You are on page 1of 13

Chuyên đề 1: Biến cố và xác suất của biến cố

DẠNG 1: SỬ DỤNG CÔNG THỨC XÁC SUẤT 1 TỔNG, TÍCH, XÁC SUẤT CÓ
ĐIỀU KIỆN
Ví dụ 1.1. Có 2 người, mỗi người bắn 1 viên đạn vào bia. Gọi Ai là biến cố: “ Người thứ
̅̅̅̅.
i bắn trúng bia”, i=1,2
Biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố A1, A2, ̅̅̅
𝐴1 , ̅̅̅
𝐴2 .
a. Biến cố: “ Cả 2 người bắn trúng bia”
b. Biến cố: “ Cả 2 người không bắn trúng bia”.
c. Biến cố: “ Có ít nhất 1 người bắn trúng bia”.
d. Biến cố: “ Có đúng 1 người bắn trúng bia”.
e. Biến cố: “ Chỉ có người thứ 2 bắn trúng bia”.
Ví dụ 1.2: 1 hộp có 8 bi đỏ, 5 bi xanh. Lấy đồng thời 4 bi từ hộp đó. Tính xs trong 4 bi
lấy ra có:
a. 2 bi đỏ, 2 bi xanh.
b. Ít nhất 1 bi xanh.
Ví dụ 1.3: Có 3 người, mỗi người bắn 1 viên đạn vào bia với xs bắn trúng bia lần lượt
là: 0,8; 0,85 và 0,9. Tính xs để:
a. Có ít nhất 1 người bắn trúng bia.
b. Có đúng 1 người bắn trúng bia.
c. Biết có đúng 1 người bắn trúng bia. Tính xs để đó là người thứ 2.
Ví dụ 1.4: 1 công ty đấu thầu 3 dự án. Xs trúng thầu dự án thứ nhất là 0,5. Nếu dự án
trước trúng thầu thì xs để trúng thầu dự án kế tiếp là 0,6. Nếu dự án trước ko trúng thầu
thì xs để trúng thầu dự án kế tiếp chỉ là 0,3.
a. Tính xs để công ty trúng thầu ít nhất 1 dự án.
b. Tính xs để công ty trúng thầu đúng 1 dự án.
c. Biết công ty trúng thầu đúng 1 dự án. Tính xs để đó là dự án 1.
Ví dụ 1.5: 1 người đi mua hàng 2 lần với xác suất để lần thứ nhất, thứ 2 mua được hàng
tốt tương ứng là 0,8; 0,85 và xác suất để cả 2 lần mua phải hàng xấu là 0,09. Tính xác
suất để người đó:
a. Cả 2 lần đề mua được hàng tốt.
b. Chỉ có lần thứ 2 mua được hàng tốt.

pg. 1
Ví dụ 1.6: 3 sinh viên cùng thi cuối kỳ môn Toán. Xs thi đỗ đối với từng sinh viên lần
lượt là: 0,9; 0,8 và 0,7. Tính xs để:
a. Có đúng 1 trong 3 sv thi đỗ.
b. Nếu có đúng 1 trong 3 sv thi đỗ thì khả năng sinh viên thứ 3 thi đỗ là bao nhiêu?
Ví dụ 1.7: 1 người cùng đầu tư vào 3 dự án 1 cách độc lập, khả năng có lãi của từng dự
án tương ứng là: 0,86; 0,94 và 0,92. Tính xác suất:
a. Có ít nhất 1 dự án có lãi.
b. Nếu có đúng 2 dự án có lãi, thì khả năng để dự án thứ 3 không có lãi là bao
nhiêu?
DẠNG 2: CÔNG THỨC XÁC SUẤT ĐẦY ĐỦ, CÔNG THỨC BAYES
Ví dụ 1.8: Cho 2 hộp sản phẩm. Hộp 1 có 8 sản phẩm tốt và 4 sp xấu; hộp 2 có 5 sp tốt
và 4 sp xấu. Chọn ngẫu nhiên 1 hộp rồi từ đó lấy ra 2 sản phẩm.
a. Tính xs để 2 sp lấy ra đều là sp tốt.
b. Nếu 2 sp lấy ra đều là sp tốt. Hỏi khả năng chúng là sản ohaamr của hộp 1
bằng bao nhiêu?
Ví dụ 1.9: Có 2 hộp sản phẩm. Hộp 1 có tỷ lệ sp đạt yêu cầu là 85%, hộp 2 có tỷ lệ sản
phẩm đạt yêu cầu là 92%. Lấy ngẫu nhiên 1 hộp rồi từ hộp đó lấy ngẫu nhiên 1 sản
phẩm.
a. Tính xs để sp được lấy ra là sp đạt yêu cầu.
b. Biết rằng sp lấy ra là sp đạt yc. Tính xs để sp đó là sp của hộp 1.
c. Biết rằng sp lấy ra là sp KHÔNG đạt yc. Tính xs để sp đó là sp của hộp 1.
d. Biết rằng sp lấy ra là sp KHÔNG đạt yc. Tính xs để sp đó là sp của hộp 2.
Ví dụ 1.10: 1 nhà máy sx bóng đèn có 2 phân xưởng. PX 1 sản xuất 70% tổng số bóng
đèn, PX 2 sản xuất 30% tổng số bóng đèn. Tỷ lệ bóng đèn ko đạt tiêu chuẩn của 2 PX
lần lượt là 6% và 4%. Lấy ngẫu nhiên 1 bóng đèn của nhà máy đó để kiểm tra.
a. Tính xs để bóng đèn đó ko đạt tiêu chuẩn.
b. Nếu bóng đèn được kiểm tra ko đạt tiêu chuẩn thì khả năng bóng đèn đó do PX
nào sản xuất nhiều hơn?
Ví dụ 1.11: Có 2 hộp đựng bi. Hộp 1 có 10 bi đỏ, 5 bi xanh. Hộp 2 có 6 bi đỏ, 4 bi
xanh. Lấy ngẫu nhiên 2 bi từ hộp 1 sang hộp 2 rồi lấy ngẫu nhiên 1 bi từ hộp 2.
a. Tính xs để bi lấy ra sau cùng là bi đỏ.

