You are on page 1of 40

ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn”
thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có
một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên,
biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân.
Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ
nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra
thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là
quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc.
Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp
những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là
gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ
luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.
Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào
thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ
bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.
(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016,
tr.34)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Theo tác giả, vì sao một số người từ chối việc thay đổi?
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả lại viết: Nhờ thay đổi, con người mới có những bước
tiến vượt bậc?
Câu 4: Anh/Chị có đồng ý với ý kiến: Sống là phải thay đổi không? Vì sao?

PHẦN 2: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị
luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về những điều bản thân thấy cần thay
đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích sau. Từ đó
bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả Sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc
nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.

[…] Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình
một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay
mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo
dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm
mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng
không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi
cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen
đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ
quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng
mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc
chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn
mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà,
tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng
xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông
Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ
cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi
thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào
mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào

bản đồ lai chữ.

Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi
nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm
chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một
cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi
bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam
nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông
Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại
chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm
ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc
dịu dàng đấy, rồi lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.[…].

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2019, trang 190,191).

-------------HẾT-------------

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn”
thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có
một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên,
biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân.
Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ
nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra
thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là
quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc.
Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp
những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là
gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ
luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.
Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào
thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ
bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.
(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016,
tr.34)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Theo tác giả, vì sao một số người từ chối việc thay đổi?
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả lại viết: Nhờ thay đổi, con người mới có những bước
tiến vượt bậc?
Câu 4: Anh/Chị có đồng ý với ý kiến: Sống là phải thay đổi không? Vì sao?

PHẦN 2: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị
luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về những điều bản thân thấy cần thay
đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích sau. Từ đó
bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả Sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc
nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.

[…] Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình
một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay
mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo
dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm
mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng
không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi
cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen
đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ
quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng
mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc
chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn
mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà,
tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng
xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông
Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ
cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi
thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào
mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào

bản đồ lai chữ.

Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi
nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm
chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một
cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi
bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam
nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông
Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại
chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm
ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc
dịu dàng đấy, rồi lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.[…].

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2019, trang 190,191).

-------------HẾT-------------

ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Tên tác phẩm: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN
ĐỀ SỐ 13

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN CÂU Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận 0.5
2 Theo tác giả, một số người từ chối việc thay đổi vì họ cho rằng: “Tôi đã 0.5
quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc
rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay
đổi làm gì cho mệt!”.

3 Tác giả viết: Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc
vì: 1.0
- Khi thay đổi (nhận thức, thái độ, hành động…), con người sẽ cải thiện
được sự lạc hậu, cũ kĩ để theo kịp sự phát triển của xã hội, tiếp nhận được
những điều mới mẻ từ xã hội, do đó sẽ tạo cơ hội cho con người tạo ra
những bước tiến vượt bậc phù hợp với thời đại.
- Phải là những thay đổi tích cực mới tạo ra được những bước tiến vượt
bậc.
- Trong thực tế cuộc sống, nhờ thay đổi nhận thức, thái độ, hành động
mà một số người đã thành công và tạo nên những bước tiến vượt bậc cho
đất nước, cho nhân loại.
-…
(Học sinh có thể lí giải thêm nhưng phải phù hợp, thuyết phục)
4 - Học sinh bày tỏ được quan điểm của bản thân về ý kiến: Sống là phải 1.0
thay đổi, có thể:
+ Đồng tình
+ Không đồng tình
+ Vừa đồng tình vừa không đồng tình
- Lí giải để bảo vệ ý kiến: Học sinh có thể lí giải theo nhiều cách khác nhau
nhưng phải hợp lí, thuyết phục, đảm bảo tính nhân văn.
II LÀM VĂN 7.0

1 Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn 2.0
văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về những
điều mà bản thân thấy cần thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn, có đủ các phần: Mở đoạn, 0.25
thân đoạn, kết đoạn.
b. Xác định đúng các vấn đề nghị luận: Những điều mà bản thân thấy 0.25
cần thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập 1.0
luận, kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng, có thể viết đoạn theo định
hướng sau:
1. Giải thích:
Thay đổi: Thay cái này bằng cái khác, làm cho khác với cái trước đây.
2. Bàn luận:
- Nêu được những điều cần thay đổi về nhận thức, thái độ, hành động…
của bản thân trước yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Những thay đổi đó phải
là thay đổi tích cực góp phần hoàn thiện bản thân và thúc đẩy xã hội phát
triển.
- Thay đổi là một quá trình, thay đổi có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, thay
đổi từ những điều bé nhỏ, đến những điều lớn lao.
- Phê phán những con người bảo thủ, lạc hậu không bao giờ chịu thay đổi,
hoặc những người thay đổi nhưng trái với chuẩn mực xã hội.
3. Bài học liên hệ bản thân:
- Cần phải nỗ lực để hoàn thiện bản thân.
- Thay đổi nhưng không đánh mất mình, không đánh mất những nét đẹp
truyền thống.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ 0.25
pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.25
đề nghị luận.

