You are on page 1of 9

Chương 5

XÁC
XÁC SUẤT
SUẤT

5A ÔN TẬP XÁC SUẤT 10

1. Lý thuyết và ví dụ

1.1 Định nghĩa

Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là một thí nghiệm hay một hành
động mà

○ Kết quả của nó không đoán trước được.

○ Có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử
đó.

Phép thử thường được kí hiệu bởi chữ T.


Tập hợp tất các các kết quả có thể xảy ra của phép thử được gọi là không gian
mẫu của phép thử và kí hiệu bởi chữ Ω.

1.2 Ví dụ

Gieo một con súc sắc là một thí nghiệm ngẫu nhiên. Không gian mẫu là Ω =
{1, 2, 3, 4, 5, 6}

1.3 Ví dụ

Gieo hai đồng xu đồng chất là một thí nghiệm ngẫu nhiên. Không gian mẫu là
Ω = {SN, N S, N N, SS}

1.4 Định nghĩa

Biến cố A liên quan đến phép thử T là biến cố mà việc xảy ra hay không xảy
ra của A tuỳ thuộc vào kết quả của T .
Mỗi kết quả của biến cố A làm cho T xảy ra được gọi là một kết quả thuận lợi
cho A.
Tập hợp tất cả các kết quả thuận lợi cho A được kí hiệu là ΩA . Khi đó người ta
nói biến cố A được mô tả bởi tập ΩA .

Ô Nguyễn Ngọc Duy p Vương Trung Dũng


Chương 5. Xác suất Trang 109

Nói cách khác: một biến cố A liên quan đến phép thử T là một tập con ΩA của
không gian mẫu Ω của phép thử đó.

1.5 Ví dụ

Giả sử T là phép thử "Gieo một con súc sắc". Gọi A là biến cố "Số chấm xuất
hiện là số chẵn". Khi đó ΩA = {2, 4, 6}.

5B XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

1. Lý thuyết và ví dụ

1.1 Định nghĩa

Giả sử phép thử T có có không gian mẫu Ω là một tập hữu hạn và kết quả của T
là đồng khả năng. Nếu A là một biến cố liên quan đến phép thử T và ΩA là tập
tất cả các mô tả A thì xác suất của A là một con số ký hiệu P (A) được xác định
bởi công thức
|ΩA |
P (A) = .
|Ω|

Lưu ý: Từ định nghĩa trên ta có

○ 0 ≤ P (A) ≤ 1

○ P (Ω = 1), P (∅) = 0

1.2 Ví dụ

a) Tính xác suất số chấm xuất hiện là số chẵn khi gieo một con súc sắc.

b) Tính xác suất có nhiều nhất một mặt sấp xuất hiện khi gieo hai đồng xu.

...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................

Ô Nguyễn Ngọc Duy p Vương Trung Dũng


5B. Xác suất của biến cố Trang 110

1.3 Ví dụ

Một vé xổ số có 4 chữ số. Khi quay số nếu vé trùng hoàn toàn với kết quả thì vé
đó trúng giải nhất. Nếu vé trúng đúng 3 số so với kết quả (kể cả vị trí) thì vé đó
trúng giải nhì.

a) Tính xác suất một vé số trúng giải nhất.

b) Tính xác suất một vé số trúng giải nhì

...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................

1.4 Định nghĩa

Xét biến cố A liên quan đến phép thử T. Trong N lần thực hiện phép thử T thì
số lần xuất hiện của biến cố A được gọi là tần số của A. Tỷ số giữa tần số của A
với N gọi là tần suất của A trong N lần thực hiện phép thử T, số này được gọi là
xác suất thực nghiệm của A

2. Bài tập vận dụng

1 Danh sách của lớp học đươc đánh số thứ tự từ 1 đến 32. Bạn Huy có số thứ tự
20.

a) Giáo viên chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp trả bài. Tính xác suất
để Huy đươc chọn (0,03125).

b) Giáo viên chọn ngẫu nhiên 5 bạn trả bài. Tính xác suất để 5 bạn này có
số thứ tự nhỏ hơn Huy (0,06).

