You are on page 1of 4

GV: Ông Long Hải 1

THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN (20-21)

Câu 1: (2 điểm)
a. Một lượng khí lí tưởng thực hiện quá trình biến đổi đẳng nhiệt. Nội năng
của nó tăng, giảm hay không đổi? Nêu hai cách làm biến đổi nội năng của
vật.
b. Nếu vật đồng thời nhận được công A và nhiệt lượng Q thì nội năng của vật
biến thiên U. Viết biểu thức liên hệ giữa A, Q và U. Nội năng của vật lúc
này tăng hay giảm? Vì sao?

Câu 2: (2 điểm)
a. Viết các công thức tính động năng và định lí biến thiên động năng.
b. Vận dụng: Một vật nhỏ m được truyền vận tốc đầu vo = 5m/s tại A để vật
trượt trên mặt phẳng ngang AB = 3m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt
phẳng ngang  = 0,2. Lấy g = 10m/s2. Tính độ lớn vận tốc v của vật m tại B.

Câu 3: (2 điểm)
a. Trình bày nội dung định luật Charles. Viết hệ thức liên hệ giữa áp suất p và
nhiệt độ tuyệt đối T trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định.
Vẽ đường đẳng tích trong hệ trục (p, T) (OT là trục hoành).
b. Xét lượng khí xác định chứa trong bình kín có thể tích V không đổi. Khi
tăng nhiệt độ tuyệt đối thì áp suất của lượng khí thay đổi như thế nào (tăng
hay giảm)? Giải thích.

Câu 4: (2 điểm)
a. Một khối khí lí tưởng được biến đổi trạng thái theo một chu trình kín như
hình vẽ. Cho biết áp suất ban đầu của khối khí p = 9atm. Tính nhiệt độ T1 và
áp suất p3 của khối khí.

b. Khối lượng riêng của không khí xác định bởi công thức D  m (Với m là
V
khối lượng không khí ứng với thể tích V). Ở điều kiện chuẩn (0oC,
760mmHg) thì khối lượng riêng của không khí là Do = 1,29kg/m3. Tính khối
lượng không khí chứa trong một căn phòng có thể tích 55m3 ở vùng cao
nguyên có nhiệt độ 17oC, áp suất 660mmHg.
2 GV: Ông Long Hải

Câu 5: (2 điểm)
a. Một quả cầu khối lượng m được treo ở một đầu sợi dây nhẹ, không co dãn
dài L. Kéo quả cầu đến vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc
o rồi thả nhẹ cho chuyển động. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng. Bỏ
qua sức cản không khí. Lập biểu thức tính độ lớn vận tốc tức thời v của vật
và lực căng dây treo ở vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 
< o.
b. 17h30 chiều 28-2, bé N.P.H. ở tầng 12A của tòa nhà 60B Nguyễn Huy
Tưởng bò từ trong nhà, trèo ra lan can. Sau đó, bé treo mình lơ lửng ở tầng
12A. Lúc này, một số người dân ở tòa bên cạnh phát hiện sự việc đã hô
hoán. Một anh thanh niên đang đứng gần đó phát hiện sự việc nên trèo lên
mái che của sảnh và đỡ được bé H. khi bé rơi xuống (Tuổi Trẻ Online).

Hành động dũng cảm của anh ấy giúp bảo toàn mạng sống cho cháu bé. Từ
hiện tượng trên, học sinh giải quyết bài toán vật lí sau:

Vật m1 = 20kg rơi tự do từ độ cao h = 40m so với mặt đất. Khi sắp đến đất,
vật m, va chạm mềm với m2 = 60kg. Hãy tính phần năng lượng bị tiêu hao để
làm nóng và làm biến dạng trong va chạm mềm giữa hai vật? Lấy g = 10m/s 2
và bỏ qua sức cản không khí.

THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN (19-20)

Câu 1: (2,5 điểm) Định nghĩa công của một lực không đổi. Viết biểu thức tính
công và chú thích các đại lượng trong công thức.

 
Áp dụng: Hai lực F1 và F2 có độ lớn bằng nhau cùng tác dụng vào vật m, làm
vật di chuyển được cùng đoạn đường AB như hình vẽ. So sánh công thực
hiện trong hai trường hợp. Giải thích.

Câu 2: (2,5 điểm) Thế nào là quá trình đẳng tích? Quá trình biến đổi đẳng tích của
một khối khí lí tưởng tuân theo định luật nào? Hãy phát biểu và viết biểu thức
định luật đó.
Vận dụng: Nổ nồi áp suất là rất nguy hiểm có thể xảy ra trong nhà bếp. Bên
cạnh việc sử dụng nồi kém chất lượng thì sử dụng nồi áp suất sai cách cũng
là một trong những nguyên nhân gây ra nổ nồi. Một trong những lưu ý trước
GV: Ông Long Hải 3

khi sử dụng nồi áp suất là phải đảm bảo van xả áp không bị tắc nghẽn. Bằng
kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao van xả bị tắc nghẽn có thể gây nổ
nồi?

Câu 3: (2 điểm) Một lượng khí lý tưởng xác định đựng trong xilanh ở trạng thái 1
có thể tích V1 = 4 lít, nhiệt độ t1 = 127oC và áp suất p1 = 2atm. Cho lượng khí
trên biến đổi trạng thái theo 2 quá trình như sau:
- Biến đổi đẳng nhiệt từ trạng thái 1 sang trạng thái 2, thể tích tăng gấp đôi.
- Biến đổi đẳng áp từ trạng thái 2 sang trạng thái 3, thể tích trở về thể tích ban
đầu.
a. Xác định các thông số p2, T3 của lượng khí.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trên trong hệ tọa độ (pOV) và (pOT)
với Op là trục tung.

Câu 4: (3 điểm) Một vật nhỏ m1 = 300g được truyền vận tốc đầu vo = 5m/s tại A
để vật trượt trên mặt phẳng ngang AB. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt
phẳng ngang  = 0,225. Lấy g = 10m/s2.

a. Tính động năng ban đầu của vật m1 tại A.


b. Cho AB = 2m.Tính độ lớn vận tốc v1 của vật m1 tại B.
c. Giả sử đến B, khi vật m1 đạt tốc độ v1 thì va chạm mềm với vật nhỏ m2 của
con lắc đơn đang đứng yên cân bằng. Hai vật dính vào nhau và cùng chuyển
động. Bỏ qua mọi lực cản chuyển động sau va chạm. Tính góc lệch cực đại
của dây treo so với phương thẳng đứng khi hệ chuyển động và lượng cơ
năng biến đổi thành dạng năng lượng khác trong va chạm mềm. Cho m2 =
4 GV: Ông Long Hải

200g và chiều dài dây L = 1m. (Học sinh phải giải bài toán bằng phương
pháp năng lượng).

You might also like