You are on page 1of 23

22/8........................................................................................

Yêu cầu nội dung:


1. Nắm vững văn bản qppl xem rằng vb qppl đã quy định như thế nào. Vd nghiên
cứu về vấn đề thời hiệu về đặt cọc như thế nào, đã quy định chưa, ...
2. Nắm cả thực tiễn xét xử, xem vấn đề đó giải quyết như thế nào
3. Phải theo dõi quan điểm của các tác giả về các vấn đề mà ta đang học
4. Trong một số th, phải tìm hiểu thêm pháp luật nước ngoài
5. Có chứng kiến cá nhân
Yêu cầu kỹ năng:
+ Tự học
+ Làm việc nhóm
+ Viết (máy tính)
+ Nói
+ Tìm kiếm tài liệu ()
Tài liệu bắt buộc :
1. Giáo trình hợp đồng .....
2. Sách tình huống hợp đồng .....
 Nguồn điều chỉnh:
- Nguồn văn bản: Hiến pháp, (điều cấm được tạo bởi văn bản luật do Quốc
hội ban hành)Bộ luật, Luật ( luật thương mại, luật bồi thường ngoài hợp
đồng, luật hôn nhân và gia đình... là nguồn phức tạp nhất), pháp lệnh , nghị
định (nghị định số 21/2021 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ – phải có), văn
bản hướng dẫn (thông tư, nghị quyết (nghị quyết số 03)) ( là nguồn có trong
văn bản gồm nguồn quốc tế trong đó có công ước)
- Nguồn không là văn bản: tập quán, thục tiễn, xét xử án lệ (là các bản án mà
tòa án cho là án lệ, tất cả gồm 52 án lệ), đạo đức xã hội
- Nguồn khác (áp dụng tương tự, lẽ công bằng)
- Nguồn chủ yếu

BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ

I. Khái quát về nghĩa vụ


A. Định nghĩa: Điều 274 BLDS trong đời sống dân sự có nhiều quan hệ được
điều chirng bởi 274 ví dụ hoạt động mua bán, gửi xe.... là quan hệ nghĩa vụ.
So với BLDS 2005 trước đây có cụm từ “nghĩa vụ dân sự”, bởi có những người chỉ
hiểu là trong mối quan hệ dân sự.
Đặc điểm:
- Nghĩa vụ là một quan hệ : phải có 2 chủ thể trở lên. Không phải quan hệ
nào cũng là quan hệ nghĩa vụ như quan hệ bạn bè,... Trong quan hệ nghĩa
vụ mỗi người có quyền và có người có nghĩa vụ tương ứng.
- Quan hệ nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc pháp lý ( từ “phải”) cụ thể sự
ràng buộc này được pháp luật bảo vệ. Nếu có ràng buộc nhưng ko có bảo
trợ pháp luật thì không phải. Ví dụ A và B là 2 anh em thỏa thuận A cúng
cha và B cúng mẹ > có ràng buộc > sự ràng buộc ko được bảo trợ với pháp
lý > không phải quan hệ nghĩa vụ / chào hỏi
- Trong thực tế khó phân định giữa các quan hệ . Ví dụ: tranh chấp giữa ông
bà ngoại và cháu ngoại, cháu ngoại có nghĩa vụ chăm sóc ông bà ngoại hay
không??? Là quan hệ nghĩa vụ
B. Đối tượng
- Tài sản
- Làm một công việc: ví dụ hợp đồng dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp lý, đề xuất
ly hôn, hợp đồng lao động
- Không làm một công việc nào đó: ít xảy ra ví dụ : A là nhân viên của B
thông qua hợp đồng lao động, song song với hợp đồng lao động thì có thỏa
thuận không cạnh tranh sau khi A chấm dứt hợp đồng với B thì A với B
không thực hiện cạnh tranh với B sau hai năm.
C. Chủ thể
D. Các loại nghĩa vụ
Trong đời sống dân sự nghĩa vụ rất đa dạng, phân chia thành nhiều loại tùy
theo mục đích
Phân loại theo số lượng chủ thể:
Thông thường phía có quyền hay nghĩa vụ chỉ có 1 người. Ví dụ: A trả tiền cho
B. Trong thực tế có thể vế người có quyền hay nghĩa vụ có nhiều hơn 1 người,
ví dụ phía người có nghĩa vụ có nhiều hơn 1 người bao gồm
*Nghĩa vụ riêng lẽ:
- Là một nghĩa vụ đáp ứng
- Phần của người xác định: vd A trả 60% và B trả 40 % thì chỉ được yêu cầu
trong phần của họ
Ví dụ: Về thỏa thuận về lối đi nhà của A và B nằm ngoài nhà của C và D
- Có lợi cho người có nghĩa vụ vì tổng thể nghĩa vụ lớn hơn còn từng phần thì
nghĩa vụ nhỏ hơn
- Còn bất lợi cho người có quyền
*Nghĩa vụ liên đới:
- Có điểm chung so với nghĩa vụ riêng rẽ
+ Đó là quan hệ nghãi vụ, đáp ứng được đặc tru
+ Bên phía có nghĩa vụ có 2 chủ thể
- Điểm khác biệt là mối quan hệ với người có quyền. Đó là mỗi người có
nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Người có quyền có thể yêu cầu
bất kì ai có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Ví dụ : A cho B vay tiền.
Nhưng nếu B vay để phục vụ gia đình thì theo luật hôn nhân gia đình thì
trong trường hợp trên B và vợ B liên đới trả tiền > hệ quả là A có thể yêu
cầu cả B hay vợ của B thực hiện trả tiền
- Có lợi cho người có quyền: vì thay vì chia nhỏ nghĩa vụ thì người có quyền
chỉ cần yêu cầu 1 người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Trong thực tiễn, người
có quyền thường tìm cách cho rằng quan hệ của mình là quan hệ liên đới.
II. Căn cứ phát sinh và làm chấm dứt nghĩa vụ
A. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Điều 275 BLDS
Lưu ý:
 Hợp đồng ( học bài số 2)
 Gây thiệt hại do hành vi.... (bài 5)
 Căn cứ khác do tài sản (bài 5)
Còn 3 căn cứ phân tích :
 Hành vi pháp lý đơn phương: theo Điều 116 không định nghĩa
1. Khái niệm hành vi pháp lý đơn phương : là một giao dịch dân sự, là hành vi thể
hiện ý chí của một người. Ý chí đó làm thay đổi chấm dứt xác lập quyền và
nghĩa vụ . Ví dụ: di chúc, từ chối nhận di sản, từ bỏ quyền sở hữu
Là giao dịch dân sự nên chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự
2. Trường hợp làm phát sinh nghĩa vụ:
- Xuất phát từ ý chí của một chủ thể. Không thể tạo lập nghĩa vụ pháp lý cho
người khác. Chỉ có thể tạo lập nghĩa vụ pháp lý đơn phương cho mình. Ví
dụ A trả tiền cho B, người thân của A cam kết trả cho B > đó là hành vi
pháp lý đơn phương.

23/08...................................................................

