You are on page 1of 72

HÂN HẠNH ĐƯỢC SỰ ĐỒNG HÀNH CỦA CÁC NHÀ TÀI TRỢ

NHÀ TÀI TRỢ ĐỒNG

CÙNG CÁC NHÀ TÀI TRỢ KHÁC


i trường
HộHội trường 6:6:DA
DA LIỄU
LIỄU
Hall 6: DERMATO-VENEREOLOGY
Hall 6: DERMATO-VENEREOLOGY
ĐĐịa
ịa đđiểm:
iểm :GĐ 10/KT
GĐ10/KT
Location: GĐ 10/KT
Location: GĐ10/KT
Phiên
PHIÊN
1: ĐÀO
1: ĐÀO
TẠOTẠO
LIÊNLIÊN
TỤCTỤC
“SỰ “SỰ
HẤPHẤP
DẪNDẪN
LÀNLÀN
DA THEO
DA THEO
THỜITHỜI
GIAN”
GIAN”
SESSION 1: CME
SESSION “THE
1: CME ATTRACTION
“THE ATTRACTIONOF THE SKIN
OF THE THROUGH
SKIN THROUGH TIME”
TIME”
ChủChủ
tọa/Chairmen:
tọa/Chairmen: PGs.Ts. Nguyễn Tất Thắng, PGs.Ts. Huỳnh VănThái,
PGs.Ts. Nguyễn Tất Thắng, Bs.CKII. Vũ Hồng PGs.Ts.
Bá, PGs.Ts. Văn
Văn ThếThế Trung,
Trung, Ts. Nguyễn
Ts. Nguyễn TrọngTrọng
Hào Hào
Thời gian Tên báo cáo Báo cáo viên
Time Topics Speakers
PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá
10:15 - 10:30 Sự bí ẩn của làn da theo thời gian
Trường ĐHYD Cần Thơ
Ts. Châu Văn Trở
10:30 - 10:45 Săn chắc da bằng siêu âm hội tụ
Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
PGs.Ts. Văn Thế Trung
10:45 - 11:00 Phòng ngừa và xử trí biến chứng thẩm mỹ da
ĐHYD TP.HCM
Ts. Nguyễn Trọng Hào
11:00 - 11:15 Kỹ thuật mesotherapy trong thẩm mỹ da
BV Da liễu TP.HCM

11:15 - 11:30 Thảo luận

11:30 – 11:40 Giải lao


Phiên 2: MỘT SỐ TIẾN BỘ TRONG THẨM MỸ DA
PHIÊN 2: MỘT SỐ TIẾN BỘ TRONG THẨM MỸ DA
SESSION 2: THE INNOVATION IN SKIN AESTHETICS
SESSION 2: THE INNOVATION IN SKIN AESTHETICS
Chủ tọa/Chairmen: PGs.Ts. Nguyễn Tất Thắng, Bs.CKII. Vũ Hồng Thái, PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá, Ts. Nguyễn Trọng Hào
Chủ tọa/Chairmen: PGs.Ts. Nguyễn Tất Thắng, PGs.Ts. Huỳnh Văn Bá, Ts. Nguyễn Trọng Hào

Thời gian Tên báo cáo Báo cáo viên


Time Topics Speakers

Bs.CKII. Đoàn Quốc Tuấn


11:40 - 11:55 Xu hướng kết hợp laser và ánh sáng trong thẩm mỹ da
BV Da liễu tỉnh Đồng Tháp

11:55 - 12:10 Chăm sóc và trẻ hóa vùng môi, mắt Bs.CKII. Phạm Thúy Ngà
Ths. Huỳnh Bạch Cúc
12:10 - 12:25 Ứng dụng ánh sáng trị liệu trong điều trị mụn trứng cá
Trường ĐHYD Cần Thơ

12:25 - 12:30 Thảo luận


Phiên 3: CẬP
PHIÊN 3: NHẬT MỘTMỘT
CẬP NHẬT SỐ QUI
SỐ TRÌNH KỸ THUẬT
QUI TRÌNH TRONG
KỸ THUẬT ĐIỀUĐIỀU
TRONG TRỊ BỆNH HOAHOA
TRỊ BỆNH LIỄULIỄU
SESSION 3: UPDATE SOME TECHNICAL PROCESSES IN THE TREATMENT OF VENEREOLOGICAL DISEASES
SESSION 2: UPDATE SOME TECHNICAL PROCESSES IN THE TREATMENT OF VENEREOLOGICAL DISEASES
Chủ tọa/Chairmen: PGs.Ts. Văn Thế Trung, Ts. Châu Văn Trở, Bs.CKII. Phạm Thúy Ngà
Chủ tọa/Chairmen: PGs.Ts. Văn Thế Trung, Ts. Châu Văn Trở, Bs.CKII. Phạm Thúy Ngà

Thời gian Tên báo cáo Báo cáo viên


Time Topics Speakers
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và BS.CKI. Phạm Đình Tụ
13:30 - 13:45 kết quả điều trị sùi mào gà bằng laser CO2 tại BV Da liễu
TP. Cần Thơ năm 2018 BV Da liễu TP. Cần Thơ

Bs. Lạc Thị Kim Ngân


13:45 - 14:00 Cập nhật tình hình bệnh lậu hiện nay
Trường ĐHYD Cần Thơ
Cập nhật tình hình đề kháng kháng sinh của Nesseria Ths. Trần Thị Như Lê
14:00 - 14:15
gonorrhoeae gây bệnh lậu hiện nay Trường ĐHYD Cần Thơ

14:15 - 14:25 Thảo luận


Phiên 4: CẬP
PHIÊN 4: NHẬT CHẨN
CẬP NHẬT ĐOÁN
CHẨN VÀ ĐIỀU
ĐOÁN TRỊ BỆNH
VÀ ĐIỀU DA DA
TRỊ BỆNH
SESSION 4: UPDATE
SESSION IN DIANOSIS
4: UPDATE AND TREATMENT
ON DIAGNOSIS OF SKIN
AND TREATMENT OFDISEASES
SKIN DISEASES
Chủ Chủ
tọa/Chairmen:
tọa/Chairmen: PGs.Ts. Nguyễn Tất Thắng, PGs.Ts. HuỳnhThái,
PGs.Ts. Nguyễn Tất Thắng, Bs.CKII. Vũ Hồng PGs.Ts.
Văn Bá, VănVăn
PGs.Ts. ThếThế
Trung, Ts. Nguyễn Trọng Hào
Trung
Thời gian Tên báo cáo Báo cáo viên
Time Topics Speakers

Cập nhật tình hình đề kháng với kháng sinh của Bs.CKI. Nguyễn Thị Thùy Trang
14:25 - 14:40
Probiobacterium acnes Trường ĐHYD Cần Thơ
Ths. Trần Gia Hưng
14:40 - 14:55 Nồng độ IL4 huyết thanh trong viêm da cơ địa người lớn
Trường ĐHYD Cần Thơ
Bs.CKI. Nguyễn Thị Lệ Quyên
14:55 – 15:10 Bệnh vảy nến và chất lượng cuộc sống
BV Da liễu TP. Cần Thơ

Cập nhật một số nghiên cứu trong chăm sóc tại chỗ bệnh Bs. Từ Mậu Xương
15:10 - 15:25
vảy nến Trường ĐHYD Cần Thơ
Bs. Nguyễn Thị Thúy Liễu
15:25 - 15:40 Cập nhật một số nghiên cứu trong điều trị Inconigto tinea Trường ĐHYD Cần Thơ

15:40 – 15:50 Thảo luận

BÁO CÁO POSTER


POSTER PRESENTATION
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giai đoạn và mức độ chàm thể tạng người Bs.CKI. Nguyễn Thị Thùy Trang
lớn tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2017-2019 Trường ĐHYD Cần Thơ
Bs. Phạm Thanh Thảo
Cập nhật mụn trứng cá ở trẻ em Trường ĐHYD Cần Thơ
Bs. Hồ Thị Bảo Ngân
Cập nhật mụn trứng cá ở phụ nữ mang thai Trường ĐHYD Cần Thơ
Bs. Hoàng Văn Tư
Cập nhật mụn trứng cá ở người trưởng thành Trường ĐHYD Cần Thơ
Bs. Đỗ Thu Uyên
Cập nhật điều trị ghẻ trẻ em Trường ĐHYD Cần Thơ
Bs. Nguyễn Thị Thảo My
Cập nhật và điều trị di chứng đau sau zona Trường ĐHYD Cần Thơ
1
2
SỰ BÍ ẨN CỦA LÀN DA THEO THỜI GIAN
PGS.TS.BS Huỳnh Văn Bá*,
BS.Nguyễn Thị Thùy Trang*, BS Trần Gia Hưng*
*Bộ môn Da liễu - Trường ĐHYD Cần Thơ

Tóm tắt
Lão hóa da được đặc trưng bởi các tiến trình nội sinh và ngoại sinh. Lão hóa nội sinh diễn ra theo
trình tự thời gian, được xác định có tính di truyền và không thể tránh khỏi, bao gồm cả vùng da không tiếp
xúc với ánh nắng. Quá trình lão hóa nội sinh xảy ra một cách tự nhiên và ngày càng trầm trọng thêm do
quá trình lão hóa bên ngoài gây ra bởi môi trường.
Các thay đổi liên quan đến da lão hóa bao gồm teo mỏng các lớp da, da dễ bị tồn thương, chảy xệ
và xuất hiện các nếp nhăn. Các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho thấy những thay đổi rõ rệt liên
quan lão hóa, bao gồm rối loạn sắc tố, nếp nhăn xuất hiện sớm, dãn mạch.
pH sinh lý bề mặt của da nằm trong khoảng từ 4 đến 6. Sự gia tăng độ pH da liên quan đến tuổi tác
có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng sinh lý của da như độ thẩm thấu của hàng rào bảo vệ, tính
toàn vẹn, sự gắn kết của lớp sừng và khả năng kháng khuẩn.
Theo các đề xuất của một số nghiên cứu, các sản phẩm chăm sóc da cho người cao tuổi phải có
công thức với độ pH bằng 4, có thể làm bình thường hóa độ pH da tăng lên do tuổi tác và do đó giúp duy
trì chức năng da sinh lý làn da.
Các từ khóa: lớp sừng, pH acid bề mặt da, pH lớp sừng, các acid amin, các acid béo tự do.

THE MYSTERY OF THE SKIN OVER TIME


Assoc. Prof. Huynh Van Ba PhD.,MD.*,
Nguyen Thị Thuy Trang, MD.*, Trần Gia Hưng, MD.*
* Department of Dermato-Venereology,
Can Tho University of Medicine and Pharmacy, Vietnam
Abstract
Cutaneous aging is characterized by intrinsic and extrinsic processes. Intrinsic, or chronologic,
aging is a genetically determined and inevitable process in skin, including photoprotected skin. Intrinsic
aging naturally occurs and is exacerbated by extrinsic aging, which is environmentally induced.
Age-associated skin changes include thinning, skin laxity, fragility, and wrinkles. Sun-exposed
areas demonstrate additional aging changes, including dyspigmentation, premature wrinkling,
telangiectasia.
Physiological pH of the skin ranges between 4 and 6. The acidity of the skin surface is crucial for
physiological skin functions. The age-related increase of skin pH may negatively affect physiological skin
functions, such as barrier permeability, integrity/cohesion of the stratum corneum (SC), and antimicrobial
capacity. Following the suggestions of some studies, skin care products for the elderly should be formulated
with a pH of 4, which may normalise the age-related increase of skin pH and thereby help to maintain
physiological skin functions.
Keywords: stratum corneum (SC), the acidic skin surface pH (pHSS), stratum corneum pH (pHSC), amino
acids (AAs), free fatty acids (FFAs).
1. Cấu trúc giải phẫu của da lão hóa
Các thay đổi liên quan đến da lão hóa bao gồm sự teo mỏng, da dễ bị tồn thương, chảy xệ và xuất
hiện các nếp nhăn. Các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có những thay đổi liên quan lão hóa bao
gồm rối loạn sắc tố, các nếp nhăn xuất hiện sớm, dãn mạch và các bệnh lý liên quan sợi đàn hồi do ánh
nắng.

3
Lão hóa da được biểu hiện đặc trưng bởi các tiến trình nội sinh và ngoại sinh. Lão hóa nội sinh là
sự diễn ra theo trình tự thời gian được xác định có tính di truyền và không thể tránh khỏi, bao gồm cả vùng
da không tiếp xúc với ánh nắng. Quá trình tự lão hóa nội sinh xảy ra một cách tự nhiên và ngày càng trầm
trọng do quá trình lão hóa bên ngoài gây ra bởi môi trường.
Lão hóa ở mức độ tế bào được cho là liên quan đến sự lão hóa về mặt tế bào, cụ thể là sự rút ngắn
các telomeres (các phần cuối của nhiễm sắc thể) với mỗi chu kỳ tế bào.
Các yếu tố từ môi trường có thể làm gia tăng sự lão hóa nội sinh bao gồm sự tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời và thuốc lá. Sự tiếp xúc với UVA trong một thời gian dài sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình lão
hóa nội sinh thông qua sự hình thành các loại phân tử và nguyên tử oxy phản ứng (reactive oxygen species:
ROS). ROS làm tăng các cytokine gây viêm và điều chỉnh tăng lên các metalloproteinase trong các thành
phần cơ bản, dẫn đến sự phá vỡ collagen. Tia UVB cũng có thể góp phần vào quá trình lão hóa này bằng
cách gây đột biến trực tiếp deoxyribonucleic acid (DNA) [2].
Về mô học, lão hóa da do ánh nắng được biểu hiện bởi sự mỏng dần của đường nối giữa bì và
thượng bì, làm giảm vận chuyển các chất dinh dưỡng qua lại giữa các lớp, thường biểu hiện thông qua viêm
da ánh sáng (heliodermatitis) hoặc các tình trạng viêm mạn tính. Ở lớp bì, các nguyên bào sợi bị kéo dài và
phá vỡ, các sợi collagen bị rối loạn cấu trúc, gây suy giảm collagen và có thể gây tích tụ các sợi đàn hồi
một cách bất thường tạo nên bệnh lý sợi đàn hồi do ánh nắng [12].
2. Sự hình thành và duy trì pH bề mặt da
pH sinh lý bề mặt da dao động từ 4 đến 6 ở các vùng da thân mình, ngoài vùng nếp kẽ. Một số
nghiên cứu cho thấy những khác biệt khác nhau dựa trên nhịp sinh học, giới tính, dân tộc và tuổi tác. Mặc
dù có sự khác biệt, các cơ chế chung hình thành và duy trì pH bề măt da, pH lớp sừng và các chức năng
sinh lý của da cũng được biết đến.
Lớp sừng, cũng như bề mặt da, được axit hóa chủ yếu bởi các axit amin (AAs), các acid béo tự do
(FFAs), bởi các cơ chế enzyme (đặc biệt là trao đổi natri-hydro 1, NHE1) và sự bài tiết sản phẩm của các
thể lamellar.
Người ta chứng minh rằng các acid amin là những yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh độ pH
của da. Khoảng 70-100% các acid amin tự do của lớp sừng xuất phát từ các protein giàu histidin của các
hạt keratohyalin, như filaggrin. Filaggrin được biểu hiện trong quá trình biệt hóa của các tế bào biểu bì và
cần thiết cho việc điều chỉnh độ ổn định của tế bào biểu bì. Nó được thủy phân ở phần trên lớp sừng thành
acid amin histamine, glutamine và arginine, (trong số đó) được chuyển hóa thành acid urocanic, đóng góp
đáng kể vào việc điều chỉnh pH da. Ngoài ra, các acid béo tự do có nguồn gốc từ phospholipids đóng một
vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh độ pH da.
3. Chức năng sinh lý của pH da
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự acid hóa bề mặt da rất quan trọng giúp cho làn da khỏe mạnh,
bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng của môi trường. Màng acid của da giúp duy trì các chức năng của da
bao gồm: (1) Sự kết nối và tính toàn vẹn của lớp sừng; (2) Sự cân bằng của hàng rào bảo vệ thượng bì;
(3)Phòng chống vi khuẩn. Điều hòa các chức năng này rất quan trọng để giữ cho làn da luôn mịn màng,
ngăn ngừa nhiễm trùng, và tránh được sự nhạy cảm với các chất kích ứng. Độ thẩm thấu của lớp biểu bì
trên cơ thể phụ thuộc vào tính chất kỵ nước của nó, sự phân bố lipid, và sự phân bố của các lipid này vào
một loạt các lamellar bilayers. Nó được cho là sự phân bố được điều chỉnh bởi các cơ chế phụ thuộc pH:
sự hình thành các thành phần thân dầu và các tương tác giữa các chất béo. Hai enzyme chính trong chuyển
hóa lipid là β-glucocerebrosidase và sphingomyelinase acid cả hai đều có hoạt tính cao nhất ở pH có tính
acid.
Các enzyme này tạo ra một nhóm các ceramides từ glucosylceramide và các tiền thân của
sphingomyelin, và pH tăng làm giảm hoạt động của các enzyme này. Điều này có thể dẫn đến làm giảm sự
bảo vệ của các tế bào thượng bì đối với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng và mầm bệnh.

4
Tính toàn vẹn của lớp sừng và sự liên kết của các tế bào sừng được trung gian bởi
corneodesmosomes và lipid ngoại bào. Sự mất kiểm soát của các tế bào sừng (sự bong vảy) được trở nên
mạnh mẽ và liên quan đến sự suy thoái của các protein corneodesmosome như desmoglein, desmocollin và
corneodesmosin.
Sự suy thoái này dẫn đến sự bong vảy, qua trung gian chymotryptic và protease serine tryptic,
kallikrein 5 và 7. Quan trọng nhất, các enzym này đòi hỏi pH trung tính. Ở người cao tuổi - với độ pH da
tăng cao - cấu trúc và chức năng của lớp sừng bị suy giảm do hoạt động protease serine thay đổi nhưng
cũng có thể ức chế tiết chất lamellar. Điều này có thể dẫn tới sự gia tăng bong tróc da, da thô.
Da và bề mặt da có đặc tính kháng khuẩn, có vai trò chủ chốt trong việc phòng ngừa sự xâm chiếm
bởi các tác nhân gây bệnh. Các vi sinh vật thuộc da thuộc về các loài cư trú thoáng qua, thường trú hoặc
tạm thời. Các vi sinh vật sinh lý của da phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau; tuy nhiên, pH rất có thể là một
trong những yếu tố quan trọng nhất.
Các vi sinh vật thường trú thân hiện trên da đòi hỏi các giá trị pH acid để tăng trưởng tối ưu, trong
khi một số vi khuẩn gây bệnh phát triển tốt hơn ở các mức độ pH trung tính. Staphylococcus aureus, một
tác nhân gây bệnh có liên quan đến các bệnh ngoài da khác nhau, có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở pH 7,5,
trong khi ở tốc độ tăng trưởng của acidic pH tốc độ tăng trưởng giảm. Ngoài ra, các peptide kháng khuẩn
(như cathelicidin [LL-37], dermcidin , chất cation và nitrates trong mồ hôi của con người) sẽ phát triển hoạt
tính kháng khuẩn của chúng chỉ ở pH acid.
Tất cả các chức năng sinh lý này phụ thuộc rất nhiều vào việc điều chỉnh và duy trì pH da có tính
acid. Do đó, bất kỳ sự thay đổi độ pH da nào, nội sinh hay ngoại sinh đều làm suy yếu chức năng sinh lý
của da. Các yếu tố bên trong như bệnh đái tháo đường, và các yếu tố bên ngoài đặc biệt là chất tẩy rửa da
và các sản phẩm chăm sóc da, thường được bảo quản và không điều chỉnh pH da. Đặc biệt, các sản phẩm
kem và lotion không được tối ưu hóa về độ pH và được sử dụng thường xuyên có thể làm ảnh hưởng không
tốt đến pH da hoặc ảnh hưởng đến thảm vi sinh vật bình thường trên da, có thể được thực hiện trong các
nghiên cứu lâm sàng khác nhau.
4. Sự thay đổi pH liên quan đến lứa tuổi
PH da acid của trẻ sơ sinh là trung tính đến kiềm ngay sau khi sinh. Quá trình acid hóa bắt đầu trong
vòng 24 giờ đầu tiên, và trong những tuần đầu pH da có tính acid. Trong thời kỳ trẻ sơ sinh, pH bề mặt da
đạt đến độ acid bình thường sau khoảng 6 tháng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy pH bề mặt da tăng
nhẹ theo độ tuổi. Mặc dù không có tiêu chí số tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc (UN) cho các lứa tuổi khác
nhau, LHQ đã đồng ý tuổi 60 để đề cập đến tuổi già hoặc người cao tuổi, và trong điều này giúp chúng ta
xem xét phân loại này. Nói chung, một mối tương quan tuyến tính giữa pH bề mặt da và tuổi được khẳng
định qua quan sát bởi hai nhóm độc lập.
Ba cơ chế phân tử chịu trách nhiệm cho việc acid hóa da dường như bị xáo trộn khi tuổi tác tăng
lên: giảm biểu hiện NHE1, giảm phân huỷ phospholipid thành acid béo FFAs và giảm sự phá vỡ filaggrin
thành các yếu tố giữ ẩm tự nhiên. Ngoài ra, chất bã nhờn và sự bài tiết mồ hôi giảm ở người cao tuổi, do
đó làm giảm thêm khả năng đệm của da. Sự tăng pH bề mặt da liên quan đến tuổi làm thay đổi một số chức
năng trong da của người cao tuổi, và do đó có thể gây nên những tác động tiêu cực. PH bề mặt da gia tăng
làm giảm chức năng của lớp sừng, có thể gây ra sự rối loạn lipid, gây ra bởi ảnh hưởng của hai enzyme
lipid chuyển hóa lipid β-glucocerebrosidase và sphingomyelinase acid, cả hai hoạt tính cao nhất ở pH thấp.
Do đó, hoạt động của chúng sẽ giảm dần theo tuổi tác.
Hơn nữa, sự trưởng thành của màng lamelar bị chậm trễ. Người ta đã chứng minh rằng sự phục hồi
của rào bảo vệ da ở tuổi già, so với trẻ hơn, lớp biểu bì của con người giảm xuống. Hơn nữa, pH da gia tăng
sẽ dẫn đến sự suy thoái sớm của corneodesmosomes và làm tăng sự bong vảy vì hoạt động của protease
serine tăng song song với độ pH của da.

