhiều việc phải làm, dù không ít di tích còn chưa
được tu bổ và tôn tạo. nhưng về tổng thể, có thể khẳng định: Di tích c ố
đô Huế đã thoát khỏi tình trạng círu nguy khẩn cấp; công cuộc bảo tồn di
tích dần đi vào chiều sâu, nền nếp, chuyên nghiệp hon, có bước đi ngày
một bài bản hon, nhanh hơn, chất lượng chuyên môn dần được nâng cao
trong công tác nghiên cứu, bảo tồn, tổ chức các hoạt động phát huy giá trị
di sản văn hóa. Diện mạo di sản của một cố đô dần được hồi sinh và trở
thành một nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là
kết quả của những nồ lực to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
Thừa Thiên Huế; của tập thể cán bộ, công nhân viên các thế hệ của Trung
tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế; cũng như sự phối họp của các Bộ,
ngành, tổ chức chuyên môn ờ trung ương và địa phương; sự giúp đỡ của
UNESCO và sự hợp tác quốc tế có hiệu quả trong sự nghiệp bảo tồn và
phát huy giá trị Di tích c ố đô Huế.

Trong số nhiều thành công mà Trung tâm Bảo tồn di tích c ố đô


Huế đã thu gặt được, tôi rất ấn tượng về những kết quả trong hoạt động
nghiên cứu, cả di sản vật thể và phi vật thể, cũng như hoạt động khai quật
khảo cổ phục vụ các dự án quy hoạch và tu bổ, tôn tạo di tích. ít có di sản
ở một địa phương nào ở nước ta lại được tổ chức nghiên cửu, biên soạn,
dịch thuật và xuất bản được hàng chục công trình, trong đó có những
công trình đoạt giải thưởng cao của trung ương và địa phương. Kết quả
thiết thực của công tác sưu tầm, nghiên cứu là đã cung cấp những cơ sở
khoa học cho việc phục hồi một số lễ hội cung đình quan trọng như lễ Tế
Nam Giao, lễ Tế Xã Tắc, lễ Vinh quy bái tổ, lễ Thi Tiến sĩ võ, các loại
hình nghệ thuật cung đình (các nhạc khúc, tuồng, điệu múa cung đình..
Các hoạt động khai quật khảo cổ tại di tích c ố đô Huế đã cung cấp nhiều
tài liệu, bổ sung nhiều nhận thức quan trọng và mới mẻ, góp phần nâng
cao chất lượng dự án và hoạt động tu bổ di tích. Khai quật khảo cổ đi đôi
với giải pháp bảo tồn tại chỗ di tích tại các hố khai quật vừa khẳng định
tính xác thực và giá trị của di tích, lại vừa tạo được sự tương tác, trải
nghiệm, hấp dẫn đối với khách tham quan trong và ngoài nước.

19
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

M ột điểm nhấn rất đáng chú ý là trong nhiều năm gần đây, Trung
tâm Bảo tồn Di tích c ổ đô Huế đang từng bước nghiên cứu định dạng,
thống kê và số hóa với một số lượng không hề nhỏ các văn tự Hán-Nôm
ở các kiến trúc cung điện, lăng miếu, chùa, qu án ... rất có giá trị về mặt tư
tưởng, nghệ thuật, đặc biệt, các bản khắc văn tự này đều là dương bản và
độc bản, rất cần đưa vào kế hoạch bảo quản, bảo vệ và phát huy.
Điểm nổi bật nữa trong hoạt động của Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế mà ở các địa phương khác khó có thể có được, đó là về họp
tác quốc tế trong bảo tồn di sản văn hóa cả vật thể, phi vật thể và cả về
cảnh quan môi trường. Có thể nói, Huế là nơi gặp gỡ, hội tụ được chuyên
gia của nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều chuyên ngành khác
nhau, trong đó có những chuyên ngành nước ta chưa đào tạo. Sự hợp tác
đa dạng và đa chiều đó đã mang lại những kết quả thiết thực, hiệu quả và
những kinh nghiệm quý từ các chuyên gia nước ngoài. Tôi rất khâm phục
các chuyên gia Đức trong dự án họp tác phục chế tranh tường Cung An
Định. Từ 4 - 5 lớp phủ mà những người sừ dụng ở các thời điểm khác
nhau đã vô ý thức quét phủ lên những bức tranh gốc vẽ trên các mảng
tường tưởng như không thể phục hồi được, nhưng rồi diện mạo của các
bức tranh gốc vẽ trên tường đã dần hiện ra bởi trình độ kỹ thuật, tay nghề
cao, dày dạn kinh nghiệm của các chuyên gia. Thông qua họp tác về bảo
tồn di tích, chúng ta học hỏi được ở mỗi nước, mỗi nhóm chuyên gia, bên
cạnh những tri thức chung, lại có những “bí quyết” riêng của họ trong
việc bảo tồn trên thực tế từng công trình cụ thể như phương pháp phục
hồi trang trí nội thất công trình, phục hồi các trang trí trên tường và trần
công trình, gia cố, bảo quản công trình...; đặc biệt là quá trình nghiên
cứu phục dựng điện c ầ n Chánh. Vì vậy, tăng cường hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ cán bộ thông qua các dự án tu bổ, phục hồi
di tích là hướng hợp tác cần phát huy mạnh mẽ trong những năm tới.
v ề mô hình tổ chức quản lý di sản, có thể khẳng định: Trung tâm
Bảo tồn Di tích c ố đô Huế là mô hình tổ chức quản lý thành công, phù
họp với thực tiễn Việt Nam và yêu cầu của UNESCO, nên đã phát huy
được hiệu quả cao trong hoạt động nghiên cứu, tu bổ di tích, đào tạo nghệ
nhân và nghệ sĩ, xây dựng đội ngũ cán bộ tư vấn lập dự án và thi công
công trình; sản xuất vật liệu chuyên dụng; tổ chức quản lý, bảo vệ và
phục vụ khách tham quan du lịch.

20
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

3. Trong thời gian gần đây, qua các phương tiện thông tin đại
chúng, có cảm giác hình như giũa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển
kinh tế có điều gì đó mâu thuẫn nhau, “làm khó cho nhau” và trong
không ít trường hợp, sự “xung đột” đó thường dẫn đến hậu quả là di sản
gánh chịu sự thiệt thòi. Thật ra, bản chất không phải như vậy. Tuy nhiên,
không phải ở đâu và không phải lúc nào người ta cũng giải quyết được
hài hòa giữa bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa với phát triển kinh tế - xã
hội. Sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một tiến trình
sống động nằm trong nhận thức về vai trò, vị trí của di sản văn hóa đối
với phát triển và trong hoạt động thực tiễn cuộc sống, kể cả quá trình
kinh tế: Bào tồn để phát triển, và ngược lại, phát triển sẽ giúp việc bảo
tồn di sản văn hóa tốt hơn.

Trong nhận thức, chắc ít người lại cho rằng, bảo tồn di sản và
phát triển là hai m ặt đối lập, nhung khi đi vào hành động thực tiễn
thì thấy vẫn còn m ột quãng cách giữa nhận thức và hành động.
Không phải không được làm gì trong một khu di tích, trong m ột quần
thể di tích, mà điều quan trọng là xây cái gì, ờ vị trí nào trong khu
vực bảo vệ di tích, kiểu dáng ra sao, độ cao thế nào để vừa giữ được
và không làm ảnh hưởng đến tính chân xác, tính toàn vẹn của di tích;
nâng cao giá trị di tích, trong khi vẫn tạo thuận lợi cho công tác quản
lý và phục vụ du khách. Điều hạn chế là thường chúng ta chưa có
một cách nhìn toàn diện và căn bản, một tầm nhìn lâu dài và sự phối
hợp liên ngành trong việc quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di
tích gận với phát triển kinh tế - xã hội, trong việc lập quy hoạch khảo
cổ theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Chúng ta thường đặt các
nhà quản lý di sản văn hóa trước việc đã rồi. Khi thực hiện dự án bảo
tồn một di tích hoặc một khu di tích nào đó, xu hướng chung hiện
nay là phải đặt di tích ấy trong không gian văn hóa, trong môi trường
xã hội và cảnh quan tạo nên giá trị tổng thể và đặc trưng của di tích.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc bảo tồn di tích trong các khu đô
thị - một “di sản sống” sẽ không có mấy kết quả nếu không coi cư
dân hiện sinh sống trong đó cũng là “đối tượng bảo tồn” và thiếu sự
vào cuộc đồng bộ, đầy trách nhiệm của các ban, ngành có liên quan
của chính quyền đô thị.

21
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Huế là một đô thị di sản hài hòa trong tổng thể kiến trúc phong
cảnh; đây là thế mạnh tuyệt đối của Huế so với các đô thị khác của nước
ta. Vì vậy cần dành ưu tiên cho lợi thế cạnh tranh này trong phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh nhà.

Bảo tồn di sản văn hóa là một lĩnh vực rất đặc thù, bởi vì di sản văn
hóa là tài sản vô cùng quý giá, nhưng không thể tái sinh, không thể thay
thế và dễ bị tổn thương. Bởi vậy, rất cần sự sẻ chia, chung tay, chung
sức, cộng tác của các tổ chức có liên quan, các nhà nghiên cứu trên
những chuyên ngành khác nhau và của cả cộng đồng.

Nhiều thập kỷ đã qua là một chặng đường dài, nhiều thành tựu
nhưng cũng còn bề bộn nhiều công việc cần phải làm. Tính khoa học,
tính chuyên nghiệp, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hiệu quả hơn
nữa trong hoạt động bảo tồn và phát huy di tích là đòi hỏi của chặng
đường tới đối với Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế.

L.T.T

22
Hành trình đcn với Di sản Văn hóa Thê giới

GIA TRỊ CUA NHẠC CUNG ĐINĨI HUẺ


Trần Văn Khe

Nhạc Cung đình là một bộ môn nhạc truyền thống Việt Nam dùng
trong Cung đình. Nhưng người sáng tạo và biểu diễn Nhạc cung đình hầu
hết là những nhạc sĩ, nghệ sĩ từ trong dân gian, có tay nghề cao, được
sung vào Cung để phụng sự cho Triều đình. Nhạc cung đình Huế là một
bộ môn âm nhạc truyền thống Việt Nam rất đặc biệt và có một giá trị lịch
sử, nghệ thuật rất cao.
I. Môt
• bô• môn âm nhac
• rất đăc
• biêt

Trong cả ba miền nước Việt Nam, chúng ta đều có những loại nhạc
trong dân gian, dính liền với đời sống con người từ lúc sơ sanh đến lúc
trờ về với các bụi như những điệu Hát ru, Đồng dao, Hò, Lý đối ca nam
nữ, Hò đưa linh; ca nhạc loại thính phòng như Ca trù miền Bắc, Ca Huế
miền Trung, Ca tài tử miền Nam; ca nhạc sân khấu như Hát chèo, Hát
tuồng, Hát cải lương, Hát bài chòi...

Âm nhạc tôn giáo như các lối tán tụng trong Phật giáo, các điệu
Chầu văn, Hầu văn, Roi bóng.
Nhưng Nhạc cung đình chỉ có miền Trung, và đặc biệt tại Huế mới
còn có di tích của một bộ môn âm nhạc rất độc đáo, tinh vi mà chúng ta
đên ngày nay chưa nhận thấy được hết cái giá trị của bộ môn đó.
Đặc biệt vì chẳng có bộ môn âm nhạc nào được ghi vào sử sách
Việt Nam từ xưa đến giờ, trải qua bao nhiêu thăng trầm của các triều đại,
biến cố trong đất nước, vẫn còn lưu lại được một di sản đáng kể, có thể
dùng làm những bài học cho chúng ta về nhiều mặt nhạc khí đa dạng, sắp
xêp dàn nhạc tinh vi, nhạc ngữ độc đáo, bài bản phong phú và quan điểm
thẩm mỹ rất sâu sắc.

* Giáo sư

23
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thể giói ờ Thừa Thiên Huế

Đặc biệt vì không có bộ môn nào bao gồm tất cả các bộ môn khác
từ nhạc lễ có thể dùng vào các cuộc tế lễ nhỏ to, thính phòng, sân khấu,
kể cả các vũ điệu, mồi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng để
sáng tạo và biểu diễn.
Đặc biệt vì không có bộ môn âm nhạc nào có nhiều loại nhạc khác
nhau như Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường
triều nhạc, Đại yến nhạc, Cung trung chi nhạc và Cứu nhựt nguyệt giao
trùng nhạc...
Đặc biệt vì không có bộ môn nào huy động nhiều diễn viên, nhiều
nhạc khí, cần nhiều xiêm y như Nhạc cung đình.
Trong bài tham luận hôm nay, chúng tôi chỉ đặt trọng tâm vào hai
điểm: giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật.
II. Giá tri• lich
• sử
Muốn hiểu biết Âm nhạc cung đình Huế từ nhà Nguyễn (1802-1945)
đến nay, chúng ta có bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ quyển thứ 99,
bản chữ Hán, quyển thứ 7, bản âm ra chữ Quốc ngữ. Tất cả các bạn già trẻ
đã đi vào con đường nghiên cứu nhạc Cung đình Huế đều biết.
Ngoài ra còn có những chi tiết về Nhạc cung đình Huế trong Minh
Mạng chỉnh yếu (chữ Hán)

Khâm định Đại Thanh hội điển sự lệ, quyển 538, tờ 3b, trong đó co
ghi rành rẽ chi tiết của dàn nhạc mang tên là An Nam quốc nhạc, từ lúc
vua Quang Trung gởi một phái đoàn hữu nghị sang Trung quốc dưới thời
vua Càn Long, và lúc đó dưới triều nhà Thanh, có một dàn nhạc cung
đình mà sử gia nhà Thanh đã cho tên "An Nam quốc nhạc". Chúng tôi
nghĩ như thế vì vua Càn Long phong cho vua Quang Trung tước An Nam
quốc vương, do đó mới có danh từ An Nam quốc nhạc ghi trong bộ sách
Khâm định Đại Thanh hội điển sự lệ xuất bản năm 1908 (Thư viện Hội
châu Á - Société asiatique).
Trong đoạn về dàn nhạc Cung đình Việt Nam vào cuối thế kỷ thư
XVIII, người viết sử ghi tên nhạc khí bàng chữ Nôm:
1 cái cổ (trống đan diện cổ, một mặt, trống bảng)

1 cái phách (sinh tiền)

24
Hành trình đến với Di sản Văn lióa Thế giới

2 cái sáo (cũng như ngày nay)


1 đàn huyền từ (tức tam huyền tử, đàn tam)
1 đàn hồ cầm (đàn nhị)
1 cái đàn song vận (nguyệt cầm)
1 cái đàn tỳ bà (tỳ bà)
1 cái tam âm la (tam âm la)

Có đoạn ghi về các vũ sinh mặc áo rộng thêu rồng, thắt lưng màu
xanh, đầu bịt khăn, tay cầm quạt xanh.

Nhạc công mặc áo màu vàng, thắt lưng màu xanh dương, và đầu bịt
khăn như vũ sinh.

Chúng ta thấy rằng, ngày nay số nhạc khí của dàn Nhã nhạc hay
Tiểu nhạc cũng không có gì thay đổi.

Năm 1802, dàn nhạc đổi tên là Việt Nam quốc nhạc vì vua Gia
Long lên ngôi năm 1802 và đặt tên nước là Việt Nam. Theo ông Maurice
Courant từ năm 1803, dàn nhạc Việt Nam quốc nhạc không còn có mặt
trong 9 loại nhạc nước ngoài tại triều nhà Thanh nữa.

Trong Tạp chí Nhũng người hạn c ố đô Huế (Bulletin des Amis du
Vieux Huế) hai ông Orlaikl và Cadière đă nghiên cứu về lễ Tế Nam Giao
đã cho chúng ta biết rằng từ năm 1848 đến 1915, năm hai ông đăng bài
Le sacrifice de Nam Giao (Te Nam Giao) trong Tạp chí Những người
bạn Cố đô Huế tháng tư và tháng sáu dương lịch (Avril-Juin), Tế Nam
Giao không có gì thay đổi. Năm 1936, ông Louis Cadière trong bài về Te
Nam Giao lại xác nhận một lần nữa rằng không có chi thay đổi cả (Le
rituel du sacrifice de Nam Giao - BAVH 1936).

Công trình nghiên cứu về nhạc múa cung đình vẫn tiếp tục.

Ngoài quyển Những đại lễ và vũ khúc vua chúa Việt Nam của hai
tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, dầy 563 trang, do Nhà Hoa lư
xuất bản tại Sài Gòn năm 1967, còn có sách của em Trần Kiều Lại Thủy,
những công trình nghiên cứu của anh Hoa, của anh Thái công Nguyên và
các anh chị em trong Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế.

25
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ'Thừa Thicn Huế

Nếu không đề cập đến Nhạc cung đinh Huế, mà đi ngược dòng lịch
sử, thì ngoài các tư liệu lịch sử, còn có tư liệu khảo cổ giúp cho chúng ta
thấy qua tính cổ đại của Nhạc cung đình.
v ề sử sách có lẽ lần đầu tiên chúng ta có chi tiết về một dàn Nhạc
cung đình từ đời nhà Trần, dàn Đại nhạc, ghi trong An Nam chỉ lược của
Lê Tắc trong đó có kèn tất lật (gốc từ Trung quốc), trống "phạn cổ" là
trống cơm mà tác giả có ghi "bổn vi Chiêm thành dã"; đi xa hơn nữa có thể
đi đến trống Mridangam của Án độ miền Nam tiểu quản, tiểu bạt, đại cấu...
Nhưng trước đời nhà Trần, dưới đời nhà Lý, trên mấv tảng đá dưới
chân cột chùa Vạn Phúc, Phật Tích tỉnh Bắc Ninh có chạm 10 nhạc công
đang dùng nhiều nhạc khí gốc Trung quốc và Án độ như đàn Tranh, đàn
Hồ, đàn Tỳ bà, đàn 3 dây có thùng tròn như đàn Nguyệt, có sáo ngang,
ống tiêu hay ống quản, có ổng Sanh, có Phách và trống Phong yêu cổ.
Phải chăng đó là những nhạc khí có thể dùng trong cung đình, và trong
các chùa khi có đại lễ? Đó là một nghi vấn, một giả thuyết mà chúng ta
cần xem xét lại.
Rồi đến đời nhà Lê có thêm nhiều bộ sử ghi lại sự kiện năm Thiệu
Bình thứ tư (1437) dưới thời vua Lê Thái Tông (1434-1442), Nguyễn
Trãi đã từ chối nhiệm vụ vua giao cho đế cùng với Lương Đăng, định
Nhã nhạc cho triều đình. Lương Đăng muốn sắp đặt các dàn nhạc Đường
thượng chi nhạc và giống như dàn nhạc Triều hạ yến hưởng chi nhạc của
nhà Minh, và Đường hạ chi nhạc giống như các dàn nhạc Đơn bệ đại
nhạc, và Giáo phưòng ty nữ nhạc của nhà Minh; Nguyễn Trãi dâng biêu
cho nhà vua đế từ chối nhiệm vụ vua giao phó. Bức thư của Nguyễn Trãi
là một bài rất sâu sắc về mặt nội dung của nhạc, thái độ của một người
nhạc sĩ chân chánh. Bức thư đó có được ghi lại trong Đ ại Việt sử kỷ toàn
thư và ử c Trai di tập.
Ngoài ra còn nhũng quyển sử khác có ghi đôi nét về nhạc lễ cung
đình qua các thời đại như Quốc triều thông lễ (dưới triều vua Trần Thái
Tông), Trần triều đại diễn (dưới triều vua Trần Dụ Tông), Lê triều hội
điên, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Vũ trung tùy búi
của Phạm Đình Hổ...
III. Giá tri• nghê
o è thuât

Đi từ cụ thể tới trừu tượng, so với các bộ môn khác, Nhạc cung
đình có một giá trị nghệ thuật rất cao.

26
Hành trình đên với Di sản Văn hóa Thê giới

1. Tài nărm của Nhạc sĩ nhạc công rất cao.


Đó cũng là lẽ tất nhiên, vì triều đình có đủ khả năng chánh trị và tài
chánh để qui tụ lại những nhạc sĩ, nhạc công có tài từ khắp nơi trong đất
nước, tạo điều kiện thuận tiện cho các nghệ sĩ ấy có nhiều thì giờ và
phương tiện để luyện tập kỹ thuật, trau dồi nghệ thuật, để thành những
nghệ sĩ chuyên nghiệp, sáng tác dồi dào, biểu diễn tinh vi.
2. Nhạc khí xinh đẹp nhờ được đóng ráp kỹ, chạm cẩn khéo, hơn
nhạc khí dùng trong dân gian.

3. Các nhạc khí được dùng trong Nhạc cung đình lại có đầy đủ màu
âm: tiếng kim, tiếng thổ, tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiếng bổng,
tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng da, tiếng đá (Khánh), tiếng đồng... về độ cao có
tiếng trầm của dây đài đàn Tỳ bà, tiếng cao vút vi vu của tiếng sáo...

4. Các dàn nhạc cũng đa dạng, và qui mô hơn các dàn nhạc khác.

Hiện nay có hai dàn nhạc Đại nhạc gồm kèn, trống và bộ gõ. Có
thể có đàn nhị.

Kèn cũng có nhiều loại: kèn đại, kèn trung, kèn tiểu. Không phải
loại kèn đồng, như Suona của Trung quốc mà ta gọi là "kèn song hỷ".
Kèn dùng trong Nhạc cung đình là loại kèn bầu, bát kèn làm bàng gỗ.

Trống có đủ loại: từ trống lớn nhứt đại cổ, qua các trống tiểu cồ,
một cặp trống Võ (tiếng cao tiếng thấp, có âm có dương), trống một mặt, có
bồng, có trống cơm.
Bộ gõ bằng gỗ có Mõ, có Phách tiền; bằng kim khí có Chuông to
Chuông nhỏ, Đại la, Tiểu la, Chập chõa.
Tiểu nhạc hay Nhã nhạc gồm những nhạc khí dùng dây tơ, sáo trúc
(vì vậy có khi dàn nhạc được gọi là Ti Trúc tế nhạc). Dây tơ có loại dây
khảy đàn Nguyệt hai dây, đàn Tam ba dây, đàn Tỳ bà bốn dây. Có đàn
dùng cung đế kéo như đàn Nhị. Có cả bộ gõ tuy chỉ gồm ba nhạc khí mà
có trống bịt da một mặt, có tam âm la bằng kim khí, có sinh tiền, quán
tiền phách, một nhạc khí vô vùng độc đáo, một nhạc cụ mà có ba chức
năng: gõ, cọ quẹt và rung (theo sắp loại nên phương Tây thì Sinh tiền vừa
thuộc loại gõ (cliquettes, râcleur, và sistre, tức là idiophone par
entrechoc, idiophone par râclage, idiophone par secouement).

27
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Ngày nay các nhạc khí không nhiều như ngày xưa. Dàn c ổ xúy Đại
nhạc trước kia gồm có 20 cổ trống.
8 Minh ca, kèn thổi bằng lá
4 Câu giốc (sừng trâu)
4 Sa la (loại thanh la lớn)

4 Tiểu sa (thanh la nhỏ)

3 Hải loa (con ốc to)

Tất cả gần 50 nhạc công.

Trong những buổi Tế Giao, còn có Ty cổ, Ty chung, Ty khánh


5. Như vậy, các dàn nhạc chắng những đa dạng và qui mô, còn rất
đặc biệt trong sự phối hợp màu âm, không quan tâm đến số lượng mà chú
trọng đến chất lượng. Khi hòa hợp không nhạc khí nào có thể át các nhạc
khí khác, mà mỗi nhạc khí đều được nghe rõ ràng.

Trong dàn Nhã nhạc ta có thể nghe tiếng chững chạc trang nghiêm
của đàn Nguyệt; tiếng chuyền tiếng rơi vào nhịp ngoại, tiếng chầy, tiếng
"phi" bay bướm của Tỳ bà; tiếng trong nhờ nhạc công đàn Nhị dùng tay
mặt kéo cung, tay trái vuốt ve "nên lời dịu ngọt"; tiếng đục của đàn
Tam đem tiếng thổ chen vào tiếng kim của Tam âm la; với tiếng nỉ non
vi vút "như tiếng hạc bay qua" của hai ống sáo. Tất cả nhạc khí ấy cùng
theo nhịp do tiếng trống bảng dìu dắt, tiếng trống khi khoan khi nhặt,
khi đánh nhịp chánh diện khi vào nội phách khi ra ngoại phách, toàn bộ
dàn Nhã nhạc, liên tục trong 10 bài Ngự, từ nhịp điệu khoan thai của
mấy bản Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu lúc mở đầu, lần lần dồn dập qua các
bài Hồ Quảng, Liên Hoàn, Bình Bán, Tây Mai, Kim Tiền, rộn rã từ
Xuân Phong, Long Hổ đi dến náo nhiệt qua cấp điệu như tiếng vó ngựa
trong bài Tẩu Mã.

6. Thang âm điệu thức đa dạng, tiết tấu phong phú, bài bản dồi dào.

Ngoài hai loại thang âm của hai điệu thức chánh trong nhạc
thính phòng điệu Bắc (cũng gọi là điệu Khách), điệu N am ; chúng ta
còn được nghe chuyển hệ chuyển Hò trong khi Nhạc đi từ Bông qua
Mã Vũ đến Mang.

28
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giói

Riêng tiếng kèn trong bản Tam luân cửu chuyển, đã chuyển Hò lên
lần lần theo chín bực là một thí dụ rất độc đáo, không tìm thấy trong bộ
môn âm nhạc nào của Nhạc truyền thống Việt Nam.
Trong kuôn khổ bài nầy, chúng tôi không đi sâu vào việc phân tích
các bài bản để chứng minh những thang âm điệu thức hay tiết tấu qua các
bài bán trong Đại nhạc hay Tiểu nhạc. Có dịp khác, chúng tôi sẽ trờ lại
vấn đề nầy.

Các bài trống trong các bản Tam luân cửii chuyển, Bông, Mã vũ,
Mang, Du xuân, hay các điệu trống đánh theo "chân phương" hay "hoa
lá" khi trông phụ họa theo tiếng kèn độc tấu luôn luôn làm cho người
nghe say mê.
Ngoài những bài bản còn được thường dùng, còn có những bài
ngày xưa dùng trong các lễ Te Giao, trong các lễ ở Thái Miếu, Thế Miếu,
Văn Miếu, trong những buổi Đại triều, các lễ Vạn thọ mừng ngày sanh
của vua, các buổi vua thiết Đại yến, lễ phong Nguyên soái, hay những
buổi chiêu đãi Sử thần nước ngoài.

Còn những bài thuộc loại Cừu tấu ngoài âm nhạc còn có lời ca
được ghi đầy đủ trong quvển Đại Nam hội điển sự lệ, như trong miếu
Triệu Tổ (miếu thờ Nguyễn Kim), tên các bài ca phải có chữ Hòa.

Hàm Hòa trong lúc nghinh thần

Gia Hòa trong ỉủc hiên lụa

Tương Hòa trong lúc Sơ hiến: dâng rượu lần đầu

Dự Hòa trong lúc Á hiến: dâng rượu lần thứ nhì


Ninh Hòa trong lúc Chung hiến: dcmg rượu lần sau cùng

Mỹ Hòa trong lúc dăng trà

Túc Hòa trong lúc dọn các lễ vật

An Hòa lúc tiễn thần

Ưng Hòa trong lúc đem đuốc đi, sau khi đốt sớ.
Trong Văn Miếu thờ Đức Khổng Từ, tên những bài hát phải có chữ
Văn\ trong loại Yen nhạc, tên bài hát phải có chữ Thành dười triều Gia

29
Công cuộc Bào tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Long, chữ Khánh dưới triều Minh Mạng thứ 18, chữ Phúc dưới triều
Minh Mạng thứ 21...

7. Nhạc Cung đình gồm tất cả các loại nhạc khác


a) Lễ nhạc: Lễ lớn nhỏ trong Đại Nội, trên đàn Nam Giao, trong
các Miếu, trong các Chùa đều có dùng Nhạc cung đình. Một số bài bản
trong các dàn nhạc lễ Bát âm ngoài Bắc, Ngũ âm trong Nam đều từ Nhạc
cung đình mà ra.
Các điệu nhạc Ba hồi chín chập trong Nhạc lễ miền Nam cũng bắt
nguồn từ Tam luân cửu chuyển.
Các bài Đánh thét do lối Thiết nhạc.
Những bài Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Lung đăng, Lung ngâm,
Tiểu khúc trong nhạc lễ miền Nam cũng từ các bản nhạc dùng trong Tiểu
nhạc của Nhạc cung đình Huế, thay đổi theo thẩm mỹ miền Nam.
b) Nhạc thính phòng: 10 bài ngự Thập thủ liên hoàn, các bản Lint
thủy Kim tiền trong nhạc thính phòng cũng từ Nhạc cung đình mà có.
Dàn nhạc thính phòng, nhiều lắm gồm có 6 nhạc khí, Ngũ tuyệt,
Tranh, Nguyệt, Nhị, Tỳ, Tam hoặc Tranh, Nguyệt, Nhị, Tý, Độc huyền,
thêm ống sáo. Nhã nhạc cũng loại thính phòng, nhưng nhiều nhạc khí lại
có được ba nhạc khí thuộc bộ gõ, đầy đủ và phong phú hơn.

c) Nhạc Tuồng trong Nhạc cung đình phong phú hơn nhạc Tuồng
từ Bình Định, hay Quảng Nam, vì tại Huế tập trung những nhà viết
Tuồng có tên tuổi, các đào hay kép giỏi từ các nơi.

d) Các điệu múa cung đình có nhiều cá tính rất độc đáo.

Như điệu múa Lân mẫu xuất lân nhi, tuy là múa lân, nhưng không
phải loại lân diễu võ dương oai, đạp pháo, leo cột để đớp tiền, mà trong
điệu múa lân của Việt Nam có tinh phu thê đầm ấm, tình mẫu tử nồng nàn.

N hư điệu múa Lục cúng hoa đăng, phối hợp ánh đèn lung linh với
điệu đi uyển chuyển, đội hình thay đổi tìmg chập, và không có điệu múa
nào trên thế giới mà vũ sinh vừa múa theo tiếng nhạc, lại chuyển đội hình
từ bề dọc đến bề cao, vũ sinh chồng chất đến 4, 5 từng. Các chuyên gia
Nhựt Bổn, khi ghi hình điệu múa Hoa đăng cho Đài NHK. khéo để ánh

30
ĩỉànli trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

sáng vừa đủ để thấy mặt mày, xiêm y của diễn viên, mà thấy cả ánh đèn,
khi ẩn, khi hiện rất nghệ thuật.

Rồi đến các điệu múa Tứ linh, Long hổ, Phụng vũ, Phiến vũ, Múa
kiếm Trưng Vương xuất trận, có văn, có võ, có dịu dàng, có oai nghiêm.
Ngày xưa còn các điệu múa Văn, múa Võ phỏng theo Văn Vũ, Võ Vũ có
bên Trung quốc, chúng ta đem dùng trong các lễ Tế Giao, Tế Miếu. Còn
những điệu chỉ còn thấy trong sách sử như:
Múa Liệt vũ khi Thái hậu lên ngôi.
Múa Thanh hoa chi, Hồng hoa chi, Huỳnh hoa chi, khi tặng lễ vật.
Múa Tiên đào quả vũ, khi Thái Hậu về cung.
Chỉ nhìn qua bề mặt, chưa đi vào bề sâu, mà giá trị Nhạc cung đình
đã hiển nhiên. Chỉ đi chưa hết chiều dài của thời gian lịch sử, chưa đi
rộng trong không gian để đối chiếu Nhạc cung đình của chúng ta với Ya
yue Trung quốc, Gagaku của Nhựt Bổn, Ah Ak, Tang Ak, Hyang Ak của
Triều Tiên, mà ta cũng đã thấy lòng tràn đầy niềm hãnh diện về văn hóa
nước nhà.
Đã nhìn xem Nhạc cung đình trong hiện tại, đã tìm hiểu Nhạc cung
đinh qua lịch sử, đã đến lúc ta hướng tầm nhìn về tương lai để định việc
chúng ta phải làm gì, chẳng những bảo tồn di sản nghệ thuật mà cha ông
chúng tạ đã truyền lại cho chúng ta từ đời trước đến đời nay, mà còn phải
bồi đắp thêm di sản đó bằng những sáng tạo mang dấu ấn của thời đại mà
không mất bản sắc dân tộc Việt Nam, để làm tròn nhiệm vụ cùa chúng ta
đã thừa hường gia tài của ngàn xưa thì cũng phải xây dựng một chút gì đế
truyền lại ngàn sau.

T.V.K

31
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

NHÃ NHẠC,
• '
MỘT
t
GIÁ TRỊ• CẦN THỨC NHẬN*

Tô Ngọc Thanh

1. Nhã nhạc và âm nhạc cimg đình


Đây là hai thực thể khác nhau tuv có những điểm giao thoa trong
các chức năng và thực tiễn sử dụng tùy theo từng hoàn cảnh lịch sứ của
mỗi cộng đồng hay quốc gia. Muốn vậy, cần lướt qua lịch sử hình thành
và tồn tại của Nhã nhạc.
Nhã nhạc sinh ra ờ Trung Quốc: (phát âm tiếng Trung Hoa Yă
Yueh). Theo các tài liệu khảo cổ, trong triều đình phong kiến đầu tiên
của Trung Quốc là nhà Thương (khoảng 1176 - 1154 TCN) đã có âm
nhạc, đặc biệt bộ chuông đồng và bộ khánh đá. Nhimg đó chưa phải là
Nhã nhạc mà chỉ là âm nhạc dùng trong cung đình.
Sang đời nhà Chu (khoảng 1122 - 771 TCN), vào năm 1058 TCN
thành lập Bộ Lễ nhạc với mục đích cai trị, “giáo hóa” nhân dân và điển
chế hóa âm nhạc cung đình. Từ đó hệ thống lễ nhạc Chu trở thành khuôn
mẫu lễ nhạc cung đinh Trung Hoa và gọi là Nhã nhạc nhằm phân biệt với
Tục nhạc cùa nhân dân.
Nhã nhạc Trung Hoa cũng phải trải qua những thăng trầm, biến
đổi. Đời Tần Thủy Hoàng đốt sách nên Nhã nhạc thất truyền. Sang đời
Hán, Nhã nhạc được làm mới. Hậu Hán lại mai một, mãi đến đời Tùy
(581 - 618 SCN) và đặc biệt là đời Đường (618 - 907) được khôi phục và
phát triển. Từ đây trở về trước thì Nhã nhạc đồng nghĩa với âm nhạc
cung đình. Nhưng từ đời Đường, trong cung còn có các loại nhạc khác,
đặc biệt là Yen nhạc (nhạc tấu khi vua yến tiệc) thì Nhã nhạc là loại nhạc
thiêng liêng chỉ được dùng trong nghi lễ, nên còn gọi là Lễ nhạc cung
đình. N hư vậy, từ đời Đường, âm nhạc cung đình bao gồm nhiều thể loại
khác nhau, trong đó Nhã nhạc chỉ là một bộ phận quan trọng dùng trong

* Đầu đề của BBT


Giáo sư, Tiến sĩ K hoa học

32
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

các nghi lễ. Và nó không còn đồng nghĩa với âm nhạc cung đình nữa.
Trong các triều đại sau như Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Nhã nhạc tuy
có thay đổi theo từng triều đại, nhất là các triều đại không phải do tộc
Hán nắm, nhưng chức năng lễ nhạc cung đình thì vẫn không đổi, dù cho
trong âm nhạc cung đình của các triều đại này đã có thêm nhiều thể loại
khác như “Ty nhạc'’ (dàn nhạc gồm toàn nhạc cụ dây se bàng tơ), hay
“ Cổ súy nhạc” (nhạc diễu hành, duyệt binh). Chính vì tình trạng này mà
ở nước ta cũng có những cách hiểu khác nhau về Nhã nhạc, đặc biệt
trong các sách cùa những tác giả không chuyên sâu về âm nhạc.
2. N hã nhạc ở Việt Num
Ảm nhạc cung đình đã xuất hiện ngay từ thời tiền Lê nếu không kể
đến âm nhạc nhà binh (Đinh Tiên Hoàng phong chức Ưu bà cho bà Phạm
Thị Trân để bà dạy Chèo cho quân đội. Còn Lê Hoàn thì duyệt binh trong
tiếng trống đồng (Nguồn: Ngô Sỹ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb
KHXH. Hà Nội 1993). Sử ta phê phán Lê Ngọa Triều ràng: "Ông ta suốt
ngày chí mãi ăn uống, nghe ảm nhạc và xem múa hát mà không chăm lo
công việc triều đình
- Ảm nhạc cung đình đời Lý: bao gồm trình diễn của các đội múa
hát và đặc biệt sử dụng âm nhạc Chămpa:
+ Lý Thái Tông (1028 - 1054) đã đánh thắng Chămpa “bắt các
cung nữ giúi nghê ca múa khúc Tày thiên dem vẻ
+ Lý Thánh Tông (1054 - 1072) “lự phiên nhạc khúc rồi sai nhạc
công ca hát
+ Lý Cao Tông (1176 - 1210) “sai nhạc công đặt ra khúc nhạc gọi là
Chiêm thành ăm. Khúc nhạc này giọng điệu sầu oán đau thương, ai nghe
cũng phải khóc ” (Nguồn: Việt sử lược, khuyết danh, và Khâm đinh Việt sử
thông giám cương mục, tư liệu Viện Âm nhạc. Tập 1, trang 9 và 10).
Sử không nói gì đến Nhã nhạc đòi Lý cả.
- Ầm nhạc cung đình đời Trần: sử liệu cho biết trong cung có hai
dàn nhạc là dàn Đại nhạc gồm hai kèn bầu, một nhón một nhỏ, một trống
cơm, một đôi chũm chọe. Dàn Tiểu nhạc gồm một đàn cò, ba kiểu đàn
tranh 7, 15 dây, một Tỳ bà, một đàn Tam. Ngoài ra còn kê khai tên năm
bài ca (Nam thiên lạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng du tiên, Canh

33
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

lậu trường). Nhà Trần vẫn dùng trổng đồng trong quân binh. Sứ giả nhà
Nguyên tên là Trần Cương Trung sang sứ nước ta vào thời Trần Nhân
Tông (1279 - 1293) đã phải “bạc cả tóc” khi nghe trống đồng Việt (Kim
qua ảnh lý đan tâm khổ, Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh. Dịch là:
Trong bóng giáo mác lòng đau thắt, Nghe tiếng trống đồng bạc trắng cả
đầu). Sử cũng nói thêm là trong yến tiệc, vua quan nhà Trần còn cùng
nhau “dang tay hát” và còn sai người “đội mo nang, cầm dùi đục làm
hiệu lệnh”. Như vậy, trong sinh hoạt âm nhạc của vua chúa đời Trần, chất
dân gian còn khá đậm (Nguồn: Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử kỷ toàn thư. -
Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Nxb Sử học. Hà Nội 1962. - Trần Văn
Khê “La musique Vietnamienne Traditionnelle” Paris.1962).
Sừ không nói gì đến Nhã nhạc đời Trần cả
- Ấm nhạc cung đình đời nhà Hồ: Tuy tồn tại ngắn ngủi (1400 -
1414) nhưng chính nhà Hồ lại là triều đại đầu tiên xây dựng Nhã nhạc
theo các chức năng và chuẩn mực của loại nhạc này. Theo Ngô Sỹ Liên
(Đại Việt sử ký toàn thư), năm Thiện Thành thứ hai đời Hồ Hán Thương
(1402), vua đã... “đặt Nhã nhạc. Lấy các con quan văn làm kinh vĩ lang,
các quan võ làm chỉnh đốn lang, tập điệu múa văn-võ ”. Đây là lần đầu
tiên tên gọi Nhã nhạc xuất hiện ờ Việt Nam. Đáng tiếc là không có một
tài liệu nào khác nữa để hiểu thêm Nhã nhạc nhà Hồ ra sao. Tuy nhiên,
có thể thấy Nhã nhạc này đã tuân thủ cấu trúc chuẩn là có đi với múa văn
và múa võ, trong đó con quan văn xếp theo chiều dọc và chiều ngang
(kinh vĩ lang), dường như muốn thể hiện phương vị của trời đất. Còn con
các quan võ thì điểm xuyết, bổ sung (chỉnh đốn lang) thể hiện tính nhu
động của xã hội. Đội hình “kinh vĩ lang” thi tĩnh. Đội hình “chỉnh đốn
lang” thì động, c ố nhiên đây chỉ là một suy đoán.
- Ảm nhạc cung đình đời nhà Lê\ Nhã nhạc với tư cách một điển
chế của chế độ phong kiến thì phải đợi đến triều đại nhà Lê (1427 -
1788) mới hoàn chỉnh. Năm 1437, Lê Thái Tông (1434 - 1442) giao
cho N guyễn Trãi và hoạn quan Lương Đ ăng“làm nhạc khí, dạy tập
nhạc m ú a ”. Nguyễn Trãi đã từ chối và tâu rằng “Hòa bình ỉà gốc của
nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần vâng chiếu soạn nhạc không
dám không dốc hết tám sức. Nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng
trong khoảng thanh luật khó được hài hòa". Do đó N hã nhạc cung

34
Hành trình đến vói Di sản Văn hóa Thế giói

đình nhà Lê đều do Lương Đăng “phỏng (heo quy chế nhà Minh mà
làm ".Theo Lương Đăng, trong Nhã nhạc có... “Nhạc tế Giao, nhạc tế
Miếu, nhạc tế Ngũ tự, nhạc cứu khi cỏ nhật thực, nguyệt thực, nhạc
đại triều, nhạc thường triều, nhạc cửu tấu khi đại yên , nhạc tế lễ trong
cung... Theo điển chế Nhã nhạc, Đăng thành lập hai dàn nhạc, một
là ĐnờnỈỊ thượng chi nhạc (dàn nhạc đánh trên thềm cung điện)
và Đường hạ chi nhạc (dàn nhạc đánh ờ dưới sân) (Nguồn: Ngô Sỹ
Liên, Đ ại Việt sử kỷ toàn thư). Theo Phạm Đình Hổ (1768 -
1839) “K hoảng năm H ồng Đức (1470 - 1497) nhà Lê... các quan đại
thần là các ông Thân Nhân Trung, Đo Nhuận, Lương Thế Vinh... mới
kê cứu âm nhạc Trung Hua, hiệp vào quốc âm ta, đặt ra hai bộ Đồng
Văn và Nhã n h ạ c ”. Tuy nhiên, đến đời Lê Thế Tông (1573 - 1600) thì
hai bộ này “chỉ còn dùng trong tế Giao và lễ triều hạ lớn Ngoài ra
còn có đội quân nhạc gọi là Bả lệnh (Nguồn: Phạm Đình Hổ: Vũ trung
tùy bút, N xb Trẻ TP. Hồ Chí Minh. 1989).
- Ấm nhạc cung đình đời nhà Nguvễn (1802 - 1945):
Trong thời gian các thế kỷ XVI, XVII, XVIII đất nước ta trải qua
nhiều biến động, các thế lực phong kiến tranh giành nhau. Chúng ta không
có tài liệu gi về số phận của Nhã nhạc, kể cả của triều đại Tây Son.
Dưới triều Nguyễn, trong cung đình vẫn còn tồn tại hai bộ (nay gọi
là thự) Dồng Văn và Nhã nhạc do viên quan “Dồng Văn - Nhã nhạc thự
chánh” phụ trách. Lại có “Giáo phường ty chảnh”. Theo cách mô tả của
tác giả Phan Huy Chú (1782 - 1840) trong bộ sách của ông Lịch triều
hiến chương loại chí (Nxb KHXH Hà N ội.1992) thì từ “Giáo phường”
không mang ý “tục nhạc” mà là tên gọi của cơ quan phụ trách về âm nhạc
cung đình mà có thể đoán rằng Đồng Văn và Nhã nhạc là những bộ phận
của Ty Giáo phường này.
Căn cứ tư liệu ở bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Nxb
Thuận Hóa Huế. 1993) và sách của GSTS Trần Văn Khê (La Musique...
Sdd) thì trong đình triều Nguyễn có các dàn nhạc sau đây:
- Dàn Nhã nhạc
- Dàn Nhạc huyền
- Dàn Đại nhạc

35-
Công cuộc Bảo tôn Di sản Thê giói ở Thừa Thiên Huê

- Dàn Ti trúc tế nhạc


- Dàn Ti Chung, Ti Khánh
- Dàn Bả lệnh
Từ cuối thế kỷ XIX nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp.
Triều đình Huế mất chủ quyền. Vì thế, Nhã nhạc cung đình thời Nguyễn
chỉ còn là những hoạt động trong phạm vi hẹp của cung đình.
Tuy nhiên, với tư cách là những tác phẩm âm nhạc và là một bộ
phận của nền âm nhạc dân tộc, một số bài bản của Nhã nhạc nói riêng và
của âm nhạc cung đình nói chung được phổ biến ra ngoài cung đình và
không mang chức năng nghi lễ nữa.
Thứ nhất, các bài trong biểu mục của Tiểu nhạc (mà nhiều người
cho là bộ phận quan trọng nhất của Nhã nhạc Nguyễn xưa) được hội
nhập với dòng ca nhạc thính phòng Huế dưới dạng các bài nhạc đàn và
một số được đặt lời vào thì trở thành bài ca.
Thứ hai, vốn âm nhạc này lan tỏa vào Nam bộ và trở thành nền
tảng để trên đó phát triển thành một dòng âm nhạc rất phát triển là “Đờn
ca Tài tử” và đến lượt mình, Đờn ca Tài tử lại là một trong những nguồn
tạo thành thể loại kịch hát Cải lương.
Ngày nay, Nhã nhạc cung đình Huế đã được khôi phục, được trình
diễn, giới thiệu cho công chúng trong và ngoài nước và là một bộ phận
hữu cơ của di sản văn hóa c ố đô Huế.
Cho đến năm 2002, khi làm hồ sơ trình UNESCO thì vốn bài bản
chính còn lại như sau: v ề hệ thống Tiểu nhạc (có ý kiến gọi là Nhã nhạc)
có liên khúc Mười bài Ngự hay còn gọi là Thập thủ liên hoàn (vì khi
trình diễn thì chơi liền một lèo cả 10 bài), trong đó có các bài Phẩm tuyết,
Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bản, Tây mai, Kim tiền, Xuân
phong, Long hổ, Tẩu mã. Ngoài ra còn có liên khúc Năm bài Ngự gồm
các bài Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đãng, Long ngâm, Tiếu khúc.
v ề hệ thống Đại nhạc có thể kể đến các bài Tam luân cửu chuyển, Bông,
Mã vũ, Mang, Phụng vũ, X àng xê, Tầu mũ (khác với Tẩu mã của Tiểu
nhạc), Kèn chiến, Cung Ai, Ngũ lôi, Đãng đàn đon, Đủng đàn kép, Phú
lục, Du xuân, Nam bình trống và Nam Bang.

36
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

3. Một số đặc trưng của Nhã nhạc


Nhập vào Nhật Bản năm 701 gọi là Gagaku, chính thức vào Triều
Tiên trong các năm 1114 - 1116 gọi là Aak, vào Việt Nam năm 1402 gọi
là Nhã nhạc, Yă Yueh - tức Nhã nhạc Trung Hoa, đã trở thành một di sản
văn hóa đồng văn của bốn nước theo đạo Khổng và đều cùng tồn tại đến
ngày nay trong những dạng vẻ khác nhau.
Chức năng khởi nguyên và quan trọng nhất của Nhã nhạc là lễ nhạc
và nhạc nghi thức (ceremonial and ritual music) thể hiện mối quan hệ
rường mối giữa vương quyền của nhà vua với trời đất, thể hiện nhận thức
của con người về vũ trụ, về thế giới. Nó là loại “ngôn ngừ” con người
dùng để thông qua, để đối thoại, để thương lượng với các lực lượng vô
hình, siêu nhiên, tồn tại và tác động lên mọi mặt của cuộc sống con
người. Có một bài Đại nhạc mang tên “Tam luân cửu chuyểrTcó thể hiểu
là ta đánh ba hồi trống làm chuyển động tới chín tầng mây. Suy đoán này
có thể được ủng hộ bằng dòng giai điệu âm nhạc do hai chiếc kèn bóp
chuyển từ âm vực cao xuống dần. Và có lẽ không phải ngẫu nhiên mà bài
hát này được nhân dân dùng trong các lễ cúng đình khi làng mở hội xuân
với cái tên nôm na là “ba hội chín chập”
Nhã nhạc thể hiện trong cấu trúc của mình tư duy lưỡng hợp âm
dương hài hòa như: Phải có hai dàn nhạc như Đường thượng chi nhạc và
Đường hạ chi nhạc (Trung Hoa và Việt Nam), Tunga và Hon’ga (Triều
Tiên), về múa, phải có hai điệu tương phản tính cách của nhau như Múa
Văn và Múa Võ (Trung Hoa), Múa Kinh vĩ lang và Chình đốn lang (Việt
Nam), Munmu và Mumu (Triều Tiên), Múa bên Phải và Múa bên Trái
(Nhật Bản).
Một cơ cấu các loại nhạc cụ cơ bản giống nhau ở cả bốn nước
như: Kèn bầu Việt, Pili Trung Hoa, Pỉri Triều Tiên và Hichiriki Nhật.
Hoặc chiếc tù và sừng động vật hay chiếc hải loa, các loại đàn dây và đặc
biệt là hai bộ Biên chung (gồm 16 cái chuông đồng) và Biên khánh (gồm
16 cái khánh đá).
Cả bốn nước đồng văn đều tuân thủ những nguyên tắc lớn của Nhã
nhạc Trung Hoa như chức năng tế lễ và nghi thức, như cấu trúc lưỡng
họp trong cấu tạo nhạc cụ và tiết mục. Tuy nhiên, về âm nhạc và múa thì
không nước nào giống nước nào. Mỗi nước đều dùng những hệ ngôn ngữ

37
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thicn Huế

múa và âm nhạc theo truyền thống của mình để thể hiện nhũng nguyên lý
chung nói trên. Vì thế có thể nói rằng Nhã nhạc là một thực thể di sản
văn hóa chung, thống nhất trong đa dạng của cả bốn nước.
4. Nhận thức bảo lèn đúng hướng
Sau khi được vinh danh, Nhã nhạc hiện nay đã có một vị trí khác
hẳn trong đời sống và nhận thức xã hội. Và nếu so với thời kỳ đầu khi
Nhã nhạc mới được UNESCO công nhận danh hiệu “Kiệt tác di sản phi
vật thể và truyền khẩu của nhân loại”, đã từng có ý tưởng “giao hưởnti
hóa’' dàn Nhã nhạc với cơ cấu tổ-bộ như giao hường, mà thực chất là
“phương Tây hóa” Nhã nhạc, thì với những gì chúng ta đang có ngày
hôm nay, tôi có thể tự tin để nhấn mạnh rằng ràng, việc bảo tồn Nhã nhạc
hiện nay đang đi đúng hướng. Nhã nhạc đã xuất hiện ngày càng nhiều
hơn trong đời sống xã hội.
Tất nhiên, việc Nhã nhạc được biểu diễn nhiều cũng dễ dẫn đến
nguy cơ ngưòi biểu diễn sẽ trở nên vô cảm, thiếu sức sáng tạo. Đây là
điều chúng ta cần đề phòng, nhưng sự xuất hiện thường xuyên của Nhã
nhạc chứng tỏ vẫn còn có nhiều người muốn nghe nó. c ầ n nhắc lại rằng,
Nhã nhạc chỉ là một bộ phận của âm nhạc cung đình Việt Nam, là phần
âm nhạc chủ yếu sừ dụng trong tế lễ và nghi thức, chứ không phai đồng
nghĩa với âm nhạc cung đình như nhiều người vẫn nhầm lẫn.
Điều đáng nói là những gì chúng ta đang biết về Nhã nhạc mới chỉ
là một phần, tất nhiên. Thực tế, hiện vẫn còn trống một số vấn đề hay
khía cạnh của Nhã nhạc nói riêng, âm nhạc cung đình Việt Nam nói
chung mà chúng ta còn có trách nhiệm phải thực hiện: Nhóm vấn đề thứ
nhất là những vấn đề liên quan đến bối cảnh lịch sử xã hội của đối tượng
nghiên cứu của chúng ta. Cụ thể là: nên chọn một thời kỳ ổn định và
thịnh trị nhất của các vua triều Nguyễn, có thể là đời trị vì của vua Minh
Mạng (1820- 1840), có tham khảo các đời vua khác, làm cơ sờ và bối
cành lịch sừ xã hội cho việc tìm hiểu, nghiên cứu.
Trên cơ sờ đó, xác định xem trong cung đình có bao nhiêu thể loại
âm nhạc, mô tả về chức năng, biên chế, bài bàn... Nếu có điều kiện thì
tìm hiểu mối quan hệ của âm nhạc cung đình với âm nhạc dân gian, âm
nhạc thính phòng của tầng lóp quý tộc... cũng như sự lan tỏa và phát triển
của các dòng nhạc mà nguồn cội của nó là âm nhạc cung đình và Nhã

38
r ___ r

Hành trình dân với Di sản Văn hóa Thê giói

nhạc như nhạc lễ, ca nhạc thính phòng Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ...
Nhóm vấn đề thứ hai là những vấn đề về âm nhạc học, giúp chúng ta tìm
hiểu đâu là những biểu hiện bản sắc dân tộc và đâu là những yếu tổ giao
lưu, như nghiên cứu sâu về những nhạc cụ đã tham gia các dàn nhạc cung
đình và Nhã nhạc, kế cả các nhạc cụ ngày nay không còn dùng nữa như
đàn tranh 7 dây, tỳ bà 5 dây... những vấn đề về nhịp điệu, đặc biệt như
các khái niệm nhịp nội, nhịp ngoại, nhịp lơi, nhịp dồn...
Sau những gì đã thu được, rất cần có những đề án tiếp theo để giúp
chúng ta hiểu sâu hơn về Nhã nhạc. Mà khi đã hiểu sâu hơn, nghĩa là đã
biết được thêm về cái hay, cái đẹp của bộ môn nghệ thuật này, thì ý thức
giữ gìn sẽ càng được nâng cao.
Mồi loại hình di sản đều mang tính đặc thù cao, từ thành công bước
đầu trong bảo tồn Nhã nhạc ờ Huế có thể rút ra nhiều ý nghĩa cho việc
bảo tồn các di sản văn hóa, nhất là văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, di sản là
thứ không được phép sửa sang vì giá trị của nó là giá trị lịch sử. Giá trị
đó có thê được phát huy trong ngày hôm nay cùng với những gì ngày
hôm nay sáng tạo ra làm nên một bước phát triển của văn hóa dân tộc,
trong đó bao gồm những tinh hoa của cả xưa và nay, bởi vi, quy luật
muôn đời của văn hóa là tiếp nối và bổ sung. Tiếp đến, cần phải đối xử
với di sản như nó là một thực thể sống, chứ không thể chỉ lo khai thác
phục vụ du lịch. Cả hai điều trên cần được xem là tiêu chuẩn “bất di bất
dịch” trong việc đối xử với di sản.

T.N.T

39
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thicn Huế

NHÌN NHẬN CHO ĐỦ VÀ ỨNG x ử CHO ĐÚNG

VỚI MỘT DI SẢN ĐÒ S ộ VÀ TINH TÉ


Hoàng Đạo K ỉn h

Nhìn nhận cho đủ được hiểu là sự tiếp cận và đánh giá bao quát,
đồng bộ, sâu xa về bản chất, khách quan và chín chắn một di sản đồ sộ.

ứ ng xử cho đúnẹ được hiểu là việc bảo tồn, trùng tu và phát huy
giá trị xuất phát từ sự tương thích cùng với sự cẩn trọng, xứng tầm, với
một di sản tinh tế.

Hơn ba mươi năm nồ lực làm chủ và cứu vãn, hai mươi năm bảo
tồn và trùng tu với sự công nhận và theo những đòi hỏi quốc tế, hôm nay,
luận giải và ngắm nhìn cái cơ ngơi di sản Huế, chúng ta vẫn nên nhắc
nhở mình, căn vặn mình, trăn trở triền miên: Nhìn nhận thế nào cho đủ và
ứng xứ thế nào cho đúng, với di sản đồ sộ đến mức khó bề ôm trọn vào
lòng, với di sản tinh tế đến mức dễ bề tan biến, dễ bề biến dạng này?
Bất cứ sự lơ đãng nào đó với câu hỏi tìm đường, câu hỏi thước đo
này sẽ làm cho cái cơ ngơi - tài nguyên, cơ ngơi - Di sản Huế, suy xuyển.

Khác biệt với di sản trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà
Nội, với di sản đô thị cổ Hội An, vượt xa khái niệm “Quần thể kiến trúc
cung đình nhà Nguyễn” được UNESCO công nhận với tư cách là một di
sản của nhân loại, Huế, trước tiên là di sản c ố đô, lưu giữ được một cách
thần kỳ và hiếm hoi hầu như tất cả những gì, là vật chất và không hẳn là
phi vật chất cùng những gì là phi vật chất, tùy thuộc một cách bất ly thân
với Kinh đô một thời. Huế là một phức hợp trọn vẹn của sản phẩm cộng

* Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư

40
Hànli trình đên vói Di sản Vãn hóa Thê giới

cư dưới hình thức một đô thị vừa mang tính chất Thần kinh vừa chứa
đựng đặc tính Việt đậm đặc, kết họp trong mình nhuần nhị và chỉnh chu
cả nhân tố vật chất kiến trúc đô thị lẫn nhân tố cộng đồng dân cư thị
thành. Điều đặc biệt quan trọng, các phức họp cầu kỳ và tinh tế ấy vẫn
tồn tại. cộng sinh đan quyện cho đến nay. Thêm nữa, Huế là đô thị di sản.
không phải là đô thị sở hữu những di sản. Nó là đô thị di sản, hiện hữu
trọn vẹn và bền dai, cấu thành bởi kiến trúc - con người - thiên nhiên
nhân văn hóa. Người viết không e nói quá, nếu nói rằng, Huế không chỉ
sở hữu một di sản bao la, Huế còn một kho tàng chứa đựng những tinh
hoa của giống nòi.

Vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 thế kỷ trước, ai đó còn
phân vân: Di sản Huế giữ đến đâu và thậm chí giữ làm gi cho lắm, thì
nay, nhìn rộng và làm được nhiều, chúng ta vẫn cứ nên làm cái việc cao
cả hóa là đong đếm di sản Huế và kiên tâm tìm kiếm những cách ứng xử
cho xứng.

Thử khái quát những việc chính trong công cuộc bảo tồn di sản
Huế trong hơn ba mươi năm qua:

- Mở rộng tầm nhìn, tính toán bao quát hơn phạm vi và tính chất di
sản, không chỉ giới hạn bời kiến trúc cung đình, mà trải rộng ra nhà
rường, nhà vườn, Kim Long, Vĩ Dạ, Bao Vinh, Gia Hội, các thiết chế
kiến trúc tín ngưỡng... đến sự hiện hữu của văn hóa phi vật thể, đặc biệt
văn hóa sinh sống và ứng xừ của cộng đồng dân cư... Nhận thức còn
trong sự vận động, cơ chế tác nghiệp và sự phân công còn chưa tương
ứng, các định chế bảo đảm còn chưa rõ ràng, song phải ghi nhận đây là
sự chuyển biến tích cực, tuy có lẽ là chậm chân. Nếu chủ trương tô đậm
và lấy truyền thống văn hóa làm một trong những động lực đi lên bằng
con đường riêng, thì Huế chính là một trong những điểm tựa.

- về phương diện bảo tồn, điều lớn hơn cả đã làm được là hầu như
toàn bộ các di tích nằm trong danh mục kiến trúc cung đình triều Nguyễn
đã thoát khỏi nguy cơ mất mát và biến mất, điều nằm ngoài trí tưởng
tượng của những người bất tay vào việc cuối những năm 70 đầu những

41
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

năm 80. Chí ít, từng hạng mục công trình đã được cứu vãn. Tuy nhiên, sự
suy xuyển từng phần của chúng vẫn còn là nguy cơ.

- Công tác bảo quản và trùng tu di tích đă được thực thi với khối
lượng và đầu tư lớn nhất nước. Quy trình và công nghệ đặc thù được làm
chủ và vận dụng phù họp. Nhiều di tích được trùng tu theo nhưng cách
thức đáp ứng các đòi hỏi khoa học và góp phần khẳng định bài bản riêng
của Việt Nam trong trùng tu di tích kiến trúc gồ. Tuy nhiên, vẫn chưa
nguôi ngoai mối quan ngại về những biểu hiện trùng tu và tôn tạo quá
tay, xu hướng “xây dựng cơ bản hóa” công việc trùng tu di tích vốn đòi
hỏi cách ứng xừ khác biệt.

- Trong cuộc vận động tìm kiếm mô hình quản lý bảo tồn - trùng tu
- phát huy giá trị một di sản đồ sộ và đặc biệt phức tạp, có lẽ chúnu ta đã
tìm ra mô hình phù hợp, đó là Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế, một
tổ chức có đủ độ bao quát và trên thực tế đã thể hiện tác dụng của mình.
Tương úng với hình thức và quy mô của tổ chức này, đã hình thành một
đội ngũ những nhà quản lý và nghiệp vụ có độ chuyên môn hóa đủ thỏa
đáng phần nào các đòi hỏi của bảo tồn, chứa đựng cả yếu tố hàn lâm -
học thuật lẫn yếu tố tác nghiệp đa dạng.

- Công cuộc bảo tồn di sản Huế đã biến nơi đây thành một hiện
trường (polygone) lớn nhất nước về duy trì quỹ di sản văn hóa về quy mô
và về tính đa dạng, một dạng laboratory về hành xử với nó. Sự tham gia
có hệ thống của các lực lượng tư vấn và chuyên môn từ nước ngoài, với
những trí thức đương đại về di sản văn hóa và công nghệ bảo tồn tương
ứng, chẳng những góp phần đào tạo nhân lực kỹ thuật, mà còn có vai trò
quan trọng trong sự nâng cao và quốc tế hóa những chuẩn mực về bảo
tồn và trùng tu. Đã đến lúc đúc rút những bài học và kinh nghiệm từ đây.
- M ột thành công khác cần được ghi nhận, đó là công tác quản lý
và trùng tu di tích ở đây đã kết hợp có hệ thống với công tác nghiên
cứu văn vật và văn hóa xứ Huế. Điều này chẳng những cần cho di tích,
mà còn góp phần đáng kể vào công cuộc nghiên cứu và quảng bá văn
hóa Huế.

Nghĩ và khái quát những việc làm được, chúng tôi không thê không
tiến thêm bước nữa là đưa ra những gợi ý cho nay mai, đó là:

42
Hành trìnli đến vói Di sản Văn hóa Thế giói

- Thứ nhất, Thùa Thiên Huế cần có sự quan tâm đầu tư thực sự cho
công cuộc nghiên cứu, nhận biết để đánh giá toàn diện và đầy đủ toàn bộ
di sản và tài nguyên văn hóa xứ Huế như một thực thể, một hiện tượne
(pheno-menon) văn hóa lịch sử mang tầm vóc quốc gia và dân tộc; gạn
lọc - gọi tên ra - xác định tinh hoa - vốn liếng - tiềm năng, cho bảo tồn
và cho phát triển tiếp nối. Đặc biệt, cần không chỉ bảo tồn di tích và
thắng cảnh riêng lẻ, mà cần đặt vấn đề bảo tồn và phát triển nối thành
phố Huế như là một đô thị - di sản duy nhất ở Việt Nam. Điều này càng
cấp bách khi xuất hiện khả năng Huế bị phai nhạt trong một không gian
địa lv rộng gấp bội.
- Cần thực hiện một cuộc tổng kiểm kê đầy đủ cả chi tiết các di tích
thuộc cung dinh Huế (và các di tích khác trên phạm vi thành phố); đánh
giá lại tình trạng bào tồn và tình trạng kỹ thuật của chúng, sắp đặt chúng
trong thứ tự ưu tiên dầu tư về bảo quản - trùng tu tôn tạo, một cách căn
cơ và khả thi.

- Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế cần gây dựng trở lại một Xí
nghiệp chuyên sâu về trùng tu di tích, thực hiện những phần việc về trùng
tu phục hồi ở quy mô nhỏ và cấp thiết, những phàn việc đòi hỏi chất
lượng kỹ thuật và tay nghề cao. Đơn vị này sẽ giúp việc ươm và luyện
tay nghề. Không thể giao việc tu bồ di tích cho các doanh nghiệp xây
dựng bình thường, hoạt động theo kinh tế thị trường thuần túy, lấy lợi
nhuận từ khối lượng vật liệu - công thợ - xuất đầu tư làm động cơ làm
ăn. Đến lúc nào đó, toàn bộ sự can thiệp vào thân thể di tích phải do
những người đích thực chuyên môn thực hiện.
Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế nên hướng tới vị trí một
trung tâm có uy tín của cả nước về nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và phát
huy giá trị di sản, sở hữu những tích lũy phong phú đã có được và đội
ngũ những nhà chuyên môn có tâm và có nghề.

Tháng 9 năm 2013

H.Đ.K

43
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ử Thừa Thiên Huế

HUÉ VÀ TÔI, TÔI VỚI HUÉ


(Ghi chép nhân kỷ niệm 20 năm Huế được công nhận là
Di sản Văn hỏa Thế giới)

Trương Quốc Bình

Năm 2013 này với tôi thật có ý nghĩa.


Ý nghĩa, bởi đã chẵn 40 năm tôi là công chức nhà nước mà trong
suốt quá trình làm công ăn lương của mình, dường như số phận đã gắn
kết cuộc đời tôi với lĩnh vực di sản ờ Việt Nam nói chung và các Di sản
Thế giới ở Việt Nam nói riêng.
Ý nghĩa, bởi c ố đô Huế - một trong những khu di sản mà tôi gắn
bó nhất, có nhiều kỷ niệm nhất đã có chẵn 20 năm là Di sản Văn hóa Thế
giới và 10 năm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại.

Là một trong những người hân hạnh tham gia vào quá trình bảo vệ
và phát huy di sản văn hóa Huế, trong những thời khắc có ý nghĩa này,
tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm khó quên về Huế thân thương...
Trong tiềm thức của tôi từ thủa ấu thơ, c ố đô Huế được coi như
một dinh lũy cùng của “chế độ phong kiến thối nát, phản động”. Và rồi,
Huế lại nổi tiếng với những chiến tích của mùa Xuân Mậu Thân, với
mười một cô gái Sông Hương trên dòng sông phẳng lặng... Năm 1970,
khi hăm hờ làm chuyên đề nghiên cứu tập sự của sinh viên năm thứ hai
về Tôn Thất Thuyết với sự hướng dẫn và cổ vũ của GS.Đinh Xuân Lâm,
một trong Tứ trụ của nền sử học hiện đại nước nhà (Lâm, Lê, Tấn,

* PGS.TS, ủ y viên Hội đồng Di sàn Văn hóa quốc gia


N guyên T h ư ký Thường trực N hóm Công tác Huế- U N E SC O

44
r ___ r

Hành trình đôn với Di sản Văn hóa Thê giới

Vượng), tôi lại có dịp durm nạp những tư liệu về kinh đô thất thủ sau sự
biến Đồn Mang Cá cùng phong trào c ầ n Vươne.

Mãi đến khi tới Huế lần đầu tiên, vào tháng Ba năm 1976, với tư
cách là tùy tùng của đoàn công tác của Bộ trường Văn hóa Hoàng Minh
Giám, người và đất Huế mới để lại cho tôi những ấn tượng và tình cảm
không thể nào quên. Sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, Chợ Đông
Ba, chùa Thiên Mụ, Trường Quốc Học, Khách sạn Hưcmg Giang... và
đặc biệt là nhừng cung diện, lăng tẩm vàng son nhưng tiêu điều... những
cơn mưa dầm dề trong cái lạnh se se, những nữ sinh Huế dịu dàng trong
đồng phục áo trắng duyên dáng... cho đến nay, vẫn là Huế trong tôi và
Huế của tôi.
Với riêng mình, đến tận bây giờ, tôi mãi không quên cặp mắt đen
láy và giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng của một nữ sinh Huế đã dám cả gan
cho chúng tôi nghe nhạc Trịnh Công Sơn và giọng ca Khánh Ly - lúc ấy
đang bị coi là dòng nhạc vàng ủy mị, khi chúng tôi đến thăm nhà em -
một gia đình trí giả trên đường Phan Đình Phùng - khi Huế mới giải
phóng chưa đầy năm. Với tôi, em là Huế, và Huế chính là em.
Những năm học sau đại học tại Ba Lan về Bảo tồn bảo tàng, bắt
đầu từ năm 1979, trong tâm thức và các khảo luận chuyên đề của tôi về
di sản văn hóa Việt Nam, Huế thường được nhắc đến như là một trong
những trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn nhất ở Việt Nam, chứa đựng một
quần thể di tích lịch sử có giá trị nhất của quốc gia dân tộc.

Sau khi nhận học vị Tiến sỹ ờ Ba Lan về nước, từ đầu năm 1984,
tôi nhận công tác tại Trung tâm Bảo tồn di tích thuộc Bộ Văn hóa cũ với
cương vị trợ lý cùa Giám đốc tài hoa TS. KTS Hoàng Đạo Kính.

Vì biết tiếng Ba Lan và tham gia đoàn công tác Việt Nam - Ba Lan
tu bổ di tích Chăm ở miền Trung nên tôi có điều kiện đến Huế nhiều hơn.
Nhưng có lẽ sự gắn bó của tôi với di sản văn hóa Huế và những tổ chức
cá nhân về bảo tồn di tích Huế chỉ thực sự bắt đầu từ khi được đảm nhận
chức danh Thư ký Thường trực Nhóm Công tác Huế - UNESCO vào giữa
năm 1984.

Khi ấy, đất nước mình đang rất khó khăn, và Huế đang còn rất
nghèo. Buổi tối, đường phố vắng tanh và tối om vì thiếu điện. Từ khách

45
Công cuộc Bảo tôn Di sản Thê giói ở Thừa Thiên Huê

sạn Hương Giang về Nhà khách của ủ y ban tỉnh ở số 5 Lê Lợi chỉ lác
đác có vài bóng đèn đỏ quạch. Hầu hết các công chức ở Huế chỉ dám
dành ra vẻn vẹn số tiền bàng một nghìn đồng bây giờ để ăn sáng. Những
tà áo dài trắng duyên dáng và cả những tà áo tím đặc trưng của Huế chi
còn rất thưa thớt, không chỉ vì những quan niệm không chuẩn xác về văn
hóa lối sống mà còn vì thiếu cả bột giặt nữa.

Trong bối cảnh ấy, Công ty quản lý di tích Huế cũng chỉ hoạt động
cầm chừng như nhiều đơn vị và cơ quan khác vì thiếu kinh phí và
phương tiện. Khó khăn, thiếu thốn là to lớn nhưng quyết tâm bảo tồn di
tích cũng là không nhỏ. Chúng tôi đọc được những suy nghĩ này ở các vị
lãnh đạo tỉnh từ đồng chí Vũ Thắng, Bí thư Tỉnh uỷ, đến các vị Phó Chủ
tịch tỉnh phụ trách văn xã như Lê Tư Sơn, tiếp đó là Nguyễn Đình Ngộ
và các cán bộ của Công ty như anh Hiện, anh Nhĩ (tôi xin phép gọi là anh
để tỏ lòng yêu kính những vị lãnh đạo đầy tâm huyết này), đến các cán
bộ kỹ thuật như anh Phu, anh Dũng, chị Huấn, anh cần... cùng nhiều anh
chị em khác.
Những năm cuối của thập kỷ 80, trong bối cảnh Hoa Kỳ rút ra khỏi
UNESCO và chưa dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, các hoạt động của
Văn phòng Nhóm Công tác Huế - UNESCO hết sức khó khăn, đặc biệt là
trong điều kiện chỉ kiêm nhiệm. Ví dụ như, muốn gửi một bức điện Telex
cho Văn phòng UNESCO Băng-cốc chỉ để trao đổi về vấn đề lễ tân đơn
thuần, trước tiên phải được sự đồng ý của Chủ tịch Nhóm (lúc ấy là Thứ
trưởng Nông Quốc Chấn), bộ phận văn thư của Văn phòng Bộ mới đánh
máy văn bản, rồi chuyển qua Vụ Họp tác quốc tế để lấy xác nhận của
lãnh đạo Vụ, sau đó đăng ký với bộ phận Telex đặt tại KS Thống Nhất
(nay là Soíltel Metropole) để chuyển đi vào ngày hôm sau, chứ lúc ấy
làm gì có máy FAX hoặc tiện lợi như dùng thư điện tử bây giờ.
Chính vì vậy, có những lần, vì không nhận được thông tin kịp thời
nên chúng tôi lên sân bay đón khách nhưng họ lại không vào vì cứ ngỡ là
chúng ta đã nhận được thông báo về việc chuyến đi bị hoãn lại... Lúc ấy,
đối với người nước ngoài, kể cả quan chức UNESCO vào công tác, có
quy định phải có ảnh của từng người để đăng ký tạm trú và muốn đi Huế
phải có giấy phép của cơ quan công an. Nhiều khi do khách không có sẵn
ảnh, lại phải đi chụp từ hộ chiếu và nếu hôm sau đã rời Hà Nội đi Huế thì
những thủ tục này đều phủi làm ngoài giờ và cần phải được bôi trơn!

46
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thể giới

Mặt khác, trình độ và kinh nghiệm hoạt động của chúng tôi lúc ấy
còn rất hạn chế, ngay như việc đăng ký và làm thủ tục tiếp nhận cho di
tích Huế khoản viện trợ đầu tiên là một chiếc xe Toyota cũng làm chúng
tôi lúng túng, phải làm đi, làm lại hồ sơ vì lúc đó xe ôtô của Nhật chưa
thịnh hành ở Việt Nam, hầu hết lãnh đạo Chính phủ, kể cả đồng chí Đỗ
Mười, cũng chỉ dùng xe Lada 1027...
Hồi ấy, hệ thống đường xá và phương tiện giao thông cũng rất lạc
hậu. Tôi còn nhớ rõ nhũng kỷ niệm vào năm 1987, trước kỳ họp Hội nghị
toàn thể Nhóm Công tác Huế lần thứ IV, ô n g Makazansa, Trợ lý Tổng
Giám đốc kiêm phụ trách Văn phòng UNESCO khu vực và Phu nhân
cùng Ông Itaq Khan, c ố vấn văn hóa, đã phải đi ô tô từ Huế ra Hà Nội,
dọc đường ngủ đêm tại Đồng Hới, Quảng Bình, vì Hàng không Việt Nam
hủy chuyến bay trong khi neày giờ họp tại Hà Nội đã được ấn định. Rất
không may là hôm ấy Ngài Trợ lý bị đau bụng vì không quen ăn uống
như chúng ta nên thỉnh thoảng xe lại phải dừng ven đường để tôi hoặc
các anh Nguyễn Thành Châu (sau này là Đại sứ Việt Nam ở ú c ), Lê Văn
Toán (sau này là Đại sử Việt Nam ở Rumani) là các cán bộ của Ban Thư
ký UBQG UNESCO Việt Nam phải làm phiên dịch bất đắc dĩ để nhờ các
nhà dân cho ông sử dụng những chỗ được coi là nhà vệ sinh nhưng lại ở
ngay ngoài tròi và chẳng vệ sinh tỷ nào. Quả thực đấy thật sự là chuyến
đi bão táp, một trong những chuyến đi bằng ô tô khó quên nhất trong đời.

Những năm ấy, trong điều kiện khó khăn của cả nước thì thuận lợi
lớn nhất là quan niệm về di tích c ố đô Huế nói riêng và sự đánh giá về
Triều Nguyễn nói chung của các nhà quản lý ở trung ương và địa phương
đã có những sự thay đổi cơ bản. Đặc biệt là, từ sau khi UNESCO phát
động chiến dịch vận động quốc tế về Huế năm 1981, Chính phủ Việt
Nam đã dành cho Huế nhũng sự quan tâm không nhỏ.

v ề thực chất, những hoạt động của Nhóm Công tác Huế - UNESCO
là hoạt động văn hóa đối ngoại thông qua đầu mối quan trọng là ủ y ban
quốc gia UNESCO của Việt Nam. cần khẳng định rằng, nhũng lãnh đạo
của ủ y ban này, từ các vị Chủ tịch đầu tiên là Bộ trưởng Võ Đông Giang
và tiếp đó là Thứ trường (sau này là Bộ trưởng) Ngoại giao Nguyễn Dy
Niên và nhất là các vị lãnh đạo Ban Thư ký như Lê Phương, Hà Huy Tâm,
Phan Thị Phúc, Lê Kinh Tài, Nguyễn Thành Châu, Lê Văn Toán... và các

47
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

cán bộ của Ban Thư ký đều rất tận tình với hoạt động bảo tồn di sản văn
hóa Huế, đặc biệt là anh Đào Việt Trung nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao nay là Bộ trường Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
Vì vậy, trong bổi cảnh chung lúc này, việc tu sửa Thế Miếu, Triệu
Miếu, Thái Bình Lâu và Hiển Lâm Các rồi Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm
Tạ (lăng Tự Đức)... mặc dầu còn có những hạn chế nhất định nhung là
những cố gắng và thành tựu không thể phủ nhận. Và, cùng với những
thành quả bước đầu của công cuộc đổi mới, chính những nỗ lực tự thân
này là cơ sở cho những sự phát triển tiếp nối của cuộc vận động quốc tế
bảo tồn di sản văn hóa Huế.

Từ năm 1989, và nhất là trong các năm 90, 91, các quan chức của
UNESCO khuyến cáo mạnh mẽ việc Việt Nam cần thực hiện Công ước
về bảo tằn di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước
năm 1972 của UNESCO mà một trong những nội dung quan trọng nhất
là khẩn trương xây dựng hồ sơ đưa Huế thành Di sản Thế giới. Lúc ấy,
do được nhận học bổng của UNESCO đi thực tập nâng cao về bảo tồn
di tích ở Ấn Độ từ nửa cuối năm 88 đến nửa đầu năm 89 nên việc sử
dụng tiếng Anh của chúng tôi đã thuận lợi hơn trước. Đồng thời, được
sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của ông I.Khan, c ố vấn văn hóa của
UNESCO tại Văn phòng Băng-cốc, nên công việc của tôi đã bớt khó
khăn đi rất nhiều. Thông qua việc chuẩn bị cho việc tổ chức các kỳ hội
nghị toàn thể của Nhóm Công tác Huế, đặc biệt là công tác triển khai dự
án sừ dụng viện trợ của Chính phủ Nhật để tu sửa di tích Ngọ Môn và
chuẩn bị các hồ sơ đăng ký bước đầu cho 5 di sản văn hóa và thiên
nhiên của Việt Nam (Huế, Hạ Long, Hoa Lư, Cúc Phương và Hương
Sơn) và tiếp đó là hồ sơ khoa học cùa Huế đề nghị UNESCO công nhận
là Di sản Thế giới, chúng tôi thấy mình thực sự đã tích lũy được những
kinh nghiệm và kiến thức mới.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật của
Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô (tên gọi mới của Công ty Quản lý di
tích Huế từ năm 1993) cũng có những bước trưởng thành không thể phủ
nhận. Từ chồ chỉ dựa vào các cơ quan chuyên môn của trung ương, dần
dần các cán bộ của Huế đã tự mình thiết kế và chỉ đạo thi công tu bổ di
tích với hiệu quả và chất lượng ngày càng cao .

48
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

Thông qua công việc thực tiễn, nhiều cán bộ đã tự đào tạo và trở
thành các nhà nghiên cứu có tên tuổi như Phan Thuận An, Mai Khác
ứ n g , Phan Tiến Dũng... tiếp đến là các nhà nghiên cứu trẻ đầy triển vọng
như Phan Thanh Hải, Hải Trung, Trần Đức Anh Sơn.

Tôi còn nhớ trong lần gặp đầu tiên, anh Nguyễn Hữu Luận, cán
bộ phiên dịch của Trung tâm còn không ít lúng túng và thậm chí còn
phải nhờ tôi trợ giúp vì chưa nghe quen giọng Anh - Ấn của ông
I.Khan, người Pakistant, nhưng chỉ sau vài năm, anh Luận đã trở thành
người sử dụng tiếng Anh hết sức thuần thục và góp sức không nhỏ vào
việc chuyển ngữ cho bộ hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Huế là Di
sản Thế giới.

Đồng thời, những tư liệu lịch sừ của anh An, anh Dũng, việc sưu
tập và biên dịch các tài liệu Hán Nôm của anh Phong, hệ thống tư liệu
ảnh của anh Phan Phùng (với sự trợ giúp tận tình và gần gũi của chị Lê)...
là những đóng góp không nhỏ, góp phần vào việc đưa Huế trờ thành Di
sản Văn hóa Thế giới đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm 1993.

Nhắc đến di tích Huế, tôi không thể không nhớ đến anh Thái Công
Nguyên, một mẫu hình cán bộ quản lý khá đặc biệt với không ít kỳ niệm
khó quên từ khi anh là Trường phòng Tổ chức rồi là Phó Giám đốc Công
ty và Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế từ năm 1989. Khi
mới đàm nhận cương vị Giám đốc một thời gian, trả lời câu hỏi của một
quan chức nước ngoài về chuyên môn đã được đào tạo, anh nói rằng
chuyên môn của anh là cách mạng', thời gian được đào tạo là từ trong
bụng mẹ; bằng cấp của anh là chứng chỉ Trung cấp chính trị của Trường
Đảng tỉnh...

Cần khách quan thừa nhận rằng, anh không được học hành bài bản
nhưng là người thông minh, biết tiếp nhận những kiến thức của mọi
người để biến thành của mình, mặc dù nhiều khi sự chắp nối chúng với
nhau là không phù hợp. Nhưng trước hết và trên hết, anh là con người
dám nghĩ, dám làm mà việc khai thác trí tuệ và tâm sức của anh em của
Trung tâm trong các hoạt động tổ chức tự sản xuất gạch ngói để tu bổ di
tích, xây dựng hồ sơ khoa học để đăng ký đưa Huế vào Danh sách Di sản
Thế giới, xây dựng hệ thống bản đồ Khoanh vùng bảo vệ di tích - cơ sở

49
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

của Quy hoạch tổng thể bảo tồn di tích Huế, xuất bản các công trinh
nghiên cứu về Huế, tổ chức thi công tu bổ các di tích tại Đại Nội cùng
các lăng tẩm, tổ chức đào tạo và thành lập Đoàn ca múa cung đình Huế,
cơ sở quan trọng của Hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể về Nhã nhạc cung
đình Huế cũng là những đóng góp không thể phủ nhận của con rmười độc
đáo này.
Biết tính anh nếu không được nói là sẽ bị ốm, nên trong những lần
đi công tác nước ngoài cùng nhau, mỗi hôm tôi lại gợi cho anh một đề tài
để anh say sưa độc thoại...
Từ đầu những năm 90 trở đi, các hoạt động đối ngoại về di sản văn
hóa Huế diễn ra liên tục và dồn dập. Nào là dự án tu bổ Ngọ Môn với
việc sử dụng viện trợ của Chính phủ Nhật thông qua UNESCO, nào là dự
án tu bổ Thế Miếu với việc sử dụng viện trợ của Chính phủ Ba Lan, nào
là đoàn CODEV của Pháp tu bổ Duyệt Thị Đường, rồi các đoàn làm
phim của Nhật Bản theo dự án của ACCU, các đoàn chuyên gia do
UNESCO cử tới để xây dựng lại Kế hoạch tổng thể bảo tồn di tích Huế,
đoàn khảo sát thẩm định hồ sơ đăng ký di sản thế giới... và vì thế. tôi liên
tục được cử đi Huế để tham gia các hoạt động này.

Có những tháng, tôi vào Huế đến ba, bốn lần, lần nào cũng được
nghe ca Huế đến nồi gần như thuộc lòng những nội dung giới thiệu
chương trình của Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca Huế - nhà thơ Võ Quê. Vào
Huế nhiều đến nỗi ờ ngoài Hà Nội, người ta nói nửa đùa nửa thật rằng,
tôi phải lĩnh lương ở Huế thì mới đúng, còn ờ Huế có người lại nhận xét
rằng tôi am tường những chuyện ở Huế hơn cà người Huế (!)

Từ đầu năm 1996, tập Báo cáo tổng kết 15 năm cuộc vận động
quốc tế của UNESCO về bảo tồn di sản văn hóa Huế (bằng tiếng Anh)
chiếm khá nhiều thời gian của tôi khi phải thường xuyên trao đổi với ông
Richard Engehart tại Văn phòng UNESCO khu vực tại Băng-cốc về nội
dung bản thảo.

Báo cáo này phân tích những nội dung giá trị đặc sắc của di sản
văn hóa Huế, sự ùng hộ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cùng nnững nỗ
lực của Việt Nam và UNESCO trong việc bảo vệ và phát huy giá trị
những di sản này.

50
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

Báo cáo này đã được trao đổi kỹ trong kỳ họp lần thứ 9, tổ chức
vào năm 1998 tại Huế và Hà Nội. Quan trọng hơn cả là việc so sánh để
đưa ra kết luận rằng: Huế, cùng với Borobudur của Indonesia, lù hai
cuộc vận động quốc tế đã thu được những hiệu quả thiết thực trong tỏng
sổ 28 cuộc vận động được phút động bởi UNESCO. Việc tuyên bố chấm
dứt cuộc vận động này vì đã đat được mục tiêu cơ bản cũng đồng thời là
sự công nhận Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế là một mẫu hình
chuẩn mực của khu vực về mô hình quản lý và khai thác các di sản văn
hóa thế giới.
Những năm gần đây, tôi ít vào Huế hơn trước nhưng những thành
tựu của các hoạt động về bảo tồn di sản văn hóa Huế vẫn được cập nhật
qua việc chịu trách nhiệm xây dựng các bản Bảo cáo đánh giá về tình
hình quản lý cúc Di sán Thế giới đã được công nhận (Huế cùng Hạ Long
của Việt Nam), và trao đồi thảo luận tại các phiên hợp chuyên đề do
UNESCO tổ chức tại Hàn quốc (2002) và Pari (2003).
Những năm qua, hoạt động khoa học và đối ngoại của Trung tâm
vẫn đã và dang đạt được những hiệu quả không thể phủ nhận vì đội ngũ
cán bộ khoa học của Huế đã có đủ năng lực và trình độ với những gương
mặt sáng giá như Phùng Phu, Phan Thanh Hải, Nguyễn Văn Phúc...
Cũng cần khẳng định rằng, trong những thập kỷ gần đây, sự quan
tâm của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhũng thay đổi cơ bản, sâu
sát hơn và cụ thể hơn. Tôi hân hạnh quen biết đồng chí Nguyễn Văn Mễ
từ khi anh còn là Chủ tịch thành phố, trước khi là Chủ tịch UBND tỉnh
rồi Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Lúc đầu, anh nói tiếng Anh còn rất
hạn chế. Nhung rồi, chỉ một thời gian sau, chúng tôi rất ngạc nhiên khi
anh không những chỉ sừ dụng thành thạo tiêng Anh mà còn có thê trao
đổi với bạn bè nước ngoài bằng tiếng Pháp mà tất cả đều do anh tự học
trong bối cảnh đang phải đảm trách cương vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
Tôi cũng không quên những kỳ niệm qua gần 10 năm gặp gỡ, làm
việc với đồng chí Lê Viết Xê khi anh giữ cương vị Phó Chủ tịch tỉnh, phụ
trách văn xã, trong đó có hoạt động bảo tồn di tích và là đại diện của lãnh
đạo tỉnh trong Nhóm Công tác Huế - UNESCO.
Những năm sau này, khi không còn là Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn
Bào tàng nhưng tôi vẫn thường xuyên theo dõi những bước tiến và cả

51
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

những sự kiện liên quan đến di sản văn hóa Huế, bởi với tôi, Huế vẫn
luôn lưu đọng trong tâm khảm.

Thời gian gần đây, trong những chuyến làm việc tại Huế với tư
cách là thành viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, tôi đặc biệt vui
mừng về những thành tựu mà những đồng nghiệp tại Trung tâm Bảo tồn
Di tích Cố đô Huế (đến nay, theo tôi nên đổi tên là Trung tâm Bảo tồn Dì
sản văn hóa Huế) đã thực hiện dưới sự điều hành của Giám đốc Phùng
Phu và bây giờ là Giám đốc trẻ Phan Thanh Hải và sự chỉ đạo trực tiếp
của Phó Chủ tịch tỉnh Ngô Hòa.

Cho đến nay, có thể khẳng định rằng, di sản văn hóa Huế đã vượt
qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước được hồi sinh, diện
mạo ban đầu của một c ố đô lịch sử dần dần được hồi phục. Theo đánh
giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn di tích Huế hiện đang chuyển sang
giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Đặc biệt, việc bảo tồn các giá
trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy và
tạo điều kiện cho kinh tế du lịch, dịch vụ phát triển.
v ề cơ bản, bộ mặt của quần thế di tích cố đô đã thực sự thay đổi với
nhiều công trình đã và đang được tu sửa, phục hồi tại Đại Nội như Ngọ
Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên
Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử
Cẩm Thành), lầu Tứ Phương Vô Sự, điện Long An (Bảo tàng c ổ vật Cung
đình Huế). Dự án nghiên cứu của Trường Đại học Waseda, Nhật Bản đã và
đang được thực thi với những chuẩn mực khoa học không thể phủ nhận,
mà có được những thành quả này, không thể không khẳng định những nỗ
lực của tập thể các nhà khoa học do Giáo sự Nakagavva lãnh đạo.
Tôi quen GS Nakagawa từ năm 1991 khi ông đến Huế lần đầu tiên
với tư cách là chuyên gia UNESCO vào giảng dạy cho lớp tập huấn về
bảo tồn di tích nhân dịp thực hiện dự án tu sửa Ngọ Môn, rồi sau đó tham
gia với tư cách là chuyên gia kỹ thuật, thành viên Nhóm Công tác Huế.
Trong quá trình triển khai dự án nghiên cứu phục hồi điện cần
Chánh, từ hơn mười năm trở lại đây, Nhóm công tác do GS.Nakagawa
phụ trách đã và đang đầu tư không ít công sức và thời gian để nghiên cứu
so sánh tìm ra những tỷ lệ vàng từ số đo của hàng cột nền, chiều cao của
công trình từ kết quả khảo sát nền móng cùa phế tích, kết quả khai quật

52
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

khảo cô cùng những tư liệu vê kiên trúc cô Việt Nam trong môi quan hệ
với kiến trúc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và tài liệu lưu trữ về Việt
Nam của các nhà khoa học người Pháp...
Nên nhớ rằng vào đầu những năm 90, sau thành quả của dự án tu
sửa Ngọ Môn, không ít người muốn thừa thẳng xông lên thực hiện ngay
dự án phục hồi điện cần Chánh theo khuôn mẫu của điện Long An và
trên cơ sở những dấu tích nền móng cỏn lại. Vì vậy, những thành tựu
nghiên cứu hết sức cẩn trọng, bài bản của Nhóm Vaseda đã và đang đem
lại cho chúng ta một bài học to lớn và hữu ích về khoa học bảo tồn ở Huế
nói riêng và Việt Nam nói chung.
Cho đến nay, tôi đã gặp Giáo sư Nakagawa nhiều lần ở Huế, ở Hà
Nội và Tokyo. Qua quá trình làm việc với Giáo sư và từ những mối quan
hệ khác mà tôi được biết ông là một trong những giáo sư hàng đầu về
lịch sử kiến trúc và bảo tồn di tích kiến trúc của thế giới. Là nhà khoa học
lớn nhưng ông sống rất bình dị, tận tình với bè bạn, mỗi lúc gặp nhau bao
giờ ông cũng hỏi thăm về từng thành viên của gia đình tôi. Và, chính di
sản văn hóa Huế cùng những hoạt động UNESCO là cầu nối để chúng tôi
có được những người bạn quốc tế như ông.
Ghi lại tản mạn những kỷ niệm này tôi muốn khẳng định rằng,
người và đất Huế nói chung, các di sản văn hóa Huế nói riêng, với tôi là
rất gần gũi vả thân thuộc, Trong chẵn 40 năm công tác ở ngành Bảo tồn
bảo tàng, có lẽ Huế là nơi tôi đến nhiều nhất, dành cho những hoạt động
chuyên môn nhiều nhất. Nếu như trong tiềm thức của tôi từ thủa ấu thơ,
Huế được coi như dinh lũy cuối cùng của chế độ phong kiến thối nát,
phản động thì dần dần, với tôi, Huế đã, đang và vẫn là một trong những
trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn nhất ờ nước ta. Huế mang trong mình
những tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà giá trị của chúng không
thể được định lượng bằng những giá trị vật chất.
Nhưng mặt khác, lại phải khẳng định ràng, chính những công việc
về Huế và có liên quan đến Huế thông qua các hoạt động UNESCO đã và
đang mang lại cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý giá, là
cơ sờ và điều kiện giúp tôi trường thành trong các hoạt động của mình.
Huế đã giúp tôi từng bước tiếp cận và thực hiện có hiệu quả những hoạt
động UNESCO về di sản văn hóa. Chính do những hoạt động này mà tôi đã

53
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

có dịp đi đến nhiều nước ở Châu Á, châu Âu, châu ú c, châu Phi và châu Mỹ,
trong đó có nhũng địa điểm đã đi lại khá nhiều lần như Bangkok, Jakarta,
Pari, Tokyo và biết thêm được nhiều vùng đất khác nhau, nhiều dân tộc với
những diều kiện sinh hoạt và tập quán khác nhau, qua đó bổ sung thêm những
hiểu biết của mình về sự phong phú, đa dạng của văn hóa nhân loại.
Thông qua các công việc cụ thể, đặc biệt ỉà các cuộc hội nghị, hội
thảo chuyên đề, các đạt tham quan nghiên cứu ở trong nước và nước
ngoài... tôi đã học được nhiều điều ở các chuyên gia UNESCO về kiến
thức chuyên môn và cả phương pháp làm việc.
Những kiến thức và kinh nghiệm này là cơ sở quan trọng trong các
hoạt động của bản thân tôi nhằm chuẩn bị và vận động để đưa các di sản
văn hóa và thiên nhiên khác của Việt Nam trờ thành Di sản Thế giới như
Hạ Long, Mỹ Sơn, Hội An và Phong Nha - Kẻ Bàng. Đồng thời, là cơ sở
cho các hoạt động thực tiễn nhằm đối mới các hoạt động về bảo tôn và
bảo tàng ở Việt Nam trong những bối cảnh mới của tình hình mới.
Tôi còn nhớ, từ cuối tháng 3 năm 1993, tôi biết sẽ có thêm đứa con
thứ hai ngay hôm từ Huế ra Hà Nội cùng ông Henri Clere, chuyên gia
ICOMOS vào thẩm định hồ sơ khoa học về Huế trước khi trình
UNESCO chính thức xem xét công nhận Huế là Di sản thế giới.
Và hơn 9 tháng sau, cũng đủng vào lúc tôi đang ờ Huế cùng đoàn
làm phim của ACCU vào trung tuần tháng 12 năm ấy thì nhận được tin
báo cháu đã chào đời.
Thú thật là, lúc đó vợ chồng tôi chỉ mong có con gái và chỉ chuẩn bị
đặt tên cho con gái nên khi được hỏi ý kiến về việc đặt tên cho cháu, sau ít
phút suy nghĩ, tôi quyết định lấy tên cháu là Quốc Bảo. Lý do cơ bản là vì
tôi đã và đang gắn bó với Huế, một vùng đất thực sự là địa linh đang hàm
chứa một kho tàng di sản quý báu nhất, những bảo vật của quốc gia.
Đồng thời, tôi nguyện sẽ gắn bó với sự nghiệp bảo tồn những di
sản vô giá này của quốc gia dân tộc mà cứ mỗi lần đến Huế, tôi lại có
thêm những hiểu biết mới, những khám phá mới về một vùng đất đặc
biệt, không chỉ bởi những sự cuốn hút khiến chăn đi chủng đừng của
những lần đến Huế.

T.Q.B

54
Hànli trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

HÀNH TRÌNH DI SẢN


Tlỉái Công Nguyên

Quần thể di tích c ố dô Huế và Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình, là


hai di sản vật thể và phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO
công nhận là Di sản thế giới. Để văn hóa Huế được quảng bá và vinh
danh trên toàn thế giới như ngày hôm nay là một hành trình không kém
phần gian nan, vất vả.

Hai di sản của Huế được UNESCO đưa vào Danh mục Di sản thế
giới là kết quả của một quá trình khảo sát, nghiên cứu, xây dựng hồ sơ
khoa học, hoạch định quy hoạch bảo tồn, lập đề án trùng tu dài hạn và
ngắn hạn được thực hiện một cách kiên trì có chất lượng của đội ngũ cán
bộ quàn lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố
đô Huế, với sự giúp đỡ của các cơ quan trung ương và địa phương cũng
như sự giúp đỡ cùa các chuyên gia trong và ngoài nước.

Bằng nghiên cứu khoa học và bàng việc làm thực tế, Trung tâm
Bảo tồn Di tích c ổ đô Huế đã giải trình, chứng minh những giá trị, tầm
vóc to lớn của di sản văn hóa Huế, tình trạng hư hỏng nghiêm trọng của
các công trình kiến trúc, sự mai một của các giá trị phi vật thể và sự cần
thiết phải cứu vãn để bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế - một di sản
văn hóa quý báu của dân tộc và nhân loại.

1. Di sản vật thể:


Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các công trình thuộc Quần thể di
tích Cố đô Huế hầu hết đều xuống cấp nghiêm trọng. Từ Kinh Thành,
Hoàng Thành đến các lăng tẩm ở đâu cũng thấy cung điện dột nát, tường
thành sụt lở, sân vườn hoang phế, cây hoang cỏ dại xâm thực, nhiều lâu

* N guyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế (1989-2002)

55
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

đài cung điện vàng son lộng lẫy phải được chống đỡ (Ngọ Môn, Thái
Hòa). Nhiều cung điện chỉ còn nền móng bị vùi lấp dưới lóp cỏ tranh.
Hàng trăm công trình đã bị chiến tranh tàn phá, mưa bão làm hư hại, thời
gian bào mòn; những thơ văn họa tiết trang trí bị mưa nắng xóa mờ
những màu sắc và làm hư nát các cấu kiện kiến trúc bàng gỗ. Trong thời
kỳ chiến tranh, di tích Huế nằm trong “tọa độ lừa” của bom đạn, của mưa
bão và gần như không hề có một kế hoạch nào để bảo tồn, cứu vãn.

Cuối tháng 4 năm 1978, một đặc phái viên của UNESCO là Kiến
trúc sư Pierre Pichard đã đến Huế thực hiện một cuộc khảo sát, nghiên
cứu hiện trạng di tích Huế và lập một kế hoạch phục vụ cho công tác bảo
tồn di sản văn hóa Huế.

Sau khi về Paris, ông Pierre đệ trình lên UNESCO một bản báo cáo
nhan đề "La Conservation des Monuments de Huế" (Bảo tồn Di tích
Huế). Năm 1980, UNESCO cùng với Chính phủ Việt Nam đề ra kế
hoạch hành động "Bảo vệ, Tu sửa và Tôn tạo di tích Huế".

Năm 1981, tại Hà Nội, ông Amadou Mahtar M'Bow tổng giám đốc
UNESCO đã ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động một cuộc vận động
quốc tế giúp Huế trong công cuộc bảo tồn các di tích. Trong bài phát biểu
của mình, ông Amadou Mahtar M'Bow đã nhận xét rằng:
"Những người đầu tiên xây dụng Huế đã có dụng ỷ đóng khung
Huế trong phong cách kỳ diệu từ núi Ngự Bình đến đồi Vọng Cảnh, đến
phú Tam Giang và phá c ầ u Hai. Và chính nhờ thế họ đã sáng tạo ra một
kiến trúc tinh vi, trong đó mỗi nhân tố đểu bắt nguồn cảm hứng từ thiên
nhiên gần gũi. Thành phổ Huế chỉnh là nghệ thuật được vẻ đẹp của thiên
nhiên bổ sung tô điểm thêm, và cách cấu tạo tượng trưng của các khoảng
không gian khác nhau làm cho Huế trở nên Thành p h ổ của sự hài hòa
tuyệt diệu.

Huế thực hiện được sự tổng họp đạo và đời trong kiến trúc, tổng
hợp được cổ xưa và hiện đại, qua đó cố đô cổ kính chung sống hùi hòa
với thành phố trẻ mới ngàv nay”.
Đứng trước thực trạng Quần thể di tích c ổ đô Huế đang ngày càng
xuống cấp, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế dưới sự chỉ đạo của
UBND tinh Thừa Thiên-Huế đã hoạch định một kế hoạch nhằm từng

56
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

bước đưa di tích Huế tiếp cận thế giới và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ
của quốc tế.

- Năm 1990, một đề án Khoanh vùng bảo vệ di tích và công nhận


xếp hạng di tích được đệ trình Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa
Thể thao & Du lịch) phê duyệt.

- Trong hai năm 1992 và 1993, với sự hướng dẫn giúp đỡ của các
chuyên gia UNESCO, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố Đô Huế đã thực
hiện bộ hồ sơ về những giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích c ố
đô Huế trình lên UNESCO. Tháng 3 năm 1993, các chuyên gia của
ICCROM và IUCN đến Việt Nam để thẩm định giá trị của các khu vực
Việt Nam đệ trình hồ sơ, trong đó có khu di tích Huế.

- Tháng 9 năm 1993, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã thực
hiện hồ sơ bổ sung tiếp tục đệ trình cho UNESCO.

Và trong phiên họp lần thứ 17 từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 12 năm
1993, của Hội đồng Di sản thế giới tại Carthagène (Colombia), Hội đồng
đã ghi danh Quần thể di tích c ố đô Huế vào Danh mục Di sản Thế giới.
Ngày 2 tháng 8 năm 1994, đích thân Phó tổng giám đốc UNESCO, ông
Daniel .ĩanicot, đến Huế trao tấm bằng chứng nhận của UNESCO cho
Huế có chữ ký của Tổng Giám đốc UNESCO, ông Fédérico Mayor
Zaragoza với dòng chữ: "Ghi tên vào danh mục công nhận giá trị toàn
cầu đặc biệt của một tài sản văn hỏa hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì
lợi ích nhân loại".

Huế, Kinh đô lịch sử, một thời là trung tâm đất nước, là cầu nối của
nhiều dòng văn minh nhân loại, là điểm hội tụ của mọi tài năng, là xứ sở
của những tâm hồn thi ca... Di sản văn hóa Huế vốn đã là một bộ phận
không thể tách rời của nền văn minh nhân loại và đã được vinh danh như
giá trị vốn có. Quần thể di tích c ố đô Huế được ghi tên vào Danh mục Di
sản văn hóa Thế giới là một sự nhìn nhận tinh tế, công tâm và đầy trách
nhiệm với tương lai.

2. Di sản phi vật thể:

Sau khi di tích Huế được ghi tên vào Danh mục Di sản Thế giới,
năm 1995 D ự án Quy hoạch bảo tồn và Phát huy giá trị di tích c ố đô Huế

57
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

1996 - 2010 đã được đệ trình Thủ tướng Chính phủ và được phê duyệt vào
ngày 12 tháng 2 năm 1996 (Quyết định 105/TTg). Đây là cơ sở khoa học
và là cơ sở pháp lý để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huê.

a. Thực hiện hồ so- đăng ký:

- Ngày 18 tháng 5 năm 2001. UNESCO đã công bố 19 di sản phi


vật thể đầu tiên được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản Phi vật thể
và Truyền khẩu của nhân loại. Và sau đó, UNESCO tiếp tục kêu gọi các
quốc gia đệ trình hồ sơ ứng cử cho đọt công nhận lần 2 vào năm 2003.

- Ngày 2 tháng 4 năm 2002, Cục Bảo tồn Bảo tàng đã có công văn
số: 179/BTBT-BT gởi ủ y ban Nhân dân tinh Thừa Thiên Huế V/v lập hồ
sơ Nhã nhạc cung đình Huế đề nghị UNESCO công nhận là Kiệt tác di
sàn văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhâu loại. Công văn đã đề
nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo cho Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế phối họp với GS.TS Tô Ngọc Thanh (chuyên gia do Bộ Văn
hóa Thông tin cử vào) thực hiện hồ sơ đăng ký với UNESCO.
- Ngày 05 tháng 4 năm 2002, ủ y ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên
Huế đã có công văn số: 712 /VH-UB V/v phoi hợp tạo điều kiện chu
Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế hoàn thành báo cáo di sản văn hóa
phi vật thể. Trong công văn, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cho Trung
tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế lập hồ sơ theo đúng thủ tục quy định và
báo cáo UBND tỉnh trước ngày 9/4/2003.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Bảo tồn Bảo tàng và UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã có Quyết
định số: 119 QĐ/BTDT, ngày 4/4/2002 V/v thành lập Nhóm công tác lập
hồ sơ Nhã nhạc cung đình Huế, gồm 7 thành viên thuộc các phòng:
Nghiên cứu Khoa học & Hướng dẫn, Nhà hát Truyền thống Cung đình
Huế và Tổ chức Hành chính Tổng hợp.
Theo yêu cầu của Cục Bảo tồn Bảo tàng, chậm nhất là ngày
11/4/2002, hồ sơ đăng ký phải gởi đến Cục Bảo tồn Bảo tàng để đệ
trình Vụ Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO trước ngày
15/4/2002. Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế chỉ có thời gian 1 tuần
đế chuẩn bị hồ sơ đăng ký. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám
đốc Trung tâm và nỗ lực của các cán bộ trong Nhóm công tác lập hò sơ

58
Hành trình đên với Di sản Văn hóa Thê giới

Nhã nhạc cung đình Huế, Hồ sơ đăng ký Âm nhạc Cung đình Việt Nam
- Nhã nhạc triền Nguyễn đã hoàn tất và dịch sang tiếng Anh vào ngày
10/4/2002 (gồm 10 trang). Đen ngày 11/4/2002, hồ sơ đăng ký đã gởi
đến Cục Bảo tồn Bào tàng.
Việc thực hiện hồ sơ đăna ký đã đáp ứng các tiêu chí theo hướng
dẫn của UNESCO, đảm bảo thời gian theo yêu cầu cùa Cục Báo tồn Bảo
tàng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

b. Thực hiện Hồ sơ ứng cử Quốc gia: Âm nhạc Cung dinh Việt


Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn
Sau khi đã hoàn tất hồ sơ đăng ký, Ban Giám đốc Trung tâm đã chỉ
đạo Nhỏm công tác lập hồ sơ Nhã nhạc cung đình Huế tiếp tục nghiên
cứu, sưu tầm, dịch thuật các tài liệu liên quan đến Âm nhạc cung đình
Việt Nam; đồng thời gặp gỡ các nhân chứng, tiếp xúc với các nghệ nhân
về Nhã nhạc để chuẩn bị cho việc lập hồ sơ chính thức.
Ngày 5 tháng 7 năm 2002, UBQG UNESCO của Việt Nam đã có
bản Fax thông báo về việc UNESCO chấp thuận hỗ trợ tài chính cho việc
thực hiện Mồ sơ ứng cử quốc gia Ảm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã
nhạc triều Nguyền và đề nghị Trung tâm Bảo tồn Di tích c ổ đô Huế tiếp
tục thực hiện hồ sơ chính thức, chậm nhất là ngày 31 tháng 8 năm 2003
phải hoàn thành.

Ngày 10 tháng 7 năm 2002, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế đã có Quyết định số: 166 QĐ/BTDT, V/v thành lập Tổ công
tác lập hồ sơ chỉnh thức về Nhã nhạc cung đình Huế, gồm 10 thành viên
thuộc các bộ phận: Ban giám đốc, phòng Nghiên círu Khoa học & Hướng
dẫn, Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế, Phòng Tổ chức Hành chính
Tổng họp và phòng Tài chính Kinh tế.
Ban giám đốc Trung tâm đã trực tiếp chỉ đạo, phân công các thành
viên trong Nhóm công tác thực hiện các nội dung theo Hướng dẫn trình
bày hồ SƯ đệ trình (gồm 46 trang) của UNESCO. Trong thời gian này, bà
Lê Thị Minh Lý - Cục phó Cục Bảo tồn Bảo tàng và GS.TS Tô Ngọc
Thanh đã nhiều lần vào Huế, trực tiếp phối hợp và hướng dẫn Trung tâm
Bảo tồn Di tích c ố đô Huế thực hiện Hồ sơ ứng cử quốc gia: Âm nhạc
cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn.

59
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ử Thừa Thiên Huế

Ngày 24 tháng 7 năm 2002, Văn phòng Chính phủ đã có công văn
số: 4089/VPCP-VX, gởi Bộ Văn hóa Thông tin và ủ y ban Quốc gia
UNESCO của Việt Nam V/v đăng ký đề nghị công nhận “Ẩm nhạc cung
đình VN - Nhã nhạc là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu
của nhân loại ” đợt 2 năm 2003.

Ngày 20 tháng 8 năm 2002, Hội đồng Di sản Phi vật thể của Bộ
Văn hóa Thông tin đã thẩm định (lần I) Hồ sơ ứng cử quốc gia: Ấm nhạc
cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn. Nhiều ý kiến đã đóng góp,
bổ sung cho hồ sơ.

Ngày 27-28 tháng 8 năm 2002, Hội thảo quốc tế về Âm nhạc cung
đình Huế được tổ chức tại Huế. BGĐ Trung tâm đã có buổi làm việc với
các chuyên gia quốc tế về lĩnh vực âm nhạc để tranh thủ ý kiến đóng góp
cho hồ sơ Nhã nhạc, đặc biệt là những góp ý của bà Noriko Aikawa -
Giám đốc Vụ Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO, và bà đã đồng ý
gia hạn thêm thời gian để Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế tiếp tục
sửa chữa, chỉnh lý hồ sơ.

Tổ công tác lập hồ sơ chỉnh thức về Nhã nhạc cung đình H uế tiếp
tục chỉnh lý hồ sơ theo ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định quốc gia và
các chuyên gia quốc tế.

Ngày 13 tháng 9 năm 2002 tại Hà Nội, Hồ sơ ứng cử quốc gia: Ảm


nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn đã được Hội đồng Di
sản Phi vật thể của Bộ Văn hóa Thông tin thẩm định lần II và nhất trí
thông qua.

Sau khi hồ sơ được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua, Tô
công tác lập hồ sơ chính thức về Nhã nhạc cung đình Huế triển khai công
tác chỉnh lý hồ sơ tiếng Anh ngay tại Hà Nội để kịp gởi đến văn phòng
UNESCO tại Paris (hồ sơ tiếng Anh do Racheal Pickup - Tình nguyện
viên, người Australia công tác tại Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế
hiệu chỉnh).

Ngày 18 tháng 10 năm 2002, Vụ Di sản Văn hóa Phi vật tthể của
UNESCO sau khi kiểm tra Hồ sơ ứng cử quốc gia: Ảm nhạc cung đình
Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn đã có bản Fax yêu cầu bổ sung một số

60
Hành trinh đến với Di sản Văn hóa Thế giới

thông tin về thủ tục hành chính và về Nhã nhạc (trang phục nhạc công,
nhạc cụ, nguy cơ thất truyền, kế hoạch hành động..

Ngàv 15 tháng 11 năm 2002, Vụ Di sản Văn hóa Phi vật thể của
UNESCO đã có bản Fax tiếp tục yêu cầu bổ sung hồ sơ, đặc biệt là bổ
sung băng Video với thời lượng là 120 phút. Thời gian chậm nhất là 30
tháng 11 phải hoàn thành và gởi đến Paris. Do không đủ thời gian để
dựng phim với thời lượng 120 phút, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô
Huế đã xin gia hạn thêm thời gian và được gia hạn đến ngày 05 tháng 12
năm 2002.

Ngày 03 tháng 12 năm 2002, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế
đã hoàn tất phần bổ sung Hồ sơ ứng cử quốc gia: Ảm nhạc cung đình Việt
Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn theo yêu cầu của Vụ Di sản Văn hóa Phi
vật thể của UNESCO.

Được sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Bảo tồn Bảo tàng
và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế
đã thực hiện bộ Hồ sơ ứng cử quốc gia: Ầm nhạc cung đình Việt Nam -
Nhã nhạc triều Nguyễn, đảm bảo các tiêu chí và yêu cầu của UNESCO.
Đặc biệt, các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản văn hóa Nhã nhạc đã
được thể hiện đậm nét.

Tuy hồ sơ Ấm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn
chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn (07 ngày cho hồ sơ đăng ký
và 02 tháng 10 ngày cho hồ sơ chính thức), cũng như hết sức bị động
(công tác này không nằm trong kế hoạch năm 2002), nhưng bằng những
nỗ lực vượt bậc của các cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế và
sự đóng góp cùa các nghệ nhân, các chuyên gia... Ảm nhạc cung đình
Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn đã thực sự trở thành Kiệt tác Di sản
Phi vật thể và Truyền khẩu cùa nhân loại.

Ban Hội thẩm Quốc tế của UNESCO, dưới sự chủ trì của ông Juan
Goytisolo đã họp từ ngày 03 đến ngày 06 tháng 11 năm 2003, để xem xét
56 hồ sơ ứng cử quốc gia và liên quốc gia về di sản phi vật thể do các
nước thành viên của UNESCO đệ trình. Các hồ sơ này đã được chuyên
gia thuộc các tổ chức phi chính phủ như: Hội đồng Âm nhạc Truyền
thống Quốc tế, Hội đồng Khoa học Xã hội Quốc tế, Hội đồng Khoa học

61
Công cuộc Bảo tôn Di sản Thê giói ở Thừa Thicn Huê

Xã hội Nhân văn & Triết học Quốc tế, Hiệp hội Múa rối Quốc tế, Học
viện Sân khấu Quốc tế và Hội đồng các Bảo tàng Quốc tế thông qua.

Ngày 07 tháng 11 năm 2003, ông Koichiro Matsuura - Tổng Giám


đốc UNESCO - đã chính thức công bố trong một buổi lễ tổ chức tại
Paris: UNESCO đã ghi thêm 28 kiệt tác vào Danh mục Kiệt tác Di sản
văn hỏa Phi vật thể vù Truyền khẩu của nhân loại. Trong đó, Châu Phi
có 02 di sản; Khối Ả - Rập có 03 di sản; Châu Á - Thái Bình Dương có
11 di sản; Châu Mỹ La Tinh - Caribê có 06 di sản và Liên Quốc gia có 02
di sản. Nhã nhạc, Ầm nhạc cung đình Việt Nam (Nha nhac, Vietnamese
Court Music) đã được UNESCO công bố là Kiệt tác Di sản Phi vật thể
và Truyền khẩu của nhân loại trong đạt này.

Ngày 11 tháng 12 năm 1993, Quần thể di tích c ố đô Huế là di sản


văn hóa đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào Danh mục
Di sản Thế giới, và gần 10 năm sau (ngày 7 tháng 11 năm 2003) di sản
văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam - Nhã nhạc, Ầm nhạc cung
đình Việt Nam lại được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản Phi vật
thế và Truyền khẩu của nhân loại. Đây là những điểm son chói sáng của
công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế. Là những
thành quả mà tập thể CBCNVC Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế
phân đâu đạt được.

3. Tư• bach:

Từ năm 1989 đến năm 2002, trong thời gian 14 năm làm Giám đốc,
mong ước lớn nhất của bản thân tôi là làm cho di tích Huế được vinh
danh trên toàn thế giới. Và Di sản Văn hóa Vật thể và Phi Vật thể Huế đã
thực sự trở thành di sản văn hóa của toàn nhân loại. 14 năm làm Giám
đốc với bao trăn trở, lo toan, cái làm được chưa phải là nhiều nhưng cái
chưa làm được cũng không phải là ít.

Xuất thân từ anh Bộ đội Cụ Hồ, tôi là một người lính chỉ biết cầm
súng bảo vệ quê hương. Khi được chuyển sang làm cơ quan văn hóa, tôi
lại đem cái nhiệt huyết của người lính để làm hành trang cho mình. Tôi
vẫn thường nói đùa với các anh em trong cơ quan: tôi chưa học hết lớp
ba thì cô giáo lấy chồng nên thất học. Quả thật so với các cán bộ khác

62
Hành trình đâu vói Di sản Văn hóa Thê giói

trong cơ quan, tôi là người học thức không bàníi ai. nhưng quyết tâm và
nhiệt huyết của người lính thì chắc chẳng ai bằng tôi.

Đe có thể lãnh đạo cơ quan làm tốt trách nhiệm được giao, tôi đã
lấy cái sở trường của minh để bù sở đoản, bố trí đúng người đúng việc;
lấy cái tâm, cái nhiệt huyết của người lính đề điều hành cái tâm, cái tài
của bao nhiêu nhân viên của đơn vị, đặc biệt hàng ngũ nhân sĩ trí thức
trong cơ quan. Đối với bản thân tôi, thật nhiều gian nan thật nhiều vất vả,
khi gánh một trọng trách quá lớn của nhân dân giao phó là quản lý một
Di sản Văn hóa quá to lớn của nhàn loại. Như anh Trương Quốc Bình có
nhắc lại, khi trả lời câu hỏi của một quan chức nước ngoài về chuyên
môn được đào tạo, tôi không ngần ngại nói ràng: “Chuyên môn là cách
mạng; thời gian được đào tạo là từ trong bụng mẹ; bằng cấp là chứng
chi Trung cấp chính trị của Trường Đang tỉnh Rất thật, cũng rất khôi
hài, toàn thể nhân viên quý mến tôi cũng vì cái thật, cái khôi hài ấy, cũng
như cái nhiệt huyết, cái tâm của một người lính. Có lúc trong bản kiểm
điểm của mình, tôi đã phải viết ràng: ‘‘Những khuyết điểm của tôi là
thuộc về tài, những ưu điểm của tôi là thuộc về tâm, tài bất tòng tâm nên
nhiều điều bất cập. Phải phấn đấu trau dồi để cái tài có thể đáp ứng với
cái tâm mong mỏi”.
Hôm nay, trong thời đại mới, yêu cầu đối với trọng trách giữ gìn di
sàn văn hóa Huế càng ngày càng cao, càng nghiêm ngặt, chúng ta là có
những nhà quản lý, những nhà khoa học trẻ, được đào tạo bài bản, sẵn
sàng đáp úng nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn mới. Là một người bạn,
người anh, người đồng sự trong công cuộc giữ bóng thời gian, hôm nay
nhìn lại sự nghiệp mà bản thân vẫn đeo đuổi và hoài vọng cả cuộc đời,
tôi có một số nhìn nhận:
Sau 20 năm Huế được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới (1993-
2013) cũng là 20 năm phát huy tối đa tiềm lực của Đảng, Nhà nước và
nhân dân Thừa Thiên Huế, Di sản Văn hóa Huế từng bước được cún vãn
và từng bước được hồi sinh.
Các di tích động sản và bất động sản là các công trình kiến trúc gồ
và hàng vạn mét vuông mái lợp được tu bổ và bảo quản cấp thiết và khắc
phục hậu quả thiên tai hàng năm bằng các biện pháp chống dột, chống
lún nghiêng, chống ẩm mốc, chổng mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia

63
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

cố các bộ phận lão hóa... Nhờ đó mà trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt,
hậu quả chiến tranh nặng nề, thiên tai xảy ra liên tiếp các di tích vẫn được
bảo tồn và kéo dài tuổi thọ.
Đi đôi với việc bảo quản cấp thiết hàng trăm di tích có mức độ hư
hỏng khác nhau đã được tu bổ từng phần và tu bổ hoàn nguyên. Với
nguồn kinh phí tự có, kinh phí của chính phủ và sự giúp đỡ của cộng
đồng quốc tế.

Những công trình tiêu biểu như: Ngọ Môn - điện Thái Hòa - Thế
Miếu —Hiển Lâm Các - điện Long An - cung Trường Sanh - cung Diên
Thọ - chùa Thiên Mụ, lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức,
lăng Khải Định, Kỳ Đài, Phu Văn Lâu... và nhiều công trình được phục
hồi hoàn nguyên giá trị ban đầu.

Cơ sở hạ tầng khu di tích Đại Nội và cảnh quan được nâng cấp, các
trục đường, làm mới hệ thống cấp thoát nước, phát triển hệ thống điện
chiếu sáng ở Đại Nội, Kỳ Đài, Bảo tàng c ổ vật cung đình Huế và các
lăng tẩm có ánh sáng phục vụ khách du lịch và phục vụ lễ hội Festival.

Cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái nói chung được giữ
gìn sạch đẹp ở tất cả các di tích, làm tôn thêm vẻ đẹp cho di tích.

Điều đáng nói là công cuộc bảo tồn Di sản Văn hóa đã luôn gắn kết
với đòi sổng xã hội và hướng vào mục tiêu phục vụ con người, thu hút sự
quan tâm của người dân, trước hết là nhân dân Huế. Để đạt được mục tiêu
đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã có nhiều có gắng trong việc
tổ chức khai thác phát huy mọi tiềm năng của Di sản văn hóa vật thể và Di
sản văn hóa phi vật thể; không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng
hoạt động và du lịch; phục hồi nhà hát Hoàng cung. Các bộ môn văn hóa
nghệ thuật truyền thống như Nhã nhạc, Tuồng, M úa cung đình và Lễ hội
cung đình vốn là hai mặt của một chỉnh thể Di sản văn hóa Huế.

Từng bước nghiên cứu bảo tồn các ngành nghề truyền thống đích
thực phục vụ cho công cuộc bảo tồn Di sản văn hóa Huế như tổ chức sản
xuất vật liệu truyền thống khảm, chạm, hội họa, lắp ghép sành sứ, son
thếp truyền thống. Các hoạt động đó thực sự mang lại sinh khí cho di tích
và tạo ra nhịp cầu nối giữa di tích và cuộc sống, giữa quá khứ và hiện tại.

64
Hành trình dến với Di sản Văn hóa Thế giới

Danh giá những kêt quà tiên bộ công cuộc bảo tôn Di sản văn hóa
Huế trong 20 năm qua với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, các Bộ
ngành của Trung ương, của Đảng và UBND Thừa Thiên Huế, của cộng
đồng quốc tế, công cuộc bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa vật thế và
phi vật thể cùa khu Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam đã có
những bước phát triển tiến bộ cả về khối lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt
là những công tác quản lý, bảo vệ, đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ, làm trong sạch và lành mạnh môi trường văn hóa du lịch tại Quần
thể di tích Huế hiện nay.
Những nhận xét trên đây của tôi là những điều chân thực, và rất vui
mừng mà nói rằng, di tích Huế sau 20 năm trở thành Di sản văn hóa nhân
loại, đã chấm dứt thời kỳ mà bất cứ ai ở Huế hoặc đến Huế cũng không
khỏi ngậm ngùi lo âu trước cảnh hoang tàn đổ nát của c ố đô. Ngày nay
đến Huế từ Đại Nội đến lăng tẩm ờ đâu cũng dễ nhận thấy trên nền cũ lâu
đài hoang phế năm xưa đang từng bước được trả lại diện mạo ban đầu
của Kinh đô lịch sử với những cune điện vàng son lộng lẫy, với những
công trình kiến trúc hoành tráng, những tác phẩm đicu khắc khảm chạm
tài hoa và những cảnh quan thiên nhiên trong lành xanh mát. Huế đến
nay hồi sinh dần với những tinh hoa và hương sắc, đã tô điểm cho thành
phố lịch sử này trở thành “Một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị”, “Một bảo
tàng kỳ lạ chứa đựng trong lòng mình những kho tàng vô giá, những giá
trị văn hóa vật chất và tinh thần Việt Nam”.
Thưa quý vị, sau 20 năm hội nhập thế giới Di sản văn hóa đang
trong vòng tay chăm sóc của cả nước và bạn bè chúng ta trên thế giới,
chúng ta có thể tin rằng: Những mục tiêu của Dự án Quy hoạch bảo tồn
và phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế đã được Thủ tướng phê duyệt sẽ
sớm trờ thành hiện thực. Chặng đường 10 năm sắp đến của Ban giám đốc
trẻ sẽ là con đường “Ngự đạo ” đưa Di sản văn hóa Huế trở về với c ố đô,
với sắc phục lộng lẫy như xưa. Thành phố Huế sẽ là một trung tâm văn
hóa du lịch hấp dẫn của cả nước và thế giới.

T.C.N

65
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

CHIÉN LƯỢC QUẢNG BÁ DI SẢN


THÔNG QUA FESTIVAL HUÉ

Phùng Phu

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã và đang đồng hành cùng thế
giới trên con đường phát triển. Quá trình hội nhập đã khẳng định một
“chân dung” Việt Nam giàu bản sắc, với sự quyết định cho bản sắc ấy là
yếu tố di sản văn hóa, mà ngoại giao văn hóa luôn giữ vai trò hạt nhân.

Festival Huế với bản chất cuối cùng của nó vẫn là ngoại giao văn
hóa. Thông qua các kỷ' Festival, Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế
nói riêng có thể giới thiệu với quốc tế về những tài nguyên di sản của
mình, về những bản sắc vùng miền của mình một cách sống động nhất.

Qua diễn trình lịch sử 700 năm (từ 1306) bắt đầu từ Thuận Hóa đến
Phú Xuân để trờ thành Kinh đô của cả nước (từ 1788-1801 dưới triều
Tây Sơn; từ 1802-1945 dưới triều Nguyễn), rồi Thừa Thiên Huế sau này,
văn hóa Huế đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng văn hóa của cả
dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa được bảo lưu, kế thừa và ngày không
ngừng được phát huy đã làm cho vùng đất Huế ngày càng phong phú và
đa dạng với rất nhiều loại hình văn hóa tồn tại bổ sung lẫn nhau.
Đặc biệt, từ khi Huế tồn tại với tư cách là Kinh đô của cả nước nên
càng hội tụ được nhiều giá trị của các vùng miền và hình thành nên đặc
trưng văn hóa giàu bản sắc. Dưới triều Nguyễn, nhiều giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể được kế thừa từ các triều đại trước, đồng thời những
giá trị văn hóa mới cũng được sáng tạo thêm. Bộ m ặt của một Kinh đô
Việt Nam vào thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX đã khẳng định với nhiều

* Kiến trúc sư, N guyên G iám đốc T rung tâm Bào tồn Di tích c ố đô H uế (2002-2011)

66
Hành trình đến vói Di sản Văn hóa Thể giới

phức hệ kiến trúc bao gồm thành quách, đền đài, đình tạ, lầu các, miếu
điện, lăng tẩm... song song với sự tồn tại của các giá trị văn hóa phi vật
thể như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng, ngành nghề truyền thống, văn hóa
ẩm thực...

Từ Kinh Thành, Hoàng Thành đến Đàn Nam Giao, Văn Miếu, Võ
Miếu, Quốc Tử Giám, Trấn Hải Thành, Hổ Quyền, Điện Voi Ré cùng các
khu lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn đã khẳng định rõ những giá
trị văn hóa vật thể cùa Huế. Từ Nhã nhạc đến Tuồng cung đình, Múa
cung đình cũng như các lễ hội, các ngành nghề truyền thống rồi nghệ
thuật ẩm thực... đã khẳng định những giá trị văn hóa phi vật thể của Huế.

Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 11/12/1993, Quần thể di
tích Cố đô Huế đã được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản văn hóa Thế
giới. Đây là di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được công nhận. Ngày
11/7/2003, với những giá trị ngang tầm kiệt tác và có sức lan tỏa, tác
động lên nhiều giá trị văn hóa trong khu vực, Âm nhạc cung đình Việt
Nam-Nhã nhạc triều Nguyễn đang bảo lưu ở Huế đã được UNESCO ghi
vào Danh mục Kiệt tác Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại. Đây
cũng là di sản văn hóa phi vật thể đàu tiên của Việt Nam được công
nhận. Huế song hành hai di sản được công nhận, tạo nên một chỉnh thể
văn hóa, mở ra những trang mới trong hành trình hội nhập của mình, mà
những giá trị văn hóa luôn trở thành những động lực để phát triển, đặc
biệt là thông qua các kỳ festival.