 Thực hiện công việc không có ủy quyền : Là một căn cứ làm phát sinh nghĩa
vụ
1. Khái niệm
Ví dụ: A mượn tiền của B. Con của A trả tiền cho B. Quan hệ của A và con của
A là quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền. Theo điều 574, thì ở đây
phải có 1 người có công việc cần phải thực hiện đó là A phải trả tiền cho B đó
lầ điều kiện thứ nhất. Điều kiện thứ hai là có một người đã thực hiện công việc
đó đó là con của A thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho B. Và con của A thực hiện
một cách tự nguyện và vì lợi ích của người phải thực hiện công việc đó là A
BLDS 2005 có ghi “ lợi ích hoàn toàn vì lợi ích vì người có công việc”. Điều
kiện thứ 3 là người có công việc phải thực hiện không biết hoặc có biết mà
không phản đối thì vẫn đáp ứng khái niệm trên.
- Người thực hiện công việc không ủy quyền bản chất là người tốt > pháp
luật ko để họ thiệt thòi > pháp luật sẽ bảo vệ> Điều 576 > người có công
việc phải thanh toán các chi phí
- Người thực hiện công việc ko ủy quyền có được thù lao hay không > có
theo khoản 2 Điều 576
Lưu ý : chế định này xuất phát từ quan hệ láng giềng, thân thích. Tuy nhiên ngày nay
ko chỉ giối hạn bởi quan hệ thân thích mà được sử dụng để giải quyết các vấn đề giữa
các chủ thể mà không có hợp đồng ( trong kinh doanh thương mại)
 Chiếm hữu sử dụng được lợi không có căn cứ pháp luật
- Trong trường hợp, có chiếm hữu sử dụng được lợi về tài sản mà ko có căn
cứ pháp luật thì làm phát sinh ít nhất 3 nghĩa vụ sau đây:
VD: A trả tiền nhầm vào tài khoản của B. Khoản tiền nhận nhầm chính là phần được
lợi không có căn cứ pháp luật. Xuất hiện 3 nghĩa vụ sau:
+ Nghĩa vụ hoàn trả tài sản khoản lợi ( Điều 579, 580)
+ Liên quan đến hoa lợi, lợi tức : B phải trả hoa lợi, lợi tức cho A (Điều
581) là nghĩa vụ có điều kiện phải trả khi không ngay tình
+ Chi phí phát sinh trong thời gian chiếm hữu, sử dụng, được lợi ( Điều
583) có thể phát sinh vì cũng là nghĩa vụ có điều kiện ngay tình hay không.
Nếu không ngay tình thì không được yêu cầu hoàn trả, ngay tình thì được
yêu cầu hoàn trả
Về cơ bản nghĩa vụ không tồn tại vĩnh viễn > có chấm dứt
B. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
1. Nghĩa vụ được hoàn thành
2. Theo thỏa thuận của các bên: vd: A thuê nhà của B thì A có nghĩa vụ thuê
trong vòng 1 năm. Nhưng A có thể chấm dứt hợp đồng thuê ở tháng thứ 8
theo thỏa thuận
3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ khác ( Điều 376 ) thông thường
đem lại lợi ích cho người có nghĩa vụ. Không được quy định rằng người có
nghĩa vụ có cần phải đồng ý hay không
4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác (Điều 377) trong trường hợp
tồn tại hai nghĩa vụ.
5. Nghĩa vụ được bù trừ ( Điều 378) Điều kiện thứ nhất để bù trừ cho nhau thì
phải tồn tại ít nhất hai nghĩa vụ cùng chủ thể. Trong đó người có quyền đồng
thời là người có nghĩa vụ. Điều kiện 2 hai nghĩa vụ đó phải cùng loại ( thông
thường là nghĩa vụ trả tiền, không giới hạn bởi tiền ). Điều kiện 3 hai nghĩa vụ
này phải đến hạn.
Hệ quả: khi nghĩa vụ được bù trừ theo Điều 372 và 378 thì nghĩa vụ chấm dứt.
nghĩa vụ giá trị nhỏ chấm dứt toàn bộ, nghĩa vụ giá trị lớn chấm dứt phần
được bù trừ.
Tranh chấp về bù trừ nghĩa vụ bù trừ rất phổ biến. B kiện A đòi 100, A phản
tố đòi B trả 80 ( yêu cầu của B là phản tố trong tố tụng ) (đơn phản tố phải
tuân theo đơn khởi kiện)
6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một (Điều 380) để có
nghĩa vụ thì phải có 2 chủ thể có quyền và nghĩa vụ > khi nhập > chấm dứt.
Vd1: Công ty A nợ công ty B một khoản tiền, A sát nhập vào công ty B >
nghĩa vụ của A được chuyển qua cho công ty sát nhập = B > chấm dứt nghĩa
vụ.
Vd2 : mẹ A vay tiền con B. Sau đó, A chết > thừa kế chuyển qua cho B. B là
người có quyền ban đầu > sau thừa kế > thì B cũng có nghĩa vụ.

7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết ( Điều 381) lưu ý trong pháp luật dân
sự có ít nhất 4 loại thời hiệu > chỉ có thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ mới chấm
dứt
Vd: B kiện A > sau 3 năm mất quyền khởi kiện > B mất quyền khởi kiện >
nghĩa vụ của A với B vẫn còn thời hạn.
8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà
nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện chính là nghĩa vụ
mang tính chất nhân thân gắn liền với người có nghĩa vụ không được cụ thể
hóa trong BLDS, rất hiếm khi là của 2 bên nhân thân VD ca sĩ biểu diễn cho
trung tâm. Biểu diễn là nhân thân, trung tâm là kinh doanh. Nghĩa vụ nhân
thân không bàn về thừa kế
9. Bên có quyền là cá nhân chế mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa
kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được
chuyển giao cho pháp nhân khác ( Điều 382) vẫn là nghĩa vụ mang tính
chất nhân thân gắn liền với người có quyền vì vậy khi người có quyền ra đi thì
nó chấm dứt > không trở thành di sản
A có nghĩa vụ cấp dưỡng cho B mà B chết > chấm dứt
10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn cà được thay thế bằng
nghĩa vụ khác Chấm dứt khi đáp ứng hai điều kiện sau 1 là vật đặc định ko
còn hai là nghĩa vụ vật đặc định đó được thay bằng nghĩa vụ khác.
(Điều 383) chỉ cần không còn thì chấm dứt. Còn được thay thế nghĩa vụ hay
không là do thỏa thuận
III. Thực hiện nghĩa vụ
A. Các nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ
Trước đây (Điều 283): một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết,
không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Thừa như “trung thực”, “đạo đức xã hội”;
Thiếu như “thiện chí”, “bình đẳng”, “tự chịu trách nhiệm”
Nguy hiểm: chỉ tập trung vào Điều 283, quên nguyên tăc chung.
Ngày nay: Điều 277 Bỏ trong phần nghĩa vụ, Nguyên tắc cơ bản (Ví dụ, bù trừ-vừa là
thực hiện vừa chấm dứt . Mặc dù không quy định nguyên tắc thực hiện nhưng vẫn
phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản tại Điều 3.
VD: A phải trả cho B 100. Song song B phải trả cho A một khoản tiền là 80. Sau đó
hai bên thỏa thuận bù trừ cho nhau > nghĩa vụ 1 chấm dứt 1 phần, nghĩa vụ thứ hai
chấm dứt hết. B thế chấp ngân hàng 100 > còn 20 . Vi phạm khoản 4 Điều 3 > xâm
phạm điều lợi của ngân hàng
B. Quy định chung có các nghĩa vụ
(Điều 277) Địa điểm : địa điểm thực hiện có vai trò rất quan trọng, biết được địa điểm
để biết nghĩa vụ có được thực hiện hay chưa.
Địa điểm được xác định như thế nào? > do các bên thỏa thuận, thực tế chó thấy các
bên thường xuyên thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ. Vd : đặt hàng,..... . Khó
khăn khi các bên không thỏa thuận địa điểm > trường hợp này cần xác định theo pháp
luật. Cần phân biệt tại nơi có bất động sản hay không. Vd :đối với bất động sản mua
nhà > mà không có địa điểm giao > giao tại nhà. Vd : đối với động sản > thiên hướng
bảo vệ người có quyền > thực hiện tại nơi cư trú hoặc tụ sở của bên có quyền
