You are on page 1of 38

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6, BỘ KNTT& CS (Thời


gian 90 phút)
Mức độ nhận thức Tổ
ng
K Nội Nhận Thông Vận Vận
dụng Tổng %
ĩ dung
/ biết hiểu dụng cao điể
T n m
Tnă đơnvị S T. S S T
. S T
. S
kiến ốc gi T ốc T.
g thức gi T ố
c g T ố
c g T ố
c T.
gia
â a
n L â an L â i
a L â i
a L â n
u u un u n u
Đ
1 ọc kí
Hồitự 4 1
5 2 2 15 1 0 1
0 1 0 0 7 40 50
hi
ể truyệ
n P 5 P 5 1 P 0
u
V Kể
lại
iế một
2 t trải * P 1 1 10 1 2
0 0 * P 0 *P 2 1
0 01 1 50 50
0 0 * P
nghi
ệm
Tổng % tỉ lệ 35% 25% 30% 10%
Tỉ lệ 8 90 100
chung 60% 40%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ
I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 – BỘ KNTTVCS -
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
T Kĩ Nội Mức độ đánh giá
T năn dun Nhận Thông Vận Vận dụng
g g/Đ biết hiểu dụng cao
ơn
(4 câu (2 câu (1 câu
vị
hỏi) hỏi) hỏi)
kiến
thứ
c -Nhận
1 Đọc Hồi biết
phương -biện
Chỉ ra
hiểu kí tự thức
biểu pháp tu
đạt. từ,
được nêu -dựng
Xây
truy -biếtNhận tác
dụng được
ện ngôi của
biện đoạn
ngắn văn
kể. pháp tu khái quát
-biết
Nhận từ. nội dung
nhân -thíchGiải đoạn
trích.
vật
chính nghĩa
-biết
Nhận của từ.
láy từ
Kể
lại
một 1 câu hỏi chung cho 4 mức độ
trải
nghi Nhận Thông Vận
biết: hiểu: dụng: Vận
ệm -bài
Kiểu
kể -kĩHiểu
năng -dựng
Xây bài
2 Viết lại một viết bài văn kể dụng
trải
nghiệm kể
mộtlại
trải lại
trảimột cao:
-Nhận nghiệm nghiệm
đảm bảo
biết
dung nội bố cục, - Viết
viết trình tự
miêu tả... được bài
văn kể lại
một trải
nghiệm
sinh động,
thể hiện
cảm xúc
về trải
nghiệm
được kể
Tỉ lệ % 35 25 30 10
Tỉ lệ chung 60 40
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC
KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 6 ( KẾT NỐI
TTVCS)

