You are on page 1of 46

I.

TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan hệ thống BMS

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS tích hợp các hệ thống kỹ thuật cùng hoạt động
trong toà nhà như các hệ thống Cơ/Điện, An ninh, ... bao gồm các cấu trúc truyền thông
rất đa dạng trong đó nhằm cung cấp các dịch vụ điều khiển tự động, sử dụng năng lượng
hiệu quả nhất và khả năng quản lý tòa nhà thông minh với chi phí vận hành, bảo trì, bảo
dưỡng thấp nhất.

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS cho được đề xuất thiết kế với các mục tiêu sau:

* Tự động hóa vận hành các hệ thống kỹ thuật của tòa nhà nhằm mục đích tăng tính
tiện nghi, giảm chi phí vận hành,bảo dưỡng, tăng hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa
việc sử dụng năng lượng và đảm bảo an ninh, an toàn tương xứng với tầm quan
trọng và yêu cầu của tòa nhà.

* Đơn giản hóa việc cảnh báo và phat hiện lỗi cho các thiết bị, máy móc và hệ
thống.

* Hỗ trợ truy cập đến thông tin vận hành thiết bị, hệ thống.

* Tự động hóa và chuẩn hóa quản lý tiện ích.

* Cung cấp khả năng mở rộng giao tiếp với tất cả dịch vụ trong tòa nhà giúp cho
việc vận hành toà nhà một cách đơn giản, chính xác và hiệu quả.

Xét về mặt tổng thể, nhiệm vụ của hệ thống quản lý tòa nhà là mang đến những
tiện nghi cho cơ quan chủ quản và vận hành những thiết bị theo cách đơn giản hóa và
chuẩn hóa.Các công việc xử lý bằng các ứng dụng điều khiển tự động và giảm thiểu các
công việc vận hành bằng tay. Hệ thống cũng có khả năng cảnh báo và phát hiện hư hỏng
nhằm cảnh báo sớm, tránh các hư hại đáng tiếc cho các hệ thống kỹ thuật, tiết kiệm chi
phí và tăng tuổi thọ cho các thiết bị kỹ thuật.

1
3.2. Nhiệm vụ

Hệ thống BMS sẽ tích hợp toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của toà nhà, có chức
năng điều khiển, giám sát, quản lý hoạt động bằng máy tính, tự động chọn chế độ làm
việc thích hợp và cảnh báo khi sự cố xảy ra. Các hạng mục chính tích hợp trong hệ thống
quản trị toà nhà BMS bao gồm:
- Hệ thống điều hòa không khí VRV: Quản lý và điều khiển các thiết bị của hệ
thống điều hòa VRV cho phép tích hợp BMS.
- Hệ thống thông gió: quản lý và điều khiển hệ thống quạt cấp khí tươi, quạt thông
gió thu hồi nhiệt, quạt hút khí thải-khí độc của tòa nhà, quạt nhà vệ sinh,
- Hệ thống cấp thoát nước:
+ Quản lý và điều khiển hệ thống bơm cấp thoát nước và giám sát bể chứa nước
của tòa nhà.
+ Theo dõi lưu lượng và tính lượng nước tiêu thụ của từng tầng.
+ Theo dõi lưu lượng và tính lượng nước cấp từ vòi nước cấp thành phố.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: giám sát hệ thống báo cháy và điều khiển hệ
thống bơm nước chữa cháy của tòa nhà, quản lý quạt tăng áp cầu thang.
- Hệ thống thang máy: giám sát hệ thống thang máy của tòa nhà.
- Hệ thống an ninh:
+ Tích hợp hệ thống camera giám sát vào BMS.
+ Tích hợp hệ thống điều khiển truy nhập.
- Hệ thống chiếu sáng: Quản lý và điều khiển chiếu sang các khu vực
Chiếu sáng hành lang
Chiếu sáng cầu thang bộ
Chiếu sáng tầng hầm
Chiếu sáng ngoài nhà
- Hệ thống điện năng:
+ Giám sát trạng thái củamáy biến áp, các tủ điện phân phối chính, các máy phát
điện.
+ Đo đếm điện năng tiêu thụ của từng tầng

2
4.3. Bảng tổng hợp phương pháp tích hợp BMS

Ứng dụng trong hệ thống BMS

TT Hệ thống kỹ thuật Điều


Giao thức kết nối/tích hợp Giám sát
khiển

1 Điều hòa thông gió

a Hệ thống điều hòa trung tâm VRV Bacnet-TCP/IP x x

b Hệ thống thông gió thu hồi nhiệt VRV x x

2 Hệ thống quạt thông gió

a Quạt thông gió Toilet DO,DI x x

b Quạt thông gió tầng hầm DO,DI x x

c Quạt tăng áp cầu thang DI x

d Quạt cấp gió tươi DO,DI x x

3 Hệ thống điện

a Máy biến áp DI x

b Tủ hạ thế DI x

c Tủ phân phối tầng DI x

d Tủ UPS cho trung tâm DATA DI x

e Máy phát DI x

f Chiếu sáng: DO,DI x x


Chiếu sáng hành lang
Chiếu sáng cầu thang bộ

3
Chiếu sáng tầng hầm
Chiếu sáng ngoài nhà

4 Hệ thống bơm

a Bơm nước sinh hoạt DO,DI x x

b Bơm nước thải DI x

c Bể nước DI x

5 Hệ thống chữa cháy

a Bơm chữa cháy DI x

b Áp lực nước trong đường ống DI x

c Mức nước tại bể chữa cháy DI X

d Tủ báo cháy Bacnet-TCP/IP x

6 Hệ thống an ninh

a Card access Tích hợp mức cao x x

b CCTV Tích hợp mức cao x

7 Hệ thống thang máy

Vị trí thang, báo lỗi thang, cabin, DI x

8 Hệ thống phát thanh PA

Điều khiển các vùng âm thanh DO x x

4.4. Kiến trúc mạng và giải pháp truyền thông

* Mạng truyền thông cấp trường kết nối các DDC của hệ thống BMS sẽ được thiết
kế với chuẩn truyền thông N2 Bus chạy xuyên suốt toàn cấu hình của hệ thống.

* Mạng truyền thông cấp cao là TCP/IP.

4
* Hệ thống cũng được thiết kế với các cổng kết nối mở rộng nhằm liên kết và
tương tác giữa giao thức BACnet với các giao thức ngoài BACnet như: Modbus,
Lonwork, C-bus, EIB...

* Hệ thống BMS sẽ được thiết kế truyền thông 3 cấp:

BMS Workstation
BMS Server

Ethernet
PLANT

NAE55 FIRE ALARM


NAE55

Web
PAU /
AHU

Access
Integratio
n
FCU
MIS
C

200 Devices 200 Devices

Hình 1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống BMS

4.4.1. Cấp điều khỉển khu vực-cấp trường


Các bộ điều khiển ở cấp khu vực là các bộ điều khiển số trực tiếp (DDC). Bộ điều khiển
cấp khu vực se điều khiển các quạt cấp khí tươi,quạt thông gió, quạt hút khí thải, hệ

5
thống bơm cấp thoát nước, ánh sáng…Cấp khu vực sẽ được trang bị các cảm biến và cơ
cấu chấp hành giao tiếp trực tiếp với các thiết bị điều khiển. Các bộ điều khiển cấp khu
vực sẽ được nối với nhau trên một đường Bus. Do vậy có thể chia sẻ thông tin cho nhau
và chia sẻ thông tin với các bộ điều khiển ở phía trên và cấp vận hành quản lý.

Giao tiếp giữa các bộ điềukhiển ở cấp khu vực với cấp điều khiển hệ thống sử dụng giao
thức N2 Bus.

Các bộ điều khiển ở cấp khu vực được phân bố đều trrên các tầng đảm bảo đủ điểm
giám sát điều khiển hệ thống và có tính đến khả năng dự phòng. Tốc độ truyền thông có
thể điều chỉnh được và tối thiểu 9600 Baud.

4.4.2. Cấp điều khiển hệ thống


Cấp điều khiển hệ thống được trang bị cá bộ điều khiển cà giao tiếp mạng với khả năng
lớn hơn so với các bộ điều khiển ởcấp khu vực về số lượng các điểm vào ra, các vòng
điều chỉnh và các chương trình điều khiển. Các bộ điều khiển hệ thống được tích hợp sẵn
các chức năng quản lý, lưu trữ. Các bộ điều khiển hệ thống có thể giao tiếp trực tiếp với
các thiết bị điều khiển thông qua các cảm biến và cơ cấu chấp hành hoặc gián tiếp thông
qua việc kết nối với các bộ điều khiển cấp khu vực.

Các bộ điều khiển hệ thống đảm bảo khả năng hoạt động độc lập khi truyền thông với các
trạm vận hành giám sát bị mất.

Giao tiếp giữa cấp điều khiển hệ thống với cấp quản lý và vận hành thông qua
chuẩn:Ethernet TCP/IP

4.4.2. Cấp vận hành giám sát và quản lý


A. Các thiết bị phần cứng

- Máy tính:máy tính HP

- HP Notebook: HP NC 2400 vá hợp kim nhận dạng vân tay. Intel core duo, ULV
processor 1,2 GHz, 1024 MB DDR2 SDRAM 60 G hard drive. DVD/ CD RW, Window
XP Pro

- Máy in kim hãng Epson

- UPS:Bộ nguồn UPS 3KAV cho thiết bị điều khiển NAE

- Bộ điều khiển nối mạng NAE55 hỗ trợ 2000 điểm,200 thiết bị địa chỉ,2 cổng RS-232,2
cổng RS-485,2 cổng USB,1 cổng Ethernet LAN(TCP/IP).Tốc độ xử lý 300MHz, RAM
256MB.

