You are on page 1of 353

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ

NĂNG LƯỢNG - VIỄN THÔNG VIỆT NAM


P&3T Địa chỉ: Số 52/68/66 Đường Ngọc Lâm - Q. Long Biên - TP. Hà Nội
Tel: 024 - 3873 6768 Email: p-3t@p-3t.com
Fax: 024 - 3650 3404 Homepage: http://www.p-3t.com

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO CHUYÊN ĐỀ


‘‘RƠLE BẢO VỆ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN’’
(Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Năm: 2020)

Tổng Giám đốc

ThS. Nguyễn Xuân Đạo

Hà Nội, 07/2020
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 13
Chương 1. MÁY BIẾN DÒNG & MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP DÀNH CHO 15
HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ
I.1. Tổng quan chung về máy biến dòng điện 15
I.1.1. Nhiệm vụ của máy biến dòng điện 15
I.1.2. Nguyên lý làm việc của máy biến dòng điện 16
I.1.3. Sai số của máy biến dòng điện 16
I.1.4. Hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác của máy biến 17
dòng điện
I.1.5. Thông số của máy biến dòng điện 17
I.2. Hiện tượng hở mạch và bão hòa máy biến dòng điện 22
I.2.1. Nguyên lý hoạt động của BI 22
I.2.2. Tại sao BI bị bão hòa 22
I.2.2.1. Bão hòa đối xứng 24
I.2.2.2. Bão hòa không đối xứng 25
I.2.2.3. Ảnh hưởng của từ dư 27
I.3. Lựa chọn máy biến dòng điện có xét tới hiện tượng bão hòa 28
I.3.1. Tiêu chí lựa chọn để BI không bão hòa với dòng sự cố đối 30
xứng
I.3.2. Tiêu chí lựa chọn để BI không bão hòa với dòng sự cố 30
không đối xứng
I.4. So sánh biến dòng điện theo các tiêu chuẩn IEC và ANSI 31
I.5. Cực tính và nối đất của BI 32
I.5.1. Qui ước cực tính của BI 32
I.5.2. Qui định về nối đất BI 33
I.5.3. So sánh đặc tính của biến dòng dùng cho mục đích đo đếm 34
và rơle bảo vệ

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 1
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

I.6. Đặc tính của các biến điện áp dùng cho mục đích bảo vệ rơ le 34
I.6.1. Biến điện áp dùng cho mục đích bảo vệ rơ le 34
I.6.2. Hệ số giới hạn điện áp định mức 35
I.6.3. Tải và cấp chính xác 36
I.7. Biến dòng quang và biến dòng kiểu Rogowski 38
I.7.1. Biến dòng quang (Optical Current Transformers) 38
I.7.2. Biến dòng kiểu Rogowski 42
I.8. Đo lường các thành phần dòng điện và điện áp thứ tự không 44
I.8.1. Nguyên lý đo lường thành phần dòng điện thứ tự không 44
(I0)
I.8.2. Phương thức đo lường điện áp thứ tự không (U0) 45
Chương 2. CÁC NGUYÊN LÝ BẢO VỆ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG 46
ĐIỆN
II.1. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện/ quá dòng điện có hướng 46
II.1.1. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện có thời gian (51) 46
II.1.2. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh (50) 49
II.1.3. Nguyên lý bảo vệ quá dòng thứ tự không (51N) 52
II.1.4. Nguyên lý bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (46) 52
II.1.5. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện có hướng (67) 53
II.1.5.1. Giới thiệu chung 53
II.1.5.2. Sơ đồ đấu nối phần tử định hướng công suất 54
II.1.5.3. Đặc tính hoạt động của rơle định hướng công suất 55
II.1.5.4. Tại sao đặc tính góc θ được sử dụng 56
II.1.6. Nguyên lý hoạt động của bảo vệ quá dòng TTK có hướng 58
(67N)
II.1.6.1. Đặc tính hoạt động của rơle định hướng công suất 59
TTK
II.1.6.2. Xác định đặc tính góc rơle định hướng công suất 59
TTK cho lưới điện có trung tính cách điện
II.1.6.3. Xác định đặc tính góc cho rơle định hướng công 62
suất TTK với lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 2
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

II.2. Nguyên lý bảo vệ so lệch dòng điện 63


II.2.1. Bảo vệ so lệch dòng điện pha (87) 63
II.2.1.1. Nguyên lý cơ bản 63
II.2.1.2. Nguyên lý bảo vệ so lệch dòng điện có hãm 65
II.2.1.3. Đặc tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch dòng 70
điện có hãm
II.2.2. Bảo vệ so lệch dòng điện thứ tự nghịch (87Q) 73
II.2.2.1. Phương pháp tính toán dòng so lệch 74
II.2.2.2. Phương pháp tính toán dòng điện hãm 75
II.2.3. Bảo vệ so lệch tổng trở cao (87H)/ Bảo vệ so lệch tổng trở 78
cao với CT khác tỷ số biến
II.2.4. Bảo vệ so sánh pha dòng điện 82
II.2.4.1. Nguyên lý hoạt động 82
II.2.4.2. Đặc điểm của nguyên lý bảo vệ so sánh pha dòng 84
điện
II.3. Bảo vệ tổng trở thấp (Bảo vệ khoảng cách) 84
II.3.1. Nguyên lý bảo vệ khoảng cách (21) 84
II.3.2. Giá trị khởi động của các rơle bảo vệ khoảng cách 86
II.3.3. Đặc tính làm việc của các rơle bảo vệ khoảng cách 86
II.3.4. Các dạng đặc tính thường gặp 88
II.4. Bảo vệ dựa trên nguyên lý xếp chồng (Superimposed quantities 88
hoặc Incremental quantity-based protection)
Chương 3. BẢO VỆ CÁC MÁY BIẾN ÁP LỰC 92
III.1. Giới thiệu chung 92
III.2. Các loại sự cố có thể xảy ra với máy biến áp 93
III.3. Bảo vệ quá dòng điện cho các máy biến áp lực (Phương thức 94
chỉnh định)
III.3.1. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh (50) 94
III.3.2. Bảo vệ quá dòng cho cuộn dây thứ ba (Cuộn tam giác) 95
III.3.3. Bảo vệ quá dòng có thời gian (Dự phòng) 96
III.3.4. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (TTN) 96

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 3
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

III.4. Bảo vệ so lệch dòng điện cho các máy biến áp 96


III.4.1. Các vấn đề liên quan tới bảo vệ so lệch cho máy biến áp - 96
Phương thức xử lý trong các rơle phổ biến
III.4.1.1. Ảnh hưởng của tổ đấu dây máy biến áp 96
III.4.1.2. Ảnh hưởng của dòng điện thứ tự không khi có 97
chạm đất ngoài vùng
III.4.1.3. Ảnh hưởng của tỷ số biến dòng các phía không 97
phù hợp
III.4.1.4. Ảnh hưởng của dòng từ hóa khi đóng máy biến áp 98
không tải
III.4.2. Hiện tượng bão hòa máy biến dòng & Phương pháp 102
chống tác động nhầm trong các rơle phổ biến
III.4.3. Hãm theo sóng hài và hiện tượng xung kích đồng điệu 106
(Sympathetic inrush current)
III.5. Bảo vệ các máy biến áp tự ngẫu và tổ 3 máy biến áp một pha 108
(Phân tích dựa trên rơle bảo vệ so lệch MBA của hãng ABB)
III.5.1. Bảo vệ dựa trên cân bằng số Ampe-vòng 110
III.5.1.1. Bảo vệ các MBA tự ngẫu với cuộn tam giác 110
không mang tải hoặc tải nhẹ
III.5.1.2. Bảo vệ các MBA tự ngẫu với cuộn tam giác mang 111
tải
III.5.1.3. Trường hợp MBA tự ngẫu được ghép từ 3 MBA 111
một pha
III.5.2. Bảo vệ dựa trên định luật Kirchhoff 1 114
III.6. Bảo vệ chống chạm đất hạn chế 87N (Restricted Earth Fault- 116
REF)
III.6.1. Lý do sử dụng chức năng bảo vệ chống chạm đất hạn chế 116
III.6.2. Chỉnh định và nguyên lý hoạt động của bảo vệ chống 117
chạm đất hạn chế
III.7. Bảo vệ so lệch tổng trở cao cho chức năng REF 118
III.8. Bảo vệ chống quá tải (49) 119
III.9. Bảo vệ chống quá kích mạch từ (24) 123

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 4
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

III.10. Bảo vệ các máy biến áp zig - zag 125


III.11. Các bảo vệ khác của máy biến áp 128
III.11.1. Rơle hơi (Rơle Buchholz) và rơle dòng dầu 128
III.11.2. Rơle áp lực 130
III.11.3. Thiết bị chỉ báo mức dầu 131
III.11.4. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây 132
III.11.4.1. Vai trò và phân loại thiết bị chỉ báo nhiệt độ cho 132
MBA
III.11.4.2. Cấu trúc của thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu 133
III.11.4.3. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ cuộn dây 135
III.11.4.4. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ từ xa 136
Chương 4. BẢO VỆ CÁC ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP VÀ CÁP ĐIỆN 137
IV.1. Bảo vệ quá dòng/ quá dòng có hướng cho các đường dây truyền 137
tải/ Bảo vệ chống tụt lèo (46BC)
IV.1.1. Bảo vệ quá dòng/ quá dòng có hướng cho các đường dây 137
truyền tải
IV.1.2. Bảo vệ chống tụt lèo (46BC) 137
IV.2. Bảo vệ so lệch dọc cho các đường dây truyền tải 140
IV.2.1. Những vấn đề thực tế khi áp dụng nguyên lý so lệch 140
dòng điện
IV.2.1.1. Giới thiệu chung 140
IV.2.1.2. Bảo vệ so lệch dùng phương pháp so sánh điện 141
tích (Charge Comparison)
IV.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo vệ so lệch dọc 143
đường dây
IV.2.2. Bảo vệ so lệch dọc cho đường dây với sơ đồ thanh góp 151

IV.2.3. Những vấn đề thực tế khi áp dụng nguyên lý bảo vệ so 156
sánh pha dòng điện
IV.3. Bảo vệ khoảng cách cho các đường dây truyền tải 158
IV.3.1. Những vấn đề thực tế khi áp dụng nguyên lý bảo vệ tổng 158
trở

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 5
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IV.3.1.1. Ảnh hưởng của điện trở quá độ tại điểm sự cố 158
IV.3.1.2. Ảnh hưởng của dao động điện 162
IV.3.1.3. Chức năng chống chồng lấn tải 165
IV.3.2. So sánh ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của các 167
phương pháp liên động (POTT, PUTT, …)
IV.3.2.1. Tóm tắt về các phương thức liên động giữa các 167
rơle bảo vệ khoảng cách
IV.3.2.2. So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp 170
liên động
IV.3.3. Bảo vệ các đường dây song song 171
IV.3.3.1. Ảnh hưởng của hỗ cảm giữa các đường dây 171
IV.3.3.2. Cắt tuần tự máy cắt và hiện tượng đảo ngược 173
dòng điện với đường dây song song
IV.3.4. Bảo vệ các đường dây có rẽ nhánh/rẽ nhánh có 175
nguồn/đường dây có máy biến áp
IV.3.5. Bảo vệ các đường dây có tụ bù dọc/Hiện tượng đảo 177
ngược điện áp/Hiện tượng đảo ngược dòng điện
IV.3.5.1. Giới thiệu chung 177
IV.3.5.2. Hiện tượng đảo ngược điện áp 178
IV.3.5.3. Hiện tượng đảo ngược dòng điện 180
IV.3.5.4. Các khuyến cáo chỉnh định bảo vệ khoảng cách 183
IV.3.6. Bảo vệ các đường dây ngắn 183
IV.4. Bảo vệ các đường cáp điện cao áp 185
IV.4.1. Các loại cáp cao áp/ Nối đất vỏ cáp 185
IV.4.1.1. Các loại cáp điện cao áp và siêu cao áp 185
IV.4.1.2. Phương thức nối đất của cáp 187
IV.4.2. Phương thức bảo vệ rơle cho cáp cao áp 189
IV.4.2.1. Các vấn đề liên quan tới bảo vệ cho cáp cao áp 189
IV.4.2.2. Các vấn đề liên quan tới phương thức bảo vệ cho 191
một số trường hợp đặc biệt
IV.5. Tự đóng lại các đường dây truyền tải 192

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 6
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IV.5.1. Giới thiệu chung về tự đóng lại 192


IV.5.1.1. Giới thiệu chung 192
IV.5.1.2. Các đại lượng thời gian của tự đóng lại 193
IV.5.1.3. Các vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn thời gian 194
chết của TĐL
IV.5.2. Chức năng tự đóng lại cho đường dây truyền tải 195
IV.5.2.1. Các vấn đề cần quan tâm 195
IV.5.2.2. Các chức năng giám sát khi TĐL 196
IV.6. Định vị sự cố trên đường dây truyền tải 196
IV.6.1. Ý nghĩa của việc định vị chính xác điểm sự cố trên 196
đường dây tải điện
IV.6.2. Tổng hợp về các phương pháp định vị sự cố trên đường 197
dây truyền tải
IV.6.2.1. Phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo 197
lường từ một phía
IV.6.2.2. Phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo 198
lường từ hai phía
IV.6.2.3. Phương pháp định vị sự cố dựa trên nguyên lý 200
sóng lan truyền
Chương 5. BẢO VỆ CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN 202
V.1. Từ trường quay và quan hệ giữa rotor và stator trong máy phát 202
điện
V.2. Hiện tượng trượt cực từ, dao động điện 207
V.3. Đặc tính công suất phát của máy phát 208
V.4. Nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của bộ PSS 216
V.4.1. Đặc điểm của dao động công suất trong hệ thống điện 216
V.4.1.1. Dao động cục bộ hoặc dao động một hệ thống máy 216
phát (Local, intraplant)
V.4.1.2. Dao động liên khu vực (Inter-area) 216
V.4.1.3. Dao động điều khiển 216
V.4.1.4. Dao động xoắn 216

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 7
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

V.4.2. Vai trò và nguyên lý hoạt động của bộ PSS 217


V.4.2.1. Giới thiệu chung 217
V.4.2.2. Cơ sở lý thuyết của PSS 217
V.4.2.3. Đặc điểm và phân loại PSS 218
V.4.2.4. Cấu trúc điển hình của bộ PSS 220
V.5. Bảo vệ so lệch cho máy phát điện. Phân tích chỉnh định 220
V.6. Bảo vệ quá dòng (51&27, 51V). Phân tích chỉnh định 225
V.7. Bảo vệ khoảng cách dự phòng. Ảnh hưởng của tổ đấu dây máy 226
biến áp tăng áp tới tổng trở đo được
V.8. Bảo vệ chống chạm đất cuộn dây stator 230
V.8.1. Sự cần thiết giới hạn dòng chạm đất và các phương pháp 230
nối đất máy phát
V.8.2. Bảo vệ chống chạm đất 90 ÷ 95% cuộn dây stator 232
V.8.2.1. Sử dụng các sơ đồ bảo vệ theo điện áp 232
V.8.2.2. Sử dụng các sơ đồ bảo vệ theo dòng điện 236
V.8.3. Bảo vệ chống chạm đất 100% cuộn dây stator 237
V.8.3.1. Bảo vệ chống chạm đất sử dụng thành phần hài 237
điện áp bậc 3
V.8.3.2. Bảo vệ chống chạm đất sử dụng nguồn phụ tần số 242
thấp
V.9. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch 244
V.9.1. Ảnh hưởng của dòng điện thứ tự nghịch 244
V.9.1.1. Hiệu ứng về nhiệt 244
V.9.1.2. Hiệu ứng tạo mô men cản 245
V.9.2. Khả năng chịu quá nhiệt do dòng điện TTN của các máy 246
phát đồng bộ và bảo vệ quá dòng TTN
V.10. Bảo vệ chống luồng công suất ngược 249
V.10.1. Ảnh hưởng tới tuabin hơi và các loại tuabin khác 249
V.10.2. Các bảo vệ cơ khí với tuabin hơi 250
V.10.3. Các bảo vệ theo đại lượng điện 250
V.11. Bảo vệ chống chạm đất cuộn dây rotor 251

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 8
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

V.11.1. Phương pháp bơm nguồn phụ xoay chiều (ac) 251
V.11.2. Phương pháp bơm nguồn phụ một chiều (dc) 253
V.12. Bảo vệ quá từ thông lõi từ (V/f) 255
V.12.1. Nguyên nhân gây quá từ thông mạch từ và hệ quả 255
V.12.2. Các bảo vệ và tính toán chỉnh định 256
V.12.2.1. Các bộ giới hạn tỷ số V/f 256
V.12.2.2. Rơle tác động theo tỷ số V/f (Chức năng 24) 257
V.13. Bảo vệ theo tần số (81O, 81U) 257
V.13.1. Ảnh hưởng của tần số tới máy phát và tuabin và hệ 257
thống kích từ
V.13.1.1. Ảnh hưởng tới các máy phát điện 257
V.13.1.2. Ảnh hưởng tới các tuabin hơi 258
V.13.1.3. Ảnh hưởng tới các tuabin khí 258
V.13.1.4. Ảnh hưởng tới các tuabin máy phát thủy điện 258
V.13.1.5. Ảnh hưởng của tần số tới hệ thống kích từ 259
V.13.2. Bảo vệ theo tần số 259
V.14. Bảo vệ thấp kích từ 260
V.15. Hiện tượng mất đồng bộ 261
V.16. Bảo vệ khi mất kích từ (40) 264
V.16.1. Nguyên nhân và phân tích ả̉̉̉nh hưởng tới máy phát 264
V.16.2. Bảo vệ mất kích từ (Loss of field - 40) 266
V.16.2.1. Phương thức bảo vệ chống mất kích từ dựa theo 267
đặc tính tổng trở âm
V.16.2.2. Phương thức bảo vệ chống mất kích từ dựa theo 269
đặc tính tổng trở kết hợp phần tử định hướng
V.17. Hòa đồng bộ các máy phát điện 270
V.17.1. Các ảnh hưởng tới máy phát và máy biến áp tăng áp 270
V.17.2. Rơle kiểm tra đồng bộ (25) 272
V.17.3. Bảo vệ khi máy cắt đóng chậm (Breaker failure-to-close 275
or Slow close protection)
V.18. Bảo vệ chống đóng điện không mong muốn (Accidental 276

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 9
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Energization Protection)
V.18.1. Nguyên nhân và các hệ quả 276
V.18.2. Các bảo vệ 278
Chương 6. BẢO VỆ CÁC HỆ THỐNG THANH GÓP 280
VI.1. Giới thiệu chung về bảo vệ thanh góp 280
VI.2. Bảo vệ so lệch tổng trở thấp cho các hệ thống thanh góp 283
VI.2.1. Giới thiệu về các cấu hình bảo vệ so lệch thanh góp 283
VI.2.2. Các vấn đề cần quan tâm với bảo vệ so lệch thanh góp 284
VI.2.2.1. Chọn tín hiệu dòng điện cho vùng bảo vệ 284
VI.2.2.2. Giải quyết các vấn đề liên quan tới trạng thái tiếp 285
điểm phụ của dao cách ly
VI.2.2.3. Vị trí của BI và ảnh hưởng tới bảo vệ so lệch 290
thanh góp
VI.2.3. Các vấn đề cần quan tâm khác 293
VI.2.3.1. Các vấn đề cần chú ý 293
VI.2.3.2. Vùng kiểm tra (Check Zone) của bảo vệ so lệch 294
thanh góp
VI.3. Bảo vệ so lệch tổng trở cao cho các hệ thống thanh góp 295
VI.4. So sánh ưu nhược điểm của bảo vệ so lệch tổng trở cao và tổng 298
trở thấp
VI.5. Chức năng bảo vệ 50-Stub (End-zone protection) 298
VI.6. Phương thức bảo vệ các thanh góp trung áp 300
Chương 7. BẢO VỆ CÁC ĐỘNG CƠ ĐIỆN 302
VII.1. Giới thiệu chung về các động cơ điện 302
VII.2. Đặc tính chịu nhiệt và mô hình nhiệt của động cơ 304
VII.3. Bảo vệ chống hiện tượng khởi động nhiều lần 308
VII.4. Bảo vệ chống quá tải 311
VII.5. Bảo vệ chống quá nhiệt 312
VII.6. Bảo vệ chống thất tốc 312
VII.7. Bảo vệ chống ngắn mạch 313
VII.8. Bảo vệ chống chạm đất cuộn dây stator 313

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 10
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

VII.9. Bảo vệ quá dòng/ quá áp thứ tự nghịch 315


VII.10. Bảo vệ quá áp/ thấp áp 315
VII.11. Bảo vệ chống đóng điện trở lại không đồng pha 315
VII.12. Bảo vệ khi mất tải 317
VII.13. Bảo vệ các động cơ đồng bộ 317
Chương 8. BẢO VỆ CÁC KHÁNG ĐIỆN 318
VIII.1. Giới thiệu chung về kháng điện 318
VIII.2. Đóng cắt các kháng điện 321
VIII.2.1. Quá trình đóng điện 321
VIII.2.2. Quá trình cắt điện 321
VIII.3. Bảo vệ các kháng điện 322
VIII.3.1. Các dạng sự cố với kháng điện 322
VIII.3.2. Phương thức bảo vệ các kháng điện 323
VIII.3.2.1. Sơ đồ phương thức bảo vệ chung với kháng 323
điện nối thanh góp hoặc đường dây
VIII.3.2.2. Sơ đồ phương thức bảo vệ với kháng khô nối tại 324
cuộn tam giác các MBA truyền tải
VIII.3.3. Một số lưu ý đối với chỉnh định rơle bảo vệ các kháng 325
điện
VIII.3.3.1. Bảo vệ so lệch dòng điện pha (87P) 325
VIII.3.3.2. Bảo vệ quá dòng điện (50/51) 325
Chương 9. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG SÓNG HÀI TỚI BẢO VỆ 327
ĐƯỜNG DÂY, MÁY BIẾN ÁP, MÁY PHÁT ĐIỆN
IX.1. Mô tả hiện tượng và các chỉ tiêu đánh giá sóng hài 327
IX.1.1. Mô tả hiện tượng sóng hài 327
IX.1.2. Các chỉ số đánh giá sóng hài trong lưới điện 330
IX.1.2.1. Tổng độ méo sóng hài (Áp dụng cho điện áp và 330
dòng điện, ký hiệu là THDv và THDi)
IX.1.2.2. Tổng độ méo nhu cầu (Ký hiệu TDDv và TDDi) 331
IX.2. Các nguồn phát sinh sóng hài trong lưới điện 331
IX.2.1. Tổng quan về các nguồn phát sinh sóng hài và cơ chế lan 331

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 11
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

truyền sóng hài trong lưới điện


IX.2.2. Các nguồn phát sinh sóng hài chính trong lưới điện 332
IX.2.2.1. Các máy biến áp 332
IX.2.2.2. Các động cơ 334
IX.2.2.3. Các thiết bị điện tử công suất 334
IX.2.2.4. Các thiết bị hồ quang 336
IX.3. Ảnh hưởng của sóng hài tới thiết bị và vận hành lưới điện 337
IX.3.1. Tổng quan về các ảnh hưởng của sóng hài 337
IX.3.2. Sóng hài và hiện tượng cộng hưởng 337
IX.3.2.1. Hiện tượng cộng hưởng song song 337
IX.3.2.2. Hiện tượng cộng hưởng nối tiếp 340
IX.3.2.3. Vai trò của điện trở và tải thuần trở với hiện 341
tượng cộng hưởng sóng hài
IX.3.3. Ảnh hưởng của sóng hài tới các động cơ và máy biến áp 343
IX.3.4. Sóng hài làm giảm hệ số công suất 344
IX.3.5. Ảnh hưởng của sóng hài tới các bộ tụ bù 344
IX.3.6. Ảnh hưởng tới thiết bị bảo vệ 345
IX.3.7. Ảnh hưởng tới thiết bị đo đếm 345
IX.4. Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của sóng hài trong hệ 346
thống điện
IX.4.1. Hiện tượng tự loại trừ sóng hài 346
IX.4.2. Sử dụng các bộ chỉnh lưu loại nhiều xung 347
IX.4.3. Sử dụng các cuộn kháng nối tiếp 348
IX.4.4. Sử dụng các máy biến áp với tổ đấu dây tam giác 348
IX.4.5. Sử dụng các bộ lọc sóng hài 349
IX.4.5.1. Bộ lọc sóng hài thụ động 349
IX.4.5.2. Các bộ lọc sóng hài tích cực 349
IX.4.5.3. Các bộ lọc hỗn hợp (Kiểu lai ghép) 350
IX.4.5.4. So sánh giữa bộ lọc thụ động và bộ lọc chủ động 351
IX.4.6. Sử dụng các máy biến áp nối zig - zag 351

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 12
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Dưới đây là một số chữ viết tắt thường hay sử dụng trong tài liệu:

- AC: Xoay chiều


- ALF: Accuracy Limit Factor
- AVR: Automatic Voltage Regulator (Tự động điều chỉnh điện áp)
- BCU: Khối điều khiển ngăn lộ
- BI: Biến dòng điện
- BU: Biến điện áp
- BV: Bảo vệ
- BVSL: Bảo vệ so lệch
- CPU: Bộ xử lý trung tâm
- CT: Máy biến dòng điện (Current Transformer)
- DAU: Data Acquisition Unit
- DC: Một chiều
- DCB: Directional Comparison Blocking
- DCUB: Directional Comparison Unblocking
- DTT: Truyền cắt trực tiếp
- DUTT: Direct Underreaching Transfer Trip
- DZK: Đường dây không
- GPS: Hệ thống định vị toàn cầu (Global positioning system)
- HTĐ: Hệ thống điện
- IEC: Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical
Commission)
- MBA: Máy biến áp
- MC: Máy cắt
- MFĐ: Máy phát điện
- MTA: Maximum Torque Angle
- OTI: Oil temperature indicator
- OTLC: Onload Tap changer (Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải)
- POTT: Permissive Overreaching Transfer Trip
- PSB: Power Swing Blocking

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 13
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- PSS: Ổn định hệ thống điện


- PUTT: Permissive Underreaching Transfer Trip
- RCA: Relay Characteristic Angle
- REF: Restricted Earth Fault
- RTI: Remote temperature indicator
- SF: Safety Factor
- SVC: Static Var Compensator
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- TDD: Total Demand Distortion (Tổng độ méo nhu cầu)
- TĐL: Tự đóng lại
- THD: Total Harmonic Distortion (Tổng độ méo sóng hài)
- TI: Biến dòng điện
- TTK: Thành phần thứ tự không
- TTN: Thành phần thứ tự nghịch
- TTT: Thành phần thứ tự thuận
- TU: Máy biến điện áp
- WTI: Winding temperature indicator

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 14
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 1. MÁY BIẾN DÒNG & MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP


DÀNH CHO HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ

I.1. Tổng quan chung về máy biến dòng điện


I.1.1. Nhiệm vụ của máy biến dòng điện
Máy biến dòng điện có các nhiệm vụ chính sau:
- Biến đổi tỷ lệ dòng điện sơ cấp có giá trị cao xuống dòng điện thứ cấp có giá
trị tiêu chuẩn (1A hoặc 5A).
- Cách ly giữa mạch sơ cấp điện áp cao và mạch thứ cấp. Để đảm bảo an toàn
cho người sử dụng và trang thiết bị thì phía thứ cấp của BI bắt buộc phải nối đất.
- Tạo sự phối hợp dòng điện giữa các pha theo yêu cầu (Ví dụ để cộng các
dòng điện theo các sơ đồ lọc dòng điện thứ tự không).
Máy biến dòng điện được viết tắt là BI (Theo TCVN) hoặc còn được biết với
tên gọi khác là TI (Tên phiên âm từ tiếng Nga) và CT (Tên tiếng Anh viết tắt của
Currrent Transformer).

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý của BI và ký hiệu theo các tiêu chuẩn IEEE và IEC

Hình 1.2. Máy biến dòng điện & máy biến điện áp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 15
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

I.1.2. Nguyên lý làm việc của máy biến dòng điện


Máy biến dòng điện làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ tương tự
như các máy biến áp, tuy nhiên có sự khác biệt như sau: Dòng điện sơ cấp trong các
máy biến áp thay đổi tùy theo tải (Hoặc dòng điện) phía thứ cấp. Với máy biến dòng
điện thì dòng sơ cấp là dòng của hệ thống cần đo và dòng thứ cấp phụ thuộc vào
dòng sơ cấp này.
Với các máy biến áp: Trong chế độ không tải, chỉ có dòng từ hóa chạy trong
cuộn sơ cấp, cuộn sơ cấp sẽ lấy dòng điện từ phía hệ thống tương ứng với tải cần ở
phía thứ cấp. Với máy biến dòng điện: Cuộn sơ cấp được đấu nối tiếp với thiết bị
cần đo dòng điện và dòng chạy qua phía sơ cấp chính là dòng của thiết bị này. Do
đó dòng điện phía sơ cấp của BI không phụ thuộc vào tải nối vào phía thứ cấp; vì
vậy phương trình mô tả nguyên lý làm việc của BI sẽ dựa theo sự cân bằng số ampe
- vòng của phía sơ cấp và thứ cấp của BI:
Isơ cấp * wsơ cấp = Ithứ cấp * wthứ cấp
I.1.3. Sai số của máy biến dòng điện
Nếu bỏ qua dòng từ hóa lõi thép, biến dòng điện sẽ biến đổi một cách lý tưởng
dòng sơ cấp sang phía thứ cấp theo phương trình sau đây:
N2
I2  .I1
N1
Trong thực tế, luôn có dòng từ hóa và đó là một trong những nguyên nhân gây
ra sai số của biến dòng điện. Xét sơ đồ thay thế tương đương của BI tại hình 1.3
(Thông số các phần tử trên sơ đồ giả thiết được qui đổi về phía thứ cấp):

Hình 1.3. Sơ đồ thay thế tương đương của BI

Sơ đồ thay thế cho thấy dòng điện phía sơ cấp (Đã qui đổi) không hoàn toàn
chạy sang thứ cấp mà có một phần chạy vào mạch từ hóa gây ra sai số của BI; có
thể viết quan hệ giữa các dòng điện này như sau:
N2
I2  .I1  I e
N1

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 16
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Sai số do dòng từ hóa gây ra bao gồm cả sai số độ lớn (Sai số về tỷ số) và sai
số về góc pha (Có dịch pha giữa dòng sơ cấp và thứ cấp của BI).
I.1.4. Hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác của máy biến dòng điện
Dòng điện lớn nhất (Ips) mà tại đó biến dòng thể hiện sai số tới hạn theo tiêu
chuẩn qui định được gọi là:
- Dòng điện an toàn đối với các biến dòng dùng cho mục đích đo đếm.
- Dòng điện giới hạn theo độ chính xác với các BI dùng cho mục đích bảo vệ
rơle.
- Tỷ số giữa dòng điện Ips với dòng định mức của BI được gọi là:
+ Hệ số an toàn (Safety Factor - SF) với các biến dòng dùng cho mục đích đo
đếm (Thường có các giá trị 5 hoặc 10 theo tiêu chuẩn IEC)
+ Hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác (Accuracy Limit Factor - ALF)
với các BI dùng cho mục đích bảo vệ rơle (Thường có các giá trị 5 - 10 - 15 - 20 -
30 theo tiêu chuẩn IEC).
I.1.5. Thông số của máy biến dòng điện
Biến dòng điện được cho bởi các thông số như tỷ số biến, công suất và cấp
chính xác. Cấp chính xác (Là một hàm số phụ thuộc vào tải của BI và dòng điện
chạy qua biến dòng) được lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng của máy biến dòng
điện.
- Biến dòng điện dùng cho mục đích bảo vệ rơle phải có điện áp bão hòa đủ
lớn để có thể đo tương đối chính xác dòng điện sự cố. Các biến dòng loại này
thường có hệ số giới hạn độ chính xác ALF khá cao. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo
rằng các thiết bị nối tới biến dòng này (Ví dụ các rơle) phải có khả năng chịu dòng
điện lớn tương ứng.
- Biến dòng dùng cho mục đích đo đếm yêu cầu có độ chính xác cao hơn khi
làm việc với dòng điện lân cận giá trị định mức. Các thiết bị đo đếm thường có khả
năng chịu dòng lớn kém hơn so với rơle, do đó các biến dòng dùng cho mục đích
đo, đếm phải có điện áp bão hòa thấp để nhanh chóng bão hòa khi dòng điện tăng
cao do sự cố, mục đích để bảo vệ các thiết bị đo đếm.
- Hệ số an toàn (Safety Factor - SF) đối với biến dòng dùng cho đo đếm: Là tỷ
số giữa dòng điện sơ cấp giới hạn và dòng định mức của BI. Dòng điện giới hạn là
dòng điện lớn nhất cho phép mà tại đó sai số của máy biến dòng là 10%. Giá trị
thông dụng của SF là 5 hoặc 10.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 17
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 1.4. Định nghĩa hệ số an toàn với biến dòng dùng cho đo, đếm

Một máy biến dòng có thể có nhiều lõi: Có các lõi dùng cho ứng dụng rơle bảo
vệ và có các lõi dùng cho mục đích đo đếm. Ví dụ về thông số của BI:

+ Dòng điện định mức sơ cấp: 200A


+ Dòng điện định mức thứ cấp: 5A
+ Tải định mức: 15VA
+ Hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác ALF = 10; Cấp chính xác 5P
+ Khi dòng điện tăng tới ALF lần dòng định mức thì sai số về tỷ số biến tối đa
là 5%.

Hình 1.5. Ví dụ thông số máy biến dòng điện

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 18
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Một số định nghĩa liên quan tới máy biến dòng:


- Dòng định mức sơ cấp (I1): Được chế tạo theo tiêu chuẩn với các ngưỡng 10
- 12.5 - 15 - 20 - 25 - 30 - 40 - 50 - 60 - 75 A và các bội số nhân 10, 100 của các giá
trị này (Theo tiêu chuẩn IEC 60044-1).
- Theo hệ tiêu chuẩn ANSI/IEEE thì các giá trị dòng sơ cấp này được qui định
rõ với BI có một tỷ số biến. Các giá trị dòng sơ cấp tiêu chuẩn là 10; 15; 25; 40; 50;
75; 100; 200; 300; 400; 600; 800; 1200; 1500; 2000; 3000; 4000; 5000; 6000; 8000;
12000A.
- Dòng định mức thứ cấp (I2): Có giá trị tiêu chuẩn 1A hoặc 5A
- Tải đảm bảo chính xác: Giá trị tải của biến dòng mà tại đó độ chính xác vẫn
đảm bảo.
- Công suất định mức đảm bảo chính xác: Được cho theo VA và có các giá trị
thông dụng 1 - 2.5 - 5 - 10 - 15 - 30 VA. Đây là công suất mà máy biến dòng có thể
cấp với dòng định mức và vẫn đảm bảo sai số trong giới hạn cho phép.
- Công suất của máy biến dòng nên chọn phù hợp với tải yêu cầu, chọn công
suất lớn sẽ gây tốn kém về chi phí và nguy hiểm cho các thiết bị đo do điện áp bão
hòa cao.
- Cấp chính xác (class): Định rõ giới hạn sai số về tỷ số biến và góc pha của BI
tại các giá trị công suất và dòng điện nhất định.
- Cấp chính xác X (class X): Được định nghĩa trong tiêu chuẩn British
Standard BS 3938. Cấp chính xác này tương ứng với cấp PX trong tiêu chuẩn IEC
60044-1.
Các biến dòng thuộc cấp chính xác X có thông số được cho đầy đủ hơn các
cấp chính xác khác bao gồm: Giá trị nhỏ nhất của điện áp điểm gập Vk (Knee point
voltage); giá trị điện trở lớn nhất của mạch thứ cấp có thể nối vào; và có thể có thêm
giá trị lớn nhất của dòng từ hóa lõi thép (Ie) tại mức điện áp Vk.

Hình 1.6. Ví dụ thông số của biến dòng cấp chính xác X

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 19
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Máy biến dòng cấp X có độ chính xác cao hơn so với cấp 5P và 10P: Do đặc
tính từ hóa của loại biến dòng cấp X được cho đầy đủ nên các máy biến dòng loại
này thường được sử dụng cho bảo vệ so lệch, đặc biệt đối với bảo vệ so lệch thanh
góp khi số lượng máy biến dòng lớn để giảm thành phần dòng điện không cân bằng
trong chế độ bình thường. Hiện nay do phát triển công nghệ trong rơle nên các bảo
vệ so lệch không yêu cầu sử dụng biến dòng cấp X.
- Điện áp điểm gập Vk:
Khi phân tích trong miền thời gian thì BI bị bão hòa nếu trong một giai đoạn
nào đó của dạng sóng nếu từ thông không đổi và dòng điện thứ cấp giảm tới 0 (A).
Khái niệm trên đây đúng trong miền thời gian, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần
định nghĩa sự bão hòa theo giá trị hiệu dụng của dòng điện và điện áp để có thể
thuận tiện khi làm việc với các sơ đồ thay thế tương đương và đặc tính từ hóa của
BI.
Tiêu chuẩn IEEE không định nghĩa cụ thể điểm bão hòa, tuy nhiên có định
nghĩa về điểm gập trên đặc tính từ hóa của BI là điểm mà tại đó đường tiếp tuyến
tạo một góc 450.

Hình trên thể hiện điểm gập trên đặc tính từ hóa của BI loại 2000/5 với điện áp
điểm gập là 200 V. Điểm gập trên đặc tính từ hóa thể hiện điểm mà các BI bắt đầu
hoạt động không tuyến tính do lõi từ bắt đầu bị bão hòa.
Tuy nhiên khi phân tích sử dụng các giá trị hiệu dụng thì không thể biểu diễn
điểm trên dạng sóng mà BI bắt đầu bão hòa. Thay vào đó có thể hiểu điểm bão hòa
là khi BI bắt đầu thể hiện sai số lớn hơn 10%.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 20
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Như vậy điểm bão hòa và điểm gập trên đặc tính từ hóa không phải là một mà
là các điểm khác nhau. Điện áp điểm gập thường khoảng 46% của điện áp bão hòa.
So sánh tiêu chuẩn ANSI/IEEE và IEC:
- Tiêu chuẩn ANSI/IEEE: Điểm gập trên đặc tính từ hóa của BI là điểm mà tại
đó đường tiếp tuyến tạo một góc 450.
- Tiêu chuẩn IEC: Điểm gập là giao điểm của hai đường thẳng kéo dài từ phần
không bão hòa và phần bão hòa của đường cong đặc tính từ hóa.
Với các định nghĩa trên thì điện áp điểm gập theo tiêu chuẩn IEC cao hơn so
với tiêu chuẩn ANSI/IEEE:

Hình 1.7. Điểm gập theo định nghĩa của tiêu chuẩn ANSI/IEEE và IEC

- Hệ số giới hạn chính xác thực tế: Là tỷ số giữa dòng điện lớn nhất cho phép
theo độ chính xác và dòng định mức của BI khi tải thực tế của BI khác với tải định
mức. Hệ số giới hạn độ chính xác của BI thay đổi tùy theo mức độ tải, với BI mang
tải thấp hơn định mức thì hệ số giới hạn độ chính xác có thể được tính toán cao hơn
so với giá trị định mức mà nhà sản xuất đã cho và ngược lại nếu BI mang tải lớn
hơn định mức.
- Hệ số giới hạn độ chính xác (ALF): Là tỷ số giữa dòng điện cho phép lớn
nhất (Ví dụ 10 lần dòng định mức) mà tại đó BI vẫn đảm bảo độ chính xác theo qui
định và dòng định mức của BI.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 21
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Dòng điện ổn định nhiệt cho phép: Tương ứng với dòng điện lớn nhất mà BI
có thể chịu được trong 1 giây (Tính theo kA) khi phía thứ cấp của BI được nối ngắn
mạch.
- Điện áp định mức của BI: Là điện áp định mức của phía sơ cấp của BI.
Thông thường nhà sản xuất còn chỉ rõ thêm về điện áp chịu đựng lớn nhất trong một
phút tại tần số cơ bản và điện áp xung. Các giá trị điện áp này được tiêu chuẩn hóa.
Ví dụ: Với BI có điện áp định mức 24 kV thì BI phải chịu được 50 kV tại tần số
50Hz trong 1 phút và 125kV điện áp xung.
I.2. Hiện tượng hở mạch và bão hòa máy biến dòng điện
Để hiểu được hiện tượng bão hòa BI sẽ cần phân tích về sự hoạt động của BI
và hiện tượng gì xảy trong lõi từ khi khi BI bị bão hòa do dòng điện đối xứng, dòng
không đối xứng (Có chứa thành phần DC) và do từ dư. Sau đó là sự liên hệ giữa
hoạt động của lõi từ và sơ đồ thay thế của BI.
I.2.1. Nguyên lý hoạt động của BI
Cấu trúc đơn giản nhất của BI gồm 2 cuộn dây quấn quanh một lõi từ, thông
thường cuộn sơ cấp chỉ là một thanh dẫn chạy xuyên qua lõi. Khi một từ thông biến
chạy qua cuộn dây sẽ sinh ra điện áp cảm ứng (Từ thông là lượng từ trường chạy
thông qua một vật liệu nào đó, ví dụ lõi từ).
Dòng xoay chiều sơ cấp IP chạy qua cuộn sơ cấp tạo ra từ trường biến thiên H
và tương ứng là từ thông Φ qua (quanh) lõi từ, từ thông biến thiên này móc vòng
qua cuốn thứ cấp. Quá trình diễn biến tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tải nối vào cuộn
thứ cấp này.
Nếu cuộn thứ cấp nối tới tải thì từ thông biến thiên trong lõi từ sẽ cảm ứng
một điện áp Vs trên cuộn thứ cấp, điện áp Vs này tạo ra một dòng điện xoay chiều
Is chạy trong cuộn thứ cấp. Dòng điện trong cuộn thứ cấp tạo ra một từ trường biến
thiên của riêng nó và tương ứng là từ thông biến thiên chạy trong lõi từ, từ thông
này có chiều ngược lại so với từ thông sơ cấp. Từ thông sơ cấp và từ thông thứ cấp
triệt tiêu nhau, do đó từ thông trong lõi từ có giá trị rất nhỏ cho đến khi lõi từ bị bão
hòa.
Nếu cuộn thứ cấp bị hở mạch thì không có dòng điện thứ cấp nên không thể
tạo ra từ thông thứ cấp ngược chiều, do đó từ thông trong lõi từ bằng với từ thông
tạo ra bởi dòng điện sơ cấp và có giá trị rất lớn. Từ thông rất lớn này sẽ cảm ứng
một điện áp thứ cấp rất lớn trên cuộn thứ cấp, điện áp cảm ứng đó sẽ gây nguy hiểm
cho các trang thiết bị trong mạch thứ cấp và cho nhân viên vận hành.
I.2.2. Tại sao BI bị bão hòa
Một cách lý tưởng thì dòng điện thứ cấp có dạng sóng hoàn toàn giống dòng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 22
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

điện sơ cấp, chỉ khác về độ lớn tùy theo tỷ số vòng dây. Tuy nhiên khi BI bị bão hòa
thì Is không giống so với Ip. Lý do BI bị bão hòa liên quan tới các hiện tượng vật lý
bên trong BI trong quá trình từ hóa.
Lõi từ được tạo thành bởi vô số các phần tử lưỡng cực từ, có thể được coi như
các các phân tử nam châm.

Bình thường các phân tử nam châm này sắp xếp một cách hỗn độn trong lõi từ
như trong hình dưới đây:

Khi dòng điện sơ cấp (IP) chạy qua cuộn sơ cấp tạo ra từ trường H, độ lớn của
từ trường này ảnh hưởng tới các phân tử nam châm trong lõi từ và bắt buộc các nam
châm này phải bắt đầu sắp xếp theo chiều của từ trường bên ngoài, từ đó tạo ra từ
thông Φ trong lõi từ. Dòng điện IP càng lớn thì từ trường H càng mạnh và càng có
nhiều phân tử nam châm sắp xếp cùng hướng. Số phân tử nam châm xếp cùng
hướng tại một thời điểm chính là giá trị mật độ từ thông (B). Khi tất cả các phân tử
nam châm đã xếp cùng hướng thì mật độ từ thông của lõi từ đã đến tới hạn và khi
đó lõi từ coi là bị bão hòa.
Quan hệ giữa cường độ của từ trường (H) và mật độ từ trường (B) thể hiện bởi
đường cong B-H của lõi từ. Các vật liệu từ khác nhau sẽ có đặc tính B-H khác nhau
tùy theo khả năng của vật liệu tương tác với từ trường.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 23
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Ma
gn
eti
c
Flu 1
x
De
nsi
ty 0
(B)

–1

–10 –5 0 5 10
Magnetic Field Strength (H)

Hoạt động của các phân từ nam châm sẽ quyết định khả năng của BI để sinh ra
dòng thứ cấp: Khi các nam châm thay đổi chiều, sắp xếp vào cùng hướng sẽ dẫn tới
từ thông trong lõi từ tăng lên, từ thông tăng lên sẽ cảm ứng ra điện áp V S ở cuộn thứ
cấp. Điện áp VS này lại sinh ra dòng điện IS chạy trong mạch thứ cấp. Khi lõi từ đạt
tới mật độ từ thông tối đa thì tất cả các nam châm đã xếp cùng hướng, từ thông
trong lõi từ không thể biến thiên nữa, điện áp cảm ứng VS bị giảm tới 0 và dòng
điện IS không thể chạy qua mạch nữa (Vì không có điện thế để đẩy các điện tích
tuần hoàn trong mạch).
Bão hòa BI có thể xảy ra với 2 trường hợp: Bão hòa đối xứng và bão hòa
không đối xứng.
I.2.2.1. Bão hòa đối xứng
Bão hòa đối xứng xảy ra do dòng điện đối xứng sơ cấp quá lớn chạy qua BI
(Dòng điện này có dạng sóng đối xứng trong các nửa chu kỳ dương và âm của dòng
điện).

Hình 1.8. Dòng sơ cấp, thứ cấp và phân tử nam châm trong lõi từ khi bão hòa đối xứng

Hình trên cho thấy dạng sóng của dòng điện sơ cấp IP và dòng điện thứ cấp IS
khi bão hòa đối xứng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 24
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Một cách lý tưởng, trước khi có dòng điện sơ cấp tại thời điểm a thì các phân
tử nam châm sắp xếp một cách hỗn độn, trong lõi từ không có từ dư.
Giữa a và b: Dòng điện IP bắt đầu chạy qua cuộn sơ cấp ở nửa chu kỳ dương,
các phân tử nam châm bắt đầu xếp hàng theo hướng dương của từ trường này. Khi
các phân tử lần lượt sắp xếp cùng hướng thì từ thông trong lõi từ biến thiên và sinh
ra dòng thứ cấp IS hoàn toàn giống IP (Giả thiết tỷ số biến là 1:1).
Trước khi hết nửa chu kỳ dương, thì tại thời điểm b tất cả các phân tử nam
châm trong lõi đã xếp cùng hướng dương, lõi từ đạt tới ngưỡng mật độ từ thông lớn
nhất (Bão hòa). Tại thời điểm này dù dòng IP có tiếp tục chạy qua cuộn sơ cấp thì sẽ
không có thêm bất cứ phân tử nam châm nào xếp hàng thêm, từ thông không đổi và
VS giảm tới 0 và IS cũng giảm tới 0.
Dòng điện IS sẽ duy trì bằng 0 cho tới khi IP đổi chiều, đảo ngược từ trường từ
thời điểm c. Khi từ trường đảo chiều sẽ làm các phân tử nam châm bắt đầu xếp hàng
theo chiều ngược lại, từ thông trong lõi từ lại biến thiên sinh ra dòng IS. Cho tới thời
điểm d thì toàn bộ nam châm đã xếp hàng theo chiều ngược lại, mật độ từ thông đạt
ngưỡng lớn nhất và không thể tăng thêm; điện áp VS và dòng điện IS giảm đến 0.
Trong hình trên đây thì độ lớn dòng điện sơ cấp đang giảm dần, tương ứng với
đó là thời gian bão hòa của BI trong từng chu kỳ cũng giảm đi. Chu kỳ thứ hai dòng
điện IP có biên độ thấp hơn tạo ra từ trường yếu hơn và yêu cầu mật độ từ thông nhỏ
hơn để tạo ra dòng điện thứ cấp, do chỉ yêu cầu ít phân tử nam châm sắp xếp hàng
nên dòng điện IS lặp lại được đúng dạng sóng của IP trong khoảng thời gian dài hơn.
Đến chu kỳ thứ ba thì độ lớn của dòng sơ cấp IP đã đủ thấp không gây bão hòa và
dòng thứ cấp IS hoàn toàn giống dòng sơ cấp IP.
I.2.2.2. Bão hòa không đối xứng

Hình 1.9. Dòng sơ cấp, thứ cấp và phân tử nam châm trong lõi từ khi bão hòa không đối xứng

Bão hòa không đối xứng xảy ra do thành phần DC trong dòng điện sơ cấp quá

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 25
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

lớn, giá trị đỉnh dòng điện ở các chu kỳ dương và âm không đối xứng. Thành phần
DC tắt dần làm diện tích các nửa chu kỳ dương và âm của dòng điện không bằng
nhau.
Từ điểm a tới b: Các nam châm đều xếp hàng theo chiều dương từ trường và
BI không bị bão hòa. Khi dòng IP đổi sang chiều âm (Từ b đến c), các nam châm bắt
đầu xếp theo chiều ngược lại, do diện tích phần âm của dòng điện giữa b và c rất
nhỏ nên chỉ có một số ít nam châm đảo chiều. Từ thời điểm c tất cả các nam châm
lại phải xếp hàng lại theo chiều dương, tuy nhiên hầu như các nam châm đã xếp
hàng theo chiều dương rồi nên chỉ đến d là toàn bộ nam châm đã xếp cùng hướng và
lõi từ bão hòa.
Trong trường hợp này chính thành phần DC tắt dần là tác nhân gây ra bão hòa
lõi từ chứ không phải độ lớn dòng điện sự cố. Thực tế là dòng điện I P không tồn tại
ở nửa chu kỳ âm đủ lâu để giải trừ toàn bộ các nam châm theo hướng âm, do đó gây
ra bão hòa ở nửa chu kỳ dương tiếp theo.
Mức độ bão hòa của BI cũng giảm dần khi dòng DC tắt dần.
Thời gian để BI rơi vào trạng thái bị bão hòa tùy thuộc độ lớn dòng điện, độ
lớn thành phần DC, tỷ số X/R của mạch, tải và từ dư trong lõi. Bão hòa đối xứng
thường xuất hiện trong nửa chu kỳ đầu tiên của dòng sự cố, trong khi đó bão hòa
không đối xứng có thể xảy ra sau một vài chu kỳ từ khi sự cố xảy ra.
Dạng sóng dòng điện trình bày trong các hình trên tương ứng với tình huống
BI bị bão hòa hoàn toàn. Với mức độ bão hòa thấp thì dạng sóng dòng điện khi bão
hòa cũng khó nhận dạng hơn.

Hình 1.10. Dạng sóng dòng điện khi BI bị bão hòa với mức độ khác nhau

Dạng sóng của dòng điện thứ cấp IS khi bão hòa cũng đồng thời phụ thuộc vào
loại tải thứ cấp (Tải thuần trở, thuần kháng hay hỗn hợp).
Dạng sóng dòng điện khác nhau vì với tải thuần kháng thì dòng điện qua điện
kháng không thể đột ngột giảm tới 0, do đó khi bị bão hòa dòng điện sẽ giảm từ từ
tới 0.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 26
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 1.11. Dạng sóng khi bão hòa với các loại tải thuần trở (a) và thuần kháng (b)

I.2.2.3. Ảnh hưởng của từ dư


Dòng điện sự cố được cắt tại thời điểm dòng điện đi qua 0; tuy nhiên tại thời
điểm dòng điện đi qua 0 thì trong lõi từ vẫn có một mật độ từ thông dương hoặc âm
dù dòng điện là đối xứng hay không đối xứng. Mật độ từ thông này có thể có giá trị
rất lớn nếu dòng sự cố lớn có kèm thành phần dc, mật độ từ thông còn lại trong lõi
từ khi đã cắt dòng sự cố được gọi là từ dư. Từ dư sẽ gây ảnh hưởng đến sự làm việc
của BI trong lần đóng điện tiếp theo. BI sẽ lâu bão hòa nếu từ dư ngược cực tính với
dòng điện khi đóng điện, và ngược lại sẽ nhanh chóng bão hòa nếu từ dư và dòng
điện cùng chiều.
Một hiện tượng nữa cũng gây ra từ dư trong lõi từ là ảnh hưởng của từ trễ:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 27
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Đường cong B-H của lõi từ cho thấy mật độ từ thông B luôn trễ sau cường độ
từ trường H, nghĩa là khi cường độ từ trường H bằng 0 thì mật độ từ thông vẫn đang
duy trì một giá trị nào đó.
Cách duy nhất có thể loại trừ từ dư là áp dụng biện pháp khử từ. Quá trình khử
từ có thể thực hiện bằng cách đưa vào dòng sơ cấp bằng dòng định mức, sau đó thay
đổi tải thứ cấp. Bắt đầu với tải với điện trở lớn để BI bão hòa hoàn toàn ở cả chu kỳ
dương và âm. Sau đó giảm mức độ bão hòa bằng cách từ từ giảm tải (Và cũng là
giảm điện áp thứ cấp) tới 0. Quá trình này có thể thực hiện trong giai đoạn bảo
dưỡng hoặc thí nghiệm BI, tuy nhiên thực tế hầu như không thực hiện thao tác này.

Hình 1.12. Ảnh hưởng của từ dư tới bão hòa BI

Ảnh hưởng của từ dư có thể làm BI bị bão hòa ngay nửa chu kỳ đầu tiên của
dòng điện. Do ảnh hưởng của từ dư chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tồn tại trong
khoảng nửa chu kỳ đầu tiên nên hầu như không ảnh hưởng tới sự làm việc của các
bảo vệ, do đó thường bỏ qua trong các tính toán về bão hòa BI. Tuy nhiên với các
bảo vệ hoạt động dựa theo thuật toán tính toán nhanh trong nửa chu kỳ đầu tiên thì
cần có các giải pháp tích hợp trong rơle để chống ảnh hưởng của bão hòa do từ dư.
I.3. Lựa chọn máy biến dòng điện có xét tới hiện tượng bão hòa
Sơ đồ thay thế của BI (Loại C) như hình 1.13. (BI loại C chỉ có một vòng dây
sơ cấp chạy xuyên qua lõi từ, cuộn thứ cấp quấn phân bố đều trên lõi. BI loại C có
từ thông rò rất nhỏ, do đó có thể đánh giá sai số của BI thông qua tính toán (C:
Calculation) sử dụng các đặc tính từ hóa tiêu chuẩn. Ngược lại các BI loại T số
vòng cuộn dây sơ cấp nhiều hơn, cuộn thứ cấp quấn tập trung chứ không phân bố
đều trên lõi, do đó có từ thông rò lớn và chỉ có thể đánh giá sai số thông qua thí
nghiệm (T: Test)).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 28
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 1.13. Biến dòng điện kiểu C và sơ đồ thay thế tương đương

Trong đó Rs là điện trở của cuộn thứ cấp BI, ZB là tổng trở tải của BI (Gồm
rơle và các dây nối nhị thứ). Phản ứng từ hóa của lõi từ được thể hiện bằng điện
kháng ZE, giá trị điện kháng này thay đổi khi lõi từ bị bão hòa và dẫn tới điện áp thứ
cấp VS và dòng điện từ hóa IE thay đổi (Thực tế giá trị ZE gồm cả thành phần điện
kháng và điện trở, tuy nhiên trong các tính toán bỏ qua thành phần điện trở từ hóa).
Thành phần ZE thay đổi theo mật độ từ thông trong lõi từ. Dòng điện IST là dòng sơ
cấp qui đổi về phía thứ cấp qua tỷ số biến lý tưởng.
Dòng điện từ hóa IE thể hiện thành phần dòng điện tổn hao qua nhánh từ hóa
và tương ứng với sai số của BI, do đó còn có thể gọi là dòng điện sai số. IE có giá trị
nhỏ khi ZE lớn (Chế độ bình thường), IE có giá trị lớn khi ZE rất nhỏ (Khi lõi từ bão
hòa).

Hình 1.14. Quan hệ giữa dòng sơ cấp, từ thông lõi từ và dòng từ hóa (Dòng sai số)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 29
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Từ đặc tính trên có thể thấy giai đoạn đường cong từ hóa nằm ngang tương
ứng với điện áp từ hóa (VE) tăng chậm nhưng dòng điện từ hóa tăng nhanh (IE)
tương ứng với tỷ số ZE = VE / IE rất nhỏ  khi lõi từ bão hòa thành phần ZE có giá
trị nhỏ. Giai đoạn lõi từ bão hòa thì độ từ thẩm của lõi từ rất thấp, xấp xỉ bằng độ từ
thẩm của không khí.
Khi BI bị bão hòa sẽ cung cấp thông tin không chính xác cho rơle và có thể
dẫn tới hoạt động sai của hệ thống bảo vệ; do vậy khi lựa chọn BI cho rơle bảo vệ
cần đảm bảo BI không bị bão hòa do dòng sự cố trong hệ thống cần bảo vệ.
I.3.1. Tiêu chí lựa chọn để BI không bão hòa với dòng sự cố đối xứng
Công thức đánh giá:
I FAULT Z B  RS
  20
I PRI Z BSTD  RS
Trong đó IFAULT và IPRI là dòng sự cố và dòng đinh mức sơ cấp của BI; ZB là
tải thực tế phía nhị thứ (Bao gồm cả dây nối nhị thứ); ZBSTD là tải nhị thứ định mức.
Giá trị 20 áp dụng với các BI theo tiêu chuẩn IEEE, với các BI theo tiêu chuẩn IEC
thì giá trị này chính là hệ số giới hạn dòng điện theo độ chính xác (Ví dụ 5P20).
Công thức trên đảm bảo BI không bị bão hòa khi có dòng sự cố đối xứng, tuy
nhiên dòng sự cố luôn không đối xứng do có thành phần DC tắt dần nên công thức
này không có nhiều ý nghĩa thực tế.
Khi BI nối hình sao (Y) và tính toán với sự cố 1 pha (Nếu dòng sự cố một pha
là lớn nhất), điện trở dây dẫn nhị thứ phải nhân 2 lần do dòng sự cố cần chạy qua
mạch nhị thứ và trở về. Tuy nhiên nếu BI cũng nối hình sao (Y) và tính toán dòng
ngắn mạch 3 pha là lớn nhất thì chỉ cần lấy giá trị điện trở dây dẫn nhị thứ một lần
do dòng 3 pha triệt tiêu tại tại điểm nối chung và không trở về qua dây trung tính.
ZBSTD là tải tiêu chuẩn của BI ứng với tỷ số biến cao nhất, khi dùng với tỷ số
biến thấp hơn cần phải hiệu chỉnh lại tải tiêu chuẩn bằng cách nhân với tỷ số của
đầu đang sử dụng chia cho tỷ số biến cao nhất.
Ví dụ biến dòng điện loại C800, 2000/5 và đang dùng đầu 1200/5 thì tải tiêu
chuẩn chỉ là:
800V 1,200A
Z BSTD    4.8()
20lÇn  5A 2,000A
Hay lúc này BI chỉ hoạt động tương tự như loại C480 (4.8Ω * 5A * 20lần =
480V).
I.3.2. Tiêu chí lựa chọn để BI không bão hòa với dòng sự cố không đối xứng
Trong thực tế dòng sự cố luôn chứa thành phần DC tắt dần, thành phần DC
này tắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào tỷ số X/R tương đương của lưới; do đó công

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 30
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

thức tính toán để tranh BI bão hòa khi dòng sự cố không đối xứng sẽ gồm cả thành
phần X/R:
IFAULT ZB  RS  X 
   20
IPRI ZB sin  RS  R 
1

Với trường hợp lõi từ còn có từ dư: Không thể biết trước được trong lõi từ còn
bao nhiêu từ dư và cực tính của từ dư như thế nào; trong trường hợp xấu nhất nếu từ
dư có thể làm BI nhanh chóng bị bão hòa. Tuy nhiên từ dư chỉ ảnh hưởng trong nửa
chu kỳ đầu tiên, do đó trong thực tế không xét đến ảnh hưởng này khi lựa chọn BI.
I.4. So sánh biến dòng điện theo các tiêu chuẩn IEC và ANSI
Theo tiêu chuẩn ANSI/IEEE có hai loại BI thông dụng là kiểu C và kiểu T.
Các BI kiểu T chỉ có thể đánh giá được sai số thông qua đặc tính từ hóa mà nhà sản
xuất cung cấp; BI kiểu C có thể tính toán được sai số. Theo sau các chữ số chỉ kiểu
BI (C hoặc T) là số chỉ điện áp thứ cấp khi:
- Tải là định mức
- Dòng điện trong mạch gấp 20 lần dòng định mức thứ cấp
- Sai số tỷ số không vượt quá 10%

Hình 1.15. Quan hệ giữa dòng sơ cấp và thứ cấp của biến dòng kiểu T

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 31
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Với BI dùng cho rơle thì các giá trị điện áp thông dụng là 100, 200, 400 và
800 tương ứng với tải tiêu chuẩn ký hiệu B-1, B-2, B-4, B-8 (Tại hệ số công suất
0.5), tải tiêu chuẩn tính theo Ω.
Như vậy BI loại C800 với tải tương ứng B-8 và tỷ số biến 2000/5 sẽ có điện
áp thứ cấp là 8Ω * 5A * 20 lần = 800V.
So sánh với tiêu chuẩn IEC, biến dòng được cho với thông số như sau:
30 VA Class 10 P 30
2000/5
Hệ số giới hạn độ chính xác: 30 lần
Dùng cho các thiết bị bảo vệ (Không dùng cho đo đếm)
Cấp chính xác 10P:
Tải định mức cho phép: 30VA
Do vậy điện áp thứ cấp tại tải định mức và dòng thứ cấp định mức là:
30VA/5A = 6 V
Sai số của BI sẽ không quá 10% khi dòng điện thứ cấp gấp 20 lần dòng định
mức. Vậy BI này tương ứng với loại C180 theo tiêu chuẩn ANSI/IEEE.
I.5. Cực tính và nối đất của BI
I.5.1. Qui ước cực tính của BI
Cực tính của BI có ý nghĩa quan trọng đối với các thiết bị đo đếm điện năng và
với các loại rơle bảo vệ có sử dụng tới hướng của dòng điện (Dòng công suất). Cực
tính cùng tên của cuộn dây sơ cấp và thứ cấp được đánh dấu bằng các ký hiệu như
hình sao, chấm tròn, chấm vuông, ... trên bản vẽ thì các cực tính cùng tên được qui
định vẽ cạnh nhau, do đó trên sơ đồ không cần thiết phải đánh dấu cực tính. Việc
chỉ báo rõ dấu cực tính trên sơ đồ chỉ áp dụng với các trường hợp đặc biệt.
Theo tiêu chuẩn IEC 60044-1: cực tính của các BI được trong hình 1.8 và hình
1.9 có các cực P1; S1; C1 là có cùng cực tính.

Hình 1.16. Qui ước cực tính đối với biến dòng có một và hai cuộn thứ cấp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 32
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 1.17. Qui ước cực tính với biến dòng có cuộn thứ cấp với hai tỷ số biến

I.5.2. Qui định về nối đất BI


Lý do cần nối đất phía thứ cấp của BI:
- Phía thứ cấp của BI được nối đất để đảm bảo an toàn, tránh nguy hiểm trong
trường hợp điện áp cao áp phía sơ cấp lan truyền sang phía thứ cấp do hư hỏng cách
điện.
- Giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp luôn tồn tại một điện dung nhất định, điện
dung này sẽ hình thành nên điện thế cảm ứng trên cuộn thứ cấp, tùy theo giá trị của
điện dung này mà điện thế với đất do tĩnh điện sinh ra trên cuộn thứ cấp có thể tăng
tới mức gây nguy hiểm cho thiết bị và con người.
- Nguyên tắc chung là mạch dòng phía thứ cấp nên được nối đất tại một điểm
tại cực S1 hoặc S2. Lý do chỉ nên nối đất tại một điểm có thể giải thích như sau:
+ Khi có sự cố chạm đất dòng chạm đất chạy trong hệ thống nối đất và các
điểm khác nhau của hệ thống nối đất có thể có điện thế khác nhau. Nếu mạch dòng
được nối đất tại nhiều hơn một điểm có thể dẫn tới có dòng điện quẩn chạy qua rơle
và các thiết bị đo đếm, dẫn tới sự làm việc sai lệch của hệ thống rơle bảo vệ và các
đồng hồ đo.
+ Nếu dây chung của mạch nhị thứ (Dây nối từ điểm đấu sao của các pha của
các BI về) được nối đất tại nhiều điểm có thể dẫn tới có dòng điện lớn chạy trong
dây này và gây quá tải.
+ Thuận tiện cho việc kiểm tra cách điện: Trong trường hợp cần thiết phải
kiểm tra cách điện của mạch nhị thứ thì việc nối đất tại một điểm sẽ làm công tác
cách ly điểm nối đất này dễ dàng hơn khi thực hiện việc kiểm tra.
- Với BI dùng cho mục đích bảo vệ: Nối đất tại vị trí gần nhất với đối tượng
được bảo vệ.
- Với BI dùng cho mục đích đo đếm: Nối đất tại vị trí gần nhất với phía khách
hàng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 33
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Khi các thiết bị đo đếm và rơle bảo vệ dùng chung cuộn dây BI thì vị trí nối
đất quyết định theo yêu cầu về rơle bảo vệ.
- Với cuộn dây BI có nhiều đầu ra: Các đầu không sử dụng phải để hở
- Nếu các cuộn dây của các BI khác nhau được nối chung về điện (Ví dụ trong
các sơ đồ bảo vệ so lệch) thì chỉ sử dụng một điểm nối đất chung cho toàn mạch,
tránh việc nối đất hai điểm sẽ có thể gây dòng quẩn trong mạch do sự khác nhau về
điện thế giữa các điểm nối đất.
- Nếu một cuộn dây của BI không sử dụng: Phải nối tắt và nối đất.
I.5.3. So sánh đặc tính của biến dòng dùng cho mục đích đo đếm và rơle bảo vệ
Bảng 1.1 so sánh đặc tính của hai loại BI dùng cho mục đích đo đếm và bảo
vệ.
Bảng 1.1. So sánh đặc tính biến dòng dùng cho rơle bảo vệ và đo, đếm

Hạng mục
BI dùng cho đo lường BI dùng cho bảo vệ rơle
so sánh
Phạm vi (0,05 ÷ 1,2) x Iđịnh mức tới (10-20-30-…) x Iđịnh mức
hoạt động (đo dòng tải bình thường hoặc quá tải (đảm bảo đo được dòng sự cố)
chính xác cho phép)
Bão hòa nhanh để bảo vệ các dụng cụ Điện áp bão hòa cao hơn (VK)
Lõi từ đo khi có sự cố, dòng điện qua BI tăng (BI khó bị bão hòa)
cao
Độ chính xác cao Độ chính các thấp hơn
Cấp chính
- 0.2 hoặc 0.5 (theo IEC) - 5P hoặc 10P theo chuẩn IEC
xác
- 0.15 hoặc 0.3 hoặc 0.6 (theo IEEE)

Thiết bị kW, KVar, A, kWh, kVArh, … Rơle, bộ ghi sự cố

I.6. Đặc tính của các biến điện áp dùng cho mục đích bảo vệ rơ le
I.6.1. Biến điện áp dùng cho mục đích bảo vệ rơ le
Biến điện áp dùng trong hệ thống điện thường có hai loại:
- Loại cảm ứng điện từ thông thường: Thường dùng cho cấp trung áp trở
xuống.
- Loại kiểu tụ phân áp: Thường sử dụng với cấp điện áp từ 110kV trở lên vì lý
do kinh tế.
Máy biến điện áp kiểu tụ phân áp có thể sử dụng kết hợp với các thiết bị thông
tin tải ba (PLC).
Hoàn toàn tương tự như với máy biến dòng điện: Các máy biến điện áp dùng
cho mục đích bảo vệ rơle có dải làm việc chính xác rộng hơn so với máy biến điện
áp dùng cho đo đếm. Tuy nhiên cấp chính xác của biến điện áp dùng cho mục đích

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 34
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

bảo vệ rơle thấp hơn so với BU dùng cho mục đích đo đếm. Thông thường BU dùng
cho mục đích đo đếm có phạm vi làm việc chính xác trong dải từ 80% ÷ 120% điện
áp định mức; BU dùng cho mục đích bảo vệ rơle có dải làm việc chính xác trong
khoảng từ 5% tới 150% (1,5 lần) hoặc 190% (1,9 lần) điện áp định mức.

Hình 1.18. Nguyên lý của biến điện áp kiểu tụ phân áp

I.6.2. Hệ số giới hạn điện áp định mức


Các máy biến điện áp thường được nối vào điện áp pha, khi xảy ra sự cố trong
lưới có thể dẫn tới điện áp pha bị tăng lên tới giá trị Vf lần giá trị điện áp định mức.
Máy biến điện áp phải chịu được giá trị điện áp lớn gấp Vf lần này trong khoảng
thời gian đủ để loại trừ sự cố, được qui định như sau:

Bảng 1.2. Qui định về hệ số giới hạn điện áp của BU

Rated
Primary winding
Voltage Rated time Network earthing system
connection method
factor
1.2 continuous phase to phase any
between the neutral
1.2 continuous point of a star any
transformer and earth
1.2 continuous
phase to earth directly earthed neutral
1.5 30 seconds

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 35
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

1.2 continuous limiting resistance earthing with


phase to earth automatic earth fault clearance
1.9 30 seconds (tripping upon first fault)

1.2 continuous earthed neutral without


phase to earth automatic earth fault clearance (no
1.9 8 hours tripping upon first fault)
tuned limiting reactance
1.2 continuous
(or Petersen coil) earthing without
phase to earth
automatic earth fault clearance (no
1.9 8 hours
tripping upon first fault)

Tiêu chuẩn IEC qui định hệ số giới hạn điện áp như sau:
- 1,9 lần đối với lưới điện có trung tính cách điện.
- 1,5 lần đối với lưới điện có trung trính nối đất trực tiếp.
Thời gian chịu đựng giới hạn điện áp này là 30 giây đối với các lưới điện có
trang bị các bảo vệ chống sự cố chạm đất và tới 8 giờ với các lưới không trang bị
bảo vệ chạm đất.
I.6.3. Tải và cấp chính xác
Cấp chính xác của BU được lựa chọn tùy theo ứng dụng đo, đếm hay ứng
dụng rơle bảo vệ. BU với mục đích sử dụng cho các trường hợp đo đếm thương mại
phải đảm bảo làm việc chính xác trong dải nhiệt độ đã thiết kế. Để đảm bảo điều
này, phương tiện cách điện trong các bộ tụ sử dụng hai loại vật liệu có đặc tính nhiệt
ngược nhau (Ví dụ giấy và màng nhựa Polypropylene) để đảm bảo giá trị điện dung
ít thay đổi theo nhiệt độ.
Với các BU có nhiều cuộn thứ cấp, các cuộn thứ cấp chịu ảnh hưởng lẫn nhau
vì điện áp rơi trên cuộn sơ cấp phụ thuộc vào tải của tất cả các cuộn thứ cấp (Trong
khi đó các cuộn thứ cấp của BU được quấn trên các lõi khác nhau và không phụ
thuộc nhau). Do đó các cuộn thứ cấp BU dùng cho đo đếm và BU dùng cho bảo vệ
nên lựa chọn cùng nhau.
Cấp chính xác và tải được lựa chọn như sau:
- Khi tải của BU gồm cả đo đếm và bảo vệ rơle thì cấp chính xác được lựa
chọn theo yêu cầu của hệ thống đo đếm.
- Công suất của BU phải đáp ứng công suất của tất cả các trang thiết bị có nối
tới.
Ví dụ:
Dụng cụ đo 25 VA Cấp chính xác: 0,5
Rơle 100 VA Cấp chính xác: 3P
Như vậy BU nên lựa chọn có khả năng cấp công suất tới 100VA và cấp chính

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 36
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

xác tương ứng nên là 0.5.


Cuộn thứ cấp dùng cho đo, đếm đảm bảo chính xác với điện áp trong khoảng
80-120% điện áp định mức và tải trong khoảng 25 ÷ 100% của tải định mức. Cuộn
thứ cấp dùng cho rơle bảo vệ đảm bảo chính xác với điện áp trong khoảng từ 5% ÷
Vf lần điện áp định mức và tải trong khoảng 25 ÷ 100% của tải định mức. Tuy nhiên
với BU thì cấp chính xác có thể cho theo kiểu tổ hợp như 0.5/3P, điều này có nghĩa
là cấp chính xác 0,5 cho mục đích đo và đếm sẽ được đảm bảo trong khoảng của 80
÷ 120% điện áp định mức và cấp chính xác 3P đối với rơle bảo vệ được đảm bảo
khi điện áp trong khoảng 5% ÷ 80% và 120% ÷ Vf của điện áp định mức.
Cấp độ chính xác theo tiêu chuẩn IEC 60044-2

Phạm vi Giới hạn sai số


Cấp
chính xác Điện áp Sai số độ lớn
Tải (%) Sai số góc (phút)
(%) (%)
0.1 25-100 80-120 0.1 5
25-100
<10VA
0.2 80-120 0.2 10
0-100%
PF=1
0.5 25-100 80-120 0.5 20
1.0 25-100 80-120 1.0 40
3 25-100 80-120 3.0 Không qui định
3P 25-100 5-Vf 3.0 120
6P 25-100 5-Vf 6.0 240

Công suất định mức của BU được cho tương ứng với tải có hệ số công suất là
0,8 và tính theo VA: 10-15-25-30-50-75-100-150-200-300-400-500VA.
Các giá trị công suất phổ biến được in đậm trong dải trên, với BU ba pha thì
giá trị công suất được hiểu là giá trị công suất của một pha.
Hiện tượng cộng hưởng sắt từ đối với máy biến điện áp
Hiện tượng cộng hưởng sắt từ có thể xảy ra đối với các máy biến điện áp:
- Hiện tượng cộng hưởng sắt từ có thể xảy ra nếu mạch điện có chứa các thành
phần tụ và kháng bù kết hợp với lõi từ phi tuyến.
- Cộng hưởng sắt từ có thể bắt đầu xảy ra nếu lõi thép của BU trung gian vì lý
do nào đó bị bão hòa (Ví dụ trong trình đóng/cắt các trang bị điện lân cận). Dao
động cộng hưởng sắt từ thường có tần số thấp hơn 50-60 Hz và kéo dài nếu như
không được dập tắt sớm.
- Cộng hưởng sắt từ nếu không được dập tắt hiệu quả có thể gây nguy hiểm
cho máy biến điện áp, đồng thời trong trạng thái đó thì lõi từ của BU trung gian có

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 37
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

thể bị bõa hòa hoàn toàn và dòng từ hóa quá lớn sẽ có thể gây hư hỏng.
Với các BU kiểu tụ phân áp: Hiện tượng cộng hưởng sắt từ có thể xảy ra giữa
các tụ phân áp và máy biến điện áp trung gian có lõi từ đang vận hành ở vùng đặc
tuyến phi tuyến.
Với các BU kiểu cảm ứng điện từ thông thường: Hiện tượng cộng hưởng sắt từ
có thể ra giữa các điện cảm phi tuyến của các máy điện áp và điện dung phía hệ
thống. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xảy ra với các lưới điện có trung tính cách
điện.
Giải pháp dập tắt dao động cộng hưởng sắt từ với BU kiểu cảm ứng thông dựa
trên việc nối thêm thành phần điện trở R vào cuộn tam giác hở, giá trị điện trở này
khoảng 50-60 ohm, 200 W (Theo ABB).

I.7. Biến dòng quang và biến dòng kiểu Rogowski


I.7.1. Biến dòng quang (Optical Current Transformers)
Một số loại vật liệu quang học (Kính, nhựa, pha lê) chịu tác động của điện và
từ trường, dẫn tới hiệu ứng dòng ánh sáng truyền qua các vật liệu này sẽ bị biến đổi
một phần.
Ánh sáng là sóng điện từ phẳng đơn sắc, hai thành phần véc tơ từ trường và
điện trường luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền. Bên cạnh đó
kính phân cực là loại kính chỉ cho ánh sáng theo một phương nhất định đi qua (Dọc
hoặc ngang). Như vậy khi chiếu một chùm tia sáng qua một tấm kính phân cực thì
chỉ thành phần ánh sáng dọc (Hoặc ngang) đi qua kính này.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 38
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Các tính chất trên là nguyên lý được ứng dụng trong các biến dòng quang. Xét
sơ đồ đơn giản của một hệ biến đổi quang điện:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 39
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Ánh sáng được truyền dẫn qua cáp quang để tới kính phân cực thứ nhất và
kính phân cực thứ hai (Input polariser và output polariser), hai kính phân cực này có
trục lệch nhau 450, do đó tới đầu ra của ouput polariser chỉ còn một nửa ánh sáng
đầu vào. Lưu ý là cường độ ánh sáng đầu vào luôn được duy trì không đổi.
Giả thiết đặt thêm một kính phân cực thứ ba (Odd polariser) vào giữa hai kính
phân cực, sau đó xoay kính phân cực thứ ba này theo chiều thuận hoặc ngược chiều
kim đồng hồ thì cường độ ánh sáng đầu ra sẽ thay đổi, sử dụng các cảm biến quang
điện (Sensing light detector) có thể giám sát sự biến đổi của cường độ ánh sáng đầu
ra.
Nếu kính phân cực thứ ba này được đặt trong một từ trường hoặc điện trường
biến đổi, thì điện trường/từ trường biến đổi này sẽ làm thay đổi cường độ ánh sáng
đấu ra. Sự thay đổi của cường độ ánh sáng đầu ra được biến đổi thành các tín hiệu
dòng điện, điện áp xoay chiều.
Các biến dòng quang dùng cảm biến dựa trên hiệu ứng từ - quang, nghĩa là
cảm biến này không hoạt động theo dòng điện mà hoạt động theo từ trường mà
dòng điện tạo ra. Bên cạnh đó các cảm biến quang điện áp dựa trên hiệu ứng điện
quang, các cảm biến này hoạt động theo điện trường đặt vào.
Cảm biến từ quang trong các máy biến dòng quang có thể được đặt lân cận
thanh dẫn có dòng chạy qua hoặc chủ động đặt trong đường dẫn từ thông (Trong
khe hở của lõi từ):

Tương tự như vậy với các cảm biến quang điện áp có thể đặt trong điện trường
của điện áp cần đo theo cách tương tự:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 40
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Do có kích thước nhỏ gọn nên có thể kết hợp cả BI quang và BU quang trong
cùng một thiết bị, giảm được diện tích trong trạm.
Cấu trúc nguyên lý của BI và BU quang thông dụng như sau:

Hình 1.19. Thiết kế của BI quang với hệ thống cảm biến quang kép

Hình 1.20. Thiết kế của biến điện áp quang kiểu live tank và dead tank

Mặc dù các BU & BI quang đã được nghiên cứu phát triển từ khá lâu, tuy
nhiên hiện nay ứng dụng trong thực tế còn rất ít. Ưu điểm của các BU & BI quang

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 41
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

là kích thước nhỏ gọn, hầu như không bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường, dải
tần số đáp ứng rộng, không ảnh hưởng bởi hiện tượng bão hòa.