A ở TPHCM cho B thuê containe . B gặp tai nạn ở Khánh Hòa > Trả công tai nơ
không có địa điểm giao > bên cho thuê ở TPHCM > thì B phải trả ở TPHCM.
Lưu ý:
Quy định bảo vệ người có quyền nhưng bảo vệ có giới hạn. Địa điểm không phải là
địa chỉ cần phân biệt
Điều luật này phân loại nghĩa vụ có đối tượng là động sản và bất động sản > tập trung
vào tài sản > thực tế, có những đối tượng ko phải là tài sản thì xử lí như thế nào. VD
A bán cổ phần của mình trong công ty C cho B, hàng tháng A phải cung cấp thông tin
công ty C cho B, nghĩa vụ cung cấp thông tin không phải là tài sản.
Khoản 2 chỉ áp dụng khi các bên không thỏa thuận. Còn thỏa thuận ntn thì bộ luật
không quy định > thỏa thuận là thống nhất ý chí > có thể bằng miệng, văn bản,..... >
được chứng minh bằng mọi phương tiện.
(Điều 278) Thời điểm: có vai trò rất quan trọng , biết thời hạn, thời hiệu thì biết được
nghĩa vụ có bị vi phạm, chậm thực hiện hay không
Xác định thời hạn, thời hiệu ntn? Điều 278 cho ta 4 cách thức xác định:
- Được xác định theo thỏa thuận : trên thực tế các bên thường thỏa thuận thời
hạn
- Trong trường hợp ko có thỏa thuận thì pháp luật có đưa ra thời hạn thực
hiện nghĩa vụ. Lúc này phải nắm vững quy định của pháp luật để thực hiện.
Vd trong hợp đồng mua bán mà các bên không thỏa thuận về thời điểm trả
tiền > khoản 2 Điều 440 > trả tiền khi nhận tài sản.
- Trong thực tế còn trường hợp các bên chưa thỏa thuận, luật chưa quy định >
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
Vd : A và B có hợp đồng theo đó nếu có tranh chấp thì giải quyết tại trọng
tài > A khởi kiện B ra trọng tài > A tạm ứng phí cho trọng tài > A thắng
kiện > bên thua kiện phải trả phí trọng tài > B hoàn trả cho A > hoàn trả
trong thời điểm nào ? do trọng tài – cơ quan có thẩm quyền quyết định
- Trong một số trường hợp không có cả 3 căn cứ trên > mỗi bên được quyền
yêu cầu thực hiện và thời gian đó phải hợp lí. Trong thực tiễn trường hợp
này không hiếm xảy ra. Vd: A và B giao dịch cà phê, A giao cho B, B phải
trả tiền cho A do các bên chốt biên bản công nợ. Nhưng không nối về thời
hạn > không thuộc 3 thời hạn trên > mỗi bên sẽ được yêu cầu. Thế nào là
khoảng thời gian hợp lí ? Trong NQ số 01/2019 có quy định về hợp đồng
vay tài sản có nói thời hạn vay hợp lí là 3 tháng. Vậy các loại hợp đồng
khác thì sao? Thì áp dụng theo nguyên lí tương tự pháp luật > 3 tháng.
(283) Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ 3 thông thường nghĩa vụ cho người
có nghĩa vụ thực hiện. Trong thực tế nghĩa vụ có thể thực hiện thông qua người thứ 3.
Lưu ý cần có sự đồng ý của người có quyền. Giả sử người thứ 3 nhận mà thực hiện
không đầy đủ hay không thực hiện thì người có nghĩa vụ có chịu trách nhiệm hay
không ? Người có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm.
IV. Thay đổi chủ thể nghĩa vụ
Thông thường nghĩa vụ hình thành và chấm dứt giữa các chủ thể. Sự biến động này có
thể xảy ra từ phía người có nghĩa vụ > gọi là chuyển giao nghĩa vụ hay là thế nghĩa vụ
A. Chuyển giao quyền yêu cầu/thế quyền: quyền yêu cầu có thể chuyển gia từ
người này qua người khác hoặc cơ sở thỏa thuận hoặc cơ sở của pháp luật
1. Chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận
a, Điều kiện chuyển giao : có thể chuyển giao theo thỏa thuận. Chuyển giao yêu cầu
là thay đổi chủ thể có quyền yêu cầu. Không thay đổi nghĩa vụ của người thực hiện
nghĩa vụ nên không cần sự đồng ý của người có nghĩa vụ. Trong đó có những trường
hợp không được chuyển giao yêu cầu (Điều 265) ví dụ quyền cấp dưỡng, quyền bồi
thường thiệt hại do xâm phậm đến tính mạng, danh dự, sức khỏe.
b, Thông báo chuyển giao : chuyển giao quyền yêu cầu theo thỏa thuận không có sự
tham gia của người có nghĩa vụ nên phải thông báo có người có nghĩa vụ biết
- Cách thức thông báo : người chuyển giao thông báo cho người có nghĩa vụ
và phải thông báo bằng văn bản
- Nếu có chuyển giao mà không thông báo thì hệ quả là gì ? Khi không được
thông báo thì xảy ra hai khả năng: Điều 369
+ Người có quyền mới yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện thì người thực
hiện không cần thực hiện nếu người có quyền mới không chứng minh được
rằng mình đã thông báo
+ .......
c, Hệ quả : Khi quyền yêu cầu được chuyển giao thì nghĩa vụ đó có biện pháp bảo
đảm.
Điều 368 chuyển giao quyền yều cầu thì biện pháp bảo đảm vẫn được duy trì. Khi
chuyển giao yêu cầu thì hoàn cảnh của người thực hiện nghĩa vụ không thay đổi, rủi ro
của việc không thực hiện nghĩa vụ không thay đổi > biện pháp bảo đảm phải được duy
trì.
Ngoài quyền yêu cầu được chuyển giao thì những thứ khác được chuyển giao cùng
hay không . Ví dụ A và B có hợp đồng mua bán tỏng hợp đồng các bên có thỏa thuận
về trọng tài và A phải trả cho B một khoản tiền, sau đó B chuyển quyền yếu cầu sang
cho C theo thỏa thuận nên A trả tiền cho C, nhưng A không trả tiền cho C > khi
chuyển giao quyền yêu cầu thì những thứ phụ gắn liền với thứ chuyển giao phải đi
theo. > Chuyển giao cả thỏa thuận trọng tài > mặc dù C không kí hợp đồng trọng tài
2. Chuyển giao quyền yêu cầu theo pháp luật
Trong thực tế có những chuyển giao quyền yêu cầu không trên cơ sở thỏa thuận mà
được chuyển giao do pháp luật quy định. Trong BLDS chưa có điều luật riêng về yêu
cầu chuyển giao quyền yêu cầu theo pháp luật.
Điều 614 Vd A gây thiệt hại cho B, B chết, > Điều 644 > quyền yêu cầu chuyển qua
cho người thừa kế cho B
B. Chuyển giao nghĩa vụ
Có sự thay đổi từ phía người có nghĩa vụ, có thể chuyển giao nghĩa vụ từ người này
sang người khác
1. Theo thỏa thuận
Khi chuyển giao nghĩa vụ có sự thay đổi từ phía người có nghãi vụ, chính là thay đổi
khả năng thực hiện nghĩa vụ > ảnh hưởng trực tiếp đến người có quyền > BLDS đòi
hỏi khi chuyển giao nghĩa vụ phải có sự đồng ý của người có quyền
Về nguyên tắc nghĩa vụ có thể chuyển giao từ người này sang người khác theo thỏa
thuận trừ nghĩa vụ gắn liền với nhân thân
Hệ quả : khi nghĩa vụ được chuyển giao thì người nhận chuyển giao trở thành người
có nghĩa vụ. Nếu nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm có được duy
trì khi chuyển giao ? theo Điều 371 khi nghĩa vụ được chuyển giao thì biện pháp bảo
đảm phải chấm dứt. Khi chuyển giao nghĩa vụ mà đã được người có quyền đồng ý thì
không cần giữ biện pháp bảo đảm vì người có quyền đồng ý đã kiểm tra khả năng thực
hiện của nguwoif nhận chuyển giao. Bộ luật chưa bàn về những thứ phụ > giống như
trên > phải chuyển giao theo.
2. Theo pháp luật
Trên thực tế có những trường hợp nghĩa vụ được chuyển từ người này sang người
khác mà không trên cơ sở thỏa thuận
Vd Điều 614
Trong chuyển giao nghĩa vụ, xuất hiệ nngười nhận chuyển giao, trên thực tế người
nhận chuyển giao có thể không thực hiện thì người có quyền đòi người có nghĩa vụ
ban đầu hay không ? > có trong buổi thảo luận