6
- Bộ tích hợp hệ thống điều hòa VRV,hệ thống điều khiển truy nhập,hệ thống CCTV theo
chuẩn BACnet,ModBus,LON.

- NetWork HUB.

- Intel Dialogic Voice Board

- Bộ điều khiển hệ thống BMS từ xa thông qua phần mềm viễn thông.

B. Các tính năng của phần mềm quản lý

- Các trạm vận hành và giám sát chủ yếu giao tiếp với các nhân viên vận hành. Các trạm
vận hành ở cấp độ này chủ yếu là các máy PC. Một trạm vận hành thường bao gồm các
gói phần mềm:

- An toàn hệ thống: Giới hạn quyền truy cập và vận hành đối với từng cá nhân

- Xâm nhập hệ thống: Cho phép những người co quyền được truy cập và lấy dữ liệu hệ
thống qua máy tính cá nhân hoặc các thiết bị lưu trữ khác.

- Định dạng dữ liệu: Lắp ghép các điểm dữ liệu rời rạc vào trong các nhóm định dạng có
quy tắc phục vụ cho việc in ấn hiển thị.

- Tùy biến chương trình:Người sử dụng có thể tự thiết kế, lập trình các chương trình riêng
theo yêu cầu sử dụng của mình.

- Giao diện: Xây dựng giao diện dựa trên các ứng dụng của khách hàng,có sử dụng công
cụ vẽ đồ họa và bảng biểu.

- Lập báo cáo:Có khả năng lập báo cáo tự động, định kì hoặc theo yêu cầu về các cảnh
báo và các sự kiện, hoạt động vận hành.

- Quản lý việc bảo trì bảo dưỡng: Cung cấp giao diện điều khiển chung cho cá hệ thống
con(VRV,Fire Alarm,Access control..) vàcung cấp khả năng tổng hợp thông tin từ các hệ
thống con để từ đó đưa ra các tác động có tính toàn cục trong hệ thống.

- Quản lý năng lượng và tài nguyên:Thu thập ,lưu trữ và xử lý dữ liệu lịch sử như năng
lượng sử dụng, chi phí vận hành và các cảnh báo và tạo ra các báo cáo để cung cấp các
công cụ cho qua trình quản lý và sử dụng thiết bị lâu dài.

7
4.5. Giải pháp bố trí tủ điều khiển

- Các tủ điện điều khiển tầng sẽ được đặt trong các khu kỹ thuật của mỗi tầng.

4.6. Giải pháp thông gió tủ điều khiển

- Hệ thống tủ điều khiển sẽ được thiết kế trang bị khe thông gió nhằm đảm bảo duy trì
nhiệt độ hoạt động cho phép đối với các thiết bị điều khiển.

4.7. Giải pháp chống sét và nối đất hệ thống

- Hệ thống tủ điều khiển sẽ được nối đất chung với hệ thống điện của toà nhà.

- Hệ thống mạng truyền thông các bộ điều khiển sẽ được thiết kế với các bộ bảo vệ chống
sét lan truyền. Ngoài ra, các trở đầu cuối cũng được trang bị cho các bộ điều khiển trong
đoạn mạng để đảm bảo hạn chế nhiễu và tăng độ tin cậy truyền thông.

4.8. Giải pháp kết nối mạng LAN của toà nhà

- Hệ thống mạng LAN của hệ thống BMS là hệ thống mạng kết nối giữa Server của hệ
thống và các bộ điều khiển trung tâm. Hệ thống mạng này được kết nối qua các Switch/
Hub và hệ thống dây cáp CAT6.

- Hệ thống BMS được thiết kế hệ thống mạng LAN riêng và độc lập với hệ thống mạng
LAN của toà nhà để đảm bảo cách ly giữa hai hệ thống nhằm các mục đích :

+ Chống nguy cơ lây nhiễm virus phá hoại.

+ Hạn chế được các truy cập trái phép.

+ Đảm bảo hệ thống hoạt động tin cậy với tốc độ truyền tối đa.

V. GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT VỚI BMS

Trong tòa nhà có nhiều hệ thống kỹ thuật khác nhau,sử dụng công nghệ khác nhau và
mức độ tự động hóa cũng khác nhau. Hệ thống BMS sẽ tích hợp các hệ thống trên thành
một hệ thống nhấtthông qua mạng truyền thông, các giao thức truyền thông
chuẩn :BacNet, ModBus, Lon,N2...Qua đó các hệ thống có thể trao đổi thông tin cho
nhau để tối ưu hóa hoạt động của tòa nhà .

8
5.1. Hệ thống điều hoà thông gió
5.1.1. Hệ thống điều hòa trung tâm VRV

Sơ đồ kết nối giữa hệ thống VRV và BMS

Tổng quát Hệ thống BMS thiết kế cho tòa nhà đảm bảo khả năng sẵn sàng kết nối/tích hợp

9
với hệ thống điều hòa trung tâm VRV theo giao thức chuẩn Bacnet – TCP/IP.
BMS quản lý, điều khiển các thiết bi của hệ thống điều hòa cho phép tích hợp
BMS. Các thiết bị của hệ thống điều hòa trung tâm VRV mà BMS có quản lý,
giám sát như sau:
+ Các dàn nóng (Outdoor Unit).
+ Các dàn lạnh (indoor Unit).
+ Các bộ điều khiển dây.
+ Các bộ chuyển đổi Bacnet – TCP/IP.

Phần mềm của hệ thống BMS có khả năng quét toàn bộ các điểm BACnet của
hệ thống điều hoà VRV thống qua các bộ chuyển đổi Bacnet TCP/IP để đưa về
máy chủ BMS. Các điểm BACnet của VRV sẽ được gán tên biến, xử lý theo
chương trình và hiển thị đồ hoạ trên giao diện hệ thống BMS. Qua giao thức
truyền thông này hệ thống BMS có thể điều khiển cũng như giám sát sâu đến
các thông số của các giàn nóng, giàn lạnh, kiểm soát nhiệt độ từng khu vực…

- Khi kết nối với BMS, BMS sẽ giám sát và điều khiển các thiết bị của hệ thống
HVAC qua máy tính điều khiển BMS trung tâm trên giao diện đồ họa.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống
thuật và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống điều hòa không khí VRV:


- Cung cấp các bộ chuyển đổi Bacnet- TCP/IP để kết nối với BMS.
- Bộ chuyển đổi Bacnet – TCP/IP phải cung cấp đầy đủ các tính năng để
hệ thống BMS có thể điều khiển, giám sát được tất cả các thông số cần
thiết của hệ thống điều hòa VRV.
- Gia công các điểm đấu nối lắp đặt các sensor cảm biến trên đường ống
gió và ống nước theo thiết kế của hệ BMS.
- Cung cấp các điểm đấu nối của tủ động lực hệ thống thông gió,điều
áp,hút khói.
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật cần thiết và cử cán bộ kỹ thuật

10
phối hợp với nhà thầu BMS trong việc tích hợp hệ thống điều hòa VRV
với hệ thống BMS.
2. BMS
- Cung cấp dây cáp tín hiệu đến các bộ chuyển đổi Bacnet – TCP/IP của
hệ thống điều hòa.
- Phần mềm hệ thống BMS đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống VRV
theo chuẩn truyền thông BACnet TCP/IP.
- Cung cấp và đấu nối các phần điều khiển của tủ BMS với tủ động lực
của hệ thống thông gió, điều áp, hệ thống hút khói.
- Lập giao diện đồ họa trên màn hình máy tính BMS.
- Lập trình các thuật toán quản lý tiết kiệm năng lượng hoạt động của hệ
thống điều hòa.

Phương thức - Hệ thống điều hòa VRV có thể hoạt động độc lập từ hiện trường với các chức
hoạt động năng thông thường
- Trên màn hình đồ họa BMS sẽ hiển thị các thông số trạng thái cần thiết cho
việc quản lý, điều khiển các thiết bị của hệ thống điều hòa trung tâm VRV tích
hợp BMS.
- Hệ thống VRV sẽ hoạt động dựa trên thuật toán lập trình sẵn và dựa trên thao
tác điều khiển của người vận hành.
- Trong các trường hợp có sự cố về cháy nổ, hệ thống điều hòa VRV sẽ ngừng
hoạt động.

Lịch trình -Hệ thống VRV được lập trình để hoạt động dựa trên lịch trình làm việc của tòa
làm việc nhà, cho phép tiết kiệm năng lượng và tối ưu công năng của hệ thống.
Vào các ngày nghỉ, hệ thống BMS sẽ không cho phép hệ thống VRV hoạt động,
nếu có đơn vị nào muốn làm việc trong các ngày nghỉ thì đơn vị đó cần liên hệ
với ban quản lý để ban quản lý cân nhắc bố trí.

Điều khiển -Hệ thống BMS cho phép thực hiện các chức năng điều khiển điển hình với hệ
thống điều hòa trung tâm VRV được liệt kê dưới đây thông qua bộ chuyển đổi
Bacnet TCP/IP. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện vận hành, hoạt động trong

11
thực tế và tùy thuộc vào chức năng của bộ chuyển đổi Bacnet TCP/IP, hệ thống
BMS sẽ chỉ cần thực hiện một số chức năng cơ bản đảm bảo cho công tác vận
hành, quản lý.
 Chạy/ dừng (start/stop): Stop/ operation.
 Chế độ làm việc: Cooling/ Heating/ Fan/ Auto.

