You are on page 1of 53

1. Cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu khu vực 1.1.

Cơ sở lý luận về nghiên
cứu khu vực  1.1.1. Một số thuật ngữ then chốt . Khu vực: Nội hàm và tiêu chí Để
nắm bắt tinh thần nội hàm “Khu vực học” - tiếng Anh là “Area Studies”, việc đầu
tiên cần bắt đầu bằng khái niệm “khu vực” - tiếng Anh là “area hay region - vùng”.
Xét về mặt diễn ngôn thuật ngữ “khu vực có liên quan chặt chẽ trước hết với thuật
ngữ “vùng” và có thể được dùng thay thế lẫn nhau tùy theo ngữ cảnh và mục đích
mà nhà nghiên cứu cần diễn đạt và ngắm đến. Khái niệm “khu vực” có nội hàm
thiếu rõ ràng, mạch lạc về mặt khái niệm (Ahram, 2011) - vì tính không hạn định
về mặt không gian địa lý (lãnh thổ) của khái niệm này. Nó có thể dùng để chỉ một
không gian lãnh thổ vô cùng rộng lớn - vốn được sử dụng và hiểu bấy lâu nay như:
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Khu vực Châu Âu (EU), Khu vực Châu Phi,
khu vực châu Á, Khu vực Đông Nam Á.... Nhưng “khu vực” đôi khi còn có thể
được hiểu là một khoảng diện tích chỉ vài mò được xác định bởi một dấu hiệu chức
năng cụ thể. Do vậy, “Khu vực” thường được sử dụng như một thuật ngữ chung
bao hàm nhất cho một phần của tráu đất. Nó có thể được xác định tùy ý, hoặc thậm
chí ngẫu nhiên, của bề mặt trái đất, trái ngược với “địa điểm” (place), “vùng”
(region) hoặc “không gian” (space), không có ký tự cụ thể khác với tính liên tục
bên trong và sự tiếp giáp giữa các khu vực phụ cận của nó. Nhưng trong "Nghiên
cứu khu vực", thuật ngữ này dùng để chỉ một phần cụ thể nào đó của thế giới,
thường là một quốc gia hoặc tiểu bang, nơi các chương trình đào tạo hoặc nghiên
cứu liên ngành đã được thiết lập (Tachimoto, 2004). Do vậy, làm thế nào để khu
biệt hóa và hiểu đúng khái niệm “khu vực” là vấn đề đang còn tranh luận khá sôi
nổi. Trong khoa học địa lý, nghiên cứu khu vực và toàn cầu, một số nhà nghiên
cứu cho rằng thuật ngữ “khu vực” là một biểu tượng của tư duy trừu tượng, đa
nghĩa. Vì vậy, để xác định khu vực, nhà nghiên cứu cần phải căn cứ vào một hay
một số tiêu chuẩn hay đặc điểm nào đấy. Điều quan trọng hơn là họ cần phải cố
gắng tuân thủ và dựa trên tiêu chí về sự đồng nhất (homogenization) cho một
không gian của khu vực đó. Theo đó, cần được xem tiêu chí đồng nhất về chức
năng (xã hội) của không gian là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để xác
định khu vực (Lương Văn Kế, 2012). - Theo Lương Văn Kế (2012), khái niệm
“khu vực” theo tiêu chí không gian - chức năng thể hiện năm mức độ xếp từ thấp
lên cao và cần phải xác định, phân biệt chính xác: (1) một khoảng đất/diện tích nhỏ
được phân biệt với khoảng diện tích khác dựa vào chức năng/dấu hiệu nào đó”; (2)
một địa phương hay vùng đất bên trong lãnh thổ quốc gia, được phân | biệt với các
vùng đất khác bởi các dấu hiệu địa lý. Trong những trường hợp này, danh từ Hán -
Việt “khu vực” đồng nghĩa với từ thuần Việt là “vùng”, tương ứng với danh từ
“region” hay tính từ “regional” trong tiếng Anh, Đức và Pháp. Vì vậy thuật ngữ
“regional economy” được hiểu là | “kinh tế vùng”, “regional policy” là “chính sách
vùng”; (3) lãnh thổ một quốc gia. Ví dụ khi nói khu vực Trung Quốc điều này
được hiểu thuộc chủ quyền của Trung Quốc; khu vực Việt Nam được hiểu thuộc
lãnh thổ Việt Nam; (4) một vùng không gian rộng lớn trên bản đồ thế giới, bao
gồm toàn bộ lãnh thổ liền kề nhau của nhiều quốc gia hoặc nhiều phần lãnh thổ của
các quốc gia trên cơ sở có sự tương đồng nào đó về các đặc điểm địa lý tự nhiên;
(5) một không gian xuyên quốc | giao bao gồm lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia
tham gia vào một hiệp ước song phương hay đa phương nào đó. Điểm lưu ý hơn,
trong các các cấp độ không gian xã hội như được đề | cập ở trên, chỉ có hai cấp độ
quốc gia và khu vực liên quốc gia là thuộc phạm vi nghiên cứu của khu vực học
(Lương Văn Kế, 2012). Điều này đúng cho cả trường hợp khi nhà nghiên cứu tiến
hành khảo sát một địa phương cụ thể tại một quốc gia nào đó. Bởi vì việc lựa chọn
nghiên cứu một vùng hay địa phương nào đó6 cũng để làm sáng tỏ những đặc điểm
của quốc gia được quan tâm (Krugman, 1991). Trong hai cấp độ này thì quốc gia là
cấp độ căn bản. Vùng: Nội hàm, tiêu chí, cách phân loại và dạng nghiên cứu Nội
hàm và tiêu chí “Vùng” tiếng Anh là “region” hoặc “area” bắt nguồn từ tiếng Latin
"regime", có nghĩa là quản lý (to manage). Ngày nay “vùng” là thuật ngữ khá phổ
biến về phương diện học thuật và quản tr nhà nước liên quan đến không gian địa lý
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong phân chia hành chính của
mỗi quốc gia (Antoine: 1998). Vùng được hình thành và phát tiển dựa trên nguyên
tắc và suy sẻ các điểm chung về không gian - địa lý, mối quan hệ kinh tế - văn hóa.
xã hội; và tính chất hành chính - chính trị (Mansfield và cộng sự, 1999). - Về mặt
diễn ngôn, tùy theo cách tiếp cận, thuật ngữ vùng cũng được hiểu theo nhiều cách
khác nhau, trong số đó định nghĩa của nhà kinh tế học Hoa Kỳ Hoover (1970) được
chấp thuận khá rộng rãi “Vùng là dải đất được xem là một thực thể khi có mục
đích mô tả, phân tích, quản lý, lập quy hoạch hay xây dựng chính sách. Nguyên lý
phân vùng dựa trên tính đồng nhất nội bộ hay tính nhất thể hóa về công năng”.
Theo đó, vùng có thể phân thành: (i) vùng tự nhiên, có chung địa hình, địa mạo';
(ii) vùng hành chính, có địa giới và cấp bậc hành chính xác định; (iii) vùng kinh tế,
với mạng lưới kinh tế cùng chung động lực phát triển; (iv) vùng liên quốc gia, gắn
kết bằng liên hệ địa lý hoặc kinh tế (Phạm Sỹ Liêm, 2014). Trong khi Thối Công
Hào và cộng sự (2002), cho rằng, vùng là không gian, là một trong những hình
thức tồn tại của vật chất (Thối Công Hào và cộng sự, 2002). Theo quan niệm của
nhà nước Việt Nam, vùng là cấp trung gian giữa quốc gia và tỉnh/thành; vì vậy,
vùng được cấu thành từ một số tỉnh, và một quốc gia có một số vùng. Trong một số
trường hợp và ngữ cảnh, người ta còn sử dụng thêm một cấp trung gian lãnh thổ
quốc gia và lãnh thổ vùng gọi là “miên”. Ví dụ, khái niệm miền Bắc, miền Trung,
miền Nam là những khu vực đất đai rộng lớn, ở đó có những điểm tương đồng về
mặt địa lý, không gian văn hóa, điều kiện kinh tế nào đó. | Trong mỗi lĩnh vực
chuyên môn, vùng cũng được hiểu theo nhiều cách. Khoa học địa lý coi “vùng” là
một đơn nguyên địa lý bề mặt của trái đất. Còn kinh tế học lại hiểu “vùng” là một
đơn nguyên kinh tế tương đối hoàn chỉnh trên phương diện kinh tế. Chính trị học
thường cho “vùng” là đơn nguyên hành chính thực hiện quản lý hành chính. Xã hội
học thì coi “vùng” là khu tự cư có đặc trưng xã hội tương đồng của một cộng đồng
người? (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Tung ương, 2011; Hoàng Ngọc Phong,
2014). Song đó được hiểu, phân theo cách nào, quy mô lớn hay nhỏ, mỗi loại vùng
đều có những điểm chung: vùng có ranh giới nhất định, vùng là một không gian
mà mỗi hoạt động của nó đều có sự tác động tương hỗ với nhau. Trong đó yêu
không gian lãnh thổ và địa - kinh tế là tiêu chí quan trọng để nhận diện và phân
vùng. Theo đó, một cách chung nhất về phương diện học thuật và quản trị nhà
nước, vùng có thể được hiểu và tiếp cận theo 3 chiều kích: (i) không gian địa lý. Là
bề mặt trái đất và sinh quyển - nơi con người có thể sinh sống và làm việc; (ii)
không gian kinh tế. Là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế và các không gian với
nhau; (iii) lãnh thổ. Là một bộ phận của bề mặt trái đất thuộc quyền sở hữu của
một quốc gia cụ thể. 1.1.2. Cách phân loại và dạng nghiên cứu Phân loại. Tuy theo
góc nhìn, cách tiếp cận, và yêu cầu chỉ đạo phát triển, khái niệm “vàng” được hiểu
theo những cách khác nhau, vì vậy, cách phân loại vùng cũng có sự khác nhau. (1)
dựa vào các quy luật, dạng hoạt động sống, vùng có thể phân vùng tự nhiên, vùng
kinh tế, vùng xã hội, vùng văn hóa; (2) dựa vào quy mô, vùng có các loại: vùng
lớn, vùng nhỏ/tiểu vùng; (3) xét theo cấp độ không gian, từ lớn đến nhỏ có các cấp
độ sau: thế giới (world); khu vực (area); vùng (region); tiểu vùng (sub - region);
trường hợp (case); (4) căn cứ theo chức năng hoạt động, người ta phân ra: vùng
đơn năng, vùng đa chức năng; (5) dựa vào mức độ phát triển, có vùng: vùng phát
triển, vùng kém phát triển; hoặc vùng phồn thịnh, vùng lạc hậu; (6) căn cư vào
hình thái quần cư, vùng chia thành: vùng đô thị, vùng đại đô thị, vùng nông thôn.
Ngoài ra còn những cách phân loại khác. Dạng nghiên cứu. Nghiên cứu vùng cung
cấp sự hiểu biết cho con người rất đa dạng và phong phú trên nhiều lĩnh vực của
đời sống. Xét về mặt địa lý, những hiểu biết của con người có thể gói gọn trong
một phạm vi nhỏ bé của một địa phương và cũng có thể vượt ra khỏi ranh giới địa
phương, hoặc quốc gia, vùng lãnh thổ... Những hiểu biết “vi mô”, “vĩ mô” này đến
từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể phủ nhận về quy mô và các dạng nghiên
cứu về vùng theo cấp độ và sự phụ thuộc vào quy mô của dạng nghiên cứu vùng
mang lại. Tạm gọi là nghiên cứu “vùng vĩ mô”, và nghiên cứu “vùng vị mô”. Một
dẫn chứng sau đây, phần nào làm sáng tỏ cho đúc kết này “... một trong những
cách tốt nhất để hiểu cách hoạt động của nền kinh tế quốc tế là bắt đầu bằng cách
xem xét những gì xảy ra bên trong các quốc gia. Nếu chúng ta muốn hiểu sự khác
biệt về tỷ lệ tăng trưởng quốc gia, thì một nơi tốt để bắt đầu là bằng cách xem xét
sự khác biệt trong tăng trưởng vùng; nếu chúng ta muốn hiểu chuyên môn hóa
quốc tế, một nơi tốt để bắt đầu là chuyên môn hóa địa phương ...” (Krugman,
1991). Sau đây là một số dạng nghiên cứu vùng: nghiên cứu vĩ mô, chương trình
tổng thể; nghiên cứu khu vực văn hóa (cultura area study); nghiên cứu vùng
(region study); nghiên cứu một quốc gia (foreign studies); nghiên cứu vi mô;
nghiên cứu tiểu vùng (sub - region study); nghiên cứu trường hợp (case study);
nghiên cứu chọn mẫu (selective study); nghiên cứu tiêu bản (standard sample
study). 1.1.3. Tổng quan về khu vực học 1.1.3.1. Quan niệm và sự ra đời | Nghiên
cứu khu vực học (Area studies) giúp con người những biết sâu sắc về sự xuất hiện
lịch sử các kết quả xã hội vĩ mô (Ah 2011). Vì vậy, nghiên cứu khu vực học giữ
một vai trò quan trong việc thúc đẩy nhiều quan điểm có thể giải thích những thách
thức nhau của thế giới cũng như nỗ lực đưa ra những ý tưởng, cách thi chức xã hội
bằng cách sử dụng các quy mô, cấp độ phân tích chuyên In Chuyên khác nhau của
những bộ môn khoa học chuyên ngành và liên ngành vị. triển bền vững vùng. Vì
vậy, nghiên cứu khu vực học hoan nghê, tranh luận về cách trong một thế giới mà
con người có thể khám phá giá trị kinh tế, chính trị, xã hội qua đó làm phong phú
thêm kiến theo sự biết sâu sắc hơn của con người về khu vực qua đó kiến tạo và
phát tri khu vực ngày một bền vững hơn. đ Khu vực học là một lĩnh vực đã hình
thành từ th 19 ở châu Âu và phát triển mạnh mẽ thành một lĩnh vực khoa học trong
giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ II (The World War II) ở Mỹ, Châu Âu, rồi lan
nhiều nước khác, kể cả ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
Singapore, Thái Lan. Tuy nhiên, khu vực học còn tương đối khá mới mẻ ở Việt
Nam - được truyền bá và tiếp nhận từ khoảng đầu thập kỷ thứ 9 của ế kỷ trước. Từ
khi hành thành và phát triển, đến nay Khu vực học đã trải qua những thăng trầm, từ
“Khu vực học cổ điển”, nó tự thay đổi trở thành “Khu vực học hiện đại” vào thập
kỷ cuối cùng của thế kỷ 20. Đây cũng là giai đoạn, thế giới chứng kiến con người
giới bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa và nghiên cứu toàn cầu (Global studies) -
dần dần trở thành xu | hướng Khu vực học hiện đại. Ngày nay, tiến trình toàn cầu
hóa địa phương (Glocalization) đã và đang diễn ra mạnh mẽ và có thể trở thành
một trong những khuynh hướng, cách tiếp cận và tư duy mới về khu vực học “tư
duy toàn cầu, hành động địa phương” (think globally, act locally). Cho đến ngày
nay, khu vực học luôn là chủ đề được thảo luận sôi nổi của giới học thuật thế giới
khi bàn về lý thuyết, phương pháp, cách tiếp cận, kỹ thuật nghiên cứu và định
hướng phát triển của bộ môn khoa học này. - Tại Việt Nam, nhìn chung, việc vận
dụng hệ thống phương pháp, cách tiếp cận liên ngành của Khu vực học đã bước
đầu mang lại những thành tựu nhất định đối với giới học giả Việt Nam, trong đó có
sự ra đời và phát triển của Việt Nam học ở Việt Nam (Phạm Hồng Tung, 2019).
1.1.3.2. Khu vực học - Những tranh luận chưa có hồi kết Nghiên cứu Khu vực
không phải là một lĩnh vực nghiên cứu tho18 nhất. Có rất nhiều cuộc tranh luận về
lĩnh vực nghiên cứu này. Trải quả nhiều thập kỷ phát triển với những bước thăng
trầm, nhưng có vẻ ni Khu vực học vẫn còn đang loay hoay với nhiều thể lưỡng nan
trong cả hiểu và tiếp cận nghiên cứu về ngành khoa học này. Khởi đầu, do chúng
có nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau. Theo đó, có người đề cập đến các khu
vực rộng lớn hơn trên thế giới trong khi người khác đề cập đến từng quốc gia riêng
lẻ. Trong nhiều trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng vậy, các khu vực hoặc
quốc gia được nhắc đến đều có chung ngôn ngữ hoặc ít nhất một số ngôn ngữ phổ
biến hạn chế. Một số nghiên cứu khu vực thường được biết đến như: nghiên cứu về
Trung Đông, Mỹ Latinh, Châu Phi, Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn
Quốc, Đông Âu và Nga, và nhiều nghiên cứu khác (Lương Văn Kế, 2012). Trong
khi đó, những người khác xác định văn hóa là đối tượng nghiên cứu của họ, do
vậy, mục đích của nghiên cứu là nỗ lực cung cấp sự kiến thức cụ thể về các dân
tộc, lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội ... của từng khu vực trên địa cầu
(Trinh Thị Hạnh, 2020). | Nhìn chung, nghiên cứu Khu vực học có nguồn gốc từ
các nghiên cứu đa ngành. Theo đó, các nhà nghiên cứu của nhiều ngành quy tụ lại
với nhau để nghiên cứu toàn diện về một lĩnh vực nhất định như một đơn vị bằng
cách bao quát tất cả các hiện tượng của khu vực, cả tự nhiên lẫn con người
(Tachimoto, 2004). Nghiên cứu khu vực là nghiên cứu về một địa điểm được xác
định là một khu vực. Tại đây, nhà nghiên cứu thực hiện các quan sát thế giới từ bên
trong và bên ngoài khu vực. Về mặt lịch sử, tất cả các ngành ở một mức độ nào đó
có thể bắt nguồn từ nghiên cứu khu vực học xét theo nghĩa rộng. - Hoặc, có người
cho rằng khu vực học là một khoa học liên ngành trong khi những người khác lại
xác định đó là những lĩnh vực nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary fields of
research) và khẳng định rằng khu vực học không phải là một lĩnh vực nghiên cứu
thống nhất (Basedau và Köllner, 2007). Theo nghiên cứu của Basedau và Köllner
(2007), hiện nay, nhiều nhà khu vực học đang có sự đồng thuận với quan điểm
Szanto (2003), răng nghiên cứu khu vực học tốt nhất nên được hiểu là một khái
niệm bao quát cho một nhóm các lĩnh vực học thuật (a family of academic fields)
và các hoạt động được tham gia bởi các cam kết chung về: (1) nghiên cứu sâu về
ngôn ngữ; (2) khảo sát thực địa chuyên sâu bằng (các) ngôn ngữ địa phương; (3)
chú trọng lịch sử địa phương, những quan điểm, tư liệu và cách luận giải; (4) kiểm
chứng, xây dựng, phản biện hoặc phát triển lý thuyết phản đối sự quan sát cụ thể;
(5) tiến hành trao đổi, đối thoại đa lĩnh vực vượt qua những giới hạn vốn có của
khoa học xã hội và nhân văn (social sciences and humanities) (Szanton, 2003). Ở
một khía cạnh liên quan, Prewitt (2003), dựa trên các khái niệm của Hội đồng
Nghiên cứu Khoa học Xã hội (Hoa Kỳ) và Hội đồng Các Hiệp hội Học tập Hoa
Kỳ, phân biệt giữa một mặt là “nghiên cứu khu vực truyền thống (traditional area
studies) và mặt khác là “kiến thức dựa trên khu vực” (area-based knowledge).
Trong khi những người trước đây lấy các vùng trong tổng thể của chúng làm đơn
vị phân tích chính, với các học giả “tình kiêm” (seek[ ing) để biết tất cả những gì
có thể biết một cách hợp lý về một khu vực thế giới - ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa
của khu vực đó, chính trị và tôn giáo, sau đó bắt bằng việc biết về một lĩnh vực,
nhưng sau đó sử dụng kiến thức đó để xử lý các xu hướng và hiện tượng vượt qua
bất kỳ khu vực nhất định. Bất kể khái niệm cụ thể được sử dụng là gì, những gì
được xem là nghiên cứu khu vực ở các quốc gia khác nhau sẽ có xu hướng khác
nhau. Thông thường khu vực địa lý của riêng một người không được tính trong,
trong khi khu vực này có thể ở nơi khác. Ví dụ. các nghiên cứu Tây Âu hoặc EU sẽ
được coi là các nghiên cứu khu vực ở một số quốc gia trong khi các nghiên cứu
như vậy thường được coi là các nghiên cứu kỷ luật chính thống ở Tây Âu (Prewitt,
2003). Những quan điểm của Szanton và Previt vừa trình bày ở trên tỏ ra xác đáng,
phản ánh đúng thực trạng và xu hướng phát triển chung của khu vực học thời kỳ
Chiến tranh lạnh (The Cold War). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh cách khái lược này
khiến cho việc nhận thức và xây dựng hệ khái niệm chung cho Khu vực học càng
trở nên khó khăn và rối mù hơn. Bởi lẻ, nhiều người đã quá quen với cách định
nghĩa trước đây về khoa học chuyên ngành, là một ngành khoa học thì nhất thiết
phải có đối tượng nghiên cứu riêng, hệ thống phương pháp luận, hệ thống lý thuyết
riêng. Theo cách tiếp cận như vậy, có lẽ sẽ không bao giờ định nghĩa được Khu
vực học và nhiều khoa học liên ngành khác, vì phần lớn các khoa học liên ngành là
những định hướng học thuật mở, linh hoạt, và liên tục phát triển. - 1.1.3.3. Các giai
đoạn và đặc điểm cơ bản của khu vực học Điểm lại lịch sử của Khu vực học trên
thế giới trong hơn 1 thập kỷ qua, bước đầu có thể khái quát các giai đoạn và đặc
điểm cơ bản của Khu vực học như sau. and old v ideo Các giai đoạn phát triển khu
vực học - (1) giai đoạn khai phá thuộc địa. Ngày nay, nhiều học giả cho rằng các
nghiên cứu khu vực có thể bắt đầu từ sự mở rộng và khai thác thuộc địa của các
cường quốc châu Âu vào thế kỷ 18 và các nỗ lực học tập đi kèm nhằm hiểu rõ hơn
về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội ở các dân tộc thuộc địa; (2) giai đoạn chiến tranh
lạnh. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh giữa các siêu cường quốc, việc hiểu rõ hơn
về các xã hội, quốc gia ở Châu A, Châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ Latinh được
xem là nhu cầu cấp bách trong bối cảnh này - nhằm tìm kiếm đồng minh, sự ủng
hộ của các quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển; (3) giai đoạn hiện
nay, Trong thế kỷ 21 - một thế giới phẳng cùng với quá trình toàn cầu hóa đã tạo
những thách thức và cơ hội mới đối với nghiên cứu khu vực học. Đây là giai đoạn
được cho là có thể gây nhiều tranh cãi về đối tượng, phương pháp luận nghiên cứu
về khu vực, Đặc điểm khu vực học (1) khu vực học là khoa học đa ngành và liên
ngành. Khu vực học trước sau đều là các phương thức tổ chức nghiên cứu khoa
học đa ngành và liên ngành (Tachimoto, 2004). Dù phát triển ở thời gian nào, theo
trường phái nào thì tính đa ngành và liên ngành ngành luôn là thuộc tính, nguyên
tắc không thể thiếu. Từ sự hợp tác như vậy, nghiên cứu khu vực ngày một phát
triển. L (2) đối tượng nghiên cứu không có sự thống nhất. Nếu như tính “đa
ngành”, “liên ngành” nhận được sự thống nhất cao trong giới khu vực học trên toàn
cầu, ngược lại đối tượng nghiên cứu của nó không có sự thống nhất cao. Cụ thể
hơn, nhiều quan điểm lập luận rằng đối tượng nghiên cứu của khu vực học là các
khu vực. Vậy khu vực được xác định như thế nào? Hiển nhiên khu là một phạm vi
- không gian địa lý. Song không phải tất cả không gian địa lý nào cũng có thể được
xem là đối tượng nghiên cứu của khu vực học. (3) tồn tại hai xu hướng khu vực
học. (i) xu hướng Khu vực học truyền thống - ở đó những người theo quan điểm
này coi khu vực như một tổng thể và là đối tượng nghiên cứu chính. Họ cố gắng
tìm mọi cách để biết những gì cần biết về một khu vực của thế giới: ngôn ngữ, lịch
sử, văn hóa, chính trị, tôn giáo (Basedau và Köllner, 2007; Prewitt, 2003); (ii) sử
dụng trị thức của khu vực này để luận giải các hiện tượng, xu hướng đang xuất
hiện ở các khu vực khác (Basedau và Köllner, 2007). Đây là khuynh hướng mới
hơn của Khu vực học trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, góp phần tạo dựng và thúc
đẩy định hướng liên ngành, tiếp nhận mô hình nghiên cứu so sánh, nghiên cứu
trường hợp của khoa học chính trị, kinh tế, xã hội học, nhân học hiện đại. TUY
PHOTO 4 (4) cách tiếp cận của Khu vực học. Với các khoa học chuyên ngành
“truyền thống việc xây dựng và xác lập một hệ thống lý thuyết, phương pháp, cách
tiếp cận riêng cho mình là yêu cầu bắt buộc, sống còn. Tuy nhiên, đối với các khoa
học học liên ngành, trong đó có Khu vực học, thì vấn đề này dường như không
mấy cần thiết hay không thể thực hiện? Thực tế cho thấy, đã có nhiều lý thuyết,
phương pháp, cách tiếp cận được áp dụng thành công, hiệu quả, đồng thời nhiều lý
thuyết, phương pháp và cách tiếp cận mới cũng được sáng ra trong quá trình
nghiên cứu. Song, không ai có thể khẳng định phương pháp, lý thuyết, cách tiếp
cận nào là thích hợp, hiệu quả nhất hay của riêng Khu vực học, ở một khía cạnh
khác, tính liên ngành của khu vực học phần nào đã phản ánh tính “mở” và sự “vay
mượn” của ngành khoa học này. Nghĩa là khu vực học nên và luôn cần nghiên cứu
phối hợp áp dụng hệ lý thuyết, phương pháp, cách tiếp cận cũng như các kỹ thuật
nghiên cứu của chuyên ngành. Trên nền tảng đó, trong đi trọng hơn khả năng sáng
tạo, tích hợp và PP cần có tính thực tiễn cao nhằm đáp ứng yo nghiên cứu. Do đó,
có thể trong trường hợp toàn phù hợp với nhiệm , hưc và nhiệm vụ nghiên cứu,
nhưng lại không hoa liệt - Hiện ở một bình diện chung của vụ và đối tượng nghiên
cứu khác. Tuy nhiên, ở TP. Khu vực học xét về cách tiếp cận và pI TIỌC Xét về
cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đều được thừa nhận, có ba nguyên tắc
chính là (i) tiếp cận liên ngành, đa ngành; (ii) 20: chú trọng khảo sát thực tế liên
ngành: (iii) nhìn nhận và phân tích đa chiều (Pike, 2007; Derichs và cộng sự, 2020;
Phạm Hồng Tung, 2022). (5) tương lai của Khu vực học. Theo Phạm Hồng Tung
(2022), ngày lâu nay, cộng đồng học giả thế giới vẫn tiếp tục bàn luận sôi nổi về
tương lai của khu vực học. Theo đó, bước đầu một số định hướng cơ bản được tán
thành cao như sau: (i) cung cấp luận cứ cho việc hoạch định chính sách. Khu vực
học phải góp phần cung cấp đầu vào cho quá trình chính sách các quốc gia, các tổ
chức quốc tế. Minh chứng rõ nét nhất là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, lý do Khu
vực học phát triển là vì nó cung cấp đầu vào cho quy trình (C chính sách của Mỹ
và các nước khác. Nói cách khác, đây là cách để Khu vực học đáp ứng nhu cầu
thực tiễn và thâm nhập giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Cuộc sống luôn thay đổi,
thế giới ngày nay đang phải đối mặt với những đi vấn đề mới như toàn cầu hóa,
phát triển bền vững, đô thị hóa, b hậu... đòi hỏi khoa học khu vực nói riêng và khoa
học liên ngành nói chung cần phải áp dụng một cách tiếp cận mới đối với các
phương pháp cả định 19 lượng và định tính; cách tiếp cận tích hợp, liên ngành,
xuyên ngành theo ớng ứng dụng để khẳng định vai trò trong sự phát triển lý thuyết
chung (Ahram, 2011); (ii) đối tượng khu vực học hiện đại là các vấn đề đương đại.
có Cụ thể, khu vực học cần quan tâm đến phát triển bền vững, biến đổi khí hậu,
phân hóa giàu nghèo, phát triển đô thị ... Bên cạnh đó, các vấn đề “truyền thống
như lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo ... vẫn tiếp tục được chú ý (iii) nỗ lực
hướng đến nguyên tắc “mở”. Như đã được thảo luận, với tính chất và khoa học liên
ngành, nhiệm vụ của Khu vực học là cần tiếp tục phát triển nguyên tắc “mở” nhằm
tiếp nhận và làm giàu thêm, phong phú và đa dạng hệ lý thuyết, cơ sở lý luận,
phương pháp và cách tiếp cận, và kỹ thuật nghiên cứu mới đặc biệt trong bối cảnh
hội nhập, phát triển, cách mạng công nghiệp 4.0. Tất cả những chuyển biến và bối
cảnh xã hội đương đại này đều ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các
khu vực, vùng, quốc gia trên toàn cầu theo mức độ, phương thức, tính chất khác
nhau. | (6) xu hướng nghiên cứu mới. Trước bối cảnh xã hội mới, đặc biệt xu
hướng “toàn cầu hóa”, và một thế giới ngày càng “phẳng hóa”. Hơn ai hết, xét ở
tâm nghiên cứu vĩ mô, xu hướng nghiên cứu khu vực hiện đại cần nghiên cứu là
nghiên cứu toàn cầu (Global Studies), toàn cầu hóa (Globalization) được coi như
triết lý nền tảng. Bên cạnh đó, việc tích hợp Khu vực học với Nghiên cứu So sánh
cũng đang trở thành một khuynh hướng chủ đạo, có ảnh hưởng lớn, đặc biệt là
nghiên cứu về các đối thoại liên văn hóa toàn cầu (David, 2000). Trong bối cảnh
mối quan tâm ngày càng tăng đối với các phương pháp tiếp cận đa ngành, liên
ngành và xuyên ngành (Derichs và cộng sự, 2020), nghiên cứu “khu vực” vẫn là
một lĩnh vực trong đó sự tổng hợp giữa các lĩnh vực - bao gồm kinh tế, địa lý,
chính sách, hành chính, chính trị và xã hội học - có thể diễn ra. Thật vậy, đặc tính
xuyên ngành này từ lâu đã không thể thiếu trong các nghiên cứu khu vực (Pike,
2007). 1.1.3.4. Nghiên cứu so sánh khu vực Về cơ bản, có 3 loại nghiên cứu so
sánh khu vực (Comparative area studies - CAS): (i) so sánh nội vùng (Intra-
regional comparison); (ii) so sánh giữa các vùng (Inter-regional comparison), (iii)
So sánh xuyên vùng (Cross-regional comparison) (Basedau và Köllner, 2007
(Bảng 1). | (1) So sánh nội bộ khu vực. Trong bối cảnh này, các khía cạnh hoặc các
hiện tượng của các thực thể địa lý khác nhau trong một khu vực nhất định được so
sánh với nhau, chẳng hạn: các phong trào lao động và mối liên hệ của chúng với
các chế độ chính trị ở Mỹ Latinh (Collier và Collier, 1991) hoặc các hệ thống bầu
cử ở Trung Á hậu Xô Viết (Luong, 2002). So sánh nội vùng có lẽ là loại so sánh
phổ biến nhất và được lan tỏa rộng rãi nhất trong nghiên cứu khu vực. Đặc điểm
của loại nghiên cứu này là các chương trình nghiên cứu, các khái niệm làm việc
thường có xu hướng đồng nhất về mặt nhận thức, phân tích khi đề cập đến các khu
vực trên thế giới. Mặt khác, các chuyên gia khu vực làm việc trong một khu vực
nhất định nên thường quen thuộc với nhau hơn vì vậy họ sẵn sàng tham gia cùng
nhau khi có cơ hội. (2) So sánh giữa các khu vực. Trọng tâm của dạng nghiên cứu
này | thường là các các quá trình chuyển đổi được diễn ra trên quy mô lớn, ảnh
hưởng đến các khu vực khác nhau trên toàn cầu. Kinh điển như quá trình dân chủ
hóa (O'Donnell và cộng sự, 1986), công nghiệp hóa (Gereffi và Wyman, 1990),
hay sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc (Anderson, 1983). Ý tưởng đằng sau các sự
kiện đó là để xác định các mô hình khu vực và so sánh chúng với nhau. Ngoài ra,
nghiên cứu có thể phóng to mối liên hệ giữa nhiều hơn hoặc ít hơn các quá trình
đồng thời diễn ra ở các cấp độ phân tích khác nhau, ví dụ như quá trình toàn cầu
hóa và khu vực hóa được diễn ra trong thời gian gần đây. Cũng ở chủ đề này, một
khuynh hướng nghiên cứu khác gần đây đã nỗ lực phân tích sự khác biệt giữa các
khu vực của dân chủ hóa, ví dụ: về thời gian, trình tự, nguyên nhân, mức độ phản
đối dân chủ”. Các chiều cạnh khảo cứu như vậy cũng cấp cho con người sự hiểu
biết nhiều hơn về cách luận giải của dân chủ hóa thực sự phổ biến và bị ràng buộc
bởi khu vực hoặc lịch sử ranh giới (Mainwaring và Pérez-Liñán, 2007). Kết quả về
sự khác biệt giữa các khu vực trong quá trình dân chủ hóa đã dẫn đến sự phức tạp
hơn liên quan đến việc phân loại các yếu tố đằng sau sự khác biệt đó. Theo các khu
vực không thể gây ra sự khác biệt, nghiên cứu gần đây đã tập trung vào các cơ chế
cụ thể làm cơ sở cho việc truyền bá và phổ biến các loại chế độ để giải thích tại sao
các khu vực có thể thể hiện các mô hình dân chủ hóa riêng biệt (Stokes 2004;
Mainwaring và Pérez-Liữán 2007). Các loại nghiên cứu như vậy đã minh chứng
cách so sánh giữa các khu vực (thường thuộc loại định lượng) hoàn toàn có thể
được kết hợp hữu ích với nghiên cứu khu vực cụ thể liên quan đến truy tìm quy
trình và các phương pháp khác. (3) So sánh xuyên khu vực. Dạng nghiên cứu này
liên quan đến việc so sánh các đơn vị phân tích trên các khu vực khác nhau, chẳng
hạn: vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở Hàn Quốc, Brazil, Ấn Độ và
Nigeria (Kohli, 2004). Một điểm cần lưu ý, nếu như hiện nay nghiên cứu so sánh
các trường hợp giữa các nước công nghiệp tiên tiến được diễn khá phổ biến - ít
nhất là trong chính trị học so sánh - So sánh nghiên cứu tích hợp ° giới phi phương
Tây vẫn là một ngoại lệ. Vấn đề này không phải ngẫu nhiên vì so sánh giữa các
khu vực là vô cùng tốn kém và khó thực hiện với độ chính xác. Với các quan sát
chính xác phụ thuộc nhiều vào kiến thức ngữ cảnh sâu sắc, phương pháp và kinh
nghiệm của nhà nghiên cứu (Hall và Tarrow, 1998). Mặc dù có những khó khăn
như vậy nhưng 1 khích để theo đuổi mạch nghiên cứu so sánh giữa các khu vực
nhằm giúp các nhà khu vực học và các bên liên quan có đủ niềm tin và cơ sở cho
việc kiểm chứng tính đúng đắn của các lý thuyết, khái niệm và phương pháp trong
các ngành và trong khu vực học (Mainwaring và Pérez-Liữán, 2007) Nếu chúng ta
muốn biết liệu một khái niệm nhất định thực sự có thể "du hành" hoặc liệu một lý
thuyết có bị giới hạn về mặt địa lý hay không, chúng ta phải tham gia vào việc so
sánh giữa các khu vực. Chiến lược nghiên cứu so sánh khu vực Việc lựa chọn các
chiến lược nghiên cứu là một khía cạnh phương pháp luận quan trọng của các
nghiên so sánh cứu khu vực. Điều kiện ngữ cảnh không đồng nhất hoặc đồng nhất
có tầm quan trọng đối với việc lựa chọn và thiết kế các chiến lược nghiên cứu, đặc
biệt là chiến lược so sánh. | Thông thường, với các nghiên cứu trường hợp (Case
study) đơn lẻ thường không cung cấp đủ cở sở (đủ mạnh) để khái quát hóa vấn đề
nghiên cứu, chưa nói đến việc so sánh giữa các khu vực, trong trường hợp này có
thể được chọn do trình trạng đặc biệt của nó. Theo nhiều khuyến cáo, đồng thời có
thể xem là “truyền thống”, hai chiến lược nghiên cứu chính được đưa ra để so sánh
có “kiểm soát” (controlled) giữa các quốc gia là phân tích định lượng xuyên quốc
gia (với mẫu lớn) (Quantitative cross-country analysis) và phương pháp so sánh
định tính (chủ yếu với mẫu nhỏ) (Qualitative comparative method) (Nohlen, 2004;
Lijphart, 1975). Nó là chủ đề tranh luận liệu phương pháp tiếp cận định lượng
được theo đuổi trong các hình thức phân tích xuyên quốc gia một phần của phương
pháp so sánh (King và cộng sự, 1994; Liijihart, 1975). Liên quan đến việc so sánh,
lựa chọn trường hợp quan sát và sử dụng dữ liệu phân tích. Có một khuynh hướng