Hình 1.21. Thiết bị kết hợp BU và BI quang cấp điện áp 550kV (Năm 2003)

I.7.2. Biến dòng kiểu Rogowski


Biến dòng điện kiểu Rogowski dựa trên nguyên lý của BI lõi không khí với
tổn trở tải rất lớn. Cuộn thứ cấp được quấn trên một lõi từ cách điện, trong hầu hết
các thiết kế thì điện áp đầu ra cuộn Rogowski được nối tới mạch khuyếch đại để
đảm bảo đủ công suất cho các thiết bị và đảm bảo phối hợp tổng trở.

Do không có lõi từ nên tương hỗ từ trường giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp yếu,
đo đó biến dòng Rogowski dễ bị ảnh hưởng bởi cảm ứng của dòng điện lớn gần kề.
Để tránh điều đó thì cuộn dây được quấn hai lớp đảo chiều nhau để tự loại trừ ảnh
hưởng bởi điện từ trường bên ngoài cuộn dây.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 42
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Tín hiệu đầu ra của cuộn Rogowski tỷ lệ với di(t)/dt; để thu được tín hiệu tỷ lệ
với dòng điện thì cần lấy tích phân của tín hiệu đầu ra cuộn Rogowski. Do có khâu
tích phân nên tín hiệu đầu vào và đầu ra bị dịch pha, các rơle phải có khả năng hiệu
chỉnh sai lệch pha này.
So sánh với BI thông thường thì BI dùng cuộn Rogowski có ưu điểm: Dải làm
việc tuyến tính rộng hơn; tần số làm việc cao hơn, một thiết bị có thể thay thế nhiều
BI thông thường; có thể sử dụng cho chức năng bảo vệ và đo đếm:

Các biến dòng Rogowski có điện cảm nhỏ, do đó có thể đáp ứng nhanh với
biến đổi của dòng điện (Trong phạm vi nano giây. Dải làm việc tuyến tính rất rộng
do không có lõi từ, không chịu ảnh hưởng của nguy hiểm do hở mạch thứ cấp và
không bị bão hòa do thành phần DC. Hiện nay các BI kiểu cuộn Rogowski dùng
nhiều trong các trạm GIS.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 43
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

I.8. Đo lường các thành phần dòng điện và điện áp thứ tự không
I.8.1. Nguyên lý đo lường thành phần dòng điện thứ tự không (I0)
Nguyên lý đo lường thành phần dòng điện thứ tự không dựa trên phương trình:
IA + IB + IC = 3I0
Trong đó: IA; IB; IC là các dòng điện pha
Dựa trên nguyên lý này, có 3 phương thức phổ biến để đo lường thành phần
dòng điện TTK như trong hình 1.22:

Lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp


(23kV; 110kV; 220kV; 500kV)
Dòng sự cố chạm đất lớn

1 I0>
I0> I0> Ichạm đất
BI trung tính 2
Tổng 3 BI 3
BI xuyến (BI0)
Ichạm đất

Ichạm đất

Hình 1.22. Các phương pháp đo lường thành phần dòng điện TTK

- Phương pháp 1: Sử dụng BI đặt tại trung tính của cuộn dây đấu Y0 của máy
biến áp. Phương pháp này chỉ sử dụng một BI do vậy có độ chính xác cao, sai số đo
lường nhỏ. Tuy nhiên chỉ áp dụng được với trạm biến áp; khi cần đo thành phần
dòng điện TTK trên đường dây thì không thể sử dụng phương pháp này. Mặt khác
dòng điện chạm đất còn trở về qua trung tính của các máy biến áp lân cận, do vậy
phương pháp này có thể không đo được toàn bộ dòng điện chạm đất.
- Phương pháp 2: Sử dụng sơ đồ đấu nối lấy tổng dòng điện từ ba BI pha (Pha
A, pha B, pha C). Do sử dụng 3 BI riêng biệt nên sai số của phép đo lớn, do vậy chỉ
thích hợp để đo dòng điện chạm đất trong các các mạng có dòng điện chạm đất lớn
(Mạng điện có trung tính nối đất trực tiếp).
- Phương pháp 3: Sử dụng một BI lấy tổng từ thông (Còn được gọi là BI0). BI0
là loại BI có một lõi từ và lõi từ này đủ lớn để bao cả ba pha dòng điện cần đo. Do
chỉ sử dụng một lõi từ nên sai số của phép đo nhỏ, thích hợp để đo các thành phần

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 44
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dòng điện TTK nhỏ; nói cách khác BI0 thường được sử dụng để đo dòng chạm đất
trong các mạng có trung tính cách điện (Dòng điện dung).
I.8.2. Phương thức đo lường điện áp thứ tự không (U0)
Các phương pháp đấu BU để lọc được thành phần điện áp thứ tự không được
liệt kê trong hình 1.23 dưới đây:

Hình 1.23. Sơ đồ đấu nối bộ lọc điện áp thứ tự không

Có thể sử dụng 3 máy biến điện áp một pha để đấu nối bộ lọc điện áp thứ tự
không hoặc sử dụng biến điện áp loại ba pha 5 trụ với cuộn tam giác hở. Phía sơ cấp
của các BU cần được đấu theo sơ đồ Y0 để tạo đường dẫn tho thành phần TTK đi
vào.
Với các máy phát điện có trung tính nối đất qua tổng trở có thể đo điện áp thứ
tự không tại cuộn thứ cấp của máy biến áp nối đất:

Hình 1.24. Điện áp thứ tự không tại phía thứ cấp máy biến áp nối đất của máy phát điện

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 45
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 2. CÁC NGUYÊN LÝ BẢO VỆ CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

II.1. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện/ quá dòng điện có hướng
II.1.1. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện có thời gian (51)
Bảo vệ quá dòng dùng để chống lại các dạng sự cố quá dòng một pha, hai pha
& ba pha. Bảo vệ sẽ khởi động khi dòng điện của một pha, hai pha hoặc cả ba pha
vượt quá giá trị khởi động đã được cài đặt trước trong rơle. Do bảo vệ hoạt động
theo dòng điện của riêng từng pha nên còn được gọi là bảo vệ quá dòng điện pha.
Tùy thuộc thiết kế mà rơle có thể gửi tín hiệu cắt riêng pha bị sự cố hoặc cắt
cả ba pha (Việc cắt riêng một pha thường chỉ áp dụng với đường dây 500kV và một
số đường dây 220kV quan trọng, đi kèm với yêu cầu về máy cắt phải là loại một
pha).
Xét đường dây đơn giản có hai phân đoạn, tại đầu mỗi đoạn đường dây đều
trang bị các bảo vệ quá dòng điện (Hình 2.1):

Phân đoạn 1 Phân đoạn 2


Nguồn
I> BV1 I> N2
BV2
tBV1=0 giây tBV2=0 giây

Hình 2.1. Đường dây hình tia một nguồn cấp

Khi sự cố xảy ra tại N2: Dòng điện sự cố chạy từ nguồn tới điểm sự cố qua cả
BV1 & BV2. Cả hai bảo vệ đều cảm nhận được sự cố và cùng khởi động đếm thời
gian. Do sự cố xảy ra tại phân đoạn 2 nên BV2 cần phải tác động trước và cắt máy
cắt phân đoạn 2 loại trừ sự cố (Khi sự cố tại N2 được loại trừ thì BV1 sẽ trở về, bộ
đếm thời gian sẽ trả về 0); do vậy cần chỉnh định thời gian của BV2 ngắn hơn của
BV1. Có thể mô tả quan hệ thời gian chỉnh định của hai bảo vệ này như sau:
tBV1 = tBV2 + ∆t
Trong đó ∆t là bậc phân cấp thời gian giữa các bảo vệ.
Một cách tổng quát: Thời gian làm việc của bảo vệ quá dòng cấp trên cần trễ
hơn so với các bảo vệ cấp dưới, mức độ chênh lệch thời gian tối thiểu là ∆t.
Công thức tổng quát: tbảo vệ cấp trên = max{tcác bảo vệ cấp dưới liền kề} + ∆t
Với ∆t = 0,3 ÷ 0,6 giây (Thường chọn mức 0,5 giây)
Các bảo vệ quá dòng này đảm bảo khả năng làm việc chọn lọc dựa theo việc
phân cấp thời gian, do đó còn được gọi là bảo vệ quá dòng có thời gian (Để phân
biệt với một dạng bảo vệ khác là bảo vệ quá dòng cắt nhanh).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
46
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Lựa chọn bậc phân cấp thời gian ∆t:


Bậc phân cấp thời gian ∆t nếu lựa chọn quá nhỏ thì các bảo vệ có thể dễ tác
động nhầm, nếu lựa chọn lớn sẽ làm chậm thời gian tác động của bảo vệ cấp trên.
Bậc phân cấp ∆t được lựa chọn có xét tới các yếu tố sau đây:
- Thời gian cắt của máy cắt: Thường do các nhà sản xuất cung cấp;
- Sai số về thời gian của rơle (Timing error): Rơle không thể vận hành chính
xác đúng theo đặc tuyến lý thuyết đã được xây dựng;
- Hiện tượng quá tác động của rơle (Overshoot): Là hiện tượng rơle đã được
ngắt điện nhưng vẫn tiếp tục vận hành thêm một khoảng thời gian rất ngắn nữa. Lý
do của việc này là do các rơle vẫn còn lưu trữ năng lượng: Rơle cơ loại đĩa quay,
cốc quay có quán tính; rơle tĩnh có các tụ điện vẫn còn tích lũy năng lượng. Với các
rơle số hiện nay thì không cần xét tới thời gian quá tác động này;
- Sai số của biến dòng: Các biến dòng có sai số và sai số này có thể làm rơle
vận hành nhanh hơn hoặc chậm hơn so với lý thuyết, nếu rơle sử dụng đặc tính độc
lập thì không cần xét tới yếu tố này;
- Thời gian dự phòng (Safety margin);
Thông thường giá trị ∆t = 0,3 ÷ 0,6 giây là đủ để đảm bảo các yếu tố trên.
Như vậy bảo vệ quá dòng thường làm việc có thời gian trễ theo chỉnh định, tuy
vậy cần phải chọn thêm một phần nữa là đặc tính thời gian trễ của bảo vệ như sau
(Hình 2.2):

Thời Thời
gian gian

Dòng điện qua rơle nhỏ Dòng điện qua rơle nhỏ
hơn dòng khởi động  hơn dòng khởi động 
vùng rơle không khởi động vùng rơle không khởi động

tlàm việc

Ikhởi động Dòng điện Ikhởi động Dòng điện


Đặc tính thời gian độc lập Đặc tính thời gian phụ thuộc

Hình 2.2. Đặc tính thời gian làm việc độc lập và phụ thuộc của rơle quá dòng

Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập: Khi bảo vệ đã khởi động thì
thời gian làm việc (trễ) của bảo vệ không phụ thuộc vào độ lớn dòng ngắn mạch.
Ví dụ bảo vệ được chỉnh định như sau:
- Dòng khởi động là 1kA
- Thời gian làm việc là 1 giây
- Sử dụng đặc tính thời gian độc lập

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
47
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Khi dòng sự cố là 2kA thì rơle tác động sau khoảng thời gian là 1 giây như đã
đặt, với dòng sự cố dù tăng lên tới 20kA thì thời gian tác động của rơle không đổi
và vẫn là 1 giây.
Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian phụ thuộc: Khi bảo vệ đã khởi động thì
thời gian làm việc sẽ phụ thuộc vào độ lớn của dòng điện ngắn mạch, dòng điện
ngắn mạch càng lớn thì thời gian tác động của bảo vệ càng nhỏ và ngược lại. Đặc
tính này có thể hiểu tương tự như đặc tính của cầu chì hoặc đặc tính chống quá tải
của áp tô mát. Trong thực tế thì thời gian tác động sẽ tỷ lệ với tỷ số giữa dòng ngắn
mạch và dòng khởi động của rơle.
Các đặc tính phụ thuộc của bảo vệ quá dòng được chuẩn hóa theo các tiêu
chuẩn chung, tuy nhiên người sử dụng có thể tự tạo ra đặc tính phụ thuộc với độ dốc
tùy chọn.
Theo tiêu chuẩn IEC 60255 có định nghĩa các đặc tính sau:

Theo tiêu chuẩn ANSI/IEEE ở khu vực Bắc Mỹ:

Trong đó TD là hệ số đặt thời gian (Time Dial setting).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
48
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Phạm vi sử dụng khuyến cáo với các dạng đặc tính thời gian của bảo vệ quá
dòng:
Đặc tính dốc tiêu chuẩn: Trong hầu hết các trường hợp sử dụng đặc tính dốc
tiêu chuẩn (SI) sẽ đảm bảo được sự phối hợp bảo vệ, tuy nhiên nếu không đạt được
thì xem xét chuyển sang đặc tính rất dốc (VI) và cực kỳ dốc (EI) hoặc đặc tính do
người dùng tự tạo lập.
Đặc tính rất dốc: Phù hợp để sử dụng khi dòng ngắn mạch giảm mạnh tới cuối
nguồn.
Đặc tính cực kỳ dốc: Thời gian tác động gần như tỷ lệ nghịch với bình phương
của dòng điện. Đặc tính này phù hợp khi cần bảo vệ cho lưới phân phối với các đặc
điểm như dòng lớn đột biến khi đóng điện đường dây, hoặc khi đóng điện các máy
bơm, máy nén. Đặc tính này có thời gian tác động khá chậm khi dòng điện xấp xỉ
dòng định mức, phù hợp để phối hợp với các cầu chì. Đặc tính EI có thể sử dụng
cho các thiết bị tự đóng lại hoạt động theo sơ đồ tiết kiệm cầu chì.
Đặc tính thời gian độc lập: Phù hợp sử dụng khi dòng sự cố ít thay đổi dọc
đường dây.
II.1.2. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh (50)
Tính chọn lọc là khả năng của bảo vệ rơle loại trừ đúng và chỉ riêng phần tử bị
sự cố, không gây ảnh hưởng đến các phần tử khác. Các bảo vệ quá dòng có thời
gian (I>) đảm bảo tính chọn lọc bằng cách phân cấp thời gian làm việc giữa các bảo
vệ (Chọn lọc theo thời gian); loại bảo vệ này có nhược điểm là thời gian làm việc
của các bảo vệ cấp trên có thể tăng cao.
Mong muốn là có thể đặt bảo vệ quá dòng với thời gian tác động bằng 0 giây,
tuy nhiên nếu đặt thời gian bằng 0 giây sẽ gặp các vấn đề sau:

Phân đoạn 1 Phân đoạn 2


Nguồn
N4 N3 N2
I> BV1 I> BV2
tBV1=0 giây tBV2=0 giây

Hình 2.3. Sơ đồ lưới điện với bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh

Xét sơ đồ lưới điện tương tự như trên, chỉ khác là các bảo vệ quá dòng được
đặt thời gian là 0 giây để đảm bảo cắt nhanh (Hình 2.3):
Khi sự cố tại N2: Cả hai bảo vệ BV1 & BV2 cùng khởi động và tác động tức
thời vì thời gian đều đặt là 0 giây. Như vậy BV1 tác động không chọn lọc vì chỉ cần
BV2 tác động cắt máy cắt là đủ để loại trừ sự cố. Để BV1 không làm việc sai trong
trường hợp này thì phải chỉnh định sao cho BV1 không khởi động, suy ra dòng khởi

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
49
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

động của BV1 phải đặt lớn hơn dòng ngắn mạch IN2 do sự cố tại N2; có thể viết:
Ikhởi động BV1 > IN2
Lý luận tương tự khi có sự cố tại các điểm N3, N4, … thuộc phân đoạn 2 và
dẫn tới yêu cầu phải chỉnh định:
Ikhởi động BV1 > Ingắn mạch ngoài phân đoạn 1
Từ đó xây dựng thành công thức tính toán dòng khởi động của bảo vệ quá
dòng loại này:
Ikhởi động = Kan toàn * Ingắn mạch ngoài vùng max
Loại bảo vệ chỉnh định như vậy có đặc điểm:
- Thời gian tác động là 0 giây: Do đó có tên gọi là bảo vệ quá dòng cắt nhanh
- Dòng khởi động có giá trị lớn vì tính theo độ lớn dòng ngắn mạch ngoài lớn
nhất, do vậy ký hiệu là I>> để ngụ ý là dòng khởi động lớn.
Hệ số an toàn Kat có thể chọn từ 1,1 ÷ 1,3 (Giá trị tối thiểu nên chọn là 1,1 do
tính tới sai số 10% của máy biến dòng điện).
Các rơle số hiện nay đều cho phép chỉnh định bảo vệ quá dòng điện với hai
cấp tác động (Hình 2.4): Cấp có thời gian (I>) và cấp cắt nhanh (I>>).

Phân đoạn 1 Phân đoạn 2


Nguồn
I> ttrễ I> ttrễ
I>> t=0 giây I>> t=0 giây

Hình 2.4. Các bảo vệ quá dòng điện pha

Phạm vi bảo vệ của bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh: Do cách chỉnh định dòng
khởi động của bảo vệ quá dòng cắt nhanh nên chức năng này không bảo vệ được
toàn bộ đối tượng, về lý thuyết sẽ có một vùng chết ở cuối đối tượng cần bảo vệ
(Hình 2.5).
Vì lý do luôn có vùng chết cuối vùng bảo vệ nên bảo vệ quá dòng điện cắt
nhanh (I>>) không được dùng làm bảo vệ chính cho đối tượng.
Kết hợp bảo vệ quá dòng có thời gian và bảo vệ quá dòng cắt nhanh
Các bảo vệ quá dòng sử dụng đặc tính thời gian phụ thuộc có ưu điểm là thời
gian tác động với các sự cố gần nguồn ngắn; tuy nhiên nên sử dụng kết hợp với bảo
vệ quá dòng cắt nhanh để tăng khả năng phối hợp bảo vệ (Nên kết hợp sử dụng khi
tổng trở nguồn là nhỏ so với tổng trở của đường dây cần bảo vệ, dòng ngắn mạch
đầu nguồn lớn). Việc cài đặt thêm chức năng BV quá dòng cắt nhanh cho phép cải
thiện khả năng phối hợp bảo vệ do có thể hạ thấp các đặc tính phía sau đặc tính cắt
nhanh.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
50
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Phân đoạn 1 Phân đoạn 2


Nguồn
I>> t=0 giây I>> t=0 giây
BV1 BV2
Ingắn mạch

Dòng ngắn mạch max


dọc đường dây Ikhởi động I>> (BV1)
Ingắn mạch max
ngoài vùng phân đoạn 1

Ingắn mạch max


ngoài vùng phân đoạn 2
Dòng ngắn mạch min
dọc đường dây

0
L (km)
Vùng chết Vùng chết
của BV1 của BV2

Hình 2.5. Phạm vi bảo vệ của bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh

Xét ví dụ lưới điện sau:

Các rơle dùng đặc tính phụ thuộc kết hợp đặc tính cắt nhanh:

Phối hợp các đặc tính như sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
51
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Phối hợp giữa R2 và R3 chỉ cần đến mức dòng điện 500 A thay vì đến mức
1100 A, do đó đặc tính của R2 có thể hạ thấp hơn (Giảm hệ số nhân thời gian); đảm
bảo phân cấp thời gian giữa R2 và R3 là 0,4 giây. Tương tự R1 phối hợp với R2 chỉ
đến ngưỡng dòng điện 1400 A thay vì phải phối hợp tới 2300 A.
Khi sử dụng bảo vệ quá dòng cắt nhanh cũng cần lưu ý ảnh hưởng của thành
phần dc có thể làm bảo vệ tác động vượt vùng. Dòng ngắn mạch ban đầu có thể rất
lớn do ảnh hưởng của thành phần dc và lớn hơn cả dòng khởi động làm rơle tác
động, hiện tượng này có thể xảy ra dù giá trị dòng hiệu dụng tính toán khi sự cố
ngoài vùng nhỏ hơn dòng khởi động.
II.1.3. Nguyên lý bảo vệ quá dòng thứ tự không (51N)
Là loại bảo vệ được sử dụng để bảo vệ chống lại các dạng sự cố chạm đất. Bảo
vệ sẽ tác động khi dòng TTK qua nó vượt quá ngưỡng chỉnh định. Nguyên lý hoạt
động và đặc tính thời gian của bảo vệ này hoàn toàn tương tự các bảo vệ quá dòng
pha đã trình bày ở trên.
Nguyên lý đo lường thành phần thứ tự không dựa trên phương trình:
IA + IB + IC = 3I0
Trong đó: IA; IB; IC là các dòng điện pha
Chọn giá trị dòng điện khởi động cho bảo vệ quá dòng điện TTK:
Về mặt lý thuyết, dòng điện chạy qua rơle ở chế độ bình thường bằng 0, tuy
nhiên do sai số của các máy biến dòng nên luôn tồn tại một dòng không cân bằng
chạy qua. Để các bảo vệ không tác động ở chế độ bình thường cần chọn dòng khởi
động lớn hơn dòng không cân bằng này. Thông thường giá trị chỉnh định cho các
bảo vệ quá dòng TTK chọn trong khoảng:
Ikhởi động = (0,1 ÷ 0,3) * Iđịnh mức BI

Giá trị chỉnh định của các rơle quá dòng TTK rất thấp so với các bảo vệ quá
dòng pha thông thường, do đó bảo vệ quá dòng TTK có độ nhạy cao. Tuy nhiên bảo
vệ TTK mặc dù có độ nhạy cao nhưng chỉ bảo vệ được khi có các sự cố chạm đất
xảy ra, bảo vệ sẽ không hoạt động khi có sự cố pha - pha không chạm đất.
Một trong các vấn đề cần chú ý đối với bảo vệ theo dòng TTK là ảnh hưởng
của các thành phần sóng hài bậc 3, thành phần sóng hài này có tính chất tương tự
như thành phần dòng điện TTK và rơle sẽ có thể tác động nhầm nếu thành phần
sóng hài này đủ lớn (Các rơle hiện nay đều đã tự động lọc các sóng hài và chỉ làm
việc với thành phần tần số cơ bản nên không bị ảnh hưởng bởi thành phần hài bậc
ba này).
II.1.4. Nguyên lý bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (46)
Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (TTN) thường được sử dụng làm bảo vệ dự

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
52
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

phòng cho các bảo vệ quá dòng pha. Chức năng bảo vệ này phát hiện hiện tượng
mất cân bằng tải và cũng được sử dụng để phát hiện hiện tượng mất pha tới tải, sự
cố không đối xứng hoặc hiện tượng đấu sai cực tính máy biến dòng.
Có thể thấy rằng bảo vệ quá dòng thứ tự không có độ nhạy cao, tuy nhiên chỉ
hoạt động với các sự cố chạm đất; trong trường hợp xảy ra sự cố hai pha ở cuối
vùng bảo vệ với dòng điện sự cố nhỏ thì các bảo vệ quá dòng pha có thể không đủ
độ nhạy để tác động.
Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch hoạt động dựa trên thành phần dòng thứ tự
nghịch có trong dòng điện sự cố hoặc ở chế độ tải mất cân bằng. Ở chế độ bình
thường với tải đối xứng thì thành phần dòng điện TTN bằng không, do đó về lý
thuyết có thể đặt dòng khởi động của bảo vệ này bằng 0 và như vậy bảo vệ sẽ có độ
nhạy rất cao (Tương tự như bảo vệ quá dòng TTK). Trong thực tế giá trị cài đặt của
rơle thường chỉnh định theo giá trị lớn hơn của hai trường hợp sau:
- Chọn theo Ikhởi động ≥ (0,1 ÷ 0,3) * Iđịnh mức BI
- Hoặc chọn lớn hơn giá trị dòng điện TTN xuất hiện lúc bình thường do tải bị
mất cân bằng.
Tuy nhiên cần kiểm tra để đảm bảo giá trị khởi động nhỏ hơn 50% độ lớn của
dòng thứ tự nghịch nhỏ nhất có thể xuất hiện khi có sự cố cuối đối tượng cần bảo
vệ.
Bảo vệ quá dòng TTN được sử dụng phổ biến cho các máy điện quay (Động
cơ, máy phát điện) để phát hiện các chế độ làm việc mất cân bằng (Tải mất cân
bằng, mất pha, sự cố không đối xứng).
II.1.5. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện có hướng (67)
II.1.5.1. Giới thiệu chung
Với các cấu hình lưới điện phức tạp, dòng điện có thể chạy qua rơle quá dòng
theo cả hai hướng thì các bảo vệ quá dòng thông thường có thể không đủ khả năng
để đảm bảo tính chọn lọc. Để khắc phục hiện tượng này thì cần sử dụng các rơle
quá dòng có hướng (67); các rơle quá dòng có hướng thực chất là một bảo vệ quá
dòng kết hợp với phần tử định hướng công suất.
Phần tử định hướng công suất hoạt động dựa trên hai thành phần: Thành phần
tham chiếu và thành phần cần xác định hướng; ví dụ nếu điện áp được chọn là đại
lượng tham chiếu thì dòng điện sẽ là đại lượng cần xác định góc so với điện áp và
ngược lại. Điện áp được sử dụng để làm thành phần tham chiếu thay vì dòng điện
với lý do là điện áp ít biến đổi trong quá trình sự cố; nếu chọn dòng điện là đại
lượng tham chiếu thì ở chế độ không tải hoặc non tải dòng điện bằng 0 hoặc rất thấp
sẽ không sử dụng được. Việc định hướng công suất chính là việc xác định xem véc

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
53
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

tơ dòng điện nằm ở phía nào so với véc tơ điện áp tham chiếu, thực chất là xác định
góc giữa dòng điện và vec tơ điện áp tham chiếu.

Nguồn 1 Nguồn 2

Hình 2.6. Sơ đồ lưới điện phức tạp yêu cầu có bảo vệ có hướng

II.1.5.2. Sơ đồ đấu nối phần tử định hướng công suất


Việc lựa chọn tổ hợp các tín hiệu dòng và áp đưa vào rơle định hướng phải
đảm bảo rơle có đủ độ nhạy và hoạt động đúng trong mọi trường hợp.
Sơ đồ đấu nối tiêu chuẩn đối với các rơle số và rơle tĩnh là sơ đồ 900, chi tiết
như hình hình 2.7:

UA

IA

cosφ=1

UC 900 UB
UBC

Hình 2.7. Dòng điện và điện áp tham chiếu của bộ phận định hướng công suất

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
54
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong sơ đồ này, nếu phần tử định hướng của rơle lấy dòng điện từ pha A thì
điện áp tham chiếu sẽ lấy từ pha B & C (Là điện áp dây UBC), tương tự với phần tử
định hướng lấy dòng pha C thì điện áp sẽ là VAB. Do cách đấu nối như vậy thì ở chế
độ bình thường (Với giả thiết cosφ = 1 hay φ = 00) điện áp tham chiếu và dòng điện
tạo với nhau góc 900, từ đó hình thành nên tên gọi của sơ đồ. Với các rơle cơ hoặc
rơle tĩnh trước đây còn tồn tại các sơ đồ đấu nối kiểu 300, 600. Với các rơle hiện nay
không cần phải thực hiện việc đấu dây cho các phần tử định hướng, do vậy tên gọi
của sơ đồ đấu nối này cũng ít được nhắc đến.
Lý do lựa chọn điện áp tham chiếu là điện áp dây từ hai pha còn lại là do:
- Khi xảy ra sự cố ba pha: Điện áp có thể giảm rất thấp, nếu sử dụng điện áp
pha thì rơle định hướng có thể không đủ độ nhạy, sử dụng điện áp dây sẽ tăng được
giá trị điện áp đưa vào rơle.
- Khi xảy ra sự cố pha-pha ví dụ giữa pha 1 & 2: Điện áp U12 có thể rất thấp
(Có thể bằng 0 nếu sự cố gần bảo vệ) và rơle định hướng không đủ độ nhạy; trong
khi đó điện áp U23 vẫn còn đủ lớn, do vậy nên sử dụng điện áp dây với pha không
sự cố còn lại để làm điện áp tham chiếu.
II.1.5.3. Đặc tính hoạt động của rơle định hướng công suất
Bảo vệ quá dòng có hướng sẽ hoạt động nếu đảm bảo hai điều kiện sau đây:
- Dòng điện qua rơle vượt ngưỡng khởi động.
- Góc pha của dòng điện so với điện áp tham chiếu nằm trong vùng cho phép
của phần tử định hướng.
Đặc tính hoạt động của phần tử định hướng được chia ra thành hai vùng: Vùng
khóa và vùng cho phép như trong hình 2.8:

IA
IA
VÙNG CHO PHÉP
IA
900
θ=450 UBC

VÙNG KHÓA
IA IA

U’BC

Hình 2.8.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
55
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Biên giới giữa hai vùng được được xác định như sau:
(1) Lấy vecto điện áp tham chiếu (Ví dụ UBC) làm chuẩn
(2) Xác định đường thẳng tạo với vecto điện áp tham chiếu một góc θ0 (Góc θ0
được gọi là góc đặc tính của phần tử định hướng và thường lấy một trong các giá trị
300, 450 hoặc 600, trong đó góc 450 được sử dụng mặc định trong hầu hết các rơle
số).
Đường thẳng này còn gọi là đường có độ nhạy lớn nhất, trong các tài liệu tiếng
Anh còn được gọi là “Maximum Torque Angle” hay MTA. Khái niệm đường có mô
men quay lớn nhất (Maximum Torque Angle) thừa hưởng từ nguyên lý hoạt động
của các bộ phận định hướng trong các rơle điện cơ đời cũ.
Lưu ý các giá trị góc trình bày ở đây là góc của đặc tính chứ không phải góc
của sơ đồ đấu dây.
(3) Xác định đường thẳng vuông góc với đường có độ nhạy lớn nhất này.
Đường vuông góc này chính là biên giới của vùng cho phép và vùng tác động.
(4) Nếu vecto dòng điện IA nằm trong vùng cho phép thì đầu ra của phần tử
định sẽ là lôgic 1 (Cho phép) và ngược lại sẽ là lôgic 0 (Trạng thái khóa).
Tổng kết: Phần tử định hướng (Ví dụ pha A) được cung cấp tín hiệu dòng điện
pha IA và điện áp tham chiếu là UBC nhưng dịch pha đi một góc là θ0 (Điện áp U’BC
trên hình vẽ 2.8). Tương tự cho phần tử định hướng ở các pha còn lại.
II.1.5.4. Tại sao đặc tính góc θ được sử dụng
Khi xem xét phần tử định hướng có thể thấy rằng việc sử dụng vecto điện áp
tham chiếu là điện áp dây của các pha còn lại sẽ đảm bảo rơle có đủ độ nhạy để hoạt
động, tuy nhiên nếu sử dụng chỉ sơ đồ đấu nối đơn giản như vậy sẽ không cho độ
nhạy tối đa trong các trường hợp sự cố. Do đó, thay vì sử dụng điện áp tham chiếu
nguyên thủy với góc 900 so với dòng điện thì vecto điện áp này lại được làm lệch
pha đi một lượng θ0 trước khi đưa vào bộ phận định hướng. Lý do làm lệch vecto
điện áp một lượng θ0 liên quan đến vấn đề: Dòng điện sẽ bị dịch pha (So với chế độ
bình thường) trong khi xảy ra sự cố.
Để đơn giản, xét sự cố đối xứng 3 pha xảy ra với lưới điện sau:

Nguồn
A B
67

Hình 2.9.

- Thông thường với lưới trung áp thì tỷ lệ R/X từ nguồn đến điểm ngắn mạch

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
56
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

thường trong khoảng 0,05 ÷ 0,3; do đó góc lệch pha giữa điện áp pha và dòng điện
khi ngắn mạch 3 pha là trong khoảng 730 ÷ 870 (Đây là góc lệch pha giữa điện áp
pha và dòng điện pha);

UA

3÷17 độ
73÷87 độ IA
Điện áp tham chiếu

UC UB

Hình 2.10.

- Bộ phận định hướng sử dụng lấy điện áp tham chiếu là điện áp dây nên góc
lệch pha của điện áp tham chiếu này và dòng điện sẽ là từ 30 ÷ 170;
- Tính toán tương tự cho các trường hợp sự cố không đối xứng khác với điểm
sự cố giả thiết “Di chuyển” từ vị trí A đến vị trí B (Từ đầu đường dây tới cuối
đường dây). Xác định góc giữa dòng điện sự cố và vecto điện áp tham chiếu trong
các trường hợp đó, kết quả cuối cùng được biểu diễn như sau

Hình 2.11.

Nhận xét: Khi sự cố xảy ra thì góc pha của dòng điện sự cố luôn nằm gần như
đối xứng hai bên của đường thẳng 450 (So với điện áp tham chiếu), do đó sử dụng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
57
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

sơ đồ với góc đặc tính 450 sẽ đảm bảo phần tử định hướng có độ nhạy lớn nhất
Thông thường sơ đồ 450 có thể sử dụng cho mọi trường hợp, trong một số
trường hợp cụ thể có thể sử dụng các sơ đồ khác:
- Sơ đồ 300: Sử dụng cho các xuất tuyến có tỷ số X/R cao (Ví dụ tuyến cáp với
tiết diện lớn).
- Sơ đồ 600: Sử dụng cho các xuất tuyến có tỷ số X/R thấp (Tuyến cáp với tiết
diện nhỏ…).
II.1.6. Nguyên lý hoạt động của bảo vệ quá dòng TTK có hướng (67N)
Nguyên lý hoạt động của bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng hoàn toàn tương
tự với nguyên lý quá dòng pha có hướng, cụ thể bảo vệ sẽ tác động khi:
- Độ lớn của dòng TTK vượt quá ngưỡng khởi động
- Góc pha của dòng điện so với điện áp tham chiếu nằm trong vùng cho phép
Điện áp tham chiếu dùng cho bảo vệ rơle quá dòng TTK có hướng là điện áp
TTK.

Hình 2.12.

Dòng điện TTK chậm pha sau điện áp TTK, do đó cần chỉnh định góc đặc tính
phù hợp. Phương thức nối đất của lưới điện cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn góc
đặc tính (Relay Characteristic Angle - RCA), các lựa chọn thông dụng là như sau:
(i) Lưới điện có trung tính nối đất qua điện trở: Góc RCA nên chọn là 00
(ii) Lưới điện phân phối có trung tính nối đất trực tiếp: Góc RCA nên đặt -450
(iii) Lưới điện truyền tải, trung tính nối đấ trực tiếp: Góc RCA nên đặt -600
Lưới phân phối và lưới truyền tải điện có các giá trị đặt khác nhau do tỷ số
X/R của đường dây khác nhau.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
58
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

II.1.6.1. Đặc tính hoạt động của rơle định hướng công suất TTK
Hoàn toàn tương tự bảo vệ quá dòng có hướng, đặc tính hoạt động của phần tử
định hướng TTK được chia ra hai vùng chia ra hai vùng: Vùng khóa và vùng cho
phép.

VÙNG KHÓA

900 Góc đặc tính θ


I0 U0
Điện áp tham chiếu
VÙNG CHO PHÉP
I0

Hình 2.13.

Trong hình trên đây nếu I0 nằm trong vùng cho phép, bộ phận định hướng sẽ
hoạt động ở trạng thái cho phép, ngược lại bộ phận định hướng sẽ ở trạng thái khóa.
II.1.6.2. Xác định đặc tính góc rơle định hướng công suất TTK cho lưới điện có
trung tính cách điện
Xét trường hợp sự cố chạm đất 1 pha xảy ra tại một xuất tuyến trong lưới điện
có trung tính cách điện:

IC1+IC2+IC3 IC1 IC2 IC3

Cf C1 C2 C3
IC1 IC2 IC3

Hình 2.14.

Dòng sự cố là dòng điện dung: I f  I cf  I c1  I c 2  I c3


Dòng sự cố chạy trở về thông qua điện dung của các xuất tuyến không bị sự

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
59
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

cố, bộ phận định hướng phải phân biệt được dòng điện dung trên xuất tuyến sự cố
và dòng điện dung trên các xuất tuyến không sự cố.
Với lưới điện có trung tính cách điện, khi xảy ra chạm đất một pha A thì điện
áp TTK đo được sẽ là U0=Upha A+ Upha B + Upha C = -3Upha A, điều này có thể được
giải thích bằng đồ thị vecto:

UA UA=0

UC UB

UN=UA+UB+UC=U0=0 N
N

U0=UA+UB+UC=3Upha
UC UB
Bình thường

Hình 2.15.

Dòng điện dung đo được bởi bảo vệ tại xuất tuyến sự cố là: ICf = IC1+IC2+IC3
Theo công thức tính toán dòng điện dung nói chung ICi = 3jωCiUpha
Vậy có thể viết:
ICf = 3jωCiUpha = jω(C1+C2+C3)(3Upha) = -jω(C1+C2+C3)(U0)
 ICf và U0 lệch nhau 900 như sau:
U0
0
90

ICf
Dòng điện dung đo được bởi các bảo vệ trên các xuất tuyến không sự cố có
chiều ngược lại và tính theo:
ICi = -3jωCiUpha = -jωCi{3Upha} = jωCi{U0}
 ICi và U0 lệch nhau -90 độ.

 I sù cè   j (C1  C2  C3 ) U 0

So sánh ta có 
 I kh«ng sù cè  jCi U 0

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
60
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Thiết lập đồ thị vecto:

ICi =jωCi{U0}

VÙNG KHÓA
-900 U0
900

VÙNG CHO PHÉP

ICf =-jω{C1+C2+C3}{U0}

Hình 2.16.

Đồ thị vecto cho thấy rằng dòng điện trên đường dây sự cố và không sự cố
luôn ngược pha nhau, do đó sử dụng rơle định hướng công suất với đặc tính góc θ =
900 sẽ luôn cho độ nhạy lớn nhất.

ICi
VÙNG KHÓA
Đường có U0
độ nhạy
bằng 0
VÙNG CHO PHÉP

θ=900
Đại lượng
ICf
tham
chiếu

Hình 2.17.

Tính toán dòng điện khởi động


Bảo vệ quá dòng TTK có hướng nên đặt dòng khởi động càng nhỏ càng tốt.
Dòng điện chạy qua bảo vệ khi sự cố chạm đất là: |ICf| = ω{C1+C2+C3}{U0}
Giá trị cài đặt phải đảm bảo nhỏ hơn giá trị dòng sự cố này để bảo vệ có đủ độ
nhạy tác động và lớn hơn giá trị dòng điện dung của bản thân đường dây đang được
bảo vệ. Với các loại bảo vệ này tốt nhất nên thử nghiệm thực tế để tìm dòng điện
khi có chạm đất 1 pha.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
61
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong trường hợp các xuất tuyến đường dây có chiều dài ngắn, giá trị dòng
điện dung nhỏ có thể sẽ không tìm được dòng đặt cho rơle (Mỗi rơle có một ngưỡng
dòng đặt tối thiểu). Mặt khác khi một đường dây tách khỏi vận hành sẽ làm thay đổi
giá trị dòng điện chạm đất và có thể ảnh hưởng đến độ nhạy của bảo vệ.
II.1.6.3. Xác định đặc tính góc cho rơle định hướng công suất TTK với lưới điện có
trung tính nối đất trực tiếp
Giả thiết hệ thống đường dây đang không tải và sự cố xảy ra trên pha A.
Thành phần dòng diện TTK: 3I0 = Ia+ Ib +Ic = Ia + 0 + 0 = Ia
Khi xảy ra sự cố của pha A thì điện áp pha A giảm thấp và điện áp hai pha B,
C còn lại không đổi.

Ia=3I0

Vag

Vcg Vbg

Hình 2.18.

Điện áp thứ tự không được xác định theo: 3V0 = Vag+Vbg+Vcg; biểu diễn đồ thị
véc tơ của điện áp 3V0 này như sau:

Ia=3I0 Ia=3I0

Vag
Vag
Vbg
3V0
Vcg Vbg
Vcg
Hình 2.19.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
62
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Thành phần điện áp TTK này cùng phương và ngược pha so với điện áp pha
A; do đó lấy điện áp -3V0 làm điện áp tham chiếu.
- Trong trường hợp sự cố thuần kháng (Điện trở của mạch vòng sự cố rất nhỏ):
Góc lệch giữa -3V0 và 3I0 tối đa là 900.
- Trong trường hợp sự cố thuần trở (Điện trở của mạch vòng sự cố rất nhỏ):
góc lệch giữa -3V0 và 3I0 là 00.
- Tuy nhiên 2 trường hợp cực đoan trên hầu như không xảy ra, tùy theo tổng
trở đường dây (Khác nhau giữa đường dây truyền tải và đường dây phân phối) thì
dòng sự cố sẽ nằm trong một phạm vi như hình sau:

Ia=3I0
-3V0
Đường độ Đường độ
Ia=3I0 450/600
-3V0 nhạy cực đại Vùng khóa nhạy cực đại

450/600 Vùng cho


phép

Đường độ
nhạy bằng 0

Hình 2.20.

Thống kê cho thấy đường độ nhạy cực đại nên được chọn chậm pha 450 so với
véc tơ điện áp tham chiếu -3V0 với các đường dây phân phối trung áp hoặc 600 (Với
các đường dây truyền tải).
Trong thực tế khi điện áp tham chiếu quá thấp (Ví dụ dưới 0,5 ÷ 2%) thì chức
năng định hướng không thể hoạt động, trong trường hợp này các hãng rơle thường
có các giải pháp như: Sử dụng điện áp nhớ trước sự cố; khóa chức năng bảo vệ có
hướng; cho phép hoạt động như bảo vệ vô hướng.
II.2. Nguyên lý bảo vệ so lệch dòng điện
II.2.1. Bảo vệ so lệch dòng điện pha (87)
II.2.1.1. Nguyên lý cơ bản
Bảo vệ so lệch hoạt động dựa trên nguyên tắc so sánh tổng dòng điện đi vào và
đi ra của đối tượng được bảo vệ, nếu tổng dòng điện này khác 0 thì bảo vệ sẽ tác
động. Nguyên lý này được minh họa dựa trên sơ đồ hình 2.21 ở trang sau.
Lựa chọn cực tính của các BI sao cho ở chế độ bình thường và khi sự cố ngoài
thì dòng điện chạy qua rơle như hình 2.21, dòng chạy qua rơle là hiệu của các dòng
điện thứ cấp; có thể thấy dòng điện chạy qua rơle là dòng điện sai lệch giữa đầu vào

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
63
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

và đầu ra của đối tượng cần bảo vệ, đó là lý do bảo vệ có tên là bảo vệ so lệch (So
sánh, tìm sự sai lệch):
Irơle = I1tc - I2tc

I1 Thiết bị cần I2
* *
* bảo vệ *

I1tc Rơle I2tc

Hình 2.21. Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ so lệch dòng điện

Ở chế độ bình thường dòng điện đi vào (I1) bằng dòng điện đi ra (I2), do vậy
dòng điện chạy qua rơle theo lý thuyết bằng không; tuy nhiên do sự sai khác về đặc
tính của BI nên vẫn có một dòng so lệch nhỏ chạy qua rơle:
Irơle = I1tc - I2tc = Iso lệch
Ở chế độ sự cố ngoài vùng (Hình 2.22): Dòng điện đi vào và đi ra khỏi đối
tượng vẫn bằng nhau; tuy nhiên do dòng sự cố có giá trị lớn nên sai số của các BI
cũng tăng lên, dẫn tới dòng điện so lệch có giá trị lớn hơn.

I1sc I2sc
Thiết bị cần
* *
* bảo vệ *

I1tc(sc) Rơle I2tc (sc)

Hình 2.22. Bảo vệ so lệch với sự cố ngoài vùng

Ở chế độ sự cố trong vùng (Hình 2.23): Dòng điện một phía đổi chiều  dòng
điện chạy qua rơle so lệch bằng tổng dòng điện thứ cấp của các BI và có giá trị rất
lớn, dẫn tới rơle sẽ tác động.

I1sc I2sc
Thiết bị cần
* *
* bảo vệ *

I1tc(sc) Rơle I2tc (sc)

Hình 2.23. Bảo vệ so lệch với sự cố trong vùng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
64
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Vùng bảo vệ của bảo vệ so lệch (Hình 2.24) được giới hạn bởi vị trí đặt các
BI. Bảo vệ so lệch là loại bảo vệ tuyệt đối (Unit Protection), không cần phối hợp
với các bảo vệ khác, do đó thời gian tác động có thể đặt xấp xỉ 0 giây.
Nhược điểm của bảo vệ so lệch dựa theo nguyên lý này là dòng điện khởi
động phải đặt lớn hơn dòng không cân bằng ở chế độ sự cố ngoài với dòng sự cố
lớn nhất. Dòng khởi động chọn theo nguyên tắc này thường có giá trị lớn (Vì tính
theo phần trăm của dòng điện sự cố ngoài lớn nhất) và hệ quả là giảm độ nhạy của
bảo vệ; thêm vào đó rất khó xác định chính xác độ lớn của dòng điện sự cố lớn nhất.
Vì những lý do đó nguyên lý bảo vệ so lệch này chỉ sử dụng để minh họa, trong
thực tế các rơle sử dụng nguyên lý bảo vệ so lệch có hãm.

Vùng bảo vệ

I1 Thiết bị cần I2
* *
* bảo vệ *

Rơle

Hình 2.24. Vùng bảo vệ của bảo vệ so lệch dòng điện

II.2.1.2. Nguyên lý bảo vệ so lệch dòng điện có hãm


Rơle bảo vệ so lệch có hãm hay còn gọi là bảo vệ so lệch phần trăm (Dòng
hãm tính theo phần trăm của dòng điện đo được) có nguyên lý hoạt động như hình
2.25:

Mhãm cơ Lò xo hãm

Mtác động
Ihãm
Mhãm điện
Cuộn so lệch
Điều (cuộn tác động)
Cuộn hãm
chỉnh hệ
số hãm Iso lệch

Hình 2.25. Cấu trúc nguyên lý của rơle bảo vệ so lệch có hãm

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
65
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Rơle bảo vệ so lệch có hãm hoạt động dựa trên tương quan của hai loại dòng
điện: Dòng điện hãm chạy vào cuộn hãm, có tác dụng cản trở, hãm lại sự hoạt động
của bảo vệ; dòng điện so lệch có xu hướng làm rơle hoạt động, đóng tiếp điểm cắt
máy cắt. Để đảm bảo hoạt động trong mọi chế độ thì yêu cầu đối với dòng điện hãm
và so lệch như sau:
- Dòng điện hãm (Ký hiệu Ih trong hình 2.25): Sẽ có tác dụng hãm lại sự hoạt
động của rơle. Như vậy dòng hãm sẽ phải được tổ hợp sao cho có giá trị lớn ở chế
độ bình thường & khi sự cố ngoài để hãm tốt và phải có giá trị nhỏ khi xảy ra sự cố
trong vùng bảo vệ để đảm bảo không cản trở sự hoạt động của bảo vệ.
- Dòng điện so lệch (Ký hiệu Isl): Với cách lý luận tương tự thì dòng điện so
lệch phải có giá trị lớn khi sự cố trong vùng và có giá trị nhỏ khi sự cố ngoài vùng
để đảm bảo rơle không tác động nhầm.

Hình 2.26. Rơle bảo vệ so lệch có hãm thế hệ cũ

Với các thế hệ rơle điện cơ: Dòng điện so lệch và dòng điện hãm được tổ hợp
bằng các biến dòng điện trung gian, việc điều chỉnh hiệu quả hãm được thực hiện
bằng cách thay đổi số vòng dây của cuộn hãm của rơle (Hình 2.25). Các rơle kỹ
thuật số thực hiện việc tổ hợp dòng điện so lệch và dòng điện hãm bằng thuật toán,
do đó không cần thiết phải có biến dòng trung gian. Dòng điện hãm có thể được tổ

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
66
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hợp theo nhiều cách tùy theo hãng sản xuất rơle, nhưng vẫn đảm bảo nguyên lý
chung: Nếu dòng hãm lấy nhỏ thì hệ số hãm được đặt cao hơn và ngược lại để đảm
bảo được hiệu quả hãm cần thiết.
Lò xo có tác dụng cung cấp mô men hãm cơ không phụ thuộc dòng điện, đảm
bảo rơle không tự đóng tiếp điểm và tác động nhầm trong chế độ không tải hoặc chế
độ bình thường. Trong các rơle số, mô men hãm cơ này tương đương với hiệu quả
hãm của thành phần dòng điện so lệch ngưỡng thấp. Ví dụ về dòng điện hãm và
dòng điện so lệch được sử dụng trong các rơle của hãng Siemens.
Isl =(I1 -I2 )

Ih =  I1 + I 2 
Trong đó I1, I2 là dòng điện đi vào và đi ra khỏi thiết bị cần bảo vệ.
Nguyên lý hoạt động của bảo vệ so lệch có hãm cùng với vai trò của hệ số
hãm được giải thích rõ hơn thông qua ví dụ sau đây:
Ví dụ: Giả thiết chọn hệ số hãm là 0,5 (Chỉ lấy tới 50% hiệu ứng hãm)
1. Chế độ hoạt động bình thường: Dòng sơ cấp có giá trị xấp xỉ dòng điện
định mức, dòng điện sơ cấp đi ra và vào đối tượng có giá trị bằng nhau. Về nguyên
tắc dòng điện thứ cấp của các BI cũng bằng nhau, tuy nhiên do các BI có sai số nên
các dòng điện thứ cấp này có thể sai khác nhau một chút về độ lớn và góc pha.

100% Ihãm

I1 Thiết bị cần I2
* *
50%

* bảo vệ *
Iso lệch
I1tc Rơle I2tc I1tc I2tc
50%

Isl =(I1tc -I2tc )



Ih =K h   I1tc + I2tc 
Kh*Ihãm
= 50%Ihãm

Hình 2.27. Phân tích hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ bình thường

Có thể thấy {Kh*Ihãm >>Iso lệch} nên rơle bị hãm không thể tác động nhầm ở
chế độ bình thường (Hình 2.27).
2. Chế độ sự cố ngoài vùng: Dòng sơ cấp đi vào và đi ra đối tượng vẫn có giá
trị bằng nhau, tuy nhiên độ lớn tăng lên tới mức dòng điện sự cố. Khi dòng điện sơ
cấp tăng cao tới dòng sự cố thì sai số của các BI cũng tăng lên, dẫn tới dòng điện
thứ cấp của các BI sai khác nhau nhiều hơn so với ở chế độ bình thường.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
67
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

100% Ihãm

I1sc I2sc

50%
Thiết bị cần
* *
* bảo vệ *
Iso lệch
Rơle
I1tc(sc) I2tc (sc) I1tc
I2tc
Isl =(I1tc -I2tc )

50%

Ih =K h   I1tc + I2tc 

Kh*Ihãm
= 50%Ihãm

Hình 2.28. Phân tích hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ sự cố ngoài vùng

Trong trường hợp này {Kh * Ihãm > Iso lệch} nên rơle bị hãm không tác động
nhầm ở chế độ sự cố ngoài. Có thể thấy khi sự cố ngoài thì dòng điện so lệch đã
tăng lên đáng kể, tuy nhiên thành phần hãm vẫn đủ lớn để hãm bảo vệ (Hình 2.28).
3. Chế độ sự cố trong vùng & hệ thống có một nguồn cấp: Chỉ có dòng điện đi
vào đối tượng, dòng điện đi ra khỏi đối tượng bằng 0.

100% Ihãm I1tc


I1sc
Thiết bị cần I2sc=0
Nguồn 1 * *
* bảo vệ * Iso lệch=I1tc
50%
I1tc(sc) Rơle I2tc (sc)=0

Isl =(I1tc -I2tc ) I2tc=0



Ih =K h   I1tc + I2tc  Kh*Ihãm
= 50%Ihãm

Hình 2.29. Hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ sự cố trong vùng với một nguồn cấp

Khi sự cố trong vùng: {Iso lệch > Kh * Ihãm} do đó rơle sẽ tác động (Hình 2.29).
4. Chế độ sự cố trong vùng & hệ thống có hai nguồn cấp: Dòng điện sự cố do
cả hai nguồn cấp tới.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
68
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

100% Ihãm

50%
I1sc I2sc
Thiết bị cần
Nguồn 1 * * Nguồn 2
* bảo vệ *
I1tc

I1tc(sc) Rơle I2tc (sc)

50%
Iso lệch
Isl =(I1tc -I2tc )

Ih =K h   I1tc + I2tc  Kh*Ihãm
= 50%Ihãm
I2tc

Hình 2.30. Hoạt động của BV so lệch có hãm ở chế độ sự cố trong vùng với hai nguồn cấp

Khi sự cố trong vùng: {Iso lệch >> Kh * Ihãm} do đó rơle sẽ tác động (Hình 2.30).
5. Vai trò của hệ số hãm với sự làm việc của bảo vệ so lệch có hãm
Nếu chọn hệ số hãm nhỏ: Thành phần hãm sẽ có giá trị nhỏ, rơle sẽ dễ dàng
tác động. Nói theo cách khác là rơle sẽ nhạy hơn với sự cố trong vùng; tuy nhiên
cũng dễ tác động nhầm trong chế độ sự cố ngoài vùng. Hình 2.31 minh họa sự thay
đổi của thành phần hãm khi giảm hệ số hãm theo các ngưỡng 0,5; 0,25 và 0,1.

Sự cố ngoài vùng bảo vệ


Kh=0,5 Kh=0,25 Kh=0,1
100% Ihãm 100% Ihãm 100% Ihãm
50%

75%

90%

Iso lệch Iso lệch Iso lệch


I1tc I1tc I1tc
I2tc I2tc I2tc
50%

25%

10%

Kh*Ihãm Kh*Ihãm Kh*Ihãm


= 50%Ihãm = 25%Ihãm = 25%Ihãm

Thành phần hãm chỉ lớn hơn Thành phần hãm nhỏ hơn
một chút so với thành phần thành phần so lệch. Rơle
Rơle hãm tốt (an toàn)
so lệch. Rơle hãm kém hơn không hãm được, tác động
(kém an toàn) nhầm (mất an toàn).

Hình 2.31. Ảnh hưởng của hệ số hãm tới bảo vệ so lệch dòng điện

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
69
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Việc lựa chọn đúng hệ số hãm theo yêu cầu là bài toán phức tạp, không có
tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn chính thức, thường được chọn theo kinh nghiệm. Các
hãng sản xuất rơle hiện nay đều khuyến cáo các giá trị hệ số hãm và đặt mặc định
trong rơle, người sử có thể điều chỉnh nếu cần.
II.2.1.3. Đặc tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch dòng điện có hãm
Xem xét lại nguyên lý của rơle bảo vệ so lệch có hãm như dưới đây:

Mhãm cơ Lò xo hãm

Mtác động
Ihãm
Mhãm điện
Cuộn so lệch
Điều (cuộn tác động)
Cuộn hãm
chỉnh hệ
số hãm Iso lệch

Hình 2.32. Cấu trúc nguyên lý của rơle bảo vệ so lệch có hãm

Theo cấu trúc này, rơle sẽ tác động mô men tác động thắng được các mô men
cản bao gồm mô men hãm điện của cuộn hãm và mô men hãm cơ của lò xo hãm. Có
thể viết điều kiện tác động của rơle như sau:
Mtác động > {Mhãm điện + Mhãm cơ}
Mô men tác động tỷ lệ với dòng điện so lệch; mô men cản điện tỷ lệ với dòng
điện hãm và hệ số hãm đã chọn (Là số vòng dây trong sơ đồ trên), mô men hãm cơ
của lò xo được coi là không đổi và để đơn giản coi như tỷ lệ với một dòng điện hãm
lò xo nào đó.
Có thể viết lại điều kiện tác động của rơle theo dòng điện như sau:
Iso lệch > {Khãm * Ihãm + Ilò xo}
Rơle so lệch có hãm tác động theo cả 2 đại lượng là Iso lệch và Ihãm, do vậy một
cách thuận tiện nhất để biểu diễn điều kiện tác động là sử dụng mặt phẳng biểu diễn
gồm hai trục {Ihãm & Iso lệch}
Có thể thấy bất phương trình thể hiện điều kiện tác động của rơle tương đồng
với bất phương trình y > {a.x+b}; trong đó y tương ứng với Iso lệch; x tương ứng với
Ihãm; b tương ứng với Ilò xo là hằng số không đổi. Phương trình y = a.x+b là đường
thẳng đi qua điểm b trên trục y và có độ dốc tùy thuộc độ lớn của a.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
70
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

y Iso lệch

VÙNG TÁC ĐỘNG


y>a.x+b
Iso lệch>{Khãm.Ihãm+Ilò xo}

y<a.x+b Iso lệch<{Khãm.Ihãm+Ilò xo}


tgα=a I lò xo tgα=Khãm
b
VÙNG HÃM
0 0
x Ihãm
(a) (b)

Hình 2.33. Đặc tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch có hãm

Đặc tính tác động của rơle so lệch có hãm gồm có hai vùng:
- Vùng tác động: Nếu tọa độ của điểm làm việc rơi vào vùng này sẽ thỏa mãn
điều kiện Iso lệch > {Khãm * Ihãm + Ilò xo} và rơle sẽ tác động
- Vùng hãm: Nếu tọa độ của điểm làm việc rơi vào vùng này sẽ thỏa mãn điều
kiện Iso lệch < {Khãm * Ihãm + Ilò xo} và rơle sẽ bị hãm không tác động
- Đường phân chia ranh giới giữa hai vùng là tọa độ các điểm thỏa mãn
Iso lệch = {Khãm * Ihãm + Ilò xo}
Có thể thấy nếu tăng hệ số hãm thì vùng tác động thu hẹp lại, khả năng điểm
làm việc rơi vào vùng tác động giảm đi, nói cách khác là rơle sẽ kém nhạy. Tuy
nhiên hệ số hãm tăng cũng làm tăng diện tích vùng hãm, tăng khả năng điểm làm
việc rơi vào vùng này và kết quả là rơle có độ an toàn hãm cao hơn (Hình 2.34).

Iso lệch

VÙNG TÁC ĐỘNG

I lò xo
VÙNG HÃM
0
Ihãm

Hình 2.34. Ảnh hưởng của hệ số hãm tới đặc tính của rơle bảo vệ so lệch

Các rơle hiện nay cho phép tự động thay đổi hệ số hãm tùy theo dòng điện đi
qua thiết bị cần bảo vệ. Để giám sát dòng điện qua thiết bị có thể dựa vào độ lớn

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
71
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dòng điện hãm đo được, ví dụ rơle của Siemens sử dụng cách tính dòng hãm I hãm =
(|Ivào| + |Ira|) là tổng độ lớn dòng điện đi vào và đi ra khỏi thiết bị.
Hệ số hãm tự thay đổi dựa trên cơ sở phân tích sau:
- Ở chế độ làm việc bình thường, dòng điện đi vào và đi ra khỏi thiết bị nhỏ
hoặc xấp xỉ dòng định mức. Sai số của các BI có giá trị nhỏ dẫn tới dòng điện so
lệch nhỏ, do đó chỉ cần lực hãm cơ của lò xo có thể đủ để hãm được bảo vệ tránh
tác động nhầm; thành phần hãm điện là không cần thiết, do đó hệ số hãm được đặt
bằng 0 (Đặc tính là đường có độ dốc bằng 0, tức là đường nằm ngang).
- Khi dòng điện đi qua thiết bị tăng lên do quá tải, sai số BI tăng lên dẫn tới
dòng so lệch tăng theo và lực hãm cơ có thể không đủ hãm bảo vệ. Khi đó rơle tự
động tăng hệ số hãm lên một mức (Đặc tính bắt đầu có độ dốc).
- Khi dòng điện qua thiết bị tăng cao nữa tương ứng với trạng thái khi có sự cố
ngoài, lúc này cần tăng cao hệ số hãm tránh tác động nhầm với sự cố ngoài vùng,
dòng sự cố lớn. Rơle tự tăng thêm độ dốc của đặc tính lên một mức lớn hơn.
- Khi dòng điện qua thiết bị tăng tới mức rất cao, điều này tương đương với
việc điểm sự cố không còn ở xa, ngoài vùng nữa mà đã rơi vào trong thiết bị (Trong
vùng bảo vệ so lệch). Với trạng thái này rơle sẽ tác động cắt máy cắt mà không xét
tới hiệu ứng hãm (Tương đương với việc đặt hệ số hãm bằng 0, đặc tính trở thành
đường nằm ngang).
Hình 2.35 mô tả đặc tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch máy biến áp của
Siemens với đặc tính gồm 4 đoạn a, b, c, d như đã lý giải ở trên.

Hình 2.35. Đặc tính của rơle bảo vệ so lệch MBA của hãng Siemens

Tùy theo hãng chế tạo và thiết bị cần bảo vệ mà số đoạn đặc tính có thể nhiều
hoặc ít hơn. Ngoài ra hệ số hãm được lựa chọn lớn hay nhỏ cũng tùy theo thiết kế
của rơle và cách tính dòng điện hãm (Tham khảo hình 2.36).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
72
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 2.36. Đặc tính của rơle bảo vệ so lệch cho máy biến áp (ABB) và đường dây (Alstom)

II.2.2. Bảo vệ so lệch dòng điện thứ tự nghịch (87Q)


Trong một số trường hợp dòng ngắn mạch có thể có giá trị nhỏ như:
- Sự cố trên đường dây với tổng trở sự cố lớn hoặc hệ thống nối đất kém.
- Sự cố giữa các vòng dây trong cuộn dây MBA, trong cuộn stato máy phát
điện, động cơ hoặc trong các cuộn kháng.
- Hư hỏng các phần tử tụ trong các bộ tụ bù.
Trong các trường hợp đó cần phải có chức năng bảo vệ với độ nhạy cao để kịp
thời phát hiện và loại trừ sự cố.
Dòng thứ tự nghịch (TTN) xuất hiện với biên độ lớn là một chỉ báo của sự cố
hoặc vấn đề gì đó trong hệ thống. Các ưu điểm của việc sử dụng dòng TTN để phát
hiện sự cố (hoặc trạng thái bất thường) như sau:
- Có thể phát hiện cả các sự cố pha - pha không chạm đất, sự cố giữa các vòng
dây.
- Về lý thuyết, dòng TTN không xuất hiện đối với sự cố 3 pha, thực tế trong
giai đoạn đầu khi sự cố xuất hiện vẫn có dòng TTN, dòng này tồn tại trong khoảng
thời gian đủ dài cho rơle hoạt động.
- Dòng TTN có thể xuất hiện cả ở phía cuộn đấu tam giác của máy biến áp.
- Các bảo vệ theo dòng TTN không bị ảnh hưởng bởi dòng tải.
Bảo vệ so lệch theo thành phần dòng điện thứ tự nghịch (87Q) đã được sử
dụng đầu tiên là với các đường dây, sau đó sử dụng cho MBA (Chủ yếu để bảo vệ
chống các sự cố giữa các vòng dây). Bảo vệ 87Q hoạt động dựa trên nguyên lý bảo
vệ so lệch với thành phần dòng điện là dòng TTN thay vì dòng điện pha. Do không

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
73
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hoạt động theo dòng điện pha nên bảo vệ không bị ảnh hưởng của dòng tải (Giả
thiết cân bằng), và sẽ có độ nhạy cao hơn bảo vệ so lệch pha thông thường.
Bảo vệ 87Q có đặc điểm là thời gian tác động nhanh hơn và độ an toàn cao do
nguyên lý làm việc.

Hình 2.37. Nguyên lý của bảo vệ so lệch dòng TTN

II.2.2.1. Phương pháp tính toán dòng so lệch


ISL(87Q) = |I1Q + I2Q + I3Q + …+ InQ|

Hình 2.38.

Dòng so lệch TTN có thể được tổng hợp từ các dòng so lệch của từng pha
(Hình 2.38.a) hoặc tổng hợp từ dòng điện ba pha các phía (Hình 2.38.b), như vậy có

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
74
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

thể thấy dòng so lệch của 87Q chính là thành phần TTN của bảo vệ so lệch pha 87,
do vậy:
- Các yếu tố ảnh hưởng tới bảo vệ 87 như dòng xung kích, bão hòa BI cũng
gây ảnh hưởng tới 87Q;
- Các yếu tố như thay đổi đầu phân áp, dòng điện dung đường dây, … có gây
ảnh hưởng tới bảo vệ 87 nhưng không ảnh hưởng tới 87Q vì 3 pha vẫn đối xứng.
- Cả bảo vệ 87 & 87Q đều không bị ảnh hưởng của dòng tải (Dù có chịu ảnh
hưởng của việc sai lệch tỷ số biến dòng).
II.2.2.2. Phương pháp tính toán dòng điện hãm
IH(87Q) = k*||I1Q| + |I2Q| + |I3Q| + …+ |InQ||
Với các bảo vệ so lệch pha thì dòng điện hãm được lựa chọn để phải phản ánh
được các yếu tố gây bất lợi hệ thống bảo vệ. Ví dụ khi BI bão hòa do dòng điện sự
cố ngoài, tạo ra dòng điện so lệch lớn và bảo vệ có thể tác động nhầm; do vậy bắt
buộc phải đưa dòng điện do BI bị bão hòa này vào trong thành phần dòng hãm.
Đồng thời độ lớn các dòng điện gây ra dòng so lệch cũng phải đưa vào trong thành
phần dòng hãm.
Với bảo vệ 87Q thì dòng hãm không đảm bảo được yêu cầu này trong các
trường hợp như:
- Khi sự cố đối xứng thì thành phần dòng TTN rất nhỏ, không tạo được hiệu
ứng hãm dù dòng điện pha rất lớn.
- Không có dòng hãm trước khi xảy ra sự cố do dòng tải đối xứng hoặc nếu có
thì giá trị rất nhỏ, do vậy tạo được hiệu ứng hãm trước sự cố.
- Mặt khác dòng điện TTN không phản ánh đúng được mức độ bão hòa BI vì
BI bị bão hòa do dòng điện pha chứ không phải chỉ do thành phần dòng TTN.
Các yếu tố trên ảnh hưởng tới độ an toàn của bảo vệ 87Q, tuy nhiên cũng lại là
yếu tố gia tăng độ nhạy của bảo vệ.
Xét tình huống khi có sự cố trong và ngoài đường dây cần bảo vệ như hình
2.39.
Thông thường tổng trở TTN của các phần tử trên hệ thống là khá đồng nhất,
nghĩa là góc pha của tổng trở đường dây (Z2L) và của nguồn (Z2S, Z2R) là xấp xỉ
nhau. Do đó:
- Khi sự cố trong vùng (Hình 2.39.a): Dòng điện TTN đo tại 2 đầu đường dây
xấp xỉ đồng pha (Dòng điện TTN tại hai đầu không phụ thuộc vào nguồn điện hai
đầu nên giống nhau).
- Khi sự cố ngoài vùng (Hình 2.39.b): Dòng điện TTN đo tại 2 đầu đường dây
ngược pha 1800.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
75
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 2.39.

Như vậy khi sự cố trong vùng dòng điện so lệch bằng tổng véc tơ của dòng
TTN các phía sẽ bằng chính tổng độ lớn các dòng điện này do cùng pha; tỷ số dòng
so lệch TTN/dòng điện hãm TTN luôn xấp xỉ 100%. Với tỷ số này hoàn toàn có thể
đặt hệ số hãm lên tới 80% mà vẫn đảm bảo độ nhạy tác động và độ an toàn hãm.
Thêm vào đó các giá trị trên đây không phụ thuộc dòng tải trên đường dây, dòng
hãm cũng không phụ thuộc dòng tải sẽ làm bảo vệ có độ nhạy cao hơn so với bảo vệ
so lệch pha.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp độ nhạy của bảo vệ 87Q bị ảnh hưởng
như tình huống hở mạch một pha, thành phần dòng TTN xuất hiện phụ thuộc chủ
yếu vào cấu hình của lưới điện; hoặc trường hợp đường dây có tụ bù dọc làm tổng
trở TTN của các phần tử mất tính đồng nhất, góc pha của dòng TTN các phía sẽ
không bằng nhau làm giảm độ lớn dòng so lệch khi sự cố trong vùng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
76
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Khi sử dụng bảo vệ 87Q cần có cơ chế hãm khi sự cố ngoài với dòng lớn,
dòng điện pha có thể tăng tới mức làm BI bị bão hòa nhưng thành phần dòng TTN
vẫn có thể rất nhỏ và không đủ hãm bảo vệ. Một số cơ chế phát hiện bão hòa hoặc
sự cố ngoài có thể áp dụng cho bảo vệ 87Q:
a) Hãm theo thành phần sóng hài trong dòng điện pha: Phương pháp này làm
bảo vệ bị làm việc trễ do cần có thời gian để tính toán các thành phần hài. Độ lớn
các thành phần hài có thể sử dụng để khóa hoặc tăng cường hãm bảo vệ.
b) Sử dụng phương pháp pháp hiện sự cố ngoài, chức năng này cần tác động
ngay trước khi BI bị bão hòa (Khi sự cố xảy ra BI sẽ không thể bão hòa ngay).
c) Sử dụng phương pháp phát hiện thành phần dòng điện DC tồn tại trong thời
gian kéo dài.
Các phương pháp tăng cường hãm khi BI bão hòa hoặc khi sự cố ngoài:
- Tăng hệ số hãm: phương pháp này ít hiệu quả vì bản thân hệ số hãm đã có
thể đặt 80%.
- Bổ sung thêm một phần dòng hãm pha vào dòng hãm của 87Q: Giải pháp
hiệu quả khi BI bị bão hòa do dòng pha lớn.
- Cho bảo vệ 87Q làm việc với thời gian trễ.
So sánh về tốc độ làm việc của bảo vệ 87Q và 87P:

Hình 2.40.

- Với bảo vệ 87Q (Hình 2.40.a): Quĩ đạo chuyển động bắt đầu từ 0 và ngay lập
tức đi vào vùng tác động theo đường có độ dốc 100% (Góc 450). Quĩ đạo cắt đặc
tính tại vùng dòng so lệch ngưỡng thấp mà dòng so lệch ngưỡng thấp của 87Q đặt
thấp nên điểm làm việc rất nhanh chóng vào vùng tác động.
- Với bảo vệ 87P (Hình 2.40.b): Quĩ đạo chuyển động bắt đầu từ điểm hãm do
dòng tải tạo ra, từ đó đi chéo lên và vào đặt tính. Từ thời điểm bắt đầu sự cố đến khi
điểm làm việc cắt và đi vào đặc tính tác động sẽ mất nhiều thời gian hơn so với
87Q.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
77
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

II.2.3. Bảo vệ so lệch tổng trở cao (87H)/ Bảo vệ so lệch tổng trở cao với CT khác
tỷ số biến
Khi xảy ra ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ với dòng ngắn mạch quá lớn có thể
gây bão hoà biến dòng, dẫn đến sự tác động nhầm của bảo vệ. Để đảm bảo tác động
chọn lọc của bảo vệ so lệch khi có ngắn mạch ngoài, có thể sử dụng nguyên lý bảo
vệ so lệch tổng trở cao. Nguyên lý bảo vệ so lệch tổng trở cao được sử dụng chủ
yếu để bảo vệ các hệ thống thanh góp cao áp hoặc bảo vệ chống chạm đất hạn chế
cho các MBA. Cũng cần lưu ý rằng nguyên lý bảo vệ so lệch có hãm trong các rơle
kỹ thuật số hiện nay đã có khả năng làm việc an toàn trong trường BI bị bão hòa, do
vậy có thể không cần sử dụng tới nguyên lý bảo vệ so lệch tổng trở cao; tuy nhiên
mỗi nguyên lý này đều có ưu và nhược điểm riêng và vẫn được sử dụng trên thực tế.
Để đơn giản, xét trường hợp sơ đồ bảo vệ thanh góp với chỉ hai đường dây, sơ
đồ thay thế tương đương như sau:

BI1 ∆I BI2

Hình 2.41. Sơ đồ bảo vệ thanh góp bằng chức năng bảo vệ so lệch

Sơ đồ thay thế của hệ thống bảo vệ trên với trường hợp BI chưa bão hòa:

Zsơ cấp Zthứ cấp Zthứ cấp Zsơ cấp

BI Rất Ztừ hóa ∆I Ztừ hóa Rất BI


lý tưởng lớn lớn lý tưởng

BI1 BI2

Hình 2.42.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
78
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Khi BI chưa bị bão hòa thì tổng trở của nhánh từ hóa rất lớn, có thể bỏ qua
trong tính toán vì dòng điện chạy trong nhánh này rất nhỏ. Dòng điện sự cố sẽ chạy
tuần hoàn trong phía thứ cấp của các BI trong mạch bảo vệ so lệch, không chạy vào
rơle và rơle không tác động.

Zsơ cấp Zthứ cấp Zthứ cấp Zsơ cấp

Rất Ztừ hóa ∆I Ztừ hóa Rất BI


lớn lớn lý tưởng

BI1 BI2

Hình 2.43. Sơ đồ thay thế của BI trong sơ đồ bảo vệ so lệch

Khi xảy ra ngắn mạch ngoài với giả thiết biến dòng (BI2) trên đường dây bị sự
cố bị bão hoà hoàn toàn: Khi đó trở kháng nhánh từ hóa giảm rất thấp và có thể coi
Ztừ hóa = 0, mạch thứ cấp của BI2 coi như bị nối tắt. Khi đó dòng điện thứ cấp từ BI1
sẽ phân dòng chạy qua rơle và tổng trở cuộn thứ cấp của BI2; tùy theo tương quan
tổng trở mà dòng điện chạy trên nhánh rơle có thể sẽ lớn đủ làm rơle tác động
nhầm.

Zsơ cấp Zthứ cấp Zthứ cấp Zsơ cấp

BI Rất Ztừ hóa ∆I Ztừ hóa Bằng BI


lý tưởng lớn 0 lý tưởng

BI1 không bão hòa BI2 bị bão hòa

Hình 2.44.

Để khắc phục hiện tượng này cần giảm dòng điện chạy vào rơle; do tổng trở
rơle và tổng trở cuộn thứ cấp BI2 nối song song nên có thể giảm dòng chạy qua rơle
bằng cách bằng cách nối tiếp với rơle một điện trở bổ sung Rbs (Hay còn gọi là điện
trở ổn định, có giá trị khoảng 2000Ω) để giảm dòng qua rơle. Điện trở này thường

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
79
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

có giá trị lớn để nhánh {Rơle & điện trở ổn định} có tổng trở lớn, dẫn tới dòng qua
nhánh này sẽ nhỏ, không đủ để rơle hoạt động.

Zsơ cấp Zthứ cấp Zthứ cấp Zsơ cấp

BI Rất Ztừ hóa ∆I Ztừ hóa BI


lý tưởng lớn lý tưởng
R có giá
trị lớn

BI1 BI2
Rơle so lệch tổng
trở cao (87H)

Hình 2.45. Sơ đồ thay thế khi BI bị bão hòa trong sơ đồ bảo vệ so lệch

Vậy đây là một dạng bảo vệ so lệch, sử dụng nguyên lý tổng trở cao để tránh
việc bảo vệ có thể tác động nhầm khi BI bị bão hòa hoàn toàn khi có sự cố ngoài.
Tuy nhiên do nhánh rơle có tổng trở lớn nên khi sự cố trong vùng toàn bộ
dòng điện từ các BI chạy vào nhánh này sẽ làm điện áp trên cực cụm {Rơle + điện
trở ổn định} tăng cao, có thể gây nguy hiểm cho các thiết bị khác đấu cùng trong
mạch. Do vậy các rơle bảo vệ so lệch tổng trở cao thường được nối song song với
một van chống quá áp (MOV).