Các giám sát Hệ thống BMS cho phép thực hiện các chức năng giám sát điển hình với hệ
được thực thống điều hòa trung tâm VRV được liệt kê dưới đây thông qua bộ chuyển đổi
hiện Bacnet TCP/IP. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện vận hành, hoạt động trong
thực tế và tùy thuộc vào chức năng của bộ chuyển đổi Bacnet TCP/IP, hệ thống
BMS sẽ chỉ cần thực hiện một số chức năng cơ bản đảm bảo cho công tác vận
hành, quản lý.
 Trạng thái chạy/ dừng: Start/Stop.
 Chế độ hoạt động: Cooling/ Heating/ Fan.
 Nhiệt độ phòng: oC.
 Ngắt chuông báo động.
 Tình trạng dàn lạnh.
 Tình trạng dàn nóng.

Các báo Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
động được
 Báo động: Normal/ Malfunction.
giám sát từ
trung tâm  Mã lỗi (malfunction code): Normal/ Manufacturer Specific.

điều khiển

5.1.2. Hệ thống quạt thông gió.

a. Quạt hút khí thải/ quạt cấp khí tươi/ quạt hút nhà vệ sinh:

Tổng quát Hệ thống quạt cho tòa nhà bao gồm:


 Quạt thông gió tầng hầm.             

12
 Quạt thông gió Toilet.
 Quạt cấp khí tươi cho hệ thống điều hòa VRV.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ
thuật thống và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống thông gió


Nhà thầu hệ thống điều hòa thông gió cần cung cấp đầy đủ các tiếp điểm cho
việc điều khiển, giám sát trạng thái của các quạt:
1. Tiếp điểm cho điều khiển tắt/mở quạt.
2. Tiếp điểm cho giám sát trạng thái hoạt động chạy/dừng của quạt.
3. Tiếp điểm cho giám sát tín hiệu báo lỗi.
4. Tiếp điểm cho giám sát chế độ hoạt động Tự động/ bằng tay
(Auto/ Manual).
2. BMS
5. Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần
cứng kỹ thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối với hệ
thống quạt thông gió.
6. Cung cấp và lắp đặt các cảm biến khí CO.
7. Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu từ các tủ DDC đến các tiếp điểm
giám sát/ điều khiển của hệ thống quạt thông gió
8. Lập trình điều khiển và lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống
điều hòa thông gió.

Hoạt động Hoạt động của hệ thống quạt thông gió cho tòa nhà được điều khiển/giám sát
thông qua các chế độ như sau:

- Hệ thống quạt thông gió của tòa nhà có thể hoạt động ở chế độ điều khiển
bằng tay bởi các công tắc/nút bấm trên các bảng/tủ điều khiển tại hiện trường.

- BMS điều khiển/giám sát các quạt cấp/ hút không khí theo lịch trình, thuật
toán hoạt động được lập trình trước để tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ

13
của các quạt. Hệ thống BMS cũng được lập trình liên động với các hệ thống
khác để điều khiển hoạt động của các quạt theo các kịch bản liên động: khi có
cháy hệ thống quạt thông gió ngừng hoạt động, hệ thống quạt tăng áp chạy…

- Nhân viên vận hành hệ thống BMS theo dõi trạng thái hoạt động của hệ
thống quạt thông gió trên giao diện đồ hoạ và điều khiển hoạt động của các
quạt để đáp ứng với tình trạng/yêu cầu hiện tại của tòa nhà.

Lịch trình làm Tất cả các quạt đều được lập trình để hoạt động dựa trên lịch trình làm việc.
việc Hệ thống cũng cho phép tạo lịch trình làm việc vào ngày nghỉ.

Một số lịch trình tiêu biểu mà hệ thống BMS cung cấp là:

- Tự động bật các quạt vào thời điểm bắt đầu giờ làm việc trong ngày
(7h sáng) và tự động tắt các quạt vào thời điểm thích hợp sau khi hết
giờ làm việc (ví dụ 7h tối).
Không cho phép hệ thống chạy vào các ngày nghỉ, ngày lễ.

Điều khiển -Hệ thống BMS được thiết kế cho phép có thể điều khiển trực tiếp từ trên màn
hình máy tính bởi người vận hành, điều khiển tự động theo thuật toán đã được
lập trình trước hoặc điều khiển trực tiếp từ các tủ điều khiển tại hiện trường,
các thông số và chế độ điều khiển như sau:

 Tắt/ mở quạt.
 Điều khiển tốc độ quạt.

Giám sát Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
 Chế độ làm việc của quạt: Tự động/ bằng tay (Auto/manual)
 Trạng thái on/off của quạt.
 Báo lỗi sự cố quạt.
 Giám sát nồng độ khí CO tại các điểm đo.

Các báo động Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
được giám sát

14
từ server  Tín hiệu báo lỗi
 Báo động mức khí CO cao

b. Quạt tăng áp cầu thang

Hệ thống quạt tăng áp cầu thang cho tòa nhà có 01 chiếc


Tổng quát

Hệ thống tăng áp cầu thang có chức năng tạo áp suất dương trong khu vực thang bộ
thoát hiểm nhằm ngăn chặn khói loan tỏa vào khu vực này khi có sự cố hỏa hoạn và
cung cấp ôxy cho người hoạt động trong quá trình thoát hiểm. Hệ thống bao gồm
các quạt tăng áp cầu thang, hệ thống đường ống gió và các cửa cấp gió tại tất cả các
tầng.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống và
thuật thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống quạt tăng áp

Nhà thầu hệ thống điều hòa thông gió cần cung cấp các bảng/tủ điều khiển quạt với
đầy đủ các tiếp điểm khô không điện áp cho việc giám sát trạng thái của các quạt
tăng áp:

1. Tiếp điểm cho giám sát trạng thái hoạt động tắt/mở quạt.

2. Tiếp điểm cho giám sát tín hiệu báo lỗi.

Nhà thầu hệ thống điều hòa thông gió cung cấp:quạt, tủ động lực gồm các thiết bị
trong tủ như aptomat, khởi động từ,rơ le.

2. BMS

- Cung cấp DDC.

3. Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng
kỹ thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối với quạt tăng áp.

4. Cung cấp các cảm biến chênh áp không khí và động cơ đóng mở cửa gió.

15
5. Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu, ống bảo vệ từ các tủ DDC đến các tiếp
điểm giám sát/ điều khiển của quạt tăng áp.

6. Lập trình điều khiển và lập trình giao diện đồ họa cho quạt tăng áp.

Hoạt động Hoạt động của hệ thống quạt tăng áp cầu thang cho tòa nhà được điều khiển/giám
sát thông qua các chế độ như sau:

- Hệ thống quạt tăng áp cầu thang của tòa nhà hoạt động theo tín hiệu báo cháy.

- BMS giám sát các quạt tăng áp cầu thang,đo thông số áp lực trong cầu thang bộ.

- Nhân viên vận hành hệ thống BMS theo dõi trạng thái hoạt động của hệ thống quạt
tăng áp cầu thang trên giao diện đồ hoạ

Lịch trình làm Không cần thiết tạo lình trình làm việc cho các quạt tăng áp cầu thang bộ.
việc

Điều khiển Quạt tăng áp cầu thang chạy theo tín hiệu báo cháy.Hệ thống BMS được thiết kế cho
phép giám sát trạng thái quạt tăng áp.

Giám sát Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:

-Trạng thái của quạt.

-Báo lỗi sự cố.

Các báo động Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
được giám sát
-Tín hiệu báo lỗi
từ trung tâm
điều khiển

5.2. Hệ thống cấp thoát nước

Tổng quát Hệ thống BMS sẽ điều khiển/ giám sát:

16
- Bể nước sinh hoạt và bơm nước sinh hoạt.

- Bơm nước thải

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống
thuật và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống cấp thoát nước

Nhà thầu hệ thống nước cung cấp các tủ điều khiển bơm với đầy đủ các tiếp
điểm khô cho điều khiển/ giám sát trạng thái của các thiết bị hệ thống cấp
thoát nước:

7. Tiếp điểm giám sát chế độ hoạt động của bơm: Tự động/ Bằng tay
(Auto/ Manual)

8. Tiếp điểm giám sát trạng thái hoạt động tắt/mở của bơm.

9. Tiếp điểm giám sát mức nước cao/ thấp của bể chứa.

10. Tiếp điểm giám sát tín hiệu báo lỗi bơm.

11. Tiếp điểm điều khiển bơm Chạy/ Dừng (On/ Off).

Gia công lắp đặt các điểm đấu nối cho các cảm biến áp suất trên đường ống
nước,cảm biến đo mức nước.

2. BMS:

12. Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng
kỹ thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối với hệ thống cấp
thoát nước.

13. Cung cấp thiết bị đo lưu lượng nước phù hợp với kích thước của
đường ống nước, các bộ cảm biến mức nước, các bộ cảm biến áp suất
nước.

14. Kéo dây cáp tín hiệu, dây cáp nguồn, ống bảo vệ đến các thiết bị của
hệ thống BMS cung cấp

15. Kéo dây cáp tín hiệu, ống bảo vệ từ tủ DDC tới các điểm đầu kết nối

17
của hệ thống liên quan.

16. Lập trình điều khiển và lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống cấp
thoát nước.

Hoạt động Hoạt động của hệ thống bơm cấp thoát nước cho tòa nhà được điều khiển/giám
sát thông qua các chế độ như sau:

- Hệ thống bơm cấp thoát nước của tòa nhà có thể hoạt động ở chế độ điều khiển
bằng tay bởi các công tắc/nút bấm trên các bảng/tủ điều khiển tại hiện trường.