thực tế rằng, các học giả theo định hướng định lượng mong muốn tối đa hóa số
mẫu quan sát và xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê trong khi nhà nghiên
cứu so sánh (với mâu nhỏ) chọn một vài trường hợp theo các tiêu chí thích hợp và
được tự do sử dụng dữ liệu định tính hoặc định lượng. Phương pháp thống kê
hướng tới việc khái quát hóa cả về mô tả và các mối tương quan, vì vậy đối với các
nghiên cứu so sánh khu vực không nên bỏ qua công cụ này - mặc dù đối với phân
tích xuyên quốc gia truyền thống thường không cần phải xác định đặc điểm của các
nghiên cứu so sánh khu vực. Mặt khác, việc xử lý dữ liệu theo thống kê đòi hỏi dữ
liệu cần phải chính xác, có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, cần lưu ý nhiều người đồng
thuận với Albert Einstein "Không phải mọi thứ có thể đếm được đều được tính và
khôn “ phải mọi thứ có thể đếm được” (Dẫn lại từ Gerring và Thomas, 2005). Lựa
chọn chiến lược so sánh. Về mặt lý thuyết, chiến lược hứa h.. nhất là chiến lược hệ
thống tương tự nhất (Przeworksi và Teune, 1970). Theo đó, các trường hợp lựa
chọn đưa vào quan sát cận dựa trên cơ sở các đặc điểm tương đồng và khác biệt
thích hợp liên quan đến các biến số : giữa một mối quan hệ đó có thể kiểm định
cho giả thuyết đặt ra (nếu có). Kết quả kiểm định còn có khả năng giúp khái quát
hóa vấn đề nghiên có Tuy nhiên, rào cản lớn đối với việc áp dụng thiết kế chiến
lược hệ thống tương tự nhất là tìm các hoàn cảnh phù hợp trong thực tế, đặc biệt là
khi So sánh giữa các vùng khác nhau. Với nhiều biến số có liên quan thì càng khó
tìm những trường hợp đủ giống nhau nhưng khác nhau về một hoặc hai khía cạnh.
Vì vậy, thoạt nhìn, thiết kế này dường như không đủ điều kiện áp dụng cho các
nghiên cứu giữa các vùng và xuyên vùng. Tuy nhiên, so sánh trong vùng có thể cơ
hội áp dụng thiết kế hệ thống tương tự nhất (Nohlen, 2004). Như được trình bày ở
phần trước, thực thể vùng, khu vực thường được định nghĩa như vậy vì chúng có
một số đặc điểm tương đồng. Vì vậy, các thực thể trong một khu vực như vậy có
thể được sử dụng để áp dụng một thiết kế hệ thống gần giống nhất hoặc chiến lược
“các trường hợp có thể so sánh được” (Lijihart, 1975). Nếu cân nhắc và có tính đến
các điểm tương đồng có liên quan, nhà nghiên cứu có thể xác định gần đúng hệ
thống hệ thống tương tự cho các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, thực tế những
trường hợp như thế này có thể hiểm. Nếu biết và xác định trúng các biến quan
trọng của chủ để nghiên cứu cụ thể, chúng ta có thể xác định các quốc gia có chung
nhiều đặc điểm này nhưng khác nhau về một khía cạnh quan trọng nào đó. Chẳng
hạn, các cường quốc khu vực ở Brazil và Nam Phi có một số điểm tương đồng là
tôn trọng các nguồn lực trong khu vực của họ trong khi các quốc gia như Việt
Nam, Cuba và Trung Quốc có nhiều điểm chung về hệ thống chính trị. Thế nhưng,
chiên lược nghiên cứu rõ ràng nhất cho các nghiên cứu so sánh khu vực, đặc biệt
so sánh giữa các khu vực, hình như nằm ở việc thiết biệt nhất (Basedau và Köllner,
2007). Nó nỗ lực giải quyết vấn đề quan hệ nhân quả bằng cách chọn những trường
hợp có điểm chung đặc biệt mặc dù toàn bộ bối cảnh là hoàn toàn khác nhau. Tuy
nhiên, vấn đề “tính tương đồng” làm giảm sức mạnh giải thích về các một hiện
tượng có thể có những nguyên nhân khác nhau một bên có thể là 4, một bên có thể
là do gian lận trong bầu cử, nhờ vào cơ sở xã hội vững chắc của đảng được đề cập
hoặc 1 tập hợp các thể chế thuận lợi. tăng trưởng kinh tế có thể là do kết quả của
sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên hoặc chính sách tốt nguồn nhân lực chất lượng
cao. Vì vậy không thể thiếu nghiên cứu các trường hợp kiểm soát bổ sung mà có
thể giống một hoặc nhiều trường hợp nhưng không thể hiện đặc điểm cụ thể được
đề cập. Nó cũng hữu ích khi sử dụng quan điểm riêng biệt để nghiên cứu lý do tại
sao trong một số trường hợp, một bên sự thống t thúc hoặc tại sao trạng thái phân
biệt xã hội được dỡ bỏ. . Tóm lại, các chiến lược so sánh nên được điều chỉnh linh
hoạt, phù hợp theo yêu cầu mỗi loại của nghiên cứu so sánh khu vực. Tổng quan về
các tùy chọn rõ ràng nhất được đưa ra trong Bảng 2. Tuy nhiên, đó không phải là
tình huống thực nghiệm lý tưởng mà là mô hình khái quát hóa được đúc kết từ
những nghiên cứu đi trước về ranh giới giữa nghiên cứu So sánh khu vực. | Từ
những lập luận nêu phần nào cho thấy thực thể “khu vực” và “vùng” được hiểu
theo nhiều cách khác nhau, theo đó cách phân loại và dạng nghiên cứu “khu vực”,
“vùng” cũng khá đa dạng và không đồng nhất. Tùy theo mục tiêu và mục đích của
nghiên cứu, vấn đề đặt ra cho nhà nghiên cứu và các bên liên quan là cần lựa chọn
cho mình cách tiếp cận, cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu vùng (hoặc
khu vực) phù hợp. Từ lý luận đến thực tiễn đã chỉ ra, không có mô hình lý thuyết
và công cụ nghiên cứu chung nào có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia, vùng lãnh
thổ, khu vực. Tuy nhiên, kinh nghiệm giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong
nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn phát triển vùng, khu vực là hoàn toàn có thể học
hỏi lẫn nhau. Từ những quan điểm nêu trên, vấn đề trăn trở, khó khăn, áp lực
nhưng cũng khá thú vị đối với chúng tôi khi thực hiện công trình này là làm thế
nào có thể tổng hợp, xác lập một số lý thuyết, phương pháp, cách tiếp riêng, phù
hợp, mang đặc trưng của vùng/khu vực có thể áp dụng cho tường hợp nghiên cứu
Vùng/khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam. - Đáp ứng cho những tranh luận ở trên,
trong nghiên cứu này, tùy theo yêu cầu của mục đích nghiên cứu; ngữ cảnh, nội
dung vấn đề cần bàn luận và một số thuật ngữ có liên quan về khu vực học như
“vùng”, “nghiên cứu vùng”, “khoa học vùng”; “khu vực”, “nghiên cứu khu vực”,
“khu vực học” sẽ được cân nhắc, xem xét sử dụng cho phù hợp, linh hoạt, sát với
bối cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương - Vùng Đông Nam Bộ. Theo
quan điểm của chúng tôi, đây là một trong những thách thức lớn nhất, đồng thời
cũng là đóng góp quan trọng của công trình này. 1.1.4. Liên kết vùng và mô hình
liên kết vùng 1.1.4.1. Liên kết vùng | Trong bối cảnh phát triển và hội nhập, liên kết
vùng ngày thu hút sự quan tâm đối với chính quyền địa phương các cấp, nhà quản
trị và giới học thuật. Liên kết vùng là sự liên kết giữa các địa phương, các chủ thể
trong vùng nhằm tạo nên một chỉnh thể thống nhất, nâng cao lợi thế so sánh và sức
cạnh tranh của vùng. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển yêu cầu
được đặt ra là cần có sự hợp tác, phối hợp, liên kết giữa các địa phương trên
nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, hài hòa và thống nhất giữa các địa phương trong
vùng. Theo nghiên (2017), có nhiều quan niệm về liên kết vùng, và có thể khái
quát các sau: (1) liên kết vùng là mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế hoặc I - xã
hội; mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố không gian; (2) liên kết d. liên kết ngang,
và có thể liên kết tập trung theo cụm, hoặc liên kết phố, kiểu mạng lưới; (3) một
chủ thể có thể liên kết theo nhiều cách khác n (4) liên kết theo chiều sâu có ý nghĩa
và độ rộng lớn hơn của liên kết. liên kết phát phát triển bền vững vùng nỗ lực giải
quyết đồng thời về : tế, văn hóa - xã hội; và môi trường (Lê Anh Vũ và cộng sự,
2007). | Trong xu thế phát triển ngày nay, nội dung của liên kết vùng ngày một đa
dạng và phong phú, bao phủ các lĩnh vực của đời sống xã hội. C thể như, liên kết
hợp tác phát triển toàn diện, song phương, đa phys: liên kết phát triển hạ tầng kỹ
thuật; liên kết phát triển giáo dục - đào tạo liên kết hợp tác phát triển và chuyển
giao công nghệ; liên kết nông thôn. đô thị; liên kết vùng đô thị liên kết bảo về tài
nguyên và môi trường; liên kết xây dựng phát triển nông thôn. | Điều kiện liên kết
vùng: Liên kết vùng được thực hiện trên nền tảng của một số điều kiện chính sau:
(1) lợi thế so sánh của vùng/địa phương. Lợi thế này sẽ góp phần tạo ra sự chuyên
môn hóa và phân công lao động | hợp lý giữa các địa phương trong vùng; (2) có sự
đồng thuận về thể chế và chia sẻ lợi ích chung. Thống nhất về chủ trương, chính
sách, cơ chế tổ chức, bộ máy vận hành vùng; chia sẻ lợi ích chung của vùng đồng
thời tôn trọng lợi ích riêng của địa phương; (3) có khung thể chế và quản trị vùng
Bảo hộ, công khai và minh bạch về quyền tài sản, bộ máy hoạt động công quyền,
sự tham gia của người dân trong hoạch định và thực hiện chính sách; (4) xây dựng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Các hạng mục hạ tầng về giao thông, điện nước, chiếu
sáng, thông tin liên lạc cần được đầu tư, xây dựng và phát triển một cách đồng bộ,
hiện đại và hiệu quả. - Hình thức liên kết vùng: (1) liên kết dọc. Là liên kết giữa
các chủ thể hoặc các địa phương trong vùng tuân theo thứ bậc, thứ tự về mặt quan
10, trong hệ thông hành chính; (2) liên kết ngang. Là liên kết mà mỗi chu to tham
gia là một đơn vịtác nhân độc lập, nhưng có mối tương quan thông qua cơ chế
kiểm soát chung; (3) liên kết hỗn hợp/kết hợp. Nếu như kết dọc và liên kết ngang
đặt nặng đến bản chất mối quan hệ song phư " thì liên kết hôn là loại liên kết nhiều
chủ thể và quan tâm đến hình - không gian của của liên kết. Nguyên tắc: (1) hiệu
quả toàn diện. Các địa phương trong vùng tuân theo kịch bản chung mà vùng đã
vạch ra nhằm khai thác lợi ý sánh vùng, thế mạnh địa phương chuyển hóa thành lợi
thế cạnh " hình thành và thực hiện chuyên môn hóa của toàn vùng; (2) bill giữa các
chủ thể. Các chủ thể tham gia trong liên kết vùng được bình đẳng trước pháp luật,
trong hoạt động, tổ chức của vùng; (3) phát triển hài hòa, bền vững. Mỗi địa
phương có mục tiêu, chiến lược và giải pháp cho riêng mình, nhưng trong liên kết
vùng họ cần hướng đến và thực hiện hài hòa lợi ích chung của toàn vùng, vì sự
phát triển và tính thống nhất và chiến lược mà vùng theo đuổi. 1.1.4.2. Mô hình
liên kết vùng Sự hợp tác trong vùng đã được thúc đẩy để giải quyết các vấn đề vượt
qua ranh giới của một quốc gia (Walton, 1994). Ngày nay, với quá trình toàn cầu
hóa, sự quan tâm của con người về vùng, đặc biệt vùng đô thị ngày một nhiều hơn
vì chúng được cho là phải đối mặt với những thách thức lớn hơn trong việc cố
gắng đối phó với những áp lực và tác động của nền kinh tế toàn cầu. Hai dạng
không gian chính mà rất nhiều sự chú ý đã được chú ý bao gồm các vùng đô thị và
đại đô thị trên thế giới (Mercado, 2002). V Vùng đô thị là một loại hình vùng phổ
biến, thường được phát triển xung quanh một đô thị lớn hoặc chùm đô thị trọng
tâm. Theo đó, vùng đô thị có thể được hiểu là nơi tập trung dân cư của một siêu đô
thị (metropolis) và các vùng ảnh hưởng của nó hoặc là hợp của nhiều đô thị gần
nhau cộng với vùng ảnh hưởng của chúng. Trong đó, một hay vài đô thị lớn nhất
(đô thị mẹ) sẽ giữ vai trò trung tâm. Các vùng ảnh hưởng của vùng đô thị không
nhất thiết phải là đô thị, nhưng bị chi phối mạnh bởi việc làm và thương mại.
Thành phố trung tâm là một dạng đô thị đa tâm, cấu trúc của nó không nhất thiết
phải có tính liên tục. Miễn là những thi đủ sức để trở thành hạt nhân cho dân số của
nó (Nguyên Hồng Thục, 2018). Nếu nhiều đô thị được đặt kế tiếp nhau, đôi khi sẽ
hình thành tổ hợp siêu đô thị (megalopolis hay metroplex2) (Gottmann, 1961). Để
chủ động và tạo thuận lợi cho tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, cần khuyến
khích sự tăng trưởng và mô hình liên kết các trung tâm đô thị, vùng đô thị - tạm
gọi nhất thể hóa về thể chế giữa các địa phương trong vùng đô thị. V Mô hình liên
kết vùng đô thị. Tùy vào cách tiếp cận, quan niệm của nhà nước đối với chính
quyền đô thị sẽ có mô hình liên kết vùng đô thị khác nhau. Tuy nhiên, trên thế giới
có 3 mô hình liên kết vùng đô thị phổ biến: (i) quản lý vùng (regional government)
trên nền tảng lý thuyết vùng (regionalism); (ii) cạnh tranh tự do hướng đến mục
tiêu vì sự lựa chọn của cộng đồng (public choice); (iii) quản trị vùng (regional
governance) từ nền tảng lý thuyết vùng mới (new regionalism). Quản lý vùng. Vào
nửa đầu thế kỷ XX, các học giả theo lý thuyết vùng đã cổ vũ mạnh mẽ đối với mô
hình quản lý hành chính theo kiểu vùng đô thị, cụ thể là chính quyền vùng và hội
đồng vùng. Nhìn chung những người theo quan điểm này cho rằng, mô hình chính
quyền hợp nhất (monocentric) sẽ tạo động lực và tính hiệu quả cho cung ứng dịch
vụ công, thúc đẩy khả năng thành công đối với thực hiện chính sách phát triển kinh
tế, giải quyết các vấn đề của vùng đô thị (Ye, 2009; Douay 2010). Cụ thể, giúp
tăng cường hiệu quả kỹ thuật trong cung ứng dịch vụ đô thị, hiệu quả kinh tế, tuân
thủ và thực thi hành chính của người dân được nâng cao (Ye, 2009; Leland và
Thurmaier, 2000). Kinh nghiệm cũng cho thấy, chính quyền vùng đô thị hợp nhất
hoặc sự liên kết của chính quyền các cấp là một trong những giải pháp mang lại lợi
ích cho nỗ lực xây dựng một mô hình chung cho vùng đô thị ít nhất là trong phát
triển kinh tế, phát triển đô thị (Ye, 2009). | Cạnh tranh tự do. Nội hàm tên gọi của
mô hình phần nào phản ánh - đề cao về sự lựa chọn duy lý rằng người dân và
doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa các địa phương để sinh cơ lập nghiệp trên cơ sở
cân nhắc về chất lượng cuộc sống, sự tiện ích về các dịch vụ đô thị, môi trường đô
thị, và mức thuế phải đóng. Mô hình cạnh tranh tự do giữa các chính quyền vùng
đô thị nhằm mục tiêu thu hút người dân tìm đến sinh sống nhiều hơn (Tiebout,
1956; Robert, 1971). Thực tiễn phát triển của chính quyền đô thị đã chỉ ra, ở những
đô thị có nền kinh tế tăng trưởng và cạnh tranh lành mạnh, chất lượng sống cao; đô
thị thông minh, đáng sống thì khả năng thu hút, sức hấp dẫn, thương hiệu đô thị đó
càng cao. Vì vậy, tiếp cận của mô hình tự do cho rằng chính quyền vùng đô thị
riêng lẽ hoạt động hiệu quả hơn chính quyền vùng hợp nhất, vì doanh nghiệp và
người dân không phải chịu thuế và chi phí để vận hành một bộ máy chính quyền
hợp nhất khổng lồ, kềnh càng và hiệu quả không cao (Ye, 2009). Những người
theo mô hình cạnh tranh tự do giữa các chính quyền địa phương lập luận rằng
chính quyền vùng hợp nhất tỏ ra kem hiệu quả, cứng nhắc và lãng phí (Douay,
2010). | Quản trị vùng. Nếu như quản lý vùng đòi hỏi các thể chế, việc bầu cử
chính thức cũng như quy trình ra quyết định cùng với các thủ tục hành chính:
Trong khi, nội hàm quản trị vùng nhằm cung cấp dịch vụ công trên cơ sở tự
nguyện bằng cách phối hợp giữa các tổ chức đồng đẳng, ngang hàng (Savitch và
Vogel, 2000). Quản trị vùng dựa trên hợp tác tự nguyện, tự điều chỉnh nhằm hướng
đến mục tiêu phát triển vùng. Thông qua mô hình xã hội hóa, hợp tác công tư
(PPP), các chính quyền địa phương có thể cung ứng dịch vụ đô thị cho người dân
bằng cách hợp đồng với chính quyền địa phương trong vùng (nội vùng và liên
vùng), doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ (NGOs) mà không cần phải trực tiếp,
“ôm xô”, bao cấp thực hiện dịch vụ công. Vì vậy, mô hình quản trị vùng phần nào
giúp loại bỏ, triệt tiêu tính hành chính cứng nhắc, sự can thiệp của chính quyền
trung ương; thay vào đó nó tạo ra sự linh hoạt cũng như khuyến khích tính tự
nguyện. Bản tóm tắt sau đây, mô tả vắn tắt nội dung về 3 mô hình liên kết vùng đô
thị trên thế giới. Nhiều nghiên cứu cho rằng, để xây dựng chính quyền đô thị thành
công là cả một vấn đề khó khăn và quá trình phát triển lâu dài. Trong đó, chính
sách công giữ vai trò quan trọng, do vậy, chính sách cần tập trung vào các nguyên
tắc mang tính quyết định sau (OECD, 2019; UN-Habitat, 2008): (1) chính sách
phát triển đô thị quốc gia rõ ràng, đáp ứng xu thế phát triển. Để giúp chính quyền
đô thị hạn chế những rủi ro trong xây dựng và liên kết phát triển đòi hỏi chính phủ
cần đề ra được những chính sách đô thị hiệu quả, bằng cách đánh giá và giải quyết
có hiệu quả các vấn nạn đô thị. Nâng cao trách nhiệm, huy động nguồn lực giữa
các cấp chính quyền đề đáp ứng đồng thời các nhu cầu cụ thể của từng địa phương,
vùng, và mua tiêu quốc gia; cam kết toàn cầu về chính sách phát triển bền vững đô
thị, (2) tập trung vào việc thực hiện chính sách. Việc thực hiện chính sách có tầm
quan trong thiết yếu đối với sự thành công của chính quyền đô thị. Ngay cả trong
một bối cảnh chính trị lý tưởng, không có chính sách nào có thể thành công nếu
việc thực hiện quy trình không phản ánh đây đủ ý định của các nhà hoạch định
chính sách và hợp lòng dân (https://egvankosh.ac.in, 2021). Vì vậy, chính quyền
đô thị các cấp, các nhà hoạch định chính sách, các chủ thể liên quan cũng như
người dân cần có sự phối hợp, chia sẻ lợi ích bằng cách tập trung thực hiện chính
sách. | (3) chính sách tài chính phù hợp. Thông thường, chính quyền các địa
phương không muốn chuyển giao nguồn lực tài chính cho vùng đô thị. Tuy nhiên,
cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng sẽ rất khó cho các hoạt động thực hiện liên kết,
hợp tác vùng đô thị đạt được mục tiêu, tạo sự đồng thuận, hài hòa lợi ích, trách
nhiệm khi không có khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, hợp lý về chia sẻ tài chính
giữa các cấp chính quyền. Do vậy, cần phải thúc đẩy, đa dạng hóa và minh bạch
các nguồn lực tài chính, bền vững để đầu tư phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng và dịch
vụ giữa các cấp chính quyền. (4) thúc đẩy sự tham gia của các chủ thể liên quan
trong việc thiết kế và thực hiện chính sách đô thị. Thực tiễn cho thấy, sự tham gia
của các bên liên quan, đặc biệt sự tham gia tích cực của người dân, phát huy sức
mạnh toàn dân có ý nghĩa quyết định đối với tính hiệu quả của chính sách phát
triển đô thị. Kinh nghiệm Hàn Quốc đã cho thấy, quá trình tái thiết 500 đô thị ở
Hàn Quốc có sự tham gia của chính quyền Trung ương, địa phương, người dân và
các tổ chức xã hội. Trong đó, người dân tại đô thị là chủ thể chính của quá trình tái
thiết, họ cùng suy nghĩ, bàn bạc với nhau để đưa ra ý tưởng và quyết định (Bộ Xây
dựng, 2021). Bên cạnh đó, chính quyền đô thị và các nhà hoạch định chính sách
cần có cơ chế và hình thức nhằm huy động sự tham gia thêm của bốn nhà “nhà
nước - nhà doanh nghiệp - nhà trường - nhà khoa học”. Trong đó vai trò của chính
quyền địa phương (nhà nước) là chủ thể quan trọng nhất, quyết định đến sự thành
công hoặc thất bại của chính sách. (5) nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chính
quyền đô thị. Tăng cường năng lực quản lý chiến lược và đổi mới cho cán bộ các
cấp nhằm thiết kế và thực hiện các chiến lược phát triển đô thị tổng hợp, đáp ứng
xu thế phát triển. Khuyến khích tính độc lập, thay đổi tư duy, chuyên môn hóa và
chuyên nghiệp hóa, năng lực chuyên môn nghề nghiệp. Thúc đẩy các nền tảng đòi
mới, thử nghiệm, thí điểm, thay đổi công nghệ, tiếp cận đô thị thông minh. (6) tăng
cường giám sát, đánh giá và trách nhiệm giải trình đối với các kết quả chính sách
và quản trị đô thị. Thúc đẩy các công cụ và/hoặc thể chế giám sát và đánh giá
chuyên dụng giữa các cấp chính quyền trong suốt quá trình hoạch định chính sách;
và có sự tham gia đầy đủ của các chính quyền địa phương. Tận dụng và khai thác
dữ liệu lớn (Big dat thông minh. Thiết lập cơ chế trách nhiệm giải trình để ngăn
ngừa tham nhũng. Tăng giám sát công, thúc đẩy liêm chính trong chính sách đô thị.
1.1.4.4. Mô hình phát triển vùng tại Việt Nam Tại Việt Nam, thuật ngữ “vùng” nói
chung và “vùng kinh tế - xã hội”, “vùng kinh tế trọng điểm”, “vùng đô thị”, “vùng
thủ đô”, “vùng đặc thủ” nói riêng, được sử dụng và xuất hiện ngày khá phổ biến.
Sự gần gũi về mặt địa lý và có các yếu tố tương đồng được xem như là các cơ sở
để phân vùng. Thực tiễn Việt Nam tồn tại 3 loại vùng: (i) vùng kinh tế - xã hội (6
vùng); (ii) vùng kinh tế trọng điểm (4 vùng); (iii) vùng đặc thù (2 vùng). | Vùng
kinh tế - xã hội (Vùng KT-XH). Theo cách phân loại hiện hành Vùng KT-XH là
một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có các hoạt động KT- XH tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao
động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và
quy hoạch phát triển KT-XH theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát
triển KT-XH trên mỗi vùng của đất nước (Chính phủ, 2006). Theo Nghị định số
92/2006/NĐngày 07/9/2006 của Chính phủ', Việt Nam hiện có 6 vùng KT-XH,
gồm: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc (vùng Bắc Bộ); Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên (vùng Trung Bộ); Đông Nam Bộ
và Đồng bằng sông Cửu Long (vùng Nam Bộ). Nghị định này là văn bản pháp lý
quan trọng về vùng KT-XH Việt Nam hiện hành. Hầu hết, các ấn phẩm của Tổng
cục Thống kê hiện nay khi phân vùng KT-XH đều dựa vào văn bản này (bảng 4).
Vùng kinh tế trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ
quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn,
giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung cả nước. Để thúc đẩy sự
phát triển cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội
giữa các vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số
tỉnh/thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột
phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và
bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được
sự công bằng xã hội trong cả nước. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung, nền kinh tế nói riêng. Đối
chiếu với một số lý thuyết về phát triển vùng , đặc biệt lý thuyết cực tăng trưởng và
lý thuyết kinh tế bồi tụ ( sẽ trình bày ở phần sau ) , Việt Nam đã vận dụng những lý
thuyết này từ những năm 2000 , và đến nay đã hình thành 4 vùng kinh tế trọng
điểm trên lãnh thổ Việt Nam . Bên cạnh lợi thế và sự hội tụ về các nguồn lực của
vùng kinh tế trọng điểm ; tích tụ dân cư và tập trung hóa về lãnh thổ đạt đến mức
nhất định sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa “ vệt dầu loang ” , tạo điều kiện , thúc đẩy phát
triển cho các địa phương trong nội vùng và liên vùng . Theo đó , kết quả phát triển
của vùng kinh tế trọng điểm như là một cực tăng trưởng , kích hoạt sự phát triển
cho các vùng khác , tạo điều kiện phát triển nền kinh tế cả nước .
Vùng đặc thù . Trên bản đồ hành chính Việt Nam , vùng này bao gồm vùng Thủ
đô Hà Nội ( Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ) và vùng Thành phố Hồ Chí Minh
( Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ ) . Do có tính chất đặc thù , hai vùng này được
chính phủ nghiên cứu lập quy hoạch riêng ( quy hoạch xây dựng ) nhằm có thể
thúc đẩy phát triển không gian vùng theo hướng cụ thể hơn , phù hợp với đặc tính
của vùng . Như thế , vùng đặc thù là vùng có tính chất , vai trò quan trọng ( so với
các vùng khác ) đối với sự phát triển của quốc gia , đòi hỏi cần được phân loại
riêng để có các biện pháp phát triển phù hợp . Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng
Thành phố Hồ Chí Minh được phân loại là vùng đặc thù vì có vai trò chính trị quan
trọng , trung tâm kinh tế - xã hội của quốc gia , có tính chất đại đô thị thu hút các
nguồn lực từ nhiều nơi .
Tăng trưởng đô thị chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn , đặc biệt Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố trung bình . Sự phát triển năng động
này dẫn đến những thay đổi sâu sắc mạng lưới đô thị quốc gia , vùng và địa
phương . So với cả nước , hiện nay đô thị Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10 % diện
tích , 36 % dân số , tuy nhiên đô thị đã đóng góp 70 % GDP của cả nước . Theo đó
đô thị vẫn tiếp tục giữ vai trò đầu tàu , tạo động lực để Việt Nam sớm trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại ( Nguyễn Quang Giải , 2021 ) . Tuy nhiên ,
thực tiễn phát triển đô thị Việt Nam thời gian qua mất cấn đối , chưa bền vững giữa
các địa phương , các vùng trong cả nước do khác biệt về địa lý , trình độ phát triển
kinh tế - xã hội , cũng như những vấn đề lớn vượt quá khả năng giải quyết nếu chỉ
dựa vào địa giới hành chính địa phương cấp tỉnh / thành . Điều này cũng đồng
nghĩa cần một mô hình liên kết , hợp tác vượt ra khỏi phạm vi địa phương , mà
người ta thường gọi là liên kết vùng , liên kết vùng đô thị , chính quyền vùng đô thị
.
1.2. Một số lý thuyết nghiên cứu khu vực
A. | Lý thuyết là những giải thích hoặc một hệ thống giải thích về hành vi, sự
kiện hoặc hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội. Phát biểu chính thức hơn, lý thuyết
khoa học là một hệ thống các cấu trúc (khái niệm) và
mệnh đề (mối quan hệ giữa các cấu trúc đó) cùng trình bày một cách giả: thích
hợp lý, có hệ thống và mạch lạc về một hiện tượng được quan 6. trong một số giả
định và điều kiện (Bacharach, 1989). Theo Bhattacher, (2012) các thuộc tính của
một lý thuyết tật bao gồm: (1) tính nhất quán logic (logical consistency); (2) sức
mạnh giải thích (explanatory power). (3) khả năng phản nghiệm (falsifiability'); (4)
sự tân tiện (parsimony (Bhutacherjee, 2012). Vì vậy, yêu cầu đặt ra đầu tiên cho
một vấn đề nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học khu vực, vùng nói riêng là
nghiên cứu hệ thống lý thuyết, khung lý luận nghiên cứu mà nhà nghiên cứu quan
tâm, theo đuổi. Như đã được đề cập, ở nội dung này, chúng tôi chỉ đề cập một số lý
thuyết nghiên cứu về khu vực có thể áp dụng cho Vùng Đông Nam Bộ Việt Nam,
đặc biệt trong trong bối cảnh hiện nay.
1.2.1. Lý thuyết vùng đồng tâm (Concentric zone theory)
Năm 1925, Burgess đưa ra lý thuyết về các vùng đồng tâm. Giả thuyết Burgess
là việc sử dụng đất đô thị tự tổ chức theo 5 vùng đồng tâm xung quanh khu trung
hành chính/trung tâm thương mại (CBD) (Hình 3), ứng với mỗi vùng sẽ có mục
đích sử dụng đất và dân cư cư trú khác nhau. Lý thuyết này được phát triển dựa
trên các quan sát của Thành phố Chicago, Hoa Kỳ từ những năm 1980 đến đầu thế
kỷ 20. Khu trung tâm (khu I) là trung tâm của thành phố vì nó là khu vực dễ tiếp
cận nhất và có các trung tâm mua sắm, văn phòng, khách sạn và nhà hàng, nhà hát,
ngân hàng, ... Bao quanh CBD là một khu vực đang trong quá trình chuyên dol,
đang bị xâm chiếm bởi hoạt động kinh doanh và sản xuất nhẹ (khu 2 Vùng III là
nơi sinh sống của công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp. Họ cư trú ở
đây vị dễ dàng tiếp cận và được thuận lợi cho PC việc. Ngoài ra còn có khu dân cư
(khu IV) chung cư cao cấp. Còn xa " nữa, vượt ra ngoài giới hạn của thành phố, là
khu vực dành cho nguo. làm (khu V) - các khu vực ngoại thành hoặc các thành phố
vệ tinh - Lê vòng 30 - 60 phút đi xe hơi từ khu trung tâm (Burgess, 1925).
Đặc điểm của lý thuyết vùng đồng tâm là đô thị gồm có một loạt các khu vực
vòng tròn, mỗi vùng có một chức năng, mục đích chuyên biệt và tương ứng với
một nhóm dân cư, cộng đồng sinh sống. Quá trình thay đổi các mô hình không
gian của các khu dân cư được mô tả như một quá trình “xâm lược” (“invasion”) và
“kế vị” (“succession”). Theo thời gian, khi thành phố phát triển, ngay lập tức khu
trung tâm sẽ gây áp lực lên khu vực bao quanh nó'. Sự mở rộng ra bên ngoài của
khu trung tâm sẽ xâm nhập các khu dân cư lân cận. Quá trình này được tiếp diễn,
với mỗi vùng lân cận tiếp theo di chuyển xa hơn khu trung tâm”. Thêm một điểm
đáng chú ý của lý thuyết này là có mối tương quan thuận giữa thu nhập và nơi cư
trú - tức thường là các hộ gia đình giàu có hơn sống ở khoảng cách xa hơn so với
khu trung tâm (Adhvaryu, 2010).
1.2.2. Lý thuyết khu vực (Sector theory)
Lý thuyết khu vực do nhà kinh tế, nhà địa chính Homer Hoyt (18951984) đưa ra
năm 1939 sau khi nghiên cứu 142 đô thị vào các năm 1900; 1915 và 1936 ở Hoa
Kỳ. Thành phố không phát triển theo vòng tròn đồng tâm, không hình thành tập
trung quanh vùng lõi mà phát triển thành từng khu vực, mỗi khu vực được đặc
trưng bởi các hoạt động kinh tế khác nhau và có khuynh hướng phát triển theo
chiều từ trung tâm ra vùng ngoại vi. Ông cho rằng các đô thị có khuynh hướng
phát triển từng khu vực trải dài
theo dọc các trục giao thông chính, tiện lợi và quan trọng từ vùng tri tâm tỏa ra,
giống như những cái vòi con bạch tuộc vươn ra nhiều hơn.
lieu hướng hoặc giống hình dạng các ngôi sao nhiêu cánh (Gold, 1982). Hoyt
cho rằng việc sử dụng đất công nghiệp gắn với các tuyến giao thông. Ôn, cũng đề
xuất rằng vị trí của giao thông và công nghiệp trong đô thị - hưởng đến vị trí của
các quận dân cư. Điều này dẫn đến "các khu vực" c,, đô thị có các mục đích sử
dụng đất khác nhau (Burdett, 2018). | Lý thuyết khu vực đặt trọng tâm tính đến các
dạng đô thị phát triển với sự hiện đại hóa và phát triển của các phương tiện giao
thông và nhiều đô thị phát theo kiểu khu phố. Ông cho rằng, hầu hết các thành phố
lớn phát triển xung quanh mối liên hệ của hệ thống và phương tiện giao thông như
đường sắt, cảng biển, giao thông đường đường hàng không, đường bộ bắt nguồn từ
trung tâm thành phố. Hoyt đưa ra giả thuyết rằng các thành phố sẽ có xu hướng
phát triển theo mô hình hình nêm, hoặc các ngành, tập trung từ khu vực trung tâm,
các tuyến giao thông chính. Đặc điểm chính lý thuyết khu vực là: (1) từ trung tâm
đô thị được mở rộng; (2) đô thị bao gồm các khu vực; (3) sự tăng trưởng hướng
vào vùng còn trông; (4) sự phát triển nhanh theo các trục giao thông làm cho đô thị
có hình sao. Mô hình của Hoyt theo đuổi để nói lên một cách rộng rãi nguyên tắc
tổ chức không gian đô thị (Bera, 2016).
Các khu vực cư trú. (1) khu trung tâm thương mại (CBD - central business
district). Đây là nơi tập trung các hoạt động thương mại, văn phòng; đồng thời là
trung tâm kinh tế, hành chính của thành phố; (2) khu giao thông vận tải và công
nghiệp (transportation and industry). Các ngành công nghiệp chủ yếu được xây
dựng và bố trí dọc theo các tuyên giao thông đường thủy, đường sắt. Khu công
nghiệp mọc lên nhằm giải quyết vấn đề lao động, việc làm, đặc biệt cho nhóm dân
cư có thu nhập thấp; (3) khu dân cư thu nhập thấp (low-class residential). Khu dân
cư này có xu hướng tập trung gần các tuyến đường sắt và các cơ sở thương mại dọc
theo các khu vực kinh doanh. Họ chủ yếu là những người nghèo, làm việc trong
các nhà máy xí nghiệp, vì vậy họ phải sống gần khu công nghiệp để tiết kiệm chi
phí đi lại; (4) khu dân cư trung lưu (middle-class residential). Đây là khu dành cho
người thu nhập trung bình đang làm việc để dễ dàng tiếp cận công việc. Nhà cửa
của họ thường có cây xanh và rộng rãi; (5) khu dân cư cao cấp (high-class
residential). Đây là những khu nhà ở đắt tiền nhất, có khoảng cách xa nhất so với
các khu công nghiệp, do vậy nơi đây thường có môi trường trong lành, sạch, ít kẹt
xe và tiếng ồn hơn. Đây là khu vực đáng sống của thành phố, với những ngôi nhà
đáng mơ ước.