BI1 ∆I
R có giá
trị lớn

Hình 2.46. Điện trở phi tuyến hạn chế quá áp trong mạch bảo vệ so lệch tổng trở cao

Bảo vệ so lệch tổng trở cao với BI khác tỷ số biến
Việc sử dụng sơ đồ bảo vệ so lệch tổng trở cao với các BI khác tỷ số biến là
không nên, tuy nhiên khi mở rộng thêm một ngăn lộ rất có thể gặp phải tình huống

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
80
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

này; do đó cần có giải pháp giải quyết vấn đề kỹ thuật này, ví dụ như sử dụng tỷ số
biến cao hơn.
Khi sử dụng BI với tỷ số biến khác các BI còn lại trong sơ đồ bảo vệ so lệch
tổng trở cao, cần lưu ý các điểm sau:
- BI bị giảm cấp chính xác: Khi sử dụng BI có nhiều tỷ số biến thì giải pháp
tốt nhất là lựa chọn tỷ số biến phù hợp và nối tới điểm nối chung của sơ đồ:

Hình 2.47. Sử dụng đầu có tỷ số biến phù hợp với BI nhiều tỷ số biến

Xét về khía cạnh độ chính xác thì lấy đầu phân áp tại 240 vòng với BI loại
C800 với 400 vòng sẽ làm cho BI bị giảm cấp xuống chỉ còn tương đương với BI
loại C480: [(240/400)*800 V = 480 V].
Khi BI bị giảm cấp chính xác xuống C480 sẽ làm điện áp đầu ra của BI bị giới
hạn khi có sự cố trong vùng. Tuy nhiên các tính toán cho thấy điều này không gây
ảnh hưởng lớn.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
81
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Vấn đề điện áp cảm ứng lớn trên toàn bộ cuộn dây BI và các dây dẫn nhị thứ.
Các BI có cuộn dây quấn phân bố đều trên lõi từ sẽ có tham số vôn/vòng giống
nhau cho toàn bộ cuộn dây. Khi chỉ sử dụng tỷ số biến thấp và để hở mạch đầu ra
với tỷ số cao nhất sẽ tạo ra điện áp cảm ứng tăng tỷ lệ với số vòng dây tại các đầu
không dùng này. Ở chế độ bình thường không sự cố thì điện áp này có giá trị nhỏ,
không gây nguy hiểm. Tuy nhiên ở chế độ sự cố trong vùng, dòng điện sự cố đủ lớn
làm BI bị bão hòa và điện áp trong mạch so lệch tăng cao; do có thiết bị hạn chế quá
áp MOV nên điện áp sẽ được giới hạn theo ngưỡng của thiết bị này; giả thiết điện
áp bị giới hạn ở ngưỡng 1500 V.
+ Tỷ số vôn/vòng sẽ là: 1500V/240 = 6.25V/vòng
+ Điện áp trên đầu ra với tỷ số biến cao nhất là: 6.25V/vòng * 400 vòng =
2500 V (Giá trị đỉnh)
Giá trị điện áp lên tới 2500 V này sẽ gây nguy hiểm cho cách điện của cuộn
dây BI và cách điện của các dây dẫn nhị thứ trong mạch. Tình huống xấu nhất là các
vòng dây BI bị hư hỏng cách điện dẫn tới ngắn mạch một số vòng dây, điện áp
trong mạch so lệch sẽ bị giảm xuống và rơle có thể không đủ điện áp làm việc (Fail
to operate). Giải pháp tốt nhất trong tình huống này là sử dụng bộ MOV riêng biệt
cho cực không dùng ở tỷ số biến cao nhất của BI để hạn chế quá áp hoặc sử dụng BI
trung gian biến đổi tỷ số biến.
II.2.4. Bảo vệ so sánh pha dòng điện
II.2.4.1. Nguyên lý hoạt động
Bảo vệ so sánh pha dòng điện là một dạng rơle so lệch hoạt động dựa trên
nguyên lý so sánh góc pha của dòng điện đi vào và đi ra của đối tượng cần bảo vệ.
Vùng bảo vệ được giới hạn bởi vị trí đặt các BI tương tự như với bảo vệ so lệch
dòng điện. Khi sự cố xảy ra trong vùng thì tất cả các dòng điện sẽ cùng pha, trong
trường hợp sự cố ngoài vùng hoặc ở chế độ tải bình thường thì các dòng điện đi vào
sẽ ngược pha nhau 1800 với dòng điện của ít nhất một đầu còn lại. Bảo vệ so sánh
pha dòng điện thường áp dụng với đường dây truyền tải điện hoặc trong một số loại
rơle bảo vệ các hệ thống thanh góp.
Theo nguyên lý minh họa ở hình 2.48: Rơle sẽ truyền các xung dương hoặc
âm tương ứng với các nửa chu kỳ dương và âm của dòng điện. Rơle ở đầu đối diện
sẽ thực hiện thao tác tương tự và truyền tín hiệu tới các rơle còn lại.
- Chế độ bình thường hoặc sự cố ngoài vùng: Do tín hiệu dòng điện hai phía
ngược pha nhau 1800 nên tín hiệu tổng hợp xung vuông tại mỗi rơle sẽ không có
thời điểm trùng khớp, do vậy rơle sẽ không tác động (Lưu ý là chiều dòng điện phụ
thuộc vào qui ước trong rơle).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
82
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Chế độ sự cố trong vùng: Dòng điện hai phía trùng pha, do đó các tín hiệu
xung vuông sẽ trùng pha nhau hoàn toàn, dẫn tới có tín hiệu đầu ra của bộ so sánh
xung vuông này và rơle ở hai đầu sẽ tác động.
Trong thực tế các rơle có thể sử dụng tín hiệu truyền chỉ trong các nửa chu kỳ
dương hoặc âm của dòng điện. Ví dụ khi ở nửa chu kỳ dương của dòng điện thì rơle
sẽ truyền tín hiệu ON tới đầu đối diện.

Sự cố ngoài vùng
+ I1 + I2

Rơle Rơle
i1(t) i2(t)

+ + + +
- - - -
+ + + +
- - - -
Không trùng Không trùng
0 0
0 0
Không khởi động Không khởi động

Sự cố trong vùng
+ I1 + I2

Rơle Rơle
i1(t) i2(t)

+ + + +
- - - -
+ + + +
- - - -
Trùng hoàn toàn Trùng hoàn toàn
1 1
0 0
1 Khởi động 1 Khởi động
0 0

Hình 2.48. Nguyên lý của bảo vệ so sánh pha dòng điện

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
83
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

II.2.4.2. Đặc điểm của nguyên lý bảo vệ so sánh pha dòng điện
Rơle cần có cơ chế để đồng bộ tín hiệu, điều này có thể thực hiện thông qua cơ
chế tự đồng bộ thời gian hoặc sử dụng các đồng hồ GPS. Theo lý thuyết ở chế độ
bình thường hoặc khi sự cố ngoài thì dòng điện hai phía sẽ lệch pha nhau 180 0; tuy
nhiên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên góc lệch pha sẽ khác 1800: Ở chế độ non
tải hoặc không tải thì dòng điện dung có thể làm bảo vệ tác động nhầm. Giải pháp
để xử lý là trang bị thêm khâu phát hiện sự cố để khởi động bảo vệ. Ví dụ sử dụng
bộ phận phát hiện sự cố là các phần tử quá dòng để khởi động việc truyền tin.
Mặt khác do ảnh hưởng của dòng điện dung nên góc tác động cho bảo vệ so
sánh pha dòng điện phải tăng lên, do đó bảo vệ so lệch pha được khuyến cáo chỉ
nên áp dụng cho đường dây tới 400km.
Với các rơle kỹ thuật số: sai số về góc pha có thể xảy ra do việc lấy mẫu tín
hiệu. Ngoài ra giá trị góc pha chỉnh định cần xét tới ảnh hưởng của dao động điện
có thể làm cho rơle tác động nhầm.
Ở chế độ sự cố ngoài vùng thì hiện tượng máy biến dòng bị bão hòa cùng có
thể ảnh hưởng tới sự làm việc của bảo vệ.
Nhận xét: Rơle chỉ cần so sánh tín hiệu góc pha, do đó khối lượng dữ liệu cần
trao đổi sẽ ít hơn so với trường hợp của bảo vệ so lệch dòng điện (Yêu cầu so sánh
cả độ lớn và góc pha dòng điện); do đó có thể sử dụng cả các kênh truyền như kênh
tải ba PLC.
II.3. Bảo vệ tổng trở thấp (Bảo vệ khoảng cách)
II.3.1. Nguyên lý bảo vệ khoảng cách (21)
Bảo vệ quá dòng là loại đơn giản nhất, tuy nhiên sẽ đảm bảo được tính chọn
lọc hoặc yêu cầu tác động nhanh với các lưới điện có cấu hình phức tạp; trong các
trường hợp đó cần có các bảo vệ với nguyên lý hoạt động phức tạp hơn. Bảo vệ
khoảng cách là loại bảo vệ hoạt động dựa trên các giá trị dòng điện và điện áp đo
được tại điểm đặt rơle để xác định tổng trở, nếu tổng trở sự cố này nhỏ hơn giá trị
tổng trở đã cài đặt trong rơle thì rơle sẽ khởi động. Về mặt nguyên lý thì rơle
khoảng cách hoạt động dựa theo tổng trở, tuy nhiên các hãng chế tạo rơle có thể sử
dụng các thuật toán và cách tiếp cận khác nhau để thực hiện nguyên lý này.
Xem xét sơ đồ một sợi của hệ thống đơn giản sau (Hình 2.49):

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
84
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Zđường dây
Zsự cố
HỆ THỐNG

IR UR Tải của
Z< đường dây

Zđường dây
Zsự cố
HỆ THỐNG

IR UR Ztải tương đương


Z<

Hình 2.49.

Tổng trở rơle đo được ở chế độ bình thường:


U Rbt I R *( Z D  Z pt )
bt

Z Rbt    ( Z D  Z pt )  Z D
I Rbt I Rbt
Trong đó:
- ZR: Tổng trở mà rơle đo được
- ZD: Tổng trở đường dây được bảo vệ ZD = RD + jXD
- Zpt: Tổng trở tương đương của các phụ tải nối vào sau đường dây
Có thể thấy tổng trở rơle đo được ở chế độ bình thường luôn lớn hơn tổng trở
đường dây.
Khi sự cố xảy ra tại một điểm trên đường dây:
U Rsc I Rsc * Z sc
Z  sc 
sc
R  Z sc  Z D
IR I Rsc
Có thể thấy trong trường hợp này tổng trở rơle đo được ở chế độ sự cố luôn
nhỏ hơn hoặc bằng tổng trở đường dây (Sẽ bằng tổng trở đường dây khi sự cố xảy
ra đúng tại cuối đường dây)
 Z R  Z D
bt

Tổng hợp lại ta có:   từ đó có thể thấy rằng nếu đặt giá trị khởi
 Z R  Z D
sc

động của rơle Zkđ = ZD thì rơle sẽ chỉ tác động khi điểm sự cố nằm trên đoạn đường
dây được bảo vệ.
Nếu đã biết tổng trở đơn vị của một km đường dây thì hoàn toàn có thể xác

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
85
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

định khoảng cách từ vị trí đặt rơle đến điểm sự cố bằng công thức
Z Rsc ()
Lsc (km)  . Đây chính là một trong những lý do mà nguyên lý bảo vệ này
z1km ( / km)
được gọi là nguyên lý bảo vệ khoảng cách khi áp dụng bảo vệ cho đường dây tải
điện (Trong thực tế các rơle sử dụng giá trị điện cảm đo được để tính toán khoảng
cách thay vì sử dụng tổng trở).
Nguyên lý tổng trở còn được sử dụng để bảo vệ cho nhiều đối tượng khác như:
Máy phát điện, khối máy phát - máy biến áp, bảo vệ dự phòng cho các thanh góp,…
II.3.2. Giá trị khởi động của các rơle bảo vệ khoảng cách
Theo nguyên lý đã phân tích ở trên thì giá trị khởi động của rơle khoảng cách
có thể đặt bằng Zkđ = 100%ZD, tuy nhiên điều này là không thực tế do rơle khoảng
cách làm việc dựa theo tín hiệu từ BU& BI cung cấp tới và các BU & BI này luôn
có sai số. Nếu đặt giá trị khởi động là 100% ZD nghĩa là rơle có thể bảo vệ toàn bộ
chiều dài đường dây, nhưng do sai số của biến áp đo lường nên rơle có thể không
phân biệt được một sự cố ở cuối đường dây với một sự cố ngoài lân cận cuối đường
dây và có thể tác động nhầm. Một yếu tố khác có thể gây tác động nhầm là do
không có số liệu chính xác tổng trở thực của đường dây cần bảo vệ (Đặc biệt là tổng
trở thứ tự không).
Để khắc phục các sai số này, giá trị khởi động của bảo vệ rơle khoảng cách
thường chọn theo công thức Zkđ = Kan toàn * ZD với Kan toàn = 0.8 ÷ 0.85.
Hệ số an toàn có xét tới các yếu tố sau đây:
- Sai số của biến dòng điện: 10% nếu dùng BI cấp chính xác 10.
- Sai số của biến điện áp: 6 % nếu dùng BI cấp chính xác 6P.
- Sai số của tổng trở đường dây và sai số của bản thân rơle.
II.3.3. Đặc tính làm việc của các rơle bảo vệ khoảng cách
Giá trị khởi động của rơle được đặt theo tổng trở Z, có thể thấy tổng trở này
gồm hai thành phần là điện trở R và điện kháng X nên không thể đơn thuần đặt giá
trị khởi động là độ lớn của tổng trở (Khác với các bảo vệ quá dòng, giá trị khởi
động chỉ là độ lớn dòng điện). Với bảo vệ khoảng cách thì cách thuận tiện nhất là
biểu diễn giá trị đo được, giá trị khởi động trên một mặt phẳng gọi là mặt phẳng
tổng trở. Giá trị tổng trở đường dây, giá trị tổng trở rơle đo được sẽ là các điểm trên
mặt phẳng tổng trở này.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
86
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

jX (Ω )
{Zđường dây+Zphụ tải }
Điểm làm việc
100% bình thường
Zđường dây
Zphụ tải R (Ω )

jX (Ω )

Điểm làm
việc khi sự cố Điểm làm việc
100% bình thường

Zsự cố R (Ω )

Hình 2.50. Điểm làm việc ở chế độ bình thường và khi sự cố

Khi biểu diễn điểm làm việc trong mặt phẳng tổng trở có thể thấy: Điểm làm
việc khi sự cố luôn rơi vào đường tổng trở đường dây, như vậy có thể chỉ cần chế
tạo đặc tính tác động của rơle là một đường thẳng trùng với đường tổng trở đường
dây đã biết này.

jX (Ω )
Điểm làm việc (khi sự cố) nằm
Đặc tính tác động ngoài đường tác động do sai số
là một đường 100% Zdâ y
Quĩ đạo của tổng
trở đo được
R (Ω )

jX (Ω )
Điểm làm việc (khi sự cố) nằm
Đặc tính tác động trong vùng tác động được mở rộng
mở rộng thành
vùng tác động 100% Zdâ y
Quĩ đạo của tổng
trở đo được R (Ω )

Hình 2.51. Điểm làm việc của rơle với các đặc tính tác động khác nhau

Do các phép đo có sai số, do sự cố có thể xảy ra qua các tổng trở trung gian
nên giá trị rơle đo được khi sự cố có thể rơi ra lân cận đường tổng trở đường dây.
Nếu chỉ chế tạo đặc tính tác động là một đường thẳng thì rơle có thể sẽ không làm
việc trong các trường hợp này. Để khắc phục thì các nhà chế tạo thường cố ý mở

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
87
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

rộng đặc tính tác động về cả hai phía của đường dây, dẫn tới đặc tính tác động trở
thành một vùng (miền) tác động như trong hình 2.51.
II.3.4. Các dạng đặc tính thường gặp
Các nhà sản xuất đưa ra rất nhiều dạng đặc tính tác động khác nhau; mỗi loại
đặc tính sẽ phù hợp với điều kiện vận hành và đặc tính kỹ thuật của các đối tượng
cần bảo vệ.

jX (Ω ) jX (Ω )
80÷85% Zdây 80÷85% Zdây

R (Ω ) R (Ω )
Đặc tính Elip Đặc tính MhO

jX (Ω )
jX (Ω )
80÷85% Zdây
80÷85% Zdây

R (Ω )
Đặc tính tròn R (Ω )
vô hướng
Đặc tính đa giác

Hình 2.52. Một số dạng đặc tính làm việc của bảo vệ khoảng cách

Nhận xét: Một số đặc tính làm việc của bảo vệ rơle khoảng cách có tính định
hướng. Ví dụ: Đặc tính hình tròn mở rộng trên cả bốn góc mặt phẳng tổng trở, như
vậy rơle sẽ tác động với cả giá trị {R>0 & X>0} tương đương với việc sự cố xảy ra
phía đường dây trước mặt rơle; hoặc có thể tác động cả khi {R<0 &X<0} tương
đương với trường hợp sự cố xảy ra sau lưng rơle. Do đó, nếu rơle sử dụng đặc tính
hình tròn thì có thể bảo vệ cho các đối tượng phía trước và sau của rơle; nói cách
khác rơle làm việc vô hướng.
Đặc tính elip có tính định hướng rõ ràng nhất, đặc tính MhO mở rộng hơn
nhưng vẫn mang tính định hướng, các đặc tính này phù hợp để bảo vệ chống lại sự
cố pha-pha. Đặc tính tứ giác mở rộng về phía trục R sẽ phù hợp cho chức năng bảo
vệ chống các sự cố chạm đất.
II.4. Bảo vệ dựa trên nguyên lý xếp chồng (Superimposed quantities hoặc
Incremental quantity-based protection)
Khi sự cố xảy ra trong hệ thống, điện áp và dòng điện tại bất cứ điểm nào có
thể coi là tổng hợp của hai thành phần: Thành phần xác lập trước sự cố và thành

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
88
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

phần xếp chồng do sự cố. Thành phần xếp chồng do sự cố bằng với lượng tăng của
dòng điện/điện áp do sự cố. Xem xét hệ thống sau:

R (a) S
iRf(t) F

vRf(t)

R (b) S
iRS(t) F

vRS(t) vF(t)

R ΔiR(t) (c) S
F
t=0
ΔvR(t) ΔvF(t)

Hình 2.53. Phân tách hệ thống theo phương pháp xếp chồng

Hệ thống trong hình 2.53.a là hệ thống thực có xảy ra sự cố, trong tính toán
phân tích có thể tách hệ thống này thành 2 hệ thống là trước và trong khi sự cố
(Hình 2.53.b và 2.53.c); do đó có thể viết:
vRf (t )  vRS (t )  vR (t )
iRf (t )  iRS (t )  iR (t )

Hình 2.54. Hình ảnh điện áp và dòng điện xếp chồng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
89
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hệ thống khi sự cố có điện áp các nguồn bằng 0 (Bị nối ngắn mạch). Điện áp
nguồn giả tưởng trong khi sự cố ở sơ đồ xếp chồng luôn bằng 0 trước sự cố và bằng
điện áp tại điểm sự cố trong quá trình xảy ra sự cố.
Thành phần xếp chồng có thể tính toán được từ các đại lượng trước và trong
khi sự cố, ví dụ bằng cách chủ ý làm trễ các tín hiệu dòng điện/điện áp một chu kỳ:

Hình 2.55.

Xét sơ đồ phức hợp các thành phần thứ tự của các đại lượng xếp chồng khi sự
cố một pha của hệ thống sau:

A ZL B
Zsa Ir F Zsb

Hình 2.56.

Sơ đồ phân tách thành phần xếp chồng:

SỰ CỐ
A ZL B
Zsa Ir F Zsb

-
XÁC LẬP
A ZL B
Zsa Ir Zsb

= XẾP CHỒNG
A B
Zsa ΔIr ZL F Zsb

ΔE

Hình 2.57.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
90
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Sơ đồ thay thế xét tới các thành phần thứ tự của các đại lượng xếp chồng:

A B
Zsa1 ΔI1 ZL1 Zsb1
F ΔIF
ΔV1
Nguồn điện áp được
nối tắt vì không thay A ΔI2 B ΔE
Zsa2 ΔI2 ZL2 Zsb2
đổi khi sự cố
F Nguồn điện áp thể
ΔV2 hiện thay đổi điện áp
tại điểm sự cố (bằng
A ΔI0 B với điện áp pha-đất
Zsa0 ΔI0 ZL0 Zsb0 trước sự cố)
F
ΔV0

Hình 2.58.

Nguồn hệ thống được nối tắt trong các sơ đồ thứ tự vì không thay đổi trong
khi sự cố (Không có bước thay đổi); nguồn điện áp duy nhất có trong sơ đồ này thể
hiện sự thay đổi điện áp tại điểm sự cố: Trước sự cố điện áp là điện áp pha, khi sự
cố thì điện áp tại điểm sự cố bằng 0 nên đại lượng thay đổi chính bằng điện áp pha.
Từ các thông tin của các sơ đồ các thành phần thứ tự này hoàn toàn có thể tính
toán ra được các các đại lượng khác như dòng điện sự cố xếp chồng, tổng trở xếp
chồng, hướng dòng công suất, … phục vụ cho các bảo vệ hoạt động theo nguyên lý
xếp chồng này.
Đánh giá về ưu và nhược điểm của loại bảo vệ hoạt động theo nguyên lý xếp
chồng này: Loại bỏ được ảnh hưởng của dòng tải và ảnh hưởng của tổng trở sự cố;
có thể áp dụng cho tất cả các dạng sự cố ngang. Nhược điểm của bảo vệ là cần thời
gian trễ khi tính toán đại lượng xếp chồng; khi đóng vào điểm sự cố (Chức năng
SOTF) thì tín hiệu dòng điện và điện áp trước sự cố bằng không và không phản ánh
đúng được tính trạng của hệ thống trước sự cố.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
91
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 3. BẢO VỆ CÁC MÁY BIẾN ÁP LỰC

III.1. Giới thiệu chung


Hệ thống bảo vệ cho các thiết bị cao áp thuộc lưới điện truyền tải yêu cầu thời
gian loại trừ sự cố rất ngắn (≤100 mili giây) để đảm bảo tính ổn định của hệ thống;
mục tiêu hạn chế mức độ hư hỏng của thiết bị không phải ưu tiên hàng đầu. Tuy
nhiên với các MBA chi phí sửa chữa, thay thế rất cao, khi sự cố có khả năng gây
hỏa hoạn lan truyền tới các thiết bị khác trong trạm nên mục tiêu hạn chế hư hỏng
thiết bị được đặt lên hàng đầu; hệ thống bảo vệ cho các MBA có công suất lớn yêu
cầu phải có độ nhạy cao và thời gian tác động nhanh (High speed).
Sự cố trong MBA thường liên quan tới các vòng dây của cuộn dây, khi xảy ra
chạm chập giữa các vòng dây dẫn tới dòng sự cố chạy quẩn rất lớn, tuy nhiên sự
thay đổi của dòng điện tại các đầu cực MBA rất nhỏ so với giá trị định mức. Đây là
một yếu tố dẫn tới cần có hệ thống bảo vệ với độ nhạy cao.

Hình 3.1. Sơ đồ phương thức bảo vệ theo khuyến cáo của hãng Siemens

Không có sơ đồ phương thức bảo vệ tiêu chuẩn cho tất cả các MBA, sơ đồ bảo

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 92
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

vệ được sử dụng phải cân bằng được các yếu tố kinh tế - kỹ thuật. Có thể có nhiều
sơ đồ bảo vệ đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật, tuy nhiên sẽ khác nhau về mức độ tin
cậy, thời gian loại trừ sự cố, và tính chọn lọc, đồng thời việc lựa chọn phương thức
bảo vệ cần xét tới cả các yếu tố sau:
a) Chi phí để sửa chữa các hư hỏng
b) Chi phí do ngừng vận hành
c) Hệ quả tới hệ thống do phần tử bị tách khỏi vận hành
d) Khả năng lan truyền hư hỏng tới các thiết bị gần kề
e) Thời gian thiết bị phải ngừng vận hành do sự cố
Hệ thống bảo vệ cho các MBA bao gồm một/ nhiều bảo vệ chính (main) và
các bảo vệ dự phòng. Hệ thống bảo vệ chính và bảo vệ dự phòng lấy tín hiệu từ các
nguồn khác nhau, có thể sử dụng các hệ thống nguồn cấp riêng biệt.
III.2. Các loại sự cố có thể xảy ra với máy biến áp
Máy biến áp là một phần tử quan trọng trong hệ thống điện, do có cấu trúc
phức tạp nên các hư hỏng cũng có thể xảy ra ở nhiều cấp độ:
- Phóng điện trong MBA (Với các phóng điện nhỏ, để lâu dài có thể phát triển
thành sự cố).
- Phát nhiệt cục bộ trong MBA (Các điểm đấu nối, ...)
- Cách điện bị nhiễm ẩm (Cách điện cứng và dầu).
- Hư hỏng gioăng dẫn đến rò rỉ, chảy dầu MBA làm mức dầu bị hạ thấp gây
nguy hiểm cho cách điện và làm mát máy biến áp.
- Hư hỏng sứ, bộ điều áp và các phần tử trong MBA.
- Phóng điện sứ xuyên
- Sự cố chạm chập giữa các vòng dây trên cùng cuộn dây. Một trong những
đặc trưng của sự cố chạm chập giữa các vòng dây là dòng điện trong các vòng dây
bị sự cố rất lớn nhưng dòng điện tại các đầu cực của máy biến áp thay đổi không
đáng kể. Khi mới xảy ra sự cố thì chỉ một số ít vòng dây bị ảnh hưởng, nhưng nếu
không loại trừ nhanh thì có thể gây sự cố lan tràn.
- Với các máy biến áp lớn nối tới đường dây truyền tải thì khi có sét đánh vào
đường dây, sóng với độ dốc đầu sóng lớn nếu đi vào trong máy biến áp sẽ có thể
gây hỏng cách điện ở cuối cuộn dây máy biến áp.
- Sự cố lõi từ: Các trường hợp sự cố với dòng điện lớn có thể gây xô lệch lõi
từ và làm tăng độ lớn dòng điện xoáy, gây phát nhiệt và có thể dẫn tới sự cố lớn
hơn. Cách điện giữa các lá thép lõi từ bị hư hỏng làm tăng dòng xoáy, gây tăng
nhiệt, hư hỏng ở các hệ thống chắn từ làm từ thông móc vòng ra các bộ phận lân
cận.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 93
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Ngoài các hệ thống bảo vệ về điện thì bản thân các MBA được trang bị các
bảo vệ công nghệ để phát hiện sớm các tình huống có thể gây ra sự cố điện, các bảo
vệ công nghệ thường bao gồm:
+ Hệ thống giám sát nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ dầu. Khi các bảo vệ này
cảnh báo cần giảm tải hoặc thực hiện các thao tác khác theo qui trình tránh dẫn tới
quá nhiệt phải cắt MBA.
+ Các rơle giám sát khí: Có khả năng giám sát sự tích tụ của khí, hình thành
do các bọt khí trong dầu MBA. Việc phân tích khí giúp xác định được các hiện
tượng nào đã xảy ra trong vận hành, ví dụ sự xuất hiện của acetylene là do có hồ
quang điện, các loại khí khác xuất hiện do phóng điện cục bộ, do sự xuống cấp bởi
nhiệt độ của cách điện giấy. Hệ thống rơle giám sát khí có thể được cấu hình để
cảnh báo hoặc tác động cắt MBA.
Thông thường công việc phân tích khí được thực hiện định kỳ trên mẫu dầu
của MBA. Hệ thống phân tích khí online có nhiều ưu điểm nhưng chi phí cao.
+ Rơle đột biến áp lực lắp đặt ngâm trong dầu phản ứng theo sóng áp lực lan
truyền trong dầu MBA do khí tích tụ bởi phóng điện hồ quang.
+ Rơle đột biến áp lực lắp đặt trong các khoảng trống khí phản ứng theo áp lực
khí do lượng khí tích tụ bởi phóng điện hồ quang.
+ Các rơle chỉ báo mức dầu sử dụng để cảnh báo khi mức dầu giảm thấp và cắt
MBA trong các trường hợp mức dầu xuống quá thấp tới ngưỡng nguy hiểm cho
cách điện.
+ Các thiết bị giám sát sứ xuyên, giám sát BI chân sứ và các chống sét van:
cảnh báo khi có hiện tượng xuống cấp của các thiết bị này.
III.3. Bảo vệ quá dòng điện cho các máy biến áp lực (Phương thức chỉnh định)
III.3.1. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh (50)
Bảo vệ quá dòng cắt nhanh cần đặt dòng khởi động lớn hơn dòng ngắn mạch
lớn nhất ngoài vùng, trong các tính toán thường sử dụng dòng ngắn mạch 3 pha
ngoài vùng.
Do thời gian tác động tức thời nên giá trị chỉnh định cần xét tới các quá độ
dòng điện, phạm vi cài đặt khuyến cáo trong khoảng 1,25 ÷ 2 lần dòng ngắn mạch
ngoài lớn nhất (Thường dùng giá trị 1,75). Đồng thời kiểm tra để đảm bảo giá trị cài
đặt lớn hơn dòng xung kích khi đóng MBA.
Trong một số trường hợp nếu bảo vệ quá dòng cắt nhanh 50 không thể sử
dụng do giá trị cài đặt cao hơn cả dòng sự cố của hệ thống có thể cung cấp thì
khuyến cáo sử dụng chức năng hãm theo sóng hài để giảm được giá trị cài đặt, tuy
nhiên chức năng hãm theo sóng hài sẽ làm trễ thời gian tác động của bảo vệ.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 94
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

III.3.2. Bảo vệ quá dòng cho cuộn dây thứ ba (Cuộn tam giác)
Cuộn dây thứ ba ở các MBA tự ngẫu có công suất nhỏ hơn nhiều so với công
suất cuộn dây chính, do đó bảo vệ quá dòng của cuộn dây chính hầu như không thể
bảo vệ cho cuộn thứ ba này.
Cuộn tam giác được sử dụng để làm điểm đấu nối của các bộ tụ, kháng bù
hoặc cung cấp điện tự dùng hoặc cho một số tải địa phương. Khi cuộn tam giác
được thiết kế không mang tải thì được gọi là cuộn ổn định với các chức năng sau:
hạn chế lan truyền các thành phần sóng hài 3 và bội số (Có tác dụng nhiều với lưới
phân phối; thành phần hài trên lưới truyền tải rất nhỏ, chủ yếu do dòng điện từ hóa
bị méo sóng của MBA sinh ra); cân bằng (Stabilize) điện áp pha thông qua cân bằng
tải, giảm lan truyền của sự mất đối xứng giữa các cấp điện áp. Trong trường hợp
cuộn tam giác chỉ làm nhiệm vụ cân bằng tải thì công suất thiết kế tối đa là 33%
công suất cuộn chính lớn nhất (Chưa xét các điều kiện về khả năng chịu dòng ngắn
mạch).

Hình 3.2. Cuộn tam giác sử dụng để giảm mất cân bằng pha giữa các cấp điện áp

Cuộn tam giác nếu để không tải thì cần nối đất một góc (Của sơ đồ tam giác)
với mục đích hạn chế quá điện áp trên cuộn dây, hai góc còn lại có thể nối qua các
van chống quá áp. Trong trường hợp không nối đất thì điện áp cuộn tam giác bị trôi
nổi do điện áp cảm ứng qua điện dung ký sinh giữa các cuộn dây; điện áp trôi nổi
này có thể đủ lớn để gây hư hỏng cách điện, đặt biệt với tình huống điện áp phía cao
áp mất cân bằng do các sự cố chạm đất.
Khi có sự cố chạm đất ở phía cao áp hoặc trung áp, sẽ có dòng điện TTK lớn
chạy quẩn trong cuộn tam giác này. Do vậy cần có bảo vệ riêng cho cuộn tam giác
để đề phòng trường hợp có sự cố chạm đất ngoài phía cao áp hoặc trung áp và hệ
thống bảo vệ các phía đó không cắt được sự cố.
Phương thức bảo vệ cho cuộn thứ ba tùy thuộc cuộn dây này có mang tải hay
không. Nếu cuộn thứ ba không mang tải, sử dụng bảo vệ quá dòng 1 pha dùng tín
hiệu dòng điện từ BI trong cuộn dây tam giác. Trong các trường hợp khác cần đặt

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 95
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

bảo vệ riêng cho cuộn dây này. Nếu cuộn tam giác được nối tới cáp điện thì dòng
đặt và thời gian đặt của các bảo vệ quá dòng cần xét tới điều kiện nhiệt của các cáp
điện.
III.3.3. Bảo vệ quá dòng có thời gian (Dự phòng)
Bảo vệ quá dòng có thời gian (51) có độ nhạy hạn chế do dòng đặt phải cao
hơn dòng tải lón nhất. Tùy theo phương thức nối đất có thể đặt các bảo vệ quá dòng
chạm đất để tăng độ nhạy với các sự cố chạm đất.
Dòng đặt của bảo vệ cần lớn hơn dòng tải có xét tới quá tải cho phép. Khi
MBA vận hành song song thì dòng đặt cần xét tới khả năng quá tải ngắn hạn khi
một MBA tách khỏi vận hành.
Thông thường dòng khởi động của các bảo vệ quá dòng có thời gian cho MBA
đặt lớn hơn hoặc bằng 2 lần dòng định mức (Với các MBA làm mát cưỡng bức);
dòng đặt cao sẽ giảm độ nhạy của bảo vệ.
III.3.4. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (TTN)
Bảo vệ quá dòng TTN tăng độ nhạy với các sự cố pha - pha, nhược điểm là
bảo vệ không tác động với sự cố ba pha đối xứng. Loại bảo vệ này có hiệu quả với
các trường hợp MBA đấu Δ/Y0 vì khi có sự cố một pha phía cuộn đấu Y0 thì phía
cuộn tam giác chỉ nhận được 58% dòng điện sự cố (Là sự cố hai pha phía cuộn tam
giác).
III.4. Bảo vệ so lệch dòng điện cho các máy biến áp
Bảo vệ so lệch thường được sử dụng làm bảo vệ chính cho máy biến áp do khả
năng tác động nhanh, độ nhạy cao, phạm vi bảo vệ giới hạn bởi vị trí đặt các BI.
Tuy nhiên khi sử dụng bảo vệ so lệch cho máy biến áp cần lưu ý tới các vấn đề nêu
trong các mục tiếp theo.
III.4.1. Các vấn đề liên quan tới bảo vệ so lệch cho máy biến áp - Phương thức
xử lý trong các rơle phổ biến
III.4.1.1. Ảnh hưởng của tổ đấu dây máy biến áp
Khi máy biến áp có tổ đấu dây hai phía khác nhau  dòng điện các phía bị
lệch nhau một góc, ví dụ máy biến áp có tổ đấu dây Y0/∆-11 thì dòng sơ cấp và thứ
cấp lệch nhau 11x300 = 3300. Nguyên lý bảo vệ so lệch yêu cầu dòng điện hai phía
cần so sánh phải trùng pha, khi xảy ra lệch pha như vậy thì sẽ có một dòng cân bằng
chạy qua và bảo vệ sẽ tác động nhầm, do đó bắt buộc phải có thao tác hiệu chỉnh
góc pha.
Với các rơle cơ và rơle tĩnh việc hiệu chỉnh góc pha được thực hiện bằng cách
sử dụng các BI trung gian. Ví dụ nếu cuộn dây máy biến áp đấu hình Y thì máy biến
dòng trung gian sẽ được đấu theo sơ đồ tam giác và ngược lại. Với các rơle số việc

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 96
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hiệu chỉnh góc pha được thực hiện bằng phần mềm, BI có thể đấu hình Y cho mọi
cuộn dây. Cần khai báo vào rơle các tổ dấu dây của máy biến áp và máy biến dòng
(Nếu cần thiết).
III.4.1.2. Ảnh hưởng của dòng điện thứ tự không khi có chạm đất ngoài vùng
Với các máy biến áp đấu Y0/∆ hoặc Y0/Y thì khi xảy ra sự cố chạm đất ngoài
vùng bảo vệ phía cuộn Y0 sẽ có thành phần TTK chạy qua cuộn dây Y0 này và bảo
vệ so lệch có thể tác động nhầm.
Để khắc phục trường hợp này thì phải loại bỏ thành phần dòng điện TTK
trong thành phần dòng điện đưa vào bảo vệ so lệch. Với các rơle cơ và rơle tĩnh sử
dụng các BI trung gian có cuộn đấu tam giác để ngăn không cho thành phần TTK
chạy vào rơle. Với các rơle số việc loại bỏ thành phần TTK thực hiện đơn giản bằng
thuật toán trong rơle.
III.4.1.3. Ảnh hưởng của tỷ số biến dòng các phía không phù hợp
Khi tỷ số giữa dòng điện sơ cấp của biến dòng hai phía của máy biến áp không
phù hợp với tỷ số biến áp hoặc khi dòng điện thứ cấp của các BI không giống nhau
(Ví dụ dòng thứ cấp của BI phía cao áp là loại 5A, phía hạ áp là loại 1A) thì có thể
sinh ra thành phần dòng cân bằng chạy quẩn trong rơle, thành phần này có thể sẽ
làm rơle tác động.
Ví dụ sau đây minh họa phân tích trên:

Hình 3.3. Ví dụ khi bảo vệ so lệch với sai khác tỷ lệ biến dòng

Phía 110kV:
Giá trị của dòng điện ứng với đầu phân áp ở nấc trên cùng & dưới cùng là:
10, 000kVA 10, 000kVA
I1   45, 2 A I1'   62,5 A
3(110kV  16%) 3(110kV  16%)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 97
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

45, 2  62,5
Itrungbinh   53,9 A
2
10, 000kVA
Phía 6,3 kV: I 2   915 A
3 *6,3
1 5
Dòng thứ cấp tương ứng i1  53,9*  0, 719 A và i2  915*  3,813 A ,
75 1200
vậy dòng điện hai phía lệch nhau làm xuất hiện dòng cân bằng và rơle sẽ tác động.
Rơle kỹ thuật số có thể khắc phục được hiện tượng này bằng các thuật toán,
yêu cầu phải nhập vào tỷ số BI các phía, cấp điện áp các phía của MBA, dòng điện
thứ cấp của BI các phía.
III.4.1.4. Ảnh hưởng của dòng từ hóa khi đóng máy biến áp không tải
Các trường hợp vận hành như đóng máy biến áp không tải có thể xuất hiện
dòng từ hóa, quá từ thông lõi thép hoặc khi bão hòa BI, ... đều làm tăng dòng so
lệch và bảo vệ có thể sẽ tác động.
Khi đóng máy biến áp không tải vào thời điểm điện áp đi qua 0 và kết hợp với
không còn từ dư trong lõi thừ thì từ thông trong lõi thép lúc đó có thể tăng tới 2 lần
từ thông lúc bình thường. Vì lý do kinh tế nên các máy biến áp thường chế tạo để
làm việc gần điểm gập của đặc tính từ hóa, với giá trị 2 lần từ thông lúc bình thường
thì lõi từ sẽ bị bão hòa, kết quả là dòng điện bị méo dạng sóng (Hình 3.4). Dòng
điện này gọi là dòng điện từ hóa xung kích khi đóng máy biến áp và nó có thể tồn
tại nhiều chu kỳ (Khi quá trình quá độ chấm dứt, dòng điện từ hoá trở lại trị số xác
lập khoảng một vài phần trăm dòng danh định).

Hình 3.4. Dòng điện xung kích khi đóng máy biến áp

Vì dòng điện từ hoá quá độ chỉ chạy qua cuộn dây máy biến áp nối với nguồn
và biến áp đang ở chế độ không tải, nên dòng điện ở cuộn dây các phía còn lại đều
bằng 0. Trong trường hợp này, nếu không có biện pháp hãm thích hợp, bảo vệ so
lệch có thể tác động nhầm do nhìn nhận hiện tượng đóng máy biến áp không tải như

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 98
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

có ngắn mạch bên trong máy biến áp.


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn và thời gian tồn tại của dòng xung kích
này:
- Thành phần từ dư trong lõi thép, trường hợp xấu nhất từ thông có thể tăng
đến 280% giá trị bình thường.
- Giá trị điện áp thời điểm đóng điện
- Số lượng máy biến áp làm việc song song
- Thiết kế và công suất của máy biến áp
- Công suất ngắn mạch của hệ thống.
Thành phần sóng hài trong dòng điện từ hóa xung kích: Khi phân tích dòng
điện từ hóa xung kích có thể thấy rằng nó chứa chủ yếu là thành phần sóng hài bậc
2 và bậc 3, các thành phần sóng hài khác có thể bỏ qua, đây chính là một yếu tố
được sử dụng để hãm bảo vệ khi đóng máy biến áp không tải. Để khắc phục có thể
sử dụng các biện pháp sau:
- Cho các bảo vệ làm việc với thời gian trễ: Do dòng xung kích chỉ là dòng
điện quá độ sẽ giảm nhanh và tắt sau một số chu kỳ. Tuy nhiên giải pháp này làm
giảm độ tin cậy vì có thể gặp trường hợp đóng điện vào máy biến áp đang có sự cố.
Phương pháp này thường sử dụng cho các rơle cơ và hiện nay hầu như không sử
dụng nữa.
- Hãm theo thành phần sóng hài bậc 2 và bậc 5: Khi phân tích dòng từ hóa
xung kích theo các thành phần sóng hài có thể thấy rằng thành phần sóng hài bậc 2
luôn tồn tại trong các dạng sóng của dòng từ hóa xung kích. Các lý do sử dụng
thành phần sóng hài bậc 2 (Bậc chẵn) để hãm bảo vệ so lệch gồm có:
+ Dòng từ hóa xung kích (Quá độ) luôn chứa thành phần sóng hài bậc 2
+ Dòng sự cố có chứa thành phần sóng hài bậc 2 ở giai đoạn đầu sự cố, tuy
nhiên thành phần này tắt nhanh và có tỷ lệ không lớn.
+ Dòng từ hóa ở chế độ xác lập có thể bị méo sóng do lõi từ bão hòa, tuy
nhiên dòng này cũng không chứa các thành phần sóng hài bậc chẵn và bản thân
dòng từ hóa ở chế độ bình thường có độ lớn nhỏ.
Từ đó có thể thấy rằng, thành phần sóng hài bậc 2 là đặc trưng riêng biệt của
dòng từ hóa xung kích và do đó các hãng đã sử dụng thành phần sóng hài bậc 2 này
để tự động hãm bảo vệ so lệch. Khi có sử dụng chức năng hãm theo sóng hài thì
rơle sẽ khởi động nếu thỏa mãn điều kiện:
|ISL| > s|IH| + k2|I2| + k5|I5|
Trong đó:
- ISL: Thành phần dòng so lệch ở tần số cơ bản

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 99
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- I2, I5, ...: Là các thành phần hài trong dòng so lệch ISL.
- IH: Thành phần dòng hãm chưa qua các bộ lọc số.
- k2, k5: Là các hằng số tỷ lệ
- s: Là độ dốc của đặc tính của bảo vệ so lệch.
Thành phần sóng hài bậc 2 được sử dụng để hãm MBA khi đóng điện xung
kích, thành phần hài bậc 5 sử dụng để hãm MBA khi bị quá từ thông lõi từ. Hiện
tượng quá từ thông lõi từ có thể xảy ra khi:
- Điện áp hệ thống bị tăng cao (Máy phát bị mất tải đột ngột, bộ điều chỉnh
kích từ không vận hành, hoặc tốc độ phản ứng chậm dẫn đến quá áp)
- Tần số hệ thống giảm thấp (Ví dụ: Trong quá trình khởi động tổ máy, tốc độ
máy phát tăng dần dần, bộ kích từ đã hoạt động giữ điện áp đầu cực ở ngưỡng định
mức)
- Hoặc tổ hợp cả hai tình huống trên
Khi lõi từ bị quá từ thông thì không thể mang thêm từ thông dẫn tới từ thông
phải móc vòng qua các kết cấu kim loại lân cận, gây phát nóng. Đồng thời khi lõi từ
bị bão hòa sẽ làm dòng điện từ hóa tăng rất cao dẫn tới bảo vệ so lệch có thể tác
động nhầm.

Hình 3.5. Thành phần sóng hài trong dòng từ hóa khi bị quá từ thông lõi từ

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 100
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Dòng điện hãm sóng hài có thể được tổ hợp như sau:
- Lấy theo thành phần sóng hài bậc 2 và bậc 5 của dòng điện so lệch, khi đó
điều kiện tác động của rơle sẽ là: |ISL| > s|IH| + k2|I2| + k5|I5|
- Lấy theo tổng thành phần sóng hài bậc 2 và bậc 5 của 3 pha:
3
I SL  s I H    k2 I 2 n  k5 I 5n 
n 1

Cơ chế hãm theo sóng hài làm tăng độ an toàn của bảo vệ, tuy nhiên làm trễ
thời gian tác động của bảo vệ trong trường hợp có sự cố trong vùng và có dòng
xung kích trên pha không sự cố.
Khi thành phần sóng hài bậc 5 quá lớn có thể làm hư hỏng lõi từ MBA, do đó
một số hãng sản xuất có thêm chức năng sóng hài bậc 5 ngưỡng cao, nếu thành
phần hài bậc 5 vượt ngưỡng này thì thành phần hãm theo hài bậc 5 được bỏ đi để
rơle có thể tác động nhanh và nhạy hơn.
- Khóa theo thành phần sóng hài: Một số rơle sử dụng phương pháp khóa theo
sóng hài, rơle sẽ không gửi tín hiệu tác động nếu thành phần sóng hài (Bậc 2, bậc 5)
còn chưa giảm dưới ngưỡng cài đặt.
Có các phương pháp thực hiện khóa theo thành phần sóng hài như sau:
- Khóa độc lập từng pha: Việc hãm thực hiện theo từng pha độc lập. Phương
pháp này nâng cao độ tin cậy tác động, cho phép bảo vệ tác động khi có một pha bị
sự cố khi đang đóng xung kích.
Với tổ MBA 3 pha ghép từ 3 MBA một pha thì bắt buộc phải sử dụng phương
pháp khóa độc lập từng pha vì mỗi MBA đều có mạch từ riêng, dòng xung kích
khác nhau.
- Khóa chéo (Cross blocking): Khi phần trăm sóng hài của một pha quá
ngưỡng thì sẽ khóa không những bảo vệ của pha đó mà còn khóa chéo cả bảo vệ hai
pha còn lại. Giải pháp này giảm khả năng tác động nhầm của bảo vệ.
- Khóa theo trung bình cộng: So sánh trung bình cộng sóng hài của 3 pha với
ngưỡng cài đặt. Phương pháp này hiệu quả với các loại MBA mới hiện nay.
- Nhận dạng dạng sóng
Phương pháp nhận dạng dạng sóng là một giải pháp khác để phân biệt sự cố
trong vùng và hiện tượng đóng xung kích; phương pháp này không có khả năng áp
dụng để phát hiện quá từ thông lõi từ.
Một phương pháp nhận dạng phổ biến là dựa trên giám sát thời gian dòng điện
ở giá trị thấp, khi có dòng xung kích thời gian dòng điện ở giá trị thấp sẽ dài hơn so
với trường hợp có sự cố trong vùng:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 101
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 3.6. Thời gian dòng điện ở ngưỡng thấp khi sự cố và khi đóng xung kích

Phương pháp nhận dạng sóng dựa theo thành phần DC trong dòng điện; với
dòng xung kích thành phần DC có xu hướng tắt rất chậm, trong khi thành phần DC
trong dòng sự cố tắt nhanh. Giải pháp được thực hiện trong rơle là tính toán diện
tích các nửa chu kỳ dương và âm của dòng điện so lệch; nếu tỷ số diện tích của hai
thành phần này quá thấp (Ví dụ nhỏ hơn 0,1) thì rơle sẽ khóa không tác động.

Hình 3.7. Logic phân biệt đóng xung kích và dòng sự cố theo thành phần DC

III.4.2. Hiện tượng bão hòa máy biến dòng & Phương pháp chống tác động
nhầm trong các rơle phổ biến
Khi xảy ra sự cố ngoài với dòng ngắn mạch lớn có thể xảy ra hiện tượng BI
các ở các phía của bảo vệ so lệch có mức độ bão hòa không giống nhau. Khi máy
biến dòng điện bị bão hòa sẽ không thể biến đổi tuyến tính dòng điện cần đo, hay
nói cách khác dòng điện thứ cấp của BI sẽ bị méo sóng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 102
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 3.8. Dạng sóng dòng điện sơ cấp và thứ cấp khi BI bị bão hòa

Bảo vệ so lệch dòng điện hoạt động dựa trên việc so sánh dòng điện các phía
có thể hoạt động nhầm trong trường hợp này do dạng sóng dòng điện các phía của
MBA đo được không giống nhau.
Các rơle số hiện nay đều có chức năng phát hiện khi nào BI bị bão hòa và sẽ
khóa tạm thời chức năng bảo vệ so lệch để tránh tác động nhầm. Nguyên lý phát
hiện bão hòa BI thường dựa theo việc giám sát quĩ đạo của điểm làm việc trên đặc
tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch. Một số hãng rơle có khả năng cài đặt vùng
hãm bổ sung để phát hiện bão hòa và tự khóa bảo vệ.
Để phân tích nguyên lý làm việc của chức năng chống tác động nhầm khi BI
bị bão hòa, xét sơ đồ sau:

Hình 3.9.

Giả thiết tình huống xấu nhất là BI một phía bị bão hòa hoàn toàn (BI phía 2)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 103
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

và BI phía còn lại không bão hòa (BI phía 1). Dạng sóng dòng điện của các BI khi
có sự cố trong và ngoài vùng như hình sau:

Hình 3.10.

Lưu ý cực tính của dòng điện phía thứ cấp xác định theo chiều dương qui ước
tại mỗi đầu; do đó khi sự cố trong vùng thì dòng điện thứ cấp hai phía trùng pha
nhau, khi sự cố ngoài vùng thì dòng điện thứ cấp hai phía sẽ ngược pha nhau.

Hình 3.11.

Rơle số hoạt động theo các mẫu tín hiệu, do đó sẽ xét quĩ đạo điểm làm việc
của bảo vệ so lệch (BVSL) lần lượt theo từng mẫu dòng điện được lấy.
- Khi sự cố ngoài vùng và BI2 bị bão hòa:
Tại vị trí mẫu 0 thì:
+ i1(0) = i2(0) = 0

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 104
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

+ Do vậy iSL(0) = iH(0) = 0 do đó điểm làm việc của BVSL là tại gốc tọa độ
(Điểm 0).
Tại vị trí mẫu 1 thì BI các phía chưa bão hòa ngay nên giá trị i1(1) và i2(1) đều
tăng
+ i1(1) = -i2(1)
+ Do vậy iSL(1) & iH(1) tăng lên: Điểm làm việc của BVSL di chuyển theo
trục hoành (Trục x) và vẫn thuộc vùng hãm.
Tương tự như vậy với vị trí mẫu số 2: Điểm làm việc của BVSL vẫn di chuyển
theo trục hoành (Trục x) và vẫn thuộc vùng hãm.
Tại vị trí mẫu số 3: BI2 bị bão hòa, dòng điện thứ cấp của BI2 giảm tới 0; do
đó:
+ i1(3) đang tăng; i2(3) = 0
+ Do vậy iSL(3) tăng lên từ giá trị 0; iH(3) giảm đi do đó điểm làm việc của
BVSL có xu hướng di chuyển đi lên theo hướng trục tung (Trục y) và đi dần vào
vùng tác động.
Phân tích tương tự sẽ có quĩ đạo chuyển động của điểm làm việc của BVSL
trong toàn bộ một chu kỳ.
Như vậy khi sự cố ngoài vùng với BI bị bão hòa luôn có một giai đoạn điểm
làm việc đi vào vùng hãm rồi mới di chuyển vào vùng tác động. Trong trường hợp
này cần hãm rơle để tránh tác động nhầm, do đó một số hãng trang bị thêm vùng
hãm bổ sung để nếu điểm làm việc đi vào vùng hãm bổ sung thì rơle sẽ hãm tránh
tác động nhầm:

Hình 3.12.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 105
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Khi sự cố trong vùng và BI2 cũng bị bão hòa:


Phân tích tương tự sẽ thấy khi sự cố trong vùng, dù BI một phía có bị bão hòa
hoàn toàn thì điểm làm việc luôn đi vào vùng tác động và rơle sẽ tác động như
mong muốn.

Hình 3.13.

Nguyên lý trên đây được áp dụng với các rơle của hãng Siemens, rơle của các
hãng khác cũng dựa trên nguyên lý tương tự tuy nhiên cách diễn giải có thể khác
nhau.
III.4.3. Hãm theo sóng hài và hiện tượng xung kích đồng điệu (Sympathetic
inrush current)
Các phương pháp hãm theo sóng hài đã được trình bày chi tiết trong mục
III.4.1, trong phần này sẽ giới thiệu về hiện tượng xung kích đồng điệu
(Sympathetic inrush).

Hình 3.14.

Hiện tượng xung kích đồng điệu xuất hiện khi đóng một MBA vào làm việc

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 106
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

song song với MBA đang vận hành khác. Hiện tượng này còn có tên gọi khác là bão
hòa lõi từ lan truyền hay bão hòa lõi từ chuyển giao, tuy nhiên các tên gọi này ít
được dùng.
Giả thiết MBA T2 đang có lượng lớn từ dư dương (+) và được đóng điện tại
thời điểm kém thuận lợi nhất trên dạng sóng điện áp, dòng xung kích vào T2 sẽ rất
lớn (6 ÷ 8 lần dòng định mức). Thành phần DC tắt dần của dòng xung kích tạo ra
điện áp rơi lớn trên điện trở của đường dây cấp nguồn (Điện áp rơi trên thành phần
điện kháng rất nhỏ do thành phần DC biến đổi chậm). Do ảnh hưởng của điện áp rơi
DC sẽ làm điện áp trên thanh góp B giảm đi đột ngột và không còn đối xứng.
Thành phần DC trong điện áp trên thanh góp B sinh ra dòng DC chạy trong
MBA T1; hay nói cách khác thành phần DC chạy quẩn trong mạch tạo bởi cuộn sơ
cấp của 2 MBA T1 và T2. Do thành phần DC trong T1 và T2 ngược chiều nhau sẽ
làm lõi từ bị bão hòa theo hướng ngược nhau và do đó dòng xung kích sinh ra cũng
ngược chiều nhau. Điện trở đường dây càng lớn hay nguồn càng yếu sẽ làm dòng
xung kích đồng điệu lớn hơn. Dòng xung kích đồng điệu này thấp hơn hẳn so với
dòng xung kích thông thường, tuy nhiên tồn tại trong thời gian dài hơn.
Khi điện áp thanh góp B giảm sẽ làm giảm mức độ bão hòa lõi từ của T2,
giảm thành phần dòng xung kích.

Hình 3.15.

Quá trình diễn ra như sau: Đầu tiên T2 hút dòng xung kích, sau đó T1 tăng dần
dòng xung kích trong khi T2 giảm dần dòng này, cuối cùng cả hai dòng xung kích

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 107
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

của T1 & T2 giảm dần khi các MBA ổn định mạch từ, thành phần DC tắt hết. Hiện
tượng trên đây gọi là hiện tượng xung kích đồng điệu. Dòng xung kích đồng điệu tắt
chậm hơn nhiều so với dòng xung kích của các MBA riêng lẻ.
Dòng xung kích đồng điệu nói chung không gây nguy hại, tuy nhiên cần lưu ý
với một số tình huống sau:
- Làm phát sinh tiếng kêu ù kéo dài ở MBA đang vận hành;
- Có thể làm bảo vệ so lệch tác động nhầm nếu đó là khu vực lưới điện yếu.
- Tổng dòng xung kích và dòng xung kích đồng điệu trên đường dây cấp tới
hai MBA có hình dạng giống với dòng sự cố, do đó chức năng hãm theo sóng hài
bậc 2 không hiệu quả. Nếu 2 MBA dùng chung 1 hệ thống bảo vệ so lệch thì bảo vệ
có thể bị tác động nhầm.
- Gây tác động với các rơle điện áp thấp do điện áp bị sụt giảm đột ngột khi
đóng MBA.
III.5. Bảo vệ các máy biến áp tự ngẫu và tổ 3 máy biến áp một pha (Phân tích
dựa trên rơle bảo vệ so lệch MBA của hãng ABB)
MBA tự ngẫu có cấu trúc với phần cuộn dây chung, loại MBA này được sử
dụng để liên kết các cấp điện áp. Cuộn tam giác được sử dụng để hạn chế lan truyền
các sóng hài bậc 3 và bội số bậc 3, cân bằng tải các phía. Thông thường công suất
cuộn tam giác khoảng 33% công suất định mức qua MBA, mục đích chọn công suất
này để đảm bảo khả năng chịu dòng sự cố của cuộn dây này khi có sự cố chạm đất
phía cao áp.

Hình 3.16.

Bảo vệ so lệch áp dụng cho MBA tự ngẫu có một số điểm khác biệt do có
nhiều phương thức tiếp cận:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 108
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Dựa trên cân bằng số ampe-vòng


- Dựa trên định luật Kirchhoff dòng điện do trong MBA tự ngẫu có liên hệ về
điện trực tiếp giữa các cuộn dây
- Bảo vệ riêng cho cuộn tam giác
Để thuận tiện khi phân tích các vấn đề liên quan, xét ví dụ với MBA tự ngẫu
thông số như hình 3.16.
Công suất qua MBA được truyền tải thông qua liên hệ trực tiếp về điện và liên
hệ về từ:
S  3.U220 .I220  3.U220 .  I400  IC   3.U220 .I400  3.U220 .IC  SD  ST
Trong đó:
- S: Tổng công suất truyền tải qua MBA
- I400 & I220: Dòng điện phía cấp 400kV & 220kV
- IC: Dòng điện trong cuộn dây chung (Common winding)
- SD & ST: Phần công suất truyền tải qua liên kết về điện và qua liên kết
về từ thông.
Với công thức trên có thể thấy chỉ có một phần công suất truyền bởi liên hệ từ
thông, do đó kích thước mạch từ sẽ được tính toán tương ứng chỉ với phần công
suất này, do đó kích thước MBA và mạch từ nhỏ hơn so với các MBA thông
thường.
Công thức để tính toán phần công suất truyền bởi liên hệ từ thông:
I®m 220  I®m 400 U®m 400  U®m 220 400  231
S®mT   S®m   Sr   400  169 MVA
I®m 220 U®m 400 400
Do đó MBA với công suất 400 MVA như ví dụ trên chỉ cần tính toán mạch từ
đáp ứng lượng công suất truyền qua là 169 MVA.
Nguyên lý bảo vệ so lệch cho MBA tự ngẫu dựa trên cân bằng số Ampe-vòng:
Nguyên lý cân bằng số Ampe-vòng nói chung với MBA hai cuộn dây như sau:
N2
N1.I1  N2 .I2  0 hay I1  . I2  0
N1
Trong công thức trên đã bỏ qua dòng điện từ hóa của MBA.
Trên thực tế không biết được số vòng của các cuộn dây, do đó sẽ sử dụng điện
áp không tải của mỗi cuộn dây vì điện áp không tải tỷ lệ với số vòng dây.
Rơle bảo vệ so lệch cho MBA tự ngẫu cần có đủ các chức năng về bù sai lệch
tỷ số BI, bù thành phần TTK và góc lệch pha do tổ đấu dây như với các MBA thông
thường.
Các vị trí đặt BI thông dụng đối với MBA tự ngẫu:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 109
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

400 kV
BI1

BI2

220 kV

BI5
BI6
BI4

BI7

BI8
BI9

BI3
10.5 kV

Hình 3.17.

III.5.1. Bảo vệ dựa trên cân bằng số Ampe-vòng


III.5.1.1. Bảo vệ các MBA tự ngẫu với cuộn tam giác không mang tải hoặc tải nhẹ
Trong trường hợp này có thể coi MBA tự ngẫu như MBA hai cuộn dây với tổ
đấu dây Yy0(d). Bảo vệ so lệch dùng tín hiệu dòng điện từ BI1 và BI2.
Chức năng loại trừ dòng TTK bắt buộc phải áp dụng với cuộn dây hai phía vì
dòng TTK có thể chạy quẩn trong cuộn tam giác nhưng bảo vệ so lệch không đo
được dòng này:

Cuộn dây Wl W2
Công suất cơ bản [MVA] 400 400
Điện áp định mức [kV] 400 231
Dòng định mức [A] 577 1000
Tổ đấu dây Y y0
Loại trừ I0 Yes (bắt buộc) Yes (bắt buộc)
Biến dòng sử dụng BI1 BI2

Sơ đồ này có ưu điểm:
- Không cần sử dụng BI phía cuộn tam giác (Chỉ dùng BI phía cao áp và trung
áp)
- Độ nhạy của sơ đồ bị giảm do việc loại trừ dòng TTK trong dòng điện so
lệch
- Bảo vệ có độ nhạy thấp nếu sự cố trong cuộn tam giác.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 110
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

III.5.1.2. Bảo vệ các MBA tự ngẫu với cuộn tam giác mang tải
Cuộn tam giác thường sử dụng để nối các thiết bị bù như tụ bù, kháng bù hoặc
cung cấp cho tự dùng hoặc tải địa phương.
Trong trường hợp này có thể coi MBA tự ngẫu như MBA ba cuộn dây với tổ
đấu dây Yyd. Bắt buộc phải sử dụng chức năng loại trừ dòng điện TTK với các
cuộn cao và trung áp.

Cuộn dây Wl W2 W3
Công suất cơ bản [MVA] 400 400 400
Điện áp định mức [kV] 400 231 10.5
Dòng định mức [A] 577 1000 21994
Tổ đấu dây Y y0 d5
Loại trừ I0 Yes (bắt buộc) Yes (bắt buộc) No
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI3

Đây là sơ đồ bảo vệ được sử dụng phổ biến vì các BI cần thiết đều có sẵn đối
với MBA. Độ nhạy của sơ đồ bị giảm do việc loại trừ dòng TTK trong dòng điện so
lệch.
III.5.1.3. Trường hợp MBA tự ngẫu được ghép từ 3 MBA một pha
Các MBA một pha được chế tạo với BI ở các vị trí như BI5, BI7, BI8 trong sơ
đồ; do vậy có thể có các cách cấu hình rơle bảo vệ so lệch như sau:
- Sử dụng BI trong cuộn tam giác, trường hợp này hoàn toàn tương tự như khi
MBA tự ngẫu với cuộn tam giác mang tải ở trên, chỉ khác là dòng của cuộn tam
giác được đo phía trong cuộn dây.

400 kV
BI1

BI2

220 kV

BI7

10.5 kV

Hình 3.18.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 111
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Cuộn dây Wl W2 W3
Công suất cơ bản [MVA] 400 400 400
Điện áp định mức [kV] 400 231 3.10,5 (*)

Dòng định mức [A] 577 1000 12698 (*)


Tổ đấu dây Y y0 y0 (*)
Loại trừ I0 No No No
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI7

Các giá trị (*) là xét tới ảnh hưởng của việc tín hiệu dòng điện lấy từ BI trong
cuộn tam giác.
Sơ đồ bảo vệ này có độ nhạy cao với sự cố chạm đất và sự cố giữa các vòng
dây do không cần phải loại trừ dòng điện TTK.
- Sử dụng BI trong cuộn tam giác và BI trong cuộn dây chung: Trường hợp
này hoàn toàn tương tự như khi bảo vệ MBA tự ngẫu với cuộn tam giác mang tải ở
trên, chỉ khác là công suất cơ bản bây giờ là 169 MVA.

400 kV
BI1

220 kV

BI5

BI7

10.5 kV

Hình 3.19.

Cuộn dây Wl W2 W3
Công suất cơ bản [MVA] 169 169 169
Điện áp định mức [kV] 169 231 3.10,5 (*)

Dòng định mức [A] 577 422 5365


Tổ đấu dây Y y0 y0 (*)
Loại trừ I0 No No No
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI7

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 112
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Các giá trị (*) là xét tới ảnh hưởng của việc tín hiệu dòng điện lấy từ BI trong
cuộn tam giác.
Nhược điểm của sơ đồ này là sự cố trên thanh dẫn đầu cực của MBA được coi
là sự cố ngoài.
- Trường hợp cuộn tam giác của MBA có BI ở cả hai phía thì có thể nối cả hai
BI này tới rơle so lệch, rơle so lệch coi như đang bảo vệ đối tượng với 4 đầu vào.
Sơ đồ này tăng được độ nhạy khi có sự cố trong cuộn tam giác.

400 kV
BI1

BI2

220 kV

BI7

BI8

10.5 kV

Hình 3.20.

Cuộn dây Wl W2 W3 W4
Công suất cơ bản [MVA] 400 400 400 400
Điện áp định mức [kV] 400 231 10,5 (*) 10,5 (*)
3. 3.
2 2
Dòng định mức [A] 577 1000 25396 25396
Tổ đấu dây Y y0 y0 y0
Loại trừ I0 No No No No
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI7 BI8

Các giá trị (*) là xét tới ảnh hưởng của việc tín hiệu dòng điện lấy từ BI trong
cuộn tam giác. Điện áp của cuộn tam giác được chia 2 vì bù cho việc dòng điện
trong cuộn dây tam giác được đo 2 lần (Đo bằng cả BI7 & BI8).
- Sơ đồ sử dụng BI ở cuộn dây chung và BI ở hai đầu cuộn tam giác: Tương tự
như các trường hợp trên.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 113
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

400 kV
BI1

220 kV

BI5

BI7

BI8

10.5 kV

Hình 3.21.

Cuộn dây Wl W2 W3 W4
Công suất cơ bản [MVA] 169 1694 169 169
Điện áp định mức [kV] 169 231 10,5 (*) 10,5 (*)
3. 3.
2 2
Dòng định mức [A] 577 422 10730 10730
Tổ đấu dây Y y0 y0 y0
Loại trừ I0 No No No No
Biến dòng sử dụng BI1 BI5 BI7 BI8

Các giá trị (*) là xét tới ảnh hưởng của việc tín hiệu dòng điện lấy từ BI trong
cuộn tam giác. Sự cố trên thanh dẫn đầu cực phía 220 kV bị coi là sự cố ngoài.
III.5.2. Bảo vệ dựa trên định luật Kirchhoff 1
Do các cuộn dây nối tiếp và cuộn dây chung có nối trực tiếp về điện nên hoàn
toàn có thể thực hiện bảo vệ so lệch MBA tự ngẫu như bảo vệ so lệch cho thanh
góp. Do phía 220 kV có dòng điện lớn nhất nên sẽ chọn là đại lượng cơ bản.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 114
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

400 kV
BI1

BI2

220 kV

BI6

Hình 3.22.

Cấu hình chức năng bảo vệ:

Cuộn dây Wl W2 W3
Công suất cơ bản [MVA] 400 400 400
Điện áp định mức [kV] 231 231 231
Dòng định mức [A] 1000 1000 1000
Tổ đấu dây Y y0 y0
Loại trừ I0 No No No
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI6

Sơ đồ phương thức bảo vệ này không bảo vệ được cuộn thứ ba của MBA.
Bảo vệ chống chạm đất hạn chế (REF):

BI1 400 kV
220 kV
BI2

BI4

Hình 3.23.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 115
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Đây là bảo vệ so lệch dòng điện TTK dựa trên định luật Kirchhoff 1; bảo vệ
được toàn bộ cuộn dây chung và cuộn dây nối tiếp khi có sự cố chạm đất.

Cuộn dây Wl W2 Trung tính


Dòng định mức [A] 1000 1000 1000
Biến dòng sử dụng BI1 BI2 BI4

III.6. Bảo vệ chống chạm đất hạn chế 87N (Restricted Earth Fault-REF)
III.6.1. Lý do sử dụng chức năng bảo vệ chống chạm đất hạn chế

Hình 3.24. Diễn biến dòng chạm đất theo vị trí chạm đất trên cuộn dây MBA

Khi sự cố chạm đất xảy ra tại điểm gần trung tính cuộn dây: Dòng điện chạy
quẩn trong các vòng dây có thể có giá trị rất lớn (Hình 3.24). Tuy nhiên dòng điện
sự cố lớn này chỉ chạy qua một số vòng dây rất nhỏ so với tổng số vòng của cả cuộn
dây; điều này dẫn tới dòng điện trên các pha tăng lên không đáng kể và bảo vệ so
lệch dòng điện có thể không đủ độ nhạy để phát hiện sự cố (Bảo vệ so lệch thông
thường có thể không bảo vệ được khoảng 20 ÷ 30% cuộn dây tính từ điểm trung
tính). Dòng điện lớn trong các vòng dây sự cố có thể phá hủy cách điện và làm lan
tràn sự cố, do đó cần phải có bảo vệ chống lại dạng sự cố này.

10,5kV

115kV 23kV

Nguồn I0> tBV đ/d 1


I0>
I 0> I0> tBV đ/d 1
+ t + t
max{tBV đ/d 1;...tBV đ/d n}

Chỉnh định với thời gian trễ

Hình 3.25. Bảo vệ chống chạm đất bằng rơle quá dòng tại trung tính

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 116
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Cách đơn giản nhất là đặt bảo vệ quá dòng tại trung tính của máy biến áp; ở
chế độ bình thường dòng điện qua trung tính xấp xỉ bằng 0, khi xảy ra sự cố chạm
đất gần trung tính thì toàn bộ dòng sự cố lớn sẽ chạy qua trung tính và bảo vệ sẽ
phát hiện được sự cố (Hình 3.25). Nhược điểm của giải pháp này là bảo vệ đặt tại
trung tính phải phối hợp thời gian với các bảo vệ cấp dưới, do vậy cần đặt với thời
gian trễ nhất định; khi sự cố xảy ra bảo vệ sẽ không thể cắt nhanh sự cố.
Để đảm bảo cắt nhanh được sự cố, cần sử dụng nguyên lý bảo vệ so lệch với
tín hiệu lấy từ trung tính và các BI đầu cực (Lấy theo phương pháp cộng tổng dòng
điện 3 pha). Đây là bảo vệ so lệch hoạt động theo dòng thứ tự không nên còn có tên
gọi là bảo vệ so lệch TTK. Vùng bảo vệ giới hạn từ trung tính cuộn dây tới vị trí đặt
BI đầu cực MBA, ngoài ra bảo vệ có độ nhạy cao nhất với các sự cố gần trung tính;
đó cũng là một phần lý do bảo vệ này còn có tên gọi là bảo vệ chống chạm đất hạn
chế (Restricted Earth Fault - REF).
Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ chống chạm đất hạn chế như hình 3.26:

Hình 3.26. Phương thức đấu nối bảo vệ chống chạm đất hạn chế (REF)

III.6.2. Chỉnh định và nguyên lý hoạt động của bảo vệ chống chạm đất hạn chế
1. Chế độ bình thường: Không có dòng chạy qua dây trung tính và tổng dòng
ba pha bằng 0, dẫn tới dòng so lệch TTK đưa vào rơle bằng 0 và rơle không tác
động.

Hình 3.27. Phân bố dòng điện khi có sự cố chạm đất trong/ngoài vùng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 117
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

2. Chế độ sự cố chạm đất ngoài vùng: Dòng điện chạy qua dây trung tính và
dòng TTK trên ba pha có giá trị bằng nhau, dẫn tới tổng dòng đưa vào rơle bằng 0
và rơle sẽ không tác động
3. Chế độ sự cố chạm đất trong vùng: dòng điện TTK chạy qua BI trung tính
và các BI đầu cực có giá trị khác nhau và ngược chiều. Dòng điện chạy qua rơle
87N là tổng vector của hai dòng điện này và có giá trị lớn dẫn tới rơle sẽ tác động.
Đây là một dạng của bảo vệ quá dòng thứ tự không, do vậy giá trị cài đặt được
chọn tương tự: Ikhởi động = (0,1 ÷ 0,3) * Iđịnh mức BI
III.7. Bảo vệ so lệch tổng trở cao cho chức năng REF
Nguyên lý bảo vệ so lệch tổng trở cao đã được trình bày trong mục II.2.3. Bảo
vệ so lệch tổng trở cao có ưu điểm là được thiết kế để hoạt động đúng, ổn định với
tình huống xấu nhất là biến dòng điện một phía bị bão hòa hoàn toàn. Bảo vệ so
lệch tổng trở cao phù hợp để làm bảo vệ chống chạm đất hạn chế cho các máy biến
áp do hiện tượng bão hòa BI dễ xảy ra với BI phục vụ cho chức năng này.

Hình 3.28. Bảo vệ so lệch tổng trở cao cho chức năng REF

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 118
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Bảo vệ so lệch tổng trở cao có nhược điểm là các BI không thể dùng cho các
ứng dụng khác mà chỉ dùng duy nhất cho chức năng bảo vệ này (Không nên mắc
nối tiếp bất cứ tải nào trong mạch dòng của bảo vệ so lệch tổng trở cao). Các BI bắt
buộc phải có cùng tỷ số biến dòng.
Ưu điểm là chi phí thấp, hoạt động ổn định với cấu hình và thông số lưới điện
đã có, tuy nhiên khi công suất ngắn mạch của hệ thống ngày càng tăng cao có thể
làm cho rơle sẽ hoạt động nhầm, khi đó cần có kế hoạch tính toán lại giá trị chỉnh
định cho các loại rơle kiểu này khi có biến động về công suất ngắn mạch của hệ
thống.
III.8. Bảo vệ chống quá tải (49)
Chức năng bảo vệ quá tải (49) sử dụng để bảo vệ các máy điện (Động cơ, máy
phát, máy biến áp, …) khỏi hiện tượng quá nhiệt do quá tải. Bản chất của bảo vệ
này sẽ mô phỏng lại mức độ tăng nhiệt của đối tượng bảo vệ dựa trên dòng điện
chạy qua.
Khi dòng điện chạy qua một vật dẫn sẽ sinh ra nhiệt lượng I2R làm nóng vật
dẫn, nhiệt lượng này tỷ lệ với bình phương độ lớn dòng điện chạy qua và thành
phần điện trở của đường dẫn dòng điện. Nhiệt lượng do vật dẫn sinh ra sẽ được tản
vào môi trường, phần nhiệt lượng tản vào môi trường tỷ lệ với độ chênh nhiệt độ
giữa vật dẫn và môi trường xung quanh. Mức độ tăng nhiệt H của thiết bị được xác
định sử dụng mô hình nhiệt sau:
2
dH  I 
 H  
dt  In 
Trong đó:
H: Là mức độ tăng nhiệt;
τ: Là hằng số thời gian nhiệt của thiết bị cần bảo vệ;
In: Là dòng điện định mức của thiết bị;
I: Là giá trị hiệu dụng của dòng điện chạy qua thiết bị.

Hình 3.29.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 119
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong đó:
Ti: Là nhiệt độ nội bộ thiết bị;
Te: Là nhiệt độ môi trường xung quanh;
RI2 : Là nhiệt lượng do dòng điện I tạo ra.
Nhiệt lượng do dòng điện sinh ra sẽ chia ra hai phần:
- Một phần nhiệt lượng tỏa vào môi trường xung quanh: Phần nhiệt lượng này
tỷ lệ với chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài thiết bị. Giả thiết θ = Ti - Te, thì nhiệt
lượng tỏa vào môi trường xung quanh trong khoảng dt là (K*θ*dt), trong đó K là
hằng số trao đổi nhiệt.
- Một phần làm tăng nhiệt của bản thân thiết bị và được tính theo (m*C*dt),
trong đó m là khối lượng thiết bị, C là dung lượng nhiệt trung bình của thiết bị.
Từ đó ta có phương trình sau: RI2dt = Kθdt+ mCdt
d
Chia hai phía cho dt:  K  RI 2
mC (*)
dt
Từ đó phương trình (*) trên sẽ xác định được mức độ tăng nhiệt H của thiết bị.

Mức độ tăng nhiệt được định nghĩa là H 
n
Trong đó θn là mức chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài thiết bị khi thiết bị vận
hành dài hạn ở dòng điện định mức đủ để nhiệt độ ổn định. Như vậy khi H = 110%
tương ứng với việc thiết bị bị quá nhiệt 10% so với định mức.
Xét phương trình (*) khi I = In và nhiệt độ lúc đã ổn định thì dθ/dt = 0, khi đó:
R 2
n  In
K
Chia hai về phương trình (*) cho  n:
dH I2
mC  KH  K 2
dt In
2
mC dH  I 
hay . H   (**)
K dt  In 
Mục đích của bảo vệ chống quá tải là xác định mức tăng nhiệt H của thiết bị
dùng phương trình (**) trên đây.
(a) Xét trường hợp thiết bị ở trạng thái nguội
Mức độ tăng nhiệt khi đó là H = 0 vì nhiệt độ thiết bị bằng với nhiệt độ môi
trường. Sau đó thiết bị được mang dòng tải Il và cần xác định mức độ tăng nhiệt
theo thời gian.
Giải phương trình vi phân (**) với điều kiện đầu H(0) = 0 ta có nghiệm:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 120
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

2
 Il   
K
t
H    1  e mC

 In   
2
mC  Il    
t
Nếu giả thiết   thì ta có H    1  e  
K  In   
Trong đó τ là hằng số thời gian nhiệt của thiết bị cần bảo vệ.
Đồ thị sau mô tả quá trình tăng nhiệt của thiết bị từ trạng thái nguội.

Hình 3.30.

Sau khoảng thời gian τ bằng với hằng số thời gian nhiệt thì mức độ tăng nhiệt
của thiết bị bằng 63% mức độ tăng nhiệt cuối cùng. Giá trị hằng số thời gian nhiệt τ
được cho bởi nhà sản xuất hoặc có thể tính toán theo hướng dẫn hoặc đo thông qua
thí nghiệm. Bảo vệ quá tải xác định được mức độ tăng nhiệt dùng hằng số τ và dòng
điện tải.
Nếu mức độ tăng nhiệt được đặt cố định là H set thì có thể tính được thời gian
2
I   a 
t
bảo vệ sẽ cảnh báo: Hset   l  1  e  
 In   
suy ra
 
 
 1 
ta   ln  2 
 1  H  In  
 set   
  Il  

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 121
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Ví dụ: MBA có hằng số thời gian nhiệt τ = 45 phút. MBA được mang tair
130% từ trạng thái nguội, mức độ tăng nhiệt cần cảnh báo Hset = 115% thì thời gian
bảo vệ sẽ cảnh báo là:
 
 
1
ta  45ln    51 phót
  1  
2

 1  115.   
  1.3  
Cũng lưu ý là chức năng bảo vệ quá tải không sử dụng để bảo vệ chống lại
hiện tượng động cơ khởi động kéo dài do khi khởi động dòng điện rất lớn, nhiệt
lượng phát ra tỷ lệ với bình phương dòng điện tăng nhanh trong khoảng thời gian
ngắn. Trong quá trình khởi động này nhiệt lượng lớn sẽ gây phát nóng cục bộ cuộn
dây và cách điện thay vì kịp thời tỏa nhiệt vào môi trường.
Bảo vệ quá nhiệt theo nguyên lý trên đây phù hợp các các tình huống tăng
nhiệt chậm, không áp dụng với tăng nhiệt cục bộ tại một hoặc một vài điểm.
(b) Xét trường hợp thiết bị quá tải khi đang mang tải (hot state)

Hình 3.31. Diễn biến của mức độ tăng nhiệt khi thiết bị bị quá tải lúc đang mang tải

Giả thiết thiết bị đang vận hành với dòng định mức In trong khoảng thời gian
dài đủ để nhiệt độ ổn định, khi nhiệt độ ổn định tương ứng với mức độ tăng nhiệt H
= 100% (H = 1). Giả thiết sau đó thiết bị bị quá tải với dòng tải là Iol, cần xác định
mức độ tăng nhiệt tương ứng với dòng Iol này.
Giải phương trình (**) với điều kiện đầu H = 1 ta có:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 122
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

 Is    Is   Kt
2 2

H         1 e mC
 In    In  

 If   If   t
2 2

hay H        1 e 

 In    In  

Sau khoảng thời gian tương ứng với hằng số thời gian nhiệt τ thì mức độ tăng
nhiệt đạt 63% mức tăng nhiệt cuối cùng.
Nếu đặt mức độ tăng nhiệt cố định thì có thể tính ra thời gian cảnh báo của
chức năng bảo vệ quá tải (49) như sau:
  I 2 
  ol   1 
 I 
talarm   ln   n 2 
  Iol   H 
  In  set

Ví dụ: Có MBA với τ = 45 phút, H = 100% trước khi quá tải, giả thiết MBA
chịu quá tải 30% và mức độ tăng nhiệt cần cảnh báo là 115% thì sau khoảng thời
gian:
 1.32  1 
talarm  45ln    11 (phót)
 1.3  1.15 
2

Chức năng bảo vệ chống quá tải trong các rơle nên đặt với ngưỡng cảnh báo
nên đặt cao hơn so với mức độ tăng nhiệt khi tải định mức. Ngoài ra việc cảnh báo
theo mức độ tăng nhiệt, có thể bổ sung thêm cảnh báo bằng dòng điện. Mức cài đặt
dòng điện cảnh báo nên bằng hoặc thấp hơn một chút so với dòng điện cho phép
liên tục.
III.9. Bảo vệ chống quá kích mạch từ (24)
Chức năng bảo vệ chống quá kích từ hay quá từ thông có nhiệm vụ phát hiện
hiện tượng quá từ thông trong lõi từ của máy phát điện hoặc máy biến áp, bảo vệ
này được sử dụng phổ biến với các máy biến áp theo sơ đồ nối bộ máy phát - máy
biến áp. Hiện tượng quá từ thông lõi từ có thể xảy ra khi:
- Điện áp hệ thống bị tăng cao (Ví dụ: Máy phát bị mất tải đột ngột, bộ điều
chỉnh kích từ không vận hành hoặc tốc độ phản ứng chậm dẫn đến quá áp)
- Tần số hệ thống giảm thấp (Ví dụ trong quá trình khởi động tổ máy, tốc độ
máy phát tăng dần dần, bộ kích từ đã hoạt động giữ điện áp đầu cực ở ngưỡng định
mức).
Một tình huống hiếm gặp là khi MBA nối qua đường dây dài từ nhà máy,

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 123
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

trong quá trình cắt tải MBA (Đường dây mang tải nhẹ) có thể bị quá từ thông trong
khi các thiết bị khác trong nhà máy không bị, đây là hệ quả của hiệu ứng Ferranti,
do vậy với các MBA này cần có bảo vệ V/Hz. Hiệu ứng Ferranti là hiện tượng điện
áp cuối đường dây dài bị tăng cao hơn so với đầu đường dây khi tải nhẹ.
Khi hiện tượng quá từ thông xảy ra, lõi từ không thể mang thêm từ thông  từ
thông bắt buộc phải móc vòng, tản qua các kết cấu kim loại lân cận gây phát nóng
quá mức. Do từ thông tỷ lệ với điện áp và tỷ lệ nghịch với tần số nên bảo vệ quá từ
thông lõi từ dựa theo tỷ lệ V/Hz. Để sử dụng chức năng này bắt buộc phải có tín
hiệu điện áp đưa vào rơle, điện áp dây lớn nhất trong ba pha sẽ được sử dụng. Do
các hiện tượng quá từ thông quá độ không gây nguy hiểm nên với hiện tượng này có
thể sử dụng bảo vệ có trễ để bảo vệ. Nhà sản xuất nên cung cấp các thông tin để cài
đặt chức năng bảo vệ này cho các thiết bị.

