You are on page 1of 5

B48: BĐC Nguồn điện cho hệ thống PCCC

……..(1)……… BẢNG ĐỐI CHIẾU


……..(2)………
THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Tên công trình: (Hạng mục hệ thống điện cho PCCC cho nhà công cộng)
2. Địa điểm xây dựng:
3. Chủ đầu tư:
4. Cơ quan thiết kế:
5. Cán bộ thẩm duyệt:
6. Các quy phạm pháp luật và Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng để đối chiếu thẩm duyệt:
- QCVN 06:2021: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

- QCVN 04:2021 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư.

- QCVN 02:2020: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm bơm nước chữa cháy.

- QCVN 12:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

- TCVN 9207 : 2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 5738 - 2021: Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 7336 - 2021: Phòng cháy chữa cháy - hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

- TCVN 2622:1995: Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình.

- TCVN 5687:2010: Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế.

7. Nội dung kiểm tra đối chiếu theo tiêu chuẩn quy định:

Nội dung Nội dung thiết kế Bản vẽ Nội dung quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Điều, khoản Kết luận
TT
đối chiếu

1 Yêu cầu chung

- Các hệ thống PCCC phải cung cấp nguồn ưu Điều 2.3.6.2


Các dịch vụ an toàn (hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật liên quan) bao gồm các
tiên. QCVN 12:2014/BXD
hạng mục sau:
- Chiếu sáng khẩn cấp, thoát hiểm;
- Bơm chữa cháy;
- Thang máy để cứu hộ khi xảy ra cháy;
- Hệ thống báo động;
- Hệ thống sơ tán (âm thanh chỉ dẫn thoát nạn);
- Hệ thống hút khói;
B48: BĐC Nguồn điện cho hệ thống PCCC

- Hệ thống quạt tăng áp khoang đệm, buồng thang, giếng thang máy.

- Yêu cầu trang bị nguồn điện ưu tiên Phải có hệ thống điện riêng để duy trì hoạt động các bộ phận thiết yếu cho dịch vụ an toàn Điều 2.3.6.1
làm việc ở mọi thời điểm, mọi điều kiện. QCVN 12:2014/BXD

- Yêu cầu về công suất nguồn Nguồn điện cho dịch vụ an toàn toàn (ắc-quy, pin, tổ máy phát điện độc lập, lộ riêng độc Điều2.3.7.1
lập với lộ cấp điện bình thường) phải có đủ công suất, độ tin cậy, thời gian hoạt động đáp QCVN 12:2014/BXD
ứng cần thiết, thông số đặc trưng và thời gian chuyển đổi thích hợp theo quy định.

- Yêu cầu về vị trí lắp đặt - Nguồn điện cho dịch vụ an toàn toàn phải được lắp cố định ở vị trí thích hợp, có biện Điều 2.3.7.2
pháp thông gió và thoát khí thải ra ngoài một cách an toàn. Sự cố ở nguồn cấp điện bình QCVN 12:2014/BXD
thường không được gây ảnh hưởng bất lợi cho nguồn điện này A.2.10
- Các trạm biến áp chỉ cho phép đặt ở tầng một, tầng nửa hầm và tầng hầm đầu tiên. Các QCVN 06:2021
trạm biến áp phải được ngăn cách bằng các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo 11TCN20-2006
quy định tại A.2.24. Điều 2.8.2
- Máy biến áp nếu bố trí tại tầng hầm phải là MBA khô QCVN 04:2021/BXD
Máy biến áp bố trí trong nhà phải: Điều 2.8.5
QCVN 04:2021/BXD
+ Tuân thủ các quy định của Phần III - Quy phạm trang bị điện.

+ Không được bố trí buồng máy ở ngay bên dưới, ngay bên trên hoặc liền kề các phòng
tập trung trên 50 người. Buồng máy phải được ngăn cách với các bộ phận khác của nhà
bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 120 và bằng sàn ngăn
cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 90.