- BMS điều khiển/giám sát các bơm cấp thoát nước theo thuật toán lập trình tự
động đã được lập trình sẵn: Tự động bơm nước trong các giờ thấp điểm, toà nhà
tiêu thụ ít điện năng hoặc khi mức nước trên bể nước mái thấp…

- Nhân viên vận hành hệ thống BMS theo dõi trạng thái hoạt động của hệ thống
bơm cấp thoát nước trên giao diện đồ hoạ và điều khiển hoạt động của các bơm
để đáp ứng với tình trạng/yêu cầu hiện tại của tòa nhà.

Lịch trình Hệ thống BMS sẽ được lập trình để điều khiển các bơm tự động chạy vào các giờ
làm việc có mức giá điện thấp/ các giờ thấp điểm nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Điều khiển Hệ thống BMS được thiết kế cho phép có thể điều khiển trực tiếp từ trên màn
hình máy tính bởi người vận hành, điều khiển tự động theo thuật toán đã được lập
trình trước hoặc điều khiển trực tiếp từ các tủ điều khiển tại hiện trường, các
thông số và chế độ điều khiển như sau:

- Tắt/ mở bơm.

Các điểm Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
giám sát - Chế độ hoạt động của bơm: Tự động/ Bằng tay (Auto/ Manual).

- Trạng thái của các bơm nước.

- Mức nước trong bể chứa nước sinh hoạt,bể nước thải(cao/thấp).

Các báo Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:

18
động được  Báo động mức nước trong bể (cao/thấp)
giám sát từ  Báo động sự cố bơm.
server

5.3. Hệ thống phòng cháy chữa cháy

5.3.1. Hệ thống báo cháy:


Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép kết nối với hệ thống báo cháy thông qua
Tổng quát
giao thức tích hợp mức cao là Bacnet - TCP/IP.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống và
thuật thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống báo cháy:

- Nhà thầu hệ thống báo cháy cung cấp cổng giao tiếp theo chuẩn truyền
thông Bacnet-TCP/IP để giao tiếp với hệ thống BMS với đầy đủ các thông
số báo cháy của hệ thống báo cháy.

2. BMS:

1. Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu đến cổng Bacnet-TCP/IP của hệ thống
báo cháy.

2. Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống báo cháy.

Hoạt động Các thông số về trạng thái của hệ thống báo cháy thường xuyên được đưa về hệ
thống BMS. Khi có tín hiệu báo cháy từ các đầu đo, trung tâm báo cháy sẽ phát tín
hiệu, BMS sẽ chuyển sang chế độ Fire mode.

Lịch trình Tình trạng của hệ thống báo cháy sẽ được xuất ra dưới dạng các báo cáo theo các
làm việc lịch trình mà chủ đầu tư yêu cầu.

Điều khiển Không có lệnh điều khiển nào cho hệ thống báo cháy.

Giám sát Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:

19
 Hệ thống báo cháy sẽ đưa các tín hiệu giám sát qua giao thức chuẩn
Modbus, Bacnet TCP/IP tới hệ thống BMS để người vận hành theo dõi,
giám sát tình trạng của hệ thống báo cháy và của tòa nhà.

Các báo Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
động được
 Báo động khi phát hiện có cháy, có khói, có quá nhiệt …được hiển thị trên
giám sát từ
màn hình giao diện BMS
trung tâm
điều khiển

5.3.2. Hệ chống chữa cháy

Tổng quát Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép giám sát trạng thái của các bơm chữa
cháy, bể nước chữa cháy, áp lực nước chữa cháy.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống và
thuật thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống bơm nước chữa cháy:

Nhà thầu PCCC cần cung cấp đầy đủ các tiếp điểm cho việc giám sát trạng thái của
các máy bơm nước, bình áp lực, mức nước của bể nước chữa cháy:

3. Tiếp điểm giám sát trạng thái hoạt động tắt/mở của các bơm.

4. Tiếp điểm giám sát tín hiệu báo lỗi các bơm.

5. Tiếp điểm giám sát tín hiệu mức nước bể chữa cháy.

6. Tiếp điểm giám sát trạng thái nguồn cấp cho bơm chữa cháy.

2. BMS:

7. Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng
kỹ thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối các hệ thống có liên

20
quan.

8. Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu, ống nhựa bảo vệ từ tủ DDC tới các
tiếp điểm giám sát trạng thái thiết bị của hệ thống PCCC.

9. Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống chữa cháy.

Hoạt động - BMS giám sát trạng thái hoạt động của toàn bộ hệ thống bơm chữa cháy.

- Hệ thống BMS lien tục giám sát áp lực nước chữa cháy, nếu áp lực nước chữa
cháy thấp hơn so với yêu cầu thì BMS sẽ đưa ra cảnh báo trên giao diện đồ hoạ để
người vận hành thông báo cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra hoạt động của bơm tiếp áp
cũng như hệ thống bơm chữa cháy.

Khi có sự cố cháy, BMS sẽ đưa ra cảnh báo trên màn hình đồ họa, lưu vào cơ sở dữ
liệu đồng thời giám sát trạng thái của bơm chữa cháy.

Lịch trình Không đặt lịch trình làm việc cho hệ thống chữa cháy từ BMS
làm việc

Điều khiển Không có lệnh điều khiển nào từ BMS cho hệ thống bơm chữa cháy

Giám sát Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:

- Trạng thái của thiết bị (bơm chữa cháy).

- Áp suất nước trong đường ống của hệ chữa cháy.

- Mức nước của các bể chứa nước cung cấp đảm bảo mức yêu cầu sẵn sàng đáp
ứng cho hệ thống vận hành chữa cháy.

Các báo Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
động được
- Báo động áp suất nước trong ống cao/thấp.
giám sát từ
trung tâm - Báo động mức nước trong bể chữa cháy cao/thấp.

điều khiển - Báo động sự cố quá tải của bơm.

21
5.4. Hệ thống thang máy:

Tổng quát Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép giám sát hoạt động của hệ thống thang
máy qua giao tiếp cấp thấp thông qua việc.kết nối điểm- điểm.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống và
thuật thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống thang máy:

- Nhà thầu hệ thống thang máy cần phải cung cấp các tiếp điểm đầu ra dạng
không điện áp để kết nối giap tiếp với hệ thống BMS.

2. BMS:

- Kéo dây cáp tín hiệu từ tủ DDC đến các điểm đầu kết nối của hộ thống liên
quan.

- Lập trình giám sát hệ thống, cung cấp giao diện đồ họa trên màn hình máy
tính BMS.

Hoạt động Hệ thống thang máy hoạt động với các chương trình được cài đặt sẵn của nhà thầu
thang máy.

BMS sẽ chỉ giam sát các thông số và trạng thái của hệ thống thang máy mà bộ
chuyển đổi của hệ thống thang máy cho phép hoặc các tiếp điểm không điện áp của
hệ thống thang máy cho phép kết nối với BMS

Lịch trình làm Lịch trịch hoạt động của hệ thống thang máy được cài đặt bởi nhà cung cấp thang
việc máy

Điều khiển Không có lệnh điều khiển thông thường nào từ hệ thống BMS.

Giám sát Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:

Hệ thống BMS giám sát tất cả các thông số, trạng thái mà hệ thống thang máy cho
phép. Một số thông số và trạng thái như sau:

22
- Vi trí điểm dừng của thang máy.

- Trạng thái hệ thống thang máy.

- Báo lỗi thang máy

- Trạng thái nguồn cấp cho hệ thống thang máy.

Các báo động Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
được giám sát
- Báo động sự cố hệ thống thang máy: kẹt thang, có cháy trong thang máy,…
từ BMS
- Báo động khi quá tải về trọng lượng.

5.5. Hệ thống an ninh

5.5.1. Hệ thống CCTV.


Tổng quát Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép giám sát trạng thái hoạt động của
hệ thống CCTV qua chuẩn truyền thông Bacnet TCP/IP hoặc OPC.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ
thuật thống và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống CCTV:
- Cung cấp thiết bị kết nối với hệ thống BMS theo chuẩn truyền thông
Bacnet - TCP/IP hoặc OPC
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các tín hiệu kết nối cần thiết cho hệ thống
BMS
2. BMS:
- Cung cấp dây cáp tín hiệu kết nối đến vị trí kết nối của hệ thống
camera CCTV.
- Phần mềm hệ thống BMS đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống
camera CCTV theo chuẩn truyền thông Bacnet-TCP/IP hoặc OPC
- Lập giao diện đồ họa trên màn hình máy tính BMS.

Hoạt động Hệ thống BMS giám sát trạng thái hoạt động của hệ thống CCTV và liên
động với các hệ thống cơ điện khác của tòa nhà theo yêu cầu quản lý của

23
từng khu vực cụ thể

Lịch trình Lịch trình làm việc được cài đặt bởi nhà thầu CCTV.
làm việc

Điều khiển Không có lệnh điều khiển nào từ BMS cho hệ thống CCTV.

Giám sát - Thông tin về hệ thống CCTV.


- Trạng thái hệ thống CCTV.

Các báo - Báo sự cố của hệ thống CCTV.


động được
giám sát từ
server

5.5.2. Hệ thống điều khiển truy cập – Access Control.

Tổng quát Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép điều khiển và giám sát trạng thái
hoạt động của hệ thống Access Control qua chuẩn truyền thông BACnet
TCP/IP hoặc OPC.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ
thuật thống và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống Access Control:


- Cung cấp thiết bị kết nối với hệ thống BMS theo chuẩn truyền thông
Bacnet - TCP/IP, OPC
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các tín hiệu kết nối cần thiết cho hệ thống
BMS
2. BMS:
- Cung cấp dây cáp tín hiệu kết nối đến vị trí kết nối của hệ thống
Access Control.
- Phần mềm hệ thống BMS đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống
Access Control theo chuẩn truyền thông Bacnet-TCP/IP, OPC.
- Lập giao diện đồ họa trên màn hình máy tính BMS.

