You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

THỰC HÀNH NHẬP MÔN NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI


CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ THỰC HÀNH NHẬP MÔN NGÀNH


LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG


GVHD: TS. NGUYỄN HÁN KHANH
SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

BÌNH DƯƠNG – THÁNG 11, NĂM 2021


KHOA KINH TẾ
CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Thực hành Nhập môn ngành Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng
Mã học phần: LOQL028; Học kỳ: I; Năm học: 2021-2022
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Kim Ngân; MSSV:2125106050921; Lớp: D21LOQL06
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm đánh giá


tối đa
Cán bộ Cán bộ Điểm thống
chấm 1 chấm 2 nhất

1 Phần 1: Tổng quan về Quản trị Chuỗi 3


cung ứng: Trình bày được những kiến
thức cơ bản về bản về các lĩnh vực liên
quan đến Quản trị chuỗi cung ứng.
2 Phần 2: Tổng quan về Quản trị 3
Logistics: Trình bày được những kiến
thức cơ bản về bản về các lĩnh vực liên
quan đến Quản trị Logistics.
3 Phần 3: Bài học rút ra 3
4 Phần 4: Các ý kiến đóng góp 1
Điểm tổng cộng 10
Bình Dương, ngày 25 tháng 11 năm 2021
Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

THS. HUỲNH LÂM HOÀI ANH TS. NGUYỄN HÁN KHANH

1
MỤC LỤC

I. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG:...........................................


1) Khái niệm về chuỗi cung ứng:............................................................................................
2) Hoạt động của chuỗi cung ứng:.........................................................................................
3) Cấu trúc của chuỗi cung ứng:............................................................................................
4) Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng:...........................................................
5) Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh:.......................................
II. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS:.........................................................
1. Khái niệm về Logistics:.......................................................................................................
2. Các giai đoạn phát triển của logistics:...............................................................................
3. Phân loại logistics:...............................................................................................................
4. Mối quan hệ giữa Logistics – Chuỗi cung ứng – Quá trình phân phối:..........................
5. Vai trò của Logistics:..........................................................................................................
6. Xu hướng phát triển của logistics:.....................................................................................
III. RÚT RA BÀI HỌC CHO BẢN THÂN:......................................................................
1. Tính đúng giờ:.....................................................................................................................
2. Nắm bắt và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng:.........................................
3. Sự trung thực:...................................................................................................................
4. Học hỏi và nâng cao các kĩ năng:.....................................................................................
5. Tư duy phân tích – Tư duy cầu tiến, mong muốn học hỏi:............................................
6. Biết chấp nhận thất bại và đứng lên từ thất bại đó:.......................................................
7. Hiểu chính bản thân mình:...............................................................................................
8. Thái độ làm việc:...............................................................................................................
IV. ĐÓNG GÓP Ý KIẾN:...............................................................................................
1. Ứng dụng công nghệ thông tin:........................................................................................
2. Đào tạo nguồn nhân lực:...................................................................................................
3. Mở cửa và hội nhập quốc tế:............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................

2
I. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG:
1) Khái niệm về chuỗi cung ứng:
- Bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu
của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên
quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.
- Quản lí chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các
thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được khối lượng công việc hiệu quả nhất
trong thị trường đang phục vụ.
- Một chuỗi cung ứng cơ bản có thể viết thành sơ đồ sau:

Nhà cung Nhà sản Nhà phân Nhà Người


cấp xuất phối bán lẻ tiêu dùng

 Các mắt xích trong chuỗi cung ứng phải khép kín từ đầu đến cuối, không thể thiếu một
mắt xích nào và là một quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần.
2) Hoạt động của chuỗi cung ứng:
a) Sản xuất: có 2 phương án sau để phù hợp với sản xuất.
- Tập trung vào sản xuất: một nhà máy có thể thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau
trong sản xuất từ việc chế tạo đến lắp ráp sản phẩm đó.
- Tập trung vào chức năng: Chỉ tập trung vào một số hoạt động như sản xuất một nhóm
các bộ phận hay thực hiện việc lắp ráp. Cách thức này được áp dụng để sản xuất nhiều loại sản
phẩm khác nhau.
- Có 3 phương pháp chính sử dụng trong nhà kho:
 Đơn vị tồn trữ - SKU (stock keeping unit): Đây là phương pháp truyền thống, tất cả sản
phẩm cùng loại được tồn trữ cùng với nhau – là cách hiệu quả và dễ dàng thực hiện trữ sản
phẩm.
 Tồn trữ theo lô: Đây là phương pháp tất cả các sản phẩm có liên quan đến nhu cầu của
một loại khách hàng hay liên quan đến một công việc nào đó được tồn trữ chung với nhau – là