5
Do đó, lớp sừng có thể dễ dàng loại bỏ, một lượng lớn protein được loại bỏ, lý giải cho tính toàn
vẹn/kết nối bị xáo trộn của lớp sừng ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, các tín hiệu dẫn truyền các hiện tín
hiệu tăng trưởng bất thường và sự suy giảm tổng hợp các lipid biểu bì như ceramid, cholesterol và acid béo.
Sự tổng hợp lipid và các hoạt tính enzyme không chỉ suy giảm mà còn không đủ đáp ứng điều hòa
sau những tác động gây phá vỡ hàng rào bảo vệ cấp tính xảy ra. Bên cạnh đó, các cơ chế bảo vệ chống vi
khuẩn của lớp sừng bị suy giảm do pH da tăng lên. Như đã đề cập ở trên, các giá trị pH sinh lý bảo vệ sự
hình thành vi khuẩn bình thường của da, trong khi da ở tuổi già lại có tính nhạy cảm với các mầm bệnh tạo
ra các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Do đó, sự gia tăng độ pH của bề mặt da phụ thuộc vào tuổi tác rất có
thể sẽ thúc đẩy sự xâm nhiễm của bề mặt da với sự thay đổi của thảm vi sinh vật trên da, góp phần vào sự
phát triển của một mùi đặc trưng của cơ thể.
Ở da lão hoá, cơ chế chế tạo lipid bị suy giảm và hàm lượng lipid giảm. Lipid có thể làm chậm sự
thâm nhập của các chất bôi trên da và chúng cần thiết để duy trì hệ thống đệm của da. Ở da người cao tuổi,
các sản phẩm tại chỗ có thể xâm nhập dễ dàng hơn vào lớp biểu bì, do đó cũng có thể gây kích ứng và dị
ứng. Với độ tuổi ngày càng tăng, khả năng đệm của bề mặt da bị suy giảm, dẫn đến khả năng chống lại sự
thay đổi pH nội sinh và ngoại sinh ít hơn.
Do đó, da lão hóa nhạy cảm hơn với các chất gây kích ứng và dị ứng, phần nào giải thích sự gia
tăng viêm da tiếp xúc ở người cao tuổi. Do đó, lão hóa da biểu hiện tăng tính dễ tổn thương, không chỉ các
stress cơ học do sự teo da mà còn bởi vì độ pH da tăng lên. Hơn nữa, da của người cao tuổi xuất hiện thô
và khô, đôi khi có liên quan đến ngứa, có thể liên quan đến pH bề mặt da tăng lên. Vì vậy, các sản phẩm
chăm sóc da thích hợp (sản phẩm để lại cũng như các chất tẩy rửa) cho người cao tuổi nên được xây dựng
để bình thường hóa độ pH liên quan đến độ tuổi [11].
5. Da lão hóa tự nhiên so với da lão hóa do nắng
Da giống như tất cả các cơ quan khác, lão hóa theo thời gian. Người cao tuổi có thể được xác định
bên trong và yếu tố bên ngoài . Sự lão hóa nội sinh là dấu hiệu của quá trình lão hóa diễn tiến tư nhiên của
con người và xảy ra ở cả da tiếp xúc với ánh mặt trời và không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngược lại,
lão hóa bên ngoài bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như bức xạ UV.
So với da bị tổn thương do nắng, da được bảo vệ chống nắng có đặc điểm khô da, nếp nhăn, teo
da, màu sắc đồng nhất và các dầy sừng tiết bã. Ngược lại, da lão hóa có nguồn gốc bên ngoài có đặc điểm
là gồ ghề, khô, nếp nhăn thô, xuất hiện các nếp nhăn, teo, màu sắc không đồng đều, và các bất thường
mạch máu ở bề mặt (ví dụ giãn mạch). Điều quan trọng cần lưu ý là các thuộc tính này không tuyệt đối và
có thể thay đổi theo cách phân loại da của Fitzpatrick và tiền sử tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Những thay đổi trên lớp bì của da lão hóa do ánh nắng tùy thuộc vào lượng tổn thương UV. Elastasis
do ánh nắng là đặc điểm mô học nổi bật nhất của da lão hóa do ánh nắng. Số lượng elastin trong da giảm ở
da lão lão hóa tự nhiên, nhưng ở da tiếp xúc với tia cực tím, elastin tăng theo tỷ lệ tiếp xúc với tia UV. Sự
lắng đọng elastin thay đổi này biểu hiện lâm sàng như nếp nhăn và sự đổi màu của da.
Một đặc điểm khác của da lão hóa do ánh nắng là sự hủy hoại tổ chức sợi collagen. Các sợi
collagen trưởng thành, tạo thành phần lớn các mô liên kết của da bị thoái hóa. Thêm vào các đặc điểm của
da lão hóa do ánh nắng bao gồm gia tăng sự lắng đọng glycosaminoglycans và các protein trong các thành
phần cơ bản ngoại bào. Trên thực tế, mật độ tế bào tổng thể trong lão hóa da do ánh sáng tăng lên, dẫn đến
sự gia tăng nguyên bào sợi và sự xâm nhập của các chất gây viêm gây ra các biểu hiện viêm mãn tính.
Những thay đổi trong vi mạch cũng xảy ra, như tình trạng giãn mạch và các bất thường về mạch máu cũng
được tìm thấy trên lâm sàng [4].
6. Chăm sóc da của da người cao tuổi
Nói chung, các sản phẩm chăm sóc da cho người cao tuổi nên chứa các chất làm mềm và các thành
phần dưỡng ẩm để ngăn ngừa mất nước của da. Ngoài ra, các công thức nước trong dầu (water-in-oil) có
hiệu quả hơn so với các công thức dầu trong nước (oil-in-water) do các tác động giữ nước lâu hơn. Hơn

6
nữa, pH da tăng ngay lập tức nhưng chỉ thoáng qua (lên đến 1 hoặc 2 ngày) nếu da được rửa bằng nước
máy.
Rửa tay bằng xà phòng kiềm làm tăng pH bề mặt da lên đến 3 đơn vị, kéo dài> 90 phút. Hơn nữa,
các sản phẩm sử dụng tại chỗ không được điều chỉnh đến độ pH sinh lý của da, như chất khử mùi, ảnh
hưởng đến pH bề mặt da trong vài giờ. Ví dụ, sodium lauryl sulphate, một chất gây kích ứng tiếp xúc, dẫn
tới sự gia tăng đáng kể pH bề mặt da và gây rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da. Do đó, nhiều nghiên
cứu trên người đã đề cập đến sự thay đổi của pH bề mặt da, cũng như các sản phẩm chăm sóc da.
Có thể cho thấy rửa tay bằng nước khoáng có tính acid, hoặc sử dụng tắm nước khoáng trị liệu có
tính axit (pH 2), có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm pH bề mặt da trong một thời gian dài,
và làm giảm mức Staphylococcus aureus ở 76% trường hợp. Lặp lại việc sử dụng nước có ga (pH 5,4)
hoặc các công thức có acid lactic (pH 3,7-4,0) làm giảm đáng kể độ pH bề mặt da và giảm sự mất nước
xuyên qua da, cũng như cải thiện đáng kể chức năng hàng rào bảo vệ da. Sữa tắm dành cho da nhạy cảm
với một chất nhũ tương có độ acid nhẹ (pH 5,5) chỉ làm giảm nhẹ chức năng lớp sừng so với rửa bằng nước
(pH 7.0).
Trong một nghiên cứu khác, pH bề mặt da giảm đáng kể trong 3 giờ sau khi sử dụng một nhũ tương
dầu trong nước có chứa 10% hydroxyl-hydroxy acid. Hơn nữa α-hydroxy acid dường như có hiệu quả trong
việc giảm các tình trạng da khô và tăng cường chức năng rào bảo vệ da. Sự kết hợp của axit glycolic và axit
α-lipoic (phức hợp glypoic) trên da bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời và da bị lão hóa thậm chí còn cải
thiện kết cấu da, sắc tố, biến màu và dẫn đến các nếp nhăn ít phát triển. Một trong những cơ chế cơ bản đã
được tìm thấy trong nghiên cứu in vitro điều tra tác động của acid glycolic đối với con người. Trong nghiên
cứu này, các hoạt động của proteinase điều chỉnh việc bong tróc đã được chứng minh gia tăng đáng kể ở
pH 3,98.
Người ta khuyến cáo rằng các sản phẩm chăm sóc da nên có độ pH <5,5 để không làm ảnh hưởng
đến độ pH sinh lý của da. Tuy nhiên, theo tài liệu chuyên môn, có sự gia tăng pH da với tuổi tác ngày càng
tăng, dẫn tới sự suy giảm chức năng của lớp sừng và khả năng đệm bị suy giảm. Những ảnh hưởng tiêu
cực của việc tăng độ pH da phụ thuộc vào độ tuổi có thể được khôi phục lại bởi sự acid hóa bên ngoài của
bề mặt da.
Vì vậy, các sản phẩm chăm sóc da cho da lão hóa nên được xây dựng để chúng bình thường hóa độ
pH da tăng lên phụ thuộc vào độ tuổi để cải thiện sự suy giảm về chức năng của lớp sừng. Vì vậy, rửa mặt
cũng như các sản phẩm cho người cao tuổi nên được pha chế với độ pH acid hơn so với các sản phẩm chăm
sóc da bình thường. Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy một ảnh hưởng tích cực của nhũ tương dầu trong
nước sử dụng tại chỗ với pH khác nhau là 3,5 hoặc 4,0: pH bề mặt da ở những người trên 80 tuổi giảm đáng
kể sau khi áp dụng một lần nhũ tương đến pH bề mặt da <5,0 trong hơn 7 giờ.
Hơn nữa, α-hydroxy acid, có chứa nhũ tương (nước trong dầu hoặc dầu trong nước), với độ pH 4
gần đây đã được chứng minh làm giảm pH bề mặt da trong nhiều giờ. Hơn nữa, thậm chí các mức thấp hơn
của lớp sừng đã giảm đáng kể pH bề mặt da qua nhiều giờ. Tuy nhiên, nhiều dữ liệu cho thấy ứng dụng dài
hạn (4 tuần) của nhũ tương nước trong dầu được điều chỉnh tới pH 4.0 có thể làm giảm đáng kể pH bề mặt
da. Sau 14 ngày, pH bề mặt da đã giảm khoảng 0,38, và sau 28 ngày thậm chí bằng 0,52 đơn vị pH, gợi ý
sử dụng dài hạn thay vì điều trị ngắn hạn.
Ditre và cộng sự: 109 trường hợp nghiên cứu có đối chứng với giả dược cho thấy độ dầy của da
tăng lên do tổng hợp collagen và các sợi đàn hồi sau khi điều trị với một lotion có độ pH 3.5. Nghiên cứu
đã đưa ra khuyến cáo rằng, nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da sử dụng liên tục mỗi ngày, cần quan
tâm đến trong công thức phải phù hợp với các thay đổi liên quan đến tuổi tác của da, đặc biệt là tăng pH và
giảm sự hydrat hóa lớp sừng. Điều này đã được đề xuất bởi Maibach và Levin trong một bài viết được xuất
bản vào năm 2011 trong Cosmetics and Toiletries. Các sản phẩm như vậy có pH acid để bình thường hoá
sự tăng lên phụ thuộc vào độ tuổi có thể cải thiện không chỉ ngoại hình thẩm mỹ mà còn cả chức năng sinh
lý của da. Theo những điều này, những đề xuất thiết thực về chăm sóc da phù hợp của người cao tuổi.
7
7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng làn da
Nhiều nghiên cứu cho thấy da người sản xuất ra hai loại kháng khuẩn khác nhạu, LL-37 và β-
Defensin. Việc sử dụng corticosteroids bôi có thể ức chế sự sao chép các gen mã hóa cho các loại peptides
này, vì thế sẽ làm cho các nhiễm trùng da trở nên trầm trọng hơn (Angela N. et al, 2008).
Nghiên cứu của Melnik B C.(2009) cho thấy sự tiêu thụ sữa và các thực phẩm có hàm lượng đường
cao làm gia tăng insulin và IGF-1 (insulin- like growth factor-1) trong máu, kích thích 5α- reductase, sinh
tổng hợp androgen thượng thận và sinh dục, các thụ cảm androgen, sự tăng sinh tế bào mỡ và tổng hợp chất
béo, làm gia tăng sự trầm trọng trứng cá. Kết quả tương tự cho thấy thuốc lá có thể ức chế 21- hydroxylase
thượng thận, dẫn đến sự gia tăng sản xuất androgen thượng thận, làm gia tăng tính rầm trọng của trứng cá
(Melnik B C., 2009).
Đường kích hoạt một quá trình trong cơ thể gọi là glycation, tại đó các phân tử đường bám chặt vào
các với sợi protein collagen và elastin. Quá trình glycation còn khiến những protein này đột biến, tạo ra
những phân tử mới có hại gọi là Advanced Glycation End products (AGE). AGE - Sản phẩm glycat hóa
bền vững (advanced glycation end products) là các protein hoặc chất béo bị glycat hóa sau khi tiếp xúc với
các đường. Chúng là nguyên nhân gây ra những tổn hại cho hệ thần kinh, các bệnh về mắt, thận và tim ở
người bị tiểu đường và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực của quá trình lão hóa nhanh
ở nhiều người. Quá trình này được tăng tốc trong tất cả các mô cơ thể khi đường tăng lên và tiếp tục được
kích thích bởi ánh sáng cực tím trong da (Danby FW, 2010).
Các nghiên cứu in vitro chỉ ra rằng chiết xuất khói thuốc lá làm suy yếu quá trình sản xuất collagen
và làm tăng sản xuất tropoelastin và matrix metallicoproteinase (MMP), làm suy giảm cấu trúc protein và
cũng gây ra sự sản xuất bất thường của cấu trúc elastosis. Hút thuốc làm tăng nồng độ MMP, dẫn đến sự
suy thoái của collagen, sợi đàn hồi và proteoglycan, cho thấy sự mất cân bằng giữa sinh tổng hợp và suy
thoái trong chuyển hóa mô liên kết ở da (J Dermatol Sci., 2007).
Căng thẳng tâm lý có liên quan đến sự kích thích của hệ thống thần kinh tự chủ, hệ thống renin-
angiotensin và hệ thống vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận, góp phần gây viêm, stress oxy hóa và
tổn thương DNA ảnh hưởng đến tất cả các mô, kể cả da (Katlein França, Mohammad Jafferany, 2016).
Stress oxy hóa là sự mất cân bằng giữa các chất oxy hóa (gốc tự do) và chất chống oxy hóa nghiêng
về các gốc tự do. Tổn thương tế bào hoặc bệnh tật là do sự mất cân bằng giữa sản xuất và thải trừ ROS ở
da. Nhiều quá trình của tế bào, bao gồm chuyển hóa tế bào, dẫn truyền tín hiệu, viêm, tăng sinh tế bào và
lão hóa, bị ảnh hưởng bởi stress oxy hóa. Tăng các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein,
lipit và axit nucleic, và có thể dẫn đến tổn thương mô. Các chất oxy hóa chính bao gồm ROS và RNS.
Nguồn ROS nội sinh là từ ty thể, peroxisome, tế bào viêm (bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan và đại thực
bào), flavin, adrenaline và dopamine, quinone, phức hợp enzyme cytochrom P450, NADPH oxydase và
xanthine oxydase. Nguồn ngoại sinh của ROS có thể từ kim loại nặng, phóng xạ và các hợp chất hóa học
bao gồm thuốc chống ung thư, hút thuốc lá và rượu. ROS là tác nhân gây tổn thương tế bào quan trọng nhất
(Amanda Wong, Boyang Zhang, 2016).
8. Kết luận
PH bề mặt da sinh lý của da nằm trong khoảng từ 4 đến 6. Tính acid của bề mặt da rất quan trọng
đối với chức năng sinh lý của da. Một sự thay đổi tính acid của lớp sừng được quan sát thấy trong da lão
hóa, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng da sinh lý, như độ thẩm thấu của hàng rào bảo vệ, tính
toàn vẹn / sự gắn kết của lớp sừng, và khả năng kháng khuẩn.
Theo các đề xuất của Maibach và Levin, các sản phẩm chăm sóc da cho người cao tuổi (sản phẩm
làm sạch hoặc thoa lưu lại trên da) có công thức với độ pH (4), có thể làm bình thường hóa độ pH da tăng
lên do tuổi tác và do đó giúp duy trì chức năng da sinh lý và làn da khỏe mạnh [11]. Sự gia tăng các gốc tự
do làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein, lipit và axit nucleic, và có thể dẫn đến tổn thương trong
các mô trong cơ thể, trong đó có da. Qua đó cho thấy lợi ích của việc sử dụng các thành phần chống oxy
hóa trong phối hợp điều trị và kiểm soát bệnh da.
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amar Surjushe, Resham Vasani (2008), aloe vera: a short review, Indian J Dermatol; 53(4), pp. 163–
166.
2. Bardia Amirlak (2015), Anatomy of Aging Skin, Drugs & Diseases
3.Gordon JR, Brieva JC. (2012) Images in clinical medicine. Unilateral dermatoheliosis. N Engl J Med
366(16), e25.
4. Gilchrest BA. (2013) Photoaging. J Invest Dermatol 133(E1), E2–6. Review.
5. Hiroko-Miyuki Mori, Hiroshi Kawanami (2016), Wound healing potential of lavender oil by acceleration
of granulation and wound contraction through induction of TGF-β in a rat model, National Center for
Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine 8600 Rockville Pike, Bethesda MD, 20894
US.
6. Janmejai K Srivastava (2010), Chamomile: A herbal medicine of the past with bright future, Mol Med
Report; 3(6),pp.895–901.
7. Le Clerc S, Taing L, Ezzedine K, Latreille J, Delaneau O, Labib T, et al. (2013) A genome‐wide
association study in Caucasian women points out a putative role of the STXBP5L gene in facial photoaging.
J Invest Dermatol 133(4), pp. 929–935.
8. Park MH, Park JY, Lee HJ, Kim DH, Chung KW, Park D, et al. (2013) The novel PPAR α/γ dual agonist
MHY 966 modulates UVB‐induced skin inflammation by inhibiting NF‐κB activity. PLoS One 8(10),
e76820.
9. Pazyar N, Yaghoobi R(2013), Jojoba in dermatology: a succinct review, G Ital Dermatol
Venereol;148(6), pp.687-691.
10. Satyapal , Mahajan (2015), Phytochemical Analysis, In-Vitro Antioxidant and Antimicrobial Activities
of Flower Petals of Rosa damascene, International Journal of Pharmacognosy and Phytochemical
Research; 7(2); 246-250 ISSN: 0975-4873.
11.Stephan Schreml (2014), skin pH in the elderly and appropriate skin care, european medical journal.
12. Zoe Diana Draelos (2016), photoaging, Cosmetic Dermatology Products and Procedures, second
edition, Wiley Blackwell, pp.12-27.