Quần thể di tích kiến trúc cung đình Huế đã trở thành hạt nhân gắn
kết với nhiều nội dung trong việc tổ chức Festival. Các di tích như những
chứng nhân đã kể lại những câu chuyện của mình bằng tiếng nói của thời
gian, bàng những giá trị hữu hình và vô hình, nhất là bằng không gian tồn
tại của những sinh hoạt gắn liền với chúng. Những lễ hội cung đình cũng
đã trở thành những điểm nhấn quan trọng trong việc xác định những nội
dung của các kỳ Festival.

Trải qua nhiều kỳ Festival, chính thức từ năm 2000, đến nay Thừa
Thiên Huế đã tổ chức được nhiều festival định kỳ. Trong đó đã có 07 kỳ
íestival chính từ năm 2000 đến năm 2012 và 05 kỳ festival Nghề truyền
thống từ năm 2005 đến năm 2013. Các kỳ íestival ở Huế đã để lại nhiều

67
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế.
Thông qua việc tổ chức festival, một lần nữa Thừa Thiên Huế lại có dịp
giới thiệu và quảng bá về những giá trị văn hóa của mình, nhất là giới
thiệu về các lễ hội có quy mô gắn kết với các không gian văn hóa Huế
như lễ Tế Giao, lễ Tế X ã Tắc, lễ hội Truyền Lô-Vinh quy bái tổ, L ễ hội
lên n^ôi Hoàng đế của Quang Trung với những dấu ấn sâu đậm về di sản
văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, các lễ hội mới được dàn dựng, khai
thác trên cơ sở chất liệu và sắc màu truyền thống như chương trình Đêm
Hoàng Cung, Huyền thoại Sông Hương, Lề hội Tiến s ĩ vỗ, Hành trình mỏ'
cõi... cũng biểu hiện những nét văn hóa đặc sắc, tạo được ấn tượng tốt
đẹp trong các kỳ Festival Huế.
*

Festival Huế là nơi hội tụ nhiều yếu tổ văn hóa đa sắc màu với các
đặc trưng của truyền thống và hiện đại bàng nhiều biểu hiện lịch sử và
địa lý rất rõ nét. Tính truyền thống và hiện đại biểu hiện ở rất nhiều mặt
trong văn hóa ứng xử, trong sinh hoạt, trong sáng tạo văn học nghệ
thuật... Có nhiều giá trị nghệ thuật truyền thống được bảo tồn một cách
nguyên vẹn, có những giá trị nghệ thuật đã được kế thừa để sáng tạo nên
những giá trị mới, bên cạnh đó có những sáng tạo nghệ thuật mới mẻ với
dấu ấn đương đại đã làm cho Festival Huế trở nên phong phú và đa dạng.
Có thể điểm lại sự tham gia của các đoàn nghệ thuật qua các kỳ Festival
vào năm chằn ở Huế như sau:
- Festival Huế 2000 diễn ra trong 12 ngày đêm, với sự tham gia của
trên 30 đơn vị nghệ thuật của Việt Nam và Pháp với trên 1.000 nghệ sĩ,
diễn viên, nhân viên kỹ thuật;
- Festival Huế 2002 diễn ra trong 12 ngày đêm với sự tham gia của
33 đoàn nghệ thuật tiêu biểu đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam gồm
1.554 nghệ sĩ, diễn viên, nhân viên kỹ thuật;
- Festival Huế 2004 diễn ra trong 9 ngày đêm với sự tham gia của
15 đoàn nghệ thuật nước ngoài đến từ các nước Pháp, Trung Quốc,
Argentina, ú c , Ấn Độ, Đức, Mỹ; 25 đoàn nghệ thuật trong nước với
1.300 diễn viên chuyên nghiệp, gần 2.000 nghệ sĩ, diễn viên, nhân viên
kỹ thuật;

68
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

- Festival Huế 2006 diễn ra trong 9 ngày đêm với sự tham gia của
22 đoàn nghệ thuật đến từ các nước: Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Argentina, Indonesia, ú c và 22 đoàn nghệ
thuật trong nước với 1.440 nghệ sĩ, diễn viên, nhân viên kỹ thuật;
- Festival Huế 2008 diễn ra trong 9 ngày đèm với sự tham gia của
60 đoàn nghệ thuật của 25 quốc gia nước ngoài và Việt Nam.
- Các kỳ Festival tiếp theo vào các năm 2010, 2012 cũng với thời
lượng là 9 ngày đêm nhưng đặc biệt là có sự tham gia của đại diện của
các quốc gia cả 5 châu lục, trung bình khoảng 35 nước tham gia trên
mỗi kỳ.

Festival Huế trong tương lai vẫn là một lễ hội quy tụ, gặp gỡ của
nhiều loại hình nghệ thuật, đại diện và mang dấu ấn của nhiều vùng văn
hóa khác nhau trên thế giới, trở thành nơi quảng bá hình ảnh văn hóa của
Việt Nam và các nước rất hiệu quả.
Sự tham gia của các đoàn nghệ thuật trong nước đến từ nhiều
vùng miên khác nhau không những đã thể hiện một phức hệ văn hóa
tinh thần đa dạng và phong phú của Việt Nam mà còn tiếp thị với cộng
động quôc tế bức chân dung văn hóa Việt trong bước đường hội nhập
và phát triển. Thông qua các phương tiện thông tin truyền thông tại các
kỳ Festival, thông tin và hình ảnh của văn hóa Việt Nam có cơ hội được
quàng bá, đó cũng chính là sự quảng bá hình ảnh cùa đất nước đến với
cộng đồng quốc tế.
Với sự hợp tác của các Đại sứ cùng nhiều tổ chức khác ở nước
ngoài, nhiều đoàn nghệ thuật từ nhiều quốc gia khác nhau đã đến với
Festival Huế. Sự tham gia của các đoàn nghệ thuật nước ngoài tại các kỳ
Festival Huế không dừng lại ở việc giao lưu, trao đổi văn hóa mà còn để
lại các cơ hội cọ xát văn hóa để ngày càng phát hiện ra nhiều cái hay, cái
đẹp trong mỗi loại hình. Mỗi một âm thanh của từng nhạc cụ đều có thể
ngân lên các cung bậc tình cảm, mỗi một hoa văn, họa tiết trong trang trí
sân khấu, trong trang phục biểu diễn đều có thể “trang trải” được tâm tư,
tình cảm của dân tộc. Và theo chân các đoàn nghệ thuật nước ngoài văn
hóa Việt Nam, hình ảnh đất nước lại có dịp đến với cộng đồng quốc tế.
Lượng khách nước ngoài tăng đáng kể qua các kỳ festival cũng đã
thể hiện sự quan tâm hưởng ứng của quốc tế đối với Festival Huế. Và

69
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

thông qua nhiều phương thức khách nhau, thông qua du lịch, hình ảnh
của Huế, của Việt Nam hơn bao giờ hết sẽ đến với bạn bè quốc tế.
*

Thừa Thiên Huế hiện nay đang tập trung xây dựng thành phổ
Festival, trung tâm văn hóa du lịch của cả nước. Ngoài những vấn đề cơ
bản và nhiều nội dung liên quan đến việc quản lý, tổ chức, từ các cơ sở
và điều kiện đã có, để có thể phát triển được vai trò là thành phố Festival
trong chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước, Thừa Thiên Huế cần tập
trung xây dựng thành phố Huế - thành phố Festival có tầm cỡ quốc gia và
quốc tế gắn với đặc trưng văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam; xây dựng
thành phố Huế - thành phố du lịch trong sự gắn kết với thành phố
Festival; xây dựng không gian văn hóa Festival gắn kết với việc bảo tồn,
trùng tu, tôn tạo và khai thác các giá trị văn hóa vật thể, các giá trị cảnh
quan môi trường thiên nhiên, xã hội trên địa bàn thành phố Huế và các
vùng phụ cận...
Bên cạnh đó, việc khôi phục và từng bước phát triển các nghề và
làng nghề truyền thống là hết sức cần thiết. Trước mắt, tập trung phát
triển các nghề ở địa bàn thành phố Huế như đúc đồng, làm nón, sơn mài,
sơn son thếp vàng, cùng một số nghề khác ở địa bàn phụ cận như làm
gốm ở Phước Tích; mộc mỹ nghệ ở Mỹ Xuyên; hoa giấy ở Thanh Tiên;
tranh dân gian ở làng Sình, làng Chuồn...

Festival Huế thật sự đã trở thành một ngày hội lớn của các sắc màu
văn hóa Việt Nam mà Quần thể di tích c ố đô Huế và các phức hệ phi vật
thể đóng vai trò hạt nhân. Quần thể di tích c ố đô Huế đã trở thành địa
điểm quảng diễn cho nhiều loại hình di sản của Việt Nam và thế giới. Từ
đây, các giá trị văn hóa Việt Nam lại có dịp tỏa sáng cùng nhiều phức hệ
văn hóa của nhiều châu lục. Bằng những nỗ lực không ngừng của nhiều
cấp, nhiều ngành, thông qua những tính chất đặc thù, các kỳ Festival đã ở
Huế đã đang và sẽ mở ra một con đường mới trong giao lưu văn hóa, góp
phần khẳng định diện mạo văn hóa và quảng bá hình ảnh của đất nước
trong tiến trình hội nhập và phát triển.

p.p

70
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thếgỉứi

TẢN MẠN VÈ HUÉ:


9 ĐIÈU NHẤT VẺ DI SẢN TRONG HUÉ MƯỜI THƯƠNG
L ê Kinh Tài*

Có lẽ ít một thành phố nào trên thế giới mang nhiều đặc tính nổi
trội và có một sức cuốn hút như thành phố Huế của Việt Nam. Con người
xứ Huế cũng mang một bản sắc không thể pha trộn mà “Huế 10 thương”
phần nào diễn tả được nhũng cốt cách đó. Ngay khi lần đầu tiên đặt chân
đến Việt Nam năm 1981, Tổng giám đốc UNESCO, Ông Amadou
Mahtar M'bow, đã thăm Huế và đã có những nhận xét rất tinh tường của
một người từng trải khi đứng đứng đầu tổ chức họp tác văn hóa lớn nhất
hành tinh:

“Nằm giữa miền Trung Việt Nam, Huế trong một thời gian dài là
Kinh đô lịch sử. Có sông Hương ru vỗ du dương, bao bọc bởi những đồi
cây xanh tốt, trang trí thêm bằng những vườn tược sum suê, có những
dòng kênh bao quanh như chạm khắc, thêu ren, thành p h ổ Huế lù một
kiệt tác về thơ kiến trúc Jó thị”.

Và cũng chính vì vậy mà Tổng giám đốc đã phát động một chiến
dịch quôc tế kêu gọi các nước ủng hộ cứu vãn thành phố Huế, ông kêu
gọi: "H uếphải được cứu vãn, cứu vãn cho Việt Nam, bởi Huế là một cao
điểm thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, và cứu vãn cho thế giói, vì Huế
cũng là một bộ phận không thể tách rời cùa di sản văn hóa loài người. "
Như vậy, hiểu một cách khác: Huế đã được đích thân Tổng giám đốc
UNESCO thừa nhận là Di sản thế giới khi còn là một phế tích đổ nát sau
chiến tranh và ngay cả khi ta chưa xây dựng hồ sơ để đăng ký lên tổ chức
này. Vừa được là Di sản thế giới khi chưa xây dựng hồ sơ và được phát
động một chiến dịch quốc tế để khôi phục là điểm đặc biệt đầu tiên đối
với Huế. Và cũng từ đấy, một Nhóm Công tác quốc tế Huế - UNESCO ra

* Đại sứ, N guyên T ổng th ư ký ủ y ban Q uốc gia U N E SC O

71
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

đời và hoạt động liên lục do Thứ trường Bộ Văn hóa Nông Quốc Chấn
làm Chủ tịch và Tiến sĩ Trương quốc Bỉnh làm Thư ký nhóm, đương
nhiên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn c ố đô Huế luôn là “diễn giả chính” .
Nhóm hoạt động khá đều cứ khoảng một năm một lần vói sự hiện diện
của Cố vấn văn hóa của Tổng Giám đốc UNESCO tại khu vực châu Á -
Thái Bình Dương, Itaq Khan và một chuyên gia của UNESCO, ông
Misiorovski, một người Ba Lan hết sức tâm huyết với di sản Huế. Mỗi
lần họp, UNESCO chỉ tài trợ cho chi phí tổ chức khoảng 3.000 đô la
nhưng riêng tiền mua vé máy bay và công tác phí của chuyên gia đã vượt
qua số tiền trên. Tất cả các kỳ họp đều đưa ra những nhận xét sát thực, và
khuyến nghị cụ thể nhưng ta đã hầu như không được sự đáp ứng của
cộng đồng quốc tế. Bởi lúc bấy giờ, nước ta đang bị bao vây,cấm vận và
cô lập sau khi ta đưa quân vào Campuchia. Tuy nhiên, phải nói một cách
khách quan, mặc dầu ít được sự hỗ trợ của quốc tể, nhưng các kỳ họp đều
rất bổ ích bởi đó là những dịp chúng ta có cơ hội tiếp thu sự đánh giá
quốc tế để nhìn nhận lại công tác trùng tu di tích và kịp thời chẩn chỉnh
những sai sót trong công tác bảo tồn và tôn tạo các các hạng mục của di
sản Huế.

Và tiếp đến điều đặc biệt thứ hai đối với Huế là trên thực tế tại kỳ
họp lần thứ 17 của ủ y ban di sản thế giới năm 1993, Huế là di sản đầu
tiên của VN được ghi danh vào “hàng ngũ” các Di sản văn hóa thế giới.
Thực sự là “hữu xạ tự nhiên hương”, khác với tất cả các di sản khác,
Quần thể di tích c ố đô Huế là di sản duy nhất được công nhận là di sản
thế giới mà ta không phải có động thái vận động quốc tế nào. Phải nói
cho đúng hơn là vào thời điểm đó, ta chưa biết cách vận động quốc tế và
cũng không có điều kiện để vận động quốc tế. Hội nghị ủ y ban di sản lần
thứ 17 họp tại Cartagena (Colombia), ta cũng không có điều kiện (kinh
phí) cử đoàn tham dự để bảo vệ và vận động. Tất cả những thông tin về
kỳ họp mà chúng ta có được đều từ các biên bản của UNESCO và của
ủ y ban di sản thế giới cung cấp. Điều này trong chừng mực nào đó càng
khẳng định thêm: Huế đã mang trong mình những giá trị ngoại hạng toàn
cầu không thể phủ nhận được. Và ở đây cũng không thể phủ nhận những
nỗ lực vượt bậc của tập thể Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã lăn
lộn với vô vàn khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu lịch sử, chạy đua với

72
Hành trình đên với Di sản Văn hóa Thê giới

thời gian để xây dựng bộ hồ sơ đồ sộ đầu tiên của Việt Nam về di sản,
cung cấp cho ủ y ban di sản thế giới nhàm đưa ra những chứng cứ thuyết
phục nhất. Và trong những tư liệu này, chủng ta cũng không thể quên các
báo cáo kỹ thuật đệ trình lên UNESCO năm 1974 của ông Brown Morton
và 1976 của ông Pierre Pichard cũng như kế hoạch hành động UNESCO
- Việt Nam năm 1980 để "Bảo vệ, Tu sửa và Tôn tạo di tích Huế".

Điều đặc biệt thứ ba đối với Huế là sau đúng 10 năm kể từ khi
Quần thể di tích c ố đô Huế là di sản đầu tiên của Việt Nam được
UNESCO xếp hạng vào Danh sách Di sản Văn hóa Thế giới, thì Nhã
nhạc Cung đình Huế cũng là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam
được UNESCO công nhận là Kiệt tác Phi vật thể và Truyền khẩu của
nhân loại. Ngày 31/1/2004 tại Paris thủ đô nước Pháp, người dân Pháp và
bà con Việt kiều ngỡ ngàng với buổi trình diễn Nhã nhạc hoành tráng,
đầy màu sác và mang chút ưu tư trong lễ đón Bằng công nhận đã được tổ
chức long trọng ngay tại trụ sở của UNESCO. Đây là một vinh dự to lớn
cho cà dân tộc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Di sản này được
công nhận tại kỳ họp ngày 7/11/2003 tại Paris, ngay cả trước khi Công
ước 2003 về bảo vệ và phát huy các di sản phi vật thể của nhân loại có
hiệu lực (2006). Đổi với một di sản thế giới thì không thể đánh giá di sản
nào hơn di sản nào, bời mỗi di sản đều có những giá trị ngoại hạng riêng
của nó. Giá trị đó đã từng bùng phát trong một giai đoạn lịch nhất định,
trong một không gian nhất định nhưng đều mang trong mình những giá
trị nhân văn bất diệt. Tuy nhiên, đâu đó, người ta vẫn thầm tự hào là các
di sản phi vật thể được công nhận trước khi Công ước có hiệu lực thì vẫn
mang những màu sắc riêng không thể lẫn lộn, bởi đó là những di sản
được chọn lọc đầu tiên của thế giới và những di sản này được thẩm định
và xét duyệt qua một Hội đồng chỉ bao gồm các nhà văn hóa hàng đầu
của thế giới. Ngày nay, theo Công ước 2003, các di sản phi vật thể của
thế giới đều do một ủy ban liên chính phủ xem xét và quyết định dù là di
sản mang tính đại diện hay khẩn cấp. Đương nhiên, khi xét duyệt, tiêu
chí văn hóa vẫn là hàng đầu nhưng đã là ủy ban có tính chất chính phủ
hay liên chính phủ thì ít nhiều cũng có chịu những tác động nhất định của
“ý chí chính trị”. Nói đến việc Nhã nhạc được công nhận là Kiệt tác Phi
vật thể và Truyền khẩu của nhân loại, chúng ta không thể quên công lao

73
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

đóng góp của Giáo sư Condominas, Giáo sư Trần Văn Khê và đặc biệt
của bà Noriko Aikawa, một viên chức người Nhật đồng thời là chuyên
gia của UNESCO về văn hóa Phi vật thể. Bà đã thức trọn nhiều đêm
ngay tại khách sạn Festival (Đống Đa) để giúp Huế hoàn chỉnh bộ hồ sơ
về Nhã nhạc nhằm kịp trình Hội đồng xét duyệt. Và trong quá trình xét
duyệt, có lẽ bà cũng đã lo lắng hơn chúng tôi, luôn chạy đôn đáo để tìm
hiểu, giải thích các chi tiết dù là nhỏ nhất cho các thành viên của Hội
đồng ờ mọi nơi, mọi lúc, kể cả trong các bữa ăn trưa do bà đứng ra mời
tại Paris. Và cũng chính bà, gần 10 năm trước đó, tháng 3 năm 1994, với
tư cách là trường phòng, bà đã ưu ái dành Quỹ ủy thác của Nhật để tài trợ
và tổ chúc một hội thảo quốc tế lớn tại Huế về Bảo vệ và phát huy giá
văn hóa phi vật thể của Huế. Kể từ đây, khái niệm về văn hóa phi vật thể
bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Nhã nhạc đã được mời lưu diễn ờ Pháp, Bỉ, Áo, Luxembourg, Thụv
sỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào... và đặc biệt được Nhật Hoàng
đánh giá rất cao và ngưỡng mộ. Nhã nhạc đã thực sự trở thành là một
trong những tiết mục đặc sắc về văn hóa để “mang chuông đi đánh xứ
người” .

Ở trong nước, hôm nay, chúng ta có thể nhận thấy Nhã nhạc đang
được sử dụng ở các hình thức diễn xướng khác nhau trong các dịp như:
Festival Huế, các lễ hội dân gian, Phật giáo, âm nhạc thính phòng, trong
các nghi thức ngoại giao như trong hội nghị cấp cao APEC, cấp cao
ASEAN, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long..., biểu diễn phục vụ khách du
lịch, biểu diễn phục vụ nhân dân trong các cuộc đại lễ hoặc Tết cổ truyền
dân tộc, tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng... như vậy, Nhã nhạc đã có
không gian diễn tấu phong phú hơn rất nhiều so với trước. N hã nhạc đã
trở về không chỉ với bản thân nó theo ý nghĩa cung đình mà còn mở rộng
ra quảng đại quần chúng nhân dân. Chính vì vậy giá trị văn hóa cùa nó
cũng sẽ được giữ gìn, thắp sáng trong kho báu văn hóa của nhân loại mà
Huế có trách nhiệm trực tiếp bảo tồn và phát huy.

Điều đặc biệt thứ tư, không có một nơi nào ở nước ta và cũng hiếm
trên thế giới, mà có một không gian văn hóa vừa mang vật thể và phi vật
thể thuộc di sản văn hóa thế giới. Vật thể là tiền đề của phi vật thể và

74
#* _ __ r
Hành trình đên với Di sản Văn hóa Thê giới

ngược lại. Đó là sự phát triển hài hòa cả về thể chất và tâm hồn của một
sinh linh. Khi UNESCO đưa ra khái niệm di sản phi vật thể thì đó cũng
chỉ là những khái niệm tương đối để phân biệt các loại loại hình di sản.
Vật thể và phi vật thể trong nhiều trường hợp không thể tách bạch một
cách rành rọt, và ở Huế đã thể hiện rõ sự hòa quyện đan xen vào nhau.
Suy ngẫm lại câu nói của Ngài M'Bow, nếu diễn tả cho sát nghĩa hơn thì
phai dịch là: “Huế là một kiệt tác kiến trúc đô thị đầy chất thơ”. Câu này
đã thực chất bao hàm cả nội hàm vật thể và phi vật thể. Và trên thực tế
khi Huế được “cứu vãn, bảo vệ và tôn tạo”, một hình hài Huế đã được tái
hiện một cách khá cân bằng, duyên dáng trong tâm hồn Huế thơ. Đi cùng
với các hạng mục của Quần thể di tích c ố đô và Nhã nhạc là một loạt
công trình khác cũng như các loại hình phi vật thể khôi phục: Lễ hội
Nam Giao, ca Huế, những điệu hò sông nước... giữa Đại Nội là Duyệt
Thị Đường bao quanh bởi những kiến trúc Á Đông đặc sắc và phần nào
huyền bí. Ngày nay, khi vào thăm lại Huế ít ai có thể hình dung ra những
“Đêm hoàng cung” lại diễn ra tại chính trên mảnh đất um tùm sắn, khoai
mà nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện đã chỉ cho Tổng Giám đốc UNESCO
đó là nền đất của điện c ầ n Chánh uy linh năm nào.

Với giá trị của di sản hiện hữu cộng với sự năng động và những nỗ
lực của chính quyền và nhân dân, Huế xứng đáng là địa phương nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ sớm nhất, nhiều nhất cả của quốc tế và từ phía
chính phủ cũng như phi chính phủ ; cả về di sản vật thể và phi vật thể.
Ngay từ năm 1996 Huế là nơi sớm nhất được chính phủ thông qua một kế
hoạch tôn tạo, phát huy giá trị di sản với khoản ngân sách 720 tỷ đồng.
Khoản ngân sách này ở vào thời điểm 1996 là rất lớn, thể hiện sự quan
tâm đặc biệt của Nhà nước ta đối với di sản Huế. về mặt quốc tế, Huế
cũng là địa phương duy nhất được UNESCO hỗ trợ ngay từ đầu kể từ khi
bắt tay vào xây dựng hồ sơ kể cả vật thể và phi vật thể. Chỉ riêng trong
lĩnh vực phi vật thể nhiều dự án và đề tài nghiên cứu nhàm phục hồi và
phát huy giá trị di sản đã được hình thành. Đặc biệt, sự tài trợ của Dự án
quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam giai đoạn
2005 - 2009 với tổng mức kinh phí khoảng 350.000 USD, trong đó Quỹ
ủy thác Nhật Bản tài trợ thông qua UNESCO gần 155.000 USD, số còn
lại là vốn đối ứng từ phía Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào việc bảo

75
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

tồn loại hình âm nhạc bác học này. Ở đây, cần phải nói thêm rằng
UNESCO không phải là cơ quan tài trợ phát triển hay xúc tiến đầu tư mà
là cơ quan họp tác trí tuệ. Sự hỗ trợ của UNESCO chủ yếu là chất xám,
kinh nghiệm, thử nghiệm và đào tạo thông qua các hội thảo, thực nghiệm,
tổng kết... nhằm khơi dậy những tiềm năng nội sinh của từng bộ phận dân
cư. Tuy không thể đo lường bằng số tiền nhưng nhiều lúc sự hỗ trợ đó là
vô giá. Ngày nay, về mặt kinh tế, Huế thừa khả năng “lấy di sản nuôi di
sản” nhưng sự hỗ trợ của UNESCO vẫn vô cùng cần thiết. Đó là điểm
đặc biệt thứ năm của di sản Huế

Điểm nội bật thứ sáu là về mặt hợp tác và giao lưu quốc tế, lĩnh
vực này, di sản Huế cũng đứng số 1. Điều thuận lợi đầu tiên đối với di
sản Huế là Tỉnh Thừa thiên- Huế, thành phố Huế có quan hệ hợp tác,
giao thương khá rộng, đã kết nghĩa với nhiều thành phố có tên tuổi trên
thế giới và đặc biệt là Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã mở rộng
quan hệ họp tác trực tiếp với gần 50 tổ chức quốc tế chính phủ và phi
chính phủ và nhiều trung tâm văn hóa của các nước cũng như nhiều
trường đại học, trung tâm đào tạo, huấn luyện trên thế giới. Việc trao đổi
đoàn và phối hợp các chương trình đào tạo, giao lưu đã giúp cho Huế
không chỉ công nghệ, phương pháp để bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị di
sản mà còn giúp cho Huế một tầm nhìn, định hướng tương lai cho công
tác này. Cộng đồng Việt kiều gốc Huế cũng là nhóm người rất gắn kết và
luôn có những đóng góp thiết thực cho Huế. Và chính Huế và di sản văn
hóa Huế là điểm đưa họ xích lại gần nhau hơn. Hội người yêu Huế tại
Pháp là một ví dụ cụ thể.

Điểm mạnh thứ bảy là nhận thức của cộng đồng dân cư Huế đối với
di sản. Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển là mâu thuẫn chung đặt ra
cho tất cả các địa phương không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi
toàn thế giới. Chúne ta đang chứng kiến một thực tế là ờ một sổ nơi,
người dân địa phương đòi trả lại danh hiệu di sản để đảm bảo « mưu
sinh » hoặc một vài địa danh trên thế giới đã bị rút lại danh hiệu di sản.
Phải nói rằng ở tất cả các địa phương có di sản đều có những phản ứng
nhất định của người dân đối với quy hoạch bảo tồn di sản. Đó là những
va chạm về lợi ích khi họ phải di dời sang chồ khác hoặc do việc đền bù
không thỏa đáng. Ở Huế mâu thuẫn này cũng đặt ra khá gay gắt khi phải

76
Hànli trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

di dời hàng loạt nhà dân ra khỏi khu vực Thành nội. Nhưng nhìn chung,
Huế đã giải quyết êm đẹp. Cái gay gắt nhất và là điểm khác biệt với địa
phương khác là phản ứng quyết liệt của cộng đồng dân cư Huế đối với
một số dự án phát triển nhằm bảo về cảnh quan, môi trường: đồi Vọng
Cảnh, Cồn Hến, bờ sông Hương, khách sạn Hoàng Đế... Báo chí đã tốn
nhiều công sức và giấy mực để phản ánh ý nguyện của người dân. Tuy có
nhũng ý kiến chưa thực sự xác đáng nhưng phải công nhận ràng người
dân Huế đã ý thức khá cao về trách nhiệm của người dân đối với di sản.
Lòng tự hào cùa chủ nhân trực tiếp đối với di sản đã được khơi dậy. Ở
đây hoàn toàn không phải người dân ý thức trách nhiệm của mình theo
tinh thần của Công ước quốc tế năm 1972 hay 2003, mà chính là một
thành công lớn của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý di sản
các cấp.
Điểm thứ tám mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là Thừa Thiên Huế, di
sản Huế có một Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đỗ Huế mạnh nhất với một
đội ngũ cán bộ chuyên môn được đào tạo khá bài bản và có lẽ là có lực
lượng đông nhất trong các trung tâm bảo tồn các khu di sản thế giới tại
Việt Nam. Hơn 700 cán bộ, nhân viên kỹ thuật, công nhân trong đó gần
một nửa có trình độ đại học và trên đại học là một thế mạnh, một nguồn
lực không nhỏ vừa giúp cho Huế đủ khả năng bảo tồn một di sản có tầm
cỡ thế giới vừa là một là một trung tâm đào tạo, tạo điều kiện giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng vào việc thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội của tình. Một Trung tâm hết sức năng động
và liên tục đảm bảo kế thừa và phát triển. Một Trung tâm trực tiếp quản
lý cà hai di sản thế giới, vừa vật thể vừa phi vật thể, đây cũng là điểm
duy nhất ở Việt Nam và hiếm có trên thế giới. Tôi có may mắn được biết
và làm việc với tất cả các giám đốc của Trung tâm kể từ ngày thành lập
đến nay, mỗi người một vẻ nhưng đều có điểm chung là tận tụy, tâm
huyết với di sản: anh Hiện, anh Nhĩ, anh Thái Công Nguyên, kiến trúc sư
Phùng Phu và hôm nay là Tiến sĩ Phan Thanh Hải. Vào dịp kỷ niệm 20
Quần thể di tích Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và 10
năm Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Kiệt tác Phi vật thể và
Truyền khẩu cùa nhân loại (năm 2008, xếp loại Văn hóa phi vật thể Đại
diện của nhân loại). Các anh, kể cả người đã khuất, chác sẽ vui lắm khi

77
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

nhìn thấy những thành tựu to lớn của Trung tâm trong hơn 30 năm qua và
cũng sẽ ngầm tự hào về phần đóng đóng góp của mình vào những thành
tựu đó.

Sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc tới thế mạnh thứ chín của di
sản Huế, đó là là sự chỉ đạo, quan tâm, theo dõi sát sao của lãnh đạo
tỉnh. Các thế hệ lãnh đạo tỉnh trong mấy chục năm qua đã kế tiếp nhau
tôn trọng “nguyên tắc” kế thừa và phát triển, luôn xem công tác bảo tồn
và phát huy di giá trị di sản Huế (vật thể và phi vật thể), là một vinh dự
và trách nhiệm lớn lao, một nhiệm vụ ưu tiên nhằm giữ gìn một kho báu
vô giá cho quốc gia, cho thế giới, cho các thế hệ mai sau, và đối với
tỉnh, là để vừa giữ bản sắc Huế, vừa là một mũi nhọn để phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương. Thành công của sự lãnh đạo này trước tiên
là tầm nhìn đối với di sản. Lãnh đạo tỉnh đã giải quyết khá trọn vẹn mối
quan hệ giằng co giữa bảo tồn và phát triển, luôn lắng nghe và tiếp thu
ý kiến của chuyên gia, của nhân dân. ít có nơi như Huế, lãnh đạo “thuộc
lòng” các vấn đề đặt ra cho di sản, cho nên đã có những quyết sách
đúng về quy hoạch, bảo tồn và đầu tư thích đáng về nguồn nhân lực và
vật lực cho di sản.

L.K.T

78
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giói

NHÃ NHẠC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM


T H ự C HIỆN CÔNG ƯỚC UNESCO 2003
Lê Thị Minh Ly

Mười năm Công ước UNESCO 2003 cũng là mười năm Nhã nhạc
được công nhận, hiện diện với các danh hiệu Kiệt tác Di sản truyền khẩu
và phi vật thể của nhân loại (2003) và Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại (2008). Nhã nhạc đã hồi sinh và phát huy giá trị trong đời
sống đương đại. Nhã nhạc là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt
Nam được bảo vệ ở cấp độ quốc tế với những bài học kinh nghiệm tốt.

Hồ SO’ của cộng đồng


Cho đến nay, dù rằng đã có gần chục hồ sơ di sản văn hóa phi vật
thể đề cử UNESCO được ghi nhận vào các danh hiệu khác nhau, song hồ
sơ đầu tiên - Nhã nhạc, Âm nhạc cung đình Việt Nam là hồ sơ để lại
trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất về tính cộng đồng, vai trò của cộng đồng
và việc tự xây dựng hồ sơ đề cử. Đây là tiêu chí quan trọng nhất, khó
nhất và không thay đổi của mọi danh hiệu UNESCO bởi vì di sản là của
cộng đồng và chỉ có thể bảo vệ được bởi cộng đồng.

Đầu năm 2002, Luật di sản văn hóa có hiệu lực và cũng từ đó hoạt
động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam bước sang một giai
đoạn mới với cơ sở pháp lý mới. Theo đó Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Di
sản văn hóa giao cho tôi nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực quản lý di sản văn
hóa văn hóa phi vật thể từ tháng 6/2002. Công việc đầu tiên mà Cục triển
khai là họp bàn với ù y ban quốc gia UNESCO Việt Nam về kế hoạch đề
cử di sản vào Chương trình công nhận Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi
vật thể của nhân loại. Đây là một chương trình đặc biệt của thời kỳ tiền
Công ước 2003. Việc đề cử di sản vào chương trình này rất khó khăn bởi

* Tiến sĩ. ù y viên Hội đồng Di sản V ăn hóa Q uốc gia

79
\ r I
Ạ __ Ạ 2 _ l ố TA • _ 2 n p i Ạ _ • f • ? n n i > HT1 1 •A T T A
Công cuộc Bao tôn Di san Thê giói 0’ Thừa Thiên Huê

vì khi đó UNESCO đang trong quá trình xây dựng Công ước. Nhận thức
về di sản, việc xác định các tiêu chuẩn tiêu chí và hướng dẫn thực hành
xây dựng hồ sơ còn lý thuyết và chưa đủ kinh nghiệm thực tế nên các
quốc gia thành viên khá lúng túng trong việc xây dụng hồ sơ. Một di sản
của Việt Nam cũng đã từng đề cử vào năm 2001 song vì không được
hướng dẫn nên thiếu cơ sờ pháp lý và không được chấp nhận. Năm 2002,
Nhã nhạc đã được xem xét cùng với một số di sản khác trong đó có Rối
nước đề chuẩn bị đề cử cho đợt xem xét vào năm 2003. Có thể nói Rối
nước cũng hoàn toàn xứng đáng để đề cừ ở thời điểm này song Nhã nhạc
nổi bật lên như một trường hợp di sản đặc biệt của quốc gia đã được nhận
dạng đầy đủ các giá trị, đã và đang được bảo vệ khẩn cấp để hồi sinh. Bời
vậy ủ y ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa Thể thao và Du
lịch đã nhanh chóng quyết việc chọn Nhã nhạc để xây dựng hồ sơ đệ
trình UNESCO để đưa vào Chương trình công nhận các Kiệt tác Di sản
văn hóa Phi vật thể và Truvền khẩu của nhân loại. Ngay lập tức chuyến
công tác của Cục Di sản văn hóa, Viện Âm nhạc và Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam đã được thực hiện tại Huế để cùng với lãnh đạo và một
nhóm cán bộ khoa học của Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế xây
dựng hồ sơ. Với sự cố vấn khoa học của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô
Ngọc Thanh, người có rất nhiều tri thức và kinh nghiệm trong công tác
nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể, chúng tôi đã phân tích từng điểm
trong hướng dẫn của UNESCO và tiến hành việc nhận dạng các giá trị
của di sản thông qua các tài liệu nghiên cứu. Rất may mắn trước đó
Trung tâm đã có chương trình họp tác phục hồi Nhã nhạc với sự hỗ trợ
của Chính phủ Nhật bản thông qua Quỹ Toyota và đội ngũ cán bộ của
Trung tâm đã triển khai tốt công tác nghiên cứu nên cơ sở chứng lý và
khoa học của di sản khá rõ. Cùng với một hội thảo khoa học quốc tế triển
khai ngay sau đó, chỉ trong một thời ngắn hồ sơ đã cơ bản hoàn thành.
Điều mà tôi tâm đắc nhất khi được tham gia xây dựng hồ sơ này, đó
chính là tính cộng đồng, vai trò của cộng đồng đã được thể hiện một cách
thực sự từ việc khảo sát, nghiên cún, viết hồ sơ đến việc làm phim và đặc
biệt là việc xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ di sản. Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế đã thực hiện đúng yêu cầu của UNESCO là một
thiết chế của cộnc; đồng, đại diện cho cộng đồng đề cử di sản và phát huy
được sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng hồ sơ. UNESCO

80
Hành trình dên với Di sản Văn hóa Thê giới

khẳng định: “Như đã nêu trong Công ước Báo vệ Di sản Văn hóa Phi vật
thế, chỉ những di sản nào được cộng đồng thừa nhận là của họ và mang
lại cho họ ỷ thức về bản sắc và sự kế tục thì mới bảo tồn được. Việc xây
dựn<ỉ, hoặc áp dụng bất kỳ biện pháp bảo tồn nào cũng phải được sự
đồng ý và tham gia của bản thân cộng đồng nơi nó tồn tại.” (ICH kit)

Một chưong trình hành động kịp thòi, mạnh mẽ vì di sản, vì


cộng đồng

17/10/2003, Côrm ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể ra đời đánh dấu một sự kiện vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa
của Nhân loại. Dù ràng ra đời muộn sau Công ước về bảo vệ di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới (vật thể) hơn 30 năm nhung Công ước này phát
triển rất nhanh, mạnh và hiệu quả. Sau 10 năm đã có 155 nước phê chuẩn
và gia nhập Công ước. Điều này cũng họp lý bởi di sản văn hóa phi vật thể
là con người, là sự sống, là chính nền tảng của phát triển bền vũng.

Tháng 11/2003, Nhã nhạc được UNESCO tuyên bố công nhận là


Kiệt tác Di sản Văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại tại cuộc
họp Đại hội đồng thường niên. Thật ý nghĩa khi vào thời điểm đó Cục Di
sàn văn hóa đang tổ chức cuộc tập huấn toàn ngành lần đầu về chủ đề Di
sản văn hóa phi vật thể tại Huế. TS. Frank Proschan, chuyên gia văn hóa
dân gian của Viện Smithsonian Hoa Kỳ được Cục mời giảng dạy cho lớp
tập huấn (hiện nay ông là cán bộ UNESCO, Vụ Di sản văn hóa phi vật
thể) là người đầu tiên thông báo cho chúng tôi tin này vào lúc 23 giờ (giờ
Paris là 17 giờ). Nói về giá trị di sản UNESCO viết “N hã nhạc, âm nhạc
Cung đình của Việt Nam được xem như là một phương tiện giao tiếp và
bày tỏ lòng tôn kính đến các bậc thần linh và đế vương; mặt khác Nhã
nhạc được phục vụ như một phương tiện đế truyền đạt tư tưởng triết lý về
thiên nhiên và vũ trụ của người Việt Nam”. (UNESCO- ICH kit)

Đầu năm 2004, ử y ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa đoàn
Nhã nhạc sang tận Paris để đón nhận danh hiệu và trinh diễn quảng bá di
sàn. Lễ đón nhận đã được tổ chức trang trọng ngay tại trụ sờ UNESCO
với sự hân hoan, tình cảm nồng nhiệt của bà con Việt kiều và bạn bè
quốc tế. Một chuyến công du giới thiệu di sản rất thành công tại Paris,
M ontreil,... Marseil, Bruxell... Hiếm có di sản nào có được vinh dự và

81
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

cơ hội may mắn này. Đó cũng là hoạt động đầu tiên của chương trình
hành động bảo vệ di sản Nhã nhạc.

Năm 2005, với sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO Hà Nội và sự nỗ


lực của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, dự án thực hiện chươns
trình hành động bảo vệ Nhã nhạc đã được UNESCO thông qua và tài trợ.
Dự án kéo dài trong 3 năm 2006-2008. Có thể nói đây là một Dự án rất
kịp thời, cụ thể và hiệu quả. Điều đó thể hiện ở sự phối họp tham gia của
các bên liên quan từ Trung ương đến địa phương, từ quốc tế đến quốc
gia, từ cơ quan quản lý di sản đến cộng đồng. Việt Nam đã thực hiện
được cam kết với UNESCO trong điều 15 Công ước “trong khuôn khổ
các hoạt động bảo vệ di sản vãn hóa phi vật thể, mỗi Quốc gia thành viên
cần phải nỗ lực để đảm bảo khả núng tham gia tối đa cùa các cộng đồng,
nhóm người và trong một sô trường hợp lù các cá nhân đã sáng tạo, duy
trì và chuyển giao loại hình di sản này và cần phải tích cực lôi kéo họ
iham gia vào công tác quản lý.” Điểm nổi bật của Dự án Nhã nhạc là sự
nhận thức đúng về vai trò của cộng đồng và các hoạt động hỗ trợ cộng
đồng và liên kết, phát huy cộng đồng bảo vệ di sản một cách hiệu quà.

Truyền dạy và phát triển bền vững

Di sản văn hóa phi vật thể, theo cách hiểu của Công ước UNESCO
2003 là “di sản sống". Bảo vệ di sản là bảo vệ con người. Di sản văn hóa
phi vật thể tiềm ẩn trong tri thức và khả năng của những người mà chúng
ta gọi họ là nghệ nhân hay là “báu vật sống”. Việc bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ các nghệ
nhân/các báu vật nhân văn sổng. Đó chính là việc ghi nhận những tài
năng của họ, tôn vinh họ, hỗ trợ họ, tạo điều kiện tốt nhất nếu có thể để
họ tự nguyện trao truyền và phát huy khả năng của mình trong sự nghiệp
bảo vệ di sản văn hóa. Mặc dầu cho đến nay vẫn chưa có chính sách của
Nhà nước, mười năm qua Chính quyền địa phương và Trung tâm Bảo tồn
Di tích Cổ đô Huế đã có biện pháp và cơ chế linh hoạt để chăm sóc, hỗ
trợ các nghệ nhân vừa tôn vinh họ vừa khai thác giá trị di sản từ họ. Các
nghệ nhân bậc thầy được hưởng trợ cấp thường xuyên và khi tham gia
vào từng hoạt động của các dự án lại được thù lao theo chế độ. Một trong
những hoạt động được UNESCO đánh giá cao đối với Nhã nhạc đó là
hoạt động truyền dạy cho lóp nhạc công trẻ đang thực hành tại Nhà hát

82
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

Nghệ thuật Truyền thống Cung đình. Mười năm qua, công việc này đã
triển khai trong nhiều đợt. Các nghệ nhân đã giúp họ nâng cao nhận thức
về di sản, trao truyền cho họ các ngón nghề và giúp họ thực hành kỹ năng
trình diễn. Tính tích cực, chủ động và tinh thần say mê học hỏi là ưu
điểm của thế hệ chủ thể văn hóa tiếp nối.

Sự họp tác giữa các nghệ nhân dân gian với các giảng viên chuyên
nghiệp về nghệ thuật âm nhạc đã đào tạo các em sinh viên theo học tại
trường âm nhạc một cách bài bản. Đó không phải là sự chuyên nghiệp
hóa di sản mà là một giải pháp linh hoạt để vừa trang bị cho các em
những kiến thức cơ bàn về âm nhạc và vừa cho các em thực hành dựa
trên cơ sở trao truyền theo phương thức dân gian.

Truyền dạy là biện pháp khó nhất trong số các biện pháp bảo vệ di
sản bởi vì nó liên quan đến nguồn nhân lực và sự phát triển bền vững.
Rất nhiều di sản không có người kế tiếp. Nhã nhạc cũng là một trường
hợp khó. Song định hướng đưa Nhã nhạc vào cuộc sống đương đại đã tìm
ra cách thức cho việc phát triển và bước đầu đã hình thành được đội ngũ
kế tục di sản. GS.TS. Trần Văn Khê, một nhà nghiên cứu âm nhạc dân
tộc học nối tiếng cho rằng các nhạc công trẻ có rất nhiều ưu thế để phát
triển nhanh và sáng tạo.

Quản lý di sản - bài học từ Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế

Theo Công ước 2003 (điều 13), mỗi quốc gia thành viên cần “chỉ
định hoặc thành lập một hoặc nhiều CO’ quan đủ năng lực bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thế hiện có trên lãnh thổ mình”. Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế và những hoạt động bảo vệ Nhã nhạc mười năm qua đã
khẳng định vai trò của mình thực hiện cam kết của quốc gia đối với
UNESCO. Các đồng nghiệp của chúng tôi vừa là nhà nghiên cứu khoa
học, vừa là nhà quản lý, họ luôn luôn học hỏi, vươn lên để hội nhập quốc
tế và sát cánh với cộng đồng bảo vệ di sản bởi vì di sản Huế cả vật thể và
phi vật thể Huế là của quốc tế, của quốc gia và của chính họ.

Hà Nội tháng 8/2013

L.T.M.L

83
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

20 NĂM BẢO TÒN QUẦN THẺ DI TÍCH CỐ ĐỘ HUÉ


THEO TINH THẦN CÔNG ƯỚC DI SẢN THÉ GIỚI (1972) -
T Ừ CẢM NHẬN
• CỦA MỘT
• NGƯỜI TRONG c u ộ• c
Đặng Văn B ài4

Với tư cách là thành viên đoàn công tác Vụ Bảo tồn bảo íàng tại
Đặc khu Vinh Lĩnh, tháng 6 năm 1975, chúng tôi đã có mặt tại Đại Nội
Huế, xem xét điện Thái Hòa, Bảo tàng Khải Định và một số công trình
kiến trúc khác trong Hoàng Thành. Từ đó đến nay đã gần 40 năm, nhưng
ấn tượng ban đầu của tôi về khu di sản vẫn còn rất sống động. May mắn
hơn nữa là, số phận đã cho tôi cơ hội được tham gia vào rất nhiều dự án
có liên quan tới công việc bảo tồn Quần thể di tích c ố đô Huế (Di tích
Cố đô Huế). Và nhờ thế tôi cũng tự coi mình là một trong những chứng
nhân về sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp của khu di sản. Và nhân
đây xin được chia sẻ những cảm nhận hoàn toàn cá nhân về một di sản có
giá trị bậc nhất của đất nước chúng ta.
1. Việt Nam nhận thức rõ vinh dự to lón và trách nhiệm nặng
nề khi được UNESCO vinh danh Di tích c ố đô Huế là Di sản Văn
hóa Thế giói.

Công ước UNESCO 1972 về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên
Thế giới (sau đây gọi là Công ước 1972) là một bước tiến vượt bậc trong
tư duy nhân loại về vai trò của văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói
riêng trong quá trình phát triển nền văn minh của thế giới. Công ước
1972 không chỉ là khung pháp lý mà còn là “diễn đàn đối thoại văn hóa”
và tích hợp những ý tường nhân văn cao đẹp hướng tới sự khoan dung,
khát vọng tạo ra môi trường hòa bình và ổn định đảm bảo cho các quốc
gia thành viên được phát triển bền vững và bình đẳng trong quá trình hội
nhập quốc tế.

* PG S.TS. Phó Chủ tịch Hội di sản văn hóa Việt Nam

84
Hànli trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

Công ước 1972 đã thiết lập khuôn khổ pháp lý, cơ cấu tổ chức và
cơ chế giám sát có hiệu quả việc thực hiện mục tiêu chung lớn nhất là
“nhận diện, bảo tồn, giới thiệu và truyền lại cho đời sau những di sản văn
hóa và thiên nhiên có giá trị nổi bật toàn cầu”. Mục tiêu này được hình
thành từ quan niệm khoa học rất sáng suốt, thừa nhận “di sản văn hóa và
thiên nhiên thế giới là những tài sản vô giá và không thế thay thế được,
không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di
sản nào trong số đó nếu biến mất, xuống cấp hoặc thất thoát, cũng sẽ
làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới. Trong
số đó, cỏ nhũng di sản, với tính chất vô củng đặc biệt của chúng được
coi là có "giá trị nổi bật toàn cầu ” và vì vậy xứng đáng được bảo vệ đặc
biệt đê chổng lại những nguy cơ ngày càng lớn mà các di sản đang phải
đối mặt”'.

Thừa nhận tư tưởng nhân văn cao cả và mục tiêu tốt đẹp của Công
ước 1972, Chính phủ Việt Nam đã cho phép xây dựng hồ sơ đề cừ di sản
và tại Hội nghị lần thứ 17 của ủ y ban Di sản Thế giới họp tại Cartogena
(Colombia) ngày 11 tháng 12 năm 1993, UNESCO đã công nhận Di tích
Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí (ui): Huế thể hiện một
bang chứng nỗi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất mà đỉnh
cao của nó vào đầu thế kỷ XIX, và tiêu chí (IV): Quần thể Di tích Huế là
một ví dụ nối bật của một kinh đô phon% kiến phương Đông, Có thể coi
đây là một bàng chứng xác thực nhất về tinh thần đổi mới tư duy cũng
như đóng góp xứng đáng của Việt Nam cho thế giới trong tiến trình giao
lưu văn hóa và hội nhập quốc tế thông qua hoạt động bảo tồn di sản văn '
hóa. Trở thành Di sản Văn hóa Thế giới có nghĩa là, Di tích c ố đô Huế
hiển nhiên phải là một trong những di sản tuyệt vời nhất trong kho tàng
di sản văn hóa của nhân loại.

Năm 2002, ủ y ban Di sản Thế giới đã điều chỉnh các mục tiêu
chiến lược như sau:

- “Tăng cường uy tín của Danh mục Di sản Thế giới.

- Đảm bảo bảo tồn hiệu quả các Di sản Thế giói.

- Khuyến khích p h á t triển nâng cao năng lực ở các quốc gia
thành viên.

85
Công cuộc Bảo tôn Di sản Thê giói ở Thừa Thiên Huê

- Nâng cao nhận thức, thu hút sự tham gia và ủng hộ của người
dân đối với Di sản Thế giới thông qua truyền thông.

- Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện Cóng ước
T~\ • L
Di sán í
1T ^he
l
giới .
__ * / . * > > 2

Ta thấy, UNESCO xây dựng Công ước 1972 và cơ chế vận hành nó
trong đời sống cộng đồng quốc tế không chỉ nhằm vinh danh di sản văn
hóa và thiên nhiên, mà quan trọng hơn cả là hướng tới việc nâng cao
nhận thức và trách nhiệm của các quốc gia thành viên của Công ước
trong việc:

- Đảm bảo việc nhận diện, đề cừ, bảo tồn, giới thiệu và truyền lại
cho thế hệ sau các di sản văn hóa và thiên nhiên thuộc phạm vi lãnh thổ
nước mình, và hỗ trợ các nước thành viên khác trong những công việc
tương tự nếu được yêu cầu (Điều 4 và 6, Công ước 1972).

- Đưa ra nhũng chính sách chung nhằm tạo cho di sản một chức
năng nào đó trong đời sống cộng đồng (Điều 5, Công ước 1972).

Việt Nam đánh giá cao vai trò của UNESCO với tư cách “là một cơ
sở thí điểm các ý tưởng (laboratory of ideas), nhiệm vụ trí tuệ của nó là
đoán định những vấn đề đang nổi lên quan trọng nhất trong các lĩnh vực
hoạt động của mình và đề ra những chiến lược và chính sách phù hợp để
giải quyết các vấn đề đó”3. Có thể nói, Công ước 1972 đã có những đóng
góp to lớn cho việc bảo vệ đa dạng văn hóa, xúc tiến đa phương văn hóa,
nhằm khắc phục xu hướng muốn đồng nhất văn hóa hoặc áp đặt giá trị
văn hóa của quốc gia này lên quốc gia khác. Và bằng cách soạn thảo các
quy chuẩn quốc tế, hướng dẫn thực hiện, Công ước 1972 đã giúp cho các
cơ quan bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam nói chung và Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế nói riêng, nâng cao năng lực quản lý và xúc tiến
các cơ hội họp tác quốc tế trong lĩnh vực di sản văn hóa. Đó là một trong
những lý do cơ bản khiến cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế trong
20 năm qua đã hết sức nỗ lực và nghiêm túc thực hiện các điều khoản
Công ước 1972 vào điều kiện thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Những
nỗ lực của cả quốc gia và chính quyền cũng như cộng đồng cư dân Huế
đã góp phần quan trọng giúp cho Di tích c ố đô Huế thoát khỏi tình trạng
khẩn cấp, và bước sang giai đoạn phát triển bền vừng.

86
Hành trình đến vói Di sản Văn hóa Thế giới

2. Chúngo ta đã nhận
• diện
• sâu săc ogiá trị• nôi bật
• toàn câu của Di
tích Cố đô Huế và thục thi những cơ chế, chính sách phù họp tạo ra
cho khu di sản một chức năng mói trong đòi sống xã hội

Dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, các
nhà Huế học và các chuyên gia quốc tế, chúng ta đã từng bước làm rõ
thêm các mặt giá trị nổi trội của khu Di tích c ố đô Huế ở các mặt sau
đây:

Thứ nhẩí, Di tích c ố đô Huế là một Di sản Văn hóa Thế giới điển
hình vì ở đó hàm chứa cà hai mặt giá trị vật thể và phi vật thể tiêu biểu
của nhân loại (1993, Di tích c ố đô Huế được UNESCO vinh danh là Di
sản Văn hóa Thế giới; năm 2003, Âm nhạc cung đình Việt Nam/Nhã
nhạc triều Nguyễn được công nhận là Kiệt tác Di sản Văn hóa phi vật thể
và truyền khẩu của nhân loại). Qua Di tích c ố đô Huế, chúng ta càng
hiểu rõ hon mối quan hệ mật thiết giữa hai loại hình di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể. Mối quan hệ mật thiết như thế đặt ra yêu cầu không
được quá tách bạch riêng lẻ mà phải có cách tiếp cận tổng thể và hệ
thống đối với khu di sản này. Ta thấy di sản văn hóa vật thể bao giờ cũng
hàm chứa các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Và chính các giá trị văn
hóa phi vật thể/biểu tượng văn hóa là nhân tố làm nên “sức sống”/ “hồn
cốt” của di sản văn hóa vật thể. Và trong chừng mực nào đó di sản văn
hóa vật thể chỉ là phần vỏ vật chấư“ehất mang vác, chuyển tải” giá trị
văn hóa phi vật thể. Hơn nữa, trong di sản văn hóa phi vật thể, ta càng
thấy rõ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố chủ thể văn hóa, người
sáng tạo, thực hành, bảo tồn và trao quyền văn hóa (rõ nét nhất là các
nghệ nhân Nhã nhạc Cung đình Huế và các nghệ nhân ca Huế...). Và do
đó, trong công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị Di tích c ố đô Huế, chúng
ta phải chú ý tới vai trò của con người cũng như lợi ích cộng đồng cư dân
địa phương theo đúng như tinh thần Công ước 1972.

Thứ hai, UNESCO xác định giá trị nổi bật toàn cầu với Di tích c ố
đô Huế theo hai tiêu chí (iii và iv) trong Công ước 1972 là những tiêu chí
có gắn với tính chất kinh đô và hoàng gia thời phong kiến Việt Nam.
Tính chất kinh đô, tính chất hoàng gia có thể là một trong những tiền đề
quan trọng tạo nên các giá trị văn hóa nổi trội của các yếu tổ cấu thành
khu di sản này. Và với tính chất đặc trưng như vậy, Huế hoàn toàn có thể

87
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

được coi là một “di sản kiến trúc đô thị” tiêu biểu của nhân loại. N hư
chúng ta đã biết, tất cả kinh đô trên thế giới đều hội tụ được những tinh
hoa, nhân kiệt, nguồn lực tốt nhất của cả nước cho việc tạo dựng nên
trung tâm quyền lực chính trị, kinh tế và văn hóa quốc gia. Đó là những
tiền đề quan trọng cho việc sáng tạo những giá trị văn hóa mang tầm
nhân loại. Người ta thường nói kinh đô/thủ đô là nơi tích hợp và lan tỏa
các giá trị văn hóa quốc gia. Vậy thì trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy
giá trị Di tích c ố đô Huế chúng ta luôn phải ghi nhớ tính chất hoàng
gia/kinh đô trong khoảng gần 400 năm (1558 - 1945) của khu di sản này
để có thái độ ứng xử tương thích với loại hình di sản kiến trúc đô thị này.

Thử ba, Di tích c ố đô Huế cho chúng ta bài học lịch sừ hết sức sinh
động về thái độ ứng xử có văn hóa với môi trường thiên nhiên trong quá
trình đô thị hóa. Quan niệm “thiên - địa - nhân” là một và các nguyên tắc
phong thủy điển hình của phương Đông đã được vận dụng khá nhuần
nhuyễn trong việc xây dựng Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử cấm Thành,
các lăng tẩm, đền đài, miếu mạo, chùa Phật... ở Huế và đã tạo ra ấn tượng
mạnh mẽ về mặt thẩm mỹ cho du khách bổn phương. Các yếu tố thiên
nhiên đã trở thành một phần quan trọng trong “di sản kiến trúc đô thị”
Huế. Có thể nói, hệ thống vườn Ngự uyển, nhà vườn và hệ thống sông hồ
ờ Huế là một trong những nhân tố làm nên sắc thái riêng của khu Di tích
Cố đô Huế.

Thứ tư, Di tích c ố đô Huế không chỉ là một hợp thể hài hòa giữa
thiên nhiên và kiến trúc mà còn chứa đựng sự đa dạng văn hóa cả về vật
thể và phi vật thể, trong đó lối sống cung đình của hoàng gia, nếp sống
thanh lịch, tế nhị của cộng đồng cư dân Kinh Thành cũng là nhân lõi làm
nên sự hấp dẫn cho Huế xưa và Huế ngày nay. Các chuyên gia quốc tế đã
rất đúng khi ví Di tích c ố đô Huế như “một kiệt tác thơ về kiến trúc đô
thị”, chỉ riêng trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể ta cũng thực sự nhận
ra sự phong phú của hầu hết các loại hình di tích (thành quách là loại
hình kiến trúc quân sự; cung điện, lầu gác là kiến trúc dân dụng; lăng
tẩm, đền, chùa, miếu mạo là kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng...

Rất hiếm có một di sản văn hóa thế giới nào lại bao chứa trong lòng
nó hơn 500 công trình kiến trúc - nghệ thuật có giá trị cao về mặt lịch sử,
văn hóa, khoa học và thẩm mỹ. Đặc biệt là tổng thể di tích kiến trúc c ố

88
Hànli trình đến vói Di sản Văn hỏa Thế giới

đô Huế còn được bảo tồn “gần như nguyên vẹn” trong lòng một đô thị
mới đang phát triển. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu phải có quan điểm tiếp
cận tổng thể và hệ thống khi xây dựng các phương án bảo tồn, tôn tạo Di
tích Cố đô Huế.

3. Huế đã cùng cả nước nghiêm túc thực hiện trách nhiệm và


nghĩa vụ của một quốc gia thành viên tham gia Công ước 1972 là:
Đưa khu di sản thoát khỏi tình trạng cứu nguy khẩn cấp, bước sang
giai đoạn phát triển bền vững. Nói như thế là nhằm khẳng định Di
tích Cố đô Huế đã từng bước có được vị trí và chức năng mói trong
đòi sống xã hội nói chung và trong lòng cộng đồng cư dân xứ Huế
nói riêng.

Ta thấy nhiều ý tường văn hóa và nội dung các điều khoản của
Công ước 1972 đã được vận dụng một cách sáng tạo để xây dựng Luật di
sản văn hóa năm 2001 và Luật di sản văn hóa được sửa đổi bổ sung năm
2009. Mục đích xây dựng văn bản luật đã được xác định rất cụ thể: “để
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa
ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di
sản vãn hóa thế giới.

Dẻ tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao (rách nhiệm
của nhân dân tham gia bảo vệ và phát huv giá trị di sản văn hóa ” , với
nhận thức sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của di sản văn hóa với tư cách là:

- Một bộ phận cấu thành môi trường sổng của nhân loại.

- Hàm chứa các mặt giá trị tiêu biểu về lịch sừ văn hóa và khoa học.

- Tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh cho phát triển bền vững.

- Góp phần giáo dục hình thành nhân cách, đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ phát triển.

- Phương tiện giao lưu quốc tế, đối thoại văn hóa với trái tim rộng
mở, khoan dung làm cơ sở cho họp tác và đầu tư trong lĩnh vực kinh tế.

- Loại tiềm năng đa dạng có thể tạo ra những sản phẩm du lịch độc
đáo và hấp dẫn.

89
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói (ỷ Thừa Thicn Huế

Có thể nói, bảo tồn di sản văn hóa có liên quan mật thiết với tất cả
các lĩnh vực hoạt động văn hóa đã được xác định trong “Chiến lược phat
triển văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (tư
tường, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa; Di sản văn hóa; Văn học,
nghệ thuật; Giao lưu văn hóa với thế giới; Thể chế và thiết chế văn hóa).
Đặc biệt, Nhà nước còn xác định rõ “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
dân tộc là nhiệm vụ then chốt của chiến lược văn hóa”5.

Chúng ta cũng đã thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của quốc gia
thành viên, thiết lập một tổ chức để thực hiện thống nhất quyền quản lý
khu di sản là Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế với cơ cấu tổ chức
họp lý, hoạt động có hiệu quả và ngày càng có tính chuyên nghiệp hơn.
Trước hết, phải kể đến đội ngũ cán bộ khoa học trẻ của Trung tâm đă
được đào tạo có bài bản thông qua việc tham gia các lóp tập huấn, các dự
án họp tác quốc tế về tu bổ di tích mà công trường tu bổ trên địa bàn
thành phố Huế là một “phòng thí nghiệm thực tế rộng lớn nhất” thực hiện
đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc bảo tồn khu di sản.

Điều tôi đặc biệt tâm đắc là, Ban Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế đã mạnh dạn lựa chọn và phối hợp với các chuyên gia
của Việt Nam và quốc tế trong việc bảo quản, tu bổ và tôn tạo di tích
(Chi nhánh miền Trung của Công ty cổ phần Bảo tồn Di tích Trung
ương, Phân viện Khoa học Công nghệ xây dựng miền Trung của Viện
Khoa học Công nghệ xây dựng - Bộ Xây dựng, các chuyên gia Nhật
Bản, Ba Lan, Cộng hòa liên bang Đức và UNESCO), với phương thức
họp tác lâu dài, liên tục gần 20 năm qua, cho phép tận dụng năng lực của
những cá nhân gắn bó với Huế, hiểu rõ thực trạng di tích của địa phương
theo hướng kết hợp kinh nghiệm, công nghệ truyền thống của các nghệ
nhân địa phương và phương tiện kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến
của thế giới, để gia cường độ bền vững (khả năng chịu lực) và kéo dài
tuổi thọ các yếu tố gốc cấu thành di tích kiến trúc gỗ.

Các dự án bảo quản, tu bổ và tôn tạo di tích do Trung tâm thực hiện
trong thời gian qua tuân thủ một đường hướng cơ bản là “tu bổ thích
nghi”, tức là gia cường kéo dài tuổi thọ, kết họp tạo ra chức năng mới
phù hợp để di tích có được vị trí trong đời sống xã hội. Di tích Duyệt Thị
Đường được tu bổ nhàm tạo không gian văn hóa để bảo tồn và thực hành

90
Hành trình đến với Di sản Văn hỏa Thế giới

Nhă nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Quảng trường Ngọ Môn được tôn
tạo theo nguyên tắc khoa học (khắc phục tình trạng lầy lội khi mưa lũ) đã
trở thành không gian tổ chức sự kiện văn hóa tiêu biểu là Festival Huế
mang thương hiệu quốc gia và quốc tế, tạo ra nét đặc sắc và hấp dẫn cho
khu di sản; dãy Trường lang được phục hồi nối liền Duyệt Thị Đường và
khu vực Cung Diên Thọ cũng là một phương thức tạo sự hoàn chỉnh của
quần thể kiến trúc, nhưng quan trọng hơn là tạo điều kiện thuận tiện cho
khách tham quan kết nối các khu vực di sản mà không phải chịu nắng và
mưa dữ dội của xứ Huế. Mặt khác, dự án phục dựng điện c ầ n Chánh lại
đưọ'c triển khai theo hướng ngược lại là nghiên cứu, sưu tầm tư liệu kỹ
càng, thực nghiệm và đối thoại để tìm ra phương án phục dựng tối ưu
trước khi thi công.

Cuối cùng phải nhấn mạnh ý chí chính trị mang tính nhân văn của
các cấp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và sự ùng hộ, đồng thuận của cộng
đồng cư dân xứ Huế đã đảm bào cho công cuộc bảo tồn Di tích c ố đô
Huế được thực hiện theo đúng văn bản hướng dẫn thực hiện Công ước
1972. Khu di sản của chúng ta đã thoát khỏi tình trạng xuống cấp nghiêm
trọng để bước sang giai đoạn phát triển bền vững. Và quan trọng hơn nữa
là, di sản đã có được vị trí vững chắc trong đời sống xã hội của người
Việt Nam và trong lòng bạn bè quốc tế.

4. D ôi điều suy tu và kiến nghị

Tự mãn với thành tựu trong quá khứ là vật cản đường của phát triển.
Vì thế, chúng ta cần suy nghĩ đổi mới và sáng tạo để bắt kịp xu thế phát
triển của nhân loại. Đó là nguyên tắc “bảo tồn để phát triển và phát triển để
bảo tồn”, trong đó hai yếu tố quan trọng hàng đầu phải quan tâm là:

Thứ nhất, tính toàn vẹn và chân xác lịch sử/yếu tố cấu thành Di sản
Văn hóa Thế giới, trong đó các giá trị văn hóa phi vật thể/biểu tượng văn
hóa hàm chứa trong phần “vỏ vật chất” của di sản là cái đáng giá nhất
cần được bảo tồn và trao truyền cho các thế hệ mai sau.

Thứ hai, bảo tồn di sản phục vụ cho phát triển tức là phục vụ cho
nhu cầu phát triển toàn diện của con người, là mục tiêu phải hướng tới,
có nghĩa là di sản phải trở thành một phần đời sống của chủ thể văn
hóa/cộng đồng cư dân nơi có di sản. Cộng đồng phải có quyền tiếp cận di

91
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

sản, hưởng thụ giá trị di sản, nhận diện và quyết định phương án bảo vệ
và phát huy di sản.

Tôi nghĩ rằng đây là hai nguyên tắc có tính chất “bất biến” để chúng
ta lựa chọn và quyết định muôn vàn nguyên tắc có tính “vạn biến” trong
công cuộc bảo tồn Di tích c ố đô Huế cho hôm nay và cho tương lai. Bởi vì
hai nguyên tắc bất biến nêu trên có khả năng làm cho di sản trở nên có ích
cho thế hệ hôm nay và cũng thực sự cần thiết cho thể hệ mai sau.

Các giá trị nổi bật toàn cầu và đặc trưng nổi trội của Di tích c ố đô
Huế đặt ra yêu cầu phải tiếp cận nó với tư cách là một “di sản kiến trúc
đô thị” điển hình của Việt Nam với các bộ phận cấu thành như: ý tường
quy hoạch xây dựng đô thị ngay từ ban đầu gấn kết hài hòa giữa không
gian nhân tạo và môi trường cảnh quan đặc thù ờ xứ Huế; cấu trúc không
gian đô thị hiện đại ngày nay; diện mạo kiến trúc đặc sắc của Huế (bài
thơ về sự hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên); các quần thể kiến trúc,
các tác phẩm kiến trúc tiêu biểu của Huế; nếp sống kinh đô xưa, nếp sống
đô thị hiện nay, nét ngoan hiền, giọng nói ngọt ngào của các cô gái Huế
cùng với các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Huế chính là các
nhân tố cần được quan tâm. Tôi ước ao làm sao để cảnh quan đôi bờ sông
Hương trong tương lai gần sẽ được đề cừ thành một bộ phận của Di sản
Văn hóa Thế giới thì Quần thể Di tích c ố đô Huế sẽ hoàn chỉnh biết bao.

Trong gần 400 năm (1558 — 1945), Huế đã luôn là thủ phủ của 9
đời chúa Nguyễn, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn và 13 vị vua triều
Nguyễn. Đó là những triều đại có công lớn trong việc khai hoang, mở cõi
về phía Nam và đặc biệt là đã xây dựng cho chúng ta một “không gian
sinh tồn”, một lãnh thổ quốc gia rộng lớn và thống nhất có cương vực rõ
ràng với Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tôi cho rằng đó chính là một
di sản văn hóa quan trọng vào bậc nhất của đất nước, vì nó khẳng định
chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Do đó, việc bảo tồn và
phát huy giá trị di sàn văn hóa quốc gia nói chung, Di tích c ố đô Huế nói
riêng phải góp phần khẳng định và tôn vinh tinh thần Đại Việt và ý thức
độc lập tự chủ của Việt Nam làm chồ dựa tinh thần cho hội nhập và phát
triển. Đó cũng là cách để duy trì ngọn lửa của lòng yêu nước cho thế hệ
trẻ. Từ ý nghĩ này, tôi muốn Di tích c ố đô Huế phải được tu bổ, tôn tạo
với tư cách là một di sản gắn với hoàng gia và hoàng tộc. Tính chất

92
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giói

hoàng gia và hoàng tộc đòi hỏi ta phải có cách ứng xừ khác biệt, nghĩa là
phải tạo lập ở xung quanh di tích (đơn lẻ và quần thể) một không gian
trang nghiêm, sang quý, đẹp đẽ và thanh lịch. Hơn 20 năm qua, chúng ta
đã đầu tư đáng kể việc bảo tồn các di tích/di sản văn hóa vật thể và tạo
được sức sống mới cho khu di sản. Bước sang giai đoạn phát triển mới,
cần phát huy truyền thống của người Huế trong cách ứng xừ có văn hóa
với môi trường thiên nhiên xung quanh bằng việc quan tâm tôn tạo, phục
hồi hệ thống vườn ngự uyển trong hoàng cung, cũng như sân vườn bao
quanh các di tích kiến trúc. Đó cũng là phương thức tạo ra sức hấp dẫn
mới cho di sản theo đúng yêu cầu phát triển bền vững là tôn trọng môi
trường thiên nhiên cũng như thiết lập lối sống thích ứng với hiện tượng
biến đổi khí hậu đang đe dọa loài người. Nhưng quan trọng hơn, những
không gian có chất lượng thẩm mỹ của di sản sẽ có tác dụng thắp sáng
giấc mơ chân - thiện - mỹ cho các thế hệ người Việt Nam.

Cuối cùng, việc vinh danh Di tích c ố đô Huế là di sản văn hóa của
nhân loại phải phục vụ như thế nào cho yêu cầu giao lưu văn hóa và hội
nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập với Cộng đồng ASEAN vào năm 2015
là vân đề có tính chất cấp thiết. Tôi xin được trao đổi hai nội dung gắn
với giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực di sản văn hóa:

Thứ nhất, Festival Huế là một sự kiện văn hóa và du lịch đã vượt ra
khỏi phạm vi quốc gia để dần hướng tới một thương hiệu quốc tế. Và
cũng cần khẳng định, công cuộc bảo tồn Di tích c ố đô Huế 20 năm qua
đã tùng bước tạo lập cơ sở vật chất, không gian và môi trường văn hóa
lành mạnh và có chất lượng hấp dẫn với các cộng đôĩĩỊị cư dân Việt Nam
và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, xu hướng chung vừa qua là hơi thiên về
việc tổ chức Festival nhằm thu hút khách cho phát triển du lịch mà xao
nhãng mục tiêu quan trọng đặt ra trong Công ước 1972 là bảo tồn phải
gắn với cộng đồng, phục vụ phát triển cộng đồng, mang lại lợi ích cả về
vật chất lẫn tinh thần cho cộng đồng địa phương. Festival Huế có xu thế
hướng ngoại (người ngoại tỉnh và khách quốc tế). Chúng ta nên nhớ, du
lịch không phải là mục tiêu chính trong bảo tồn di sản, ngược lại du lịch
cần được nhận thức như là phương thức, phương tiện quảng bá di sản văn
hóa. Và do đó, không nên quá thiên về mục tiêu kinh tế, phát triển du lịch
hàng mọi giá. UNESCO đã từng cảnh báo du lịch không được kiểm soát

93
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thể giói ở Thừa Thiên Huế

là nguyên nhân gây áp lực rất lớn cho di sản văn hóa. Tôi cho rằng Huế
nên đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc hướng tới
các loại du khách cao cấp, tất nhiên là không được quên loại hình du lịch
số đông mang tính phổ cập.

Thứ hai, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế thực sự trở thành
một trong nhũng đơn vị có ưu thế nhất của Việt Nam trong lĩnh vực bảo
quản, tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc gỗ. Ta cần nhớ là, các bạn đồng
nghiệp của Trung tâm đã có hơn 20 năm tác nghiệp, cọ xát, tiếp cận hon
500 di tích kiến trúc gỗ và tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm cả
tích cực và sai sót. Bây giờ là lúc chính quyền địa phương cần quan tâm
đầu tư nguồn lực (cơ sờ vật chất - kỳ thuật và kinh phí) nhằm biến khu di
sản thành “Phòng thí nghiệm lớn”, Trung tâm đào tạo tập huấn thực địa
(on site) của ICOMOS, chí ít cũng là khu vực ASEAN. Xin nhắc Thái
Lan là một quốc gia có nhiều trung tâm của quốc tế trong lĩnh vực di sản
- Huế của chủng ta cũng có đầy đủ điều kiện và nguồn nhân lực xây
dựng thương hiệu quốc tế của Việt Nam về bảo quản, tu bổ di tích kiến
trúc gỗ. Đó cũng là biện pháp để Việt Nam hội nhập với Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015.

Đ.V.B

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. “Hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên
nhiên thế giới” do Văn phòng UNESCO Hà Nội hợp tác với Cục Di sản văn hóa
và ủ y ban quốc gia UNESCO Việt Nam ấn hành năm 2013, trang 1.
2. Tài liệu đã dẫn, trang 5.
3. Koichiro Matsuura “Vai trò của UNESCO trong thế kỷ XXI”, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội 2005, trang 35.
4. Luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2009, trang 31.
5. Chiến lược phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến năm
2020, tầm nhìn 2030, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2012, trang 160.

94
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

BẢO TÒN TOÀN DIỆN VÀ BÈN VỮNG DI SẢN VĂN HÓA HUÉ

N guyễn Thế H ùng*

Cách đây 5 năm, Di tích c ố đô Huế kỷ niệm 15 năm đưọc công


nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, cũng là thời điểm kết thúc chặng đường
đưa di tích vưẹrt qua tình trạng cứu nguy khẩn cấp để bước sang một
chặng đường mới, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Nhã nhạc -
Âm nhạc cung đình Việt Nam đã tròn 10 năm nhận danh hiệu Kiệt tác di
sản văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (nay là Di sản Văn
hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại). Hai di sản văn hóa, một vật thể,
một phi vật thể đều nằm trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế, và đều có
được vinh dự là những di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được vinh
danh ở mỗi lĩnh vực. Bài tham luận này thử điểm lại những kết quả đã
đạt được và cả những hạn chế của 20 năm bảo tồn phức hợp di sàn c ố đô
Huế.

- Di tích Cố đô Huế đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng
và Nhà nước, của các Bộ, ngành, của Tỉnh ủy, ủ y ban nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế và của toàn xã hội đối với công cuộc bảo tồn Di tích c ố
đô Huế. Chỉ sau 3 năm được vinh danh, trong bối cảnh còn nhiều khó
khăn, việc bảo tồn di tích c ố đô Huế đã được triển khai theo quy hoạch.
Ngày 12 tháng 2 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 105 /
TTg phê duyệt D ự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích c ố
đô Huế 1996 - 2010 thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và các
ngành, các cấp trong việc bảo tồn di tích c ố đô Huế. Nhận thức chung từ
trung ương tới địa phương đối với vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ bảo vệ di
tích Cố đô Huế ngày càng cao và tiếp tục được cụ thể hóa bàng những
quyết định, chính sách hết sức cụ thể: Quyết định phê duyệt Đề án điều

* T iến sĩ, Cục trường Cục Di sản văn hóa

95
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ỏ- Thừa Thiên Huế

chinh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích c ố đô H uế giai đoạn
2010 - 2020 (Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2010);
Quyêt định vế một sổ cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát
huy giá trị di tích c ố đô Huế của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số
1880/QĐ-TTg ngàyl2 tháng 12 năm 2012) được ban hành cho phép tỉnh
Thừa Thiên Huế triển khai đồng bộ và mạnh mẽ hơn nhiều nhiệm vụ mà
trước đây khó có khả năng thực hiện

v ề việc đầu tư cho di tích, ngân sách TW mỗi năm hỗ trợ cho tu
bổ di tích hàng chục tỷ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hóa hỗ trợ mỗi năm 25 tỷ đồng và mức độ hỗ trợ này đã được giữ trong
nhiều năm nay, nâng tổng kinh phí hỗ trợ trong hơn 10 năm qua từ
Chương trình mục tiêu quốc gia lên tới 300 tỷ đồng để trở thành nguồn
lực quan trọng nhất cho việc tu bổ di tích c ổ đô Huế. Trong những năm
tới đây, với cơ chế đặc biệt, việc bảo tồn di tích sẽ còn nhận được sự
đầu tư nhiều hơn nữa cho di tích. Cùng với sự đầu tư của N hà nước, sự
đầu tư của ngân sách địa phương, sự hỗ trợ của quốc tế, sự đóng góp
của các tổ chức, cá nhân và nguồn tái đầu tư từ nguồn thu bán vé đã
mang lại một khoản kinh phí rất quan trọng để gìn giữ di tích c ố đô
Huế. Với sự quan tâm ấy, dưới góc độ của những người trực tiếp làm
công tác bảo tồn di sản văn hóa, không chỉ bày tỏ sự biết ơn mà cần xác
định trách nhiệm và nỗ lực nhiều hơn nữa đối với việc bảo tồn Di tích
Cố đô Huế để di tích mãi mãi là "viên ngọc sáng lung linh trên bầu trời
di sản văn hóa thế giới

- Việc bảo tồn Di tích c ố đô Huế bao hàm cả di tích vật thể và di
sản văn hóa phi vật thể được triển khai đồng bộ. Việc bảo tồn di sản
vật thể, phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên trong Q uyết định phê duyệt
Dự án Quy hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ năm 1996 đã nêu
quan điểm, mục tiêu, nhưng chưa xác định nội dung đầu tư, đến nay
đã được đưa vào Quyết định 848 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định đã nêu rõ quan điểm: Bảo tồn, ph á t huy giá trị di tích c ổ
đô Huế nhải thực hiện đồng thời, đồng bộ trên cả ba lĩnh vực ỉà di sản
văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa cảnh quan
đô thị và thiên nhiên ”, do đó, nội dung đầu tư đã đề cập khá toàn diện
các lĩnh vực.

96
Hànli trình dến với Di sản Vãn hóa Thế giới

Trong hơn một thập niên qua, không dưới 30 công trình có quy mô
lớn từ Đại Nội tới thành quách, lăng tẩm và hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi
di tích đã được tu bổ. Việc triển khai các dự án tu bổ được thực hiện bảo
đảm quy trình, đáp ứng các nguyên tắc khoa học về bảo tồn di tích. Nhiều
dự án có nội dung phức tạp được triển khai sau nhiều lần tồ chức hội thảo
xin ý kiến các nhà khoa học ở Trung ương và địa phương. Các chuyên gia
của UNESCO và nhiều tổ chức quốc tế khác đã tham gia giám sát hoặc
kiểm tra các dự án này đều có những đánh giá tích cực. Bên cạnh đó, đội
ngũ những người làm tư vấn thiết kế, tư vấn thi công, cũng như công nhân
lành nghề có nhiều cơ hội để cùng với những người quản lý “sát hạch”
trình độ chuyên môn của mình ở nhiều phương diện và điều đó giúp cho
việc nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân, góp phần vào việc
hình thành đội ngũ những người làm công tác tu bổ di tích ngày càng vững
về chuyên môn, đông đảo về số lượng. Hàng chục chương trình nghiên
cứu về Nhã Nhạc, về lễ hội, về di sản Hán Nôm... đã được triển khai đạt
chất lượng tốt. Đã nhiều năm, mặc dù về mặt nhận thức, chúng ta đã nhận
diện được giá trị vẻ đẹp của thiên nhiên Huế, và đã từ lâu sự gắn kết giữa
công trình kiến trúc của chốn Kinh Thành với cảnh quan thiên nhiên được
ngợi ca như một đặc điểm nổi bật của quần thể di tích c ố đô Huế. Việc
bảo tồn cảnh quan của c ố đô Huế là một bài toán hóc búa, nhưng ba năm
trờ lại đây, chúng ta đã có điều kiện kinh phí để tu bổ Hộ Thành Hào, nạo
vét sông Ngự Hà, di dời gần 500 hộ dân sống ở các khu vực quan trọng
của di tích. Gần đây Trung tâm Bảo tồn di tích c ố đô Huế cũng đã chuẩn
bị các dự án để tu bổ các điểm di tích có nhiều không gian thiên nhiên rộng
lớn như vườn Thiệu Phương, hồ Học Hải... Ba nội dung trụ cột của hoạt
động bảo tồn di tích c ố đô Huế đã được triển khai khá toàn diện và bảo
đảm chất lượng chuyên môn.

- Cách đây không lâu, có ý kiến cho rằng, thương hiệụ di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ để muốn nói
rằng danh hiệu này có tác động to lớn đổi vói việc phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương nơi có di sản. 20 năm di tích c ố đô Huế được công
nhận là di sản vãn hóa thế giới chuẩn bị đi qua nhưng chúng ta chưa có
những đánh giá đầy đủ dưới góc độ kinh tế để thấy hết những giá trị của di
tích Cố đô Huế trên nhiều phương diện (không chỉ đơn thuần ở tác dụng

97
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

giáo dục, hưởng thụ văn hóa, phục vụ du lịch...). Đặt một giả thiết, nếu
tỉnh Thừa Thiên Huế không có di tích c ố đô Huế thì số lượng khách du
lịch so với hiện
7 . nay
J là bao nhiêu;7 diện
. mạo,
. cơ cấu kinh tế... của địa
7 .
phương sẽ như thế nào. Bảo tồn di tích đương nhiên là một nhiệm vụ rất
nặng nề nhưng có phải là một gánh nặng hay không. Do vậy, có thêm sự
vào cuộc của các chuyên gia kinh tế là hết sức cần thiết để chúng ta nhận
diện đầy đủ vai trò của di tích c ố đô Huế đối với sự phát triển kinh tế
không chỉ của Thừa Thiên Huế mà là của vùng, miền nếu không muốn nói
rộng hơn là của cả nước. Từ nhận diện đúng giá trị, vai trò, tầm quan trọng
của kho tàng di sản vãn hóa Huế, chúng ta mới ứng xử phù họp, có chiến
lược, có chiều sâu, để bảo vệ di sản văn hóa Huế là một bộ phận hữu cơ
của hệ thống cố kết các chính sách phát triển kinh tế và xã hội...” và “Những
chức năng mới và các mạng kết cấu hạ tầng do đời sống đương đại đòi hỏi
phải thích hợp với đặc trung của thành phố lịch sử. ” {Hiến chương về báo
vệ thành phổ và đô thị lịch sử của UNESCO); để ứng xử đó trở thành điều
hiển nhiên ừong tâm thức của mỗi người Việt Nam không chỉ đối với di sản
văn hóa Huế mà với cả kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

- Bảo vệ, giữ gìn mới chỉ là một nửa nhiệm vụ, đương nhiên phải
ưu tiên làm trước. Bảo tồn di sản văn hóa không đồng nghĩa với cách
hiểu “giữ nguyên hiện trạng” hoặc “ôm khư khư” . Việc khai thác di tích
được làm tốt sẽ mang lại nhừng lợi ích sau: Tăng nguôn thu đê có thêm
kinh phí cho tu bổ di tích, tạo thêm sản phẩm phục vụ khách tham quan,
tạo thêm công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, nâng cao đời sổng
của những người trực tiếp trông nom di tích, số thu từ hoạt động dịch vụ
của Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế trong những năm qua còn
thấp, bên cạnh đó, việc thử nghiệm một số mô hình mới trong tổ chức
khai thác di tích còn gặp nhiều ý kiến khác nhau. Dù vậy, đẩy mạnh hoạt
động dịch vụ vẫn là một nhiệm vụ mà những tổ chức, cá nhân dù đang
trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di
tích cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Luật Di sản văn hóa cho
phép và khuyến khích việc phát huy giá trị của di tích phục vụ khách
tham quan, những quy định cụ thể cần sớm được chính quyền địa phương
ban hành. Các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở nhiều nước đã làm
rất thành công, chắc hẳn, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế và nhiều

98
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

doanh nghiệp sẽ hợp tác chặt chẽ, sáng tạo ra nhiều sản phẩm có chất
lượng nhưng vẫn giữ gìn tốt di tích để hoàn thành trọn vẹn hơn nửa
nhiệm vụ sau, nhiệm vụ khai thác di tích một cách bền vững.

- Hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa mà đặc biệt là nghệ thuật
truvền thống, ẩm thực truyền thống, nghề thủ công truyền thống... đã được
khai thác khá hiệu quả. Nhưng bên cạnh việc phát huy những giá trị truyền
thống thì việc khai thác các yếu tố truyền thống bàng của các loại hình
nghệ thuật hiện đại cũng cần được chú trọng. Trong một tham luận cách
đây 5 năm chúng tôi đã dẫn tới một ví dụ: Hàng đêm, một chương trình
múa hiện đại ngợi ca triều đại Đường, ngợi ca vẻ đẹp của Dương Quý Phi
được biểu diễn tại một nhà hát tráng lệ của thành phố Tây An (Trung
Quốc), Kinh đô của triều đại Đường vĩ đại thuở xưa ở thu hút biết bao du
khách. Sau khi xem biểu diễn nghệ thuật, nhiều du khách lại muốn đi tham
,quan các điểm di tích mà vở múa đề cập tới. Triều Nguyễn và các nhân vật
lịch sử của giai đoạn này sẽ là nhũng đề tài vô tận giúp cho khai thác phát
huy giá trị di tích một cách sống động và hấp dẫn.

- Di sản văn hóa Việt Nam nói chung cũng như di tích c ố đô Huế
nói riêng luôn nằm trong sự quan tâm của toàn xã hội và cũng như các di
tích khác đã được công nhận di sản thế giới, việc bảo tồn di tích c ố đô
Huế luôn vượt ra ngoài phạm vi một địa phương. Nhiều dự án tu bổ di
tích mới bắt đầu từ hội thào xin ý kiến các nhà khoa học đã làm dấy lên
sự quan tâm của các cơ quan thông tin đại chúng, của cộng đồng nhân
dân địa phương nơi có di tích và cuối cùng là của nhân dân cả nước.
Tổng hợp các ý kiến cả thuận chiều và trái chiều, ý kiến đúng và chưa
đúng, nhưng tác động về cơ bản là tích cực vì nó giúp cho thúc đẩy việc
nâng cao trinh độ cùa người quản lý, người tư vấn... Bên cạnh hệ thống
lý luận về tu bổ di tích mang đặc điểm Huế đang dần hình thành một nếp
làm việc khoa học, liên ngành, liên cấp, luôn lắng nghe tiếng nói của
cộng đồng, của các cơ quan thông tin đại chúng... để kịp thời bổ sung,
hoàn chỉnh, hoàn thiện và giải đáp, trao đổi một cách có trách nhiệm.
Hoạt động bảo tồn di tích c ố đô Huế và di sản văn hóa phi vật thể
Nhã Nhạc đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng, có được kết quả này
không thể không nói tới sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, các nhà khoa
học cả trong và ngoài nước. Tăng cường tham vấn khoa học là một yếu tố

99
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

then chốt để duy trì chất lượng và nâng cao chất lượng của các dự án bảo
tồn dù là vật thể hay phi vật thể.

- Nhiều chuyên gia mong mỏi và kỳ vọng về việc Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế sẽ đóng một vai trò to lớn hon ở khu vực miền
Trung với tư cách là một trung tâm nghiên cứu khoa học về bảo tồn.
Nghiên cứu cơ bản về kỹ thuật bảo tồn như đặc tính, độ bền, sự phân hủy
vật lý và sinh học, sự biến chất của gồ, gạch, đá, đồng, sắt...; kết cấu kiến
trúc với môi trường mưa bão và sự biến đổi khí hậu, có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng tu bổ di tích. Việc thành lập
một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật bảo tồn di tích, di vật trực
thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã đặt ra nhiều năm nay và
rất cần có những bước đi cụ thể.

- Huế là một trọng tâm giáo dục ờ miền Trung, bởi vậy, việc củng
cố mối quan hệ giữa những người làm bảo tồn với cộng đồng địa phương
và các học sinh, sinh viên trên địa bàn để thực hiện khẩu hiệu “Di sản thế
giới nằm trong tay thế hệ trẻ” được ủ y ban Di sản thế giới đề ra cần lồng
ghép chặt chẽ với “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” và việc giảng dạy di sản văn hóa trong trường học đang được
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp triển
khai. Mỗi người dân, mỗi học sinh, sinh viên đang học tập ở Thừa Thiên
Huế, mỗi người khách du lịch đều có thể tham gia nhiều hơn nữa vào
công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế.

Di tích Cố đô Huế chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn
hóa Huế, kho tàng di sản văn hóa Huế chiếm vị trí quan trọng ừong kho tàng
di sản văn hóa Việt Nam. Di sản văn hóa Huế đã đóng góp xứng đáng vào
việc giáo dục tình yêu đất nước, yêu quê hương, giữ gìn bản sắc văn hóa cùa
dân tộc và nâng cao đời sống của nhân dân vùng có di sản, góp phần vào sự
phát triển bền vững kinh tế của địa phương, quốc gia. Mỗi người dân Việl
Nam đều có quyền tự hào về kho tàng di sản vãn hóa mà cha ông đã để lại
cho chúng ta. Niềm tự hào ấy sẽ giúp chúng ta có thêm trách nhiệm để giữ
gìn kho tàng di sản văn hóa Huế trường tồn với đất nước.

N.T.H

100
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

K Ý ỨC, K Ý ỨC...

Coletíe Bernay
Jean - Claude Bertiay

Ở tuổi 11 vào đoạn cuối của cuộc chiến tranh thuộc địa, tôi đã
phải rời xa tất cả người thân trong gia đình tại Việt Nam, quê hương
của tôi, nơi tôi đã có cơ hội để quay trở về sau một thời gian dài xa
cách, gần 40 năm ! Đó là một cảm xúc tuyệt vời mà tôi đã tìm lại được
mùi hương quen thuộc, mùi vị và màu sắc của quê hương, nơi tôi đã trải
qua thời thơ ấu.

Lần đầu tiên tôi đến thăm Huế vào năm 1992, thành phố quê hương
cúa người mẹ thân yêu của tôi, người đã nói chuyện với chúng tôi rất nhiều
về tình yêu từ thành phố kỳ quan này đến cảnh quan vốn tuyệt vòi và màu
sắc tuyệt đẹp, và đặc biệt là Vĩ Dạ nơi tôi tìm thấy ngôi nhà vườn của bà
ngoại mình là con gái trưởng của hoàng tôn Hường Thiết - con trai của
hoàng từ Tuy Lý. Nơi đây, tôi đã đến chơi hàng ngày với nhiều người anh
em họ, như các vị Bửu Lộc, Bửu Hối, Bìm Điềm (chồng của nhà điêu khắc
nổi tiếng Điềm Phùng Thị), Phạm Ngọc Thạch (bác sĩ riêng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh), bà Nguyễn Văn Dinh - con gái của Thái Văn Toàn, Bộ
trưởng Nội vụ của hoàng đế Khải Định và là người bạn cùng lóp của ông
nội tôi, người đã chúng kiến đám cưới của bố mẹ tôi và có sự tham dự của
Léon Sogny, người đồng sáng lập BAVH và Trưởng Bộ phận An ninh của
An Nam. ô n g ngoại tôi là Mai Hữu Lan, vị quan đảm trách chức thư ký và
phiên dịch viên tiếng Pháp dưới thời vua Khải Định

Thời thơ ấu, tôi đã luôn luôn ở gần những người thân của mẹ tôi và
thậm chí sau đó ở Pháp, các hậu duệ của hoàng tử Tuy Lý hội họp tại nhà
chúng tôi để thưởng thức những món ăn đặc trưng của Huế và gạt bỏ
những ý kiến chính trị trái nhau. Điều này luôn luôn tạo nên sự thú vị và
vui vẻ!

101
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ờ Thừa Thicn Huế

Với chồng tôi, ông Jean - Claude, Kỳ sư Công trình công cộng và
Chủ sở hĩru công trình xây dựng bất động sản, chúng tôi đã có một bước
ngoặt mới và quyết định làm điều gì hữu ích cho Huế để thể hiện tình yêu
của chúng tôi cho đất nước và ông bà tổ tiên của tôi.
Hiệp hội CODEV Việt Pháp, Hội EDF (Điện lực Pháp) hoạt động
tại Huế, chúng tôi đã tham gia xây dựng cơ cấu hoạt động của hội. Chúng
tôi đã gia nhập vào hội để tìm kiếm nguồn tài chính riêng cho các hoạt
động văn hóa của chúng tôi, bởi vì CODEV đã dành nguồn ngân sách
của EDF vào các hoạt động xã hội được ưu tiên. Vì vậy, chúng tôi trờ
thành tình nguyện viên của hội CODEV từ năm 1992-1998, ngày mà
chúng tôi đã quyết định lập ra một hiệp hội riêng của chúng tôi, đó là Hội
Nghệ thuật Mới của Việt Nam.

Giai đoạn đầu tiên: nghiên cứu cảnh quan màu sắc
Nhân chuyến quay về Pháp của chúng tôi, nhờ vào mối quan hệ với
một giáo sư ngôn ngữ Việt Nam trong viện INALCO (Viện Ngôn ngữ
Quốc gia Phương Đông), nơi tôi đã bảo vệ học vị Tiến sĩ ngành tiếng
Trung, MAE (Bộ Ngoại giao) đã giao cho chúng tôi khoản tiền trợ cấp để
thực hiện công việc nghiên cứu cảnh quan màu sắc của thành phố Huế
với sự phối hợp của Michel Clerc, một kiến trúc sư —nhà họa sĩ cho hoạt
động đầu tiên của chúng tôi.

Đây là khởi đầu của một cuộc phiêu lưu tuyệt vời và một sự họp
tác lâu dài và bền chặt với Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế (Trung
tâm). Với một phần tiền trợ cấp, chúng tôi đã mời những người lãnh đạo
tại Trung tâm đến Pháp nhân cuộc phát động chiến dịch đăng ký Quần
thể di tích Cổ đô Huế vào Danh mục Di sản Thế giới vào tháng 11 năm
1993 do UNESCO phát động. Những ngày lưu trú tại Pháp của ông Thái
Công Nguyên - Giám đốc Trung tâm cùng vợ; ông Phùng Phu - Kiến
trúc sư và ông Đỗ Kỳ Hoàng - Giáo sư Đại học Nghệ thuật Huế, đã tạo
điều kiện cho chúng tôi được hiếu nhau hơn để tiếp tục hợp tác trong
công việc. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác của tôi
khi đến công tác tại Huế để hiểu rõ hơn về lợi ích của Hiến chương về
màu sắc đối với thành phố Huế qua chuyến tham quan thành phố Saint
Germain-en-laye có Hiến chương màu sắc, để tránh cho các nhà xây

102
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

dựng các công trình sử dụng những vật liệu được sản xuất tại Trung
Quốc với giá rẻ có màu sắc không phù hợp làm xấu đi màu sắc cảnh quan
và lịch sử của c ố đô

Hiến chương màu sắc đối với thành phố đã không thể được viết,
mặc dù đã hoàn thành nghiên círu bảng vẽ Clerc và trao lại cho Trung
tâm một bảng độ màu sắc đặc thù ở Huế được thiết lập theo các chuẩn
mực quốc tế. Có lẽ khái niệm này được đưa ra sớm quá so với thời điểm
đó... Hiện nay, chúng tôi chắc ràng ý tưởng của Hiến chương được thực
hiện theo tinh thần của các nhà lãnh đạo địa phương để bảo tồn sự hài
hòa các màu sắc đô thị với cảnh quan thiên nhiên của Huế.

Giai đoạn 2: Nhà hát Duyệt Thị Đưòng

Nhận thấy rằng Huế đã không còn nhà hát xứng đáng với tên gọi
này, chúng tôi đã gợi ý với Trung tâm phục hồi lại Nhà hát Hoàng gia
trong tình trạng xuống cấp do thời tiết xấu và thiệt hại của chiến tranh.
Các nhà hát như Duyệt Thị Đưòng ở Hoàng Thành và Minh Khiêm
Đường ở lăng Tự Đức, là hai công trình kiến trúc truyền thống duy nhất
của Việt Nam.

Trung tâm BTDT c ố đô Huế rất vui mừng về ý tường mà chúng tôi
đã trinh bày cho các đại biểu tham gia vào chiến dịch của UNESCO vào
tháng 11 năm 1992 tại Paris với một bản thảo về phục hồi nhà hát được
kiến trúc sư Mabileau thiết kế. Tiếp theo chiến dịch này, Quần thể Huế
được ghi tên vào Danh mục Di sản Thế giới năm 1993.

Chuyến nghiên cứu tại Pháp của đoàn Việt Nam là lần đầu tiên họ
đến Châu Âu để trao đổi văn hóa với các đối tác trong tương lai, trừ ông
Phùng Phu là người đã khá am hiểu về phương Tây vì đã từng học ngành
kiến trúc ở Ba Lan

Từ tháng 11 năm 1993, đây là khoảng thời gian bắt đầu sự cộng
tác lớn và lâu dài với Việt Nam. Công việc này đã làm nổi bật giá trị di
sản Huế kéo dài trong 12 năm (một giáp: như người Việt Nam vẫn
thường nói).

Phục hồi Nhà hát Duyệt Thị Đường là một công việc rất khó và đầy
trắc trở về mọi mặt:

103
ỵ~~1 A _ T-v 2 XẶ _ T \ • _ 1 1 Ậ * ' T ? 1 _v _ n r' 1 *Ạ TT - Ậ
Công cuộc Bao tôn Di san Thê giói ở Thừa Thiên Huê

Trình độ về Việt Nam học bản thân còn yếu. Đây là điều tất nhiên
đối với một đứa trẻ đã phải rời xa Việt Nam vào lúc 11 tuổi và đã không
bao giờ được học viết và đọc tiếng Việt mà chỉ được học tại một ngôi
trường của Pháp.
Phải giao tiếp bằng tiếng Việt trong một lãnh vực ngôn ngữ rất kỹ
thuật và rất chuyên ngành đối với tôi là một nỗi đau thật sự, chưa nói đến
sự thiếu hụt kiến thức về phong tục và luật pháp ở Việt Nam. Việc nỗ lực
để nói được tự nhiên như tiếng mẹ đẻ lại còn khó khăn hơn. Để hiểu rõ
người Việt Nam ngày nay, trong đó vốn từ vựng thường được sử dụng từ
Hán - Việt, tôi đã có thể đoán nghĩa nhờ vào kiến thức của tôi về tiếng
Trung. Hạnh phúc lớn nhất đối với tôi là có mẹ người Việt Nam! Đe tiến
bộ hơn trong tiếng mẹ đẻ, sau những ngày làm việc mệt nhọc kết họp với
cái nắng gay gắt của tháng 8, vào cuối ngày, tôi đã học đọc và viết với
một thầy giáo, người thầy đã luôn nhắc tôi học như những đứa trẻ của
trường tiểu học để có được kiến thức cơ bản !
Phục hồi, trùng tu một công trình lịch sử là một nhiệm vụ hết sức
phức tạp. Nhà hát Duyệt Thị Đường trước đây được xây dựng bằng gồ,
kể từ ngày Nhà hát được chuyển thành trường âm nhạc vào năm 1957
dưới thời Ngô Đình Diệm thì được xây dựng bằng xi-măng và bê-tông.
Nhà hát đã trải qua nhiều biến đổi trong suốt triều đại nhà Nguyễn,
nhưng phần chính của Nhà hát vẫn còn giữ được vị trí do hoàng đế Gia
Long xác định, ô n g đã nghĩ ra được một bản thiết kế kiến trúc hài hòa
với những đình đài lầu các khác của Hoàng Thành, tất cả ý tưởng thiết kế
đều có ý định cho sự cần thiết đối với khán giả của thế kỷ XXI.
Cuối cùng, chúng tôi chỉ có hai người để huy động nguồn lực tài
chính và con người, nhưng chúng tôi luôn năng động, nhiệt tình để sẵn
sàng cho công việc.
Huy động nguồn tài chính Pháp là điều cần thiết
Chúng tôi phải mua gồ lim để tu bổ loàn bộ cấu kiện mái nhà và
chúng tôi đã mua ngói ống tráng men được sản xuất trong lò ờ phía trong
Hoàng Thành
Chúng tôi đã thành công khi có được nguồn tiền trợ cấp cùa Bộ
Ngoại giao Pháp để giúp Trung tâm Bảo tồn Di tích c ổ đô Huế trùng tu

104
r r

Hành trình đên với Di sản Văn hóa Thê giới

N hà hát Duyệt Thị Đường sau nhiêu bước tiên hành lập hô sơ. Vê phân
mình, chúng tôi cố gắng tìm cách để có được nguồn hỗ trợ tài chính riêng
từ chính phủ của mình, vào giai đoạn này, việc hỗ trợ tài chính được ưu
tiên dành cho công tác trùng tu các tòa nhà khác.

Huy động nguồn nhân lực là điều cần thiết

Chúng tôi đã mở rộng mối quan hệ hĩru nghị với ông Thái Công
Nguyên và ône Phùng Phu - kiến trúc sư. ô n g Phu cũng là Phó Giám
đốc Trung tâm và phụ trách kỳ thuật. Chúng tôi đã cùng điều phối chính
và phụ trách dự án trùng tu Duyệt Thị Đường, cùng với những người như
ông Lê Văn Quốc - một cán bộ kỹ thuật trẻ ờ tuổi 25 của Phòng Kỳ thuật
chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng ông là một người làm việc hăng say và
đầy nhiệt tình, chúng tôi đã cùng nhau làm việc trong suốt 12 năm cho
công việc này, chia sẻ khó khăn trong công việc cũng như trong hợp tác
để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ở Pháp, chúng tôi cũng đã tạo ra những mối quan hệ chặt chẽ với
ông Bouchenaki - Giám đốc Trung tâm Di sản UNESCO, với trường Đại
học Kiến trúc Marseille (Yves-Patrick Favier) và trường Cảnh quan
Versaille (Jeanine Christiany), với những Sừ gia nổi tiếng như ông Thái
Văn Kiểm - một người bạn của mẹ chúng tôi, với Giáo sư âm nhạc Trần
Văn Khê và Giáo sư Nguyễn Thế Anh của trường Hautes Etudes
Pratiques de la Sorbonne, từ những mối quan hệ này, chúng tôi đã có
được sự ủng hộ và cộng tác của họ một cách tự nguyện.

Mỗi chuyến đi đến Việt Nam, sau khi đến Hà Nội để thăm ngài Đại
sứ Pháp, chúng tôi đã thăm ông Đặng Văn Bài, công tác tại Bộ Văn hóa
Việt Nam và ông Trương Quốc Bình, Tổng thư ký của Nhóm công tác
UNESCO ở Việt Nam để thông báo về tiến độ công việc tại Huế. Từ
cuộc hội ngộ với ông Bình, chúng tôi đă có cơ hội để làm quen với nhiều
người bạn và hỗ trợ nhà ở ngay từ chuyến đi đầu tiên đến Pháp vào năm
1993, một tình bạn đẹp và bền chặt được bắt đầu.

Chúng tôi cũng tạo được các mối liên kết đầy thiện cảm với nhóm
chuyên gia Nhật Bản và Ba Lan khi làm việc tại Đại Nội Huế vào năm
1994, họ đã giúp đỡ chúng tôi tại chỗ khi có yêu cầu hỗ trợ

105
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Nhóm nghiên cứu trường Đại học Waseda ờ Tokyo do giao sư


N akagawa hướng dẫn đã nghiên cứu về điện cần Chánh cùng các sinh
viên của trường với mục tiêu là phục dựng lại cung điện này, nhem đã
tham dự tại Huế với kiến trúc sư Shin-Ichiro Nakazawa nghiên cưu về
các cách làm của Nhật Bản để xây dựng lại tình trạng nguyên gố: của
những tòa nhà lịch sử đã bị phá hủy bởi các trận động đất thường xuyên
tại Nhật Bản. Các giáo sư và sinh viên của trường Đại học Wasỉda -
Nhật Bản đã được trang bị máy đo laser để dựng lại Nhà hát Duyét Thị
Đường và các công trình nhỏ khác tại phần đất của Nhà hát. Đe hỗ trợ
trong công việc và mở rộng hợp tác, chúng tôi đã để các giáo sư ờ trọ tại
nhà chúng tôi khi họ đến Pháp nghiên cứu ở trường Viễn Đông Bac c ổ
Pháp và tại Trung tâm Lưu trữ Nước ngoài ở Aix - en —Provence. Chúng
tôi đã tạo điều kiện cho các giáo sư khảo sát thực địa bằng việc giới thiệu
họ với những người phụ trách nguồn tài chính Việt Nam và Trung Quốc
vì họ không nói được tiếng Pháp.

Nhóm họa sĩ Ba Lan của tổ chức Cracovie do kiến trúc sư


Kazimiercz hướng dẫn đã tham gia trùng tu Thế Miếu trong khuôn khổ
của chương trình trao đổi kinh tế giữa hai nước. Với họ, chúng tôi đã
cùng trao đổi và chia sẻ kiến thức về màu sắc truyền thống của các tòa
nhà cung điện hoàng gia theo cách cấu tạo của Trung Quốc và trao đổi
kinh nghiệm về màu sắc truyền thống và phong cảnh Huế đã được ông
Michel Clerc nghiên cứu.

Vào năm 1997, phần mái của Nhà hát hoàn toàn bị mất do một trận
bão mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng dẫn đến khung sườn bị lung lay/dễ
gãy cho việc chống đỡ ngói ống tráng men ! May mắn thay, đã không có
thảm họa như thảm họa ở phần mái của một ngôi trường ở Huế đă bị vỡ.
Cơn gió lốc này « do ý trời » đã chứng tỏ rằng có những vấn đề kỹ thuật
lớn, và chúng tôi đã tổ chức một cuộc hẹn với Kiến trúc sư Kazick, người
đã làm việc suốt năm trong Hoàng Thành Huế để giải quyết những vấn
đề này. Và một điều không may đã đến vào lúc 14h khi chúng tôi hẹn gặp
mặt, Kazick đã qua đời đột ngột! còn nỗi buồn nào hơn và sự đau khổ
nào để tả hết sự mất mát này, nhất là đối với người dân Việt Nam, vì ông
đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Việt Nam! Điều này thật là kỳ dị
rằng thời giờ chính xác cho cuộc hẹn của chúng tôi tương ứng với giờ

106
Hành trình đến với Di sản Vãn hóa Thế giới

xấu ((Canh thân», dấu hiệu của con Khỉ, Kazick và tôi là tuổi Khỉ «Giáp
thân». Quả là một sự trùng hợp kỳ lạ!
Ngược lại, cùng với sự cảnh báo này ông Trời đã đưa UNESCO
mang dến cho miền Trung một nguồn trợ cấp ngoại lệ và Chính phủ Việt
Nam đã dành sự hỗ trợ này để trùng tu Nhà hát Duyệt Thị Đưòng. Đây
chính là thời kỳ đầu cho công tác bảo tồn, với việc đòi hỏi tất cả các yêu
cầu cho công tác trùng tu, Trung tâm đã thiếu hụt về mọi mặt, phương
tiện tài chính và kỹ thuật. Nhân viên của Trung tâm nhiệt tình và hăng
say trong công việc. Tình yêu dành cho Huế đã chắp cánh cho chúng tôi
làm việc không biết mệt mỏi và đầy nhiệt huyết.

Tại thời điểm đó, các nhà máy sản xuất ngói ống tráng men kém
chất lượng do thiếu nhiệt độ nung (chưa đủ). Một chuyên e;ia Pháp đă đến
yêu cầu chúng tôi giúp đỡ cho Trung tâm để thử cải thiện chất lượng
nung gạch men.

Giai đoạn 3: Làm sống lại linh hồn ở Nhà hát Hoàng gia

Nhà hát Duyệt Thị Đường bắt đầu được hình thành, nhưng để làm
sống lại nó, cần phải chú ý đến công năng hoạt động của Nhà hát, trong
đó chức năng ban đầu của Nhà hát là tổ chức các cuộc biểu diễn nghệ
thuật cùa triều đình. Sau khi thực hiện chương trình Thạc sĩ của tôi ờ
INALCO chuyên về nhà hát cổ Trung Quốc vào thời kỳ của nhà Nguyên,
tôi đã có ý tưởng để làm sống lại nghệ thuật Hát Bội, một chương trình
nghệ thuật đã bị lãng quên. Hát Bội là một hình thái nghệ thuật của Nhà
hát truyền thống được đánh giá rất cao ở triều đình Huế. Đe công việc
này được chấp nhận, chúng tôi có ý tưởng đưa ra một vở diễn Hát Bội và
mời các nhà chức trách địa phương, các gia đình ở Huế và khách du lịch
thường thức vở diễn. Vở diễn đã được diễn trong một căn phòng của Sở
Văn hóa Huế trước sự chứng kiến của hơn 100 khán giả.
Sáng kiến này đã thể hiện rõ sự nhiệt tình của Trung tâm. Quay trở
về Pháp chúng tôi đã lập hồ sơ và giới thiệu với ông R. Englehardt, Phụ
trách Khu vực của UNESCO ở Đông Nam Châu Á về một dự án du lịch
nghiên cứu ở miền Bắc Trung Quốc nơi đang tồn tại các trung tâm nôi
tiếng về đào tạo diễn viên nhà hát truyền thống gần như Hát Bội để yêu
cầu hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo chuyên môn đối với các nhà quản lý

107
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

của Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế. N hờ vào sự hỗ trợ của
UNESCO, chuyến nghiên cứu ở Trung Quốc đã được thực hiện, ô n g
Phan Thanh Hải, một nhà nghiên cứu lịch sừ còn rất trẻ đã nói và đọc rất
tốt tiếng Trung công tác tại phòng Nghiên cứu lịch sừ thuộc Trung tâm
BTDT đã được ông Phan Tiến Dũng, Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu
tham gia vào chương trình. Ông Phan Thanh Hải đã hoàn thành chương
trình tiến sĩ và trở thành Giám đốc Trung tâm vào năm 2011 thay ông
Phùng Phu.

Ồng Thái Công Nguyên đã chứng tỏ được lòng đam mê nhiệt huyết
của mình đối với các vở diễn sân khấu của Cung đình. Để làm sống lại
các vở diễn với sự hỗ trợ của Giáo sư Hoàng Châu Ký và một diễn viên
rất nổi tiếng của những năm 50, ông đã rất kiên định và thành công khi
xây dựng được một đoàn nghệ thuật đầu tiên dưới sự hướng dẫn chỉ đạo
quản lý của Trung tâm BTDT c ố đô Huế.
Cuối cùng, Nhà hát Duyệt Thị Đường cũng tìm lại được linh hồn
nghệ thuật ! Sáng kiến này hoàn toàn đã được đưa vào trong các khuyến
nghị của UNESCO nhằm khuyến khích mạnh mẽ theo phương pháp này.
Doanh thu từ các vờ diễn sẽ cho phép nguồn tài chính tự cấp dùng để trùng
tu các công trình trong tương lai và gìn giữ các di tích lịch sử. Cho đến
ngày hôm nay, người ta vẫn thấy được hiệu quả tuyệt vời cho công tác này.

Thành lập hiệp hội riêng cua chúng tôi « Hội Nghệ thuật Mói
của Viêt Nam »
Năm 1998, Dự án phục hồi Nhà hát Hoàng Gia đã được Chính phủ
Việt Nam hồ trợ tài chính, chúng tôi đã quyết định đóng góp phần của
chúng tôi vào Trung tâm bàng cách thành lập hội « Nghệ thuật mới của
Việt Nam » (AVNR) để thực hiện nghiên cứu và công việc dưới sự bảo
trợ của UNESCO trong Hội thảo Giáo dục Quốc tế.

Christian Poncelet, chủ tịch ủ y ban Tài chính Thượng Viện trong
chuyến thăm Huế đã rất vui mừng về công việc của chúng tôi và đã cấp
cho Hiệp hội chúng tôi nguồn hỗ trợ tài chính đầu tiên của mình và đồng
ý làm Chủ tịch danh dự.
Để có được nguồn tài chính bổ sung, trong chuyến đi đến Việt
Nam, chúng tôi đã tự nguyện làm việc với công ty xây dựng Pháp đã tài

108
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thể giới

trợ cho AVNR. Chúng tôi đã tiến hành chuyến khảo sát với nhà thầu
của khách sạn Opéra ở Hà Nội và công ty Eiffel để tìm cách phát triển
ngành xây dựng và tu bổ những cây cầu sắt đã được người Pháp xây từ
thời xa xưa.

Chúng tôi cũng đã cộng tác với vùng Nord Pas de Calais, một vùng
luôn có sự họp tác với thành phố Huế về các hoạt động sinh thái, trong
đó bà Blandin làm Chủ tịch vùng và những người đại diện của bà ở Huế,
bà Schliwanski rất quan tâm đến công trình của chúng tôi. Vùng Nord
Pas de Calais đã cấp cho chúng tôi nguồn tài chính để thực hiện nghiên
cứu về vườn Ngự uyển do các kiến trúc sư cảnh quan như Anne-Marie
Destombes và Pascal Billard đến từ trường Cảnh quan Versaille của Pháp
thực hiện.

Hội thảo giáo dục được tổ chức 2 năm một lần với sự hợp tác của
Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế, đặc biệt là với sự tham gia của
những nhà chức trách của UNESCO, của Bộ Văn hóa Việt Nam, tỉnh và
thành phố Huế, Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, vùng Nord Pas de Calais,
phòng Nghiên cứu Lịch sử, phòng Kỹ thuật thuộc Trung tâm BTDT c ố
đô Huế, các giáo sư và sinh viên của các trường Đại học Kiến trúc và Đại
học Nông nghiệp Huế, các giáo sư và sinh viên của trường Đại học Kiến
trúc và Cảnh quan pháp, tác giả của các chuyên đề nghiên cứu bởi hiệp
hội của chủng tôi và sự cộng tác của các chuyên gia Ba Lan và Nhật Bản.
Trong quá trình diễn ra Hội thảo này, chúng tôi đã trao đổi ý kiến về việc
trùng tu và nhấn mạnh đến giá trị để trùng tu Nhà hát và những vùng phụ
cận của Nhà hát.

Hội thảo về các họa tiết trang trí: ô n g Lê Văn Quốc và Vĩnh
Khánh, một người anh em họ họa sĩ của gia đình tôi thuộc dòng họ Tuy
Lý đã làm một bài phóng sự ảnh về các họa tiết điêu khắc trên gồ của các
công trình di tích Huế, đặc biệt nhũng bức ảnh về nhà hát Minh Khiêm
Đường của lăng Tự Đức. Những bức ảnh này dùng để chọn lựa các họa
tiết của công trình được xây bàng xi-măng trang trí trên bề mặt của Nhà
hát và các họa tiết của phần gỗ ở bên trong Nhà hát.

Hội thảo về các màu sắc của Nhà hát Hoàng gia: Các công việc
thực hiện với nhóm chuyên gia Ba Lan đã được Trung tâm BTDT c ố đô

109
Công cuộc lìáo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Huế giám sát phối họp khi thực hiện lớp phủ bề mặt và các họa tiết trang
trí. Trung tâm rất thích lớp sơn màu đỏ cho những cây cột và các đồ mộc
bằng gỗ mà Hội thảo đã lên kế hoạch phủ lại lóp màu lazznre theo nhãn
hiệu của Pháp để chống mối mọt và bảo quản lớp màu tự nhiên của công
trình vì Nhà hát không nằm trên trục chính của Hoàng Thành. Chúng tôi
đã mua và chuyển giao 3 thùng 100 lít hóa chất phủ màu Lazzure từ Lào
đến Trung tâm.

Hội thảo về trang trí Đá lát xi-măng của Nhà hát Hoàng gia:
Các cuộc khai quật làm xuất lộ ràng khoảng đất tại Nhà hát thấp hơn
khoảng đất hiện nay của Nhà hát đã được lấp bồi đầy đá xi-măng được
trang trí vào đầu thế kỷ XX, đã được lát gạch Bát Tràng truyền thống khi
xây dựng vào đầu thế kỷ XIX.
Chúng tôi nhận thấy rằng trong cung điện của các bà hoàng thái
hậu cung Diên Thọ và trong trang viên Thông Mình Đường vẫn còn sót
lại vết tích của tấm đá xi-măng được trang trí theo kiểu Pháp với các hình
vẽ tiêu biểu của Việt Nam, con dơi, hoa sen và rồng với kiểu thiết kế rất
đặc trung của người Huế. Cũng có loại gạch chống trượt cho lối vào các
tòa nhà.
Với sự đồng ý của ông Phùng Phu, chúng tôi đã lấy các tấm đá xi-
măng được trang trí để làm mẫu sàn xuất cho công ty Pháp có trụ sở tại
Hà Nội. Mầu thiết kế tấm đá xi-măng trang trí đã được kiến trúc sư Pháp
- Việt Phan Tấn Lộc thiết kế. Lớp lát của Nhà hát là kết quả của nghiên
cứu này được trình bày trong Hội thảo giáo dục.

Hội thảo vế cách Bố trí những vùng phụ cận ở Nhà hát Hoàng
gia: Phòng thuốc của các thầy thuốc hoàng gia Ngự Y Viện và nhà bếp
hoàng gia Thượng Thiện Đường được mô tả chính xác trong cuốn Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ. Hai tòa nhà nhỏ này được tìm thấy phía
trước Nhà hát và được chứng minh qua các cuộc khai quật của các nhà
khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, đặc biệt trong đó là ông Võ
Quang Hiền, người mà chúng tôi chia sẻ rất nhiều trong các cuộc Hội
thảo về cách tổ chức kiến trúc và chức năng hoạt động của nhà Nguyễn.
Quyết định này cho thấy được sự tồn tại của chúng và không cho phép
xây đựng lại để giải phóng lối vào Nhà hát.

110
Hành trìnli đến với Di sản Văn hóa Thế giới

Khu vườn nằm ở phía Đông của Nhà hát được Trung tâm bố trí với
một giêng cổ. Anne-Marie Destombes, kiến trúc sư cành quan của chúng
tôi đã giới thiệu khu vườn nhỏ này trong một Hội thảo thiết kế.

Hội thảo vườn Thiệu Phương: Đại Nội có nhiều khu vườn lịch sử
và cổ theo kiểu Trung Quốc mà không có một khu vườn tự nhiên nào ở
Huế có kiểu kiến thiết như vậy, không có nhiều cây bố trí để trồng trong
các chậu... Thực tế, các khu vườn lịch sử ờ phía bên trong Đại Nội, như
vườn Cơ Hạ, Ngự Viên, Thiệu Phương cũng như ở phía bên ngoài Đại
Nội như hồ Tịnh Tâm đă được thiết kế với cách tiếp cận văn hóa và kiến
trúc rất rõ ràng.
Chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu vườn Thiệu Phương, được làm
vào năm 1828 dưới thời Minh Mạng và tôn tạo vào năm 1843 dưới thời
Thiệu Trị, bởi vì khu vườn này nằm gần với Nhà hát, vườn có nhiều loại
trái cây và rau xanh để làm món ăn và nơi đây cũng tìm thấy nhà bếp
hoàng gia gần cạnh đó. Vườn là một nơi để hành thiền, đi dạo và nghỉ
ngơi thư giãn của nhà Nguyễn. Chúng tôi đã nghĩ rằng, nghiên cứu này
có thể có ích trong tương lai để trùng tu các khu vườn hoàng gia. Giám
đốc Trung tâm hiện nay là ông Phan Thanh Hải, chính bản thân ông cũng
đã có một chuyến công tác nghiên cứu ở Tô Châu để bắt đầu trùng tu
vườn Cơ Hạ mà ngày nay chúng ta có thể chiêm ngưỡng.

Các nghiẻn cứu trong Khâm định Đại Nam hội điên sự lệ dã mô tả
chính xác về kiến trúc vườn, khảo sát về bức tranh trên kính (1841) được
triển lãm ờ Bảo tàng c ổ vật Huế và tranh khắc trên gồ (1843) của khu
vườn, đọc và dịch sang tiếng pháp bài thơ của Thiệu Trị được viết bằng
tiếng Hán «Vĩnh Thiệu Phương Văn » của «20 thắng cảnh tuyệt đẹp của
Kinh thành» (Thần Kinh Nhị Thập Cảnh), các cuộc gặp gỡ với các
chuyên gia trung quốc về vườn cổ ờ Tô Châu và các cuộc nói chuyện với
Chiu Chu Bing và Antoine Gournay, các chuyên gia pháp về « Nghệ
thuật vuờn của các nước sinisés » đã giúp chúng tôi làm sôi nổi Hội thảo
giáo dục về các khu vườn Ngự uyển với các kiến trúc sư cảnh quan A-M
Destombes và p. Billard.
H:nh chữ Vạn bắt chéo (chừ thập), tiếng Phạn là biểu tượng của sự
thịnh vuợng và hạnh phúc tồn tại ở vùng Lưỡng Hà và vùng Mỹ Latinh
trong Maya và Navajos Ấn độ. Ở Huế, hình chữ Thập ở vườn Thiệu
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Phương tượng trưng Mingtang {minh đường), hình vuông tượng '.rưng
cho Vũ trụ mà Hoàng đế phải tạo ra vòng chéo. Với việc kiểm tra ở 4
phương trời của thế giới bên kia, hoàng đế, con trai cùa Trời và là người
giữ nhiệm vụ thiên sứ (trời) phải đảm bảo ràng trong vương quốc cỉu ông
luôn hiện hữu sự thái hòa và rằng ông đã làm tốt nhiệm vụ của mình.
Nghiên cửu Hội thảo này đã tạo điều kiện để Trung tâm tiến h àai các
cuộc khai quật do nhà khảo cổ học Võ Quang Hiền của Bảo tàng Lị:h sử
Hà Nội thực hiện. Các cuộc khai quật này đã chứng minh được sự tòn tại
của vườn Thiệu Phương nơi mà người ta có thể bước vào bằng cách đi
qua cánh cửa bên trái của Nhà hát. Các cuộc khai quật hàng ngày ở vườn
Thiệu Phương có dạng hình chữ Thập với các đình, sân chơi, lối đi và và
dòng suối nhò Ngự âm câu và Ngự dương câu được nêu trong biên niên
sử và được vẽ trên bức tranh gương.

Mong muốn của chúng tôi là được thấy ngôi vườn cổ tuyệt đẹp này
được trùng tu nhằm thể hiện lý tưởng của chính quyền nhà Nguyễn.

Chúng tôi đã kết thúc chương trình hợp tác này vào năm 20)4 vì
vấn đề sức khỏe. Chúng tôi luôn giữ kỷ niệm đẹp về chuyến công tác ở
Huế và đã cho chúng tôi trải nghiệm những khoảnh khắc mãnh liệt đầy
cảm xúc và niềm vui với nhũng người bạn chân thành cho đến hôm nay
vẫn còn giúp đỡ chúng tôi khi chúng tôi quay trở lại Huế với gia đình và
con cháu.

Xin gửi lời cám ơn tất cả những người bạn đã luôn nhó đến
chúng tôi

C.B-Ơ.C.B
(Người dịch: Bích Thuận)

112
Hành írìnlt đến với Di sản Văn lióa Thế giới

20 N Ă M B Ả O T Ò N V À P H Á T H U Y DI SẢ N T H É G IÓ I H U É

Phan Thanh Hải

Cách đây 20 năm, ngày 11.12.1993, Quần thể di tích c ố đô Huế


chính thức được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO. Đây
là di sản thứ 410 trong Danh mục nhưng lại là di sản thế giới đầu tiên
của Việt Nam. 10 năm sau, ngày 7.11.2003, Nhã nhạc, Âm nhạc cung
đình Việt Nam lại được UNESCO ghi tên vào Danh mục các Kiệt tác
văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại, cũng là di sản văn
hóa phi vật thể đầu tiên của nước ta được công nhận. Như vậy, cố đô Huế
đã có hai di sản thế giới, và đều là các di sản đầu tiên của Việt Nam được
vinh danh.

20 năm qua là chặng đường phản ánh những nỗ lực lớn lao của
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế, đã được Đảng,
Chính phủ và các bộ, ngành, của bạn bè quốc tể ghi nhận trong đó nổi bật
là vai trò của UNESCO đối với công cuộc bảo tồn di sản vàn hóa Huế.
Đó cũng là 20 năm ghi dẩu những thành công to lớn về bảo tồn và phát
huy giá trị di sản thế giới Huế trên nhiều phương diện.

Năm 1993, khi Quần thể di tích c ố đô Huế được công nhận với 17
cụm di tích khác nhau, một vấn đề rất lớn cũng được đặt ra là phải có
một chiến lược mang tầm quốc gia để bảo tồn các di sản vô giá đang ở
trong tình trạng lâm nguy do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai và cả do
ý thức của con người. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân,
ủ y ban Nhân dân tỉnh cùng sự phối họp của các ban ngành liên quan,
Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) đã
xây dựng và bảo vệ thành công đề án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá
trị di tích cổ đô Huế, 1996-2010, được Thủ tướng chính phủ ra Quyết

* Tiến sĩ. G iám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế

113
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

định số 105TTg ngày 12/2/1996 phê duyệt. Mục tiêu cơ bản và dài hạn
của Dự án thể hiện trên cả hai phương diện: 1-Bảo tồn di sản văn hóa c ố
đô Huế; 2- Phát huy mọi giá trị quý giá của Di sản văn hóa c ố đô Huế,
bao gồm giá trị di sản văn hóa vật chất, giá trị di sản văn hóa tinh thần và
giá trị di sản văn hóa môi trường cành quan đô thị và thiên nhiên trong
việc giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao
mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Có thể nói, Quyết định 105TTíi là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để


Cố đô Huế triển khai thực hiện chiến lược bảo ton và phát huy giá trị văn
hóa trong suốt 15 năm qua và cũng là cơ sở để Chính phù ban hành
Quyết định 818TTg phê duyệt Dự Ún điều chình Quy hoạch, bảo tun và
phút huy giá trị di tích cố đô Huế, 2010-2020.

Dưới sụ chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
và Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), công
cuộc bảo tồn di tích c ố đô Huế đã dược triển khai và đạt kết quả to lớn.
Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cún nguy khẩn cấp và đã từng
bước được hồi sinh, diện mạo ban đầu của một c ố đô lịch sử dần dần
được hồi phục. Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn di tích
Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.
Đặc biệt, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với quá
trình khai thác, phát huy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh xã hội
của tỉnh và khu vực miền Trung, trợnc tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ.
Những kết quả quan trọng ấy được thể hiện trên các mặt: bảo tồn.
trùng tu di tích; bảo tồn văn hóa phi vật thể; bảo tồn, tôn tạo cảnh quan
môi trường các khu di sản; họp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học
bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực; phát huy giá trị di sản.

về công tác bảo tồn, trùng tu di tỉcli :


Đây là một trong những hoạt động cơ bản nhất của công tác bảo
tồn di sản Huế trong 15 năm qua, cũng là lĩnh vực được đầu tư lớn nhất
về kinh phí và chất xám 1. Những thành tựu chính trên lĩnh vực này là:

1 Tồng kinh phi tư bổ trong 15 năm (1996-2010) trên lĩnh vực trùng tu và tôn tạo di tích
Cố đô Huế là: 586.312.000.000 đồng (đạt 81,4% kế hoạch dự kiến), trong đó:

114
Hànli trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

+ Hâu hêt các di tích đêu được bảo quản câp thiêt, băng các biện
pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia
cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa... Nhờ vậy mà trong điều kiện thiên
tai khắc nghiệt xảy ra liên tiếp, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài
tuổi thọ.