2 Chọn ngẫu nhiên 13 lá bài từ 52 lá. Tính xác suất để chọn được 5 lá chuồn, 4
lá cơ, 3 lá rô và 1 lá bích (0,005).

3 Gieo đồng thời 2 con súc sắc. Tính xác suất để:

a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con là 9. (1/9)

b) Số chấm xuất hiện trên 2 con hơn kém nhau 2. (2/9)

4 Gieo đồng thời 3 con súc sắc. Tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên 3
con là 10. (1/8)

Ô Nguyễn Ngọc Duy p Vương Trung Dũng


Chương 5. Xác suất Trang 111

5 Trong giờ thể dục 1 lớp có 7 học sinh nam và 5 học sinh nữ tập trung ngẫu
nhiên thành 1 hàng dọc. Tính xác suất để người đứng đầu hàng và cuối hàng
đều là học sinh nam. (7/22)

6 Một hộp có 5 bi xanh, 7 bi đỏ và 8 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 8 viên bi từ hộp.


Tính xác suất để 8 viên bi có đủ 3 màu. (4529/4845)

7 Có 30 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên ra 10 tấm thẻ. Tìm
xác suất để có 5 tấm thẻ mang số lẻ, 5 tấm thẻ mang số chẵn trong đó chỉ có
đúng một tấm thẻ chia hết cho 10. (99/667)

8 Có 30 tấm thẻ được đánh số thứ tự từ 1 đến 30. Rút ngẫu nhiên 3 thẻ. Tính
xác suất để tổng các chữ số trên 3 thẻ chia hết cho 3. (68/203)

9 Một đoàn tàu có 4 toa đỗ ở sân ga. Có 4 hành khách từ sân ga lên tàu, mỗi
người độc lập với nhau chọn 1 toa.

a) Tìm xác suất mỗi toa có đungs 1 người lên tàu. (3/32)

b) Tìm xác suất để 1 toa có 1 người, 1 toa có 3 người và 2 toa không có


người. (3/16)

10 Một người bỏ ngẫu nhiên 3 lá thư vào 3 phong bì đã ghi địa chỉ. Tính xác suất
để có ít nhất một lá thư bỏ đúng phong bì của nó. (2/3)

Ô Nguyễn Ngọc Duy p Vương Trung Dũng


5C. Các quy tắc tính xác suất Trang 112

5C CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT

1. Biến cố tổng - Quy tắc cộng xác suất

1.1 Định nghĩa

Cho hai biến cố A và B. Biến cố "A hoặc B xảy ra" kí hiệu là A ∪ B được gọi là
hợp của hai biến cố A và B. Biến cố hợp còn được gọi là biến cố tổng.
Khi đó ΩA∪B = ΩA ∪ ΩB .
Một cách tổng quát: Cho k biến cố A1 , A2 , ..., Ak cùng liên quan đến phép thử
T. Biến cố "có ít nhất một trong các biến cố A1 , A2 , .., Ak xảy ra", ký hiệu là
A1 ∪ A2 ∪ ... ∪ Ak được gọi là hợp của k biến cố đó.

o Hai biến cố đối của nhau là hai biến cố xung khắc. Điều ngược lại nói chung
không đúng.

1.2 Ví dụ

Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp. Gọi A là biến cố "Học sinh này biết
chơi bóng đá" và B là biến cố "Học sinh này biết chơi bóng bàn". Khi đó A ∪ B
là biến cố "học sinh này biết chơi bóng đá hoặc bóng bàn"

1.3 Định nghĩa

Cho hai biến cố A, B cùng liên quan đến phép thử T. Hai biến cố A, B được gọi
là xung khắc nếu biến cố này xảy ra thì biến cố kia không xảy ra. Nói cách khác
ΩA ∩ ΩB = ∅.

