You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ K12

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
A. quyền lực nhà nước. B. sức mạnh tập thể. C. thể chế chính trị. D. quy ước cộng
đồng.
Câu 2: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản
ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính cưỡng chế. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 3: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng
nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức. B. Tính kỉ luật nghiêm minh.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 4: Đặc trưng nào của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 5: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Nhận định này
thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính hiệu lực bắt buộc chung.
Câu 6: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện
A. tính bắt buộc chung. B. quy phạm phổ biến. C. tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. tính cưỡng chế.
Câu 7: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 8: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những
gì pháp luật cho phép?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 9: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động
thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?
A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 10: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những
hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là
A. giáo dục pháp luật. B. thực hiện pháp luật.
C. phổ biến pháp luật. D. tư vấn pháp luật.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi
A. nguy hiểm cho xã hội. B. ành hưởng quy tắc quản lí.
C. thay đổi quan hệ công vụ. D. tác động quan hệ nhân thân.
Câu 12: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các
A. quy tắc kỉ luật lao động. B. nguyên tắc quản lí hành chính.
C. quy tắc quản lí của nhà nước. D. quy tắc quản lí xã hội.
Câu 13: Theo quy định cúa pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm
A. phải chịu trách nhiệm hành chính. B. cần bảo lưu quan điểm cá nhân.
C. phải chuyển quyền nhân thân. D. cần hủy bỏ mọi giao dịch dân sự.
Câu 14: Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là
A. người ủy quyền được bảo mật. B. người vi phạm phải có lỗi.
C. chủ thể đại diện phải ẩn danh. D. chủ thể làm chứng bị từ chối.
Câu 15: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện là biểu hiện của
A. vi phạm dân sự. B. vi phạm hình sự. C. vi phạm pháp luật. D. vi phạm hành chính.
Câu 16: Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người
A. có tri thức thức thực hiện. B. có khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện
C. có ý chí thực hiện. D. có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò quản lý xã hội của pháp luật?
A. Vì pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. B. Vì pháp luật có tính phổ biến bắt buộc chung.
C. Vì pháp luật bảo đảm phù hợp với lợi ích chung. D. Vì pháp luật không bao giờ thay đổi.
Câu 18: Việc làm nào dưới đây thể hiện vai trò của pháp luật đối với nhà nước?
A. Tuyên truyền pháp luật.
B. Niêm yết danh sách cử tri
C. Lắp đặt hộp thư góp ý.
D. Xử phạt hành chính về thuế .
Câu 19: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải làm như thế nào để người dân biết được các
quy định của pháp luật?
A. Tuyên truyền quy chế đối ngoại. B. Sử dụng các biện pháp cưỡng chế.
C. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật. D. Sử dụng các thủ đoạn cưỡng chế.
Câu 20: Việc làm nào dưới đây thể hiện pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội?
A. Kiểm tra các hoạt động kinh doanh của cá nhân.
B. Tố cáo nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
C. Đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện hợp pháp.
D. Đề nghị xem xét lại quyết định của cơ quan nhà nước.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
B. pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước.
C. quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
D. pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội.
Câu 22: Việc làm nào dưới đây thể hiện pháp luật là phương tiện công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình?
A. Khiếu nại việc bồi thường chưa đúng. B. Tổ chức nhập cảnh trái pháp luật.
C. Phổ biến mọi thông tin trái chiều. D. Áp dụng mọi biện pháp cưỡng chế.
Câu 23: Công dân thi hành pháp luật khi
A. ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. B. hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm.
C. tìm hiểu thông tin nhân sự. D. sàng lọc giới tính thai nhi.
Câu 24: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối
A. sử dụng vũ khí trái phép. B. nộp thuế đầy đủ theo quy định.
C. bảo vệ an ninh quốc gia. D. thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
Câu 25: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Hợp tác để làm giả giấy khám bệnh. B. Độc lập lựa chọn ứng cử viên.
C. Ủng hộ công tác phòng chống dịch. D. Công khai danh tính người tố cáo.
Câu 26: Công dân vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nghỉ việc nhiều ngày không lí do. B. Chạy xe vào đường cấm.
