You are on page 1of 469

MỤC TỪ QUYỂN 5

CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHẤT HỌC, MÔI TRƯỜNG

1
I. Ngành Địa chất

Theo thuyết minh Thực tế biên soạn


Tác giả
TT Tên mục từ Độ Tên mục từ Tác giả
biên soạn
dự kiến dài biên soạn biên soạn
dự kiến
Địa chất công PGS.TSKH. Quá trình địa chất PGS.TSKH. Trần
D
1 trình Trần Mạnh Liểu công trình Mạnh Liểu
PGS.TSKH. Trần
TS. Nguyễn Trọng Hòa,
Địa chất dầu khí D Địa chất dầu khí
Trọng Tín GS.TS. Trần Đức
2 Thạnh
PGS.TS Đoàn PGS.TS. Đoàn
Địa chất thủy văn D Địa chất thủy văn
3 Văn Cánh Văn Cánh
PGS.TSKH
PGS.TSKH.
Hệ (Kỷ) Đệ tứ Nguyễn Địch D Hệ (Kỷ) Đệ tứ
Nguyễn Địch Dỹ
4 Dỹ
Hóa thạch thực TS Nghiêm Hóa thạch thực vật TS. Nghiêm Nhật
D
5 vật bậc cao Nhật Mai bậc cao Mai
PGS.TSKH. PGS.TSKH. Trần
Khoa học trái đất D Quặng vàng
6 Trần Trọng Hòa Trọng Hòa
Quá trình thành PGS.TS Nguyễn Quá trình thành tạo PGS.TS. Nguyễn
D
7 tạo khoáng vật Ngọc Trường khoáng vật Ngọc Trường
Tài nguyên năng PGS.TS. Trần Tài nguyên năng PGS.TS. Trần
D
8 lượng Tuấn Anh lượng Tuấn Anh
Thăm dò địa vật GS. Bùi Công GS.TS. Bùi Công
D Thăm dò địa vật lý
9 lý Quế Quế
(Sự kiện) Tìm thấy
Tìm thấy dầu mỏ
TS. Nguyễn Thế dầu mỏ và khí trên TS. Nguyễn Thế
và khí trên thềm D
Hùng thềm lục địa Việt Hùng
lục địa Việt Nam
10 Nam
Hóa thạch Bào tử TS. Nguyễn Hóa thạch Bào tử và TS. Nguyễn
D
11 và Phấn hoa Thùy Dương Phấn hoa Thùy Dương
Nguyễn Xuân KS. Nguyễn
Bản đồ địa chất TB Bản đồ địa chất
12 Bao Xuân Bao
Bản đồ địa chất TS Nguyễn Bá Bản đồ địa chất TS. Nguyễn Bá
TB
13 Việt Nam Minh Việt Nam Minh
PGS.TS.
Cấu tạo bên trong Cấu trúc bên trong PGS.TS. Nguyễn
Nguyễn Văn TB
Trái đất Trái đất Văn Vượng
14 Vượng
PGS.TS.
PGS.TS. Nguyễn
Cấu trúc địa chất Nguyễn Văn TB Cấu trúc địa chất
Văn Vượng
15 Vượng
Chú giải bản đồ KS. Nguyễn Chú giải bản đồ địa KS. Nguyễn
TB
16 địa chất Xuân Bao chất Xuân Bao
Chuyển động kiến GS. Trần Thanh Chuyển động kiến TS. Lường Thị
TB
17 tạo Hải tạo Thu Hoài
Công viên địa PGS.TS. Trần PGS.TS. Trần
TB Công viên địa chất
18 chất Tân Văn Tân Văn
GS. Trần Đức Đại dương GS.TS. Trần Đức
Đại dương TB
19 Thạnh (địa chất) Thạnh
20 Đại hội địa chất GS.TS. Trần TB Đại hội địa chất GS.TS. Trần Văn

2
Theo thuyết minh Thực tế biên soạn
Tác giả
TT Tên mục từ Độ Tên mục từ Tác giả
biên soạn
dự kiến dài biên soạn biên soạn
dự kiến
quốc tế Văn Trị quốc tế Trị
GS.TS. Trần TS. Lường Thị
Địa chất cấu trúc TB Địa chất cấu trúc
21 Thanh Hải Thu Hoài
PGS.TSKH
PGS.TSKH.
Địa chất Đệ tứ Nguyễn Địch TB Địa chất Đệ tứ
Nguyễn Địch Dỹ
22 Dỹ
Địa chất và Tài TS Phùng Văn Địa chất và Tài TS. Phùng Văn
TB
23 nguyên Việt Nam Phách nguyên Việt Nam Phách
PGS.TS.
PGS.TS. Đoàn
Địa kỹ thuật Nguyễn Huy TB Địa kỹ thuật
Thế Tường
24 Phương
GS.TSKH Đặng GS.TSKH. Đặng
Địa hóa học TB Địa hóa học
25 Trung Thuận Trung Thuận
TS. Nguyễn Hóa thạch động vật TS. Nguyễn
Hóa thạch Bò sát TB
26 Thùy Dương Bò sát Thùy Dương
TS. Nguyễn TS. Nguyễn
Hóa thạch Cá TB Hóa thạch Cá
27 Thùy Dương Thùy Dương
PGS.TS Nguyễn PGS.TS. Nguyễn
Khoáng vật TB Khoáng vật
28 Ngọc Khôi Ngọc Khôi
TSKH Lê Duy TSKH. Lê Duy
Kiến tạo học TB Kiến tạo học
29 Bách Bách
PGS.TS. Trần PGS.TS. Trần
Kỳ quan địa chất TB Kỳ quan địa chất
30 Tân Văn Tân Văn
Phân loại khoáng PGS.TS Nguyễn Phân loại khoáng PGS.TS. Nguyễn
TB
31 vật Ngọc Khôi vật Ngọc Khôi
Rủi ro tai biến địa GS Nguyễn Rủi ro tai biến
TB Ban Biên soạn
32 chất Trọng Yêm địa chất
PGS Nguyễn PGS.TS. Nguyễn
Sóng thần TB Sóng thần
33 Hồng Phương Hồng Phương
Sự hình thành PGS. TS. Sự hình thành Trái PGS. TS.
TB
34 Trái đất Nguyễn Viết Ý đất Nguyễn Viết Ý
Tài nguyên Tài nguyên khoáng
TS. Lê Ái Thụ TB TS. Lê Ái Thụ
35 khoáng sản sản
PGS.TS Đoàn PGS.TS. Đoàn
Tầng chứa nước TB Tầng chứa nước
36 Văn Cánh Văn Cánh
Thạch luận công PGS.TS. Tạ Đức Thạch luận công PGS.TS. Tạ Đức
TB
37 trình Thịnh trình Thịnh
Thăm dò khoáng PGS.TS. Trần Thăm dò khoáng PGS.TS. Trần
TB
38 sản Bỉnh Chư sản Bỉnh Chư
TS. Nguyễn Thị TS. Nguyễn Thị
Thuỷ quyển TB Địa thủy quyển
39 Thanh Thủy Thanh Thủy
Tổ hợp khoáng PGS.TS Nguyễn PGS.TS. Nguyễn
TB Tổ hợp khoáng vật
40 vật Thùy Dương Thùy Dương
Tổng cục Địa chất Tổng cục Địa chất
TS Nguyễn Bá TS. Nguyễn Bá
và khoáng sản TB và khoáng sản
Minh Minh
41 Việt Nam Việt Nam

3
Theo thuyết minh Thực tế biên soạn
Tác giả
TT Tên mục từ Độ Tên mục từ Tác giả
biên soạn
dự kiến dài biên soạn biên soạn
dự kiến
PGS.TS. Doãn PGS.TS. Doãn
Trầm tích Đệ tứ TB Trầm tích Đệ tứ
42 Đình Lâm Đình Lâm
PGS. TS. PGS. TS.
Trầm tích luận Nguyễn Xuân TB Trầm tích luận Nguyễn Xuân
43 Khiển Khiển
PGS.TS Vũ Văn PGS.TS. Vũ Văn
Tướng biến chất TB Tướng biến chất
44 Tích Tích
Địa chất môi GS. Mai Trọng GS.TS. Mai
TB Địa chất môi trường
45 trường Nhuận Trọng Nhuận
GS. Nguyễn
Tai biến địa chất TB Tai biến địa chất Ban Biên soạn
46 Trọng Yêm
PGS.TS.
Alfred Lothar Alfred Lothar PGS.TS. Nguyễn
Nguyễn Văn N
Wegener Wegerner Văn Vượng
47 Vượng
Báo cáo thăm dò TS Đào Thái
N Khoáng sản có ích TS Đào Thái Bắc
48 mỏ Bắc
PGS.TS. Trần PGS.TS. Trần
Bảo tồn địa chất N Bảo tồn địa chất
49 Tân Văn Tân Văn
Biến chất do va PGS.TS Phạm Biến chất do va PGS.TS. Phạm
N
50 chạm Tích Xuân chạm Tích Xuân
TSKH Lê Duy TSKH. Lê Duy
Bối cảnh kiến tạo N Bối cảnh kiến tạo
51 Bách Bách
Cấu tạo đá trầm TS. Phan Đông TS. Phan Đông
N Cấu tạo đá trầm tích
52 tích Pha Pha
TSKH Lê Duy TSKH. Lê Duy
Chu kỳ kiến tạo N Chu kỳ kiến tạo
53 Bách Bách
Chương trình địa GS. Trần Văn Chương trình khoa GS.TS. Trần Văn
N
54 chất quốc tế Trị học địa chất quốc tế Trị
TS. Đinh Văn TS. Đinh Văn
Cổ sinh vật học N Cổ sinh vật học
55 Thuận Thuận
Nguyễn Xuân Đinh Quang
Cột địa tầng N Cột địa tầng
56 Bao Sang
TS. Nguyễn TS. Nguyễn
Đá dolomit N Đá dolomit
57 Xuân Huyên Xuân Huyên
Đa hình khoáng PGS.TS Nguyễn PGS.TS. Nguyễn
N Đa hình khoáng vật
58 vật Ngọc Khôi Ngọc Khôi
TS. Phạm Thị TS. Phạm Thị
Đá magma N Đá magma
59 Dung Dung
Đá trầm tích lục TS. Nguyễn Đá trầm tích lục TS. Nguyễn
N
60 nguyên Xuân Huyên nguyên Xuân Huyên
Danh thắng địa PGS.TS. Trần PGS.TS. Trần
N Danh thắng địa chất
61 chất Tân Văn Tân Văn
PGS.TS. Trần PGS.TS. Trần
Di sản địa chất N Di sản địa chất
62 Tân Văn Tân Văn
GS. Trần Đức GS.TS. Trần Đức
Địa chất học N Địa chất học
63 Thạnh Thạnh

4
GS. Trần Đức GS.TS. Trần Đức
Địa chất khu vực N Địa chất khu vực
64 Thạnh Thạnh
GS. Mai Trọng
GS. Mai Trọng
Địa chất Y học N Địa chất Y học Nhuận, Lê Thị
Nhuận
65 Lài
TS. Đinh Văn TS. Đinh Văn
Địa tầng học N Địa tầng học
66 Thuận Thuận
PGS. TS Doãn PGS.TS. Doãn
Địa tầng phân tập N Địa tầng phân tập
67 Đình Lâm Đình Lâm
PGS. Đinh Văn PGS.TS. Đinh
Địa vật lý toán N Địa vật lý toán
68 Toàn Văn Toàn
PGS.TS.
Địa chất động lực Địa chất động lực PGS.TS. Nguyễn
Nguyễn Huy N
công trình công trình Huy Phương
69 Phương
Đới khâu Sông PGS.TS. Ngô PGS.TS. Ngô
N Đới khâu Sông Mã
70 Mã Xuân Thành Xuân Thành
Đới trượt cắt SôngTS. Nguyễn Đới trượt cắt Sông TS. Nguyễn
N
71 Hồng Quốc Cường Hồng Quốc Cường
Đồng hình và PGS.TS.
Đồng hình và dung PGS.TS. Nguyễn
dung dịch rắn Nguyễn Ngọc N
dịch rắn Ngọc Trường
72 (KV) Trường
PGS. TS PGS.TS. Nguyễn
Đồng vị bền N Đồng vị bền
73 Nguyễn Hoàng Hoàng
PGS Nguyễn PGS.TS. Nguyễn
Dự báo động đất N Dự báo động đất
74 Hồng Phương Hồng Phương
Dữ liệu lập bản đồ Nguyễn Xuân Dữ liệu lập bản đồ Đinh Quang
N
75 địa chất Bao địa chất Sang
PGS.TS.
PGS.TS. Nguyễn
Đứt gãy Nguyễn Văn N Đứt gãy
Văn Vượng
76 Vượng
GS. Trần Văn GS.TS. Trần Văn
Fromaget M. N Jaques Fromaget
77 Trị Trị
Giai đoạn Khởi TS. Nguyễn TS. Nguyễn
N Giai đoạn Khởi thủy
78 thủy Thùy Dương Thùy Dương
Giảm nhẹ rủi ro GS. Bùi Công Giảm nhẹ rủi ro PGS.TS. Nguyễn
N
79 động đất Quế động đất Hồng Phương
Hoạt động biến PGS.TS Vũ Văn PGS.TS. Vũ Văn
N Hoạt động biến chất
80 chất Tích Tích
PGS.TS. Phạm PGS.TS. Phạm
Hoạt động magma N Hoạt động magma
81 Trung Hiếu Trung Hiếu
PGS.TS Phạm PGS.TS. Phạm
Khoáng vật chính N Khoáng vật chính
82 Tích Xuân Tích Xuân
PGS.TS Phạm PGS.TS. Phạm
Khoáng vật phụ N Khoáng vật phụ
83 Tích Xuân Tích Xuân
PGS.TS Phạm PGS.TS. Phạm
Khoáng vật tạo đá N Khoáng vật tạo đá
84 Tích Xuân Tích Xuân
Khoáng vật tạo TS. Phạm Thị Khoáng vật tạo TS. Phạm Thị
N
85 quặng Dung quặng Dung
Liên đại Nguyên TS. Nguyễn Liên đại Nguyên TS. Nguyễn
N
86 sinh Thùy Dương sinh Thùy Dương

5
TS. Nguyễn TS. Nguyễn
Liên đại Thái cổ N Liên đại Thái cổ
87 Thùy Dương Thùy Dương

6
Liên hiệp hội các Liên hiệp hội các
GS.TS. Trần GS.TS. Trần Văn
khoa học địa chất N khoa học địa chất
Văn Trị Trị
88 quốc tế quốc tế
Liên kết hóa học PGS.TS Nguyễn Liên kết hóa học PGS.TS. Nguyễn
N
89 trong khoáng vật Thùy Dương trong khoáng vật Thùy Dương
PGS.TS Trần PGS.TS. Trần
Mỏ khoáng N Mỏ khoáng
90 Bỉnh Chư Bỉnh Chư
Mực cơ sở địa TS Mai Thành TS. Mai Thành
N Mực cơ sở xâm thực
91 hình Tân Tân
TS Nguyễn Thị TS. Nguyễn Thị
Mực nước ngầm N Thủy địa hóa
92 Thanh Thủy Thanh Thủy
PGS.TS.
PGS.TS. Nguyễn
Nếp uốn Nguyễn Văn N Nếp uốn
Văn Vượng
93 Vượng
Nguồn gốc địa TS Mai Thành TS. Mai Thành
N Nguồn gốc địa hình
94 hình Tân Tân
GS. Trần Đức GS.TS. Trần Đức
Nguồn gốc vũ trụ N Nguồn gốc vũ trụ
95 Thạnh Thạnh
Quá trình địa chất TS Nguyễn Các quá trình địa TS. Nguyễn
N
96 ngoại sinh Thanh Sơn chất ngoại sinh Thanh Sơn
Quá trình địa chất GS. Trần Đức Các quá trình địa GS.TS. Trần Đức
N
97 nội sinh Thạnh chất nội sinh Thạnh
Quan trắc địa kỹ PGS.TSKH. Quan trắc địa kỹ PGS.TS. Đoàn
N
98 thuật Trần Mạnh Liểu thuật Thế Tường
TS. Đinh Văn TS. Đinh Văn
Sinh địa tầng N Sinh địa tầng
99 Thuận Thuận
PGS Nguyễn PGS.TS. Nguyễn
Tai biến động đất N Tai biến động đất
100 Hồng Phương Hồng Phương
Tài nguyên địa PGS.TS Trần PGS.TS. Trần
N Tài nguyên địa chất
101 chất Tuấn Anh Tuấn Anh
PGS.TS Đoàn PGS.TS Đoàn
Tầng cách nước N Nước dưới đất
102 Văn Cánh Văn Cánh
Tạp chí Các khoa PGS.TSKH. Tạp chí Các khoa PGS.TSKH. Trần
N
103 học về Trái đất Trần Trọng Hòa học về Trái đất Trọng Hòa
PGS. TS PGS.TS. Nguyễn
Thạch học N Thạch học
104 Nguyễn Hoàng Hoàng
PGS.TSKH. PGS.TSKH. Trần
Thạch luận N Thạch luận
105 Trần Trọng Hòa Trọng Hòa
PGS.TS.
Thành phần hóa Thành phần hóa học PGS.TS. Nguyễn
Nguyễn Văn N
học nước lục địa nước lục địa Văn Phổ
106 Phổ
GS.TSKH Đặng GS.TSKH. Đặng
Thiếu hụt Iodine N Thiếu hụt Iodine
107 Trung Thuận Trung Thuận
Thuyết minh bản Nguyễn Xuân Thuyết minh bản đồ Nguyễn Xuân
N
108 đồ địa chất Bao địa chất Bao
TS. Mai Thành TS. Mai Thành
Tiến hóa địa hình N Tiến hóa địa hình
109 Tân Tân
Tổ hợp phương PGS. Đinh Văn Tổ hợp phương PGS.TS. Đinh
N
110 pháp địa vật lý Toàn pháp địa vật lý Văn Toàn

111 Tổng hội địa chất GS.TS. Trần N Tổng hội địa chất GS.TS. Trần Văn

7
Việt Nam Văn Trị Việt Nam Trị
Vladimir
PGS.TSKH. Vladimir Ivanovich PGS.TSKH. Trần
Ivanovich N
Trần Trọng Hòa Vernadsky Trọng Hòa
112 Vernadsky
PGS.TS.
PGS.TS. Nguyễn
Vỏ phong hóa Nguyễn Văn N Vỏ phong hóa
Văn Phổ
113 Phổ
Kiến trúc đá trầm TS. Phan Đông Kiến trúc đá trầm TS. Phan Đông
N
114 tích Pha tích Pha
Trong đó có 11 mục từ dài, 34 mục từ trung bình và 69 mục từ ngắn

8
Các mục từ biên soạn cỡ dài

9
QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH (cg. địa chất kỹ thuật, địa chất nhân sinh),
quá trình địa chất, thuộc nhóm các quá trình địa chất ngoại sinh, phát sinh, phát
triển trong các tầng trên của thạch quyển, cận kề mặt đất do tác động từ các hoạt
động kinh tế, xây dựng công trình của con người đến môi trường địa chất
(MTĐC). Thuật ngữ này được giới thiệu đầu tiên bởi nhà khoa học Nga G.N.
Kamensky (1936).
Các quá trình địa chất công trình (ĐCCT) thể hiện dưới các hình thức biến
dạng đất đá, thay đổi địa hình và cấu trúc địa chất, tính chất của các lớp đất đá,
chất lượng, trữ lượng nước ngầm, có thể làm phá hủy công trình, phát sinh các
tai biến môi trường và gây thảm họa cho con người. Các quá trình ĐCCT chủ
yếu có thể kể đến như: trượt lở đất đá do làm đường giao thông, xây dựng đô thị,
khai thác các mỏ lộ thiên, tái tạo bờ các hồ chứa nước. Các quá trình ĐCCT thể
hiện ở sự biến dạng thấm do xây dựng đập ngăn nước; áp lực mỏ và đá đổ, đá lở
trong khai thác ngầm; dịch chuyển và sụt lún mặt đất do khai thác khoáng sản
ngầm, bơm hút nước ngầm và dầu khí; phát triển karst do các tác động nhân sinh
và nhiều quá trình khác.
Đa số các quá trình ĐCCT đều có các quá trình địa chất ngoại sinh tự nhiên
tương tự, nhưng nguồn năng lượng của các quá trình ĐCCT do các hoạt động
kinh tế, xây dựng của con người là chủ yếu, tốc độ phát triển của các quá trình
ĐCCT lớn hơn và diện tích phát triển nhỏ hơn các quá trình địa chất ngoại sinh
tự nhiên. Loại hình, cơ chế, cường độ phát triển và quy luật phân bố các quá
trình ĐCCT được xác định bởi đặc điểm của môi trường địa chất và tác động
của các yếu tố nhân sinh. Sự gia tăng tác động của con người kéo theo sự phát
triển không ngừng của các quá trình ĐCCT, đa dạng về thể loại, thể tích và
cường độ, đôi khi là thảm họa.
Các yếu tố phát sinh, phát triển các quá trình ĐCCT và quá trình địa chất
ngoại sinh nói chung, bao gồm các yếu tố điều kiện và nguyên nhân của
quá trình.
Điều kiện của quá trình ĐCCT là tổ hợp các yếu tố về cấu trúc và tính chất
của thạch quyển (MTĐC), là những điều kiện cần để phát sinh QTĐCCT. Phạm
vi của thạch quyển, trong đó tồn tại các yếu tố điều kiện kể trên được gọi là
vùng thạch quyển nhạy cảm với quá trình ĐCCT đó. Đặc điểm của một số vùng
thạch quyển nhạy cảm như sau: (1) Khu vực phân bố các lớp đất yếu có chiều
dày lớn, rất nhạy cảm với các quá trình cố kết các lớp đất và lún mặt đất, công
trình; (2) Khu vực phân bố các lớp đất loại cát có thành phần hạt bụi, hạt mịn và
sũng nước, rất nhạy cảm với các quá trình hóa lỏng, cát chảy; (3) Khu vực phân
bố đá carbonat bị dập vỡ, nứt nẻ, có khả năng hòa tan và có điều kiện để thoát
nước ngầm rất nhạy cảm với quá trình phát triển karst; (4) Khu vực phân bố đất
bở rời, đất loại cát có thành phần hạt bất đồng nhất, có khả năng tạo dòng thấm
mạnh và có miền thoát tích cực rất nhạy cảm với quá trình xói ngầm; (5) Khu
vực các sườn dốc đứng đá cứng, có thế nằm của đá dốc đứng, có nhiều hệ khe
nứt tách, có khả năng thoát nước ngầm, nhạy cảm với quá trình đá lở, đá văng;
(6) Khu vực các sườn dốc vừa và thoải, có các thành tạo bở rời cát - sét sườn tàn
tích và đất đá phong hóa mạnh, có miền thoát nước ngầm, nhạy cảm với quá
trình trượt lở; (7) Khu vực các lũng sông hình chữ V, có độ dốc lớn, đất đá nứt
10
nẻ mạnh và có khả năng tan rã, nhạy cảm với quá trình lũ quyét - lũ bùn đá. Sự
tồn tại của các vùng nhạy cảm là cần thiết nhưng chưa đủ để phát sinh các quá
trình ĐCCT. Để phát sinh quá trình, đòi hỏi phải có các tác động đến thạch
quyển (MTĐC) được gọi là nguyên nhân của quá trình.
Nguyên nhân của QTĐCCT là các yếu tố và các quá trình khác kích hoạt
chúng xuất phát từ tác động của việc xây dựng công trình và các hoạt động kinh
tế của con người gây ra. Các quá trình ĐCCT cũng như các quá trình địa chất
ngoại sinh khác, có thể có một hoặc một số nguyên nhân.
Phân loại các quá trình ĐCCT được dựa vào các loại hình hoạt động kinh
tế, xây dựng của con người (nguyên nhân của quá trình) và đặc điểm cấu trúc,
tính chất của thạch quyển (điều kiện của quá trình), sự tồn tại của các vùng thạch
quyển nhạy cảm tương ứng. Đó là: (1) Các quá trình ĐCCT liên quan đến xây
dựng các công trình trên bề mặt đất, trong vùng ảnh hưởng của chúng có phân
bố các lớp đất yếu hoặc các khoảng trống khai thác khoáng sản, hang hốc karst
có sẵn, bao gồm: Lún nền công trình, lún mặt đất; Lún sập do các khoảng trống
khai thác khoáng sản, hang hốc karst có sẵn; (2) Các QT ĐCCT liên quan đến
xây dựng các công trình ngầm bằng phương pháp đào hở và khai thác các mỏ lộ
thiên, bao gồm: Dỡ tải xung quanh hố đào, bùng nền, trượt lở; (3) Các QTĐCCT
liên quan đến xây dựng công trình ngầm và khai thác mỏ khoáng sản bằng
phương pháp đào ngầm như: Áp lực mỏ, nổ khí; Đổ, lở đất, đá, đất đá văng;
Dịch chuyển bề mặt đất; (4) Các QT ĐCCT liên quan đến vận động của nước
ngầm đến các công trình xây dựng (hố đào sâu, mỏ lộ thiên, hầm đào xây dựng
ngầm và hầm lò khai thác khoáng sản), điển hình là: Hóa lỏng, cát chảy; Xói
ngầm; Bục nước, nước chảy vào hố móng và công trình ngầm; (5) Các
QTĐCCT liên quan đến bơm hút nước ngầm công suất lớn, khai thác khoáng
sản lỏng và khí, như: Lún mặt đất; (6) Các QTĐCCT liên quan đến khai đào đất
đá, cắt xén taluy, gia tải và làm ẩm ướt trên sườn dốc, mái dốc, vận động của
nước ngầm trên sườn dốc, mái dốc, gồm: Trượt lở sườn dốc, mái dốc; (7) Các
QTĐCCT liên quan đến xây dựng các công trình thủy lợi - thủy điện (đập và hồ
chứa), dâng cao mực nước hồ và vận động của nước mặt trong hồ chứa, thay đổi
chế độ vận động của nước ngầm như: tái tạo bờ hồ; Động đất kích thích; karst
trong vùng đá carbonat; xói ngầm trong vùng phát triển đất loại cát, đất đá nứt
nẻ, đặc biệt ở khu vực vai đập, nền đập; ngập, bán ngập; (8) Các QTĐCCT liên
quan đến tưới tiêu và rò rỉ, thất thoát nước từ hệ thống đường ống, như: ngập lụt
và lầy hóa cục bộ; (9) Các QTĐCCT liên quan đến nổ mìn như: động đất kích
thích; trượt, lở, lũ bùn đá do động đất kích thích; (10) Các QTĐCCT liên quan
đến vỡ đập dâng nước, chẳng hạn lũ bùn đá; (11) Các quá trình ĐCCT liên quan
đến chôn lấp chất thải rắn, xả thải trong khai thác, chế biến khoáng sản, hoạt
động của các khu công nghiệp, nhà máy hóa chất, khí đốt như: ô nhiễm môi
trường đất, nước mặt, nước ngầm.
Đánh giá, dự báo các quá trình ĐCCT được triển khai trên cơ sở tương
đồng về sự phát triển của chúng với các quá trình địa chất ngoại sinh tự nhiên và
nghiên cứu cụ thể theo hệ thống quan trắc tương ứng.
Để đề xuất các giải pháp phòng chống (công trình và phi công trình), ngăn
ngừa các tác động bất lợi của các quá trình ĐCCT trên lãnh thổ và cho công
11
trình, cần tiến hành giám sát thường xuyên sự phát triển của các quá trình
ĐCCT, xây dựng và điều chỉnh các dự báo, cảnh báo mức độ nguy hiểm để thực
hiện các biện pháp khẩn cấp loại trừ thảm họa.
Nghiên cứu, đánh giá, dự báo các quá trình ĐCCT để luận chứng xây dựng
các công trình cụ thể và bảo vệ môi trường địa chất là nhiệm vụ cơ bản của Địa
chất động lực công trình.

Tài liệu tham khảo


1. G. J. H. McCall, Cirencester, Gloucester, UK., Natural and Anthropogenic
Geohazards, Engineering geology, Encyclopedia of Geology, Elsevier Academic Press Ltd,
All RightsReserved, 2003.
2. Бондарик Г.К., Интересная геодинамика, Университет, Москва, 439стр, 2007.
3. Пашин Е.М Каган А.А Кривоногова Н.Ф., Терминнологический словарь -
справочник по инженерной геологии, Университет, Москва, 950стр, 2011.
4. Трофимов В. Т., инженерно - геологические процессы, Большая российская
энциклопедия, Электронная версия БРЭ, 2004.

12
ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ,
lĩnh vực địa chất ứng dụng nhằm tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Đối
tượng nghiên cứu chính của địa chất dầu khí (ĐCDK) là các tầng sinh dầu và
các cấu trúc chứa dầu tại các bể có tuổi địa chất khác nhau tại vỏ Trái đất ở trên
lục địa hoặc dưới đáy biển.
Lịch sử ĐCDK bắt đầu với việc xác định tích tụ dầu khí trong cấu trúc nếp
lồi của 3 nhà địa chất khác nhau vào đầu năm 1861, chỉ sau phát hiện Drake 18
tháng. Trong nửa thế kỷ tiếp theo, ý tưởng cơ bản này đã trải qua nhiều thăng
trầm, bởi vì dầu được tìm thấy ở nhiều vị trí cấu trúc khác nhau. Giai đoạn 1910-
1935, có thể được coi là ''Thời kỳ Hoàng kim'' của ĐCDK, là thời kỳ định hình
cơ bản các học thuyết về nguồn gốc, di chuyển và tích tụ dầu khí. ĐCDK thực
sự trở thành một khoa học độc lập vào những năm 1920-1930, trong đó phải kể
đến đóng góp to lớn của nhà khoa học người Nga I. M. Gubkin với cuốn chuyên
khảo “Học thuyết (lý thuyết) về dầu mỏ” được xuất bản năm 1932 và đã trở
thành cuốn giáo trình về địa chất dầu mỏ đầu tiên.
ĐCDK có các nội dung nghiên cứu cơ bản như sau: (1). Nghiên cứu tầng
sinh dầu khí gồm nguồn gốc dầu khí (hữu cơ, vô cơ) và đặc điểm tầng sinh;
(2). Nghiên cứu tầng chứa dầu khí gồm các loại đá chứa như đá vụn thô (cát
kết), đá nứt nẻ (carbonat, granit,...) và có khi là diatomit; các đặc trưng vật lý
của đá chứa (vật lý vỉa) gồm độ rỗng, độ thấm của tầng chứa; các chất lưu trong
tầng (vỉa) bao gồm dầu, khí và nước; (3). Các bẫy chứa dầu khí bao gồm bẫy
cấu tạo, bẫy phi cấu tạo, bẫy hỗn hợp và vòm muối,...; (4). Nghiên cứu tầng
chắn, thường là các đá hạt mịn (đá sét) cùng với các bẫy chứa dầu khí;
(5). Nghiên cứu động lực học vỉa bao gồm áp suất, nhiệt độ vỉa và tương tác
giữa các pha, sự dịch chuyển dầu khí trong vỉa,...; (6). Nghiên cứu sự di chuyển
và tích tụ của dầu khí; (7). Nghiên cứu bể trầm tích, tỉnh sinh dầu và đánh giá
triển vọng dầu khí.
Ngoài ra, ĐCDK còn nghiên cứu các dạng tích tụ dầu khí đặc biệt như cát
chứa dầu, đá phiến dầu, khí trong đá phiến và mêtan ở tầng chứa than ... Hiện
đang ĐCDK đang đẩy mạnh nghiên cứu tìm kiếm khí hydrat, một kiểu tích tụ
khí ở dạng liên kết tinh thể rắn, nằm ở các lớp trầm tích mặt hoặc gần mặt vùng
đáy biển sâu.
Tài liệu địa chất nghiên cứu ĐCDK gồm bản đồ địa chất và mặt cắt: bản đồ
cấu tạo; bản đồ, mặt cắt và dãy mặt cắt tướng trầm tích/đá; bản đồ cổ địa lý; các
loại bản đồ và mặt cắt địa vật lý (bản đồ trường trọng lực, mặt cắt địa chấn,...);
các loại bản đồ địa hoá; tài liệu giếng khoan, gồm cả giếng khoan khô. Tài liệu
ĐCDK còn phục vụ cho thăm dò, khai thác dầu khí và việc nghiên cứu ĐCDK
vẫn được tiến hành đồng thời ngay trong khi thực hiện các công đoạn này nhằm
kiểm định, đánh giá và bổ sung thông tin đã có từ công đoạn đoạn nghiên cứu
tìm kiếm.
ĐCDK là một lĩnh vực khoa học ứng dụng, tài liệu có được chủ yếu nhờ
khảo sát hiện trường. Nó sử dụng các phương pháp nghiên cứu địa chất như
phân tích địa tầng (sinh địa tầng, thạch địa tầng, địa tầng phân tập), phân tích
thạch học, khoáng vật và địa hoá; các phương pháp nghiên cứu địa chất cấu tạo

13
và các đứt gãy; các phương pháp nghiên cứu lịch sử tiến hóa địa chất và xây
dựng bản đồ cổ địa lý,...
ĐCDK coi trọng các phương pháp địa vật lý, thường sử dụng các phương
pháp địa chấn, địa vật lý giếng khoan, từ, trọng lực, điện,... và cả các phương
pháp viễn thám hình ảnh, radar và quét đa phổ,... Trong các phương pháp địa vật
lý, phương pháp địa chấn đóng vai trò chủ đạo nhờ phát sóng đàn hồi và thu
sóng phản xạ từ các ranh giới địa chấn ở các tầng trầm tích dưới lòng đất, từ đó
xác lập được cấu trúc địa chất của vùng và xác định được các cấu tạo chắn, chứa
dầu khí mong muốn,... Các phương pháp thăm dò địa chấn từ địa chấn từ 2D đến
địa chấn 3D có độ phân giải cao, địa chấn 4D đo lặp lại và địa chấn 4C thăm dò
đa thành phần gồm sóng dọc và sóng ngang,... Các phương pháp địa vật lý giếng
khoan được thực hiện trong quá trình khoan thăm dò dầu khí, như địa chấn 4D,
điện, điện trở, điện trường, xạ, gamma mật độ, siêu âm, cảm ứng hai chiều,
carota khí,... nhằm xác định các tính chất vật lý của đá, các chất lưu trong vỉa,
thành phần các loại khí khác nhau trong bùn và nghiên cứu địa chất chung quanh
thành giếng, kiểm tra tình trạng kỹ thuật và phát triển các mỏ dầu và khí đốt.
Các phương pháp địa hoá cho phép dự báo mức độ chứa dầu khí để đánh
giá triển vọng của các bể trầm tích; xác định đới sinh dầu khí và khả năng tích
luỹ; đánh giá tiềm năng nguồn dầu khí dựa vào phân tích thành phần, chất lượng
dầu, khí và condensat; đánh giá hàm lượng kim loại chứa trong dầu khí và mức
độ phân huỷ dầu khí. Phương pháp dấu hiệu sinh học cho biết thông tin về vật
chất hữu cơ trong đá sinh dầu thô và các điều kiện tích tụ dầu, dùng để để xác
định tuổi của đá gốc xung quanh, sự trưởng thành của dầu thô, mức độ phân hủy
sinh học của đầu và đánh giá sự di chuyển của dầu khí. Các chất chỉ thị cho dấu
hiệu sinh học thường có hàm lượng vết nên đòi hỏi các kỹ thuật phân tích chính
xác bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với khối phổ.
Cùng với sự phát triển của công nghệ và thiết bị ngày càng hiện đại, các thí
nghiệm, phân tích và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng rất quan trọng.
Một số công nghệ và các phần mềm chuyên ngành trong lĩnh vực địa chất và địa
vật lý dầu khí được sử dụng để phát hiện, tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Các
phương pháp kinh tế được sử dụng đánh giá tài nguyên và phân tích rủi ro.
ĐCDK gắn kết với hai chuyên ngành khoan - khai thác dầu khí và lọc - hoá
dầu. Khoan - khai thác mỏ dầu khí có nhiệm vụ thiết kế và phân tích hệ thống
giếng khoan, sản lượng dầu khí, khai thác và thu hồi, hoàn thiện giếng khoan,
thu gom, vận chuyển sản phẩm, thu dọn mỏ,... Lọc - hoá dầu có nhiệm vụ thiết
kế và vận hành hệ thống kỹ thuật lọc dầu, hóa dầu và xác định các chỉ tiêu kỹ
thuật của các sản phẩm dầu mỏ, hóa dầu,...
ĐCDK có liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực trong ngành khoa học địa
chất như thạch học, cấu tạo địa chất, khoáng vật học, cổ sinh địa tầng, lịch sử địa
chất, địa mạo, địa chất thuỷ văn, địa vật lý và địa hoá,... Nó có mối quan hệ với
các ngành khoa học khác như vật lý, hoá học, sinh vật, kinh tế tài nguyên và môi
trường,... Sinh học và cổ sinh học giúp cho hiểu biết tuổi, nguồn gốc vật chất
sinh dầu, sự chuyển hoá các mô động thực vật thành vật chất kerogen. Một số
rạn sinh học, ví dụ như rạn san hô có thể trở thành các cấu trúc chứa dầu.

14
Ngày nay, ĐCDK được thừa hưởng thành tựu các ngành khoa học công
nghệ khác, nhờ các thiết bị và kỹ thuật hiện đại nên đã phát triển mạnh mẽ, ngày
càng mở rộng ra biển sâu và xuyên sâu vào vỏ Trái đất, mang lại những lợi ích
to lớn về tài nguyên dầu khí. Tài nguyên này tác động sâu sắc đến kinh tế xã hội
các quốc gia có dầu khí và phần nào ảnh hưởng đến diện mạo địa chính trị
thế giới.
Ngành Dầu khí Việt Nam thành lập từ năm 1975, sau gần nửa thế kỷ xây
dựng và phát triển, đến nay đã có đóng góp quan trọng cho kinh tế đất nước.
Việt Nam có trữ lượng dầu thô 4,4 tỉ thùng, cao thứ 2 tại khu vực Đông Á và thứ
28 trên thế giới, có tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí trên toàn thềm lục
địa khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi; là quốc gia ở vị trí thứ 36 trên thế giới về quy
mô khai thác dầu thô. Nền tảng của thành tựu này là những kết quả nghiên cứu
ĐCDK xác định tiềm năng dầu khí của các bể trầm tích chủ yếu nhất trên vùng
biển quốc gia như Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-
Thổ Chu và Tư Chính - Vũng Mây.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), tiền thân là Đoàn 36 dầu lửa
trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập từ năm 1961, là tổ chức đầu
ngành các hoạt động dầu khí của Việt Nam. Tập đoàn gồm các đơn vị thành
viên thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thăm dò và đào tạo về ĐCDK như
Viện Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, Tổng công
ty Khí Việt Nam vàTrường Đại học Dầu khí Việt Nam. Tham gia nghiên cứu và
đào tạo về ĐCDK còn có một số đơn vị khác trực thuộc Trường Đại học Mỏ -
Địa chất, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Tài liệu tham khảo


1. Hoàng Văn Tiến, Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ,
Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chi Minh, 536tr, 2006. Chapman R. E, Petroleum Geology,
Elsevier - Amsterdam - Oxford - New York, 415p, 1983.
2. Nguyen Hiep (ed.), The Petroleum Geology and Resources of Vietnam, Vietnam
Association of Petroleum Geology. Science and Technology Publishing House, Hanoi, 552p,
2006.
3. Selley C. Richard, Elements of Petroleum Geology, Second Edition, Elselvier -
Academic Press. Printed in USA, 470p, 1997.

15
ĐỊA CHẤT THỦY VĂN,
khoa học nghiên cứu về nước dưới đất, cụ thể địa chất thủy văn (ĐCTV) nghiên
cứu nguồn gốc hình thành, sự phân bố, thành phần và tính chất hóa học, vận
động, chất lượng, tài nguyên và trữ lượng nước dưới đất, mối quan hệ qua lại
giữa nước dưới đất với môi trường xung quanh trong lòng đất và trên mặt đất.
Tên gọi “Địa chất thủy văn - hydrogeology” như là một ngành khoa học về
nước trong vỏ trái đất mới xuất hiện khoảng hơn một thế kỷ trước, nhưng khởi
nguồn của ĐCTV có từ thời Cổ đại. Từ vài thiên niên kỷ trước công nguyên ở
Trung, Cận Đông cũng như ở Ai Cập Cổ đại nước ngầm đã được sử dụng để
cung cấp nước sinh hoạt bằng cách xây dựng các hệ thống giếng cấp nước khá
phức tạp. Ở Trung Á, cho đến nay, vẫn còn tồn tại các đường ống dẫn nước
bằng gốm sứ được xây dựng vào thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Ở
Trung Quốc cổ đại đã tồn tại kỹ thuật khoan và các công trình khai đào khai thác
nước từ các giếng khoan sâu tới 1200 m. Những cố gắng đầu tiên giải thích
nguồn gốc nước ngầm thuộc về Thales (khoảng thế kỷ VII-VI trước Công
nguyên). Các triết gia Hy Lạp và La Mã cổ đại như Platon, Aristotle, Lucretius,
Seneca, Pliny bố,... đã có những nghiên cứu về nguồn gốc nước dưới đất.
Thời Trung cổ các triết gia Cận Đông và Trung Á đã nghiên cứu chi tiết
hơn về nguồn gốc và sử dụng nước dưới đất. Ví dụ năm 1001, nhà hiền triết Ả
Rập Al-Biruni đã giải thích nguồn gốc nước dưới đất có áp còn Karali người
Iran (thế kỷ thứ X) đã biên soạn cuốn sách hướng dẫn thực hành đầu tiên về địa
chất thủy văn. Trong các ghi chép thế kỷ VIII-X đã đề cập đến các công trình
lấy nước, đường ống dẫn nước bằng gỗ để cấp nước cho các thành phố. Trong
các thế kỷ XI-XII nước ngầm đã được sử dụng cho tưới tiêu và chữa bệnh. Cuối
thế kỷ XII, ở tỉnh Artois (miền Bắc nước Pháp) lần đầu tiên đã phát hiện ra nước
tự phun và được gọi là nước “artesi”.
Trong thời kỳ Phục hưng và Tân thời đại, xuất hiện một loạt công trình (G.
Bauer, B. Palissy, A. Kircher) về nguồn gốc nước, lý thuyết hình thành áp suất
thủy tĩnh, trong đó đã đưa ra giả thuyết về nguồn gốc biển và khí quyển của
nước, đưa ra các khái niệm định lượng đầu tiên về khả năng hình thành nước
dưới đất nhờ thấm lọc nước mưa, khái niệm về sự tồn tại của các đá chứa và
chắn nước. Vào cuối thế kỷ XVII, các nhà tự nhiên học P. Perrault và E.
Mariotg, trên cơ sở quan sát trực tiếp và tính toán đã chứng minh nguồn gốc khí
quyển của nước ngọt artesi.
Thế kỷ XVIII-XIX được coi là thời gian định hình lý thuyết và thực hành
của khoa học địa chất thủy văn. Đầu thế kỷ XVIII, nhà bác học Italy Vallisnieri
đã xây dựng lý thuyết về hình thành áp suất thủy tĩnh. Vào cuối thế kỷ XIX, đã
xuất hiện những bản đồ địa chất thủy văn đầu tiên và các hướng dẫn tìm kiếm
nước ngầm, các phân tích thủy hóa đã được tiến hành. Năm 1856, nhà thủy lực
học người Pháp A. Darcy đã khám phá ra định luật chuyển động của nước và đã
đưa ra mô hình toán học đầu tiên về chuyển động của nước dưới đất. Kể từ đó
phương pháp toán học bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong địa chất thủy văn.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học người Nga là,...
Dokuchaev và P.V. Ototski đã phát hiện quy luật phân bố nước dưới đất. Cũng
trong thời gian này, bản đồ nước dưới đất đã được thành lập ở phần Châu Âu
16
của Nga. Đến giữa thế kỷ XIX, nghiên cứu về nước dưới đất được phát triển như
là một phần của nghiên cứu địa chất. Sau đó nó trở thành một khoa học riêng
biệt - Địa chất thủy văn. Trong sự hình thành khoa học ĐCTV các kỹ sư người
Pháp, Đức, Mỹ và Nga đóng vai trò rất quan trọng. Đó là các nhà khoa học Pháp
A. Darcy, J. Dupuis, và Cheszy; các nhà khoa học Đức E. Prinz, K. Keilhack và
H. Hofer; các nhà khoa học Mỹ A. Hazen, C. Slichter, O. Meinzer và A. Lane;
và các nhà địa chất Nga như S.P. Nikitin, Langhe, Kamenski,...
Ngày nay, cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ĐCTV đã có những
bước tiến mạnh mẽ cả về lý luận và thực tiễn. ĐCTV đã trở thành một khoa học
liên ngành, nó giao thoa và có mối quan hệ hữu cơ với nhiều ngành khoa học
khác như khí tượng, thủy văn, địa chất, địa vật lý và các chuyên ngành khoa học
về Trái đất khác.
Các nội dung nghiên cứu của khoa học ĐCTV rất rộng, phong phú và ngày
càng được mở rộng. Có thể kể đến một số chuyên ngành chính sau:
ĐCTV cơ sở nghiên cứu về nguồn gốc nước dưới đất, các tính chất hóa lý
của nước dưới đất và đánh giá ảnh hưởng đến đất đá. Từ thế kỷ XX các nhà
khoa học bắt đầu quan tâm đến nguồn gốc nước dưới đất trong quan hệ lịch sử
với các chuyển động kiến tạo của vỏ Trái đất và các quá trình trầm tích. Từ đó
xuất hiện một lĩnh vực mới trong ĐCTV đó là cổ địa chất thủy văn - nghiên cứu
về nước dưới đất trong quá khứ địa chất.
Động lực nước dưới đất, nghiên cứu về chuyển động của nước dưới đất
dưới ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau với mục đích xác định sản lượng và
trữ lượng các lỗ khoan.
Thủy địa hóa, nghiên cứu các quá trình hình thành thành phần hóa học của
nước dưới đất và sự biến đổi của nó, sự di chuyển của các nguyên tố hóa học.
Chuyên ngành về nước nóng, nước khoáng nghiên cứu thành phần và
nguồn gốc nước khoáng với mục đích phân loại nước theo nguồn gốc và xác
định nguồn của nước khoáng. Nghiên cứu nước nóng nhằm phát triển các
phương pháp tìm kiếm các nguồn nước nóng với mục đích cung cấp nguồn nhiệt
cho các mục đích khác nhau kể cả cho phát triển địa nhiệt.
Nghiên cứu tìm kiếm thăm dò nước dưới đất phát triển các phương pháp
tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, tính toán trữ
lượng nước dưới đất và đánh giá chất lượng của chúng.
Địa chất thủy văn các mỏ khoáng nghiên cứu nước dưới đất phục vụ các
nhiệm vụ địa chất, nghĩa là đánh giá điều kiện địa chất thủy văn phục vụ khai
thác khoáng sản.
Địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu về quy luật phân bố nước dưới đất
trên cơ sở xây dựng bản đồ địa chất thủy văn các tỷ lệ trong quá trình xây dựng
bản đồ địa chất.
Ngoài ra, còn một số lĩnh vực chuyên ngành ĐCTV theo hướng sinh thái -
nghiên cứu bảo vệ nguồn nước dưới đất. Các nghiên cứu này tập trung vào việc
nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân sinh đến nước dưới đất,
cụ thể đến thay đổi mực nước, nhiệt độ, các tính chất hóa lý và chuyển động của
nó. Nghiên cứu phát triển các phương pháp nâng cao hiệu quả của quá trình khai
thác và sử dụng nước dưới đất.
17
Các nhà địa chất thủy văn áp dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật để giải
quyết các vấn đề thực tế khác nhau. Một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất
là điều tra, đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất phục vụ cho các nhu
cầu sử dụng khác nhau, như tìm kiếm thăm dò nước dưới đất phục vụ các nhu
cầu cấp nước ăn uống sinh hoạt, nguồn nước phục vụ tưới, nuôi trồng thuỷ sản,
điều tra đánh giá nguồn nước cho sản xuất công nghiệp, điều tra đánh giá đánh
giá tác động của nước dưới đất đến môi trường, ví dụ: đánh giá sự cạn kiệt dòng
chảy ngầm vào sông, đánh giá ảnh hưởng của nước ngầm đến hệ sinh thái vùng
đất ngập nước. Đánh giá tác động của nước dưới đất liên quan đến khai thác mỏ
và công trình ngầm, xây dựng các giải pháp đối phó với nước dưới đất trong xây
dựng công trình dân dụng và công nghiệp. Điều tra, đánh giá và khai thác các
nguồn nước khoáng - nước nóng, các nguồn năng lượng địa nhiệt.

