You are on page 1of 30

Lý thuyết Gann: Được William D.

Gann (1878-1955) phát triển một số phương


pháp đặc biệt phân tích biểu đồ giá. Ông chú ý đặc biệt đến các góc độ hình học
phản ánh quan hệ qua lại giữa thời gian và giá. Gann tin rằng có một số hình
dạng và góc có yếu tố đặc biệt có thể dùng để dự đoán biến động của giá.
Lý thuyết GANN 
Gann cho rằng có một tỷ lệ lý tưởng giữa thời gian và giá nếu giá tăng hoặc giảm
tạo thành một góc 45 độ so với trục thời gian. Góc này được mệnh danh là “1×1”
và tương đương với sự gia tăng mỗi đơn vị giá ứng với mỗi khoảng đơn vị thời
gian.

Gann line: đường Gann là đường tạo góc 45 độ với trục ngang, còn gọi là đường
1×1 tương đương một sự thay đổi giá trong một đơn vị thời gian.

Theo lý thuyết Gann, đường thẳng có góc nghiên 45 độ đại diện cho khuynh hướng
dài hạn (tăng hoặc giảm). Khi giá trên đường hướng lên thì thị trường đang ở trạng
thái tăng, nếu giá dưới đường xuống, tức thị trường giá giảm. Sự cắt ngang đường
Gann thường là một dấu hiệu đảo chiều.
Gan Fan: Mô hình quạt Gann: Các đường nan quạt được hình thành theo các góc
khác nhau từ điểm đáy hoặc đỉnh của đồ thị. Theo Gann đường xu hướng 1×1 là
quan trọng nhất. Nếu đường cong giá nằm trên đường này chứng tỏ thị trường đi
lên, ngược lại thị trường giảm xút nếu giá bên dưới đường này. Gann cho rằng tia
1×1 là đường hỗ trợ quan trọng với thị trường đang lên, và việc cắt qua đường này
là một tín hiệu đổi chiều quan trọng. Gann cũng nhấn mạnh đến 8 góc cơ bản bên
cạnh góc 45 độ – 1×1.

x8–82.5độ
1×1–45độ
2×1–26.25độ
1×4–75độ
3×1–18.75độ
1×3–71.25độ
4×1–15độ
1×2–63.75độ
8×1 – 7.5 độ

Lưu ý tỷ lệ giá và thời gian gia tăng tương ứng với góc của đường dốc, trục X & Y
phải có cùng độ chia. Gann cũng lưu ý rằng các đường nan quạt ứng với các góc cơ
bản có thể đóng vai trò là đường hỗ trợ hoặc kháng cự phụ thuộc vào khuynh
hướng giá.
Ví dụ, đường 1×1 thường đóng vai trò hỗ trợ với xu hướng tăng, nếu giá giảm dưới
mức này nghĩa là xu hướng đã thay đổi và theo Gann giá sẽ thể giảm tiếp xuống
đường nan bên dưới là 2×1.

Có thể hiểu là khi giá vượt qua một đường nan quạt, nó sẽ có khuynh hướng tiếp
cận đường nan quạt kế tiếp.

Gann Grid: Mạng Gann tiêu biểu cho khuynh hướng được tạo ra bởi các góc 45 độ
(các đường Gann)

PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH CỦA GANN


Phương pháp giao dịch của Gann dựa trên niềm tin cá nhân vào một trật tự tự
nhiên tồn tại đối với mọi vật trong vũ trụ. Gann xuất thân từ một gia đình có đức
tin mạnh mẽ. Do đó Gann thường sử dụng các phân đoạn của Kinh Thánh làm nền
tảng không chỉ cho cuộc sống mà cho cả phương pháp giao dịch của ông. Một phân
đoạn Kinh Thánh mà Gann thường trích dẫn là từ Ecclesiates Chương 1, Câu 9-
10: Điều gì đã từng xảy ra thì sẽ tiếp tục xảy ra; Điều gì đã được thực hiện thì
sẽ lại được thực hiện. Không có gì là mới dưới ánh sáng mặt trời. Thậm chí kể
cả điều mà chúng ta nói rằng “Hãy xem, cái này mới đấy” thì cũng đã từng
tồn tại ở những thế hệ trước thời của chúng ta.
Gann xác định rõ ràng có tồn tại trật tự tự nhiên của vũ trụ, và ngày nay trong thị
trường hàng hoá và thị trường chứng khoán chúng ta có cùng quan điểm với ông.
Giá cả biến động không phải một cách ngẫu nhiên mà theo cách chúng ta có thể dự
đoán được. Những biến động về giá có thể dự đoán được dựa vào việc tính toán tác
động của các điểm dự báo tìm thấy trong tự nhiên….và đâu là căn nguyên của các
điểm dự báo này?…vũ trụ…vạn vật…tất cả các hành tinh xung quanh chúng ta.
Các điểm dự báo này không chỉ khiến giá biến động mà còn khiến giá biến động
theo hướng có thể dự báo được. Chúng ta có thể dự báo các mục tiêu tương lai của
giá và thời gian bằng cách giảm các điểm tính toán dự báo về các phương trình và
quan hệ toán học.
Các phương trình toán học của Gann không phức tạp. Kết quả của các phương
trình toán học này là các đường hỗ trợ và kháng cự mà giá luôn đi theo.
Theo Gann, thời gian là yếu tố quan trọng nhất trong giao dịch. Thời gian là yếu tố
xác động độ dài xu hướng giá của một hàng hoá. Khi Thời gian ghi nhận xu hướng
giá có lẽ cần có phản ứng thì giá có thể sẽ ổn định thêm 1 thời gian ngắn, hoặc có
thể biến động trong phạm vi hẹp nhưng cuối cùng giá sẽ phản ứng bằng cách đảo
chiều. Thời gian là yếu tố xác định KHI NÀO giá cần có phản ứng.
Một vài phản ứng về giá được xác định đã xảy ra vào các thời điểm xác định. Kiểu
phản ứng thực tế của giá có thể dự đoán được, và xác định trước được bằng cách
sử dụng các nguyên tắc thời gian của Gann.
Các đoạn thời gian của Gann không chỉ được tính theo ngày hay tuần, mà được
tính theo tháng, thậm chí theo năm. Năm giao dịch của Gann trước tiên được chia
làm một nửa tương đương với 6 tháng hay 26 tuần. Năm giao dịch sau đó được
chia tiếp cho tám và sau đó là 16. Và rồi, sau khi bạn nghĩ là bạn đã hiểu tất cả về
cách chia này thì bạn chợt nhận ra năm của Gann còn được chia cho 3 nữa.
Có những khoảng thời gian quan trọng trong năm giao dịch của Gann. Ví dụ, do 1
tuần có 7 ngày và 7 nhân 7 bằng 49, Gann phát hiện ra rằng 49 là con số có ý
nghĩa. Đỉnh hoặc đáy quan trọng có thể xảy ra vào khoảng giữa ngày thứ 49 và
ngày thứ 52, dù ngày mà xu hướng thay đổi tức thì có thể xảy ra vào khoảng giữa
ngày thứ 42 và ngày thứ 45 bởi vì 45 ngày là 1/8 của 1 năm.Các khoảng thời gian
quan trọng khác đối với Gann mà tại các thời điểm đó có thể xảy ra phản ứng về
giá là:
-Các ngày từng xảy ra các đỉnh hoặc đáy chính
-7 tháng sau đỉnh hoặc đáy chính của một phản ứng giá nhỏ
-10 đến 14 ngày là độ dài của một phản ứng giá ở một thị trường bình thường. Nếu
vượt quá độ dài thời gian này thì phản ứng về giá tiếp theo có thể xảy ra sau 28 đến
30 ngày.
Nếu bạn còn chưa bị rối thì xin hiểu rằng năm của Gann có thể không đơn thuần là
năm theo lịch, mà còn là năm ‘tài chính’, tính từ các Đỉnh hoặc Đáy Chính Các
nguyên tắc thời gian của Gann xem xét rất nhiều khoảng thời gian bao gồm các
mùa, thời gian theo Kinh Thánh và các sự kiện thiên văn học.
Chúng ta hãy cùng nghiên cứu 1 ví dụ nhỏ. Đây là ví dụ về các tương quan thiên
văn trên biểu đồ Gann. Một trong những điều mà Gann tin, xuất phát từ ý tưởng về
‘Trật tự Tự nhiên” của ông, là tác động của các chuyển động của hành tinh vào
những thời điểm xảy ra các sự kiện trái đất, chẳng hạn như quan sát mặt trăng biết
được có thuỷ triều. “Tầm nhìn Vũ trụ” này của Gann không giống với chiêm tinh
học thông thường, trong những tác động đối với hành tinh, giống như các đơn vị
giá là độc nhất đối với mỗi thị trường.
Đây là một phát hiện mới từ lý thuyết Gann, Gann tạo ra một dãy số ứng dụng cho
giao dịch nhiều loại hàng hóa, chúng ta phát hiện một chiến lược giao dịch không
cần phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản dựa trên các cản của Gann (ứng dụng từ
dãy số Gann).
Các mức cản khá mạnh của Gann như: xx0.5, xx6.9, ví dụ như: Nếu giá đang ở
mức 1108 nếu chạm 1110.5 tức là cản Gann đã bị phá nên khả năng Gold up lên
cản 1116.9 (nếu chạm cản 1116.9 thì up lên 1120.5 –> 1126.9 –>,… trong trường
hợp up trend, và ngược lại trong trường hợp down trend.
Chiến lược áp dụng như sau: Nếu có 1110.5 thì buy ở 1111 và TP = 1116.5, SL =
1109, nếu có 1120.5 thì buy ở 1121 TP = 1126.5, SL = 1119,… chiến lược down
trend thực hiện ngược lại là dùng lệnh sell. Tốt nhất nên sử dụng lệnh Buy Stop
khả năng khớp lệnh cao hơn.
Thời điểm vào lệnh sell là phút thứ 27 – 30, và 57 – 59 của một giờ, thời điểm vào
lệnh buy là phút thứ 8 – 12, và 38 – 42 của một giờ.
Lưu ý:
– Xem lại biên độ ngày dự kiến liên quan tới tin (12$ – 15$ – 18$ – 20$ – 23$ –
27$,…) để phối hợp lệnh tốt hơn.
– Các mức cản xác định từ phần mềm meta-trader, nên khả năng lệch với các phần
mềm khác, nên xem xét trừ hao cho hợp lý