+ Một số công trình tiêu biểu đã được trùng tu gồm: Ngọ Môn, điện
Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt
Thị Đường, cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Từ c ấ m Thành),
lầu Tứ Phương Vô Sự, điện Long An (Bảo tàng c ổ vật Cung đình Huế),
cung An Định, tổng thể đàn Nam Giao, đàn Xã Tẳc (khu vực đàn chính),
tổng thể lăng Gia Long, Minh Lâu, điện Sùng Ân, Hữu Tùng Tự, Bi đình,
Hiển Đức Môn (lăng Minh Mạng), điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm
Đường, Ồn Khiêm Điện, Bửu thành và Bửu đỉnh Khiêm Lăng (lăng Tự
Đức), Thiên Định Cung, Bi đình (lăng Khải Định), chùa Thiên Mụ, cung
An Định, 10 cổng Kinh Thành... Hiện nay, lăng Gia Long, lăng Đồng
Khánh, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức cũng đang được triển khai trùng
tu nhiều hạng mục sau khi các dự án trùng tu được phê duyệt.

+ Cơ sở hạ tầng các khu di tích như: Hệ thống đường, điện chiếu


sáng khu vực: Đại Nội, Quảng trường Ngọ Môn - Kỳ Đài; điện đường
đến các lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định... đã được đầu
tư, nâng cấp. IIỘ thống sân vườn các di tích Hưng Miếu, Thế Miếu, cung
Diên Thọ, cung An Định... được tu bổ hoàn nguyên.

Điều quan trọng là, các di tích đã được tu bổ đều đảm bảo các
nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật
của Hiến chương, Công ước quốc tế mà Chính phủ ta đã thừa nhận, được
các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Cũng chính qua thực tiễn của công cuộc bảo tồn tôn tạo di tích Huế
mà đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên của Trung tâm đã tích lũy được nhiều

+ N gân sách T rung ương: 250,460 ti đồng


+ N gân sách địa phương: 245,497 tỉ đồng
+ Tài trợ Q uốc tế: 90,355 tỉ đồng
Trong 3 năm 2011, 2012 và 2013, ngân sách tu bổ đạt xấp xi 200 tỷ đồng, trong đó
imuồn từ trung ương đạt 90 tỷ.
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thùa Thiên Huế

kinh nghiệm quý báu và phong phú, đặc biệt đã nắm vững cả 2 mặt côt
yếu cùa phương pháp trùng tu khoa học: Đó là phương pháp luận khoa
học và kỹ năng thực hiện, vì vậy các hoạt động trùng tu đã đem lại những
hiệu quả tích cực.
Công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã đem lại những hiệu quả tích
cực về mặt kinh tế và xã hội: góp phần quan trọng trong việc thu hút du
khách đến Huế, tăng các nguồn doanh thu du lịch và dịch vụ, tạo ra sự
quan tâm đặc biệt của các tầng lóp xã hội đối với di sản văn hóa truyền
thống2...
v ề công tác bảo tồn di sản văn hóa p h i vật thể

Các di sản văn hóa phi vật thể của Huế hết sức phong phú và đa
dạng. Tại Dự Ún Quy hoạch, Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích c ố đô
Huế, 1996-2010, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
trên chủ yếu được xác định trong phạm vi văn hóa cung đình thời
Nguyễn, gồm: Thơ văn Hán Nôm trên di tích, văn bia, thơ N gự chế được
trang trí ở các cung điện, các hoa vãn họa tiết trang trí mỹ thuật gắn liền
với di tích kiến trúc, nhạc lễ Cung đình, múa hát Cung đình, lễ hội Cung
đình, tuồng Ngự, ca H u ế ...
Tính từ năm 1996 đến nay, trên lĩnh vực này, Trung tâm đã tổ chức
hàng chục công trình nghiên cứu khoa học, tổ chức biên soạn và xuất
bản, tổ chức đào tạo nhân lực... Các kết quả chủ yếu bao gồm:

+ Tổ chức trên 10 cuộc hội thảo, hội nghị quốc gia và quốc tế về
chủ đề nghiên cứu, bảo tồn các tài sản văn hóa phi vật thế, như Hội thảo
bảo tồn và phát huy giá trị Tuồng cung đình Huế, Hội thảo bào tồn và
phát huy giá trị Di sản Hán Nôm Huế, Hội thảo bảo tồn âm nhạc cung
đình Huế, hội thảo tổng kết dự án Bảo tồn N hã nhạc cung đình Huế...

2 Có không ít công trình khi tu bổ xong đã phát huv tốt hiệu quả kinh tế, x ã hội như:
D uyệt Thị Đ ường, M inh K hiêm Đ ường (nơi biểu diễn m úa, hát, tuồng và các nhạc khúc
Cung đình phục vụ du khách), Q uảng trường N gọ M ôn - Kỳ Đài. C ác công trình hạ
tầng Đại N ội, Q uảng trường N gọ M ôn - Kỳ Đ ài, điện chiếu sáng Đại N ội và các lăng đã
phục vụ tốt các lễ hội Festival v à các hoạt động văn h óa xã hội khác.

116
Hành trình đêu với Di sản Văn hóa Thê giới

+ Tổ chức nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật và xuất bản hơn 20
công trình về di sản văn hóa Huế và công cuộc bảo tồn, trong đó có
những công trình đoạt giải thưởng cao của trung ương và địa phươníĩ,
như Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn, Thần kinh nhị thập
cảnh-Thơ vua Thiệu Trị, Huế-Di sản văn hóa thế giới, Huế - Di sản và
cuộc sống, Di sản Văn hóa Hán Nôm, Ẩm nhạc cung đình Huế, Tuồng
cung đình Huế, Khảo cổ học tại Di tích c ố đô Huế (1999-2003), Di sản
văn hóa Huế-Nghiên cứu & bảo tồn, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
(6 tập), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (10 tập)...

+ Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu ứng dụng và bảo tồn được hàng
chục tác phẩm âm nhạc cung đình quan trọng như 10 nhạc chương trong
lễ Tế Giao, 9 nhạc chương trong Tế Liệt miếu, 5 nhạc khúc trong lễ Đoan
Dương, Vạn Thọ và Tết Nguyên Đán, 37 nhạc khúc trình tấu với dàn
Tiểu nhạc, 10 nhạc khúc trình tấu trong các trình thức, nghi tiết của lễ, 14
nhạc khúc kèn dùng trong Đại nhạc... Sưu tầm nghiên cứu và dàn dựng
thành công 15 điệu múa Cung đình tiêu biểu như Trình tường tập khánh,
Tứ linh, Bát Dật, Vũ phiến, Lục cúng hoct đăng... Nghiên cứu dàn dựng 2
vở tuồng cung đình cổ và 25 trích đoạn tuồng phục vụ cho lễ hội và giao
lưu văn hóa nghệ thuật...

Chính nhờ những nỗ lực trên mà tháng 11 năm 2003, UNESCO đã


chính thức công nhận N hã Iiliạc Cung đình Huế là Kiệt tác Di sản văn
hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (Đến năm 2008, được tôn
vinh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện nhân loại). Đây là một sự
kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm vóc và sự phong phú,
toàn diện của di sản văn hóa Huế trên cả hai lĩnh vực văn hóa vật thể và
phi vật thể.

+ Nghiên cứu phục hồi một số lễ hội cung đình quan trọng nhất của
triều Nguyễn như lễ Tế Nam giao, lễ tế X ã Tắc, lễ Truyền Lô- Vinh quy
bái tổ (lễ vinh danh Tiến S ĩ dưới thời Nguyễn), lễ hội thi Tiến s ĩ Võ;
những lễ hội mang màu sắc văn hóa cung đình như Huyền thoại sông
Hưong, Đêm Hoàng cung, Hành trình mở cõi, Thiên hạ thái bình...

+ Đặc biệt là trong các dịp lễ hội Festival Huế, các loại hình nghệ
thuật Cung đình, bao gồm cả lễ hội, âm nhạc, nghệ thuật thư pháp, nghệ

117
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

thuật ẩm thực, trò chơi... đã thực sự đóng vai trò trung tâm trong các
hoạt động của Thừa Thiên Huế, trở thành đại diện tiêu biểu của văn hóa
Huế trong sự đối thoại, giao lưu với bạn bè quốc tế.

về công tác bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trưừỉĩg các khu di sản
Nằm trong lòng của “một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị”, phần lớn
các di tích của Huế đệu là những kiến trúc nghệ thuật được bố trí hài hòa
với thiên nhiên trong những không gian rất rộng lớn. Cũng chính vì thế
mà việc bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di tích gặp không
ít khó khăn. Thêm vào đó, số lượng dân cư sống trong các khu vực bảo
vệ di tích rất lớn, chiếm xấp xỉ 1/2 dân số thành phố. Vì vậy, mọi hoạt
động liên quan đến bảo vệ di tích đều có ảnh hưởng nhất định đến cuộc
sống của người dân và nhu cầu phát triển3.

Trong những năm qua, phần lớn các di tích chính đã được đầu tư tu
bổ và tôn tạo hệ thống sân vườn, cảnh quan và trồng cây bổ sung ở các
khu vực đệm. Nổi bật như việc trồng lại vành đai xanh lăng vua Minh
Mạng, tôn tạo phục hồi cảnh quan vườn Cơ H ạ ... Trung tâm đã thành lập
phòng Cảnh quan Môi trường với hơn 70 cán bộ, kỹ sư, nghệ nhân
chuyên làm công tác vệ sinh môi trường, gây dựng và trồng mới cây
xanh, hoa kiểng, nghiên cửu tôn tạo môi trường cảnh quan. Chính công
việc đó đã làm thu hẹp không gian hoang phế, từng bước trả lại các giá trị
cảnh quan vốn có của c ố đô, mang lại sinh khí cho di tích, đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc
giao lưu và họp tác văn hóa trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và các trục đường Thành
phố Huế đã được quan tâm, nhất là các trục đường trong Kinh Thành,
đường đến một sổ điểm di tích. Đặc biệt là việc chỉnh trang, tôn tạo 2 bên
bờ sông Hương, nạo vét sông Ngự Hà và tu bổ kè Hộ Thành Hào đã tạo
điều kiện để phát triển dân sinh và chỉnh trang đô thị. Việc giải tỏa gần
300 hộ dân ở khu vực Ben Me và Hộ Thành Hào, hơn 50 hộ dân ở
Thượng thành mặt Nam, hàng chục hộ dân ở đàn Xã Tắc, Võ Miếu, gần

3 Xem thêm Phan Thanh Hải: “ C ư dân trong vùng di tích-Lịch sử , hiện trạng và những
ành hường đối với cơ cấu dân cư và chính sách phát triển cùa T h ừ a T hiên H uế”, T ạp chí
N ghiên cứu & P hát triển, số 3/2008.

118
Hành trình đến vói Di sản Văn hóa Thế giói

100 hộ dân dọc theo Ngự H à... với kinh phí hàng chục tỉ đông phân nào
trả lại cảnh quan cho mặt Nam Kinh thành Huế.
về lĩnh vực hợp tác quốc tế, ủng dụng thành tựu khoa học bảo
tồn và đào tạo nguồn nhân lực:

Đây cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Trong 15 năm qua, Di tích Huế đã họp tác với hơn
25 tổ chức quốc tế, hàng chục các viện, trường đại học, ban ngành trong
nước để tiến hành các hoạt động nghiên cứu bảo tồn di sản cả trên lĩnh
vực văn hóa vật thể, phi vật thể và cảnh quan môi trường.

Với các tổ chức quốc tế, Trung tâm đã có sự hợp tác với UNESCO,
Nhật Bản (Quỹ Toyota, Quỹ Japan Foundation, Trường đại học Nữ
Sowa, Đại học Nihon, Đại học Waseda ...), Ba Lan, Canada, Pháp, Anh,
Mỹ, Cộng hòa liên bang Đức, Thái Lan, Bỉ, Hàn Quốc, Hà Lan... thực
hiện hàng chục dự án trùng tu, nghiên cứu bảo tồn và đào tạo nguồn nhân
lực hết sức có ý nghĩa. Nổi bật trong đó là dự án hợp tác nghiên cứu kiến
trúc truyền thống Huế và phục hồi điện cần Chánh (phối hợp với Đại học
Waseda) đã thực hiện được gần 19 năm (1994-2013) với nguồn kinh phí
được đầu tư ngày càng lớn và bước đầu đã đạt nhiều kết quả tốt.

Huế cũng đã có mối quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị, bộ ngành
trong nước để thực hiện các dự án quy hoạch, bảo tồn và đào tạo nhân
lực; tiêu biểu như Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khoa học Lịch
sử Thừa Thiên Huế, Viện Sử học, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng,
Đại học Huế, Công ty Tu bổ Di tích Trung ương, Viện Bảo tồn Di tích,
Đại học Huế, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Viện Quy hoạch Đô thị
và Nông thôn, Viện Âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện
Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam...

Chính qua các dự án hợp tác nói trên, đội ngũ cán bộ, chuvên viên,
nghệ sĩ của Di tích Huể đã được đào tạo, trau dồi kiến thức thường xuyên
và không ngừng trưởng thành. Từ năm 1996 đến nay, Di tích Huế đã đào
tạo được 3 Tiến sĩ trong nước, 1 Tiến sĩ và 5 Thạc sĩ ờ nước ngoài, 25
Thạc sĩ trong nước, 20 Cử nhân Đại học Nhã nhạc cùng hàng chục Cử
nhân, nghệ nhân, nghệ sỳ ờ nhiều chuyên ngành khác nhau. Tổ chức
hàng chục lớp đào tạo nghiệp vụ hoặc cử chuyên viên tham gia các lóp

119
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

đào tạo nghiệp vụ về bảo tồn trùng tu di sản, nghiên cứu văn hóa phi vật
thể, bảo tàng học... Đội ngũ cán bộ, chuyên viên, nghệ sĩ đó đã trở thành
lực lượng nòng cốt trong các hoạt động bảo tồn di sản trên tất cả các lĩnh
vực hoạt động; nhiều người trong số đó đã trở thành cán bộ quản lý, cán
bộ chuyên môn chủ chốt của các ban ngành.

Khai thác và ph át huy giá trị các di sản

Khai thác và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể di tích
Cố đô Huế là giải pháp tốt nhất để bảo tồn di tích, làm cho di tích sống,
hòa vào cuộc sống của xã hội đương đại, có tác dụng giáo dục và nâng
cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo
nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích. Đặc biệt là đầu tư tu bổ để phát triển
ngành công nghiệp du lịch và các loại dịch vụ, tạo cơ sở để giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động. Việc khai thác hợp lý làm cho di
tích thoát khỏi sự lãng quên mà Luật Di sản Văn hóa đã chỉ rõ là hướng
đến xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Phát triển
du lịch là xu thế tất yếu của xứ sở giàu di sản văn hóa này.

Đây cũng là lĩnh vực thể hiện kết quả trực tiếp của công tác bảo tồn
di sản. Nhờ những thành tựu của công tác bảo tồn mà Di sản văn hóa Huế
đã được quảng bá hình ảnh rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to
lớn của Huế đối với du khách thập phương và góp phần làm cho ngành
du lịch dịch vụ của Thừa Thiên Huế có những bước phát triển nhanh
chóng, thực sự đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tinh. Riêng tại
khu di tích Huế, doanh thu trực tiếp từ năm 1996 đến năm 2012 đã đạt
gần 825 tỷ đồng (tính đến 31/8/2012), doanh thu từ dịch vụ đạt hơn 50 tỷ
đồng. Chính nguồn thu này đã góp phần rất quan trọng trong việc tái đầu
tư cho hoạt động bảo tồn di sản.

Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả của việc phát triển hoạt
động dịch vụ ngay trong địa bàn khu di sản Huế, Trung tâm đã xây dựng
một đề án tổng thể về quy hoạch và phát triển hoạt động dịch vụ đến năm
2020, và ngày 5/12/2012, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra
quyết định phê duyệt đề án này. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để
Trung tâm đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, đưa doanh thu của hoạt động
này chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu doanh thu của đơn vị.

120
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

Xác định rõ di sản văn hóa là thê mạnh của vùng dât, việc bảo tôn
di sản văn hóa c ố đô Huế phải làm động lực và nền tảng cho kinh tế du
lịch dịch vụ phát triển nên từ khi triển khai dự án Quy hoạch, bào tồn và
phát huy giá trị di tích cố đô Huế, 1996-2010, Trung tâm đã luôn luôn
chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch và các hoạt động dịch vụ
liên quan các cơ hội để phát triển. Trung tâm đã chủ động tham gia các
diễn đàn quảng bá cho ngành du lịch, ký kết họp tác với các đơn vị lữ
hành đua khách đến cố đô Huế, liên kết hợp tác với Hiệp hội du lịch,
Hiệp hội khách sạn của tỉnh, chủ động tổ chức các hoạt động kích cầu để
thu hút du khách. Năm 2012, Trung tâm đã tổ chức Tuần lễ Vàng dành
cho du khách và lễ trao giải cho du khách thứ 2 triệu đến thăm di tích c ố
đô Huế. Năm 2013, Trung tâm đã và sẽ tổ chức 3 tuần lễ kích cầu vào
các tháng 4, 9 và 12. Đặc biệt, nhân dịp tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày
Quần thể di tích c ố đô Huế được UNESCO công nhận, Trung tâm sẽ tổ
chức một chuỗi hoạt động kích cầu trong suốt tháng 9.2013 đế tạo điêu
kiện cho du khách và các tour lữ hành. Cũng nhờ hoạt động tích cực đó
mà mặc dù tình hình năm 2013 rất khó khăn, sân bay Huế đóng cửa,
nhưng nguồn thu của đơn vị vẫn tăng nhanh. Tính đến ngày 15/8, doanh
thu đã đạt hơn 95 tỷ đồng (trong đó có hơn 5 tỷ từ dịch vụ).

Bên cạnh đó, việc khai thác và phát huy giá trị di sản cũng đã tạo
diều kiện cho công tác phục hồi các ngành nghề thủ công, các nghi lễ và
nghệ thuật truyền thống. Các nghề đúc đồng, sơn thếp, sản xuất đồ thủ
công mỳ nghệ, làm diều Huế, may áo dài, thêu, chằm nón lá, làm kẹo mè
xững, tôm chua, nghệ thuật ẩm thực, ca H uế... đã có sự phục hồi và phát
triển mạnh mẽ để đáp ứng các nhu cầu của ngành du lịch. Doanh thu từ
hoạt động du lịch dịch vụ luôn tăng trường với tốc độ rất nhanh. Tính đến
năm 2012, tổng doanh thu ngành du lịch dịch vụ của tỉnh đã đạt hơn 2500
tỷ đồng (chiếm hơn 48% GDP của toàn tỉnh).
Di sản văn hóa cũng trở thành hạt nhân cho các hoạt động và sự
kiện văn hóa của vùng đất c ố đô. Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội
nhập và phát triển”, Festival Huế được tổ chức vào các năm chẵn, cùng
với Festival Nghề truyền thống tổ chức vào các năm lẻ đã tạo nên một
thương hiệu đặc biệt, có tiếng vang và sức thu hút to lớn không chỉ trong
nước mà còn trên bình diện quốc tế.

121
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thù^a Thiên Huế

Từ những thành tựu về bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, tỉnh
Thừa Thiên Huế đã có những sự điều chỉnh kịp thời trong cơ cấu phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ cơ cấu Công nghiệp - Nông
nghiệp - Dịch vụ chuyển thành Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp,
trong đó xác định phát triển các ngành dịch vụ có tính quyết định hàng
đầu. Di sản văn hóa giai đoạn này hon bao giờ hết phải trở thành hạt
nhân và động lực cho sự phát triển.

Chặng đường 20 năm từ ngày Quần thể di tích c ố đô Huế được tôn
vinh là Di sản Văn hóa Thế giới là một chặng đường gặt hái được nhiều
thành quả tốt đẹp trong lãnh vực bảo tồn, nhưng cũng không ít cam go
thử thách. Khá nhiều thuận lợi, khá nhiều cơ hội để công cuộc bảo tồn di
sản văn hóa Huế phát triển bền vững, song bên cạnh đó rất nhiều câu hỏi
lớn phải đặt ra để có sự tương xứng với tầm vóc của một di sản được
UNESCO công nhận.

Đầu tiên, làm thế nào để có một sự đầu tư tương xứng để bảo tồn quần
thể di tích quá đồ sộ, lại song hành với nó là những di sản văn hóa phi vật
thể hết sức phong phú, cùng với môi trường cảnh quan rộng lớn đa dạng
chứa những yếu tố thiên nhiên đặc biệt mà mặc nhiên được công nhận như
một thành tố không thể tách rời của di tích Huế. Làm thế nào để tăng nguồn
vốn đầu tư, trong khi từ trước chủ yếu chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước.

Tiếp đến, cơ chế thế nào để quản lý, đầu tư và phát huy di sản
Huế hiệu quả nhất, đó cũng là vấn đề lớn. Từ 20 năm bảo tồn di tích
Huế, có thể nhìn nhận rằng: Huế cần phải có một cơ chế đặc thù và hết
sức linh hoạt thì mới đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ trong công
cuộc bảo tồn giai đoạn hiện nay. Thật may mắn, dưới sự lãnh đạo của
Tỉnh, Trung tâm đã nỗ lực cùng các ban ngành liên quan xây dựng và
để xuất một cơ chế đặc thù cho di tích Huế đã được Chính phủ phê
duyệt trong năm vừa qua.

Vấn đề thử ba có thể tính đến là nhân lực. Mặc dù trong những năm
qua, Trung tâm đã xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên
môn khá vững vàng; thành lập được một Hội đồng Khoa học bao gồm
các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực: lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc, âm

122
Hành trình đến với Di sản Văn hóa Thế giới

nhạc, khoa học bảo quản... đáp ứng khá tốt yêu cầu của công cuộc bảo
tồn; phát triển một lực lượng tư vấn lập dự án, giám sát và thi công có
năng lực. Tuy vậy, bảo tồn di sản là một công việc gắn liền với quá nhiêu
lĩnh vực khoa học, nên số lượng và chất lượng nhân lực hiện có vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của công cuộc bảo tồn khi được đầu tư lớn hơn.
Vấn đề thứ tư là thách thức từ sự cạnh tranh giữa các khu di sản
trong khu vực. Hiện nay, miền Trung và Tây Nguyên có đến 6/7 Di sản
Thế giới của Việt Nam (cả vật thể và phi vật thể). Mỗi khu di sản phải
luôn luôn vận động để khẳng định vai trò vị thế của mình. Huế phải làm
tốt nhất điều đó vì mang trong mình 2 di sản đầu tiên của Việt Nam được
UNESCO công nhận. Trên tầm rộng hơn, Huế và các khu di sản khác của
Việt Nam phải sát cánh để cạnh tranh với các khu di sản của Đông Nam
Á và Trung Quốc. Đó là những thách thức rất lớn.
Vấn đề quan trọng nhất và cũng là vấn đề muôn thuở là những
thách thức và khó khăn đến từ mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Đối
với Huế, đây là vấn đề to lớn nhất trong bối cảnh hiện nay, vì di tích Huế
nếu tính luôn cả những thành tố thiên nhiên mang tính biểu tượng nhưng
gắn liền với nó thì vô cùng lớn rộng. Đây là bài toán lớn, nan giải, và
cũng là vấn đề mà ủ y ban Di sản Thế giới đã nhiều lần khuyến cáo đối
với di sản Huế.

Dể vưựt qua những khó khăn và thử thách này đòi hỏi phải có một
sự nhận thức đúng đắn trong toàn thể cộng đồng về di sản Huế, đòi hỏi
phải có một chiến lược phù hợp cùng nhũng sách lược linh hoạt của lãnh
đạo địa phương, phải có sự nỗ lực lớn hơn từ đơn vị được trực tiếp giao
phó việc quản lý khu di sản Huế, phải có sự chung sức của nhân dân, và
cuối cùng là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng là một yêu cầu không
thể thiếu trong bối cảnh hội nhập cùng thế giới.
20 thực hiện công cuộc bảo tồn di sản Huế đã để lại nhiều kinh
nghiệm và bài học quý giá. Đó là bài học về sự nhận thức vai trò đặc biệt
của di sản trong đời sống hiện tại, về sự phối họp đồng bộ giữa các cấp các
ngành từ trung ương đến cơ sở, là bài học về việc phát huy nội lực vốn có,
về việc huy động rộng rãi sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế với vai
trò nổi bật của UNESCO, về việc kết họp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát
triển, giữa lợi ích của nhà nước và cộng đồng các tầng lóp xã h ộ i...

123
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

20 năm qua cũng đánh dấu những bước trưởng thành vượt bậc của đội
ngũ những người làm công tác bảo tồn cả về trinh độ chuyên môn và kinh
nghiệm, cũng là quá trình bồi đắp thêm nhiệt huyết tình yêu đối với di sản
văn hóa. Đến nay, Huế được đánh giá là địa phương đi đầu trong cả nước về
bảo tồn di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn mực về
chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á- Thái Bình Dưcmg.

Bước vào thời kỳ mới, dù gặp nhiều khó khăn bởi tình hình nền kinh
tế chung của thế giới và đất nước dẫn đến sự hạn chế về đầu tư, những khó
khăn về cơ chế chính sách chưa được tháo gỡ, mâu thuẫn giữa bảo tồn và
phát triển, sự cạnh tranh của các khu di sản thế giói ngày càng nhiều...
nhưng sự nghiệp bảo tồn di sản Huế đang gặp rất nhiều thuận lợi. Đó là sự
quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thể hiện qua Kết luận 48 của Bộ
Chính trị ngày 25.5.2009, Quyết định 818TTg và Quyết định 1880TTg của
Thủ tướng Chính phủ, không chỉ xác định đường lối chiến lược để bảo tồn
và phát huy di sản c ố đô Huế mà còn gắn liền với những chính sách hồ trợ
cụ thế. Đó cũng là sự quan tâm sát sao của Đảng bộ, Chính quyền và cộng
đồng các tầng lớp nhân dân Thừa Thiên Huế đối với sự nghiệp bào tồn di
sản văn hóa. Đó còn là sự quan tâm, ủng hộ ngày càng sâu rộng, hiệu quả
của cộng đồng quốc tế đối với di sản văn hóa Huế.

Hiện toàn thể cán bộ công nhân viên chức và người lao động của
Trung tâm đang nỗ lực phấn đấu để thực hiện thành công Quyết định
818TTg của Chính phủ và đề án phát triển các loại hình dịch vụ trong
khu di sản Huế đến năm 2020, trước mắt là phấn đấu hoàn thành xuất sắc
các nhiệm vụ được giao trong năm 2013 và chuẩn bị triển khai kế hoạch
năm 2014.

20 năm qua thực sự là chặng đường khó khăn gian khổ với rất
nhiều thử thách, nhưng cũng là chặng đường gắn liền với những thành
tựu to lớn của sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Huế. Trong chặng đường
trước mắt và tương lai lâu dài, di sản văn hóa chắc chắn vẫn sẽ là nền
tảng, là hạt nhân cho sự phát triển toàn diện, bền vững của c ố đô Huế.

P.T.H

124
Hành trình đên với Di sản Vãn hóa Thê giới

Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đinh nhìn từ Kỳ Đài

ỉK in h sư là nơi .miên núi.


miên Hi ôn đều h ọ p \ ỏ. dứn ứ '1 i ữa
- i n i ề n Na m m icn_ li á c . dất đai cao
ráo. n o n SÕĨIL' p h ã n t i l ặ n e :
(lươnLi thuy thi cỏ cưa Thuận
An. c ưa Tư Hiên Vdu hi ém:
đ ư ỡ n u hộ thi có lỉoanh Sơn. ai
ị ì'ải Ván chặn n <1á n : sỏn ‘d 1ớn
giăng phia trước: núi cao iiiừ
phía sau. ró n 2 cuón hô niiỏi.
hình thỏ vừníí chãi, áy ỉa do trơi,
đât xép đật. thật la t h ượ n SỂ&
cua nha vua.

Quốc Sử Quán triều Nguyễn

125
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Ngọ Môn

126
r __ '
Hành trình đên với Di sản Văn hóa Thê giới

Thế TỔ Miếu

127
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

Cầu Trung Đạo vàđiện Tháii Hòa

128
Hành trình đến với Di san Văn hỏa Thê giới

Chùa Thiên Mụ

k - Ả - A

«sặe. «98Ém-
Hãng,
*«*»• ■
P -£ S -
IBS Ar

Đại Thành Môn, Văn Miếu

129
Công cuộc Bảo tồn Di sán Thế giói ỏ* Thừa Thiên Huế

Cồng tam quan, lăng vua Gia Long

Minh Lâu, lăng vua M inh Mạng

130
Hành trình đến với Di san Văn hóa Thè giới

kML

Lăng vua Thiệu Trị

Xung Khiêm Tạ, lăng vua Tự Đức

131
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Lăng vua Dục Đức

Lăng vua Khải Định

132
THẾ DI TÍCH CỖ ĐỒ HUỂ,
CHẶNG ĐƯỜNG 20 NĂM
Tôi tin rằng cùng vói thời gian cái nhìn
của chúng ta vói quần thể kiến trúc cung đình
Huế, chung hơn, với thành phố Huế sẽ không
ngừng biến đổi. Một ngày nào đó cung điện và
vvorid Di s ả n lăng tẩm là biểu tượng của quyền uy, lại một lần
H eritag e T h e giới nào đó là biểu tượng của hoài niệm, tâm [inh, và
bây giờ Là sự thanh lọc của ngày tháng, cả Kinh
Thành trở lại vẹn nguyên trong thế giói của văn
hóa, mói mẻ trong từng nếp rêu dĩ vãng.
Bây giờ thì tôi có thể nói thực sự vui mừng về lòng tự trọng và
những cố gắng không mệt mỏi của Thừa Thiên Huế đã giữ gìn cho đất
nước một kinh thành từng được dựng lên bằng tiền của, mồ hôi, xương
máu của cả một quốc gia ở thời đại thịnh của nó. Những nỗ Lực chỉ có
thể Liên tưởng bằng các chuyện thần thoại, trong đó các nhà quản lý,
các kỹ sư, thợ xây dựng của chúng ta phải ngày đèm giành giật từ tay
Thần Gió, Thần Sấm, Thần Mưa từng công trình kiến trúc, từng hàng
cây cổ thụ, khôi phục từng chút vẻ đẹp vốn có của nó, giúp nó vượt qua
cơn lũ của sự quên lãng, đưa nó trở Lại vói con người. Ngọ Môn, điện
Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, lăngTựDức, lăng Minh Mạng... được
tu sửa từng phần và vẻ đẹp rạng rỡ của non sông xưa nhưtìm thấy Lại.
Kể từ ngày UNESCO công nhận quần thế kiến trúc Huế Là di sản
văn hóa thế giới, Lòi kêu gọi các quốc gia góp phần cứu vãn di sản văn
hóa Huế đã thực sự đem lại cho thành phố niềm tự hào, Lòng tin cậy và
sự giúp đỡ kịp thời rất quý báu để tự bảo tồn và phát triển. Hơn mọi
thời kỳ trong Lịch sử, Kinh Thành này đã được đón tiếp rất nhiều sứ giả
của nhân loại đến chiêm ngưỡng và hợp tác làm việc.
Thời gian đã chứng minh tầm vóc của một di sản văn hóa. Thời
gian cũng chứng minh khả năng giữgìn di sản của con người. Thời gian
ủng hộ con người. Không phải là sựtàn phá, ngủ quên, thòi gian đang
giúp chúng ta làm sống Lại từng vẻ đẹp, cho ta thêm bạn bè, ký thác
những nỗi niềm hy vọng.
N g u y ễ n Khoa Điềm
Nguyên ủy viên Bộ Chính trị,
Nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương,
Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT
M I

ORGANISATION DES NATIONS UNIES


POƯR UEDƯCATION
LA SCIENCE ET LA CULTƯRE

Le Com ỉté du p a tỉm o in e mondiãl


a inscrit
1 ’enổemMe be monumentố be |tie
Sur la Liste du patrimoine mondial
L'insciption sur cette Liste consacre la valeur
universelle exceptionnelle
d'un bien cuturel ou naturelaíin qu'il soit protégé
au bénéíice de rhumanité

DATE D’INSCRIPTION LE DIRECTEUR GÉNÉRAL


FEDÉRICO MAYOR ZARAGOZA
u Bécembre 1993

Với những giá trị nôi bật toàn câu, ngày


11.12.1993, Quần thể di tích cố đô Huê đã
được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản
Văn hóa Thê giới
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

C Ô N G TÁC BẢO T Ò N V À T R Ù N G TU DI T ÍC H HUÉ


GIAI ĐOẠN 1993-2013
Nguyễn Minh Biểu

"Cúc di tích lịch sử của các thế hệ con người, thấm đượm một
thông điệp từ thời quá khứ đến ngày nay hãy còn như những chứng nhân
sổng của những truyền [hống lâu đời cổ xưa. Nhân loại ngày càng ý thức
rõ ràng tính thong nhất của các giá trị con người và cui các di lích cố
như là một di sản chung. Con người tự nhận thức có trách nhiệm chung
phải giữ gìn bào vệ các di tích đó. Bôn phận của chúng ta ngày nay là
phủi chuyến giao cho các thế hệ mai sau muôn ngàn di tích đó với đầy đu
vé rực rỡ huy hoàng đích thực của chủng” (Hiển chương Quốc tế về Bảo
tồn và Trùng tu di tích và di chỉ năm 1964 - Hiến chương Venice).
Là những người có may mắn và vinh dự được trực tiếp tham gia
công tác hảo tồn di tích c ố đô Huế từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước
đến nay, chúng tôi xem các tiêu chuẩn Bào tồn trong Hiến chương
Venice như là một Tuyên ngôn, là sợi chỉ dỏ xuyên suốt cả quá trình thực
hiện công tác bảo tồn, và thấu hiểu rằng: Bảo tồn di tích là một công việc
rất phức tạp, thu hút sự quan tâm và tham £Ìa của nhiều lĩnh vực khoa
học: Lịch sử, khảo cổ, kiến trúc, xây dụng, mỹ thuật...
Quần thể di tích Cô đô Huế với nhiều loại hình kiến trúc phong
phú, đa dạng đã tồn tại hàng trăm năm nay. nhiều công trình đã trở thành
phế tích, các công trình còn lại đang trong tình trạng hư hông nặng nề,
trong số đó có không ít di tích đã qua nhiều làn tu sửa, đôi khi đã thay đổi
hiện trạng gốc do sự thiếu thận trọng và thiếu hiểu biết. Chính vì vậy,
công tác bảo tồn và trùnu lu trong thời gian qua đã gặp rât nhiều khó
khàn, đặc biệt là việc nhộn dạng các vếu lố nguvên gốc và các giá trị
chân xác của di tích.

* Kỹ sư. Giám đôc Ban Quàn lý Dự án Di tích c ố đô Huê

137
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Ngày 11 tháng 12 năm 1993, cả nước hân hoan đón mừng sự kiện
Quần thể di tích c ố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa
Thế giới, đồng thời mờ ra một thời kỳ mới, thời kỳ mà giá trị của di sản
văn hóa Huế được tôn vinh và sánh vai với các di tích hàng ngàn năm
tuổi của nhân loại. Từ mốc son lịch sừ này, di tích Huế dần dần hồi sinh
bằng vào sự quan tâm của cả nước, của cả thế giới. Đe nhanh chóng đưa
Quần thể di tích Huế ra khỏi tình trạng cứu nguy khẩn cấp, Đảng bộ và
nhân dân cả nước có nhiều động thái thể hiện quan tâm đúng mức cho di
tích Huế. Quyết định phê duyệt Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy
giá trị di tích c ổ đô H uế giai đoạn 1996-2010 (Quyết định 105/TTg ngày
11/12/1996) của Thủ tướng chính phủ đã nêu rỗ mục tiêu: bảo tồn di sản
văn hóa Huế, phát huy mọi giá trị quý giá của di sản văn hóa c ố đô Huế,
bao gồm giá trị di sản văn hóa vật chất, giá trị di sản văn hóa tinh thần và
giá trị di sản văn hóa môi trường cảnh quan đô thị và thiên nhiên trong
việc giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc...
Từ sự nhìn nhận của thế giới, từ sự quan tâm của chính phủ, từ sự
ủng hộ của nhân dân cả nước, công tác bảo tồn di sản đặc biệt là công tác
trùng tu tôn tạo ngày càng chuyển mình theo hướng tích cực. Trong
phạm vi bài viết, xin nêu lên một số công trình đã thực hiện trong thời
gian từ khi Quần thể di tích Huế được công nhận với những quy trình
thực hiện rất khoa học và cẩn mật
I. Hoàn thiện quy trình lập Dự án
Việc bảo tồn và trùng tu một di tích theo một quy trình chuẩn mực
phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập dự án và thiết kế thi công. Từ những
bước đi ban đầu, quy trình lập một dự án dần dần hoàn chỉnh, tránh
những sai sót đáng tiếc, nhờ vào sự cộng đồng trách nhiệm từ các nhà
quản lý, các nhà khoa học từ trung ương đến địa phương. Bước đầu cùa
công tác lập dự án là nghiên cứu tư liệu lịch sử liên quan đến công trình,
rồi điều tra xã hội học và ký ức lịch sử. Đây là bước hết sức quan trọng,
bộ phận lập dự án phải khai thác triệt để tư liệu, điều tra và khai thác rốt
ráo ký ức lịch sừ của nhân chứng. Bước tiếp theo là khảo sát hiện trạng
công trình và điều tra thám sát khảo cố học. Chủ trương khảo cổ học đi
trước một bước là hết sức đúng đắn, vì kết quả khảo cổ là hết sức chân
thực và khách quan. Ngay sau đó, nghiên cứu đối sánh các công trình
đồng đại và đồng dạng; nghiên cứu, kv thuật xây dựng truyền thống và

138
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

vật liệu truyên thông; nghiên cứu mỹ thuật truyền thống và nghệ thuật
trane trí kiến trúc; nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ và các giải
pháp gia cưÒTLg kết cầu... từ đó hoàn tất một dự án khoa học thật chi tiết
rồi tổ chức báo cáo với Hội đồng Khoa học của Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế
Hội đồng Khoa học của Trung tâm BTDT c ố đô Huế tập trung các
cán bộ khoa học cua Trung tâm, kể cả những nhà nghiên círu từng là cán
bộ trực thuộc nay đã về hưu cũng được mời, cùng với các nhà nghiên cún
uy tín nhất ở Huế về các lãnh vực liên quan. Đây là bước vô cùng quan
trọng và không ít dự án phải thông qua đến lần thứ 3 mới có được sự
đồng thuận. Sau bước này, toàn bộ Dự án và Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi
công lại được “thượng kinh” trình cho Bộ VHTT&DL để xin ý kiến thỏa
thuận. Tại đây, toàn bộ lại phải thông qua hội đồng khoa học của Bộ
trước khi trả lời lại cho Trung tâm BTDT c ố đô Huế. Sau khi thông qua
các hội đồng trên, Dự án và Hồ sơ thay đổi chỉnh sửa theo góp ý của các
nhà khoa học, rồi chuyển Sở Kế hoạch Đầu tư thẩm định và trình Chủ
tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định phê duyệt dự án. Tất
nhiên, việc áp dụng toàn bộ hoặc một phần quy trình này tùy theo tính
chất, quy mô và phương án bảo tồn của mỗi dự án, nhưng đa phần vấn đề
khoa học trong mỗi dự án được chú trọng cẩn mật.
2. Một số dự án tiêu biểu đã lập: Cụm di tích Thế Miếu, cung Diên
Thọ, cung Trường Sanh, lầu Tứ Phương Vô Sự, cung An Định, Ngọ
Môn, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường, lăng các vua: Gia Long, Thiệu
Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, chùa Thiên M ụ...
Các dự án đã lập tuân thủ quy trình, đảm bảo chất lượng, mặc dù
vậy vẫn có 2 dự án do sự vội vàng, thiếu thẩm tra và không thực hiện đầy
đủ quy trình lập dự án, đó là:
- Dự án Tả Trà (cung Diên Thọ).
Dự án được lập, phê duyệt trên cơ sở hiện trạng công trình đã bị hư
hỏng nặng nề và đã làm lễ khởi công. Thật bất ngờ và cũng là cơ may khi
chúng tôi nhận được ý kiến của bà Nguyễn Thị Thúy Vi (cán bộ Phòng
Hướng dẫn của Trung Tâm Bảo tồn di tích c ố đô Huế - một người đã
nhiều năm gắn bó và tâm huyết với sự nghiệp Bảo tồn), đề nghị xem xét
lại dự án. Giám đốc Trung tâm BTDT đã quyết định tạm dừng việc triển
khai thi công và yêu cầu đơn vị Tư vấn lập dự án, và các phòng, ban liên

139
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

quan tiếp tục nghiên cứu sưu tầm bổ sung tư liệu lịch sử. Sau 2 phiên họp
HĐKH đã kết luận: hiện trạng công trình đang tồn tại là sản phẩm của lần
tu sửa sau năm 1945 (trong khoảng từ năm 1957- 1960) và đề nghị phục
hồi công trình vào thời điểm trước năm 1945 (căn cứ tư liệu và ảnh công
trình được chụp năm 1924...). Việc điều chỉnh này đã làm chậm thời
gian thi công và kéo theo các hệ lụy khác, là cái giá mà đơn vị Tư vấn lập
dự án và chúng tôi phải trả. Tuy nhiên sau khi dự án được điều chỉnh đã
loại bỏ được các yếu tố không nguyên gốc của những lần tu sửa trước và
trả lại hình dáng đích thực của di tích.
- Dự án điện Thọ Ninh (cung Diện Thọ):
Hiện trạng trước khi tu bổ: công trình bị hư hỏng nặng nề, chỉ còn
một phần bộ khung gồ, mái lợp tạm bằng tole. Do việc lập thiết kế và dự
toán không chính xác và có nhiều sai sót, nên quá trình tu bổ có nhiều
phát sinh, điều chỉnh so với thiết kế và dự toán ban đầu vì vậy giá trị khối
lượng tăng rất nhiều. Vì thế phải dừng việc thi công để xin cấp quyết
định đầu tư điều chỉnh dự án.

B àn g 1: C Á C Đ Ơ N VỊ T H A M G IA C Ô N G T Á C T Ư VẤN, L Ậ P D ự Á N B Ả O T Ò N ,
T U BỎ DI T ÍC H H U É

STT T ên đ o n vị Đ ịa c h ì s/lirọug Dự án/CT

1 Viện K hoa học C ông nghệ Xây dự n g - BXD Hà N ội 38

2 C ông ty CP Tu bổ Di tích & T hiết bị V ăn hóa T ru n ẹ ương


Hà Nội 3
nay là C ông ty C P T u bổ Di tích T rung Ư ơng - Bộ V H ,T T & D L

3 V iện B ào tồn Di tích - Bộ V ăn hóa, T hể thao và Du lịch H à Nội 2

4 C ông ty T hiết kế & T ư v ấn Xây d ụ n g ADC Hà Nội 6

5 C ông ty C P T ư vấn XD Thừa T hiên Huế TT-H uế 7

6 Ban T ư vấn B ảo tồn Di tích Huế TT-H uể 19

7 Văn phòng T ư vấn và C huyển giao C ông nghệ Xây dựng

nay là C ông ty CP Tu bổ Di tích v à K iến trúc cảnh quan H à N ội 4

3. Các công trình đã được bảo tồn và trùng tu trong 20 năm qua
Đối với các di tích ngoài việc thực hiện các quy định trong xây
dựng cơ bản, việc tổ chức thi công còn phải tuân thủ: Quy chế bảo quàn,
tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thẳng cảnh, đó là:

140
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

- Làm nhà bao che công trình trước khi hạ giải (nhà bao che tồn tại
trong suốt thời gian thi công), nhà bao che các cấu kiện kiến trúc sau khi
hạ giải, nhà xưởng gia công cấu kiện gỗ mới.
- Ghi ký hiệu tất cả các cấu kiện, chụp ảnh, quay camera, vẽ ghi chi
tiết hiện trạng.
- Tiến hành hạ giải công trình.
- Lập Hội đồng chuyên môn đánh giá cấu kiện nhằm xác định vật
liệu nguyên gốc, loại gỗ, mức độ hư hỏng và đề xuất giải pháp bảo tồ n ...
- Quá trình thi công không làm ảnh hưởng đến khách tham quan du
lịch.
Chúng tôi xin nêu một số công trình tiêu biểu đã được Bảo quản, tu
bổ phục hồi trong thời gian qua:
- Cụm di tích Thế Miếu.
Đơn vị thực hiện là Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây
dựng (VKHCNXD-BXD) gồm các hạng mục: Thần Trù, Thổ Công,
Sùng Công Môn, Tuấn Liệt Môn, tường bao và các cổng, 2 nhà che nghê,
sân đường...
Riêng công trình Thế Tổ Miếu do Công ty bảo tồn tài sản văn hóa
Quốc gia Ba Lan (P.P.PKZ) và các chuyên gia Ba lan thực hiện (1996-
1997). Quá trình tu bổ Thế Tổ Miếu đã kích nâng và cố định bờ nóc, bờ
quyết các con giống bằng hệ thống giàn giáo, sau đó tiến hành tháo gỡ,
gia cố và láp dựng các cấu kiện gổ. Các trang trí ở tường c ổ Diềm được
chia cắt theo trục dọc và dùng nẹp cố định, tiến hành hạ giải, gia cố bóc
tách các trang trí, phục hồi khối xây và gắn các hoa văn họa tiết trang trí
vào vị trí cũ.
- Cụm di tích cung Diên Thọ.
Đơn vị thực hiện là VKHCNXD-BXD gồm các hạng mục: Chính
điện Diên Thọ, Tịnh Minh Lâu, Trường Du tạ, Khương Linh Các, Bình
phong Tiền án và Bỉnh phong Hậu chẫm, sân đường, Tường bao ...
Bình phong Tiên án đã bị lún và nứt nghiêm trọng, quá trình thi
công tiến hành như sau: dùng giàn giáo chống đỡ công trình. Gia cố nền
móng, tăng cường dầm và bản bê-tông cốt thép (BTCT) cả 2 bên móng
bình phong, đục và câu thép vào móng. Việc xử lý vết nứt của thân bình
phong: đục tỉa vết nứt rộng thêm, dùng nước rửa sạch, khóa vết nứt bằng
khóa BTCT và bơm vữa neo không co.

141
Công cuộc Bảo tôn Di sản Thê giói ỏ' Thừa Thicn Huê

Hệ thống tường bao quanh khuôn viên cung Diện Thọ được xây
bằng gạch vồ với vữa xây là đất sét. Cùng với thời gian lớp vữa trát bị
bong tróc, vữa xây cũng bị mưa gió làm trôi, rữa, khối xây không còn
khả năng chịu lực. Giải pháp xử lý: khoan sâu vào thân tường với khoảng
cách 0,3 méưlỗ, dùng vữa neo không co bơm vào các lỗ khoan nhàm lấp
hết các khoảng trống trong khối xây.
- Cụm di tích cung Trường Sanh.
Đơn vị thực hiện là Công ty c ổ phần tu bổ di tích và Thiết bị
văn hóa trung ương - Bộ VHTT và DL gồm các hạng mục: nhà Ngũ
Đại Đồng Đường, Tả Vu và Hữu Vu, lạch Đào N guyên và các non bộ,
sân v ư ờ n ...
Quá trình tu bổ nhà Ngũ Đại Đồng Đường đã loại bỏ phần xây
dựng thêm của Xưởng Sơn mài truyền thống được xác định làm sau năm
1975, với dàn mái bằng xà gồ, cầu phong, li-tô (Gỗ nhóm V) và lợp ngói
mái loại 22viên/m2
Việc phục hồi lạch Đào Nguyên và các non bộ cùng sân vườn đã
dựa vào kết quả thám sát khảo cổ học và có sự tham gia ý kiến của các
chuyên gia Nhật Bản.
- Tu bố phục hồi thích nghi nhà hát Duyệt Thị Đường.
Đơn vị thi công là Công ty Liên doanh Xây dựng Việt Nam - Cu
Ba (VIC). Công trình đã bị hư hỏng nặng: toàn bộ hệ thống đầu cột chịu
lực đã bị đẩy khỏi tường bao từ 25-30cm, mái bị võng, nguy cơ sập đô là
rất lớn. Sau khi các chuyên gia kết cấu kiểm tra khả năng chịu lực của hệ
khung và dàn mái, giải pháp tu bổ được lựa chọn là: giảm tải trọng mái
bằng việc bớt các lóp ngói liệt độn và thay thế bằng tấm nhựa Compodit.
Hệ thống bờ nóc, bờ quyết được tăng cường thêm dầm BTCT nhằm
chống nứt. Hiện tại công trình trong tình trạng tốt và là nơi biểu diễn Nhã
nhạc phục vụ khách Du lịch.
- Thái Bình Lâu.
Đơn vị thi công là Công ty c ổ phần tu bổ di tích và Thiết bị văn
hóa trung ương. Đây là công trình có hệ thống con giống và các hoa văn
họa tiết của bờ nóc, bờ quyết, đầu đốc rất tinh xảo. v ẩ n đề đặt ra là bảo
tồn tối đa các trang trí này. Cùng với sự tư vấn cùa các chuyên gia Ba
Lan giải pháp bảo tồn được lựa chọn là: xác định các con giống và các
trang trí gốc, loại bỏ các thành phần trang trí đã tu sửa không đúng. Gia

142
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

cố bề mặt các trang trí, phân đoạn và cất các bờ nóc, bờ quyết theo vết
nứt hoặc ô hộc, gia cố bề mặt, đóng nẹp, khung cụi (lót bề mặt các trang
trí bằng tấm xốp, rơm, cao su. . hạ giải, dặm vá. phục hồi và lắp ráp.
- Lầu Tứ Phương Vô Sự và Bắc Khuyết Đài.
Đây là công trình được chọn và gan biên tên: Công trình kỷ niệm
1000 năm Thăng Long - Hà nội (1010 - 2010). Đơn vị thực hiện là
VKHCNXD-BXD. Ngoài việc phục hồi lầu Tứ Phương Vô Sự là công
trình chính, điều đáng quan tâm ở công trình này là việc bảo tồn đoạn
tường thành phía bắc của Bắc Khuyết Đài, với chiều dài 35m, cao 4,2m,
dày l,3m bị nứt xé thành 3 đoạn, đầu tường lệch khỏi vị trí ban đầu chồ
lớn nhất là l,5m so với tim tưừng. Việc tu bổ đơn giản nhất là tháo gỡ
tường và tận dụng gạch cũ để xây lại. Kết quả khảo sát cho biết khối xây
còn rất tốt nếu tháo dỡ thì gạch cũ tận dụng lại được rất ít. Sau nhiều trăn
trở, các nhà kỳ thuật đã tính toán và thống nhất lựa chọn phương án:
chống đỡ các mảng tường, cắt và kích nâng tường, gia cố móng, chia cắt
tường theo các vết nứt dọc rồi kích đẩy các đoạn tường trở về vị trí cũ.
Liên kết các mảng tường và khóa khe nứt bàng các khóa BTCT. Với
phương án này, đã bảo tồn được mảng tường nguyên gốc và tiết kiệm
được rất nhiều kinh phí so với phương án tháo dỡ để xây lại. Ngoài việc
bảo tồn thành công đoạn tường như đã nêu trên, toàn bộ các cây đại (cây
sứ) ở sát và làm hỏng nhiều đoạn lan can phía nam của Bắc Khuyết Đài
cũng đã được di chuyển xa ra (khoảng l-2m) để bảo vệ hệ thống lan can
và tường mặt nam. Các tảng đá của các non bộ nằm vương vãi trên vườn
cũng đã thu gom và nghiên cứu sắp xếp lại như cũ.
- Dự án Báo tồn phục hồi nội thất và đào tạo kỹ thuật tại cung An
Định (giai đoạn 2003-2008) là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế và Hiệp hội Trao đổi Văn hóa Leiniz - CHLB
Đức, và hiện nay là Hiệp hội Trao đổi Văn hóa Đông Tây Hội ngộ -
CHLB Đức. Có 3.61 Om2 tranh và trang trí họa tiết trên trần và tường của
3 tầng công trình Khải Tường Lâu (cung An Định) ở trong tình trạng bị
bong lóc, ố màu hoặc bị các lớp vôi quét tường (của những đơn vị sử
dụng công trình trước đây) phủ lấp. Có 13 học viên Việt Nam tham gia
trực tiếp một khóa đào tạo về công nghệ phục hồi nội thất do chuyên gia
truyền thụ.

143
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

- Các chuyên gia và học viên phục hồi hoàn chỉnh với diện tích
trang trí bề mặt khoảng gần 2.000m2. Các phần trang trí màu dầu vẽ trên
vữa vôi được phục hồi và gia cố với lóp lót chống ẩm và chống nấm mốc.
Trần với họa tiết trang trí của các gian phòng chính và cầu thang chính đã
được sửa chữa gia cố lại.
Phần trang trí bề mặt còn lại (khoảng hơn l.OOOm2) ở các gian
phòng phụ và tầng 3 được để lại sau khi đã được các chuyên gia Đức cho
bóc tách lóp vôi phủ và gia cố lại ở một số điểm làm mẫu để tiếp tục thực
hiện nốt việc phục hồi trong tương lai hoặc chỉ tiếp tục phục hồi lại
những phần trang trí đang còn.
- D ự án Bảo tồn, phục hồi trang trí nội thất và đào tạo kỹ thuật tại
công trình Tả Vu (điện cầ n Chánh).
Thực hiện từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013 với sự tài
trợ của Bộ Ngoại giao Đức do nhóm GCREP thực hiện.
Công trình Tả Vu bị hỏa hoạn tháng 2 năm 1947, hiên trước,hiên
sau và 2 chái cùng hệ thống cửa đã bị lửa thiêu trụi, các trang trí trên
tường và trần của phòng chính bị các lớp vỏ muội than, vôi, sơn phủ lấp
hoàn toàn. Việc phục hồi đo các chuyên gia Đức thực hiện gồm các
bước: bóc tách các lóp phủ bề mặt, xử lý khe nứt và thép trần bị gỉ, bơm
vữa bảo tồn vào khe nứt, phục chế lớp sơn đầu tiên nguyên bản, phục chế
lóp màu nền gốc, chấm sửa lại các phần thiếu của lớp màu nền, chẩm sửa
và khôi phục lại các trang trí nguyên bản.
Dự án đã đào tạo nghề tại chỗ cho một số họa sĩ, thợ truyền
thống trẻ về kỹ năng bảo tồn các tác phẩm trang trí nghệ thuật để phục
vụ lâu dài.
- Điện Long An.
Được đánh giá là cung điện đẹp nhất của Kinh Thành Huế, với hơn
150 năm tồn tại, công trình đã bị hư hại nặng nề: toàn bộ công trình đã bị
xô nghiêng về hướng tây nam; hầu hết các cấu kiện chịu lực đã được
chống đỡ bằng các ống thép và giằng đầu cột bằng cáp lụa; mái bị võng
và thấm dột nghiêm trọng, rất nguy hiểm cho khách tham quan và các
hiện vật trưng bày.
Đơn vị thực hiện là VKHCNXD-BXD, các công việc tu bổ: hạ
giải, thay thế các cấu kiện không còn khả năng chịu lực, nối chân cột,
đuôi kèo, nối mộng xuyên, trến, dặm vá và phục hồi các trang trí ở các

144
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

ô hộc liên ba được khảm bằng ngà voi, xà cừ và xương sừng, giảm tải
trọng mái bằng việc bớt ngói liệt độn và thay thế bằng tấm nhựa
Compodit.
- Các cônọ, Kinh Thành.
Toàn bộ việc tu bổ 10 cổng Kinh Thành đều do VKHCNXD-BXD
thực hiện: các cổng Kinh Thành đã bị hư hỏng nặng nề. Có một số cổng
phần thân đã mất hoàn toàn: Chánh Nam, Chánh Tây, Tây Nam, Quảng
Đức. Khi khảo sát nền móng thì hầu hết đều gặp hiện tượng cát chảy,
biện pháp xử lý là dùng cọc BTCT tạo thành hàng rào chặn cát chảy ở
phía kè hào Kinh Thành (cọc nhồi BTCT dài 6m, đường kính 0,25m).
Riêng cửa Chánh Đông, Bộ Quốc phòng đã đồng ý tháo gỡ lô-cốt để
phục hồi lại Vọng Lâu.
- Quàng Trường Ngọ Môn - Kỳ Đài. Do 2 đơn vị thi công: Công ty
VIC và Công ty VINACONCOIO. Bao gồm việc phục hồi sân, đường
Quảng trường bàng gạch Bát tràng và đá Thanh (Thanh Hóa). Khi thông
qua Dự án về việc lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng có nhiều ý kiến cho
rằng sẽ phá vỡ không gian cảnh quan của Quảng trường. Tuy nhiên kết
luận cuối cùng là khu vực này cần phải có điện chiếu sáng. Trong những
năm vừa qua, Quảng trường Ngọ Môn - Kỳ Đài là nơi diễn ra những hoạt
động chính trong các kỳ Lễ hội Festival Huế, cầu truyền hình trong dịp
tết Âm lịch hàng năm, các cuộc mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn..., và
cũng là nơi vui chơi giải trí của nhân dân các phường Nội thành. Điều
này đã khẳng định tính đúng đắn của dự án Bảo tồn và phát huy giá trị di
tích Quảng Trường Ngọ Môn- Kỳ Đài.
- Đùn X ã Tắc.
Đơn vị thực hiện là VKHCNXD-BXD. Kết quả khảo cổ đã làm
xuất lộ toàn bộ móng của công trình, với kích thước thực tế trùng khớp
như ghi trong tư liệu lịch sử. Nhiều đoạn móng còn khá nguyên vẹn nên
đã xác định được chiều cao, chiều rộng của đáy và đỉnh móng cũng như
vật liệu xây dựng. Trên cơ sở đó đã phục hồi các đoạn móng bị mất, gia
cố các đoạn móng bị hư hỏng.

- Lãng vua Gia Long.

Dự án bảo tồn tu bổ lăng vua Gia Long do Trung tâm Tư vấn và


chuyển giao công nghệ xây dựng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lập.

145
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thùa Thiên Huế

Gồm 2 hợp phần:


Bảo tồn tu bổ các công trình kiến trúc do Công ty c ổ phần tu bổ di
tích và Thiết bị văn hóa trung ương là đon vị thi công, gồm: cổng Tam
quan, Tả, Hữu Tùng Tự, Bi Đình, khu mộ nhà vua và hoàng hậu, Gia
Thành Điện, 2 trụ biểu...
Phần tôn tạo hạ tầng kỹ thuật: Đon vị thực hiện là VKHCNXD-
BXD gồm các hạng mục: Đường bê-tône màu giả đất từ bến đò Kim
Ngọc vào lăng, nạo vét suối Kim Ngọc, hệ thống điện chiếu sáng...
- Lăng vua Thiệu Trị.
Đơn vị thực hiện là VKHCNXD - BXD, gồm nhiều hạng mục
nhưng do điều kiện kinh phí nên thời gian qua chỉ mới tu bổ được công
trình chính: là điện Biểu Đức
Sau khi khảo sát kỹ hiện trạng hội đồng đã quyết định tẩy bỏ lóp
sơn công nghiệp đã phủ lên các kiến trúc gỗ trong lần tu sừa trước năm
1975 và làm xuất lộ phần son son thếp vàng, đã tiến hành làm vệ sinh
khoa học và gia cố bề mặt, dặm vá và phục hồi các trang trí có thếp vàng.
Đối với các cấu kiện gỗ bị hư hỏng nặng như kèo, trến thì giữ lại các hoa
văn, họa tiết trang trí bằng giải pháp thay cốt ốp mang.
- Lăng vua Đồng Khánh.
Đơn vị thi công là Công ty c ổ phần tu bổ di tích và Thiết bị văn
hóa trung ương, gồm các hạng mục: điện Ngưng Hy, Đông - Tây phối
điện, Tả - Hữu Tùng phòng, Cung M ôn...
Việc tu bổ các trang trí bờ nóc, bờ quyết, hệ thống con giống và các
hoa văn họa tiết đắp nổi bằng mảnh sứ được thực hiện như ờ công trình
Thái Bình Lâu.
- Chùa Thiên Mụ.
Do Viện KHCNXD - BXD thực hiện, các công trình đã được tu bổ
gồm: tháp Phước Duyên, cổng Tam Quan, điện Đại Hùng, điện Quan
Âm, La thành...
Việc gia cố các vét nứt bên trong tháp Phước Duyên đã sử dụng
khóa BTCT và vữa neo. Việc lắp dựng Hệ thống chống sét ở tháp Phước
Duyên là cả một vấn đề vô cùng khó khăn: các Thầy nhà chùa không
đồng ý vì cho rằng từ trước đến nay không có hệ thống chống sét, sợ ảnh
hường về mặt tâm linh, sợ thay đổi diện mạo của công trình, ảnh hưởng
mỹ quan và còn sợ các nhà sư ở nhiều chùa khác phản ứng... Sau nhiều
lần kiên trì thuyết phục và phân tích một cách khoa học, cuối cùng hệ
thống chống sét cũng đã được lắp dựng theo đúng thiết kế.

146
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng dường 20 năm

Điện Đại Hùng là công trình lớn nhất của chùa Thièn Mụ. Trong
các thời kỳ tu sửa trước đây, hệ thống cột, kèo, xuyên, trến (bộ khung)
bằng gồ đã bị thay thế bằng BTCT, với lần trùng tu này đã trả lại bộ
khung bằng gồ như vốn có. Riêng vấn đề này cũng qua nhiều lần thảo
luận và có ý kiến thống nhất của Bộ VHTT & DL.
Điện Quan Âm cũng đã được tu bố trong lần này. Tham gia trong
giám sát có N hà nghiên cứu Phạm Đức Thành Dũng (cán bộ Trung tâm
Bảo tồn Di tích c ố đô Huế) đã chứng minh hiện trạng của các bức liên ba
với các ô hộc trang trí liên hoàn theo lối nhất thi nhất họa là kết quả sai
lầm của một lần trùng tu trong quá khứ, và đưa ra một phương án bảo tồn
thay đổi hoàn toàn hiện trạng. Một cuộc hội thảo đã được tổ chức ngay
tại công trường, sau nhiều tranh luận với các nhà nghiên cứu Văn hóa
Huế, các thành viên HĐKH và các thầv nhà chùa, cuối cùng tất cả đêu
thống nhất ý kiến chuyển đổi vị trí của 48 ô hộc liên ba chữ Hán trở lại
như nguyên xira như phương án của Nhà nghiên cứu.
Việc tu bổ tổng thể chùa Thiên Mụ với tổng kinh phí trên 25 tỉ
đồng từ nguồn Ngân sách nhà nước, với sự phổi họp nhịp nhàng giữa nhà
thầu thi công, giám sát của chủ đầu tư và các nhà sư trong chùa đã được
các chuyên gia và dư luận đánh giá cao.
- Hệ thong Hành lang vù nền móng Cung điện Tử cấm Thành.
Do VKHCNXD - BXD và Công ty c ổ phần tu bổ di tích và Thiết
bị văn hóa trung ương thực hiện, gồm 10 đoạn Hành lang có ký hiệu:
HL01, HL04. HL2A. HL3A, HL2C, HL3C, HL5A, HL5B, HL6A,
HL6B. Việc phục hồi các Hành lang này dựa trên cơ sờ: Tư liệu lịch sử,
kết quả khảo cổ, nền móng và các chân đá tán hiện còn. Riêng Hành lang
HL01, HL04 còn có tường phía bắc với các lỗ mộng trến trên tường và
lan can mặt Nam.
Các công trình được thực hiện đã đảm bảo các quy định trong xây
dựng cơ bản, tuân thủ Qui chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sừ -
văn hóa và danh lam thắng cảnh của Bộ VHTT và DL cũng như các Hiến
chương, Công ước của Quốc tế và đã phát huy hiệu quả đầu tư trên nhiều
lĩnh vực. Tuy nhiên việc phục hồi trưng bày nội thất và cảnh quan của
một số công trình đã chưa được quan tâm đúng mức. Đây là điều đáng
tiếc và cần phải sớm được khắc phục.
Trong năm 2013 một số công trình đang tiếp tục thi công: Ngọ
Môn, điện Gia Thành (lăng vua Gia Long), điện Ngưng Hy (lăng vua
Đồng Khánh), Tả Trà (cung Diên Thọ), điện Chiêu Kính, Quan Tượng
Đài, Đông Khuyết Đài (Hoàng Thành)...

147
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Thành công của một dự án phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó có
vai trò rất lớn của nhà thầu thi công và tổ giám sát của chủ đầu tư. Trong
những năm qua, giám sát việc tu bổ các công trình đều do các cán bộ của
Trung tâm BTDT cố đô Huế thực hiện. Tổ giám sát được thành lập theo
quyết định của Giám đốc Trung tâm BTDT, thành phần tổ giám sát
thường bao gồm: Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng, Cử nhân Mỹ thuật, Kỹ
sư Lâm nghiệp, Cử nhân khảo cổ, nhà Hán h ọ c...
4. Các đơn vị thi công
Nếu như trên lĩnh vực XDCB có rất nhiều nhà thầu thi công thì
trong việc tu bổ di tích lực lượng này lại quá ít. Với hơn 174 lượt công
trình đã được tu bổ chỉ có 12 đơn vị tham gia, có 2 đơn vị chủ công đó là:
Viện KHCNXD - BXD và Công ty c ổ phần tu bổ di tích và Thiết bị văn
hóa trung ương - Bộ VHTT và DL. Chính điều này vừa có cái hay là
chọn được các đơn vị giàu kinh nghiệm, đủ năng lực, nhưng cũng có điều
bất cập là: có lúc một tổ thợ mộc/ nề phải chia ra để thi công các công
trinh dẫn đến chậm tiến độ... Để khắc phục tình trạng này cần sớm củng
cố và tăng cường các nhà thầu nhất là trên địa bàn tỉnh ta.

B ảng 2: C Á C Đ Ơ N VỊ T H A M G IA C Ô N G T Á C X III C Ô N G □

STT T cn đoTì vị Địa c h ỉ Số lirọng D ự á n /C T

1 V iện K hoa học C ông nghệ Xây dự n g - Bộ Xây dựng Hà Nội 43

2 Công ty CP Tu bồ Di tích & Thiết bi Văn hóa Trung ương


H à N ội 8
Nay là C ông ty T u bổ Di tích T rung Ương - Bộ VH,TT&DL

3 C ô n g ty Liên doanh Xây dựng V iệt Nam - C u Ba (VIC) H à Nội 8

4 C ô n g ty V IN A C O N CO 10 H à N ội 1

5 C ô n g ty C P T u bổ, tôn tạo Di tích H uế TT-Huế 4

6 C ông ty TN H H Hùng Quý TT-H uế 3

7 C ông ty TN H H Phước Vĩnh TT-H uế 16

8 C ô n g ty Mỹ thuật Trung Ư ơng Hà Nội 1

9 C ông ty TN H H Thành Ngân TT-Huế 3

10 Xí nghiệp Mỹ nghệ Hà Thủy TT-Huế 3

11 C ông ty Xây lấp T hừa T hiên Huế TT-H uế 2

12 C ô n g ty TN H H Pháp lam TT-Huế 4

148
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

5. Cônii tác khảo cổ


Hầu hết các di tích đều được thám sát, khảo cổ để phục vụ công
tác lập dự án. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Trung tâm BTDT đã được
Bộ VHTT (nay là Bộ VHTT và DL) cấp giấy phcp thực hiện các công
trình: cung Diên Thọ, cunẹ Trường Sanh, Duyệt Thị Đường, Hệ thống
Hành lang và nền móng Tử cấm Thành, vườn Thiệu Phương, lầu Tư
Phương Vô Sự, hồ Tịnh Tâm, lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu
Trị, Tự Đ ứ c ...
6. Các công tác khác
N goài công việc Bảo tồn và trùng tu các di tích, trong những
năm qua Trung Tâm BTDT c ố đô Huế đã tổ chức xây dưng Định
mức dự toán tu bổ di tích (năm 1996) và hiện nay đang tiếp tục bổ
sung, điều chỉnh, hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Đã thiết lập quy trình chống mối, mọt, lắp đặt hệ thống chống sét,
phòng chống cháy nổ ở các điểm di tích, nâng cấp các công trình Hạ
tầng ở Đại Nội và các lăng. Việc xây dựng các N hà vệ sinh ờ các
lăng vua M inh M ạng, Tự Đức, Khải Định và Đại N ội, Bảo tàng c ổ
v ậ t... đã phục vụ tốt nhu cầu của khách tham quan du lịch.
7. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm BTDT Huế
N hữ ng năm đầu mới thành lập T rung tâm B TD T, chỉ có
chư a đèn vài cán bộ kỳ thuật, kinh nghiệm thực tiên ch ư a có đã
đành mà cả về m ặt lý luận bảo tồn cũng gần như là con số không.
H iện nay đội ngũ này đã tăng n hiều lần cả về chất lượng và số
lượng và cơ bản đảm nhận toàn bộ việc q uản lý dự án, giám sát
thi công, lập dự án th iế t kế, dự to á n ... H iện tại có 1 T iến sĩ bảo
tồn được đào tạo ở N hật Bản, còn lại là các Thạc sĩ, K iến trúc sư,
Kỹ sư xây dựng, H ọa sĩ... đều trưở ng th àn h từ thực tế công
trư ờ ng. N hờ việc học tập kinh nghiệm của các ch u y ên gia trong
và ngoài nước, những nghệ nhân và các lớp tập huấn của: Cục Di
sản V ăn H óa, chuyên gia Ba L an, Cộng hòa L iên B ang Đ ức, N hật
B ản ... giờ đây các cán bộ kỹ th u ật của T rung tâm BTD T Huế đã
thật sự trư ở n g thành, đã đảm nhận hầu h ết việc thực hiện công
tác bảo tồn di tích.

149
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Bàng 3: Cán bộ khối kỹ thuật - Trung tâm BTDT c ố đô Huế

Công ty CP Tu bổ,
Ban QLDA DT Ban Tư vấn
TT Tôn tạo T .cộng
Cố đô Huế BTDT Huế
Di tích Huế

1 Tiến sĩ 0 01 0 01

2 Thạc sĩ Kiến trúc sư 01 01 0 02

3 Thạc sĩ Kỹ sư 0 01 0 01

4 Kien trúc sư 03 04 01 08

5 Kỹ sư Xây dựng 05 04 02 11

6 Cừ nhân Mỹ thuật 01 04 01 06

7 Kỹ sư Lâm Nghiệp 0 01 00 01

8 Cử nhân Kinh tê 03 01 04 08

9 Cử nhân Tin học 0 01 0 01

10 Cử nhân KTXD 01 0 0 01

11 Trung cấp Xây dựng 0 0 1 01

Tổng cộng 14 18 9 41

8. Công tác phục hồi vật liệu truyền thống


Di tích kiến trúc Huế được kết cấu từ các loại vật liệu, đó là: Bộ khung
và giàn mái bằng gỗ Lim, gồ Kiền Kiền, tường xây gạch vồ, nền gạch
Bát Tràng, bó vĩa đá Thanh, mái lợp ngói liệt, ngói âm dương, ngói ống
thanh lưu li và hoàng lưu li, sơn ta, vàng quỳ, vữa truyền thống (vôi, mật
mía, rơm, nhựa cây...), trang trí pháp lam, khảm sứ ...
Nhờ khôi phục được một số làng nghề và nghề thủ công truyền
thống như: chạm, khảm, gạch ngói men, pháp lam, đúc đồng... nên việc
bảo tồn các di tích ngày càng đạt nhiều kết quả.
9. Nguồn vốn thực hiện
Tổng số: 680,337 tỉ đồng
Trong đó:
- Ngân sách trung ương: 370,3 tỉ đồng
- Ngân sách địa phương: 310,306 tỉ đồng
- Tài trợ Quốc tế và trong nước: 50,942 tỉ đồng

150
Quân thê di tích Cô đỏ Huêy chặng đuờng 20 năm

B ả n g 4: T Ó N G H Ợ P K IN H PH Í T U BỎ DI T ÍC H H U Ế
G IA I Đ O Ạ N 1 9 9 3 - 2 0 1 3
Đ ơn vị tính: 1000 đồng
N ăni NS T rung uong N S Dịa p h ư ơ n g T ổ n g cộng
1993 1,2 0 0 ,0 0 0 5 5 0 ,0 0 0 1,750,000
1994 2 ,6 3 6 ,5 1 3 20 0 ,000 2 ,8 3 6 ,5 1 3
1995 3 ,1 6 3 ,4 1 0 3 ,0 2 9 ,1 2 0 6 ,1 9 2 ,5 3 0
1996 2 ,9 2 3 ,1 2 9 2 ,2 6 4 ,8 9 9 5 ,1 8 8 ,0 2 8
1997 6 ,0 2 4 ,0 2 9 19,424,965 2 5 ,4 4 8 ,9 9 4
1998 4 ,1 1 6 ,6 7 0 7 ,0 7 0 ,2 5 6 1 1,186,926
1999 7 ,7 6 2 ,7 3 2 4 ,7 2 2 ,0 4 0 12,484,772
2000 2 0 ,6 0 2 ,9 7 7 12,534,188 3 3 ,1 3 7 ,1 6 5
2001 1 8 ,1 8 2 ,2 6 8 11,627,143 29,809,411
2002 2 7 ,1 8 7 ,7 9 1 3 ,3 0 8 ,4 7 4 3 0 ,4 9 6 ,2 6 5
2003 1 3 ,5 4 2 ,0 8 7 11,766,147 2 5 ,3 0 8 ,2 3 4
2004 1 1 ,2 8 8 ,0 9 7 17,921,698 2 9 ,2 0 9 ,7 9 5
2005 1 7 ,4 6 8 ,1 1 9 15,871,093 3 3 ,3 3 9 ,2 1 2
2006 2 2 ,5 2 1 ,3 6 1 17,612,854 4 0 ,1 3 4 ,2 1 5
2007 1 8 ,8 0 6 ,9 7 2 18,806,350 3 7 ,6 1 3 ,3 2 2
2008 3 0 ,0 3 4 ,3 1 6 2 8 ,6 0 9 ,3 0 0 5 8 ,6 4 3 ,6 1 6
2009 3 6 ,5 0 0 ,0 0 0 2 1 ,6 3 0 ,0 8 5 5 8 ,1 3 0 ,0 8 5
2010 2 5 ,8 0 0 ,0 0 0 2 2 ,7 9 4 ,4 7 8 4 8 ,5 9 4 ,4 7 8
2011 3 5 ,5 0 0 ,0 0 0 15,111,417 5 0 ,6 1 1 ,4 1 7
2012 2 5 ,0 0 0 ,0 0 0 3 5 ,1 8 2 ,1 7 7 6 0 ,1 8 2 ,1 7 7

2013 40,040,000 40,000,000 8 0 ,0 4 0 ,0 0 0


rốn g cộn£ 3 7 0 ,3 0 0 ,4 7 1 3 1 0 ,0 3 6 ,6 8 4 6 8 0 ,3 3 7 ,1 5 5

Là người trong cuộc, cùng chia sẻ những điều buồn vui với bạn bè
đồng nghiệp trong suốt thời gian qua, tôi thấu hiểu ràng: với sự đóng góp
và nỗ lực không ngừng của các tổ chức Quốc tế, sự quan tâm đặc biệt của
Chỉnh phủ và nhân dân Việt Nam, và của tất cả chúng ta trong 20 năm
qua là rất to lớn. Dầu là vậy, nhưng vẫn chưa tương xứng với giá trị và
tầm vóc của Quần thể Di tích c ố đô Huế, và có những việc lẽ ra chúng ta
còn có thể làm tốt hơn nữa. Phía trước vẫn còn nhiều đòi hỏi thách thức
và yêu cầu cao hơn về bảo tồn và phát triển...
Nhưng đến giờ phút này có thể nói ràng: Di tích c ố đô Huế đã và
đang từng bước được “Bảo tồn theo những tiêu chuẩn cao nhất của Di
sản văn hóa thế giới”.
N.M.B

151
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

P H Ụ• LỤC:
• D A N H M Ụ• C C Á C D ự• Á N Đ Ã T H ự• C H IỆ• N
G IA I Đ O Ạ N T Ừ 1996 Đ É N 2012
Trên cơ sờ Q uyết định số 105/TTg nẹày 12/2/1996 của Thủ tưởng Chính phủ
về việc phê duyệt Dự án quy hoạch, bảo tồn và phát huv giá trị di tích c ố đô Huế
giai đoạn 1996-2010 và Q uyết định số 818/QĐ-TTg ngày 7/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đê ản điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di
tích C ố đô Huế giai đoạn 20I0-2020+ A215

HẠNG
T ố n g kinh
M ỤC G iai đoạn G iai đoạn G iai đoạn G iai đoạn G hi
TT p hí đã th ự c
CÔNG 1996-2000 2 001-2005 200 6 -2 0 0 9 2 0 1 0 -2 0 1 2 chú
hiện
T R ĨN H

T Ỏ N G SÓ 5 8 9 .5 1 8 .1 1 2 8 7 .4 4 5 .8 8 5 148.162.917 1 94.521.238 1 5 9 .3 8 8 .0 7 2
K IN H
102.483.051 8 .2 5 3 .5 5 2 2 6.0 3 3 .9 6 6 4 1 .4 7 0 .0 5 6 2 6 .7 2 5 .4 7 7
I THÀNH
Cửa Hoàn
Ọuảng X thành
1 Đ ức (HT)
C ửa Thê
2 N hơn X HT
Cửa
Chánh
3 N am X HT
Cửa
Chánh
4 Bắc X HT
Cửa
Đ ôn g
5 N am X HT
Cửa
Chánh X X
6 Tây X HT
C ửa Tây
X
7 N am X HT
Cửa Tây
X
8 Bắc X HT
Cửa
X
9 Đ ô n g Bắc HT
Cửa
Chánh X X
10 Đ ông HT
Đ iện
L on g A n
X X X
(B ả o tàng
11 c ổ vật) X HT

152
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

Ciru Vị
Thần
C ông X
(N hà che
12 súne) X HT

X HT
13 K ỳ Đài
Phu Văn
X
14 Lâu HT
Hệ thông
điện
chiếu X
sáng
15 Q TNM X HT
H ệ thông
điện
chiếu X
sáng Kỳ
16 Đài HT
M ặt Nam
Kinh X
17 Thành X HT
Quảng
trường
18 N g ọ M ôn X HT
B ảo tôn,
tu bồ tôn Chuyền
X
tạo mặt tiếp
19 Kè Hào (CT)
Tu bô
Đàn X ã X X
20 Tấc CT
tìả o tổn,
tu bồ, tôn
X
tạo Kinh
21 Thành CT
H ợp
p h ầ n : Tu
bổ, tôn X
tạ o d i tích
H uế CT
N hà Tê
X
22 Tửu HT
Bình
phong X
23 Tam Toà HT
X iên V õ
X
24 Từ HT
B ảo tôn,
tôn tạo
X
N h à Bia
25 Thị H ọc HT

153
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ử Thừa Thiên Huế

B ình An
26 Đ ư ờng X HT
Lâu Tàng
T h ơ (Đ ền
bù, giải X
phóng
27 m ặt băng) CT
N ạo vét hô
X
28 Tinh Tâm CT
KHU
VƯC
II 1 63.776.093 5 9 .2 3 7 .1 9 6 59.403.671 16.796.584 2 8 .3 3 8 .6 4 2
HOẢNG
THÀNH
H ô Kim
X
1 Thuỹ HT
N g ọ M ôn
(Tu bồ
X X
Hữu D ực
2 Lâu) X CT
Đ iện Thái
X
3 H oà CT
Pháp lam
N ghi
M ồn cầu X
Trung
4 Đ ạo X HT
Lâu Tứ
Phương X X
5 V ồ Sự HT
Đ iện
X
6 L ong Đức HT
Pháp lam
N hật
Tinh, X
N g u y ệt
7 A nh M ôn HT
8 Phủ Nội Vụ X CT
H ệ thông
điện
quanh X
khu vực
9 Đ ại N ội HT
Tây
K huyết X
10 Đ ài HT
Đ ông
K huyết X
11 Đ ài CT
Đ iện
Chiêu X
12 K ính CT

154
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

Cửa
Chương
13 Đức X HT
Khu vực
Cung
X X
Trường
14 Sanh X HT
ỉ. T rư ờ n g
An M ôn HT
2. N g ũ
Đ ại Đ ông
Đ ường HT

3. Tả Vu HT
4. H ữ u
Vu HT
5. H ô Tân
N guyệt HT
6. S â n
vườn, n o n
bộ HT
7. L ạ c h
Đ ào
N guyên HT
8. C áu
K iểu HT
9. B ình
phong HT
10.
Tường,
cong HT
11. Đ iện
ch iêu
sáng,
PCCC HT
Cụm di
tích cung X X
15 Diên Thọ X CT
1. C h ín h
đ iện -
X
cu n g
D iên Thọ HT
2. Tịnh
X
M in h L â u HT
3. T rư ờ n g
X
D u Tạ HT
4.
Khương X
N in h C á c HT
5. Sân
vư ờ n kh u X
vự c C u n g HT

155
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

D iê n Thọ

6. C ác
c o n g Thọ
C hì, X
T h iện
K h ả n h .... HT
7. Đ iệ n
c h iế u
X
s ả n g cu n g
D iê n Tho HT
8. T ư ờ n g
th à n h
X
• cung
D iê n Tho HT
9. B ình
phong
X
cung
D iê n Tho HT
10. H ệ
th ô n g
X
tr ư ờ n g
la n g HT
- T rư ờ n g
X
la n g A 2 HT

- T rư ờ n g X
la n g A 5 HT
11. Tả
X
T rà CT
12. Đ iện
X
T ho N in h CT
C ụm di
tích Thế
16 M iếu HT
/ . Thê Tô
X
M iếu X HT
2. H iên
X
Lâm Các HT
3. H ư n g
X
T ổ M iếu HT
4. H ữ u
T ùng Tự X HT
5. S ù n g
C ông
m ôn,
T u ấ n L iệt
m ôn X HT
6. T ư ờ n g
bao
quanh
T h ế M iếu X HT

156
Quần thể di tích c ố đô Huế , chặng đường 20 năm

7. C ác
C ổ n g T hế
M iếu X HT
8. N hà
Thổ C ô n g X HT
9. N h à
T hần Trừ X HT
10. S â n
đường
n ộ i bộ
T hế M iếu X HT
11. Vườn
c â y cả n h
Thế M iếu X HT
12. H T
đ iện
ch iếu
s á n g Thế
M iếu X HT
13. H T
cấ p th o á i
n ư ớ c Thế
M iếu X HT
14. D i
tích b ấ t
đ ộ n g sả n
T hế M iếu X HT
15. '
C hống
m o i The
M iếu X HT
Hạ tâng
Đại N ội X
17 (G đ l) HT
Hạ tâng
Đại N ội X
18 (G đ2) X HT
Hạ tâng
Đại N ội X X
19 (G đ3) X HT
Hạ tâng
Đại N ộ i
20 (G đ4) X HT
Hạ tâng
Đai N ồi
21 (G đ5) X HT
Hệ thông
cấp nước X
22 Đ ai N ôi HT
H ệ thông
điện X
23 chiếu X HT

157
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ* Thừa Thiên Huế

sáng Đại
N ội
(G /đ l)
H ệ thông
điện
chiếu
X
sáng Đại
N ội
24 (G /đ2) X HT
KHU V ự c
TỬ C Á M 1 1 8 .3 7 2 .4 6 8 6 .8 5 6 .0 2 0 10.549.794 6 5 .0 7 4 .0 7 8 3 5 .8 9 2 .5 7 6
III THÀNH
X
1 Tả Vu HT
D u y ệt Thị
X X
2 Đ ư ờng X HT
N h à Bát
giác phía X
3 Đ ôn g HT
N h à Bát
g iác phía X
4 Tây HT
Trường
Lang - Tử
X X
Cấm
5 Thành X CT
5.1. H L -
01: Đ iện
C àn
Thành -
H ưng
K hảnh
Nội HT
5.2. H L -
04: Đ iện
C àn
Thành -
G ia
Tường
M ôn HT
5.3. H L -
05Á : H ồ i
la n g Đ ạ i
Cung
M ô n - Tả
Vu -Đ iện
C ần
Chảnh-
H ữ u Vu HT
5.4. H L -
0 5B : H ồ i
la n g Đ ạ i
C ung HT

158
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

M ôn - Tà
Vui -đ iện
C ần
C lhảnh-
H iữu Vu
5 . S H L-
06)A : H ồ i
laing Đ ại
C uing
M ô n - Tà
Via -đ iện
Cần
C lhảnh-
H ữ u Vu HT
5. 6. H L -
06B : H ồi
la n g Đ ại
C ung
M ôn - Tà
V u -đ iện
Cần
C hảnh-
H ữ u Vu HT
5. 7. H L -
0 2 A: H ồ i
la n g đ iện
Cần
Chảnh-
đ iệ n
Q uang
M in h -
đ iệ n C à n
Thành-
đ iệ n
T rin h
M in h CT
5.8. H L -
0 3 A: H ồ i
la n g đ iệ n
C ần
C hảnh-
đ iệ n
Q uang
M in h -
đ iệ n C à n
Thành-
đ iện
T rinh
M in h CT
5.9. H L -
02C : H ồ i
la n g đ iện
cản HT

159
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ử Thừa Thiên Huế

Chánh-
v iệ n
Thuận
H u v -đ ỉệ n
C a o M in h
T ru n g
C h ỉn h
5.10. H L -
03C : H ồi
la n g đ iệ n
Cần
Chảnh-
v iệ n
Thuận
H u y -đ iệ n
C a o M in h
T ru n g
C h ín h HT
Thái Bình
X X
6 Lâu CT
CAC
IV LĂNG 1 1 9 .6 9 1 .3 2 7 10.546.671 1 9 .0 3 6 .7 9 9 3 9 .2 5 4 .8 0 1 5 0 .8 5 3 .0 5 6
VUA
Lãng vua
X X X
1 Gia Long X CT
1. Lăng
Thiên X
Tho HT
1.1. Minh
Thành X
Đ iệ n X HT
2.2. S â n
c h â u lă n g
T h iên Thọ X HT
2.3. C ô n g
T am q u a n HT
2.4. Tà
Vu (M in h
T hành
Đ iện) HT
2.5. H ữ u
Vu (M in h
Thành
Đ iện) HT
2.6.
Tường,
cổng HT
2.7. B i
Đ ìn h HT

160
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

2.8. Hạ
tang k ỹ
thuật lăng
Thiên Thọ
(N ạo vét
su ố i Kim
X
Nqọc,
điện chiêu
sảng, ben
lăng,
đ ư ờ n g vào
lă n g ...) X HT
Lăng vua
M inh X X X
2 M ạng X CT
/. Đ iện
X
Sù n ẹ An X HT
2. M in h
X
Lâu HT
3. Bi
D inh X HT
4. Tá
X
T ù n g Tự CT
5. P h á p
lam
X X
phường
m ôn HT
6. H iê n
X
Đ ứ c M ôn HT
7. Đ ền bù
X
câ y x a n h HT
Lăng vua
X X
3 T hiệu Trị X CT
Ị. Đ iệ n
X X
B iếu Đ ức X HT
Lăng vua
X X
4 T ư Đ ức X CT
Ị. O n
K hiêm X
Đ ường HT
2. C hâp
K hiêm X
Đ iên HT
3. T ư ờ n g
th à n h X HT
Lăng vua
Khải X
5 Định X CT
Thiên
Đ ịnh X
C ung HT

161
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

L ãng vua
Đ ồn g X X
6 Khánh CT
/. C u n g
m ôn HT
2. H ữ u
P h ô i Đ iện
(M in h A n
Đ iện ) HT
3. Tả
P h ô i Đ iện
<C ô n g
N g h ĩa
Đ ường) HT
4. H ữ u
Tòng
V iện HT
5. Tà
Tòng
V iện
(V ĩn h
K hảnh
Đ ường) HT
6. T ư ờ n g
th à n h khu
tâ m đ iện HT
L ăng Dục
X
7 Đ ức CT
/. Đ iệ n
X
Long Ẩn HT
CAC
CÔNG
V 8 5 .1 9 5 .2 0 9 2 .552.446 33.138.687 3 1 .9 2 5 .7 5 5 1 7.578.321
T R ÌN H
KHÁC
Chùa
X X X
1 T hiên Mu X HT
/. Tháp
P hước
D uyên HT
2. C ử a
Tam
Q uan HT
3. N h à
b ia HT
4. Lâu
chuông HT
5. L ả u
trổ n g HT
6. L ô i g ia
Đ ông HT
7. L ô i g ia
Tây HT

162
Quần thể di tích c ố đô Huếy chặng đường 20 năm

8. Đ iện
Đ ại H ùng HT
9. Đ iện
Đ ịa T ạng HT
10. Đ iệ n
Q uan Ãm HT
Ị ỉ. N h à
Tăng HT
12. Trụ
B iếu HT
13. C ác
công,
tườ ng, la
thành, lan
ca n HT
14. N h à
trự c b ả o
X
vệ ch ù a
T hiên M ụ HT
Đàn N am
G iao & X X X
2 Trai Cung X CT
Văn
Thánh, X X X
3 Võ Thánh CT
Ị. Linh
Tinh M ôn
(Văn X
M iếu
H uế) HT
2. Văn
M iêu
M ôn HT
Phòng
Thí X
4 nghiệm HT
Cung An
X X
5 Đinh X HT
1. C ông,
lư ờ n g
thành,
bến
íhuyến, kè
hồ HT
2. L ảu
K hải
Tường HT
3. Đ ìn h
Trung
Lập HT
4. N h à
phụ A HT

163
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

5. N hà
phụ B HT
6. N h à ở
ch u y ê n
g ia (C ung
A n Đ ịnh) X HT
7. C âv
xa n h , sâ n
vườn,
đ iện
c h iếu
sảng HT
Phục hôi
thích nghi
th u y ề n X
Cung
6 đình HT
Lưới điện
lăng Khải
Định, X
Minh
7 M ạng X HT
H T đ iện
chiếu
sáng Tự
X
Đức &
Đ ồng
8 Khánh HT
H T đ iện
chiếu
sáng lăng
Khai
9 Đinh X HT
HT điện
cs Tự
Đức,
Minh X
M ạng,
Khải
10 Đinh X HT
HT điện
cs điện X
11 Thái H òa HT
TBA&
ĐCS Đàn
X
Nam
12 Giao X HT
Đ iện cs
N /L ư ơng
Đình &
Phu Vãn
13 Lâu X HT

164
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

HT điện
cs Ho
14 Tịnh Tâm X HT
HT điện
cs
N L Đ ình X
& Phu
15 Văn Lâu HT
Hệ thô ne
ch ốn g sét
các cồn g
X
Kinh
thành
16 H uế HT
Khãc
phục sự
cố sét X
Cứa Tây
17 Bắc HT
C hông sét
các điếm X
18 di tích HT
Khảo cô
Cung
19 D iên Thọ X HT
Khảo cô
D uyệt Thị
20 Đ ường X HT
Khảo cô
Lầu Tứ
Phương
21 Vô Sự X HT
Khảo cồ
Cung
Trường
22 Sanh X HT
Khảo cô
HỒ Tịnh
23 Tâm X HT
Khảo cô
Vườn
Thiệu
24 Phương X HT
Khảo cô
T rường
25 Lang X HT
Khảo cô
cung An
26 Định X HT
Khảo cô

I
27
lãng Gia
Long . . ______ X HT

165
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giơi ỏ’ Thừa Thiên Huế

Khảo cô
lăng
M inh
28 M ạng X HT
Khảo cô
lăng
29 Thiêu Tri X HT
Khảo cô
làng Tự
30 Đức X HT
H /thông
chống sét
X
các CT di
31 tích Huế HT
Các nhà
vệ sinh
tại Tả Vu,
Hừu V u,
Thần Trù-
Thế M iếu
thuộc X
Khu vực
Đại N ộ i
và tại B ảo
tàng
CVCĐ
32 Huế HT
Các nhà
vệ sinh
tại lăng
Minh
M ạng, Tự
Đức,
Khải X
Định và
nhà vệ
sinh tại
khu vực
33 N g ọ M ôn HT
K hảo cô
đàn X à X
34 Tắc HT

Tông cộng: 174 lưọt công trình, hạng mục công trình đưọc bảo tồn trùn g tu
Trong đó:
1, Số công trình được bảo tồn trùng tu là 132

2, Số công trình phụ trợ (điện, nước, khảo cổ, cây x a n h ...) là 42

166
\ r r

Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng dường 20 năm

Tống họp nguồn vốn đầu tư: 589,518 tỷ đong VN

Trong đó:
- Ngân sách T r u n g ư ơ n g : 275,840 tỷ đ ô n g VN
- Ngân sách địa phư ơng và tài ồ
trợ quốc tế 313,678 iy uon£ vlN

- Giai đoạn 1996 --2000: Bào tồn 54 CT, hạng mục CT, kinh phí: 87,445 tỉ

- Giai đoạn 2001 •* 2005: Bảo tồn 74 CT, hạng mục CT, kinh phí: 148,16 tỉ

- Giai đoạn 2 0 0 6 --2009: Bảo tồn 79 CT, hạng mục CT, kinh phí: 194,521 1

- Giai đoạn 2010 --2012: Bảo tồn 37 CT, hạng mục CT, kinh phí: 159,338 :

167
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

THTÉT KÉ P H Ụ C H Ò I DI T ÍC H K IÉ N T R Ú C G Ỏ
BỊ T Ỏ N T H Ấ T N Ặ N G
Trần Minh Đức*

Bài viết đề cập đến vấn đề thiết kế trùng tu di tích kiến trúc g ỗ ở
Việt Nam hiện nay, chủ yếu lù xác định nhũng thông số kiến trúc-hình
học của bộ khung nhằm phục hòi những di tích g ỗ bị tổn thất nặng - việc
khó nhất trong công tác bảo tồn di tích.
Các di tích kiến trúc gỗ đang được tu bổ, phục hồi trên phạm vi cả
nước. Có thể nói những khó khăn trước đây 5 - 1 0 năm, nay đã được
giải quyết cơ bản. Di tích c ố đô Huế là nơi được quan tâm nhiều nhất,
cũng là nơi gặt hái được nhiều thành công, giải quyết được nhiều bài
toán kỹ thuật trong công tác bảo tồn. Tuy nhiên, ở Huế nói riêng và
trong nước nói chung ngày càng khó khăn khi phải tiếp cận với những
công trình di tích bị tổn thất nặng. « Tổn thất nặng » có thể được hiểu
trong 2 trường hợp:

- Di tích quá yếu, khó bảo toàn các yếu tố gốc, hoặc:
- Di tích mất quá nhiều cấu kiện nguyên gốc, khó tìm thông tin để
phục hồi.
Chỉ tính riêng khu vực Đại Nội Huế có đến hom ] 00 công trình, trong
đó có cả nhưng công ừình chỉ còn nền móng: Tả Đãi Lậu Viện, Câm Y Vệ,
Kim Ngô Vệ, điện c ầ n Chánh... chưa kể đến các công trình khác tại các
lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức.... Một số nơi khác cũng có tình trạng
tương tự. Như vậy, vấn đề đầu tiên đang được quan tâm chính là:
Thiết kế phục hồi các công trình di tích bị tổn thất nặng, trước hết
là các thông sổ kiến trúc-hình học (hình dáng, cấu tạo...). Những thông
số đó là đặc trưng kiến trúc của công trình.

Tiễn sĩ, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng

168
Quần thể di tícli c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

v ề cách tư (ỉuy tiếp cận vấn đề: Có nhiều cách tiếp cận di tích bị
tổn thất, được lựa chọn tùy theo nguồn tư liệu: thông tin về lịch sử xây
dựnu, tôn giáo tin ngưỡng, sử dụng vật liệu, quy tắc kiến trúc... Đối với
di tích - công trình có tính lịch sử, thì phương pháp tư duy lịch sử là phù
họp nhất; tức là lần theo các nấc thang phát triển của công trình, tại chỗ
đứt mối - dùng tư duy lôgic để xác định diện mạo. Tư duy này dựa trên
hệ thống thông tin thu thập được từ nhiều mặt tiếp cận - tức là tiếp cận đa
chiều, thậm chí là tiếp cậu hệ thống (nếu các thông tin từ các chiều liên
quan mật thiết đến nhau). Thông thường tiếp cận dựa trên hiểu biết về
quy tắc thiết kế và xây dựng công trình cổ là cách đi cơ bản và hữu ích.
Mặt khác, triết lý về thế giới, cách nhìn của tôn giáo tín ngưỡng ảnh
hường không nhỏ tới trang trí mỹ thuật công trình. Nhưng khi không có
được quy tắc và triết lý, thế giới quan... của người xưa thì có thể chọn
cách đi khác. Như những kiến trúc của Chămpa, hoặc xa hon nữa là Cát
Tiên, Phù Nam thì thông tin có rất ít, ngay cả những người Chăm hiện tại
cũng không nấm rõ cách thức quy hoạch, thiết kế, xây cất đền tháp của tổ
tiên mình. Thậm chí cũng còn chưa biết chủ nhân thực sự của những di
tích, phế tích của nền văn hóa Óc Eo - Phù Nam hay Cát Tiên thì nói gì
đến khả năng dựa vào thức kiến trúc cổ của các công trình đó. Khi đó,
cách tiếp cận phải dựa vào những nghiên cứu khác: ảnh hưởng của những
nền vãn hóa lớn (nhất là tôn giáo, tín ngưỡng) của khu vực lân cận
(Trung Quốc, Ấn Độ), phân tích vật liệu công trinh bằng những phương
tiện hiện đại, phân tích các tỷ lệ kiến trúc của phần di tích còn lại... thậm
chí phải dựa vào các hình thức văn hóa phi vật thể truyền m iệng...

Trong những năm qua, một số công trình đã được Phân Viện
KHCN XD Miền Trung thiết kế và thi công tu bổ, phục hồi. Qua đó đã
thừ nghiệm áp dụng và hình thành những giải pháp, có thể sử dụng cho
việc thiết kế phục hồi. Cũng nói thêm ở đây: mỗi công trình di tích kiến
trúc gỗ ít nhiều đều có tổn thất. Vì vậy những kinh nghiệm thu được
trong thời gian qua có thể áp dụng trong phạm vi rộng lớn hơn. Những
giải pháp đó là:

- Phân tích thông tin lịch sừ

- Phân tích hiện trạng công trình

169
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

- Phân tích ảnh tư liệu

- Phân tích công trình tương đồng

- Sử dụng thức kiến trúc cổ

Dưới đây mô tả rõ hơn về các giải pháp, gồm cả khả năng áp dụng
và hạn chế của mỗi trong số chúng.

1. Phân tích thông tin lịch sử: bao gồm các thông tin về những sự
kiện gắn liền với công trình theo thời gian, qua từng giai đoạn lịch sử.
Những vấn đề nghiên cứu là:

- Thời điểm xây cất và chức năng ban đầu: những thông tin này liên
quan đến phong cách kiến trúc và môtip trang trí. số liệu sẽ hỗ trợ phục
dựng cấu trúc khởi thủy nếu như trong quá trình tồn tại không có nhiều
thay đổi đối với di tích;

- Ghi nhận những sự kiện lịch sừ dẫn đến sự can thiệp mang tính tu
bổ, bảo dưỡng không thay đổi chức năng công trình. Khi đó ảnh hưởng
có quy mô nhỏ, có thể chỉ là thay đổi màu sắc hoặc sự bổ sung một lớp
màu mới trên tường hay trên gỗ. Chỉ cần xác định các giá trị của những
thay đổi đó và lập phưưng án bảo tồn chúng;

- Phân tích kết quả những sự kiện lịch sử mang đến sự can thiệp
lớn, thậm chí thay đỏi chức năng công trình: càn xác định quy mô tác
động cả về kết cấu chịu lực, vật liệu mới và trang trí màu sắc phù hợp với
công năng mới. Như vậy sẽ có sự chồng chập các lớp kiến trúc, mỹ thuật
của nhiều thời kỳ. c ầ n phải lựa chọn những giá trị nổi bật và tìm cách bảo
tồn, phát huy giá trị các thời kỳ lịch sử (vì đưa công trình về một thời kỳ lịch
sừ không phải là mục tiêu của công tác bảo tồn);

- Sự kiện lịch sử dẫn đến sự hủy diệt công trình: sự hủy diệt là cố ý
mang tính triệt hạ hay chỉ là tai nạn? Có hay không có việc xây dựng
công trình mới chồng lên công trình cũ? Chức năng công trinh mới có
hay không cùng chức năng với công trình cũ? Có hay không có sự tận
dụng lại nền móng hay cấu kiện của công trình cũ?... là những vấn đề
được nghiên cứu tùy theo mục tiêu lựa chọn phục hồi công trình nào,
trưng bày dấu tích phần n ào ...

170
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

Kết quả phân tích thông tin lịch sử nhiều nhất thường là phong
cách kiến trúc, mô tip trang trí. Ngoài ra còn có thông tin khác:

- Xác định các đặc trưng về tính chất nguyên gốc và chân xác trong
phong cách kiến trúc, mô típ trang trí;

- Xác định các giá trị của công trình qua mọi thời kỳ trong quá khứ
cho đến hiện tại, đặc biệt liên quan đến chức năng công trình;

- Cung cấp thêm thông tin về các tác động lên những công trình
tương đồng hoặc cùng chịu ảnh hường của một sự kiện lịch sử;

- Làm rõ và bổ sung một số nguồn tư liệu (thành văn hoặc hiện vật)
có liên quan đến sự kiện lịch sử tác động đến công trình, giúp ích cho việc
phục dựng;

- Vị trí, quy mô và sự biến đổi qua mỗi thời kỳ;

- Khả năng tác động của sự kiện đến chất lượng vật liệu (hỏa hoạn,
lũ lụt, bom đạn...);

Những thao tác cơ bản trong phân tích tư liệu lịch sử:

a. Thống kê toàn bộ các thông tin liên quan đế công trình, thậm chí
cả các thông tin sự kiện có thể dẫn đến tác động như: thông thương,
chiến trang, đóng cửa biên giới... và nếu được - đơn vị, người thi công;

b. Sắp xếp các sự kiện thành chuỗi theo thời gian xảy r a ; lập
đường thời gian từ lúc khởi dựng đến hiện tại; phát hiện các biến cố lớn
và các « lỗ hổng » trong chuỗi thời gian (mất thông tin);

c. Đánh giá sự kiện, luôn luôn ghi nhận: niên đại, nguyên nhân, vị
trí chịu tác động... Ghi nhận không chỉ đối tượng dang nghiên cứu mà cả
những công trình khác bị tác động đồng thời;

d. Xác định mức độ tác động của sự kiện và quy mô sự can thiệp
vào công trình. Ghi nhận công trình sau khi bị tác động. Việc này làm cả
với những công trình khác cùng chịu tác động như đối tượng nghiên cứu;
Nghiên cứu phong cách kiến trúc, mô típ trang trí, hình thức vật liệu...
Kèm theo đó tìm hiểu những chính sách, quy định về giao thương, sử
dụng vật liệu, sự ban bố quy tắc xây dựng...

171
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Những hạn chế cơ bản của phương pháp phân tích thông tin lịch sử:
- Thiếu nhiều tư liệu, có những biến đổi không được ghi nhận,
không liên quan đến sự kiện lịch sử đặc biệt...
- Chưa có cơ sờ dữ liệu về mô típ trang trí và phong cách kiến
trúc các thời kỳ; sự sửa chữa, tu bổ diễn ra nhiều nhưng không được ghi
nhận...
- Trách nhiệm của người quản lý, người cán bộ làm công tác thiết
kế là phải khắc phục các hạn chế đó.

2. Phân tích hiện trạng: tìm hiểu thông tin qua kết quả khảo sát,
khảo cổ di tích với mục đích: tìm lại các yếu tố gốc - thông số thực nhất
của công trình, bổ sung thông tin về kiến trúc, cấu tạo: quy mô di tích,
nền móng, lưới cột, vật liệu... thậm chí có thể cả các mảnh vỡ với hoa
văn họa tiết, màu sắc...; có thể cả thành phần chất liệu vữa, gạch... c ầ n
nghiên cứu trước khi có sự can thiệp vào di tích. Nguyên tắc trong phân
tích hiện trạng: chỉ dựa vào các yếu tố được xác định là nguyên gốc (hoặc
các yếu tố được phục hồi đảm bảo chân xác);
a. Kết quả khảo cồ di tích: xác định các tầng văn hóa, sự biến đổi
quy mô công trình và nền móng qua các thời kỳ; thu thập hiện vật để xác
định vật liệu cấu thành, dấu tích trang trí..

b. Kết quả khảo sát nền móng: xác định vị trí đá táng, cấu tạo chân
táng, cấu tạo vỉa nền móng bằng đá thanh và gạch xây v ỉa..., xác định
lưới cột, vật liệu và cách thức xây móng, cách gia cố nền; trắc đạc và xừ
lý sai số cho phép xác định độ lún nền và đá táng, sai lệch do chuyển vị
móng, môi trường đất nền và tác động nền đến m óng...

c. Kết quả khảo sát phần nề: đo vẽ và phân tích các phần tường,
phần mái còn lại. Phát hiện các dấu tích cấu kiện, chi tiết đã mất còn để
lại trên tường, mái; phát hiện các vị trí không đồng nhất của khối xây cho
biết sự khác nhau về thời kỳ xây; nhận diện các vật liệu và cách xây, cách
lợp, phân tích để biết vật liệu cấu thành, nguyên nhân suy thoái, thành
phần cấp phối vữa, đặc điểm cơ lý và thành phần khoáng, hóa của gạch,
ngói, vữa... Xác định cấu tạo kết nối với các công trình lân cận (máng
xối, nền, bậc cấp...)---

172
\ •> r r

Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

d. Kết quả khảo sát phần môc: xác định lưới cột, tìm dấu tích chân
cột trên đá táng, dấu tích đầu đòn tay, xà dọc trên tường hồi, dấu tích
trến, kèo trên tường dọc.... Căn cứ vào dấu tích in trên công trình tiếp
giáp của máng xối, đầu đòn tay ... để xác định cao độ của chủng. Dựa vào
các phần còn lại của di tích để xác định các phần còn lại, nhất là các đặc
trưng kiến trúc của bộ khung gỗ: độ dốc mái, kiểu vì kèo, kiểu cột, kiểu
nhà, cao độ mép mái, các tỷ lệ kiến trúc bộ khung, tỷ lệ kích thước cấu
kiện... Ghi nhận, thống kê các kích thước còn thiếu và tồn nghi để làm
nhiệm vụ nghiên cứu tiếp;

e. Ket quả khảo sát trang trí: trên phần còn lại của công trình tiến
hành các thao tác khảo sát (tách lớp, làm rõ chi tiết, chất liệu màu sắc...)
nhằm thu thập các thông tin sau: chủ đề trang trí, màu sắc (và sự tương
ứng với chức năng công trình); hình thức thể hiện, mô típ và sự phù hợp
với phong cách giai đoạn lịch sử ; kết luận về thời kỳ của kiểu thức trang
trí và giai đoạn lịch sử tương ứng; đối chiếu với sự kiện lịch sử, điều kiện
lịch sử liên quan đến công trình. Công tác này đòi hỏi rất cao về hiểu biết
kiến trúc, mỹ thuật cũng như lịch sử.

Nhũng bước cơ bản trong sử dụng thông tin phân tích hiện trạng:

- Xác định lưới cột

- Xác định chiều cao bộ khung

- Xác định độ dốc mái

- Xác định cao độ mép mái

- Xác định các tỷ lệ kiến trúc khác

- Xác định các thông số khác

Thao tác sẽ được trình bày kỹ hon trong ví dụ phần dưới đây.
Thông tin có được từ phân tích hiện trạng đa phần có độ chính xác cao vì
dựa trên yếu tố gốc còn tồn tại.

Ngoài vị trí đá táng, phân tích hiện trạng cho phép xác định tại
hành lang HL - 01 các số đo: đường kính cột 23cm, cao độ đáy frến
252cm ...; tại Hữu Tùng Tự (Thế Miếu): độ dốc mái chính 59% (góc mái

173
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

30°), độ dốc mái hiện 45% (góc mái 24°'), cao độ lưng xà đầu cột (chiều
cao cột) 551cm...

Những hạn chế cơ bản của phương pháp phân tích hiện trạng:

- Sự lẫn lộn giữa yếu tổ gốc và yếu tố ngoại lai trên hiện trường
cũng như sự chống chéo dấu tích của các đợt sửa chữa, tu bổ, thậm chí là
cải tạo dùng tạm;

- Sự không đồng nhất của các cấu kiện về kích thước cũne như sử
dụng lại các cấu kiện từ công trình khác khiến cho thông tin bị nhiễu (ví
dụ: dấu vết chân cột trên đá táng);

- Sự không rõ rệt của các dấu vết còn lại trên tường, trên các công
trình lân cận.

Nhiệm vụ của người kiến trúc sư khảo sát hiện trường là nhận diện
được các yếu tố gốc, yếu tố chân xác, yếu tố ngoại lai và các quy tắc thiết
kế, thi công truyền thống.

3. Phân tích ảnh tư liệu: nếu may mắn có ảnh thì có thể có được
các thông tin sau: cấu tạo bộ khung gỗ, tên vật liệu và cấu kiện, tỷ lệ các
phần của công trình; thậm chí có thể xác định (tính toán, đo) được kích
thước cấu kiện... Hoàn cảnh tốt nhất là có được nhiều ảnh, nhất là ảnh
chụp vuông góc với bề mặt công trình. Kỹ năng loại bò sai số và sừ dụng
hình học họa hình trong phân tích ảnh là yếu tổ quyết định sự thành công
của giải pháp này.

Quy trình chung:

- Xác định nguồn gốc ảnh: nhàm khẳng định thời kỳ công trình
được chụp, có thể tìm được tác giả và như vậy có thể có thêm thông tin
khác liên quan đến công trình (ảnh khác, ghi chép mô tả ..

- Xác định có hay không hiện vật có trong ảnh nay vẫn tồn tại trên
hiện trường (đấu kê chân cột, đôn đặt bình hoa, bậc cấp, vỉa m óng... và
các phần công trình khác « r ơ i» vào trong ảnh) và xác định kích thước
của chúng. Đây là tư liệu rất quý dùng khẳng định lại số đo của công
trình, thậm chí dùng để xác định một số kích thước công trình;

174
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

- Xác định cấu tạo công trình, vật liệu... được thể hiện trong ảnh tư
liệu; đối chiếu với phần còn lại trong hiện trạng công trình;

- Xác định một số tỷ lệ kiến trúc có thể được từ ảnh hiện trạng;

- Xác định điểm nhìn chụp và góc nghiêng so với mặt chính diện
công trình (các mặt đứng). Từ đó dựng các đường chiếu đồng quy để có
được các hình đồng dạng;

- Dùng các quy tắc của hình học họa hình và chương trình máy tính
xác định các kích thước trong ảnh;

- Hạn chế sai số: Dùng những thủ pháp khác nhau để xác định một
kích thước; dựng mô hình 1: 1 và chụp lại ảnh từ các góc khác nhau theo
ảnh tư liệu ...
Tại công trình hành lang HL - 01 trong Từ cấm Thành, phương
pháp phân tích ảnh cho phép xác định chiều cao cột (cao độ lưng xà đầu
cột) 330cm, đường kính cột 22cm; tại công trình lầu Đức Hinh xác định:
cao độ đỉnh bờ nóc 895cm, cao độ sàn gỗ 383cm, độ nhô mép sàn 60cm,
độ dốc mái hạ 49%, độ dốc mái thượng 56%, cao độ diềm mái hạ 221cm,
cao độ diềm mái thượng 567cm, độ nhô diềm mái hạ 93cm ...

Những hạn chế cơ bản của phân tích ảnh:

- Số lượng ảnh không nhiều, nhất là các ảnh có góc nhìn chụp
thuận lợi;
- Chất lượng ảnh không tốt (mờ, mất nét...) dẫn đến sai số chủ
quan;
- Quy trình lược bỏ sai số chưa được hoàn chinh;

4. Phân tích công trình tưong đồng: lấy thông tin từ những công
trình hiện hữu có cùng cấu tạo, cùng chức năng và nếu có quy mô xấp xỉ,
cùng thời kỳ xây dựng thì càng tốt. Nhũng công trình này có thề (hoặc
không) cùng chịu tác động của sự kiện lịch sử cũng như được đối xử
giống như công trình đang nghiên cứu; mỗi trường hợp đều cho các
thông tin hữu ích khác nhau. Bằng cách phân tích các tỷ lệ kiến trúc
(thường là các tỷ lệ trong thức kiến trúc cổ, liên quan đến số đo trong
thước tầm) có thể xây dựng được một tập họp các giá trị tỷ lệ của công

175
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

trình. Tập hợp này được sử dụng theo 2 cách: như một tập họp các thông
số tham chiếu để so sánh kiểm tra các kết quả của thiết kế; hoặc như một
tập hợp các thông số dùng để tính toán kích thước công trình đang được
thiết kế phục dựng. Kỹ năng loại bỏ sai số thô (nảy sinh trong chế tác và
xây dựng) sẽ quyết định hiệu quả của giải pháp.
Quy trình chung:

- Xác định danh mục các công trình tương đồng cùng với những
thông tin chính của chúng (là những tư liệu lịch sử đã nêu trong mục 1).
Ghi nhận những thông tin về sự kiện có liên quan đến công trình đang
được nghiên cứu;

- Xác định danh mục các thông số cần phải tìm hiểu: kích thước,
mô típ. Phân chia các thông số này theo nhóm (kích thước công trình,
kích thước cấu kiện, trang trí trên gỗ, trang trí trên vữa, cấu tạo mái, cấu
tạo vì kèo, vật liệu lát n ền..

- Trắc đạc kích thước chính và đưa vào máy vi tính để số hóa;

- Loại bỏ các sai số như lún nền, chuyển vị nghiêng... để đưa công
trình (trên máy vi tính) về cấu tạo, vị trí chuẩn;

- Đo tất cả các kích thước của bộ khung gỗ và của công trình. Đặc
biệt lưu ý: kích thước có trong thước tầm (lưới cột, cao cộ t...), các kích
thước quan trọng khác như: độ dốc mái, độ nhô mép mái, độ cao nền, độ
cong m ái...;

- Đo tất cả các cấu kiện với các kích thước đặc trưng (ví dụ đối với
trến: độ dài toàn thân, hạ vai, quỳnh, chiều rộng và chiều cao tiết diện
bao, độ dài đuôi, chiều rộng lõi, chiều rộng m ang...);

- Thống kê tất cả các số đo cùng của một thông sổ, lấy giá trị trung
bình sau khi loại bỏ sai sổ thô (số « l ỏ i»). c ầ n ghi nhận các sai số thô
này và lý do loại bỏ;

- Tính các tỷ lệ các kích thước. Diễn đạt kết quả vào 2 dạng: số
thập phân và phân số (phân số nên đưa vào dạng 1/a). Điều quan trọng là
tìm các tỷ lệ cần tính. Theo quy tắc thiết kế cổ, theo quan điểm về chịu
lực của cẩu kiện, theo quan điểm về tỷ lệ « đẹp » trong kiến trúc... có

176
Quản thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

những tỷ lệ chính như sau: bước gian bên/bước gian giữa, cao độ trên/
cao độ khung, kích thước đòn tay/kích thước đòn đông ; chiều cao tiết
diện chịu uốn/khẩu độ uốn, đường kính cột/kích thước đã táng, độ nhô
mép mái/ cao độ cột biên...;

- Tìm các tỳ lệ đồng nhất (số đo « chụm »), tức là tỷ lệ cùng loại
trên các công trình khác nhau có giá trị gần nhau. Chúng tạm thời được
quy về nhóm các thông số « cấu tạo » và là đặc trưng kiến trúc công
trình. Những tỷ lệ khác có giá trị phân tán tạm coi như có cấu tạo ngẫu
nhiên, cần lưu ý: các khái niệm cấu tạo hay ngẫu nhiên chi đúng với
nhóm công trình đang xem xét;

- Sử dụng các đặc trưng kiến trúc tìm được để kiểm tra các số đo đã
được tìm ra bằng các thủ pháp khác; hoặc sử dụng để tính các số đo còn
chưa biết của công trình đang thiết kế. Chú ý: một kích thước có khi
được thể hiện trên các tỷ lệ khác nhau và cùng cho kết quả đồng nhất thì
có thể tìm ra theo các cách khác nhau nhưng giá trị chưa chắc đã bằng
nhau. Khi đó cần có sự phân tích triệt để hon để lựa chọn. Ví dụ: chiều
rộng tiểt diện kèo có khi được thể hiện ở các tỷ lệ rộng kèo/đường kính
cột; rộng kèo/cao tiết diện kèo; chiều rộng kèo/khẩu độ. Khi đó sẽ có 3
giải pháp tính chiều rộng tiết diện kèo: theo đường kính cột, theo chiều
cao tiết diện kèo, theo khẩu đ ộ ...

- Sử dụng thức kiến trúc cổ, thước Lỗ Ban, trực thước tầm ... kiểm
chửng kích thước đã tính được;

- Dựng hình trên máy tính và mô hình để xác định kích thước theo
cảm nhận kiến trúc; tham khảo ý kiến nghệ nhân thợ truyền thống qua
mô hình.

Nhờ vào biện pháp phân tích công trình tương đồng, đã xác định
cho hành lang một số tỷ lệ kiến trúc đồng nhất: cao độ trến/cao độ đòn
đôn = 7/10, cao độ xuyên/cao độ đòn đôn = 6/10, cao độ xà cò/cao độ
đòn đôn = 9/10, chiều ngang TD trến/chiều cao TD trến = 14/20 - 15/20,
chiều cao TD trến /lòng trến = 1/9 - 1/10, chiều cao TD xuyên /chiều
ngang TD xuyên = 15/20 - 16/20...; đã xác định cho kiểu nhà như Hữu
Tùng Tự (Thế Miếu) các tỷ lệ: cao độ xuyên/cao độ trến = 9/10, cao độ
xà cáah ác /cao độ đòn đôn = 7/10, chiều cao TD xuyên/bước gian lớn

177
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

nhất = 1/18 - 1/19, chiều cao TD trến/ chiều ngang TD trến = 3/2, đường
kính đòn tay/đường kính đòn đôn = 1 0 / 1 1 ; đã xác định cho nhà dạng
các (nhóm Minh Lâu, Minh trưng Các): khoàng không trên trến/chiều
cao tầng lầu = 7/10, cao độ xuyên/cao độ trến = 9/10... Có thể nối mỗi
nhóm (kiểu) nhà sẽ có một tập hợp đặc trưng thông số kiến trúc - hình
học riêng. Tuy nhiên cũng có một số thông số chung /1/.

Những hạn chế cơ bản của thủ pháp phân tích công trình tương
đồng:

- Số lượng công trình tưong đồng không nhiều, trong số 6 điều kiện
tương đồng (cấu tạo, kết cấu, chức năng, niên đại, quy mô, lịch sử) nhiều
khi chỉ đáp ứng được 2-3;

- Sự tùy tiện, đại khái của người thợ Việt Nam, đôi khi cũng do hạn
chế về vật liệu dẫn đến sai lệch các quy tắc, kích thước chuẩn mực của
công trình (ngay cả ờ c ố đô Huế cũng có bị ảnh hường song có thể sẽ ít
hơn do sự nghiêm ngặt của triều đình);

- Các công trình chịu những số phận khác nhau, bị sửa chữa theo
các cách khac nhau làm biến đổi kích thước ban đầu;

- Mỗi nhóm nhà (lầu, các, tạ, lang...) có thể có quy tắc riêng; mỗi
nhóm thợ cũng có thể có quy tắc riêng. Vì vậy phải mất công khảo sát
theo kiểu nhà, theo nhóm thợ - mà nhiều khi không biết rõ tác giả của
công trình.

Nhiệm vụ của người cán bộ bảo tồn không hẳn là đi tìm « chân giá
trị » mà chỉ là tiệm cận đến giá trị kích thước ít sai sót nhất - giống như
đi tìm « kỳ vọng toán » trong sác xuất thống kê.

5. Sử dụng thức kiến trú c cổ: đôi khi người ta dựa vào một số quy
tắc thiết kế và xây dựng cổ truyền, đối chiếu với các thức kiến trúc của
nước ngoài (chủ yếu là của Trung Quốc) để giải quyết vướng mắc. Tuy
nhiên, phải rất thận trọng khi sừ dụng giải pháp này vì thức kiến trúc cổ
của Việt Nam mang tính bản địa hóa khá cao (địa phương hóa và thậm
chí « phường hội hóa »). Thành công chỉ có thể trong một sổ điều kiện
nhất định. Khi sử dụng thức kiến trúc cổ: bản thân cái gọi là « thức kiến
trúc cổ » cũng chưa được định hình rõ rệt và đầy đủ. Quy tác thiết kế của

178
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

Trung Hoa được ghi chép đủ, nhưng của Việt Nam thì không. Trong
công trình có 2 nhóm thông số kiến trúc hình học: nhóm thông số công
trình (tức bộ khung gỗ và quy mô nhà) được ghi trong « tổng trượng
can », nhóm thông số của chi tiết cấu kiện có ờ « phân trượng can ». Tại
Việt Nam tổng trượng can tương đương với thước tầm (rui mực, sào
mực), còn không có thước tương đương với phân trượng can. Do đó rất
khó dựng kích thước cấu kiện. Hơn nữa, cho dù văn hóa Trung Hoa có
ảnh hưởng rất lớn, như tại Việt Nam tính bản địa hóa cũng rất cao; thậm
chí quy cách xây dựng cũng riêng biệt cho từng phường thợ. Do đó sử
dụng thức kiến trúc cổ phải rất thận trọng và phải tuân thủ nhưng điều
kiện nhất định. Ở Việt Nam « thức » kiến trúc cổ được hiểu là: các quy
tắc thiết kế quy hoạch, cấu tạo, kích thước, tỷ lệ kích thước và phương
pháp chế tạo cấu kiện và thi công lắp dựng nhà. Một phần các quy tắc đó
được thể hiện trên thước tầm, một phần được truyền khẩu.
Những quy tắc truyền khẩu thường được thợ nhắc đến là:

- Độ thu khung (thách chân cột): khoảng 2/100, nếu nhà cao thì
giảm đi.

- Độ thu ngọn cột nhà miền Trung: chừng 1/100, nếu cột dài thì
giảm đi một nửa.

- Kích thước cột nhà phía bắc: chân cột, đầu cột, chỗ phình tang
trống.

- Số khoảng hoành trên và dưới đầu cột cái.

- Vị trí hoàng nhất (trên đuôi xà cánh ác trong cấu tạo vì đấu kê trụ
đội).
- Cung, trực tốt và x ấu...

Những quy tắc thường được ghi trên thước tầm là:

- Độ dốc mái: khoảng nằm, khoảng đứng, khoảng chảy.

- Lòng nhà: lòng trến, hậu khuynh, tiền khuynh, tiền sương...

- Bước gian: gian nhất, gian n h ì...

- Chiều cao cột: cột nhất, cột n h ì...

179
ỵ~~\ Ạ Ạ y* ■> , X ~ J-V • ■’ T '! Ạ • r m •> n r^ i A n r* ! *Ạ ¥ ¥ ^
Cong cuộc Báo tôn Di san I hê giói ờ I hừa Thien Huê

Sơ đồ một bộ khung được thiết kế trên thước tầm thể hiện trên hình 1:

Hình 1. Những kích thước cơ bàn trên thước tầm

Khó khăn lớn nhất hiện nay là trong các quy tắc của Việt Nam chưa
tìm đưọc những giá trị thông số kích thước liên quan đến phần biên, mà cụ
thế là: độ nhô mép mái (hoặc độ cao mép mái), độ nhô nền (chiều ngang và
chiều cao); các thông số này được thể hiện trên hình 2. Đối với kiến trúc cổ
Trung Hoa, các quy định tương ứng có thể tìm thấy trong tài liệu cổ. Ví dụ:

Độ vươn của mái tính từ tim cột biên - gọi là thượng xuất, bằng
3/10 chiều cao cột biên (nhà không có đấu cúng); độ nhô của nền theo
chiều ngang - hạ xuất, bằng 4/5 thượng xuất hoặc 2,4 lần đường kính cột
biên cho công trình nhỏ, 3/4 thượng xuất cho công trình lớn mang đấu
củng; độ nhô nền theo chiều cao (đài minh) bằng 1/5 chiều cao cột biên
đối với kiến trúc nhỏ, còn với công trình lớn nó bằng 1/4 cao độ xà đỡ
đòn tay trên cột biên (xà đầu cột biên).

Hình 2. Một số kích thước liên quan đến cột biên

180
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

Trong những công trình nghiên cứu trước đây đã kết luận về sự
khác nhau của các thông số kiến trúc không chỉ giữa Trung Hoa và Việt
Nam mà còn giữa các vùng miền trong lãnh thổ Việt Nam (Bảng 1). Do
đó để có thể sừ dụng được thức kiến trúc cổ cho công tác thiết kế phục
dựng cấn đảm bảo một số điều kiện nhất định. Trong các tài liệu đã công
bố, một số đề xuất xem xét cụ thể như sau:

- Thức kiến trúc cổ Trung Hoa, Việt N am ... có ảnh hường đến thức
kiến trúc cổ địa phương không? Đã có công trình nào được kiểm chứng
chưa?

- Công trình đang được thiết kế phục dụng có thuộc kiến trúc cổ địa
phương hay thức chung không? Có phần nào của công trình còn tồn tại
để kiểm chứng không?

- Có tài liệu ghi chép nào không? Nếu có, thì có kiểm tra khả năng
sử dụng được không?

