You are on page 1of 95

TỦ ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY NGUYÊN KHỐI

AE-SMART

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Document Name: AE-SMART User Manual

Document Code: SM-UMEN

Document Version: 1.01f

Software Version: C 2.50m / M 2.31b

www.aybey.com

0
MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 4

CHƯƠNG 1 – MÔ TẢ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG 6

1.1 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHUNG 6

1.2 MÃ SẢN PHẨM VÀ MODEL SẢN PHẨM 6

1.3 THÔNG SỐ ĐIỆN VÀ NGƯỠNG GIÁ TRỊ CHO PHÉP (3X400V SERIES) 7

1.4 THÔNG SỐ CƠ KHÍ 8

CHƯƠNG 2 – HỆ THỐNG ĐIỆN 10

2.1 CẤU TRÚC BÊN TRONG 10

2.2 CÁC BẢNG MẠCH ĐIỆN TỬ CỦA HỆ THỐNG 12

2.3 ĐỊNH NGHĨA CỦA CÁC KÍ HIỆU TRONG HỆ THỐNG 13

2.4 TRUYỀN TÍN HIỆU TRONG GIẾNG THANG 15

2.5 HỆ THỐNG NỐI TẮT (BYPASS) 16

2.6 PHẦN CỨNG NGÕ VÀO VÀ VỊ TRÍ CÁC NGÕ VÀO 17

2.7 PHẦN CỨNG NGÕ RA VÀ VỊ TRÍ CÁC NGÕ RA 17

CHƯƠNG 3 – MÀN HÌNH HIỂN THỊ VÀ CÁC NÚT BẤM 19

3.1 MÀN HÌNH LCD VÀ BẢNG NÚT BẤM 19

3.2 MÀN HÌNH KHỞI ĐỘNG 19

3.3 MÀN HÌNH CHÍNH 20

3.4 CHỨC NĂNG CÁC NÚT BẤM Ở MÀN HÌNH CHÍNH 22

1
CHƯƠNG 4 – CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN VÀ CÁC ỨNG DỤNG TIỆN ÍCH 28

4.1 ĐỌC THÔNG TIN GIẾNG THANG - SHAFT COPYING SUBMENU 28

4.2 CÁC ỨNG DỤNG KIỂM TRA HỆ THỐNG VÀ KIỂM TRA UCM (TEST & UCM) 28

4.3 DÒ THAM SỐ ĐỘNG CƠ TỰ ĐỘNG 32

4.4 CÀI ĐẶT THÔNG SỐ CÁC TẦNG 33

4.5 CÁC ỨNG DỤNG TIỆN ÍCH 33

4.6 CÀI ĐẶT THỜI GIAN NHẮC BẢO TRÌ 34

4.7 BỘ NHỚ LỖI 34

4.8 CÁC BỘ ĐẾM 35

4.9 CÁC BIẾN SỐ (VARIABLES) 36

CHƯƠNG 5 – CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY 37

5.1 CÁC PHÂN KỲ ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY (TIMING) 37

5.2 THU THẬP THÔNG TIN VỊ TRÍ CỦA CABIN 39

5.3 HỆ THỐNG CỨU HỘ 39

5.4 ĐƯỜNG CONG TỐC ĐỘ - SPEED CURVES 4.1

5.5 ĐIỀU KHIỂN NHÓM THANG - DUPLEX OPERATION 42

CHƯƠNG 6 – CHỨC NĂNG CỦA CÁC NGÕ VÀO VÀ NGÕ RA 42

6.1 CHỨC NĂNG CÁC NGÕ VÀO 42

6.2 CHỨC NĂNG CÁC NGÕ RA 47

CHƯƠNG 7 – ĐỊNH NGHĨA CÁC THAM SỐ 50

7.1 P01 – CÁC THAM SỐ CHÍNH NHÓM A 51

7.2 P02 – CÁC THAM SỐ PHỤ NHÓM B 55

7.3 P03 – CÁC THAM SỐ ĐỊNH THỜI 62

7.4 P04 – CÁC THAM SỐ TỐC ĐỘ 67

2
7.5 P05 – CÁC THAM SỐ ĐIỀU KHIỂN 70

7.6 P06 – CÁC THAM SỐ LIÊN QUAN ĐỘNG CƠ 74

7.7 P07 – CÁC THAM SỐ PHẦN CỨNG 76

7.8 P08 – CÁC THAM SỐ ĐẶC BIỆT 77

CHƯƠNG 8 – CÁC ỨNG DỤNG NÂNG CAO VÀ CÁC CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT 79

8.1 MOMENT DỰ TÍNH TRƯỚC VÀ CHỐNG TRÔI CABIN KHI KHỞI TỐC 79

8.2 CHẾ ĐỘ MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG 81

CHƯƠNG 9 – BỘ NHỚ LỖI VÀ CÁC MÃ LỖI 83

9.1 CÁC MÃ LỖI 83

3
LỜI GIỚI THIỆU

AE-SMART là một bộ điều khiển thang máy nguyên khối. AE-SMART được chế tạo dưới
dạng một hộp điều khiển thang máy hoàn chỉnh thay cho việc phải lắp ráp các thành phần
riêng lẻ với nhau như bộ biến tần, các bảng mạch điều khiển…

Trong hướng dẫn sử dụng này, bạn sẽ tìm thấy các thông tin chi tiết về AE-SMART. Tuy
nhiên, chúng tôi luôn liên tục phát triển phần mềm mới hơn nên có thể phiên bản phần
mềm bạn đang sử dụng không hoàn toàn tương thích với Hướng dẫn sử dụng này. Nếu
bạn gặp trường hợp này, vui lòng tải về phiên bản Hướng dẫn sử dụng mới nhất từ
www.aybey.com.

Bạn cũng có thể gửi thư điện tử đến support@aybey.com để có thêm các thông tin kỹ
thuật về hệ thống hoặc gửi cho chúng tôi các đánh giá, nhận xét của bạn. Vui lòng liên hệ
với chúng tôi khi bạn có bất cứ vấn đề hoặc đề nghị nào. Hãy nhớ rằng tất cả hệ thống này
được phát triển ngày càng tốt hơn chủ yếu bằng cách tiếp thu những lời nhận xét khách
quan của khách hàng và người dùng.

Aybey Elektronik

4
! CÁC LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ !

 Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu lắp đặt.
 Ngắt nguồn điện (ngắt điện lưới, UPS hoặc acquy) và chờ tối thiểu 5 phút trước khi bạn
tháo nắp tủ điều khiển. Đấu nối dây tiếp địa (PE) đầy đủ trước khi đóng nguồn điện.
 Đừng đấu nối hoặc tháo các đầu dây khi thiết bị đang được cấp nguồn.
 Đảm bảo rằng có đủ khoảng không cần thiết xung quanh tủ điều khiển. Cần có tối thiểu
khoảng trống 15cm bên trên và bên dưới tủ điều khiển AE-SMART. Khoảng trống này rất
cần thiết cho việc lưu thông không khí để làm mát thiết bị trong tủ điều khiển.
 Đừng che chắn các lỗ thông gió phía bên trên tủ điều khiển.
 Không được để nước hoặc các chất lỏng khác có thể chảy vào tủ điều khiển. Việc này có
thể gây cháy, nổ các linh kiện điện tử bên trong tủ điều khiển.
 Không sử dụng tủ điều khiển ở nơi có độ ẩm quá cao, nhiều bụi bặm và vật liệu có thể cháy
nổ hoặc nơi có các chất hóa học bất thường.
 Không sử dụng tủ điều khiển ở nơi có nhiệt độ dưới -10 oC hoặc trên 40 oC.
 Không lắp đặt tủ điều khiển ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
 Hướng dẫn cứu hộ thang máy được để bên trong tủ điều khiển. Đọc hướng dẫn này khi
bạn cần cứu hộ cho người đang kẹt trong thang máy.
 Hướng dẫn về các chức năng nối tắt (Bypass instructions) được đặt trong tủ điều khiển.
Đọc hướng dẫn này khi bạn cần nối tắt các tiếp điểm cửa thang máy.
 Đừng bao giờ chạy động cơ khi chưa đấu nối điện trở xả thắng phù hợp. Nếu không bộ
điều khiển động cơ sẽ bị hỏng do việc xuất hiện điện áp tái sinh quá cao.
 Có một số tham số hoặc giá trị của tham số dùng để bỏ qua hoặc không cho phép các chức
năng an toàn hoặc các chức năng phát hiện cabin di chuyển ngoài ý muốn (UCM functions).
Các tham số và giá trị tham số này chỉ nên và chỉ nên dùng khi sửa chữa hoặc kiểm tra
thang máy. Đừng bao giờ để quên các tham số hoặc giá trị tham số đang được cài đặt tạm
để bỏ qua các chức năng an toàn hoặc chức năng phát hiện cabin di chuyển ngoài ý muốn
phục vụ cho công việc lắp đặt hoặc sửa chữa thang máy. Vấn đề này hoàn toàn thuộc trách
nhiệm của các kỹ thuật viên lắp đặt và bảo trì của công ty.
 Đừng bao giờ đưa tủ điều khiển hoạt động ở chế độ mô phỏng (Simulation mode) trong khi
đang lắp đặt hệ thống thang máy. Chế độ mô phỏng chỉ được dùng khi kiểm tra hoặc trình
diễn hệ thống bên ngoài thang máy, ví dụ như trong xưởng sản xuất, phòng trưng bày hoặc
các phòng nghiên cứu.

5
CHƯƠNG 1 – MÔ TẢ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG

1.1 ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CHUNG

Đặc tính kỹ thuật Mô tả Ghi chú


Loại thang máy Thang máy điện
Điều khiển vòng hở, không có
Máy kéo có hộp số - động encoder - Open loop without encoder
cơ không đồng bộ Điều khiển vòng kín, có encoder –
Loại động cơ
Close loop with encoder
Máy kéo không hộp số - Với encoder tuyệt đối (Endat,
động cơ đồng bộ SinCos, Biss, SSi)
Loại hệ thống dẫn động STO-Contactorless
động cơ Loại không cần contactor
3x400V 704xx series, từ 4 đến 15Kw
Điện áp đầu vào
3x190V 702xx series, từ 4 đến 7.5Kw
Điện áp đường an toàn 42 VAC
Số tầng phục vụ tối đa 12
Số cửa của cabin 1
Tiêu chuẩn thang máy
EN81-20/50, EN81-1+A3, EN81-1+A2
tương thích
Tiêu chuẩn thang máy
EN81-73
chữa cháy tương thích
Các tiêu chuẩn thang máy
EN81-28, EN81-70
tương thích khác
Lựa chọn khi dùng máy
Cụm phân phối điện
kéo không hộp số
Truyền tín hiệu giữa bộ
Nối tiếp Tốc độ thấp, CAN BUS chống nhiễu
điều khiển và cabin
Nối tiếp Dùng với bộ điều khiển cabin RCB
COP
Song song Dùng với bộ điều khiển cabin SCB
Truyền tín hiệu giữa bộ Nối tiếp Cấu hình cơ bản
điều khiển và bảng gọi tầng Song song Cần thêm board giao tiếp RBIO
Song song Cấu hình cơ bản
Các tín hiệu ngõ vào ở hố
Cần thêm board giao tiếp ICO
pit Nối tiếp
(Thông qua kênh CAN1)
Phương pháp định vị vị trí Dùng tín hiệu encoder của
Dùng khi điều khiển vòng kín
cabin trong giếng thang động cơ

6
Dùng tín hiệu encoder của
Cần thêm board giao tiếp ENC
thiết bị giếng thang
Cảm biến từ tính không tự
giữ trạng thái (mono- Đếm tầng với công tắc từ tính
stable)
Cảm biến từ tính tự giữ
Đếm tầng với công tắc từ tính
trạng thái (bi-stable)
Tín hiệu CAN BUS tốc độ thấp dùng
CAN 0
cho cabin
Tín hiệu CAN BUS tốc độ cao dùng
Các kênh tín hiệu CAN CAN 1
cho các bảng gọi tầng
Tín hiệu CAN BUS tốc độ thấp dùng
CAN 2
cho điều khiển nhóm thang
Đặt bên trong tủ Dùng acquy
Hệ thống cứu hộ
Đặt bên ngoài tủ Dùng acquy hoặc UPS

1.2 MÃ SẢN PHẨM VÀ MODEL SẢN PHẨM

Bảng sau mô tả các mã sản phẩm của dòng AE-SMART

Tiêu chuẩn
Nguồn điện
thang máy Hệ thống cứu hộ Công suất Loại động cơ
ngõ vào
tương thích
0 4 B 05 R
1 2 J 07 D
11 E
Diễn giải các code như sau:
R: Không đồng bộ
0: EN81-20/50 4: 3x400V J: Đặt bên trong tủ 03: 3 Kw
(Có hộp số)
2: 3x190V B: Đặt bên ngoài tủ, nhà D: Đồng bộ (Không
1: EN81-1 05: 5 Kw
hoặc 1x230V sản xuất không cung cấp hộp số)
07: 7.5 Kw E: Đồng bộ (Không
11: 11 Kw hộp số) và có thêm
15: 15 Kw bảng phân phối

1.3 THÔNG SỐ ĐIỆN VÀ NGƯỠNG GIÁ TRỊ CHO PHÉP (3X400V SERIES)

Các đặc tính kỹ thuật và ngưỡng tối đa cho phép được trình bày trong bảng 1.1

7
Chú ý: Thiết bị sẽ bị hư hỏng nếu các thông số hoạt động vượt ngưỡng tối đa cho phép
hoặc sử dụng điện trở xả có thông số không phù hợp. Vì vậy cần chọn thông số điện trở xả
theo hướng dẫn trong bảng sau.

Bảng 1.1 Thông số kỹ thuật điện của dòng 400V

MODEL (Dòng 400V) SM403 SM405 SM407 SM411 SM415


3 Kw 5 Kw 7.5 Kw 11 Kw 15 Kw
Công suất danh nghĩa động cơ
(4.3 Hp) (7.5 Hp) (10Hp) (15Hp) (20Hp)
Dòng điện danh nghĩa 7A 13 A 18 A 25 A 32 A
Dòng điện tối đa và thời gian 14 A 26 A 36 A 50 A 64 A
cho phép 5s 5s 5s 5s 5s
Điện áp mạch điều khiển 1-Phase, 100V đến 240V AC, 50/60Hz, +-5%
Điện áp lưới điện 3-Phase, 340V đến 420V AC, 50/60Hz, +-5%
Điện áp ra động cơ 3-Phase, 0V đến 420V AC, 0Hz đến 100Hz
Tần số song mang 6KHz đến 16 KHz

Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật điện của điện trở xả thắng (dòng 400V)

Điện trở xả thắng


SM403 SM405 SM407 SM411 SM415
(Dòng 400V)
Giá trị điện trở xả thắng 120 Ω 80 Ω 60 Ω 40 Ω 30 Ω
Công suất điện trở xả tối thiểu cho động cơ
1.000W 1.200W 1.500W 2.200W 3.000W
không đồng bộ (Vận tốc cabin <1.2m/s)
Công suất điện trở xả tối thiểu cho động cơ
1.500W 1.800W 2.250W 3.300W 4.500W
không đồng bộ (Vận tốc cabin >1.2m/s)
Công suất điện trở xả tối thiểu cho động cơ
1.500W 1.800W 2.250W 3.300W 4.500W
đồng bộ (Vận tốc cabin <1.2m/s)
Công suất điện trở xả tối thiểu cho động cơ
2.000W 2.400W 3.000W 4.400W 6.000W
đồng bộ (Vận tốc cabin >1.2m/s)

1.4 THÔNG SỐ CƠ KHÍ

8
Kích thước của hộp tủ điều khiển

Model R và Model D
Không có bảng phân phối điện
H W D
805 405 275

Model E
Có bảng phân phối điện
H W D
1060 405 275

Nên treo tủ điều khiển lên tường bằng móc treo


tường đi kèm theo tủ.
Cố định móc treo tủ lên tường trước. Khoảng
cách từ tâm các lỗ bắt vít trên móc treo đến mặt
trên tủ là 57mm.
Vì vậy cần khoan lỗ bắt vít thấp hơn 57mm với
mặt trên của tủ điều khiển tại vị trí cần lắp đặt

Sau khi treo tủ lên móc treo, cần cố định thêm


tấm panel trong tủ vào tường bằng vít. Trên tấm
panel trong tủ đã thiết kế sẵn lỗ để bắt vít
• Tủ điều khiển nguyên khối AE-SMART được
thiết kế để lắp đặt treo tường.
• Cần có khoảng trống tối thiểu 150mm phía bên
trên và bên dưới tủ điều khiển để đảm bảo lưu
thông khí làm mát thiết bị bên trong tủ.
• Chọn vị trí lắp đặt tủ phải đảm bảo các khoảng
trống yêu cầu nêu ở mục trên.
• Đảm bảo không có nước hoặc các chất lỏng
khác có thể chảy vào tủ

9
CHƯƠNG 2 – HỆ THỐNG ĐIỆN

2.1 CẤU TRÚC BÊN TRONG

AE-SMART được sản xuất với 3 model chính

Model R Model D Model E


Cho máy kéo có hộp số Cho máy kéo không hộp số Cho máy kéo không hộp số, Tủ
điều khiển có thêm bảng phân
phối điện

Phần bên dưới của Model R và Model D (Phần giữa của Model E) giống nhau trên cả 3 Model và
bao gồm sơ đồ mạch điện và các linh kiện điện giống nhau. Phần bên trên của hộp tủ điều khiển
AE-SMART thì thay đổi tùy theo loại động cơ máy kéo, đồng bộ hoặc không đồng bộ. Ở Model E,
tủ điều khiển có thêm phần cho bảng phân phối điện.

2.1.1. Bảng mạch chính và các thiết bị đóng cắt:

10
Phần giữa của hộp tủ điều khiển có
thiết kế chung như nhau trên tất cả
Model. CB đóng cắt chính, contactor
cho thắng, bảng mạch điều khiển
chính RBM, các đầu đấu nối, thanh
tiếp đất và bảng mạch đấu nối tín
hiệu RBKL được bố trí trong giần
giữa này.
Nếu hệ thống cần thêm SGD board
và RBIO board, chúng sẽ được lắp
lên trên đế được thiết kế sẵn.
RBKL board có chức năng là một
bảng đấu nối cho hộp tủ điều khiển.

RBM board là bảng mạch điều khiển chính của hệ thống. RBL là cụm màn hình và nút bấm, Các
chân cắm Bypass và Board nối tắt tiếp điểm cửa SDB cũng nằm trên bảng mạch này.
Các khối đấu nối dây màu cam dùng cho mạch đến cabin và cần được đấu nối với cáp cordon.
Các khối đấu nối dây màu xanh lá cây dùng mạch đến giếng thang và phòng máy.

RBKL là một bảng đấu nối dây cho hộp tủ điều khiển.
Dùng dòng nhãn dây bên trên khi máy kéo là loại không hộp số (Model D, E).
Dùng dòng nhãn dây bên dưới khi máy kéo là loại có hộp số (Model R).
2.1.2. Phần phía trên của hộp tủ điều khiển AE-SMART:

11
MODEL R MODEL D và MODEL E

Dùng cho máy kéo có hộp số Dùng cho máy kéo không hộp số

Ở phần phía trên của MODEL R có bố trí các Ở phần phía trên của MODEL D và MODEL E
nút gọi thang và công tắc kích hoạt OSG có bố trí các nút gọi thang và nút bấm mở thắng
(Over speed governor). động cơ.
Các ngõ giao tiếp với encorder tương đối cũng Board ICA được dùng khi hệ thống sử dụng
bố trí ở phần trên này. encoder tuyệt đối của động cơ đồng bộ.
Nếu Model R có bao gồm chức năng cứu hộ Nếu Model D và E có bao gồm chức năng cứu
thì công tắc UPS cũng nằm trong phần tủ này. hộ thì công tắc UPS cũng nằm trong phần tủ
Chức năng của các nút nhấn và công tắc này.Chức năng của các nút nhấn và công tắc
được mô tả trong hình bên dưới. được mô tả trong hình bên dưới

2.2 CÁC BẢNG MẠCH ĐIỆN TỬ CỦA HỆ THỐNG

Các bảng mạch điện tử thành phần được dùng trong AE-SMART liệt kê sau đây.
12
RBM Là bảng mạch điều khiển chính
RBS Là bảng mạch quản lý và điều khiển chuyển động của động cơ
RBL Bảng mạch chứa màn hình LCD và các nút bấm
ICD Bảng mạch công suất điều khiển động cơ
RBC được sử dụng trong hộp điều khiển nóc cabin (Inspection box) khi kiểu
truyền thông là nối tiếp hoặc COP nối tiếp được dùng. Nó có 3 rơ le ngõ ra có
RBC thể lập trình và 16 rơ le ngõ vào có thể lập trình, 1 bộ sạc acquy cho nguồn khẩn
cấp, và phần cứng cho các chức năng khác trong cabin. Board này cũng hỗ trợ
cho hệ thống thông báo khi có thêm board ANS (Announce Board).
RBKL Controller Terminal Board - Bảng đấu nối của tủ điện
Bảng mạch nối tắt tiếp điểm cửa dùng khi có chức năng mở cửa sớm và điều
SDB
chỉnh bằng tầng lại
Bộ điều khiển thang máy tích hợp đòi hỏi board phụ trợ ICA này để giao tiếp với
ICA encoder khi động cơ là loại đồng bộ. Board này tương thích với EnDat, SSI,
BISS và SinCos encoder.
Nếu các bảng gọi tầng LOPs được truyền thông song song, cần phải có thêm
RBIO board RBIO. RBIO quản lý các cuộc gọi và tín hiệu của các LOPs kết nối song
song.
Board này hoạt động như một bộ điều khiển trong hố pit. Đây là đường truyền
RBPB
thông qua CAN-BUS với CIO board có thể chọn thêm
Board CSI là board giao tiếp truyền thông CAN được dùng cho điều khiển nhóm
CSI
thang và được lắp thêm vào các bộ điều khiển trong nhóm thang
ICG Board truyền thông cần khi điều khiển nhóm thang.
USN Board giao tiếp khi kết nối hệ thống trực tiếp với máy tính.
Đây là board giao tiếp Ethernet và được dùng để nối hệ thống với một máy tính
ETN
hoặc với một mạng nội bộ (LAN) hoặc với internet.
Board ANS là một mô đun có thể cắm thêm vào board chính và chứa mạch
ANS thông báo âm thanh và bộ nhớ dữ liệu các thông báo âm thanh ghi sẵn. Board
này được dùng chung với RBC board.
SGD board điều khiển việc kích hoạt cuộn dây kiểm tra trên bộ điều tốc
SGD
governor.
BDB Bảng mạch nắn điện áp cho thắng và cam dẫn hướng động (Retiring Cam)
BDC Bảng mạch nắn điện áp 24 VDC - Bridge rectifier board for 24VDC

2.3 ĐỊNH NGHĨA CỦA CÁC KÝ HIỆU TRONG HỆ THỐNG


Các kí hiệu chính được liệt kê trong bảng sau. Giải thích cho các kí hiệu mà không được liệt kê ở
đây có thể tìm thấy trong sơ đồ mạch.
Kí hiệu Tên thành phần Models

13
FMP CB nguồn R-D
FUTKR CB chống dòng rò 30 mA R-D
FTR1 CB của mạch biến áp Tất cả
F18 CB 24VDC của mạch tín hiệu Tất cả
F110 CB của đường an toàn Tất cả
FBAT CB của bộ acquy Tất cả
KF Contactor cuộn thắng Tất cả
EEK Công tắc gọi thang Tất cả
UP Nút bấm gọi thang chiều lên Tất cả
DOWN Nút bấm gọi thang chiều xuống Tất cả
MRS-A3 Công tắc kích hoạt bộ điều tốc governor R
BS Công tắc cho phép nhả thắng máy kéo không hộp số D-E
BB1 Nút bấm nhả thắng thứ nhất máy kéo không hộp số D-E
BB2 Nút bấm nhả thắng thứ hai máy kéo không hộp số D-E
OR Công tắc điều khiển bộ điều tốc từ xa D-E
STOP Công tắc dừng khẩn cấp Tất cả
UPS 1-ON Công tắc mở UPS Tất cả
UPS 0-OFF Công tắc đóng UPS Tất cả
RCD-M CB chống dòng rò nguồn chính 300 mA E
RCD-SL CB chống dòng rò 25A (230V Cabin và giếng thang) E
FSKL CB đèn nguồn đèn cabin và hố pit E
FKAL CB nguồn đèn cabin E
MS Công tắc chính E
FML CB nguồn cấp E
KSL-1 Rơ le xung cho đèn giếng thang E
U, V, W 3 pha nguồn ngõ ra của tủ điều khiển cho động cơ Tất cả
P+ and BR Chân đấu nối điện trở xả Tất cả
BAT+ Chân nối cực dương của bộ acquy Tất cả
BAT- Chân nối cực âm của bộ acquy Tất cả
2000 - 840 Các ngõ ra đấu nối với cuộn thắng Tất cả
SG+ SG- UCM Clamping Coil Output on OSG R
ORR- ORR+ Cuộn dây cơ cấu reset bộ điều tốc D, E
ORT- ORT+ Cuộn dây kiểm tra bộ điều tốc D, E
PE Chân tiếp địa Tất cả
100 Cực dương của điện áp tín hiệu 24 VDC Tất cả
1000 Cực âm của điện áp tín hiệu 24 VDC Tất cả

14
2.4 TRUYỀN TÍN HIỆU TRONG GIẾNG THANG

AE-SMART được sản xuất mặc định với kiểu truyền thông nối tiếp toàn phần. Nghĩa là mạch
điện cabin và mạch điện giếng thang đều là truyền thông kiểu nối tiếp. Mạch điện cabin sử
dụng kênh CAN0 và mạch điện giếng thang dùng kênh CAN1.
Nếu truyền thông giếng thang được chọn là kiểu song song, khi đó hệ thống cần thêm một
board phụ trợ RBIO gắn vào bên trong tủ điều khiển. Board RBIO có chức năng thực hiện các
giao tiếp kiểu song song giữa các LOPs

Hệ thống truyền thông song song toàn


Hệ thống truyền thông nối tiếp toàn phần
phần
Full serial System (Serial COP, Serial LOP)
Parallel COP, Parallel LOP

Hệ thống truyền thông cabin song song Hệ thống truyền thông cabin nối tiếp và
và giếng thang nối tiếp. Parallel COP, giếng thang song song. Serial COP, Parallel
Serial LOP LOP

15
RBC board được thiết kế cho hệ thống truyền thông cabin nối tiếp. Nó có giao tiếp cho đấu nối
trực tiếp với COP nối tiếp trong cabin. Các chân ra của bảng mạch đấu nối RBKL trong tủ điều
khiển có cùng thứ tự chân như trên board RBC giúp tiêu chuẩn hóa hệ thống truyền thông nối
tiếp (Prewire system).

2.5 HỆ THỐNG NỐI TẮT (BYPASS)

Hệ thống nối tắt nằm trên board RBM được dùng để


nối tắt các tiếp điểm cửa thang trong chế độ kiểm tra.
Có 1 đầu cắm và 4 vị trí ổ cắm cho nó. Tùy theo chế độ
hoạt động lựa chọn, đầu cắm sẽ được cắm vào 1 trong
4 vị trí này.
Ở chế độ hoạt động bình thường, đầu cắm phải được
cắm vào vị trí ổ cắm DS-0. Nếu tất cả ổ cắm đều trống
hoặc đầu cắm cắm vào 1 trong 3 vị trí còn lại, hệ thống
sẽ báo lỗi và thang không thể di chuyển.

Ở chế độ kiểm tra, bạn có thể cắm đầu cắm vào ổ cắm
của nối tắt tiếp điểm cửa tầng hoặc ổ cắm nối tắt tiếp
điểm cửa cabin (DS-1 hoặc DS-2).
Các chân tín hiệu được nối tắt tại các vị trí khác nhau
được trình bày trong hình bên cạnh.

16
Bằng cách sử dụng hệ thống nối tắt, bạn có thể di
chuyển cabin cho việc kiểm tra khi các tiếp điểm cửa
đang được nối tắt, việc nối tắt cung cấp thông tin cho
hệ thống rằng tiếp điểm cửa KL-1 đang đóng.
Bạn có thể đọc thêm thông tin về mạch nối tắt ở trang
5-BYPASS SOCKETS trong sơ đồ mạch điện hệ thống.

2.6 PHẦN CỨNG NGÕ VÀO VÀ VỊ TRÍ CÁC NGÕ VÀO

Tất cả các ngõ vào trừ 2 ngõ ML1-


ML2 và đường an toàn đều là loại
tác động ở mức thấp (active low).
Nghĩa là một trạng thái kích hoạt
của sẽ xuất hiện khi ngõ vào này
được nối đất tham chiếu (0V) của
nguồn điện 1 chiều.
Tất cả các các ngõ vào 100% là
loại được mạ kẽm và được cách ly
với bộ vi xử lý bằng các bộ cách ly
quang điện.