Hình 3.32. Đặc tính của rơle bảo vệ chống quá kích mạch từ

Bảo vệ quá từ thông lõi từ của các MBA trong nhà máy điện thường không đặt
riêng mà sử dụng chính bảo vệ V/Hz của máy phát, do đó cần đảm bảo phối hợp
giới hạn V/Hz của máy phát và của MBA.
Một tình huống cần chú ý là nếu máy phát vận hành với hệ số công suất vượt
trước (Leading power factor) thì phía cao áp của MBA đầu cực máy phát có V/Hz
cao (Tính trong hệ đơn vị tương đối) sẽ cao hơn so với V/Hz của máy phát, do đó
cần lưu ý khi cài đặt bảo vệ này. Theo thông lệ thì ngoài chức năng bảo vệ V/Hz
tích hợp trong các bộ điều khiển kích thì sẽ vẫn cần đặt thêm bảo vệ V/Hz riêng biệt
cho thiết bị.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 124
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

III.10. Bảo vệ các máy biến áp zig - zag

Hình 3.33.

Máy biến áp zig-zag được sử dụng để cung cấp trung tính nối đất cho các lưới
điện có trung tính cách điện, mục đích để hạn chế quá điện áp quá độ hoặc để đảm
bảo qui phạm về cung cấp điện.
Ở chế độ vận hành bình thường, chỉ có một dòng điện rất nhỏ chạy qua trung
tính MBA xuống đất do từ thông trên các trụ được triệt tiêu. Khi có sự cố chạm đất
trên lưới điện sẽ có dòng điện TTK chạy qua MBA zig-zag.

Hình 3.34.

Phương thức bảo vệ đơn giản nhất cho MBA zig-zag là sử dụng bảo vệ quá

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 125
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dòng điện nối tới các BI nối tam giác. Các BI nối tam giác sẽ loại bỏ dòng điện
TTK khi sự cố chạm đất trên đường dây, nhờ đó bảo vệ quá dòng có thể đặt với
dòng khởi động rất nhỏ.
Một phương thức bảo vệ khác là sử dụng bảo vệ so lệch và bảo vệ dự phòng là
bảo vệ quá dòng điện.

Hình 3.35.

Các thiết bị bảo vệ cho MBA zig-zag phải đảm bảo hệ thống không bị ảnh
hưởng khi MBA zig-zag bị sự cố, đồng thời việc cắt MBA zig-zag ra khỏi lưới phải
đảm bảo không để lưới điện vận hành ở trạng thái trung tính cách điện.

Hình 3.36. Sơ đồ phương thức bảo vệ khi MBA zigzag nối qua máy cắt

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 126
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

MBA bổ trợ thường được nối tới thanh góp hoặc tới MBA chính qua máy cắt
riêng hoặc có thể nối trực tiếp không qua máy cắt. Phương thức phối hợp bảo vệ cần
đảm bảo MBA bổ trợ sẽ cắt ra sau cùng khi có sự cố chạm đất, nếu không tất cả các
bảo vệ chạm đất khác sẽ không có tác dụng khi hệ thống trở này trung tính cách
điện.
- Khi sự cố trên đường dây: Bảo vệ chạm đất của đường dây sẽ tác động cắt
máy cắt C.
- Sự cố trong phạm vi từ phía thứ cấp MBA và máy cắt tổng B: Các rơle chạm
đất 50/51Ncủa máy cắt B sẽ tác động để cắt máy cắt B, loại trừ sự cố. Rơle 50/51N
chỉ các tác dụng với các sự cố chạm đất thuộc phạm vi từ thứ cấp MBA đến máy cắt
tổng, do vậy không cần phối hợp với các bảo vệ khác và có thể đặt thời gian cắt rất
ngắn.
- Bảo vệ 51N phía trung tính MBA zig-zag sẽ khởi động khi có sự cố chạm đất
trên thanh góp và cắt máy cắt A phía cao áp; đồng thời cũng là bảo vệ sự phòng cho
bảo vệ chạm đất của các xuất tuyến đường dây.
- Sự cố trong MBA zig-zag sẽ được loại trừ bằng bảo vệ so lệch hoặc bảo vệ
quá dòng 50 và cắt máy cắt D. Khi đó hệ thống sẽ vận hành ở chế độ trung tính cách
điện và cần nhanh chóng đưa MBA zig-zag trở lại làm việc.

Hình 3.37. Sơ đồ phương thức bảo vệ khi MBA zig-zag không có máy cắt

Trong trường hợp này bất cứ sự cố nào trong MBA zig-zag sẽ cần cắt cả MBA
chính và MBA zig-zag. Phương đấu nối này đảm bảo hệ thống luôn chỉ vận hành ở
chế độ trung tính nối đất. Khi sự cố trên đường dây: Bảo vệ chạm đất của đường
dây sẽ tác động cắt máy cắt C. Bảo vệ quá dòng 50 lấy tín hiệu từ bộ BI đấu tam

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 127
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

giác và có thể đặt giá trị chỉnh định rất nhạy, chức năng không cần phối hợp với các
bảo vệ khác; khi sự cố cố chạm đất ngoài sẽ không có dòng chạy qua rơle này (Do
BI đấu tam giác để loại trừ I0).
III.11. Các bảo vệ khác của máy biến áp

Thùng dầu phụ


Sứ xuyên

Biến dòng chân sứ


Van giảm áp
Chỉ báo mức dầu Hệ thống làm mát

Van ngắt
Quạt làm mát
Rơle hơi

Hệ thống lọc ẩm
của ống thở
Hệ thống lọc
ẩm của ống
thở Thùng
dầu

Tản nhiệt
Chỉ báo nhiệt độ

Bơm dầu

Hình 3.38. Các phần tử chính của máy biến áp

III.11.1. Rơle hơi (Rơle Buchholz) và rơle dòng dầu

Hình 3.39. Rơle hơi của máy biến áp (Rơle Buchholz)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 128
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Rơle được chế tạo và lắp đặt sẵn với máy biến áp (Hình 3.39). Rơle hơi là loại
rơle cơ khí có khả năng chống được hầu hết các sự cố xảy ra trong thùng dầu máy
biến áp (Rơle này còn có tên gọi khác là rơle Buchholz, lấy tên của người phát
minh).
Rơle hơi được lắp đặt trên đường ống nối từ thùng dầu chính máy biến áp lên
thùng dầu phụ. Rơle gồm có hai tổ hợp phao nằm lơ lửng trong dầu, mỗi phao có
kèm theo một bộ tiếp điểm thủy ngân hoặc tiếp điểm từ. Bình thường các tiếp điểm
này đều ở trạng thái hở mạch. Khi phao bị chìm xuống, thủy ngân sẽ tràn vào và nối
tắt tiếp điểm đưa tín hiệu tới các mạch điều khiển tương ứng (Với tiếp điểm từ thì
khi phao chìm xuống sẽ làm tiếp điểm tiến gần lại một nam châm, nam châm sẽ hút
làm tiếp điểm đóng lại).
Hoạt động:
- Khi có hiện tượng quá tải máy biến áp, nhiệt độ dầu tăng lên làm phát sinh
khí trong thùng dầu máy biến áp, khí này tích tụ lên trên bề mặt thùng dầu và theo
ống dẫn dầu lên thùng dầu phụ. Khi đi qua rơle hơi khí sẽ bị bẫy lại và đẩy mức dầu
trong rơle hơi giảm dần. Đến một mức độ nào đó sẽ làm phao thứ nhất chìm xuống,
đóng tiếp điểm, khởi động cảnh báo quá tải để thực hiện quá trình giảm tải cho máy
biến áp.
Khí phát sinh trong thùng dầu máy biến áp có thể do các lý do sau:
+ Phân rã, xuống cấp của cách điện rắn học lỏng trong MBA do quá nhiệt
hoặc hồ quang.
+ Do xâm nhập từ ngoài vào trong trường hợp các van của đường ống dầu
không kín khít.
+ Do bản thân trong dầu vẫn còn khí: Đây có thể là hệ quả của quá trình hút
chân không chưa đúng theo qui định trước khi nạp dầu cho MBA.
- Khi sự cố giữa các vòng dây hoặc giữa các pha sản sinh ra lượng khí lớn, dầu
bay hơi cục bộ. Điều này làm tăng nhanh áp lực cục bộ và có thể đẩy dầu chuyển
động theo đường ống lên thùng dầu phụ, đi qua rơle hơi. Dòng dầu và dòng khí
mạnh chạy qua rơle hơi tác động vào tấm chắn làm phao thứ hai bị chìm xuống,
đóng tiếp điểm và thường đưa tín hiệu đi cắt máy biến áp khỏi vận hành.
Các thí nghiệm cho thấy thời gian tác động của rơle khí thường khoảng từ
50ms÷100ms. Thời gian tác động của rơle này không nên vượt quá 300ms.
Do các khí phát sinh trong quá trình vận hành MBA tích tụ một phần trong
rơle hơi nên trên rơle còn có một van trích khí, cho phép trích khi ra với mục đích
thí nghiệm đánh giá tình trạng của máy biến áp.
Rơle hơi còn phát hiện được hiện tượng mức dầu hạ thấp do có rò rỉ thùng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 129
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dầu.
Với các máy biến áp có bộ chuyển đổi đầu phân áp (OLTC) đặt trong thùng
dầu riêng: Thường được trang bị một rơle hơi khá tương tự để bảo vệ chống các sự
cố trong thùng dầu chứa bộ OLTC này. Rơle hơi trang bị cho bộ OLTC chỉ có một
phao (Tương ứng với phao thứ hai của rơle hơi cho thùng dầu chính); do đó rơle
này chỉ phản ứng với dòng dầu chạy qua và rơle loại này cũng được gọi là rơle dòng
dầu (Oil Surge) để phân biệt với rơle hơi ở trên.
Lý do rơle cho bộ OLTC chỉ có 1 phao là do trong quá trình vận hành bình
thường của bộ OLTC có thể làm sản sinh ra các khí (Do dầu bị bay hơi khi tiếp
điểm chuyển mạch hoặc do phát nóng của các điện trở, kháng điện hạn chế dòng
ngắn mạch), các khí này tích lũy có thể làm rơle tác động nhầm mặc dù không có
bất cứ sự cố nào trong thùng dầu bộ OLTC. Vì vậy rơle dòng dầu chỉ có một phao
để tác động với dòng dầu chuyển động nhanh, là kết quả của sự cố thực.
III.11.2. Rơle áp lực

Hình 3.40. Rơle giảm áp của máy biến áp (Pressure Relief Relay)

Có hai loại rơle áp lực: Rơle áp lực phản ứng theo áp lực trong thùng dầu
MBA (Rơle giảm áp - Oil Pressure Relief Devices) và rơle áp lực phản ứng theo tốc
độ thay đổi áp lực (Rate of Rise of Pressure Relay hoặc Sudden Pressure Relay).
- Rơle giảm áp:
Thường được lắp đặt trên nắp của máy biến áp hoặc trên thành máy biến áp.
Rơle gồm một đĩa bằng inox được ép chặt bằng lò xo để làm kín. Khi có sự cố trầm
trọng xảy ra, dầu bị gia tăng áp lực, tác động làm đĩa bị nâng lên và mở cho dầu
thoát ra ngoài giảm áp cho thùng dầu. Điều này tránh gây nổ thùng dầu và giảm
nguy cơ gây hỏa hoạn. Đồng thời khi đĩa bị nâng lên sẽ tác động đóng các tiếp điểm

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 130
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

để đi cắt MBA. Rơle sẽ hoạt động khi áp lực lớn hơn 10 psi và tự đóng lại khi áp
lực giảm thấp hơn ngưỡng này. Rơle giảm áp thường sử dụng cho các máy biến áp
có công suất từ 2MVA trở lên, tuy nhiên cũng có thể trang bị cho các máy biếp áp
phân phối từ 200kVA và lớn hơn. Với các MBA nhỏ, đơn giản thì rơle có thể chỉ là
dạng ống có các điểm yếu dễ vỡ để nổ thoát dầu.
- Rơle áp lực đột biến
Khi áp lực dầu tăng cao quá một mức nào đó, áp lực tác động lên piston lớn
hơn lực nén của lò xo và làm piston chuyển động lên trên, đóng tiếp điểm đưa tín
hiệu tới mạch điều khiển tương ứng
Thiết bị này có khả năng phát hiện việc tăng áp lực nhanh trong thùng dầu
MBA, thiết bị này có khả năng vận hành nhanh hơn rơle giảm áp. Rơle loại này
thường sử dụng đối với máy biến áp kiểu kín hoặc có gối hơi.

Hình 3.41. Rơle áp lực đột biến (Sudden Pressure Relay)

Rơle được lắp đặt ở vị trí đáy của thùng dầu để tiện cho việc kiểm tra, bảo
dưỡng. Khi hoạt động rơle đưa tín hiệu đi cắt máy biến áp.
Trong một số trường hợp sự cố ngoài với dòng ngắn mạch lớn có thể làm rơle
tác động nhầm, do vậy một số sơ đồ chỉ cho phép rơle đưa tín hiệu đi cảnh báo thay
vì cắt máy cắt. Một số sơ đồ khác vẫn cho phép rơle cắt MBA, tuy nhiên chỉ khi
dòng điện ở dưới ngưỡng có thể tác động của bảo vệ so lệch.
III.11.3. Thiết bị chỉ báo mức dầu
Thiết bị chỉ báo mức dầu được lắp đặt tại khu vực thùng dầu phụ. Thiết bị gồm
có một phao nằm trong thùng dầu thông qua cơ cấu tay đòn và cơ cấu liên kết từ để
chỉ thị và đóng tiếp điểm cảnh báo khi mức dầu cao/thấp (Hình 3.42).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 131
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 3.42. Cấu trúc rơle chỉ báo mức dầu máy biến áp

III.11.4. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây
III.11.4.1. Vai trò và phân loại thiết bị chỉ báo nhiệt độ cho MBA
Thiết bị chỉ báo nhiệt độ của MBA được thiết kế để bảo vệ MBA bên cạnh
chức năng chỉ báo nhiệt độ và điều khiển hệ thống làm mát. Các chức năng chính
của thiết bị này như sau:
- Chỉ báo nhiệt độ tức thời của dầu và cuộn dây MBA.
- Ghi lại nhiệt lớn nhất của dầu và cuộn dây
- Cảnh báo quá nhiệt theo giá trị cài đặt trước
- Cắt MBA khi mức quá nhiệt vượt qui định
- Điều khiển hệ thống làm mát MBA (Đóng/cắt các quạt làm mát)
Có hai loại thiết bị chỉ báo nhiệt độ dùng cho MBA, về mặt nguyên lý vận
hành của hai loại thiết bị này giống nhau, tuy nhiên một thiết bị dùng đo nhiệt độ

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 132
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dầu (Oil temperature indicator - OTI) và một thiết bị đo nhiệt độ cuộn dây (Winding
temperature indicator - WTI) (Hình 3.43). Ngoài ra còn có loại chỉ báo nhiệt độ
khác dùng cho các hệ thống đo xa, điều khiển xa (Remote temperature indicator -
RTI).

Hình 3.43. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ lớp dầu lớp trên và nhiệt độ cuộn dây

III.11.4.2. Cấu trúc của thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu

Hình 3.44. Cấu trúc nguyên lý rơle chỉ báo nhiệt độ dầu MBA

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 133
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Thiết bị nguyên lý vận hành khá giống với các nhiệt kế đo nhiệt độ dùng chất
lỏng thông thường. Phần tử cơ bản là bầu có chứa môi chất (bulk), bầu này được đặt
trong một hõm trên mặt máy biến áp, hõm này được ngâm hoàn toàn trong dầu
(Hình 3.44).
Bầu môi chất nối tới khu vực đồng hồ chỉ thị thông qua hai ống (Capillary
tubes). Một ống nối tới bầu chỉ thị của đồng hồ (Operating bellow) và ống còn lại
nối tới bầu hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường (Compensating bellow). Bầu hiệu
chỉnh có nhiệm vụ bù lại sự ảnh hưởng do việc thay đổi của nhiệt độ môi trường
(Hình 3.45).
Khi nhiệt độ thay đổi sẽ làm môi chất trong bầu môi chất giãn nở, thay nổi thể
tích và dẫn tới bầu làm việc sẽ giãn dài ra hoặc thu ngắn lại, kéo theo sự chuyển
động của kim chỉ thị của đồng hồ.

Hình 3.45. Cấu trúc chi tiết rơle chỉ báo nhiệt độ dầu MBA

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 134
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Kim đồng hồ có gắn kèm một giá đỡ có gắn 4 tiếp điểm thủy ngân (Dùng cho
quạt gió, bơm dầu tuần hoàn, cảnh báo nhiệt độ dầu cao, tác động cắt MBA).
Ngưỡng tác động của các tiếp điểm này có thể điều chỉnh được. Ngoài ra còn có
một kim thụ động, kim này sẽ được kim chính đẩy tới khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt
độ giảm kim chính quay về vị trí cũ nhưng kim thụ động vẫn giữ nguyên vị trí để
chỉ báo mức nhiệt độ lớn nhất đã có trong khoảng thời gian nào đó.
III.11.4.3. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ cuộn dây
Thiết bị này đo nhiệt độ của cuộn dây điện áp cao và điện áp thấp và cung cấp
tín hiệu cảnh báo, bảo vệ.
Nhiệt độ lớp dầu trên cùng thường thấp hơn so với nhiệt độ của cuộn dây, đặc
biệt là giai đoạn quá độ ngay sau khi tăng tải đột ngột; nghĩa là thiết bị chỉ báo nhiệt
độ dầu không phải là công cụ toàn diện để bảo vệ chống quá nhiệt.

Hình 3.46. Ảnh chụp minh họa rơle chỉ báo nhiệt độ cuộn dây MBA

Nguyên lý vận hành của thiết bị này tương tự như thiết bị chỉ báo nhiệt độ dầu,
điểm khác biệt là bầu môi chất còn được gia nhiệt bởi cuộn điện trở bao quanh nó.
Cuộn điện trở này được nối tới thứ cấp của biến dòng của cuộn dây đang cần đo
nhiệt độ. Như vậy dòng điện qua cuộn gia nhiệt tỷ lệ với dòng điện trong cuộn dây
(Hình 3.47).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 135
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 3.47. Cấu trúc nguyên lý rơle chỉ báo nhiệt độ cuộn dây MBA

Khi tải tăng, dòng điện tăng lên và nhiệt độ cuộn dây tăng theo; bầu môi chất
cảm nhận được sự tăng nhiệt này bởi cuộn gia nhiệt đã có dòng điện lớn hơn chạy
qua làm tăng lượng nhiệt tỏa ra.
III.11.4.4. Thiết bị chỉ báo nhiệt độ từ xa
Thiết bị đo nhiệt độ từ xa dựa trên một vôn met gắn trong cùng hộp với các
thiết bị chỉ báo nhiệt độ. Tín hiệu điện áp đo được tỷ lệ với nhiệt độ đo được và
dùng cho hệ thống hiển thị từ xa.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 136
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 4. BẢO VỆ CÁC ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP VÀ CÁP ĐIỆN

IV.1. Bảo vệ quá dòng/ quá dòng có hướng cho các đường dây truyền tải/ Bảo
vệ chống tụt lèo (46BC)
IV.1.1. Bảo vệ quá dòng/ quá dòng có hướng cho các đường dây truyền tải
Phần này đã được trình bày chi tiết ở Chương 2 về Nguyên lý bảo vệ, trong đó
các ví dụ phân tích đều áp dụng với đường dây nên không cần thiết phân tích lại ở
đây.
IV.1.2. Bảo vệ chống tụt lèo (46BC)

Sơ đồ trên minh họa trường hợp đường dây bị hở mạch pha A, khi đó mối
quan hệ dòng điện và điện áp các pha như sau:
VBxy  0

VCxy  0

I A  0
Viết dưới dạng các thành phần đối xứng:
VAxy1  1 a a 2  VAxy  1 a a 2  VAxy 
  1   1 
VAxy 2   3 1 a
2
a  VBxy   1 a 2 a   0 
3
VAxy 0  1 1 1  VCxy  1 1 1   0 
   
1
suy ra VAxy1  VAxy 2  VAxy 0  VAxy (*)
3
Tương tự:
 I a1  1 a a2   I A 
 I   1 1 a 2 
a   I B 
 a2  3 
 I a 0  1 1 1   I C 

suy ra I a1  I a 2  I a 0  0 (**)
Từ các phương trình (*) và (**) xây dựng được sơ đồ phức hợp như sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 137
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.1. Sơ đồ phức hợp các thành phần đối xứng khi hở mạch một pha

Qua đây có thể thấy khi có sự cố hở mạch 1 pha sẽ phát sinh thành phần dòng
điện thứ tự nghịch và thứ tự không.
Các bảo vệ thông thường hầu hết đều dựa theo sự tăng dòng điện hoặc sai
khác dòng điện giữa các phía, tuy nhiên với sự cố hở mạch dòng điện pha không sự
cố không thay đổi, dòng điện trên pha sự cố bằng 0; do đó các bảo vệ thông thường
sẽ không hoạt động. Trong trường hợp đứt dây hở mạch có chạm đất (Dây đứt chạm
vào các kết cấu cột hoặc chạm xuống đất) thì tùy theo điện trở sự cố dòng sự cố có
thể lớn hoặc nhỏ không đủ để bảo vệ làm việc.
Giải pháp thông dụng là sử dụng bảo vệ hoạt động dựa theo mức độ mất cân
bằng dòng điện giữa các pha và bảo vệ hoạt động với thời gian trễ nhất định. Mức
độ mất cân bằng dòng điện tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dòng pha nhỏ nhất và
dòng pha lớn nhất hoặc tính theo tỷ lệ của thành phần dòng TTN và dòng TTK
(|I2/I1|). Giá trị cài đặt tiêu chuẩn thường là 20% với thời gian trễ từ 5 ÷ 60 giây.
Xem xét chi tiết trường hợp hở mạch 1 pha đường dây tại vị trí m%, sơ đồ
phức hợp các thành phần đối xứng như sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 138
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.2. Sơ đồ phức hợp khi hở mạch 1 pha tại vị trí m%

Sử dụng sơ đồ này tính được tỷ lệ (|I2/I1|):


Z0total
I2 I1 
Z1total  Z0total
Trong đó Z0total là tổng tổng trở TTK của mạch (Bao gồm cả nguồn hai phía và
đường dây); Z1total là tổng tổng trở TTT của mạch.
Theo thông lệ tổng trở TTK thường gấp khoảng 2,5 ÷ 3 lần tổng trở TTT, do
đó tỷ số (|I2/I1|) bằng khoảng 0.75 khi có sự cố hở mạch 1 pha. Tuy nhiên có một số
trường hợp tổng trở TTK nhỏ hơn nhiều so với ngưỡng 2,5 ÷ 3 lần tổng trở TTT do
ảnh hưởng của tổ đấu dây MBA tại các nguồn, ví dụ MBA có cuộn tam giác sẽ
không cho dòng TTK đi tiếp, do đó làm giảm tổng của toàn bộ tổng trở TTK.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 139
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.3. Sơ đồ phức hợp khi hở mạch 1 pha với MBA nguồn có cuộn tam giác

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ (|I2/I1|) là dòng điện dung của
đường dây khi tải nhẹ, trong trường hợp tải nhẹ dòng điện dung xấp xỉ dòng tải thì
tỷ số có thể giảm xuống đến 0.1.
Bên cạnh đó việc phối hợp thời gian với các bảo vệ cấp trên cũng khá phức tạp
đặc biệt với các lưới có nhiều mạch vòng.
IV.2. Bảo vệ so lệch dọc cho các đường dây truyền tải
IV.2.1. Những vấn đề thực tế khi áp dụng nguyên lý so lệch dòng điện
IV.2.1.1. Giới thiệu chung
Bảo vệ so lệch dòng điện có ưu điểm là cài đặt đơn giản và đã được ứng dụng
bảo vệ cho đường dây từ những năm 1930, do hệ thống truyền dẫn ban đầu chỉ là
các đường dây điện thoại nên chỉ dùng với các đường dây ngắn. Ngày nay các bảo
vệ đều sử dụng các kênh truyền số nên có thể bảo vệ được các đường dây có chiều
dài lớn.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 140
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Với bảo vệ so lệch cho đường dây, dòng điện so lệch có thể thu được theo
nhiều phương pháp khác nhau:
+ So sánh độ lớn
+ So sánh góc pha
+ So sánh cả độ lớn và góc pha (Phasor)
+ So sánh điện tích
+ Tổ hợp các phương pháp trên
Dù sử dụng phương pháp nào thì tất cả các rơle so lệch đường dây đều hoạt
động dựa trên dòng điện đi vào và đi ra đường dây. Với các rơle thế hệ cũng thì
dòng điện pha các phía được tổ hợp lại theo một qui luật nhất định, sau đó mới so
sánh với dòng tổ hợp từ đầu đối diện, mục đích của giải pháp này là để tiết kiệm
kênh truyền, tuy nhiên độ nhạy của sơ đồ bảo vệ sẽ thay đổi tùy theo dạng sự cố.
Đặc tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch đường dây nói chung thường chỉ
gồm 2 đoạn với độ dốc khác nhau phù hợp với các trạng thái vận hành của đường
dây:

Hình 4.4. Đặc tính làm việc của rơle bảo vệ so lệch đường dây

IV.2.1.2. Bảo vệ so lệch dùng phương pháp so sánh điện tích (Charge Comparison)
Bảo vệ so lệch dựa trên nguyên lý so sánh điện tích được đưa vào sử dụng từ
năm 1992. Dòng điện của các pha được so sánh theo từng nửa chu kỳ (Tùy theo
thiết kế của hãng rơle) thay vì so sánh theo từng mẫu, thực tế tổng điện tích (Ampe-
giây) của từng nửa chu kỳ tính theo các thời điểm dòng điện đi qua 0 được gửi tới
đầu đối diện:
t2

Q   i  t  dt
t1

Việc chỉ gửi một tín hiệu sau mỗi nửa chu kỳ làm yêu cầu về băng thông với
đường truyền, giảm yêu cầu về tính đồng bộ thời gian giữa rơle hai đầu đường dây.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 141
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong thực tế rơle lấy tích phân dòng điện theo thời gian bằng cách lấy tổng
của các tích mẫu dòng điện nhân với khoảng thời gian lấy mẫu của từng nửa chu kỳ,
kết quả sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ của rơle cùng với các thông tin về cực tính của
chu kỳ dòng điện, thời gian bắt đầu/kết thúc mỗi nửa chu kỳ.

Hình 4.5.

Việc tính toán có thể không cần thực hiện liên tục mà chỉ thực hiện khi dòng
điện vượt một ngưỡng tối thiểu nào đó.
Các giá trị điện tích được gửi tới đầu dối diện cùng với các thông tin nhận
dạng và thời gian bắt đầu/kết thúc mỗi nửa chu kỳ. Khi rơle đầu đối diện nhận được
thông tin sẽ gán một mã thời gian nhận cho gói tin này, từ đó tính ra được thời gian
trễ của kênh truyền. Rơle sẽ trừ thời gian trễ kênh truyền này để đảm bảo các gói tin
với cùng mã thời gian lấy mẫu sẽ được so sánh cùng nhau.
Khi các mã thời gian đã được xác định, các rơle sẽ qui đổi giá trị điện tích
thành độ lớn dòng điện và thực hiện tính toán dòng điện so lệch và dòng điện hãm:
- Dòng điện so lệch: Giá trị tuyệt đối của tổng đại số của các độ lớn dòng điện
- Dòng điện hãm: Tổng giá trị tuyệt đối của độ lớn các dòng điện.

Hình 4.6.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 142
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Độ dốc của đặc tính được tăng lên để đảm bảo hãm khi xét tới các yếu tố như
dòng điện dung, sai số của BI hoặc trường hợp BI bão hòa. Do BI không thể bão
hòa ngay nên một số hãng (Siemens) chỉ tính điện tích mỗi ¼ chu kỳ thay vì nửa
chu kỳ như bình thường; trong khoảng ¼ chu kỳ này BI chưa bị bão hòa nên dễ
dàng xác định được sự cố là trong vùng hay ngoài vùng để hãm cho phù hợp.
Nguyên lý hoạt động của bảo vệ so lệch dựa trên so sánh điện tích rất giống
với bảo vệ so lệch dòng điện có hãm thông thường, thay vì so sánh các vector dòng
điện thì sẽ so sánh đại lượng điện tích của mỗi nửa chu kỳ dòng điện.

Hình 4.7. So sánh điện tích khi sự cố trong vùng

Hình 4.8. So sánh điện tích khi sự cố trong vùng

Khi sự cố ngoài vùng điện tích dương nhận được từ đầu đối diện trùng với
điện tích âm tại chỗ và rơle sẽ hãm.
IV.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo vệ so lệch dọc đường dây
1. Ảnh hưởng của nguồn yếu
Nguồn yếu là trường hợp khi sự cố trên đường dây được bảo vệ nhưng dòng
điện từ một phía rất nhỏ, phía đó được định nghĩa là nguồn yếu.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 143
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.9. Minh họa trường hợp nguồn yếu

Bảo vệ so lệch dòng điện nhìn chung không bị ảnh hưởng của nguồn yếu vì
chỉ cần dòng điện từ một phía đủ lớn hơn dòng khởi động là rơle tác động.
Bảo vệ so lệch dựa theo so sánh điện tích cần có dòng điện đủ lớn để bắt đẩu
tính toán điện tích, khi dòng từ phía nguồn yếu nằm dưới ngưỡng thì phía nguồn
yếu sẽ gửi tín hiệu tới đầu đối diện để được phép tác động. Đầu đối diện khi tác
động sẽ gửi tín hiệu truyền cắt tới đầu nguồn yếu.
2. Ảnh hưởng của dung dẫn của đường dây

Hình 4.10.

Dòng điện dung của đường dây sẽ làm dòng điện hai đầu đường dây không
bằng nhau, tạo ra dòng điện so lệch ngay trong lúc vận hành bình thường. Các rơle
hiện nay đều có chức năng cho phép bù thành phần dòng điện dung này; dòng điện

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 144
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dung có thể tính được nếu biết điện áp của đường dây và dung dẫn của đường dây.
Với các đường cáp điện cần chú ý tới dòng điện dung này do cáp điện có dung
dẫn rất lớn so với các đường dây trên không.
3. Ảnh hưởng của độ trễ kênh truyền

Hình 4.11.

Do ảnh hưởng của độ trễ kênh truyền nên tín hiệu truyền tới từ phía đối diện
sẽ bị trễ về mặt thời gian, rơle sẽ nhìn nhận thời gian trễ này như có sự dịch pha
giữa dòng điện hai đầu, mức độ dịch pha tỷ lệ với độ trễ kênh truyền. Độ trễ kênh
truyền chỉ 1 mili giây sẽ tương đương với góc lệch pha hai đầu là 22 độ (Hệ 60Hz).
Các rơle số sẽ ghi nhớ các mẫu dòng điện đo được tại chỗ và chờ mẫu dòng
điện từ đầu đối diện, sau đó căn thời gian và tính toán các đại lượng so lệch và hãm.

Hình 4.12. Bù độ trễ kênh truyền

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 145
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Để có thể căn thời gian hai đầu cần xác định được độ trễ kênh truyền, các rơle
số đánh giá độ trễ kênh truyền theo phương pháp ping-pong, cách thức thực hiện có
thể khác nhau với các hãng nhưng sử dụng chung nguyên lý này. Một tín hiệu
(Ping) được gửi tới đầu đối diện, khi đầu đối diện nhận được tín hiệu này sẽ xử lý
và gửi lại (Pong). Thời gian từ khi gửi tín hiệu (Ping) tới lúc nhận lại được tín hiệu
(Pong) là tổng thời gian trễ theo hai chiều, bao gồm cả một phần thời gian xử lý tín
hiệu rất nhỏ của bản thân rơle; độ trễ kênh truyền theo một chiều tính bằng ½ tổng
độ trễ này.
Khi thời gian trễ thực tế của kênh truyền khác với thời gian trễ tính toán sẽ gây
ra dòng so lệch nhất định.

Hình 4.13. Dòng so lệch do 1 mili giây sai số trễ kênh truyền

Phương pháp ping-pong có thể đảm bảo tính toán độ trễ kênh truyền rất chính
xác, tuy nhiên sẽ không đảm bảo chính xác khi kênh truyền bất đối xứng. Kênh
truyền bất đối xứng là khi tín hiệu truyền đi theo một kênh nhưng có thể tín hiệu
nhận về lại đi theo kênh dự phòng; do đó cần cấu hình kênh truyền xét tới việc có
các rơle so lệch.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 146
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.14.

Ví dụ:

Kênh truyền không đối xứng 1.2 mili giây tạo ra dòng so lệch lên đến 19%.
Các rơle so lệch theo nguyên lý so sánh điện tích ít bị ảnh hưởng bởi sai số do

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 147
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

độ trễ kênh truyền vì không cần so sánh tới từng mẫu dòng điện mà chỉ cần đảm bảo
so sánh được đúng từng nửa chu kỳ.
4. Ảnh hưởng của BI bão hòa tới quá trình tính toán véc tơ dòng điện
Các rơle số tính toán các véc tơ dòng điện, điện áp từ các mẫu thông qua các
bộ lọc, khi BI bị bão hòa sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của các phép tính này.

Hình 4.15.

Hình trên cho thấy mức độ sai số của độ lớn và góc pha của bộ lọc Fourier,
trục x thể hiện thời điểm BI bị bão hòa (Tính theo góc pha của chu kỳ dòng điện).
Thời điểm BI bị bão hòa càng muộn thì sai số độ lớn càng nhỏ, mức độ dịch pha
của tín hiệu cũng theo xu hướng tương tự. Khi các véc tơ dòng điện và điện áp bị
tính toán sai sẽ gây ảnh hưởng đến các giá trị liên quan như tổng trở, các thành phần
thứ tự, …
Các rơle so sánh điện tích không sử dụng thuật toán tính toán véc tơ nên
không chịu ảnh hưởng trên đây, các rơle loại này sử dụng các mẫu tín hiệu dòng
điện để tính toán điện tích của từng nửa chu kỳ.
5. Ảnh hưởng của MBA với bảo vệ so lệch
a. Trường hợp MBA cuối đường dây
Trong một số trường hợp MBA cuối đường dây được đóng cắt bằng các máy
cắt đầu đường dây, khi đóng cắt các MBA này sẽ tạo ra dòng xung kích lớn.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 148
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.16. MBA được đóng điện bằng máy cắt đầu đường dây (L)

Do dòng xung kích chứa thành phần dc lớn nên sẽ dễ làm cho các BI bị bão
hòa, rơle bảo vệ so lệch cuối đường dây nhận tín hiệu từ nhiều BI song song, nếu
các BI này bị bão hòa thì dòng từ hóa sẽ lớn gây nên dòng so lệch. Tổng các dòng
từ hóa có thể nhỏ (Về mặt giá trị hiệu dụng), nhưng có thể gây tác động nhầm nếu
rơle đặt ngưỡng khởi động thấp.

Hình 4.17. Thành phần dc của dòng từ hóa BI gây sai lệch dòng điện pha C

Giải pháp với các trường hợp này là rơle bảo vệ so lệch phải có chức năng
hãm theo sóng hài bậc 2.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 149
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

b. Trường hợp MBA rẽ nhánh


Trường hợp khác là vì lý do kinh tế nên các nhánh rẽ có thể không trang bị
đường truyền băng thông rộng và không trang bị BI hay máy cắt phía cao áp của
các MBA rẽ nhánh:

Hình 4.18. Ví dụ đường dây song song với các MBA rẽ nhánh

Dòng điện tại các nhánh rẽ này không đưa về bảo vệ so lệch hai đầu, do đó sẽ
tạo lên dòng so lệch lớn ngay ở chế độ hoạt động bình thường.
Giải pháp được thực hiện với các trường hợp này là sử dụng loại bảo vệ có
hướng tại các MBA, bảo vệ sẽ gửi tín hiệu khóa tới bảo vệ so lệch đường dây khi có
sự cố trong hoặc sau MBA; tránh việc bảo vệ đường dây tác động vượt cấp qua
MBA.
c. Trường hợp MBA có cuộn cao áp đấu Y0

Hình 4.19. Ảnh hưởng của MBA đấu Y0 tới bảo vệ so lệch đường dây

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 150
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Khi các MBA rẽ nhánh có cuộn cao áp đấu Y0 thì sự cố chạm đất ngoài sẽ có
dòng TTK chạy qua cuộn Y0 của MBA và làm bảo vệ so lệch đường dây tác động
nhầm.
Giải pháp với tình huống này là bảo vệ cần có chức năng loại trừ dòng TTK,
tuy nhiên việc loại trừ dòng TTK sẽ làm giảm độ nhạy của bảo vệ; giải pháp khác là
dùng các bảo vệ so lệch hoạt động theo dòng TTN.
IV.2.2. Bảo vệ so lệch dọc cho đường dây với sơ đồ thanh góp 1½

Hình 4.20. Sơ đồ nhiều máy cắt cho một mạch đường dây

Đường dây sử dụng sơ đồ thanh góp 1½ hoặc 2 máy cắt trên một mạch là phổ
biến trên lưới truyền tải điện, trong đó mỗi đường dây được cấp điện bởi 2 MC, bảo
vệ đường dây bắt buộc phải đo được tổng dòng điện của đường dây. Với một số
trường hợp trước đây thì BI của các MC được đấu lấy tổng dòng trước khi đưa vào
rơle, nói cách khác các BI được nối song song trước khi vào rơle (Với các rơle có
nhiều đầu vào thì không cần thiết phải sử dụng phương án đấu mạch dòng này).
Cách thức đấu mạch dòng này có thể ảnh hưởng đến độ an toàn của các rơle khoảng
cách và rơle so lệch dọc do mức độ bão hòa của các BI khác nhau.
Khi có nhiều BI đấu song song thì nếu có sự cố ngoài vùng rơle so lệch sẽ
không đo được đủ dòng điện hãm (Là tổng dòng của MC1 và MC2); thay vào đó
dòng hãm chỉ là sự sai lệch dòng điện giữa BI của 2 máy cắt.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 151
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.21.

Khi dòng điện hãm nhỏ thì rơle hoạt động ở vùng có hệ số hãm thấp, vậy rơle
sẽ kém an toàn khi có sự cố ngoài. Trong trường hợp không có dòng điện từ phía
đầu đường dây đối diện cấp tới điểm sự cố (I R = 0) thì dòng điện hãm và dòng điện
so lệch của rơle bằng nhau. Dòng điện hãm và dòng điện so lệch này sẽ bằng 0 nếu
BI là lý tưởng, không bị bão hòa. Tuy nhiên nếu có BI bị bão hòa, giả thiết BI2 bị
bão hòa, dòng điện thứ cấp của BI2 sẽ không phản ánh đúng dòng điện sơ cấp, dẫn
tới có sự sai lệch giữa I1 và I2 kể cả về độ lớn và góc pha, do đó dòng điện chạy
vào rơle sẽ khác không; hay nói cách khác dòng hãm bằng dòng so lệch và khác 0.

Hình 4.22.

Hiện nay các rơle đều có đủ các đầu vào đối với các sơ đồ nhiều máy cắt trên
một mạch, do đó cung cấp khả năng hãm tốt hơn do dòng hãm được từ tổng độ lớn
dòng của mỗi BI thay vì tính theo tổng đại số.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 152
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.23.

Phân tích ví dụ rơle tác động nhầm khi có sự cố ngoài với sơ đồ:

Hình 4.24.

Sự cố một pha C-đất trên đường dây Line 1, bảo vệ của đường dây Line 1 tác
động đúng 2 lần. Khi máy cắt BK24 đã tự đóng lại đường dây Line 1 vào sự cố lần
2 thì bảo vệ của đường dây Line 2 tác động cắt máy cắt BK21 & BK22. Tại thời
điểm bảo vệ Line 2 tác động thì máy cắt đầu đối diện (BK33) đang mở.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 153
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Rơle bảo vệ so lệch của Line 2 chỉ có một đầu vào (3 pha), do đó các BI của
BK21 và BK22 phải đấu chụm mạch nhị thứ trước khi đưa vào rơle. Các BI này do
các hãng khác nhau sản xuất, cấp chính xác C800 và cùng tỷ số biến 800/5 (Tỷ số
biến cao nhất là 2000/5).

Hình 4.25.

Dòng điện ghi nhận bởi rơle so lệch của đường dây Line 2:

Hình 4.26.

Do hai BI (Của BK21 & BK22) nối tới rơle này đã được đấu chụm mạch dòng
trước khi vào rơle nên đòng diện trong bản ghi này là dòng sai lệch giữa 2 BI này.
Hình dạng dòng điện cho thấy đã có sự bão hòa không giống nhau của 2 BI này.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 154
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Bão hòa của BI không diễn ra ngay khi có sự cố mà diễn ra sau đó khoảng hơn
1 chu kỳ thể hiện BI bị bão hòa do dòng dc, độ lớn dòng sự cố không đủ làm BI bão
hòa.
Dòng điện ghi nhận được bởi rơle tại khu vực máy cắt BK51:

Hình 4.27.

Bản ghi sự cố này cho thấy sự tồn tại của thành phần dc trong dòng điện sự cố
pha C, chính thành phần dc này đã làm bão hòa các BI của BK21 & BK22.
Bản ghi của chính rơle của khu vực máy cắt BK51 khi tự đóng lại lần 1:

Hình 4.28.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 155
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Bản ghi này cho thấy độ lớn dòng điện sự cố đối xứng chưa đủ làm BI bão hòa
nên việc tác động nhầm của rơle của đường dây Line 2 không xảy ra ở lần TĐL đầu
tiên.
Lý do BI của BK21 và BK22 dễ bị bão hòa do chỉ sử dụng tỷ số biến 800/5
thay vì tỷ số biến cao nhất 2000/5; khi đó BI loại C800 chỉ tương đương với loại
C320, hay nói cách khác BI đã mất tới 60% khả năng làm việc không bão hòa.
Giải pháp với tình huống này là sử dụng BI với tỷ số biến cao hơn hoặc thay
thế bởi các rơle có đầu vào riêng biệt cho mỗi BI.
IV.2.3. Những vấn đề thực tế khi áp dụng nguyên lý bảo vệ so sánh pha dòng
điện

Sự cố ngoài vùng
+ I1 + I2

Rơle Rơle
i1(t) i2(t)

+ + + +
- - - -
+ + + +
- - - -
Không trùng Không trùng
0 0
0 0
Không khởi động Không khởi động

Sự cố trong vùng
+ I1 + I2

Rơle Rơle
i1(t) i2(t)

+ + + +
- - - -
+ + + +
- - - -
Trùng hoàn toàn Trùng hoàn toàn
1 1
0 0
1 Khởi động 1 Khởi động
0 0

Hình 4.29. Nguyên lý của bảo vệ so sánh pha dòng điện

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 156
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Bảo vệ so sánh pha dòng điện là một dạng rơle so lệch hoạt động dựa trên
nguyên lý so sánh góc pha của dòng điện đi vào và đi ra của đối tượng cần bảo vệ.
Khi sự cố xảy ra trong vùng thì tất cả các dòng điện sẽ cùng pha, trong trường hợp
sự cố ngoài vùng hoặc ở chế độ tải bình thường thì các dòng điện đi vào sẽ ngược
pha nhau 1800 với dòng điện của ít nhất một đầu còn lại.
Như vậy các bảo vệ so sánh pha dòng điện (87PC) không cần phải gửi dữ liệu
của toàn bộ dạng sóng dòng điện đến đầu đối diện mà chỉ cần gửi thông tin về góc
pha dòng điện; thông tin về góc pha được xác định dựa trên dòng điện đang ở chu
kỳ dương hay chu kỳ âm.
Theo nguyên lý minh họa trong hình 4.29: Rơle sẽ truyền các xung dương
hoặc âm tương ứng với các nửa chu kỳ dương và âm của dòng điện. Rơle ở đầu đối
diện sẽ thực hiện thao tác tương tự và truyền tín hiệu tới các rơle còn lại.
- Chế độ bình thường hoặc sự cố ngoài vùng: Do tín hiệu dòng điện hai phía
ngược pha nhau 1800 nên tín hiệu tổng hợp xung vuông tại mỗi rơle sẽ không có
thời điểm trùng khớp, do vậy rơle sẽ không tác động (Lưu ý là chiều dòng điện phụ
thuộc vào qui ước trong rơle).
- Chế độ sự cố trong vùng: Dòng điện hai phía trùng pha, do đó các tín hiệu
xung vuông sẽ trùng pha nhau hoàn toàn, dẫn tới có tín hiệu đầu ra của bộ so sánh
xung vuông này và rơle ở hai đầu sẽ tác động.
Cài đặt đặc tính làm việc của rơle:
Với nguyên lý hoạt động này, khi sự cố trong vùng thời gian trùng tín hiệu tại
mỗi đầu sẽ là 10 mili giây (Hệ 50 Hz), tuy nhiên trong thực tế góc lệch pha của
dòng sự cố hai phía không thể đạt được 00 hoặc 1800 do nhiều yếu tố ảnh hưởng
như:
+ Ảnh hưởng của dòng tải
+ Ảnh hưởng của dòng tải và điện trở tại điểm sự cố
+ BI bị bão hòa làm hẹp các xung dòng ở chu kỳ dương và âm và làm thay đổi
vị trí dòng điện qua 0.
+ Ảnh hưởng của dòng điện dung đường dây
+ Với sự cố không qua điện trở trung gian thì góc lệch pha của nguồn hai phía
(Lệch pha nhiều hay ít phụ thuộc vào dòng tải trước sự cố) sẽ tạo ra góc lệch pha
cho dòng điện sự cố từ hai phía tới điểm sự cố
+ Ảnh hưởng của đường truyền không đối xứng
+ Sai số về góc pha có thể xảy ra do việc lấy mẫu tín hiệu
Các thống kê cho thấy góc lệch pha giữa tín hiệu 2 đầu đặt khoảng 60 độ sẽ
đảm bảo rơle không tác động nhầm khi sự cố ngoài vùng do ảnh hưởng của các yếu

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 157
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

tố trên.

Hình 4.30.

Vùng khóa có giới hạn góc +30 độ hoặc -30 độ (Áp dụng được cho đường dây
dài tới 150 km) xét tới việc dòng điện đầu đối diện sớm pha hay chậm pha so với
dòng điện tại chỗ.
Do ảnh hưởng của dòng điện dung nên góc của vùng khóa của bảo vệ so sánh
pha dòng điện phải tăng lên, do đó bảo vệ so lệch pha được khuyến cáo chỉ nên áp
dụng cho đường dây tới 400km.
IV.3. Bảo vệ khoảng cách cho các đường dây truyền tải
IV.3.1. Những vấn đề thực tế khi áp dụng nguyên lý bảo vệ tổng trở
Bảo vệ khoảng cách là loại bảo vệ quan trọng với các đường dây do khả năng
chỉ cần đo tín hiệu dòng điện và điện áp tại một đầu nhưng có thể bảo vệ được cả
đường dây dài.
Các yếu tố chính cần quan tâm khi áp dụng bảo vệ khoảng cách:
- Ảnh hưởng của điện trở quá độ tại điểm sự cố
- Ảnh hưởng hiện tượng dao động điện
- Ảnh hưởng của chồng lấn tải
IV.3.1.1. Ảnh hưởng của điện trở quá độ tại điểm sự cố
Các sự cố, đặc biệt là sự cố một pha thường xảy ra do sứ đường dây bị phóng
điện. Hồ quang điện hình thành trên chuỗi sứ có tính chất điện trở và điện trở hồ
quang này cũng nằm trong mạch vòng đo tổng trở của sự cố pha - đất. Một số
trường hợp sự cố thông qua vật trung gian thì chính giá trị điện trở của các vật trung
gian này cũng gây ảnh hưởng đến độ chính xác của tổng trở đo được.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 158
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Có nhiều công thức tính toán điện trở hổ quang trong đó công thức phổ biến
là:
8750. Lhå quang
Rhå quang 
Isù1.4cè
Trong đó Rhồ quang là điện trở hồ quang (); Lhồ quang là chiều dài của hồ quang,
thông thường giá trị này có thể lấy bằng 2 lần chiều dài chuỗi sứ (m); If là giá trị
dòng sự cố (A).
Trong trường hợp dây dẫn bị đứt và rơi xuống đất thì điện trở tại điểm tiếp xúc
chạm đất phụ thuộc vào loại đất, độ ẩm của đất và cấp điện áp của lưới điện. Khi sự
cố các pha với nhau điện trở sự cố thường nhỏ và không vượt quá vài ohm (). Tuy
nhiên điện trở sự cố lớn hơn nhiều đối với sự cố liên quan đến đất vì điện trở nối đất
của cột có thể tới 10  hoặc thậm chí cao hơn. Trường hợp đặc biệt điện trở sự cố
còn lớn hơn khi sự cố dây dẫn chạm vào cây cối hoặc đứt dây và rơi xuống vùng đất
khô cứng; như vậy điện trở sự cố có giá trị từ vài ohm đến hàng trăm ohm tùy
trường hợp.
Xét ảnh hưởng của điện trở sự cố và dòng tải trên đường dây đến tổng trở đo
được
Xét trường hợp sự cố pha - đất trên đường dây có hai nguồn cấp:

UA UB
A B
IA UF IB

d 1-d

UA IA IB UB
UF
dZL (1-d)ZL
ZA IF
ZB RF
A B

Hình 4.31. Sự cố chạm đất trên đường dây có hai nguồn cấp và sơ đồ thay thế

Mạch vòng sự cố nhìn từ phía thanh góp trạm A có thể được mô tả bằng công
thức sau đây:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 159
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

UA - dZLIA - RFIF = 0 (*)


Trong đó:
d: Khoảng cách từ thanh góp A đến điểm sự cố F (d = 0 ÷ 1)
ZL: Tổng trở của đường dây AB
UA; IA: Là điện áp và dòng điện đo được tại vị trí đặt rơle phía trạm A
IF: Dòng điện tổng chạy qua điểm sự cố, thỏa mãn quan hệ
IF = I A + I B
UA I
Từ đó suy ra ZA = = dZL + RF F (**)
IA IA
Trong đó: ZA là tổng trở đo được bởi rơle đầu phía trạm A
Thay thế IF = IA + IB vào phương trình (**), ta có:
 I  I
Z A  dZ L  RF 1  B   dZ L  RF  RF B (***)
 IA  IA
IB
Do các giá trị dòng điện đều là đại lượng số phức nên thành phần RF tính
IA
IB
toán được cũng có thể là số phức. Để đơn giản giả thiết Z R  RF  RR  jX R
IA
 IB 
- Nếu dòng điện IA và IB trùng pha nhau hoàn toàn: Thì giá trị   sẽ là số
 IA 
thực và ZR tính được sẽ chỉ gồm thành phần điện trở ZR = RR (Thuần trở). Thành
phần điện trở trong tổng trở đo được sẽ bị sai khác với điện trở của phần đường dây
bị sự cố, tuy nhiên thành phần điện kháng không bị ảnh hưởng. Rơle tính toán
khoảng cách sự cố dựa theo điện kháng đo được nên sẽ không bị ảnh hưởng đến độ
chính xác định vị sự cố; tuy nhiên điểm làm việc của rơle sẽ bị dịch theo chiều trục
R.
 IB 
- Nếu dòng điện IA và IB lệch pha nhau: Thì thành phần   thể hiện như một
 IA 
số phức nên giá trị ZR đo được sẽ là một tổng trở. Tổng trở ZR bao gồm thành phần
điện trở & điện kháng hoặc thành phần điện trở & điện dung (Tùy theo dòng IB là
sớm pha hơn hay chậm pha hơn so với IA trong công thức (***)). Do vậy, thành
phần ZR sẽ ảnh hưởng cả tới giá trị điện kháng của tổng trở ZA mà rơle đo được.
Đoạn thanh góp A & B thể hiện tổng trở của tổng trở của toàn bộ đường dây
đang xét, RF là điện trở tại điểm sự cố; RR, RR+jXR; RR-jXR là thành phần sinh ra
do ảnh hưởng của điện trở sự cố và dòng điện từ đầu đối diện.
Góc lệch pha của điện áp hai đầu đường dây phụ thuộc vào dòng tải trước sự
cố, khi xảy ra sự cố thì dòng điện do hai phía cấp tới điểm sự cố có góc lệch gần

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 160
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

xấp xỉ với góc lệch điện áp trước sự cố (Giả thiết bỏ qua điện trở của đường dây và
nguồn); do đó điểm làm việc của rơle tổng trở khi sự cố sẽ phụ thuộc vào tải trước
sự cố và điện trở tại điểm sự cố.

jX Thanh góp B (1) Điểm làm việc khi IB sớm pha so với IA

F RF RR (2) Điểm làm việc khi IB trùng pha so với IA

(3) Điểm làm việc khi IB chậm pha so với IA

Điểm làm việc theo lý thuyết

R
Thanh góp A

Hình 4.32. Ảnh hưởng của điện trở tại điểm sự cố đến tổng trở đo được

Trong mọi trường hợp thì vùng I của rơle không được tác động với sự cố
ngoài; tuy nhiên do ảnh hưởng của điện trở sự cố và dòng tải thì sự cố ngoài vùng 1
có thể bị rơi vào vùng tác động của vùng I. Ví dụ sau minh họa tình huống này với
giả thiết điểm sự cố nẳm ở khoảng 95% đường dây từ thành góp A, điểm sự cố này
nằm ngoài vùng I do hầu hết đều chỉnh định vùng I khoảng 80 ÷ 85%, tuy nhiên
điểm làm việc thực tế lại rơi vào vùng I:

jX Thanh góp B
Điểm làm việc
F theo lý thuyết Điểm làm việc thực
tế (bị vào vùng I)
85%

Vùng I

R
Thanh góp A
Hình 4.33.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 161
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Để tránh tác động nhầm trong trường hợp này thì vùng I cần thu hẹp một chút;
một số hãng (Siemens) đưa ra khả năng điều chỉnh góc nghiêng bổ sung α:

jX Thanh góp B

F
85%

Góc nghiêng
bổ sung của
Vùng I đặc tính

R
Thanh góp A

Hình 4.34. Góc nghiêng bổ sung trong rơle Siemens và MiCom P544 (Schneider)

IV.3.1.2. Ảnh hưởng của dao động điện


Hệ thống điện là hệ thống vận hành trong thời gian thực, đảm bảo cân bằng
giữa tổng công suất phát & tiêu thụ. Khi trạng thái này được duy trì thì tần số sẽ giữ
ở mức ổn định, theo qui định tần số có thể cho phép nằm trong khoảng 50±0,2 Hz.
Bất cứ thay đổi nào về nguồn phát hoặc tải đều dẫn tới thay đổi của tần số, các thay
đổi này xảy ra liên tục trong hệ thống, tuy nhiên do có các hệ thống tự động điều
chỉnh nên tần số được duy trì trong phạm vi cho phép. Trong trường hợp xảy ra các
biến động lớn: Sự cố gần nhà máy, mất các đường truyền tải quan trọng, đóng cắt
các phụ tải lớn sẽ gây ra sự mất cân bằng đột ngột giữa công suất điện và công suất
cơ của tuabin (Được coi là tạm thời không đổi). Sự mất cân bằng công suất trên trục
roto máy phát làm cho tốc độ roto sẽ thay đổi; khi tác nhân gây ra hiện tượng được
loại trừ thì tốc độ roto các máy phát có xu hướng trở về ban đầu dẫn tới hiện tượng
góc làm việc của các máy phát tăng lên rồi lại giảm đi thi nhiều chu kỳ, hay nói
cách khác góc tương đối giữa roto các máy phát đang hoạt động cùng sẽ bị dao
động.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 162
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Khi xảy ra dao động thì tốc độ góc của các máy phát thay đổi khác nhau và
khác với tốc độ đồng bộ ωA ≠ ωB ≠ ωđb. Góc lệch pha giữa hai vectơ sức điện
động EA và EB sẽ biến đổi theo thời gian, khi góc lệch giữa hai vectơ sức điện
động δ >1200 thì thường hệ thống dễ rơi vào trạng thái mất ổng định, góc lệch δ sẽ
thay đổi thành nhiều chu kỳ 3600.
Mặt khác dòng công suất tác dụng phụ thuộc chủ yếu vào góc lệch tương đối
của roto các máy phát nên dòng công suất tác dụng đang trao đổi cũng bị dao động
theo dẫn tới hiện tượng gọi là dao động điện (Power Swing).
Hiện tượng dao động điện được coi là ổn định nếu sau một khoảng thời gian
hệ thống tự điều chỉnh để vận hành tại một trạng thái ổn định xác lập mới. Hệ thống
bị coi là mất ổn định nếu góc lệch giữa các roto máy phát tiếp tục tăng lên (Trượt so
với nhau) và không đạt được trạng thái cân bằng mới. Như vậy dao động công suất
là nói trên bình diện hệ thống, còn trượt cực từ là hiện tượng dao động mất ổn định
trong bản thân máy phát.
Xét ví dụ đơn giản hệ thống có hai nguồn cấp với sức điện động các nguồn là
EA và EB, trong đó giả thiết EA cố định còn EB chậm pha so với EA và véc tơ EB
đang quay một cách tương đối so với EA do hiện tượng dao động điện.

EA VA VB EB

RL RL

Quĩ đạo điện


áp rơle EB(00) I(900)
EA

Vrơle=VA EB(270 0)
I(180 0)
EB(900)
Tâm dao động điện
Quĩ đạo điện áp
tâm dao động EB(180 0)
I(270 0)
X/2 X/2

X
Hình 4.35.

Nếu lấy EA làm chuẩn và nhìn sự chuyển động tương đối của EB so với EA sẽ
thấy EB vẽ nên quỹ đạo một vòng tròn với tâm ở gốc EB và bán kính bằng EB. Khi
có dao động điện, rơle đo được điện áp và dòng điện thay đổi liên tục. Trường hợp
xấu nhất khi xảy ra dao động điện là góc lệch giữa EA và EB lên tới 1800.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 163
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Tâm dao động điện là một điểm trên đường dây mà tổng trở của hai phía bằng
nhau, điện áp tại tâm dao động dao động từ giá trị max tới giá trị 0 như hình vẽ quĩ
đạo điện áp tâm dao động điện. Tại các điểm khác trên đường dây thì điện áp dao
động từ giá trị max tới giá trị theo đường chéo nối giữa véc tơ điện áp hai phía. Tâm
dao động điện có thể là một điểm trên đường dây hoặc thuộc MBA tăng áp của các
máy phát, thậm chí có thể nằm trong máy phát (Các giá trị điện kháng sử dụng ở
đây là điện kháng quá độ, không phải điện kháng đồng bộ).
Giả thiết bỏ qua điện trở của toàn bộ hệ thống thì dòng điện sẽ tăng tới gấp 2
lần dòng điện bình thường khi góc lệch pha giữa hai phía lên tới 1800.
Tốc độ dao động của điện áp - dòng điện thay đổi theo thời gian, khi hệ thống
bắt đầu dao động thì tốc độ thay đổi góc lệch rất nhanh, sau đó giảm dần khi đạt tới
góc lớn nhất (Góc lệch có thể đạt tới 120 độ với hệ thống ổn định), nếu hệ thống ổn
định thì góc lệch giảm dần với tốc độ thấp hơn và sau đó dao động với góc lệch nhỏ
dần cho tới khi đạt trạng thái ổn định mới.
Nếu hệ thống không thể duy trì ổn định thì góc lệch sẽ từ từ tới 180 0, hiện
tượng này lặp lại với tốc độ dao động lớn dần cho tới khi hệ thống bị chia tách.
Khi xảy ra hiện tượng dao động điện thì điện áp của rơle đo được giảm dần
kèm theo dòng điện trên đường dây tăng dần, tương ứng với việc tổng trở đo được
giảm đi và điểm làm việc của rơle tổng trở có thể đi vào vùng tác động. Tuy nhiên
dao động điện không phải hiện tượng sự cố mà chỉ là một chế độ vận hành bất
thường, việc cắt đường dây không cần thiết có thể làm trầm trọng thêm mức độ mất
cân bằng công suất trong hệ thống và dẫn tới sự cố lan tràn.

Hình 4.36. Quĩ đạo tổng trở đo được

Để ngăn chặn hiện tượng này phải có phần tử phát hiện dao động điện và khóa

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 164
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

rơle không tác động nhầm; chức năng này là chức năng khóa khi có dao động điện
(Power Swing Blocking - PSB). Chức năng bảo vệ này dựa trên việc đo tổng trở và
tốc độ biến thiên của tổng trở đo được ( dZ ), khi xảy ra dao động điện thì tổng trở
dt
đo được sẽ biến thiên chậm (Tốc độ biến thiên là hữu hạn) do roto các máy phát
điện có quán tính lớn, khi xảy ra sự cố thì tốc độ biến thiên của tổng trở này gần
như là tức thời.
Đặc tính xác định dao động điện thường bao trùm các vùng tổng trở đã cài đặt
và bao gồm hai đặc tính đồng dạng, khoảng cách giữa hai đặc tính này xác định
bằng giá trị ∆Z. Nếu thời gian điểm làm việc của rơle tổng trở đi qua giữa hai đặc
tính lớn hơn so với giá trị đã cài đặt thể hiện đó là hiện tượng dao động điện ; trong
trường hợp điểm làm việc cắt qua cả hai đặc tính trong khoảng thời gian rất nhỏ thì
đó là chỉ báo của sự cố.

Hình 4.37. Đặc tính phát hiện dao động điện dạng phổ biến

IV.3.1.3. Chức năng chống chồng lấn tải

Hình 4.38. Đặc tính tác động và vùng tải trên mặt phẳng tổng trở

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 165
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Điện trở hồ quang tại điểm sự cố có tham gia vào mạch vòng tính toán tổng
trở của rơle, do đó giá trị tổng trở sự cố đo được sẽ tăng thêm về thành phần điện
trở. Để giảm ảnh hưởng của điện trở hồ quang này thì các đặc tính thường được mở
rộng về phía trục R.
Việc mở rộng về phía trục R sẽ kéo theo việc phải mở rộng các vùng bảo vệ
còn lại (Vùng II và vùng III) và dẫn tới điểm làm việc khi tải nặng có thể bị rơi vào
vùng III của rơle. Giải pháp xử lý đối với các tình huống này là xử dụng đặc tính đa
giác cho các sự cố pha - đất. Đặc tính sẽ được bỏ đi phần ứng với các điểm làm việc
có thể có ở các chế độ tải, xét cả tới tải nặng nề nhất.

Pij +jQij
Rơle

Hình 4.39.

Xét sơ đồ đơn giản gồm đường dây và rơle tổng trở đặt tại đầu đường dây.
Tổng trở biểu kiến mà rơle đo được:
2 2

 P  jQ 
Vi Vi
ZR   (*)
Pij  jQ ij Pij2  Qij2
ij ij

Từ phương trình trên thấy rằng:


(1) Góc phần tư trên mặt phẳng tổng trở của tổng trở đo tương ứng với góc
phần tư của công suất truyền tải trên mặt phảng P, Q;
(2) Tổng trở biểu kiến rơle đo được tỷ lệ với bình phương điện áp, nếu điện áp
giảm còn 90% thì tổng trở đo được giảm còn 81%;
(3) Tổng trở đo được tỷ lệ nghịch với dòng công suất biểu kiến chạy trên
đường dây; nếu công suất tăng gấp đôi thì tổng trở đo được giảm một nửa.
Trong trường hợp tải nặng kèm theo điện áp giảm thấp (Điều kiện 2 và 3 kết
hợp) sẽ làm tổng trở đo được giảm tới mức điểm làm việc có thể đi vào vùng III
(Hoặc vùng II) của bảo vệ khoảng cách, đặc biệt ảnh hưởng nhiều với đường dây
dài và vùng III phải mở rộng.
Với nhận xét (1) ở trên cho thấy tổng trở đo được ở chế độ tải bình thường có
tỷ số R/X lớn (Phụ thuộc vào hệ số công suất của tải trên đường dây); do đó điểm
làm việc của tải sẽ nằm trong vùng giới hạn lân cận trục R; trong khi đó khi sự cố
thì tổng trở đo được có tỷ số R/X rất nhỏ và điểm làm việc sẽ lận cận trục X (Lân
cận đường tổng trở đường dây). Do đó giải pháp để tránh ảnh hưởng của chồng lấn
tải là bỏ đi một vùng trên đặc tính tác động của rơle ứng với hệ số công suất thấp
nhất cho phép trong vận hành.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 166
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.40. Đặc tính chồng lấn tải

Điện áp giảm thấp có thể do tải nặng của đường dây và cũng có thể do hiện
tượng mất ổn định điện áp hoặc do ảnh hưởng của hiện tượng dao động điện cơ.
Cần phân biệt sự khác biệt giữa phần tử khoảng cách pha-pha và pha-đất. Phần
tử pha-đất không yêu cầu chỉnh định chống chồng lấn tải. Mặt khác các hệ số dự
phòng khi tính toán chỉnh định cần cao hơn do tổng trở TTK của hệ thống thường
không biết chính xác, mặt khác ảnh hưởng của điện trở sự cố cũng có thể làm hoạt
động vượt vùng hoặc hụt vùng.
IV.3.2. So sánh ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của các phương pháp liên
động (POTT, PUTT, …)
IV.3.2.1. Tóm tắt về các phương thức liên động giữa các rơle bảo vệ khoảng cách
1. Direct Underreaching Transfer Trip (DUTT)

Hình 4.41.

Phương thức DUTT sử dụng phần tử vùng I cắt nhanh để cắt MC tại chỗ đồng
thời gửi tín hiệu truyền cắt tới đầu đối diện. Đầu đối diện nhận được tín hiệu cho

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 167
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

phép cắt sẽ cắt không cần kèm điều kiện khác. Phương thức này đơn giản nhưng dễ
bị cắt nhầm do nhiễu của kênh truyền.
2. Permissive Underreaching Transfer Trip (PUTT)
Phương thức PUTT sử dụng vùng I cắt MC tại chỗ đồng thời truyền tín hiệu
cho phép tới đầu đối diện. Đầu đối diện nhận được tín hiệu cho phép sẽ cắt MC nếu
vùng II đã khởi động (Phát hiện được sự cố). Bằng cách sử dụng vùng II để giám
sát việc cắt dựa trên tín hiệu cho phép bên pphương thức này đỡ bị cắt nhầm (So với
DUTT) do nhiễu của kênh truyền. Sơ đồ PUTT không sử dụng phần tử vượt vùng
để gửi tín hiệu cho phép nên không yêu cầu mạch logic giám sát riêng để tránh tác
động nhầm khi dòng điện đổi chiều do đường dây song song.

Hình 4.42.

3. Permissive Overreaching Transfer Trip (POTT)

Hình 4.43.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 168
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Sơ đồ POTT sử dụng phần tử vùng II để gửi tín hiệu cho phép cắt tới đầu đối
diện. Đầu đối diện nhận được tín hiệu cho phép sẽ cắt MC nếu vùng II đã khởi động
(Phát hiện được sự cố).
Do sơ đồ sử dụng phần tử vượt vùng (Overreaching element) để gửi tín hiệu
cho phép nên cần có sơ đồ logic đảm bảo không tác động nhầm khi có đảo chiều
dòng điện do đường dây song song.
4. Directional Comparison Blocking (DCB)
Các phương thức trên gửi tín hiệu khi phát hiện sự cố ở vùng hướng thuận,
phương thức DCB gửi tín hiệu (Tín hiệu khóa - Block Trip) khi phát hiện sự cố ở
vùng hướng ngược.
Khi rơle tại chỗ phát hiện sự cố ở vùng hướng ngược sẽ gửi tín hiệu khóa tới
đầu đối diện. Tại đầu đối diện phần tử vùng II (Phần tử vượt vùng) được phép tác
động sau một khoảng thời gian trễ nếu không nhận được tín hiệu khóa từ đầu đối
diện.

Hình 4.44.

5. Directional Comparison Unblocking (DCUB)


Phương thức DCUB tương tự như POTT sử dụng 2 tần số để trao đổi. Khi hệ
thống vận hành ở chế độ bình thường, các rơle sẽ truyền tín hiệu “Guard” hay tín
hiệu khóa. Khi có sự cố xuất hiện, vùng II của rơle sẽ chuyển sang phát tín hiệu
“Trip” hay tín hiệu mở khóa. Rơle đầu đối tín phát hiện có sự thay đổi từ tín hiệu
Guard sang tín hiệu Trip, nếu đồng thời vùng II của rơle này khởi động thì rơle sẽ
cắt MC. Sơ đồ DCBU cũng cho phép tác động khi phát hiện không còn tín hiệu
Guard và vùng II khởi động dù chưa nhận được tín hiệu Trip từ đầu đối diện.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 169
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IV.3.2.2. So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp liên động

Hạng mục PUTT POTT Blocking Unblocking


Cần hệ thống truyền tin an toàn và độc lập Cần hệ thống Cần đường
* Hệ thống tải ba, truyền tin trên 2 pha hoặc có đường truyền tin tin truyền riêng
truyền song song tránh việc truyền tin qua điểm sự cố. cậy do liên tục
Kênh * Hệ thống viba * Chỉ truyền tin truyền tín hiệu
truyền tin * Cáp quang khi có sự cố * Chỉ cần sử
ngoài dụng hệ thống
* Chỉ cần dùng tải ba
hệ thống tải ba
Phù hợp với đường dây Phù hợp với đường dây Phù hợp với Tương tự
trung bình và dài. ngắn, có xét ảnh hưởng của mọi loại đường POTT
(Chỉ dùng với đường dây điện trở sự cố. dây
Đường dây
ngắn nếu bảo vệ có đặc tính Phù hợp với đường dây rẽ Sử dụng phổ
tứ giác và điện trở sự cố nhánh có nguồn (infeed) biến ở Mỹ.
thấp)
* Sơ đồ đơn giản * Có thể sử dụng khi không Tương tự POTT Tương tự
* Không cần phối hợp vùng có vùng I (Ví dụ đường POTT nhưng:
và thời gian với đầu đối dây có bù dọc và bù qúa) Nếu không
diện. * Có thể sử dụng cho nhận được tín
* Có thể sử dụng với đường đường dây cực ngắn (Tổng hiệu (Không
dây có nhiều loại rơle khác trở đường dây nhỏ hơn có tín hiệu
nhau ngưỡng cài đặt nhỏ nhất) khóa, không
Ưu điểm
* Phù hợp với đường dây có tín hiệu mở
song song do hỗ cảm khóa) thì tín
không gây ảnh hưởng hiệu cắt được
nhiều đến vùng II (Vượt khởi phát do
vùng) vùng II sau
* Sử dụng được cả với thời gian trễ
trường hợp nguồn yếu. 20 mili giây
* Vùng I của rơle hai đầu Càn phối hợp vùng và thời Tương tự POTT Tương tự
phải có vùng chồng lấn. gian với đầu đối diện (Cắt * Tác động POTT
* Cần lưu ý với các đường tuần tự và đảo ngược dòng chậm do tất cả
dây có rẽ nhánh, đường dây điện) các lệnh cắt đều
song song do ảnh hưởng phải trễ để đợi
Nhược
của hỗ cảm của dòng TTK xem có lệnh
điểm
từ đầu đối diện có thể làm blocking hay
không có vùng chồng lấn không.
(Vùng I). * Không thể
* Không phù hợp với giám sát kênh
trường hợp nguồn yếu. truyền liên tục

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 170
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IV.3.3. Bảo vệ các đường dây song song


IV.3.3.1. Ảnh hưởng của hỗ cảm giữa các đường dây
Tổng trở biểu kiến đo được của phần tử khoảng cách pha-đất bị ảnh hưởng bởi
hỗ cảm giữa các đường dây song song, do đó khi tính toán chỉnh định phải xét tới
yếu tố này.

Hình 4.45.

Tổng trở tương hỗ TTT & TTN thường nhỏ, có thể bỏ qua (Chỉ chiếm tối đa
khoảng 5 ÷ 7%), tuy nhiên tổng trở tương hỗ TTK có giá trị lớn (Có thể tới 50 ÷
70% Zdây).
Va  mZ1L  Ia  k 0I0   mZ0M I0M
Va I0M
Z APP   mZ1L  mZ0M
Ia  k 0I0  I a  k 0I 0 
Nếu I0M và I0 cùng hướng sẽ làm tăng giá trị ZAPP, gây nên hiện tượng hụt
vùng và ngược lại sẽ gây nên hiện tượng mở rộng vùng tác động. Một yếu tố nữa
gây nên ảnh hưởng tới tổng trở đo được là khi đường dây song song được tách ra
khỏi vận hành và nối đất cả hai đầu:

Hình 4.46.

Khi đường dây Line 2 tách khỏi vận hành và nối đất hai đầu sẽ có dòng cảm
ứng chạy quẩn trên đường dây 2 và hỗ cảm giữa hai đường dây sẽ làm giảm tổng
trở đo được, dẫn tới vùng I có thể bị hiện tượng mở rộng vùng (Overreach).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 171
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Để tránh ảnh hưởng của hỗ cảm TTK này cần tính toán được giá trị nhỏ nhất
ZAPPmin và lớn nhất ZAPPmax, cần thực hiện nhiều tính toán với nhiều tình huống khác
nhau đảm bảo để cài đặt vùng I không bị mở rộng vùng, vùng II không bị thu hẹp
vùng.
Hình 4.47 dưới đây thể hiện trường hợp thực tế với 2 đường dây có hỗ cảm
mạnh, tổng trở biểu kiến nhỏ nhất là 4.91 Ω khi với đường dây song song tách khỏi
vận hành, nối đất hai đầu; và tổng trở biểu kiến lớn nhất là 7.53 Ω khi các đường
dây cùng vận hành.

Hình 4.47.

Một số hãng rơle cho phép bù trừ ảnh hưởng này bằng cách đưa thêm tín hiệu
dòng TTK đo được của đường dây song song vào rơle của đường dây còn lại, tuy
nhiên điều này chỉ thực hiện được nếu hai đường dây đi ra từ cùng một trạm và chỉ
chính xác nếu đường dây song song toàn tuyến và thay vì song song một phần.

Hình 4.48. Đường dây song song toàn tuyến và song song một phần

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 172
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Việc bù hiệu ứng của đường dây song song chỉ áp dụng với đường dây bị sự
cố.

Hình 4.49.

- Sự cố trên đường dây I: Bù hỗ cảm cho riêng rơle I; rơle II không được bù
- Nếu rơle II được bù từ đường dây I: Gây mở rộng vùng tác động dẫn tới rơle
có thể tác động nhầm.
Các rơle kỹ thuật số hiện nay có thể tự xác định việc sử dụng bù hay không bù
thành phần hỗ cảm TTK này theo logic: Chỉ bù cho đường dây có dòng TTK lớn
hơn (So sánh chéo dòng TTK từ hai rơle); ví dụ khi IE>>IEP thì chỉ bù rơle I và
rơle II sẽ tự động không bù.

Hình 4.50. Ví dụ phương thức đấu dây bù hỗ cảm thứ tự không của rơle 7SA522

IV.3.3.2. Cắt tuần tự máy cắt và hiện tượng đảo ngược dòng điện với đường dây
song song
Hiện tượng đảo ngược dòng điện có thể xảy ra với đường dây song song khi
máy cắt ở một đầu đường dây cắt nhanh hơn máy cắt ở đầu còn lại.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 173
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Xét ví dụ sự cố xảy ra trên đường dây gần khu vực máy cắt B:

Hình 4.51.