+ Buồng máy biến áp phải bố trí hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.

Cho phép bố trí phòng máy phát điện điêzen và gian dự trữ nhiên liệu ở tầng một, tầng
nửa hầm hoặc tầng hầm thứ nhất khi đảm bảo các quy định sau:

+ Phòng máy phát điện điêzen và gian dự trữ nhiên liệu không được bố trí ngay bên dưới
hoặc bên cạnh các phòng ở và phải được ngăn cách với các bộ phận khác của nhà bằng
tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 120 và sàn ngăn cháy có giới
hạn chịu lửa không thấp hơn REI 90.

+ Gian dự trữ nhiên liệu cho 3 h làm việc được phép bố trí cạnh gian máy phát điện và
phải được ngăn cách với gian máy phát bằng tường ngăn cháy loại 1 và cửa ngăn cháy tự
đóng loại 1 theo QCVN 06:2021/BXD. Bồn dự trữ nhiên liệu cho hoạt động lớn hơn 3 h
của máy phát điện phải đặt bên ngoài nhà.

+ Phòng máy phát điện điêzen và gian dự trữ nhiên liệu phải có thiết bị thu và chứa dầu
B48: BĐC Nguồn điện cho hệ thống PCCC

tràn do sự cố; phải có hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động; phải có hệ thống thoát khói
riêng biệt và vị trí đặt miệng thải khói không được gây nguy hiểm cho người ở các tầng
phía trên.

2 Số nguồn điện cho hệ thống PCCC

- Đối với nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy Điện cho hệ thống kỹ thuật dưới đây phải đảm bảo duy trì làm việc của thiết bị đó trong A.2.28.1
theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có thời gian không ít hơn 3 h kể từ khi có cháy và phải được lấy từ 3 nguồn cấp độc lập: QCVN 06:2021/BXD
chiều cao từ 50 m đến 150 m - Thang máy chữa cháy;
- Các thiết bị của hệ thống bảo vệ chống cháy;
- Hệ thống báo cháy tự động và hướng dẫn thoát nạn;
- Các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động và cấp nước chữa cháy;
- Các thiết bị bảo vệ chống cháy cho hệ thống kỹ thuật;
- Các trang thiết bị phục vụ cứu hộ - cứu nạn.

- Đối với nhà chung cư, nhà thuộc nhóm nguy Điều 2.8.4
Nhà có chiều cao PCCC từ 28 m trở lên phải được trang bị máy phát điện dự phòng với
hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà QCVN 04:2021/BXD
công suất tối thiểu đảm bảo hoạt động của mạng điện ưu tiên gồm: điện cho bơm nước
hỗn hợp có chiều cao dưới 50 m
sinh hoạt, bơm nước chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống bảo vệ chống khói,
thang máy chữa cháy, chiếu sáng công cộng, thiết bị báo cháy, camera quan sát, thông
báo cháy và điều khiển thoát nạn và các phụ tải khác theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế
hiện hành.

CHÚ THÍCH: Đối với nhà có chiều cao PCCC thấp hơn 28 m, khi có yêu cầu trang bị hệ
thống chữa cháy tự động, hệ thống bảo vệ chống khói cần phải có nguồn điện dự phòng
đảm bảo hoạt động của các hệ thống này theo QCVN 06:2021/BXD.