1.4 Ví dụ

Gieo một con súc sắc. Gọi A là biến cố "mặt xuất hiện là mặt chẵn", B là biến
cố "mặt xuất hiện là mặt lẻ", C là biến cố "mặt xuất hiện là số nguyên tố". Khi
đó A và B là hai biến cố xung khắc nhưng A và C, B và C không phải là hai biến
cố xung khắc.

1.5 Định lí

Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì

P (A ∪ B) = P (A) + P (B).

Một các tổng quát nếu A1 , A2 , ..., Ak là các biến cố đôi một xung khắc thì

P (A1 ∪ A2 ∪ ... ∪ Ak ) = P (A1 ) + P (A2 ) + ... + P (Ak ).

Ô Nguyễn Ngọc Duy p Vương Trung Dũng


Chương 5. Xác suất Trang 113

1.6 Ví dụ

Một cái hộp có 100 quả cầu được đánh số từ 1 đến 100. Rút ngẫu nhiên ra hai
quả cầu rồi nhân các con số ở hai quả cầu này lại. Tính xác suất để kết quả nhận
được là một số chẵn.

...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................

2. Biến cố tích - Quy tắc nhân xác suất

2.1 Định nghĩa

Cho hai biến cố A và B. Biến cố "A và B cùng xảy ra " kí hiệu AB (hoặc A ∩ B)
được gọi là giao của hai biến cố A và B (biến cố này còn được gọi là biến cố
tích).
Khi đó ΩAB = ΩA ∩ ΩB .
Một cách tổng quát: Cho k biến cố A1 , A2 , ..., Ak cùng liên quan đến phép thử T.
Biến cố "Tất cả A1 , A2 , ..., Ak " cùng xảy ra được gọi là biến cố tích. Ký hiệu là
A1 ∩ A2 ∩ ... ∩ Ak .

2.2 Ví dụ

Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp. Gọi A là biến cố "học sinh này biết chơi
bóng đá", B là biến cố "học sinh này biết chơi bóng bàn". Khi đó biến cố AB là
biến cố "học sinh biết chơi cả hai môn bóng đá và bóng bàn".

2.3 Định nghĩa

Hai biến cố A và B được gọi là độc lập nếu việc xảy ra hay không xảy ra của
biến cố này không làm ảnh hưởng tới xác suất xảy ra của biến cố kia.
Một cách tổng quát: Cho k biến cố A1 , A2 , ..., Ak ; k biến cố này được gọi là độc
lập với nhau nếu việc xảy ra hay không xảy ra của mỗi biến cố không làm ảnh
hưởng tới xác suất xảy ra của các biến cố còn lại

2.4 Ví dụ

Xét phép thử gieo một con súc sắc liên tiếp 2 lần. Gọi A là biến cố "mặt xuất
hiện là số chẵn", B là biến cố "mặt xuất hiện là số lẻ". Khi đó A và B là hai biến
cố độc lập.

Ô Nguyễn Ngọc Duy p Vương Trung Dũng


5C. Các quy tắc tính xác suất Trang 114

2.5 Định lí

Nếu hai biến cố A và B độc lập với nhau thì

P (AB) = P (A)P (B).

Một cách tổng quát: Nếu k biến cố A1 , A2 , ..., Ak độc lập với nhau thì

P (A1 A2 ...Ak ) = P (A1 )P (A2 )...P (Ak ).

o Nếu hai biến cố A, B độc lập với nhau thì A và B, A và B, A và B cũng độc
lập với nhau.

2.6 Ví dụ

Hai xạ thủ cùng bắn vào một mục tiêu với xác suất lần lượt là 0,7 và 0,5. Tính
xác suất

a) Cả hai người bắn trúng

b) Có ít nhất một người bắn trúng

c) Có đúng một người bắn trúng

d) Không ai bắn trúng

...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................

3. Bài tập vận dụng

1 Một lớp có 40 học sinh gồm 15 học sinh nam giỏi toán và 8 học sinh nữ giỏi
văn. Tính xác suất để chọn được một học sinh nam giỏi toán hoặc một học sinh
nữ giỏi văn (23/40).