9
10
11
12
13
14
15
16
PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG THẨM MỸ DA
PGS.TS.BS Văn Thế Trung
Trưởng Bộ môn Da liễu – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Mở đầu
Những năm gần đây, cách tiếp cận điều trị mới để chống lão hóa và thay đổi ngoại hình cơ thể được ứng
dụng rộng rải trong thẩm mỹ da. Các nghiên cứu rộng rãi về lĩnh vực này cung cấp kiến thức chuyên sâu
và sự hiểu biết cặn kẽ về cấu trúc giải phẫu sinh lý của khuôn mặt biến đổi bởi tuổi tác.. Các quy trình kỹ
thuật thẩm mỹ thường dùng hiện nay bao gồm tiêm botolinium toxin, tiêm chất làm đầy, châm kim, lột da
bằng hóa chất, laser, sóng RF, sóng siêu âm hội tụ, căng chỉ, tiêm tiêu mỡ. Thật không may, nhiều bác sĩ,
kỹ thuật viên thiếu hiểu biết sâu rộng và kỹ năng chưa lành nghề đã mang đến nguy cơ gây biến chứng của
các kỹ thuật ít xâm lấn.
Biến chứng do tiêm Botulinum toxin A (BoNTA)
Trong thẩm mỹ da được dùng hiệ nay (bao gồm chính thức và không chính thức) để điều trị các nếp nhăn
trán, nhăn châu mày, nhăn chân chim, nếp nhăn quanh miệng, nhăn cổ .. BoNTA được xem là chất sinh
học có nguy cơ thấp. Tác dụng phụ được chia thành thoáng qua, sớm, kéo dài. Đa số là thoáng qua, hiếm
khi kéo dài, và không có biến chứng nào vĩnh viễn. Các tác dụng phụ sớm bao gồm dị ứng, nhức đầu, đau
chỗ tiêm, bầm chỗ tiêm. Biến chứng muộn hơn bao gồm dãn quá mức cơ làm sụp mi tạm thời hoặc tạo nếp
nhăn mới (trán), xếch mắt, mặt không cân, lệch miệng .. Tất cả biến chứng muộn này có thể phòng ngừa dễ
dàng nếu hiểu biết về giải phẫu và sử dụng liều lượng hợp lý. Hình thành kháng thể là khả năng tiềm tàng
cần được quan tâm làm cho giảm tác dụng của BoNTA.
Biến chứng do tiêm chất làm đầy
Ngày nay có hàng trăm loại chất làm đầy khác nhau được lưu hành trên thế giới nhưng rất ít trong số đó có
số liệu nghiên cứu đầy đủ. Chất làm đầy phổ biến nhất là hyaluronic acid (HA), calcium hydroxylapatite
(CaHa), collagen, poly-L-lactic acid (PLLA), polymethyl metharcrylate (PMMA), mỡ tự thân. Chất làm
đầy có loại có khả năng giáng hóa sinh học (tạm thời) hoặc loại không giáng hóa sinh học (vĩnh viễn). Biến
chứng không nghiêm trọng bao gồm đau chỗ tiêm, bầm máu, tiêm không đều, vón cục, thay đổi màu da tại
chỗ. Biến chứng hiếm gặp như dị ứng, hình thành mô hạt, nhiễm trùng với sự hình thành biophim của quần
thể vi khuẩn. Biến chứng đáng lo ngại nhất thuộc về kỹ thuật tiêm đó là tắc mạch gây hoại tử da và có thể
gây mù mắt. Các biến chứng này từng được xem là biến chứng hiếm gặp, tuy nhiên với việc sử dụng tràn
lan bởi các kỹ thuật tiêm sai và thiếu hiểu biết về giải phẫu thì gần đây có nhiều báo cáo, tin tức về biến
chứng nghiêm trọng này. Hyaluronidase dùng ly giải HA với liều lượng đã được hướng dẫn. Hữu hiệu
trong điều trị các biến chứng nhẹ như vòn cục, tắc mạch nông..Tuy nhiên, việc cứu vãn nguy cơ mất thị lực
khi đã xảy ra còn tùy thuộc nhiều yếu tố và dường như không hiệu quả cao, đã cảnh báo rằng việc tiêm
đúng kỹ thuật, tránh tiêm lượng nhiều, áp lực cao và tránh vùng nguy cơ cao là giải pháp tốt nhất.
Biến chứng do châm kim
Đây là kỹ thuật xâm lấn. Tác dụng phụ là đau và chảy máu ít. Tuy nhiên, vấn đề lo ngại là lây nhiễm từ bàn
tay kỹ thuật viên. Ngoài ra, rác thải y tế của kim châm chưa được quản lý ở các spa cũng có thể mang đến
môi trường nguồn bệnh không được kiểm soát.
Biến chứng do lột da băng hóa chất
Đây là biện pháp kinh điển, làm bong da, loại bỏ lớp tế bào sừng, kích thích tái tạo trẻ hóa da, điều trị sẹo.
Các hóa chất được dùng bao gồm các glycolic acid, trichloacetic acid, AHA, BHA, tretinoin… Phương
pháp này có thể chia làm lột nông, trung bình, lột sâu tương ứng đến lớp sừng, lớp đáy và bì nhú. Biến
chứng bao gồm nóng rát châm chích lúc đang áp hóa chất, đỏ sau lột da, rối loại sắc tố, nhiễm trùng, da
nhạy cảm. Một số ít trường hợp để lại vết trợt, sẹo, ngột độc..Phòng ngừa băng cách chỉ định đúng, kỹ thuật

17
viên đánh giá đúng điểm đáp ứng lâm sàng (frost). Xử lý băng cách áp lạnh, trung hòa kịp thời, chống nắng,
dưỡng ẩm, kháng sinh … tùy từng trường hợp.
Biến chứng do điều trị Laser/ánh sáng
Ngày nay có rất nhiều thiết bị laser/ánh sáng trong thẩm mỹ da điều trị sắc tố , trẻ hóa da, điều trị bất
thường mạch máu, triệt lông ..
Bên cạnh lợi ích mang lại, rất nhiều trường hợp biến chứng do sử dụng qui trình không cẩn thận, không
phù hợp vì sự thiếu hiểu biến về tác động của laser/ánh sáng trên mô. Nhiều bệnh nhân bị mảng giảm sắc
tố, sẹo, tăng sắc tố sau viêm do điều trị laser/ánh sáng. Phòng ngừa bằng cách sử dụng năng lượng thấp,
tăng dần đến điểm đáp ứng lâm sàng. Không vội điều trị chóng khỏi mà phải hiểu biến quá trình sinh học
của thương tổn (ví dụ xóa xăm nhiều lần). Biến chứng nhiễm trùng trong laser tuy hiếm nhưng cũng cần
lưu ý tiền sử nhiễm herpes simplex. Uống acyclovir trước và sau điều trị laser trên người có tiền căn nhiễm
herpes simplex được khuyến cáo. Sau cùng, an toàn laser cho mắt (bệnh nhân, người thực hiện) là quan
trọng nhất.
Căng chỉ
Nâng cơ mặt và cổ băng chỉ là kỹ thuật ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Nhiều loại sản phẩm
trên thị trường đang được quảng cáo và sử dụng, số lượng càng ngày càng tăng. Nhiều báo cáo cho thấy
hiệu quả của phương pháp này rất tốt, thời gian nghỉ dưỡng ngắn. Biến chứng bao gồm liên quan đến kỹ
thuật như bầm máu, nhiễm trùng, mặt không cân xứng, đau nhức. Biến chứng dị ứng, hình thành mô hạt,
lòi chỉ … thì hiếm nhưng cũng cần quan tâm trước khi thực hiện.
Tiêm tiêu mỡ
Kỹ thuật tiêm nhiều điểm dưới da để giảm tích tụ mỡ vùng nọng cằm ở bụng và vùng khác được báo cáo
từ hơn 10 năm trước. Gần đây FDA chứng nhận sodium deoxycholate (10mg/mL) tiêm dưới da điều trị mỡ
nọng cằm. Biến chứng thường gặp liên quan đến qui trình như đau, bầm cứng tại chỗ. Tiêm đủ sâu (, ở cổ
6mm và 9-11mm cho vùng khác), mỗi điểm tiêm lượng nhỏ (không quá 0.2mL). Nổi mày đay, loét da hiếm
gặp.
Kết luận
Mặc dù lợi ích rõ ràng của thẩm mỹ da mang đến cho nhiều người nhưng việc sử dụng qui trình này cũng
có những biến chứng có hại. Bác sĩ, kỹ thuật viên cần được đào tạo bày bản, cập nhật kiến thức và kỹ năng
thường xuyên để tận dụng lợi ích tối đa của kỹ thuật và giảm thiểu rũi ro cho khách hàng cũng như chính
người thực hiện.
Tài liệu tham khảo
1) Daniela Hartmann, Thomas Ruzicka, Gerd G. Gauglitz. Complications associated with cutaneous
aesthetic procedures. Journal of The German Society of Dermatology (2015)
2) Catherine Fairris . An Introduction to Injectable Complications. AesthethicsJournal.com (2019)
3) Fernando Urdiales-Gálvez et al . Preventing the Complications Associated with the Use of Dermal
Fillers in Facial Aesthetic Procedures: An Expert Group Consensus Report. Aesthetic Plastic
Surgery 2017
4) Firas Al-NiaImi. Laser and energy-based devices’ complications in dermatology Journal of
Cosmetic and Laser Therapy, 2015
5) Shahraam Kamalpour, Keith Leblanc, Jr., Injection Adipolysis: Mechanisms, Agents, and Future
Directions, J Clin Aesthet Dermatol, (2016 )

18
MESOTHERAPY TRONG THẨM MỸ DA
(Mesotherapy in cosmetic dermatology)
TS.BS. Nguyễn Trọng Hào
Bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh

Mesotherapy, do bác sĩ người Pháp Michel Pistor phát triển vào năm 1952, đại diện cho những kỹ thuật
xâm lấn tối thiểu gồm tiêm trong da hoặc dưới da lượng nhỏ các chiết xuất thực vật tự nhiên, chất vi lượng
đồng căn (homeopathic agents), thuốc, vitamin, hay những chất có hoạt tính sinh học khác để thúc đẩy một
đáp ứng sinh học và sửa chữa tình trạng bệnh lý ở vùng cần điều trị. Chỉ định chính của mesotherapy trong
da liễu thẩm mỹ là da sần vỏ cam, tạo đường nét cơ thể, tích tụ mỡ khu trú, rụng tóc, trẻ hoá da, và tăng sắc
tố da. Kỹ thuật này còn được gọi là tiêm vi điểm (microinjection) trong một số chỉ định, ví dụ tiêm vi điểm
acid hyaluronic, botulinum toxin...Trong những năm gần đây, mesotherapy ngày càng trở nên phổ biến do
xâm lấn tối thiểu, ít đau, nhưng cho đến nay, cơ chế tác dụng của nhiều sản phẩm vẫn chưa rõ hay còn bàn
cãi và chưa có hướng dẫn rõ ràng về liều lượng và hiệu quả của các sản phẩm. Vì vậy, cần có thêm những
thử nghiệm lâm sàng được thiết kế chuẩn để đánh giá hiệu quả và tính an toàn của của kỹ thuật và các sản
phẩm có liên quan.

19
20
21
XU HƯỚNG KẾT HỢP LASER VÀ ÁNH SÁNG TRONG THẨM MỸ DA
BSCKII. Đoàn Quốc Tuấn
I/. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, tại Việt Nam chuyên ngành Da liễu sử dụng các trang thiết bị công nghệ cho dịch vụ
làm đẹp còn hạn chế. Cùng với sự phát triển về khoa học công nghệ làm đẹp của Thế giới từ năm 1997 tại
thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu sử dụng laser CO2 vào điều trị da liễu thẩm mỹ da, tiếp đến sử dụng công
nghệ IPL, sau đó Qs ND:YAG, Laser xung nhuộm màu (PDL), QS ND:YAG xung dài, phát triển tiếp tục
lăn kim, RF, siêu âm hội tụ, Erbium YAG.
Sau thời gian dài sử dụng các công nghệ làm đẹp người ta nhận thấy rằng việc điều trị với các công
nghệ đơn lẻ nó cho kết quả điều trị còn hạn chế và những tác dụng phụ. Bây giờ xu hướng kết hợp các công
nghệ lại cho phù hợp cho từng chỉ định cụ thể như kết hợp laser xâm lấn và laser không xâm lấn, laser và
ánh sáng, trong cùng laser kết hợp các bước sóng có cùng tính năng để tối ưu hóa trong vấn đề điều trị.
Ngoài ra, còn kết hợp thuốc, mỹ phẩm, hóa chất, filler, botulinum toxin, mesotheraphy, chỉ, RF, HIPU với
nhau để tăng hiệu quả điều trị. Trong chuyên đề báo cáo này, tôi chỉ trình bày xu hướng kết hợp laser và
ánh sáng.
II/. ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP TRONG THẨM MỸ DA
1/. Mục tiêu điều trị:
- Nâng cao hiệu quả điều trị: giảm số phiên điều trị, kết quả tại mỗi phiên điều trị được nâng cao, giảm
nguy cơ tai biến, ít đau đớn, thoải mái hơn cho bệnh nhân
- Giảm chi phí đầu tư của BS/chủ đầu tư, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân và bác sĩ.
2/. Phương pháp tiếp cận trong điều trị kết hợp
- Điều trị những tầng khác nhau (điều trị đa tầng) trên da trong cùng một phiên điều trị (different layers
treatment)
- Điều trị cùng 1 tầng/1 vùng mô đích nhưng với cơ chế khác nhau. Ví dụ: cùng dùng quang cơ và quang
nhiệt trong 1 tầng điều trị. (One layer/target tissue treatment with different mechanisms).
3/. Các ứng dụng trong điều trị kết hợp
3.1/. Ứng dụng điều trị kết hợp Nám da
- QS 4D(Clearlift) + AFT Dye-VL, giúp đóng mạch máu, năng lượng tập trung xuống tầng cần điều trị, chế
độ vi điểm giúp cho hạn chế tăng sắc tố sau viêm.
- QS 4D (Clearlift)+ QS (Clearlift), QS 4D sử dụng trước với chế độ vi điểm giúp tạo lỗ xuyên qua da tạo
cửa sổ sinh học, sau đó bắn QS xuống da giúp dẫn lưu nhiệt làm giảm tác dụng phụ và giúp laser xuống
sâu hơn giúp làm vỡ các sắc tố ở tầng sâu.
- QS + IPL: thực hiện thường xuyên giúp cho phòng ngừa tái phát.
- Laser vi điểm + QS: thực hiện thường xuyên giúp cho phòng ngừa tái phát.
3.2/. Ứng dụng điều trị kết hợp Trẻ hóa da
- QS 4D + NIR face kết hợp hiệu ứng quang cơ với hiệu ứng quang nhiệt kích thích tăng sinh collagen.
- QS LP 1064 + Er YAG 2940 kết hợp hiệu ứng quang nhiệt với hiệu ứng quang nhiệt bóc tách kích thích
tăng sinh Collagen.
3.3/. Ứng dụng điều trị kết hợp mụn trứng cá
- Er: Glass 1540(Clearskin) + AFT Acne 540nm hiệu ứng quang nhiệt giúp làm giảm viêm và tiêu diệt vi
khuẩn sinh mụn.
3.4/. Ứng dụng điều trị kết hợp sẹo lồi/sẹo phì đại:
- Er:YAG 2940 + QS 4D + AFT Dye-VL.

22
Er:YAG 2940 giúp bóc tách lấy đi collagen dư thừa trên sẹo, kết hợp QS 4D kích thích collagen III tăng
sinh giúp cho sẹo mềm mại, AFT Dye-VL đóng các mạch máu nuôi mô sẹo giúp cho điều trị sẹo lồi/sẹo
phì đại có hiệu quả.
3.5/. Sẹo mụn trứng cá
- QS 4D + Er: Glass
- QS 4D tạo ra các không bào kết nối với nhau giúp cho việc cắt đáy sẹo mụn khi có sang thương sẹo co
kéo, đồng thời cùng với Er: Glass kích thích tăng sinh các sợi collagen làm đầy sẹo mụn.
3.6/. Giãn mạch máu vùng mặt:
- QS LP 1064 + AFT Dye_VL gây hiệu ứng quang nhiệt đóng các mạch máu riêng lẻ và mạch máu mạng
trên cùng sang thương da.
3.7/. Xóa xăm:
- QS 4D + QS 1064/532nm
- Bắn QS 4D trước lên sang thương hình xăm tạo ra những lỗ nhỏ sinh học giúp cho khi bắn QS tia laser
xuống sâu hơn để hủy các phân tử mực xâm, đồng dẫn lưu giãm nhiệt giúp cho việc giảm xuất huyết trên
da sau khi bắn laser xóa xăm.
3.8/. Phác đồ kết hợp điều trị Tông da với 60 ngày(TONE 60).
Điều trị toàn diện cả sắc tố lẫn mạch máu, cải thiện màu sắc của da, giảm bả nhờn, giảm gồ ghề, cải
thiện sẹo, thu nhỏ lỗ chân lông, trẻ hoá, săn chắc da

3.9/.
Phác đồ kết hợp điều trị láng mịn với 30 ngày( Texture 30)
Điều trị trẻ hoá da, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm bả nhờn, giảm gồ ghề, cải thiện sẹo lõm đặc biệt là sẹo
boxscar.

23
3.10/. Phác đồ kết hợp điều trị săn chắc da(nâng cơ) 30 ngày(Tightening 30)
Điều trị trẻ hoá da, săn chắc da (thường được gọi là nâng cơ), thu nhỏ lỗ chân lông, nâng tông da, cải
thiện sẹo lõm.

IV/. KẾT LUẬN


Xu hướng hiện nay điều trị kết hợp các công nghệ lại với nhau sẽ giúp tăng hiệu quả trong điều trị thầm
mỹ da hơn so với việc sử dụng các công nghệ đơn riêng lẻ. Với việc sử dụng hệ thống đa chức năng với
các công nghệ độc lập tích hợp trong một hệ thống tổng giúp cho chi phí đầu tư thấp, an toàn, khả năng
nâng cấp những công nghệ khác với chi phí thấp, dễ thực hiện phác đồ điều trị kết hợp, giải quyết được
80% mặt bệnh đến khám tại phòng khám sẽ có ưu điểm tốt hơn điều trị kết hợp mà sử dụng từng công nghệ
đơn lẻ kết hợp với nhau sẽ cần chi phí đầu tư lớn, khó sử dụng phác đồ kết hợp.

24
CHĂM SÓC VÀ TRẺ HÓA DA VÙNG QUANH HỐ MẮT
(SKIN CARE AND REJUVENATION OF THE PERIORIAL REGION)
BS.CKII. Phạm Thúy Ngà
I. Đại cương
Vùng quanh hố mắt (Periorial region) là một trong những vùng đầu tiên (One of the first areas)
biểu hiện của sự lão hóa (Aging), vùng da này đóng một vai trò rất quan trọng trong biểu lộ nét mặt (Facial
appearance).
Vùng quanh hố mắt bao gồm:
- Lông mày (Eye brows)
- Vùng da mí trên, mí dưới (Upper & Lower eyelid skin)
- Vùng giữa 2 lông mày (Glabella region)
- Và vùng quanh đuôi mắt (Pericanthal area)
Các biểu hiện của sự lão hóa da thường gặp vùng quanh hố mắt bao gồm:
- Các nếp nhăn (wrinkles), vết nhăn (rhytides)
- Quầng đen dưới hố mắt (infraorbital dark circles)
- Sưng húp dưới mắt (under-eye puffiness)
- Lông mày và lông mi thưa (thinning lashesand brows)
- Khô da (dryness), sẹo (scaring)
- Thay đổi sắc tố da (changes in pigmentation)
- Tổn thương da do ánh sáng (Photodamages)
Các nguyên nhân gây lão hóa da:
- Bức xạ tia cực tím (Ultraviolet radiation) là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da, tổn thương
da do ánh sáng (photodamage)
- Yếu tố di truyền (genetic factor)
- Hút thuốc lá (cigarette smoking)
- Yếu tố môi trường (environmental factor)
Các yếu tố trên làm giảm sự đàn hồi của da (skin elasticity) gây lão hóa da (development of aging
skin).
II. Điều trị
Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng trong chăm sóc da (skin care) và trẻ hóa da
vùng hố mắt (perioerital rejuvenation).
- Liệu pháp tại chỗ (topical therapies)
- Các kỹ thuật tái tạo bề mặt da (skin resurfacing techniques) bằng hóa chất (chemica) hoặc cơ
học (mechanical)
- Sử dụng laser (use of lasers)
- Các dụng cụ cắt đốt bằng tần số radio (radio-frequency devices)
- Các chất làm đầy (fillers)
- Dùng Botox (use of botulinum toxin = BONT)
- Liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapy)
- Phẫu thuật (surgery)
Mỗi một phương pháp trị liệu cho một lợi ích chuyên biệt (specific benefit) cũng như tác dụng phụ
(side effect) cần lưu ý, vấn đề là ở chỗ phối hợp làm sao để cho những kết quả tối ưu (maximize results).
Ngày nay, với tiến bộ vượt bậc (advancements) về mỹ phẩm làm đẹp (cosmetic medicine), các
phương pháp điều trị chăm sóc và trẻ hóa da vùng mặt và hố mắt không dùng phẫu thuật (non-surgery)

