You are on page 1of 3

1.

Vai trò của san hô


Tổng diện tích biển có san hô rộng tới trên 27 triệu km2, riêng các đảo và bờ san hô lộ
ra khi nước triều rút cũng tới 8 triệu km2.Các quần đảo lớn ở vùng trung tâm Thái
Bình Dương chủ yếu là các đảo san hô.Điều này thể hiện vai trò to lớn của san hô
trong cân bằng chất khoáng ở biển và trong quá trình tạo thành vỏ Trái Đất. Trong các
đảo san hô,san hô cứng,với khoảng 2500 loài, là thành phần chủ yếu.Bộ xương của
san hô cứng,thực chất là khối đá vôi, chiếm tới 90-97% khối lượng khô. Hằng năm
trung bình cứ ứng với 1m2 diện tích san hô tạo rạn lại thành tạo thêm được 10kg đá
vôi. San hô cứng thường tập trung khối lượng lớn ven bờ biển nên thường được sử
dụng làm vật liệu xây dựng nhà cửa, đường sá, cống, đập nước, nung vôi. Ngoài ra
san hô còn có thể dùng để lọc nước thay than xốp, đánh bóng đồ gỗ và kim loại. Các
loại san hô sừng có màu sắc đẹp, do tích tụ ôxyt sắt ở các hàm lượng khác nhau trong
gai xương, như san hô đỏ, san hô đen thường được dùng để chế tạo đồ trang sức và
các đồ mỹ phẩm. Từ một số loài san hô mềm (Gorgonaria) có thể chiết các chất có
hoạt tính sinh học cao.
San hô hóa thạch còn là vật chỉ thị địa tầng tốt trong nghiên cứu địa chất.
Gần đây, người ta đã chú ý nhiều hơn tới vai trò của san hô trong hệ sinh thái biển.
Chúng quyết định năng suất sinh học của khu vực có san hô trong các biển nhiệt đới.
Vùng biển san hô cũng là nơi du lịch hấp dẫn, thường đưa lại nhiều thu nhập cho các
nước có tài nguyên này. Do đó bảo vệ vùng biển san hô, tránh khai thác san hô bừa
bãi, đang được đặt ra cấp thiết trong bảo vệ môi trường biển.
2. Nguồn gốc tiến hóa gai
Đặc điểm phát triển của da gai cùng với những dẫn liệu về cổ sinh vật học chứng tỏ
rằng da gai vốn là nhóm động vật có đối xứng hai bên. Cấu tạo đối xứng tỏa tròn của
phần lớn các loài hiện sống ở giai đoạn trưởng thành chỉ là biến đổi thứ sinh. Mặt
khác phân cắt trứng phóng xạ,hình thành thể xoang chính thức theo kiểu lõm ruột
chứng tỏ quan hệ họ hàng của da gai với các nhóm khác trong động vật có miệng thứ
sinh.
Từ đầu kỷ Cambri đã xuất hiện các da gai đầu nên.Có nhiều lớp hiện nay. đã tuyệt
chủng như Ophiocistian trong phân ngành Eleutherozoa và các lớp Carpoidea,
Cystoidea, Blastoidea, Edrioasteroidea phân trong ngành Pelmathozoa. Các lớp có đại
diện hiện sống đã trải qua một lịch sử phát triển dài với các bước thịnh suy qua các kỳ
địa chất. Thật khó xét đoán vị trí của da gai nếu không dựa vào đặc điểm phát triển
của da gai hiện sống và các da gai hóa cá.Ấu trùng đối xứng hai bên của tất cả da gai
hiện sống giúp hình dung các đặc điểm chính của tổ tiên da gai. Tổ tiên giả thiết đó
(h.16.16) có cơ thể đối xứng hai bên,bòởđáy,miệngởphía trước và hậu mônởphía sau
trên đường bụng, có 3 đội túi thể xoang và đòi thứ nhất thông với môi trường ngoài.
Tổ tiên này có lẽ cũng là tổ tiên chung của
tất cả động vật có miệng thứ sinh: ấu trùng của ngành Nửa sống và Có dây sống đều
có 3 đội túi thể xoang ở giai đoạn đầu và hình dạng của ấu trùng Mang ruột cũng rất
giống ấu trùng dipleurula của đa gai.
Có thể rằng tổ tiền bò dưới đáy của đa gai đã bám phần đầu (phán trước miệng) vào
giá thể. Cách bất thức ăn do đó chuyển từ chủ động sang thụ động và lỗ miệng chuyển
dẫn lên đỉnh trên là nơi thuận lợi cho cách lấy thức ăn mới này. Ống tiêu hóa do đó
uốn hình chữ U, lỗ miệng nằm gắn
hậu môn trên cực miệng và cơ thể mất đối xứng hai bên. Cấu tạo xương của
Arisicystites hóa đã (h.16.17) trong lớp Cystoidea còn in bước khủng hoảng này. Các
tấm xương còn sắp xếp lộn xộn chỉ trừ các tấm xương ở cuống đã bắt đầu có dấu hiệu
xếp đối xứng tỏa tròn.
Hình thành các rãnh đưa thức ăn đến miệng là một biến đổi tiến hóa thích ứng với
cách lấy thức ăn bằng lọc nước. Hình như tự nhiên đã chọn lọc theo hướng cố định
các rãnh này theo đổi xứng tỏa tròn bậc 5. Khởi đầu đối xứng tỏa tròn thể hiện trên
sắp xếp của tấm xương,sau đó chuyển dần vào các cơ quan bên trong của cơ thể như
hệ ống nước,thần kinh,tuần hoàn và tiếp đến hệ tiêu hóa và sinh dục.
Vậy là từ cổ tiên đối xứng hai bên đã hình thành các da gai có đối xứng tỏa tròn,
sớm phân hóa thành các nhóm sống tự do và soiongs bám mà mỗi lớp có sơ đồ cấu
tạo đặc trưng (H.16.18)
Cystoidea là lớp nguyên thủy nhất trong ngành rồi từ đó xuất hiện các lớp khác nhau
trong phân ngành Plematozoa. Blastoidea và Huệ biển tiến hóa theo hướng phát triển
các cánh. Trong phân ngành Eleutherozoa thì sao biển và đuôi rắn có quan hệ gần gũi.
Hải sâm còn giữ nhiều đặc điểm nguyên thủy như có tấm sàng và lỗ sinh dục trên cực
miệng, chỉ có một tuyến sinh dục, ruột hình ống, chứng tỏ sớm xuất hiện từ tổ tiên
chung, Cầu gai có nguồn gốc chưa thật rõ. Trong lớp này, cầu gai không đều có cở thể
trở lại đối xứng hai bên là nhóm xuất hiện sau
Do đời sống ít di động phần lớp da gai hiện sống vẫn giữ cấu tạo đối xứng tỏa tròn
của cơ thể

