You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2020-2021

TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12


THỜI GIAN : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHẦN I : ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)
Đọc văn bản
Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trong là bạn có muốn thay đổi hay
không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn,
trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân.
Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “ Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi
chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!”, hoặc “ Cha mẹ sinh mình ra như thế nào thì cứ để thế ấy,
thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ cho là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay
đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở
nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nảy lộc,
không ra hoa kết trái là gì ? Đó chẳng phải là “ cây chết’ hay sao ? Con người chúng ta cũng vậy ! Cuộc
sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.
Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được
với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống, họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp với
đồng loại của mình.
( Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2016, tr. 34)
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1. Xác định phương tức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, tại sao “một số người từ chối việc thay đổi” ?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về những rắc rối lớn khi con người không chấp nhận sự thay đổi ?
Câu 4. Hãy chỉ ra một số bước tiến vượt bậc của nhân loại mà con người buộc phải thay đổi cách sống và
làm việc.
PHẦN II : LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1 ( 2,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn( khoảng 200 chữ) trình bày
những suy nghĩ của mình về những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hịện nay cho phù hợp với xu
thế thời đại.
Câu 2. ( 5,0 điểm)
…Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng
vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ có đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá chẹt lòng Sông Đà như một cái
yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt
từ bờ bên này sang bờ bên kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng cảm thấy
lạnh, cảm thấy như mình đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái
tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm
được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống
như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như của cống
cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào
dám men gần những cái hút ấy.
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà
chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre
nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng đang gầm thét với đàn da trâu cháy bùng bùng. Tới
cái thác rồi, ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm
vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà
quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy
thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước
chỗ này…Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận
trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái
thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp la cà có đá dàn trận địa sẵn…
( Trích Người lái đồ Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, HN, tr 186-188)
Phân tích hình tượng con Sông Đà được thể hiện trong đoạn trích. Từ đó nhận xét phong cách nghệ thuật
của nhà văn Nguyễn Tuân.

-------HẾT-------

You might also like