3
cách hiệu quả trong lựa chọn và đóng gói nhưng lại mất nhiều không gian tồn kho và lưu trữ hơn
phương pháp SKU.
 Cross-docking: Phương pháp này sản phẩm sẽ không được xếp vào kho của bộ phận cố
định mà sẽ được xe tải từ nhà cung cấp đến và bốc dở số lượng lớn các sản phẩm khác nhau vào
cùng một kho. Các lô hàng lớn sẽ được phân thành những lô hàng nhỏ hơn; cuối cùng các sản
phẩm khác nhau này sẽ được kết hợp lại theo nhu cầu hàng ngày và được xe tải đưa sản phẩm
đến khách hàng cuối cùng.
b) Tồn kho: Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sả
xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. Có 3 quyết định
cơ bản để tạo và lưu trữ hàng tồn kho bao gồm: tồn kho chu kỳ, tồn kho an toàn, tồn kho theo
mùa.
c) Địa điểm: địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của
chuỗi cung ứng. Đây như là quyết định chiến lược vì ảnh hưởng lớn đến tài chính và đặc tính
hoạt động của chuỗi cung ứng trong kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp.
d) Vận tải: chi phí vận tải có thể bằng 1/3 chi phí vận hành của chuỗi cung ứng nên đưa ra
lựa chọn ở đây rất quan trọng. Có 6 phương thức vận tại mà doanh nghiệp có thể lựa chọn bao
gồm: Tàu thuỷ, xe lửa, máy bay, đường ống dẫn, vận chuyển điện tử.
e) Thông tin: Đây là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động, là một vấn đề quan trọng để ra
quyết định đối với 4 tác nhân (sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải) thúc đẩy của một chuỗi
cung ứng. Bao gồm các hoạt động: phối hợp các hoạt động hằng ngày; dự báo và lập kế hoạch.
3) Cấu trúc của chuỗi cung ứng:
Có 2 kiểu cấu trúc chính: Liên kết dọc (chuỗi cung ứng cũ) và liên kết ảo (chuỗi cung ứng
mới).

4
Hình 1: Sơ đồ của liên kết dọc và liên kết ảo (nguồn: quantri.vn)

- Xu hướng hiện nay của các công ty dần thực hiện “liên kết ảo” thay vì “liên kết dọc”.
4) Những đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng:

Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:

- Loại thứ nhất: là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí
bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng
- Loại thứ hai: là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết
thức của chuỗi cung ứng.
- Loại thứ ba: là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong
chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ
thông tin.

Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty là nhà sản xuất, nhà phân phối,
nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Các công ty thứ cấp
này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt dịch vụ cần thiết:

- Nhà sản xuất: Là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Các nhà sản xuất thành phẩm sử
dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác.
- Nhà phân phối: Là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân
phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách
hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
- Nhà bán lẻ: Là nhà tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn và họ
trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng một cách chi tiết.
- Khách hàng: Là bất kì cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm, họ cũng có thể
mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng mua sản phẩm
sau đó.
- Nhà cung cấp dịch vụ: Là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, phân phối,
nhà bán lẻ và khách hàng; họ có những chuyên môn kĩ thuật đặt biệt ở một hoạt động riêng biệt
trong chuỗi cung ứng và mang lại dịch vụ hiệu quả hơn với mức giá tốt hơn so với các nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm những điều này.
5) Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh:
5
Chuỗi cung ứng của công ty là phần thiết yếu trong phương pháp tiếp cận đến thị trường mà
công ty phục vụ. Chuỗi cung ứng cần vừa phải đáp ứng nhu cầu của thị trường; đáp ứng chiến
lược kinh doanh của công ty; và phải mang tính đáp ứng nhanh và hiệu quả cao, cùng với mức
chi phí mang được nhiều lợi nhuận về cho doanh nghiệp nhất.

II. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS:


1. Khái niệm về Logistics:

Logistics đã có bề dày lịch sử dài lâu, tuy nhiên đến nên thuật ngữ Logistics vẫn còn khá xa,
mới mẻ đối với phần lớn người Việt Nam. Chỉ những năm gần đây khi Logistics du nhập vào
Việt Nam, người ta mới bắt đầu bàn luận nhiều hơn về khu Logistics, cảng Logistics hay các
công ty chuyên về logistics,… Nhưng vẫn chưa có một khái niệm nào cụ thể về Logistics. Có
rất nhiều định nghĩa về Logistics. Có định nghĩa cho rằng từ “Logistics” đang được sử dụng phổ
biến trên thế giới có nguồn gốc từ từ “logistique” trong tiếng Pháp. Từ “Logistique” lại có
nguồn gốc từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân. Không những thế, từ này còn có mối liên hệ
với từ “Logistics” trong toán học, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Logistikos”. Từ điển
Websters định nghĩa: “Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân phối và thay thế con
người và trang thiết bị”. Còn theo American Heritage Dictionary, Logistics có 2 nghĩa:

 “Logistics là một lĩnh vực hoạt động của quân đội liên quan đến việc thu mua, phân phối
và bảo quản và thay thế các thiết bị cũng như con người”.
 “Logistics là việc quản lí chi tiết của quá trình hoạt động”.

Hay còn có định nghĩa cho rằng: “Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lí
việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá , dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi
xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Theo World Marintime
University – Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1988).

Cho đến nay vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ “Logistics”
sang tiếng Việt. Có những cách dịch như hậu cần, tiếp vận hoặc tổ chức dịch vụ cung ứng, vận
trù,… Tuy nhiên chưa có cách dịch nào là thoả đáng và phản ánh đầy đủ bản chất của Logistics
nên cách tốt nhất là để nguyên thuật ngữ Logistics và không dịch sang tiếng Việt mà bổ sung
thêm vào vốn từ tiếng Việt của chúng ta để đạt được trọn ý nghĩa của từ Logistics.
6
Dựa trên cơ sở của Logistics tổng thể (Global Logistics) chia hoạt động của logistics làm 3 lĩnh
vực:

- Supply Chain Management Logistics (Logistics và quản lí chuôĩ cung ứng)


- Trainsportation Management Logistics (Logistics và quản lí vận chuyển hàng hoá)
- Warhousing/ Inventery Management Logistics (Logistics về quản lí lưu kho và kiểm kê
hàng hoá kho bãi). (Nguồn: unionlogistics.vn).
2. Các giai đoạn phát triển của logistics:
Giai đoạn 1: Phân phối vật chất.

Từ những năm 60, 70 của thế kỉ 20, người ta đã bắt đầu quan tâm đến những hoạt động phân
phối vật chất hay còn được gọi là logistics đầu ra bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng
hoá, quản lí tồn kho, phân loại, dán nhãn,…

Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics.

Những năm 80, 90 của thế kỉ 20, các công ty tiến hành kết hợp quản lí cả 2 mặt: đầu vào
(gọi là cung ứng vật tư) và đầu ra (phân phối sản phẩm), nhằm hướng đến mục tiêu tiết kiệm chi
phí, tăng thêm tính hiệu quả cho công việc.

Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng.

Quản trị chuỗi cung ứng là quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung cấp đến
người sản xuất – khách hàng tiêu dùng sản phẩm, kết hợp với việc lập các chứng từ có liên quan,
hệ thống theo dõi, kiểm tra, làm tăng thêm giá trị sản phẩm. Trong quả trị chuỗi cung ứng coi
trọng quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất và nhà cung cấp, giữa người tiêu
dùng và các bên liên quan khác.

 Qua các giai đoạn trên có thể hiểu Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời điểm,
vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản
xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh
tế. Vì vậy trong logistics có cốt lõi là sự tối ưu hoá về địa điểm, thời gian, và quan trọng hơn hết
là phải đúng lúc và đúng thời điểm.
3. Phân loại logistics:

Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng dưới đây là 3 cách phân loại phổ biến nhất.

