You are on page 1of 2

I.

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đam mê là điều cầ n thiết để thà nh cô ng. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lú c ta là m điều
mình yêu thích, sẽ giú p ta vượ t qua khó khă n dễ dà ng hơn. Nhưng đừ ng nghĩ rằ ng chỉ cầ n có
đượ c đam mê thì sẽ thà nh cô ng. Vì sao? Là mộ t ngườ i lự a chọ n số ng vớ i đam mê, tô i nhậ n ra
rằ ng: Nếu có đam mê mà khô ng kiên trì nỗ lự c thì là m gì cũ ng sẽ thấ t bạ i. Bấ t kì cô ng việc nà o
cũ ng sẽ có điểm mình thích, điểm mình khô ng thích. Ngay cả khi đang là m cô ng việc mà mình
đam mê thì cũ ng có nhữ ng ngà y cự c kì hứ ng khở i và nhữ ng quã ng thờ i gian vớ i vô và n khó khă n.
Nhữ ng thử thá ch trong bấ t kì cô ng việc nà o cũ ng đều tồ n tạ i. Điều quan trọ ng là cam kết vớ i việc
mình là m. Cam kết để đẩ y mình qua nhữ ng khoả ng thờ i gian khó khă n. Cam kết để dố c hết sứ c
mình vượ t lên trở ngạ i. Cam kết để rá ng thêm chú t nữ a ngay cả khi đã rã rờ i.
Đam mê là cá i ban đầ u. Nhưng ý chí, nghị lự c vượ t khó , sự kiên trì củ a bả n thâ n là nhữ ng
nguyên liệu khá c củ a chiếc bá nh thà nh cô ng. Đam mê cũ ng khô ng phả i tự dưng mà có . Nó là điểm
giao thoa giữ a sở thích và tiềm nă ng. Từ hai chấ t xú c tá c đó , ngườ i ta tiếp tụ c cọ xá t, mã i giũ a, họ c
tậ p trau dồ i, tìm kiếm cơ hộ i, là m việc, thự c hà nh… Đến mộ t lú c nà o đó nó sẽ phá t triển thà nh
thiên hướ ng nghề nghiệp củ a con ngườ i. Nếu có đam mê, nhưng khô ng rèn luyện thì tiềm nă ng
chẳ ng bao giờ hé mở .
Câu 1. Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên
chiếc bánh thành công là gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn:
Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó
khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã
rã rời. (0,5 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Đam mê là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng?
(1,0 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện
thực? (1,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)


Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: Tuổi trẻ với đam mê.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách
thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như
một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã
có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy
lạnh, cảm thấy mình như đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên
cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm
được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như
cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái
bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn.
... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn
mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu
rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng
bùng.
(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục - năm 2008)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với hình tượng
sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường để
làm nổi bật cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn.

You might also like