- Có hay không có các nhóm thợ truyền thống ở địa phương, các
quy tắc gia công lắp dựng của của họ là gì? Dụng cụ sử dụng, nhất là
thước đo là gì?
r f \

Bủng 1. So sánh cáu tạo - kiêu trúc nhà các vùng, miên
C ấ u tạ o /T h ô n g số N h à Bắc Bô N hà T r u n g Bộ N h à T r u n g Q uốc
Phần m óng nhô cao khỏi Không quy Có quy định, tỷ lệ
Khỏng quy định
mặt đất đinh theo côt biên
Theo vùng, Theo vùng,
Tý lệ giữa rộng gian bôn Theo quy định,
miền miền
so với rộng gian chính khoảng 0,8
0 ,7 9 -1 ,0 6 0 ,8 8 -1 ,0
Tỷ lệ giữa các bước cột Có quy định Có quy định
trong khung vài - lòng theo phường theo phường Không có quy định
gian thơ thơ
Thay đôi trên toàn
Độ dốc mái Xấp xỉ 2/3 Xấp xỉ 1/2
bản mái
Nhỏ hơn nhà K hông có, trừ các
Độ thu khung Khoảng 2%
Bắc Bô côt biên
Thu nhỏ đâu cột, chân Có quy định Độ thu nhỏ hơn Không có độ thu
cột 8/10 và 6/10 D côt nhà Bắc Bô chân côt
11/1 và tỷ lệ với
Độ mảnh của cột H/D 6 ,7 -1 2 ,8 1 6 ,1 - 2 4 ,5
rộng gian giữa
Tỷ lệ đường kính cột con Biến động tùy
Biến động Có quy định
so với cột cái theo cờ gỗ

181
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ử Thùa Thiên Huế

Có quy định; tỳ lệ
Độ nhô của diềm mái Không thấy Không thấy quy
với chiều cao cột
so với cột biên, cột hiên quy định định
hiên, cột biên
Không quy Có quy định; tỷ lệ
Giọt gianh Không quy định
định đô cao côt biên
C ó quy định; tỷ lệ
Không quy
Độ rộng của hè Không quy định với kích thước cột
định
hiên, cột hiên
Câu thành độ cong Băng tàu mái, Băng déo mái, Bằng hệ rui bay,
của đuôi mái độ cong lớn độ cong nhỏ độ cong nhỏ
Ngói liệt phăng,
Chủ yếu là ngói N gói âm dương,
Ngói lọp ngói âm dương,
mũi hài ngói ống
ngói ống
Các con giông Các con giông C ác con giông rât
Trang trí b ờ mái
nhỏ rất lớn nhỏ
Chiều cao mái so với nhà Chiêm 2/3 nhà Chiêm 2/3 nhà Chiêm 1/2 nhà
Thường có 1 N hà to có 2 N h à to có 2 tâng
Kiểu mái
tầng mái tầng mái mái
Liệt phăng,
Ngói lợp Mũi hài, vảy cá Âm dương, ống
ống, âm dương
Chạm khăc là Chạm khăc là
Trang trí phần gỗ Sơn vẽ là chính
chính chính
Chông rường - C hông rường,
Chồng rường, giả thủ, giao xuyên đấu (cột đỡ
Kiều vì kèo
giá chiêng nguyên trụ đội, đòn .tay), chồng
chính cối tru đỡ rường - giả thủ
Tỷ lệ kích thước kèo —
Tương đương Tương đương Kèo > cột
côt

V ỉ dụ trên công trình Lầu Đức Hinh - lăng vua Thiệu Trị:

a. Phân tích thông tin lịch sử: Lầu Đức Hinh (Đức Hinh Lâu) là
một công trình hai tầng nằm trong quần thể kiến trúc lăng vua Thiệu
Trị. Đồng thời với các công trình kiến trúc khác trong lăng, lầu Đức
Hinh được xây dựng vào năm 1848 với chức năng dùng lảm nơi nghi
ngơi, ngẩm cành cho các vị vua đời sau mỗi khi lên thăm Lăng. Nội
Các triều N guyễn đã mô tả lầu Đức Hinh m ột cách vắn tắt như sau:
lầu Đức Hình 3 gian 2 tầng, trên đỉnh gắn hạt châu kim bảo, lợp
ngói lưu ly vàng. Nền lát gạch hoa, thềm đả, bệ đi ra 4 phía, đều 3
cấp ...” (Hội điển, tập 13, trang 325). Trong tập sách ảnh Trang trí An
Nam, Alber Durier đã chú thích nội dung bức ảnh chụp mặt bên lầu
Đức Hinh: ubộ cửa bên được làm từ gỗ, sơn son thếp vàng”.

182
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các công trình tại khu
vực lăng Thiệu Trị, trong đó có lầu Đức Hinh ít đươc trùng tu dưới
triều N guyễn. Lầu Đức Hinh đã bị xuống cấp dần, rồi hư hỏng nặng
nề trước khi bị cháy sập hoàn toàn vào năm 1953.
Hiện trạng lầu Đức Hinh chỉ còn phần nền móng, toàn bộ công
trình đã bị triệt giải.
Các bức ảnh tư liệu hiện có cho thấy lầu Đức Hinh là tòa nhà cổ
lầu 2 tầng. Tuy nhiên, vì không có ảnh tư liệu chụp nội thất lầu Đức
Hinh nên chỉ có thể xác định hình thức và cấu tạo bộ khung qua các
công trình cùng chức năng và cấu trúc. Trong quần thế Di tích Kiên
trúc Huế, có rất nhiều công trình gỗ 2 tầng: lầu Ngũ Phụng, Phu Văn
Lâu, Thái Bình Lâu, Khương Ninh Các ... nhưng chỉ có 2 công trình
có kiến trúc khá giống với lầu Đức Hinh nên được chọn để khảo sát
đối chứng là:
- Minh Lâu (lăng Minh Mạng) xây năm 1843.
- Minh Trưng Các (Di Luân Đường) xây năm 1845.
Minh Trưng Các vốn là công trình riêng biệt thuộc cung Bảo Định,
xây dụng thời Thiêu Tri. Sau đó, Minh Trưng Các được chuyển đến vị trí
hiện nay, ráp với Đạo Tâm Hiên thành Di Luân Đường, nên Minh Trưng
Các được khảo sát như một công trình độc lập (ít bị ảnh hưởng của Di
Luân Đường).
Hai công trình này cũng có niên đại xây dựng gần với lầu Đức
Hinh (1848) và có mặt bàng hình vuông 3 gian, 2 chái, quy mô tương
đương, cùng là kiến trúc cung đình Nguyễn.
v ề chức năng: Minh Lâu và lầu Đức Hinh có cùng chức năng là
nơi nghỉ ngơi, ngấm cảnh cho các đức vua mỗi lần đến thăm lăng. Minh
Trưng Các?
Tuy nhiên cả 2 công trình này đều đã được tu bổ trong quá khứ
(nhất là Minh Trưng Các), và gần đây dưới sự chỉ đạo của cơ quan quản
lý di tích. Hiện còn hồ sơ công để có thể kiểm tra tính xác thực.
Như vậy qua phân tích thông tin lịch có thể rút ra kết luận cơ bản:
- Mục đích xây dựng và chức năng của lầu Đức Hinh khá rõ ràng;
- Công trình ít bị thay đổi cho tới khi bị sập đổ, sau đó hầu như
không có sự can thiệp, nhưng chi tiết, cấu kiện bị đổ đã bị dọn đi hết;

183
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

- Hình thức, mô típ trang trí có thể tham khảo từ các công trình
khác trong lăng vua Thiệu Trị, thậm chí có thể từ Minh Lâu (xuất phát tù'
chức năng và niên đại);
- Có một số thông tin về cấu tạo, trang trí: bờ mái có hạt châu kim bảo,
ngói lưu ly vàng, gạch men, thềm đá, tam cấp 4 phía, sơn son thếp vàng...
- Có 2 công trình tương đồng là Minh Lâu và Minh Trưng Các, cho
phép xác định cấu trúc và một số thông số khác của công trình đang
nghiên cứu.
b. Phân tích hiện trạng', nền, móníỉ là phần còn lại duy nhất của
công trình. Tại đây có thể xác định:
- lưới cột, kích thước phần vỉa móng, bậc cấp, đá táng, trang trí bậc
cấp.
- cách thức xây tường móng, bó vỉa đá thanh, vật liệu cấu thành
(gạch, vữa, m àu...)
- dấu tích chân cột trên đá táng, dấu tích tường trên đá thanh...
Có thể kiểm chứng các kích thước theo Lỗ Ban Xích, Quan Mộc
Xích; đánh giá chuyển vị.
Bảng 2. Kích thước bước gian và lòng gian lầu Đức Hình
Ị.-B3 I B2 I?1-Bmợx|. B2 I B3 I £)

T e n gọi B ởuT hồnh
! ! ỉ ---- II I I 1
hiệu
-Ị—Ế— à---- ả— Ị— Ể- ~ -C * < E )
! ĩ ! ĩ ĩ ! CN
CO
103
_
-ả—^ — e| ỉ------ eỊ)— — ổ* - - -©
Lòng (gian)
LI
nhất -ị- -Ạ—-Ặ— —ặ —Ạ-
ị ị ị i i i
ị ị ị I
Lòng (gian)
-ử~
T -

L2 1 s
nhì -a-~ạ---ffl----
i ẹ-
-ệ— 1 -1 -ạ— iệ—ỳ-
i
- *<s>
Lòng (gian)
L3
ba

Tồng Lòng
Lt
gian

Bước gian lớn


^max
nhất

184
Quân thê di tích Cô đô Huế, chặng đường 20 năm

Thông tin khảo sát hiện trạng khá ít về thông số kiến trúc hình học
(mặc dù có được các thông tin quan trọng như lưới cột, đài minh, hạ
xuất . . Vì vậy cần bổ sung các thủ pháp.

c. Phân tích công trình tương đồng: có 2 công trình tương đồng với
quy mô, niên đại tương dương lầu Đức Hinh cho phép xác định các
thông số kiến trúc - hình học với độ tin cậy cao.

Qua các công trình này, có thể xác định cấu trúc bộ khung như sau:

- Mặt bằng: lưới cột tương tự lầu Đức Hinh

- Tầng 1, cấu trúc kèo đấm;

- Tầng 2, cấu trúc kèo chuyền (kèo suốt)

-Bộ thông sổ hình học: Để phục dựng được hệ khung gỗ cần xác
định tới hon 40 kích thước công trình; trong đó kích thước bộ khung là
hơn 20 số đo và kích thước cấu kiện cũng hơn 20 số đo.

Sau khi kiểm tra xác định vị trí chuẩn hệ khung các công trình cần
đưa ra danh sách các tỷ lệ kích thước muốn xác định theo thứ tự: kích
thước tổng quát, kích thước chi tiết bộ khung, kích thước các cấu kiện
chính... như bảng 3 dưới đây.

Bảng 3. Thống kê các kích thước cần xác định, cm

M inh Đức
Ký M in h
TT K ích th ư ớ c cần đo Trưng H inh
hiệu Lâu
C ác Lâu

la Chiều cao tổng (cao độ đòn H X X 9

đôn-nền)

2a C h iề u r ộ n g tổ n g (th e o tim B X X 996


cột)

3a C h iề u sâu n h à (th e o tim L X X 996


cột)

4a Chiều cao tầng 1 (tầng trệt) TI X X 9

185
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

5a C h iề u c a o tầ n g 2 ( tầ n g lầu) T2 X X 9

6a Rộng g ia n g iữ a (d iện Bm ax X X 290


khoan)

7a L ò n g trế n ( lò n g n h ất) LI X X 290

8a L ò n g k h u y n h ( lò n g nhì) L2 X X 191

9a L ò n g h iê n ( lò n g ba) L3 X X 162

... .... ... ....

lb C a o đ ộ đ ò n đ ô n (tín h từ Hđ X X 9
sàn lầu)

2b C a o đ ộ lư n g tr ế n (tín h từ H tr X X 9
s à n lâu)

3b C a o đ ộ x à , x u y ê n (tín h từ Hx X X 9

sàn lầu)

4b Khoảng không trên trến Ktr X X 9

(tớ i đ ò n đ ô n )

5b Cao độ xà cánh ác (tính từ Hca X X 9

s à n lầu )

6b Cao độ xà cò (tính từ sàn Hc X X 9

lầu )

7b Đ ộ n h ô d iề m m á i ( th ư ợ n g Nd X X 9

x u ất)

8b Độ nhô m ũi kèo Nk X X 9

9b Độ c a o nền nhà (đài minh) Hn X X 9

lOb Đ ộ n h ô n ề n n h à ( h ạ x u ấ t) Nn X X 9

186
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

llb Đ ộ n h ô đ u ô i trể n (d ài đ ầ u N tr X X 9
dư)

...

lc C h iề u c a o c ộ t c á i (đ ến lư n g C1 X X 9

x à đ ầ u cột)

2c Đ ư ờ n g k ín h c ộ t cái (c h ỗ DI X X 9

rộ n g n h ấ t)

3c K ích th ư ớ c đ á tá n g c ộ t cái ĐI X X 9

4c C h iề u c a o c ộ t c o n C2 X X 9

. .. ...

ld C h iề u c a o tiế t d iệ n trến Tr X X 9

2d C h iề u n g a n g ti ế t d iệ n trển T r’ X X 9

3d Chiều cao tiết diện kèo K X X 9

4d C h iề u n g a n g tiế t d iệ n k è o K ’ X X 9

5d Chiều cao tiết diện xuyên X X X 9

6d Chiều cao tiết diện xuyên X ’ X X 9

7d C h iề u c a o tiế t d iệ n đ ò n tay Đt X X 9

8d Chiều cao tiết diện đòn đôn Đđ X X 9

Ghi chú: X —các s ố đ o đ ư ợ c x á c đ ị n h t r ê n c ô n g t r ì n h t ư ơ n g đ ồ n g h i ệ n


hữu; chứig được đo trên tất cả cấu kiện giống nhau và lấy số đo trung bình
(loại bỏ sai số thô trước), thể hiện bừng các chữ số nguyên (tính đến mm).
? - các kích thước cần tìm của công trình đang nghiên cứu phục
dựng; các số đo này sẽ được xác định một phần trong thao tác phân tích
ảnh công trình; sau đó được kiểm tra lại bằng các biện pháp khác nhau.

187
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

Nhận xét: Theo kích thước tổng thể, quy mô lầu Đức Hinh gần với
Minh Lâu. Đây là đặc điểm quan trọng sẽ được sừ dụng trong việc sử lý
kết quả phân tích đặc trưng hình học.

Sau khi thiết lập được bảng số đo, tiến hành tìm các tỷ số kích
thước của công trình và cẩu kiện. Đối với các cấu kiện, chú ý lập tỷ lệ
giữa các số đo chọn trên quan điểm khả năng chịu lực và phù họp kiến
trúc của chúng. Ket quả đưa vào Bảng 4.

Bàng 4. Thống kê các tỷ lệ kiến trúc —hình học của các công trình
tương đồng
Khoảng
nni A
r
A 1 •A A r M in h
i h ô n g so kiẽn trúc - M in h biến,
TT K ý hiệu T rưng
hình hoc lâu T rung
C ác
bình
R ộ n g n h à /D à i n h à /c a o n h à L t:B t:H đ al a2 A, a l-a 2
la
(đòn đôn)
2a L ò n g b ê n / L ò n g g iữ a L i/ L I bl b2 B,bl-b2
B ư ớ c g ia n b ê n / B ư ớ c gian Bi / cl c2 c, c l-c 2
3a
g iữ a Bm ax
C a o đ ộ trê n / C a o đ ộ đòn H tr / dl d2 D, d l - d 2
4a
đôn Hđđ
C a o đ ộ x u y ê n / C a o đ ộ đòn Hx / el e2 E, c l - e 2
5a
đôn Hđđ
6a C a o đ ộ x u y ê n / C a o đ ộ trên H x /H tr fl n F, f l - f 2
Đ ộ n h ô m á i/ C a o c ộ t biên N d /H c gl g2 G ,gl-g2
7a
(h iê n )
. . . . ...

Đường kính cột / Kích C /Đ hl h2 H ,h 1 -h 2


lb
thước đá táng
Đường k ín h c ộ t 1 Chiêu cao Đ /H c il Ĩ2 I, Í1-Ĩ2
2b
cô t
Đường k ín h cột Đ 2/Đ 1 jl j2
3b
con/Đường kính cột cái
Đưòng; k ín h đ òn Ddt/Dđ kl k2 K, k l - k 2
4b
tay/ĐưÒTig k ín h đ ò n đ ô n
Chiêu cao TD trên/Lòng T r/L l 11 12 L, 11-12
5b
tr ế n ló n n h â t
C h iê u ngang TD T rV T r ml m2 M, m l-
6b
trến/Chiều c a o T D in2
7b Chiêu ngang TD T rV Đ nl N,nl-n2

188
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

tr ê n / Đ ư ờ n g k ín h cột
Đ ộ n h ô đ u ô i trế n / Đ ư ờ n g N tr /C 01 o2 0 , o l-o 2
8b
k ín h cô t
C h iê u c a o T D x à / K h â u đ ộ X /B m a x pl p2 P,pl-p2
9b
vưọt của xà
...

Ghi chú: TD = tiết diện


a, b, .... các thông số, luôn được biểu thị dưới 2 dạng: số thập phân
(để đánh giá mức độ tương đương) và phân số đồng mẫu (theo cách tính
truyền thống);
Khoảng hiến: biểu thị giá trị biến động của thông số, khi kkhoảng
biến rất nhỏ hoặc bằng 0 thì xác định giá trị thông sổ (kết quả “chụm”,
hay kết quả “đồng nhất”).
Như đã nêu trên, tập hợp các thôníỉ số trên được sử dụng vào 2 mục
đích: kiểm tra các gá trị được xác định trước đó, và sử dụng để tính các
giá trị chưa biết ở bảng 3.
ả. Phùn tích ảnh tư liệu: có thể tóm tắt các bước như sau:
- Lựa chọn ảnh rõ ràng, có nhiều lợi thế cho việc phân tích; trong
trường họp của lầu Đức Hinh đã chọn ảnh chụp chính diện làm ảnh chính;
- Đưa ảnh lên máy vi tính:

- Xác định điểm tụ; xác định mặt phẳng đáy tranh và mặt tranh đứng;
- Xác định điểm nhìn chụp;
- Xác định các kích thước trong ảnh;
- Kiểm tra loại bỏ sai số;
- Bổ sung số liệu vào bảng 3;
Qua một số công trình đã được thực hiện: Lầu Đức Hinh, Hành
lang Tử Cấm Thành, Hữu Tùng Tự trong Thê Miếu... có thể nhận thấy tại
di tích Cố đô Huế:
- Số di tích còn lại rất nhiều, trong đó phần lớn bị tổn thất nặng;
- Số lượng công trình di tích còn tồn tại khá lớn, có thể cung cấp đủ
Á 1• «
SÔ liệu;

189
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

- Lượng thời gian khảo sát hiện tường sẽ rất lớn, kèm theo là khối
lượng nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật khổng lồ;
- Thời gian và công sức lập 01 dự án hiện tại không thể đáp ứng
tiến độ kế hoạch thông thường vì thiếu cơ sở dữ liệu;
- Quy trình kỹ thuật khảo sát thiết kế phục hồi di tích bị tổn thất
nặng còn cần phải hoàn chỉnh nhiều.

Đối với các di tích khác, khó khăn càng lớn gấp bội.

Kết luân:
1. Để thiết kế phục hồi được di tích bị tổn thất nặng cần thiết áp
dụng đồng thời nhiều biện pháp nhằm làm sáng tỏ các thông số hình học
- kiến trúc cũng như các mặt mỹ thuật, kiến trúc của công trình. Các biện
pháp có tác dụng kiểm soát và hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo sai sót ít nhất;

2 . Cần khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ


thiết kế; đầu tư cho các mục đích: nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật,
kỹ thuật xây dựng di tích; thu thập ảnh tư liệu và phân tích ảnh; nghiên
cứu kiến trúc cổ Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; nghiên
cứu các công trình tương đồng hiện có...
3. Việc nghiên cứu nên được tiến hành trên diện rộng: các quần thể
di tích (Huế, Hội An), các làng cổ trong cả nước, các phường thợ tnộc
truyền thống hiện còn nhiều nơi, các công trình cổ (di tích và không phải
di tích)...

4. Xây dựng các thư viện dữ liệu về kiến trúc cổ (có thể mở
rộng cho cả các đối tượng khác như nhà kiến trúc Pháp, nhà các dân
tộc ít người...)

T.M.Đ

'T' ' • I • 'í- •/! 1~


1 ai liệu viện dan

1. Tống kết quy trình và giải pháp kỹ thuật thiết kế phục dựng các
thông số kiến trúc - hình học những công trình di tích g ỗ bị tốn thất

190
Quăn thê di tích Cô đô Huê, chặng đuòrtg 20 năm

nặng. Báo cáo tổng kết đề tại cấp Viện về tổng kết công nghệ. Chủ
nhiệm: TS. Trần Minh Đức. CTV: Nguyễn Minh Khôi, Phan Thuận Ý,
Phùng Hưng. Viện KHCNXD. Huế. 2011.

2. Nghiên cứu để xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật khảo sát, thiết kế,
thi công và nghiệm thu công tác tu bổ kết cấu g ỗ trong công trình di tích.
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Chủ nhiệm: TS. Trần Minh Đức. CTV:
Tôn Thành Chi, Nguyễn Hoàng Tuấn, Lê Việt Hưng. Viện KHCNXD.
Huế. 2009.

191
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ỏ’ Thừa Thiên Huế

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT KÍCH NÂNG


TRONG TRÙNG T ư DI TÍCH HUẾ
L ê Văn Quảng

Công trình di tích đã tồn tại với thời gian dài, với không gian phải
chịu nhiều tác động làm cho công trình di tích phải xuống cấp phải hư
hại, Sự tác động của thiên nhiên như khí hậu, thời tiết: Lũ lụt, mưa gió,
nhiệt độ, độ ẩm, động đất, sóng thần... có những công trình đã hoàn toàn
biến mất. Những công trình còn lại bị nứt gãy, mủn mục, sập đổ. Cơn lũ
năm 1953 là cho nhiều cổng thành ở Kinh Thành Huế bị sập đổ: Cửa
Chánh Nam, cửa Quảng Đức, cửa Tây N am ... các kè hào sập đô. Bức
tường Bắc Khuyết Đài - lầu Tứ Phương Vô Sự bị xô ngang hơn l,5m và
nứt gãy có nguy cơ sập đổ; tháp Mỹ Khánh đã bị vùi sâu trong cát hơn
8 m và nghiêng lún, nứt gãy... và rất nhiều công trình bị hư hại, vật liệu
bị mủn mục.
Xã hội phát triển, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa, cơ sở hạ tầng phát triển, như xây dựng nhà máy
thủy điện, hồ chứa, xây dựng khu đô thị đường sá, nhà ở ... tác động rất
lớn đến sự tồn tại của di tích, nhiều di tích bị biến dạng dịch chuyển khỏi
vị trí ban đầu (Đình Lỗ Giáng - Đà Nằng), tháp Mỹ Khánh (Thừa Thiên
Huế)... Do rất nhiều nguyên nhân mà cần thiết phải di chuyển công trình
di tích theo phương thẳng đứng hay theo phương ngang là không thể
tránh khỏi (để đưa về vị trí ban đầu hoặc đến những vị trí an toàn hơn).

Từ xưa ông cha ta đã có các công cuộc di chuyển công trình như:
chuyển đình (“kiệu đình”) từ bãi sông vào trong đồng để chạy lũ. Việc đó
cho thấy tiền nhân quý công trình văn hóa tâm linh cộng đồng như thế
nào, và nỏ đã trở thành truyền thống dân tộc.

* Kỳ sư, Phó giám đốc Phân viện K H C N X D M iền Trung

192
Quần thể di tích c ố dô Huế, chặng đường 20 năm

Từ những yêu cầu thực tế đã nêu trên, việc kích nâng - di chuyển
công trình di tích để gìn giữ được giá trị nguyên gốc, vừa phát huy giá trị
di tích trong xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế xã hội có những ý
nghĩa to lớn:
- Ý nghĩa khoa học: Kích nâng và di chuyển công trình hiện nay
đã thành một chuyên ngành thi công xây dựng. Tuy nhiên lý thuyết về nó
chưa nhiều (mặc dù dựa hoàn toàn trên tính toán kết cấu công trình). Đã
có một vài công trình đề cập đến vấn đề này / 1, 2/ nhưng chưa có quy
trình tính toán và thi côrm cụ thể. Việc càng khó khăn hơn khi phải đối
mặt với công trình di tích: với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm tồn
tại, sự suy thoái kết cấu, vật liệu (rã rời khối xây, long mộng nối...) là
nhũng cản trở không nhỏ để việc kích nâng di chuyển công trình, nhất là
phải đáp ứng rmuyên tắc bảo tồn tối đa các yếu tố gốc của công trình di
tích theo đúng nguyên tắc cao nhất của công tác bảo tồn di sản.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nhiều công trình di tích đã thực hiện như:
Đình Hải Châu ử Đà Nang do ông cẩm Lũy thực hiện, các công trình:
Tháp Chămpa Mỹ Khánh (2006), Thường thành Bắc Khuyết Đài - Lầu
Tứ phương Vô Sự (2010) và gần đây là cổng Tam quan - Đình Lỗ Giáng
- Đà nẵng do Phân Viện KHC.NXD Miền Trung Thực hiện đã thành công
mang lại giá trị đích thực cho di tích và được sự đồng tình rất cao của
chính quyền và người dân trong khu vực di tích. Còn rất nhiều trường
hợp cần giải pháp này để đạt được mục tiêu xây dựng công trình: chuyển
dời các di tích khỏi vùng xây dựng vì lợi ích quốc gia, di chuyển nhà để
có lợi ích kinh tế vì thay đổi quy hoạch, cứu chữa công trình tránh nguồn
tác động nguy hiểm ... Trên đất nước ta (và cả ở ngoài nước) đã biết đến
những thành công của “Thần đèn” Nguvễn cẩm Lũy ở miền Nam, Đồ
Quốc Khánh ở miền Bắc trong việc di chuyển công trình xây dựng.

Từ kinh nghiệm thực tiễn đề ra các nguyên tắc và các giải pháp,
quy trình kỹ thuật cùng tính chất hướng dẫn về: phương pháp tính toán,
tổ chức thi công kích nâng di chuyển công trình, đặc biệt có thể áp dụng
vào thực tiễn bảo tồn, trùng tu di tích. Trong phạm vi bài tham luận
chúng tôi xin giới thiệu 2 công trình ờ Huế đã thực hiện công nghệ kích
nâng trong 10 năm qua. Đó là: tháp Mỹ Khánh và tường Kinh Thành Huế
(công trình lầu Tứ Phương Vô Sự).

193
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giứi ở Thừa Thiên Huế

1.1. Kích nâng di tích Tháp Chămpa Mỹ Khánh


Tháp Mỹ Khánh thuộc địa bàn xã Phú Diên- huyện Phú Vang -
tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi đã hực hiện công nghệ kích nâng cho nó
trong khoảng thời gian từ tháng 10/2005 đến tháng 4/2007 theo yêu cầu
của Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế
cư. Điều kiện kích và yêu cầu:
Tháp Chăm pa Mỹ khánh được phát hiện vào năm 2002 (do khai
thác quặng titan) bị vùi sâu trong cát 8 m (so với nền tháp), nằm cách
mép nước biển chừng lOOm, cao độ mặt nước thấp hơn nền tháp
chừng 80cm. Phân tích cacbon cho thấy: tháp được xây dựng vào đầu
thế kỷ thứ VIII, tức là cách nay đã 1200 năm. Tháp được xây bằng
gạch đất sét nung, mác thấp, không có vữa (đoán là chất kết dính thực
vật). Tháp có kích thước mặt bằng: 5,6x6,7m, cao: 3m, tường dày:
0 , 8 m, tháp không có có chóp tháp, đỉnh tường là gạch xây đã rã rời
(hở nắp - kết cấu không chỉnh thể), bên trong lòng tháp có bệ thờ và
vật thờ yoni.
Hiện trạng kết cấu: tháp bị hư hỏng nứt gãy thành nhiều mảng, lún
lệch và nghiêng một góc 15°. Chênh lệch hai bên gần 0,8m (hình
Hl/M K). Kết cấu khối xây: liên kết nội kém, vật liệu gạch mủn mục,
toàn thể khối xây rã rời. Đa số là gạch nung non (phân tích /3/ cho thấy
nhiệt độ nung chỉ trong khoảng 700-750°C). Gạch đã bị ngấm muối lâu
ngày nên ẩm và dễ mủn (nhất là bên trong gạch rất non, bị mưa và nước
ngâm lâu ngày có chỗ đã hóa bùn). Mác gạch đo được từ dưới 35 đến 50
/4/. Nen đất dưới móng gạch là cát, được gia cường bằng hỗn họp gạch
vỡ với đất sét đầm chặt.
Hiện trạng địa chất: tháp được nằm trên một nền đất rất yếu,
dưới nền tháp 2 m cát ià bùn sâu trên 20 m, đó là nguyên nhân chính
làm cho tháp bị lún sụt và nứt gảy. Bài toán kết cấu quy về tính móng
chống lún công trình và chống phá hoạt cục bộ tại vị trí đặt kích khi
thi công nâng tháp.
Yêu cầu đặt ra là kích nâng, kích xoay cho tháp về trạng thái thẳng
đứng cân bằng, ổn định không bị lún sụt bàng cách thân tháp phải được
đặt trên một hệ bản dầm bê-tông cốt thép (BTCT) và hệ bản dầm được
gối lên hệ cọc BTCT sâu > 20m xuống nền cứng.

194
Quăn thê di tích Cô đô Huê, chặng đuòtig 20 năm

Các thông số cơ bản:

- Trọng lượng kích nâng: 60 tấn.

- Chiều cao kích nâng: 0,8m.

- Độ nghiêng công trình: 15°.

b/. Giải pháp thực hiện:

Thân tháp được tách thành tùng khối theo vết nứt gãy. Mục đích là
đảm bảo trong quá trình kích các phần không níu kéo nhau gây sút vỡ.

Đáy móng tháp được gia cường bằng 01 lớp BTCT dày lOcm (bản
đáy) bằng hình thức đúc luồn từng phần rồi ghép nối thành một khối
thống nhất.

Tiến hành làm hệ dầm và hệ cọc tạo thế trước để kích: Dầm BTCT
đúc trước đế chịu tải trọng lực. Trọng lực được cọc chuyến xuống nền đất
cứng, ép cọc bàng máy ép chuyên dùng (mini) có sức ép tải 40 tấn. Gia
công thép hệ dầm đầu cọc chờ nối với tháp.

Gia công hệ dầm thép thành 01 hệ dầm gánh công trình. Dưới các
dầm gánh đặt kích (ở ngoài thân tháp) để nâng tháp, số lượng kích chọn
với hệ số an toàn là 2 , bố trí dàn đều.

Tiến hành kích nâng, kích xoay để thân tháp về vị trí cân bằng. Do
tháp lún lệch nên kích từng phần, vừa kích vừa tác động xoay phần tháp
bị lệch cho khớp với các phần khác.

Sau đó lắp đặt gối đỡ bê-tông (đúc sẵn), cân chỉnh tháp; tiến hành
tháo dỡ dầm thép và kích. Bố trí thép cho bê-tông bản đỡ (bản sàn mới
của tháp);

Đổ bê-tông bản sàn BTCT liên kết với hệ dầm đầu cọc.

Như vậy thân tháp đã được kích nâng về vị trí cân bằng và ổn định
nằm trên hệ bản dầm và cọc BTCT. Giai đoạn sau là xây nối các mảng
tường thành liền khối và bảo quản gạch. Cuối cùng là làm nhà bao che
bằng inôx và kính, mái lọp composite trong suốt.

195
A A n 9 , Ầ J \ • 7 rTp I Ẩ * r % n r p 1 ^ r p I • I I Ẩ
Cong cuộc Bao ton Di san I he giói ơ I hừa I niên Hue

Anh minh họa

H 1. Tháp khi mới khai quật H2 Tháp trước khi kích nâng

H3. Đào luồn để đúc bản thế H4. Đố bê-tông bản đáy

H5. Lắp đặt hệ dàn thép để kích H6 . Kích nâng

196
Quần thể di tích c ố đỏ Huế, chặng đường 20 năm

H7. Lẳp đặt gối dõ sau mỗi dợt kích H 8 . Kích đến cao trinh thiết kế

H9. Tháo kích H10. Thép bản đáy

H 11. Đố bê-tông bản đáy H 12. Công trình hoàn thành

197
A A T-» 7 J A Ỵ \ • 7 rp I X • f •7 m 1 ' nn 1 •A TỴ Á
Công cuộc Bao tôn Di sản I hê giới 0' Thừa Thiên Huê

c/. Kết quả:

Sau 05 năm đưa vào sừ dụng không thấy xuất hiện các dấu hiệu hư
hỏng về mặt kết cấu: các mảng tường xây vẫn liền khối, không xuất hiện
vết nứt mới, không thấy hiện tượng lún công trình.

Tuy nhiên, trong mùa mưa có những thời kỳ nước đọng (do cấu tạo
thoát nước ngấm tự nhiên), có lúc kéo dài 7-10 ngày, chiều cao ngập cao
nhất 30cm, tức là ngập gần hết đế tháp. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng gạch và lóp bảo quản gạch tại đế tháp, làm giàm khả năng kết
cấu chịu tải của tháp. Hiện nay trong một dự án mới, đang thiết kế khắc
phục nhược điểm này.

1.2. Kích chuyển tuòng thành trong Dự án tu bổ di tích Lầu Tứ


Phưong Vô Sự:

Đoạn tường thành cần kích chuyển thuộc tường của Bắc Khuyết
Đài, phía bắc của Hoàng Thành Huế. Hạng mục này nằm trong Dự án Tu
bổ Di tích lầu Tứ Phương Vô Sự do Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô
Huế làm chủ đầu tư. Chúng tôi đã thực hiện công nghệ kích chuyển trong
khoảng thời gian bảo tồn di tích từ tháng 10/2008 đến tháng 8/ 2010 .

cư. Điều kiện kích và yêu cầu:

Tường thành Bắc Khuyết Đài thuộc Hoàng Thành Huế. Công trình
được xây dựng vào khoảng năm 1804-1806 cùng với việc xây dựng Kinh
Thành Huế. Tường được xây bàng gạch vồ nhỏ (29cmxl4cmx4cm),
móng xây bằng đá tổ ông, vữa vôi truyền thống, tường có chiều cao
4,2m, chiều dày trung bình l,3m. Tường kết cấu tường chắn đất, có bổ
trụ cách đều 12,5m toàn bộ chiều dài tường cần kích 35m. Các bức tường
tạo thành một vòng kín bên trong đắp đất, bên trên xây công trình 2 tầng
(lầu Tứ Phương Vô Sự).

Hiện trạng tường các phía bị nứt gãy và xô ngang, nhưng lớn nhất
là bức phía bắc. Bức tường này nứt gãy thành 03 đoạn, hai đoạn phía tây
bắc bị xô lệch ra ngoài khoảng l,5m so với trục tim, đoạn còn lại cũng bị
xô ngang nhưng nhỏ nên không cần thiết phải kích đẩy. Tuy nhiên, các
khối tường vẫn còn vừng chẳc.

198
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

Nguyên nhân bị đẩy ngang và nứt gãy: do áp lực đất đắp sau lưng
tường, chân móng phần đá tổ ong bị mủn mục nên mất khả năng liên kết;
dưới áp lực của đất bảo hòa nước làm cho thân tường xô ra ngoài.

Yêu cầu đặt ra là kích đẩy, xoay cho tườne về vị trí ban đầu, gia cố
khả năng chịu lực, ổn định bằng gia cường. Bài toán là kích đẩy ngang và
chống trượt trờ lại. Trong tính toán cần để ý đến trọng lượng lớn của khối
xây và sự lún nền đường khi di chuyển. Vì vậy đã tạo tuyến đườne
chuyển címg (trên bản bê-tông cốt thép). Đe an toàn lấy hệ số ma-sát
bàng f = 1 (lực kích đẩy bàng khối lượng vật di chuyển). Chú ý tư thế đặt
kích là nằm ngang, cần tạo điểm tì cho kích.
Các thông số cơ bản
- Trọng lưọng kích nâng: 400 tấn
- Chiều cao kích nâng: 0 ,3 -0 ,5m
- Chiều dài dịch chuyển: l,5m
- Xoay công trình: 10°.
b/. Giải pháp thực hiện:
Tháo dỡ phần nứt gãy của tường thành 2 khối kích riêng biệt để
tránh ma-sát trong quá trình dịch chuyển.

Nguyên tắc cấu tạơ gia cưừng là: tạo bản dế bên dưứi (thay móng
và làm điểm đặt con lăn, đặt kích nâng), tạo dầm đỡ bên trên - tức là dầm
đỡ tường thành (làm điểm tác động lực kích nâng). Giữa bản đế và dầm
đỡ là các con lăn. Cách thức thi công như sau:
Tiến hành đào đất hạ tải phía sau lưng tưêng xuống đến móng; đào
đất từng đoạn dưới móng các đều để đổ BTCT bản thế (đảng thời bàn thế
thay thế cho kết cấu móng tường). Đào và làm bản thế BTCT theo kiểu
so le (tức là đào cách quãng, làm bản từng đoạn, còn các chỗ tường liền
móng sẽ đỡ toàn bộ phần tường bên trên). Bài tính ở đây là cácchân
tường còn lại (chừng 1/2 hoặc 2/3 chiều dài chân tường) có đủ đỡ toàn bộ
khối lượng đoạn tường hay không? Sau khi hoàn thành chê đủ cường độ
bê-tông thì cho tiến hành kích giữ tường và kê gối giữ ổn định để tiếp tục
làm phân còn lại của bản thế (ở đây bản thể vừa làm vai trò bản đặt ray)
(xem hình H3;H4/TPVS).

199
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

Sau khi hoàn thành bản thế, tiến hành lắp hệ ray thép, dầm đỡ và
con lăn (xem hình H5;H6/TPVS), Làm hố thế đặt kích, bố trí các điểm
tỳ cho kích (cọc thép hình). Kích do nằm ngang nên cần đổ đầy dầu hơn
lúc kích đứng. Tác động đẩy của kích phải đông đều, dàn trải đều thèo
chiều dài đoạn tường. Trong quá trình kích phải gia tăng chiều dài cần
của kích.

Tiến hành kích xoay trước, sau đó kích đẩy đến vị trí thiết kế, tiến
hành kích đẩy cho trùng khớp với thân tường cũ. Sau đó làm liền khối
tường và khóa khe nứt bằng các khóa bê-tông cốt thép.

Ánh minh họa:

H l. Tường bị nứt gãy xô ra ngoài l,5m H2. Sự chcnli lệch giữa 2 bứ c tường

H3. Đào luồn v à đặt thép để đúc b ả n thế H4. Bê-tông b ả n thế

200
Quần thể di tích cố đỏ Huế , chặng đường 20 năm

H5. Lắp đặt hệ dàn thép dc kích H6. Lắp dặt con lăn thép

H7. L ắp đặt hệ kích đấy H8. Kích đầy

H9. C hèn kích sau mỗi đợt kích H 10. Kích nâng đề tháo con lăn

201
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ- Thừa Thiên Huế

H 11 . vết nứt trước lúc xây chèn H 12. Xây chèn mặt trong tường

H 13 Xây chèn mặt ngoài tường H 14. B ơm v ữ a xử lý vết nứt

c/. Kết quả

Sau 3 năm đưa vào sử dụng, mặc dù có thêm tải trọng (lầu Tứ
Phương Vô Sự được phục hồi) chưa thấy hiện tượng phát sinh hư hỏng.
2. Quy trình thực hiện
Để tiện theo dõi, chúng tôi xin giới thiệu cụ thể hom về quy trình
thực hiện công nghệ kỹ thuật này.
2.1. Công tác chuẩn bị
* Chuẩn bị thiết kế:
- Khảo sát kỹ kết cấu chịu lực của công trình, điều kiện ổn định,
điều kiện biến dạng
- Khảo sát mặt bằng, nhất là điều kiện địa chất và các tuyến di
chuyển công trình

202
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

- Xác định các điều kiện thi công khả thi: hố đào, thoát nước, vật
cả n ...
* Chuẩn bị mặt bằng:
- Khoanh vùng ảnh hưởng phạm vi an toàn trong quá trình kích
nâng - thông thường bán kính lấy = 1,5 chiều cao của đối tượng kích
được rào chắn để tránh người qua lại.
- Chuẩn bị bãi để vật liệu phục vụ cho kích nâng như gối kê băng
gỗ, thép, bê-tông... dùng để chèn sau mỗi đợt kích.
* Chuẩn bị thiết bị, giàn thao tác (Kích, tăng-đo; thép dàn, gối....):
- Chuẩn bị kích: Kích đã được tính toán cần kiểm tra sự làm việc
của kích như kích thử sức chịu tải, bước dịch chuyển mỗi đợt kích, kiểm
tra dầu kích, càng kích... số lượng kích được tính toán và chuẩn bị thêm
khoảng 10- 20 % kích thay thế (số lượng càng nhỏ tỷ lệ càng lớn);
- Giàn thao tác: tùy thuộc vào đối tượng để thiết kế giàn thao tác
phù hợp, kết họp giàn thao tác và chống đỡ đảm bảo tính ổn định cho đối
tượng kích.
- Đối lượng kích cần được bảo vệ không bị phá hoại có thể dùng
cáp kết hợp với tăng-đơ ôm bó, chú ý tránh hư hỏng đối tượng cần thiết
phải làm tấm đệm có thể bằng gỗ, thép hoặc vật liệu mềm.

- Chuẩn bị số lượng gối đỡ chèn, kê cần thiết. Gối có thể bàng gồ,
thép hoặc bằng bê-tông, có thể bằng BTCT tùy theo thiết kế tính toán.
Làm dư thêm khoảng 10-20% thay thế khi cần thiết. Đối với bê-tông phải
được gia công sớm để đảm bảo đủ cường độ chịu lực (20 ngày trở lên).
* Tổ chức nhân lực - hệ thống chỉ huy và hiệu lệnh:
- Chuẩn bị người thao tác bằng với số lượng kích và thêm số
người chèn, thay thế khi cần thiết. Người thao tác phải thuộc khẩu lệnh,
đồng đều. Sau mỗi đạt kích cần thiết tổ chức lắp đặt gối chèn giữ đối
tượng để hạ kích, chuẩn bị cho đợt kích tiếp. Điều chỉnh lại gian thao tác
và chống đỡ.

- Thống nhất hiệu lệnh kích, cừ người hô khẩu lệnh rõ ràng, khẩu
lệnh có thể bàng miệng hoặc còi... để cho người thao tác kích được
thống nhất lên, xuống.

203
A A ■
> 1Ặ T \ • ■» rri I X • r Ị •» r ji 1 \ rri 1 • A TT Ặ
C o n g c u ộ c B á o ton Di sá n 1 he gió '1 0’ 1 h ừ a I h ie n H u e

- Người quan sát thông thường là cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm


theo dõi sự dịch chuyển đối tượng trong quá trình kích, kiểm tra sự đồng
đều thao tác của người kích để chấn chỉnh cho phù hợp. Có thể dùng máy
đo đạc như máy kinh vỹ để kiểm tra sự ổn định.

* X ử lý nền móng: cọc BTCT, cọc tre, gỗ, cát... chổng lún:

- Đối với nền đất, sau khi khoan thăm dò xác định được tính
chất của nền đất, theo tính toán phải gia cường nền đất bàng cọc
BTCT, cọc gỗ, cọc tre, cát... để nhằm tăng cường sức chịu tải và
chống lún của nền đất.

- Đối với thi công tháp Mỹ Khánh nền đất rất yếu và sâu nên phải
đóng cọc BTCT, chiều sâu cọc lên đến > 20m dùng phương pháp ép sau
dùng hệ thống dầm thế, ép cọc dùng thiết bị chuyên dùng.

- Đối với nền đất yếu nhưng nông thì có thể dùng cọc tre, trường
họp này dùng cho công trình cổng Tam quan đình Lỗ Giáng Đà Nằng.
Cọc tre được đóng theo tính toán. Ở những nơi khác có thể dùng cọc gồ.

- Có thể đệm cát chống lún.

2.2. Quy írìnlt kỹ thuật cụ thể:

* Phăn chia đối lượng kích:

Mục đích là tạo tính khả thi cho thi công. Do cấu tạo công trình
không đồng đều, hoặc có chiều dài quá lớn... cần chia nhỏ họp lý (nhưng
không được quá nhỏ, thường thì theo vết nứt có sẵn trên công trình). Nếu
được trang bị tốt về mặt thiết bị có điều khiển tự động thì cũng có thể để
nguyên công trình. Nếu công trình đã có sự biến dạng lệch thì cũng cần
phân chia ra để kích từng phần theo những đoạn đường khác nhau tiến tới
khớp nhau.

Xem xét đối tượng kích về hình dáng, kích thước, sự phân bố trọng
lượng, vết nứt hiện có để phân khối kích cho hợp lý (như công trình tháp
Mỹ Khánh được phân thành 4 khối theo vết nứt cũ; công trình tường
thành Bắc Khuyết đài phân thành 2 khối; Tam quan - đình Lồ Giáng
được phân thành 3 khối kích độc lập). Thông thường mỗi khối có tải
trọng và hình dáng khác nhau nên bố trí kích và biện pháp có khác nhau.

204
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

* Làm cứng đối tượng kích:

- Đây là nguyên tắc chính: Đối tượng kích yêu cầu phải ổn định
và không bị hư hỏng trong quá trình kích - nên phải tạo một hệ khung
cứng không cho các bộ phận của đối tượng kích bị tách rời trong quá
trinh kích - đây là nội dung bắt buộc. Nếu công trình là hệ khung BTCT
hoặc khung thép thì việc làm cứng không khó (vì có thể tận dụng hệ
khung sẵn có). Tuy nhiên, đa số di tích là công trình gạch, đá, gỗ với cấu
tạo dễ biển dạng thì phải gia cường cứng, nhất là công trình gạch (công
trình gồ có thể chịu được giá trị biến dạng nào đó mà không hỏng, có thể
phục hồi).

- Làm cứng bàng BTCT: đây còn gọi là bản đáy nhằm làm cứng
móng đối tượng thành một hệ thống nhất, thông thường được đúc từng
phần rồi kết nối lại ví dụ với nhà thì tạo hệ giằng móng (có thể dự vào hệ
thống giằng cũ của nhà nếu thấy là cần thiết) nhằm khi kích để đối tượng
được dịch chuyển đều cùng một lúc, tránh tác động cục bộ. Đối với công
trình khối lớn đúc bằng cách đúc lấn và đúc luồn từng phần rồi liên kết lại.

- Làm khung cứng bàng gỗ: đối với công trình gồ thì phải tạo hệ
giằng cứng bằng gỗ làm cho đối tượng liên kết thống nhất.

- Bó cứng bằng hệ cáp và tăng-đơ kết hợp vật liệu chèn bằng gỗ,
vải, cao su... Trường hợp này sử dụng hệ giáo thép hoặc hệ khung tiền
chế làm thành khung cứng bó chặt công trinh. Có thể làm cứng bằng dầm
thép: tạo hệ khung cứng dưới đáy đối tượng bằng thi công luồn, kích giữ
tường phần, liên kết hàn.

- Đối tượng kích cần được bố trí trên một hệ dầm-bản cứng. Cụ
thể là bên dưới đáy phải tạo được bản BTCT (bản đáy - thường thay hệ
móng mới), trên hệ đó là hệ dầm - bản đỡ công trình. Giữa 2 hệ này bố trí
con lăn, các kích, các viên kê... trong quá trình thi công.

* Thi công bản thế, bản đáy:

- Bản đáy là yêu cầu bắt buộc để có vật chịu phản lực kích truyền
xuống nền đất, cần tính đủ khả năng chịu lực. Bản đáy được thực hiện
sau khi đã xử lý nền móng theo yêu cầu. Bản đáy được làm bằng cách
đúc từng phần: phần tại khoảng trống (không có khối xây) làm trước, có

205
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

thép chờ nối với các phần còn lại. Phần còn lại là phần bên dưới khối xây
(móng công trình). Cách làm các phần còn lại là: đục rỗng nền bên dưới
móng từng đoạn, thi công từng đoạn, sau đó làm liền khối với các phân
đã được làm trước đó.
- Bản thế làm bàng BTCT được thi công bằng cách đúc luồn, đúc
lấn từng phần, đúc kết họp với kê chống đỡ đối tượng kích (cũng làm
từng đoạn như bản đáy). Có thể bản thế được đúc sẵn sau đó được lắp
ghép vào nền. Khoảng cách giữa mặt dưới bản thế với mặt trên bản đáy
đủ để đặt kích và thanh hoặc bản truyền lực (có thể là thanh dầm gánh).
- Nếu bản thế là hệ dầm-bản đủ chịu lực kích thì không cần dùng
các thanh thép hình (dầm gánh). Các dầm gánh dùng khi khó luồn kích
trực tiếp dưới vật cần kích.
Khoảng cách giữa bản đáy và bản thế: H= hi+ h 2+ h 3-
h i: chiều cao kích ở trạng thái nghỉ
h 2: Chiều cao thanh (bản) truyền lực
I13 : chiều dày tấm đệm.

- Đối với đẩy ngang thì cần thiết bè trí đối trọng phản lực như
khối BT hay cọ c... với điều kiện đủ cân bằng với lực đẩy ngang.

* Hệ dầm, bản truyền lực kích:


- Không bắt buộc, tuy theo tính chất công trình có nên lắp đặt hệ
dàn kích hay không (Kích tường Bắc Khuyết Đài không lắp dàn mà kích
trực tiếp). Tuy nhiên cũng phải tính toán lắp đặt vật liệu nào phù hợp
nhàm giảm lực cục bộ tác dụng lên bản đáy đối tượng kích. Thậm chí do
không có vị trí để đặt kích trực tiếp vào đối tượng cần thiết phải làm giàn
gánh đối tượng kích (như tháp Mỹ Khánh).
- Đối với đối tượng yêu cầu đẩy ngang thì cũng phải tiến hành lắp
hệ giàn phù họp nhằm truyền lực đẩy của kích qua giàn đến đối tượng.
Tiến hành làm hệ ray, con lăn có chiều dài cần thiết.

* Lắp đặt kích:


- Kích được đặt giữa khoảng bàn thế và bản đáy và nếu có thêm
dầm, bản truyền lực thì đặt ở giữa đó. số lượng và chọn vị trí đặt được

206
Quân thề di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

tính toán trước theo thiết kế. Dưới đế kích và trên đầu kích nên đặt tấm
thép 6 - 8mm, có chiều rộng phù hợp để tránh lực tác động cục bộ phá
hoại. Toàn bộ kích được đặt cùng cote có chiều cao như nhau (Chọn kích
cùns loại là tốt nhất). Sau khi đặt kích tiến hành kích giữ chặt, kiểm tra
lại chiều cao cùa kích để chèn thêm tấm thép.

- Khi yêu cầu kích dẩy ngang thì phải dùng kích chuyên dùng đẩy
ngang. Khi tải trọng không lớn có thể xử lý kích bằng cách đổ thêm dầu
kích đối với kích thông thường.
- Thông thường bố trí số lượng kích lớn hơn tính toán (tính với độ
an toàn gấp đôi) để đề phòng trường họp kích không hoạt động đồng thời
(hỏng, thiếu lực, dừng nghỉ 50% ...);
* Tạo tuyến di chuyển:
- Đối với việc chuyển ngang thì có thể sử dụng kích cũng như tời
kéo. Chú ý là khoảng di động (hành trình) của kích là rất nhỏ (10 - 20cm)
nên luôn luôn phải chêm (bằng vật chêm) vào khoảng trống giữa đáy
kích và điểm tỳ (điểm tỷ có thể là thanh thép hình đóng xuống đất);
- Nền tuyến di chuyển phải cứng, chắc để con lăn không bị lún
chìm. Neu là nền đất đắp thì cần gia cố (cọc tre) và nên có bổ sung đường
tạm bằng vật liệu chống lún (băng gỗ, các thanh thép hình...)
* Thao tác kích:
- Tất cả người thao tác vào vị trí được học khẩu lệnh. Tiến hành
kích thử 1-2 nhịp để kiểm tra sự chuyển động của đối tượng, kiểm tra lại
thiết bị kích để thay thế cho phù họp thống nhất. Sau khi kích thử tiến
hành kích theo đạt, chiều cao mồi đợt phù họp với khả năng kích nâng
cùa loại kích, phù họp với gối đỡ kích. Thông thường mỗi đợt từ 20-
30cm là phù hợp. Tốc độ khoảng Olcm/phút.
- Một sổ công trình kích đẩy ngang thì kích được tỳ vào đối trọng
(thay cho bản thế) truyền qua hệ kích làm cho đối tượng kích được dịch
chuyển trên hệ ray, con lăn bằng thép. Có thể dùng tời hỗ trợ vì hành
trình của cần kích ngắn, hay phải dừng.
- * Lắp đặt %ối đỡ (con kè) :

- Trong quá trình kích nâng khi khoảng cách lớn có thể mất ổn
định. Vì vậy, để tránh xô lệch nngười ta chèn các con kê đỡ tạm thời thay

207
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

kích. Các con kê này (gối đỡ) được chế tạo trước (thường là các viên bê-
tông vừa cỡ người mang, số gối, kích thước gối đỡ được tính toán khả
năng chịu lực trong thiết kế.

- Lắp đặt gối đỡ được thực hiện trong quá trình kích nâng, tuy
nhiên quan trọng nhất là được tiết hành thực hiện sau mỗi đợt kích (mục
đích là thay kích đỡ công trình để tháo kích ra chuẩn bị cho đợt kích nâng
mới). Gối được đặt đúng vị trí, không ảnh hưởng đến thao tác kích, có
thể chèn thêm gỗ, thép tấm đến gối được ép sát mặt đáy của đối tượng.

- Trường hợp kích cao, tăng cường ốn định cho gối đỡ bằng cách
san nền bằng cát, vữa giữ ổn định gối, vừa tạo mặt bàng thao tác.

* Gia cường kết cấu móng, hoàn thiện quá trình kích nâng:

- Sau khi kích đối tượng đến cao độ thiết kế, tiến hành thi công
móng cho công trình, kết cấu móng được thi công theo thiết kế có thể
bằng bê-tông, BTCT, đá xây, gạch xây...

- Thi công xong phần móng tiến hành tháo dỡ giàn thao tác và
chống đỡ, tháo cáp tăng-đơ, kiểm tra những hư hỏng nhỏ để sửa chữa.

- Kết cấu móng có thể thực hiện một phần trước sau khi công
trình di chuyển tới thì ghép nổi.

2.3. Quan trắc trong kícli năng công trình:

- Xây dựng hệ thống quan trắc bằng trực quan: Trên thực địa, vị trí
gần khu vực kích đặt hệ thống quan trắc bằng mắt và dây dọi kiểm tra
theo phương thẳng đứng hai chiều theo một trục cố định trên đối tượng
kích - trục có thể là mép trụ, mép tường hoặc được kẻ vạch... Kích đến
đâu, ngắm sự di chuyển khối kích theo trục, nếu có sự chênh lệch thì yêu
cầu dừng lại tìm nguyên nhân. Kiểm tra sự thăng bàng có dùng nivo hay
ống nước nhựa theo nguyên tắc bình thông nhau.

- Xây dựng hệ thống quan trắc bằng máy: Dùng máy kinh vĩ hoặc
toàn đạc điện tử đặt một vị trí cố định và cố định máy theo phương ngane
trùníí với trục cố định trên đối tượng kích. Trong quá trình kích nâng
dùno; máy ngám kiểm tra theo phương thẳng đímg. Dùng một máy khác
có thể dùng máy thủy bình kiểm tra sự thăng bằng đối tượng kích.
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

- Kiếm tra sự phát triển vết nứt trên đối tượng kích bằng gắn các
thanh cử, đánh dấu. Trong quá trình kích nâng thấy có sự biến dạng của
vết nứt thì dựng lại kiểm tra tìm giải pháp thích họp.

2.4. Nhũng chú ỷ trong quá trình thực hiện

- Kiểm tra sự biến dạng công trình trong quá trình di chuyển:
Người theo dõi, giám sát quá trình kích nâng thường xuyên chú ý đến sự
ổn định công trình, kiểm tra trục tâm, sự nứt g ãy ... Khi có biến dạng phải
cho dừng ngay, tìm nguyên nhân để xử lý.

- An toàn trong lao động: có phương án bảo dảm an toàn tuyệt đối
khi kích nâng, công nhân phải được phổ biến an toàn lao động, chú ý
nhũng đối tượng kích có chiều cao lớn, tìm cách hạ trọng tâm khối kích.

e/ Sơ đồ tóm tắt:
C ông tác chuân bị

2.5. Những nguyên tắc chung cho việc kích nâng - di chuyển
công trình di tích

• Khảo sát kỳ kết cấu công trình, nếu cần thiết, gia cường trước các
chỗ yếu (ô cửa, tường nứt, tường m ảnh...). Tiến hành công tác bảo vệ
các chi tiết quan trọng: hoa văn, họa tiết...

209
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thicn Huế

• Khảo sát kỹ địa chất công trình, tính toán gia cường cho công
trình tại vị trí mới. Khảo sát kỹ địa hình, địa mạo nơi thi công, nèu cần
phải cải tạo trước khi thi công;

• Tính toán khả năng chịu lực, khả năng ổn định của công trình
trong quá trình kích nâng - di chuyển. Hệ số an toàn lấy 1,5-2,0;

• Chia tách công trình một cách hợp lý, tận dụng các vết nứt đã có,
tránh làm hư tổn thêm công trình; nếu có thể thì kích nguyên ca công
trình;

• Gia cường công trình thành một khối cứng, đảm bảo không biến
dạng, đổ vỡ trong quá trình thi công. Mọi tác động đều xảy ra trên hệ
khung gia cường, bản đỡ, bản thế;

• Đảm bảo ổn định trong quá trình thi công (chống lật), số lượng
kích có thể được tăng đến gấp đôi. Chuẩn bị đủ người, đủ phương tiện,
được tập huấn trước;

• Tốc độ kích nâng từ từ, vừa kích kéo vừa kiểm tra, kê chèn,
chống đỡ.

Kích nâng di chuyển công trình di tích nói riêng và công :rình xây
dựng nói chung có thể trờ thành một môn khoa học thực hành trong giai
đoạn hiện nay. Việc tổng kết kinh nghiệm và rút ra các bài học về kích
nâng chuyển sẽ có đóng góp đáng kể cho khoa học và thực tiễn.

Công nghệ và kỹ thuật kích nâng di chuyển công trình áp dụng di


tích có một số đặc thù mà điều kiện tiên quyết phải là đảm bảo an toàn
toàn tuyệt đối cho đối tượng kích, tức là tuân thủ nguyên tắc bảo toàn tối
đa yếu tố nguyên gốc của công tác bảo tồn. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra sẽ
khó hơn và việc tính toán kết cấu, thi công cũng phức tạp hoa. Hồ sơ
thiết kế thi công phải dựa trên công tác khảo sát kỹ lưỡng về kết cấu,
trạng thái vật liệu công trình, địa hình, địa mạo khu vực thi công và tuyến
đường di chuyển. Bài toán tính kết cấu và an toàn cho công trìih là: bảo
vệ công trình bằng một hệ khung cứng (khung thép, gỗ ...) vá đặt trên
một hệ cứng (bản đáy, bản thế...); mọi tác động cơ học (kích,kéo) đều
xảy ra trên hệ khung cứng này, tránh tác động trực tiếp vào di ích. Quy

210
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

trình thi công phải được thiết kế kỹ lưỡng và có mức dự phòng cao. Các
trường hợp kích kéo công trình nối chung và di tích nói riêng nên được
quan tâm, tổ chức thành chuyên đề học thuật có quy mô trong cả nước;
cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để biên soạn thành các tài liệu hướng dẫn,
đó là điều mà chúng tôi đang ấp ủ nhưng hiện nay chưa làm được.

L.V.Q

Tài liêu tham khảo

1. Lê Văn Kiểm. Hư hỏng - sửa chữa - ý a cường kết cấu thép và gạch
đá. Nxb Xây dựng. Hà Nội. 2009;
2. Hồ sơ Khảo sát, thiết kế công trình "Bảo tồn, tôn tạo di tích tháp Mỹ
Khánh” do Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Miền Trung lập
năm 2005;
3. Hó sơ Khảo sát, thiết kế công trình "Bào tồn, lôn tạo di tích lầu Tú Phương
Vô Sự - Bắc Khuyết Đài” do Phân Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Miền
Trung lập năm 2008;

4. Hò sơ Khảo sát, thiết kế công trình “Bảo tồn, tôn tạo di tích đình Lỗ
Giáng” do Phân Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Miền Trung lập
năm 2010 ;

5. Hồ sơ Khảo sát, thiết kế công trình “Bảo tồn, tôn tạo di tích nhà lao
Tân Hiệp ” do Phân Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng Miền Trung lập
năm 2011 ;

211
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

PHÁP LAM XƯA VÀ NAY

Đ ỗ Hữu Triết ‘

Trong công cuộc bảo tồn trùng tu di sản Huế, phục hồi kỹ nghệ
Pháp lam là một trong những công việc gây nhiều chú ý và sự tranh luận
của nhiều nhà nghiên cứu bởi sự hấp dẫn và có phần bí ẩn cua Pháp lam
từ tên gọi, gốc gác cho đến kỹ thuật chế tác, và giá trị mỳ thuật của sản
phẩm. Chính sự tham gia sôi nổi cùa giới nghiên cứu, sự nỗ lực của các
nhà bảo tồn, phục chế, đã làm cho Pháp lam lấy lại được vị thế của nó
trong dòng chảy của lịch sừ kỳ nghệ chế tác thủ công của người Việt.

Phục chế các sản phẩm Pháp lam Huế trang trí trong di tích là
thành công đầu tiên đánh dấu sự trở lại của dòng sản phẩm này, và cũng
như bao dòng sản phẩm mỹ nghệ khác Pháp lam Huế có thể tiếp tục phát
triển được hay không là do bản thân giá trị thực của sản phẩm xét trên
góc độ văn hóa, thẩm mỹ và công năng của sản phẩm cùng công sức và tâm
huyết cùa các nhà nghiên cứu, các nghệ nhàn.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chú ý đến vấn đề chính, có
lẽ là những vấn đề được quan tâm nhất trong những năm qua trong qua
trình tìm hiểu về Pháp lam, đó là:

- Pháp lam là gì, kỹ thuật chế tác như thế nào?

- Phương pháp phục chế Pháp lam Huế nguyên gốc cho công tác
bảo tồn.

Đặt vấn đề như vậy có nghĩa ràng chúng tôi không những quan tâm
Pháp lam Huế truyền thống mà còn quan tâm đến tất cả các vấn đề liên
quan tới nehề Pháp lam, các kỹ thuật chế tác Pháp lam khác nhau và
mong muôn định hướng được cho sụ bào tồn và phát triển nghề.

Thạc sĩ. Giám đốc C ô n g ty T N H H Thái Hưng - Pháp lam Huế

212
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

Trong những năm vừa qua, kỳ nghệ Pháp lam đã có những tiến
triển mạnh mẽ, đã có những dòng sản phẩm mới, đáp ứng những nhu cầu
mới trong cuộc sống hiện đại. Đó là tín hiệu tốt chứng tỏ dược sư phục
hồi của một nghề truyển thống, tuy nhiên cũng có nhiều phân vân cua
công chúng và giới nghiên cứu là Pháp lam đã vượt ra ngoài bóng dáng
cua Pháp lam nguyên gốc triều Nguyễn, và những chủng loại này có phái
đã được thừa kế từ pháp lam truyền thống hay không ? Đối với chúng tỏi,
những người tìm hiểu kỹ nghệ, lịch sử của dòng sản phâm Pháp lam và
cũng là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm Pháp lam rất mong
muốn đưa ra được những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể nấm bắt
được những đặc điểm cơ bản nhất của Pháp lam và kỹ nghệ Pháp lam, sự
khác biệt cơ bản của Pháp lam phục chế trong công tác bảo tồn và những
loại Pháp lam mới được sản xuất phục vụ các nhu cầu hiện nay.

Mở đầu cho bài viết này, để sự nhìn nhận về một kỹ nghệ được
rộng rãi, không hó hẹp trong khuôn khổ của địa phương, chúng tôi xin
được giới thiệu những thông tin cơ bản nhất của các loại hình Pháp lam
trên thế giới.

I. Sơ lược lịch sử kỹ nghệ Pháp lam

Những sản phẩm Pháp lam đầu tiên trên thế giới được biết đến từ
thế kỷ XIII trước công nguyên khi những người thợ kim hoàn
Mycenaean tráng men thủy tinh trên những đôi khuyên tai bằng vàng. Kể
từ đó các nền văn minh trên toàn thế giới đã du nhập kỹ thuật Pháp lam
vào các hình thức nghệ thuật riêng biệt của họ.

Từ thế kỷ thứ IX đến XI sau công nguyên kỹ thuật kháp tv Pháp


lam bàng vàng (gold đoisonne) đã được phổ biến rộng rãi trong triều đại
Byzantine. Ở Đức, Pháp lam được giới thiệu bởi công chúa Bvzantine tên
là Theophano, người đă lấy hoàng đế Đức Otto II, và đã mang theo
những người thợ thủ công từ quê hương của công chúa. Vì vậy Pháp lam
Đức đã bị ảnh hường mạnh mẽ từ neuồn gốc Byzantine. Ở Tâv Âu, từ thế
kỷ XII, nhũng sản phẩm Pháp lam mang tính chất tôn giáo, chế tác bàng
kỹ thuật ăn mòn kim loại (Champleve) được sản xuất. Các thợ vàng đã
tạo ra những sản phẩm Pháp lam đẹp bàng kỳ thuật Thấu minh Pháp lam
(Basse taille) là kỹ thuật dùng phoi vàng và bạc, kết họp khắc chìm trên

213
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

nền kim loại để trang trí dưới nền men trong. Thêm một loại hình trang
trí khác nữa là dùng kỹ thuật Pháp lam chạy chỉ không có nền kim loại
được gọi là Plique-à-jour.

Cuộc cách mạng về Pháp lam đã thực sự xảy ra vào cuối thế kỷ
XV khi gia đình Pénicaud phát hiện ra phương pháp mới chế tác Pháp
lam với hình thức hội họa được gọi là Họa pháp lam và kỹ thuật này
được phát triển ở thành phố Limoges thuộc nước Pháp, phương pháp chế
tác này cũng được gọi là Limoges. Đây là làn đầu tiên các màu sắc của
Pháp lam tiếp xúc với nhau trên một sản phẩm mà không cần các ranh
giới phân cách bằng kim loại như các kỹ thuật trước đây. ứ n g dụng kỳ
thuật này, các tác phẩm chân dung và phong cảnh thực sự đã thành công.
Nghệ thuật vẽ chân dung Pháp lam phát triển rực rỡ vào thế kỷ XVI bởi
các nghệ nhân Pháp lam Leonard Limosin và Pierre Reymond.

Các sản phẩm Pháp lam được lan tràn rộng rãi, những đề tài và sản
phẩm mang tính chất tôn giáo luôn được ưa chuộng nhất, kế đến là chủ
đề về hoa và động vật. Những sản phẩm phổ biến là các loại khay hộp,
chân nến, trang sức, đồng hồ... Chiếc đồng hồ Pháp lam được giới thiệu
đầu tiên vào cuối thế kỳ XVI. Pháp lam còn được dùng để thay thế đá
quý trong các sản phẩm trang sức đắt tiền và một số loại sản phẩm khác.
Hoạt động của giới nghệ thuật và nghệ nhân trong thời kỳ hiện đại
đã gây tác động lớn đến kỹ nghệ Pháp lam. Nhiều trường nghệ thuật đã
đưa môn học này vào chương trình giảng dạy như trường Kulicke-Stark
Academy of Jewelry Arts ở New York đã đào tạo nhiều nghệ sỹ Pháp
lam. Một hiệp hội được biết đến nhiều nhất ở Mỹ là Enamelist Society,
đã tài trợ nhiều cuộc hội nghị hàng năm, phát hình, in ấn sách và tạp chí
về Pháp lam, và có nhiều thành viên trên toàn thế giới. Tuy nhiên số
lượng nghệ nhân Pháp lam trên toàn thế giới hiện nay cũng rất han chế.

Trải qua một lịch sử dài như vậy kỹ thuật Pháp lam ngày một phát
triển. Với các nước châu Á, kỹ nghệ Pháp lam du nhập muộn hcn, nhung
không phải vì thế mà không đạt những thành tựu trong nghệ thuật lẫn
trong kỹ thuật Pháp lam

Khoảng đầu thế kỷ XIII, kỳ nghệ này du nhập vào châu Á, chù yếu
ở Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc nổi tiếng với kỹ thuit chế tác

214
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng ăường 20 năm

Kháp ty Pháp lam, và đến bây giờ vẫn là niềm tự hào của người dân
Trung Quốc; Nhật Bản lại phát triển theo hướng khác và nổi tiếng với kỹ
thuật Thấu minh Pháp lam.
ở Việt Nam, kỹ nghệ này du nhập vào đầu thế kỷ XIX do vua
Minh Mạng đưa một số cône nhân Việt Nam sang học nghề chế tác Pháp
lam ở Trung Quốc, xường chế tác Pháp lam ở Việt Nam được đặt tên là
Pháp Lam Tượng Cục.

Trong sách Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, tập III (Quốc
Sử Quán triều Nguyễn) đã ghi: “Đặt lượng cục Pháp lam - Bọn Vũ Văn
Mai, thọ vẽ ở Nội Tạo, đicợc học nghề làm Pháp lam - bèn sai đặt cục ấy,
hạn cho 15 người thiếu thì mộ - và bổ sung vào

Trang trí Pháp lam Huế chỉ tồn tại hơn nửa thế kỷ từ thời hưng
thịnh của nhà Nguyễn dưới triều Minh Mạng đến triều Tự Đức, dần dần
bị thất truyền và tàn lụi. ô n g Paul Levy trong tạp chí dân gian Việt Nam
(Le Peuple Vietnamien) số 2 tháng 12 năm 1948, tạp chí sưu tầm tài liệu
về tiểu sử, khảo cổ, lịch sử, nhân chủng, bác ngữ về ngôn ngữ nước Việt
Nam do Viện Viễn Đông Bác c ổ của Pháp xuất bản: “ những đồ men
màu Lan Huế có lẽ những thức đỏ do các vua triều Nguyễn đặt làm ở
các lò vua Tàu. Cách làm và kiểu có nhiều giá trị mỹ thuật rõ rệt những
đồ CÓ tín vua M inh M ạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847) cũng
trong khu nay có một tủ bầy đồ men thất bảo Huế. Nghề này nay không
ai làm nữa, dưới triều Mình Mạng đã sản xuất nhiều đồ đẹp nhưng đến
triều Tụ Đức đã thấy kém (1847 - 1884)

Pháp lam Huế thật sự được chế tác bởi những nghệ nhân Việt Nam
do các nghệ nhân Trung Quốc truyền thụ, song với sự sáng tạo riêng của
dân tộc nên mang những sắc thái riêng đầy tính biểu cảm.

Cic sản phẩm Pháp lam cổ hiện nay còn lưu giữ ở Bảo Tàng Mỹ
Thuật Cung Đình Huế và một số nơi khác là những sản phẩm do người
Việt Nam sản xuất và các sản phẩm ký kiểu hoặc quà tặng thời Nguyễn.
Những sản phẩm Pháp lam do người Việt sản xuất làm theo kiểu Họa
Pháp lan là cách trang trí trực tiếp men màu trên men nền đục thường là
màu trấig.

215
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Sau thời gian hơn một trăm năm, kỹ thuật Pháp lam bị thất truyền,
người dân Việt Nam và ngay cả người Huế đều cảm thấy xa lạ với thuật
ngữ “Pháp lam” , và chính vì vậy đã kích thích sự hiếu kỳ của mọi người
khi nghe được thông tin kỹ nghệ Pháp lam đã phục hồi ở Huế, và các tác
phẩm phục chế phục vụ cho công tác trùng tu đã ra đời. Không những
vậy, với một sự phát triển mang tính quy luật của nghề thủ công truyền
thống, với bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo, kỹ nghệ Pháp lam Huế đã
dần hoàn thiện và phát triển theo những chiều hướng mới, những kỹ thuật
mới. Đem so sánh sự phát triển này với lịch sử phát triển kỹ nghệ Pháp
lam trên thế giới thì có nhiều điểm giống nhau trên một phương diện thu
nhỏ, đó là lẽ tất nhiên; tuy nhiên cũng có những yếu tố cá biệt do những
sự phát triển dựa trên nền tảng các kinh nghiệm của các thợ thủ công Việt
nam, con người Việt Nam, điều này nên được phát huy.

Kỹ nghệ Pháp lam trên thế được biết đến từ xưa đến nay biến đổi
qua nhiều thời kỳ, nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau. Pháp
lam Việt Nam hiện nay, và sự phát triển trong tương lai cũng không nàm
ngoài những danh mục các loại hình loại hình Pháp lam trên thế giới.
Tuy vậy, trong cách thức thực hiện, trong việc sử dụng nguyên vật liệu,
trong tư duy nghệ thuật thì chắc chán rằng Pháp lam Việt Nam hay cụ thể
hơn là Pháp lam Huế mang một bản sắc riêng, đóng góp thêm một phần
trong kho tàng văn hóa Việt Nam.

Sản phẩm Pháp lam là một loại sản phẩm trang trí bằng kim loại
được tráng men, kim loại thường là đồng, vàng, hoặc bạc. Đồng và bạc là
nguyên liệu khá phổ biến để chế tạo Pháp lam, nhôm cũng là một nguyên
liệu làm cốt nền với một loại men đặc biệt nhẹ lửa. Các sản phẩm Pháp
lam của người Việt và người Trung Quốc có cốt liệu đồng, thường là
đồng đỏ. Chính sự kết họp giữa men thủy tinh nhiều màu sắc với kim loại
tạo nên một loại sản phẩm độc đáo mà bản thân kim loại hay thủy tinh thì
không tạo nên được.

Men Pháp lam là một loại men nhẹ lửa, có chì hoặc không có chì.
Hiện nay việc dùng chì có hại đến sức khoẻ nên xu hướng chung là dùng
men không chì. Phương pháp chế tạo men là phương pháp Frit là một kỹ
thuật chế men của người châu Âu.

216
Quần thể di tích c ố dô Huế, chặng dường 20 năm

Xét về bản chất men có thể phân thành 3 loại: men trong, men đục
và men mờ. Nhiệt độ nóng chảy của men thường từ 650° đến 950° c.
Men nhẹ lửa được gọi là men mềm (soft enamel), men cao lửa được gọi
là men cứng (hard cnamel) và men trung bình (medium enamel).

II. Kỳ thuật họa Pháp lam phục chế

Khác với Pháp lam nghệ thuật, mang tính sáng tác, Pháp lam phục
chế yêu cầu khắc khe với các tiêu chí của phục chế. Đâv là công việc hết
sức khó khăn là làm sao để sản phẩm phục chế tương thích với sản phẩm
cổ trong chức năng trang trí, mặt khác sản phẩm phục chế phải tuân thủ
các nguyên tắc về kỹ thuật, vật liệu theo quan điểm bảo tồn.

Đối với mặt kỹ thuật chế tác, chúng tôi cho ràng kỹ thuật hiện nay
đã đi theo đúng hướng với kỹ thuật ngày xưa, tức là đã đảm bảo được
một tiêu chí bảo tồn khôi phục kỹ nghệ truyền thống thông qua các sản
phẩm phục chế. Tuy vậy các kỹ thuật chế tác đồng theo dạng phù điêu,
kỹ thuật họa bằng bút lông, kỹ thuật điều chinh m àu... cần phải được
nâng cao trình độ hơn nữa để đảm bảo cho các sản phẩm phục chế có
được thần thái của một sản phẩm có giá trị nghệ thuật.

Đối với mặt vật liệu, về cơ bản chúng ta đã chọn loại vật liệu tương
đương với vật liệu gốc là vật liệu silicat, phải qua nung để kết khối chứ
không chọn các loại vật liệu hiện đại khác để tạo sản phẩm mang tính
hình thức như các loại keo tổng hợp... Đó đã là một bước thành công
lớn, đáng trân trọng, tuy nhiên hiện nay loại vật liệu chúng ta đang dùng
cho công tác phục chế vẫn mang tính hiện đại cao, đó là các chất tạo màu
cho men. Các phương pháp tạo màu cho men Pháp lam rất đa dạng, và
phương pháp dùng chất màu pigment tổng hợp là phương pháp hiện đại.
Áp dụng phương pháp này cho công tác phục chế, mặc dù không hoàn
toàn tuyệt đối nhung vẫn là tuân thủ đúng nguyên tắc bảo tồn. Tuy nhiên,
khó khăn được biết đến là không dễ gì để tạo được màu sắc, trạng thái
màu như các loại men cổ. Có một số màu phục chế giống màu men cổ,
nhưng khác về trạng thái như độ chiết quang, độ sâu màu, độ trong của
m en... do đó đã làm giảm đi thần thái của một sản phẩm nghệ thuật.
Trong tương lai, với sự vào cuộc đông đào hơn của các họa sỹ, các nghệ

217
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

nhân, và với sự tích lũy kinh nghiệm theo thời gian, chúng tôi hy vọng
công tác phục chế sẽ đạt được những kết quả tốt hơn nữa.

Trong phần này, chúng tôi giới thiệu kỳ thuật Pháp lam tinh yếu và
các phương pháp phục chế đang được thực hiện tại thời điểm hiện nay.

1. M àu sắc của Pháp lam: Pháp lam Huế gây cảm xúc mạnh cho
người xem một phần là do yếu tố màu sắc tươi sáng lộng lẫy hấp dẫn độc
đáo hơn nhiều chất liệu khác. Đặc trưng nổi bật nhất cùa trang trí Pháp
lam Huế là tính chất tương phản của màu sắc có nghĩa là đối chọi giữa
màu nóng và màu lạnh. Sự tương phản ở đây ở mức độ vừa phải về sắc
độ tạo được sự hài hòa tương đồng, có nghĩa là Pháp lam Huế bao hàm
cả yếu tố tương phản và tương đồng trong màu sắc.

Trong Pháp lam Huế những cặp màu tương phản thường bắt gặp là:
Vàng lục - tím, Vàm - chàm, Cam vàng- xanh, Đỏ - lục xanh, Tím
đỏ - lục.
Việc nghiên cứu màu sắc Pháp lam khá phức tạp nếu nhìn trên
phương diện màu sắc vật lý, mỗi một công trình đều có những biến
đổi trong việc dùng màu tạo những nét riêng; các đại lượng đặc trưng
màu trong mỗi công trình cũng thay đổi nhiều; tuy nhiên, nhìn theo
tổng thể thì có thể nói Pháp lam Huế biểu cảm về màu sắc theo cơ sở
của ngũ sắc Huế nhưng độ phong phú về hình thái và biểu cảm lại
phức tạp hơn nhiều so với các chất liệu tạo màu ngũ sắc thường thấy
do yếu tố chiết quang, yếu tố trong đục cùa men Pháp lam. Ngoài ra,
sự nung đốt nhiều lần qua các độ lừa khác nhau cũng tạo nên sự biến
đổi màu xét trên cả hai phương diện vật lý và cảm xúc. c ố họa sỹ
Phạm Đăng Trí đã nhận xét hình thức Họa Pháp lam là một dòng mới
của hội họa Việt Nam, tuy nhiên rất đáng tiếc là đã thất truyền. Ông
đã viết: “Các nghệ nhân làm Pháp lam H uế đã sớm biết gia giảm liều
lượng đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc đến độ tinh vi, đã tạo ra
những phương thức dùng mảng, dùng màu... và p h á t hiện ra những
hòa sắc tương phản rất là chính xác... Pháp lam Huế chứa đựng
những màu sắc tươi sáng lộng lẫy có cường độ mạnh nhưng vẫn quen
mắt, như các hợp sắc điển hình thường hiện ra trong cuộc sống,
thường được phản ánh trong nghệ thuật Huế thuở ấy

218
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đuờng 20 năm

Hình 1: Họa Pháp lam Huế - Lăng Minh Mạng

Hình 2: Họa Pháp lam - Lăng Minh Mạng

Hình 3: Họa Pháp lam - Lăng M inh Mạng

219
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Hình 4: Họa Pháp lam - Lăng Minh Mạng

Hình 5: Họa Pháp lam - Lăng Minh Mạng

2. Chế tạo men và men màu Pháp lam:

- N ấu men: Men Pháp lam là loại men nhẹ lửa (nhiệt độ nóng chảy
thường khoảng 650°c - 950°c được chế tạo bàng phương pháp Frit. Hồn
họp men được nấu chảy ở nhiệt độ khoảng 1100 ° c đến 1300 ° c sau đó
được đổ vào nước hoặc vào tấm kim loại không gỉ. Mục đích của việc
giảm nhiệt độ đột ngột này là để phá vỡ kết cấu của men, giúp dễ nghiền
sau này.

220
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

Nguyên liệu để chế tạo men gồm Silicat, feldspar, CaCC>3, Na 2C 0 3 ,


CaF 2 , NaNƠ 3, H 3BO 4,." chất tạo đục có thể dùng Z ĩ 2Si0 4 , SnO, ZnO,...
chất tạo màu thường dùng các oxyt kim loại như CuO tạo màu xanh nước
biển, CĨ 2Ơ 3 tạo màu lục, C 03O4 tạo màu xanh mực, V 2O 5 Zr-Pr, Pb-Sn
tạo màu vàng, Cd-Se tạo màu đỏ... đó là các màu gốc, pha chế các màu
này theo các tỷ lệ khác nhau ta được các tông màu khác nhau.

Ngoài cách dùng chất màu thông thường như men gốm, sứ, Frit của
men Pháp lam còn được tạo màu trong quá trình nấu Frit. Đây cũng là
một điểm mấu chốt trong công việc chế tạo Pháp lam.

H ìn h 6: M c n P h á p la m m à u ch ế tạ o b ằ n g p h ư ơ n g p h á p F rit

- P ha m àu chơ men: Đối với men Pháp lam có hai phương pháp
pha màu. Phương pháp truyền thống là dùng các oxyt tạo màu trộn vào
thành phần nguyên liệu và cùng nung với men trong quá trình Frit,
phương pháp này tạo được màu sắc men tươi sáng và có thể điều chỉnh
mức độ trong đục của men. So với cách dùng màu của gốm sứ, do men
Pháp lam nhẹ lừa hơn nên màu sắc phong phú và đa dạng hơn, hầu như
tất cả các màu đều thực hiện được. Loại men này với màu sắc trong nên

221
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

cách dùng màu tương tự dùng màu nước, có thể trộn lẫn men đê pha
màu, hoặc có thể chồng nhiều lớp màu khác nhau để tạo màu mới. Trong
phương pháp dùng oxyt để tạo màu này, chúng ta cũng có thể dùng trực
tiếp oxyt trộn với nền men trong để trang trí cho sản phẩm, tuy nhiên việc
dùng oxyt không qua Frit gây khó khăn hơn cho các nghệ nhân do không
hình dung trước được màu của men và không khống chế được độ đậm
nhạt hay loang màu. Khó khăn thứ hai là men dễ bị tạo bọt và màu không
tan đều dẫn đến sản phẩm không như ý muốn.

Cách dùng màu thứ hai là cách dùng chất màu (Pigment). Cách
dùng màu truyền thống là từ các oxyt, tiếng Anh gọi các chất tạo màu
này là Colorant, là các chất hòa tan hoàn toàn trong men. Pigment là một
cách dùng màu hiện đại hơn, nguyên thủy của phương pháp này là dùng
các loại đá quý có màu trộn lẫn trong men, các thành phần màu này
không hòa tan trong men mà chỉ phân bố đều trong men tạo hiệu ứng
màu. Đen thời điểm hiện nay, việc dùng Pigment đã trở nên rất phổ biến
và thông dụng trong công nghệ gốm sứ, bời dùng màu theo phương pháp
này tiện lợi hơn nhiều, hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng chính ưu điểm
này đã làm mất đi tính quý báu cùa ngành nghề gốm sứ truyền thống là
không có được những sản phẩm độc nhất vô nhị do trường hợp nhẫu
nhiên tạo ra như hiện tượng hỏa biến, hiện tượng khử m en... Lấy trường
hạp như làng nghề Bát Tràng, một làng nghề gốm sứ nổi tiếng ở miền
Bắc nước ta, lò than, củi truyền thống được thay thế bằng lò gas, các oxyt
tạo màu lấy từ thiên nhiên nay được thay thế bằng các loại chất màu
(pigment), có thể tạo ra được những sản phẩm đồng đều, chất lượng tốt,
hiệu quả trong kinh tế, nhưng đã đánh mất những nét độc đáo nếu đem so
sánh với các sản phẩm xưa.

Chất màu pigment thực ra là các chất tổng hợp công nghiệp, nếu
dùng cho ngành silicat thì phải đòi hỏi không biến đổi tính chất ở nhiệt
độ cao. Thường cấu trúc của các thành phần này dựa trên các cấu trúc đá
quý tự nhiên như spinel, codierite... pha tạp với các nguyên tố vi lượng
tạo thành các cấu trúc bền nhiệt có màu. Các chất màu có thể pha phối
họp để tạo màu mới, trong khoảng nhiệt độ nuns của men Pháp lam thì
hầu như các chất màu không biến đổi, và vì vậy rất tiện dụng. Tuy nhiên,
do cơ chế tạo màu là cơ chế phân phối đều trong men, bản chất các chất

222
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

màu pigment ở dạng đục, vì vậy men được pha chất màu pigment chỉ có
được ở dạng đục, khác với cách dùng oxyt men có được ờ ba dạng đục,
trong và mờ. Nếu tăng lượng chất chảy trong men lên và giảm lượng chất
màu đưa vào cũng có thể tạo được men trong, tuy nhiên sắc độ màu yếu
ớt và không đồng đều.
Trong các sản phẩm Pháp lam mỹ nghệ ở Huế sản xuất và trong
dòng Pháp lam phục chế, các nhà sản xuất đều áp dụng phương pháp
dùng chất màu pigment do vậy việc điều chỉnh trạng thái màu là việc hết
sức khó khăn. Cũng nên biết ràng Pháp lam Huế mặc dù được du nhập
muộn từ Trung Quốc, nhưng những sản phẩm thật sự đã mang những giá
trị nghệ thuật cao, không những cách thức trang trí màu mà trạng thái của
màu trong hay đục đều ảnh hường rất lớn đến giá trị nghệ thuật. Chính vì
vậy Pháp lam Huế rực rỡ mà không loè loẹt.
Trong phần này, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc những cách
pha chế màu truyền thống. Cơ chế tạo men màu trên cơ sở các oxyt tạo
màu thực ra là phản ứng hóa học ờ nhiệt độ cao, vì vậy bản chất men nền
ảnh hưởng lớn đến màu sắc tạo được, có một sổ loại oxyt có thể tạo màu
đẹp, tươi sáng đối với loại men nền này nhưng chỉ tạo loại màu bẩn đối
với loại men nền khác. Ví dụ oxyt Selenium hay Antimony hòa vào men
có chì thì tạo màu nâu bẩn trong lúc có thể tạo màu xanh hay vàng đối
với loại men khác. Một trường họp đáng chú ý khác là bản thân các oxyt
có thể phản ứng hay kích hoạt nhau làm phá vỡ hiệu ứng màu, ví dụ
Niken và Mangan. Điều kiện nung là khử hay oxy hóa, thời gian nung,
nhiệt nóng chảy đều ảnh hưởng đến màu sắc của men, tuy nhiên không
phải là không khống chế được. Bảng dưới đây giới thiệu một số cách pha
màu cơ bản dựa trên men nền E1 trong suốt và E 8 đục.
' \ r
Bảng 1: Các chât tạo màu truyên thông cho men pháp lam
st Chât tạo màu Phân M en nên E1 M en nên E8
t trăm
1 A n tim on y oxide 3.0 ( T ra n s lu c e n t yello w
Tin o xide 1.6 green)
V à n g ng ả xanh, tro n g
m ờ , m à u số 126.
2 C adm ium 3.0 (G reen) (O p a q u e gray w hite)
X a n h d a trời, M à u trắ n g xám đục, m àu
m à u số 127 số 7

223
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

3 C a d m iu m 5.0 (O p alescen c e, y e llo w


A n tim o n y 2.5 / w hite)
R ed iron oxide 0.8 M à u trắn g vàng, đ ụ c m ờ,
ệ m à u số 15
4 C a d m iu m 2.4 (G reen) (S light o p a lesc en ce,
S eleniu m 1.2 X an h da trời, vvhitish)
m à u số 126 Đ ục nhẹ, hơi trắng
5 C h ro m e oxide 2.0 (Yellovv green) (T ran slu c en t g reen )
green X an h ngả vàng, X a n h mờ, m à u số 141
m àu số 144
6 C h ro m e oxide 2.0 (T ran slu c en t p u rp le)
green 3.0 T ím m ờ, m à u số 117
M a n g a n e s e dioxide
7 C h ro m e oxide 3.0 (T ran slu c en t g re e n )
green 1.5 X an h mờ, m à u số 139
N ikel ox ide green
8 C o b alt oxide 1.0 (Blue) (T ran slu c en t b righ t blue)
X anh đậm, m à u X a n h sáng, m ờ, m à u số
số 93 93
9 C o b alt ox ide 1.0 (Blue) (T ran slu c en t blue)
Z in c ox id e 6.0 X anh đậm , m àu X a n h đậm , m ờ, m à u số
số 93 92
10 C o p p e r ox ide 0.8 (G reen) (T ran slu c en t blue)
X anh da trời, X a n h đậm , m ờ, m à u số
m à u số 131 83
11 C o p p e r ph o sp h ate 3.0 (Blue-green)
Xanh đậm ngả
da trời, màu sô
86
12 C o p p e r pho sp h ate 3.0 (Blue-green) (T ran slu c en t green )
U ran iu m 6.0 Xanh đậm ngả X a n h d a trời, m ờ , m à u số
da trời, màu số 121
84
13 Manganese 1.0 (O p acq u e blue- (Opacque blue-black)
c arb o n a te 1.0 black) X a n h đen, đục, m à u số
Red iron oxide 1.0 Xanh đen, đục, 89, 113
Cobalt oxide 1.0 m à u số 89, 113
Chrome oxide
green
14 O pax 8.0 (Translucent white)
T rán g mờ, m à u số 6
15 P o tassiu m 3.0 (Yellovv green) (Opaque green)
bichrom ate Vàng ngả xanh, Xanh da trời, đục, màu
m àu sáng, số 141
144

224
Quần thể di tích c ố đô Huếy chặng đường 20 năm

16 P otassium 3.6 (G reen) (T ra n s lu c e n t green)


b ich ro m ate 0.6 X anh da trời, X a n h d a trời, mờ, m àu số
C o b alt oxide m àu số 129 129
17 P otasiu m 1.2 (G reen) (T ra n s lu c e n t green)
bichrom ate 0.8 X anh da trời, X a n h d a trời, mờ, m àu số
C o p p e r carbonate m àu số 125 144
18 R ed iron oxide 1.8 (Yellovv
am ber)
V àn g hổ phách,
m àu số 142
19 R ed iron oxide 1.6 (Y ello w
P otassium 2.6 am ber)
bic h ro m ate V àn g hổ phách,
m àu số 142
20 S eleniu m 6.0 (T ran slu c en t w hitish)
T ră n g nhẹ, m ờ
21 T in oxide 6.0 (N o change) ( O p a q u e w hite)
K h ông đổi M e n trắng
22 ư m b e r , burnt 3.0 (B row n) (T ran slu c en t tan)
N âu , m àu số M à u n âu da thuộc, mờ,
156 m à u số 159
23 ư r a n iu m 6.0 (Y ellow ) (T ran slu c en t y ellow )
V àng, m àu số 3 V à n g , m ờ, m àu số 11
24 V anadium 4.0 (G reenish) (T ran slu c en t g reenish)
M àu xanh lục, X a n h lục, m ờ, m àu số
m àu sô 126 126, 144

Hình 7: Các mẫu thử màu

225
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

Men Pháp lam có màu sắc rất đặc trưng, về bản chất men thuộc
nhóm silicat, tương tự như men gốm sứ và nhẹ lửa hơn. Tuy nhiên do quá
trình nung nhanh đã tạo nên cho loại men này một sắc thái riêng biệt,
cường độ màu mạnh. Theo nghiên cứu của chúng tôi, một số màu men
Pháp lam cổ Huế đã sử dụng phương pháp dùng chất màu pigment có
nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, việc
dùng các chất màu phổ biến trên thị trường và có chất lượng cao được
thay thế cho phương pháp dùng chất màu cũ. Vì vậy màu sắc và trạng
thái màu đã có sự khác biệt, các nghệ nhân phục chế và các nhà nghiên
cứu trong lĩnh vực bảo tồn cần phải gia giảm và điều chỉnh, pha chế chất
màu cũng như men nền cho phù họp.

Xét trên phương diện hòa sắc, men màu Pháp lam cũng theo đúng
các nguyên tắc màu cơ bản, có nghĩa ràng từ 3 màu cơ bản đỏ, vàng và
xanh lơ có thể pha chế tất cả các màu khác. Tuy nhiên cần lưu ý hai
điểm khác biệt cơ bản của cách hòa sắc thông thường và hòa sắc cho
men Pháp lam:

1. Men Pháp lam có 3 loại trong đục và mờ do đó cách pha chế


màu phải có kỹ thuật riêng biệt;

2. Men Pháp lam phải qua nung ờ nhiệt độ cao và có thể nung
nhiều lần vì vậy màu sắc dễ bị thay đổi và chuyển tông màu.

Lấy ví dụ: nếu dùng hai màu đỏ và xanh trộn lẫn tỷ lệ tương đương
thì có màu tím, nếu màu xanh có khả năng bền màu với nhiệt thấp hcm
màu đỏ thì qua nhiều lần nung, màu đỏ sẽ lấn át và màu tím ban đầu sẽ
chuyển thành màu tím than hay nâu. Nếu màu đỏ có khả năng bền màu
thấp hơn màu xanh thì màu tím ban đầu sẽ chuyển mạnh sang sắc xanh,
ta có màu tím ngả xanh. Nếu qua nhiều lần nung, màu đỏ và màu xanh
đều ngả màu thì màu cuối cùng đạt được sẽ khác nhiều so với màu ban
đầu. Trong việc dùng chất màu pigment cần lun ý các loại chất màu trên
thị trường rất đa dạng, chất màu dùng cho gốm sứ mỹ nghệ, chất màu
dùng cho đồ sứ cao cấp, chất màu dùng cho các loại gạch men hiện đại,
cũng như các nhà máy sản xuất khác nhau đều cho những sản phẩm màu
khác nhau. Nhìn về hình thức thì các màu là tương đương, không thể
phân biệt được bàng mắt thường, tuy nhiên các tính chất hóa lý có thể

226
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

khác biệt nhiêu. Nhìn chung, các màu xanh ít biên đôi theo nhiệt độ hơn
các màu đỏ, vàng. Đặc biệt các màu bậc 2 bậc 3 như màu tím, màu vàng
chanh, màu da cam ... là những màu dễ bị phai theo quá trình nurm. Vì
vậy đối với công việc phục chế, khi pha chế màu cần được thử nghiệm
nhiều để đạt được màu phù họp nhất.

Điều khác bịêt giữa cách dùne màu thông thường và cách dùng
màu cho men gốm sứ nói chung là việc khống chế màu cho men gốm sứ
ở nhiệt độ cao trong thời gian nung lâu là rất khó khăn. Men màu Pháp
lam cũng gặp khó khăn tương tự, tuy nhiên do nhiệt độ nung thấp, và kỹ
thuật nung nhanh đã giúp cho việc áp dụng màu sắc của men Pháp lam
phong phú hơn nhiều so với men gốm sứ. Chúng tôi sẽ giới thiệu sự biến
đổi màu qua nung của men Pháp lam ở phần dưới. Với những người có
kinh nghiệm, có thể dùng một số chất màu nhìn thấy (pigment) kết hợp
với các oxyt màu (chỉ nhìn thấy màu thực sự sau khi nung), để tạo nên
những hòa sắc độc đáo.

Màu trắng được dùng cho men Pháp lam thường dùng khoáng
Zừcon, là một chất tạo đục khá tốt. Hoặc có thể dùng men trắng thường
dùng làm men nền pha trộn trong men như một màu trắng. Men để pha
màu thường dùng ở dạng trong hoặc dạng mờ, có chì hoặc không có chì,
và mỗi loại men sẽ tạo nên mỗi loại màu với từng sắc thái riêng. Với loại
men pha chế là men trong thì màu sẽ phát với cường độ mạnh hơn, nếu
dùng lượng pigment thích họp chúng ta có thể tạo được màu mờ, hoặc
trong nếu men rất nhẹ lừa.
Việc dùng men có chì hiện nay đang được hạn chế dần, tuy nhiên
hiệu ứng màu trong men có chì rất đặc biệt, độ sâu màu, độ chiết quang
và khả năng tán sắc đều rất cao.

Một điểm khó khăn trong pha chế màu như đã nói ở phần trên là
các chất màu có thể phản ứng với nhau ở nhiệt độ cao, làm phá vỡ màu
sắc mong muốn, điều này cũng cần phải có nhiều kinh nghiệm trong pha
chế màu, và chính điều này đã làm cho việc điều chỉnh màu cho men
Pháp lam khó khăn hơn nhiều so với cách dùng màu thông thường.

Một điều cần lưu ý trong việc pha chế màu: đó là cách dùng màu
trong. Hiệu ứng của việc dùng màu trong là tạo độ sâu màu cao hơn việc

227
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

dùng màu đục, các nghệ nhân có thể thử nghiệm pha chế màu trong và
đục theo các tỷ lệ màu tương thích tùy thuộc kinh nghiệm của mồi người.
Theo chúng tôi việc kết hợp màu trong và màu đục theo phương pháp
phủ màu trong là hiệu quả hơn cả. Đây là phương pháp phủ màu trong
cuối cùng để tạo bề mặt men sâu, cường độ màu cao, và màu cuối cùng
đạt được là màu pha trộn giữa màu đục và bề mặt màu trong, biến đổi
màu sắc này tương tự khi ta nhìn màu sắc của vật thể qua một tấm kính
màu vậy.

3. Kỹ thuật chế tác kim loại:

Pháp lam nguyên gốc trang trí ngoài trời có kích thước khá lớn,
các ô hộc phẳng có kích thước khoảng lm chiều dài và 0,4m chiều
rộng, các con giống như con rồng có kích thước khoảng l , 2 m chiều
dài và 0,6m chiều rộng, gồm nhiều tấm ghép lại. Trong quá trình khảo
sát, chúng tôi phát hiện các tấm ghép lại trước khi nung do vậy có thể
nói việc ghép các tấm là do kích thước của các tấm đồng vào thời
điểm đó còn bị hạn chế, không thể làm nguyên một tấm đồng được.
Điều này phủ nhận một số quan điểm cho rằng việc lắp ghép Pháp lam
là do kích cỡ của lò nung. Vì vậy trong công tác phục chế các trang trí
bị mất, chúng tôi đã chọn giải pháp làm phục chế nguyên tấm, không
lắp ghép.

Trước tiên phải chọn nguyên vật liệu là đồng đỏ, chiều dày lmm,
khổ 0,6m để thực hiện chế tác. Các ô hộc trang trí đều là các tẩm phẳng
không phải qua thao tác chế tác phù điêu đồng, các họa tiết trang trí như
rồng, áng mây, lá hóa rồng... trang trí trên các bờ nóc và bờ quyết đều có
dạng phù điêu. Việc chế tác Pháp lam dưới dạng phù điêu nhằm hai mục
đích: thứ nhất để làm sống động cho các đường nét trang trí, làm nổi bật
hình khối tạo ấn tượng mạnh mẽ và vững chắc; thứ hai về mặt cơ học
việc tạo phù điêu là cho sản phẩm Pháp lam có độ chịu đựng cơ học cao
hơn so với tấm phẳng.

Các bưó'c thực hiện để tạo phù điêu:

- Can vẽ, thiết kế họa tiết theo các sản phẩm gốc hoặc sản phẩm
tương tự ở các vị trí đăng đối.

228
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

- Xử lý đồng cho mềm bằng cách nung nóng bằng mũi khò hoặc
bằng bếp than, sau đó nhúng vào nước. Chú ý nếu đồng chư đủ nóng mà
đă nhúng vào nước se có tác dụng ngược lại làm cho đồng cứng thêm, trở
nên trơ, do vậy nhiệt độ tấm đồng cần phải đạt khoảng 700-800°C, đồng
hơi ngả mà đỏ và có cảm giác hơi trong.
- Dán tấm vẽ can ở mặt dưới của tấm đồng, tạo phù điêu từ dưới
lên, tức là chế tác phù điêu cho các phần nổi trước. Thao tác này nên
được thực hiện trên nền đất cứng hoặc trên tấm gỗ mềm nếu chúng ta
không có điều kiện dùng đến composite. Chúng tôi xin giới thiệu một
loại composite được dùng khá rộng rãi ở các nghề chạm kim loại ở miền
Bắc nước ta .
Hỗn hợp: - Nhựa thông: 50%
- Bột đá: 45%
- Nhớt thải: 5%
Hỗn họp được đun sôi, quấy đều. Tùy theo độ cứng của hồn họp cần
dùng chúng ta có thể gia thêm nhựa thông hoặc bột đá: gia thêm bột đá thì
độ cứng tăng, nhưng dòn; pha thêm nhựa thông thì hỗn họp trở nên mềm
không phù hợp với phù điêu có kích thước dày. Vì vậy tùy theo mục đích
sử dụng có thể điều chình hỗn họp này theo các thành phần cho họp lý.
Hỗn hợp sau khi nấu xong được đổ vào một tấm gồ dày có thành
viền xung quanh; dùng dao hay bay để san hỗn họp đều trên tấm gỗ; dán
tấm kim loại cần chế tác trên hỗn họp; dùng búa gồ nén mạnh tấm kim
loại vào hỗn hợp. Sau khi khô, hỗn họp trở nên cứng rắn nhưng vẫn có
độ dẻo, rất phù họp với việc làm nền cho chế tác phù điêu.
Sau khi đã nhân đủ các đường nét cân thiêt, đê tháo dỡ tâm kim
loại chỉ cần dùng khò gas hay xăng khò vào bề mặt tấm kim loại, phần
nền composite sẽ trở nên lỏng và tấm kim loại sẽ được lấy ra dễ dàng.
Phần hỗn hợp composite được khò lửa và san phẳng để dùng cho các
lần tiếp theo.
- Tiếp tục dán tấm kim loại ở mặt kia vào phần nền composite, thao
tác hoàn toàn tương tự, phần composite không cần phải nấu lại mà chỉ cần
khò cho mềm ra, lấy một phần composite khò lỏng vào các phần lõm của
phù điêu trước khi dán để tránh những lồ hồng sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm.

229
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ờ Thừa Thiên Huế

- Dán phần vẽ can lên bề mặt của tấm kim loại, dùng búa và các
dụng cụ để chạm như ve sắt các loại để thực hiện sản phẩm.

- Sản phẩm sau khi hoàn tất được khò cháy các chất nền bám vào
bề mặt.

- Ngâm tấm phù điêu đồng trong axit Sunfuric 10% trong vòng lh,
đánh sạch và sáng bóng sản phẩm bằng nước lạnh. Tránh các vết tay hay
mồ hôi trên sản phẩm sẽ làm sản phẩm bị oxy hóa trở lại sẽ ảnh hưởng
đến các công đoạn tiếp theo.

Phần trên chúng tôi đã giới thiệu khái quát các dòng sản phẩm Pháp
lam trên thế giới và các phương pháp để sản xuất một sản phẩm Pháp lam
từ cách thức pha màu, các công thức màu, phương pháp tạo phôi đồng...
Tuy nhiên, để làm được một sản phẩm Pháp lam đẹp thì cần nhiều kinh
nghiệm thực tế và thông thường để hoàn thiện một sản phẩm Pháp lam
phải cần có một tốp thợ cùng phối hợp nhiều chuyên môn khác nhau.
Đây chính là điểm khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, và cũng chính vì
vậy mà nghề Pháp lam dễ bị mai một.

Hình 8 : Rồng phù điêu phục chế nguyên con, chuấn bị cho công đoạn
tráng men. Công trình điện Biếu Đức - Lảng Thiệu Trị.

230
> 7 r ĩ

Quần thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

Hình 9: Rồng phù điêu phục chế từng phẩn, chuấn bị cho công doạn tráng men.
Công trình điện Biếu Đức - Lăng Thiệu Trị.

Hình 10: Con giống Pháp lam - Công trinh điện Biểu Đức - Lăng Thiệu Trị

231
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

v ề cơ bản, tất cả các dòng Pháp lam đều theo một nguyên tắc
chung là sự nung đốt men màu trên nền kim loại, một số dòng biến đổi,
phá cách hoặc sáng tạo làm cho Pháp lam càng thêm phong phú. Theo
quan điểm riêng, chúng tôi không phân biệt nhiều về hình thức của sản
phẩm và kỳ thuật chế tác riêng biệt mà chỉ phân biệt sản phẩm được làm
ra dùng cho mục đích gì. Sản phẩm mỹ nghệ, trang trí chắc chắn sẽ được
thực hiện theo những phương pháp đơn giản hơn là những sản phẩm
phục chế theo nguyên bản.

Một vấn đề mẩu chốt hiện nay trong việc chế các bài men Pháp lam
là không được phép dùng chì, một thành phần tối quan trọng trong các
bài men cổ. Chính việc không dùng chì làm cho các bài men phục chế có
nhiều điểm khác biệt so với men cổ, thế thì giải pháp nào khi chúng ta
thực hiện một sản phẩm phục chế. Đây là một câu hỏi khó đặt ra cho các
nhà sản xuất Pháp lam ở Huế gần 10 năm nay, tuy nhiên hiện nay chúng
tôi đã có thể giải quyết vấn đề này rốt ráo nhờ nhiều kinh nghiệm với
hằng trăm bài men thử nghiệm. Trong phạm vi bài viết này rất tiếc chúng
tôi chưa cung cấp những thông tin này được, sẽ giới thiệu với bạn đọc
trong những bài viết tiếp theo.

Đối với một nghề thủ công có giá trị kỹ nghệ và mỹ thuật cao, sự
sáng tạo và kinh nghiệm sản xuất chính xác là những yêu cầu không thể
thiếu. Chúng tôi định hướng sự sáng tạo áp dụng cho các sản phẩm mới,
đáp ứng nhu cầu mới và sự chính xác áp dụng cho việc bảo tồn và phục
chế nguyên bản.

Trong quá trình phát triển kỹ nghệ Pháp lam, việc bảo tồn các kỹ
thuật truyền thống, phục chế các sản phẩm truyền thống là việc hết sức
quan trọng bởi đó là gốc của nghề nghiệp là giá trị lịch sử và văn hóa của
nghề và chính nliừng yếu tố lịch sừ đã tạo nên một thương hiệu Pháp lam
Huế hiện nay. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ, khoa học hiện đại,
học hỏi các kinh nghiệm sản xuất các dòng Pháp lam khác trên thế giới
để tạo nên một dòng Pháp lam của người Việt đầy sáng tạo theo cách
riêng của người Việt, và phải theo sát được nhu cầu thị trường hiện nay
là việc làm rất cần thiết để phát triển và duy trì nghề. Và từ đó, Pháp lam

232
> 7 r r

Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

Huế không những cung cấp cho di sản những sản phẩm phục chế mà còn
cung cấp được cho kho tàng văn hóa nước nhà thêm một nghề truyền
thống thực sự đặc sắc.

Đ.H.T

Tài liêu tham khao:

1. Ceramic Formulas: The Complete Compendium - A guide to Clay,


Cilaze, Enamel, Glass and Their Color - John w. Conrad - Macmillan
Puplishing Co., Inc New York

2. Pycckaa 3manb XII - HaHana XX Beka - neHUHrPAa XYacOKHUK


1987

3. The Art o f Fine Enameling - Karen L.Cohen - Sterling Puplishing


Co., Inc. New York

4. Belle of Modern Craíts - Meiji - Period Cloisonne - Masterpieces of


Art and Beauty.

5. First steps in Enameling - Jinks McGrath - Krause publication.

6. The Enamels of China and Japan - Champleve and Cloisonnc -


Maynard G. Cosgrove - DODD, MEAD &Company - New York

233
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

P H Ụ C C H É G Ạ C H BÁ T T R À N G M E N
P H Ụ C V Ụ T R U N G TU DI T ÍC H H U É
Nguyễn Tiểu Bình*
M ai Xuân Hiển

I. Đặt vấn đề

Gạch Bát Tràng men hoàng lưu ly và thanh lưu ly được sử dụng
nhiều trong các công trình quan trọng di tích Huế, chủ yếu ở các điện -
nơi đặt bài vị thờ các vị vua như Minh Thành Điện - Thiên Thọ Lăng,
Sùng Ân Điện - Hiếu Lăng, Biểu Đức Điện - Xương Lăng, Hòa Khiêm
Điện - Khiêm Lăng; và ở một số cổng, lầu quan trọng như Minh Lâu,
Hiển Đức Môn, Bi Đình - Hiếu Lăng; lầu Đức Hinh, Hồng Trạch Môn,
Khiêm Cung Môn - Khiêm Lăng... Đặc biệt, tại công trình Thế Tổ
Miếu - nơi đặt bài vị thờ các vị vua triều Nguyễn, và Hưng Miếu - nơi
đặt bài vị thờ Nguyễn Phúc Luân, cha vua Gia Long, gạch Bát Tràng
men cũng được sử dụng để lát ở các gian chính điện (khu vực đặt bài vị
thờ và hành lễ).

Hiện nay, ở tất cả các công trình này, nền lát gạch Bát Tràng men
đã bị hư hại nhiều, chủ yếu là sứt vỡ hay bong tróc lớp men tráng trên
mặt gạch. Việc phục hồi lại hình dáng và màu sắc cũ cho loại gạch này là
vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trong công cuộc trùng tu, phục hồi
các di tích Huế.

Từ năm 2003-2005, Viện K hoa học Công nghệ Xây dựng


(KHCNX D ) đã thực hiện giai đoạn 2 của Dự án tu bổ tổng thể cụm
di tích Thế M iếu. M ột trong những nhiệm vụ đặt ra của Dự án là
sản xuất được gạch Bát Tràng men phục chế để phục hồi nền gạch

* TS. Viện Khoa học C ông nghệ Xây dựng


KS. Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng

234
Quần thể (li tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

tại khu vực chính điện cho 2 công trình Thế Tổ M iếu và Hưng
M iếu. Đây là m ột trong những nhiệm vụ quan trọng, mà việc thực
hiện thành công là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản
phẩm tu bổ của toàn bộ Dự án. Bài tham luận này sẽ trình bày một
số thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu và phục chế gạch
Bát Tràng men bắt đầu sử dụng phục hồi nền gạch lát khu vực chính
điện của 2 công trình trên, tiến đến phục vụ trùng tu các di tích
khác ờ Cố đô Huế.

II. Nghiên cứu phục chế gạch Bát Tràng men

2.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của gạch Bát Tràng men hiện trạng

Trong quá trình thực hiện công tác tu bổ, phục hồi giai đoạn 2 của
Dự án Thế Miếu, công tác khảo sát các công trình tại di tích Huế có sử
dụng gạch Bát Tràng men và tìm hiểu nguyên nhân làm các nền lát loại
gạch này bị hư hại đã được thực hiện. May mắn là trong cùng thời điểm
Thế Miếu được tu bổ, một số công trình di tích khác tại Huế cũng được
trùng tu hoặc đang trong quá trình khảo sát lập dự án nên nhóm tác giả có
điều kiện lấy các mẫu gạch để nghiên cứu tính chất cơ lý nhằm định rõ
các vấn đề kỹ thuật tồn tại.

Tình trạng chung của các nền gạch Bát T ràng m en còn lại tại
các công trình di tích Huế là m ặt men đã bị bong tróc nhiều.
N guyên nhân là do các viên gạch men cổ có độ kết khối kém,
cường độ dính kết giữa xương và men thấp nên khi công trình
được m ờ rộng chức năng và đối tượng phục vụ, từ khu vực dành
riêng cho việc thờ tự với số người tham gia và tần suất khai thác
không nhiều, sang khai thác sử dụng thêm mục đích phục vụ du
lịch với tần suất khai thác và lượng người tham gia lớn, đã làm
tăng nhanh quá trình hư hại bề m ặt gạch từ tác động bào mòn bề
mặt gạch do m a sát và các tác động cơ học khác. N hận định này sẽ
được thấy rõ hơn qua kết quả thí nghiệm vài chỉ tiêu cơ lý của một
số m ẫu gạch m en xanh và m en vàng lấy tại công trình lầu Đức
H inh (ký hiệu DH), H ồng T rạch M ôn (ký hiệu HTM ) và B iểu Đức
Điện (ký hiệu B Đ )-X ương lăng (B ảng 1).

235
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thicn Huế

Bảng 1: Kết quả trung bình một số chỉ tiêu cơ lý của gạch Bát Tràng
men cổ [ 1]
r

Kêt quả thí nghiệm



TT Loại mâu
hiệu R uốn, Độ mài mòn, Độ hút nước
N/mm2 g/cm2 %

TCVN TCVN TCVN


Tiêu chuẩn thử
6415:1998 6065:1995 6415:1998

A Hoàng lưu ly

Tổ mẫu 1 BĐ 6,60 0,72 20,90


npA A />
10 mau 2 DH 4,10 0,80 22,50

HT
rô mâu 3 9,20 0,80 20,10
M

B Thanh lưu ly

> **

0,69
nn A Ã t
rô mâu 1 BĐ 3,50 22,60
7 *+*
rp A A ^
Tô mâu 2 DH 4,40 0,82 21,70

rp A A /n HT
TÔ mâu 3 3,40 0,78 24,30
M

Từ Bảng 1, có thể nhận thấy cường độ uốn trung bình của các viên
gạch men hoàng lưu ly cao hơn các viên gạch thanh lun ly, nhưng khả
năng bị mài mòn và độ hút nước của cả 02 loại gạch này đều rất cao. Như
vậy, các viên gạch Bát Tràng cô có cấu tạo xốp lớn và khả năng liên kết
giữa xương gạch với lóp men thấp, làm cho chất lượng và hình thức thấm
mỹ của chúng bị suy giảm theo thời gian khai thác sử dụng. Như vậy, kết
quả thu được trong Bảng 1 đã cung cấp những thông tin định hướng cho
việc khắc phục vấn đề kỹ thuật tồn tại của gạch Bát Tràng men cố khi sản
xuất gạch phục chế với vấn đề kỹ thuật trọng tâm là độ kết khối của
xương và chất lượng liên kết giữa lóp xương-men.

236
Quần thể di tích cố đô Huế, chặng đường 20 năm

2.2 Chỉ tiêu kỹ thuật của gạch men phục chế

Kết quả khảo sát kích thước hình học các viên gạch Bát Tràng men
cố tại một số công trình di tích Huế cho kết quả trung bình như sau: chiều
dài X ch iều rộ n g X c h iề u dày (m m ) = (28(H300) X (28CK300) X (3CH-40).

Dựa trên kết quả khảo sát thu được, kích thước hình học của gạch
phục chế được thống nhất lựa chọn tương ứng với các kích thước chiều
dài X chiều rộng X chiều dày từ (285±5)x(285±5)x(35±5)mm. Ngoài yêu
cầu về mặt kích thước hình học, các chỉ tiêu khác của gạch phục chế
cũng được quy định chặt chẽ, ví dụ như viên gạch không bị rạn nứt,
không bị so le, hoặc số vết rạn nứt không được nhiều; men phải chảy đều,
không có các lỗ chân chim, mặt men không được co, rạn... Đặc biệt, theo
nguyên tắc trùng tu, bảo tồn di tích, yêu cầu về màu sắc của các viên
gạch phục chế phải hoàn toàn giống với màu sắc của các viên gạch cổ.
Tổng hợp các chì tiêu kỹ thuật của gạch men phục chế được trình bày
trong Bảng 2.

Bảng 2: Các chỉ tiêu kỳ thuật của gạch men phục chế

STT T ê n chi tiêu P h ư ơ n g p h á p th ử Đ .v ị Y ê u cầu

1 C h i ề u dài Đ o th ư ớ c mm 285±5

2 C h i ề u rộ n g Đ o th ư ớ c mm 285±5

3 C h iề u dày Đ o th ư ớ c mm 35±5

4 C ư ờ n g độ uốn T C V N 6 4 1 5 :1 9 9 8 N /m m 2 >10

5 Đ ộ m ài m òn T C V N 6 0 6 5 :1 9 9 5 g /c m 2 < 0 ,4 5

6 Đ ộ hút nước T C V N 6 3 5 5 :1 9 9 8 % <10

7 M à u sắc So m àu Tưcm g đồng

8 M àu m en Q u a n sát K h ô n g rạn, nứ t
c h â n c h im

237
/n A A 7
>
, A T\ • 9 np I A _ • r •
f
7. r p 1 _
> rp I •A TT Ã
r
Công cuộc Bảo tôn Di sản I hê giói ở í hừa Thiên Huê

2.3. Nguyên liệu sản xuất gạch phục chế

2.3.1. Nguyên liệu chế tạo xưong gạch


Theo kết quả khảo sát hiện trạng, xương gạch có màu hồng nhạt.
Độ hút nước của các viên gạch lớn và độ kết khối của gạch không cao,
cấu trúc của gạch xốp. Theo kinh nghiệm của Nghệ nhân Trần Độ, làng
gốm cổ Bát Tràng, men được dùng tráng trên gạch có nguồn gốc từ dòng
ô-xít chì, nhiệt độ chảy tràn của men ờ khoảng 850 °c. Như vậy, vấn đề
cần cân nhắc ở đây là nên tiến hành phục chế xương gạch theo thành
phần cấp phối tương tự như cũ (vấn đề bảo tồn), hay nâng cao vùng nhiệt
độ kết khối của xương để nâng cao chất lượng của viên gạch được phục
chế, nhằm khắc phục các tồn tại về mặt kỳ thuật của gạch Bát Tràng men
cổ (vấn đề kỹ thuật)?
Theo điều 10 của Hiến chương Venice về bảo tồn và trùng tu đi
tích và di tích và di chỉ [2 ] thì kỹ thuật và vật liệu xây dựng hiện đại có
thể được sử dụng khi kỹ thuật hoặc vật liệu truyền thống bộc lộ những
vấn đề bất cập. Như vậy, trong trường hợp này, các giải pháp kỹ thuật sử
dụng trong việc phục chế các viên gạch Bát Tràng men có thể được thực
hiện với điều kiện đảm bảo sự thống nhất về màu sắc, hình dáng, kích
thước bên ngoài của các viên gạch phục chế giống với các viên gạch cổ.

Trên cơ sở thống nhất giữa nguyên tắc trùng tu-bảo tồn và định
hướng khắc phục các vấn đề kỹ thuật tồn tại của gạch men cổ, nguyên
liệu sử dụng cho việc sản xuất gạch phục chế được lựa chọn trên cơ sở
đảm bảo xương gạch sẽ hoàn toàn kết khối khi nung, đảm bảo nâng cao
chất lượng gạch phục chế.

Dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại Bát Tràng, gồm đất sét
thường, cao lanh, đất sét Tử Lạc, đất sét Trúc Thôn trắng, đất sét Trúc
Thôn hoa và kích thước hình học của gạch Bát Tràng men phục chế, các
cấp phối đất thí nghiệm đã được thiết lập nhằm đạt được cùng lúc 2 chỉ
tiêu kỹ thuật và kinh tế của sản phẩm. Trong thành phần phối liệu, ngoài
các nguyên liệu chính được sử dụng, để khống chế độ co sấy và co nung
của sản phẩm, có sử dụng thêm một số loại phụ gia gầy như quazt, gốm
nghiền, samod. Bảng cấp phối thí nghiệm xương gạch được trình bày
trong Bảng 3.

238
Quân thê di tích Cô dô Huê, chặng đường 20 năm

Bảng 3: c ấ p phối thí nghiệm sản xuất xương gạch phục chế
Ký Thành phần phối họp nẹuyên liệu Co M àu sắc

^ ễ n
' 1ƠQ
hiệu Đât C ao Đât Đât sét Đât sét Samo Qua sấy viên gạch
sét lan sét Trúc Trúc d zt [%] sau khi
thườ h Tử Thôn Thôn [%] [%] nung
ng[% [%] Lac trăng hoa
] [%1 [%] [%]
CF1 35 35 - - - 30 - 3 + 2 + Hông đậm
5% 4%
CF2 - 100 - - - - - 4 + 1 + Trăng
6% 3%
CF3 - 90 - - - - 10 3 + 2 + Trăng
5% 4%
CF4 45 45 - - - - 10 2 + 2 + Hông nhạt
5% 3%
CF5 - - 50 20 - 30 - 2 + 1 + Trăng vôi
3% 2%
CF6 - - 50 25 - 25 - 2 + 1 + Trăng vôi
4% 2%
CF7 - - 50 30 - 20 - 3 + 2 + Trăng vôi
4% 3%
CF8 - - 50 - 20 30 - 2 + 1 + H ông trăng
3% 3%
CF9 - - 50 - 25 25 - 3 + 2 + H ông trăng
4% 3%
CF1 - 50 - 30 20 - 3 + 2 + H ông trăng
0 5% 4%

Trên cơ sở độ co sấy, nung và chỉ tiêu kinh tế của sản phẩm, cấp
phối CF6 đã được lựa chọn để sản xuất gạch phục chế. Kết quả sản xuất
đã cho thấy cấp phối này tạo cho xương khả năng liên kết tốt với men; độ
co khi sấy, nung thấp; sản phẩm sau khi nung có bề mặt phẳng, nhẵn, mặt
men đều, bóng.
2.3.2. Nguyên liệu chế tạo men
a. Cấp phối men trong (chất chảy)
Với định hướng ban đầu là cần nâng nhiệt độ nung để xương được
kết khối tốt, trở nên chắc đặc nhằm đảm bảo chất lượng cho gạch phục
chế, các bài men thí nghiệm đã được thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự
tương đồng giữa vùng nhiệt độ kết khối của xương và nhiệt độ chảy tràn
của men để liên kết giữa xương-men được bền vững. Thông qua việc

239
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

điều chỉnh cấp phối xương, cấp phối CF 6 đã được lựa chọn. Từ các thí
nghiệm nung cho cấp phối xương này, nhiệt độ nung để xương kết khối
tốt đã được xác định ở vùng nhiệt độ 1 150°c. v ấn đề là tương ứng với
mỗi loại đất, với mỗi môi trường nung, với mỗi thành phần m en... màu
sắc của sản phẩm sẽ thay đổi rất khác nhau, trong khi nguyên liệu sản
xuất lấy tại làng Bát Tràng không hoàn toàn loại bỏ được những tạp chất
có hại, gây biến màu của sản phấm.
Đe đảm bảo cho màu sắc của gạch không bị ảnh hưởng bởi các
tương tác hóa lý giữa thành phần phối liệu của xương và men trong quá
trình nung, giải pháp xử lý bàng lóp men trong trung gian đã được lựa
chọn. Ưu điểm của việc sử dụng lớp men trong trung gian là ngoài việc
làm giảm tương tác hóa lý giữa xương và lóp men màu (có thê dẫn tới
làm sản phẩm bị biến màu nếu trong xương có lẫn các tạp chất), lóp men
trong còn giúp cho lớp men màu dễ chảy tràn trên bề mặt gạch, làm sản
phẩm bóng hon, đều hơn; lóp men màu đỡ bị hút xuống xương làm khô
men trong trường họp nhiệt độ chảy tràn của men nhỏ hơn nhiệt độ kết
khối của xương. Tuy nhiên, biện pháp này lại làm tăng công đoạn tráng
men, tăng chi phí sản xuất.
Trong quá trình chế tạo gạch Bát Tràng men phục chế cho Dự án Thế
Miếu, vì nhiều lý do kỹ thuật khác nhau, giải pháp xử lý lớp men trong đệm
giữa xương gạch và men màu đã được sử dụng. Sản phâm mộc, sau khi sấy
khô, được tráng men làm 2 công đoạn, lần 1 là men trong, lần 2 là men màu
trước khi đem nung. Thành phần phối liệu của men trong sử dụng trong sản
xuất gạch phục chế được xác định trên cơ sở các công thức về thành phân
men nóng chảy ở vùng nhiệt độ từ 1140-1150°c, với kết quả thí nghiệm
thành phần hóa của men trong ừình bày trong Bảng 4.
Bảng 4: Thành phần hóa của men trong
O x ít N M m %KL
N a 20 0 ,0 6 8 62 4 ,2 1 6 1,30
k 20 0 ,1 3 6 94 1 2 ,7 84 3 ,9 6
C aO 0 ,6 2 4 56 3 4 ,9 4 4 10,82
M gO 0 ,0 3 9 40 1,56 0 ,4 8
ZnO 0 ,13 3 81 10,773 3 ,3 4
A 1 20 3 0 ,3 3 4 102 3 4 ,0 6 8 10,56
S i0 2 3 ,7 4 0 2 60 224,4 1 6 9 ,5 3

n: số mol; M: phân tử lượng; m: khối lượng

240
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

b. C ấp phối m en màu
Công đoạn gian nan nhất, phức tạp nhất không phải là việc tạo
hình, chế tạo xương hay xử lý các vấn đề kỹ thuật liên quan tới việc đảm
bảo độ bền vững của lớp xương và men mà chính là việc xác định được
cấp phối men màu để tạo ra màu sắc sản phẩm sau khi nung chính xác
với màu sắc của sản phẩm gạch cần phục chế.

Trong quá trình nghiên cứu sản xuất thử nghiệm, nhóm tác giả đã
đi khảo cứu nhiều làng gốm cổ như Bát Tràng-Gia Lâm-Hà Nội, Chu
Đậu-Hải Dương... đi thăm nhiều cơ sở sản xuất trong nước và tìm kiếm
các sản phẩm có màu sắc tương tự như màu sắc các viên gạch cần phục
chế, nhưng kết quả thu được là trên muôn ngàn mẫu sản phẩm bày bán
khắp cả các cơ sở sản xuất, các kiod kinh doanh sản phẩm gốm của các
làng gốm cổ, không tìm thấy một sản phẩm nào có được màu xanh tương
tự như màu viên gạch mẫu ở Huế, thậm chí cả đối với viên gạch màu
vàng cũng chỉ một vài nơi có sản phẩm có màu sắc gần đạt với màu gạch
cần sản xuất.

Việc chế tạo ra được màu vàng hay màu xanh đạt được độ chính
xác khoảng 70% tông màu định trước cho một sản phẩm là việc làm
không khó, song việc chế ra được màu sắc đúng chuẩn với màu sắc
nguyên gốc, trong điều kiện không có công thức men cho trước để định
tính là công việc rất phức tạp. Vì lẽ không giống như hội họa, chỉ cần
phổi trộn các màu sắc với nhau theo định hướng nguyên tắc sẽ tìm ra
được màu cần xác định, việc tạo ra được màu sắc của sản phẩm gốm phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ thành phần, cấu trúc chất tạo màu, chất
chảy, thành phần pha thủy tinh nền, môi trường đốt, thành phần hóa của
xương, vùng nhiệt độ đ ố t...
Sau một thời gian dài thử nghiệm, thiết lập hàng loạt cấp phối,
cuối cùng nhóm tác giả đã xác định được các công thức men trên cơ
sở các chất tạo m àu hiện có trong thị trường sản xuất gốm hiện nay.
Trong bài báo này chưa đề cập tới công thức hóa học của các bài men
mà chỉ xác định loại và chất tạo màu hiện bán trên thị trường và tỷ lệ
phối hợp chúng để tạo ra được màu men phục chế cho các viên gạch
Bát Tràng men.

241
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thicn Huế

- Màu men Hoàng lưu ly (men vàng)

Màu men Hoàng lưu ly được tạo ra từ nền tảng bài men trắng, pha
thêm các cấu tử tạo màu, chất trợ dung... Các cấp phối men thừ nghiệm
trình bày trong Bảng 5:

ể r
Bảng 5: Câp phôi men Hoàng lưu ly

T ê n n g u y ê n liệu
K ý h iệ u
C hất chảy F rit O x it chì V àng cam

VI 100 25 6 5

V2 100 25 7 5

V3 100 25 8 5

V4 100 25 9 5

V5 100 25 10 5

Trên cơ sở các cấp phối men và kết quả thực nghiệm , cấp
phối được lựa chọn là V2. Bài men này được đốt trong m ôi trường
ôxi hóa với nhiệt độ nung từ 1140-1 150°c trong khoảng thời gian
lưu nhiệt (hằng nhiệt) từ 60-90phút. Ở vùng nhiệt độ thấp hơn men
sẽ bị sống (m en chưa hoàn toàn chảy tràn), còn ở vùng n h iệt độ
cao hơn m en sẽ bị biến m àu. Trong bài m en này còn được sừ dụng
thêm cặp chất điện giải: N a 2CƠ 3 và N a 2S i 03 (0,5% khối lượng so
với hỗn hợp) để đảm bảo hồ m en có tính chất linh động, giúp men
dễ chảy tràn.