Phần 2
1. Gann Square of 9:

Gann Square of 9 là một hình vuông chứa những giá trị số và và thời gian trong
một hình vuông. Sở dĩ, hình vuông này có tên gọi là "Square of 9'' là bởi vì số 9
chính là số kết thúc một chu kỳ quay 360 độ của nó!

Như hình trên đây chúng ta có thể thấy được. Square of Nine bắt đầu với số 01 ở
chính giữa trung tâm và nếu quay theo chiều kim đồng hồ, chúng ta sẽ có các con
số tiếp theo.

Trong Gann Square of nine, các số chủ đạo của nó bao gồm các dãy số trong các
cung độ sau :

Dãy số nằm trên cung 360 độ: 2, 11, 28, 53 ....


Dãy số nằm trên cung 45 độ: 3, 13, 31, 57, 91 ...
Dãy số nằm trên cung 90 độ: 4, 15, 34, 61, 96 ...
Dãy số nằm trên cung 180 độ: 6, 19, 40, 69 ...

Trên đây là một số khái niệm chính, chúng ta chỉ cần quan tâm đến các vòng lặp
của giá để áp dụng mà thôi!

2. Chiêm tinh học (Astrology):

Chiêm tinh học là một bộ môn nghiên cứu chuyển động của các thiên thể trong dải
ngân hà. Có một số nghiên cứu khoa học cũng có đề cập đến việc chuyển động của
các vì sao có liên quan đến tâm lý của con người. Tuy nhiên, việc này mang tính
chất huyền bí mà khoa học hiện tại chưa giải thích được. Việc Gann áp dụng chiêm
tinh vào việc giao dịch có thể chỉ là những lời thêm thắt không có chứng cứ, nhưng
bộ môn Chiêm tinh học là một bộ môn khoa học có thật và dùng để tính những
chuyển động của hành tinh, có ảnh hưởng tới những hoạt động khí tượng thủy văn
trên trái đất.
Trên đây là một bảng dự báo các sự kiện sẽ diễn ra trong năm 2019 khi với ngày
giờ cụ thể nào, các hành tinh sẽ cắt nhau theo từng phương vị nhất định.

Cách kết hợp Gann Square of 9 và Chiêm tinh học như thế nào? Chúng ta sẽ cùng
nhau đến với phần thực hành:

3. Kết hợp giữa Gann Square of Nine và chiêm tinh học:

Chúng ta sẽ cùng nhau lấy một số ví dụ để thử xác định xem, Gann đã sử dụng
Square of nine để tính chu kỳ đỉnh đáy như thế nào?
Mình sẽ lấy ví dụ về giao dịch hợp đồng tương lai Bột Mỳ tháng 02/2019. Giá bột
mỳ tạo đỉnh vào ngày 06/02/2019 và có dấu hiệu giảm ngay sau đó, chúng ta sẽ sử
dụng Gann Square of 9 và chiêm tinh học để ước lượng vùng giá đáy vào tháng
03/2019. Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét những hiện tượng chiêm tinh mà các
hành tinh giao cắt với nhau.