pg. 2
b. Biết rằng bi lấy ra sau cùng là bi đỏ. Tính xs để lấy được 2 bi đỏ từ hộp 1 sang
hộp 2.
Ví dụ 1.12: Phỏng vấn KH về 1 sp sắp đưa ra thị trường và thấy có 50% trả lời là “Sẽ
mua”; 36% trả lời “Có thể sẽ mua” và 14% trả lời “Không mua”. Kinh nghiệm cho thấy
tỷ lệ KH thực sự mua sp tương ứng với các cách trả lời trên là: 48%, 21%, 1%. Gặp
ngẫu nhiên 1 KH.
a. Tính xs để KH này thực sự mua sp.
b. Biết rằng KH này đã không mua sp, khả năng KH đó trả lời “Sẽ mua” là bao
nhiêu?
Ví dụ 1.13: Có 25 sinh viên được chia thành 4 nhóm: thứ tự các nhóm I, II, III, IV có 6,
7, 8, 4 sinh viên. Khả năng hoàn thành chương trình thực tập của sinh viên trong 4
nhóm trên lần lượt là 0,8; 0,85; 0,9; 0,7. Chọn ngẫu nhiên 1 sinh viên từ nhóm đó.
a. Tính khả năng sinh viên được chọn không hoàn thành chương trình thực tập.
b. Nếu sinh viên được chọn không hoàn thành chương trình thực tập thì khả năng
sinh viên đó thuộc nhóm nào trong những nhóm trên là lớn nhất.
Ví dụ 1.14: Có 1 loại bệnh mà tỷ lệ người mắc bệnh là 0, 01. Có 1 loại xét nghiệm mà
ai mắc bệnh khi xét nghiệm cũng cho kết quả dương tính nhưng trong những người ko
bị bệnh thì cũng có 0, 2% xét nghiệm cho kết quả dương tính. Gs 1 người khi xét
nghiệm cho kết quả dương tính. Tính xác suất để người đó không mắc bệnh.