BÀI 2 HỢP ĐỒNG

I. Khái quát về hợp đồng


1. Khái niệm hợp đồng
Điều 385 :
- Là sản phẩm của các bên ( ít nhất là 2 bên tạo ra)
- Để có hợp đồng thì các bên phải đạt được sự thỏa thuận, phải có sự thống
nhất ý chí. Vd A đưa ra đề nghị nhưng B chưa đồng ý > ko phải hợp đồng
- Nếu hợp đồng là thỏa thuận thì không phải thỏa thuận nào cũng là hợp
đồng. Vd 2 người bạn thỏa thuận với nhau đi cafe, du lịch. Để có hợp đồng
thì thỏa thuận đó phải có nội dung nhất định. Đó là nội dung về xác lập thay
đổi chấm dứt hình thành quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Hợp đồng không nhất thiết phải lập thành văn bản. Không chứng minh có
hay không có văn bản mà cần chứng minh có thỏa thuận
Vd1: A làm gia sư cho gia đình B và A để xe trong sân nhà B, B đóng cổng.
Bị cạy cửa, A yêu cầu B bồi thường. Theo tòa án thành phố Hồ Chí Minh
giữa A và B tồn tại hợp đồng gửi giữ > hình thành thỏa thuận ngầm định
Vd2: dịch vụ giữ đồ không may đồ mất thì giữa bản thân và cửa hàng đã tồn
tại một loại hợp đồng > cửa hàng phải chịu trách nhiệm
2. Phân loại hợp đồng
- Hợp đồng rất đa dạng do đó các nhà khoa học, làm luật đã cố gắng phân
biệt các loại hợp đồng khác nhau. Mỗi loại cho hệ thống quy định tương
ứng
- Trong BLDS có sự phân loại hợp đồng :
Điều 402 cho biết các loại hợp đồng được phân loại chủ yếu :
+ Hợp đồng song vụ : vd mua bán
+ Hợp đồng đơn vụ: vd tặng cho không điều kiện
+ Hợp đồng chính
+ Hợp đồng phụ
+ Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3: thông thường hợp đồng chỉ tồn tại
giữa các bên. Trong một số th luật lại cho phép xác định hợp đồng vì lợi ích
của người thứ 3. Vd: hợp đồng nhân thọ,
3. Nội dung của hợp đồng
A. Giao kết hợp đồng
Hợp đồng là thỏa thuận của các bên dề đạt được thỏa thuận, thông
thường có một lời đề nghị giao kết hợp đồng và lời đề nghị đó được
chấp thuận. Trong một số trường hợp các bên thống nhất với nhau về
nội dung hợp đồng nhưng hợp đồng chưa thực sự tồn tại vì các bên
m,uốn để hợp đồng lệ thuộc vào một điều kiện xảy ra trong tương lai
1. Đề nghị giao kết hợp đồng
Để có hợp đồng thì phải có đề nghị giao kết hợp đồng ( được định nghĩa
ở Điều 386)
- Nội dung lời đề nghi không phải đề nghị nào cũng được coi là giao kết hợp
đồng mà phải thể thể hiện rõ những nội dung chủ yếu của hợp đồng
- Chủ thể lời đề nghị là chủ thể được xác định, nếu có một lời đề nghị giao
kết hợp đồng mà chỉ gửi tới công chúng mà không gửi tới chủ thể được xác
định thì không phải là lời đề nghị giao kết hợp đồng
Có sự thay đổi đó là có thể gửi lời đề nghị tới công chúng . Vd bán hàng
qua internet
Có lời đề nghị giao kết hợp đồng chưa chắc đã có hợp đồng mà phải có chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng
2. Chấp nhận giao kết hợp đồng
Điều 393 chấp nhận giao kết hợp đồng là câu trả lời của người nhận đề nghị
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là phải chấp nhận toàn bộ lời đề nghị
Nếu có chấp nhận mà không chấp nhận toàn bộ lời đề nghị thì đó không phải là chấp
nhận mà đó là một lời đề gnhij giao kết hợp đồng. Như tấm gương phản chiếu
VD: A yêu cầu B vận chuyển hàng giao cho C. A phải trả tiền cho B Tuy nhiên A có
khố khăn về tài chính nên C muốn can thiệp bằng cách C gửi cho B 1 văn thư theo đó
C sẽ trả thay cho A cho B. VD A trả B 100 nhưng C trả cho B 80 . Đó là lời giao kết
hợp đồng. B trả lời chấp nhận của C nhưng B đồng ý ở mức 90. B có chấp nhận nhưng
không toàn bộ và các bên dừng ở đó > giữa B và C chưa tồn tại hợp đồng vì C chưa
chấp nhận
3. Cách thức trả lời
Thông thường trả lời bằng hành động cụ thể. Người được đề nghị im lặng có được coi
là chấp nhận hay không (khoản 2 Điều 393) > im lặng không là chấp nhận trừ khi có
thỏa thuận.
Vd: A cho B thuê nhà với time 1 năm. Trong hợp đồng thuê có một nội dung theo đó
trước khi kết thúc một tháng mỗi bên được đề nghị hợp đồng tương ứng mà bên được
nhận đề nghị không trả lời trong vòng một tuần là sự im lặng đồng ý.
Khoản 2 Điều 393 có những ưu điểm là rõ ràng nhưng không đúng về mặt tâm lí >
chưa thực sự đảm bảo tâm lí
Trong thực tiễn xét xử có nhưng trường hợp tòa án vẫn coi sự im lặng của ai đó là
thỏa thuận hợp đồng mặc dù không phải là thói quen.
VD: A xây nhà cho B, B phải trả cho A tiền. Trong thời gian A xây nhà cho B thì A
yêu con gái của B và sau đó A kết hôn với con gái của B. Khi kết hôn thì A gửi cho B,
một văn bản với nội dung là B không phải trả khoản tiền còn lại. Thư trên là một lời
đề nghị giao kết hợp đồng, B nhận được văn bản của A và không nói gì. Một thời gian
sau li hôn, A đòi tiền B > B còn nợ A hay không > B chưa được coi là chấp nhận >
mặc dù vậy tòa án theo hướng giữa A và B có nghĩa vụ tặng cho và nghĩa vụ giữa B
và A đã chấm dứt. Trên thế giới, lời đề nghị hoàn toàn vì lợi ích của người được đề
nghị thì im lặng là đồng ý.
VD: A và B có tài sản chung. A bán đất cho cô hàng xóm mà hợp đồng không có chữ
kí của B. B biết mà không phản đối, mà A mang tiền về xài > phải coi vợ của A là
đồng ý > Án lệ số 04
4. Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh
( Điều 120 ) Đề cập tới hai loại giao dịch:
- Giao dịch có điều kiện phát sinh: Đây là trường hợp các bên đã thống nhất
với nhau về hợp đồng nhưng hợp đồng lệ thuộc vào điều kiện có thể xảy ra
hay khôn thì khi đó hợp đồng mới tồn tại. Nếu không xảy ra
A chuyên lập trình về các các chương trình máy tính, muốn B khai thác
chương trình máy tính của mình các bên thỏa thuận về các thức, giá trị khai
thác > B không chắc chắn > B yêu cầu việc giao kết phải phụ thuộc vào tính
khả thi trong môi trường của B hay không. Tính khả thi sẽ do C thẩm định.
Nếu có tính khả thi thì hợp đồng tồn tại và ngược lại
Lưu ý: điều kiện phải xảy ra một cách khách quan hoặc không khách quan,
nếu có sự tác động của một bên thì chúng ta phải nghiên cứu tác động.
Trong thực tiễn xét xử thường xử cho những hợp đồng mua bán lúa có điều
kiện phát sinh.
- Giao dịch đã hình thành chỉ đợi điều kiện để chấm dứt
II. Thời điểm giao kết hợp đồng
1. Tầm quan trọng
Xác định hợp đồng được xác định ở thời điểm giao kết hợp đồng :
- Để xác định luật điều chỉnh hợp đồng : theo nguyên tắc luật điều chỉnh hợp
đồng là luật có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được giao kết
- Biết được thời điểm giao kết thì sẽ biết được thời điểm hợp đồng có hiệu
lực ( Điều 401 ). Trong thực tế quan trọng bằng tính theo phút
Vd: A là doanh nghiệp vận chuyển , B là công ty bảo hiểm. A thường mua
bảo hiểm, khoảng 11h người của A và B xác định hợp đồng bảo hiểm cho
việc A vận chuyển xe máy. Ở khoảng 11h xe đó bị cháy ở Bình Định. Nếu
trước khi cháy thì hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lwujc và ngược lại.
2. Xác định như thế nào
(Điều 400) 4 trường hợp xác định hợp đồng
- Khoản 1 :đối với hợp đồng không đưuọc giao kết trực tiếp, không bằng lời
và trực tiếp mà thông qua việc trao đổi qua lại thông tin với nhau như qua
thư bưu điện hay qua email. Lúc này lời đề nghị và chấp nhận không thể
hiện cùng một lúc.
Vd: A ở Hà Nội gửi cho B thông qua Bưu điện 1 giao kết hợp đồng. Mồng
1 B nhận được, ngày hôm sau B trả lời chấp nhận và gửi qua bưu điện. 3
ngày sau A nhận được lời chấp nhận. Đối với tường hợp này trên thế giwois
có hai trường phái. Thứ nhất, khi người được đề nghị chấp nhận thì hợp
đồng được giao kết tức là mồng 2. Thứ hai, người được đề nghị bày tỏ chấp
nhận chưa chắc được ngày giao kết thì ngày mồng 5 mới được giao kết. Ở
Việt Nam theo trường phái thứ 2, khi nào người đề nghị nhận được chấp
nhận thì mới coi là hợp đồng
- Khoản 2: Hợp đồng được giao kết qua im lặng. Hợp đồng được giao kết ở
thời điểm ( bàn về một khoảnh khắc )
- Khoản 3 : đây là trường hợp giao kết bằng lời . đó là thời điểm các bên
thỏa thuận với nhau về nội dung hợp đồng. Khi nào được coi là thỏa thuận
với nhau về thỏa thuận nội dung
VD: A và B trao đổi qua điện thoại ( bằng lời ) A thỏa thuận bán cho B máy
tính ngày 1/4 giá máy tính thống nhất một tuần sau A giao máy cho B. 4/4
A trao đổi với B về địa điểm giao máy, và thống nhất giao tại nhà A. Ngày
nào là ngày giao kết hợp đồng? > Quan điểm của thầy: nội dung của các
bên thỏa thuận, mà ¼ chưa nói về địa điểm thì theo pháp luật. đối với
những nội dung luật quy định thì nên hiểu đây là thỏa thuận ngầm định
được ngầm chấp nhận > là ngày ¼ , còn 4/4 chỉ là ngày sửa
- Khoản 4: Hợp dodognf được giao kết bằng văn bản. Người cuối cùng thể
hiện sự đồng ý có điều kiện quan trọng. Chữ kí chỉ là một dấu hiệu. Trong
thực tiễn (chữ ký không phải dấu hiệu duy nhất của sự đồng ý). Thực tiễn,
các bên thỏa thuận HĐ bằng lời và 1 thời gian sau thể hiện bằng văn bản
(HĐ lao động và bảo hiểm) → ưu tiên bằng lời
III. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng là một giao dịch dân sự do đó để hợp đồng có hiệu lwujc thì hợp đồng
phải đáp ứng được điều kiện của Luât Dân sự các diều kiện này được ghi tại Điều
116 BLDS.
Trong BLDS 2005, bên cạnh các quy định về điều kiện có hiệu lực thì bộ luật 2005
có bổ sung quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong đó có hình thức
của hợp đồng. BLDS2015 không còn các điều kiện của hợp đồng. Chính vì vậy
không có điều kiện để có hợp đồng .
IV. Hợp đồng không đủ điều kiện có hiệu lực/ vô hiệu
Khoản 1 Điều 407, các quy định về giao dịch vô hiệu từ 123 > 133 cũng được áp dụng
cho hợp động vô hiệu ( 130-133 là hệ quả) , ( thực chất phải tính từ điều 122 trở đi)
Bên cạnh những trường hợp vô hiệu trong phần giao dịch dân sự thì trong phần hợp
