You are on page 1of 3

Cuộc đại di cư trên thị trường vàng

Thị trường đang chứng kiến một sự chuyển dịch lớn, khi nhà đầu tư châu Âu bán
vàng, còn người châu Á lại tăng mua.

Kể từ khi lập đỉnh hồi tháng 3 do xung đột Nga - Ukraine, giá vàng thế giới đã
giảm 18% sau các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhà
đầu tư bán tháo khi kim loại quý kém hấp dẫn trong môi trường lãi suất cao.
Theo dữ liệu từ CME Group và London Bullion Market, hơn 527 tấn vàng đã
được đưa ra khỏi các hầm chứa ở New York và London.
Cùng thời điểm này, các lô hàng vàng đến các thị trường lớn ở châu Á như
Trung Quốc lại tăng lên. Trong tháng 8, nhập khẩu vàng của Trung Quốc đạt
mức cao nhất 4 năm gần đây.

Một lượng lớn kim loại quý này đang được rút khỏi hầm chứa ở các trung tâm
tài chính như New York để hướng về phía Đông, nhằm đáp ứng nhu cầu tại
các thị trường như Thượng Hải (Trung Quốc) hay khu chợ Grand Bazaar ở
Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

"Vàng đang dịch chuyển từ phía Tây sang phía Đông. Chúng tôi đang cố
gắng theo kịp nhu cầu tốt nhất trong khả năng", Joseph Stefans, trưởng bộ
phận giao dịch tại công ty tinh luyện và giao dịch vàng MKS PAMP nói.
Lượng vàng mà các nước nhập khẩu ròng từ Thụy Sĩ giai đoạn tháng 5-8. Ảnh: Bloomberg

Tình hình hiện tại là một phần chu kỳ mà thị trường vàng đã lặp đi lặp lại suốt
nhiều thập kỷ. Khi các nhà đầu tư phương Tây rút lui và giá vàng giảm, lực
mua tại châu Á lại tăng lên, khiến vàng chảy về phía Đông, tạo lực đỡ cho giá
vàng trong thời kỳ suy yếu. Sau đó, khi giá thực sự tăng trở lại, phần lớn kim
loại quý này lại quay về nằm trong hầm các nhà băng ở New York, London và
Zurich.

Dù rất nhiều vàng đang hướng về phía đông, chúng vẫn không đủ đáp ứng
nhu cầu. Các vấn đề về logistic khiến nhà đầu tư khó mua đủ số vàng như
mong muốn. Điều này khiến vàng, bạc đang được bán với giá cao hơn so với
mức chuẩn thế giới tại một số thị trường châu Á.

Theo MKS PAMP, giá vàng ở Dubai, Istanbul hoặc trên Sàn vàng Thượng Hải
đang cao hơn nhiều so với mức giá chuẩn ở London những tuần gần đây.
Đây là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu mua đang vượt quá mức nhập khẩu.
"Nhu cầu thường tăng lên khi giá giảm. Người mua muốn sở hữu vàng khi giá
xuống, nhưng các thị trường trong nước không đủ nguồn cung để đáp ứng
khiến giá tăng lên", Philip Klapwijk, CEO công ty tư vấn Precious Metals
Insights (Hong Kong, Trung Quốc) nhận xét.

Theo Jitti Tangsithpakdi - Chủ tịch Hiệp hội các nhà kinh doanh vàng Thái
Lan, kim loại quý này ở Thái Lan cũng đang được mua bán với giá cao hơn
London do không đủ nguồn cung và đồng baht suy yếu.

Thị trường Ấn Độ cũng đang chứng kiến mức chênh lệch lớn với giá vàng thế
giới. Mức chênh gần đây đã cao gấp 3 lần thông thường, theo công ty tư vấn
Metals Focus.

You might also like