pg. 3
Chuyên đề 2: Đại lượng ngẫu nhiên
DẠNG 1: QUY LUẬT PHÂN PHỐI NHỊ THỨC
Ví dụ 2.1: 1 xạ thủ bắn 6 phát đạn vào 1 mục tiêu. Xác suất bắn trúng mục tiêu của xạ
thủ đó là 0, 8.
a. Tính xs để xạ thủ bắn trúng mục tiêu 2 lần.
b. Tính xs để có ít nhất 1 lần xạ thủ bắn trúng mục tiêu.
c. Tính xs để có ít nhất 3 lần xạ thủ bắn trúng mục tiêu.
d. Hỏi trung bình có bao nhiêu lần xạ thủ bắn trúng mục tiêu.
Ví dụ 2.2: Có 2 cầu thủ bóng rổ, mỗi người ném 10 quả bóng vào rổ. Xác suất ném
trúng rổ của cầu thủ thứ nhất, thứ hai lần lượt là 0,85 và 0,8.
a. Tính xác suất để cả 2 cầu thủ đều ném trúng rổ 8 lần.
b. Nếu bóng trúng rổ, cầu thủ được cộng 10 điểm, ngược lại bị trừ 3 điểm. Tính số điểm
trung bình cầu thủ thứ nhất đạt được sau trận đấu.
Ví dụ 2.3: 1 người tham gia trò chơi bằng cách trả lời 20 câu hỏi TN, mỗi câu 4 đáp án
và chỉ có 1 đáp án đúng. Trả lời đúng 1 câu nhận được 6k, sai phải trả 4k. Giả sử người
đó ko biết gì về các câu hỏi và trả lời bằng cách chọn ngẫu nhiên.
a. Số câu trả lời đúng trung bình là bao nhiêu?
b. Tính xác suất để người đó nhận được 80k.
DẠNG 2: QUY LUẬT PHÂN PHỐI CHUẨN
Ví dụ 2.4: Lượng tiêu thụ điện hàng tháng của hộ gia đình ở thành phố A là đại lượng
ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với mức tiêu thụ trung bình là 200 kwh và độ lệch tiêu
chuẩn là 40 kwh.
a. Tính tỷ lệ hộ gia đình có mức tiêu thụ điện hàng tháng từ từ 250 kwh đến 400
kwh.
b. Tính tỷ lệ hộ gia đình có mức tiêu thụ điện hàng tháng dưới 180 kwh.
Ví dụ 2.5: Thời gian hoạt động của 1 loại sp do công ty A cung cấp xem như có quy
luận PPC với thời gian trung bình là 10000 giờ và độ lệch tiêu chuẩn là 500 giờ. Sp
được bảo hành nếu hỏng trước 9000 giờ.
a. Tính tỷ lệ sản phẩm phải bảo hành của công ty A.
b. Muốn giảm tỷ lệ sản phẩm phải bảo hành xuống còn 1% thì công ty A phải quy
định thời gian bảo hành bao nhiêu giờ?
pg. 4
Ví dụ 2.6: Tuổi thọ của 1 loại sp là đại lượng ngẫu nhiên có PPC với tuổi thọ trung bình
là 8,5 năm và độ lệch tiêu chuẩn là 1,5 năm. Nếu bán được 1 sp thì cửa hàng lãi 150
nghìn đồng. Nếu sp bị hỏng trong thời gian bảo hành thì cửa hàng phải mất 750 nghìn
đồng cho việc bảo hành.
a. Nếu quy định thời gian bảo hành cho loại sp đó là 7 năm, thì tiền lãi trung bình
khi bán mỗi sp là bao nhiêu?
b. Nếu muốn tiền lãi trung bình khi bán mỗi sp là 120 nghìn đồng thì phải quy định
thời gian bảo hành cho loại sp đó là bao nhiêu?
DẠNG 3: KẾT HỢP 2 QUY LUẬT
Ví dụ 2.7: Khối lượng của 1 loại sản phẩm là đại lượng ngẫu nhiên tuân theo quy luật
phân phối chuẩn với khối lượng trung bình là 50kg và độ lệch tiêu chuẩn là 0,5 kg.
a. Tính tỷ lệ sản phẩm có khối lượng từ 49kg đến 51kg.
b. Biết rằng những sp có khối lượng sai khác so với khối lượng trung bình không
vượt quá 0,75kg được coi là đạt yêu cầu. Tính tỷ lệ sản phẩm đạt yc.
c. Kiểm tra ngẫu nhiên 100 sản phẩm. Hỏi trung bình có bao nhiêu sản phẩm đạt
yêu cầu và tìm số sản phẩm đạt yêu cầu có khả năng nhất.
d. Tính xs trong 5 sp có ít nhất 1 sp đạt yc.
Ví dụ 2.8: Chiều cao của nam thanh niên ở 1 vùng là đại lượng ngẫu nhiên có PPC với
chiều cao trung bình là 164 cm và độ lệch tiêu chuẩn là 4 cm. Kiểm tra ngẫu nhiên 5
nam thanh niên ở vùng này. Tính xs để có ít nhất 1 người có chiều cao từ 165 cm trở
lên.
DẠNG 4: ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN 2 CHIỀU
Ví dụ 2.9: Lãi suất (%) khi đầu tư vào dự án A và dự án B (2 dự án có cùng quy mô)
tương ứng là 2 ĐLNN độc lập X và Y có bảng phân phối xác suất như sau:
X 9 12 16 20 Y 9 14 17 21
P 0,05 0,15 0,6 0,2 P 0,03 0,1 0,57 0,3