đồng, BLDS có đưa ra một số phần vô hiệu đặc biệt:
1. Hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được.
Điều 408
Khái niệm hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được: Việc không thực hiện
được có thể xảy ra ở thời điểm giao kết hay sau thời điểm giao kết.
Trường hợp 1: Chẳng hạn, A xác lập hợp đồng cho B thuê 1 con tàu, ở thời điểm giao
kết hợp đòng thuê, tàu bị gió lốc cuốn bay > hợp đòng đã có đối tượng không thể thực
hiện được từ thời điểm giao kết.
Trường hợp 2: Vào thời điểm giao kết hợp đồng có đối tượng thực hiện được, nhưng
sau giao kết lại có đối tượng không thể thực hiện được. chẳng hạn ở thời điểm giao kết
con tàu vẫn còn, còn sau thời điểm giao kết con tàu lại bị gió lốc nhấn chìm
Trong phạm vi điều 408 chỉ bàn về trường hợp 1, còn trường hợp 2 xử lí theo chấm
dứt hợp đồng tại điều 402
Trong thực tế, việc xác định đối tượng có thể thực hiện được hay không là có thể khso
xác định. Chẳng hạn khi thế chấp quyền sử dụng dất mà trên đất có tài sản của người
khác. Vậy hợp đồng thế chấp này có được coi là có đối tượng không thể thực hiện
được hay không > theo án lệ số 11 hợp đồng này không vô hiệu
Phạm vi áp dụng của Điều 408: Đối tượng không thể thực hiện được ở BLDS 2015
là do điều kiện khách quan, tuy nhiên trong thực tiễn có những hợp đồng đối tượng
cuẩ nó không thể thực hiện được mà lại không phải do khách quan mà do chủ quan.Ví
dụ: A bán cho B 1 cái máy hiệu H nhưng lại không nói về đặc tính về máy nên bên
bán muốn giao máy vũ, bên mua muốn giao máy mới > tòa án quy định đây là hợp
đồng có đối tượng không thể thực hiện được > Hợp đồng vô hiệu.
Điều 408 không nói nguyên nhân nên có thể nhắc tới cả nguyên nhân khách quan vừa
cả nguyên nhân chủ quan.
Trong BLDS 2005 thì BLDS có quy định không thể thực hiện được kể từ thời điểm kí
kết hợp đồng > đây là hợp đồng bằng văn bản vì có kí > dùng từ kí kết là giới hạn
phạm vi vì kí kết là không có hợp đồng miệng nên thay bằng từ giao
Điều 407 khoản 1 : là viện dẫn áp dụng 132. Điều 132 đưa ra hai loại thời hiệu 1 là 2
năm , 1 là không thời hạn nhưng đều không có Điều 408. Nói cách khác Điều 408
chưa qquy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu > vậy xử lí như thế
nào. Nếu áp dụng điều kiện 2 năm > hết 2 năm không tuyên bố hợp đồng vô hiệu >
buộc công nhận hợp đồng> mà không có thực hiện được thì vô nghĩa vì không thực
hiện được mà hợp đồng lại có nghĩa.
Hợp đồng chính/ hợp đồng phụ vô hiệu
Hợp đồng chính vô hiệu: ( khoản 2 Điều 407) quan hệ giữa các hợp đồng có thể có
quan hệ chính hoặc phụ. Hợp đồng chính vô hiệu không là hợp đồng phụ vô hiệu mà
chỉ là chấm dứt hợp đồng phụ. VD: A tuyển B làm công, Trong time B là cho A, thì A
cho B thuê 1 căn hộ để thực hiện cho công việc của B, hợp đồng thuể tài sản là hợp
đồng phụ, 1 năm sau hợp đồng tuyển dụng nhân lực bị tòa án tuyên bố vô hiệu > hợp
đồng chính vô hiệu > hợp đồng thuê không vô hiệu mà chỉ chấm dứt
Quy định nêu trên có ngoại lệ: trong trường hợp, hợp đồng chính vô hiệu mà vẫn còn
nghĩa vụ được bảo đảm thì không làm chấm dứt hợp đồng phụ vẫn được thực hiện.
VD: A cho B vay tài sản và C đứng ra bảo lãnh, khi hợp đồng vay vô hiệu thì bảo lãnh
. sau đó hượp đồng vay vô hiệu không là phát sinh lãi nhưng vẫn làm phát sinh nghĩa
vụ trả tiền, mà bảo lãnh là đảm bảo cho nguời trả tiền cả gốc lẫn lãi > bên vay vẫn
phải trả > vẫn còn bảo lãnh.
Khi hợp đồng phụ vô hiệu không ảnh hưởng tới hợp đồng chính ( khoản 3 điều 407)
VD: A cho B vay mà hợp đồng vay được bảo đảm bởi hợp đồng thế chấp. Như vậy
hợp đồng vay là chính. Thế chấp có thể bị vô hiệu, ví dụ thế chấp không được công
chứng chứng thực> phụ vô hiệu theo khoản 3 khi hợp đồng phụ vô hiệu nhưng hợp
đồng chính không vô hiệu
Ngoại lệ: khi các bên thỏa thuận phụ và chính không thể tách rời nhau. BL không cho
biết khi nào tồn tại thỏa thuận mà BL cũng không cho biết khi nào hợp đồng phụ có
thể tách rời hợp đồng chính, chính vì vậy phải dựa vào từng trường hợp. VD: A cho B
vay tiền, để bảo đảm cho việc vay tiền B cầm cố nhà cho A. Chính là hợp đồng vay.
Sau đó hợp đồng cầm cố bị vô hiệu vì tài sản không thuộc của B > hợp đồng phụ vô
hiệu. Tuy nhiên, trong quan hệ này A cho B vay tiền nhưng B không cần trả lãi bù lại
khi B cầm cố nhà cho A, A không cần trả tiền thuê nhà khi ở. Như vậy khi hợp đồng
cầm cố vô hiệu A không sử dụng được ăn nhà nên hợp đồng vô hiệu
V. Hiệu lực, thực hiện, hoãn thực hiện hợp đồng
1. Hiệu lực của hợp đồng
Khoản 2 điều 3, Điều 401 : Trong mối quan hệ giữa các bên: k2 dd3 khẳng định “......
thì có hiệu lực thực hiện các bên”
Một khi hợp đồng có hiệu lực thì trở thành luật của các bên.
Hợp đồng do các bên tạo lập ra nên theo nguyên tắc hợp đồng chỉ xử lí quan hệ giữa
các bên. Nhưng trong quan hệ với người thứ 3 thì có 3 lưu ý sau:
- Mặc dù người thứ 3 không phải thực hiện hợp đồng nhưng phải tôn
trọng hợp đồng. Vd: A tuyển B làm nhân viên và A với B còn xác lập thêm
thỏa thuận không cạnh tranh với nội dung sau khi chấm dứt hợp đồng thì B
không cạnh tranh với A hoặc không làm cho công ty cạnh tranh với A trong 2
năm. Nhưng sau khi chấm dứt B làm cho C, C cạnh tranh với A thì trong
trường hợp trên, C phải tôn trọng hợp đồng.
- Vì người thứ ba không tham gia vào xác lập hợp đồng nên hợp đồng
không thể tạo lập nghĩa vụ cho người thứ 3. A nhỏ là công ty con của công ty A
lớn, A nhỏ kí hợp đồng với B. Tuy nhiên nhỏ và to là độc lập, với nhỏ và B, khi
đến thời kì thanh toán thì B gửi chi phí cho A lớn trả thì thỏa thuận trên không
có thỏa thuận pháp lí.
- Nếu các bên không thể thực hiện nghĩa vụ thì có thể tạo quyền cho
người thứ 3
2. Thực hiện hợp đồng.
Điều 409
-Trước đây trong phần thực hiện hợp đồng, BLDS có nguyên tắc thực hiện
hợp đồng. BLDS 2015 điều luật này không còn được giữ lại vì đã có điều 3
đủ để xử lí.
- Thực hiện hợp đồng thực chất là thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong hợp
đồng nên phải tuân thủ các quy định về thực hiện nghĩa vụ mà chúng ta đã
học trong bài trước.
- Ngoài các nguyên lí nêu trên, BLDS còn bổ sung thêm một số quy định
khác ở Điều 409 và tiếp theo.
3. Hoãn thực hiện hợp đồng
Điều 411
Khái niệm hoãn: Điều 411 cho thực hiện hoãn nhưng không cho biết hoãn là gì.
Chúng ta có thể hiểu hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật, đến hạn thực hiện nhưng thời
điểm thực hiện bị chuyển sang một thời điểm khác.
VD: A bán nhà cho B, A có nghĩa vụ chuyển giao cho B, nếu A có quyền hoãn thì A
tạm thời không chuyển cho B nên nếu A lại bán cho C thì A vi phạm hợp đồng
Căn cứ hoãn thực hiện hợp đồng: 1 bên được hoãn khi xảy ra 1 tỏng 2 trường hợp sau:
- Bên kia đã vi phạm nghĩa vụ của họ ( khoản 2 Điều 411) vd A bán xe cho B
các bên thỏa thuận trả tiền trước giao xe sau. Trả tiền M1, giao hàng M4.
Nếu đến hạn B không trả tiền thì A được quyền hoãn giao xe
- Bên kia có nguy cơ không thực hiện nghĩa vụ của mình. Không chắc chắn là
bên kia có vi phạm nhưng có lí do nghĩ rằng người đó sẽ vi phạm. Khoản 1
Điều 411. Vd: A và B có hợp đồng theo đó A giao tài sản cho B vào 1/4 B
sẽ trả tiền cho A vào 30/4, A thực hiện trước B thực hiện sau. Đến 1/4 A
mới phát hiện B không có tài sản cho các chủ nợ khác và tài sản bị nhà
nước tịch thu. Nhưng 1/4 A có lí do để lo ngại chứ không chắc chắn nhưng
khoản 1 cho A được quyền hoãn.
Lưu ý: so với BLDS trước đây thì phạm vi của khoản 1 đã được mở rộng.
Vì trước đây chỉ đề cập tới bên kia giảm sút tài sản 1 cách nghiêm trọng mà
thay vào đó là giảm sút khả năng thực hiện1 cách nghiêm trọng được. VD:
ca sĩ A kí hợp đồng biểu diễn với trung tâm B, các bên thỏa thuận A sẽ biểu
diễn tối t7 và B phải trả tiền trưa t7. Trưa t6 A nhập viện đến trưa chưa xuất
viện nhưng nguy cơ A không biểu diễn khá cao. B được hoãn nghĩa vụ trả
tiền.
4. Sửa đổi hợp đồng
Trong quá trình tồn tại hợp đồng có thể bị sửa đổi.
-Hình thức sửa đổi khoản 3 Điều 421 hình thức của hợp đồng ban đồng như
htees nào thì hợp đồng sửa đổi cũng phải như vậy. Vd: hợp đồng ban đầu có
công chứng chứng thực thì hợp đồng sửa đổi cũng phải có công chứng
chứng thực. Đôi khi lại cứng nhắc nếu đôi khi luật không đòi hỏi 1 hình
thức nào cả
- Căn cứ sửa đổi theo khoản 1 điều 421 việc sửa đổi được xác lập theo thỏa
thuận của các bên.
- Căn cứ theo quy định của pháp luật : Điều 420 là quy định mới so với
BLDS trước đây, đây là một nội dung mà khi soạn thảo gặp nhiều khó khăn
vì Điều 420 cho phép thẩm phán hay trọng tài can thiệp vào nội dung của
hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực nhưng lại vi phạm khoản 2 Điều 3 >
Điều 420 là ngoại lệ.
a. Khái niệm hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Ví dụ minh họa:
VD 1: Doanh nghiệp A của VN kí hợp đồng với doanh nghiệp B của châu Âu để mua
vật liệu. Hợp đồng có thời hạn là 5 năm, mặc dù là 5 năm các bên nêu rõ lượng hàng
cần mua và tiền bao nhiêu từ đầu , đến năm thứ 3 mặt hàng đó trên thị trường chỉ có
giá là 1/3 giá trong hợp đồng > hai phía thương lượng với nhau để thay đổi giá và
lượng sản phẩm.
- Giá thị trường giảm là khách quan đáp ứng được và xảy ra sau > điểm a
- Tại thời điểm giao kết các bên không lường trước được > điểm b
- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức mà khi biết trước thì có thể không có hợp
đồng > điểm c
- Việc tiếp tục hợp đồng mà không có sự thay đổi mà khiến 1 bên thiệt hại
nặng nề > điểm d
- Không thể ngăn chặn mà không có cách nào khác > điểm e