1.2.3. Lý thuyết đa hạt nhân (Multiple nuclei theory)


Lý thuyết đa hạt nhân do hai nhà địa lý Harris và Ullman khởi xướng năm
1945. Hai ông đưa ra giả thuyết rằng nhiều thị trấn và gần như tất cả các thành phố
lớn không chỉ phát triển xung quanh một vùng lõi duy nhất; hoặc nói đúng hơn, đô
thị được hình thành bởi sự phát triển tích hợp của một số trung tâm/hoặc hạt nhân
riêng biệt (Harris và Ullman, 1945). Như vậy, luận điểm của Harris và Ullman là
đô thị không nhất thiết phát triển theo hai dạng trên, thay vào đó việc sử dụng đất
được hình thành từ nhiều hạt nhân khác nhau và cũng không phải duy nhất chung
quanh một hạt nhân. Những hạt nhân này có thể đã xuất hiện từ buổi ban đầu của
đô thị, sau đó được tăng cường bởi hiện quá trình nhập cư và được chuyên biệt hóa
bởi nhiều cách sử dụng đất. Nó là một tập hợp nhiều trung tâm trong một vùng đô
thị (Gold, 1982). Mô hình này chủ yếu ngắm đến các dạng đô thị mới phát sinh
nhờ sự phát triển của phương tiện giao thông.