c. Hỏi đầu tư vào dự án nào có lãi hơn? Đầu tư vào dự án nào ít rủi ro hơn?
d. Nên đầu tư vào 2 dự án trên với tỷ lệ vốn như thế nào để ít rủi ro nhất?
Ví dụ 2.10: Cho bảng phân phối xác suất đồng thời của số người trong độ tuổi lao
động X và số người không trong độ tuổi lao động Y trong hộ gia đình ở 1 khu vực
như sau:
Y X 1 2 3
pg. 5
1 0,1 a 0,15
2 0,15 0,2 b
a. Biết rằng trung bình số người trong độ tuổi lao động của mỗi hộ là 2. Tìm a, b.
b. Tìm hệ số tương quan giữa X và Y, nêu nhận xét. (đề có thể hỏi là: X và Y có
độc lập/ phụ thuộc nhau không?)
Ví dụ 2.11: Cho bảng ppxs đồng thời của ĐLNN (D; Q) trong đó D là doanh thu và
Q là chi phí quảng cáo (đvt: trđ) của 1 công ty như sau:
Q D 100 150 200
0 0,04 0,05 0,05
10 0,05 0,15 0,2
20 0,06 0,14 0,26
a. Hỏi D, Q có độc lập nhau không?
b. Xác định doanh thu trung bình khi không quảng cáo.
Ví dụ 2.12: Lãi suất (%) khi đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của công ty A tương
ứng là ĐLNN X và Y có bảng ppxs đồng thời sau:
X Y 15 20
11 0,12 0,16
18 0,14 0,15
25 0,2 0,23
a. Tìm lãi suất kỳ vọng khi chỉ đầu tư vào cổ phiếu công ty A.
b. Nên đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của công ty A theo tỷ lên ntn để ít rủi
ro nhất? Khi đó lãi suất kỳ vọng là bao nhiêu?

Chuyên đề 3: Bài toán ước lượng


Dạng 1. Xác định khoảng tin cậy khi ước lượng vọng toán
Bài 3.1. Kiểm tra khối lượng 225 sản phẩm của một nhà máy thấy khối lượng
trung bình là 25,2 kg và độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 1,5 kg. Với độ tin cậy 90% hãy
ước lượng khối lượng trung bình của toàn bộ sản phẩm của nhà máy đó.
Bài 3.2. Kiểm tra lượng xăng tiêu hao cho 100 km của 100 ô tô loại H được số liệu:
Lượng xăng (lít) 14,5 15,0 15,5 16,5 17,0
Số ô tô 15 25 30 20 10
Với độ tin cậy 98% hãy ước lượng lượng xăng tiêu hao tr/bình cho 100 km của loại
ô tô đó.
Bài 3.3. Trong một hồ nuôi cá chép, người ta bắt lên 100 con thì thấy:
Khối lượng (g) 400 - 430 430 - 460 460 - 490 490 - 520 520 - 550 550 - 580
Số con cá 4 16 24 32 18 6