Tài liệu tham khảo


1. Davis S.N., De Wiest R.J.M. Hydrogeology, 2nd Edition, John Wiley & Sons, New
York, USA, 463p, 1966.
2. Fetter C. W., Applied Hydrogeology, 4th Edition, Prentice Hall, New York, USA, 598p,
2001.
3. Hiscock K., Hydrogeology, Principles and practice, Blackwell Publishing, Oxford. UK,
389p, 2005.
4. Климентов П. П., Богданов Г. Я, Общая ґидрогеология, Недра, Москва, 355 стр,
1997.

18
HỆ (KỶ) ĐỆ TỨ,
giai đoạn trẻ nhất tiếp sau kỷ Đệ tam trong thang địa tầng quốc tế, có lịch sử
phát triển bắt đầu từ 2,588 triệu năm đến ngày nay. Đây là giai đoạn đánh dấu
khoảng thời gian quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển sinh học
xã hội loài người trên Trái đất.
Quan niệm của các nhà địa chất từng rất khác nhau về lịch sử hình thành
của kỷ Đệ tứ. Trước đây thời gian của kỷ được nhận định chỉ khoảng 800 nghìn
năm, vào thời kỳ băng hà lục địa phát triển rộng (Pleistocen) đến thời kỳ băng
hà cuối. Theo truyền thống, kỷ Đệ tứ bắt đầu sau khi kết thúc thế Pliocen vào
khoảng 1,806 triệu năm trước đây. A. P. Pavlov (1922) cho rằng, kỷ Đệ tứ là
giai đoạn gắn liền với lịch sử xuất hiện và phát triển của loài người, nên đã đề
xuất gọi tên là “Anthropogen” (Anthrop - người, genos - sinh ra). Vì vậy, trong
văn liệu địa chất Đệ tứ của Nga thế kỷ XX khá phổ biến tên gọi này, tuy nhiên
tên gọi trên ít được các nhà địa chất các nước khác sử dụng. Ranh giới giữa
Pliocen (bậc trên cùng của Neogen) và Pleistocen của kỷ Đệ tứ không phát hiện
được gián đoạn, nên nhiều năm trước đây một số nhà địa chất coi kỷ Đệ tứ chỉ là
phần địa tầng thuộc Neogen. Những năm sau này khi căn cứ vào lịch sử phát
triển của động vật có vú, nhất là sự xuất hiện và tiến hoá loài người, đa số các
nhà địa chất nhận định kỷ Đệ tứ có thời gian dài khoảng trên 2,5 triệu năm. Ủy
ban Địa tầng Quốc tế (2009) coi Đệ tứ là kỷ (hệ) độc lập trẻ nhất của Kainozoi
và được bắt đầu từ 2,588 triệu năm (bao gồm cả bậc Gelasian, trước đây được
coi là một phần của Pliocen).
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về cổ khí hậu (đồng vị O 16/18) các số liệu
về Cổ từ và Tân kiến tạo, thang địa tầng hệ Đệ tứ được chia thành hai thống.
Thống Pleistocen (2,588 triệu năm - 11,7 nghìn năm) và Holocen (từ 11,7 nghìn
năm đến nay). Thống Pleistocen được chia thành 3 phụ thống: Pleistocen dưới
(Q11), Pleistocen giữa (Q12) và Pleistocen trên (Q13). Thống Holocen, cho đến
nay chưa có sự phân chia thống nhất, tùy thuộc vị trí địa lý, nguồn tài liệu, cách
tiếp cận mà được phân thành 2 hay 3 phụ thống. Ranh giới Đệ tứ và Neogen
được thiết lập tại thời điểm 2,588 triệu năm trước ngày nay (2,58Ma Bp) vào
thời điểm đảo cực từ Gauss-Matuyama.
Những nghiên cứu về hệ Đệ tứ ở Việt Nam được V.K. Gonovenok và Lê
Văn Chân bắt đầu từ năm 1970 thế kỷ XX, đồng thời được tiếp tục nhiều năm về
sau. Hệ Đệ tứ ở Việt Nam được phân ra 2 thống Pleistocen và Holocen. Tuy
nhiên, do số liệu xác định tuối tuyệt đối hạn chế, nên cho đến nay thang địa tầng
chi tiết cho hệ Đệ tứ tại Việt Nam vẫn chưa có sự thống nhất trong cách phân
chia và tên gọi các phân vị hệ tầng tương ứng.
Ranh giới Neogen - Đệ tứ được đề xuất vạch theo đáy của các thành tạo hạt
thô (cuội, sỏi, cát) nguồn gốc sông lũ ở vùng trước núi, nguồn gốc sông ở châu
thổ cao, và nguồn gốc sông biển ở vùng châu thổ thấp thuộc hệ tầng Hải Dương
của Gonovenok. Trong BKT địa chất (tập B-Đ năm 2016), Nguyễn Địch Dỹ,
Trần Nghi, nnk,… đã xác lập 4 phân vị trong thang địa tầng Đệ tứ (phần đất
liền) gồm các trầm tích Pleistocen hạ (Q 11), trầm tích Pleistocen trung (Q12),
trầm tích Pleistocen thượng phần dưới (Q 13a) và trầm tích Pleistocen thượng
phần trên - Holocen (Q13b - Q2) BKT tập B-Đ, trang ); ở phần thềm lục địa được
19
các tác giả phân chia thành 5 phân vị: Pleistocen sớm (Q 11), Pleistocen sớm -
giữa (Q12a), Pleistocen giữa - muộn (Q12b), Pleistocen muộn phần sớm (Q13a),
Pleistocen muộn phần muộn - Holocen(Q13b- Q2).
Trong giai đoạn Đệ tứ, biến động có tính chu kỳ của các kỳ băng hà và gian
băng (thời kỳ nóng hơn) tạo nên xu thế khí hậu lạnh và khô hanh với các biên độ
khác nhau luân phiên kẽ xảy ra. Đặc điểm này có thể xuất phát từ các thay đổi
của quỹ đạo quay Trái đất (độ lệch tâm của quỹ đạo, độ nghiêng bề mặt của trục
Trái đất,…). Khí hậu kỷ Đệ tứ thay đổi mang tính chu kỳ với biên độ thay đổi
đạt giá trị lớn nhất so với tất cả các kỷ cổ hơn. Theo không gian băng hà và gian
băng phát triển không đồng nhất ở các vĩ độ và địa phương khác nhau cả về số
lượng lẫn cường độ. Vào các thời kỳ băng hà, khí hậu Trái đất rất lạnh làm cho
thế giới động thực vật hoặc bị tiêu diệt hoặc phải di cư xuống phía nam (vùng
ấm áp hơn) hoặc phải tiến hóa, thích nghi với khí hậu lạnh. Ngược lại, vào thời
kỳ gian băng, khí hậu trở nên ấm nóng tạo điều kiện cho các động thực vật ưa
ấm phát triển. Trong thời kỳ gian băng bề mặt nước đại dương dâng cao hơn so
với hiện tại. Ở các vĩ độ thấp, khí hậu trở nên ẩm ướt hơn, tích tụ trầm tích hồ và
đàm lầy, và đất thổ nhưỡng. Hình thành các vùng tự nhiên gần giống với hiện
đại; đồng thời diện tích rừng phát triển mạnh.
Vào Pleistocen sớm, giai đoạn kéo dài khoảng 40 nghìn năm, điều kiện khí
hậu lạnh không đáng kể nên băng hà có diện phân bố không lớn. Khoảng 1 triệu
năm đến 100 nghìn năm trước đây, biến đổi khí hậu gia tăng biên độ làm cho
nhiệt độ trung bình/năm trong thời kỳ lạnh giảm xuống 6-8°, còn trong thời gian
ấm nhiệt độ trung bình/năm lại cao hơn đến 2- 3° so với hiện tại. Điều đó dẫn
đến sự xen kẽ giữa thời kỳ băng hà và gian băng. Trong thời kỳ băng hà, băng
có thể chiếm tới ¼ diện tích lục địa, độ tập trung khối lượng nước lớn ở đó gây
nên sự hạ thấp mực nước đại dương, đồng thời làm khô hạn phần lớn diện tích
các thềm lục địa. Ở những phần lãnh thổ tiếp giáp khối băng, xuất hiện các đới
thấm nước với sự hiện diện các thảo nguyên lãnh nguyên đặc trưng mà không có
hệ tương tự ở thời điểm hiện nay; những khu rừng bị thu hẹp hoặc dần biến mất.
Ở các vĩ độ trung bình, hình thành đất hoàng thổ. Giai đoạn cuối Pleistocen
muộn và Holocen (từ 18 nghìn năm đến nay) là kỳ gian băng và tương ứng với
nó là đợt biển tiến Flandrian, bắt đầu từ 18 đến 15 nghìn năm trước và kết thúc
tại thời điểm 5-4 nghìn năm trước đây. Sau 5-4 nghìn năm mực nước biển hạ
thấp dần, dao động và đạt đến mực hiện tại khoảng 1,5-2 nghìn năm trước. Ở
phần lục địa phần đất liền ven biển, các dấu ấn cổ sinh, thạch học và nguồn gốc
trầm tích ghi nhận 5 thế hệ đường bờ cổ tương ứng với 5 lần biển thoái và 4 lần
biển tiến.
Kỷ Đệ tứ ghi nhận sự nổi lên của eo biển Bosphorus và Skagerrak trong
các thời kỳ băng hà. Các biển như Hắc Hải và biển Baltic trở nên nhạt hơn và
sau đó là chúng bị ngập lụt bởi nước biển dâng cao. Hay sự lấp đầy mang tính
chu kỳ của eo biển Manche, tạo thành một cầu đất nối liền quần đảo Anh với
châu Âu lục địa; sự đóng lại theo chu kỳ của eo biển Bering, tạo ra cầu đất nối
liền châu Á và Bắc Mỹ; cũng như sự ngập lụt nhanh theo chu kỳ bởi các sông
băng ở khu vực Scablands tây bắc Hoa Kỳ. Tiếp theo sau mỗi thời kỳ băng hà
của kỷ Đệ tứ lại là một kiểu cảnh quan khác biệt của hồ, vịnh. Bối cảnh hoạt
20
động của băng hà và gian băng gây nên những biến đổi môi trường như tăng
cường tính tương phản về trắc cao không gian giữa lục địa và đại dương. Kỷ Đệ
tứ cũng đánh dấu thời kỳ hình thành bề mặt địa hình hiện đại của Trái đất. Hoạt
động núi lửa phát triển rầm rộ trên các đới hút chìm ven rìa lục địa và các đảo
nổi như: rìa đai động Thái Bình Dương, rìa khối chuyển tiếp hoạt động Đông
nam Á - Ấn Độ, Địa Trung Hải và các đới Kapkas, Trung Đông, hệ thống rif lục
địa Đông Phi. Sự phân bố lục địa, biển hầu như không có gì thay đổi so với hiện
tại. Trên lục địa hình thành các trầm tích lục địa có chiều dày từ vài chục mét,
đôi khi đến vài trăm mét phủ lên trên các thành tạo địa chất cổ; hình thành lớp
đất thổ nhưỡng. Trên đáy biển và đại dương tích tụ các trầm tich biển. Các thành
tạo trầm tích Đệ tứ đa kích thước gồm từ hạt thô đến mịn; có đặc điểm thạch học
từ đa khoáng, ít khoáng, đến đơn khoáng, đồng thời có nguồn gốc đa dạng từ các
tướng trầm tích lục địa, tường trầm tích vùng châu thổ và tướng biển.
Sự thay đổi của thế giới động thực vật trong kỷ Đệ tứ có nhiều đặc tính
khác nhau và phân dị theo khu vực. Trên cạn, động vật có vú chiếm ưu thế,
nhanh chóng tiến hóa (trong số đó có voi ma mút, tê giác lông cừu, bò xạ hương,
cáo Bắc Cực,...), cũng như côn trùng và thực vật hạt kín. Kỷ Đệ tứ cũng chứng
kiến sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật có vú lớn tại các khu vực phương
Bắc vào cuối Pleistocen, dẫn đến sự suy giảm mạnh về mật độ và tính đa dạng
của động - thực vật quan trọng trên toàn cầu. Biến động khí hậu được phản ánh
trạng thái của hệ động vật và thực vật; xuất hiện một số họ và chi, trong đó chủ
yếu là thực vật và các động vật trên cạn.
Sự xuất hiện con người và xã hội loài người là những biến đổi lớn nhất trên
phạm vi toàn cầu trong kỷ Đệ tứ. Bắt đầu từ vượn người, người vượn đến Homo
habilis (người khéo léo), Homo erectus (người đi thẳng) đến Homo sapiens
(người thông minh) hiện nay và từ xã hội nguyên thủy phát triển qua các hình
thái xã hội đến xã hội ngày nay. Các phát hiện khảo cổ học cho thấy, thời gian
1,8-1,6 triệu năm của kỷ Đệ tứ xuất hiện các dạng sinh vật có thể được coi là
giống như người đã tồn tại. Con người hiện đại lần đầu tiên xuất hiện ở Châu
Phi, bắt đầu thiết lập các quần thể liên tục, lâu dài ở Âu - Á và Úc từ 120.000
năm TCN và 63.000 năm TCN, và Châu Mỹ từ 22.000 năm TCN. Lịch sử xuất
hiện con người, hình thành và phát triển xã hội loài người thông qua các công cụ
lao động được chia thành các thời đại khảo cổ: thời đại đồ đá cũ, thời đại đồ đá
giữa, thời đại đồ đá mới và thời đại kim khí. Trong mỗi thời đại có rất nhiều nền
văn hóa khác nhau về đặc điểm, vị trí địa lý, số lượng công cụ, loại hình công
cụ,… đánh dấu những giai đoạn nhất định trong lịch sử tiến hóa của loài người.
Ở Việt Nam, những cuộc khai quật khảo cổ đã cung cấp thêm rất nhiều chi
tiết cụ thể, khẳng định sự xuất hiện con người cổ ở Việt Nam. Di chỉ Núi Đọ,
Sơn Vi được phát hiện và xếp vào thời kỳ đồ đá cũ. Ở Nhân Gia và Dầu Giây
(Đồng Nai) phát hiện các công cụ đồ đá có tuổi tuyệt đối 700.000-100.000 năm
cũng được xếp vào đồ đá cũ. Văn hóa khảo cổ Hòa Bình ở Việt Nam được coi là
thời kỳ đá giữa. Đối với thời kỳ đồ đá mới xuất hiện trong lịch sử vào khoảng
thiên niên kỷ thứ VI cho đến thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên.
Các trầm tích của hệ Đệ tứ trên Thế giới cũng như Việt Nam gắn liền với
nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên sinh vật, tài nguyên du lịch,
21
đặc biệt là tài nguyên khoáng sản. Ở Việt Nam, các trầm tích Đệ tứ với trữ
lượng than bùn đáng kể. Nhiều khoáng sản quan trọng như các sa khoáng như
vàng, titan, zircon trong các thung lũng sông suối, ven biển. Các trầm tích Đệ tứ
còn chứa một khối lượng lớn các nguyên liệu cần thiết để sản xuất vật liệu xây
dựng (sỏi, cát, sét các loại), vật liệu gốm sứ, thủy tinh, nước ngầm,...

Tài liệu tham khảo


1. Tống Duy Thanh, Mai Trọng Nhuận, Trần Nghi (Chủ biên), Bách khoa thư địa chất
(Quyển 1 B- Đ; Mục từ “Trầm tích Đệ tứ”, tr.550-561), Nxb. ĐHQG Hà Nội, VNU, 2014.
2. Е.А. Козловский (Главный Редактор), Российская Геологическая Энциклопедия в
трех томах, Издат, ВСЕГЕЙ, Т.1: 2010; Т.2: 2011; Т.3: 2012.

22
HÓA THẠCH THỰC VẬT BẬC CAO,
các di tích thực vật có mạch dẫn (conducting vascular) được giữ lại trong đá từ
Silur muộn (hơn 400 triệu năm trước) đến Kainozoi (hơn 65 triệu năm trước).
Thực vật bậc cao (TVBC) bao gồm: thực vật lên cạn sớm có mô dẫn
(conducting tissue), Thạch tùng - Lycophyta, Thân đốt - Sphenophyta (Mộc tặc),
Dương xỉ - Pteridophyta (Polypodiophyta hoặc Polypodiopsida), Tuế -
Cycadophyta, Thực vật Hạt trần không rõ hệ thống phân loại (Gymnosperms
with obscure Affinities), Bạch quả - Ginkgophyta, Quả nón - Coniferaphyta
(Thông - Pinophyta), Cordaitales - Thực vật Hạt trần đã tuyệt chủng và Thực vật
có hoa (Thực vật hạt kín, Angiosperms, Anthophyta hay Magnoliophyta).
Thực vật lên cạn sớm có mô dẫn xuất hiện khoảng cuối kỷ Silur - đầu kỷ
Devon (khoảng 422 đến 407 triệu năm trước), đã tuyệt chủng. Thân cây trần
trụi, kích thước nhỏ, mảnh, dẹp hoặc dạng sợi tròn, phân nhánh lưỡng phân đều
hoặc không đều. Cơ quan sinh sản là các bào tử nang chứa các bào tử. Có ba
nhóm sau: (1) Nhóm Rhyniophytes các giống Rhynia, Cooksonia, Taeniocrada
có thân phân nhánh lưỡng phân, trần trụi, bào tử nang ở đỉnh của các nhánh.
Thân (phần trên mặt đất - aerial axes) mọc từ thân rễ nằm ngang (rhizome), phân
nhánh mang các rễ phụ (rhizoids), không có rễ thực thụ (true roots). Bào tử nang
dạng oval hoặc dạng nhánh; (2) Nhóm Zosterophyllophytes-giống
Zosterophyllum phân nhánh lưỡng phân, hoặc giả đơn thân (pseudomonopodial)
cành tỏa theo mặt phẳng (planar), nhánh cuối của cành không cuộn (uncoiling).
Bào tử nang dạng nón thành cụm trên đỉnh cành, xếp so le dọc thân cây;
(3) Nhóm Trimerophytes - giống Psilophyton có thân đơn nhánh (monopodial),
phân nhánh lưỡng phân (dichotomous) hoặc chĩa ba (trifurcate). Bào tử nang ở
đỉnh cành, thành cụm trên các cành sinh sản (fertile branches). Hóa thạch thực
vật lên cạn sớm có trong trầm tích Silur muộn - Devon sớm ở nhiều nơi của Việt
Nam và trên thế giới.
Thạch tùng (Lycophyta) - nhóm thực vật có mạch dẫn (conducting
vascular) xuất hiện từ Silur muộn (hơn 422 triệu năm trước) đến cuối kỷ Carbon
(hơn 300 triệu năm trước), có thân gỗ cao, phân nhánh lưỡng phân, hoặc không
đều, trên thân có các lá nhỏ (microphylls) xếp dạng vẩy, lá có một gân không
phân chia. Cơ quan sinh sản là các bông bào tử (strobili) phân bố ở cành xa trục
hoặc ở đỉnh của thân chính. Trong trầm tích tuổi từ Silur muộn đến Devon giữa -
Devon muộn (khoảng từ 397 đến 359 triệu năm trước) hóa thạch của Thạch tùng
thường là: lá vảy và sẹo của bó dẫn (vascular - bundle scar), parichnos (cơ quan
hỗ trợ cho quang hợp), các thân cây,…; đến kỷ Carbon chúng là thành phần chủ
yếu của các bể than ở Mỹ, châu Âu. Ở Việt Nam giống Lepidodendrales, thân
cây Bergeria và Knoria được phát hiện trong trầm tích có tuổi nêu trên.
Thân đốt (Sphenophyta) có hệ thống mạch dẫn phát triển. Rễ mọc ra từ đốt
khớp (node). Thân phân nhánh và chia ra các dóng (internode). Lá mọc từ đốt
khớp dạng dải dài hoặc bao quanh đốt khớp (whorls of leaves). Cơ quan sinh sản
là các bông bào tử (strobili). Thân đốt có mặt từ kỷ Devon (hơn 400 triệu năm
trước), phát triển mạnh mẽ trong kỷ Carbon rồi suy giảm, ngày nay giống
Equisetum với một số loài gặp trong trầm tích Kainozoi ở Việt Nam. Hai giống
Sphenophyllum và Lobatannularia được phát hiện trong các trầm tích tuổi Permi
23
muộn (khoảng 260 triệu năm trước) của Việt Nam; giống Schizoneura có trong
trầm tích tuổi Trias giữa (khoảng 245-237 triệu năm trước); các giống
Neocalamites và Equisetites phong phú trong các trầm tích chứa than tuổi Trias
muộn Nori - Ret (khoảng 216 triệu năm trước) và trong trầm tích tuổi Jura hạ
(khoảng 199 triệu năm trước).
Dương xỉ (Pteridophyta) nhóm thực vật đa dạng về hình thái: từ dây leo,
thân thảo đến thân gỗ cao, hệ thống mạch dẫn có cấu tạo phức tạp. Lá của
Dương xỉ được gọi là megaphyll, toàn bộ lá gọi là lá lược (frond), lá lược non
cuộn lại ở đỉnh (fiddleheads); lá lược có dạng lá kép lông chim, lá của lần phân
chia cuối cùng gọị là lá chét (pinnule), còn có kiểu lá aphlebia (dạng lá lông
chim thu nhỏ thấy ở các giống Pecopteris, Sphenopteris). Bào tử nang nằm ở rìa
lá, mặt dưới của lá hoặc dọc các gân giữa của lá. Sinh sản thế hệ bào tử là chủ
yếu. Dương xỉ là thực vật có mạch dẫn, ẩn hoa, không phải thực vật Hạt trần.
Chúng xuất hiện từ kỷ Devon và phát triển đến ngày nay, có khoảng hơn
400.000 loài, thích nghi với nhiều môi trường khác nhau và phân bố ở các nơi
trên thế giới. Hóa thạch Dương xỉ và Tuế là hai nhóm thống trị trong thành
phần của hệ thực vật Hòn Gai (đại diện cho các phức hệ thực vật của trầm tích
chứa than tuổi Trias muộn Nori-Ret) và có trong trầm tích Kainozoi (Oligocene-
Pliocene - khoảng hơn 30 đến 5 triệu năm trước) ở nhiều nơi trên lãnh thổ
Việt Nam.
Tuế (Cycadophyta) là thực vật Hạt trần, bao gồm hai nhóm Cycadales và
Bennettitales. Cycadales tiến hóa từ Hạt trần trong Paleozoi, còn Bennetittales là
Hạt trần phát triển trong Mesozoi. Phân biệt Cycadales và Bennettitales dựa vào
cấu trúc biểu bì. Lá của Tuế có dạng lông chim, sắp xếp vòng kiểu vương miện.
Lá không mang bào tử của Cycadales và Bennettitales (trophophyll) và lá mang
bào tử (cataphylls) phân biệt với nhau, có lá bao ở gốc (cataphyll- không quang
hợp) và các lá thực thụ (euphyll, true leaf- để quang hợp). Hệ gân chủ yếu phân
nhánh lưỡng phân. Thân từ dạng kích thước nhỏ đến thân gỗ khá lớn, thường
không phân cành. Hệ dẫn có cấu trúc phức tạp. Sinh sản thế hệ bào tử có các lá
tiểu bào tử (microsporophyll) và các lá đại bào tử (megasporophyll), hạt phấn
(pollen) và noãn (ovul) kết hợp tạo thành phôi (embryo), phôi phát triển thành
hạt được bao bằng các lá vảy (scale-leaf) hoặc lá bắc (bract), không được bao
trong vỏ noãn (ovary). Cycadales xuất hiện từ Carbon muộn và còn loài sống
đến nay, phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hóa thạch của
Cycadales gặp trong các trầm tích tuổi Pecmi muộn ở Việt Nam và nhiều nơi
trên thế giới. Bennettitales (có mặt trong đại Mesozoi từ -251 đến 152 triệu năm
trước). Cùng với Cycadales chúng có mặt phong phú trong các trầm tích chứa
than tuổi Trias thượng Nori-Ret của Việt Nam.
Thực vật hạt trần không rõ quan hệ huyết thống (Obscure Affinities in
Gymnosperms) được gọi là thực vật “bí ẩn” (enigmatic) do không rõ vị trí huyết
thống trong phân loại của thực vật Hạt trần, có mặt từ Paleozoi muộn (Carbon-
Permi) phát triển đến cuối Mesozoi muộn (Jura - Creta), hiện còn bộ Gnetales
(có mặt từ Creta sớm - đến nay). Bộ Gigantopteridales có loài Gigantopteris
nicotianaefolia đặc trưng cho “hệ thực vật Cathaysia” (hệ thực vật Paleozoi
muộn) có mặt trong trầm tích tuổi Permi muộn của Việt Nam, China, Japan,
24
Korea, Đông Nam và Tây Châu Á, Bắc Mỹ. Lá dạng lông chim dài đến 50 cm,
phân chia nhiều lần. Hệ gân mạng lưới với các ô đa giác, các gân của bậc cuối
cùng không tạo ô khép kín được gọi là gân kết thúc mù (blind ending). Bộ
Czekanowskiales có giống Czekanowskia gặp trong trầm tích chứa than tuổi
Trias muộn Nori-Ret của Việt Nam. Hóa thạch là các lá rời, dài, hẹp, xẻ sâu,
mỗi lá có một gân đi từ gốc lá phân chia lưỡng phân vài lần và đi đến rìa lá.
Czekanowskiales có mặt từ Trias muộn đến Creta (khoảng 216-145 triệu
năm trước).
Bạch quả (Ginkgophyta) có thân gỗ, cành phân nhánh nhiều lần. Phiến lá
có dạng hình nêm, hình lưỡi mác, hình kim, hoặc nửa tròn đến tam giác rộng có
mép nguyên, gợn sóng hoặc có các thùy; lá có cuống ngắn. Hệ gân phân lưỡng
phân đi đến mép lá. Bạch quả là thực vật Hạt trần có từ kỷ Permi (có trong
thành phần của “hệ thực vật Cathaysia” - hệ thực vật Paleozoi muộn), phát triển
trong Mesozoi và suy giảm vào Kainozoi. Giống Sphenobaiera có trong trầm
tích Permi muộn. Trong địa tầng chứa than tuổi Trias thượng Nori-Ret của Việt
Nam có phong phú hóa thạch giống Baiera và Ginkgo. Loài Ginkgo biloba được
gọi là “hóa thạch sống” (hình thái không khác loài có mặt trong đại Mesozoi)
hiện đang sống ở nhiều nơi trên thế giới.
Quả nón (Coniferophyta) (hay ngành Thông - Pinophyta) là thực vật Hạt
trần, thân cây từ kích thước nhỏ đến thân gỗ cao. Lá nguyên, hình kim hay vẩy,
sắp xếp xoắn hay vòng quanh cành, có một gân hoặc nhiều gân đi ra từ gốc lá,
phân chia lưỡng phân. Cơ quan sinh sản là các bông bào tử ở trên ngọn của các
lá lược (frond). Sinh sản nhờ kết hợp của phấn (pollen) và noãn (ovul) tạo nên
hạt (seed), hạt trần được đỡ bằng các lá vảy (scale-leaf) hoặc lá bắc (bract). Quả
nón có mặt vào cuối kỷ Carbon và hậu duệ còn tồn tại đến ngày nay. Ở Việt
Nam hóa thạch Quả nón có trong trầm tích tuổi Permi muộn, trầm tích chứa than
tuổi Trias muộn Nori-Ret và trầm tích Kainozoi.
Nhóm Cordaitales là thực vật Hạt trần đã tuyệt chủng trong đại Mesozoi,
chúng có dạng bụi rậm và thân gỗ cao, phân cành, mặt ngoài thân có các sẹo lá,
đã có mô gỗ thứ sinh. Ở cây có kích thước nhỏ phát triển rễ trên mặt đất. Lá
phân bố ở cuối cành, có đỉnh tròn, tù, xếp dạng xoắn trên các cành, dạng dải dài,
có độ dài từ 10 cm đến 1 m; lá không có gân giữa, phân lưỡng phân hoặc song
song đến rìa lá. Cơ quan sinh sản của Cordaitales là bông bào tử có các túi phấn
và noãn phân bố ở ngọn cành. Hóa thạch thường thấy là các lá đơn dạng dải.
Cordaitales có mặt từ Carbon sớm (khoảng 359 triệu năm trước) trong trầm tích
tuổi Permi muộn ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Thực vật này thuộc
dạng đơn hình (monotypic- là trường hợp đặc biệt một giống chỉ có một loài).
Cùng với Thân đốt Calamites và Dương xỉ chúng sống trong điều kiện đầm lầy,
ưa bùn dày, hoặc đất ngập mặn ven biển.
Thực vật có hoa hay Thực vật hạt kín (các tên khác: Anthophyta,
Angiospermae, Magnoliophyta) có mặt phong phú trong trạng thái hóa thạch, xuất hiện từ Creta sớm
(khoảng 145 triệu năm trước), phát triển mạnh mẽ trong Kainozoi, hiện có khoảng 400.000 loài (species) đang
sống trên Trái đất. Sự xuất hiện cũng như tiến hóa của nhóm thực vật này vật còn nhiều tranh luận. Thực vật có
hoa là nhóm thực vật bậc cao tiến hóa nhất, có thân, rễ, lá phát triển, đặc biệt cơ quan sinh sản có hoa và hạt
được bảo vệ và nuôi dưỡng trong quả. Thân có mạch dẫn hoàn thiện: có mô gỗ (xylem), mô libe (phloem), mô
sinh gỗ và sinh vỏ thứ sinh. Lá phát triển đa dạng: từ lá nguyên không xẻ đến phân xẻ lông chim nhiều lần. Cơ

25
quan sinh sản là hoa, noãn (ovul) và nhị đực (stamen) trên một hoa hoặc trên hai hoa. Hạt là kết quả của thụ tinh
giữa nhị đực và noãn, được bảo vệ trong buồng noãn (ovary) để tạo thành quả (fruit). Thực vật có hoa có hai
nhóm: một lá mầm (monocots) và hai lá mầm (dicots), chúng được phân biệt ở cấu tạo của hệ gân lá, hoa, bộ
phận nuôi dưỡng hạt,… Các hóa thạch thuộc Thực vật có hoa được phát hiện sớm nhất trong các trầm tích có
tuổi Creta sớm ở vùng nhiệt đới của tây nam Thái bình dương và Đông Nam Á, sau đó lan rộng ra nhiều nơi
khác. Thực vật có hoa có thể được tiến hóa từ một nhóm của các phân loại sau: Dương xỉ có hạt (Caytoniales,
Glossopteridales, Gigantopteris), Hạt trần (Czekanowskia, Pentoxylales) hoặc Tuế (Bennettitales). Hóa thạch
thực vật có hoa có mặt phong phú trong các trầm tích Kainozoi (từ Eocene đến Miocene- hơn 50 - đến 20 triệu
năm trước) ở nhiều nơi của Việt Nam và Thế giới.

Thực vật lên cạn sớm Một loài thuộc nhóm


có mô dẫn Bennettitales Một loài của Thực vật có hoa
của Tuế (Cycadales) Angiospermae)
Hình 1. Mô phỏng loài Hình 2. Pterophyllum Hình 3. Fagopsis sp. (Oligocene)
Psilophyton princeps contiguum Schenk (Hóa thạch (Trích dẫn của S.R. Manchester
(theo Taylor & Taylor, hệ thực vật Trias muộn Nori- trong Taylor T.N. và nnk., 2009)
1993) Ret Việt Nam)

26
Tài liệu tham khảo
1. Dovjicov A. E. (Chủ biên), Địa chất miền Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội,
686tr, 1965.
2. Taylor T. N., Taylor E. L., Krings M., Paleobotany - The Biology and Evolution of Fossil
Plants, Academic Press is an imprint of Elsevier USA, 1-1230pp, 2009.,
3. Tống, Dzuy Thanh.Vũ Khúc. (Chủ biên), Các đơn vị địa tầng Việt Nam, Xuất bản lần thứ
2, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 553tr., 2011.
4. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (eds), Địa chất và tài nguyên Việt Nam, NXB Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 646pp, 2011.
5. Trịnh Dánh, Nguyễn Chí Hưởng, Nghiêm Nhật Mai, Đào Thị Miên, Hóa thạch thực vật Việt
Nam, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 173tr., 2020.

27
QUẶNG VÀNG,
các thành tạo khoáng tự nhiên chứa vàng với hàm lượng và số (trữ) lượng cho
phép tách chiết bằng các phương pháp hiện đại khả thi về kỹ thuật và kinh tế.
Đã xác định được khoảng 30 khoáng vật của vàng. Khoáng vật chính có ý
nghĩa công nghiệp trong quặng vàng là vàng tự sinh. Trong tự nhiên, vàng tự
sinh - khoáng vật là dung dịch rắn tự nhiên của bạc (đến 43%); trong vàng
thường có các tạp chất (đến 0,9%) của đồng, sắt, chì, hiếm hơn - bismuth, thủy
ngân, platin, mangan,... Các khoáng vật chứa vàng thường gặp: auricuprit
(AuCu3) (H.1), electrum (AuAg) (H.2), rodit (Au(Rh,Ir,Pd)), kyustelit (Ag(Au)),
telurit-calaverit (AuTe2) (H.3), sylvanit ((Au,Ag)Te4), krenerit ((Au,Ag)T2),
petcit ((Ag3AuTe2),...
Dựa vào nguồn gốc, quặng vàng được chia ra: quặng vàng nguồn gốc nội
sinh - được hình thành trong các quá trình nhiệt dịch - biến chất, nhiệt dịch -
magma (nhiệt dịch - pluton, nhiệt dịch - núi lửa), biến chất-pluton (skarn),...;
quặng vàng nguồn gốc ngoại sinh (vàng sa khoáng, vàng biểu sinh). quặng vàng
gốc được chia thành quặng vàng thực thụ, khi mà vàng là nguyên tố chủ yếu có
giá trị công nghiệp và quặng chứa vàng như là khoáng sản đi kèm. Trong quặng
vàng thực thụ, thường có nhiều nguyên tố đi kèm như Ag, Cu, Pb, Zn, Bi, As,
Sb, Te, Hg, W, Sn, Co, Ni,... Trữ lượng vàng trong các kiểu quặng vàng thực thụ
chiếm tới hơn 70% trữ lượng vàng trong các kiểu quặng khác nhau. Có nhiểu
kiểu quặng có vàng đi kèm, phổ biến hơn cả là quặng đồng, đồng-molipden,
nickel, chì - kẽm, bạc, sắt (quarzit sắt), mangan,... Dựa theo thành phần khoáng
vật, quặng vàng thực thụ được phân chia thành các kiểu vàng - thạch anh, vàng
thạch anh-sulfide, vàng - telluride và vàng - sulfide. Trong số quặng chứa vàng
thì có ý nghĩa chính là các kiểu quặng đồng porphyre (hoặc đồng - molipden
porphyre), conchedan - đồng, nickel - đồng, quặng đa kim và quặng platinoid.
Hàm lượng vàng trong quặng gốc rất biến động, 1-5 g/t đến hàng trăm g/t, trong
quặng sa khoáng 1-1,5 đến hàng chục g/m3.
Vàng tự sinh trong quặng thường gặp dưới dạng gân mạch, hạt riêng biệt,
dạng nhánh cây, tinh thể và tập hợp tinh thể. Dựa vào kích thước hạt vàng người
ta phân biệt vàng phân tán mịn (đến 0,01 mm), vàng hạt nhỏ (đến 0,1 mm), vàng
hạt lớn (đến 5 mm) và vàng tự sinh (>5 mm hoặc trọng lượng lớn hơn 10 g).
Dạng tồn tại của vàng trong quặng khá đa dạng. Trong quặng vàng - thạch anh,
vàng tự sinh (và khoáng vật chứa vàng khác) gặp dưới dạng xâm tán trong thạch
anh hoặc trong khe nứt của chúng, cũng như các khoáng vật khác và khe nứt
trong quặng. Trong quăng vàng thạch anh - sulfide và vàng sulfide, vàng có thể
phân bố trong thạch anh, các khoáng vật sulfide cũng như trong khe nứt của đá
hoặc khoáng vật. Cá biệt, trong kiểu mỏ Carlin, vàng thường có kích thước cực
mịn (µ và nano) phân bố trong sulfide (arsenopyrite và pyrite) dưới dạng khảm
cơ học hoặc tham gia vào cấu trúc tinh thể của khoáng vật sulfide. Trong trường
hợp này, vàng trong các dung dịch nhiệt dịch tồn tại dưới dạng các phức chất
đơn nhân hỗn hợp và đơn giản khác nhau của Au1+ như hydroxyl,
hydroxychloride và hydrosulfide. Khi hàm lượng antimon và arsen cao, có thể
hình thành phức chất hạt nhân của vàng với các nguyên tố này. Người ta cho
rằng, vàng có thể di chuyển ở dạng nguyên tử.
28
Chất lượng của vàng tự nhiên được xác định bằng độ tinh khiết của nó -
lượng Au trên 1000 đơn vị khối lượng vàng tự nhiên. Độ tinh khiết của vàng
trên thực tế thường dao động trong khoảng 700-950. Độ tinh khiết của vàng phụ
thuộc vào kiểu quặng và điều kiện thành tạo của quặng. Vàng tự sinh trong các
kiểu quặng vàng - thạch anh, vàng - thạch anh - sulfide thường có chất lượng
cao hơn trong kiểu quặng vàng - sulfide, đặc biệt là quặng kiểu Carlin. Vàng
trong quặng kiểu mỏ này thường có độ tinh khiết thấp thay đổi từ 750 đến 850.
Trong thành phần của nó thường chứa một lượng rõ rệt bạc, thủy ngân và các
nguyên tố khác. Vàng trong quặng nguyên sinh thường có kích thước nhỏ hơn
và độ tinh khiết thấp hơn so với vàng trong đới biểu sinh. Trong quá trình oxy
hóa quặng trên bề mặt hoặc gần bề mặt (trong đới phong hóa) các hạt vàng tự
sinh nhỏ bị hòa tan một phần và tái lắng đọng, trong nhiều trường hợp nó làm
phần trên của thân quặng giàu vàng thêm, đồng thời, độ tinh khiết của vàng cũng
cao hơn rõ rệt. Quá trình phá hủy (oxy hóa và rửa trôi) quặng vàng nguyên sinh
còn dẫn đến sự giải phóng các hạt vàng tự sinh và tích tụ chúng trong các mỏ sa
khoáng. Trong trường hợp này, các hạt tự sinh di chuyển theo dòng nước, chịu
tác động của nó bị vo tròn, biến dạng, một phần được tái kết tinh; do bị ăn mòn
hóa điện, sẽ hình thành lớp vàng mỏng có độ tinh khiết cao và dẫn tới sự gia
tăng độ tinh khiết chung của vàng tự sinh trong sa khoáng.
Các nước có trữ lượng (nghìn tấn) vàng lớn trên thế giới bao gồm: Nam Phi
(31 và trữ lượng khẳng định 16), Hoa Kỳ (9,180 và 4,700), Nga (8,200
và 5,811), Australia (5,300 và 3,330), Trung Quốc (5,100 và 2,400), Canada
(4,530 và 2,550), Brasil (4,180 và 0,570), Indonesia (3,470 và 3,020),
Uzobekistan (3,350 và 2,100), Papua-New Guinea (3,300 và 1,890), Gana
(2,900 và 1,800), Chine (2,470 và 1,710), Peru (2,020 và 1,270), Philippine
(1,940 và 1,170), Kazakhstan (1,511 và 0,615), Argentina (1,380 và 0,630),
Mexico (1,290 và 0,750), Tanzania (1,050 và 0,620).
Quặng vàng ở Việt Nam khá phổ biến thuộc hai kiểu là sa khoáng và vàng
gốc. Vàng sa khoáng thuộc các kiểu eluvi, deluvi, aluvi, hỗn hợp và karst; chủ
yếu được phát hiện trong các thung lũng nhỏ, hẹp, bề dày sa khoáng không lớn.
Các mỏ sa khoáng được đánh giá có quy mô lớn hơn cả là Căm Muộn (Nghệ
An) và Na Rì (Bắc Kạn) cũng chỉ có trữ lượng cấp C2 là 5-6 tấn vàng. Quặng
vàng gốc trong nhiều mỏ ở nhiều địa phương được xếp vào bốn kiểu: vàng -
thạch anh (Khau Âu, Bắc Kạn; Ngàn Me, Thái Nguyên), vàng - thạch anh -
sulfide (Nà Pái, Bình Gia, Lạng Sơn; Bồng Miêu - Phước Sơn, Quảng Nam), ít
hơn là vàng - bạc (Xà Khía, Lệ Thủy, Quảng Bình) và vàng - antimon (Làng
Vài, Tuyên Quang). Quặng chứa vàng khá đa dạng, điển hình và có quy mô lớn
nhất là quặng đồng - sắt - vàng - đất hiếm ở mỏ Sin Quyền, Lào Cai. Hàm lượng
vàng trung bình trong quặng mỏ Sin Quyền đến 0,5g/t, trong tinh quặng đồng
(chalcopyrite) đến 5g/t; trữ lượng vàng tính được đến hơn 30 tấn, lớn hơn trữ
lượng của bất kỳ mỏ vàng thực thụ nào ở Việt Nam. Sản phẩm công nghệ của
mỏ, ngoài đồng, sắt còn có vàng, bạc. Ngoài mỏ đồng (Cu-Fe-Au-REE) Sin
Quyền, đã ghi nhận được một số mỏ quy mô nhỏ antimon chứa vàng như Hát
Han (Cao Bằng), thủy ngân-antimon chứa vàng (An Bình, Ninh Bình). Vàng đi
kèm còn gặp trong nhiều kiểu quặng khác nhau như quặng nickel - đồng -
29
platinoid mỏ Bản Phúc (Bắc Yên, Sơn La), Hà Trì (Hòa An, Cao Bằng), mỏ
thiếc-wolfram (Núi Pháo), mỏ chì - kẽm Chợ Đồn.