Trong tháng 02 và 03 năm 2019 chúng ta sẽ có những sự kiện chính sau:

 Diêm tinh đối diện với cực bắc - 180 độ


 Mộc tinh giao cắt một góc 150 độ với cực bắc
 Mộc tinh giao cắt với Diêm tinh một góc 30 độ
 Mộc tinh tạo góc 144 độ với cực bắc.
Tổng các góc độ trên chúng ta có được góc mà đáy của tháng 03 sẽ tạo với đỉnh
của tháng 2: 180 + 150 + 30 + 144 = 504 độ. Chúng ta sẽ chiếu nó vào Gann
Square of Nine:
Chúng ta có mức giá cao nhất cho tháng 02 là 531$ như trên hình, chúng ta kẻ một
đường thẳng nối từ tâm của ô vuông tới vùng số 531. Chúng ta đang dò đáy cho
tháng 03 nên chúng ta xoay một góc 504 độ theo phía ngược kim đồng hồ trên
square of nine (Nếu dò đỉnh sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ) - Tương đương với 1
vòng 360 độ và 1 góc bù 144 độ nữa. Kết quả chúng ta có được mức giá 415$. Giá
Bột Mỳ tháng 03 tạo đáy ở 427 độ - lệch mất 12$ so với dự tính!

Phần 3

1. Vấn đề:
Trong quá trình sử dụng Gann Fan, một số anh em sẽ có thắc mắc về tỷ lệ chia đồ
thị. Đây thực sự là một bài toán nan giải với những người dùng Gann. Vì nếu tỷ lệ
chia không chính xác, công cụ sẽ hoàn toàn vô tác dụng!

Trong các bài viết của mình, mình thường lưu ý anh em khi sử dụng một công cụ
nào đều phải hiểu rõ "Bản chất và Quy luật". Gann Fan cũng vậy, khi đọc về lý
thuyết cách sử dụng Gann Fan chúng ta sẽ phải lưu ý nhất một nguyên tắc: "Các
góc được vẽ từ các đỉnh và đáy chính trong khi biểu đồ phải được chia tỷ lệ
một cách thích hợp để đảm bảo rằng mối quan hệ co giãn theo hình vuông.
Đáng chú ý nhất là góc hình vuông 1x1 hay góc 45°, khi nó biểu diễn tương
quan giữa một đơn vị giá và một đơn vị thời gian".

''Một đơn vị giá và một đơn vị thời gian'' - Vậy một đơn vị giá và một đơn vị thời
gian là như thế nào? Chúng ta hãy cùng làm một bài test về Gann Fan trên đồ thị
nến:

 Vẽ một Gann Fan sao cho đường 1.1 trùng với đường Line 45°
được kẻ từ đỉnh:

 Trượt trỏ giữa của con chuột để kéo giãn Scale của đồ thị:
Éc! Có gì đó sai sai ở đây! Thôi, bình tĩnh lại nào, chúng ta lại điều chỉnh Gann
Fan chứ có gì đâu! Chén thánh sao mà sai được?

 Chỉnh lại đường Gann Fan sao cho đường 1/1 trùng lại đường
45°:

Và 3 bước trên đây chính là tâm lý của một người test phương pháp mới! Chúng ta
chưa bao giờ nhận ra và đọc kỹ những "Quy luật và bản ngã" của một hệ thống
giao dịch. Ở đây, đó chính là việc chia tỷ lệ 1:1 sao cho "Một đơn vị giá tương
quan với một đơn vị thời gian"!

2. Khắc phục:

Câu trả lời cho việc khắc phục này nằm ở nút thắt "Một đơn vị giá tương quan với
một đơn vị thời gian".
Đến đây chúng ta lại thấy khá phức tạp rồi đúng không ạ?

Cái này nó lại liên quan đến Pixel - một đơn vị đo điểm ảnh hiển thị. Nên "Một
đơn vị giá tương quan với một đơn vị thời gian" có nghĩa là "kích thước của một
đơn vị giá trục dọc tính bằng pixel bằng khoảng cách giữa các nến/thanh bar tính
bằng pixel - về thời gian nó vẫn là khoảng cách 1 ngày trên D1 hoặc 4h trên H4".
Chúng ta cùng nhau xem qua một số ví dụ:

Với cặp EUR/USD hiện tại, chúng ta có 10 pips là 1 đơn vị pixel của giá và 1 ngày
là đơn vị pixel của thời gian (Khoảng cách giữa 2 tâm của cây nến) tạo thành 1
hình vuông. Và tỷ lệ đó chính là tỷ lệ chia 1:1 của đồ thị.

Tương tự với BTC (Bitcoin), chúng ta có tỷ lệ 1:1 sẽ là 115.2$ / 1 đơn vị thời gian
(Ở ví dụ trên là 1 ngày).
Như các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy được tỷ lệ 1:1 có giá trị khác nhau với các
mặt hàng khác nhau. Vậy làm thế nào để có thể fix đồ thị này đúng để sử dụng
Gann Fan?