pg. 6
Hãy ước lượng khối lượng trung bình của toàn bộ cá chép trong hồ với độ tin cậy
99%.
Bài 3.4. Để ước lượng khối lượng trung bình của toàn bộ sản phẩm, nhà máy Z cho
kiểm tra 25 sản phẩm thì được khối lượng trung bình là 3,2 kg và độ lệch tiêu chuẩn
mẫu là 0,7 kg. Xác định khoảng tin cậy của ước lượng với độ tin cậy 90%. Biết khối
lượng của sản phẩm do nhà máy Z sản xuất có phân phối chuẩn.
Bài 3.5. Muốn biết nhiệt độ thích hợp cho sự hoạt động của một loại vi khuẩn,
người ta làm thí nghiệm trên 10 ống nghiệm và được kết quả:
Nhiệt độ thích hợp (oC) -2 1 2 3 4 5
Số ống nghiệm 2 1 2 2 2 1
Dựa vào mẫu trên hãy ước lượng nhiệt độ thích hợp trung bình cho sự hoạt động
của loại vi khuẩn đó với độ tin cậy 98%. Biết rằng nhiệt độ thích hợp của loại vi
khuẩn đó tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
Bài 3.6. Để xem mức độ chi tiêu của khách hàng khi đến mua sắm tại một siêu thị,
người ta chọn ngẫu nhiên 20 hóa đơn được lưu tại siêu thị đó được kết quả như
sau:
Số tiền (trăm nghìn
0,81,0 1,01,5 1,52,0 2,02,8 2,84,0
đồng)
Số hóa đơn 3 4 6 4 3
Hãy ước lượng số tiền trung bình mà khách hàng dùng trong một lần mua sắm khi
đến siêu thị đó với độ tin cậy 95%. Biết số tiền mà khách hàng dùng trong một lần
mua sắm khi đến siêu thị đó có phân phối chuẩn.
Dạng 2. Xác định khoảng tin cậy khi ước lượng phương sai
Bài 3.7. Mức hao phí nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm là đại lượng ngẫu nhiên
có phân phối chuẩn. Theo dõi sản xuất thử 25 sản phẩm ta được số liệu:
Mức hao phí nguyên liệu 19,5 20 20,5
Số sản phẩm 5 18 2
Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng độ phân tán của mức hao phí nguyên liệu cho
một đơn vị sản phẩm.
Bài 3.8. Theo dõi lãi suất cổ phiếu của một công ty trong vòng 6 năm qua thu được
kết quả: 11%, 12%, 10%, 15%, 7%, 18%. Với độ tin cậy 90%, hãy ước lượng độ
phân tán của lãi suất cổ phiếu của công ty đó. Biết lãi suất cổ phiếu của công ty đó
là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
Dạng 3. Xác định khoảng tin cậy khi ước lượng xác suất
Bài 3.9. Tại địa phương A, phỏng vấn 100 người về chính sách xã hội của địa
phương thì thấy có 30 người không ủng hộ. Dựa vào số liệu này hãy ước lượng tỷ
lệ người ủng hộ chính sách xã hội của địa phương với độ tin cậy 96%.
Bài 3.10. Điều tra một số công nhân ở một khu công nghiệp thấy thu nhập (triệu
đồng/tháng) của họ như sau:

pg. 7
a. Dựa vào mẫu trên, với độ tin cậy 0,97 hãy ước lượng thu nhập trung bình của
công nhân ở khu công nghiệp đó.
b. Những công nhân có thu nhập tối thiểu 5,6 triệu đồng/tháng được coi là có thu
nhập khá. Hãy ước lượng số công nhân có thu nhập khá ở khu công nghiệp đó với
độ tin cậy 92%.
Biết rằng tại khu công nghiệp này có tất cả 25600 công nhân
Bài 3.11. Kiểm tra khối lượng 100 sản phẩm trong 1 kho hàng được kết quả:
Khối lượng (kg) 1,8 1,9 2,0 2,1 2,2
Số sản phẩm 10 15 30 20 25
Căn cứ vào mẫu trên, hãy ước lượng số sản phẩm trong kho hàng với độ tin cậy
0,9545. Biết rằng trong kho hàng có 2000 sản phẩm khối lượng không quá 2,0 kg.

CHUYÊN ĐỀ 4: KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ


Ví dụ 4.1. Khối lượng trung bình 1 loại sản phẩm theo quy định là 500 gam. Người
ta nghi ngờ khối lượng các s/phẩm sản xuất ra nhiều hơn so với quy định nên lấy
81 sản phẩm để kiểm tra thì thấy khối lượng trung bình là 505 gam, độ lệch tiêu
chuẩn mẫu điều chỉnh là 30 gam. Dựa vào kết quả thu được, hãy kiểm định nghi
ngờ trên với mức ý nghĩa 0,025.
Ví dụ 4.2. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, khối lượng sữa trung bình của
một con bò là 14 kg một ngày. Nghi ngờ điều kiện chăn nuôi bò kém đi làm cho
lượng sữa giảm xuống. Người ta điều tra ngẫu nhiên 25 con bò tính được lượng
sữa trung bình của một con bò trong một ngày là 12,5 kg, độ lệch tiêu chuẩn mẫu
điều chỉnh là 2 kg. Với mức ý nghĩa 6% hãy kết luận về điều nghi ngờ nói trên. Giả
định lượng sữa của một con bò trong một ngày là đại lượng ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn.
Ví dụ 4.3. Để nghiên cứu độ biến động của doanh thu hàng tháng của một công ty,
người ta theo dõi doanh thu của công ty đó trong vòng 20 tháng và thấy phương sai
mẫu điều chỉnh là 1,6 (tỉ đồng)2. Với mức ý nghĩa 1%, hãy kết luận về nhận xét
cho rằng độ biến động của doanh thu hàng tháng của công ty đó có phải là 1,5 (tỉ
đồng)2 hay không? Cho biết doanh thu hàng tháng của công ty đó có phân phối
chuẩn.
Ví dụ 4.4. Có hai doanh nghiệp A và B sản xuất cùng một loại sản phẩm. Kiểm tra
doanh thu hằng tháng trong 20 tháng của mỗi doanh nghiệp ta được kết quả:
Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B
Trung bình mẫu 4,2 tỉ đồng 4 tỉ đồng