25
hoặc chỉ xâm lấn tối thiểu (minimally envasine procedures) đã trở nên lựa chọn hàng đầu (first-line
treatment options) cho các BS. Da liễu.
2.1. Liệu pháp tại chỗ (topical therapies) ngoài da
Chăm sóc da phụ trợ (Adjunctive skin care) đóng một vai trò quan trọng để làm trẻ hóa da
(rejuvenation) và giúp duy trì kết quả của các liệu pháp điều trị khác (help maintain results).
Có tới hàng ngàn sản phẩm (thousands of products) cho liệu pháp tại chỗ, vấn đề là BS lựa chọn
thích hợp và hiệu quả cho người bệnh.
Da vùng mi mắt (eyelid skin) mỏng nhất trong cơ thể, chỉ dày 0,2mm. Rất nhạy cảm với bất kỳ sản
phẩm nào bôi ngoài da (sensitive to any of the topical products).
2.1.1. Kem chống nắng (sunscreems)
Kem chống nắng là thành phần không thể thiếu (indispensable element) trong chăm sóc da vùng mí
mắt (skin care) và quanh hố mắt (eyelids).
Kem chống nắng mua không cần toa (Over The Counter drugs = OTC)
Kem giúp phòng ngừa tổn thương da do ánh sáng (photodamage) và làm giảm quá trình tiến triển
của tăng sắc tố da (hyper pigmentation).
Kem chống nắng thường được khuyến cáo sử dụng là loại phổ rộng chống tia cực tím (broad UV
protection) gồm:
- UVA (Ultra Violet A) 320-400nm
- UVB (Ultra Violet B) 290-320nm
2 loại trên là không thể thiếu (Integral) dùng cho việc phòng ngừa tác dụng ức chế miễn dịch của
tia cực tím (Preventing UV Immuno supperession).
Cũng là 2 loại kem chống nắng được Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ chấp thuận (Approved
by US Food and Drug Administration = FDA).
Về cơ bản kem chống nắng được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm hữu cơ – hóa học (Chemical - Organic)
- Và nhóm vô cơ – lý học (Physical - Inorganic)
+ Kem chống nắng hóa học (Chemical screems) như: benzophenone, Homosanate, Methyl
Anthdanilate, Oxybenzone, Avodenzone.
Cơ chế hoạt động của nhóm kem này là chuyển hóa (Converting) bức xạ tia cực tím B (UVB
radiation) thành nhiệt (heat)
+ Kem chống nắng vô cơ - lý học (Physical - Inorganic): zinc oxide, Titanium dioxide, Kaolin, Iron
oxide, Ich thammol.
Cơ chế hoạt động của nhóm kem này là phân tán, phản chiếu và hấp phụ bức xạ mặt trời (scatter,
reflect and absorb solar radiation).
Lợi điểm của nhóm kem vô cơ này là hầu như không gây nguy cơ (minimal risk) nhạy cảm do tiếp
xúc (contact sensitivity)  dùng rất tốt cho những vùng da quá mỏng như ở mi mắt (delicate eyelid skin).
2.1.2. Các thuốc chống oxy hóa dùng ngoài (Topical anti oxidants)
Thuốc chống oxy hóa là thuốc “dọn dẹp” (scavenge) các gốc tự do (free radicals), các gốc tự do có
thể làm tổn thương màng tế bào (cellular membranes), DNA và protein trong tế bào.
Các gốc tự do (free radicals) được sản sinh bởi chuyển hóa bình thường của tế bào nhưng cũng có
thể được kích hoạt bởi yếu tố bên ngoài (external factors) như bức xạ tia cực tím hay hút thuốc lá.
Lão hóa da thường được cho là có sự phối hợp giữa yếu tố nội sinh (intrinsic) như lão hóa da theo
thời gian (chronologic aging skin) và yếu tố ngoại sinh (extrinsic) như thuốc lá, môi trường xung quanh,
tia cực tím...
* Vitamin C
26
Vitamin C dùng ngoài (topical vitamin C = accorbic acid) làm giảm tổn thương da, gây ra bởi tia
cực tím (UV induced) như:
- Ban đỏ (erythema)
- Sạm da do nắng (sunbrun)
- Xuất hiện các vết nhăn (wrinkles)
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong sản xuất collagen, nghiên cứu chứng minh Vitamin C kích
thích sản xuất collagen khi thêm vào trong môi trường nuôi cấy nguyên bào sợi da người (human skin
fibroblasts).
* Vitamin E
- Vitamin E làm giảm sạm da do nắng (sunburn)
- Giảm tổn thương da gây ra bởi tia cực tím B (UVB)
- Ức chế hình thành khối u do tia cực tím gây ra (UV induced tumor formation)
- Phối hợp giữa 2 vitamin C và E có tác dụng bảo vệ da dưới tác động của ánh sáng
(photoprotection) tốt hơn dùng đơn lẻ.
- Một hạn chế của Vitamin E cần lưu ý: khi dùng ngoài da bôi (apply), có thể gây viêm da tiếp
xúc (contact dermatitis).
* Trà xanh (green tea)
- Trà xanh chống oxy hóa được chiết xuất (extract) từ các búp chè.
- Có tác dụng: giảm ban đỏm giảm sạm da do nắng, giảm tổn thương DNA tế bào do tia cực tím
gây ra.
- Trà xanh bôi ngoài còn làm giảm được hiện tượng viêm (inflammation) gây ra bởi tia cực tím B
(UVB induced).
* Vitamin B3 (Niacinamide)
Niacinamide bôi ngoài (topically applied niacinamide) có tác dụng:
- Chống oxy hóa (anti-oxidant)
- Kháng viêm (anti-inflammatory)
- Cải thiện (improve) tăng sắc tố da (hyperpigmentation) bằng cách làm giảm vận chuyển các hạt
melanin (melanosomes) tới tế bào sừng (keratinocyte).
2.1.3. Retinoids bôi ngoài (Topical Retinoids)
Cải thiện được nếp nhăn (wrinkles) bởi tăng tổng hợp collagen và ức chế phân hủy collagen.
Chỉ có 2 loại Retinoids được Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ chấp thận: Tretinoin và
Tazarotene cho điều trị tổn thương da do ánh sáng (photodamage).
Tuy nhiên cả 2 loại Retinoids được FDA chấp thuận đều có thể gây tác dụng phụ: khô da, đỏ da, dễ
kích thích da (irritation to the skin).
Loại Retinoids không cần kê toa (mua không cần toa) (Over the counter = OTC) như Retinol ít gây
kích thích da hơn Retinoid acid (Tretinoin) nhưng lại kém hiệu quả hơn Tretinoin tới 20 lần.
2.1.4. Peptides và các yếu tố tăng trưởng (Growth factors)
Cả hai đều cải thiện được nếp nhăn (improve wrinkles) thông qua cơ chế tăng tổng hợp collagen và
giảm phân hủy (break down) collagen bởi sinh bệnh học (pathogenesis) của lão hóa da đặc trưng là giảm
tổng hợp collagen, cùng lúc tăng phân hủy collagen.
Biến chứng về mặt lý thuyết (theoretical complication) khi sử dụng các yếu tố tăng trưởng có nguồn
gốc từ người (human growth factors) có thể gây ung thư da (skin cancer), tuy nhiên chưa có trường hợp
nào được báo cáo trong y văn (no reports inliterature).
2.1.5. Bimatoprost 0,03% bôi ngoài (Topical Bimatoprost 0,03%)

27
Thuốc được FDA Hoa Kỳ chấp thuận 2003 dùng để nâng lông mi (enchancement of eyelashes), làm
đen lông mi, tăng chiều dài và mật độ lông mi (density).
Thuốc an toàn và hiệu quả, dung nạp tốt.
Thuốc được bôi mỗi đêm (nightly) 4 tháng liên tục để đạt được kết quả tối ưu (optimal results), sau
đó duy trì 3-4 đêm/ 1 tuần.
Tác dụng phụ thường gặp: đỏ và ngứa (redness & druritus).
2.2. Tái tạo bề mặt da (Skin rusurfacing)
Các kỹ thuật này nhằm cải thiện:
- Độ mịn của da (skin texture)
- Màu sắc da (color), sẹo (scarring)
- Các nếp nhăn (wrinkles)
Làm trẻ hóa da vùng quanh hố mắt (periorbital rejuvenation).
Các kỹ thuật này bao gồm:
- Lột da hóa học (chemical peels)
- Bào mòn da (cà da) bằng cơ học (dermabrasion)
- Liệu pháp laser (laser therapy)
2.2.1. Lột da hóa học (Chemical peels)
Lột da hóa học (chemical peels) là lựa chọn tốt (effective option) để điều trị các tổn thương da như:
- Tổn thương da do ánh sáng (photodamage skin)
- Vết nhăn (rhytides)
- Vết sẹo (scarring)
- Loạn sắc tố da (dyschromia)
Lột da hóa học còn:
- Tẩy lớp tế bào chết trên bề mặt da
- Làm dày lớp biểu bì (epidermal thickening)
- Làm sáng da (skin lightening)
- Và tạo lớp collagen mới (new collagen formation)
Các yếu tố trên làm trẻ hóa da (skin rejuvenation).
Lột da hóa học về cơ bản được chia làm 3 loại:
- Lột da hóa học bề mặt (superficial chemical peels)
- Lột da hóa học trung bình – sâu (medium depth chemical peels)
- Lột da hóa học sâu (deep chemical peels)
Vì sao lại có tới 3 loại ? bởi :
Nồng độ thuốc trong mỗi loại khác nhau, ví dụ thuốc Trichloroacetic acid = TCA
- Lột da bề mặt có nồng độ TCA = 25%
- Lột da trung bình – sâu có nồng độ TCA = 35%
- Lột da sâu có nồng độ TCA = 50%
Nồng độ thuốc càng cao thì độ xuyên thấu càng sâu, vì vậy phải lựa chọn thích hợp cho từng loại
tổn thương da.
Ví dụ loại lột da bề mặt, chủ yếu chỉ tác động (xuyên thấu) tới lớp biểu bì (epidermic) nên thường
sử dụng điều trị:
- Sẹo do mụn trứng cá nhẹ (mild acne scarring)
- Lão hóa da do ánh sáng mức độ nhẹ (mild photoaging)
- Sạm da tăng sắc tố do ánh sáng mặt trời (solar lentigenes)
- Chứng dày sừng (keratoses)

28
- Loạn sắc tố biểu bì (epidermal dyschromia)
Loại lột da sâu (deep chemical peels) thích hợp điều trị các tổn thương:
- Nếp nhăn sâu hơn (deeper rhytides)
- Lão hóa da do ánh sáng từ nặng đến trung bình (moderate to severe photoaging)
- Dày sừng do quang - hóa lan tỏa (extensive actinic keratoses)
2.2.2. Tái tạo bề mặt da (Mechanical skin resurfacing), mài mòn (derma brasion)
Mài mòn da (derma brasion) có 3 phương pháp:
- Siêu mài mòn (micro – derma brasion)
- Mài mòn bằng tay (manual derma brasion)
- Mài mòn bằng máy – mô tơ (motorized derma brasion)
Mài mòn da trong chăm sóc da quanh hố mắt (periobital region) gần như bị suy tàn (declined) trong
công chúng bởi nhiều kỹ thuật mài mòn ra đời (newer technology), hơn nữa vùng da này rất mỏng không
phù hợp cho mài mòn cơ học.
Tuy nhiên vẫn còn sử dụng trong một số trường hợp như: loạn sắc tố da (dyschromia), làm mịn da
(skin texture).

2.3. Tái tạo bề mặt da bằng laser (Laser resurfacing)


Lasers hiện vẫn là một trong những phương pháp thông dụng nhất (most popular methods) để tái
tạo bề mặt da. Có 2 loại:
- Laser cắt bỏ (ablative lasers)
- Laser không cắt bỏ (non-ablative lasers)
Laser cắt bỏ bằng CO2 (ablative CO2 laser) vẫn là tiêu chuẩn vàng trong tái tạo bề mặt da (Gold
standard for skin resurfacing).
Laser không cắt bỏ (non-ablative lasers) rất tốt để lựa chọn điều trị (good treatment option) cho
những bệnh nhân không thích hợp với tác dụng phụ và thời gian điều trị kéo dài của phương pháp laser cắt
bỏ.
Laser phân đoạn (Laser fractional):
- Laser fractional là loại điều trị không xâm lấn (non-invasive treatment).
- Cũng được chia làm 2 loại:
o Loại không cắt bỏ (non-ablative fractional laser)
o Và loại cắt bỏ (ablative fractional laser)
Laser fractional thường dùng điều trị trong:
- Nếp nhăn vùng mặt (facial wrinkles)
- Tổn thương da do ánh nắng mặt trời (sun damage)
- Lão hóa da do ánh sáng (photoaging of skin)
- Sẹo mụn trứng cá (acne scarring)
- Rối loạn sắc tố da (digmentation disorders) như da đồi mồi (melasma)
2.4. Botox (Neuro modulation – điều biến thần kinh)
Botox (BoNT = Botulinum toxin) được sử dụng từ những năm 1980 để điều trị lác mắt (strabismus)
và co mí mắt (blepharo - spasm)
20 năm trở lại đây (last 20 years) Botox trở thành một dạng mỹ phẩm thông dụng nhất (most
common cosmetic) dùng để nâng mắt (facial enhancement).
Kỹ thuật tiêm (injection techniques) được nghiên cứu rất kỹ cho vùng quanh hố mắt (deriorrital
region) và được người bệnh rất hài lòng (patient satisfaction is very high).
Sử dụng Botox làm trẻ hóa vùng quanh mắt (periocular rejuvenation) bao gồm:

29
- Nếp nhăn giữa lông mày (glabella lines)
- Nâng chân mày (brow elevation)
- Tạo hình chân mày (lông mày) (brow reshaping)
- Nếp nhăn ở đuôi mắt (lateral canthal lines)
Một vài lời khuyên then chốt (some keytips) khi tiêm Botox vùng quanh mắt (periocular injection)
bao gồm:
- Tìm kiếm (look for) sự không cân đối (asymmetries) trước khi tiêm (tức so sánh hai bên mặt của
bệnh nhân).
- Có những bức ảnh tốt chụp thấy rõ lúc nhăn và lúc co cơ
- Dữ liệu về liều tiêm và cách thức tiêm phải rõ ràng, chính xác để giúp ích điều chỉnh về sau.
- Bệnh nhân thường không có hiểu biết (kiến thức) về việc không cân đối trên khuôn mặt trước
khi làm phải tư vấn, giải thích kết quả có thể đạt được để tránh làm thất vọng người bệnh (có
thể không đạt được kết quả mỹ mãn).
- Cử động của vùng má sẽ là khó khăn cho việc điều trị bằng Botox đơn thuần vùng đuôi mắt.
Sử dụng Botox trước khi tái tạo mặt da, cho kết quả tốt hơn tái tạo mặt da đơn thuần, đặc biệt là tái
tạo mặt da bằng laser (laser resurfacing). Tiêm Botox trước 1 – 2 tuần làm resurfacing.
2.5. Làm đầy (Filler)
Giảm khối lượng của da (volume loss) là hình thái diễn biến tự nhiên của quá trình lão hóa da, có
thể làm tăng khối lượng da bằng sử dụng các chất làm đầy (fillers).
Hyaluronic acid (HA) có lẽ là chất làm đầy đáng tin cậy nhất (probably the workhorse) cho chăm
sóc vùng da quanh hố mắt (periorbital area) bởi vì hiệu quả tốt (good efficacy) và có thể dự đoán được
(predictability), tuy nhiên bơm mỡ tự thân (autologous fat) cũng rất hữu ích khi thiếu hụt khối lượng lớn
(larger volume deficits).
Các tác dụng phụ của chất làm đầy (side effect of using fillers) cần lưu ý:
- Bầm tím (bruising)
- Ban đỏ (erythema)
- Đau khi va chạm (tender)
- Phù (edema), nhiễm trùng (infection), u hạt hình thành (granuloma) hiếm gặp hơn (more rarely).
- Hoại tử chỗ chích (injection site necrosis)
- Thuyên tắc mạch (artherial embolization), đặc biệt tắc động mạch mắt (ophthalmic artery) có
thể gây mù vĩnh viễn.
2.6. Liệu pháp tế bào gốc (Stem cell therapy)
Tế bào gốc (Stem cells) là chuyên đề HOT trong nhiều lĩnh vực y khoa hiện nay, trong đó có thẩm
mỹ chăm sóc da, là xu hướng đang nổi (emerging trend).
Thêm vào đó gần đây FDA đã ra thông báo đình chỉ (suspension) phương pháp: cấy nguyên bào sợi
tự thân (injection of an autologus fibroblast) để điều trị những đường hằn (fine lines) và nếp nhăn (wrinkles)
 lại càng làm cho liệu pháp tế bào gốc được quan tâm hơn.
Tuy nhiên, cần nhiều thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát (controlled clinical trials) để chứng minh
hiệu quả của phương pháp tế bào gốc (Stem cells).
2.7. Phương pháp phẫu thuật
Vùng quanh hố mắt (Periorbital region) và vùng da mặt (facial area) có nhiều biểu hiện liên quan
đến lão hóa da:
- Nhẽo da (dermatochalasis)
- Sa mi mắt (blepha roptosis)
- Sa lông mày (brow ptosis)
30
- Thoát vị mỡ (fat herniation)
Để lấy lại sắc xuân (restoring a youthful) và làm trẻ hóa (rejuvenation) các biểu hiện trên, trả lại
sức sống cho khuôn mặt (vibrant appearance), cần phải phối hợp nhiều phương pháp, trong đó có phẫu
thuật tạo hình thẩm mỹ.
Muốn đảm bảo thành công (sucessful) và an toàn (safe) cho người bệnh trong điều trị trẻ hóa vùng
quanh hố mắt (periorbital rejuvenation operation) yêu cầu phải nắm rất rõ về giải phẫu của vùng da này
(periorbital anatomy), đặc biệt là hệ mạch máu và các sợi dây thần kinh  tránh tối đa các biến chứng (sẽ
là một chuyên đề riêng).
III. Kết luận
1/. Bức xạ tia cực tím là nguyên hàng đầu gây tổn thương da do ánh sáng (photodamage), vì vậy
bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời là chế độ không thể thiếu trong chăm sóc da (sin care regimen) bao
gồm các thuốc bôi ngoài da: kem chống nắng, các Retinoids, các thuốc chống oxy hóa (anti oxydants), tăng
cường collagen (collagen boosters).
2/. Có rất nhiều phương pháp lựa chọn để làm trẻ hóa vùng quanh hố mắt (deriobrital rejuvenation).
Việc thăm khám để xác định độ nặng của lão hóa (severity of aging) và ước nguyện của người bệnh (patient
expectation) là rất quan trọng, để lựa chọn phương pháp tốt nhất điều trị cho người bệnh (selecting the best
therapeutic option).
- Nếu tổn thương da nhẹ (minimal photodamage) với những nếp nhăn nông (superficial rhytides)
thì chỉ cần liệu pháp bên ngoài tại chỗ: lột da hóa chất bề mặt (superficia chemica pells).
- Tổn thương da trung bình (moderate photodamage)  nếp nhăn sâu hơn (deeper rhytides) thì
sẽ điều trị với loại lột da trung bình → sâu (medium – depth pells) hoặc Er: YAG Laser.
- Còn bề mặt da bị tổn thương nặng (severe photodamage skin surface) để cải thiện những nếp
nhăn sâu (deep rhytides) thì phải dùng:
o Laser carbon dioxide
o Cũng như tiêm Botox (as well as BoNT injection) và fillers.
3/. Các phương pháp phẫu thuật để những dấu hiệu lão hóa (signs of aging) vùng quanh hố mắt
(periorbital area) đã đi cùng với sự phát triển của những thủ thuật thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu (minimally
invasive aesthetic procedures), hiểu sâu hơn (deeper understanding) về giải phẫu (anatomy) và sinh lý
(physiology) của các tổn thương do lão hóa da sẽ cho kết quả điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Dee Ana Glaser MD, Anactacia Kurts (2016), Periorbital rejuvenation – overview of non-surgical
treatment options. Department of Dermatology, Saint Louis University School of Medicine, USA.
2. Vivian W Bucay MD, Doriday MD, MA (2013), Adjunctive skin care of the grow and periorbital
region. Department of Dermatology, New York University Langone Medicine Center, USA.
3. Sinethan B. Bryrak MD, John D Kriet MD (2018), Selecting the best eyelid techniques. Facial Blast
Surg. 2018, 34. 497-504, New York, USA.
4. Jack F. Scheuer III, MD. Alan Matarasso MD (2017), Optimizing maze periorbital rejuvenation.
Amaerican Society for Dermal Surgery 2017, 43, S196-S202 New York, USA.
5. Gary Linkov MD, Allan E. Wulc MD. (2016), Management of lower eyelid laxity. Department of
Otolaryngology – Head & Neck Surgery: Philadelphia 2016, 153-159, USA.
6. Mark A. Dinsky MD, PA (2017), Efficacy & Safety of an Anti-Aging technology. Journal of Clinical
& Acsthet Derma (JCAD) 2017, 10 (12): 27-35, Florida – USA.