2 Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích 5.0
Người lái đò Sông Đà. Từ đó bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách
miêu tả sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn
Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0.25
bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết
luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận hình tượng Sông Đà 0.5
trong đoạn trích, bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả sông
Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển
khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, bài tùy bút Người lái đò 0.5
Sông Đà, hình tượng Sông Đà trong đoạn trích.
* Cảm nhận hình tượng Sông Đà 2.0
- Từ điểm nhìn trên cao, Sông Đà có vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, yêu
kiều.
+ Dòng chảy của Sông Đà uốn lượn như “cái dây thừng ngoằn ngoèo”.
+ Sông Đà thướt tha, duyên dáng, đầy nữ tính như mái tóc người thiếu nữ
Tây Bắc: Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu
tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng
hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân….
+ Sông Đà có sự thay đổi kì diệu màu nước theo mùa, mỗi mùa có một vẻ
đẹp riêng: Mùa xuân – “dòng xanh ngọc bích”; mùa thu – “nước Sông Đà
lừ lừ chín đỏ”.
- Từ điểm nhìn gần hơn – điểm nhìn của một người đi rừng lâu ngày bất
ngờ gặp lại con sông, Sông Đà gợi cảm, Sông Đà “như một cố nhân”.
+ Sông Đà lung linh, thơ mộng, mang đậm vẻ đẹp Đường Thi.
+ Sông Đà gợi niềm vui, đem lại cảm giác “đằm đằm ấm ấm như gặp
lại cố nhân” cho con người.
- Hình tượng Sông Đà được cảm nhận bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ;
câu văn nhịp nhàng; hình ảnh bay bổng, lãng mạn; sử dụng thành công biện
pháp tu từ so sánh…tạo những liên tưởng độc đáo thú vị, làm nổi bật vẻ
đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông.
(Lưu ý: Phần nghệ thuật phải được lồng vào phần nội dung)
* Bình luận ngắn gọn nét độc đáo trong cách miêu tả sông Đà nói riêng, 1.0
thiên nhiên Tây Bắc nói chung của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Nhà văn nhìn Sông Đà không chỉ là một dòng sông tự nhiên, vô tri vô
giác mà còn là một sinh thể có sự sống, có tâm hồn, tình cảm. Với Nguyễn
Tuân, sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc nói chung cũng là một tác
phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Vẻ đẹp của Sông Đà hòa quyện vào
vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc nên càng trở nên đặc biệt. …
- Cách miêu tả độc đáo này cho thấy Nguyễn Tuân có sự gắn bó sâu nặng,
tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên Tây Bắc, với quê hương đất nước,
đồng thời cho thấy được ngòi bút tài hoa, uyên bác, lịch lãm của ông.
-…
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ 0.25
pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.5
nghị luận.

HẾT
ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Tên tác phẩm: Người lái đò Sông Đà

ĐỀ SỐ 15

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
(1) “Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú (…)
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh, người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt
Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.
(2) Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.
(3) Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…”
(Trích “Giấc mơ của anh hề” – Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Trong văn bản trên, đời sống và giấc mơ được ví như điều gì?
Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ:
“Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất”?
Câu 4. Anh / chị có đồng tình với tác giả khi ông cho rằng:
“Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…”?
Lí giải vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: giấc mơ vẫy gọi con người.

Câu 2. (5.0 điểm)


“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo
đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua
đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ
nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông
Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở
một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về...”
(Trích Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, Tập 1, tr.191)
Cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà qua đoạn văn trên. Từ đó nhận xét những đặc sắc trong
nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân.

GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần Câu Nội dung Điểm
I Đọc hiểu (3.0 điểm)
1 Thể thơ: Tự do 0.5đ
2 Đời sống được ví như bờ 0.5đ
Những giấc mơ được xem như biển
3 Hai câu thơ: 1.0đ
“Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất” có thể hiểu là:
- Những giấc mơ tươi đẹp vào ban đêm chính là “liều thuốc an
thần”, giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, tạm thời quên đi những
khó khăn, mệt mỏi trong cuộc sống thực ban ngày.
- Những điều đến với ta trong giấc mơ chính là cái khát vọng
thầm kín nhưng chân thực nhất: đó là những điều ám ảnh ta
nhất, khiến ta khát khao muốn đạt được nhất.
4 Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lý giải phù hợp thì 1.0đ
đều đạt điểm. Gợi ý:
- Đồng tình
- Lý giải:
+ Bờ luôn là cái nhỏ bé, trong khi biển luôn là cái rộng lớn, bao
la. Cũng như vậy, đời sống luôn là cái hạn hẹp, nghèo nàn; trong
khi đó giấc mơ luôn mở ra một thế giới vô cùng rộng lớn và
phong phú.
+ Nếu không có biển, bờ sẽ không còn lí do để tồn tại. Cũng
như vậy, nếu không có những giấc mơ, những khát vọng để
hướng về những điều tốt đẹp; cuộc đời sẽ trở nên vô vị, mất hết
ý nghĩa.
II Làm văn (7.0 điểm)
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn 2.0đ
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: giấc
mơ vẫy gọi con người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0.25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giấc mơ vẫy gọi con 0.25
người.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: 1.0
Thí sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận khác nhau để
triển khai vấn đề cần nghị luận, tuy nhiên phải đúng trọng tâm
mà đề bài yêu cầu. Có thể tham khảo hướng sau:
Giải thích:- Giấc mơ ở đây có thể hiểu là khát vọng vươn tới
những điều tốt đẹp, để làm cho cuộc sống trở nên hạnh phúc
hơn. “Giấc mơ vẫy gọi con người” muốn nói về ý nghĩa của giấc
mơ trong việc thúc đẩy con người tiến về phía trước.
Bình luận: - Giấc mơ vẽ nên một viễn cảnh tươi đẹp, từ đó tạo
ra động lực, niềm cảm hứng để giúp chúng ta tiến về phía trước.
- Giấc mơ giúp chúng ta có đủ sức mạnh để đối mặt và vượt qua
những khó khăn.
- Giấc mơ giúp chúng ta bớt bận tâm bởi những việc vô bổ;
tránh xa những cám dỗ xấu xa để tập trung vào những việc có
ích.
- Giấc mơ giúp chúng ta có cái nhìn tích cực, lạc quan hơn về
cuộc sống.
Liên hệ, mở rộng: - Phê phán những người đắm chìm trong
giấc mơ, ảo tưởng cuộc sống thực tế.

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ về vấn 0.25 đ
đề cần nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.25 đ
đặt câu.
“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài … mỗi độ thu về...” 5.0
2 (Trích Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, Tập
1, tr.191)
Cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà qua đoạn văn trên. Từ đó
nhận xét những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn
Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.25
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần
Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài
biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau
cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề,
thể hiện được cảm xúc cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp trữ tình của sông Đà 0.25
qua đoạn trích; những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà
văn Nguyễn Tuân.
c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: vận dụng tốt các thao tác 4.0
lập luận, kết hợp chặt chẽ với dẫn chứng. Học sinh có thể triển
khai bài biết theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo những nội
dung chính sau:
* Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 0.5
* Cảm nhận vẻ đẹp trữ tình của sông Đà qua đoạn trích:
Tác giả đã phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú cùng với 2.0
những liên tưởng bất ngờ mà thú vị để tái hiện hình ảnh Sông
Đà:

- Từ trên cao nhìn xuống, dòng chảy uốn lượn của con
sông như mái tóc của người thiếu nữ “con sông Đà tuôn dài
tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và
cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
+ Vừa mới đây thôi sông Đà còn là nơi hội tụ của những
dữ dằn, hung bạo; vậy mà trong chốc lát sóng nước đã xèo xèo
tan trong trí nhớ để hiện hình trước mắt người đọc trong một
dáng vẻ hoàn toàn khác lạ.
+ Mái tóc tuôn tài tuôn dài tưởng chừng như bất tận, nó
trập trùng ẩn hiện giữa mây trời Tây Bắc, nó bồng bềnh uốn
lượn quanh co thướt tha duyên dáng… Mái tóc ấy như đang ôm
lấy dáng hình thanh tân trẻ trung gợi cảm đầy sức sống của
người thiếu nữ Tây Bắc.
+ Màu trắng tinh khiết của hoa ban, màu đỏ rực rỡ của
hoa gạo điểm vào suối tóc ấy khiến nó thêm phần kiều diễm làm
say lòng người. Tác giả dùng lối đảo trật tự câu “bung nở hoa
ban hoa gạo tháng hai” để nhấn mạnh thêm sức sống tràn căng
của thiên nhiên Tây Bắc vào thời điểm giữa mùa xuân, tô điểm
thêm cho vẻ đẹp của suối tóc Sông Đà.
+ Hình ảnh “cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương
xuân” đã tạo nên cái sương khói hư ảo như ẩn giấu đi gương
mặt đẹp bí ẩn của người thiếu nữ càng làm tăng thêm sức hấp
dẫn…
- Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả
đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của dòng
sông. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng
trong cách so sánh rất cụ thể:
+ Mùa xuân, nước sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”,
tươi sáng, trong trẻo, lấp lánh, khác với màu xanh canh hến của
nước sông Gâm, sông Lô.
+ Mùa thu, nước sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ”, như da
mặt một người bầm đi vì rượu bữa, như màu đỏ giận dữ ở một
người bất mãn, bực bội. Dường như nhà văn không phải đang
miêu tả một dòng sông mà miêu tả diện mạo một con người
trong sự biến thiên của cuộc đời.
→ sắc nước tuy biến ảo linh hoạt theo mùa, nhưng đều là thứ
màu sắc gợi cảm, đầy ấn tượng.
→ sông Đà mang gương mặt, dáng vóc và nhan sắc của một mĩ
nhân, có sức gợi cảm, cuốn hút đến vô cùng.
* Nhận xét những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà
văn Nguyễn Tuân