Câu trả lời rất đơn giản - tuy nhiên một số anh em chưa hiểu cụ thể về vấn đề này
có thể sẽ chưa biết - Tỷ lệ 1:1 là tỷ lệ đã fix sẵn ngay từ đầu khi chúng ta mở đồ thị
lên (Trên tradingview hoặc investing), trong quá trình thao tác với đồ thị, chúng ta
chỉ làm nó co giãn chệch đi khỏi mà thôi.

Chúng ta chỉ việc thực hiện các bước sau:

 Bước 1: Reset Chart

Click phải vào đồ thị và ấn Reset chart.

 Bước 2: Lock Scale


Click chuột phải vào thanh giá và chọn Lock Price To Bar Ratio - chúng ta để ý
con số 3.606 bên cạnh. Với giá vàng chúng ta có tỷ lệ 1:1 chính là 3.606$/1 đơn vị
thời gian.

Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong phần điều chỉnh đồ thị để thực hành Gann
Fan. Và đây là kết quả:

Chúng ta thoải mái sử dụng Gann Fan mà không sợ bất cứ một sự sai sót nào vì tỷ
lệ đồ thị đã được điều chỉnh theo tỷ lệ 1:1.

Trên đây là bài viết của mình về cách Fix-Scale trong đồ thị nến để sử dụng Gann
Fan - và cũng là bước quan trọng đầu tiên. Mọi người có thể thực hành thêm với
cách sử dụng Gann Fan của bác The Blade phía trên. Ở phần tới, mình sẽ chia sẻ
thêm về Cách kết hợp Gann Fan với Point & Figure chart - Hai công cụ đều có
sự tương đồng về cách sử dụng ''góc chia độ" trong giao dịch.

Phần 4

Tiếp diễn với chủ đề về Gann Fan, ở phần trước, mình có đề cập đến cách để
chúng ta Fix scale để có thể sử dụng Gann Fan trong đồ thị nến. Đến phần này,
mình sẽ hướng dẫn anh chị sử dụng Gann Fan với một dạng đồ thị độc đáo hơn, đó
chính là Point&Figure chart.

Trong quá trình sử dụng P&F chart, mình có kết hợp với tất cả những công cụ T.A
khác để thử nâng cao hiệu suất trong giao dịch. Và một trong số đó chính là Gann
Fan. Cách giao dịch của P&F và Gann Fan khá là tương đồng, đó là chúng đều dựa
vào đường trendline 45 độ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu để kết hợp nào:

1. Đường trend 45 độ trong P&F:

Với đồ thị nến, đường trendline 45 độ sẽ ít ý nghĩa hơn vì các ô nến không phải
dạng hình vuông, trong khi đó, đường trend 45 độ trong P&F chart lại mang một ý
nghĩa khác biệt, khi hỗ trợ một thị trường tăng thì chúng ta cần ít nhất 5 boxes tăng
và 3 boxes giảm để tiếp tục xu hướng tăng như ví dụ bên dưới:
Như các bạn đã biết, đồ thị P&F là 1 đồ thị mang tính đối xứng với các ô vuông. và
các ô vuông đó lại nằm trong một ô vuông lớn. Nếu coi điểm xuất phát là ở đáy
của ô vuông lớn đó, thì đường trend-line 45° chia đồ thị thành 2 phần bằng nhau,
trong đó:

Nửa trên đại diện cho xu hướng tăng của thị trường.

Nửa dưới đại diện cho xu hướng giảm của thị trường.

Và để nằm phía trên đường 45 độ đó thì chúng ta cần ít nhất 5 boxes X tăng và
giảm chỉ 3 boxes O. Nếu cứ mãi như vậy, chúng ta sẽ luôn có xu hướng tăng! Khi
giá xâm phạm qua đường 45 độ, xu hướng sẽ thay đổi!

Quay trở lại với Gann Fan,

2. Đường góc 1/1 trong Gann Fan:

Gan Fan được tạo bởi 9 góc và 9 đường. Với mỗi góc Gann sẽ có 1 đường tương
ứng với nó. Góc quan trọng nhất là 45 độ hay còn gọi là đường 1/1 nằm ở giữa. 8
đường còn lại chia làm hai nằm đối xứng hai bên và chúng được đặt tên như sau:

1/8
1/4
1/3
1/2
1/1 – 45 độ
2/1
3/1
4/1
8/1

Theo lý thuyết Gann thì mỗi góc (mỗi đường sẽ là một indicator tốt để định hướng
giá trong tương lai). Tất cả những kỹ thuật của Gann đều yêu cầu sự cân bằng của
giá và thời gian, do đó đường 1/1 là đường quan trọng nhất.