7
Phân loại theo hình thức logistics:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party logistics): người chủ sở hữu hàng hoá tự mình
tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): là người cung cấp dịch vụ cho
một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan,
thanh toán,…) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics.
- Logistics bên thứ ba (3Pl – Third Party logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản
lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận, chức năng.
- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics): là người hợp nhất, gắn kết các
nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kĩ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết
kế , xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics.
- Logistics bên thứ năm (5PL): phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử. Các nhà
cung cấp dịch vụ 5PL là các nhà 3PL và 4PL, đứng ra quản lý toàn chuỗi cung ứng trên nền tảng
thương mại điện tử.
Phân loại theo quá trình: Logistics đầu vào (inbound logistics) và Logistics đầu ra
(outbound logistics).
Phân loại theo đối tượng hàng hoá: Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics),
Logistics ngành ô tô (automotive logistics), Logistics hoá chất (chemical logistics), Logistics
hàng điện tử (electronic logistics), Logistics dầu khí (petroleum logistics),…
4. Mối quan hệ giữa Logistics – Chuỗi cung ứng – Quá trình phân phối:
a) Mối quan hệ giữa logistics – Chuỗi cung ứng: Có thể nói Logistics là một phần của
chuỗi cung ứng, thực hiện các quá trình hoạch định, kiểm soát dòng lưu chuyển, tồn trữ hàng
hoá, dịch vụ và thông tin có liên quan một cách hiệu quả, hiệu năng từ điểm đầu đến điểm tiêu
thụ nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.
b) Mối quan hệ giữa logistics – Quá trình phân phối: Quá trình phân phối và hoạt động
logistics có liên quan mật thiết với nhau, được lên kế hoạch khoa học và chặt chẽ để toàn bộ quá
trình chu chuyển hàng hoá, dịch vụ sẽ được thực hiện một cách nhịp nhàng, liên tục.
5. Vai trò của Logistics:
a) Vai trò của logistics đối với nền kinh tế: Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các
giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ phát triển nhịp nhàng, đồng bộ khi chuỗi logistics hoạt động

8
liên tục, nhịp nhàng. Vì vậy, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động của logistics thì sẽ góp phần quan
trọng trong nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
b) Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp: Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu
vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giả thiểu chi phí
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; góp phần giảm phí thông qua việc tiêu
chuẩn hoá chứng từ; hỗ trợ đắc lực cho hoạt động markerting,…
6. Xu hướng phát triển của logistics:

Từ đầu thế kỉ 21, Logistics sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính sau.

- Xu hướng thứ nhất: Vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác sẽ giúp các quyết
định trong hệ thống logistics ngày càng hiệu quả nên việc ứng dụng công nghệ thông tin, thương
mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng trong các lĩnh vực của logistics.
- Xu hướng thứ hai: Phương pháp quản lý logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh
mẽ và dần thay thế cho phương pháp logistics đẩy (Push) theo truyền thống.
- Xu hướng thứ ba: Thuê dịch vụ logictics từ các công ty logistics chuyên nghiệp ngày
càng phổ biến.
III. RÚT RA BÀI HỌC CHO BẢN THÂN:

Qua những buổi học nhập môn Logistics và quản lí chuỗi cung ứng cùng thầy Nguyễn Hán
Khanh và những buổi chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia trong ngành Logistics và quản lí
chuỗi cung ứng, em đã được hiểu thêm về ngành; bên cạnh đó, học hỏi rất nhiều kiến thức và bài
học để bản thân em cần phải chuẩn bị và trau dồi ngay từ lúc này. Và để phát triển bản thân cũng
như ngày càng phù hợp với ngành Logistics và quản lí chuỗi cung ứng, em đã rút ra được những
bài học quan trọng cho bản thân như sau:

1. Tính đúng giờ:

Có thể nói đây là yếu tố rất quan trọng mà người làm trong lĩnh vực Logistics và quản lý
chuỗi cung ứng cần phải có. Bởi vì, thời gian có quyết định rất lớn trong suốt quá trình vận hành
chuỗi cung ứng cũng như logistics. Trong tất cả mọi quá trình từ từ nhà cung cấp nguyên liệu
đến vận chuyển hàng đến điểm bán lẻ hoặc đến tay người tiêu dùng thì yếu tố thời gian phải cần
độ chính xác và đúng giờ. Vì một chuỗi trong mắt xích bị chậm lại thì tất cả các chuỗi trong mắt
xích cũng sẽ bị trì trệ và ảnh hưởng theo. Trong những buổi phỏng vấn, những buổi hẹn với
9
khách hàng, khi em đến sớm hơn và không để người khác phải chờ đợi sẽ gây được điểm cộng
và thiện cảm đối với nhà tuyển dụng hay đối tác.