INPUT NO PLACE / SOCKET BOARD NAME TERMINAL NAME


I1…I16 PANEL / TERMINAL RBM I1…I16
N1…N16 CAR / TERMINAL RBC N1…N16
N17 CAR / TERMINAL PWS N17
N18…N21 CAR / TERMINAL PWS (INPS) I1…I4
Y1…Y4 PIT / TERMINAL RBPB (CIO) Y1…Y4

2.7 PHẦN CỨNG NGÕ RA VÀ VỊ TRÍ CÁC NGÕ RA

Tất cả các tiếp điểm và các ngõ


ra lập trình được 100% là loại
được mạ kẽm và được cách ly
với bộ vi xử lý bằng các bộ cách
ly quang điện.

17
NO CODE LOCATION CONTACT V/I CONTACT TYPE
1 S1 RBM 220V AC/10A NO
2 S2 RBM 220V AC/10A NO
3 V1 RBPB (CIO) 220V AC/5A NO
4 V2 RBPB (CIO) 220V AC/5A NO
5 R1 RBC 220V AC/5A NO
6 R2 RBC 220V AC/5A NO
7 R3 RBC 220V AC/5A NO
8 R4 RBC (OUT) 220V AC/5A NO
9 R5 RBC (OUT) 220V AC/5A NO
10 R6 RBC (OUT) 220V AC/5A NO
11 R7 RBC (OUT) 220V AC/5A NO
12 R8 PWS 220V AC/5A NO

18
CHƯƠNG 3 – MÀN HÌNH HIỂN THỊ VÀ CÁC NÚT BẤM

3.1 MÀN HÌNH LCD VÀ BẢNG NÚT BẤM

RBL board trong hộp tủ điều khiển AE-SMART có một màn hình hiển thị LCD, màn hình có thể hiển
thị 4 dòng văn bản, 20 kí tự mỗi dòng và một bàn phím có 6 nút bấm. Các nút bấm được bố trí như
sau:

← ↑ →

ESC ↓ ENT

Các nút bấm mũi tên có một số chức năng khác nhau tùy theo màn hình hiển thị hoặc danh mục
đang tham chiếu. Tuy nhiên, nút ESC và nút ENT luôn có cùng chức năng. Nút bấm ESC có chức
năng thoát khỏi danh mục hoặc ứng dụng hiện hữu và nút bấm ENT luôn dùng để xác nhận bất cứ
đề xuất hoặc lựa chọn dòng được chỉ đến. các nút mũi tên UP (↑), DOWN (↓), LEFT (←), and
RIGHT (→) được dùng để di chuyển con trỏ màn hình hoặc tăng/ giảm giá trị các tham số. Bạn nên
nhớ rằng có một số màn hình khi đó yêu cầu bạn cần bấm một nút xác định nào đó để tiếp tục
hoặc thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt.

Chức năng chung của các nút bấm

Bạn có thể dùng nút ↑ và ↓ để


Bấm nút ↑ để tăng giá trị của
tăng hoặc giảm giá trị đang
số đang được con trỏ chỉ đến
được yêu cầu nhập vào

Bạn có thể di chuyển con trỏ


giữa các con số bằng cách bấm
nút mũi tên ← / →. Bấm nút ←
để di chuyển con trỏ sang số
bên trái nếu có
Bấm nút ENT để lưu lại giá trị
Bấm nút ↓ để giảm giá trị của đã nhập vào. Bấm nút ESC để
số đang được con trỏ chỉ đến hủy giá trị vừa nhập vào và
thoát khỏi màn hình.

3.2 MÀN HÌNH KHỞI ĐỘNG

Khi khởi động, các màn hình sau sẽ xuất hiện để thông báo các thông tin hệ thống

19
Ngay sau khi mở nguồn, màn hình sau sẽ xuất
hiện. Phiên bản phần mềm của hệ điều khiển
được hiển thị ở dòng ver. xxx.

Khi hệ điều khiển đọc xong các tham số, quá


trình khởi động được hoàn thành.

3.3 MÀN HÌNH CHÍNH

Sau khi màn hình khởi động được hiển thị. Màn hình chính sẽ hiển thị các thông số trạng thái
quan trọng qua một số kí tự và biểu tượng. Hiểu rõ màn hình này sẽ giúp bạn vận hành hệ
thống một cách hiệu quả

Kí tự đầu tiên chỉ hướng chuyển động bằng một mũi tên
hướng xuống hoặc hướng lên.
Nếu thang không chuyển động, kí tự ‘–‘ sẽ hiển thị.

Kí tự thứ 2 và thứ 3 cùng với nhau chỉ vị trí cabin (Kí hiệu
tầng).

Kí tự thứ 4 chỉ vùng mở cửa thang máy.


Một dấu bằng ‘=’ chỉ rằng cabin đang ở vị trí bằng tầng,
nghĩa là đang ở vùng mở cửa thang máy.
Khi cabin nằm ngoài vùng mở cửa thang máy, một dấu ‘.’
Sẽ hiển thị.

Kí tự thứ 5 đến kí tự thứ 7 chỉ trạng thái mạch an toàn. 3


kí tự này luôn hiển thị nút mạch an toàn lớn nhất đang
được đóng. 140 nghĩa là đường an toàn đang đóng.

20
Kí tự thứ 8 đến kí tự thứ 10 là một nhóm.
Ở chế độ hoạt động bình thường, tầng cabin đang di
chuyển đến sẽ được hiển thị.
Ở chế độ kiểm tra, chuỗi “INS” sẽ được hiển thị.
Khi thang máy bị khóa, chuỗi “BLO” sẽ được hiển thị.
Ở chế độ cứu hộ, chuỗi “ERS” sẽ được hiển thị.
Kí tự thứ 11 và kí tự thứ 12 chỉ trạng thái của cửa thang.
→← chỉ rằng có lệnh đóng cửa thang máy.
←→ chỉ rằng có lệnh mở cửa thang máy.
−− chỉ rằng hiện tại cửa thang máy đang không có lệnh
đóng hay lệnh mở cửa nào.
Kí tự thứ 16 thông báo kết quả việc kiểm tra cửa.
‘0’ chỉ rằng không có thủ tục kiểm tra cửa nào được hoàn
thành.
‘1’ chỉ rằng đã có một thủ tục kiểm tra cửa đã thực hiện
thành công.
Kí tự thứ 17 cho biết các thông tin sau:
‘?’ Vị trí cabin chưa được reset.
‘R’ Vị trí cabin đã được reset xong. Thang máy là loại vận
hành độc lập.
‘1’ Vị trí cabin đã được reset xong. Thang máy là thang số
1 trong nhóm Duplex.
‘2’ Vị trí cabin đã được reset xong. Thang máy là thang số
2 trong nhóm Duplex.
Kí tự thứ 18 cho biết thông tin về sự truyền thông giữa
các board trong hệ thống.
Kí tự này phải luôn là ‘+’ để cho biết sự hoạt động bình
thường của hệ thống.
Nếu kí tự này không hiển thị ‘+’, cho biết có một lỗi nội bộ
đã xảy ra.
Kí tự thứ 19 và kí tự thứ 20 cho biết thông tin về trạng thái
của chuyển động, hệ điều khiển và các giai đoạn của
động cơ.
Thông tin chi tiết liên quan trình bày trong phần 5.1.
Dòng thứ hai của màn hình chính cho biết tình trạng các
cuộc gọi thang đã xác nhận ở mỗi tầng. Có bao nhiêu kí
tự, thang máy có bấy nhiêu điểm dừng.
Loại các cuộc gọi được thể hiện như sau:

21
Kí hiệu các loại cuộc gọi

Cuộc gọi từ cabin và cuộc gọi


Không có cuộc gọi
chiều lên
Cuộc gọi từ cabin và cuộc gọi
▼ Cuộc gọi chiều xuống chiều lên cùng với cuộc gọi
chiều xuống
Cuộc gọi từ cabin và cuộc gọi
▲ Cuộc gọi chiều lên
chiều xuống
Cuộc gọi từ cabin

Dòng thứ 3 của màn hình chính hiển thị các thông báo
của hệ thống báo gồm các thông báo lỗi.

2 kí tự đầu tiên của dòng thứ 4 hiển thị dòng điện động
cơ.

Con số trong dấu ngoặc vuông kế tiếp của dòng thứ 4hiển
thị điện áp DC BUS.

Con số sau chữ ‘S’ ở dòng thứ 4 hiển thị tốc độ tức thời
của cabin tính toán bởi hệ thống.

Con số sau chữ ‘E’ của dòng thứ 4 hiển thị tốc độ đọc
được của encoder.

3.4 CHỨC NĂNG CÁC NÚT BẤM Ở MÀN HÌNH CHÍNH

22
Chức năng của các nút bấm khi được bấm khi ở màn hình chính được trình bày bên dưới:

3.3.1 Bấm nút ENT -> Vào Menu chính (MAIN MENU)

>G02-PARAMETERS Khi bấm nút ENT, menu chính xuất hiện.


G 0 3 - S H A F T C O P Y I NG
Cấu trúc cây menu và chức năng của mỗi mục sẽ được
G04-TEST&UCM MENU
G05-EASY INSTALL trình bày trong phần 3.4.5 và 3.4.6 phía dưới.

3.3.2 Bấm nút ESC -> Hiển thị màn hình thông tin hệ thống (INFO SCREEN)

Khi bấm nút ESC, màn hình thông tin hệ thống sẽ xuất
hiện. Sau một vài giây, hệ thống tự chuyển về màn hình
chính trở lại. Nếu bạn bấm nút ESC một lần nữa ngay sau
khi vừa bấm nút ESC, màn hình chính sẽ xuất hiện trở lại.
Trong đó:
SN: xxxxxxx chỉ số serial của bộ điều khiển.
C: 2.40a chỉ phiên bản phần mềm của bộ điều khiển chính. Trong màn hình này là phiên bản
2.40a
M:2.30a Chỉ phiên bản phần mềm của bộ biến tần dẫn động động cơ. Trong màn hình này là
phiên bản 2.30a
‘5 kW: Cho biết công suất của hệ thống điều khiển. Ở đây là 5kW.
Dòng thấp nhất trên màn hình chỉ Ngày tháng và Thới gian.

23
3.3.3 Bấm nút mũi tên hướng phải -> Màn hình cho phép tạo một cuộc gọi thang.

Bạn có thể tạo một cuộc gọi thang bằng cách bấm nút
(→) và sau đó nhập vào số tầng mà bạn muốn thang đi
đến.

3.3.4 Bấm nút mũi tên hướng trái -> Màn hình giám sát trạng thái của các ngõ vào

Khi bấm nút (←) ở màn hình chính, hệ thống sẽ chuyển


sang màn hình giám sát trạng thái các ngõ vào.
Như bạn thấy ở hình bên cạnh, có một số chữ số và dấu
‘*’. Khi một ngõ vào được kích hoạt, ngõ vào đó sẽ có
thêm 1 dấu ‘*’ bên phải của nó. Các ngõ vào chưa được
kích hoạt sẽ không có.

Bấm nút (↓) màn hình sẽ chuyển sang hiển thị các ngõ
vào kế tiếp.
Bằng cách bấm (↓) và (↑), bạn có thể xem tất cả các
màn hình giám sát ngõ vào.
Bấm ESC để trở về màn hình chính.
Khi bấm nút ENT trong khi một màn hình giám sát ngõ
vào đang hiển thị thì tên của chân đấu nối trong tủ cho
ngõ vào xác định sẽ hiển thị.
Vì vậy bạn có thể dễ dàng xem chân đấu nối nào trong
tủ đã được gán cho ngõ vào này.
Các ngõ vào ML1, ML2, PTC, FKK, CNT và đường an
toàn đã được định nghĩa trước bởi hệ thống trong phần
cứng và không thể thay đổi bởi người sử dụng. Do đó
các ngõ vào nào được đại diện bởi “fix”.
3.3.5 CẤU TRÚC CÂY CỦA MENU

Khi bạn bấm nút ENT ở màn hình chính, bạn sẽ vào Menu chính.

Cấu trúc cây của menu được minh họa như sau:

24
Bạn có thể di chuyển trong thư mục bằng cách dùng các phím mũi tên và bấm nút ENT để chọn
bất cứ menu con hoặc tác vụ nào.

3.3.6 MENU FUNCTIONS AND SUBMENUS

25
Khi bấm nút ENT, Menu chính xuất hiện.
Đây là điểm bắt đầu của cây menu. Từ điểm này bạn có
thể truy cập đến các menu con của toàn bộ các menu
tham số, biến số và ứng dụng trong hệ thống.
Mấn (↑) và (↓) để cuôn lên và cuộn xuống các dòng menu
tương ứng và bấm nút ENT để chọn chức năng đang
đánh dấu bởi dấu mũi tên ‘>’.
Các tham số cơ bản có thể truy cập trong menu G02-
PARAMETERS. Nhớ rằng có rất nhiều tham số khác bên
cạnh các tham số trong menu này. Chúng có thể truy cập
trong menu G01-MAIN MENU.
Tuy nhiên trong hầu hết các trường, menu G02-
PARAMETERS là đủ để cài đặt hệ thống.

Các tham số cơ bản có thể truy cập trong menu G02-


PARAMETERS.

Bạn có thể di chuyển qua các tham số bằng cách bấm


nút (↑) và nút (↓). Để thay đổi tham số, bạn bấm nút ENT.

Trong màn hình cài đặt tham số, bạn có thể thay đổi giá
trị tham số bằng các phím mũi tên.
Bấm nút ENT để lưu lại giá trị mới của tham số. Bấm nút
ESC để thoát khỏi màn hình cài đặt tham số và không
thay đổi giá trị hiện tại của tham số.
Trong menu G03-SHAFT COPYING bạn có thể truy cập
menu con nơi bạn có thể thực hiện thủ tục tiện ích khi
chọn phương pháp đếm tầng bằng encoder. Xem phần
4.1 để biết thêm chi tiết.
Trong menu G04- TEST & UCM MENU bạn có thể truy
cập menu con nơi bạn có thể thực hiện các ứng dụng tiện
ích liên quan đến chức năng UCM và chức năng kiểm tra
thang máy. Xem phần 4.2 để biết thêm chi tiết.
Menu G05- EASY INSTALL là một tiện ích được thiết kế
để cài đặt các tham số chính liên quan đến thang máy
trong quá trình lắp đặt. Đọc các giải thích của tham số
[A15] INSTALLATION MODE.

26
Khi bấm nút mũi tên (→), trang kế tiếp của menu chính
xuất hiện trên màn hình. Menu G06-MOTOR TUNING
chứa 1 menu con liên quan đến các chức năng động cơ
và encoder. Xem phần 4.3 để biết thêm chi tiết.
Menu G07-FLOOR SETTING chứa 1 menu con cho các
ứng dụng về sự hiển thị và quyền sử dụng liên quan đến
các tầng. Đọc phần 4.4 để nắm chi tiết hơn về các
phương pháp đếm tầng và ứng dụng học tầng.

Menu G08-SERVICES chứa một menu con cho các tiên


ích hệ thống. Xem phần 4.5 để biết thêm chi tiết.

Trong menu G09-ERROR LOG bạn có thể xem lịch sử


các lỗi đã xảy ra của thang máy. Việc này được trình bày
trong phần 4.7.

Trong menu G10-COUNTERS bạn có thể giám sát và cài


đặt các bộ đếm về hành trình thang máy. Xem phần 4.8
để biết thêm chi tiết.

Menu G11-OPERATIONS chứa một số ứng dụng tiện ích


và được thực thi bằng cách nhập vào một mã. Chúng chỉ
được sử dụng khi cần tái cấu trúc lại các tham số. Chỉ sử
dụng mục này với sự hướng dẫn từ bộ phận hỗ trợ kỹ
thuật.
Trong menu G12-VARIABLES bạn có thể truy cập một
menu con chứa một số màn hình cho biết thông tin về
các biến số nội bộ bên trong hệ thống cũng như của các
board mạch chức năng phụ trợ bên ngoài. Xem phần 4.9
để biết thêm chi tiết.

27
CHƯƠNG 4 – CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN VÀ CÁC SERVICES

4.1 ĐỌC THÔNG TIN GIẾNG THANG - SHAFT COPYING SUBMENU

Thực hiện thủ tục này nếu hệ thống dùng phương


pháp đếm tầng bằng encoder và số điểm dừng lớn
1- ĐỌC THÔNG TIN GIẾNG THANG -
hơn 2 điểm. Đây là một quá trình tự động đọc (auto-
SHAFT LEARNING
learning process) các thông tin vị trí các tầng và các
giới hạn của giếng thang.
2- ĐIỀU CHỈNH BẰNG TẦNG TRONG Đây là một tiên ích dùng điều chỉnh bằng tầng bằng
CABIN - LEVEL ADJUST IN CABIN cách di chuyển cabin bên trong nó.
3- ĐIỀU CHỈNH BẰNG TẦNG BẰNG Trong menu này, chiều cao các tầng gán cho hệ
ENCODER - ENCODER FLOOR thống có thể điều chỉnh bằng cách chỉnh sửa các
LEVELS thông tin liên quan.
Thực hiện thủ tục này nếu phương pháp đếm tầng là
encoder và số điểm dừng là 2. Thông qua ứng dụng
4- ENC. ML MEASUREMENT
này, tỉ lệ ML/pulse được tính toán. Sau đó bạn cần
thực hiện thủ tục 5-ENC.LEARN FLOORS.
5-ENCODER ĐỌC VỊ TRÍ TẦNG - Ứng dụng này đọc thông số các vị trí tầng và giới
ENC.LEARN FLOORS hạn giếng thang mà không thay đổi tỉ lệ ML/pulse.
6- ĐIỀU CHỈNH BẰNG TẦNG BẮT ĐẦU -
Các dòng này dùng để điều chỉnh tham số A21 và
RELEVEL START mm
A22, dùng để xác định điểm bắt đầu và điểm kết
7-ĐIỀU CHỈNH BẰNG TẦNG KẾT THÚC
thúc của quá trình điều chỉnh bằng tầng.
- RELEVEL STOP mm
Một quá trình tự động đọc thông số giếng thang
thành công sẽ tự động được ghi nhớ. Một số chức
8-GHI NHỚ THÔNG TIN ĐỌC ĐƯỢC -
năng sẽ không được cho phép nếu không có sự ghi
REGISTER LEARN
nhớ này. Sử dụng ứng dụng này, bạn có thể cài đặt
hoặc loại bỏ sự ghi nhớ này một cách thủ công.
Chức năng này được dùng để xóa tất cả thông tin
9- XÓA THÔNG TIN ENCODER -CLEAR liên quan đến giếng thang và vị trí tầng. Chức năng
ENCODER DATA này cần sử dụng trước khi thực hiện mô phỏng hoạt
động.

4.2 CÁC ỨNG DỤNG KIỂM TRA HỆ THỐNG VÀ KIỂM TRA UCM (TEST & UCM)

1- KIỂM TRA TỰ ĐỘNG - AUTO TEST Đây là một thủ tục kiểm tra chuyển động của thang
MENU máy và được trình bày trong phần 4.2.1.

28
Một lỗi UCM sẽ tồn tại thường trực và chỉ có thể xóa
2- XÓA LỖI UCM - UCM ERROR CLEAR
bằng màn hình này.
3-BỘ ĐIỀU KHIỂN UCM - UCM Các tham số cài đặt cho thiết bị xác định UCM,
CONTROLLER [A16], có thể thay đổi ở đây.

Thủ tục kiểm tra này đánh giá hiệu quả của chức
4- KIỂM TRA CHỨC NĂNG CẢNH BÁO
năng phát hiện UCM của thang máy và được trình
UCM - UCM TEST
bày trong phần 4.2.2.

Đây là thủ tục kiểm tra để đánh giá hiệu quả chức
5- KIỂM TRA CÁC GIỚI HẠN GIẾNG năng dừng khẩn cấp của thang máy khi có bất cứ
THANG - LIMIT STOP TEST giới hạn giếng thang nào bị cabin vượt qua. Thủ tục
kiểm tra này được trình bày trong phần 4.2.3.
6- KIỂM TRA THẮNG CƠ KHÍ AN TOÀN Ứng dụng này dùng kiểm tra hiệu quả của bộ thắng
- SAFETY GEAR TEST cơ khí an toàn và được trình bày trong phần 4.2.4.

7- BUFFER TEST Chưa phát triển xong - Not implemented yet.

4.2.1- KIỂM TRA TỰ ĐỘNG - AUTO TEST

Có một ứng dụng đặc biệt trong hệ thống để kiểm tra thang máy khi đang hoạt động bình thường.
Các lệnh mở cửa hoặc các cuộc gọi thang có thể bị hủy. Một cuộc gọi thang đến tầng trên cùng
hoặc tầng dưới cùng có thể được tạo ra và bất cứ số lần di chuyển ngẫu nhiên nào đó có thể được
thực hiện một cách tự động.

Ứng dụng này có thể được thực hiện bằng cách chọn biểu tượng TEST MENU trong menu chính.

Thư mục kiểm tra có thể kích hoạt bất cứ khi nào.

Các chức năng bao gồm như sau:

a) Cuộc gọi đến tầng trên cùng: Một cuộc gọi thang đến tầng trên cùng được tạo ra.

b) Cuộc gọi đến tầng dưới cùng: Một cuộc gọi thang đến tầng dưới cùng được tạo ra.

c) Các cuộc gọi: Các cuộc gọi trong cabin và các cuộc gọi tầng có thể bị cho ngưng tiếp nhận hoặc
cho tiếp nhận trở lại. Khi bị cho ngưng tiếp nhận, dấu ‘-‘ hiển thị và khi cho tiếp nhận, dấu ‘+’ được
hiển thị.

d) Các cửa thang máy: Các cửa thang máy có thể bị ngưng hoạt động hoặc cho hoạt động. Khi cho
hoạt động, dấu ‘+’ được hiển thị và các cửa thang máy sẽ mở một cách bình thường. Khi bị ngưng
hoạt động, dấu ‘-‘ hiển thị và các cửa thang máy sẽ không mở khi cabin đến tầng mục tiêu.

e) Cuộc gọi thang ngẫu nhiên: Một số sẽ được nhập vào hệ thống, thang máy bắt đầu tự động tạo
ra các cuộc gọi thang đến các tầng ngẫu nhiên với số lần bằng với số đã nhập vào hệ thống. Lựa
29
chọn trạng thái hoạt động hay không hoạt động cửa thang máy ở mục d) bên trên sẽ được duy trì
trong quá trình kiểm tra. Thủ tục này được thực hiện để kiểm tra các thang máy mới lắp đặt trước
khi đưa vào phục vụ.

4.2.2 KIỂM TRA CHỨC NĂNG PHÁT HIỆN CABIN DI CHUYỂN NGOÀI Ý MUỐN

Chú ý:

Trước khi thực hiện thủ tục kiểm tra này, đảm bảo rằng không có người nào hoặc vật tải nào bên
trong cabin và cần thông báo thang máy ngừng phục vụ. Để có thể thực hiện công việc kiểm tra,
cần đặt hệ thống ở chế độ hoạt động bình thường và đèn chiếu sáng trong cabin phải đang đã tắt
(Busy signal is off) để đảm bảo rằng thang máy đang không được sử dụng. Quá trình kiểm tra
không thể thực hiện ở chế độ kiểm tra (Inpection mode).

Quy trình kiểm tra - Test Procedure

a. LỰA CHỌN TỐC ĐỘ KIỂM TRA: “TEST SPEED: SLOW” hiển thị trên màn hình. Bạn có thể
chuyển đổi qua lại giữa tốc độ kiểm tra cao và thấp (HIGH and SLOW speeds) bằng cách bấm nút
mũi tên phải RIGHT (>) và nút mũi tên trái LEFT (<). Xác nhận tốc độ kiểm tra.

b. LỰA CHỌN CHIỀU DI CHUYỂN KIỂM TRA - SELECTING TEST DIRECTION: Bạn có thể
chuyển đổi qua lại chiều kiểm tra lên và xuống bằng cách bấm nút mũi tên lên (↑) hoặc nút mũi tên
xuống (↓). Xác nhận chiều kiểm tra.

c. Bước kế tiếp, dòng “UCM TEST START” xuất hiện trên màn hình. Ấn nút (↑) để bắt đầu quá trình
kiểm tra thủ công.

d. Quá trình kiểm tra thủ công đã được bắt đầu bởi bộ điều khiển bằng cách mở cửa thang máy.
Khi cửa bắt đầu mở ra, phản hồi của đường an toàn báo mạch hở (140=0).

e. Sau đó, bộ điều khiển kích hoạt quá trình nối tắt tiếp điểm cửa thông qua board SDB, việc này
đưa phản hồi của đường an toàn báo đóng (140=1).

f. Khi đường an toàn hở và mạch tiếp điểm cửa đã được nối tắt, hệ thống sẽ được kích hoạt.

g. Nếu là máy kéo có hộp số, sau đó cuộn dây kiểm tra trên bộ điều tốc sẽ được cấp điện
(overspeed governor coil is energized). Khi tín hiệu tại ngõ vào SGO tắt, bộ điều khiển bắt đầu di
chuyển cabin với tốc độ và chiều di chuyển đã lựa chọn ở trên.

30
h. Nếu là máy kéo không hộp số (synchronous motor), sau đó bộ điều khiển bắt đầu di chuyển
cabin với tốc độ và chiều di chuyển đã lựa chọn ở trên.

i. Khi cabin di chuyển ra khỏi vùng mở cửa (ML1=0 or ML2=0) trong lúc cửa thang đang mở, bộ
điều khiển phát hiện có sự cố UCM và cabin được cho dừng ngay lập tức. Contactors và các nối
tắt tiếp điểm cửa sẽ bị ngắt. Tất cả cài đặt điều chỉnh độ trễ của các thiết bị chuyển mạch khi dừng
sẽ bị bỏ qua.

j. Vị trí cabin, nghĩa là khoảng cách thẳng đứng từ mặt sill cửa cabin đến vị trí mặt sàn tầng cần
được đo. Khoảng cách này cần nằm trong giới hạn cho phép nêu trong phần 5.6.7.5 của tiêu chuẩn
EN 81-20.

k. Bộ điều khiển sẽ chuyển sang chế độ khóa (BLOCK mode). Nó sẽ không nhận các cuộc gọi
thang. Lỗi “Error No: 72 '' UCM ERROR '' sẽ xuất hiện trên màn hình. Đây là một lỗi UCM và nó là
lỗi thường trực. Thang máy có thể chuyển sang chế độ hoạt động bình thường chỉ sau khi lỗi này
được xóa bằng SERVICES -> UCM ERROR CLEAR.

l. Nếu bộ điều khiển không báo lỗi khi cabin di chuyển ra khỏi vùng mở cửa với cửa thang đang
mở, khi đó có thể xác định rằng bộ phát hiện UCM hoặc sự kích hoạt của hệ thống chống UCM đã
không phản ứng phù hợp. Cần tiến hành kiểm tra cẩn thận các tham số, ngõ vào, ngõ ra và đấu nối
dây. Sau khi khắc phục trục trặc, thủ tục kiểm tra UCM phải được thực hiện lại trước khi đưa thang
vào phục vụ.

4.2.3 KIỂM TRA CÁC GIỚI HẠN DỪNG - LIMIT STOP TEST

Hiệu quả của các công tắc giới hạn giếng thang có thể được kiểm tra bằng thủ tục kiểm tra này. Để
bắt đầu quy trình kiểm tra này, các điều kiện sau cần phải được đảm bảo:

- Cabin phải nằm ở tầng dưới cùng để kiểm tra công tắc giới hạn dưới.

- Cabin phải nằm ở tầng trên cùng để kiểm tra công tắc giới hạn trên.

- Thang máy phải ở chế độ hoạt động bình thường.

- Tín hiệu thang bận phải đang tắt (Busy signal must be off).

Khi tiến hành, thang máy di chuyển lên (at top floor) hoặc xuống (at bottom floor) ở tốc độ bò
(creeping speed [S08]) để vượt qua các giới hạn giệng thang. Sự di chuyển sẽ kết thúc bằng cách
mở các công tắc giới hạn. Vì vậy, nếu có lỗi dừng khẩn cấp sẽ chỉ ra rằng các công tắc giới hạn
đang làm việc bình thường. Nếu không có lỗi dừng khẩn cấp xuất hiện, có thể xác định rằng các
công tắc giới hạn đang làm việc không đúng yêu cầu.

4.2.4 KIỂM TRA THẮNG CƠ KHÍ AN TOÀN - SAFETY GEAR TEST

Thủ tục này kiểm tra thắng cơ khí an toàn bằng cách hủy kích hoạt cuộn dây kiểm tra trên bộ điều
tốc (OSG test coil). Nó bắt đầu một chuyển động cabin trong khi OSG test coil chưa được kích

31
hoạt. Việc này dẫn đến thắng cơ khí an toàn sẽ tác động. Nếu việc này xảy ra, nghĩa làI bộ thắng
cơ khí an toàn đã hoạt động đúng chức năng.