- Màu men Thanh lưu li (men xanh)

Tương tự như với men Hoàng lưu ly, các cấp phối men Thanh lưu
ly được thử nghiệm trên cơ sờ bài men trong kết họp với các cấu tử tạo
màu. Các cấp phối thử nghiệm trình bày trong Bảng 6 :

242
Quần thể di tích c ồ đô Huế, chặng đường 20 năm

Bảng 6: c ấ p phối men Thanh lưu ly

Ký Chát Men Oxit chì Frit Oxi Xanh Thô Muôi Vàng
hiệu chảy thủy tinh PbO đồng Nhĩ Kỳ coban chanh
Cu20 V20 5+Zr.Si C0CI2.6H2 Pr20 3+Zr
02 0 S1O4
XI 42,0 10,0 15,5 26,0 1,5 0,5 0.5 3
X2 42,0 10,0 15,5 26,0 1,5 0,8 0.5 3
X3 42,0 10,0 15,5 26,0 1,5 1,0 0.5 3
X4 42,0 10,0 15,5 26,0 1,5 1,5 0.5 3
X5 42,0 10,0 15,5 26,0 1,5 2,0 0.5 3
X6 42,0 10,0 15,5 26,0 2,0 0,5 0.5 3
X7 42,0 10,0 15,5 26,0 2,0 0,8 0.5 3
X8 42,0 10,0 15,5 26,0 2,0 1,1 0.5 3
X9 42.0 10,0 15,5 26,0 2,0 1,5 0.5 3
X10 42,0 10,0 15,5 26,0 2,0 2,0 0.5 3
X ll 42.0 10,0 15,5 26,0 2,5 0,5 0.5 3
X12 42,0 10,0 15,5 26,0 2,5 0,8 0.5 3
X13 42,0 10,0 15,5 26,0 2,5 1,0 0.5 3
X14 42,0 10,0 15,5 26,0 2,5 1,5 0.5 3
X15 42,0 10,0 15,5 26,0 2,5 2,0 0.5 3
Câp phôi men được lựa chọn trên kêt quả thực nghiệm là câp phôi
men X8. Trong cấp phối men này, cặp chất điện giải (Na 2SiC>3 và
Na 2CŨ 3) cũng được sừ dụng với tỷ lệ 0,5% so với khối lượng. Nhiệt độ
chảy tràn của bài men này từ 1130 4-1 140°c.

III. Kết luận và kiến nghị

- Từ thành phần cấp phối xương và men được lựa chọn, công tác
sản xuất gạch Bát Tràng phục chế đã được thực hiện thành công với số
lượng sử dụng thực tế là 5.000 gạch vàng và 5.000 gạch xanh. Kết quả
thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý trung bình của gạch phục chế (Bảng 7) cho
thấy gạch đã đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật đề ra ban đầu. Các viên gạch
có màu sắc đồng đều, chính xác với màu chuẩn. Gạch đã được đưa vào
lát phục hồi cho nền chính điện của công trình Thế Tổ Miếu và Hưng
Miếu-Đại Nội-Huế, đạt chất lượng cao cả về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ;

- Thông qua việc sản xuất thành công gạch Bát Tràng men phục
chể, nhiệm vụ làm chủ về mặt công nghệ sản xuất và chế tạo gạch này, từ
khâu tạo hình, tráng men, xác định được công thức men đã được khẳng

243
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

định. Ngoài ra, các thông số thí nghiệm một sổ các chỉ tiêu cơ lý của
gạch phục chế trình bày trong Bảng 7 đã khẳng định việc khắc phục được
các vấn đề kỹ thuật của gạch Bát Tràng men cổ khi điều chỉnh thành
phần cấp phối xương và vùng nhiệt độ kết khối của sản phẩm;

Bảng 7: Kết quả thí nghiệm (trung bình) về chất lượng


gạch men phục chế

STT Tên chỉ tiêu Phương pháp thử Đ.vị Yêu cầu Kết quả

1 Chiều dài Đo thước mm 285±50 285±25

2 Chiều rộng Đo thước mm 285±50 285±25

3 Chiều dày Đo thước mm 35±5 35±2

4 Cường độ TCVN N/mm2 >10 14,5


uốn 6415:1998

5 Độ mài mòn TCVN g/cm2 <0,45 0,1


6065:1995

6 Độ hút nước TCVN % < 10 5,1


6355:1998

7 Màu sắc So màu Tương đồng đạt

8 Màu men Quan sát Không rạn, đạt


nứt chân chim

- Cùng với việc trùng tu lại các công trình di tích Huế, nên thiết
lập một số quy định trong quá trình khai thác phát huy giá trị di tích phục
vụ tham quan du lịch. Trước tiên là tại các điện thờ, nên có biện pháp bảo
vệ mặt gạch khỏi các tác động cơ học để nâng cao tuổi thọ sử dụng cúa
nền, ví dụ như quy định bỏ giày dép ở ngoài trước khi vào điện, hay tạo
ra các lưới bảo vệ mềm, không cho khách tham quan bước vào các khu
vực nền được lát gạch men;

- Nên tiếp tục nghiên cứu sâu về quy trình và công nghệ sản xuất
gạch Bát Tràng men phục chế để tìm ra được cấp phối xương và men hợp

244
Quần thể dì tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

lý nhất, đảm bảo được cả yêu cầu về mặt kỹ thuật và giá thành, nhàm đáp
ứng nhu cầu sử dụng ngày một nhiều loại gạch này trong công cuộc trùng
tu, phục hồi các công trình di tích Huế.

N.T.B-M.X.H

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng-kỹ thuật Dự án tu bổ, tôn tạo và
phát huy giả trị tổng thể di tích lăng vua Thiệu Trị. Huế 9.2005.

2. Hiến chương Venice (1964). Các hiến chương quốc tế về bảo tồn và
trùng tu. Trang 142. NXB Xây dựng, Hà nội 8-2004.

3. Nguyễn Thu Thủy, Huỳnh Đức Minh, Phạm Xuân Yên. Kỹ thuật sản
xuất gốm sứ. Giáo trình Bộ môn Silicat, Trường ĐHBK Hà Nội, 1992;

4. Phùng Văn Lự. Vật liệu và sản phẩm xây dựng. Nxb Xây dựng 2002;
5. Đồ Quang Minh. Kỹ thuật sản xuất vật liệu gốm sứ.
GT.01.KT(V).AHQG.HCM-01.230/037. KT GT 207-01 (T). Giáo trình
Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh;

6. Vũ Minh Đức. Công nghệ gốm xây dựng. Nxb Xây dựng 1999.

245
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH


M Ô -Đ U N Đ À N HÒI CỦA G Ỏ K IÈ N K IÈ N
DÙNG TRONG DI TÍCH CÓ ĐÔ HUẾ
Dương Nhật An
Lê Thị H oài Thương

Sư cần thiết
Trong trùng tu, bảo tồn công trình gỗ ở Huế cũng như trong phạm
vi cả nước hiện nay, công tác phục dựng chủ yếu vẫn dựa trên kinh
nghiệm của những nghệ nhân lâu năm, hoàn toàn chưa có những chỉ dẫn
kỹ thuật về tính toán kết cấu và thi công phục hồi cấu trúc gỗ cổ truyền;
đặc biệt là các loại gỗ nhóm I, II. Những loại gỗ như: Kiền Kiền (Hopea
pierrei), thường dùng để tu bổ trong công trình di tích cũng chưa được
quan tâm nghiên cứu, đánh giá khi đưa vào sử dụng. Việc tính toán kiểm
tra, đánh giá độ bền của kết cấu trước và sau trùng tu, phục dựng thường
bị hạn chế do chưa có đầy đủ tính chất của vật liệu.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nghiên cứu và tính toán cho kết cấu gồ
ở Việt Nam hiện nay, ngoài một số tiêu chuẩn, quy phạm về kết cấu gỗ
được ban hành từ những năm 1970, hầu như chưa có một hệ thong tiêu
chuẩn đồng bộ, thiếu những hướng dẫn cụ thể về tính toán kết cấu gồ
truyển thống.
Với những yêu cầu cấp thiết trên, đòi hỏi phải có các công trình
nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học về lĩnh vực gỗ Việt Nam, đặc
biệt là một số loại gồ phục vụ cho công tác trùng tu, bảo tồn di tích (Kiền
Kiền/ Hopea pierrei, Lim/ Erythrophloeum fordii, Căm xdX ylia
xylocarpa, Dầu/ Dipterocarpus grandiflorus..).

* Thạc sĩ, K ỹ sư. Ban T ư vấn Bảo tồn Di tích Huế


Thạc sĩ, Kỹ sư. Phân viện K H C N X D Miền Trung

246
Quần thể dí tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

Để có thể phục vụ việc tính toán kết cấu gỗ di tích, trước tiên phải
nghiên cứu để xác định được mô-đun biến dạng - một trong các tính chất
cơ lý đặc trưng quan trọng của vật liệu gỗ.
Trong khuôn khổ có hạn của bài tham luận, lĩnh vực nghiên cứu
được giới hạn như sau:
- Loại gỗ dùng để nghiên cứu: Gỗ Kiền Kiền (Hopea pierrei)
nguyên khối, mới, chưa chịu lực.
- Mô-đun biến dạng chỉ xác định cho 3 trường hợp: Nén dọc thớ;
nén neang thớ theo phương pháp tuyến với vòng tuồi gỗ; nén ngang thớ
theo phương tiếp tuyến với vòng tuổi của gỗ.
- Số lượng mẫu mỗi chỉ tiêu thí nghiệm: 9 mẫu.
A. Cơ sở lý thuyết
I. Tổng quan:

Gỗ là loại vật liệu xây dựng có tính dị hướnẹ cả về cường độ lẫn


biến dạng. Cho ncn trong nghiên cứu và sản xuất, để đánh giá và xác định
các tính chất cơ - lý của gỗ thực tế cần được khảo sát theo các hướng đặc
trưng của gỗ như: dọc thớ, ngang thớ...

Vì thế, khi khảo sát xác định các đặc trưng cơ - lý của gỗ như: mô-
đun biến dạng (E), cường đ ộ ... cần tiến hành các thí nghiệm sau đây:

- Nén dọc thớ

- Nén ngang thớ: + theo phương bán kính (r) của vòng tuổi

+ theo phương tiếp tuyến ( 0) của vòng tuổi

- Kéo dọc thớ

- Kéo ngang thớ:

+ theo phương tiếp tuyến (0) của vòng tuổi

- Uốn tĩnh.

Do cấu tạo của vật liệu gỗ, các giá trị của tham số mô-đun biến
dạng thường chịu ảnh hường của số lần tác dụng tải trọng, đặc biệt phân
tán ở những lần tác dụng đầu tiên. Vì thế, để có được số liệu E ổn định
thường tiến hành thí nghiệm dưới tải trọng tác động theo chu kỷ.

247
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên H uế

Trong thực tế, khi thí nghiệm vật liệu gỗ thường sau 6 chu trình
lặp tải trọng tác dụng thì số liệu khá ổn định. Giá trị cặp tải trọng tác
dụng lớn nhất F max và nhỏ nhất F min được xác định tùy thuộc vào từng
dạng thí nghiệm riêng lẻ.

H ìn h A I . 1 . S ơ đ ồ g ia tải 6 c h u k ỳ k h i x á c đ ịn h m ô - đ u n b iế n d ạ n g E

cù a vật liệ u go.

II.Một số yêu cầu về mẫu, thiết bị và điều kiện nhiệt - ẩm:


1. Mầu thí nghiệm:
a. Nén dọc thớ:

- Mầu thí nghiệm xác định mô-đun biến dạng với nén dọc thớ có
dạng hình khối trụ vuông với kích thước: a x b X h = 30 X 30 X 60 mm

- Các kích thước mẫu a, b, h được xác định bằng trung bình cộng
của số đo trên 3 tiết diện mẫu với độ chính xác 0,1 mm: - tiết diện (1)
chính giữa mẫu

- tiết diện
(2) và (3) cách (1) ±10mm.

- Thớ dọc của gỗ nằm theo hướng chiều cao h của mẫu.

248
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đuừng 20 năm

n
T “ 1-------- +■

í ỉ ỉ
I •1 [
I I !
■ w — —ị
T1

H ỉn h A Ỉ I . l . K íc h th ư ớ c m ẫ u x á c đ ịn h E n én d ọ c th ớ .

b. Nén ngang thớ:

Mẫu thí nghiệm xác định các đặc trưng biến dạng đối với nén
ngang thớ có 2 loại:

- Nén ngang thớ theo phương bán kính (r) của vòng tuổi (hình
AII.2-a);

- Nén ngang thớ theo phương tiếp tuyến (0) của vòng tuổi (hình
AII.2-b).

Các mẫu thí nghiệm đều có dạng hình khối trụ vuông với kích
thước (a x b X h):

- Khi đo mô-đun biến dạng Ewnd: a x b x h = 20 X 20 X 60 mm

Các kích thước mẫu a, b, h được xác định bằng trung bình cộng của
số đo trên 3 tiết diện mẫu với độ chính xác 0,1 mm:

- Tiết diện (1) chính giữa mẫu;

- Tiết diện (2) và (3) cách (1) ±10mm.

249
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

H ình AII.2. K ích thước m âu xác định E nén n g a n g thớ


a- m âu nén theo phư ơ ng bón kính;
b- m ẫu nén theo phư ơ ng tiếp tuyến.

2. Thiết bị thí nghiệm chính:


a. Thiết bị đo biến dạng:
Xác định biến dạng của mẫu: để đo biến dạng của mẫu thường
dùng các dụng cụ đo tenzomét cơ học có giá trị vạch đo (10"3) và với
chuẩn đo l=20mm. Mỗi mẫu thí nghiệm có tối thiểu 2 tenzomet đặt trên 2
bề mặt đối xứng của mẫu theo phương dọc hoặc ngang thớ tùy thí
nghiệm.
b. Máy gia tải:
Máy gia tải phải có tải và tốc độ gia tải phù hợp với từng trường
hợp thí nghiệm cụ thể.
3. Điều kiện nhiệt ẩm:
a. Phòng thí nghiệm:
+ Nhiệt độ không nên vượt quá giới hạn 15-25°C.
+ Nhiệt độ (t) và độ ẩm tương đối (ọ) cần phải đảm báo cho độ ẩm
cân bằng (W cb) của gỗ trong giới hạn 8-20% theo biểu đồ nhiệt - ẩm ( t-
(p-Wcb).
b. Độ ẩm của mẫu thí nghiệm:
+ Mầu xác định độ ẩm sau khi tách khỏi mẫu thí nghiệm cần làm
sạch bụi và mạt cưa; đặt vào hộp sạch có nắp đậy kín trong suốt thời gian
khảo sát độ ẩm.

250
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

+ Trọng lượng hộp được xác định với độ chính xác 0,00 lg: G

+ Cân hộp và mẫu trước khi sấy với độ chính xác 0,001 g: GI

+ Sấy mẫu - đặt hộp và mẫu vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100±5°c cho
đến khi nào trọng lượng mẫu và hộp ổn định không đổi. Đây là trọng
lượng G2.

+ Trạng thái của trọng lượng mẫu và hộp không đổi được kiểm tra
bằng cách cân mẫu + hộp từ 2-3 lần: lần kiểm tra đầu tiên chỉ được thực hiện
sau 6 giờ sấy; sau đó lại đặt vào lò sấy, sau 2 giờ tiến hành cân lại. Công
việc này sẽ kết thúc khi sự chênh lệch trọng lượng giữa hai lần cân không
vượt quá 0,002g và không ít hơn 10 giờ sấy.

+ Độ ẩm (W) được xác định theo tỷ lệ phần trăm với độ chính xác
0,1% theo biểu thức:

W = Q ~ G2_ l00
G2 - G (1)

Ở đây: G - trọng lượng hộp không mẫu (g);

GI - trọng lượng hộp có mẫu trước khi sấy (g);

G2 - trọng lượng hộp có mẫu sau khi sấy (g);

III. Phương pháp thí nghiệm:


1. Nén. dọc thớ:

Trong trường hợp cụ thể để xác định E nén dọc thớ, thí nghiệm
được tiến hành với 6 chu kỳ chất và dỡ tải trọng tương ứng với:

Fmax = 4 0 0 k G = F 4oo v à F min = 1 0 0 k G = F io o

Tốc độ tăng dỡ tải trọng là 500 kG±20%/ phút.

Tiến hành thí nghiệm cho mỗi mẫu theo trình tự sau:

Thí nghiệm được thực hiện với 6 chu trình chất và dỡ tải từ (I) đến (VI):
Chu trình (I):

- Đọc ghi số liệu trên các tenzomet Ti và T2 khi chưa chất tải

- Đầu tiên gia tải từ 0 đến F(0)min= 100 kG

251
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

- Đọc ghi các số đo độ co dãn Al(0)min trên Ti và T2

- Tiếp tục tăng tải đến F(l)max= 400 kG chu kỳ (I)

- Đọc ghi số đo trên Ti và T 2 là: Al(l)max

- Sau đó giảm tải xuống khoảng 90 kG, rồi tăng nhẹ đến
đúng giá trị

F(1)min=
min 100kG
(1)
- Đọc ghi số đo trên Ti và T 2 là: Al1 min

Chu trình (II):

- Tiếp tục tăng tải đến F(I1)max= 400 kG chu kỳ (II)

- Đọc ghi số đo trên Ti và T 2 là: Al(II)max

- Sau đó giảm tải xuống khoảng 90 kG, rồi tăng nhẹ đến
đúng giá trị

F(II)min= lOOkG

- Đọc ghi số đo trên Ti và T 2 là: Al(II)min

Sau đó, các chu trình (III), (IV), (V) và (VI) thực hiện các bước
giống như chu trình (II). Ket thúc thí nghiệm.

Ngay sau lúc kết thúc thí nghiệm cần thiết phải tiến hành xác định
độ ẩm của mẫu theo chỉ dẫn chung ở trên.

Để xác định độ ẩm (Wnd), trường họp này cần tiến hành đối với
một phần cắt tách từ đoạn giữa của mẫu thí nghiệm dưới dạng một khối
lăng trụ vuông với chiều cao 30mm.

2. Nén ngang thớ:

Trong trường hợp cụ thể để xác định E nén ngang thớ, thí nghiệm
được tiến hành với 6 chu kỳ chất và dỡ tải trọng tương ứng với:

Fmax = 4 0 k G = F [4 0 ] v à F min = 1 0 k G = F[10]

Tốc độ tăng dỡ tải trọng là 400±50 kG/ phút.

252
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

Tiến hành thí nghiệm cho mỗi mầu theo trình tự sau:

Thí nghiệm được thực hiện với 6 chu trình chất và dỡ tải từ (I) đến (VI):
Chu trình (I):
- Đọc ghi số liệu trên các tenzomet T 1 và T 2 khi chưa chất tải;
- Đầu tiên gia tải từ 0 đến F(0)min= 10 kG;
- Đọc ghi các số đo độ co dãn Al(0)min trên Ti và T 2;
- Tiếp tục tăng tải đến F(l)max=40 kG chu kỳ (I);
- Đọc ghi số đo trên Ti và T 2 là: Al(1)max;
- Sau đó giảm tải xuống thấp hơn 10 kG, rồi tăng nhẹ đến đúng
giá trị
F(l)min= 10 kG
- Đọc ghi Số đo trên T 1 và T 2 là: Al(1'min;
Chu trình (II):
- Tiếp tục tăng tải đến F(II)max= 40 kG chu kỳ (II);
- Đọc ghi số đo trên Ti và T 2 là: Al(II)maX ;
Sau đó giảm tải xuống nhỏ hon 10 kG, rồi tăng nhẹ đến đúng giá trị
F(,l)min 10 kG

- Đọc ghi sổ đo trên Ti và T 2 là: Al(I1)mịn;


Sau đó, các chu trình (III), (IV), (V) và (VI) thực hiện các bước
giống như chu trình (II). Kết thúc thí nghiệm.
Ngay sau lúc kết thúc thí nghiệm cần thiết phải tiến hành xác định
độ ẩm của mẫu theo chỉ dẫn chung (mục 3.2.1-2).
Để xác định độ ẩm (Wnn), trường họp này cần tiến hành đối với
một phần cắt tách từ đoạn giữa của mẫu thí nghiệm dưới dạng một khối
lăng trụ vuông với chiều cao 30 mm.
IV. Xử lý số liệu thí nghiệm:
1. Nén dọc thớ:
- Xác định trị số độ dãn dài của mẫu tương ứng với lực tác dụng
F[400] và F[100].

253
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Trị số dãn dài tương úng với mồi mức tải trọng tác dụng Àl[400] và
A1[100] được xác định bằng trung bình cộng của 3 số liệu nhận được từ 3
chu trình tải trọng sau cùng (IV), (V) và (VI). Ta có:

400

A L400i - ^ -3 — 1J (2 )
100

- Từ đó, môđun biến dạng cùa trường họp nén dọc thớ được xác định
như sau:

r-nd (^4001 F [ m } ) - 1 _ ơ [ m ] Ơ [100) ...


(w) ị \ ' '
a.b ^ à / | 4ũũị — A / | 100ị j ^ [4 0 0 ] ^[1 0 0 ]

Trong đó: 1—chiều dài chuẩn đo của tenzomet, bàng 20 m n ;

a,b —kích thước tiết diện ngang của mẫu;

ơ, e - ứng suất và biến dạng ở mức tải trọng tưoag ứng.

- Cuối cùng môđun biến dạng khi nén dọc thớ ở độ ẩm 12% sẽ là:

E ^2 )= E ^ + ữ ( J V d - 12) (4)

Ở đây: E(i2)nd - môđun biến dạng khi nén dọc thớ ở độ ầm 12%.

w nd - độ ẩm của mẫu thí nghiệm

□ - số hiệu chỉnh độ ẩm, đối với các loại gỗ thường dm g bằng


200MPa

2. Nén ngang thớ:

- Xác định trị số độ dãn dài của mẫu tương ứng với lực táic dụng
F[40] và F[10]

Trị số dãn dài theo các phương khảo sát tương ứng v ỡ i n ồ i mức
tải trọng tác dụng Al[40] và A1[10] được xác định bằng trung bnlh cộng
của 3 số liệu nhận được từ 3 chu trình tài trọng sau cùng (IV), (V) và
(VI). Ta có:

254
Quần thể di tích c ố đỏ Huế, chặng đuởng 20 năm

(5 )
10J 3

Từ đó, môđun biến dạng của trường hợp nén ngang thớ được xác
định như sau:

+ Với trường họp nén ngang thớ theo phương bán kính - nn(r)\

pnnự)

r ể

+ Với trường hợp nén ngang thớ theo phương tiêp tuyên - nn(ỡ)\

pnn(ỡ) ^[ 40 ] Ơ[I0]
^(w) - J ỡ) _ Ả 0)
[40] [\0]

Trong đó: 1- chiều dài chuẩn đo của tenzomet;

a,b - kích thước tiết diện ngang của mẫu;

ơ, £ - ứng suất và biến dạng ờ mức tải trọng tương ứng.

Cuối cùng m ôđun biến dạng khi nén ngang thớ theo phương (r)
và (0) ở độ ẩm 12% sẽ là:

E 12nn = Ew [l+ũ(w -12)] (8 )


ở đây: E(12)nn - môđun biến dạng khi nén ngang thớ ở độ ẩm 12%;

w nn - độ ẩm của mẫu thí nghiệm;


□ - s ố hiệu chỉnh độ ẩm, đối với các loại gỗ thường dùng
bằng 200Mpa.

B . Quy trình thí nghiệm

I. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:

255
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Hình BI. 1. Gia công mẫu

NN NN NN NN tíl N& N?1 NN


i i 4 i ỉ i ỉ ỉ «

Hình BI. 2. Mau nén ngang thớ theo Hỉnh BI. 3. Mau nèn ngang thớ theo
phương tiếp tuyến với vòng tuổi gỗ phưcmg pháp tuyến với vòng tuổi gỗ

Hình BI. 4. Mầu nén dọc thớ Hình BI. 5. Sấy mẫu đạt độ ẩm tiêu
chuân 12%

256
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

II. Thiết bị thí nghiệm:

1. Máy gia tải: 2. Máy cân mẫu:

Hỉnh BII. ỉ. Máy kéo nén vạn năng


Hình BII.2. Cân điện tử Pioneer
A msler (Thụy Sì)

3. Thiết bị đo biến dạng:

Hình BU. 3. Temomet cơ học Hình BIỉ. 4. Tủ sấy điện CATECH


(China)

257
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

III. Một số hình ảnh thí nghiệm:

Hình BIII. 1. Lắp tenzomet cơ học vào Hinh BIII.2. Mầu thí nghiệm sau khi
mẫu thí nghiệm lăp xong tenzomet cơ học

Hình BIII. 3. Gá mẫu thí nghiệm vào máy nén, chuẩn bị gia tải

Hình BIII. 4. Gia tái theo 06 chu kỳ

258
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

c . Kết quả đạt được


I. Mô-đun biến dạng khi nén dọc thớ:

Kích thước Giá trị tính toán Ál Môđun


mẫu Độ biến dạng
Ghi
STT Số (mm) ẩm E
chú
hiêu F=1000N F=4000N w
mẫu a b (%) N/mm2

1 ND1 20 20 3,50 13,23 12 15.411

2 ND2 20 20 2,50 12,80 12 14.563

3 ND3 20 20 1,98 11,35 12 16.014

4 ND4 20 20 5,20 15,50 12 14.563

5 ND5 20 20 4,50 14,00 12 15.789

6 ND6 20 20 5,20 15,50 12 14.563

7 ND7 20 20 2,15 11,85 12 15.464

8 ND8 20 20 2,20 11,70 12 15.789

9 ND9 20 20 6,97 16,97 12 15.000

Sau khi xử lý số liệu thô, quy về độ ẩm tiêu chuẩn 12%, mô-đun


biến dạng của gỗ khi nén dọc thớ có giá trị: E nd= 15.240+ 146 (N/mm2).
II. Mô-đun biến dạng khi nén ngang thớ theo phương tiếp tuyến với
vòng tuổi của gỗ:

K íc h th ư ớ c G iá trị tín h to á n A! M ôđun


mẫu Đô b iế n dạng
G hi
STT Số (m m ) ẩm E
ch ú
h iệ u F=100N F=400N w
mẫu a b (% ) N /m m 2

1 ND1 20 20 16,17 29 ,2 3 12 1.148

259
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

2 ND2 20 20 12,38 22,80 12 1.440

3 ND3 20 20 6,80 18,62 12 1.269

4 ND4 20 20 6,80 18,20 12 1.316

5 ND5 20 20 4,80 16,03 12 1.335

6 ND6 20 20 4,80 15,80 12 1.364

7 ND7 20 20 5,20 16,17 12 1.368

8 ND8 20 20 6,80 21,50 12 1.020

9 ND9 20 20 6,42 19,17 12 1.176

Sau khi xừ lý số liệu thô, quy về độ ẩm tiêu chuẩn 12%, mô-đun


biến dạng của gỗ khi nén ngang thớ theo phương tiếp tuyến với vòng tuổi
gỗ có giá trị: E nn(^ = 1.271 ± 33 (N/mm2)!
III. Mô-đun biến dạng khi nén ngang thớ theo phương pháp tuyến
với vòng tuổi của gỗ:

Kích thước Giá trị tính toán Àl Môđun


mẫu Đô biển dạng
Ghi
STT Số (mm) ẩm E
chú
hiêu F=100N F=400N w
mẫu a b (%) N/mm2

1 ND1 20 20 2,77 8,93 12 2.432

2 ND2 20 20 4,00 10,60 12 2.273

3 ND3 20 20 2,82 8,42 12 2.679

4 ND4 20 20 4,13 11,23 12 2.113

5 ND5 20 20 6,20 12,70 12 2.308

260
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

6 ND6 20 20 4,87 12,70 12 1.915

7 ND7 20 20 5,03 11,73 12 2.239

8 ND8 20 20 3,17 9,80 12 2.261

9 ND9 20 20 4,08 11,65 12 1.982

Sau khi xử lý số liệu thô, quy về độ ẩm tiêu chuẩn 12%, mô-đun


biến dạng của gỗ khi nén ngang thớ theo phương pháp tuyến với vòng
tuổi gỗ có giá trị: E nnW= 2.245 ± 58 (N/mm2).

D. Kết luận

Việc nghiên cứu xác định mô-đun biến dạng - một trong những
tính chất cơ - lý quan trọng của gồ Kiền Kiền (Hopea pierrei) là một sự
tìm tòi, nghiên cửu mang tính khoa học và ứng dụng thực tiễn cao.
Những kết quả đạt được là tiền đề cho công tác nghiên cứu, tính toán kết
cấu gỗ phục vụ trùng tu, bảo tồn di tích nói riêng và lĩnh vực nghiên cứu
vật liệu gỗ ở Việt Nam nói chung. Kết quà của bài tham luận này đóng
góp một phần quan trọng và mở ra nhiều hướng phát triển trong lĩnh vực
nghiên cứu vật liệu gỗ Việt Nam còn nhiều hạn chế hiện nay.

D.N.A-L.T.H.T

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Định Kiến, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Quốc Thái, Đào Bá
Thực (1994), Kết cấu gồ, Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp,
Hà Nội.

2. Trần Minh Đức (2008), Nghiên cứu để xây dựng hướng dẫn kỹ
thuật thiết kế, thi công và nghiệm thu công tác tu bổ kết cấu gỗ trong
công trình di tích, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng.

261
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

3. TCVN 1074: 1971. Gỗ trò n -K h u y ết tật.


4. TCVN 4739 - 1989. Gỗ - Khuyết tật. Thuật ngữ và định nghĩa.

5. TCVN 356:1970. Gỗ - Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung khi
thử cơ lý.

6. TCVN 358 : 1970. Gỗ - Phương pháp xác định độ ẩm khi thừ


c ơ lý .

7. TCVN 370 : 1970. Gỗ - Phưong pháp xác định các chi tiêu biến
dạng đàn hồi.

262
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

M Ộ T SÓ V Ấ N Đ È H IỆ N NAY
CỦ A C Ô N G T Á C B Ả O T Ò N , P H Ụ C H Ò I N G H Ệ T H U Ậ T
T R A N G T R Í K I Ề N T R Ú C C U N G Đ ÌN H H U É
N guyễn Thế Sơn*

Khi đề cập đến kiến trúc cung đình Huế, quần thể đã được đánh giá
là một trong nhũng di sản văn hóa thế giới, chúng ta không thể không đề
cập tới nghệ thuật trang trí vốn gán liền với các công trình kiến trúc thuộc
quần thè kiến trúc cung đình Huế. Các nghiên cứu, nhận xét của các
chuyên gia trong và ngoài nước đã khẳng định: nghệ thuật trang trí kiến
trúc cung đình Huế thể hiện rõ nhân sinh quan, thế giới quan và biểu lộ ý
niệm về cái đẹp của người Huế xưa. Chính các họa tiết trang trí là phần
“hồn” cua công trình kiến trúc cung đình, là sự hiện hữu các giá trị văn
hỏa phi vật thể trên một di sản văn hóa vật thể.

Vơi sự đa dạng trong chất liệu, trong phong cách, nghệ thuật trang
trí, kiến trúc cung đình Huế có một lịch sử phát triển phong phú, nhưng
vẫn giữ :ho mình một vẻ đẹp riêng: vẻ đẹp Huế.

Trải qua hơn 200 trăm năm tồn tại, cùng với các công trình kiến
trúc, trư>c các tác động của thiên nhiên, con người và thời gian, trang trí
kiến trúc cung đình cũng bị hư hại, xuống cấp... đặc biệt nhiều tác phẩm
nổi tiếng của nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế đã hủy hoại
hoàn tom, chỉ còn lưu lại trong ký ức của người Huế mà thôi. Do đó,
công tác bảo tồn trùng tu di sản văn hóa Huế, đặc biệt là công tác bảo
tồn, trùng tu, phục chế các tác phẩm của nghệ thuật trang trí kiến trúc
cung đình Huế mang trong mình một nhiệm vụ hết sức nặng nề là phải
trả lại ck> quần thể kiến trúc cung đình Huế vẻ đẹp vốn có.

* C ừ nhâr M ỹ thuật, Phó Giám đốc Ban Q uàn lý Dự án Di tích c ố đô Huế

263
Công cuộc Bảo tôn Di sản Thê giói ỏ’ Thừa Thiên Huê

Được ghi nhận là một bộ môn khoa học, kỹ thuật tổng hợp để nhằm
hướng đến giữ gìn, bảo lưu và chuyển giao một cách toàn diện, đầy đủ và
chân xác các giá trị hữu hình và vô hình của di sản văn hóa cho thế hệ
mai sau, công cuộc bảo tồn, phục hồi nghệ thuật trang trí kiến trúc cung
đình Huế đòi hỏi cần có một đội ngũ chuyên môn đa dạng bao gồm các
chuyên nghành mỹ thuật, kiến trúc, lịch sừ, Hán Nôm và một số ngành
khoa học tự nhiên khác... cùng các nghệ nhân có tay nghề cao trong từng
lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.
Ngay trong những năm sau giải phóng, cửa Hiển Nhơn, một công
trình mang tính chất biểu trưng của nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình
Huế vốn bị hư hại nặng nề trong chiến tranh đã được quan tâm tiến hành
công tác bảo tồn, phục chế. Những năm sau chiến tranh, đất nước hết sức
khó khăn, đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác bảo tồn di tích Huế còn rất
mỏng, nhưng với lòng nhiệt huyết đối với di sản cùng với sự nỗ lực cùa
một số nghệ nhân khảm sành sứ cuối cùng của triều Nguyễn (cụ Cửu Lập,
cụ Cửu Doãn, cụ La...), công trình đã được khôi phục thành công.

Trước khi Quần thể di tích c ố đô Huế được UNESCO công nhận là
Di sản văn hóa của nhân loại vào năm 1993, năm 1992 UNESCO đã tài
trợ 100.000 USD, một trong những tài trợ đầu tiên cho Huế, để phục hồi
phần sơn thếp trang trí Ngọ Môn, công trình có giá trị nghệ thuật bậc
nhất của Đại Nội - Huế. Điều này khẳng định sự đặc biệt chú trọng của
UNESCO đối với vấn đề bảo tồn, phục hồi nghệ thuật trang trí trong tổng
thể của công cuộc bảo tồn, trùng tu di tích Huế.
Sau khi Quần thể di tích c ố đô Huế được UNESCO công nhận là
Di sản Văn hóa Thế giới, công tác bảo tồn, phục hồi nghệ thuật trang trí
kiến trúc cung đình Huế càng được cộng đồng quan tâm. Liên tiếp trong
nhiều năm, hàng loạt dự án tu bổ các công trình có tính chất trang trí cao
đã được tiến hành trên một phạm vi rộng lớn cùa Quần thể di tích c ố đô
Huế. Các công trình liên quan đến trang trí truyền thống như Nhà hát
Duyệt Thị Đường, Di Luân Đường, Hiển Lâm Các, điện Long An, bình
phong viện Cơ Mật (Tam Tòa)... và một số công trình mang phong cách
Neo-classic như ngoại thất cung An Định đã được tiến hành bảo tồn
trùng tu, phục hồi một các khoa học học đảm bảo việc trả lại cho các
công trình tính chân xác của nó.

264
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia trong các tổ chức quốc tế như
PKZ (Ba Lan), Hiệp hội Leiznich công tác phục chế các chi tiết trang trí
của các công trình Thế Miếu, nội thất Tả Vu, nội thất cung An Định, Bửu
Thành Môn (lăng Tự Đức ), Tối Linh Từ... đã thành công, khẳng định
công nghệ bảo tồn phục chế nghệ thuật trang trí Huế đã được nâng cao
thêm một bước, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu khẳt khe của các công
ước quốc tế hiện nay. Trong giai đoạn hiện nay, việc tu bổ công trình
Thái Bình Lâu, một công trình nổi tiếng với các trang trí đặc sắc của
nghệ thuật khảm sành sứ Huế, đang được các nhà phục chế trẻ tuổi của
Huế tiến hành một cách tỷ mỷ, đạt những thành quả ban đầu rất đáng ghi
nhận, chứng minh cho sự tiến bộ hết sức rõ ràng của lực lượng kỹ thuật
phục chế trong việc áp dụng công nghệ mới vào công tác bảo tồn, phục
chế các tác phẩm nghệ thuật trang trí Huế.

Thông qua công tác bảo tồn, phục chế các tác phẩm nghệ thuật
trang trí Huế, một số nghề trang trí truyền thống như pháp lam, đắp -
khảm sành sứ, sản xuất gạch ngói trang trí tráng men, thêu thùa... trước
đây tường đã bị lãng quên nay lại được phục hồi. Một lực lượng nghệ
nhân mới được trường thành và có nhiều đóng góp vào công cuộc bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế.

Bên cạnh nhũng thành công, công tác bảo tồn, phục chế các tác
phẩm nghệ thuật trang trí Huế trong giai đoạn vừa qua cũng lộ rõ nhiều
khiếm khuyết, bộc lộ những khó khăn, thách thức mà đội ngũ làm công tác
bảo tồn, phục chế các tác phẩm nghệ thuật trang trí Huế đang phải đối mặt.

Vẩn đề tư liệu và phương pháp xác định tính nguyên gốc:

Mặc dù Kinh đô Huế có lịch sừ tương đối gần gũi với hiện đại,
được nhiều người, nhiều tổ chức quan tâm lưu giữ các tư liệu bàng hình
ảnh, bản vẽ, bài viết mang tính nghiên cứu cao về các công trình kiến
trúc cung đình Huế. Nhưng so với một tổng thể kiến trúc đa dạng với
hàng trăm công trình lớn nhỏ khác nhau, trải trên một địa bàn rộng lớn,
có một lịch sừ xây dựng kéo dài gần 150 năm, các nguồn tư liệu đó thực
sự ít ỏi, thậm chí còn có thể nói ràng hết sức thiếu thốn khi những người
nghiên cứu cần xác định vấn đề bảo tồn.

265
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Thiên nhiên, con người cũng tác động đến sự biến dạng của các hoa
văn họa tiết trang trí trên các công trình, đặc biệt ảnh hường đến các chi
tiết trang trí bên ngoài công trình. Các chất liệu tạo màu ược sử dụng
trước đây phần lớn có nguồn gốc thực vật, trước tác động của ánh sáng,
nước mưa đã dễ dàng bị biến đổi, phai nhạt. Trong những năm chiến
tranh, hàng loạt các công trình đã bị phá hoại hoàn toàn. Phần lớn các
công trình kiến trúc không có người chăm sóc, sử dụng, trở nên hoang
phế, dễ dàng bị hủy hoại bởi các tác động của nấm, mối và các điều kiện
thiên nhiên khắc nghiệt khác.

Cũng có trường họp do sai sót của các đạt sửa chữa trước đây cũng
ảnh hưởng đến tính nguyên gốc của các chi tiết trang trí. Lịch sử đã ghi
nhận ngay dưới triều Nguyễn nhiều công trình trong Quần thể di tích c ố
đô Huế được sửa chữa, hoặc thậm chí được tháo dỡ, di chuyển và thay
đổi chức năng. Chính những lần sửa chữa này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến diện mạo nguyên gốc của nhiều công trình.

Trong nhiều năm trước đây, hiện tượng quét vôi một cách tùy tiện
lên các hoa văn trang trí trên tường của các công trình như Khải Tường
Lâu (cung An Định), điện Ngưng Hy (lăng Đồng Khánh), hoặc để chống
mối, một số người đã sử dụng các hóa chất như DDT, 666 phun trực tiếp
lên các cấu kiện gỗ được sơn son thếp vàng là những ví dụ về sự ấu trĩ
trong công tác bảo tồn trước.

Chính các vấn đề trên là những khó khăn lớn trong việc xác định
tính nguyên gốc: v ấ n đề cơ bản nhất của công tác bảo tồn, phục chế các
tác phẩm nghệ thuật trang trí Huế.

Vẩn đề về tính kế thừa và đào tạo lực lượng cán bộ bảo tồn, phục chế:
Cũng giống như nhiều nghề truyền thống khác, nghệ thuật trang trí
kiến trúc cung đình Huế được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng
phương thức truyền khẩu. Các thông tin về kỹ thuật, kỳ năng, thủ pháp
hầu như không được lưu trữ bằng văn bản. Do vậy, hiện tượng “tam sao
thất bản” xảy ra hết sức phổ biến. Khả năng truyền dạy của các nghệ
nhân lớn tuổi cũng không đồng đều. Trong khi đó, việc tiếp thu kiến thức
của thế hệ trẻ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng truyền đạt, thực hành của
các nghệ nhân. Bên cạnh đó, quan tâm đến công tác tư liệu hóa các kinh

266
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

nghiệm, kiến thức của các nghệ nhân vẫn chưa được chú trọng, do vậy
nhiều kỳ thuật, kỳ năng truyền thống đã bị mai một, thậm chí bị thất
truyền. Sự quan tâm đến các nghề truyền thống, đặc biệt đối với các nghề
liên quan đến nghệ thuật trang trí kiến trúc - vốn đòi hỏi cao về kỹ năng,
sự cần cù của lớp trẻ sau này cũng là vấn đề phải suy xét. Tại thời điểm
hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển, nhiều thanh niên chỉ mong
muốn học hỏi, đầu tư nghiên cứu các ngành nghề mới, phù hợp với lối
sống hiện đại mà không đòi hỏi nhiều về kỹ năng thủ công. Chính vì vậy,
giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu và yêu quý các giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể của Huế, cuốn hút họ vào cùng tham gia, đóng góp công sức vào
sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế cũng là một
thách thức không nhỏ trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, hiện nay
trên cả nước vẫn chưa có một trường đại học, cao đẳng chuyên giảng dạy
về công tác bảo tồn trùng tu. Do vậy, thực hiện công tác khảo sát, nghiên
cứu và trực tiếp lập dự án bảo tồn, tu bổ, phục chế các hạng mục liên
quan đến nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế phải ủy thác cho
các cán bộ đã tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, Xây dựng... vốn không được
đào tạo bài bản về mỹ thuật, lịch sử, khảo cổ... Cho nên, vấn đề về tính
kế thừa, phương án đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm công
tác phục hồi nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế là một vấn đề
bức bách hiện nay.

Ván để lạm dụng công nghệ, vật liệu mới:

Ngoài các giá trị về lịch sử, các tác phẩm của nghệ thuật trang trí
kiến trúc cung đình Huế còn thể hiện tri thức về thẩm mỹ, nghệ thuật và
lưu giữ các bí quyết của kỹ thuật, kỹ năng thủ công truyền thống của
người xưa. Do vậy, bên cạnh việc bảo tồn, phục chế lại hình thức nguyên
gốc các hoa văn họa tiết trang trí, vấn đề bảo tồn, tái sử dụng các vật liệu
truyền thốne tạo nên các hoa văn trang trí cũng là một trong những yêu
cầu quan trọng. Nhưng trong thực tế, phần lớn các vật liệu truyền thống
chủ yếu của nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế như: các loại
màu b'ột truyền thống, men pháp lam, thậm chí gỗ lim... hiện không còn
tồn tại hjặc lưu thông buôn bán trên thị trường. Trong thời điểm bùng nổ
về công nghệ như ngày nay, các giải pháp mới về bảo quản, trùng tu liên
tục đưiỢc phát kiến và ứng dụng một cách sâu rộng trong đời sống. Việc

267
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

áp dụng các công nghệ này đã được khuyến khích trong công tác bảo tồn
phục chế. Nhưng áp dụng thế nào cho phù hợp, tránh tác động đên tính
nguyên gốc của di tích là một vấn đề cần cân nhắc, suy tính cẩn trọng.
Đơn cừ một ví dụ: trước đây khi làm màu son cho sơn mài, các nghệ
nhân Huế dùng các loại bột đá có màu son khai thác ở vùng núi phía Bắc
Việt Nam. Nhưng hiện tại, nhiều người rất thích sử dụng màu son công
nghiệp (với tên gọi là son Nhật) vốn dễ sử dụng, giá thành rẻ. Màu sắc
của loại son này tươi tắn, dễ xem nhưng không thật sự giống với màu son
truyền thống vốn có tính chất trầm nóng, uy nghi. Một ví dụ khác, khi
phục hồi các bức họa pháp lam, các kỹ thuật viên hiện nay thường sử
dụng bột màu công nghiệp, thậm chí còn sử dụng các loại màu hiện đang
sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất gạch men. Các loại màu này
rất dễ sử dụng, đặc biệt nhiệt độ nung chỉ vào khoảng 800 - 900°c đã
nóng chảy. Nhưng các loại màu này rất dễ phai, bong tróc khi chịu tác
động của ánh sáng mặt trời, mưa bão. Hoặc khá phổ biến, trong khi phục
hồi các chi tiết khảm sành sứ, để thay thế cho các loại mảnh sứ có men
lam Huế, người ta đã sừ dụng các loại mảnh sứ Hải Dương (loại sản xuất
công nghiệp trong thời điểm gần đây), thậm chí còn sử dụng các loại
chén, bát Trung Quốc hiện nay để phục hồi các hoa văn trang trí.

vấn đề thiếu tiêu chuẩn đánh giá chất lượng một cách khoa học:

Hiện nay, có 2 bộ định mức được sử dụng phổ biến trong công tác
bảo tồn trùng tu di tích tại Huế:
- E}ịnh mức dự toán tu bổ di tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
do ủ y bạn nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành năm 1996.
- Quy chế và định mức dự toán bảo quản tu bổ và phục hồi di tích
lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh do Bộ Văn hóa - Thông tin nay là
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm 2003.
Việc áp dụng 2 bộ định mức này thực sự là một bước tiến lớn trong
công tác; bảo tồn, trùng tu di tích tại Huế nói riêng và tại Việt Nam nói
chung. Nhưng việc xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng trùng tu,
đặc biệt dành riêng cho công tác bảo tồn, phục chế các họa tiết trang trí
vẫn chưa được thực hiện cụ thể. Việc đánh giá chất lượng vẫn dựa vào
cảm quan của các thành viên trong hội đồng nghiệm thu công trình.

268
Quán tliê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

Nhiều cuộc tranh luận, nhiều bài viết trên các phương tiện thông tin về
vấn để “ mới hóa, trẻ hóa” di tích cũng bắt nguồn từ chính vấn đề này.
Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quy trình chuẩn mực về trùng
tu di tích, trong đó các tiêu chuẩn về vật liệu, phương pháp thực hiện và
tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm bảo tồn, phục chế phải được xác định trên
cơ sở các tiêu chí khoa học, kỹ thuật là một nhiệm vụ bắt buộc cần phải
giải quyết trong giai đoạn trước mắt.

Nhìn chung, trong giai đoạn vừa qua mặc dù vẫn gặp những khó
khăn nhưng công tác bảo tồn, phục chế nghệ thuật trang trí cung đinh
Huế vẫn gặt hái được những thành công không nhỏ. Tuy nhiên, với mục
tiêu là phải vươn tới các chuẩn mực quốc tế về bảo tồn tính chân xác của
các tác phẩm trang trí kiến trúc cung đình Huế, những vấn đề trên đây
phải được nghiên cứu giải quyết nhằm góp phần bảo tồn được các giá trị
hết sức nổi bật của nghệ thuật trang trí cung đình Huế.

N.T.S

269
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

10 N Ă M N H Ữ N G D Ụ Á N B Ả O T Ò N
CỦ A V IỆ T NAM - Đ Ứ C Ở HUÉ
Andrea T eu feí

Trong 10 năm qua, Chương trình Bảo tồn Văn hóa của Văn phòng
Nước ngoài thuộc Liên bang Đức đã hồ trợ nhiều dự án ở Huế. Nhóm
GCREP (Dự án Giáo dục và Phục hồi Bảo tồn của Đức) đã có sự họp tác
chặt chẽ với nhiều tổ chức khác nhau của Đức, Đại sứ quán Đức ở Hà nội
và Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế để tiến hành 4 dự án phục hồi, 2
ấn phẩm, và 3 cuộc triển lãm - dự án thứ tư vẫn đang trong quá trình

bảo tồn và mô tả sơ lược về những di sản thế giới của UNESCO ở Huế.
Mỗi dự án trùng tu tập trung vào một chủ đề khác nhau nhằm phát
triển những phương pháp có thể ímg dụng cho các dự án tương tự, cao hơn
và vượt ra ngoài giới hạn bảo tồn/ trùng tu của dự án tương lai. Ngoài ra,
những dự án này đã đem lại nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ và nghệ nhân
trong việc đào tạo chuyên môn tại chỗ. Những cuộc triển lãm và các ấn
phẩm làm cho các dự án trở nên chất lượng hơn và góp phần tích cực để
mở rộng hiếu biết chung của công chúng về những vẩn đề bảo tồn.
Cho dù mục đích trùng tu là gì thì mục đích của chúng tôi là giữ lại
càng nhiều càng tốt những cái nguyên gốc để bảo tồn nó và đê phục hôi nó,
có sử dụng những vật liệu thích họp cũng như để bảo tồn cho tương lai với
tư cách là một bằng chứng lịch sử xác thực. Đây là một thử thách lớn cho
nhiều suy luận. Những thiệt hại thường đáng kể, và những bức ảnh mang
tính lịch sừ hay những thông tin khác liên quan đến mục đích nghệ thuật và
việc thực hiện hạu như không còn có giá trị. Những tài liệu tham khảo cụ thể
đối với kỹ thuật; và công thức vật liệu được sử dụng ban đầu cũng khó đạt
được bời sự hiểu biết về những điều này là không thể thiếu để quyết định
cách thức và phương pháp phục hồi. Nhiều vật liệu gốc khó có thể tìm được
ở thòi điểm ngày nay hay không còn sản xuất được nữa vì thế những giải
pháp khác phải được tìm ra. Và, trong một vài trường họp, những lỗi kỹ

* G CREF - Giám đốc dự án và phụ trách trùng tu

270
\ V r r
Quân thê di tích Cô đô Iíuê, chặng đu ừng 20 năm

thuật cũng phát sinh ngay từ khi băt đâu, trong suôt quá trình xây dựng mục
tiêu, chẳng hạn như vấn đề về khí hậu, quá trình lão hóa bình thường, và tác
động của chiến tranh đã dẫn đến tình trạng hư hỏng ngày nay, và tình trạng
này không được lặp lại trong suốt quá trình trùng tu.
Bước đầu tiên khi thực hiện một dự án là giám sát một cách chi tiết
đối tượng bàng các phương pháp rõ ràng để thu thập những thông tin cân
thiết. Sự giám sát ban đầu được bổ sung bàng cách phân tích những vật
liệu đã được lựa chọn do các phòng thí nghiệm chuyên môn thực hiện ở
Đức. Bằng cách này những thông tin quan trọng đã thu thập đưọc tuy
nhiên vẫn còn hạn chế, vì những vật liệu, những nghiên cứu, phát hiện và
tài liệu ban đầu này, một khái niệm đã vạch ra phương pháp và những vật
liệu thích họp, sau đó kiếm tra đối tượng bàng nhiều mẫu thử nghiệm cho
đến khi kỹ thuật trờ nên hoàn chỉnh và được ứng dụng. Thường thì những
mẫu thử nghiệm phải được tiến hành song song với công việc và khái
niệm đó phải thích ứng với hoàn cảnh, bởi vì việc lập kế hoạch trước cho
tiến trình xử lý là điều không thể.
Người ta yêu cầu chuyển những khái niệm đó đến những dự án
trùng tu khác, vì thế chúng ta phải cố gắng đến mức có thê để làm việc
với các tài liệu sẵn có ở Việt Nam. Bằng cách này những vật liệu truyền
thống và hiện đại được so sánh, thừ nghiệm và ứng dụng. Chỉ có những
vật liệu và công cụ bảo tồn hay trùng tu đặc biệt không thể thiếu phải
được nhập khẩu từ Đức. Chẳng hạn như, chất nhuộm bền màu, nhựa
thông dùng để bảo quản lớp sơn, vữa lỏng dùng đổ làm vững chắc lớp
vữa, các giải pháp chất lỏng có chứa silic dành cho tranh được trang trí
ngoài trời, và các giải pháp chống vi khuấn.

H ình 1: Cung An Đ ịnh sau khi phục hồi

271
V—t A A T » 1 iẰ T \ •7 n r 1A • f •? r p 1r | i 1• A f X
Công cuộc Bảo tôn Di sản Thê giói ờ Thừa Thiên Huê

Trong 2 dự án “Cung An Định” và “Tả Vu”, người ta trimg bày,


củng cố và trùng tu bức tường ban đầu và những bức tranh tường có
niên đại từ triều vua Khải Định (1916-1925). Những biện pháp sửa sang
và tái thiết được thực hiện theo cách chúng có thể được phân biệt rõ
ràng với tác phẩm nghệ thuật nguyên gốc. v ẻ bên ngoài ban đầu và sức
lôi cuốn của các công trình vì thế có thể được phục hồi đển mức tối đa,
nhưng vẫn hòa họp với những nguyên tắc trùng tu hiện đại và những
nguyên tắc của UNESCO được qui định rõ để sự can thiệp về sau vẫn
có thể được công nhận.

Hình 2 và 3: Nhà Tả Vu, trước và sau khi phục hồi

Hình 4 v à 5: c ổ n g vào Lăng m ộ của v u a Tự Đ ức. trước và sau khi phục hồi

272
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

Sự tập trung có liên quan đến chủ đề của dự án “Tự Đức” nhằm
phân tích các loại vôi vữa truyền thống và phát triển các phương pháp
bảo quản chúng. Việc bảo tồn và trùng tu cổng vào khu mộ chôn cất
vua Tự Đức và bức bình phong đi cùng với cổng - cả hai được trang trí
với nhiều hình đắp nổi, những thạch cao nhiều màu sắc, những bức họa,
và những đồ khảm, đã làm tăng thêm kiến thức về các phương pháp
truyền thống. Những phân tích đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố
đô Huế tiến hành từ các năm trước về thành phần kết cấu lạ lùng của
vôi vữa có thể được bổ sung bằng các phát hiện quan trọng thu được từ
những phương pháp phân tích mới. Vì vậy, chúng ta có thể phát triển
những loại vữa bổ sung vào một loạt những thử nghiệm và ứng dụng
thành công vào đối tượng. Những vật liệu dựa trên nguyên tố hóa học
silic đã và đang được sử dụng trong nhiều năm ở nhiều quốc gia, trên
hết là đối với việc bảo tồn/trùng tu ở ngoài trời, bằng cách ấy tiến đến
sử dụng cho lần đầu tiên.

Hình 6 và 7: Đền Tối Linh Từ, trước và sau khi phục hồi

Trong dự án tiếp theo “Tối Linh Từ”, miếu nhỏ trong Hoàng Thành
có niên đại từ thời vua Khải Định, một nghiên cứu về vôi vữa truyền
thống được sử dụng ở Huế đã tiếp tục. Việc xây dựng dựa trên kinh
nghiệm và những phát hiện thu được từ sự trùng tu trước đó, những công
thức về vôi vữa và vật liệu tranh được thay đổi và do đó được cải thiện về
cơ bản. Sự tập trung sâu hơn của đề tài này là phát triển một khái niệm về
bảo tồn và bảo quản những bức khảm dùng để trang trí. Cũng từ yêu cầu
này, chúng ta có thể phát triển và ứng dụng một phương pháp thích họp
có thể thay thế những tiến trình tái thiết cho đến nay nhìn chung vẫn đang
được sử dụng.

273
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

Tất cả các dự án này được thực hiện với sự hợp tác với các nghệ
nhân và nghệ sĩ địa phương, những người đã được đào tạo chuyên môn
về trùng tu. Việc phổ biến những kỳ năng thực tiễn và kiến thức lý
thuyết, phát triển chung những khái niệm về trùng tu và kiểm tra những
phương pháp đem lại sự đóng góp lâu dài nhằm làm giảm bớt những
thiếu hụt hiện tại về đội ngũ lao động có chất lượng. Tổng cộng có 35
người được đào tạo đã hoàn thành một dự án và ngay sau đó đã nhận
được chứng chỉ chứng nhận khả năng của họ và tạo ra cơ hội tiếp tục
công việc trong lĩnh vực này. Nhiều người đã được Trung tâm Bảo tồn
Di tích Cố đô Huế, các công ty trùng tu tuyển dụng và tin tưởng giao phó
những công việc liên quan đến việc lập kế hoạch và tư vấn. M ột số khác
làm nghề tự do và ứng dụng những kiến thức có được một cách Irực tiếp.

Hình. 8: Các bài giảng Hình 9: Việc chấm sửa HìnhlO: Sự phun vữa vôi
tại nhà Tả Vu tại đền Tối Linh Từ truyền thống tại cổng
vào lăng vua Tự Đức

Hình 11: Nghiên cửu Hình 12: Chuẩn bị vữa Hình 13: Phục hồi nhà
bằng kính hiển vi phục hồi Tả Vu

Và cho đến ngày nay, thành công trong công việc của chúng ta là
sự họp tác chặt chẽ với Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã đem lại
cho chúng ta sự ủng hộ về chuyên môn ờ tất cả các vân đề và giải quyết
vấn đề, đóng góp vào sự thành công của dự án bằng cách đảm trách các
hoạt động. Các biện pháp xây dựng cần thiết, chẳng hạn như lợp lại mái
cho An Định Cung hay sửa lại mái cho nhà Tả Vu, trang bị cho các di

274
Quần thể dí tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

tích của dự án những vật liệu để làm giàn giáo, nơi làm việc, nước và
điện, cung cấp các tiện nghi và văn phòng làm việc cho nhóm GCREF,
bao gồm cả chi phí cho tất cả các vật liệu trùng tu, giúp đỡ về các thủ tục
hành chính, và còn nhiều, nhiều hơn thế nữa, nhằm làm cho các dự án
phát triển thuận tiện trôi chảy trong hơn 10 năm qua.

Chúng tôi tự tin rằng, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc bắt đầu ở Huế
trong vài năm tới và sẽ mở rộng nó. Ngoài những ý tường khác nhau của
dự án cho sự ủng hộ trong tương lai, sự phát triển và thành lập trung tâm
đào tạo những nhà trùng tu học đang được xem xét (lập kế hoạch) như là
một mục đích lâu dài, nhằm có thể đương đầu với những nhiệm vụ to lớn
trong tương lai ràng Huế hướng về Di sản Thế giới UNESCO với sự bảo
tồn các di tích.

A.T

(Người dịch: Diễm Thi)

275
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

T R Ù N G TU PH Ụ C H Ò I
C Á C C Ử A K IN H T H À N H H U É
Phan Thanh Hải*
Lê Văn Quáng* *

Kinh Thành Huế là một trong những di tích rất quan trọng của
quần thể di tích cố đô, đã được ghi tên vào Danh mục Di sản Thế giới.
Tuy nhiên, trải qua thời gian với các tác động khách quan và chủ
quan, di tích này đang ỏ' trong tình trạng xuống cấp khá nghiêm trọng,
đặc biệt là hệ thống cửa thành. Trong những nỗ lực nhằm bảo tồn di
tích Kinh Thành đồng thời góp phần tạo nên một diện mạo mới cho
Huế trong Festival 2004, ngày 02/10/2003, UBND tinh Thừa Thiên
Huế đã phê duyệt quyết định số 2885/QĐ-UB cho phép Trung tâm
BTDTCĐ H uế phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ X ây dựng tiến
hành trùng tu các cửa Chánh Bắc, cửa Thể Nhơn vù cửa Đ ông Nam.
Tiếp đó các cửa thành còn lại cũng lần lượt được trùng tu. Sau hơn 6
năm triển khai thực hiện, đến nav các dự án trên đã hoàn thành.

I. Kinh Thành Huế vói hệ thống cửa thành

Kinh Thành Huế là vòng tường bảo vệ ngoài cùng của Kinh đô triều
Nguyễn (1802-1945). Vòng tường này ngoài tên gọi thông thường là Kinh
Thành, còn có các tên gọi khác như Kinh Sư Thành, Phòng Thành... Kinh
Thành được khởi công xây dựng từ năm 1805, trải qua gần 27 năm (1805-
1831) xây dựng, bồi đắp mới có diện mạo trở nên hoàn chinh như hiện thấy.

Kinh Thành có bình diện một tứ giác gần như vuông, mỗi cạnh gần
2500m, chu vi tới gần lO.OOOm; bốn mặt thành có xây 24 pháo đài lồi ra
ngoài. Thành thể hiện sự kết họp độc đáo giữa lối kiến trúc thành truyền

’ Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm B ào tồn Di tích c ổ đô Huế


* * Kỳ sư, Phó G iám đốc Phân viện K H C N X D Miền Trung

276
Quần thể di tích c ó đô Huế, chặng đường 20 năm

thống của người Việt với kiểu thành quân sự Vauban của phương Tây
thời Phục hưng.

Kinh Thành Huế “tọa bắc diện nam” (thực chất lệch về đông 37,5 độ),
thông thương vói bên ngoài qua 10 cừa đường bộ và 2 cửa đường thủy.

•Mặt nam, mặt trước có 4 cửa: Chính Nam, Quảng Đức, Thể Nhơn
và Đông N am 1.

-Mặt bắc, mặt sau có 2 cửa: Chính Bắc và Tây Bắc

-Mặt đông, mặt tả có 2 cửa đường bộ và 1 cửa đường thủy: Chính


Đông, Đông Bắc và Đông Thành Thủy Quan; ngoài ra còn có cửa Trấn
Bình là cửa phụ nối ihông từ Kinh Thành qua Trấn Bình Đài (tức đồn
Mang Cá Nhỏ).

Mặt tây, mặt hữu có 2 cừa đường bộ và 1 cừa đường thủy: Chính
Tây, Tây Nam và Tây Thành Thủy Quan.

Đáng chú ý là trong hệ thống 13 cửa thành trên, ngoài 2 cửa


đường thủy là cừa đóng mở của dòng sông Ngự Hà chảy xyên qua
Kinh Thành và cửa Trấn Bình nối thông Kinh Thành qua Trấn Bình
Đài (đồn Mang Cá Nhỏ) ở phía đông bắc ra, 10 chiếc cửa còn lại đều
được bố trí đối xứng với nhau thành từng cặp:

Cùa Đông Nam đối xứng với cửa Chính Bắc

Của Chính Nam đổi xứng với cửa Tây Bắc

Cùa Chính Đông đối xứng với cửa Tây Nam


Của Đông Bắc đối xứng với cửa Chỉnh Tây

Của Thể Nhơn đối xứng với cửa Chương Đức

1 Cách bố trí 4 cừ a thành ở mặt trư ớc của Kinh đô là rất lạ và có lẽ thể hiện sự ảnh
hư ờng cách quy hoạch, kiến trúc thành phương T ây của K inh T hành Huế. Bời trong
kiến trúc phương Đ ôn g truyền thốn g, khi bố trí cử a thành người ta th ư ờ n g kiêng
dùng các !ố chan (tức số Â m ). Bản th ân H oàng T h à n h Huế đầu thời N g u y ễn , ỏ' mặt
N am cũnỊ bố trí số cừ a ra vào chẳn (Đ oan M ôn gồm có 2 cử a ra vào là Tả Đ oan
m ôn và Hữu Đ oan môn). Đ en năm 1833, thời V ua M inh M ạn g mới triệt giải Đ oan
Môn và xiy lại cử a N gọ M ôn gồm 5 cửa ra vào.

277
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Trong 5 cặp cừa đối xứng trên, trừ 2 cửa Thể Nhơn và Quảng Đức
đều ở mặt nam và đối xứng với nhau qua trục trung tâm (Kỳ Đài làm tâm
điểm), 4 cặp cửa còn lại đều đối xứng với nhau qua các trục đông-tây và
nam-bắc và có đường phố nối liền; chia Kinh Thành làm 9 ô lớn theo
kiểu quy hoạch cổ điển của kiến trúc thành phương Đông truyền thống2.
Dưới thời Nguyễn, 4 trục đường nối liền 8 cửa thành này cũng chính là 4
tuyến phố chính bên trong Kinh Thành được ghi rõ trong sách Đại Nam
nhất thống chỉ.

Kinh Thành Huế là một di tích lịch sử rất quan trọng, đã được công
nhận là Di tích quốc gia năm 1997 và có tên trong Danh mục Di sản Thế
giới từ tháng 12/1993. Tuy nhiên, việc tu bổ công trình nàv từ sau khi di
tích được công nhận đến nay lại hoàn toàn chựa tương xứng với tầm vóc
và giá trị của nó. Một trong những vấn đề rất bức bách đặt ra hiện nay là
phần lớn các cửa thành, trải qua thời gian và chiến tranh đã bị hư hỏng,
đổ nát nghiêm trọng, rất cần được tu bổ phục hồi. Mặt khác, Huế ngày
nay đã trở thành thành phố du lịch, thành phố Festival của Việt Nam;

2 Kiểu quy hoạch thành này vốn có từ thời nhà Chu ờ Trung Quốc, được ghi chép trong
sách Khảo công kí. Các thành trì ớ Trung Q uốc suốt từ thời Chu đến thời Đ ường đều áp
dụng các nguyên tắc quy hoạch kiểu 9 ô này. N g uyên văn như sau:
“Tượng nhân doanh quốc, phương cửu lí, bàng tam môn, quốc trung cửu kinh cửu
tuyến, kinh đồ cửu quỹ, tả tổ hữu xã, diện triều hậu thị, thị triều nhất phu” . N ghĩa là,
người thợ dựng Kinh đô, vuông chín dặm, moi bên có 3 cửa, trong thành có 9 đường
dọc, 9 đường ngang, môi đường lại có 9 ô, bố trí theo nguyên tắc bên trái thờ Tổ bên
phái thờ X ã Tắc, triều đình phía trước sau lưng là chợ, chợ chầu về cung điện
Sơ đồ Kinh đô ấy thể hiện như sau:

Cư dân nhất khu Thị Cư dăn tứ thập gia


(khu dân ở ) (chợ) (dân ở 40 nhà)
D c D
T ứ thập gia Vưong cung Tứ thập gia
(dân ở 40 nhà) (cung điện) (dân ở 40 nhà)
D A D
Tứ thập gia Triều đình Tứ thập gia
(dân ở 40 nhà) X ã tăc-Miêu tô (dân ở 40 nhà)
D B D
Theo sơ đô trên:
A-là cung điện nhà vua; B-là triều đình (sân chầu), bên tay trái là miếu thờ tổ tiên,
bên tay phải là đàn tế X ã Tắc; C-là chợ họp sau cung điện nhà vua; D-là các khu đất
chung quanh cho dân ờ.

278
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

việc tổ chức các hoạt động du lịch, dịch vụ dù là thường ngày hay trong
dịp lễ Festival đều gắn với các khu vực gần cửa Kinh Thành, đặc biệt là 4
cửa thành ở mặt trước. Bời vậy, việc un tiên tu bổ các cửa thành là hết
sức phù hợp. Có thể nói, việc tôn tạo các cửa thành sẽ góp phần cải thiện
đáng kể diện mạo của Kinh Thành Huế.

II. Cấu trúc cửa thành và hiện trạng


Nhìn chung, các cửa Kinh Thành về cơ bản giống nhau cả về lịch
sử xây dựng và quy mô kiến trúc. Chúng đều được xây dựng phần tầng 1
vào năm 1809, đến những năm 1824, 1829 và 1831 mới xây thêm vọng
lâu (hay môn lâu) 2 tầng ở bên trên3. Quy mô, kích thước của các cửa,
theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Nội Các triều Nguyễn,
cũng tương tự nhau, cụ thể là:
Tầng 1: cao 2 trượng (4,25m X 2 = 8,5m)
Phần vọng lâu 2 tầng bên trên: cao 2 trượng 1 thước (8,9m), dài và
rộng đều 2 trượng 8 tấc (8,8m)
Tổng cộng chiều cao của mỗi cửa là 4 trượng 1 thước (17,4m)4.
Các cửa thành đều được xây bằng gạch đá, trong đó vật liệu chủ
yếu là loại gạch vồ xây thành (tư liệu triều Nguyễn chép là Thồ thành
chuyên), đá thì chủ yếu dùng làm móng hoặc kè lát trên lối đi.

Tường thành vốn xây dựng bằng đất từ năm 1805, năm 1809 mới
xây cửa nên hẳn người ta phải mở rộng phần thân thành để có thể đào
móng sâu xuống. Khảo sát phần nền móng cửa Quảng Đức (khi tu bổ
hoàn nguyên năm 1997) cho thấy, móng của cửa này sâu đến l,5m và để
chống lún trượt, khi xây dựng công trình này người ta đã biết dùng
phương pháp đệm cát và khoan cọc cát để gia cố.
Trừ phần móng ra, mỗi cừa đều gồm 3 tầng, xây gắn liền vào thân
thành. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An trong công trình Kinh Thành
Huế, kích thirớc cụ thể của một cửa như sau:

3 Năm 1824 làm vọng lâu 2 cửa Chánh Đ ông và Đông Bắc; năm 1829 làm vọng lâu cho
6 cửa: Chánh Tây, Tây N am , Chánh N am , Quảng Đức, Thể N hơn và Đ ông N am ; năm
1831 làm vọng lâu cho 2 cừa còn lại là Chánh Bắc và Tây Bắc.
4 Nội Các triều N guyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Bàn dịch của Viện Sử học.
Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993, tập 13-BỘ Công, tr 118.

279
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

- Tầng 1: tức phần cổng được dựng từ năm 1809, mang hình thức
một Nguyệt môn, hoặc ám môn; phần này cao khoảng 8,5m.
Mặt trước, bên ngoài cổng rộng 19,23m; mặt trong rộng hơn 3 lần,
đến 70,25m5.
Lòng cổng hình vòm cuốn, rộng 3,82m; cao 5,19m. Cửa có 2 cánh
lớn bàng gỗ lim nẹp sắt rất đồ sộ, dưới có gắn bánh xe để tiện việc đóng
mở; các cối cửa, cối then đều làm bằng đá thanh khá kiên cố.
Ờ mặt trước cửa, phía trên vòm cửa đều có gắn một tấm hoành
bằng đá thanh rất lớn (cỡ 2,3 lm X 1,1 Om X 0,15m) ghi tên cửa (như
Chính Nam Môn, Quảng Đức Môn...)
- Hệ thống bậc cấp: tức hệ thống bậc cấp dẫn từ tầng 1 lên tầng
vọng lâu; gồm 2 hệ thống bố trí đối xứng với nhau ở mặt trong cửa. Hệ
thống bậc cấp rộng 3,15m, gồm 15 bậc cấp xây bằng đá núi gan gà hoặc
lát bằng gạch Bát Tràng. Các bậc cấp này dẫn đến một con đường hình
sống rùa, rộng 4,4m, dẫn thẳng đến tầng 1 của vọng lâu.
- Vọng lâu 2 tầng, hình dáng gần như các tòa nhà bia (bi đình)
trong các khu lăng tẩm đế vương ở Huế.
+ Tầng dưới: cả 4 mặt đều trổ cửa vòm (cỡ 2,15m X 4,45m); ở mặt
trư ớ c trổ th êm 2 c ử a vò m nhỏ hơn (cỡ l,3 5 m X 3 ,9 5 m ) nằm đối x ứ n g với
nhau. Hai bên cửa chính có 2 cửa sổ tròn, đường kính 1,7m, ở giữa trang
trí hình chữ Thọ. Ở 2 cửa hông cũng trổ 2 cửa sổ tròn cùng cỡ nhưng ở
giữa trang trí hình hoa thị.
Trong tầng này có các vách tường chịu lực, mặt trước và mặt hông
trổ các cửa vòm (cỡ 1,32 X 2m).
Như vậy, ở tầng dưới có tất cả 9 cửa vòm, kích cỡ khác nhau và 6
cửa sổ tròn cùng kích cỡ.
+ Tầng trên: từ tầng dưới nối lên tầng trên có hệ thống bậc thang
hẹp (0,57m) gồm 17 bậc. Tầng trên chỉ trổ cửa vòm ở 2 mặt trước và sau
(cỡ l,32m X l,90m ); còn 2 mặt hông chỉ trổ 2 cả sổ tròn (đường kính
l,28m), ở giữa trang trí hình hoa thị.

5 Phan Thuận An, Kinh Thành Huế. N xb Thuận Hóa, Huế, 1999, tr. 206

280
Quần thể di tích c ố đô Huế, chặng đuờng 20 năm

Cả 2 tâng nên đêu lát gạch Bát Tràng, chung quanh mặt nên có lan
can bồ trụ 4 góc.
H ai tầng mái của vọng lâu đều lợp ngói ống hoàng lưu li. Các
đầu bờ nóc bờ quyết trang trí hình giao long đang uốn mình. Giữa bờ
nóc tầng trên trang trí hình hoa sen đang nở trên nền lá sen.
Có thể nói, cấu trúc và cách trang trí như trên đã khiến các cửa
thành có dáng vẻ chắc khỏe nhưng vẫn khá thanh thoát và phù hợp với
phần kiến trúc của thân Kinh Thành. Đây là thành công của các nhà kiên
trúc thời Nguyễn.
Tuy cơ bản giống nhau về hình dáng, kích thước, nhưng các cửa
thành lại có số phận không giống nhau.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, trong vụ “Thất thủ kinh đô” (ngày
5/7/1885), thực dân Pháp đã bắn phá cừa Đông Bắc (cửa Kẻ Trài) và cửa
Chánh Bắc (cừa Hậu) khi tấn công vào Kinh Thành. Kể từ năm 1886, khi
khu vực Mang Cá Lớn biến thành khu Nhượng địa thì người Pháp cũng
khống chế luôn 2 cửa thành này, và kể từ đó, cừa Chánh Bắc gần như bị
biến thành một lô-cốt phòng thủ với 2 cánh cửa khép kín.
Năm 1953, trận lũ lụt kinh hoàng xảy ra trên đất c ố đô đã làm hư
hỏng nặng nề một số cửa thành ở mặt tây và mặt nam: cửa Quảng Đức
gần như bị đổ sụp, cửa Chánh Nam (cửa Nhà Đồ) thì bị sụp hẳn che lấp
toàn bộ lối đi, cửa Tây Nam (cửa Hĩru) cũng bị đổ gãy...
Năm 1968, trong cuộc Tổng tấn công và Nồi dậy Xuân Mậu Thân,
các cửa Đông Nam (Thượng Tứ), Chánh Đông (cửa Đông Gia hay Đông
Ba), Chánh Tây, Tây Bắc (cửa An Hòa)... đều bị bom đạn Mỹ tàn phá
rất nặng nề. Cửa Đông N am và Chánh Đông bị sụp đổ phần vọng lâu,
cửa Chánh Tây sụp đổ hoàn toàn, cửa Tây Bắc thì m ình đầy thương
tích do vết đạn bom...!
Năm 1999, cơn lũ lụt lịch sử đầu tháng 11 đã nhấn chìm Kinh
Thành Huế trong gần 2m nước và khi nước rút, các cửa thành đã trở
thành những chiếc cống xả lũ khổng lồ! Sau cơn lũ lụt này tình trạng của
các cửa thành thêm xuống cấp trầm trọng, các vết nứt gãy ở thân cửa Thê
Nhơn, Chánh Bắc, Chánh Đông... càng rộng và sâu hơn, đe dọa nghiêm
trọng đến sự an toàn của các công trình này.
Tóm lại, trước những tác động của lịch sử và của tự nhiên, qua gần
200 năm tồn tại, Kinh Thành Huế mà đặc biệt là hệ thống cửa thành đã bị

281
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ử Thừa Thiên Huế

tàn phá và bị xuống cấp rất nặng nề. Trước tình hình ấy, việc trùng tu các
cửa Kinh Thành đã trở thành một đòi hỏi cấp bách. Ý thức sâu sắc tầm
quan trọng của công việc này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định
phê duyệt các dự án trùng tu các cửa Kinh Thành Huế do Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế phối họp với Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng
thực hiện từ đầu năm 2003. Trong giai đoạn đầu, để kịp thời phục vụ
Festival Huế-2004, các dự án trùng tu cửa Chánh Bắc, Thể Nhơn và
Đông Nam đã được tiến hành. Và lần lượt sau đó các dự án trùng tu cửa
Tây Nam, Chánh Tây, Tây Bắc, Chánh Đông và Đông Bắc đã được triển
khai và đạt được kết quả khá mỹ mãn. Cho đến năm 2010, hệ thống 10
cửa đường bộ của Kinh Thành Huế đã được trùng tu hoàn nguyên.
III. Các dự án trùng tu cửa Kinh Thành
Do cấu trúc cơ bản của các cửa thành khá giống nhau nên dưới đây,
chúng tôi chỉ giới thiệu dự án trùng tu 2 cửa thành khá tiêu biểu ở hai mặt
bắc-nam của Kinh Thành: dự án trùng tu cửa Chánh Bắc và dự án trùng
tu cửa Thể Nhơn.
III. 1. D ự án trùng tu cửa Chánh Bắc
Cửa Chánh Bắc nằm ờ mặt thành phía Bắc của Kinh Thành Huế,
giữa 2 pháo đài Bắc Hòa và Bắc Thanh. Cửa nối từ khu Đông Bắc bên
ngoài thành vào trục đường Đinh Tiên Hoàng — một trong những trục
đường chính Nội thành Huế. Cửa nằm ở phía sau Kinh Thành nên mới có
tục danh là Cửa Hậu. Từ cửa ra phía bắc 6m là Hộ thành hào; ngoài hào
lại có Hộ Thành Hà (sông An Hòa) vây bọc, có cầu Huyền Hạc (tục danh
là Cầu Hậu) nối qua sông.
Được chọn làm công trình đầu tiên để tiến hành trùng tu phục hồi,
cửa Chánh Bắc vốn là một trong hai chiếc cửa mặt sau của Kinh Thành
nhưng đã bị đóng kín gần trăm năm qua. Việc trùng tu công trình này gặp
rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là, do nằm trên một nền đất yếu vốn là lòng sông cổ (có lẽ
là một nhánh của sông Kim Long) lại nằm rất gần hào hộ thành nên phần
chân móng của công trình này rất không ổn định. Khu vực cửa thường bị
ngập lụt và mùa mưa lũ, vào mùa này mực nước ngầm dâng cao (theo
báo cáo khảo sát địa chất, thủy văn, mức nước ngầm xuất hiện thường ở
độ sâu 3,6m, ổn định ở độ sâu 3,8m). Khi có lũ, nước mặt chảy mạnh.
Với lớp cát dày, lại ở cạnh hào sâu (cách 6m) nên cùng một lúc chịu 2 tác
động bất lợi đồng thời: cát chảy và áp lực hong.

282
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

Ngay trong thời Nguyễn, đoạn thành tại khu vực trên thường xuyên
bị sạt lở, thậm chí đổ sụp, nên triều Nguyễn phải thường xuyên cho bồi
đắp. Bản thân cửa Chánh Bắc cũng từng bị nút lún rất nghiêm trọng
trong thời Minh Mạng khiến toàn bộ phàn thân cổng và vọng lâu lún sau
xuống. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (KĐĐNHĐSL) có ghi rõ
sự kiện này và giải pháp mà vua Nguyễn cho tu bổ6.
Thứ hai là, do bị lực lượng quân đội (từ trước đến nay) khống chế
trong thời gian quá dài, lại có nhiều tác động xấu đến công trình (bê-tông
hóa cục bộ, xây lô-cốt, bịt cửa sổ...) nên cửa Chánh Bắc bị biến dạng
nghiêm trọng. Việc xác định những yếu tố nguyên gốc của công trình trở
nên rất khó khăn.
Tuy là một trong những cửa thành còn khá nguyên vẹn nhưng chất
lượng công trình của cửa Chánh Bắc về mọi mặt đều đang ở trong tình
trạng rất thấp.
Mặt bàng tổng thể: Do yêu cầu quân sự nên khu vực cổng xây dựng
nhiều công trình như: ở mặt tiền dưới thành phía Tây Bắc cửa lô-cốt và 2
nhà dân lấn chiếm; tường thành Mang Cá (Lớn) xây ở phía sau chia cắt
thân cửa; một lô-cốt nữa xây trên thành phía tây; hai bên bậc cấp lên
thành phía tây có nhà dân, phía đông Quân y viện 268. Như vậy trong
phạm vi của dự án có 2 lô-cốt và 2 nhà dân ảnh hường đến kiến trúc tổng
thể của cửa Chánh Bắc.
Các tầng mái ngói của cửa đã bị mục nát, trang trí bờ nóc, bờ quyết
dã bị gãy sụp phân lớn. Các mảng tường thân cưa bị bong lóc nhiêu nơi;
các cửa sô ở tâng 2 bị xây bít hoặc thay đổi (để biến thành các lỗ châu
mai của trạm gác trong chiến tranh). Tình trạng cỏ cây xâm thực nghiêm

6 “Lại chuẩn y lời Nghị về hai cửa Chánh Bắc, Tây Bắc và thân thành bên cứa thấp
xuống; nay lầu trên lầu dưới hiện đã bển vững, không nên xây lại, chi xét dỡ lẩy đả lát
ở trong cửa, gia công bồi cao lẻn, rồi lấy đá ấy xây lút như trước, chán đả hai bên
trong cứa, sẽ đem đá khác thay vào, ván cửa thì liệu xây thêm, g ỗ ván cánh cửa, nguyên
trước hơi dài, tuỳ liệu sửa chữa, cân được vừa phài. Những cỏi đá đỡ chân cánh cửa
trước, trừ ra cái nào ngậm vào cột cửa vách cửa thì đe lại, cỏn ngoài ra thì phài phá
hết đi; roi dùng đá mới dài ước vài thước, làm thành hình cối, ở chỗ chị chán cánh cửa
gia sức nện gấp thêm lèn.
Còn như thán thành ở hai bẽn trong ngoài cứa cũng xét làm thấp xuống bao
nhiêu trượng, thước, tấc đểu bồi đất thêm lẽn; về chán đá ở chán thành cũng sẽ đem
gạch đá khác cứ y theo cách thức mà xây noi tiếp cho vững bển tất cả, để nhìn xem cho
đẹp". ( Sđd, tr. 126)

283
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

trọng. Hệ thống bậc cấp lên cửa ở hai bên bị hư hỏng nhiều. Phần mặt
nền cửa bị hư hỏng sứt vỡ nhiều chỗ.
Đặc biệt là hiện tượng toàn bộ phần cửa, bao gồm cả khối 3 tầng bị
lún sâu xuống 30cm so với mặt đất, gây ra hai vết nứt lớn ở hai bên thân
đài, tương tự như hiện tượng nứt lún dưới thời vua Minh Mạng mà sách
KĐĐNHĐSL đã từng nêu.
v ề kỹ thuật xây dựng, thông qua kết quả khảo sát có đối chứng với
tài liệu nghiên cửu và các tư liệu khác có thể mô tả kỹ thuật xây dựng
công trình này như sau:
- Nền móng được xử lý 1 lớp cát vàng dày chừng l,5m.
- Phần móng thân cổng chôn sâu l,5m.
- Phần thân cửa và vọng lâu kết cấu chịu lực chủ yếu theo dạng
tường chắn đất và kết cấu vòm cuốn.
Kỹ thuật xây cùa thợ xưa rất chuẩn xác về kích thước, hình dạng và
tính đối xứng cao. Điều này được kiểm chứng qua việc đo đạc cụ thể các
cửa, sai số về kích thước rất nhỏ, có thể nói là không đáng kế. Độ phắng
mặt tường không tô trát rất cao, mạch vữa đều và thẳng, nhất là ờ tường,
trụ xây nghiêng. Đặc biệt ở vòm cuốn xây mạch vữa nhỏ, đều kể cả cung
tròn về cao trình cũng như kích thước.
* Nguyên tắc phục hồi: Khi phục hồi công trình này, một số
Ịiguyên tắc đã được xác định như sau:
Đe phục hồi cửa Chánh Bắc trở lại với nguyên mẫu, trước hết nắm
những yếu tố gốc cơ bản về kích thước, vật liệu xây dựng cũng như thời gian
xây dựng trước đây để đối chiếu phục hồi những phần bị mất hoàn toàn.
Đo đạc khảo sát kích thước chi tiết các bộ phận của cổng thành làm
cơ sở đối chiếu trong qua trình thi công tu bố.
Phục hồi theo nguyên bản về mặt kiến trúc nhưng có gia cố nhằm
khắc phục những khiếm khuyết về khả năng chịu lực của kết cấu công trình
* Phạm vi phục hồi:
- Mặt trước: giới hạn 2 mép ngoài cùng của trụ ốp tường, rộng:
18,65m.
- Mặt sau: giới hạn 2 mép trụ ngoài cùng bậc cấp lên tường và vọng
lâu, rộng: 71,33m.

284
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đuừng 20 năm

■Mặt bằng cửa: san, đắp đất, trồng cỏ mỗi bên 50m.
ụ Những hạng mục chỉnh phục hồi và tu bổ:
■Phục hồi thân cửa.
- Xử lý chống lún và các vết nứt.
- Phục hồi đường vòng cung.
- Phục hồi vọng lâu.
■Tu bổ thành 2 bên phía sau và bậc lên.
■Đắp đất, trồng cỏ.
■Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng và chống sét.
* Giải pháp phục hồi.
- Gia cố nền:

chống cát chảy phía hào sâu dọc theo phạm vi của cổng cách thân cổng
3m và ra mỗi bên lOm, chiều sâu mỗi hố là 6m, các hố cọc nhồi này tạo
thành 2 dãy xen kẻ.
- Phục hồi thân cửa:
- Phát quang toàn bộ mặt thành và cừa mỗi bên 50m.

- Đào bỏ lớp đất thực vật khoảng 0,3m, đào bỏ sạch rễ cây, thu dọn
gạch đá vụn, đào đất lộ rõ móng và các bộ phận còn lại của cửa bị vùi
lấp, thio bỏ lớp gạch mất khả năng liên kết. Tháo bỏ lớp bloc, gạch được
xây lại sau này làm lộ rõ và làm sạch phần thân cửa còn lại.
- Tháo gạch đến lóp móng sâu so với mặt đường 20-30cm, gia cố
móng bằng tấm bản bê-tông cốt thép mác 300# đồng nhất lún, mặt trên tấm
bê-tông cốt thép này bằng mặt nền, sát mặt dưới đá Thanh xây bó móng.
- Xây thân cừa bằng gạch vồ vữa tuyền thống, riêng kết cấu vòm
xây bằig 3 lóp gạch nghiêng, xen giữa 2 lớp gạch nằm bằng vữa xi-măng
máclO)#, chiều dày mạch vữa không được lớn hơn lcm . Xây xong vòm
cuốn, tiến hành đổ tấm bê-tông cốt thép mác 300#, dày 20cm đồng nhất
lún, phạm vi chiếm hết phần thân cửa. Tiến hành xây tiếp đến cao trình
nền vọig lâu.

285
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

- Chống thấm thân cửa 2 bên và mặt trên bằng bitum cao su + 2 lóp
vải thủy tinh.
- Tô trát bằng vữa truyền thống.
- Tu bổ bảng tên cửa bằng đá Thanh.
+ Phục hồi và tu bổ tường thành mặt sau cừa:
- Tháo dỡ phục hồi những đoạn tường nghiêng và nứt lớn.
- Tu bổ và phục hồi trụ bậc lên.
- Gia cố các vết nứt bàng cá bê-tông cốt thép vào sâu phía trong
cách mặt ngoài 1 viên gạch, bơm vữa neo, tháo lóp gạch mặt ngoài xung
quanh vết nứt xây lại.
d/ Phục hồi đường vòng cung:
- Xây lại thân tường chắn hai bên, gia cố giằng bê-tông cốt thép
theo vòng cung.
- Đục bỏ lớp gạch lát cũ, sửa chừa mặt bằng, đổ bê-tông sạn ngang
vữa xi-măng m ácioo#, lát gạch vồ.
- Phục hồi hệ thống lan can: xây và tô trát gờ chỉ theo thiết kế
phục hồi.
+ Phục hồi vọng lâu:
- Xây thân vọng lâu tương tự như xây thành. Sau khi xây xong tầng
1, mặt trên được gia cố 1 bản bê-tông cốt thép dày 1Ocm, tiến hành chống
thấm bitum cao su và vải thủy tinh 2 lóp mới tiến hành xây tiếp tầng 2
vọng lâu. Sau khi xây tạo mái tiến hành chống thấm như đã nêu trên mới
tiến hành lợp mái.
- Lợp mái bàng ngói ống Hoàng lưu ly.
- Phục hồi bờ nóc, bờ quyết và con giống.
- Tô trát tường.
- Gắn nền cừa vào bằng đá Thanh.
- Lát nền bằng gạch Bát Tràng.
- Phục hồi hệ thống lan can.
- Phục hồi hệ thống giá và chuông.
- Bã vôi màu.

286
Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

- Đắp đất, trồng cỏ trong phạm vi lOOm cả hai bên cửa thành.
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng và chống sét.
Sau 4 tháng tập trung thi công, Dự án trùng tu cửa Chánh Bắc đã
hoàn thành. Ngày 21/5/2004, Lễ khánh thành và thông cửa Chánh Bắc đã
được tổ chức trọng thể. Như vậy là sau hơn 100 năm khép kín, chiếc Cửa
Hậu của Kinh Thành lại được mở rộng và trở thành một trong những đầu
mối giao thông quan trọng trên trục Bắc-Nam của Kinh Thành Huế.
III.2. D ự án trùng tu cửa Thể Nhơn
Cửa Thể Nhơn là 1 trong 4 cửa thành nằm ở mặt nam Kinh Thành
Huế, đối xứng với cửa Quảng Đức qua Kỳ Đài. Mặt cửa phía nam cách 6m
là hào sâu (Hộ thành hào). Cửa Thể Nhơn được xây dựng vào năm 1809,
còn phần vọng lâu được xây dựng vào năm 1829. Lúc đầu mới xây dựng,
cửa được đặt tên là Thể Nguyên Môn, năm 1829, sau khi làm thêm vọng
lâu mới đổi tên Thể Nhon Môn. Tên thường gọi là cửa Ngăn, vì xưa kia,
qua cổng này con đường hai bên có hai bức tường cao mà nhà Vua và
Hoàng gia đi từ Hoàng cung của mình đến bến thuyền trên sông Hương .
Có thể nói, đây là chiếc cửa còn nguyên vẹn nhất ở mặt trước Kinh
Thành, tuy nhiên tình trạng công trình này cũng rất đáng báo động.
Qua khảo sát sự nứt, lún gãy của cửa Thể Nhơn cho thấy, cửa thành
có hiện tượng lún móng làm cho tường nghiêng về phía hào. Một phần
thân cửa dưới vòm cuốn lún làm cho mảng tường chạy dọc theo cửa vòm
bị tách ra khỏi thân cửa khoảng lOcm, các phần khác bị nứt gãy khá lớn.
Hiện trạng cụ thể của công trình được đánh giá như sau:
- Phần thân cổng bị hư hại nặng, cụ thể là: Thân tượng bị nhiều vết
đạn làm lõm sâu từng mảng; vữa trát tường bị bong rộp ntiiều; thân tường
bị rêu mốc và cỏ cây làm hen ố; nhiều gờ chỉ bị đứt, hỏng; bảng tên bằng
đá thân bị nhiều vết đạn làm tấm biển bị vỡ nhiều chỗ cần phục hồi lại
hoàn toàn.
- Thân tường thành mặt sau, phần nối từ cửa thành đến bậc cấp
lên thành và vọng lâu bên trái còn khá nguyên vẹn, tuy nhiên lớp vữa

7 Theo sách Khâm định Đại Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, phần Bộ Công (quyển 44,
tờ 28a), các bức tư ờng ở hai bên này được xây năm 1871, thời vua T ự Đức, tường thành
này “ cao 7 thước 2 tấc, dày 1 thước 4 tấc” .

287
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thicn Huế

trát đỉnh tường đã bị bong tróc gần hết; trụ lên bậc cấp còn khá
nguyên vẹn hình dáng, tuy nhiên thân bị nứt gãy cùng với tường chẳn
hai bên bậc cấp.
- Tường bên phải có 1 vết nứt gãy lớn chạy dọc theo thân tường 7-8m
từ đỉnh tường đến móng; mặt tường bị xô ra, mũ tường vị bong tróc; toàn bộ
lóp vữa trát tạ i đ ã bị m ủn, bong rộp.

- Bậc cấp lên xuống đã bị xói mất lớp vữa xây, lộ rõ gạch xây và
gạch lát, đá lát, lớp vật liệu trên cùng này cũng bị nứt vỡ nhiều không thể
tận dụng được. Thành hai bên bậc cấp của hai bên đều bị nứt từ đỉnh
xuống móng và bị xô ra, khe nứt trên cùng rộng 10 - 15cm và nhò dần về
phía dưới, v ế t nứt này chủ yếu do áp lực đất tác động.
- Đường lên vọng lâu đã hư hỏng nặng, nhiều vết nứt gãy lớn,
bề rộng 1 vết nứt đến 350mm, chạy từ đỉnh tưởng đến chân tường.
Toàn bộ lan can bị mất, m ặt đường bị phá vỡ cần tu bố lại.
Nhìn chung có thể đánh giá, cửa Thể Nhơn đã hư hại khoảng 40%
cần phải tu bổ, phục hồi.
Các nguyên tắc tu bổ, phạm vi tu bổ về cơ bản cũng như dự án
trùng tu cửa Chánh Bắc. Nghĩa là, để tu bổ cửa Thể Nhơn đúng với
nguyên mẫu, trước hết nắm những yếu tố gốc cơ bản về kích thước, vật
liệu xây dựng cũng như thời gian xây dựng trước đây để đối chiếu phục
hồi những phần bị mất hoàn toàn; đồng thời đo đạc khảo sát kích thước
chi tiết các bộ phận của cổng thành làm cơ sở đối chiếu trong qua trình
thi công tu bổ.
* Những hạng mục chính phục hồi và tu bổ:
- Xử lí phần móng bị nứt lún.
- Tu bổ thân cửa.
- Tu bổ hồi đường vòng cung.
- Tu bổ vọng lâu.
- Tu bổ thành hai bên phía sau và bậc lên.
- Đắp đất, trồng cỏ.
- Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng và chống sét.

288
Quần thể di tích c ố đỏ Huế, chặng đường 20 năm

* Giải pháp phục hồi.


- Gia cổ nền:
Gia cố nền móng: bằng biện pháp khoan cọc nhồi tạo tường chắn
chống cát chảy phía hào sâu dọc theo phạm vi của cổng cách thân cổng
3m và ra mỗi bên lOm; chiều sâu mỗi hố là 6m, tạo thành 2 dãy xen kẽ.
- Tu bổ thân cửa:
- Tẩy rữa rêu mốc toàn bộ tường; bóc lóp vữa trát tường bị bong rộp,
mủn nát; đục tháo phần gạch mất liên kết; xây lại bằng vữa truyền thống.
- Trát tường bằng vữa truyền thống, riêng mặt trong vòm cửa trát
bằng vữa xi-măng mác 100#.
- Bả màu tường, mặt trong vòm có kẻ chỉ.
- Tháo dỡ, tu bổ, lắp dựng lại bảng tên cửa bằng đá Thanh.
- Phun quét chống thấm, mốc tường bằng CT02- KOVA.
-T u bổ tường thành mặt sau cửa:
- Tẩy rửa rêu mốc toàn bộ tường, bóc lóp vữa trát tường bị bong rộp,
mủn nát; đục tháo phần gạch mất liên kết, xây lại bằng vữa truyền thống.
- Tháo dỡ phục hồi những đoạn tường nghiêng và nứt lớn.
- Tháo dỡ bậc lên, xây, lát lại.
- Gia cố các vết nứt bằng cá bê-tông cốt thép vào sâu phía trong
cách mặt ngoài 1 viên gạch; bơm vữa neo, tháo lóp gạch mặt ngoài xung
quanh vết nứt xây lại.
- Trát mũ tường, trụ bằng vữa tuyền thống, bả màu.
- Tu bô đường vòng cung:
- Tẩy rữa rêu mốc toàn bộ tường; bóc lớp vữa trát tường bị bong rộp,
mủn nát; đục tháo phần gạch mất liên kết; xây lại bằng vữa truyền thống.
- Gia cố các vết nứt bằng cá bê-tông cốt thép vào sâu phía trong
cách mặt ngoài 1 viên gạch; bơm vữa neo, tháo lớp gạch mặt ngoài xung
quanh vết nứt xây lại; gia cố giằng bê-tông cốt thép theo vòng cung.
- Đục bỏ lóp gạch lát cũ, sửa chữa mặt bàng; đổ bê-tông sạn ngang
vữa xi-măng mác 100#; lát gạch vồ.
- Tu bổ hệ thống lan can: xây và tô trát gờ .

289
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

- Tu bổ vọng lâu:
- Tháo dỡ phần nền, lan can bị lún gãy; bóc lớp gạch Bát Tràng lát
nền.
- Bóc lớp vữa tường bị bong rộp.
- Tháo dỡ mái, hạ giải con giống.
- Chống thấm mái, nền bàng bitum cao su, vải thủy tinh.
- Lợp mái ngói ống hoàng lưu ly, xây nóc tè, phục hồi con giống.
- Tô trát tường.
- Gắn nền cửa vào bàng đá Thanh.
- Lát nền bằng gạch Bát Tràng.
- Tu bổ hệ thống lan can.
- Phục hồi hệ thống giá và chuông.
- Bả vôi màu.
- Phun quét chống thấm, mốc tường bàng CT02- KOVA.
Được khởi công từ đầu tháng 2/2004, Dự án trùng tu cửa Thể Nhon
đã được tiến hành rất khẩn trương với một lực lượng tham gia thi công
đông đảo. Trong quá trình thi công có một vấn đề khá đặc biệt đã xuất
hiện: khi đào sâu trong lòng cổng xuống 1,2m, ở sát tường phía tây đã phát
hiện một hố rỗng lớn nằm ngay dưới chân móng. Hố này sâu trung bình
50cm, dài khoảng 1 lm , chồ rộng nhất đến 2,5m; dưới hố có cả bao nilon
và vỏ lon bia của Mỹ...(!) Nguyên nhân xuất hiện hố là do hiện tượng cát
chảy ngầm dưới nền móng; lượng cát này đã bị trôi xuống hào hộ thành ở
phía trước qua các trận lũ lụt. Nghiên cứu các tài liệu lịch sử, nhất là các
bức ảnh chụp các cửa Kinh Thành sau trận lụt năm 1953 thì thấy đây là
hiện tượng khá phổ biến đối với các cừa thành. Khi lũ lụt lớn xảy ra (như
lụt 1953, 1999...), nước dâng cao khiến Kinh Thành trở thành một chiếc hồ
nước khổng lồ; lúc nước rút các cửa thành biến thành những chiếc cống xả
lũ. Do sự chênh lệch mực nước trước và sau cổng tạo nên dòng chảy xiết
và cũng tạo nên sự chênh lệch áp lực dòng thấm lớn dưới chân móng cừa
thành, khiến lóp cát đệm dễ dàng bị cuốn trôi về phía hào sâu chỉ cách cửa
từ 6-8m. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nứt lún, thậm
chí bị sụp đổ của các cửa Kinh Thành ờ mặt tây (như các cửa Tây Nam,
Chánh Tây) và mặt nam (các cửa Chánh Nam, Quảng Đức).

290
> ? r r

Quăn thê dí tích Cô đô Huê, chặng đường 20 năm

Để xử lí vấn đề này, phía thi công đã chọn áp dụng giải pháp dùng
vật liệu rắn lấp đầy hố, tạo sự lèn chặt giữa nền và đáy móng, không còn
khe hở; chống cát chảy, gia cường sự liên kết giữa các khối xây và tăng
cường chân đế để giảm áp lực của thân cửa xuống nền. Các giải pháp cụ
thể được đã được áp dụng như sau:
+ Dọn sạch rác thải, đất mùn trong lòng hố.
+ Bơm nước xi-măng lỏng trên toàn mặt hố (50kg/m3nước).
+ Bơm vữa bê-tông mác 200# vào hố, có phụ gia hóa dẻo chậm
ninh kết, hàm lượng theo yêu cầu kỹ thuật tương ứng loại phụ gia, độ sụt
trên 8cm, có tường chắn ngoài tạo áp lực.
+ Đặt ống thép D10 nằm sát đáy móng khoảng cách 30cm dọc theo
tường cửa, sao cho đầu dưới nằm sát đáy móng, mặt trên cao ở coté 0,00
để tiện bơm vữa neo.
+ Khi bê-tông đã đông kết (sau 24 giờ) thì cho tiến hành bơm vữa
neo (GMP) cho đến khi vữa phụt trở lại.
+ Tiến hành gia cường khối nứt gãy theo phương án cũ đã được
phê duyệt.
Phát hiện mới về hố rỗng chân móng ở cừa Thể Nhơn và các
phương pháp xử lý vấn đề này thực sự là kinh nghiệm rất quý cho công
tác theo dõi, giám sát và trùng tu các cừa Kinh Thành.
Ngày 02/6/2004, sau 4 tháng thi công, Dự án trùng tu cừa Thể
Nhơn đã hoàn thành và công trình đã được các đơn vị chuyên môn tham
gia nghiệm thu đánh giá cao. Sự thành công của dự án này thực sự là một
món quà rất có ý nghĩa để chào đón Festival Huế 2004.
IV. Môt

số nhân

xét
IV. 1. Với hai chức năng nổi bật: điểm chốt về giao thông và phòng
thủ, cửa thành là bộ phận cực kỳ quan trọng trong cấu trúc thành trì
truyền thống, và có thể xem đây là bộ phận được quan tâm nhiều nhất cả
về kỹ thuật và mỳ thuật. Đối với Kinh Thành Huế, các cửa thành còn
đóng vai trò là “hình ảnh của phương Đông” để hòa điệu cùng kiểu thành
Vauban xuất xứ từ phương Tây, tạo nên một cấu trúc thành có phong
cách hết sức độc đáo.
Việc trùng tu phục hồi các cửa Kinh Thành không chi có ý nghĩa quan
ứọng đối với việc phục hồi các di sản bị tàn phá của c ố đô Huế mà còn góp
phần chỉnh trang cảnh quan đô thị, khiến thành phố thêm đẹp và hấp dẫn.

291
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ỏ'Thừa Thiên Huế

Bên cạnh đó, quá trình trừng tu các cửa Kinh Thành cũng đã đem lại những
phát hiện bổ ích về quy luật thiết kế cổng thành, kỹ thuật xây thành, kỹ thuật
đóng cọc cát và chổng trượt...
IV.2. Với tầm quan trọng đặc biệt về nhiều mặt như vậy, lẽ ra hệ
thống cửa Kinh Thành Huế phải nhận được sự quan tâm hơn nhiều so vói
những gì người ta đã từng dành cho nó. Tuy nhiên, đó đã là vấn đề của lịch
sử. Hiện tại, với các dự án trùng tu cửa thành đã trả lại diện mạo nguyên xira
ẹủa chúng. Nhưng xa hơn, việc phục hồi các cửa thành lại phải gắn liền với
việc trùng tu bảo tồn các kiến trúc liên quan (như cầu bắc qua Hộ Thành
hào, hào hộ thành cùng hệ thống bờ kè...) và giải quyết các vẩn đề xã hội
(như giải tỏa dân cư đang lấn chiếm trước và trong cửa thành và các khu vực
lân cận, vấn đề vệ sinh, môi trường...). Hiện nay, chưa kể trên 1.000 hộ dân
cư đang làm nhà sinh sống trên thượng thành và các eo bầu, trước các cửa
Kinh Thành (tiêu biểu như trước cửa Chánh Đông, Đông Bắc, Chánh Tây,
Tây nam, Đông Nam...), còn có hàng trăm hộ dân sống chen chúc, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn và mỹ quan của các công trình kiến trúc
này. Từ năm 1991, Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích Kinh Thành do
Trung tâm BTDTCĐ Huế thiết lập đã được Bộ Văn hóa Thông tin cùng các
cấp chính quyền địa phương phê chuẩn, nhung đến nay công tác giải tỏa các
khu vực bị lấn chiếm và phục hồi các công trình kiến trúc, cảnh quan của
Kinh Thành vẫn đang được tiến hành rất chậm chạp do thiếu nguồn lực.
Thực tế đó đòi hỏi, cần phải có một sự quan tâm và đầu tư thích đáng hơn
cho việc bảo tồn, trùng tu Kinh Thành - một di tích vô cùng quan trọng đã
được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
IV.3. Từ thực tiễn công tác trùng tu một số cửa của Kinh Thành
cùng kết quả khảo sát toàn bộ hệ thống cửa còn lại cho thấy, cần phải có
biện pháp xừ lí có hiệu quả để chống hiện tượng cát chảy ngầm dưới
chân các cửa thành, để đảm bảo sự an toàn cho những cửa thành về lâu
dài. Như trên chúng tôi đã phân tích, dưới tác động của lũ lụt, hiện tượng
lớp cát đệm dưới nền móng cửa thành bị chảy trôi ra phía ngoài đã xảy ra
rất nghiêm trọng. Sau trận lụt 1953, chính hiện tượng này đã gây nên tình
trạng sụp đổ của các cửa Tây Nam, Chánh Nam, Quảng Đức và khiến
nhiều cửa thành khác bị nứt, lún nhiều nơi. Sau trận lụt năm 1999, tình
trạng nứt lún của các cửa thành thêm trầm trọng. Đây là những bài học
hết sức quý báu cho công tác bảo tồn di sản.

P.T.H-L.V.Q

2 92
Quần thế di tích c ố đô Huế, chặng đường 20 năm

K hái Định năm ỉ 997

Bi Đình lãng Khái Định sau khi trùng tu

293
Công cuộc Bào tồn Di sán Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Trùng tu H iên Lâm Các năm 1997

H iên Lâm Các s a u ihi trùng tu

294
' 7 r '

Quân thê di tích Cô đô Huê, chặng dường 20 năm

K ết quả trùng tu năm 2005

295
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Kết quả sau khi phục chế tranh tường tại Khải Tường Làu, Cung An Định
Quần thể di tích cố đô Huế, chặng đường 20 năm

Tình trạng cung Trường Sanh năm 2003

K êt quả bảo tôn, trùng tu năm 2011

297
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Tình trạng cửa Chảnh Tây trước (2005) Cửa Chảnh Tây sau khi trùng tu hoàm nguyên

Tình trạng cửa Quảng Đức trước (1997) Cửa Quảng Đức sau khi trùng tu hoàn nguyên

Cửa Chảnh Nam sau khi trùng tu hoàn nguyên

298
Quần thể di tích cố đô Huế, chặng đường 20 năm

Trùng tu D uyệt Thị Đ ư ờ n g năm 1998

Duyệt Thị Đường sau khi trùng tu

299
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

Tháp Phước Duyên, chùa Linh Mụ sau khi trùng ỉu


300
PH ÃN III. BÁO TÕN N H Ã NHẠC CUNG Đ ÌN H HUÊ,
10 N ĂM N H ÌN LẠI
Chúng ta đều biết âm nhạc cung đình
Huế có một giá trị khoa học và nghệ thuật rất
lớn. Do đó, vấn đề phát triển một kiệt tác của
di sản nghệ thuật không phải Là dễ làm, chúng
Intangibie Di sản ta phải vô cùng thận trọng và công việc phát
Cultural Văn hóa , ,
Heritage Phi vật thể triến không th ế do m ộ t vài người quyết định,
mà phải có sự đồng ý của đa số tuyệt đối
những chuyên gia được mòi Làm cố vấn (...)
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đây Là
bộ môn âm nhạc duy nhứt được ghi vào sử sách từ xa xưa, trải qua bao
thăng trầm của các triều đại, bao biến thiên của thời cuộc mà vẫn còn
Lưu lại được một di sản đáng kể có thể sử dụng để nghiên cứu về
nhiều mặt: nhạc khí đa dạng, sắp xếp dàn nhạc tinh vi, nhạc ngữ độc
đáo, bài bản dồi dào và quan điểm thẩm mỹ sâu sắc (...)
Thời gian qua, chúng ta đã tìm hiểu nhạc cung đình qua lịch sử,
đánh giá nhạc cung đình trong hiện tại, nay đã đến lúc cần hướng
tầm nhìn về tương Lai để định xem chúng ta phải làm gì, để không chỉ
bảo tồn di sản nghệ thuật cha ông để lại mà còn phải bồi đắp thêm
bằng những sáng tạo mang dấu ấn của thời đại mà không đánh mất
bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhiệm vụ của chúng ta là một khi được
thừa hưởng gia tài của ngần xưa thì cũng phải góp công xây dựng
một chút gi để truyền lại cho ngàn sau.

GS, TS. Trần Văn K h ê


nm
The United Nations Educational,
Scientiíic and Cultural Organization

hereby prodaims
The United NationsÊduc ĩonal,
Scientiíic and C ulturflE)rd *ization

hereby pro

Nha N
Vietnamese c usic
- Viet

ỉrpiece
jữLứ}43£wĩ[ and Intangible
Heritage of Humanity

Koĩchiro Matsuura
Paris, 7 November 2003
Director-General

Với những giá trị nối bật tiêu biếu và đại diện, ngày
07.11.2003, N hã nhạc - Ẩ m nhạc cung đình Việt Nam đã
được U N ESC O ghi vào D anh m ục K iệt tác Phi vật thế và
Truyền khâu của nhân lo ạ i; tháng 11.2008, tiếp tục được
vinh danh là D i sản Văn hóa p h i vật th ế Đ ại diện của
nhâ n loại.
r

Bảo tôn Nhũ nhạc cung đình Huê, 10 năm nlììn lại

T H Ụ C H IỆ N C Ô N G Ư Ớ C B Ả O T Ò N V Ă N H Ó A PH I V Ậ T
T H Ể N H ÌN T Ừ K IN H N G H IỆ M B Ả O T Ồ N V À P H Á T HỪY
N H Ã N H Ạ• C - Â M N H Ạ• C C U N G Đ ÌN H V IỆ• T N A M
Yên C hi

Nhã nhạc cung đình Huế dưới triều Nguyễn, hay Nhã nhạc - Âm
nhạc cung đình Việt Nam, theo tên gọi chính thức khi được UNESCO
công nhận là Kiệt tác Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại
(về sau được vinh danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân
loại) là sự kế thừa và phát triển lên một đinh cao mới với những thành
tựu di sản âm nhạc cung đình Thăng Long đã được xây dựng từ nhiều thế
kỉ trước. Nhã nhạc cung đình Huế tổng hợp trong đó sự phong phú, đa
dạng về nhiều mặt: về loại hình nghệ thuật, thể loại, chủng loại nhạc khí
và âm sắc, bài bản, cơ cấu tổ chức dàn nhạc và các hình thức hoà tấu,
môi trường trình diễn, nhạc điệu... Nhã nhạc cung đình Huế có qui mô
lcýn và tính chuyên nghiệp cao: là loại nhạc chính thống của quốc gia,
nhiều tổ chức dàn nhạc và tiết mục ca múa nhạc cung đình có qui mô lớn,
gồm nhiều loại nhạc khí, nhiều diễn viên, nhạc công, ca công trình diễn.
Ngoài ra, đây còn là thể loại nhạc có tính ứng tấu, biến hóa linh hoạt và
tính bác học cao.

Nhận thức được tầm quan trọng của các di sản văn hóa phi vật thể,
ngày 17/10/2003, UNESCO đã thông qua Công ước về Bảo vệ di sản văn
hóa phi vật thể. Ngày 07/11/2003, trong phiên họp chính thức được tổ
chức tại Paris, UNESCO đã ghi tên 28 kiệt tác Di sản Văn hóa phi vật thể
và truyền khẩu của nhân loại lần thứ hai, trong đó có Nhã nhạc - Âm
nhạc cung đình Việt Nam mà Huế đang gìn giữ và phát triển. Đây là di
sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào danh mục này,
ghi nhận thành quả của hành trình 10 năm phấn đấu, chuẩn bị không mệt
mỏi của chính quyền Trung ương, địa phương và Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế.

305
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giứi ở Thừa Thiên Huế

Ngay sau khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di
sản và Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại, Việt Nam đã xây dựng
ngay chương trình hành động quốc gia nhàm bảo tồn, phục hồi và phát
huy giá trị của Nhã nhạc. Chương trình này được UNESCO lựa chọn và
chấp thuận tài trợ, nguồn từ Quỹ ủ y thác Nhật Bàn (154.900 USD) cùng
với nguồn đối ứng từ phía chính phủ Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế
mà chủ yếu là từ nguồn ngân sách của Trung tâm BTDTCĐ Huế
(190.000 USD)

Vào ngày 28 tháng 2 năm 2005, D ự án Thực hiện kế hoạch hành


động quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc - Ảm nhạc Cung đình Việt Nam, Kiệt
tác Di sản Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại (gọi tắt là Dự án
Nhã nhạc) giai đoạn 2005-2008 đă được cam kết thực hiện qua Biên bản
thỏa thuận giữa đại diện Chính phủ Việt Nam, Ông Ngô Hòa - Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện UNESCO, Ông Chu Shiu-
Kee - Trưởng Văn phòng đại diện của UNESCO tại Hà Nội, ký kết tại
Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế

Mục tiêu của Dự án này nhằm:

• Xây dựng một nền tảng vững chắc về nghiên cứu, sưu tầm và
truyền dạy những kỹ năng âm nhạc của Nhã nhạc cho thế hệ
trẻ.

• Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản ở cấp địa
phương, cấp quốc gia và quốc tế.

• Thiết lập một hệ thống danh mục những người biểu diễn, tư
liệu và những thông tin về Nhã nhạc, để từ đó xây dựng một
khuôn khổ pháp lý, nâng cao năng lực để địa phương có thể
thực hiện tốt công tác bảo tồn, định hướng nghiên cứu khoa
học để quản lý tổng hợp di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể.

Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế là đcm vị được giao trách
nhiệm chủ quản thực hiện Dự án với sự tham gia của cộng đồng và sự
phối hợp hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành và tổ chức liên quan đã tiến
hành thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

306
> r
Báo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

I. Nội
• dung
o hoạt
• động
• o của dự
• án.

1. Tiến hành khảo sát và tư liệu hóa, đây là công việc được xác
định là cần phải thực hiện khẩn cấp, nhằm mục đích thu thập thông tin và
kiến thức liên quan về kiệt tác này. Những thông tin thu thập sẽ được lưu
trữ dưới hình thức tư liệu hóa và truyền đạt lại cho các thế hệ tiếp sau.
Trone các hoạt động này còn bao gồm việc tổ chức khảo sát và phỏng
vấn các nghệ nhân cao niên, thống kê các nghệ nhân và những người có
chuyên môn về Nhã nhạc hiện còn ở Huế. Nhiều tư liệu văn bản và hình
tiếng liên quan đến âm nhạc truyền thống Việt Nam và N hã nhạc của
Việt Nam và các nước đồng văn (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)
được sun tập từ các nguồn của những nhà nghiên cứu có tên tuổi: GS.TS
Tô Ngọc Thanh, TS Văn Thị Minh Hương, GS.TS Trần Văn Khê, GS.TS
Tokumaru Yosihiko, TS Oshio Satomi. Có một số bản ký âm cổ chép tay
của những nghệ nhân ở khu vực Huế cũng được sưu tầm và lưu giữ tại
Phòng Nghiên cứu - Lưu trữ Nhã nhạc nhàm phục vụ các hoạt động bảo
tồn Nhã nhạc và phục vụ cộng đồng cũng như những người quan tâm tìm
hiểu về Nhã nhạc.

2. Phục hồi và truyền dạy nhằm duy trì và bảo tồn bền vững giá
trị đích thực của Nhã nhạc. Các hoạt động này bao gồm: nghiên cứu phục
hồi các nhạc cụ, trang phục biểu diễn và một số bài bản Nhã nhạc đã bị
lãng quên; mở khóa đào tạo 2 năm cho các học viên trẻ có năng khiếu
hoặc xuất thân từ gia đình nghệ nhân truyền thống để cung cấp lực lượng
nhạc công Nhã nhạc tương lai có đủ kiến thức về văn hóa và kỹ năng
nghề nghiệp; tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng nâng cao kỳ năng biểu
diễn cho nhạc công Nhã nhạc trẻ.

Cụ thể là, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đố Huế đã hoàn thành một
số hồ sơ khoa học như:

* Hồ sơ nghiên cứu phục hồi Trình thức diễn tấu Thài trong tế
Nam Giao (kết quả của nghiên cứu đã được biểu diễn thừ nghiệm thành
công trong dịp Festival Huế 2006, 2008, 2010, 2012).

* Hồ sơ nghiên cứu phục hồi Thái Bình c ổ nhạc (140 trang viết và
hon 500 trang phụ lục, cùng bộ phim tư liệu về quá trình thực hiện hồ sơ)

307
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

được hoàn chỉnh dựa trên bản ký âm tư liệu của một số nghệ nhân tại tỉnh
Thừa Thiên Huế và Quảng Trị.

* Hồ sơ nghiên cứu khoa học về phục chế trang phục (36 trang viết
và 63 ảnh phụ lục) đã được thực hiện nhằm củng cố các luận cứ khoa học
về trang phục biểu diễn Nhã nhạc truyền thống và định hướng công việc
phục chế. Trung tâm đã phối hợp với nhà nghiên cứu nghệ thuật Trịnh
Bách phục chế được trang phục Nhã nhạc gồm 15 áo Đại nhạc và 15 áo
Tiểu nhạc, 64 áo Giao lĩnh Bát dật văn và 64 áo Giao lĩnh Bát dật võ.
Hiện nay, tất cả các bộ trang phục biểu diễn Đại nhạc, Tiểu nhạc, múa
Bát dật đang được sừ dụng trong các buổi lễ tễ Xã Tắc và tế Nam Giao
được tái hiện hàng năm và trong các dịp Festival Huế.

* Hồ sơ phục chế nhạc cụ Nhã nhạc

Hồ sơ nghiên cứu khoa học về Biên chung Biên khánh đã được


thực hiện. Đây là những bộ nhạc cụ nghi lễ quan trọng của N hã nhạc,
hiện nay chỉ còn được lưu giữ như nhũng hiện vật bảo tàng, không đầy
đủ về sổ, chất và lượng. Do thời gian và kinh phí của dự án có hạn, nên
mục tiêu trong giai đoạn này là thiết lập một bộ hồ sơ khoa học về nhạc
cụ Biên chung và Biên khánh nhằm tạo cơ sở khoa học đáng tin cậy cho
một chương trình nghiên cứu phục chế hoàn chỉnh cả về hình thức
nguyên bản và cách thức sử dụng của nhạc cụ. Năm 2010 và 2012, Trung
tâm đã tiến hành phục chế thử nghiệm thành công 1 bộ Biên chung Biên
khánh và 1 bộ Bác chung Đặc khánh với sự hỗ trợ của Trung tâm Quốc
nhạc Hàn Quốc.

Ngoài ra, Trung tâm còn cho lập Hồ sơ khoa học về bộ nhạc cụ
Nhã nhạc bao gồm tài liệu viết, ảnh và marquette mô tả thiết kế mẫu mã
chế tác bộ nhạc cụ dây và hơi (của Tiểu nhạc và Đại nhạc) để làm cơ sở
để tiến hành phục chế hoàn chỉnh các bộ nhạc cụ khác của N hã nhạc
trong thời gian tới.

* về công tác đào tạo truyền dạy, khóa đào tạo 2 năm dành các học
viên trẻ có năng khiếu hoặc xuất thân từ gia đình nghệ nhân truyền thống
đã cung cấp cho Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế (thuộc
Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế) 17 nhạc công trẻ có đủ kiến thức
về văn hóa và kỹ năng nghề nghiệp nhằm duy trì và bảo tồn bền vừng giá

308
> r

Bảo tôn N hã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

trị đích thực của Nhã nhạc, và tiếp tục kế cận đội ngũ nhạc công Nhã
nhạc hiện còn rất ít ở Huế

Cũng trong khuôn khổ dự án, Trung tâm đã tổ chức nhiều đợt tập
huấn cho tổng cộng 180 lượt nhạc công trẻ của Nhà hát Nghệ thuật
Truyền thống Cung đình Huế nhằm rèn luyện bồi dưỡng kỳ năng và chất
lượng biểu diễn Nhã nhạc cho các nhạc công. Các đợt tập huấn này đều
do nghệ nhân Nhã nhạc có kinh nghiệm truyền dạy, và các nhạc công là
những người đã bổ túc lại phương pháp, kỹ năng biểu diễn, được huấn
luyện, uốn nắn các ngón nghề theo đúng quy chuẩn truyền thống mà các
nghệ nhân đang nắm giữ .

3. Q uảng bá và phát huy nhằm nâng cao nhận thức trong công
chúng về các giá trị của kiệt tác. Các hoạt động này bao gồm: tổ chức các
chương trình biểu diễn thường xuyên tại địa phương, các chương trình giao
lưu nghệ thuật và quảng bá Nhã nhạc ở trong và ngoài nước; biên soạn các
ấn phẩm tuyên truyền quảng bá, các hoạt động giới thiệu trên truyền thông
đại chúng và tại các trường học; tổ chức tọa đàm cho phóng viên báo chí
giới thiệu về hoạt động bảo tồn và phát huy của dự án, tọa đàm cho giáo
viên tiểu học về phương pháp dạy học sinh biết về âm nhạc truyền thống
và các buổi nói chuyện dành cho học sinh và sinh viên ở Huế.

Đây là hoạt động được triển khai mạnh nhất nhằm tiếp tục nâng cao
vị thế của Nhã nhạc. Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế thuộc Trung
tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã tổ chức nhiều đợt biểu diễn Nhã nhạc
tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trong nước nhân
dịp các sự kiện lớn của quốc gia và địa phuơng; tham gia các festival và
chương trình giao lưu nghệ thuật tại một số quốc gia châu Âu (như Pháp,
Bì, Thụy Sĩ, Ý, Tây Ban Nha) và châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái
Lan, Lào. . để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Đặc
biệt, các tiết mục Nhã nhạc cũng góp phần làm nên thành công của các
kỳ Festival Huế qua các chương trình nghệ thuật hoặc phục dựng nghi lễ
đặc sắc: Đêm Hoàng Cung, lễ tế Nam Giao, Lễ hội thi Tiến sĩ Võ, lễ tế
Xã Tắc, lễ Truyền lô, Huyền thoại sông Hương, Hành trình mờ cõi...và
gần đây nhất là chương trình sân khấu hóa Thiên hạ Thái bình được dàn
đựng hoành tráng, công phu.

309
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Hoạt động nâng cao nhận thức của học sinh tại nhà trường cũng
được quan tâm đầu tư thông qua các buổi buổi nói chuyện có minh họa
hình ảnh và tiết mục biểu diễn của GS.TS Trần Văn Khê dành cho sinh
viên, học sinh các cấp ờ thành phố Huế (Trường Thống Nhất, Nguyễn Tri
Phương, Nhà văn hóa thiếu nhi Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế,
Trường Đại học Nghệ thuật và Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thìra
Thiên H uế)... Các em học sinh và sinh viên đều tỏ ra thích thú với buổi
giảng với phần dẫn dắt hấp dẫn của GS.TS Trần Văn Khê và đã có những
phản hồi tích cực ngav tại buổi giới thiệu. Các em lĩnh hội bài giảng rất
nhanh và những câu trả lời của các em cho thấy các em rất quan tâm và
có những hiểu biết cơ bản về di sản Nhã nhạc. Đồng thời, Trung tâm còn
phối hợp tổ chức tọa đàm tập huấn dành cho giáo viên một số trường tiều
học ở khu vực Huế nhằm cung cấp kiến thức về Nhã nhạc và phưcmg
pháp giảng dạy âm nhạc truyền thống cho các giáo viên dạy nhạc, hướng
dẫn giáo viên phương pháp để học sinh có thể lĩnh hội và cảm nhận được
giá trị âm nhạc truyền thống, đặc biệt đối với Nhã nhạc.

Ngoài ra, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ổ đô Huế đã phối họp với cơ
quan truyền thông trong tỉnh thực hiện 1 phim tài liệu về lịch sừ và giá trị
Nhã nhạc thời lượng phát 20 phút trên sóng HTV và VTV1; 1 phim tư liệu
dài 52 phút tập hợp một số ý kiến và bình luận về công tác bảo tồn và phát
huy Nhã nhạc trong giai đoạn hiện nay (đã phát trcn HTV và VTV1); phối
họp với đài truyền hình trung ương và địa phương làm một số phim phóng
sự ngắn về các hoạt động bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế để phát trên các
sóng TRT, HTV, VTV1, VTV3, VTV4, và 1 đĩa giới thiệu một số tiết mục
biểu diễn Nhã nhạc và múa cung đình chọn lọc.

Đồng thời, Trung tâm đã cung cấp các thông tin về hoạt động bảo
tồn Nhã nhạc thường xuyên cho các cơ quan truyền thông ở trung ương
và địa phương, phối họp với các cơ quan này tổ chức thực hiện các bài
phỏng sự giới thiệu rộng rãi cho công chúng.

Như vậy, thông qua việc triển khai Dự án này, tỉnh Thừa Thiên
Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã cụ thể hóa một phần
thực hiện Công ước quốc tế về bảo vệ di sản phi vật thể, m à Việt Nam
là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Dự án này dưới sự giúp

310
Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

đỡ của UNESCO. Việc thực hiện Dự án này chính là thể hiện sự mong
muốn xây dựng những nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu, tư liệu
hóa và truyền dạy các kỹ năng về N hã nhạc cho thế hệ trẻ, đồng thời
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản này ở các cấp độ địa
phưong, quốc gia và quốc tế. Bài học và là mấu chốt của sự thành công
trong công tác bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế chính là việc phục hồi
Nhã nhạc thông qua những khóa đào tạo đặc biệt dành cho những người
nhạc công trẻ tuổi. Ngoài ra, xuyên suốt trong quá trình thực hiện Dự
án, chủ trương “Cộng đồng cùng bảo vệ di sản” , trong đó Trung tâm
Bảo tồn Di tích c ố đô Huế, với một tập thể cán bộ có năng lực và tâm
huyết, đã trở thành hạt nhân của sự gắn kết cộng đồng, đã cùng với
cộng đồng làm hồi sinh và làm nổi bật giá trị của di sản Nhã nhạc. Đây
thực sự là một kinh nghiệm thực hành tốt cho các dự án tiếp tục thực
hiện sau này.

II. Định hưóng bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế trong thòi
gian tói

Từ những kinh nghiệm rút ra qua 10 năm thực hiện Công ước về
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 trong công tác bảo tồn Nhã nhạc
cung đình Huế, chúng tôi đã suy nghĩ và đề xuất một số giải pháp trọng
tâm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị ở giai đoạn tới.

Như chúng ta đã biết, việc bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể
nói chung và N hã nhạc nói riêng không phải chỉ dựa vào trí tuệ của một
cá nhân, một tập thể, cũng không phải là công việc một sớm một chiều,
mà phải có sự nỗ lực của các nhà khoa học, các nghệ nhân, nghệ sĩ, các
nhà quản lý cũng như hết thảy mọi người. Một số vấn đề then chốt trong
việc bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế trong thời gian tới là cần phải thực
hiện đó là:
1. N hanh chóng tiến hành điều tra các giá trị văn hóa liên quan
đến Âm nhạc cung đình Huế; xây dựng kế hoạch các sưu tập tư liệu
sách vở, ảnh, phim, băng nhạc, đĩa hát... Qua đó, tư liệu hóa các tác
phẩm âm nhạc để dàn dựng các chương trình bảo tồn; đồng thời nhân
bản tư liệu để cất giữ, đề phòng mất mát, nhất là với điều kiện thời tiết
khắc nghiệt ở Huế.

311
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

2. Tiếp cận những nghệ nhân và nhân chứng sống còn hiểu biết về
âm nhạc cung đình, tiến hành thu băng, chụp hình, quay phim những diễn
xuất giai điệu, ca từ mà họ trình bày. Hiện tại, các nghệ nhân xưa đã lần
lượt ra đi, hạn hữu còn lại một vài vị cũng đã quá già. Vì vậy cần phải
khẩn trương khai thác những tri thức kỹ năng, kỳ xảo quý giá còn ở báu
vật nhân văn sống.

Cùng với sự tiếp cận này, cần phải xây dựng một chế độ đãi ngộ
thích đáng đối với các nghệ nhân để họ nhiệt tình truyền nghề lại cho các
thế hệ kế tiếp.