Khi giá đi qua đường 1/1 (Đường 45 độ) được xem là thời điểm xu
hướng chính thức thay đổi!

(Phần trên mình copy của bác The Blade qua cho anh em tiện theo dõi hơn)

3. Kết hợp:

Qua 2 phần trên, chúng ta đều để ý thấy có một điểm chung trong 2 phương pháp,
đó chính là "Khi giá đi qua Đường 45 độ được xem là thời điểm xu
hướng chính thức thay đổi!". Vậy, chúng ta sẽ áp dụng như thế nào trong giao
dịch?

Bước 1:
Set-up một đồ thị P&F với Box-size vừa ý (Phần hướng dẫn về box-size và cách
setup một P&F chart mình đã có hướng dẫn trong các bài viết trước).

Bước 2:
Kẻ một đường trendline 45 độ từ đỉnh, đặt một Gann Fan vào đồ thị sao cho đường
1/1 trùng với đường trend 45 độ. Góc của Gann Fan phải trùng so với đỉnh của đồ
thị (Nếu không sẽ làm xê dịch các đường góc khác như 1/2,1/4,4/1,4/2,...)
Bước 3:
Tiến hành mua khi giá phá vỡ đường 1/1 và đồng thời cho tín hiệu mua (Ngược lại
với xu hướng tăng) - Về tín hiệu mua bán trong đồ thị P&F mình cũng đã có bài
viết. Dừng lỗ khi giá phá xuống dưới box hỗ trợ gần nhất đồng thời quay trở lại
dưới đường 1/1.

Bước 4:
Chốt lời ở đường 2/1.
4. Thực hành:

Tương tự chúng ta sẽ có những ví dụ sau:

VD1: WTI/USD
VD2: CADJPY

Phần 5
Công cụ Gann Box là gì? Sử dụng như thế nào? Có hiệu quả không mà sao nghe lạ vậy? Tất
cả sẽ được chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay để giúp trader có một phương pháp giao dịch
hoàn toàn mới.

Có lẽ trader chúng ta vẫn còn hơi xa lạ với Gann và các công cụ của ông. Điều này cũng dễ
hiểu vì đa phần sách vở báo đài, forum, website đều chỉ toàn dạy chúng ta nến Nhật, trendline,
price action, Ichimoku, mô hình giá, RSI, Bollinger Bands,... mà ít đề cập đến những trường
phái khác chưa được biết đến nhưng cũng rất hiệu quả. Trường phái Gann là một trong những
trường phái khá nổi tiếng như hầu như có rất ít tài liệu tiếng Việt.

The Blade luôn là người đi tiên phong mở rộng đất đai, lãnh thổ cho anh em traderviet canh tác.

Trường phái Gann có rất nhiều phương pháp, đối với tôi ông không chỉ là một tượng đài mà
còn là một kho tàng trading học. Chúng ta được thừa hưởng Square of Nine, Square of
Four, chiêm tinh tài chính, công thức toán học để tính giá và thời gian đỉnh đáy thị
trường,...

Học được lý thuyết Gann, chúng ta có thể dự đoán chính xác đỉnh đáy và thậm chí cả thời gian
tạo đỉnh đáy trong tương lai. Tuy nhiên, để lĩnh hội được lý thuyết Gann cần phải đầu tư thời
gian và công sức.

Sau một thời gian nghiên cứu về những phương pháp của ông (chưa nghiên cứu xong vì còn
rất rất nhiều thứ phải học và lĩnh hội), và hôm nay tôi lại tiếp tục giới thiệu với anh em một trong
những công cụ dễ hiểu, dễ sử dụng của Gann, đó là Gann Box. Hy vọng nó sẽ giúp anh em
giải quyết được những khó khăn trong trading.
Như thường lệ, tôi sẽ trình bày chiến lược Gann Box bằng 6 bước kèm ví dụ cụ thể.
Tôi sẽ sử dụng nền tảng Tradingview. Anh em có thể sử dụng MT5 vẫn được nhé.

Bước 1: GANN BOX Ở ĐÂU?


Trước khi vẽ, tôi sẽ chỉ các bạn tìm công cụ đó ở chỗ nào. Chúng ta làm theo hình nhé:

Công cụ Gann Box này dùng để tính giá và thời gian dựa trên tỷ lệ Fibonacci. Do đó, các bạn
để ý thấy có các tỷ lệ Fibonacci tương ứng ở trên các cạnh của Gann Box.
Trên Gann Box, thì cột dọc dùng để tính thời gian đỉnh đáy, còn cột ngang dùng để tính mức
giá. Vì thị trường chỉ có hai chiều giá và thời gian.