31
CHĂM SÓC VÀ TRẺ HÓA MÔI
(LIP CARE AND REJUVENATION)
BS.CKII. Phạm Thúy Ngà
I. Đại cương
1.1. Giải phẫu môi (Lip Anatomy)
- Thang điểm môi (lip make up) là yếu tố cốt yếu (essential element) tăng thêm sự quyến rũ
(seduction), phụ nữ thường sử dụng các loại son (lipsticks) để làm bộ mặt của mình lôi cuốn hơn (attractive).
- Môi có giải phẫu phức tạp (complex anatomy) gồm có: niêm mạc (mucosa) và da (skin). Trong tổ
chức môi (labial tissue) có dày đặc các receptors cảm giác, vì vậy rất nhạy cảm với stress của môi trường
(environmental stress ).
- Vì môi có một ít tổ chức sừng (little cornified tissue) hoặc melanin nên chúng rất nhạy cảm với
các tổn thương do: hóa chất (chemical), cơ học (physical) và vi trùng (microbial).
- Trong môi còn có phức hợp cơ vòng (orbicularis orbis muscle) bao quanh lấy mồm (encircles the
mouth) và các mạch máu nuôi môi.
1.2. Các yếu tố nguy cơ với môi
- Môi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài (prolonged exposure sunlight), đặc biệt là những
người da trắng (fair-skinned people) thường dễ bị viêm môi do ánh nắng (actinic cheilitis), thậm chí còn bị
ung thư biểu mô tế bào gai (spingcellular carcinoma).
- Bôi kem chống nắng (suncreem) thường xuyên (frequent) sẽ có tác dụng bảo vệ môi tốt hơn, chống
lại ánh nắng mặt trời.
- Hút thuốc lá được cho là yếu tố nguy cơ chủ yếu (major risk factor) gây ra ung thư lưỡi (lip
cancers).
1.3. Lão hóa môi (aging of the lips)
- Lão hóa của môi (aging of the lips), nhất là môi dưới (lower lip) sẽ nhỏ dần theo tuổi (recede with
age), môi trên (upper lip) bị xệ xuống và to ra (enlarged), môi trở nên kém thun giãn và mềm mại (less
elastic) bởi vì sang chấn cơ học (mechanical stress) được lặp đi lặp lại nhiều lần (repeated), cộng thêm sự
yếu đi của cơ vòng theo tuổi (orbicularis orbic musle).
(ghi chú: orbicullaris orbis muscle là một phức hợp cơ (complex of muscles) trong lưỡi nhưng nó
bao quanh mồm (encircles the mouth)).
1.4. Viêm môi (cheilitis)
Các nguyên nhân có thể gây viêm môi:
- Do lạnh (cold enveronment)
- Do khô (dry enveronment)
- Do sử dụng retinoids uống (oral retinoids)
- Hoặc trong chế độ ăn thiếu:
o Vitamin B12 (riboflavin)

32
o Vitamin B6 (pyridoxine)
o Nicotinic acid
o Acid folic
o Hoặc sắt (iron)
1.5. Khiếm khuyết màu sắc của môi (defects of lip pigmentation)
- Thay đổi màu sắc của môi theo thời gian có thể xảy ra những nốt tàn nhang (ephelides) và các
đốm sắc tố sẫm màu (lentigos).
- Môi của một số dân cư (some populations) như người Thái Lan, có thể trở nên sẫm màu do tích tụ
melanin ở lớp đáy của biểu bì (basal layer of the epidermis) mà hoàn toàn không có sự tăng lên về số lượng
của tế bào biểu bì tạo sắc tố (melaocytes).
- Sự rối loạn trên có thể là bẩm sinh (may be congental), nhưng cũng có thể do hút thuốc lá (smoking)
hoặc dị ứng với một số thuốc bôi tại chỗ (allergic reaction to a topical compound).
- Hút thuốc có thể làm tăng sắc tố (pigmentation) ở vùng niêm mạc miệng (bucca mucosa) ở những
chủng tộc có làn da đen hơn (darker-skinned people) như Châu Phi (Africans), Châu Á (Asians) và Ấn Độ
(Indians).
II. Mỹ phẩm chăm sóc môi (Lip cosmetics)
- Năm 1946 phụ nữ Mỹ đã bỏ ra khoảng 30 triệu đô la hàng năm cho 5.000 tấn son môi (5000 tons
of lipstick).
- Năm 1990 với kỹ thuật tạo màu mới hơn (newer pigment technology) son môi có màu sắc đẹp
sững sờ (dazzling colors) cuốn hút phụ nữ ở mọi lứa tuổi (women of all ages).
- Ban đầu mỹ phẩm thường được sử dụng ở phụ nữ trưởng thành hay lớn tuổi (aldolescent or elderly
women) dùng hàng ngày. Ngày nay hầu hết phụ nữ Mỹ (most women in USA) đều xuất hiện khi ra ngoài
với bộ mặt được nhuộm môi (colored lips).
2.1. Son môi (lipsticks)
- Son môi là mỹ phẩm dùng để bôi lên môi – đường viền môi (vermilion border) với các màu thông
dụng (empart color) và những chất giúp môi phòng chống những tác động của môi trường (protection from
environmental conditions).
- Son môi là an toàn khi ăn vào (ingest) không gây khó chịu về mùi hay vị (unpleasant odor or
taste) và được chia làm 5 loại:
1) Sáp (waxes)
2) Chất làm mềm và giữ ẩm da (emollients)
3) Chất ổn định (stabilizers)
4) Chất nhuộm màu (collorants)
5) Các thành phần khác có mang tính chức năng và tiếp thị (marketing and functional ingredients).
* Thành phần cấu tạo của son môi (lipsticks formullation) kinh điển là:
- Sáp (wax 15%) : dạng rắn ở nhiệt độ phòng (room temperature), làm cho chắc (hardness) và mịn
(creaminess) khi bôi (application).
33
- Sáp mềm (waxy paste) 20% (dạng mỡ) giúp bôi trơn (lubricate).
- Dầu (oil 30%) dùng để phân tán (dispersing) sắc tố (pigments).
- Chất làm mịn (mixturing agents 10%) cải thiện độ mịn.
- Chất nhuộm màu (coloring agents) phẩm màu và/hoặc ngọc trai (pearl 20%) cho môi màu sắc
(give color).
- Chất bảo vệ (preserving agents) và chống oxy hóa (antioxidants 1%) làn ổn định các thành phần
trong son (stabilize the formulations).
- Nước hoa (perfume 1%).
- Các thành phần hoạt chất lọc tia cực tím (UV filers) cải thiện lợi ích lâu dài (long-term benefit).
2.2. Sáp (Waxes)
* Sáp được làm từ 3 nguồn gốc khác nhau:
- Thực vật (vegetable) (dạng rắn)
+ Sáp carnuba (carnuba wax) làm từ lá cây cọ
+ Sáp candelilla (candelilla wax) làm từ cây candellia họ Đại kích
- Động vật (animal) (dạng rắn)
+ Sáp ong (bees wax) làm từ con ong (bees)
- Dạng tổng hợp (synthetic) thường là sáp mềm, dạng mỡ (waxy dastes)
+ Folybutene, methyl hydrogenated rosinate
+ Sáp làm từ khoáng vô cơ (mineral) dạng rắn được chiết xuất từ dầu (oil refining) như darafein,
ozokerite.
2.3. Chất nhuộm màu (coloring agents)
Rất nhiều loại chất nhuộm màu được sử dụng trong son môi (lipsticks) gần đây để đảm bảo an toàn,
việc sử dụng màu trong mỹ phẩm (color used in all cosmetics) bao gồm cả son môi (including lipsticks)
phải được sự chấp thuận của Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ - US FDA (US – FDA – United States
Food and Drug Adminitration).
FDA cấp phép sử dụng màu (certified colors) cho 3 nhóm sau:
- Thực phẩm (Food = F), thuốc (Drug = D) và mỹ phẩm (Cosmetic = C) = FD&C = nhóm I
- Thuốc (Drug = D) và mỹ phẩm (Cosmetic = C) = D&C = nhóm II
- Thuốc dùng ngoài (External drug) và màu mỹ phẩm (cosmetic color) = nhóm III
Chỉ loại nào thuộc nhóm I (FD&C) hoặc nhóm I (D&C) mới được phép sử dụng trong son môi
(lipsticks), còn nhóm III chỉ được phép sử dụng ngoài, bôi tại chỗ.
(có nghĩa trên sản phẩm phải ghi: hoặc (FD&C) hoặc (D&C) mới được phép sử dụng).
* Son môi màu (son nhuộm môi) được phép sử dụng ở Hoa Kỳ

34
Mỹ phẩm màu dạng kem (son môi) được bào Son môi – màu (lipsticks) được phép sử dụng
chế để nhuộm màu môi tạm thời ở Mỹ (permitted in the USA)
(temporatily)

2.4. Son dưỡng môi (Lip balms)


Son dưỡng môi là loại mua không cần toa (over the counter drug = OTC) các sản phẩm này thường
không chứa chất tạo màu (do not containpigment) nên thường không sử dụng cho trang trí môi (not used
for lip decoration).
Thường dùng để làm giảm và dự phòng nứt nẻ (chapping) và khô môi (dryness), giữ ẩm môi
(noisturization of the lips), chống lại sự tác động của mặt trời (sun) và khí lạnh, dự phòng mất nước (to
prevent water loss).
Hầu hết các son dưỡng môi đều có yếu tố chống nắng (Sun Protect Facts = SPF) SPF dao động từ
15-30, các sản phẩm này rất tốt cho những người:
- Viêm môi do ánh sáng (actinic chelitis) tia nắng mặt trời
- Bạch sản niêm (leuroplakia), các đốm trắng ở môi, có nguy cơ gây ung thư.
- Tiền căn bị ung thư môi gây ra bởi tia nắng (photo-induced lip cancer).
Dưỡng môi (lip balms) có 2 tác dụng chính là giữ ẩm và chống nắng.
2.5. Son bóng (lip gloss)
- Son bóng (lip gloss) khác với son dưỡng môi (lip balms) là không chứa sáp trong thành phần son
(it does not contain waxes), chỉ có dầu (oils) và dimethicone (polymer mà thành phần chính là silicon).
- Son bóng rất thông dụng (most popular) cho lứa tuổi mới lớn (13-17 tuổi), là mỹ phẩm được lựa
chọn đầu tiên (their first cosmetic).
- BS Da liễu thường rất thận trọng (should caution) về việc sử dụng son bóng ở những bệnh nhân
Acne (acne patients) với những tổn thương da mụn trứng các ở viền môi dai dẳng (refractory vermillion
border comedones).
2.6. Son màng polymer (polymer film lipsticks)
- Son màng polymer là giới thiệu mới nhất (newest introduction) vào thị trường son môi (lipstick
market).
- Loại son này được đóng gói như 2 tube (ống) sản phẩm (packed as two-tube products), trong đó
một đầu cuối của tube chứa son nhuộm màu (lip color), còn cuối đầu ngược lại (opposite end contains)
chứa son bóng (lip gloss) hoặc son dưỡng môi (lip balms).
- Ban đầu nhuộm màu (lip color) bôi trước, sau đó cho phép bằng son bóng giữ ẩm (moisturizing
gloss) hoặc dưỡng môi (balms).
- Loại son này khá “bền” vẫn tồn tại (stay on) khi lột mặt bằng hóa chất (peel) hay lau rửa (rub).
- Những người cần son môi với mục đích che lấp những khiếm khuyết hay còn gọi là ngụy trang
(camouflage) thì đây là một loại son môi tuyệt vời nhất (wonderful), bởi vì màng đục (opaque films) của
son có thể che phủ các năng sắc tố hoặc những bất thường về mạch máu (cover pigmentation or vascular
abnormalities).

35
2.7. Kem chống nắng dùng cho môi (Lip sun creems)
- Các thành phần kem chống nắng hóa học (chemical suncreening ingredients) thường được thêm
vào son không màu (colorless lipstick) hoặc son dưỡng môi (lip balm) để đạt được yếu tố chống nắng SPF
 8 (SDF = Sun Protection Factor) son tô màu (colored lipsticks) cũng được hợp nhất (incorporating) trong
kem chống nắng, mua không cần toa (OTC = Over The Counter Drugs).
- Kem chống nắng thường quy dùng cho da (ordinary suncreens for skin) thường kém hiệu quả nên
khi dùng cho môi (less effective for the lips) vì kem chống nắng dành cho môi (lip suncreens) phải có sự
kết hợp của nhiều thuộc tính (unique properties) như: kết dính (adherence), chống cọ xát (resist friction)
và liếm được (clicking - off) (có thể cho an toàn vì bôi vào môi, có lẽ không nên viết bôi có từ liếm ??
Licking = liếm).
2.8. Phun xăm thẩm mỹ môi (Lip tatooting = Micro-pigmentation)
Phun xăm thẩm mỹ (Micro-pigmentation) là nhuộm màu môi trong nhiều năm (colors the lips for
years), phương pháp này còn dùng để vẽ đường ranh của môi (deffine the lip margine).
Giúp chỉnh sửa (help correct) các khiếm khuyết của môi:
- Độ mỏng (thin)
- Không đối xứng (asymmetric)
- Sẹo (scars)
- Môi giọt nước (dropping lips)
Cho đến khoảng năm 2000m FDA Hoa Kỳ chưa chấp thuận phương pháp này (FDA does not
inspect), nhưng nó lại được triển khai trên toàn thế giới (lip micropigmentation is fracticed around the
world).
2.9. Chì kẽ môi (Lip liners)
Cấu tạo của chì kẽ môi tương tự như son môi (similar to lipsticks) trừ phần sáp thì cứng hơn, điểm
nóng chảy cao hơn (higher melting point).
Tác dụng của lip liners:
- Định hình môi
- Giữ cho son môi hoặc son bóng lâu phai
- Khắc phục các khiếm khuyết trên môi: môi mỏng  đầy lên, giảm kích thước của môi,..
- Để có một đôi môi hoàn hảo và quyến rũ không những chỉ cần một màu son đẹp mà cần phải có
thêm chì kẽ môi (lip liners) để tạo nên một viền mỗi sắc sảo, đẹp mắt ...

2.10. Phản ứng bất lợi của mỹ phẩm môi (Adverse reaction caused by lip cosmetics)
Các phản ứng bất lợi của mỹ phẩm môi thường là do tiếp xúc, gây dị ứng chậm (delayed allergic
contact), xuất hiện trên bề mặt của môi.
- Ban đỏ (erythema)
- Tróc vẩy (scaling)

36
- Sưng tấy (swelling)
- Phồng da (plistering)
- Tăng hắc tố (hyper pigmentation)
Son môi có thể gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng (allergiec contact dermatitis) các hoạt chất sau có
thể gây ra viêm da tiếp xúc do dị ứng:
1) Ricinoleic aicd
2) Benzoic acid
3) Lithol rubine BCA (pigment red S7-1)
4) Microcrystalline wax
5) Oxyben zone
6) Propyl gallate
7) C18 aliphatic compolinds
III. Trẻ hóa môi và vùng quanh miệng (Perioral / lip rejuvenation)
3.1. Đại cương
Trẻ hóa vùng quanh miệng thường dễ bị bỏ qua (often overlooked), xét về tổng thể nó đóng góp rất
thành công để làm nổi bật khuôn mặt.
Trẻ hóa vùng quanh miệng (perioral rejuvenation) đòi hỏi đánh giá phải thích hợp (proper
assessment), người làm phải có kỹ năng (skill) về trẻ hóa da và làm cân xứng làn môi khi thêm khối lượng
(addition to volumizing).
Xử lý vùng cổ (addressing the neck) và phẫu thuật trẻ hóa vùng mặt dưới (lower facial rejuvenation)
là ưu tiên cao nhất cho cả hai: bệnh nhân và phẫu thuật viên.
Lão hóa vùng mặt dưới (aging of the lower face) và vùng quanh miệng (perioral region) xảy ra tổng
thể (globally) và bắt đầu ở tuổi 40, mất khối lượng cấu trúc cơ, giảm mỡ vùng giữa mặt và lớp mỡ dưới da
(subcutaneus fat) dẫn tới mô mềm bị xệ xuống.
Phức hợp quanh mồm (perioral complex consicts of) gồm:
- Môi trên và môi dưới (white upper and lower lip)
- Bề mặt niêm mạc lưỡi (mucosal surface of the lip)
- Ranh giới hai bên là đường nếp gấp hai bên môi (labial folds), chạy tới rãnh của hàm trước
(prejowl sulcus)
3.2. Can thiệp phẫu thuật – trẻ hóa vùng môi và miệng
(Phạm vi bài này ch3i đề cập những điểm chung)
Về mặt phẫu thuật có 3 giải pháp riêng biệt (separate) nhưng lại bổ sung cho nhau (complementary)
để trả lại tuổi xuân cho phức hợp quanh miệng.
1) Bù lại khối lượng đã mất (volume restoration) bằng chích Fillers được xem là phương pháp tạm
thời tốt nhất, nhưng phương pháp phẫu thuật vĩnh viễn (surgical permanent) vẫn có thể hấp dẫn người bệnh
hơn (more attractive to patients).
37
2) Thay đổi độ dài của chiều dài môi trắng (changes in the length of the of the length of the white
lip), điều chỉnh mối tương quan giữa phần môi trắng / môi hồng (white / pink lip) sao cho hài hòa
(appropriate) thích hợp.
3) Tình trạng bên trong của da (intrinsic condition) cũng phải được xử lý để cải thiện:
- Màu sắc và độ mịn của da (pigment and texture)
- Lượng Estin và collagen (content)
- Nếp nhăn thô và mịn (fine and coarse rhytides)
Tổng thể làm cho phức hợp quanh miệng rạng ngời sức trẻ (overall glow of youth).
3.2.1. Làm tăng khối lượng (Volume enhancement)
* Chích Fillers là thông dụng nhất:
- Cải thiện được thể tích của môi (volume)
- Phương pháp này rất đau
- Chích Fillers làm đầy vĩnh viễn (permanent injectable filler), hiện nay (currently) FDA không
chấp nhận nữa.
* Cấy chất nhân tạo dưới da gồm:
- Chất dẻo (plastic)
- Tổ chức (tissue) chế từ da người chết (cadaveric dermis)
- Silicon
* Ghép tự thân (autogenous volume enhancement)
- Sử dụng mỡ (fat) hoặc mô liên kết (fascia) của chính bệnh nhân để lấp
- Thời gian được lâu hơn so với Filler
- Một phương pháp ghép tự thân khác thay vì dùng mỡ tự thân thì phương pháp này nhiều bác sĩ
ngoại khoa dùng gân - cơ (musculo aponeurose), được gọi là : ghép tự thân với mảnh ghép của
hệ thống gân cơ bề mặt  SMAS = Strips of the Superficial Musculo Aponeurotic System.
- Mảnh ghép này dùng để to lưỡi (lip augmentation), cho kết quả lâu dài rất tốt, và trông lưỡi rất
tự nhiên.
3.2.2. Sự đổi đường viền môi (Alterations in lipcontour):
Phẫu thuật sửa đường viền môi (surgical alteration of lip contour):
- Không phải tất cả bệnh nhân đều thích hợp cho nâng môi (lip lifts) và giải phẫu (anatomy).
- Kết quả mong đợi và sẹo phải được bàn tới trước khi can thiệp
- Thay đổi viền môi đơn độc (isolation) sẽ không làm thay đổi được dấu hiệu của lão hóa do giảm
thể tích (volumetric) hay thay đổi da (skin changes).
3.3. Biện pháp và can thiệp phẫu thuật
* Cải thiện nếp nhăn (Rhytid improvement).

38
- Tìm nguyên nhân: mất collagen và elactin (loss of collagen and elastin) co cơ liên tục (continued
muscular contraction).
+ Hút thuốc (smoking) gây co cơ
+ Mất elastin sớm (premature loss of elastin) do 2 nguyên nhân tia cực tím và nicotin.
- Neromodulator: cải thiện đáng kể nếp nhăn quanh miệng (improve perioral rhytids).
- Thay thế khối lượng (volume reflacement) sẽ cải thiện được nếp nhăn, nhưng muốn đạt hiệu quả
tối ưu phải phối hợp với tái tạo bề mặt da (resurfacing), tái tạo bề mặt lưỡi (resurfacing of the lip) có thể
cải thiện được nếp nhăn quanh miệng (perioral rhytids).
- Laser: được sử dụng nhiều nhất cho tái tạo bề mặt da (resurfacing of the skin). Er:YAG; CO2 laser.
- Bào mòn da (dermabrasion): cải thiện độ mịn và kết cấu của da bị gây ra bởi sẹo và nếp nhăn
(scars and rhytids).
- Lột da hóa chất (chemical peels).
III. Kết luận
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến môi và da nói chung có thể dự phòng và điều chỉnh được.
- Ánh nắng mặt trời
- Hút thuốc
- Và môi trường sống chung quanh
Mỹ phẩm dùng cho môi không những chỉ để trang điểm, mà còn được BS da liễu dùng để làm lành
vết thương ở môi (những bệnh nhân bị viêm môi ánh sáng (actinic cheilitis) có thể sử dụng kem chống
nắng có chứa lip balm (skincreen containing lipbalm).
Son môi có thể gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng chậm, các hoạt chất đã được nêu trong bài.
Trẻ hóa môi và vùng quanh miệng dù can thiệp hay không can thiệp đều nên được tư vấn và thực
hiện bởi các chuyên gia có kỹ năng và kinh nghiệm.
Tài liệu tham khảo
7. Catherine Winslow MD (2018), Surgical and non-surgical perioral / lip rejuvenation beyond volume
restoration. Clinical plastic surg 45 (2018), 601-609 Indianapoli, USA.
8. Uwe Wollina, Alderto Goldman (2017), Sustained attractiveness and natural youthful appearance by
upper lip Rejuvenation. Dept. Derm & Allergology, Academic Teaching Hospital Dreden, Germany.
9. Patricia G. Engasser MD. (2000), Lip Cosmetics. Dermatologic Clinics Vol. 18, N. 4, Chapter 2000.
San Francisco, California, USA.
10. Lori Keong (2018), Do Lip Plutupers Actually Work (and how) ?. July 31, 2018, Best Lip Plumper
According to Dermatologist 2018.