- Nguồn dự phòng có thể là nhưng nguồn sau - Nguồn điện từ máy phát điện dự phòng
- Nguồn điện từ hệ thống ắc quy dự phòng
- Nguồn điện lưới lấy từ 02 máy biến áp từ 2 nguồn điện riêng

3 Dây dẫn điện cho hệ thống PCCC

- Mạch điện độc lập Mạch điện của dịch vụ an toàn phải độc lập với các mạch khác Điều 2.3.8.1
QCVN 12:2014/BXD

- Bố trí mạch điện - Mạch điện của dịch vụ an toàn không được đi qua các vị trí có rủi ro cháy, trừ khi nó Điều 2.3.8.7
được làm từ vật liệu không cháy hoặc được bảo vệ thích hợp. Trong mọi trường hợp, QCVN 12:2014/BXD
mạch điện không được đi qua khu vực có rủi ro nổ. Điều 2.3.8.10
- Không được lắp đặt các mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn trong khoang thang máy QCVN 12:2014/BXD
hoặc các loại ống thông hơi, thông khói, trừ các cáp dùng cho thang máy cứu hộ khi xảy Điều 3.4.5
B48: BĐC Nguồn điện cho hệ thống PCCC

ra cháy hoặc thang máy có yêu cầu đặc biệt. QCVN 06:2021/BXD

- Trong các buồng thang bộ và khoang đệm (nếu có) không cho phép bố trí: Các cáp và
dây điện đặt hở (trừ dây điện cho thiết bị điện dòng thấp) kể cả cho chiếu sáng hành lang
và buồng thang bộ.

- Yêu cầu cáp chống cháy - Cáp của mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn không phải loại chống cháy hoặc chống Điều 2.3.8.9
nhiễu phải được cách ly với các cáp của mạch khác, kể cả cáp của mạch an toàn khác QCVN 12:2014/BXD
bằng khoảng cách hoặc vật chắn. Phải sử dụng cáp chịu cháy phù hợp với quy định tại Điều 5.3
mục 2.1.9 để lắp đặt sao cho đảm bảo độ bền nhiệt và cơ cần thiết. TCVN 9207:2012
- Dây dẫn và cáp cấp điện cho các phụ tải phục vụ công tác PCCC, công tác thoát hiểm
khi xảy ra hỏa hoạn phải dùng dây dẫn và cáp điện có lớp vỏ là vật liệu chống cháy. Cụ
thể đó là các phụ tải sau: Đèn thoát hiểm, khối xử lý trung tâm báo cháy và chữa cháy tự
động, bơm nước cứu hỏa, quạt tăng áp thang, thang máy

4 Thiết bị bảo vệ

- Bảo vệ quá tải Trường hợp cắt quá tải làm mất nguồn cấp điện có thể gây ra mối nguy hiểm lớn hơn thì Điều 2.3.8.3
thiết bị bảo vệ chống quá tải không được tự động cắt nguồn điện mà phải có biện pháp QCVN 12:2014/BXD
theo dõi sự xuất hiện của quá tải để khắc phục

- Bảo vệ chống ngắn mạch và chống giật Bảo vệ chống ngắn mạch và chống điện giật trong điều kiện bình thường và trong trường Điều 2.3.8.4
hợp sự cố phải được đảm bảo ở phương án đấu nối bất kỳ với nguồn cấp điện bình thường QCVN 12:2014/BXD
và nguồn dùng cho dịch vụ an toàn.

- Thiết bị bảo vệ chống quá dòng Thiết bị bảo vệ chống quá dòng phải được chọn và lắp đặt sao cho không để quá dòng Điều 2.3.8.5
trong một mạch làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng của mạch dùng cho dịch vụ an toàn. QCVN 12:2014/BXD

5 Yêu cầu riêng đối với từng hệ thống PCCC

5.1 Nguồn điện cho hệ thống báo cháy tự động Trung tâm của hệ thống báo cháy tự động phải có hai nguồn điện độc lập: Một nguồn 220 Điều 10.1  
V xoay chiều và một nguồn là ắc quy dự phòng. TCVN 5738:2021
Giá trị dao động của hiệu điện thế của nguồn xoay chiều cung cấp cho trung tâm báo cháy
không được vượt quá ± 10 %. Trường hợp giá trị dao động này lớn hơn 10 % phải sử
dụng ốn áp trước khi cấp cho trung tâm.
Dung lượng của ắc quy dự phòng phải bảo đảm ít nhất 24 h cho thiết bị hoạt động ở chế
độ thường trực và 1 h khi có cháy.
Khi sử dụng ắc quy làm nguồn điện, ắc quy phải được nạp điện tự động