VD 2 : Doanh nghiệp A kí hợp đồng với doanh nghiệp B để xây dựng một tòa nhà.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì chính phủ ban hành quy định tăng lương gấp
rưỡi
b. Xử lí hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
Theo khoản 2 và 3 thì các bên phải thương lượng lại hợp đồng, khi trọng tài xét xử có
2 trường hợp
- 1 là sửa đổi hợp đồng thay đổi nội dung: ưu tiên
- 2 là chấm dứt hợp đồng
Khi hợp đồng rơi vào hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì thông thường các bên sẽ tiến hành
thương lượng với nhau. Trong các th trọng tài giải quyết thì hợp đồng tiếp tục hay
dừng lại ? > chừng nào chưa sửa đổi thì hợp đồng vẫn được còn thực hiện thì người
thứ 3 vẫn phải tôn trọng trừ trường hợp thoả thuận khác.
Ai được quyền sửa đổi ? > Theo Điều 420 thì Tòa án được quyền sửa đổi, trọng tài
cũng có thể theo Điều 14
5. Chấm dứt hợp đồng.
Điều 422 đề cập tới các trường hợp chấm dứt hợp đồng, trong các trường hợp này
giống các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ ( Đối chiếu Điều 372 với Điều 422 ) > chỉ
khác ở hủy bỏ và bị đơn phương chấm dứt được quy định tại Điều 422 khoản 4
Lưu ý :
- Trong một số hệ thống luật không có việc phân biệt hủy bỏ đơn phương
chấm dứt hohwjp đồng mà học nói chung, họ chỉ phân biệt hệ quả khác
nhau. Hủy bỏ hợp đồng là hủy bỏ hợp đồng tịa thời điểm giao kết còn đơn
phương chấm dứt là .....
- Mặc dù có sự phân biệt nhưng giữa đơn phương chấm dứt và hủy bỏ vẫn có
điểm chung :
+ Điểm chung về căn cứ hủy bỏ, theo BLDS thì hợp đồng có thể bị hủy bỏ
có thể bị đơn phương chấm dứt theo những căn cứ sau :
 Theo Điều 423 và 438 là chấm dứt hủy bỏ theo thỏa thuận
 Theo Điều 423 và 428 hợp đồng có thể bị hủy bỏ và đơn phương chấm dứt theo
quy định của pháp luật
Trong thực tế phần hợp đồng dân sự thông dụng có nhiều quy định cho phép
đơn phương chấm dứt hợp đồng. Do pháp luật quy định
Ví dụ khoản 1 Điều 520 là đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ. Ví dụ A kí
hợp đồng với B là luật sư để li hôn với vợ, tháng sau cợ chồng hòa thuận >
không li hôn > được đơn phương chấm dứt hợp đồng.
 Căn cứ mang tính chất quét. Trong thực tế có những trường hợp, hợp đồng
xứng đáng bị đơn phương chám dứt nhưng chưa đưa vào thỏa thuận. Ví dụ: A
bán nhà cho B, A đã giao nhà cho B nhưng B không thèm trả tiền, đòi mãi
không trả > xứng đáng được bỏ hợp đồng để nhận lại tiền. Ví dụ tt: A cho B
vay tài sản các bên thỏa thuận B trả lãi cho B hàng tháng, hợp đồng vay có thời
hạn là 2 năm, B trả lãi được 2 tháng đầu và sau đó không trả lãi nữa. Nếu là A
thì làm gì ? > phải lập ra tiêu chí quét để xứng đáng chấm dứt hủy bỏ. Đó là
căn cứ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
Thế nào là vi phạm nghiêm trọng hợp đồng ?
 Khái niệm vi phạm nghiêm trọng được định nghĩa ở Điều 423 đó là vi phạm
đến mức bên kia không đạt được mục đích khi giao kết.
Trong luật thương mại có khái niệm hủy bỏ hợp đồng và có khái niệm đơn phương
chấm dứt hợp đồng. Nhưng không dùng từ “ vi phạm nghiêm trọng” mà dùng “vi
phạm cơ bản”. Mặc dù 2 thuật ngữ khác nhau nhưng về cơ bẩn Luật Dân sự kế
thừa Luật thương mại theo hướng nhấn mạnh vi phạm theo hướng đạt được hay
không đạt được
+ Điểm chung về hệ quả: khi đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ thì thỏa thuận mà
các bên xác lập không ràng buộc các bên nữa
+ Sự khác biệt cơ bản là khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời
điểm giao kết, như vậy từ thời điểm giao kết không có hiệu lực > thì phải khôi
phục tình trạng ban đầu. Còn trong đơn phương chấm dứt thì khoản 3 quy định
hợp đồng chấm dứt khi bên kia nhận được thông báo chấm dứt.
Hủy bỏ hợp đồng và vô hiệu hợp đồng không được nhầm lẫn
- Vô hiệu khi : nói dối, đe dọa, căn cứ dẫn tới đó tồn tại ở thời điểm giao kết
- Hủy bỏ khi : tại thời điểm sau giao kết
BLDS quy định về hủy bỏ và đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng không cho biết
khi nào đơn phương khi nào là hủy bỏ. (Dựa vào tính chất hợp đồng mà phân biệt.
Nếu mua bán thì chỉ có thể là hủy bỏ. Còn nếu là hợp đồng thuê là đơn phương chấm
dứt. )