Mặc dù hai ông thừa nhận rằng vùng tôi là một trung tâm thương mại, họ đề xuất
rằng các ô hoặc cụm của các hoạt động chuyên biệt: chẳng hạn như các khu công
nghiệp nhẹ (khu vực 2), công nghiệp nặng (khu vực 6), khu thương mại ngoại
thành (khu vực 7) (Hình 3) sẽ phát triển theo các yêu cầu cụ thể, khả năng trả tiền
thuê nhà khác nhau và xu hướng tích lũy của chúng. Tại vùng lõi - là nơi phồn
thịnh của hoạt động sản xuất, bán buôn nằm dọc theo các tuyến giao thông vận tải,
Công nghiệp nặng được bố trí nằm gần rìa bên ngoài của thành phố, và các vùng
ngoại ô của thành phố. Harris và Ullman đã xác định 4 yếu tố chi phối đối với sự
xuất hiện của các trung tâm con, như sau: (i) sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hoạt
động và sự cần thiết phải trong một khoảng cách rất gần; (ii) xu hướng phân cụm
tự nhiên, cùng có lợi (iii) sự không tương thích của các chức năng và các yêu cầu
về khu vực đặc biệt"; và (iv) vùng đất chi phí cao/hoặc tiền thuê cao (Adhvaryu,
2010). Đặc điểm chung của mô hình đa hạt nhân là sự linh hoạt và có tính đến yếu
tố địa hình. Tại Việt Nam, những năm gần đây, trước sức ép gia tăng của di cư
nông thôn - đô thị, sự quả tái và khả năng đáp ứng có hạn về hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội ở đô thị, nhiều đô thị Việt Nam, đặc biệt các đô thị lớn như Thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội về phương diện nào đó đã áp dụng mô hình lý thuyết đa hạt
nhân nhằm hóa giải cho vấn để vừa nêu. Cụ thể hơn, mô hình phát triển đô thị vệ
tinh; thành phố đa trung tâm, đa cực nhằm chia sẻ, giảm tải cho các đô thị mẹ.
trước những vấn đề cho bài toán phát triển đô thị Xu hướng phát triển công nghiệp,
hoặc quy hoạch khu công nghiệp là thường sử dụng vùng có địa hình bằng phẳng
kết hợp với phong cảnh đẹp, không gian thoáng rộng. Điều này được thể hiện cụ
thể hơn, chẳng hạn ở Đông Nam Bộ, nhiều địa phương nơi đây đã quy hoạch, hoặc
dịch chuyển các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất ra vùng ven, ngoại thành của
thành phố. Cơ sở để xây dựng mô hình này là đô thị có cấu trúc kiểu tế bào, cho
phép xây dựng nhiều trung tâm. 1.2.4. Lý thuyết hệ thống đô thị (Urban systems
theory) Theo quan điểm chung nhất, lý thuyết hệ thống đô thị cho rằng, các đô thị
là một hệ thống, mỗi đô thị là một tiểu hệ thống, một hệ thống đô thị là một mạng
lưới nơi đô thị phụ thuộc vào nhau (Berry, 1964; Zipf, 1941; Aiken và cộng sự,
1987). Với sự xuất hiện công nghệ máy tính và các nguồn dữ liệu lần đầu tiên đã
giúp các nhà đô thị học có thể phát triển một cách chân chính lý thuyết khoa học
bao gồm 2 phần riêng biệt: (i) những khái quát quy nạp đơn giản được rút ra từ các
sự kiện quan sát được về thế giới; và (ii) các cấu trúc logic trừu tượng. Lý thuyết
hệ thống đô thị cung cấp một phương tiện phát triển tốt về mặt lý thuyết và mạnh 1
Dát dai. 2. Có nguy cơ gây ô nhiễm. 34
mẽ về mặt kinh nghiệm, đặc biệt phương pháp phân tích định lượng, được hỗ trợ
bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ máy tính để thực hiện các nghiên cứu
về đô thị; đối sánh hệ thống đô thị xuyên quốc gia (Berry, 1964, Zipf, 1941).
Những người theo quan điểm hệ thống đã nỗ lực tìm cách hiểu về đô thị hóa và
phát triển đô thị bằng cách vay mượn từ lý thuyết hệ thống, một cách tiếp cận,
được vận dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung. Họ lập luận rằng, các
đô thị và tập hợp các đô thị là hệ thống nhạy cảm với các loại phân tích giống như
các hệ thống khác và được đặc trưng bởi khái quát, cấu trúc và mô hình hóa.
Những lời giải thích cho hệ thống đô thị ổn định vẫn không hoàn hảo và có lẽ
chính xác hơn nó là vấn đề bị ẩn; nhưng trong nghiên cứu vùng, phân tích hệ thống
đô thị được sử dụng rộng rãi để quy hoạch và phát triển đô thị (Wyly, 2012). Vấn
đề quan tâm hơn, tại các đô thị lớn, nơi có sự bành trướng đô thị nhanh, thiếu kiểm
soát, áp lực của tăng trưởng đô thị vượt xa năng lực lập kế hoạch của chính quyền
địa phương, các hạn chế đối với các thành phố tự trị và quản trị đô thị đã đặt ra tỉnh
cấp thiết về các chính sách và giải pháp liên kết hệ thống các đô thị; nhận diện và
giải quyết các vấn đề đô thị bằng tư duy và xem xét một cách có hệ thống (Lê
Hống Kê, 2019); liên ngành và đa ngành. 1.2.5. Lý thuyết sinh thái học đô thị
(Urban ecology theory) Các nhà sinh thái học đô thị đã đề xuất một số lý thuyết để
xác định sự thích nghi của con người với không gian xã hội mà họ gọi là các đơn vị
sinh thái. Sinh thái học đô thị ban đầu được phát triển với vai trò là một phần của
sinh thái học nhân văn vào những năm 1920 bởi một nhóm nhà Xã hội học tại Đại
học Chicago, Hoa Kỳ, gắn với tên tuổi các học giả như Robert E. Park (1864-
1944), Ernest W. Burgess (1886-1966), Roderick D. McKenzie (1885-1940), và
Amos H. Hawley (1910-2009). Park, Burgess và MeKenzie (1925). Theo dòng lịch
sử, khởi đầu các nhà sinh thái học đô thị đã vận dụng các khái niệm về logic sinh
thái như cạnh tranh (competition) xâm chiếm (invasion), ưu thế (dominance) và
diễn thế (succession) vào nghiên cứu về tổ chức xã hội và không gian địa lý tại các
thành phố. Việc áp dụng lý thuyết sinh thái học đô thị vào trong nghiên cứu xã hội
đô thị không chỉ dừng lại trong phạm vi Hoa Kỳ, mà còn lan rộng, phát triển sang
châu Âu, châu Á và châu Phi. Các nhà sinh thái học đô thị dành sự quan tâm đặc
biệt, đặt trọng tâm vào những mối liên hệ qua lại giữa các thiết chế, chính sách với
các nhóm xã hội, cộng đồng dân cư trong một địa bàn đô thị nhất định. Họ chú ý
nhận diễn, phân tích tổ chức xã hội và hành vi của con người trong bối cảnh xã hội,
cấu trúc và tổ chức của một hệ thống cộng đồng được biểu hiện ở các đô thị, các
khu định cư turong đối dày đặc ở đô thị cũng như các mô hình phân loại, thay đổi
cộng đồng đô thị, sự phát triển năng động của các đô thị, sự tương phản trong cấu
trúc đô thị ... qua các thời kỳ, theo tình trạng kinh tế xã hội, quy mô 35
đô thị, thể chế chính trị, chính sách đô thị (Hawley, 1950 Walt và Gilson, 1994;
Trịnh Duy Luân, 2009; Nguyễn Văn Long và cộng sự, 2017). Trong quan điểm về
phát triển bền vững vùng đô thị, Wu (2014) đã đưa ra một loại sinh thái đô thị
khác, đó là “bền vững đô thị” - được định nghĩa là một quá trình thích nghi nhằm
tạo ra các điều kiện thuận lợi và duy trì một chu kỳ dùng đến giữa các dịch vụ hệ
sinh thái và cuộc sống của con người. Quá trình này thông qua các hành động phối
hợp giữa sinh thái - kinh tế - xã hội để thích ứng với những thay đổi trong và ngoài
cảnh quan đô thị (Wu, 2014). Ngày nay, sinh thái đô thị là một chủ đề xuyên suốt
trên các khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường của phát triển bền vững. Do đó,
các khía cạnh khác nhau của sinh thái đô thị đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu từ
nhiều chuyên ngành khác nhau trong đó có vai trò quan trọng của khoa học khu
vực; đô thị học và chính sách công. Đô thị hóa ở các nước đang phát triển được
thúc đẩy bởi các lợi ích kinh tế trong khi các nước phát triển, có dấu ấn sinh thái
lớn, có thể tập trung vào hiệu quả làm giảm tác động của tăng trưởng đô thị lên hệ
sinh thái (Nguyễn Văn Long và cộng sự, 2017). Tương lai của nhân loại nằm ở
chính các thành phố. Các thành phố bền vững có thể là yếu tố quan trọng tạo điều
kiện cho một quốc gia phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy lý
thuyết và cách tiếp cận sinh thái học đô thị có thể đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình dịch chuyển và phát triển đô thị, vùng đô thị theo hướng bền vững.
1.2.6. Lý thuyết “Desakota Lý thuyết này được nhà nghiên cứu Terry McGee tại
Đại học British Columbia giới thiệu vào những năm 90 của thế kỷ trước về sự phát
triển Là vùng tại các nước đang phát triển ở châu Á. McGee đặt ra thuật ngữ
desakota từ hai thuật ngữ tiếng Bahasa của Indonesia - desa (làng) và kota (thị
trấn) - nhằm nhấn mạnh bản chất kép của quá trình đô thị hóa diễn ra ở các làng
nhỏ và các thị trấn. Luận điểm chính lý thuyết này cho rằng đô thị hóa ở châu Á,
đặc biệt Đông Nam Á là đô thị hóa phi tập trung - và được đúc kết bằng khái niệm
"desakots" (McGee, 1991). Tại các nước đang phát triển ở châu Á, quá trình đô thị
hóa làm xuất hiện và tồn tại một loại vùng đặc thù là vùng nông thôn nằm giữa các
thành phố hay thị trấn lớn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các đô thị này, hình thành
nên các khu công nghiệp, ngành dịch vụ riêng, đồng thời xem cải với các hoạt
động phi nông nghiệp khác. Những vùng này dần dần phát triển và có thể đạt trình
độ gần bằng các thành phố, hay thị trấn lớn xung quanh. Lý thuyết này phân ra 3
loại vùng desakota tiêu biểu: (i) lao động nông thôn di chuyển ra đô thị hoặc dịch
chuyển sang các ngành phi nông nghiệp; (ii) tác động lan tỏa quá lớn dẫn đến việc
các vùng xen giữa phát triển mạnh mẽ, tạo thành một dài vùng phát triển lớn hơn
ban đầu 36
(ii) các vùng nông thôn vẫn tiếp tục với các ngành nghề truyền thống trong khi sản
xuất phi nông nghiệp phát triển chậm (Vesa và Satu, 2002). Trong các mô hình đô
thị truyền thống được phát triển ở phương Tây, sự phân đôi giữa nông thôn và đô
thị đòi hỏi một sự phân biệt rõ ràng giữa các vùng địa lý (Lin, 2001, Lipton, 1984).
Các mô hình đô thị cổ điển, chẳng hạn như mô hình vùng đồng tâm (của Burgess),
mô hình khu vực (của Hoyt) và mô hình đa hạt nhân (của Harris và Ullman), giải
thích cấu trúc đô thị và phân định ranh giới rõ ràng giữa không gian nông thôn và
đô thị. Công nghiệp hóa và tập trung hỏa đã thúc đẩy sự hình thành các cấu trúc đô
thị cổ điển này và giải thích tốc độ phát triển nhanh chóng của các thành phố. Hơn
nữa, quá trình đô thị hóa nhanh ở ngoại thành đối với các đô thị lớn có thể thúc đẩy
liên kết các đơn vị lân cận và hình thành các vùng đô thị (Gottmann, 1961; Lin,
2001). Tuy nhiên, Ginsburg (1991) và McGee (1991) đã lập luận rằng các mô hình
đô thị cổ điển không trực tiếp có thể chuyển giao cho các mô hình và quá trình đô
thị hóa châu Á. Bởi các lý do sau: (1) ranh giới nông thôn - thành thị không được
rõ ràng trong đô thị hóa châu Á, vì các khu vực nông thôn đông dân cư với hỗn
hợp các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp là phổ biến; (2) việc mở rộng
những khu vực này và sự gia tăng dân số tại chỗ không phải do quá trình ngoại ô
hóa mà do tăng trưởng của ngành sản xuất ở địa phương; (3) các tòa nhà dân cư và
các cơ sở sản xuất tồn tại đồng thời trong cùng khu vực. Các loại hình sử dụng đất
hỗn hợp ở khu vực ngoại ô khác với các khu vực ngoại ô của nhiều xã hội phương
Tây. Do đó, Ginsburg và McGee đã nâng cao mô hình desakota để luận giải tính
độc đáo của các mô hình đô thị và quá trình đô thị hóa châu Á (Ginsburg và cộng
sự, 1991). Theo hệ thống không gian được đề xuất bởi mô hình desakota (Hình 6),
khu vực đô thị lớn (MUR) chứa các đặc điểm không gian sau: các thành phố lớn
(major cities) và hạt nhân ngoại ô (peri-urban), được hình thành bởi dòng người di
cư từ nông thôn ra đô thị và cho thấy sự phân bố theo không gian của các khu vực
đô thị hóa, và các khu vực nông thôn đông dân cư (densely populated rural), nơi
sản xuất nông nghiệp lúa nước là hoạt động kinh tế chính. Các khu định cư nằm
giữa các thành phố lớn được gọi là desakotas. Sự xuất hiện của các khu vực
desakota được thúc đầy bởi sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ được điều
hành bởi tập thế hoặc doanh nghiệp tư nhân. Hàng hóa hàng ngày như dệt may,
giầy đép, nhựa và các sản phẩm da do các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp
chuyển đổi kinh tế từ nông nghiệp sang sản xuất ở các khu vực desakota Các
doanh nghiệp thăm dụng lao động cũng có thể thu hút thặng dư lao động nông
thôn, đặc biệt lao động nữ, công nhân bản thời vụ hoặc toàn 1 Tập thể làng hoặc
nhiều hộ gia đình: 37
thời gian. Người lao động có thể linh hoạt đi lại giữa các làng và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ bằng xe gắn máy, tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân phát triển
(McGec, 1991). Do đó, sự chuyển dịch kinh tế và gia tăng dân số đã làm mở ranh
giới rõ ràng giữa các khu vực nông thôn và đô thị, vì các khu vực đồng bằng đóng
vai trò là “cỗ máy phát điện trong quá trình đô thị hóa châu Á" (Lin, 2001). Hình 5.
Hệ thống không gian Desakota lý tưởng SPATIAL SYSTEM (1) Major cities (2)
Peri-urban (3) Desakota (4) Densely populated rural Communication routes 15)
Sparsely populated frontier Smaller cities and towns Nguồn: McGee, 1991 Không
giống như mô hình đô thị phương Tây, mô hình desakota làm nổi bật những nét
độc đáo đô thị hóa ở châu Á: đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở các vùng nông thôn
đông dân cư, các hoạt động kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp đan xen với
nhau và có sự lồng ghép giữa làng quê và thị trấn nhỏ, là một hệ thống đan xen
gồm đô thị và nông thôn theo kiểu da báo được hình thành trên một vùng rộng lớn.
Tuy nhiên, mô hình desakota nhấn mạnh những ảnh hưởng của phát triển địa
phương đối với xuất hiện của các vùng desakota mà không xem xét đến quá trình
toàn sy cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy nền kinh tế quốc gia và địa phương như thế nào
(Wu và Sui, 2015). Ngày nay, lý thuyết Desakota đã trở nên khá phổ biến, thu hút
sự quan tâm nghiên cứu đối với các nhà hoạch định chính sách, chính quyền các
cấp về khả năng nhận điện và tiềm năng liên kết giữa các địa phương trong vùng.
Do vậy, đây có thể xem là một lý thuyết phát triển vùng đã dành được sự quan tâm
và vận dụng ở châu Á, đặc biệt các nước khu vực Đông Nam Á . Tính độc đáo của
đô thị hóa châu Á đã được thảo luận từ hai khía cạnh chính: cấu trúc không gian và
các quá trình không gian (Lin, 2001). Không giống như nông thôn - đô thị riêng
biệt phản đối rõ ràng 38
được áp dụng trong các mô hình đô thị truyền thống, không gian sống thôn và đô
thị mơ hồ hơn (McGee, 1991). 1.2.7. Lý thuyết cục tăng trưởng (Growth pole
theory). Lý thuyết cực tăng trưởng vùng do nhà kinh tế vùng Perroux (1950) người
Pháp khai sinh và được phát triển bởi Hirschmann (1958), Friedmann (1966) và
Boudeville (1966) với luận điểm chung, tăng trưởng không xuất hiện đồng đều trên
toàn bộ lãnh thổ, mà chỉ xuất hiện ở một số điểm, vùng hoặc cực tăng trưởng với
điều kiện thuận lợi sẽ phát triển hơn các nơi khác. Lý thuyết này nhấn mạnh đến
tác động lan tỏa của cực tăng trưởng trong vùng thông qua liên kết vùng và tạo ra
các ảnh hưởng khác nhau cho nền kinh tế. Thông qua nghiên cứu chuỗi đô thị của
Pháp, Perroux đã đúc kết các đô thị là các cực. Các cực này tạo/hợp thành một hệ
thống có hiệu ứng lan tòa các vùng xung quanh tương tác với nhau. Điểm cần bản,
trong hệ thống đỏ, với các đô thị đã phát triển gọi là cực phát triển, các đô thị đang
phát triển gọi là cực tăng trưởng. Các cục phát triển có thể hình dung như cục nam
châm khổng lồ “hút” các nguồn lực"; hoặc nói khác đi, các cực phát triển như
những đầu tàu kéo theo sự phát triển của các cực tăng trưởng. Cứ như thế, quy
trình tích lũy và phát triển này sẽ tạo nên một địa điểm phát triển nhất trong vùng,
tạo động lực phát triển cho vùng phụ cận. Kích thích sản xuất, nâng cao năng xuất
lao động, cải thiện mức sống ... Điều này về sau được gọi là “hiệu ứng nhỏ giọt"
(trickle effect) (Hirschmann, 1958). Theo lý thuyết cực tăng trưởng, sẽ tồn tại đồng
thời sự hướng tâm của các nguồn lực sản xuất tới cực, và sự ly tâm của các dòng
tiền, thông tin, tiến bộ khoa học và công nghệ ... từ cực sang vùng xung quanh.
Tuy nhiên, sự thu hút các nguồn lực về một trọng tâm phát triển thường dễ dàng
hơn và có vẻ là xu hướng tất yếu, nên sau một thời gian chênh lệch khoảng cách
phát triển lớn hơn trong nội bộ vùng, hoặc giữa vùng này và các vùng khác
(Rodrigue, 2020) Dựa vào đặc điểm các cực tăng trưởng, trong quy hoạch, thiết kế
lãnh thổ để tạo sự phát triển hài hòa nhất bằng việc đặt thêm một số đô thị mới
trong hệ thống. Về mặt thực tiễn, lý thuyết cực tăng trưởng được áp dụng. trực tiếp
trong lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm và đã được triển khai rộng rãi ở các nước
châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á. Sự hình thành và phát triển các lãnh thổ
trọng điểm làm động lực cho toàn bộ nền kinh tế là phương tiện phù hợp với điều
kiện hạn chế về nguồn lực của các nước nghèo, đang phát triển, cần mời gọi đầu tư
nước ngoài. Đặc điểm này được chứng minh rõ nét tại Việt Nam. Việt Nam đã áp
dụng lý thuyết cực I. Nhân lực, tài lực, vật lực 39
trăng trường để xây dựng 4 vùng kinh tế trọng điểm trên bản đồ lãnh thổ đất nước -
như là những "đầu tàu” về kinh tế - xã hội. Trong chính sách phát triển đô thị,
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà
Nẵng. Thành phố Cần Thơ là những thành phố lớn, thành phố động lực, thành phố
“mẹ” giữ vai trò quan trọng, có sức ảnh hưởng mạnh đối với các đô thị trong vùng,
khu vực, cả nước, và cả quốc tế như Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội.
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu sử dụng lý thuyết cực
lăng trưởng khi giải thích và thảo luận về mô hình tăng trưởng, phát triển hệ thống
đô thị Việt Nam. 1.2.8. Lý thuyết Kinh tế bồi tụ (Agglomeration economy) Bồi tụ
kinh tế được hiểu là các tác nhân kinh tế tụ hợp vào cùng một không gian. Từ lý
thuyết đến thực tiễn đã cho thấy, hoạt động kinh tế và dân số trên toàn cầu được
tập trung ở các đô thị, vùng đô thị điều này phản ánh rằng sự bồi tụ kinh tế có một
lợi ích kinh tế quan trọng. Quan điểm này cho rằng, sự tập trung vào cùng một
không gian diễn ra do lợi ích của sự lan tỏa tri thức (knowledge spillovers)
(Marshall, 1920), của thị trường lớn hơn cho kỹ năng chuyên môn hóa cao, và của
các mối liên kết phía sau, phía trước liên quan đến các thị trường lớn tại địa
phương khiến các hoạt động kinh tế cụm với nhau (Midelfart-Knarvik và Steen,
1999). Hình 6. Mô hình của Von Thunen City (center) Horticulture and dairy
Forestry (wood) Changing sowing patterns Three-field rotation Herding/animal
husbandry Fallow Nguồn: Steven và cộng sự, 2008. Mô hình tăng trưởng đô thị có
lịch sử phát triển lâu dài, những bước phát triển trong mô hình hóa gắn với biến
động của đời sống và phương thức lập kế hoạch tăng trưởng đô thị. Mô hình Von
Thunen (1842) là mô hình căn bản vì đây là mô hình tập trung vào phân tích kinh
tế không gian 40
và địa lý đô thị (Steven và cộng sự, 2008). Von Thunen vốn là chủ đất, ông quan
sát tính quy luật trong cách tổ chức giữa đô thị và nông thôn, Vào thế kỷ 19, thành
phố được cung cấp thực phẩm từ các vùng nông thôn. Von Thunen vạch ra các
vòng tròn nông nghiệp đồng tâm vòng quanh thành phố – gọi là Mô hình Von
Thunen, các vòng tròn nông nghiệp có đặc trưng là chuyển dần từ thâm canh sang
quảng canh và ngoài đầu mút ngoại vi là đất không canh tác. Ở thời điểm đó, giá trị
đất phụ thuộc vào độ màu mỡ của mảnh đất Trong khi Von Thunen lại cho rằng
giá trị của đất phụ thuộc vào khoảng cách từ mảnh đất đó đến thị trường tiêu thụ.
Ông thiết lập mô hình lý thuyết từ những giả thiết sau: Bảng 6. Xây dựng mô hình
của Von Thunen - Hệ thống đô thị - nông thôn độc lập (khép kín) - Không gian địa
lý phẳng (không có yếu tố cản trở tự nhiên) - Chất lượng đất và điều kiện khí hậu ở
mọi nơi như nhau - Nhà sản xuất giảm tối thiếu chi phí sản xuất phụ thuộc vào
khoảng cách - Nhà sản xuất tăng tối đa lợi nhuận P = lợi nhuận trồng trọt gắn với
thị trưởng P Dị= khoảng cách từ điểm 1 tới chợ B = chỉ phí vận chuyển trên một
đơn vị khoảng cách Ri = lợi tức thu được từ việc canh tác tới điểm i. RI = P-BDI
Nguồn: Steven và cộng sự, 2008 Mô hình cho ta thấy tại một thời điểm cụ thể, lợi
tức đất đai phụ thuộc vào lợi nhuận canh tác thu được trừ đi chi phí vận chuyển ra
chợ tiêu thụ. Phương trình này cho phép tính toán chính xác việc sử dụng đất phụ
thuộc vào khoảng cách đến đô thị. Mô hình này đã tham khảo lý thuyết lợi tức đất
đai của nhà kinh tế học người Argentina Alonso (1964) là người đưa ra các nền
tảng cơ bản của kinh tế đô thị hiện nay vẫn còn nguyên giá trị (Alonso, 1964). chức
Lý thuyết này giải thích vì sao các đô thị châu Âu đơn tâm được tổ xoay quanh
một trung tâm thương mại, bao quanh là hoạt động công nghiệp tiếp đến các khu
vực nhà ở. Thuật ngữ "khả năng tiếp cận" là khái niệm cơ bản: thời gian tiếp cận
vào khu trung tâm cho phép ta hiểu cách thức các đô thị được hình thành và phát
triển. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc phân bổ đô thị ở các quy mô nhỏ,
trung bình, hay lớn không mang tính ngẫu nhiên, mỗi thực thể đô thị gắn với
những sự kiện cụ thể, các đô thị mang tỉnh độc lập, tự chủ. Các mô hình sau này đã
nỗ lực giải thích tại sao dân số và các hoạt động kinh 41
tế lại có khuynh hướng bồi tụ ngay từ đầu. Sự tập trung vào một không gian xảy ra
do sản xuất rõ hơn vị trong nền kinh tế bồi tụ có một số lượng lớn các hoạt động
kinh tế cận kể. Hiệu suất tăng theo quy mô này tồn tại bởi các lý do: (1) các sản
phẩm cần được chuyển môn hóa sâu hơn khi có thị trường lớn hơn; (2) hiệu quả
tăng lên vì một số lượng lớn các nhà sản xuất và những người tiêu dùng sẽ khiến
cho thời gian nhàn rỗi trở nên ít hơn"; (3) lợi thế kinh tế nhờ quy mô của các đầu
vào trung gian khiến sản xuất rẻ hơn ngay cả đối với các ngành không có hiệu suất
tăng theo quy mô; (4) các yếu tố ngoại tác (externalities) khuyếch tán sự nhận biết
và kiến thức chuyên môn vì mọi người có thể thấy sản phẩm và phương pháp làm
việc của nhau; (5) chi phí tìm kiếm được giảm xuống vì quá trình tìm kiếm được
tập trung vào một không gian. Florida (1995) là người đi tiên phong trong khái
niệm vùng nhận biết (learning region); các công ty có lợi từ việc tập trung hoạt
động vào một không gian để giảm thiểu chi phí vận chuyển và tối đa hóa nhận biết,
do đó các công ty tìm cách tăng cường khả năng của mình có động lực mạnh để đặt
cơ sở trong các vùng nhận biết (Florida, 1995): Thời gian gần đây, những bằng
chứng thực nghiệm ủng hộ mạnh mẽ quan điểm rằng hiệu suất tăng theo quy mô,
lực bồi tụ (Davis và Weinstein, 1998; 1999; Midelfart-Knarvik và cộng sự, 2000;
Overman và Puga, 2002; Hanson, 2005), và các mối liên kết phía sau, phía trước
khiển các hoạt động kinh tế kết cụm với nhau, và mô hình Von Thunen thường
được viện dẫn giải thích lý do có động lực kinh tế xung quanh các thành phố
(Fafchamps và Shilpi, 2003). Mô hình hạt nhân - ngoại vi truyền thống có sự hỗ trợ
thực nghiệm đáng kể thực tế là các khu vực trọng điểm của nền kinh tế toàn cầu,
luôn được chứng kiến mức năng suất ngày càng nâng lên. Ở quy mô nhỏ hơn, các
nghiên cứu về tiền lương ở Hoa Kỳ và ở các nước đang phát triển cũng cho thấy,
thu nhập của công nhân ở khu vực đô thị luôn cao hơn nhiều so với khu vực nông