4.3 DÒ THAM SỐ ĐỘNG CƠ TỰ ĐỘNG - AUTOTUNING

Ứng dụng này được dùng để đọc tham số động cơ trước


1- BẮT ĐẦU TUNING - START
khi cho động cơ hoạt động. Đọc hướng dẫn lắp đặt để
TUNING
thực hiện việc này.
2- CÁC CHẾ ĐỘ TUNING - Mục này cho phép bạn chọn chế độ tuning là tuning tĩnh
TUNING MODE hay tuning động. [M18]

3- CHIỀU QUAY ENCODER -


Thay đổi tham số [M17] để thay đổi chiều quay encoder.
ENCODER DIRECTION

4- CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ -


Thay đổi tham số [M19] để thay đổi chiều quay động cơ
MOTOR DIRECTION

5- BÙ GÓC QUAY ENCODER -


Thay đổi tham số [M15] để thay đổi góc bù encoder.
ENCODER OFFSET

4.4 CÀI ĐẶT THÔNG SỐ CÁC TẦNG

Sử dụng ứng dụng này, các màn hình tầng có thể được
1-AUTO DISPLAY ADJUST
cài đặt tự động. Trong ứng dụng này bạn sẽ được hỏi để
nhập vào kí tự hiển thị cho tầng dưới cùng. Bạn có thể
cài đặt nó với một số dương cũng như một số âm bằng
cách dùng nút (↑) và nút (↓). Ấn nút ENT kí tự hiển thị
cho tất cả các tầng.
Trong ứng dụng này bạn có thể điều chỉnh sự hiển thị số
tầng cho bất cứ tầng nào một cách thủ công.
2-FLOOR DISPLAYS
Mỗi tầng sẽ được gán cho 2 chữ số đại diện. 1 chữ số
bên trái và 1 chữ số bên phải. Vì vậy bạn có thể điều
chỉnh cả 2 chữ số đại diện cho các tầng một cách riêng
lẻ. Trong hệ thống hiển thị tầng truyền thông nối tiếp, cả
2 chữ số đại diện sẽ được hiển thị đầy đủ. Tuy nhiên,
trong hệ thống có hiển thị tầng và cabin kiểu nối song
song, chữ số bên trái chỉ có thể hiển thị 2 kí tự: ‘-‘ hoặc
‘1’.
Mục này dùng để điều khiển quyền cuộc gọi từ cabin và
3- QUYỀN CUỘC GỌI - ACCESS quyền cuộc gọi từ các tầng.
RIGHTS Cột đầu tiên gán quyền cho cuộc gọi cabin và côt thứ hai
gán quyền cho cuộc gọi từ các tầng.
32
Sau khi lựa chọn bất cứ tầng nào, bạn có thể cho phép
quyền cuộc gọi từ cabin hay cuộc gọi từ tầng bằng cách
cài đặt 1.
Tương tự, nếu không cho phép bạn cài đặt 0.

4.5 SERVICES – CÁC ỨNG DỤNG TIỆN ÍCH

1- CHỌN NGÔN NGỮ HIỂN THỊ -


Thay đổi tham số [E01] để chọn ngôn ngữ hiển thị.
LANGUAGE
Bạn có thể thay đổi mật mã của bộ điều khiển bằng ứng
dụng này. Khi vào mục này, hệ thống sẽ hỏi bạn mật mã
2- ĐẶT MẬT MÃ - PASSWORD
hiện tại. Nếu bạn nhập đúng mật mã hiện tại, hệ thống
SERVICE
sẽ cho phép bạn đổi mật mã mới. Mật mã có định dạng
là 1 số trong khoảng từ 0 đến 32.000.
3- ĐẶT NGÀY & GIỜ - DATE & TIME Mục này cho phép bạn cài đặt ngày, giờ cho hệ thống.
Hệ thống có một đồng hồ chỉ giờ hiện tại. Để buộc dừng
hoạt động của thang máy sau một giới hạn thời gian cho
mục địch kiểm tra hoặc bảo trì, bạn có thể cài đặt giới
hạn thời gian này. Nếu thời gian hiện tại lớn hơn thời
4- CÀI ĐẶT LỊCH BẢO TRÌ - gian kiểm tra bảo trì đã cài đặt, thang máy sẽ chuyển
MAINTENANCE DATE sang chế độ bảo trì và không thể sử dụng. Sau khi kiểm
tra, bảo trì, bạn cần cài đặt lại thời gian này để thang
máy trở lại chế độ hoạt động bình thường.
Nếu không muốn dùng chức năng nhắc kiểm tra, bảo trì
này. Bạn cài đặt ngày hoặc tháng về 0.
5- CHẾ ĐỘ MÔ PHỎNG - Điều chỉnh tham số [A19] để chọn chế độ mô phỏng.
SIMULATOR MODE Xem phần 8.2 để biết thêm chi tiết.
Chức này được dùng khi cabin có thiết bị đo tải trọng
6- XÒA THÔNG TIN TẢI TRỌNG
cabin cho tính toán moment dự tính trước. Ứng dụng này
CABIN - CLEAR LOAD DATA
xóa mọi dữ liệu liên quan đến tải trọng cabin.
Khi bạn bắt đầu từ đầu với bộ điều khiển hoặc bạn muốn
xóa tất cả các tham số cài đặt hiện tại để cài đặt lại từ
7-FACTORY DEFAULTS
đầu, bạn có thể cài đặt lại các tham số mặc định của nhà
máy khi xuất xưởng. Trong tác vụ này, đầu tiên các tham
33
số đang cài đặt sẽ bị xóa bỏ và sau đó sẽ được cài đặt
lại các giá trị mặc định từ nhà máy theo loại thang máy
đã chỉ định ban đầu lúc đặt hàng.
8- XÓA LỊCH SỬ LỖI - CLEAR Dùng ứng dụng này để xóa lịch sử lỗi đang ghi trong bộ
ERROR LOG nhớ bộ điều khiển.
Khi dùng ứng dụng này, các tham số cài đặt hiện tại có
9- LƯU DỰ PHÒNG BỘ THAM SỐ
thể lưu vào một vị trí khác trong bộ nhớ của bộ điều
ĐANG CÀI ĐẶT - BACKUP TO
khiển. Bộ tham số lưu dự phòng này sẽ không thể chỉnh
DEVICE
sửa.
Bất cứ bộ tham số cài đặt nào hoặc dữ liệu được lưu
trong thiết bị có thể phục hồi bằng ứng dụng này.
0. INPUT DEFINITIONS: các định nghĩa ngõ vào được
phục hồi.
1. OUTPUT DEFINITIONS: các định nghĩa ngõ ra được
phục hồi.
2. ALL PARAMETERS: tất cả các tham số (A, B, T, E, S,
M, C, H) được phục hồi.
10- PHỤC HỒI BỘ NHỚ EPROMS - 3. TIMERS: các cài đặt thời gian được phục hồi.
RESTORE EPROMS 4. MOTOR DRIVER PAR.: các tham số cài đặt động cơ
được phục hồi. (Parameters S, M, C are restored).
5. PARAM.A+B+E: các tham số A, B, E được phục hồi.
6. ACCESS CONTROL: các cài đặt điều khiển quyền sử
dụng được phục hồi.
7. FLOOR SETTINGS: các cài đặt hiển thị tầng được
phục hồi.
8. ENCODER DATA: các dữ liệu về encoder được phục
hồi.

4.6 HỆ THỐNG KHÓA THANG CHO BẢO TRÌ - MAINTENANCE CONTROL

Có hai hệ thống điều khiển độc lập cho việc kích hoạt chế độ bảo trì. Cái thứ nhất là cài đặt một
thời gian bảo trì xác định trong tương lai và cái thứ hai là xác định một số lần khởi động tối đa cho
thang máy. Nếu thời gian hoặc số lần khởi động vượt quá các giá trị đã cài đặt, thang máy sẽ
chuyển sang chế độ bảo trì và sẽ không nhận các lệnh gọi thang. Để chuyển thang máy trở lại chế
độ hoạt động bình thường, các giá trị giới hạn liên quan đến bảo trì phải được cài đặt lại. Cả hai hệ
thống khóa thang cho bảo trì có thể được chạy đồng thời.

4.7 LỊCH SỬ LỖI - ERROR LOG

34
Hệ thống lưu trữ 128 lỗi xảy ra cuối cùng với thông tin ngày,
giờ xảy ra và các biến trạng thái tại lúc xảy ra lỗi.
Các lỗi cũ có thể được xem lại trong màn hình chính G09-
ERROR LOG.
Bạn có thể di chuyển qua lại giữa các lỗi bằng nút bấm (↑)
và (↓). Ấn nút ENT sẽ mở một trang thông báo chi tiết trạng
thái thang máy khi lỗi đó xảy ra.

Có 8 dòng thông tin chi tiết trạng thái của thang máy lúc lỗi
đó xảy ra. Bạn có thể di chuyển trong màn hình bằng cách
bấm nút (↑) và (↓). Bấm ESC sẽ thoát khỏi màn hình này.

4.8 CÁC BỘ ĐẾM - COUNTERS

Hệ thống có sẵn một số bộ đếm để đếm số lần di chuyển và hướng di chuyển của cabin Những bộ
đếm này đếm số lần di chuyển của thang máy và có thể được dùng để cài đặt thời điểm cần bảo
trì. Các bộ đếm được liệt kê trong 6 màn hình. Bạn có thể di chuyển qua lại giữa các màn hình bộ
đếm bằng cách bấm nút (↑) và (↓). Trình bày chi tiết cho các bộ đếm trong bảng sau:

Bộ đếm này lưu tổng số lần khởi động một di chuyển của
thiết bị. Số này không thể thay đổi.

Bộ đếm này lưu số lần khởi động di chuyển tính từ lần


reset hệ thống sau cùng. Bộ đếm này gọi là bộ đếm lần di
chuyển. Bộ đếm này có thể reset bằng cách bấm nút ENT.

Bộ đếm này được dùng để nhắc hệ thống cần bảo trì.


Bạn có thể đặt số lần di chuyển đến khi nhắc bảo trì bằng
cách bấm nút ENT trên màn hình này.

Nếu giá trị của bộ đếm này được đặt về zero, chức năng
này bị vô hiệu và sẽ không có thông báo nhắc bảo trì xuất
hiện. Nếu bất cứ giá trị nào khác zero được đặt cho
MAXIMUM START COUNTER, khi STARTS COUNTER>
MAXIMUM START COUNTER hệ thống sẽ chuyển sang
chế độ bảo trì.

35
Bạn có thể xem trên màn hình [4] số lần di chuyển còn lại
cho đến khi có thông báo cần bảo trì. Giá trị bộ đếm này
bằng:
(MAXIMUM START COUNTER- STARTS COUNTER).

Bộ đếm này được gọi là BỘ ĐẾM SỐ LẦN ĐẢO CHIỀU DI


CHUYỂN và tăng lên sau mỗi lần cabin đảo chiều di
chuyển. Bộ đếm này có thể reset bằng cách bấm nút ENT.

Ở đây bạn có thể đặt SỐ LẦN ĐẢO CHIỀU DI CHUYỂN


TỐI ĐA CHO PHÉP. Nó có thể điều chỉnh bằng cách bấm
nút ENT.

Nếu số lần di chuyển cabin tối đa cho phép được đặt về


zero, Khi đó chức năng này bị vô hiệu và sẽ không có cảnh
báo cần bảo trì xuất hiện. Nếu nó được đặt lớn hơn zero,
chức năng này sẽ kích hoạt. Khi DIRECTION COUNTER >
MAXIMUM DIRECTION COUNTER, hệ thống sẽ chuyển
sang chế độ bảo trì.

4.9 CÁC BIẾN SỐ - VARIABLES

Mục này chứa thông tin về các biến nội bộ và phiên bản phần mềm của các board trong hệ thống.

1-MÀN HÌNH THÔNG TIN - INFO Cung cấp một số thông tin về cấu hình thiết bị như trình bày
SCREEN trong phần 3.4.2.
2-CÁC BIẾN SỐ CHÍNH CỦA HỆ
Cung cấp thông tin trạng thái của các biến số nội bộ.
THỐNG- MAIN VARIABLES
Cung cấp giá trị tức thời của các bộ định thời do người
3-USER DEF.TIMERS
dùng cài đặt.
Liệt kê phiên bản phần mềm của các bảng mạch điện tử
4-BOARD VERSIONS
được kết nối trong hệ thống.

5-SYSTEM TIMERS Cung cấp giá trị tức thời của các bộ định thời hệ thống

36
CHƯƠNG 5 – NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY

5.1 CÁC PHÂN KỲ ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY

Các phân kỳ điều khiển thang máy được trình bày trong trang kế tiếp. Bộ điều khiển có 2 biến số
chính liên quan đến các pha chuyển động và các các giai đoạn điều khiển. Biểu đồ thời gian này
cho biết chi tiết các bước sẽ diễn ra khi một cuộc gọi được thực hiện. Dòng “Giai đoạn điều khiển –
Control stages” chỉ ra các giai đoạn điều khiển của bộ điều khiển và dòng còn lại chỉ ra các pha
chuyển động của động cơ. Hai biến số này được hiển trị trên màn hình của bộ bàn phím cầm tay
giúp bạn thấy các thông tin về trạng thái chuyển động của bộ điều khiển (control/motor). Bạn cũng
có thể thấy rõ trên biểu đồ phân kỳ các trạng thái kích hoạt hay chưa kích hoạt của các ngõ ra điều
khiển động cơ, thắng, ngõ cho phép chuyển động (ngõ Enable) và trạng thái contactor. Bằng cách
xem hai biến số này, các giai đoạn liên quan trong biểu đồ phân kỳ có thể được xác định.

Giai Giai
đoạn đoạn
Di chuyển Hành động Ghi chú
điều động
khiển cơ
0 0 Không di chuyển Không có yêu cầu chuyển động
Kiểm tra đường an
10 0 Không di chuyển Có một yêu cầu chuyển động
toàn
Đường an toàn
20 0 Không di chuyển Contactor được kích hoạt đóng
đóng
Bộ điều khiển chuyển trạng thái cho
35 0 Không di chuyển
phép chuyển động (Enable ON)
41 Không di chuyển Giai đoạn tốc độ Zero
42 Không di chuyển Mở các thắng động cơ
43 Di chuyển Tăng tốc lên tốc độ khởi động
Tốc độ khởi động
44 Di chuyển Di chuyển ở tốc độ khởi động
40 45 Di chuyển Tăng tốc
Di chuyển bình
46 Di chuyển Tốc độ không đổi
thường
47 Di chuyển Giảm tốc
48 Di chuyển Tốc độ bò Tìm vị trí tầng
49 Di chuyển Dừng Tốc độ giảm về zero
59 Di chuyển Kiểm tra tốc độ dừng Tốc độ zero khi
38 60 Không di chuyển Đóng thắng động cơ dừng
61 Không di chuyển Kết thúc di chuyển
Bộ điều khiển chuyển trạng thái không Hoàn thành di
33 0 Không di chuyển
cho phép chuyển động (Enable OFF) chuyển

37
38
5.2 THU THẬP THÔNG TIN VỊ TRÍ CABIN
Hệ thống có thể sử dụng encoder hoặc công tắc từ để thu thập thông tin vị trí cabin.
Công tắc 817 và 818 luôn được dùng để kiểm tra 2 đầu cuối giếng thang. Đây là các công tắc từ
loại tự giữ (bi-stable) hoặc các công tắc cơ khí. Công tắc 818 phải được mở khi cabin ở cuối hành
trình phía trên và 817 phải được mở khi cabin ở cuối hành trình bên dưới và cả 2 phải luôn đóng
khi cabin nằm giữa 2 giới hạn này. Chúng được dùng để xác định vị trí tầng trên cùng và tầng dưới
cùng.
Tính nhất quán của thông tin vị trí cabin luôn được kiểm tra tại các vị trí giới hạn này.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM VỊ TRÍ TẦNG - FLOOR SELECTOR MODES

1. Đếm tầng bằng công tắc không tự giữ (Counter Mono-Stable Switch) [A05=0]: Hệ thống dùng
ML1, ML2, MKD và MKU là loại công tắc từ thường mở (KPM206). Với các công tắc loại này,
chức năng điều chỉnh bằng tầng có thể áp dụng.

2. Đếm tầng bằng công tắc tự giữ (Counter Bi-Stable Switch) [A05=1]: Hệ thống dùng M0 and MK
là loại công tắc từ tự giữ Bi-stable magnet switches (KPM205). Với các công tắc loại này, chức
năng điều chỉnh bằng tầng không thực hiện được.

3. Đếm tầng bằng encoder của động cơ (Motor Encoder) [A05=2]: Phương pháp này không cần
thêm các phần cứng bổ sung. Lựa chọn này chỉ có ở hệ thống điều khiển vòng kín khi động cơ
có trang bị một encoder, [A03=1,2].
a) Khi áp dụng chức năng điều chỉnh bằng tầng: ML1, ML2, MKD và MKU là các công tắc
từ thường mở (KPM206) được sử dụng. Đặt [A11=0].
b) Khi không áp dụng chức năng điều chỉnh bằng tầng: ML1 và ML2 là các công tắc từ
thường mở (KPM206) được sử dụng

4. Đếm tầng bằng encoder của thiết bị trong giếng thang (Shaft Encoder) [A05=3]: Phương pháp
này dùng 1 encoder độc lập lắp trong giếng thang, đồng bộ chuyển động quay với cabin bằng
một sợi dây cáp thép. Một board giao tiếp encoder tương đối cần phải dùng để đọc tín hiệu của
encoder này. Với phương pháp này, chức năng điều chỉnh bằng tầng có thể áp dụng. Chọn
[A05=3] cho phương pháp encoder giếng thang và đặt [A11=1] nếu chức năng điều chỉnh bằng
tầng được yêu cầu. Để lắp đặt các thiết bị trong giếng thang và điều chỉnh các tham số liên
quan, đọc thêm tài liệu AE-SMART FLOOR SELECTOR INSTALLATION MANUAL.

5.3– RESCUE SYSTEMS – HỆ THỐNG CỨU HỘ


5.3.1 ELECTRONIC RESCUE SYSTEMS – HỆ THỐNG CỨU HỘ ĐIỆN TỬ

39
Trong hệ thống điều khiển AE-SMART có sẵn mô đun phần mềm để quản lý hệ thống cứu hộ tự
động (ERS) để cứu hộ khách trong cabin trong trường hợp nguồn điện có sự cố. Hệ thống cứu hộ
điện tử tự động kích hoạt khi bộ điều khiển có sự cố nguồn điện.

CÁC THAM SỐ DÙNG TRONG HỆ THỐNG CỨU HỘ

[A23] – CHO PHÉP CHỨC NĂNG


Chức năng cứu hộ khẩn cấp chỉ được thực hiện khi đặt
CỨU HỘ HOẠT ĐỘNG HAY
[A23=1].
KHÔNG
[A24] EKS VOLTAGE – ĐIỆN ÁP Điện áp cấp cho hệ thống điều khiển trong trường hợp hệ
KHI CỨU HỘ thống cứu hộ hoạt động.
[T36] MAX. RESCUE PERIOD – Nếu công việc cứu hộ không thể hoàn thành trong khoảng
ĐẶT THỜI GIAN THỰC HIỆN thời gian xác định bởi tham số này, Bộ điều khiển sẽ dừng
CÔNG VIỆC CỨU HỘ TỐI ĐA công việc cứu hộ.
Xác định khoảng thời gian trong đó cửa thang sẽ giữ mở sau
[T32] ERS DOOR WAIT PERIOD
khi cabin bằng tầng trong khi cứu hộ.

Tham số này xác định khoảng thời gian trễ yêu cầu để dừng
thang tại vị trí bằng tầng chính xác khi thực hiện cứu hộ. Vì
[B20] ERS MK DELAY – THỜI tốc độ di chuyển khi cứu hộ thấp hơn nhiều tốc độ di chuyển
GIAN TRỄ CHO PHÉP KHI DỪNG bình thường, cabin có thể không đến được vị trí bằng tầng khi
THANG Ở CHẾ ĐỘ CỨU HỘ lệnh dừng đã kích hoạt. Để đến được vị trí bằng tầng, thời
gian di chuyển của cabin có thể kéo dài thêm bằng việc cài
đặt thời gian trễ trong tham số này (stopping delay)

Tủ điều khiển AE-SMART được sản xuất với có hoặc không có hệ thống cứu hộ ERS.

A) AE-SMART với hệ thống cứu hộ điện tử tích hợp bên trong.


Models 7xxJxxx được sản xuất với hệ thống cứu hộ tích hợp. Bạn chỉ cần thêm bộ acquy 5x12VA.
Nối cẩn thận chân BAT+ với dây màu đỏ của acquy và chân BAT- với dây màu đen của bộ acquy

B) AE-SMART với hệ thống cứu hộ bên ngoài.


Models 7xxBxxx được sản xuất không có hệ thống cứu hộ tích hợp bên trong tủ. Tuy nhiên, bạn có
thể nối một hệ thống cứu hộ bên ngoài sau.
Một UPS nguyên khối hoặc một hệ thống gồm một UPS + Acquy có thể được dùng làm nguồn điện
cứu hộ. Tham khảo sơ đồ điện để biết cách chúng với AE-SMART như thế nào.

5.3.2 MANUAL RESCUE SYSTEM – HỆ THỐNG CỨU HỘ THỦ CÔNG

40
Nếu bộ điều khiển được cấp nguồn từ điện lưới hoặc bất cứ nguồn điện khẩn cấp nào đó, khi đó
trong tất cả các Models của AE-SMART, hệ thống nút bấm RECALL có thể được dùng để cứu hộ
khách trong cabin.
Ở Model D và Model E, có nút bấm mở thắng. Cabin có thể di chuyển bằng cách bấm nút mở
thắng.
Các hướng dẫn liên quan nằm ở mặt sau cánh cửa tủ AE-SMART.

5.4 ĐƯỜNG CONG TỐC ĐỘ THANG MÁY - SPEED CURVES

5.4.1. Hoạt động trên cơ sở tính khoảng cách - Distance based Operation:
Nếu phương pháp tìm vị trí tầng là encoder [A05=2,3], khi đó hệ thống di chuyển phụ thuộc khoảng
cách được tự động kích hoạt. Lúc này các điểm chuyển tốc sẽ được tính toán bởi bộ điều khiển.
Tốc độ di chuyển sẽ được lựa chọn tùy theo khoảng cách từ điểm bắt đầu đến tầng mục tiêu. Các
khoảng cách tầng ngắn có thể điều khiển một cách dễ dàng.
a) Dừng tầng trực tiếp - Direct Landing
Để kích hoạt hệ thống dừng tầng trực tiếp, tham số S23 phải được cài đặt lớn hơn 0 [S23=1,2,3].
Trong trường hợp này, hệ thống điều chỉnh đoạn tăng tốc và giảm tốc dựa trên giá trị cài đặt của
tham số S23.

b) Sử dụng tốc độ tìm vị trí tầng - Using Creep Speed


Nếu [S23=0] khi đó hệ thống sẽ sử dụng đoạn di chuyển với tốc độ tìm vị trí tầng trước khi dừng.
Bạn có thể truy cập vào tất cả giai đoạn chuyển động của đường cong tốc độ. Người dùng có thể
thiết kế bất cứ đường cong tốc độ mong muốn nào bằng cách điều chỉnh các tham số từ
S11…S15.
Nếu phương pháp tìm vị trí tầng không phải là phương pháp dùng encoder [A05=0,1] hoặc hệ
thống phản hồi hở được dùng (Open loop) [A03=0] khi đó hệ thống tự động chuyển sang phương
pháp này.

41
5.5 HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM - DUPLEX OPERTION
Hệ thống có thể hoạt động cùng nhau trong một nhóm lên đến 8 thang máy. Khi hoạt động thao
nhóm, Mỗi một bộ điều khiển của một thang cần có một bảng mạch giao tiếp nhóm CSI CAN và cả
nhóm thang cần thêm một thiết bị điều khiển nhóm ICG có chức năng quản lý nhóm thang. Thông
tin giữa ICG và các thang trong nhóm được thông qua đường truyền CAN-BUS. Đây làI đường
truyền tốc độ thấp, chống nhiễu.

Các tham số liên quan trong hoạt động


theo nhóm.
 [A07] GROUP NUMBER – Số thang
trong nhóm
 [A02] COMMAND SYSTEM -
 [B12] BASE FLOOR (GROUP LIFT)
– Tầng gốc (Nhóm thang)
 [T29] GROUP DOOR WAIT

CHAPTER 6 – CHỨC NĂNG CÁC NGÕ VÀO VÀ CÁC NGÕ RA

6.1 CHỨC NĂNG CÁC NGÕ VÀO - INPUT FUNCTIONS


Có một số ngõ vào đã xác định trong phần mềm điều khiển. Một số ngõ vào đã được gán cho một
chức năng riêng mặc định bởi hệ thống, ví dụ các ngõ vào [ML1], [ML2] và các ngõ vào của đường
an toàn. Một số ngõ vào khác là ngõ vào lập trình được. Bất cứ chức năng nào cũng có thể được
gán cho các ngõ vào lập trình được này thông qua việc sử dụng mục G02-PARAMETERS. Một
ngõ vào chức năng không thể được gán nhiều hơn một tín hiệu vào.