39
40
41
THỦ THUẬT PHỐI HỢP TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ
Ths. Bs. Huỳnh Bạch Cúc
1. ĐẠI CƯƠNG
Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý phổ biến và quan trọng nhất trong chuyên ngành da liễu.
Đây là bệnh viêm mạn tính của đơn vị nang lông tuyến bã, có khả năng để lại sẹo và ảnh hưởng nhiều đến
đời sống tâm lý xã hội của người mắc phải. Theo một báo cáo gần đây, chỉ số chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân mụn trứng cá tệ hơn bệnh nhân vảy nến. Các phương pháp điều trị mụn trứng cá truyền thống
mặc dù tính hiệu quả đã được khẳng định, tuy nhiên các phương pháp này có thể gây ra những tác dụng
phụ không mong muốn. Vì thế, vai trò của các biện pháp phối hợp hoặc thay thế “không truyền thống” càng
được nâng cao, đem lại hiệu quả điều trị tốt và giúp hạn chế nhược điểm của các phương pháp dùng thuốc.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP
2.1 . Laser và ánh sáng
Cơ chế của việc điều trị mụn bằng laser và ánh sáng là dựa vào hai tác động quang hóa và quang
nhiệt. Mô đích tác động là vi khuẩn P. acnes và tuyến bã.
Ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ
Liệu pháp ánh sáng để trị mụn hoạt động bằng cách hoạt hóa porphyrin nội sinh của vi khuẩn
P.acnes hoặc sử dụng porphyrin bên ngoài. Coproporphyrin III là porphyrin nội sinh chính của vi khuẩn
P.acnes, được coi là chất mang màu trong cơ chế hấp thụ ánh sáng. Coproporphyrin III có thể hấp thu ánh
sáng ở phổ gần tia UV và ánh sáng xanh 415 nm. Ánh sáng chiếu vào P.acnes dẫn đến kích thích porphyrin
nội sinh của vi khuẩn, sản sinh oxy đơn bội và phá hủy vi khuẩn sau đó. Ánh sáng xanh xâm nhập vào da
ít (dưới 100 micromet), nhưng bước sóng 407-420nm (phổ hẹp 415nm) có hệ số kích thích ánh sáng trên
các porphyrins nội sinh mạnh nhất. Ánh sáng xanh cũng có tác động chống viêm trên các tế bào sừng. Ánh
sáng đỏ phổ hẹp 660nm cũng có hiệu quả vì mặc dù ít tác động trên porphyrins nhưng ánh sáng đỏ xâm
nhập vào da sâu hơn, tác động nhiệt trực tiếp lên tuyến bã và ảnh hưởng đến việc phóng thích cytokine từ
các đại thực bào giúp chống viêm. Như vậy, ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ có thể tác động phối hợp trong
điều trị mụn trứng cá do tác động diệt khuẩn của ánh sáng xanh và tác động kháng viêm của ánh sáng đỏ.
PDT (photodynamic therapy)
Một trong những phương pháp điều trị mụn bằng ánh sáng hiệu quả nhất được chứng minh là quang
động học. Đây là biện pháp sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng-tiền thân của porphyrin như aminolevulinic
acid (ALA) hoặc methylaminolevulinic (MAL) thoa trên da trong khoảng 1 giờ trước khi tiếp xúc với nguồn
ánh sáng năng lượng thấp. ALA có trọng lượng phân tử nhỏ nên qua được lớp sừng. MAL có thêm gốc
methyl ester giúp phân tử ưa dầu nên dễ thấm qua da hơn, nhờ vậy thời gian ủ thuốc ngắn hơn, tuy nhiên
khi vào cơ thể MAL cần bỏ gốc methyl để chuyển thành ALA bằng các enzyme nội bào. Khi ALA vào đến
đơn vị nang lông tuyến bã sẽ chuyển hóa thành protoporphyrin IX, đây là đích tác động của ánh sáng để
sản xuất gốc oxy đơn làm phá hủy tuyến bã. Một vài nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị với ALA-PDT
kéo dài đến 20 tuần. Hiệu quả của PDT trên tổn thương viêm tốt hơn kháng sinh uống nhưng kém hơn
isotretinoin. Đây được xem như biện pháp thay thế trên bệnh nhân chống chỉ định với isotretinoin.
Laser
Mặc dù laser đã bắt đầu có vai trò trong điều trị mụn, hiệu quả điều trị vẫn đang là vấn đề cần nghiên
cứu thêm. Laser xung KTP (532 nm) được chứng minh giúp làm giảm 35.9% sang thương mụn khi sử dụng
2 lần mỗi tuần trong 2 tuần. Mặc dù không có sự giảm đáng kể số lượng của vi khuẩn P.acnes, sự sản sinh

42
chất bã nhờn giảm đáng kể trong vòng một tháng. Laser pulsed-dye (585 nm) có thể được sử dụng ở năng
lượng thấp để điều trị mụn. Thay vì làm tổn thương mạch máu và gây ban xuất huyết, sử dụng mật độ năng
lượng thấp có thể kích thích sản sinh procollagen bằng cách đốt nóng mô bì xung quanh mạch máu. Hiệu
quả của một lần điều trị duy nhất có thể kéo dài 12 tuần. Một số loại laser hồng ngoại không xâm lấn như
laser 1450 nm và 1320 nm cũng cho thấy khả năng cải thiện mụn. Những loại laser này hoạt động bằng
cách gây tổn thương nhiệt lên tuyến bã. Sử dụng thiết bị xịt lạnh đồng thời giúp bảo vệ thượng bì trong khi
tia laser gây hoạt tử tuyến bã. Cần điều trị nhiều lần để đạt được hiệu quả từ từ, với tác dụng phụ là gây
đau.
Quang khí nén
Một trong những biện pháp mới hơn sử dụng ánh sáng để điều trị mụn là quang khí nén
(photopneumatic). Thiết bị quang khí nén có một tay cầm tạo áp lực âm để hút da lên và sau đó chiếu tia
IPL (400-1200 nm). Lực hút giúp làm thông thoáng phễu nang lông bị bít tắc, và ánh sáng giúp kích hoạt
porphyrin vi khuẩn, vì vậy giải phóng gốc oxy đơn. Bệnh nhân có thể xuất hiện hồng ban và bầm máu sau
điều trị. Hiệu quả tạm thời và chủ yếu cải thiện nhân mụn và mụn viêm. Mặc dù thiết bị ánh sáng giúp tránh
được các tác dụng phụ của việc dùng thuốc, giá thành của các dịch vụ này có thể là một rào cản.
2.2 . Lột da nông bằng hóa chất
Lột da nông bằng hóa chất có thể là biện pháp hỗ trợ điều trị mụn bằng thuốc hoặc biện pháp thay
thế trên những bệnh nhân có chống chỉ định dùng thuốc (thai kỳ). Lột da nông nhằm mục đích loại bỏ lớp
sừng, tăng cường chu trình sinh lý của tế bào. Tác nhân thường dùng trong điều trị mụn là acid 𝛼-hydroxy
như acid glycolic và acid trichloroacetic (TCA), acid 𝛽-hydroxy như acid salicylic và dung dịch Jessner.
Acid glycolic giảm sự tăng sừng bằng cách giảm sự kết dính của tế bào sửng ở nồng độ thấp và làm tăng
sự bong vảy và ly thượng bì ở nồng độ cao. Đây là acid ưa nước có tính năng kháng khuẩn và chống oxy
hóa. Một nghiên cứu trên 80 bệnh nhân cho thấy lột bằng acid glycolic hiệu quả trong cải thiện nhân mụn,
sẩn mụn mủ và mụn nốt nang.
Acid salicylic là tác nhân ưu lipid với khả năng loại bỏ nhân mụn mạnh, cũng làm giảm sự kết dính
tế bào sừng và kích thích sự bong tróc lớp sừng. Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến acid arachidonic và vì
vậy có khả năng kháng viêm. Trong khi acid salicylic nồng độ thấp được tìm thấy trong các sản phẩm rửa
mặt trị mụn, acid nồng độ 20 – 30% được sử dụng để lột nông, và tương tự như acid glycolic, acid salicylic
được báo cáo làm giảm tổn thương mụn viêm và không viêm. Tác dụng phụ thường gặp nhất của lột da
bằng hóa chất là đỏ da, khô da, bong vảy, bỏng rát, và tăng nhạy cảm ánh sáng. Liệu trình điều trị được
khuyến cáo là hai lần cách nhau hai tuần.
2.3. Tiêm corticoid trong sang thương
Tiêm corticoid trong sang thương có thể làm giảm nhanh chóng kích thước của tổn thương nốt sâu.
Triamcinolone acetonide là tác nhân kháng viêm được khuyến cáo sử dụng, với liều từ 0.05 đến 0.25 mL
(2.5 – 10 mg/mL) tại mỗi sang thương. Đây là biện pháp điều trị rất hiệu quả với bệnh nhân mụn nốt nang
hoặc với những tổn thương dạng nốt dai dẳng. Ưu điểm của phương pháp này là không cần rạch sang
thương vì vậy không để lại sẹo. Giảm sắc tố, đặc biệt trên bệnh nhân có da sậm màu, là nguy cơ có thể gặp.
2.4. Lăn kim RF
Lăn kim RF là kỹ thuật mới trong điều trị cả thương tổn mụn viêm và sẹo mụn. Lăn kim là thủ thuật
xâm lấn tối thiểu sử dụng nhiều đầu kim nhỏ đâm vào lớp thượng bì và bì. Cơ chế hoạt động chủ yếu là
giảm hoạt động của tuyến bã và tái tạo lại lớp bì thông qua kích thích nhiệt bằng điện. Những vết thương
nhỏ được tạo ra cũng kích thích sự tiết các yếu tố tăng trưởng và kích thích sản sinh collagen. Thượng bì

43
gần như được giữ nguyên, vì vậy quá trình lành thương diễn ra nhanh và hạn chế tác dụng phụ. Lăn kim
RF ít tác dụng phụ hơn so với các biện pháp tái tạo bề mặt khác trong điều trị sẹo mụn, đặc biệt ở type da
sẫm màu. Vì tác động được lên tuyến bã nên số lần điều trị ngắn và hạn chế tái phát mụn Đã có những báo
cáo cho thấy lăn kim RF phối hợp với những phương pháp bổ sung như PRP, vitamin C, và acid glycolic
để làm tăng hiệu quả điều trị của sẹo lõm sau mụn.
3. KẾT LUẬN
Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi trị mụn truyền thống với nhiều tác dụng phụ và
nguy cơ gây kháng thuốc, ngày càng có nhiều phương pháp phối hợp hoặc thay thế cho hiệu quả tốt và khả
năng dung nạp cao, ít tác dụng phụ cho người bệnh. Việc hiểu rõ cơ chế tác động cũng như sử dụng hợp lý
trên từng đối tượng khác nhau giúp cải thiện mụn trứng cá, giảm nguy cơ tái phát, tăng hiệu quả điều trị và
mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carolyn Goh, Diane M. Thiboutot et al (2019),“Acne Vugaris”, Fitzpatrick’s dermatology, pp.
1391-1401
2. Omi T. (2012). “Photopneumatic technology in acne treatment and skin rejuvenation: histological
assessment”. Laser therapy, 21(2), 113–123
3. Tang X1, Li C (2019) et al, “Efficacy of photodynamic therapy for the treatment of
inflammatory acne vulgaris: A systematic review and meta-analysis”, Journal of cosmetic
dermatology.
4. Thunshelle, C., Yin, R., Chen, Q., & Hamblin, M. R. (2016). Current Advances in 5-Aminolevulinic
Acid Mediated Photodynamic Therapy. Current Dermatology Reports, 5(3), 179–190.
5. Ozog, David et al (2016), “Photodynamic Therapy: A Clinical Consensus Guide.” Dermatologic
surgery : official publication for American Society for Dermatologic Surgery, 42 (7): 804-27 .
6. Ahn GR, Kim JM et al (2019), “Selective Sebaceous Gland Electrothermolysis Using a Single
Microneedle Radiofrequency Device for Acne Patients: A Prospective Randomized Controlled
Study”, Lasers in surgery and medicine.

44
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ
BẰNG LASER CO2 TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP. CẦN THƠ NĂM 2019
Lạc Thị Kim Ngân*, Nguyễn Thị Thùy Trang*,
Nguyễn Thị Thúy Liễu*, Huỳnh Văn Bá*, Phạm Đình Tụ**
TÓM TẮT
Sùi mào gà sinh dục là một bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong những bệnh lây truyền qua đường tình
dục, do tác nhân Human papilloma virus. Có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà, nhưng trong những
năm gần đây, laser CO2 được ứng dụng nhiều trong y học, đặc biệt cho hiệu quả nhanh, ít gây nhiễm trùng,
cầm máu tốt, với vai trò chủ yếu là con dao mổ thì việc điều trị sùi mào gà bằng laser CO2 được nhiều cơ
sở y tế ứng dụng.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh sùi mào gà điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần
Thơ năm 2019. Đánh giá kết quả điều trị bệnh sùi mào gà bằng laser CO2 tại Bệnh viện Da liễu Thành phố
Cần Thơ năm 2019.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Theo nghiên cứu 106 bệnh nhân, sùi mào gà nhọn chiếm 73,6%, sùi mào gà sẩn chiếm
42,5%, sẩn sừng hóa 36,8%, sẩn dẹt 4,7%. Kết quả điều trị tốt 75,5%, tỷ lệ tái phát 18,9%, tỷ lệ tác dụng
phụ 2,8%, tỷ lệ biến chứng chảy máu 7,5%, đau 6,6%, phù nề 15,1%.
Kết luận: Sùi mào gà dạng nhọn là dạng thường gặp nhất 73,6%. Kết quả điều trị tốt chiếm tỷ lệ
75,5%.
Từ khóa: Sùi mào gà sinh dục, Human papilloma virus, laser CO2.

THE STUDY OF CLINICAL FEATURES AND RESULT OF TREAMENT GENTIAL WART BY


CARBON DIOXIDE LASER AT CAN THO HOSPITAL OF DERMATO-VENEREOLOGY IN
2019
SUMMARY
Background: Genital warts caused by Human papilloma virus, are the most common sexually
transmitted disease. There are a lot of treatment methods. In recent years, when laser technology developed
and applied much in medicine, especially for fast, less infectious, haemostatic treatment, with the main role
of scalpel, the treatment of genital wartsby CO2 laser surgery has been applied in many clinics.
Ojectives: To describe featuresofgenital warts patients who are treated in 2019 at Can Tho hospital
of dermato-venereology. To comment about treatment results by CO2 laser surgery in 2019 at Can Tho
Hospital of dermato-venereology.
* Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
** Bệnh viện Da liễu TP. Cần Thơ
Methods: Cross-sectional descriptive study.
Results: Among 106 genital warts patients treated by CO2 laserthe clinical form was devided into
four groups including acuminated condyloma (73,6%), papular condyloma (42,5%), keratotic condyloma
(4,7%) and flat-topped papules (4,7%). The good result was 75,5%, relapse 18,9%, side effects 2,8%,
hemorrhage complication 7,5%, pain 6,6%, swelling 15,1%. Conclusion: The most common clinical form
was acuminated condyloma (73,6%). The good result in patients with gential warts was 75,5%.
Key word: Gential warts, Human papilloma virus, CO2 laser.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sùi mào gà sinh dục là một bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong những bệnh lây truyền qua đường tình
dục, do tác nhân Human papilloma virus. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc nhiễm Human papillimo
virus là rất phổ biến ở người trẻ trong độ tuổi hoạt động tình dục, nhưng thường không có triệu chứng và
45
thoáng qua. Người ta ước tính rằng 30% đến 50% người lớn hoạt động tình dục bị nhiễm Human papilloma
virus, chỉ có khoảng 1% đến 2% số bệnh nhân nhiễm Human papilloma virus có triệu chứng lâm sàng.
Đến nay người ta đã xác nhận có hơn 130 týp Human papilloma virus và hầu hết các týp này đều
không gây ra các triệu chứng đáng chú ý và sẽ tự sạch nhiễm. Có hơn 40 týp Human papilloma virus gây
bệnh ở vùng sinh dục, trong đó týp 6 và 11 chiếm tới 90%. Các týp 16, 18, 31, 33, 34 và 35 có thể gây loạn
sản thượng bì và dẫn đến ung thư về sau. Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, gây
tâm lý lo lắng và sự gánh nặng về chi phí điều trị, ước tính khoảng 6 tỷ đô la mỗi năm tại Hoa Kỳ. Vì thế
cần có sự quan tâm, theo dõi đúng mức từ việc phòng chống lây nhiễm đến việc tầm soát phát hiện bệnh và
những điều trị thích hợp, để tránh những hậu quả nặng nề về sau. Điều trị sùi mào gà có nhiều phương
pháp, nhưng chưa có phương pháp nào được xem là lý tưởng.
Theo Bùi Thị Thùy Dung (2018) [2], trong 46 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 40 bệnh nhân có
thương tổn là sùi chiếm 87%, còn lại 6 bệnh nhân có thương tổn là những sản chiếm 13%, không có thương
tổn dát. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Minh (2010) [3] là 80,9% và nghiên cứu của F. Akapadjan, H.
Adegbidi và cộng sự (2017) [6], tỷ lệ sùi là 82,4%. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tương tự
với các tác giả trên, dạng sùi là chiếm ưu thế.
Khác với nghiên cứu của chúng tôi thì nghiên cứu của F. Akapadjan, H. Adegbidi và Cộng sự (2017),
có 6,8% thương tổn là sùi mào gà không lồ là một thể rất hiếm gặp do HPV6 và 11 gây nên. Bệnh có đặc
điểm là xâm lấn xuống dưới trung bì. Tổ chức bệnh học có những vùng lành tính xen kẽ với các ổ tế bào
thượng bì bất thường hoặc các tế bào biệt hóa ung thư tế bào gai. Các vị trí và hình thái lâm sàng của các
thương tổn được quan sát thấy ở bệnh nhân của chúng tôi là phù hợp với các tài liệu chứng minh rằng sùi
mào gà có thể là sùi, sẩn, thậm chí khổng lồ đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số ngày điều trị trung vị là 7 ngày, ngắn nhất là 3 ngày và dài nhất
là 45 ngày. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quí Thái (2002) [4] Số ngày điều trị trung bình của phương pháp
laser CO2 là 5,16 ngày. Như vậy, kết quả này của Nguyễn Quí Thái thấp hơn so với nghiên cứu của chúng
tôi. Điều này có thể là do quy trình điều trị ở mỗi Bệnh viện khác nhau. Mặc khác, số ngày điều trị còn tùy
thuộc vào số lượng thương tổn trên từng đối tượng nghiên cứu là khác nhau.
Nghiên cứu của chúng tôi, điều trị sùi mào gà bằng laser CO2 đạt kết quả tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là
75,5%, tái phát chiếm 18,9% và có tác dụng phụ là 2,8%. Trong các biến chứng xảy ra trên bệnh nhân sùi
mào gà, biến chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là phù nề 15,1%, tiếp theo là biến chứng chảy máu chiếm 7,5% và
nhỏ nhất là biến chứng đau chiếm 6,6%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quí Thái (2002) [4], kết quả điều trị
tốt chiếm 70,05%, tái phát chiếm 17,1%, tác dụng phụ là 2,63%. Biến chứng chảy máu 1,31%, đau rát
3,94%, sưng nề 6,58%.
Như vậy kết quả điều trị tốt cũng như tỷ lệ tái phát và tác dụng phụ của chúng tôi gần tương đương với tác
giả Nguyễn Quí Thái, tuy nhiên tỷ lệ các biến chứng đau, chảy máu và phù nề ở các đối tượng trong nghiên
cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Nguyễn Quí Thái, điều này có thể là do thời gian theo dõi trong
nghiên cứu của chúng tôi dài hơn và số lần điều trị từ 2 lần chiếm tỷ lệ cao nên xác suất có biến chứng ở
các lần điều trị khác nhau là độc lập. Mặt khác, vị trí thương tổn ở thành âm đạo trong nghiên cứu của
chúng tôi chiếm tỷ lệ cao nên hạn chế vô cảm ở vùng đó và kiểm soát chảy máu cũng khó khăn hơn, chính
vì vậy tỷ lệ các biến chứng chảy máu đau, phù nề trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ khá cao.
V. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 106 bệnh nhân sùi mào gà trong thời gian từ tháng 5/2019 đến tháng 11/2019
tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ. Một số kết luận được rút ra như sau:
Dạng thương tổn: sùi mào gà nhọn chiếm 73,6%, sùi mào gà sẩn chiếm 42,5%, sẩn sừng hóa 36,8%,
sẩn dẹt 4,7%.
Số ngày điều trị: ngắn nhất 3 ngày, dài nhất 45 ngày, trung vị 7 ngày.

46
Kết quả điều trị: tỷ lệ tốt 75,5%, tỷ lệ tái phát 18,9%, tỷ lệ tác dụng phụ 2,8%, tỷ lệ biến chứng chảy
máu 7,5%, đau 6,6%, phù nề 15,1%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hà Nguyên Phương Anh (2015), Đánh giá tác dụng của cimetidin trong phòng tái phát ở bệnh nhân bị
sùi mào gà so với trị liệu laser CO2 đơn thuần, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Bùi Thị Thùy Dung (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tìm hiểu một số yếu tố liên quan và đánh
giá kết quả điều trị bệnh sùi mào gà bằng phương pháp đốt điện tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm
2017-2018, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Quang Minh (2010), “Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh sùi mào gà”, Tạp
chí Da liễu học Việt Nam, (10), tr. 31-35.
4. Nguyễn Quý Thái (2011), “Đánh giá hiệu quả điều trị sùi mào gà sinh dục bằng phẩu thuật Laser CO2
tại Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, (6), pp.111-114.
5. Adamkova.V, Petras.M (2015), “Rates and predictors of genital warts burden in the Czech population”,
International Journal of Infectious Diseases, 35, pp. 29-33.
6. Azizjalali, M., Ghaffarpour, G., Mousavifard, B. (2012), “CO2 laser therapy versus cryotherapy in
treatment of genital warts; a Randomized Controlled Trial (RCT)”, Iranian Journal of
Microbiology, 4(4), pp.187-190.
7. Bouscarat F, Aubin F (2016), “External Genital warts (Condyloma)”, Annales De Dematologie et De
Venereologie, 143, pp. 741-745.