thôn, điều này cho thấy năng suất ở đô thị cao hơn so với nông thôn (Glaeser và
Mare, 1994; Bairoch, 1988). 1.2,9 Tân địa lý kinh tế (New economic geography)
Các lý thuyết mới về sự tập trung công nghiệp theo không gian - đặc biệt là Tẫn
địa lý kinh tế giúp ta hiểu tại sao một số vùng lại phát triển hơn các vùng khác, tại
sao các thành phố lại nổi lên và tại sao lại nổi lên ở nơi mà chúng đã nổi lên. Một
trong những đặc trưng và hàm ý nổi bật của Tân địa lý kinh tế là sự tập trung theo
không gian nổi lên trong vùng đồng nhất, nơi không có những khác biệt cơ bản về
lợi thế địa lý giữa địa điểm này và địa điểm khác. Những ưu điểm về kinh tế hồi tụ
ban đầu có thể dẫn Một nguồn tăng hiệu suất được gọi là làm mượt chu 2 Đặc biệt
là Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. 42
đến hiệu ứng quả cầu tuyết'. Những lực đẩy đầu tiên trong phát triển vùng có thể
đạt được lợi thể cạnh tranh lâu dài nhờ thu hút được công nhân và các nhà đầu tư
từ nơi khác đến. Tăng trưởng được thực hiện với "ưu tiên kèm theo" cho những nơi
có khởi đầu sớm (Steven và cộng sự, 2008). Tân địa lý kinh tế trong những thập
niên gần đây được phát triển từ môi hình Dixit và Stiglitz (1977) về cạnh tranh độc
quyền có hiệu suất tăng theo quy mô. Mặc dù được đánh giá là trường hợp đặc biệt
nhưng mô hình này đã trở thành công cụ chủ lực trong nhiều lĩnh vực, và là nền
tảng cho Tấn địa lý kinh tế (Dixit và Stiglitz, 1977). Xương sống của lý thuyết Tân
địa lý kinh tế là mô hình hạt nhân - ngoại vi của Krugman (1991), mô hình xem xét
3 hiệu ứng: (i) hiệu ứng tiếp cận thị trường (market-access effec). Các công ty độc
quyền đặt cơ sở ở các thị trường lớn và xuất khẩu sang các thị trường nhỏ; (ii) hiệu
ứng chi phí sinh hoạt (cost-of-living effect). Chi phi sinh hoạt rẻ hơn ở nơi có
nhiều doanh nghiệp hơn, do chi phí vận chuyển thấp; (ii) hiệu ứng thị trường đông
đúc (market-crowding effect). Các công ty cạnh tranh không hoàn hảo tìm cách đặt
cơ sở ở những vùng có ít đối thủ cạnh tranh (Krugman, 1991). Theo đánh giá của
Sachs và McCord (2008). mô hình của Krugman (1991) là một bước tiến bộ quan
trọng nhằm để hiểu về động lực học không gian, tuy nhiên nhược điểm của chúng
là khó phân tích, nặng về mô phỏng (Sachs và McCord, 2008). Theo Krugman
(1996), trong một thế giới cạnh tranh không hoàn hảo, thương mại quốc tế được
thúc đẩy nhiều bằng cách tăng lợi nhuận và nền kinh tế bên ngoài bằng lợi thế so
sánh. Theo đó, để hiểu thương mại cần phải hiểu các quy trình dẫn đến sự tập trung
sản xuất của các địa phương và khu vực. Công trình của ông đặt ra một số vấn đề
quan trọng đối với lý thuyết phát triển vùng nói chung và tân địa lý địa nói riêng
(Martin và Sunley, 1996) và đây cũng được xem là đóng góp quan trọng về kinh tế
học của Krugman và những tác động của nó đối với địa lý kinh tế đương đại. Một
khái niệm quan trọng khác về vị trí địa lý của hoạt động kinh tế là khái niệm cụm
(clusters), đặc biệt là trong những công trình của Porter (1995; 1998a; 1998b).
Cụm là một nhóm các công ty và các tổ chức kết nỗi với nhau ở một địa điểm cụ
thể. Các công ty trong một cụm được hưởng lợi từ những yếu tố bổ sung quan
trọng, những ngoại các lan tỏa, và những mối quan hệ với các tổ chức công cộng,
những yếu tố giúp cải thiện, tăng trưởng năng suất và kích thích sự hình thành các
hoạt động kinh doanh mới. Đóng góp quan trọng của khái niệm này là lợi thế so
sánh của công ty có thể bao gồm những đặc điểm bên ngoài công ty; Càng ngày
càng được bồi đắp nhiều hơn. 2 Có thể là một thành phố, một tiểu bang, hoặc thậm
chí là một nhóm các nước làng pilng 3 Hoặc lợi thế cạnh tranh theo diễn ngôn ngữ
kinh doanh 43
thông thường, các yếu tố địa lý và địa điểm có ý nghĩa quan trọng đối với cách
thức cạnh tranh trên thị trường của các công ty hoặc các ngành công nghiep
(Porter, 1995; 1998a; 1998b). Thực tiễn đã chứng minh phát triển đô thị, vùng đô
thị là xu thế khách quan và tương lai của thế giới nằm ở các vùng đô thị và đại đô
thị. Nghiên cứu và phát triển vùng đô thị không thể không nghiên cứu lý. thuyết
liên quan vùng đô thị. Lý thuyết nghiên cứu là kim chỉ nam cho hoạt động nghiên
cứu khoa học. Có nhiều lý thuyết có thể vận dụng vào trong nghiên cứu, phân tích,
luận giải về phát triển vùng đô thị, trong đó thường được viện dẫn và áp dụng bởi
các lý thuyết vùng đồng tâm, khu vực, đa hạt nhân, Desakota, cực tăng trưởng,
kinh tế bồi tụ, tân địa lý kinh tế. Nghiên cứu, nắm bắt và vận dụng có hiệu quả lý
thuyết nghiên cứu về vùng đô thị sẽ góp phần quan trọng, có ý nghĩa quyết định
phát triển bền vững vùng đô thị, kiến tạo đất nước văn minh, giàu đẹp. 2. Phương
pháp luận và một số cách tiếp cận nghiên cứu khu vực 2.1. Phương pháp luận
nghiên cứu khu vực 2.1.1, Phân tích kinh tế vùng (Regional economic analysis)
Các nhà phân tích vùng (Regional analysts) đã và đang nỗ lực khám phá bản chất
của sự đánh đổi (trade - off) đến các vấn đề vùng và tác động của nó đối với hiệu
quả kinh tế quốc gia. Archibald (1969, 1972) là một trong những người tiên phong
cho vấn đề này. Nghiên cứu của Higgins (1973) cho rằng, các biện pháp để giảm
khoảng cách giữa các vùng, không còn là một thủ "xa xỉ" phải có. Mặt khác, với
mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp trong nội bộ của một quốc gia sẽ là điều kiện và đích
đến của chính sách tăng trưởng, giảm tỷ lệ thất nghiệp, duy trì sự ổn định (Higgins,
1973). Cơ chế vận động của nền kinh tế. Nếu như, trên đáng độ hoạt động của kinh
tế vùng, các nội dung cần tập trung phân tích là: (1) tổ chức không gian hệ thống
kinh tế; (2) lý giải về sự bất bình đẳng phát triển kinh tế xuyên không gian. Ngược
lại, từ góc nhìn tăng trưởng và phát triển vùng cố gắng trả lời 3 câu hỏi then chốt.
Tại sao và làm thế nào để các vùng phát triển? Tại sao một số vùng phát triển
nhanh hơn những vùng khác? Tại sao một số vùng suy yếu? (Brakman và cộng sự,
2010). Về cơ bản, một mô tả đầy đủ về cơ cấu kinh tế vùng thường bắt đầu với
việc kiểm kê về việc làm, thu nhập, và sản lượng theo ngành. Điều này giúp nắm
bắt và hiểu biết đầy đủ hơn về nền kinh tế ít nhất theo 4 cách: (i) biết mức độ
chuyển môn hóa hoặc đa dạng hóa của nền kinh tế vùng. Một mối quan tâm lâu dài
về cấp vùng là sự chuyên môn hóa quả mức khiến một khu vực để bị ảnh hưởng
bởi các ngành công nghiệp quốc 44
gia cụ thể và suy thoái kinh tế toàn cầu. Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng,
nhu cầu sản xuất công nghiệp thay đổi theo thời gian, vì vậy các khu vực có tính
chuyên môn hóa quá cao có thể chịu hậu quả đầu thương nếu các ngành công
nghiệp mà họ phụ thuộc sẽ bị sụt giảm nhu cầu nhanh chóng; (ii) có thể đánh giá
được lợi thế so sánh vùng Bằng cách xác định mối quan hệ tương đối theo ngành,
ta có thể đánh giá li thể so sánh của vùng. Theo đó, danh mục thuộc ngành này có
thể trở thành tâm điểm để phân tích sâu hơn, đánh giá triển vọng phát triển trong
tương lai, không chi đối với ngành cụ thể này, mà còn trong các ngành liên quan;
(iii) đánh giá tác động của chính sách. Thông qua việc kiểm kê toàn diện các hoạt
động kinh tế có thể giúp chúng ta đưa ra được mô hình đánh giá tác động kinh tế -
xã hội của những thay đổi chính sách, những mặt tích cực, hạn chế của đầu tư
công, tiên liệu và hiểu được hệ thống kinh tế vùng, những thay đổi về việc làm,
nhu cầu lao động, tiền lương và phân phối thu nhập hộ gia đình; (iv) khả năng kết
nối. Mô hinh các vùng riêng lẻ có thể được liên kết với các mô hình vùng khác
nhằm phát triển một cách tốt hơn, nắm bắt các cơ hội để cùng hợp tác, liên kết giữa
các vùng với nhau (Jackson và cộng sự, 2019). Vì vậy, các chính sách ở cấp vùng
thường tập trung nhiều hơn vào cơ cấu kinh tế, các đặc điểm, cơ sở hạ tầng kinh tế
và xã hội. Với lý do này, điểm khởi đầu cho hầu hết các phân tích về hệ thống
vùng được tập trung vào cấu trúc vùng (regional structure). Hầu hết các phân tích
cấu trúc vùng thường đề cập đến cấu trúc công nghiệp, đặc điểm lực lượng lao
động, thu nhập hộ gia đình và đặc điểm nhân khẩu học (Jackson và cộng su, 2019).
2.1.2. Khám phá cấu trúc vùng (Exploring regional structure) Hiểu được cơ cấu
kinh tế của một vùng có thể giúp ta hiểu được tiền năng phát triển của vùng. Hiểu
rõ hơn về cơ cấu kinh tế của một vùng cũng có thể giúp chẩn đoán mối liên kết nào
khác quan trọng nhiều hơn với các vùng; nơi nào cần thiết điều phối, nơi nào các
liên kết quan trọng có thể bị phá vỡ cần được chú ý. Để làm sáng tỏ cho vấn đề
này, việc áp dụng cách tiếp cận và phân tích cấu trúc vùng và liên vùng trong
hoạch định chính sách quốc gia cần được xem xét. Dựa vào phân tích cấu trúc
vùng', một số nghiên cứu cho rằng (1) cấu trúc thương mại liên vùng giữa các quốc
gia, trong một quốc gia giữ vai trò quan trọng trong xác định tác động của các
chính sách và chương trình đối với từng vùng và quốc gia; (2) đầu tư vào một vùng
sẽ có tác động đến hầu hết các vùng còn lại; (3) liệu một quốc gia có phải hy sinh
tính hiệu quả để đổi lấy sự bình đẳng giữa các quốc gia được gia tăng hay không
phụ thuộc vào cái trúc công nghiệp nội vùng và liên vùng của hệ thống quốc gia
đối (4) thay 1 Quy mô dân số, điều kiện kinh tế - xã hội 45
đổi cấu trúc thương mại nội vùng có thể tạo ra những tác động mạnh mẽ đến nội bộ
vùng và hiệu ứng lên toàn hệ thống. 2.1.3. Từ các lĩnh vực chỉnh riêng lẻ đến các
cụm công nghiệp Theo Bekele và Jackson (2006), trong xu hướng phát triển công
nghiệp ngày nay, các nhà hoạch định chính sách vùng đã từ bỏ chính sách phát
triển từ chỉ dựa vào những lĩnh vực công nghiệp riêng lẻ sang ủng hộ cách tiếp cận
dựa trên cụm công nghiệp. Thay vì tập trung vào những lĩnh vực chính riêng lẻ, họ
dành thời gian nghiên cứu và xác định các cụm ngành công nghiệp với sự hiệp lực
cộng hưởng dựa trên nền tảng và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa sức mua và bán
(Feser và Bergman, 2000). Cách tiếp cận và luận giải này dựa trên lý thuyết kinh tế
bồi tụ, đặt trọng tâm vào cách thúc đẩy và hỗ trợ các cụm nhằm tạo điều kiện và
làm sâu sắc thêm sự phát triển. Bekele và Jackson (2006) đã xác định và thảo luận,
điểm chung nhất phương pháp tiếp cận xác định cụm công nghiệp. Các chiến lược
phân nhóm và đa dạng hóa cụm công nghiệp (melding clustering and
diversification strategies). Đa dạng hóa công nghiệp là sự hiện diện của nhiều
ngành công nghiệp. Dù còn những quan điểm trái chiều giữa cụm và sự đa dạng
hóa cụm, tuy nhiên ngày cảng có nhiều cuộc thảo luận về sự tích hợp - hoặc ít nhất
là các quan điểm sáng tạo về phân nhóm và sự đa dạng hóa. Jackson (2015) đã nỗ
lực đề xuất một phương pháp dựa trên đầu vào - đầu ra nhằm vạch ra các chiến
lược công nhận các lợi thế so sánh trong cấu trúc vùng hiện có, lượng hóa sức
mạnh của các cụm hiện hữu, xác định các lỗ hổng và tắc nghẽn trong chuỗi cung
ứng cụm, khám phá chiến lược đa dạng hóa cụm tiềm năng có thể phục vụ cho đa
dạng hóa cơ cấu công nghiệp vùng. Kết quả từ các chiến lược như vậy được gọi là
đa dạng hóa các cụm công nghiệp. Chiến lược đa dạng hóa đánh giá theo cụm công
nghiệp của Jackson (CADS') tuân theo các bước sau: (1) sử dụng phương pháp một
ngành để chọn một ngành hoặc tập hợp các ngành từ một khu vực nghiên cứu được
xác định là ngành hoặc các ngành của một hoặc nhiều cụm; (2) xác định nhu cầu
thị trường việc làm hoặc mức sản lượng hiện tại các cụm công nghiệp: (3) xác định
sự phân bố các ngành công nghiệp hỗ trợ, liên kết với chuỗi cung ứng nhằm đáp
ứng mức sản xuất hiện có; (4) đánh giá mức độ đầy đủ của ngành công nghiệp
hoặc các ngành công nghiệp hỗ trợ các cụm đã chọn bằng cách so sánh mức sản
xuất hiện tại với các yêu cầu của chuỗi cung ứng; (5) đánh giá ý nghĩa của việc đa
dạng hóa thành các chuyên ngành mới (Bukele và Jackson, 2006, Jackson, 2015).
2.1.4. Xác định các xu hướng siêu vùng Shin - Share Analysis (SSA) là phương
pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng do Fabricun (1942) xây dựng. Phương pháp
SSA xem xét quá trình | Cluster assessment diversification strategy (CADS) 46
tăng năng xuất lao động thông qua sự vận động của cơ cấu ngành kinh tế và mức
độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành (Fabrican, 1942). Đóng góp quan trọng
của phương pháp này là tách được tổng tăng trưởng năng suất của nền kinh tế
thành 2 nhóm: (i) tăng trưởng năng suất lao động trong nội bộ ngành; (ii) đóng góp
của chuyển đổi cơ cấu lao động giữa các ngành, Theo đó chuyển đổi cơ cấu lao
động được tách thành 2 nhóm: ảnh hưởng “tĩnh” và “động”. Đối với tốc độ tăng
năng suất trong nội bộ ngành, cụ thể, năng suất lao động có thể tăng ngay cả khi
không có sự chuyển đổi cơ cấu lao động; năng suất tăng được ghi nhận do những
đóng góp của nội bộ từng ngành; tăng trưởng năng suất có thể diễn ra; đối với tác
động của chuyển đổi cơ cấu lao động giữa các ngành, khái niệm tác động dịch
chuyển “tĩnh” (static shift effect); đối với khái niệm tác động “động” (dynamic
shift effect). Theo đó, được gọi là tác động “động” của mỗi ngành là dương (+) khi
lao động chuyển đến ngành có năng suất tăng, hoặc lao động rời khỏi ngành đỏ có
năng suất lao động giảm; ngược lại, tác động này âm (-) khi lao động chuyển đến
ngành có năng suất lao động giảm hoặc chuyển đi khỏi ngành có năng suất lao
động tăng. Đặc biệt trong công trình Regional Development Overview -
Challenges, Adopted Strategies, and New Initiatives (tạm dịch Tổng quan về phát
triển vùng - Thách thức, chiến lược được áp dụng và sáng kiến mới) nhóm học giả
Jackson, Hewings, Rey, Gracia (2019) đã phát hiện ra rằng, hầu như tất cả các số
liệu được thảo luận cho đến nay đều dựa trên khái niệm của chuyển dịch "ĩnh”.
Như vậy, có một ngụ ý ngoài ý muốn và có khả năng gây hiểu lầm rằng tất cả các
ngành đều là những “ứng viên” khả thi như nhau để phát triển, từ cả quan điểm
vùng và siêu vùng (Jackson và cộng sự, 2019). Trên cơ sở kế thừa phương pháp
SSA của Fabrica, nhóm nghiên cứu này đã vận dụng SSA vào trong phân tích cơ
cấu công nghiệp nhằm xác định các xu hướng siêu vùng, kết hợp các đặc điểm cụ
thể của vùng. Phương pháp này được triển khai trong nhiều thập niên và mang lại
hiệu quả nhất định nhờ vào sự đơn giản thực hiện, diễn giải và tính mở rộng (Lahr
và Dietzenbacher, 2017). Phân tích SSA đã được sử dụng trong nhiều loại bối cảnh
chính sách, bao gồm việc xác định các lợi thế so sánh vùng; những điểm mạnh và
điểm yếu của vùng. Rõ ràng, không thể phủ nhận vai trò và vị thế đầu tàu của
ngành công nghiệp đối với hầu hết các nền kinh tế ở thời kỳ đầu phát triển. Việt
Nam là một minh chứng rõ nét, sinh động, cụ thể như các tỉnh thành vùng Đông
Nam BA. Công nghiệp là ngành kinh tế luôn dẫn đầu về đổi mới và ứng dụng.
khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất, trong khi những tiến bộ của khoa
học và công nghệ là một trong những lá cờ đầu của quá trình dịch chuyển cơ cấu
kinh tế, tăng năng suất và giá trị lao động của cả nền kinh tế. 1 Như Thành phố Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, 47
Đối với ngành công nghiệp, phân tích chuyển dịch tỷ trọng cung cấp các kiến giải
kết quả của từng ngành công nghiệp. Yêu cầu của phương pháp này là sử dụng dữ
liệu cấu trúc công nghiệp cho hai khoảng thời gian khác nhau. Việc kết hợp các giá
trị âm (-) và dương (+) cho các thành phần hỗn hợp (mix) và dịch chuyển theo
vùng (regional shift) địc trưng cho hiệu suất của ngành so với bình quân ngành của
quốc gia và hiệu suất của ngành trong vùng so với hiệu suất của ngành ở các vùng
khác. Những điều này được mô tả vắn tắt trong bảng dưới đây. Bảng 7. Mô tả phân
tích SSA M RS Diễn giải Ngành công nghiệp này hoạt động kém trên toàn quốc,
và thậm chí còn kém hơn so với vùng trong cả nước Ngành công nghiệp này hoạt
động kém trên toàn quốc, nhưng tốt hơn so với vùng trong cả nước Ngành công
nghiệp này hoạt động tốt trên toàn quốc, nhưng kém hơn so với vùng trong cả nước
Ngành này hoạt động tốt trên toàn quốc, và thậm chí còn tốt hơn so với vùng trong
cả nước Nguồn: Jackson và cộng sự, 2019 Thông tin tóm tắt này có thể được sử
dụng để bổ sung và củng cố (+ +) hoặc giảm bớt (- -) sự đóng góp của vùng đối với
các ngành công nghiệp, đặc biệt trong phân tích các ngành công nghiệp trọng điểm
hoặc ngành công nghiệp nhóm mục tiêu. 2.1.5. Tiên liệu những thách thức tái cơ
cấu công nghiệp Để giúp chính quyền vùng vạch ra được chiến lược phát triển
ngành công nghiệp khi thi, đòi hỏi các nhà phân tích vùng, nhà hoạch định chính
sách cần dự báo về những thách thức cũng như đưa ra được kịch bản ứng phó kịp
thời, linh hoạt và hiệu quả. Vấn đề đặt ra ở đây, các mục tiêu ngành và tái cơ cấu
ngành công nghiệp có thể đạt được hiệu quả cao khi chúng cần được xem xét, thảo
luận trong bối cảnh của sự hiểu biết rõ về địa phương, cũng như những kiến thức
toàn toàn diện hơn về vùng, khu vực khảo cứu. Điều này cũng đồng nghĩa, một số
câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng, có thể đề cập sau đây: (1) liệu sự cần gũi và
tương đồng về địa lý có phải là nguyên nhân chính của các nền kinh tế bồi tụ; (2)
việc thiếu liên kết chuỗi cung ứng, liệu có phải là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu
quả không cao; (3) liệu chi phí vận chuyển giảm sẽ thu hút đầu tư trên quy mô
vùng diễn ra rộng hơn, lớn hơn; (4) chất lượng của lực lượng lao động; cơ sở hạ
tầng vật chất, khả năng đáp ứng của ngành phải chăng là yếu tố chính quyết định
sự phát triển của ngành công nghiệp. 48
2.1.6. Phân tích đầu vào - đầu ra theo vùng và giữa các vùng Phân tích đầu vào -
đầu ra (Input - Output Analysis, viết tắt 1 - 0 Analysis) là một phương pháp phân
tích kinh tế vĩ mô dựa trên sự phù thuộc lẫn nhau giữa các ngành trong nền kinh tế.
Mục đích phương pháp này nhằm ước tính tác động của những cú sốc kinh tế, cũng
như phấn tích những tác động lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế. Wassily Leontief
(1905-1999), là người phát triển phương pháp này, và ông đã dành được giải Nobel
kinh tế cho công trình của mình về lĩnh vực này. Ngày nay, tiếp cận đầu vào - đầu
ra được áp dụng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Các mô hình phân tích đầu vào -
đầu ra thường được đề cập và thảo luận xoay quanh 3 loại tác động: (i) tác động
trực tiếp; (ii) tác động gián tiếp; (iii) tác động gây ra. Bằng cách áp dụng mô hình
đầu vào - đầu ra, nhà nghiên cứu có thể ước tính được sự thay đổi đầu ra giữa các
ngành do sự thay đổi đầu vào của một hoặc nhiều ngành cụ thể. Cơ sở của phân
tích đầu vào - đầu ra được gắn với các Bảng dầu vào - đầu ra. Bảng được cấu tạo
gồm các hàng và cột dữ liệu định lượng của chuỗi cung ứng tất cả các lĩnh vực của
một nền kinh tế. Các ngành được liệt kê trong dòng tiêu đề của mỗi hàng và mỗi
cột. Dữ liệu trong mỗi cột tương ứng với mức đầu vào được sử dụng trong hàm sản
xuất của ngành đó. Theo Walter và cộng sự (1998), trong số những phương pháp
tiếp cận phụ thuộc lẫn nhau, cách tiếp cận đầu vào - đầu ra giữa các vùng là nổi bật
nhất. Nó là “ứng viên” tiêu biểu cho cách tiếp cận nhằm mô tả, điều tra các quy
trình mà các vùng liên kết với nhau trong cùng hệ thống, cũng như các khía cạnh
riêng biệt của các nền kinh tế. Ưu điểm của chúng là thống kê chi tiết về: (1) các
đặc điểm sản xuất và phân phối của các ngành công nghiệp riêng lẻ của các vùng;
(2) bản chất của mối tương quan giữa nội bộ ngành và liên ngành. Mặt khác, nó
còn cho biết cơ cấu nội bộ hệ thống công nghiệp không chỉ trong phạm vi từng
vùng mà còn giữa các vùng (Walter và cộng sự, 1998). Một phát hiện cần lưu ý, có
sự khác biệt biệt mang tính đặc thù về phân tích đầu vào - đầu ra giữa vùng và
quốc gia. Hoặc nói cách khác, phân tích đầu vào - đầu ra của vùng là một biến thể
phân tích đầu vào - đầu ra của quốc gia. Và các quốc gia là những loại vùng bị hạn
định bởi các đường lối, thể chế tư tưởng, văn hóa, chính trị (Walter và cộng sự,
1998). 2.2. Một số cách tiếp cận nghiên cứu khu vực 2.2.1. Tiếp cận hệ thống Sự
sống của con người trên trái đất không thể tách rời với thế giới xung quanh. Vì
vậy, có thể xem mỗi vùng, tiểu vùng; khu vực; quốc gia; mọi sự vật, hiện tượng
tồn tại trên thế giới được gán bởi một hệ thống. Hệ 1 Cú sốc tích cực hoặc tiêu cực.
49
thống là một tổng thể hoạt động của các tiểu hệ thống được liên kết với nhau. Hệ
thống là một trật tự - đối lập với nó là sự hỗn loạn. Các ví dụ về hệ thống chẳng
hạn như: kinh tế, văn hóa, chính trị, tài nguyên, mối trường, và thậm chí mỗi cá
nhân chúng ta cũng là một hệ thống. Có nhiều cách phân loại hệ thống, theo đó phổ
biết chúng được phân theo các loại: (1) hệ thống tự cân bằng, (2) hệ thống thích
ứng, (3) hệ thống động: (4) hệ thống được kiểm soát. Từ góc nhìn địa lý, tiếp cận
hệ thống được phát triển bởi hai lý do quan trọng sau: (1) trái đất (thế giới) được
cấu thành từ các loại vùng, vùng khác nhau, hoặc các địa điểm; (2) các bộ phận
hoặc tiểu bộ phận vùng không chỉ liên quan với nhau mà chúng cũng hình thành
các tiểu hệ thống độc lập riêng (Rana, 2015). Tiếp cận hệ thống có thể được xem
như một cách hoặc một phương pháp nhằm giúp con người hiểu biết sâu hơn về
toàn bộ thế giới. Theo DovNir (1987), yếu tố độc đáo của tự nhiên, kinh tế - chính
trị, văn hóa - xã hội tạo nên tính đặc thủ và giá trị vùng. Các nghiên cứu về vùng,
đặc biệt nếu hướng sự quan tâm và nỗ lực tìm hiểu các chức năng, mối quan hệ
giữa các yếu tố tồn tại trong vùng thì thuật ngữ vùng trên thực tế trở thành khái
niệm về một hệ thống, với các hệ quả nhận thức luận và phương pháp luận. Tiếp
cận hệ thống có thể giúp giải quyết một vấn đề căn cơ của địa lý là sự phân đôi
giữa các yếu tố tự nhiên và nhân văn của vùng; sự căng thẳng tồn tại giữa không
gian và địa điểm, được duy trì bởi sự phân đối giữa địa lý vùng và hệ thống. Ngoài
ra, thông qua cách tiếp cận hệ thống, kết hợp với việc lựa chọn thang đo phù hợp
cho từng trường hợp điển cứu cụ thể có thể được định hướng bởi sự phân biệt. giữa
hệ thống và tiểu hệ thống (Nir, 1987). 2.2.2. Tiếp cận địa lý khu vực Là một nhánh
của Địa lý học. Địa lý khu vực bắt nguồn từ châu Âu. nghiên cứu các khu vực trên
thế giới. Một khu vực được định nghĩa là một phần của bề mặt trái đất với một
hoặc nhiều đặc điểm tương tự tạo ra nét độc đáo so với khu vực khác. Tiếp cận địa
lý khu vực, nghiên cứu các đặc điểm độc đáo về văn hóa, kinh tế, khí hậu, thổ
nhưỡng; môi trường, chính trị gắn với nơi chốn cụ thể. Những năm 1920-1930,
tiếp cận địa lý khu vực (Regional geography) giúp con người giải thích tại sao một
số địa điểm lại giống hoặc khác nhau; điều gì tạo nên sự tách biệt, phân cách giữa
các vùng - Thực trạng này được gọi là sự khác biệt theo vùng. Để nắm bắt và luận
giải sâu hơn trước một vấn đề cụ thể hoặc nhiều chủ để khác nhau, các nhà địa lý
học ngày nay thường có xu hướng phân tách thế giới ra thành các vùng, tiểu 1
Vùng này so với khác. 50