TRẠNG
NGÕ MÃ
ĐỊNH THÁI
VÀO NGÕ CHỨC NĂNG NGÕ VÀO - INPUT FUNCTION
NGHĨA HOẠT
SỐ VÀO
ĐỘNG
1 869 Công tắc chọn chế độ kiểm tra trên hộp nóc cabin. USER OFF
Công tắc cho phép gọi thang từ nút bấm trên tủ điều
2 870 USER ON
khiển - Recall Operation Switch
Công tắc báo trạng thái đang kiểm tra hố pít - Pit
3 871 USER OFF
Inspection Switch
Giới hạn dưới giếng thang - High Speed Limit at
4 817 USER OFF
bottom
5 818 Giới hạn trên giếng thang - High Speed Limit at top USER OFF

42
Nút bấm chiều xuống chế độ kiểm tra - Car
6 500 USER ON
Inspection Motion Button Down
Nút bấm chiều lên chế độ kiểm tra - Car Inspection
7 501 USER ON
Motion Button Up
8 550 Nút gọi thang đi xuống trong hộp nút bấm RECALL USER ON
9 551 Nút gọi thang đi xuống trong hộp nút bấm RECALL USER ON
10 BYP Công tắc nối tắt - Bypass Switch USER OFF
11 510 Nút gọi thang đi xuống trong hộp nút bấm hố pit USER ON
12 511 Nút gọi thang đi lên trong hộp nút bấm hố pit USER ON
13 KRR Công tắc reset sau khi kiểm tra hố pit USER TOGGLE
14 MKD Công tắc giới hạn hành trình dưới USER ON
15 MKU Công tắc giới hạn hành trình trên USER ON
16 804 Công tắc quá tải - Overload contact (NO) USER ON
17 805 Công tắc đầy tải - Full Load Contact USER ON
18 K20 Nút bấm mở cửa số 1 - Door Open Button for Door 1 USER ON
19 DTS Nút bấm đóng cửa số 1 - Door Close Button for Door 1 USER ON
Công tắc photocell cửa số 1 - Photocell Contact for
20 FOT USER ON
Door 1
21 AL1 Giới hạn mở cửa cho cửa số 1 USER ON
22 KL1 Giới hạn đóng cửa cho cửa số 1 USER ON
23 K1C Công tắc báo có vật cản cho cửa số 1 USER OFF
24 BR1 Công tắc báo trạng thái bộ thắng số 1 của máy kéo USER info
25 BR2 Công tắc báo trạng thái bộ thắng số 2 của máy kéo USER info
26 SGC Công tắc NC của bộ governor USER info
27 SGO Công tắc NO của bộ governor USER info
Nhiệt độ động cơ cửa
28 DTP Nếu động cơ cửa bị quá nóng, ngõ vào này sẽ được USER OFF
kích hoạt và bộ điều khiển sẽ dừng mọi chuyển động.
Ngõ vào cho tiếp điểm trên thắng cơ an toàn. Khi ngõ
35 PFK vào này tác động, nghĩa là thắng cơ khi an toàn đã USER OFF
tác động.
CÔNG TẮC CỨU HỘ
Nếu ngõ vào này kích hoạt và ngõ vào FKK không
36 EKS USER ON
được kích hoạt lúc khởi động, Khi đó hệ thống bắt
đầu chế độ cứu hộ.
Công tắc giới hạn giếng thang chiều xuống cho thang
37 HD tốc độ cao - High speed limit in down direction USER OFF
Ứng dụng trong các thang trên 1,2 m/s
43
Công tắc giới hạn giếng thang chiều lên cho thang
38 HU tốc độ cao - High speed limit in up direction USER OFF
Ứng dụng trong các thang trên 1,2 m/s
39 Không sử dụng
40 M0 Ngõ vào đếm tầng cho công tắc từ tự giữ khi A05=1. USER info
Ngõ vào báo có cháy - Fire Input Switch
41 FR1 Refer to
Một tín hiệu kích hoạt ở ngõ này sẽ chuyển hệ thống USER
42 FR2 [B40]
sang chế độ có cháy.
43 FRM Công tắc Fireman ở tầng sảnh. USER ON
44 FRC Công tắc Fireman trong cabin. USER ON
Công tắc dừng thang - Disable Switch
Khi tác động, thang không được phép di chuyển. Tuy
45 DSB USER ON
nhiên, chức năng điều chỉnh bằng tầng vẫn có thể
thực hiện khi cần.
Ngõ vào ưu tiên 1 - VIP input 1
Khi ngõ vào này tác động, thang máy di chuyển đến
46 VP1 USER ON
tầng chỉ định trong tham số [B23], tầng ưu tiên thứ
nhất
Ngõ vào ưu tiên 2 - VIP input 2
47 VP2 Khi ngõ vào này tác động, thang máy di chuyển đến USER ON
tầng chỉ định trong tham số [B24], tầng ưu tiên thứ 2
Ngõ vào ưu tiên 3 - VIP input 3
48 VP3 Khi ngõ vào này tác động, thang máy di chuyển đến USER ON
tầng chỉ định trong tham số [B25], tầng ưu tiên thứ 3
Ngõ vào báo nhiệt độ phòng máy.
Ngõ vào này dùng để lấy thông tin nhiệt độ phòng
máy. Khi nhiệt độ phòng máy nằm ngoài ngưỡng
49 THR USER OFF
nhiệt độ hoạt động cho phép theo tiêu chuẩn thang
máy áp dụng, ngõ vào này sẽ ON nhờ tín hiệu của
một thiết bị đo nhiệt độ bên ngoài.
Ngõ vào báo thang đang chất hàng hóa (Loading)
Ngõ vào chức năng này được dùng để giữ cửa tự
động của thang máy mở trong thời gian dài khi cabin
50 LDB đang được chất hàng hóa. Thời gian giữ cửa mở USER ON
được xác định bởi tham số [T39] LOADING PERIOD.
Bất cứ lệnh đóng cửa nào nếu có sẽ bị bỏ qua, ngoại
trừ lệnh từ ngõ vào DTS trong thời gian này.
51 WTM Ngõ vào cho công tắc Liftman (Người quản lý thang) USER ON

44
Khi được kích hoạt các cuộc gọi tầng sẽ bị vô hiệu
Ngõ vào này có thể được sử dụng để xóa một lỗi TOGGLE
UCM đang có. Khi đang có một lỗi UCM hiện diện TÍN HIỆU
52 UCR trong hệ thống, việc đổi trạng thái của ngõ vào này USER ĐỔI
(Bằng 1 công tắc lật) khi thang ở chế độ kiểm tra và TRẠNG
dừng chờ sẽ giúp xóa lỗi UCM. THÁI
Công tắc không tải - Minimum Load Contact
57 802 Nếu không có vật tải hoặc người trong cabin, ngõ USER ON
vào này sẽ ON khi thang di chuyển.
Nút bấm báo hoảng sợ - Panic button
58 PNB Khi ngõ vào này ON, thang máy sẽ ngay lập tức di USER ON
chuyển đến tầng tránh hoảng sợ cài đặt trong [B28].
Ngõ vào báo động có động đất
Khi ngõ vào chức năng này được kích hoạt (OFF),
khi đó hệ thống chuyển sang chế độ có động đất.
Nếu cabin đang di chuyển, nó sẽ di chuyển đến tầng
61 DPM USER OFF
gần nhất và mở cửa.
Nếu cabin đang dừng chờ, các lệnh gọi thang sẽ bị
từ chối. Nó có cùng chức năng như ngõ vào DEP
nhưng với cực ngõ vào đảo ngược.
62 SIM Ngõ vào chế độ mô phỏng. Xem mục 8.2. USER ON
Ngõ vào cho tín hiệu báo lỗi photocell của cửa số 1.
63 FE1 Ngõ vào này phải được đấu nối với ngõ ra báo lỗi USER ON
của của photocell cửa số 1.
Lỗi điện thoại khẩn cấp - Emergency Phone Error.
68 PER Một lỗi trong cuộc gọi khẩn cấp kích hoạt ngõ vào USER ON
này để xác nhận với hệ thống.
Ngõ vào đặc biệt 1 - Special Input 1
Trong các ngõ ra lập trình được, có NGÕ RA TỰ DO
– 1, tín hiệu này tuân theo tín hiệu của ngõ vào đặc
biệt 1. Nếu FI1 có trạng thái ON, Khi đó FREE
69 FI1 OUTPUT-1 sẽ ON và ngược lại. Chức năng của ngõ USER ON
vào này dùng để chuyển một tín hiệu ngõ ra nào đó
trong giếng thang đến một nơi khác trong giếng
thang thông qua board truyền thông thông minh CAN
của hệ thống.
70 FI2 Ngõ vào đặc biệt 2 - Special Input 2 USER ON

45
Ngõ vào này quản lý NGÕ RA TỰ DO-2 tương tự
như FI1.
Ngõ vào đặc biệt 3 - Special Input 3
71 FI3 Ngõ vào này quản lý NGÕ RA TỰ DO-3 tương tự USER ON
như FI1.
Nếu ngõ vào này được kích hoạt, tất cả các cuộc gọi
72 CDC USER ON
cabin đang chờ sẽ bị xóa.
Nếu ngõ vào này được kích hoạt, tất cả các cuộc gọi
73 CDH USER ON
tầng đang chờ sẽ bị xóa.
Nếu ngõ vào này được kích hoạt, tất cả các cuộc gọi
74 CDA USER ON
cabin và cuộc gọi tầng đang chờ sẽ bị xóa.
Công tắc báo quá tải (NC). Ngõ vào này đảo ngược
78 814 chức năng của ngõ vào 804. Trạng thái quá tải của USER OFF
hệ thống được kích hoạt nếu ngõ vào này OFF.
Cứu hộ bằng cách mở thắng bằng tay - Manuel
Rescue.Nếu cabin chỉ đang di chuyển bằng cách mở
81 MRC thắng bằng tay, khi đó ngõ vào MRC sẽ được kích USER ON
hoạt để giám sát tốc độ di chuyển của cabin trên các
hiển thị LED của bộ điều khiển. Xem mục 5.3.2.
Ngõ cảm biến tải trọng cabin 1 - LS1. Dùng trong
82 LS1 ứng dụng moment dự tính trước khi [S19=4]. Xem USER ON
phần 8.1.2.
Ngõ cảm biến tải trọng cabin 2 – LS2. Dùng trong
83 LS2 ứng dụng moment dự tính trước khi [S19=4]. Xem USER ON
phần 8.1.2.
Ngõ cảm biến tải trọng cabin 3 – LS3. Dùng trong
84 LS3 ứng dụng moment dự tính trước khi [S19=4]. Xem USER ON
phần 8.1.2.
Công tắc thường mở (NO) báo động đất -
EARTHQUAKE NO-CONTACT
Khi ngõ vào chức năng này tác động (ON), bộ điều
khiển sẽ chuyển sang chế độ có động đất. Nếu cabin
85 DEP đang di chuyển, nó sẽ chỉ tiếp tục di chuyển đến tầng USER ON
gần nhất. Khi thang máy đang dừng chờ, tất cả các
cuộc gọi sẽ bị từ chối.
Ngõ vào này có cùng chức năng với ngõ vào DPM
nhưng có cực tác động đảo ngược.

46
6.2 CHỨC NĂNG CÁC NGÕ RA - OUTPUT FUNCTIONS
Mội một ngõ ra chức năng có thể được gán cho bất cứ ngõ ra đầu cuối nào. Một ngõ ra chức năng
có thể được gán cho nhiều hơn một ngõ ra đầu cuối. Khi điều kiện một ngõ ra chức năng được
thỏa, ngõ ra đầu cuối sẽ được kích hoạt, nghĩa là công tắc của ngõ ra đó được đóng. Bất cứ ngõ ra
chức năng nào cũng có thể được gán cho bất cứ ngõ ra lập trình được nào đó bằng cách dùng
mục G02-PARAMETERS.


NGÕ NGÕ RA CHỨC NĂNG MÔ TẢ
RA
Ngõ ra điều khiển contactor chính MC. MC là
CONTACTOR CHÍNH MC - MC
1 contactor nối nguồn ra của bộ điều khiển với
CONTACTOR
động cơ.
CONTACTOR THẮNG - BRAKE Ngõ ra điều khiển contactor thắng. Contactor
2
CONTACTOR thắng cấp nguồn cho cuộn thắng của động cơ.
CHẾ ĐỘ KIỂM TRA -
3 Ngõ ra chọn chế độ kiểm tra.
INSPECTION
BÁO CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG
4 Ngõ chọn ở chế độ hoạt động bình thường
BÌNH THƯỜNG
BÁO HỆ THỐNG CÓ LỖI -
5 Ngõ ra báo có lỗi trong hệ thống
FAULT STATE
BÁO HỆ THỐNG KHÔNG CÓ
6 Ngõ ra báo không có lỗi trong hệ thống
LỖI - NO ERROR
Ngõ ra báo thang bắt đầu chuyển động. Có một
BÁO HỆ THỐNG ĐANG BẮT
7 yêu cầu di chuyển. Hệ thống đang chuẩn bị di
ĐẦU DI CHUYỂN - START
chuyển nhưng chưa có chuyển động thực tế.
BÁO CABIN ĐANG DI CHUYỂN -
8 Ngõ ra báo cabin đang di chuyển
IN MOTION
BÁO HỆ THỐNG ĐANG -KHÔNG Ngõ ra báo Cabin đang dừng chờ, không chuyển
9
DI CHUYỂN động
10 ĐẦU CUỐI 140 ĐANG ON Ngõ ra đầu cuối 140 ON
11 ĐẦU CUỐI 140 ĐANG OFF Ngõ ra đầu cuối 140 OFF.
BÁO CABIN ĐANG TRONG
12 Ngõ ra báo cabin đang ở vùng mở cửa.
VÙNG MỞ CỬA
BÁO CABIN ĐANG DỪNG
13 Ngõ ra báo cabin đang dừng chờ ở tầng.
TRONG VÙNG MỞ CỬA
BÁO CABIN ĐANG DI CHUYỂN
14 Ngõ ra báo hướng di chuyển lên.
LÊN

47
BÁO CABIN ĐANG DI CHUYỂN
15 Ngõ ra báo hướng di chuyển xuống.
XUỐNG
BÁO HỆ THỐNG ĐANG CÓ Báo hệ thống đang thi hành nhiệm vụ (Đèn chiếu
16
NHIỆM VỤ - BUSY ON sáng cabin sáng)
BÁO HỆ THÔNG ĐANG KHÔNG Báo hệ thống đang không có nhiệm vụ (Đèn
17
CÓ NHIỆM VỤ - NOT BUSY chiếu sáng cabin tắt)
18 ĐẦU CUỐI 120 OFF Báo mạch dừng 120 (stop circuit) đang đóng
19 ĐẦU CUỐI 120 ON Báo mạch dừng 120 (stop circuit) đang mở
PARK TIME – BÁO CABIN ĐANG Báo bộ điều khiển đang ở chế độ dừng nghỉ - The
20
Ở TẦNG DỪNG NGHỈ controller is waiting for park period.
BÁO CABIN ĐANG ĐƯỢC
21 CHỈNH BẰNG TẦNG - Ngõ ra báo cabin đang điều chỉnh bằng tầng.
LEVELLING
22 BÁO CÓ CHÁY - FIRE ALARM Ngõ ra báo có cháy. (FR1 or FR2 On)
BÁO TRẠNG THÁI CAM ĐỘNG - Ngõ ra báo trạng thái cam động - Retiring cam
26
RETIRING CAM output
BÁO THANG KHÔNG THỂ
27 Ngõ ra báo thang đang không phục vụ.
PHỤC VỤ - OUT OF SERVICE
28 BÁO THANG BỊ QUÁ TẢI Tín hiệu báo quá tải tác động (804 input is active)
SỐ LẦN KHỞI ĐỘNG CABIN Số lần khởi động cabin vượt số lần khởi động tối
29
VƯỢT GIỚI HẠN đa cho phép đã cài đặt.
30…35 CÁC NGÕ RA TỪ B0…B5 Ngõ ra mã nhị phân. Bits B0…B5.
BÁO NGUỒN ĐIỆN OK -
36 Báo nguồn điện lưới đang ổn định.
POWER LINE OK
37 POWER NOT PRESENT Báo đang không có nguồn điện lưới.
BÁO THANG ĐANG TRONG
38 Thang máy đang trong chế độ cứu hộ.
CHẾ ĐỘ CỨU HỘ
BÁO THANG ĐANG KHÔNG Ở
39 Thang máy đang không ở chế độ cứu hộ.
CHẾ ĐỘ CỨU HỘ
Ngõ ra mã nhị phân Gray. Bits M0...M5.
40…45 CÁC NGÕ RA TỪ M0…M5 Mã Gray là mã nhị phân mà hai mã liền kề trong
bảng mã chỉ khác nhau một bit
BÁO HỆ THỐNG ĐANG TRONG Ngõ ra báo hệ thống đang trong chế độ ưu tiên
46
CHẾ ĐỘ VIP HOẶC ƯU TIÊN VIP.
HƯỚNG DI CHUYỂN KẾ TIẾP
47 Ngõ ra báo hướng di chuyển kế tiếp là đi lên.
LÀ ĐI LÊN
HƯỚNG DI CHUYỂN KẾ TIẾP
48 Ngõ ra báo hướng di chuyển kế tiếp là đi xuống.
LÀ ĐI XUỐNG

48
49 LIFTMAN Ngõ ra báo trạng thái Liftman
50 NGÕ RA QUẠT Ngõ ra quạt
Ngõ ra này tác động nếu nhiệt độ cao hơn giá trị
51 BÁO NHIỆT ĐỘ CAO
đặt trong tham số [B29].
BÁO THANG ĐANG CHẤT Thời gian chờ chất hàng vào cabin được kích
52
HÀNG hoạt [T39] is activated by LDB input.
Báo Contactor nguồn cấp động cơ không kích
53 BÁO MC CONTACTOR IS OFF
hoạt
NO CALLS – NGÕ RA BÁO Ngõ ra báo trạng thái đang không có cuộc gọi
54
KHÔNG CÓ CUỘC GỌI trong hệ thống
NGÕ RA KÍCH HOẠT CHẾ ĐỘ Khi photocell của cửa thứ nhất bị cản trong
ĐÓNG CỬA CHẬM 1 - khoảng thời gian lớn hơn [C34], cửa thứ nhất sẽ
55
bắt đầu chuyển sang chế độ đóng chậm. Ngõ ra
SLOW CLOSE -1 này cho chức năng đóng cửa chậm cửa thứ nhất.
NGÕ RA CHO SPEED
57 Ngõ ra dành cho cuộn coil của governor
GOVERNOR COIL
58 NGÕ RA ĐÓNG CỬA 1 Ngõ ra tín hiệu đóng cửa số 1
59 NGÕ RA MỞ CỬA 1 Ngõ ra tín hiệu mở cửa số 1
NGÕ RA CẢNH BÁO ĐANG CÓ Khi thang ở chế độ nối tắt, ngõ ra này sẽ được
62
NỐI TẮT - BYPASS WARNING kích hoạt.
Nếu hệ thống bị khóa hoặc đang ở trạng thái
NGÕ RA BÁO HỆ THỐNG ĐANG
63 không thể phục vụ vì 1 lỗi nào đó, ngõ ra này sẽ
BỊ KHÓA
được kích hoạt.
FIRE NO-ENTRANCE – BÁO CÓ
64 Ngõ ra báo có cháy, không sử dụng thang.
CHÁY, KHÔNG SỬ DỤNG
GOVERNOR CONTROL – NGÕ
65 Ngõ ra governor - Governor Output symbol
RA ĐIỀU KHIỂN GOVERNOR
CAR INSPECTION - BÁO CABIN Ngõ ra báo cabin đang ở chế độ kiểm tra do chọn
67
ĐANG Ở CHẾ ĐỘ KIỂM TRA trên công tắc kiểm tra của hộ tủ nóc cabin.
PIT INSPECTION – BÁO ĐANG Ngõ ra báo đang ở chế độ kiểm tra hố pit do chọn
68
KIỂM TRA HỐ PIT trên công tắc kiểm tra hố pit.
INSPECTION CAR+PIT – NGÕ Ngõ ra báo công tắc chuyển sang trạng thái kiểm
69 RA BÁO ĐANG ĐỒNG THỜI tra của hộp tủ nóc cabin và hố pit tác động đồng
KIỂM TRA NÓC CABIN VÀ PIT thời.
Ngõ ra này tác động khi ngõ vào tự do thứ nhất
FREE OUTPUT 1 – NGÕ RA TỰ
71 (69) được tác động (Mục đích cho truyền tín hiệu
DO 1
bằng CAN)

49
Ngõ ra này tác động khi ngõ vào tự do thứ hai
FREE OUTPUT 2 – NGÕ RA TỰ
72 (70) được tác động (Mục đích cho truyền tín hiệu
DO 2
bằng CAN)
Ngõ ra này tác động khi ngõ vào tự do thứ ba
FREE OUTPUT 3 – NGÕ RA TỰ
73 (71) được tác động (Mục đích cho truyền tín hiệu
DO 3
bằng CAN)
Ngõ ra này sẽ kích hoạt khi thang đang di chuyển
ALARM FILTER – NGÕ RA LỌC bình thường và khi cửa thang đang mở trong
74 TÍN HIỆU CẢNH BÁO KHÔNG vùng mở cửa. Ngõ ra này được dùng để tránh
CẦN THIẾT phải dùng thêm một điện thoại gọi khẩn cấp theo
tiêu chuẩn EN81-28.
SỐ LẦN THAY ĐỔI HƯỚNG DI Số lần thay đổi hướng di chuyển vượt quá giá trị
76
CHUYỂN ĐẠT GIÁ TRỊ TỐI ĐA cài đặt trong H12.
Ngõ ra này sẽ ở trạng thái ON khi cabin vừa di
NGÕ RA BÁO CABIN ĐẾN TẦNG
77 chuyển đến tầng mục tiêu trong chế độ hoạt động
- GONG
bình thường.
Ngõ ra này sẽ ON khi nút ALARM trong cabin
được bấm. Chức năng này chỉ hoạt động với
78 NGÕ RA CẢNH BÁO - ALARM
COP nối tiếp ALYA và BELLA cũng như trong hệ
thống có board cabin PWSC.

CHƯƠNG 7 – ĐỊNH NGHĨA CÁC THAM SỐ - PARAMETER DEFINITIONS

Toàn bộ thông tin cài đặt và định thời về thang máy và bộ điều khiển được chứa trong các tham số
hệ thống. Trong G01-MAIN MENU bạn có thể thấy tất cả các nhóm tham số cho tất cả chức năng.
Tuy nhiên mục G02-PARAMETERS là mục chứa các tham số thường dùng nhất, các ngõ vào và
ngõ ra. Bạn nên chỉ dùng mục G01-MAIN MENU khi truy cậy vào các chức năng nâng cao.
Các tham số được phân loại vào các nhóm như sau:
P01-GROUP A PARAMETERS: Các tham số này được kí hiệu với chữ ‘A’ đứng trước với định
dạng Axx. Các tham số chính xác định loại thang máy và các chức năng cơ bản của thang máy.
Chúng chỉ có thể được thay đổi khi thang máy đang trong ở trạng thái nghỉ.

P02- GROUP B PARAMETERS: Các tham số này được kí hiệu với chữ ‘B’ đứng trước với định
dạng Bxx. Các tham số phụ trợ xác định hầu hết các chức năng cho thang máy. Chúng có thể
được thay đổi bất cứ khi nào.

50
P03-TIMER PARAMETERS: Các tham số này được kí hiệu với chữ ‘C’ đứng trước với định dạng
Cxx. Các tham số thời gian này chứa mọi các cài đặt thời gian mà người dùng có thể tự định
nghĩa. Chúng có thể được thay đổi bất cứ khi nào.

P04-SPEED PARAMETERS: Phần này chứa các tham số cho điều chỉnh tốc độ. Chúng chỉ có thể
được thay đổi khi thang máy đang trong ở trạng thái nghỉ.

P05-CONTROL PARAMETERS: Các tham số điều khiển chủ yếu là các tham số được dùng để
điều khiển hành vi của động cơ. Chúng chỉ có thể được thay đổi khi thang máy đang trong ở trạng
thái nghỉ.

P06-MOTOR PARAMETERS: Phần này chứa các tham số về đặc tính động cơ và đặc tính
encoder. Chúng chỉ có thể được thay đổi khi thang máy đang trong ở trạng thái nghỉ.

P07-HARDWARE PARAMETERS: Các tham số trong mục này chứa các cài đặt cho phần cứng
của bộ điều khiển.

P08-INPUT DEFINITIONS: Trong mục này, tất cả các đầu cuối ngõ vào có thể được truy cập.

P09-SPECIAL PARAMETERS: Mục này chứa các tham số cài đặt cho các chức năng đặc biệt của
hệ thống.

P10-OUTPUT DEFINITIONS: Trong mục này, tất cả các đầu cuối ngõ ra có thể được truy cập.

7.1 P01- CÁC THAM SỐ CHÍNH (P01-MAIN PARAMETERS)


Thang máy phải đang ở trạng thái nghỉ khi bạn điều chỉnh các tham số chính.

[A01] NUMBER OF STOPS – SỐ ĐIỂM DỪNG


2…12 Tham số này chứa số tầng phục vụ của thang máy.
[A02] COMMAND SYSTEM – KIỂU ĐIỀU KHIỂN VẬN HÀNH
Simple Push Button – Điều khiển theo từng lệnh gọi thang tại 1 thời
0
điểm.
1 Simple Collective – Điều khiển tập hợp đơn giản
2 Down Collective - Điều khiển tập hợp chiều xuống
3 Up Collective – Điều khiển tập hợp chiều lên
Full Collective – Điều khiển tập hợp 2 chiều
4 Full selective collective operation – Điều khiển tập hợp 2 chiều: Đáp
ứng tất cả cuộc gọi trong cabin và ngoài cửa tầng theo chiều mà

51
thang đang chạy; lưu giữ các cuộc gọi ngược chiều để phục vụ ở
hành trình ngược lại hoặc bằng thang khác nếu điều khiển nhóm.
[A03] MOTOR TYPE – LOẠI ĐỘNG CƠ
Không đồng bộ mạch hở - Máy kéo có hộp số không có encoder
0
(Asynchronous Open Loop - Geared machine without encoder)
Không đồng bộ mạch kín – Máy kéo có hộp số có encoder
1
(Asynchronous Close Loop - Geared machine with encoder)
Đồng bộ - Máy kéo không hộp số có encoder tuyệt đối (Synchronous -
2
Gearless machine with absolute encoder)
[A04] DOOR TYPE – LOẠI CỬA
1 Cửa mở quay bản lề bán tự động Wing Door (Semi-automatic doors)

2 Cửa mở tự động - Automatic Door

[A05] FLOOR SELECTOR


PHƯƠNG PHÁP TÌM VỊ TRÍ TẦNG – Đọc phần 5.2 để nắm thêm chi tiết
0 Counter Mono-stable Switch – Đếm tín hiệu từ công tắc không tự giữ

1 Counter Bi-Stable Switch – Đếm tín hiệu từ công tắc tự giữ

2 Motor Encoder – Tín hiệu từ encoder của động cơ

Shaft Encoder – Tín hiệu từ encoder từ các thiết bị giếng thang (Ví dụ:
3
tín hiệu từ encoder lắp trên governor)
[A06] DOOR BRIDGING – NỐI TẮT TIẾP ĐIỂM CỬA
0 Not Active – Không kích hoạt nối tắt
1 Re-levelling – Có điều chỉnh bằng tầng
2 Early Door Open - Mở cửa sớm
3 Relevel + Early Door Open - Điều chỉnh bằng tầng và mở cửa sớm
[A07] GROUP NUMBER – ĐIỀU KHIỂN NHÓM
0 Simplex – Điều khiển đơn độc lập
1 Duplex – Điều khiển nhóm
[A09] LANDING COMMUNICATION - TRUYỀN THÔNG GIỮA CÁC TẦNG
Car Serial- Landing calls and signals are driven by RBIO board.
0 Cabin kiểu nối tiếp – các cuộc gọi tầng và và tín hiệu được điều khiển
bởi RBIO board.
1 Full Serial – Toàn bộ cabin và các tầng truyền thông nối tiếp
[A10] LIFT STANDARD – TIÊU CHUẨN THANG MÁY TUÂN THỦ
0 EN81-1
1 EN81-1+A3

52
Board nối tắt tiếp điểm cửa SDB phải được dùng nếu thang máy có
chế độ mở cửa sớm hoặc điều chỉnh bằng tầng (A06>1).
EN81-20/50
2
Tiêu chuẩn này bắt buộc dùng board nối tắt tiếp điểm cửa SDB
[A11] LEVEL DETECTOR – PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN CABIN LỆCH VỊ TRÍ TẦNG
MKU/MKD – Dùng các công tắc MKU/MKD để kích hoạt vị trí bắt đầu
điều chỉnh bằng tầng và vị trí kết thúc quá trình điều chỉnh bằng tầng.
0
Lựa chọn này nên được dùng nếu phương pháp tìm vị trí tầng là tín
hiệu encoder động cơ. [A05=2].
Dùng ENCODER
Chuyển động điều chỉnh bằng tầng được bắt đầu dựa trên vị trí hiện
1 tại của cabin. Lựa chọn này nên được dùng khi phương pháp tìm vị trí
tầng là encoder của thiết bị giếng thang hoặc khi dùng encoder tuyệt
đối [A05>2].
[A12] ENTRANCE FLOOR – VỊ TRÍ TẦNG SẢNH

0…6 Tham số này lưu số tầng nằm dưới tầng sảnh nếu có.

[A13] LIFT/HOMELIFT – THANG MÁY TẢI KHÁCH/ THANG MÁY GIA ĐÌNH
Thang máy phổ thông - Normal Lift
0 Thang máy phục vụ như một thang máy bình thường tuân thủ tiêu
chuẩn EN81-20/50.
Thang máy gia đình - Homelift
1 Thang máy hoạt động như một thang máy gia đình. Traffic system is
simple push button.
[A14] FIRE STANDARD – TIÊU CHUẨN THANG MÁY CHỮA CHÁY
Tham số này quyết định phản ứng của thang máy khi có cháy xảy ra.
EN81-73 Lift
0 Thang máy tiếp tục hoạt động sau khi không còn tín hiệu báo cháy.
Lift continues to work after removal of the fire signal.
EN81-73 Lift with blocking after operation
4
Thang máy sẽ vẫn bị khóa sau khi không còn tín hiệu báo cháy.
[A15] INSTALLATION MODE – CHẾ ĐỘ KHI ĐANG LẮP ĐẶT THANG MÁY
Tham số này có chức năng hỗ trợ quá trình lắp đặt thang máy ban đầu. Hệ thống phải ở chế độ
kiểm tra bằng cách kích hoạt từ hộp tủ nóc cabin hoặc từ hộp nút bấm Recall trong tủ điều
khiển. Một số ngõ vào sẽ bị vô hiệu hóa khi chế độ này được kích hoạt. Khi bộ điều khiển trở lại
chế độ hoạt động bình thường hoặc khi hệ thống được mở nguồn, tham số này sẽ được chuyển
về không kích hoạt một cách tự động, [A15=0].
0 Không kích hoạt – Hệ thống hoạt động ở chế độ bình thường.

53
Kích hoạt – Nếu hệ thống đang ở chế độ kiểm tra do vị trí công tắc
xoay chọn chế độ trên hộp tủ nóc cabin hoặc hộp nút bấm Recall
trong tủ điều khiển, Khi đó hệ thống sẽ không phản hồi các tín hiệu
1
ngõ vào 871, DIK, BYP, KRR, DPM, SGO, KL1, KL2, K1C và K2C.
Công tắc báo trạng thái đang kiểm tra hố pit, lỗi UCM và thủ tục nối tắt
sẽ bị bỏ qua.
Kích hoạt – Giống như khi chọn [A15=1] nhưng bổ sung thêm trạng
2
thái của các công tắc sẽ bị bỏ qua.
[A16] UCM CONTROLLER - CHỨC NĂNG PHÁT HIỆN CABIN DI CHUYỂN NGOÀI Ý MUỐN
Không kích hoạt – Không có chức năng phát hiện cabin di chuyển
0
ngoài ý muốn.
Kích hoạt – Thang máy có chức năng phát hiện cabin di chuyển ngoài
1
ý muốn.
[A18] PIT CONTROLLER BOARD – BOARD ĐIỀU KHIỂN TRONG HỐ PIT
0 Không sử dụng – Không có CIO board trong hố pit.
1 Có sử dụng CIO board trong hố pit.
[A19] SIMULATOR MODE – CHẾ ĐỘ MÔ PHỎNG
Chế độ mô phỏng có thể được dùng để chạy bộ điều khiển tích hợp phục vụ kiểm tra thang máy
hoặc đào tạo kỹ thuật viên thang máy với động cơ chạy tư do hoặc không có động cơ. Đừng
kích hoạt [A19>0] chức năng này dùng cho việc lắp đặt thang máy trong giếng thang. Đọc
mục 8.2 để có thêm thông tin chi tiết.
0 Không kích hoạt – Chế độ mô phỏng không được kích hoạt.
1 Chế độ mô phỏng với động cơ chạy tự do.
2 Chế độ mô phỏng không có động cơ.
3 Chế độ mô phỏng chỉ trên tủ điều khiển.
[A20] DOOR ZONE – VÙNG MỞ CỬA
150…600 Tham số này lưu giá trí chiều dài vùng mở cửa.
[A21] RELEVEL START mm - VỊ TRÍ BẮT ĐẦU ĐIỀU CHỈNH BẰNG TẦNG
Độ lệch tầng mà tại đó hệ thống bắt đầu thực hiện điều chỉnh bằng
15…30
tầng. Kích hoạt khi [A11=1].
[A22] RELEVEL STOP mm - VỊ TRÍ DỪNG ĐIỀU CHỈNH BẰNG TẦNG
Độ lệch tầng mà tại đó hệ thống dừng thực hiện điều chỉnh bằng tầng.
3..15
Kích hoạt khi [A11=1].
[A23] EMERGENCY RESCUE OPERATION ALLOWED - CHO PHÉP THỰC HIỆN CỨU HỘ
KHẨN CẤP
Không cho phép(Passive) – việc thực hiện cứu hộ khẩn cấp không
0
được cho phép
1 Cho phép (Active)

54
[A24] EKS VOLTAGE - ĐIỆN ÁP CẤP CHO TỦ ĐIỀU KHIỂN TRONG TRƯỜNG HỢP THỰC
HIỆN CỨU HỘ
Tham số này ghi điện áp động cơ cấp cho tủ điều khiển trong trường hợp thực hiện cứu hộ.
0 220V AC
1 380V AC
2 110V AC
3 60V DC
4 48V DC
[A25] HIGH SPEED SWITCHES (HU/HD) – CÔNG TẮC TỐC ĐỘ CAO (HU/HD)
0 Không sử dụng công tắc tốc độ cao HU/HD.
1 Có sử dụng công tắc tốc độ cao HU/HD.