3 . Đ ẩ y m ạ n h c á c c ô n g tá c t u y ê n tr u y ề n trên c á c p h ư ơ n g t iệ n th ô n g
tin đại chúng, như: mở rộng tuyên truyền đến khách du lịch nước ngoài
bằng các cuộc biểu diễn tại những không gian diễn xướng lịch sử mà âm
nhạc cung đình đã từng thể hiện; kêu gọi sự đóng góp tri thức của các bậc
thức giả; tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước
và nước ngoài cả về kinh phí, phương tiện, tư liệu; tổ chức các đợt biểu
diễn tuyên truyền Nhã nhạc ở nước ngoài. Các hoạt động này cũng không
kém phần quan trọng nhàm góp phần nâng cao trình độ thường thức, huy
động các sờ trường của mọi tầng lóp nhân dân về âm nhạc cung đình.

4. Thành lập Hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học về chuyên
môn âm nhạc, các nhà nghiên cứu có uy tín để thường xuyên kiểm chứng
các khúc nhạc, lời ca nhằm kịp thời uốn nắn, chỉnh lý, thậm chí loại bỏ
những sai sót không đáng có. Tránh sự cải biên tùy tiện làm giảm các giá
trị đích thực của âm nhạc truyền thống.

5. Xúc tiến thành lập một phòng bảo tàng về Âm nhạc cung đình
Huế, có thể hoạt động bên cạnh hoặc trong lòng Duyệt Thị Đường, để
trưng bày lưu giữ những nhạc cụ, nhạc bản, phục trang, hình ảnh, tư liệu
về những đĩa hát xưa và nay, những băng từ ghi âm, ghi hình, các tài liệu
nghe nhìn về nhạc cung đình Huế. Tiến hành trùng tu các nhà hát cổ ở
Huế, các địa điểm diễn xướng, để làm cho các loại hình âm nhạc này
sống lại trong môi trường vàn hóa vốn có của nó.

6. Để bảo tồn di sản Nhã nhạc cung đình Huế vững chắc, phát huy
du lịch bền vững, điều cốt yếu cần quan tâm trước hết là phải xuất phát từ
quan điểm: Mỗi loại hình trong Nhã nhạc cung đình Huế đều có những

312
^ r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

giá trị, nét đặc thù và sự hấp dẫn riêng. Vì vậy, trong quá trình quản lý,
bảo tồn và phát huy Nhã nhạc, cần phải lưu ý xác định và giữ cho bằng
được những giá trị chân xác, để có cách thức tổ chức quản lý và bước đi
thích ứng, phù hợp. Nghĩa là không được làm biến đổi nét đặc thù của di
sả n . S ịt s a i lầ m v à m ấ t m á t v ề k in h tế c ó th ể là m lạ i, m u a lạ i, n h ư n g sa i
lầm và mất mát về di sản văn hóa, thiên nhiên là mất tất cả.

7. Để quản lý và làm tốt công tác bảo tồn phát huy Nhã nhạc cung
đình Huế, cần phải có sự thống nhất điều hành của một cấp quản lý hành
chính nhà nước theo hướng gắn kết vai trò của 3 nhà: Nhà quản lý - Nhà
khoa học - Nghệ nhân. Mối gắn kết ấy được đặt trong nhũng nguyên tắc
quan hệ logic - biện chứng giữa bảo tồn di sản với phát huy, phát triển
kinh tế, có giao lưu hội nhập.

8. Để làm tốt công tác bảo tồn và phát triển Nhã nhạc cung đình
Huế trong tương lai, cần phải tăng cường sự họp tác quốc tế về mọi mặt:
trao đổi chuyên viên, nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm, bồi
dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp v ụ ... và quan tâm mua sấm các thiết
bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng, nhũng công cụ hỗ trợ đắc lực cho
một sự nghiệp khoa học lớn lao.

Cùng với sự ra đời của Công ước bảo tồn giá trị Văn hóa phi vật
thể (công ước 2003) và sự kiện Nhã nhạc được công nhận Kiệt tác Văn
hóa Phi vật thể và Truyền khấu của nhân loại (11/2003), với những giá trị
nổi bật và các thành quả đã đạt được trong 10 năm qua, Nhã nhạc cung
đình Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được gìn giữ và bảo tồn một cách hiệu
quả, góp phần cùng với các loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác
khẳng định vị thế văn hóa của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

P.T.H

313
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

N H Ã N H Ạ C C U N G Đ ÌN H H U É
10 N Ă M M Ộ T C H Ặ N G Đ Ư Ờ N G (2003 - 2013)

Trương Văn H ả i*

Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế - thuộc Trung
tâm BTDT c ố đô Huế, là đon vị nghệ thuật có chức năng bảo tồn và phát
huy các loại hình nghệ thuật Cung đình Huế, bao gồm: Nhã Nhạc, Múa
cung đình, Tuồng cung đình và các Lễ hội truyền thống.

Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế là đơn vị nghệ
thuật cung đình duy nhất của cả nước kế thừa gần như liên tục những lổ
chức nghệ thuật cung đình của vương triều họ Nguyễn có lịch sử hình
thành và phát triển gần 400 năm (Cơ quan được thành lập sớm nhất là từ
năm 1613 với tên gọi là “Hòa Thanh Thự”, dưới thời chúa Nguyễn). Sau
Cách mạng tháng 8-1945, dòng họ Nguyễn Phước tộc vẫn nỗ lực duy trì
những gì còn lại của tổ chức Âm nhạc cung đình. Từ năm 1954 - 1975,
tổ chức có tên gọi là Đoàn Ba vũ nằm tại trường Quốc gia âm nhạc và
kịch nghệ Huể thuộc Phủ Quốc vụ khanh Văn hóa, Giáo dục của chính
quyền miền Nam cũ; từ năm 1975 -1989, được đổi tên thành Đoàn múa
hát truyền thống thuộc Sở VHTT Bình Trị Thiên; từ năm 1989, có tên
gọi là Đoàn Nghệ thuật Truyền thống Huế trực thuộc Sở VHTT Thừa
Thiên Huế (nay là Sở VH-TT-DL). Ngày 29 tháng 3 năm 2006, Nhà hát
Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế được thành lập trên cơ sở họp
nhất hai đơn vị nghệ thuật: Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình
Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế và Đoàn Nghệ thuật
Truyền thống Huế thuộc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế (nay là
Sở VH-TTDL). Quyết định thành lập số 867/QĐ-UBND, ngày
29/03/2006 của ủ y ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế.

* Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế

314
' r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đinh Huê, 10 năm nhìn lại

M ười năm bảo tồn và ph át huy Nhã nhạc cung đình H uế

 m n h ạ c cung đình Việt N am đã trải qua một quá trình hình


thành và phát triển gần 1.000 năm, kể từ triều Lý (1010-1225) đến triều
đại quân chủ cuối cùng là triều Nguyễn (1802-1945). Trong quá trình
ấy, Nhã nhạc tuy xuất hiện muộn hơn, dưới triều Hồ (1400-1407),
nhưng đã phát triển rực rỡ nhất dưới triều Nguyễn (1802 -1945). Với
môi trường diễn xướng là chốn cung đình, Nhã nhạc - một loại hình âm
nhạc tao nhã, thiêng liêng thường chỉ dùng để biểu diễn trong các dịp
đại lễ trang trọng của triều đình, những cuộc cúng tế thần linh và tồ
tiên, đã trở thành một loại hình âm nhạc cung đình không thể thiếu của
một triều đại.

Ngày 07/11/2003, Nhã nhạc được UNESSCO công nhận là Kiệt tác
Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại, Nhà hát Nghệ thuật
Truyền thống Cung đình Huế dưới sự chỉ đạo của Tỉnh Thừa Thiên Huế
và Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đố Huế đã tiến hành thực hiện một số
nhiệm vụ cụ thể như sau:

Công tác khảo sát và tư liệu hóa nhằm mục đích thu thập thông tin
và kiến thức liên quan về kiệt tác này. Những thông tin thu thập được sẽ
được lưu trữ dưới hình thức tư liệu hóa và được truyền đạt lại cho các thế
hệ tiếp sau. Trong các hoạt động này còn bao gồm việc tổ chức khảo sát
và phỏng vấn các nghệ nhân cao niên, thống kê các nghệ nhân và những
người có chuyên môn về Nhã nhạc hiện còn ở Huế. Tính đến nay, Nhà
hát đã nghiên cứu sưu tầm lập hồ sơ khoa học được một số bài bản Nhã
nhạc gồm:

- Hồ sơ Khoa học các bài bản “Ca Thài” trong tế Nam Giao.

- Hồ sơ Khoa học đại nhạc “Thái Bình c ổ Nhạc”.

- Hồ sơ khoa học Nhã nhạc “Bài bản Cung ai”

- Hồ sơ khoa học Nhã nhạc “Bài bản Tam Thiên”

- Đang tiến hành nghiên cứu hồ sơ khoa học cấp Tỉnh về “Dữ liệu
âm nhạc Cung Đinh Huế”

315
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Ngoài ra Nhà Hát đã nghiên cứu sưu tầm nhiều làn điệu, bài bản
âm nhạc trong các điệu múa cung đình và Tuồng Huế gồm:

- Hồ sơ Khoa học điệu múa cung đình “Tam quốc - Tây du” .

- Hồ sơ Khoa học điệu múa cung đình “Long hổ hội”.

- Hồ sơ Khoa học điệu múa cung đình “Lục cúng hoa đăng'’.

- Hồ sơ Khoa học hệ thống các bài bản “Nồi niêu” trong Tuồng
truyền thống.

Phục hồi và truyền dạy:

Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đã duy trì và bảo
tồn bền vững giá trị đích thực của Nhã nhạc, gồm các hoạt động nghiên
cứu phục hồi các nhạc cụ, trang phục biểu diễn và một số bài bản Nhã
nhạc đã bị lãng quên. Đặc biệt, trong thời gian qua nhóm nghiên cứu
thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế - Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đố Huế đã hoàn thành một số Hồ sơ khoa học như: Trình
thức Thài trong tế nam Giao, Thái Bình c ổ nhạc, Bài bản Nhã nhạc Tam
thiên, Bài bản Cung ai, Hệ thống Nhạc cụ Nhã nhạc; Điều tra và lập hồ
sơ về các nghệ nhân, nghệ sĩ tiêu biểu về Nhã nhạc ở Huế và các vùng
lân cận; Hồ sơ khoa học các điệu múa cung đình “Tam quốc - Tây du”,
“Long hổ hội”, “Lục cúng hoa đăng”; Hồ sơ Khoa học hệ thống các bài
bản “Nồi niêu” trong Tuồng Huế; Biên dịch, chuyển thể và dàn dựng vở
Tuồng cổ “Quần phương Hiến thụy” ; Hồ sơ khoa học “Mặt nạ tuồng
Huế”. Đang tiến hành nghiên cứu Hồ sơ khoa học cấp Tỉnh về “Dữ liệu
Âm nhạc cung đình Huế”.

Đây là những cơ sở để chúng ta khôi phục lại một số bài bản Nhã
nhạc, những điệu Múa cung đình, đã bị thất truyền hoặc tản mác trong
dân gian sau khi môi trường diễn xướng của nó bị mai một và mất đi.

- Nằm trong kế hoạch của TTBTDTCĐ Huế, Nhà Hát đã triển khai
phục hồi và truyền dạy gồm: M ở khóa đào tạo 2 năm cho các học viên trẻ
có năng khiếu hoặc xuất thân từ gia đình nghệ nhân truyền thống, cung
cấp lực lượng nhạc công Nhã nhạc trong tương lai có đủ kiến thức về vàn
hóa và kỹ năng nghề nghiệp; tổ chức định kỳ các lóp bồi dưỡng nâng cao
kỹ năng biểu diễn cho nhạc công Nhã nhạc trẻ.

316
> r
Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

- Đã tô chức nhiêu đợt tập huân cho tông cộng 180 lượt nhạc công
trẻ của Nhà hát NTTT Cung đình Huế nhằm rèn luyện bồi dưỡng kỳ năng
và chất lượng biểu diễn Nhã nhạc cho các nhạc công. Các đợt tập huấn
này đều do nghệ nhân Nhã nhạc có kinh nghiệm truyền dạy, và các nhạc
công là những người đă bổ túc lại phương pháp, kỹ năng biểu diễn, được
huấn luyện, uốn nắn các ngón nghề theo đúng quy chuẩn truyền thống
mà các nghệ nhân đang nắm giữ .

- Năm 2003, Nhà hát NTTT Cung đình Huế đã tiếp nhận lớp Cử
nhân Nhã nhạc đầu tiên do Trường Đại học Nghệ thuật Huế kết họp với
Nhật Bản tổ chức đào tạo.
- Thực hiện Công ước quốc tế về Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi vật
thể (gọi tắt là Công ước 2003) mà Việt Nam là một trong những quốc gia
đầu tiên phê chuẩn Công ước này, với sự giúp đỡ của UNESCO, Trung
tâm Bào tồn Di tích c ố đô Huế - đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện
dự án với sự tham gia của cộng đồng và sự phối hợp hồ trợ của các cơ
quan ban ngành và tổ chức liên quan thực hiện, đã tiến hành nhiều hoạt
động: khảo sát và tư liệu hóa; đào tạo và truyền dạy; quảng bá và phát
huy... Trong các hoạt động đó, công tác đào tạo nhạc công Nhã nhạc trẻ
và tập huấn nâng cao kỹ năng biểu diễn Nhã nhạc là một trong những
hoạt động nhằm xây dựng những nền tảng vững chắc cho việc nghiên
cứu, tư liệu hóa và truyền dạy các kỹ năng về Nhã nhạc cho thế hệ trẻ,
đồng thời nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản này ở các cấp
độ địa phương, quốc gia và quốc tế.

Nhiều học viên có năng khiếu xuất thân từ các gia đình nghệ nhân
truyền thống đã được tuyển chọn, đào tạo và truyền dạy để trở thành lực
lượng nhạc công Nhã nhạc trong tương lai có đủ kiến thức về văn hóa và
kỹ năng nghề nghiệp.

Khóa đào tạo được bắt đầu từ ngày 03/11/2005, với các chuyên
ngành đào tạo: đàn nguyệt, đàn tam, sáo, trống, đàn tỳ bà, đàn nhị và kèn.
Đây là một khóa đào tạo đặc biệt được đào tạo theo hình thức truyền
khẩu từ các nghệ nhân (truyền nghề, truyền ngón theo dạng một thầy,
một trò) và được dạy ký-xướng âm theo kiểu truyền thống (Họ, Xự,
Xàng, Xê, C ống...). Khóa đào tạo nhạc công Nhã nhạc này đã được các

317
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

giáo sư, nghệ nhân, nghệ sĩ có uy tín trực tiếp lên chương trình và giảng
dạy như: GS.TS Trần Văn Khê, GS.TS Tô Ngọc Thanh, PGS.TS Ha
Sâm, Nghệ nhân dân gian Trần Kích, Nghệ nhân Trần Thảo, Nh.à giáo
Nguyễn Đình Sáng (nguyên Hiệu trưởng Trường VHNT tỉnh TT-Huế),
Nhà Huế học Nguyễn Xuân H oa... cùng một số nghệ sĩ Nhã nhạc có tên
tuổi của Huế.

Vào tháng 7/2008, Trung tâm đã mời 2 chuyên gia về âm nhạc là


PGS.TS Oshio Satomi, giảng viên Đại học Miyagi-Nhật Bản và
TSKH.Phạm Lê Hòa, Hiệu trưởng Trưòttg Đại học Sư phạm N ghệ thuật
Trung ương Hà Nội đến Huế tham gia đánh giá chất lượng khóa đào tạo
Nhạc công Nhã nhạc. Tại đây, qua nghiên cứu các giáo trình đào tạo, tiếp
cận với các nhạc công, giáo viên giảng dạy và các nhà quản lý, 2 chuyên
gia đánh giá rất cao về chất lượng khóa đào tạo từ nội dung, khung
chương trình đến phương pháp giảng dạy, hoàn toàn phù hợp với mục
tiêu đào tạo nhạc công chuyên nghiệp, điều kiện học tập cũng như các
chế độ trợ cấp rất tốt. Các môn học lý thuyết cung cấp các kiến thức cơ
bản về lịch sử âm nhạc truyền thống; các môn thực hành giúp các nhạc
công có được kỹ năng, phương pháp biểu diễn phù hợp và tôn trọng
truyền thống âm nhạc của Nhã nhạc; các chuyên đề đặc biệt giới thiệu về
Lịch sử văn hóa Huế, Âm nhạc truyền thống Huế, Âm nhạc truyền thống
Nhật Bản, giúp các em hiểu rõ thêm về lịch sử, văn hóa, âm nhạc truyền
thống Việt Nam và âm nhạc nước ngoài.
Để bảo tồn và phát huy các giá trị về Nhã nhạc truyền thống trong
xã hội hiện đại, các chuyên gia đề nghị khóa học đào tạo nhạc công Nhã
nhạc trẻ nên được duy trì liên tục trên cơ sở đào tạo phù hợp; tiếp tục đào
tạo nâng cao về kiến thức âm nhạc truyền thống, phương pháp biểu diễn
Nhã nhạc cho các nhạc công chuyên nghiệp để đáp ứng các đòi hỏi hiện
tại và xây dựng đội ngũ kế nghiệp truyền thống Nhã nhạc trong tương lai.

Q uảng b á và p h át huy: Bên cạnh việc đào tạo, truyền dạy kiến
thức về Nhã nhạc, công tác quảng bá và phát huy giá trị di sản N hã nhạc
cung đình Huế cũng được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức trong công
chúng về các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể quý báu này. Đây là
hoạt động được triển khai mạnh nhất nhằm tiếp tục nâng cao vị thế của
Nhã nhạc. Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế thuộc Trung tâm

318
> ĩ
Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 num nhìn lại

BTDTCĐ Huế đã tổ chức nhiều đợt biểu diễn Nhã nhạc tại Hà Nội,
Thành phố Hồ Chính Minh và nhiều tỉnh thành trong nước nhân dịp các
sự kiện lớn của quốc gia và địa phương; tham gia các festival và chương
trình giao lưu nghệ thuật tại một số quốc gia châu Âu (như Pháp, Bỉ,
Thụy Sĩ, Italia, Tây Ban Nha, Cộng Hòa Áo, CHLB Đức...) và châu Á
(Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào...). Tiêu biểu là Đoàn Nhã nhạc
Cung đình Huế đã tháp tùng cùng với Phái đoàn cấp cao Nguyên thủ
quốc gia Việt Nam do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dẫn đầu sang
thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 25-29/11/2007 theo lời mời của
Nhật Hoàng. Tại đây Đoàn Nhã nhạc đã biểu diễn trong Hoàng cung,
phục vụ cho Nhật Hoàng, Hoàng Hậu, cùng toàn thể hoàng thân quốc
thích Nhật Bản. Chương trình Nhã nhạc đã để lại ấn tuợng tốt đẹp đối với
đất nước bạn, được Nhật Hoàng, Hoàng Hậu và hoàng thân quốc thích
hết lời khen ngợi.

Đặc biệt, tháng 6/2012, Nhã nhạc đã được đưa vào tham dự Liên
hoan Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam đạt 01 huy chương
Vàng và 01 huy chương Bạc.
M ột
• số định
• hướng bảo tồn Nhã nhạc
CJ • - Â m nhạc
• cung
o đình Việt

Nam
Đê tiếp tục duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được trong
công tác bào tồn giá trị di sản Nhã nhạc trên quy mô lớn hơn, nghiên cứu
sâu rộng hơn và mang tình bền vững hơn, chúng tôi xin đề nghị:
1. Tổ chức thành lập Hội đồng thẩm định tư liệu các bài bản, làn
điệu Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Huế trong dân gian còn bao nhiêu,
đế bổ sung và cập nhật không ngừng cho các chương trình biểu diễn cùa
Nhã nhạc.

2. Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học về giá trị lịch sừ và
nghệ thuật biểu diễn, các hình thức diễn tấu theo phong cách cung đình.

3. Mở rộng nghiên cứu về các lễ hội cung đình của Triều Nguyễn
để chọn lọc phục hồi trong các dịp Festival Huế, tạo không gian và môi
trường diễn xướng thường xuyên cho Nhã nhạc.

4. Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Phi vật thể vùng Huế
để tập trung được các nguồn lực trong tỉnh, nguồn đầu tư của chính phủ

319
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

và nguồn tài trợ của cộng đồng quốc tế cho công cuộc bảo tồn gìn giữ và
phát huy di sản văn hóa phi vật thể vùng Huế.
5. Tiếp tục đào tạo nhạc công Nhã nhạc để tạo nguồn nhân lực kế
cận.
6. Tiếp tục quảng bá Nhã nhạc trong và ngoài nước, nhàm bảo tồn
và phát huy những giá trị của loại hình nghệ thuật cung đình.

7. Có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân đã có công gìn giữ
Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam.
Thay lời kết: Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ là vốn quý của
dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản vô giá của loài người. Với những giá
trị nổi bật, Nhã nhạc cung đình Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được giữ gìn và
bảo tồn một cách hiệu quả, góp phần cùng với các loại hình di sản văn
hóa và thiên nhiên thế giới ờ Việt Nam khẳng định vị thế của một dân
tộc, một quốc gia giàu truyền thống văn hóa trong khu vực và thế giới.

T .V .H

320
^ r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

Đ Ẻ N H Ã N H Ạ C C U N G Đ Ì N H H U É H Ò I S IN H

Trần Đ ạ i D ũ n g

Năm 1993, Quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế được UNESCO
ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới. Cùng đồng hành với di sản
vật thể, Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn - Âm nhạc cung đình Việt
Nam - là bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa nói chung và
âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng, là hạt nhân của bộ phận âm
nhạc bác học cổ điển, càng có điều kiện phát triển. Loại hình âm nhạc
này đã đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XIX.

Dưới thòi quân chủ ở Việt Nam, Nhã nhạc được xem là âm nhạc
chính thống của một quốc gia, của chính quyền nhà nước và đã trở thành
điển chế văn hóa của các triều đại. Cùng với sự sụp đổ của chế độ quân
chủ, Nhã nhạc không còn môi trường diễn xướng, không đảm nhiệm vai
trò là một thiết chế lễ nghi trong đời sống xã hội, không bị ràng buộc bởi
những định chế của triều đại như trước, vì vậy loại hình âm nhạc này
cũng dần bị mai một và nhiều loại nhạc khí, bài bản Nhã nhạc đã “biển
mất” hoặc còn sót lại đâu đó trong một số đoàn nghệ thuật của tỉnh, hoặc
rải rác trong lòng của các cụ nghệ nhân, của những gia đình có truyền
thống nhã nhạc lâu đời ở Huế như: Gia đình cố NSUT Trần Kích; gia
đình nghệ nhân Nguyễn Kế; gia đình nghệ nhân Lữ Hữu Thi và một số
nghệ nhân các huyện thị xung quanh Thành phố Huế, một số tỉnh lân cận.

1. Nhã nhạc cung đình Huế hồi sinh.

Khởi nguồn cho sự hồi sinh và thăng hoa của Nhã nhạc hôm nay,
đó là Quần thể di tích kiến trúc c ố đô Huế được UNESCO ghi vào Danh
mục Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là cơ sở pháp lý cho lãnh đạo Trung

* NSƯT, Phó giám đốc N hà hát NTTTCĐ Huế

321
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

tâm BTDT c ố đô Huế phục hồi lại Nhã nhạc. Người khời đầu là òng
Giám đốc Thái Công Nguyên, ông đã có tầm nhìn xa và rộng lớn. Mỗi
khi gặp chúng tôi và những người nghệ sĩ tâm huyết, lời đầu tiên òng
nhắc đến là: làm sao để “Nhã nhạc cung đình, Múa hát cung đình, Tuồng
cung đình và các lễ hội” được sống mãi với thời gian, làm thấm ướt rêu
phong, khơi vọng hồn từ đền đài cung điện, lăng tẩm và thành quách. Để
một mai, nghệ thuật cung đình Huế sẽ được công chúng trong nước và
quốc tế đón nhận, ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại. Từ những khát khao và suy nghĩ đó, việc đầu tiên ông cùng
lãnh đạo Trung tâm phải làm đó là: xây dựng phục hồi lại các thiết chế
văn hóa cung đình như: Nhà hát Duyệt Thị Đường, nhà hát Minh Khiêm
Đường, đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc... Song hành với việc phục hồi các
thiết chế văn hóa cung đình, năm 1993 Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô
Huế quyết định thành lập đội Nhã nhạc cung đình Huế gồm 16 nghệ
nhân, do nhạc sĩ Nguyễn Văn Linh phụ trách chung, cố nghệ nhân NSƯT
Trần Kích, cố nghệ nhân Nguyễn KÌ chịu trách nhiệm hệ thống lại các
bài bản, cách diễn tấu và tập luyện cho đội Nhã nhạc. Bước đầu, gặp
không ít khó khăn trong tổ chức dàn Nhã nhạc diễn tấu, phục vụ khách
du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan Đại nội, vì biên chế dàn
Nhã nhạc không ổn định về con người và nhạc khí. Mặc dầu chỉ có 16
nhạc công thay qua đổi lại để thể hiện cả Đại nhạc lẫn Tiểu nhạc, nhưng
ít nhiều đã mang lại những kết quả khả quan, được sự đánh giá cao của
các nhà nghiên cứu, của cộng đồng dân yêu âm nhạc cổ truyền Huế, của
cộng đồng người du lịch đến với Huế. Hơn thế nữa là sự thừa nhận của
các cấp chính quyền, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho TTBTDT c ố đô
Huế xây dựng và phục hồi lại Nhã nhạc cung đình Huế. Năm 1994 Nhà
hát nghệ thuật cung đình Huế thuộc TTBTDT c ố đô Huế được thành lập,
có chức năng nhiệm vụ: bảo tồn phát huy Nhã nhạc. Bên cạnh đó. Múa
hát cung đình, Tuồng cung đình, các lễ hội cung đình, được manh nha
khôi phục một cách bài bản. Đây là niềm vui vô tận, là điểm nhấn tuyệt
vời của những ca công, vũ công, nhạc công mới bước chân vào nghề. Họ
may mắn được những nghệ nhân -“báu vật nhân văn sống”, đang khát
khao gieo thả vào tâm hồn họ những “hạt mầm tuyệt tác xưa” tưởng như
đã mất. Từ đó, Nhã nhạc đã nối lại mạch nguồn.

322
^ r _
Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

Việc bảo tồn, quảng bá và phát huy Nhã nhạc một cách bền vững
không phải là công việc neày một ngày hai, mà đòi hỏi sự nỗ lực quan
tâm hỗ trợ về nhiều mặt của lãnh đạo các cấp, các ngành, các nhà nghiên
cứu, các nghệ nhân. Đặc biệt là sự tự chủ động sáng tạo, vươn lên của
lãnh đạo, ca công, vũ công, nhạc công nhà hát. v ấ n đề cấp thiết trong
thời điểm này là làm thế nào để sưu tầm, truyền dạy cho ca công, vũ
công, nhạc công có thêm bài bản cổ, thiết kế được nhiều chương trình
biểu diễn chất lượng cao, nhằm quãng bá và thu hút đông đảo công
chúng trong nước, du khách quốc tế đến với Nhã nhạc cung đình Huế.

Để thực hiện thành công mục tiêu đó, từ năm 1994 - 2003, dưới sự
lãnh đạo đúng hướng của Đảng bộ, ban Giám đốc Trung tâm BTDT c ố đô
Huế, lãnh đạo Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế cùng toàn
thể cán bộ, viên chức, nhạc công, diễn viên đã tập trung mọi nguồn lực, trí
tuệ, sưu tầm, phục hồi lại một số bài bản cổ trong hệ thống dàn Đại nhạc
và dàn Tiểu nhạc, hệ thống diễn xướng, múa hát các ca chương trong các
lễ tế của triều đình như: lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã T ắc... Bên cạnh đó, một
số điệu múa quan trọng trong hệ thống Múa hát cung đình: Vũ phiến, Lân
mẫu xuất lân nhi, Trình tường tập khánh, Long hổ hội, Lục cúng hoa
đủng... cùng một số trích đoạn Tuồng cung đình cũng dần dần được phục
hồi và đưa vào chương trình biếu diễn. Qua đó, chúng ta như thấy được
một bức tranh sinh động của những con người lao động nghệ thuật, không
quản khó nhọc với thời gian, họ đã làm sống lại một nền di sản.

Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc cung đình Huế của Việt Nam được
UNESCO ghi tên vào danh mục “Kiệt tác Văn hóa Phi vật thể và Truyền
khẩu của nhân loại” . Đây là thời khắc vàng son, là dấu mốc quan trọng,
là bước đột phá chuyển mình của những con người, những trí tuệ tâm
huyết, thực hiện chiến lược phục hồi bảo tồn và phát huy Nhã nhạc cung
đình Huế. Việc Nhã nhạc được vinh danh, cùng đồng nghĩa, đồng hành
vào sự đóng góp phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ của xã hội.

Đó là: Sau khi được ghi tên vào danh mục “Kiệt tác Di sản Phi vật
thể và Truyền khẩu của nhân loại”, Nhã nhạc đã được sự chú ý quan tâm
hơn về nhiều mặt của cộng đồng yêu âm nhạc cổ truyền, của các tổ chức
trong nước và thế gới. Qua 10 năm hoạt động biểu diễn của nhà hát Nghệ

323
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

thuật Truyền thống Cung đình Huế, thực tiễn cho ta thấy: Lượng khách
du lịch trong nước cũng như khách quốc tế đến với Nhã nhạc ngày càng
cao, năm sau cao hơn năm trước. Đời sống của nghệ sĩ được nâng cao,
dịch vụ, dân cư bên hành lang Di sản đều được hường lợi. Đề án về bảo
tồn, phục hồi và phát huy Nhã nhạc cũng được UNESCO chấp thuận tài
trợ từ Quỹ ủy thác Nhật Bản, cùng với nguồn đối ứng của Việt Nam.
Trung Tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế là đơn vị được giao trách nhiệm
thực hiện dự án. Bên cạnh đó, các cuộc hội thảo về nghiên cứu bảo tồn,
quảng bá phát huy Nhã nhạc đã diễn ra một cách sinh động, với sự cống
hiến của những nhà nhiên cứu, nhà khoa học nổi tiếng trong nước và thế
gới, như Giáo sư Trần Văn Khê, Giáo sư Tô Ngọc Thanh, các Giáo sư
Nhật bản...). Nội dung các cuộc hội thào chủ yếu xoáy sâu vào những
vần đề then chốt như: bảo tồn báu vật nhân văn sống; sưu tầm khôi phục
các bài bản cổ; các công trình nghiên cứu khoa học; truyền ngón truyền
nghề; đào tạo nhạc công kế nghiệp, quảng bá và phát huy N hã nhạc.. .Với
mục đích cuối cùng, làm thế nào để bảo tồn phát huy giá trị Nhã nhạc
một cách bền vững, thực hiện đúng Công ước quốc té về bảo tồn Di sản
Văn hóa phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003).

2. Quảng bá, phát huy Nhã nhạc tốt tức là bảo tồn di sản tốt.

Cùng song hành với các công trình nghiên cứu khoa học, sưu tầm
phục hồi bài bản cổ, đào tạo và truyền nghề... chức năng quảng bá và
phát huy Nhã nhạc là một nội dung quan trọng không thể thiếu. Quảng bá
và phát huy là phương tiện duy nhất, chù yếu nhất để đưa thông tin của
Nhã nhạc đến với công chúng trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao
nhận thức và sự hiểu biết một cách chân xác nhất về Nhã nhạc cung đình
Huế là “Kiệt tác Di sản Phi vật thể Đại diện của nhân loại”. Đồng thời
việc quảng bá và phát huy cũng nâng cao vị thể Nhã nhạc trong môi
trường phát triển và hội nhập quốc tế. Vói những mục tiêu đó, 10 năm
qua (2003- 2013), Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống cung đình Huế,
thuộc trung tâm BTDT c ố đô Huế, đã thực hiện nhiều chương trình,
nhiều hình thức quảng bá và phát huy nhã nhạc bằng nhiều phương tiện
khác nhau như: xây dựng vvebtise: nhanhac.com.vn quảng bá toàn cầu;
qua các kênh báo chí trong nước và quốc tế; xây dựng nhiều chương trình
biêu diễn, phim tư liệu về Nhã nhạc, quảne bá thông qua các kênh đài

324
> r

Bảo tôn Nhã nhạc cung dinh Huê, 10 năm nhìn lại

phát thanh truyền hình của địa phương và trung ương như: TRT, VTV
Huế, VTV1, VTV3, VTV4... Nhà hát Nghệ thuật TTCĐ Huế đã kết hợp
với nhà xuất bản âm nhạc Việt Nam sản xuất một đĩa DVD Nhã nhạc và
Vũ khúc cung đình Huế, DVD Nhã nhạc đã và đang phát hành trong
nước và quốc tế. Năm 2008, Bộ Thông tin- Truyền thông đã phối hợp với
Trung tâm BTDTCĐ Huế phát hành bộ tem Nhã nhạc cung đình Huế
gồm 3 mẫu và một tem khối giới thiệu tổng quan về hình ảnh nhạc khí, Y
phục, không gian diễn xướng của dàn Tiểu nhạc, dàn Đại nhạc và vũ
khúc Lục cúng hoa đủng.

Ngoài ra, nhà hát đã tổ chức biểu diễn thường xuyên tại Duyệt Thị
Đường và các trung tâm văn hóa du lịch trong tinh, phục vụ du khách
trong nước và quốc tế đến tham quan và làm việc tại thành phố Huế.
Bình quân lượt người thưởng thức Nhã nhạc khoảng 15 ngàn người trên
một năm. Đặc biệt Nhã nhạc đã tham gia đóng góp vào sự thành công
của các kỳ festival Huế từ 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012 với nhiều
chương trình nghệ thuật, lễ hội đặc sắc, tạo cho công chúng một sự bất
ngờ và và ngưỡng mộ. Đó là: “chương trình Âm sắc cung đình; Đêm
Hoàng Cung; Huyền thoại sông Hương; Hành trình mờ cõi; Thiên hạ
Thái bình; lễ tế Xã tắc; lễ tế Nam G iao...” Ngoài việc biểu diễn phục vụ
khách du lịch và các lễ hội, Nhà hát đã tổ chức đưa Nhã nhạc về cơ sở,
phục vụ nhân dân vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, biểu diễn
giới thiệu Nhã nhạc trong các học đường,... tổ chức cho các em thiéu
niên nhi đồng xem biểu diễn Nhã nhạc tại điện Thái Hòa, Thế Miếu - Đại
Nội Huế... Song song với việc biểu diễn quảng bá và phát huy Nhã nhạc
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Nhà hát NTTT cung đình Huế đã biểu
diễn Nhã nhạc, Múa hát cung đình, Tuồng cung đình phục vụ tại các lễ
hội, các cuộc hội thảo về di sản, các ngày lễ lớn trọng đại của đất nước
do các tỉnh thành trong nước tổ chức như: Thủ đô Hà Nội, thành phố
Quảng Ninh, Thanh Hóa, Phố cổ Hội An, Quảng Nam, Đà Nằng, Bình
Định, Khánh Hòa; thành phổ Hồ Chí M inh...
Để giới thiệu Di sản văn hóa Việt Nam đến với công chúng thế
giới, từ năm 2003- 2013, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình
Huế đã đưa các chương trình Nhã nhạc, Múa hát cung đình Huế, đại diện
cho di sản văn hóa phi vật thể của Việt nam, sang biểu diễn cống hiến,
giao lưu với các nước bạn trong dịp các lễ hội, các cuộc hội thảo về Di

325
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

sản như : Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Cộng hòa Pháp, Vương quốc
Bỉ, Cộng hòa liên bang Nga, Italia, Tây Ban Nha, Cộng hòa Á o... Đặc
biệt, cuối năm 2007, Nhã nhạc đã vinh dự cùng tháp tùng đoàn lãnh đạo
cấp cao của nhà nước, do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dẫn đầu
sang thăm và làm việc tại Nhật Bản, theo lời mời của Nhật Hoàng. Buổi
biểu diễn Nhã nhạc đã để lại ấn tượng tốt đẹp và sự ngưỡng mộ cua nhà
Vua, Hoàng hậu cùng toàn thể Hoàng thân quốc thích của đất nươc mặt
trời mọc.

Tóm lại, trong 10 năm qua, Nhà nhạc cung dinh Huế vừa đưprc bào
tồn, quảng bá và phát huy một cách mạnh mẽ trên mọi phương diện, quy
mô, chất lượng, vị thế ngày càng được nâng cao. Nhã nhạc đã trỏ thành
một thương hiệu lớn trong tâm hồn nhân loại, góp phần vào sự phat triển
văn hóa, kinh tế xã hội của tỉnh nhà, nâng cao vị thế, hình ảnh tuơi đẹp
của con người và đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

3. M ột số ỷ kiến về bảo tồn, quảng bá và phát huy Nhã nhạc.

Để tiếp phát triển nâng cao hơn nữa những thành tựu đạ: được
trong công tác bảo tồn, quảng bá và phát huy Nhã nhạc, Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế - Nhà hát Nhệ thuật Truyền thống Cung đìah Huế
cần thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Tăng cường hom nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên
môn nghiệp vụ cao, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và ứn£ dụng,
quản lý và điều hành nghệ thuật, đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn và plát huy
Nhã nhạc trong giai đoạn đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, giới thiệt, minh
họa về giá trị Nhã nhạc cung đình Huế trong hệ thống các trườig học,
nhàm giáo dục nâng cao nhận thức của đối tượng thanh thiếu niêr về giá
trị Di sảíi phi vật thể của tổ tiên và ông cha ta để lại, góp một ptần nhỏ
trong việc triển khai khẩu hiệu "Di sản nằm trong tay thế hệ t ẻ ” của
UNESCO.

3. Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các bài bản trcng dàn
Đại nhạc, dàn Tiểu nhạc, các hệ thống ca chương, diễn xướng trong các
nghi lễ, lễ hội cung đình, nhằm tăng cường thêm các bài bản trcng các

326
A r

Bảo tôn Nhã nliạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

chương trình biếu diễn, tạo thêm không gian, môi trường diễn xướníĩ cho
Nhã nhạc.

4. Bên cạnh việc sưu tầm các bài bản, hệ thống các ca chương và
các lễ hội, thì công tác nghiên cứu và phục chế nhạc khí, phục hồi lại một
số tổ chức, biên chế của các giàn Nhã nhạc như: dàn bát âm, dàn nhạc
huyền trong các lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã Tắc... nhàm tạo thêm sự bề thế,
sang trọng và uy nghiêm của Nhã nhạc cung đình Huế xưa và nay. Đây là
một công việc hết sức quan trọng và cấp thiết trong vấn đề bảo tồn và
phát huy Nhã nhạc cung đình Huế.

5. Tăng cường giáo dục về tư tường chính trị, đạo đức lối sống, tình
yêu và sự tôn trọng đối với Nhã nhạc, kỹ năng diễn tấu, thái độ phục vụ
cho lực lượng nhạc công, vũ công. Vì họ là những con người trực tiếp
truyền tài giá trị Nhã nhạc, nếp sống văn hóa cung đình, nếp sống văn
hóa của con người và đất nước Việt nam đến với công chúng trên khắp
thế giới.

6. Hiện nay, đời sống vật chất cùa nghệ sĩ còn nhiều khó khăn, với
đồng lương ít ỏi không đủ chi phí cho sinh hoạt gia đình, họ phải chân
trong chân ngoài để cải thiện đời sống gia đình, đồng thời để sống với
nghề. Vì vậy, không tránh khỏi những xao lãng, rủi ro khi hành nghề,
làm ảnh hường đến công tác bảo tồn và phát huy Nhã nhạc. Chúng tôi
thiết nghĩ, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa về chế độ đãi ngộ đối với
nghệ nhân, nghệ sĩ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sổng, tạo điều kiện
để họ được cống hiến nghề nghiệp ngày càng chất lượng hơn.

T.Đ.D

327
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

N G H Ệ N H Â N , N G H Ệ s ĩ TIÊU B IỂ U C Ủ A N H Ã N H Ạ C ,
M Ú A C U N G Đ ÌN H V À T U Ò N G C U N G Đ ÌN H H U É
Phan Thi• B ach
• H a• c

Sau năm 1975, đất nước được hoàn toàn giải phóng, đặc biệt từ
những năm sau công cuộc đổi mới của đất nước, Chính phủ, Bộ Văn hóa
Thông tin và lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương,
quyết định để bảo tồn các loại hình nghệ thuật cung đình. Trong Quyết
định 105/TTg ngày 12-2-1996,Thủ tướng Chính phủ phê duyệt D ự án
Quv hoạch Bảo tồn và phát huy giả trị di tích cố đô Huế 1996 - 2010, thì
một trong những mục tiêu bảo tồn được xác định là: bảo tồn di sản văn
hóa phi vật thể cung đình Huế, trong đó được khẳng định là Nhạc cung
đình, Múa cung đình, Tuồng cung đình và Lễ hội cung đình. Từ năm
1994, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế thuộc Trung tâm
Bảo tồn Di tích c ố đô Huế ra đời, chuẩn bị cơ sở, vật chất phục vụ cho
công tác bảo tồn Âm nhạc cung đình Huế. Để đảm bảo có không gian
diễn xướng tương ứng theo lịch sử, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế
đã triển khai tu bổ các công trình như: Duyệt Thị Đường, M inh Khiêm
Đường, Đàn Nam Giao, Thế Miếu... Bên cạnh đó, đã tổ chức nhièu
chương trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến Âm nhạc cung đình Huể.
Tháng 3/1994, UNESCO đã phối họp với Bộ Văn hóa Thông tin,
UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huể đã
tổ chức Hội nghị quốc tế về bảo vệ và giữ gìn phục hồi văn hóa phi vật
thể vùng Huế.
Tiếp theo là các dự án đào tạo được Bộ Văn hóa Thông tin, các
Quỹ của UNESCO, Chính phủ Nhật Bản... tài trợ cho các lóp nhạc công,
diễn viên ca múa cung đình.
Trong công cuộc bảo tồn di sản phi vật thể tại Trung tâm Bảo tồn
Di tích Cố đô Huế nói chung và Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung

* N SN D , Phó giám đốc Nhà hát NTTTCĐ Huế

328
\ r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

đình Huế nói riêng, việc nghiên cứu và lập hồ sơ khoa học nhằm phục
hồi những loại hình Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế như: Nhã
nhạc, Tuồng, Ca múa cung đình, các Lễ hội truyền thống, để làm cơ sở
lưu trữ khoa học và tiến hành phục hồi dàn dựng góp phần bảo vệ giá trị
Di sản văn hóa của nhân loại. Việc bảo tồn văn hóa phi vật thể không
phải dựa vào trí tuệ của một cá nhân, một tập thể, cũng không phải là
công việc một sớm một chiều mà phải có nỗ lực của các nhà khoa học,
các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà quản lý và của cả cộng đồng.

Cho đến hôm nay, với sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước, Nhã nhạc, Tuồng, Múa cung đình, và các Lễ hội truyền thống là tài
sản văn hóa tinh thần quý giá của dân tộc Việt Nam đã phần nào khôi
phục lại diện mạo với một số các thành quả đáng khích lệ.

Được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc và Hội đồng khoa học
của Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế, Nhà hát Nghệ thuật Truyền
thống Cung đình Huế đã nghiên cứu, khai thác và thực hiện nhiều hồ sơ
khoa học như “Các bài bản nồi niêu” sử dụng trong Tuồng Huế; “Tam
quốc Tây du” , “Long hổ hội”, “Lục cúng hoa đăng” trong hệ thống múa
Cung đình; “Hồ sơ khoa học về Thái Bình c ổ nhạc”, “Hồ sơ khoa học về
trình thức và các bài bản Ca thài trong nghi lễ Tế Nam Giao, Te Xã Tắc” ;
“Hồ sơ khoa học về bài bản Tam thiên”; “Xây dựng hồ sơ về mặt nạ
Tuồng” và đặc biệt là “Hồ sơ khoa học về điều tra và lập danh mục Hồ sơ
khoa học các nghệ nhân, nghệ sĩ tiêu biểu về Nhã nhạc, Tuồng, Múa
cung đình ở Huế và các vùng phụ cận”. Việc tiếp cận các nghệ nhân,
nghệ sĩ là những nhân chứng sống hiểu biết về Âm nhạc, Tuồng, Múa
cung đình đế tiến hành thu băng, chụp hình, quay phim những kỹ thuật
trình tấu mà họ trình bày là một điều rất cần thiết và cấp bách, trên cơ sở
đó để nghiên cứu sưu tập tư liệu tạo nên cơ sở khoa học nhàm dàn dựng
các chương trình với mục tiêu bảo tồn, phục hồi và phát huy các giá trị
văn hóa phi vật thể. Do vậy, thiết lập hồ sơ “Khảo cứu và lập hồ sơ khoa
học về các nghệ nhân, nghệ sĩ Nhã nhạc, Tuồng và Múa cung đình” là
một việc làm có ý nghĩa để các nghệ nhân, nghệ sĩ có điều kiện dồn hết
tâm sức truyền nghề lại cho các thế hệ kế tiếp.

Huế là chiếc nôi nuôi dưỡng của nghệ thuật truyền thống cung đình,
nhưng có một thời gian bị lãng quên. Các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ vì kế

329
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

sinh nhai nên đã đi lập nghiệp ở nhiều nơi khác trên toàn quốc và cả nước
ngoài. Có nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ lớn tuổi đã lần lưọt ra đi. Nhưng Nhà
hát được biết còn rất nhiều điệu múa cung đình, nhiều bài bản Nhã nhạc và
hàng trăm kịch bản Tuồng chưa được khai thác và dàn dựng. Khi Nha hát
tiến hành lập hồ sơ này, nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ đã tâm sự rất là chân tình
rằng: “Các em cố gắng học hỏi để giữ gìn vốn quý của cha ông, kẻo mai
này khi sức khỏe các cô thầy bị hạn chế thì không thể truyền đạt nổi”.

Hĩnh ảnh một số n<ịhệ nhãn, nghệ s ĩ tiêu biểu

Cố NSUT Trần Kích NN Châu Đinh Khóa NN Lữ Hữu Thi CỐ N SU TLaC háu

NN Hồ Đăng Châu NN Nguyễn Đình Vân NN Trần Tháo NN Nguvễn Tấn Hồng

Thật thế, sân khấu cung đình mang rất nhiều nét tinh tế, sâu sắc. Nó
là nền văn hóa lâu đời mà dân tộc ta đã tích lũy, cha ông chúng ta đã để
lại một nền nghệ thuật thật đồ sộ và đặc sắc, đòi hỏi chúng ta pầải bảo
tồn theo hướng tích cực, làm thế nào để nó có thể sống mãi trorg lòng
người, không phải chỉ tồn tại trong một văn bản hay trong bảo tàng, mà
có thể truyền tải đến công chúng và được công chúng đón nhận Muốn
được như vậy, thì trước tiên chúng ta phải có đội ngũ nghệ sĩ tre để kế
cận được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản. Đào tạo nghệ sĩ sân khẩu cung

330
* r
Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

đình là một vân đê cân thiêt hiện nay, bởi loại hình này đã bị nhiêu loại
hình nghệ thuật khác như: điện ảnh, ca múa nhạc hiện đại, phim ảnh,
băng hình... lấn át. Trong khi đó, những giá trị nghệ thuật truyền thống đã
dần mai một và bị lãng quên. Do đó, nếu chúng ta có được những nghệ
nhân, nghệ sĩ biết truyền tải những giá trị đích thực của nghệ thuật truyền
thống cung đình thì chúng ta đã đem được những cảm xúc thẩm mỹ mà
nghệ thuật cung đình vốn có, tạo môi trường diễn xướng kế thừa để
những ‘‘Nghệ sĩ tương lai” có cơ hội tiếp cận và thể hiện.
r o

Hình ảnh một sô nghệ nhân, nghệ s ĩ tiêu biêu

NN Phạm Bá Diện NN Tô Văn Phùng NN La Nguyên NSƯT Hồ Văn Long


Trong quá trình điền dã để nghiên cứu, sưu tầm tìm hiểu về những
nghệ nhân, nghệ sĩ của các loại hình nghệ thuật Nhã nhạc, Tuồng và Ca
múa cung đình, Nhà Hát nhận thấy những gì còn lại của các loại hình này
vẫn còn được bảo lưu một cách đầy đủ với những bí quyết nghệ thuật của
các nghệ nhân, nghệ sĩ, thậm chí là cả những hệ thống bài bản, tư liệu.
Mỗi nghệ nhân đều có những kinh nghiệm và kỹ năng trình tấu điêu
luyện, và cũng chính những người này là những “di sản sống” có khả
năng nám giữ những giá trị di sản văn hóa của dân tộc đang có nguy cơ
bị mai một.

331
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Hiện nay, các tài liệu liên quan đến giá trị của các loại hình nghệ
thuật cung đình không còn nhiều, nên muốn bảo tồn và khôi phục lại các
loại hình này, các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa vào các nghệ nhân, nghệ
sĩ, là những nhân chứng sống để tìm ra các giá trị đích thực mà loại hình
này vốn có.

Nhã nhạc, Tuồng và Ca múa cung đình là loại hình nghệ thuật
mang tính bác học cao. Do đó, những người nghệ nhân, nghệ sĩ được
Nhà hát NTTTCĐ Huế đưa vào hồ sơ, là những người có trình độ nghề
nghiệp điêu luyện. Ở họ, ngoài năng khiếu bẩm sinh, lại có một quá trình
hành nghề kinh nghiệm lâu dài, có thái độ giữ gìn nghiêm túc với nghề
nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu thực hiện hồ sơ này, Nhà hát vẫn áp
dụng phương pháp truyền nghề, truyền ngón, truyền khẩu làm cơ sở để
các nghệ nhân, nghệ sĩ có điều kiện trao truyền lại nghề nghiệp một cách
kinh điển theo kỹ năng, kinh nghiệm và suy nghĩ cùa họ...

Các nghệ nhân, nghệ sĩ có kinh nghiệm giảng dạy nghệ thuật
truyền thống cung đình theo cách của họ, có người còn có cả quá trình
nghiên cứu phương pháp giảng dạy mang tính khoa học đã được tích lũy
trong một thời gian dài làm nghệ sĩ của mình, có thể phân tích được tính
tương đồng và dị biệt của bộ môn nghệ thuật truyền thống cung đình, là
những tấm gương mà các em có thể học tập và noi theo để trở thành
những người nghệ sĩ giỏi và kế nghiệp.

Từ khi bắt tay vào khôi phục lại các giá trị của nghệ thuật truyền
thống cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã liên tục
mời các nghệ nhân, nghệ sĩ có tên tuổi để truyền dạy. Trong gần 20 năm
qua, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đã đào tạo được
một số diễn viên trẻ kế cận với các loại hình nghệ thuật như: Nhã nhạc,
Múa cung đình và Tuồng Huế. Các em đã được học hỏi rất nhiều từ các
thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đi trước, về ngón nghề, về phong cách biểu diễn
nghệ thuật truvền thống cung đình Huế; một số đã tham gia các kỳ hội thi, hội
diễn đạt được những thành tích và kết quả đáng khích lệ...

Đề xuất:

1 .Nhà hát Duyệt Thị Đường là nơi để các nghệ nhân, nghệ sĩ hiểu
diễn và làm sống lại môi trường diễn xướng cho các loại hình nghệ thuật

332
' r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

cung đình bao gồm Nhã nhạc, Tuồng và Ca múa cung đình. Tuy vậy,
những nghệ nhân tâm huyết với công việc trao truyền nghề nghiệp cho
thế hệ kế cận đang ngày một lớn tuổi, nên khó có thể gánh vác công việc
này dài hơn. Vì vậy, Nhà hát NTTTCĐ Huế mong muốn lãnh đạo các
cấp, cần đầu tư và tạo ra một chính sách đãi ngộ thích ứng, phù hợp cho
các thê hệ nghệ nhân, nghệ sĩ để họ có thể toàn tâm, toàn ý giữ gìn và
trao truyền lại những bí quyết mà họ đang nắm giữ cho thế hệ hôm nay.
Khi nghệ nhân, nghệ sĩ được đãi ngộ, được xã hội tôn vinh một cách
thích đáng thì họ sẽ không ngần ngại trao truyền lại các bí quyết nghề
nghiệp cho thế hệ tương lai. Mặt khác, các thế hệ kế tiếp sẽ nhìn vào đó
để phấn đấu, rèn luyện để trở thành những nghệ nhân tiếp nối sự nghiệp.
Và cũng chính nhờ đó mà các loại hình nghệ thuật truyền thống như: Nhã
nhạc, Múa cung đình, Tuồng Huế sẽ không bị gián đoạn và không bị thất
truyền, luôn trường tồn và sống mãi với thời gian.

2. Hiện nay, việc nghiên cứu, sưu tầm để khôi phục lại các loại
hình nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế đang được nghiên cứu để đưa
vào biểu diễn. Bước đầu đã phục dựng thành công Thái Bình c ổ Nhạc và
phục chế một số nhạc cụ âm nhạc cung đình; hoàn thành bước đầu một
số hồ sơ khoa học về nhạc cụ, nhạc khí và một số điệu Múa cung đình;
thành lập phòng lưu trữ về Nhã nhạc, sưu tầm hcm 1.000 trang tư liệu -
thư tịch về Nhã nhạc, âm nhạc truyền thống và cung đình.

Tuy vậy, chúng ta cần phải xây dựng qui chế bản quyền đối với
các bài bản mà chúng ta sưu tầm và phục dựng. Ngoài ra, cần xác định
một phương pháp thống kê thống nhất cho các di sản văn hóa âm nhạc
dân tộc cổ truyền. Đặc biệt là phải chú trọng về khoa học lưu trữ, bởi lẽ
hiện tại có thể thống kê sản phẩm tư liệu này tốt, nhưng trong 5 năm, 10
năm tiếp theo thì phải thay đổi sang một hệ thống bảo quản khác tránh
bị phá hủy.

3. Từ khi các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình được xem
là những giá trị di sản văn hóa phi vật thể quí báu do cha ông chúng ta để
lại, đặc biệt Nhã nhạc được UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản Phi
vật thể Đại diện cùa nhân loại”, thì chúng ta cũng bắt tay vào sưu tầm,
phục dựng nhằm trả loại hình diễn xướng cung đình này về với những gì
mà nó vốn có. Dù hiện nay những gì mà chúng ta làm được vẫn còn rất ít,

333
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huể

nhưng đây là một kho tư liệu quí chúng ta cần phải giữ gìn. Neu kho quý
này bị tung bừa bãi thì với những người không có thiện ý sẽ đi ngược lại
mục đích sử dụng tài liệu sưu tầm.

4. Cần tiến hành xây dựng quy chế quản lý, quy chế cho khai thác
sử dụng đối với tư liệu mà chúng ta đã sưu tầm được. Ai là người được
quyền sừ dụng, sử dụng vào mục đích gì; ai là ngirời được khai thác và
khai thác tư liệu đến đâu; trách nhiệm của những người sừ dụng tài liệu
và khai thác tài liệu phải có trách nhiệm đóng góp ra sao, cần phải có quy
che rõ ràng.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định ràng, nghệ nhân, nghệ sĩ là
người có vai trò quan trọng nhất, bởi họ vừa là người nắm giữ các bí
quyết nghề nghiệp, vừa là người trao truyền bí quyết đó cho thế hệ nối
tiếp trong việc bảo tồn những giá trị di sản văn hóa nghệ thuật độc đáo
của ông cha đê lại.

P.T.B.H

334
Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế, 10 năm nhìn lại

ĐÀO TẠO L ự c LƯỢNG N G H Ệ s ĩ KÉ CẬN - YÉU TÓ BÈN


V Ữ N G T R O N G V IỆ C B Ả O T Ò N V À P H Á T H U Y N H Ã N H Ạ C
H o à n g Trọng Cương

Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam là một loại hình âm nhạc
chuyên nghiệp và độc đáo, phản ánh tư duy, ước nguyện của các triều đại
quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ. Nhã nhạc ra đời
nhằm phục vụ cho triều đình Việt Nam nên các quy định về định chế dàn
nhạc, nội dung bài bản và cách thức diễn xướng đều rất chặt chẽ, phản
ánh tính quy củ, tư tường, quan niệm triết lý cùa chế độ quân chủ bấy
giờ. Do vậy, ngày nay nhạc công Nhã nhạc không đơn thuần chỉ hành
trang cho mình những kiến thức cơ bản ở nhà trường mà còn là sự hội tụ
từ nhiều yếu tố gia đình (truyền thống), nghệ nhân và đồng nghiệp.

• Việc kế thừa những giá trị di sản của Nhã nhạc


Ngay sau khi Quần thể di tích c ố đô Huế được UNESCO công
nhận Di sản Văn hóa Thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế
(Trung tâm) đã có đề án thành lập đoàn nghệ thuật cung đình như một sự
tiếp nối và trả lại phần hôn cho quấn thể di tích Cô đô; với chỉ khiêm tốn
13 nhạc công và 8 diễn viên được tuyển dụng vào thời điểm thành lập
đoàn năm 1994 và được đào tạo tại chỗ với sự hướng dẫn của các nghệ
nhân lão luyện như: nghệ nhân Trần Kích, nghệ nhân Nguyễn Kế, Nghệ
nhân Lữ Hữu Thi... và một số cố vấn như: GS. Trần Văn Khê, GS. Tô
Ngọc Thanh... về nghệ thuật cung đình triều Nguyễn. Sự khởi đầu đó đã
đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái, làm tiền đề cho việc lập hồ sơ Nhã nhạc
đệ trình UNESCO đăng ký ứng cử vào danh mục phi vật thể của nhân
loại. Và ngày 7 tháng ] 1 năm 2003, Nhã nhạc được UNESCO công nhận
là Kiệt tác Phi vật thế và Truyền khẩu cùa nhân loại.
Nhã nhạc được công nhận, chúng ta không thể không lo lẳng băn
khoăn làm thế nào để bảo tồn và phát huy loại hình âm nhạc đã một thời

* Nhạc sĩ, Phó giám đốc N hà hát NTTTCĐ Huế

335
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

thăng hoa dưới các triều đại quân chủ Việt Nam? Những lo lắng khjng
phải là không có căn cứ, vì trong thực tể nếu như không có sự phối hợp
đông bộ giữa các cấp, các ngành và những người trong cuộc, thì thiết
nghĩ việc bảo tồn và phát huy Nhã nhạc sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
1. Kế thừa từ gia đình: Nhã nhạc là loại hình nghệ thuật thường
được trao truyền theo kiểu truyền nghề, truyền ngón. Nhận biết được qui
trình đặc biệt này, Ban giám đốc Trung tâm đã cùng với Ban giám đốc
Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế (Nhà hát) đã ưu tiên,
tạo điều kiện cho con em những gia đình truyền thống được tiếp nối nghề
nghiệp bằng việc tiếp nhận vào làm việc. Đây là một hướng mờ, bời
rằng, các em đã lớn lên trong môi trường âm nhạc của chính gia đình
mình. Âm nhạc đã như một thứ bồi bổ không thể thiếu trong cuộc sống
của các em và như một sợi chỉ hồng xuyên suốt nhiều thế hệ để các em
được vững vàng sống đúng nghĩa với cái nghề của mình trong môi
trường diễn xướng cung đình hôm nay. Chính vì vậy, nhiều nhạc công có
năng khiếu xuất thân từ các gia đình nghệ nhân truyền thống đã được
tuyển chọn, được đào tạo và truyền dạy để trở thành lực lượng nhạc công
Nhã nhạc có đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

Điểm lại 10 năm qua, nhiều nhạc công Nhã nhạc đã kế thừa truyền
thống gia đình với mong muốn lưu lại những vốn quý mà chính gia đình
mình đang nắm giữ. Đến nay, ngoài những nhạc công có hai hoặc ba thế
hệ đã và đang được tiếp nhận vào làm việc tại Nhà hát, thì đặc biệt có gia
đình nghệ nhân Lữ Hữu Thi đã có thế hệ thứ 4 đã được tiếp nhận. Đây
được xem là sự kế thừa không phải nơi nào cũng có. Theo các nhà
chuyên môn đang nghiên cửu về Nhã nhạc, những nhạc công được tuyển
chọn từ các gia đình truyền thống là những người đã gìn giữ được cái
gôc, vì họ được các thế hệ cha ông của họ truyền lại những bài bản Nhã
nhạc cung đình mà chính gia đình họ đang gìn giữ.
2. Kế thừa từ nghệ nhân:

Theo Từ điển tiếng Việt, nghệ nhân được hiểu là: “Người chuyên
nghề biểu diễn một bộ môn nghệ thuật hoặc chuyên làm một nghề thủ
công mỹ nghệ, có tài nghệ cao” (Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt
Nxb. Đà Nằng, 2006, tr.676). Và đối với loại hình nghệ thuật Nhã nhạc,
nghệ nhân được hiểu là người chuyên biểu diễn Nhã nhạc có nhiều kinh

336
' r

Bảo tôn N hã nhạc cung dinh Huê, 10 năm nhìn lại

nghiệm, có những kỹ năng, kỳ xảo độc đáo, đang nắm giữ bí quyết về
biểu diễn Nhã nhạc và có thể trao truyền những bí quyết đó bàng hình
thức truyền nghề, truyền ngón.

Nhận thức rõ những giá trị các thế hệ nghệ nhân, Trung tâm và
Nhà hát đã đã có những chính sách tốt trong việc đãi ngộ các nghệ nhân
- Những “Di sản sống” bằng các chế độ ưu đãi đặc biệt để các nghệ nhân
luôn có tinh thần và sự hứng khởi khi trao truyền lại nghề nghiệp cho các
thế hệ nhạc công trẻ để họ tiếp tục là người nắm giữ các bí quyết biểu
diễn Nhã nhạc. Do đó, lực lượng nhạc công và diễn viên được tuyển
dụng và đào tạo từ năm 1994 đến 2003 là lực lượng nòng cốt trong việc
bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật cung đình.

3. Kế thừa từ đồng nghiệp: Với phương chârri "Nhà hát như nhà
trường", Ban giám đổc Nhà hát luôn định hướng cho các đoàn nghệ thuật
phân công các nhạc công lâu năm hướng dẫn cho các nhạc công mới trên
tinh thần tiếp thu từ các nghệ nhân Nhã nhạc. Đây là phương pháp truyền
dạy nhanh và hiệu quả nhất giúp cho thế hệ kế cận nấm bắt một cách
nhanh nhất về tính chất các bài bản Nhã nhạc, đáp ứng nhu cầu công việc
hiệu quả và chất lượng...

• Đào tạo

để tạo

nguồn
n
n hân lực

kế cận

Ngoài đội ngũ nghệ sĩ được đào tạo tại chỗ, dự án đàu tiên do
Trường Đại học Nghệ thuật Huế (Nay là Học viện Ẩm nhạc Huế) kết hợp
với Nhật Bản (Japan Foundation) đã tuyển sinh và đào tạo hệ đại học
Nhã nhạc, đây là thế hệ đầu tiên được đào tạo cơ bản đã tiếp thu một cách
đầy đủ các kiến thức từ các nghệ nhân cung đình, các giáo sư có uy tín
hàng đầu như GSTS Trần Văn Khê, GSTS Tô Ngọc Thanh... và đến năm
2003, Nhà hát đã tiếp nhận lớp Cử nhân Nhã nhạc đầu tiên làm tiền đề
cho sự củng cố và phát triển cho thế hệ nhạc công Nhã nhạc sau này.

1. Đào tạo thông qua các chương trình tập huấn: Vào ngày 28 tháng
2 năm 2005, Biên bàn cam kết thỏa thuận Dự án Thực hiện kế hoạch
hành động quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc - Ảm nhạc Cung đình Việt
Nam, Kiệt tác Di sản Phi vật thể và Truyền khấu của Nhân loại của
UNESCO (gọi tắt là Dự án Nhã nhạc) giai đoạn 2005-2008 đã được đại

Sỏ /
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

diện Chính phủ Việt Nam, ô n g Ngô Hòa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế và đại diện UNESCO, ô n g Chu Shiu-Kee - Trường Văn
phòng đại diện của UNESCO tại Hà Nội ký kết tại Duyệt Thị Đường -
Đại Nội Huế.

Mục tiêu của dự án này là:

- Xây dựng một nền tảng vững chắc về nghiên cứu, sưu tầm và
truyền dạy những kỹ năng âm nhạc của Nhã nhạc cho thế hệ trẻ.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản ờ cấp địa
phương, cấp quốc gia và quốc tế.

- Thiết lập một hệ thống danh mục những người biểu diễn, tư liệu
và những thông tin về Nhã nhạc để từ đó xây dựng một khuôn khố pháp
lý, nâng cao năng lực để địa phương có thể thực hiện tốt công tác bảo
tồn, định hướng nghiên cứu khoa học để quản lý tổng hợp di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể.
Với sự giúp đỡ của UNESCO, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô
Huế - đơn vị được giao trách nhiệm thực hiện dự án với sự tham gia của
cộng đồng và sự phối họp hỗ trợ của các cơ quan ban ngành và tổ chức
liên quan thực hiện, đã tiến hành nhiều hoạt động: khảo sát và tư liệu
hóa; đào tạo và truyền dạy; quảng bá và phát huy... Trong các hoạt động
đó, công tác đào tạo nhạc công Nhã nhạc trẻ và tập huấn nâng cao kỹ
năng biểu diễn Nhã nhạc là một trong những hoạt động nhằm xây dựng
những nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu, tư liệu hóa và truyền dạy
các kỹ năng về Nhã nhạc cho thế hệ trẻ, đồng thời nâng cao nhận thức về
tầm quan ữọng của di sản này ở các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế.

Khóa đào tạo được bắt đầu từ ngày 03/11/2005, với các chuyên
ngành đào tạo: đàn nguyệt, đàn tam, sáo, trống, đàn tỳ bà, đàn nhị và
kèn... Đây là một khóa đào tạo đặc biệt được đào tạo theo hình thức
truyền khẩu từ các nghệ nhân (truyền nghề, truyền ngón theo dạng một
thầy, một trò) và được dạy ký-xướng âm theo kiểu truyền thống (Họ, Xự,
Xàng, Xê, C ống...). Khóa đào tạo nhạc công Nhã nhạc này đã được các
giáo sư, nghệ nhân, nghệ sĩ có uy tín trực tiếp lên chương trình và giảng
dạy như; GS.TS Trần Văn Khê, GS.TS Tô Ngọc Thanh, PGS.TS Ha

338
> r
Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

Sâm, Nghệ nhân dân gian Trần Kích, Nghệ nhân Trần Thảo, Nhà giáo
Nguyễn Đình Sáng (nguyên Hiệu trường Trường VHNT tỉnh TT-Huế),
Nhà Huế học Nguyễn Xuân Hoa... cùng một số nghệ sĩ Nhã nhạc có tên
tuổi của Huế.

Vào tháng 7/2008, Trung tâm đã mời 2 chuyên gia về âm nhạc là


PCrS.TS Oshio Satomi, giàng viên Đại học M iyagi-Nhật Bản và TSKH.
Phạm Lê Hòa, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung
ương Hà Nội đến Huế tham gia đánh giá chất lượng khóa đào tạo nhạc
công Nhã nhạc. Tại đây, qua nghiên cứu các giáo trình đào tạo, tiếp cận
với các nhạc công, giáo viên giảng dạy và các nhà quản lý, 2 chuyên gia
đánh giá rất cao về chất lượng khóa đào tạo từ nội dung, khung chương
trình đến phương pháp giảng dạy hoàn toàn phù họp với mục tiêu đào tạo
nhạc công chuyên nghiệp, điều kiện học tập cũng như các chế độ trợ cấp
rất tốt. Các môn học lý thuyết cung cấp các kiến thức cơ bản về lịch sử
âm nhạc truyền thống; các môn thực hành giúp các nhạc công có được kỹ
năng, phương pháp biểu diễn phù họrp và tôn trọng truyền thống âm nhạc
của Nhã nhạc.
Trong khuôn khổ Dự án, Nhà hát đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho
tổng cộng 180 lượt nhạc công trẻ của Nhà hát nhằm rèn luyện bồi dưỡng
kỹ năng và chất lượng biểu diễn Nhã nhạc cho các nhạc công. Các đợt
tập huấn này đều do nghệ nhân Nhã nhạc có kinh nghiệm truyền dạy, và
các nhạc công là những người đã bổ túc lại phương pháp, kỹ năng biểu
diễn, được huấn luyện, uốn nắn các ngón nghề theo đúng quy chuẩn truyền
thống mà các nghệ nhân đang nắm giữ .
2. Đào tạo thông qua việc bảo tồn và lưu giữ tài liệu: Đây là nhiệm
vụ khoa học quan trọng, lâu dài và bền bỉ, là cơ sở nền móng có tính chân
xác cho việc hồ trợ đào tạo các thế hệ nhạc công Nhã nhạc hôm nay và
mai sau... là nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu của Trung tâm thông qua
nhiều dự án bảo tồn và phát huy Nhã nhạc. Đội ngũ nghiên cứu của
Phòng Nghiên cứu - Khoa học thuộc Trung tâm và Phòng Nghiên cứu -
Nghệ thuật thuộc Nhà hát được đào tạo cơ bản, được tập huấn nghiệp vụ
kỹ càng bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nước và quốc tế
hướng dẫn, đã phục hồi nhiều bài bản có giá trị để đưa vào sử dụng trong
các dịp lẫ hội lớn của Tỉnh nhà.

339
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Thông qua các nguồn tư liệu khoa học về kỹ năng diễn tấu, chức
năng bài bản, các nguồn tư liệu nghe nhìn... là cơ sở đào tạo mang tính
chân xác về bài bản cho nhạc công Nhã nhạc. Nghiên cửu phục hồi các
bài bản Nhã nhạc là nghiên cứu ứng dụng với mục đích trả lại môi trường
diễn xướng vốn bản thân bài bản đó đã tồn tại bao đời nay.

• Lòi kết:
Trước và sau khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận Kiệt tác Di
sản Phi vật thể Đại diện của nhân loại (ban đầu gọi là Kiệt tác Văn hóa
Phi vật thể và Truyền khẩn cùa nhân loại), lãnh đạo các cấp đã có định
hướng đúng, đã có những dự án kịp thời trong việc đào tạo nguồn nhân
lực kế cận. Các thế hệ cứ nối tiếp nhau, truyền dạy cho nhau để ngày
hôm nay nhìn lại chặng đường 10 năm, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống
Cung đình đã lớn lên một cách rõ rệt, vững vàng trong công cuộc bảo tồn
và phát huy tài sản quý giá của cha ông để lại.
Chặng đường dài ở phía trước sẽ còn đầy khó khăn và nhiều chông
gai, tuy vậy, với những trải nghiệm đã qua và với những bước tiến thành
công trong 10 năm qua, tập thể nghệ sĩ - những con người đang trực tiếp
gìn giữ những giá trị di sản này tin tường ràng, vốn quý của cha ông vẫn
sẽ được bảo tồn và phát huy đúng với những gì mà nó vốn có.

H.T.C

340
' r
Bảo tôn Nhã nhạc cung dinh Huê, 10 năm nhìn lại

XÂY D ự N G C ơ SỞ D ữ LIỆU VÈ CÁC BÀI BẢN ÂM NHẠC


CUNG ĐÌNH HUÉ - PHÀN NHÃ NHẠC

L ê M ai Phương

Cũng như ờ các quốc gia châu Á khác, dưới thời quân chủ ờ Việt
Nam, Nhã Nhạc được xem là âm nhạc chính thống của một quốc gia,
của chính quyền nhà rnróc và đã trở thành điển chế văn hóa của các
triều đại. Cùng với sự sụp đổ của chế độ quân chủ, Âm nhạc cung đình
Huế đã mất đi môi trường diễn xướng và không còn đóng vai trò quan
trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, tuy đã được sự quan tâm của các
cấp, các ngành nhằm khôi phục nền âm nhạc truyền thống của nước
nhà, song chưa có một một công trình chuyên biệt nhàm phân loại, hệ
thống một cách chi tiết, cụ thể từng bài bản theo từng tính năng nhạc cụ
và hệ thống nhạc khí sử dụng chúng. Đặc biệt, do chưa được xây dựng
thành cơ sở dữ liệu để lưu trữ và cập nhật thường xuyên nên chính tất
cả điều này đã làm Âm nhạc cung đình Huế dần bị mai một, biến tướng,
thậm chí một phần đã bị thất truyền.

Các nghệ nhân, những người đang nắm giữ phần hồn các tác
phẩm Âm nhạc cung đình đang ngày càng một lớn tuổi và khả năng
thể hiện ngày càng bị hạn chế. Đồng thời lớp nghệ sĩ kế thừa chưa
hoàn toàn nắm bắt được những kiến thức (sự thể hiện các bài bản)
của lớp nghệ nhân đi trước. Là những cán bộ công tác trong ngành
nghệ thuật, đã có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, có điều kiện để tiếp
cận các bài bản và các nghệ nhân, nghệ sĩ, trong mấy năm qua, nhóm
nghiên cứu của Trung tâm Bào tồn Di tích c ố đô Huế đã xây dựng
được một số đề tài khoa học cấp cơ sở về lĩnh vực nghệ thuật cung

’ T rư ờng phòng N ghiên cứu N ghệ thuật - N hà hát N T T T C Đ H uế

341
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

đình bao gồm: Lễ hội cung đình, Tuồng cung đình, M úa cung dinh
và N hã nhạc... gần đây nhất là bộ hồ sơ về Thái Bình c ổ N hạc, một
công trình nghiên cứu về bài trống cổ đang có nguy cơ bị thất truyền
và đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của các nhà nghiên cứu.
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cũng là những hạt nhân đã tham gia và
thực hiện thành công Chương trình Hành động Quốc gia về bảo tồn
Nhã nhạc cung đình H uế trong 3 năm, từ 2005 - 2008. X â y dựng cơ
sở dữ liệu về các bài bản Âm nhạc cung đình H uế là mục tiêu nghiên
cứu tiếp theo mà nhóm chúng tôi đã định hướng nhằm thực thi công
tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Đe tài sẽ là nguồn
tư liệu phong phú và đầy đủ thông tin góp phần vào việc bảo tồn. gìn
giữ N hã nhạc, là nguồn tư liệu cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các
độc giả, những người muốn tìm hiểu về Âm nhạc cung đình Huế.
Đồng thời, đây cũng là một trong những hình thức quảng bá Nhã
nhạc nói riêng và Âm nhạc cung đình Huế nói chung đến với quảng
đại quần chúng nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế nhằm phát
triển Âm nhạc cung đình Huế phục vụ cho văn hóa du lịch.
1. Xác định mục tiêu
Mục tiêu chính mà chúng tôi xác định khi thực hiện đề tài:

- Có cơ sở dữ liệu về Nhã Nhạc Cung đình Huế phục vụ nhiều mục


đích sử dụng khác nhau.

- Có dự thảo cơ chế quản lý, cập nhật và quảng bá cơ sở dữ liệu về


Âm nhạc cung đình Huế trong chiến lược bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa phi vật thể.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Âm nhạc cung đình nói chung và Nhã nhạc Cung đình Huế nói
riêng là một thể loại âm nhạc dân tộc cổ điển, bác học kể thừa truyền
thống ngàn năm, là một trong những nét đẹp văn hóa nghệ thuật vô cùng
độc đáo của xứ Huế đã được UNESCO công nhận là một trong 28 Kiệt
tác Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu cùa nhân loại.

Sau năm 1945, Âm nhạc cung đình Huế đã mất đi không gian diễn
xướng vốn có của nó và có nguy cơ mai một dần. Hiện nay, tuy Âm nhạc
cung đình Huế không còn giữ được diện mạo như xưa, nhưng nó vẫn có

342
^ _ __ r
Bảo tôn N hã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

thể là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân
tộc Việt Nam.

Sau năm 1975, Chính phủ, Bộ Văn hóa Thông tin và lãnh đạo
của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương, quyết định để bảo
tồn loại hình văn hóa độc đáo này, với mục tiêu bảo tồn được xác định
là: bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cung đình Huế, trong đó được
khẳng định là Nhạc cung đình, Múa cung đình, Tuồng cung đình và Lễ
hội cung đình.

Từ đó đến nay, cùng với sự nỗ iực cùa chính quyền, nhân dân và
toàn thể cán bộ công nhân viên công tác trong lĩnh vực văn hóa, bảo tồn,
đã có những cố gắng để phục hồi và phát huy các giá trị của văn hóa phi
vật thể, cụ thể:

- Năm 1992, Đoàn Nghệ thuật Cung đình Huế thuộc Trung tâm
Bảo tồn Di tích c ố đô Huế ra đời, chuẩn bị các cơ sở phục vụ cho công
tác bảo tồn Âm nhạc cung đình Huế.

- Trung tâm BTDTCĐ Huế đã triển khai tu bổ các công trình như
Duyệt Thị Đường, Minh Khiêm Đường, Nam Giao, Thế Miếu để đảm
bảo không gian diễn xướng tương ứng theo lịch sử,

- Tháng 3/1994 UNESCO đã phối họp với Bộ Văn hóa Thông tin,
UBND tỉnh, Trung tâm BTDTCĐ Huế tổ chức Hội nghị quốc tế về bảo vệ
và giữ gìn phục hồi văn hóa phi vật thể vùng Huế. Tiếp theo là các dự án
đào tạo được Bộ Văn hóa Thông tin, các Quỹ của UNESCO, Chính phủ
Nhật Bản... tài trợ cho các lóp nhạc công, diễn viên ca múa cung đình.

- Tháng 9/1996, Dự án đào tạo Nhã nhạc đầu tiên ờ Việt Nam đã
được xây dựng và tổ chức khai giảng tại trường Đại học Nghệ thuật Huế,
với 15 sinh viên theo học các nhạc cụ thuộc dàn Đại nhạc và Tiểu nhạc.
Sau đó, năm 1997 - 2000, JFAC đã tài trợ để tổ chức các hội nghị, tọa
đàm về Nhã nhạc với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà
quản lý và đào tạo của nhiều nước như Nhật Bản, Phi-lip-pin, Việt Nam

- Cuối tháng 8/2002, phối hợp với ủ y ban Quốc gia UNESCO Việt
Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam, Trung tâm BTDTCĐ Huế, đã tổ chức

343
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Hội thảo Quốc tế về Âm nhạc cung đình Huế - Nhã nhạc, với sự tham gia
của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm góp phần thúc đẩy
công cuộc bảo tồn di sản Nhã nhạc

- Nhà hát Truyền thống cung đình Huế đã được thành lập (trực thuộc
Trung tâm BTDTCĐ Huế) bước đầu đã bảo tồn được một số bản nhạc
như: 10 bản Ngự (Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình
bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã), Long đăng, Long
ngâm, Tiểu khúc...; các bản nhạc thường dùng trong dàn Đại nhạc (Tam
luân Cửu chuyển, Thái bình c ổ nhạc, Đăng đàn cung, Phú lục, Tẩu mã,
Bông, Mã vũ, Mang, Đăng đàn đơn, Đăng đàn kép) cùng một số bài bản
khác. Sự góp sức của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế (thuộc Sở
Văn hóa Thông tin trước đây) và Câu lạc bộ Phú Xuân cũng góp phần tích
cực vào việc bảo tồn di sản Nhã nhạc. Cùng với việc phục hồi các tác
phẩm kể trên, Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế của Trung tâm
BTDTCĐ Huế đã tiến hành biểu diễn phục vụ khách đến Huế tham quan,
nghiên cứu và tổ chức nhiều đợt tuyên truyền ờ các nước trên thế giới.

- Năm 2006, sự hợp nhất hai Nhà hát của Trung tâm BTDTCĐ và
Sở Văn hóa Thông tin thành Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình
Huế là minh chứng về sự quan tâm sát sao, thiết thực của lãnh đạo Tỉnh
với mong muốn xây dựng một đội ngũ hùng mạnh và chuyên nghiệp hơn
cho công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, về lĩnh vực nghiên cứu Âm
nhạc cung đình Huế, đã có không ít các công trình nghiên cứu quan tâm
nghiên cứu và xuất bản những tác phẩm có giá trị:

1. Dương Bích Hà, “Âm nhạc cổ truyền xứ Huế trong mối quan hệ
bác học và dân gian”, Tạp chí Sóng hương số 125. 7/1999.

2. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề, Những đại lễ và vũ khúccủa


vua chúa Việt Nam, Nxb. Hoa Lư Sài Gòn 1968,

3. Hoàng Yến, “Ẩm nhạc Huế - Đờn nguyệt Đờn tranh”, Tập san
Những người bạn c ổ đô Huế, Tập VI, 1919 (B) Nxb. Thuận Hóa - Huế,
1998.

344
> r
Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

4. Nguyễn Viêm, Lịch sử ám nhạc dán gian cổ truyền Việt


Nam, Viện Nghiên cứu Âm nhạc Hà Nội, 1996 .

5. Tô Ngọc Thanh, Tư liệu Ầm nhạc Cung đình Việt Nam, xuất


bản năm 1999.

6. Trần Hữu Pháp, Ảm nhạc cổ truvền H uế, xuất bản năm 1996.

7. Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế phối họp với Uỷ ban
UNESCO Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam tổ chức Hội thảo về Âm
nhạc Cung đình H uế năm 2002 tại Huế.

8. Trần Văn Khê, La musique Vietnamienne Traditionnelle - Dun


lại trong Ăm nhạc Cung đình Triều Nguyễn của Trần Kiều Lại Thủy. Nxb
Thuận Hóa. 1997.

9. Thụy Loan, Lược sử âm nhạc Việt Nam (Giáo trình), Nxb Âm


nhạc, Nhạc viện Hà Nội, 1993

Ngoài ra còn có một số website và đĩa VCD giới thiệu về Âm nhạc


cung đình như:

- Website Thư viện Âm nhạc của Đặng Đăng Phước.

- Website của Trần Quang Hải (con trai của Giáo sư Trần Văn Khê).

-Đ ĩa CD Nhã nhạc Cung Đình Huế (2004).

Tuy nhiên, tất cả những tài liệu trên hoặc chỉ mang tính khái quát
đơn lẻ, còn sơ sài, mức độ thông tin còn hạn chế, chỉ dừng ở phần phân
tích đánh giá thực trạng, hoặc đi sâu tập trung vào một vấn đề cụ thể và
chưa có sự thống nhất, mang tính hệ thống, chưa hình thành mối tương
quan và định chuẩn cho từng bài bản và xây dựng thành cơ sở dữ liệu để
lưu giữ và cập nhật thường xuyên.

Còn dưới đây là danh mục các công trình tiêu biểu liên quan đến
Âm nhạc cung đình Huế mà đơn vị chủ trì và và các thành viên trong
nhóm nhiên cứu đã tham gia trong thời qua:

1. Thành lập hồ sơ ứng cử quốc gia của Nhã nhạc đệ trình


UNESCO đề nghị công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của

345
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Nhân loại (2001-2002. Lúc bấy giờ danh xưng là Kiệt tác Văn hóa phi
vật thẻ và Truyền khẩu của nhân loại)

2. Dự án Thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia nhàm Bảo vệ


Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam (2005-2008)

3. Lập Hồ sơ khoa học về Trình thức và các bài bản ca Thàitrong


nghi lễ Tế Nam Giao (2006)
4. Xây dựng hoàn thành bộ hồ sơ khoa học về Thái Bình c ổ Nhạc
(2008)

5. Hoàn thành phần dịch Nhạc II (32 trang dịch Tiếng Việt) của
Thanh Sử Cảo (2008).
6. Lập Hồ sơ khoa học về bài bản Nhã Nhạc Tam Thiên (2012)
7. Lập Hồ sơ khoa học về bài bản Cung Ai (2013)

3. D ự kiến về nội dung và sản phẩm của để tài

3.1. Bố cục của đề tài:


Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận về Âm nhạc cung đình Huế.

1. Tổng quan về Ấm nhạc cung đình.


2. Các khái niệm và chỉ tiêu cơ bản về các bài bủn Ảm nhạc cung
đình Huế (Hệ thống hóa các bài bản Ảm nhạc cung đình Huế).
1.2.1. Khái niệm về các bài bản Âm nhạc cung đình Huế.
1.2.2. Các chỉ tiêu thông tin các bài bản Âm nhạc cung đình
Huế.
Chương II: Điều tra thu thập, phân loại, hiệu chỉnh thông tin về
các bài bản Âm nhạc cung đình Huế.
1. Kết quả thu thập thông tin.
2. Phân nhóm, phân loại các bài bủn Ăm nhạc cung đình Huế.
3. Hiệu chỉnh, chuẩn hóa các bài bàn Ấm nhạc cung đình Huế.

346
Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế, 10 năm nhìn lại

Chương III: Tổ chức lưu trữ, quản lý và quảng bá các tư liệu về bài
bản Âm nhạc cung đình ímg dụng công nghệ thông tin.
Chương IV : Đề xuất cơ chế quản lý, cập nhật, lưu trữ và quảng bá
cơ sở dữ liệu về Âm nhạc cung đình Huế.
Phần kết luận.

3.2. Sản phẩm của đề tài

1. Phần mềm quản lý cơ sở dừ liệu nhã nhạc và website tra


cứu (bao gồm cơ sở dữ liệu về Âm nhạc Cung đình Huế)

2. Đĩa quay phim tư liệu trình diễn của các nghệ nhân

3. Bộ đĩa DVD chứa dừ liệu về hệ thống bài bản Âm nhạc


cung đình Huế (bao gồm 140 bài hát của 20 nghệ nhân, 40
bài tập thể và 40 bài đã chuẩn hóa)

4. Báo cáo khoa học kết quả đề tài: 03 báo cáo

5. Quy chế dự thảo quản lý, cập nhật, khai thác và cung cấp
thông tin

6. Báo cáo chuyên đề: Đề xuất các giải pháp bảo tồn, quản
lý, cung cấp và cập nhật thông tin về các bài bản Âm nhạc
cung đình Huế.

7. Bộ tài liệu thu thập (bao gồm 50 trang tài liệu được
dịch).

8. Báo cáo tổng thuật tài liệu.

9. Báo cáo khoa học tóm tắt kết quả đề tài: 03 báo cáo

10. Ký âm các bài bản: 500 ừang.

11. Maket nhạc cụ: 30 nhạc cụ

12. Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành (có chú
thích “Đây là kết quả của đề tài KHCN cấp tỉnh, được ngân
sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư”).

347
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ở Thừa Thiên Huế

13. Đĩa DVD và USB chứa toàn bộ dữ liệu sản phẩm đề tài.

Đe tài Xây dựng cơ sở dữ liệu về các bài bản Âm nhạc cung đình
Huế là việc làm thiết thực thực thi chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể của Đảng và Nhà nước ta. Kết quả đề tài cho
phép định dạng được một quy trình từ việc quản lý, cập nhật và cung cấp
thông tin về các bài bản Ảm nhạc cung đình cho các đối tượng có nhu
cầu sử dụng một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Sự thành công cùa
đề tài sẽ là cơ sở cho công tác lưu trữ và bảo tồn Âm nhạc cung đình Huế
lâu dài cho thế hệ mai sau.

L.M.P

348
> r
Bảo tôn N hã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

K H Ả O SÁT Â M L U Ậ T V À Â M S Ắ C T R Ê N
N H Ạ C K H Í C Ù N G Đ ÌN H H U É
Trần Đ ại D ũ n g

Văn hóa phi vật thể là bộ phận có vai trò quan trọng trong kho tàng
di sản văn hóa của mỗi một quốc gia. Nó là tinh hoa tinh thần hay nói
một cách trừu tượng đó chính là phần hồn văn hóa phản ảnh đậm đà bản
sắc riêng biệt của mỗi dân tộc. Và Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn -
Âm nhạc cung đình Việt Nam, là bộ phận quan trọng trong kho tàng di
sản văn hóa nói chung và âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng.

Nhã nhạc là sự kết hợp của nhiều yếu tố, đó là các bài bản cung
đình, cách thức trình tấu, kỹ năng diễn tấu. Điểm mấu chốt quan trọng
nhất không thể thiếu trong hệ thống đó là các nhạc khí, phối hợp thể hiện
một cách đồng bộ, nhịp nhàng tạo sức sống cho loại hình nghệ thuật này.

Cũng như ở các quốc gia châu Á khác, dưới thời quân chủ ở Việt
Nam, Nhã nhạc được xem là âm nhạc chính thống của một quốc gia, của
chính quyền nhà nước và đã trở thành điển chế văn hóa của các triều đại.
Cùng với sự sụp đổ của chế độ quân chủ, N hã nhạc không còn môi
trường diễn xướng, không đảm nhiệm vai trò là một thiết chế lễ nghi
trong đời sống xã hội, không bị ràng buộc bời những định chế của triều
đại như trước, nên các công cụ để thể hiện loại hình âm nhạc này cũng
dần bị mai một và nhiều loại nhạc khí đã “biến mất” trong biên chế các
dàn nhạc truyền thống cung đình Huế.

Mặt khác, do thị hiếu cũng như ảnh hưởng của sự hội nhập văn hóa
của các nước trong khu vực và trên toàn cầu, nên nhạc khí truyền thống
sử dụng trong dàn Nhã nhạc cung đình Huế, đàn ca Huế thính phòng...

* NSƯT, Phó giám đốc Nhà hát NTTTCĐ Huế.

349
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

đã bị biến tướng về hình thức lẫn chất liệu, từ đó đã làm thay đổi “âm
luật” và “âm sắc”, gây tổn hại về mặt tâm linh cũng như làm giảm tính
thanh thoát, tao nhã, uyên bác của nền âm nhạc truyền thống cung đình
Huế. Để hiểu rõ vấn đề này một cách chính xác, chúng ta cùng khảo cứu
“Âm luật” và “Âm sắc” của âm nhạc truyền thống Huế dựa trên các nhạc
khí Nhã nhạc cung đình Huế xưa và nay.

I. Âm luật và âm sắc trên nhạc khí truyền thống cung đình Huế

1. Âm luật:

Khải niệm: Âm luật (hay nhạc luật) là một khái niệm về quy tắc
hình thành cao độ và khoảng cách giữa các âm trong thang âm, điệu thức,
cụ thể hơn là quy tắc hình thành cao độ và khoảng cách giữa các âm giữa
các cung, phím, lỗ của các nhạc khí.

Âm luật gắn bó chặt chẽ với nền âm nhạc của mỗi dân tộc trên cơ
sở quy định có tính thẩm mỹ liên quan đến ứng xừ văn hóa cũng như tập
quán, tình cảm của mỗi dân tộc. Tuy âm luật quan trọng như thế, nhưng
đến nay ờ Việt Nam có rất ít tài liệu đề cập đầy đủ và chuyên sâu về vấn
đề này. Chúng ta có thể nhận thức về âm luật của Việt Nam qua một số
tác phẩm đã xuất bản như Thang âm nhạc cải lương - Tài tử cùa Vũ
Nhật Thăng (Viện Âm nhạc, Nxb. Âm nhạc, 1998); Thanh điệu Tiếng
Việt và Am nhạc cô truyền của Hoàng Kiều (Viện Ảm nhạc, Nxb. Âm
nhạc, 2001)... Trong tác phẩm Thanh điệu Tiếng Việt và Ảm nhục cổ
truyền, khi nghiên cứu vấn đề Âm luật, tác giả đã phải ngược dòng Lịch
sử để xác định một số âm luật Việt N am ... Cơ sờ nghiên cứu chủ yểu của
tác giả dựa vào các nguồn chủ yếu sau:

- Tài liệu viết trong các sách sử thời xưa.

- Cấu tạo cung, phím, lỗ và cách lên dây trong các nhạc cụ của Việt
Nam (chủ yếu là đàn Nguyệt).

- Điệu thức của các bài bản nhạc dân gian và cổ truyền của dân tộc Việt.

- Nhạc luật của một số nước liên quan đến thang âm hay C IO độ
trong nhạc Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời các phương pháp định luit tcủa
Trung Hoa cổ đại.

350
' r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

Vê nguôn tài liệu viêt trong các sách sử thời xưa bao gôm các tác
phẩm:

- Cuốn Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ghi rằng: “Đ ại lược các
thứ âm nhạc (âm ta) không giống bên Trung Hoa, nhưng cũng cỏ tiếng
cao, tiếng trầm, tiếng trong, tiếng đục, đù cả 5 cung, 7 thanh. Không giỏi
âm luật và không hiểu chỗ khác nhau về tập quản của phương Nam,
phương Bắc, sự hạn chế về phong khỉ của núi sông thì không thể biết hết
được... Xem đó đủ biết thời xưa cũng đã nghiên cứu về đường nhạc
lắ m ”... "Lý Thánh Tông (1054 — 1072) lù ông vua thông kinh truyện,
tinh âm luật phiên chế các khúc nhạc cho bọn nhạc công hát...” và “Lý
Nhân Tông (1072 - 1128), ông vua ở ngôi báu lâu nhất đời Lý, rất ư tài
lử, vừa giỏi múa hát lại sở trường về “âm lu ậ t” đặt ra những ca khúc
cho nhạc công luyện tập...".

- Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn lại chép rằng: “Thái Tông
năm Thiệu Bỉnh (tức năm thứ 4 - 1438) hạ lệnh cho Thừa chỉ Nguyền
Trãi cùng Giám sự Lưong Đăng định chế Nhũ nhạc. Lương Đăng nói:
“Nhạc có nhạc tế giao, nhạc tế miếu, nhạc tế ngũ tự, nhạc cứu nhật thực,
nguyệt thực, nhạc đại triều, nhạc thường triều, nhạc chín khúc tấu trong
khi đại yến và nhạc dùng trong cung... không thể nhất khải dùng lẫn
được”. Nhân đó Lương Đăng cũng dâng Nhã nhạc. Đăng cùng Nguyễn
Trãi không hợp ỷ nhau, nhà vua vì lời Lương Dăng tâu, nên khi yết nhà
Thái miếu bãi bỏ “C hèo” hát, không tấu khúc nhạc dâm đãng, Sau đó
Lương Đăng dâng Nhã nhạc mới, sáng lác theo quy chế của nhà
M inh...”

“Khoảng năm Hồng Đức (1457 - 1470) nhà Lê, trên có vua Lê
Thánh Tông là bậc thông minh, lại có quan đại thần là các ông Thân
Nhân Trung, Đ ỗ Nhuận, Lương Thế Vinh là các bậc học vấn uyên thâm
làm quan tại triều mới kẽ cứu âm nhạc Trung Hoa hiệp vào quốc âm ta
đặt ra hai bộ Đồng văn và Nhã nhạc. Bộ đồng văn thì chuyên tập âm luật
để hòa nhạc, bộ Nhã nhạc thì chuyên chuộng nhân thanh

Một đoạn khác trong Vũ trung tùy bút viết: “Ảm luật ” năm Hồng
Đức thì đại lược có những cung Hoàng Chung, cung Nam, cung Bắc,
cung Đại Thực, luật Dương Kiều, luật Ăm Kiều và những điệu hát Hà

351
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giứi ở Thừa Thiên Huế

Nam, Hà Bắc, bát đoạn cẩm. Bọn giáo phường ngày nay theo thói quen
gọi lầm cung Hoàng Chung là cung Huỳnh Chung, cung Đại Thực là Đại
Thạch, ương Kiều là Kiều Dương, Hà Nam là Xà Nam. Còn những lối
đàn lẩy, hát lừng, thét nhạc đều mới thêm vào cả.”

Theo những tài liệu trên cho phép chúng ta khẳng định ràng: thuật
ngữ “âm luật” khi thì có nghĩa là “nhạc luật”, khi thì là điệu thức hay luật
sáng tác và nó xuất hiện từ thời nhà Lý cùng thời với sự hiện diện của Nhã
nhạc Việt Nam. Đen thời nhà Lê thì âm nhạc cung đình phát triển mạnh
hơn. Đời vua Lê Thánh Tôn, triều đình đã xúc tiến những nghiên cứu, đúc
kết xây dựng hệ thống lý thuyết âm nhạc. Đen thời nhà Nguyễn, Nhã nhạc
đã đạt đến độ hoàn thiện và phát triển một cách rực rỡ, lấy hệ thống “âm
luật 7 âm chia đều” là cốt lõi linh hồn của Nhã nhạc cung đình Huế.

1 1. Sơ lược nhạc luật có liên quan đến nhạc luật Việt Nam
Nhạc luật Trung Quốc:

Nhạc luật Trung Quốc vốn có nguồn gốc từ lâu đời. Hiện nay, được
biết sách viết về vấn đề này sớm nhất là sách Địa viên biên của Quản Từ
ra đời vào thời Chiến Quốc (khoảng thế kỷ thứ IV trước Công nguyên)
với cách chia của điệu thức 5 âm:

Chủy Vũ Cung Thương Giốc

108 96 81 72 64

Đến đời Xuân Thu (khoảng thế kỷ III trước Công nguyên) đã có
sách ghi chép đầy đủ về phương pháp định luật và tính luật của nhạc cổ
đại Trung Quốc.

2.1. Truyền thuyết ra đời của nhạc luật Trung Hoa cổ đại

Tục truyền rằng Hoàng Đế - Hiên Viên (khoảng 2.650 trước Công
nguyên) sai nhạc sư Linh Luân đến núi Côn Lôn ờ phía Tây Đại Hạ để
sáng chế nhạc luật. Nhạc sư ỉấy trúc không gióng làm ổng tiêu cể phát
âm và bắt chước tiếng chim phượng hoàng để đặt ra các âm. Tiếag con
đực làm âm dương và tiếng con cái gọi là âm Ảm. Âm Dương gọi li Luật,
âm Ấm gọi là Lữ, về sau luật này được gọi là Luật Lữ (hoặc Luit Lã).
Tiếng đầu tiên phát ra gọi là Hocmg Chung và gọi là luật gổc. Từ luật gốc

352
\ r

Bảo tôn N hã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

này, theo một phương pháp nhất định, phát triển thành 12 luật, trong đó
có 6 âm luật Dương và 6 âm luật Ấm. sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao
ta có một dãy âm có các quãng liền nhau và cứ 1 luật Dương lại xen một
luật Ấm:

1. (Hoàng Chung = C) 2. (Đại Lữ = #C) 3. (Thái Thốc = D) 4. (Giáp


Chung = #D) 5. (Cô Tẩy = E) 6. (Trọng Lã = F) 7. (Nhuy Tân =
# F) 8. (Lâm Chung = G) 9. (Di Tắc = #G) 10. (Nam Lữ = A) 11.
(Vô Xạ = M ) 12. (ứ ng Chung = H)

Cả 12 âm trên gọi tắt là Luật Lữ.

3.1. Âm luật theo định luật 7 âm chia đều:


Âm nhạc cổ truyền Việt Nam ngoài định luật 12 âm bình quân theo
Luật Lữ cổ đại Trung Hoa còn có định luật 7 âm chia đều nằm trong các
loại nhạc khí định âm của Nhã nhạc cung đình Huế có cung, phím, lỗ
như: Đàn nguyệt, sáo, kèn bầu... (Âm luật 7 Âm chia đều có nghĩa 1
quãng 8 chia 7 phần đều nhau). Đặc biệt hai nhạc khí sáo, kèn bầu, được
nghệ nhân sử dụng “âm luật mẫu” và “giọng mẫu” còn gọi là “ Âm luật
gốc” để làm âm chuẩn cho các loại nhạc khí trong dàn Nhã nhạc khi diễn
tấu hoặc phục vụ cho ca, xướng.
Đẻ sử dụng âm luật 7 âm chia đều một cách chính xác nguyên vẹn
khi chế tác nhạc khí sáo và kèn bầu, nghệ nhản sứ dụng một dụng cụ gọi
là “rập”, rập còn gọi là “khuôn”. Rập là một cái thước nhò được phân
chia thành 7 phần có khoảng cách đều nhau theo kích thước định sẵn, dựa
trên âm luật 7 âm chia đều. Rập để chế tác nhạc khí truyền thống cung
đình Huế chưa bao giờ mất đi, rập được gìn giữ, lưu truyền từ đời này
sang đời khác trong các gia đình nghệ nhân chế tác nhạc khí hoặc những
nghệ nhân sử dụng các loại nhạc khí này.

Để dễ hình dung sự khác nhau hoặc “non và già” giữa 2 nốt nhạc cùng
tên của “âm luật” 12 âm bình quân và “âm luật” 7 âm chia đều, chúng ta
cùng làm phép tính dễ hiểu nhất, bằng một dụng cụ đơn giản nhất:

Bước 1: lập 2 âm giai có giọng tương ímg của 2 “âm luật”, lấy âm
xuất phát của 12 âm bình quân là Đô, tương ímg với âm xuất phát của âm
giai 7 âm chia đều là Hò, đặt trên cùng 1 dòng nhạc (hoặc 2 dòng nhạc).

353
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Bước 2: dùng 1 thước đo có chiều dài “giả sử” là 42cm, lần lượt
chia cho số cung của âm giai bình quân luật và âm giai 7 âm chia đều
(nhạc cổ truyền Huế).

Thực hiện phép tính trẽn âm giai bình quân luật như sau:

42 cm : 6 cung = 7 cm (một cung có 7 cm).

Thực hiện phép tính trên âm giai 7 âm chia đều..

42 cm : 7 cung = 6 cm (một cung có 6 cm).

Tiếp theo cộng thứ tự các cung lại với nhau, chủng ta sẽ có được số
đo của các âm (theo chiều dài tưởng tượng) được biến thị trên dòng nhạc
dưới đây :

Nốt trắng bè trên là kỷ hiệu chi “ăm lu ậ t” 12 âm bình quân.

Nốt đen bè dưới là ký hiệu chỉ “âm luật ” 7 âm chia đều.

14 17,5 24,5 3 1,5 3 8 ,5 (42)

ZZ2 0& 22* .

r J — f —
r
) 6 12 18 24 30 36 (4 2 )
Xừ Xư X an g Xê C ông P h an L iu
=ĐÔ =Rê non =Mi non =Fa hơi già =Sol non =La non =Si non =Đô

Ngoài sự khác biệt về cao độ giữa 2 âm luật, chúng ta còn thấy rõ


mức độ non hoặc già của các âm, thuộc “âm luật” 7 âm chia đều được
biểu thị theo sơ đồ trên là như sau:

- Độ non của âm Xê là nhỏ hơn độ non của các âm X ừ , Xư, cống,


Phan.

- Độ già của âm Xang cũng nhỏ với mức độ tương tự như mức độ
non của âm Xê.

Qua sự so sánh cao độ của 2 âm luật trên, chúng ta có thể khẳng


định rằng: cấu trúc âm luật trên nhạc khí cung đình Huế, nhạc cổ truyền
của Huế khác biệt hoàn toàn với các nhạc khí truyền thống, dân gian của
các vùng miền trên cả nước Việt Nam.

354
^ r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

2. Am săc trên nhạc khí cung đình Huê.

Khái niệm: Trong âm nhạc, âm sắc hoặc màu sắc được biết là phẩm
chất của một nốt nhạc hoặc âm thanh của từng nhạc khí phát ra. Âm sắc
giúp người nghe phân biệt những loại nhạc khí khác nhau.

Âm sắc trong nhạc khí truyền thống là bản chất, là chính âm và linh
hồn của cấu tạo tùng loại nhạc khí. Được xuất phát tà thẩm mỹ, tâm tư tình
cảm, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, mồi thể loại âm nhạc. Âm
sắc của nhạc khí cung đình Huế cũng không nằm ngoài quy luật đó, do có
tính chất tâm linh, trang nghiêm, thanh thoát, tao nhã mà sang trọng, nó
được tạo ra để thể hiện, diễn tấu phục vụ các nghi lễ của triều đình. Vì vậy,
chúng ta có quyền khẳng định rằng: Nếu người sử dụng nhạc khí vì lí do
nào đó mà tự động thay đổi về cấu tạo, nguyên liệu chế tác, chắc chắn sẽ
làm mất đi bản chất, chính âm và linh hồn cùa nhạc khí đó.

Hiện nay, do thị hiếu cũng như ảnh hường của sự hội nhập văn hóa
của các nước trong khu vực và trên toàn cầu, mặt khác chưa có nhà
nghiên cứu chuyên sâu về “âm luật” và “âm sắc” trên nhạc khí Nhã nhạc
cung đình Huế, nên việc phục chế nhạc khí còn nhiều lúng túng và tùy
tiện. Qua khảo sát nhạc khí trong các dàn nhạc cung đình ở tỉnh Thừa
Thiên Huế, đàn ca H uế... các nhạc khí như sáo trúc, đàn tỳ bà, đàn
nguyệt... đã thay đổi cung phím tà 7 âm chia đều thành 12 âm bình quân
luật. Đàn nhị, nhị hồ từ dây nilon chuyển thành dây sắt, các bộ gõ bằng
đồng hoặc da, gỗ. Người chế tạo nhạc khí, cũng như người sừ dụng nhạc
khí đã tạo ra những sản phẩm theo ý thích chủ quan của mình. Từ đó,
theo dòng chảy của thời gian, quy cách và cấu tạo nhạc khí mà cha ông
chúng ta đã từng suy nghĩ, tính toán một cách kỹ lưỡng, đã dần dần biến
tướng. Chính điều này ảnh hường sâu sắc, thậm chí dẫn đến sự biến dạng
“âm luật”, “âm sắc” của các nhạc k h í...

Việc nghiên cứu và phục hồi nhạc khí là một việc làm cần thiết,
song vấn đề đặt ra là phục hồi như thế nào, và làm thế nào để bảo tồn, để
nhạc khí cung đình trở về nguyên trạng và phát huy hiệu quà, giữ nguyên
vẹn "âm luật" và "âm sắc" của Nhã nhạc cung đình Huế... Đứng trên góc
độ của người đang tim hiểu, khảo cứu vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra
một số ý kiến như sau:

355
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

T h ứ nhất, chúng ta nên phục hồi nhạc khí đúng theo cấu tạo và
chất liệu của nhạc khí cổ. Cụ thể, khi chế tác nhạc khí, người chẻ tác
nhạc khí hoặc người sử dụng nhạc khí phải tuân thủ quy cách và cấu tạo
của từng “loại”, “nhóm nhạc khí”, để chọn đúng nguyên liệu cụ thể hoặc
nguyên liệu thay thế phù họp cho từng loại nhạc khí.

T h ứ hai, khi chế tác các nhạc khí có âm luật chuẩn cố định ihư:
ống sáo, kèn bầu, biên chung, biên khánh... việc lựa chọn nguyêr. vật
liệu chế tác phải tuân theo chất liệu cổ hoặc chất liệu thay thế đã được thể
nghiệm, để hạn chế sự chuyển đổi âm sắc khi thời tiết thay đổi.

Mặt khác, những nhạc khí có âm luật chuẩn, cố định, mang tính
quyết định làm âm chuẩn, âm mầu cho các nhạc khí trong dàn nhạc lên
dây, để cùng diễn tấu, hoặc đệm cho ca, xướng. Khi chế tác phục hồ: các
loại nhạc khí này, người chế tác phải tuân thủ nghiêm ngặt về “âm luật”,
“âm sắc” của nhạc khí.
T h ứ ba, về hoa văn trang trí, chúng ta nên phục hổi theo phương
thức thích nghi.

Phương thức phục hồi trang trí thích nghi, tức là bảo tồn trang trí
nhạc khí theo hướng không phục hồi nguyên trạng ban đầu. Có thể trước
đây, do khoa học kỹ thuật chưa phát triển, do hạn ché về điều kiện kinh
tế, sự sáng tạo đã ảnh hưởng đến cách nhìn nhận cùng như thể hiện thẩm
mỹ của con người. Cụ thể, để trang trí các nhạc khí, các nghệ nhân trước
đây đã dùng những nét chạm khắc đơn giản hoặc tạo ra những hoa văn
mềm mại, có sức quyến rũ, hấp dẫn, để làm đẹp nhạc khí mình sử dụng
cũng như tôn thêm nét thanh tao cao quí của chủ nhân. Ngày nay, do sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người có thể tạo ra nhiều vật liệu làm
đẹp các vật dụng bằng gỗ một cách đa dạng và phong phú như: cẩn ốc,
cẩn xà cừ... Việc trang trí này càng làm tăng thêm sức cuốn hút về mặt
thị giác và sẽ thăng hoa khi người nghe tiếp tục được thường thức những
âm thanh thoát ra từ các nhạc khí. Nói cách khác, lúc này các nhạc khí
như được hoàn thiện mình từ "nội dung" lẫn "hình thức".

Thế nhưng có một điều đặt ra, khi tạo hoa văn cho nhạc khí. người
chế tác nhạc khí phải hiểu được ý nghĩa của từng hoa văn thế hiện và nên

356
' r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

chọn vị trí nào để trang trí, có thể vừa đảm bảo nét thẩm mỹ, vừa không
ảnh hưởng đến chất lượng âm sắc.

Thứ tư, Để bảo tồn và phát huy nhạc khí Nhã nhạc một cách bền
vững, hiệu quả. Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế, Nhà hát Nghệ
thuật Truyền thống Cung đình Huế, nên thành lập một bộ phận nghiên
cứu và phục chế nhạc k h í...

Để tạo một nhạc khí có chất lượng, người phục hồi hoặc chế tác
nhạc khí phải quan tâm nhiều phương diện: “âm luật” “âm sắc”, kích
thước, cấu tạo, nguyên liệu, thậm chí cả về sự am hiểu về hoa văn trang
trí... Tất cả những yếu tố đó góp phần hoàn thiện một nhạc khí. Với
những phân tích và yêu cầu nghiêm khắc như trên, chúng ta có thể hình
dung sự phức tạp trong việc phục chế hoặc chế tác nhạc khí.

Tóm lại, nhạc khí Nhã nhạc cung đình Huế, có tầm quan trọng
quyết định cho sự trường tồn của nền âm nhạc cung đình Huế, là phần
hồn không thể tách rời của quần thể di tích cố đô Huế. Trực tiếp hơn nữa,
nó sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Nhã nhạc
nói riêng và âm nhạc cổ truyền Huế nói chung.

T.Đ.D

357
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

THÁI BÌNH CỎ NHẠC - NGUÒN T ư LIỆU ÂM NHẠC


QUÝ CẦN ĐƯỢC BẢO T ồ N
L ê M ai P h ư ơ n g

Âm nhạc Cung đình Việt Nam vốn có lịch sử lâu đời, gắn liền với
tiến trình lịch sử của cà dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm liên tục kế thừa,
tiếp thu và gạn lọc những tinh hoa nghệ thuật qua các triều đại, đến khi
các chúa Nguyễn chọn mảnh đất Phú Xuân làm nơi dựng nghiệp, xây
dựng thủ phủ, thì âm nhạc cung đình đã phát triển phong phú với sự đa
dạng về thể loại, bài bản, dồi dào về số lượng nhạc cụ và dàn nhạc.

Thái Bình c ổ Nhạc là một bài bản trống cổ hiện đang có nguy cơ
thất truyền cao. Sau khi chế độ phong kiến bị diệt vong, Âm nhạc Cung
đình Huế nói chung và Thái Bình c ổ Nhạc nói riêng đã mất đi môi
trường diễn xướng và hòa nhập vào dân gian. Hòa nhập vào dân gian tức
là hòa vào văn hóa của từng vùng, miền nên tính nguyên bản của nó đang
dần bị biến mất. Bên cạnh đó, đặc tính “kén người” làm cho bài bản này
bó hẹp trong một phạm vi nhỏ (huyện Quảng Điền —Thừa Thiên Huế) -
nơi xuất thân của một số các nhạc công cung đình triều Nguyễn, và chỉ
lưu truyền trong con cháu các nghệ nhân. Hiện nay, Thúi Bình c ổ Nhạc ít
được biểu diễn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên bị xuống cấp
trầm trọng. Việc sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi toàn bộ nội dung tác
phẩm này là việc làm hết sức cấp thiết để lưu lại vốn tư liệu quý giá cho
công cuộc phục hưng nền nghệ thuật Việt Nam nói chung và Âm nhạc
Cung đình Huế nói riêng.

I. Nhân đinh về xuất xú' của Thái Bình c ổ Nhac


• ĩ •

Một số ý kiến cho rằng: Đã là bài bản âm nhạc sừ dụne trong cung
vua phủ chúa thì luôn được sử sách nhất là Bộ Lễ ghi chép đầy đủ và trọn
vẹn, nên vấn đề truy tìm xuất xứ, thời điểm, nguồn gốc ra đời của một bài

’ T rư ởng phòng N ghiên cứu N ghệ thuật N hà hát N TTTC Đ Huế

358
> r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

bản âm nhạc truyền thống cụ thể là Âm nhạc cung đình là vấn đề hết sức
đơn giản. Song, sự thật không phải như vậy. Cụ thể như hiện nay, tuy
chúng ta đã phục hồi một số bài bản Nhã nhạc song cũng chỉ căn cứ vào
các nguồn thông tin do các cụ nghệ nhân - nhân chứng sống cung cấp là:
"đã từng được diễn tẩu trong cung vua", song trên thực tế chưa tìm được
một tư liệu nào đề cập đến nó. Thái Bình c ổ Nhạc cũng là một trường
họp tương tự. Hiện nay, chúng tôi chưa tìm được một nguồn tư liệu thành
văn nào xác định nguồn gốc, môi trường diễn tấu của nó. Để truy tìm
xuất xứ xem có đúng là một bài bản nhạc cung đình, đã từng biểu diễn ở
đâu, chủng tôi phải thận trọng nghiên cứu, phân tích bài trống từ nhiều
góc độ, nhiều phương diện khác nhau.

Trước hết, như chúng ta đã biết, nhạc khí sừ sụng chính trong Thái
Bình Cổ Nhạc là trống và kèn. Hai nhạc khí này đều có nguồn gốc từ lâu
đời và là 2 đại diện chủ yếu của dàn Đại nhạc triều Nguyễn. Mạch nguồn
của trống là sự khởi phát từ cái nôi xa xưa của truyền thống dân tộc mà
biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của trống đồng Ngọc Lũ (Nam Hà và
Hoàng Hạ (Hà Tây).

Thứ hai, chúng tôi dựa vào thông tin do các cụ nghệ nhân còn sống
và con cháu của họ cung cấp. Các cụ nghệ nhân là nhân chứng sống, đã
từng được thể hiện, từng được thấy, được nghe, hay được cha ông kể lại
các thông tin, giai thoại liên quan đến bài trống Thái Bình.

Thứ ba, chúng tôi căn cứ vào sự phân tích tính chất, cấu trúc âm
thanh của Thái Bình c ổ Nhạc. Chúng tôi cũng đã tìm ra được nét tương
đồng ở Thái Bình c ổ Nhạc và “Mười bản ngự” trên phương diện tính
chất “ đơn nguyên nhịp điệu” . Đây chính là yếu tố thứ hai để chứng minh
Thái Bình c ổ Nhạc là bàn bản thuộc âm nhạc cung đình.

Cuối cùng, theo sự đánh giá của chúng tôi, đây là một bài bản, là
một tác phẩm có quy mô về trống cổ điển kểt họp với một nhạc cụ khác
là kèn. Với sự đa dạng, tinh tế và hoàn thiện như vậy, chắc hẳn Thải Bình
Cổ Nhạc không phải là tác phẩm của một cá nhân nào mà là sự sáng tạo
kết họp cùa một tập thể. Tập thể này phải là những người có tài năng, có
sự am hiểu tường tận về nhạc cụ và cách diễn tấu của chúng. Môi trường
có thể quy tụ một đội ngũ những người nghệ sỹ tài hoa, nơi mà nhóm

359
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ử Thừa Thiên Huế

nghệ sỹ này có điều kiện để chuyên tâm bộc lộ tài năng, phát triển nghệ
thuật thì đó không thể nào khác hơn là Ban nhạc của triều đình. Đặc biệt,
bài kèn Chạy Đàn (Đăng Đàn Chạy) sử dụng trong điệu múa cung đình
Lục Cúng Hoa Đăng cũng được dùng trong lóp Phát phần Tam Luân Cửu
Chuyển của Thái Bình c ổ Nhạc.

Như vậy, căn cứ vào nhạc khí sử dụng, thông tin mà các nghệ nhân
cung cấp, căn cứ vào tính chất, cấu trúc của tác phẩm Thái Bình c ổ Nhạc
tương đồng với các bài bản cung đình, xét về tính quy mô của bài bản,
chúng ta có thể khẳng định: Thái Bình c ổ Nhạc là một bàn bản trống
thuộc hệ thống nhạc lễ của cung đình. Còn về khía cạnh xác định môi
trường diễn xướng của tác phẩm này, hiện nay chưa tìm được một tư liệu
thành văn nào đề cập đến, chúng tôi sẽ đưa ra một nhận định rõ ràng, chi
tiết và cụ thể vào các công trình nghiên cứu sau này.

2 . N ét đăc
• sắc của Thái Bình c ổ Nhac

2.1. Nghi Trống

Tác phẩm Thải Bình c ổ Nhạc là một tác phẩm mang tính chất và
chuẩn mực về trống, trong đó thông qua các kỹ thuật cá nhân, tác giả đã
phô diễn một số âm chính có thể tạo ra bằng trống. Nội dung của Thúi
Bình Cổ Nhạc gồm nhiều phần riêng lẻ ghép lại với nhau, bao gồm: Tam
Luân Cửu Chuyển, Giá Một, Giá Hai, Giá Ba, Giá Bảy, Giá Ký, Quân
Đại, Quân Tiểu và Mờ Cờ. Mỗi một phần là một nội dung hoàn chỉnh và
độc lập nên có thể tách ra làm thành từng bài bản nhỏ, riêng biệt. Việc
sắp xếp các nội dung đã kể trên theo một trình tự nhất định để có thể xâu
chuỗi các bài bản thành một thể thống nhất và có ý nghĩa được các nghệ
nhân gọi là Nghi trống (trình tự diễn tấu của các phần). Trong 7 tài liệu
mà chúng tôi thu thập được, chỉ có 2 tài liệu: một của cụ Võ Văn Khôi và
một của cụ Nguyễn Ngọc Viêm là có giới thiệu về Nghi trống. Thế
nhưng, 2 tài liệu này cũng không hoàn chỉnh bởi sự thiếu mặt của Giá
Hai. Ngoài ra 2 tài liệu chép tay và photo nghệ nhân Lê Viết Chính cung
cấp tuy không đề cập đến Nghi trống nhưng thông qua thứ tự nội dung
thể hiện trên văn bản, đã giúp chúng tôi cụ thể hóa một cách trọn vẹn thứ
tự nghi của Thái Bình c ổ Nhạc cùng nội dung của Giá Hai và vị trí xuất
hiện của nó.

360
Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế, 10 năm nhìn lại

Dựa vào nội dung 4 văn bản vừa đề cập trên, ta có thể liệt kê toàn
bộ Nghi trống của Thải Bình c ổ Nhạc thành năm chương như sau:

Chương I: Tam Luân Cừu Chuyển.

Chương II: gồm 2 phần:

a)- Giá Ba 28 nhịp (diễn tấu 2 lần) — Giá Ký 28 nhịp (diễn tấu 1
lần).

- Giá Một 24 nhịp (diễn tấu 2 lần) — Giá Ký 28 nhịp (diễn tấu 1
lần).

- Giá Bảy 20 nhịp (diễn tấu 2 lần) — Giá Ký 28 nhịp (diễn tấu 1
lần).

b)- Giá Ba 32 nhịp (diễn tấu 2 lần) — Giá Ký 32 nhịp (diễn tấu
1 lần).

- Giá Một 28 nhịp (diễn tấu 2 lần) — Giá Ký 32 nhịp (diễn tấu 1
lần).

- Giá Bảy 24 nhịp (diễn tấu 2 lần) — Giá Ký 32 nhịp (diễn tấu 1
lần).

Chương III gồm:

- Giá Ba 32 nhịp (diễn tấu 2 lần) - Quân Đại.

Chương IV gồm:

- Giá Hai 32 nhịp (diễn tấu 2 lần).

- Quân Tiểu.

Chương V gồm:

- Giá Một 28 nhịp (diễn tấu 1 lần).

- Giá Bảy 24 nhịp (diễn tấu 1 lần).

- Mờ Cờ (Đổ trống).

Trên đây là toàn bộ Nghi chính thức và đầy đủ của Thái Bình c ổ
Nhạc.

361
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ Thừa Thicn Huế

2.2. Các nguyên tắc trong Thái Bình c ổ Nhạc.


a. Quy tắc Âm - Dương
* Dựa vào độ vang, các nghệ nhân phân biệt các roi trống thành 2
loại:
Roi Dương: Tòn (Chình Còng), Tang
Roi Âm: Cắc (Giá Ký CàRí Cá Tróc), Rụp, Tịch
* Dựa theo Nghi trống và ý nghĩa tượng trưng, các bài bản của
Thái Bình c ổ Nhạc cũng được phân chia theo tính chất Âm - Dương.
Mang tính Dương: Giá Ba, Giá Một, Giá Bảy, Quân Đại, Mở Cờ.
Mang tính Âm: Giá Ký, Giá Hai, Quân Tiểu.
* Tính Âm - Dương còn thể hiện rõ ở các nhịp trong Khuông.
Trong Thái Bình c ổ Nhạc, tính Âm-Dương của các roi, Giá và
Khuông không cứng nhắc, riêng lẽ, tách rời mà linh hoạt, đăng đối nhau,
hòa quyện nhau tạo thành một tổng thể thống nhất trong Âm có Dương,
trong Dương có Âm.
Ví dụ:
Tuy 2 roi Còng Chình (thuộc âm Tòn) đều mang thuộc tính Dương,
nhưng so với Chình (là âm Tòn được thể hiện bằng tay Trái) thì Còng (là
âm Tòn được thể hiện tay Phải) lại là roi Âm (Dựa vào quan niệm Âm-
Dương: “Tả vi Dương, hữu vi Âm” trong dân gian cũng như trong “Đả
Cổ Pháp” (Quy tắc đánh trống).
Các roi Giá Ký CàRí Cá Tróc (Cắc) tuy đều là roi Âm nhưng so với
Ký, CàRí (là âm Cắc được thể hiện bằng một tay trái hoặc phải) thì Giá,
Cá, Tróc (là âm Cắc được thể hiện bằng hai tay) có độ vang lớn, rõ, lại là
roi Dương.
So với Giá Ký thì Giá Hai và Quân Tiểu lại có tính chất Dương.
Nếu so với Quân Đại thì Quân Tiểu mang thuộc tính Âm.
So với Giá Một, Giá Ba thì Giá Bảy mang tính chất  m ...
b. Tính luân phiên và cân đối:
Thông thường, đa số nhạc công đánh trống đều thuận tay phải
(chiếm 80-90%), nhưng cho dù thuận tay nào thì khi thể hiện các bài bản

362
* *
Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

trống nói chung và Thải Bình c ổ Nhạc nói riêng, đòi hỏi phải luân phiên
sử dụng hai tay một cách đồng đều, thuần thục, không quá chú trọng đến
việc sử dụng tay thuận hoặc tay không thuận nhiều hon. Hơn nữa, Thái
Bình Cổ Nhạc lại là một tác phẩm hòa tấu trống (từ 2 đến 3 người) và kèn
(cũng từ 2 đến 3 người), khi biểu diễn, các động tác đánh trống của người
nhạc công được phô diễn một cách rõ ràng, dễ nhìn thấy. Do đặc điểm
đó, người chơi trống khi thể hiện, đòi hỏi phải có sự đồng bộ, rập ràng ăn
khớp giữa tiết tấu cũng như động tác. Để có được sự nhịp nhàng đó, bắt
buộc các nhạc công phải tuân thủ một số quy định cụ thể như sau:

* Khi nhấc roi trống, roi không được đưa lên cao quá tầm mắt.

* Khi sử dụng một roi nào đó (như Ký, CàRí, Còng, Chình) thì
nhạc công phải đồng nhất cùng sử dụng tay trái hoặc tay phải.

Ngoài ra, khi thể hiện Thái Bình c ổ Nhạc, tất cả các thành viên của
dàn hòa tấu đều phải đứng. Ở tư thể đứng này, yêu cầu nhạc công lưng,
đầu phải thẳng, không khom, không cúi gập mình, không lắc lư. Hai vai
cân đối, mắt nhìn thẳng, không trợn, liếc.

Tất cả các quy định này ngoài mục đích tạo sự đồng bộ, trang
nghiêm, dễ nhìn trong một dàn nhạc mà còn bộc lộ tính tự chủ, nghiêm
túc cần có của mỗi thành viên trong khi tập cũng như biểu diễn.

2.3. M ột số quan niệm của các nghệ nhân đánh trống Thủi Bình:

Trong giới nhạc công từ xưa đến nay luôn lưu truyền và thực thi
một cách nghiêm túc những quy tắc bất thành văn như sau:

Không đánh Thái Bình Cô Nhạc vào những lúc không thích họp,
không cần thiết, cũng như không đánh ở những nơi chưa hội đủ các các
điều kiện cần có.

Thông thường, trước khi biểu diễn, bản thân người đánh trống
phải chay tịnh: Thân, khẩu và ý. Thân tức phải giữ mình trong sạch, thể
xác thanh khiết. Khẩu tức là giữ gìn lời ăn tiếng nói, không được sát
sinh, ăn các thức ăn từ động vật. Ý tức giữ tinh thần trong sáng, lành
mạnh, tâm niệm những điều lương thiện, không có tà âm. Ngoài ra,
trước khi biểu diễn phải chuẩn bị khăn áo nghiêm chỉnh. Đặc biệt, riêng

363
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

roi trống để đánh Thái Bình c ổ Nhạc luôn được các nhạc công làm
riêng và cất giữ cẩn thận. Tương tự như ở lễ Hưng Tác, trước khi thục
hiện trình tấu Thái Bình c ổ N hạc, tất cả các cặp roi trống Chiến, trống
Đại và đùi Chiêng phải đem trình với thần linh bằng cách đặt lên bàn
hương án chính của buổi lễ. Sau khi bái lễ xong, các chấp lệnh (chiêng
và trống) cùng các nhạc công trống mới nhận lại dụng cụ biểu diễn của
mình, lạy tạ rồi quay về vị trí quy định để bắt đầu tiến hành buổi lễ theo
lệnh xướng của tướng lễ.

Nơi biểu diễn phải thiết sẵn một bàn thờ tổ cổ nhạc tượng trưng với
các vật thờ cần thiết.

v ề địa điểm tổ chức, trước đây chỉ có những làng, hoặc những họ
có Sắc phong của triều đình mới được tổ chức biểu diễn Thái Bình,
nhưng bài bản không nguyên vẹn mà bị cắt xén một số phần.

Trước khi đánh chính thức, các nhạc công phải tập luyện trước với
nhau để thống nhất về nội dung. Song các lần tập luyện này phải tuân thủ
một quy tắc là tuyệt đối không được đánh chính thức trên mặt trống mà
phải dùng khăn đậy lại để giảm độ vang, đánh trên các vật dụng khác
hoặc đọc bằng lời với nhau (gọi là ráp miệng).

Đối việc truyền dạy lại có những quy định khắt khe hơn: “Phi đạo
bất truyền”(1) (Chữ Đạo ở đây bao hàm nhiều nghĩa: là đạo đức; là con
đường đi, ẩn dụ người trong nghề). Khi truyền phải chọn lựa những
người lành lặn, khoẻ mạnh, không bị khuyết tật.

Thậm chí Thái Bình c ổ Nhạc được xem như một bài bản bí truyền,
mang yếu tố tâm linh cao khiến cho người đánh nó luôn phải ở tư thế cẩn
trọng, kính cẩn khi nhắc đến bài bản này:

Từ xưa, âm nhạc dân gian nói riêng và nghệ thuật biểu diễn dân
gian nói chung đã từng có mặt hoặc ảnh hưởng vào môi trường nghệ
thuật cung đình. Và ngược lại, âm nhạc cung đình nói riêng, nghệ thuật
cung đình nói chung cũng dã từng lan tỏa, tác động vào nghệ thuảt 'dân
gian trong nhiều vùng văn hóa trên cả nước. Do đó, hiện nay “những
mành vụn của nghệ thuậl biểu diễn cung đình” còn '"tàng ấ n ' trong imôi

364
r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

trường nghệ thuật dân gian là một thực tể đương nhiên mà cụ thể là sự
hiện hữu của Thái Bình c ổ Nhạc.

