You are on page 1of 2

CHUYÊN ĐỀ 1: CÂN BẰNG ACID – BASE

1. Bài tập mẫu


Câu 1: (a) Hoà tan a gam NaOH rắn vào 1 lít dung dịch NH4Cl 1,096×10-4 M, thu được dung dịch có
pH = 9,60. Xác định TPGH và tính giá trị của a.
(b) Trộn 10,00 mL dung dịch H2SO4 2,00×10-3 M với 10,00 mL dung dịch NH3 2,00×10-3 M. Tính
pH và nồng độ cân bằng của NH3 trong dung dịch thu được.
Biết: NH4+ có pKa = 9,24; HSO4- có pKa = 2,00.
Câu 2: (a) Thêm 30,00 mL dung dịch HCl C (M) vào 10,00 mL dung dịch Na2C2O4 0,10 M, thu được
dung dịch X có pH = 1,25. Xác định TPGH của X và tính giá trị của C.
(b) Thêm từ từ m gam tinh thể muối oxalat (Na2C2O4.2H2O) vào 40,0 mL dung dịch X ở trên, khuấy
đều, thu được dung dịch Y có pH = 4,27. Tính giá trị của m.
Biết: H2C2O4 có pKa1 = 1,25; pKa2 = 4,27.
Câu 3: Mở nắp lon các loại nước giải khát có gas thì thấy bọt khí thoát ra. Đó là khí CO2 được nén bão
hòa trong nước giải khát. Giả sử độ chua của lon nước giải khát chỉ gây ra bởi sự có mặt của CO2. Hãy
trả lời các câu hỏi sau:
(a) Tính pH của dung dịch trong lon kín chứa nước giải khát nếu khí CO2 được nén vào với áp suất
2,5 atm. Tính khối lượng của CO2 (theo đơn vị gam) có trong lon nước dung tích 330 mL chứa 300 mL
dung dịch và thể tích khoảng trống là 30 mL ở 25oC.
(b) Mở nắp, rót nước giải khát ra cốc và chờ thoát hết bọt khí. Tính pH dung dịch ở thời điểm này.
(c) Để cho hệ cân bằng với khí quyển thì pH của cốc nước thay đổi như thế nào?
(d) Một mẫu nước ngọt được thêm chất điều chỉnh độ chua E211 (C6H5COONa) rồi nén khí CO2 vào
lon với áp suất 2,5 atm. Tính khối lượng C6H5COONa rắn cần cho vào lon nước kín có dung tích 330
mL chứa 300 mL dung dịch để thu được dung dịch có pH = 4,0.
Biết: (H2O+CO2) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33; khí CO2 chiếm 0,385‰ thể tích khí quyển; KH (CO2)
là 30,2; C6H5COONa có pKa = 4,20; áp suất khí quyển Po = 1 atm.

2. Bài tập vận dụng


Câu 1: (a) Nhỏ 10 giọt (mỗi giọt có thể tích 0,045 mL) dung dịch NaOH x M vào 1 lít nước cất, thu
được dung dịch X có pH = 7,22. Tính giá trị của x.
(b) Tính thể tích dung dịch HCl 1,00×10-3 M cần nhỏ vào toàn bộ lượng dung dịch X để thu được
dung dịch có pH = 6,80.
Câu 2: (a) Tính thể tích (mL) dung dịch CH3COONa 1,00×10-3 M cần lấy để khi trộn với 100,0 mL
dung dịch NH4Cl có pH = 5,62 thì thu được dung dịch có pH = 6,00.
(b) Trộn 5,00 mL dung dịch NH3 0,20 M với 5,00 mL dung dịch X gồm CH3COOH 0,02 M; HCOOH
0,03 M và HCl 0,05 M. Tính pH của dung dịch thu được.
(c) Hòa tan m gam NH4Cl rắn vào 1 lít dung dịch NH3 C0 (M), thu được dung dịch X có pH = 9,00.
Biết rằng, khi thêm 8,0 mg NaOH rắn vào 100,0 mL dung dịch X thì pH của dung dịch tăng 0,40 đơn
vị. Tính giá trị của m và C0.
Biết: NH4+ có pKa = 9,24; CH3COOH có pKa = 4,76; HCOOH có pKa = 3,75.
Câu 3: Cho X là dung dịch Na3PO4 1,00×10-2 M.
(a) Tính pH của X.
(b) Trộn 10,00 mL dung dịch HCl 1,00×10-2 M với 10,00 mL X. Tính pH của dung dịch thu được.
(c) Tính số mL HCl 0,20 M cần thêm vào 10,00 mL X để thu được dung dịch có pH = 2,15.
(d) Thêm 16,05 mg NH4Cl rắn vào 10,00 mL X. Tính pH của dung dịch thu được.
Biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; NH4+ có pKa = 9,24.
Câu 4: (Trích đề thi HSGQG vòng 1-2020) Để tạo vị chua cho nước coca-cola người ta thêm H3PO4 với
hàm lượng photpho là 160 mg trong 1,0 lít nước uống này. Ngoài ra, tổng lượng CO2 được nén vào chai
chứa 330,0 mL nước coca-cola là 1,10 gam.
(a) Giả thiết toàn bộ CO2 tan trong nước coca-cola. Tính pH của nước coca-cola trong chai.
(b) Sau khi mở nắp chai coca –cola và để cân bằng trong không khí thì pH của nước coca-cola thay
đổi như thế nào? Giải thích.
(c) Tính thể tích dung dịch NaOH 5,00×10-3 M cần cho vào 10,0 mL nước coca-cola ở ý (b) để thu
được dung dịch có pH = 8,00. Bỏ qua ảnh hưởng của CO2 trong không khí đến thí nghiệm.
(d) Thực tế, chai coca-cola có dung tích 350,0 mL chỉ chứa 330,0 mL nước coca-cola và 1,10 gam
CO2. Do vậy, một phần CO2 tồn tại trong pha khí. Tính áp suất (theo atm) của khí CO2 trong khoảng
không phía trên chất lỏng trong chai. Coi nước bay hơi không đáng kể, trong chai coca-cola không có
không khí.
Biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; (CO2(aq) + H2O) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33;
KH(CO2) = 30,2 atm.M-1; hàm lượng CO2 trung bình trong không khí là 0,0385% về số mol; áp suất khí
quyển là 1,0 atm; các thành phần khác trong nước coca-cola không ảnh hưởng đến pH của hệ.
Câu 5: Một cốc thủy tinh chứa 250 mL dung dịch không màu có dán nhãn là Na2CO3 Co (M) để tiếp
xúc với không khí từ lâu nên đã bị hấp thụ hơi nước và cân bằng vớ CO2 trong khí quyển. Đo pH của
dung dịch này thu được giá trị pH = 7,40.
(a) Tính giá trị Co.
(b) Thêm vào cốc 10 mL dung dịch HCl 0,01 M rồi chờ cho cân bằng lại với CO2 của khí quyển. Tính
pH tại thời điểm này của hệ.
Biết: (CO2(aq) + H2O) có pKa1 = 6,35 và pKa2 = 10,33; CO2 chiếm 0,0385% thể tích không khí và áp
suất khí quyển là 1 atm; CO2(aq)  CO2(khí) KH = 30,2 atm.M-1

You might also like