Bấy lâu nay chúng ta chỉ quan tâm đến giá, thật là thiếu sót khi đã bỏ quên yếu tố thời gian
trong trading - yếu tố quyết định ăn thua. Gann Box sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.

Bước 2: CÁCH VẼ
Vẽ Gann Box từ đáy lên đỉnh nếu ngày đó là ngày tăng giá và vẽ từ đỉnh xuống đáy nếu là
ngày giảm giá.

Chúng ta sẽ căng Gann Box sao cho mức 0.382 cột thời gian chạm vào cây nến cuối
cùng của ngày hôm trước. Dĩ nhiên mức 0 là đầu ngày rồi.

Bước 3: CHỜ ĐỢI


Chờ cho đến khi giá chạy đến vùng thời gian 0.618 và 0.75 của Gann Box.
Nên nhớ, Gann Box chỉ thực sự hiệu quả khi bạn vẽ đúng theo quy tắc, nếu không nó sẽ cho
bạn kết quả sai lệch ngay.

Bây giờ chúng ta đã có những điểm giao nhau giữa giá và thời gian. Và đây là lúc chúng ta vào
lệnh.

Bước 4: VÀO LỆNH


Mua khi giá breakout lên mức 0.382 của giá (không phải thời gian nhé).

Bạn có thấy mình đã BUY trúng ngay đáy không?


Theo Gann, quan hệ giá và thời gian là một mối quan hệ bốn chiều.

Lưu ý rằng, nếu trong giá đã breakout rồi mà bạn bị lỡ chuyến tàu thì không nên đua theo nữa
nhé. Trường hợp này là trường hợp hy hữu đấy.

Bước 5: ĐẶT STOPLOSS


Đặt stoploss dưới đáy của ngày hôm qua.

Nếu chạy qua mức 0.75 thời gian mà giá giảm xuống 0.25 giá thì chúng ta mạnh dạn đóng lệnh
vì Gann Box trường hợp này không hiệu quả.

Bước 6: ĐẶT TAKE PROFIT


Thông thường là đặt take profit gấp đôi hoặc gấp ba lần stoploss.
Trên đây là 6 bước cụ thể để giao dịch với Gann Box. Trường hợp Sell chúng ta cũng làm
ngược lại nhé. Dưới đây là ví dụ:

Có thể các bạn chưa hiểu tại sao lại như vậy đúng không. Như tôi đã nói, muốn hiểu được một
phần Gann là rất khó, đây là ứng dụng dựa trên lý thuyết Gann. Nếu bạn muốn nghiên cứu
thêm về Gann và các phương pháp của ông, bạn có thể tìm đọc tài liệu thêm.

Phần 6

William D Gann là một trong những huyền thoại phân tích kỹ thuật nổi tiếng nhất mọi thời đại,
sánh ngang với các tên tuổi khác như Charles Dow hay Elliot. Hệ thống giao dịch của ông rất
phức tạp nên có rất ít người có thể hiểu và vận dụng nó hiệu quả, phương pháp mà Gann sử
dụng bao gồm cả hai yếu tố là giá và thời gian được kết hợp lại với nhau để phục vụ mục đích
dự báo tương lai. Các nghiên cứu của ông dựa trên chiêm tinh và toán học cổ đại, có lời đồn
đoán rằng ông đã kiếm được 50 triệu đô trong sự nghiệp trading của mình, tính theo ngang giá
sức mua thời điểm hiện tại thì nó vào khoảng $800 triệu đô.

Ba công cụ giao dịch phổ biến nhất của Gann gồm:

 The Gann angle (Gann grid)


 Gann lines
 Gann fans
Các công cụ này được tích hợp sẵn trên rấ nhiều nền tảng giao dịch, trong đó có MT4.

[Chọn insert > Gann > Công cụ]

Chiêm tinh học ảnh hưởng đến hầu hết các công trình của Gann, nó được xem như là giáo lý
của phương pháp này, ông nói rằng có một sự cân bằng hoàn hảo khi giá tăng lên và giảm
xuống ở một góc 45 độ.

The Gann grid - Lưới Gann


Khác với đa phần các chỉ báo, The Gann grid được nhìn nhận như là một leading indicator.
Chúng bao gồm những đường chéo đan vào nhau góc 45 độ tạo nên những ô vuông (Gann
grid) dựa trên đường trend line chính (Gann trend line). Khi thị trường nằm ở phía trên đường
Gann trend line, chúng được cho là đang có xu hướng tăng, và ngược lại khi giá nằm phía dưới
đường Gann trend line giá được cho là đang có xu hướng giảm.