pg. 8
Độ lệch tiêu chuẩn mẫu 0,3 tỉ đồng 0,2 tỉ đồng
Với mức ý nghĩa 2,5%, có thể cho rằng doanh thu trung bình hàng tháng của doanh
nghiệp A lớn hơn doanh thu trung bình hàng tháng của doanh nghiệp B không?
Biết doanh thu hàng tháng của doanh nghiệp A và doanh thu hàng tháng của doanh
nghiệp B có phân phối chuẩn.
Ví dụ 4.5. Để so sánh mức độ phân tán về năng suất của một loại nho được trồng ở
hai vùng khác nhau, người ta tiến hành lấy mẫu tại hai vùng trồng nho đó thu được
kết quả:
Phương sai mẫu điều
Vùng lấy mẫu Kích thước mẫu
chỉnh
A 30 11,41
B 20 8,27
Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng mức độ phân tán về năng suất nho được
trồng ở hai vùng trên là khác nhau hay không? Biết rằng năng suất nho ở hai vùng
trên tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
II. Bài tập
Dạng 1. Kiểm định vọng toán
Bài 4.1. Chiều cao trung bình của học sinh một trường phổ thông được nhận định
là 160 cm. Tuy nhiên, người ta nghi ngờ nhận định này cao hơn thực tế nên đã điều
tra 100 học sinh thì thấy chiều cao trung bình là 157,6 cm và độ lệch tiêu chuẩn
mẫu là 6 cm. Dựa vào kết quả thu được, hãy kiểm định nghi ngờ trên với mức ý
nghĩa là 0,02.
Bài 4.2. Chiều dài một loại sản phẩm là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
Kiểm tra chiều dài một số sản phẩm loại đó được kết quả sau:
Chiều dài (cm) 6,5 7,0 7,5 8,0 8,5
Số sản phẩm 50 45 58 44 28
Theo thiết kế thì chiều dài của sản phẩm là 7,5 cm. Dựa vào số liệu trên và với mức
ý nghĩa 0,03, hãy xét xem chiều dài của sản phẩm có đảm bảo thiết kế hay không?
Bài 4.3. Điều tra 400 hộ gia đình ở vùng A về thu nhập trong 1 tháng ta được thu
nhập trung bình trong tháng là 9,3 triệu đồng và độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh
là 1,5 triệu đồng. Biết rằng thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở vùng B trong
1 tháng là 9,2 triệu đồng. Với mức ý nghĩa 0,05 có thể cho rằng có sự khác biệt về
thu nhập trung bình trong tháng của các hộ gia đình ở vùng A và vùng B hay
không?
Bài 4.4. Giả sử lượng nước sử dụng (m3/tháng) của các hộ gia đình ở một tòa nhà
cung cư tại khu đô thị mới Resco là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
Theo dõi 28 hóa đơn tiền nước của một số hộ gia đình tại tòa nhà chung cư này ta
thu được số liệu sau:

pg. 9
Lượng sử dụng
6 7 9 11 13 14
(m3/tháng)
Số hộ gia đình 3 6 7 5 4 3
Với mức ý nghĩa 2,5% có thể cho rằng lượng nước sử dụng trung bình mà các hộ
gia đình ở tòa nhà chung cư trên sử dụng cao hơn 9 m3/tháng hay không?.
Bài 4.5. Năng suất gia công một loại chi tiết trong một ca sản xuất của công nhân ở
nhà máy H được nhận định là 44 chi tiết. Kiểm tra 20 công nhân thấy năng suất
bình quân của họ trong một ca sản xuất là 43 chi tiết, độ lệch chuẩn mẫu là 3 chi
tiết. Với mức ý nghĩa 5%, hãy kết luận về nhận định nói trên. Biết rằng năng suất
gia công loại chi tiết đó trong một ca sản xuất của công nhân nhà máy H là đại
lượng ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
Dạng 2. Kiểm định phương sai
Bài 4.6. Một hãng sản xuất bóng đèn tuýp cho rằng độ lệch tiêu chuẩn của tuổi thọ
của một loại bóng đèn tuýp do hãng đó sản xuất là 1000 giờ. Lấy ngẫu nhiên 10
bóng để kiểm tra thấy độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 950 giờ. Với mức ý nghĩa 0,05 có
thể cho rằng độ phân tán của tuổi thọ của loại bóng đèn tuýp đó thấp hơn nhận định
của hãng đó không? Cho biết tuổi thọ của bóng đèn có phân phối chuẩn.
Bài 4.7. Các bao xi măng được đóng gói với quy định về độ lệch chuẩn của khối
lượng là 0,5 kg. Sản xuất xong, có ý kiến rằng độ phân tán của khối lượng các bao
xi măng vượt quá mức cho phép, người ta kiểm tra 200 bao xi măng thu được kết
quả:
Khối lượng (kg) 48,5 – 49 49 – 49,5 49,5 – 50 50 – 50,5 50,5 – 51
Số bao 26 45 65 40 24
Với mức ý nghĩa 5%, hãy nêu nhận định về ý kiến trên. Giả định khối lượng bao xi
măng có phân phối chuẩn.
Dạng 3. So sánh vọng toán
Bài 4.8. Theo dõi tuổi thọ của 50 bóng đèn nhãn hiệu A và 50 bóng đèn nhãn hiệu
B ta được số liệu:
Đèn nhãn hiệu A Đèn nhãn hiệu B
Trung bình mẫu 1250 giờ 1262 giờ
Độ lệch tiêu chuẩn mẫu
14 giờ 18 giờ
điều chỉnh
Với mức ý nghĩa 0,05 có thể cho rằng tuổi thọ trung bình của đèn nhãn hiệu B cao
hơn so với đèn nhãn hiệu A không?
Bài 4.9. Có 2 máy tiện A và B sản xuất cùng 1 loại sản phẩm. Kiểm tra độ dài 20
sản phẩm do máy A sản xuất và 20 sản phẩm do máy B sản xuất ta được số liệu:
Sản phẩm của máy A Sp của máy B
Trung bình mẫu 36,2cm 35,6cm

pg. 10
Phương sai mẫu điều
2,25 cm2 1,96 cm2
chỉnh
Với mức ý nghĩa 0,1 có thể cho rằng độ dài trung bình của sản phẩm do hai máy
tiện A và B sản xuất như nhau không? Biết rằng độ dài sản phẩm do máy A và B
sản xuất có phân phối chuẩn.
Dạng 4. So sánh phương sai
Bài 4.10. Điều tra mức điện năng tiêu thụ hàng tháng (đơn vị: kwh) của một số hộ
gia đình ở hai tòa nhà chung cư CT2A và CT2B tại một khu đô thị mới được kết
quả như sau:
Tòa nhà Số hộ gia đình Phương sai mẫu (kwh2)
CT2A 30 210,33
CT2B 25 188,57
Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng độ phân tán về mức điện năng tiêu thụ hàng
tháng của các hộ gia đình ở tòa nhà CT2A cao hơn so với tòa nhà CT2B hay
không? Giả thiết rằng mức điện năng tiêu thụ hàng tháng của các hộ gia đình ở hai
tòa nhà chung cư đó đều có phân phối chuẩn.
Bài 4.11. Một xí nghiệp có hai máy tự động dùng để đánh bóng sản phẩm trước khi
xuất xưởng. Quan sát 31 sản phẩm được đánh bóng của mỗi máy thu được độ lệch
tiêu chuẩn mẫu của thời gian đánh bóng mỗi sản phẩm ở máy 1 là 6 giây và ở máy
2 là 7 giây. Với mức ý nghĩa 2,5%, có thể cho rằng phương sai của thời gian đánh
bóng mỗi sản phẩm ở máy 1 nhỏ hơn máy 2 hay không? Cho biết thời gian đánh
bóng mỗi sản phẩm của hai máy đều tuân theo
quy luật phân phối chuẩn.