vùng, hoặc khu vực để xử lý, hiển thị thông tin cũng như giải thích vấn đề tường
minh hơn.
Quan điểm của các nhà địa lý học khu vực thường cho rằng, vùng bây giờ không
còn là những thực thể độc nhất, biệt lập, thay vào đó là những tập hợp các quan hệ
làm khuôn mẫu cho việc thể chế hóa cũng như chuyển đổi các khu vực. Mặt khác,
họ dành sự chú ý đến các mối quan hệ xây dựng và phát triển khu vực, khu vực
hóa, hay bản sắc khu vực (Paasi, 2019; Duisburg, 1999).

Theo một số nghiên cứu, đặc điểm chung nhất của tiếp cận khu vực ngày nay nhăm
nỗ lực kết hợp kiến thức từ nhiều chuyên ngành khác nhau và với các cách tiếp cận
lý thuyết khác nhau từ các lĩnh vực đó, thường được kết hợp với kiến thức của
quốc gia, hoặc vùng lãnh thổ, và ngôn ngữ của quốc gia đó. Sự kết hợp này, mang
lại những hiểu biết, góc nhìn đa chiều cũng như tạo ra kiến thức mới góp phần tạo
ra tri thức mới cho ngành. Trong xu hướng phát triển ngày nay, tiếp cận địa lý
ngày không ngừng nỗ lực giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu - cắt qua ranh
giới khu vực như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đô thị; bất bình đẳng trong
phát triển theo vùng lãnh tổ, khu vực, quốc gia (Paasi, 2019; Duisburg, 1999). Như
vậy có thể thấy, tiếp cận địa lý phản ánh khá rõ nét tính liên ngành trong nghiên
cứu của mình.

2.2.3. Tiếp cận phát triển địa phương và vùng

Phát triển địa phương và vùng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Kể từ những năm 1960
và 1970, phát triển địa phương và vùng ngày càng trở thành một trong những mối
quan tâm quan trọng của chính quyền quốc gia cũng như địa phương, vùng và khu
vực trên toàn thế giới (Pike và cộng sự, 2006). Cùng với đó, bối cảnh về sự phát
triển của địa phương và vùng cũng được định hình lại bởi những thay đổi sâu sắc
trong mô hình hoạt động kinh tế cũng như những thách thức đặt ra đáng kể hơn.
Cụ thể, một sự thay đổi về chất được cho là do sự phức tạp, không chắc chắn, rủi
ro cao hơn về sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Mặt
khác, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển đã làm thay đổi cấu trúc của
chính phủ và quản trị địa phương. Theo đó, các thế chế hiện tại đã được tái cấu
trúc, xuất hiện các thể chế mới và các mối quan hệ mới thường dựa trên nguyên tắc
“quan hệ đối tác”, đã ảnh hưởng đến cách tiếp cận, điều hành và quản trị địa
phương và vùng. Bên cạnh đó, việc dịch chuyển và định hình sự phát triển của địa
phương và vùng đã sản sinh các biện pháp can thiệp mới, thông qua các công cụ và
chính sách công; tìm cách khai các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tăng
trưởng và phát triển. Cuối cùng, các cuộc tranh luận về phát triển địa phương và
vùng đã chuyển từ tập trung vào số lượng của sự phát triển sang chất lượng của nó
(Pike và cộng sự, 2006).
Cách tiếp cận phát triển địa phương và vùng từ trên xuống , lên. Theo nghiên cứu
Pike và cộng sự (2006), nhưng khác biệt cơ bản giữa phát triển địa phương và
vùng và cách tiếp cận truyền thống từ trên xuống được phản ánh vắn tắt qua Bảng
8 liên quan đến các lĩnh vực. Cụ thể: (i) với tiếp cận truyền thống từ trên xuống,
như tên gọi của chúng - việc quyet sách, chiến lược phát triển thường được thực
hiện bởi các , định chính sách, lập kế hoạch ở cấp trung ương. Theo thời gian,
sáng kiến cho những phát triền sau này được thực hiện từ dưới lên , tai địa
phương; hoặc vùng với sự vào cuộc và hợp tác có trách nhiệm nhăm nỗ lực phát
triển cho địa phương, mọi vùng, miền lãnh thổ tụt hậu, chậm, kém phá triển - bằng
cách huy động thế mạnh, tiềm năng kinh tế và lợi thế cạnh t. của địa phương; (ii)
chính sách truyền thông thường do các cơ quan chuyên môn cấp trung ương thiết
kế, thực thi và quản lý. Trong khi, sự tham gia của chính quyền địa phương và
vùng có ý nghĩa thiết thực về sự phối b , chiều dọc và chiều ngang đối với những
chủ thể cùng tham gia. Sự phối hợp theo chiều dọc yêu cầu tính đồng bộ của các tổ
chức địa phương, vùng, quốc gia, siêu quốc gia, hoặc quốc tế. Phối hợp theo chiều
ngang bao gồm nhà nước và khu vực ngoài nhà nước ở địa phương quan tâm đến
vấn đề phát triển; (iii) có sự khác biệt rõ rệt về cách tiếp cận để phát triển. Nếu như
chính sách truyền thống thường chú trọng vào phát triển ngành công nghiệp, tạo
động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tiếp cận lãnh thổ như một phương tiện
nhằm phát triển kinh tế đối với chính quyền địa phương và vùng. Vấn đề quan tâm
hơn, dự báo điều kiện kinh tế, xã hội, thể chế của mọi lãnh thổ, cũng như xác định
và khai thác được thế mạnh kinh tế của địa phương là cơ sở để xây dựng cho các
chiến phát triển địa phương.

| Bảng 8. So sánh cách tiếp cận phát triển địa phương và vùng từ trên |

Chính sách phát triển truyền thống: Cách tiếp cận từ trên xuống trong đó các quyết
định đối với mọi lĩnh vực mà sự can thiệp là cần thiết được thực hiện từ trung
uong. Được quản lý bởi cơ quan hành chính cấp trung ương. Tiếp cận ngành để
phát triển. Phát triển các dự án công nghiệp lớn nhằm kích hoạt các hoạt động kinh
tế khác. Hỗ trợ tài chính, khuyến khích và trợ cấp nhằm thu hút hoạt động kinh tế

Phát triển địa phương và vùng: Cách tiếp cận từ trên xuống trong đó các vùng lãnh
thổ với sáng kiến thường đến từ bên dưới. Hợp tác phi tập trung, theo chiều dọc
giữa các cấp chính quyền khác nhau và theo chiều ngang giữa nhà nước và tư
nhân. Tiếp cận lãnh thổ để phát triển. Sử dụng tiềm năng phát triển  để kích thích
sự thay đổi, phát triển kinh tế địa phương. Cung cấp các điều kiện chủ chốt nhằm
phát triển hoạt động kinh tế
Nhìn chung phần lớn các liên kết của tiếp cận theo ngành của chính sách truyền
thống là phát triển các dự án công nghiệp lớn nhằm tạo ra cú “hít cho phát triển
kinh tế, tạo ra các mạng lưới, chuỗi giá trị cần thiết cho phát triển bền vững; (iv)
tiếp cận truyền thống chủ yếu đặt trọng tâm dựa vào hỗ trợ tài chính, các gói kích
cầu, trợ cấp để thu hút và duy trì hoạt động kinh tế. Ngược lại, phát triển địa
phương và vùng có xu hướng tránh các gói khuyến khích từ trung ương, thay vào
đó tập trung vào việc cải thiện cơ chế, các điều kiện cơ bản về cung ứng để thu hút
các nguồn lực phát triển kinh tế địa phương (Pike và cộng sự, 2006).

Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hóa và một thế giới ngày càng phẳng hóa, có
nhiều lợi thế kinh tế và xã hội liên quan đến việc áp dụng cách tiếp cận và chiến
lược phát triển địa phương và vùng so với tiếp cận và chính sách phát triển truyền
thống. Các ưu điểm xã hội có thể bao gồm:

(1) tạo sự đối thoại và trao quyền cho chính quyền và cộng đồng địa phương; tính
tự chủ và chủ động cao hơn, tạo đà tăng trưởng triển kinh tế, xã hội, chính trị nhằm
phát triển bền vững.

(2) giúp cho các thể chế của địa phương, vùng được minh bạch và trách nhiệm
hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển khu vực ngoài nhà nước.

Từ quan điểm kinh tế, những lợi thế của phương pháp này là:

(1) tạo đà tăng trưởng kinh tế, cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp có nhiều khả
năng chống chịu những thay đổi của môi trường kinh tế toàn cầu.

(2) Huy động sự tham gia của các bên liên quan, khơi nguồn các hoạt động kinh tế
trong một lãnh thổ, cải thiện chất lượng công việc. | Tuy nhiên, cũng cần lưu ý
rằng, những bất lợi liên quan đến các chính sách phát triển của địa phương và vùng
đối với cách tiếp cận này không phải là không có rủi ro. Chẳng hạn như phải mất
nhiều thời gian: | cân sự nỗ lực và hợp tác cao giữa các thể chế, các bên liên quan
cũng như các nguồn lực để thực hiện; khó xác định chiến lược, chính sách phù
hợp; yêu cầu trách nhiệm giải trình cao. - Tính đa dạng và sự khác biệt trong tiếp
cận phát triển địa phương và vùng. Bảng 9 phần nào cho thấy sự đa dạng và khác
biệt đối với từng khía cạnh cụ thể về phương pháp, cách tiếp cận phát triển theo địa
phương và vùng. Về nội hàm, phát triển tuyệt đối đồng nghĩa với khát vọng phát
triển đông đều về mặt lãnh thổ giữa các địa phương, vùng, và các nhóm xã hội;
chiều ngược lại, phát triển tương đối là phát triển không cân bằng và đồng đều.
Theo Morgan và Sayer (1988), sự khác biệt này bắt nguồn từ khác biệt về quan
điểm, sự tồn tại giữa phát triển tuyệt đối so với phát triển tương đối (Morgan và
Sayer, 1988). Trong khi STO' HR (1990) thì cho rằng với sự khác biệt về truyền
thống và phương pháp giữa tiếp cận từ trên xuống và từ dưới - lên là một trong
những nhân tố quan trọng tạo nên điểm nhấn - khác nhau có thể từ mạnh mẽ, ưu
tiên cao và/hoặc cấp tiến đến và tiên thấp và/hoặc bảo thủ (STO" HR, 1990).
Ngoại trừ, những hình trưởng bản địa và/hoặc nội sinh có thể trở thành tiêu điểm.
Nhà trường hoặc khu vực tư nhân có thể giúp tăng cường thể chế, quan hệ hoặc
cạnh tranh giữa các lãnh thổ (Malecki, 2004). Các biện pháp thiệp tập trung vào
cơ sở hạ tầng “cứng”, ví dụ các dự án vốn và/h. hình thức hỗ trợ “mềm”, dành
cho đào tạo. Đối tượng của sự phát tr phương và vùng có thể là con người và/hoặc
địa điểm và chủ thể là đề về phát triển. Đánh giá về sự phát triển có thể tìm cách
cân bằng giữ triển nhanh” nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết mà xã hội đặt
ra. ) phát triển “chậm” nhằm tạo sự chắc chắn, bền vững và triển vọng. Các. quy
mô lớn và/hoặc quy mô nhỏ có thể được tích hợp. Tiêu điểm không gian phân biệt
quy mô địa lý cụ thể của các nỗ lực phát triển. Quan điểm về bền vững có thể
tương đối mạnh hoặc yếu (Pike và cộng sự, 2006; 2010).

Bảng 9. Sự khác biệt trong tiếp cận phát triển địa phương và vùng |

2.2.4. Tiếp cận xã hội học

Xã hội học ra đời gắn liền với bối cảnh kinh tế xã hội đặc thù của bộ Âu thế kỷ 19.
Lịch sử phát triển ngành xã hội học gắn liền với yêu trình độ phát triển của mỗi
quốc gia. Khoa học xã hội học phát triển - hướng: (1) phát triển theo chiều sâu; (ii)
phát triển theo chiều rộng.

Kinh nghiệm cho thấy ở một nước phát triển, các chuyên ngành xã hội học phát
triển mạnh như xã hội học công nghiệp, xã hội học chính trị, xã hội học, Xã hội
học tôn giáo. Ở những nước đang phát triển, các nỗ lực xây dựng và phát triển
thường tập trung vào các chuyên ngành xã hội học nông thôn, xã hội học kinh tế,
xã hộ học phát triển, xã hội học về giới. Như vậy, với tư cách là một hệ thống, xã
hội học được phân thành các chuyên ngành khác nhau. Từ góc nhìn vùng, khu vực
địa lý, hành chính kinh tế đã có xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn. Xã hội học
đô thị tập trung vào mạch nghiên cứu cách thức tổ chức, lối sống, cộng đồng đô thị
và các quan hệ xã hội ở đô thị; trong khi xã hội nông thôn theo đuổi hướng nghiên
cứu cộng đồng và lối sống ở nông thôn (Phạm Tất Dong và cộng sự, 1999). | Theo
Little và McGivern (2014), có sự khác biệt nhất định về các giả định cũng như tiêu
chí đánh giá trong nghiên cứu khu vực và xã hội học. Các học giả khu vực học
đánh giá khá cao về sự đóng góp của các nhà xã hội học về kiến thức vùng cũng
như khả năng cung cấp các khuôn mẫu, cơ sở lý luận về các mô hình xã hội và các
quá trình xã hội. Tiếp cận địa lý học xem ngôn ngữ là một trong những công cụ cơ
bản, cách tiếp cận liên ngành, đa ngành, nhưng ít chú ý đến cơ sở lý thuyết và
phương pháp luận của các ngành riêng lẻ. Ngược lại, tiếp cận xã hội học đặt nặng
về lý thuyết và phương pháp. Do vậy, một trong những mục đích của nghiên cứu
xã hội học là nhằm thúc đẩy phát triển lý thuyết xã hội học, theo đó họ coi tri thức
nghiên cứu vùng như một nguồn lực để theo đuổi các ý tưởng lý thuyết thông qua
phân tích đối sánh có hệ thống (Little và McGivern, 2014). Thực tiễn đã cho thấy,
lý thuyết luôn lạc hậu so với thực tiễn cuộc sống. Khi các lý thuyết xã hội học
không còn phù hợp, hoặc các điều kiện trong vùng thay đổi, các vấn đề nghiên cứu
vùng khác nhau có thể đạt được có thể liên quan về xã hội học..

Cấu trúc xã hội (social structure). Có nhiều cách phân loại về cấu trúc xã hội, theo
cách phân loại cấu trúc xã hội cơ bản, có thể chia cầu trúc xã hội thành các loại (1)
cấu trúc xã hội - dân số; (2) cấu trúc xã hội - lãnh thổ; (3) cấu trúc xã hội - nghề
nghiệp; (4) cấu trúc xã hội - giai cấp (Phạm Tất Dong và cộng sự, 1999). Tiếp cận
cấu trúc xã hội lãnh thổ gắn chặt với cấu trúc kinh tế theo từng vùng lãnh thổ, với
địa bàn cư trú của cộng đồng dân cư, với bản sắc văn hóa riêng. Một cách kinh
điển, khi nghiên cứu cấu trúc xã hội theo lãnh thổ, các nhà xã hội học phân chia
lãnh thổ thành hai khu vực đô thị và nông thôn. Sự tách biệt về mặt địa lý giữa hai
khu vực này đồng thời cũng là giới hạn về mặt không gian nghiên cứu của xã hội
học đô thị và xã hội học nông thôn. Minh chứng rõ nét nhất cho cách phân loại này
có thể quan sát từ thực tiễn phân chia cơ cấu lãnh thổ Việt Nam gồm: 6 vùng kinh
tế - xã hội . Trung du miền n bạc, Đồng bằng sông Hồng: Bắc Trung bộ và Duyên
hải miền Trun Nguyên; Đông Nam Bộ: Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, lưu
ý rằng các tiêu vùng này đều bao gồm đô thị và nông thôn.

Theo Schnore, 1958, xét về mặt cấu trúc xã hội, tiếp cận có thể xuất hiện và phản
ánh rõ nét trong những luận giải về cách tỉ con người, cộng đồng quần cư phân bố
trong không gian địa lý.  Luận điểm này đã được phát triển trong trường phái sinh
đô thị' (urban ecology). Sinh thái học đô thị nghiên cứu mối quan hệ về mặt cư trú
và các quan hệ xã hội của con người, cộng đồng dân cư đá. không gian địa lý
(Trịnh Duy Luân, 2009). Cụ thể, các nhà sinh thái đô thị tìm hiểu mục đích sử
dụng đất, những thay đổi trong sử dụng đất và tổ chức không gian, lãnh thổ, cũng
như mối tương quan về cách tiếp cận phương pháp với các nhà địa lý học đô thị,
vùng đô thị, kinh tế học đô thị.

Từ tiếp cận sinh thái học đô thị đã phát triển thành lý thuyết về sự cu trú tách biệt
(social segregation). Luận điểm chính của lý thuyết này. trong đô thị, vùng đô thị,
các nhóm xã hội khác nhau thường chiếm cứ các “vùng tự nhiên” làm nơi cư trú.
Khởi đầu là Lý thuyết vòng tròn đồng tâm (Concentric Zones) của Burgess (1920),
sau đó được Hoyt (1930) phát triển thành Lý thuyết khu vực (Sector model), và
tiếp đến là Lý thuyết đa hạt nhân (Multinuclear model) của Ullman (1945). Nội
dung của những lý thuyết này sẽ được thảo luận sâu hơn ở phần sau.

Để nắm bắt đầy đủ hơn hướng tiếp cận Xã hội học trong nghiên cứu vùng đô thị,
có thể tìm hiểu qua những công trình kinh điển sau: The Sociology of Urban
Regions (Xã hội học về các vùng đô thị) của Boskoff (1962); The Mertopolis and
methal life (Các siêu đô thị và đời sống tinh thần) của Simmel (1903); The Global
City: New York, London, Tokyo (Thành phố toàn cầu: New York, London,
Tokyo) của Sassen (1992). Cộng đồng đô thị. Cộng đồng đô thị là một trong những
khái niệm và tiếp cận chính trong nghiên cứu xã hội học đô thị, đô thị học và phát
triển vùng đô thị. Do vậy, khi nghiên cứu về cộng đồng đô thị tiếp cận xã hội nọ
cân đặc biệt làm sáng tỏ đặc điểm của tổ chức xã hội, trong đó thể hiện quan hệ
gần kết giữa cư dân trên những địa bàn cư trú. Bên cạnh đó, . đặc biệt chú ý đến
các chiêu cạnh của kinh tế, văn hóa và xã hội. Đó Writh (1938), trong công trình
Urbanism as a way of life (Đô thị vô cách một lối sống, đã phát hiện, tại đô thị do
tính chất tu dân cư dày đặc  dân số quá đông và tính không đồng nhất về mặt xã
hội nên đã tạo hệ thống bị chuyên biệt hóa, các thiết chế bị hình thức hóa. Ông
nhấn mạnh, các mô hình văn hóa và cấu trúc xã hội tạo ra đặc trưng đô thị và làm
cho nó khác biệt rõ nét với mô hình văn hóa của cộng đồng nông thôn.

Nhất thể hóa theo chiều dọc. Ngày nay, khái niệm cộng đồng đô thị không hoàn
toàn phụ thuộc hoặc bị “đóng khung” bởi không gian địa lý hay địa bàn cư trú;
những sinh hoạt và hoạt động sống của cộng đồng thường vượt ra ngoài địa giới, vì
vậy có những cá nhân, tổ chức “ở trong nhưng không thuộc về” cộng đồng (Trịnh
Duy Luân, 2009). Điều này cũng gợi mở răng, trong thao tác tư duy và phân tích
về cộng đồng đô thị cần chú ý về tính có kết xã hội, các thành viên trong một cộng
đồng tuy ở trong cộng đồng nhưng không hoàn toàn thuộc về cộng đồng. Mặt
khác, để các chủ trương, chính sách nhà nước được cộng đồng tiếp nhận và thực
hiện một cách hiệu quả đòi hỏi chính quyền địa phương cần áp dụng cách tiếp cận,
nguyên tắc nhất thể hóa theo chiều dọc, xác định vai trò, mối tương quan của mình
trong các hệ thống cấp trên; lựa chọn ưu tiên, những yêu cầu mà cấp trên đã vạch
ra. Theo logic này, sự nhất thể hóa theo chiều dọc của những quan hệ cơ cấu và
chức năng của đơn vị xã hội trong cộng đồng với các thiết chế xã hội rộng lớn hơn,
chuyên biệt hơn. | Phân tầng xã hội (social stratification). Phân tầng xã hội là khái
niệm cơ bản của xã hội học. Phân tầng xã hội là vấn đề xã hội tồn tại khắp mọi
vùng lãnh thổ, quốc gia. Về mặt diễn ngôn, các nhà Xã hội học sử dụng thuật ngữ
phân tầng xã hội nhằm chỉ trạng thái phân chia xã hội thành các tầng lớp xã hội
khác nhau”. Theo đó, phân tầng xã hội là sự bất bình đăng có tính hệ thống, là một
bộ phận cấu thành của cấu trúc xã hội (Bùi Quang Dũng và cộng sự, 2013). Phân
tầng xã hội được tạo ra do chênh lệch về của cải (wealth), quyền lực (power), và vị
thế (status). Tiếp cận xã hội nhấn mạnh, giai cấp và phân tầng xã hội” là hai khái
niệm có liên quan mật thiết nhau. Theo đó, hệ thống phân tầng xã hội thường được
xem xét trên 3 chiều cạnh: (i) giai cấp (class) - là vị thế của cá nhân trong | hệ
thống kinh tế của xã hội; (11) vị thế - là địa vị xã hội của cá nhân trong hệ thống xã
hội; (iii) quyền lực - là địa vị chính trị của cá nhân trong hệ thống chính trị. Tiếp
cận xã hội học, coi giai cấp, vị thế và quyền lực là những khía cạnh chính của cấu
trúc xã hội hơn là những đặc điểm thuộc về cá nhân (Weber, 1947; Dẫn lại từ Bùi
Quang Dũng và cộng sự, 2013).

Tiếp cận Xã hội học giải thích như thế nào về phân tầng xã hội? Theo một số
nghiên cứu (Bùi Quang Dũng và cộng sự, 2013; Phạm Tất Dong và cộng sự,
1999), nhìn chung trên thế giới, có 2 cách giải thích về phân tầng xã hội: (i) kiến
giải theo thuyết cấu trúc - chức năng. Các học giả theo thuyết này nhấn mạnh về
cách thức mà sự phân tầng đã tạo ra sức mạnh đối với xã hội như một tổng thể với
luận điểm, tất cả các thành viên cùng có lợi từ sự bất bình đẳng ở một mức độ nào
đó (Bùi Quang Dũ, cùng có lợi từ sự bất bình đẳng ở một mức độ nào. cộng sự,
2013). Theo đó, việc tạo ra các tầng nhằm đáp ứng nhu hội, nghĩa là mỗi tầng lớp
xã hội có/là một chức năng xã hội riên. này giải thích tại sao cần phải có các tầng
lớp, đăng cáp, giai cấp xã tổ chức xã hội (Phạm Tất Dong và cộng sự, 1999).

Trong khi, (ii) kiến giải theo thuyết xung đột xã hội (conflict the lập luận: việc luân
giải xã hội như một tổng thể là không xác thực, họ Tăng phân tầng sẽ tạo ra xung
đột giữa những người hưởng lợi từ mát của người khác (Bùi Quang Dũng và cộng
sự, 2013). Những n theo thuyết này ủng hộ cho quan điểm các xung đột xã hội diễn
ra . những bất bình đẳng tồn tại trong xã hội và chú ý đến quá trình tiến. của lịch
sử. Theo đó, sự tồn tại của giai cấp và đấu tranh giai cấp là quy luật và động lực
phát triển của xã hội loài người trong xã hội có giai cấp  (Phạm Tất Dong và cộng
sự, 1999). Bên cạnh hai lý thuyết vừa nêu, cà có cách giải thích thứ ba mang tính
tổng hợp về phân tầng xã hội bằng cách tích hợp hai cách trên. Bảng 10 mô tả văn
tắt sau đây sẽ cho biết các cách tiếp cận và giải thích của xã hội học về phân tầng
xã hội.

Bảng 10. So sánh 3 lý thuyết về phân tầng xã hội

3. Tổng quan về vùng Đông Nam Bộ

Ở phần nội dung này, chúng tôi chỉ xin đề cập một tổng quan văn tắt về Vùng
Đông Nam Bộ giai đoạn hiện nay với một số nội dung chính có liên quan, làm nền
tảng cho những gợi mở, phân tích và thảo luận những chương tiếp theo trong công
trình này.
3.1. Vị trí địa lý, đơn vị hành chính

 3.1.1. Vị trí địa lý

Đông Nam Bộ là vùng đất nằm ở vị trí nửa phía đông của Nam Bộ, và phía Nam
trên bản đồ Việt Nam. Ngày nay, Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh thành: Bình Phước,
Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Thành phố Hồ Chí
Minh. Là một trong hai tiêu vùng của Nam Bộ, có diện tích tự nhiên 23.596km,
chiếm khoảng 7,3% diện tích cả nước; dân số khoảng 18 triệu người, chiếm 18,6%
dân số cả nước.

3.1.2. Đơn vị hành chính

Tính đến ngày 31/12/2020 tổng số đơn vị hành chánh toàn vùng Đông Nam Bộ là
942 đơn vị, trong đó gồm 9 thành phố trực thuộc tỉnh, 19 quận, 7 thị xã, 37 huyện,
405 phường, 35 thị xã, và 430 xã (GSO, 2020).

Bảng 11. Số đơn vị hành chính Đông Nam Bộ tính đến 31/12/2020

3.2.1. Địa hình, địa mạo, địa chất

Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyên | tiếp từ cao
nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Đó Có địa hình thay đổi từ
200 đến 200m, rải rác có một vài ngọn núi trẻ xuat ly rải rác, đột xuất và phân bố
hầu hết khắp các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa Tàu, Bình Phước, Đồng Nai. Cao nhất là
núi Bà Đen (Tây Ninh, 986m ) đến các núi Chứa Chan (Đồng Nai, 818 m), Bà Rá
(Bình Phước, 733 m), Mây Tàu (Bà Rịa, 716 m), Thị Vài (Bà Rịa, 446 m),...

Các dạng địa chính của vùng là: địa hình đồi núi chiếm 1070 019 tự nhiên, tập
trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc thuộc các Ul" Ninh và Bình Phước; địa hình
đồi gò lượn sóng chiếm 14% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở Đồng Nai Bình
Phước: địa hình đồi thoải và đồng bằng chiếm 2/3 diện tích (76%), phân bổ chủ
yếu ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Đông
Nam Bộ còn có một dạng địa hình ngập mặn, tuy nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ, phân bổ chủ yếu ở các cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải.

| Địa hình Đông Nam Bộ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô
thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,... Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ cũng có
vùng biển và quần đảo Côn Đảo thuộc đơn vị hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu. Ở ven biển là dải đồng bằng hẹp tạo bởi các côn, đụn cát và các vùng đầm lầy
nhỏ do các vịnh biên bôi lập, tương đối thuận lợi cho việc định cư cùng với các
sinh hoạt kinh tế biển.

Đông Nam Bộ có hệ thổ nhưỡng rất đa dạng với 12 nhóm. Trong đó có 3 nhóm đất
rất quan trọng là đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám
trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi
cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và
cây lương thực. Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả
nước là 42,98%). Tỷ lệ đất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên
dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước.

Đất đai Đông Nam Bộ phần lớn không thuận lợi cho sản xuất lương thực, nhất là
lúa nước, mà lại thích hợp với phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày và
cây ăn trái. Kết hợp với địa hình tương đối bằng phăng, vùng này rất thuận tiện cho
phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến,

3.2.2. Tài nguyên, khoáng sản

Đông Nam Bộ từng được xem là “vương quốc rừng”, không chỉ vì độ bao phủ của
rừng lớn và còn cả vì tác động của rừng đối với đời sống của cộng đồng cư dân nơi
đây. Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghiệp hóa - đô thị hóa, rừng bị thu hẹp đáng
kể, chỉ còn khoảng 532 nghìn ha, chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước.

| Rừng Đông Nam Bộ hiện này phân bố tập trung ở Đồng Nai, Bình Phước với 4
kiểu chính là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh; kiêu rừng rụng lá và nửa rụng lá;
kiểu rừng lá khô cây họ dầu và kiểu rừng ngập mặn. Rừng phòng hộ tập trung chủ
yếu ở khu vực đầu nguồn hệ thống sông Đồng Nai, các vườn quốc gia Cát Tiên,
Côn Đảo, Bù Gia Mập,... Rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân
dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng.
Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng
cảnh. - Hệ thống sông Đồng Nai bao trùm gần hết diện tích các tỉnh Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và một phần Đắk
Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An và Vũng Tàu. Hàng năm lượng nước đổ ra
biến khoảng 40 6 vùng có hai hồ chứa lớn là Dầu Tiếng và Trị An dung tích 1 m
Ngoài ra còn có một số hộ nhỏ ở phía Đông, tông dung 300 triệu mỏ. Như vậy,
tổng lượng nước mặt dự trữ hiện tại h đến gần 4 tỷ m, đủ khả năng cung cấp nước
cho vùng, kể. triển công nghiệp.