2 Một lớp học gồm 40 học sinh trong đó có 15 học sinh giỏi Toán, 10 học sinh
giỏi Lý và 5 học sinh giỏi Toán lẫn Lý. Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh. Tính xác
suất học sinh được chọn giỏi Toán hoặc Lý. (0,5)

Ô Nguyễn Ngọc Duy p Vương Trung Dũng


Chương 5. Xác suất Trang 115

3 Một bình đựng 2 bi xanh, 4 bi đỏ. Lần lượt lấy 1 bi liên tiếp 3 lần và mỗi lần
trả lại bi vào bình.

a) Tính xác suất lấy được 3 bi xanh. (1/27)

b) Tính xác suất lấy được 3 bi đỏ. (8/27)

c) Tính xác suất lấy được 3 bi không cùng màu.(2/3)

4 Hai xạ thủ A và B cùng nhắm bắn vào 1 con thỏ. Xác suất để xạ thủ A bắn
2 1
trúng là , xác suất để xạ thủ B bắn trúng là . Tính xác suất để:
7 8
a) Cả hai đều bắn trúng. (1/28)

b) Chỉ một trong hai người bắn trúng. (19/56)

c) Ít nhất một trong hai người bắn trúng. (3/8)

d) Cả hai xạ thủ bắn trượt. (5/8)

5 Bắn liên tiếp vào một mục tiêu đến khi viên đạn đầu tiên trúng đích thì ngừng
lại. Tính xác suất sao cho phải bắn đến viên đạn thứ 6. Biết xác suất mỗi viên
đạn trúng đích là 0.2 và các lần bắn độc lập với nhau. (0.065536)

6 Xác suất để người xạ thủ bắn trúng bia là 0.2. Tính xác suất để trong 10 lần
bắn người xạ thủ bắn trúng bia đúng 6 lần.

7 Có 5 hộp bánh, mỗi hộp đựng 8 bánh gồm 5 bánh mặn và 3 bánh ngọt. Lấy
ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 2 bánh. Tính xác suất biến cố trong 5 lần lấy ra đó
có 4 lần lấy được 2 bánh mặn và một lần lấy được 2 bánh ngọt. (9375/1075648)

8 Một người say rượu bước 8 bước. Mỗi bước anh ta tiên lên trên 1m với xác suất
2 1
là hoặc lùi về sau 1m với xác suất là . Tìm xác suất để:
3 3
a) Anh ta trở lại điểm xuất phát.

b) Anh ta cách điểm xuất phát hơn 4m.

9 Một bài thi trắc nghiệm gồm 12 câu hỏi, mỗi câu có 5 phương án trả lời nhưng
chỉ có 1 phương án đúng. Mỗi câu trả lời đúng được 4đ và mỗi câu trả lời sai bị
trừ đi 1đ. Một học sinh làm bài bằng cách đánh ngẫu nhiên kết quả. Tìm xác
suất để:

a) Học sinh đó được 13đ. (0,0532)

b) Học sinh đó bị điểm âm. (0,5583)

Ô Nguyễn Ngọc Duy p Vương Trung Dũng


5C. Các quy tắc tính xác suất Trang 116

10 Một vận động viên bắn súng bắn 3 viên đạn. Xác suất để trúng cả 3 viên vào
vòng 10đ là 0.008, xác suất để 1 viên trúng vòng 8 là 0.15, xác suất để 1 viên
trúng vòng dưới 8 là 0.4. Tìm xác suất để vận động viên đạt ít nhất 28đ.(0,0935)

11 Huy và Trúc thi đấu bóng bàn với nhau, ai thắng trước 3 séc thì thắng trận.
Xác suất Huy thắng là 0.4 (không có séc hoà). Tính xác suất Huy thắng trận.
(0,31744)

Ô Nguyễn Ngọc Duy p Vương Trung Dũng

You might also like