7.2 P02-B PARAMETERS – CÁC THAM SỐ NHÓM B

[B01] AFTER LOCK FAULT – SAU KHI CÓ LỖI KHÓA CỬA


Tiếp tục hoạt động
0
Hệ thống tiếp tục hoạt động sau khi có lỗi khóa cửa xuất hiện.
Khóa thang nếu lỗi lặp lại
1 Hệ thống sẽ bị khóa sau một số lần lặp lại lỗi khóa cửa Số lần lặp lại lỗi
cho phép này được xác định bởi tham số [B05].
Xóa các cuộc gọi thang đã được ghi nhận
2
Tất cả các cuộc gọi đã nhận sẽ bị xóa khi có lỗi khóa cửa xảy ra.
Khóa thang và Thử lại lần nữa (Block + Try Again)
Hệ thống sẽ bị khóa sau một số lần lặp lại lỗi khóa cửa Số lần lặp lại lỗi
3
cho phép này được xác định bởi tham số [B05]. Tuy nhiên, hệ thống sẽ
tự động trở lại hoạt động bình thường sau 5 phút.
[B02] SKIP SIMPLE ERRORS – BỎ QUA CÁC LỖI ĐƠN GIẢN
Stop - Dừng hoạt động
0
Hệ thống sẽ dừng khi khi có bất cứ lỗi nào xuất hiện.
Continue – Tiếp tục hoạt động
1 Hệ thống tiếp tục hoạt động khi xuất hiện một số lỗi đơn giản không liên
quan đến đường an toàn hoặc lỗi cabin di chuyển.
[B03] ERROR BLOCKING – KHÓA THANG KHI CÓ LỖI XUẤT HIỆN
Hệ thống sẽ bị khóa nếu xảy ra lỗi 45, Lỗi board nối tắt tiếp điểm cửa
0
SDB.
Hệ thống sẽ không bị khóa nếu xảy ra lỗi 45, Lỗi board nối tắt tiếp điểm
1
cửa SDB.

55
[B04] UCM ERROR BLOCK – KHÓA THANG KHI PHÁT HIỆN LỖI UCM
Tham số này quyết định có bị khóa hay không sau khi phát hiện có lỗi liên quan UCM (Các lỗi số
64, 68, 69 và 72).
CÓ THỂ KHÓA THANG MÁY
0
Khi có lỗi liên quan UCM, thang máy sẽ bị khóa.

KHÔNG KHÓA THANG MÁY


Khi có lỗi liên quan UCM, thang máy sẽ không bị khóa.
Chú ý: Lựa chọn này chỉ được dùng khi thang máy đang trong quá
1
trình lắp đặt, sửa chữa hoặc bảo trì. Tham số này không được
chọn về 0 khi hoạt động bình thường theo quy định của các tiêu
chuẩn thang máy hiện tại.

[B05] MAXIMUM ERROR REPEAT - SỐ LẦN CÁC LỖI ĐƯỢC PHÉP LẶP LẠI TỐI ĐA

Khi bất cứ lỗi nào trong danh sách bên dưới xảy ra và lặp lại liên tục
với số lần vượt quá giá trị cài đặt bởi [B05], hệ thống sẽ bị khóa. Các lỗi
3..50
đó là: 6, 7, 12, 13, 21, 23, 27, 28, 30, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 61, 62, 63,
65, 66, 67, 70, 71, 73, 74, 75, 82, 88, 89, 90, 91, 92, 116, 119, 120, 121

[B06] PARK DEFINITION – LỰA CHỌN TẦNG DỪNG NGHỈ


Tham số này quyết định thang có tầng dừng nghỉ hay không và trạng thái cửa thang đóng hay mở
khi ở tầng dừng nghỉ.
0 Không có tầng dừng nghỉ
Có tầng dừng nghỉ, cửa thang máy đóng khi dừng nghỉ.
Cabin sẽ di chuyển đến tầng dừng nghỉ đã cài đặt trong tham số [B07]
1 khi không có cuộc gọi cabin sau một khoảng thời gian đã cài đặt ở
tham số [T02] sau khi đèn chiếu sáng cabin đã tắt. Cabin sẽ nghỉ ở
tầng dừng nghỉ [B07] với cửa thang đóng.
Có tầng dừng nghỉ, cửa thang máy mở khi dừng nghỉ.
Cabin sẽ di chuyển đến tầng dừng nghỉ đã cài đặt trong tham số [B07]
khi không có cuộc gọi cabin sau một khoảng thời gian đã cài đặt ở
2 tham số [T02] sau khi đèn chiếu sáng cabin đã tắt. Cabin sẽ nghỉ ở
tầng dừng nghỉ [B07] với cửa thang mở.
Chú ý: Lựa chọn này không tuân thủ tiêu chuẩn thang máy EN81-
20/50 cũng như tiêu chuẩn EN81-1.
[B07] PARK FLOOR – CHỌN TẦNG DỪNG NGHỈ
Tham số này cài đặt tầng cần dừng nghỉ cho thang máy, tầng dừng
0…63 nghỉ là tầng mà cabin sẽ di chuyển đến và nằm nghỉ ở đó nếu chức
năng Parking đã được kích hoạt.
[B08] HALL CALLS INHIBIT – VÔ HIỆU CÁC CUỘC GỌI TẦNG

56
Bạn có thể vô hiệu các cuộc gọi tầng bằng tham số này.
0 Hall Calls Allowed – Cho phép các cuộc gọi tầng
1 Hall Calls Inhibited – Vô hiệu các cuộc gọi tầng
[B09] MAXIMUM CABIN CALLS – SỐ CUỘC GỌI CABIN TỐI ĐA CHO PHÉP
Tham số này cài đặt số lượng cuộc gọi cabin tối đa được chấp nhận tại
3…11 bất cứ khi nào. Bất cứ cuộc gọi cabin mới nào cũng sẽ bị bò qua nếu
đã có [B09] cuộc gọi cabin đã được chấp nhận.
[B10] DOOR IN STOP BREAK -
Lệnh đóng/ mở cửa không kích hoạt (Door Passive)
Nếu mạch dừng (120) off ở tầng nào đó, tín hiệu cửa sẽ không được
0
kích hoạt. Không có lệnh đóng cửa hay lệnh mở cửa nào được gửi đến
cửa thang máy.
Lệnh đóng/ mở cửa được kích hoạt (Door Active)
1
Tín hiệu cửa sẽ vẫn được kích hoạt sau khi thang dừng nghỉ.
[B12] BASE FLOOR (GROUP LIFT) – TẦNG CƠ SỞ CỦA NHÓM THANG
Tham số này chỉ dùng khi có điều khiển nhóm thang.
Nếu có 1 hoặc nhiều hơn 1 tầng của thang máy khác trong nhóm nằm
0…10 dưới tầng cơ sở của thang máy này, khi đó số tầng phía dưới còn thiếu
trong thang máy này phải được xác định trong tham số [B12]. Thông tin
này được dùng để điều chỉnh số tầng trong truyền thông nhóm thang.
[B13] DOOR LIMIT SWITCHES – CÁC CÔNG TẮC GIỚI HẠN CỦA CỬA
Là công tắc thường mở
0 Ngõ vào AL1, KL1 sẽ được kích hoạt khi chân đầu cuối của nó được
nối với 1000.
Là công tắc thường đóng
1 Ngõ vào AL1, KL1 sẽ được kích hoạt khi chân đầu cuối của nó hở
mạch.
[B14] FIRE FLOOR 1 – TẦNG THOÁT CHÁY 1
Khi chân đầu cuối ngõ vào được gán cho ngõ vào chức năng FR1
0…63 được kích hoạt, cabin sẽ ngay lập tức di chuyển đến tầng được cài đặt
trong tham số này.
[B15] FIRE FLOOR 2 – TẦNG THOÁT CHÁY 2
Khi chân đầu cuối ngõ vào được gán cho ngõ vào chức năng FR2
0…63 được kích hoạt, cabin sẽ ngay lập tức di chuyển đến tầng được cài đặt
trong tham số này.
[B16] PTC CONTROL – CÀI ĐẶT CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ ĐỘNG CƠ
Tắt chức năng cảnh báo nhiệt độ động cơ.
0
Chức năng cảnh báo nhiệt độ động cơ không kích hoạt.

57
Mở chức năng báo nhiệt độ động cơ.
1
Chức năng cảnh báo nhiệt độ động cơ được kích hoạt.
[B17] PHOTOCELL BYPASS CONTROL – NỐI TẮT TÍN HIỆU PHOTOCELL
Không kích hoạt
0
Không thực hiện nối tắt tín hiệu photocell.
CHẾ ĐỘ KÍCH HOẠT-1 / Không có lệnh đóng cửa bình thường
Thực hiện nối tắt tín hiệu photocell. CHỈ CÓ NGÕ RA CHỨC NĂNG
1
ĐÓNG CỬA CHẬM được kích hoạt cho bộ truyền động cửa để đóng
cửa khi tín hiệu photocell bị nối tắt. Xem thêm tham số định thời [T34].
CHẾ ĐỘ KÍCH HOẠT-2 / vẫn có lệnh đóng cửa bình thường
Thực hiện nối tắt tín hiệu photocell. Lệnh đóng cửa bình thường
2 được gửi cùng với ngõ ra chức năng đóng cửa chậm được gửi đến
bộ truyền động cửa để đóng cửa khi tín hiệu photocell bị nối tắt. Xem
thêm tham số định thời [T34].
[B18] GONG CONTROL – ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU BÁO ĐẾN TẦNG GONG
Tham số này xác định tín hiệu báo đến tầng gong sẽ được thi hành như thế nào.
Có tín hiệu gong khi thang ngừng (Gong at Stop)
0
Tín hiệu gong được kích hoạt khi thang dừng.
Có tín hiệu gong khi thang di chuyển ở tốc độ thấp (Gong at Stop) Tín
1
hiệu gong được kích hoạt khi thang bắt đầu giảm tốc khi đến tầng.
2 Không có tín hiệu báo khi cabin đến tầng (No Car Gong)
[B19] MK DELAY – THỜI GIAN TRỄ CHO TÍN HIỆU MK
Tham số này được dùng khi phương pháp tìm vị trí tầng không phải là
encoder [A05<2]. Nó xác định thời gian trễ khi dừng sau khi công tắc từ
báo dừng đã được đọc bởi bộ điều khiển (Khi ở chế độ hoạt động bình
0…50
thường). Một đơn vị trong tham số này tương ứng với 10 mili giây. Đặt
về 0 nếu bạn muốn vô hiệu chức năng này.
Giá trị tối đa 50 tương ứng với 0,5 giây trễ.
[B20] ERS MK DELAY - THỜI GIAN TRỄ CHO TÍN HIỆU ERS MK
Tham số này xác định thời gian trễ khi dừng sau khi công tắc từ báo
dừng đã được đọc bởi bộ điều khiển (Khi ở chế độ cứu hộ). Một đơn vị
0…50 trong tham số này tương ứng với 10 mili giây. Đặt về 0 nếu bạn muốn
vô hiệu chức năng này.
Giá trị tối đa 120 tương ứng với 1,2 giây trễ.
[B22] VIP CONTROL – ĐIỀU KHIỂN CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN
Không kích hoạt
0
Chế độ VIP không hoạt động.
1 Kích hoạt

58
Chế độ VIP có hoạt động
[B23] 1st VIP FLOOR – TẦNG ƯU TIÊN THỨ NHẤT
Khi đầu cuối ngõ vào gán cho ngõ vào chức năng VP1 được kích hoạt,
thang máy sẽ ngay lập tức di chuyển đến tầng được cài đặt trong tham
0…63 số này. VP1 có quyền ưu tiên cao nhất và VP2 có quyền ưu tiên thứ
hai. Nếu VP2 hoặc VP3 được kích hoạt và VP1 cũng được kích hoạt thì
VP1 sẽ được chọn, VP2 and VP3 sẽ bị bỏ qua.
[B24] 2nd VIP FLOOR – TẦNG ƯU TIÊN THỨ 2
Khi đầu cuối ngõ vào gán cho ngõ vào chức năng VP2 được kích hoạt,
thang máy sẽ ngay lập tức di chuyển đến tầng được cài đặt trong tham
0…63 số này. VP1 có quyền ưu tiên cao nhất và VP3 có quyền ưu tiên thấp
nhất. Nếu cả hai VP2 và VP3 đều kích hoạt, khi đó VP2 sẽ được chọn
và VP3 bị bỏ qua. Và khi VP1 được kích hoạt thì VP2 sẽ bị bỏ qua.
[B25] 3rd VIP FLOOR – TẦNG ƯU TIÊN THỨ 3
Khi đầu cuối ngõ vào gán cho ngõ vào chức năng VP3 được kích hoạt,
thang máy sẽ ngay lập tức di chuyển đến tầng được cài đặt trong tham
0…63
số này. VP3 có quyền ưu tiên thấp nhất. Vì vậy nếu VP2 hoặc VP1
được kích hoạt thì VP3 sẽ bị bỏ qua.
[B26] WAIT DOOR OPEN – TRẠNG THÁI CỬA CABIN KHI THANG DỪNG NGHỈ
Tham số này quyết định cửa cabin sẽ đóng hay mở khi dừng nghỉ ở vị trí tầng.
Dừng chờ với cửa đóng
0
Cabin dừng chờ ở tầng với cửa đóng.
Dừng chờ với cửa mở
Cabin dừng chờ ở tầng với cửa mở.
1
Chú ý: Lựa chọn này không tuân thủ tiêu chuẩn thang máy EN81-
20/50 cũng như tiêu chuẩn EN81-1.
[B27] MR TEMPERATURE – GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ PHÒNG MÁY
Tham số này quyết định nhiệt độ phòng máy sẽ được giám sát như thế nào.
0 Không giám sát nhiệt độ phòng máy, không có tín hiệu ngõ vào THR
Có giám sát nhiệt độ phòng máy qua tín hiệu ngõ vào THR
Một đầu dò nhiệt độ bên ngoài được dùng để giám sát nhiệt độ phòng
máy. Bất cứ trạng thái kích hoạt nào (ON) ở chân ngõ vào đầu cuối
1
được gán cho ngõ vào chức năng THR chỉ ra rằng nhiệt độ phòng máy
đang vượt giới hạn cho phép và thang sẽ không được cho phép di
chuyển.
[B28] PANIC FLOOR – TẦNG THANG MÁY SẼ DI CHUYỂN VỀ KHI CÓ HOẢNG LOẠN
Khi ngõ vào [PNB] được kích hoạt, thang máy sẽ hủy mọi cuộc gọi đã
0…63
ghi nhận và di chuyển về tầng được cài đặt trong tham số này.

59
[B30] CAR DISPLAY OUTPUT – KIỂU TÍN HIỆU HIỂN THỊ MÀN HÌNH CABIN
Tham số này xác định kiểu tín hiệu các ngõ ra số cho màn hình hiển thị khi cabin được điều khiển
bởi RBIO board.
0 Màn hình LED 7 đoạn - 7 Segment Display
Board điều khiển cabin nối song song gửi mã nhị phân Gray đến các
1
ngõ ra. Kí hiệu các Bit là: A: G0, B: G1, C: G2 và D: G3.
Board điều khiển cabin nối song song gửi mã nhị phân đến các ngõ ra.
2
Kí hiệu các Bit là: A: B0, B: B1, C: B2 và D: B3.
[B31] HALL DISPLAY OUTPUT -– KIỂU TÍN HIỆU HIỂN THỊ MÀN HÌNH TẦNG
Tham số này xác định kiểu tín hiệu các ngõ ra số cho màn hình hiển thị khi các bảng gọi tầng
được điều khiển bởi RBIO board.
0 Màn hình LED 7 đoạn - 7 Segment
Board RBIO nối song song gửi mã nhị phân Gray đến các ngõ ra. Kí
1
hiệu các Bit là: A: G0, B: G1, C: G2 và D: G3.
Board RBIO nối song song gửi mã nhị phân đến các ngõ ra. Kí hiệu các
2
Bit là: A: B0, B: B1, C: B2 và D: B3.
[B32] CNT CHECKING – KIỂM TRA CONTACTOR
Tắt chế độ kiểm tra – Không tiến hành kiểm tra contactor.
Ghi nhớ: Lựa chọn này chỉ được dùng cho mục đích lắp đặt, sửa
0
chữa và bảo trì. Tham số này không được đặt về 0 trong khi hoạt
động bình thường theo quy định của các tiêu chuẩn hiện hành.
1 Mở chế độ kiểm tra – Việc kiểm tra contactor luôn được thực hiện.
[B34] MENU CHARACTER SET – BỘ CHỮ CÁI HIỂN THỊ
0 Bộ chữ Latin (Mặc định)- Màn hình LCD hiển thị bộ chữ Latin.
1 Bộ chữ tiếng Nga (Cyrillic) - Màn hình LCD hiển thị bộ chữ Cyrillic.
[B35] FLOOR RESETTING – RESET BỘ ĐẾM TẦNG KHI KHỞI ĐỘNG
Không kích hoạt
0 Thang sẽ không di chuyển đến đến tầng thấp nhất hoặc cao nhất để
reset bộ đếm tầng sau khi được khởi động lại.
Thang sẽ tự động di chuyển để reset (Go Resetting).
Thang sẽ tự động di chuyển đến đến tầng thấp nhất hoặc cao nhất để
1
reset bộ đếm tầng sau khi được khởi động lại nếu phương pháp tìm vị
trí tầng không dùng encoder tuyệt đối, nghĩa là [A05<4].
[B36] BLOCKING INHIBIT AT SLOW MOTION PERIOD – CÀI ĐẶT CHẾ ĐỘ KHÓA THANG
Khi hết thời gian tối đa cho phép thang di chuyển ở tốc độ thấp [T31],
0
hệ thống sẽ bị khóa nếu cabin chưa bằng tầng.
Khi hết thời gian tối đa cho phép thang di chuyển ở tốc độ thấp [T31],
1
hệ thống sẽ không bị khóa nếu cabin chưa bằng tầng.

60
Nếu [A10=0], khi hết thời gian [T05] Floor Pass Period, hệ thống cũng
sẽ không bị khóa nếu cabin chưa bằng tầng.
[B37] MOTION IN INSPECTION – CÀI ĐẶT GIỚI HẠN HÀNH TRÌNH CABIN KHI DI CHUYỂN
KIỂM TRA
Tham số này xác định các giới hạn di chuyển của cabin trong giếng thang trong các di chuyển
kiểm tra giếng thang.
Dừng tại 2 giới hạn 817 / 818
Di chuyển trong chế độ kiểm tra dừng bên dưới công tắc chiều lên 818
0
và dừng trên công tắc chiều xuống 817. Vượt bên ngoài 2 giới hạn này
di chuyển kiểm tra không được phép.
Chỉ di chuyển kiểm tra chỉ cho phép trong đoạn giữa tầng thấp nhất và
1
tầng cao nhất.
[B38] DOOR OPEN CHECK – KIỂM TRA QUÁ TRÌNH MỞ CỬA
Luôn luôn kiểm tra
0
Luôn thực hiện kiểm tra khi có lệnh mở cửa được thi hành.
Kiểm tra một lần
Kiểm tra quá trình mở cửa được thực hiện một lần khi mở cửa lần đầu
1 sau khi đến tầng mới. Nếu quá trình mở cửa thành công, sẽ không thực
kiểm tra tại tầng này nữa. Nếu quá trình mở cửa không thành công, hệ
thống sẽ bị khóa.
Không kiểm tra
Không thực hiện kiểm tra quá trình mở cửa.
2
Chú ý: Lựa chọn này không tuân thủ tiêu chuẩn thang máy EN81-
20/50.
[B40] FIRE SWITCH – CÀI ĐẶT NGÕ VÀO BÁO CHÁY
Thường đóng – Tín hiệu báo cháy kích hoạt nếu ngõ vào FRx hở
0
(passive).
Thường mở - Tín hiệu báo cháy kích hoạt nếu ngõ vào FRx đóng
1
(active).
[B41] DOORS IN FIRE – CÀI ĐẶT TRẠNG THÁI CỬA KHI CÓ CHÁY
0 Cửa cabin mở tại tầng thoát cháy. (EN81-73)
1 Cửa cabin đóng tại tầng thoát cháy. (EN81-73)
[B44] EMERGENCY PHONE BUTTON – NÚT GỌI ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP
Điện thoại khẩn cấp được kích hoạt khi nút INTERCOM được bấm giữ
0
trong 5 giây.
Điện thoại khẩn cấp được kích hoạt khi nút ALARM được bấm giữ
1
trong 5 giây.
[B45] CAR CALL CANCELLATION – CHỨC NĂNG HỦY CUỘC GỌI CABIN

61
0 KHÔNG KÍCH HOẠT- Không mở chức năng hủy cuộc gọi cabin.
KÍCH HOẠT – Mở chức năng hủy cuộc gọi cabin. Các cuộc gọi cabin
1 có thể được hủy bằng cách bấm nút gọi đó thêm một lần nữa. Chỉ hủy
được cuộc gọi cabin khi đó không phải là tầng mục tiêu hiện tại.
[B47] EXCEEDING MAXIMUM STARTS – SỐ LẦN KHỞI ĐỘNG VƯỢT NGƯỠNG TỐI ĐA CHO
PHÉP
Tham số này quyết định thang máy sẽ làm gì khi số lần khởi động vượt số cài đặt tối đa cho phép
để tiến hành công tác bảo trì.
0 CẢNH BÁO VÀ TIẾP TỤC LÀM VIỆC
1 CẢNH BÁO VÀ KHÓA THANG

7.3 P03-TIMER PARAMETERS – CÁC THAM SỐ ĐỊNH THỜI


Trong tất cả các tham số loại T (timings), 1 đơn vị tương ứng với to 0.1 giây.
[T01] BUSY PERIOD – KHOẢNG THỜI GIAN HỆ THỐNG BÁO BẬN (CÓ NHIỆM VỤ)
Khoảng thời gian hệ thống báo bận (Có nhiệm vụ) tính từ khi cabin
20…999
sáng đèn đến khi tín hiệu thang bận (Busy output) (16) được kích hoạt.
[T02] PARK WAIT PERIOD – THỜI GIAN CHỜ TRƯỚC KHI CABIN VỀ TẦNG NGHỈ
Nếu chức năng dừng nghỉ cabin đã được cài đặt trong tham số [B06] (1
or 2), thang máy sẽ bắt đầu di chuyển về tầng dừng nghỉ đã chọn trong
50…9999
tham số [B07] nếu không có cuộc gọi thang mới trong thời gian cài đặt
ở tham số này tính từ lần di chuyển cuối.
[T03] WAIT IN FLOOR – THỜI GIAN CHỜ TẠI TẦNG TRƯỚC KHI DI CHUYỂN ĐỂ THI HÀNH
CUỘC GỌI KẾ TIẾP
Tham số này xác định khoảng thời gian chờ của cabin trước khi cabin
31…999 di chuyển để thi hành cuộc gọi kế tiếp trong hệ thống điều khiển thu
thập cuộc gọi (collective systems).
[T04] POWER SAVE DELAY – THỜI GIAN CHỜ CHUYỂN SANG CHẾ ĐỘ TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG
Bộ định thời này điều khiển thời gian chờ để các màn hình hiển thị tắt
nếu thang không được sử dụng.
0…6000
Nếu chọn 0 cho tham số này sẽ không kích hoạt chức năng tiết kiệm
năng lượng.
[T05] FLOOR PASS PERIOD – THỜI GIAN DI CHUYỂN TỐI ĐA GIỮA HAI TẦNG
Tham số này cài đặt thời gian di chuyển tối đa cho phép của cabin giữa
60…3500 hai tầng liền kề. Nếu thời gian di chuyển thực tế vượt quá thời gian cho
phép này, sẽ xuất hiện thông báo lỗi (6).
[T06] OPEN WAIT PERIOD – THỜI GIAN CABIN GIỮ CỬA MỞ KHI ĐẾN TẦNG

62
Sau khi cửa thang có lệnh mở cửa, cửa thang sẽ được giữ mở trong
30…999
một khoảng thời gian xác định bởi tham số này trước khi đóng lại.
[T07] CONTACTOR WAIT FOR START – THỜI GIAN CHỜ KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ SAU KHI
CONTACTOR CHÍNH ĐÓNG
Sau khi thực hiện một lệnh di chuyển, bộ điều khiển sẽ kích hoạt đóng
contactor chính cấp nguồn cho động cơ và chờ chờ trong một khoảng
2…15 thời gian xác định bởi tham số này để các tiếp điểm của contactor được
ổn định. Sau đó, bộ điều khiển động cơ sẽ chuyển sang trạng thái cho
phép di chuyển (enabled).
[T08] BRAKE DELAY AT START – THỜI GIAN MỞ THẮNG TRỄ KHI KHỞI ĐỘNG
Cuộn dây bộ thắng sẽ được kích hoạt sau một khoảng thời gian trễ tính
2…50 từ khi bộ điều khiển chuyển sang trạng thái cho phép di chuyển cabin
(Enable). Tham số này cài đặt thời gian trễ này.
[T09] ZERO SPEED PERIOD – KHOẢNG THỜI GIAN THANG Ở TỐC ĐỘ ZERO
Khoảng thời gian thang ở tốc độ zero chỉ có trong hệ thống điều khiển
vòng kín (closed loop systems). Ngay khi bộ điều khiển cho phép cabin
di chuyển (enable) sau khi nhận được lệnh di chuyển, tốc độ zero sẽ
2..50
được áp dụng để giữ trục động cơ cố định. Khoảng thời gian này bắt
đầu đồng thời với [T08]. Sau khoảng thời gian [T08] thắng động cơ sẽ
được mở. Vì vậy [T08] phải bắt buộc nhỏ hơn [T09].
[T10] START SPEED ACCELERATION PERIOD – KHOẢNG THỜI GIAN THANG TĂNG TỐC
KHI KHỞI ĐỘNG
Khi có lệnh di chuyển, tốc độ cabin sẽ tăng dần lên đến tốc độ khởi
2…50 động [S01] trong một khoảng thời gian xác định bởi tham số này.
Tham số này không có hiệu lực nếu tham số [S09] cài đặt ở 0.
[T11] START SPEED WAIT PERIOD – KHOẢNG THỜI GIAN THANG ĐƯỢC GIỮ Ở TỐC ĐỘ
KHỞI ĐỘNG
Tham số này xác định bộ điều khiển sẽ giữ cabin ở tốc đô khởi động
[S01] trong bao lâu. Tại cuối khoảng thời gian này, động cơ sẽ bắt đầu
2…50
tăng tốc đến tốc độ command speed. Tham số này không có hiệu lực
nếu tham số [S09] cài đặt ở 0.
[T12] DC BRAKE PERIOD – KHOẢNG THỜI GIAN THẮNG ĐỘNG CƠ ĐƯỢC KÍCH HOẠT
Khi tốc độ cabin thấp hơn hoặc bằng với tốc độ dừng [S18] trong giai
đoạn giảm tốc, hoặc là tốc độ Zero (Trong hệ thống điều khiển vòng
kín) hoặc là DC Braking (Trong hệ thống điều khiển vòng hở) được kích
2…50
hoạt để giữ trục động cơ ổn định. Thời gian kích hoạt DC Braking hoặc
tốc độ Zero là tổng của [T12] + [T13]. Nghĩa là bộ định thời của tham số
này sẽ bắt đầu đếm ngược sau khi [T13] kết thúc.

