You are on page 1of 4

KHI CẦN TƯ VẤN & HỖ TRỢ:

- Dược sỹ: Trần Thị Anh Đào


- Số điện thoại liên hệ: +84919427432 (Viber, Zalo)

HƯỚNG DẪN CHO BỆNH NHÂN COVID-19


KHÔNG CÓ BỆNH NỀN VÀ TRẺ TUỔI
CÁC DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ TRONG
NHỮNG NGÀY ĐẦU BỊ COVID

1. Sốt nhẹ, người ấm ấm, đau đầu. Cần uống 1 viên paracetamol 500mg
hoặc Panadol 500mg hoặc là efferalgan 500mg, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần
uống cách nhau ít nhất 4 tiếng.
Lưu ý: trường hợp không có thuốc có thể dùng khăn thấm nước vắt khô
chườm trán, hai bên nách, và mặc áo thoáng mát.
2. Mất khứu giác, vị giác thường là ngày thứ 3 và thứ 4. Sau 1 tuần sẽ
hết hẳn.
3. Tiêu chảy nhẹ, cần uống nhiều nước, bổ sung thêm oresol để bù nước.
Trường hợp tiêu chảy nặng, cần uống loperamide ngày 2 lần, lần 2 viên.
Lưu ý: nếu không có thuốc uống thật nhiều nước, uống nước ấm là tốt
nhất.
4. Khó thở nhẹ (thường gặp ở người lớn tuổi). Nếu thấy khó thở nhẹ, nên
tập hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng mỗi ngày 20 lần vào buổi sáng
và buổi chiều.
Lưu ý: vỗ lưng mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 20 cái.
5. Luôn đeo khẩu trang và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
6. Ăn đa dạng thức ăn, đủ chất và uống đủ 2 lít nước ấm trong ngày.
Lưu ý: nếu không ăn đủ chất thì uống thêm 1 viên vitamin c sủi.
7. Khi ngủ nằm nghiêng, nằm sấp. Hạn chế nằm ngửa.
8. Hàng tuần nên dùng que test nhanh để tự kiểm tra sức khỏe.
KHI CẦN TƯ VẤN & HỖ TRỢ:
- Dược sỹ: Trần Thị Anh Đào
- Số điện thoại liên hệ: +84919427432 (Viber, Zalo)

Lưu ý: nếu cách ly tại nhà thì test, nếu cách ly tại cơ quan chức năng
thì không cần.
HƯỚNG DẪN CHO BỆNH NHÂN COVID-19
CÓ BỆNH NỀN, VÀ LỚN TUỔI
CÁC DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ TRONG
NHỮNG NGÀY ĐẦU BỊ COVID

1. Bệnh tiểu đường


Lưu ý: kiểm tra lượng đường hằng ngày (nếu ở bệnh viện cần mang theo
thuốc và báo cho bác sĩ đang điều trị về tình hình bệnh tiểu đường của
mình và kiêng hẳn những thức ăn và đồ uống có đường; nếu ở nhà cần
mua máy đo đường huyết đơn giản và dễ đo nhất để có thể tự kiểm tra
đường huyết tại nhà).
Uống thêm yến không đường để tăng cường hệ miễn dịch.
2. Bệnh huyết áp
Lưu ý: kiểm tra huyết áp hằng ngày (nếu ở bệnh viện cần mang theo thuốc
và báo cho bác sĩ đang điều trị về tình hình bệnh huyết áp của mình, nếu
ở nhà cần mua máy đo huyết áp đơn giản và dễ đo nhất để có thể tự kiểm
tra huyết áp tại nhà).
3. Bệnh guot, bệnh thận, bệnh khớp….
Lưu ý: ngoài thuốc điều trị bệnh covid, cần chuẩn bị uống thuốc hằng
ngày đúng giờ và đúng liều.
4. Sốt nhẹ, người ấm ấm, đau đầu. Cần uống 1 viên paracetamol 500mg
hoặc Panadol 500mg hoặc là efferalgan 500mg, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần
uống cách nhau ít nhất 4 tiếng.
Lưu ý: trường hợp không có thuốc có thể dùng khăn thấm nước vắt khô
chờm trán,hai bên nách và mặc áo thoáng mát.
KHI CẦN TƯ VẤN & HỖ TRỢ:
- Dược sỹ: Trần Thị Anh Đào
- Số điện thoại liên hệ: +84919427432 (Viber, Zalo)

5. Mất khứu giác, vị giác thường là ngày thứ 3 và thứ 4. Sau 1 tuần sẽ
hết hẳn.
6. Tiêu chảy nhẹ cần uống nhiều nước, bổ sung thêm oresol để bù nước.
Trường hợp tiêu chảy nặng cần uống loperamide ngày 2 lần, lần 2 viên.
Lưu ý: nếu không có thuốc uống thật nhiều nước, uống nước ấm là tốt
nhất.
7. Khó thở nhẹ (thường gặp ở người lớn tuổi). Nếu thấy khó thở nhẹ, nên
tập hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng mỗi ngày 20 lần vào buổi sáng
và buổi chiều.
Lưu ý: vỗ lưng mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 20 cái.
8. Luôn đeo khẩu trang và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
9. Ăn đa dạng thức ăn, đủ chất và uống đủ 2 lít nước ấm trong ngày.
Lưu ý: nếu không ăn đủ chất thì uống thêm 1 viên vitamin c sủi.
10. Khi ngủ nằm nghiêng, nằm sấp. Hạn chế nằm ngửa.
11. Xông hằng ngày. Có thể thực hiện xông bằng dầu khuynh diệp, dầu
gió, viên xông; và không nhất thiết phải có máy xông. Thực hiện theo các
bước như sau:
• Bước 1: chuẩn bị nồi/ ly uống nước hoặc bất cứ gì có thể chứa được
nước nóng
• Bước 2: nhỏ vài giọt dầu hoặc vài viên xông vào
• Bước 3: dùng khăn che kín đầu và vật dùng dụng để xông
• Bước 4: hít sâu và thở ra đều đặn trong vòng 15 phút đến 20 phút
12. Nếu ở khu tập thể, cần chuẩn bị 1 chai cồn có vòi để sát khuẩn bề
mặt, tay nắm.
Lưu ý: đặc biệt là mỗi lần vào nhà vệ sinh cần xịt khuẩn tay nắm cửa và
vòi nước bên trong nhà vệ sinh.
KHI CẦN TƯ VẤN & HỖ TRỢ:
- Dược sỹ: Trần Thị Anh Đào
- Số điện thoại liên hệ: +84919427432 (Viber, Zalo)

CÁC ĐIỂM LƯU Ý TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY

- Mở cửa sổ thông thoáng, hạn chế sử dụng máy lạnh


- Vệ sinh nhà cửa hằng ngày

Duy trì hoạt động thể chất mỗi ngày:


- Tập thể dục tối thiểu 30 phút
- Tắm nắng 20 phút

- Xông tinh dầu hằng ngày, ngày xông 2 lần, mỗi lần 15 - 20 phút
- Khò nước súc họng/ nước muối 0.9% sau khi ăn và trước/sau
khi ngủ
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sát khuẩn

- Tư thế nằm nghiêng giúp việc trao đổi khí ở phổi được dễ dàng
hơn

- Uống nước ấm và uống đủ 2lít/ngày


- Bổ sung viên uống vitamin và khoáng chất hằng ngày
- Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, hạn chế thức ăn nhiều dầu
mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, mì tôm, ...

- Thực hiện đo thân nhiệt ngày 2 lần hoặc khi thấy có dấu hiệu
nóng sốt (uống 1 viên Paracetamol nếu sốt > 37.50C)

You might also like