24
Hoạt động Hệ thống BMS sẽ giám sát/quản lý các thông số cần thiết của hệ thống
Access Control

Lịch trình Lịch trình làm việc được cài đặt bởi máy chủ hệ thống Access Control.
làm việc Lịch trình làm việc cũng có thể được cài đặt từ BMS.
Tuỳ thuộc vào mức độ ưu tiên và nhu cầu quản lý của chủ đầu tư, hệ thống
BMS và Access Control sẽ được lập trình lịch trình hoạt động một cách linh
hoạt.

Điều khiển BMS cho phép điều khiển đóng/mở các khóa cửa của hệ thống Access
Contrl bởi người vận hành hoặc theo liên động với các hệ thống cơ điện tích
hợp BMS.

Giám sát - Thông tin về hệ thống Access Control.


- Trạng thái hệ thống Access Control(trạng thái đóng/mở cửa).
Các báo - Báo sự cố của hệ thống Access Control (mất nguồn, lỗi bộ điều khiển).
động được
giám sát từ
server

5.5.3. Hệ thống truyền thanh PA.

Tổng quát Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép điều khiển,giám sát hệ thống PA
phát ra các bản tin.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ
thuật thống và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống truyền thanh PA:


- Cung cấp các tiếp điểm đầu vào không điện áp để làm tiếp điểm kích
hoạt các bản tin tương ứng.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các tín hiệu kết nối cần thiết cho hệ thống
BMS
2. BMS:

25
- Cung cấp dây cáp tín hiệu kết nối đến vị trí kết nối của hệ thống
truyền thanh PA.
- Cung cấp các điểm đầu ra số để kết nối với hệ thống PA.
- Lập giao diện đồ họa trên màn hình máy tính BMS.

Hoạt động Hệ thống BMS sẽ tự động điều khiển hệ thống PA phát ra các bản tin hoặc
người vận hành trực tiếp thao tác điều khiển hệ thống PA phát bản tin tương
ứng.

Lịch trình Hệ thống BMS cho phép lập lịch trình để hệ thống PA phát ra các bản tin
làm việc tương ứng theo lịch: ví dụ vào các giờ làm việc trong ngày, hệ thống BMS
điều khiển hệ thống PA phát nhạc nền cho các khu vực công cộng

Điều khiển Hệ thống BMS điều khiển hệ thống PA phát ra các bản tin đã được ghi sẵn
trong hệ thống PA.

Giám sát Hệ thống BMS giám sát trạng thái hoạt động của hệ thống PA
Các báo Hệ thống BMS không đưa ra các cảnh báo/báo động của hệ thống PA
động được
giám sát từ
server

5.6. Hệ thống điều khiển chiếu sáng tầng hầm, hành lang, ngoài nhà.

Tổng quát Hệ thống chiếu sáng được điều khiển và giám sát bởi hệ thống BMS của tòa nhà
bao gồm 3 nhóm chức năng:

- Khu vực hành lang, cầu thang bộ.

- Khu vực tầng hầm.

26
- Khu vực ngoài nhà.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống
thuật và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống điện chiếu sáng.

- Cung cấp đèn, công tắc và cáp kéo từ tủ phân tầng đến từng mạch đèn
chiếu sáng.

- Kéo cáp báo trạng thái các đèn về tủ điều khiển chiếu sáng.

2. BMS.

- Cung cấp và lắp đặt tủ điều khiển chiếu sáng.

- Cung cấp và kéo cáp từ tủ điều khiển chiếu sáng đến tủ phân tầng.

- Lập trình điều khiển cho hệ thống chiếu sáng.

- Lập giao diện đồ họa trên màn hình máy tính BMS.

Hoạt động Hệ thống chiếu sáng được điều khiển trực tiếp bởi người sử dụng thông qua các
công tắc hoặc bởi người vận hành từ máy tính điều khiển trung tâm hoặc theo
chương trình đã được lập trình sẵn.

Lịch trình Tất cả các lộ đèn đều được lập trình để tự động tắt ngoài giờ làm việc và trong
làm việc các ngày nghỉ.

Các tuyến đèn trong và ngoài tòa nhà được điều khiển vận hành từng lộ (tuyến)
hoặc từng khu vực theo yêu cầu chiếu sáng cụ thể.

Giám sát - Chế độ làm việc của các lộ (tuyến) đèn tắt/ mở, thời gian làm việc ban ngày/
ban đêm, mùa hè/ mùa đông.

- Trạng thái hoạt động của các lộ (tuyến) đèn theo yêu cầu chiếu sáng cho từng
khu vực.

27
5.7. Hệ thống điện.

Tổng quát Hệ thống điện hoạt động thì các hệ thống khác trong tòa nhà mới hoạt động nên
việc giám sát hệ thống điện trong hệ thống BMS là một ứng dụng không tách rời.

Các thiết bi của hệ thống điện tích hợp BMS gồm: máy phát điện, các thiết bị
bảo vệ, tủ điện phân phối chính, các tủ điện tầng.

Yêu cầu kỹ Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống
thuật và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Hệ thống điện:

- Nhà thầu hệ thống điện cần cung cấp các MCCB, ACB, máy phát có tiếp điểm
phụ báo trạng thái On/Off và báo lỗi trip cho hệ thống BMS.

- Cung cấp điểm đấu nguồn 220v cho các thiết bị, tủ hệ thống BMS.

2. BMS:

- Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng kỹ
thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối các thiết bị có liên quan
của hệ thống điện.

- Cung cấp các đồng hồ kỹ thuật số để đo đếm thông số điện năng cho các
tủ điện tầng.

- Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu từ tủ DDC đến các điểm kết nối liên
quan của hệ thống điện.

- Phần mềm hệ thống BMS đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống điện
theo chuẩn truyền thông MODBUS.

- Lập trình giám sát hệ thống, cung cấp giao diện đồ họa trên màn hình máy
tính BMS.

Hoạt động 1. Giám sát trạng thái các tủ điện phân phối nguồn chính,các tủ điện tầng

- Giám sát chất lượng điện áp tại cá tủ phân phối điện bao gồm:Điện áp, tần số,

28
công suất, điện năng tiêu thụ thông qua đồng hồ đo đếm điện năng hỗ trợ chuẩn
kết nối ModBus RS-485.

- Giám sát tình trạng hoạt động các máy cắt ACB, MCCB của tủ điện tầng,tủ
điện phân phối chính.

- Quản lý các sự cố quá tải của các thiết bị đóng cắt chính tại các tủ phân phối

( Áp tô mát tổng, Áp tô mát cấp nguồn chính của các nhánh)

2. Giám sát trạng thái máy phát điện dự phòng

- Giám sát tình trạng hoạt động của máy phát, trạng thái báo lỗi của máy
phát,trạng thái máy cắt bảo vệ máy phát.

- Giám sát chất lượng điện áp đầu ra của máy phát điện:Điện áp,dòng điện,tần
số,công suất,điện năng tiêu thụ..thông qua kết nối với tủ điều khiển máy phát
bằng giao tiếp chuẩn ModBus RS- 485.

- Giám sát mức dầu trong bồn chứa dầu, giám sát trạng thái hoạt động bể dầu,
trạng thái lỗi quá tải của các máy bơm dầu,.đo đếm điện năng V,A,Hz,Cos.Kwh
của máy phát.

Lịch trình
Không có lịch trình làm việc.
làm việc

Điều khiển Không có lệnh điều khiển nào từ hệ thống BMS

Giám sát Hệ thống điện chỉ có các điểm giám sát

Các điểm giám sát bao gồm :

- Giám sát chất lượng điện áp đầu ra của máy phát điện: Điện áp, dòng điện,
tần số, công suất , điên năng tiêu thụ.

- Trạng thái ON/OFF của thiết bị bảo vệ hệ thống điện

- Trạng thái quá tải của các thiết bị điện

29
- Các thông số: V, Amp, Hz, KW, KWH, Pf, KVA, KVAR.

Các báo Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
động được
- Báo động điện áp/ dòng điện cao hoặc thấp.
giám sát từ
server

VI. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT THIẾT BỊ HỆ THỐNG BMS

6.1. Đặc tính kỹ thuật phần mềm BMS

6.1.1. Giao diện


Một phần mềm trọn gói được sử dụng cho việc giao tiếp giữa người và máy tính.
Tất cả các ngõ vào, ngõ ra, điểm đặt và các thông số khác …, như trình bày trong các bản
vẽ thiết kế, bảng điểm hoặc được yêu cầu trong phần mềm hệ thống hiển thị cho người
vận hành xem và sửa đổi.

Phần mềm giao diện với người sử dụng có phần hướng dẫn trợ giúp cho từng thao
tác và ứng dụng.

 Tất cả các thông số hoạt động của hệ thống được hiển thị cho người vận hành
xem và thay đổi từ trạm vận hành. Các thông số bao gồm: giá trị đặt, giá trị
giới hạn của báo động, thời gian trễ, hằng số điều chỉnh cho vòng lặp điều
khiển PID, thời gian hoạt động, thời gian biểu …

 Hoạt động của hệ thống điều khiển độc lập với trạm vận hành , trạm vận hành
chỉ dùng để truyền đạt thông tin giữa người vận hành và hệ thống. Hệ thống
chỉ dựa vào trạm vận hành để cung cấp các tín hiệu giám sát điều khiển .