63
[T13] BRAKE HOLD DELAY AT STOP – THỜI GIAN GIỮ THẮNG ĐỘNG CƠ
Khi tốc độ cabin thấp hơn hoặc bằng với tốc độ dừng [S18] trong giai
đoạn giảm tốc, khoảng thời gian xác định bởi tham số này được bắt
3…50 đầu tính ngược và tại cuối khoảng thời gian này, thắng động cơ được
đóng. Từ thời điểm này, thắng động cơ hoặc tốc độ Zero sẽ được duy
trì trong khoảng thời gian [T12].
[T14] CONTACTOR DELAY AT STOP – THỜI GIAN TRỄ TRƯỚC KHI CONTACTOR OFF SAU
KHI DỪNG DI CHUYỂN
Bộ định thời này xác định thời gian trễ cho contactor chuyển OFF sau
2…50
khi mọi tác vụ liên quan đến di chuyển đã hoàn thành.
[T15] DTS BUTTON DELAY – THỜI GIAN TRỄ ĐỂ VÔ HIỆU NÚT ĐÓNG CỬA
Nút đóng cửa DTS bị vô hiệu trong khoảng thời gian xác định bởi tham
40…500 số này tính từ khi thang đến tầng. (Để đảm bảo đủ thời gian cho khách
có thể ra/ vào cabin)
[T16] RESCUE STARTUP DELAY – THỜI GIAN TRỄ TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU CỨU HỘ TÍNH
TỪ KHI CÓ SỰ CỐ NGUỒN.
Thời gian trễ thực hiện cứu hộ sau khi có sự cố nguồn điện. (Có thể
30…300 nguồn điện sẽ ổn định lại và thang không cần chuyển chế độ cứu hộ
trong khoảng thời gian này)
[T17] CAM ACTIVATION DELAY – THỜI GIAN TRỄ DUY TRÌ KÍCH HOẠT CAM CỬA BÁN TỰ
ĐỘNG
Thời gian trễ để tiếp tục duy trì kích hoạt lệnh đóng cửa sau khi tiếp
2…30
điểm cửa bán tự động đã chuyển ON.
[T18] K20 PERIOD – THỜI GIAN GIỮ CỬA MỞ
Khi ngõ vào chức năng K20 được kích hoạt, cửa thang sẽ mở. Sau đó
8…500 bộ điều khiển sẽ chờ trong một khoảng thời gian xác định bởi tham số
này để ra lệnh đóng cửa lại.
[T19] PHOTOCELL PERIOD – THỜI GIAN GIỮ CỬA MỞ SAU KHI TÍN HIỆU PHOTOCELL
TÁC ĐỘNG
Khi ngõ vào chức năng FOT của photocell tác động, cửa thang sẽ mở
20…500 ra. Cửa sẽ mở trong khoảng thời gian xác định bởi tham số này trước
khi đóng lại.
[T20] DOOR OPEN PERIOD – KHOẢNG THỜI GIAN HOÀN THÀNH MỞ CỬA
Tham số này xác định khoảng thời gian cho cửa mở. Sau khi một lệnh
mở cửa số 1 được thi hành, bộ điều khiển sẽ chờ trong một khoảng
30…80 thời gian xác định bởi tham số này để kiểm tra cửa số 1 đã hoàn thành
lệnh mở cửa hay chưa (Hoặc chính xác hơn, bộ điều khiển kiểm tra
cửa số 1 không còn ở trạng thái đóng nữa hay không).

64
[T21] DOOR CLOSING PERIOD-1 – KHOẢNG THỜI GIAN HOÀN THÀNH ĐÓNG CỬA 1
Sau khi một lệnh đóng cửa được thi hành, bộ điều khiển sẽ chờ trong 1
khoảng thời gian xác định bởi tham số này để chờ xác nhận cửa số 1
0…999
đã được đóng. Nếu cửa số 1 không hoàn thành việc đóng lại trong
khoảng thời gian này, một lỗi (8) sẽ xuất hiện.
[T27] DOOR CONTACT TEST – THỜI GIAN KIỂM TRA TIẾP ĐIỂM CỬA
Sau một lệnh đóng cửa, các ngõ vào KL1 và KL2 đã ON nhưng đường
an toàn vẫn không đóng sau một khoảng thời gian xác định bởi tham số
6…999 này. Khi đó hệ thống sẽ thông báo lỗi (40). Cửa thang đang mở.
When KL1 and KL2 inputs become ON and but safety line is not closed
after a door close command within the period in this parameter then the
system will evoke error (40). The doors are opened.
[T29] GROUP DOOR WAIT – THỜI GIAN CHỜ ĐÓNG CỬA CHO 1 THANG TRONG NHÓM
Tham số này chỉ dùng trong điều khiển nhóm thang.
Nếu một cửa của một thang không đóng sau một lệnh đóng cửa trong
300…3000
một khoảng thời gian xác định bởi tham số này, thang máy có cửa
không đóng đó sẽ không hoạt động trong nhóm thang nữa.
[T31] SLOW SPEED MAXIMUM PERIOD – THỜI GIAN CHO PHÉP TỐI ĐA THANG DI
CHUYỂN Ở TỐC ĐỘ THẤP ĐỂ TÌM VỊ TRÍ BẰNG TẦNG
Tham số này lưu thời gian tối đa để cabin bằng tầng trong giai đoạn di
chuyển ở tốc độ thấp. Khi hết thời gian này mà cabin vẫn chưa bằng
50…1000 tầng thì hệ thống sẽ báo lỗi (6) và nếu tham số [B36=0] hệ thống sẽ bị
khóa. Nếu [B36=1], hệ thống sẽ không bị khóa sau khi hết thời gian
[T31].
[T32] ERS DOOR WAIT PERIOD – THỜI GIAN GIỮ CỬA MỞ KHI CABIN ĐẾN TẦNG TRONG
CHẾ ĐỘ CỨU HỘ
Tham số này xác định thời gian trễ để đóng cửa thang sau khi đến tầng
20…300
trong chế độ cứu hộ.
[T33] MAXIMUM BUSY PERIOD – THỜI GIAN BÁO THANG BẬN TỐI ĐA
0 Không kích hoạt - Inactive
Nếu cửa thang vẫn mở hoặc không thể đóng lại sau khoảng thời gian
[T01] khi đó tín hiệu báo thang đang bận và đèn cabin sẽ tắt sau
0…9999
khoảng thời gian [T33]. Khi một cuộc gọi mới được nhận, đèn cabin sẽ
được mở lại và chức năng này sẽ bị vô hiệu
[T34] PHOTOCELL BYPASS PERIOD – THỜI GIAN KÍCH HOẠT CHẾ ĐỘ NỐI TẮT
PHOTOCELL
Khi ngõ vào chức năng FT1 được kích hoạt liên tục trong khoảng thời
50…3000
gian xác định bởi tham số này, khi đó cửa số 1 sẽ chuyển sang chế độ

65
đóng chậm 1 và kích hoạt ngõ vào đóng cửa chậm-1 cho cửa số 1.
(Với điều kiện tham số [B17] đang được chọn khác 0).
[T36] MAXIMUM RESCUE PERIOD – THỜI GIAN CỨU HỘ TỐI ĐA
Tham số này xác định khoảng thời gian tối đa cho phép của quá trình
600…5000 cứu hộ. Nếu quá trình cứu hộ không hoàn thành trong khoảng thời gian
này, bộ điều khiển sẽ kết thúc quá trình cứu hộ.
[T37] INSPECTION EXIT DELAY – THỜI GIAN DELAY SAU KHI THOÁT KHỎI CHẾ ĐỘ CỨU
HỘ
Sau khi kiểm tra, hệ thống được chuyển về chế độ hoạt động bình
30…600 thường từ chế độ kiểm tra. Hệ thống sẽ chờ trong một khoảng thời gian
xác định bởi tham số này trước khi bắt đầu bất cứ di chuyển nào.
[T38] DIRECTION DELAY – THỜI GIAN TRỄ ĐỂ DUY TRÌ HƯỚNG DI CHUYỄN CỦA CABIN
Khi thang máy di chuyển đến một tầng mới, khi đó hướng di chuyển
40…110 cuối cùng của cabin trước khi dừng sẽ được giữ không đổi trong
khoảng thời gian xác định bởi tham số này.
[T39] LOADING PERIOD – THỜI GIAN GIỮ CỬA THANG MỞ ĐỂ CHẤT HÀNG VÀO CABIN
Khi ngõ vào chức năng LDB (loading button) được gán cho một đầu
cuối ngõ vào, khi đó việc ấn nút LDB sẽ giữ cửa thang mở trong
0…9999 khoảng thời gian xác định bởi tham số này. Cửa thang sẽ không đóng
khi có một cuộc gọi thang mới nào đó. Chỉ có có các nút DTS và DT2
(door close) có thể dừng chức năng này.
[T40] ENCODER CONTROL – THỜI GIAN KIỂM TRA TÍN HIỆU XUNG ENCODER
Khi một encoder tương đối được dùng để lấy thông tin vị trí cabin
[A05=2], nó được kiểm tra bằng cách sử dụng tham số định thời này.
20…99 Nếu không có xung encoder nhận được trong một khoảng thời gian xác
định bởi tham số này, một thông báo lỗi (13) sẽ xuất hiện và cabin sẽ bị
dừng di chuyển.
[T41] PRIORITY PERIOD – KHOẢNG THỜI GIAN DÀNH CHO CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN
Thời gian chờ ưu tiên. Sau khi thang được gọi bằng một chìa khóa ưu
tiên sẽ không có thêm các cuộc gọi khác được nhận trong khoảng thời
300…3000
gian xác định trong tham số này. Sau khoảng thời gian này, chế độ ưu
tiên sẽ bị hủy.
[T42] CAM DELAY – THỜI GIAN TRỄ THU HÀNH TRÌNH CAM ĐỘNG
Tham số này được dùng trong thang có cửa bán tự động và xác định
thời gian trễ kích hoạt cho cam động thu lại sau khi cửa tầng đã đóng.
0…60 (Mục đích là để chắc chắn chốt doorlock sẽ ăn khớp vào cửa tầng)
(Cam động là cam đẩy doorlock cửa bán tự động, giống bộ xy lanh
điện)

66
[T43] CAM TIMEOUT - THỜI GIAN CAM ĐỘNG THỰC HIỆN THU HÀNH TRÌNH
Tham số này được dùng cho cam động trong thang có cửa bán tự động
và xác định khoảng thời gian cho cam động thực hiện thu hành trình về.
30…900 Nếu tín hiệu 130 của đường an toàn không ON trong khoảng thời gian
xác định bởi tham số này, lỗi 61 sẽ xuất hiện và cam động sẽ bị ngừng
kích hoạt.

7.4 P04-SPEED PARAMETERS – CÁC THAM SỐ TỐC ĐỘ

[S01] NOMINAL SPEED (m/s) – TỐC ĐỘ BÌNH THƯỜNG


0,01 … 1,6 Cài đặt tốc độ tối đa cho cabin trong chế độ hoạt động bình thường.
[S02] RECALL SPEED (m/s) – TỐC ĐỘ RECALL
Cài đặt tốc độ di chuyển của cabin trong chế độ recall. (Gọi thang từ tủ
0,01 … 1,0
điều khiển)
[S03] RELEVELING SPEED (m/s) – TỐC ĐỘ ĐIỀU CHỈNH BẰNG TẦNG
0,005 … 0,1 Cài đặt tốc độ di chuyển của cabin khi điều chỉnh bằng tầng.
[S04] INSPECTION NORMAL SPEED (m/s) – TỐC ĐỘ KIỂM TRA BÌNH THƯỜNG
Cài đặt tốc độ di chuyển của cabin ở chế độ kiểm tra trong vùng giới hạn
0,01 … 0,63 giữa 2 công tắc hành trình, nghĩa là bên trên vùng [817=1] và bên dưới
vùng [818=1].
[S05] INSPECTION SLOW SPEED (m/s) – TỐC ĐỘ KIỂM TRA CHẬM
Cài đặt tốc độ di chuyển của cabin ở chế độ kiểm tra trong vùng ngoài
0,01 … 0,30 giới hạn của 2 công tắc hành trình, nghĩa là bên dưới vùng [817=0] và
bên trên vùng [818=0].
[S06] RESCUE SPEED (m/s) – TỐC ĐỘ CỨU HỘ
0,01 … 0,50 Cài đặt tốc độ di chuyển của cabin ở chế độ cứu hộ.
[S07] RESETTING TRAVEL SPEED (m/s) – TỐC ĐỘ KHI THANG RESET
Cài đặt tốc độ di chuyển của cabin khi thang thực hiện reset thông tin
0,05 … 1,0
giếng thang.
[S08] CREEPING SPEED (m/s) – TỐC ĐỘ TÌM TẦNG
0,02 … 0,20 Cài đặt tốc độ di chuyển của cabin khi đang tìm vị trí tầng giai đoạn dừng
[S09] STARTING SPEED (m/s) – TỐC ĐỘ KHỞI ĐỘNG
Nếu tham số này bằng zero, thang
sẽ khởi động trực tiếp từ zero.
0,0 … 0,10 Nếu tốc độ này khác zero, thang sẽ
tăng tốc trong khoảng thời gian
[T10] từ zero đến tốc độ khởi động
[S09] khi bắt đầu di chuyển. Sau

67
đó thang tiếp tục di chuyển ở tốc
độ này [T11]. Tốc độ khởi động
nên dùng chủ yếu khi hệ thống là
điều khiển vòng hở.
TĂNG TỐC, GIẢM TỐC VÀ CÁC ĐIỂM UỐN
Các tham số S10…S15 và S22 chỉ có thể truy cập nếu [S23=0]. Nếu không, chúng được tính toán
tự động theo giá trị của S23.

[S10] ACCELERATION (m/s2) – TỐC ĐỘ TĂNG TỐC (GIA TỐC KHI THANG TĂNG TÔC ĐỘ)
Tốc độ tăng tốc của hệ thống.
0,1…5,0
Giá trị càng tăng, thang máy càng đạt đến tốc độ mục tiêu càng nhanh
[S11] S-CURVE IN ACCELERATION START (m/s3) – ĐIỂM UỐN KHI BẮT ĐẦU TĂNG TỐC
Tốc độ tăng tốc tại điểm uốn đoạn bắt đầu tăng tốc.
0,1…3,0
Giá trị càng thấp, thang chuyển sang đoạn tăng tốc càng êm.
[S12] S-CURVE IN ACCELERATION END(m/s3) – ĐIỂM UỐN CUỐI ĐOẠN TĂNG TỐC
Tốc độ giảm gia tốc tại điểm uốn cuối đoạn tăng tốc.
0,1…3,0
Giá trị càng thấp, thang chuyển sang đoạn tốc độ đều càng êm.
[S13] DECELARATION (m/s2) - TỐC ĐỘ GIẢM TỐC (GIA TỐC KHI THANG GIẢM TỐC ĐỘ)
Tham số này xác định tốc độ giảm tốc. Giá trị càng cao, đoạn giảm tốc
0,1…3,0 càng ngắn. Giá trị càng thấp đoạn giảm tốc càng dài và tạo cảm giác
thoải mái hơn.
[S14] S CURVE IN DECELARATION START (m/s3) - ĐIỂM UỐN ĐOẠN BẮT ĐẦU GIẢM TỐC
Tốc độ giảm gia tốc tại điểm uốn đoạn bắt đầu giảm tốc.
0,1…3,0
Giá trị càng thấp, thang chuyển sang đoạn giảm tốc càng êm.
[S15] S CURVE IN DECELARATION END (m/s3) – ĐIỂM UỐN CUỐI GIAI ĐOẠN GIẢM TỐC
Điểm uốn cuối giai đoạn tăng tốc.
0,1 …3,0
Giá trị càng thấp, thang dừng càng êm.
[S16] STOPPING METHOD – PHƯƠNG PHÁP DỪNG
0 Chế độ dừng cho động cơ đồng bộ.

68
1 Chế độ dừng cho động cơ không đồng bộ.
2 Chế độ dừng nhanh cho động cơ đồng bộ.
3 Chế độ dừng nhanh cho động cơ không đồng bộ.
4 Chế độ moment giảm dần - Declining torque
[S17] STOP SPEED (m/s) – TỐC ĐỘ DỪNG (m/s)
Khi tốc độ thực tế thấp hơn giá trị xác định trong tham số này khi cabin di
chuyển ở giai đoạn giảm tốc để tìm vị trí tầng, Bộ điều khiển sẽ chấp
0,0 … 0,1
nhận điều này như là một lệnh dừng. Bạn cần xác định phương pháp
phát hiện tốc độ dừng trong tham số [S18] một cách phù hợp.
[S18] STOP SPEED REFERENCE – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ DỪNG

Căn cứ vào tốc độ thực tế


Tốc độ dừng tham chiếu được xác
0 định bởi encoder.
Khuyến cáo dùng phương pháp này
cho hệ thống điều khiển vòng kín.

Căn cứ vào tốc độ đọc trên bộ điều


khiển
Tốc độ dừng tham chiếu được tính
1
toán bởi bộ điều khiển.
Khuyến cáo dùng cho hệ thống điều
khiển vòng hở.
[S19] START MODE – CHẾ ĐỘ KHỞI ĐỘNG
Tham số này được dùng để phòng ngừa hiện tượng trôi cabin (Rollback) khi khởi động động cơ
đồng bộ. Xem mục 8.1 để biết thêm chi tiết.
0 Passive – Không áp dụng
1 Anti-Rollback - Smart - Chống trôi cabin - Thông minh
2 Anti-Rollback - Fast - Chống trôi cabin - Nhanh
3 Anti-Rollback – Fast+Smart - Chống trôi cabin -Nhanh+Thông minh
Pre-Torque - Digital weight transducer feedback is optional.
4 Có đặt moment dự tính trước cho động cơ – Tín hiệu phản hồi dạng số
từ cảm biến tải trọng được lựa chọn.
Pre-Torque – Analog - Analog weight transducer feedback is required.
5 Có đặt moment dự tính trước cho động cơ – Tín hiệu phản hồi dạng
tương tự từ cảm biến tải trọng được lựa chọn.
[S20] STOPPING DECELERATION – TỐC ĐỘ GIẢM TỐC KHI CÓ LỆNH DỪNG
Tham số này xác định tốc độ giảm tốc khi cabin nhận được lệnh dừng
0,1 … 5,0
trong khi di chuyển ở tốc độ tìm tầng creeping speed.

69
[S21] STOPPING DECELERATION START S-CURVE – ĐIỂM UỐN ĐOẠN GIẢM TỐC ĐỂ
DỪNG
Tham số này xác định độ lớn điểm uốn để đạt đến tốc độ giảm tốc [S20],
0,01 … 5,0 Khi cabin nhận được lệnh dừng trong khi đang di chuyển ở tốc độ tìm
tầng creeping speed.
[S22] CREEPING PATH – ĐOẠN DI CHUYỂN TÌM TẦNG
Tham số này xác định đoạn di chuyển tìm tầng ở tốc độ tìm tầng
0 … 500
(creeping speed). Đơn vị là mm.
[S23] TRAVEL CURVE – ĐƯỜNG CONG CHUYỂN ĐỘNG

Tự do truy cập vào các tham số


của đường cong tốc độ S10…S15
0 và S22. Giảm tốc có tốc độ tìm
tầng creep speed.

1 Dừng tầng trực tiếp – Tốc độ chậm

Dừng tầng trực tiếp – Tốc độ trung


2
bình

3 Dừng tầng trực tiếp – Tốc độ cao

7.5- P05 CONTROL PARAMETER - CÁC THAM SỐ ĐIỀU KHIỂN


Các tham số điều khiển chủ yếu là các tham số được sử dụng để điều khiển các hành vi của động
cơ.

[C01] CARRIER FREQUENCY – TẦN SỐ SÓNG MANG


Tần số sóng mang xác định khoảng thời gian trong đó những tính toán tốc độ cơ bản được
truyền tải. Giá trị thường dùng là 8-10 kHz cho hầu hết các ứng dụng.
Tuy nhiên, một số động cơ có thể bị ồn ở một số tần số sóng mang nhất định.

6…16 Tần số song mang [kHz]

[C02] - ENCODER FILTER – BỘ LỌC XUNG ENCODER (TẦN SỐ LẤY MẪU)


Tham số này xác định khoảng thời gian giữa mỗi lần hệ thống đọc tín hiệu từ encoder. Khoảng
thời gian này càng ngắn, hệ thống càng đáp ứng nhanh với các sai lệch tốc độ. Tuy nhiên, việc
đáp ứng quá nhanh có thể gây ra sự dao động trong tốc độ. Cài đặt tham số này thấp hơn 3 nếu
encorder có ppr (pulse per revolution) nhỏ hơn 500.
0 1 ms
1 2 ms (Hay dùng cho động cơ đồng bộ)
70
2 4 ms (Hay dùng cho động cơ không đồng bộ)
3 8 ms
4 16 ms

PID Control – ĐIỀU KHIỂN PID


AE-SMART là một bộ điều khiển động cơ thang máy kiểu vector. Nó tính toán tần số song mang dữ
liệu cần thiết và ấn định điện áp và tần số cho các tín hiệu động cơ. Bộ điều khiển nhận biết tốc độ
động cơ thông qua các tín hiệu gửi về từ encoder của động cơ. Nếu tốc độ tham chiếu khác với tốc
độ động cơ thực tế, bộ điều khiển sẽ tính toán để khử các sai lệch này. Bộ điều khiển PID có các
định nghĩa cho quá trình điều chỉnh này.

Zero Speed PD Control – ĐIỀU KHIỂN PD Ở GIAI ĐOẠN TỐC ĐỘ ZERO


Quá trình điều khiển tốc độ PD Zero được dùng để giảm thiểu sự trượt động cơ khi thắng động
cơ mở ra lúc khởi động.
[C03] – ZERO SPEED Kp – Hệ số Kp cho tốc độ Zero
1,0…200 Hệ số Kp trong điều khiển tốc độ Zero (Tỉ lệ)
[C04] - ZERO SPEED Kd - Hệ số Kd cho tốc độ Zero
0…200 Hệ số Kd trong điều khiển tốc độ Zero (Vi phân)

Start Speed PI Control – ĐIỀU KHIỂN PI Ở GIAI ĐOẠN TỐC ĐỘ KHỞI ĐỘNG
Khi tốc độ tham chiếu thấp hơn giá trị xác định trong tham số tốc độ khởi động [S09]. Khi đó C05
and C06 được dùng như các tham số cho điều khiển PI.
[C05] – START SPEED Kp - Hệ số Kp cho tốc độ khởi động
Hệ số Kp trong quá trình điều khiển PID khi tốc độ tham chiếu
0.1…100.0
thấp hơn tốc độ khởi động [S09].
[C06] – START SPEED Ti - Hệ số Ti cho tốc độ khởi động
Hệ số Ti (1/Ki) trong quá trình điều khiển PID khi tốc độ tham
0 … 9999
chiếu thấp hơn tốc độ khởi động [S09].

Motion PI Control – ĐIỀU KHIỂN CHUYỂN ĐỘNG PI


Khi tốc độ tham chiếu lớn hơn tốc độ khởi động, khi đó hệ số Kp và Ti được chọn từ [C07] đến
[C12] tùy theo tốc độ tham chiếu. [C07] và [C08] được dùng khi tốc độ tham chiếu thấp hơn [C11]
PI Low Speed; [C09] và [C10] được sử dụng khi tốc độ tham chiếu cao hơn [C12] PI High Speed.
Kp và Ti thay đổi tuyến tính giữa tốc độ tham chiếu [C11] và [C12].

71
[C07] – LOW SPEED Kp – Hệ số tỉ lệ Kp cho tốc độ thấp
0.1…100.0 Hệ số Kp khi tốc độ hệ thống thấp hơn tham số [C11].
[C08] – LOW SPEED Ti – Hệ số tích phân nghịch đảo Ti cho tốc độ thấp
0.0 … .9999 Hệ số Ti khi tốc độ hệ thống thấp hơn tham số [C11].
[C09] - HIGH SPEED Kp - Hệ số tỉ lệ Kp cho tốc độ cao
0.1…100.0 Hệ số tỉ lệ, Hệ số Kp khi tốc độ hệ thống cao hơn tham số [C12].
[C10] – HIGH SPEED Ti – Hệ số tích phân nghịch đảo Ti cho tốc độ cao
0.0…9999 Hệ số tích phân nghịch đảo Ti, khi tốc độ hệ thống cao hơn [C12].
[C11] - LOW SPEED PI – HỆ SỐ PI Ở TỐC ĐỘ THẤP
Tham số C11 đặt tốc độ cận dưới cho đoạn điều khiển tuyến tính các
0.0 ... 1.0
hệ số Kp và Ti.
[C12] - HIGH SPEED PI - HỆ SỐ PI Ở TỐC ĐỘ CAO
Tham số C12 đặt tốc độ cận trên cho đoạn điều khiển tuyến tính các hệ
0.0 ... 1.0
số Kp và Ti.
[C13] - CURRENT Kp – HỆ SỐ Kp
0.1…9.9 Hệ số tỉ lệ Kp của vòng PID hiện tại.
[C14] - CURRENT Ti
0.0.…9999 Hệ số tích phân nghịch đảo Ti của vòng PID hiện tại.

[C15] - DC BRAKE LEVEL (%) – CÀI ĐẶT MỨC ĐIỆN ÁP CỦA BỘ HÃM BIẾN TẦN

72
Tham số này sử dụng trong hệ thống điều khiển vòng hở.
[C15] xác định mức điện áp của bộ hãm DC cho biến tần (DC brake
level) khi khởi động và khi dừng. Khi có DC braking động cơ được giữ
5.0 …100.0 ổn định cho đến khi biến tần bắt đầu quay động cơ khi khởi động và
cho đến khi thắng động cơ được nhả khi dừng. Giá trị cài đặt cao hơn
cần thiết có thể làm nóng động cơ. Giá trị cài đặt thấp hơn cần thiết
động cơ có thể bị trượt khi khởi động và khi dừng.
[C16] - V/F STARTING SPEED – GIÁ TRỊ V/F CHO TỐC ĐỘ KHỞI ĐỘNG (CHẾ ĐỘ BÙ ĐIỆN
ÁP KHI KHỞI ĐỘNG)
Tham số này sử dụng trong hệ thống điều khiển vòng hở.
Trong chế độ điều khiển V/F, hệ thống không thể khởi động dưới dạng
tuyến tính ngay từ đầu vì tải trọng tĩnh của hệ thống. Vì vậy bộ biến tần
0.1 …1.0
tích hợp sẽ dẫn động động cơ với một điện áp không đổi khi tần số dẫn
động dưới một ngưỡng nào đó. Tham số [C16] là điểm bắt đầu của
đường V/F.
[C17] - V/F STARTING TORQUE – HẰNG SỐ V/F CHO MOMENT KHI CHẠY TỐC ĐỘ THẤP
Tham số này sử dụng trong hệ thống điều khiển vòng hở.
Moment tối thiểu khi tốc độ động cơ dưới giá trị [C16] – Tỉ lệ V/f khi
chạy tốc độ thấp lúc khởi động và lúc dừng. Nếu giá trị tham số này lớn
0,1…1
hơn cần thiết, động cơ có thể bị rung. Nếu giá trị tham số này nhỏ hơn
cần thiết, bộ điều khiển tích hợp có thể không dẫn động cho động cơ
một cách êm ái ở tốc độ thấp.
[C18] - TORQUE Kp – Hệ số Kp moment
0.1…9.9 Hệ số Kp của phản hồi moment
[C19] - TORQUE Ti - Hệ số Ti moment
0.0…9999 Hệ số Ti của phản hồi moment
[C20] - TUNING CURRENT (%) – % DÒNG ĐIỆN ĐỊNH MỨC CHO TUNING
Tỉ lệ phần trăm của dòng điện định mức mà sẽ được áp cho động cơ
đồng bộ trong quá trình tuning.
0.0…100.0
Nếu quá trình tuning không thành công, bạn cần tăng dần giá trị của
[C20].
[C21] – FIELD WEAKENING – CHẾ ĐỘ GIẢM DÒNG ĐIỆN KÍCH TỪ
Nếu động cơ được điều khiển trên tốc độ định mức của nó, dòng điện từ hóa cần phải được giảm
xuống. Quá trình này được gọi là quá trình giảm dòng điện kích từ (Field Weakening). Tham số
[C21] xác định chế độ giảm dòng điện kích từ (field weakening) được kích hoạt hay không kích
hoạt

73
Không kích hoạt – Không có chế độ giảm dòng điện kích từ. Dòng từ
0 hóa sẽ không được giảm xuống. (Động cơ có thể không đạt tốc độ cài
đặt)
Chế độ kích hoạt 1 - Chế độ giảm dòng điện kích từ theo phương pháp
1
1
Chế độ kích hoạt 2 - Chế độ giảm dòng điện kích từ theo phương pháp
2
2
[C23] - PULSE/mm – SỐ XUNG ENCODER TRÊN 1MM DI CHUYỂN
Tham số này lưu giá trị số xung encoder tương ứng với 1mm di chuyển
0.1…1000 của cabin. Tham số này được cài đặt tự động trong quá trình đọc thông
số giếng thang.

