You are on page 1of 2

Ngành công nghiệp Dệt May là một ngàng có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.

Đó
là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu
của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt là ngành có
thế mạnh xuất khẩu , tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cấn bằng cán cân xuất
nhập khẩu của đất nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành dệt may ngày
càng chứng tỏ là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất
khẩu liên tục tăng kể cả trong những năm khủng hoảng, các thị trường luôn được mở
rộng, số lao động trong ngành này càng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công
nghiệp, giá trị đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân….Tuy nhiên đối với những
biến động kinh tế thì ngành này cũng có những biến đổii và thách thức khá lớn.  Trước
đây, hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu là sản xuất gia công, giá trị gia tăng thấp. Tuy
nhiên, hiện nay đã có một số doanh nghiệp chủ động chuyển sang phương thức sản xuất
ODM, OBM nhằm tăng thêm phần giá trị gia tăng. Vì vậy trong quy trình tạo ra sản phẩm
độc đáo nhưng mang tính sản xuất công nghiệp, đòi hỏi mỗi sinh viên ngành Thiết kế thời
trang ra trường sẽ phải tìm hiểu và bắt nhịp được chuỗi sản xuất sản phẩm thời trang tại
các doanh nghiệp. Trong chuỗi sản xuất ODM, OBM từ Xây dựng thương hiệu; Thiết kế;
Nguồn cung cấp nguyên, phụ liệu; Cắt, may; Phân phối và marketing mỗi khâu đều có vị
trí, vai trò riêng. Trong đó phát triển mẫu là một bước hết sức quan trọng quy trình thiết
kế, cắt - may. Phát triển mẫu có vai trò quyết định đến quá trình tạo ra sản phẩm đạt chất
lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng vì vậy khi Phát triển mẫu cần đảm bảo tính chính
xác về thông số, phom dáng, kết cấu. Trong sản xuất ODM, OBM nhân viên thiết kế rập
thường dựa trên bộ rập cơ bản (đã đảm bảo các yêu cầu) phát triển mẫu mới mà chỉ thay
đổi kết cấu, các đường bổ cắt, mở các khối, thay đổi kiểu dáng, hình thức trang trí…nhằm
tiết kiệm thời gian (không thiết kế từ đầu) và đảm bảo các yêu cầu của rập mới. Nếu trong
quá trình Phát triển mẫu không đảm bảo được phom dáng, kết cấu, thông số cũng như ý
tưởng thì giá trị của sản phẩm sau khi chế thử sẽ không được chấp nhận. Việc nghiên cứu
phát triển mẫu là một nội dung quan trọng mà sinh viên ngành Công nghệ dệt may được
trang bị kiến thức trong chương trình đào tạo. Để may gia công hoàn chỉnh sản phẩm đạt
yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo năng suất, việc xây dựng qui trình may hợp lý nhằm tránh
các bước thực hiện thừa hoặc thiếu, Nó còn giúp sinh viên bước đầu làm quen với phương
pháp nghiên cứu khoa học, đồ án tốt nghiệp, đặc biệt còn giúp sinh viên hiểu sâu về quy
trình, phương pháp phát triển mẫu fiftech. Nhận diện được vai trò, cũng như sức ảnh
hưởng của việc nghiên cứu phát triển mẫu sản phẩm, với mục đích tìm hiểu rõ hơn về
mẫu thử hàng dệt may- một trong những yêu tố quan trong bật nhất trong ngành may
mặc, loại mẫu thử có thể có trong môt quy trình sản xuất các đơn hàng xuất khẩu dệt may
hiện nay? quy trình sản xuất ngành may công nghiệp diễn ra như thế nào. Chúng em xin
trình bày về đề tài: “Phát triển mẫu Proto”
Nội dung đề tài gồm 5 phần:
Phần 1: Mẫu phác thảo, hình ảnh mẫu
Phần 2: Xây dựng phương án thiết kế
Phần 3: Xây dựng công thức thiết kế
Phần 4: . Chất liệu (phân tích chất liệu sử dụng)
Phần 5: May sản phẩm

You might also like