30
6.1.2. Báo Động
Mỗi trạm vận hành nhận và xử lý các báo động được gửi đến từ hệ thống điều
khiển. Việc quản lý báo động của phần mềm vận hành tối thiểu đáp ứng các chức năng
sau:

 Liệt kê danh sách các báo động theo ngày giờ xuất hiện.

 Tạo ra cửa sổ (Pop-up window) trên màn hình để người vận hành dễ dàng
nhận ra báo động

 Cho phép người vận hành, với mức độ truy cập cho phép của mình, có thể xác
nhận, xóa hoặc khóa báo động.

 Cung cấp danh sách thống kê những người vận hành đã truy cập vào màn hình
báo động để xác nhận, xóa hoặc khóa các báo động. Danh sách này bao gồm
tên của người vận hành, tên báo động, hành động đã thực hiện và ngày giờ
thực hiện.

 Lưu giữ tất cả các báo động đã nhận được trong ổ đĩa cứng.

 Cho phép người vận hành xem và thao tác với các dữ liệu báo động trên ổ đĩa
cứng. Sự chọn lọc theo từng báo động riêng và dùng thanh cuộn, cho phép
người vận hành xác nhận, khóa, xóa hoặc in các báo động đã lựa chọn.

 Trong trường hợp các bộ điều khiển bị mất điện hoặc không đưa tín hiệu về hệ
thống với bất kỳ lý do nào, báo động được tạo ra tại trạm vận hành.

 Những thay đổi điểm đặt cho báo động từ trạm vận hành trực tiếp sửa đổi cơ
sở dữ liệu quản lý báo động.

 Các báo động có thể cài đặt để in ra một cách tự động hay ở thời điểm thích
hợp khác.

6.1.4. Lập lịch theo thời gian


 Một dạng nhập vào lịch vận hành theo kiểu bảng tính được cung cấp. Những
dạng vận hành tối thiểu như sau.

- Lịch vận hành hàng tuần, theo hệ thống.

- Lịch vận hành cưỡng bức tạm thời, theo hệ thống.

31
- Lịch vận hành đặc biệt “Chỉ vận hành nếu hôm nay là ngày nghĩ lễ”, theo
hệ thống.

- Lịch hàng tháng.

- Lịch vận hành hàng tuần được cung cấp cho mỗi thiết bị và định rõ thời
gian sử dụng lịch. Mỗi lịch vận hành bao gồm từng cột cho mỗi ngày của
tuần, cũng như những cột cho ngày lễ hay ngày đặc biệt trong lịch vận
hành xen kẽ mà được định nghĩa bởi người sử dụng. Lịch vận hành được
thực hiện một cách đơn giản bằng cách chèn các thời gian sử dụng và
không sử dụng vào các ô thích hợp.

- Lịch vận hành hàng tuần sẽ không có tác dụng trong ngày lễ. Hệ thống
cho phép người sử dụng định nghĩa một lịch trong nhóm lịch vận hành mà
chỉ có tác dụng nếu ngày hôm nay là ngày lễ.

 Ngoài ra, một lịch vận hành tạm thời có thể chèn vào để thay đổi việc vận hành
tạm thời. Sau khi lệnh vận hành từ lịch tạm thời được thực hiện, hệ thống tự
động trả về lịch vận hành ban đầu.

 Lịch vận hành được cung cấp cho mỗi hệ thống hay hệ thống phụ trong tòa
nhà. Mỗi lịch vận hành bao gồm tất cả các điểm có khả năng khởi động/dừng
trong hệ thống. Sự khởi động trình tự của các thiết bị trong cùng một nhóm
được thiết lập để tránh các thiết bị khởi động cùng lúc.

 Lịch hàng tháng cho giai đoạn 12 tháng được cung cấp để cho phép đơn giản
hóa việc lập lịch vận hành. Ngày nghỉ và ngày đặc biệt được chọn bởi người sử
dụng bằng cách nhấp chuột hay sử dụng bàn phím.

 Một sự thay đổi lịch vận hành từ trạm vận hành làm thay đổi trực tiếp lên cơ sở
dữ liệu. Hệ thống cho phép ngăn chặn việc lập lịch vận hành bằng một chương
trình đặc biệt khác và sẽ không được chấp nhận.

 Hiển thị lịch vận hành cho mỗi hệ thống được cung cấp. Nó bao gồm tất cả dữ
liệu về lịch vận hành và thông số liên quan.

 Chỉ cần chọn những lệnh trên thanh công cụ là có thể in toàn bộ lịch vận hành
của hệ thống giúp cho việc chẩn đoán và quản lý các thiết bị trong tòa nhà.

32
6.1.5. Mật mã.
Có nhiều nhiều cấp mật mã bảo vệ được cung cấp để giới hạn sự truy cập vào hệ
thống của đối tượng sử dụng.

 Mỗi người sử dụng có các thông tin sau: Tên ( ít nhất 12 ký tự), mật mã (ít
nhất 12 ký tự) và mức độ được phép truy cập ( từ 1 đến 5).

 Chỉ có người giữ cấp mật mã cao nhất (cấp 1) mới được phép thay đổi mật
mã.

 Khi nhập vào hoặc sữa đổi mật mã, trên màn chỉ được hiển thị các dấu ****
dể tránh mật mã bị lộ.

 Hệ thống hỗ trợ ít nhất 100 mật mã.

 Ít nhất có 5 mức độ truy cập vào hệ thống:

-mức độ 5:Chỉ được xem các thông số

-mức độ 4:Mức độ 5 và thay đổi cá thông số hoạt động(vd:setpoint,giới hạn báo


động,vv..)

-mức độ 3:Mức độ 4 và sửa đổi cơ sở dữ liệu.

-mức độ 2:Mức độ 3 và khả năng tạo ra cơ sở dữ liệu,lập trình,…

- mức độ 1:Tất cả các mức độ nói trên và định nghĩa mật mã.

 Những người vận hành chỉ có thể ra lệnh vận hành cho những thiết bị mà họ
được phép, tùy theo mật mã của mình. Những thanh công cụ cũng được giới
hạn theo cấp mật mã.

 Hệ thống tự động tạo một bảng báo cáo các truy cập vào và thoát ra khỏi hệ
thống của từng người sử dụng. Bất kỳ động tác thay đổi định dạng hay vận
hành hệ thống đều được ghi nhận lại kể cả: thay đổi giá trị của các điểm, thay
đổi lịch vận hành, thông số vận hành… Tất cả các thay đổi của báo động như
những báo động bị xóa hay được xác nhận.

 Khi người vận hành đã truy cập vào hệ thống và sau đó quên thoát ra thì hệ
thống thì sẽ được tự động thoát theo khoảng thời gian định trước (1 đến 60
phút).

33
6.1.6. Phần mềm đồ hoạ, hình ảnh động.
Phần mềm đồ họa có khả năng hiển thị các hình ảnh động dựa trên các giá trị thực
nhận được từ hệ thống.

 Nhiều ứng dụng trên đồ họa có khả năng thực thi ở bất kỳ thời điểm nào trên
một trạm vận hành.

 Người vận hành có thể định nghĩa thời gian cập nhật dữ liệu trên đồ họa.

 Tất cả “graphics” có thể được xây dựng từ những vật thể cơ bản nhất như:
từng đường nét cơ bản, độ dày của đường nét, hình chữ nhật, đường cong,
hình tròn, elip, điền màu cho từng vật thể…

 Tất cả vật thể riêng biệt, nhóm của các vật thể, biểu tượng hoặc nhóm biểu
tượng…có khả năng chuyển động theo những cách như sau:

- Thay đổi màu – 32 trạng thái màu khác nhau.

- Kích cở: Bất kỳ kích cỡ của vật thể nào đều có thể thay đổi theo sự thay
đổi của các giá trị kiểu tín hiệu tương tự.

- Di chuyển – Bất kỳ vật thể nào cũng có thể di chuyển theo đường thẳng
hay theo đường bất kỳ được định dạng trước.

- Xoay – Bất kỳ vật thể nào cũng có thể xoay 360 độ.

- Xuất hiện/Biến mất – Vật thể có thể xuất hiện hay biến mất theo sự thay
đổi trạng thái dạng số.

34
6.1.7) Phần mềm điều khiển Web Server

Phần mềm BMS được xây dựng trên một trang WEB,người vận hành chỉ cần
dùng phần mềm Internet Explore 6.0 trở lên,gõ tên trang Web đó cùng với cấp
Password nhất định là có thể truy nhập và vận hành toàn bộ hệ thống.Như vậy nếu
ở bất kì một máy tính nào trong mạng LAN của tòa nhà không cần cài đặt phần
mềm BMS mà chỉ cần phần mềm Internet Explore gõ đúng tên trang WEB vùng
với cấp Password đều có thể vận hành được.

35
Màn hình đồ họa trên trang WEB được thể hiện dưới dạng động tạo ra cảm giác
thân thiện và đơn giản cho người vận hành.