Quá trình diễn ra như sau:


- MC B cắt nhanh hơn MC A;
- Trước khi MC B mở thì vùng II của rơle tại C khởi động và gửi tín hiệu cho
phép tới rơle tại D;
- Phần tử hướng ngược của rơle tại D nhìn thấy sự cố ở hướng ngược nên
không gửi tín hiệu cho phép tới rơle C, đồng thời rơle tại D không cắt được vì chỉ
có vùng hướng ngược khởi động;
- Tuy nhiên khi MC B mở thì dòng điện đảo chiều:

Hình 4.52.

- Khi dòng điện đảo chiều: Rơle tại D khởi động vùng hướng thuận và gửi tín
hiệu cho phép tới rơle tại C.
- Rơle tại C đang trong quá trình reset vùng II, nếu thời gian reset kéo dài hơn
thời gian của phần tử hướng thuận tại D thì rơle sẽ tác động cắt đường dây.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 174
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.53. Ví dụ với bản ghi sự cố có hiện tượng đảo ngược dòng điện

Giải pháp phòng ngừa: Đặt thêm một khoảng thời gian khóa để ngăn việc
phần tử hướng thuận tác động ngay. Thời gian khóa này sẽ được kích hoạt bởi phần
tử hướng ngược. Thời gian khóa này cần dài hơn thời gian reset của rơle tại C.
IV.3.4. Bảo vệ các đường dây có rẽ nhánh/rẽ nhánh có nguồn/đường dây có máy
biến áp

Hình 4.54.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 175
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Đường dây truyền tải có thể được đấu rẽ nhánh (Đấu T) để cung cấp cho các
khu vực phụ tải nhất định hoặc để đấu nối các nguồn phân tán như thủy điện nhỏ,
điện gió.
Các nhánh rẽ không được trang bị MC ở điểm đấu nối, thay vào đó sử dụng
dao cách ly thao tác bằng động cơ; trường hợp các nhãnh rẽ có MC thì việc bảo vệ
tương tự như với đường dây có nhiều đầu (Multi terminals).
Do các nhánh rẽ đấu trực tiếp lên hệ thống truyền tải do đó có yêu cầu cao về
hệ thống bảo vệ. Trong thực tế bảo vệ chính của đường dây rất khó bảo vệ qua được
MBA khi có sự cố trong MBA hoặc ở thanh góp hạ áp.
Thêm vào đó các nhanh rẽ thường không được trang bị các kênh truyền tốt
như cáp quang mà có thể chỉ sử dụng các kênh tải ba hoặc đường điện thoại.
Các vấn đề có thể gặp phải khi đường dây có nhánh rẽ:
- Nếu MBA của nhánh rẽ có tổ đấu dây Y0 phía cao áp: Sẽ là nguồn đối với
dòng TTK và tạo nên hiệu ứng ảnh hưởng của nguồn cấp (Infeed) ảnh hưởng độ
nhạy của 67N và 21N;
- Sơ đồ so sánh hướng cần sử dụng phần tử vùng II vượt vùng, vùng với của
đặc tính phải tới được đầu đường dây xa nhất, tuy nhiên không được phép hoạt
động khi sự cố xảy ra ở thanh góp hạ áp của MBA. Khi nhánh rẽ nằm gần một đầu
đường dây (Đường dây dài) thì càng khó để chỉnh định vùng II này; do đó với
đường dây có nhánh rẽ thì bảo vệ nhánh rẽ cần gửi tín hiệu khóa để đảm bảo độ an
toàn tác động của hệ thống bảo vệ.
- Bảo vệ khoảng cách không được phép khởi động khi có dòng xung kích do
thao tác tự đóng lại đường dây có MBA ở nhánh rẽ.
Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bảo vệ khoảng cách với đường dây rẽ nhánh:
- Chỉnh định vùng bảo vệ: Vùng II của bảo vệ được cài đặt vượt vùng đảm bảo
bảo vệ được tới các đầu đường dây xa nhất. Giá trị chỉnh định thông thường khoảng
120-125% tổng trở đường dây, tuy nhiên giá trị này cần tính toán hiệu chỉnh lại do
ảnh hưởng của nguồn cấp trung gian (Dòng TTK) từ các nhánh rẽ, một số trường
hợp cần tăng giá trị này để đảm bảo bảo vệ được toàn bộ đường dây và các thanh
góp xa nhất. Bên cạnh đó vùng II phải đảm bảo không vượt quá thanh góp hạ áp của
các MBA ở nhánh rẽ, yêu cầu rất khó để thực hiện với đường dây dài và MBA rẽ
nhanh ở vị trí gần đầu đường dây (Trường hợp a trong hình 4.55 dưới dây).
Trong trường hợp vùng II bao trùm cả tới thanh góp hạ áp thì cần có tín hiệu
khóa từ nhánh rẽ, có thể sử dụng bảo vệ quá có hướng để xác định và gửi tín hiệu
khóa này.
Tín hiệu khóa bắt buộc phải sử dụng nếu sơ đồ DCB (Directional Comparison

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 176
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Blocking) được sử dụng và bất cứ vùng II nào bao trùm quá phía hạ áp của MBA.
Nếu sử dụng sơ đồ POTT thì tín hiệu khóa là cần thiết chỉ khi vùng II của bảo vệ ở
cả hai đầu bao trùm cả thanh góp hạ áp.

Hình 4.55. (a) Vùng II phối hợp tốt với các nhánh rẽ;
(b) Cần có tín hiệu khóa từ nhánh rẽ đầu tiên

Vùng I của các bảo vệ đặt khoảng 80% chiều dài đường dây với phần tử pha-
pha và đặt 75% với phần tử pha-đất. Vùng cài đặt này cần đảm bảo không bao trùm
thanh góp hạ áp của các trạm rẽ nhánh và tính tới cả ảnh hưởng của hiệu ứng nguồn
trung (Infeed), trong nhiều trường hợp cần phải giảm vùng bảo vệ của vùng I.
IV.3.5. Bảo vệ các đường dây có tụ bù dọc/Hiện tượng đảo ngược điện áp/Hiện
tượng đảo ngược dòng điện
IV.3.5.1. Giới thiệu chung
Các hệ thống tụ bù dọc thường được sử dụng trên hệ thống lưới điện truyền tải
để nâng cao khả năng tải của đường dây và nâng cao giới hạn ổn định, giảm tổn thất
điện năng, tổn thất điện áp. Tuy nhiên việc đặt tụ bù dọc cũng làm tăng dòng ngắn
mạch và có thể gây nguy cơ về cộng hưởng tần số thấp. Các bộ tụ có thể đặt tại ví
trí bất kỳ tuy nhiên đặt tại 2 đầu đường dây sẽ dễ dàng cho việc kiểm tra bảo dưỡng,
lắp đặt, hoặc có thể đặt tại vị trí giữa đường dây. Đường dây có thể được bù từ 20-
70%.
Các bộ tụ bù dọc được trang bị khe hở phóng điện và van chống quá áp MOV
để giám quá điện áp trên bộ tụ. Khe hở phóng điện hoạt động khi điện áp đủ lớn, có
thể không hoạt động khi dòng sự cố nhỏ, do đó các bảo vệ đường dây phải hoạt
động đúng với cả trường hợp bộ tụ vẫn chưa bị nối tắt.
Khi MOV hoạt động sẽ giới hạn điện áp trên bộ tụ theo đặc tính làm việc của
MOV, do vậy MOV khi hoạt động sẽ không hoàn toàn nối tắt bộ tụ như trường hợp
khe hở phóng điện hoạts động. Một số sơ đồ có trang bị hệ thống giám sát năng
lượng của MOV và sẽ nối tắt bộ tụ khi năng lượng quá MOV vượt quá ngưỡng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 177
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.56.

Các đường dây có tụ bù dọc sẽ gây khó khăn cho các hệ thống bảo vệ thông
thường như bảo vệ quá dòng có hướng, bảo vệ khoảng cách, bảo vệ so lệch do
không thể đoán trước được đáp ứng quá độ của tụ bù dọc.
IV.3.5.2. Hiện tượng đảo ngược điện áp
Hiện tượng đảo ngược điện áp (Điện áp đổi góc 1800) sẽ ảnh hưởng đến các
phần tử bảo vệ có định hướng. Hiện tượng đảo ngược điện áp xảy ra khi sự cố gần
bộ tụ bù dọc và:
- Tổng trở từ vị trí đặt rơle tới điểm sự cố có tính chất dung kháng (C);
- Tổng trở từ nguồn tới điểm sự cố vẫn có tính chất cảm kháng (L).
Tùy thuộc vị trí của BU, bảo vệ khoảng cách có thể đo được điện áp đảo
ngược.
Xét ví dụ với sự cố tại 60% chiều dài đường dây:

Hình 4.57.

Điều kiện:
- Tổng trở rơle-điểm sự cố: ZR_PP < XC
- Tổng trở nguồn-điểm sự cố: ZS + ZR_PP > XC

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 178
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Do tổng trở nguồn - điểm sự cố có tính chất cảm kháng (L) nên dòng điện sự
cố vẫn là dòng kháng, nghĩa là dòng điện chậm pha sau điện áp. Nếu tính toán điện
áp rơi trên mỗi phần tử với điều kiện điện áp tại điểm sự cố bằng 0 sẽ thu được phân
bố điện áp từ nguồn đến điểm sự cố (Xét trường hợp bộ tụ đã nối tắt và chưa nối
tắt):

Hình 4.58.

Trong sơ đồ trên điện áp có giá trị âm không có nghĩa là độ lớn điện áp bị âm


mà ý nghĩa là góc pha điện áp bị đảo ngược so với điện áp nguồn.
Xét điện áp tại thanh góp S mà rơle đo được:
- Khi bộ tụ bị nối tắt: Điện áp đo được giảm đi, nhưng không bị đảo ngược pha
so với điện áp nguồn;
- Khi bộ tụ chưa nối tắt: Điện áp rơle nhận được bị đảo ngược góc pha so với
điện áp nguồn.
Khi điện áp rơle nhận được bị đảo ngược thì dù sự cố nằm ở phía trước nhưng
rơle vẫn xác định sự cố ở hướng ngược (Điện áp tham chiếu bị đảo ngược). Để giải
quyết vấn đề này có thể sử dụng điện áp nhớ trước sự cố, tuy nhiên cần đảm bảo
điện áp nhớ này không hết hạn khi sự cố vẫn còn. Giải pháp này chỉ giải quyết được
vấn đề định hướng nhưng không giải quyết được vấn đề vượt vùng của rơle khoảng
cách.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 179
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.59. Quan hệ điện áp & dòng điện sự cố của rơle;


(a) Bộ tụ bối tắt, (b) Bộ tụ chưa nối tắt

Các tính toán đã cho thấy hiện tượng đảo ngược điện áp không ảnh hưởng tới
các phần tử định hướng theo thành phần TTN và TTK.
IV.3.5.3. Hiện tượng đảo ngược dòng điện
Hiện tượng đảo ngược dòng điện (Dòng điện đổi góc 1800) xảy ra khi tổng trở
từ nguồn tới điểm sự cố có tính chất dung kháng, dòng điện sự cố khi đó có tính
dung. Hiện tượng đảo ngược dòng điện cũng gây ảnh hưởng tới phân bố điện áp từ
nguồn tới điểm sự cố.
Xét sơ đồ lưới điện đơn giản sau:

Hình 4.60.

Quan hệ dòng điện và điện áp khi bộ tụ bị nối tắt (a) và khi bộ tụ chưa nối tắt
(b) (Xem hình 4.61).
Khi tổng trở từ nguồn đến điểm sự cố có tính dung kháng: Dòng điện sự cố
vượt trước điện áp, điện áp khi sự cố cao hơn điện áp trước sự cố. Tuy nhiên từ phía
thanh góp R thì dòng điện vẫn chậm pha hơn điện áp vì tổng trở từ nguồn R đến
điểm sự cố vẫn có tính cảm kháng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 180
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.61. Quan hệ dòng điện & điện áp trường hợp có đảo ngược dòng điện

Vẽ quan hệ góc pha các dòng điện từ phía S và R với điện áp thanh góp S làm
tham chiếu:

Hình 4.62.

Quan hệ góc pha giữa dòng điện phía S và R cho thấy hiện tượng tương tự như
khi xảy ra sự cố ngoài đường dây.
Phân bố điện áp trên các phần tử khi có hiện tượng đảo ngược dòng điện (Điện
áp khi sự cố cao hơn điện áp trước sự cố) (Xem hình 4.63).
Cũng lưu ý là phân bố điện áp trên đây chỉ có tính lý thuyết vì trong thực tế
khi điện áp tăng cao sẽ có các thiết bị chống quá áp hoạt động.
- Tổng trở từ vị trí đặt rơle tới điểm sự cố có tính chất dung kháng (C);
- Tổng trở từ nguồn tới điểm sự cố vẫn có tính chất cảm kháng (L).
Kết luận: Hiện tượng đảo ngược điện áp gây ảnh hưởng tới phần tử định
hướng của các bảo vệ khoảng cách (Bảo vệ coi như sự cố ở hướng ngược); hiện
tượng đảo ngược dòng điện gây ảnh hưởng đến bảo vệ so lệch đường dây (Bảo vệ
coi như sự cố ngoài) và cả tới bảo vệ khoảng cách vì coi là sự cố hướng ngược. Đây
là 2 bảo vệ chính đối với mỗi đường dây truyền tải điện, do vậy cần có các giải
pháp phù hợp đối với các tình huống này.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 181
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.63.

Trong thực tế hiện tượng đảo ngược dòng điện không gây ảnh hưởng nhiều do
dòng điện (Dòng dung) thường rất lớn đủ để nối tắt nhanh các bộ tụ
Ví dụ quĩ đảo tổng trở đo được của rơle khoảng cách khi xảy ra hiện tượng
đảo ngược dòng điện (Sự cố pha-pha gần đầu đường dây, bộ tụ không bị nối tắt):

Hình 4.64.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 182
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Có thể thấy điểm làm việc đi vào vùng hướng ngược thay vì vùng hướng
thuận.
IV.3.5.4. Các khuyến cáo chỉnh định bảo vệ khoảng cách
1. Chỉnh định vùng I
Giá trị chỉnh định cho vùng I phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí của
bộ tụ, tổng trở bộ tụ và của đường dây, loại thiết bị bảo vệ cho bộ tụ, mức độ bảo vệ
của bộ tụ. Khuyến cáo là nên kiểm tra lại các giá trị chỉnh định thông qua các
chương trình mô phỏng EMTP (Do đáp ứng quá độ của bộ tụ và của các bộ lọc
trong rơle) hoặc sủ dụng các bộ RTD.
- Với bộ tụ sử dụng khe hở phóng điện để bảo vệ khi có sự cố ngoài: Khuyến
cáo lựa chọn ZI = 80%*(Z1L-jXC)
- Với bộ tụ sử dụng MOV: ZI = 50%*(Z1L-jXC)
Giá trị XC này bao gồm cả các bộ tụ trong và ngoài đường dây:

Hình 4.65.

Vùng I của rơle tại S cần xét tới cả tổng trở của bộ tụ XC ngoài đường dây.
2. Chỉnh định vùng II
Các bộ tụ bù dọc ít có ảnh hưởng đến việc chỉnh định vùng II (Vượt vùng) của
các bảo vệ khoảng cách co liên động. Giá trị chỉnh định khuyến cáo là 150% tổng
trở đường dây không xét đến tụ bù dọc.
IV.3.6. Bảo vệ các đường dây ngắn
Khái niệm đường dây ngắn được hiểu theo khía cạnh tương quan tổng trở của
đường dây so với tổng trở nguồn (Source/Line Impedance Ratio - SIR). Một đường
dây dài 10 km với tỷ số SIR thấp có thể xem là đường dây dài, trong khi đó đường
dây 10m km với tỷ số SIR cao có thể gặp hàng loạt vấn đề của đường dây ngắn. Tỷ
số SIR cao có thể do đường dây thực sự ngắn hoặc do nguồn yếu hoặc kết hợp cả
hai. Tiêu chuẩn IEEE C37.113 qui định như sau:
+ Đường dây ngắn SIR >4
+ Đường dây trung bình 0.5 < SIR < 4
+ Đường dây dài SIR < 0.5
Với các đường dây ngắn, dòng điện khi xảy ra sự cố gần và sự cố ngoài đường

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 183
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dây ít có sự khác biệt, do đó các bảo vệ quá dòng thông thường không phân biệt
được sự cố trong và ngoài đường dây. Các bảo vệ khoảng cách không liên động có
thể phân biệt được sự cố trong và sự cố ngoài với các đường dây có tỷ số SIR lên
tới 20, tuy nhiên sẽ rất khó khăn khi phải phối hợp với các bảo vệ khoảng cách của
đường dây dài liền kề, do vậy hầu hết đều dùng các sơ đồ bảo vệ có truyền tin liên
động.
Hầu hết các vấn đề mà rơle gặp phải khi bảo vệ đường dây ngắn đều liên quan
đến việc điện áp tại điểm đặt rơle giảm thấp khi sự cố trên đường dây.
* Ảnh hưởng đến việc định hướng: Khi điện áp rất thấp, khả năng định hướng
của rơle khoảng cách phụ thuộc vào điện áp nhớ trong rơle. Do tốc độ của rơle sẽ bị
chậm lại ở điện áp thấp nên điện áp nhớ này có thể hết hạn trước khi rơle tác động.
Mặt khác khi điện áp quá thấp thì sai số của các biến điện áp có thể gây ảnh hưởng
lớn đến hoạt động chính xác của rơle.
* Rơle bị hụt vùng/mở rộng vùng do ảnh hưởng của điện trở hồ quang
Với các đường dây có tỷ số SIR cao (Ví dụ 100) thì tổng trở hồ quang mà rơle
nhìn nhận được sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với tổng trở đoạn đường dây bị sự cố.
Khi đó ảnh hưởng của nguồn đối diện, nguồn cấp trung gian (Infeed) sẽ trở thành
đáng kể và rơle có thể bị hụt vùng hoặc mở rộng vùng tác động. Các ảnh hưởng này
sẽ trầm trọng hơn với sự cố chạm đất do còn có thể cả thành phần điện trở tại điểm
sự cố. Một số rơle có thể không cho phép các giá trị cài đặt đủ thấp khi tổng trở
đường dây quá nhỏ.
Một số khuyến cáo về phương thức bảo vệ cho đường dây ngắn:
* Đường dây ngắn:
- Current differential
- Phase comparison
- POTT
- Directional comparison blocking.
* Đường dây trung bình:
- Phase comparison
- Directional comparison blocking
- Permissive underreaching transfer trip
- POTT or unblocking
- Step distance
- Step or coordinated overcurrent
- Inverse time overcurrent
- Current differential

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 184
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

* Đường dây dài:


- Phase comparison
- Directional comparison blocking
- Permissive underreaching transfer trip
- PUTT, POTT or unblock
- Step distance
- Step or coordinated overcurrent
IV.4. Bảo vệ các đường cáp điện cao áp
Cáp ngầm cao áp AC có các đặc tính khác biệt so với đường dây trên không,
lớp màn chắn kim loại và phương thức nối đất có ảnh hưởng lớn đến tổng trở TTK,
do đó cần có các phân tích đầy đủ về ảnh hưởng này khi thực hiện bảo vệ cáp ngầm.
Các hệ thống bảo vệ cho cáp điện phải có thời gian tác động nhanh giảm thiệt
hại về nhiệt, giảm thiệt hại do phá hủy các đường ống dẫn (Với cáp đặt trong ổng),
do vậy hầu hết đều sử dụng các loại bảo vệ có kênh truyền. Hệ thống bảo vệ cho
cáp điện rất giống hệ thống bảo vệ cho các đường dây siêu cao áp, tuy nhiên điểm
khác biệt về đặc tính điện và ảnh hưởng của phương pháp nối đất sẽ làm việc tính
toán chỉnh định phức tạp hơn.
IV.4.1. Các loại cáp cao áp/ Nối đất vỏ cáp
IV.4.1.1. Các loại cáp điện cao áp và siêu cao áp
Được mô tả tóm tắt như sau:
1. Cáp cách điện bằng dầu áp lực cao (High-Pressure, Fluid-Filled Pipe-Type
Cable - HPFF)
HPFF được sử dụng phổ biến ở Mỹ do rất chắc chắn và bền bỉ, độ tin cậy cao,
thời gian giữa các lần bảo dưỡng dài hơn so với các loại cáp chứa chất lỏng khép
kín khác.
Về mặt cấu tạo 3 sợi cáp của 3 pha được đặt trong ống thép, các sợi cáp được
cách điện bởi giấy tẩm dầu hoặc giấy polypropylene và bảo vệ bởi màn chắn kim
loại (Thường dùng chì) và lớp bảo vệ ngoài trong quá trình xây dựng. Bên trong
ống là dầu cách điện được duy trì với áp lực cao (200-250 psi) để đảm bảo dầu thấm
được vào cách điện giấy, dầu áp lực cao có tác dụng ngăn ngừa phóng điện trong
cách điện của cáp và là phương tiện tản nhiệt. Dầu áp lực cao thường được nén cố
định, không di chuyển nên quá trình tản nhiệt thông qua việc dẫn nhiệt, một số loại
cáp có dầu áp lực được bơm luân chuyển có khả năng tản nhiệt tốt hơn nhưng yêu
cầu có hệ thống bơm, do đó chỉ sử dụng ở các trạm biến áp.
2. Cáp cách điện bằng khí áp lực cao (High-Pressure, Gas-Filled Pipe-Type
Cable - HPGF)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 185
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Cấu trúc tương tự như loại HPFF, tuy nhiên thay vì sử dụng dầu thì các loại
cáp này được đặt trong môi trường khí Nitơ áp lực cao. Khí Nitơ có khả năng cách
điện và truyền nhiệt kém hơn do với dầu áp lực cao, để bù lại yếu điểm này thì các
cáp điện có lớp cách điện dầy hơn khoảng 20%.

Hình 4.66. Mặt cắt của cáp cách điện dầu hoặc khí áp lực cao

3. Cáp dầu tự chứa (Self-Contained, Fluid-Filled Pipe-Type - SCFF)


Loại cáp điện này được sử dụng chủ yếu cho các hệ thống truyền tải ngầm
dưới nước.

Hình 4.67. Cáp dầu tự chứa

Dây dẫn là loại ống chứa dầu với áp lực từ 25-50 psi, đường cáp của ba pha là
độc lập và không đặt trong cùng đường ống. Cách điện sử dụng giấy, màn chắn là
bằng đồng và có lớp bảo vệ bằng nhựa PVC bên ngoài. Dầu áp lực có tác dụng hạn
chế phóng điện, lớp màn chắn có tác dụng gia cường, duy trì áp lực dầu trong lõi
cáp, lớp bảo vệ PVC giúp chống nước xâm nhập.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 186
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

4. Cáp cách điện rắn XLPE (Solid Dielectric Cross-Linked Polyethylene -


XLPE)

Hình 4.68.

Cáp sử dụng cách điện rắn XLPE với các ưu điểm so với HPFF như: Dung
dẫn nhỏ hơn kèm theo dòng nạp nhỏ hơn; khả năng mang tải cao; tổn thất thấp hơn;
không chứa chất lỏng cách điện nên giảm nguy cơ rò rỉ ra môi trường; chi phí bảo
dưỡng thấp hơn. Hiện tại cáp XLPE được chế tạo tới cấp 500 kV. Các cáp loại này
có thể chôn trực tiếp dưới đất hoặc đặt trong các ống cáp (Nhựa).
IV.4.1.2. Phương thức nối đất của cáp
Dòng điện chạy trong lõi cáp sinh ra điện áp cảm ứng trên các vật dẫn lân cận,
vì lý do an toàn nên màn chắn kim loại của cáp điện bắt buộc phải nối đất ít nhất tại
một điểm. Các phương pháp nối đất phổ biến là nối đất một điểm, nối đất cố định và
nối đất chéo.
1. Nối đất một điểm (Single-Point Bonding)
Là phương pháp nối đất đơn giản nhất, màn chắn kim loại của 3 sợi cáp được
nối với nhau và nối đất tại một điểm dọc theo chiều dài cáp, điểm này thường là đầu
hoặc cuối cáp hoặc điểm ở giữa đoạn cáp.
Do chỉ nối đất một điểm nên không có dòng cảm ứng chạy quẩn trong vỏ cáp,
không gây tổn thất điện năng và phát nhiệt; tuy nhiên tại phía đầu không nối đất
điện áp có thể tăng cao do đó có thể cần đặt các van chống quá áp.
Khi xảy ra sự cố chạm đất dòng chạm đất chạy theo đường lõi cáp và trở về
bằng bất cứ đường dẫn nào có sẵn. Sự cố chạm đất ngay gần cáp tạo nên sự chênh
lệch điện thế lớn giữa hai đầu cáp do dòng điện trở về qua vỏ cáp, gây nguy hiểm
cho thiết bị và con người. Vì lý do này nên với các cáp điện nối đất một đầu cần có

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 187
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

một dây nối đất liên tục chạy song song, nối đất cả hai đầu và lắp đặt rất gần với
dây dẫn của cáp, mục đích của dây nối đất này để mang dẫn dòng khi có sự cố chạm
đất và hạn chế quá áp trên vỏ cáp.

Hình 4.69.

2. Nối đất trực tiếp hai đầu (Solid Bonding)


Màn chắn kim loại của 3 sợi cáp được nối đất trực tiếp hai đầu, do đó không
cần phải có dây nối đất liên tục song song, không cần thiết phải đặt các van quá áp.
Nhược điểm của phương pháp này là dòng chạy quẩn trong vỏ cáp lớn, làm giảm
khả năng tải của cáp.

Hình 4.70.

3. Nối đất chéo (Cross Bonding)


Nối đất chéo các cáp đơn pha với mục đích để cân bằng điện áp cảm ứng và
giảm thiểu điện áp trên màn chắn kim loại của 3 sợi cáp, giảm dòng chạy quẩn, tăng
được khả năng tải hoặc chiều dài cáp.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là chia cáp thành 3 phân đoạn bằng
nhau và nối chéo các màn chắn kim loại, màn chắn kim loại của mỗi phân đoạn sẽ
được nối đất một đầu. Phương pháp này không thể đảm bảo cân bằng triệt để được
điện áp cảm ứng trong vỏ cáp, do đó các cáp đặt theo cùng mặt phẳng cần được
hoán vị pha.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 188
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.71.

IV.4.2. Phương thức bảo vệ rơle cho cáp cao áp


IV.4.2.1. Các vấn đề liên quan tới bảo vệ cho cáp cao áp
Đặc tính điện của cáp ngầm khác rất nhiều so với đường dây trên không. Điện
kháng của cáp ngầm thấp hơn khoảng 30-50% so với đường dây không (DZK) do
khoảng cách các pha gần nhau; dung dẫn của cáp ngầm cao hơn từ 30-40 lần so với
DZK. Bảng sau so sánh sơ bộ đặc tính của cáp ngầm và DZK:

Điện kháng TTK của cáp ngầm phụ thuộc nhiều yếu tố, do đó rất khó để tính
toán được mà nên sử dụng phương pháp đo thực tế. Bảng sau liệt kê tổng trở TTK
của cáp 230 kV, cáp đồng đơn 1200 mm2:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 189
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Các bảo vệ cho cáp ngầm phải có thời gian tác động rất nhanh tránh việc làn
tràn sự cố, đồng thời chú trọng tới các bảo vệ chạm đất do sự cố của cáp ngầm chủ
yếu là sự cố pha - đất. Bảo vệ cho cáp ngầm cao áp hoàn toàn tương tự như với
đường dây siêu cao áp, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm khác biệt.
1. Bảo vệ so lệch dòng điện
Bảo vệ so lệch được sử dụng phổ biến cho cáp ngầm vì ít phụ thuộc vào đặc
tính điện của cáp. Khi tính toán chỉnh định bảo vệ so lệch cần xét tới ảnh hưởng của
dòng điện dung vì có giá trị lớn.
2. Bảo vệ so sánh pha dòng điện
So sánh góc pha của dòng điện tại các đầu của đối tượng được bảo vệ; bảo vệ
ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng bão hòa BI, yêu cầu kênh truyền với băng thông
nhỏ hơn. Tuy nhiên độ nhạy của bảo vệ này nhỏ hơn so với bảo vệ so lệch dòng
điện.
3. Bảo vệ so hướng
Bảo vệ so sánh hướng so sánh hướng của dòng điện sự cố tại hai đầu của cáp
để xác định sự cố ở trong hay ngoài vùng bảo vệ. Bảo vệ so sánh hướng sử dụng các
phần tử như phần tử khoảng cách pha-pha, pha - đất, các phần tử định hướng theo
dòng TTN, TTK. Các bảo vệ này chỉ yêu cầu kênh truyền tối thiểu, khi bị sự cố
kênh truyền chỉ làm mất chức năng bảo vệ so sánh hướng, các chức năng bảo vệ có
hướng ở hai đầu cáp vẫn hoạt động bình thường.
Theo khuyến cáo nên sử dụng các phần tử định hướng thuộc loại ít phụ thuộc
vào đặc tính điện của cáp, các phần tử bảo vệ khoảng cách pha-đất phụ thuộc rất
nhiều vào đặc tính điện của cáp và đặc tính của đường dẫn dòng trong đất, do đó
không nên sử dụng trong sơ đồ so sánh hướng.
4. Bảo vệ khoảng cách
Bảo vệ so sánh hướng so sánh hướng được sử dụng phổ biến, tuy nhiên bên
cạnh đó còn sử dụng bảo vệ khoảng cách nhiều vùng tác động (Vùng I, vùng II,
vùng III). Các vấn đề cần lưu ý như sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 190
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Tổng trở TTK của cáp ngầm nhỏ hơn rất nhiều so với DZK, do vậy nhiều
trường hợp giá trị chỉnh dịnh nhỏ hơn cả ngưỡng tối thiểu cho phép của rơle.
- Góc tổng trở TTK của cáp nhỏ hơn góc tổng trở TTK của DZK, do đó chức
năng cài đặt bù thành phần TTK cần có dải cài đặt rộng.
- Hệ số bù thành phần TTK (K0) với cáp nối đất hai đầu và nối đất chéo không
phải là hằng số mà phụ thuộc vào vị trí sự cố theo chiều dài cáp.
IV.4.2.2. Các vấn đề liên quan tới phương thức bảo vệ cho một số trường hợp đặc
biệt
1. Phương thức bảo vệ khi toàn bộ là đường cáp ngầm
Khi đối tượng bảo vệ toàn bộ đều là cáp ngầm thường với chiều dài ngắn sơ
đồ bảo vệ phổ biến là sử dụng bảo vệ so lệch, gồm bảo vệ Main 1 và Main 2 sử
dụng các kênh truyền độc lập để nâng cao độ tin cậy; đồng thời có thể sử dụng chức
năng bảo vệ khoảng cách và phần tử định hướng TTN tích hợp trong các rơle hiện
nay. Các chức năng bảo vệ tích hợp này làm bảo vệ dự phòng cho chức năng bảo vệ
so lệch chính.
2. Phương thức bảo vệ khi đường cáp ngầm nối tới MBA
Đây là sơ đồ cấp điện phổ biến, trong đó đường cáp ngầm cấp điện cho MBA
để cung cấp cho một khu vực đô thị, trong một số trường hợp có thể không trang bị
máy cắt ở phía cao áp của MBA.

Hình 4.72.

Phương thức bảo vệ chính được thể hiện trong sơ đồ trên, các bảo vệ dự phòng
tương tự như khi bảo vệ cho đường cáp bình thường. Do không có máy cắt ở phía
cao áp nên cần thiết kế để truyền tín hiệu truyền cắt trực tiếp tới máy cắt phía đầu
nguồn đường cáp. Nên sử dụng 2 kênh thông tin cho việc truyền cắt để đảm bảo độ
tin cậy. Sơ đồ bảo vệ này không sử dụng chức năng tự đóng lại.
3. Phương thức bảo vệ cho đường hỗn hợp cáp ngầm và đường dây trên không
Đây là một sơ đồ khá phổ biến, bao gồm cả đường dây trên không và cáp
ngầm:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 191
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.73.

Phương thức bảo vệ đường dây hỗn hợp giống với phương thức bảo vệ cho
các đường dây cao áp và siêu cao áp. Một số công ty điện lực cho phép thực hiện tự
đóng lại với đường dây hỗn hợp nếu chiều dài đường cáp là nhỏ (Ví dụ nhỏ hơn 15-
25% tổng chiều dài đường dây). Nếu đường cáp ngầm là loại đặt trong các đường
ống thì không áp dụng TĐL.
IV.5. Tự đóng lại các đường dây truyền tải
IV.5.1. Giới thiệu chung về tự đóng lại
IV.5.1.1. Giới thiệu chung
Theo thống kê thực tế cho thấy các sự cố thoáng qua xảy ra trong hệ thống
điện chiếm tới 80 ÷ 90%. Để nâng cao độ tin cậy của hệ thống cũng như khả năng
cung cấp điện liên tục cho các phụ tải người ta thường sử dụng các sơ đồ tự động
đóng lặp lại. Nguyên lý hoạt động của sơ đồ tự động đóng lại có thể giải thích như
sau: khi xảy ra sự cố các chức năng bảo vệ rơle sẽ hoạt động để cắt máy cắt loại trừ
sự cố, đồng thời cũng kích hoạt chức năng tự đóng lại (Thường được tích hợp trong

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 192
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

các rơle bảo vệ đường dây. Sau khoảng thời gian trễ nhất định (Có thể là đóng lại
nhanh hoặc có trễ) chức năng tự động đóng lại (Autoreclose - AR) sẽ đóng các máy
cắt vừa cắt ra. Nếu sự cố là thoáng qua, máy cắt đóng lại thành công thì lưới điện
tiếp tục vận hành còn nếu sự cố duy trì thì máy cắt sẽ được hệ thống rơle bảo vệ cắt
ra khỏi lưới. Tùy vào kết cấu cũng như chế độ vận hành của từng lưới điện mà số
lần đóng lặp lại có thể khác nhau, thông thường là dưới 3 lần.
IV.5.1.2. Các đại lượng thời gian của tự đóng lại
Các đại lượng thời gian quan trọng của tự đóng lại bao gồm: Thời gian chết
của TĐL, thời gian phục hồi và số lần tự đóng lại, các đại lượng thời gian này được
thể hiện trong lược đồ sau:

Hình 4.74. Tự đóng lại một lần với sự cố thoáng qua

Hình 4.75. Tự đóng lại một lần với sự cố duy trì

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 193
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IV.5.1.3. Các vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn thời gian chết của TĐL
Có nhiều yếu tố cần cân nhắc bao gồm: Yêu cầu về ổn định của hệ thống, loại
phụ tải, đặc tính của máy cắt, thời gian khử ion, thời gian trở về của bảo vệ.
Thời gian chết của TĐL cần giảm tối thiểu để đảm bảo tính ổn định của hệ
thống khi xảy ra sự cố trên các đường dây liên kết, tuy nhiên thời gian này vẫn phải
đảm bảo lớn hơn thời gian khử ion cần thiết. Thời gian chết của TĐL cũng không
được phép ngắn quá vì còn cần thời gian để các động cơ được ngắt ra khỏi lưới,
tránh gây nguy hiểm cho động cơ khi đóng điện trở lại (Với các lưới điện cấp gần
các phụ tải công nghiệp).
Đặc tính của máy cắt cũng làm một yếu tố ảnh hưởng đến TĐL: Máy cắt cần
có một khoảng thời gian để cơ cấu cơ khí có thể trở về (Khoảng 0,2 giây) trước khi
thực hiện lệnh đóng; mặt khác quá trình đóng máy cắt cũng cần một khoảng thời
gian nhất định do quán tính của các cơ cấu truyền động, …

Hình 4.76. Các khoảng thời gian đối với máy cắt điện

Thời gian khử ion là khoảng thời gian cần thiết để môi trường xung quanh
điểm sự cố có thể khôi phục lại được tính chất cách điện (Đảm bảo phân tán không
khí bị ion hoá sao cho hồ quang sẽ không cháy lại khi đường dây được mạng điện
trở lại). Nó là một đại lượng ngẫu nhiên, phụ thuộc nhiều yếu tố như cấp điện áp
của đường dây, khoảng cách giữa các phần mang điện, dòng điện sự cố, thời gian
tồn tại sự cố, tốc độ gió và điều kiện môi trường, điện dung của các phần tử lân cận
với phần tử được đóng lặp lại, trong đó cấp điện áp đóng vai trò quan trọng và nói
chung cấp điện áp càng cao đòi hỏi thời gian khử ion càng kéo dài như số liệu thống
kê sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 194
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 4.77. Thời gian khử ion trung bình theo cấp điện áp

Với tự đóng lại một pha thì thời khử ion cần kéo dài hơn do ảnh hưởng tương
hỗ của các pha đang mang điện thông qua điện dung đến pha đã cắt điện làm hồ
quang được duy trì lâu hơn. Đối với các bảo vệ làm việc có thời gian trễ cần phải
đảm bảo rơle trở về kịp thời trong khoảng thời gian chết để sẵn sàng cho lần làm
việc tiếp theo.
Thời gian phục hồi (Reclaim time) được lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:
- Loại bảo vệ rơle: Thời gian phục hồi phải đủ dài để rơle có thể hoạt động cắt
được trong các trường hợp có sự cố duy trì. Bảo vệ quá dòng điện dùng trên lưới
truyền tải thường sử dụng đặc tính thời gian độc lập. Giá trị cài đặt của bảo vệ
thường phổ biến là 3 giây và tối đa là 10 giây. Theo tiêu chí này thì thời gian phục
hồi chọn khoảng 30 giây. Nếu chọn thời gian phục hồi dài quá thì sẽ khó để phân
biệt được sự cố mới phát sinh trong khoảng 30 giây đó và dẫn tới sẽ khóa TĐL vì
hết lần tác động. Thời gian phục hồi ngắn khoảng 15 giây có thể cho phép sự cố thứ
hai được nhận biết riêng biệt so với sự cố thứ nhất và tăng khả năng đóng thành
công.
- Thời gian để các động cơ nén lò xo của máy cắt: Cần chọn thời gian phục hồi
lớn hơn thời gian nén lò xo đảm bảo máy cắt sẵn sàng.
Chức năng tự đóng lại cũng cần phải được khóa trong một số trường hợp để
tránh gây nguy hiểm cho người vận hành và ảnh hưởng xấu đến hệ thống và thiết bị
(Không tự đóng lại với đường cáp, với máy biến áp lực, máy phát).
IV.5.2. Chức năng tự đóng lại cho đường dây truyền tải
IV.5.2.1. Các vấn đề cần quan tâm
* Khả năng của máy cắt: Khi lựa chọn thời gian tự đóng lại, trình tự và số lần
tự đóng lại cần xem xét khả năng của máy cắt như khả năng cắt, khả năng chịu quá
độ điện áp, quá tải nhiệt của các điện trở đóng (Pre-insetion resistor), thiết kế của
máy cắt nói chung.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 195
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

* Số lần tự đóng lại: Lựa chọn TĐL nhiều lần nên xem xét tới khả năng hồi
phục năng lực cắt của máy cắt, áp lực khí, tính ổn định của hệ thống, khả năng nguy
hiểm tới các thiết bị do quá dòng lặp lại và quá nhiệt.
* Chức năng tự đóng nên được khóa trong một số trường hợp như:
- Khi đang nhận tín hiệu truyền cắt
- Khi máy cắt bị cắt ra sau khi đóng bằng tay
- Khi máy cắt bị cắt ra do bảo vệ so lệch thanh góp
- Khi máy cắt bị cắt ra do chức năng dự phòng hư hỏng máy cắt (50BF)
Ngoài ra có thể xem xét khóa TĐL trong một số trường hợp sau
- Khi có đội sửa chữa hot-line đang hoạt động
- Khi xảy ra sự cố ba pha hoặc khi sự cố gần
- Khi máy cắt không cắt được hoặc khi giám sát mạch cắt báo động
- Sự cố với máy biến áp, thanh góp hoặc đường cáp
- Khi có dao động điện hoặc mất đồng bộ
IV.5.2.2. Các chức năng giám sát khi TĐL
- Kiểm tra đồng bộ: Cần được áp dụng khi có khả năng xảy ra mất đồng bộ
trong quá trình đường dây bị cắt ra.
- Kiểm tra điện áp: Phục vụ mục đích giám sát tự đóng lại trong các chế độ
thanh góp có điện/đường dây không điện, thanh góp không điện/đường dây có điện.
- Với TĐL nhanh (Thời gian TĐL nhỏ hơn 1 giây): đa phần các công ty đều
không sử dụng chức năng giám sát do thời gian TĐL ngắn, góc lệch điện áp thay
đổi rất ít khi đường dây bị cắt ra.
- Với TĐL có trễ (Thời gian TĐL lớn hơn 1 giây): Thường TĐL từ một phía
trước và áp dụng đủ các khâu giám sát. Ví dụ khi đường dây bị cắt ra, TĐL ở một
phía sẽ đóng lại khi kiểm tra đảm bảo đường dây không điện (Đảm bảo đầu đối diện
đã cắt). Thông thường nên TĐL ở đầu đường dây xa máy phát trước, sau đó kiểm
tra đồng bộ giữa điện áp trên thanh góp nhà máy và đường dây và đóng máy cắt.
- Xem xét TĐL với đường dây có tụ bù dọc: Tụ bù dọc đường dây thường
được nối tắt trong quá trình TĐL để giảm thời gian dập hồ quang thứ cấp khi TĐL
một pha. Việc nối tắt bộ tụ còn có tác dụng tránh việc dòng điện lớn chạy qua bộ tụ
trong quá trình TĐL.
IV.6. Định vị sự cố trên đường dây truyền tải
IV.6.1. Ý nghĩa của việc định vị chính xác điểm sự cố trên đường dây tải điện
Việc xác định chính xác điểm sự cố trên đường dây tải điện mang một ý nghĩa
rất quan trọng trong quản lý vận hành. Định vị sự cố giúp phát hiện nhanh hơn điểm
sự cố, kể cả với sự cố thoáng qua và sự cố duy trì.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 196
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Sự cố thoáng qua có thể không gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể được khắc
phục thông qua tự động đóng lại. Tuy nhiên xác định sớm và nhanh chóng điểm bị
hư hỏng sẽ giúp ngăn ngừa các sự cố tiếp theo có thể xảy ra.
- Với những sự cố vĩnh cửu, việc không tìm ra chính xác điểm sự cố để khắc
phục nó mang lại rất nhiều điều phức tạp, hao tốn nhân lực, tốn kém tài chính, và
quan trọng nhất là ngừng cung cấp điện một thời gian dài, có thể gây mất điện trong
một khu vực rộng.
Các vấn đề về nâng cao độ chính xác trong định vị sự cố đã được nghiên cứu
trong nhiều năm và hầu hết tập trung vào nghiên cứu áp dụng đối với lưới truyền
tải. Lưới truyền tải được quan tâm vì mức độ ảnh hưởng của nó tới hệ thống lớn
hơn, các trang thiết bị bảo vệ và điều khiển hiện đại hơn, đồng thời thời gian đòi hỏi
để tìm kiếm sự cố cũng kéo dài hơn so với lưới phân phối.
Hiện nay các đường dây tải điện với cấp điện áp từ 220 kV trở lên thường
được trang bị các bảo vệ chính là bảo vệ khoảng cách và bảo vệ so lệch dọc đường
dây. Thực tế cho thấy chức năng định vị điểm sự cố trong các rơle bảo vệ khoảng
cách báo vị trí với một mức sai số tương đối lớn (Có thể tới hàng chục km). Điều
này xảy ra do nguyên lý định vị sự cố được sử dụng trong rơle khoảng cách chỉ dựa
vào tín hiệu đo lường tại chỗ, do đó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên ngoài.
Các rơle so lệch dọc hiện đại đã được tích hợp thêm chức năng định vị điểm
sự cố và có khả năng làm việc với độ chính xác cao hơn, điều này là hoàn toàn thực
tế vì các rơle loại này thường có thể sử dụng nguyên lý định vị sự cố dựa trên tín
hiệu đo lường từ hai và ba đầu đường dây.
IV.6.2. Tổng hợp về các phương pháp định vị sự cố trên đường dây truyền tải
Có nhiều phương pháp định vị sự cố đã được đề xuất áp dụng đối với đường
dây truyền tải điện, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và có phạm vi áp
dụng nhất định tùy theo cơ sở hạ tầng sẵn có của trạm và đường dây, sơ lược các
phương pháp địn vị gồm có:
- Định vị sự cố chỉ dựa trên tín hiệu đo lường từ một phía của đường dây.
- Định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo lường từ cả hai phía của đường dây.
- Định vị sự cố dựa trên hiện tượng sóng lan truyền (Travelling wave).
IV.6.2.1. Phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo lường từ một phía
Phương pháp này chính là thuật toán được sử dụng trong các rơle bảo vệ
khoảng cách thông dụng (Chức năng bảo vệ F21). Rơle sẽ dựa trên giá trị dòng điện
và điện áp để tính toán giá trị tổng trở đo được. Nếu giá trị tổng trở này thuộc miền
tác động thì rơle sẽ tác động và ngược lại. Khoảng cách đến điểm sự cố được xác
định dựa theo tỷ số của điện kháng đo được và điện kháng của một đơn vị chiều dài

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 197
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

đường dây:
xdo
Lsc (km) 
x1km
Ưu và nhược điểm của phương pháp này:
- Dễ dàng thực hiện do tín hiệu đo lường được thu thập tại chỗ, không yêu cầu
truyền tín hiệu từ đầu đối diện.
- Không cần phải đồng bộ về mặt thời gian giữa tín hiệu thu thập được của các
rơle tại các đầu.
- Sai số trong phạm vi chấp nhận được đối với sự cố pha - pha (Theo thực tế
vận hành).
- Độ chính xác của phép đo bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
+ Ảnh hưởng của hồ quang tại điểm sự cố.
+ Ảnh hưởng của tải trước sự cố trên đường dây.
+ Ảnh hưởng bởi hệ số phân bố dòng điện (Do xuất hiện các nguồn khác cấp
vào điểm sự cố hoặc dòng điện tại điểm sự cố khác với dòng điện đo được tại vị trí
đặt rơle).
+ Ảnh hưởng của hỗ cảm do các đường dây chạy song song gây ra.
+ Tổng trở thứ tự không của đường dây thường không thể xác định được chính
xác nên sẽ gây sai số đáng kể đối với các sự cố chạm đất (Đây lại là loại sự cố
thường xảy ra đối với lưới truyền tải và hệ thống điện nói chung).
IV.6.2.2. Phương pháp định vị sự cố dựa trên tín hiệu đo lường từ hai phía
Phương pháp này sử dụng tín hiệu đo lường từ hai đầu của đường dây tải điện.
Yêu cầu quan trọng là các tín hiệu này phải được đồng bộ về mặt thời gian (Đồng
bộ sử dụng đồng hồ GPS hoặc thông qua cơ chế tự đồng bộ của các rơle).
Xét sự cố xảy ra tại điểm F, cách trạm A một khoảng là x (%) trên đường dây
AB:

Hình 4.78. Sơ đồ nguyên lý của đường dây bị sự cố với hai nguồn cấp

Sơ đồ thay thế đơn giản (bỏ qua tổng dẫn) của đường dây trên trong trường
hợp sự cố như trên:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 198
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IA x*ZD F
(1-x)*ZD IB
A B
IF

UA UF RF UB

Hình 4.79. Sơ đồ thay thế của đường dây sự cố

Dòng điện và điện áp {IA & IB}, {UA & UB} đo tại hai trạm được đồng bộ về
mặt thời gian. Từ đó điện áp UF tại điểm sự cố có thể tính theo:

U F  U A  I A * x * Z D

U F  U B  I B *(1  x) * Z D

Trong đó ZD là tổng trở của toàn bộ đoạn đường dây AB


Trừ hai phương trình cho nhau:

U A  U B  I B * Z D  x * Z D *(I A  I B )

Khoảng cách đến điểm sự cố được tính ra từ phương trình trên:


U A UB  IB * ZD
x
ZD * (I A  I B )

Phương trình trên có thể áp dụng cho mọi trường hợp sự cố. Tuy nhiên, tùy
theo dạng sự cố mà lựa chọn tổ hợp dòng điện và điện áp thích hợp. Ví dụ, với sự
cố chạm đất một pha thì điện áp sử dụng là của pha A, tuy nhiên dòng điện đưa vào
tính toán cần phải bù thành phần thứ tự không. Trong thực tế, rất khó xác định đúng
điện kháng thứ tự không của đường dây, do đó việc tính toán hệ số bù dòng thứ tự
không sẽ không chính xác và có thể gây sai số cho phép định vị. Để tránh trường
hợp này, nhiều nghiên cứu đề xuất sử dụng các thành phần dòng điện và điện áp thứ
tự thuận hoặc nghịch (Tính toán dựa trên thành phần thứ tự nghịch chỉ áp dụng
được với các sự cố không đối xứng).
Phương pháp định vị sự cố dựa theo tín hiệu đo lường đồng bộ từ hai đầu
đường dây có ưu điểm hơn so với chỉ dùng tín hiệu từ một đầu:
- Không bị ảnh hưởng của tổng trở nguồn.
- Điện trở tại điểm sự cố không xuất hiện trong phương trình tính toán khoảng
cách đến điểm sự cố, do đó không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả định
vị sự cố.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 199
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong thực tế còn nhiều biến thể của phương pháp này, tùy theo tín hiệu đo
lường có đầy đủ hay không đầy đủ, có cần thông tin của tổng trở đường dây hay
không.
IV.6.2.3. Phương pháp định vị sự cố dựa trên nguyên lý sóng lan truyền
Khi sự cố xảy ra tại một điểm trên đường dây tải điện, sẽ gây ra các đột biến
về dòng điện và điện áp. Các sóng dòng, áp đột biến này sẽ lan truyền trên đường
dây cả về hai phía với tốc độ lan truyền sóng xấp xỉ tốc độ ánh sáng. Khi sóng lan
truyền đi tới một đầu đường dây sẽ gặp điều kiện biên thay đổi, do đó một phần của
sóng này sẽ phản xạ trở lại và một phần tiếp tục lan truyền đi tiếp.

Hình 4.80. Sự lan truyền và phản xạ của sóng dòng điện trên đường dây

Sơ đồ biểu diễn quá trình phản xạ, khúc xạ của các sóng lan truyền thể hiện
trên hình 4.80. Dựa theo chênh lệch thời gian giữa tín hiệu thu được tại hai đầu (∆t)
hoàn toàn có thể xác định được vị trí điểm sự cố bằng phương trình:
l  c * t
x
2
Trong đó x là khoảng cách đến điểm sự cố; l là tổng chiều dài đường dây; c là
vận tốc ánh sáng (299.792m/s).
Đặc điểm của phương pháp này:
- Phải có các thiết bị ghi tín hiệu được đồng bộ thời gian với độ chính xác cao,
chỉ một sự sai lệch rất nhỏ về thời gian có thể dẫn tới sai số lớn về khoảng cách tính
được.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 200
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Thiết bị ghi tín hiệu sự cố phải có tần số lấy mẫu rất cao để có thể ghi nhận
các tín hiệu xung phản xạ.
- Phần mềm phải có khả năng đồng bộ hóa tín hiệu, lọc nhiễu và trích xuất tín
hiệu mong muốn. Đặc biệt với các sự cố gây ra do sét có thể gây các nhiễu điện từ
ảnh hưởng đến độ chính xác của phép lọc tín hiệu.
Một số nghiên cứu khác cũng đã đề xuất tới việc sử dụng tín hiệu đo lường chỉ
từ một phía đường dây. Khoảng cách sự cố được tính toán ra dựa trên thời gian giữa
hai lần phản xạ giữa hai lần liên tiếp của tín hiệu tại một đầu đường dây (Nguyên lý
tính toán gần tương tự).

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 201
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 5. BẢO VỆ CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN

V.1. Từ trường quay và quan hệ giữa rotor và stator trong máy phát điện
Cấu trúc nguyên lý chung của máy phát điện (MFĐ) có dạng như sau:

Hình 5.1.

Cuộn kích từ được cung cấp dòng điện một chiều sẽ hoạt động như một nam
châm điện và sinh ra từ trường quanh nam châm điện này. Do rotor được quay bởi
tua bin nên từ trường do nam châm tạo ra cũng đang quay trong không gian với tốc
độ bằng tốc độ đồng bộ (Ở chế độ định mức).
Sau đây sẽ xem xét cơ chế tạo ra từ trường quay ở các stator của các máy điện
xoay chiều 3 pha. Chiều của từ trường trong cuộn dây có dòng điện chạy qua xác
định theo qui tắc bàn tay phải:

Hình 5.2.

Như vậy chiều từ trường trong cuộn dây luôn vuông góc với mặt phẳng cuộn

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 202
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

dây, đồng thời đổi dấu và thay đổi độ lớn tùy theo chiều và độ lớn dòng điện. Do ba
cuộn dây stator được đặt lệch nhau 1200 trong không gian nên trục từ trường của 3
cuộn dây cũng sẽ lệch nhau 1200 trong không gian.

ΦA(t)
A
B
C Trục từ trường của
cuộn dây pha A (tương
tự với các 2 pha còn
C lại)
B
A

Hình 5.3.

Dòng điện 3 pha chạy trong các cuộn dây pha sinh ra từ trường tương ứng
ΦA(t); ΦB(t); ΦC(t) với trục theo phương vuông góc với các cuộn dây. Do dòng điện
là xoay chiều nên các từ thông này cũng là đại lượng xoay chiều biến đổi theo thời
gian.
Xét từ trường tổng của các cuộn dây stator tại các thời điểm t1, t2 (Với t1, t2 là
các thời điểm bất kỳ):
Φ(t1) = ΦA(t1) + ΦB(t1) + ΦC(t1)
Φ(t2) = ΦA(t2) + ΦB(t2) + ΦC(t2)

(+) (+)

(-) (-) (-) (-)

t1
t1 t2

Φ(t1) t2 Φ(t2)
t1 t2
(+) (+) (+) (+)

(-) (-)

Hình 5.4.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 203
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Nhìn vào vị trí từ trường tổng 3 pha tại các thời điểm t1 & t2 thấy rằng độ lớn
của từ trường này không đổi nhưng vị trí đang xoay góc dần theo thời gian, như vậy
từ trường tổng trở thành từ trường quay trong không gian. Có thể đổi chiều quay
của từ trường quay này bằng cách đổi thứ tự pha dòng điện.

Φ(t1) Φ(t1)

Φ(t2) Φ(t2)

Hình 5.5. Từ trường quay (a) và mô hình tương đương (b)

Để đơn giản cho các phân tích tiếp theo, hoàn toàn có thể coi từ trường quay
của stator này do một nam châm tương ứng đang quay trong không gian tạo ra, nam
châm này tạm gọi là nam châm stator. Khi đó tương tác giữa stator va rotor trở
thành tương tác của 2 nam châm: Nam châm stator quay trong không gian với tốc
độ đồng bộ ωđb vì phụ thuộc tần số của hệ thống & nam châm rotor quay với tốc độ
của tuabin ωtb (Giả thiết 1 cặp cực).

Góc δ giữa trục từ trường


quay roto và stato
δ (góc tải hay góc vận hành
của máy phát)
N

Nam châm
stato
S

Nam châm
roto

Hình 5.6.

Ở chế độ vận hành ổn định bình thường, tốc độ quay ωđb = ωtb máy phát làm
việc ở chế độ đồng bộ. Ở giai đoạn quá độ khi có các kích động (Cắt tải, tăng tải)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 204
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

tốc độ này có thể khác nhau (ωđb # ωtb), các khâu điều khiển có nhiệm vụ nhanh
chóng lập lại chế độ xác lập để hai tốc độ này bằng nhau, duy trì sự làm việc ổn
định của máy phát với hệ thống.
Góc lệch giữa từ trường quay của rotor và stator phụ thuộc phần lớn vào tải
của máy phát điện nên còn có tên gọi là góc tải (Load angle) hay góc vận hành của
máy phát (So với hệ thống).
Lực tương tác giữa các từ trường
Lực tương tác giữa các từ trường (Rotor & stator) là lựa giữa trục tuabin-rotor
và hệ thống điện, lực này có nhiệm vụ truyền tải năng lượng cơ từ trục tuabin thành
năng lượng điện tới hệ thống.
+ Khi trục của hai từ trường quay trùng nhau hay góc lệch δ = 0 & tốc độ quay
đồng bộ: Không có bất cứ lực “Kéo, đẩy” nào giữa hai nam châm này do đó máy
phát điện ở trạng thái không phát công suất (P = 0). Lúc này các van năng lượng chỉ
mở vừa đủ để tuabin có đủ công suất bù cho tổn hao do ma sát, do cản gió của các
hệ quay để rotor quay ở tốc độ bằng đồng bộ.

δ=0
P=0
N S
N
S

Hình 5.7.

+ Nếu van năng lượng mở thêm thì rotor sẽ bắt đầu tăng tốc, khi đó từ trường
quay rotor vượt trước từ trường quay của stator, góc δ > 0 và tăng dần: Lực tương
tác được tạo ra để chống lại sự tăng tốc này và kết quả là nam châm rotor sẽ kéo
nam châm stator quay nhanh hơn. Do tốc độ quay của nam châm stator phụ thuộc
hệ thống do đó quá trình “kéo” này sẽ trở thành quá trình truyền lực từ rotor ra
stator hay máy phát sẽ bắt đầu phát công suất P. Góc δ sẽ dừng lại không tăng khi
công suất cơ của tuabin cân bằng với công suất điện phát ra.
Do toàn bộ công suất cơ của tuabin được truyền ra ngoài thành công suất điện
thông qua liên kết từ trường, do đó nếu từ trường này mạnh thì góc lệch δ sẽ nhỏ,
ngược lại nếu từ trường yếu thì góc lệch δ sẽ tăng tới giá trị lớn hơn.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 205
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Có thể thấy việc duy trì liên kết từ trường mạnh là yếu tố quan trọng đảm bảo
góc vận hành nhỏ. Trong quá trình vận hành bình thường nếu vì lý do gì đó liên kết
từ trường bị yếu đi, ví dụ do điện áp phía hệ thống giảm thấp (Làm nam châm stator
yếu đi) hoặc dòng kích từ bị điều chỉnh giảm thấp (Làm nam châm rotor yếu đi) sẽ
dẫn tới liên kết từ trường yếu và góc vận hành sẽ tăng lên, máy phát dễ rơi vào trạng
thái vận hành mất ổn định.

δ>0

N S
P>0

Hình 5.8.

+ Công suất điện phát ra sẽ lớn nhất khi góc vận hành δ = 900, khi góc vận
hành vượt quá 900 thì công suất phát ra giảm đi thay vì tăng lên do tương tác ngược
lại của từ trường quay stator và rotor (Các cực từ cùng tên sẽ đẩy nhau).
N S

Đẩy Kéo

δ>900

P giảm đi

Hình 5.9.

Khi vận hành ở vùng với góc δ > 900 nếu có bất cứ biến động nào, ví dụ như
cắt tải đột ngột, sẽ làm tốc độ máy phát tăng lên và góc δ tăng dần, lực tương tác
đẩy của các cực từ cùng tên tăng lên làm giảm công suất điện phát ra của máy phát
dẫn tới mất cân bằng công suất tức thời càng trầm trọng, góc δ tiếp tục tăng và máy

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 206
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

phát rơi vào trạng thái vận hành không ổn định. Do đó các máy phát chỉ vận hành ở
khu vực với δ < 900; góc vận hành bình thưởng càng nhỏ thì khả năng góc này tăng
tới 900 hoặc lớn hơn 900 trong quá trình quá độ sẽ càng giảm thiểu, hay nói cách
khác mức độ dự trữ ổn định càng cao.
Trong quá trình vận hành máy phát điện có 2 đại lượng có thể điều chỉnh
được: Tăng kích từ sẽ làm giảm góc vận hành nhưng công suất phát ra P không đổi;
tăng năng lượng sơ cấp vào tuabin sẽ làm tăng góc vận hành và tăng lượng công
suất P phát ra của máy phát.
+ Trong trường hợp vận hành với góc δ < 00 hay từ trường quay stator vượt
trước so với từ trường quay của rotor thì lúc này máy phát điện nhận công suất tác
dụng (Hệ thống đang “kéo” máy phát), máy phát vận hành ở chế độ động cơ
(Motoring):

δ<0

P<0
N
S

Hình 5.10.

Đây là trường hợp luồng công suất ngược, có thể xảy ra trong quá trình hòa
đồng bộ (Nếu tốc độ máy phát chậm hơn tốc độ hệ thống) hoặc trong quá trình dao
động điện hoặc do trục trặc của các hệ thống điều khiển.
Lưu ý về góc tải hay góc vận hành
Góc tải là đại lượng ứng với góc điện. Với máy phát điện có một cặp cực (p =
1) thì góc điện hay góc tải này trùng với góc lệch cơ khí của trục máy phát (Là góc
của từ trường quay rotor). Với máy phát điện có 2 cặp cực thì góc lệch cơ khí của
trục máy phát chỉ bằng ½ so với góc tải, với các máy phát điện có nhiều cặp cực
hơn thì góc lệch cơ khí này trở nên càng nhỏ.
V.2. Hiện tượng trượt cực từ, dao động điện
Khi xảy ra mất cân bằng giữa công suất cơ của tuabin và công suất điện phát
ra sẽ làm rotor tăng hoặc giảm tốc so với tốc độ quay đồng bộ.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 207
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Xét trường hợp khi có sự cố gần máy phát dẫn tới điện áp đầu cực máy phát
điện giảm thấp, công suất điện P phát ra giảm tức thời; tuy nhiên công suất cơ của
tuabin không thể giảm ngay do có độ trễ của các khâu điều khiển và quán tính của
các phần tử quay, năng lượng tích lũy dưới dạng động năng của hệ rotor-tuabin sẽ
làm rotor tăng tốc ωtuabin > ωđồng bộ dẫn tới góc vận hành δ tăng dần theo thời gian.
Lúc này nếu giả thiết nhìn rotor sẽ thấy từ trường quay của rotor đang chạy nhanh
hơn so với từ trường quay của stator; hay trục từ trường quay rotor đang trượt xa
dần so với trục từ trường quay của stator, hiện tượng này có tên gọi là trượt cực từ
(Pole silpping). Hiện tượng ngược lại sẽ xảy ra khi thiếu công suất phát, rotor sẽ bị
quay chậm lại và cũng gây nên hiện tượng trượt cực từ do từ trường quay của rotor
bị chậm lại.
Trong khi rotor đang tăng tốc, hệ quả là hiện tượng trượt cực từ, các hệ thống
điều khiển sẽ giảm năng lượng sơ cấp vào tuabin để giảm tốc, đồng thời tới thời
điểm nào đó sự cố được cắt và điện áp đầu cực máy phát được khôi phục lại, công
suất điện phát ra tăng lên, cân bằng công suất được lập lại làm tốc độ quay tuabin
giảm dần. Tuy nhiên tốc độ quay tuabin không thể giảm ngay về đúng bằng tốc độ
quay đồng bộ do quán tính của thiết bị quay và độ quá điều khiển của các khâu điều
chỉnh, khi đó tốc độ có thể giảm thấp hơn tốc độ đồng bộ và các khâu điều khiển lại
điều chỉnh tăng thêm năng lượng sơ cấp để tăng tốc tuabin. Quá trình dao động này
có thể diễn ra trong nhiều chu kỳ, nếu cuối quá trình điều khiển tốc độ trở về định
mức thì được coi là dao động ổn định, ngược lại sẽ phải cắt máy phát điện khỏi hệ
thống và quá trình dao động là không ổn định, kết quả là mất ổn định của máy phát
điện so với hệ thống.
Trong quá trình dao động thì góc vận hành sẽ tăng giảm theo thời gian theo
từng chu kỳ dao động, dẫn tới công suất điện phát ra của máy phát cũng tăng giảm
theo chu kỳ nên còn gọi là hiện tượng dao động điện, đi kèm hiện tượng này là các
dao động của điện áp và dòng điện.
V.3. Đặc tính công suất phát của máy phát
Phần này sẽ hướng dẫn xây dựng và phân tích đặc tính công suất phát của máy
phát (Generator capability curve) với trường hợp đơn giản nhất, mục đích để người
đọc hiểu được ý nghĩa của các đoạn giới hạn của đặc tính và phân tích nhanh chế độ
vận hành của máy phát. Trong thực tế quá trình xây dựng đặc tính khá phức tạp do
ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chủng loại máy (Cực lồi, cực ẩn), đặc tính và chế
độ vận hành của các hệ thống kích từ, giới hạn thấp kích từ, giới hạn quá kích từ, …
do đó nên tham khảo các hướng dẫn của nhà sản xuất.
Xét sơ đồ máy phát điện đơn giản nối tới hệ thống như sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 208
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

jX

I
E V

Hình 5.11.

Trong đó các ký hiệu:


+ E: Sức điện động của máy phát; V: Điện áp phía hệ thống tại đầu cực máy
phát
+ I: Dòng điện của máy phát; δ: Góc tải; φ: Góc của hệ số công suất

Phương trình cơ bản giữa điện áp đầu cực và sức điện động của máy phát:
E = V+I*Z
Trong đó Z = R +jX là tổng trở trong của máy phát, do R≈0 nên:
E = V+jI*X (1)
Vẽ biểu đồ véc tơ biểu diễn quan hệ (1) với điện áp V được chọn làm gốc:

E
φ
IX
δ 90-φ
φ V
I
900

Hình 5.12.

V
Nhân tất cả các véc tơ trên với hệ số :
X
P (MW)
EV EV
X VI VI
φ X φ
V.I.sin(90-φ) 90-φ
V.I.cos(φ)
δ = V.I.cos(φ) δ
φ V2 φ V2
V.I.cos(90-φ) V.I.sin(φ) Q (MVAR)
X =V.I.sin(φ) X

Hình 5.13.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 209
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình chiếu của véc tơ VI xuống các trục cho các giá trị V.I.cos(φ) &
V.I.sin(φ); do công suất biểu kiến S = VI nên P = V.I.cos(φ) & Q = V.I.sin(φ), vậy
các trục vuông góc này chính là các trục P, Q trong biểu đồ công suất phát.
+ Công suất phát của máy phát bị giới hạn bởi phát nóng của cuộn dây stator S
= VI, do đó từ đồ thị trên vẽ vòng tròn với bán kính r1 = VI để thể hiện giới hạn do
phát nóng cuộn stator. Điểm làm việc của máy phát điện sẽ nằm trong giới hạn của
đường tròn này.

+P Giới hạn phát


nóng stato
r1=VI
φ
VI
δ
φ +Q

-P

Hình 5.14.

Trong thực tế máy phát không hoạt động ở chế độ nhận công suất P (Phần trục
–P trên đồ thị), hoặc nếu có thì chỉ nhận rất ít ở chế độ chạy bù.

Giới hạn phát


nóng roto (quá
kích từ)

Emax .V
r2 
X
VI
δ
φmax

Hình 5.15.

+ Khi máy phát vận hành với hệ số công suất lớn nhất (Phát tối đa Q) với dòng
tải định mức thì lúc đó dòng điện kích từ sẽ là lớn nhất, tương ứng khi đó máy phát

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 210
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

điện sẽ có sức điện động lớn nhất Emax. Nếu phát tăng thêm Q sẽ làm góc hệ số công
suất tăng lên và dòng kích từ bắt buộc phải tăng theo để nâng sức điện động trong
của máy phát, dòng kích từ tăng cao sẽ gây quá giới hạn phát nóng cho phép của
cuộn rotor; như vậy giới hạn thứ hai đối với vận hành máy phát sẽ là giới hạn dòng
kích từ lớn nhất. Trên biểu đồ vẽ cung trong với bán kính r2 = (Emax.V)/X để xác
định giới hạn do phát nóng cuộn rotor này, đây là giới hạn quá kích từ đối với máy
phát.
+ Bước tiếp theo đi xác định dòng điện kích từ tối thiểu và tương ứng là sức
điện động nhỏ nhất của máy phát.
Khi máy phát vận hành với dòng kích từ thấp sẽ ở trạng thái nhận công suất
phản kháng Q, dòng kích từ tối thiểu không bị hạn chế bởi phát nóng của cuộn
rotor, tuy nhiên bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như sau:
- Với máy phát cực ẩn (Máy phát nhiệt điện): Giới hạn nhận công suất phản
kháng phụ thuộc chủ yếu vào hiệu ứng phát nóng tại khu vực cạnh lõi thép của
stator.
- Đồng thời có thể bị hạn chế bởi đặc tính kỹ thuật của hệ thống chỉnh lưu điện
tử công suất. Giả thiết có thể xác định được dòng điện kích từ nhỏ nhất cho phép và
tương ứng là sức điện động nhỏ nhất Emin. Trên biểu đồ vẽ cung trong với bán kính
r3 = (Emi.V)/X để xác định giới hạn vận hành thấp kích từ cho phép.

Giới hạn phát


nóng roto (quá
kích từ)
Giới hạn thấp
kích từ
Emax .V
r2 
X
VI

Emin .V
r3 
X

Hình 5.16.

Như vậy đặc tính vận hành cho phép của máy phát sẽ bị giới hạn bởi các
đường như hình sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 211
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Giới hạn phát


nóng roto (quá
+P kích từ)
Giới hạn phát
nóng stato
VI
δ
φ +Q

Giới hạn
thấp kích từ
-P

Giới hạn phát +Q


+P nóng stato

Giới hạn phát


nóng roto (quá
VI kích từ)
δ -P +P
φ +Q
Giới hạn
thấp kích từ -P -Q

Hình 5.17.

So sánh các giới hạn giữa máy phát cực lồi và máy phát cực ẩn (Salient pole
rotor: Máy phát cực lồi; cylindrical rotor: Máy phát cực ẩn):

Hình 5.18. So sánh giới hạn công suất phát của máy phát cực lồi và cực ẩn

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 212
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Ngoài các giới hạn trên đây, đặc tính phát của máy phát còn có thể bị thu hẹp
hơn nữa do các giới hạn về ổn định tĩnh hoặc ảnh hưởng của điện áp đầu cực trong
vận hành, tuy nhiên do việc tính toán khá phức tạp nên không trình bày ở đây.

Hình 5.19. Ví dụ đặc tính công suất phát có xét đầy đủ các giới hạn

Khả năng mang tải của máy phát còn phụ thuộc áp lực của hệ thống làm mát
(Ví dụ làm mát bằng hydro) hoặc nhiệt độ của hệ thống làm mát (Ví dụ làm mát
bằng không khí), do đó trong các biểu đồ công suất còn có các đường thể hiện công
suất cho phép vận hành theo các đại lượng này:

Hình 5.20. Ví dụ đặc tính công suất phát của máy phát nhiệt điện làm mát bằng hydro

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 213
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hiện tượng phát nóng cạnh lõi thép stator khi vận hành thấp kích từ:
Việc phát nóng mạnh cạnh lõi thép stator ở chế độ thấp kích từ được giải thích
như sau:

Hình 5.21. Cuộn dây rotor và vòng chặn

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 214
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Phát nóng cạnh lõi thép do từ thông tản giữa stator và rotor gây ra. Từ thông
trong khe hở được hình thành bởi tương tác giữa từ thông cuộn stator (Do dòng điện
tải sinh ra) và từ thông do rotor (Kích từ) sinh ra. Phần lớn từ thông này móc vòng
qua cuộn stator và cuộn rotor; tuy nhiên có một phần nhỏ từ thông này không móc
vòng qua khe hở mà móc tản ra tới rotor như hình trên. Từ thông này đi ra khỏi
cạnh lõi thép stator và móc vòng tới vòng chặn cuộn dây kích từ và thân rotor.
Từ thông này gây dòng điện xoáy trong tất cả các kết cấu kim loại của stator
mà nó đi qua, tuy nhiên do từ thông này quay với tốc độ đồng bộ, đồng tốc với rotor
nên không gây dòng xoáy trong cuộn rotor và trong vòng chặn. Stator được tạo
thành từ các lá thép mỏng, được cách điện, các lá thép mỏng này giảm đáng kể dòng
xoáy và hiệu ứng phát nóng, tuy nhiên việc giảm dòng xoáy chỉ có hiệu quả khi từ
thông đi song song với các lá thép. Từ thông tản trong trường hợp trên đi ra vuông
góc với lõi thép stator, sẽ làm diện tích lõi thép liền khối mà từ thông vuông góc
này đi qua tăng mạnh, làm tăng dòng xoáy ở khu vực này (Tổn hao do phát nóng có
thể gấp tới 100 lần so với khi từ thông đi song song).

Hình 5.22.

Tổn hao lớn tập trung tại một khu vực hẹp sẽ gây phát nóng nhanh chóng và
gây nguy hiểm cho lõi thép, biểu hiện nhìn thấy có thể là các lá thép hoặc kết cấu
kim loại bị biến màu xanh, cách điện cuộn stator tại khu vực nhô ra khỏi lõi thép bị
hóa than.
Hiện tượng phát nóng cạnh lõi thép chỉ nguy hiểm khi máy phát vận hành ở

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 215
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

chế độ thấp kích từ. Khi máy phát vận hành gần chế độ định mức, dòng kích từ lớn
làm bão hòa các vòng chặn cuộn dây rotor, vòng chặn bị bão hòa sẽ có từ trở lớn, do
vậy hạn chế độ lớn của từ thông tản; khi dòng kích từ thấp, vòng chặn không bị bão
hòa và có từ trở thấp, do đó từ thông tản dễ dàng móc vòng qua.
Với các máy phát điện có thiết kế cũ thì giới hạn phát nóng cạnh stator có thể
dẫn tới việc máy phát không thể vận hành với hệ số công suất gần bằng 1. Hiện nay
các máy phát đã được cải tiến, ví dụ sử dụng các vật liệu phi từ hóa làm vòng chặn,
sử dụng màn chắn từ, thay đổi cấu trúc cạnh stator để giảm từ thông tản vuông góc.
V.4. Nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của bộ PSS
V.4.1. Đặc điểm của dao động công suất trong hệ thống điện
Một số dạng dao động điển hình của hệ thống điện được thống kê như sau:
V.4.1.1. Dao động cục bộ hoặc dao động một hệ thống máy phát (Local, intraplant)
Các chế độ có liên quan đến dao động của tổ máy phát tại một nhà máy điện
đối với với phần còn lại của hệ thống điện. Thuật ngữ cục bộ được sử dụng bởi vì
các dao động xuất hiện tại một trạm hoặc một phần nhỏ của hệ thống điện. Hiện
tượng dao động cục bộ thường gặp nhất trong các chế độ dao động. Nguyên nhân
thường gặp của hiện tượng này là do tác động của tự động điều chỉnh điện áp
(AVR) của các nhà máy điện đang phát ra một lượng lớn công suất vào lưới truyền
tải yếu. Dao động cục bộ thường được quan sát rõ hơn với một hệ thống kích từ
phản ứng nhanh, và đây là một nhược điểm của hệ thống kích từ đáp ứng nhanh như
kích từ tĩnh. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng xấu đến dao động cục bộ có thể
do điều chỉnh không chính xác của bộ điều khiển, chẳng hạn như PSS. Các dao
động cục bộ thường có tần số tự nhiên trong khoảng 0.7 - 3.0 Hz.
V.4.1.2. Dao động liên khu vực (Inter-area)
Các chế độ có liên quan đến dao động của nhiều máy trong một phần của hệ
thống chống lại các máy trong các bộ phận khác. Chúng được gây ra bởi hai hay
nhiều nhóm máy cùng được kết nối với nhau bởi các đường truyền tải liên kết yếu.
Tần số tự nhiên của các dao động thường là trong khoảng 0.1 - 1.0 Hz. Các đặc tính
của chế độ dao động liên khu vực rất phức tạp và trong một số điểm khác biệt đáng
kể so với chế độ cục bộ.
V.4.1.3. Dao động điều khiển
Các chế độ dao động này được sinh ra trong các thiết bị điều khiển như điều
khiển SVC, PSS, ... Trong một vài trường hợp, các dao động này sẽ kích động các
phần tử chính của hệ thống, tạo nên các dao động mất ổn định.
V.4.1.4. Dao động xoắn
Các chế độ này liên quan đến hệ thống các thành phần trục quay tua bin - máy

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 216
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

phát điện. Bất ổn định của chế độ xoắn có thể được gây ra bởi sự tương tác với điều
chỉnh kích từ, bộ điều tốc, điều khiển HVDC và các tụ bù đường dây.
Trong số các loại dao động hệ thống điện, thông thường chế độ liên khu vực là
loại thách thức lớn nhất hiện nay. Điều khiển ở chế độ liên khu vực là một quá trình
phức tạp kết hợp của nhiều yếu tố. Đặc điểm cấu trúc của dao động liên khu vực
phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, bao gồm khoảng cách giữa các nhà máy, đặc tính
điều chỉnh, đặc tính đáp ứng của phụ tải theo điện áp.
V.4.2. Vai trò và nguyên lý hoạt động của bộ PSS
V.4.2.1. Giới thiệu chung
Theo định nghĩa: Thiết bị ổn định hệ thống điện PSS (Viết tắt theo tiếng Anh:
Power System Stabilizer) là thiết bị đưa tín hiệu bổ sung tác động vào bộ tự động
điều chỉnh điện áp (AVR) để làm suy giảm mức dao động công suất trong hệ thống
điện.
Bắt đầu từ cuối năm 1950 và đầu những năm 1960, hầu hết các nhà máy điện
mới đã bổ sung vào hệ thống điện của mình bộ điều chỉnh điện áp. Qua quá trình
vận hành đã phát hiện ra một thực tế rằng việc sử dụng các bộ AVR có hệ số
khuếch đại lớn và đáp ứng nhanh có thể có một tác động bất lợi đến ổn định dao
động của hệ thống điện. Dao động cường độ nhỏ và tần số thấp thường kéo dài
trong một thời gian khá dài và trong một số trường hợp giới hạn khả năng truyền tải
công suất. Do đó PSS đã được phát triển để hỗ trợ trong việc giảm các dao động
thông qua điều chỉnh kích từ của máy phát điện.
Để giảm thiểu dao động hệ thống điện, có thể sử dụng PSS như một bộ điều
khiển giảm dao động là giải pháp kinh tế hơn việc thêm vào một bộ điều khiển điều
chế hoặc các thiết bị bổ sung như SVC, HVDC hoặc FACTS. PSS đã chứng tỏ là
một giải pháp hiệu quả đối với các vấn đề dao động điện.
V.4.2.2. Cơ sở lý thuyết của PSS
Các chức năng cơ bản của PSS là thêm vào hệ thống AVR một kênh điều
khiển phụ để giảm các dao động của rotor máy phát điện. Để hỗ trợ cho việc giảm
dao động, các bộ ổn định phải tạo ra một thành phần của mô-men điện đồng pha với
độ lệch tốc độ rotor. Cơ sở lý thuyết cho bộ PSS có thể được minh họa với sự trợ
giúp của khối sơ đồ thể hiện trong hình 5.23.
PSS cung cấp một tín hiệu đầu vào bổ sung cho AVR để giảm dao động hệ
thống điện. Thông thường, PSS sử dụng tín hiệu đầu vào là tốc độ quay rotor, tần số
và công suất đầu ra máy phát. Vì mục đích của một PSS là để tạo ra một thành phần
giảm mô-men dao động, tín hiệu này cần phải đồng pha với Δϖ, việc sử dụng độ
lệch Δϖ làm tín hiệu đầu vào là giải pháp thông dụng nhất. Trong trường hợp lý

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 217
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

tưởng, PSS sẽ cho hiệu ứng giảm dao động trong toàn bộ dải tần số. Tuy nhiên để
đạt được đặc tính pha như vậy, hàm truyền của PSS cần có bậc rất cao. Vì vậy trên
thực tế, PSS thường được chỉnh định để bù pha hiệu quả ở khoảng tần số có xảy ra
dao động.