5.2 Nguồn điện cho máy bơm chữa cháy - Máy bơm chữa cháy chính phải được nối với hai nguồn điện riêng biệt, hoặc nguồn điện 10.24 TCVN 2622:1995
dự bị trạm phát điện, hoặc động cơ dự bị ở trạm máy bơm.  2.4.1.6.1 QCVN 02:2020/BCA
- Máy bơm động cơ điện phải có ít nhất hai nguồn điện, một nguồn điện chính và một
nguồn điện dự phòng. Cho phép máy bơm nước chữa cháy chính chỉ đấu nối với một
B48: BĐC Nguồn điện cho hệ thống PCCC

nguồn điện nếu có máy bơm dự phòng là máy bơm động cơ diesel.

5.3 Hệ thống chống tụ khói

- Yêu cầu chung - Nguồn điện cấp cho các hệ thống TG-ĐHKK phải được xếp loại ngang cấp với hệ thống 9.1 TCVN 5687:2010
cấp điện cho mạng công nghệ và mạng kỹ thuật của công trình.
- Nguồn điện cấp cho TG sự cố và cấp cho hệ bảo vệ chống khói, trừ hệ thống hút thải
khói sau khi xảy ra cháy (xem 6.14), cần được xếp vào cấp 1. Trong trường hợp không
thể thực hiện cấp điện cho các hộ tiêu thụ cấp 1 lấy từ hai nguồn điện không phụ thuộc,
thì cho phép thực hiện khâu cấp điện lấy từ hai máy biến thế khác nhau của một trạm biến
thế chứa hai biến thế, hoặc lấy từ hai trạm biến thế liền kề - loại mỗi trạm có một máy
biến thế. Trong trường hợp này trạm phải được đấu với hai đường cấp điện khác nhau, đặt
trên các tuyến khác nhau và phải có thiết bị chuyển mạch dự phòng tự động, thường nằm
ở phía hạ thế.

- Hệ thống tăng áp thang bộ thoát nạn N3 Hệ thống cung cấp không khí bên ngoài vào khoang đệm và vào buồng thang phải được Điều 3.4.13
thay thế thang N1 cấp điện từ 03 nguồn ưu tiên (01 nguồn điện lưới và 02 nguồn máy phát điện dự phòng QCVN 06:2021/BXD
hoặc 02 nguồn điện ưu tiên và
01 nguồn điện dự phòng) bảo đảm nguyên tắc duy trì liên tục nguồn điện cấp cho hệ
thống hoạt
động ổn định khi có cháy xảy ra

6 Yêu cầu cắt điện khi có sự cố cháy, nổ Tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải điều khiển nguồn điện lưới tự động dừng cấp Yêu cầu
điện cho các hệ thống điện sinh hoạt, phụ tải và duy trì nguồn điện cho các hệ thống
phòng cháy, chữa cháy hoạt động. Trường hợp cắt điện lưới máy phát điện phải tự động
hoạt động và tiếp tục cấp điện cho các hệ thống phòng cháy, chữa cháy của công trình

7 Điện phòng nổ Thiết bị điện sử dụng trong các vùng nguy hiểm phải là loại phòng nổ và có cấp nhiệt độ
Điều 14
lớn nhất trên bề mặt phù hợp với yêu cầu của từng vị trí lắp đặt, phù hợp với điện áp và
tần số danh định của lưới điện. QCVN 10:2012/BCT

..........(3).................... ..........(4)..............

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;(2) Tên đơn vị thực hiện thẩm duyệt; (3) Họ tên và chữ ký của cán bộ thực hiện; (4) Ghi quyền hạn, chức vụ của người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thẩm duyệt, nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt

“KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản;

You might also like