- Đoạn trích đã cho thấy công phu lao động nghệ thuật 1.0
nghiêm túc, khó nhọc của nhà văn. Nguyễn Tuân đã phải dành
nhiều tâm huyết và công sức để làm hiện lên những vẻ đẹp và
sắc thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc.
- Nhà văn đã huy động tối đa các giác quan thị giác, xúc
giác, thính giác và vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực để tái
hiện hình ảnh sông Đà gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc
- Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một
người nghệ sĩ ngôn từ trong việc tái tạo những kì công của tạo
hóa.
*Đánh giá chung
- Nhân vật Sông Đà dưới ngòi bút sáng tạo của nhà văn
lấp lánh hai nét tính cách: hung bạo và trữ tình. Lúc hung bạo,
con sông “mang diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một” 0.5
của con người. Lúc trữ tình, dòng chảy ấy lại tràn đầy, sóng
sánh chất thơ, là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo
hóa, trở một “mĩ nhân” đầy gợi cảm và hấp dẫn. Qua đây tác
giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm
say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình.
d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, 0.25
đặt câu.
e. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về 0.25
vấn đề nghị luận.

HẾT
ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Tên tác phẩm: Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)


ĐỀ SỐ 16
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
ngày chúng tôi đi
các toa tàu mở toang cửa
không có gì phải che giấu nữa
những thằng lính trẻ măng
tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ
những thằng lính trẻ măng
quân phục xùng xình
chen bám ở bậc toa như chồi như nụ
con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ
và dài muốn đứt hơi
hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ
thế hệ chúng tôi
hiệu còi ấy là một lời tuyên bố
một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận
mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82
vẫn thường vác trên vai
một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới
(Một người lính nói về thế hệ mình – Thanh Thảo,
NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 63 – 64)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Hãy chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong các dòng thơ sau:
những thằng lính trẻ măng
tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ
những thằng lính trẻ măng
quân phục xùng xình
Câu 3. Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới
Câu 4. Chân dung của những người lính trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của
anh/ chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ
sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặ trời. Có vách đá thành
chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia
vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò
qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ
mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn
điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đời nợ xuýt bất cứ người
lái đò Sông Đà nào tóm được qua quãng đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ
lật ngửa bụng thuyền ra”
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút
nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây
thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ
những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào
qua cũng chèo nhanh để lướt qua quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để
vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực [...].
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.186)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét
về cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà.
-------------------- HẾT --------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO

Phần Đáp án và biểu điểm Điểm

I I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm)

1 - Thể thơ: tự do 0,5

2 HS nêu 01 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ sau: 0,5


- Điệp ngữ: “những thằng lính trẻ măng”
- Điệp cấu trúc: “những thằng lính trẻ măng...”
...

Nội dung của các dòng thơ: 1,0

3 - Thể hiện nỗi vất vả, gian lao và đức tính kiên trì, tinh
thần sáng tạo trong hành trình cuộc sống của những
người lính trẻ thời kì chống Mỹ.
- Bộc lộ niềm yêu quý, tự hào của nhà thơ về thế hệ mình.

- Chân dung của những người lính trong đoạn trích: cởi 1,0
mở, tinh nghịch, trẻ trung (không có gì phải che giấu
nữa, tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ, chen bám ở bậc toa
như chồi như nụ); dám gánh vác trách nhiệm trước đất
nước (hiệu còi ấy là một lời tuyên bố); dày dạn, kiên trì
trước những thử thách khốc liệt (mỗi ngày đều đụng
4
trận, vác cối nặng, thức nhiều hơn ngủ, xoay trần đào
công sự…); đầy tinh thần sáng tạo trong hành trình cuộc
sống (xoay trần trong ý nghĩ, đi… bằng rất nhiều lối
mới…).
- Suy nghĩ của bản thân: (tình cảm, thái độ, hành động)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2,0 điểm
200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm
của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước.

a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận 0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách quy nạp,
diễn dịch, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25


Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước

c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0


Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù
hợp để triển khai vấn đề nghị luận nhưng phải làm rõ sứ
mệnh đánh thức tiềm lực con người của mỗi cá nhân trong
cuộc sống hiện nay. Có thể theo hướng sau:
- Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình,
II 1
luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống.
- Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy nhiệt
huyết, với tinh thần trách nhiệm rất cao.
- Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với
những hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất nước
bước lên tầm cao mới, khẳng định được tư thế tồn tại
đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại.
- Thế hệ trẻ phải biết ra sức học tập, rèn luyện, không
ngừng khám phá, sáng tạo để góp phần xây dựng đất
nước.
- Thế hệ trẻ cần tích cực tham gia các hoạt động phong
trào, công tác chính trị - xã hội, các hoạt động tình
nguyện...
Lưu ý: Đây chỉ là một đoạn văn ngắn, không đòi hỏi quá
khắt khe về bố cục, về hệ thống “ý”. Có thể dựa vào/
phỏng theo mạch cảm xúc/ suy nghĩ của tác giả văn bản
(trong phần Đọc hiểu) để triển khai mạch viết riêng của
mình (như gợi ý ở trên). Thí sinh có thể hoàn thành đoạn
văn theo kiểu lần lượt trả lời (ngắn) các câu hỏi: Tại sao
phải có trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc? Trách
nhiệm cụ thể của thế hệ trẻ hôm nay là gì? Thế hệ trẻ
chúng ta đã làm gì, sẽ phải làm gì để thể hiện tinh thần
trách nhiệm đó?

d. Chính tả, ngữ pháp 0,25


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo 0,25


Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

“Hùng vĩ ... bờ vực”


(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn
12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.186)
2
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Sông Đà trong
đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về cái tôi Nguyễn Tuân
trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ 0.25 điểm
Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả,
tác phẩm, hình tượng sông Đà; Thân bài triển khai được
các luận điểm thể hiện cảm nhận về hình tượng Sông Đà
và cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông
Đà; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 điểm


- Hình tượng Sông Đà trong đoạn trích
- Cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông
Đà;
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các 3.5 điểm
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều
cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, hình tượng Sông 0.5
Đà trong đoạn trích và cái tôi Nguyễn Tuân trong tuỳ bút
Người lái đò Sông Đà

* Cảm nhận về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích: 1,5


- Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp hung bạo, dữ dằn của Sông
Đà
- Vách đá hùng vĩ:
+ Vách đá hẹp (Phân tích dẫn chứng)
+ Vách đá cao (Phân tích dẫn chứng)
- Mặt ghềnh dữ dội:
+ Mặt ghềnh mênh mông, cuộn sóng (Phân tích dẫn
chứng)
+ Mặt ghềnh tiềm ẩn nguy cơ chết chóc (Phân tích dẫn
chứng)
- Những cái hút nước nguy hiểm:
+ Hút nước sâu (Phân tích dẫn chứng)
+ Hút nước cuồn cuộn (Phân tích dẫn chứng)
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng Sông Đà:
+ Thể tuỳ bút tự do, phóng túng
+ Phối hợp nhiều phương thức biểu đạt: kể, tả...
+ So sánh, liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, độc đáo, thú
vị
....
* Cái tôi Nguyễn Tuân: 1,0
- Cái tôi Nguyễn Tuân với cá tính mạnh, độc đáo
- Cái tôi Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác
- Cái tôi Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên, khát khao hoà
nhập với cuộc đời

* Đánh giá chung 0.5

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, 0.25 điểm
chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa

e. Sáng tạo: biết liên hệ, so sánh; có cách diễn đạt độc 0.5 điểm
đáo; văn viết giàu cảm xúc; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ
về nội dung hoặc nghệ thuật

Tổng điểm 10.0

Hết
ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Tên tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

ĐỀ SỐ 17

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Những tình yêu thật thường không ồn ào
chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt
chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan
bằng chén cơm ăn mắm ruốc
bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân
có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước
có những thằng con trai mười tám tuổi
nhiều khi cực quá, khóc ào
nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ
phanh ngực áo và mở trần bản chất
mỉm cười trước những lời lẽ quá to
nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc.
(Trích Thử nói về hạnh phúc – Thanh Thảo, Thơ hay Việt
Nam thế kỷ XX, NXB Văn hóa Thông tin, 2006)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy chỉ ra những khó khăn của đất nước trong hồi khốc liệt được nhắc đến
trong đoạn trích trên. (0,75 điểm)
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về những trăn trở của tác giả: hạnh
phúc nào cho tôi/hạnh phúc nào cho anh/hạnh phúc nào cho chúng ta/hạnh phúc nào cho
đất nước. (0,75 điểm)
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm Những tình yêu thật thường không ồn ào
không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị
luận (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: theo quan niệm của bản thân thế nào là hạnh
phúc?