Tài liệu tham khảo


1. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (Chủ biên), Địa chất và Tài nguyên Việt Nam, Nxb.
KHTN&CN, 2009.
2. Trong Hoa Tran, P.A. Nevolko, Thi Phuong Ngo, T.V. Svetlitskaya, Hoang Ly Vu,
Yu.O. Redin, Tuan Anh Tran, Thi Dung Pham, Thi Huong Ngo, Geology, geochemistry and
sulphur isotopes of the Hat Han gold - antimony deposit, NE Vietnam, Ore Geology Reviews,
78: 69-84, 2016.
3. Каталог Минералов, Ru, https://catalogmineralov.ru/mineral/.

30
QUÁ TRÌNH THÀNH TẠO KHOÁNG VẬT,
các quá trình xảy ra trong lòng hoặc trên bề mặt Trái đất dẫn đến hình thành các
khoáng vật. Mỗi một khoáng vật được hình thành trong một môi trường nhất
định, được đặc trưng bởi các yếu tố như thành phần, nhiệt độ, áp suất, pH, Eh,…
Theo nguồn năng lượng của môi trường tạo khoáng, các QTTTKV được
chia thành các quá trình thành tạo khoáng nội sinh và các quá trình tạo khoáng
ngoại sinh. Các quá trình tạo khoáng nội sinh bao gồm các quá trình tạo khoáng
diễn ra ở trong lòng Trái đất và được đặc trưng bởi các thông số môi trường hóa
lý: nhiệt độ trong khoảng 50°-1500°C; áp suất 1 đến hơn 70 kbar (tương đương
độ sâu 0-200 km). Nguồn năng lượng của QTTTKV có thể từ các dung thể
magma, do phân rã hạt nhân của các nguyên tố phóng xạ (như U, Th,...), hoặc do
các vận động kiến tạo,… Dựa vào bản chất của các quá trình thành tạo khoáng
vật cũng như sản phẩm hình thành trong các quá trình đó, có thể phân chia các
quá trình tạo khoáng nội sinh thành các quá trình magma, pegmatit, nhiệt dịch
và biến chất.
Quá trình magma có liên quan với sự hình thành và kết tinh của các thể
magma trong lòng đất. Theo thời gian, khi nhiệt độ giảm dần sẽ diễn ra hai quá
trình là phân dị kết tinh và phân dị dung ly. Trong quá trình phân dị kết tinh, từ
magma thành phần bazơ (magma mafic) ban đầu, các khoáng vật được hình
thành theo một trình tự lần đầu tiên được nhà thạch học người Canada Bowen
N.L. nghiên cứu và mô tả, còn gọi là chuỗi (dãy) phản ứng Bowen với hai nhánh
là nhánh bazơ (mafic) và nhánh axit (salic). Quá trình phân dị dung ly chỉ liên
quan với một loại magma đặc thù: magma mafic giàu hợp phần sunfua. Khi
nhiệt độ giảm xuống, magma ban đầu này sẽ tách ra (dung li) thành hai magma
(magma silicat và magma giầu sunfua) và kết tinh độc lập với nhau.
Trong quá trình pegmatit, khi các khối magma xâm nhập thành phần chủ
yếu axit gần kết thúc quá trình kết tinh chính, ở phần vòm của chúng sẽ hình
thành thể magma tàn dư bão hòa các chất chất bốc (chất dễ bay hơi) như H2O,
HCl, HF, H2S,... cùng các nguyên tố kim loại quý hiếm, phóng xạ. Dung thể tàn
dư do giàu chất bốc nên có nhiệt độ kết tinh thấp và tồn tại rất lâu nên quá trình
kết tinh xảy ra chậm tạo các khoáng vật có kích thước lớn, thành phần giống đá
mẹ, thường có kiến trúc vân chữ kiểu chữ cổ đặc trưng, là sản phẩm mọc ghép
của thạch anh và feldspar ở điểm ơtecti.
Trong quá trình tạo khoáng nhiệt dịch, các dung dịch nước nóng di chuyển
trong vỏ Trái đất, vận chuyển các nguyên tố hóa học và làm lắng đọng vật chất
khoáng. Tại nơi hình thành, các dung dịch thủy nhiệt thường tồn tại trong điều
kiện áp suất vượt quá áp suất thạch tĩnh, vì vậy; chúng sẽ được nén ép về phía
mặt đất dưới tác dụng đối lưu cưỡng bức. Thành phần hóa học của dung dịch
thủy nhiệt phản ánh nguồn gốc hình thành cũng như sự trao đổi chất với đá vây
quanh trên đường di chuyển. Từ dụng dịch nhiệt dịch các khoáng vật có thể lắng
đọng theo 2 phương thức: kết tủa trực tiếp từ dung dịch trong các khoảng trống
trong lòng đất (lỗ hổng, mạch,…) khi có sự quá bão hòa vật chất dưới tác dụng
của sự thay đổi các thông số hóa lý (nhiệt độ, áp suất,…); thay thế trao đổi vật
chất với đá vây quanh. Tùy thuộc vào các thông số hóa lý hoặc thành phần của
dung dịch nhiệt dịch, người ta chia quá trình tạo khoáng nhiệt dịch thành: Nhiệt
31
dịch nhiệt độ cao (500-300°C) thường phân bố ở độ sâu khoảng 3-10 km, gần
với các khối magma mẹ; Nhiệt dịch nhiệt độ trung bình (300-200°C) thân
khoáng nhiệt dịch thường có dạng mạch, mạng mạch lấp đầy các hệ thống khe
nứt hoặc dạng trụ, dạng ổ. Đá vây quanh thường là đá magma phun trào, đá biến
chất hoặc đá trầm tích lục nguyên; Nhiệt dịch nhiệt độ trung bình - thấp
(200-50°C) diễn ra ở độ sâu gần mặt đất khoảng 1,5-2 km, liên quan với các
hoạt động magma nông, magma phun trào; Nhiệt dịch nhiệt độ thấp (viễn nhiệt):
(200-50°C) khi nguồn dung dịch nhiệt dịch hình thành không có mối liên hệ trực
tiếp đến các hoạt động magma xâm nhập hay phun trào, mà là kết quả của các
quá trình biến chất các tầng đá trầm tích, hoặc do nước thủy văn được hun nóng
khi di chuyển từ các tầng mặt xuống sâu lòng đất. Trong quá trình di chuyển,
dung dịch nước nóng này hòa tan, tích lũy và làm giàu các khoáng chất khác
nhau, sau đó, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ lắng đọng khoáng vật trong
các khe nứt, lỗ hổng các đới cà nát,…
Trong quá trình biến chất, dưới tác động của các yếu tố biến chất như nhiệt
độ, áp suất, chất bốc xảy ra quá trình biến đổi đá ban đầu với sự hình thành các
khoáng vật mới. Các khoáng vật mới được hình thành do các phản ứng biến chất
hoặc thay thế các khoáng vật ban đầu bằng các khoáng vật khác.Dựa vào sự có
mặt của các khoáng vật hoặc tổ hợp khoáng vật đặc trưng được thành tạo trong
quá trình biến chất, người ta có thể xác định được các kiểu và tướng biến chất
khác nhau.
Các quá trình tạo khoáng ngoại sinh là các quá trình xảy ra trên bề mặt Trái
đất do tác động của nguồn năng lượng mặt trời, dưới tác dụng của các tác nhân
như nước (nước bề mặt, nước mưa, nước đại dương, băng, tuyết,…), gió, axit, vi
sinh vật,… Tương tự như chu trình tạo khoáng nội sinh, dựa vào bản chất của
các quá trình tạo khoáng và sản phẩm khoáng vật được hình thành, chu trình tạo
khoáng ngoại sinh được chia thành quá trình phong hóa và quá trình trầm tích.
Trong quá trình phong hóa, dưới tác động của các tác nhân như nước, oxy,
khí carbonic, vi sinh vật,… xảy ra quá trình phá hủy và biến đổi các khoáng vật
nguyên sinh thành các khoáng vật thứ sinh (ngoại sinh) bền vững trong điều
kiện môi trường mới. Cường độ của quá trình phong hóa phụ thuộc trước hết
vào thành phần (thành phần khoáng vật và thành phần hóa học) của đá ban đầu,
tiếp đến là điều kiện khí hậu - thủy văn và địa hình khu vực. Phong hóa hóa
học - là quá trình hòa tan, phá hủy đá và khoáng vật nguyên thủy thông qua các
quá trình như hòa tan, oxy hóa, thủy phân…để hình thành nên những khoáng vật
mới. Đôi khi người ta còn phân biệt phong hóa sinh học, là quá trình phá hủy và
biến đổi đá dưới tác động của các tác nhân sinh vật như cây mọc làm nứt vỡ đá,
động vật đào hang trong đá, địa y sống trên đá,… Thường thì các quá trình
phong hóa này xảy ra đồng thời, phong hóa vật lý làm vỡ vụn đá ban đầu, tạo
điều kiện cho nước thủy văn thấm sâu vào đá gốc và thúc đẩy phong hóa hóa
học. Quá trình phong hóa hóa học phụ thuộc vào thành phần vật chất của các
thành tạo đá hoặc quặng nguyên thủy lộ ra trên bền mặt Trái đất. Sản phẩm của
quá trình phong hóa các đá magma, trầm tích và biến chất thường tập trung
thành một “lớp áo phủ” được gọi là “vỏ phong hóa”, còn đối với các thân quặng
sunfua là “đới oxy hóa” ở phía trên, còn gọi là đới làm giàu thứ sinh.
32
Trong QTTTKV trầm tích, sản phẩm phong hóa các loại đá, đất, quặng
trong vỏ phong hóa được dòng nước xói mòn, hòa tan, vận chuyển và lắng đọng
trong các bồn trũng như sông, hồ, đầm, vũng, vịnh, đại dương. Vật liệu trầm tích
có thể tồn tại dưới dạng : (1) Vật liệu vụn là các mảnh vụn kích cỡ khác nhau và
chiếm tỷ lệ lớn nhất; (2) Vật liệu hòa tan (các ion, các chất keo). Vật liệu vụn sẽ
lắng đọng khi động năng của dòng nước giảm xuống theo quy luật tích tụ được
các nhà trầm tích học gọi là phân dị cơ học: các mảnh to và nặng sẽ lắng đọng
trước (gần nguồn), còn các mảnh nhỏ và nhẹ sẽ lắng đọng xa nguồn hơn. Ví dụ,
các khoáng vật như platin, vàng tự sinh thường phân bố ở gần nguồn đá mẹ hơn
các khoáng vật oxit Fe, Cr, Ti, Sn,… Trong khi đó vật liệu hòa tan sẽ được vận
chuyển và lắng đọng trong các bồn trũng (hồ, đầm lầy, đại dương) khi có sự thay
đổi của điều kiện hóa lý (nhiệt độ, áp suất, pH, Eh, vi sinh vật, các chất điện
phân,…) theo quy luật phân dị hóa học. Các nhà địa chất học đã phát hiện ra quy
luật phân dị hóa học diễn ra không chỉ trong các đầm, hồ, vũng vịnh mà còn cả
trong các đại dương theo hướng từ ven bờ biển (thềm lục địa) ra biển khơi như
sau: Phần ven bờ có T0 cao, pH < 7, môi trường axit, phản ứng axit sẽ kết tủa
các keo hydroxit Al, Fe, Mn và Si, tạo nên các khoáng sản như bauxit, quặng sắt
nâu, kết hạch oxit Mn và opal. Ra xa hơn, do T0 giảm dần, pH = 7 đến 13, môi
trường kiềm sẽ hình thành các khoáng vật lớp phosphat như apatit, tiếp theo là
khoáng vật sét-alumosilicat (glauconit, leptochlorit, chamosit), tiếp đến là
khoáng vật lớp carbonat (siderit, rhodochrosit, calcit, dolomit); cuối cùng là
fluorit, selestin, anhydrit, halit, sylvin và kizerit.

Tài liệu tham khảo 


1. Bêchechtin A.G, Giáo trình khoáng vật học (Nguyễn Văn Chiểu dịch), Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 1961.
2. Nguyễn Khắc Giảng, Nguyễn Văn Bình, Giáo trình tinh thể - khoáng vật, Nxb. Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2016.
3. Коржинский Д. С, Теория метасоматической зональности, 2-е изд. М., 1982.
4. Симонов Ю. Г, Процессы выветривания и образования элювия // Динамическая
геоморфология. М., 1992.

33
TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG,
một loại tài nguyên thiên nhiên, một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai
nguồn chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Tài nguyên năng
lượng (TNNL) còn là dạng tài nguyên thiên nhiên mà con người có thể sử dụng
trực tiếp hoặc chế biến thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống của con
người. Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ
mặt trời đến Trái đất. Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính như: bức xạ
mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển
động của khí quyển và thủy quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thủy triều, dòng
chảy sông,…), năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Năng lượng
lòng đất gồm các nguồn địa nhiệt, lửa và năng lượng phóng xạ. Có thể chia
TNNL thành hai dạng: tài nguyên năng lượng tái tạo và không tái tạo.
Tài nguyên năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng thủy điện, năng lượng
địa nhiệt, năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng
lượng sóng biển.
Năng lượng thủy điện là nguồn năng lượng phát sinh từ quá trình chuyển
hóa động năng các dòng chảy sông suối thành điện năng sử dụng. NLTĐ thế
giới có tiềm năng rất lớn, với khoảng 2.214.000 MW, riêng VN là 30.970 MW
ứng với 1.4% tổng trữ lượng thế giới. Xây dựng nhà máy thủy điện đòi hỏi chi
phí đầu tư lớn, thời gian xây dựng và khả năng thu hồi vốn lâu, chưa kể việc
phải di dân rất tốn kém và những thay đổi về môi trường do hình thành các hồ
chứa nước lớn như: kích thích động đất, mất đất, tạo ra CH4 do phân hủy chất
hữu cơ lòng hồ, biến đổi thuỷ văn hạ lưu, thay đổi độ mặn,… vùng cửa sông, rủi
ro tai biến ven sông, vỡ đập nguy hiểm cho vùng hạ du.
Năng lượng địa nhiệt là năng lượng ở sâu trong lòng đất có nguồn gốc hình
thành khoảng 4,5 tỷ năm trước (20%) và do quá trình phân rã các nguyên tố
phóng xạ trong nhân Trái đất (80%). Khối địa nhiệt lưu lại dưới sâu trong lòng
đất tạo nên các bồn địa nhiệt, còn khi vận động, xuất lộ trên bề mặt đất hình
thành nên núi lửa và các suối nước nóng. Năng lượng địa nhiệt được khai thác
sử dụng dưới dạng nhiệt năng và điện năng. Sản xuất điện năng được tiến hành
thông qua các giếng khoan xuống bồn địa nhiệt thu hơi nước (> 235°C) hay
nước nóng (107-182°C) để vận hành các tua bin phát điện trên mặt đất. Địa
nhiệt (20-150°C) có thể sử dụng trực tiếp cho hệ thống sưởi nhà cửa, các nhà
kính, sấy khô thực phẩm, tắm hơi,… Nguồn suối khoáng nóng chứa nhiều
khoáng chất có ích cho sức khỏe. Tiềm năng địa nhiệt rất lớn và được sử dụng
rộng rãi ở Ireland, Hy Lạp, Pháp, Italia, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Năng lượng sinh học là dạng năng lượng được hình thành từ các hợp chất
có nguồn gốc động thực vật như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực
vật (mỡ động vật, dầu dừa,...), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương,...), chất thải
trong nông nghiệp (rơm rạ, chất thải của vật nuôi,...), phế thải trong công nghiệp
(mùn cưa, sản phẩm gỗ thải,...); sản xuất cồn (Ethanol) từ mía đường.
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch dồi dào mà con người có
thể khai thác vô tận trong tương lai. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học, khi
lắp kín những tấm pin năng lượng mặt trời vào một tòa nhà cao 1 km thì sản
lượng điện mà nó tạo ra sẽ lên tới 200 MWp, đủ cung cấp cho khoảng 200.000
34
hộ gia đình. Năng lượng mặt trời được sử dụng rộng rãi ở các nước như Đức,
Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha.
Năng lượng gió được con người sử dụng từ xa xưa như dùng cối xay gió để
nghiền bột, bơm nước. Ngày nay các nhà khoa học đã xây dựng những nhà máy
điện ở độ cao lớn, đón những cơn gió để tạo ra nguồn điện cực lớn. So với năng
lượng mặt trời, năng lượng gió hiện còn khai thác hạn chế, chỉ chiếm khoảng
1% nhu cầu điện khắp thế giới. Đây là nguồn năng lượng sạch dồi dào, có mặt ở
khắp mọi nơi nên được dự kiến sẽ tăng nhanh. Năng lượng điện gió được khai
thác sử dụng rộng rãi tại các nước như Trung Quốc, Mỹ, Đức.
Năng lượng sóng biển là nguồn năng lượng sạch rất lớn vĩnh cửu theo thời
gian đang được nhiều nước đầu tư nghiên cứu, khai thác. Mỗi trạm điện sóng
biển có các phao nổi, di chuyển theo tác động của sóng biển. Chuyển động lên
xuống của phao được sử dụng để chạy máy phát điện. Theo ước tính, sản lượng
điện khai thác chỉ từ 0,1% năng lượng sóng biển trên toàn cầu cũng sẽ đủ cung
cấp cho cả nhân loại. Tại Mỹ, các nghiên cứu chỉ ra rằng, năng lượng sóng có
thể tạo ra sản lượng điện bằng 1/3 tổng điện năng sử dụng của nước này. Do
vậy, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đang đầu tư rất lớn vào năng lượng sóng. Ngoài
Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng đang tích cực nghiên cứu để khai thác nguồn
năng lượng sạch vô tận này, vd. Israel là nước có nhiều thành công trong phát
triển điện sóng.
Tài nguyên năng lượng không tái tạo bao gồm than đá, dầu và khí thiên
nhiên, đá dầu, năng lượng hạt nhân (năng lượng nguyên tử), băng cháy.
Than đá có nguồn gốc sinh hóa từ quá trình trầm tích thực vật trong những
đầm lầy cổ cách đây hàng trăm triệu năm. Trên thế giới ước tính có hàng chục
ngàn tỷ tấn than năng lượng, đảm bảo thoả mãn cho tiêu dùng của loài người
hàng trăm năm tới. Các mỏ than lớn nhất hiện nay nằm ở Mỹ, Nga, Trung Quốc
và Ấn Độ. Hạn chế lớn nhất của việc khai thác sử dụng than là gây ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí. Khai thác và sử dụng than tạo ra lượng đất thải lớn,
bụi, ô nhiễm nước, mất diện tích rừng, phát tán khí SO2, CO2, NOx. Theo tính
toán sơ bộ, sản xuất nhiệt điện bằng than đá cứ 1000W hàng năm thải ra 5 triệu
tấn CO2, 18.000 tấn NOx, 11.000-680.000 tấn chất thải rắn (bụi, nước thải, kim
loại nặng, chất phóng xạ,…).
Dầu và khí thiên nhiên có nguồn gốc từ các trầm tích giàu xác bã động thực
vật chôn vùi cách đây hàng nhiều triệu năm. Dầu thô qua quá trình lọc tạo ra các
sản phẩm như: dầu mỏ, xăng, dầu hỏa, mazut, hắc ín, các hợp chất hoá dầu. Khí
thiên nhiên là một nguồn năng lượng tương đối sạch, ngày càng được sử dụng
phổ biến với giá thành tương đương xăng dầu.
Đá dầu là các trầm tích chứa lượng lớn chất hữu cơ. Phổ biến hiện nay có
hai loại là đá cát chứa dầu và đá phiến dầu. Cát chứa dầu là loại thấm nhựa hắc
ín và dầu. Dầu đươc tách chiết qua quá trình tinh lọc như dầu thô, tách bitum
khỏi cát. Đá phiến dầu là loại đá trầm tích - biến chất hạt mịn giàu chất hữu cơ
và chứa một lượng lớn kerogen có thể chiết tách các loại hydrocacbon lỏng. Quá
trình nhiệt phân hóa học biến đổi kerogen trong đá phiến dầu thành dầu thô tổng
hợp. Việc khai thác xử lý đá phiến dầu liên quan đến các vấn đề môi trường
như: sử dụng đất, chất thải, sử dụng nước, quản lý nước thải, phát thải khí nhà
35
kính và ô nhiễm không khí. Các mỏ đá phiến dầu lớn thế giới được phát hiện ở
Mỹ, Estonia, Nga, Brazil, Đức, Israel, Trung Quốc, Úc, Thụy Điển,... Nguồn
nhiên liệu này gần đây trở nên hấp dẫn đối với nhiều nước trên thế giới.
Năng lượng hạt nhân/năng lượng nguyên tử là năng lượng sinh ra khi có sự
phân hạch hạt nhân hoặc tổng hợp hạt nhân. Khi phân hạch hạt nhân hay tổng
hợp hạt nhân, thì năng lượng liên kết của hạt nhân sẽ được giải phóng ra gọi là
năng lượng nguyên tử. Phương pháp duy nhất được sử dụng hiện nay là phân
hạch hạt nhân, mặc dù các phương pháp khác có thể bao gồm tổng hợp hạt
nhân và phân rã phóng xạ. Năng lượng hạt nhân được giải phóng trong quá trình
phân huỷ hạt nhân nguyên tố U, Th, hoặc tổng hợp nhiệt hạch. Năng lượng hạt
nhân không tạo khí nhà kính CO2 nhưng có thể gây hiểm hoạ lớn đối với môi
trường như rò rỉ chất thải phóng xạ khí, rắn, lỏng, sự cố nổ nhà máy.
Băng cháy (hay khí hydrat) là hỗn hợp rắn của khí hydro carbon và nước
hình thành và tồn tại trong điều kiện áp suất cao, nhiệt độ thấp. Đây là một
nguồn năng lượng có tiềm năng lớn, ít gây ô nhiễm môi trường phù hợp với nhu
cầu sử dụng trong tương lai. Băng cháy có thể sử dụng làm nguồn năng lượng
thay thế như than, dầu mỏ - khí đốt; ngoài ra nó có thể sử dụng trong công nghệ
làm lạnh và xử lý ô nhiễm môi trường.
TNNL Việt Nam khá đa dạng, trước tiên phải kể đến là than đá phân bố
nhiều ở Đông Bắc Bắc bộ, Quảng Ninh có chất lượng tốt nhất; ngoài ra, than đá
có ở Quảng Nam. Đồng bằng sông Hồng có một lượng lớn than nâu.
Việt Nam thuộc nhóm nước có nhiên liệu về dầu- khí. Tổng trữ lượng dầu
khí có thể đưa vào khai thác ở nước ta khoảng 3,8-4,2 tỷ tấn quy đổi (TOE). Khả
năng khai thác dầu thô đến năm 2020 sụt giảm, còn 16-17 triệu tấn/năm. Sự sụt
giảm về khai thác dầu thô sẽ phải thay thế và bù đắp bằng các nguồn năng lượng
khác. Đối với khí đốt, khả năng khai thác sẽ tăng.
Việt Nam có nguồn thuỷ điện chiếm tỷ trọng cao trong cung cấp điện năng
cho đất nước. TNNL thủy điện đạt khoảng 75-80 tỷ kWh, với công suất đạt
18.000-20.000MW, trong đó tiềm năng của 10 sông lớn chiếm khoảng 85,9%
các lưu vực sông. Năng lượng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng
30MW, khoảng hơn 1.000 điểm có thể khai thác.
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời do có ánh nắng mặt trời
chiếu sáng quanh năm với tổng số giờ nắng khoảng 1.400-3.000 giờ/ năm, tổng
lượng bức xạ trung bình năm vào khoảng 230-250 lcal/cm 2/ngày tăng dần từ Bắc
vào Nam.
Năng lượng sinh khối của Việt Nam tăng trưởng nhanh, do nguồn phế thải
từ sản phẩm nông nghiệp là rất lớn. Mặt khác năng lượng sinh khối còn sử dụng
từ chất thải từ chăn nuôi, rác thải hữu cơ đô thị và các chất thải hữu cơ khác.
Tiềm năng và khả năng khai thác năng lượng sinh khối rắn cho năng lượng và
phát điện của Việt Nam có thể đạt 170 triệu tấn và đạt mức sản lượng điện
2.000MW phụ thuộc vào giá trị trường. Thực tế khai thác nguồn năng lượng này
ở Việt Nam đang phát triển ở quy mô nhỏ và hộ gia đình. Tương lai đây là
nguồn năng lượng có tiềm năng phát triển rất lớn.
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng gió do có bờ biển dài trên
3.000 km, lãnh hải lớn hơn 3 lần so với lục địa. Theo đánh giá sơ bộ, tiềm năng
36
năng lượng gió của Việt Nam trong khoảng 1.785MW-8.700MW, thậm chí
khoảng > 100.000 MW. So với tiềm năng của thủy điện thì nguồn năng lượng
gió của Việt Nam rất dồi dào. Năng lượng gió không chỉ ở khu vực ven biển, mà
ở những vùng núi của Việt Nam giữa các thung lũng dọc các sông, suối tiềm
năng này cũng rất lớn.
Năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam mới điều tra, gần đây đã phát hiện được
khoảng 300 điểm nước nóng nhiệt độ từ 40°C đến 100°C, trong đó có 60 nguồn
có nhiệt độ >50°. Số liệu tính toán sơ bộ cho thấy, tiềm năng địa nhiệt của Việt
Nam có thể khai thác đạt mức 340MW, phân bố rải rác trong cả nước, trong đó
khai thác hiệu quả nhất chủ yếu ở khu vực Trung Bộ. Hiện tại trên 100 điểm
đang được khai thác sản xuất nước khoáng đóng chai, tắm hơi tại các khu nghỉ
dưỡng, sấy khô nông sản, sản xuất muối iot và khí CO2.
Năng lượng hạt nhân: Các nhà địa chất đã xác định được tài nguyên Urani
ở Việt Nam đạt vài trăm ngàn tấn U-3O8 đảm bảo nguồn cung cho nhà máy điện
hạt nhân đầu tiên của Việt Nam trong tương lai.
Ngoài các nguồn năng lượng trên, Việt Nam còn có TNNL thủy triều, các
dòng hải lưu, băng cháy dưới đáy biển, đang được tiếp tục nghiên cứu đánh giá
trữ lượng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế dài hạn.

Tài liệu tham khảo


1. Tống Duy Thanh, Mai Trọng Nhuận, Trần Nghi (Chủ biên), Bách khoa thư địa chất
(Quyển 2: H- V), Nxb. ĐHQG Hà Nội, VNU, 2014.
2. Е.А. Козловский (Главный Редактор), Российская Геологическая Энциклопедия в
трех томах, Издат, ВСЕГЕЙ, Т.1:2010; Т.2:2011; Т.3:2012.

37
THĂM DÒ ĐỊA VẬT LÝ (cg. phương pháp địa vật lý hay địa vật lý ứng dụng),
môn khoa học về ứng dụng địa vật lý cho mục đích thăm dò trong địa chất.
Phương pháp địa vật lý có nội dung đo đạc, khảo sát các trường vật lý của Trái
đất để xác định đặc điểm phân bố các tính chất vật lý của đất đá và môi trường
bên trong Trái đất liên quan với các đối tượng thăm dò như cấu trúc địa chất, các
mỏ khoáng sản, dầu khí, nước dưới đất và môi trường địa chất gần bề mặt.
Thăm dò địa vật lý (TDĐVL) bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Tùy
thuộc vào trường vật lý được khảo sát, mỗi phương pháp được gọi theo tên đặc
trưng của trường như thăm dò trọng lực, thăm dò từ, thăm dò điện, thăm dò địa
chấn, thăm dò địa nhiệt, thăm dò phóng xạ và địa vật lý hạt nhân và là những
phương pháp cơ bản. Để thăm dò các đối tượng địa chất trên thực tế mỗi phương
pháp cơ bản nói trên được phát triển với các quy trình đo đạc, thiết bị, phương
tiện khảo sát, công nghệ thu thập và xử lý số liệu khác nhau, phù hợp điều kiện
và môi trường khảo sát rất đa dạng như trên đất liền, trên biển, đại dương và
trong không gian, do đó hình thành nên những phương pháp thành phần khác
nhau trên cơ sở cùng sử dụng một loại trường địa vật lý. Tùy thuộc điều kiện
triển khai và yêu cầu thực tế, các phương pháp địa vật lý có thể được áp dụng
đơn lẻ, độc lập hoặc được kết hợp với nhau. Khi được triển khai kết hợp hai
hoặc nhiều phương pháp thì thăm dò địa vật lý được gọi là tổ hợp thăm dò hoặc
tổ hợp phương pháp địa vật lý.
Các phương pháp địa vật lý lần lượt ra đời và phát triển trong quá trình
phát triển cơ sở lý thuyết và thực tiễn của khoa học địa vật lý từ trong các thế kỷ
trước. Trong các năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX các trọng lực kế và
từ kế đầu tiên để thăm dò dị vật trong lòng đất đã được chế tạo tại Nga và Thụy
Điển. Trong thế kỷ XIX ở châu Âu lý thuyết trường thế được phát triển mạnh
bởi các công trình của Lagre, Laplase, Green, Stoke, Diricle, Gauss và nhiều nhà
nghiên cứu khác đã tạo cơ sở cho sự ra đời và phát triển của các phương pháp
trọng lực và từ. Trong những năm đầu thế kỷ XX các thiết bị và máy đo đầu tiên
để khảo sát các tham số địa vật lý như cường độ phóng xạ (năm 1911); đo điện
trở suất của môi trường đất đá (năm 1911), máy dò âm dưới lòng đất của
Fessender (năm 1914) lần lượt được chế tạo đánh dấu cho sự ra đời của các
phương pháp thăm dò phóng xạ, thăm dò điện, thăm dò địa chấn. Trong những
năm tiếp theo cho đến khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc vào năm 1945, các
phương pháp TD ĐVL cơ bản hầu hết đã ra đời và khởi đầu ứng dụng, phát triển
rộng rãi, ở châu Âu và châu Mỹ.
Từ giữa thế kỷ XX cho đến nay nhờ ứng dụng các thành tựu của khoa học
công nghệ hiện đại, tiên tiến, các phương pháp địa vật lý được phát triển nhanh
chóng về trang thiết bị, về công nghệ khảo sát, xử lý, phân tích, minh giải số
liệu, đã hình thành hệ thống các phương pháp thăm dò để triển khai ứng dụng
trên khắp các vùng khác nhau trên đất liền, trên biển, đại dương và trong không
gian. Trong hướng sử dụng trường trọng lực phương pháp thăm dò trọng lực
được phát triển hình thành các phương pháp thành phần như trọng lực mặt đất,
trọng lực trong lòng đất, trọng lực biển, trọng lực chính xác cao, trọng lực hàng
không, trọng lực vệ tinh. Trong hướng sử dụng trường từ có các phương pháp từ
mặt đất, từ mặt biển, từ hàng không, từ biến thiên. Sử dụng trường địa nhiệt có
38
các phương pháp địa nhiệt mặt đất, địa nhiệt đáy biển, địa nhiệt giếng khoan, địa
nhiệt viễn thám. Trong hướng sử dụng trường chấn động (tự nhiên và nhân tạo)
và triển khai cả trên đất liền và trên biển có các phương pháp thăm dò như địa
chấn sóng khối, địa chấn sóng mặt, địa chấn đáy biển, địa chấn phản xạ, địa
chấn khúc xạ, tuyến địa chấn thẳng đứng, địa chấn phản xạ 2D, phản xạ 3D,
phản xạ địa chấn 4D, địa chấn nông, địa chấn nông phân giải cao. Trong hướng
sủ dụng trường địa điện và điện từ hình thành các phương pháp điện trường tự
nhiên, từ tellur, biến thiên từ, các phương pháp điện trở suất, phân cực kích
thích, điện cảm ứng, rada xuyên đất, cộng hưởng từ, dò điện từ đáy biển. Trong
hướng sử dụng trường phóng xạ tự nhiên có các phương pháp gamma mặt đất,
phổ gamma công trình, đo khí radon, gamma và phổ gamma hàng không, sử
dụng trường phóng xạ nhân tạo có các phương pháp địa vật lý hạt nhân, gamma-
gamma mật độ, gamma-gamma chọn lọc, phân tích huỳnh quang. Trong địa vật
lý giếng khoan có hai phương pháp cơ bản là Carota giếng thân trần triển khai
các phương pháp điện, điện lỗ rỗng và trường tự nhiên và Carota giếng khoan
ống chống triển khai các phương pháp phóng xạ và địa vật lý hạt nhân.
TDĐVL có mối quan hệ gắn bó và vai trò quan trọng đối với khoa học địa
chất, là công cụ thăm dò các đối tượng địa chất nằm bên dưới mặt đất ẩn sâu
trong các tầng đất đá và trong các điều kiện mà con người không thể tiếp cận và
quan sát trực tiếp. Thăm dò các cấu trúc địa chất bên trong vỏ Trái đất và thạch
quyển là cơ sở và tiền đề cho việc dự báo, đánh giá các tai biến địa chất như
động đất, sóng thần, trượt lở, sụt lún và đánh giá triển vọng, định hướng tìm
kiếm khoáng sản. Đối tượng thăm dò phổ biến mà phương pháp địa vật lý có thể
phát hiện gián tiếp hoặc trực tiếp là các mỏ khoáng sản gồm kim loại, phi kim
loại, dầu khí, nước dưới đất thường nằm khá sâu phía dưới mặt đất và đáy biển.
Các vật thể và bất đồng nhất có kích thước nhỏ trong các tầng đất đá trẻ sát bề
mặt đất là những đối tượng thăm dò, phát hiện phổ biến của các phương pháp
địa vật lý trong địa chất công trình, địa chất thủy văn.
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và thăm dò phương pháp địa vật lý còn
được phân biệt theo tên và bản chất của đối tượng như địa vật lý sâu, địa vật lý
nông, địa vật lý gần bề mặt, địa vật lý môi trường, địa vật lý biển, địa vật lý cấu
tạo, địa vật lý khoáng sản, địa vật lý dầu khí, địa vật lý nước dưới đất, địa vật lý
quặng, địa vật lý giếng khoan.
Trên thực tế các phương pháp địa vật lý đều được triển khai theo quy trình
gồm ba bước cơ bản. Bước đầu tiên là đo đạc, khảo sát, thu thập số liệu liên
quan về các trường vật lý Trái đất. Bước tiếp theo là đúc kết, xử lý, hiệu chỉnh,
liên kết, biến đổi và đồng nhất số liệu khảo sát. Bước cuối cùng là phân tích,
minh giải địa chất số liệu khảo sát để đánh giá về đối tượng thăm dò. Bước đo
đạc, khảo sát và thu thập số liệu về trường địa vật lý là khâu cơ bản và quan
trọng nhất, nó quyết định hiệu quả ứng dụng của phương pháp và là cơ sở cho
các bước tiếp theo của quy trình thăm dò. Việc đo đạc và khảo sát được thực
hiện nhờ các thiết bị đo và quan trắc và các phương tiện phục vụ cho khảo sát.
Các thiết bị địa vật lý có thành phần chính là máy đo và ghi đặc tính hay cường
độ của trường như trọng lực kế, từ kế, máy ghi biến thiên trường từ, địa nhiệt kế,
máy đo phóng xạ, máy đo điện, máy đo địa chấn. Trong các phương pháp địa
39
chấn, điện và phóng xạ, ngoài các máy đo như trên còn có các thiết bị phát
nguồn để tạo trường (gọi là trường nhân tạo) như máy phát xung địa chấn, thiết
bị để nổ mìn để tạo sóng địa chấn, máy phát tạo dòng điện trong đất, máy chiếu
các tia phóng xạ vào trong tầng đất đá. Các thiết bị địa vật lý hiện đại đều có độ
bền, độ chính xác, độ ổn định cao, gọn nhẹ và tùy theo công nghệ khảo sát đo
đạc có thể đặt trên các phương tiện chuyển động như tàu biển, máy lặn, máy
bay, phương tiện bay, chuyển động chuyên dụng,… Trong mỗi thiết bị địa vật lý
đều thực hiện đo ghi tự động đồng thời nhiều tham số của trường ở dạng ghi số
và tự động đúc kết, xử lý, chuyển đổi số liệu bằng nhiều phần mềm chuyên dụng
khác nhau.
Trong các khâu xử lý, phân tích và minh giải địa chất các số liệu và kết quả
khảo sát địa vật lý, việc đúc kết, hiệu chỉnh và liên kết các số liệu đo đã được xử
lý tự động bằng chương trình cài đặt trong máy ghi và các chương trình tự động
phân tích biến đổi lọc nhiễu, tăng tín hiệu có ích, đồng nhất hoặc chuyển đổi
format như đưa về dạng mặt cắt đẳng thời, mặt cắt mật độ, đường cong biển đổi,
đường cong đo sâu để phục vụ minh giải địa chất đối tượng thăm dò. Trong
khâu minh giải địa chất kết quả khảo sát địa vật lý như trên thực chất là giải bài
toán ngược địa vật lý đã có những chương trình tính hiện đại, tổng hợp nhiều số
liệu và thông tin tiền nghiệm với các sơ đồ giải có khả năng giảm và hạn chế tối
đa tính đa nghiệm, nâng cao độ tin cậy của kết quả minh giải địa chất.
Hiện tại các phương pháp địa vật lý tiếp tục được phát triển để mở rộng
diện và đối tượng thăm dò, tăng chiều sâu nghiên cứu đồng thời nâng cao hiệu
suất thăm dò và hiệu quả địa chất. Sử dụng những thành tựu của khoa học và
công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin, điện tử, vật liệu, trí tuệ nhân tạo,
các thiết bị và máy địa vật lý được cải tiến và chế tạo mới, có độ ổn định, độ
nhạy, độ bền cao, gọn nhẹ, tiện lợi và phù hợp với các điều kiện và quy trình
khảo sát đa dạng và phức tạp. Trong hướng xử lý số liệu khảo sát địa vật lý các
phương pháp và công nghệ tính toán, xử lý và phân tích số liệu luôn được cải
tiến và phát triển mới, phù hợp với các quy trình đo và khảo sát khác nhau. Các
thuật toán và chương trình tính tiên tiến, hiện đại được đưa vào tất cả các bước
phân tích, xử lý với công nghệ ghi số và tự động để phát huy hiệu suất và nâng
cao hiệu quả địa chất của các phương pháp.
TDĐVL được ứng dụng ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XX. Trong những năm
tử 1955 các phương pháp trọng lực, từ, xạ, điện được Tổng cục địa chất Việt
Nam triển khai trên các vùng ở miền bắc Việt Nam để phục vụ đo lập bản đồ địa
chất. Từ sau 1975 các phương pháp trọng lực, từ, phóng xạ và điện cũng được
triển khai ở nhiều vùng trên cả nước phục vụ thăm dò địa chất và trực tiếp thăm
dò, phát hiện nhiều thân quặng và mỏ khoáng sản, đánh giá triển vọng và tìm
kiếm nước dưới đất. Ở các vùng trũng đồng bằng Sông Hồng, An Châu, bể than
Đông Bắc các phương pháp trọng lực, từ, phóng xạ, điện, địa chấn, địa nhiệt,
carota được Tổng cục Địa chất và Tổng cục Dầu khí triển khai với các tỷ lệ khác
nhau để thăm dò đánh giá triển vọng khoáng sản và dầu khí. Trên vùng biển,
trong các năm từ 1980 Tổng cục dầu khí Việt Nam đã hợp tác với các công ty
dầu khí nước ngoài như Nga, Mỹ, Nhật, Úc, Hàn Quốc, châu Âu khảo sát trọng
lực, từ, địa chấn, đo carota trên vùng thềm lục địa, đánh giá triển vọng dầu khí
40
của các bể trầm tích, thăm dò phát hiện hàng loạt mỏ dầu và khí thiên nhiên như
Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Lan Tây, Lan Đỏ và nhiều mỏ khác. Tổng cục địa
chất và khoáng sản Việt Nam triển khai các phương pháp địa chấn nông, đo
trọng lực, từ và phóng xạ hàng không khảo sát chi tiết vùng nước nông ven biển,
nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá triển vọng khoáng sản vùng biển ven
bờ và thềm lục địa Việt Nam, thăm dò phát hiện nhiều mỏ khoáng sản kim loại,
sa khoáng dọc theo đường bờ biển. Trong những năm gần đây các trường, viện
nghiên cứu và các ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi đã phát triển mạnh và
ứng dụng rộng rãi các phương pháp trọng lực, từ, điện, địa chấn có độ chính xác
cao để khảo sát chi tiết môi trường địa chất gần bề mặt phục vụ thiết kế và xây
dựng, đảm bảo an toàn các công trình công nghiệp, thủy lợi, giao thông trọng
điểm và các công trình dân sinh.

Tài liệu tham khảo


1. Bùi Công Quế, Trần Tuấn Dũng, Nguyễn Hồng Phương, Nghiên cứu đặc điểm các
trường địa vật lý và cấu trúc sâu vùng biển Việt Nam, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ,
Hà Nội, 300tr., 2015.
2. Dobrin M.B, Introduction to Geophysical prospecting, McGraw-Hill, New York.,
876pp, 1991.
3. Kearey P., Brooks M., Ian Hill, An Introduction to Geophysical Exploration,
Blackwell scientific publication, 254pp, 1991.
4. Sharma P.V, Environmental and Engineering Geophysics, Cambridge University
Press, 476pp, 2004.
5. Tống Duy Thanh, Mai Trọng Nhuận, Trần Nghi (chủ biên), Bách khoa thư địa chất,
Các mục từ thuộc lĩnh vực địa vật lý, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 654-746, 2014.