3. Sinh sản giun ít tơ

Sinh sản hữu tính và vô tính ( một số giun ít tơ nước ngọt )


Sinh sản hữu tính. Ghéo đôi bằng cách quay chéo đầu, áp mặt bụng vào nhau và trao
đổi tinh dịch. Tinh trùng có thể được chuyển trực tiếp vào túi nhận tinh của đối
phương dưới dạng tinh dịch hoặc khối tinh ( spermatozeugma ) hoặc bao tinh
( spematophora). Sau một thời gian, kịp cho noãn chín, kén gian hình thành. Kén có
kích thước, hình dạng và số lượng trứng thay đổi tùy loài, kén của naididae thường có
1 trứng còn kén của Enchytraeidae có thể đến 53 trứng. Ở giun đất vị trí và độ lớn của
đai sinh dục thay đổi tùy loài. Khi ghép đôi, lỗ sinh dục đực của con này ép vào vùng
nhận tinh của con kia. Sau khi thụ tinh hai con tời nhau. Vài ba ngày sau, đai sinh dục
dày dần , nhận một ít noãn rồi ruột về phía trước, lấy tinh dịch khi qua túi nhận tinh,
rồi tuột qua đầu ra ngoài, bít hài đầu thành kén. Kén màu nâu đất. Độ lớn của kén thay
đổi tùy loài: giun khoang (Pheretima aspergillum) 7mm x 5mm; Megascolides
australis có kén lớn nhất, 75mm x 22mm. Mỗi kén có từ 1 - 20 trứng. Trứng của giun
đất có ít noãn hoàng, phôi dùng albumin trong kén làm thức ăn. Phát triển không qua
ấu trùng. Con non chui khỏi kén sau 8 - 10 ngày. Thời gian này thay đổi tùy loài và
tùy môi trường
Sinh sản vô tinh. Thường gặp sinh sản vô tính ở giun tơ ít nước ngọt(Aeolosomatidae
Naididae). Cơ thể có vùng sinh trưởng, hình thành phần đầu của cá thể sau và phần
đuôi của cá thể trước. Các phần này có thể hình thành trước hoặc sau khi cá thể con
tách khỏi mẹ. Có khi cá thể con chưa kịp tách khỏi mẹ đã có thể hình thành thế hệ tiếp
theo tạo thành chuỗi cá thể.
4. Hệ cơ quan, vỏ, lưỡi bào của thân mềm
 Hệ cơ quan
Cơ thể vốn có đối xứng hai bên tuy phần lớn ốc có cơ thể mất đối xứng. Thân
mềm, thường có 3 phần đầu, chân và thân. Mô bì phần thân phát triển thành vạt
áo. Bờ vạt áo thường tiết vỏ đá vôi bọc ngoài cơ thể. Khoang trống giữa vạt áo và
các phần khác của cơ thể là khoang áo. Trong khoang áo thường có cơ quan hô
hấp (mang hoặc phổi), một vài giác quan, lỗ bài tiết, lỗ hậu môn, lỗ sinh dục… gọi
chung là cơ quan áo. Mức độ phát triển và vị trí tương đối của các phần của cơ thể
thay đổi nhiều và đặc trưng cho mỗi lớp thân mềm. Cơ thể không phân đốt nhưng
ở một số nhóm (song kinh có vỏ, vỏ một tấm, chân đầu cổ) vẫn có một số cơ quan
sắp xếp theo kiểu phân đốt. Hình 10.1 giới thiệu sơ đồ cấu tạo thân mềm và biểu
hiện của sơ đồ này ở các lớp ngành. Trong các biểu hiện này cần lưu ý một số nét
sau:
- Song kinh có vỏ và Vỏ một tấm có đầu không phát triển, khoang áo là 2 rãnh ở
hai bên chân, được hình thành nhờ bờ vạt áo và chân bám chắc vào giá thể, tạo
thành khoang kín. Cơ thể còn giữ một số hệ cơ quan sắp xếp phân đốt.
- Chân bụng có phần thân xoắn chóp làm cơ thể mất đối xứng hai bên. Thích