C. Đánh người gây thương tích D. Giao hàng không đúng hợp đồng.
Câu 27: Công chức, viên chức nhà nước thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật kỉ luật?
A. Lắp đặt hộp thư góp ý. B. Cấp giấy chứng nhận kết hôn.
C. Công bố quy hoạch đất đai. D. Uống rượu trong giờ làm việc.
Câu 28: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi nào sau đây phải
chịu trách nhiệm dân sự ?
A. Thuê xe không trả đúng thời hạn. B. Tài trợ hoạt động khủng bố
C. Tổ chức mua bán nội tạng người. D. Sử dụng điện thoại khi lái xe.
Câu 29: Những quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm,
những việc cấm đoán là phản ánh nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Kinh tế. B. Đạo đức. C. Pháp luật. D. Chính trị.
Câu 30: Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có
ngoại lệ phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 31: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của
pháp luật?
A. Tính công khai. B. Tính dân chủ. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 32: Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất
cả mọi người trong đời sống xã hội cho nên nó gắn liền với các
A. quy tắc bắt buộc chung. B. quy tắc xử sự chung.
C. quy tắc bắt buộc riêng. D. quy tắc xử sự riêng.
Câu 33: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào
sau đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính cưỡng chế.
Câu 34: Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc trưng nào của pháp
luật?
A. tính xác định chặt chẽ về hình thức B. tính quy phạm phổ biến
C. tính quyền lực bắt buộc chung D. tính cưỡng chế
Câu 35: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là hình thức
A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 36: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm. B. quy định phải làm.
C. quy định cho làm. D. không cho phép làm.
Câu 37: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải
làm là
A. áp dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật C. sử dụng pháp luật D. thi hành pháp luật
Câu 38: Những hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi
hợp pháp các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Xây dựng pháp luật. B. Ban hành pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật. D. Thực hiện pháp luật.
Câu 39: Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp luật nào dưới
đây?
A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Hình sự.
Câu 40: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và
A. công vụ nhà nước. B. trao đổi hàng hóa.
C. giao dịch dân sự. D. chuyển nhượng tài sản.
Câu 41: Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật
A. Tố tụng Dân sự. B. Hình sự.
C. Tố tụng Hình sự. D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 42: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. quan hệ lao động và công vụ nhà nước. B. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. các quy tắc quản lý nhà nước. D. quan hệ tài sản và nhân thân.
Câu 43: Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, kiềm chế những việc làm trái pháp luật là mục đích của việc
áp dụng
A. thực thi đường lối. B. trách nhiệm pháp lí. C. tuân thủ quy chế. D. thi hành nội quy.
Câu 44: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ
A. nhân thân. B. gia đình. C. tình bạn. D. xã hội.
Câu 45: Việc làm nào dưới đây thể hiện vai trò quản lý xã hội của pháp luật?
A. Lắp đặt hộp thư góp ý.
B. tổ chức phục dựng hiện trường.
C. Thăm dò dư luận xã hội.
D. cưỡng chế công trình sai phạm .
Câu 46: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân.
B. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 47: Công dân sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện hành vi nào dưới
đây?
A. Tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo B. Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến.
C. Cung cấp thông tin người tố cáo. D. Gửi đơn khiếu nại tới cơ quan chức năng.
Câu 48: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của pháp luật đối với công dân?
A. Tìm hiểu mức sống dân cư trong vùng.
B. Tìm hiểu lý lịch ứng cử viên trước bỏ phiếu.
C. Ủy quyền nghĩa vụ cử tri vì đang bị cách ly.
D. Khiếu nại quyết định kỉ luật chưa thỏa đáng.
Câu 49: Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?
A. Pháp luật không phù hợp với quyền lợi, nghĩa vụ chung. B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến trong xã hội.
C. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất. D. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ.
Câu 50: Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật?
A. Pháp luật bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân. B. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ trong quản lí.
C. Pháp luật phương pháp quản lý dân chủ và hiệu quả nhất. D. Pháp luật là phương pháp quản lý cố định duy nhất.
Câu 51: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 52: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tiếp cận thông tin kinh tế. B. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa.