Hình 5.23. Chức năng PSS trong đường dây kích từ

Trong thực tế, cả máy phát điện và các kích từ đều tạo ra những trễ pha nhất
định, vì vậy hàm truyền PSS cần phải có khâu bù pha để bù đắp cho sự trễ pha giữa
các kích thích đầu vào Vref và mô-men xoắn điện ΔTe. Độ trễ pha này là thông số
đầu vào quan trọng cho việc tính toán chỉnh định PSS, có thể xác định bằng cách
bằng cách phân tích các đáp ứng tần số của ΔTe khi có các kích thích trong đầu vào
Vref.
V.4.2.3. Đặc điểm và phân loại PSS
PSS có thể được phân thành bốn loại sau đây theo các tín hiệu đầu vào khác
nhau.
1. Loại sử dụng tín hiệu đầu vào là tốc độ
PSS dựa trên tín hiệu tốc độ đầu trục đã được sử dụng thành công trên các tổ
máy phát thủy điện kể từ giữa những năm 1960. Tuy nhiên, PSS dựa trên đầu vào
tốc độ có những hạn chế:
- Ổn định tốc độ đầu vào, một mặt làm giảm dao động điện cơ, nhưng mặt
khác có thể kích động các dao động xoắn trên trục tuabin (Ở tần số trên 10Hz). Như
vậy, cần thiết kế PSS sao cho không kích thích dao động xoắn. Thông thường, có
thể sử dụng thêm các bộ lọc để loại thành phần dao động xoắn khỏi tín hiệu tốc độ,
trước khi đưa vào PSS.
- Việc sử dụng các bộ lọc này luôn luôn sinh ra một sự trễ pha làm hạn chế
hiệu quả của PSS.
2. Loại sử dụng tín hiệu đầu vào là công suất
Bộ PSS sử dụng đầu vào công suất được thiết kế dựa trên đặc điểm của
phương trình chuyển động quay rotor, có dạng sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 218
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

1 1
eq  Pa .  ( Pm  Pe ).
2 Hs 2 Hs
Trong đó: Δϖeq là độ lệch tốc độ; ΔPa là độ lệch công suất; H là hằng số quán
tính của máy phát; Pm là công suất cơ; Pe là công suất điện phát ra.
Theo phương trình trên khi đầu vào của PSS là công suất (Pe) sẽ cần phải được
chuyển đổi thành tín hiệu tốc độ đầu vào tương đương Δϖeq bằng cách sử dụng một
khâu tích phân.
Với cấu trúc PSS sử dụng tín hiệu đầu vào là công suất thì việc ổn định công
suất đầu vào không gây ra sự bất ổn định của chế độ xoắn. Tuy nhiên, vấn đề lớn
với việc sử dụng tín hiệu loại này là giá trị của công suất điện luôn thay đổi, tùy
thuộc chế độ vận hành của máy phát. Việc đưa thêm bộ lọc thông cao để loại trừ các
thay đổi trong chế độ xác lập của công suất sẽ làm giảm hiệu quả của bộ PSS. Mặt
khác, khi công suất phát có sự thay đổi lớn, có thể làm cho PSS bị bão hòa trong
thời gian ngắn.
3. Loại sử dụng tín hiệu đầu vào là tần số
Độ lệch tần số nút có thể được sử dụng trực tiếp như là tín hiệu đầu vào của bộ
PSS vì tương ứng với độ lệch tốc độ rotor. Mặc dù được ứng dụng rộng rãi, việc sử
dụng tín hiệu tần số cho bộ PSS vẫn bị một số hạn chế:
- Tín hiệu tần số đo tại các đầu của các tổ máy nhiệt điện chứa các thành phần
dao động xoắn. Về mặt này, bộ PSS dựa trên tần số có những hạn chế tương tự bộ
PSS sử dụng tín hiệu đầu vào là tốc độ.
- Các tác động đóng cắt trong hệ thống tạo nên các đáp ứng quá độ về tần số,
và sẽ được thể hiện ra trong đáp ứng của bộ PSS.
- Các tín hiệu tần số thường bao gồm cả các tần số nhiễu gây ra bởi các phụ tải
công nghiệp lớn như lò hồ quang.
- Tín hiệu tần số nhìn chung chứa ít các thông tin về các dao động cục bộ hơn
tín hiệu tốc độ, đặc điểm này là do tần số mang tính hệ thống.
4. Tín hiệu đầu vào kết hợp cả công suất và tốc độ

Hình 5.24. Sơ đồ khối bộ PSS sử dụng tín hiệu đầu vào là công suất và tốc độ

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 219
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Để khắc phục những vấn đề trên có thể sử dụng một tín hiệu đầu vào gồm cả
công suất và tốc độ.
Sơ đồ khối của bộ PSS này như hình 5.24.
V.4.2.4. Cấu trúc điển hình của bộ PSS
Các thiết kế điều chỉnh thông số của PSS phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản
như phải hoạt động với độ tin cậy cao khi cấu trúc của hệ thống và chế độ thay đổi
thường gặp trong quá trình vận hành. PSS cần được kiểm tra với nhiều chế độ vận
hành có thể xảy ra khác nhau nhằm đảm bảo độ tin cậy. PSS hỗ trợ giảm giảm dao
động điện-cơ và không được gây ảnh hưởng đến các quá trình khác của hệ thống
(Ví dụ quá trình điều khiển điện áp trong chế độ xác lập của bộ AVR).
Cấu trúc điển hình của một PSS thường gặp như sau:

Hình 5.25. Cấu trúc điển hình của bộ PSS

Cấu trúc này gồm khâu lọc thông cao (Washout), khâu khuếch đại, khâu giới
hạn và các khâu bù pha (Dưới dạng khâu lead/ lag). Đầu ra của PSS được thêm vào
đầu vào AVR để tổng hợp tín hiệu.
V.5. Bảo vệ so lệch cho máy phát điện. Phân tích chỉnh định
Các dạng sự cố phổ biến thường xảy ra với cuộn stator của máy phát:

Hình 5.26.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 220
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Thống kê cho thấy sự cố của cuộn stator có thể chiếm tới 40% số lần phải
dừng máy phát. Sự cố chạm đất cần phải sử dụng bảo vệ riêng do dòng sự cố nhỏ,
các sự cố không chạm đất được phát hiện bởi các bảo vệ như bảo vệ so lệch, bảo vệ
khoảng cách dự phòng hoặc bảo vệ quá dòng, trong đó bảo vệ so lệch được coi là
bảo vệ chính. Với các máy phát thủy điện có cuộn dây phân chia (Split-phase) cần
sử dụng bảo vệ riêng để phát hiện sự cố giữa các vòng dây.
Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ so lệch cho máy phát điện:

Hình 5.27.

Trong đó OP và RST thể hiện cuộn so lệch và cuộn hãm của bảo vệ so lệch.
Bảo vệ so lệch cho máy phát điện sử dụng nguyên lý tương tự như cho các đối
tượng khác. Các vấn đề cần phải giải quyết khi sử dụng bảo vệ so lệch bao gồm:
- Từ dư trong lõi từ của BI: Gây ra bởi việc cắt đột ngột dòng dòng điện sơ cấp
có thành phần DC.
- Ảnh hưởng của thành phần DC lớn khi đóng máy biến áp hoặc khi mang tải
lớn đột ngột.
- Phải có khả năng làm việc trong cả dải tần số thấp và cao hơn định mức để
đảm bảo bảo vệ được cả khi khởi động tổ máy và ở chế độ vận hành bất thường.
Vấn đề rất quan trọng đối với bảo vệ so lệch là đặc tính làm việc của các BI
cần đảm bảo giống nhau. Trước đây các giá trị cài đặt cho bảo vệ so lệch cần đảm
bảo không tác động nhầm khi có sự cố ngoài, đặc biệt khi BI bị bão hòa, đặc tính
làm việc thường gồm 2 phần là dòng điện khởi động nhỏ nhất và các đặc tính có
hãm.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 221
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Iso lệch

Dòng khởi động


nhỏ nhất

Minimum pickup (0.3÷0.5 pu) Ihãm

Hình 5.28.

Độ nhạy của bảo vệ xác định bởi dòng khởi động nhỏ nhất, đó là nhỏ nhất mà
bảo vệ có thể phát hiện được khi có sự cố. Dòng khởi động này phải đặt nhỏ hơn
dòng sự cố nhỏ nhất có thể xuất hiện, dòng sự cố thường lớn hơn nhiều so với dòng
tải, do đó giá trị đặt 0.5 pu đảm bảo bảo vệ có đủ độ nhạy. Đặt giá trị khởi động nhỏ
hơn 0.5 pu hầu như không cải thiện được độ nhạy nhưng lại làm giảm độ an toàn
không tác động của bảo vệ.
Cũng cần lưu ý là với các máy phát điện có thể xảy ra hiệu ứng gần (Proximity
effect); các BI dùng cho máy phát là loại có tỷ số biến lớn, lắp đặt trong các khu
vực hẹp, gần nhau. Trong điều kiện đó từ thông tản (Stray flux) từ các thanh dẫn lân
cận có thể móc vòng vào lõi BI làm từ thông trong lõi từ của BI không còn phân bố
đều.

Hình 5.29.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 222
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Do từ thông trong lõi từ không phân bố đều nên dòng từ hóa của BI tăng cao
hơn làm sai số tăng cao hơn so với đặc tính từ hóa của nhà sản xuất cung cấp. Nếu
bất cứ phần nào của lõi từ bị bão hòa thì dòng điện so lệch do sai số có thể làm bảo
vệ tác hoạt động nhầm khi có sự cố ngoài hoặc ngay ở chế độ tải bình thường.
Giải pháp giảm ảnh hưởng của hiệu ứng gần với các BI tỷ số biến cao là sử
dụng các cuộn dây bù.
Công thức khuyến cáo chung để xác định độ dốc của đặc tính như sau:
% độ dốc > K* 100* (Iso lệch lớn nhất khi sự cố ngoài)/(Ihãm)
Trong đó K là hệ số an toàn thường lấy ít nhất bằng 2.
Công thức trên đây đơn giản nhưng khó sử dụng vì rất khó để xác định được
dòng so lệch khi sự cố ngoài.
Một khuyến cáo khác như sau: Độ dốc của đặc tính được xác định bằng cách
tính toán dòng so lệch lớn nhất có thể xảy ra khi có sự cố ngoài với giả thiết BI
không bão hòa.
Giả thiết sai số của BI là ε, dòng điện các phía của máy phát là Itrung tính và Iđầu
cực thì dòng so lệch lớn nhất có thể xuất hiện khi sự cố ngoài là:

Iso lệch max (sự cố ngoài) = (1+ ε) Itrung tính – (1+ ε) Iđầu cực
Do dòng điện phía trung tính cuộn dây và dòng điện đầu cực bằng nhau nên
dòng so lệch lớn nhất có thể xuất hiện là Iso lệch max (sự cố ngoài) = 2ε (%)
Các BI dùng cho rơle bảo vệ có sai số giới hạn là 10% nên dòng so lệch lớn
nhất có thể xuất hiện là 20%, do đó độ dốc đặt 25% sẽ phù hợp.
Phương pháp tính toán này giả thiết các BI có đặc tính đồng nhất và không bão
hòa, nếu các yếu tố trên không đảm bảo thì cần phải xem xét cụ thể hơn. Ví dụ khi
có sự cố ngoài hoặc khi đóng điện MBA đầu cực, BI phía đầu cực bão hòa trước BI
phía trung tính cuộn dây, dòng so lệch khi đó sẽ rất lớn, để tránh tác động nhầm có
thể sử dụng các giải pháp sau:
+ Tăng độ dốc của đặc tính lớn hơn dòng so lệch trong trường hợp này (Tương
ứng tăng hiệu ứng hãm);
+ Sử dụng rơle có các khâu phân biệt sự cố trong và sự cố ngoài.
Dòng sự cố của các máy phát điện rất lớn và kèm theo tỷ số X/R cũng lớn hơn
so với khi có sự cố tại các điểm khác trên lưới; do tỷ số X/R nên thành phần dòng
dc trong dòng sự cố tắt chậm làm tăng khả năng bão hòa của BI, do đó rơle có khả
năng phân biệt được sự cố ngoài sẽ có ưu điểm hơn.
Với các phân tích trên đây có thể thấy nên lựa chọn độ dốc đặc tính theo
khuyến cáo của nhà sản xuất rơle, các giá trị khuyến cáo đã dựa trên kinh nghiệm
và hiểu biết về rơle được hãng sản xuất.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 223
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 5.30. Dòng sự cố với thành phần dc tắt chậm

Với các máy phát điện tuabin khí có sử dụng biến tần khởi động: Khi khởi
động tổ máy thì máy phát nhận điện từ hệ thống qua bộ biến tần (Static Frequency
Converter) và hoạt động như động cơ để kéo tuabin tăng tới các mức tốc độ theo qui
định.

Hình 5.31. Sơ đồ khởi động tổ máy tuabin khí bằng biến tần

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 224
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong quá trình khởi động này, dòng điện từ bộ biến tần cấp tới máy phát sẽ
không đi qua BI đầu cực do máy cắt đầu cực đang mở mà chỉ chạy qua BI phía
trung tính cuộn dây, do vậy bảo vệ so lệch có thể tác động nhầm. Để tránh việc
nhầm lẫn này cố thể khóa bảo vệ so lệch ngưỡng thấp khi khởi động tổ máy.
V.6. Bảo vệ quá dòng (51&27, 51V). Phân tích chỉnh định
Chức năng bảo vệ quá dòng dùng làm bảo vệ dự phòng cho đối tượng được
bảo vệ hoặc các đường dây, máy biến áp cấp dưới liền kề.
Với các máy phát điện lấy điện áp kích từ từ đầu cực, khi xảy ra ngắn mạch
gần thì điện áp đầu cực sụt giảm dẫn tới dòng điện ngắn mạch bị giảm đi, thậm chí
giảm thấp dưới ngưỡng khởi động của các bảo vệ quá dòng thông thường.

Hình 5.32. Diễn biến dòng ngắn mạch khi sự cố gần đầu cực máy phát

Để rơle có đủ độ nhạy thường phải đặt giá trị khởi động thấp xuống, tuy nhiên
nếu đặt thấp sẽ dẫn tới rơle có thể tác động nhầm khi tải nặng. Để xử lý vấn đề này,
có thể sử dụng hai giải pháp:
+ Bảo vệ quá dòng kết hợp với khóa điện áp thấp (51&27= Voltage-
Controlled Overcurrent): Khi điện áp giảm dưới ngưỡng cho phép thì rơle điện áp
thấp khởi động, cho phép chức năng quá dòng tác động. Giá trị khởi động của bảo
vệ quá dòng có thể đặt thấp hơn so với khi không có khóa điện áp thấp
+ Bảo vệ quá dòng kết hợp với hãm điện áp 51V (Voltage-Restraint
Overcurrent): Chức năng này sẽ tự động điều chỉnh giá trị khởi động và đặc tính tác
động tùy theo điện áp hệ thống theo qui luật: Khi điện áp giảm xuống thì giá trị
khởi động của phần tử quá dòng cũng tự động được giảm đi. Hình 5.33 biểu diễn
quan hệ giữa giá trị dòng khởi động và điện áp (Trong hệ đơn vị tương đối) với hầu
hết các loại rơle hiện nay, theo quan hệ này thì giá trị dòng điện khởi động giảm
tuyến tính khi điện áp nằm trong ngưỡng 25% ÷ 100% và khi điện áp ≤ 25% thì chỉ

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 225
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

còn bằng 25% của giá trị cài đặt ban đầu. Thông thường giá trị khởi động của bảo
vệ quá dòng có hãm điện áp đặt trong khoảng 125 ÷ 175% dòng tải định mức của
máy phát.

Hình 5.33. Giá trị khởi động thay đổi theo điện áp đầu cực

Chức năng này sẽ bị khóa để tránh cho rơle hoạt động nhầm khi xảy ra hiện
tượng mất áp từ máy biến điện áp (Do đứt cầu chì hoặc do mở aptomat nhị thứ của
BU). Việc phát hiện mất áp có thể dựa theo trạng thái tiếp điểm phụ của BU hoặc
dựa theo logic giám sát điện áp bên trong rơle. Chức năng bảo vệ quá dòng có thể
dùng hoặc không dùng tính năng hãm, khóa điện áp tùy theo cài đặt.
Chức năng này cần được kiểm tra sự phối hợp thời gian với đặc tính giới hạn
nhiệt cho phép ngắn hạn của máy phát (Generator Short Time Thermal Capability),
đảm bảo cắt sự cố trước khi có các nguy hiểm về nhiệt cho máy phát hoặc máy biến
áp.
V.7. Bảo vệ khoảng cách dự phòng. Ảnh hưởng của tổ đấu dây máy biến áp
tăng áp tới tổng trở đo được
Chức năng bảo vệ theo tổng trở (21) được sử dụng là bảo vệ dự phòng cho các
máy phát lớn nối bộ máy phát - máy biến áp.
Khi sử dụng biến dòng điện ở phía trung tính cuộn dây thì chức năng 21 này
có thể bảo vệ dự phòng cho máy phát và máy biến áp. Với bảo vệ khoảng cách thì
vị trí của BU là điểm rơle bắt đầu đo tổng trở (Ứng với tổng trở bằng 0), vị trí của
BI quyết định hướng của vùng bảo vệ; do vậy nếu BI đặt tại đầu cực thì chức năng
21 chỉ có thể bảo vệ hoặc máy phát hoặc máy biến áp. Khi vùng bảo vệ nhìn về phía
máy biến áp thì cần phối hợp thời gian với các bảo vệ khác; nếu vùng bảo vệ nhìn
vào máy phát thì không cần phối hợp thời gian của bảo vệ.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 226
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Một giải pháp khác là chức năng 21 dùng BU và BI tại thanh góp cao áp của
máy biến áp tăng áp, vùng bảo vệ nhìn vào máy phát và máy biến áp, trong trường
hợp này cũng không cần phối hợp thời gian bảo vệ, tuy nhiên chỉ bảo vệ dự phòng
cho máy phát và máy biến áp mà không dự phòng cho các thiết bị khác.

BI BI

BU BU
21 21

Hình 5.34. Vị trí BI của bảo vệ khoảng cách

Vùng bảo vệ: Thường đặt với 2 hoặc 3 vùng tác động:

Hình 5.35. Chỉnh định đặc tính làm việc

- Vùng I: Bảo vệ tới khoảng 70 - 80% máy biến áp tăng áp


- Vùng II: Với tới 120% của máy biếp áp, với mục đích bảo vệ dự phòng cho
thanh góp.
- Vùng III: Có thể sử dụng kết hợp với vùng II để thực hiện logic khóa bảo vệ
khi dao động điện (Out of step blocking logic); hoặc để bảo vệ dự phòng cho thanh
góp cuối đường dây. Vùng III cần cài đặt vùng tránh chồng lấn tải.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 227
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 5.36.

Vùng I của bảo vệ cần có thời gian trễ nhỏ để phối hợp với bảo vệ thanh góp
và đường dây; vùng bảo vệ thứ hai bảo vệ dự phòng cho đường dây với thời gian trễ
phối hợp với vùng II của bảo vệ đường dây.
Khi BI đặt tại phía trung tính cuộn dây của máy phát thì sự cố trong máy phát
(Máy phát đang nối lưới) sẽ được loại trừ với đặc tính ở góc phần tư thứ ba của đặc
tính tổng trở, do đó cần cài đặt vùng hướng ngược cho rơle khoảng cách.

BI

BU
21

X
Forward

Backward
R
0

Hình 5.37.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 228
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Giá trị của vùng hướng ngược đặt lớn hơn so với X d" của máy phát. Khi bảo
vệ khoảng cách chỉ sử dụng 1 vùng thì cần đặt thời gian trễ khoảng 0.5 giây hoặc
nhiều hơn để phối hợp với các rơle khác của hệ thống bảo vệ.
Một cách ứng dụng khác của chức năng 21 là vẫn sử dụng BI tại đầu cực máy
phát, tuy nhiên đặc tính được cài đặt để “nhìn” vào phía máy phát. Trong trường
hợp này không cần thiết đặt thời gian trễ của bảo vệ để nhanh chóng loại trừ sự cố
trong máy phát.
Ảnh hưởng của tổ đấu dây MBA tăng áp:
Khi chức năng 21 được sử dụng để bảo vệ với sự cố phía sau MBA tăng áp
đấu Δ/Y cần xét đến hiện tượng dịch pha do tổ đấu dây này gây ra và tùy thuộc vào
thiết kế của rơle.
Ví dụ sự cố pha - đất phía cao áp của MBA tăng áp đấu Δ/Y0 sẽ trở thành sự
cố 2 pha đối với các rơle thuộc phía cuộn Δ. Trong trường hợp này chỉ các rơle hoạt
động theo thành phần thứ tự thuận sẽ đảm bảo hoạt động đúng và không bị ảnh
hưởng bởi tổ đấu dây.

A A a a

B
c
b b
B C

C c

Hình 5.38.

Ảnh hưởng của tổ đấu dây MBA tăng áp sẽ gây hiện tượng hụt vùng của rơle.
Các rơle hiện nay đều có chức năng khai báo tổ đấu dây MBA và rơle sẽ tự
động bù góc dịch pha điện áp qua MBA.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 229
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 5.39. Khai báo tổ đấu dây MBA để bù góc dịch pha

V.8. Bảo vệ chống chạm đất cuộn dây stator


V.8.1. Sự cần thiết giới hạn dòng chạm đất và các phương pháp nối đất máy phát
Việc nối đất trung tính máy phát được chia thành 4 loại: Trung tính không nối
đất, nối đất trực tiếp và nối đất qua tổng trở thấp hoặc tổng trở cao. Với các máy
phát trung tính không nối đất sẽ vẫn có dòng chạm đất nhỏ do điện dung ký sinh của
các phần tử trong hệ thống, giải pháp nối đất này hầu như không được sử dụng.
Máy phát có trung tính nối đất trực tiếp sẽ có dòng chạm đất một pha rất lớn,
thường cao hơn cả dòng ngắn mạch ba pha do điện kháng TTK của máy phát nhỏ
hơn rất nhiều so với điện kháng quá độ hoặc điện kháng TTN, phương pháp nối đất
này chỉ sử dụng cho các máy phát rất nhỏ tại các cơ sở công nghiệp, trung tâm
thương mại. Máy phát có trung tính nối đất qua tổng trở cao với mục đích giới hạn
dòng chạm đất một pha trong khoảng 2 ÷ 15 A, đây là giải pháp nối đất được sử
dụng phổ biến nhất với các máy phát nối lên lưới qua MBA tăng áp. Các máy phát
nối trực tiếp lên thanh góp (Cùng với các máy phát khác và tải) sử dụng phương
pháp nối đất qua tổng trở thấp.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 230
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 5.40. Hư hại do sự cố chạm đất stator (Với dòng sự cố được giới hạn nhỏ hơn 10A)

Việc nối đất máy phát theo phương pháp nào là bài toán cần xem xét cân bằng
hai khía cạnh: Hạn chế quá điện áp quá độ và giới hạn dòng điện chạm đất. Khi máy
phát nối lên lưới qua MBA tăng áp đấu Δ/Y0 thì chỉ máy phát và cuộn hạ áp MBA
chịu quá điện áp khi có sự cố chạm đất. Các máy phát này nối đất qua tổng trở cao
để hạn chế dòng ngắn mạch (2 ÷ 15A) và cho phép sử dụng các bảo vệ chống chạm
đất dựa theo điện áp. Mặc dù dòng chạm đất thấp tuy nhiên nếu chạm đất lặp lại vẫn
có thể gây các hư hỏng nghiêm trọng do dòng điện dung phóng lặp lại gây quá điện
áp lớn trên các pha không sự cố.
Với máy phát nối trực tiếp lên thanh góp, bắt buộc phải hạn chế quá điện áp
khi sự cố chạm đất; do vậy các máy phát kiểu này thường nối đất qua điện trở nhỏ,
dòng chạm đất giới hạn tới khoảng 200 ÷ 400 A và không cao quá dòng ngắn mạch
3 pha. Với các máy phát loại này sẽ sử dụng bảo vệ chống chạm đất dựa theo dòng
điện. Thêm vào đó, khi có sự cố trong máy phát dù máy cắt đầu cực đã cắt thì dòng
sự cố vẫn duy trì cho tới khi kết thúc quá trình diệt từ. Vì lý do đó các loại máy phát
này có thể sử dụng phương pháp nối đất lai (Hybrid), máy phát bình thường nối đất
qua tổng trở thấp, khi có sự cố chạm đất và máy cắt đầu cực mở thì lập tức chuyển
sang nối đất trung tính qua tổng trở cao.
Việc hạn chế dòng điện chạm đất còn giảm thiểu khả năng phát sinh hồ quang
tại điểm sự cố gây phá hủy lõi thép stator.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 231
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 5.41. Các phương pháp nối đất phổ biến của máy phát
(a) Nối đất qua điện trở thấp; (b) Nối đất qua tổng trở cao; (c) Nối đất kiểu lai

Điện trở nối đất hiệu quả (Rhiệu quả) khi sử dụng phương pháp nối đất qua MBA
nối đất được tính theo: Rhiệu quả = Rthứ cấp*[Vsơ cấp/Vthứ cấp]2
V.8.2. Bảo vệ chống chạm đất 90 ÷ 95% cuộn dây stator
V.8.2.1. Sử dụng các sơ đồ bảo vệ theo điện áp
Nguyên lý bảo vệ chống chạm đất 95% cuộn dây stator thường sử dụng các
phương pháp sau đây (Khi xảy ra chạm đất, véc tơ điện áp 3 pha bị mất cân bằng
dẫn tới điện áp điểm trung tính sẽ tăng lên):

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 232
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

+ Sử dụng máy biến điện áp nối tại trung tính cuộn dây với đất hoặc từ máy
biến áp trung tính (Nếu sử dụng máy biến áp để nối đất trung tính).

Hình 5.42. Biện pháp đo điện áp điểm trung tính

+ Sử dụng máy biến điện áp (BU) đặt tại đầu cực máy phát với thứ cấp đấu
cuộn tam giác hở để thu được điện áp thứ tự không (Chính là điện áp điểm trung
tính cuộn dây máy phát). Điện áp thu nhận được tùy theo vị trí điểm chạm đất trên
cuộn dây stator, điện áp này sẽ lớn nhất khi điểm chạm đất xảy ra tại đầu cực máy
phát:

Hình 5.43. Điện áp tại trung tính theo vị trí điểm chạm đất trên cuộn dây stator

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 233
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

* Giá trị cài đặt


Bảo vệ chống chạm đất 95% cuộn dây stator có thể hoạt động trong các tình
huống sau:

Hình 5.44.

- Khi có sự cố chạm đất trong khu vực stator cuộn dây máy phát.
- Khi có sự cố chạm đất phía cao áp của máy biến áp tăng áp: Dòng chạm đất
có thể trở về qua điện dung ký sinh giữa cuộn cao áp và hạ áp của MBA.
Do vậy chức năng bảo vệ 59N cần đặt với 2 bộ giá trị khởi động:
- Cấp 1: Cài đặt khoảng 5% (Đảm bảo phải lớn hơn giá trị điện áp có thể xuất
hiện trong lúc vận hành do tải không đối xứng). Với ngưỡng cài đặt như vậy thì bảo
vệ cấp này có thể phát hiện được cả sự cố chạm đất phía cao áp. Thời gian đặt cho
cấp này cần có trễ, lớn hơn thời gian làm việc của các bảo vệ chạm đất phía cao áp
máy biến áp.
Do giá trị khởi động khoảng 5 - 10% nên chức năng này chỉ bảo vệ được 90 ÷
95% cuộn dây stator tính từ đầu cực do: Điện áp điểm trung tính sẽ giảm dần khi
điểm chạm đất xuất hiện gần trung tính hơn. Khi điểm chạm đất cách trung tính 5 ÷
10% số vòng dây thì điện áp điểm trung tính có thể thấp hơn ngưỡng khởi động nên
chức năng này sẽ không đủ độ nhạy để hoạt động; do vậy không bảo vệ được 100%
cuộn dây stator. Tuy nhiên xác suất xảy ra sự cố hỏng cách điện tại khu vực 5% còn
lại của cuộn dây stator là rất nhỏ do điện áp thấp; vì vậy với các máy phát nhỏ có
thể chỉ sử dụng chức năng bảo vệ chống chạm đất 90% cuộn dây là đủ, với các máy
phát công suất lớn thì cần phải có thêm bảo vệ 100% cuộn dây stator như đã trình
bày ở trên.
- Cấp 2: Cài đặt khoảng 15%, đảm bảo không tác động khi có sự cố chạm đất
phía cao áp máy biến áp tăng áp. Thời gian đặt: Có thời gian trễ rất ngắn đủ để phối

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 234
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hợp với cầu chì của biến điện áp (BU) cấp điện cho rơle, tránh việc rơle tác động
khi có sự cố trong BU và cầu chì chưa cắt.

Hình 5.45. Phối hợp chức năng 59N và cầu chì của BU

Hình 5.46. Ví dụ cài đặt bảo vệ chống chạm đất 90% cuộn dây stator theo điện áp

Điện áp do máy phát ra có thể có một tỷ lệ thành phần điện áp hài bậc 3 nhất
định, thành phần điện áp hài bậc 3 có tính chất tương tự như điện áp thứ tự không
và có thể làm rơle hoạt động theo điện áp thứ tự không tác động nhầm. Do vậy tín
hiệu cấp tới các rơle bảo vệ chạm đất theo điện áp (59GN) cần được lọc và chỉ giữ
lại thành phần tần số cơ bản 50Hz; tuy nhiên nếu rơle chỉ tác động với thành phần
tần số cơ bản sẽ không bảo vệ được máy phát trong quá trình khởi động tổ máy
(Tần số đang tăng, chưa đạt giá trị định mức 50Hz). Một số rơle có trang vị chức

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 235
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

năng 59S với tên gọi là rơle bảo vệ chạm đất trước đồng bộ (Presynchronizing
Relay) như sau:

Hình 5.47. Sử dụng kết hợp các rơle phát hiện chạm đất cuộn dây stator

Chức năng này sẽ không hoạt động khi máy phát đã hoạt động bình thường,
chỉ hoạt động khi máy phát đang khởi động (Trước khi hòa đồng bộ), do vậy thời
gian không cần phối hợp với các bảo vệ khác và có thể đặt tác động tức thời.
V.8.2.2. Sử dụng các sơ đồ bảo vệ theo dòng điện
Để bảo vệ chạm đất cuộn dây stator có thể sử dụng các phương thức bảo vệ
theo dòng điện chạm đất:

Hình 5.48. Phương thức đo dòng điện chạm đất

Dòng chạm đất một pha thường rất nhỏ (Thường chỉ 2 ÷ 15 A), do vậy cần sử
dụng các BI hình xuyến hoặc BI nối tại trung tính để đo dòng này (Sơ đồ nối tổng
dòng điện của 3 BI sẽ có sai số đo lường lớn nên thường không được sử dụng).
Với BI hình xuyến (Sơ đồ a), có thể chọn với tỷ số biến rất thấp, ví dụ 50/5.
Sơ đồ này có nhược điểm là BI cồng kềnh, do vậy có thể không sử dụng được khi

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 236
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

không gian của khu vực thiết bị đóng cắt bị giới hạn. Sơ đồ này chỉ sử dụng với các
máy phát nhỏ do đường kính trong của BI lớn nhất chỉ khoảng 30-35cm.
Các sơ đồ này cũng đều chịu ảnh hưởng của thành phần hài dòng điện bậc 3,
với các rơle số thì tín hiệu cấp tới chức năng bảo vệ này đã được lọc và chỉ giữ lại
thành phần tần số cơ bản; do đó giá trị cài đặt có thể đặt thấp (Không cần xét tới
thành phần dòng điện hài bậc 3).
V.8.3. Bảo vệ chống chạm đất 100% cuộn dây stator
Các bảo vệ trình bày ở trên đều chỉ bảo vệ chống chạm đất được 90 ÷ 95%
cuộn dây stator và không bảo vệ được khoảng 5 ÷ 10% còn lại gần trung tính của
cuộn dây. Mặc dù điện áp tại khu vực này không cao, xác suất xảy ra sự cố thấp, do
vậy với các máy phát công suất nhỏ có thể không cần đặt bảo vệ 100%. Tuy nhiên
khi có chạm đất gần trung tính sẽ nối tắt máy biến áp nối đất và rơle bảo vệ chạm
đất; khi có điểm chạm đất thứ hai trên cùng cuộn dây và gần đầu cực sẽ phát sinh
dòng chạm đất lớn, tuy nhiên rơle bảo vệ chạm đất không phát hiện (Do bị nối tắt),
rơle bảo vệ so lệch dọc máy phát cũng không hoạt động vì dòng điện tại hai đầu
cuộn dây vẫn bằng nhau. Do vậy cần phải có bảo vệ để chống chạm đất 100% cuộn
dây stator.
Nguyên lý bảo vệ chống chạm đất 100% cuộn dây stator chia thành hai loại:
Sử dụng thành phần hài bậc 3 và sử dụng nguồn phụ tần số thấp.
V.8.3.1. Bảo vệ chống chạm đất sử dụng thành phần hài điện áp bậc 3
Tất cả các máy phát luôn phát ra một thành phần hài bậc 3 và bội số của 3 với
biên độ rất nhỏ, điện áp đầu cực của máy phát không phải hoàn toàn hình sin. Lý do
của việc luôn có thành phần hài điện áp là do các cuộn dây stator máy phát bố trí
không hoàn toàn đảm bảo cách nhau 120 độ trên lõi từ, khoảng cách khe hở rotor và
stator không hoàn toàn đồng nhất.

Hình 5.49. Từ trường phân bố lệch trong lõi từ của stator do khe hở không đồng nhất

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 237
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong các sóng hài thì thành phần hài bậc 3 chiếm tỷ lệ lớn nhất và có tính
chất tương tự như thành phần thứ tự không. Độ lớn của sóng hài bậc 3 này phụ
thuộc vào thiết kế của máy phát và mức độ mang tải. Điện áp hài bậc 3 phân bố dọc
trên cuộn dây stator như hình sau:

Hình 5.50. Phân bố điện áp hài bậc 3 ở chế độ bình thường theo các mức tải

Độ lớn của điện áp hài bậc 3 có ý nghĩa quan trọng khi cài đặt chức năng bảo
vệ theo hài bậc 3, giá trị thành phần điện áp này nên ít nhất là 1% với mọi mức tải
và chế độ vận hành (Một số báo cáo cho thấy có thể gặp mức 0,2%). Mức giá trị
nhỏ nhất này cần thiết để rơle có thể phân biệt được giữa chế độ vận hành bình
thường và chế độ sự cố. Thông thường điện áp hài bậc 3 này dao động trong khoảng
1 ÷ 10% của điện áp pha, trong chế độ tải nhẹ điện áp hài bậc 3 bằng khoảng ½ giá
trị khi máy phát đầy tải. Trước khi sử dụng sơ đồ bảo vệ này cần đo dải điện áp hài
bậc 3 có thể xuất hiện trong mọi chế độ vận hành, bao gồm cả khi máy phát chưa
nối lưới và đã nối lưới.
Phân bố thành phần điện áp hài bậc 3 này khi xảy ra sự cố chạm đất tại trung
tính và đầu cực máy phát như sau:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 238
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 5.51. Phân bố điện áp hài bậc 3 khi chạm đất tại trung tính (a) và đầu cực (b)

+ Sơ đồ bảo vệ sử dụng rơle điện áp thấp theo hài bậc 3 (27H)

Hình 5.52. Sơ đồ bảo vệ chống chạm đất cuộn dây stator theo hài điện áp thấp

Sơ đồ trên gồm có rơle hài điện áp thấp 27H và rơle bảo vệ theo điện áp điểm
trung tính 59GN (Hoạt động ở tần số 50Hz). Rơle 59GN bảo vệ được khoảng 95%
cuộn dây tính từ đầu cực; khi sự cố xảy ra trong khoảng 5% gần trung tính sẽ làm
điện áp hài bậc 3 đo được giảm đi đủ để rơle 27H làm việc. Để đảm bảo phạm vi
bảo vệ 100% thì vùng bảo vệ của 59GN và 27H phải có vùng chồng lấn.
Việc tính toán giá trị cài đặt hợp lý cho 27H khá khó khăn do rơle phải không
làm việc ở chế độ bình thường với điện áp hài nhỏ nhất, mặt khác cũng cần cài đặt

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 239
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

đủ lớn để có thể bảo vệ khi 59GN không đủ nhạy để hoạt động.


Có thể sử dụng kết hợp với rơle điện áp cao 59C để giám sát (khóa) rơle 27H,
tránh việc rơle 27H làm việc nhầm khi trong quá trình khởi động hoặc trong dừng tổ
máy.
+ Sơ đồ bảo vệ sử dụng rơle điện áp cao theo hài bậc 3 (59H)

Hình 5.53. Sơ đồ bảo vệ chống chạm đất cuộn dây stator theo hài điện áp cao

Hoàn toàn tương tự như trên, có thể sử dụng rơle hài điện áp cao 59T nối tại
cuộn tam giác hở của BU đầu cực máy phát để bảo vệ chống chạm đất stator. Các
yêu cầu cài đặt với rơle này sẽ ngược lại với 27H đã trình bày ở trên.
+ Sơ đồ bảo vệ sử dụng tỷ số hài điện áp (59D)

Hình 5.54. Sơ đồ bảo vệ chống chạm đất cuộn dây stator theo tỷ số hài điện áp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 240
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Việc tính toán chỉnh định các rơle hài điện áp thấp và điện áp cao thường khá
phức tạp do điện áp hài thay đổi theo chế độ làm việc, điện áp hài nhỏ nhất khi tải
nhẹ có thể không đủ để rơle hoạt động. Sơ đồ bảo vệ theo tỷ số điện áp hài đầu cực
và trung tính có thể khắc phục được các trở ngại này.
Tỷ số hài điện áp không thay đổi ở chế độ vận hành bình thường, khi có sự cố
chạm đất tỷ số này sẽ biến đổi và rơle phát hiện được sự cố, tuy nhiên rơle sẽ không
hoạt động nếu sự cố xảy ra tại vị trí “Điểm không” trên cuộn dây stator. Do đó sơ
đồ này cần sử dụng kết hợp với bảo vệ 59GN để có vùng chồng lấn bảo vệ.

Hình 5.55.

Các bảo vệ trên cần sử dụng kết hợp để đảm bảo phát hiện sự cố trên 100%
cuộn dây stator:

Hình 5.56. Phối hợp các bảo vệ chống chạm đất cuộn dây stator

Trong một số trường hợp như khi tải nhẹ hoặc tại số mức tải nào đó điện áp
hài bậc 3 có thể rất thấp dẫn đến 27TN khởi động nhầm; để tránh tình huống này

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 241
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

cần xem xét khóa bảo vệ trong các tình huống sau:
- Luồng công suất hướng thuận thấp (Low forward power)
- Luồng công suất hướng ngược thấp (Low reverse power): Sử dụng cho các
máy phát khi làm việc ở chế độ động cơ với loại hình thủy điện tích năng
- Công suất phản kháng thấp (Phát/ nhận)
- Hệ số công suất thấp.
V.8.3.2. Bảo vệ chống chạm đất sử dụng nguồn phụ tần số thấp
Các máy phát loại lớn thường được trang bị với chức năng bảo vệ chống chạm
đất 100% cuộn stator dựa trên bơm nguồn phụ tần số thấp.
Nguyên lý hoạt động: Chủ động phát một điện áp tần số thấp vào cuộn stator
máy phát và đo dòng điện thu được. Điện áp bơm vào là điện áp xoay chiều nên có
khả năng lan truyền lên hệ thống qua MBA tăng áp, do đó để tránh điện áp này
không lan truyền lên phía cao áp của MBA tăng áp thì điện áp này bắt buộc phải là
điện áp TTK, cuộn tam giác của MBA tăng áp sẽ chặn sự lan truyền của thành phần
TTK này lên lưới. Phương thức này chỉ áp dụng với các máy phát nối đất qua tổng
trở cao, tín hiệu tần số thấp được bơm vào qua MBA nối đất trung tính; hoặc tín
hiệu có thể bơm vào qua MBA nối đất phía đầu cực máy phát.

Hình 5.57. Sơ đồ phương pháp bơm nguồn phụ và các vị trí có thể bơm tín hiệu

Mục đích của bảo vệ này là bơm tín hiệu điện áp tần số thấp vào rơle và giám
sát dòng điện rò qua cách điện, từ đó tính toán ra độ lớn của điện trở cách điện. Nếu
dòng điện rò tăng lên chứng tỏ thành phần điện trở cách điện đã bị giảm và cách

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 242
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

điện bị suy yếu. Bảo vệc có cách cấp cảnh bảo và cắt máy phát theo giá trị điện trở
cách điện đo được.
Sơ đồ thay thế của mạch bơm nguồn phụ tần số thấp:

Hình 5.58.

Trong đó ZCB là tổng trở của cáp nối từ nguồn phát tần số thấp tới điện trở
trung tính; ZTR là tổng trở của MBA trung tính; CINS là điện dung ký sinh của các
phần tử trong mạch bao gồm: Điện dung pha-đất của cuộn stator, điện dung của
chống sét van, điện dung của cuộn tam giác MBA tăng áp, điện dung của các MBA
tự dùng và điện dung của bất cứ thiết bị nào nối cùng cấp điện áp đó; RINS là điện
trở cách điện của cuộn stator. Rơle sẽ đo điện áp bơm vào VINJ và dòng điện thu
được IINJ, từ đó tính ra các giá trị RINS và CINS.
Để có thể tính toán RINS với độ chính xác cao hơn cần giảm thành phần dòng
rò do dung kháng bằng cách sử dụng tín hiệu tần số thấp.
- Tại tần số thấp thì tổng trở (Dung kháng) của cuộn dây stator có giá trị lớn và
dòng điện dung kháng tần số thấp ở chế độ bình thường sẽ nhỏ.
- Tín hiệu tần số thấp sẽ không bị nhiễu bởi các hài bậc cao có trong máy phát
và hệ thống, do vậy dễ dàng lọc được tín hiệu mong muốn.
Phương pháp này có ưu điểm là liên tục giám sát được điện trở cách điện của
cuộn dây, kể cả khi máy phát ở trạng thái nghỉ, độ nhạy của sơ đồ gần như không
thay đổi khi sự cố xảy trên bất cứ điểm nào thuộc cuộn stator.
Giá trị cài đặt:
Điện trở cách điện với các máy phát mới thường lớn hơn 100 kΩ, điện trở
cách điện này sẽ giảm dần khi máy phát bị già hóa, giá trị khởi động của 64S có thể
đặt thấp hơn giá trị điện trở cách điện cho phép theo qui định.
Việc liên tục giám sát điện trở cách điện RINS giúp phát hiện sớm sự xuống
cấp của cách điện; giám sát giá trị CINS giúp phát hiện được các vấn đề liên quan tới
nối đất trong mạch stator.
Một số loại máy phát khởi động với cuộn kích từ đã có điện (Ví dụ máy phát
tuabin khí), với loại máy phát này thì chức năng 64S cần được khóa trong quá trình

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 243
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

khởi động vì khi tần số máy phát tăng dần có thể trùng với tần số của tín hiệu bơm
vào. Để tránh điều này một số bộ bơm tín hiệu cho phép bơm đồng thời nhiều tín
hiệu với tần số khác nhau (Multisine signal), do vậy khi khởi động chỉ một tín hiệu
bị ảnh hưởng.
So sánh phạm vi bảo vệ của các bảo vệ:

Hình 5.59.

V.9. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch


V.9.1. Ảnh hưởng của dòng điện thứ tự nghịch
Dòng thứ tự nghịch trong cuộn stator tạo ra một từ trường quay với chiều
ngược lại chiều quay của rotor, do đó quét qua rotor với tộc độ gấp 2 lần tốc độ
đồng bộ; do đó sinh ra dòng điện cảm ứng với tần số gấp 2 lần tần số làm việc bình
thường. Dòng điện cảm ứng tần số cao này gây ra các dòng xoáy tại bề mặt rotor và
gây phát nóng bề mặt rotor, phát nóng cuộn cản (Nếu có), các vành chặn cuộn dây
rotor, … do tần số cao nên dòng xoáy thường chỉ xâm nhập ít hơn 1 mm bề mặt vật
dẫn. Chi tiết các ảnh hưởng có thể liệt kê như sau:
V.9.1.1. Hiệu ứng về nhiệt
Từ trường TTN gây ra dòng điện cảm ứng với tần số 100Hz (Gấp 2 lần tần số
định mức 50Hz), dòng điện cảm ứng này sẽ đi qua các kết cấu khác nhau của rotor
tùy theo cấu trúc của máy phát.
Với rotor cực ẩn dòng cảm ứng 100HZ này chạy trên bề mặt rotor (Răng và
mặt cực từ), vành chặn cuộn dây.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 244
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 5.60. Dòng điện cảm ứng 100 Hz trong rotor cực ẩn

Cuộn cản sử dụng với các máy phát cực lồi, cuộn cản gồm các thanh dẫn bằng
đồng hoặc nhôm đặt phân bố đều trên mặt cực từ. Nhiệm vụ của cuộn cản là để
giảm dao động trong quá trình xảy ra dao động điện.

Hình 5.61. Cuộn cản trên rotor các máy phát cực lồi

Khi có từ trường TTN sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng chạy trong các cuộn cản
này của máy phát cực lồi.
V.9.1.2. Hiệu ứng tạo mô men cản
Ngoài việc gây phát nóng, dòng TTN còn sinh ra mô men cản ngược chiều với
mô men do thành phần TTT sinh ra.
Mô men cản này tỷ lệ với bình phương độ lớn dòng điện TTN và tạo ra các
xung động với tần số 100 Hz. Các xung động này lan truyền sang stator và gây rung
động, có thể làm suy yếu các nền đỡ nếu máy phát không được đặt trên hệ thống

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 245
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

giảm chấn. Tuy nhiên trong một số tình hướng thì mô men cản này lại có lợi, ví dụ
khi xảy ra sự cố không đối xứng, thì mô men cản này hạn chế khả năng tăng tốc của
rotor, do đó giúp duy trì tính ổn định của hệ thống.

Hình 5.62.

V.9.2. Khả năng chịu quá nhiệt do dòng điện TTN của các máy phát đồng bộ và
bảo vệ quá dòng TTN
Khả năng chịu quá nhiệt do dòng TTN được chia thành quá nhiệt liên tục và
quá nhiệt ngắn hạn. Khả năng chịu nhiệt ngắn hạn và liên tục của máy phát tùy
thuộc vào giới hạn nhiệt độ của thân rotor, vành chặn, cuộn cản, thanh chèn rãnh
(Wedges).

Hình 5.63.

Độ lớn dòng TTN cho phép liên tục nằm trong khoảng 5÷10 % dòng định mức
của máy phát. Tham khảo tiêu chuẩn IEEE Std C37.102-1995 IEEE Guide for AC

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 246
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Generator Protection:

Giới hạn chịu nhiệt ngắn hạn của máy phát được xác định theo phương trình:
I22 .t  K
Trong đó I2 là độ lớn dòng điện TTN (Tính theo pu); t là thời gian tính bằng
giây.
Giá trị K dao động trong khoảng từ 5 ÷ 40, tùy thuộc vào kiểu và công suất
của máy phát, các máy phát cực lồi có khả năng chịu dòng TTN tốt hơn. Bảng sau
liệt kê giá trị K cho một số loại máy phát và độ lớn dòng TTN cho phép liên tục
(Tham khảo tiêu chuẩn IEEE Std C37.102-1995 IEEE Guide for AC Generator
Protection).

Hình 5.64. Thanh dẫn máy phát kiểu làm mát gián tiếp và trực tiếp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 247
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Do các tác hại của dòng TTN chủ yếu thể hiện ở việc gây phát nóng do đó
thường các bảo vệ quá dòng TTN là loại hoạt động có trễ dựa theo mô hình nhiệt
của đối tượng được bảo vệ ( I22 .t  K ).

Hình 5.65.

Bảo vệ sử dụng đặc tính thời gian phụ thuộc điều chỉnh phù hợp với phương
trình I22 .t  K của máy phát, thông thường bảo vệ được cài đặt để hoạt động trước
khi tới giới hạn I22 .t  K này. Ngưỡng cảnh báo được đặt thấp hơn với giá trị khởi
động khoảng 0.03 - 0.2 pu.
Để tránh trường hợp khi xảy ra ngắn mạch không đối xứng, dòng TTN tăng
cao nhưng bảo vệ vẫn hoạt động có trễ thì đặc tính phụ thuộc của bảo vệ được trang
bị thêm một phần đặc tính độc lập với thời gian tác động rất ngắn như trên hình
5.66.

Hình 5.66. Đặc tính thời gian tác động của bảo vệ I2> thông thường

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 248
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chức năng bảo vệ quá dòng TTN này đồng thời cũng phát hiện được các hiện
tượng mất pha, ngược cực tính BI hoặc các sự cố không đối xứng với dòng ngắn
mạch nhỏ hơn ngưỡng khởi động của rơle quá dòng pha thông thường.
V.10. Bảo vệ chống luồng công suất ngược
V.10.1. Ảnh hưởng tới tuabin hơi và các loại tuabin khác
Nguyên nhân gây ra chế độ luồng công suất ngược có thể do lỗi vận hành, do
trục trặc máy cắt đầu cực không cắt khi ngừng tổ máy hoặc do hỏng hóc cơ khí.
Trong các nhà máy điện thường có cả hệ thống bảo vệ cơ khí và rơle điện để phát
hiện chế độ này.
Khi nguồn năng lượng sơ cấp sinh công quay tuabin bị mất thì máy phát
chuyển sang hoạt động ở chế độ động cơ, thông thường kích từ không bị ảnh hưởng
bởi việc mất năng lượng sơ cấp vào tuabin, do vậy máy phát hoạt động như động cơ
đồng bộ. Ngay khi công suất tác dụng đảo chiều thì công suất Q và điện áp đầu cực
V giữ không đổi, sau đó công suất phát Q sẽ được tự điều chỉnh để duy trì điện áp
đầu cực ứng với chế độ không phát P. Nếu trước đó máy phát đang phát Q thì khi
rơi vào chế độ động cơ máy phát sẽ phát tăng Q và ngược lại. Tốc độ điều chỉnh Q
tùy thuộc vào loại năng lượng sơ cấp: Các máy phát tuabin hơi sẽ có tốc độ điều
chỉnh/thay đổi Q chậm hơn rất nhiều so với các máy phát kéo bởi động cơ diezen.
Nếu chế độ động cơ xảy ra khi máy phát đang ở chế độ điều chỉnh kích từ
bằng tay, mang tải gần định mức thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao hơn do dòng
kích từ đang giữ ở mức cao ứng với P xấp xỉ định mức, do mất P đột ngột nên dòng
kích từ lớn này sẽ gây quá áp.
Nếu việc mất năng lượng sơ cấp đi kèm theo cả việc mất kích từ thì máy phát
sẽ hoạt động như động cơ không đồng bộ, việc mất đồng bộ giữa rotor và từ trường
quay stator sẽ gây dòng cảm ứng trên rotor, nếu vận hành lâu sẽ dẫn tới hậu quả như
mất đồng bộ.
Chế độ động cơ gây nguy hiểm cho tuabin, làm phát nóng quá mức cánh
tuabin hơi do hơi không lưu chuyển được để làm mát, gây nguy hiểm cho hộp số
của các tuabin khí do các hộp số này không được thiết kế ở chế độ quay ngược.
Nguy hiểm với các tuabin hơi: Ma sát với không khí sẽ làm nóng cánh tuabin,
thông thường luồng hơi chạy qua tuabin có tác dụng duy trì nhiệt độ theo thiết kế, ở
chế độ động cơ sẽ không có luồng hơi này và dẫn tới nhiệt độ tăng lên, gây biến
dạng hoặc biến tính các cánh tuabin. Các tầng tuabin cánh dài có vận tốc đầu cánh
lớn dẫn tới tăng nhiệt nhiều hơn, vì vậy nguy hiểm thường xảy ra đầu tiên với các
tầng cánh dài áp suất thấp. Một vấn đề khác là khi không có luồng hơi sẽ không giữ
được khả năng cân bằng nhiệt độ giữa các tầng cánh và dễ gây biến dạng hư hỏng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 249
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

tuabin. Lượng hơi tối thiểu cần thiết để cân bằng nhiệt, làm mát thay đổi tùy theo
thiết kế tuabin, lượng hơi tối thiểu này tương ứng với lượng công suất P phát ra tối
thiểu; do đó các máy phát còn được trang bị rơle bảo vệ dòng công suất nhỏ nhất.
Nguy hiểm với tuabin nước: Bánh xe công tác vẫn quay trong nước, tuy nhiên
cánh tuabin có thể bị hư hại do hiện tượng xâm thực. Hiện tượng này xảy ra khi
máy phát-tuabin hoạt động như động cơ bơm nước với cột nước thấp.
Bảo vệ chống luồng công suất ngược dựa vào cả rơle cơ khí và rơle điện.
V.10.2. Các bảo vệ cơ khí với tuabin hơi
Do việc phát nóng quá mức thường xảy ra ở vùng khí xả của tuabin hơi nên
đặt cảm biến nhiệt độ tại khu vực này có thể phát hiện được hiện tượng luồng công
suất ngược, cảm biến nhiệt độ này chỉ sử dụng để cảnh báo và không sử dụng là bảo
vệ chính.
Các cảm biến giám sát vị trí các van hơi có thể sử dụng để chỉ báo vị trí van
hơi đang đóng, tương ứng với việc mất áp lực hơi. Do số lượng van hơi rất nhiều
đối với các máy phát lớn nên cần yêu cầu đồng thời tất cả các van này ở vị trí đóng
mới xác thực được hiện tượng mất áp lực hơi; tuy nhiên việc hiệu chỉnh các cảm
biến vị trí để cùng làm việc chính xác sẽ khá phức tạp.
Một giải pháp khác là đo chênh lệch áp suất giữa đầu vào và ra của tuabin cao
áp có khả năng phát hiện tốt luồng công suất ngược.
Do các bảo vệ cơ khí này có độ tin cậy và tính chính xác không cao nên bảo vệ
cơ khí luôn phải kết hợp với bảo vệ điện để xác thực việc mất nguồn năng lượng sơ
cấp trước khi ra lệnh cắt máy cắt.
V.10.3. Các bảo vệ theo đại lượng điện
Các rơle điện dựa vào dòng công suất ngược chạy vào máy phát, độ lớn dòng
công suất ngược này tùy thuộc vào ma sát, tổn hao do tuabin hoạt động như máy
nén và tổn hao điện trong máy phát. Công suất ngược này phụ thuộc vào thiết kế và
chủng loại tuabin (Tuabin nước, hơi, khí, diesel) và có thể chỉ chiếm một vài phần
trăm của công suất tác dụng định mức của máy phát (Máy phát thủy điện) hoặc có
thể lên tới 100% với một số loại tuabin hơi. Để phát hiện được các luồng công suất
ngược rất nhỏ thì sai số đo lường phải rất nhỏ, do vậy có thể sử dụng BU & BI đo
lường cho chức năng bảo vệ này.
Rơle chống luồng công suất ngược thường đặt có thời gian trễ để tránh hoạt
động sai do các biến động ngắn hạn. Mặt khác trong chế độ hòa đồng bộ hoặc dao
động điện có thể xảy ra hiện tượng luồng công suất ngược và do đó cần phải làm trễ
bảo vệ để tránh rơle tác động trong trường hợp này. Tuy nhiên khi van dừng khẩn
cấp của tuabin đã tác động (Emergency stop valve) thì chức năng 32R nên được rút

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 250
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

ngắn thời gian trễ, rơle thực hiện logic này bằng cách nhận tín hiệu từ van khẩn cấp
qua đầu vào nhị phân và kích hoạt rút ngắn thời gian.
V.11. Bảo vệ chống chạm đất cuộn dây rotor
Mạch cấp điện cho cuộn dây rotor không nối đất nên khi xảy ra sự cố chạm đất
một điểm sẽ không gây nguy hại gì cho máy phát. Tuy nhiên nếu đã có điểm sự cố
thứ nhất thì rất nhiều khả năng sẽ kéo theo điểm sự cố thứ hai, điểm chạm đất thứ
hai sẽ nối tắt một số vòng dây của cuộn rotor, gây ra dòng điện lớn chạy trong thân
rotor qua hai điểm chạm đất; từ trường trong khe hở rotor - stator bị lệch, tạo ra các
mô men xoắn, gây rung động cơ khí, hư hại tới rotor và ổ đỡ (Ổ bi, ổ bạc), méo
sóng điện áp, …
Chức năng bảo vệ chống chạm đất cuộn dây rotor thường đưa ra tín hiệu cảnh
báo nếu có điểm chạm đất thứ nhất, tuy nhiên khi đó bắt buộc phải có thêm thiết bị
giám sát độ rung và có khả năng gửi tín hiệu cắt máy phát nếu độ rung quá mức cho
phép.
Có một số phương thức bảo vệ để chống lại dạng sự cố này và chủ yếu dựa
trên nguyên lý bơm thêm nguồn phụ vào mạch rotor.
V.11.1. Phương pháp bơm nguồn phụ xoay chiều (ac)

Hình 5.67. Phương pháp bơm nguồn phụ xoay chiều

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 251
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Điện áp xoay chiều được bơm vào mạch rotor cùng với một rơle quá dòng đấu
nối tiếp (Rơle 64F). Tụ C có tác dụng hạn chế dòng qua rơle khi có sự cố chạm đất
và cách ly giữa mạch rotor điện áp một chiều và mạch bơm nguồn áp xoay chiều.
Ở chế độ bình thường, dòng điện chạy qua rơle gồm hai thành phần:
- Thành phần dòng điện dung chạy qua điện dung của cuộn rotor so với đất
- Thành phần dòng rò thông qua cách điện của rotor (Tuy nhiên thành phần
này có giá trị rất nhỏ)
Dòng điện khởi động của rơle cần đặt lớn hơn tổng hai thành phần dòng điện
trên đây. Khi sự cố chạm đất xảy ra thì các điện dung của cuộn dây rotor bị nối tắc
thông qua điện trở của điểm sự cố, dòng điện qua rơle tăng lên và rơle khởi động.
Phương pháp này có nhược điểm là rơle sẽ vận hành tốt hay không hoàn toàn
tùy theo chế độ nối đất của cuộn dây rotor. Thông thường dòng điện chạy xuống đất
sẽ đi qua khu vực ổ bi của trục quay (Hình 5.68), tức là đi qua màng dầu ổ bi. Tuy
nhiên màng dầu ổ bi có tính chất cách điện và dòng điện sẽ rất nhỏ không đủ độ
nhạy để rơle khởi động, vấn đề này có thể khắc phục bằng cách tăng điện áp xoay
chiều bơm vào, đủ để chọc thủng màng dầu dẫn dòng điện xuống đất. Phương pháp
tăng điện áp xoay chiều lại gây ra vấn đề khác đó là có dòng điện rò liên tục đi qua
ổ bi và có thể gây ăn mòn điện hóa mạnh; giải pháp triệt để hơn cả là sử dụng chổi
than nối đất, tạo đường dẫn tin cậy về đất.

Hình 5.68. Một số kiểu chổi than hổi than nối đất

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 252
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong quá trình vận hành nếu chổi than nối đất bị hở mạch (Brush lift‑ off) sẽ
dẫn tới hiện tượng có dòng tản gây ăn mòn điện hóa các ổ trục.

Hình 5.69. Đường dẫn của dòng điện tản khi hở mạch chổi than

Chức năng này hoạt động dựa trên nguyên lý khi chổi than nối đất trục rotor bị
hở mạch sẽ làm điện dung của cuộn rotor giảm mạnh.
V.11.2. Phương pháp bơm nguồn phụ một chiều (dc)

Hình 5.70. Phương pháp bơm nguồn phụ xoay chiều

Phương pháp bơm nguồn phụ một chiều có ưu điểm là không có dòng điện rò
qua điện dung của cuộn rotor và đất, do vậy có thể cài đặt với dòng điện khởi động
nhỏ và rơle có độ nhạy cao hơn.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 253
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Sơ đồ dùng nguồn phụ DC có nhược điểm là có thể vẫn có dòng điện qua các
điện dung cuộn rotor - đất khi máy phát khởi động hoặc trong các tình huống mà
dòng kích từ thay đổi đột ngột (Cường hành kích thích, tăng/ giảm đột ngột dòng
kích từ, …). Lý do có dòng điện qua điện dung là do khi điện áp kích từ thay đổi sẽ
có dòng điện nạp cho các tụ ký sinh, dòng điện này sẽ bằng 0 khi các tụ ký sinh
được nạp đầy.
Với sơ đồ DC: Cực tính nguồn phụ cần được đấu nối theo sơ đồ cộng với điện
áp kích từ (Cực “+” nguồn DC nối tới cực “-” của điện áp kích từ).
Nếu không theo phương thức này thì sơ đồ bảo vệ sẽ có 1 điểm chết trên cuộn
dây rotor không thể phát hiện chạm đất: Là điểm mà tại đó điện áp DC bằng nhưng
ngược chiều với điện áp kích từ.
Để tránh nhược điểm còn tồn tại điểm chết của sơ đồ trên, sơ đồ bảo vệ phát
hiện chạm đất 100% cuộn dây rotor được thực hiện như sau:

Hình 5.71.

Sơ đồ mạch cầu gồm 2 điện trở R1, R2 và điện trở phi tuyến (Có điện trở thay
đổi tùy theo điện áp đặt vào). Khi có sự cố chạm đất sẽ có điện áp đặt vào rơle 64G
và rơle sẽ cảnh báo.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 254
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Sơ đồ này về nguyên tắc có điểm chết khi điểm chạm đất tạo thành cầu cân
bằng với các điện trở R2 và {R1+Rphi tuyến}. Do điện áp kích từ được điều chỉnh tùy
theo phụ tải trong ngày nên điện áp đặt vào điện trở phi tuyến thay đổi, dẫn tới giá
trị Rphi tuyến cũng thay đổi và điểm chết sẽ không cố định. Do điểm chết thay đổi theo
phụ tải ngày nên dễ dàng phát hiện được sự cố chạm đất cho 100% cuộn dây rotor.
So sánh hai phương án bơm nguồn phụ cho thấy:
- Phương pháp bơm nguồn xoay ac chiều không bị ảnh hưởng của quá độ dòng
dc trong mạch kích từ.
- Hệ thống bơm nguồn một chiều dc dễ bị cảnh báo nhầm do quá độ dc, dẫn
tới người vận hành có thể không lưu tâm và tạo ra nguy cơ có sự cố thực mà không
được phát hiện.
V.12. Bảo vệ quá từ thông lõi từ (V/f)
V.12.1. Nguyên nhân gây quá từ thông mạch từ và hệ quả
Các máy phát, máy biến áp, động cơ điện đều sử dụng lõi từ và cần có từ
thông chạy trong lõi từ để vận hành. Lõi từ của các thiết bị đều được thiết kế với tiết
diện đủ để chứa lượng từ thông ứng với tải định mức cộng thêm một phần dự trữ;
hiện tượng quá từ thông xảy ra khi từ thông trong lõi từ vượt quá mức thiết kế. Từ
thông trong lõi từ tỷ lệ với tỷ số V/f, do đó các bảo vệ hiện nay đều dựa trên tỷ số
này.
Quá từ thông xảy ra khi điện áp tăng cao tại tần số định mức hoặc khi điện áp
định mức nhưng tần số giảm thấp hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên; do đó trong các
bộ điều khiển kích từ luôn tích hợp chức năng tự động điều chỉnh dòng kích từ đảm
bảo tỷ số V/f, không xét tới giá trị điểm đặt điện áp của bộ điều khiển trong quá
trình khởi động hoặc cắt tổ máy. Khi quá từ thông xảy ra sẽ gây hiện tượng phát
nóng do dòng xoáy và hiện tượng từ trễ làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Tổn hao do
dòng xoáy tỷ lệ với mật độ từ thông và bình phương của tần số, tổn hao từ trễ tỷ lệ
theo hàm mũ của 1.5 ÷ 2.5 với mật độ từ thông tùy theo loại vật liệu; lõi từ được
ghép lại từ các lá thép mỏng để giảm tổn hao do dòng xoáy.
Khi xảy ra hiện tượng quá từ thông, lõi từ bị bão hòa sẽ dẫn tới từ thông móc
vòng ra các kết cấu lân cận. Việc phát nóng lõi thép tới mức có thể gây hư hại các lá
thép cần mức độ quá từ thông rất lớn và diễn ra trong thời gian dài, tuy nhiên khi từ
thông móc vòng ra các kết cấu lân cận sẽ nhanh chóng gây hư hại do hiệu ứng nhiệt
vì các kết cấu này không được ghép lại từ các lá thép mỏng.
Với máy phát điện khi xả ra quá từ thông sẽ gây quá nhiệt ở khu vực cạnh lõi
thép cuộn dây stator, đồng thời dòng cảm ứng lớn trong các lá thép có thể tạo ra
chênh lệch điện áp lớn giữa các lá thép tới mức có thể phá hỏng cách điện giữa các

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 255
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

lá thép này.

Hình 5.72. Hư hỏng do quá từ thông khu vực cạnh lõi từ stator

V.12.2. Các bảo vệ và tính toán chỉnh định


Các tiêu chuẩn hiện nay không qui định cụ thể về giới hạn tỷ số V/f đối với
máy phát hay MBA, tuy nhiên việc qui định giới hạn điện áp tại tần số định mức
tương ứng với việc qui định giới hạn V/f dài hạn cho phép. Ví dụ tiêu chuẩn cho
phép thiết bị vận hành với điện áp thay đổi trong dải ±5%, tương ứng với việc cho
phép tỷ số V/f dài hạn lớn nhất là 1.05 (pu). Các máy phát và MBA có thể chịu
được mức độ quá từ thông trong thời gian ngắn hạn, tùy theo mức độ tăng nhiệt của
các phần tử theo thiết kế của nhà sản xuất; do thiết kế của các nhà sản xuất không
giống nhau nên không thể chuẩn hóa giới hạn quá từ thông ngắn hạn này. Do vậy
nên sử dụng số liệu cung cấp từ nhà sản xuất khi cài đặt các thiết bị bảo vệ.
Phương thức bảo vệ quá từ thông lõi từ cho máy phát có thể dựa theo rơle tác
động theo đại lượng V/f đặt tại đầu cực máy phát, hoặc dựa trên các mạch giới hạn
tỷ số V/f tích hợp trong các bộ tự động điều chỉnh điện áp hoặc sử dụng rơle giám
sát dòng kích từ và điện áp.
V.12.2.1. Các bộ giới hạn tỷ số V/f
Bộ giới hạn tỷ số V/f được tích hợp trong hầu hết các hệ thống kích từ của các
máy phát công suất vừa và lớn. Bộ giới hạn đo điện áp và tần số tại đầu cực máy
phát và điều chỉnh dòng kích từ đảm bảo máy phát không vận hành vượt quá tỷ số
V/f qui định. Các bộ giới hạn hiện đại cho phép quá từ thông diễn ra trong một
khoảng thời gian nhất định theo đặc tính phụ thuộc, việc sử dụng bộ giới hạn với
đặc tính độc lập sẽ ngăn cản việc tối ưu đáp ứng của máy phát trong các tình huống
khẩn cấp. Thời gian trễ của bộ giới hạn cần nhỏ hơn thời gian làm việc của các rơle
V/f để tránh các rơle V/f cắt máy phát trong giai đoạn bộ giới hạn đang điều chỉnh.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 256
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

V.12.2.2. Rơle tác động theo tỷ số V/f (Chức năng 24)


Rơle V/f sử dụng để bảo vệ chống quá từ thông cho máy phát, máy biến áp
tăng áp và máy biến áp tự dùng lấy tín hiệu từ đầu cực máy phát.

Hình 5.73.

Đặc tính làm việc của rơle có thể chọn là loại độc lập hoặc phụ thuộc, tuy
nhiên đặc tính phụ thuộc phù hợp hơn vì cho phép mức độ quá từ thông ngắn hạn
linh động hơn. Giá trị khởi động của chức năng 24 này dựa trên tỷ số V/f thấp nhất
của các thiết bị nối chung (Máy phát, máy biến áp tăng áp, máy biến áp tự dùng).
Với các máy phát điện giá trị giới hạn V/f là 105% tại mọi chế độ tải, do đó
giá trị khởi động đặt cao hơn 105% + dự phòng (Bao gồm sai số rơle + sai số BU +
một phần dự phòng).
V.13. Bảo vệ theo tần số (81O, 81U)
V.13.1. Ảnh hưởng của tần số tới máy phát và tuabin và hệ thống kích từ
V.13.1.1. Ảnh hưởng tới các máy phát điện
Vấn đề tần số thấp hơn định mức gây các ảnh hưởng nhiều hơn so với vận
hành ở tần số cao vì có thể nhanh chóng điều chỉnh giảm công suất phát để điều
chỉnh lại tần số. Khi tần số cao tốc độ trục quay tăng và hiệu quả làm mát tốt hơn,
tăng khả năng mang tải của máy phát., tuy nhiên khi khi máy phát vận hành với
kích từ ở chế độ điều chỉnh tay thì việc tăng tốc độ kéo theo điện áp đầu cực máy
phát cũng tăng.
Khi tần số thấp cần giải pháp điều chỉnh mang tính hệ thống, bản thân máy
phát không thể điều chỉnh toàn bộ tần số của hệ thống. Tốc độ quay giảm sẽ làm
giảm hiệu quả làm mát do đó cần giảm tải tương ứng và giảm điện áp để tránh quá
từ thông. Khi tốc độ máy phát giảm tới 90 ÷ 95% tốc độ định mức thì bắt buộc phải
giảm cả điện áp và dòng điện, do vậy công suất phát sẽ ra sẽ giảm tỷ lệ với bình
phương của tốc độ.
Một hệ thống vận hành ở tần số thấp tương ứng với đang thiếu công suất, các
máy phát đều phải tăng công suất phát, các bộ kích từ phải tăng kích từ để duy trì

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 257
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

điện áp, do đó khả năng vận hành ở tần số thấp ngắn hạn một phần còn phụ thuộc
vào giới hạn của hệ thống kích từ. Các tiêu chuẩn hiện nay không qui định giới hạn
tần số thấp cho các máy phát, do đó nên sử dụng các thông số này từ nhà sản xuất.
V.13.1.2. Ảnh hưởng tới các tuabin hơi
Các tuabin hơi chịu ảnh hưởng nhiều hơn so với máy phát khi tần số thấp do
phải tránh hiện tượng cộng hưởng cơ khí với các cánh tuabin, hiện tượng cộng
hưởng này gây nguy hiểm nhiều hơn cho các vùng cánh dài áp suất thấp. Nhà sản
xuất hệ thống tuabin cần cung cấp các giới hạn thời gian vận hành cho phép tại các
mức tần số thấp.
Khi máy phát vận hành với tải mất cân bằng sẽ gây ra thành phần mô men cản
TTN (Với tần số 100Hz), các mô men cản này sẽ gây ảnh hưởng tích lũy tới tuabin.
V.13.1.3. Ảnh hưởng tới các tuabin khí
Các tuabin khí cũng chịu ảnh hưởng của hiện tượng cộng hưởng khi tần số
thấp. Một vấn đề khác là khi vận hành với tần số thấp là gây suy giảm mạnh công
suất đầu ra do giảm dòng khí chạy qua tuabin, khi lượng khí chạy qua suy giảm sẽ
làm giảm hiệu quả làm mát dẫn tới tuabin có thể bị cắt ra do quá nhiệt. Khi vận
hành ở tốc độ quay thấp các tuabin có thể dễ rơi vào trạng thái thất tốc do luồng hơi
suy giảm đột ngột do hiện tượng xung động máy nén (Compressor surge), hiện
tượng xung động máy nén còn gây các dao động nhanh về áp suất và dòng chảy,
tăng nhiệt độ và gây phá hủy về mặt cơ khí.
V.13.1.4. Ảnh hưởng tới các tuabin máy phát thủy điện
Các tuabin máy phát thủy điện khi mất tải đột ngột có thể làm tốc độ tăng tới
130 ÷ 150% do có khối lượng và quán tính lớn, do đó với tuabin này vấn đề cần
quan tâm là quá tốc độ hơn là ảnh hưởng của tần số thấp. Với các tuabin hơi khi xảy
ra quá tốc độ các van hơi sẽ đóng rất nhanh để hạn chế luồng hơi vào tuabin, do đó
hạn chế quá tốc độ, với các tuabin nước nếu đóng nhanh cửa nước sẽ gây hiện
tượng búa nước (Waterhammer) có thể phá hủy ống dẫn nước áp lực, do quá trình
đóng cửa nước chậm nên tốc độ tuabin có thể tăng tới 150%.
Các máy phát thủy điện được trang bị bảo vệ chống vượt tốc, nhưng khuyến
cáo vẫn sử dụng rơle tần số như bảo vệ dự phỏng. Rơle tần số dự phòng cần làm
việc với thời gian trễ để đảm bảo các bộ điều tốc có đủ thời gian hoạt động, bảo vệ
này nếu tác động sẽ đưa tín hiệu đóng các cửa nước khẩn cấp.
Thêm vào đó các rơle quá tần số có thể cài đặt để tác động cắt máy cắt đầu cực
nếu phụ tải không cho phép độ lệch tần số quá lớn. Các máy phát cực ẩn thường
rơle quá tần số chỉ có tín hiệu cảnh báo, việc xử lý quá tần số do bộ điều tốc và
người vận hành đảm nhiệm.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 258
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

V.13.1.5. Ảnh hưởng của tần số tới hệ thống kích từ


Ảnh hưởng của tần số tới hệ thống kích từ tùy thuộc kiểu kích từ và trạng thái
điều khiển tự động hay điều khiển bằng tay. Các hệ thống kích từ tĩnh, nguồn kích
từ lấy từ hệ thống độc lập hầu như không bị ảnh hưởng của tần số thấp. Khi kích từ
ở chế độ vận hành bằng tay, nếu tần số giảm sẽ làm giảm điện áp đầu cực của máy
phát.
V.13.2. Bảo vệ theo tần số
Cấp bảo vệ tần số thấp đầu tiên là hệ thống tự động sa thải phụ tải, nhiệm vụ
của hệ thống sa thải phụ tải là cắt tải theo các đợt với mục đích nhanh chóng ngăn
chặn suy giảm tần số và dần dần đưa tần số trở về gần định mức; trong quá trình đó
các điều độ viên sẽ thực hiện các thao tác điều khiển trên hệ thống để khôi phục tần
số.
Hệ thống sa thải phụ tải được chia thành nhiều đợt, sa thải để đảm bảo cân
bằng công suất trên hệ thống, tuy nhiên do tính đa dạng của tải và nguồn trong vận
hành nên không thể đảm bảo luôn sa thải chính xác lượng công suất cần thiết. Vì lý
do đó cần thiết phải đặt các bảo vệ tần số thấp tại các máy phát để kịp thời cắt máy
phát tránh các nguy hiểm cho tuabin, mặc dù việc cắt máy phát có thể làm tăng
nguy cơ tan rã hệ thống.
Các bảo vệ tần số thấp được đặt với nhiều cấp tác động với thời gian trễ khác
nhau, thông số cài đặt cần giới hạn của nhà sản xuất tuabin.
Ví dụ giới hạn vận hành ở tần số thấp với tuabin hơi theo tiêu chuẩn IEEE
C37.106 (IEEE Guide for Abnormal Frequency Protection for Power Generating
Plants).

Hình 5.74.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 259
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

V.14. Bảo vệ thấp kích từ


Khả năng nhận công suất phản kháng của máy phát bị giới hạn bởi nhiều yếu
tố, thể hiện trên đặc tính công suất phát. Căn cứ theo đặc tính này kích từ không thể
duy trì ở mức thấp vì sẽ gây các nguy cơ tiềm ẩn tới máy phát và hệ thống.