V. Dạng Tổng hợp


Ví dụ 5.1: Tuổi thọ của 1 loại linh kiện điện tử do nhà máy A sản xuất là đlnn có
PPC. Lấy 1 số linh kiện loại đó để nghiên cứu tuổi thọ của chúng người ta thu
được kết quả sau:
Tuổi thọ ( giờ) 1110 1135 1145 1198 1220 1240 1310
Số linh kiện 25 47 60 55 39 20 11
a. Hãy ước lượng số linh kiện do nhà máy A đã sản xuất biết nhà máy này đã
sx 1250 linh kiện có tuổi thọ không dưới 1145h và không quá 1240h, với độ
tin cậy 0,99.
b. Khi nghiên cứu tuổi thọ của 200 linh kiện cùng loại do nhà máy B sản xuất
thấy tuổi thọ trung bình của 1248h, độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 89h. Với mức
ý nghĩa 0,06 có thể cho rằng linh kiện của nhà máy A sản xuất có tuổi thọ
trung bình kém linh kiện của nhà máy B không?

pg. 11
c. Với mức ý nghĩa 0,05 có thể cho rằng độ lệch tiêu chuẩn của tuổi thọ linh
kiện do nhà máy B sản xuất là 81h được không?
Giả thiết tuổi thọ của loại linh kiện đó do nhà máy B sx là đlnn có PPC.
Ví dụ 5.2: Điều tra 1 số điểm trồng lúa của vùng A, ta được số liệu sau:
Năng suất (tạ /ha) 28 32 35 37 39 42 45 46
Số điểm trồng lúa 8 10 12 27 30 25 15 9
a. Hãy ước lượng số điểm trồng lúa của vùng A biết vùng này có 815 điểm trồng
lúa có năng suất không quá 37 tạ/ha. Cho độ tin cậy 90%.
b. Với mức ý nghĩa 0,05 có thể cho rằng độ lệch tiêu chuẩn của năng suất các
điểm trồng lúa ở vùng A là 4 tạ/ha được không?
c. Lấy số liệu của 120 điểm trồng lúa ở vùng B thấy năng suất trung bình là 37,3
tạ/ ha, độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 2,8 tạ/ ha. Với mức ý nghĩa 0,03 có thể cho
rằng năng suất lúa trung bình ở các điểm trồng lúa của vùng B thấp hơn so với
vùng A không?
Ví dụ 5.3: Chiều cao thanh niên vùng A có PPC. Đo chiều cao của 1 vài thanh
niên được chọn ngẫu nhiên ở vùng A thu được số liệu sau:
Chiều cao (cm) 155 160 163 168 171 175
Số thanh niên 26 55 58 48 15 10
a. Với độ tin cậy 99%, hãy ước lượng số thanh niên vùng A biết rằng có 2160
thanh niên ở vùng đó có chiều cao không dưới 163cm và không quá 171cm.
b. Có ý kiến cho rằng độ lệch tiêu chuẩn của chiều cao thanh niên vùng A là
5,8cm, hãy nhận xét ý kiến này với mức ý nghĩa 5%.
c. Với mức ý nghĩa 0,04 có thể cho rằng chiều cao trung bình của thanh niên
vùng A nhỏ hơn chiều cao trung bình của thanh niên vùng B không, biết
chiều cao thanh niên vùng B có PPC với 2 tham số 168,2 và 4,2.
Ví dụ 5.4: Khảo sát điểm thi của các bạn sinh viên K55 HVTC môn XSTK, người
ta có bảng số liệu sau:
Điểm thi [0;4) [4;6) [6;7) [8;9) [9;10)
Số sv 25 5 35 38 7
Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng số sinh viên HVTC K55 có điểm thi môn
XSTK từ 8 điểm trở lên. Biết rằng K55 có 8000 sv.
Giả thiết năng suất của các điểm trồng lúa trong vùng A và vùng B có PPC.

pg. 12
Ví dụ 5.5: Điều tra các hộ dân cư ở thị xã A và thị xã B để xem xét mức tiêu dung
nước sạch của các hộ gia đình trong 1 tháng người ta thu được các kết quả sau:
Mức tiêu dùng (m3) 8 10 12 14 16 18
Số hộ Thị xã A 15 19 35 29 11 6
Thị xã B 18 21 32 38 10 5
a. Nhận xét ý kiến cho rằng độ lệch tiêu chuẩn của mức tiêu dung nước sạch ở thị
xã B là 3,2m3 với mức ý nghĩa 0,05.
b. Với mức ý nghĩa 0,04 có thể cho rằng mức tiêu dung nước sạch bình quan ở
các hộ gia đình ở thị xã B là 15m3 hay không?
c. Với độ tin cậy 90% hãy ước lượng tổng số hộ gia đình ở 2 thị xã này biết tổng
số hộ gia đình ở thị xã A cà B dung nước sạch trong 1 tháng tối thiểu 14m3 là
1126 hộ.
Biết mức tiêu dung nước sạch trong 1 tháng của các hộ dân cư ở thị xã A và B đều
có PPC.

pg. 13

You might also like