6.1.8) Điều khiển giám sát thông qua SMS

Với công nghệ di động ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng ngày
càng nhiều vào các hệ tự động hóa tòa nhà,BMS đưa ra các cảnh báo trên màn
hình và chuyển thành tin nhắn gửi qua mạng di động SMS

Phần mềm BMS giám sát các hoạt động của hệ thống và cho phép người dùng lập
trình đưa ra các cảnh báo cần thiết gửi qua mạng di động SMS như các cảnh báo
các báo động, tình trạng các thiết bị quan trọng được hệ thống tự động hóa gửi
qua dịch vụ tin nhắn SMS cho người có trách nhiệm. Thông qua mạng di động
SMS cho phép người quản lý truy cập cùng một cấp password nhất định để điều
khiển một nhóm hoặc toàn bộ hệ thống BMS như bật/tắt đèn,đặt lịch làm ngoài
giờ cho hệ thống điều hòa,hệ thống điệ,chiếu sáng…

6.2. Đặc tính kỹ thuật phần cứng BMS

6.2.1. Máy chủ BMS (SERVER)


Server trung tâm đặt ở phòng kỹ thuật trung tâm. Server này sẽ hỗ trợ tất cả các
bộ điều khiển giao tiếp mạng NAE được kết nối với mạng của khách hàng bất kế nội bộ
hay kết nối từ xa. Máy chủ Server là nơi thu nhận thông tin từ các bộ điều khiển khu vực,
xử lý các thông tin giúp giao diện với người dùng theo dạng ký tự và các hình ảnh động.
Nó cho phép mỗi bộ điều khiển có thể truy cập từ giao diện người dùng đồ họa (GUI)
hoặc từ một trình duyệt web chuẩn (WBI) kết nối tới server này.

Kết nối nội bộ thông qua LAN Ethernet. Kết nối từ xa thông qua ISDN, ADSL,
T1 hoặc thông qua quay số.

Server này sẽ cung cấp những chức năng tối thiểu sau:

- Quản lý thông tin, quản lý mạng và quản lý dữ liệu và truy cập dữ liệu: Server sẽ
cho phép truy cập tối đa vào dữ liệu ở bất cứ đâu trong mạng.

36
- Điều khiển phân tán: Server có khả năng lập kế hoạch điều khiển toàn bộ các
công việc thực hiện dựa vào các thiết bị dữ liệu và bộ điều khiển giao tiếp mạng,
tại chỗ hoặc từ xa.

- Server này bao gồm dịch vụ thời gian chủ (định thời gian) cho các hệ thống phụ
và cung cấp sự đồng bộ hoá thời gian đối với tất cả bộ điều khiển giao tiếp mạng.

- Server này sẽ nhận những bản tin đồng bộ hóa thời gian từ những website có sử
dụng đồng hồ nguyên tử, và cập nhật thời gian theo nó.

- Server này sẽ điều hành kế hoạch cho tất cả các bộ điều khiển mạng và các thiêt
bị điều khiển vùng của nó

- Server này sẽ quy định việc giới hạn lệnh, nó hoạt động thông qua các bộ điều
khiển vùng mạng. Server này phải có khả năng đáp ứng nhiều lệnh chương trình
yêu cầu cho những điểm cần nhiều máy đo và nhiều nguồn năng lượng. Mỗi
chưong trình yêu cầu có khả năng hỗ trợ cho danh sách các lệnh được đưa ra để
điều khiển lệnh có hiệu quả

- Máy chủ sẽ xắp xếp độ ưu tiên cho các lệnh BACnet đối với sự an toàn và hiệu
quả của các giải pháp xung đột của các lệnh đưa ra

- Mỗi bộ điều khiển giao tiếp mạng NAE được hỗ trợ bởi server có khả tự động
lưu trữ dữ liệu bản ghi, dữ liệu cảnh báo, và dữ liệu cơ sở của nó tới máy
chủ.Tính năng lưu trữ để xác định người dùng bao gồm thời gian lưu trữ và tần
suất lưu trữ.

- Server này sẽ cung cấp việc quản lý báo động trung tâm đối với các bộ điều
khiển mạng được hỗ trợ bởi server. Quản lý báo động bao gồm:

+ Định tuyến các cảnh báo tối bộ hiển thị, máy in, email và máy nhắn tin

+ Xem và xác nhận các cảnh báo.

+ Truy vấn các dữ liệu bản cảnh báo theo nhưng thông số mà người dùng đưa
ra.

37
- Server cung cấp sự quản lý trung tâm các dữ liệu bản ghi của các bộ điều khiển
giao tiếp mạng được hỗ trợ bởi serrver này. Dữ liệu bản ghi bao gồm: bản ghi
quá trình hoạt động, bản ghi thời gian thực, các sự kiện, các chỉnh sửa và các lỗi
Việc quản lý dữ liệu bản ghi bao gồm:

- Xem và in các bản ghi dữ liệu.

- Xuất các bản ghi sang các format của các ứng dụng khác.

 Cấu hình máy chủ như sau:

6.2.2. Máy tính trạm BMS – Máy tính vận hành (BMSW)
-Bất kì máy tính cá nhân nào với phần mềm chạy trên trình duyệt Microsoft
Internet Explorer(IE 6.0) hoặc mới hơn,kết hợp với mật mã thích hợp đều có thể
truy cập vào mạng để điều khiển và giám sát các điểm trong hệ thống SMS

 Máy trạm có cấu hình như sau:

6.2.3. Các thiết bị ngoại vi phòng điều khiển


Các thiết bị phòng điều khiển bao gồm bàn, ghế, tủ rack, những thiết bị ngoại vi
dùng phục vụ cho việc điều hành hệ thống BMS. Các thiết bị phòng điều khiển sẽ được
bố trí hợp lý phù hợp với không gian của phòng điều khiển.

a. Máy in.

Các máy in được cấp cho dự án BMS tòa nhà Trung tâm Thông tấn Quốc Gia là
máy in kim mạng tốc độ cao, có thể kết nối vào, ở bất cứ đâu trên mạng nội bộ (LAN).

Hệ thống máy in sẽ được kết nối với hệ thống mạng Ethernet sử dụng giao thức
TCP/IP.

38
Hệ thống máy in được dùng để in ra các bản báo cáo, các bản tóm tắt, tổng hợp và
tất cả các báo cáo khác.

Ngoài ra, máy in được dùng để in các thông báo lỗi, các tin cảnh báo cũng được
đưa ra qua hệ thống máy in. Các bản tin cụ thể sẽ được định tuyến đưa tới máy in này bao
gồm các bản tin lỗi phần cứng, lỗi truyền thông, lỗi điều khiển xử lý lệnh

b. Bộ lưu điện (UPS) online

Một bộ UPS online 3KVA 1 pha được trang bị cho phòng điều khiển nhằm đảm
bảo cho các thiết bị phòng điều khiển hoạt động liên tục trong vòng 30 phút khi xảy ra sự
cố mất điện lưới.

6.2.4. Bộ điều khiển giao tiếp mạng NAE

Hình 2: Bộ điều khiển cấp mạng

NAE , là một bộ điều khiển giao tiếp mạng theo dõi khả trình đầy đủ. NAE theo
dõi mạng của các bộ điều khiển phân tán ứng dụng cụ thể, cung cấp hệ thống quản lí và
điều khiển ở cấp độ toàn bộ hệ thống, và liên kết nối (peer to peer) với NAE khác.

Mạng tự động hoá: Mỗi NAE sẽ hỗ trợ một hoặc nhiều hơn các mạng con, mỗi
mạng con sẽ quản lí tối thiểu 100 bộ điều khiển.

39
Giao diện người dùng: Mỗi NAE có thể đọc một trang WEB dựa trên giao diện
người dùng như đã trình bày ở trên. Tất cả các máy tính đã kết nối với mạng tự động hoá
tòa nhà đều có khả năng truy cập trang WEB dựa trên giao diện người dùng. Việc truy
cập vào các NAE thông qua phần mềm thông dụng Microsoft Internet Explorer phiên bản
6.0 hoặc mới hơn.

Bộ xử lý – bộ điều khiển sẽ hoạt động thông qua bộ vi xử lý 32 bit 400MHz
Geode GX533. Bộ vi xử lý này thực hiện được nhiều nhiệm vụ, nhiều người sử dụng
cùng lúc và là bộ vi xử lý số hoạt động theo thời gian thực.

Bộ nhớ – Bộ điều khiển: 256MB SDRAM cho các dữ liệu vận hành động, 256
MB nonvolatile Flash cho hoạt động của hệ thống, cấu hình dữ liệu, lưu dữ liệu hoạt
động và lưu trữ đủ bộ nhớ để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của hệ thống, cơ sở dữ liệu,
chương trình điều khiển, và giám sát điều khiển cho tất cả những bộ điều khiển kết nối
đến nó.

Giao thức truyền thông đối với cấp mạng là TCP/IP, BACnet TCP/IP có khả năng
giao tiếp với các thiết bị của các hãng sản xuất khác.

Chẩn đoán – Bộ điều khiển có chức năng liên tục thực hiện việc tự chẩn đoán,
chẩn đoán đường truyền, và chẩn đoán các đơn vị cấu thành khác.

Khả năng làm việc độc lập cao, tự động quản lý các bộ điều khiển DDC, tự động
lưu các thông tin dữ liệu, các chương trình điều khiển đến DDC.

Trong quá trình mất nguồn bình thường, bộ điều khiển bộ điều khiển trình tự tiến
hành tắt hệ thống theo điều kiện thông thường. Khi phục hồi nguồn điện thông thường và
sau khoảng thời gian trễ tối thiểu, bộ điều khiển sẽ tự động gọi lại đầy đủ mọi hoạt động
thông thường thông qua chương trình khởi động trình tự mềm mà không cần sự can thiệp
bằng tay.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của bộ điều khiển giao tiếp mạng như sau:

Bộ vi xử lý 300MHz Renesas SH4 7760 RISC processor

Bộ nhớ 256 MB Flash nonvolatile memory for operating system,


configuration data, and operations data storage and backup.