Câu 2. (5,0 điểm)


Trong bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, tác giả Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã nhiều lần ví von vẻ đẹp sông Hương:
Lúc ở thượng nguồn: “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa
cuộc đời của mình như một cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã
hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính
rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế
ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương
nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của
một vùng văn hóa xứ sở.”
Khi về ngoại vi thành phố Huế: “Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi
mới đến đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa
dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách
liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm,
như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới gặp thành phố tương lai của nó.”
Và khi tạm biệt kinh thành Huế: sông Hương “như sực nhớ ra một điều gì chưa
kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần
cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa
ngoài mười dặm trường đình. Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh
đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ
với tự nhiên và rất giống với con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy
là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều
trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó,
để nói một lời thề trước khi về biển cả…”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015,
tr198-201)
Phân tích vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong những lần miêu tả trên, từ đó
làm nổi bật nét tài hoa trong phong cách kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
---- Hết ----
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần/Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1 - Thể thơ tự do. 0,5đ
2 - Những khó khăn được nhắc tới: chén cơm mắm ruốc (sinh hoạt 0,75đ
đạm bạc), giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc (bom đạn khốc liệt), nắm
đất mọc theo đường hành quân (chết chóc, hy sinh).
3 - Sự trăn trở, nghĩ suy của người lính trẻ về hạnh phúc của mỗi cá 0,75đ
nhân, của mọi người và của đất nước.
- Thể hiện tinh thần trách nhiệm của công dân trước vận mệnh của
dân tộc.
4 - Nêu rõ quan điểm bản thân: đồng tình hay không đồng tình. Lí 1,0đ
giải hợp lí, thuyết phục.
+ Đồng tình: Những tình yêu thật thường không ồn ào là cách thể
hiện tình yêu chân thành, giản dị bằng hành động cụ thể, giản đơn
mà ý nghĩa. Những tình cảm chân thật không nhất thiết phải nói ra
bằng lời hoa mĩ hay thể hiện bằng hành động khoa trương.
+ Không đồng tình: Trong một số trường hợp đặc biệt, tình cảm
lớn lao cũng cần được thể hiện bằng hành động phi thường có tầm
ảnh hưởng và sức lan tỏa trong xã hội.
+ Vừa đồng tình, vừa không đồng tình: kết hợp cả hai ý trên.
II LÀM VĂN
Câu 1 “Nói về hạnh phúc” theo quan niệm của bản thân (2,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0,25đ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25đ
Nói về hạnh phúc theo quan niệm của bản thân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0đ
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, nói về hạnh
phúc theo quan niệm của bản thân. Có thể theo hướng sau:
- Hạnh phúc là trạng thái thỏa nguyện của con người khi đạt được
điều gì đó.
- Quan niệm về hạnh phúc là: sự chia sẻ về vật chất hoặc tinh thần;
sự cống hiến, hi sinh; cũng có thể là sự hưởng thụ vật chất hoặc đón
nhận tình cảm từ người khác; có thể là hạnh phúc trong khoảnh khắc
hay hạnh phúc dài lâu…
- Hạnh phúc sẽ khiến cuộc sống tốt đẹp hơn, con người sống nhân
văn, nhân ái hơn.
- Quan niệm về hạnh phúc của mỗi người, mỗi thời không giống nhau
nên hạnh phúc hay không là do chính chúng ta cảm nhận và tạo ra.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25đ
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,25đ
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận
Câu 2 Phân tích vẻ đẹp hình tượng sông Hương trong đoạn văn, từ
đó làm nổi bật nét tài hoa trong phong cách kí Hoàng Phủ
Ngọc Tường. (5,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25đ


Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn
đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5đ
- Vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích.
- Nét tài hoa trong phong cách kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
*Giới thiệu về khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và 0,5đ
tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
*Cảm nhận được vẻ đẹp sông Hương qua ba lần miêu tả: 2,0đ
– Vẻ đẹp sông Hương trong quan hệ với cảnh sắc thiên nhiên xứ
Huế mang những nét đặc trưng của con người và cảnh vật nơi
đây:
+ sông Hương ở thượng nguồn nguyên sơ, man dại, mãnh liệt
và đầy quyến rũ (cô gái Di- gan) nhưng cũng hết sức dịu dàng
và trí tuệ bởi chiều sâu nhân cách của một dòng sông lặng lẽ bồi
đắp “phù sa” cho văn hóa Huế, góp phần tạo nên và bảo tồn văn
hóa của thiên nhiên xứ sở.

+ sông Hương ở ngoại vi thành phố mềm mại, đương thì xuân
sắc với những đường cong gợi cảm và tuyệt mĩ.