41
(Sự kiện) TÌM THẤY DẦU MỎ VÀ KHÍ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM,
dầu mỏ và khí thiên nhiên được đánh giá là một trong những nguồn tài nguyên
năng lượng quan trọng nhất trên thềm lục địa Việt Nam. Do vậy, công tác tìm
kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở đây luôn được xem là hoạt động cốt lõi của
ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, mà trực tiếp là Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Kết quả đến nay, trên thềm lục địa Việt
Nam đã có hàng trăm giếng khoan thăm dò phát hiện ra dầu khí hoặc có biểu
hiện của dầu khí ở các bể trầm tích dầu khí. Trên bốn mươi mỏ dầu, mỏ khí, mỏ
dầu khí có trữ lượng lớn nhỏ khác nhau đã được xác định và đưa vào khai thác.
Dầu mỏ và khí thiên nhiên khai thác được từ các mỏ là nguồn nhiên liệu quí giá
cho các nhà máy điện khí, các nhà máy lọc hóa dầu, các nhà máy sản xuất phân
bón, khí hóa lỏng,... để sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu phục vụ phát triển
kinh tế xã hội ở nước ta. Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam luôn được sự
quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng
góp đáng kể trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước và không
ngừng phát triển.
Từ những năm 1960, trên cơ sở nhận định về triển vọng dầu khí ở miền
Bắc Việt Nam và căn cứ Nghị định số 159-CP của Hội đồng Chính phủ ngày
9.7.1961, để triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí, Tổng cục Địa chất
chất đã ra Quyết định số 271-ĐC ngày 27.11.1961 thành lập Đoàn Thăm dò dầu
lửa với số hiệu Đoàn 36 dầu lửa (thường gọi là Đoàn 36) trực thuộc Tổng cục
Địa chất. Đoàn 36 có nhiệm vụ tiến hành tìm kiếm, thăm dò dầu hỏa và khí đốt
trên phạm vi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó, nhiều hoạt động khảo
sát thăm dò địa vật lý, địa chất dầu khí đã được triển khai ở vùng đồng bằng
châu thổ Sông Hồng và ngoài khơi Vịnh Bắc bộ. Hàng loạt các phát hiện, biểu
hiện và mỏ dầu khí đã được tìm thấy trong các thành tạo trầm tích Kainozoi tuổi
Miocen, Oligocen ở các giếng khoan thăm dò. Qua đó, các nhà địa chất nghiên
cứu chất dầu khí đã đưa ra quan điểm cho rằng triển vọng dầu khí ở phần phía
bắc của Việt Nam có xu hướng tăng dần từ khu vực đất liền ở miền võng Hà Nội
ra phía biển. Cũng trong giai đoạn này, ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài
Gòn nhờ vào sự đầu tư và công nghệ nước ngoài cũng triển khai tìm kiếm thăm
dò dầu khí ở thềm lục địa phía nam và đã xác định được 3 bể trầm tích có triển
vọng dầu khí là Saigon - Brunei (Bể Nam Côn Sơn), Mekong (Bể Cửu Long) và
vịnh Thái Lan (Bể Malay - Thổ Chu). Công ty Pecten đã khoan 4 giếng và Công
ty Mobil khoan 2 giếng thăm dò trên cấu tạo Bạch Hổ và Rồng. Kết quả thử vỉa
đã có lưu lượng giá trị thương mại ở giếng Bạch Hổ-1X. Kết quả này đã khẳng
định sự tồn tại dầu khí của các bể trầm tích khu vực thềm lục địa phía nam.
Tháng 3.1975 mỏ khí Tiền Hải ở tỉnh Thái Bình đã được phát hiện với trữ
lượng xác minh đến 1,3 tỷ m 3 khí đánh dấu sự kiện nổi bật về tìm kiếm thăm dò
dầu khí ở miền Bắc Việt Nam. Ngày 3.9.1975 Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt
Nam đã được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc
Tổng cục Hoá chất - một bước phát triển mới của ngành Dầu khí Việt Nam. Một
năm sau ngày thành lập, ngày 25.7.1976 ngành Dầu khí đã phát hiện dòng khí
thiên nhiên đầu tiên đưa vào khai thác tại giếng khoan số 61 ở xã Đông Cơ -
huyện Tiền Hải - Thái Bình. Ngày 6.8.1975, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
42
hòa ra tuyên bố xúc tiến việc tìm kiếm và khai thác dầu mỏ trên toàn lãnh thổ và
lãnh hải Việt Nam, đồng thời mở cửa, sẵn sàng đàm phán với các chính phủ và
các công ty nước ngoài có mong muốn cùng tham gia triển khai thực hiện.
Năm 1980, Việt Nam và Liên Xô đã ký Hiệp định hợp tác về thăm dò và
khai thác dầu khí nhằm nghiên cứu cấu trúc và đánh giá tiềm năng các bể trầm
tích dầu khí thềm lục địa Việt Nam. Ngày 19.06.1981, Xí nghiệp Liên doanh
Dầu khí Việt - Xô (Vietsovpetro) được thành lập để tiến hành các hoạt động
thăm dò dầu khí ở cấu tạo Bạch Hổ lô 09 và 16 bể Cửu Long và sau đó là mỏ
Đại Hùng ở lô 05 bể Nam Côn Sơn. Từ những nghiên cứu và khảo sát thăm dò
cho thấy có thể khai thác dầu thương mại trên các cấu tạo Bạch Hổ, cấu tạo
Rồng. Ngày 6.11.1984 hạ thuỷ chân đế giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt
Nam (MSP-1) tại mỏ Bạch Hổ và gần hai năm sau, ngày 26/6/1986 đã đi vào
lịch sử khai thác dầu khí khi Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô đã khai thác
tấn dầu đầu tiên từ hai đối tượng Miocen, Oligocen dưới của mỏ. Việt Nam đã
có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới, khẳng
định một tương lai phát triển đầy hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí
Việt Nam. Đến tháng 9 năm 1988, Vietsovpetro đã phát hiện ra dầu với sản
lượng cao từ tầng đá móng granit nứt nẻ trước Đệ Tam ở mỏ Bạch Hổ, bể Cửu
Long với dòng dầu tự phun, có lưu lượng đạt tới 407 tấn/ngày đêm. Mỏ này
được xếp vào một trong số các mỏ có trữ lượng dầu khí lớn nhất Đông Nam Á.
Tháng 4.2004 mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi đã được phát hiện lần đầu tiên tại
giếng khoan 09-3-DM-1X trên cấu tạo Đồi Mồi, bể Cửu Long cho dòng dầu từ
đá móng magma tuổi trước Kainozoi. Tính đến cuối năm 2010 tại bể trầm tích
Cửu Long đã khoan hơn 500 giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác, và
đã phát hiện được 8 mỏ dầu khí, trong đó có 11 mỏ đang được khai thác và
nhiều phát hiện và các cấu tạo triển vọng.
Trải qua quá trình phát triển, để phù hợp với mô hình và quy mô hoạt động
từng giai đoạn, ngày 29.5.1995 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và nay là Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp
lại Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. Tổng công ty được tiến hành các
hoạt động dầu khí trên toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa và hải đảo thuộc chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đến nay, sau hơn nửa thế kỷ triển khai công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí
trên thềm lục địa Việt Nam, một khối lượng lớn các khảo sát địa chấn và khoan
đã được triển khai thực hiện với gần một triệu km tuyến địa chấn 2D, năm mươi
ngàn km2 địa chấn 3D và hàng ngàn giếng thăm dò, thẩm định, khai thác. Bức
tranh cấu trúc địa chất, hệ thống dầu khí và tiềm năng dầu khí của các bể, các
cấu tạo có triển vọng dầu khí trên thềm lục địa ngày càng rõ ràng hơn. Tám bể
trầm tích Kainozoi có tiềm năng và triển vọng dầu khí đã được xác định gồm bể
trầm tích Sông Hồng, bể trầm tích Phú Khánh, bể trầm tích Cửu Long, bể trầm
tích Nam Côn Sơn, bể trầm tích Tư Chính - Vũng Mây, bể trầm tích Mã Lai -
Thổ Chu và các cụm bể trầm tích Trường Sa, Hoàng Sa. Trong đó, bốn bể Sông
Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn và Mã Lay - Thổ Chu được đánh giá là những
bể có tiềm năng dầu khí cao với nhiều mỏ dầu khí đã và đang được khai thác. Bể
Cửu long được đánh giá có triển vọng cao hơn về dầu, các bể Nam Côn Sơn, Mã
43
Lay - Thổ Chu, Sông Hồng có triển vọng cao hơn về khí. Dầu khí được tìm thấy
trong nhiều đối tượng địa chất khác nhau của các thành tạo trầm tích Kainozoi
có tuổi từ Eocen, Oligocen đến Pliocen ở các bể và đặc biệt là phát hiện dầu
trong móng granit nứt nẻ, hang hốc trước Đệ tam ở bể Cửu Long, một đối tượng
chứa dầu khí rất quan trọng trên thềm lục địa Việt Nam.
Sau Bạch Hổ và Rồng, hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí đã được triển
khai mạnh mẽ hơn toàn thềm lục địa thông qua các hợp đồng khảo sát địa vật lý,
hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng điều hành chung và các đề tài, dự án,
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Dầu khí tiếp tục được phát hiện trong các tầng
trầm tích Kainozoi ở các bể có độ sâu từ 1000 m đến 5000 m và cả trong các
tầng đá móng nứt nẻ, hang hốc trước Đệ tam. Phần lớn các phát hiện, các mỏ
đều nằm trong vùng có điều kiện địa chất phức tạp, vùng nước sâu, xa bờ và có
quy mô nhỏ hơn.
Ở bể Cửu Long, một số mỏ dầu khí khác cũng đã được đưa vào khai thác
như mỏ Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng và Sư Tử Nâu, sản phẩm khai
thác chính là dầu thô và khí tự nhiên với sản lượng ngày là khoảng 75.000 thùng
dầu và 2,1 triệu m3 khí; mỏ Tê Giác Trắng ở lô 16-1, sản phẩm khai thác chính là
dầu thô với sản lượng khai thác khoảng 34.000 thùng dầu/ngày và hàng loạt các
mỏ dầu khí khác như Phương Đông, Rạng Đông, Cá Ngừ Vàng, Ba Vì, Ruby,
Diamond, Emirald, Topaz north.
Ở bể Nam Côn Sơn, Vietsovpetro đã tiến hành khoan 03 GK ở cấu tạo Đại
Hùng lô 05-1, trong đó GK 05-1a-ĐH-1X cho dòng dầu công nghiệp với lưu
lượng 413 m3/ngày đêm trong cát kết Miocen tại độ sâu 3.362 m và GK 05-1a-
ĐH-2X cho dòng dầu công nghiệp với lưu lượng 531 m3/ngày đêm tại độ sâu
2.622 m. Mỏ Đại Hùng đã được đưa vào khai thác từ năm 1994. Sau mỏ Đại
Hùng, nhiều mỏ khí khác cũng đã đưa vào khai thác như mỏ khí Lan Tây - Lan
Đỏ vào năm 2002, mỏ Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây khai thác vào năm 2005 với
sản lượng ngày là khoảng 3,4 triệu m 3 khí, mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh, sản lượng
ngày là khoảng 5 triệu m3 khí và một số mỏ khí khác như mỏ Thanh Long,
Thiên Nga, Cá Chó, Dừa, Thiên Ưng, Chim Sáo,...
Ở bể Mã Lay - Thổ Chu nằm ở thềm lục địa phía Tây Nam, nơi có nhiều
mỏ khí đã được phát hiện và khai thác từ các tầng trầm tích Oligocen, Miocen
thuộc vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia với sản lượng ngày là khoảng
5,6 triệu m3 khí. Gần đây ở bể này, nhiều mỏ dầu khí mới phát hiện cũng đã
được thẩm định, đánh giá đưa vào khai thác như mỏ Đầm Dơi, Nam Căn, Sông
Đốc, Ngọc Hiển, Cá Voi, Kim Long, Ác Quỷ,...
Ở bể Sông Hồng trên thềm lục địa vịnh Bắc Bộ trong các năm gần đây
cũng đã phát hiện ra hai mỏ khí mới với trữ lượng rất lớn, đó là mỏ Cá Voi
Xanh năm 2012, trong thành tạo trầm tích đá vôi nứt nẻ hang hốc tuổi Miocen
giữa ở Đới nâng Tri Tôn với trữ lượng ước tính 150 tỉ m 3 khí và mỏ Kèn Bầu
phát hiện vào năm 2019 trong các tập cát kết tuổi Miocen. Hiện nay mỏ Kèn
Bầu này đang trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò, thẩm định với trữ lượng dự báo
hàng trăm tỷ m3 khí.
Ở cụm bể Trường Sa dầu khí cũng đã được tìm thấy ở một vài nơi. Năm
1976, nhà thầu Salen (Philippin) đã khoan giếng khoan Sampaguita-1 và đã phát
44
hiện khí và condensat trong đối tượng cát kết Paleocen - Eocen sớm ở độ sâu
3.422,9-3.430,5 m. Giếng được thử và cho dòng khí 3,6 MMCFPD (triệu bội
khí/ngày). Năm 1983, Nhà thầu Denison Mines đã khoan giếng Sampaguita-3A,
kết quả thử vỉa đã cho dòng khí 53,2 MMCFPD và condensat 25 BPD
(thùng/ngày) từ 3 tập cát kết Eocen-Oligocen trong khoảng 314,7 m và 3.162 m.
Theo Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tổng
tiềm năng dầu khí của Việt Nam được dự báo, đánh giá là khoảng 3,8-4,2 tỷ tấn
dầu qui đổi. Trong đó, khoảng 1,4-1,5 tỷ tấn dầu, condensate và 2,4-2,7 nghìn
tỷ m3 khí thiên nhiên. Tổng trữ lượng khí có thể khai thác hiện nay của Việt
Nam khoảng 150 tỷ m3, tập trung chủ yếu ở bể Cửu Long (35-40 tỷ m3) và Nam
Côn Sơn (95-100 tỷ m3).
Việc phát hiện và khai thác dầu khí trong móng granit nứt nẻ là một thành
tựu có giá trị to lớn về khoa học và kinh tế, làm thay đổi rất lớn về đối tượng thăm
dò dầu khí truyền thống. Các thành quả này đã đưa Việt Nam vào danh sách các
nước sản xuất dầu khí trên thế giới, đánh dấu một bước tiến vững chắc, khẳng
định một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.
Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đẩy mạnh việc tìm
kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng có thể khai thác; ưu tiên phát triển những vùng
nước sâu, xa bờ ở thềm lục địa với công nghệ hiện đại, mở rộng địa bàn và tích cực
triển khai hoạt động đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài. Ngành công
nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển đồng bộ từ tìm kiếm thăm dò, khai thác đến lọc
hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.

Bản đồ phân bố các bể trầm tích và mỏ dầu khí thềm lục địa Việt Nam
(Bổ sung: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa)

45
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí Năng lương Việt Nam, Dầu khí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức phát triển,
http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/dau-khi-viet-nam-hien-
trang-va-thach-thuc-phat-trien-bai-6.html.
2. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Địa chất và tài nguyên dầu khí, Hà Nội, 2005.
3. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Địa chất và tiềm năng dầu khí các bể trầm tích
Kanozoi thềm lục địa Việt Nam, 2007.
4. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Lịch sử phát triển,
http://www.pvn.vn/pages/lichsuphattrien.aspx?catid=82425591-B857-4325-98AD-
A353951215D0.

46
HÓA THẠCH BÀO TỬ VÀ PHẤN HOA,
di tích của cơ quan sinh sản của thực vật và một số dạng sinh vật khác như nấm,
tảo, vi khuẩn. Bào tử (BT) là một tế bào sinh sản có khả năng phát triển thành
một cá thể mới mà không cần hợp nhất với một tế bào sinh sản khác. BT được
tạo ra bởi vi khuẩn, nấm, tảo và thực vật, là tác nhân sinh sản của thế hệ sinh sản
vô tính trong vòng đời của thực vật mang bào tử. BT dễ thấy nhất ở các thực vật
không mang hạt, bao gồm cả rêu và dương xỉ. Ở những nhóm thực vật này, cũng
như ở nấm, BT có chức năng giống như hạt. Các cơ quan sinh BT thường nằm ở
mặt dưới của lá và BT thường rụng gần nơi mà chúng sống vì vậy BT của thực
vật sống ở ven các vũng lầy hoặc hồ nước thường xuyên bị rơi vào nước hoặc bị
mưa cuốn đến đó và được bảo tồn trong các lớp trầm tích. Khi có gió, một lượng
lớn BT bị rụng và phát tán đi xa hơn. Nhìn chung BT của vi khuẩn, nấm, tảo và
sinh vật nguyên sinh hiếm khi được bảo tồn nhưng bào tử của thực vật trên cạn
là hóa thạch rất phổ biến trong trầm tích.
Thực vật hạt trần và thực vật hạt kín hình thành hai loại BT: BT nhỏ tạo ra
giao tử đực hay phấn hoa, sinh sản trong các nhị hoa và BT lớn tạo ra giao tử
cái, trong đó các tế bào trứng phát triển, chứa trong noãn và được bao phủ trong
lá noãn.
Mỗi hạt phấn hoa (PH) là một cơ thể nhỏ, có hình dạng và cấu trúc khác
nhau, được hình thành trong cấu trúc đực của cây có hạt và được vận chuyển
bằng nhiều phương thức khác nhau (gió, nước, côn trùng,...) đến cấu trúc cái,
nơi xảy ra quá trình thụ tinh. Ở thực vật hạt kín, PH được tạo ra bởi bao phấn
của các bộ nhị trong hoa. Ở cây hạt trần, nó được hình thành trong các vi hạt của
nón phấn đực (microstrobili). PH gồm một hay nhiều tế bào sinh dưỡng và một
tế bào sinh sản. Bản thân hạt phấn không phải là giao tử đực. Ở cây hạt kín và
một số cây hạt trần, tế bào sinh dưỡng tạo thành ống phấn phát triển để gặp noãn
chưa được thụ tinh, tế bào sinh dưỡng là nguồn cung cấp tinh trùng.
Người ta có thể nhận dạng các hạt BT, PH của các loài thực vật khác nhau
nhờ các đặc điểm hình thái đặc trưng của chúng về hình dạng, kích thước, cấu
tạo miệng và các tô điểm bề mặt. Hình dạng là yếu tố đầu tiên dùng để phân biệt
và nhận dạng BT, PH. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt BT với PH nhờ hình
dạng đặc trưng của chúng dưới kính hiển vi (Hình 1).
Các hạt BT được liên kết với nhau theo từng bộ tứ sau khi tế bào mẹ trải
qua các lần phân chia tế bào. Thường có hai dạng bộ tứ - bộ tứ hình tam giác và
bộ tứ hình tứ diện. Từ các bộ tứ đó, các BT tách rời nhau thành các phần riêng
biệt. Yếu tố để nhận dạng BT là hình dạng và số lượng rãnh trên bề mặt. Có hai
loại BT là BT dạng hạt đậu - dạng BT có một rãnh (Hình 1a) và BT tam giác -
dạng BT có 3 rãnh (Hình 1b). Mặc dù chỉ có 2 hình dạng đặc trưng như vậy
nhưng BTvẫn rất đa dạng về hình thái khi xem xét đến các yếu tố tô điểm và cấu
trúc vách tế bào (Hình 2).
Ở hầu hết các hạt phấn của Thực vật hạt trần, cấu tạo vỏ ngoài phân biệt rõ
thành các lớp, với một lớp mỏng bên ngoài tạo thành các túi khí (saccate). Các
loại PH có túi khí phổ biến nhất có một phần thân và 2 túi khí 2 bên có tô điểm
dạng lưới (Hình 1e). Ngoài các dạng phổ biến có 2 túi khí (Hình 1e), PH của

47
Thực vật hạt trần còn có dạng có 1 rãnh (Hình 1c), không có miệng, 1 túi khí
hoặc 3 túi khí (Hình 3).
Trong số các nhóm thực vật, PH của Thực vật hạt kín có sự đa dạng và
phong phú nhất về hình dạng và tô điểm (Hình 4). Dựa vào số lượng lỗ và rãnh
người ta chia PH thực vật hạt kín thành các nhóm PH 1 lỗ, PH 1 rãnh, PH 2 lỗ,
PH 2 rãnh, PH 3 lỗ, PH 3 rãnh (Hình 4I), PH 3 lỗ, 3 rãnh (Hình 1d), PH nhiều
rãnh, PH nhiều lỗ, PH nhiều rãnh, nhiều lỗ. Ngoài số lượng rãnh, lỗ thì đặc điểm
hình dạng hạt phấn nhìn theo trục cực và theo trục xích đạo và tô điểm bề mặt
cũng là đặc điểm hình thái quan trọng để nhận dạng và phân loại hạt phấn của
thực vật hạt kín thành các cấp phân loại nhỏ hơn (Hình 4, II, III). Cấu tạo và
kích thước miệng của hạt phấn cũng rất phong phú và đa dạng. Hình 5 giới thiệu
cấu tạo miệng và hình dạng hạt phấn nhìn theo trục cực của 1 hạt phấn được tìm
thấy trong trầm tích Holocen vùng đồng bằng Sông Hồng. Loài thực vật phát tán
hạt phấn này có thể dùng để chiết suất chất camptothecin là chất chống ung thư,
tuy nhiên hiện không còn tìm thấy loài thực vật này ở Việt Nam.
Vì BT và PH được tạo ra với số lượng lớn và được phát tán rất xa nhờ gió
và nước, đồng thời cấu tạo màng ngoài của chúng lại rất bền vững trong điều
kiện môi nên hóa thạch của chúng có thể được bảo tồn tốt trong các tầng trầm
tích. Do sự phong phú và kích thước nhỏ của BT, PH nên có thể tìm thấy hóa
thạch của chúng trong các mẫu có khối lượng nhỏ như các mẫu lõi khoan. Vì
thế, phân tích HTBT, PH được áp dụng trong thực tế cho thăm dò dầu khí và các
nghiên cứu địa chất khác liên quan đến các tầng trầm tích nằm sâu dưới mặt đất.
Nghiên cứu HTBT, PH có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu tiến hóa và phân
loại học, đồng thời có thể giúp xác định mối quan hệ phát sinh loài giữa thực vật
đã hóa thạch và thực vật hiện còn sống. Để có thể phân tích đặc điểm hình thái
của các hạt BT, PH trong trầm tích trước hết cần phải tiến hành gia công mẫu để
tách các hạt BT, PH ra khỏi các thành phần trầm tích khác.
Ngành khoa học nghiên cứu BT, PH thực vật và một số sinh vật phù du cực
nhỏ, ở cả dạng sống và dạng hóa thạch được gọi là Bào tử - Phấn hoa học
(Palynology). Mặc dù những mô tả đầu tiên về hình thái hạt phấn đã được công
bố từ những năm 1640 nhưng ngành Bào tử - Phấn hoa học mới thực sự bắt đầu
một cách hệ thống từ việc nghiên cứu trầm tích than bùn ở Bắc Âu vào đầu
những năm 1900. Dựa vào sự thay đổi tỷ lệ phần trăm các dạng PH tìm thấy
trong trầm tích lõi khoan người ta đã xác định được tương quan về thành phần
loài trong cấu trúc rừng và từ đó xác định được sự thay đổi khí hậu trong nhiều
nghìn năm kể từ khi băng hà biến mất khỏi Bắc Âu. Do đó, mối quan hệ đã được
thiết lập giữa hàm lượng PH trong than bùn, mức địa tầng và khí hậu. Ứng dụng
của những phát hiện này đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu tiếp theo về cổ
khí hậu, đặc biệt là các giai đoạn băng hà và gian băng trong thời kỳ Pleistocen
(khoảng 2,6 triệu đến 11.700 năm trước). Nhìn chung, các nghiên cứu thuộc lĩnh
vực Bào tử - Phấn hoa học gắn liền với Thực vật học cũng như Địa chất học, đặc
biệt là những khía cạnh liên quan đến địa tầng, cổ khí hậu và cổ môi trường. Bào
tử - Phấn hoa học cũng có các ứng dụng trong Khảo cổ học, Pháp y học và công
tác điều tra hiện trường tội phạm, nghiên cứu dị ứng,...

48
Kết quả nghiên cứu HTBT, PH đã giúp xác định sự phân bố địa lý của nhiều nhóm thực vật từ đầu kỷ
Cambri (541 triệu năm trước) đến nay. Ngoài ra, dựa vào tiến hóa của thực vật người ta cũng có thể xác định
được tuổi của các tầng trầm tích nhờ các di tích HTBT, PH. Do đó, nhóm vi hóa thạch này rất hữu ích trong việc
xác định tuổi địa chất và đặc biệt quan trọng đối với các trầm tích không có hóa thạch lớn.

Hình 1. Đặc điểm hình thái cơ bản của BT, PH


(Nguồn: https://www.ucl.ac.uk/GeolSci/micropal/spore.html#images)

Hình 2. Đa dạng hình thái bào tử 3 rãnh. Hình 3. Đa dạng hình dạng và tô điểm của phấn
Nguồn: Jain (2020) hoa hạt trần. Nguồn: Erdtman (1943)

49
Hình 4. Đa dạng hình dạng và tô điểm của PH thực vật hạt kín
Nguồn: Erdtman (1943) và Jain (2020)

a. Cấu tạo miệng hạt phấn nhìn theo b. Hình do miệng hạt phấn nhìn theo
trục xích đạo trục xích đạo
Hình 5. Hóa thạch do miCamptotheca accuminata trong meca accuminata nhìn theo trục
xích đạo

Tài liệu tham khảo


1. Askin R. A., Jacobson S. R. Palynology, Encyclopedia of Physical Science and
Technology, 563-578, 2003, doi: 10.1016/b0-12-227410-5/00930-3.
2. Erdtman G., An Introduction to pollen analysis, Chronica Botanica Company, 352p,
1943.
3. Jain S., Fundamentals of Invertebrate Palaeontology, Microfossils, Springer, 43-65, 2020.

50
Các mục từ biên soạn cỡ Trung bình

51
BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT,
bản đồ trình bày các thông tin về cấu trúc địa chất bằng các ký hiệu quy ước trên
nền bản đồ địa hình của một vùng, một khu vực hay lãnh thổ ở một tỷ lệ nhất
định. Các yếu tố địa chất được đưa lên bản đồ là kết quả tổng hợp của công trình
đo vẽ lập bản đồ địa chất (BĐĐC), hoặc là kết quả của công tác biên hội tổng
hợp các bản đồ, các dữ liệu địa chất có sẵn.
BĐĐC có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn với các chức năng phong phú
là: khảo sát tài nguyên thiên nhiên; xác định sự phân bố các phân vị địa chất khác
nhau về thành phần thạch học, đặc trưng cấu tạo và tuổi thành tạo; lập lại lịch sử
tiến hóa địa chất của một vùng; xác định các khu vực có nguy cơ tai biến địa chất;
đánh giá các thông số vật lý của các đá cho địa chất công trình; xác định các địa
điểm với đá móng thích hợp cho việc chôn cất chất thải; giải quyết các vấn đề lý
luận và ứng dụng nhằm thúc đẩy tiến bộ trong địa chất học và các khoa học về
Trái đất; phát triển giáo dục địa chất học và các môn liên quan. Tỷ lệ BĐĐC phản
ánh mức độ chi tiết các nội dung về địa hình và địa chất được trình bày.
Theo tỷ lệ, BĐĐC được chia thành: khái quát (<1:1.000.000), nhỏ
(1:1.000.000-1:500.000), trung bình (1:250.000-1:100.000), lớn (1:50.000-
1:25.000) và chi tiết (>1:25.000). BĐĐC khái quát được thành lập cho lãnh thổ
cả nước, một nhóm nhiều nước liền kề, cả châu lục hoặc toàn cầu bằng cách
biên vẽ giản lược và khái quát hóa từ các bản đồ địa chất tỷ lệ lớn hơn. Bản đồ
địa chất tỷ lệ nhỏ được thành lập ở giai đoạn điều tra địa chất ban đầu cho các
khu vực riêng biệt tương đối rộng hoặc cho toàn lãnh thổ quốc gia không quá
lớn. Bản đồ địa chất tỷ lệ trung bình và lớn thường được thành lập trong khuôn
khổ các tờ bản đồ địa hình mang danh pháp quốc tế ở giai đoạn sau khi đã điều
tra lãnh thổ ở tỷ lệ nhỏ. Bản đồ địa chất chi tiết ở tỷ lệ 1:10.000 hoặc lớn hơn chỉ
được thành lập trên các diện tích nhỏ do có yêu cầu chuyên biệt về phát triển
kinh tế hoặc quốc phòng.
Bản đồ nền địa hình của bản đồ địa chất thường được giản lược và in màu
nhạt để trên nền đó các yếu tố địa chất được nổi bật hơn. BĐĐC khái quát và tỷ
lệ nhỏ thường không thể hiện các yếu tố địa hình, thậm chí chỉ để lại các ranh
giới quốc gia, đường bờ biển, vị trí các đô thị chính yếu nhất. BĐĐC tỷ lệ trung
bình tuy có nền địa hình nhưng được giản lược bớt các đường đồng mức, các
sông suối nhỏ và các địa danh không cần thiết.
BĐĐC là công cụ thiết yếu không những cho các nhà địa chất hàn lâm và
ứng dụng mà còn được nhiều giới rộng rãi quan tâm, nên nhà nước hầu hết các
quốc gia đều bảo đảm chi ngân sách cho việc thành lập các BĐĐC tỷ lệ nhỏ đến
tỷ lệ lớn. Nội dung chính yếu của BĐĐC được trình bày trong khung tờ bản đồ
bao gồm sự phân bố các phân vị địa chất và các yếu tố cấu tạo của chúng. Mỗi tờ
BĐĐC nhất thiết có ghi đầu đề, danh pháp tờ bản đồ, thước tỷ lệ, sơ đồ phân bố
tờ bản đồ, người thành lập, cơ quan và năm xuất bản, chú giải và thuyết minh
BĐĐC kèm theo. Bên ngoài khung của các tờ BĐĐC tỷ lệ trung bình và lớn
thường trình bày bổ sung các mặt cắt địa chất và cột địa tầng. Nội dung cốt lõi
của BĐĐC là các phân vị địa chất. Trước kia đó là phân vị thời địa tầng đối với
các thành tạo trầm tích và trầm tích, biến chất không phân biệt thành phần thạch
học và đá magma có thành phần thạch học khác nhau và tuổi của chúng. BĐĐC
52
kiểu này ít có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nên ngày nay phần lớn BĐĐC chú
trọng thể hiện các phân vị thạch địa tầng khác nhau về thạch học và tuổi (loạt, hệ
tầng, tập cho các thành tạo trầm tích và phức hệ, pha, tướng hay tổ hợp đá cho các
thành tạo magma và biến chất cao không phân tầng). Việc chọn cấp bậc phân vị
thạch địa tầng thể hiện trên BĐĐC dựa trên nguyên tắc là sao cho khoảng cách
ngắn nhất giữa các ranh giới địa chất cần kề không nhỏ hơn 1 mm theo tỷ lệ bản
đồ. Các phân vị thạch địa tầng được thể hiện trên BĐĐC bằng ký hiệu màu chỉ thị
tuổi địa thời và ký hiệu chữ cái Latin hoặc Hy Lạp để chỉ tuổi, thành phần thạch
học và tên của các phân vị địa chất. Các ký hiệu chữ số Ả Rập cũng được dùng để
chỉ thứ tự các tập trong các phân vị thạch địa tầng và các pha trong phức hệ
magma xâm nhập. Trong lúc tất cả các đường nét và dấu hiệu quy ước trên
BĐĐC chỉ các đặc trưng cấu tạo, cũng như các ký hiệu khác đều được vẽ bằng
màu đen thì các đường đứt gãy luôn được vẽ bằng màu đỏ. Các dấu hiệu trên
BĐĐC cũng như trên mặt cắt và cột địa tầng phải đảm bảo được tính trình bày
nhất quán và triệt để tuân thủ các quy chuẩn quốc tế hoặc quốc gia hiện hành.
Nội dung và hình thức của BĐĐC phổ biến của các vùng có ít lớp phủ trầm
tích và đá núi lửa trên đất liền được trình bày qua thí dụ hình 1. Ngoài ra còn có
các bản đồ địa chất chuyên đề với nội dung và cách trình bày khác như: BĐĐC
Đệ tứ, BĐĐC sâu dưới mặt đất, BĐĐC biển,...

Hình 1. Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-129-C (ĐẠI DƯƠNG)

53
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất
khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền (QCVN-49:2012/BTNMT ban hành theo Thông tư
23/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), 2012.
2. Pavel Hanžl and Kryštof Verner (eds.), Basic principles of geological and thematic
mapping, Czech Geological Survery, 2018.

54
BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT VIỆT NAM,
thể hiện các đặc điểm địa chất và khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam. Bản đồ
Địa chất Việt Nam (BĐĐCVN) (phần đất liền) được thành lập ở nhiều tỷ lệ, bao
gồm các bản đồ tỷ lệ nhỏ (1:1.000.000; 1:500.000), trung bình (1:250.000;
1:200.000; 1:100.000) và lớn (1:50.000; 1:25.000; 1:10.000 hoặc lớn hơn). Tuy
nhiên, có ba loại bản đồ cơ bản gồm các bản đồ tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000 và
1:50.000 được coi là bản đồ địa chất quốc gia, được thành lập theo các quy định
kỹ thuật thống nhất của nhà nước. Các bản đồ đã xuất bản đều kèm theo thuyết
minh bằng tiếng Việt và Tiếng Anh.
Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 được thành lập trên cơ sở các lộ trình khảo
sát thực địa thu thập các tài liệu địa chất, khoáng sản theo lộ trình khảo sát dọc
theo mạng lưới sông suối chính và các trục đường giao thông trong khu vực.
Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam được thành lập năm 1965 do tập thể các nhà
địa chất Liên Xô - Việt Nam thực hiện, do Dovjikov A.E. chủ biên. Công tác lập
bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 trên phạm vi cả nước đã được hoàn thành năm
1984. Bản đồ được xuất bản và lưu hành hiện nay gồm 22 mảnh (tờ) bản đồ địa
chất tỷ lệ 1:500.000 phủ kín toàn bộ diện tích phần đất liền và các đảo của
cả nước.
Bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 được thành lập chủ yếu trên
cơ sở các lộ trình khảo sát thực địa thu thập các tài liệu địa chất, khoáng sản
theo mạng lưới, mật độ lộ trình trung bình khoảng 0,2 km/km2, kết hợp với tổng
hợp các tài liệu địa chất có trước. Công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000
được hoàn thành năm 1984, phủ kín toàn bộ diện tích phần đất liền và các đảo
của cả nước. Bản đồ được xuất bản và lưu hành hiện nay gồm 56 mảnh (tờ), bao
gồm bản đồ địa chất loạt Đông Bắc và Tây Bắc xuất bản năm 1978. Loạt này
được biên tập và hiệu đính lại, loạt Đông Bắc xuất bản vào các năm 1999-2001,
loạt Tây Bắc xuất bản vào các năm 2004-2005. Còn từ Bắc Trung Bộ trở vào
phần lớn được xuất bản vào các năm 1995-1996, riêng loạt Bến Khế - Đồng Nai
là các năm 1997-1998. Kể từ năm 1996, các loạt tờ Bắc Trung Bộ, Đồng bằng
Nam Bộ, Kon Tum - Buôn Ma Thuột, Bến Khế - Đồng Nai và Đông Bắc Bộ đã
được biên tập và xuất bản với Ban biên tập do GS.TS Trần Văn Trị làm Trưởng
ban. Sau đó, loạt tờ Tây Bắc Bộ đã được biên tập và xuất bản với Ban biên tập
do TS. Nguyễn Thành Vạn làm Trưởng ban - là loạt tờ cuối cùng được xuất bản
năm 2005, kết thúc công việc biên tập và xuất bản Bộ Bản đồ địa chất và khoáng
sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000. Với công việc này, Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam đã đóng góp vào kho tư liệu địa chất của nước ta một bộ tư liệu quý
giá về cấu trúc địa chất Việt Nam và sự phân bố của các loại khoáng sản trong
các cấu trúc đó ở tỷ lệ trung bình (1:200.000).
Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 được thành lập chủ yếu trên cơ sở các lộ
trình khảo sát thực địa thu thập các tài liệu địa chất, khoáng sản theo mạng lưới,
mật độ lộ trình trung bình khoảng 0,5 km/km2, kết hợp với tổng hợp các tài liệu
địa chất có trước. Cho đến nay, bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 đã phủ kín 73%
diện tích phần đất liền cả nước.
Các bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ (1:1.000.000; 1:1.500.000) thường là các bản
đồ tổng hợp, được thành lập trên cơ sở tổng hợp từ các bản đồ nêu trên và các tài
55
liệu nghiên cứu, điều tra địa chất khác. Bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 1.000.000 Việt
Nam phần miền Bắc do Trần Văn Trị chủ biên xuất bản năm 1997; bản đồ địa
chất 1:1.500.000 Việt Nam - Lào - Campuchia do Phan Cự tiến chủ biên,
Nxb. Bản đồ năm 2009.
Nội dung bản đồ, ngoài các yếu tố về địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội (địa
hình, giao thông, địa danh, dân cư,…) được giản lược, bản đồ địa chất Việt Nam
(phần đất liền) ở các tỷ lệ khác nhau (1:500.000, 1:200.000 và 1:50.000) đều thể
hiện hai nội dung chính về địa chất gồm nền địa chất và các điểm quặng, mỏ
khoáng sản. Nền địa chất thể hiện diện phân bố, ký hiệu của các phân vị địa chất
(địa tầng, magma, biến chất) và hệ thống các ký hiệu gồm thạch học, hóa thạch,
các yếu tố cấu trúc (thế nằm đá trầm tích, hướng ép, trục uốn nếp, đứt gãy,…).
Kèm theo là chỉ dẫn mô tả khái quát đặc điểm các phân vị địa chất và các yếu tố
cấu trúc, cá ký hiệu khác. Phần lớn các bản đồ đều kèm theo mặt cắt địa chất để
thể hiện đặc điểm cấu trúc địa chất của tờ bản đồ. Các điểm quặng, mỏ khoáng
sản thể hiện các thông tin gồm: ký hiệu khoáng sản (thể hiện loại khoáng sản,
quy mô mỏ), số thứ tự trên bản đồ, tên viết tắt của loại khoáng sản; hiện trạng
khai thác (nếu có). Kèm theo là danh sách các mỏ, điểm quặng đã đăng ký trên
bản đồ.

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Thành Vạn, Nguyễn Xuân Bao, Dương Văn Cầu, Trần Văn Mến, Nguyễn Bá
Minh, Nguyễn Đình viên, Phạm Huy Thông, Vũ Quang Lân, Thái Quang, Mai Kim Vinh, Bùi
Thế Vinh, Đào Ngọc Đình, Vũ Trọng Tấn, Những kết quả nổi bật trong lập bản đồ địa chất -
khoáng sản tỉ lệ 1/50.000 (Phần đất liền) - giai đoạn 2000-2012, Tạp chí Địa chất, 336-337:
7-10, 2013,
2. Tạp chí Địa chất, Cụm công trình Bản đồ địa chất Việt Nam và Bản đồ khoáng sản
Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Tin địa chất, Tạp
chí Địa chất, 289: 7-8, 2005.
3. Tạp chí Địa chất, Hoàn thành việc biên tập và xuất bản bộ Bản đồ địa chất và khoáng
sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000, Tin địa chất, Tạp chí Địa chất, 291: 11-12, 2005.

56
CẤU TRÚC BÊN TRONG TRÁI ĐẤT,
mô tả thành phần, trạng thái và ranh giới của các lớp cấu tạo nên Trái đất. Trái
đất là một thiên thể có dạng hình cầu gồm có phần rắn là một khối cầu có bán
kính trung bình 6371 km, được bao bọc bởi lớp nước (thủy quyển) và lớp khí
(khí quyển) và có cấu trúc phân lớp đồng tâm. Cấu trúc bên trong của Trái đất
được phân chia dựa vào tốc độ truyền sóng địa chấn, hoặc dựa vào tính chất lưu
biến hay tính chất cơ nhiệt, tức là hành vi hay phương thức biến dạng của các đá
tạo vỏ và thạch quyển đối với ứng suất. Theo tính chất truyền sóng địa chấn,
tính từ bề mặt vào tâm, Trái đất gồm ba phần chính là lớp vỏ, lớp manti và nhân.
Lớp vỏ Trái đất tiếp xúc với với lớp manti thông qua mặt ranh giới Mohorovičić
(đặt theo tên nhà Địa Vật lý người Croitia), hay còn gọi là mặt gián đoạn Moho
hoặc mặt Moho. Ranh giới giữa lớp manti với nhân Trái đất gọi là ranh giới
Gutenber (đặt theo tên nhà Địa Vật lý người Đức). Theo tính chất cơ nhiệt hay
tính chất lưu biến, cấu trúc bên trong Trái đất được phân chia thành thạch quyển,
quyển mềm, manti dưới, nhân ngoài và nhân trong. Theo cách phân chia này thì
ranh giới dưới hay đáy của thạch quyển là bề mặt đẳng nhiệt có nhiệt độ xấp xỉ
1280°C và nằm trong manti (hình 1). Nhân trong và nhân ngoài tách biệt bằng
ranh giới Bullen hay Lehman-Bullen (Bullen K.E, và Lehmann I. là tên nhà địa
chấn người Newzeland và Đan Mạch).
Vỏ Trái đất là lớp mỏng nằm ngoài cùng, có chiều dày thay đổi từ 5 đến
70 km và chiếm khoảng 1% thể tích Trái đất. Vỏ Trái đất gồm hai loại, vỏ đại
dương dày trung bình từ 5 đến 10 km, phân bố chủ yếu ở các vùng biển sâu và
đại dương, và vỏ lục địa dày trung bình từ 30 đến 50 km bao gồm lục địa kép dài
đến chân lục địa. Vỏ lục địa có chiều dày thay đổi rộng hơn so với vỏ đại dương.
Ở các đai núi va chạm như Hymalaya, vỏ lục địa dày tới 70 km trong khi ở đới
tách dãn như rift Đông Phi, vỏ lục địa chỉ dày 25 km.
Vỏ đại dương có cấu trúc phân làm bốn lớp rõ rệt, trên cùng là lớp mỏng
trầm tích biển thẳm, ngay bên dưới là lớp đá phun trào bazan bao gồm bazan
dạng gối và basalt dạng lớp phủ. Dưới lớp basalt là lớp đá mạch (dike) thẳng
đứng có thành phần tương tự lớp basalt. Bên dưới lớp đá mạch là lớp gabbro có
cấu trúc đồng nhất, tiếp dưới cùng là lớp gabbro có cấu trúc kết tinh phân tầng.
Vỏ lục địa có cấu trúc phức tạp hơn so với vỏ đại dương và tính phân lớp
không hoàn toàn rõ rệt. Nếu tính theo thành phần hóa học trung bình thì vỏ lục
địa có thể chia thành hai phần, vỏ trên bao gồm các đá trầm tích, đá xâm nhập
trung tính đến axit và đá trầm tích-núi lửa biến chất thấp. Vỏ dưới chủ yếu là các
đá biến chất cao gneiss mafic, siêu mafic, granulit đến eclogite. Ranh giới giữa
hai phần này nằm ở độ sâu trong khoảng 15-20 km và chỉ rõ nét ở một số khu
vực. Trước thập niên 1960 ranh giới này được gọi là ranh giới Condrat và mang
tính toàn cầu. Tuy nhiên, từ 1960 đến nay, các nghiên cứu mới cho thấy ranh
giới Condrat chỉ mang tính khu vực.
Manti là phần nằm giữa lớp vỏ và nhân Trái đất, có chiều dày lớn nhất
trong số các lớp của Trái đất, mở rộng từ ranh giới Moho đến độ sâu 2900 km.
Thành phần hóa học của manti tương đối đồng nhất. Tuy nhiên, theo sự thay đổi
tốc độ truyền sóng địa chấn, manti được chia thành ba lớp từ trên xuống dưới:
manti trên tính từ mặt Moho đến độ sâu 410 km, lớp manti chuyển tiếp từ độ sâu
57
410 đến 670 km và manti dưới từ độ sâu 670 km đến ranh giới Gutenber ở độ
sâu 2900 km. Vật chất tạo nên manti chủ yếu là các đá siêu mafic, điển hình là
peridotit.
Nhân Trái đất là một khối cầu có đường kính khoảng 3471 km, gần bằng
kích thước của Mặt Trăng, có tỷ trọng rất lớn (từ 9,9 đến 13,0 g/cm 3) được hình
thành chủ yếu từ hợp kim của sắt và niken. Theo tính chất truyền sóng địa chấn,
nhân Trái đất chia thành nhân trong có bán kính khoảng 1220 km ở trạng thái
rắn, và nhân ngoài có chiều dày khoảng 2266 km gồm các hợp kim giàu sắt và
niken và một số kim loại nhẹ hơn ở trạng thái nóng chảy.
Thạch quyển bao gồm lớp vỏ Trái đất và phần trên cùng của manti. Vì vỏ
Trái đất có vỏ lục địa và vỏ đại dương nên thạch quyển cũng gồm hai loại tương
ứng. Thạch quyển ở trạng thái cứng rắn bị tách ra thành các mảng kiến tạo “nổi”
và có khả năng trôi trượt trên quyển mềm. Ranh giới dưới của thạch quyển được
xác định bằng mặt đẳng nhiệt 1280°C. Độ sâu tới mặt đẳng nhiệt 1280°C thay
đổi tùy theo cấu trúc nhiệt của phần manti bên dưới và tuổi của vỏ Trái đất. Ở
khu vực biển thẳm đại dương, thạch quyển có chiều dày khoảng 100 km trong
khi ở các miền nền lục địa cổ chiều dày thạch quyển có thể vượt quá 150 lên tới
200 km.
Quyển mềm là một bộ phận của manti, nằm sát dưới thạch quyển và phát
triển từ độ sâu khoảng 80-200 km xuống manti dưới. Ranh giới dưới của quyển
mềm chưa được xác định rõ ràng bởi vì manti bên dưới thạch quyển luôn ở trạng
thái mềm và chảy dẻo. Ranh giới này phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ của manti
và có thể đạt đến độ sâu 670-700 km tức là hết đáy của lớp manti chuyển tiếp
sang lớp manti dưới. Quyển mền là nguồn cung cấp magma chính cho thạch
quyển Trái đất.