47
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH BỆNH LẬU HIỆN NAY

Mục tiêu
1. Cập nhật tình hình dịch tễ của bệnh lậu hiện nay
2. Cập nhật các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu bệnh nay
3. Cập nhật phác đồ điều trị bệnh lậu ở người trưởng thành, phụ nữ mang thai và trẻ em
4. Triển vọng tương lai trong điều trị bệnh lậu
5. Cập nhật các ca lâm sàng về tình hình kháng kháng sinh của bệnh lậu hiện nay

1. Dịch tễ
1.1. Theo năm
Năm 2017, có khoảng 555000 trường hợp bệnh lậu được báo cáo ở Mỹ, tỷ lệ là 171,9/100000 dân.
Năm 2016 – 2017, tỷ lệ bệnh lậu báo cáo tăng 18,6%.
1.2. Theo giới
Tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh lậu được báo cáo ở nam cao hơn tỷ lệ nữ ở năm 2017. Trong năm
2016 – 2017, tỷ lệ mắc bệnh lậu ở nam tăng 19,3% và tỷ lệ ở nữ tăng 17,8%.
Mức độ gia tăng của nam giới cho thấy sự lây truyền gia tăng hoặc tăng trường hợp được chẩn đoán
ở những người đồng tính nam, song tính.
1.2. Theo tuổi
Tỷ lệ mắc bệnh lậu được báo cáo cao nhất ở thanh thiếu niên và thanh niên. Trong năm 2016, tỷ lệ
cao nhất ở nữ giới được ghi nhận ở những người trong độ tuổi 20 – 24 và 15 – 19. Tỷ lệ cao nhất ở nam
giới được ghi nhận ở những người trong độ tuổi 20 – 24 và 25 – 29.
Năm 2017, những người trong độ tuổi 15 – 44 tuổi chiếm 91,8% các trường hợp mắc bệnh lậu được
báo cáo [14].
2. Cận lâm sàng
Soi tươi dịch tiết niệu đạo: độ đặc hiệu cao (>99%) và độ nhạy (>95%). Tuy nhiên vì độ nhạy thấp
nên dù âm tính cũng không đủ để loại trừ nhiễm trùng lậu cầu.
Không khuyến cáo soi tươi dịch tiết cổ tử cung, hầu họng, trực tràng.
Nuôi cấy: dịch ở cổ tử cung (nữ) hoặc niệu đạo (nam). Nuôi cấy có thể phát hiện các lậu cầu ở trực
tràng, hầu họng, kết mạc [12].
Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT): mẫu bệnh phẩm đa dạng hơn: cổ tử cung, âm đạo, niệu
đạo (nam) và nước tiểu đầu dòng (cả nam và nữ).
Độ nhạy của NAAT đối với việc phát hiện lậu ở niệu sinh dục cao hơn so với nuôi cấy.
3. Điều trị
Năm 2007, sự xuất hiện của N. gonorrhoeae kháng fluoroquinolone tại Hoa Kỳ đã khiến CDC ngừng
khuyến cáo sử dụng fluoroquinolones để điều trị bệnh lậu, để lại cephalosporin là nhóm thuốc chống vi
trùng duy nhất còn lại để điều trị bệnh lậu ở Hoa Kỳ.
Thất bại điều trị của ceftriaxon hoặc cefixime đã được báo cáo ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu
Âu, Nam Phi, Canada). Do đó, CDC không còn khuyến nghị sử dụng cefixime thường quy như một chế độ
điều trị đầu tay trong điều trị bệnh lậu ở Hoa Kỳ.
3.1. Phác đồ điều trị cho các đối tượng
3.1.1. Nhiễm lậu cầu không biến chứng
➢ Ceftriaxon 250 mg (TB) trong một liều duy nhất
Thêm
➢ Azithromycin 1g uống trong một liều duy nhất

48
Hiệu quả 99,2% ca niệu sinh dục và hậu môn không biến chứng và 98,9% nhiễm trùng họng trong
các thử nghiệm lâm sàng
Phác đồ thay thế:
➢ Cefixim 400mg uống trong một liều duy nhất
Thêm
➢ Azithromycin 1g uống trong một liều duy nhất
Nhiễm lậu cầu ở hầu họng khó tiêu diệt hơn nhiễm trùng tại các vị trí niệu sinh dục và hậu môn trực
tràng.
3.1.2. Phụ nữ mang thai
➢ Ceftriaxon 250 mg (TB) trong một liều duy nhất
Thêm
➢ Azithromycin 1g uống trong một liều duy nhất.
3.1.3. Lậu và nhiễm HIV
Điều trị giống như những người bệnh lậu
3.1.4. Lậu ở trẻ sơ sinh – trẻ em
Tuy lậu mắt ở trẻ sơ sinh xảy ra không thường xuyên. Tuy nhiên, việc xác định và điều trị nhiễm
trùng này đặc biệt quan trọng, bởi vì có thể dẫn đến thủng nhãn cầu và mù mắt.
Ngăn ngừa bệnh lậu mắt ở trẻ sơ sinh
➢ Thuốc mỡ erythromycin (0,5%) ở mỗi mắt
Erythromycin là thuốc mỡ kháng sinh duy nhất được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm cầu khuẩn
Phác đồ khuyến cáo khi không có dấu hiệu nhiễm trùng cầu khuẩn
➢ Ceftriaxon 25 – 50mg/kg TM/TB 1 liều duy nhất, không vượt quá 125mg
Phác đồ được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh và trẻ em nặng ≤45 kg
➢ Ceftriaxon 25 – 50mg/kg TM/TB 1 liều duy nhất, không vượt quá 125mg
Phác đồ được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh và trẻ em nặng >45 kg
➢ Điều trị giống như người lớn
3.2. Quản lý bạn tình
Những người quan hệ tình dục với bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong vòng 60 ngày trước khi xuất hiện
triệu chứng nên được đánh giá và xét nghiệm.
Nếu phơi nhiễm với bệnh nhân >60 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, bạn tình gần nhất nên được
điều trị.
3.3. Theo dõi sau điều trị
Để giảm thiểu lây truyền bệnh, những người được điều trị bệnh lậu nên được hướng dẫn kiêng hoạt
động tình dục trong 7 ngày sau khi điều trị và cho đến khi tất cả bạn tình được điều trị đầy đủ (7 ngày sau
khi được điều trị và giải quyết các triệu chứng).
Tất cả bệnh nhân lậu nên được xét nghiệm chlamydia, giang mai và HIV
Lậu họng: 14 này quay trở lại để thực hiện nuôi cấy hoặc NAAT.
3.3.1. Thất bại điều trị:
1) Không hết triệu chứng trong vòng 3 ngày sau điều trị thích hợp và không có QHTD trong thời
gian theo dõi điều trị
2) Người có kết quả xét nghiệm dương tính (nuôi cấy dương tính ≥72 giờ hoặc NAAT dương tính
≥7 ngày sau khi được điều trị khuyến nghị) trong thời gian theo dõi sau điều trị mà không có
QHTD.
3.3.2. Thất bại điều trị với ceftriaxon

49
➢ Gemifloxacin 320 mg uống liều duy nhất cộng với azithromycin uống 2g
Hoặc
➢ Gentamicin 240 mg (TB) liều duy nhất cộng với azithromycin uống 2g
Những người nghi ngờ thất bại điều trị sau khi điều trị bằng chế độ thay thế (cefixime và
azithromycin) nên được điều trị bằng ceftriaxone 250 mg với liều TB và azithromycin 2 g uống một liều.
3.3. Sàng lọc
Sàng lọc hàng năm cho các đối tượng:
Phụ nữ hoạt động tình dục ở độ tuổi <25 tuổi
Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ nhiễm trùng cao: có bạn tình mới, nhiều hơn một bạn tình, bạn tình đang
mắc STI.
Không nên sàng lọc bệnh lậu ở nam giới và phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ nhiễm trùng thấp.
3.4. Triển vọng tương lai trong điều trị bệnh lậu
− Phối hợp kháng sinh có sẵn
− Phát triển kháng sinh mới
− Phát triển các liệu pháp thay thế, chậm sự xuất hiện kháng thuốc
3.4.1. Tái sử dụng kháng sinh đã có
➢ Sitafloxacin
Những kết quả này chứng minh rằng sitafloxacin là một ứng cử viên tốt được đưa vào liệu pháp kháng
khuẩn kép đối với bệnh lậu trong trường hợp kháng cephalosporin hoặc dị ứng [6].
➢ Delafloxacin
Một loại fluoroquinolone khác hiện đang được nghiên cứu để điều trị bệnh lậu là delafloxacin. Các
nghiên cứu sâu hơn được yêu cầu để tương quan giữa các kết quả in vitro đầy hứa hẹn này với kết quả điều
trị lâm sàng [9].
➢ Phối hợp gentamcin với các thuốc khác
Một nghiên cứu gần đây xem xét tác dụng hiệp đồng của sự kết hợp của gentamicin với azithromycin
cùng với gentamicin kết hợp với năm loại thuốc chống vi trùng khác (cefixime, ceftriaxone, Spectinomycin,
azithromycin, moxifloxacin và ertapenem). Nghiên cứu kết luận rằng gentamicin kết hợp với ertapenem
hoặc cefixime có thể được giới thiệu là liệu pháp kép kháng khuẩn mới khi thấy những kết hợp này cho
thấy hiệu quả tối đa và khả năng hiệp đồng chống lại 75 chủng lậu cầu [8].
3.4.2. Kháng sinh mới
WHO đã đưa ra Hiệp định Đối tác Phát triển và Nghiên cứu Kháng sinh Toàn cầu (Global Antibiotic
Research and Development Partnership (GARDP): GARDP) [1]. Hiện tại, chỉ có ba thuốc đã đạt được thử
nghiệm lâm sàng: Solithromycin, Zoliflodacin và Gepotidacin.
➢ Solithromycin
Solithromycin là một fluoroketolide đường uống phổ rộng, nhắm vào ba vị trí ribosome prokaryotic.
Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II đã kết luận với hiệu quả 100% đối với nhiễm trùng ở nam và nữ cho
tất cả các vị trí nghiên cứu (bộ phận sinh dục, miệng và trực tràng). Thuốc này hiện đang trong giai đoạn
thử nghiệm III [5].
➢ Zoliflodacin
Zoliflodacin có một cơ chế hoạt động mới, qua đó nó ức chế spiropyrimidinetrione topoisomerase.
Các nghiên cứu in vitro sớm cho thấy kết quả đầy hứa hẹn [11].
➢ Gepotidacin
Gepotidacin là một loại kháng khuẩn triazaacenaphthylene mới có tác dụng ức chế DNA gyrase của
vi khuẩn và topoisomerase IV thông qua một cơ chế duy nhất. Thuốc này đã trải qua một đánh giá giai đoạn

50
II, cho thấy rằng liều uống của gepotidacin là ≥95% hiệu quả trong việc điều trị biến chứng bệnh lậu niệu
sinh dục [10].
➢ Ngoài ra còn có các thuốc khác đang trong giai đoạn thử nghiệm sớm: Lefamulin, aminoethyl
Spectinomycin.
3.4.3. Phương pháp điều trị thay thế
Ngoài các loại kháng sinh mới, các liệu pháp thay thế để chống lại vi khuẩn N. gonorrhoeae ngày
càng kháng thuốc đang được phát triển. Những lựa chọn thay thế này chủ yếu tập trung vào việc ngăn ngừa
nhiễm trùng tái phát hơn là điều trị bệnh.
Nghiên cứu kết luận rằng IL-12 tiêm tĩnh mạch thúc đẩy phản ứng miễn dịch thích ứng do Th1 điều
khiển, bao gồm cả việc sản xuất các kháng thể chống lậu cầu đặc hiệu sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát
[7].
Nghiên cứu kết luận rằng các chủng Lactobacillus cụ thể , chủ yếu thuộc về L. crispatus , có thể
chống lại khả năng sống của lậu cầu thông qua nhiều cơ chế, đại diện cho một chiến lược sinh học tiềm
năng mới để ngăn ngừa nhiễm trùng ở phụ nữ [4].
Nghiên cứu kết luận rằng N. gonorrhoeae không có khả năng phát triển các kháng thuốc chống
monocaprin, làm cho nó trở thành một lựa chọn thay thế dài hạn lý tưởng cho điều trị dự phòng viêm kết
mạc ở trẻ sơ sinh [13].
4. Các ca lâm sàng về tình hình lậu kháng thuốc
Trường hợp 1: Trường hợp đầu tiên được báo cáo trên toàn thế giới về thất bại điều trị kép xảy ra
vào tháng 12 năm 2014 ở một người đàn ông người Anh báo cáo có quan hệ tình dục khác giới ở Nhật Bản.
Tháng 12 năm 2014, một bệnh nhân nam đến khám sức khỏe vì triệu chứng 2 tuần ở đường tiểu: xuất
tiết dịch niệu đạo và tiểu khó. Trước đó bệnh nhân có quan hệ tình dục với 1 phụ nữ bị bệnh lậu. N.
gonorrhoeae đã được phát hiện trong một mẫu nước tiểu bằng xét nghiệm NAAT và trong một mẫu nuôi
cấy dịch ở niệu đạo. Bệnh nhân được điều trị bằng ceftriaxone 500mg (TB) kết hợp với azithromycin 1g
(uống).
Sau 15 ngày, kết quả NAAT nước tiểu âm tính nhưng NAAT ở hầu họng vẫn dương tính với N.
gonorrhoeae. Bệnh nhân không có quan hệ tình dục trong thời gian theo dõi. Bệnh nhân được điều trị
ceftriaxone 1g (TB) kết hợp với azithromycin 2g (uống).
Sau 15 ngày, xét nghiệm NAAT ở hầu họng là âm tính.
Kết luận: Thử nghiệm độ nhạy cảm đã xác nhận rằng chủng này kháng với ceftriaxone và
azithromycin, cũng như tất cả các loại kháng sinh khác được xem xét ở đây, ngoại trừ Spectinomycin. Cuối
cùng, bệnh đã được điều trị thành công bằng cách tăng gấp đôi liều của cả ceftriaxone và azithromycin [3].
Trường hợp 2: Thất bại điều trị bệnh lậu do Neisseria gonorrhoeae kháng ceftriaxone kết hợp và
kháng azithromycin ở mức độ cao.
Tháng 2 năm 2018, một người đàn ông đi khám sức khỏe với lý do xuất tiết dịch niệu đạo và khó
tiểu. Tiền sử có quan hệ tình dục với một phụ nữ khoảng 3 ngày trước đó. Soi dịch niệu đạo dưới kính hiển
vi, ông được chẩn đoánn nhiễm trùng lậu niệu đạo. Ông được điều trị bằng ceftriazone 1g (TB) và
doxycyline 100mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày.
NAAT dương tính với N. gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis âm tính. Kết quả nuôi cấy N.
gonorrhoeae cho thấy mức độ kháng cao với azithromycin và kháng ceftriaxone, tetracyline và
ciprofloxacin. Dựa trên kết quả kháng sinh đồ, bệnh nhân được điều trị thêm 1 liều duy nhất spectinomycin
2g (TB). 20 ngày sau, NAAT nước tiểu âm tính nhưng nuôi cấy N. gonorrhoeae cho kết quả dương tính.
Sau đó bệnh nhân được điều trị bằng ertapenem 1g (TMC) trong 3 ngày. NAAT và nuôi cấy niệu đạo và
hầu họng âm tính sau 21 ngày.

51
Kết luận: Mặc dù nhiễm trùng niệu đã được loại bỏ bằng điều trị ceftriaxone/doxycycline theo kinh
nghiệm, nhưng nhiễm trùng họng không triệu chứng đã thất bại mặc dù đã sử dụng liều ceftriaxone tương
đối cao (1g). Trường hợp này cũng thất bại trong điều trị bằng Spectinomycin mặc dù nhạy cảm trong ống
nghiệm [2].
KẾT LUẬN
1. Lậu hầu họng khó tiêu diệt hơn nhiễm trùng tại sinh dục và hậu môn trực tràng
2. Có thể tăng gấp đôi liều khuyến cáo trong trường hợp không đáp ứng với liều điều trị ban đầu
3. Triển vọng tương lai trong điều trị lậu: phối hợp kháng sinh sẵn có, phát triển kháng sinh mới, các
liệu pháp thay thế

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Alirol, E., et al. (2017), "Multidrug-resistant gonorrhea: A research and development roadmap to
discover new medicines", PLoS medicine. 14(7), pp. e1002366-e1002366.
2. Eyre, D. W., et al. (2018), "Gonorrhoea treatment failure caused by a Neisseria gonorrhoeae strain with
combined ceftriaxone and high-level azithromycin resistance, England, February 2018", Euro
surveillance : bulletin Europeen sur les maladies transmissibles = European communicable disease
bulletin. 23(27), p. 1800323.
3. Fifer, H., et al. (2016), "Failure of Dual Antimicrobial Therapy in Treatment of Gonorrhea", N Engl J
Med. 374(25), pp. 2504-6.
4. Foschi, C., et al. (2017), "Vaginal Lactobacilli Reduce Neisseria gonorrhoeae Viability through
Multiple Strategies: An in Vitro Study", Frontiers in cellular and infection microbiology. 7, pp.
502-502.
5. Hook, E. W., 3rd, et al. (2015), "A Phase 2 Trial of Oral Solithromycin 1200 mg or 1000 mg as Single-
Dose Oral Therapy for Uncomplicated Gonorrhea", Clin Infect Dis. 61(7), pp. 1043-8.
6. Jonsson, A., et al. (2018), "In vitro activity and time-kill curve analysis of sitafloxacin against a global
panel of antimicrobial-resistant and multidrug-resistant Neisseria gonorrhoeae isolates", Apmis.
126(1), pp. 29-37.
7. Liu, Y., et al. (2018), "Intravaginal Administration of Interleukin 12 during Genital Gonococcal
Infection in Mice Induces Immunity to Heterologous Strains of Neisseria gonorrhoeae", mSphere.
3(1), pp. e00421-17.
8. Singh, V., et al. (2018), "In Vitro Synergy Testing of Gentamicin, an Old Drug Suggested as Future
Treatment Option for Gonorrhoea, in Combination With Six Other Antimicrobials Against
Multidrug-Resistant Neisseria gonorrhoeae Strains", Sex Transm Dis. 45(2), pp. 127-131.
9. Soge, O. O., et al. (2016), "In Vitro Activity of Delafloxacin against Clinical Neisseria gonorrhoeae
Isolates and Selection of Gonococcal Delafloxacin Resistance", Antimicrobial agents and
chemotherapy. 60(5), pp. 3106-3111.
10. Taylor, S. N., et al. (2018), "Gepotidacin for the Treatment of Uncomplicated Urogenital Gonorrhea:
A Phase 2, Randomized, Dose-Ranging, Single-Oral Dose Evaluation", Clin Infect Dis. 67(4), pp.
504-512.
11. Unemo, M., et al. (2015), "High in vitro susceptibility to the novel spiropyrimidinetrione ETX0914
(AZD0914) among 873 contemporary clinical Neisseria gonorrhoeae isolates from 21 European
countries from 2012 to 2014", Antimicrobial agents and chemotherapy. 59(9), pp. 5220-5225.
12. Workowski, K. A. and Bolan, G. A. (2015), "Sexually transmitted diseases treatment guidelines, 2015",
MMWR. Recommendations and reports: Morbidity and mortality weekly report. Recommendations
and reports. 64(RR-03), p. 1.

52
13. Churchward, C. P. and Calder, A. (2018), "Mutations in Neisseria gonorrhoeae grown in sub-lethal
concentrations of monocaprin do not confer resistance". 13(4), p. e0195453.
14. Braxton, J., et al. (2018), "Sexually transmitted disease surveillance 2017".

53
54
55
56
57
58
59
60
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG
VỚI KHÁNG SINH CỦA PROBIOBACTERIUM ACNES
Bs. CKI. Nguyễn Thị Thùy Trang
PGS. Ts Huỳnh Văn Bá
1. ĐẠI CƯƠNG
Vi khuẩn P. acnes (Propionibacterium acnes) đóng vai trò quan trọng trong bệnh mụn trứng cá. Việc
điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh cho thấy tỉ lệ thành công có từ 1950. Báo cáo đầu tiên về đề kháng
kháng sinh của P. acnes được trình bày năm 1979 tại Mỹ, sau đó có thêm nhiều báo cáo khác tại quốc gia
ở Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á,… đã cho thấy tình hình đề kháng với kháng sinh của P. acnes ngày càng
gia tăng khắp nơi trên thế giới, rất khác nhau giữa các quốc gia và ngày càng đáng được quan tâm.
2. TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG VỚI KHÁNG SINH
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Tất Thắng (2013), có 49,5% bệnh nhân mụn
trứng cá có tiền sử sử dụng kháng sinh trước đó. Tỉ lệ đề kháng với các loại kháng sinh của P. acnes:
trimethoprim 95,2%, clindamycin 88,1%.
Theo Huỳnh Văn Bá và cộng sự (2019), tỉ lệ đề kháng với các loại kháng sinh của P. acnes: cefuroxim
91,7%, cefotaxime 87,5%, ceftriaxone 87,5%, trimethoprim 85,5%, erythromycin 70,8%, clindamycin
66,7%, ofloxacin 41,7%, ciprofloxacin 25%, levofloxacin 20,8%, tetracyclin 16,7%.
Fan Y, Hao F và cộng sự (2016), nghiên cứu quan sát cắt ngang mô tả đa trung tâm về khả năng
kháng kháng sinh của P. acnes phân lập từ bệnh nhân mụn trứng cá người Trung Quốc. Sự đề kháng chủ
yếu xảy ra ở macrolide và lincomycin với tỉ lệ kháng chung là 47,8%.
Một thực tế là phần lớn bệnh nhân không nhớ tên thuốc và loại thuốc đã dùng, kể cả khi dùng kháng
sinh. Điều này phản ảnh thực trạng ở nước ta, bệnh nhân chưa thực sự tìm hiểu kỹ về bệnh của mình hoặc
không được thầy thuốc tư vấn kỹ dẫn đến tình trạng có điều trị nhưng không đúng hoặc không tuân thủ điều
trị làm giảm hiệu quả điều trị, tăng tỉ lệ đề kháng kháng sinh đặc biệt đối với những trường hợp điều trị có
sử dụng kháng sinh.
3. KẾT LUẬN
Tỉ lệ đề kháng của P. acnes với nhiều loại kháng sinh cao, điển hình cefuroxime, trimethoprim,
clindamycin,… có thể là do sử dụng kháng sinh rộng rãi, quản lý không chặt chẽ, kháng sinh có thể mua
dễ dàng tại các nhà thuốc mà không cần kê toa, bệnh nhân tự ý điều trị không có sự hướng dẫn của bác sĩ
chuyên khoa. Tình trạng đề kháng này dẫn đáp ứng với điều trị chậm và dễ tái phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Huỳnh Văn Bá và cộng sự (2019), nghiên cứu tình hình, một số yếu tố liên quan và sự đề kháng với
kháng sinh của Propionibacterium acnes trên bệnh nhân trứng cá tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ
năm, đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ.
2. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Tất Thắng (2013), nghiên cứu tỷ lệ mắc P.acnes và sự đề kháng in vitro
đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại bệnh viện Đại Học Y Dược Thành
Phố Hồ Chí Minh, tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 17.
3. Biswal I, Gaind R, Kumar N et al (2016), “In vitro antimicrobial susceptibility patterns of
Propionibacterium acnes isolated from patients with acne vulgaris”, J Infect Dev Ctries, 10(10), pp
1140-1145.
4. Carolyn Goh, Diane M. Thiboutot et al (2019),“Acne Vugaris”, Fitzpatrick’s dermatology, pp. 1391-
1401.