Thái Bình c ổ Nhạc là một bản trống cổ có giá trị cao về mặt nghệ
thuật lẫn lịch sử. Việc phát hiện, gìn giữ, nghiên cứu và phục hồi là một
việc làm cần thiết, song vấn đề đặt ra là bảo tồn như thế nào, và làm thế
nào để bảo tồn để Âm nhạc Cung đình Huế nói chung và Thái Bình c ổ
Nhạc nói riêng để phát huy giá trị của nó.

L.M.P

365
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ờ Thừa Thiên Huế

M Ú A C U N G Đ ÌN H H U É V À D Ữ L IỆ U H Ó A
C Á C Đ IỆ U M Ú A C U N G Đ ÌN H

Tru o n g Trọng B ình *

Nghệ thuật diễn xướng của múa cung đình mang đậm tính triết lý
và thẩm mỹ phương Đông. Trong múa cung đình, sự kết họp nhuần
nhuyễn giữa các động tác múa, di chuyển đội hình theo các tuyến, ngang,
dọc, xéo, cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc
trưng riêng biệt, điển hình là các điệu múa: Lục cúng hoa đãng, Trình
tường tập khánh, Phụng vũ, Tứ linh, Vũ phiến... Nghệ thuật cung đình
nói chung và các vũ khúc cung đình Huế nói riêng là những sản phẩm

tinh dưới thời nhà Nguyễn.


Lịch sử hình thành và phát triển của múa cung đình

'Thời nhà Đinh, nhà vua cho mời nghệ nhân Phạm Thị Liên vào dạy
múa hát trong quân đội. Ban đầu múa chi mang chức năng giải trí,
khuyến khích động viên tinh thần binh lính. Thời Tiền Lê trở về sau, múa
được sử dụng cho công tác ngoại giao như tiếp đãi sứ thần và tế lễ. Đến
đời Lý, nghệ thuật được đặc biệt chú trọng, nhà vua đặt ra chức Quản
giáp để trông coi trật tự ở giáo phường nhằm đưa hoạt động nghệ thuật
vào quy củ, có tổ chức. Trong quá trình hình thành và phát triển, múa
cung đình Việt Nam đã có sự giao thoa với nghệ thuật của các nước trong
khu vực. Cụ thể năm 1044, vua Lý Thái Tông bắt hơn 100 cung nữ người
Chiêm Thành giỏi múa hát khúc Tây Thiên đem về Thăng Long. Ngoài
ra, múa cung đình còn ảnh hường lối múa của Trung Quốc thông qua Lý
Nguyên Cát khi ông này dạy múa trong cung.

Đời nhà Trần, ca múa cung đình rất được ưa chuộng. Vua quan và
dân chúng không phân biệt trên dưới, tất cả cùng tham gia múa hát và

* TỒ trưởng Tồ N ghiên cửu, N h à hát N TTTC Đ Huế

366
> r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nlùn lại

cùng thường thức. Đến đời nhà Lê, năm 1437, vua Lê Thái Tông ra lệnh
cấm các trò sân khấu và dân ca vào diễn trong cung đình. Dân ca gọi là
dâm nhạc, triều đình Lê sơ cho rằng: “kịch hát và dân ca là những trò du
hí cùa kẻ tiểu nhân, không phù họp với cuộc sống của người quân tử".
Những quy định nghiệt ngã ấy không những cấm ở triều đình mà còn hạn
chế tối đa các ngành nghệ thuật này hoạt động ngoài xã hội. Lúc này,
người diễn viên bị xếp ngang hàng với kẻ trộm cướp; đã là diễn viên dù
có học giỏi cũng không được đi thi; cha mẹ làm nghề hát xướng thì con
cái cũng không được tham dự các khoa thi cử; quan chức lấy con nhà hát
xướng làm thê thiếp bị phạt đòn 70 trượng và biếm ba tri; con trai của
quan chức lấy vợ con nhà hát xướng thì bị đánh 60 trượng và bị buộc
phải ly hôn. Tuy vậy, bộ môn nghệ thuật này vẫn duy trì ở trong dân
gian. Lúc này, múa cung đình và múa dân gian bắt đầu có sự phân biệt
nhưng vẫn chưa hoàn toàn tách rời. Đến nhà Hồ, vào thời Khai Đại (1403
- 1407) đã bắt đầu cho đào tạo múa cung đình. Hồ Hán Thương lấy con
các quan văn làm Kinh vĩ lang, con các quan võ làm Chỉnh đốn lang để
tập múa hát trong cung. Chúng ta có thể hình dung sự phát triển văn hóa
xã hội, trong đó có vai trò của âm nhạc vào thời Hồ qua bài thơ “Trả lời
câu hỏi về phong tục An Nam ” của Hồ Quý Ly như sau:

“Dục vấn An Nam sự

An Nam phong tục thuần

Y quan Đường chế độ

Le nhạc Hán quân thần ”

Dịch:

‘Muốn hỏi chuyện An Nam

An Nam phong tục tốt

Điển chế - Đường chế độ

Lễ nhạc - Hán rường cột”

Ờ đây đã chỉ rõ một sự khẳng định về phát triển các điển chương
điển chế của triều đại, mà trong đó nghệ thuật là một điển hình.

367
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Tuy thời gian này có tổ chức đào tạo múa cung đình, song vẫn chưa
có tiêu chí rõ ràng, tính lâu dài và chuyên nghiệp còn thấp. Đến năm
Hồng Đức, vua Thánh Tông (1470 - 1497) đặt ra Bộ Đồng văn và Bộ
Nhã nhạc để dạy ca, vũ và nhạc. Có thể nói đây là cơ sở đào tạo múa
cung đình đầu tiên có tổ chức, có tên gọi và các bộ phận chuyên trách
theo từng loại hình. Đen giai đoạn Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất
Thuận Hóa và lập ra vương triều, múa cung đình Việt Nam có nhiều thay
đổi và bắt đầu hình thành múa cung đình Huế.

Múa cung đình Huế có từ đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613
- 1635), Đào Duy Từ là người đã có công chỉnh sửa các điệu múa cung
đình trước và bước đầu xây dựng múa cung đình Huế cùng với những cơ
sờ đào tạo nhạc công, vũ công cho loại hình nghệ thuật này. Tương
truyền, ông là người đã sáng tác một số điệu múa cung đình như: Song
quan, Nữ tướng xuất quân và Tam quốc Tây du... Sách Những đại lễ và
Vũ khúc của vua chúa Việt Nam đã chép:

Đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Lộc Khê Hầu lập ra Hòa
Thanh Thự chuyên luyện tập ban vũ nhạc để múa hát vào những ngày
khảnh lễ. Hòa Thanh Thự gồm 3 đội, mỗi đội có một suất đội và 120
người lính thuộc quyền viên phó quản. Vũ sinh tuyến cả nam và nữ. Đội
nhắt và đội ba trông coi về nhạc, đội nhì trông coi về múa h á t”. Đời chúa
Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), đội múa hát cung đình gọi là Tiểu hầu
gồm khoảng 40-50 vũ công.

Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), Việt Tường Đội đổi tên
thành Thanh Bình Thự, gồm có: 1 Thự trưởng, 1 Phó quản, 3 Chánh phó
đội, 6 Quyền suất đội và 121 người lính. Vua còn tuyển chọn 50 nữ nhạc
múa hát dâng rượu.

Năm Thành Thái nguyên niên (1889), Thanh Bình Thự được mang
tên Võ Can Đội gồm 120 người lính; về sau lấy thêm 20 Đồng ấu.

Năm Khải Định nguyên niên (1917), Võ Can Đội tuyển thêm 30
Đồng ấu. Dưới thời vua Khải Định, đoàn đổi tên là Ba Vũ (múa hoa) và
được duy trì đến năm 1945.

368
Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế, 10 năm nhìn lại

Dữ liệu hóa các điệu múa cung đình triều Nguyễn

Múa cung đình triều Nguyễn là một loại hình nghệ thuật diễn
xướng thường được diễn ra trong chốn cung đình cùng với N hã nhạc và
Tuồng cung đình, nhằm phục vụ cho các cuộc vui chơi, giải trí được diễn
ra trong chốn cung đình, và nó còn là sợi dây kết nối người đứng đầu chế
độ quân chủ (vua) với các đấng thần linh trong các cuộc tế lễ như: Tế
Giao, Tế Xã Tắc, Te M iếu...

Hiện nay, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế (thuộc
Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế) là đơn vị có nhiệm vụ bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản phi vật thể, trong đó có Múa cung đình. Theo
Những đụi lễ và Vũ khúc của vua chúa Việt Nam của Đỗ Bằng Đoàn và
Đỗ Trọng Huề, Múa cung đình Huế có 11 vũ khúc nhưng hiện nay chỉ
còn 8 vũ khúc gồm: Lân mẫu xuất lân nhi, Trình tường tập khánh, Phụng
vũ, Múa kiếm, Vũ phiến, Tam quốc - Tây du, Long hổ hội và Lục cúng
hoa đăng. Tuy nhiên, để khoa học hóa các điệu múa này thì mới chỉ có ba
vũ khúc được nghiên cứu và lập hồ sơ khoa học, đó là các điệu múa: Tam
quốc - tây du, Long hổ hội và Lục cúng hoa đăng. Dưới đây chúng tôi
xin giới thiệu sơ lược về nội dung của ba vũ khúc cung đình Huế đã được
khoa học hóa thành hồ sơ hoàn chỉnh.
1. Múa “Tam quốc - Tây du ”(1) còn có tên gọi là múa Bông, vì đạo
cụ dùng cho điệu múa này là 2 đèn hoa bàng giấy, bên trong thắp nến,
được đeo vào 2 bên vai của người diễn viên khi trình diễn vũ khúc này.
Theo Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề trong những Đại lễ và Vũ
khúc cùa vua chúa Việt nam, điệu múa này do Đào Duy Từ (1572 -
1634) sáng tác. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho ràng, Tam quốc - Tây du
là là một vũ khúc có từ lâu đời trong truyền thống văn hóa nghệ thuật dân
gian của người Việt, cụ thể là ở vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Theo
chiều hướng Nam tiến của người dân, múa bài Bông dân gian đã được
đưa vào phía Nam, được chỉnh biên, nâng cao thành một vũ khúc của
cung đình Huế, và đây là quá trình sáng tạo của tập thể.

(1) Dựa theo Hồ sơ khoa học điệu m úa cung đình “Tam quốc - Tây du” do N h à hát Nghệ
thuật Truyền thống Cung đình Huế biên soạn.

369
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Múa Tam quốc - Tây du được kết cấu theo dạng tổ khúc, nghĩa là
nó gồm nhiều bài bản nhỏ kết họp lại với nhau. Trong qua trình điền dã,
sưu tầm từ nhiều nguồn tư liệu, đặc biệt là từ những nghệ nhân đã có thời
kỳ hoạt động trong đoàn Ba Vũ, vũ khúc này có 9 bài gồm: Xen tam
lang, Yên lung bích thọ, Thị hồ huỳnh cân, Thị hồ vu thiên, Tam quốc anh
hừng (hát khách), Vãn tây thủ chon kinh, Đới mũ hướng sơn trung, Tây
du đại thánh (hát khách), Chúc tạ. Trong mỗi bài bản của Tam quốc -
Tây du chuyển tải một nội dung khác nhau, tạo cho tác phẩm trơ nên đa
dạng về thể thức.

Trong số những điệu múa cung đình do triều Nguyễn để lại, Tam
quốc - Tây du là vũ khúc mang phong cách đặc trưng của M úa cung đình
Huế. Nguyên xưa, vũ khúc này thường được trình diễn trong các ngày
đại khánh của triều đình như: lễ Vạn thọ, lễ Thánh thọ, lễ Tiên thọ. Đồng
thời nó còn được dùng cho việc đào tạo diễn viên Tuồng và Múa hát
cung đình, bời nó chuyển tải những vũ đạo cơ bản nghệ thuật múa và
tuồng như: xoan, xỏ, cầu, k ý..., giúp giải phóng hình thể chc những
người mới bắt đầu vào nghề. Như vậy, vũ khúc cung đình Tam quốc -
Tây du được xem là bài bản cơ bản, quan trọng không thể thiếu trong
nghệ thuật biểu diễn cung đình Huế.

2. Múa “Lục củng hoa đăng”^ ] là một vũ khúc được bắt nguồn từ
Phật giáo. Theo N hững đại lễ và vũ khúc vua chúa Việt Nam của Đỗ
Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, thì đến đời Minh Mạng (1820 - 1840), vua
sai viện Hàn Lâm sửa chữa vũ khúc này để biểu diễn trong các ngày lễ
vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ và lề cúng mụ của triều đình. Tên gọi "Lục
cúng hoa đăng" chính thức có từ thời ấy.

Lục cúng hoa đăng là 6 lần cúng, tương ứng với mỗi lẳn cúng
là dâng lên m ột thứ lễ vật như: Hương, hoa, đăng, trà, qm , thực.
Điệu m úa này có từ thời cổ do các vị sư Ấn Độ truyền vào iư ớ c ta
và được biểu diễn ở các chùa lớn thuộc hạt Thuận Thành, V ãi Lâm,
Mỹ Hào, Y ên Mỳ, Thường T ín... và nơi thờ phật T ứ P h ì) gồm:
Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Diện. Đây là 4 vị phật g ú p cho

(n Dựa theo H ồ sơ khoa học điệu múa cung đinh “Lục cúng hoa đăng” do Nhàháit Nghệ
thuật Truyền thống Cung đình Huế biên soạn.

370
Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế, 10 năm nhìn lại

dân có được mùa lúa tốt. Nghi thức múa Lục cúng hoa đăng tại các
chùa ngày xưa do 2 vị tăng mặc áo cà-sa màu vàng, đầu đội mũ
thất-phật trình diễn. Khi múa 2 vị sư chỉ cừ động 2 cổ tay để kiết
ấn, xả ấn, hai bàn chân khẽ rê đi dàn ra theo hình chữ "nhật" (lúc
dâng hương), hình liên hoa bốn cánh (lúc dâng hoa), hình chữ "á"
(lúc dâng đăng), hình chữ "thủy" (lúc dâng trà), hình chữ "vạn" (lúc
dâng quả) và hình chữ "điền" (lúc dâng thực), về sau, các vị tăng
không còn múa nữa m à lại dùng 4 hoặc 8 em nhỏ hóa trang thành
kim đồng, ngọc nữ m úa thay.

Từ khi được đưa vào hoàng cung, Lục cúng hoa đăng đã trở thành
một điệu múa nghi lễ của cung đình nhưng các ca từ bằng chữ Hán với
nội dung ca ngợi đức Phật thì vẫn được giữ nguyên. Ví dụ: Trong khúc
hát thứ 5 (Tán phật diện).

Phật diện do như tinh mãn nguyệt

Diệc như thiên nhật phóng quang minh

Viên quang phổ chiếu ư thập phương

H ỉ xà từ bi giai cụ túc.
Dịch nghĩa:

M ặt phật như trăng trong đầy đặn

Cũng như nghìn mặt trời tuôn ánh sáng

Hào quang viên mãn soi đủ mười phương

Hỉ, xả, từ, bi đều đủ cả.

Hay trong khúc hát thứ 6 (Tán khể thủ)

...Tự qui y Phật

Đương nguyên chúng sinh...

Nhất thiết vô ngại

371
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ử Thừa Thiên Huế

Dịch nghĩa:

. ..Tự mình qui y Phật

Nguyện khắp chúng sinh...

hết thảy không lo ngại

Lục cúng hoa đăng là một điệu múa mang tính hình tượng có sử
dụng những yếu tố xiếc tạp kỷ như di chuyển đội hình và xếp chồng
người lên nhau. Ket cấu của múa Lục cúng hoa đăng là kết cấu của một
bức tranh đẹp được trình bày ở cuối mỗi khúc hát và liên tục trong sáu
khúc hát như thế.
3. Múa “Long hổ /2Ộ/”(1) thường được biểu diễn trong các ngày Gia
Long khai quốc hay Hưng quốc khánh niệm (02/5 âm lịch) tại Phu Văn
Lâu và những ngày khánh hỷ trong cung đình nhàm mục đích cầu mong
trời đất thuận hòa, thái bình an lạc.
Theo các nhà nghiên cứu về múa cung đình Huế, Long hổ hội là
điệu múa đôi phức điệu đã đạt đến chất lượng nghệ thuật cao so với các
điệu múa dân tộc Việt. Nếu như múa Song phụng là sự sáng tạo về chủ
đề hạnh phúc lứa đôi với kiểu múa đôi đồng điệu; múa Song quang thể
hiện tích truyện, thì múa Long hổ hội thể hiện động tác sinh hoạt thuộc
tính của loài vật được đan cài nhau một cách linh hoạt. Nội dung điệu
múa được chia thành 3 phần có kết cấu liên hoàn và chặt chẽ:
Phần một, Long độc diễn. Ở phần này sự mềm mại qua các động
tác tạo hình đẹp mắt của “Long” như: vuốt râu, lắc m ình... Kết h jp với
sự mờ rộng không gian qua thủ pháp tạo hình động khi con v ậ xoay
360°, tiết tấu nhanh dần khiến hình tượng “Long” mềm mại nhimg không
kém phần uy nghi.

Phần hai, Hổ độc diễn. Vũ đạo chủ yếu là mô tả thuộc tíah của
chúa sơn lâm. Đặc biệt, hình ảnh “Hổ” đại tiện là cách mô tả cực cỳ độc
đáo, không trùng lặp với bất kỳ điệu múa nào. Cũng như hành động “ đẻ”
trên sân khấu của điệu múa Lân mẫu xuất lân nhi, tình huống hổ cại tiện

(l) Dựa theo Hồ sơ khoa học điệu m úa cung đình “Long hổ hội” do N h à hát N giệ thuật
Truyền thống C ung đình Huế biên soạn.

372
> r

Báo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm tilún lại

đã gây bất ngờ thú vị cho khán giả. Hành động “Hổ” đại tiện có thể xem
là sự sáng tạo tài tinh của người nghệ sĩ thông qua các động tác vũ đạo
được cách điệu hóa, vừa thể hiện được tính chân thực của “hành động’’
nhưng lại “thẩm mỹ hóa’' được những nét dung tục của hành động đó.
Phần ba, Long hổ hội. ở phần này “Long” và “Hổ” vờn nhau bằng
những động tác đẹp mắt được thể hiện thông qua việc sử dụng vũ đạo
nhuần nhuyễn của 2 diễn viên theo tuyến múa: trái - phải, đường tròn,
đường chéo, đường ngang và tạo hình thẳng đứng. Ngoài ra, nét đẹp của
điệu múa này còn được tô điểm thêm khi thần thái của hai con vật linh
Long và Hổ được người diễn viên lột tả thông qua cách diễn xuất.
* **

Nền nghệ thuật biểu diễn cung đình Huế trong đó có các vũ khúc
cung đình, một trong những viên ngọc sáng giá của nền văn hóa dân tộc,
cũng không tránh khỏi những bước thăng trầm. Nó đã bị tổn thất quá
nhiều trong những thập kỷ vừa qua. Vì vậy, vấn đề khôi phục nền nghệ
thuật này hiện đang là mục tiêu, là việc làm cấp thiết, trong sự nghiệp
bào tồn, gìn giữ vốn quý của văn hóa dân tộc. Và Nhà hát Nghệ thuật
Truyền thống Cung đình Huế vẫn đang tiếp tục thực thi công tác lập hồ
sơ khoa học nhằm bảo tồn những vũ khúc còn lại để phục vụ cho công
tác nghiên cứu, biểu diễn và chuyển giao cho thế hệ mai sau.

T.T.B

373
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

PHỤC HÒI BIÊN CHƯNG, BIÊN KHÁNH


Phan Thuàn Thảo*

1. Khái quát về biên chung, biên khánh

Biên chung, Biên khánh là những nhạc cụ cổ xưa trong N hã nhạc


Trung Quốc và được du nhập sang các nước đồng văn, trong đó có Việt
Nam. Đó là những bộ nhạc khí gồm các chuông đồng, khánh đá có các
cao độ khác nhau, tạo thành hệ thống thang âm có thể diễn tấu các giai
điệu âm nhạc. Với âm sắc thánh thót, thanh nhã, đây là những nhạc cụ
biểu tượng cho sự cao sang, quyền quí của giới quí tộc và được xem là
những nhạc cụ đặc trưng của cung đình.

Biên chung, biên khánh được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XV
cùng với truyền thống Nhã nhạc. Khi triều đình nhà Lê (1427 - 1788)
phỏng theo qui chế nhà Minh để thành lập Đường thượng chi nhạc và
Đường hạ chi nhạc thì những nhạc cụ này được đề cập lần đầu tiên trong
sử sách Việt Nam(1). Biên chung, biên khánh thuộc về Đường thượng chi
nhạc, là những nhạc cụ thuộc loại kim và thạch trong Bát âm của Trung
Hoa gồm: kim, thạch, mộc, thổ, cách, bào, ti, trúc.
Khi triều đình nhà Nguyễn (1802 - 1945) cho tái lập Nhã nhạc vào
đầu thế kỷ XIX, biên chung, biên khánh lại được sừ dụng trong dàn nhạc
huyền có cơ cấu Bát âm(2). Cách thức diễn tấu biên chung, biên khánh đã
được sách H ội điển của triều Nguyễn qui định như sau: "Đen lúc tấu
nhạc, thì trước tiên đánh 3 tiếng chuông lớn. Nhạc đã cử hành, thì dùng

* H ọc viện Âm nhạc H uế
(1) Lê Văn H ưu, N gô S ĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch cùa H oàng V ă n Lâu,
N X B K H X H , H à N ội, tập II, tr. 347.
(2) N ội Các triều N guyễn, Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, bản dịch của V iện Sừ
học, N X B T huận H oá, Huế, 1993, tập VII, trang 114.

374
> r

Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

chuông nhỏ, khánh nhỏ, họa cùng khúc đàn sảo. Sau cùng đánh 3 tiếng
khánh lớn; ngõ hầu cho âm vận hài hòa, mà trước sau cùng có nhịp
nhạc ”(3). N hư thế, biên chung, biên khánh không phải để trưng bày mà đã
thực sự được tấu lên để “họa cùng khúc đàn sáo”. Cũng theo các sừ liệu,
chúng cùng diễn tấu với các nhạc khí khác để hòa đệm cho các nhạc
chương và điệu múa Bát dật trong những buổi lễ long trọng của triều
đình(l).

Ngoài việc du nhập và sử dụng biên chung, biên khánh, triều đình
Nguyễn còn cho sản xuất các nhạc cụ này. Vào năm Minh Mạng thứ 12
(1831) có đoạn sử viết như sau: "... về thứ nhạc: 1 chuông lớn, 1 khảnh
lớn và 12 chuông nhỏ, 12 khánh nhỏ, đã phụng mệnh chế tạo cả bộ. Nay
xin theo mẫn cũ, chiếu hạng chế thêm 3 bộ nữa ”(2>. Những dòng tư liệu
này đánh tan nghi ngờ ràng người Việt Nam không chế tác biên chung,
biên khánh mà chúng chỉ được đưa về từ Trung Quốc.

Bước sang thế kỷ XX, biên chung và biên khánh vẫn có mặt tại các
lễ tế Giao ờ Huế(3). Hiện nay, vết tích của các chuông, khánh cổ vẫn còn
được lun lại bằng những hiện vật trong Bảo tàng c ổ vật Cung đình Huế.

v ề thang âm của biên chung, biên khánh, sách Hội điển của triều
Nguyễn ghi rõ: “bắt chước 12 âm luật chính thanh để chế ra chuông nhỏ
khánh nhỏ, đều 12 cái ”(4). Ở đ â y , “ 12 âm luật c h ín h th a n h ” c h ín h là hệ
thống “Thập nhị luật” tương truyền do Quản Từ sống ở Trung Quốc vào
thời Xuân Thu sáng tạo ra từ thế kỳ IV TCN. Đó là hệ thống thang âm
gồm 12 âm trong một quãng 8, trong đó có 6 âm thuộc về dương (Lục
dương luật) và 6 âm thuộc về âm (Lục âm lữ). Sự vận dụng các ầm này
phải tuân theo những qui luật nhất định để tạo được sự quân bình âm
dương.

(3) N ội C ác triều N guyễn, sđd, tập V II, tr 117.


(1) - N ội C ác triều N guyễn, sdd, V II, tr l 17 - 118.
- Q uốc S ử Q uán triều N guyễn, Đại Nam Thực lục, bàn dịch cùa Viện S ừ Học, NXB
K hoa H ọc, H à N ộ i, tập IX, tr 210.
(2) N ội C ác triều N guyễn, Hội điển, bản dịch đã dẫn, tập V II, tr.l 17.
(3) R. O rband, “T ế N am G iao: C ác điệu m úa” , Những Người bạn c ố đô Huế,bàn dịch
cùa Đ ặng N h ư T ùng, N XB Thuận H oá, H uế, 1997, tập II, 1915, tr. 136.
(4) H ội điển, tập 7, tr 1 ] 6.

375
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

í Lục dương luật

Hoàng Đại Thái Giáp Cô Trọng Nhuy Lâm Di Nam


Vô ứng
chung lữ thốc chung tẩy lữ tân chung tắc lữ xa
chung

Lục âm lữ

5 coma 4 coma

c c# d d# e f f# g g# a a#

Thang ăm 12 bản cung không đều của Pythagoras


Trên thực tế, để chế tạo Biên chung, Biên khánh với thang âm luật
lữ như trên, ngoại trừ kích cỡ lớn hay bé của chuông, khánh, người ta
phải tạo độ dày mỏng khác nhau ở mỗi chiếc để chúng có thể phát ra âm
thanh trầm bổng khác nhau. Mỗi bộ chuông, khánh có thể có 12 chiếc, 16
chiếc, 32 chiếc, thậm chí nhiều hơn nữa, song đều áp dụng hệ thống
thang âm luật lữ như trên. Vào thời Nguyễn, mỗi bộ biên chung, biên
khánh có 12 chiếc chuông nhỏ, khánh nhỏ theo như sử liệu đã đề cập và
)
theo chứng tích hiện được trưng bày tại Bảo tàng Cô vật Huê.

2. Phục chế biên chung, biên khánh

Để phục chế biên chung, biên khánh, trong năm 2010, Trung tâm
Bảo tồn Di tích c ố đô Hụể đã phối hợp với Quốc nhạc viện của Hàn
Quốc, một nơi đang bảo tồn rất tốt truyền thống Nhã nhạc, trong đó có
hai nhạc cụ đặc trưng này.
Việc nghiên cứu được bắt đầu từ các biên chung, biên khánh cổ
trong Bảo tàng c ổ vật Huế. Những cổ vật này cho biết thông tin về hình
dạng, kích thước, thành phần vật liệu của nhạc cụ. Từ việc nghiên cứu

376
> r

Bảo tôn Nhã nhạc cung dinh Huê, 10 năm lìlùn lại

tư liệu lịch sử và việc phân tích hóa nghiệm thành phần hợp chất, chúng
ta xác định được vật liệu để chế tác nhạc cụ. Song các kết quả phân tích
âm thanh bàng phần mềm vi tính cho thấy các chuông, khánh cổ này đã
bị biến dạng qua thời gian và không còn giữ được hệ thống thang âm
“Thập nhị luật” cần phải có, vì thế, chúng khône thể là cơ sở để phục
chế âm thanh của nhạc cụ. Cho nên, vấn đề đặt ra là phải nghiên círu để
xác định thang âm, bởi âm thanh là vấn đề quan trọng nhất của một
nhạc cụ trong khi những yếu tố khác chỉ là phụ trợ để tạo nên âm thanh
tốt nhất mà thôi.

Với mục tiêu để biên chung, biên khánh hòa tấu được với các nhạc
cụ trong Nhã nhạc Huế hiện nay, việc nghiên cứu âm thanh chủ yếu dựa
trên thực tế diễn tấu Nhã nhạc tại Huế, cụ thể là tại nhà hát cung đình
Duyệt Thị Đường hiện nay. Việc thu âm, đo âm thực tế diễn tấu Nhã
nhạc và quú trình nghiên cứu âm thanh học đã đi đến kết luận âm Hoàng
chung, tức âm khởi đầu của thang âm “Thập nhị luật” (tương đương với
âm Hò) có tần số là 460.75 hz, thấp hơn khoảng 22 cent so với âm Si
giáng 4 (Bb4) của thang âm Bình quân phương Tây(1). Trên cơ sở âm
Hoàng chung đó, nhà nghiên cứu âm thanh học, PGS.TS. Vũ Nhật
Thăng, đã được mời hợp tác để nghiên cứu và ông đã đưa ra một thang
âm “Thập nhị luật” phù hợp với âm nhạc truyền thống Việt Nam nói
chung và Huế nói riêng. Việc tính toán các tần sổ âm thanh học đã được
TS Thăng thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận và kết quả đã được trao cho
nghệ nhân Hàn Quốc thực hiện chế tác.

Neu việc nghiên cứu hệ thống thang âm chủ yếu do các nhà nghiên
cửu Việt Nam đảm trách thì việc chế tác trông cậy cả vào phía Hàn Quốc.
Ông Kim Hyunkon, nghệ nhân duy nhất nắm rõ kỹ thuật chế tác biên
chung, biên khánh ờ Hàn Quốc đã trực tiếp thực hiện công việc tại
Phường Đúc, Huế và đây là một cơ hội tốt để chúng ta học hỏi về kỹ
thuật chính âm chuông và khánh mà Việt Nam đã thất truyền từ lâu. Sau
một thời gian làm việc miệt mài, nghệ nhân Kim Hyunkon đã hoàn thành
công việc. Lễ bàn giao biên chung và biên khánh đã diễn ra vào ngày 29

(l) Xem thêm Phan Thuận Thào, Nghiên cứu cao độ âm thanh đê phục hồi biên chung,
biên khánh , Hồ sơ khoa học cấp cơ sờ, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô H uế, Huế,
2010, tr 27.

377
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

- 12 - 2010 tại Hoàng cung Huế trong sự chứng kiến của đại diện lãnh
đạo hai phía Việt Nam và Hàn Quốc cùng đông đảo phóng viên báo chí
bình luận và đưa tin.
Dù đây chỉ là lần chế tác thử nghiệm đầu tiên, song những người
thực hiện khá hài lòng với kết quả công việc. Những khiếm khuyết sẽ
được tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện trong kế hoạch hợp tác tiếp theo vào
năm sau. Chúng tôi đã thật sự xúc động khi lần đầu nghe thử âm thanh
của biên chung, biên khánh, chúng hoàn toàn hòa họp với dàn nhạc cung
đình hiện nay.

Sự hồi sinh của biên chung, biên khánh trong dàn nhạc góp thêm
những âm thanh thánh thót, quyền quý, cao sang, tô đậm tính chất cung
đình cho Nhã nhạc Huế. Chỉ cần sự hiện diện của chúng cũng đã mang
giá trị biểu tượng của văn hóa cung đình. Các bộ biên chung, biên khánh
được phục hồi vừa mang tính chất riêng của âm nhạc truyền thống Việt
Nam, lại là một minh chứng cho mối liên hệ về văn hóa với các nước
đồng văn trong khu vực. Những âm thanh thánh thót, thanh cao ấy cuối
cùng đã được hồi sinh từ quá khứ xa xăm và mong rằng sẽ còn ngân mãi
tới ngàn sau.

P.T.T

378
> r
Báo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

T Â M H U Y É T C Ủ A M Ộ T N G H Ệ NHÂN*
K im H y un Kon

Nghệ nhân Kim Hyun Kon là một nghệ nhân


chuyên chế tác nhạc cụ người Hàn Quốc, đã
được vinh danh là Báu vật nhân văn sống số 42
của đất nước này. Ông đã ở lại Huế thời gian
dài giúp đỡ Trung tâm BTDTCĐ Huế phục chế
thành công những, bộ Biên chung, Biên khánh.
Trong thời gian tói, ông còn tình nguyện ở lại
giúp Trung tâm phục chế nhiều nhạc cụ truyền
thống khác nữa. Nghe tin Trung tâm tổ chức lễ
kỷ niệm Di sản Vãn hóa Huế được UNESCO
công nhận, ông đã viết những lời rất tâm huyết,
chúng tôi xin đưa vào kỷ yếu này để độc giả
cùng chia sẻ - BBT

Trong không khí chuẩn bị cho ngày lễ lớn của Trung tâm Bảo tồn
Di tích cố đô Huế, 20 năm Quần thể di tích kiến trúc lịch sử thuộc triều
nguyễn Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 10 năm Nhã
nhạc, Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Kiệt tác Văn hóa
Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại, trước hết tôi xin chúc cho buổi
lễ của Trung tâm Bảo tồn Di tích c ổ đô Huế diễn ra thành công.

Bốn năm trước đây, khi lần đầu tiên đến Huế cùng đoàn khảo sát
của Viện Ảm nhạc Quốc gia Hàn Quốc (GUKAK) trong dự án phục hồi
nhạc cụ Biên chung, Biên khánh và Bát chung, Đặc khánh, được tận mắt
chứng kiến những bảo vật được cất giữ tại Bảo tàng c ổ vật Cung đình
Huế bị phá hủy và hư hại do chiến tranh, điều đó làm tôi rất đau lòng. Tôi

* Đ ầu đề do B B T đặt

379
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

đã liên tưởng đến hình ảnh nhũng cổ vật của Hàn Quốc cũng đã bị hư hại
và tổn thất nặng nề do chiến tranh trước đây.

Khoang 30 năm trước đây, khi tôi bắt tay với GUKAK để phục hồi lại
những nhạc cụ cung đinh bị mai một do chiến tranh và thời gian như Biên
chung Biên Khánh, Bác chung Đặc khánh của Aak (Nhạc cung đình Hàn
Quốc). Lúc đó chỉ với một số thông tin ít ỏi cũng như tư liệu liên quan khá
hạn chế, cùng với những kết quả nghiên cứu lúc đó của các Nhà nghiên cứu
GUKAK, chúng tôi đã phục chế thành công các loại nhạc cụ đó.

Và lần này, khi nhận lời tham gia vào dự án phục chế Biên chung
Biên Khánh, Bác chung Đặc khánh của của Nhã nhạc Cung đình Huế
trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế và
GUKAK, tôi đã như được sống lại với những ký ức và hình ảnh của tôi
của 30 năm về trước, với những nhiệt tâm của tuổi trẻ.

Với một người vẫn còn phải nỗ lực không ngừng như tôi, việc được
tham gia dự án này là một vinh dự và tự hào lớn đối với tôi.

Tôi nghĩ để làm được Biên chung Biên khánh, Bác chung Đặc
khánh được hoàn hảo hơn và đúng với âm nhạc Nhã nhạc Cung đình
Huế, chúng ta sẽ phải cùng nhau nghiên cứu nhiều hơn nữa. Trong khả
năng hạn hẹp của mình, tôi hứa sẽ giúp đóng góp một phần nhỏ bé sức
lực, kinh nghiệm và chuyên môn của mình vào việc phục hồi đó.

Tôi hy vọng, với những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Huế,
cùng với kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm dày dạn của các nhà
nghiên cứu, văn hóa nghệ thuật cung đình Huế sẽ nở hoa và được biết
đến trên khắp thế giới.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan đã giúp đỡ tôi
trong thời gian tôi làm việc tại Huế. Một lần nữa xin chúc ngày lễ trọng
đại của Trung tâm sẽ diễn ra thành công tốt đẹp!

Huế, 15/08/2013

K.H.K

380
Ằ r -
Bão ton Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

“N É T H U É ” T R O N G N G H Ệ• T H U Ậ• T V Ẽ M Ặ• T N Ạ• T U Ò N G

L ê M a i P hư ơng

Tuồng là loại hình nghệ thuật đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật sân
khấu. Bộ môn nghệ thuật này xuất hiện khá sớm, đến đời các vua
Nguyễn, Tuồng càng được chú trọng và phát triển rực rỡ trở thành mốc
son chói lọi trong quá trình tồn tại và phát triển của bộ môn nghệ thuật
độc đáo này.

Hiện nay, Tuồng cung đình nói riêng và Tuồng nói chung đã không
còn giữ vị trí độc tôn như trước. Với trào lưu phát triển ồ ạt của các loại
hình nghệ thuật sân khấu hiện đại, Tuồng ngày càng mất đi chỗ đứng và
sẽ rơi vào mai một, thất truyền nếu không có những quan tâm thiết thực
và sự cứu vãn kịp thời.
I nr i ^r ' I \ rn_ Ạ>
1. The nào ỉa Tuông

Tuồng còn có tên gọi khác là Hát bội hay H át bộ, là bộ môn
nghệ thuật cổ điển và bác học bậc nhất Việt Nam. "Bộ" ở đây có nghĩa
là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, do đó còn
được gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra b ộ "1. Tuồng phát triển từ loại hình
sân khấu dân gian của văn học Việt Nam, được hình thành trên cơ sở
ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất
phong phú của dân tộc Việt. Đến cuối thế kỳ XVIII, Tuồng đã phát
triến một cách hoàn chỉnh về mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ
thuật biểu diễn. Ngày nay môn nghệ thuật này vẫn được coi là “quốc
hồn, quốc túy” của người Việt, sánh với Kinh kịch của Trung Quốc
hay kịch Noh của Nhật Bản.

* Trường phòng N ghiên cứu N ghệ thuật - Nhà hát N T T T C Đ Huế

381
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

2. M ặt nạ Tuồng
Để tạo được sức hút đối với khán giả và giữ vị trí độc tôn trong
suốt một thời gian dài là sự đóng góp tích cực của các yếu tố cấu thành
nên loại hình nghệ thuật này, bao gồm: kịch bản, nghệ thuật hát, múa, lối
diễn xuất, âm nhạc, phục trang và đặc biệt nhất là hóa trang trong tuồng -
Mặt nạ Tuồng. Có 2 kiểu mặt nạ:
+ Mặt nạ đeo: Trước đây, người có khả năng biểu diễn không
nhiều, một diễn viên phải sắm nhiều vai, vì vậy, họ dùng mặt nạ đeo để
tiện cho việc thay đổi vai diễn.
+ Hóa trang kiểu mặt nạ: về sau, người ta thay mặt nạ đeo bằng
mặt vẽ, và mới đây, người ta dùng cách hóa trang để tạo tính chân thật,
gần cuộc sống hơn.
Trước khi biểu diễn, mỗi nghệ sĩ Tuồng phải tự hóa trang cho
mình bàng cách cảm nhận về tính cách và thân phận của nhân vật, trên
nền tảng những quy định chuẩn mực về mặt nạ cho mồi loại nhân vật,
cộng với sự hướng dẫn của các người đi trước. Nhưng khó nhất là vẽ
mắt, bởi đây là nơi thể hiện tính cách nhân vật rõ nét nhất. Dù hóa trang
theo kiểu mặt nào thì có một điểm chung là khuôn mặt của những nhân
vật này được bôi màu, riêng vùng sát xung quanh mắt được để tự nhiên.
Có nhà nghiên cứu cho đây là dấu vết của việc đeo mặt nạ ngày trước,
người khác lại giải thích, trong Hát bội, con mắt của diễn viên cũng
phải tích cực diễn xuất, nên phải chừa trống như thế mới thấy được
“thần” của đôi mắt.
Luật Âm-dương, Ngũ hành cũng được áp dụng trong mặt nạ
Tuồng. Các màu đen-trắng, đen-đỏ, trắng-đỏ luôn được phối họp nhịp
nhàng để thể hiện tính Âm-Dương. Các nét chính là khuyên (kim), mác
(mộc), lượn ngang (thủy), uốn hình lửa (hỏa), chấm (thổ). Cách hóa trang
nhân vật Tuồng rất đa dạng, cùng một nhân vật nhưng mỗi đoàn Bắc,
Trung, Nam có cách hóa trang riêng, như nét chủ đạo trong hóa trang
nhân vật Tuồng Bình Định là kiểu mặt chim, còn Tuồng Nam Bộ giống
kiểu mặt thú...
Mặt nạ Tuồng có tính biểu tượng rất cao, màu sắc gương mặt cho
biết tính cách và xuất thân của nhân vật. Màu trắng chủ yếu sử dụng cho
nhân vật nữ (đào), các nam (kép) thư sinh hoặc nhân vật xuất thân nơi

382
' r
Bảo tôn Nhã nhạc cung đình Huê, 10 năm nhìn lại

thành thị. Mặt màu đỏ thể hiện vai kép võ trung nghĩa (như Quan Công,
Đổng Kim Lân, Lý Phụng Đ ình...). Mặt màu đen thường là võ tướng có
tính ngay thẳng, trung nghĩa (như Tạ Ngọc Lân); võ tướng núi, nóng tính
(như Trương Phi). Mặt màu xám biểu lộ nhân vật võ tướng tính nóng,
bộc trực (Khương Linh Tá, Trịnh  n...). Ngoài ra, mặt các nhân vật còn
kẻ các loại tròng xéo non, xéo già, xéo lỡ tùy theo độ tuổi; màu sắc của
tròng xéo thể hiện tính cách và xuất thân của nhân vật.

Xưa nay, diễn viên nghệ thuật Tuồng phải tự hóa trang để ra biểu
diễn, chứ không nhờ họa sĩ hóa trang, vì vậy, mỗi kiểu mặt nạ đều rất độc
đáo, bởi nó mang theo tính cách của diễn viên. Mặt Tuồng có nhiều điểm
giống các bộ môn sân khấu khác nhưng cũng có những điểm khác cơ
bản. Với bộ môn sân khấu khác, khán giả không thể đoán ngay một nhân
vật thuộc loại người nào, mà phải đợi thông qua hành động, một lớp, một
hồi, một màn, có khi đến hết vờ diễn mới xác định được. Trái lại, trong
Tuồng, khi nhân vật bước ra sân khấu lần đầu tiên thì khán giả hiểu ngay
loại người nào, trung hay nịnh, thiện hay ác, tốt hay xấu, nóng nảy, cộc
cằn hay hiền lành, đức độ... Nhân vật trong Tuồng không để khán giả
mất thời gian suy đoán do Tuồng là loại hình nghệ thuật thuộc dòng sân
khấu biểu hiện và kẻ mặt nhân vật là yếu tố quan trọng của nghệ thuật
Tuồng để thể hiện điều đó.

3. “N ét H u ế” trong nghệ thuật vẽ m ặt nạ Tuồng.

Là Kinh đô của triều Nguyễn, nghệ thuật Tuồng ở Huế đã đạt đến
đỉnh cao trong khoảng thời gian triều đại này nắm quyền. Tại đây, các
gánh Tuồng đã xuất hiện ở khắp nơi, sân khấu Tuồng vốn chỉ phục vụ
giới quý tộc phong kiến, dần dần lan ra những nơi công cộng để phục vụ
mọi tầng lóp quần chúng.

Phát triển trong một điều kiện lịch sử, chính trị đặc biệt, so với các
nơi khác, nghệ thuật Tuồng ở Huế có những bản sắc riêng. Bản sắc ấy thể
hiện phần nào qua chiếc mặt nạ Tuồng, đạo cụ sân khấu quan trọng bậc
nhất của loại hình nghệ thuật này.

Màu sắc chủ đạo của mặt nạ Tuồng Huế là các màu đen - đỏ -
trắng, cùng một số màu phụ như, xanh, xám, vàng... Mỗi màu gắn với
từng kiểu tính cách nhân vật cụ thể, như mặt đen là sự rắn rỏi, võ biền,

383
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

mặt trắng là sự bạc bẽo; mặt mốc dành cho kè lươn lẹo, phản trắc, mặt đỏ
tỏ rõ sự trung can nghĩa khí...

Theo Cố NSƯT Tuồng La Cháu (nghệ nhân Tuồng cung đình cuối
cùng của triều Nguyễn) cũng nhir các nghệ nhân Tuồng Huế kỳ cựu, về
cơ bản gam màu và cách thức hóa trang mặt nạ Tuồng ở ba miền Bắc -
Trung - Nam không có gì khác nhau. Tại xứ Huế, nơi nghệ thuật Tuồng
đã đạt đến đỉnh cao, cùng với cảnh quan bình dị ‘'sông chẳng rộng: núi
chẳng cao”, con người lại mềm mỏng, hòa nhã nên các nét vẽ có phần
nhẹ nhàng, thanh thoát. Các nghệ nhân Tuồng Huế cũng có những bí
quyết riêng để tạo nên bản sắc của chiếc mặt nạ Tuồng xứ mình và chỉ có
những người rất am hiểu mới nhận biết được.

Đặc trưng của mặt nạ Tuồng Huế được thể hiện:

- v ề họa tiết vẽ:


Ờ Huế, tính cách con người thể hiện trong các câu tục ngữ đã được
hòa phối với màu sắc tạo nên hình tượng nhân vật trong Tuồng, v ề
đường nét, người xưa dựa vào những đường nhăn trên gương mặt rồi sân
khấu hóa, những đường này được gọi là đường vân. Khác với những
vùng miền khác, ở Huế nét vẽ những đường vân này thường nhỏ, mềm
mại, lả lướt.

Những nét vẽ đặc trưng ờ Huế cũng thể hiện khá dặc biệt, Ví như
mặt Khương Linh Tá, ở tất cả các vùng đều có đường lá mía, tức là hai
đường đỏ phía hai bên đuôi mắt, biểu hiện tính cách nóng nảy của nhân
vật. Nhưng ngược lại, ở Huế, lại không xuất hiện hai đường lá mía này.
Đặc điểm, tính cách của người dân Huế đã được thể hiện khá rõ nét trên
nét vẽ Tuồng. Huế là một mảnh đất đế đô, nơi tập trung những gia đình
danh gia, vọng tộc, kinh đô một thời của cả nước. Con người nơi đây, từ
nhỏ đã được thấm nhuần đạo đức Nho gia, được dạy dỗ trong một môi
trường mà mọi thứ đều quy vào tính chuẩn mực. Do đó, từ suy nghĩ đến
nói nãng đều được thể hiện một cách thận trọng, ý tứ. Những suy aghĩ dù
thực cũng chưa hẳn được bộc lộ tất cả ra ngoài, cho dù đó là trên ngôn
ngữ nói hay bằng hành động. Dù không thích nhau, hay thậm chí ghét
nhau, nhưng bề ngoài người ta vẫn vui vẻ xã giao, đối đãi một cá:h bình
thường. Theo cách suy nghĩ đó, tính nóng nảy của nhân vật Khưcmg Linh

384
' r
Bảo tôn Nhã nhạc cun " đình Huê, 10 năm nhìn lại

Tá (là một tướng trung, đại diện cho lớp quan lại của triều đình) dã được
nén vào bên trong chứ không thể hiện ra.

Huế có những loại đường vân khác với một sổ vùng khác như là
tròng mắt, mí trên, mí dưới, những đường vân thể hiện những nếp nhăn
trên khuôn mặt. Nếu gương mặt già thì những đường vân được thể hiện
nhiều, trẻ thì nhũng đường vân xuất hiện ít hơn. Ví dụ như ờ mặt Vũ Văn
Thành Đô, tuy đây là một vai tướng nhưng những nét vẽ của Tuồng Huế
vẫn rất mềm mại, nhẹ nhàng, thanh thoát hơn một số các vùng khác.

Có những cách thể hiện tròne mắt khác nhau ở các vùng miền. Một
số các vùng khác kẻ phía trước và dưới mí mắt, trên và chếch về phía lỗ
mũi một đường vân hình mỏ chim. Thể hiện tính cách nhân vật nóng nảy
của nhân vật, một số vùng khác đã kẻ 2 lá mía hai bên, nằm dưới tròng
trắng. Ngoài ra còn có nhiều đường vân phụ nằm phía ngoài tròng mặt. Ở
Huế, tròng mắt thường được kẻ giống như hai cánh chim đang xòe ra,
không kẻ những đường vân phụ. Mặt tròng xéo hình mò chim ở Huế chỉ
có ba nhân vật được phép kẻ đó là: Khương Linh Tá, Vạn Kim Anh và
Lưu Khánh.

- về màu sắc:
Ông cha ta khoa trương, cách điệu những chi tiết trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày đưa vào sân khấu Tuồng, ví dụ khi kẻ mặt đen thì
thật đen, đỏ thì thật đỏ, còn trắng thì phải thật trắng (đen như nhọ nồi, đỏ
như gấc...). Các vùng miền khác về màu sắc cũng cơ bản như vậy. Sau
khi Triều Nguyễn cáo chung, môi trường diễn xướng của Tuồng không
còn, các nghệ nhân Tuồng cung đình không còn nơi quy tụ nên tản về
quê hương. Cũng từ đó, các cụ đem những tinh hoa của nghệ thuật Tuồng
về địa phương mình rồi sau đó biến tấu cho phù hợp. Ví dụ, trước kia các
nghệ nhân xưa kẻ mặt Lão Tạ màu đen, sau khi ra Bắc người ta cũng phải
kẻ mặt màu đen, những nét cơ bản hầu như giữ lại, chỉ có điều nét vẽ thô
và cứng hơn.

Hiện nay, một số vùng khác như Bình Định đã sử dụng màu vàng,
màu lục, màu cam ... trong nghệ thuật vẽ mặt nạ Tuồng. Theo ý kiến của
nghệ nhân Huỳnh Văn Đức, ngày xưa trong Tuồng tuyệt đối không sử
dụng màu vàng, chỉ sử dụng màu trắng, màu đỏ, màu xám (màu xanh thì

385
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ử Thừa Thiên Huế

sau này mới có). Sau này, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, Kinh kịch
ở Sài Gòn trở nên thịnh hành, màu vẽ được sản xuất rất đa dạng và phong
phú nên màu xanh lục cũng từ đó được đưa vào nghệ thuật vẽ mặt nạ
Tuồng. Theo các cụ kể lại, không biết ông Đào Tấn hay người nào đó đã
tâu với vua Thành Thái xin thay màu xanh cho màu xám trước kia (vì
trước kia không pha được màu xanh). Còn ở Huế, vì muốn giữ lại gốc
gác của Tuồng nên rất ít người sử dụng màu xanh để thay cho màu xám
trước đây. Trừ những vai yêu, vì muốn kẻ mặt cho thật đẹp, thật giống
nên người ta mới sử dụng màu xanh. Màu cam, ở Huế vẫn thỉnh thoảng
dùng trong nghệ thuật vẽ mặt nạ Tuồng, còn màu vàng thì tuyệt đối
không sừ dụng.

Được coi là linh hồn của nhân vật Tuồng, mỗi chiếc mặt nạ có thể
được coi là một tác phẩm nghệ thuật hàm chứa sâu sắc cái đẹp trong mỹ
học dân tộc. Việc những bí quyết vẽ mặt nạ Tuồng bị thất truyền theo
dòng chảy thời cuộc sẽ là tổn thương to lớn đối với nghệ thuật Tuồng nói
riêng và nền nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam nói chung.

L.M.P

386
> r
Bảo tôn Nhã nhạc Cung đình Huê - 10 năm nhìn lại

Đ ộ i Đ ại n h ạ c c u n g đ ìn h

Đ ộ i T iể u n h ạ c c u n g đ ìn h

387
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giới ỏ’ Thừa Thiên Huế

B iê u d iê n tu ô n g T r ìn h T ư ờ n g T ậ p K h á n h

Tịén
\THE BầPttESS OF HUÉ CULTURE .

B iể u diiễn N h ã n h ạ c tại H à N ộ i

388
X r

Báo tôn Nhã nhạc Cung đình Huê - 10 năm nhìn lại

jÈỊÊỂẳếầ\ Jầx>— *** J


. . V A -f- ềt *** t M b i f Y t t * “ .
'• : 9V *A■»«*_v*' V*
' n a , *iÌL
H i ii1 •
ậỊf.»

|g|#«4•|iiíậ•|M»<|*Mi«&í*».; '*<■>*-' * * vb€
-
WÉ-•»- •. "& -■

‘ ” >!*
’ .
.f _2ỈM1 _^ V
_
" 1
fí f ' ~“

B iể u d iễ n m ú a L ụ c c ú n g h o a đ ă n g

T á i h iệ n lề Đ ổ i g á c tro n g Đ ê m H o à n g C u n g

389
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ơ Thừa Thiên Huế

M ú a k iế m

390
> w

Bảo tòn Nhã nhạc Cung đình Huê -1 0 năm nhìn lại

Đ o à n N g ự đ ạ o tro n g lễ T e G ia o

Đ o à n N g ự đ ạ o tro n g lề tế X ã T ắ c

391
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

B iểu iiễn B át dật v õ

B iể u diễi B á t d ậ t v ă n

392
> r
Bão tôn Nhã nhạc Cung đình Huê - 10 năm nhìn lại

T ^ 'T ' Ạ 1 A
Lẻ I ruyen lở

393
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

B iể u d iễ n tại trụ s ở U N E S C O

Biểu diềnại Tây Ban Nha

394
PHẢN IV. NHIN LẠI CÕNG TAC BAO TON
Q U A MỘT SỐ LĨNH vực HOẠT ĐỘNG
20 năm thực hiện công cuộc bảo tồn di
sản Huế đã để lại nhiều kinh nghiệm và bài
học quý giá. Đó Là bài học về sự nhận thức vai
trò đặc biệt của di sản trong đòi sống hiện
tại, về sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các
ngành từ trung ương đến cơ sở, là bài học về
việc phát huy nội Lực vốn có, về việc huy động
rộng rãi sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế với vai trò nổi bật
của UNESCO, về việc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển,
giữa lợi ích của nhà nước và cộng đồng các tầng lớp xã hội.
Hai thập kỷ cũng là chặng đường đánh dấu những bước trưởng
thành vượt bậc của đội ngũ những người lầm công tác bảo tồn cả về
trình độ chuyênmôn lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Đây cũng là quá
trình bồi đắpthêm nhiệt huyết và tình yêu đối vói di sản văn hóa.
Đến nay, Huế được đánh giá là địa phương đi đầu trong cả nước về
bảo tồn di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn
mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á- Thái Bình
Dương.
Bước vào giai đoạn mới, dù gặp nhiều khó khăn bời tình hình
nền kinh tế chung của thế giới và đất nước dẫn đến sự hạn chế về
đầu tư, những khó khăn về cơ chế chính sách chưa được tháo gỡ,
mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, sự cạnh tranh của các khu di
sản thế giới ngày càng nhiều... nhưng sự nghiệp bảo tồn di sản Huế
đang gặp rất nhiều thuận lọi. Đó là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và
Nhà nước thể hiện qua Kết luận 48 của Bộ Chính trị ngày 25.5.2009,
Quyết định 818TTg và Quyết định 1880TTg của Thủ tướng Chính phủ,
không chỉ xác định đường lối chiến Lược để bảo tồn và phát huy di
sản Cố đô Huế mà còn gắn Liền với những chính sách cụ thể. Đó cũng
là sự quan tâm sát sao của Đảng bộ, Chính quyền và cộng đồng các
tầng lớp nhân dân Thừa Thiên Huế đối vói sự nghiệp bảo tồn di sản
văn hóa. Đó còn là sựquan tâm, ủng hộ ngày càng sâu rộng, hiệu quả
của cộng đồng quốc tế đối với di sản vắn hóa Huế.

TS. Phan T h a n h Hải


> r

Nhìn lại công tác bảo tôn qua một sô lĩnh vục hoạt động

90 N Ă M B A O T A N G c ồ V Ậ T C U N G Đ ÍN H HUÊ
(1 9 2 3 -2 0 1 3 )

D iên N iên

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (Bảo tàng CVCĐ Huế) là tên hiện
hành của Bảo tàng Khải Định, một bảo tàng được thành lập từ năm 1923.
Tọa lạc trong một khuôn viên tĩnh mịch ở phía tả Hoàng Thành Huế, Bảo
tàng CVCĐ Huế bao gồm: điện Long An (nguyên là ngôi điện chính của
cung Bảo Định, xây dựng vào thời Thiệu Trị, nay được sử dụng làm nơi
trưng bày hiện vật); nhà “Tế Tửu” (theo cách gọi hiện hành, thực ra đây
là ngôi nhà của một viên quan được lấp dựng tại đây sau 1945) và tổ hợp
các công trình kiến trúc khác dùng làm kho tàng và nơi làm việc của
nhân viên trong báo tàng.

1. Lịch sử

Vào năm 1845, vua Thiệu Trị cho kiến thiết trên bãi đất ờ bờ bắc
sông Ngự Hà (nay thuộc phường Tây Lộc, thành phố Huế), bên cạnh cung
Khánh Ninh có từ thời Minh Mạng (1820-1841), một hành cung tên là Bảo
Định, dùng làm nơi để nhà vua tổ chức lễ Diễn Canh (vua ra cày ruộng
tịch điền), đồng thời là nơi “đế nhà vua cùng với đoàn tùy tùng sang trọng
đến đây vui chơi (rong một vài giò' đế xa lánh những lo toan của công việc
và những trọng trách mà nhà vua phải gánh vác trong cái cung lớn ở gần
đấv (Hoàng cung) Cung Bảo Định vốn là một cung lớn có tường thành
hao quanh với 18 cửa ra vào. Bên trong cung có các công trình như Long
An Điện, Lãm Thắng Lang, Trùng Phương Tạ, Giao Thái Trì, Minh Trưng
Các, Đạo Tâm Hiên, Chiêm Ân Viện, Nhuận Đức Viện, Đông Minh Vu,
Tây Thành Sương... Trong đó, điện Long An là kiến trúc chính, lộng lẫy
và bê thế, tọa lạc ở vị trí trung tâm trong quần thể kiến trúc cung Bảo Định.

' Báo tàng Cồ vật Cung đình Huế

397
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở T h ừ a T hiên Huế

Tháng 11/1847, vua Thiệu Trị băng hà, thi thể nhà vua được quàng
trong gian chính điện Long An, là nơi tổ chức những nghi lễ đầu tiên
trong tang lễ, và lưu lại nơi đây suốt 8 tháng, trước khi được đưa đi an
táng tại Xương Lăng. Sau đó, điện Long An trở thành nơi thờ phụng long
vị của nhà vua cho đến khi thực dân Pháp chiếm giữ ngôi điện này vào
tháng 7/1885, sau khi Kinh đô thất thủ.
Đầu triều Thành Thái, do nhiều lý do khác nhau, cung Bảo Định
được triệt giải nhưng người ta vẫn giữ lại trong khuôn viên cũ ngôi điện
Long An trong tình trạng gần như nguyên vẹn. Tháng 6/1908, vua Duy
Tân (1907 -1916) cho dời Quốc Tử Giám từ làng An Ninh về xây dựng
trong Kinh Thành (nay là khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Thừa
Thiên Huế). Triều đình đã cho tháo dỡ gác Minh Trưng và điện Long An
từ bờ bắc Ngự Hà, đưa về dựng lại trong khuôn viên Quốc Tử Giám. Gác
Minh Trưng trở thành nơi thiết bài vị thờ Khổng Tử và các liệt thánh của
đạo Nho, còn điện Long An được sử dụng làm thư viện trường Quốc Tử
Giám, gọi là Tân Thơ Viện.
Ngày 16/11/1913, ông Richard Orband, đại diện chính phủ Pháp tại
triều đình An Nam, thành lập Hội đô thành hiếu cổ (Assosion des Amis du
Vieux Hué - AAVH), quy tụ nhiều người ngoại quốc, chủ yếu là người
Pháp, và một số người Việt Nam yêu thích việc nghiên cứu lịch sử văn
hóa, nghệ thuật, hoạt động với tôn chỉ Bảo tồn những kỷ vật mang tính
chính trị, lịch sử, văn học của Ầu Châu lẫn bản xứ. Triều đình Duy Tân
(1907 - 1916) đã cho phép Hội đô thành hiếu cổ dùng Tân Thơ Viện làm
trụ sờ để hội họp. Qua năm sau, Hội đô thành hiếu cổ bắt đầu xuất bản tập
san riêng là Bulletin des Amìs du Vieưx Huẻ (BA VII), một tập san nghiên
cứu lịch sử, vãn hóa và nghệ thuật Huế rất uy tín. Tập san BAVH được
xuất bản đều đặn trong 30 năm, mỗi năm 4 số (tổng cộng là 122 số), cho
đến năm 1944 thì đình bản do những biến cố chính trị xã hội lúc bấy giờ.

Bấy giờ, nhiều tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam bao gồm đồ gồ,
tượng điêu khắc, đồ đồng, đồ sứ, ngọc ngà đã bị săn đuổi, chiếm hữu,
hoặc bị đưa ra nước ngoài bày bán trong các gian hàng bán đồ cổ và
trong các cuộc đấu giá tác phẩm nghệ thuật, làm giàu cho các bộ sưu tập
tư nhân và các bảo tàng ở châu Âu. Trước tình trạng đó, xuất phát từ lòng

398
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

trân trọng quá khứ và yêu thích nghệ thuật, Hội đô thành hiếu cổ đã cố
gắng bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật vô giá bàng cách tập hợp ở Tân
Thơ Viện tất cả những gì gợi nhớ đến quá khứ huy hoàng đã qua, những
lề nghi và phong tục của người Việt và đời sống cung đình của vương
triều Nguyễn ở Huế.

Trong phiên hợp ngày 30/4/1914 của Hội đô thành hiếu cổ, ông
Richard Orband đã công bố một bài nghiên cứu về những đồ đồng đúc
dưới triều Minh Mạng (1820 - 1841) do triều đình Nguyễn trao tặng và
quyết định đưa những hiện vật này ra trưng bày. Đây có thể xem là
những khởi động cho việc ra đời một bảo tàng tại Huế.

Từ năm 1915, số cổ vật do các hội viên Hội đô thành hiếu cổ thu
thập và đưa về cất giữ trong Tân Thơ Viện ngày một tăng. Các hội viên
đã nồ lực tìm kiếm những tác phẩm nghệ thuật bị mất mát trước đây nay
đang bị sở hữu bất hợp pháp cũng như các cổ vật đang bị tản mác hoặc bị
vùi lấp trong các phế tích ở Huế và các vùng phụ cận đưa về cất giữ trong
điện Long An. Dưới sự dẫn dẳt của ông Edmund Gras, một trong những
thành viên sáng lập của Hội đô thành hiếu cổ, các hội viên đã tiến hành
du khảo ở làng Nham Biều (nay thuộc phường Hương Hồ, Thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) và đã tìm thấy một bức tượng Dvarapala
đứng, đã bị mất đầu và một phần mảnh bệ Yoni có bố cục hình tròn chạm
trồ hai lớp cánh sen và đưa về đặt ở sân Tân Thơ viện. Năm 1917, bộ sưu
tập các tượng Chàm ở đây được bổ sung thêm một số tác phẩm điêu khắc
Chămpa gồm một đỉnh tháp có trang trí, tượng Gạịashimha, hai đầu thủy
quái makara và một linga do linh mục Léopold Cadière thu thập từ làng
Xuân Hòa (địa danh này nay không còn tồn tại nhưng theo mô tả của cha
Cadière thì nay thuộc thôn Dương Xuân Hạ, xã Thủy Xuân, thành phố
Huê). Trong năm 1917, Hội đô thành hiếu cổ tiếp tục đón nhận những
hiện vật quý bằng gỗ do những người thừa kế của ông L. Dumoutier, một
cộng tác viên đẳc lực của tập san B A V H trao tặng và 04 bộ trang phục do
vua Khải Định ban.

Trước tình hình cổ vật thu thập ngày một nhiều, Khâm sứ Trung
Kỳ bấy giờ là p. Pasquier, người đánh giá cao những nỗ lực của Hội đô
thành hiếu cố, đã quyết định cho phép mở rộng hoạt động của Hội bàng

399
C ông cuộc B ảo tồn Di sản Thế giói ở T hừa Thiên Huế

việc đề xuất thành lập một bảo tàng tại đây, hoạt động dưới sự bảo trợ
của Hội đô thành hiếu cổ. Để khởi động cho việc thành lập bảo tàng,
tháng 10/1922, Khâm sứ Pasquier đã ban hành một quyết định cấp cho
Hội đô thành hiếu cổ một khoản tiền 3.000 đồng bạc Đông Dương từ
ngân sách địa phương để mua những cổ vật đang trôi nổi trong dân
chúng nhằm giảm bớt tình trạng những cổ vật này sẽ bị chiếm đoạt bát
hợp pháp và mang ra bán đấu giá ở Paris. Cũng cần phải nói thêm
ràng, những nỗ lực thu thập những cổ vật của nền mỹ thuật Annam do
Pasquier khởi xướng bấy giờ còn có một mục đích thứ hai là nhàm sưu
tập những cổ vật có giá trị của nền nghệ thuật Annam, từ đó vận động
“thành lập m ột trường nghệ thuật Annam, nếu có thể, sẽ làm sống lại
những thế hệ nghệ nhân đã làm nên những nét huv hoàng của triều
đình H uế

Những người Pháp hoạt động trong Hội đó thành hiếu cổ đã xúc
tiến cho việc thành lập một bảo tàng tương lai bàng việc cho ra đời một
ủ y ban bảo tàng gồm các ủy viên: Bardon, Edmund Gras, Levadoux,
Henry Peyssonnaux, Thân Trọng Huề dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khâm
sứ Pasquier. ủ y ban bảo tàng là bộ phận phụ trách việc sưu tầm, mua và
trưng bày cổ vật trong khuôn viên Tân Thơ Viện, đã họp phiên đầu tiên
vào ngày 25/4/1923 với sự hiện diện của nhiều học giả Việt - Pháp. Ông
Thân Trọng Huề và ông Edmund Gras được bầu làm đồng chủ tịch, ông
Henry Peyssonnaux làm thư kỷ.

Với những nỗ lực của ủ y ban bảo tàng và sự tác động từ phía
Khâm sứ Trung Kỳ Pasquier đổi với triều đình nhà Nguyễn, ngày
24/8/1923, vua Khải Định ký dụ cho phép chính thức thành lập tại Kinh
đô Huế một bảo tàng “có nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm
nghệ thuật tiêu biểu phcm ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ
thuật và nghi lễ của nước Đại N a m ”. Nhà vua cho phép sử dụng Tân
Thơ Viện làm nơi trưng bày chính thức những sưu tập hiện vật của bảo
tàng và đổi tên nơi này thành Bảo tàng Khải Định, đặt dưới sự quản lý
của Hội đô thành hiếu cổ. Sách vở, tài liệu lưu trữ trong Tân Thơ Viện
được chuyển sang tòa nhà phía tả Di Luân Đường trong khuôn viên
trường Quốc Tử Giám, gọi là Bảo Đại thư viện.

400
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vục hoạt động

Sau sự kiện này, Hội đô thành hiếu cổ có đến hai ủy ban đảm trách
hai nhiệm vụ khác nhau, ủ y ban thứ nhất đã có từ trước, do linh mục
Léopold Cadière đứng đầu, chuyên trách việc biên soạn và xuất bản tập
san BA VH. ủ y ban thứ hai trực tiếp điều hành hoạt động trong lĩnh vực
bảo tàng, đã chọn ông Henry Peyssonnaux là quản thủ. Bên cạnh ủy ban
điều hành này, Khâm sứ Trung Kỳ còn đặt một ủy ban truyên truyền do
ông Thân Trọng Huề làm chủ tịch, với các thành viên người Việt Nam là
các ông Nguyễn Đình Hòe, Lê Văn Miến, Lê Văn Kỳ và Tôn Thất Sa.
Tuy nhiên, ủy ban này chưa hề họp một phiên nào và nhanh chóng tan
biến vào trong các hoạt động chung của bảo tàng. Vì thế, trên thực tế,
mọi hoạt động của Bảo tàng Khải Định chỉ do ủ y ban điều hành, đứng
đầu là quản thủ Henry Peyssonnaux, điều khiển.

Ngay sau khi ra đời, Bảo tàng Khải Định đã đón một lượng khách
không nhỏ tới tham quan. Chỉ trong 9 tháng đầu tiên của năm 1924, số
khách đến tham quan bảo tàng có ghi tên vào sổ lưu niệm đã là 1.300
khách. Năm 1925 con số đó là 3.900 du khách và năm 1926, số du khách
có ghi tên vào sổ lưu niệm của bảo tàng là 7.000 người. Trên thực tế, số
khách đến tham quan bảo tàng hẳn phải lớn hơn rất nhiều bởi không phải
du khách nào cũng chú tâm ghi tên mình vào sổ lưu niệm.
Ngoài việc trưng bày những cổ vật phục vụ du khách, ủy ban điều
hành Bàu tàng Khải Định đã làm tốt công tác sưu tầm cổ vật từ nhiều
nguồn khác nhau: dùng ngân sách được cấp để mua cổ vật (khoản kinh
phí này luôn được duy trì ở mức 3000 đồng Đông Dương/năm); vận
động sự hiến tặng từ các cá nhân và tổ chức hảo tâm, mà một trong
những nhân vật tiêu biểu cho sự đóng góp cổ vật cho bảo tàng là Chủ
tịch ủ y ban bảo tàng Edmund Gras, người đấ hiến nhiều cổ vật quý cho
bảo tàng, đủ để thành lập một phòng trưng bày mang tên Gras sau khi
ông về hưu vào năm 1925. Chỉ mấy năm sau khi Bảo tàng Khải Định
thành lập, số lượng hiện vật của triều Nguyễn đưa từ Hoàng cung, các
lăng tẩm và các nơi khác đến ngày càng nhiềủ. số hiện vật mua được từ
trong dân gian cũng không ít. Lượng cổ vật sưu tầm nhiều đến nỗi tòa
điện Long An không có đủ mặt bằng để trưng bày và không có đủ chỗ
để cất giữ. Số hiện vật bấy giờ lên đến khoảng 10.000 đơn vị. Đặc biệt,
những tác phẩm điêu khắc Champa được sưu tập từ khắp các di tích

401
C ông cuộc Bảo tồn Di sản T hế giói ở T hừa Thiên H uế

Champa trong và ngoài phạm vi vùng Huế, trong đó phần lớn là những
tác phẩm điêu khắc Champa trên đá do nhà khảo cổ học Jean Yves
Clayes khai quật ở Trà Kiệu và phân phối một số cho Bảo tàng Khải
Định (Các phần kia được Jean Yves Clayes phân chia cho Bảc tàng
Parmentier ở Đà Nằng, Bảo tàng Blanchard de la Bross ở Sài Gòn và
Bảo tàng Louis Finot ở Hà Nội), đã không còn chỗ để cất giữ và trưng
bày. Trước tình hình đó, Hội đô thành hiếu cổ đã đề xuất việc xây dựng
một khu trưng bày cổ vật Champa và đã được Nam triều chấp ihuận.
Ngày 26/12/1927, vua Khải Định ký dụ cho xây dựng Khu cổ vật Chàm
(Sestiondes Antiquités Cham), quen gọi tắt là Phòng Chàm, là nơi trưng
bày các tượng Chàm tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Champa. ĩh ò n g
Chàm được xây dựng vào năm 1928, nguyên là một nhà kho dc triều
đình xây dựng ở tỉnh Quảng Trị để làm nơi chứa thóc phát chẩn cho dân
chúng địa phương mỗi khi có thiên tai, đã bị bỏ hoang trong nhiều năm,
rồi được chuyển về Huế, dựng lại phía sau điện Long An làm nơi trưng
bày hiện vật Chàm. Trong bài viết giới thiệu về lịch sử Bảo tàng Khải
Định trên B A V H năm 1929, p. Jabouille, người kế nhiệm Edmund Gras
làm Chủ tịch ủ y ban bảo tàng, cho biết: “Một khu cổ vật Chàm đã ra
đời ở Bảo tàng Khải Định do Nghị định ngày 26/12/1927. Khu rày có
mục đích giới thiệu một bộ sưu tập các cổ vật tượng trưng cho nin mỹ
thuật Chàm và các cổ vật này được Trường Viễn Đông Bác c ổ kỵ thác
cho Bảo tàng Khải Định. Sự tricng bày là do ông Jean Yves Claeys, hội
viên thường trực của Trường Viễn Đông Bác cổ, giám đốc Nha Khảo
cô học, nghiên cứu và thực hiện. Khu này đặt dưới sự giám sál khoa
học của Trường Viễn Đông Bác cổ. Ông Quản thủ Bảo tàng Khải Đ ịnh
có trách nhiệm quản lý và bảo tồn nguyên trạ n g ”, số lượng cổ vật
Champa ở Bảo tàng Khải Định vào thời điểm ấy được thống kê là 88
hiện vật, được sắp xếp và trưng bày đúng nguyên tắc bảo tàng họ: thời
bấy giờ. Nhiều hiện vật được trưng bày trên bệ gỗ. Đế một số ượng
được gia cố bằng xi-măng và sắt thanh. Mỗi hiện vật đều có đính
éthiquette để ghi tên và xuất xứ cùa nó. Sau khi xem các hiện vậ triều
Nguyễn được trưng bày trong điện Long An, khách tham quan nà) cần
tìm hiểu về hiện vật Chàm thì được nhân viên của Bảo tàng hướrg dẫn
xuống xem Phòng Chàm.

402
Nhìn lại công tác bào tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

Hội đỏ thành hiểu cổ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của mình trên cả
hai lĩnh vực: xuất bản tập san BAVH và điều hành hoạt động của Bảo
tàng Khải Định cho đến năm 1945 thì Hội đô thành hiếu cổ chấm dứt
hoạt động sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp. Riêng Bào tàng Khải Định
được giao cho Viện Văn hóa Trung Việt quản lý và tiếp tục mở cửa đón
khách tham quan, trừ Phòng Chàm. Tháng 8/1945, vua Bảo Đại thoái vị.
Chính Phủ Việt Nam lâm thời đã tiếp quản khoảng 2.700 món cổ vật chủ
yếu là đồ ngự dụng triều Nguyễn bằng chất liệu quý như vàng, bạc, ngọc,
ngà đưa ra Thủ đô Hà Nội, bấy giờ Bảo tàng Khải Định trực thuộc sự chỉ
đạo của ủ y ban Hành chính Trung Bộ.

Đầu năm 1947, thực dân Pháp tái chiếm thành phố Huế, Bảo tàng
Khải Định được đổi tên thành Tàng cổ viện và tiếp tục trực thuộc sự quản
lý của Viện Văn hóa Trung Việt, cho đến năm 1958 thì đổi tên thành Viện
bảo tàng Huế.

Năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam sụp đổ, chính
quyền cũ đã tịch thu 1.243 hiện vật từ tư thất của Ngô Đình c ẩ n và đưa
về bổ sung vào nguồn hiện vật của Bảo tàng. Năm 1972, do chiến tranh,
một số lớn hiện vật được chuyển vào Sài Gòn cất giữ và đưa về Bảo tàng
vào năm 1977 (1.677 hiện vật).

Sau ngày thống nhất dất nước, vào nàm 1979, Bảo tàng tiếp tục mờ
cửa đón khách tham quan và được đổi tên thành Bảo tàng c ổ vật Huế.
Trong thời gian này, nhiều hiện vật từ các di tích thuộc quần thể di tích
triều Nguyễn như lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Khải
Định, điện Huệ Nam, Thế Miếu... được đưa về bảo quản trong kho của
Bảo tàng. Năm 1989, Công ty quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa Huế (nay
là Trung tâm BTDTCĐ Huế), đơn vị chủ quản của Bảo tàng đã cho triệt
giải Phòng Chàm cũ, vốn đã bị xuống cấp nghiêm trọng và đóng cửa từ
ba thập kỷ qua, để xây dựng một nhà kho mới ở phía sau điện Long An
làm nơi tàng trữ phần lớn hiện vật của Bảo tàng. Trong hai năm 1994 -
1995, điện Long An tạm thời đóng cửa để trùng tu. Từ tháng 9/1995, Bảo
tàng được đổi tên thành Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, tiếp tục mở
cửa đón du khách tham quan và nghiên cứu. Năm 2007, Bảo tàng Mỹ
thuật Cung đình Huế được đổi tên thành Bảo tàng c ổ vật Cung đình Huế

403
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên H uế

và được xếp bảo tàng hạng 2. Đến tháng 4/2008, Bảo tàng CVCĐ Huế
đóng cửa để phục vụ trùng tu điện Long An, một phần nhỏ trưng bày
được giới thiệu tại cung An Định. Đến tháng 3/2012, điện Long An trùng
tu xong, Bảo tàng CVCĐ Huế hoạt động trở lại và tiếp tục đón khách
tham quan.

Sau 6 lần chỉnh lý vào các năm 1997, 1998, 2000, 2004, 2006 và
2012 hiện nay, trong nội thất điện Long An đang trưng bày gần 500 hiện
vật, hình thành nên 13 sim tập, gồm các sưu tập như đồ sứ kỷ kiểu thời
Nguyễn; đồ sứ Trung Hoa thời Minh - Thanh; đồ sứ Pháp cuối thế kỷ
X IX - đầu thế kỷ XX; gốm men Việt Nam thế kỷ X IV - thế kỳ XIX; đồ pháp
lam Việt Nam thời Nguyên và pháp lam Trung Hoa; trang phục cung
đình thời Nguyễn; hiện vật bằng kim khí quỷ thời Nguyễn; ẩn triện thời
Nguyễn.

Ngoài các hiện vật có kích thước nhỏ được trimg bày trong 26 tủ
kính còn có các hiện vật có kích thước lớn, được đặt trên các bục kệ, giá
đỡ hay treo móc trên hệ thống cột và đố bản của ngôi điện hay được đặt
trực tiếp trên sàn chính điện, gồm các sưu tập như: đồ gỗ sơn son thếp
vàng và khảm cẩn thời Nguyễn; đồ đòng Việt Nam thòi Nguyễn và đồ
đồng của Pháp; nhạc khí dùng trong các cuộc tế lễ; trấn phong thời
Nguyễn; tranh gương, chủ yếu được thực hiện dưới triều Thiệu Trị.

Phần trưng bày ngoại thất điện Long An, chủ yếu tập trung ờ
khoảng sân vườn phía trước bảo tàng và trước hiên điện Long An, bao
gồm các sưu tập như: chuông, vạc, đỉnh và nồi đồng kích thước lớn; sủng
thần công thời chúa Nguyễn và thời Nguyễn; bia và tượng đá thời Lê và
thời Nguyền.

2. Điện Long An - Nhà trưng bày chính cùa Bảo tàng CVCĐ Huế

Công trình có vị trí đặc biệt quan trọng ở Bảo tàng CVCĐ Huế là
điện Long An. Ngôi điện đã tồn tại hơn ] ,5 thế kỷ và cũng là một cổ vật
tuyệt tác, được đánh giá là cung điện đẹp nhất của Kinh Thành Huể xưa.

v ề mặt kiến trúc, điện Long An là một tòa nhà kép, theo lối trùng
thiềm điệp ốc. Tiền điện 7 gian, chính điện 5 gian 2 chái. Tiền điện và
chính điện được nối với nhau qua một hệ thống trần thừa liru (trần vỏ

404
Nhìn lại công tác báo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

cua), chạm trổ rất tinh xảo. Toàn bộ tòa nhà được đặt trên một nền cao
1 lOcm, bó vĩa bàng đá cẩm thạch và đá thanh. Bộ mái của điện Long An
nguyên thủy lợp ngói âm dương tráng men vàng, bên dưới có 7 lóp ngói
liệt, mái chia làm nhiều lớp để giảm bớt sự nặng nề. Đỉnh nóc chính điện
đắp hình đầu rồng đội hạt trân châu, hai đầu bờ nóc gắn hồi long, bốn góc
bờ quyết có tượng long lân quy phụng đắp bằng vữa khảm sành sứ. Hàng
cột hiên thanh thoát cắm thẳng xuống mặt sân, tạo cho ngôi điện một
chiều cao ảo, nhằm hạn chế cảm giác ngôi điện quá thấp khi nhìn từ
ngoài vào.

Đặc điểm tiêu biểu nhất trong nghệ thuật kiến trúc điện Long An là
các kết cấu kiến trúc cũng mang chức năng trang trí mỹ thuật. Điều này
thể hiện rất rõ ở bộ vì kèo của tiền điện. Tám bộ vì kèo nóc tiền điện
không được thiết kế theo lối chồng rường - giả thủ thông thường như các
kiến trúc đương thời ở Huế. Bằng nghệ thuật chạm lộng, các nghệ nhân
Huế xưa đã tạo nên 8 đồ án lưỡng long tranh châu đồ sộ và liền khối, để
làm 8 bộ vì kèo nóc chính điện. Nhiều du khách đến tham quan điện
Long An, khi ngắm các bộ vì kèo này đều cho ràng đó là những tác phẩm
mỹ thuật hơn là những cấu kiện kiến trúc có chức năng chịu lực. Trong
khi đó hệ thống con-xơn nơi mái hiên lại mang những đặc trưng tiêu biểu
cho lối kiến trúc chồng rường giả thủ, với ba tầng con-xơn chạm trổ tỉ mỉ
và tinh xảo khiến người ta như quên đi chức năng chịu lực của nó để nghĩ
rằng đó chỉ là những chi tiết làm đẹp cho hàng hiên.
Phần trang trí trong nội thất điện Long An cũng là một điều đáng
chú ý. Liên kết giữa các gian của tiền điện và chính điện là các liên ba
với các ô hộc trang trí liên hoàn theo lối nhất thi nhất họa và nhất tự nhất
họa. Đây là lối trang trí phổ biến trong các cung điện Huế, nhưng thay vì
sơn son thếp vàng, các nghệ nhân thời Thiệu Trị lại dùng các chất liệu
như xương, ngà voi, xà cừ... khảm trực tiếp lên các thành phần kiến trúc
để mộc, tạo nên những nét đẹp tinh tế mà giản dị. Xen kẽ giữa những ô
hộc trang trí ấy là những đại tự với những lời chúc tốt lành, thịnh trị và
đặc biệt là những bài thơ chữ Hán, phần lớn là thơ ngự chế của chủ nhân
ngôi điện: vua Thiệu Trị. Trong số 623 ô thơ và đại tự trang trí nội ngoại
thất điện Long An, có hai thi phẩm đặc biệt, đến nay vẫn là điều bí ẩn đối
với các nhà Hán học hậu thế trong việc nghiên cứu và khám phá nghệ

405
C ông cuộc Bảo tồn Di sản T hế giói ở Thừa Thiên Huế

thuật chơi chữ của cổ nhân. Đó là bài Vũ trung sơn thủy và bài Phước
viên văn hội lương dạ mạn ngâm của vua Thiệu Trị. Mỗi bài thơ chỉ có
56 chữ Hán, xếp theo thể hồi văn kiêm liên hoàn, tạo thành 64 bài thơ
khác nhau. Biết là vậy, nhưng cho đến nay, nhiều nhà Hán học từ Tây
đến ta, như Pière Daudin, Nguyễn Tân Phong, Nguyễn Tài cẩn... đã tốn
bao tâm lực nhưng vẫn chưa khám phá hết nhũng điều vi diệu chứa đựng
trong 112 Hán tự của 2 bài thơ kia.

Toàn bộ hiện vật đang trưng bày tại điện Long An và đang lưu giữ
trong kho của Bảo tàng CVCĐ Huế đều là hiện vật gốc. Phần lớn những
hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật, các đồ dùng cho nhu cầu sinh
hoạt, lễ nghi, tín ngưỡng và quốc phòng của vua, hoàng gia và triều đình
nhà Nguyễn; các hiện vật điêu khắc bàng đá thuộc nền văn hóa Champa
(gọi tắt là hiện vật Champa) và những tặng phẩm, thương phẩm từ quan
hệ ngoại giao và thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Hoa,
Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Anh, Thái Lan... bao gồm đồ sứ, đồ đồng, kim
loại quý, vải, gỗ, đá, pha lê, ngà, mây tre... Bảo tàng CVCĐ Huế là nơi
bảo lưu đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về cuộc sống cung đình triều
Nguyễn. Các sưu tập hiện vật này có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau,
được sưu tầm liên tục trong 90 năm qua, kể từ khi Hội đó thành hiếu cổ
bắt đầu quá trình vận động thành lập, đến nay vẫn tiếp diễn.

3. Hoạt động trưng bày khác

Ngoài hoạt động trưng bày tại bảo tàng, từ năm 1996 đến nay, Bảo
tàng CVCĐ Huế đã tổ chức trưng bày mới và chỉnh lý trưng bày cho
nhiều địa điểm trong quần thể di tích triều Nguyễn ờ Huế, gồm: điện
Thái Hòa, Thế Tổ Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, cung Diên Thọ,
Tả Vu, Duyệt Thị Đường (Đại Nội); điện Huệ Nam; điện Sùng Ân (lăng
Minh Mạng); điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị); điện Lương Khiêm, điện
Hòa Khiêm, điện Chấp Khiêm (lăng Tự Đức); điện Ngưng Hy (lăng
Đồng Khánh); cung Thiên Định (lăng Khải Định); Trai Cung (đàn Nam
Giao); điện Long Ân (lăng Dục Đức); cung An Định; khu lưu niệm Đức
Từ Cung v.v.

Hiện tại Bảo tàng CVCĐ Huế đang lập dự án chỉnh lý và mở rộng
không gian trưng bày tại các điểm di tích khác như: Trường lang Đại

406
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vục hoạt động

Nội, cung Trường Sanh; chuẩn bị phương án trưng bày tại các di tích sau
khi trùng tu xong như lăng Đồng Khánh, Thái Bình Lâu, Đông Khuyết
Đài v.v.
Ngoài việc trưng bày cổ vật tại bảo tàng và tại các di tích triều
Nguyễn ở Huế, Bảo tàng CVCĐ Huế còn tổ chức nhiều cuộc triển lãm
lưu động ở trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh quần thổ di tích
lịch sừ và văn hóa Huế; giới thiệu nguồn cổ vật của bảo tàng với công
chúng trong và ngoài nước nhằm thu hút du khách đến với Huế. Từ năm
1998 đến nay, Bảo tàng CVCĐ Huế đã phối hợp với một số cơ quan chức
năng tổ chức 24 cuộc triển lãm lưu động ở Huế, Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh, Cần Thơ, Quảng Nam; CHDCND Lào, Vương quốc Bỉ, Cộng
hòa Pháp, Nhật Bản. Đồng thời, Bảo tàng CVCĐ Huế đã cho Bảo tàng
Lịch sử và Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ và Bảo tàng Dân tộc học Vienna
mượn 31 bộ cổ vật Huế, đưa đi trimg bày ở Bruxelles (Vương quốc Bỉ)
và Leoben (Cộng hòa Áo); Hội Châu Á và Bảo tàng Houston mượn 02
hiện Champa đi trưng bày ở New York và Texat (Mỹ); phối hợp với bảo
tàng Bảo tàng c ố cung Quốc gia Hàn Quốc và Bảo tàng Quốc gia Gy-
eong-ju đưa 165 cổ vật của Bảo tàng c ổ vật Cung đình Huế triển lãm tại
Seoul và Gy-eong-ju (Hàn Quốc) v.v.
*

Nhìn chung, qua 9U năm kể từ lúc khai sinh, Bảo tàng CVCĐ Huế
là sự tiếp nối, kế thừa từ Bảo tàng Khải Định, là nơi trưng bày và tàng trữ
hưn 10.000 hiện vật, cổ vật quý giá. Phần lớn những hiện vật này là
những tác phẩm nghệ thuật, các đồ dùng cho nhu cầu sinh hoạt, lễ nghi,
tín ngưỡng và quốc phòng của vua, hoàng gia và triều đình nhà Nguyễn;
các hiện vật Chămpa và những tặng phẩm, thương phẩm từ quan hệ
ngoại giao và thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Hoa, Nhật
Bản, Pháp, Hà Lan, Anh, Thái Lan... bao gồm đồ sứ, đồ đồng, kim loại
quý, vải, gồ, đá, pha lê, ngà, mây tre... Đây thật sự là nơi bảo lưu đầy đủ
nhất những hiện vật ghi dấu về cuộc sống cung đình triều NtỊuyễn.

D .N

407
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ VÀ TRJẺN


LÃM LƯU ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG CỔ VẬT
CƯNG ĐÌNH HUẾ TỪ 1998 ĐẾN 2013

C h ủ đ ề trư n g bày, triển N ơ i triển lãm C ơ q u a n , đơ n vị Thời


lã m p h o i /tọp gan

C Á C C U Ộ C T R U N G B À Y T R IẺ N L Ã M T R O N G N Ư Ớ C

D i sàn Văn hóa H uê H à N ội P hòng N ghiền c ú v 9/1 m


nhản kỳ niệm 300 năm - H ư ớ ng dan
Sài Gòn - Thành p h ổ H ồ (Trung tâm
C h í M inh B TD TC Đ Huế)
D i sàn Văn hóa H uê Thành p hô P hòng N ghiên cứu 12/1998
nhân kỷ niệm 300 năm H ồ C hí M inh - H ư ớ ng dan
Sài Gòn - Thành p h ố H ồ
C h í M inh
K ỳ niệm 5 năm D i tích Tà Vu (Huế) P hòng N ghiên cứu 3/1 m
H uê đượ c cô n g nhận là - H ư ớ n g dan
D i sàn Văn hóa th ế giớ i
Tuân lê Văn hỏa H uê H à N ội P hòng N ghiên cứu 4/1Í99
- H ư ớ n g dan
Việt Nam, điểm đên cùa H à N ội P hòng N ghiên cứu 1/2UÌ0
thiên niên kỷ m ới - H ư ớ n g dan
S ở D u lịch Thừa
Thiên H u ế
N gày Văn hóa Thụy S ĩ Tà Vu (Huê) P hòng N ghiên cứu 3/2ƯÌ0
- H ư ớ n g dẫn
Trang p h ụ c C ung đình Tà Vu (Huê) P hòng N ghiên cứu 4/2010
triều N guyễn - H ư ớ n g dẫn
Giao lưu K inh tế - Văn Thành p hô P hòng N ghiên cứu 9/20)0
hóa - D u lịch H ồ C hí M inh - H ư ớ n g dan
các đô th ị Việt N am Ban V H TT thành
phố H uế
H ình ành cùa 3 thành P hòng N ghiên cửu 10/2)00
p h ổ kết nghĩa H à N ội - H ư ớ n g dan
H u ế - S à i Gòn - H à N ôi Sở VH TT Thừa

408
\ r ^

Nhìn lại công tác bảo tôn qua một sô lĩnh vực hoạt động

nhân kỹ niệm 990 năm Thiên - Huê


Thăng Long - Hà Nội
Cuộc sông thường ngày Tá Vu (Huê) Phòng Nghiên cihỉ 1/2002
ờ Huế và Trang phục - Hướng dân
Cung đình triều Nguyên
Đời sông các bà Hoàng Cung Diên Phùng Nghiên cứu 1/2002
Thái Hận Thọ - Hướng dan
trong cung Nguyễn (Huế)
Mùa xuân tôn vinh văn Hà Nội 2/2003
hỏa dân tộc
Thư tịch Hán Nôm và Thái Bình Lâu Phòng Nghiên cím 4/2003
thư pháp chừ Hán (Huế) - Hưóng dân
Cô vật Bang giao thời Cung An Định 5/2004
Nguyễn
Cô vật Hoàng cung triêu Tà Vu (Huê) 5/2004
Nguyên
Tranh tượng cô Việt Hữu Vu (Huê) Bào tàng Mỹ thuật 5/2004
Nam Việt Nam
thế kỳ’XVII - XIX
Nhã nhạc Cung đình Duyệt Thị 5/2004
triều Nguyễn Đường (Huế)
Đô sứ ký kiểu & đồ Cung Diên 5/2004
pháp lam Thọ
triên Nguyên phục chê (Huế)
Tuần lê xanh Huê 6/2004
Thừa Thiên Huế Huê 9/2005
30 năm phái trỉên
Triên lãm nhân ngày Trung tâm 11/2005
Di sản vân hóa Việt Nam TLVHNT VN
Triển lãm Cân Thơ Bào tàng CânThơ 12/2005
Dâu ân văn hóa Huê
Trung bày nội thât Thiên Huê 5/2006
Định Cung, lõng Khái
Định
Triên lãm Gôm - sứ - thư Huê 6/2006
pháp - hoa sen, tại Cung
An Định
Trưng bày tái hiện lịch Huê 6/2006
sử lê Te Giao tại Trai
Cung (giai đoạn I)
Cô vật Hoàng cung triêu Tà Vu (Huê) 6/2006
Nguyễn

409
^ _ Ị Ị
Ạ_________A 2 i A T\ • _ 2 fT 'l ^ ' • 2. TPl _>_ _ n n i •Ạ f ¥ Ã
C ông cuộc Bao ton Di san Thê giói ơ Thừa Thiên Huê

Triển lãm phục vụ Hội Hà Nội Phòng Nghiên cứu 11/2006


nghị cấp cao APEC 2006 - Hướng dan
và ngày hội di sàn văn Sớ văn hóa thông
hóa Việt Nam tin tinh TTHuế
Trung bày hường ứng Tà Vu (Huê) 5/2007
Festival nghề truyền
thống Huế
Trung bày hưÒTìg úng Tà Vu (Huê) 11/2007
Festival nghề trityền
thống Huế
Tái trung bày hiện vật Bào Huê 4/2008
tàng Cô vật Cung đình
Huế tại cung An Định
Triên lãm nhân Tuân Hà Nội 11/2008
Văn hóa Huế và ngày về
nguồn
“Trung bày cô vật gôm Tà Vu (Huê) 5/2Ù09
sứ, sơn mài và pháp
lam ” hường ứng Festỉval
nghề truyền thống Huế
2009
Trung bày hiện vật hiên Cung An Định 11/1009
tặng và tiếp nhận mới
Trung bày “Cô vật Cung An Định 5/2(10
phương Táy ” nhân ngày
Quốc tế Bào tàng
“Dâu ân văn hóa Thăng Lầu Tứ Các nhà sưu tám cô 10/1010
Long - Hà Nội ” nhân kỳ Phương Vô Sự vật ở Huế
niệm 1000 năm Thăng
Long —Hà Nội
Trưng bày “Ẩm thực Tả Vu (Huê) 4/2011
cung đình qua cố vật ”
hưởng úng Festival nghề
truyền thông Huế 2011
Triên lãm di sàn văn hóa Hà Nội 11/2)11
Huế nhân Tuần Văn hóa
Du lịch Di sàn Văn hóa
Bắc trung bộ
Tái trung bày Bào tàng Điện Long An 3/2012
Cổ vật Cung đình Huế
tại điện Long An
Trưng bày sim tập trang Tà Vu (Huê) Nhà sưu tâm cô vật 4/2Ừ2
phục cung đình Nguyễn Hữu Hoàng

410
> r
Nhìn lại công tác bảo tôn qua một sô lĩnh vực hoạt động

Trung bày “Noi ờ cùa bà Cung An Định 5/2012


Từ Cung và gia đĩnh vua
Bào Đại từ năm 1945 đên
năm 1955”
Trung bày tủi hiện không Khương Ninh 8/2012
gian thờ tự tại Khương Các
Ninh Các
Trung bày tái hiện không Xiên Võ Từ 11/2012
gian thờ tự tại Xiên Vỗ
rf"
Từ
Trung bày chuvên đê vê Nhà thông tin 4/2013
100 năm thành lập Hội Bào tàng
Dô thành Hiếu cố, 90
năm Muséc Khái Đinh
Trung bày chuyên đê Điện long An Nhà suv tâm cô vật 4/2013
giới thiệu hiện vật cùa Dương Phú Hiến
Nhà sưu tâm cỏ vật
Dương Phú Hiến
Chinh lý không gian thờ Triệu Miếu 5/2013
tự tại Triệu Miếu
Triển lãm “Hiện vật hiên Nhà thông tin Bà Monie Phương 5/2013
lặng ” nhăn ngày Quốc tế Bào tàng
bảo tàng
Trimg bày “Phiên bàn ân Điện Thái Nghệ nhân Trân 5/2013
vàng thời Nguyên và một Hòa Độ
số văn bùn hành chính ”
nhân ngày Quôc tẻ bào
tàng
Triên lãm “Không gian Hội An, Sở VHTT&DL 6/2013
di sàn văn hóa Huế ” Quàng Nam
Trung bày giới thiệu sách Nhà thông tin Bà Bùi Lê 7/2013
cô “Kỹ thuật cùa người Bảo tàng Cấm Hà
An Nam ”
Trimg bày “Trang phục Tà Vu (Huê) 7/2013
cung đình” (Hiện vật
phục chế)
CÁC CUỘC TRƯNG BÀY TRIỂN LÃM NGOÀI NƯỚC
Di sàn Văn hóa Huê và Phòng Nghiên ciru
Tinh hữu nghị Việt —Lào Savanakhet - Hướng dẫn 12/2000
(Nhân dịp kỷ niệm (CHDCND Sờ VHTT Thừa
25 năm quốc khánh nước Lào) Thiên - Huế
CHDCND Lào)

41 1
C ông cuộc B ảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thicn H uế

Kỳ nghi hè ở Huê Bruxelles Phòng Nghiên círu


(Vưong quốc - Hướng dẫn 3/2001
Bi) Công ty Du lịch
Hưoĩìg Giang
Di sán Văn hóa Huê Phòng Nghiên cúv
nhân Tuần Văn hóa Việt Bruxelles - Hưởng dan 9/2001
Nam tại Bi (Vương quốc Công ty Du lịch
IU) Hương Giang
Phòng Nghiên cửu
Di sàn Văn hóa Huế Rennes - Hướng dan 10/2001
(Cộng hòa Công ty Du lịch
Pháp) Hương Giang
Tham gia hiện vật tnmg
bày tại triển lãm "Việt Viên Bào tàng Lịch sứ 9/2 CO3
Nam - Ọuá khứ và Hiện (Cộng hòa Áo) Nghệ thuật Viên
tại"
Tham gia hiện vật trưng Bào tàng
bày tại triển lãm "Việt Briaelles Nghệ thuật 1/2004
Nam - Quá khứ và Hiện (Vưong quốc Cinquantenaire
tại" Bi)
Tham gia trung bày giới
thiệu Văn hóa Huế tại Aichi Sở VITTT Thừa 9/2005
Expo Thế giới Aichi (Nhậí Bàn) Thiên Huế
2005
Tham gia hiện vật trưng Từ ìháng
bày tại triển lãm “Nghệ Houíon, Texat Hội Châu Á 8/2009
thuật cổ Việt Nam - Từ (Hoa Kỳ) Hoa Kỳ đến
Châu thổ ra Biến lớn ” thárỉg
6/2010
Triên lãm “Báu vật triêu Seouỉ, Bảo tàng Cô cung từ
Nguyễn ờ Việt Nam ” (Hàn Quốc) Quốc gia Hàn 11/2110
Quốc đến 2
/2011
Triển lãm “Báu vật triêu Gyongịu, B ào tàng thành p h ô từ 2,2011
Nguyễn ờ Việt Nam ” (Hàn Quốc) Gyongịu đến
5/2011

412
y r
Nhìn lại công tác bảo tôn qua một sô lĩnh vực hoạt động

N H Ũ N G T H À N H Tựu NỒI BẬT T R Ê N L ĨN H v ự c BẢO


T Ò N T Ô N T Ạ O C Ả N H Q U A N M ÔI T R Ư Ờ N G Q Ủ Ầ N T H Ê
DI T ÍC H C Ó Đ Ô H UÉ (GIAI Đ O Ạ N 1991 - 2013)
L ê C ông Sơn

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Quần thể di tích c ố
đỏ Huế đã không ngừng được hoàn thiện tạo nèn một quần thể kiến trúc
phong cảnh vô cùng đa dạng. Sự kết hợp một cách hài hòa giữa công
trình kiến trúc và môi trường thiên nhiên dựa trên triết lý Đông phương
và truyền thống Việt Nam với việc sử dụng các kỹ thuật đạt đến trình độ
rất cao trong chọn lựa, xử lý địa hình đã tạo cho Quần thể di tích c ố đô
Huế một diện mạo kiến trúc cảnh quan độc đáo với một phong thái rất
riêng của vùng đất Kinh kỳ.
Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế, một đơn vị vinh dự được
Nhà nước giao cho quản lý và bảo tồn, tôn tạo quần thể di tích lịch sử, là
đem vị hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong công cuộc bảo tồn
di sản thế giới. Công tác nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
của di tích Huế là mục tiêu quan trọng mà Trung tâm hướng đến nhằm
thu hút ngày càng nhiều du khách đến Huế. Trong rất nhiều lĩnh vực hoạt
động của trung tâm, lĩnh vực gìn giữ bảo vệ môi trường cảnh quan khu
vực là vấn đề cấp thiết đặt lên hàng đầu của công cuộc bảo tồn di sản.
Trước năm 1975, một thời gian dài chiến tranh tàn phá đến những năm
hòa bình mới lập lại, các khu vực di tích nằm trong tình trạng tiêu điều và
hoang phế, cảnh quan môi trường các khu vực chưa được quan tâm và
ngày càng xuống cấp trầm trọng. Hệ thống ao hồ, thành quách ngày càng
bị xâm thực một cách nghiêm trọng, không gian hoang phế đổ nát của
nhiều công trình vẫn còn vương vãi, công tác cảnh quan môi trường chưa
được thể hiện rõ.

* Thạc sĩ, Trường phòng Cành quan Môi trưòng

413
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Nắm được nhu cầu cấp thiết trước mắt của công cuộc bảo tồn di
sản, năm 1991 Trung tâm BTDT c ố đô Huế đã thành lập đội ngũ
chuyên trách là “Tổ Cây cảnh”, đến năm 1995 chuyển đổi thành “Đội
Tôn tạo Cảnh quan” và đến năm 2010 chuyển thành Phòng Cảnh quan
Môi trường để thực hiện nhiệm vụ công tác tôn tạo cảnh quan và bảo vệ
môi trường. Hàng năm đội ngũ chuyên trách của Trung tâm đã thực
hiện hàng trăm đầu mối công việc trong công tác bảo vệ cảnh quan môi
trường các khu vực di tích như: đảm bảo công tác vệ sinh cảnh quan
môi trường khu vực; đẩy lùi nhiều diện tích hoang phế trong các khu di
tích; bảo tồn hệ thống cây xanh cổ thụ có giá trị đổi với các khu di tích;
xử lý và cải thiện chất lượng môi trường nước trong các ao hồ; ươm
trồng hoa, cây cảnh các loại để phục vụ trang trí và phục hồi một số
sân vườn tạo cảnh quan...

Để thực hiện được các đầu mối công việc trên, trong những năm
qua đội ngũ cán bộ chuyên trách của Trung tâm đã nỗ lực nghiên cứu đề
xuất nhiều đề tài khoa học có giá trị thực tiễn cao đáp ứng rất tốt cho
công tác bảo tồn, cảnh quan môi trường các khu vực di tích Huế.

Có thể nói, những nỗ lực không biết mệt mỏi của đội ngũ những
người làm công tác bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường di tích Huế
trong thời gian qua thực sự đã làm cảnh quan dần dần được hồi sinh, góp
phần tạo cho các di tích Huế một bộ mặt khang trang, sạch đẹp.

I. Công tác nghiên cứu và triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên
cứu và các tiên bộ khoa học kỹ thuật vào trong thực tiễn công tác xây
dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường các khu di tích thuộc Quẩn thể di
tích Cố đô Huế

Thời gian qua, để thúc đẩy và tạo tiền đề, cơ sở khoa học cho việc
triển khai, thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo cảnh quan di
tích Huế, Phòng Cảnh quan Môi trường di tích Huế đã tập trung thúc đẩy
công tác nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cũng như áp dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật nhàm xây dựng một hệ thống đồng bộ các
giải pháp có đầy đủ cơ sở khoa học và pháp lv nhằm hướng đến xây dựng
một bộ mặt cành quan xanh, sạch, đẹp và đảm bảo an toàn, bền vững cho
các khu di tích Huế.

414
Nhìn lại công tác bảo tồn (Ịua một số lĩnh vực hoạt động

Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị khoa học và
thực tiễn cao của các cán bộ Phòng Cảnh quan Môi trường nghiên cứu đã
được ứng dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả, đáp ứng rất tốt cho
nhu cầu công tác. Có thể nêu ra một số công trình điển hình sau:

1. Đề tài "Điều tra hiện trạng hệ thống cây xanh, ao hồ và đề xuất


giải pháp bảo tồn, tôn tạo cảnh quan cho các khu di tích thuộc quần thê di
tích cố đô Huế"

Hệ thống cảnh quan di tích là một hệ thống liên hoàn có mối quan
hệ hữu cơ với nhau, bao gồm: hệ thống sông ngòi ao hồ, kênh rạch, cây
xanh, cây kiểng và sân vườn. Các yếu tố đó có mối tác động tích cực lẫn
nhau tạo ra một hệ sinh thái đa dạng và nhiều màu sắc. Chúng đóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa tiểu khí hậu vùng và cân bằng
môi trường sinh thái cho khu vực.
Tuy nhiên, trải dài qua bao năm tháng, chiến tranh, thiên tai hệ
thống cây xanh và ao hồ các khu di tích đang ngày càng xuống cấp và
tiêu điều. Nhiều khu vực di tích đang trong tình trạng hoang phế không
đảm bảo cảnh quan môi trường. Điều này đà gây ảnh hường nghiêm
trọng đến cảnh quan, sinh thái môi trường ở các khu vực di tích.
Yì vậy, để có được hệ thống cây xanh, ao hồ đáp ímg được yêu cầu
tôn tạo cảnh quan, góp phần vào việc bảo tồn các khu di tích một cách
hữu hiệu, tôn tạo giá trị thẩm mỹ, lịch sử và tạo tiềm năng cho du lịch
phát triển lâu bền, cần có những điều tra nghiên cứu và kiểm kê một cách
cụ thể để có những cơ sở khoa học giúp cho việc xác lập phương hướng
phục hồi, cải tạo trồng mới hệ thống cây xanh, xử lý môi trường nước
(ao, hồ) một cách hợp lý.

1.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra hiện trạng cây xanh:

+ Hiện trạng thành phần loài

+ Hiện trạng phân bố

+ Hiện trạng sinh trưởng chiều cao

+ Hiện trạng chất lượng

415
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

+ Quản lý và định vị hệ thống cây xanh trên bản đồ bàng


phần mềm Mapiníb, nhằm quản lý các chỉ tiêu cây trồng, số lượng cây và
có biện pháp thay thế phục hồi một cách có hiệu quà.

- Điều tra hiện trạng ao hồ:

+ Hình thể các ao, hồ

+ Diện tích, hiện trạng ao hồ

+ Diện tích mặt nước và diện tích các đảo

+ Trừ lượng nước tối đa và hiện tại của các hồ

+ Hiện trạng bờ thành, chất lượng nước các hồ

- Điều tra thành phần loài trong các ao, hồ:

+ Thành phần loài thực vật phù du

+ Thành phần loài động vật nổi

+ Thành phần loài động vật đáy

+ Thành phần loài cá

+ Thành phần loài thực vật có hoa thủy sinh.

1.2. Đề xuất các giải pháp khoa học

* Nghiên cứu

- Nên triển khai nghiên cứu hóa tính và lý tính nước các ao hồ
nhằm đánh giá chính xác độ ô nhiễm, trên cơ sở đó đề ra được các hướng
khắc phục và tổ chức bảo tồn, khai thác trong tương lai.

- Nên tiếp tục nghiên cứu hệ thống cây xanh và đưa nội dung cây
cảnh, cây hoa vào đề tài để có được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho công
tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo. Đặc biệt nên chú trọng nghiên cứu phương
thức cải tạo rừng thông Nam Giao càng sớm càng tốt, vì hiện nay rừng
thông đã khép tán, mật độ trồng quá dày đã khiến cho cả quần thể sinh
trưởng yếu kém đi, có thể dẫn đến nguy cơ bộc phát dịch sâu bệnh hại.
Đó là chưa nói tới nguy cơ cháy.

416
Nhìn lại công tác bao tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

* Hội thào khoa học


- Nên tổ chức một số hội thảo chuyên đề với sự tham gia của nhiều
thành phần liên quan, để tiến tới khẳng định một bộ danh mục cây xanh,
cây cảnh và cây hoa cho các điểm di tích. Trên cơ sờ đó tiến hành quản
lý, bảo tồn và tôn tạo, tránh tình trạng đối phó chắp vá một cách ngẫu
hứng, dẫn đến tình trạng đưa quá nhiều loại tạp vào hệ thống cây xanh
làm mất tính đặc thù của một quần thể di tíchvừa đậm đà bản sắc dân
tộc, vừa đậm nét triết học phương Đông.
- Cũng nên tổ chức một vài cuộc hội thảo khoa học bàn về việc cải
tạo, bào tồn và khai thác các ao hồ theo hướng tích cực.
* Nâng cao nhận thức khoa học - kỹ thuật cho cán bộ bảo tồn

- Mở các lớp tập huấn


- Xuất bản tờ rơi, tờ bưóxn.

- Xây dựng pa-nô, ap-phich.

* Đóng bảng tên cây (tên tiếng việt kèm theo tên khoa học)

Đây là một công tác có tác dụng nhiều mặt: phục vụ công tác
kiểm kê định kỳ, xây dựng bộ tư liệu sống để giới thiệu với khách tham
quan, tăng giá trị khoa học cho công tác bảo tồn và du lịch, nâng cao
trình độ cho cán bộ trong cơ quan, làm tư liệu nghiên cứu khoa học...

* Xây dựng phòng bảo tàng mẫu vật.

Tại đây trưng bày và lưu trữ các mẫu vật và tranh ảnh về hệ thống
cây xanh, cây cảnh và cây hoa di tích; các bản đồ định vị hệ thống cây
xanh các điểm di tích.

2. Các giải pháp kỹ thuật

* Đối với hệ thống ao hồ

- Cần có sự đầu tư cải tạo, sửa chữa và nâng cấp hệ thống các ao hồ
bao gồm các thành phần: hệ thống thành bờ hồ, cải tạo chất lượng nước
trong các ao hồ, kết hợp thừ nghiệm và nghiên círu để nuôi thả các các
loại nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế, du lịch, bảo vệ và cải tạo chất
lượng nước,...

417
C ông cuộc B ảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

- Cần có sự quy hoạch và xây dựng, cải tạo hệ thống cấp, thoát
nước cho các ao hồ. Vì đây là cơ sở để duy trì cũng như nâng cao giá trị
nhiều mặt của hệ thống ao hồ trong các khu di tích.

- Cần tiến hành đo đạc lại hệ thống lòng, nền các ao hồ. Đánh gìá
mức độ bồi lắng của các ao hồ và đề xuất giải pháp khắc phục.

* Đối với hệ thống cây xanh

Để thực hiện các giải pháp đề ra, trước hết cần thẩm định, phân loại
và đánh dấu theo các tiêu chuẩn được vạch ra bởi Hội đồng tôn tạo hệ
thống cây xanh. Trong khuôn khổ báo cáo đề tài, chúng tôi chỉ xin đề
xuất mấy giải pháp kỹ thuật mang tính định hướng, còn công việc cụ thể
thế nào phải được Phòng Cảnh quan Môi trường nghiên cứu thi công, khi
xét thấy giải pháp nào khả thi và phù hợp.

- Hạ giải

Như đã trình bày trong phần kết quả nghiên cứu về hiện trạng,
nhiều cây đã đến tuổi hoặc quá tuổi thành thục sinh học, già cỗi, bọng
ruột, cụt ngọn, gãy cành, khô cằn, xơ xác. Những cây này nếu không
được tác động họp lý sẽ dẫn đến tình trạng gãy đổ lúc gặp gió bão gây hư
hỏng cho những cây kế cận, có khi hư hỏng công trình và có thể gây tai
nạn cho con người, cần xem xét cho cụ thể để ra quyết định, đánh dấu và
cho hạ giải càng sớm càng tốt.

Những loài không phù họp với cảnh quan di tích cũng cần có kế
hoạch hạ giải. Chẳng hạn như các loài Bạch đàn, Keo lá tràm nên loại trừ
ra khỏi hệ thống cây xanh các điểm di tích.

Một số cây phát triển cá thể không theo ý muốn như Mít, Đa, Đa
đề, Ối, Xoan... phá vỡ tính hệ thống, làm mất ý nghĩa tôn tạo cũng cần có
kế hoạch hạ giải sớm để trồng thay thế.

Những cây gãy đổ chỉ còn gốc hoặc thân gần gốc cũng cần có kế
hoạch hạ giải sớm để kịp thời trồng thay thế, đồng thời tránh được cảm
giác tiêu điều, hoang phế.

418
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

Trên những đảo hồ ở Đại Nội và đồi vọng cảnh ở lăng Minh Mạng,
cây mọc tự nhiên nhiều, chen lấn cây trồng, khiến cảnh quan mất đẹp,
cần có những thiết kế hạ giải hợp lý.

- Chăm sóc, bồi dục


Nhiều cây được trồng trong những năm gần đây, đang ở thời kỳ
sinh trưởng nhưng do thiếu quan tâm nên cây sinh trưởng không bình
thường. Một số cây do thiếu không gian sinh trưởng hoặc thiếu chất đã
thể hiện sự cằn cỗi, cành nhánh cong queo, mất cân đối. Đặc biệt, nhiều
cây do trồng không đúng kỹ thuật, không đúng khoảng cách, đến nay đã
nghiêng ngã, vừa làm mất vẻ mỳ quan vừa lãng phí công của đầu tư ban
đàu. Một số cây do gặp gió bão khiến cho cành nhánh bị gãy, cây mất
sức sống, không sinh trưởng và phát triển bình thường được... Theo
chúng tôi, cần có chế độ chăm sóc, bón phân và nếu cần thiết thì phải
tưới nước định kỹ để cây sinh trưởng bình thường, sau này đỡ mất công,
tốn kinh phí thay thế.

Những cây mới trồng một hai năm, gần nơi đi lại tham quan cần có
đai bảo vệ thích hợp. Những cây sinh trường yếu, thân cây mảnh khảnh,
càn có chế độ chăm sóc đặc biệt để cây sinh trưỏng cân đối.
Phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại dể có biện pháp xử lý định
kỳ nhàm bảo vệ cây khởi hư hại và giúp cây sinh trưởng khoẻ.

Đối với những câv mới trồng, một hai năm đầu tiên cần làm cỏ gốc
cây kết hợp với bón thúc, chống úng, chống ngập nước cho cây. Sau
những trận mưa dài ngày hoặc sau nhữníỉ đợt ngập lụt cần xới xáo bề mặt
gốc cây để tạo sự thông thoáng cho hệ rễ, giúp cây sinh trưởng khỏe và
cân đối.

- Làm vệ sinh cho cây

Hiện trạng cho thấy rất nhiều cây xanh lâu nay không được làm vệ
sinh toàn diện. Nhiều cây có mật độ cây đeo bám quá cao, thậm chí có
cây bị đeo bám toàn thân. Đây là một hiện trạng cần được tác động. Theo
chúng tôi cần giám sát, kiểm kê định kỳ để kịp thời làm vệ sinh, loại trừ
hết các đối tượng đeo bám, giúp cây xanh sinh trường, phát triển một
cách bình thường và cân đối. Cũng cần nhớ rằng chính các cây đeo bám

419
C ô n g cuộc B ảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

đã tạo môi trường cho các mầm bệnh, côn trùng hại cây xâm nhập làm
tổn thương cây nhanh chóng.

- Tỉa cành tạo tán, tạo thế

Đây là một giải pháp cần được thực hiện thường xuyên và cho
nhiều chủng loại cây xanh. Tùy vị trí câv xanh mà công tác tỉa cành tạo
tán, tạo thế có khác nhau. Tỉa cành tạo tán, tạo thế cũng không giống
nhau đối với tuổi cây và mùa vụ. Trước mắt cần có nhũng hoạt động đối
với cây già, tán nặng nề, hoặc cây lệch tán, cây nghiêng. Chẳng hạn như
cần có nghiên cứu sâu trong việc tỉa cành để tạo dáng thế cho các cây Đại
(Sứ) cổ, để giúp cây đứng vững, không cần phải chống đỡ bằng các vật
liệu khác nhau như hiện nay, làm mất vẻ đẹp tự nhiên của nó. Việc chống
đỡ cho cây chỉ nên thực hiện vào mùa mưa bão, sau đó cần phải tháo dỡ
đi để trả lại cho cảnh quan sự mềm mại tự nhiên, tăng tính thẩm mỹ cho
hệ thống công trình. Tỉa cành cây xanh là một nghệ thuật cao cấp, vì đòi
hỏi người thực hiện chương trình phải biết kết hợp giữa tính thẩm mỹ với
tính sinh học của cây.

- Trồng thay thế


Qua số liệu điều tra, chúng ta có thể thấy được ràng trong hệ
thống cây xanh ở các điểm di tích có quá nhiều cây phải thay thế. Đó là
những cây già cỗi, không thể xuân hóa được, hoặc đó là những cây
thuộc các chủng loại không phù hợp với công trình kiến trúc, hoặc
không phù hợp với việc tôn tạo di tích. Cây đưa trồng thay thế phải
được chọn lọc kỹ, không thể tùy tiện, chắp vá mà phải tuân thủ tính
chiến lược và tính hoàn thiện hệ thống. Tất nhiên, để xác định trồng
thay thế cây gì, ở đâu... đòi hỏi sự quan tâm chung của những người có
trách nhiệm quản lý công trình.

- Trồng dặm

Thực trạng hiện nay là có nhiều vị trí cây xanh đã bị chết đi hoặc
đổ ngã, tạo ra những khoảng trống làm cho hệ thống cây xanh trong từng
khu vực, địa điểm không đồng bộ. cần phải tiến hành trồng dặm kịp thời.

Cây đưa trồng dặm và trồng thay thế cần được ươm, chăm sóc thật
khoẻ, đạt chiều cao tối thiểu l,5m. Vì vậy cũng cần có một vườn ircrm

420
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

cây để chủ động nguồn giống cho việc trồng dặm và thay thế. Vườn ươm
cũng sẽ tạo nguồn giống cho việc trồng phục hồi các sân vườn sau này.

- Phục hồi nguyên trạng một số q u ầ n thẻ cây xanh di tích

Một số loài cây đặc trưng đã một thời gắn liền tên tuổi các điểm di
tích nên phục hồi nguyên trạng như: Văn Thánh trồng Thông, Võ Thánh
trồng Bàng, Xã Tắc trồng Mù u. Tất nhiên, không nhất thiết phải phục
hồi tất cả nhũng loài được chứng minh là có liên quan đến sự hình thành
và phát triển của di tích, vì chúng ta vẫn có thể thực hiện hướng bảo tồn
thích nghi.

- Lập vườn thực vật


Nên chọn một địa điểm thuận lợi để lập vườn thực vật. Tại đây sẽ
tập họp những loài thực vật điển hình có liên quan đến lịch sừ phát triển
quần thể di tích Huế, những thực vật có khắc họa trong Cửu đỉnh, và nếu
được thì cả những thực vật có trong thơ văn triều Nguyễn, trong các bài
thuốc ngự y thời Nguyễn...

Để chủ động được nguồn giống trong việc thực hiện trồng mới,
trồng thay thế hay trồng dặm, nhất thiết phải có vườn ươm. Trồng cây để
bảo tồn và tôn tạo hệ thống cây xanh cho quần thể di tích đòi hỏi nhiều
công đoạn kỹ thuật hơn hẳn trồng rừng và cũng đòi hỏi nguồn giống
nhiều cỡ tuổi khác nhau. Đặc biệt số lượng cây của từng chủng loại tùy
thuộc vào tính quy hoạch tổng thể và hiện trạng từng điểm di tích. Việc
trồng dặm, trồng thay thế cũng được thực hiện thường xuyên và lặp đi
lặp lại qua nhiều năm hơn là trồng rừng. Do vậy phải có một vườn ươm
đặc dụng mới đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cũng nhờ thế, kế hoạch đề
ra dễ thực hiện hơn và ít có nguy cơ vỡ kế hoạch.

3. Các giải pháp đồng bộ

- Phân công, phân nhiệm

Cần có sự phân công, phân nhiệm thật cụ thể cho một đơn vị có
chuyên môn chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật và quản lý tổng hợp cây
xanh, có trách nhiệm tham mưu cho cấp lãnh đạo Trung tâm định chiến
lược tôn tạo, bảo tồn hệ thống cây xanh.

421
* Ị _ r
/^ 1 A A f ^ 7 Ả A • 7 r in 1 A • f • 7 'T '! ' I • Ạf ¥ A
Công cuộc Bao tôn Di sản Thê giói 0' Thừa Thiên Huê

- Đôn đốc, kiếm tra


Cần có chế độ kiểm tra, đôn đốc để công tác chăm sóc, bảo dưỡng,
bảo tồn hệ thống cây xanh đạt hiệu quả cao.

- Trực báo chuyên đề định kỳ

Tổ chức trực báo chuyên đề hoặc đưa chuyên đề quản lý, bảo vệ
cây xanh vào nội dung trực báo định kỳ của cơ quan. Các tổ bảo vệ từng
điểm di tích có trách nhiệm trực báo đầy đủ tình trạng cây xanh ở điểm
mình hoạt động để lãnh đạo cơ quan và những người có trách nhiệm kịp
thời xử lý.

- Sơ két, tổng kết hàng năm

Hằng năm nên có nhiều buổi sơ kết, tổng kết về hoạt động quản lý,
bảo vệ hệ thống cây xanh ở các điểm di tích. Qua đó rút kinh nghiệm, đề
ra các biện pháp tối ưu để tăng cường các biện pháp tối ưu để tăng cường
công tác quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Từ các số liệu điều tra hiện trạng nghiên cứu ban đầu và với các
giải pháp đề xuất của đề tài nêu ra, chúng tôi đã dần triển khai một số
vấn đề cấp thiết và thành công đáng kể góp phần vào câng tác bào ồn và
tôn tạo cánh quan môi trường khu vực để quần thể di tích Huế xứr.g tầm
là di sản của nhân loại.

2. Đề tài "Nghiên cứu áp dụng quy trình xử lý môi trườne nước


bàng công nghệ EM trong tôn tạo cảnh quan ao hồ di tích"

Hệ thống ao hồ đóng vai trò hết sức quan trọng trong thiết kể cảnh
quan các khu di tích. Đặc biệt các khu vực di tích lăng tẩm ờ Huế tỉù yếu
tố ao hồ là một yếu tố không thể thiếu. Ngoài yếu tố về triết lý phong
thủy, ao hồ còn đóng vai trò quan trọng trong điều tiết nước, cải tạo điều
hòa môi trường sinh thái xung quanh.

Theo thời gian, sự ảnh hường của thời tiết khắc nghiệt cùrg với
sự thiếu bảo dưỡng thích hợp đã làm suy giảm chất lượng của Igiuồn
nước trong các ao hồ. Theo khảo sát ban đầu, có thể sơ bộ đánh gũ rẳng
chât lượng nước trong các hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một sỗ nơi
trong hồ, rong tảo phát triển mạnh, nước có màu nâu đục, có mù thối

422
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vục lioạt động

và một số cá bị chết, nước hồ có hiện tượniĩ phú dưỡng; bèo ấu mọc


nhiều trên mặt hồ, sen phát triển kém; quanh hồ cỏ dại mọc um tùm;
cảnh quan nhếch nhác. Với hiện trạng của hồ như vậy thì khó có thế sử
dụng nguồn nước trong hồ để nuôi trồng các loài động thực vật phục vụ
cho mục đích du lịch. Vì vậy, cải tạo lại nguồn nước cũng như cảnh
quan hồ là một đòi hỏi cấp thiết, nhàm nâng cao chất lượng nguôn
nước, tạo điều kiện cho các loài độne thực vật thủy sinh phát triển, trả
lại vẻ đẹp vốn có của hồ, đồng thời làm tăng thêm giá trị của khu di
tích. Việc đó đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu xử lý nước, tôn tạo
cảnh quan hồ m ột cách khoa học, bài bản, nhằm mục đích xây dựng
được một quy trình hiệu quả, tiết kiệm, có tính ổn định lâu dài để duy
tri chất lượng nưóc và cảnh quan của hồ.

2.1. Nội dung nghiên cứu


- Nghiên cửu áp dụng các phương pháp xử lý nước hồ bàng công
nghệ EM.
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả xử lý nước hồ thông qua việc theo
dõi sự biến động các thông số chất lượng nước như pH, độ đục, chất rắn
lơ lửng, oxy hòa tan và độ dẫn điện, COI), BOI)5...
2.2. Kết quả nghiên cứu

Qua thời gian khảo sát hiện trạng và nghiên cứu xử lý, nâng cao
chất lượng nước, cải tạo cảnh quan hồ Hòa Bình từ tháng 6 đến tháng 1]
năm 2004, chúng tôi đã có kết luận như sau:

- Chất lượng nước trong hồ đã được cải thiện rõ rệt trong phạm vi
toàn bộ hồ Hòa Bình và có xu hướng tăng dần theo thời gian. Điều đó thể
hiện ở các thông sổ pH, DO, s s , cụ thể là 100% các giá trị pH và s s đều
đạt TCVN 6774-2000; khoảng 70% các giá trị DO của các tháng cuối đã
dạt tiêu chuẩn trên và đang diễn biến theo chiều hướng tốt hơn. Bên cạnh
đó, việc phân tích các thông số BODj, COD, N-NO 3', N-NH 4VNH 3, P-
PO 4' cũng giảm nhiều, điều đó cho thấy mức độ ô nhiễm, phú dưỡng
được cải thiện đáng kể.

Việc cải thiện chất lượng nước ở hồ có thể giải thích là do có sự kết
hợp của nhiều phương pháp xử lý thích hợp:

423
A ________A T~» 2 . _ Ì . Ậ _____T \ • 2 ___n p i Ậ _____• A • 9 r p i ^ rp • ■A _ Ỵ Ỵ Ấ
C ông cuộc Bảo tôn Di san Thê giói ơ Thừa Thiên Huê

- Dưới tác động của các vi sinh vật hữu hiệu (EM) đã hạn chế được
sự tạo thành các khí độc như C H 4 , H 2 S, N H 3 ... thúc đẩy quá trình phân
hủy các chất độc hại, làm tăng khả năng hòa tan oxy trong nước, tạo môi
trường tốt cho động thực vật phát triển.

- Do sự có mặt của cá sinh thái đã góp phần xử lý môi trường ờ


tầng đáy, tầng giữa và tầng mặt, giảm được động thực vật phù du, các
côn trùng, rong tào... giảm được hiện tượng phú dưỡng, giảm được chất
rắn lơ lừng và tạo sự cân bằng sinh thái của hồ, bên cạnh đó các loài cá
sống ở tầng mặt đã làm tăng khả năng hòa tan oxy trong nước và ỉàm
sạch mặt nước.

- Nhờ vệ sinh thường xuyên nên đã loại được bèo, ấu, rác thải trên
mặt nước và dưới đáy hồ, tránh được hiện tượng thối rữa, phân hủy các
chất hữu cơ tạo các chất độc hại.

- Cảnh quan môi trường được tôn tạo: mặt nước và bờ kè xung
quanh hồ sạch đẹp.

3. Đề tài "Nghiên cứu quy trình xừ lý rêu, tảo trên nền gạch Bát
tràng gây trơn trượt các khu di tích Huế "

Thừa Thiên Huế là vùng đất nnra nhiều, độ ẩm không khí cao, là
điều kiện lý tường cho các loại rêu, tảo phát triển mạnh. Quàn thể Di tích
Cố đô Huế với bề dày lịch sử hàng trăm năm đang đứng trước một thực
trạng bị hiện tượng rêu phong hóa. Hiện tượng này ảnh hường xấu đến
tuổi thọ của các công trình, gây hiện tượng trơn trượt trên các lối đi làm
ảnh hường đến khách du lịch và cảnh quan. Trong nhiều năm qua, Trung
tâm đã cố gắng loại bỏ rêu, tảo bằng các phương pháp vệ sinh thủ công.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là giải pháp tạm thời và cần phải có một
giải pháp có cơ sở khoa học vững chắc để loại bỏ rêu, tảo trong điều kiện
khí hậu Huế.