Hình 1. Cấu trúc bên trong của Trái đất (Nguyễn Văn Vượng)

58
Tài liệu tham khảo
1. Ben A Van Der Pluijm., Marshak S. Earth structure: An introduction to Structural
geolgy and Tectonics. 2nd Edition, W. W. Norton & Company, 673p, 2004,.
2. Gupta H.K (Editor). Encyclopedia of Solid Earth Geophysics. Springer, 1539p, 2011.
3. Selley R.C., Cocks L.R.M., Plimer I.R. (Editors). Encyclopedia of Geology. Elsevier,
Academic Press, 1-5, 2005.

59
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT (cg. cấu tạo địa chất),
các đặc điểm về dạng nằm, sự phân bố, cách sắp xếp, hình dạng, cách thức liên
kết bên trong của các thể địa chất hay các thể đá theo không gian ba chiều trong
vỏ Trái đất. Cấu trúc địa chất (CTĐC) là sản phẩm được tạo ra trong quá trình
chuyển động kiến tạo của vỏ Trái đất cũng như của thạch quyển.
Các CTĐC rất phong phú về hình, dạng, quy mô, kích thước, cách thức và
thời gian thành tạo và chúng liên kết với nhau tạo nên kiến trúc lớp vỏ Trái đất.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, CTĐC được chia thành các nhóm khác nhau.
Theo mối liên quan với nguồn lực kiến tạo CTĐC được chia thành: nhóm cấu
trúc nguyên sinh, hình thành đồng thời với quá trình thành tạo thể địa chất;
nhóm cấu trúc nguồn gốc kiến tạo, do quá trình biến dạng kiến tạo tạo ra. Nhóm
này lại chia thành hai phụ nhóm: (1) nhóm cấu trúc dòn là nhóm các cấu trúc có
sự đứt rời, mất liên kết giữa các yếu tố thạch học và xảy ra chủ yếu ở phần nông
của vỏ Trái đất; (2) nhóm cấu trúc dẻo sinh ra chủ yếu ở phần sâu của vỏ Trái
đất nơi có nhiệt độ và áp suất cao hơn, là nhóm có sự thay đổi về hình dạng,
kích thước và cách thức liên kết của các yếu tố khoáng vật, thạch học mà không
mất đi sự liên kết giữa các yếu tố đó. Ranh giới giữa hai nhóm này không rõ
ràng mà thay đổi tùy thuộc vào sự phân bố nhiệt trong vỏ Trái đất và thành phần
của đá. Các cấu trúc vừa có cả yếu tố dẻo vừa có cả yếu tố dòn thì gọi là cấu trúc

dòn-dẻo hoặc dẻo-dòn.


CTĐC nguyên sinh nguồn gốc trầm tích gồm hai nhóm: (1) cấu trúc bên
trong của lớp và đặc tính phân lớp gồm có: cấu trúc phân lớp song song nằm
ngang, cấu trúc phân lớp xiên chéo (Hình 1), cấu trúc uốn nếp do dòng nước
chảy rối loạn, cấu trúc vòm muối; (2) cấu trúc bề mặt lớp bao gồm vết giọt mưa,
khe nứt co ngót, vết gợn sóng, dấu vết hoạt động của sinh vật,…
Nhóm cấu trúc nguyên sinh nguồn gốc magma xâm nhập gồm cấu trúc có
dạng: nền, nấm, chậu, vỉa; tường, trụ tròn, mạch, mạch tỏa tia; vòng cung, khối.
Liên quan đến magma phun trào có cấu trúc dạng cột, gối tròn của đá basalt,
dòng chảy (Hình 1).
Cấu trúc dòn bao gồm khe nứt, đứt gãy, các đới đá vỡ vụn do kiến tạo sinh
ra (Hình 1). Quy mô các loại cấu trúc dòn thay đổi từ vài milimet đến hàng trăm
mét đối với khe nứt hoặc đến hàng nghìn km đối với đới đứt gãy. Các khe nứt có
thể được phân chia theo đường phương, cách phân bố của tập hợp khe nứt trong
khối đá, nguồn gốc phát sinh. Phổ biến nhất là theo cách thức chúng hình thành,
bao gồm khe nứt tách và khe nứt trượt cắt. Đối với đứt gãy, tùy theo mục đích
nghiên cứu, các nhà địa chất phân loại chúng theo nhiều cách khác nhau (xem
mục từ đứt gãy).
Cấu trúc dẻo liên quan đến nếp uốn gồm rất nhiều loại, không tính đến trật
tự địa tầng mà căn cứ vào hướng lồi hay lõm, có nếp vồng (antiform) và nếp
võng (synform). Nhiều nếp vồng và nếp võng nhỏ xen kẽ tạo thành một nếp
vồng quy mô lớn gọi là phức nếp vồng (anticlinorium) ngược lại gọi là phức nếp
võng (synclinorium). Nếu trật tự địa tầng bình thường, đá trẻ dần từ dưới lên
trên bị uốn nếp với mặt lồi hướng lên trên thì gọi là nếp lồi (anticline), ngược lại
gọi là nếp lõm (syncline). Các nếp lồi và nếp lõm đan xen nhau tạo thành phức
60
nếp lồi hoặc phức nếp lõm. Khi trật tự địa tầng bị đảo ngược tức đá già hơn nằm
trên đá trẻ và bị uốn nếp với mặt lồi hướng lên trên thì gọi là nếp lõm vồng
(antiformal syncline), ngược lại thì gọi là nếp lồi võng (synformal anticline).
Các nếp uốn được phân loại theo nhiều cách khác nhau (Hình 2). Ngoài các nếp
uốn phổ biến hay gặp còn có một số nếp uốn đặc biệt (Hình 3).
Cấu trúc dẻo liên quan đến các đới siết trượt là cấu trúc được hình thành ở
phần sâu trong vỏ Trái đất thường là các cấu trúc đạng mặt như mặt ép phiến,
cấu trúc dạng tuyến kéo dài khi các khoáng vật sắp xếp thẳng hàng hoặc bị kéo
dài ra tạo thành dạng dải, hoặc nếp uốn dạng bao kiếm. Đới xiết trượt tương tự
như đới đứt gãy nhưng không có sự đứt rời của hai cánh và dấu vết biến dạng
dẻo để lại trong toàn bộ thể tích của khối đá.
Nghiên cứu các cấu trúc địa chất có ý nghĩa quan trọng trong rất nhiều
lĩnh vực như xây dựng các công trình hồ thủy điện, thủy lợi, cầu, cảng, đường
giao thông; địa chất dầu khí; địa chất các mỏ khoáng, địa chất thủy văn, địa chất
môi trường. Các đá bị uốn nếp, nứt vỡ, đứt gãy thường tạo thành các vị trí thuận
lợi cho việc tích tụ khoáng sản, dầu khí. Các đới đứt gãy, đới dập vỡ đóng vai
trò kênh dẫn dung dịch tạo quặng từ sâu trong lòng đất đi lên để tập trung vào
nhân các nếp lồi, các mạch khe nứt, dọc đới đứt gãy. Các mỏ dầu khí cũng
thường tập trung trong phần vòm nếp lồi, trong các bẫy đứt gãy, trong các đới
dập vỡ nứt nẻ. Trong xây dựng các công trình như hồ chứa thủy điện, thủy lợi,
làm đường, cấu trúc địa chất có vai trò quan trọng trong viêc lựa chọn vị trí xây
đập và thiết kế công trình, tìm kiếm nước ngầm, xử lý chôn lấp chất thải.

61
Hình 1. Một số cấu trúc liên quan đến magma phun trào, tính phân lớp nguyên sinh
của trầm tích và cấu trúc dòn (Ảnh Nguyễn Văn Vượng)

62
Hình 2. Các loại nếp uốn (Nguyễn Văn Vượng)

63
Hình 3. Một số nếp uốn đặc biệt (Nguyễn Văn Vượng)

Tài liệu tham khảo


1. Fossen H., Structural Geology, Cambridge University Press, 2nd Edition, 524p, 2016.
2. Park R. G., Foundation of Structural Geology, 3rdEdition, Springer, 164p, 2012.
3. Pollard D.D., Fletcher R.C., Fundamentals of Structural Geology, Cambridge
University Press, 500p, 2005.
4. Rowland S.M., Duebendorfer E.M., Schiefelbein I.M., Structural Analysis and
Synthesis: A Laboratory Course in Structural Geology 3rd Edition, Wiley-Blackwell, 320p,
2007.
5. Twiss, R.J., Moores E. M., Structural Geology, 2nd Edition, W.H. Freeman and
Company, 737p, 2006.

64
CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT,
bảng giải thích các ý nghĩa của tất cả các nội dung (màu sắc, đường nét, ký
hiệu,...) thể hiện trên bản đồ địa chất, mặt cắt và cột địa tầng kèm theo.
Bảng chú giải bản đồ địa chất gồm có các nhóm (khối): các phân vị địa
chất; các ký hiệu thành phần thạch học; các ký hiệu yếu tố địa chất thể hiện mối
tương quan của các phân vị địa chất (các yếu tố thế nằm của lớp và phiến, các
ranh giới địa chất, các phá hủy đứt gãy); các ký hiệu khác (nơi thu thập hóa
thạch, nơi có mẫu tuổi tuyệt đối, giếng khoan sâu, mạch nước nóng, độ sâu địa
chất,...). Chú giải bản đồ địa chất thường đặt ở sát bên phải khung bản đồ. Nhóm
chú giải các phân vị địa chất được đặt trên cùng và có nhiều cách trình bày khác
nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp và tỷ lệ của bản đồ địa chất. Phần lớn chú
giải bản đồ địa chất, nhất là ở các bản đồ địa chất tỷ lệ trung bình và lớn hơn,
được trình bày dưới dạng hai cột dọc: cột bên Trái là các dấu hiệu quy ước của
các phân vị địa tầng (loạt, hệ tầng), còn cột bên phải dành cho các phân vị
magma và biến chất không phân tầng (phức hệ, pha, tổ hợp đá). Bên Trái các cột
này trình bày phần tương ứng của thang thời địa tầng và bên phải là diễn giải rất
vắn tắt các thông tin về thành phần vật chất của các phân vị địa chất tương ứng.
Chú giải bản đồ địa chất ở phần khối này được sắp xếp từ trên xuống dưới lần
lượt theo thứ tự từ trẻ đến già của các phân vị địa chất có trên bản đồ địa chất.
Tất cả các ký hiệu quy ước trên chú giải cần phải hoàn toàn tương thích đầy đủ
với các ký hiệu đã trình bày trên tờ bản đồ địa chất, cũng như trên mặt cắt và cột
địa tầng kèm theo, đồng thời phù hợp các ký hiệu quy ước của quốc tế hoặc theo
quy định pháp luật hiện hành của quốc gia. Thông thường, các ký hiệu phân vị
địa tầng thể hiện theo sự phân chia các đơn vị thời địa tầng như liên giới, giới,
hệ, thống, bậc, đới. Các thành tạo địa tầng ở các giai đoạn thành tạo khác nhau,
các phân vị địa tầng được trình bày theo trình tự có tuổi từ trẻ đến cổ theo trình
tự cột địa tầng từ trên xuống dưới. Các cách thức thể hiện theo quy chế các phân
vị địa tầng, như cấp phân vị lớn rồi đến các phân vị nhỏ hơn như địa tầng đến
phân địa tầng. Các tuổi thành tạo của phân vị địa tầng được thể hiện theo các mã
mầu khác nhau theo quy định quốc tế, các mã màu này được pha trộn theo ba

65
cấp màu chính là màu đỏ, màu xanh lá cây và màu xanh da trời. Các ký hiệu về
tuổi sẽ được thể hiện trên ô màu của phân vị địa tầng đi kèm là chú giải về các
biến loại đá trầm tích, phun trào, cổ sinh,… Các thành tạo magma được thể hiện
như những đối tượng riêng biệt, chúng được thể hiện theo trình tự thời gian hình
thành từ trẻ đến cổ theo hướng từ trên xuống dưới với từng mã mầu đậm nhạt
khác nhau. Ngoài ra các thành tạo magma còn được phân biệt bằng các ký hiệu.
Các ký hiệu này được thể hiện để phân biệt đá xâm nhập và phun trào, đá siêu
mafic, mafic, trung tính và axit. Ngoài ra, chú giải bản đồ địa chất còn thể hiện
các yếu tố kiến tạo, cụ thể như các đứt gãy sâu, đứt gãy trượt bằng, đứt gãy
thuận, đứt gãy nghịch hay các đứt gãy giả định, thế nằm của đá… Các yếu tố
kiến tạo này cũng được thể hiện bằng các ký hiệu khác nhau cũng như cấp độ
màu đậm nhạt khác nhau. Ngoài các chú giải chính về các thực thể địa chất nêu
trên, chú giải khác sẽ được chú giải cho các yếu tố của cơ sở địa hình như sông
ngòi (địa danh sông ngòi chính thường được ghi tên ngay trên bản đồ địa chất),
vị trí hành chính như thành phố, huyện, xã,…. Chi tiết các ký hiệu này được thể
hiện ở hình vẽ dưới.

66
Hình mẫu: Chú giải ký hiệu màu các phân vị thời địa tầng (theo Quy chuẩn Việt Nam
QCVN-49:2012/Bộ TNMT). (Số trong ngoặc đơn là mã màu quốc tế (R, G, B))

67
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất
khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền (QCVN49: 2012/BTNMT ban hành theo Thông tư
23/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), 2012.
2. Будрэ А.И., Маймин Ю.С., Старченко В.В., Фараджев В.А. и др, Инструкция по
составлению и под готовке к изданию листов Государственной геологической карты
Российской Федерации масштаба 1:200.000, Роскомнедра, Москва, 244 с, 1995.

68
CHUYỂN ĐỘNG KIẾN TẠO,
sự dịch chuyển tương đối của vỏ Trái đất, mảng thạch quyển theo chiều ngang
và thẳng đứng. Dòng đối lưu nhiệt trong manti Trái đất đưa các mảng thạch
quyển di chuyển dẫn đến biến dạng vỏ Trái đất và biến đổi thành phần hóa học,
khoáng vật, kiến trúc, cấu tạo của các đá có trước, hình thành các loại đá mới,
tạo ra các cấu trúc địa chất khác nhau. Các cấu trúc địa chất có quy mô từ nhỏ
như một khe nứt dài vài mét, đường nứt kiến tạo dài vài trăm mét đến quy mô
lớn như dãy núi Hymalaya dài khoảng 2400 km hay dải núi ngầm giữa Đại Tây
Dương dài khoảng 5600 km chạy từ Nam lên Bắc bán cầu.
Ở quy mô toàn cầu, các mảng thạch quyển trôi trượt bên trên quyển mềm
và chuyển động tương đối với nhau từng đôi một. Khi hai mảng di chuyển rời xa
nhau thì gọi là chuyển động phân ly, khi hai mảng di chuyển tiến lại gần nhau
thì gọi là chuyển động hội tụ. Khi mảng đại dương chìm xuống bên dưới quyển
mềm và manti của mảng lục địa thì gọi là chuyển động hút chìm. Hai mảng
chuyển động song song và so le với nhau thì gọi là chuyển động trượt bằng. Ba
kiểu chuyển động này trùng với ba kiểu ranh giới mảng thạch quyển, gọi là ranh
giới phân ly, hội tụ và chuyển dạng.
Ở quy mô khu vực, khi một phần vỏ Trái đất bị kéo căng, giãn ra, nứt và
đứt tách thì gọi là chuyển động căng giãn. Quá trình căng giãn làm cho vỏ Trái
đất mỏng đi, bề mặt địa hình bị lún sụt xuống thấp hơn hẳn so với vùng lân cận.
Ngược lại, khi vỏ Trái đất bị nén lại, các đá tạo vỏ Trái đất bị dồn ép, uốn nếp,
hình thành các đứt gãy nghịch, chờm phủ thì gọi là chuyển động nén ép. Quá
trình đó gọi quá trình tạo núi, vỏ Trái đất bị dày hơn bình thường, phần đáy của
vỏ bị võng xuống sâu còn bề mặt bị nhô cao so với xung quanh. Khi hai phần vỏ
Trái đất trượt song song với tốc độ khác nhau thì gọi là chuyển động trượt bằng.
Tốc độ chuyển động kiến tạo thay đổi trong khoảng rộng và gồm hai loại.
Loại chậm, có tốc độ dịch chuyển cỡ vài milimet đến vài chục milimet/năm.
Mặc dù tốc độ rất nhỏ, nhưng do quá trình chuyển động kéo dài từ vài chục đến
vài trăm triệu năm, dẫn đến vỏ Trái đất, thạch quyển dịch chuyển quy mô lớn.
Loại chuyển động này liên quan đến quá trình xô húc mảng để tạo thành các dãy
núi, hoặc giãn tách tạo thành biển rìa hoặc đại dương. Ví dụ, Biển Đông Việt
Nam đã tách mở từ 32 đến 16 triệu năm trước, có chiều rộng 600-700 km theo
chiều bắc nam, với tốc độ từ 35 đến 40 mm/năm. Loại chuyển động rất nhanh có
biên độ dịch chuyển cỡ vài chục centimet đến hàng mét xảy ra trong vài phần
nghìn đến vài chục giây, ghi nhận được trong các trận động đất có cường độ cao
dọc các đới đứt gãy phân chia ranh giới mảng. Loại chuyển động với tốc độ
nhanh thường không kéo dài. Ví dụ, trong trận động đất có độ lớn 7,3 Richte
xảy ra ngày 17 tháng 1 năm 1995 ở Kobe, mặt đất dịch chuyển dọc đứt gãy
Norima cắt qua đảo Awaji có biên độ trung bình 2,1 m theo chiều ngang và 1,2
m theo chiều thẳng đứng trong khoảng 20 giây, tương đương với tốc độ dịch
chuyển theo phương nằm ngang trung bình từ 60 đến 105 mm/giây.
Hiện nay, các nhà khoa học mới chỉ có thể xác định được tốc độ chuyển
động kiến tạo của các mảng thạch quyển từ 180 triệu năm trước, tức là vào
khoảng cuối kỷ Jura sớm, cho đến nay. Để biết được tốc độ chuyển động của
mảng thạch quyển, các nhà khoa học sử dụng hiện tượng đảo cực từ của Trái
69
đất. Các lớp đá phun trào từ manti dưới đáy đại dương sẽ ghi nhận dấu và cường
độ từ trường tạo thành chiều rộng tương ứng với thời gian giữa hai lần đảo cực
từ. Biết được độ dài khoảng thời gian xảy ra đảo cực từ và chiều rộng của dải dị
thường từ sẽ tính được tốc độ dịch chuyển trung bình của mảng thạch quyển
trong khoảng thời gian xảy ra đảo cực từ đó. Bằng cách như vậy, tốc độ chuyển
động trung bình của mảng Nam Mỹ tách rời xa mảng Châu Phi và mảng Bắc Mỹ
tách rời xa mảng Âu - Á tính được là 3,1 cm/năm, cao hơn tốc độ hiện nay là
2,5 cm/năm. Chuyển động hiện nay của các mảng kiến tạo được xác định trực
tiếp bằng các phương pháp trắc địa vệ tinh.
Sự phân bố của các lục địa, đại dương và hình thái bề mặt địa hình Trái đất
hiện nay là kết quả của chuyển động kiến tạo kéo dài từ kỷ Jura và vẫn đang tiếp
tục đến ngày nay.

Tài liệu tham khảo


1. Philip Kearey., Keith A. Klepeis., Frederick J. Vine, Global Tectonics, Wiley-
Blackwell, 496p, 2009.
2. Selley R.C., Cocks L.R.M., Plimer I.R. (Editors), Encyclopedia of Geology. Elsevier,
Academic Press, tr.1-5, 2005.
3. Timothy M. Kusky, Encyclopedia of Earth Science, Fact on File, Inc, 529p, 2004.

70
CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT,
một khu vực có ranh giới địa lý - hành chính rõ ràng, liền khoảnh, trong đó chứa
đựng một tập hợp các di sản địa chất (DSĐC) có giá trị khoa học, giáo dục, thẩm
mỹ và kinh tế. Công viên Địa chất (CVĐC) cũng là nơi hội tụ các giá trị khác về
cảnh quan, đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa,... tất cả cùng được
nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn và khai thác, sử dụng một cách tổng thể,
bền vững.
CVĐC hướng tới ba mục tiêu cụ thể là: (1) Bảo tồn DSĐC cùng các giá trị
khác trong khu vực, như di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, cảnh quan, môi
trường, hệ sinh thái,...; (2) Quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò
và giá trị của các khoa học Trái đất, về các vấn đề trọng đại nhân loại đang phải
đối mặt, như sử dụng bền vững tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi
trường, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu; khuyến khích học tập, nghiên cứu
về các khoa học Trái đất và giáo dục lòng yêu thiên nhiên và trách nhiệm công
dân trong việc bảo vệ và khai thác bền vững các DSĐC, góp phần vào chiến
lược nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương và đất nước;
(3) Thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế bền vững, hài hòa với bảo tồn như
tham quan, du lịch (du lịch sinh thái, du lịch địa chất) và các hoạt động kinh tế
phụ trợ khác, tạo nguồn thu nhập bổ sung cho cộng đồng địa phương.
CVĐC là một mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững, một mô hình
bảo tồn “mở”. Khác với các mô hình bảo tồn khác, như vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên, các khu di sản thiên nhiên hay khu dự trữ sinh quyển thế giới,
nơi chủ yếu tập trung vào bảo tồn, toàn bộ CVĐC không phải là một khu bảo
tồn mà chỉ có một số vị trí nhất định, như các điểm DSĐC, các khu di tích lịch
sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên
nhiên nằm trong phạm vi CVĐC,... mới cần được bảo tồn theo luật định; ở các
diện tích khác của CVĐC mọi hoạt động phát triển kinh tế hợp pháp, thân thiện
với cộng đồng, thân thiện với môi trường, với thiên nhiên, trân trọng các giá trị
di sản... vẫn được diễn ra bình thường. Tiền thân của CVĐC là các khu Bảo tồn
Địa chất, một mô hình khá phổ biến ở các nước Châu Âu vào những năm 80-90
của thế kỷ trước, tương tự như các mô hình khu Bảo tồn Thiên nhiên hoặc khu
Dự trữ Sinh quyển Thế giới, tức là chỉ chú trọng đến bảo tồn các giá trị DSĐC.
Tuy nhiên, sau đó mô hình này đã được hoàn thiện dần để trở thành CVĐC,
không còn chỉ bảo tồn nữa và cũng không còn chỉ chú trọng đến DSĐC nữa.
CVĐC đã hướng đến cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, đặc biệt chú ý đến lợi
ích của cộng đồng địa phương. Mặc dù DSĐC vẫn đóng vai trò chủ đạo, CVĐC
đã hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể của mọi loại hình di sản khác.
Ở nhiều nước trên thế giới, sự chuyển đổi và mở rộng về nội hàm kể trên không
mấy ảnh hưởng đến tên gọi CVĐC (Geopark). Tuy nhiên, ở một số nước khác
như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,... có ý kiến cho rằng cần đổi
tên CVĐC thành một tên gọi khác, thí dụ Công viên Trái đất, Công viên Địa
cảnh, Công viên Địa học,...
Một CVĐC cần có diện tích đủ lớn để có thể đóng góp đáng kể vào công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là dưới hình thức phát
triển du lịch và các dịch vụ phụ trợ khác. Theo thống kê, các CVĐC trên thế giới
71
thường có diện tích khoảng một vài trăm đến một vài nghìn km 2. Những năm
đầu, các CVĐC đầu tiên có diện tích chỉ một vài trăm km 2, như CVĐC
Danxiashan (Trung Quốc) chỉ rộng 290 km2, CVĐC Langkawi (Malaysia) chỉ
rộng 478 km2. Sau này, thấy được vai trò, hiệu quả của CVĐC, người ta có xu
hướng thành lập những CVĐC rộng hơn, hoặc mở rộng những CVĐC hiện có,
lên đến hàng vài nghìn km2. Các CVĐC ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng
một vài nghìn km2, thuộc loại trung bình trên thế giới. Chẳng hạn CVĐC Cao
nguyên đá Đồng Văn rộng 2.360 km2; CVĐC Non Nước Cao Bằng rộng
3.390 km2, hiện đang trình hồ sơ đề nghị mở rộng thành 3.683 km2; CVĐC Đắk
Nông rộng khoảng 4.760 km2.
Từ năm 2005, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã soạn thảo
hướng dẫn đối với các khu Di sản Thế giới có giá trị địa chất - địa mạo nổi bật
toàn cầu, theo đó các khu vực này có thể được phân chia thành 13 kiểu sau:
(1) Các đặc tính cấu trúc - kiến tạo; (2) Núi lửa/các hệ thống núi lửa; (3) Các hệ
thống núi; (4) Các vị trí địa tầng; (5) Các vị trí hóa thạch; (6) Các hệ thống sông,
hồ và đồng bằng châu thổ; (7) Các hệ thống karst và hang động; (8) Các hệ
thống ven biển; (9) Các hệ thống đá ngầm, rạn san hô vòng và đảo đại dương;
(10) Sông và mũ băng; (11) Các dấu ấn của thời kỳ băng hà; (12) Các hệ thống
sa mạc/bán sa mạc; và (13) Các dấu ấn va chạm thiên thạch. Trên cơ sở này các
nhà địa chất Việt Nam đã đề xuất một bảng phân loại đề nghị áp dụng ở Việt
Nam, bao gồm: (1) Các hệ thống karst và hang động; (2) Các hệ thống núi/núi
lửa; (3) Các hệ thống ven biển; (4) Các hệ thống sông, hồ và đồng bằng châu
thổ; (5) Các đặc tính cấu trúc - kiến tạo; (6) Các vị trí hóa thạch - địa tầng,
khoáng vật-khoáng sản; (7) Các hệ thống đá ngầm, rạn san hô vòng và đảo đại
dương; (8) Các hệ thống sa mạc và bán sa mạc; (9) Sông/mũ băng và các dấu ấn
của thời kỳ băng hà; và (10) Các dấu ấn va chạm thiên thạch.
CVĐC Toàn cầu UNESCO, manh nha từ những năm cuối của thế kỷ XX,
những CVĐC đầu tiên trên thế giới đã được thành lập vào năm 2000 ở châu Âu,
hình thành nên Mạng lưới CVĐC châu Âu (European Geoparks Network -
EGN) năm 2001. Năm 2004 UNESCO đã bảo trợ cho việc hình thành Mạng
lưới CVĐC Toàn cầu (Global Geoparks Network - GGN). Năm 2008 cũng theo
mô hình đó Mạng lưới CVĐC châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific
Geoparks Networks - APGN) được thành lập. Tiếp theo đó là Mạng lưới CVĐC
các khu vực châu Mỹ La tinh, châu Phi,... tất cả đều trực thuộc Mạng lưới
CVĐC Toàn cầu. Mạng lưới CVĐC Toàn cầu hàng năm xem xét hồ sơ, thẩm
định và công nhận các thành viên mới, tái thẩm định các thành viên hiện có, đến
nay đã công nhận được 161 CVĐC của 44 quốc gia.
Ngày 17.11.2015, tại phiên họp toàn thể lần thứ 38, 195 quốc gia thành
viên UNESCO đã chuẩn y Chương trình Khoa học Địa chất và CVĐC Quốc tế
(IGGP), qua đó chính thức công nhận danh hiệu “CVĐC Toàn cầu UNESCO”.
Một CVĐC muốn được xem xét, công nhận là CVĐC Toàn cầu UNESCO
cần đáp ứng một số yêu cầu tiên quyết sau: (1) Đã tồn tại trên thực tế ít nhất một
(01) năm trước khi trình hồ sơ; (2) Có một số DSĐC tầm cỡ quốc tế; (3) Có Ban
quản lý có đủ năng lực và quyền hạn để điều hành mọi hoạt động của CVĐC; có
kế hoạch quản lý và nguồn kinh phí hoạt động ổn định dài hạn và hàng năm;
72
(4) Có các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh của CVĐC, nâng cao
nhận thức cộng đồng của người dân địa phương; (5) Tham gia tích cực vào các
hoạt động của Mạng lưới,... Một CVĐC Toàn cầu UNESCO chú trọng hướng
đến 10 lĩnh vực ưu tiên như sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm nhẹ thiên tai và
ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bình đẳng
giới, tri thức dân gian, nghiên cứu khoa học, giáo dục, văn hóa, phát triển bền
vững,... CVĐC Toàn cầu UNESCO được cho là nơi lý tưởng nhất để triển khai
các hoạt động hướng đến các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 của Liên
Hiệp Quốc.
Ở Việt Nam, những bước đi đầu tiên hướng đến việc hình thành CVĐC
cũng đã được các nhà địa chất khởi động từ khoảng những năm 2000. Ngày
9.9.2009 CVĐC đầu tiên đã được UBND tỉnh Hà Giang thành lập trên địa bàn 4
huyện Cao nguyên đá Đồng Văn. Ngày 03.10.2010, tại Hội nghị quốc tế khu
vực châu Âu lần thứ 9 về CVĐC tổ chức ở Lesvos (Hy Lạp) Cao nguyên đá
Đồng Văn đã được công nhận là thành viên Mạng lưới CVĐC Toàn cầu. Từ
năm 2009 Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã thành lập Đầu mối quốc gia
về CVĐC Toàn cầu Việt Nam. Đến năm 2016 Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt
Nam đã nâng cấp Đầu mối quốc gia này thành Tiểu ban Chuyên môn về CVĐC
Toàn cầu của Việt Nam. Đồng thời cũng trong năm 2016, Mạng lưới CVĐC
Việt Nam đã được thành lập, với thành viên là CVĐC Toàn cầu UNESCO Cao
nguyên đá Đồng Văn và một số CVĐC các tỉnh khác. Ngày 22.12.2015 UBND
tỉnh Cao Bằng đã thành lập CVĐC Non Nước Cao Bằng và tháng 4.2018 CVĐC
này được công nhận là CVĐC Toàn cầu UNESCO. CVĐC thứ ba của Việt Nam
- CVĐC Đắk Nông - được UBND tỉnh Đắk Nông thành lập ngày 31.12.2015 và
tháng 7.2020 được công nhận là CVĐC Toàn cầu UNESCO tháng 7.2020.
CVĐC thứ tư của Việt Nam - CVĐC Lý Sơn - Sa Huỳnh được UBND tỉnh
Quảng Ngãi thành lập ngày 31.12.2015, đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO
tháng 11.2019.

Tài liệu tham khảo


1. Thông tư số 50/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất và công viên địa chất.
2. Website về CVĐC Toàn cầu UNESCO: http://www.unesco.org/new/en/ natural-
sciences/environment/earth-sciences/unesco-global-geoparks/.

73
ĐẠI DƯƠNG (Địa chất),
về mặt địa chất bao gồm các đặc điểm về hình thái, vật chất, cấu trúc và các quá
trình địa chất ở đáy đại dương. Đại dương bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái đất
và chứa 1,4 tỷ km3 nước, độ sâu trung bình 3.730 km, sâu nhất tới 11 km. Trái
đất có năm đại dương (ĐD): Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,
Bắc Băng Dương và Đại Dương phía nam. Thái Bình Dương lớn nhất, sâu nhất
và có xu thế đang thu hẹp dần, Đại Tây Dương lớn thứ hai và đang phát triển mở
rộng. Các ĐD gồm 4 vùng cấu trúc - hình thái chính (H.1) là sống núi giữa ĐD,
đồng bằng biển thẳm, rãnh biển sâu và rìa lục địa (gồm thềm lục địa và sườn
lục địa).
Hệ thống sống núi giữa ĐD là chuỗi núi dài nhất Trái đất nằm sâu đến
2,5 km dưới mực biển, cao 1-3 km so với đáy biển bao quanh, rộng đến trên
1500 km và tổng chiều dài trên 80.000 km. Chúng nằm giữa Đại Tây Dương,
nằm lệch về một phía lục địa ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây là một
trung tâm tách giãn lớn, quá trình tách giãn từ khoảng 200 triệu năm trước với
tốc độ 2-16 cm/năm. Dung nham basalt trào lên qua các nứt vỡ, tràn xuống
thung lũng tách giãn nằm giữa trục sống núi để hình thành lớp vỏ ĐD mới cùng
với sự dịch đẩy hai mảng thạch quyển xa dần trục sống núi. Tại đây, dòng nhiệt
cao, động đất và phun trào thường xảy ra.
Đồng bằng biển thẳm là những vùng đáy biển rộng lớn, tương đối bằng
phẳng, độ dốc nhỏ hơn 1:1.000 và độ sâu khoảng 3.000-6.000 m, cấu tạo bằng
đá basalt với bề mặt gồ ghề được lớp trầm tích phủ trên làm phẳng. Nhô trên
mặt đồng bằng là các đảo núi lửa, đảo san hô và các núi ngầm. Các núi ngầm
phổ biến ở Thái Bình Dương, thường có độ cao trên 1 km so với xung quanh và
rộng một vài km. Ở nhiều nơi, có núi ngầm đỉnh phẳng (guyot) với mặt đỉnh
rộng đến trên 10 km, thường nằm ở độ sâu hơn 1000 m cho đến hơn 200 m dưới
mực biển. Ban đầu chúng là đảo basalt, được sóng biển bào mòn làm phẳng
đỉnh, rồi bị ngập chìm theo thời gian.
Rãnh biển sâu (trench) (xem mục từ “rãnh sâu đại dương”) nằm ở rìa các
lục địa tại nơi lớp vỏ ĐD bị hút chìm xuống dưới vỏ, như rãnh Peru - Chile dọc
bờ Tây Nam Mỹ, hay rãnh Manila ở rìa đông Philippines. Chúng là nơi sâu nhất
của ĐD, độ sâu 6.700-11.000 m, có thể dài hàng ngàn km, rộng hàng trăm km
và có trắc diện hình chữ “V” với sườn dốc hơn ở phía lục địa. Tại hầu hết các
đới hút chìm quanh vành đai Thái Bình Dương, quá trình động đất trên diện
rộng kèm theo phun trào đã hình thành nên các cung đảo núi lửa nằm cạnh rãnh
biển sâu.
Rìa lục địa là nơi chuyển tiếp giữa vỏ lục địa với vỏ ĐD, gồm có hai loại.
Rìa lục địa thụ động là nơi vỏ lục địa và ĐD liên kết chặt chẽ với nhau, thường
hoạt động kiến tạo yếu và có thềm lục địa trải rộng, còn rìa lục địa tích cực nằm
ở ranh giới mảng hội tụ có đới hút chìm và thềm lục địa hẹp.
Ở phần trên rìa lục địa, thềm lục địa trải rộng từ bờ đến độ sâu khoảng
200 m, góc dốc trung bình khoảng 0,1°, có thể rộng đến 500 km như ngoài khơi
đông nam Canada. Trầm tích thềm có thể dày trên chục km, chủ yếu nguồn lục
nguyên. Trầm tích sinh học có vai trò đáng kể, đặc biệt là các rạn san hô biển

74
nhiệt đới. Trầm tích cacbonat hóa học có thể dày hàng km ở các thềm lục địa
nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Tiếp nối thềm lục địa, sườn lục địa nằm trong khoảng độ sâu 0,2-5 km,
rộng trung bình 50 km, góc dốc mặt đáy tăng đột ngột đến 4-5° và có vỏ lục địa
mỏng dần, chuyển tiếp sang vỏ ĐD. Trầm tích lục nguyên là chủ yếu, mỏng và
thường bị gián đoạn do bị sụt trượt theo mặt dốc. Tại chân sườn, xuất hiện gờ
nâng sườn do tích tụ trầm tích, thường rộng vài trăm km.
Hẻm ngầm (canyon) là các thung lũng hẹp và dốc xâm cắt vào thềm và
sườn lục địa, thường bắt đầu ở rìa ngoài thềm, chạy ngang qua sườn đến gờ nâng
chân sườn và kết thúc bằng một nón phóng vật đổ vào biển thẳm. Chúng thường
chỉ có mặt ở các rìa lục địa thụ động, hình thành do xâm cắt của dòng đục xuất
hiện do lở đất ngầm khi có động đất, hoặc trượt trọng lực trên đáy độ dốc lớn.
Dòng đục tốc độ có thể trên 100 km/giờ và vượt qua khoảng cách hơn 700 km.
Vỏ Trái đất gồm hai loại là vỏ lục địa và vỏ ĐD. Vỏ lục địa granit dày 20-
40 km, trong khi vỏ ĐD basalt chỉ dày 5-10 km, gồm ba lớp: lớp trầm tích trên
cùng dày 1-3 km, lớp giữa basalt dạng gối dày 1-2 km và lớp gabbro dưới cùng
dày 4-5 km.
Trái đất có 4,6 tỷ năm tuổi và đá cổ nhất 3,96 tỷ năm, nhưng đá đáy ĐD
tuổi không quá 200 triệu năm vì lớp vỏ ĐD hình thành liên tục ở sống núi giữa
ĐD, sau đó dịch chuyển và bị đồng hoá vào manti tại các đới hút chìm. Trầm
tích ĐD có thể phân thành nhóm rìa lục địa và nhóm biển sâu. Trầm tích rìa lục
địa chủ yếu gồm cát, bột, sét nguồn gốc lục nguyên, tiếp đến là các trầm tích
nguồn gốc sinh vật và hóa học. Trầm tích biển sâu gồm năm loại chính là bùn
vôi, bùn silic, sét ĐD, trầm tích dòng đục và trầm tích băng biển. Chúng có
nguồn gốc chủ yếu bụi gió từ lục địa, tàn tích sinh vật (tảo silic, trùng phóng
xạ,...), nguồn gốc thủy sinh do kết tủa hóa học (kết hạch mangan và đa kim,...),
băng biển và từ vũ trụ, tốc độ tích tụ khoảng 2-10 mm/1000 năm. Chúng làm
phẳng địa hình đáy ĐD bằng cách lấp đầy các hẻm ngầm và lòng chảo để hình
thành các đồng bằng biển thẳm khá bằng phẳng.

Hình 1. Cấu trúc thạch quyển và hình thái đáy đại dương (Marshak Stephen, 2019)

75
Tài liệu tham khảo
1. Marshak S., Essentials of geology, Description, Sixth edition, New York: W.W.
Norton & Company, 1918p, 2019.
2. Nichols R., Robert G., Ocean basins, In: “Encyclopedia of marine science”. Facts On
File, Inc. An imprint of Info base Publishing, 132 West 31st Street, New York NY 10001,
387-390, 2009.
3. Thompson G. R., Jonathan T., Introduction to Physical Geology, 2nd Edition,
Publisher: Brooks Cole, 2nd Edition (June 23, 1997), 397p, 1997.

76
ĐẠI HỘI ĐỊA CHẤT QUỐC TẾ (International Geological Congress, IGC),
tổ chức quốc tế khoa học và giáo dục phi lợi nhuận có các kỳ đại hội được tổ
chức dưới sự tài trợ và cộng tác của Liên hiệp hội quốc tế các Khoa học Địa chất
(IUGS). Mục đích chính của các đại hội là khuyến khích phát triển nghiên cứu
cơ bản và ứng dụng của các khoa học Trái đất trên toàn thế giới.
IGC ra đời xuất phát từ nhu cầu tổ chức một đại hội quốc tế của các nhà địa
chất châu Âu và Bắc Mỹ. Ngày 25.8.1876, tại Buffalo, New York, Mỹ, trong
cuộc họp lần thứ 25 của “Hiệp hội Hoa Kỳ vì sự tiến bộ của khoa học” một ủy
ban được thành lập để xem xét tổ chức một đại hội mang tầm quốc tế về Địa
chất. Ủy ban này gọi là Ủy ban sáng lập Philadelphia. Ủy ban này kêu gọi Hội
Địa chất Pháp đứng ra tổ chức Hội nghị Địa chất Quốc tế đầu tiên nhân dịp hội
chợ Triển lãm Quốc tế sẽ diễn ra tại Paris năm 1878. Hội nghị được Chính phủ
Pháp tài trợ và đã tổ chức thành công đại hội Địa chất đầu tiên, tại Trocadero với
310 đại biểu đến từ 23 nước. Trong Đại hội này, các nhà địa chất tập trung thảo
luận về hệ thống phân loại và cách đặt tên các đối tượng địa chất.
Các kỳ IGC có vai trò to lớn trong việc trao đổi khoa học giữa các nhà địa
chất thế giới và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Địa chất học, đặc biệt từ thế
kỷ XIX đến nay. Các chủ đề và nội dung thảo luận tại các kỳ đại hội đều thúc
đẩy sự phát triển của các lĩnh vực chuyên ngành: Cổ sinh vật học, Địa tầng học,
Khoáng vật học, Thạch học, Địa chất cấu trúc, Kiến tạo, Khoáng sản, Cổ khí
hậu, Kỷ băng hà, Địa chất Thủy văn, Địa chất Dầu khí, Địa chất ứng dụng, Công
viên và Di sản địa chất, cũng như sự phát triển của các hiệp hội địa chất và các
tiểu ban chuyên môn về địa chất của UNESCO.
Cùng với đại hội thứ nhất, các kỳ đại hội tiếp sau có vai trò quan trọng nhất
trong việc định hình và hoàn thiện khoa học địa chất ở thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX. IGC lần hai tổ chức tại Bologna (Ý) năm 1881. Các hoạt động của đại hội
bao gồm: (i) thảo luận về ngôn ngữ thống nhất trong Địa chất học; (ii) thống
nhất về phân loại và danh pháp cơ bản về niên đại và thời địa tầng; (iii) thống
nhất về các nguyên tắc cơ bản để đặt tên cho các sinh vật hóa thạch theo phương
thức nhị danh và quy tắc ưu tiên đặt tên; (iv) thành lập các cơ quan quốc tế
thường trực như Ủy ban Quốc tế về Danh pháp, nay là Ủy ban quốc tế Địa tầng
học (ICS), và Ủy ban Bản đồ Địa chất châu Âu, nay là Ủy ban Bản đồ Địa chất
Thế giới (CGMW); (v) giới thiệu Triển lãm Địa chất (hiện gọi là Geoexpo);
(vi) tổ chức các chuyến đi thực tế đầu tiên sau đại hội liên quan đến hoạt động
của đại hội; (vii) phân phát miễn phí các ấn phẩm và bản đồ được chuẩn bị cho
các thành viên đại hội và thành lập Bảo tàng Địa chất. IGC lần ba ở Berlin
(Đức) năm 1885 với chủ đề về thống nhất cách trình bày Bản đồ Địa chất châu
Âu, tiêu chuẩn hóa danh pháp địa chất, thiết lập tiêu chí cho danh pháp Khoáng
vật học và Cổ sinh vật học. IGC lần thứ tư ở London (Anh) năm 1888, thảo luận
về chuỗi địa tầng từ tiền Cambri đến Đệ tứ và tiếp tục thảo luận cách phân loại
và danh pháp. Đến IGC lần thứ năm mới tổ chức tại Washington (Mỹ) năm
1891. Trong đại hội này, 251 nhà địa chất của 15 nước đã thảo luận chính thức
về cách phân loại nguồn gốc của đá tuổi Pleistocen, đối sánh niên đại các đá vụn
trầm tích và tiêu chuẩn hóa quốc tế về màu sắc, ký hiệu và tên gọi sử dụng trên
bản đồ địa chất. IGC thứ sáu tổ chức ở Zurich Thụy Sỹ năm 1894, có 273 nhà
77
khoa học tham dự với chủ đề chính về cấu trúc các lớp phủ địa di ở dãy Alpơ và
hệ thống phân loại Địa tầng và Thạch học. IGC thứ bảy tổ chức năm 1897 ở St.
Petersburg, với sự tham gia của 1037 nhà địa chất từ 27 nước tham dự với chủ
đề về quy tắc đặt tên, phân loại địa tầng và đá phun trào. Đặc biệt, dưới sự đề
xuất của Pháp, đại hội ra lời kêu gọi chính phủ các nước cho giảng dạy Địa chất
ở bậc phổ thông. Ngay sau đó, nhiều nước châu Âu đã tổ chức giảng dạy Địa
chất học trong trường phổ thông. IGC thứ tám tổ chức ở Paris 1900, cùng với
hàng loạt các sự kiện như đại hội thể thao Olimpic thế giới lần thứ hai, Đại hội
Quốc tế Ngành Mỏ và Luyện kim, Đại hội Y học Quốc tế, Đại hội Khảo cổ thời
Tiền sử và Nhân chủng học. Đại hội đã tổng kết sự tiến bộ khoa học trong các
lĩnh vực Cổ sinh Địa tầng, Kiến tạo, Địa mạo, Thạch học và Thạch học thực
nghiệm, Khoáng sản. IGC thứ 9 đến 35 lần lượt được tổ chức ở các nước châu
Âu, Bắc Mỹ, châu Úc, Nam Phi với chủ đề liên quan đến Địa chất các khu vực
trên thế giới. Riêng kỳ đại hội lần thứ 31 tổ chức năm 2000 tại Brasil, Rio de
Janeiro và là IGC đầu tiên tổ chức ở Nam Mỹ với chủ đề “Địa chất và Sự phát
triển bền vững: Những thách thức trong Thiên niên kỷ thứ ba” với hơn 4000 đại
biểu từ 110 nước tham dự. Đại hội đã nhấn mạnh vai trò phục vụ xã hội bền
vững của Địa chất học hiện đại.
Đến 2016, IGC đã tổ chức thành công 35 kỳ đại hội do nhiều nước trên thế
giới đăng cai. IGC 36 với chủ đề “Khoa học Địa chất: Khoa học cơ bản cho sự
Phát triển bền vững” sẽ tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ) nhưng do COVID-19
nên phải hoãn lại. IGC 37 dự kiến tổ chức vào 25-31, tháng 8, 2024 tại Busan
Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo


1. Cyril S. Fox., A History of the International Geological Congresses. Current Science,
7(3): 135-139, 1938.
2. Martin D. S., The International Geological Congress, Science  20 Nov.,
18(459): 290-291, 1891.
3. Tạp chí Địa chất, Đại hội Địa chất Quốc tế lần thứ 30, Bắc Kinh, Trung Quốc, Tạp chí
Địa chất, 222: 5-6, 1994.
4. Trần Văn Trị, Đại hội Địa chất Quốc tế lần thứ 29, Kyoto, Nhật Bản, Tạp chí Địa
chất, 212-213: 9-12, 1992.
5. Vai G.B., Giovanni Capellini and the origin of the International Geological Congress.
Episods, 25, 2002.
6. https://www.iugs.org/igc (truy cập ngày 24/8/2021).

