You are on page 1of 3

Kiểm tra giữa kỳ môn CNXH

Câu 1. Tại sao nói dân chủ và nhà nước có quan hệ không thể tách rời?
Là sinh viên Đại học UEH, các em cần làm gì để góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam?
1.1. Tại sao nói dân chủ và nhà nước có quan hệ không thể tách rời?
Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo, với
nội hàm quan trọng nhất là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân
là chủ thể và là người thực hiện quyền lực chung của xã hội. Dân chủ XHCN là
chế độ dân chủ cao nhất-dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất. Tăng cường pháp chế là
tăng cường quản lý mọi hoạt động của xã hội, không để một lĩnh vực nào thiếu sự
điều chỉnh của pháp luật hoặc không được pháp luật điều chỉnh; bảo đảm kỷ cương
xã hội là thực hiện những phép tắc nhà nước duy trì trật tự xã hội.
Sẽ là cực kỳ sai lầm và nguy hại nếu cho rằng, dân chủ đối lập với pháp chế, kỷ
cương. Dân chủ dù nghiên cứu ở góc độ nào, nhìn nhận ở bình diện nào cũng gắn
bó chặt chẽ và tự nhiên với pháp luật; còn pháp luật như là môi sinh, điều kiện
không thể thiếu để bảo đảm, bảo vệ dân chủ được nảy sinh, nuôi dưỡng và phát
triển. Dân chủ vốn là một phạm trù chính trị và cũng không có thứ dân chủ nào
tuyệt đối phi chính trị hay vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật bảo vệ lợi ích của
nhân dân lao động và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội.
1.2. Là sinh viên Đại học UEH, các em cần làm gì để góp phần xây dựng nhà
nước pháp quyền ở Việt Nam?
- Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường
lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn
trật tự, an toàn xã hội.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch.
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp
luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi
trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Câu 2. Hãy cho biết quan niệm của bản thân về tình yêu và hôn nhân tiến
bộ? Thế nào là một gia đình hạnh phúc, chia sẻ một kinh nghiệm thực
tiễn.
2.1. Hãy cho biết quan niệm của bản thân về tình yêu và hôn nhân tiến bộ?
Tình yêu và hôn nhân tiến bộ phải dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và được
đảm bảo về pháp lý.
- Hôn nhân tự nguyện
+ Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ. Tình yêu
là khát vọng của con người trong mọi thời đại. Chừng nào, hôn nhân không được
xây dựng trên cơ sở tình yêu thì chừng đó, trong hôn nhân, tình yêu, hạnh phúc gia
đình sẽ bị hạn chế.
+ Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân tự nguyện. Đây là
bước phát triển tất yếu của tình yêu nam nữ, như Ph. Ăngghen nhấn mạnh: “…nếu
nghĩa vụ của vợ và chồng là phải thương yêu nhau thì nghĩa vụ của những kẻ yêu
nhau há chẳng phải là kết hôn với nhau và không được kết hôn với người khác”.
Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn
người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ. Tất nhiên, hôn nhân tự
nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái có nhận
thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hôn.
2.2. Thế nào là một gia đình hạnh phúc, chia sẻ một kinh nghiệm thực tiễn.
Một gia đình hạnh phúc được hiểu là sự hài lòng của các thành viên gia đình về
tổng hòa các yếu tố khách quan, chủ quan về đời sống vật chất, sức khỏe, đời sống
tinh thần, mối quan hệ trong gia đình và mối quan hệ của gia đình với dòng họ,
cộng đồng.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm “gia đình hạnh phúc”, em xin được chia sẻ câu
chuyện thực tiễn đến từ chính “ngôi nhà” của mình. Rất nhiều yếu tố xoay quanh
chủ thể “hạnh phúc” của một gia đình, và tất nhiên gia đình của em cũng được xây
nên từ chính “nền móng” ấy.
- Đầu tiên đó chính là sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.
Tuy ba mẹ em đều có một công việc khá bận rộn nhưng trong những bữa ăn đơn
giản hàng ngày, những dịp lễ quan trọng, những lúc con cái gặp khó khăn trong
học tập... ba mẹ vẫn dành thời gian xuất hiện, quan tâm, chia sẻ và đồng hành cùng
các con mà không dành thời gian quá nhiều cho công việc cá nhân.
- Yếu tố quan trọng thứ hai là sự tôn trọng và bình đẳng. Ba ẹm sẽ luôn muốn tốt
cho con cái cả về vật chất, tinh thần hiện tain và những dự định trong tương lai. Để
tránh gây áp lực giữa mối quan hệ vợ - chồng, ba mẹ - con cái thì việc tôn trong và
bình đẳng luôn luôn phải được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, ba mẹ của em thường rất
ít khi áp đặt suy nghĩ quyết định tương lai cho các con. Thay vào đó sẽ là những sự
động viên, khích lệ, thúc đẩy con theo hướng tích cực và cố gắng hơn mỗi ngày để
đạt được điều tốt nhất có thể trong tương lai.
- Đảm bảo nguồn tài chính cũng là yếu tố góp vai trò không nhỏ để xây dựng cuộc
sống hạnh phúc. Tài chính vững mạnh là tiêu chí giúp các thành viên trong gia
đình có đủ điều kiện để học tập, phát triển toàn diện, thực hiện những ước mơ, dự
định của mình. Em đã được học cách tiết kiệm, sử dụng tiền đúng cách từ khi còn
nhỏ. Từ phía ba mẹ, họ luôn dành ra một khoản thu nhập gửi tiết kiệm để đề phòng
những trường hợp khẩn cấp và suy xét cẩn thận trước khi chi tiêu.
Và còn nhiều yếu tố khác để góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình. Đạt được
“hạnh phúc” tức là đat được một thành tựu lớn từ sự cố gắng nhỏ của các thành
viên trong một gia đình.
Câu 3. Em hãy bình luận về tính đa văn hóa trong xã hội đa dân tộc ở Việt
Nam hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với sự đa dạng các truyền thống, sắc thái văn
hóa khác nhau. Sự đa dạng văn hóa ở Việt Nam thể hiện ở sự đa dạng trong các
hình thức biểu đạt văn hóa như nếp sống, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, ẩm
thực, tri thức địa phương... Sự đa dạng, phong phú của các thực hành và biểu đạt
này là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại bền vững, giàu tính bản sắc và nhân văn của
các tộc người.
Dựa trên quan điểm văn hóa vừa là sự thể hiện của sự thích ứng của con người đối
với các điều kiện tồn tại của họ vừa là một hệ các điều kiện mà ở đó con người
phải thích ứng, các nhà khoa học nhận định: Nếu coi thống nhất văn hóa từ đa
dạng, muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa
dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn
hóa địa phương (văn hóa vùng). Sẽ không có sự thống nhất văn hóa nào vững chắc
và lành mạnh lại dựa trên cơ sở thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn hóa.

You might also like