40
256 MB Synchronous Dynamic Random Access Memory
(DRAM) for operations data dynamic memory

Hệ điều hành Microsoft Windows ® CE embedded

Cổng kết nối -1 Ethernet port; 10/100 Mb; 8-pin RJ-45 connector
-2 optically isolated RS-485 ports; 9600, 19.2K, or 38.4K or
76.8k baud;with a pluggable and keyed 4 position terminal
blocks
-1 N2 port; FTT10 78Kbps, pluggable, keyed 3-position
terminal block
-2 RS-232-C serial ports, with standard 9-pin sub-D
connectors, that support all standard baud rates
-1 USB serial ports, standard USB connectors support an
optional, user-supplied external modem Options:
-1 telephone port for internal modem; up to 56 Kbps; 6-pin
RJ-11 connector

Giao thức truyền thông Hỗ trợ các giao thức BACnet IP, BACnet MS/TP,

N2 Bus, LONwork.

Giao diện WEB Xây dựng sẵn 1 trang Web với địa chỉ IP mặc định từ nhà
máy. Truy cập từ PC qua phần mềm thông dụng Internet
Explorer ( IE6.0 ). Khả năng làm việc độc lập, việc truy cập
WEB không phụ thuộc vào máy chủ Server

Giao thức mạng IT Hỗ trợ các giao thức mạng IT : Simple network managerment
protocol(SNMP), Simple mail transport protocol (SMTP),
Simple network time protocol (SNTP), Directory name
services (DNS), Dynamic host configuration protocol
(DHCP), XML / JAVA.

Giao tiếp với các thiết bị Tích hợp mức cao với các hệ thống An ninh, Báo cháy địa
chỉ trung tâm, Máy lạnh trung tâm...

Nguồn Pin 10 năm cho lưu trữ dữ liệu ở 21oC

41
Nguồn cung cấp 24VAC, class 2, 50/60Hz, tiêu thụ tối đa 50V

Môi trường làm việc 0-50 độ C, 10-90% độ ẩm

Tiêu chuẩn được chứng United States


nhận UL Listed, File E107041, CCN PAZX, UL 916, Energy
Management Equipment UL Listed, File S4977, UUKL 864 -
9th Edition, Smoke Control Equipment

UL Listed, UUKL 864 - 8th Edition, Smoke Control


Equipment FCC Compliant to CFR47, Part 15, Subpart B,
Class A
Canada
UL Listed, File E107041, CCN PAZX7, CAN/CSA C22.2
No. 205, Signal Equipment Industry Canada Compliant,
ICES-003
Europe
CE Mark, EMC Directive 89/336/EEC, in accordance with
EN 61000-6-3 (2001) Generic Emission Standard for
Residential and Light Industry and EN 61000-6-2 (2001)
Generic Immunity Standard for Heavy Industrial
Environment

Australia and New Zealand

C-Tick Mark, Australia/NZ Emissions Compliant

BACnet International

BACnet Testing Laboratories™ (BTL) 135-2004 Listed


BACnet Building Controller (B-BC)

Vỏ Bảo vệ Các bộ điều khiển cấp mạng NAE có vỏ nhựa bảo vệ ABS +
Polycarbonate UL94-5VB. Chuẩn bảo vệ IP20 ( IEC 60529 )

42
6.2.5. Phần cứng điều khiển - Bộ điều khiển số trực tiếp (DDC)
Các tủ DDC chứa các bộ điều khiển cùng các phụ kiện được phân bố đều theo
trục của tòa nhà làm nhiệm vụ điều khiển và giám sát các thiết bị trường. Các bộ điều
khiển chứa các chương trình để điều khiển các thiết bị của tòa nhà theo các thuật toán và
yêu cầu về vận hành và hoạt động của thiết bị trường. Các tủ DDC này kết nối và truyền
thông với nhau theo chuẩn N2 hoặc Lonworks. Các tủ DDC kết nối và truyền thông với
cấp điều khiển giám giát qua các bộ điều khiển giao tiếp mạng. Bộ điều khiển số cơ bản
có các modun mở rộng để giúp linh hoạt và mở rộng chức năng điều khiển.

Hình 3: Bộ điều khiển số trực tiếp

Các bộ DDC có khả năng làm việc độc lập không phụ thuộc vào các DDC khác trong hệ
thống. Nó được trang bị những bộ vi xử lý đa chức năng, điều khiển theo thời gian thực.
Mỗi DDC bao gồm đầy đủ các linh kiện phần cứng như bộ vi xử lý, cổng giao tiếp
RS485, bộ nguồn, các môđun vào/ra. Số lượng DDC được cung cấp để đáp ứng đầy đủ
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:

DDC hỗ trợ việc điều khiển trực tiếp, nhưng không giới hạn đến các thiết bị sau cũng
như có thể mở rộng trong tương lai:

- Quạt điều áp (cầu thang, sảnh).

- Hệ thống thông gió.

- Hệ thống chiếu sáng.

43
- Hệ thống điện

- Những loại điểm – Mỗi DDC hỗ trợ những điểm đầu vào và ra như sau:

- Những điểm đầu vào dạng tương tự sẽ chấp nhận các tín hiệu sau:

+ 4-20 mA

+ 0-10 VDC

+ 1000ohm RTDs

- Những ngõ vào dạng số : loại Triac hoặc rơle

- Ngõ vào dạng bộ đếm sẽ giám sát những xung tiếp điểm không điện áp với độ phân giải
thấp nhất là 1 HZ.

- Những ngõ ra dạng tương tự sẽ cung cấp những dạng sau:

+ 4-20 mA

+ 0-10 VDC

- Những ngõ ra dạng số sẽ cung cấp những tiếp điểm SPDT, 2 Amps ở 24VAC. Bảo vệ
chống xung điện được cung cấp cho mổi ngỏ ra.

- Người vận hành được phép gửi lệnh điều khiển đến những điểm ngõ ra, chỉnh các thông
số cài đặt trên DDC. DDC cung cấp các đèn chỉ thị trạng thái làm việc cho mỗi ngõ vào
và ra dạng số.

- Tất cả các điểm cài đặt, các thông số trong vòng lặp PID cũng như nhiều thông số khác
đều được lưu trữ trong bộ nhớ của DDC, vì thế khi bị mất điện không cần lập trình lại
cho DDC.

- Tự động báo cáo sự thay đổi trạng thái cũng như các báo động

- Có thể lắp trên bề mặt hoặc ray .

- Các module mở rộng sẽ giao tiếp với DDC thông qua cổng RS485 nội bộ

- Module mở rộng có sẳn các dạng cấu hình của 4, 8, 12, 16 điểm:

- Các điểm của module mở rộng cũng được bao gồm trong giải thuật điều khiển của
DDC.

44
- Các DDC và các linh kiện phụ như biến thế, trunking, terminal … được lắp ráp lại với
nhau trước khi bàn giao tại công trường.

Các DDC có các chức năng như sau:

AI ( Analog input) Mỗi điểm AI hỗ trợ các tín hiệu. 0 - 5VDC , 0 – 10 VDC, 0 – 20 mA,
các loại Sensor Ni1000, A99, Pt1000, NTC,

DI ( Digital input ) Tiếp điểm không điện

DO (Digital output) SPST 3A relay, Triac 0.5A/24VAC

AO (Analog output) 0 – 10 VDC, 4 – 20 mA.

Tính năng lập trình Có thể lập trình theo các giải thuật được đưa ra bởi người sử dụng
bằng phần mềm cấu hình dạng đồ thị (Graphic Configuration
Software)

Module Các module tính năng lập trình, chọn lựa từ thư viện bao gồm

1. P,PI,PID hoặc On/off control, dual PID, dual On/off control

2. Các module tính toán số học cho các hàm toán học

3. Các module điều khiển trình tự (Sequence).

4. Các module tính toán cộng dồn cho số giờ chạy thiết bị hoặc
chỉ số điện năng tiêu thụ hàng tháng

Các module lập trình PLC có bộ các hàm logic như: AND,
ANDNOT, OR, ORNOT, COS, OUT, OUTNOT, SET, RESET,
AND BLOCK, OR BLOCK

Tám (8) module thời gian biểu

Hai (2) module khởi động/dừng tối ưu

Màn hình hiển thị Màn hình hiển thị LCD 4 x 20 ký tự với các phím vận hành được

45
gắn liền trên bề mặt DDC, IP40, 1Mb flash memory

Giao tiếp Kết nối với bộ quản lý cấp mạng qua giao tiếp RS485, giao thức
truyền thông N2 Bus, BACnet, LONwork.

Nguồn cung cấp 24 VAC 50 / 60Hz,

Môi trường -20 đến +50 , 10 – 95%RH

Vỏ bảo vệ Vỏ bằng nhựa ABS/Polycarbonate self extinguishing

Tiêu chuẩn được chứng Europe – 89/336/EEC, EMC Directive: EN 50081-1 (EN 61000-6-
nhận 3), EN 50082-1 (EN 61000-6-1), 72/23/EEC, Low Voltage
Directive: EN 60730.

Canada – UL Listed (PAZX7), CAN/CSA C22.2 No. 205, Signal


Equipment. UL Recognized (XAPX8), CAN/CSA C22.2 No. 24,
Temperature Indicating and Regulating Equipment. Industry Canada,
ICES-003.

United States – UL Listed (PAZX), UL 916, Energy Management


Equipment. UL Recognized (XAPX2), UL 873, Temperature
Indicating and Regulating Equipment. FCC compliant to CFR 47,
Part 15, Subpart B, Class A.

6.2.6. Đặc tính kỹ thuật các thiết bị trường.

46

You might also like