61
5. Fan Y, Hao F, Wang W et al (2016), “Multicenter cross-sectional observational study of antibiotic
resistance and the genotypes of Propionibacterium acnes isolated from Chinese patients with acne
vulgaris”, J Dermatol, 43(4), pp 406-413.
6. Thomas P. Habif, MD et al (2018), “acne (general)”, Skin disease Diagnosis and treatment”, Elsevier,
New York, 4th editon, pp 101-112.
7. William D. James, Timothy G. Berger et al (2016), “Acne”, Andrews’ diseases of the skin, Elsevier,
New York, pp 225-245.

62
NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-4 HUYẾT THANH
TRONG VIÊM DA CƠ ĐỊA NGƯỜI LỚN
Trần Gia Hưng*, Huỳnh Văn Bá*, Văn Thế Trung**
* Bộ môn Da Liễu, Trường ĐHYD Cần Thơ
** Bộ môn Da Liễu, ĐHYD TP Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm da cơ địa (VDCĐ) hay còn gọi là chàm thể tạng, là một bệnh lý viêm da mãn tính,
tái phát, gặp ở mọi lứa tuổi và phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Với vai trò then chốt trong sự khởi đầu, nồng
độ IL-4 là một yếu tố gắn liền với bệnh. Từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu định lượng trên quần thể người
Việt Nam nhằm phục vụ cho ứng dụng điều trị và kiểm soát bệnh tốt hơn. Mục tiêu: Định lượng nồng độ
Interleukin-4 huyết thanh và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân viêm da cơ địa người lớn. Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu: Nhóm bệnh gồm 46 bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm da cơ địa tại
Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 12/2018-6/2019. Nhóm chứng bao gồm 20 người trên 18
tuổi không mắc các bệnh lí dị ứng liên quan. Kết quả: Nồng độ IL-4 huyết thanh ở bệnh nhân VDCĐ là 3,38
± 5,06 pg/ml, cao hơn so với nhóm chứng 3-5 lần. Có mối tương quan thuận, mức độ trung bình với các yếu
tố khác, bao gồm diện tích tổn thương, độ nặng thương tổn, ngứa, giấc ngủ và tổng điểm SCORAD. Kết luận:
Nồng độ IL-4 có mối tương quan với tình trạng và mức độ VDCĐ. Có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị
bệnh.
Từ khóa: viêm da cơ địa, interleukin-4, SCORAD.

CONCENTRATION OF INTERLEUKIN-4 SERUM


IN MATURE ATOPIC DERMATITIS PATIENTS
Hung Gia Tran*, Ba Van Huynh*, Trung The Van**
*Department of Dermato-Venereology, Can Tho University of Medicine and Pharmacy
** Department of Dermato-Venereology, University of Medicine and Pharmacy at HCM city
ABSTRACT
Background: Atopic dermatitis (AD) is a chronic relapsing inflammatory skin disease. This disease
can happen with any age and distribute with variant proportion around the world. Interleukin-4 (IL-4) play a
significant role in the initiation of AD. Therefore, we conducted a study to determine the concentration of this
interleukin on Vietnamese AD patients for further applications in diagnosing and treatment. Objectives: To
determine the level of interleukin-4 and the related factors on Vietnamese mature AD patients. Materials and
method: AD group included 46 patients who were over 18 years old at Ho Chi Minh city Hospital of Dermato-
Venereology from December 2018 to June 2019. The controlled group included 20 healthy people who did not
have any history of allergic diseases. Results: The medium concentration of IL-4 on Vietnamese AD patients
was 3,38 ± 5,06 pg/ml, 3-5 times higher than that of controlled group. The relationship between IL-4 serum
levels with the other factors consisted of lesion acreage, the severity of lesions, itchy situation, quality of sleep
and SCORAD. Conclusion: The IL-4 have a relationship with the situation and severity of AD. It plays an
important part in AD diagnosing and treatment.
Keywords: Atopic dermatitis, interleukin-4, SCORAD.

63
BỆNH VẢY NẾN VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh vảy nến là bệnh lý viêm mạn tính của da, tiến triển thất thường và rất hay tái phát. Bệnh gặp ở
mọi lứa tuổi, cả hai giới, ở khắp các châu lục, chiếm tỉ lệ 0,09-11,4% dân số thế giới[1]. Bệnh có thể bắt đầu
mọi tuổi, tuy nhiên thường gặp nhất ở nhóm từ 16-35 và từ 65 tuổi trở lên[9].
2. PHÂN LOẠI
Theo Fitzpatrick 2019[7], bệnh vảy nến được phân thành:
- Vảy nến thông thường gồm vảy nến mảng (đây là thể lâm sàng thường gặp nhất), vảy nến giọt, vảy nến
đảo ngược. Thương tổn ở da điển hình là những dát, mảng đỏ, giới hạn rõ với da lành, trên dát phủ vảy da dễ
bong. Vị trí thương tổn ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, vùng mông và rốn.
- Vảy nến đỏ da toàn thân: Đây là một biến chứng nặng, cấp tính. Biểu hiện là da toàn thân đỏ tươi lớn
hơn 90% diện tích cơ thể, phù nề, căng, rớm dịch, phủ vảy mỡ khô, không còn vùng da lành. Thể này có thể
do biến chứng của điều trị không thích hợp như dị ứng DDS, lạm dụng corticoids[10].
- Vảy nến mụn mủ gồm hai loại: Vảy nến mụn mủ rải rác (thể Zumbusch) xuất hiện tiên phát hoặc trên
vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến khớp và thể vảy nến mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân (thể Barber) là mụn mủ
vô khuẩn giữa đám dày sừng long bàn tay, bàn chân, tiến triển từng đợt, dai dẳng.
- Viêm khớp vảy nến hay vảy nến khớp: Đây là thể nặng, chiếm khoảng 10 - 15%, triệu chứng vảy nến
khớp có thể xuất hiện trước thương tổn da. Chẩn đoán vảy nến khớp theo tiêu chuẩn CASPAR[8].
3. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN VẢY NẾN
Mặc dù bệnh vảy nến ít gây tử vong nhưng bệnh lại gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Có bằng chứng cho thấy bệnh vảy nến ảnh
hưởng các mối quan hệ xã hội và giao tiếp, các hoạt động hàng ngày cũng như các mối quan hệ gia đình, sức
khỏe tâm thần của bệnh nhân[3].
Chỉ số chất lượng cuộc sống bệnh da liễu (DLQI) là thang điểm được sử dụng phổ biến nhất để đánh
giá tác động của bệnh vảy nến lên chất lượng cuộc sống người bệnh được các tác giả: Finlay A.Y, Khan G.K
và Lewis V.L xây dựng năm 1994, được áp dụng cho bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên[4]. DLQI bao gồm một bảng
gồm 10 câu hỏi, mỗi câu trả lời được cho điểm 0-3 điểm, tổng số điểm từ 0-30. Tổng điểm càng cao chứng tỏ
chất lượng cuộc sống càng giảm.
Một nghiên cứu cắt ngang trên 79 bệnh nhân vảy nến năm 2017-2019 tại Bệnh viện Da liễu Thành phố
Cần Thơ cho thấy lúc vào viện có 59,5% bệnh nhân có chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng rất lớn, 17,7% bệnh
nhân bị ảnh hưởng cực kỳ lớn, 21,5% bị ảnh hưởng vừa và chỉ 1,3% bệnh nhân bị ảnh hưởng ít. Sau 12 tuần
điều trị tỉ lệ này có sự thay đổi đáng kể với 87,3% bệnh nhân có chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng ít và không
bị ảnh hưởng, chỉ còn 1,3% ảnh hưởng cực kỳ lớn[2].
Giới nữ, khởi phát sớm trước 30 tuổi, thể vảy nến đỏ da toàn thân, bệnh nhân có thương tổn ở vùng da
không thể che dấu như mặt, bàn tay, bàn chân, móng và bệnh càng nặng (điểm PASI càng cao) thì chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân càng bị ảnh hưởng nặng[3].
Các yếu tố gây khởi phát bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn bao gồm: chấn thương tâm lý hay stress, nhiễm
khuẩn khu trú, các chấn thương da hay hiện tượng Koebner, bệnh liên quan đến một số thuốc, thức ăn, thời tiết
khí hậu...[1]
Theo hướng dẫn năm 2013 của hội Da liễu Châu Âu, thay đổi 5 điểm DLQI làm thay đổi đáng kể chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân[5]. Do đó, trong thực hành lâm sàng có thể xác định mục tiêu điều trị đầu tiên
64
là bệnh sạch thương tổn và không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít chất lượng cuộc sống; mục tiêu điều trị thứ 2
là đạt hiệu quả điều trị tối thiểu tức là DLQI nhỏ hơn 5 hoặc giảm ít nhất 5 điểm[6]. Nếu phác đồ điều trị không
đạt được một trong hai mục tiêu trên cần xem xét thay đổi phác đồ điều trị.
Vai trò của bác sĩ đối với bệnh nhân vảy nến rất quan trọng. Do tính chất bệnh hay tái phát, bệnh nhân có
thể cảm thấy thất vọng về bệnh cũng như các chăm sóc trước đây. Bác sĩ cần thông cảm với bệnh nhân, làm
việc với họ, giúp họ quản lý bệnh hiệu quả, điều chỉnh suy nghĩ tích cực hơn, khuyến khích bày tỏ cảm xúc,
tìm kiếm sự giúp đỡ của xã hội để tăng chất lượng cuộc sống của họ.
4. KẾT LUẬN
Bệnh vảy nến là bệnh lý viêm da mạn tính với hình thái lâm sàng đa dạng. Bệnh ít gây tử vong nhưng
lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do tính chất bệnh hay tái phát, bệnh
nhân có thể cảm thấy thất vọng về bệnh cũng như các chăm sóc trước đây nên việc thiết lập mối quan hệ bác
sĩ - bệnh nhân hiệu quả sẽ giúp kiểm soát tình trạng tái phát bệnh. Điều trị bằng thuốc nên đi kèm với tư vấn
và giáo dục bệnh nhân để tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân vảy nến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Em (2013), "Bệnh vảy nến", Một số bệnh tự miễn thường gặp trong da liễu, Nhà xuất bản Y
học, tr. 317-510.
2. Nguyễn Thị Lệ Quyên (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, phân loại và kết quả điều trị theo thang
điểm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2017-2019, Luận
văn Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
3. Trương Thị Mộng Thường và Lê Ngọc Diệp (2012), "Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vẩy nến đến
điều trị tại BV Da liễu TP HCM từ 01/09/2010 đến 30/04/201", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1),
tr. 284-292.
4. Finlay A. Y. and Khan G. K. (1994), "Dermatology Life Quality Index (DLQI)--a simple practical measure
for routine clinical use", Clin Exp Dermatol, 19(3), pp. 210-6.
5. Mattei P. L., Corey K. C., and Kimball A. B. (2014), "Psoriasis Area Severity Index (PASI) and the
Dermatology Life Quality Index (DLQI): the correlation between disease severity and psychological
burden in patients treated with biological therapies", J Eur Acad Dermatol Venereol, 28(3), pp. 333-7.
6. Pathirana D, et al. (2009), "European S3-Guidelines on the systemic treatment of psoriasis vulgaris",
Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology, 23(s2), pp. 1-70.
7. Sewon K., Amagai, Masayuki, and Bruckner, Anna L. (2019), "Psoriasis", Fitzpatrick’s Dermatology 9th
Edition, Mc Graw Hill, pp. 457-497.
8. Taylor W., et al. (2006), "Classification criteria for psoriatic arthritis: development of new criteria from a
large international study", Arthritis Rheum, 54(8), pp. 2665-73.
9. Trettel A., et al. (2017), "The impact of age on psoriasis health care in Germany", J Eur Acad Dermatol
Venereol, 31(5), pp. 870-875.
10. Van de Kerkhof P. C. M. and O., Nestlé F. (2012), "Psoriasis", Dermatology, 3rd edition, Elsevier
Saunders, pp. 135-156.

65
CẬP NHẬT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG
CHĂM SÓC TẠI CHỖ BỆNH VẢY NẾN
Từ Mậu Xương*, Huỳnh Văn Bá**
(*)Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Email: tumauxuong92@gmail.com
(**)Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
GIỚI THIỆU
Bệnh vảy nến là một rối loạn qua trung gian miễn dịch phổ biến, trong đó 70% trường hợp xuất hiện ở dạng
nhẹ hoặc nhẹ đến trung bình. Liệu pháp tại chỗ là lựa chọn đầu tiên trong điều trị vảy nến. Những bệnh nhân
sử dụng điều trị toàn thân hoặc thuốc sinh học thì liệu pháp tại chỗ cũng có thể được chỉ định cho các tổn
thương cứng đầu còn lại. Sự kết hợp các loại các loại thuốc tại chỗ hoặc một loại thuốc tại chỗ và thuốc đường
toàn thân cũng thường được sử dụng. Trong thời gian dài, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào các tác nhân toàn
thân để điều trị bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng, đặc biệt là với sự ra đời của các tác nhân sinh học hoặc
“phân tử nhỏ”. Song song đó, những tiến bộ mới trong các thuốc điều trị tại chỗ chống lại các tác nhân vảy nến
đã được thực hiện, trải qua một kỷ nguyên mới, với sự phát triển của các công thức mới và xác định mục tiêu
điều trị mới. Các tác nhân này, có phổ tác dụng khác với các tác nhân truyền thống, chúng đang được thử
nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng trước khi được đưa vào ứng dụng lâm sàng và chúng có khả năng trở
thành đại diện cho các lựa chọn điều trị đầy hứa hẹn cho bệnh vảy nến.

UPDATING STUDIES OF TOPICAL THERAPIES TREATMENT IN PSORIASIS


Tu Mau Xuong*, Huynh Van Ba**
(*)Can Tho University of Medicine and Pharmacy
Email: tumauxuong92@gmail.com
(**)Can Tho University of Medicine and Pharmacy
INTRODUCTION
Psoriasis is a common immune-mediated disorder that in 70% of cases appears in mild or mild-to-moderate
form. Topical therapies are the first-line treatment in most patients with psoriasis. In patients who use systemic
treatments or biologics, a topical treatment may be indicated for residual recalcitrant lesions. Combinations of
several topicals or a topical and a systemic treatment is common practice. For many years, researches have
been focused on systemic agents for the treatment of moderate-to-severe psoriasis, particularly with the
introduction of biologic agents or ‘small molecules’. In parallel, novel advances in topical antipsoriatic agents
have been made, experiencing a ‘new era’, with the development of new formulations and the identification of
new therapeutic targets. These agents, having a different spectrum of action from traditional agents, are actually
being tested in pre-using clinical trials and they may potentially represent promising treatment options that
could enlarge the therapeutic armamentarium for the treatment of psoriasis.

66
CẬP NHẬT MỘT SỐ NGHIÊN CỨU
TRONG ĐIỀU TRỊ TINEA INCOGNITO
Nguyễn Thị Thúy Liễu, Huỳnh Văn Bá
Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Email:a3biology@gmail.com

Bệnh nấm da là tình trạng nhiễm nấm ở mô keratin hóa như da, lông, tóc, móng...do sự tấn công chọn
lọc vào lớp sừng của một số loài vi nấm sợi tơ như Epidermatophyton, Microsporum và Trichophyton
(Dermatophytes) gây nên. Bệnh nấm da không ảnh hưởng đến tính mạng của con người nhưng khi bị nhiễm
nấm, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, lao động.
Hơn nữa, tình trạng nhiễm nấm còn trở nên phức tạp hơn trên những bệnh nhân ban đầu nhiễm nấm nhưng
chẩn đoán nhầm và được điều trị bằng một vài loại thuốc bôi có chứa corticosteroid hoặc do lạm dụng
corticosteroid bôi để điều trị bệnh lý sẵn có dẫn đến bội nhiễm nấm nhưng với các triệu chứng lâm sàng
không điển hình người ta gọi đây là vi nấm cải trang hay vi nấm ẩn danh (Tinea Incognito-TI).
Nhiễm nấm do dùng corticoid làm cho bệnh cảnh lâm sàng của bệnh hiện hữu trở nên phức tạp và
khó khăn trong điều trị do tình trạng nhiễm nấm bị bỏ qua. Khi sử dụng corticoid sẽ làm che lấp hoàn toàn
các phản ứng viêm. Do đó bệnh nhân phải chịu gấp đôi sự ảnh hưởng: tình trạng nhiễm nấm khó được chẩn
đoán và bản thân bệnh nhân dễ bị tổn thương bởi nhiễm trùng. TI có thể bị nhầm lẫn với các bệnh da khác
như u hạt vòng, lupus ban đỏ dạng đĩa, vảy phấn hồng, eczema, bệnh Lyme, hay các thương tổn da khác.
Theo nghiên cứu của Kim Won-Jeong và cộng sự (2013) về các yếu tố nguy cơ và tình trạng nhiễm nấm
cải trang trên 283 bệnh nhân ở Hàn Quốc cho thấy 59,3% bệnh nhân mắc TI là do điều trị trước đó ở bác sĩ
không chuyên khoa Da liễu hoặc tự điều trị, các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là sang thương dạng
chàm, dạng giống vảy nến hay lupus ban đỏ và Trichophiton rubrum là nguyên nhân thường gặp nhất
(73,1%). Ở Iran, tỷ lệ mắc TI là 0,89% so với tổng số bệnh nhân nhiễm nấm da (theo nghiên cứu của Ansar
và cộng sự -2011) với hình thái nấm thân là thường gặp nhất (32,1%) và một số tác nhân được tìm ra như
Trichophyton verrucosum (33,9%), T. mentagrophytes (28.6%), T. rubrum (12.5%), Epidermophyton
floccosum (10.7%), Microsporum canis (8.9%), T. violaceum (3.6%) và I. schoenleinii (1.8%). Theo Meena
S và cộng sự (2017) có khoảng 49,46% bệnh nhân lạm dụng corticoid tại chỗ mắc TI. Tại Việt Nam, thông
tin về tình hình nhiễm nấm do sử dụng corticoid vẫn còn hạn chế, đồng thời việc điều trị bằng Itraconazol
đã được Bộ Y tế đưa vào sử dụng để điều trị bệnh nấm trong nhiều năm gần đây. Chính vì vậy, cần có
những nghiên cứu tại Việt Nam và cập nhật những nghiên cứu trên thế giới về tình hình mắc bệnh và hướng
điều trị hiệu quả bệnh TI.
Keyword: tinea incognito, corticosteroid fungal infection

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y tế (2015), “Bệnh da do nấm sợi”, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu, tr 46-50.
2. Hồ Minh Chánh, Huỳnh Văn Bá và cộng sự (2018), nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị
bệnh tinea incognito do bôi corticoid bằng itraconazole tại bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2017-2018,
Luận án chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Đào (2000), “Bệnh nấm da”, Bách khoa thư bệnh học, Tập 3, Nhà xuất bản từ điển bách
khoa, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Hiền và Trương Mộc Lợi (1991), “Bệnh nấm da”, Bệnh ngoài da và hoa liễu, Nhà xuất
bản Y học.
5. Trần Hậu Khang (2014), “Các bệnh nấm nông”, Bệnh học da liễu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 287-
303.
67
6. Ansar A và các cộng sự. ( 2011), "Clinico-epidemiological and mycological aspects of tinea incognito
in Iran: a 16-year study", Med Mycol J, 52, tr. 25-32.
7. Anuradha Bhatia, Bimal Kanish, Dinesh Kumar Badyal et al (2019), “Efficacy of oral terbinafine versus
itraconazole in treatment of dermatophytic infection of skin – A prospective, randomized comparative
study”, Indian J Pharmacol, 51(2), pp 116–119.
8. Arenas R, Moreno-Coutiñ o G, Vera L, Welsh O (2010), “Tinea incognito”, Clin Dermatol, 28, pp 137-
139.
9. Bornali Dutta, Elmy Samsul Rasul, Bobita Boro (2017), “Clinico-epidemiological study of tinea
incognito with microbiological correlation”, Indian Journal of Dermatology, Venereology and Leprology,
83(3), pp 326-331.
10. Glick ZR, Khachemoune A (2012), “Scaly pink plaques on the left foot: tinea incognito”, J Emerg Med.
2012 Sep;43(3):483-485
11. Gianni C., Betti R. và Crosti C. (1996), "Psoriasiform reaction in tinea corporis", Mycoses, 39(7-8), pp.
307-308.
12. Hsu S., Le E.H. và Khoshevis M.R. (2001), "Differential diagnosis of annular lesions", Am Fam
Physician, 64(2), pp. 289-296.
13. Kim WJ, Kim TW, Mun JH, Song M, Kim HS, Ko HC et al (2013), “Tinea incognito in Korea and its
risk factors: nine-year multicenter survey”, Journal of Korean medical science, 28(1), pp 145-151.
14. Lange M, Jasiel-Walikowska E, Nowicki R, Bykowska B (2010), “Tinea incognito due to Trichophyton
mentagrophytes”, Mycoses, 53(5), 455-457.
15. Meena S, Gupta LK, Khare AK, Balai M, Mittal A et al (2017), “Topical Corticosteroids Abuse: A
Clinical Study of Cutaneous Adverse Effects”, Indian J Dermatol, 62(6), pp 675
16. Priyanka Sharma, Mala Bhalla et al (2019), “Evaluation of efficacy and safety of oral terbinafine and
itraconazole combination therapy in the management of dermatophytosis”, Taylor & Francis Online.
17. Rallis E và Koumantaki-Mathioudaki E (2008), "Pimecrolimus induced tinea incognito masquerading
as intertriginous psoriasis", Mycoses, 51, pp. 71-3.
18. Zhao Ya-e, Li H và Wu Li.P (2012), "A meta-analysis of association between acne ulgaris and Demodex
infestation", Journal of Zhejiang University Science B, 13(13), pp 192-202.

68
69

You might also like