78
ĐỊA CHẤT CẤU TRÚC (cg. Địa chất cấu tạo),
chuyên ngành khoa học nghiên cứu về sự phân bố ba chiều và cách thức liên kết
của các đá trong vỏ Trái đất cũng như lịch sử biến dạng của chúng. ĐCCT sử
dụng các phép đo hình học để nhận dạng lịch sử tiến hóa cấu trúc của một khu
vực. Các cấu trúc địa chất hình thành khi chuyển động kiến tạo làm biến dạng
vỏ Trái đất. Để nghiên cứu cấu trúc địa chất, các nhà khoa học phân chia chúng
theo nhiều cách khác nhau, dựa vào: (1) Đặc điểm hình học: (i) cấu trúc dạng
mặt phẳng (vd. khe nứt, đứt gãy); (ii) cấu trúc dạng mặt cong (vd. nếp uốn);
(iii) cấu trúc dạng tuyến (vd. vết xước kiến tạo trên mặt đứt gãy, đường bản lề
nếp uốn); (2) Ý nghĩa địa chất: (i) nhóm cấu trúc nguyên sinh và phi kiến tạo;
(ii) nhóm cấu trúc kiến tạo. Nhóm cấu trúc nguyên sinh và phi kiến tạo bao gồm:
cấu trúc nguyên sinh (vd. cấu tạo nằm ngang của lớp đá trầm tích); cấu trúc do
trượt trọng lực sinh ra; cấu trúc hình thành do sự khác biệt tỷ trọng theo chiều
ngang của lớp đá; cấu trúc hình thành do tác động của áp suất chất lưu; (3) Thời
gian hình thành: (i) cấu trúc hình thành đồng thời với quá trình tạo các thể đá;
(ii) cấu trúc hình thành gần đồng thời, hình thành ngay sau khi lắng đọng trầm
tích nhưng trước khi thành đá (vd. cấu tạo uốn nếp do dòng rối trong nội tầng
trầm tích); (iii) cấu trúc hình thành sau khi thành tạo các thể đá; (4) Quá trình
hay cơ chế biến dạng: (i) cấu trúc sinh ra do nứt vỡ; (ii) cấu trúc sinh ra do quá
trình trượt có ma sát (vd. đứt gãy); (iii) cấu trúc sinh ra do biến dạng trượt dẻo ở
quy mô tinh thể; (iv) cấu trúc sinh ra do quá trình khuếch tán; (5) Mức độ cố kết
trong quá trình biến dạng: (i) cấu trúc dòn; (ii) cấu trúc dẻo; (iii) cấu trúc dòn-
dẻo; (6) Dựa vào kiểu biến dạng: (i) cấu trúc nén ép; (ii) cấu trúc căng giãn;
(iii) cấu trúc trượt bằng; (7) Sự phân bố biến dạng bên trong thể đá: (i) biến dạng
liên tục; (ii) biến dạng đồng đều; (iii) biến dạng cục bộ; (iv) biến dạng rời rạc.
Trong lĩnh vực các khoa học Trái đất, ĐCCT có quan hệ chặt chẽ với Kiến
tạo, Thạch học magma, Thạch học trầm tích, Thạch học biến chất, Địa động lực,
Địa vật lý, Địa mạo, Địa tầng và Địa niên biểu. Cùng với Kiến tạo học, ĐCCT
giúp con người hiểu biết quá trình, cách thức, thời gian hình thành và biến đổi
cấu trúc bên trong của các dãy núi, các cao nguyên, bình nguyên, các đồng bằng,
các bể trầm tích, các thung lũng tách giãn, các mỏ khoáng sản cũng như toàn bộ
lớp vỏ Trái đất.
ĐCCT đã phôi thai hình thành từ thế kỷ XVIII. Hiện tượng thay đổi hình
dạng, vị trí của lớp đá trầm tích, được ghi nhận lần đầu trong văn liệu tiếng Anh
từ 1788, bắt đầu từ sự quan sát các lớp đá vốn dĩ nằm ngang, nay bị uốn cong và
trở nên dốc đứng của Jame Hutton, một nhà địa chất Scotland. Tuy nhiên, hiện
tượng các lớp đá trầm tích bị uốn cong ở dãy núi Alpơ đã được nhà địa chất Ý
Antonio Vallisneri mô tả từ 1715. Đến 1796, Horace Bénédict de Saussure, một
nhà khoa học Địa chất, Khí tượng và Vật lý Thụy Sĩ, đã giải thích hiện tượng
uốn nếp trong dãy Alpơ là do các lực nén ép nằm ngang gây ra. Đến 1815, khái
niệm “uốn nếp” mới thực sự ra đời. Kể từ đó, hàng loạt khái niệm mới của
ĐCCT lần lượt được các nhà khoa học đề xuất để mô tả và giải thích các hiện
tượng, sản phẩm của quá trình biến dạng xuất hiện trong các tầng đá trầm tích,
các thể đá magma, đá biến chất ở lục địa châu Âu, Anh Quốc, lục địa Bắc Mỹ,
châu Á, châu Úc. Cùng với sự phát triển của các công cụ nghiên cứu, đối tượng
79
nghiên cứu của ĐCCT cũng được mở rộng từ quy mô mạng tinh thể khoáng vật
có kích thước nanomet đến các khu vực có diện tích hàng trăm nghìn km vuông.
ĐCCT có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc
biệt đối với lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác các mỏ khoáng, nền móng
công trình giao thông, công trình thủy lợi, thủy điện, nhà máy điện hạt nhân, lĩnh
vực nghiên cứu giảm thiểu trượt lở mái dốc. Công việc quan trọng nhất trong
lĩnh vực tìm kiếm và thăm dò dầu khí là xác định chính xác các cấu trúc uốn
nếp, đứt gãy, bất chỉnh hợp có tiềm năng tạo thành các bẫy chứa dầu khí. Đối
với Địa chất thủy văn, hiểu biết về ĐCCT có vai trò quan trọng trong việc xác
định vị trí các cấu trúc địa chất cho phép các dòng nước ngầm lưu thông thuận
lợi. Trong địa chất môi trường, ĐCCT giúp cho việc xác định các cấu trúc có
khả năng xảy ra sự xâm nhập của nước ngầm dẫn đến việc rò rỉ các chất độc hại
từ các bãi chôn lấp chất thải hoặc rò rỉ nước mặn, chất gây ô nhiễm vào các tầng
chứa nước ngọt dưới đất. Trong lĩnh vực nền móng, đặc biệt đối với các khu vực
dự kiến xây dựng đập và hồ chứa thủy điện, thủy lợi có quy mô và dung tích
lớn, việc xác định rõ các đặc tính cấu trúc địa chất như mức độ uốn nếp, dập vỡ,
quy mô, mật độ, độ sâu phân bố đứt gãy, đặc điểm chuyển động kiến tạo đóng
vai trò quan trọng bậc nhất trong việc lựa chọn phương án thiết kế. Các khu vực
miền núi có cấu trúc địa chất phức tạp và mức độ phá hủy kiến tạo mạnh thường
dễ xảy ra hiện tượng trượt lở trên các sườn dốc. Các cấu trúc uốn nếp, đứt gãy,
các đới xiết trượt, đới khe nứt, đới vỡ vụn, hướng cắm của các mặt gián đoạn,
mặt xung yếu của khối đá sẽ kiểm soát hành vi và khả năng ổn định hay mất ổn
định của lớp đất, đá trên sườn dốc tùy thuộc vào định hướng và mức độ phá hủy
của các yếu tố cấu trúc đó.

Tài liệu tham khảo


1. Fossen H. Structural Geology, Cambridge University Press, 481p, 2010.
2. Selley R.C., Cocks L.R.M., Plimer I.R. (Editors), Encyclopedia of Geology, Volum 1-
5. Elsevier, Academic Press, 2005.
3. Twiss R.J., Moores E.M, Structural Geology, W.H. Freeman and Company. 2nd
Edition, 737p, 2006.
4. Van Der Pluijm B.A., Marshak S., Earth structure: An Introduction to Structural
Geolgy and Tectonics, 2nd Edition, W.W. Norton & Company, 673p, 2004.

80
ĐỊA CHẤT ĐỆ TỨ,
nhánh khoa học địa chất nghiên cứu về kỷ (hệ) Đệ tứ - giai đoạn trẻ nhất trong
lịch sử phát triển Trái đất, bắt đầu từ 2,588 triệu năm đến ngày nay (xem mục từ
“Kỷ Đệ tứ”).
Thuật ngữ “Đệ tứ” lần đầu tiên xuất hiện trong khoa học địa chất vào thế
kỷ XVIII, khi Giovanni Arduino tách các trầm tích sau Đệ tam thành một nhóm
độc lập, và gọi chúng là “Bậc thứ tư”. Năm 1829, Jules Denoyer người Bỉ lần
đầu tiên đưa ý nghĩa địa tầng vào thuật ngữ “Đệ tứ” và đề xuất tách riêng hệ Đệ
tứ tương ứng với các trầm tích trẻ hơn các trầm tích Đệ tam. Năm 1909 nhà địa
lý - địa mạo Albrecht Penck và nhà khí hậu học Eduard Brikner người Đức đã
cho xuất bản cuốn “Alp trong các kỷ băng hà”, trong đó lần đầu tiên trong lịch
sử đưa ra sơ đồ phân chia địa tầng các trầm tích Đệ tứ. Thuật ngữ “Đệ tứ” được
sử dụng rộng rãi trong suốt thế kỷ 19 và cả thế kỷ 20, nhưng đến ngày 21 tháng
8 năm 2001, tên gọi kỷ (hệ) Đệ tứ chính thức bị loại bỏ ra khỏi thang địa tầng
quốc tế. Tuy nhiên sau nhiều thảo luận và tranh cãi, vào tháng 6 năm 2009, Hội
Địa chất quốc tế (IUGS), Hội Địa tầng quốc tế (ICS) và Hội Địa chất Đệ tứ
(INQUA) đã thống nhất chấp thuận Đệ tứ là một kỷ (hệ) độc lập. Theo đó, kỷ
(hệ) Đệ tứ được bắt đầu từ 2,588 triệu năm (bao gồm cả bậc Gelasian, trước đây
được coi là một phần của Pliocen) và gồm các thống Pleistocen (2,588 triệu năm
- 11,7 nghìn năm) và Holocen (từ 11,7 nghìn năm đến nay).
Kỷ (hệ) Đệ tứ khác hẳn với các kỷ trước đó ở chỗ khoảng thời gian rất
ngắn, tuổi rất trẻ của các trầm tích, sự thống trị của các trầm tích lục nguyên, sự
dao động mang tính toàn cầu rất mạnh của khí hậu và liên quan với nó là băng
hà trên lục địa. Một đặc biệt nữa của kỷ Đệ tứ là mối quan hệ chặt chẽ của nó
với sự hình thành và phát triển của loài người, do đó nó còn có tên gọi là kỷ
Nhân sinh.
Đối tượng nghiên cứu của địa chất Đệ tứ là các thành tạo địa chất trẻ nhất
bắt đầu từ 2,588 triệu năm. Các nội dung và nhiệm vụ cơ bản của địa chất Đệ tứ
gồm: phân chia các phân vị địa tầng trầm tích; làm sáng tỏ cấu trúc địa chất của
lớp phủ Đệ tứ, nguồn gốc và điều kiện thành tạo các trầm tích; khôi phục điều
kiện cổ địa lý; tái tạo lịch sử các chuyển động kiến tạo và hoạt động núi lửa. Các
phương pháp nghiên cứu trong địa chất Đệ tứ tập trung thành 3 nhóm: nhóm
phương pháp phân chia các phân vị địa tầng Đệ tứ; nhóm phương pháp định tuổi
tuyệt đối và nhóm phương pháp xác định nguồn gốc trầm tích. Ngoài ra, nhóm
phương pháp địa mạo cũng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa chất
Đệ tứ.
Do đặc điểm chính của phát triển tự nhiên trong Đệ tứ là sự thay thế luân
phiên các thời kỳ băng hà và gian băng và do đó việc phân chia các khoảng thời
gian nhỏ hơn được dựa trên việc xác định số lượng và đặc thù của các thời kỳ
ấy. Với mục đích phân chia địa tầng, các phương pháp như cổ sinh, cổ từ, đồng
vị oxy thường được sử dụng. Phương pháp cổ sinh nghiên cứu các hóa thạch
(bào tử phấn hoa, quả, hạt và dấu vết thực vật, tảo diatome, động vật). Khác với
việc nghiên cứu cổ sinh trong các trầm tích cổ chứa các loài chỉ thị, đối với trầm
tích Đệ tứ phải nghiên cứu cả một phức hệ các hóa thạch. Phân tích các phức hệ
hóa thạch động thực vật cho phép xác định một cách đáng tin cậy điều kiện cổ
81
khí hậu qua đó tái tạo điều kiện cổ địa lý và cổ sinh thái làm cơ sở phân chia các
phân vị địa tầng Đệ tứ theo nguyên tắc địa tầng khí hậu. Phương pháp cổ từ
nghiên cứu các đảo cực từ và vị trí cực từ Trái đất trong quá khứ. Các hiện
tượng này mang tính toàn cầu nên có thể liên kết địa tầng trên phạm vi rộng.
Phương pháp đồng vị oxy sử dụng tỷ lệ đồng vị 18O/16O, sự thay đổi của nó phản
ánh các chuyển đổi từ băng hà sang gian băng. Gần đây phương pháp phân tích
địa tầng phân tập đã được nhiều nhà nghiên cứu phát triển và ứng dụng trong
nghiên cứu địa chất Đệ tứ.
Nhóm phương pháp định tuổi tuyệt đối bao gồm định tuổi đồng vị phóng
xạ (chủ yếu là 14C) và phương pháp mất cân bằng đồng vị urani. Phương pháp
chỉ thị sinh học gồm các phân tích địa y và phân tích tuổi sinh học cây dùng để
xác định tuổi trầm tích Holocen. Phương pháp phân tích trầm tích phân lớp theo
mùa có thể xác định thời gian tồn tại của thủy vực với độ chính xác tới một năm.
Các phương pháp thạch học, địa mạo, địa hóa có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu nguồn gốc trầm tích. Các phương pháp thạch học nghiên cứu thành
phần vật chất, đặc điểm cấu trúc, kiến trúc của đá. Phương pháp địa mạo được
sử dụng trong phân chia địa tầng cũng như xác định nguồn gốc của trầm tích
trên bề mặt.
Trầm tích Đệ tứ rất đa dạng về thành phần và nguồn gốc (xem mục từ
“Trầm tích Đệ tứ”). Các kiểu nguồn gốc chính của trầm tích Đệ tứ gồm tàn tích;
sườn tích; lũ tích; bồi tích; các tích tụ trượt, lở; các trầm tích hồ, đầm lầy; trầm
tích hang động karst; travertin và trầm tích băng hà. Nghiên cứu địa chất Đệ tứ
có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Các thành phố và các điểm dân cư phần lớn đều
được xây dựng trên các trầm tích Đệ tứ. Trầm tích Đệ thường là tầng chứa nước
dưới đất, đồng thời là hợp phần quan trọng nhất của môi trường sống. Ngoài ra,
gắn liền với trầm tích Đệ tứ còn có những loại hình khoáng sản quan trọng như
sa khoáng, khoáng sản biểu sinh và bản thân trầm tích Đệ tứ như cát, cuội, sỏi là
một loại vật liệu xây dựng quan trọng.
Trên thế giới có tổ chức “Hội Địa chất Đệ tứ - INQUA” và liên quan trực
tiếp với Địa chất Đệ tứ là “Hội Địa tầng quốc tế - ICS”. Ở Việt Nam có Hội Địa
chất Đệ tứ thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là một hội nghề
nghiệp tập hợp các nhà khoa học nghiên cứu về Đệ tứ, ở Viện Địa chất thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có Phòng Địa chất Đệ tứ
chuyên nghiên cứu các vấn đề Địa chất Đệ tứ.

Tài liệu tham khảo


1. Jean A.M. Riser, Quaternary Geology and the Environment. Springer, 290p, 2001.
2. Martin J. Head, Philip L. Gibbard, Formal subdivision of the Quaternary
System/Period: Past, present, and future. Quaternary International, 383: 4-35, 2015.
3. Чистяков, А.А., Макарова, Н.В., Макаров, В.И., Четвертичная геология, ГЕОС,
Москва, 303 с, 2000.

82
ĐỊA CHẤT VÀ TÀI NGUYÊN VIỆT NAM (sách),
sách chuyên khảo về địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam. Sách đã phản ánh
khá đầy đủ những vấn đề cơ bản nhất của địa chất Việt Nam, trong cả lý thuyết
lẫn thực hành. Các tài liệu sử dụng trong sách được thu thập và phân tích một
cách công phu, khoa học, hiện đại với các quan điểm kiến tạo-địa động lực nhất
quán. Nhiều vấn đề về địa chất học nhờ đó mà được hiệu chỉnh chính xác hơn,
khoa học hơn. Cuốn sách đã tổng kết hầu hết các vấn đề cơ bản về địa chất và tài
nguyên của Việt Nam, phản ánh thành quả nghiên cứu của ngành cho đến thời
điểm nó được xuất bản (2009). Các vấn đề được trình bày thành các chương
mục rõ ràng, với các hình vẽ minh họa sinh động.
Số tác giả tham gia gồm Trần Văn Trị và Vũ Khúc (đồng chủ biên), Bùi
Minh Tâm, Cù Minh Hoàng, Đặng Trần Huyên, Đoàn Nhật Trưởng, Đỗ Bạt, Lê
Đỗ Bình, Lê Đức An, Mai Trọng Nhuận, Ngô Quang Toàn, Ngô Thường San,
Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Biểu, Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn Hữu Tý, Nguyễn
Quang Hưng, Nguyễn Thành Vạn, Nguyễn Tuấn Phong, Nguyễn Văn Quý,
Nguyễn Văn Vượng, Nguyễn Xuân Bao, Phạm Đức Lương, Phạm Kim Ngân,
Phan Thiện, Phan Trọng Trịnh, Tạ Hòa Phương, Tống Duy Thanh, Trần Ngọc
Nam, Trần Tân Văn, Trần Tất Thắng, Trần Thanh Hải, Trần Trọng Hòa, Trần
Tuấn Anh, Trịnh Văn Long, Võ Công Nghiệp (36 tác giả).
Số cộng tác viên là 38 người, bao gồm Bùi Học, Bùi Phú Mỹ, Cát Nguyên
Hùng, Đàm Ngọc, Đào Đình Thục, Hoàng Anh Khiển, La Thế Phúc, Lê Duy
Bách, Lê Văn Đệ, Nguyễn Đình Hữu, Nguyễn Đình Uy, Nguyễn Hiệp, Nguyễn
Hữu Hùng, Nguyễn Khắc Vinh, Nguyễn Linh Ngọc, Nguyễn Trọng Khiêm,
Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Văn Can, Nguyễn Văn Hoành, Nguyễn Văn
Thuấn, Nguyễn Xuân Khiển, Nguyễn Xuân Tùng, Phạm Bình, Phạm Huy
Thông, Phạm Thị Dung, Phạm Văn Hải, Phan Cự Tiến, Phan Huy Quynh, Phan
Trường Thị, Thái Quý Lâm, Trần Đình Sâm, Trần Hữu Dần, Trần Nghi, Trần
Văn Miến, Trần Xuân Hường, Trịnh Xuân Bền, Trịnh Xuân Hòa. Tập thể tác
giả, đặc biệt là hai đồng chủ biên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn
cao, có kinh nghiệm lâu năm trong chuyên môn địa chất và tài nguyên Việt
Nam. Các nội dung trình bày trong cuốn sách đã được cân nhắc, rà soát, chỉnh
sửa và cập nhật dữ liệu và quan điểm mới nhất ở thời điểm xuất bản.
Cuốn sách Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ tại địa chỉ 18
Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, xuất bản năm 2009.
Qua hơn một thế kỷ, ngành Địa chất Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của
nhiều trường phái lý thuyết địa chất khác nhau từ thời Pháp, sau 1954 được sự
giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa (chủ yếu Liên Xô), đến hội nhập quốc tế
ngày nay. Sự khác biệt về các trường phái lý thuyết kiến tạo máng và kiến tạo
mảng trên thế giới từ những năm 1970 đã gây ra những khó khăn nhất định cho
ngành địa chất Việt Nam. Vì thế, các công trình khoa học mang tính tổng kết, lý
luận cao là rất cần thiết. Cuốn sách “Địa chất và Tài nguyên Việt Nam” ra đời
trong bối cảnh kể trên vừa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của ngành khoa học
địa chất Việt Nam, vừa tham gia chương trình “ONE GEOLOGY” do UNESCO
chủ trì.

83
Sách gồm 589 trang có nội dung phân bổ trong 6 phần: (I) Đại cương về
cảnh quan và địa chất Việt Nam, gồm 2 chương; (II) Địa tầng, gồm 7 chương;
(III) Các thành tạo magma, gồm 6 chương; (IV) Biến chất, gồm 2 chương;
(V) Cấu trúc kiến tạo, gồm 7 chương và (VI) Tài nguyên địa chất, gồm 2
chương. Trong 6 phần, với 27 chương các vấn đề về địa hình, địa mạo, địa chất,
tài nguyên, khoáng sản đã được đề cập một cách tổng quát nhất. Các nội dung về
địa tầng, magma, biến chất, cấu trúc kiến tạo được trình bày trên một nền lý
thuyết địa chất hiện đại, các thuật ngữ được sử dụng về cơ bản phù hợp với các
thuật ngữ đang được thế giới sử dụng. Các nội dung trình bày đã bao quát được
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong tiến trình lịch sử tiến hóa từ Tiền Cambri
đến nay.
Do các vấn đề địa chất Việt Nam khá phức tạp, trải qua các giai đoạn
nghiên cứu với các trường phái lý thuyết khác nhau, nên không thể một lúc giải
quyết hết được các vấn đề. Do đó cuốn sách cần nhận được các ý kiến góp ý của
độc giả để được bổ sung, chỉnh sửa cho ngày càng hoàn thiện. Cuốn sách cũng
cần được gọt dũa, cập nhật sao cho các nội dung trở nên cô đọng, xúc tích và
đầy đủ hơn. Phần về địa động lực, đặc biệt là động đất và các tai biến liên quan
còn ít được thể hiện trong sách.
Lần đầu tiên, hầu như tất cả các vấn đề về địa chất, tài nguyên Việt Nam
được trình bày trong một ấn phẩm, tương đối đầy đủ, có hệ thống và theo một
quan điểm nhất quán. Nhiều nội dung theo những chuẩn quốc tế. Cuốn sách là
một cẩm nang quý đối với tất cả các đối tượng quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về
địa chất và tài nguyên Việt Nam. Cuốn sách có thể phục vụ cho các công tác
nghiên cứu lý thuyết, cũng như thực hành ngoài thực địa. Ngoài ra sách cũng đã
được dịch sang tiếng Anh (xuất bản năm 2011), được các nhà khoa học thế giới
đánh giá cao và là cuốn sách tổng hợp về địa chất và tài nguyên Việt Nam bằng
tiếng Anh có giá trị tham khảo nhất hiện nay.
Sách đạt Giải Vàng Sách hay theo Quyết định số 13-HXBVN, ngày 25
tháng 11 năm 2010, của Bộ Thông tin Truyền thông.

Tài liệu tham khảo


1. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (Chủ biên), Địa chất và Tài nguyên Việt Nam, Nxb. Khoa học
tự nhiên và Công nghệ, 2009.
2. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (Editors), Geology and Earth Resources of Vietnam.
Publishing House for science and Technology, 628pp, 2011.
3. Công trình “Địa chất và Tài nguyên Việt Nam” được trao giải vàng-sách hay.
Nguồn: http://idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/2011/A323/a85.htm.

84
ĐỊA KỸ THUẬT,
chuyên ngành khoa học thuộc lĩnh vực Xây dựng, sử dụng các nguyên lý và
phương pháp của cơ học đất, cơ học đá, địa chất, địa chất công trình và các môn
khoa học khác để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa công trình xây dựng
với môi trường địa chất và môi trường xung quanh. Các hướng khoa học chuyên
sâu của địa kỹ thuật (ĐKT) là ĐKT công trình và ĐKT môi trường. ĐKT công
trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ổn định công trình, phát sinh do tác
dụng tương hỗ giữa công trình với môi trường địa chất và các giải pháp đảm bảo
ổn định cho công trình. ĐKT môi trường nghiên cứu các tai biến địa chất, tai
biến địa kỹ thuật môi trường, khai thác hợp lý lãnh thổ và các giải pháp bảo vệ
bền vững môi trường địa chất.
Sự hình thành và phát triển ĐKT: các công trình ĐKT đã được biết đến từ
những năm 2000 trước công nguyên với các tuyến đê, đập, kênh phục vụ tưới
tiêu, chế ngự lũ lụt ở Ai Cập cổ đại. Tại Hy Lạp cổ đại đã thấy các móng đơn,
móng bè, móng băng được xây dựng trong các đô thị cổ. Tuy nhiên, do chế độ
xã hội lạc hậu nên các kiến thức về ĐKT chỉ nằm ở mức độ nhận thức cảm tính.
Từ thế kỷ XVIII, ĐKT mới phát triển mạnh mẽ, trở thành một chuyên ngành
khoa học độc lập với cơ sở lý thuyết của nhiều nhà khoa học nổi tiếng mà điển
hình là Karl Terzaghi (1925). Các lý thuyết nghiên cứu ĐKT đều dựa vào
nguyên lý của cơ học đất đá để tính toán, thiết kế ổn định công trình, dựa vào lý
thuyết địa chất công trình để xem xét sự biến đổi của môi trường địa chất dưới
tác dụng của các loại tải trọng và tác động tự nhiên và kỹ thuật, xem xét ảnh
hưởng của các biến đổi đó đến các hoạt động kinh tế - xây dựng, khai thác lãnh
thổ của con người. Các nhà khoa học Liên Xô (cũ) không thừa nhận ĐKT là
chuyên ngành khoa học độc lập mà chỉ xem ĐKT là một bước phát triển tiếp
theo của Địa chất công trình. Ở Việt Nam, ĐKT đã được biết tới từ những năm
80 của thế kỷ XX với sự hình thành các bộ môn ĐKT ở một số trường đại học
(Xây dựng, Kiến trúc, Giao thông Vận tải, Thủy lợi,...) và các viện nghiên cứu
(Viện KHCN Xây dựng, Viện KHCN Giao thông Vận tải,...). Nguyên lý ĐKT
đã được áp dụng phổ biến cho xây dựng và thi công các nhà cao tầng, đường cao
tốc, tuyến tầu điện ngầm; tính toán thiết kế ổn định các sườn, mái dốc,... đặc biệt
trong phòng tránh, khắc phục các tai biến ĐKT (trượt lở đất đá, thấm qua nền
đê, các sự cố nền móng,...). Quan trắc ĐKT được xem là thành phần không thể
thiếu trong các thiết kế, thi công các công trình ĐKT. Tạp chí ĐKT được xuất
bản từ năm 1996 với 4 số một năm, công bố các kết quả nghiên cứu trong lĩnh
vực ĐKT của Việt Nam và trên thế giới. Hiện nay, phương pháp số giải các bài
toán ĐKT được ứng dụng rộng rãi, trong đó, các phần mềm Geoslope, Sage
Crisp, Plaxis được sử dụng nhiều nhất.
Nhiệm vụ chung của ĐKT là tính toán, dự báo các quá trình gây mất ổn
định công trình, phá hủy môi trường địa chất; thiết kế, thi công các giải pháp
đảm bảo ổn định cho công trình và các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiệt
hại do các tai biến địa chất, tai biến địa kỹ thuật môi trường gây ra.
Nhiệm vụ cụ thể của ĐKT là khảo sát điều kiện đất nền; xác định các tính
chất cơ học, vật lý, hóa học của đất đá xây dựng và mô hình hóa ứng xử của
chúng dưới tác dụng của tải trọng tự nhiên và nhân tạo; nghiên cứu vật liệu mới
85
áp dụng cho các công trình ĐKT (vật liệu ĐKT); thiết kế các công trình đất và
các công trình tường chắn (bao gồm cả đập, đê, các khối đắp tích chứa chất thải
rắn,...), đường hầm các loại và nền móng công trình; quan trắc điều kiện đất nền,
các công trình đất và các kết cấu móng; đánh giá độ ổn định của các sườn dốc tự
nhiên và mái dốc nhân tạo; đánh giá, dự báo các tai biến địa chất (trượt lở đất
đá, lũ bùn đá, phun trào núi lửa,...), tai biến địa kỹ thuật môi trường (sụt lún mặt
đất, ô nhiễm hóa học, sinh học,...) và đề xuất, thiết kế các giải pháp khắc phục.
Thiết kế địa kỹ thuật là một chức năng chính của ĐKT và là chức năng cho
phép xếp ĐKT vào lĩnh vực khoa học xây dựng. Thiết kế công trình ĐKT là
thiết kế các loại công trình với các đặc điểm: có vật liệu xây dựng là đất đá
nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo (đê, đập, mái dốc, sườn dốc, các khối đắp
phục vụ tích chứa chất thải rắn,...); có tương tác với môi trường địa chất trong
quá trình thi công và khai thác sử dụng (các công trình tường chắn, tường các hố
đào sâu, móng của nhà và công trình,...); lấy môi trường địa chất làm môi trường
tồn tại (các công trình ngầm, bể chứa ngầm, đường tầu điện ngầm,...).

Tài liệu tham khảo


1. Coduto Donald P, Man-Chu Ronald Yeung, Geotechnical Engineering Principles and
Practices.New Jersey: Pearson Higher Education, ISBN-10: 9789332587427, 2011.
2. Das B.M., Principles of geotechnical engineering, Cengage Learning, Stamford, 666p,
2010.
3. Encyclopaedia Britannica, 2011.
4. Holtz R., Kovacs W., An Introduction to Geotechnical Engineering, Prentice-Hall,
Inc, ISBN 0-13-484394-0, 1981.

86
ĐỊA HÓA HỌC,
nhánh khoa học địa chất nghiên cứu thành phần hóa học của Trái đất; độ phổ
biến của nguyên tố hóa học và các đồng vị của chúng; quy luật phân bố các
nguyên tố hóa học trong các địa quyển (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và
sinh quyển); hành vi của các nguyên tố hóa học trong các quá trình tự nhiên.
Thuật ngữ “địa hóa học” lần đầu tiên được K.F. Schönbein (Đức - Thụy Sỹ) đưa
ra vào năm 1838 để chỉ ngành khoa học về các quá trình hóa học trong vỏ Trái
đất. Công trình tổng hợp lớn về địa hóa đầu tiên thuộc về Clark (1908), người đã
xác định giá trị hàm lượng trung bình của các nguyên tố trong vỏ Trái đất được
gọi là trị số Clark. Cho đến đầu những năm 1940 địa hóa vẫn chủ yếu tập trung
vào nghiên cứu cứu độ phong phú (hàm lượng) của nguyên tố hóa học trong
khoáng vật và đá. Chỉ đến Goldschmit V.M. (1888-1947) tác giả của hệ thống
phân loại địa hóa các nguyên tố hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi (xem phân
loại địa hóa các nguyên tố) và Vernadsky V.I. (1863-1945), ĐHH mới thực sự
trở thành một khoa học độc lập. Goldschmit V.M. được coi là cha đẻ của địa hóa
học (ĐHH) hiện đại. Kể từ đó khái niệm địa hóa học được mở rộng đáng kể,
chẳng hạn Goldschmit đã định nghĩa địa hóa học là khoa học nghiên cứu toàn bộ
Trái đất và các quyển của nó còn Vernadsky V.I. xem ĐHH là khoa học nghiên
cứu lịch sử các nguyên tố trong vỏ Trái đất, sự phân bố và di chuyển của chúng.
Như vậy, địa hóa học nghiên cứu lịch sử của các nguyên tố hóa học của Trái đất
bao gồm nguồn gốc, hàm lượng, phân bố, hành vi (sự di chuyển, tập trung, phân
tán) của chúng trong các quá trình địa chất.
Đối tượng nghiên cứu của ĐHH là các nguyên tố hóa học của Trái đất và
đồng vị của chúng. Nhiệm vụ chính của ĐHH là nghiên cứu độ phổ biến của các
nguyên tố; xác định quy luật phân bố các nguyên tố hóa học và các đồng vị của
chúng trong Trái đất nói chung, trong các quyển của Trái đất, trong các thành
tạo địa chất như đá, khoáng vật, quặng, đất, nước, không khí,…, trong các cơ thể
sống, trong các hệ kỹ thuật; nghiên cứu dự di chuyển của các nguyên tố; xác lập
quy luật biến đổi thành phần hóa học sinh quyển và các hợp phần của nó trong
điều kiện chịu tác động của các yếu tố nhân sinh. Nền tảng lý thuyết của ĐHH là
các định luật hóa lý về hành vi của vật chất trong các điều kiện nhiệt động học
khác nhau đặc trưng cho các địa quyển, do đó vấn đề chính yếu nhất của ĐHH là
xác định quy luật về hành vi của các nguyên tố hóa học và các đồng vị của
chúng trong các địa quyển.
ĐHH hiện đại là một tổ hợp các môn khoa học liên kết với nhau bởi một
phương pháp luận thống nhất và các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Các đặc
điểm địa hóa các địa quyển được nghiên cứu bởi địa hóa thạch quyển, địa hóa
khí quyển, thủy địa hóa. Sinh địa hóa nghiên cứu vai trò địa hóa của các cơ thể
sống, còn địa hóa hữu cơ nghiên cứu lịch sử, điều kiện tích tụ và vai trò địa hóa
của các chất hữu cơ. ĐHH các quá trình tự nhiên chia thành ĐHH các quá trình
nội sinh (magma, nhiệt dịch, biến chất) và ngoại sinh, trong đó địa hóa các quá
trình tạo quặng, các quá trình sinh học và địa hóa các quá trình kỹ thuật (nhân
sinh) đang được đặc biệt quan tâm vì ý nghĩa thực tiễn to lớn của chúng. Sự hiểu
biết các nguyên lý và cơ chế hình thành các vành phân tán nguyên sinh và thứ
sinh là cơ sở của địa hóa tìm kiếm khoáng sản. Địa hóa đồng vị nghiên cứu hành
87
vi của các đồng vị và phân đoạn đồng vị trong các nguyên tố hóa học trong các
quá trình địa chất, địa hóa và vũ trụ; ứng dụng những dữ liệu này để giải quyết
các bài toán lý thuyết và ứng dụng của địa chất với mục đích tái lập các sự kiện
quan trọng nhất trong lịch sử các nguyên tố và qua đó là lịch sử Trái đất, thiên
thạch và hệ mặt trời nói chung; xác định tuổi tuyệt đối của các thành tạo địa
chất. Các quy luật phân bố, tập trung các nguyên tố trong các quá trình địa chất
là cơ sở lý thuyết của địa hóa tìm kiếm khoáng sản cũng như các giải pháp sử
dụng hiệu quả nguyên liệu khoáng và bảo vệ môi trường trong thăm dò và khai
thác các mỏ khoáng. Đối với hầu hết các nguyên tố hóa học, di chuyển của
chúng mang tính chu kỳ, bao gồm sự di chuyển trong thời gian địa chất từ một
địa quyển này sang địa quyển khác (chu trình địa hóa). Trong những năm gần
đây đã hình thành một hướng độc lập đó là địa hóa lý - môn khoa học nghiên
cứu cơ sở hóa lý của các quá trình địa chất, thông qua việc phân tích hóa lý các
hệ địa chất xác định các điều kiện hóa lý (P, T) hình thành các thành tạo địa
chất. Ngoài ra, một số hướng nghiên cứu địa hóa liên ngành, đa ngành đang phát
triển mạnh mẽ như “địa hóa môi trường” - nghiên cứu những vấn đề địa hóa
trong bảo vệ môi trường; “địa hóa cảnh quan” - nghiên cứu thành phần và di
chuyển của nguyên tố hóa học trong các cảnh quan; “sinh địa hóa” - nghiên cứu
tương tác của các cơ thể sống và quần thể của chúng với môi trường địa hóa
trong sinh quyển; “địa hóa sinh thái” - nghiên cứu lịch sử các nguyên tố trong
sinh quyển trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố nhân sinh; nông địa
hóa có nhiệm vụ xác định các quy luật tự nhiên và nhân sinh biến đổi tính chất
địa hóa của các cảnh quan nông nghiệp; địa hóa y học nghiên cứu những vấn đề
địa hóa học liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người. Theo quy mô không gian
có hướng “địa hóa khu vực” - nghiên cứu đặc điểm địa hóa của các vùng lãnh
thổ khác nhau (các tỉnh địa hóa), xác định các đơn vị lãnh thổ địa hóa nhằm
phân vùng địa hóa làm cơ sở dự báo và tìm kiếm khoáng sản, đánh giá nông địa
hóa và địa hóa y học lãnh thổ, bảo vệ môi trường và các ứng dụng khác.
Cơ sở dữ liệu của các nghiên cứu địa hóa chủ yếu là các số liệu phân tích,
do đó hóa phân tích có vai trò rất lớn trong phát triển ĐHH. Cùng với các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, ngày này đã phát triển được các phương pháp phân tích
hiện đại như phổ khối các loại, đặc biệt là phổ khối plasma cảm ứng (ICP-MS)
cho phép phân tích định lượng các nguyên tố với hàm lượng rất nhỏ; các phương
pháp sắc ký, đo phổ có độ nhạy cao (huỳnh quang tia X, nhiễu xạ Roenghen,
raman, hồng ngoại,…), hiển vi điện tử kết hợp với phân tích vi lượng các vật
chất (hiển vi điện tử quét - SEM, điện tử vi dò - EPMA cho phép phân tích thành
phần hóa học tại một điểm trên khoáng vật),… Các phương pháp này có giới
hạn dò tìm rất thấp và cho phép xác định hàm lượng nguyên tố với độ chính xác
cao (tới 10-9, 10-12 thậm chí với một số nguyên tố tới 10-15, tỷ lệ đồng vị tới 10-5)
và thực hiện các phân tích pha kích thước micro. Các phương pháp phân tích
hiện đại với khả năng phân tích rộng, độ chính xác cao đã tạo ra những bước
tiến vượt bậc của ĐHH hiện đại.

88
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Trung Thuận, Địa hóa học, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2005.
2. Сауков А.А., Геохимия, Наука, Москва, 480 стр, 1975.
3. White V. M , Geochemistry, Univercity of Cornell, 1997.
4. Макрыгина В.А., Геохимия отдельных элементов. Учебное послбие, “Гео”,
Новосибирск, 195 стр, 2011.