Những đường Gann grid cho phép trader có khả năng đọc được sức mạnh của xu hướng và từ
đó dự đoán khả năng xu hướng đảo chiều.

Để xác định “lưới Gann” bạn chỉ cần nối các đỉnh/ đáy liên tiếp lại với nhau như các chúng ta
xác định trend line thông thường, phần còn lại công cụ Gann sẽ làm thay bạn.

Lưu ý: không có qui tắc cố định trong việc nối các đỉnh/ đáy lại với nhau, vì thì trường không
bao giờ có những mô hình hoàn hảo, do đó lưới Gann có thể được điều chỉnh đề phù hợp với
những hành động giá hiện tại.

Biểu đồ phía trên cho thấy các đường lưới Gann đã được điều chỉnh. Chú ý vào những đường
bôi đậm, đường lưới Gann được điều chỉnh sao cho chúng gần với giá nhất có thể, nó cung
cấp cho chúng ta cái nhìn tốt hơn về thì trường so với việc chỉ đơn giản là nối các đỉnh/ đáy lại
với nhau.

Phía trên là cái nhìn toàn cảnh, phía dưới là hình ảnh phóng to, và bạn có thể thấy các giá phản
ứng với những đường Gann một cách chi tiết hơn.

Chú ý vào cách xu hướng di chuyển, điều chỉnh và tương tác với các đường line, chúng đóng
vai trò như các mức kháng cự - hỗ trợ. Với những ai không muốn đào sâu hơn vào phương
pháp giao dịch này có thể dừng lại tại đây và sử dụng đường lưới Gann như những mức kháng
cự - hỗ trợ thông thường. Còn nếu muốn đi sâu hơn một chút hãy comment để mình làm phần
ví dụ nhé!

Phần 7

Lý thuyết Gann phát biểu rằng khi giá di chuyển dọc theo đường Gann line, xu hướng thường
là mạnh. Cùng đến với 1 ví dụ vào lệnh:
Vùng số 1: Đường Gann bị phá, trader nên chuẩn bị cho hai tình huống, hoặc sẽ vào lệnh buy
khi có dấu hiệu giá quay lại xu hướng, hoặc vào lệnh sell khi có dấu hiệu xu hướng đảo chiều.

Vùng số 2: Mức kháng cự ngắn hạn được hình thành, xu hướng tăng có vẻ đã bị phá vỡ và


chúng ta kỳ vọng một đợt retest tại vùng số 3.

Vùng số 3: Sau khi giá tiếp cận vùng này, nó thất bại trong việc xuyên thủng vùng giá, không
tạo được đỉnh cao hơn và bắt đầu quay đầu đi xuống. Các yếu tố ủng hộ một nhận định bán.

Vùng số 4: Chúng ta vào lệnh khi giá pullback lại vùng cản phía trước những không thể phá vỡ
được nó và quay đầu đi xuống. Dừng lỗ phía trên mức đỉnh gần nhất và chốt lãi phía dưới mức
đáy gần nhất.

Gann fans
Công cụ tiếp theo đó chính là Gann fans (hay các đường nan quạt). Để xác định Gann fans bạn
chỉ việc nối hai đỉnh/ đáy liên tiếp lại với nhau, các đường sẽ tự động hiện ra.
Cách sử dụng những đường Gann fans tương tự như cách dùng những đường xu
hướng thông thường, mua hoặc bán khi các đường này bị phá vỡ.
Ví dụ phía trên minh họa cách sử dụng Gann fans đơn giản nhất. Vào lệnh mua sau khi giá phá
đường Gann line và quay lại retest chính nó. Dừng lỗ phía dưới mức hỗ trợ, chốt lời ở đường
Gann tiếp theo.

Lý thuyết Gann – Một phương pháp giao dịch vô cùng phức tạp
Những điều đã được bàn luận trong chủ đề này chỉ là “một cái lướt nhẹ” qua bề mặt của
phương pháp giao dịch theo lý thuyết Gann, còn rất nhiều điều để nói về phương pháp giao
dịch này trong việc dự đoán hướng đi của giá. Tuy nhiên, như đã nói, đây là một phương pháp
vô cùng phức tạp mà cần nhiều năm, thậm chí là cả thập kỷ để một trader có thể luyện tập và
nắm vững phương pháp.

Không mong rằng sau khi đọc xong bài viết anh em có thể thu nạp một phương pháp giao dịch
nhanh – gọn, mà chỉ mong muốn cung cấp một cái nhìn sơ lược về phương pháp, đồng thời
dẫn dắt một vài trader tự tìm hiểu sâu hơn nữa lý thuyết phức tạp này.

You might also like