You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ F0 TẠI NHÀ

Nguồn tham khảo: hướng dẫn của Sở y tế Hà Nội


Thực hiện: Trạm y tế phường Thanh Xuân Trung
Địa chỉ trạm y tế: Trạm Y Tế Phường Thanh Xuân Trung Ngõ 330 Nguyễn Trãi, Thanh
Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội (ngõ nằm trên đường Nguyễn Trãi đi vào 1 chút, cùng phía
Royal)

Điều kiện để được cách ly tại nhà:


Đối tượng quản lý tại nhà là người mắc COVID-19 mới có kết quả xét nghiệm RT-
PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính và đủ điều
kiện cách ly tại nhà, cụ thể:
(1) không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không suy hô hấp:
SpO2 > 96% khi thở khí trời, nhịp thở  ≤ 20 lần/phút);
(2) độ tuổi từ 1-50, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì - nếu
không thỏa điều kiện này có thể xem xét cách ly tại nhà nếu có bệnh nền ổn định,
bảo đảm tiêm đủ 2 mũi hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vắc-xin phòng
COVID-19 đầu tiên.
1. Các bước cần làm khi có xét nghiệm (test nhanh hoặc PCR):
- Gọi điện cho trạm y tế khai báo về trường hợp F0 (SĐT: 02438586236)
- Viết/đánh máy đơn xin cách ly tại nhà gửi lên nhóm zalo F0
- Y tế phường hướng dẫn tự cách ly, theo dõi và điều trị tại nhà, có câu hỏi
nào anh chị có thể hỏi luôn.
- Thời gian cách ly: F0 cách ly tại nhà 7 ngày, nếu test âm tính sẽ hết cách
ly, nếu dương tính ng đã tiêm đủ 2 mũi tự cách ly thêm 3 ngày, người
chưa tiêm đủ 2 mũi tự cách ly thêm 7 ngày. F1 cách ly tại nhà 7 ngày tại
nhà.
- Khi hết thời hạn cách ly có 3 cách để được công nhận kết quả âm tính:
+ Test PCR rồi chụp kết quả gửi zalo cho y tế phường.
+ Test nhanh tại nhà quay lại gửi zalo cho trạm
+ Đến phường test (thời gian 10-11h hàng ngày từ T2-T7, ngoài thời
gian này không test)
- Danh sách cách ly tại nhà sẽ có sau vài ngày khai báo và được up lên
nhóm zalo chứ không có ngay, khi hết cách ly ra phường lấy giấy chứng
nhận hoàn thành cách ly.
2. CÁC PHƯƠNG TIỆN CẦN CÓ KHI CÁCH LY Y TẾ TẠI NHÀ
Nhiệt kế
Máy đo độ bão hòa Oxy đầu ngón tay (SpO2)
Máy đo huyết áp
Điện thoại hoặc máy tính để liên lạc với NVYT
Túi thuốc điều trị tại nhà
Có người thân chăm sóc

3. THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ


Nhóm A.
Là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng:
1. Paracetamol 500mg: Uống 01 viên khi sốt > 38,5C, có thể lặp lại mỗi 04
giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt
2. Thuốc cân bằng điện giải: oresol, nước dừa, nước hoa quả, nước lọc…
3. Vitamin tổng hợp (đa sinh tố, vitamin C): Uống 02 lần: Sáng 01 viên, chiều
01 viên
4. Thuốc sát khuẩn hầu họng: nước muối sinh lý, nước súc miệng...
Nhóm B.
Là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc
biệt: có triệu chứng sớm của suy hô hấp (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận
động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 ≤ 96%) KHÔNG tự ý
dung thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ:
1. Dexamethasone 0,5mg x 12 viên uống 01 lần, (12 viên tương đương 06 mg)
HOẶC Methylprednisolone 16mg x 01 viên uống.
2. Rivaroxaban 10mg x 01 viên uống. HOẶC Apixaban 2,5 mg x 01 viên uống.
HOẶC Dabigatran 220mg x 01 viên uống
Lưu ý: Phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình
trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 01 liều
duy nhất trước khi chuyển viện
Nhóm C.
Là thuốc kháng vi rút (thuốc dùng theo chỉ định của bác sỹ)
1. Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg Uống ngày 02 lần: sáng 800mg,
chiều 800mg, uống 05 ngày liên tục 2. HOẶC Favipiravir viên 200mg. Ngày
đầu uống ngày 02 lần: sáng 8 viên, chiều 8 viên các ngày sau: uống ngày 02
lần: sáng 03 viên, chiều 03 viên, uống từ 7-14 ngày
* Chống chỉ định: • Molnupiravir: KHÔNG sử dụng trong trường hợp phụ
nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú. • Favipiravir:
KHÔNG sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch
có thai, đang cho con bú.; < 18 tuổi và suy gan nặng, suy thận nặng
ĐIỀU TRỊ THUỐC CHỐNG ĐÔNG DỰ PHÒNG CHO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG
ĐẶC BIỆT
Nếu người bệnh F0 đang duy trì thuốc chống đông theo bệnh lý nền: tiếp tục duy
trì.
• Dùng liều dự phòng nếu người bệnh có nguy cơ cao: bệnh lý nền: tăng HA, tiểu
đường, ung thư, bệnh phổi mạn tính, bệnh lý mạch vành, tiền sử huyết khối, béo
phì
. • Phụ nữ có thai xem xét phối hợp thêm aspirin (nếu làm được xét nghiệm D-
dimer)
❖ Các thuốc chống đông đường uống: 1. Rivaroxaban 10-20mg, uống 1 lần/ngày
2. Apixaban 2,5mg, uống 2 lần/ngày 3. Dabigatran 220mg, uống 1 lần/ngày Không
dùng khi CrCl < 15ml/phút Thời gian điều trị: 7-10 ngày
4. Nếu có MỘT trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với NVYT:
1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên,
rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
2. Nhịp thở tăng: Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút; Trẻ từ 1 đến dưới 5
tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút
3. SpO2 < 96%; Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; Huyết
áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg
4. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
5. Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì
khó đánh thức, co giật.
6. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón
tay, ngón chân.
7. Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn
8. Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng
phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...
5. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ COVID - 19 TẠI NHÀ CHO TRẺ EM
• Nằm phòng riêng.
• Đeo khẩutrang với trẻ ≥ 2 tuổi
• Điều trị triệu chứng: ✓ Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.5OC: Paracetamol liều
10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ. ✓ Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo
dược.
• Uống nhiều nước.
• Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
• Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
• Theo dõi: ✓ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.
✓ Đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt,
thở nhanh/khó thở.
Ghi chú: Uống Paracetamol khi sốt trên 38.5OC, có thể lặp lại mỗi 04 giờ
đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt, liều 10-15mg/kg
Dấu hiệu cảnh báo:
• Triệu chứng bất thường cần báo NVYT: Sốt > 38O5C; Tức ngực; Đau rát
họng, ho; Cảm giác khó thở; Tiêu chảy; SpO2 < 96% (nếu đo được); Trẻ
mệt, không chịu chơi; Ăn/bú kém
• Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc tổ y tế cộng đồng để
được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: Thở nhanh theo
tuổi*; Cánh mũi phập phồng; Rút lõm lồng ngực
Ghi chú: Thở nhanh theo tuổi: • 01 - 05 tuổi: ≥ 40 lần/phút, • 05 - 12 tuổi: ≥
30 lần/phút, • > 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút.

You might also like