89
HÓA THẠCH ĐỘNG VẬT BÒ SÁT,
di tích của Động vật bò sát được bảo tồn trong các tầng đá hoặc trầm tích của vỏ
Trái đất. Hóa thạch Casineria kiddi (H. 1) được tìm thấy trong tầng trầm tích
tuổi Carbon sớm ở vùng vịnh Cheese, Scotland năm 1999 từng được cho là
HTĐVBS cổ nhất. Tuy nhiên, mẫu hóa thạch Hylonomus lyelli (H. 2) được tìm
thấy tại vách đá Jogggins có tuổi Carbon muộn ở Nova Scotia, Canada mới là
hóa thạch cổ nhất được xếp vào nhóm nhóm Động vật bò sát thực thụ
(Eureptilia). Loài bò sát này có kích thước nhỏ giống như thằn lằn, thường sống
trong các khu rừng. Do đó, một số nhà khoa học cho rằng Bò sát đã tiến hóa từ
Lưỡng cư (động vật bốn chi nguyên thủy hơn, phôi không có màng ối) từ
Carbon sớm, còn một số khác lại cho rằng phải đến Carbon muộn nhóm sinh vật
này mới tiến hóa từ Lưỡng cư.
Phân loại Động vật bò sát thay đổi rất nhanh nhờ việc phát hiện ra các hóa
thạch mới, bộ dữ liệu mới, kỹ thuật phân tích phát sinh loài mới và các triết lý
phân loại khác nhau. Trong phân loại học hiện đại, người ta sử dụng cách phân
loại phát sinh huyết thống (H. 1) thay vì phân loại thành các cấp phân loại (lớp,
bộ, họ) như trong phân loại truyền thống. Cũng như Cá và Lưỡng cư, Bò sát
(Reptilia) là một nhóm cận ngành gồm tất cả Động vật có màng ối (Amniota) trừ
Động vật có vú (Mammalia) và Chim (Aves). Động vật có màng ối được chia
thành hai nhóm lớn là lớp Mặt thằn lằn - Sauropsida (bao gồm bò sát và chim)
và bộ Một cung bên - Synapsida (bao gồm Động vật có vú). Theo đó, Bò sát bao
gồm tất cả các dạng bò sát hiện đại như rùa, rắn, thằn lằn, cá sấu và các dạng đã
tuyệt chủng của động vật Khuyết cung (Anapsid), Bò sát bay (Pterosaur), Bò sát
bơi (Ichthyosaurs và Plesiosaurs) và cả Khủng long (Dinosaur) (H. 3).
HTĐVBS phong phú và đa dạng trong các tầng đá tuổi Carbon muộn và
Permi rồi trở thành nhóm hóa thạch chiếm ưu thế nhất trong Mesozoi. Trải qua
hai đợt tuyệt chủng hàng loạt cuối Trias và Creta, số lượng loài Bò sát hiện nay
còn lại không nhiều. Sphenodon tuatara là loài bò sát nhỏ (0,5-1 m) giống thằn
lằn, chỉ sống ở New Zealand. Nó là loài duy nhất còn lại của một nhóm bò sát đa
dạng một thời. Sphenodon tuatara sống sót qua nhiều thời kỳ trong môi trường
đảo cô lập và không có động vật ăn thịt ở New Zealand. Các loại Bò sát có vảy
(thằn lằn, rắn, tắc kè,...) là những loài hiện sống và phát triển mạnh mẽ nhất, có
tới gần 4.000 loài.
Động vật bò sát phân biệt với Động vật lưỡng cư và Động vật có vú ở đặc
điểm sinh sản, môi trường sống, đặc điểm về hô hấp, cấu tạo của bộ xương bao
gồm các xương chi, răng, xương sống và xương sọ. Đối với nghiên cứu Động
vật bò sát nói riêng và Động vật có xương sống nói chung thì cấu tạo bộ xương
là đối tượng nghiên cứu chính, trong đó đặc điểm của hộp sọ là yếu tố quan
trọng nhất. Hộp sọ của Động vật bò sát không có rãnh hình mái (một vết lõm ở
phía sau hộp sọ) và một số xương nhỏ ở phía sau của mái hộp sọ như ở Động vật
lưỡng cư. Hộp sọ của Động vật bò sát hiện đại cũng khác biệt rõ ràng so với hộp
sọ của Động vật có vú, thể hiện rõ ràng nhất ở hàm dưới và các vùng lân cận.
Các loài bò sát có một số xương ở hàm dưới, chỉ có một số ít là có răng. Phía
sau xương hàm có răng có một xương nhỏ, tạo thành một khớp nối với xương
vuông ở gần phía sau của hộp sọ. Xương vuông khớp động với sọ, do đó miệng
90
của bò sát có thể mở rất rộng để nuốt mồi. Ngược lại, hàm dưới của động vật có
vú được tạo thành từ một xương duy nhất là hàm răng; khớp và xương vuông đã
trở thành một phần của chuỗi các xương nhỏ trong tai giữa. Sự chuyển đổi gần
như hoàn toàn giữa hai cách sắp xếp rất khác nhau này được biết đến từ hóa
thạch của các dạng Động vật một cung bên nguyên thủy (bộ Therapsida).
HTĐVBS ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều. Bò sát răng phiến
(Placodontia) được ghi nhận trong đá vôi hệ tầng Đồng Giao tuổi Trias giữa
(T2a dg) tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. Mỏ than Na Dương thuộc
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn là nơi ghi nhận nhiều hóa thạch rùa và cá sấu
tuổi Đệ tam của Việt Nam (H. 4).

Hình 1. Hai nửa mẫu hóa thạch Casineria kiddi


tìm thấy ở vùng vịnh Cheese, Scotland (Paton và nnk, 1999)

Hình 2. Minh họa hóa thạch Hylonomus lyelli


tìm thấy trong vách đá Joggins ở Canada (Nguồn: Falcon-Lang, 2006)

91
Hình 3. Sơ đồ phát sinh huyết thống của Động vật có màng ối (nguồn: Carr, 2020)

Hình 4. Hóa thạch bò sát tìm thấy tại mỏ than Na Dương, Lạng Sơn:
A. rùa Banhxeochelys trani (Garbin và nnk, 2019);
B. cá sấu Orientalosuchus naduongensis (Massonne và nnk, 2019)

Tài liệu tham khảo


1. Car, S. M., Phylogeny of the Amniota, 2020.
https://www.mun.ca/biology/scarr/Phylogeny_of_Amniota.html.
2. Facol-Lang, H. J., A history of research at the Joggins Fossil Cliffs of Nova Scotia,
Canada, the world's finest Pennsylvanian section, Proceedings of the Geologists' Association,
117: 377-392, 2006.
3. Garbin R.C., Böhme M., Joyce W. G., A new testudinoid turtle from the middle to late
Eocene of Vietnam, PeerJ 7:e6280 DOI 10.7717/peerj.6280, 2019.
4. Massonne T, Vasilyan D, Rabi M, Böhme M., A new alligatoroid from the Eocene of
Vietnam highlights an extinct Asian clade independent from extant Alligator sinensis, PeerJ
7:e7562 DOI 10.7717/peerj.7562, 2019.
5. Paton R.L., Smithson T.R., Clark J. A., An amniote-like skeleton from the Early
Carboniferous of Scotland, Nature, 398: 508-513, 1999 .

92
HÓA THẠCH CÁ,
di tích của cá được bảo tồn trong các tầng đá hoặc trầm tích của vỏ Trái đất.
Hóa thạch cá (HTC) được phát hiện lần đầu tiên trong đá tuổi Devon và
được đặt tên là Cá giáp (Ostracodermi) và kỷ Devon cũng được coi là “Kỷ của
Cá” vì có sự phong phú và đa dạng nhất về HTC. Tuy nhiên, HTC cổ nhất,
Haikouichthys, được tìm thấy trong đá có tuổi Cambri, khoảng 540 triệu năm
trước. Haikouichthys được coi là nhóm HTC cổ nhất vì chúng có cơ thể dạng
hình thoi có rãnh, khe mang, các dải cơ hình chữ V và các vây tia nâng đỡ vây
giữa và vây đuôi (H. 1). Bộ xương của những nhóm HTC cổ nhất được dùng để
nghiên cứu sự tiến hóa của động vật có xương sống (ĐVCSX) bao gồm tiến hóa
về bộ xương, hàm, răng và chi,… và Cá được xem là gốc của cây phả hệ của
ĐVCSX. Sự xuất hiện của các mô khoáng hóa giúp nâng đỡ và bảo vệ phần mô
mềm, cho phép gắn kết hiệu quả hơn các cơ và đánh dấu sự khởi đầu đa dạng
của những loài cá không hàm đầu tiên, nhóm Agnatha (H. 2).
Nghiên cứu HTC có ý nghĩa quan trọng trong phân loại học và tiến hóa.
Dựa vào đặc điểm tiến hóa của bộ xương, người ta thấy có sự chuyển tiếp dần
dần từ cá sang Động vật bốn chân (Tetrapoda) - những động vật có xương sống
có bốn chân và các ngón chân, chủ yếu thở bằng phổi và sống trên cạn như
Lưỡng cư (Amphibia, một nhóm cận ngành khác), Bò sát (Reptilia, một nhóm
cận ngành khác ), và cả chim và Động vật có vú.
Dựa vào nghiên cứu HTC, từ thế kỷ XIX người ta đã biết rằng cá không
phải là một nhóm đơn ngành (một nhóm sinh vật phát triển từ một tổ tiên chung
- clade), mà là một nhóm cận ngành (tập hợp các nhóm có quá trình chuyển tiếp
tiến hóa sang một nhóm khác - grade) vì những đặc điểm chung nhất ở “cá”
(như có mang, vảy và vây) vẫn có thể gặp được ở động vật bốn chi nguyên thủy
(được coi là Lưỡng cư). Trong hệ thống phân loại hiện đại người ta hiểu “Cá” là
tất cả những ĐVCSX ngoại trừ động vật bốn chi, tuy nhiên thuật ngữ “Cá” hay
“Pisces” hiện vẫn được sử dụng để chỉ các ĐVCXS có vây, mang và vảy, sống ở
dưới nước. Vì vậy, hệ thống phân loại được sử dụng phổ biến hiện nay vẫn là
phân loại được i Nelson (1994) đề xuất. Theo đó, ĐVCSX được xếp thành một
phụ ngành trong ngành Động vật có dây sống và gồm hai thượng lớp là Cá
không hàm (Agnatha) và Cá có hàm (Gnathostomata) (H. 2). Trong hệ thống
phân loại này thì cá được hiểu theo nghĩa thông thường, được xếp vào nhóm cận
ngành “Pisces” thuộc vào siêu lớp Cá có hàm. Nhóm này được chia thành bốn
lớp là Cá da phiến (Placodermi), Cá sụn (Chondrichthyes), Cá gai (Acanthodii)
và Cá xương (Osteichthyes), trong đó có hai lớp đã bị tuyệt chủng hoàn toàn là
lớp Cá da phiến (Silur muộn đến Devon muộn) và Cá gai (Ordovic muộn đến
Permi sớm). Ngoài ứng dụng trong phân loại học, nghiên cứu HTC còn được
ứng dụng trong phân chia địa tầng và khôi phục điều kiện cổ sinh thái.
HTC ở Việt Nam chủ yếu được tìm thấy trong trầm tích Devon và Silur.
Trầm tích Devon hạ (các bậc Lochkovian, Pragian) ở Bắc Bộ và Quảng Bình
chứa phong phú HTC nhất và cũng là những dạng HTC quan trọng nhất ở Việt
Nam. Ngoài ra, một số hóa thạch Cá vây tia được tìm thấy trong trầm tích
Jura thượng.

93
Hệ động vật cá tìm thấy ở vùng Bắc Bộ tương tự với vùng Vân Nam Trung
Quốc. Một tập hợp nhiều dạng khác nhau của Cá da phiến (Myducosteus), các
gai xương của Cá gai và rất nhiều yếu tố xương khác của Cá xương nguyên thủy
gần gũi với các giống Guiyu và Psarolepis trong trầm tích Silur thượng của
Trung Quốc được tìm thấy ở Đồ Sơn (Hải Phòng) và Mỹ Đức (Quảng Bình).
Psarolepis và Guiyu đều không thuộc phụ lớp Cá vây tay hay Cá vây thùy
(Crossoptenygii). Chúng được coi là một nhánh của Cá xương và vẫn giữ một số
đặc điểm của Cá gai hoặc thậm chí là Cá da phiến như có gai lớn ở phía trước
vây và phiến lớn che phủ đai ngực. Các dạng Cá da phiến được tìm thấy ở Việt
Nam cũng rất đa dạng về thành phần giống loài của bộ Antiarchi (Yunnanolepis,
Minicrania, Chuchinolepis, Vanchienolepis) và giống Tongdzuylepis của bộ
Petalichthyida. Các dạng Cá da phiến được tìm thấy ở Việt Nam cũng có đặc
điểm tương tự với các dạng Cá da phiến như Wangolepis và Entelognathu trong
trầm tích Silur của Trung Quốc.
Trong trầm tích Devon ở Bắc Bộ cũng tìm thấy nhiều giống của lớp Khiên
hình giày (Galeapsida) thuộc siêu lớp Cá không hàm (Polybranchiaspis,
Laxaspis, Bannhuanaspis, Sanqiaspis), Cá da phiến (Bộ Antiarchi
"Yunnanolepis", Petalichthyida, Arthrodira), Cá gai, Cá phổi (Youngolepis,
Diabolepis) và Dạng động vật bốn chi (Kenichthys, Langdenia). Youngolepis và
Kenichthys là những loài vây thùy cổ nhất trên thế giới hiện nay. Hệ động vật cá
trong trầm tích Devon hạ ở Quảng Bình cũng chứa các dạng Cá phổi và Cá da
phiến như ở Bắc Bộ, nhưng vắng đại diện lớp Khiên hình giày (Galeaspida) và
xuất hiện các dạng Cá da phiến tiến hóa hơn như Phlyctaeniidae (Lyhoalepis),
Holonematidae.

Hình 1. Một mẫu HTC Haikouichthys ở thành phố Haikou, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc
Vpq, vòm phế quản; Vncx, vách ngăn cơ xương; Ytxs: các yếu tố của xương
sống; Vb, nếp gấp vây bụng (Nguồn: Shu và nnk, 2003)

94
Hình 2. Các nhánh tiến hóa lớn của cá theo thời gian (Long, 2005)

Tài liệu tham khảo


1. Long, J.A, Fossil vertebrate, Encyclopedia of Geology, 2500p, 2005.
https://doi.org/10.1016/B0-12-369396-9/00002-2.
2. Ph. Janvier, Mục từ “Cá và ếch nhái” trong Bách Khoa thư Địa chất (tập 1). Nxb.
ĐHQGHN, 2016.
3. Shu D.-G, Morris S., Han Jian, Zhang, Zhifei, Yasui K., Janvier Philippe, Chen
Lianxi, Zhang Xingliang, Liu J.-N., Li Y., Liu H.-Q., Head and backbone of the Early
Cambrian vertebrate Haikouichthys, Nature, 421: 526-9, 10.1038/nature0126, 2003.

95
KHOÁNG VẬT,
một nguyên tố hoặc hợp chất hóa học, thường là chất kết tinh và được hình
thành do các quá trình địa chất. Hội khoáng vật học Quốc tế (International
Mineralogical Association - IMA) đã đưa ra định nghĩa khoáng vật trên năm
1995. Theo định nghĩa, khoáng vật phải hình thành trong các quá trình địa chất
tự nhiên trên Trái đất hoặc các thiên thể, vì vậy khoáng vật khác với các chất
tương tự được con người tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Các chất nhân tạo
được tổng hợp như kim cương, corindon (ruby, saphir), beryl (emerald,
aquamarin),… có các đặc tính gần tương tự các khoáng vật tự nhiên, tuy vậy
chúng không được coi là khoáng vật. Cũng theo định nghĩa, khoáng vật phải là
chất rắn có thành phần đồng nhất, tức là về mặt vật lý, nó không thể tách thành
các hợp chất hóa học đơn giản hơn. Hầu hết các đá đều tạo nên từ một vài
khoáng vật khác nhau, ví dụ như đá granit được cấu thành từ các khoáng vật
feldspar, thạch anh, mica và amphibol. Ngoài ra, các chất lỏng và chất khí, theo
đúng định nghĩa, cũng không thể coi là các khoáng vật. Theo đó, băng đá tự
nhiên (thể rắn của nước H2O) được coi là khoáng vật, nhưng nước lỏng không
được coi là khoáng vật. Ngoại lệ là trường hợp thủy ngân tự nhiên, đôi khi gặp
trong các mỏ khoáng ở dạng lỏng, vẫn được IMA coi là một khoáng vật (dù nó
chỉ kết tinh ở dưới -39°C) do nó đã được xác lập trước khi các quy định hiện
hành được đặt ra.
Vì khoáng vật có thành phần xác định nên sẽ được thể hiện bằng công thức
hóa học riêng. Chẳng hạn, thạch anh có công thức là SiO 2 vì các nguyên tố silic
(Si) và oxy (O) là các thành phần duy nhất và luôn có tỷ lệ là 1:2. Tuy vậy,
thành phần của hầu hết khoáng vật đều không cố định như thạch anh. Ví dụ
siderit không phải lúc nào cũng có thành phần là FeCO 3 tinh khiết. Một lượng
nhất định magie (Mg), mangan (Mn), đôi khi calci (Ca) có thể thay thế sắt (Fe),
do đó thành phần của siderit thường dao động trong một phạm vi nhất định, mặc
dù tỷ lệ giữa tổng khối lượng cation kim loại và gốc anion (CO 32-) luôn là 1:1.
Trong trường hợp này công thức hóa học của siderit có thể biểu diễn là (Fe, Mn,
Mg, Ca)CO3.
Các khoáng vật phải có cấu trúc nguyên tử bên trong có trật tự cao, thể hiện
bằng một dạng hình học đều đặn. Do đặc điểm này mà khoáng vật được xếp vào
nhóm các chất rắn kết tinh. Trong những điều kiện thuận lợi, chất kết tinh sẽ thể
hiện cấu trúc bên trong có trật tự của chúng bằng hình dạng bên ngoài phát triển
đầy đủ và được gọi là tinh thể. Những chất rắn không có sự sắp xếp bên trong có
trật tự của các nguyên tử được gọi là các chất vô định hình (không kết tinh).
Những chất rắn tự nhiên vô định hình (như thủy tinh tự nhiên chẳng hạn) được
coi là các á khoáng vật.
Theo truyền thống, khoáng vật phải là những chất chủ yếu có nguồn gốc vô
cơ (không có sự tham gia của thế giới sinh vật). Tuy vậy, gần đây cả những chất
có nguồn gốc hữu cơ mà thỏa mãn tất cả các tiêu chí của khoáng vật cũng được
coi là khoáng vật. Ví dụ, aragonit (CaCO 3) là khoáng vật có cả nguồn gốc vô cơ
và hữu cơ, trong đó aragonit nguồn gốc hữu cơ là thành phần chính của vỏ các
loài trai và ngọc trai. Chính cơ thể con người cũng sản sinh ra các khoáng vật
như hydroxylapatit (Ca5(PO4)3(OH)) là thành phần chính của xương và răng
96
người, còn sỏi thận là khoáng chất được kết hạch trong hệ bài tiết của chúng ta.
Những chất giống khoáng vật về thành phần và nguồn gốc, nhưng không đáp
ứng đầy đủ các tiêu chí của một khoáng vật, trong Khoáng vật học được gọi là
chất á khoáng vật.
Cho đến nay con người đã tìm thấy hàng nghìn loại khoáng vật trên Trái
đất, trong đó khoảng 100 khoáng vật là thành phần chính của các đá (chúng
được gọi là các khoáng vật tạo đá) và khoảng hơn 40 khoáng vật là thành phần
chính của các loại quặng (chúng được gọi là các khoáng vật tạo quặng).
Trong khi các khoáng vật được phân loại một cách khoa học theo gốc anion
(mang điện tích âm) thành các lớp như lớp oxit, lớp silicat, lớp carbonat,… thì
tên gọi của chúng lại được đặt khá thiếu khoa học và nhất quán. Chúng có thể
được đặt tên theo một đặc điểm hóa học hoặc vật lý nào đó như màu sắc, độ
cứng,… hoặc theo địa danh, theo tên một nhân vật, một nhà khoáng vật học,…
Ví dụ, tên gọi albit NaAlSi3O8 là bắt nguồn từ từ La Tinh “albus” có nghĩa là
“trắng” do khoáng vật này thường có màu trắng; khoáng vật manganit
(MnO.OH) được đặt tên theo thành phần của nó; khoáng vật sillimanit (Al 2SiO5)
được đặt theo tên của nhà hóa học người Mỹ Benjamin Silliman,…
IMA là tổ chức quốc tế được thừa nhận đối với việc định nghĩa và gọi tên
các loại khoáng vật. Đến tháng 3 năm 2020, IMA đã chấp thuận 5.562 loại
khoáng vật trong số 5.750 khoáng vật được đề xuất hoặc khoáng vật đã được đặt
tên theo truyền thống. Theo đó, hầu hết khoáng vật được đặt tên theo nhân vật
(tên người), tiếp đó là theo địa danh nơi phát hiện. Ngoài ra, tên gọi đặt theo
thành phần hóa học hoặc tính chất vật lý của khoáng vật cũng là một nhóm tên
gọi quan trọng khác. Hầu hết các tên gọi khoáng vật đều có hậu tố là “-it” (“-ite”
trong tiếng Anh), trừ những tên khoáng vật đã quen thuộc và được đặt trước khi
môn Khoáng vật học hình thành, ví dụ như kim cương C, galena PbS,
vàng Au,…
Khoáng vật hình thành trong mọi môi trường địa chất, trong điều kiện hóa
lý như nhiệt độ, áp suất, môi trường,… thay đổi rất khác nhau. Về nguồn gốc,
khoáng vật được chia thành hai nhóm là nội sinh và ngoại sinh (xem mục từ các
quá trình hình thành khoáng vật).
Trong số 5.562 khoáng vật được IMA thừa nhận thì chỉ có khoảng 150
khoáng vật được coi là “phổ biến”, 50 là “tương đối phổ biến” còn số còn lại là
“hiếm” hay “cực hiếm”. Sự đa dạng và phong phú của các loại khoáng vật được
chi phối bởi thành phần hóa học của vỏ Trái đất. Do silic (Si) và oxy (O) chiếm
tới khoảng 75% thành phần của vỏ Trái đất nên lớp khoáng vật silicat (chủ yếu
chứa silic và oxy) chiếm tới hơn 90% vỏ Trái đất. Một số khoáng vật như thạch
anh, mica hay feldspar là phổ biến, trong khi các khoáng vật khác chỉ tìm thấy ở
một vài khu vực nhất định. Phần lớn các loại đá của vỏ Trái đất được cấu thành
từ thạch anh, feldspar, mica, chlorit, kaolinit, calcit, epidot, olivin, augit,
hornblend, magnetit, hematit, limonit và một vài khoáng vật khác.

97
Tài liệu tham khảo
1. Encyclopedia Britanica, Britanica.com (Online version).
2. Martin R. F. (ed.), The Nomenclature of Minerals: A Compilation of IMA Reports,
Mineralogical Association of Canada, 1998.
3. Nickel E. H., MINERALS/Definition and Classification, Encyclopedia of Geology, 3:
498-503, 2005.

98
KIẾN TẠO HỌC,
chuyên ngành của địa chất học nghiên cứu về cấu trúc, chuyển động và biến
dạng của thạch quyển, sự phát triển của nó trong mối liên quan với sự phát triển
của Trái đất nói chung. Mặc dù Kiến tạo học (KTH) chỉ mới tách ra từ ĐCH
thành một ngành khoa học độc lập vào những năm 30 của thế kỷ XX, sự phát
triển của nó đã có tiền sử lâu đời. Các giai đoạn phát triển chính của KTH được
đặc trưng bởi sự xuất hiện các khái niệm KTH mới, thay thế cho các khái niệm
lỗi thời cũ. Giai đoạn đầu tiên (nửa sau thế kỷ XVII - nửa đầu thế kỷ XVII) xuất
hiện hai khái niệm chính: giả thuyết thủy sinh (Neptunism) và giả thuyết hỏa
sinh (plutonism). Giai đoan thứ hai (nửa cuối thế kỷ XVIII - phần tư đầu thế kỷ
XIX) xuất hiện giả thuyết nâng trồi. Giai đoạn thứ ba (nửa cuối thế kỷ XIX) đặc
trưng bởi sự xuất hiện giả thuyết co rút thay cho giả thuyết nâng trồi. Giai đoạn
thứ tư (nửa đầu thế kỷ XX). Nhiều giả thuyết đã được đề xuất để thay thế cho
giả thuyết co rút như “dòng dưới vỏ”, “nhịp động”, “giãn nở Trái đất”. Đáng chú
ý là giả thuyết” phân dị vật chất sâu của manti Trái đất”. Giai đoạn thứ năm (từ
những năm 60 thế kỷ XX). Quan trọng nhất là sự xuất hiện lý thuyết kiến tạo
các mảng thạch quyển vào các năm 1960.
Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của Trái đất bao gồm lớp vỏ Trái đất
và phần trên cùng của manti Thạch quyển có nhiệt độ thấp hơn, nằm bên trên
lớp có nhiệt độ cao hơn dẻo hơn và linh động hơn của thượng manti gọi là quyển
mềm. Thạch quyển có hai loại là thạch quyển lục địa và thạch quyển đại dương.
Cấu trúc thạch quyển là các mảng kiến tạo quy mô lớn, trung bình và nhỏ
(H.1) và các cấu tạo bậc cao nội tại của các mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo
theo chiều ngang dịch trượt tương đối với nhau theo ba kiểu: hội tụ; phân ly,
trượt bằng và tương ứng với ba kiểu rạnh giới mảng hội tụ, phân ly và chuyển
dạng. Còn chuyển động trong các mảng thạch quyển là chuyển dịch các phần
của nó theo hướng thẳng đứng hoặc nằm ngang (nâng lên, sụt xuống, trượt
ngang). Các chuyển dịch trên thường kèm theo các biến đổi điều kiện thế nằm
của đất đá. Các biến đổi này được gọi là biến dạng kiến tạo. Kết quả cuối cùng
của các biến dạng kiến tạo là tạo nên các hình dáng thế nằm mới của các cấu tạo
trong các mảng thạch quyển. Các nguồn chủ yếu của chuyển động và biến dạng
kiến tạo nằm ngoài phạm vi thạch quyển, dưới độ sâu lớn hơn. Từ thực tiễn này
đã xuất hiện khái niệm hợp nhất thạch quyển và quyển mềm thành quyển kiến
tạo - là miền biểu hiện các quá trình kiến tạo chủ yếu. Các dòng đối lưu nhiệt
xuất hiện trong quyển kiến tạo và manti dưới là nguyên nhân làm cho các mảng
thạch quyển chuyển dịch.
Các chuyên ngành khoa học của KTH bao gồm (1) KTH hình thái nghiên
cứu xác định các dạng cấu trúc kiến tạo chính ở nhiều quy mô khác nhau theo
đặc điểm hình thái; (2) KTH khu vực nghiên cứu các cấu trúc kiến tạo được
phân biệt và đặc trưng của các lãnh thổ quy mô khác nhau (quốc gia, châu lục.
lục địa, đại dương và toàn bộ địa cầu ); (3) KTH lịch sử nghiên cứu phân chia
các giai đoạn và thời kỳ chính của lịch sử phát triển cấu trúc của thạch quyển
trên quy mô toàn cầu cũng như các khu vực. Một phân nhánh đặc biệt của KTH
lịch sử là Tân kiến tạo, chuyên nghiên cứu xem xét giai đoạn phát triển cuối
cùng của thạch quyển (Oligocen - Đệ tứ) và chuyển động hiện đại; (4) Kiến tạo
99
thực nghiệm và kiến tạo vật lý, nghiên cứu khám phá các cơ chế biến dạng kiến
tạo. Kiến tạo thực nghiệm thực hiện các mô hình vật lý về các loại cấu trúc kiến
tạo khác nhau, còn kiến tạo vật lý thực hiện mô hình hóa vật lý và toán học về
chúng. Những phần này của KTH hợp nhất với môn khoa học địa động lực;
(5) KTH bản đồ nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp thành lâp các loại
bản đồ kiến tạo tổng hợp và chuyên đề tỷ lệ khác nhau; (6) Kiến tạo địa chấn
nghiên cứu mối liên quan cuả tính địa chấn với các cấu tạo và chuyển động kiến
tạo, xây dựng mô hình địa chấn kiến tạo và các bản đồ dự báo động đất.
KTH bao gồm các cơ sở lý thuyết cốt lõi của địa chất học (bởi vậy, đôi khi
KTH được gọi là “triết học” của ĐCH); Vị trí của các mỏ khoáng là do điều kiện
kiến tạo và lịch sử phát triển kiến tạo khống chế, do đó, KTH và lập bản đồ kiến
tạo có tầm quan trọng lớn đối với việc tìm kiếm và dự báo các mỏ khoáng; Dữ
liệu Tân kiến tạo và các chuyển động kiến tạo gần đây và hiện đại cực kỳ quan
trọng trong đánh giá nguy cơ động đất, trong biên soạn bản đồ phân vùng và dự
báo động đất. Những dữ liệu này đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng các
công trình lớn như các nhà máy điện hạt nhân và thủy điện, phòng chống thiên
tai địa học.

Tài liệu tham khảo


1. Ben A., Van der Pluijm, Stephen Marshak et al., Earth Struscture: anIntrodution to
Structural Geology and Tectonics, 2nd edition , W.W.Noto &Company, Inc. New York, 673p,
2004.
2. Nguyễn Văn Vượng, Bách khoa thư Địa chất, Kiến tạo và Địa động lực, mục từ số 1-
kiến tạo, 2- kiến tạo mảng, 3- Tân kiến tạo, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
1071-1103, 2016.
3. Tạ Trọng Thắng (CB), Lê Duy Bách, Lê Văn Mạnh, Chu Văn Ngợi, Nguyễn Văn
Vượng, Địa kiến tạo đại cương, Nxb. ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 303tr., 2005.
4. Хаин В.Е., Ломизе М.Г, Геотектоника с основами геодинамики: учебник,М.
КДУ, 2005. 560 с ISBN 5-98227-076-8
5. Большая российская энциклопедия - электронная версия, Bigenc.ru.

100
KỲ QUAN ĐỊA CHẤT,
những cảnh quan thiên nhiên hoặc công trình nhân tạo thuộc loại độc đáo nhất,
kỳ lạ nhất, hoàn mỹ nhất, đẹp nhất, hiếm nhất..., tức là những giá trị thẩm mỹ,
khoa học, giáo dục... của kỳ quan phải được xếp hạng cao nhất trên phạm vi
toàn thế giới hay chí ít cũng toàn quốc. Các kỳ quan thiên nhiên ngoài ra còn
phải đáp ứng thêm một số yêu cầu ngặt nghèo hơn nữa, đó là có ranh giới rõ
ràng, toàn vẹn và chưa hoặc ít bị tác động nhân sinh.
Kì quan địa chất có thể hiểu là kỳ quan thiên nhiên có nguồn gốc địa chất-
địa mạo; bên cạnh giá trị thẩm mỹ chúng còn có giá trị, ý nghĩa khoa học, giáo
dục về địa chất-địa mạo. Kì quan địa chất vì thế cũng có thể hiểu là những đại
diện tiêu biểu nhất trong số các danh thắng địa chất (Xem mục từ: “Danh thắng
địa chất”), một bộ phận vốn cũng đã khá nhỏ trong số các di sản địa chất (Xem
mục từ: Di sản địa chất). Nói cách khác, kì quan địa chất là những di sản địa
chất có giá trị, ý nghĩa đặc biệt, ngoại hạng trên phạm vi toàn thế giới hay từng
quốc gia về khoa học, giáo dục và thẩm mỹ, có ranh giới rõ ràng, tính toàn vẹn
cao và chưa hoặc ít bị tác động nhân sinh. Cũng vì yêu cầu cao như vậy mà cơ
bản là không có một bộ tiêu chí nào đủ toàn diện, đủ bao quát để chọn ra được
các kỳ quan một cách đồng thuận nhất, khách quan nhất. Vả lại các cảnh quan
thiên nhiên hay các công trình nhân tạo cũng mỗi nơi một vẻ, việc đối sánh
chúng để phân biệt thứ hạng cũng có thể coi là một việc không tưởng. Vì thế mà
bên cạnh 7 kỳ quan của thế giới cổ đại - đều là các công trình nhân sinh - mà
ngày nay đã không còn nữa, nhiều tổ chức, nhiều chiến dịch quốc tế đã nhiều lần
thử tìm kiếm các kỳ quan thế giới mới, nhưng kết quả đạt được là không hề
giống nhau và cũng chưa bao giờ được công nhận chính thức. Chẳng hạn kết
quả bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên của Mạng truyền hình cáp CNN Hoa Kỳ là
(1997): (1) Hẻm vực Grand Canyon ở Bắc Mỹ; (2) Rạn san hô Great Barrier
Reef ở Châu Úc; (3) Cảng Harbor of Rio de Janeiro ở Nam Mỹ; (4) Đỉnh
Everest ở Châu Á; (5) Cực quang Aurora ở Bắc cực và Nam cực; (6) Núi lửa
Paricutin ở Bắc Mỹ; và (7) Thác nước Victoria Falls ở Châu Phi. Kết quả bình
chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới do công ty tư nhân NewOpenWorld tổ chức
(2011) bao gồm: (1) Rừng và sông Amazon ở 9 nước Nam Mỹ (Bolivia, Brasil,
Columbia, Ecuador, Guyane thuộc Pháp, Guyana, Peru, Suriname và
Venezuela); (2) Vịnh Hạ Long ở Việt Nam; (3) Thác Iguazu ở biên giới giữa hai
nước Argentina và Brasil; (4) Đảo Jeju ở Hàn Quốc; (5) Đảo Komodo ở
Indonesia; (6) Sông ngầm Puerto Princessa ở Philippines; và (7) Núi Bàn ở Nam
Phi. Tuy nhiên kết quá này bị đánh giá là cục bộ, dân tộc, thiếu khách quan, dựa
theo số lượng phiếu bầu chọn kèm theo tiền nộp.
Năm 2007, ba phương tiện thông tin đại chúng thuộc loại lớn nhất của
101
Cộng hòa Liên bang Nga là báo Izvestia, đài phát thanh Mayak và đài truyền
hình Rossiya đã khởi xướng cuộc bình chọn 7 kỳ quan của nước Nga. Từ danh
sách 49 địa điểm ban đầu, năm 2008 cuộc bình chọn đã gút lại 7 cái tên, đa số là
kỳ quan thiên nhiên, bao gồm: (1) Hồ Baikal ở phía nam Siberi; (2) Thung lũng
Geyser với các xuất lộ nước nóng ở Kamchatka; (3) Núi Elbrus cao 5.642m ở
tây Kavkaz, cao nhất Châu Âu và là một trong bảy đỉnh núi cao nhất thế giới;
(4) Manpupuner - các ngọn núi nhỏ linh thiêng - các tượng đài địa chất ở miền
bắc dãy Ural thuộc nước Cộng hòa Komi; (5) Tượng đài Mẹ Tổ quốc kêu gọi
trên đồi Mamayev Kurgan ở Thành phố Volgograd, được Sách kỷ lục Guinness
công nhận là tượng đài cao nhất thế giới; (6) Thánh đường Saint Basils ở thủ đô
Matx-cơ-va; và (7) Cung điện Peterhof, Thành phố Saint Petersburg.
Đối với Việt Nam, 10 kỳ quan thiên nhiên được trang Web Lonely Planet
lựa chọn năm 2020 gồm: (1) Vịnh Hạ Long; (2) Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng; (3) Hang Sơn Đoòng; (4) Đảo Phú Quốc; (5) Dãy Hoàng Liên Sơn, trong
đó có đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Việt Nam; (6) Thác Bản Giốc; (7) Bãi tắm
Sao ở An Thới, Phú Quốc; (8) Vườn quốc gia Ba Bể; (9) Núi Thủy Sơn thuộc
Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng; và (10) Các đụn cát ở Mũi Né.
Những danh sách tương tự có rất nhiều, cả trên bình diện quốc tế, châu
lục lẫn ở từng quốc gia, không liên quan gì đến Liên Hiệp Quốc, UNESCO cũng
như danh hiệu Di sản Thiên nhiên Thế giới của UNESCO. Có thể thấy là hầu hết
các kỳ quan thiên nhiên kể trên đều có nguồn gốc địa chất-địa mạo, và bên cạnh
giá trị thẩm mỹ chúng đều có giá trị, ý nghĩa khoa học, giáo dục về địa chất-địa
mạo. Vì thế cũng có thể gọi chúng là các kỳ quan địa chất.

Tài liệu tham khảo


1. Natural wonders of the world. DK Penguin Random House. First American Edition,
2017. Published in the United States by DK Publishing, Dorling Kindersley Limited, Penguin
Random House LLC. ISBN 978-1-4654-6417-0.
2. https://en.wikipedia.org/wiki/New7Wonders_of_Nature
3. https://en.wikipedia.org/wiki/Seven_Natural_Wonders_(CNN)
4. https://en.wikipedia.org/wiki/Wonders_of_the_World
5. https://www.lonelyplanet.com/articles/vietnam-best-natural-wonders
6. https://www.russiadiscovery.com/news/seven_wonders_of_russia

102
PHÂN LOẠI KHOÁNG VẬT,
sắp xếp có hệ thống các khoáng vật thành các nhóm/lớp có tính chất giống nhau
theo các tiêu chí nhất định. Việc phân loại khoáng vật đã có lịch sử dài lâu. Ban
đầu, khoáng vật chủ yếu được phân loại dựa vào các đặc điểm bên ngoài và tính
chất vật lý của chúng. Từ giữa thế kỷ XIX, các khoáng vật được phân loại dựa
trên gốc anion, trong đó đáng chú ý nhất là phân loại của Dana J.D. (1837) và
sau này là Strunz K.H. (1941). Lý do để chọn gốc anion làm tiêu chí phân loại
khoáng vật ở mức cao nhất, trước hết là sự giống nhau về tính chất của các
khoáng vật cùng gốc anion rõ rệt hơn nhiều so với các khoáng vật có cùng một
cation chiếm ưu thế. Các nghiên cứu về sau này cho thấy, chỉ tiêu chí thành
phần hóa học (gốc anion) thôi là chưa đủ để phân loại khoáng vật. Việc xác định
được cấu trúc bên trong của khoáng vật dựa trên việc sử dụng tia X đã giúp hiểu
rõ hơn về chúng, theo đó phải cả thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể mới đủ
để xác định bản chất của mỗi khoáng vật và chúng sẽ chi phối các tính chất vật
lý của khoáng vật. Do vậy, việc phân loại khoáng vật có cơ sở khoa học nhất là
phải dựa trên cả hai tiêu chí là thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể. Các phân
loại theo nguyên lý này gọi là phân loại hóa tinh thể. Lần đầu tiên phân loại hóa
tinh thể được nhà vật lý người Anh Bragg W.L. áp dụng năm 1930, sau này
được rất nhiều các nhà khoa học phát triển như Dana J.D. (1944, 1962), Strunz
K.H. (1941, 1966, 2001), Betechtin A.G. (1961), Lazarenko E.K. (1971),... Dù
có những khác biệt nhất định nhưng các phân loại khoáng vật theo tiêu chí hóa
tinh thể đều có những điểm chung, theo đó thành phần hóa học (gốc anion) được
dùng để phân loại toàn bộ thế giới khoáng vật thành các lớp; các lớp lại được
chia thành các phụ lớp hay nhóm khoáng vật dựa vào cấu trúc tinh thể của
chúng. Theo đó, trong hệ thống phân loại được dùng phổ biến nhất hiện nay, các
khoáng vật được chia thành chín lớp chính: lớp silicat, lớp carbonat, lớp sulfat,
lớp halogenua, lớp oxit và hydroxit, lớp sulfua, lớp phosphat, lớp nguyên tố tự
sinh và lớp khoáng vật hữu cơ.
Lớp silicat có thành phần chính là silic và oxy cùng các cation như nhôm,
sắt, magie, calci,… Trong lớp silicat, gốc anion chủ đạo (SiO4)4- có hình dạng
một tứ diện. Dựa trên các kiểu liên kết khác nhau giữa các tứ diện silic-oxy này
mà ta có các kiểu (hay phụ lớp) silicat khác nhau, với cấu trúc, hình dạng tinh
thể và tính chất vật lý không như nhau. Trong lớp silicat, người ta phân biệt:
silicat đảo đơn, silicat vòng, silicat chuỗi đơn và silicat chuỗi kép, silicat lớp và
silicat khung. Silicat là lớp khoáng vật quan trọng nhất xét dưới góc độ sự hình
thành và đa dạng của các loại đá. Đến nay đã xác định được khoảng 600 khoáng
vật thuộc lớp này. Hầu hết các đá đều có thành phần đến hơn 95% là các khoáng
vật silicat, và các khoáng vật silicat chiếm trên 90% thành phần vỏ Trái đất. Các
silicat tạo đá quan trọng nhất bao gồm các khoáng vật (hay nhóm khoáng vật)
feldspar, thạch anh, olivin, pyroxen, granat và mica. Silicat là những khoáng sản
phi kim quan trọng như vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, khoáng chất công
nghiệp, là quặng để lấy một số kim loại như berili, liti, zirconi, đất hiếm. Một số
silicat được dùng làm đá quý như beryl, jadeit, nephrit, granat, tourmalin,…
Lớp carbonat có anion chiếm ưu thế là (CO3)2-, còn các cation thường gặp
là Ca2+, Mg2+, ít hơn là Na1+ và Fe2+. Hiện nay đã biết được khoảng 80 khoáng
103
vật thuộc lớp này, trong đó phổ biến nhất là calcit CaCO 3, dolomit Ca,Mg(CO3)2
và aragonit CaCO3. Các khoáng vật carbonat chủ yếu hình thành trong môi
trường trầm tích ở các đại dương, đôi khi trong môi trường bốc hơi hoặc các
hang động. Carbonat được sử dụng làm vật liệu xây dựng (calcit, dolomit), làm
nguyên liệu trong công nghiệp hóa học, luyện kim; đôi khi là quặng của một số
kim loại như siderit FeCO3 để lấy sắt, rhodochrosit MnCO 3 để lấy mangan,
smithonit ZnCO3 để lấy kẽm,...
Lớp sulfat, là lớp khoáng vật với gốc anion chủ đạo là (SO 4)2-, tức là chúng
đều là các muối của axit sulfuric H 2SO4. Hiện nay đã ghi nhận được khoảng 200
khoáng vật thuộc lớp sulfat, nhưng hầu hết chúng đều rất hiếm. Phổ biến nhất là
thạch cao CaSO4.2H2O, anhydrit CaSO4và barit BaSO4. Các sulfat hình thành
trong môi trường bốc hơi (trầm tích), đôi khi trong các mạch nhiệt dịch. Các
khoáng vật sulfat là nguyên liệu để lấy ra các kim loại như Ba, Sr, Al, M, g… là
vật liệu xây dựng (thạch cao), để sản xuất phân bón,…
Lớp halogenua, là các khoáng vật với anion chủ đạo là các ion halogen như
F , Cl-, Br- và I-. Lớp này có khoảng 80 khoáng vật có liên quan về mặt hóa học
-

với nhau, nhưng có cấu trúc tinh thể và nguồn gốc rất khác nhau. Những khoáng
vật phổ biến nhất trong lớp là các muối tự nhiên như halit (NaCl), sylvin (KCl),
fluorit (CaF2), cryolit (Na3AlF6), chlorargyrit (AgCl) và atacamit (Cu2Cl(OH)3),
được hình thành chủ yếu trong môi trường bốc hơi (trầm tích). Có ý nghĩa kinh
tế quan trọng nhất là halit và fluorit, một phần là sylvin và carnalit. Halit dùng
trong công nghiệp thực phẩm, sylvin và carnalit được sử dụng để sản xuất phân
bón, còn fluorit được dùng làm chất trợ dung trong luyện quặng, để sản xuất
thủy tinh, sơn và axit flohydric (HF),…
Lớp oxyt và hydroxit có anion chính là O2- (oxit) và (OH)1- (hydroxit). Các
oxit lại được chia thành các oxit đơn giản như hematit Fe 2O3, magnetit Fe3O4,
casiterit SnO2, corindon (Al2O3),… và các oxit phức tạp như spinel MgO.Al2O3,
chromit FeO.Cr2O3,…
Hiện nay, đã xác định được gần 200 khoáng vật thuộc lớp này, trong đó
phổ biến nhất là brucit Mg(OH)2, manganit MnO(OH), diaspor AlO(OH) và
goethit FeO(OH).
Các khoáng vật oxyt và hydroxit hình thành trong tất cả các môi trường địa
chất, chúng có thể là các khoáng vật nguyên sinh trong các đá xâm nhập, hoặc
các sản phẩm thứ sinh trong quá trình phong hóa và trầm tích,… Một số khoáng
vật oxit có ý nghĩa kinh tế quan trọng, là quặng của nhiều kim loại như sắt
(hematit, magnetit), chrom (chromit), mangan (pyrolusit), thiếc (casiterit), titan,
uran,… còn các hydroxit diaspor, boehmit và gibsit là thành phần chính của
quặng bauxit; goethit là thành phần của quặng sắt nâu.
Lớp sulfua có anion đặc trưng là S2-. Phổ biến nhất trong lớp sulfua là pyrit
FeS2, tiếp đó là galenit PbS, sphalerit ZnS, chalcopyrite CuFeS 2,… Các khoáng
vật sulfua thường không thấu quang và có tính chất khá giống các kim loại (ánh
kim, màu xám bạc,…). Các khoáng vật sulfua là nhóm khoáng vật quặng quan
trọng nhất, hình thành chủ yếu trong các mỏ nguồn gốc nhiệt dịch, một phần
trong các mỏ trầm tích và trầm tích núi lửa. Nhiều khoáng vật sulfua có ý nghĩa
kinh tế quan trọng, là thành phần của các loại quặng khác nhau như chì, kẽm,
104
đồng,… Tuy vậy, chúng cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng qua
việc tạo ra các dòng axit mỏ hoặc mưa axit.
Lớp phosphat có gốc anion chủ đạo là (PO4)3-. Mặc dù là một lớp khoáng
vật khá lớn về số lượng (khoảng 700 khoáng vật), nhưng hầu hết chúng đều rất
hiếm. Các khoáng vật phosphat được tìm thấy trong nhiều môi trường địa chất
khác nhau như magma, biến chất và trầm tích. Chỉ có apatit Ca5(PO4)3(F,Cl, OH)
là khoáng vật quan trọng nhất và phổ biến nhất của lớp này, được sử dụng chủ
yếu để sản xuất phân bón.
Lớp nguyên tố tự sinh có khoảng 20 khoáng vật tồn tại trong tự nhiên ở
dạng nguyên tố và được chia thành: (a) Các kim loại như vàng, bạc, đồng, chì,
nhóm bạch kim, sắt, nickel, thủy ngân, thiếc, kẽm, tantan,…; (b) Các á kim như
arsen, antimony, bismuth, selen, telur,…; (c) Các phi kim loại như carbon (dưới
dạng graphit và kim cương) và lưu huỳnh,… Có giá trị kinh tế đáng kể trong lớp
này là các kim loại quý (Au, Ag, Pt), kim cương, graphit, lưu huỳnh,…
Lớp khoáng vật hữu cơ bao gồm các chất phát sinh từ sinh vật, nhưng các
quá trình địa chất có tham gia một phần vào sự hình thành chúng. Các khoáng
vật của lớp hữu cơ bao gồm hàng loạt các loại oxalat, melitat, citrat, cyanat,
axetat, format, hydrocarbon,… chẳng hạn như whewelit, moolooit, melit,
fichtelit, carpathit, evenkit và abelsonit,…

Tài liệu tham khảo


1. Encyclopedia Britanica, Britanica.com (Online version).
2. Lazarenko E.K., Kurs mineralogii. Vysshaya Shkola, Moskva, 1971.
3. Nickel, E.H., MINERALS/Definition and Classification, Encyclopedia of Geology, 3:
498-503, 2005.
4. Strunz H., Nickel E. H., Strunz Mineralogical Tables,Schweizerbart’sche
Verlagsbuchhandlung (Nägele u. Obermiller), 9th edn., 2001.