7.6 P06 MOTOR PARAMETERS – CÁC THAM SỐ ĐỘNG CƠ

[M01] - ENCODER PULSE – XUNG ENCODER


100…5000 Giá trị xung của encoder. Đọc thông tin này trên nhãn của encoder.
[M02] - MOTOR SPEED - TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
Tốc độ danh nghĩa của động cơ. Đọc thông tin này trên nhãn của động
0,1…1,6
cơ.
[M03]- MOTOR RPM VALUE – TỐC ĐỘ QUAY CỦA ĐỘNG CƠ
Tốc độ quay RPM của động cơ. Đọc thông tin này trên nhãn của động
10…3000
cơ.
[M04] - MOTOR FREQUENCY – TẦN SỐ CỦA ĐỘNG CƠ
Tần số danh nghĩa của động cơ. Đọc thông tin này trên nhãn của động
5…250
cơ.
[M05]- MOTOR CURRENT – DÒNG ĐIỆN ĐỊNH MỨC CỦA ĐỘNG CƠ
Dòng điện định mức của động cơ. Đọc thông tin này trên nhãn của động
1…60
cơ.
[M06] - MOTOR VOLTAGE – ĐIỆN ÁP ĐỊNH MỨC CỦA ĐỘNG CƠ
Điện áp định mức của động cơ. Đọc thông tin này trên nhãn của động
100…450
cơ.
[M07] - MOTOR COS VALUE – HỆ SỐ CÔNG SUẤT CỦA ĐỘNG CƠ
0,1…1 Hệ số công suất của động cơ. Đọc thông tin này trên nhãn của động cơ.
[M08] – NUMBER OF MOTOR POLES – SỐ CỰC CỦA ĐỘNG CƠ
2…200 Số cực của động cơ. Đọc thông tin này trên nhãn của động cơ.
[M09] - MOTOR NOLOAD CURRENT (%) – DÒNG ĐIỆN KHÔNG TẢI CỦA ĐỘNG CƠ (%)

74
Tỉ lệ giữa dòng điện không tải và dòng điện định mức của động cơ. Nếu
giá trị này cao, động cơ sẽ cần dòng điện lớn. Ngược lại, nếu tỉ lệ này
5 … 100 nhỏ thì khi khởi động động cơ có thể ồn hoặc không thể khởi động.
Tham số này không có tác dụng trong động cơ đồng bộ. (Gearless
machines).
[M10] – STATOR RESISTANCE (ohm) – ĐIỆN TRỞ CỦA STATOR ĐỘNG CƠ
0,1…10 Điện trở của stator động cơ. Tự động cài đặt trong quá trình tuning.
[M11] – RESIDUAL INDUCTANCE (mH) – ĐỘ TỰ CẢM CỦA STATOR ĐỘNG CƠ
10…3000 Độ tự cảm của stator động cơ. Tự động cài đặt trong quá trình tuning.
[M12] – ROTOR RESISTANCE (ohm) – ĐIỆN TRỞ CỦA ROTOR ĐỘNG CƠ
0,1…10 Điện trở của rotor động cơ. Tự động cài đặt trong quá trình tuning.
[M13] – MAGNETISING INDUCTANCE (mH) -
10…3000 Độ tự cảm chung của động cơ. Tự động cài đặt trong quá trình tuning.
[M14] – ROTOR TIME CONSTANT (ms) – HẰNG SỐ THỜI GIAN CỦA ROTO ĐỘNG CƠ
Hằng số thời gian của rotor động cơ. Tự động cài đặt trong quá trình
10…3000 tuning. Tham số này không có tác dụng trong động cơ đồng bộ.
(Gearless machines).
[M15] - ENCODER OFFSET – GÓC BÙ ENCODER
Góc bù encoder của động cơ đồng bộ. Tự động cài đặt trong quá trình
0…359.99
tuning.
[M16] - ENCODER TYPE – LOẠI ENCODER
Tham số này xác định loại encoder được dùng. Một động cơ không đồng bộ sử dụng encoder
tương đối (INCREMENTAL encoder) trong khi một động cơ đồng bộ cần một encoder tuyệt đối
(absolute encoder) liệt kê trong mục 1 đến 7 của bảng sau
0 INCREMENTAL 4 SSI (GRAY)
1 ENDAT 5 ENDAT-SPI
2 SINCOS 6 BISS-BIN 9BINARY)
3 BISS (GRAY) 7 SSI-BIN (BINARY)
[M17] - ENCODER DIRECTION - CHIỀU QUAY ENCODER
Tham số này tráo đổi các kênh tín hiệu của encoder. Chỉ thay đổi tham số này khi có lỗi chiều
quay encoder trong giai đoạn lắp đặt. Với các lỗi encoder khác cần kiểm tra encoder và đấu nối
dây.
1 CLOCKWISE – THEO CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ
2 COUNTER CLOCKWISE - NGƯỢC CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ
[M18] - TUNING MODE – CHẾ ĐỘ TUNING
0 Tuning tĩnh – Stationary tuning

75
Quá trình tuning được thực hiện trong khi động cơ không quay. Thắng
động cơ phải giữ chặt trục động cơ để chắc chắn không có chuyển
động quay nào.
Tuning động - Rotating Tuning
1 Quá trình tuning được thực hiện với trục động cơ quay. Thắng động cơ
phải mở để trục động cơ quay được.
[M19] – MOTOR DIRECTION – CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ
Tham số này xác định chiều quay của động cơ. Sau quá trình tuning, nếu cabin di chuyển lên mặc
dù lệnh gọi thang là đi xuống hoặc ngược lại, khi đó bạn cần thay đổi giá trị của tham số này.
1 Chiều quay 1
2 Chiều quay 2
[M20] – CAR DIRECTION – HƯỚNG ĐẾM TẦNG CỦA CABIN
Tham số này xác định hướng đếm tầng của cabin khi phương pháp tìm vị trí tầng là encoder động
cơ [A05=2]. Sau quá trình lắp đặt, nếu vị trí tầng bị đếm ngược, bạn cần thay đổi giá trị tham số
này.
1 Hướng 1
2 Hướng 2

7.7 P07 HARDWARE PARAMETERS – CÁC THAM SỐ PHẦN CỨNG

[E01] – LANGUAGE – NGÔN NGỮ HIỂN THỊ


Ngôn ngữ hiển thị trên màn hình LCD được chọn bởi tham số này.
0 Turkish 4 Russian
1 English 5 Spanish
2 German 6 Greek
3 French 7 Italian
[E02] – BUTTON PRESSED CONTROL – ĐIỀU KHIỂN CHỨC NĂNG KIỂM TRA NÚT BẤM
Tham số này cho phép hoặc vô hiệu chức năng kiểm tra nút bấm bị hỏng.
KHÔNG KÍCH HOẠT
0
Không thực hiện kiểm tra nút bấm có bị hỏng hay không.
KÍCH HOẠT
Nếu 1 nút bấm trên bảng gọi tầng duy trì trạng thái bị bấm liên tục trong
5 phút, khi đó hệ thống sẽ xuất hiện thông báo lỗi. Nút bấm này sẽ
1 không được đọc nữa và thang vẫn có thể hoạt động bình thường. Khi
hệ thống được tắt nguồn hoặc chuyển qua chế độ kiểm tra, việc vô hiệu
nút bấm này sẽ kết thúc. Nhớ rằng chức năng này chỉ dùng được khi
cabin kết nối nối tiếp. (in car serial connection)
[E04] – LANDING ARROWS – MŨI TÊN TẦNG

76
Tham số này xác định thông tin chỉ ra bởi các mũi tên tầng.
[E05] - SERIAL CHANNEL 1 – KÊNH NỐI TIẾP 1
Tham số này xác định cổng nối tiếp 1 - SP1 được sử dụng cho mục đích gì
0 TỰ DO – KHÔNG SỬ DỤNG
KẾT NỐI VỚI MÁY TÍNH
1 SP1 được dùng để truyền dữ liệu đến 1 máy tính thông qua Ethernet
hoặc giao tiếp USB.
2 KẾT NỐI THIẾT BỊ GSM – Một hệ thống GSM được nối với SP1.
[E07] - CAR CAN CHANNEL. – KÊNH TÍN HIỆU CAN CHO CABIN
0 KÊNH CAN 0
[E08] - LANDING CAN CHANNEL – KÊNH TÍN HIỆU CAN CHO CÁC BẢNG GỌI TẦNG
E08 xác định kênh giao tiếp cho các bảng gọi tầng.
0 KÊNH CAN 0
1 KÊNH CAN 1
2 KÊNH CAN 2
3 KHÔNG KÍCH HOẠT
[E09] - GROUP CAN CHANNEL – KÊNH TÍN HIỆU CAN CHO TRUYỀN THÔNG NHÓM THANG
2 KÊNH CAN 2
3 KHÔNG KÍCH HOẠT
[E10] - ENCODER CAN CHANNEL – KÊNH TÍN HIỆU CAN CHO ENCODER
A10 xác định kênh giao tiếp CAN cho encoder tuyệt đối.
0 KÊNH CAN 0
3 KHÔNG KÍCH HOẠT
[E13] - LCD BACKLIGHT – ĐÈN NỀN MÀN HÌNH LCD
Tham số này xác định sự kích hoạt cho đèn nền màn hình LCD.
0 AUTO OFF – TỰ ĐỘNG OFF
1 ALWAYS ON – LUÔN LUÔN ON
2 ALWAYS OFF - LUÔN LUÔN OFF

7.8 P08-SPECIAL PARAMETERS - CÁC THAM SỐ ĐẶC BIỆT

[U01] - TEMPERATURE LIMIT – GIỚI HẠN NHIỆT ĐỘ


Đặt giới hạn nhiệt độ cho hệ thống. Nếu nhiệt độ tủ điều khiển vượt
55-85 quá giới hạn này, nó sẽ ngừng hoạt động cho đến khi nhiệt độ giảm
xuống dưới giới hạn.
[U02] - CURRENT COEFFICIENT – HỆ SỐ DÒNG ĐIỆN
0.1-5.0 Hệ thống dùng hệ số này trong chức năng đo dòng điện.
[U03] – DYNAMIC BRAKE START – ĐIỆN ÁP DC-BUS KÍCH HOẠT THẮNG ĐỘNG
77
Nếu điện áp DC-Bus vượt quá điện áp xác định bởi tham số này, quá
trình thắng động sẽ bắt đầu.
350-770 Dynamic brake – Thắng động là một thiết bị bên trong bộ điều khiển
tích hợp. Nó sẽ làm giảm điện áp trên DC-Bus bằng cách chuyển
dòng điện đến điện trở xả lắp bên ngoài.
[U04] – DYNAMIC BRAKE END - ĐIỆN ÁP DC-BUS KẾT THÚC THẮNG ĐỘNG
Nếu điện áp DC-Bus giảm xuống dưới điện áp xác định bởi tham số
345-765
này, quá trình thắng động sẽ kết thúc.
[U05] – DYNAMIC BRAKE PERIOD – THỜI GIAN THẮNG ĐỘNG
0-6 Thời gian thực hiện việc thắng động.
[U06] – MAXIMUM OUTPUT FREQUENCY – TẦN SỐ RA TỐI ĐA
Tham số này xác định tần số đầu ra tối đa của bộ điều khiển tích hợp.
0 100Hz – Khi tần số định mức động cơ nhỏ hơn hoặc bằng 100 Hz.
1 250Hz - Khi tần số định mức động cơ lớn hơn 100 Hz.
[U07] – LINE VOLTAGE - ĐIỆN ÁP LƯỚI ĐIỆN
0 Điện áp lưới là 3x400V
1 Điện áp lưới là 3x200V
2 Điện áp lưới là 1x220V/230V
[U08] – PRE-TORQUE Kp – HỆ SỐ Kp CHO MOMENT DỰ TÍNH TRƯỚC
Giá trị trong tham số này xác định độ lớn của moment áp cho trục
1-100 động cơ trong chế độ có moment dự tính trước. Giá trị này càng cao,
moment áp dụng càng lớn.
[U09] – PRE-TORQUE PULSE – SỐ XUNG KÍCH HOẠT ỨNG DỤNG MOMENT DỰ TÍNH
TRƯỚC
Giá trị trong tham số này xác định sau bao nhiêu xung của hiện
2-50 tượng trôi cabin (rollback) thì ứng dụng moment dự tính trước sẽ
được kích hoạt.
[U10] – PRE-TORQUE SPEED – TỐC ĐỘ KÍCH HOẠT ỨNG DỤNG MOMENT DỰ TÍNH
TRƯỚC
Giá trị trong tham số này xác định khi hiện tượng trôi cabin (rollback)
0.0 – 0.1 đạt tốc độ bao nhiêu thì ứng dụng moment dự tính trước sẽ được
kích hoạt.
[U11] – PRE-TORQUE PERIOD – THỜI GIAN ÁP DỤNG MOMENT DỰ TÍNH TRƯỚC
Giá trị trong tham số này xác định thời gian Ti cho ứng dụng moment
1-500
dự tính trước. Giảm Ti sẽ làm tăng moment pre-torque
[U12] – SPEED FILTER – LỌC NHIỄU TỐC ĐỘ
1-20 Lọc tín hiệu nhiễu ở tốc độ thấp cho phản hồi tốc độ của hệ thống.

78
CHƯƠNG 8 – CÁC ỨNG DỤNG NÂNG CAO VÀ CÁC CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT

8.1 MOMENT DỰ TÍNH TRƯỚC VÀ CHỐNG TRÔI CABIN

Hành vi của động cơ ở giai đoạn khởi động được điều khiển bởi tham số S19. Tham số này quyết
định việc sử dụng các chức năng bổ sung ở giai đoạn tốc độ zero. Nếu [S19=0] khi đó không có
chức năng điều khiển bổ sung nào được thực hiện ở giai đoạn tốc độ zero. Có hai hệ thống điều
khiển chính để xử lý vấn đề trượt tốc:

8.1.1 Điều khiển chống trôi cabin:


Ở phương pháp này hiện tượng trôi cabin được phát hiện và một moment quay theo hướng ngược
lại với chiều trôi cabin được áp dụng lên trục động cơ để chống lại chuyển động trôi cabin. Không
có tín hiệu tải trọng của cabin phản hồi về bộ điều khiển.

Giá trị của [S19] Phương pháp điều khiển


Chống trôi cabin – Thông minh
Nếu hiện tượng trôi cabin xảy ra cùng hướng di chuyển được phát hiện
1
ở giai đoạn tốc độ zero, khi đó giai đoạn tốc độ zero sẽ bị kết thúc và
giai đoạn tăng tốc được bắt đầu.
Chống trôi cabin – Nhanh
2 Giai đoạn đọc tín hiệu encoder được rút ngắn để đẩy nhanh tốc độ phản
ứng với bất cứ chuyển động trôi của cabin theo hướng di chuyển nào.
Chống trôi cabin – Nhanh và Thông minh
Cả hai phương pháp điều khiển 1 và 2 được áp dụng đồng thời. Tốc độ
3 đáp ứng với bất cứ di chuyển nào sẽ trở nên nhanh hơn cũng như bộ
biến tần tích hợp chuyển trực tiếp sang đoạn tăng tốc khi phát hiện có
bất cứ hiện tượng trôi cabin nào được phát hiện.

8.1.2 Điều khiển moment dự tính trước cho động cơ đồng bộ:
Với ứng dụng moment dự tính trước, một tín hiệu phản hồi tải trọng cabin từ bộ cảm biến tải trọng
là một lựa chọn. Người ta thường dùng thiết bị cân điện tử để cảm biến tải trọng cabin. Trước hết
đọc kỹ và thực hiện theo hướng dẫn lắp đặt AE-SMART PRE-TORQUE SENSOR MANUAL để lắp
đặt hệ thống điều khiển moment dự tính trước.

8.1.2.1 Moment dự tính trước (Dùng tín hiệu phản hồi tải trọng cabin dạng số)
Giá trị của [S19] Phương pháp điều khiển

79
Điều khiển tốc độ zero được thực hiện với moment dự tính trước.
4 Tín hiệu phản hồi từ ngõ ra số của bộ cảm biến tải trọng cabin là một
lựa chọn giúp giảm hiện tượng trôi cabin (rollback).
Đối với tín hiệu phản hồi dạng số từ cảm biến tải trọng cabin, có 3 ngõ vào dạng số cho tín hiệu tải
trọng là LS1, LS2 và LS3. Chúng có thể được nối với với các tín hiệu ngõ ra tương ứng trên bộ
cảm biến tải trọng. Các ngõ ra của bộ cảm biến tải trọng cần được đấu nối theo chỉ dẫn trong bảng
8.1.

Bảng 8.1
x% : Tải thực tế cabin khi khởi động/ Tải định mức LS1 LS2 LS3
của cabin %25 %50 %75
CL: Tải trọng cabin khi khởi động
CL < 25% 0 0 0
25% <= CL < 50% 1 0 0
50% <= CL < 75% 1 1 0
CL > 75% 1 1 1

 Nếu cả 3 ngõ ra được dùng, khi đó định nghĩa và cài đặt LS1, LS2 và LS3 tương ứng với
mức 25%, 50% và 75% tải trọng.
 Nếu 2 ngõ ra được dùng, khi đó định nghĩa và cài đặt LS1 ở mức 30% và LS2 ở mức 60%
tải trọng.
 Nếu chỉ 1 ngõ ra được dùng, khi đó định nghĩa và cài đặt LS1 ở mức 50% tải trọng.
 Hệ thống sẽ ước lượng và áp một moment dự tính trước lên trục động cơ để chống lại hiện
tượng rollback với một tải trọng thực tế của cabin theo thông tin trong Bảng 8.1. Phương
pháp này cũng có thể làm việc với trường hợp không có tín hiệu phản hồi. Tất nhiên là do
chỉ có 3 bit tín hiệu phản hồi nên khó có thể đạt kết quả hoàn hảo.
 Nếu hiện tượng rollback vẫn còn, đi đến mục P09-SPECIAL PARAMETERS và điều chỉnh
các tham số U08, U09, U10 và U11 để có kết quả tốt hơn.
 Chức năng của các tham số này được trình bày ở phần sau.
 Nếu không còn rollback nhưng có hiện tượng giật cabin, khi đó bạn cần giảm giá trị U08.
 Nên nhớ rằng, cấu hình đem lại cảm giác thang tốt nhất tùy thuộc vào loại động cơ và ứng
dụng của thang. Bạn có thể cần một vài lần thử nghiệm.

Dùng
Các tham số dùng trong chức năng moment dự tính trước
cho
Tham số này xác định độ lợi cho quá trình S19=5
U08 Pre Torque Kp
Tăng giá trị U08 sẽ tăng moment dự tính trước S19=4

80
Giá trị trong tham số này xác định sau bao nhiêu
S19=5
U09 Pre Torque Pulse xung của hiện tượng di chuyển ngược (rollback) thì
S19=4
ứng dụng moment dự tính trước sẽ được kích hoạt.
Giá trị trong tham số này xác định khi hiện tượng di
Pre Torque starting S19=5
U10 chuyển ngược (rollback) đạt tốc độ bao nhiêu thì
speed S19=4
ứng dụng moment dự tính trước sẽ được kích hoạt.
Giá trị trong tham số này xác định thời gian Ti cho
S19=5
U11 Pre Torque period ứng dụng moment dự tính trước. Giảm Ti sẽ làm
S19=4
tăng moment pre-torque

8.1.2.2 Moment dự tính trước (Dùng tín hiệu phản hồi tải trọng cabin dạng tương tự)
Giá trị của [S19] Phương pháp điều khiển
Điều khiển tốc độ zero được thực hiện với moment dự tính trước sử
5 dụng tín hiệu phản hồi tải trọng cabin dạng tương tự (analog) của bộ
cảm biến tải trọng.

Bằng phương pháp này, việc điều khiển lúc khởi động tốt nhất có đạt được. Tuy nhiên, phương
pháp này cần có một điện áp ngõ ra dạng tương tự tỉ lệ với tải trọng cabin. Hệ thống sẽ ước lượng
và áp đặt moment dự tính trước cần thiết để giữ cabin ổn định khi khởi động dựa trên tín hiệu phản
hồi tương tự này.
Trong ứng dụng này, hệ thống học cách tính toán moment cần thiết với mỗi mức tải trọng cabin
mới và lưu trữ chúng cho sử dụng về sau. Vì vậy, sau khi lắp đặt, bạn sẽ vẫn thấy có hiện tượng
rollback hoặc giật cabin trong một thời gian. Nhưng sau một số lần khởi động với các mức tải trọng
khác nhau đủ lớn, sẽ không còn hiện tượng trượt tốc hoặc giật thang khi khởi động nữa. Trong
trường hợp bạn muốn xóa dữ liệu của bảng này, ví dụ khi bạn thay một thiết bị từ một thang khác,
bạn có thể xóa dự liệu tải trọng cũ trong mục G08-SERVICES-> 6-CLEAR LOAD DATA. Bạn có thể
điều chỉnh phản ứng của hệ thống bằng các tham số đặc biệt U08…U11 như đã trình bày trong
phần 8.1.2.1.

8.2 CHẾ ĐỘ MÔ PHỎNG

Bạn có thể cho hoạt động bộ điều khiển AE-SMART ở chế độ mô phỏng. Việc mô phỏng có thể
được thực hiện cho mục đích kiểm tra, trình diễn hoặc cho mục đích huấn luyện kỹ thuật. Bộ điều
khiển có thể chạy cùng với động cơ hoặc không cùng với động cơ. Chế độ mô phỏng không được
cho phép khi bộ điều khiển đã lắp đặt với động cơ thang máy trong giếng thang hoặc trong phòng
máy.

81
Ở chế độ mô phỏng, tất cả các chức năng được thực hiện bình thường ngoại trừ các công tắc
trong giếng thang và xung encoder. Chúng được mô phỏng bởi thiết bị. Vì vậy các công tắc ML1,
ML2, MKD, MKU, 817, 818 và tín hiệu encoder sẽ không được đọc, bạn có thể không đấu nối các
tín hiệu này khi ở chế độ mô phỏng.
Bên cạnh đó, một số báo lỗi sẽ bị vô hiệu. Bạn có thể mô phỏng một chuyển động bằng cách ra
một lệnh gọi thang. Cabin ảo sẽ di chuyển và mở cửa cabin của nó khi đi đến tầng mục tiêu.
Đường an toàn cần phải được đấu nối.
Các tiếp điểm cửa có thể được mô phỏng bằng các rơ le ngõ ra điều khiển bởi tín hiệu đóng/ mở
cửa. Việc này là cần thiết vì thực tế không có cửa nào được nối vối bộ điều khiển.

[A19] SIMULATOR MODE – CHẾ ĐỘ MÔ PHỎNG


Không kích hoạt
0
Chế độ mô phỏng không được kích hoạt.
Chế độ mô phỏng với động cơ chạy tự do. (Động cơ chưa lắp với cáp
tải)
1
Ở chế độ này, bộ điều khiển cho chạy động cơ. Mọi thứ bên cạnh các
ngõ vào liệt kê bên trên phải được đấu nối.
Chế độ mô phỏng không có động cơ
Ở chế độ này, bộ điều khiển hoạt động không cùng với động cơ. Bạn
2
cần tháo các đầu dây đấu nối với động cơ. Các lỗi liên quan với hoạt
động động cơ và các đầu dây động cơ sẽ bị bỏ qua.
Chế độ chỉ mô phỏng tủ điều khiển - Simulator Only Device
Ở chế độ này, tủ điều khiển hoạt động không cùng với động cơ và các
các board ngoại vi khác. Không đòi hỏi các đấu nối với động cơ cũng
3
như cabin và các board mạch trong giếng thang. Các lỗi liên quan với
hoạt động động cơ và các đầu dây động cơ và các lỗi truyền thông
trong giếng thang sẽ bị bỏ qua.

Quá trình mô phỏng như sau:


1- Cài đặt tham số [A19] tương ứng với chế độ mô phỏng mong muốn như đã trình bày ở trên
[A19>0].
2- Điều chỉnh 1 ngõ vào như SIM (62) và kích hoạt ngõ vào SIM bằng cách đấu nối với đầu cuối
ngõ vào 1000.
3- Chọn phương pháp tìm vị trí tầng là encoder động cơ [A05=2].
4- Thực hiện thủ tục xóa dữ liệu encoder (CLEAR ENCODER DATA).
5- Nếu không dùng cửa trong quá trình mô phỏng, điều chỉnh 2 rơ le ngõ ra như DOOR CLOSE
(Ngõ ra chức năng 58). Nếu có sử dụng board điều khiển cửa, bạn chỉ cần 1 ngõ ra.

82
6- Nối đường an toàn thông qua các tiếp điểm cửa theo cách tùy thuộc kiểu cửa hoặc qua rơ le
ngõ ra xác định ở mục 5 bên trên.
7- Nối ngõ vào KL1 thông qua rơ le ngõ ra với đầu cuối 1000.
8- Mục 5,6, và 7 là cho hệ thống có 1 cửa. Làm cách tương tự cho cửa thứ 2 nếu hệ thống có 2
cửa.

CHƯƠNG 9 – LỊCH SỬ LỖI VÀ BẢNG MÃ LỖI

Trong hệ điều khiển AE-SMART, tất cả các lỗi xác định đều được thông báo ngay trong thời gian
chạy trên màn hình chính và cũng được lưu trữ trong bộ nhớ thường trực của bộ điều khiển. Hệ
thống có thể lưu trữ lên đến 250 lỗi trong bộ nhớ, khi đã lưu đầy 250 lỗi, lỗi cũ nhất sẽ bị xóa và lỗi
mới nhất xảy ra sẽ được lưu thay thế. Bạn có thể xem lại 250 lỗi sau cùng bất cứ khi nào bằng
cách xem trên màn hình bộ điều khiển hoặc hoặc xem từ máy tính có kết nối mạng với bộ điều
khiển.

9.1 ERROR CODES – BẢNG MÃ LỖI


MÃ LỖI TÊN LỖI MÔ TẢ
Mạch dừng hở -Stop Mạch dừng 120 (Gồm governor, công tắc dù, nút dừng…) bị
1
Circuit Open hở
2 Mạch 125-135 hở Mạch tiếp điểm cửa 125-130 bị hở trong khi cabin di chuyển.
3 Mạch 140 hở Mạch tiếp điểm cửa 140 bị hở trong khi cabin di chuyển
Thời gian di chuyển 1- Ở tốc độ cao, hệ thống không thể thu thập thông tin vị trí
vượt thời gian tối đa đã tầng mới trong khoảng thời gian đã cài đặt ở [T05].
6
đặt - Pass Time 2- Ở tốc độ thấp, hệ thống không thể thu thập thông tin vị trí
Overflow tầng mới trong khoảng thời gian đã cài đặt ở [T31].
Sau khi có lệnh mở cửa, tiếp điểm cửa không mở trong
Cửa không thể mở -
7 khoảng thời gian đã định ở [T20] cho cửa A hoặc [T25] cho
Door Cannot Open
cửa B.
Sau khi có lệnh đóng cửa, cửa không đóng được.
Cửa không đóng -Door
8 [KL1=0] đối với cửa A, [KL2=0] đối với cửa B trong khoảng
Not Closed
thời gian đã định ở [T21] cho cửa A hoặc [T26] cho cửa B.
Ngõ vào giới hạn đi lên và đi xuống [817=0] và [818=0] mở
9 Mạch 817 - 818 hở
cùng lúc.
Số tầng sai - Floor
10 Số tầng thu thập được từ bộ đếm tầng không đúng.
Number is wrong
Số tầng trên màn hình và vị trí cabin không nhất quán. Lỗi
Bộ đếm bị lỗi - Counter
11 này xuất hiện nếu số tầng không phải là 0 khi cabin ở vị trí
Error
tầng thấp nhất [817=0] và [818=1] hoặc số tầng không phải

83
là tầng cao nhất của hệ thống khi cabin đang ở tầng cao
nhất [817=1] và [818=0].
Chiều quay encoder Chiều quay encoder không giống chiều chuyển động của
12 ngược - Encoder cabin.
Direction Error Đổi 2 đầu tín hiệu A và B của encoder cho nhau.
Không nhận được tín hiệu của encoder khi cabin đang di
Không có tín hiệu
chuyển trong khoảng thời gian đã định ở [T40]. Kiểm tra đấu
13 encoder - No Encoder
nối dây encoder và khớp nối cơ khí của encoder với trục
Signal
dẫn động.
Lỗi này xuất hiện khi ngõ vào nối tắt hở [BYP=0] và thang
Lỗi nối tắt - Bypass
14 máy đang trong chế độ hoạt động bình thường. Công tắc nối
Error
tắt phải luôn đóng.
Lỗi chỉ định tầng thang
Cài đặt tham số tầng dừng nghỉ trong tham số [B07] vượt
15 dừng nghỉ - Park Floor
quá số tầng tối đa của hệ thống xác định trong [A01].
Definition
Lỗi chỉ định tầng thang
Cài đặt tham số tầng dừng khi cháy trong tham số [B05]
16 dừng khi cháy -Fire
vượt quá số tầng tối đa của hệ thống xác định trong [A01].
Floor Definition
Lỗi truyền thông nội bộ Lỗi truyền thông nội bộ giữa các board mạch điện tử của hệ
17 - U2 Communication thống. Tắt nguồn tủ điều khiển. Nếu lỗi vẫn tồn tại, liên hệ bộ
Error phận hỗ trợ kỹ thuật.
Hệ thống không thể liên lạc với cabin, Kiểm tra trạng thái kết
nối song song của board chính trong tủ và board cabin. Nếu
BE hoặc LEDs trên board giao tiếp CAN đang ON, nghĩa là
Lỗi không liên lạc được
đang có sai sót trong đấu nối dây của board CAN hoặc chọn
18 với cabin - No Car
sai giá trị điện trở đầu cuối (termination resistors). Cũng nên
Communication
kiểm tra tham số [E07]. Tham số này chỉ định kênh CAN
được dùng cho liên lạc với cabin. Bạn cần kết nối dây liên
lạc cabin với cổng CAN chỉ định trong [A18]
Lỗi MCI ngắn mạch -
19 Lỗi nội bộ hệ thống - Internal error
MCI Short Circuit
Lỗi nhiệt độ động cơ - Động cơ bị quá nhiệt hoặc mạch PTC chưa được đấu nối
20
NO PTC/Thermistor với hệ thống [PTC=0].
Lỗi xung báo vị trí -
21 Chỉ báo vị trí hiện tại của cabin không ổn định.
Floor Pulse Error
22 Động cơ cửa nóng Động cơ cửa bị quá nhiệt hoặc ngõ vào DTP hở, [DTP=0].
Lỗi không thể điều Điều chỉnh bằng tầng đã được thực hiện 20 lần nhưng chưa
23
chỉnh bằng tầng thể hoàn thành.

