You are on page 1of 2

Tài liệu lưu hành nội bộ

THALIC VOICE - HỌC VIỆN GIỌNG NÓI VÀ KỸ NĂNG


Level Chuyên biệt: GenZ toàn năng
(Giáo trình dành cho Học viên)

_____________________________
Buổi 6: Xử lý tình huống khi thuyết trình

A. Mục tiêu
Xử lý các tình huống khó xử một cách khéo léo, tinh tế, thanh lịch, vẫn giữ
được cảm xúc để không làm hỏng bài thuyết trình.
Tips: hãy xem những ng đang nghe là con nợ, mình đang nói và mình đang
trên cơ họ!> giải tỏa tâm lý
Đừng bao giờ nhìn chằm chằm về 1 ng nào đó hay 1 nhóm nào đó thay vào
đó hãy linh hoạt tầm nhìn!
B. Nội dung

1. Cắt lời khi đối phương nói quá dài


Quy tắc “Thời khắc vàng”:
● Với người nói dài, không phải họ nó liền mạch không nghỉ. Sẽ có lúc họ
nghỉ 0.5-1s để lấy hơi, để à-ờ, để nghĩ.
● Trước khi muốn cắt lời, hãy chú ý đến nội dung họ đang nói. Ở thời khắc
0.5-1s trên, hãy ngay lập tức đưa ra bình luận của mình, thể hiện nó một
cách chân thành, đầy tính góp ý, xây dựng… sau đó cảm ơn họ, hoặc
chuyển sang nội dung khác.

2. Quên nội dung khi nói - bí từ - bí ý


Khi giao tiếp chúng ta thường quên nội dung, hoặc bí từ ngay sau những
chữ: và, thì, là, nên… Sau đây là cách xử lý gọn nhất:
● Quả bóng trách nhiệm: Đặt câu hỏi cho người nghe, khi họ nói chúng ta
có thời gian để nhớ lại. Hoặc khi không thể nhớ ra thì câu hỏi đó là dấu
chấm hết cho ý tứ đang nói để chuyển sang một tứ khác.
Ví dụ: Và/nên/vậy… tôi có thể hỏi,... Hoặc kết thúc ngay lập từ:
Và/nên… đấy, nó là như vậy.
● Câu chuyện cứu cánh: Kể một câu chuyện liên quan đến nội dung chúng
ta đang nói.
Ví dụ: Và… tôi có thể kể một câu chuyện như thế này…
Tài liệu lưu hành nội bộ

3. Bị phản bác quan điểm


● Bình tĩnh, không hoang mang, bất an. Không thay đổi thái độ.
● Đầu tiên vẫn cần sự cảm ơn để lấy lại thiện cảm. Tán thành trước khi
phản biện/tranh luận.
● Không sa đà vào cuộc tranh cãi, như vậy là mắc bẫy. Thay đổi thái độ,
ngôn từ kích động là thành tranh cãi.
● Phản biện/ tranh luận để bảo vệ quan điểm/ lợi ích khi có đủ cơ sở kiến
thức. Không nói cho thắng - Hãy nói cho đúng. (tìm điểm chung, đưa ra
những luận điểm mang tính xây dựng, nêu dẫn chứng rõ ràng)
● Khi không đủ lý lẽ hãy nói ngắn gọn, chỉ ra các điểm mấu chốt và sử dụng
những ngôn từ dễ chịu.

4. Đối phó với sự ồn ào, hỗn loạn


Giữ bình tĩnh, sử dụng một vài phương pháp sau để thu hút sự chú ý của
người nghe.
● Nâng tone giọng để thu hút lại sự chú ý.
● Xuống trực tiếp đặt câu hỏi tương tác với 1 người bất kỳ.
● Thể hiện sự thiện chí bằng cách hỗ trợ, xử lý vấn đề của đám đông.

5. Các yếu tố khách quan


● Khi tình huống khách quan xảy ra như: mất mic, hỏng slide, mất điện,...
ngay lập tức hãy im lặng khoảng 3-5s để lấy lại sự bình tĩnh bằng cách
HÍT HƠI THẬT SÂU.
● Bình tĩnh liên kết trực tiếp tình huống với nội dung đang nói. Biến nguy
thành cơ.

C. Thực hành
Giáo viên thực hành trực tiếp với học viên. Mỗi phần thực hành từ 5-7 phút (bao
gồm cả nhận xét)
Chủ đề thực hành học viên tự chọn. Giáo viên tạo tình huống.

You might also like