You are on page 1of 2

CÂN BẰNG TẠO PHỨC

Câu 1: SCN là thuốc thử dùng để nhận biết ion Fe3+ trong dung dịch do xuất hiện các phức Fe(SCN)i3-
-

i
có màu đỏ (nếu nồng độ đủ lớn). Nhỏ 10 giọt (mỗi giọt 0,05 mL) dung dịch KSCN 1,00×10-2 M vào
10,00 mL dung dịch Fe(NO3)3 0,10 M (pH cố định bằng 0). Hỏi có màu đỏ xuất hiện hay không? Biết
rằng màu đỏ xuất hiện khi tổng nồng độ các phức Fe(SCN)i3-i lớn hơn 6.10-6 M.
Biết: Ở pH = 0, bỏ qua sự thủy phân của các ion.
Phức Fe3+ với SCN- có các hằng số bền: β1 = 103,03; β2 = 104,97; β3 = 106,37; β4 = 107,17; β5 = 107,19
Câu 2: (a) Trộn 10,00 mL dung dịch AgNO3 1,00×10-2 M với 10,00 mL dung dịch NH3 0,50 M, thu
được 20,00 mL dung dịch X. Tính pH và nồng độ [Ag+] trong dung dịch X.
(b) Thêm NH4Cl rắn vào dung dịch X để đạt nồng độ 0,50 M. Hỏi có xuất hiện AgCl ↓ không?
(c) Tính số mL dung dịch HNO3 0,20 M cần thêm vào 20,00 mL dung dịch X để tổng nồng độ các
phức của Ag+ với NH3 giảm xuống còn 1,00×10-8 M.
Biết: Phức của Ag+ với NH3 có các hằng số bền: β1 = 103,32; β2 = 107,23; NH4+ có pKa = 9,24; AgOH
có *β = 10-11,7; AgCl có pKs = 10.
Câu 3: Trộn 10 mL dung dịch HNO3 0,2 M với 10 mL dung dịch NH3 0,18 M, thu được dung dịch
X.
(a) Tính pH của dung dịch X.
(b) Trộn 20 mL X với 20 mL dung dịch AgNO3 0,09 M, thu được dung dịch Y. Tính nồng độ phức
[Ag(NH3)+] và [Ag(NH3)2+] trong Y.
(c) Cho 80 mg NaOH rắn vào Y, lắc đều dung dịch đến cân bằng. Tính pH và [Ag+] trong hệ.
Biết: pKa(NH4+) = 9,24; -lg*βAgOH = 11,7; lgβi (Ag(NH3)i+) = 3,32; 7,24; AgCl có pKs = 10.
Câu 4: (Trích đề thi HSGQG vòng 1-2021)
1. Histidin là một amino acid rất quan trọng đối với các quá trình sinh hóa. Cấu tạo dạng trung hòa
điện của Histidin (kí hiệu là HA) được chỉ ra như sau:

(a) Tùy thuộc vào môi trường của dung dịch, Histidin có thể chuyển thành H2A+ hoặc H3A2+ hoặc
A-. Biết H3A2+ có pKa1 = 1,82; pKa2 = 6,00; pKa3 = 9,17. Hãy ghi các giá trị pKa dưới vị trí các nhóm
chức phù hợp.
(b) Tính pH của dung dịch HA 1,00×10-2 M.
(c) Cho dung dịch X gồm HClO4 Co (M), HA 1,00×10-2 M. Đo pH của X thu được giá trị pH = 2.
Tính giá trị của Co.
2. (a) Trộn 20,00 mL dung dịch X với 20,00 mL dung dịch Cu2+ 1,00×10-2 M rồi pha loãng thành
50,00 mL dung dịch Y. Tính nồng độ các phức CuA+ và CuA2.
(b) Trộn 20,00 mL dung dịch X với 20,00 mL dung dịch Cu2+ 1,00×10-2 M rồi thêm 1,00 mL NH3
0,68 M sau đó pha loãng thành 50,00 mL dung dịch Z. Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong
dung dịch Z.
Biết: pKa(NH4+) = 9,24; pKs(Cu(OH)2) = 19,8; -lgβ(Cu(OH)+) = 8; phức của Cu2+ với Histidin (A-)
có β1 = 1010,11; β2 = 1018,01.
Câu 5: (a) Tính nồng độ NH3 cần thiết lập trong dung dịch Ag+ 1,00×10-2 M để thu được dung dịch
X có [Ag+] = 5,00×10-8 M.
(b) Thêm 0,10 mL dung dịch Y chứa hỗn hợp NaBr 1,0 M và NaCl 1,0 M vào 100,0 mL dung dịch
X. Cho biết có kết tủa nào xuất hiện?
(c) Cho dung dịch các muối sau đều có nồng độ 1,0 M: NaCl; NaBr; NaI; NaCN; NaSCN. Hỏi khi
thêm 0,10 mL dung dịch muối nào trong các muối trên vào 100,0 mL dung dịch X thì xảy ra sự kết
tủa hoàn toàn anion? Bỏ qua sự thủy phân của anion.
Biết: Ag(NH3)i+ có lgβi = 3,23; 7,24; AgOH có lg*β = -11,7 và NH4+ có pKa = 9,24;
các tích số tan pKs: AgCl: 10,00; AgBr: 12,30; AgI: 16,00; AgSCN: 11,96; AgCN: 16,00.
Câu 6: (Trích đề thi Duyên Hải - ĐBBB - 2022) Trộn 10,00 mL dung dịch gồm CH3COOH 2,0 M và
CH3COONa 2,0 M với 5,00 mL dung dịch FeCl3 4,00×10-3 M và 5,00 mL dung dịch NaF 1,0 M thu
được dung dịch A. Có kết tủa Fe(OH)3 xuất hiện trong dung dịch A hay không? Tính nồng độ cân
bằng của các cấu tử trong dung dịch A.
Biết: lgβ1 (FeF2+) = 5,72; lgβ2 (FeF2+) = 10,18; lgβ3 (FeF3) = 13,4; *β (FeOH2+) = 10-2,17; pKs
(Fe(OH)3) = 37; lgβ1 (Fe(CH3COO)2+) = 3,38; lgβ2 (Fe(CH3COO)2+) = 6,48; pKa (HF) = 3,17; pKa
(CH3COOH) = 4,76.

You might also like