84
Nếu encoder tìm vị trí tầng là loại tương đối hoặc tuyệt đối,
Lỗi chưa học vị trí tầng
24 bạn cần thực hiện thủ tục học vị trí tầng tối thiểu 1 lần. Nếu
- No Shaft Learn
hệ thống chưa học vị trí tầng, bạn sẽ nhận được báo lỗi này.
Lỗi dữ liệu encoder - Thông tin xung báo vị trí tầng của encoder bị xóa hoặc bị lỗi.
25
Encoder Data Error Thủ tục học vị trí tầng cần được thực hiện lại.
Nếu [B27=1], kiểm tra nhiệt độ phòng máy được gửi tín hiệu
Lỗi nhiệt độ phòng máy đến bởi thiết bị đo nhiệt độ bên ngoài. Bộ điều khiển đọc tín
26 cao - Machine Room hiệu này từ đầu cuối ngõ vào [THR]. Kiểm tra ngõ vào THR
Temperature đã được đấu nối với thiết bị đo bên ngoài đúng chưa hoặc
căn chỉnh lại thiết bị đo nhiệt độ bên ngoài.
Contactor chính không ON.
Contactor chính MC Ngõ vào MCI phải được sử dụng khi hệ thống không dùng
27 không ON - MC is not chức năng STO mà dùng các contactor nối tiếp ở đầu ra. Lỗi
ON này xuất hiện khi contactor chính MC đóng nhưng ngõ vào
MCI vẫn kích hoạt.
Contactor chính MC bị
28 OFF trong khi thang Contactor chính MC bị OFF trong khi thang đang di chuyển
đang di chuyển
Mặc dù không có contactor được đóng, vẫn không có tín
Lỗi contactor - hiệu ở đầu cuối CNT. Kiểm tra đấu nối dây CNT và định
29
Contactor Failure nghĩa. Cũng cần kiểm tra đấu nối dây của mạch CNT thông
qua các tiếp điểm phụ thường đóng của contactor.
Lỗi điện áp thấp - Low
31 Điện áp DC Bus của bộ điều khiển thấp.
Voltage
Lỗi điện áp cao - High
32 Điện áp DC Bus của bộ điều khiển cao.
Voltage
Nếu công tắc ML2 hở [ML2=0]trong khi cabin đang bằng
Lỗi công tắc ML2 hở
tầng, lỗi này sẽ xuất hiện. Nếu cửa đang mở, đây là một lỗi
33 khi cabin bằng tầng -
UCM và hệ thống sẽ bị khóa. Kiểm tra vị trí của các nam
Open at Floor
châm và công tắc ML1, ML2.
Lỗi này xuất hiện khi công tắc ML2 vẫn ON [ML2=1] khi
Lỗi công tắc ML2 ngắn
34 cabin đã rời khỏi vùng mở cửa. Kiểm tra các công tắc, nam
mạch
châm và đấu nối dây liên quan đến ML1 và ML2.
Lỗi mất pha 1 - Phase
35 Không có pha L1/R. Kiểm tra các pha nguồn vào.
L1/R Missing
Lỗi mất pha 2 - Phase
36 Không có pha L2/S. Kiểm tra các pha nguồn vào.
L2/S Missing

85
Lỗi mất pha 3 - Phase
37 Không có pha L3/T. Kiểm tra các pha nguồn vào.
L3/T Missing
Lỗi chuyển mạch - Có tồn tại điện áp trên DC Bus của bộ điều khiển mặc dù
38
Switching Error các rơ le không đóng.
39 Lỗi truyền thông SPI Có lỗi truyền thông giữa các bộ vi xử lý nội bộ.
Lỗi tiếp điểm cửa Mặc dù cửa thang đã được đóng vật lý nhưng tiếp điểm cửa
40 không đóng - Door vẫn chưa đóng. Vị trí vật lý của cửa thang được điều khiển
Contact Failure bởi các ngõ vào KL1 và KL2.
Lỗi thời gian tìm tầng Nếu thời gian tìm tầng không thể hoàn thành trong khoảng
41
dài - Levelling Period thời gian đã định bởi hệ thống (10 giây) sẽ xuất hiện lỗi này.
Theo tiêu chuẩn EN81-20/50 của thang máy phải được đóng
một cách vật lý trong chế độ nối tắt khi thực hiện bất cứ di
Lỗi KL1 OFF, tiếp điểm chuyển kiểm tra nào. Ngõ vào KL1 trên cửa được dùng để
44
cửa hở kiểm tra việc này. Nếu có bất cứ công tắc cửa KL1 nào bị hở
trong khi thang đang di chuyển để kiểm tra ở chế độ nối tắt,
lỗi này sẽ xuất hiện.
Lỗi này sẽ xuất hiện nếu board SDB không thể thực hiện nối
Lỗi board SDB không
tắt đường an toàn sau khi đã kích hoạt. Kiểm tra các ngõ
45 thể thực hiện nối tắt
vào 140, ML1, ML2, Công tắc ML1 và ML2 và các nam
đường tiếp điểm cửa
châm liên quan.
Thông báo việc đọc lại Việc reset (đọc lại) vị trí tầng sau khi thang được khởi động
47 vị trí tầng khi khởi động lại đã bị vô hiệu bởi tham số [B35]. Đây là thông tin cảnh
bị vô hiệu. báo, không phải là 1 lỗi.
48 Lỗi acquy cứu hộ ERS Điện áp của acquy bộ cứu hộ thấp.
Trong quá trình cứu hộ, khi thang đã đến tầng gần nhất, cửa
Lỗi cửa thang không
thang sẽ được mở ra. Nếu cửa thang không thể mở ra trong
49 mở trong quá trình cứu
khoảng thời gian [T32]. Kiểm tra điện áp cấp cho cửa và các
hộ.
tín hiệu điều khiển cửa.
Sau khi thực hiện cứu hộ hoàn thành, nếu cửa thang không
Lỗi cửa thang không
thể đóng lại trong khoảng thời gian xác định bởi bộ định thời
50 đóng được sau khi cứu
[T32], lỗi này sẽ xuất hiện. Kiểm tra điện áp cấp cho cửa và
hộ hoàn thành.
các tín hiệu điều khiển cửa.
Nếu quá trình thực hiện cứu hộ diễn ra trong thời gian dài
Lỗi thời gian cứu hộ dài
52 hơn thời gian đã cài đặt trong tham số [T36], lỗi này sẽ xuất
bất thường.
hiện.
Lỗi công tắc ML1 hở
Nếu công tắc ML1 mở [ML1=0] trong khi cabin đang dừng ở
53 khi cabin đang bằng
tầng, lỗi này sẽ xuất hiện. Nếu cửa thang đang mở, đây sẽ
tầng.

86
là một lỗi UCM và hệ thống sẽ bị khóa. Kiểm tra các nam
châm và vị trí các công tắc ML1 và ML2.
Lỗi này sẽ xuất khi công tắc ML1 vẫn đóng [ML1=1] khi
Lỗi ML1 ngắn mạch – cabin đã rời khỏi vùng mở cửa. Kiểm tra các công tắc, nam
54
ML1 Short Circuit châm, các ngõ vào và đấu nối dây liên quan đến ML1 và
ML2.
Nếu tham số [A14=4], thông báo này xuất hiện khi tất cả ngõ
Thông báo thang máy
vào báo cháy đã trở về vị trí bình thường. Hệ thống sẽ chờ
56 cần reset lại sau khi có
ở trạng thái khóa đến khi được chuyển sang chế độ kiểm tra
báo cháy - Fire Reset
hoặc khởi động lại.
Nếu một nút trên bảng gọi tầng ở trạng thái được bấm lâu
hơn 300 giây, hệ thống sẽ xem nút bấm này bị lỗi và sẽ bỏ
qua các tín hiệu của nút bấm này và hiển thị thông báo này.
Lỗi nút bấm ở bảng gọi
57 Vào chế độ kiểm tra để xóa lỗi này. Ứng dụng này có thể
tầng - Call Button Error
được kích hoạt hoặc không kích hoạt qua việc điều chỉnh
tham số [E02]. Ứng dụng này chỉ có trong hệ thống có bảng
gọi tầng nối song song.
Tín hiệu báo động đất được nhận diện [EQK=0] vì có tín
Thông báo có động đất
58 hiệu mức thấp ở ngõ vào EQK. Hệ thống sẽ chuyển sang
- Earthquake
chế độ có động đất.
Lỗi cabin vượt giới hạn
59 Lỗi cabin di chuyển vượt quá giới hạn hành trình dưới.
hành trình dưới.
Lỗi cabin vượt giới hạn
60 Lỗi cabin di chuyển vượt quá giới hạn hành trình trên.
hành trình trên.
Lỗi cửa không đóng Tiếp điểm cửa không đóng (125-130) trong khoảng thời gian
sau thời gian tác động đã định sau khi cam động (retiring cam) đã được cấp điện.
61
cam động - Retiring Kiểm tra các tiếp điểm cửa, kiểm tra quá trình tác động và
Cam Period định nghĩa của cam động. (Thang có cửa bán tự động).
Nếu có board điều khiển dưới hố pit [A18=1], bộ điều khiển
sẽ liên lạc với nó. Nếu không có tín hiệu liên lạc được thiết
Lỗi truyền thông với
lập với board hố pit, sẽ xuất hiện lỗi này. Kiểm tra kết nối
62 board hố pit - Pit Board
của CAN trong giếng thang và tham số [E08]. Nhớ rằng
Communication Error
board hố pit được truyền thông qua kênh CAN trong giếng
thang.
Lỗi thắng máy kéo
Lỗi này xuất hiện khi thắng của máy kéo không hộp số vẫn
63 không hộp số đóng khi
đóng trong khi cabin di chuyển.
cabin di chuyển

87
Mặc dù cuộn thắng không được cấp điện nhưng hệ thống
không nhận được tín hiệu phản hồi từ các công tắc báo
Lỗi thắng máy kéo
trạng thái thắng đã đóng (Đang giữ cứng trục động cơ).
64 không đóng (Không giữ
Kiểm tra các đầu cuối BR1, BR2, các công tắc báo trạng thái
chặt trục máy kéo)
thắng trên máy kéo, các đầu dây liên quan và định nghĩa
của chúng. Lỗi này chỉ được thông báo nếu [A16=1].
Mặc dù cuộn thắng đã được cấp điện nhưng hệ thống không
nhận được tín hiệu phản hồi từ các công tắc báo trạng thái
thắng đã mở (Thắng đang nhả). Although brake coils have
Lỗi thắng không nhả -
65 been energized, signal is received from brake feedback
Brake Not Opened
contact. Kiểm tra các đầu cuối BR1, BR2, các công tắc báo
trạng thái thắng trên máy kéo, các đầu dây liên quan và định
nghĩa của chúng. Lỗi này chỉ được thông báo nếu [A16=1].
Mặc dù board SGD chưa cấp điện cho coil kiểm tra trên
Lỗi cuộn coil kiểm tra governor qua tác động lên ngõ ra RSG, Tín hiệu ngõ vào
66 trên governor - SGC SGC không tác động [SGC=0]. Lỗi này chỉ xuất hiện khi
Error 1 [A16=1]. Kiểm tra ngõ ra RSG và ngõ vào SGC, kiểm tra các
đầu dây liên quan và định nghĩa của chúng.
Mặc dù board SGD đã cấp điện cho coil kiểm tra trên
Lỗi cuộn coil kiểm tra governor qua tác động lên ngõ ra RSG, Tín hiệu ngõ vào
67 trên governor - SGC SGC vẫn tác động [SGC=1]. Lỗi này chỉ xuất hiện khi
Error 2 [A16=1]. Kiểm tra ngõ ra RSG và ngõ vào SGC, kiểm tra các
đầu dây liên quan và định nghĩa của chúng.
Một lỗi trên photocell bên ngoài được phát hiện thông qua
68 Lỗi Photocell 1
ngõ vào FE1
Khi cabin đã di chuyển và cuộn coil trên governor đã được
Lỗi công tắc Governor- cấp điện, Nếu tín hiệu ngõ vào SGO vẫn ON [SGO=1], lỗi
70
3 này sẽ xuất hiện. Kiểm tra cuộn coil trên speed governor,
các đầu dây của nó và đầu cuối ngõ vào SGO.
Tốc độ cứu hộ vượt giới hạn trong quá trình cứu hộ thủ
Lỗi tốc độ cứu hộ vượt công. Nhả nút bấm nhả thắng để dừng thang lại. Đừng bấm
71 mức - Rescue Speed nút nhả thắng liên tục. Nên bấm và nhả nút nhả thắng một
Exceeded lúc ngắn trong khi quan sát tốc độ cabin để không cho vượt
quá 0.3 m/s.
Hệ thống phát hiện lỗi cabin di chuyển ngoài ý muốn. Lỗi
này xuất hiện nếu cabin rời khỏi vùng mở cửa khi cửa đang
72 Lỗi UCM
mở. Đây là lỗi thường trực và phải được xóa thủ công. Kiểm
tra công tắc ML1 và ML2 và vị trí các nam châm liên quan.

88
Cũng cần kiểm tra đấu nối dây và cài đặt cho chức năng
UCM.
Nếu tín hiệu ngõ vào SGO vẫn OFF [SGO=0] mặc dù coil
Lỗi công tắc Governor- OSG A3 chưa được cấp điện, lỗi này sẽ xuất hiện. Kiểm tra
73
1 định nghĩa của ngõ vào SGO, tiếp điểm và cách đấu dây.
Kiểm tra tình trạng cuộn dây trên governor.
Nếu tín hiệu ngõ vào SGO vẫn ON [SGO=1] mặc dù coil
Lỗi công tắc Governor- OSG A3 đã được cấp điện, lỗi này sẽ xuất hiện. Kiểm tra
74
2 định nghĩa của ngõ vào SGO, tiếp điểm và cách đấu dây.
Kiểm tra tình trạng cuộn dây trên governor.
Thắng cơ khí an toàn Thắng cơ khí an toàn đã tác động. Thông tin được thu thập
75
tác động từ ngõ vào PFK.
Công tắc tốc độ cao (HU or HD) không đáp ứng phù hợp.
Lỗi công tắc tốc độ cao
77 Trạng thái của chúng không nhất quán với các công tắc
- HD/HU Failure
khác trong giếng thang.
Khi một encoder tuyệt đối được dùng cho việc xác định vị trí
Lỗi tín hiệu encoder –
tầng, [A05=4], lỗi này sẽ xuất hiện nếu hệ thống không thể
78 Encoder
liên lạc với encoder. Kiểm tra đấu nối dây encoder và tham
Communication Failure
số [A05].
Khi một encoder tương đối được dùng cho việc xác định vị
Lỗi encoder khi đọc
trí tầng [A05] và nếu encoder không thể thực hiện được quá
thông số giếng thang
79 trình đọc thông số giếng thang, lỗi này sẽ xuất hiện. Kiểm tra
(Learning process
đấu nối dây encoder và tham số [A05]. Cũng cần kiểm tra
failure)
các công tắc ML1, ML2, 817 và 818.
Lỗi này sẽ xuất hiện nếu ngõ vào phản hồi trạng thái
contactor vẫn ON [CNT=1] trong khi cabin di chuyển. Kiểm
82 Lỗi ngắn mạch CNT
tra các đầu dây CNT, các tiếp điểm phụ và đấu nối dây của
chúng.
Lỗi board nối tắt tiếp Khi cabin đang ở vùng mở cửa và việc nối tắt tiếp điểm cửa
85 điểm cửa SDB - SDB đang được kích hoạt, 141 phải ở trạng thái ON. Nếu không
141 Fault lỗi này sẽ xuất hiện. Kiểm tra board SDB.
Lỗi kiểm tra cửa - Door Việc kiểm tra cửa không thành công. Kiểm tra lại các tiếp
86
Test Error điểm cửa.
Để quay trở về chế độ hoạt động bình thường từ chế độ
Reset việc kiểm tra kiểm tra giếng thang, việc tắt chế độ kiểm tra giếng thang
87 giếng thang - Shaft không là chưa đủ. Ngõ vào KRR phải được kích hoạt 1 lần
Inspection Reset để xóa trạng thái kiểm tra giếng thang. Lỗi này sẽ xuất hiện
sau khi công tắc chọn chế độ kiểm tra giếng thang đã được

89
chuyển về chế độ hoạt động bình thường cho đến khi ngõ
vào KRR được kích hoạt 1 lần trong khi cửa thang đã đóng.
Công tắc đóng cửa của cửa thứ nhất vẫn đóng [KL1=1] mặc
Lỗi công tắc KL1 ngắn
88 dù cửa thứ nhất đã mở. Kiểm tra lại công tắc, đấu nối dây và
mạch
định nghĩa của ngõ vào KL1.
91 Lỗi tốc độ động cơ Động cơ không thể đạt tốc độ yêu cầu của bộ điều khiển.
Lỗi thời gian di chuyển Thời gian di chuyển ở tốc độ thấp (Khi tốc độ tìm tầng đang
92 ở tốc độ thấp - Slow được tham chiếu) vượt quá thời gian đã định trong tham số
Down Timeout [T31].
Lỗi cài đặt kiểu điều
Lựa chọn kiểu điều khiển vận hành của các thang trong
93 khiển trong nhóm thang
nhóm không giống nhau, tham số [A02] không giống nhau
- Group Traffic System
Bộ điều khiển phát hiện một sự cố quá dòng hơn 2 lần dòng
định mức kéo dài hơn 2.5 giây.
Lỗi quá dòng -
101 Khối lượng đối trọng có thể không đúng hoặc góc bù
Overcurrent
encoder bị chọn sai. Thực hiện đọc tham số động cơ
(Tuning) lại một lần nữa.
Bộ điều khiển không đọc được dòng điện động cơ.
Nếu lỗi xảy ra khi thang đang dừng: có thể có lỗi nội bộ
Lỗi không đọc được
trong bộ điều khiển.
102 dòng điện động cơ -
Nếu lỗi xảy ra khi động cơ đang hoạt động. Nhiễu điện từ có
Current Error
thể gây ra lỗi đọc dòng điện động cơ. Kiểm tra dây nối đất
của tủ điều khiển và động cơ.
Mô đun IPM gửi tín hiệu lỗi.
Khi khởi động: [T08]- Brake wait period có thể ngắn hơn
thời gian mở thắng thực tế. Kiểm tra giá trị của [T08] và tăng
lên nếu cần thiết.
Khi đang di chuyển: IPM phát hiện một sự có dòng điện
cao tức thời. Kiểm tra lại tham số động cơ đã được nhập
đúng hay chưa. Kiểm tra khối lượng đối trọng đúng chưa.
103 Lỗi IPM - IPM Error Khi dừng: Giá trị [T13]-BRAKE DELAY PERIOD có thể
thấp hơn thời gian đóng thắng thực tế. Kiểm tra lại giá trị
của [T13] và tăng lên nếu cần thiết.
Tham số [S17]-STOPPING SPEED có thể được điều chỉnh
lớn hơn cần thiết. Cài đặt nó về 0.001 cho động cơ đồng bộ
và 0.002 cho động cơ không đồng bộ.
Trong khi Tuning: IPM phát hiện một sự cố dòng điện cao
tức thời. Kiểm tra lại hệ thống nối đất.

90
Encoder chưa được đấu nối hoặc bị lỗi.
Lỗi khi đang dừng chờ: Kiểm tra encoder, kiểm tra dây
dẫn và các đầu đấu nối của encoder.
Lỗi khi đang di chuyển: Không phát hiện có tín hiệu di
chuyển trong khi đã có lệnh di chuyển được gửi ra. Nếu
động cơ vẫn đang quay, kiểm tra đấu nối encoder và hệ
thống nối đất.
Nếu không có di chuyển trong động cơ đồng bộ, thực hiện
Lỗi encoder - Encoder lại quá trình tuning. Nếu không có di chuyển trong động cơ
104
Error không đồng bộ, kiểm tra lại giá trị tham số P5-Control.
Lỗi trong khi đang tuning động: Tốc độ quay của động cơ
nhanh hơn cần thiết. Tăng giá trị tham số [C20]-TUNING
CURRENT để lực dẫn động mạnh hơn.
Lỗi trong khi đang tuning tĩnh: Có phát hiện chuyển động
quay của động cơ. Kiểm tra lại thắng động cơ. Thắng phải
đang đóng và có thể ngăn cản bất cứ sự quay trục động cơ
nào trong khi đang tuning. Giảm giá trị của [C20]-TUNING
CURRENT
Chiều quay động cơ ngược với chiều của encoder.
Trong động cơ đồng bộ: Quá trình tuning có thể đã không
Lỗi chiều quay động cơ
105 thực hiện thành công. Thực hiện lại quá trình tuning.
- Motor Direction Error
Trong động cơ không đồng bộ: Đảo ngược giá trị của
tham số [M17]-ENCODER DIRECTION.
Lỗi dây nguồn động cơ Có lỗi trong dây nguồn động cơ được phát hiện. dây nguồn
106
- Motor Cable Error nối giữa động cơ và bộ điều khiển bị lỗi hoặc chưa có.
Trong chế độ dừng chờ: Board giao tiếp Encoder tuyệt đối
ICA không thể liên lạc với encoder tuyệt đối trong động cơ
đồng bộ. Kiểm tra board ICA và các đấu nối của nó với
encoder. Nếu các đầu dây đã đấu nối chính xác, đổi board
Lỗi board giao tiếp
107 ICA mới.
encoder ICA
Trong khi di chuyển hoặc Tuning: Nhiễu điện từ gây ra
bởi bộ điều khiển có thể đã ảnh hưởng đến độ chính xác
của tín hiệu truyền từ encoder đến board ICA. Kiểm tra hệ
thống nối đất và đấu nối dây tiếp đất với tủ điều khiển.
Tốc độ encoder lớn hơn 115% tốc độ tham chiếu.
Lỗi vượt tốc độ - Kiểm tra giá trị của P5-CONTROL PARAMETERS.
108
Overspeed Error Tăng giá trị Kp trong vùng di chuyển, nơi phát hiện vượt tốc
độ, cho đến khi dưới ngưỡng làm động cơ bắt đầu rung.

91
Động cơ không thể đạt tốc độ tham chiếu.
Kiểm tra giá trị của P5-CONTROL PARAMETERS.
Tăng giá trị của Kp trong vùng di chuyển, nơi tốc độ không
Lỗi tốc độ thấp - Low
109 đạt cài đặt, cho đến khi dưới ngưỡng làm động cơ bắt đầu
Speed Error
rung.
Kiểm tra encoder, kiểm tra dây và các đầu đấu nối.
Trong động cơ đồng bộ: thực hiện lại quá trình tuning.
Tốc độ encoder lớn hơn 150% tốc độ danh nghĩa của động
Lỗi động cơ vượt tốc cơ.
110 độ - Motor Overspeed Tốc độ tham chiếu có thể đang cài đặt lớn hơn tốc độ danh
Error nghĩa của động cơ.
Giá trị tăng tốc S10 có thể đang được đặt quá cao.
IPM liên tục gửi tín hiệu báo lỗi đến bộ điều khiển động cơ
Lỗi IPM thường trực -
112 (Bộ Biến tần).
Permanent IPM Error
Mô đun IPM của bộ điều khiển có thể có thể đã bị hỏng.
Lỗi trong quá trình liên lạc giữa các bộ vi xử lý nội bộ của hệ
thống.
Lỗi truyền thông nội bộ Nếu lỗi chỉ xuất hiện khi động cơ đang hoạt động, khi đó có
113 - Internal thể sóng mang điện từ đã ảnh hưởng đến tín hiệu liên lạc
Communication Error bên trong hệ thống. Kiểm tra hệ thống nối đất và các đầu
dây liên quan. Nếu hệ thống nối đất tốt, bộ điều khiển có thể
đã hỏng.
Điện áp DC BUS trong bộ điều khiển lớn hơn giá trị của
Lỗi đọc kênh DC Bus – tham số U03-DYNAMIC BRAKE OPEN trong khi bộ điều
115
DC Bus Reading Error khiển động cơ không kích hoạt.
Kiểm tra giá trị của U03 và U07-LINE VOLTAGE.
Mạch an toàn moment STO được kích hoạt nhưng không có
điện áp ở bộ điều khiển động cơ được phát hiện.
Khi khởi động: Kiểm tra mạch STO (Board SER hoặc các
116 Lỗi nguồn cấp STO
contactor).
Khi dừng: Lệnh di chuyển được tắt trước khi động cơ
dừng. Kiểm trat ham số [S17]-STOPPING SPEED.
Bộ điều khiển không thể giữ trục động cơ ổn định ở tốc độ
Zero.
117 Lỗi tốc độ Zero Trước hết, kiểm tra khối lượng của đối trọng.
Nếu lỗi này xuất hiện mặc dù động cơ không quay, kiểm tra
hệ thống nối đất và các đầu đấu nối liên quan.

92
Khi khởi động với động cơ đồng bộ: Chức năng moment
dự tính trước cần được kích hoạt.
Khi dừng: Kiểm tra giá trị của tham số [S16]-Stopping
Mode.
Lỗi trong tính toán Lỗi trong tính toán khoảng cách di chuyển còn lại.
118 khoảng cách di chuyển Dữ liệu truyền về từ encoder có thể bị sai do nhiễu điện từ.
còn lại Kiểm tra hệ thống nối đất và các đầu đấu nối liên quan.
Không có điện áp trong mạch điều khiển động cơ sau khi có
Lỗi kích hoạt chức
lệnh di chuyển.
119 năng STO - STO
Kiểm tra mạch STO (Board SER hoặc các contactor) và các
Enable Error
đầu dây liên quan.
Phát hiện có dòng điện động cơ khi không có lệnh di
Lỗi có dòng điện khi chuyển.
120 không có chuyển động Có thể có lỗi trong mạch đọc giá trị dòng điện của bộ điều
- Current w/o Motion khiển.
Có thể có hiện tượng chạm vỏ động cơ.
Việc đọc dữ liệu giếng thang không nhất quán trong quá
trình đọc thông tin giếng thang.
Quá trình đọc thông tin giếng thang có thể được thực hiện
Lỗi vị trí cabin - Car
122 không đúng
Position Error
Kiểm tra vị trí các nam châm và cảm biến từ, xóa thông tin
giếng thang cũ và thực hiện lại quá trình đọc thông tin giếng
thang.
Một lỗi xuất hiện trong quá trình tuning động (rotating
tuning).
Không phát hiện động cơ quay.
123 Tuning Error Đảm bảo rằng chưa mắc cáp tải qua puli máy kéo.
Đảm bảo rằng các thắng đang mở.
Nếu tất cả đã OK, khi đó hãy tăng giá trị của [C20]-TUNING
CURRENT để động cơ tăng sức mạnh.
Giá trị điện áp trong khi thắng động lớn hơn giá trị điện áp
hoạt động của hệ thống. Kiểm tra điện trở xả và đấu nối dây
Lỗi điện áp cao - High
124 của nó.
Voltage
Kiểm tra thông số của điện trở xả đã được chọn đúng theo
hướng dẫn sử dụng chưa.

Điện trở các cuộn dây của stator động cơ không cân bằng.
Lỗi điện trở stator động
125 Tháo các đầu dây động cơ khỏi bộ điều khiển và đo lại điện
cơ không cân bằng -
trở của từng cuộn dây stator một.

93
Unbalanced Stator Đo cách điện của các cuộn dây với vỏ động cơ hoặc với đất.
Resistance Nếu điện trở các cuộn dây không bằng nhau hoặc có ngắn
mạch với vỏ động cơ, liên lạc nhà cung cấp động cơ.
Nếu điện trở các cuộn dây bằng cân bằng và không có ngắn
mạch với vỏ động cơ,kiểm tra lại các dây nối giữa động cơ
và tủ điều khiển.

HẾT.

94

You might also like