 Từ đó ta có thể thấy được tính đúng giờ là một yếu tố tiên quyết, không thể thiếu trong
mỗi hoạt động hàng ngày. Sự đúng giờ giúp mình trở nên chuyên nghiệp hơn, thể hiện sự tôn
trọng dành cho mọi người và nâng cao uy tín của bản thân.
2. Nắm bắt và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng:
Một trong những yếu tố cần thiết khi hoạt động trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi
cung ứng đó là phải nắm bắt được những đòi hỏi, yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Vì chỉ
khi hiểu rõ được những thông tin đó thì mình mới có thể đáp ứng chính xác những sản phẩm,
dịch vụ phù hợp và chất lượng tốt nhất đến với khách hàng.
 Nắm bắt và đáp ứng được những đòi hỏi, nhu cầu từ khách hàng không chỉ nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn nâng cao được giá trị của sản phẩm, dịch vụ đó. Từ đó đem lại
giá trị lợi nhuận cao hơn cùng với sự đánh giá cao từ khách hàng.
3. Sự trung thực:

Đây là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống và đối với người làm việc trong ngành logistics
và quản lí chuỗi cung ứng sự trung thực là điều cần phải có đầu tiên. Vì khi bản thân mình trung
thực mới tạo được sự tin tưởng và mong muốn làm việc lâu dài từ cấp trên, đồng nghiệp hay cả
khách hàng. Sự thiếu liêm chính, không trung thực vì lợi ích trước mắt nhưng có thể gây hậu quả
khôn lường về, gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của chính mình. Bên cạnh đó sự trung thực
giúp bản thân củng cố được những mối quan hệ lâu dài với đồng nghiệp và khách hàng, không
những thế còn tạo được uy tín và vị thế trong mắt các nhà tuyển dụng.

4.Học hỏi và nâng cao các kĩ năng:

Bên cạnh những học hỏi và trao dồi những kiến thức chuyên môn về ngành, bản thân em
cần phải học và trang bị cho bản thân nhiều kĩ năng khác như:

- Kĩ năng ngoại ngữ: Trong thời đại hội nhập quốc tế như ngày nay, có thể nói giỏi ngoại
ngữ là một lợi thế để dễ dàng xử lí công việc và giao tiếp với các đối tác nước ngoài. Trong
ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, ngoại ngữ có thể xem là một công cụ không thể thiếu
và hữu ích để giúp em có thể học tập và làm việc hiệu quả hơn, đồng thời tạo nhiều cơ hội làm
việc với những khách hàng cả trong và ngoài nước.
10
 Vì những lợi thế mà kĩ năng ngoại ngữ có thể mang lại, nên bản thân em đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ mang lại và đặt ra những mục tiêu học tập trong
tương lai gần để ngày càng nâng cao trình độ ngoại ngữ của chính em.
- Kĩ năng giao tiếp: Đây là kĩ năng cần thiết để em có thể thuận lợi trong việc giao tiếp
với mọi người, giúp em có thể dễ dàng bày tỏ những suy nghĩ và mong muốn của mình đến với
đồng nghiệp và kết nối cũng như tiếp cận với khách hàng một cách hiệu quả. Từ đó nâng cao
chất lượng làm việc của bản thân em và giúp em có nhiều cơ hội trong việc tạo dựng được
những mối quan hệ xã hội tốt hơn và cơ hội thăng tiến trong công việc ở tương lai xa. Ông Les
Brown – chính trị gia người Mĩ đồng thời là nhà diễn thuyết từng nói rằng: “Kĩ năng giao tiếp
là một công cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là gia đình, đồng
nghiệp hay khách hàng của bạn”
- Kĩ năng làm việc nhóm: Bên cạnh giao tiếp tốt, kĩ năng làm việc nhóm cũng rất cần thiết
để em có thể rèn luyện và mang lại những kinh nghiệm cho bản thân từ mọi người xung quanh.
Làm việc nhóm giúp em có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, tạo được sự kết nối giữa
các thành viên trong nhóm và giúp em sắp xếp và phân chia công việc theo cách khoa học hơn.
- Kĩ năng tin học: Trong thời đại công nghệ đang không ngừng phát triển, thì việc nâng
cao kĩ năng tin học để thuận tiện sử dụng các phần mềm chuyên dụng, soạn thảo văn bản một
cách nhanh chóng là điều vô cùng cần thiết. Khi kĩ năng tin học của em vững chắc sẽ giúp, em
tiết kiệm được thời gian, tạo ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp và khách hàng, từ đó giúp em
nâng cao hiệu quả làm việc và tạo cho bản thân thêm nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Vì thế
em đã ý thức được sự quan trọng của kĩ năng tin học và đang cố gắng học hỏi cũng như nâng
cao trình độ tin học của chính bản thân mình.
5. Tư duy phân tích – Tư duy cầu tiến, mong muốn học hỏi:
a) Tư duy phân tích: Trong ngành Logistics và quản lí chuỗi cung ứng, tư duy phân tích
thông tin, liên kết các thông tin và lượng hoá thông tin là một trong những yếu tố cần thiết để trở
thành một người hoạt động trong lĩnh vực này. Vì khi có tư duy phân tích nhạy bén sẽ giúp ích
cho bản thân em rất nhiều trong công việc, giúp em xử lí công việc hiệu quả và nhanh hơn, nắm
bắt được những bước tiến mới và cả những rủi ro của doanh nghiệp trong và ngoài nước từ đó
nâng cao chất lượng công việc. Để trở thành một người có tư duy phân tích tốt, ngay từ bây giờ

11
em phải học hỏi từ các chuyên gia, thầy cô và bằng nhiều các khác nhau để tự luyện tập và nâng
cao tư duy phân tích cho bản thân mình.
b) Tư duy cầu tiến, mong muốn học hỏi: Có thể nói đây không chỉ là yếu tố cần có cho
người hoạt động trong lĩnh vực Logistics mà đây còn là yếu tố cần thiết cho tất cả mọi người hoạt
động trong các lĩnh vực khác nhau. Vì khi có tư duy cần tiến thì bản thân của mỗi người mới có
động lực để phát triển, không ngừng học hỏi. Từ những lí do trên, em đã nhận ra tư duy cầu tiến
và không ngừng mong muốn học hỏi là một trong những điểm mấu chốt để giúp em luôn có động
lực để phát triển bản thân và đạt những mơ ước mà bản thân mong muốn.
6. Biết chấp nhận thất bại và đứng lên từ thất bại đó:

Đây là một trong những điều bản thân em cảm nhận là một bài học đáng quý. Vì bản thân em
vài lần đứng trước những thất bại nhỏ của chính mình thì đã chùn bước, cảm thấy sợ hãi và muốn
bỏ cuộc. Chính vì vậy em đã rút ra cho bản thân bài học rằng trong tương lai đôi khi em sẽ vấp
phải những thất bại – điều mà bản thân không hề mong muốn, nhưng chính từ việc chấp nhận nó
và đứng lên ngay tại những thất bại của mình sẽ cho ta những bài học, kinh nghiệm đáng quý hơn
bao giờ hết. Từ đó sẽ giúp cho em trở nên dày dặn kinh nghiệm và vững vàng bước tiến xa hơn
trong sự nghiệp của chính mình.