Thời gian làm bài: 90 phút,


không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
Nếu người quay lại ấy là
người khác thì thật là một trò
cười tức bụng cho lũ bạn tôi
chúng nó khua guốc inh ỏi và nô
đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó
không những làm tôi thẹn mà
còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo
ảnh của một dòng nước trong
suốt chảy dưới bóng râm đã hiện
ra trước con mắt gần rạn nứt
của người bộ hành ngã gục giữa
sa mạc.
Xe chạy chậm chậm... Mẹ tôi
cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi
đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán
đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe,
tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa
kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì
tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các
con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm
nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi
lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp
nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ
xác quá như cô tôi nhắc lại lời
người họ nội của tôi nói. Gương
mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi
mắt trong, và nước da mịn làm
nổi bật màu hồng của hai gò má.
Hay tại sự sung sướng bỗng
được trông nhìn và ôm ấp cái
hình hài máu mủ của mình mà
mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn
sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe,
đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào
cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những
cảm giác ấm áp đã bao lâu mất
đi bỗng lại mơn man khắp da
thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và
những hơi thở ở khuôn miệng
xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó
thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng
một người mẹ, áp mặt vào bầu
sữa nóng của người miệng, để
bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên
trán xuống cằm, và gãi rôm ở
sống lưng cho, mới thấy người
mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ
ngã tư đầu trường học về đến
nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã
hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi
những câu gì. Trong những phút
rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi
lại nhắc lại:
- Mày dại quá! Vào Thanh
Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu.
Vào bắt mợ mày may vá sắm sửa
cho và bế em bé chứ.
Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu
nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không
mảy may nghĩ ngợi gì nữa...”
(“Trong lòng mẹ”, SGK Ngữ
văn 6, Tập 1, Bộ Chân trời sáng
tạo, NXB Giáo dục Việt Nam,
2021)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1(0,5đ). Phương thức biểu
đạt chính của đoạn trích trên là
gì?
Câu 2(0,5đ). Xác định ngôi kể
trong đoạn trích trên.
Câu 3(0,5đ). Trong đoạn trích
trên, nhân vật chính là ai?
Câu 4(0,5đ). Chỉ ra các từ láy có
trong đoạn văn sau: “Mẹ tôi cầm
nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi
kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm
mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu
cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay
tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên
khóc rồi cứ thế nức nở. “
Câu 5(1,0đ). Xác định và nêu
tác dụng của một biện pháp tu từ
trong câu văn sau: “Và cái lầm
đó không những làm tôi thẹn mà
còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo
ảnh của một dòng nước trong
suốt chảy dưới bóng râm đã hiện
ra trước con mắt gần rạn nứt
của người bộ hành ngã gục giữa
sa mạc.”
Câu 6(0,5đ). Từ đoạn trích trên,
em hiểu nghĩa của từ “sung túc”
như thế nào?
Câu 7(1,5đ). Khái quát nội dung
đoạn trích trên bằng một đoạn
văn ngắn. (khoảng 2 đến 3 câu).

II. VIẾT (5, 0 điểm)


Viết bài văn kể lại một trải
nghiệm đáng nhớ của em
------------------------- Hết
-------------------------
HƯỚNG
KIỂMMôn: TRANgữDẪN
GIỮA CHẤM
HỌC ĐỀ
KÌ I
( KNTTVCS) văn lớp 6
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 5,0
1 Tự sự 0,5
2 Ngôi thứ nhất 0,5
3 Nhân vật Tôi 0,5
4 hồng hộc, nức 0,5
nở
5  HS có thể lựa
chọn một trong
các biện pháp 0,5
tu từ: So sánh 0,5
hoặc Ẩn dụ
- Tác dụng:
+ Với lối so
sánh độc đáo,
vô cùng sinh
động, người
mẹ kính yêu
được ví như
dòng nước mát
lành, tinh
khiết, xoa dịu
cơn khát cồn
cào, tưới mát
tâm hồn cuộc
đời con. Mẹ
chính là niềm
hi vọng chan
chứa, là hạnh
phúc thiêng
liêng và trên
hết là sự sống
của con.
+ Với lối ẩn dụ
tinh tế đặc sắc,
hình ảnh đứa
con hiện lên
với tất cả nhớ
thương, đợi
chờ, thiếu thốn
tình mẹ chẳng
khác gì người
bộ hành sắp
gục ngã giữa
sa mạc.
6 - Đầy đủ về 0,5
mặt vật chất.
7 Viết đoạn văn 1,5
ngắn:
- Hình thức
(0,25đ)
- Nội dung
(1,25đ): Thể
hiện tình
cảm mẫu tử
thiêng liêng
sâu nặng
thông qua
nhân vật mẹ
con bé
Hồng, thông
qua những
rung động
mãnh liệt
của tâm hồn
trẻ thơ nhạy
cảm và khao
khát tình yêu
thương.
Những cảm
giác nồng
ấm, rạo rực,
vui sướng
khi Hồng
được gặp
mẹ.
II VIẾT 5,0
a. Đảm bảo 0,25
cấu trúc bài
văn kể lại một
trải nghiệm
- Đủ 3 phần
mở bài, thân
bài, kết bài;
Các ý được sắp
xếp theo một
trình tự hợp lí.
b. Xác định 0,25
đúng yêu cầu
của đề: kể lại
một trải
nghiệm đáng
nhớ của em
c. Nội dung:
HS có thể triển
khai theo nhiều
cách, nhưng
cần đảm bảo
các yêu cầu
sau:
Mở bài: Giới 0,5
thiệu sơ lược
về trải nghiệm
(Dẫn dắt
chuyển ý, gợi
sự tò mò, hấp
dẫn với người
đọc)
Thân bài: 3,0
Đảm bảo các ý
chính:
- Trình bày
chi tiết về thời
gian, không
gian, hoàn
cảnh xảy ra
câu chuyện.
- Trình bày
chi tiết những
nhân vật liên
quan.
- Trình bày
các sự việc
theo trình tự rõ
ràng, hợp lí.
(Kết hợp kể và
tả, biểu cảm.
Sự việc này
nối tiếp sự việc
kia một cách
hợp lí).
Kết bài: - Cảm 0,5
xúc của người
viết
- Ý nghĩa
của trải nghiệm
d. Chính tả, 0,25
ngữ pháp
Đảm bảo
chuẩn chính tả,
ngữ pháp
Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố 0,25
cục mạch lạc,
lời văn sinh
động, có cảm
xúc, sáng tạo.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 (Thời gian 90 phút)
Nội
du Mức độ nhận thức
K ng/ Nhận Thông Vận dụng Vận Tổng ổnT
ĩ đơ biết hiểu dụng cao g
T
Tnn
ă vịn S %
ố T. S
ố T. S
ố T. S
ố T. S T. đi
kiế
g n âc gi T c gi T c gi T c gi T ố gi ể
thứ a
n L â an L â an L â an L câ
u an m
c u u u u
Đ Th
1 ọc
hi ơ 5 2 10
P 1
0 3 15
P 2
0 1 P5 1
0 1 10
P 1
0 7 40 50