Đây là vùng đất mới của tổ quốc giàu tài nguyên, khoáng trong bốn ngư trường
trọng điểm của cả nước, chiếm khoa lượng cá của vùng biển phía Nam. Ngoài ra,
thiên nhiên ưu đa Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải khá đẹp, thuận lợi phát tr
du lịch trong vùng. Ngoài ra Đông Nam Bộ còn có nhiều mỏ và khác nhau. Các
mỏ lớn chủ yếu là khoáng sản không kim loại bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn
phân bố ở Bình Phước, Bình Dương. Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm
20% giá trị khoáng sản trên liền) phân bố ở Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ
lượng xấp xỉ 12. tấn phân bổ ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố
ở ĐH Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tin Biên
Hòa và cho xuất khẩu,...

3.2.3. Khí hậu, thủy văn

Đông Nam Bộ có nguồn nước mặt khá đa dạng, đáng chú ý là bà thống sông Đồng
Nai - một trong ba con sông lớn nhất của cả nước, ngoài ra còn có một số hồ ở phía
Đông với tông dung tích khoảng 300 triệu m3 Với lượng nước mặt này đủ cung
cấp nước cho vùng kể cả cho phát triển công nghiệp. Diện tích đồng bằng sông
nước chiếm khoảng 6.130.000ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài
5.700km. Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt
độ cao và khá ổn định trong năm, lượng mưa dồi dào, giao động từ 1.500-
2.000mm/năm. khí hậu tương đối điều hòa, đặc biệt ít có thiên tai. Về mùa khô,
lượng mưa thấp nên sản xuất và sinh hoạt của người dân gặp phải khó khăn.

3.3. Kinh tế, văn hóa - xã hội 3.3.1. Kinh tế

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực quan trọng, phát triển, du động và lớn nhất
ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực (Nguyễn Quang Diệu 2018; Đỗ Thị Hoa Liên và
cộng sự, 2018). Trong những năm gần đó cấu kinh tế Đông Nam Bộ chuyển dịch
nhanh theo hướng công và hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, đúng theo chủ trương
chính sách của nước để ra. Giảm dần tỷ trọng GDP khu vực nông, lâm, ngư ng!
dân tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 2010-2015, tỷ trọng
đóng góp GDP Đông Nam Bộ vào GDP cả nước đạt 46,43%; đóng 59 31% thu
ngân sách quốc gia, GDP tính theo đầu người cao gân 2 5 lần mức bình quân cả
nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế Đông Nam luôn cao hơn khoảng 1,4 - 1,6 lần tốc
độ tăng trưởng bình quân chung nước (Hoàng Mạnh Dũng và cộng sự, 2021)

Quan sát tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2010-2018 đã chỉ ra  tốc độ
tăng trưởng GRDP giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
nói chung, Vùng Đông Nam Bộ nói riêng diễn ra ng đồng đều. Kinh tế Việt Nam
trong thời gian qua luôn duy trì mức tăng - hương, đồng thời là quốc gia có mức
tăng trưởng cao nhất trong khu vực Mông Nam Á, trong đó có sự đóng đóng góp
quan trọng của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm nói
chung. Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2019, GRDP
Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam giai đoạn 2010-2018, bình quân tăng
6,72%/năm, cao hơn khoảng 510% tốc độ tăng GDP cả nước. Trong đó, đóng góp
của khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ đạt 47,0%; công nghiệp, xây dựng,
39,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản, 3,9%; thuê sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm,
9,2%.

Cụ thể, mức tăng GRDP bình quân năm tỉnh Bình Dương đạt khoảng 8,72%; Đồng
Nai, 7,88%; Tây Ninh, 7,58%; Thành phố Hồ Chí Minh, 7.40%; Bình Phước,
6,88%; Bà Rịa - Vũng Tàu, 1,79%”, thấp hơn 4,42% so với mức tăng của cả nước.
Một điểm cần lưu ý, dù tốc độ tăng trưởng Thành phố Hồ Chí Minh có phần thấp
hơn các địa phương trong vùng song mức đóng góp GRDP của thành phố này
chiếm hơn một nửa (54,2%) so với toàn vùng. Con số này cho thấy vai trò và vị thế
đầu tàu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đối với vùng cũng như cả nước. Tiếp
đến, GRDP tỉnh Bình Dương so với toàn vùng chiếm khoảng 15,3%; Đồng Nai,
11,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu, 5,5%; Tây Ninh, 2,8%; Bình Phước, 2,1% (Cục Thống
kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2019).

Đông Nam Bộ còn là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước - với mạng lưới
dày đặc các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung tập trung ở “tứ giác” Thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu và đang ngày
một mở rộng ra Long An và Tiền Giang. Theo Tổng cục Thống kê (2020), số
KCN-KCX (khu) đã đi vào hoạt động tại Đông Nam Bộ đứng đầu so với các vùng
trong cả nước, chiếm hơn 1/3 tông số KCN-KCX của cả nước. Xếp từ cao xuống
thấp sẽ là Đông Nam Bộ 99 khu; Đồng bằng sông Hồng 74 khu; Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung 46 khu; Đồng bằng sông Cửu Long 39 khu; trung du và
miền núi phía Bắc 21 khu và Tây Nguyên 6 khu (GSO, 2020) góp và lợi thế nêu
trên đã cho thấy vị thế của Đông Nam , kinh tế động lực quan trọng của cả nước,
“cửa ngõ” kinh tế và Việt Nam ra thế giới, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa
phát triển hiện nay.

3.3.2. Hạ tầng giao thông

Giao thông đường bộ vùng Đông Nam Bộ với các tuyến huyế, gồm Quốc lộ 1,
Quốc lộ 13, Quốc lộ 22 đi Campuchia, Quốc lộ 14 Nguyên, Lào; Quốc lộ 20 đi Đà
Lạt, Quốc lộ 51 nối Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa – Vũng Tàu; Quốc lộ 50
đi Gò Công, Mỹ Tho và nối và Đồng Bằng sông Cửu Long. Giao thông đường
sống với các cảng sốn Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa. Giao thông đường biên
với các ca biển Sài Gòn, Soài Rạp, Cát Lái. Cảng biển trung chuyển quốc tế Cái
Mé - Thị Vải là cảng cửa ngõ của Đông Nam Bộ. Giao thông đường hàng không
có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không trung chuyển quốc tế Long
Thành Giao thông đường sắt có đường sắt Bắc Nam có ga Sài Gòn tọa lạc ở Thành
phố Hồ Chí Minh.

Với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không khá đồng bộ
thực sự đã trở thành huyết mạch quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
vùng Đông Nam Bộ, tạo nên vị thế cho vùng đất này. Đông Nam Bộ là trung tâm
công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước, có hệ thống cảng biển,
logistics phát triển, lượng hàng thông qua cảng biển chiếm 45 tổng khối lượng
hàng hóa và trên 60 khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt
Nam (Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, 2016) trong đó vai trò và
sự đóng góp rất quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2016, tổng khối
lượng hàng container thông qua nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) là 8,35
triệu TEU", chiếm 62,73% cả nước, trong đó riêng các cảng biển tại thành phố Hồ
Chí Minh thông qua 5,72 triệu TEU (LEC GROUP, | Na21). Có vị trí địa lý thuận
lợi, nằm ở điểm kết nối giữa Đông Nam Bộ • Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí
Minh là “hạt nhân chủ lực trong hoạt - kết nối giao thương lớn nhất cả nước với
các loại hình vận tải tên chở lượng lớn hàng hóa và hành khách trong vùng, liên
vùng g cả nước và ra quốc tế (Phan Minh Tân, Nguyễn Ngọc Lân, 2016).

Về giao thông đối ngoại, Đông Nam Bộ nằm trên tuyến đường biên ốc tế quan
trọng, ở điểm trung chuyển trên tuyến đường hàng không tốc tế từ Bắc xuống
Nam, từ Đông sang Tây, trên tuyến đường xuyên A ấy liền các quốc gia Đông
Nam Á lục địa; đồng thời nằm trong khu vực Lá nền kinh tế phát triển năng động
của thế giới với các trung tâm lớn như Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur... Vì
thế, vùng Đông Nam Bộ có lợi hế lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị
trường, khai thác các cảng trung chuyển quốc tế... để đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội cho vùng cũng như cả nước (Bùi Duy Hoàng và Nguyễn Ngọc Duy
Phương, 2018). Theo Chiến lược, Quy hoạch đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2010 của cả nước nói chung và ngành giao thông vận tải nói riêng, vùng Đông
Nam Bộ tiếp tục được xác định là đầu tàu kinh tế, là trung tâm công nghiệp cảng
biển, hàng không và logistic lớn của cả nước.

3.3.3. Cư dân và văn hóa xã hội Cư dân, nhập cư và phân bố dân cư

Cư dân bản địa tại vùng đất này là đồng bào các dân tộc ít người như Xtiêng,
Coho, Chơro, Mạ... vốn đã có mặt và tồn tại từ lâu đời. Theo thời gian nơi đây
ngày càng chứng kiến và trở thành điểm tụ cư của đồng bào, đặc biệt là người Kinh
từ khắp mọi miền đất nước tìm đến đây sinh cơ lập nghiệp. Điểm lại lịch sử quần
cư và khai phá vùng đất này có thể chia lịch sử di cư đến vùng đất này như sau: (1)
đợt di dân từ miền Trung và miền Bắc vào Nam trong các thời chúa Nguyễn diễn
ra theo hai cách là di cư tự do và di cư cưỡng chế; (2) các cuộc mộ phụ đi Nam Kỳ
của thực dân Pháp đã đưa dân nghèo ở đồng bằng Bắc và Trung Bộ vào Nam làm
đồn điền cao su, cà phê; (3) cuộc di cư cuối năm 1954 gồm một số binh lính, sĩ
quan theo Pháp, một số giáo dân bị chính quyền Ngô Đình Diệm cưỡng dụ vào
Nam; (4) đợt di dân sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, các quân nhân, cán bộ viên
chức của cơ quan nhà nước vào tiếp quản, cán bộ và nhân dân tập kết trở về quê
nhà; (5) những đợt di dân từ các địa phương trong cả nước đi xây dựng vùng kinh
tế mới ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ; (6) và di cư tự do giai đoạn hiện nay.

Đô thị hóa là xu thế tất yếu đối với các nước phát triển và đang phát tiên (Cynthia,
2011). Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào đạt mức thu nhập cao,
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mà không trải qua quá trình đô thị hóa. Và hầu hết
mọi quốc gia phải đạt mức độ đô thị hóa tối thiểu 50% trước khi đạt được vị thế
đầy đủ của một quốc gia trung bình và Việt Nam cũng đang đi trên con đường này
2011, tr.225). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Giả thấy, tăng trưởng độ thị
chủ yếu tập trung ở các thành phố Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số
thành phố trung bình triển năng động này dẫn đến những thay đổi sâu sắc mạng
lưới gia, vùng và địa phương. So với cả nước, năm 2021 đô thị Vi. chiếm khoảng
10% diện tích, 36% dân số, 830 đô thị, tuy nhiên đóng góp 70% GDP của cả nước.
Theo quy hoạch phát triển hệ thố Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2050, đến năm 2025 đô thị Việt Nam khoảng 52 triệu, chiếm 50% dân số cả nước:
với 1 1.000 đô thị, trong đó đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, 20 độ II, 81
đô thị loại III, 122 độ thị loại IV, còn lại là các đô thị loại V. Điều cũng ngầm hiểu
đô thị vẫn tiếp tục giữ vai trò đầu tàu, tạo động lực để Nam sớm trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đông Nam Bộ là nơi đô thị hóa diễn ra khá lâu với mức độ cao nhất có với các
vùng miền cả nước. Kết quả 2 cuộc tổng điều tra dân số gần đây nhất (2009, 2019)
đã cho thấy dân số đô thị tại Đông Nam Bộ chiếm hơn một nửa dân số đô thị Việt
Nam. Năm 2009 tỷ lệ dân số đô thị Đông Nam Bộ đạt 57,18% (tương ứng 8.043,8
nghìn người), năm 2019 tỷ lệ dân số đô thị đạt 62,81% (tương ứng 11.198,4 nghìn
người); bình quân tốc độ đô thị hóa giai đoạn 2009-2019 đạt 3,92%/năm. Cùng
thời gian này, số liệu chung của cả nước tương ứng là 29,63% (25.436,8 nghìn
người); 34,36% (33.059,7); 3,0%/năm (GSO, 2009). Cùng với quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa, tiến trình di cư vào các đô thị vùng Đông Nam Bộ diễn ra không
ngừng. Nguyên nhân chính là do hầu hết các dòng vốn và nguồn đầu tư trong nước
và nước ngoài đều đổ vào các trung tâm đô thị hoặc các khu công nghiệp lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
Di cư đã và đang trở thành một cấu thành không thể thiếu được của quá trình phát
triển đặc trưng cho mối quan hệ qua lại giữa vùng miền lãnh thổ (GSO và UNFPA,
2016) đặc biệt với vùng Đông Nam Bộ - nơi đất chật người đông, được xem là một
cực tăng trưởng ở phía Nam, có lực hút mạnh mẽ đối với các nguồn lực (nhân lực,
vật lực, tài lực) đổ về đây. Do vậy, nghiên cứu về Đông Nam Bộ không thể không
bàn đến sự nhập cư vào vùng đất này. Di cư luôn chịu ảnh hưởng, quyết định bởi
“lực đây/nhân tố đấy” và “lực hút/nhân tố kéo” hay quá trình di cư xảy ra khi có sự
khác biệt về đặc trưng giữa vùng đi và vùng đến. Lực đây là những yếu tố, điều
kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở nơi đi (nơi xuất cư), ví dụ do
điều kiện sống khó khăn, không tìm được việc làm... Đây là “nhân tô đây”. Cùng
với đó các lực hút ở nơi đến (nhập cư) như những điều kiện, yếu tố thuận lợi về tự
nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt là về cơ hội việc làm, thu nhập,
phát triển ở nơi đến. Đây là nhân tố kéo”. Sự kết hợp giữa lực đẩy và lực kéo là
nguyên nhân di cư ra. Bên cạnh mặt tích cực của di cư nông thôn vào đô thị, dòng
di cư này đang tạo áp lực nặng nề đối với các đô thị. Như ách tắc giao thông, y
Giáo dục; an sinh xã hội; đặc biệt là nhà ở, trật tự đô thị... tại vùng , Nam Bộ ngày
một rõ nét (Nguyễn Quang Giải, 2021a).

Đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, đồng nghĩa với việc không đô thị ngày một
bành trướng và dân số tại các đô ngày một đông hơn. Đô thi hóa Việt Nam diễn ra
không đồng đều. Số lượng đô thị tập trung nhiều nhất ở khu vực Trung du và miền
núi phía Bắc, nhưng dân số đô thị tập trung đông nhất ở Đông Nam Bộ. Quá trình
phát triển và hệ thống n bố đô thị Việt Nam phụ thuộc và chịu sự quyết định từ sự
phát triển 1 tế - xã hội đất nước; quá trình công nghiệp hóa, trung tâm công nghiệp;
phát triển khu đô thị mới. Bên cạnh đó, các đô thị lớn - đô thị trực thuộc trung
ương có vai trò rất quan trọng trong phân bố dân cư và phát triển đô thị - minh
chứng rõ nét nhất đó là Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực tiễn đã chỉ ra, dân cư đô thị phân bố không đồng đều giữa các ở trên bản đồ
Việt Nam. Năm 2019, tỷ lệ dân cư đô thị ở Đông Nam A cao vượt trội so với các
vùng trong cả nước, chiếm khoảng 1/3 3 87%) dân số đô thị Việt Nam, và khoảng
một nửa (51,22% dân số đô thị của các vùng khác cộng lại; tiếp đến là Đồng bằng
sông Hồng, chiếm khoảng 1/5 (23,76%) so với dân số đô thị cả nước và hơn 1/3
(35,93%) dân số đô thị các vùng cộng lại. Tuy nhiên, có thể thấy là các thành phố
lớn có vai trò rất quan trọng trong phân bố cơ cấu dân số của vùng. Đông Nam Bộ,
với sự có mặt của Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ dân cư đô thị của thành phố này
chiếm 1/3 (32,6%) dân số đô thị của vùng. Đồng bằng sông Hồng, với sự có mặt
của Hà Nội và Hải Phòng, tỷ lệ dân cư đô thị của 2 thành phố này chiếm khoảng
62,18% dân số đô thị vùng, trong đó Hà Nội chiếm đến 50,44% dân số đô thị của
vùng. Tương tự, với sự có mặt của Đà Nẵng và Cần Thơ so với vùng Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung; và Đồng bằng sông Cửu Long cùng chiếm tỷ trọng
ngang nhau, khoảng 1/5 (Đà Nẵng, 17,28%; Cần Thơ, 19,91%) (Tổng hợp từ GSO,
2020). | Vùng có số lượng đô thị nhiều nhưng dân cư đô thị lại ít và ngược lại. So
với các vùng cả nước, số lượng đô thị tập trung nhiều nhất ở khu vực Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung, nhưng dân cư đô thị lại phân bố đông nhất ở Đông
Nam Bộ. Bình quân năm 2009 và 2019 mạng lưới đô thị của Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung lớn hơn khoảng 3,5 lần so với mạng lưới đô thị của Nam
Bộ, nhưng tổng dân số đô thị của Đông Nam Bộ lại cao hơn gần 2 lần (1,9 lần) so
với quy mô dân số đô thị của Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (Tổng hợp
từ GSO, 2020). - Tiến trình đô thị hóa và phát triển đô thị tại Đông Nam Bộ gắn
liền "I các chủ trương, chính sách của nhà nước. Việc phân bố dân cư đô thị không
đồng đều giữa Đông Nam Bộ so với các vùng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh so
với các đô thị trực thuộc trung ương như Hà Nội, Hải Phòng Đà Nẵng, Cần Thơ là
do chênh lệch về điề, triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tiếp cận việc làm, giáo dục và
giữa các vùng, các địa phương. Theo đó, đô thị hóa và nguyên nhân đồng thời là
hệ quả của thực trạng của vấn đề này

Văn hóa - xã hội

Văn hóa bản địa ở Đông Nam Bộ được hình thành trước hế tộc người Xtiêng,
Chơri định cư cách ngày nay khoảng 4.000 đến năm trước công nguyên. Từ cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi N Kỳ lục tỉnh là đất thuộc Pháp, văn minh phương
Tây có điều kiện. nhập mạnh mẽ hơn vào vùng đất này, quá trình đô thị hóa nơi
đây : diễn ra khá mạnh mẽ so với các vùng miền trong cả nước. Người Phá sớm áp
dụng những thành tựu phát triển đô thị của phương Tây và trong phát triển đô thị ở
thuộc địa, tiêu biểu là Sài Gòn. Tiếp đến, kinh tế hàng hóa phát triển, hạ tầng kỹ
thuật đô thị được xây dựng. Rồi các đồn điền cao su, cà phê, hồ tiêu xuất hiện, tư
liệu sản xuất và của cải tập trung dần vào một bộ phận cư dân. Tất cả, làm thay đổi
diện mạo xã hội, thúc đẩy sự ra đời của các giai cấp, giai tầng xã hội mới. Các tầng
lớp xã hội, đặc biệt là công nhân, nông dân, trí thức ngày càng phát triển cùng với
sự phát triển của đất nước, sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển (Nguyễn Văn Hiệp và cộng
sự, 2021).

Đông Nam Bộ có hệ thống giáo dục - đào tạo phổ thông, đại học, sau đại học lớn
so với cả nước. Bàn về vai trò của giáo dục và đào tạo tại vùng đất này cần phải kể
đến vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh - là trung tâm giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ; tài chính, ngân hàng, dịch vụ du lịch... của cả nước. Chất lượng
giáo dục nơi đây ngày được cải thiện và nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo tay nghề ở vùng này luôn cao hơn so với mặt bằng chung cả nước
và các vùng miền khác ngoại trừ Đồng bằng Sông Hồng. Năm 2019 lao động có
tay nghề Đông Nam Bộ đạt 28,1%; cả nước 22,8%; Đồng bằng sông Hồng 32,4%;
thấp nhất thuộc về Tây Nguyên 14,3% (GSO, 2019). Cùng thời gian này, tỷ lệ biết
chữ của người dân từ 15 tuổi trở lên ở Đông Nam Bộ đạt 98,1% chỉ đứng sau Đồng
bằng sông Hồng (98,9%), cả nước 95,8% và thấp nhất là Trung du miền núi phía
Bắc 89,9%. Những chỉ báo này phần nào cho thấy chất lượng giáo dục và đào tạo
Đông Nam Bộ khá tốt so với mặt bằng chung cả nước và các vùng miền Việt Nam
ngoại trừ Đông bằng sông Hồng. Mặt khác đây còn là minh chứng rõ nét nhất về
tính hiệu quả chủ trương, chính sách xóa mù chữ, từng bước nâng cao dân , đào tạo
nguồn nhân lực mà chính phủ đề ra.

Bảng 12. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản về Đông Nam Bộ

Thông qua giáo dục và đào tạo là giải pháp và chính sách quan trọng để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay chất
lượng nguồn nhân lực là mối quan tâm và lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư khi
quyết định hoạt động đầu tư. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực là tác nhân quan
trọng tạo thương hiệu và sức hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư cũng
như năng lực cạnh tranh của địa phương điều này đã được chứng minh từ thực tiễn
vùng Đông Nam Bộ. | So với các vùng miền trên bản đồ Việt Nam có thể nói rằng,
Đông Nam Bộ là vùng đất hội tụ khá rõ rệt của “thiên thời – địa lợi - nhân hòa”. |
Do vậy, nơi đây thực sự là một cực tăng trưởng và phát triển không chỉ đối với các
địa phương trong vùng mà còn đối với cả nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội
nhập và phát triển, có thể cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng chứng minh
rõ nét được vị thế “Sài Gòn hòn ngọc Viễn | Đông” trên trường quốc tế. Những đặc
điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ có được và đạt được
sẽ là những nhân tố cơ bản, trọng tâm ít nhiều có chi phối đến sự chuyển dịch xã
hội; thiết chế hành chính, kinh tế, xã hội Vùng Đông Nam Bộ. Cụ thể hơn, những
động thái, sự dịch chuyển xã hội và các thiết chế xã hội này sẽ được phân tích và
thảo luận sâu hơn ở những chương tiếp theo trong chuyên khảo này.

You might also like