Hình 5.75. Đặc tính công suất phát của máy phát và bảo vệ mất kích từ

Điện áp cho phép vận hành nhỏ nhất của máy phát là 95% điện áp định mức,
do vậy máy phát không thể giảm quá thấp kích từ để nhận công suất phản kháng.
Khi vận hành với kích từ thấp sẽ làm liên kết rotor và stator yếu đi, hệ thống dễ rơi
vào trạng thái mất ổn định.
Đặc tính của bảo vệ thấp kích từ chủ yếu dựa trên đặc tính công suất phát, các
giá trị cài đặt cao hơn khoảng 15 ÷ 20% so với giới hạn của đặc tính công suất phát.
Đồng thời cần phối hợp với bảo vệ khi mất kích từ, việc phối hợp với bảo vệ mất
kích từ để đảm bảo bảo vệ thấp kích từ kích hoạt trước khi xảy ra ra dao động điện
và máy phát nhận công suất phản kháng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 260
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

V.15. Hiện tượng mất đồng bộ


Hệ thống điện là hệ thống vận hành trong thời gian thực, đảm bảo cân bằng
giữa tổng công suất phát & tiêu thụ. Khi trạng thái này được duy trì thì tần số sẽ giữ
ở mức ổn định, theo qui định tần số có thể cho phép nằm trong khoảng 50±0,2 Hz.
Bất cứ thay đổi nào về nguồn phát hoặc tải đều dẫn tới thay đổi của tần số, các thay
đổi này xảy ra liên tục trong hệ thống, tuy nhiên do có các hệ thống tự động điều
chỉnh nên tần số được duy trì trong phạm vi cho phép. Trong trường hợp xảy ra các
biến động lớn: sự cố gần nhà máy, mất các đường truyền tải quan trọng, đóng cắt
các phụ tải lớn sẽ gây ra sự mất cân bằng đột ngột giữa công suất điện và công suất
cơ của tuabin (Được coi là không đổi). Sự mất cân bằng công suất trên trục rotor
máy phát làm cho tốc độ rotor sẽ thay đổi dẫn tới góc tương đối giữa rotor các máy
phát đang hoạt động cùng sẽ bị dao động; mặt khác dòng công suất tác dụng phụ
thuộc chủ yếu vào góc lệch tương đối của rotor các máy phát nên dòng công suất
tác dụng cũng bị dao động gây nên hiện tượng dao động điện (Power swing).
Hiện tượng dao động điện được coi là ổn định nếu sau một khoảng thời gian
hệ thống tự điều chỉnh để vận hành tại một trạng thái ổn định xác lập mới. Hệ thống
bị coi là mất ổn định nếu góc lệch giữa các rotor máy phát tiếp tục tăng lên (Trượt
so với nhau) và không đạt được trạng thái cân bằng mới. Như vậy dao động công
suất là nói trên phương diện hệ thống, còn trượt cực từ là hiện tượng dao động khi
nhìn từ phương diện máy phát.
Các hệ quả có thể xảy ra khi máy phát vận hành ở trạng thái mất đồng bộ do
dao động điện:
- Gây các mô men cơ khí tác động lên trục của hệ máy phát-tuabin theo các
chu kỳ dao động.
- Tốc độ quay của rotor và từ trường quay stator khác nhau sẽ dẫn tới dòng
cảm ứng trong cuộn dây rotor, trong cuộn cản. Nếu hiện tượng tồn tại lâu có thể gây
các nguy hiểm về nhiệt.
- Nếu tần số trượt cực từ gần với tần số cộng hưởng tự nhiên của hệ trục có thể
gây cộng hưởng cơ khí gây nguy hiểm.
- Từ thông tản tại khu vực cạnh lõi thép stator lớn gây quá nhiệt và hư hỏng lõi
thép
- Máy biến áp tăng áp chịu dòng lớn và lực điện động lớn.
Khi xảy ra hiện tượng dao động điện, giá trị tổng trở đo được tại đầu cực máy
phát sẽ diễn tiến trên mặt phẳng tổng trở như sau (Để đơn giản giả thiết sức động
của máy phát và hệ thống bằng nhau Eg = Es):

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 261
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 5.76.

Trong quá trình dao động, góc lệch giữa máy phát và hệ thống tăng dần lên,
điểm làm việc sẽ đi gần vào đường tổng trở, tại thời điểm góc lệch đạt 1800 thì điểm
làm việc chính là một điểm trên đường tổng trở, điểm này tương ứng với tâm dao
động điện của hệ thống.

Hình 5.77.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 262
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Nếu hiện tượng dao động có thể ổn định thì điểm làm việc sau khi đi vào gần
đặc tính từ một phía sẽ có xu hướng đi ra cùng phía (Đường màu xanh), ngược lại
nếu điểm làm việc đi vào một phía sau đó đi ra phía khác thì đó là dao động mất ổn
định (Đường đỏ).

Hình 5.78.

Bảo vệ chống hiện tượng mất đồng bộ hay trượt cực từ (Chức năng 78) dựa
trên việc giám sát quĩ đạo chuyển động của tổng trở đo được. Để có thể phát hiện
sớm hiện tượng dao động có thể sử dụng đặc tính tổng trở phát hiện dao động điện
phổ biến như sau:

Hình 5.79.

Logic để phát hiện dao động điện không ổn định có thể như sau:
- Dao động điện là hiện tượng 3 pha đối xứng: Thành phần dòng điện thứ tự
nghịch phải nhỏ hơn ngưỡng cho phép.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 263
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Có ghi nhận điểm làm việc đi vào và đi ra đặc tính ở hai phía khác nhau.
Khi số lần đi vào/đi ra đặc tính lớn hơn một số ngưỡng cho phép trong một
khoảng thời gian định trước thì rơle sẽ tác động vì nhận định đây là xảy ra dao động
điện không thể hồi phục (Mất ổn định).
V.16. Bảo vệ khi mất kích từ (40)
V.16.1. Nguyên nhân và phân tích ả̉̉̉nh hưởng tới máy phát
Ở chế độ bình thường dòng điện/điện áp kích từ được điều chỉnh để duy trì
điện áp đầu cực máy phát và phát công suất phản kháng vào hệ thống. Máy phát
mất kích từ có thể do các nguyên nhân như: Máy cắt kích từ bị mở không mong
muốn, cuộn kích từ bị nối tắt, cuộn kích từ bị hở mạch, hư hỏng của bộ điều khiển
kích từ, mất nguồn kích từ, phóng điện vành trượt. Việc mất một phần hoặc toàn bộ
kích từ gây hệ quả nghiêm trọng cho máy phát và hệ thống, do đó cần nhanh chóng
phát hiện. Khi mất kích từ máy phát trở thành máy điện không đồng bộ và nhận
công suất phản kháng từ hệ thống, lượng công suất phản kháng nhận có thể vượt
quá công suất định mức của máy phát. Bản ghi sự cố sau cho thấy một máy phát đã
nhận tới -167Mvar do mất kích từ trước khi bị cắt ra khỏi hệ thống:

Hình 5.80.

Do bị mất kích từ và nhận sự cố phản kháng dẫn tới làm phát nóng rotor do
dòng điện cảm ứng trong cuộn rotor, thân rotor, thanh chặn dây và vành chặn. Dòng
điện phản kháng lớn sẽ làm quá tải cuộn stator, đồng thời làm làm sụt giảm điện áp
cục bộ tại kết nối máy phát, có thể dẫn tới sụp đổ điện áp.
Xét 2 trường hợp chính khi mất kích từ là hở mạch kích từ và ngắn mạch kích
từ:
1. Khi hở mạch kích từ
Dòng điện kích từ trong cuộn rotor bằng không và không sinh ra sức điện
động trong của máy phát, khi đó máy phát sẽ nhận lượng lớn công suất phản kháng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 264
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

từ hệ thống để từ hóa lõi thép, đồng thời lượng công suất tác dụng phát ra bằng 0
dẫn tới rotor bắt đầu tăng tốc, máy phát nhanh chóng rơi vào trạng thái mất đồng bộ
do không còn liên kết giữa rotor và stator, dẫn tới bắt buộc phải cắt ra khỏi hệ
thống.
2. Khi ngắn mạch kích từ
Dòng điện trong cuộn kích từ nhanh chóng suy giảm, tốc độ suy giảm phụ
thuộc vào hằng số thời gian của mạch kích từ. Do dòng kích từ giảm dẫn tới sức
điện động trong của máy phát giảm đi và công suất phản kháng phát ra giảm dần và
máy phát chuyển dần sang trạng thái nhận công suất phản kháng từ hệ thống. Do
công suất tuabin không thể thay đổi ngay lập tức trong khi cường độ liên kết từ giữa
rotor và stator giảm đi dẫn tới góc lệch giữa từ trường quay (Góc vận hành δ) của
rotor và stator tăng lên. Khi góc lệch δ = 900 công suất điện phát ra đạt giá trị lớn
nhất nên khi dòng kích từ tiếp tục giảm sẽ làm giảm công suất điện phát ra dẫn tới
rotor bắt đầu tăng tốc và trở thành mất đồng bộ. Khi đó máy phát hoạt động như
một máy phát điện không đồng bộ với tốc quay lớn hơn đồng bộ và tăng dần, tiêu
thụ tăng dần công suất phản kháng, lượng công suất tác dụng phát ra giảm dần.

Hình 5.81.

Khi tốc độ quay rotor lớn hơn đồng bộ dẫn tới từ trường quay của stator lại
quét qua cuộn dây rotor và sinh ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây này do cuộn
kích từ này đang bị ngắn mạch. Dòng điện cảm ứng sẽ từ hóa cuộn kích từ dẫn tới
khôi phục lại được liên kết từ với stator, đồng thời tại thời điểm đó các bộ điều tốc
sẽ điều chỉnh giảm tốc tuabin, công suất điện phát ra tăng do đã có dòng điện trong
cuộn kích từ. Đến một thời điểm nào đó sẽ lập nên trạng thái cân bằng ổn định mới,
máy phát vận hành với tốc độ cao hơn đồng bộ, nhận công suất phản kháng và phát
công suất tác dụng, tuy nhiên lượng công suất tác dụng phát ra giảm nhiều. Toàn bộ
quá trình này không diễn ra ngay lập tức mà kéo dài nhiều giây.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 265
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Nếu máy phát mất kích từ khi đang đầy tải thì tốc độ trượt của máy phát khi đã
ổn định sẽ cao (Thường từ 2 ÷ 5%), nếu máy phát mất kích từ khi đang non tải thì
tốc độ trượt của máy phát khi đã ổn định sẽ rất thấp (Thường từ 0,1 ÷ 0,2%).
Hình 5.81 thể hiện diễn biến dòng điện, điện áp, công suất và góc vận hành
khi máy phát mất kích từ lúc đang mang đầy tải.
V.16.2. Bảo vệ mất kích từ (Loss of field - 40)
Khi máy phát mất kích từ sẽ chuyển sang chế độ nhận công suất phản kháng,
do đó nếu sử dụng một rơle tổng trở đặt tại đầu cực máy phát sẽ thấy điểm làm việc
di chuyển giữa góc phần tư số I và số IV trên mặt phẳng tổng trở
Bảo vệ mất kích từ phải có khả năng phát hiện mất kích từ cả khi máy phát ở
trạng thái non tải tới đầy tải. Kinh nghiệm cho thấy nếu máy phát mất kích từ khi
đang đầy tải thì điện kháng được khi vận hành ổn định thường lớn hơn X d' , nếu mất
kích từ khi đang non tải thì điện kháng đo được khi ổn định thường nhỏ hơn Xd.
Ví dụ diễn biến tổng trở khi máy phát bị mất kích từ trong các chế độ tải:

Hình 5.82.

Phương pháp đo tổng trở được sử dụng rất phổ biến cho bảo vệ chống mất
kích từ. Sơ đồ bảo vệ sử dụng rơle tổng trở, nhận tín hiệu điện áp và dòng điện đầu
cực máy phát để tính toán tổng trở. Rơle được cài đặt với hướng tác động nhìn vào
trong máy phát.

Hình 5.83. Sử dụng rơle tổng trở bảo vệ mất kích từ

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 266
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Tổng trở đầu cực máy phát được tính toán như sau:
U U2 U2 U 2 *( P  jQ) U 2 * P U 2 *Q
Z  *     j  R  jX
I S P  jQ P 2
 Q 2
P 2
 Q 2
P 2
 Q 2

Trong điều kiện làm việc bình thường, máy phát phát công suất tác dụng và
công suất phản kháng vào hệ thống, có nghĩa là cả R và X đều mang dấu dương và
điểm làm việc của rơle nằm ở góc phần tư thứ nhất của mặt phẳng tổng trở R-X.
Khi mất kích từ, máy phát nhận công suất phản kháng từ lưới và điện kháng X
nhìn từ rơle chống mất kích từ sẽ mang dấu âm. Kết quả là, tổng trở đầu cực máy
phát sẽ dịch chuyển đến góc phần tư thứ tư trên mặt phẳng R-X.
Với mức mang tải trước khi mất kích từ lớn, góc lệch của rotor sẽ tăng nhanh
và đạt tới điểm cuối của quĩ đạo tại lân cận giá trị tổng trở siêu quá độ dọc trục và
ngang trục ( X d" và X q" ). Hoàn toàn tương tự, với mức mang tải trước khi mất kích từ
nhỏ, góc lệch của rotor sẽ tăng chậm và hệ số trượt tại điểm cuối của quĩ đạo nhỏ.
Điểm cuối của đặc tính tổng trở sẽ nằm tại lân cận giá trị tổng trở dọc trục và ngang
trục của máy phát (Xd và Xq). Quĩ đạo điểm cuối của đặc tính tổng trở được thể hiện
trong hình sau:

Hình 5.84. Quĩ đạo điểm làm việc của rơle tổng trở khi máy phát mất kích từ

Nhìn chung có 2 phương pháp tiếp cận để phát hiện sự cố mất kích từ dựa trên
đo tổng trở: (1) Sử dụng đặc tính tổng trở MhO 2 vùng âm; (2) Sử dụng đặc tính
tổng trở MhO có miền dương và âm kết hợp phần tử định hướng công suất làm mục
đích giám sát.
V.16.2.1. Phương thức bảo vệ chống mất kích từ dựa theo đặc tính tổng trở âm
Ví dụ quĩ đạo làm việc khi máy phát bị mất kích từ và rơi vào chế độ làm việc
mất đồng bộ:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 267
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 5.85. Đặc tính của rơle tổng trở hai miền âm bảo vệ mất kích từ

Đặc tính làm việc của rơle tổng trở MhO hai vùng âm trong mặt phẳng tổng
trở là 1 vòng tròn có đường kính bằng Xd và dịch theo trục X một khoảng –X’d/2 như
hình trên. Đặc tính này được xác định dựa theo các phân tích sau đây:
- Khi xảy ra dao động điện hoặc mất đồng bộ với trường hợp cực đoan là hệ
thống có công suất vô cùng lớn, tổng trở hệ thống coi bằng 0, khi đó tâm dao động
điện nằm chính giữa điện kháng X’d của máy phát. Do đó cả hai đặc tính đặc tính
tổng trở âm này đều được cài đặt dịch đi một khoảng là –X’d/2.

Hình 5.86.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 268
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Đối với các máy phát điện cỡ lớn hiện nay: Xd thông thường có giá trị từ 1,5
pu đến xấp xỉ 2 pu và miền làm việc của rơle chống mất kích từ phải lớn hơn Xd
này. Tuy nhiên, đặc tính bảo vệ mở rộng sẽ cần đặt thời gian làm việc trễ để tránh
tác động nhầm trong các trường hợp quá độ. Để tăng độ nhạy cho bảo vệ, đặt thêm
một vùng bảo vệ giới hạn nhỏ hơn với đặc tính có đường kính giảm xuống còn 1pu.
Vùng với đặc tính giới hạn này có thể phát hiện mất kích từ khi máy phát ở trạng
thái mang 100% tải cho tới mức mang tải 30%. Vậy đặc tính được chia thành hai
vùng: Vùng 1 có đường kính 1 pu & vùng 2 có đường kính là Xd.
V.16.2.2. Phương thức bảo vệ chống mất kích từ dựa theo đặc tính tổng trở kết hợp
phần tử định hướng

Hình 5.87. Đặc tính của rơle tổng trở kết hợp phần tử định hướng công suất

Sơ đồ này ứng dụng 2 vùng MhO (Có một vùng dương) và một vùng định
hướng để phát hiện sự cố mất kích từ. Ngoài ra còn kết hợp thêm phần tử điện áp
thấp.
- Vùng 1: Có giá trị cài đặt mở rộng tới 1,1*Xd và dịch so với gốc tọa độ một
khoảng . Vùng 1 cho phép cài đặt thời gian cắt nhanh, thông thường giá trị

thời gian trễ là 0,1 giây.


- Vùng 2: Cài đặt phối hợp với giới hạn ổn định tĩnh và khâu giới hạn thấp
kích từ. Trong trường hợp vận hành bất thường có kích từ thấp (Có thể xảy ra do
trục trặc của khâu giới hạn kích từ thấp) vùng 2 sẽ đưa ra tín hiệu cảnh báo để người
vận hành có thể xử lý tình huống và sẽ tác động sau khoảng thời gian 10 giây ÷ 1
phút nếu như không không thể khôi phục trạng thái bình thường (Giá trị thường đặt
là 1 phút). Phần dương của đặc tính vùng 2 được lấy bằng tổng trở phía trước máy
phát (Qui đổi về hệ đơn vị tương đối theo công suất máy phát). Tổng trở này gồm

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 269
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

tổng trở máy biến áp tăng áp đầu cực và tổng trở hệ thống (Tổng trở hệ thống xét
khi nguồn yếu, một đường dây tách khỏi vận hành).
- Phần tử điện áp thấp: Trong trường hợp xuất hiện cả điện áp thấp, thì đó là
chỉ báo của trạng thái mất kích từ thật và hệ thống dễ rơi vào trạng thái sụp đổ, khi
đó phần tử điện áp thấp sẽ gia tốc cho thời gian vùng 2 chỉ còn từ 0,25 ÷ 1 giây (Giá
trị nhỏ dùng khi đặt tính tác động chỉ có một vùng, giá trị lớn dùng khi đặc tính tác
động có 2 vùng). Ngưỡng khởi động của rơle điện áp thấp có thể đặt trong khoảng
0,8 ÷ 0,9 điện áp định mức.

Hình 5.88. Cài đặt giá trị cho phần tử định hướng công suất

- Phần tử định hướng: Do vùng 2 có phần đặc tính dương nên cần có phần tử
định hướng công suất để tránh tác động nhầm. Vùng định hướng được cài đặt để
phối hợp với công suất phản kháng phát tối đa (Thường cài đặt tới hệ số công suất
0,95 vượt trước) và vùng hoạt động được cài đặt để “nhìn vào” máy phát để tránh
tác động sai trong trường hợp sự cố ngoài. Thông thường góc ngiêng của đặc tính
này khoảng từ 100 ÷ 200, giá trị cài đặt thường lấy là 130.
V.17. Hòa đồng bộ các máy phát điện
V.17.1. Các ảnh hưởng tới máy phát và máy biến áp tăng áp
Hòa đồng bộ là quá trình cần thiết để đưa máy phát vào làm việc cùng hệ
thống hoặc để để kết nối giữa hai đường dây điện. Yêu cầu của quá trình hòa đồng
bộ phải đảm bảo dòng điện cân bằng trong lúc hòa đồng bộ phải nhỏ nhất để không
gây biến động đến hệ thống tại khu vực hòa, giảm thiểu sụt áp và dao động công
suất, giảm thiểu chấn động cơ khí tới máy phát đang được hòa vào đường dây.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 270
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hệ Máy
cắt
thống

Bộ điều khiển
BU BU kích từ
Hz Hz

V V
Điều chỉnh
Đồng bộ kế điện áp
đặt để Điều chỉnh
tăng/ giảm năng
Bộ điều lượng vào
khiển hòa điện áp
tuabin

Bộ điều tốc
Điều chỉnh thay đổi điểm đặt
để tăng/ giảm tốc độ (công
suất phát)

Hình 5.89.

Trong quá trình hòa đồng bộ cho phép có sai lệch với các thông số cần kiểm
tra để giảm thời gian chờ đợi hòa:

Thông số Giá trị cho phép


Độ lệch điện áp 0÷5%
Góc lệch ± 100
Tần số trượt 0.1 Hz

Để đảm bảo công suất đi ra từ máy phát khi hòa, giảm chấn động cơ khí thì
khi hòa nên để tần số của máy phát cần cao hơn một chút so với tần số đường dây,
tránh rơle công suất ngược cắt máy phát khi hòa đồng bộ. Đồng thời để điện áp máy
phát có thể cao hơn một chút so với điện áp đường dây tránh gây sụt áp khi hòa do
tiêu thụ Q từ hệ thống
Trong quá trình hóa nếu các thông số có sai lệch lớn sẽ gây ảnh hưởng:
- Nếu độ lệch góc lớn sẽ gây dao động công suất và rung máy phát, tạo ra
nguy hiểm về mặt cơ khí cho cánh rotor khi phải tăng/giảm tốc đột ngột, làm giảm
tuổi thọ trục máy phát, lệch tâm ổ trục. Một vấn đề cần quan tâm là hiện tượng cộng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 271
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hưởng, khuyếch đại mô men xoắn với các tuabin nhiều tầng có thể làm nứt gãy trục
tuabin.
Dòng điện khi hòa lớn có thể làm méo cuộn dây, xô lệch lá thép lõi từ do ảnh
hưởng của lực điện động. Lực điện động tỷ lệ với bình phương dòng điện sẽ có thể
làm cuộn dây MBA tăng áp bị xô lệch, số liệu thực tế cho thấy (Của tổ chức EPRI)
khi hòa máy phát nhiệt điện với hệ thống 500kV với độ lệch 12 độ tương đương
việc ngay lập tức đặt một một lượng tải 150% vào trục tuabin-máy phát.
- Nếu độ lệch tần số lớn: Công suất P sẽ đi ra nếu tần số máy phát cao hơn và
ngược lại.
- Nếu độ lệch điện áp lớn: Khi điện áp máy phát cao hơn đường dây thì ngay
sau khi hòa máy phát sẽ phát công suất phản kháng Q và hệ quả có thể gây quá độ
điện áp. Nếu điện áp máy phát thấp hơn hệ thống thì máy phát sẽ nhận công suất
phản kháng từ hệ thống và dễ gây sụt áp cục bộ.
V.17.2. Rơle kiểm tra đồng bộ (25)
Rơle kiểm tra đồng bộ được nối với mạch đóng máy cắt để kiểm tra các điều
kiện đồng bộ.

Tuabin 1

Điều chỉnh Điều chỉnh Rơle kiểm


tốc độ điện áp tra đồng bộ
(25)
Bộ điều khiển hòa
(ký hiệu 25A)

Hình 5.90.

Các rơle thế hệ cũ chỉ có tính năng kiểm tra góc và tốc độ trượt, giá trị cài đặt
là góc đóng lớn nhất cho phép, ví dụ khi cài đặt 300 tương ứng với việc sẽ cho phép
đóng máy cắt khi góc lệch điện áp nằm ±300, đồng thời yêu cầu tần số trượt nằm
trong giới hạn cho phép. Để thực hiện việc kiểm tra độ lệch góc và tần số trượt cần
đưa tín hiệu điện áp từ hệ thống và máy phát vào rơle. Do đó nếu máy phát được
thiết kế để cung cấp cho tải độc lập hoặc khởi động đen sau các sự cố rã lưới cần có
khóa nối tắt rơle kiểm tra đồng bộ này.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 272
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hệ thống

BU 27 59 BU
Tiếp điểm thường đóng
27
25 Tiếp điểm thường mở
43
27 59 43: khóa hòa ở vị trí “Đóng”

Hình 5.91.

Tuy nhiên nếu khóa nối tắt này bị để sai vị trí sẽ gây nguy hiểm do vô hiệu
hóa chức năng kiểm tra đồng bộ, để tránh nhầm lẫn sử dụng thêm rơle điện áp thấp
(27) và rơle điện áp cao (59):
- Rơle điện áp thấp: Xác nhận thanh góp hệ thống không có điện
- Rơle điện áp cao: Xác nhận phía máy phát có điện
Khi hai điều kiện trên đạt đủ thì điện áp từ máy phát được cấp tới cả hai phía
của rơle 25 để rơle cho phép đóng máy cắt hòa.

Hình 5.92.

Nên có sự giám sát của nhân viên vận hành trong các trường hợp định nốt tắt
chức năng kiểm tra đồng bộ, tránh việc nhầm lẫn khi đứt cầu chì BU.
Các chức năng phổ biến của rơle kiểm tra hòa đồng bộ bao gồm:
- Giám sát góc pha (Với độ chính xác cho phép ±10)
- Giới hạn tần số trượt: Là chức năng quan trọng, các thiết bị hiện nay đều cho
phép đo trực tiếp tần số trượt. Khi tần số trượt lớn quá sẽ gây chấn động khi hòa
đồng bộ, ngược lại nếu tần số trượt nhỏ sẽ làm thời gian hòa đồng bộ kéo dài. Cho
phép cài đặt cả hệ số trượt âm, ví dụ từ {0 ÷ 0.1 Hz} hoặc {-0.08 ÷ 0 Hz}

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 273
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Khởi phát lệnh đóng vượt trước (Đoán trước thời điểm đóng): Bộ điều khiển
hòa gửi lệnh đóng máy cắt trước một khoảng nào đó để đảm bảo tiếp điểm MC
đóng tại vị trí góc lệch 00.
Công thức tính góc vượt trước: 𝛿 (độ) = 360 × 𝑇ầ𝑛 𝑠ố 𝑡𝑟ượ𝑡 (𝐻𝑧) × 𝑡(𝑔𝑖â𝑦)
Trong đó: Tần số trượt do rơle đo trực tiếp; t: Thời gian trễ của quá trình đóng
máy cắt, bao gồm: Thời gian đóng MC, thời gian trễ của rơle kiểm tra đồng bộ, các
thời gian trễ khác của mạch đóng.
Các rơle hiện nay có thể cho phép góc vượt trước nhỏ tới ± 0,50

Hình 5.93.

- Giới hạn điện áp lớn nhất/ nhỏ nhất: Giới hạn dải điện áp cho phép thực hiện
thao tác hòa đồng bộ. Các rơle đều cho phép cài đặt dải giới hạn riêng cho máy phát
và cho phía hệ thống
- Giới hạn độ lệch điện áp lớn nhất: cài đặt độ lệch lớn nhất cho phép khi hòa.
- Ưu tiên kiểm tra điện áp máy phát (Generator Voltage Priority): Khi chức
năng này được lựa chọn thì rơle sẽ duy trì điện áp máy phát cao hơn phía hệ thống
khi hòa, tránh sụt áp và tiêu thụ Q từ phía đường dây.
- Bù góc dịch pha do biến áp tăng áp: Bộ điều khiển hòa cần đo điện áp máy
phát và đường dây, nếu điện áp đo tại đầu cực & hòa tại phía cao áp MBA tăng áp
(Y/Δ) sẽ xuất hiện góc lệch pha điện áp.

Hệ thống

Y0/Δ
BU BU
25

Hình 5.94.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 274
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong trường hợp này rơle cần có chức năng bù góc lệch pha do tổ đấu dây
MBA gây ra.
- Bù độ lớn điện áp: Điện áp do các BU đo được có thể sẽ khác nhau dù điện
áp cao áp giống nhau với lý do:
+ Tải BU khác nhau, sai số khác nhau (Đặc biệt lưu ý với các BU kiểu tụ phân
áp do nhạy cảm với tải).
+ Máy biến áp tăng áp có thể thay đổi đầu phân áp (nếu có): Gây sai lệch điện
áp hai phía.

U1 U21 U2

Y0/Δ
BU BU
U1* U2*
25
100V 100V

Hình 5.95.

Rơle cần có chức năng cài đặt tỷ số bù độ lớn điện áp đo được của các phía.
- Có sẵn logic đóng khi hệ thống không điện (Dead bus closing).
V.17.3. Bảo vệ khi máy cắt đóng chậm (Breaker failure-to-close or Slow close
protection)
Việc hòa đồng bộ phụ thuộc rất nhiều vào đáp ứng nhanh chóng của máy cắt
sau khi có lệnh đóng hòa (Tự động hoặc bằng tay); tuy nhiên có nhiều lý do có thể
dẫn tới việc máy cắt đóng chậm hơn thời gian cho phép của nhà sản xuất, dẫn tới
khả năng hòa không đồng bộ.
Có nhiều lý do dẫn tới hư hỏng và máy cắt đóng chậm như: Dầu mỡ bôi trơn
kém phẩm cấp, các cơ cấu kim loại bị ăn mòn, không đủ điện áp thao tác, cuộn
đóng có vấn đề, cơ cấu lẫy có trục trặc. Thông thường máy cắt cần 5 - 15 chu kỳ để
đóng, tuy nhiên trường hợp đóng chậm thì thời gian này có thể kéo dài tới một vài
giây. Chỉ cần đóng chậm 3 giây với tần số trượt 0,07Hz có thể dẫn tới góc lệch khi
hòa lên tới 760. Vấn đề đóng chậm hay bị xảy ra khi máy cắt để ở trạng thái mở tiếp
điểm, không hoạt động trong thời gian dài.
Các bảo vệ thông thường dùng trong sơ đồ hòa đồng bộ không thể giải quyết
được vấn đề đóng chậm máy cắt, do vậy cần phải có phương thức bảo vệ riêng cho
tình huống này. Vấn đề khó đối với bảo vệ máy cắt đóng chậm là một khi lệnh đóng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 275
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

đã gửi, máy cắt bắt buộc phải hoàn thành chu trình đóng trước khi có thể bị cắt ra.
Việc cố gắng mở một máy cắt đang trong quá trình đóng có thể dẫn tới hư hại
nghiêm trọng. Giải pháp được sử dụng là khi phát hiện máy cắt đóng chậm sẽ gửi
tín hiệu đi cắt toàn bộ các máy cắt lân cận có nối tới máy cắt hòa như hình sau:

Hình 5.96.

Bảo vệ máy cắt đóng chậm thường nối tới mạch cắt của bảo vệ so lệch thanh
góp hoặc bảo vệ khi hỏng máy cắt (50BF).
Có nhiều nguyên lý thực hiện bảo vệ máy cắt đóng chậm: Dạng đơn giản nhất
là dùng khâu đếm thời gian, khâu đếm thời gian sẽ được kích hoạt cùng tín hiệu
đóng máy cắt. Nếu máy cắt không đóng trong khoảng thời gian cho phép thì trạng
thái sự cố máy cắt đóng chậm được ghi nhận và bảo vệ sẽ ra lệnh cắt toàn bộ các
máy cắt liền kề.
Các nguyên lý bảo vệ hiện đại hơn thường được tích hợp vào trong các rơle
hòa đồng bộ, rơle sẽ giám sát góc hòa đồng bộ, nếu sau thời gian nhận lệnh đóng
mà máy cắt không đóng trước một góc giới hạn nguy hiểm cho phép thì tín hiệu cắt
máy cắt liền kề sẽ được khởi tạo.
V.18. Bảo vệ chống đóng điện không mong muốn (Accidental Energization
Protection)
V.18.1. Nguyên nhân và các hệ quả
Tên tiếng Anh của chức năng bảo vệ này có thể được gọi là “Dead Machine
Energization” hoặc “Inadvertent Energization”. Bảo vệ này có nhiệm vụ ngăn ngừa
việc đóng điện không mong muốn vào máy phát khi máy không hoạt động.
Việc đóng điện không mong muốn vào máy phát có thể xảy ra do nhiều
nguyên nhân ví dụ như: Do máy cắt điện đã cắt rồi nhưng bị phóng điện tình cờ
trong buồng cắt hoặc dao cách ly bị phóng điện hoặc có thể do lỗi trong các mạch
điều khiển máy cắt hoặc do lỗi của người vận hành.
Khi máy phát đang ở trạng thái nghỉ, hệ thống kích từ bị cắt ra, do đó khi đóng
điện máy phát sẽ hoạt động như một động cơ không đồng bộ khởi động từ trạng thái

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 276
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

tốc độ bằng không (Hoặc từ tốc độ rất thấp nếu khi đó máy phát đang được quay để
chống cong trục), tại thời điểm đó hệ số trượt sẽ rất lớn, gây ra dòng cảm ứng lớn
trong cuộn rotor và phát nhiệt quá mức vì rotor không được thiết kế cho nhiệm vụ
khởi động. Dòng điện khởi động này có thể lớn tới 3 ÷ 4 lần dòng định mức hoặc
tới 2 lần dòng định mức với các hệ thống điện yếu, dòng điện này có thể kéo dài
hàng chục giây tới hàng phút cho tới khi tốc độ máy phát gần với tốc độ đồng bộ,
gây quá nhiệt cho cả cuộn stator.
Đồng thời khi máy phát ở trạng thái nghỉ thì hệ thống bơm dầu bôi trơn cho ổ
trục tuabin đều nghỉ, do đó việc quay tuabin khi không có dầu áp lực bôi trơn sẽ gây
hư hỏng nghiêm trọng ổ đỡ trong quá trình tăng tốc.
Các máy phát thủy điện có thể bị hư hại do hiện tượng xâm thực. Điều này xảy
ra do bánh xe công tác dù đang ngâm trong nước nhưng không đủ áp suất nước đầu
vào, máy phát hoạt động như máy bơm tuy nhiên với áp lực nước yếu nên sinh ra
các bọt khí gây rỗ mặt cánh tuabin.
Các tuabin khí thường được nối tới máy phát qua hộp số, các hộp số này có
thể được thiết kế với các hướng răng của bánh răng theo chiều truyền tải lực từ
tuabin ra máy phát. Việc đóng điện không mong muốn làm máy phát truyền lực
ngược lại tới tuabin có thể gây hư hỏng các răng của bánh răng.
Việc đóng điện không chủ ý máy phát ở trạng thái nghỉ có thể xảy ra với các
tình huống sau:
- Đóng điện do hiện tượng phóng điện buồng cắt với máy cắt (Hoặc phóng
điện dao cách ly) thường xảy ra với một pha hoặc hai pha, sự kiện phóng điện ở
buồng cắt cả 3 pha hầu như không xảy ra.
- Đóng điện do thao tác nhầm hoặc lỗi điều khiển thường là 3 pha.
- Việc đóng điện 1 pha vào máy phát thường không gây nguy hiểm do cuộn
dây máy phát có trung tính cách điện hoặc nối đất qua tổng trở, do đó dòng điện sẽ
nhỏ.

Hình 5.97.

Tuy nhiên việc đóng điện một pha từ phía cao áp của máy biến áp có thể gây

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 277
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

nguy hiểm cho máy phát do dòng điện chạy trong cuộn stator không bị hạn chế bởi
điện trở nối đất và có thể đạt tới giá trị tương tự như khi đóng điện không chủ ý cả 3
pha.

Hình 5.98.

V.18.2. Các bảo vệ


Khi máy phát đang ở trạng thái nghỉ thì các bảo vệ thông thường có thể không
hoạt động, việc trang bị bảo vệ chống đóng điện không chủ ý là cần thiết vì:
- Các bảo vệ đang bị khóa: Khi máy phát điện đang nghỉ thì theo qui trình có
thể phải tháo cầu chì mạch áp, ngắt nguồn dc của hệ thống điều khiển, ...
- Tốc độ phản ứng chậm hoặc độ nhạy thấp do lúc đó máy phát có thể đang
quay ở tốc độ thấp, tần số làm việc thấp nên cần thời gian lâu hơn để tính toán các
giá trị theo một chu kỳ.
Chức năng bảo vệ chống hiện tượng đóng điện máy phát đang ở trạng thái
nghỉ sẽ chỉ kích hoạt khi tần số của máy phát thấp hơn ngưỡng làm việc (Máy phát
đang ở tốc độ thấp hoặc đang đứng im) hoặc khi điện áp của máy phát thấp hơn
điện áp thấp nhất cho phép nên có thể sử dụng các sơ đồ bảo vệ như:

Hình 5.99. Sơ đồ bảo vệ chống đóng điện máy phát ở trạng thái nghỉ dùng rơle tần số thấp

- Rơle quá dòng với khóa tần số thấp (50 & 81U) (81U: Rơle tần số thấp; 60:
Rơle giám sát điện áp, rơle này có tác dụng phát hiện sự mất điện áp thứ cấp của

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 278
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

BU, rơle so sánh điện áp từ hai BU để thực hiện chức năng giám sát; 62: Rơle thời
gian, 86: Rơle lockout).
- Rơle 81U giám sát tần số, khi tần số thấp hoặc bằng 0 thì rơle sẽ đóng tiếp
điểm cho phép sự tác động của rơle quá dòng (50). Rơle quá dòng 50 có thể đặt với
dòng khởi động thấp để tăng độ nhạy.
- Rơle quá dòng với khóa điện áp thấp (50 & 27): Hoàn toàn tương tự sơ đồ
trên tuy nhiên rơle tần số thấp 81U được thay bằng rơle điện áp thấp 27.

Hình 5.100. Sơ đồ bảo vệ chống đóng điện máy phát ở trạng thái nghỉ dùng rơle điện áp thấp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 279
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 6. BẢO VỆ CÁC HỆ THỐNG THANH GÓP

VI.1. Giới thiệu chung về bảo vệ thanh góp


Các hệ thống thanh góp có cấu tạo đơn giản, do đó sự cố của thanh góp chiếm
tỷ lệ rất nhỏ so với các loại sự cố khác, ví dụ sự cố đường dây có thể chiếm tới 60%
tổng số các lần sự cố. Một số nguyên nhân gây sự cố thanh góp gồm hư hỏng cách
điện, hư hỏng máy cắt, vật lạ rơi vào, dao cách ly vận hành với dòng lớn, nối đất di
động còn để lại trên thanh góp, hư hỏng BU, BI, ngoài ra sự cố của thanh góp
thường là sự cố chạm đất và chủ yếu do lỗi của con người.
Độ an toàn không tác động là yếu tố rất quan trọng đối với bảo vệ thanh góp
do việc cắt một thanh góp sẽ dẫn tới cắt hàng loạt đường dây nối tới thanh góp đó.
Để tránh việc tác động nhầm, bảo vệ thanh góp thường gồm 2 hệ thống độc lập và
tín hiệu cắt chỉ phát ra khi cả hai bảo vệ cùng tác động, tuy nhiên nhược điểm là chỉ
cần một hệ thống có trục trặc thì bảo vệ chính của thanh góp sẽ bị vô hiệu hóa. Một
giải pháp toàn diện khác là sử dụng 3 hệ thống và tín hiệu cắt sẽ được phát ra khi có
ít nhất 2 trong 3 bảo vệ tác động, trong thực tế đây là giải pháp được sử dụng cho
các thanh góp thuộc các trạm quan trọng khi chi phí cho hệ thống bảo vệ là nhỏ so
với chi phí nếu xảy ra mất điện không mong muốn.

Hình 6.1.

Giải pháp bổ sung để nâng độ an toàn không tác động là sử dụng các cấu hình
thanh góp phù hợp, chia bảo vệ thanh góp thành các vùng bảo vệ nhỏ hơn; nếu có
xảy ra tác động nhầm cũng gây ảnh hưởng đến một phần nhỏ hơn của hệ thống.
Giải này nên cân nhắc sử dụng ở các trạm biến áp có ảnh hưởng quan trọng đến tính
ổn định của hệ thống.
Các cấu hình thanh góp và vùng bảo vệ tương ứng:

Hình 6.2. Hệ thống một thanh góp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
280
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 6.3. Hệ thống một thanh góp có phân đoạn

Hình 6.4. Hệ thống 2 máy cắt trên một mạch

Hình 6.5. Sơ đồ 3/2 máy cắt trên một mạch

Hình 6.6. Sử dụng tứ giác

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
281
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 6.7. Sơ đồ hai thanh góp có máy cắt liên lạc

Hình 6.8. Sơ đồ hai thanh góp với thanh góp vòng

Có nhiều phương thức bảo vệ cho thanh góp như: Giám sát dòng rò với các hệ
thống thanh góp nằm trong kết cấu kín được cách điện (Frame leakage protection);
bảo vệ liên động ngược; bảo vệ so lệch tổng trở cao; bảo vệ so lệch tổng trở thấp
với cấu trúc tập trung hoặc phân tán. Hầu hết các bảo vệ thanh góp hiện nay đều chủ
yếu dựa trên nguyên lý bảo vệ so lệch và so sánh hướng dòng điện.
Bảo vệ so sánh hướng dòng điện giám sát góc pha của các dòng điện, khi có
bất cứ dòng điện nào đổi hướng so với các dòng điện còn lại thì đó là trường hợp sự
cố ngoài. Bảo vệ so sánh hướng dòng điện tận dụng được ưu điểm là BI dù có bị
bão hòa thì vẫn có khả năng cung cấp đủ thông tin về góc pha dòng điện.
Trong một số thiết kế, chức năng so sánh hướng (pha) dòng điện được sử dụng
để giám sát chức năng bảo vệ so lệch, tránh bảo vệ tác động nhầm khi sự cố ngoài;
một số thiết kế khách sử dụng chức năng kiểm tra vùng (Check zone) để tránh tác
động nhầm.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
282
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

VI.2. Bảo vệ so lệch tổng trở thấp cho các hệ thống thanh góp
VI.2.1. Giới thiệu về các cấu hình bảo vệ so lệch thanh góp
Cấu trúc của hệ thống rơle bảo vệ so lệch thanh góp hiện nay gồm hai cấu
hình:
- Phương thức bảo vệ phân tán: Có cấu trúc phân tán gồm hai phần riêng biệt:
Khối trung tâm (Central unit) và các mô đun ngăn lộ (Bay unit) hoặc tên gọi khác là
module thu thập dữ liệu - Data Acquisition Unit (DAU): Khối BCU hoặc DAU có
nhiệm vụ thu thập tín hiệu dòng điện, điện áp, trạng thái máy cắt, dao cách ly, ... và
gửi về khối trung tâm để xử lý.

Hình 6.9. Cấu trúc bảo vệ thanh góp kiểu phân tán

Trong trường hợp khối trung tâm bị sự cố hoặc đường truyền tín hiệu giữa
khối trung tâm và các khối BCU bị hỏng thì các modun ngăn lộ BCU này vẫn làm
việc độc lập và duy trì được các chức năng bảo vệ quá dòng tối thiểu. Bộ xử lý
trung tâm (CPU) xử lý tất cả các tín hiệu từ DAU (Truyền về qua cáp quang) và
đồng bộ việc lấy mẫu giữa các DAU.

Hình 6.10. Cấu trúc bảo vệ thanh góp kiểu tập trung

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
283
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Phương thức bảo vệ tập trung: Tín hiệu từ các ngăn lộ được đưa trực tiếp về
khối trung tâm, do đó không cần phải có khâu đồng bộ lấy mẫu. Phương thức này
có nhược điểm là số lượng dây dẫn. Để tránh việc có nhiều dây dẫn nối về phòng
điều khiển thì có thể thực hiện việc tổ hợp dòng điện trước khi đưa về, tuy nhiên
điều này yêu cầu các BI phải có cùng tỷ số.
Nguyên lý bảo vệ so lệch thanh góp hoàn toàn tương tự các loại bảo vệ so lệch
khác: Dựa trên sự so sánh tổng dòng đi vào và đi ra của đối tượng được bảo vệ. Nếu
điều kiện này không được thỏa mãn nghĩa là đã có sự cố xảy ra trong vùng được
bảo vệ.
Các phương trình và lý luận trên đây hoàn toàn đúng với các đại lượng sơ cấp,
tuy nhiên do các thiết bị bảo vệ làm việc thông qua tín hiệu từ BI nên sẽ cần có các
hiệu chỉnh: Do BI của các ngăn lộ có tỷ số biến khác nhau  nếu không có khâu
biến đổi tín hiệu dòng điện trước khi đưa vào khâu so lệch thì rơle sẽ tác động
nhầm. Các rơle số hiện nay có khâu xử lý, hiệu chỉnh tỷ số BI bằng phần mềm, do
đó không yêu cầu tất cả các BI của các ngăn lộ phải có tỷ số biến giống nhau.
VI.2.2. Các vấn đề cần quan tâm với bảo vệ so lệch thanh góp
VI.2.2.1. Chọn tín hiệu dòng điện cho vùng bảo vệ
Với các hệ thống nhiều thanh góp, cần biết vị trí của các dao cách ly để xác
định ngăn lộ được nối tới thanh góp nào. Tùy thuộc vào thiết kế của rơle mà trong
quá trình thao tác dao cách ly có thể tạm thời phải khóa bảo vệ, tránh bảo vệ so lệch
tác động nhầm do sai mạch dòng. Một số thiết kế rơle có chức năng chọn vùng
trong rơle dựa trên tín hiệu từ tiếp điểm phụ của dao cách ly để lặp lại mạch dòng
trong rơle, do đó không cần thiết phải khóa bảo vệ khi thao tác dao cách ly.

Hình 6.11.

Sơ đồ nguyên lý sau thể hiện logic của bảo vệ so lệch thanh góp:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
284
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 6.12.

VI.2.2.2. Giải quyết các vấn đề liên quan tới trạng thái tiếp điểm phụ của dao cách
ly
Trạng thái dao cách ly (Ký hiệu 89) và máy cắt (Ký hiệu 52): Tiếp điểm phụ
của dao cách ly cung cấp tín hiệu (Tín hiệu nhị phân) về trạng thái đóng/mở của dao
cách ly. Chức năng lựa chọn vùng sử dụng tín hiệu từ tiếp điểm phụ này để tự động
chuyển đổi động tín hiệu dòng điện tới phần tử bảo vệ so lệch tương ứng.

Hình 6.13.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
285
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Theo ví dụ minh họa trên, dao cách ly 891 nối tới thanh góp thuộc vùng bảo
vệ 1 (Bus zone 1):
- Tiếp điểm phụ thường mở 89A nối tới đầu vào số Digital input 1
- Tiếp điểm phụ thường đóng 89B nối tới Digital input 2
Rơle sử dụng trạng thái của tiếp điểm thường đóng 89B để chuyển đổi tín hiệu
mạch dòng; khi 89B đóng (Tương ứng với dao cách ly 891 mở) thì rơle sẽ không sử
dụng tín hiệu từ BI cho bất cử phần tử so lệch nào.
Trong quá trình đóng mở các dao cách ly sẽ có các trạng thái trung gian của
tiếp điểm phụ (Chưa mở hẳn hoặc chưa đóng hẳn khi dao cách ly còn đang chuyển
động), do đó các tiếp điểm phụ này cần đảm bảo:
- Khi dao cách ly chuyển từ trạng thái mở tới đóng: Tiếp điểm phụ cần đóng
trước khi bắt đầu có dòng điện trên mạch sơ cấp.
- Khi dao cách ly chuyển từ trạng thái đóng tới mở: Tiếp điểm phụ cần mở sau
khi không còn dòng điện chạy trên mạch sơ cấp.
Yêu cầu trên với tiếp điểm phụ được minh họa như sau:

Hình 6.14.

Vị trí 0% tương ứng vị trí dao cách ly mở hoàn toàn; vị trí 10% tương ứng với
dao cách ly đóng hoàn toàn; điểm chạm nhau/ rời nhau là điểm mà tại đó dòng điện
bắt đầu chạy qua/ không còn dòng điện chạy qua dao cách ly trong quá trình thao
tác.
Mặc dù đã có các tiếp điểm cơ khí với yêu cầu về hành trình như trên, tuy
nhiên không thể tránh khỏi trường hợp các tiếp điểm phụ này cùng đóng hoặc cùng
mở. Với trường hợp này các các rơle sẽ sử dụng nguyên lý “Dao cách ly KHÔNG
MỞ = Dao cách ly ĐÓNG” để ngăn chặn bảo vệ so lệch làm việc nhầm trong các
trạng thái trung gian này. Với nguyên lý này rơle coi dao cách ly MỞ chỉ khi tiếp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
286
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

điểm 89B đã đóng.


Bảng sau thể hiện các khả năng có thể xảy ra với các vị trí tiếp điểm phụ và
cách rơle giải quyết với các trạng thái này:

TT 89A 89B Trạng thái của dao cách ly


1 Mở Mở Dao cách ly được coi là đã ĐÓNG
2 Mở Đóng Dao cách ly được coi là đã MỞ
3 Đóng Mở Dao cách ly được coi là đã ĐÓNG
4 Đóng Đóng Dao cách ly được coi là đã ĐÓNG

Chức năng chọn vùng bảo vệ hoạt động dựa theo tiếp điểm 89B, tiếp điểm
89A chỉ cung cấp tín hiệu chỉ báo dao cách ly đã hoàn thành quá trình đóng/cắt.
Trường hợp dao cách ly từ MỞ chuyển sang ĐÓNG
Trong bảng trên rơle coi dao cách ly luôn đóng chỉ trừ trường hợp 2 khi 89B
đã đóng thì rơle coi dao cách ly đã mở và sẽ loại bỏ dòng điện khỏi tất cả các phần
tử so lệch.
+ Tình huống 1: Khi trạng thái 2 tiếp điểm phụ đều mở

TT 89A 89B Trạng thái của dao cách ly


1 Mở Mở Dao cách ly được coi là đã ĐÓNG

Hình 6.15.

Hình trên mô tả quá trình dao cách ly đang trong quá trình từ trạng thái mở
sang đóng, trong quá trình đó có giai đoạn cả hai 89A và 89B đều cùng mở.
Do rơle chọn vùng dựa vào 89B nên khi ngay khi 89B mở thì bộ phận chọn

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
287
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

vùng đã xác định được vùng bảo vệ và đưa tín hiệu dòng đến phần tử so lệch tương
ứng trước khi dòng điện bắt đầu chạy qua. Nếu dòng điện chạy qua trước khi rơle
chọn xong vùng thì sẽ gây tác động nhầm.
Tuy nhiên rơle không thể phân biệt được 89B mở do dao cách ly đang đóng
hay do hở mạch nhị thứ nên cần có phần tử giám sát thời gian tồn tại của trạng thái
trung gian của 89A & 89B. Phần tử giám sát thời gian này sẽ phát hiện được việc
dao cách ly không thể hoàn thành quá trình đóng/mở hoặc có hư hỏng ở mạch nhị
thứ.
+ Tình huống 2: Khi tiếp điểm A đóng

TT 89A 89B Trạng thái của dao cách ly


3 Đóng Mở Dao cách ly được coi là đã ĐÓNG

Hình 6.16.

Hình trên mô tả trạng sau khi 89A đóng, dòng điện sơ cấp đã bắt đầu chạy qua
và dao cách ly đang tiến tới vị trí đóng cuối cùng, khi 89A đóng thì phần tử giám sát
thời gian dừng không đếm nữa.
+ Tình huống 3: Khi 89A và 89B cùng mở (Bất thường)

TT 89A 89B Trạng thái của dao cách ly


4 Đóng Đóng Dao cách ly được coi là đã ĐÓNG

Đây là trường hợp bất thường, trạng thái 89A & 89B đều đang đóng tương
ứng với việc dao cách ly đang ở tình trạng đóng và mở đồng thời. Tình trạng này có
thể xảy ra do kẹt tiếp điểm tại một vị trí nào đó. Phần tử so lệch sẽ làm việc an toàn
trong trường hợp này vì rơle coi dao cách ly là đã đóng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
288
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình trên mô tả trạng sau khi 89A đóng, dòng điện sơ cấp đã bắt đầu chạy qua
và dao cách ly đang tiến tới vị trí đóng cuối cùng, khi 89A đóng thì phần tử giám sát
thời gian dừng không đếm nữa.
Trường hợp dao cách ly từ ĐÓNG chuyển sang MỞ
Khi dao cách ly chuyển từ ĐÓNG sang MỞ, tín hiệu dòng điện phải được duy
trì tới phần tử so lệch tương ứng chừng nào dòng điện sơ cấp còn chưa cắt. Khi 89A
còn chưa đóng (Đang mở) và 89B đã mở (Trường hợp 1 ở bảng trên) thì trạng thái
89A và 89B rơi vào trường hợp trung gian.

TT 89A 89B Trạng thái của dao cách ly


1 Mở Mở Dao cách ly được coi là đã ĐÓNG

Trong trường hợp trung gian này tín hiệu từ BI được rơle duy trì tới phần tử so
lệch hiện đang có và như vậy rơle sẽ làm việc an toàn. Chỉ khi 89B đóng thì rơle
mới loại bỏ tín hiệu dòng điện khỏi phần tử so lệch đang có.
Trường hợp thanh góp có máy cắt liên lạc (Tie Breaker)
Trong trường hợp có máy cắt liên lạc tín hiệu hiệu từ tiếp điểm phụ của máy
cắt phải đưa về rơle để lựa chọn tín hiệu đưa vào các phần tử so lệch.
Xét tình huống máy cắt liên lạc có thể gây tác động nhầm:

Hình 6.17.

Chuẩn bị đóng điện cho thanh góp thuộc vùng bảo vệ 1 (Zone 1), máy cắt của
ngăn lộ 1 đang mở (Feeder 1), máy cắt liên lạc chuẩn bị đóng. Nếu dòng sơ cấp
chạy trước khi tiếp điểm phụ của máy cắt liên lạc đổi trạng thái để chuyển tín hiệu
mạch dòng tương ứng thì sự cố tại F1 sẽ được coi là sự cố trong vùng của bảo vệ
Zone 2, dẫn tới phần tử so lệch Zone 2 tác động nhầm. Do đó bắt buộc phải chuyển

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
289
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

tín hiệu mạch dòng trước khi có dòng chạy qua máy cắt nối. Tương tự như vậy khi
mở máy cắt liên lạc cần duy trì tín hiệu dòng điện tới phần tử so lệch trước khi dòng
điện qua máy cắt liên lạc bị cắt.
Giải pháp được sử dụng là sử dụng thêm tín hiệu từ khóa điều khiển máy cắt
để chuyển tín hiệu mạch dòng cho phần tử so lệch khi thao tác máy cắt liên lạc.

Hình 6.18.

Tín hiệu từ đầu ra của phần tử logic CSL để chuyển tín hiệu mạch dòng tới
phần tử so lệch tương ứng.
VI.2.2.3. Vị trí của BI và ảnh hưởng tới bảo vệ so lệch thanh góp
Các BI của máy cắt liên lạc được bố trí tùy theo các tính toán về kinh tế, kỹ
thuật, về cơ bản có các cấu hình sau:
1. BI đặt tại hai phía của máy cắt liên lạc, có vùng chồng lấn

Hình 6.19.

2. BI đặt tại hai phía của máy cắt liên lạc, có phần tử so lệch cho máy cắt liên
lạc.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
290
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 6.20.

Cấu hình (1) & (2) có chi phí cao do cần sử dụng tới 6 BI (3 BI cho mỗi
phía).
3. BI đặt tại một phía của máy cắt liên lạc với một cuộn thứ cấp hoặc hoặc hai
cuộn thứ cấp với vùng chồng lấn.

Hình 6.21.

Với cấu hình (2) và (3): Nếu sự cố xảy ra giữa máy cắt và BI thì dòng sự cố
vẫn tiếp tục tồn tại sau khi máy cắt liên lạc đã mở.

Hình 6.22.

Phân tích ưu và nhược điểm của các cấu hình:


* BI lắp đặt tại hai phía máy cắt liên lạc, có vùng chồng lấn

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
291
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 6.23.

Sự cố tại F1 đều thuộc về cả 2 vùng nên phần tử so lệch của cả Zone 1 và


Zone 2 cắt đồng thời. Ưu điểm của cấu hình này là sự cố được loại trừ tức thời.
* BI đặt tại hai phía của máy cắt liên lạc, có phần tử so lệch cho máy cắt liên
lạc

Hình 6.24.

Sự cố tại F1 thuộc ngoài vùng của phần tử so lệch Zone 1 & Zone 2 và là
trong vùng với bảo vệ so lệch máy cắt (Zone 3). Bảo vệ Zone 3 tác động cắt máy cắt
liên lạc và loại bỏ tín hiệu dòng điện khỏi các phần tử Zone 1 và Zone 2. Khi máy
cắt liên lạc đã cắt chỉ có dòng điện từ Zone 1 tới điểm sự cố; tuy nhiên khi máy cắt
liên lạc cắt thì tín hiệu dòng điện đã được loại khỏi Zone 1 nên phần tử so lệch Zone
1 trở nên mất cân bằng dòng điện và cắt.
Phương án này chỉ cần cắt một thanh góp, tuy nhiên nhược điểm là có thời
gian trễ để đợi máy cắt liên lạc cắt.
* Sử dụng một BI tại một phía với hai cuộn thứ cấp có chồng lấn
Sự cố tại F1 thuộc ngoài vùng của phần tử so lệch Zone 2, trong khi đó phần
tử so lệch Zone 1 tác động tức thời, cắt các máy cắt bao gồm cả máy cắt liên lạc; tuy
nhiên sự cố tại F vẫn tồn tại. Tại cùng thời điểm bảo vệ khởi động chức năng chống
hư hỏng máy cắt (50BF) thuộc máy cắt F; sau khi đếm hết thời gian thì bảo vệ 50BF
này sẽ cắt toàn bộ máy cắt nối tới Zone 2.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
292
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 6.25.

VI.2.3. Các vấn đề cần quan tâm khác


VI.2.3.1. Các vấn đề cần chú ý
Rơle bảo vệ so lệch tổng trở thấp sử dụng nguyên lý hãm để đảm bảo không
tác động nhầm với sự cố ngoài hoặc khi các BI có đặc tính sai khác nhau.
Rơle có tổng trở thấp đối với các biến dòng, do vậy BI ngoài việc cấp dòng
điện cho rơle có thể sử dụng chung để nối tới các thiết bị các như đồng hồ, công tơ,
cảm biến, …
Phương thức hoạt động của bảo vệ so lệch có hãm đã được nêu ra từ các phần
trước và ví dụ về đặc tính bảo vệ so lệch thanh góp có dạng như sau:

Hình 6.26. Đặc tính làm việc của bảo vệ so lệch thanh góp

Đặc tính làm việc của bảo vệ so lệch thanh góp thường chỉ gồm hai đoạn đặc
tính (Trong khi bảo vệ so lệch cho máy biến áp có đặc tính gồm tới 4 đoạn), lý do

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
293
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

có thể giải thích như sau: Rất khó có thể xác định chính xác độ lớn dòng điện mà
khi đó sự cố chắc chắn nằm trong vùng bảo vệ, do đó không cài đặt dòng điện so
lệch ngưỡng cao đối với bảo vệ so lệch thanh góp. Mặt khác đặc tính làm việc của
thanh góp đơn giản, khác hẳn với sự phức tạp khi bảo vệ cho máy biến áp (Có tổ
đấu dây, có dòng xung kích, quá từ thông lõi thép, chuyển đổi đầu phân áp, …) do
vậy đặc tính thường chế tạo chỉ cần có hai vùng để đảm bảo tác động nhanh.
Một số giải pháp để đảm bảo cho bảo vệ so lệch tổng trở thấp cho thanh góp
không tác động nhầm với sự cố ngoài:
- Cho bảo vệ tác động với thời gian trễ:
+ BI có thể bị bão hòa do thành phần dòng điện dc trong dòng ngắn mạch,
thành phần này sẽ làm BI bị bão hòa mạnh; tuy nhiên đây là thành phần tắt nhanh
theo thời gian (Phụ thuộc tỷ số X/R của hệ thống). Việc cho bảo vệ tác động trễ sẽ
tránh được hiện tượng bão hòa do thành phần dc ảnh hưởng tới bảo vệ so lệch.
+ Tuy nhiên sẽ làm tăng thời gian loại trừ sự cố trong vùng
- Thay đổi độ dốc của đặc tính: Thường tăng độ dốc của vùng 2 của đặc tính
Nhược điểm: Khó xác định độ dốc (Mức độ hãm) cần cài đặt để đảm bảo hãm
tốt với sự cố ngoài vùng.
- Sự dụng nguyên lý so sánh pha dòng điện
+ Tăng độ tin cậy bằng cách giám sát chắc chắn rằng tất cả các dòng điện phải
chạy vào vùng bảo vệ trước khi cho phép phần tử so lệch hoạt động
+ Khi xảy ra sự cố trong vùng: Dòng điện trên các đường dây đều chạy tới
điểm sự cố và có cùng góc pha
+ Trong chế độ vận hành bình thường hoặc khi sự cố ngoài: Sẽ có ít nhất một
dòng điện ngược chiều với các dòng điện trên các đường dây còn lại.
+ Chức năng so sánh pha dòng điện sẽ so sánh pha của tất các các ngăn lộ nối
tới thanh góp, nếu góc pha lệch nhau trong khoảng giá trị đã cài đặt (Ví dụ 00 ÷ 740)
thì rơle sẽ tác động.
+ Giải pháp này dễ thực hiện
+ Đảm bảo không tác động nhầm kể cả khi BI bị bão hòa do sự cố ngoài
VI.2.3.2. Vùng kiểm tra (Check Zone) của bảo vệ so lệch thanh góp
Chức năng kiểm tra vùng tác động thường được tích hợp trong các rơle bảo vệ
so lệch tổng trở thấp. Nguyên tắc hoạt động của chức năng này như sau: Để đề
phòng khi xảy ra sự cố hư hỏng mạch dòng trong một ngăn lộ có thể làm rơle tác
động nhầm thì giá trị cài đặt của rơle có thể được chỉnh định lớn hơn dòng tải lớn
nhất trong số các ngăn lộ, giải pháp thứ hai là sử dụng chức năng kiểm tra vùng
(Check zone) như trên hình 6.27.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
294
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 6.27. Chức năng kiểm tra vùng của BVSL thanh góp

Các bảo vệ so lệch cho từng hệ thống thanh góp là ∆ISS1& ∆ISS2 có nhiệm vụ
bảo vệ cho từng thanh góp riêng biệt, ngoài ra còn có thêm bảo vệ ∆Icheck làm chức
năng bảo vệ chung cho cả hệ thống thanh góp.
- Khi xảy ra sự cố mất mạch dòng của một bảo vệ thì chỉ riêng bảo vệ đó khởi
động; bảo vệ ∆Icheck hoàn toàn không hoạt động  hệ thống bảo vệ sẽ không tác
động.
- Khi xảy ra sự cố thực: Cả bảo vệ của phân đoạn thanh góp bị sự cố và bảo vệ
∆Icheck sẽ cùng khởi động  hệ thống bảo vệ sẽ tác động.
VI.3. Bảo vệ so lệch tổng trở cao cho các hệ thống thanh góp
Một trong các vấn đề phức tạp đối với bảo vệ thanh góp là dễ gặp hiện tượng
BI bị bão hòa. Nguyên lý bảo vệ so lệch tổng trở cao khắc phục nhược điểm này khi
đã xét tới trường hợp cực đoan là biến dòng bị bão hòa hoàn toàn khi có sự cố
ngoài.
Sơ đồ thay thế của BI khi bị bão hòa đã được trình bày trong phần về biến
dòng điện và biến điện áp: Khi BI bị bão hòa sẽ có tổng trở nhánh từ hóa giảm
xuống bằng 0 (Ở chế độ bình thường tổng trở từ hóa này có giá trị rất lớn) và dòng
điện đầu ra của BI coi như bằng 0.

Hình 6.28. Sơ đồ thay thế tương đương của BI ở chế độ bình thường (trái)
và khi bão hòa hoàn toàn (phải)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
295
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Xét sơ đồ đơn giản hệ thống một thanh góp có 2 ngăn lộ nối tới:

Hình 6.29. Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ so lệch tổng trở cao cho thanh góp

Sơ đồ thay thế khi BI2 bị bão hòa:

Hình 6.30. Sơ đồ thay thế đơn giản của bảo vệ so lệch tổng trở cao

Phân bố dòng điện khi có sự cố ngoài như sau:

Hình 6.31. Phân bố dòng điện khi sự cố ngoài, BI bão hòa

BI2 bị bão hòa nên dòng điện sẽ khép mạch qua nhánh từ hóa và không chạy
vào rơle so lệch. Trong khi đó BI1 không bị bão hòa và sẽ cung cấp dòng điện vào

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
296
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hai nhánh song song gồm: Nhánh rơle so lệch và nhánh gồm tổng trở thứ cấp của
BI2.
Có thể thấy rằng: Để rơle so lệch không tác động trong trường hợp này cần
giảm nhỏ dòng điện chạy vào nhánh rơle này. Do nhánh rơle song song với nhánh
tổng trở thứ cấp của BI2 nên để dòng điện chạy vào nhỏ đi ta cần tăng tổng trở
nhánh rơle. Điều này thực hiện bằng cách nối tiếp với nhánh rơle một điện trở có
giá trị lớn (Còn được gọi là điện trở ổn định); do vậy toàn bộ nhánh gồm {Rơle +
điện trở ổn định} sẽ có tổng trở lớn và từ đó sinh ra tên gọi của loại bảo vệ này:

Hình 6.32. Cấu trúc nguyên lý của rơle so lệch tổng trở cao

Do nhánh rơle có tổng trở lớn nên khi sự cố trong vùng dòng điện lớn chạy
qua nhánh này sẽ phát sinh điện áp khá cao đặt vào rơle, do vậy thường sử dụng
một van chống quá áp mắc song song với rơle so lệch tổng trở cao.

Hình 6.33. Van chống quá áp trong mạch bảo vệ so lệch tổng trở cao

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
297
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

VI.4. So sánh ưu nhược điểm của bảo vệ so lệch tổng trở cao và tổng trở thấp

Hạng mục BVSL tổng trở cao BVSL tổng trở thấp
Dùng chung BI với các ứng dụng khác KHÔNG CÓ
Cho phép BI với tỷ số biến khác nhau KHÔNG CÓ
Khả năng cấu hình lại vùng bảo vệ KHÔNG CÓ
Phát hiện ngắn mạch thứ cấp BI KHÔNG Có báo động
Phát hiện hở mạch thứ cấp BI CÓ (rơle tác động) Có báo động
Bù sự sai khác cực tính BI KHÔNG CÓ
Tốc độ tác động ~1,5 chu kỳ < 1 chu kỳ
Có thể điều chỉnh
Phụ thuộc vào chỉnh
Độ nhạy (Do đặc tính có nhiều
định
đoạn)
Độ an toàn hãm Tốt Rất tốt
Yêu cầu có logic phát hiện sự cố Không cần Cần có
Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt KHÔNG CÓ
Bảo vệ end-zone KHÔNG CÓ
Cho phép đo lường riêng từng mạch KHÔNG CÓ
Khả năng cắt máy cắt trực tiếp KHÔNG CÓ
Tùy thuộc số đầu vào
Khả năng mở rộng CÓ
của rơle
Mức độ phức tạp khi chỉnh định THẤP TRUNG BÌNH
Mức độ phức tạp khi đi dây THẤP TRUNG BÌNH
TRUNG BÌNH 
Yêu cầu về không gian THẤP
CAO
TRUNG BÌNH 
Chi phí THẤP
CAO

VI.5. Chức năng bảo vệ 50-Stub (End-zone protection)


Xét trường hợp sau (Hình 6.34):
Sự cố xảy ra tại vị trí F1 nằm giữa máy cắt 1 và biến dòng điện, bảo vệ thanh
góp S tác động cắt máy cắt 1; tuy nhiên sự cố vẫn duy trì do còn nguồn cấp từ phía
R và chỉ được loại trừ khi bảo vệ khoảng cách vùng II của phía R tác động với thời

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
298
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

gian trễ khoảng 400 ÷ 500 mili giây. Thời gian trễ này có thể giảm xuống nếu sử
dụng phương thức truyền cắt trực tiếp (DTT) từ trạm S.

Hình 6.34.

Phương thức nhận dạng sự cố ở vùng end-zone:


- Máy cắt đã mở
- BI vẫn đo được dòng sự cố
Một tình huống khác với các sơ đồ thanh góp 3/2 hoặc sơ đồ tứ giác:

Hình 6.35.

Trong trường hợp dao cách ly mở, nếu đường dây vẫn được cấp điện từ phía
đối diện thì bảo vệ so lệch cho đường dây vẫn được kích hoạt (Đường dây vẫn cấp
điện nếu có tải rẽ nhánh dọc đường dây). Để đảm bảo các rơle vận hành đúng trong
tình huống này thì rơle tại chỗ gửi tín hiệu dòng điện bằng 0 tới đầu đối diện, như
vậy sự cố tại khu vực thanh góp không gây cắt đường dây. Rơle tại chỗ sẽ khóa
phần tử bảo vệ so lệch và chỉ kích hoạt chức năng bảo vệ quá dòng để bảo vệ cho sự
cố tại đoạn đầu đường dây (stub) trước khi đến dao cách ly.
Nếu có sự cố đường dây thì bảo vệ đối diện vẫn tác động bằng chức năng bảo
vệ so lệch, tín hiệu DTT sẽ bị khóa do logic stub, đảm bảo máy cắt tại chỗ vẫn duy
trì đóng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
299
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

VI.6. Phương thức bảo vệ các thanh góp trung áp


Với các xuất tuyến của lưới điện trung áp vì lý do kinh tế nên không đặt bảo
vệ riêng cho thanh góp, bảo vệ sử dụng chủ yếu là bảo vệ quá dòng.

Hình 6.36.

Khi xảy ra sự cố tại bất kỳ xuất tuyến nào thì cả bảo vệ xuất tuyến và bảo vệ
xuất tuyến tổng đều khởi động, để đảm bảo tính chọn lọc thì bảo vệ xuất tuyến tổng
có thời gian làm việc trễ hơn so với bảo vệ của các xuất tuyến (Thời gian trễ khoảng
0.3 ÷ 0.5 giây). Khi sự cố xảy ra tại thanh góp sẽ được loại trừ bằng bảo vệ xuất
tuyến tổng với thời gian trễ.

Hình 6.37.

Để giảm thời gian cắt sự cố trên thanh góp, sử dụng sơ đồ liên động ngược:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
300
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Bảo vệ xuất tuyến tổng có 2 ngưỡng cài đặt: Ngưỡng cắt nhanh (Thời gian
khoảng 0.05 giây) và ngưỡng có thời gian (Phối hợp với bảo vệ xuất tuyến cấp
dưới);
- Khi bảo vệ của bất kỳ xuất tuyến nào khởi động (Ví dụ khi có sự cố tại F1)
sẽ gửi tín hiệu khóa bảo vệ cắt nhanh cấp trên, do đó cấp cắt nhanh của bảo vệ xuất
tuyến tổng sẽ không tác động nhầm;
- Khi sự cố xảy ra trên thanh góp (F2): Không có tín hiệu khóa từ các bảo vệ
cấp dưới nên cấp cắt nhanh của bảo vệ xuất tuyến tổng sẽ tác động cắt tức thời
thanh góp.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
301
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 7. BẢO VỆ CÁC ĐỘNG CƠ ĐIỆN

VII.1. Giới thiệu chung về các động cơ điện


Động cơ điện là một trong những thiết bị điện được sử dụng rộng rãi nhất
trong công nghiệp và dân dụng. Các số liệu thống kê đã chỉ ra tỷ lệ hư hỏng của các
động cơ điện chiếm khoảng 3 - 5% một năm, trong một số ngành công nghiệp như
khai mỏ, công nghiệp giấy, … tỷ lệ này có thể lên tới 10 - 12%.
Các hư hỏng của động cơ có thể chia thành 3 nhóm:
- Hư hỏng phần điện: Chiếm 33%
- Hư hỏng phần cơ khí: Chiếm 31/%
- Các hư hỏng khác: Chiếm 36%

Hầu hết các hư hỏng của động cơ điện đều liên quan tới vấn đề quá nhiệt gây
ảnh hưởng đến các phần quan trọng của động cơ như: Cuộn stator, cuộn rotor, vòng
bi, trục và vỏ động cơ.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 302
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 7.1. Các phần tử chính của động cơ điện

Nguyên nhân gây quá tải, quá nhiệt có thể do việc sử dụng động cơ không
đúng cách, do sóng hài cao hoặc mất cân bằng điện áp, các yếu tố này làm tăng tổn
thất trong động cơ dẫn tới tăng phát nhiệt. Khi nhiệt độ tăng cao quá mức cho phép
của vật liệu cách điện dẫn tới tăng mức độ già hóa (Tuổi thọ cách điện giảm một
nửa nếu động cơ vận hành quá nhiệt 100C), giảm tuổi thọ động cơ và có thể dẫn tới
phóng điện cuộn dây. Do vậy bảo vệ chống quá tải động cơ được coi là chức năng
bảo vệ quan trọng nhất bên cạnh chức năng bảo vệ chống ngắn mạch.

Hình 7.2. Tuổi thọ động cơ và mức độ quá nhiệt

Các động cơ cấp điện áp từ 600 V trở xuống được bảo vệ đóng cắt bằng công
tắc tơ và bảo vệ bằng cầu chì hoặc áp tô mát với cơ cấu cắt điện từ. Động cơ từ 600
÷ 4.800 V thường được đóng cắt bằng máy cắt hoặc công tắc tơ; động cơ từ 2.400 ÷

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 303
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

13.800 V đóng cắt bằng máy cắt. Mặc dù rơle bảo vệ có thể ứng dụng cho mọi cấp
điện áp nhưng thường chỉ sử dụng với các động cơ lớn, điện áp cao.
Rơle bảo vệ cho các động cơ điện cần có các chức năng để bảo vệ cho hầu hết
các loại động cơ, bao gồm các chức năng chính sau:
- Bảo vệ quá tải
- Bảo vệ khởi động kéo dài
- Bảo vệ thất tốc
- Bảo vệ chống khởi động nhiều lần liên tục
- Bảo vệ chống ngắn mạch
- Bảo vệ chống chạm đất
- Bảo vệ chống mất cân bằng dòng/áp
- Bảo vệ thấp áp
- Bảo vệ chống mất tải
- Bảo vệ chống mất đồng bộ
- Bảo vệ khi mất nguồn cấp
- Bảo vệ quá nhiệt
VII.2. Đặc tính chịu nhiệt và mô hình nhiệt của động cơ
Đặc tính chịu nhiệt của động cơ sử dụng để xác định khả năng chịu nhiệt độ
của cách điện.

Hình 7.3.

Vùng phía thấp của đặc tính chủ yếu bị giới hạn do phát nóng rotor ở trạng
thái kẹt rotor, vùng đặc tính này biểu diễn khoảng thời gian mà động cơ có thể ở
trạng thái thất tốc sau khi được cấp điện. Khoảng giữa của đặc tính là giới hạn nhiệt
ứng với trạng thái gia tốc của động cơ, ứng với ngưỡng dòng điện từ khi ở động cơ

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 304
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

ở trạng thái đứng im tới ngưỡng dòng điện khi đạt mô men tối đa (Breakdown
torque). Vùng đặc tính phía trên của động cơ tương ứng với giới hạn nhiệt khi động
cơ ở trạng thái vận hành bình thường.

Hình 7.4.

Mô hình nhiệt của động cơ trong quá trình khởi động, chạy quá tải khác nhau
rất nhiều; do đó quá trình nóng lên và nguội đi của động cơ cần được tính toán riêng
biệt cho rotor và stator. Các bảo vệ quá tải dựa theo mô hình nhiệt của riêng rotor và
stator cho phép xác định chính xác tải cho phép ngắn hạn và dài hạn của động cơ
nhằm tận dụng được hết khả năng của động cơ, tránh việc cắt động cơ khi chưa thực
sự quá tải.
Bảo vệ chống quá tải dựa trên dòng điện đo được của động cơ và mô hình
nhiệt của động cơ để xác định mức độ tăng nhiệt. Các bảo vệ hiện nay cho phép xác
định mức độ tăng nhiệt riêng cho rotor và stator như sau:

   
   
t t
 S  ps .  I I N  . NS . 1  e 1S   1  ps  .  I I N  . NS . 1  e  2S 
2 2

   

  
 
 
t t
 R  pR .  I I N  . NR . 1  e 1R   1  pR  .  I I N  . NR . 1  e  2 R 
2 2

   
Trong đó:
- ΔθS, R: Độ tăng nhiệt của stator hoặc rotor (Tính theo 0C)
- pS, R: Trọng số đối với hằng số thời gian nhiệt ngắn hạn của cuộn dây stator
(S) hoặc rotor (R)
- I: Dòng điện pha (Lấy giá trị lớn nhất của ba pha)
- IN: Dòng điện định mức của động cơ

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 305
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- ΔθNS, NR: Độ tăng nhiệt của stator hoặc rotor khi chạy với tải định mức dài
hạn (Tính theo 0C)
- τ1S, 1R: Hằng số thời gian nóng lên/nguội đi ngắn hạn của cuộn dây stator hoặc
rotor
- τ2S, 2R: Hằng số thời gian nóng lên/ nguội đi dài hạn của thân stator hoặc rotor
- t: Thời gian chạy động cơ.
Từ phương trình tính toán độ tăng nhiệt trên, cộng thêm nhiệt độ môi trường
xung quanh sẽ tính được nhiệt độ của rotor & stator. Nhiệt độ môi trường xung
quanh có thể cài đặt trong rơle bảo vệ (Dùng giá trị nhiệt độ môi trường lớn nhất
thường gặp) hoặc thông qua các bộ đo nhiệt độ.
Cũng lưu ý là hằng số thời gian tăng nhiệt/ nguội đi của động cơ trong quá
trình động cơ đang chạy coi là bằng nhau; tuy nhiên khi động cơ đang ngừng thì
hằng số thời gian nguội đi sẽ dài hơn so với hằng số thời gian nóng lên tùy theo hệ
thống làm mát của động cơ, đa phần khi động cơ không chạy thì các quạt làm mát
cũng ngừng nên động cơ sẽ lâu nguội hơn. Điều này cần lưu ý khi thiết kế hệ thống
bảo vệ chống việc khởi động động cơ liên tiếp nhiều lần.
Các giá trị ΔθNS, NR; τ1, τ2; IN và p được cài đặt theo loại động cơ. Hằng số thời
gian nhiệt và trọng số đối với stator và rotor có thể tính được từ đường cong giới
hạn nhiệt của động cơ với giả thiết là nhiệt lượng tỷ lệ thuận với bình phương của
dòng tải. Giá trị độ tăng nhiệt định mức tùy thuộc vào cấp cách điện của động cơ,
giá trị này tính được bằng cách trừ đi nhiệt độ môi trường lớn nhất cho phép. Bảng
7.1 thể hiện nhiệt độ giới hạn đối với cách điện cấp B, F và H.