C. Đăng nhập thông tin trực tuyến. D. Đăng ký nhập học trước tuổi.
Câu 53: ủy ban nhân dân xã X cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn cho anh A và chị B là thực hiện pháp luật theo
hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Phổ biến pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Giáo dục pháp luật
Câu 54: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải
chịu trách nhiệm hành chính?
A. Giao hàng không đúng hợp đồng. B. Chống người thi hành công vụ.
C. Cố ý lây truyền HIV cho nhiều người. D. Chiếm dụng hành lang giao thông.
Câu 55: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi nào sau đây phải
chịu trách nhiệm dân sự ?
A. Lấn chiếm vỉa hè. B. Tổ chức sản xuất tiền giả
C. Truy tìm chứng cứ vụ án. D. Làm hư hại tài sản của người khác.
Câu 56: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự?
A. Mua bán người qua biên giới. B. Giao hàng không đúng hợp đồng.
C. Giao điện hoa không đúng thỏa thuận. D. Tổ chức gây rối phiên tòa
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
Gia đình chị H và chị M là hàng xóm của nhau,nhà chị M làm nhà đào móng sâu đã làm ảnh hưởng và rạn nứt
tường nhà chị H nhưng không có ý kiến gì với gia đình chị H.Hai nhà xảy ra xô xát và chị M dùng lời lẽ lăng mạ xúc
phạm chị H và làm chị H bị thương nhẹ.
a. Trong tình huống trên ai đã vi phạm pháp luật? Chị H cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
b. Em đã dựa trên tình huống trên để rút ra vai trò của pháp luật trong đời sống.Em sẽ làm gì nếu lợi ích hợp
pháp của em bị vi phạm?
Câu 2.
Chị H sinh năm 2001 và anh T sinh năm 2000, họ yêu nhau và muốn kết hôn, nhưng bố chị H muốn chị kết hôn
với người khác nên đã cản trở việc kết hôn của chị với lý do chị chưa đủ tuổi kết hôn. Thuyết phục bố không được, chị
đã viện dẫn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Sau đó bố của chị H đã phải chấp thuận cho hôn nhân của chị.
a. Theo em, trong tình huống trên đã thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? Kể tên các đặc trưng của pháp luật
nước ta đã quy định?
b. Nếu em là chị H, em hãy vận dụng những hiểu biết của mình về pháp luật để trình bày cho bố của mình hiểu
và vui vẻ tán thành cho hai người lấy nhau?
Câu 3.
Cửa hàng nhà anh K kinh doanh thuốc tân dược, nhưng thường trốn thuế và bán hàng không có trong danh mục,
anh K đã đưa hối lộ cho anh A là cán bộ chức năng và đề nghị anh A bỏ qua việc mình đã không nộp thuế theo đúng
quy định và bán hàng không có trong danh mục. Anh Ađã không nhận tiền, đồng thời lập biên bản xử phạt anh K.
Trong tình huống trên, anh K có vi phạm pháp luật không và vi phạm những hình thức thực hiện pháp luật nào?. Anh
A đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? Nếu sau này em tham gia hoạt động kinh doanh, em thực hiện qui định
nào của pháp luật như thế nào?
Câu 4.
Anh T là phó giám đốc, cô G là kế toán, chị H là nhân viên cùng công tác tại sở X. Vì cần tiền để lướt sóng
bất động sản kiếm lời, nên anh T cùng cô G làm con dấu và chữ ký giả để rút tạm ứng số tiền 5 tỉ đồng của cơ quan.
Phát hiện hành vi này chị H đã tố cáo lên cơ quan cấp trên. Biết chuyện, anh T đã tạo bằng chứng giả chị H vi
phạm để giám đốc kí quyết định buộc thôi việc đối với chị H. Bức xúc, chồng chị H là anh U nhân viên tại sở Y đã
chặn đường, đánh anh T trọng thương.
a. Trong tình huống trên, anh T và cô G cùng vi phạm pháp luật loại nào?
b. Em đã dựa trên những dấu hiệu nào để xác định hành vi của những nhân vật trên là hành vi vi phạm pháp
luật?

You might also like