7. Hiểu chính bản thân mình:


Như chuyên gia Thái Vĩnh Phúc và chuyên gia Bùi Hữu Nghĩa đã từng chia sẻ với chúng em
qua hai buổi học, để mỗi người có thể đạt được những thành công và mong muốn của mình thì
việc đầu tiên cần phải hiểu rõ mình là ai, điểm mạnh – điểm yếu của mình ở đâu, từ đó có thể
chứng tỏ được thế mạnh của bản thân, tìm kiếm lĩnh vực phù hợp với cá tính của mình, qua đó
giúp nâng cao năng lực của chính mình trong công việc. Vì những lí do trên, em cần phải hiểu
hơn về chính bản thân mình, biết được mình là một người hướng nội hay hướng ngoại để có thể
có những định hướng đúng đắn để lựa chọn hướng đi phù hợp với chính mình.
8. Thái độ làm việc:
Nếu như kiến thức chuyên ngành là điều không thể thiếu để có thể được nhà tuyển dụng
quan tâm, thì thái độ tốt và tích cực trong công việc (như tìm hiểu trước về công ty và chức vụ
mình sắp ứng tuyển) là một điều thiết yếu mà nhà tuyển dụng hướng đến. Thái độ làm việc tích
cực không chỉ cần thiết khi đi ứng tuyển mà còn được thấy qua quá trình làm việc ở công ty, thể
hiện qua sự chăm chỉ, tính cẩn thận và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Khi có thái độ
12
làm việc tốt bản thân em sẽ được học hỏi nhiều kinh nghiệm từ những đồng nghiệp, cấp trên và
trong chính công việc em đang thực hiện.
 Từ các buổi học cùng chuyên gia em đã học được nhiều hơn những bài học đắt giá mà em
đã nêu ở trên, và đối với em những bài học này thực sự là những kinh nghiệm giá trị để em có thể
định hướng và thực hành ngay cho bản thân mình khi bắt đầu là một tân sinh viên của ngành
Logistics và quản lí chuỗi cung ứng.
IV. ĐÓNG GÓP Ý KIẾN:

Thực trạng phát triển của nền Logistics và quản lí chuỗi cung ứng ở nước ta hiện nay vẫn còn
đang phát triển và khá non trẻ so với sự phát triển của nền Logistics và quản lí chuỗi cung ứng
của các nước Mĩ, các nước trong khu vực Châu Âu, Nhật Bản, … Chính vì thế, ngành Logistics
và quản lí chuỗi cung ứng của nước ta cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng
cao chất lượng của ngành Logistics, từ đó nâng cao được vị thế của nền Logistics nước ta trên thế
giới. Những biện pháp mà theo em có thể giúp ngành Logistics ngày càng phát triển là:

1. Ứng dụng công nghệ thông tin:


Việc sử dụng các phần mềm quản lí, các ứng dụng của công nghệ hiện đại giúp ích trong việc
quản lí hàng tồn kho, xử lí số liệu nhanh chóng và tiện lợi hơn, … Từ đó nâng cao được chất
lượng và hiệu quả hơn trong các vấn đề liên quan đến số liệu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí,
giúp ích trong việc thúc đẩy ngành Logistics và quản lí chuỗi cung ứng phát triển.
2. Đào tạo nguồn nhân lực:

Việc đào tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn, kiến thức về ngành sẽ tạo động lực làm nảy
nở thêm những tiềm năng phát triển mới cho ngành Logistics và quản lí chuỗi cung ứng trong
tương lai xa.

3. Mở cửa và hội nhập quốc tế:

Đây là yếu tố không thể thiếu để phát triển nền Logistics của Việt Nam. Vì khi mở cửa và hội
nhập ta sẽ học hỏi nhiều kinh nghiêm từ các nước có nền Logistics phát triển trên thế giới, bên
cạnh đó thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài để đầu tư vào nước ta, từ đó tạo nhiều cơ hội để
ngành Logistics và quản lí chuỗi cung ứng ngày càng phát triển.

13
Tóm lại, ngành Logistics và quản lí chuỗi cung ứng có thể hiểu là quá trình quản lí, kết nối, đảm
bảo sự liên kết từ khâu ban đầu đến công đoạn cuối cùng đưa sản phẩm đến tay khách hàng được
diễn ra trơn tru và đạt được hiệu quả tối ưu. Đồng thời, qua những buổi học thực hành nhập
ngành môn logistics và quản lí chuỗi cung ứng em đã hiểu thêm về ngành và học hỏi được nhiều
bài học kinh nghiệm để từ đó giúp em hoàn thiện hơn trong tương lai.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Vũ Việt Hằng (Biên tập). Tài liệu hướng dẫn học tập: Quản Lí Chuỗi Cung Ứng.
2. GSTS. Đoàn Thị Hồng Vân, Thạc sĩ Kim Ngọc Đạt (2010). Giáo trình Logistics – Những
vấn đề cơ bản, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

15

You might also like