You are on page 1of 2

LỚP VĂN THẦY TÙNG KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022

ĐỀ NƯỚC RÚT – Số 1 Môn thi: NGỮ VĂN


Khoá ngày: 17/06/2022 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Dặn dò:
- Trước khi làm bài, điểm danh theo link:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeKxWZBnIrWsaJRFHTNIcqEQzn9NvKUJt69wQMpPFrPBOt_iw/vi
ewform
- Thí sinh bật camera trong toàn bộ quá trình làm bài, quay toàn bộ mặt, tờ giấy kiểm tra.
- Không sử dụng tài liệu để có thể đánh giá chính xác những thiếu sót về kiến thức, kĩ năng.
- Đánh số trang bài làm.
- Hết giờ kiểm tra, chụp ảnh/scan lại từng trang bài làm. CẮT BỎ PHẦN THỪA KHÔNG PHẢI BÀI LÀM. Đưa
vào 1 file PDF. Sau đó up lên google drive DUY NHẤT 1 LẦN theo link:
https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fdrive.google.com%2Fdrive%2Ffolders%2F1_YeTfBSCHwJCo
uHDm9dCeeA26KJ8PWXY%3Fusp%3Dsharing%26fbclid%3DIwAR3Jj_1jIhkSadVaNS7ikmr-
45dbvHYOkrz2KYMwuWPL-DDelzH9Nup-a8I&h=AT2SGnJxxJjqv-5xYrCV13MnqYUgx-W03L7UBF5Uj6NV-
e2KiQNEF6KVxkN1ZYrPP8lb73p2ea2XG_bv_PZ34PFAnIBw4N2CBF7qKrXF9bCIoDBRtJmkVnmHKVIe9JHH
kLMVBKmdlx89pHU
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Nào là tiếng sáo, tiếng sáo
Có ai biết thế nào là hát ca không?
Chỉ một sợi dây mảnh ràng buộc với đất
Đứt lúc nào chẳng hay
Mà dám lượn chao tự do
Bởi chỉ có diều thôi, diều ơi
Cảm được sự nhẹ tênh của cuộc đời
Mà không làm hại ai
Giữa chông chênh trong xanh
Làm cái tiêu nhỏ nhoi
Để chúng nhìn trời
Những đớn đau, thậm chí cả vinh quang nữa
Chỉ làm chú mày nhạy cảm hơn
Cứ hát ca đi
Cho thoả lòng
Bởi số phận đã định rồi:
Diều nào mà chẳng đứt dây một lần?
(Trích “Những bài học nông thôn”, Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học, 2020, tr.136-137)
Thực hiện những yêu cầu:
Câu 1. Cho các khẳng định:
- Bài thơ viết theo thể tự do.
- Bài thơ kết hợp các phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm.
- Tạo âm hưởng cho bài thơ có sự phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài.
- Trong mười dòng thơ đầu, có một câu sử dụng đảo ngữ.
Anh/chị hãy xác định có bao nhiêu khẳng định đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả nhắc đến sự tự do của cánh diều được thông qua những chi tiết nào?
Câu 3. Nêu hiệu quả việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá trong đoạn sau:
Giữa chông chênh trong xanh
Làm cái tiêu nhỏ nhoi
Để chúng nhìn trời
Những đớn đau, thậm chí cả vinh quang nữa
Chỉ làm chú mày nhạy cảm hơn
Câu 4. Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong bốn dòng cuối đoạn trích có phù hợp với tuổi trẻ ngày nay không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của cách sống
“dám lượn chao tự do” mà “không làm hại ai” đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân.
Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ
ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy.
Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà,
bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,
vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố
nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng
thác lũ ngay đấy.
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này
cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng
người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang
dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một
tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu
nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như
hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi
sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu
vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân
chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn
Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
(Trích “Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.191-192)
Cảm nhận về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về “công phu lao động nghệ thuật khó
nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác” (Ngữ văn 12, Tập một, tr.193) trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân.
---------------HẾT---------------

You might also like