u chữ
V -
Biể
2 iế u * 10
t cả P 01 * 10
P 01 * 20
P 02 * 10 1
P 0 1 50 50
m
về
một
con
ngư
ời
Tổng
lệ % tỉ 30% 30% 30% 10%
Tỉ lệ 8 90 10
0
chung 60% 40%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM
BÀI: 90 PHÚT
Nội Mức độ đánh giá
Ch dun
ươn g/Đ Thông
Nhận Vận
T g/ ơn hiểu Vận dụng
biết dụng
T Ch vị (3 câu cao
ủ kiến (2 (1 câu
hỏi) (1 câu hỏi)
đề thứ câu) hỏi)
c
-biệnHiểu
1 Đọc Thơ pháp tu
từ, giá - Vận dụng
hiể 5 trị
biện của
pháp tu kỹ năng
u chữ từ.
-nghĩa
Hiểu ý xây dựng
-Nhận của các -dụng
Vậnkĩ và viết
hình
ảnh thơ năng để
biết
thể và ý khai thác đoạn văn
thơ, từ nghĩa giá
của trị
các
láy đoạn
thơ. biện ghi lại cảm
-kĩ Hiểu pháp
từ. tu
năng xúc sau khi
viết
đoạn đọc một
văn
biểu
cảm về đoạn thơ
một
đoạn
thơ năm năm chữ.
chữ.
-
Viết
bài 1 câu hỏi chung cho 4 mức độ
văn Nhận Thông Vận
2 Viế biểu
cảm biết: hiểu: dụng: Vận dụng
về -bài
Kiểu -bài
Kiểu
biểu -
dựngXây
bài
t một
con biểu cảm về văn biểu cao:
ngư cảm
một về một con
người cảm
một về
con
ời con người - Viết được
người
bài văn
biểu cảm
về một con
người
Tỉ lệ % 30 30 30 10
Tỉ lệ chung 60 40
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút,
không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn thơ và trả lời các
câu hỏi:
“Chót trên cành
cao vót
Mấy quả sấu con
con
Như mấy chiếc khuy
lục
Trên áo trời xanh
non.
Trời rộng lớn muôn
trùng
Đóng khung vào
cửa sổ
Làm mấy quả sấu