+ sông Hương lúc tạm biệt kinh thành với khúc rẽ ngoặt độc
đáo, được khám phá ở chiều sâu tính cách lãng mạn, đa cảm và
chung tình.

– Hành trình sông Hương từ thượng nguồn về đến ngoại vi và


thành phố Huế là hành trình đầy gian truân và thử thách, từ đó
làm nổi bật diện mạo xinh đẹp, dịu dàng và tính cách thủy
chung, thâm trầm của dòng sông;

– Vẻ đẹp sông Hương thể hiện niềm yêu da diết, niềm tự hào và
kiêu hãnh của tác giả về con sông quê hương nói riêng và xứ
Huế nói chung.

* Làm nổi bật nét tài hoa phong cách kí Hoàng Phủ Ngọc 1,0đ
Tường:

– Vốn ngôn từ đẹp, tao nhã, tinh tế, lịch lãm; những ví von, so
sánh nhân hóa giàu chất thơ, chất nhạc, chất họa và chất suy
cảm, hướng nội đã làm nên nét thanh tao rất riêng trong chất kí
HPNT; sự quan sát và tưởng tượng bằng lăng kính của tình yêu
và cái nhìn lãng mạn đã làm nên chất trữ tình riêng của kí HPNT;

– Giọng điệu rất Huế, rất trữ tình và sâu lắng, đầy suy niệm.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25đ


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,5đ
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
HẾT
ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Tên tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

ĐỀ 18

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

THƯA THẦY

Trước ngọn thước là con đường xa tắp

Bông hoa nào cũng vẻ bình yên

Và em tin, qua cay đắng vẫn tin

Những ngọn suối không làm tan bóng lá

Đã vấp ngã

thưa thầy

nhiều vấp ngã!

Chẳng ở đâu xa, ở ngay giữa con người

Em bước đi lặng lẽ nghĩ về thầy

Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ

Đời mau quá, tóc thầy khói phủ

Giáo án mong manh bão giật đời thường


Cây trước cửa gió ở ngoài trang vở

Thầy một mình vật vã với văn chương

Đang mưa bão đường về sông nước ngập

Giở trang Kiều thầy giảng chạnh lòng đau.

(Hữu Thỉnh, Thương lượng với thời gian, NXB Hội nhà văn, 2005)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ
sau:

Em bước đi lặng lẽ nghĩ về thầy

Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ

Đời mau quá, tóc thầy khói phủ

Giáo án mong manh bão giật đời thường

Câu 3. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai dòng thơ sau:

Và em tin, qua cay đắng vẫn tin

Những ngọn suối không làm tan bóng lá.

Câu 4: Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của người học trò đối với thầy giáo được thể
hiện trong văn bản trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Bài học trong trang vở là bài học từ cuộc đời.

Câu 2. (5,0 điểm)


Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền
bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây
nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố
in ngần trên nền trời, nhỏ nhán như những vành trăng non. Giáp mật thành phố ở Cồn Giã
Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Con Hến: đường cong ấy làm cho
dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống
như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pé; sông Hương nằm ngay giữa lòng
thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải
dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông
Hương toả đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống
những xóm thuyển xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập loè trong đêm sương những ảnh lửa
thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn
thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm lưu tốc của
dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi hån đi chậm, thực chậm, cơ
hồ chi còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va
cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa
xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú
với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành
khách tí hon của băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. Tôi
vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grát đã đánh
thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuoi dại; ôi, tôi muốn hoá làm một con chim
nhỏ đứng co một chân trên con tàu thuỷ tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vỗ tay, nhưng
sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của
chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-
clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại
con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...
Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua
trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén
trói về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những
vấn vương của một nỗi lòng.

Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành
một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế
giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền âm nhạc cổ
điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền
nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya. Nguyễn Du đã bao năm
lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu. Và từ đó, những bản đàn đã đi
suốt đời Kiều. Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một
buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như tiếng suối
mới sa nửa vời”... Đến câu ấy, người nghệ nhân chợt nhổm dậy vỗ đùi, chỉ vào trang sách
Nguyễn Du mà thốt lên: “Đó chính là Tứ đại cảnh!”.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.198-199).

Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm
của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho xứ Huế.
HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Nội dung Điểm


I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm)
1 Thể thơ: Thơ tự do. 0,5
- Xác định được 01 biện pháp tu từ (0,25đ): điệp ngữ/ điệp cấu trúc/ ẩn
dụ/ tương phản.
- Chỉ ra từ ngữ tu từ (0,25đ): Đời mau quá/ Đời mau quá,…/ khói phủ/
Giáo án mong manh bão giật đời thường.
- Nêu được tác dụng (0,5đ)
+ Điệp ngữ: mở rộng nghĩa (sự giật mình thảng thốt đầy tính chiêm
2 0,75
nghiệm, triết lý về sự trôi chảy của thời gian), gây ấn tượng mạnh, tạo
nên tính cân đối, giàu nhạc điệu và sức biểu cảm cho đoạn thơ
+ Ẩn dụ làm cho lời thơ sinh động, gợi hình, tăng sức biểu cảm, in đậm
tình cảm của người học trò với thầy của mình.
+ Tương phản vừa làm nổi bật công việc vất vả của người thầy trước
I
cuộc sống gian nan, vừa giúp cho việc miêu tả thêm sâu sắc và biểu cảm
Trước những khó khăn, thử thách, ta luôn giữ vững niềm tin vào những 0,75
điều đúng đắn. Vì những gì thuộc về lẽ phải, về chân lí sẽ không bao giờ
3 biến mất dù có phải trải qua nhiều gian khó.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo nội dung và lí giải hợp lí.
- Bày tỏ quan điểm của bản thân. Lí giải hợp lí, thuyết phục
1.0
Gợi ý:
- Bày tỏ niềm nhớ thương, tình yêu, lòng kính trọng, biết ơn thầy sâu
sắc.
4
- Đồng cảm với những lo âu đời thường và tình yêu của thầy đối với văn
chương.
- Khẳng định tình cảm đó mãi vẹn nguyên dù qua bao nhiêu thay đổi của
cuộc đời.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Từ nội dung văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn 2.0
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Bài học
II 1 trong trang vở là bài học từ cuộc đời.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25


Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Ý nghĩa của việc con người cần sống một đời đầy màu sắc
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1.0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Một số gợi ý:
- Giải thích: Bài học từ trang vở (bài học trong nhà trường), cũng là bài
học từ cuộc sống, từ trải nghiệm trong trường đời.
- Phân tích (học sinh chỉ cần chọn 1 hoặc 2 ý để bàn luận)
+ Bài học từ những tri thức, kỹ năng được học ở trường được vận dụng
trong cuộc sống
+ Bài học đối nhân xử thế để trau dồi đạo đức, hoàn thiện nhân cách
+ Bài học từ trang Kiều để thấy biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ
trước những mảnh đời bất hạnh
+ Bài học cuộc đời là những ngã rẽ quanh co khiến con người khi vấp
ngã phải biết đứng lên
- Liên hệ: Trang vở là trang đời, nên học cần gắn lý thuyết với thực
hành, quan sát và trải nghiệm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo 0.25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, 5.0
nhận xét về tình cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho xứ Huế.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
- Hình tượng sông Hương trong đoạn trích: Sông Hương trong không
gian kinh thành Huế.
2
- Nhận xét tình cảm của tác giả dành cho xứ Huế.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo
những yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “Ai 0.5
đã đặt tên cho dòng sông?”, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận
* Phân tích hình tượng sông Hương trong không gian kinh thành Huế 2.0
Bắt đầu đi vào thành phố - Sông Hương vui tươi và duyên dáng:
- Tâm trạng vui tươi của dòng sông từ khi gặp tiếng chuông chùa Thiên
Mụ đến đây càng rõ hơn khi đã nhận ra những dấu hiệu của thành phố.
- Dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
Trong lòng thành phố - Sông Hương được so sánh với điệu slow tình
cảm dành riêng cho Huế:
- Nhà văn đã rất tinh tế khi nhận ra đặc điểm riêng của sông Hương là
lưu tốc rất chậm “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”...
- Đặc điểm ấy được nhà văn lí giải từ nhiều góc nhìn khác nhau:
+ Từ đặc điểm địa lí tự nhiên: những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo
nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước
+ Từ lí lẽ của trái tim thì “điệu chảy lặng lờ”, “ngập ngừng muốn đi
muốn ở” của sông Hương là do tình cảm dành riêng cho Huế, do quá
yêu thành phố của mình, do muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành
phố thân thương trước khi phải rời xa.
Sông Hương được nhìn từ góc độ âm nhạc:
- So sánh, liên tưởng thú vị: người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…
0.5
- Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước sông
Hương…
* Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho Huế
- Ở HPNT, tình yêu dành cho Huế gắn với tình yêu thiên nhiên, con
người và truyền thống văn hóa sâu sắc.
- Tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông thể hiện lòng yêu nước, tinh thần
dân tộc gắn liền với tình yêu dành cho sông Hương và con người nơi
đây, gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của xứ Huế.
Tất cả được HPNT truyền tải bằng một ngòi bút tài hoa, đậm chất trữ
tình trí tuệ cùng vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về xứ Huế.
* Đánh giá 0.5
- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch
sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân
- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu
chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như : So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,…
- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
Tổng điểm 10.0
HẾT

You might also like