Bảng 7.1. Nhiệt độ giới hạn với các cấp cách điện

Với các động cơ không đồng bộ, nhiệt độ lớn nhất được thiết kế theo cách
điện cấp F, tuy nhiên độ tăng nhiệt chỉ cho phép theo cách điện cấp B; việc này để
đảm bảo có một khoảng dự phòng nhiệt độ để đảm bảo tuổi thọ động cơ. Rotor của
động cơ không đồng bộ có khả năng chịu nhiệt cao hơn so với cuộn dây stator, tuy
nhiên nhiệt độ rotor không nên vượt quá 2500C.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 306
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong một số trường hợp để đơn giản có thể sử dụng mô hình nhiệt coi cả
động cơ là một đối tượng đồng nhất (Đơn thân) với một hằng số thời gian nhiệt, tuy
nhiên mô hình khác nhau với chế độ hoạt động bình thường và khi quá tải. Theo
cách tiếp cận này, quá trình nhiệt của động cơ có hai đặc tính: Một đặc tính ứng với
tình trạng quá tải ngắn hạn và dài hạn để mô hình hóa những điểm nóng nhất của
động cơ; một đặc tính nữa mô tả nhiệt nền của động cơ, dùng để mô hình hóa quá
trình nhiệt các phần tử có khả năng hấp thụ nhiệt chậm (Ví dụ thân vỏ stator). Các
phương trình sau đây diễn tả các đặc tính này (Chỉ áp dụng khi dòng điện của động
cơ lớn hơn định mức):

 
2
 1  t
A    . 1  e  .100%
1.05.I N 

 
2
 1  t
B    . 1  e  . p%
1.05.I N 
Trong đó:
- θA: Là mức nhiệt của những điểm nóng nhất (Là các phần động cơ có khả
năng hấp thụ nhiệt nhanh)
- θB: Là mức nhiệt nền của các phần của động cơ có khả năng hấp thụ nhiệt
chậm (Thân vỏ stator)
- I: Dòng điện pha
- τ: Hằng số thời gian nhiệt được lựa chọn
- p: Hệ số hiệu chỉnh được lựa chọn để xét tới quá trình nhiệt trước đó của
động cơ
- t: Thời gian
Khi dòng điện giảm dưới dòng định mức, quá tải kết thúc, mức nhiệt của điểm
nóng nhất giảm xuống bằng mức nhiệt nền trong khoảng thời gian ngắn:


  1 2 
 B   
t
 .p  p  . 1  e    p %
 1.05.I N  
Trong đó θP là mức nhiệt tính toán khi dòng điện của động cơ thấp hơn
ngưỡng dòng chỉnh định (Ví dụ sau khi khởi động)
Hình 7.5 mô tả diễn biến nhiệt độ theo mô hình đơn nhất với một hằng số thời
gian nhiệt. Mức nhiệt 0% tương ứng với nhiệt môi trường, mức 100% là mức nhiệt
độ cho phép lớn nhất.
Mô hình nhiệt đơn nhất không thể mô tả hoàn toàn chính xác quá trình nhiệt
của động cơ, tuy nhiên đủ để giám sát được các mức độ quá tải của động cơ, phù
hợp để cài đặt cho các thiết bị điều khiển động cơ (Ví dụ biến tần) vì các thiết bị

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 307
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

này thường cài đặt giá trị điều khiển với một mức độ dự phòng nhất định. Các thông
số sử dụng trong mô hình kiểu này có thể dễ dàng tính toán được từ các thông số cơ
bản của động cơ.

Ngưỡng tác động


100%

Mức nhiệt (%)


θA θA
θB θP
θB
I>IN I<IN
Mức nhiệt khi Mức nhiệt khi
khởi động tải bình thường

Hình 7.5. Diễn biến nhiệt độ của động cơ theo mô hình đơn nhất

VII.3. Bảo vệ chống hiện tượng khởi động nhiều lần

Hình 7.6. Phương thức đánh giá số lần động cơ khởi động

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 308
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Để duy trì tuổi thọ động cơ, cần đảm bảo phải có thời gian nghỉ giữa các lần
khởi động liên tiếp hay số lần động cơ khởi động trong 1 giờ không được vượt quá
giới hạn. Do vậy cần có bảo vệ để khóa nếu số lần khởi động động cơ vượt mức cho
phép. Tuy nhiên việc chỉ đơn thuần đếm số lần khởi động sẽ không chính xác do số
lần khởi động cho phép khi động cơ đang nóng sẽ ít hơn so với số lần khởi động khi
động cơ đang nguội.
Cần có thời gian trễ giữa các lần khởi động để đảm bảo động cơ có thể nguội
đi (Thời gian này khác nhau khi khởi động từ động cơ đang nguội và khởi động khi
động cơ đang nóng). Đặc biệt lưu ý là trong quá trình khởi động liên tục thì nhiệt độ
của rotor tăng, giảm rất nhanh, trong khi nhiệt độ của stator tăng, giảm chậm hơn.
Khi tải định mức thì nhiệt độ của rotor lại thấp hơn nhiệt độ stator.
Nếu sau khi khởi động mà động cơ có thời gian chạy đủ dài thì rotor có đủ
thời gian để nguội đi, do vậy khi động cơ đang chạy rồi thì việc cho phép khởi động
lại hay không lại phụ thuộc vào nhiệt độ stator. Ngược lại nếu động cơ khởi động từ
trạng thái nguội và khởi động không thành công thì việc khởi động lại hay không
phụ thuộc lại chủ yếu vào nhiệt độ của rotor. Nếu khởi động lại bắt đầu từ trạng thái
động cơ đang nóng thì yếu tố giới hạn lại là nhiệt độ stator.
Hình 7.7 là đồ thị của diễn biến mức nhiệt của rotor và stator khi động cơ khởi
động 2 lần từ trạng thái nguội.

Hình 7.7. Diễn biến mức nhiệt khi khởi động từ trạng thái nguội

Hình 7.8 là đồ thị của diễn biến mức nhiệt của rotor và stator khi động cơ có
một lần khởi động thành công và một lần khởi động không thành công, tất cả đều
khởi động từ trạng thái nóng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 309
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 7.8. Diễn biến mức nhiệt khi khởi động từ trạng thái nóng

Giám sát việc động cơ khởi động liên tục thực hiện bằng cách đếm thời gian
khởi động tích lũy tính bằng giây trong một khoảng thời gian nhất định. Nhược
điểm của phương pháp này là không thể phân biệt được trường hợp động cơ khởi
động bị thất tốc hay khởi động khi điện áp thấp với hiện tượng khởi động bình
thường. Hình 7.9 biểu diễn chức năng giám sát này, giá trị cài đặt là tổng thời gian
khởi động cho phép.

Hình 7.9. Quá trình hoạt động của bộ đếm chống khởi động nhiều lần liên tiếp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 310
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình trên biểu diễn hoạt động và giá trị cài đặt của chức năng giám sát chống
khởi động nhiều lần khi có 6 lần khởi động liên tiếp. Thời gian khởi động là 2.5
giây và không quá 6 lần khởi động liên tiếp mỗi giờ.
Giải pháp tốt hơn là sử dụng mô hình nhiệt để cài đặt chức năng cấm khởi
động nhiều lần theo nhiệt độ: Nếu nhiệt độ stator hay rotor vượt giới hạn thì không
cho phép động cơ khởi động lại lần tiếp theo.
VII.4. Bảo vệ chống quá tải
Quá tải có thể làm giảm tuổi thọ động cơ, bảo vệ chống quả tải đặt với hai cấp,
cấp cảnh báo và cấp tác động cắt. Theo mô hình nhiệt thì rơle sẽ tác động cắt động
cơ nếu mức tăng nhiệt đạt 100%.

Hình 7.10. Diễn biến mức tăng nhiệt động cơ ở chế độ quá tải lặp lại

Hình 7.10 biểu diễn ví dụ về diễn mức tăng nhiệt động cơ chạy với chế độ quá
tải lặp lại. Các đường cong được tính toán với hai hằng số thời gian riêng cho stator
và rotor, mức cảnh báo đặt là 90%.
Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng mạnh đến khả năng tải của động cơ như
trình bày trong bảng 7.2. Để đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường cần
trang bị các cảm biến nhiệt để đưa vào trong rơle tính toán bù cho mô hình nhiệt.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 311
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Bảng 7.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường tới khả năng tải của động cơ

VII.5. Bảo vệ chống quá nhiệt


Nhiệt độ động cơ có thể tăng cao hơn giá trị cho phép đối với rotor và stator
trong trường hợp động cơ chưa quá tải. Lý do có thể do các rác lá bẩn trong động
cơ, hư hỏng hệ thống làm mát, dòng sóng hài. Đặc biệt với các động cơ sử dụng
biến tần có thể bị quá nhiệt nếu động cơ mang tải với dòng điện định mức trong khi
đang quay với tốc độ thấp, khi đó hệ thống làm mát kém sẽ làm tăng nhiệt nhanh.
Vì lý do đó nếu chỉ bảo vệ quá tải động cơ theo mô hình nhiệt và dòng điện là
không đủ.
Bảo vệ quá nhiệt động cơ thực hiện bằng cách đo trực tiếp độ thông qua các
cảm biến sau đó đưa tới các rơle cảnh báo. Trong thực tế khi vòng bi sắp bị hỏng
thường đi kèm hiện tượng quá nhiệt, các ổ bạc trong các động cơ lớn có các cảm
biến nhiệt độ. Một giải pháp bảo vệ quá nhiệt khác là giám sát nhiệt độ môi chất
làm mát.
VII.6. Bảo vệ chống thất tốc
Nếu động cơ bị thất tốc khi đang chạy hoặc khởi động không thành công do tải
quá lớn sẽ tiêu thụ dòng điện tương tự như ở trạng thái kẹt rotor, do vậy cần phải cắt
điện động cơ cành nhanh càng tốt nếu hiện tượng này xảy ra.
Có thể phát hiện thất tốc khi thấy dòng điện của động cơ vượt quá ngưỡng
dòng khởi động sau khi động cơ đã khởi động thành công. Khi dòng điện tăng trở
lại trên ngưỡng dòng khởi động là chỉ báo của hiện tượng thất tốc xảy ra và cần cắt
động cơ sau một khoảng thời gian thất tốc cho phép.
Trong rất nhiều hệ thống, mất điện tạm thời (Có thể tới 2 giây) không gây cắt

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 312
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

điện động cơ, động cơ được phép mở máy trở lại khi điện áp nguồn được khôi phục.
Trong quá trình khởi động trở lại động cơ có thể tiêu thụ dòng điện tương tự như
dòng khởi động trong nhiều giây và bảo vệ chống thất tốc có thể hoạt động nhầm
trong trường hợp này. Các rơle bảo vệ động cơ cần có chức năng phát hiện sụt áp
ngắn hạn và khóa tạm thời bảo vệ chống thất tốc. Có thể sử dụng rơle điện áp thấp
để phát hiện sụt áp và khóa tạm thời chức năng bảo vệ thất tốc.
Thời gian trễ tùy thuộc vào sơ đồ khởi động lại và loại động cơ.
VII.7. Bảo vệ chống ngắn mạch
Bảo vệ chống ngắn mạch để bảo vệ cắt động cơ ra khỏi lưới điện khi có sự cố
trong cuộn dây hoặc phóng điện đầu cực. Số liệu thống kê cho thấy các sự cố pha-
pha ít khi xảy ra với động cơ mà chủ yếu là sự cố một pha (Từ cuộn dây ra vỏ động
cơ), sự cố này được bảo vệ bởi các bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh.
Để bảo vệ chống ngắn mạch có thể dùng bảo vệ quá dòng với thời gian độc
lập:
- Dòng điện khởi động đặt khoảng 125% của dòng khởi động của động cơ.
- Thời gian trễ đặt khoảng 100ms để tránh tác động nhầm do các dòng quẩn
trong quá trình khởi động do các BI bị bão hòa khác nhau gây ra.
Nếu động cơ được cấp điện thông qua cầu chì - công tắc tơ thì bảo vệ quá
dòng cần phối hợp với cầu chì này và có thể phải cài đặt thời gian làm việc khá dài
cho rơle. Do vậy trong trường hợp này hiệu quả bảo vệ của rơle quá dòng là thấp do
không thể cắt nhanh sự cố.
Có thể sử dụng bảo vệ so lệch cho các động cơ điện áp cao, công suất lớn, đặc
biệt khi động cơ sử dụng ở lưới điện có trung tính cách điện hoặc nối đất qua tổng
trở.
VII.8. Bảo vệ chống chạm đất cuộn dây stator
Sự cố cuộn dây stator là loại sự cố khá phổ biến và các sự cố cuộn dây stator
thường dẫn tới sự cố chạm đất, do vậy việc sử dụng bảo vệ chống chạm đất là cần
thiết.
Độ nhạy của bảo vệ và kiểu bảo vệ chống chạm đất khác nhau tùy theo chế độ
nối đất của nguồn cấp. Nếu dòng chạm đất nhỏ hơn 10A thì chỉ cần cảnh báo, nếu
dòng chạm đất lớn hơn thì cần cắt động cơ khi có chạm đất.
Hình 7.11 thể hiện mức độ nguy hiểm của dòng chạm đất với động cơ.
Dòng điện chạm đất có thể đo bằng cách sử dụng các BI0 (BI xuyến bao cả ba
pha) hoặc sử dụng sơ đồ đấu nối cộng tổng dòng điện ba pha.
Khi sử dụng BI0 cho rơle chạm đất:
- Tỷ số biến của BI có thể chọn không phụ thuộc vào độ lớn dòng chạm đất

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 313
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Tỷ số biến của BI có thể chọn giống nhau cho các ngăn lộ


- Dòng điện dư đo được khi khởi động động cơ rất nhỏ
- Đảm bảo độ chính xác trong một dải rộng (Từ 0.01 ÷ 10 lần dòng định mức)
- Có khả năng đo được dòng chạm đất nhỏ tới 0,5A
- Nên sử dụng khi cần có bảo vệ với độ nhạy cao (Sử dụng trong các lưới điện
có trung tính cách điện)
Khi sử dụng sơ đồ cộng tổng dòng điện của BI ba pha:
- Tỷ số biến của BI cần chọn theo dòng tải
- Do sử dụng 3 BI nên có sai số lớn hơn so với việc sử dụng BI xuyến, do vậy
dòng khởi động thường phải đặt lớn hơn hoặc bằng 0,1 lần dòng định mức.
- Sử dụng trong trường hợp động cơ hoạt động ở lưới điện có dòng chạm đất
lớn (Lưới có trung tính nối đất trực tiếp).

Hình 7.11. Độ lớn dòng dòng chạm đất tới các hư hại tới động cơ

Nếu sử dụng BI xuyến để cho các bảo vệ cắt động cơ thì nên liên động các bảo
vệ này với bảo vệ quá điện áp thứ tự không. Ở trạng thái hoạt động bình thường,

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 314
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

bảo vệ quá dòng TTK bị khóa bởi bảo vệ quá TTK. Khi xảy ra sự cố, xuất hiện điện
áp TTK và mở khóa cho bảo vệ quá dòng TTK.
Việc bố trí liên động như vậy là cần thiết khi có nhiều hơn hai cáp cấp điện
cho động cơ và các BI xuyến phải đấu song song dễ sinh dòng quẩn lớn. Hoặc khi
sử dụng các BI có tỷ số biến thay đổi và yêu cầu cài đặt giá trị khởi động thấp để
bảo vệ có độ nhạy cao.
VII.9. Bảo vệ quá dòng/ quá áp thứ tự nghịch
Việc mất cân bằng điện áp trong lưới thường do mất pha từ phía nguồn (Do nổ
cầu chì một pha, máy cắt đóng không đồng thời), hoặc có thể do tải không cân bằng.
Các sự cố không đối xứng cũng gây ra mất cân bằng trong thời gian ngắn.
Điện áp không cân bằng phát sinh ra thành phần dòng điện thứ tự nghịch gây
phát nóng và rung động cơ.
VII.10. Bảo vệ quá áp/ thấp áp
Bảo vệ chống quá áp/thấp áp dài hạn được trang bị cho động cơ. Bảo vệ khởi
động khi điện áp vượt quá 10 - 20% điện áp định mức.
Chức năng bảo vệ thấp áp được cài đặt để tác động khi mất hoàn toàn điện áp,
như vậy khi có điện trở lại sẽ tránh được việc các động cơ khởi động lại đồng thời.
Động cơ được cấp điện bằng công tắc tơ đã được bảo vệ chống thấp áp do khi
điện áp thấp thì các công tắc tơ tự nhả, trừ trường hợp công tắc tơ là loại tự giữ.
Rơle bảo vệ điện áp thấp có hai cấp tác động: Cảnh báo và tác động.
Chức năng này nên được liên động với phần tử khởi động động cơ để khóa
chức năng điện áp thấp khi phần tử khởi động đang mở. Nếu không rơle điện áp
thấp khóa sẽ khó không cho khởi động động cơ.
Điện áp cài đặt và thời gian trễn phụ thuộc vào hệ thống và loại động cơ, rơle
phải không làm việc khi có sụt áp ngắn hạn, quá độ điện áp, khởi động động cơ.
Khi động cơ khởi động có thể gây giảm áp tới 80%, do vậy giá trị khởi động
nên đặt thấp hơn ngưỡng này. Thường cho phép động cơ tự khởi động lại khi có sụt
áp kéo dài từ 0,5 ÷ 2 giây, do vậy thời gian trễ của bảo vệ chống thấp áp nên dài
hơn thời gian này.
VII.11. Bảo vệ chống đóng điện trở lại không đồng pha
Việc đóng điện trở lại động cơ ngay sau khi mất điện có thể dẫn tới dòng điện
khởi động lớn hơn dòng điện khởi động bình thường và có thể gây hư hại động cơ
do quá nhiệt và hư hỏng cơ khí. Nguyên nhân của việc này là do điện áp trên đầu
cực động cơ không giảm ngay mà suy giảm theo tốc độ giảm dần của động cơ. Khi
đóng điện trở lại có thể xảy ra hiện tượng không đồng pha giữa điện áp nguồn và
điện áp dư trên cực động cơ.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 315
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 7.12. Diễn biến điện áp và tần số trên cực động cơ khi có mất điện tạm thời

Việc đóng trở lại động cơ hay không tùy thuộc vào mức độ sai khác về độ lớn
của hai điện áp này và thời gian mất điện. Hình 7.12 thể hiện khoảng thời gian cho
phép đóng lại ngay động cơ mà không gây hư hại. Ví dụ trên dựa vào yêu cầu véc tơ
điện áp sai lệch trong hệ đơn vị tương đối so với điện áp định mức/ tần số tương đối
so với tần số định mức không vượt quá 1,33 (Theo tiêu chuẩn ANSI C50.41-2000)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 316
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

tại thời điểm các tiếp điểm máy cắt chạm nhau. Điều này có thể diễn giải đơn giản
hơn là động cơ có thể cho phép đóng điện trở lại trong khoảng thời gian nhỏ hơn 0,1
giây (Ví dụ khi đầu nguồn sử dụng tự đóng lại nhanh), tuy nhiên khi thời gian mất
điện kéo dài cần cắt động cơ ra khỏi lưới hoàn toàn trước khi tự đóng lại.
Để phát hiện việc mất nguồn và khởi động việc cắt động cơ khỏi lưới có thể
dựa vào rơle điện áp thấp, rơle tần số thấp hoặc chức năng công suất thấp hoặc kết
hợp cả các yếu tố trên.
VII.12. Bảo vệ khi mất tải
Bảo vệ chống mất tải có vai trò quan trọng trong nhiều tình huống, ví dụ để
dừng động cơ khi có hư hỏng trong hệ thống băng tải. Để bảo vệ trong trường hợp
này có thể sử dụng các rơle luồng công suất thuận với giá trị cài đặt thấp và liên
động với thiết bị khởi động động cơ để tránh việc hoạt động khi động cơ bị cắt khỏi
lưới và bị khóa lại bởi chức năng này không thể khởi động lại.
Với các động cơ khởi động với tải rất thấp (Ví dụ quạt gió) cần khóa tạm thời
chức năng này trong quá trình khởi động.
Có thể cài đặt thời gian trên cho bảo vệ để tránh hoạt động nhầm trong quá
trình quá độ của hệ thống.
VII.13. Bảo vệ các động cơ đồng bộ
Động cơ đồng bộ có cấu tạo và đặc tính vận hành khác với động cơ không
đồng bộ, do vậy cần có thêm các bảo vệ khác như bảo vệ chống trượt cực từ và
chống mất kích từ.
Động cơ đồng bộ có thể giảm tốc và mất đồng bộ nếu mô men tải quá lớn.
Việc điện áp nguồn sụt thấp chỉ vài giây hoặc điện áp kích từ thấp cũng gây hiện
tượng tương tự. Khi mất đồng bộ động cơ sẽ tiêu thụ dòng điện lớn và sinh ra các
mô men xung, kể cả khi nguyên nhân gây mất đồng bộ đã được loại trừ thì động cơ
cũng ít có khả năng trở về động bộ và rơi vào trạng thái thất tốc dẫn tới phải cắt
động cơ.
Công suất mà động cơ tiêu thụ khi mất đồng bộ có hệ số công suất rất thấp, do
vậy có thể sử dụng các rơle hệ số công suất thấp. Rơle này phải bị khóa khi khởi
động do thời điểm đó hệ số công suất cũng thấp.
Giá trị cài đặt nên thấp hơn giá trị hệ số công suất định mức, ví dụ động cơ có
hệ số công suất định mức là 0,85 thì có thể đặt bảo vệ ở mức 0,75.
Để bảo vệ chống trược cực từ có thể sử dụng các rơle công suất hoặc rơle tổng
trở thấp.
Để bảo vệ chống mất kích từ có thể dùng rơle trở kháng thấp tương tự như
phương thức bảo vệ của các máy phát động bộ.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 317
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 8. BẢO VỆ CÁC KHÁNG ĐIỆN

VIII.1. Giới thiệu chung về kháng điện


Kháng điện được sử dụng trong nhiều ứng dụng như hạn chế dòng ngắn mạch,
hạn chế dòng xung kích cho các bộ tụ và động cơ, dùng trong các bộ lọc sóng hài,
các thiết bị bù công suất phản kháng, nối đất trung tính, giảm quá độ khi đóng cắt,
giảm nhấp nháy điện áp, cân bằng tải. Ở lưới điện siêu cao áp, kháng điện được sử
dụng để tiêu thụ công suất phản kháng, hạn chế quá áp; các kháng điện này thường
nối vào cuộn tam giác của các MBA truyền tải.

Hình 8.1.

318
Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Thông thường tại cấp điện áp từ 52 kV trở lên, kháng điện được nối trực tiếp
vào thanh góp của trạm hoặc khu đầu đường dây; được nối đất trực tiếp hoặc qua
kháng trung tính (Do đó còn có tên gọi là sơ đồ 4 kháng điện). Kháng điện có cấp
điện áp nhỏ hơn 52 kV thường được nối vào cuộn tam giác của các MBA và có
trung tích cách điện.
Có 3 loại kháng điện phổ biến được sử dụng:
- Kháng dầu hoặc kháng khô nối tới thanh góp trạm.
- Kháng dầu hoặc kháng khô nối tới đường dây.
- Kháng khô nối tới cuộn tam giác MBA truyền tải do khả năng cách điện
thấp.
Các kháng điện với cấp điện áp từ 52 kV trở lên có công suất từ 30 MVAR tới
300 MVAR. Đặc tính làm việc của kháng điện phụ thuộc nhiều vào cấu tạo:
- Kháng 3 pha 3 trụ lõi từ có khe hở
- Kháng 3 pha 5 trụ lõi từ có khe hở
- Kháng kiểu vỏ (Shell-type) lõi từ có khe hở
- Kháng không khí (Không lõi từ)

Hình 8.2.

Các dạng kháng phổ biến sử dụng cho lưới truyền tải điện bao gồm: Kháng
khô lõi không khí (Không lõi từ), kháng dầu không lõi từ, kháng dầu lõi từ có khe
hở.

319
Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

1. Kháng khô lõi không khí


Kháng điện làm mát bằng không khí và chế tạo thành các kháng 1 pha đặt trên
các cách điện, khoảng cách đặt các kháng cần tính toán để không ảnh hưởng tương
hỗ của từ trường. Do không có lõi từ nên loại kháng này không bị ảnh hưởng của
hiện tượng bão hòa và dòng xung kích.

Hình 8.3.

2. Kháng dầu không lõi từ


Kháng điện dầu loại này có cấu trúc tương tự như MBA nhưng không có lõi
thép, lõi thép được thay thế bằng các cách điện để đỡ cuộn kháng. Kháng loại này
làm việc tuyến tính với điện áp, không bị ảnh hưởng của dòng xung kích do không
có lõi từ. Loại kháng điện này được chế tạo có màn chắn từ trong thùng chứa.

Hình 8.4.

320
Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

3. Kháng dầu lõi từ có khe hở


Kháng điện dầu loại này có cấu trúc tương tự như MBA, điểm khác biệt là lõi
thép có khe hở nhỏ khoảng 2mm tạo ra bởi cấu trúc của vật liệu làm lõi từ. Khe hở
trong lõi từ làm tăng khoảng làm việc tuyến tính của kháng điện, hay nói cách khác
lõi từ khó bão hòa hơn, do vậy kháng điện có điện áp điểm gập cao hơn so với
MBA (Khoảng 1.25 ÷ 1.35 pu so với 1.1 pu của MBA). Đồng thời khe hở cũng
giảm mức độ từ dư trong lõi từ, giảm được hiện tượng dòng xung kích lớn so với
MBA.
Kháng điện lõi từ có khe hở có thể được chế tạo dưới dạng 1 pha hoặc 3 pha
(3 trụ hoặc 5 trụ). Loại 3 pha 5 trụ có tổng trở TTK bằng với tổng trở TTT, với loại
3 trụ thì tổng trở TTK nhỏ hơn tổng trở TTT dẫn tới dòng chạm đất lớn.
Kháng điện nhìn chung có tổn hao công suất thấp, tương ứng với thành phần
X/R cao và hệ quả là thành phần dòng điện dc tắt dần sẽ kéo dài trong quá trình
đóng điện; thành phần dc tắt dần chậm này dễ làm các BI bị bão hòa, dẫn tới hệ
thống bảo vệ của kháng điện có thể bị ảnh hưởng.
VIII.2. Đóng cắt các kháng điện
VIII.2.1. Quá trình đóng điện
Phản ứng của kháng điện khi đóng điện phụ thuộc vào thời điểm đóng và loại
lõi từ. Khi đóng điện, mỗi pha của kháng điện được đóng vào điện áp với góc khác
nhau, dẫn tới mỗi pha đều có mức độ thành phần dc khác nhau, trường hợp xấu nhất
xảy ra với pha đóng vào điện áp tại thời điểm qua 0. Thành phần dc tắt chậm và có
thể kéo dài tới hàng giây, với MBA thành phần này tắt trong khoảng thời gian tính
bằng mili giây. Dòng điện xung kích khi đóng kháng loại này không đối xứng.
Với các kháng điện lõi không khí, dòng điện tỷ lệ với điện áp tại thời điểm
đóng điện, dòng điện có dạng hình sin và thành phần dc tùy thời điểm đóng.
Kháng điện lõi từ có khe hở khi đóng điện tạo ra dòng xung kích có chứa
thành phần sóng hài tương tự như MBA, các dòng điện này không đối xứng tạo ra
thành phần dòng điện không cân bằng chạy qua trung tính, giá trị dòng xung kích
trong khoảng 3 ÷ 5.5 pu, thấp hơn so với MBA. Với kháng 3 trụ có thành phần tổng
trở TTK thấp nên dòng không cân bằng chạy qua trung tính sẽ lớn hơn so với loại 5
trụ.
VIII.2.2. Quá trình cắt điện
Khi cắt điện kháng điện có thể tạo ra quá độ điện áp, hiện tượng máy cắt
phóng điện trở lại gây điện áp phục hồi (TRV) với tần số cao giữa hai cực máy cắt.
Thành phần điện áp phục hồi tần sồ cao này phân bố không đều dọc cuộn dây của
kháng điện, điện áp rơi nhiều nhất trên các vòng dây gần đầu cực của kháng, có thể

321
Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

gây hư hỏng cách điện giữa cac vòng dây. Giải pháp có thể thực hiện là dùng các
máy cắt có trị số TRV cao hoặc sử dụng các van hạn chế quá áp.
VIII.3. Bảo vệ các kháng điện
VIII.3.1. Các dạng sự cố với kháng điện
Sự cố bên trong kháng điện cũng tương tự như các sự cố đối với MBA: Sự cố
pha - pha, sự cố pha - đất trên các thanh dẫn từ kháng tới máy cắt, sự cố pha - pha,
pha - đất với cuộn dây, sự cố giữa các vòng dây.

Hình 8.5.

+ Sự cố pha - pha: Sự cố pha - pha có dòng sự cố lớn, đặc biệt khi xảy ra gần
khu vực đầu cực của kháng. Các kháng khô lõi không khí ít gặp sự cố pha - pha
trong nội bộ của kháng vì các pha phân bố xa nhau.
+ Sự cố chạm đất: Các kháng khô lõi không khí ít gặp sự cố pha - đất do được
đặt trên cách điện so với đất, sự cố chỉ có thể xảy ra trừ khi các cách điện này bị các
vật lạ bắc cầu. Với các kháng điện dầu, sự cố chạm đất có thể xảy ra do khoảng
cách gần từ lõi tới vỏ. Dòng chạm đất lớn hoặc bé tùy thuộc vị trí xảy ra chạm đất
trên cuộn dây, dòng chạm đất lớn nhất khi sự cố xảy ra gần đầu cực và nhỏ nhất khi
xảy ra gần trung tính cuộn dây.
+ Sự cố giữa các vòng dây: Sự cố giữa các vòng dây của kháng điện chỉ tạo ra
thay đổi rất nhỏ với dòng điện của pha bị sự cố, tuy nhiên dòng điện lớn trong các
vòng dây sự cố sẽ làm tăng nhiệt độ và áp suất bên trong kháng và có thể được phát
322
Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hiện bằng các rơle như rơle áp lực đột biến. Dòng điện 3 pha bị mất cân bằng sinh
ra thành phần dòng điện TTK chạy qua trung tính.
Sự cố giữa các vòng dây chủ yếu xảy ra với các vòng dây gần đầu cực do ảnh
hưởng của quá độ điện áp khi máy cắt bị phóng điện trở lại. Sự cố giữa các vòng
dây nếu không kịp phát hiện và cắt kịp thời sẽ gây sự cố tiến triển giữa pha - pha và
pha - đất.
VIII.3.2. Phương thức bảo vệ các kháng điện
VIII.3.2.1. Sơ đồ phương thức bảo vệ chung với kháng điện nối thanh góp hoặc
đường dây

Hình 8.6.

323
Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Các chức năng bảo vệ:

Hình 8.7.

+ BI phía trung tính (RG-CT) được khuyến cáo sử dụng để do trực tiếp dòng
điện TTK thay vì lấy tổng dòng điện từ 3 BI pha (RN-CT), các BI pha có thể bị bão
hòa không giống nhau trong quá trình đóng điện, gây ra dòng TTK giả đối với bảo
vệ. Mặt khác BI trung tính có khả năng đo được với các trường hợp sự cố dòng nhỏ
như sự cố giữa các vòng dây.
+ Các bảo vệ cơ khí (Bảo vệ công nghệ): Các bảo vệ này đi kèm với kháng
điện, hỗ trợ cho các bảo vệ theo tín hiệu điện. Rơle áp lực (63) và rơle hơi (71G
Buchholz) có độ nhạy cao trong việc phát hiện sự cố cac vòng dây. Tín hiệu tác
động của các rơle cơ khí có thể đưa vào input của các rơle điện, tạo các logic trong
rơle hoặc dùng cho bản ghi sự cố.
VIII.3.2.2. Sơ đồ phương thức bảo vệ với kháng khô nối tại cuộn tam giác các MBA
truyền tải
Ngoài ra có thể đặt bảo vệ so lệch: Sử dụng bảo vệ so lệch của MBA mở rộng
bao trùm cả kháng điện hoặc đặt bảo vệ so lệch riêng cho kháng. Đặt thêm bảo vệ
chống hư hỏng máy cắt 50BF.

324
Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 8.8.

VIII.3.3. Một số lưu ý đối với chỉnh định rơle bảo vệ các kháng điện
VIII.3.3.1. Bảo vệ so lệch dòng điện pha (87P)
Do tỷ số X/R của kháng điện lớn nên thành phần dc tắt chậm dẫn tới các BI dễ
bị bão hòa trong quá trình đóng điện, đồng thời BI các phía có thể có mức độ bão
hòa không giống nhau có làm bảo vệ so lệch tác động nhầm ngay cả ở chế độ dòng
tải. Do vậy dòng điện khởi động của bảo vệ so lệch tại mức dòng tải cần đặt cao
hơn, tuy nhiên không thể đặt giá trị này cao do sẽ làm giảm độ nhạy, không phát
hiện được các sự cố gần trung tính. Giá trị cài đặt khuyến cáo trong khoảng 0.5 ÷ 1
pu.
Độ dốc của đặc tính để đảm bảo rơle không tác động nhầm khi có sự cố ngoài
hoặc khi có dòng tải chạy qua. Sự cố ngoài đối với kháng điện không gây ra dòng
chạy qua lớn, do vậy độ dốc của đặc tính bảo vệ so lệch nên đặt theo mặc định của
nhà sản xuất rơle.
Chức năng bảo vệ so lệch ngưỡng cao: Chức năng này có thể không sử dụng
do đã có phần tử bảo vệ quá dòng cắt nhanh.
VIII.3.3.2. Bảo vệ quá dòng điện (50/51)
- Bảo vệ quá dòng cắt nhanh (50P/50N): Đặt cao hơn dòng điện khi đóng cắt
hoặc dòng xung kích của kháng điện. Do BI có khả năng bị bão hòa cao nên dòng

325
Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

khởi động của bảo vệ quá dòng cắt nhanh nên đặt dưới dòng bão hòa của BI. Giá trị
cài đặt có thể dựa theo dòng ngắn mạch pha - pha tại khu vực đầu cực kháng với
nguồn ở trạng thái N-1, giá trị cài đặt bằng 50% so với giá trị dòng ngắn mạch tính
toán được. Chức năng 50N cài đặt theo phương thức tương tự xét tới sự cố pha -
đất.
- Bảo vệ quá dòng pha (51P): Dòng điện khởi động cần đặt cao hơn dòng định
mức của kháng điện do kháng được sử dụng trong các tình huống điện áp cao. Đồng
thời bảo vệ không được tác động khi có quá điện áp trên pha không sự cố do sự cố
pha - đất trên pha khác, mức độ quá điện áp này thường không vượt quá 1,3 lần điện
áp định mức nên giá trị khởi động cho chức năng 51P đặt khoảng 1.5 pu. Thời gian
cài đặt căn cứ theo đặc tính nhiệt cho phép của kháng điện.
- Bảo vệ quá dòng chạm đất (51N): Theo khuyến cáo nên đặt bằng dòng khởi
động của bảo vệ quá dòng pha (51P), thời gian làm việc đặt tương tự 51P.

326
Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Chương 9. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG SÓNG HÀI


TỚI BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY, MÁY BIẾN ÁP, MÁY PHÁT ĐIỆN

IX.1. Mô tả hiện tượng và các chỉ tiêu đánh giá sóng hài
IX.1.1. Mô tả hiện tượng sóng hài
Sóng hài là các dạng nhiễu không mong muốn, xuất hiện dưới dạng các dòng
điện hay điện áp có tần số bằng số nguyên lần tần số của nguồn cung cấp (Thường
được gọi là tần số cơ bản). Các dòng điện, điện áp bị méo có thể được phân tích
thành tổng của sóng có tần số cơ bản và các thành phần sóng hài. Các thành phần
sóng hài này do các tải phi tuyến sinh ra.
Công cụ toán học để phân tích mức độ méo của dạng sóng dòng điện có chu
kỳ là phân tích Fourier. Phương pháp này dựa trên nguyên lý là một dạng sóng méo,
có chu kỳ (Không sin) thì có thể phân tích được thành tổng của các dạng sóng điều
hòa hình sin, chúng bao gồm:
- Sóng hình sin với tần số cơ bản
- Các sóng hình sin khác với tần số hài cao hơn, là bội của tần số cơ bản.

Hình 9.1. Phân tích Fourer của sóng chu kỳ bị méo dạng

Trong trường hợp lý tưởng, tất cả những sóng điện áp và dòng điện trong hệ
thống điện đều có dạng hình sin với tần số là tần số cơ bản, tuy nhiên, điện áp và
dòng điện thực tế trong hệ thống điện không thuần túy hình sin. Dạng sóng méo ở
hình 9.2 dưới đây được phân tích thành một thành phần sóng cơ bản và thành phần
sóng hài bậc 3, bậc 5.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 327
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 9.2. Sóng méo dạng và phân tích Fourier tương ứng

Có thể thấy rằng sóng hài tồn tại trong HTĐ thường chỉ phổ biến là các hài
bậc lẻ như 3, 5, 7, 11, 13, ... sóng hài bậc chẵn chỉ tồn tại trong những trường hợp
đặc biệt. Điều này có thể giải thích dựa trên phân tích toán học: Với các sóng méo
dạng nhưng đối xứng ở các nửa chu kỳ âm và dương (Hình 9.3.a) thì phân tích
Fourier chỉ cho kết quả là các thành phần hài bậc lẻ, thành phần hài bậc chẵn bằng
0.
Với những sóng méo dạng không đối xứng giữa nửa chu kỳ dương và âm
(Hình 9.3.b): Khi phân tích Fourier sẽ xuất hiện thêm các thành phần hài bậc chẵn,
hài bậc chẵn có thể xuất hiện trong dòng điện khi đóng máy biến áp không tải hoặc
với dạng sóng dòng điện của lò hồ quang, ...

Hình 9.3. Những sóng méo mó dạng đối xứng và không đối xứng

Một khái niệm nữa có thể được nhắc đến trong các tài liệu là về thành phần

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 328
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

thứ tự của các sóng hài. Trong tính toán phân tích lưới điện đặc biệt ở chế độ không
đối xứng thường sử dụng phương pháp thành phần thứ tự. Dòng điện hoặc điện áp
ba pha không đối xứng hoàn toàn có thể phân tích thành các thành phần đối xứng là
thành phần thứ tự thuận (TTT), thứ tự nghịch (TTN) và thứ tự không (TTK). Trong
đó:
- Thành phần đối xứng TTT: Các vecto đối xứng, lệch nhau 1200 và thứ tự pha
A, B, C theo như qui ước thông thường.
- Thành phần đối xứng TTN: Các vecto đối xứng, lệch nhau 1200 và thứ tự pha
A, B, C theo chiều ngược lại với qui ước thông thường.
- Thành phần TTK: Các vecto có độ lớn bằng nhau và trùng pha.

Hình 9.4. Thành phần thứ tự của các sóng hài tương ứng

Khi xét đến tính chất các thành phần sóng hài có thể thấy:
- Các sóng hài bậc 4, 7, 10, 13, ... thể hiện tính chất như thành phần thứ tự
thuận (Sóng hài thứ tự thuận).
- Các sóng hài bậc 2, 5, 8, 11, ... thể hiện tính chất như thành phần thứ tự
nghịch trong lưới điện (Sóng hài thứ tự nghịch).
- Tương tự, các sóng hài bậc 3, 6, 9, 12, ... thể hiện tính chất như thành phần
thứ tự không trong lưới điện.
Tổng kết chung về phân loại sóng hài theo thành phần thứ tự được trình bày
trong bảng 9.1.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 329
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Bảng 9.1. Phân loại sóng hài theo thành phần thứ tự

Thành phần sóng hài thứ tự không do tính chất tương tự dòng điện TTK nên sẽ
bị các cuộn tam giác của máy biến áp chặn lại, không tiếp tục lan truyền trong lưới
điện. Đây cũng là một lý so quan trọng tại sao các máy biến áp khách hàng nên có ít
nhất là một cuộn tam giác. Đồng thời dựa theo các phân tích ở phần trên thì sóng
hài bậc chẵn hầu như không tồn tại trong lưới điện, như vậy trong lưới điện hầu như
chỉ còn lại các sóng hài sau:
- Các sóng hài thứ tự thuận: Bậc 7, 13, 19, ..
- Các sóng hài thứ tự nghịch: Bậc 5, 11, 17, ...
Một cách gần đúng, có thể coi biên độ của sóng hài tỷ lệ nghịch với bậc của
sóng hài; với sóng hài bậc càng cao (Tần số cao) thì biên độ. Do đó nếu có tính toán
lọc sóng hài cần tập trung trước tiên vào các sóng hài có biên độ lớn như sóng bậc 5
và bậc 7.
IX.1.2. Các chỉ số đánh giá sóng hài trong lưới điện
Để đánh giá độ méo sóng hài, sử dụng phổ biến hai chỉ số sau:
- Tổng độ méo sóng hài (Total Harmonic Distortion - THD)
- Tổng độ méo nhu cầu (Total Demand Distortion - TDD)
Cả hai chỉ số này đều có thể áp dụng cho đồng thời cho cả dòng điện và điện
áp.
IX.1.2.1. Tổng độ méo sóng hài (Áp dụng cho điện áp và dòng điện, ký hiệu là
THDv và THDi)
Là tỷ lệ của điện áp (Dòng điện) hiệu dụng của sóng hài với giá trị hiệu dụng
của điện áp (Dòng điện) tần số cơ bản, tính theo phần trăm (%):

Trong đó:
- Vi, Ii: Là giá trị hiệu dụng thành phần điện áp, dòng điện của các sóng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 330
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hài bậc i (i = 2, 3, ...)


- V1, I1: Là giá trị hiệu dụng thành phần điện áp, dòng điện tại tần số cơ
bản (50 Hz)
Tổng độ méo điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn
được qui định tại các Thông tư số 12/2010/TT-BCT ban hành ngày 15 tháng 4 năm
2010 và Thông tư số 32/2010/TT-BCT ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2010 như
sau:
Nhận xét: Nếu chỉ đánh giá sóng hài dựa theo hệ số tổng độ méo sóng hài
THD thì có thể dẫn tới các kết luận không thỏa đáng. Lý do ở đây là trong trường
hợp tải nhẹ, dòng tải nhỏ thì dù giá trị THD tính được có thể rất lớn nhưng cũng
không đáng ngại do giá trị tuyệt đối của thành phần hài là nhỏ. Để có thể đánh giá
chính xác hơn có thể dựa vào chỉ số “Tổng độ méo nhu cầu” sẽ trình bày tiếp sau.

Bảng 9.2. Tiêu chuẩn về độ méo điện áp theo Thông tư 12 và 32

IX.1.2.2. Tổng độ méo nhu cầu (Ký hiệu TDDv và TDDi)


Là tỷ lệ của điện áp (Dòng điện) hiệu dụng của sóng hài với giá trị hiệu dụng
của điện áp (Dòng điện) tần số cơ bản:

Cách tính toán hệ số TDD gần tương tự như áp dụng đối với THD, tuy nhiên
mức độ méo sóng diễn tả theo tỷ lệ phần trăm của dòng điện (Điện áp) định mức
hoặc dòng điện (Điện áp) cho phép lớn nhất.
IX.2. Các nguồn phát sinh sóng hài trong lưới điện
IX.2.1. Tổng quan về các nguồn phát sinh sóng hài và cơ chế lan truyền sóng hài
trong lưới điện
Sóng hài được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể liệt kê như sau:
- Các tải phi tuyến (Quan hệ giữa điện áp đặt vào và dòng điện chạy qua tải
không tuyến tính)
- Các thiết bị có lõi từ làm việc ở vùng bão hòa (Máy biến áp, cuộn kháng,
động cơ, ...)
- Các thiết bị điện tử công suất có các mạch chỉnh lưu đầu vào và các mạch
đóng cắt bằng các van thyristor.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 331
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Các lò hồ quang hoặc hàn hồ quang


Khi đặt một điện áp hình sin chuẩn vào tải phi tuyến thì dòng điện sinh ra sẽ
có dạng sóng bị méo:
Thành phần dòng điện bị méo sóng sẽ gây nên các thành phần sụt áp ∆U cũng
bị méo dạng sóng. Do đó, mặc dù điện áp nguồn là sin nhưng điện áp tại điểm đấu
nối chung của các thiết bị sẽ bị méo.

Nếu như có các thiết bị khác đấu nối vào cùng thanh cái thì sẽ phải chịu điện
áp không sin đặt vào. Vì vậy cần loại bỏ thành phần hài do thiết bị phi tuyến sinh ra.

Hình 9.5. Cơ chế lan truyền sóng hài trong lưới điện

IX.2.2. Các nguồn phát sinh sóng hài chính trong lưới điện
Đặc tính của một số nguồn phát sinh sóng hài thường gặp trong hệ thống điện:
IX.2.2.1. Các máy biến áp

Hình 9.6. Phát sinh sóng hài do bão hòa mạch từ máy biến áp

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 332
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hiện tượng bão hòa mạch từ là một nguyên nhân gây ra sóng hài. Khi biên độ
điện áp từ thông đủ lớn (Hiện tượng quá từ thông) để rơi vào vùng không tuyến tính
trên đường cong B-H của mạch từ sẽ dẫn đến dòng điện bị méo dạng và chứa thành
phần sóng hài mặc dù sóng điện áp đặt vào vẫn là hình sin.
Các máy biến áp được thiết kế hoạt động tại vùng tuyến tính của đường cong
từ hóa với dòng từ hóa chiếm khoảng 1 ÷ 2% dòng điện định mức. Tuy nhiên khi
điện áp tăng dẫn tới điểm làm việc rơi vào vùng phi tuyến, hệ quả là dòng từ hóa
tăng mạnh và bị méo dạng sóng → trở thành nguồn phát sóng hài.

Hình 9.7. Đặc tính từ hóa của của mạch từ máy biến áp

Hiện tượng tăng điện áp trên lưới điện có thể xảy ra do vận hành non tải với
mạng cáp, hoặc do đóng cắt các nguồn công suất phản kháng lớn như các bộ tụ hoặc
kháng, ... Trong phạm vi làm việc bình thường, sóng hài sinh ra sự méo dạng sóng
của dòng từ hóa là không đáng kể. Tuy nhiên khi đóng máy biến áp hoặc vận hành
ở ngưỡng quá điện áp thì mức độ méo sóng hài có thể tăng lên đáng kể.

Hình 9.8. Dạng sóng và phổ dòng pha A khi máy biến áp hoạt động trong điều kiện quá áp 10 %

Mặc dù dòng kích thích của máy biến áp lực chứa nhiều thành phần sóng hài,
trong thực tế nó vẫn nhỏ hơn 1 ÷ 2% giá trị của dòng điện khi đầy tải. Tuy nhiên,
ảnh hưởng của chúng có thể thấy rõ khi trong hệ thống truyền tải có nhiều máy biến
áp. Ta có thể thấy độ lớn của sóng hài bậc ba thường tăng lên đáng kể khi mà các

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 333
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

máy biến áp làm việc non tải và điện áp tăng cao. Khi đó, dòng điện kích thích tăng
lên, do đó trị số sóng hài cũng tăng lên.
Hình 9.8 mô tả dạng sóng dòng điện pha A của máy biến áp khi lõi từ bị quá
kích thích.
IX.2.2.2. Các động cơ
Tương tự như máy biến áp, động cơ cũng có lõi từ và khi hoạt động cũng có
thể sinh ra các thành phần sóng hài, tuy nhiên chủ yếu là hài bậc 3. Hình 9.9 cho
thấy dạng sóng bị méo của một số thiết bị dân dụng có sử dụng động cơ (Máy lạnh,
điều hòa, ...). Các động cơ có khe hở trong mạch từ do vậy đặc tính từ tuyến tính
hơn so với máy biến áp.

Hình 9.9. Dạng sóng dòng điện của một số thiết bị điện dân dụng

IX.2.2.3. Các thiết bị điện tử công suất


Các thiết bị điện tử công suất hiện nay đều sử dụng bộ chỉnh lưu đầu vào, các
thiết bị chỉnh lưu này chính là nguồn gây phát sóng hài. Mặt khác các van công suất
khi đóng/cắt cũng có thể gây ra nhiễu, hài với tần số cao. Thiết bị điện tử công suất
sử dụng phổ biến trong các thiết bị công nghiệp, gia dụng như: Máy tính, bộ biến
tần điều tốc động cơ, đèn huỳnh quang, bộ lưu điện UPS, .... Các thiết bị này tạo ra
dòng điện méo dạng rất lớn tùy thuộc vào công suất định mức. Hình 9.10 mô tả
sóng điện áp và dòng điện của một số chỉnh lưu cơ bản. Hình 9.11 mô tả phổ tần và
tổng độ méo sóng hài của một số tải phi tuyến khác.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 334
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 9.10. Dạng sóng điện áp & dòng pha A của bộ chỉnh lưu

Các thiết bị điện tử công suất có thể được coi như một trong những nguồn
chính gây ra sóng hài trong lưới điện.

Hình 9.11. Dạng sóng dòng điện, phổ tần và tổng độ méo sóng hài của một số tải phi tuyến khác

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 335
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IX.2.2.4. Các thiết bị hồ quang


Bao gồm các thiết bị như lò hồ quang, các đèn cao áp thủy ngân, máy hàn hồ
quang, ... Đặc tính Volt - Ampere của hồ quang có tính chất phi tuyến mạnh, khi hồ
quang được sinh ra, điện áp giảm đi do dòng hồ quang lớn.
Có thể thấy rằng với các lò hồ quang thì mức độ sóng hài sinh ra biến thiên
theo thời gian và rất khó xác định chính xác; do vậy thường xác định theo phương
pháp thống kê xác suất.
Mức độ sóng hài biểu diễn theo phần trăm của dòng điện cơ bản được cho sơ
bộ theo bảng 9.3.

Hình 9.12. Dạng sóng và phổ tần dòng điện với các lò hồ quang

Bảng 9.3. Mức độ sóng hài của lò hồ quang

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 336
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IX.3. Ảnh hưởng của sóng hài tới thiết bị và vận hành lưới điện
IX.3.1. Tổng quan về các ảnh hưởng của sóng hài
Sóng hài lan truyền trong lưới điện có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới các sự
vận hành bình thường của các thiết bị. Mức độ ảnh hưởng tùy theo đặc tính của
từng loại thiết bị, do đó cần thiết phải có các đánh giá để xác định mức độ ảnh
hưởng cũng như đề ra các giải pháp hạn chế sóng hài một cách hợp lý.
Ảnh hưởng chính của sóng hài dòng điện và điện áp tới hệ thống điện có thể
tóm lược như sau (Hình 9.13):

Hình 9.13. Ảnh hưởng của sóng hài

- Có thể gây ra hiện tượng cộng hưởng nguy hiểm tại một tần số sóng hài nào
đó, dẫn tới quá điện áp.
- Giảm khả năng khai thác tối đa hiệu suất của thiết bị.
- Già hóa cách điện và làm giảm tuổi thọ các thiết bị.
- Các thiết bị hoạt động sai chức năng so với thiết kế.
IX.3.2. Sóng hài và hiện tượng cộng hưởng
Việc lắp đặt các bộ tụ để bù công suất phản kháng trong hệ thống chính là một
yếu tố góp phần tạo ra hiện tượng cộng hưởng sóng hài. Hiện tượng cộng hưởng
sóng hài mang tính chất địa phương và có thể gây ra quá tải các bộ tụ.
Có thể phân ra hai loại cộng hưởng sóng hài:
- Cộng hưởng song song
- Cộng hưởng nối tiếp
IX.3.2.1. Hiện tượng cộng hưởng song song
Tải phi tuyến sinh ra các thành phần hài dòng điện, các thành phần sóng hài
này lan truyền về phía hệ thống và các tải lân cận.
Trong trường hợp trên lưới có các bộ tụ bù có thể xảy ra hiện tượng:
- Với các bộ tụ bù: Dung kháng của bộ tụ giảm đối với các sóng hài bậc cao

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 337
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- Điện kháng của hệ thống: Tăng theo cùng với bậc của sóng hài (XL = jωL)
Sự cộng hưởng song song xảy ra nếu giá trị điện kháng của hệ thống XL(ω)
bằng với giá trị dung kháng của các bộ tụ bù XC(ω) tại một tần số nào đó, tần số đó
được gọi là tần số cộng hưởng song song. Tại tần số cộng hưởng thì tổng trở của
tương đương của hệ thống song song với bộ tụ có giá trị rất lớn.

Hình 9.14. Lan truyền của sóng hài trong lưới điện

Hình 9.15. Các bộ tụ bù được mắc song song với hệ thống

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng song song thì dòng điện hài chạy vào các
bộ tụ và hệ thống tăng lên lần (Trong đó h là bậc tần số cộng hưởng, XC là
dung kháng các bộ tụ, R là độ lớn thành phần điện trở trong tổng trở nguồn).
Thường R có giá trị rất nhỏ dẫn tới tỷ số có giá trị rất lớn và như vậy dòng
điện hài có thể gây quá tải cho các bộ tụ.
Tại tần số cộng hưởng sóng hài (Hình 9.16):

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 338
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Trong đó: .
Q thường được gọi là hệ số chất lượng của mạch cộng hưởng. Giá trị Q thể
hiện độ nhọn của đặc tính đáp ứng tần số. Giá trị Q thay đổi có thể từ nhỏ hơn 5 với
các xuất tuyến và tới lớn hơn 30 với các vị trí ở phía thứ cấp các máy biến áp hạ áp
lớn.
Điện áp tại điểm đấu nối Vp = QXLeqIh → có thể thấy rằng dòng điện hài nhỏ có
thể gây méo mạnh sóng điện áp.

Hình 9.16. Sơ đồ thay thế phân tích hiện tượng cộng hưởng sóng hài song song

Dòng điện chạy vào bộ tụ:

Dòng điện hài chạy vào bộ tụ và hệ thống (Ví dụ qua máy biến áp) tăng Q lần,
có thể gây quá tải bộ tụ, nổ cầu chì, quá nhiệt MBA, ...
Tần số cộng hưởng song song có thể tính toán được một cách gần đúng. Nên
tính toán lựa chọn các bộ tụ sao cho tần số cộng hưởng song song này không gần
quá với các tần số sóng hài (Ví dụ: Tránh trường hợp tần số cộng hưởng song song
có bậc 5,3 trong khi đang có các sóng hài bậc 5).
Phương thức xác định gần đúng tần số cộng hưởng song song (hres) có thể xuất
hiện trong lưới:

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 339
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

- MV Asc: Công suất ngắn mạch của nguồn - Coi như bị giới hạn bởi tổng trở
MBA
- Mvarcap: Dung lượng các bộ tụ
- kV Atx: Công suất định mức của MBA nguồn
- Ztx: Tổng trở MBA nguồn (Tính theo %)
- kVAR: Dung lượng của bộ tụ
Hình 9.17 thể hiện quan hệ khi thay đổi dung lượng bộ tụ (Theo tỷ lệ so với
công suất của máy biến áp) và giá trị tổng trở nhìn từ phía nguồn sóng hài, có so
sánh với trường hợp trong lưới không lắp các bộ tụ. Trục hoành của đồ thị là bậc
của sóng hài, trục tung thể hiện giá trị tổng trở nhìn từ phía nguồn sóng hài. Ví dụ,
khi công suất của bộ tụ bằng khoảng 10% công suất của máy biến áp thì tấn số cộng
hưởng song song có thể xảy ra tại sóng hài bậc xấp xỉ 15.

Hình 9.17. Thay đổi của tổng trở hệ thống khi biến đổi dung lượng các bộ tụ bù

Ví dụ tính toán bằng số:


- MBA nguồn có công suất 1500 KVA
- Điện áp ngắn mạch phần trăm 6 %
- Dung lượng bộ tụ bù 500 kVAR

IX.3.2.2. Hiện tượng cộng hưởng nối tiếp


Hiện tượng cộng hưởng nối tiếp có thể xảy ra trong trường hợp bộ tụ và máy
biến áp hoặc đường dây dây tạo thành mạch cộng hưởng R-L-C nối tiếp đối với
nguồn phát sóng hài.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 340
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Hình 9.18. Cấu hình hệ thống có thể dẫn tới hiện tượng cộng hưởng nối tiếp

Tại tần số cộng hưởng của mạch RLC thì tổng trở tương đương của máy biến
áp và tụ bù rất nhỏ (Bằng thành phần R), do đó hầu hết sóng hài sẽ chạy vào khu
vực này, gây quá tải các bộ tụ.
IX.3.2.3. Vai trò của điện trở và tải thuần trở với hiện tượng cộng hưởng sóng hài
Mặc dù hiện tượng cộng hưởng sóng hài có thể xảy ra trên lưới, tuy nhiên
thành phần điện trở tự nhiên có trong các phần tử của lưới điện và các tải thuần trở
có tác dụng hạn chế mạnh mẽ hiện tượng quá điện áp hoặc quá dòng do cộng
hưởng. Hình 9.19 thể hiện tổng trở của mạch cộng hưởng song song với các giá trị
điện trở (Song song với điện dung) khác nhau. Giá trị điện trở nhỏ chỉ 10% cũng có
thể làm giảm đáng kể tổng trở đỉnh.

Hình 9.19. Ảnh hưởng của điện trở tới tổng trở cộng hưởng song song

Theo kinh nghiệm, nếu bộ tụ nằm cách xa máy biến áp nguồn thì thành phần
điện trở của đường dây hoặc đường cáp hoàn toàn có thể đủ lớn để không gây ra các
hiện tượng cộng hưởng trầm trọng.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 341
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Các vấn đề hư hỏng bộ tụ do cộng hưởng thường xảy ra khi các bộ tụ được
đấu trực tiếp vào thanh góp (Có thể là thanh góp của điện lực hoặc khách hàng).
Trong trường hợp này, tỷ xố X/R có giá trị lớn, thành phần R nhỏ dẫn tới giá trị tổng
trở cộng hưởng sẽ rất lớn. Điều này dẫn tới khuyến cáo là nên có các nghiên cứu,
tính toán về vấn đề ảnh hưởng của cộng hưởng tới các bộ tụ khi lắp đặt trên lưới.
Tổng hợp về hiện tượng cộng hưởng sóng hài trong lưới phân phối như thể
hiện trong hình 9.20 và hình 9.21.

Hình 9.20. Phân loại hiện tượng cộng hưởng sóng hài

Hình 9.21. Đặc tính tổng trở hệ thống theo bậc sóng hài (Nhìn từ phía nguồn phát sóng hài)

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 342
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IX.3.3. Ảnh hưởng của sóng hài tới các động cơ và máy biến áp
Do ảnh hưởng của hiệu ứng mặt ngoài, làm cho vật dẫn bị làm nóng nhanh
chóng khi tần số dòng điện tăng lên. Nếu trong điều kiện tồn tại sóng hài với trị số
lớn, thiết bị vẫn có thể bị quá nhiệt ngay cả khi mang dòng định mức kèm theo tổn
hao công suất cũng tăng lên.
Tổn hao từ trễ tỉ lệ với tần số và dòng Fu-cô tỉ lệ với bình phương tần số nên
dòng hài cũng gây tăng tổn thất trong cuộn dây và mạch từ của máy biến áp.
Cũng giống như ảnh hưởng tới máy biến áp, sóng hài gây ra thêm tổn hao từ
trường trong lõi thép của động cơ. Do chịu thêm phát nóng nên các máy biến áp làm
việc trong môi trường giàu sóng hài cần được lựa chọn với công suất lớn hơn để
tránh bị quá tải, hoặc nếu MBA đã có sẵn thì phải xem xét giảm lượng công suất tải
qua MBA.
Hệ số hiệu chỉnh công suất theo sóng hài K (Theo chuẩn châu Âu): Máy biến
áp phải giảm tải K lần để đảm bảo tổng tổn thất khi có sóng hài không vượt quá tổn
thất khi chỉ có dòng điện tần số cơ bản.

Mặt khác, cuộn tam giác của máy biến áp có thể bị quá tải do các thành phần
sóng hài bậc 3, 9, 15, ... chạy quẩn. Thành phần từ thông thứ tự không còn gây thêm
các tổn hao trong lõi thép, các cấu kiện thép khác.
Dòng hài cũng gây nên tổn hao trong cuộn dây động cơ. Thí nghiệm đã cho
thấy:
- Động cơ công suất 16kW có tổn hao 1303W nếu điện áp đặt vào là hình sin
- Tổn hao sẽ là 1600W nếu điện áp đặt vào có dạng xung chữ nhật.
Một ảnh hưởng khác nghiêm trọng hơn là sự dao động mômen vì sóng hài.
Những sóng hài thường gặp trên lưới điện là hài bậc năm và bậc bảy. Sóng hài bậc
năm là sóng hài có tính chất tương tự các thành phần dòng điện thứ tự nghịch, do đó
sinh ra từ trường quay ngược chiều với từ trường cơ bản với tốc độ bằng năm lần
tốc độ cơ bản. Hài bậc bẩy là hài thứ tự thuận, từ trường quay cùng chiều với từ
trường cơ bản với tốc độ bằng bẩy lần cơ bản. Từ đó dẫn tới sự tương tác từ trường
và dòng điện cảm ứng trên rotor tạo ra sự dao động của trục động cơ. Nếu tần số
dao động trùng với tần số tự nhiên của những thành phần cơ thì có thể gây những
thiệt hại nghiêm trọng do rung động cơ khí quá mức. Sự rung và ồn quá mức của
động cơ khi hoạt động trong môi trường giàu sóng hài nên được kiểm tra để ngăn
chặn sớm những thiệt hại. Những động cơ làm việc trong môi trường ô nhiễm sóng
hài cần được thiết kế đặc biệt.

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 343
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IX.3.4. Sóng hài làm giảm hệ số công suất


Hệ số công suất cos của mạch được tính như sau (Xét với thành phần tần số
cơ bản của dòng điện và điện áp):

Sự dịch pha giữa điện áp và dòng điện gây ra sự thay đổi về giá trị hệ số công
suất. Vì dòng điện chỉ có thể sớm hoặc trễ pha so với điện áp từ 0 tới 900, hệ số
công suất sẽ luôn dương và nhỏ hơn hoặc bằng 1. Trong trường hợp sóng dòng điện
không phải hình sin và điện áp là sóng sin. Công suất được tính bằng cách lấy tích
phân của tích dòng điện và điện áp theo thời gian.

Vì điện áp chỉ gồm thành phần tần số bậc một, nên công suất sẽ bao gồm một
dãy các số hạng là tích của điện áp với từng thành phần dòng hài. Số hạng đầu tiên
của dãy là tích của điện áp và thành phần cơ bản của dòng điện. Hiển nhiên số hạng
này luôn dương vì đó là công suất tác dụng được đưa tới tải. Những số hạng còn lại
bao gồm tích của điện áp tần số cơ bản và một thành phần dòng hài bậc cao hơn.
Tích của sóng sin tần số cơ bản với tần số khác tạo ra một sóng hình sin mà có giá
trị trung bình trong chu kỳ bằng không. Vì thế, không một dòng hài nào tạo ra công
suất tác dụng nếu điện áp chỉ bao gồm thành phần cơ bản. Hệ số công suất tổng sẽ
được tính bằng:

Thành phần thứ hai trong tích trên là hệ số gây bởi thành phần sóng hài. Nhận
thấy thành phần này luôn nhỏ hơn 1 nên hệ số công suất khi có sóng hài bị giảm đi
so với khi không có sự xuất hiện của sóng hài.
IX.3.5. Ảnh hưởng của sóng hài tới các bộ tụ bù
Sóng hài điện áp làm tăng tổn hao điện môi trong các bộ tụ, tổn hao này có thể
tính theo:

Với Vh là giá trị hiệu dụng của điện áp hài bậc h.


Việc tăng tổn hao này làm nóng các bộ tụ, gây già hóa nhanh, giảm tuổi thọ.
Các bộ tụ cũng thường được coi là nơi hút các sóng hài, điều này là do điện
kháng của bộ tụ giảm theo tần số sóng hài. Một cách tự nhiên các sóng hài sẽ tìm
đường đi tới các nơi có tổng trở thấp (Vào các bộ tụ) và có thể gây quá tải. Các sóng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 344
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hài điện áp tùy theo góc pha, khi kết hợp với nhau có thể làm tăng giá trị điện áp
đỉnh (Hình 9.22) và gây nguy hiểm cho cách điện của bộ tụ.

Hình 9.22. Ảnh hưởng của thành phần hài tới giá trị điện áp đỉnh

Mặt khác sự xuất hiện của các hiện tượng cộng hưởng có thể gây quá áp và
quá dòng cho các bộ tụ dẫn tới sớm hư hỏng. Để tránh các hiện tượng cộng hưởng
này cần có các tính toán khi lắp các bộ tụ bù. Hoặc có thể xem xét lắp thêm các
cuộn kháng nối tiếp với các bộ tụ lớn để tránh cộng hưởng tại các tần số sóng hài
phổ biến trong lưới điện.
IX.3.6. Ảnh hưởng tới thiết bị bảo vệ
Sự xuất hiện thành phần sóng hài làm cho thiết bị bảo vệ tác động sai hoặc
không tác động khi có sự cố. Tùy từng điều kiện rơle có thể tác động trước hoặc
chậm hơn so với yêu cầu hoặc định vị sai vị trí điểm sự cố (Ảnh hưởng nhiều nhất
đến các rơle tĩnh và rơle cơ, rơle số thường được trang bị nhiều loại bộ lọc nên ít bị
ảnh hưởng), điều này có thể gây ra những tác động xấu đến cả hệ thống.
IX.3.7. Ảnh hưởng tới thiết bị đo đếm
Các thiết bị đo đếm thường được hiệu chỉnh với các tín hiệu chuẩn hình sin,
tuy nhiên khi vận hành trong môi trường có sóng hài có thể chịu ảnh hưởng và có
sai số. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng sai số của thiết bị đo thay đổi phụ thuộc rất
nhiều vào chủng loại của thiết bị đo, dạng sóng hài, ... sai số có thể là âm hoặc
dương.
Các thiết bị đo sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ (Ví dụ các công tơ điện cơ)
thường có sai số khi đo các tải có phát sinh sóng hài. Tuy nhiên rất khó để đánh giá
các sai số này vì giá trị của sai số phụ thuộc nhiều yếu tố như tần số sóng hài, biên
độ của các sóng hài riêng lẻ, kết cấu thiết bị đo, ... Các thiết bị đo kỹ thuật số sử
dụng kỹ thuật đo khác với các thiết bị điện cơ, do đó ảnh hưởng của sóng hài tới sai

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 345
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

số có thể bỏ qua. Tuy nhiên, các thiết bị đo này có nhiều chế độ đo và phải đảm bảo
cài đặt về chế độ đo “True rms” khi đo lường các đại lượng bị méo dạng sóng. Như
vậy có thể thấy rằng với các công tơ số hiện này việc đo điện năng sẽ có sai số nằm
trong dải cho phép của thiết bị.
Tuy nhiên vì các công tơ lấy tín hiệu từ biến dòng điện và biến điện áp, nếu
các thiết bị này có sai số khi làm việc với sóng hài thì kết quả đo điện năng cũng sẽ
bị sai. Các biến dòng điện và biến điện áp được kiểm tra thí nghiệm ở tần số làm
việc 50Hz, khi tần số làm việc cao hơn 50Hz thì các máy biến dòng và biến điện áp
có thể có sai số cả về góc pha và độ lớn. Các nghiên cứu cho thấy với sóng hài tới
bậc 35 thì máy biến điện áp có vẫn có sai số độ lớn nằm trong dải cho phép, tuy
nhiên sai số về góc pha tăng đáng kể. Các sai số này sẽ góp phần làm tăng sai số
của điện năng đo được.
IX.4. Các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của sóng hài trong hệ thống điện
IX.4.1. Hiện tượng tự loại trừ sóng hài
Hiện tượng tự loại trừ sóng hài có thể diễn giải như sau: Các tải phi tuyến sinh
ra các sóng hài khác nhau, có thể một số sóng hài từ tải phi tuyến này tự loại trừ với
sóng hài từ tải phi tuyến khác, do đó làm giảm độ méo sóng hài tại điểm đấu nối
chung. Đây cũng là lý do tại sao mức độ méo sóng hài gần phụ tải là lớn nhất, sau
đó giảm dần tại các lưới điện ở cấp điện áp cao hơn.
Mặt khác, các sóng hài TTT và TTN khi chạy qua máy biến áp sẽ bị dịch pha
khác nhau. Khi nhiều sóng hài với góc pha khác nhau cùng tổ hợp lại: Một số sóng
hài tự loại trừ nhau do góc pha lệch. Giải pháp này được sử dụng trong các chỉnh
lưu nhiều xung (12 xung hoặc 18 xung) để giảm mức độ méo sóng (THD).
Xét ví dụ một bộ chỉnh lưu 12 xung như hình 9.23.

Hình 9.23. Bộ chỉnh lưu 12 xung

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 346
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Có thể thấy đây là hai bộ chỉnh lưu 6 xung lấy nguồn từ các cuộn thứ cấp của
cùng một máy biến áp. Cuộn thứ cấp 1 đấu tam giác (∆) và cuộn thứ cấp 2 đấu sao
(Y). Góc lệch pha của dòng điện chạy trong cuộn Y và ∆ này là 300.

Hình 9.24. Sự dịch pha của các thành phần hài qua máy biến áp

Cuộn sơ cấp của máy biến áp có hai loại dòng điện chạy qua: Dòng điện do
cuộn tam giác sinh ra và dòng điện do cuộn Y sinh ra.
Do cuộn sơ cấp đấu tam giác, cuộn thứ cấp 1 cũng đấu tam giác nên vecto
dòng điện cơ bản chạy trong cuộn tam giác thứ cấp và sơ cấp là cũng pha (Vecto
A). Các thành phần hài bậc 5, 7, ... từ cuộn thứ cấp tam giác không bị dịch pha khi
thể hiện sang cuộn sơ cấp tam giác vì hai cuộn dây có cùng tổ đấu dây và trùng pha
(Các vecto A(7); A(5)).
Với cuộn thứ cấp 2 đấu Y: Vecto dòng điện cơ bản chạy trong cuộn tam giác
sơ cấp và cuộn thứ cấp 2 này lệch nhau 300 (Vecto B). Vecto hài bậc 5 có tính chất
như thành phần thứ tự nghịch, do được sinh ra trong cuộn Y nên khi phản ánh qua
cuộn tam giác sơ cấp sẽ dịch pha đi 5 x 300 = 1500 theo chiều ngược với qui ước
bình thường hay 3600 - 1500 = 2100 theo chiều thuận (Vecto B(5)). Tương tự thành
phần hài bậc 7 sẽ dịch pha đi 5 x 300 = 2100 theo chiều bình thuận (Vecto B(7)). Có
thể thấy thành phần hài bậc 5 và bậc 7 từ cuộn sao và tam giác sẽ triệt tiêu nhau
trong cuộn sơ cấp, do đó không có sóng hài bậc 5, 7 trên phía nguồn vào. Hay nói
cách khác là các chỉnh lưu 12 xung có cấu trúc đặt biệt để tự triệt tiêu sóng hài dựa
trên hiện tượng tự loại từ sóng hài.
Từ đó có thể thấy một phương pháp giảm mức độ méo sóng hài là chia các tải
phi tuyến ra và đấu vào các cuộn dây với tổ đấu dây khác nhau của máy biến áp.
IX.4.2. Sử dụng các bộ chỉnh lưu loại nhiều xung
Bảng 9.4 dưới dây thể hiện phổ tần của dòng điện của chỉnh lưu 6 và 12 xung,

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 347
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

có thể thấy rằng thành phần hài giảm đáng kể khi sử dụng cầu chỉnh lưu 12 xung
hoặc cao hơn (24 xung hoặc 48 xung).

Bảng 9.4. Phổ tần của dòng điện khi sử dụng chỉnh lưu 6 xung và 12 xung

IX.4.3. Sử dụng các cuộn kháng nối tiếp


Hình dưới đây cho thấy khi thay đổi giá trị của cuộn kháng điều hòa nối tiếp
trong mạch có thể giảm được độ méo dạng sóng dòng điện một cách đáng kể.

Hình 9.25. Mạch chỉnh lưu có sử dụng cuộn kháng điều hòa

IX.4.4. Sử dụng các máy biến áp với tổ đấu dây tam giác

Hình 9.26. Máy biến áp với tổ đấu dây tam giác

Cuộn tam giác trong máy biến áp có khả năng loại bỏ các thành phần hài
tương tự với thành phần thứ tự không trong hệ thống điện (Các thành phần hài bậc

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 348
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

3n như 3, bậc 9, bậc 15, ...). Cũng cần chú ý rằng công suất cuộn tam giác cần được
lựa chọn có tính tới sóng hài.
Mặt khác trong HTĐ còn có hiện tượng tự loại trừ sóng hài: Khi các tải phi
tuyến được cấp từ các máy biến áp có tổ đấu dây khác nhau thì do hiệu ứng dịch
pha của tổ dấu dây: các sóng hài có thể tự loại trừ. Hiện tượng này phổ biến ở lưới
hạ áp.
IX.4.5. Sử dụng các bộ lọc sóng hài
Đây là giải pháp thường được sử dụng phổ biến nhất tại các phụ tải.
IX.4.5.1. Bộ lọc sóng hài thụ động
Các bộ lọc sóng hài ngoài chức năng giảm hàm lượng sóng hài còn cho phép
bù công suất phản kháng cho lưới điện và phụ tải.
Các bộ lọc sóng hài thụ động có giá tiền thích hợp và dễ bảo dưỡng sửa chữa,
do vậy được sử dụng phổ biến hơn. Các bộ lọc tích cực sử dụng thiết bị điện tử
công suất có hiệu quả lọc hài tốt hơn tuy nhiên giá thành rất đắt.
Bộ lọc thụ động LC bù ngang được thiết kế dựa trên nguyên lý cộng hưởng.
Bộ lọc được điều chỉnh cộng hưởng với một tần số nào đó, khi đó bộ lọc sẽ trở
thành đường dẫn trở kháng thấp cho những sóng hài nhất định.Thông thường trong
hệ thống hay sử dụng các loại bộ lọc sóng hài bậc 5 và bậc 7. Các bộ lọc sóng hài
bậc 3 là không cần thiết vì thành phần này có tính chất tương tự thành phần thứ tự
không do đó sẽ bị chặn lại bởi các cuộn đấu tam giác trong máy biến áp, các hài bậc
cao hơn bậc 7 thường có biên độ nhỏ, do đó nếu không cần thiết thì có thể không
cần đặt bộ lọc.

Hình 9.27. Bộ lọc thụ động kiểu cộng hưởng

IX.4.5.2. Các bộ lọc sóng hài tích cực


Sử dụng các thiết bị điện tử công suất có điều khiển để bù các điều hòa dòng
điện, điện áp nhằm đạt được dạng sóng dòng điện và điện áp tải theo yêu cầu Bộ lọc
hoạt động theo nguyên lý bơm sóng hài ngược pha và có độ lớn bằng độ lớn sóng

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 349
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

hài do tải phi tuyến sinh ra. Vì thế dòng điện sau bộ lọc (Về phía nguồn) sẽ chỉ có
thành phần cơ bản.

Hình 9.28. Bộ lọc tích cực

IX.4.5.3. Các bộ lọc hỗn hợp (Kiểu lai ghép)


Bộ lọc hỗn hợp kết hợp giữa bộ lọc thụ động (Để giảm giá thành) và bộ lọc
tích cực (Nâng cao hiệu quả lọc sóng hài).
Thông thường bộ lọc thụ động được thiết kế để lọc các thành phần hài phổ
biến, có biên độ lớn trong hệ thống điện như hài bậc 5 và bậc 7. Bộ lọc tích cực có
nhiệm vụ lọc các hài bậc cao hoặc các hài còn lại không được lọc bởi bộ lọc thụ
động, do đó có thể giảm công suất của các bộ lọc tích cực mà vẫn mang lại hiệu quả
lọc cao.
Bộ lọc hỗn hợp như vậy sẽ đạt được cả kết quả tốt về mặt kỹ thuật và hiệu quả
về kinh tế, do đó bộ lọc hỗn hợp có thể ứng dụng phổ biến trong công nghiệp.

Hình 9.29. Bộ lọc hỗn hợp kiểu lai ghép

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 350
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

IX.4.5.4. So sánh giữa bộ lọc thụ động và bộ lọc chủ động


Các bộ lọc thụ động có thiết kế và cấu trúc đơn giản hơn so với bộ lọc chủ
động hoặc các máy bù đồng bộ. Các ưu điểm có thể liệt kê như sau:
- Bền bỉ, vốn đầu tư thấp, dễ lắp đặt và vận hành và có thể kết hợp để cải thiện
hệ số công suất của các phụ tải, hỗ trợ điều chỉnh điện áp, làm dễ dàng quá trình
khởi động của động cơ.
- Có thể thiết kế với công suất lớn tới Mvar với yêu cầu chi phí bảo dưỡng
thấp.
- Không đóng góp thêm dòng ngắn mạch so với trường hợp sử dụng máy bù
đồng bộ.
Tuy nhiên bộ lọc thụ động cũng có các nhược điểm như:
- Kích thước lớn, chỉ lọc hiệu quả với các dòng điện với tần số tại lân cận tần
số cộng hưởng.
- Thông thường, các bộ tụ và kháng sẽ già hóa theo thời gian, hoặc các yếu tố
khác như nhiệt độ có thể dẫn đến trôi tham số do đó đặc tính bộ lọc cũng biến đổi
theo thời gian.
- Có thể tạo ra hiện tượng tự cộng hưởng với hệ thống nếu khi lắp đặt không
được khảo sát kỹ.
Các bộ lọc chủ động có ưu điểm như:
- Tránh được hiện tượng cộng hưởng.
- Khả năng lọc tốt hơn so với bộ lọc thụ động: Có thể lọc bỏ hầu hết các thành
phần sóng hài.
- Kích thước gọn nhỏ hơn
- Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của bộ lọc chủ động là giá thành đầu tư cao,
chi phí vận hành bảo dưỡng cao hơn so với các bộ lọc thụ động. Vì lý do này, các
bộ lọc tích cực thường chỉ áp dụng đối với các phụ tải rất quan trọng.
IX.4.6. Sử dụng các máy biến áp nối zig - zag

Hình 9.30. Máy biến áp nối zig - zac

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 351
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com
Tài liệu đào tạo chuyên đề “Rơle bảo vệ trong Hệ thống điện”

Dòng điện chạy trong dây trung tính là dòng không cân bằng và sóng hài bậc 3
cùng các dòng điện với tần số là bội số của bậc 3.
Máy biến áp đấy zig - zag có cuộn dây mỗi pha được tách làm 2 và quấn trên
hai trụ riêng biệt với chiều quấn dây ngược nhau.
Từ thông TTK do thành phần dòng TTK chạy trong các cuộn dây sinh ra
ngược nhau → triệt tiêu. Do vậy tổng trở thứ tự không rất thấp → dễ dàng thu hút
dòng TTK và các hài bậc 3, bội số hài bậc 3.

Hình 9.31. Phân bố dòng điện khi nối MBA zig - zac

Các máy biến áp nối zig - zag nên được nối gần với phụ tải có phát sinh các
hài bậc 3 và bội số hài bậc 3 (Hình 9.32). Số liệu vận hành cho thấy máy biến áp zig
- zag có thể giảm tới 50% thành phần dòng điện hài bậc 3 và bội số hài bậc 3 chạy
trong dậy trung tính.

Giảm dòng điện trong dây trung tính

Hình 9.32. Vị trí lắp đặt máy biến áp zig - zag

------------------------------------------------------------

Thực hiện tại: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Năm: 2020 352
Biên soạn: TS. Nguyễn Xuân Tùng Email: tung.nguyenxuan@hust.edu.vn Homepage: http://www.p-3t.com

You might also like