2021-2022-KTGK I-12 ban D-THPT Tùng Thiện - HN

You might also like

You are on page 1of 3

KIỂM TRA GIỮA KÌ I KHỐI 12-BAN D

Câu 1: Este X có công thức cấu tạo thu gọn CH3COOCH2CH2CH3. Vậy tên gọi của X là
A. metyl butirat. B. propyl axetat. C. etyl propionat. D. isopropyl axetat.
Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 7.
Câu 3: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH B. HCOONa và CH3OH
C. HCOONa và C2H5OH D. CH3COONa và C2H5OH
Câu 4: Phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic và ancol được gọi là phản ứng
A. este hóa. B. trung hòa. C. kết hợp. D. ngưng tụ.
Câu 5: Đun nóng 0,2 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 22 gam chất rắn khan và 6,4 gam ancol. Công thức cấu
tạo của X là?
A. CH3COOC2H5 B. C2H3COOC2H5 C. C2H5COOCH3 D. C2H5COOC2H5
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai
A. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn chức và đa chức luôn là một số chẵn
. B. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn
C. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol.
D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối
Câu 7: Cho 0,3 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam
glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6. B. 9,2. C. 14,4. D. 4,6.
Câu 8: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. C15H31COOCH3 B. CH3COOCH2C6H5
C. (C17H35COO)3C3H5 D. (C17H33COO)2C2H4
Câu 9: Xà phòng hóa hoàn toàn tristearin bằng dung dịch NaOH, thu được glicerol và chất hữu cơ X.
Chất X là :
A. C17H33COONa B. C17H35COONa C. C17H33COOH D. C17H35COOH
Câu 10: Để điều chế xà phòng, người ta có thể thực hiện phản ứng
A. Phân hủy mỡ. B. Đehiđro hóa mỡ tự nhiên.
C. Axit béo tác dụng với kim loại. D. Thủy phân mỡ trong dung dịch kiềm.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng :
A. Fructozo có phản ứng tráng bạc
B. Tinh bột dễ tan trong nước
C. Xenlulozo tan trong nước Svayde
D. Dung dịch Glucozo hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
Câu 12: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng
lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. Tinh bột B. Fructozo C. Saccarozo D. Glucozo
Câu 13: Để chứng minh trong phân tử của glucozo có nhiều nhóm hidroxyl, người ta cho dung dịch
glucozo phản ứng với:
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
C. AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng D. Kim loại Na
Câu 14: Dung dịch chứa chất nào dưới đây có thể tham gia phản ứng tráng bạc?
A. Lipit B. Glucozo C. Saccarozo D. Xenlulozo
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng :
A. Saccarozo có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
B. Hidro hóa hoàn toàn glucozo bằng H2 (Ni, t0) thu được sorbitol
C. Thủy phân hoàn toàn xenlulozo trong dung dịch H2SO4 đun nóng thu được fructozo
D. Tinh bột hòa tan tốt trong nước và etanol
Câu 16: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra
được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 80g kết tủa. Giá trị của m là
A. 65. B. 75. C. 80. D. 55.
Câu 17: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Xenlulozo. B. Fructozo. C. Glucozo. D. Saccarozo.
Câu 18: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và
một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Xút. B. Sođa. C. Nước vôi trong. D. Giấm ăn.
Câu 19: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?
A. (CH3)3N. B. C2H5-NH2. C. CH3-NH-C2H5. D. CH3-NH-CH3.
Câu 20: Cho 40 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung
dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,36 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 320. B. 400. C. 560. D. 640
Câu 21: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây ?
A. H2SO4. B. NaOH. C. NaCl. D. NH3.
Câu 22: Cho vài giọt nước Brom vào dung dịch anilin lắc nhẹ xuất hiện :
A. kết tủa trắng B. kết tủa đỏ nâu C. bọt khí D. dung dịch màu xanh
Câu 23: Alanin có công thức là
A. H2NCH(CH3)COOH. B. C6H5NH2.
C. CH3NH2. D. H2NCH2COOH.
Câu 24: Cho 30 gam glyxin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị
của m là
A. 38,8 gam. B. 28,0 gam. C. 26,8 gam. D. 24,6 gam.
Câu 25: Hợp chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm?
A. CH3NH2 B. H2N-CH2-COOH C. NH3 D. CH3COOH
Câu 26: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Metyl amin B. Etyl amin C. Glyxin D. Anilin
Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Xenlulozo có phân tử khối rất lớn, gồm nhiều gốc β-glucozo liên kết với nhau.
B. Glucozo là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
C. Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
D. Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
Câu 28. Cho dãy các chất: HOOCCH2NH2, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản
ứng với HCl trong dung dịch là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được các α – glucozo.
(e) Độ ngọt của các loại đường giảm dần theo thứ tự: fructozơ, saccarozơ, glucozơ.
(g) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 30. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi thủy phân metyl fomat thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Thủy phân benzyl axetat trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm hữu cơ gồm hai muối.
(c) Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau.
(d) Nhiệt độ nóng chảy của tripanmitin cao hơn so với triolein.
(e) Trong môi trường bazơ, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(g) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 31: Khối lượng Ag tạo ra tối đa khi cho một hỗn hợp gồm 0,01mol HCHO và 0,02 mol
HCOOC2H5 phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 là:
A. 21,6 gam B. 6,48 gam C. 8,64 gam D. 10,8 gam
Câu 32: Hỗn hợp hơi E chứa etilen, metan, axit axetic, metyl metacrylat và metylamin. Đốt cháy 0,2
mol E cần vừa đủ a mol O2, thu được 0,48 mol H2O và 1,96 gam N2. Mặt khác, 0,2 mol E tác dụng
vừa đủ với 100 ml dung dịch Br2 0,7M. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,4. B. 0,5. C. 0,7. D. 0,6.

You might also like