3.1. Nội dung nghiên cứu

- Xác định chính xác các loài rêu bám trên gạch Bát Tràng trên các
lối đi, sân vườn trong Đại Nội Huế.

424
Nhìn lại cồng tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

- Xác định chính xác các loài tảo bám trên gạch Bát Tràng trên các
lối đi, sân vườn trong Đại Nội Huế.

- Lựa chọn hoạt chất, chất xúc tiến và khảo sát nồng độ, thời gian.

- Tạo hệ huyền phù bền trong thời gian thao tác, có khả năng bám
dính bề mặt nền, có hoạt tính lâu hơn và không ảnh hường đến độ bền và
màu sắc của gạch Bát Tràng.

- Đánh giá đặc trimg của composit tạo thành qua việc phân tích
XRD và SEM.

- Xác định được nồng độ hoạt chất, nồng độ chất xúc tiến, thời gian
đến khả năng diệt rêu, tảo.

- Thử nghiệm ở hiện trường có lô đối chứng.

3.2. Kết quả và sản phẩm đạt được

- Quy trình xử lý rêu tảo để áp dụng trong thực tế.

- Giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bảo đàm an toàn cho
khách tham quan.

- Báo cáo khoa học.

Qua thực tể, việc ứng dụng thử nghiệm vào thực tiễn và điều kiện
của Trung tâm BTDT cố đô Huế là rất khả quan. Bước đầu đã hạn chế
được hiện tượng các loài rêu, tảo phát triển quá mức gây trơn trượt, nguy
hiểm cho du khách.

4. Đề tài" Bảo tồn, lưu giữ giống sen trắng phục vụ tôn tạo cảnh
quan cho hồ Thái Dịch - Đại Nội Huế"

Việc gây trồng các loài thủy thực vật cho hệ thống ao hồ được
người xưa nghiên cứu và chọn lựa khá kỹ càng. Chúng phải đáp ứng
được rất nhiều tiêu chí và công dụng như: tôn tạo cảnh quan, cải thiện
môi trường nước, chữa bệnh, ẩm thực... và đặc biệt còn mang những giá
trị ý nghĩa hết sức sâu sắc phù hợp với từng công năng của công trinh.

Giống sen trắng - một loại thủy thực vật đặc trưng vốn thường
xuyên được trồng ở các hồ di tích trước đây cũng bởi nó mang trên mình

425
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

nhũng giá trị, ý nghĩa trên. Đặc biệt là khả năng tạo cảnh quan cho mặt
nước và khả năng cải tạo môi trường nước.

Tuy nhiên, qua một thời gian dài chưa có sự nghiên cứu phục hồi,
bảo tồn, thì chúng đã gần như không còn xuất hiện. Các chủng loại thủy
thực vật mới được đưa trồng vói số lượng cá thể lớn, lấn át cả những
chủng loại nguyên bản, phần nào phá vỡ tính lịch sừ của hệ thống ao hồ,
chẳng hạn như loài súng đỏ, súng trắng, sen hồng cao sản... Do sự bồi lấp,
sa lắng lâu ngày nên tầng đáy và môi trường nước có dấu hiệu ô nhiễm.

Nhàm đáp ứng được yêu cầu tôn tạo cảnh quan, góp phần vào việc
bảo tồn các khu di tích một cách hữu hiệu, tôn tạo giá trị thẩm mỹ, lịch
sử và tạo tiềm năng cho du lịch phát triển lâu bền cần có những nghiên
cứu một cách cụ thể đưa ra những cơ sờ khoa học giúp cho việc xác lập
phương hướng cải tạo môi trường nước và phục hồi giống sen trắr.g tôn
tạo cảnh quan cho hồ.

4.1, Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng khu bảo tồn, lưu giữ giống sen trắng

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác để lưu giữ giống sen ừáng

- Các biện pháp chăm sóc bảo quản khi nhân giống ra các hồ ci tích

4.2. Kết quả nghiên cứu

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng của hồ Điện và hồ Thái D ẹh đã


được cải thiện một cách đáng kể sau khi bón phân, cụ thể: Tại hồ Điện:
hàm lượng mùn (%) tăng từ ngưỡng trung bình khá lên ngưỡng khí giàu
đến giàu; N (%) từ ngưỡng nghèo đến trung bình lên ngưỡng trung bì nh;
P2O 5 (%) tổng sổ có tăng lên nhưng không đáng kể vẫn ở ngưỡng Ighèo
tại hồ Thái Dịch: hàm lượng mùn (%) tăng từ ngưỡng trung bìrh lên
ngưỡng khá giàu đến giàu; N (%) từ ngưỡng nghèo lên ngưỡng trung
bình đến khá giàu; P2 O 5 (%) tổng số có tăng ỉên nhưng không đáng kể và
vẫn nàm ở ngưỡng nghèo.

Vì vậy, để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của câ/ ;sen
được tốt thì trong quá trình chăm sóc phải cần bổ sung thêm N và P2 O 5
cho hồ là rất cần thiết.

426
Nhìn lại công tác bảo tòn qua một số lĩnh vực hoạt động

- Đã bảo tồn thành công giống sen trắng trẹt dĩa tại khu vực hồ
Điện - điện Voi Ré. Tạo ra nguồn giống đủ tiêu chuẩn đưa vào trồng thử
nghiệm ở khu vực hồ Thái Dịch - Đại Nội Huế.

- Kết quả trồng thử nghiệm cây sen trắng trẹt dĩa tại hồ Thái Dịch là
rất khả quan, cây sen sinh trường, phát triển mạnh cho ra hoa đẹp và đúng
thời vụ, tạo cảnh quan đẹp cho hồ Thái Dịch trong dịp Festival 2008.

- Các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm sóc đã áp dụng trong đề án
như: Cải tạo tầng đáy hồ, xử lý mầm thủy thực vật, diệt tạp, đảo đáy, điều
chỉnh lượng cá, nâng cao hàm lượng dinh diũyng tầng đáy hồ, thiết kế
giai lưới chắn cá, điều chỉnh mực nước, chăm tưới, chăm sóc phòng trừ
sâu bệnh là phù họp, đem lại kết quả như mong muốn.

- Kết quả thừ nghiệm trồng cây sen trắng trẹt dĩa trong chậu cho
kết quả khá tốt: cây sinh trưởng phát triển nhanh hơn sen trồng ờ hồ; sau
25 ngày trồng đã cho nụ hoa đầu tiên và đến 50 ngày thì hoa nở rộ. Việc
chăm sóc cây sen trồng chậu cũng đơn giản hơn so với cây sen trồng hồ
và dễ bố trí thời vụ trồng.

5. Đe tài "Xây dựng quy trình sinh sản nhân tạocá chép cảnhphục
vụ tôn tạo cảnh quan sinh thái ao hồ khu di tích Huế"

Một hệ thống ao hồ sinh động, đầy màu sắc của hoa lá, cá cảnh
sẽ góp phần tạo nèn một cảnh quan thơ mộng hữu tình cho các khu di
tích. Các loại cá cảnh, cá sinh thái, ngoài vai trò tôn thêm vẻ đẹp sống
động cho hệ thống ao hồ, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc
cải tạo môi trường sinh thái. Nó là mắt xích quan trọng trong việc cải
tạo môi trường nước, tiêu diệt các côn trùng, địch hại trong nước làm
ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và con người (ấu trùng muỗi,
côn trùng, rong tảo...).

Do một thời gian dài thiếu sự đầu tư tôn tạo, quản lý, chăm sóc nên
các loài cá cảnh, cá sinh thái ở các hồ giảm thiểu nhiều; các loài cá dữ (cá
lóc) phát triển bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái; tạo điều kiện thuận lợi
cho các loại côn trùng, ấu trùng, địch hại cư trú và phát triển mạnh (đặc
biệt là ấu trùng muỗi).

427
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

Việc nuôi và nghiên cứu phát triển các đối tượng cá cảnh nhàm
mục đích tiêu khiển, tô điểm hài hòa vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên cùa
khu di tích là cần thiết. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu để
rồi ứng dụng phát triển các đối tượng cá ở khu vực hồ thuộc di tích, bên
cạnh đó nhu cầu về cá cảnh cho các hồ thuộc khu vực di tích là rất lớn,
nhưng sự cung ứng là có hạn trong khi nguồn tài nguyên có thể sử dụng
để tái tạo, bổ sung số lượng cá cảnh của khu vực hồ di tích thì sẵn có mà
chưa được sử dụng hiệu quả.

Cùng với việc hoàn thành chỉnh trang một số hồ trong các khu vực
di tích, thì công tác nuôi thả cá cảnh cũng được tiến hành và bước đầu
mang lại kết quả tốt, tạo bộ mặt mới cho cảnh quan hệ thống ao hồ, thu hút
được khách tham quan, được dư luận đánh giá tốt. Tuy nhiên còn ở mức
độ nhỏ ]ẻ, số lượng còn hạn chế (do giá thành cá cảnh còn khá cao). Đặc
biệt chưa có phương án xây dựng quy trình nhân cá cảnh ra các hồ di tích.

5.1. Nội dung nghiên cửu

- Điều tra tình hình quần đàn cá chép cảnh (sự phân bố, trữ lượng,
mùa sinh sản) ở các hồ trong Đại Nội.

- Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép cảnh phù
hợp với điều kiện vùng.

- Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật của Trung
tâm BTDT cố đô Huế.

5.2. Kết quả nghiên cứu:


Kết quả sản xuất thử nghiệm:

Cho cá đẻ lần m ột ngày 15 tháng 9 năm 2005

Trọng lượng (kg) Số trứng Tỷ lệ nỡ Cá bột Cá giống


Bể số
Đẻ (%) (con) (con)
Cá bố Cá mẹ

1 1,6 1,5 9600 86,5 8300 5810

2 1,5 1,4 9800 68,4 6700 4690

428
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

3 1,3 1,3 9500 5 8,9 56 0 0 3920

4 1,3 1,2 9200 6 2,0 57 0 0 3990

5 1,1 1,2 86 00 67,4 58 0 0 4060

6 1,1 1,1 9200 58,7 5400 3780

7 1,1 1,1 8500 56,5 4800 3360

8 1 0,8 8300 6 1,4 5100 3570

9 0,8 0,7 68 00 6 1,8 4200 2940

T ổ n g số 79500 6 4,9 51600 36120

Cho cá đè lần hai ngày 25 tháng 9 năm 2005

T r ọ n g lư ợ n g (k g ) Số trứ n g T ỷ lệ n ở C á bột C á g iố n g
Be số
C á bố Cá mẹ Đẻ (% ) (con) (c o n )

1 1,4 1,2 6500 76,9 5000 3500

2 1,3 1,2 54 00 6 6 ,7 3600 2520

3 1,2 1,2 4800 77,1 3700 2590

4 1,1 0,9 3800 71,1 2700 1890

5 1,1 0,9 4100 82,9 3400 2380

6 1 0,9 4200 73,8 3100 2170

7 1 0,8 3900 89,7 3500 2450

8 0,9 0,8 4300 65,1 2800 1960

429
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ'Thừa Thiên Huế

9 0,8 0,8 4600 56,5 2600 1820

T ổ n g số 41600 73,1 30400 21280

Kết quả bước đầu tiếp nhận và thực hiện quy trình sinh sản nhân
tạo cá chép cảnh của đội ngũ cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn Di lích c ố
đô Huế với sự hỗ trợ chuyên môn của đội ngũ kỹ thuật thuộc Khoa Thùy
sản đã được ghi nhận với sản phẩm hơn 50.000 con giống cá chép. Các
thông số sinh học và kỹ thuật áp dụng trong quy trình sinh sản nhìn
chung là đạt yêu cầu đặt ra: tỷ lệ ấp nở là 64% cho đợt 1 và 74% cho đợt
2, tỷ lệ ương lên giống đạt hơn 70%. Kết quả này cũng tương đưcng với
các kết quả cho đẻ của các cơ sờ sản xuất khác, cũng như tài liệu chuyên
môn đề cập (Nguyễn Văn Việt, 2004).
Qua quá trình phối hợp với Khoa Thủy Sản trường Đại học Nông
Lâm Huế thực hiện đề án sinh sản nhân tạo cá chép cảnh, cán bộ của
Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế đã tiếp nhận và thực hiện được
toàn bộ quy trình, có thể chủ động sản xuất cá chép cảnh ở nhữrg mùa
sinh sản tới.

Quá trình sinh sản nhân tạo cá chép cảnh đến nay đã cho ra hơn
50.000 con cá giống, kích cỡ 3-5cm, với giá thị trường hiện nay thoảng
lOOOđ/con. Như vậy số cá trên có giá trị hơn 50.000.000d. Theo hực tế
sản xuất thì chi phí để sản xuất được số cá trên là 34.500.000đ. Như vậy
việc sinh sản nhân tạo cá chép bằng cách tận dụng đàn cá sẵn có đ ã tiết
kiệm hơn 15.500.000đ so với việc nhập cá giống mới.

6. Đề tài “Nghiên cứu phục hồi nghệ thuật trang trí cây cảm trong
thống sứ các khu vực di tích c ố đô Huế”

Sự kết họp hài hòa giữa các yếu tố con người, kiến trúc \à tthiên
nhiên của Huế, đã tạo nên một gương mặt đô thị độc đáo. Đó là n ồ i khi
nói đến Huế là người ta lập tức hình dung ngay đến một thành ph( vườn.
Đặc điếm thành phố vườn đã góp phần rất lớn làm nên chất thơ cia Huế,
một yếu tố khác làm nổi bật vùng đất này cũng xuất phát từ vườn đc là tính
chất quý tộc của nó. Các khu vườn Ngự (Ngự viên, Ngự uyển) đã tm g tồn
tại trong lịch sử vùng đất Huế đã đi vào trong thơ, trong họa của minlh đất

430
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

Thần kinh, để phục vụ cho nhu cầu giải trí, thương ngoạn của bậc vua
chúa. Vườn Ngự đã sớm hình thành và ngày càng hoàn thiện theo phong
cách riêng. Có lẽ nổi bật nhất, vườn là nơi tập trung các loài cây, hoa quý
từ muôn nơi đưa về. Người ta trồng chúng không những ngay trên mặt đất
phủ cát trắng mà còn trồng trong chậu bàng đất sét có sơn hoặc trong các
chậu sứ được chế tác tinh tế (thống sứ). Tất cả dược sắp đặt cực kỳ công
phu tạo nên sự phong phú và quyến rũ đặt biệt của khu vưòn.

Không những ở các Ngự viên (Ngự uyển) người xưa thể hiện được
nghệ thuật tinh xảo về mặt kỹ thuật trồng cây tạo cảnh, mà còn thể hiện ở
các công trình kiến trúc. Đó là xung quanh các công trình kiến trúc là
nhũng hàng cây xanh đồ sộ, hùng vĩ lớn dần theo thời gian tồn tại của nó,
tạo màu xanh, sắc hương bóng mát cho các con đường đi vào các cung
điện, lăng tẩm, miếu đền... Bên trong được trang trí các cây cảnh trồng
trong thống sứ để trang trí rất phong phú và đa dạng, mỗi cách đều mang
ý nghĩa phù hợp với văn hóa lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, thời gian và chiến tranh đã tàn phá tất cả những gì tinh
túy nhất trong bố cục cảnh quan đặc sắc của di tích Huế. Vì vậy, cần có
nhũng nghiên cứu để dần từng bước trả lại bộ mặt cảnh quan đặc sắc cho
quần thể di tích c ố đô Huế.

6.1. Nội dung nghiên cứu

- Xác định các chủng loại cây cảnh đưa vào trồng trong thống sứ.
- Giải pháp trang trí cây cảnh trồng thống sử trang trí ở các sân điện
của các di tích.

- Quy tr ìn h kỳ thuật trồng cây trong chậu thống sứ

6.2. Kết quả nghiên cứu:

Bảng 1. Trang trí cây cảnh trong chậu thống sứ ở các khu vực di tích
S tt K hu vực L o ạ i T h ố n g sứ Sô Chủng Sô
lư ợ n g loại c â y lư ợ n g
cảnh
1 T h á i T ổ M iế u T h ố n g sứ vẽ đ ồ 04 H ải 04
(Đ ạ i N ộ i ) á n v iê n long đưòng
2 C u n g D iê n T h ọ Thống sứ vẽ 06 M au đon 02

431
C ông cuộc Bảo tồn Di sản T hế giói ở Thừa Thiên Huế

(Đ ạ i N ộ i) h o a lá L ài đ ơ n 02
La h án 02
th ế đổ
3 Đ iệ n T h á i H ò a T h ố n g sứ v ẽ đồ 06 La hán 02
(Đ ạ i N ộ i) án lư ỡ n g lo ng th ế cận
triề u n h ật trự c
Bạch đầu 02
tù n g thế
c ận trự c
T ùng bút 02
3 Đ iệ n C â n C h á n h T h ô n g sứ vẽ 09 T ùng bút 09
(Đ ạ i N ộ i) sơ n th ủ y
rT'1 « rp A » #• A
4 1 h ê 10 M iê u T h ố n g sứ viên 14 K è râu 14
(Đ ạ i N ộ i) lo n g
5 H ư n g T ô M iêu T h ố n g s ứ viên 06 K è râu 06
(Đ ạ i N ộ i) lo n g
6 T r iệ u T ô M i ê u T h ố n g sứ viên 06 M a u đơ n 06
(Đ ạ i N ộ i) lo n g
7 Đ iệ n N g ư n g H y T h ố n g sứ v iê n 06 S an h 02
(L ăn g Đồng lo n g v ừ a B ô đê 02
K hánh) M ai c h iê u 02
th ủ y
8 Đ iệ n L o n g A n T h ô n g s ứ v iê n 10 Lộc vừng 02
lo n g lớn M a i c h iê u 02
th ủ y
Me th ê 02
tr ự c cổ
Sanh th ê 02
trự c cồ
Tùng bút 02
đã tạ o
th á p
9 Đ iệ n S ù n g A n T h ô n g sứ v iê n 06 Tùng la 02
(L ăn g M in h M ạn g ) lo n g lớn hán
B ô đê 02
Lộc vừng 02
10 M in h L â u ( L ă n g Thông sứ 12 S an h 04
M in h M ạ n g ) p h o n g c ả n h sơn
th ủ y
Thông sứ 14 S an h 02

432
Nhìn lại công tác bảo tôn qua một sô lĩnh vực hoạt động

m i ệ n g lục g iá c Sanh 02
T ù n g bút 04
Sanh 02
Sứ 02
M a i c h iế u 02
th ủ y
Me 02
Lộc vừng 04
M au đơn 02
]1 Lăng T ự Đ ức Thống sứ 02 Sứ 02
p h o n g c ả n h so n
th ủ y
T h ố n g sứ vừa 02 Sanh 02
hoa cúc liên
hoàn
12 Đ iệ n H ò n C h é n T h ô n g s ứ v iê n 02 N guyệt 02
lo n g lón quới

7. Đề án "Các giải pháp trồng mới, trồng dặm, trồng thay thế và
trồng bổ sung môt số loài cây xanh thích hợp với môi trường và kiến trúc
cảnh quan di tích, tháo gỡ cây phụ sinh, ký sinh và chăm sóc bồi dục các
cây xanh cổ thụ".

Các nhân tố tạo nên cảnh quan di tích được gây trồng và xây dựng
sơng song với các còng trinh kiến trúc. Nhưng khác với các công trình
kiến trúc, các công trình cảnh quan không phải là một loại công trình
kiên cố và trường cửu, trong thời gian sử dụng nó luôn bị hủy hoại bởi
các nhân tố khách quan và chủ quan (thời gian, binh biến, chiến tranh,
thiên tại, lũ lụt... ) sẽ làm mất dần về số lượng lẫn chất lượng của cây
xanh. Trong suốt thời gian dài, thiên tai, chiến tranh, sâu bệnh đã cướp đi
của quần thể di tích Huế biết bao cây xanh đẹp và có ý nghĩa lịch sử, giá
trị cao, số còn lại đang già cỗi và phát triển kém, cây bị mối ăn, mục gốc,
cơi rễ, một số cây cổ thụ đang xuống cấp do tuổi thọ đã quá cao, tán nặng
rất dề bị gãy đỗ trong thời tiết khắc nghiệt. Nhiều loại tái sinh tự nhiên
mạnh gia tăng về số lượng và không theo quy hoạch ban đầu dẫn đến cây
cạnh tranh về không gian sinh trưởng, lấn ép nhau và thiếu thẩm mỹ,
thậm chí nhiều cây mọc lấn át và làm ảnh hường đến công trình kiến trúc.

433
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỗ' T hừa Thiên Huế

Hiện nay, một số công trình kiến trúc ở các khu vực di tích đã được
phục hồi, tuy nhiên công tác trồng và phục hồi hệ thống cây xanh trong
các khu vực chưa được nghiên cứu để trồng mới, trồng thay thế, trồng
dặm, trồng bổ sung. Vì vậy, với phạm vi đề án này đã tiến hành xây
dựng, nghiên cứu để phục hồi và đưa các loài cây xanh phù hợp với từng
khu vực để trồng phủ xanh một số nơi còn trống, đem lại màu xanh cho
cảnh quan di tích một cách có hiệu quả nhất.

7.1. Nội dung đề án

- Đánh giá vai trò của hệ thống cây xanh đối với cảnh quan sinh
thái, môi trường khu di tích.

- Nghiên cửu xác định loài c â y trồ n g phù hợp.

- Quy hoạch cây xanh.

7.2. Kết quả đề án

Đề án nghiên cứu được một số loài cây để trồng mới, trồng dặm,
trồng thay thế được một số lượng cây xanh và có các giải pháp xử lý tầm
gửi và bồi dục các cây xanh cổ thụ ờ các khu vực như sau:

-L ăng Gia Long: Nghiên cứu và thiết kế mô hình và loài cây thích
hợp để trồng trong khu vực lăng (trồng được 9ha thông nhựa), đẩy lùi
không gian hoang phế và tạo nên một môi trường trong sạch và đầy thơ
mộng trên những ngọn đồi bao bọc quanh lăng.

- Đại Nội: Nghiên cứu một số chủng loại cây thích hợp có tính
chất cải tạo môi trường, không khí và có ý nghĩa lịch sử trong kiến trúc
cảnh quan khu vực. Thực hiện trồng mới hơn 2000 loài cây xanh khác
nhau (Mù u, Ngọc Lan, Long Não, Sứ đại, Liễu, Nhãn...), tạo bóng mát
và cảnh quan môi trường trên các trục đường dẫn đến các khu vực di tích,
tôn tạo nên tính chất thơ mộng của các hồ trong Đại Nội, để du khách có
thể dừng chân nghỉ ngơi, ngắm cảnh vật và thư giãn.

- Minh Mạng: Phủ xanh một sổ khu vực còn trống nhằm bảo vệ
vành đai xanh của khu VỊTC lăng.

434
Nhìn lại công tác bảo tòn qua một số lĩnh vực hoạt dộng

-H òn Chén: Trồng một số chủng loại cây xanh khác nhau để hạn
chế sự xói mòn, xâm thực, tạo cảnh quan khu vực.
-N am Giao: Thiết kế trồng 4ha thônu nhựa để phục hồi nguyên
trạng cảnh quan khu vực, tạo không gian xanh; trồng cây xanh (Tùng
hút) làm hàng rào bảo vệ, ngăn tiếng ồn và làm sạch trong lành, điều hòa
không khí cho khu vực đàn tê.

-T háo gỡ cây ký sinh, phụ sinh trên toàn bộ hệ thống cây xanh
trong các khu di tích, nhằm giúp cho cây có không gian sinh trưởng và
phát triển mạnh.

-B ồi dục bàng các biện pháp như chăm sóc, bồi đất màu, bón phân
vào hệ thống cây cổ thụ trong khu vực.

-M ộ t số sàn vườn trong khu vực di tích cũng đang dần từng bước
được cải thiện bàng các nghiên cứu phục hồi một số cây cảnh và cây hoa
trang trí để dàn thích nghi với môi trường tạo nên các khu vườn phù hợp
với kiến trúc cảnh quan.

Đề án đang tiếp tục triển khai trồng và phủ xanh một số chủng loại
cây xanh khác nhau ở một số khu vực di tích trong khu vực.

II. Nhữniĩ hoạt động thường xuyên nhằm bào vệ, gìn giữ cảnh quan
môi trường cho các khu di tích Huế

1. Công tác chỉnh trang, tôn tạo, chăm sóc hệ thống sân vườn, ao hồ
các khu di tích

Quần thể Di tích c ố đô Huế có một hệ thống sân vườn và ao hồ


vô cùng đa dạng và phong phú. Cùng với thời gian và chiến tranh đã
làm cho hệ thống sân vườn, ao hồ bị tàn phá và xuống cấp nghiêm
trọng. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ cấp thiết trước mắt
của Trung tâm trong những năm đầu thành lập đơn vị là tập trung
đẩy lùi không gian hoang phế, phủ xanh diện tích trống. Cùng với
đó, Trung tâm cũng hoạch định chiến lược dài hạn nhàm khôi phục,
chinh trang, nâng cấp chất lượng cho hệ thống cảnh quan các khu
vực di tích Huế.

435
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở T hừa Thiên Huế

Hiện nay, nhìn chung cơ bản đã đẩy lùi được không gian hoang
phế, nhiều sân vườn, ao hồ được chỉnh trang, tôn tạo khang trang sạch
đẹp, gọn gàng. Trung tâm cũng xây dựng kế hoạch đi vào chiều sâu
nhằm nâng cao chất lượng cho hệ thống sân vườn, nghiên cứu phục hồi
lại những yếu tổ đã tạo nên cảnh quan đặc sắc cho chốn Kinh kỳ.

Hệ thống ao hồ thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, định kỳ tổ chức


lấy mẫu nước phân tích kiểm tra độ ô nhiễm để tiến hành cải tạo môi
trường nước cho các hồ có dấu hiệu ô nhiễm. Triển khai tổ chức nhân
rộng giống sen trắng để tôn tạo cảnh quan và cải thiện môi trường nước
cho các hồ ở các khu vực di tích. Nhân giống các loại cá cảnh nhằm tạo
cảnh quan sống động cho các hồ.

Nhiều sân vườn được tổ chức tôn tạo tạo bộ mặt xanh sạch đẹp cho
các di tích như:

Bảng 2. Các công trình chỉnh trang tôn tạo cảnh quan sân vườn
đã thực hiện thời gian qua

Stt Công trình Năm thưc


• hiên

1 Tôn tạo sân vườn khu vực Hưng Miếu 2006


2 Tôn tạo sân vườn khu vực Thế Miếu 2002
3 Tôn tạo sân vườn khu vực cung Diên Thọ 2002
4 Tôn tạo sân vườn khu vực cung Trường Sanh 2010
5 Trồng thảm cỏ bồn hoa khu vực điện Thái Hòa 2006
6 Tôn tạo sân vườn mặt trước điện Kiến Trung 2008
7 Tôn tạo sân vườn Cơ Hạ 2012
8 Tôn tạo sân vườn khu vực Duyệt Thị Đường 2012
9 Tôn tạo sân vườn khu vực phủ Nội Vụ 2012
10 Tôn tạo sân vườn khu vực lầu Tứ Phương Vô sự 2010
11 Tôn tạo sân vườn Sân Tennis 2008
12 Tôn tạo sân vườn khu vực điện Long An 2013
13 Chinh trang khu vực Minh Lâu - lăng Minh 2013
Mạng

436
> ĩ
Nhìn lại công tác báo tôn qua một sô lĩnh vực hoạt động

14 T r ồ n g cỏ lă n g D ụ c Đ ứ c 201 1

15 T ô n tạ o sân v ư ò n N a m G ia o 2004

16 C h ìn h tr a n g k h u v ự c c u n g A n Đ ịn h 2013

17 C ô n g trìn h tr ồ n g c â y h à n g rào, c â y trồ n g b ồ n 2008


B ìn h A n Đ ư ò n g

18 C h ỉn h tr a n g cả n h q u a n V ă n - V õ T h án h 2008

Hàng năm, đơn vị chuyên trách của Trung tâm là Phòng Cảnh quan
Môi trường xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo dưỡng, phòng trừ sâu bệnh
thường xuyên cho hệ thống sân vườn: Hơn 300.000m2 thảm cỏ, trên
10.000 cây cảnh trồng trên sân vườn, cắt tỉa, tạo dáng cho 30.000m bó
vỉa, hơn 1.000 cây dáng thú ở các khu vực di tích như Đại Nội, lăng Gia
Long, Tự Đức, Minh Mạng, Đồng Khánh, Tam Tòa, Bảo Tàng...

Du khách đến Huế đều rất mong muốn tìm lại, khám phá, thưởng
thức những giá trị tiêu biểu của hệ thống vườn Thượng uyển vang bóng
một thời. Do đó, Trung tâm đang xúc tiến kế hoạch bảo tồn, phục hồi các
khu vườn Thượng uyển nổi tiếng như: Thiệu Phương, Tịnh Tâm, Cơ Hạ
nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu của du khách tham quan và nhu cầu học
tập nghiên cứu.
2. Công tác ươm trồng chăm sóc hoa, cây kiểng

Đe tạo màu sác và cảnh quan đẹp cho các khu vực di tích, mồi năm
Phòng Cảnh quan Môi trường đã tổ chức sản xuất được trên 50.000 cây
hoa trồng bãi, gần 5.000 chậu hoa, với trên 15 chủng loại hoa phục vụ tốt
cho công tác trang trí trong các ngày lễ, hội nghị, hội thảo, đón khách
quốc tế. Tổ chức ươm và nhân giống bảo tồn các giống cây kiểng có giá
trị gắn liền với các khu di tích như: Mộc, Mai vàng, Mai chiếu thủy,
Nguyệt quới, Tùng la hán, Mầu đơn, Lộc vừng...

3. Công tác cây xanh

Hệ thống cây xanh được chăm sóc một cách chu đáo, thường xuyên
cử cán bộ chuyên môn đi kiểm tra tình hình cây xanh và cập nhật thường
xuyẻn hiện trạng cây xanh lên phần mềm Maíìnpho để theo dõi, quản lý
nguồn tài nguyên đồng thời định hướng các giải pháp lâu dài.

437
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở T hừ a Thicn Huế

Xây dựng kế hoạch chăm sóc bảo dưỡng (hường xuyên hệ thống
cây xanh di tích như: Tổ chức khảo sát và tiến hành cắt tỉa, tạo tán cây
xanh trên các trục đường lối đi, chống đỡ cây xanh các khu vực di tích
đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, bom thuốc phòng trừ sâu bệnh và
xử lý nấm bệnh, thực vật ký sinh trên cây, chăm sóc bồi dục cho các cây
xanh cổ thụ già yếu, quét vôi hệ thống cây xanh các khu vực di tích trong
dịp Tet, đào bứng xử lý các gốc cây chết, gãy đổ ảnh hườne đến cảnh
quan các khu vực Di tích. Tiến hành nhân giốníỉ bảo tồn được trên 500
cây xanh đặc thù cho khu di tích như: Ngô Đồng, Mù u, Liễu, sến, Sakê,
Bàng, Sao đen...

Công tác bảo tồn di tích trong giai đoạn hiện nay không chì giới
hạn trong việc trùng tu tôn tạo các công trình kiến trúc mà còn phải quan
tâm mở rộng phạm vi bảo tồn và gìn giữ các giá trị cảnh quan vùng đệm
gắn liền với các khu di tích. Hệ thống vành đai xanh ở các khu vực di
tích đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc che chở, bảo vệ, giảm
thiểu các tác động của môi trường bên ngoài như tiếng ồn, độ rung cùa xe
cộ lưu thông, sự xói m òn... và góp phần rất lớn cải thiện môi trường
cảnh quan cho khu vực.

Tuy nhiên, phần lớn diện tích khu vực vành đai xanh này đang được
chính quyền địa phương và giao trực tiếp cho người dàn sử dụng vào mục
đích trồng rừng kinh tế và trồng các loại cây nông nghiệp phục vụ phát
triển kinh tế gia đình. Các loại cây được trồng ở đây chủ yếu là các loài
cây kinh tế, khai thác ngắn ngày, độ bền vững và ổn định thấp, việc thu
hoạch của người dân đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường cảnh quan và
sự phát triển bền vững của di tích. Vì vậy mà trong các khuyến nghị của
ủ y ban Di sản Thế giới tại các kỳ họp năm 2007 và 2009 đã nêu lên những
vấn đề hết sức quan trọng đối với di tích Huế nói chung và lăng Minh
Mạng nói riêng đó là: yêu cầu nước thành viên, với sự tư vấn của Trung
tâm Di sản Thế giới và ICOMOS, chuẩn bị kế hoạch hành động v a các
công việc cần thiết để giảm tối thiểu tác động tiêu cực của vấn đề ô nhiễm
tiếng ồn đối với khu vực làng Minh Mạng và lăng Khải Định.

Trước thực trạng đó, Trung tâm đã xúc tiến việc nghiên cửu tôn tạo
cảnh quan cho khu vực vành đai xanh các khu di tích một cách ổn định

438
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

lâu dài và phù hợp với cảnh quan chung cua các di tích. Trong những
năm qua, đã tổ chức quy hoạch và trồng cây phủ xanh tạo cảnh quan và bảo
vệ cảnh quan vành đai cho các khu vực di tích: lăng Minh Mạng, lăng Đông
Khánh và lăng Thiệu Trị với diện tích trên lOha và đang tiếp tục phối hợp
với các ban ngành và chính quyền địa phương trong việc tiến hành quy
hoạch trồng cây xanh bảo vệ vành đai cho các khu vực khoanh vùng bảo
vệ các di tích: Lăng Đồng Khánh, lãng Gia Lonti. Thiệu Trị ...

4. Công tác vệ sinh môi trường và cẳt cỏ phát quang

Công tác vệ sinh môi trường được duy trì thường xuyên đảm bảo
vệ sinh môi trường di tích luôn luôn sạch đẹp phục vụ khách tham quan.
Định kỳ tổ chức nạo vét vệ sinh các cống rành, hố ga, cào dọn, vệ sinh
thảm cỏ cho các các khu vực: Dại Nội, Phu Văn Lâu, Nghinh Lương
Đình, Quảng trưòng Ngọ Môn, Kinh Thành, đường phòng hộ Hoàng
Thành, đảm bảo thông thoáng, thoát nước tốt trong mùa mưa lụt. Phát
động tổng vệ sinh các khu vực di tích khắc phục hậu quả bão lụt và phục
vụ các ngày lễ lớn, hội nghị của cơ quan như: lễ hội, hội nghị, hội thảo,
các ngày lễ lớn và tết Nguyên đán... Tổ chức phân loại và xử lý các bãi
rác thải kịp thời đảm bảo cảnh quan sạch đẹp, nghiên cứu tái chế rác thải
tạo nguồn phân bón phục vụ công tác chăm sóc cành quan di tích.

5. Công tác trang trí cảnh quan

Công tác trang trí hoa, cày kiểng cho các khu vực di tích ngày càng
được nâng cao và đáp ứng tốt cho chương trình Đêm Hoàng Cung,
Festival, Tết Âm lịch, các cuộc hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế...
Tổ chức trang trí thường xuyên cho hệ thống sân vườn, sân chầu, điện và
miếu thờ... trong khu vực Đại Nội: điện Thái Hòa, sân c ầ n Chánh, cung
Diên Thọ... và các khu vực lăng tẩm: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức...
phục vụ khách tham quan.

III. Các hoạt động hướng sự quan tâm của cộng đồng đến việc bảo
vệ cảnh quan môi trường các khu di tích Huế - Di sản Văn hóa Nhân loại

1. Tổ chức các lớp tập huấn

Định kỳ tổ chức tập huấn các nghiệp vụ trong công tác xây dựng và
bảo vệ môi trường, cấp giấy chứng nhận của các cấp ngành có liên quan

439
C ông cuộc Bảo tồn Di sản T hế giói ỏ’ Thừa Thiên Huế

về bảo vệ cảnh quan môi trường, vệ sinh an toàn trong lao động cho các
học viên.

Đồng thời cũng tổ chức các lóp tập huấn với phạm vi rộng hon cho
nhiều đối tượng khác nhau nhằm hướng sự quan tâm của cộng đồng
trong việc nêu cao ý thức gìn giữ, bảo vệ cảnh quan môi trường cho các
khu di tích Huế - Di sản văn hóa của nhân loại.

2. Tổ chức tuyên truyền và giáo dục

- Xây dựng phát động các phong trào tập thể trong hoạt động giữ
gìn và bảo vệ môi trường bằng các công tác thiết thực như tổ chức vệ
sinh lao động ngoài giờ, trồng cây phủ xanh khu vực...

- Phối kết họp với chính quyền địa phương có di tích tiến hành
những buổi giao lưu văn nghệ, thi tìm hiểu về di sản Huế thông qua đó
tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức trong việc gìn giữ, bảo vệ di
sản văn hóa của nhân loại.

- Phát tờ rơi, tờ bướm trong việc tuyên truyền đến người dân cùng
khách tham quan du lịch về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe
cộng đồng.

- Tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu lịch sử lồng ghép nội dung về
môi trường cho các em ờ trường học sinh tiểu học, trung học cơ sở và
phổ thông trung học nhằm giúp cho các em ý thức có hệ thống về sự
tương tác giữa môi trường cảnh quan và di tích lịch sử để phát triển du
lịch một cách bền vững.

- Hàng năm do đặc trưng của khu vực Thừa Thiên Huế, lụt bão xảy
ra liên tục nên công tác thu dọn và vệ sinh cảnh quan sau lụt bão được tổ
chức thường xuyên. Để khắc phục hậu quả và sớm phục vụ trở lại các
hoạt động du lịch và đón khách tham quan, Trung tâm huy động toàn bộ
lực lượng cán bộ CNVC trong toàn đơn vị chung tay góp sức vì môi
trường và vì lợi ích của cộng đồng.

3. Phát động các hoạt động bảo vệ cảnh quan môi trường khu di tích:

- Huế là khu vực chịu ảnh hường nặng nề nhất của các đợt thiên tai,
bão lụt. Chính điều này đã làm ảnh hưởng nặng nề đến càĩứ) quan, môi

440
Nhìn lại công tác báo tồn qua m ột số lĩnh vực hoạt động

trường các khu di tích. Do đó, để góp phần khắc phục, hạn chế những
thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm thì các tổ chức đoàn thể của Trung
tâm (Côno, đoàn, Đoàn TO, Hội CCB) đã xây dựng kế hoạch hành động
hết sức cụ thể, tổ chức các đợt ra quân tổng dọn vệ sinh khắc phục hậu
quả bão lụt, phát động “Tết trồng cây”... để gìn giữ cành quan môi trường
cho các khu di tích.

IV. Những định hướng giải pháp cho giai đoạn sắp đến:
- Bám sát những nội dung trong Quyết định 818/QĐ-TTG đã được
Thủ tướng chính phủ phê duyệt, nghiên cứu xây dựng các dự án tôn tạo
cảnh quan sân vườn cho các khu vực di tích, trong đó cần đặc biệt quan
tâm chú trọng và ưu tiên cho việc phục hôi vườn Thượng uyên.
- Cần xây dựng quy chế phối họp giữa các đơn vị cùng tham gia
quản lý di tích một cách chặt chẽ, phân định trách nhiệm rõ ràng, tránh sự
chồng chéo đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
- Nghiên cứu quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông, khu dân cư
một cách hài hòa, cách xa các khu di tích để đảm bảo về mặt cảnh quan
và tránh các tác động tiêu cực vào các khu vực di tích.
- Xây dựng kế hoạch nhanh chóng di dời các hộ dân sinh sống
trong Khu vực I khoanh vùng bảo vệ di tích, đặc biệt là các hộ dân sống
trên Thượng thành, bờ hồ (Tịnh Tâm, Ngự hà...) để sớm có kế hoạch
chinh trang tôn tạo trả lại cho các di tích này công năng vốn có của nó.

- Quy hoạch hệ thống cây xanh di tích, trong đó tập trung nghiên
cứu bảo tồn các chủng loại cây xanh có những giá trị ý nghĩa gắn liền với
các khu di tích. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến công tác quy hoạch
chình trang hệ thống cây xanh cho các khu vực vùng đệm của các khu di
tích vì đây chính là nhân tố quan trọng để bảo vệ di tích khỏi các tác
động tiêu cực từ bên ngoài.
- Tập trung nghiên cứu xây dựng các dự án phục hồi lại hệ thống ao
hồ, sông ngòi ở các khu di tích giúp cải thiện môi trường môi sinh thái và
tiêu thoát nước cho khu vực.
- Tranh thủ và huy động nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu
quốc gia để tổ chức xây dựng các dự án bảo vệ môi trường cho các khu
vực di tích, đặc biệt là môi trường nước.

441
/^ 1 Ạ ______________A 1 i A TX • 2 np I Ã • f • 7 n r 1 ^ rfi I • A f f A
C ong cuộc lỉao tôn Di san ỉ hê giói 0’ Thừa Thiên Huê

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động người dân sống
trong vùntĩ di sản có ý thức gìn giữ, bảo vệ các giá trị văn hóa của nhân
loại.
Nhìn chung, nhìn lại chặng đường đã qua, đúc kết những thành tựu
và kinh nghiệm đạt được, chúng tôi thấy tuy đã có nhũng cố gắng nỗ lực
và đạt được một số thành tựu nhất định nhưng so với m ột khối lượng
cảnh quan môi trường di tích vô cùng to lớn và đặc sắc thì phía trước vẫn
còn rất nhiều công việc cần phải làm. Công cuộc bảo tồn và phát huy các
giá trị di sản văn hóa có đô Huế rất cần đến sự quan tâm chia sẻ và cộng
đồng trách nhiệm của toàn xã hội.

L.c.s

442
Nhìn l ạ i c ô n g tá c b á o tồ n (Ịim m ộ t s ố l ĩ n l i v ự c Ito ạ t đ ộ n g

CÔNG TÁC NGHIÊN c ử u TRONG s ự NGHIỆP


BẢO TÒN DI SẢN HUÉ (1993-2013)
P hòng N ghiên cứ u K hoa học

Từ khi Trung tâm mới thành lập. công tác nghiên cứu khoa học
luôn được nhấn mạnh là công tác trọng tâm của Trung tâm và được lãnh
đạo Trung tâm qua các thời kỳ quan tâm phát triển. Bảo tồn di sản, đặc
biệt là di sản Huế là một khoa học vô cùng phức tạp gắn liền với quá
nhiều lãnh vực khoa học, từ khảo cổ, kiến trúc, kết cấu, mỹ thuật, sử học,
tư liệu, Hán học, bảo tàng... rồi các lãnh vực ngành nghề truyền thống
như sơn thếp, vôi vữa, nề ngõa, gạch ngói, mộc liệu, chạm khắc, khảm
cẩn, pháp lam... mà chỉ một trong các lãnh vực ấy thôi cũng đủ bỏ ra cả
đời người theo đuổi. Thế nhưng, đó cũng mới chỉ là một phần, công cuộc
bảo tồn di sàn còn đòi hỏi phải thổi phần hồn vào di sản vật thể ấy: bảo
tồn văn hóa phi vật thể còn gian nan vất vả hơn! Từ khi Quần thể di tích
Cố đô Huế được vinh danh là Di sản Văn hóa Thế giới (tròn 20 năm) và
Nhã nhạc, Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Kiệt tác Văn
hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (đã tròn 10 năm), công tác
nghiên cứu càng được đơn vị chú trọng hơn nhiều lần, để xứng đáng tầm
cỡ của một công cuộc bảo tồn 2 di sản văn hóa rực rỡ của nhân loại.

Từ nhận thức như vậy, Trung tâm luôn tạo điều kiện tốt nhất cho
cán bộ nghiên cứu làm việc để ngày càng nâng cao tầm hiểu biết đáp ứng
với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc bảo tồn. Phía ngược lại, cán bộ
nghiên cứu của Trung tâm luôn ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, để xứng đáng với công cuộc bảo tồn nhũng di sản văn
hóa của loài người. Cũng vì những nguyên nhân như vậy, những người
làm công tác nghiên cứu của Trung tâm luôn xác định vị thế của bản
thân: mãi mãi là một người học trò, không ngừng học hỏi, không ngừng
vận động, không ngừng tìm tòi, không ngừng sáng tạo!

443
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Quần thể di tích c ổ đô Huế được vinh
danh trong Danh mục Văn hóa Thế giới, và 10 năm Nhã nhạc, Âm nhạc
cung đinh Việt Nam được công nhận là Kiệt tác Văn hóa Phi vật thể và
Truyền khẩu của nhân loại, chúng tôi xin điểm lại một số công việc nhỏ
nhoi đã làm được trong khoảng thời gian qua, xem như những viên gạch
rời rạc đóng góp vào khối xây khổng lồ của công cuộc bảo tồn di sản.

1. Công tác tư liệu

Nhận thức được tầm quan trọng của tư liệu viết và tư liệu ảnh là
những cứ liệu lịch sử khoa học nhàm thực hiện tốt công tác bảo tồn,
trùng tu di tích Huế đạt đến độ chân xác cao nhất, Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế rất chú trọng công tác sưu tầm, bổ sung, nghiên cứu các
tư liệu liên quan đến lịch sử và văn hóa Huế. Nhiều tư liệu quí hiện có tại
Trung tâm đã thỏa mãn được một phần nhu cầu tìm hiểu của các nhà
nghiên cứu, khảo cổ, các nhà kỹ thuật là các kiến trúc sư, kỹ sư, các nhà
lãnh đạo, quản lý, đáp ứng kịp thời và chính xác những yêu cầu về công
tác bảo tồn, tu bổ di tích.
Vì thế, trong kế hoạch thường niên của Trung tâm đều dành một
phần kinh phí bổ sung các tư liệu chuyên ngành về lịch sừ văn hóa Huế,
về triều Nguyễn, xây dựng các hồ sơ khoa học, hồ sơ ảnh di tích Huế,
xây dựng các phông cơ sở dữ liệu số hóa có tàm vóc tương xứng với bề
dày của di sản văn hóa Huế. Mục tiêu lâu dài nhàm phục vụ cho công tác
nghiên cứu, bào tồn của Trung tâm, đồng thời có thể phục vụ cho các đối
tượng nghiên cứu trong và ngoài nước.

Với mục đích đó, ngay từ những ngày đầu thành lập, Trung tâm đã
triển khai một số công việc nhằm bổ sung, sưu tầm vốn tư liệu viết, tư
liệu ảnh về Huế, tạo cơ sở dữ liệu cho công tác nghiên cứu chuyên sâu về
Huế, phục vụ đắc lực cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích, coi đó là một
mảng công việc không thể thiếu, gắn kết mật thiết với trùng tu, tôn tạo di
sản văn hóa Huế. Đây là một công tác vừa mang tính cấp thiết, vừa có
tính chiến ỉược lâu dài, đòi hỏi phải đầu tư công sức, trí tuệ, thời gian và
cả tiền bạc.

Vốn tư liệu ban đầu của Trung tâm trong những ngày đầu rất khiêm
tốn, chỉ hơn hai trăm đầu sách và vài ba trăm ảnh tư liệu các di tích triều

444
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

Nguyễn. Hàng năm Trung tâm đều dành một khoản kinh phí để bổ sung
tài liệu, đặc biệt là các tài liệu viết và ảnh liên quan đến triều Nguyễn. Do
tính chất đặc thù của Trung tâm, nên các tài liệu bổ sung cũng chỉ cho
phép trong phạm vi chuyên ngành hẹp, chủ yếu nhằm phục vụ thiết thực
cho công tác nghiên cứu, trùng tu di tích Huế. Đặc biệt ưu tiên các tài
liệu được biên soạn dưới triều Nguyễn gồm tài liệu dịch và cả tài liệu
nguyên gốc chữ Hán. Chính vì có sự lựa chọn nghiêm ngặt trong công
tác bồ sung nguồn tư liệu, nên Trung tâm có đầy đủ các bộ sử do Nội Các
và Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn. Trong số đó có bộ Khâm định
Dại Nam hội điển sự lệ tục biên gồm 10 tập do chính Trung tâm phối hợp
với Viện Sử học tổ chức dịch thuật, mà hiện nay rất nhiều thư viện khác
đều chưa có tài liệu này.
Sau ba thập kỷ, vốn tài liệu hiện có tại Trung tâm đã tâng lên gần
4.000 dầu sách với khá nhiều bộ sách quí và 1.500 tạp chí chuyên ngành,
gần 90 bộ hồ sơ khoa học, 15 bộ hồ sơ ảnh di tích với hơn 2.000 ảnh tư
liệu về các di tích được chụp trong khoảng thời gian từ năm 1924 đến
năm 1983 và hơn 4.000 ảnh di tích được thực hiện từ năm 2008 đến
2010, phục vụ rất hiệu quả cho công tác lập hồ sơ dự án trùng tu, tôn tạo
di tích. Đặc biệt, các tư liệu ảnh chụp trước năm 1945 đã đóng góp rất
lớn cho công tác phục nguyên các di tích trong Hoàng thành Huế đã bị
cháy hoàn toàn chỉ còn nền móng. Trung tâm không chỉ bố sung các tài
liệu đã xuất bản, các tài liệu chữ Hán từ các nguồn tài liệu ở viện Hán
Nôm, mà còn là các tài liệu rất hữu ích từ Trung Quốc do cán bộ kết họrp
trong các chuyến công tác mang về.

Vì thế, các tài liệu về di tích Huế và triều Nguyễn khá phong phú.
Phòng đọc tư liệu tại Trung tâm phục vụ không chỉ cho cán bộ nghiên
cứu, cán bộ kỹ thuật của đơn vị mà còn giúp cho hàng trăm sinh viên,
thạc sĩ, nghiên cứu sinh đến nghiên cứu, tham khảo tài liệu. Đây được coi
là một địa chỉ tin cậy cho bất kỳ ai muốn nghiên cứu chuyên sâu về Huế,
về triều Nguyễn và cả về kiến trúc cổ. Do vậy, dù số lượng tài liệu phải
nói là rất khiêm tốn so với các Thư viện và Trung tâm học liệu tại Huế,
cơ sở vật chất phòng đọc cũng không qui mô, bài bản, nhimg với nội
dung tài liệu có tính chuyên sâu cao nên phòng đọc rất có uy tín đối với
độc giả.

445
Cơng cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' T hừ a Thiên liu ê

Để góp phần bảo tồn văn hóa phi vật thể, trong đó có đi sản Hán
Nôm, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế cho triển khai dự án “Sưu
tầm Sắc phong triều nguyễn trên địa bàn Thừa Thiên Huế", phòng
Nghiên cứu Khoa học đã thực hiện với một nỗ lực rất lớn trong điều kiện
kinh phí hạn hẹp, lại phải điền dã trên một phạm vi rộng. Đây là một dự
án nhằm mục đích bảo tồn các văn bản Hán Nôm đã từng tồn tại dưới
thời các vua Nguyễn ban cấp cho các làng xã trên địa bàn Thừa Thiên
Huế, đồng thời với kết quả số hóa văn bàn, thực hiện phiên âm dịch
nghĩa hoàn chỉnh, Trung tâm mong muốn có thể giới thiệu di sản văn hóa
này đến với giới nghiên cứu trong và ngoài nước.

Dự án sưu tầm sắc phong đã tiến hành được 5 đợt trong các năm
2008, 2009, 2011, 2012, 2013 kết quả điền dã ở 107 làng và nhà thờ họ là
đã khảo sát hơn 1000 văn bản sắc phong chữ Hán. Các văn bản sắc phong
chữ Hán sưu tầm được thuộc 11 đời vua Nguyễn gồm: Gia Long, Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành
Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại. Toàn bộ văn bản sắc phong chữ Hán
được làm thành hồ sơ ảnh để lưu giữ, đồng thời phiên âm, dịch nghĩa và
hiệu đính chính xác và sổ hóa cả hình ảnh, bản chữ Hán và bản dịch.

Đây là một phông cơ sở dữ liệu lớn được số hóa về loại hình tư liệu
lịch sử đặc biệt tin cậy có giá trị cao về khoa học và ý nghĩa thực tiễn,
đáp ứng yêu cầu nghiên cứu sâu, toàn diện về văn hóa, lịch sử, xã hội,
văn học nghệ thuật thời các vua Nguyễn. Chính nhờ có phông cơ sở dữ
liệu số hóa về các sắc phong triều Nguyễn đã nâng tầm công tác sưu tầm,
nghiên cứu, khai thác nguồn tài liệu gốc về Triều Nguyễn và mờ ra cơ
hội giao lưu, họp tác với các Thư viện lớn trên thế giới. Với những đóng
góp thiết thực như vậy, nên công trình “Sưu tầm sắc phong triều Nguyễn
trên địa bàn Thừa Thiên Huế" đã được trao tặng giải nhì (không có giải
nhất) cho mảng khoa học xã hội nhân văn của giải thưởng Sáng tạo Khoa
học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI - năm 2012.

Bằng sự nỗ lực trong nhiều năm, công tác bổ sung, sưu tầm và khai
thác tư liệu của Trung tâm đã phần nào đáp ímg được việc nghiên cứu.
bảo tồn, phục hồi các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Huế đã
được UNESCO công nhận. Đặc biệt, nhờ có các tư liệu cả về Nhã nhạc

446
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

sưu tầm được cùng với các tư liệu điền dã mà Trung tâm đã chỉ đạo
nghiên cứu phục hồi và làm sống lại bài bản Nhã nhạc tiêu biểu “Thái
Bình có nhạc”, một tác phẩm âm nhạc có giá trị, đang có nguy cơ thất
truyền cao. Thành công này góp phần tích cực cho công cuộc bảo tồn bên
vững di sản phi vật thể của Huế và quốc gia.

Với những cổ gắng trong công tác bổ sung, sun tầm và khai thác
nguồn tư liệu quí hiếm của triều Nguyễn, công tác tư liệu đã phần nào đáp
ứng được yêu cầu của công tác nghiên cứu, bảo tồn và trùng tu di tích.

2 Công tác nghiên cửu xuất bản

Công tác nghiên cứu xuất bản là một mảng rất quan trọng và khá
thành công của Trung tâm. Trong 20 năm qua, Trung tâm đã có hơn 50
đầu sách đã xuất bản được bạn đọc trân trọng và khích lệ. Tuy nhiên,
khối lượng tri thức trong các tác phẩm đã xuất bản cũng còn quá nhỏ so
với cá: thực sự có tiềm tàng trong công cuộc bảo tồn di sản. Dù rằng
nhiều in phẩm của Trung tâm đã đạt nhiều giải thưởng, trong đó bộ
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên đã 2 lần được trao giải
thưởng Sách hay toàn quốc, nhưng công cuộc bảo tồn thực sự làm được
quá nầiều so với những điều công bố trong các ấn phẩm. Sau đây,
chúng tôi xin liệt kê một số ấn phẩm Trung tâm đã đầu tư thực hiện để
tiện thỉo dõi.

TT TẾN CÔNG TRÌNH NĂM XUẤT BẢN


về hai bài thơ hồi văn kiêm liên hoàn của
01 1994
vua Thiệu Trị
02 Thần kinh nhị thập cảnh - Thơ vua Thiệu Trị 1997
03 Bản đồ Huế - Di sản Văn hóa Thế giới 1997
04 Tạp chí Thông tin KH & CN số 4 1998
05 Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 9 1998
06 Kỷ yếu 5 năm Huế - DSVH Thế giới 1999
Catalogue giới thiệu Trung tâm BTDTCĐ
07 1999
Huế
08 Các tờ gấp giới thiệu di tích Huế 1999
09 Huế, di sàn văn hóa thế giới 1999
10 Quần thể di tích Huế - Di sản thế giới 2000

447
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ’ T hừa Thiên H uế

11 Huế, di sản văn hóa thế giới 2000


12 Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn 2000
Bảo tồn và phát huy giá trị Tuồng cung đinh
13 2001
Huế
14 Thời gian đã chứng minh 2001
15 Phục hồi điện cần Chánh 2001
Tuyển tập các bài nghiên cứu về triều
16 2002
Nguyễn
17 Âm nhạc cung đình Huế 2002
Di sản văn hóa Huế - 20 năm bảo tồn và
18 2002
phát huy giá trị
Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng
19 2002
ờ Việt Nam
20 Huế-Di sản & cuộc sống 2003
Khảo cổ học tại di tích cố đô Huế 1999-
21 2003
2002
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán Nôm
22 2003
Huế
23 Di sản Văn hóa Huế - Bảo tồn và Phát triển 2003
24 Tạp chí Huế Xưa & Nay số 60 2003
25 Tạp chí Sông Hương số 178 2003
26 Cổ vật tinh hoa số 7 & 12 2004, 2005
27 Huế Court music 2004
28 Khảo cổ học và Bảo tồn di tích 2004
29 Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 2004
30 Tạp chí Di sản Văn hóa số 3 2003
Khâm định Đại Nam hội điển sư lệ tục biên
31 2004
Tập 1, 2
Khâm định Đại Nam hôi điển sư lê tuc biên
32 2005
Tập 3, 4
33 Điện Long An, di tích kiến trúc nghệ thuật 2005
Báo cáo Nghiên cứu phục nguyên điện cần
34 2006
Chánh
Các tờ gấp giới thiệu di tích Huế (Đại Nội,
35 2006
lăng KĐ, lăng MM, lăng TĐ)
36 Thông tin Trung tâm BTDTCĐ Huế 2000-2007

448
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

37 Tạp chí Thế giới Di sản số 3 2006


38 Bảo tàng MTCĐ Huế tập I,II,III,IV,V 1997-2007
Đặc san Di sản Văn hóa Huế - Nghiên cứu
39 06/2007
& Bảo tồn (tập I)
Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ tục biên
40 06/2007
tập 5, 6
Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ tục biên
41 2010
tập 7,8
Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ tục biên
42 2012
tập 9,10
Đặc san Di sản Văn hóa Huế - Nghiên cứu
43 2012
& Bảo tồn II (tập II)
Thông tin Trung tâm BTDTCĐ Huế (Hon
44 2004-2012
30 S Ổ )
Án phẩm 30 năm kỷ niệm thành lập Trung
45 2012
tâm BTDTCĐ Huế
Đặc san Di sản Văn hóa Huế - Nghiên cứu
46 2013
& Bảo tồn (tập III)
Ắn phẩm kỷ niệm 20 năm Di sản Văn hóa
47 2013
Thế giới

3. Công tác nghiên cứu văn hóa phi vật thể

Văn hóa phi vật thể là một lãnh vực được Trung tâm quan tâm rất
mực. Được xem là phần hồn của di tích vật thể, mảng văn hóa này vô
cùng đa dạng phong phú và cũng rất thiết thực, gần gũi với đời sống văn
hóa của con người. Chúng tôi xin liệt kê một số công việc đã làm cụ thể.

STT TÊN CÔ N G VIẺC •

1 Viết sách Lễ hội cung đình nhà Nguyễn


2 Hồ sơ lễ tế Xã Tắc
3 Kịch bản lễ tế Xã Tắc
4 Hồ sơ phục chế Biên chung, Biên khánh
5 Hồ sơ trang phục Cung đình Huế
6 Hồ sơ lễ tế Nam Giao
7 Kịch bản và dàn dựng lễ tế Nam Giao

449
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

8 Kịch bản và dàn dựng lễ hội Truyền lô


9 Kịch bản và dàn dựng lễ hội Tiến sĩ Võ
10 Hồ sơ lễ Truyền lô - Yết bảng, Vinh quy bái tổ
11 Hồ sơ lễ tế Tịch Điền
12 Hô sơ lê Công chúa hạ giá
13 Hồ sơ Ẩm thực cung đình Huế
14 Hồ sơ lễ Nguyên Đán
15 Hồ sơ lễ thiết Đại Triều
16 Hồ sơ lễ tế Văn Miếu
17 Hồ sơ lễ Đăng Quang
18 Hô sơ lê hội điện Hòn Chén
19 Kịch bản Công chúa hạ giá
20 Dịch sách Thân nhạc chi lữ
21 Dịch các phần tài liệu tiếng Trung, Hán cổ sang tiếng Việt
phục vụ cho việc nghiên cứu Văn hóa phi vật thể: Thiên Đàn,
đàn Xã Tắc, vườn cảnh Trung Quốc, Minh Sử, Thanh Sử,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn.
22 Viêt bài đăng trên các tạp chí, ân phâm

4. Công tác lập hồ sơ - khảo cổ học

Để phục vụ tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trịQuần thể
di tích Cố đô Huế, trong 20 năm qua công tác nghiên cứu lập hồ sơ di tích
đã được thực hiện và có nhiều đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn di tích. Cho
đến thời điểm hiện nay (tháng 8 năm 2013), Phòng Nghiên cứu Khoa học
đã tiến hành lập 85 bộ hồ sơ di tích, phục vụ công tác xin xếp hạng, nghiên
cứu, lưu trữ và xây dựng dự án tu bổ. Nhiều bộ hồ sơ mang ý nghĩa quan
trọng đã được thực hiện như Hồ sơ trình UNESCO công nhận Quần thể di
tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới, góp phần mở ra một thời kỳ
mới cho di sản Huế, thời kỳ hồi sinh, phát triển và hội nhập.

Ngoài ra, phòng Nghiên cứu Khoa học đã tiến hành lập hàng chục
bộ hồ sơ trình Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao Di
lịch) và ủ y ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị xếp hạng cấp
quốc gia và cấp tỉnh cho hàng chục di tích.

450
Nhìn lại công tác báo tằn qua một số lĩnh vực hoạt động

Hệ thống hồ sơ do Phòng Nghiên cứu Khoa học thực hiện đã cung


cấp nguồn thòng tin quý giá vào công tác trùng tu di tích, góp phân khôi
phục và đưa vào khai thác có hiệu quả nhiều công trình phục vụ khách
tham quan.
Bên cạnh công tác xây dựng hệ thống hồ sơ di tích, công tác khai
quật khảo cổ học đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo tính chân xác
trong trùng tu di tích. Mặc dù khảo cổ học mới được tiến hành ở di tích
Huế từ năm 1999, nhimg những đóng góp cùa ngành khoa học này là vô
cùng lớn lao. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 23 địa điểm đã được
tiến hành khai quật khảo cổ học, bao gồm các công trình ở khu vực Tử
Cấm Thành, Hoàng Thành. Kinh Thành và các khu lăng tẩm. Khảo cổ
học với ưu thế của mình đã bổ sung cho di tích Huế những nguồn tư liệu
mới đó là tư liệu vật chất thông qua kết quả công tác thám sát điều tra,
khai quật khảo cổ học những dấu vết nền móng, qui mô các công trình
kiến trúc, vật liệu xây dựng, dấu vết những đợt tu bổ, sửa chữa lần lượt
xuất lộ... cung cấp nhiều thông tin cần thiết để các dự án trùng tu sửa
chữa có thể lựa chọn những phương án phù hợp, chính xác... Những
đóng góp của ngành khoa học này đã phục vụ có hiệu quả cho công cuộc
trùng tu tôn tạo và phát huy tối đa các giá trị của di tích.

5. Công tác khoanh vùng hảo vệ

Công tác khoanh vùng bảo vệ các điểm di tích do Trung tâm Bảo
tồn Di tích Cố đô Huế quản lý đã được triển khai thực hiện ngay từ
những năm cuối của thập niên 1990. Phạm vi khoanh vùng bào vệ vào
thời điểm này được thực hiện theo quy định Pháp lệnh Bảo vệ vù sử dụng
di tích lịch s ử văn hóa và danh thắng ban hành vào ngày 4 tháng 4 năm
1984 của Hội đồng Nhà nước. Đen khi Luật Di sản Văn hóa ban hành
(ngày 12/7/2001) thì phạm vi khoanh vùng bảo vệ các điểm di tích đã
được điều chỉnh để phù hợp với quy định mới. Trong công tác khoanh
vùng bảo vệ di tích, những nội dung công việc trong lĩnh vực này được
thực hiện nhiều thời điểm khác nhau và trong một thời gian dài. Trong
hơn 20 năm này, di tích Huế từng bước được lập hồ sơ khoanh vùng bảo
vệ cho các di tích và bước đầu đã bảo vệ nguyên vẹn không gian văn hóa
cũng như các giá trị nổi bật toàn cầu của di sàn văn hóa Huế, tạo điều

451
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

kiện để Quần thể Di tích c ố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế được
UNESCO ghi tên vào Danh mục Di sản Thế giới.

Vào thời điểm năm 1991, Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế chỉ
mới thực hiện được 14 hồ sơ khoanh vùng bảo vệ di tích (đã được phê
duyệt), cụ thể như sau:

- Khu di tích Kinh Thành (bao gồm các điểm: Hồ Tịnh Tâm, hồ
Học Hải, Lục Bộ, Tam Tòa, Ngự Hà, Mang Cá Lớn, Mang Cá N hỏ...),
lăng Gia Long, lăng Thoại Thánh, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị. lăng
Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định, Văn Miếu,
chùa Thiên Mụ, Hổ Quyền, đàn Nam Giao, điện Huệ Nam.

Vào thời điểm bấy giờ, một số điểm di tích vẫn còn chưa thuộc
quyền quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế như: Võ Miếu,
cung An Định, Trấn Hải Thành... nên hồ sơ khoanh vùng bảo vệ các
điểm di tích vẫn chưa được thực hiện.

Đến năm 1998, Trung tâm Bảo tồn Di tỉch c ố đô Huế lại tiếp tục
đệ trình hồ sơ một số điểm di tích và cũng đã được phê duyệt, như:

- Cụm di tích lăng các chúa Nguyễn (bao gồm: lăng Trường Cơ -
chúa Nguyễn Hoàng, lăng Trường Thiệu - chúa Nguyễn Phúc Thuần,
lăng Hải Đông Quận Vương - Nguyễn Phúc Đồng, lăng Trường Thái -
chúa Nguyễn phúc Khoát), lăng Cơ Thánh (Nguyễn Phúc Luân, thân sinh
vua Gia Long), điện Voi Ré, Võ Miếu, Hải Vân Quan, Nhà Lưu niệm bà
Hoàng thái hậu Từ Cung, Trấn Hải Thành.

So với cả nước, sau khi Luật Di sản Văn hóa có hiệu lực thi
hành (ngày 01/01/2002), Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế là đơn
vị đâu tiên điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ và công bố quy hoạch
khoanh vùng bảo vệ di tích. Công tác điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ
di tích cũng đã được tiến hành song song với công tác cắm mổc khu
vực I di tích.

Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2013, số lượng hồ sơ quy hoạch
khoanh vùng bảo vệ di tích do bộ phận Khoanh vùng bảo vệ thực hiện đã
đạt được một kết quả khả quan:

452
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

a. Công bố 23 pa-nô quy hoạch:


Năm 2007, Bộ phận Khoanh vùng bảo vệ di tích đã thực hiện 23
pa-nô quy hoạch các điểm di tích, cụ thể: lăng Gia Long, lăng Thoại
Thánh, lăng M inh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức,
lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định, lăng Vạn Vạn, lăng Hiếu Đông, lăng
Cơ Thánh, đàn Nam Giao, Văn Miếu - Võ Miếu, chùa Thiên Mụ, Hổ
Quyền - điện Voi Ré, điện Hòn Chén, cung An Định, Xiển Võ Từ, đàn
Xã Tắc, Khâm Thiên Giám - Bộ Học, Lục Bộ, hồ Tịnh Tâm, hồ Học
Hải - Tànc Thư Lâu
b. Lập 05 hồ sơ khoanh vùng bảo vệ (đã được phê duyệt năm 2006)

Lăng Hiếu Đông; lăng Vạn Vạn; cung An Định; đàn Xã Tắc (vừa
lập hồ sơ mới, vừa điều chỉnh khoanh vùng bào vệ); Xiển Võ Từ (vừa lập
hồ sơ mới, vừa điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ).

c. Điều chỉnh khoanh vùng bào vệ (đã được phê duyệt năm 2009)

Lăng Tự Đức; lăng Dục Đức; đàn Nam Giao; Hổ Quyền; điện Voi Ré.

d. Cắm mốc khu vực I


Đàn Xã Tắc; Văn Miếu - Võ Miếu; lăng Khải Định; Hoàng Thành;
cung An Định; lăng Vạn Vạn; lăng Hiếu Đông; lăng Minh Mạng; lăng
Dục Đức; lăng Tự Đức; đàn Nam Giao; Hổ Quyền - điện Voi Ré; hồ Học
Hải - Tàng Thư Lâu; lăng Thiệu Trị.

e. Cắm mốc khu vực II

Lăng Tự Đức; đàn Nam Giao


Quy hoạch di tích với các khu vực khoanh vùng bảo vệ đã được
phê duyệt đầu tiên vào năm 1991, tính đến nay cũng đã hơn 20 năm. Thế
nhưng, đến thời điểm này quy hoạch di tích vẫn là quy hoạch treo. Các
hộ dân sinh sống trong Khu vực I di tích thường được di dời giải tỏa theo
các dự án chỉnh trang, trùng tu di tích. Ví như, khi chỉnh trang Hộ Thành
Hào, Kinh Thành, Ngự Hà; trùng tu di tích Văn Miếu - Võ Miếu... thì
phải di dời giải tỏa các hộ dân trong khu vực, cho nên công tác khoanh
vùng bảo vệ là một công tác hết sức nhạy cảm, vì thường xuyên tiếp xúc
với con người sống trong khu vực.

453
^ ĩ ĩ
A A 9 i A T \ • ? rp 1 A • f • '9 r j" l 1 X np 1 • A ¥ ¥ A
C ong cuộc Bao ton Di san 1 he giói 0’ 1 hừa I hien Hue

Sự đăng quang của di sản văn hóa Huế trên trường quốc tế lại có
tác dụng tích cực, thúc đẩy công tác nghiên cứu Huế ngày mỗi khởi sắc.
Vì rằng, để xứng tầm với di sản thế giới, có thể sánh với các đơn vị quản
lý di tích hàng ngàn năm tuổi tên thế giới, Trung tâm luôn đưa công tác
nghiên círu lên thành mũi nhọn chiến lược, làm cơ sở nền tảng cho công
cuộc bảo tồn di sản vật thể, phi vật thể, văn hóa cảnh quan môi trường.
Bên cạnh những công việc phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ trọng tâm của
Trung tâm là bảo tồn di tích, từ khi Huế được công nhận là thành phổ
Festival, Trung tâm cũng tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu phát
triển thêm các lãnh vực khác, phục vụ trực tiếp cho các kỳ Festival Huế
trong những năm qua. Có thể xem là những thành tích đáng ghi nhận khi
Trung tâm bằng chỉ thực lực vốn có của mình dàn dựne thành công
những lễ hội “đinh” của nhiều kỳ Festival, như lễ hội Truyền lô Yết bảng
- Vinh quy bái tổ, lễ hội Đêm Hoàng Cung, lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã Tắc,
lễ hội Huyền Thoại Sông Hương, lỗ hội Tiến sĩ Võ, lễ hội Hành trình mở
cõi, lễ hội Thiên hạ thái bình... Đối với những lễ hội này, công tác nghiên
cửu của Trung tâm đóng vai trò quyết định về mặt nội dung kịch bản,
hình thức đạo cụ, hình thức trang phục, âm nhạc diễn xướng, dàn dựng
đội hình, các bước nghi thức...

Nhìn chung, công tác nghiên cứu của Trung tâm đang ngày một
chuyển mình nhiều hứa hẹn. Trung tâm đã quan tâm lun trữ được nhiều
tư liệu quý cũng là thuận lợi cho những cán bộ làm công tác nghiên cứu ờ
đây. Được làm việc, nghiên cún trong môi trường sản sinh ra chính đối
tượng nghiên cứu cũng là điều thuận lợi. Công trình di tích được trùng tu
theo đúng nguyên tắc và quy trình bảo tồn nghiêm ngặt và khoa học nhất
tạo lại môi trường sống của các hình thái văn hóa phi vật thể thuộc cung
đình Huế xưa, và điểm tô cho cả hai là tái tạo một cảnh quan môi trường
hài hòa rất mực, tất cả đều có sự đóng góp mang tính nền tảng cùa công
tác nghiên cứu trong lãnh vực bảo tồn.

P.NCKH

454
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

HỢP TÁC QUỐC TÉ VÀ CÔNG c u ộ c BẢO TÒN PHÁT


H U Y DI S Ả N V Ã N H Ó A H U É T R O N G 20 N Ă M Q U A

N gu yễn Văn Phúc

Hoạt động hợp tác quốc tế cho công cuộc bảo tồn trùng tu di tích
Huế đã diễn ra từ những năm 80 của thế kỷ trước. Tổ chức khơi nguồn
cho hoạt động này và đồng thời cũng là tổ chức có sự hồ trợ tích cực nhất
về mặt tài chính, kỹ thuật cũng như vận động quốc tế tài trợ cho di tích
Huế phải kể đến là UNESCO - Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục
của Liên Hiệp Quốc .
Ngay từ những năm đầu của thập niên 80, khi UNESCO phát động
chiến dịch cứu vãn di tích Huế và vận động sự hỗ trợ quốc tế, Nhóm
Công tác Huế - UNESCO được thành lập với các thành viên của Bộ Văn
hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Bộ Ngoại giao,
lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế
cùng với đại diện của UNESCO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
và một số chuyên gia kỹ thuật quốc tế đến từ Nhật Bản và Ba-lan do
UNESCO mời tư vẩn. Nhóm công tác đã có những hoạt động rât hiệu
quả trong giai đoạn 1983-1998 với việc tổ chức khảo sát và họp mặt định
kỳ tại Huế và Hà Nội nhằm đánh giá và đưa ra những hướng dẫn khuyến
nghị về công tác bảo tồn trung tu di tích Huế. Đồng thời, nhóm cũng đưa
ra những lời kêu gọi sự quan tâm của các cộng đồng trong và ngoài nước
cả về vật chất lẫn tinh thần để cứu vãn quần thể di tích Huế thoát khôi sự
xuống cấp nguy hiểm do chiến tranh, thời gian và sự thiếu ý thức của con
người. Những hoạt động cùa Nhóm công tác đã góp phần cho sự thành
công trong việc lập hố sơ trình ủ y ban Di sản Thế giới của UNESCO
đăng ký Quần thể di tích c ố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới giai đoạn
1992-1993.

* Chánh văn phòng Trung tâm B TD TC Đ Huế

455
C ông cuộc Bảo tồn Di sản T hế giói ờ Thừa Thiên Huế

Sự kiện Quần thể di tích c ố đô Huế được UNESCO công nhận là di


sản văn hóa thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993 và tiếp nối là việc
ban hành Quyết định 105/Ttg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Dự
án Quy hoạch Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích c ố đô Huế 1996-2010 có
thể xem là một bước ngoặt lớn, tạo tiền đề cho Huế trong việc thúc đẩy và
mở rộng quan hệ họp tác với các tổ chức quốc tế, góp phần vào việc bảo
tồn trùng tu di tích. Trong giai đoạn 1993-2001, Trung tâm chưa có đội
ngũ cán bộ chuyên trách trong việc họp tác quốc tế mà chỉ có một số ít cán
bộ văn phòng và khối kỹ thuật có khả năng ngoại ngữ được tạm giao kiêm
nhiệm công việc này. Vào thời điểm đó, đích thân Ban Giám đốc Trung
tâm, lúc đó là ông Thái Công Nguyên - Giám đốc và ông Phùng Phu - Phó
Giám đốc, đã tranh thủ làm luôn công tác đối ngoại, kêu gọi, vận động các
tài trợ họp tác khi có dịp gặp gỡ các cá nhân và tổ chức quốc tế. UBQG
UNESCO Việt Nam (cụ thể là Ban Thư ký của ủ y ban và Vụ Văn hóa Đối
ngoại và UNESCO) và Bộ Văn hóa-Thông tin cũng tích cực làm đầu mối
giới thiệu và vận động UNESCO và một số tổ chức chính phủ, phi chính
phủ trên thế giới tài trợ giúp đỡ khu di sản Huế cả về tài chính, thiết bị và
đào tạo nhân sự. Một số cán bộ văn phòng lúc đó như anh Nguyễn Hữu
Luận, anh Nguyễn Văn Huệ và những cán bộ kỹ thuật như anh Vũ Hữu
Minh, bên bộ phận nghiên cứu khoa học và hướng dẫn như chị Nguyễn
Thị Thúy Vy, chị Đỗ Thị Dung, chị Lê Thị Minh Tâm, anh Phan Huy
Trường, anh Nguyễn Văn Phúc đã cố gắng hết sức mình để vừa làm công
tác chuyên môn vừa tham gia thực hiện việc đang ký các dự án tài trợ,
triển khai hoạt động họp tác do UNESCO và một số tổ chức quốc tế hỗ trợ.
Trong 2 bộ hồ sơ đề cử Quần thể Di tích c ố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế
giới (năm 1993) và đề cử Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam là
Kiệt tác Di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại (năm
2003), các cán bộ đối ngoại không chuyên thời đó của Trung tâm đã đóng
góp rất nhiều trong hoạt động biên dịch, tổ chức các chương trình hội thảo,
tọa đàm, gặp gỡ vận động để góp phần cho thành công lớn là đưa 2 di sản
này vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO.

Trong giai đoạn từ 1994 đến 2001 một loạt Di sàn thế giới mới của
Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á được UNESCO công nhận, thu
hút sự quan tâm chú ý của nhiều tổ chức và cá nhân quốc tế. Đứng trước

456
Nhìn lại công tác báo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

một tình hình mới là phải nỗ lực bản thân để bào tồn bền vững và củng
cố các mối quan hệ hợp tác với các đối tác cũ, thu hút và tạo mối quan hệ
mới với các đối tác và nhà tài trợ tiềm năng, Trung tâm cần phải có một
bộ phận chuyên trách về hoạt động hợp tác quốc tế để chủ động thực hiện
các công việc giao tiếp quốc tế, tham mưu cho Ban giám đốc và các
phòng ban của đơn vị trong công tác đối ngoại.
Đen tháng 2 năm 2002, Phòng Kế hoạch-Hợp tác quốc tế của
Trung tâm được thành lập với chức năng kép là tham mưu cho Ban Giám
đốc hoạt động họp tác quốc tế và thực hiện các ihủ tục liên quan đến đối
ngoại, lãnh sự, tiếp nhận dự án tài trợ quốc tế, đồng thời tham gia lập kế
hoạch công tác và tài chính hàng năm của đơn vị. Những cán bộ đầu tiên
của bộ phận này là anh Hồ Văn Tỵ (Trường phòng đầu tiên), chị Nguyễn
Thị Hương (Phó phòng đầu tiên lúc đó), anh Nguyễn Văn Phúc (Phó
phòng từ tháng 10/2002 đến 7/2007), Dương Nữ Hoài Hương, Lê Thị
Thanh Bình, Hà Thị Bích Thuận, Dương Phước Quỳnh Như, Chế Quang
Thanh Tuyền... Đen tháng 7/2007, Phòng Ke hoạch - Họp tác quốc tế
được chuyển thành Phòng Hợp tác Đối ngoại với chức năng được điều
chỉnh chuyên về hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế và thông tin tuyên
truyền của Trung tâm. Trưởng phòng Hợp tác Đối ngoại trong giai đoạn
2007-2013 là anh Nguyễn Văn Phúc. Kể từ tháng 4 năm 2013 đến nay,
chị Huỳnh Thị Anh Vân bắt đầu đảm nhận chức vụ này.

Trong tất cả các ban quàn lý khu di sản thế giới ớ Việt Nam, Trung
tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế là đon vị duy nhất có bộ phận đối ngoại
chuyên biệt. Điều này đã góp phần thể hiện được vị thế của đơn vị trong
công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế trên phạm vi khu
vực và quốc tế. Hiện nay, một số ban quản lý di sản ở Việt Nam đang
học hỏi mô hình quản lý và hoạt động của Phòng Họp tác Đối ngoại tại
Trung tâm đề hình thành những bộ phân tương tự ở các khu di sản đó.

Với sự quan tâm của của lãnh đạo tỉnh và Trung tâm, sự hỗ trợ giúp
đỡ của các ban ngành Trung ương và địa phương, cùng với nỗ lực của các
cán bộ Phòng Họp tác Đối ngoại và sự phối họp tốt từ các phòng ban của
đơn vị, tiến trình họp tác quốc tế đã diễn ra mạnh mẽ và rất sôi động, đa
dạng và cũng rất linh hoạt. Nhờ đó, Trung tâm đã có mối quan hệ hợp tác và

457
> r f
A A *
> í A ¥A • 9 npi A • f • ? rp 1 X rp I •A f f A
Công cuộc Bao ton Di san 1 he giói 0 1 hừa I hiên Hue

nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính cũng như kỹ thuật từ một số chí nhi phủ
các nước, nhiều tổ chức quốc tế khác nhau trong công cuộc bảo tồn trùng tu
di tích cũng như nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ và tổ chức các hội
thảo khoa học. Có thể nói trong 20 năm qua, công cuộc vận động quốc tế do
UNESCO phát động đã đem lại cho di sản văn hóa Huế những giúp đỡ thiết
thực và hiệu quả: 10 chính phủ, 26 tổ chức phi chinh phủ, 4 tổ chức quốc tế
lớn (UNESCO, ICOMOS, ICCROM, ICOM) đã có quan hệ hợp tác và tài
trợ cho di sản Huế với khoảng kinh phí khoảng 6 triệu USD.

Những dự án trùng tu di tích lớn được sự tài trợ quốc tế có thể kể


đến là: Ngọ Môn (Quỹ ủ y thác Nhật Bản), Nhà bia Văn Miếu (hồ trợ của
Hội người yêu Huế ở Pháp), Duyệt Thị Đường (Do Tổ chức CODEY và
Hội Nghệ thuật Mới Việt Nam của Pháp), Cửa Quảng Đức (Hiệp hội
Thương mại Việt-Mỹ ở Honolulu, Mỹ), Hữu Tùng Tự - lăng Minh Mạng
(do Quỹ Nhật Bản và Quỹ Toyota - Nhật Bản hỗ trợ), một loạt công trình
ở lăng Minh Mạng như Minh Lâu, Hiển Đức Môn, Tả Vu (Do Ngân hàng
American Express tài trợ thông qua Tổ chức Bảo tồn Di tích Thế giới,
Mỹ), Thế Tổ Miếu (Chính phủ Ba Lan), bảo tồn phục hồi nội thất Khải
Tường Lâu - Cung An Định, Tả Vu - Đại Nội Huế, bảo tồn phục hồi
ngoại thất cổng và Bình phong tại lăng Tự Đức (đều do Bộ Ngoại giao
Đức tài trợ), bảo tồn phục hồi điện Long Đức và điện Chiêu Kính thuộc
khu vực Thái Miếu (do Viện Di sản Đại học Waseda và Viện Công nghệ,
Đại học Monotsukuri, Nhật Bản đóng góp tài trợ )...

Trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, có thể kể đến dự
án Thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc - Âm
nhạc Cung đình Việt Nam do UNESCO tài trợ (với sự đóng góp của Quỹ
ủ y thác Nhật Bản) trong giai đoạn 2005-2009, dự án nghiên cứu phục
chế một số nhạc cụ Nhã nhạc (Biên chung Biên khánh, Bác chung Đặc
khánh) do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cùng Tổng cục Di
sản Văn hóa Quốc gia Hàn Quốc tài trợ.

Trong lĩnh vực quảng bá phát huy giá trị các di sản của Huế, đã có
một số bộ phim, sách ảnh về Huế và di sản văn hóa do Trung tâm phối
họp hoặc được sự hồ trợ của nhiều tổ chức như UNESCO, ACCU, NHK,
BBC, Our Place... thực hiện, đã giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ về những giá

458
Nhìn lại công tác báo tồn (Ịita một số lĩnh vực hoạt động

trị của di sản văn hóa Huế. Trung tâm cũng đã tiếp nhận dự án sản xuất
phim giới thiệu về việc phục dựng khu Hoànií Thành Huế bằng công
nghệ kỹ thuật số và phim 3D về di tích Hổ Quyền do Tổng cục Di sản
Văn hóa Quốc gia Hàn Quốc tài trợ. Gần đây nhất là dự án lắp đặt bảng
thông tin giới thiệu về khu vực Đại Nội sử dụng hệ thống chiếu sáng bàng
năng lượng mặt trời do Hãng hàng không Asiana (Hàn Quốc) tài trợ

Trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, Trung tâm đã nhận được sự
hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế như Quỹ Toyota (Toyota Foundation),
Quỹ Nhật Bản (Japan Founđation), Quỳ Ford (Ford Foundation), Quỳ
Fulbright và Quỹ Hàn Quốc (Korea Foundation), Hội Người yêu Huế ờ
Đan Mạch, Hội Nghệ thuật Mới Việt Nam tại Pháp, Công ty Rhone
Polenc (Pháp) để thực hiện hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học về văn
hóa, lịch sử, kiến trúc cùa vùng Huế và triều Nguyễn (trong đó có một số
đề tài đã được xuất bản thành sách in bàng tiếng Anh hoặc tiếng Việt), cử
hàng chục đoàn cán bộ đi tham dự hội thảo quốc tế hoặc tham quan
nghiên cứu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đan Mạch, M ỹ,... và
đưa hơn 20 cán bộ được đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn trong lĩnh vực
quản lý bảo tồn di tích, nghiên cứu âm nhạc truyền thống ở các nước như
Úc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái-Lan... để đáp ứng cho nhu cầu lâu
dài về nhân sự chuyên môn cao của công cuộc bảo tồn di sản c ố đô Huế.

Với sự hỗ trợ và phối hợp của các ban ngành và một số tổ chức
quốc tế, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã giao cho Phòng Hợp tác Đối ngoại
(hay Phòng Kế hoạch - Họp tác Quốc tế trước đó) điều phối tổ chức
hàng chục cuộc hội thảo chuyên đề mang tầm quốc tế và khu vực về bảo
tồn các giá trị di sản văn hóa, hàng chục đợt tập huấn đào tạo về kỹ thuật
bảo tồn và hàng chục chương trình biểu diễn giao lưu nghệ thuật ở Pháp,
Bỉ, Ý, Áo, Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thái-Lan,... thu hút được
sự quan tàm của đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Phòng cũng
phối hợp với Bảo tàng c ổ vật Cung đình Huế tổ chức một số đợt trưng
bày triển lãm cổ vật triều Nguyễn và các hình ảnh của di sản Huế tại
Pháp, Bỉ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhàm góp phần nâng cao tiêu chuẩn cũng như đảm bảo tính xác
thực trong công cuộc bảo tồn và trùng tu di tích và nâng cao chuyên môn

459
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giỏi ở Thừa Thiên Huế

trong lĩnh vực bảo tàng trưng bày, Phòng Hợp tác Đối ngoại đã tham
mưu cho Ban Giám đốc Trung tâm đàm phán và thực hiện các biên bản
ghi nhớ họp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo với nhiều tổ chức và
trường đại học trên thế giới, như: hợp tác với trường đại học Showa -
Nhật Bản để khảo sát và nghiên cứu nhà truyền thống Huế; hợp tác với
trường Đại học Waseda - Nhật Bản trong việc khảo sát, nghiên cứu và đo
vẽ di tích Huế, mà mục tiêu chính là nghiên cứu phục nguyên điện cần
Chánh; họp tác với Bảo tàng Lịch sử Hoàng gia Áo trong việc nghiên
cứu chỉnh lý và trưng bày hiện vật; họp tác với Bảo tàng c ổ cung Quốc
gia Hàn Quốc trong lĩnh vực bảo tàng trưng bày; hợp tác với Nhóm
GCREP đăng ký nguồn tài trợ từ Đức để tổ chức bảo tồn tu sừa di tích và
đào tạo kỹ thuật; hợp tác với Hiệp hội các nhà bảo tồn Ba Lan trong việc
tổ chức tập huấn đào tạo về kỹ năng bảo tồn di tích; họp tác với Tổ chức
Sáng kiến Văn hóa và Du lịch Namhansanseon - Hàn Quốc trong việc
nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Cũng thông qua hoạt động
hợp tác, nhiều cán bộ của Trung tâm đã được mời tham gia các khóa đào
tạo dài và ngắn hạn và các chuyến tham quan nghiên cứu học hỏi kinh
nghiệm ở một số nước có nền công nghệ bảo tồn tiên tiến và công nghệ
quảng bá phát huy giá trị di sản ờ trình độ cao.

Để chú động hơn trong việc nắm bắt các thông tin và xu hướng
trong công tác quản lý bảo tồn khu di sản, từ năm 2004, Trung tâm cũng
đã giao cho Phòng Hợp tác Đối ngoại phối hợp với các bộ phận liên quan
của Cục Di sản và Ban Thư ký UBQG UNESCO Việt Nam tổ chức các
đoàn đại biểu và chuyên gia của tỉnh và Trung tâm tham dự một số kỳ
họp của ủ y ban Di sản Thế giới thuộc UNESCO, một số kỳ họp thường
niên của ICCROM, các hội thảo chuyên đề của một số hiệp hội nghiên
cứu lịch sử và kiến trúc. Điều này góp phần làm tăng vị thế của Việt Nam
nói chung và di sản của Huế nói riêng trong con mắt của UNESCO cũng
như của các tổ chức quốc tế.

Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, kể từ khi Di sản Văn hóa Huế
được UNESCO công nhận, có thể khẳng định rằng: hợp tác quốc tế là hoạt
động không thể thiếu trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Huế. Họp tác quốc tế như là chất xúc tác đặc biệt góp phần làm công tác

460
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

bảo tồn phát huy di sán Huế sôi độnu hơn và vang xa hon. Việc UNESCO
công nhận 2 di sản vật thể và phi vật thể của Huế là Di sản Thế giới cũng
đã tạo điều kiện không thể tốt hơn cho các hoạt động hợp tác quốc tế được
hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Hầu hết các hoạt
động hợp tác quốc tế đã thực sự đóno; góp tích cực và hiệu quả cho công
cuộc bảo tồn và phát huy di sản Huế. Một số ít hoạt động có thể được đánh
giá ban đầu là chưa đem lại hiệu quả tốt do quy mô nhỏ và hình thức hợp
tác, tài trợ khá hạn chế. Nhưng, với sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo
Trung tâm và sự khéo léo linh hoạt, lòng nhiệt tình từ các cán bộ đối ngoại,
các hoạt động đó vẫn có được nhũng hiệu ứng tốt đẹp và tạo dựng được sự
tin tường lâu dài từ các đối tác quốc tế. Đây chính là tiền đề và cơ sở cho
chương trình hợp tác tài trợ tiếp theo với quy mô lớn hơn và đóng góp hiệu
quà hơn từ một số tổ chức quốc tế dành cho khu di sản Huế.

Trong giai đoạn từ năm 2002 cho đến nay, với việc đưa công tác
hợp tác quốc tế đi vào quy chuẩn và hội nhập với quốc tế, lại được sự chỉ
đạo và quan tâm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế, sự phối hợp và tư vấn của UBQG UNESCO Việt Nam,
cùng với sự hợp tác trao đổi thông tin của một số cơ quan, tổ chức trong
và ngoài tỉnh, cũng như có sự nồ lực của các cán bộ trong Phòng Hợp tác
Đối ngoại, chương trình họp tác quốc tế của Trung tâm Bảo tồn Di tích
Cố đô Huế đã rộng mở hơn, đa dạng trong nhiều lĩnh vực, thu hút nhiều
cơ hội hợp tác, tài trợ và đầu tư cho khu di sản Huế.

N hư vậy, không chỉ có những thành tựu và hình ảnh tốt đẹp của di
sản Huế đã được khẳng định trong con mắt của bạn bè quốc tế, mà cả
những hoạt động hợp tác quốc tế tại khu di sản Huế cũng đã tạo dấu ấn
riêng đầy hấp dẫn đối với các đối tác trong và ngoài nước. Hành trình của
di sản Huế để tiếp tục đi đến đích được bảo tồn và phát triển bền vững
không thể thiếu được hoạt động họp tác quốc tế. Chúng ta hy vọng rằng
họp tác quốc tế tại khu di sản Huế vẫn sẽ là một hoạt động mẫu mực
trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của Việt
Nam và ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

N .v .p

461
c ô n g cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói 0' Thừa Thiên Huế

C Á C D ự Á N Đ Ư Ợ C S ư H Ỏ TRỌ
C Ủ A C Á C C H ÍN H P H Ủ V À T ổ C H Ứ C Q U Ố C TÉ
(giai đoạn 1992 -2013)

Cơ quan tài trợ và Kinh phí tài


Tên chưoTig trình Năm
STT họp tác trơ•

Quỹ ủy thác Nhật 100.000 USD


Trùng tu di tích
1. 1992 Bản thông qua
Ngọ Môn
UNESCO
Thiết bị cho kho cồ Toyota Foundation 40.000 USD
2. 1994
vật (Nhật Bản)
Hội người yêu Huế 150.000 Fr.
3. Văn Thánh 1995
tại Paris (# 30.000 USD)
Gỗ lim phục vụ
Chính phủ nước 400 m3 gỗ
4. trùng tu di tích 1995
CHDCND Lào (#200.000 USD)
Huế
Toyota Foundation
Hữu Tùng Tự và Japan
5. 1996 40.000 USD
(lăng Minh Mạng) Foundation (Nhật
Bản)
Hội Thương mại
50.000 USD
6. Cửa Quảng Đức 1996 Việt - Mỹ ở
Honolulu (Mỹ)
Phục chế ba án thờ
Đại sứ Anh và 10
các vua Hàm Nghi, 35.000 USD
7. 1996 công ty của Anh tại
Thành Thái, Duy
Việt Nam tài trợ
Tân (Thế Miếu)
Thiết bị cho phòng
C ông ngh ệ thônệ 1996- 50.000 USD
8. UNESCO
tin và đào tạo về 1997
GIS
Bảo quản và tư vấn
kỹ thuật chống mối
1996- Công ty Hóa chất
9. cho công trình 1.000.000 USD
1997 Rhone Polenc, Pháp
Hiển Lâm Các, Đại
Nội, Huế
10. Bảo tồn trùng tu 1997- Ngân hàng American 80.000 USD

462
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

công trình Minh 1999 Express (Mỹ) thỏng


Lâu (lăng Minh qua Quỹ Di tích Thế
Mạng) giới WMF
Thiết bị cho phòng Trung tâm Di sàn
467.301 Fr.
Hóa nghiệm Bảo 1997 Thế giới của
1 1L (90.000 USD)
tồn UNESCO
Bảo tồn trùng tu
Thủ tướng Chính 20.000 USD
12. công trình Hưng 1997
phủ Thái Lan
Miếu
Tu bồ khẩn cấp các
công trình bị hư Trung tâm Di sản
50.000 USD
13. hòng do cơn lốc 1997 Thế giới cùa
tháng 9/1997 (cung UNESCO
Diên Thọ)
Xử lý nợ giữa nước
CHXHCN Việt Nam
và Chính phủ Ba Lan
Bảo tồn trùng tu
1997- với sự họp tác của 900.000 USD
14. công trinh Thế Tồ
1998 các chuyên gia Xí
Miếu
nghiệp Bảo tồn Tài
sản Văn hóa Ba Lan
(PKZ)

Trùng tu tôn tạo Đại sứ Canada thông


nhà Bát giác phía qua Trung tâm 10.000 USD
15. 1998
Đông (Đại Nội, Nghiên cứu và Họp
Huế) tác Quốc tế CEC1

Đại sứ Canada thông


Hệ thống Bia biển
qua Trung tâm 4.200 USD
16. chỉ dẫn tham quan 1999
Nghiên cứu và Họp
di tích (đợt 1)
tác Quốc tế CECI
Hỗ trợ phục hồi
các công trình di
17. 1999 UNESCO 40.000 USD
tích do hậu quả lũ
lụt năm 1999
Tổ chức Hội thào
Bảo tồn và Phát
18. 2000 Ford Foundation 9.500 USD
huy giá trị Tuồng
cung đình Huế

463
/-1 A A TT» •? i Ằ XX • . ? r p ! Ấ • r • •> r p i \ THI • A T f _ Ặ
C ông cuộc Bảo tôn Di sản Thê giói ở T hừa Thiên Huê

Bảo tồn trùng tu Quỹ Di tích Thế giới


2001-
19. công trình Bi đình (World Monuments 50.000 USD
2003
(lăng Minh Mạng) Fund)
Đại sứ Canada thông
Hệ thống Bia biển
qua Trung tâm
20. chi dẫn tham quan 2001 12.040 USD
Nghiên cứu và Họp
di tích (đọt 2)
tác Quốc tế CECI
Chính phủ Pháp và
các công ty cùa
Trùng tu tôn tạo Pháp, EDF, CBC,
1998- 124.000 USD
21. Nhà hát Duyệt Thị PAIMBEUF ủy thác
2001
Đường cho tổ chức
CODEV Việt Pháp
đóng góp.
Lập Hồ sơ quốc
gia ứng cử Nhã
Nhạc là Kiệt tác Di Quỹ Nhật Bản
22. 2002 15.000 USD
sản Truyền khẩu thông qua UNESCO
và Phi vật thể của
Nhân loại.
Phục hồi tranh Văn phòng Đối 17.580 EURO
tường nội thất ngoại CHLB Đức
23. 2003
cung An Định-giai thông qua ĐSQ Đức (# 20.100 USD)
đoạn 1. tại Hà Nội.
Dự án thực hiện
Ke hoạch Hành
động Quốc gia Quỹ ủ y thác Nhật
2005-
24. nhằm bảo vệ Nhã Bản thông qua 154.900 USD
2008
nhạc-Âm nhạc UNESCO
Cung đình Việt
Nam
Phối hợp nghiên Viện Di sàn thế
cứu, đào tạo và bảo 2005- giới UNESCO-đại
25. 1.600.000 USD
tồn tại khu di tích 2012 học Waseda, Nhật
Huế bản
Tu bổ, phục hồi Bộ Ngoại Giao Đức
tranh tường nội thông qua Hiệp hội 355.000 EURO
2005-
26. thất cung An Định Trao đổi Văn hóa (# 420.000
2008
và đào tạo kỹ Leibniz, Hiệp hội USD)
thuật-giai đoạn 2. Đông Tây Hội ngộ.

464
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

Dhối họp nghiên


cứu bảo tồn Võ
Thánh, Văn Thánh
và chùa Thiên Mụ, 2007- Đại học Bách khoa 30.000 USD
27.
thiết lập hệ thống 2009 Marche, Ancona, Ý
GIS về công viên
khảo cồ di tích
Huế
- Quỹ Robert w.
Wilson Challenge to
Conserve Our 75.000
Heritage thông qua USD +
Bảo tồn trùng tu tổ chức World
tôn tạo di tích Hiển 2008 - Monuments Fund,
28. 3.200.000.000
Đức Môn (lăng 2009 Mỹ.
VND
Minh Mạng)
- Tập đoàn Công (# 194.000
nghiệp Than USD)
Khoáng sàn Việt
Nam.
Gỗ phục vụ trùng Chính phủ nước 150 m3 gỗ
29. 2008
tu di tích Huế CHDCND Lào (# 35.000 USD)
Phục dựng khu
Tổng cục Quản lý
Hoàng Thành Huế
2007- Di sàn Văn hóa Hàn
30. và Hổ Quyền bằng # 500.000 USD
20010 Quốc thông qua
công nghệ kỹ thuật
viện KAIST
số 3D
Xây dựng mạng
Hội đồng Vùng 13.650 Euro
lưới cộng đồng hỗ 2008-
31 Nord Pas de Calais,
trợ bảo tồn khu 2009 (#18.000 USD)
Pháp
vực di sản Huế
Xây dựng lộ trình
Đại sứ quán Vương
chuẩn bị kế hoạch
quốc Hà Lan thông
quản lý và chương
2008- qua Công ty Tư vấn 41.630 Euro
32 trình xây dựng
2009 giải pháp đô thị (#54.600 USD)
năng lực cho khu
Ưrban Solutions, Hà
vực di sản Huế
Lan
(giai đoạn 1)
Bảo tồn trùng tu 2009- Bộ Ngoại giao CHLB 110.525 Euro
33. và
cổng bình
2010 Đức thông quan Hiệp (# 145.450
phong khu mộ vua hội Bào tồn Di sản USD)

465
A __ A T» 7 1 Ằ ir \ • n n i Ấ • r ••? rpi ^r T ' ! •A Ỵ T Ấ
C ông cuộc Bảo ton D i san Ih e giói 0’ lh ừ a I hiên Huê

ở lăng Tự Đức kêt Văn hóa Đức và


họp đào tạo kỹ nhóm GCREP.
thuật.
Chương trình hỗ trọ-
Bảo tồn tu bổ và quốc tế 2010 của Bộ
tôn tạo bia Thị 2010- Ngoại giao Cộng
34. 18.700 USD
học-Quốc Tử 2011 hòa Ba Lan thông
Giám Huế qua Đại sứ quán Ba
Lan tại Việt Nam
Đào tạo Kỹ thuật Bộ Ngoại giao
và Bảo tồn, tu sửa CHLB Đức thông
tại công trình Tối 2011- quan Hiệp hội Bảo 91.395 Euro
35.
Linh Từ - Phủ Nội 2012 tồn Di sản Văn hóa (#125.000 USD)
Vụ, Hoàng Thành Đức và Nhóm
Hue GCREP.
Quỹ Robert w.
Wilson Challenge to
Trùng tu tôn tạo di Conserve Our
2011-
36. tích Tà Tùng Tự Heritage thông qua 46.000 USD
2012
(lăng Minh Mạng) tổ chức World
Monuments Fund®,
Mỹ.
Chương trình hỗ trợ
Bào tồn tu bổ công
quốc tế 2010 của Bộ
trình Linh Tinh
Ngoại giao Cộng
37. Môn-Văn Miếu 2011 25.497 USD
hòa Ba Lan thông
Huế và đào tạo kỹ
qua Đại Sứ quán Ba
thuật bảo tồn
Lan tại Việt Nam
Chương trình hỗ trợ
Đào tạo bào tồn
quốc te 2012 của Bộ
cho cán bộ kỹ
38. Ngoại giao Cộng hòa
thuật của khu di 2012 16.872 USD
Ba Lan thông qua Đại
sản Huế và miền
Sứ quán Ba Lan tại
Trung Việt Nam
Việt Nam
Bộ Ngoại giao
Đào tạo Kỹ thuật
CHLB Đức thông 139.660 Euro
và Bảo tồn phục
39. 2012- quan Hiệp hội Bảo
hồi nội thất công
2013 tồn Di sản Văn hóa (# 181.558
trình Tả Vu - USD)
Đức và Nhóm
Hoàng Thành Huế
GCREP.

466
Nhìn lại công tác báo tôn qua một sô lĩnh vực hoạt động

Chương trình hỗ trợ


Bảo tồn, trùng tu quốc tế 2013 của Bộ 173.874,3
và đào tạo kỹ thuật 2013- Ngoại giao Cộng USD
40.
tại công trình Bi 2014 hòa Ba Lan thông
đình-lăng Tự Đức qua Đại Sứ quán Ba
Lan tại Việt Nam
Tập huấn “Xây Tổ chức tài chính
dựng năng lực 6- NUFFIC - Hà Lan
49.935.90
41. quản lý di sản đô 10/201 thông qua tổ chức
EURO
thị Huế thông qua 3 Urban Solutions tại
ứng dụng GIS” Hà Nội.
Bộ Ngoại giao 139.660 Euro
Dự án Đào tạo Kỹ
CHLB Đức thông
thuật và Bảo tồn 2012-
qua Hiệp hội Bào
42. phục hồi nội thất 2014 (# 181.558
tồn Di sản Văn hóa
công trình Tả Vu - USD)
Đức và Nhóm
Hoàng Thành Huế
GCREP.
Bộ Văn hóa Thể
C h ư o T ìg t r ì n h h ợ p thào Du lịch Hàn
tác nghiên cứu và Quốc thông qua
43. phục hồi nhạc cụ 2010 Trung tâm Nghệ 20.000 USD
truyền thống Biên thuật Biểu diễn
chung, Biên khánh Truyền thống Quốc
gia Hàn Quốc
Bộ Văn hóa Thể
Chương trình hợp thao Du lịch Hàn
tác nghiên cứu và Quốc thông qua
44. phục hồi nhạc cụ 2012 Trung tâm Nghệ 14.000 USD
truyền thống Bác thuật Biểu diễn
chung, Đặc khánh Truyền thống Quốc
gia Hàn Quốc
Bộ Giáo dục, Văn
hóa, Thể thao, Khoa
học và Công nghệ
Phục hồi điện Nhật Bản thông qua
45. 2013-
Chiêu Kính - Thái Viện Công nghệ Đại 210.000 USD
2015
Miếu, Đại Nội Huế học Monotsukuri -
Nhật Bản và Viện
Di sản Đại học
Waseda

467
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở T h ù a Thiên Huế

Ngoài ra, từ 1993 đến nay, Quỹ Toyota Nhật Bản còn tài trợ cho
hơn 10 đề tài nghiên cứu khoa học của các cán bộ nghiên cứu thuộc
Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế với kinh phí khoảng 100.000 USD;
các tổ chức như Fulbright Program, Ford Foundation (Hoa Kỳ), Đại học
NewYork, Tập đoàn Rhone Polenc (Pháp), Japan Foundation, Đại học
Waseda, JICA, ACCU (Nhật Bản), Korea Foundation,..., còn tài trợ cho
Trung tâm để cử các cán bộ thuộc các lĩnh vực bảo tồn trùng tu, nghiên
cứu lịch sử, bảo tàng, quản lý,..., tham gia các chương trình đào tạo và
khảo sát tại một số nước có kinh nghiệm về công tác quản lý và bảo tồn
nhằm nâng cao năng lực quản lý và bảo tồn di sản cùa đơn vị; phần hỗ
trợ này ước tính khoảng 600.000 USD.

468
Nhìn lại công tác bảo tôn qua một sô lĩnh vực hoạt động

PH Ò N G Q U Ả N LÝ - B Ả O VỆ:
30 N Ă M T R Ư Ở N G T H À N H C Ù N G s ự N G H IỆ P
B Ả O T Ò N DI SẢN CỐ Đ Ô H U É
N gu yễn Thành N a m

Vinh dự được nhận Huân chương Bao vệ Tổ Quốc hạng nhì, họng
ba; tập thể được khen thưởng với nhiều danh hiệu các loại; hơn 100 cá
nhăn được tặng Kỳ niệm chương trong phong trào toàn dân bào vệ an
ninh Tổ quốc; bằng khen và đạt danh hiệu chiến s ĩ thi đua các cấp...
Phòng Quán lý - Bảo vệ (Thuộc Trung tâm Bào tồn Di tích c ố đô Huế)
đang ngày càng trưởng thành và khăng định được vai trò cùa mình trong
sự nghiệp bảo tồn di sản cổ đỏ Huế.

30 năm nhìn lại


Phòng Quản lý - Bảo vệ có gần 200 cán bộ - viên chức - lao động,
phân bổ ờ 18 cơ sở di tích trực thuộc, với nhiệm vụ chính là gìn giữ an
toàn cho hệ thống công trình kiến trúc di tích, hàng nghìn hiện vật cổ vô
cùng quý giá và bảo vệ tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa
bàn quần thể di tích c ố đô Huế - di tích Quốc gia đặc biệt được Thủ
tướng Chính phủ ra quyết định công nhận vào ngày 12-8-2009. Lực
lượng của Phòng hiện nay 19 người có trình độ Đại học, 10 người có
trình độ trung cấp cao đẳng. Phòng có tổ chức cơ sở Đảng là Đảng bộ bộ
phận gồm 3 chi bộ trực thuộc với 43 đảng viên. Ngoài ra, còn có tổ chức
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công đoàn.

Trường thành cùng sự phát triển của Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố
đô Huế, Phòng Quản lý - Bảo vệ đã làm tốt chức năng tham mưu cho
Ban Giám đốc Trung tâm trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành các mặt

* Trường phòng Q uản lý Bảo vệ

469
C ông cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

công tác, như: đảm bảo tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn, tính
mạng, tài sản của khách tham quan và các tổ chức quốc tế, các nguyên
thủ quốc gia đến thăm và làm việc tại di tích Huế cũng như đảm bảo an
toàn cho việc tổ chức các lễ hội; đảm bảo an toàn các công trhih kiến trúc
và bảo quản các hiện vật đang trưng bày tại các điểm di tích; bảo vệ và
phòng chống sự xâm hại, lấn chiếm động sản, bất động sản, phạm vi di
tích khoanh vùng bảo vệ theo Luật Di sản Văn hóa; đảm bảo vệ sinh cảnh
quan môi trường từ trong cung điện đến ngoài sân vườn và các đồi thông,
thảm cỏ; bảo đảm công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt,
giảm nhẹ thiên tai, cứu hộ cứu nạn trong hoạt động nhiệm vụ; kiểm soát
vé chống thất thu lãng phí... Hằng năm, Quần thể di tích c ố đô Huế đón
hơn 2 triệu lượt khách tham quan và là địa bàn rất phức tạp về tình hình
an ninh chính trị và trật tự xã hội nên Ban Giám đốc Trung tâm luôn
quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sát công tác củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng
lực lượng bảo vệ vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, ngang tầm với sự
nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Trong nhiều năm qua, để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao,
Phòng Quản lý - Bảo vệ đã tham mưu cho Ban Giám đốc Trung tâm triển
khai ký kết họp đồng trách nhiệm liên quan đến công tác đảm bảo an
ninh trật tự với 22 đơn vị, ban ngành, Công an tỉnh, Công an thành phố
và chính quyền địa phương có di tích. Đồng thời, tích cực phối hợp với
các ban ngành chức năng tổ chức hàng trăm đợt truy quét, thu gom
chuyển giao cho cơ quan chức năng xử lý các đối tượng lang thang cơ
nhỡ, ăn xin, đeo bám khách du lịch tại các điểm di tích; phối hợp với các
đơn vị chức năng đẩy đuổi gần 100 trường hợp khai thác cát sạn gần bờ
thuộc phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích; phát hiện và trả lại nhiều tài
sản của du khách bỏ quên có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Nổi bật là công tác đấu tranh chổng tội phạm. Lực lượng bảo vệ tại
các điểm di tích đã phối hợp với chính quyền địa phương và nhân dân
sống trong vùng di tích kịp thời nắm bắt tình hình an ninh trật tự; phối
họp với lực lượng cảnh sát phòng P C I4 lập hồ sơ theo dõi các đối tượng
có hành vi gây rối, trộm cắp gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự
khu vực di tích. Lực lượng đoàn viên thanh niên của Chi đoàn đã nhối
họp nhịp nhàng với lực lượng đoàn viên thanh niên Cảnh sát điều tn tội

470
Nhìn lại công tác bảo tôn qua m ột sô lĩnh vục hoạt động

phạm về trật tự xã hội, tiến hành hàng trăm đợt tuần tra mật phục, gọi
hỏi, răn đe các đôi tượng phạm pháp hình sự tại các điêm di tích, đây
đuổi hàng trăm đối tượng phạm pháp hình sự, thanh niên hư hỏng tụ tập
uống rượu, ma túy, gái mại dâm hoạt động gần khu vực di tích. Đã phôi
hợp với lực lượng công an địa phương có di tích, P C I3, P C I7 - Công an
tỉnhm phát hiện, bắt giữ 11 vụ trộm cắp tài sản của du khách, trộm dây
điện ở lăng Cao Hoàng, trộm đầu chông barie ở Kỳ Đài; bắt giữ 6 đối
tượng tiêm chích và sừ dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn di tích.
Toàn bộ các đối tượng trên đã chuyển giao cho lực lượng công an chức
năng xử lý.

Chặng đường tương lai


Ghi nhận những nồ lực của tập thể cán bộ - viên chức Phòng Quản lý
- Bảo vệ, trong nhiều năm qua, các cấp các ngành đã dành nhiều hình thức
khen thưởng, cũng như tặng thưởng nhiều danh hiệu xứng đáng. Cụ thể:
Huân chương Chiến công hạng ba (1996), Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
hạng nhì (2005), Bằng khen về thành tích trong công tác từ 1991-1995
(1996), Cờ thi đua cho Đon vị thi đua xuất sắc về phong trào bảo vệ an
ninh Tổ quốc (1996), Bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác (2001),
Bằng khen về công tác quản lý bảo tồn di sản văn hóa (2002), Bằng khen
về hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác (2003), Bằng khen về thành tích tham
gia tích cực góp phần vào thành công của Festival Huế (2004, 2006, 2008,
2010, 2012), Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc (2011). Ngoài ra, còn hơn 100 cá nhân được Bộ
Công an tặng Kỷ niệm chương trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc và nhiều cá nhân, tập thể được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa
- Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh tặng Bằng khen, nhiều cá nhân đạt danh
hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở hàng năm.

Trong tình hình hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao
của còng tác bảo tồn và phát huy di sản thì lực lượng bảo vệ di tích cần
phải có một bước trường thành vượt bậc cả về chất lượng cũng như số
lượng. Trong tiến trình phát triển, Phòng Quản lý - Bảo vệ đã được tạo
nhiều thuận lợi, nhưng song song đó vẫn tồn tại không ít khó khăn. Khó
khăn trưóc tiên là nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị phục vụ công

471
A __ __________/V T~» ? / Ằ -»pv • -7 npi Ẩ ■ r • 7 r-»~' 1•» • /N » Ẩ
C ông CUỘC Bao tôn Di san I h ê g i ó i ơ 1 h ừ a 1 h i ê n Huê

tác bảo vệ và công tác đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình hiện nay
vẫn còn hạn chế. Ngoài nhân tố về con người, lĩnh vực công tác này còn
cần có thêm nhiều công cụ hỗ trợ như hệ thống camera, hệ thống báo
động chống đột nhập, hệ thống báo cháy, hệ thống bộ đàm, súng điện,
súng bắn cao su... và kể cả ô tô để tăng cường lực lượng tiếp cận hiện
trường khi có sự cố. Song song với những yêu cầu mới về trang thiết bị
hỗ trợ công tác, vấn đề con người là hết sức quan trọng. Phải có những
người có tiêu chuẩn cụ thể như sức khỏe, trình độ văn hóa, ngoại ngữ,
giao tiếp đã được rèn luyện qua môi trường quân ngũ hoặc các lóp đào
tạo vệ sĩ mới đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới; đồng
thời, hàng năm tiếp tục được bồi dưỡng thêm kiến thức vềcông tác bảo
vệ di sản, những thông tin cơ bản về các kiến trúc cung đình triều
Nguyễn, khả năng sừ dụng ngoại ngữ và kỹ năng ứng xử... thì mới chắc
chắn họ sẽ làm tốt được nhiệm vụ đặt ra.

30 năm Trung tâm Bảo tồn Di tích c ố đô Huế xây dựng và trường
thành, cũng là bấy nhiêu năm hàng trăm cán bộ - nhân viên - lao động
của Phòng Quản lý - Bảo vệ đồng hành và nỗ lực góp sức. Những mong
mỏi trên của người phụ trách đơn vị nói riêng, của tập thể Phòng nói
chung, nếu thực sự được, đó cũng sẽ là động lực thiết thực nhất để anh
em làm công tác bảo vệ di sản Huế không ngừng hoàn thiện mình để đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

N.T.N

472
> r

Nhìn lại công tác báo tôn qua một sô lĩnh vực hoạt động

HOẠT ĐỘNG BAO TÀNG, TRƯNG BÀY, TRIẺN LẢM

Trưng bày gốm sứ cháu Âu tại Khái Tường Láu

473
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

9 r

Triên lãm quảng bá vàn hóa Huê tại Hà Nội, 2008

Bào quản đồ dệt tại k h cổ vật

474
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động
HOẠT ĐỌNG HỢP TÁC, ĐÓI NGOẠI

Ký kết thoa thuận Dự án Báo tồn và phát huy Nhã nhạc giữa Thừa Thiên Huế với UNESCO

Chuyên gia Đức phục chế tranh tường


tại di tích Khải Tường Láu, cung An Định

475
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ỏ' Thừa Thiên Huế

Tổ c ttủ c VẮN IKÍA, KHOA HỌC


VÃ GIÁO DỤC CỦA U Ề N Hlẽl* Q u ứ c
Ú .N L E .S .C .0
ỪY BAN NILÁN DÃN TÍNH THƯA THIÊN HUÊ

HAI GIẢNG LỚP ĐÀO TẠO NHẠC CÔNG NHÃ NHẠC


S T Ỉế ttn N G C E R E M O N Y F O R T H E T R A IN 1 N G O F M H A N H A C P E R F O R M Ẽ I t S
V., HUẺ. 10/ 2 /2006

L e khai giả n g lớp đào tạo nhạc công N hã nhạc do UNESCO tài trợ

Trình diễn Nhã nhạc tại Seoul, Hàn Ouốc

476
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

TB U N G t à m b ả o t ô n d i t íc h cớ d ô h u ê
HUi M O N U M SN T8 COMM RVATtOM CHNTER

* HỘI THẢO KHOA HỌC


110 ĩii - n i! in 01ĨII TIME cw IÌIIIIẼ
SYM PO SIU M OM CONM RVATION AND
EN H A N C E M C N T O F H U Ề ROVAL T U Ỗ N M VALU«
_____ 7/ 2009 ___________________________ j

Hội thảo Tuồng cung đình Huế tại Hoàng Thành Huế, 2000

Hội thảo Quốc tế về Âm nhạc Cung đình Huê

477
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói ở Thừa Thiên Huế

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC

Hội nghị Điều chỉnh Khoanh vùng Bảo vệ Di tích tại Hà Nội, tháng 02/2012

478
Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

HOẠT ĐỘNG TÔN TẠO CANH QUAN, MÔI TRƯƠNG

479
Công cuộc Bảo tồn Di sản Thế giói Ở Thừa Thiên Huế

HOẠT ĐỘNG B Ả O V Ệ

^ r * /
Diên tập phòng chông cháy nô tại Từ Câm Thành

L ự c lư ợ n g b ả o vệ p h o i h ợ p v ớ i c h ín h q u y ề n đ ịa p h ư ơ rìg c ù n g n h â n d â n sổ n g tro n g v ù n g d i tích


n ă m b ă t tìn h h ìn h a n n in h tr ậ t tự và a n to à n c ủ a c á c k h u d i tích.

r f _ t t f
S ơ k ê t c ô n g tá c p h ô i h ợ p thự c h iệ n Q Đ 1 2 1 8 K v k ê t q u v c h ê đám b ả o A N T T đ ịa b à n d i tích H u ê

480
CÔNG CUỘC BẢO TỒN DI SẢN THÉ GIỚI
ờ THỪA THIÊN HUÉ

MUCLUC

* LỜI NÓI Đ À U ...............................................................................................5


* PHÀN I: HÀNH TRÌNH ĐÉN VỚI DI SẢN VĂN HÓA THÉ GIỚI
Đặng Thị Bích Liên, MÃI MÃI ĐƯỢC GIỮ G ÌN .....................................9
N guyễn Văn Cao, CÔNG c u ộ c BẢO TÒN DI SẢN THẾ GIỚI Ờ
THỪA THIÊN H U Ề .......................................................................................12
Lưu Trần Tiêu, DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ
-2 0 NĂM NHÌN L Ạ I..................................................................................... 17
Trần Văn K hê, GIÁ TRỊ CỦA NHẠC CUNG ĐÌNH H U Ế ...................23
Tô Ngọc Thanh, NHÃ NHẠC, MỘT GIÁ TRỊ CÀN THỨC NHẬN ... 32
H oàng Đạo K ính, N IIÌN NHẬN CHO ĐỦ VÀ ỨNG x ử CHO ĐÚNG
VỚI MỘT DI SẢN ĐỒ S ộ VÀ TINH T É .................................................. 40
Trương Quốc B ìn h , HUẾ VÀ TÔI, TÔI VÓI H U Ế ................................ 44
Thái Công N g u yên , HÀNH TRÌNH DI S Ả N ........................................... 55
Phùng Phu, C H IẾ N L ư ợ c Q U Ả N G BÁ DI SẢN T H Ô N G QUA
PESTIVAL H U Ế ............ ....... .........................................................................66
Lê Kinh Tài, TẢN MẠN VỀ HUẾ: 9 ĐIỀU NHÁT VỀ DI SẢN
TRONG HUẾ MƯỜI T H Ư Ơ N G ................................................................. 71
Lê Thị M inh Lý, NHÃ NHẠC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM T H ựC
HIỆN CÔNG ƯỚC UNESCO 2003 ............................................. ..............79
Đặng Văn B ài, 20 NĂM BẢO TỒN QUẦN THẾ DI TÍCH CỐ ĐỘ
HUẾ THEO TINH THẦN CÔNG ƯỚC DI SẢN THẾ GIỚI (1972) - TỪ
C Ả M N H Ậ N CỦA M Ộ T N G Ư Ờ I T R O N G c u ộ c .................................... 84
N guyễn T hế H ùng, BẢO TỒN TOÀN DIỆN VÀ BÈN VỮNG DI SẢN
VĂN HÓA H U Ế ............................................................................................. 95
Coletíe Bernay-Jean - Cỉaude Bernay, KÝ ứ c , KÝ ứ c .....................101
Phan Thanh H ải, 20 NĂM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN THẾ
GIỚI H U Ế .......................................................................................................113
PHẦN II: QUẦN THẺ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUÉ - CHẬNG ĐƯỜNG
20 N Ă M ......................................................................................!.................. 133
Nguỵễn M ình Biểu, CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH
HUẾ GIAI ĐOẠN 1993-2013 ................................................................... 137
Trần M inh Đức, THIÉT KẾ PHỤC HỒI DI TÍCH KIẾN TRÚC G ỏ
BỊ TỔN THẤT N Ặ N G .................................................................................168
Lê Văn Q uảng, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT KÍCH NÂNG
TRONG TRƯNG TU DI TÍCH H U Ế ......................................................... 192
ĐỖ H ữ u Triết, PHÁP LAM XƯA VÀ N A Y ............................................. 212
Nguyễn Tiến Bình - M ai X uân Hiển, PHỤC CHÉ GẠCH BÁT
TRÀNG MEN PHỤC v ụ TRÙNG TU DI TÍCH H U Ế .......................... 234
D ương N hật A n - L ê Thị Hoài Thương• NGHIÊN c ứ u XÁC ĐỊNH
MÔ-ĐUN ĐÀN HÔI CỦẢ GỖ KIỀN KIỀN DÙNG TRONG DI TÍCH
CỐ ĐÔ H U Ế ..................................................................................................246
Nguyễn T hế S ơ n , M ỘT s ố VẤN ĐỀ HIỆN NAY CỦA CÔNG TÁC
BAO TỒN, PHỤC HỒI NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
CUNG ĐÌNH H Ũ Ế ..................... ................................................................ 263
Andrea Teufeỉ, 10 NĂM NHỮNG D ự ÁN BẢO TỒN CỦA VIỆT
N A M -Đ Ứ C Ở H U Ế ................................................................................... 270
Phan Thanh H ải - L ê Văn Quảng, TRÙNG TU PHỤC HỎI CÁC CỬA
KINH THÀNH H U Ế.................................................................................... 276

PHẬN III: BẢO TỒN NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUÉ - 10 NĂM
NHÌN L Ạ I ........................................................................................................301
Yên Chi, THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC BẢO TỒN VĂN HÓA PHI VẬT
THẾ NHÌN TỪ KINH NGHIỆM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHÃ
NHẠC - ÂM NHẠC CƯNG ĐÌNH VIỆT N A M ................................... 305
Trương Văn Hải, NHÃ NHẠC CƯNG ĐÌNH HUẾ 10 NĂM MỘT
CHẶNG ĐƯỜNG (2003 - 2013)............ .................. .......................... . 314
Trần Đ ại D ũng, ĐẾ NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ HỒI SIN H .... 321
Phan Thị Bạch H ạc, NGHỆ NHÂN, NGHỆ s ĩ TIÊU BIÊU CỦA NHÃ
NHẠC, MÚÁ CUNG ĐÌNH VÀ TUỒNG CUNG ĐÌNH H U Ế........... 328
H oàng Trọng Cương, ĐÀO TẠO L ự c LƯỢNG NGHỆ s ĩ KẾ CẬN -
YẾU TỐ BÈN VỮNG TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHÃ
NHẠC.................................................. ................... ........................... . 335
Lê M ai Phương, XÂY D ựN G c ơ SỞ DỮ LIỆU VỀ CÁC BÀI BẢN
ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ - PHẦN NHÃ N H Ạ C ........................... 341
Trần Đại D ũng, KHẢO SÁT ÂM LUẬT VÀ ÂM SẮC TRÊN NHẠC
KHÍ CỦNG ĐÌNH H U É ............................................................................. 349
Lê M ai P hư ơng, THÁI BÌNH c ộ NHẠC - NGUỒN T ư LIỆU ÂM
NHẠC QUÝ CẦN Được BẢO T Ò N ..................................................... 358
Trương Trọng Bình, MÚA CUNG ĐÌNH HUẾ VÀ DỮ LIỆU HÓA
CÁC ĐIỆU MÚA CƯNG ĐÌNH................................................................ 366
Phan Thuận Thảo, PHỤC HỒI BIÊN CHUNG, BIÊN K H Á N H ...... 374
Kim H y u n K o n , TÂM HUYẾT CỦA MỘT NGHỆ N H Â N .................379
Lê M ai P h ư ơ n g , “NÉT HUẾ” TRONG NGHỆ THUẬT VẼ MẶT NẠ
TUỒNG...... . .............................................................................................381

PHÀN IV: N H ÌN LẠI CÔ N G TÁC BẢO TÒN QUA


MỘT SÓ L ĨN H V ự c HOẠT Đ Ộ N G ................................................ 395
Diên N iên, 90 NĂM BẢO TÀNG c ô VẬT CƯNG ĐÌNH HUẾ (1923 -
2013)............... ...... ........................................!...............................................397
Bảo tàng Cổ vật Cung đìnlí Huế, HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY
CHUYÊN ĐỀ VA TRIỂN LÃM L ư u ĐỘNG CUA BẢO TÀNG c ố
VẬT CUNG ĐÌNH HUẾ TỪ 1998 ĐẾN 2013 .......................................408
Lê Công Son, N H Ữ N G T H À N H T ự u N ỐI B Ậ T T R Ê N L ĨN H v ự c
BẢO TÒN TÔN TẠO CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG QUÀN THÊ DI
TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ (GIAI ĐOẠN 1991 - 2 0 1 3 ) ................................ 413
Phòng N ghiên cứu Khoa học, CÔNG TÁC NGHIÊN c ứ u TRONG s ự
NGHIỆP BẢO TỒN DI SẢN HUÉ (1993-2013)................................... 443
Nguyễn Văn Pltúc, HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ CÔNG c u ộ c BẢO TỒN
PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA HUÉ TRONG 20 NĂM Q U A ........455
Phòng H ợp tác Đối ngoại, CÁC D ự ÁN ĐƯỢC S ự HỔ TRỢ CỦA
CÁC CHỈNH PHÙ VA T ố CHỨC QUỐC TE (GIAI ĐOẠN 1992 -
2013)........................................................... .................... ................................462
Nguyễn Thành N am , PHÒNG QUẢN LÝ - BẢO VỆ: 30 NẢM
TRƯỜNG THÀNH CÙNG s ự NGHIỆP BẢO TỒN DI SẢN CỐ ĐÔ
HUẾ........... ................................................................:.................................... 469
CÔNG CUỘC BẢO TÒN DI SẢN THẾ GIỚI
Ở THỪA THIÊN HUÉ

Chịu trách nhiệm xuất bản:


TS. PHAN THANH HẢI

Biên tập:
PHAN THANH HẢI
PHẠM ĐỨC THÀNH DŨNG
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG

Bìa và trình bàv:


HẢI TRUNG

Sưa bủn in:


MỸ CHÂU - TRÀ MY
THÁI THUẬN - BÍCH THY

In 500 bản, khổ 16x24cm tại Công ty c ổ phần In Thuận Phát —15
Lê Quý Đôn, TP. Huế. Quyết định xuất bản số 95/GP-STTTT-TTH cấp
ngày 13/9/2013. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9 năm 2013.

You might also like