You are on page 1of 3

PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ

NHẮC LẠI KIẾN THỨC


I.Phép thử, không gian mẫu
1. Phép thử ngẫu nhiên
-Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán được kết quả của nó tuy nhiên
có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó.
-Ta sẽ gọi tắt phép thử ngẫu nhiên là phép thử.
2. Không gian mẫu
-Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu
của phép thử và kí hiệu làΩ (đọc là ô-mê-ga).
VD: Gieo một con súc sắc thì đây là một phép thử.
Không gian mẫu Ω={1;2;3;4;5;6}
II.Biến cố
1.Định nghĩa
Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử T
a) Nếu A là tập con của Ω thì ta ta nói A là biến cố (liên quan đến phép thử T).
b) Trong kết quả của việc thực hiện phép thử T, nếu có một phần tử của biến cố
xảy ra thì ta nói “biến cố A xảy ra”.
VD:
Gieo một con súc sắc thì đây là một phép thử
Không gian mẫu Ω={1;2;3;4;5;6}
Gọi A là biến cố: “Các mặt xuất hiện chấm chẵn”
Khi đó A={2;4;6}
2.Biến cố không thể và biến cố chắc chắn
Giả sử Ω là không gian mẫu của phép thử T, ta có các định nghĩa sau:
a) Biến cố A được gọi là biến cố ngẫu nhiên (liên quan đén phép thử T),nếu
như A khác rỗng và A là tập con thực sự của Ω.
b) Tập ∅ được gọi lag biến cố không thể ( gọi tắt là biến cố không).
c) Còn tập Ω được gọi là biến cố chắc chắn.
III.Phép toán trên các biến cố
- Giả sử A là biến cô liên quan đến một phép thử: Tập Ω\A được gọi là biến
cố đối của biến cố A, ký hiệu là
- Giả sử A và B là hai biến cố liên quan đến một phép thử, ta có định nghĩa
sau:
 Tập được gọi là hợp của các biến cố A và B. xảy ra khi và chỉ
khi A hoặc B xảy ra
 Tập được gọi là giao của các biến cố A và B. xảy ra khi và
chỉ khi A và B đông thời xảy ra và còn được viết là A.B
 Nếu thì ta nói A và B xung khắc. A và B xung khác khi và chỉ
khi chúng không khi nào cùng xảy ra
DỰ KIẾN KHÓ KHĂN SAI LẦM HỌC SINH CÓ THỂ MẮC PHẢI
1 Học sinh không nắm vững định nghĩa, nhầm lẫn giữa phép thử và biến cố
VD: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc hai lần trên mặt phẳng và quan sát số chấm
xuất hiện trên mặt ngửa của hai lần gieo bằng nhau.Xác định phép thử và biến cố
Đáp án sai: phép thử gieo ngẫu nhiên một con súc sắc 2 lần để số chấm trên mặt
ngửa của hai lần gieo là bằng nhau,
Biến cố gieo một con súc sắc hai lần trên mặt phẳng
Đáp án đúng
Phép thử là gieo ngẫu nhiên một con xúc sắc hai lần trên mặt phẳng
Biến cố: Số chấm trên mặt ngửa của hai lần gieo là bằng nhau.
2 Học sinh không tưởng tượng được các trường hợp xảy ra
VD:Gieo một đông xu cân đối ba lần liên tiếp.Mô tả không gian mẫu
Đáp án sai: Kết quả của ba lần gieo là một dãy có thứ tự các kết quả của từng lần
gieo
Ω={SSS;SSN;NSS;SNS;NSN;SNN,NNN}
Học sinh đã viết thiếu một trường
Đáp án đúng

Ω={SSS;SSN;SNS;SNN;NNN;NNS;NSN;NSS}

3 Không nắm vững kiến thức hoán vị-chỉnh hợp-tổ hợp và không đọc kĩ đề nên xác
định sai không gian mẫu.

VD: Từ một hộp chứa năm quả cầu được đánh số 1,2,3,4,5 lấy ngẫu nhiên liên tiếp
hai lần mỗi lần một quả và xếp theo thứ tự từ trái sang phải. Xác định không gian
mẫu.

Đáp án sai: Vì việc lấy ngẫu nhiên 2 lần mỗi lần một quả của 5 quả cầu là tổ hợp
chập 2 của 5 phần từ là 10 cách

Ω={12;13;14;15;23;24;25;34;35;54}

Đáp án đúng: Vì việc lấy ngẫu nhiên liên tiếp hai lần một quả và xếp thứ tự nên
mỗi lần lấy ta được một chỉnh hợp chập 2 của 5

Ω={12;21;13;31;14;41;15;51;23;32;24;42;25;52;34;43;35;53;45;54}

You might also like