Càng nhỏ xinh hơn
nữa.
Trái con chưa đủ
nặng
Để đeo oằn nhánh
cong.
Nhánh hãy giơ lên
thẳng
Trông ngây thơ lạ
lùng.
Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên
sáng nắng
Mấy chú quả sấu
non
Giỡn cả cùng mây
trắng.”
(Trích: “Quả sấu
non trên cao”,  Xuân Diệu,
NXB Văn học 1970)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ


được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các từ
láy trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (0,5 điểm): Tại sao tác
giả lại cảm thấy những quả sấu
tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”?
Câu 4 (0,5 điểm): Từ “giỡn”
trong câu thơ “Giỡn cả cùng
mây trắng” có nghĩa là gì?
Câu 5 (1 điểm): Tìm và chỉ ra
tác dụng của các biện pháp tu từ
được tác giả sử dụng trong khổ
thơ đầu.
Câu 6 (1 điểm): Em thích
nhất khổ thơ nào trong đoạn
trên? Hãy diễn tả cảm xúc đó
bằng một đoạn văn ngắn
(khoảng 5 – 7 dòng).
Câu 7 (1 điểm): Đoạn thơ lột
tả vẻ đẹp gì của những quả sấu
non?

II. VIẾT (5.0 điểm):


Phát biểu cảm nghĩ về một
người bạn mà em yêu quý.
………………. Hết
………………
HƯỚNG
KIỂM DẪN
TRA CHẤM
HỌC KÌ IĐỀ
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phầ Câu Nội dung Điểm
n
I ĐỌC HIỂU 5,0
1 Thể thơ 5 chữ 0,5
2 Con con, lạ lùng 0,5
3 Vì chúng là 0,5
những chiêc
“khuy lục” của áo
trời mà trời thì
rộng lớn.
4 Giỡn: nô đùa, đùa 0,5
giỡn
5 2 biện pháp tu từ: 1,0
so sánh, nhân hóa
và nêu được giá
trị biểu đạt trong
ngữ cảnh của
đoạn thơ, ý thơ.
GV linh hoạt
trong mức độ câu
trả lời của học
sinh để cho điểm
phù hợp.
6 Học sinh tự do 1.0
lựa chọn khổ,
giáo viên linh
hoạt đánh giá cho
điểm dựa trên
cảm nhận của học
sinh
7 Lột tả hình ảnh 1,0
những quả sấu
non với vẻ xinh
xắn, đáng yêu
cùng sức sống kì
diệu, đầy mạnh
mẽ.
II VIẾT 5,0
a, Đảm bảo bố cục 0,5
hoàn chỉnh (mở bài,
thân bài, kết bài)
b. Xác định đúng yêu
cầu của đề: Biểu cảm
về một người bạn mà
em yêu quý.
c. Nội dung:HS có thể
triển khai theo nhiều
cách, nhưng cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
Mở bài: Giới thiệu về 0,5
một người bạn mà em
yêu quý.
Thân bài: 3,0
- Biểu cảm về ngoại
hình một người bạn
mà em yêu quý.
- Biểu cảm về tính
cách con người đó
- Biểu cảm về những
kỷ niệm gắn bó với
con người đó
- Biểu cảm về vị trí
vai trò của con người
đó với bản thân
Kết bài: Khái quát 0,5
tình cảm, cảm xúc về
con người đó
c. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính
tả, ngữ pháp Tiếng
Việt.
d. Sáng tạo: Bố cục 0,25
mạch lạc, lời văn sinh
động, giàu cảm xúc,
sáng tạo.

You might also like