ứng với đời sống bò chậm trên giá thể.
- Chân rìu có vỏ 2 mảnh khớp với nhau nhờ răng và dây chằng ở mặt lưng.
Phần đầu tiêu giảm, thích ứng với đời sống chui rúc trong bùn.
- Chân xẻng có vỏ dạng ống, đầu tiêu giảm, thích ứng với đời sống chui rúc
trong bùn.
- Chân đầu có chân chuyển thành tua đầu và phễu phun nước từ khoang áo. Đầu
phát triển. Vỏ, trừ nhóm cổ chuyển vào bên trong tấm nâng đỡ cơ thể hoặc tiêu
giảm hoàn toàn. Thích ứng với đời sống săn mồi hoạt động.
Thể xoang của thân mềm thu nhỏ chỉ còn một phần bao quanh tim (xoang bao
tim) và phần bao quanh tuyến sinh dục (xoang sinh dục). Phần còn lại giữa các nội
quan có mô liên kết lấp kín. Có ý kiến cho rằng thể xoang của thân mềm là thể
xoang giả nhưng các dẫn liệu phân tử chứng tỏ thân mềm có thể xoang chính thức
bị thoái hóa.
Thân mềm có hệ tuần hoàn hở nhưng có tim khá chuyên hóa gồm tâm thất và tâm
nhĩ. Hệ bài tiết là dạng biến đổi của hậu đơn thận. Hệ thần kinh theo kiểu bậc
thang kép (ở nhóm có cổ) hoặc hạch phân tán. Hệ tiêu hóa có lưỡi bào (radula)
đặc trưng. Cơ quan hô hấp ở nước là mang lá đối (ctenidia bắt nguồn từ ctenidi,
Hl: lược). Thân mềm sinh sản hữu tính. Trứng giàu noãn hoàng, phân cắt hoàn
toàn, xoắn ốc và xác định. Nhóm cổ phát triển qua ấu trùng trochophora giống
như ở giun đốt.
 Vỏ
Vỏ của thân mềm là sản phẩm tiết của bờ vạt áo, cấu tạo bằng CaCO3 gắn kết với
nhau trên khuôn protein. Phần chất hữu cơ có thể chiếm tới 30% (chân bụng) hoặc
70% (chân rìu) khối lượng khô của vỏ. Thường thì vỏ của thân mềm có 3 lớp: lớp
sừng (periostracum) ở ngoài cùng, lớp xà cừ kết bằng nhiều tấm canxi ở trong cùng và
lớp lăng trụ canxi dày ở giữa. Tất cả các lớ vỏ đều do bờ vạt áo tiết ra. Do đó, khi giữa
bờ vạt áo và mặt trong của vỏ có các hạt bé (cát, vật kí sinh…), các tấm xà cừ được
bờ vạt áo tiết ra sẽ bám xung quanh tạo thành các hạt óng ánh sắc màu gọi là “ngọc
trai”. Chỉ có một số loài trai cho ngọc đẹp. Trong tự nhiên, các cá thể ngọc trai cho
ngọc đẹp thường hiếm (1/1000 cá thể). Trong nghề nuôi trai lấy ngọc, người nuôi chủ
động cấy các hạt nhựa vào vị trí thích hợp giữa bờ vạt áo và vỏ để tạo ngọc và thu
hoạch ngọc trong khoảng 5 – 7 năm sau. Nhờ có lớp xà cừ và lớp lăng trụ canxi, vỏ
thân mềm được dùng làm nguyên liệu cho các hàng mỹ nghệ.
 Lưỡi bào
Là cấu trúc đặc trưng của thân mềm. Nó là một dải bằng kitin hoặc protein lát trên
thành dưới của thực quản, mặt trên lưỡi bào có nhiều dãy răng kitin. Lưỡi bào hình
thành từ bao lưỡi. Khi phần phía trước của lưỡi bào bị mòn (do bào thức ăn), bao lưỡi
tiếp tục hình thành phần sau để thay thế. Nhờ hoạt động của các chùm cơ co và duỗi,
lưỡi thò ra ngoài, cạo và cuốn tảo mô thực vật vào miệng. Sắp xếp của các gai trên
từng dãy đặc trưng cho từng loài thân mềm và được dùng làm đặc điểm định loại quan
trọng.

You might also like