You are on page 1of 4

1.

kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền
kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát
triển và nền kinh tế TBCN chính là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ phổ
biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà
giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN. Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh tế thị
trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế - xã
hội.

 Đặc điểm cơ bản:

 Thứ nhất, độc lập của các chủ thể trong nền kinh tế

      Thứ hai, hệ thống đồng bộ các thị trường và thể chế tương ứng

      Thứ ba, hệ thống giá cả được xác lập thông qua tương quan cung-cầu quyết
định sự vận hành của nền kinh tế thị trường
      Thứ tư, cơ chế căn bản vận hành của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh tự do

      Thứ năm, vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước

2. * Mô hình kinh tế thị trường XHCN (hay định hướng XHCN)

      Loại mô hình kinh tế thị trường này hiện đang được thực thi chỉ ở hai nước (Việt
Nam - kinh tế thị trường định hướng XHCN; và Trung Quốc - kinh tế thị trường
XHCN). Thời gian tồn tại của nó cũng chỉ mới hơn 1/4 thế kỷ thử nghiệm. Tuy vậy,
các kết quả thực tế đã chứng tỏ đây là mô hình có sức sống mạnh mẽ và có triển vọng
lịch sử to lớn.

      Sự ra đời của mô hình này gắn liền với sự sụp đổ của CNXH hiện thực, vốn phủ
nhận vai trò của kinh tế thị trường trong quá trình phát triển ở các nước nghèo, lạc hậu
tiến lên CNXH. Sự xuất hiện của mô hình này chứng minh sức sống mãnh liệt của xu
hướng tiến lên CNCS như một tất yếu khách quan của thời đại; đồng thời, khẳng định
tính tất yếu và phổ biến của kinh tế thị trường với tư cách là một giai đoạn bắt buộc
trong lịch sử phát triển của mọi nền kinh tế.

      Tuy nhiên, khác với hai mô hình kinh tế thị trường nói trên, tồn tại trong khung
khổ CNTB, mô hình này mới được xác lập chưa lâu và vẫn đang trong quá trình thử
nghiệm, định hình cấu trúc và bản chất. Do vậy, chưa có căn cứ thực tiễn để xác lập
một hệ thống lý luận về nó với nội dung hoàn chỉnh và logic chặt chẽ.

3. * so sánh kte thị trường TBCN với kte thị trường định hướng XHCN

( Trong khuôn khổ CNTB, kinh tế thị trường phát triển trong 2 mô hình là kinh tế thị
trường tự do và kinh tế thị trường xã hội.)
So sánh cụ thể ( https://www.slideshare.net/dinhtrongtran39/so-snh-nn-kinh-t-th-trng-nh-hng-
xhcn-v-nn-kinh-t-th-trng-nh-hng-tbcn )

4. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là những yếu tố quan hệ biện chứng với nhau trong phép duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đây là hai yếu tố quan trọng trong học thuyết về hình thái kinh
tế-xã hội. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những quan hệ sản xuất (QHSX) hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình
thái kinh tế- xã hội nhất định.

Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng
và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

*mối quan hệ ktruc thượng tầng và cs hạ tầng

Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng, nội dung và tính chất của kiến
trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng

Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng, tuy nhiên, mỗi yếu tố
có vai trò không giống nhau. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra
theo hai chiều:

 Nếu kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với cơ sở hạ tầng thì thúc đẩy cơ sở hạ
tầng phát triển.
 Nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với cơ sở hạ tầng thì kìm hãm hay huỷ
diệt cơ sở hạ tầng sinh ra nó.

5.Tăng trưởng theo chiều rộng là dựa vào sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và
một số yếu tố lợi thế khác.

6.Tăng trưởng theo chiều sâu là dựa vào trình độ công nghệ, quản lý, từ đó nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả

You might also like