BÀI 3: BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ


1. Khái niệm
BLDS có 1 phần cho bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng không định nghĩa. Có thể
được hiểu là cơ chế cho phép người có quyền được phép sử dụng khi nghĩa vụ bị vi
phạm.
Chính vì không có định nghĩa nên nọi hàm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thay đổi
theo thời gian có những thứ trước đây cho rằng đó là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
nhưng ngày này không còn giữ lại quan điểm đó nữa. Đó là trường hợp phạt vi phạm
hợp đồng. Có những thứ trước đây không được coi thì bây giờ được coi ví dụ như bảo
lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản ở Điều 292.
Trong thực tế không hiếm tường hượp nghĩa vụ không được thực hiện hoặc bị vi
phạm thì trong trường hợp này người có quyền bị ảnh hưởng > người có quyền có nhu
cầu được bảo vệ > cần thiết lập các biện pháp bảo đảm.
Về đặc tính và chức năng của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Có 2 chức năng sau được
xem xét trong mối quan hệ (Biện pháp bảo đảm không tồn tại độc lập ):
- Bảo đảm là mang tính chất dự phòng khi nghĩa vụ bị vi phạm. A cho B vay
tiền, C đứng ra bảo lãnh > C chỉ mang tính chất dự phòng > nếu nghĩa vụ
không vị vi phạm thì không thể dùng tới biện pháp bảo đảm.
- Tính năng phụ: so với quan hệ nghĩa vụ thì bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là
phụ, thực hiễn nghĩa vụ là quan hệ chính. Tính phục của biện pháp bảo đảm
còn kéo theo hệ quả rằng khi nghĩa vụ chấm dứt thì biện pháp bảo đảm
đương nhiên chấm dứt.
2. Các loại biện pháp bảo đảm
Điều 292 cho danh sách 9 biện pháp và có thể chia thành hai loại sau:
- Các biện pháp bảo đảm được coi là giao dịch dân sự: đó là biện pháp từ 1
đến 8 > chịu sự chi phối của các quy định về giao dịch dân sự. Phần lớn là
hợp đồng. 385 cũng được áp dụng. Bảo lãnh thì đôi lúc là hợp đồng.
- Biện pháp bảo đảm không là giao dịch dân sự mà do luật quy định: không lệ
thuộc vào có hay không có giao dịch mà do luật định.
Nguồn Điều chỉnh các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ : được điều chỉnh
bởi BLDS từ Điều 292 bên cạnh đó có nghị định số 21/2021 thay thế 163/2006.
Ngoài ra trong lĩnh vực ngân hàng như bảo lãnh ngân hàng còn có quy định riêng về
bảo lãnh ngân hàng. Ngoài ra do tài sản bảo đảm trong một số trường hợp rất đặc thù
thì chúng ta còn có thể phải khái thác thêm các quy định khác nữa. Chẳng hạn mang
quyền sử dụng đất bảo đảm > thì khai thác thêm luật đất đai.
Ngoài hệ thống văn bản thì có 3 án lệ là 11, 25, 36
I. Quy định chung
A. Nghĩa vụ được bảo đảm
1. Các loại nghĩa vụ được bảo đảm
Trên cơ sở Điều 293, thì bất kì nghĩa vụ nào cũng có thể được bảo đảm. BLDS dùng
từ nghĩa vụ nói chung vì vậy về mặt nguyên tắc nghĩa vụ nào cũng có thể đưuọc đảm
bảo nó có thể là nghĩa vụ trong hoặc ngoài hợp đồng. Trong thực tiễn thông thường là
nghĩa vụ trong hợp đồng và phổ biến trong hợp đồng vay.
Ở đây BLDS không cho biết hiện tại là gì, hiện tại ở đây là biện pháp so với bảo đảm.
Chẳng hạn A cho B vay sau đó C đứng ra bảo lãnh thì trong trường hợp này, nghĩa vụ
được bảo lãnh được xác lập tại thời điểm xác lập. Nghĩa vụ có điều kiện có thể được
đảm bảo, đó có thể là nghĩa vụ có điều kiện phát sinh hay điều kiện thực hiện. Ví dụ,
A cam kết bảo lãnh cho B trong trường hợp B cho con gái của A vay tiền. Lúc này có
biện pháp bảo lãnh và bảo lãnh chưa thực sự tồn tại vì A có thể cho vay hoặc không.
BLDS không cho biết nghĩa vụ tương lai là gì. Nghĩa vụ trong tương lai so với biện
pháp bảo đảm > chưa tồn tại và sẽ tồn tại trong tương lai. Vd 1: A cho B vay tại năm
2020 B thế chấp tài sản của mình cho A để bảo đảm vay, trong hợp đồng thế chấp các
bên thỏa thuận nếu A tiếp tục cho B vay trong vòng 5 năm tới thì vay trong 5 năm tới
được bảo đảm bởi thế chấp năm 2020. Đến 2022, A cho B vay một khoản tiền mới .
Vay trong 2022 là tương lai so với biện pháp bảo đảm thế chấp là năm 2020. Nếu vay
trong 2020 có phát sinh lãi suất thì phát sính theo định kì và cả tương lai và lãi đó là
nghĩa vụ hình thành trong tương lai. > Việc này giúp các bên đỡ làm đi làm lại bảo
đảm.
Khoản 3 Điều 293 và Điều 294. Lưu ý khoản 2 Điều 294: kế thừa NĐ 163/2011 tuy
nhiên giữa 2 cái văn bản có 2 sự thay đổi khá cơ bản. Nghị định khẳng định khi nghĩa
vụ trong tương lai hình thành thì biện pháp bảo đảm không cần sự đăng kí lại giữa các
bên. Còn BLDS 2015 khẳng định khi nghĩa vụ trong tương lai hình thành các bên
không cần xác lập lại biện pháp bảo đảm.
Trong thế chấp đặc biệt là thế chấp quyền sử dụng đất có 3 giai đoạn sau:
- Các bên có hợp đồng thế chấp
- Các bên đi công chứng hợp đồng thế chấp
- Các bên đi đăng kí hợp đồng thế chấp
2. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm
Khi nghĩa vụ được bảo đảm thì có thể toàn bọ nghĩa vụ được bảo đảm hoặc 1 phần
nghĩa vụ được bảo đảm. Chẳng hạn A vay B, C đứng ra bảo đảm thì C có thể bảo đảm
1 phần hoặc toàn bộ. Trên Điều 293 muốn bảo đảm 1 phần thì phải nói ra, không nói
ra thì suy ra là toàn bộ.
Khi bảo đảm toàn bộ lưu ý toàn bộ ở đây là toàn bộ những thứ được liệt kê ở 293 đó là
nợ gốc lãi, tiền bồi thường, tiền phạt vi phạm hợp đồng vì vậy những thứ không được
liệt kê sẽ không được bảo đảm. Chẳng hạn chi phí tố tụng
B. Tài sản được sử dụng để bảo đảm
1. Loại tài sản
Trong 9 biện pháp bảo đẩm ở 292 có đến 7 biện pháp là tài sản, chỉ có 2 biện pháp còn
lại là không bằng tài sản là thế chấp và bảo đảm vì vậy các nhà làm luật phải quy định
thêm về tài sản được bảo đảm
Điều 295 BLDS 2015, so với BLDS trước đây thì BLDS 2015 đã có sự thay đổi về
cách điều chỉnh tài sản được bảo đảm. Trong BLDS trước đây theo phương pháp liệt
kê cụ thể là 1 điều luật cho vật bảo đảm 1 điều luật cho tiền bảo đảm 1 điều là quyền
tài sản > rõ ràng nhưng tuy nhiên các tiếp cận này lại có nhược điểm là không đầy đủ.
Chẳng hạn khi bàn về tài sản hình thành trong tương lai thì BLDS bàn về tính tương
lai của vật và không bàn về quyền tài sản. Vì vậy BLDS 2015 sử dụng phương pháp
khái quát > ưu điểm : nhiều tài sản được đưa vào bảo đảm, khai thác nhiều tài sản nhất
có thể. Trước đây BLDS trong phần biện pháp bảo đảm thì BLDS có đưa ra một số
yêu cầu cho tài sản được bảo đảm nhưng các yêu cầu đó không được nhắc lại ở Điều
295, cụ thể có 2 nội dung không được nhắc lại ở 295. Trước đây, vật bảo đảm phải
được phép giao dịch.
Trong 7 biện pháp bảo đảm bằng tài sản thì 6 phương pháp được coi là giao dịch dân
sự. Còn cầm giữ tài sản không phải là giao dịch nhưng xuất phát từ hợp đồng song vụ
mà hợp đồng song vụ là giao dịch dân sự
Điều 108
Bồi thường dân sự vẫn giữ lại 1 số yêu cầu về biện pháp bảo đảm. Trong đó tài sản
bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Vì nếu nghĩa vụ bị vi phạm phải mang
tài sản của mình để xử lí. Tuy nhiên BLDS 2015 đã thêm 2 ngoại lệ là yêu cầu sở hữu
không áp dụng cho bảo lưu quyền sở hữu và bảo …. quyền sở hữu
Ví dụ: A là chủ sở hữu xe cho B mượn xe. Trong thời gian mượn xe, xe hỏng thì B
đưa xe đi sửa ở C, nếu B không trả tiền cho C thì C có quyền cầm cố tài sản > trong
trường hợp này không cần quyền sở hữu.
2. Cách thức sử dụng tài sản để bảo đảm:Có 2 cách thức chính mà tài sản
được sử dụng để bảo đảm :
- Cách 1: bên có tài sản vẫn giữ tài sản đó là trường hợp của thế chấp tài sản
> có ưu điểm rất lớn cho người bảo đảm vì người bảo đảm vẫn có thể khai
thác tài sản. Tuy nhiên cách thức này có nhược điểm là:
+ Bên bảo đảm vẫn giữ tài sản > họ vẫn khai thác tài sản > 1 là làm tăng giá
trị tài sản, 2 là làm giảm giá trị tài sản. Đối với rủi ro thứ 2 thì pháp luật đưa
ra Điều 320 theo đó thì bên bảo đảm, thế chấp thì họ phải có nghĩa vụ bảo
quản tài sản ở khoản 2, khoản 3 áp dụng biện pháp khắc phục. Điều 323
quy định cho bên nhận thế chấp
+ Tài sản vẫn thuộc sự quản lí của bên bảo đảm > người đó mang tài sản
định đoạt cho người khác > gây bất lợi cho bên còn lại > luật đưa ra các
yêu cầu, chẳng hạn khoản 8 Điều 320 quy định.
+ Trong thực tế do tài sản vẫn thuộc sự quản lí của bên bảo đảm > mang tài
sản đi phạm tội ví dụ mang xe đi buôn lậu > tịch thu tang vật > văn bản
chưa có hướng xử lí rõ ràng. Trong thực tiễn xét xử, tòa án theo hướng như
sau không tịch thu tài sản đã thế chấp, giao cho bên nhận thế chấp để xử lí >
khi xử lí thì sẽ có được 1 khoản tiền > nếu số tiền đủ thì mang đi bồi
thường, nếu số tiền nhiều hơn thì đưa đi xung quỹ phần thừa
+ Người bảo đảm không giữ tài sản bảo đảm > có 2 khả năng xảy ra 1 là
giao tài sản cho bên nhận cầm cố, bảo đảm, 2 là giao cho người thứ 3>
người bảo đảm không thể khai thác được tài sản. Ưu điểm: tạo sự an toàn
cho bên nhận bảo đảm.
3. Cách thức xử lí tài sản bảo đảm : khi nghĩa vụ bị vi phạm thì xử lí tài sản.
Có 2 các xử lí cơ bản sau đây.
- Xử lí tài sản theo thỏa thuận khoản 1 Điều 303
- Trong trường hợp không thỏa thuận thì phải xử lí theo quy định của pháp
luật. Theo pháp luật có thể xử lí bằng các tài sản bảo đảm thuộc bên nhận
bảo đảm ví dụ đặt cọc, mang tài sản đi bán đấu giá.
4. Xử lí khoản tiền thu được từ việc bán tài sản: khi bán tài sản, chúng ta
thu được 1 khoản tiền sau khi trừ các chi phí > khoản tiền đó sẽ sử dụng để
thực hiện nghĩa vụ. Có 3 khả năng xảy ra:
- Số tiền bằng với nghĩa vụ > lí tưởng
- Số tiền thu về ít hơn giá trị của nghĩa vụ > BLDS theo hướng phần mà chưa
được thanh toán thì vẫn tiếp tục thực hiện. Theo Điều 307 khoản 3 quy định
A cho B vay 1 tỷ, B thế chấp tài sản của mình cho A tài sản thế chấp có giá
trị là 800 triệu. Nên C là người thứ 3 đứng ra bảo lãnh theo 307 khoản 3 thì
200 triệu vẫn được bảo đảm bằng bảo lãnh chứ không phải bảo đảm bằng
thế chấp
- Số tiền lớn hơn > khoản 2 Điều 307 > tiền dư trả cho chủ sở hữu tài sản.
C. Hiệu lực của biện pháp bảo đảm
Biện pháp bảo đảm tồn tại giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm vì vậy khi xem
xét hiệu lực của biện pháp bảo đảm chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ
giữa các bên
Rất nhiều biện pháp bảo đảm là bằng tài sản > khi bảo đảm bằng tài sản thì quan
hệ bảo đảm còn liên quan đến người thứ 3
1. Hiệu lực của biện pháp bảo đảm đối với các bên
Điều 401 bàn về hiệu lực của hợp đồng trong mối qun hệ giữa các bên. Khoản 1 Điều
310 bàn về hợp đồng cầm cố. Điều 311 bàn về hợp đồng thế chấp >>> biện pháp bảo
đảm có hiệu lực từ thời điểm biện pháp bảo đảm được giao kết.
Ngoại lệ:
- Theo thỏa thuận theo thầy không thể thỏa thuận không thể nói hợp đồng có
hiệu lực trước khi giao kết > không thể thỏa thuận sớm hơn trước giao kết.
- Không phải cơ sở trên thỏa thuận mà theo quy định của pháp luật, VD luật
nhà ở, Luật đất đai thì thế chấp quyền sử dụng đất phải có công chứng >
cho dù giao kết trước đó thì phải có công chứng thì sau đó hợp đồng mới có
hiệu lực
2. Hiệu lực của biện pháp bảo đảm đối với người thứ ba
Việc xác định này có vai trò qua trọng đế xác định được quyền lợi của bên nhận bảo
đảm và quyền lợi của người thứ 3 bên qua bên nhận tài sản.
Về thuật ngữ ám chỉ hiệu lực của biện pháp bảo đảm với người thứ 3 đã có sự thay
đổi. BLDS nói rõ hiệu lực đối kháng với người thứ 3 qua Điều 297
a. Căn cứ xác lập hiệu lực đối kháng :
Theo 297 : đăng kí biện pháp bảo đảm là việc ghi nhận biện pháp bảo đảm trong một
hệ thống của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ cơ quan đăng kí nhà đất của Sở
tài nguyên. Khi được đăng kí trong hệ thống thì biện pháp có hiệu lực với người thứ 3
từ thời điểm đăng kí. Người thứ 3 phải được coi là đã biết
Khi bên nhận tài sản nắm giữ tài sản > không phụ thuộc vào việc đăn kí mà phụ thuộc
vào sự nắm giữ, chiếm giữ. A cầm cố tài sản cho B, A phải giao tài sản cho B thì B
nắm giữ tài sản > C muốn xác lập 1 quan hệ với tài sản thì phải gặp B > vậy việc nắm
giữ tài sản của B đối kháng với C > C phải tôn trọng. Đối tượng nắm giữ phải là tài
sản bảo đảm những thứ khác không tạo lập hiệu lực đối kháng. VD: A thế chấp tài sản
cho ngân hàng 1 khi vay tiền, A giao cho ngân hàng giấy tờ liên quan đến tài sản, việc
ngân hàng nắm giữ không tạo lập quan hệ đối kháng với bên thứ 3 vì chỉ nắm giữ giấy
tờ về tài sản, nên A hoàn toàn có thể xác lập mối quan hệ khác với ngân hàng 2
Bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản NĐ số 21/2021 quy định về kí quỹ, kí quỹ có hiệu
lực đối kháng với người thứ 3 kế từ khi tài sản được chuyển vào tài khoản của tổ chức
tín dụng > nghị định 21 đã được bổ sung
b. Hệ quả của hiệu lực đối kháng
Theo Điều 297 có 2 hệ quả của hiệu lực đối kháng:
- Bên nhận bảo đảm có quyền truy đòi tài sản bảo đảm > hệ quả quan trọng.
Dùng từ truy đòi vì tài sản đôi khi không biết nằm ở đâu > truy tìm
Vd: A thế chấp tài sản cho B, nên A vẫn giữ tài sản, thế chấp này đã đăng kí >
nên có hiệu lực đối kháng > vì 1 lí do nào đó tài sản nằm trong tay của C, A vi
phạm > B làm gì để đòi lại tài sản ? Theo 297
- Được thanh toán theo Điều 308 trên cơ sở đó, biện pháp bảo đảm nào có
hiệu lực đối kháng sớm thì người nhận bảo đảm sẽ được ưu tiên thnash toán
so với chủ nợ khác
Vd ngân hàng 1 và ngân hàng 2: sau đó ngân hàng 2 đi đăng kí thế chấp > có
xung đột khi tài sản đó không đủ để trả cho 2 ngân hàng > theo Điều 308 ngân
hàng 1 xác lập trước nhưng không tạo hiệu lực đối kháng, nhưng ngân hàng 2
thì ngược lại thì ngân hàng 2 được ưu tiên. Giả sử cả 2 ngân hàng có cả hiệu
lực đối kháng thì xét tới thứ tự
II. Biện pháp bảo đảm thực hiện

You might also like