105
RỦI RO TAI BIẾN ĐỊA CHẤT,
những thiệt hại có thể có đối với con người, tài sản vật chất, kinh tế-xã hội hoặc
môi trường trên một không gian và một khoảng thời gian nhất định, dưới tác
động của một hiểm họa địa chất nào đó. Nhận dạng đúng các RRTBĐC là cơ sở
xác định những biện pháp thích ứng cho công tác phòng tránh giảm thiểu thiệt
hại do thiên tai gây ra. Đây chính là nhiệm vụ trọng yếu của quản lý RRTBĐC.
Thuật ngữ “rủi ro” được đưa vào sử dụng đầu tiên bởi các nhà địa chấn
trong đánh giá hiểm hoạ tự nhiên. Nhưng, phải đến năm 1972, trong hội nghị thế
giới về địa chấn xây dựng, họ mới phân biệt rõ “rủi ro địa chấn” khác với “hiểm
hoạ địa chấn”. Rất tiếc, ở đây, họ vẫn chưa làm rõ được sự khác nhau giữa “rủi
ro địa chấn” và “thiệt hại địa chấn”, thiệt hại do địa chấn/động đất gây ra. “Rủi
ro” chưa phải là “thiệt hại”, thiệt hại thực tế. Trong các năm 1972-1975, các nhà
địa chất Pháp đã tổ chức thành lập các bản đồ “rủi ro hiểm hoạ tự nhiên” cho đất
nước mình. Với tên gọi “rủi ro” ấy chúng đã lôi cuốn sự chú ý của đông đảo các
nhà nghiên cứu và hoạt động thực tế trong lĩnh vực hiềm hoạ tự nhiên và hiểm
hoạ kĩ thuật nói chung. Nhưng, rất tiếc, các bản đồ này cũng vẫn chỉ là các bản
đồ “hiểm hoạ”, dành cho một loại hiểm hoạ địa chất ngoại sinh. Phải từ sau năm
90 của thế kỉ trước, khái niệm RRTBĐC mới được hiểu rõ ràng, đầy đủ và được
sử dụng rộng rãi trong thực tế. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, việc đánh
giá định lượng RRTBĐC ngoại sinh còn nhiều khó khăn, một mặt do khó đánh
giá định lượng một số yếu tố của các hiểm hoạ này như: xác suất, cường độ,
khoảng thời gian kéo dài của biến cố hiểm hoạ,… và mặt khác, vì thiếu cơ sở dữ
liệu về thiệt hại do các hiểm hoạ này gây ra trong một khoảng thời gian đủ dài,
trên một không gian đủ lớn cần thiết. 
Ở nhiều nước trên thế giới, nghiên cứu nhận dạng RRTBĐC đã được tiến
hành từ nhiều năm nay theo những cách khác nhau ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên,
RRTBĐC được đánh giá nhận dạng bằng phương pháp xây dựng Bản đồ RRTT
trên phạm vi không gian nhất định là khá phổ biến. Từ phân tích bản đồ
RRTBĐC, người ta đề xuất hệ thống các biện pháp (tổ chức - hành chính, kinh
tế - kỹ thuật,…) triển khai trước, trong và sau khi TBĐC xảy ra để phòng tránh,
ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại và khôi phục môi trường kinh tế - an sinh
- xã hội. Đây chính là nền tảng của việc quản lý RRTBTT thành công và mang
lại những hiệu quả đáng kể trong phòng chống giảm thiểu thiệt hại ở nhiều
nước. Ở Nga và một số nước phát triển, trên cơ sở nhận dạng các RRTBTN,
người ta đã tiến xa hơn đến việc xây dựng chế độ Bảo hiểm RRTBTN nhằm bù
đắp một phần những thiệt hại sau khi thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tùy thuộc vào
tiềm lực kinh tế và việc định giá giá trị tài sản (thậm chí gồm cả sinh mạng con
người) mà mức bảo hiểm ở mỗi nước có sự khác nhau.
Ở Việt Nam, khái niệm RRTN và QLRRTN là vấn đề hết sức mới mẻ
không chỉ đối với các quản lý mà ngay cả đối với đội ngũ các nhà khoa học. Lần
đầu tiên khái niệm về RRTBĐC ở Việt Nam được GS Nguyễn Trọng Yêm đề
xuất trong quá trình nghiên cứu một số tai biến môi trường quan trọng vào
những năm 1990. Với cách tiếp cận mới, Ông đã đề xuất hệ thống phương pháp
đánh giá RRTBĐC bằng phương pháp phân tích Bản đồ, dựa trên cơ sở đánh giá
RR cho ba đối tượng chính: dân cư, hệ thống giao thông, đất đai canh tác trên
106
nền bản đồ nguy cơ HHĐC. Đây là các đối tượng dễ bị tổn thương bởi
RRTBĐC nhất, nhưng đồng thời lại đóng vai trò quan trọng nhất đối với phát
triển kinh tế xã hội bền vững. Bản đồ RRTBĐC được phân ra 3 cấp rủi ro: cao,
trung bình, thấp. Căn cứ vào tình hình tai biến và loại hình tai biến đề xuất các
giải pháp chung, các giải pháp cụ thể (quản lý, kinh tế, kỹ thuật- công nghệ,...)
phù hợp với thực tế địa phương vùng miền. Hệ phương pháp do Ông đề xuất đã
sớm được đông đảo cộng đồng các nhà nghiên cứu áp dụng trong đánh giá RR
một số dạng thiên tai như TLĐ, XLBS, LQ-LBĐ,… ở nhiều khu vực lãnh thổ
Việt Nam.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiều thiên tai hiện hữu và bất thường, nhất
là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Quản lý RRTBTT trong đó có RRTBĐC đã
được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược phát triển bền vững lâu
dài của quốc gia. Nó bao quát cả một quá trình mang tính hệ thống nhằm áp
dụng các quy định hiện hành, huy động cơ quan, tổ chức, cá nhân và kỹ năng
cần thiết để thực hiện các chiến lược, chính sách và nâng cao khả năng ứng phó,
giảm thiểu tác động bất lợi của hiểm họa và thiên tai. Với cách tiếp cận trên và
kinh nghiệm thực tế trong phòng ngừa, ứng phó, và khôi phục sau thiên tai, Việt
Nam đang vận hành mô hình QLRRTT dựa vào cộng đồng dân cư tại chỗ và phát
huy khá hiệu quả.
Nghiên cứu RRTBĐC có ý nghĩa thực tế lớn trong phát triển kinh tế xã hội.
Cơ sở nghiên cứu về RRTBĐC đóng góp tích cực cho công tác quy hoạch sử
dụng hợp lý lãnh thổ theo mục tiêu phát triển bền vững ở mỗi quốc gia.

Tài liệu tham khảo


1. B.И.Осипов, С.К.Шойгу, В.А. Владимиров, Ю.Л.Воробьев и др, Природные
опасности  и общество, Москва-КРУК, 2002. 
2. А.Л.Рагозин, В.А.Акимов, В.Н.Бурова и др, Оценка и управление природными
рисками, Москва-КРУК, 2003.
3. C. J. van Westen (ed.), D. Alkema, M. C. J. Damen, N. Kerle, N. C. Kingma, Multi-
hazard risk assessment, UNU-ITC DGIM, 2011.
4. UNISDR, Sendai Framework for Disaster Risk Reduction 2015-2030,
2015, www.unisdr.org.
5. UNODR, Proposed Updated Terminology on Disaster Risk Reduction: A technical
Review, 2015, http://www.preventionweb.net.

107
SÓNG THẦN,
một chuỗi các đợt sóng lớn có bước sóng dài được sinh ra do các biến động địa
chất mạnh mẽ xảy ra ở đáy biển và đại dương tại gần bờ hoặc ngoài khơi. Tên
gọi quốc tế của là Tsunami. Từ “Tsunami” có xuất xứ từ tiếng Nhật, trong đó
“tsu” nghĩa là “cảng” và “nami” nghĩa là “sóng”. Khi sự di chuyển đột ngột của
các cột nước lớn xảy ra, hoặc đáy biển đột ngột nâng lên hay hạ xuống do tác
động của động đất, sóng thần được hình thành dưới tác động của trọng lực. Các
đợt sóng nhanh chóng lan truyền trong môi trường nước và trở nên vô cùng nguy
hiểm với khả năng tàn phá lớn khi chúng tiến vào bờ biển nông. Đa số các trận
sóng thần có sức phá hủy lớn đều được hình thành từ các trận động đất mạnh xảy
ra ở ngoài biển. Khối đất đá bị dịch chuyển do động đất làm địa hình đáy biển
nâng lên, sụt xuống đột ngột, dẫn đến việc tăng, giảm của mực nước biển phía
trên nó. Chính dao động này là sự hình thành đầu tiên của sóng thần. Các đợt
phun trào núi lửa mạnh gây ra sự xáo trộn đột ngột của các khối nước trong lòng
đại dương khi núi lửa phun nổ và tạo ra các đợt sóng thần. Trong quá trình này,
sóng thần có thể được tạo ra do sự trượt lở trên sườn núi, hoặc do magma núi lửa
phun lên chiếm thể tích của nước biển và hoặc là do bể magma bị sụt lún. Sóng
thần gây ra bởi những hoạt động này có mức năng lượng thấp hơn dạng sóng
thần được tạo ra bởi động đất phát sinh trên các đứt gãy dưới đáy đại dương.
Những vụ trượt lở ngầm dưới đáy biển (thỉnh thoảng xảy ra vì nguyên nhân động
đất hoặc núi lửa) cũng có thể làm chấn động cột nước khiến trầm tích và đá trượt
xuống theo sườn núi rơi xuống đáy biển. Những trận sóng thần lớn có thể phát
sinh từ các vụ va chạm của thiên thạch ngoài hành tinh với Trái đất. Khi đó, một
lượng nước rất lớn nhanh chóng bị di chuyển làm phát sinh sóng thần.
Trên thế giới, nghiên cứu sóng thần chỉ thực sự bắt đầu phát triển như một
ngành khoa học từ cuối thế kỷ XIX tại Nhật Bản. Tại Mỹ, những nghiên cứu đầu
tiên về sóng thần được thực hiện tại Đại học Hawaii từ năm 1946, sau khi một
trận sóng thần xảy ra vào ngày 1 tháng 4 năm đó gây thiệt hại nặng nề về người
và tài sản trên quần đảo này. Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên
cứu sóng thần và là cột mốc quyết định trong nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm
sóng thần là việc áp dụng các mô hình số trị để mô phỏng các trận sóng thần và
tạo ra các kịch bản đánh giá thiệt hại do sóng thần gây ra cho cộng đồng ven
biển. Sau trận sóng thần phát sinh ở ngoài khơi Chi Lê năm 1960, hướng nghiên
cứu về sóng thần nguồn xa bắt đầu được phát triển. Kajiura (1963) là người xây
dựng lý thuyết sóng dài tuyến tính và nghiên cứu sự truyền năng lượng sóng thần
từ đáy biển tới mặt biển. Năm 1971, Mansinha và Smylie lần đầu tiên đưa ra các
công thức tính sóng thần phát sinh từ nguồn đứt gãy. Từ cuối những năm 1970,
việc mô phỏng sóng thần bằng các mô hình số trị bắt đầu được áp dụng rộng rãi
nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực tin học.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu mô phỏng sự lan truyền của
sóng thần từ các vùng nguồn trên khu vực Biển Đông đến các vùng bờ biển và
hải đảo của Việt Nam. Kết quả của các nghiên cứu về sóng thần được sử dụng
trong công tác cảnh báo và ứng phó sóng thần trên phạm vi toàn quốc.
Ủy ban Hải dương học Liên Chính phủ trực thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc là tổ chức đi đầu trong các nỗ lực điều phối
108
việc xây dựng các chương trình cảnh báo và giảm thiểu thiệt hại do sóng thần ở
phạm vi toàn cầu. Hệ thống cảnh báo sóng thần ra đời sớm nhất là Hệ thống cảnh
báo sớm và giảm thiểu thiệt hại sóng thần Thái Bình Dương (PTWS), được thành
lập năm 1965. Trước năm 2005, không có một hệ thống cảnh báo sóng thần nào
tồn tại bên ngoài Thái Bình Dương. Phải tới 40 năm sau khi PTWS ra đời, các hệ
thống cảnh báo sóng thần mới bắt đầu được thiết lập ở Ấn Độ Dương, biển
Caribê, Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Việt Nam là một trong 43 nước
thành viên của Hệ thống cảnh báo sớm và giảm thiểu thiệt hại sóng thần Thái
Bình Dương.
Mô hình hệ thống cảnh báo sớm sóng thần minh họa trên hình 2. Hệ thống
bao gồm các trạm quan trắc động đất, các máy cảm biến nằm sâu dưới đáy đại
dương, hệ thống phao nổi trên mặt biển, vệ tinh và thiết bị đo mực nước biển ở
gần bờ. Thiết bị ghi áp lực của các máy cảm biến nằm dưới đáy biển sẽ lập tức
truyền tín hiệu lên các phao nổi trên mặt biển ngay khi phát hiện khả năng xảy ra
động đất hoặc trượt lở đất dưới đáy đại dương, tức là hai yếu tố có khả năng gây
ra sóng thần. Tín hiệu từ phao sau đó sẽ được chuyển tiếp lên hệ thống vệ tinh để
rồi được phân tích tại các trung tâm cảnh báo sóng thần. Ngay sau khi kết luận
sóng thần có nguy cơ xảy ra, các trung tâm này sẽ lập tức ra thông báo gửi tới
các cơ quan chịu trách nhiệm ứng phó của quốc gia thông qua các đường dây
nóng. Trong khi sóng thần đang diễn ra, số liệu quan trắc tại các trạm theo dõi
mực nước biển và cơ sở dữ liệu kịch bản sóng thần tính sẵn được tham khảo để
dự báo mức độ nghiêm trọng của lũ lụt và thời gian ngập lụt do sóng thần tại các
địa phương bị sóng thần tấn công. Tại đây, thông tin về sóng thần được cảnh báo
cho người dân qua hệ thống còi, đèn và phát thanh từ các trạm trực canh sóng
thần.

Hình 1. Sự phát sinh sóng thần do động đất và sự thay đổi vận tốc lan truyền của sóng thần
từ ngoài đại dương tới bờ

109
Hình 2. Sơ đồ vận hành của hệ thống cảnh báo sớm sóng thần

Tài liệu tham khảo


1. Bùi Công Quế (chủ biên), Nguyễn Đình Xuyên, Phạm Văn Thục, Nguyễn Hồng
Phương, Trần Thị Mỹ Thành, Phan Trọng Trịnh, Cao Đình Triều, Ngô Thị Lư, Vũ Thanh Ca,
Trần Tuấn Dũng, Nguyễn Văn Lương. Nguy hiểm động đất và sóng thần ở vùng ben biển Việt
Nam, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 312tr., 2010.
2. Nguyễn Hồng Phương, Đánh giá độ nguy hiểm sóng thần trên Biển Đông phục vụ cảnh
báo sớm và giảm nhẹ thiệt hại, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 308tr., ISBN: 978-
604-913-566-8, 2017.

110
SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT,
sự kiện xảy ra vào khoảng 4,6 tỷ năm trước khi Trái đất được hình thành và hệ
mặt trời ổn định thành cấu trúc hiện tại. Trái đất có dạng gần gũi với hình cầu
được gọi tên khoa học là “Spheroid” với bán kính 6.371 km, diện tích bề mặt
510 triệu km2 và thể tích 1083,21 tỷ km 3. Cấu trúc của Trái đất được phân ra ba
lớp đồng tâm lớn (tính từ ngoài vào trong) là: khí quyển, thủy quyển và địa
quyển (bao gồm vỏ Trái đất, manti và nhân). Điểm đặc trưng của Trái đất là có
khí quyển và thủy quyển dày, nhờ đó mà các sinh vật, trong đó có con người có
thể sống được.
Trái đất là một hành tinh trong số 8 hành tinh của hệ Mặt trời, mà Mặt trời
là một trong số hàng tỷ ngôi sao của Thiên Hà được gọi là Ngân Hà. Ngân Hà
lại là một trong số hàng tỷ Thiên Hà cấu tạo nên Vũ Trụ. Vì vậy, sự hình thành
của Trái đất gắn liền với các giả thuyết về nguồn gốc Vũ Trụ và Thiên Hà có hệ
Mặt trời, trong đó có Trái đất. Những người đầu tiên quan tâm đến sự ra đời của
Vũ Trụ trong đó có Trái đất là các nhà truyền giáo. Trong sách Sáng thế thuộc
bộ Thánh kinh Cựu ước cho rằng tất cả vạn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng.
Các tôn giáo khác như đạo Phật, đạo Hồi cũng cho rằng Vũ Trụ và vạn vật đều
được sinh ra bởi một Đấng tối cao.
Từ những quan sát thường nhật về các hiện tượng như: ngày, đêm, sự biến
đổi thời tiết theo mùa, mối liên hệ giữa Trái đất, Mặt trời và các vì sao, vào thời
Hy Lạp cổ đại (thế kỷ thứ IV TCN) hai nhà thiên văn học Plato và Aristotle đã
đưa ra mô hình về thuyết Địa Tâm, theo đó, Trái đất nằm ở trung tâm Vũ Trụ,
các ngôi sao và hành tinh khác đều quay quanh nó. Thuyết Địa Tâm thống trị
trong một thời gian dài, mãi đến cuối thể kỷ XVI trở về sau nó dần được thay
thế bởi thuyết Nhật Tâm của Copernicus. Nội dung cơ bản của thuyết Nhật Tâm
này là: Mặt trời là trung tâm, Trái đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt
trời. Đến thế kỷ XVII, Galileo Galilei đã mạnh dạn ủng hộ thuyết Nhật Tâm và
ông khẳng định rằng Trái đất quay quanh mình nó và cùng các hành tinh khác
quay quanh Mặt trời.
Vào thế kỷ XVIII hai nhà bác học I. Kant và P. Laplace cho rằng Mặt trời
và các hành tinh của nó đồng thời sinh ra do quá trình cô đặc từ một đám mây
vật chất ban đầu nào đó. Nhưng Kant thì cho rằng đám mây vật chất (bụi - khí)
ban đầu lạnh, còn theo Laplace thì đám mây này nóng. I. Kant cho rằng trạng
thái ban đầu của vũ trụ là hỗn độn. Ở nơi có hệ Mặt trời tồn tại một đám hạt bụi
chuyển động hỗn độn theo các hướng khác nhau. Các hạt này va chạm vào nhau,
trao đổi năng lượng với nhau, kéo hút lẫn nhau và cuối cùng tụ lại thành khối
đặc ngày càng lớn. Đa phần các khối đậm đặc này có xu thế hướng về tâm của
đám mây bụi. Ở tâm điểm, tất cả các lực hút tác động lên mỗi hạt vật chất trở
nên cân bằng và chính nơi đó hình thành nên Mặt trời. Các hạt khí bụi còn lại và
các tụ khối đậm đặc của chúng dần chuyển động có trật tự hơn theo phương
chuyển động của đa số hạt và từ đó hình thành nên các hành tinh trong đó có
Trái đất.
Vào những năm 40-50 của thế kỷ XX, O. Iu Smith đề xướng một thuyết
cho rằng, Mặt Trời và các hành tinh của nó được hình thành từ các nguồn vật
chất khác nhau. Ở một giai đoạn phát triển nào đó, Mặt trời đã tóm bắt được một
111
đám mây khí - bụi lạnh. Quá trình quay trong trọng trường của Mặt tTrời đã dẫn
đến sự phân bố xếp sắp theo khối lượng, mật độ, kích thước,... Kết quả cuối
cùng là một bộ phận thiên thạch có lực ly tâm yếu hơn lực hút của Mặt trời bị
hút vào Mặt trời. Các thiên thạch còn lại va chạm lẫn nhau, kéo hút lẫn nhau và
kết hợp với nhau thành các tụ hợp riêng biệt. Chính quá trình này đã dẫn đến
hình thành các hành tinh và các vệ tinh của chúng. Như vậy theo thuyết này thì
Mặt trời sinh ra không đồng thời với các hành tinh khác mà nó có trước.
Ngày nay, người ta quan niệm hệ Mặt trời trong đó có Trái đất được hình
thành cách đây 4,6 tỷ năm trước từ đám mây khí và bụi được gọi là “tinh vân”,
quay quanh tâm của Ngân Hà. Đám mây này cấu tạo từ hydro, helium và các
nguyên tố nặng hơn tách ra từ siêu tân tinh, hình thành sau vụ nổ “Big bang”
13,7 tỷ năm trước. Hiện nay có hai giả thuyết về nguồn gốc hình thành Trái đất
đều được bắt nguồn từ thuyết tinh vân Mặt trời của nguồn gốc hệ Mặt trời, đó là
thuyết bồi tụ đồng hình và thuyết bồi tụ dị hình. Theo thuyết bồi tụ đồng hình,
khởi thủy Trái đất có thành phần và tỷ trọng đồng nhất và đặc xít, do nóng chảy
từng phần nên sắt - nikel chìm xuống tạo nhân, silicat nhẹ nổi lên trên thành
manti và vỏ. Thuyết này cho rằng, Trái đất đã trải qua thời kỳ nung nóng phóng
xạ và phân dị. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay cho thấy, năng lượng trọng
lực bồi tụ ngay cả khi kết hợp với nhiệt phóng xạ cũng không đủ để nung nóng
hành tinh từ trạng thái nguội. Thuyết bồi tụ dị hình được hình thành nhằm khắc
phục những vấn đề chưa thỏa đáng của thuyết bồi tụ đồng hình. Theo thuyết này
thì nhân, manti và vỏ Trái đất được đông cứng từ khí của tinh vân nóng thành
tạo Trái đất khởi thủy. Các tính toán cho thấy, trong đám mây nguội của khí tinh
vân nóng, sắt - nikel đông đặc trước và tạo nên nhân Trái đất, đám mây tiếp tục
nguội dần thì sắt và magnesi đông đặc lại tạo thành manti, các nguyên tố nhẹ và
dễ bốc hơi sẽ đông đặc cuối cùng tạo nên vỏ.

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Viết Ý, Trái đất ngôi nhà chung của loài người, Nxb. Từ điển bách khoa,
246tr., 2006.
2. National Research Council, Origin and Evolution of Earth: Research Questions for a
Changing Planet, Washington, DC: The National Academies Press, 2008,
https://doi.org/10.17226/12161Solar System _origin of Solar system/ Britannica. https:/www
Britannica.com/science/ solar _system/origin _of _ the_ solar _ system.

112
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN,
là tổ hợp các khoáng chất có ích tồn tại trong lòng đất và trên bề mặt Trái đất, về
mặt kỹ thuật và kinh tế hiện tại và trong tương lai chúng được sử dụng trong
công nghiệp một cách có hiệu quả. Phần lớn TNKS thuộc loại không tái tạo,
ngoại trừ các trầm tích đáy sông, nước ngầm, nước khoáng thiên nhiên và một
số sản phẩm của các núi lửa đang hoạt động.
Có nhiều hệ thống phân loại TNKS khác nhau, phổ biến nhất là hệ thống
phân loại theo mục đích sử dụng. Theo đó TNKS được phân thành khoáng sản
kim loại; khoáng sản không kim loại; nhiên liệu, năng lượng và phóng xạ. Các
khoáng sản kim loại được chia thành các nhóm sắt và hợp kim sắt (Fe, Mn, Ni,
Mo, W); kim loại cơ bản (thông thường) (Sb, Pb-Zn, Cu, Sn); kim loại nhẹ (Al,
Ti); kim loại quý (Au, Ag, PGE); đất hiếm và kim loại hiếm (REE, Li). Các
khoáng sản không kim loại được chia thành các nhóm đá quý và bán quý (kim
cương, ruby, saphir, emeral, thạch anh, nephrit, jadeit,...); đá mỹ nghệ (opan -
calchedon, mã não, đá hoa, metacarbonat,...); khoáng chất công nghiệp (apatit,
barit, bentonit, pyrit, sét gốm sứ,...) và vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá, cát
sỏi,...). Nhóm nhiên liệu, năng lượng gồm than khoáng, dầu mỏ, khí đốt, đá
phiến cháy. Nhóm khoáng sản phóng xạ chủ yếu là các mỏ urani.
Trong thực tế một số loại khoáng sản có lĩnh vực sử dụng rất đa dạng. Ví
dụ: dầu và khí không chỉ là nguyên liệu của ngành năng lượng mà còn là nguyên
liệu rất quan trọng của ngành hóa chất; đá carbonat (đá vôi, đá hoa) được sử
dụng trong xây dựng, bột công nghiệp, trong luyện kim, hóa chất, sản xuất
xi măng,…
TNKS trong lòng đất và dưới đáy các đại dương cũng như tại các lục địa và
tại từng quốc gia có sự phân bố không đồng đều, phụ thuộc vào điều kiện hình
thành các thành tạo địa chất và cấu trúc địa chất của từng vùng. Tài nguyên
khoáng sản được định lượng bằng trữ lượng và tài nguyên dự báo. Trên ba phần
tư trữ lượng dầu và khí tập trung chủ yếu tại 8 quốc gia - Ả Rập Xê Út, Kanada,
Iran, Nga, Irak, Kuwait, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và
Venezuela; trên 75% trữ lượng than đã qua thăm dò tập trung tại các nước Mỹ,
Trung Quốc, Úc, Nga, Ấn Độ, Đức và Nam Phi; trên 75% trữ lượng mangan tập
trung tại Nam Phi và Ucraina; trên 88% trữ lượng được xác nhận của cromit tập
trung tại Cộng hòa Nam Phi, Zimbabwe và Kazakctan; gần 80% tổng trữ lượng,
tài nguyên muối kali, trên 52% tổng tài nguyên và trữ lượng và trên 56% trữ
lượng đã xác định của quặng uran tập trung tại Úc, Kazakctan và Canada.
Việt Nam có nguồn TNKS khá phong phú về chủng loại, song rất ít loại có
quy mô tài nguyên và trữ lượng lớn. Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam, cũng
như trên thế giới, có sự phân bố không đồng đều theo vùng lãnh thổ.
Thankhoáng phân bố chủ yếu phần Đông Bắc, một ít ở miền Trung; dầu và khí
chủ yếu trên thềm lục địa thuộc lãnh thổ Việt Nam; urani tập trung chủ yếu tại
Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên; cromit có duy nhất tại Thanh
Hóa; đồng, chì, kẽm, mangan tập trung chủ yếu ở Bắc bộ, rải rác có vài điểm mỏ
có quy mô không lớn; thiếc tập trung chủ yếu ở Đông Bắc, Nghệ An và Lâm
Đồng; sắt phân bố rất không đồng đều, chủ yếu tập trung ở Bắc Bộ và Trung Bộ;
titan có quy mô lớn về tài nguyên và trữ lượng, phân bố rải rác từ Đông Bắc Bộ
113
đến Nam Trung Bộ; nickel, cobalt được phát hiện không nhiều, hiện chỉ khai
thác tại Bản Phúc (Sơn La); bauxit có quy mô lớn về tài nguyên và trữ lượng,
phần lớn phân bố tại 5 tỉnh Tây Nguyên, ngoài ra còn có tại Cao Bằng, Hà
Giang và Lạng Sơn, Hải Dương, Nghệ An; volfram tập trung chủ yếu ở mỏ Núi
Pháo, Đại Từ (Thái Nguyên), rải rác tại một số tỉnh cũng có quặng volfram
nhưng quy mô rất hạn chế, chất lượng thấp như Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Đà
Nẵng,…; vàng phân bố khá rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam; đất hiếm được phân
bố chủ yếu ở Tây Bắc Bộ; apatit duy nhất chỉ có ở Lào Cai; pyrit phân bố Phú
Thọ, Hà Nội, Thừa Thiên Huế và có ở trong các mỏ chì - kẽm Bắc Cạn, Hà
Giang và mỏ đồng Lào Cai; fluorit đi kèm trong quặng đất hiếm ở Lai Châu và
một vài nơi khác; đá quý rubi, saphir tập trung chủ yếu ở lưu vực sông Hồng
(Lục Yên - Yên Bái), Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An) và Tây Nguyên (Lâm
Đồng, Đắk Lắk và Kon Tum); làm vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp các
tỉnh, thành phố trên cả nước (Xt. mục từ “Khoáng sản vật liệu xây dựng”); Nước
dưới đất (Xt. mục từ “Nước dưới đất”).
Tài liệu tham khảo
1. Trần Văn Trị (chủ biên), Tài nguyên khoáng sản Việt Nam, Cục ĐC&KSVN, Hà Nội,
214tr, 2000.
2. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (chủ biên), Địa chất và tài nguyên Việt Nam, Nxb. Khoa học
Tự nhiên và Công nghệ, 483-547, 2009.
3. Большая Российская энциклопедия - электронная версия, bigenc.ru..

114
TẦNG CHỨA NƯỚC,
một thành tạo đất đá bão hòa mà ở đó nước có thể dễ dàng di chuyển (thấm) vào
công trình thu nước (như giếng khoan, giếng đào) hoặc thoát ra ngoài dưới dạng
các mạch lộ hoặc chảy ra dòng mặt. Các thành tạo bởi rời như cát, sạn,
sỏi hoặc đá nứt nẻ là các môi trường có thể tạo thành các tầng chứa nước
tốt. Một thể địa chất có độ lỗ rỗng nhỏ, độ dẫn nước hạn chế và khó có thể lấy
nước ra được bằng các công trình nhân tạo được gọi là lớp chứa nước kém.
Theo áp lực thủy tĩnh, TCN gồm loại có áp và không áp (H.1). TCN không
áp (thường được gọi là tầng nước ngầm) phân bố bên trên một lớp cách nước
tương đối liên tục vả tiếp giáp với bề mặt đất; nước có mặt thoáng tự do (áp suất
trên bề mặt nước bằng áp suất khí quyển). Trong trường hợp, TCN không áp
hình thành bên trên một lớp có độ thấm thấp, phân bố hạn hẹp với kích thước
nhỏ nằm cao hơn tầng chứa nước phổ biến trong khu vực được gọi là TCN treo.
Khác với TCN không áp, TCN có áp nằm giữa hai lớp cách nước, áp suất trên
bề mặt nước lớn hơn áp suất khí quyển.
Theo thành phần đất đá chứa nước, điều kiện tồn tại của nước dưới đất có
thể phân biệt: TCN lỗ hổng, TCN khe nứt và TCN khe nứt-karst (H.2). TCN lỗ
hổng là tầng chứa nước mà ở đó nước tồn tại trong lỗ hổng của các thành tạo bở
rời, thường vận động chảy tầng và theo định luật Darcy. TCN khe nứt là tầng
chứa nước mà ở đó nước tồn tại trong các khe nứt của đá cứng nứt nẻ, vận động
chảy tầng và chảy rối. TCN khe nứt - karst là trường hợp đặc biệt của TCN khe
nứt, ở đó nước tồn tại trong môi trường lỗ hổng kép. Điều kiện tồn tại lỗ hổng
kép còn có thể gặp trong các loại thành tạo khác, ví dụ như trong basalt dạng bọt
chẳng hạn, trong đó khe nứt là môi trường chứa nước chính, liên thông giữa các
khối đá, còn lỗ hổng đóng vai trò chứa nước phụ.
TCN được đặc trưng bới các diện phân bố trên bình đồ và trên mặt cắt. Một
thông số nữa rất đặc trưng của TCN là mực nước. Đó là mặt thoáng tự do của
TCN không áp, hoặc bề mặt áp lực của TCN có áp. Mực nước được xác định
hoặc là bằng độ sâu mực nước kể từ mặt đất, hoặc độ cao tuyệt đối của mực nước.
Chiều dày TCN cũng là một đặc trưng cơ bản của TCN. Đối với TCN không áp
nó được tính từ mực nước tĩnh đến đáy cách nước, còn đối với TCN có áp thì
chiều dày của nó là chiều dày đất đá chứa nước tính từ mái đến đáy của TCN.
Các thông số thấm của tTCN bao gồm: hệ số thấm thường ký hiệu bằng
chữ k, hệ số dẫn nước T = kb (là thông số mở rộng của hệ số thấm bằng tích số
hệ số thấm k với chiều dày tầng chứa nước b); hệ số tích chứa (tích chứa trọng
lực Sy, tích chứa đàn hồi S). Trong một số sách báo của Nga người ta còn sử
dụng các khái niệm hệ số nhả nước trọng lực µ, hệ số nhả nước đàn hồi µ*, hệ
số truyền mực nước a, hệ số truyền áp a*.
Khả năng sử dụng nước của một TCN là một thuật ngữ mang tính tương
đối. Ví dụ như một TCN được cho là khá phù hợp để cấp nước sinh hoạt tại chỗ
cho các hộ dân vùng nông thôn, nhưng khi được sử dụng để cấp nước tập trung
cho các khu công nghiệp, hoặc cấp nước đô thị, thì có khi nó sẽ được gọi là
TCN nghèo nước. Ở vùng đồng bằng, các TCN chính thường là các thành
tạo chưa gắn kết như bồi tích, lũ tích. Chúng thường bao gồm nhiều lớp trầm
tích nằm ngang được hình thành bởi hoạt động của các con sông, trên mặt cắt
115
chúng bao gồm các lớp hạt mịn và hạt thô xen kẽ nhau. Theo mặt cắt địa chất từ
miền cấp đến miền thoát, các hạt thô thường được tìm thấy ở những nơi gần
nguồn cung cấp (vùng trước núi hoặc thượng nguồn của sông) vì chúng cần
năng lượng cao để di chuyển, trong khi đó các hạt mịn sẽ lắng đọng cách xa
nguồn cung cấp (những phần bằng phẳng của các bồn trũng hoặc vùng hạ lưu).
Ở Việt Nam, nước dưới đất tồn tại trong 5 thành tạo địa chất chính là: nước
lỗ hổng trong các thành tạo bở rời cát cuội sỏi phân bố rộng rãi ở đồng bằng
sông Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; nước khe nứt - lỗ hổng trong các
thành tạo basalt ở Tây Nguyên; nước khe nứt trong các thành tạo lục nguyên cát
bột kết miền núi và trung du; nước khe nứt, khe nứt - karst trong các thành tạo
đá vôi karst và trong các đá magma, biến chất. Nhiều TCN trong các thành tạo
Neogen - Đệ tứ ở đồng bằng sông Cửu Long có diện phân bố xuyên biên giới
sang Campuchia và rất nhiều TCN chứa nước ngọt phân bố rộng rãi dưới đáy
biển trong thềm lục địa của Việt Nam ở độ sâu khác nhau. Đó là những TCN rất
quý giá cho đến nay chưa được nghiên cứu.
Các TCN đặc biệt quan trọng trong việc cấp nước phục vụ ăn uống, sinh
hoạt và phát triển kinh tế ở đô thị và nông thôn. Các vùng nông thôn và các đô
thị lớn ở Việt Nam cũng như trên thế giới hầu như được cấp nước từ nguồn nước
dưới đất. Ví dụ như các tỉnh Tây Nguyên, hàng ngày thông qua các giếng khoan,
giếng đào người ta hút lên từ TCN trong các thành tạo basalt nứt nẻ chừng gần
1,5 triệu mét khối nước phục phụ ăn uống sinh hoạt và tưới cây công nghiệp. Ở
đồng bằng sông Cửu Long, nước dưới đất trong ít nhất 7 tầng chứa nước có diện
phân bố đến hàng mấy chục ngàn km2 (chưa kể diện tích chúng phân bố rộng rãi
dưới đáy biển) là nguồn chủ yếu cấp nước sinh hoạt cho các đô thị và nông thôn
với khoảng 2,30 triệu mét khối nước mỗi ngày bằng hàng trăm ngàn lỗ khoan có
độ sâu từ 100 đến 450 m. Ở đồng bằng Bắc Bộ cũng có hiện tượng tương tự, đặc
biệt các huyện ven biển tỉnh Nam Định, tuy với mức độ nhỏ hơn.
Một số TCN phân bố dọc theo bờ sông hoặc dưới đáy lòng sông thường có
quan hệ thủy lực với sông và được nước sông bổ cập thường xuyên là những
tầng chứa nước có trữ lượng ổn định nhất. Tầng chứa nước ngọt Pleistocen phân
bố rộng rãi từ Việt Trì qua Hà Nội xuống gần đến Hải Dương, Hưng Yên luôn
luôn nhận được sự bổ cập tự nhiên từ sông Hồng, sông Đuống đảm bảo cấp hàng
triệu mét khối nước mỗi ngày mà không bị cạn kiệt.

TCN không áp
Holocen

Tầng cách nước

TCN có áp
Pleistocen

Hình 1. Các dạng tầng chứa nước theo áp lực thủy tĩnh;
Mặt cắt ĐCTV theo tuyến Nghĩa Hưng - Xuân Thủy ven biển tỉnh Nam Định
(Đoàn Văn Cánh, 2016)

116
Tầng chứa nước khe nứt Tầng chứa nước karst

Tầng chứa nước lỗ hổng

Hình 2. Các dạng tầng chứa nước theo điều kiện tồn tại:
a) Tầng chứa nước lỗ hổng; b) Tầng chứa nước khe nứt; c) Tầng chứa nước karst

Tài liệu tham khảo


1. Davis S.N., De Wiest R.J.M, Hydrogeology, 2nd Edition, John Wiley & Sons, New
York, USA, 463p, 1996.
2. Fetter C. W., Applied Hydrogeology, 4th Edition. Prentice Hall, New York, USA,
598p, 2001.
3. Hydrogeological Maps: A Guide and a Standard Legend., IAH, UNESCO, 17, 1995.

117
THẠCH LUẬN CÔNG TRÌNH,
một trong bốn nhánh khoa học chủ yếu của Địa chất công trình, nghiên cứu
nguồn gốc, thành phần, cấu tạo, trạng thái và tính chất cơ lý của đất đá; quy luật
biến đổi tính chất cơ lý của đất đá trong không gian và theo thời gian dưới ảnh
hưởng của các quá trình địa chất và địa sinh thái trong lịch trình tiến hóa của vỏ
Trái đất, cũng như dưới tác động của hoạt động kinh tế - xây dựng của con
người. Các nghiên cứu về thạch luận công trình (TLCT) thường dựa vào cách
tiếp cận nguồn gốc, xem xét đất đá như một hệ địa chất động mang tính lịch sử,
đa thành phần, được hình thành ở một giai đoạn nhất định trong lịch sử phát
triển Trái đất, sau đó bị biến đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kỹ
thuật. TLCT có mối liên hệ mật thiết với các khoa học địa chất cũng như với cơ
học đất, cơ học đá; sử dụng các thành tựu của tinh thể học, trầm tích học, thạch
học, địa tầng học, kiến tạo học, địa chất thủy văn. TLCT ứng dụng các phương
pháp khoa học cơ bản như hóa học, vật lý và toán học. Để giải các bài toán của
TLCT cần áp dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật tính toán.
TLCT được chia thành TLCT chung, TLCT khu vực và TLCT động lực.
Thạch luận công trình chung nghiên cứu những vấn đề chung nhất về thành
phần hóa học, thành phần khoáng vật, kiến trúc, cấu tạo và quy luật hình thành
tính chất của đất đá. Thạch luận công trình khu vực nghiên cứu đặc tính địa chất
công trình, quy luật biến đổi không gian thành phần, cấu tạo, trạng thái và tính
chất của đất đá ở những khu vực khác nhau. Thạch luận công trình động lực
nghiên cứu quy luật biến đổi không gian-thờigian thành phần, trạng thái và tính
chất của đất đá dướitác độngcủa các quá trình tự nhiên và kỹ thuật.
Nhiệm vụ của Thạch luận công trình gồm các nhiệm vụ chung và các
nhiệm vụ ứng dụng. Các nhiệm vụ chung của TLCT bao gồm: nghiên cứu
nguyên nhân hình thành thành phần, cấu tạo, trạng thái và tính của đất đá và các
lớp, khối đất đá; xây dựng lý thuyết hình thành các kiểu nguồn gốc đất đá khác
nhau; đánh giá vai trò của các yếu tố kỹ thuật trong sự biến đổi của đất đá; đề
xuất các phương pháp mới, phương pháp luận mới, trang thiết bị mới để nghiên
cứu đất đá; nghiên cứu các yếu tố khu vực và địa động lực hình thành đất đá và
các lớp, khối đất đá; luận chứng cơ sở lý thuyết các phương pháp bảo vệ lãnh
thổ và các công trình kinh tế - xây dựng của con người khỏi sự nguy hiểm của
các quá trình, hiện tượng tự nhiên và kỹ thuật; nghiên cứu ảnh hưởng của các
yếu tố địa sinh thái và sinh thái đến đất đá và các lớp, khối đất đá. Các nhiệm vụ
ứng dụng của TLCT bao gồm: luận chứng địa chất công trình và sử dụng hợp lý
các lớp, khối đất đá phía trên của vỏ Trái đất để phục vụ xây dựng, quy hoạch
xây dựng các loại công trình khác nhau; đánh giá ảnh hưởng của các tác động tự
nhiên và kỹ thuật đến trạng thái và tính chất của đất đá và khối đất đá với vai trò
làm nền, môi trường và vật liệu xây dựng công trình; tham gia vào sự vận hành
các hệ tự nhiên - kỹ thuật và hệ trầm tích tự nhiên với mục đích bảo tồn các đặc
trưng chức năng vốn có của đất đá và khối đất đá.
Ở Việt Nam, TLCT được hình thành và phát triển trong quá trình xác lập
ĐCCT như một ngành khoa học và tách riêng thành một nhánh khoa học độc lập
nghiên cứu các loại đất đá phục vụ xây dựng các loại công trình từ sau năm
1954, chủ yếu ở một số trường đại học và viện nghiên cứu. Các công trình
118
nghiên cứu chính về TLCT tập trung chủ yếu vào xác định tuổi, nguồn gốc,
phạm vi phân bố, thành phần, tính chất cơ lý và quy luật biến đổi không gian-
thời gian tính chất cơ lý của đất đá. Các nhà khoa học có nhiều đóng góp trong
quá trình hình thành và phát triển TLCT ở Việt Nam bao gồm: GS.TSKH. Phạm
Văn Tỵ, GS.TSKH. Nguyễn Thanh, GS.TSKH Phạm Xuân,...
Ở Liên Xô (cũ) và Liên bang Nga, TLCT được hình thành từ những năm
1920 và phát triển mạnh mẽ thành một nhánh khoa học độc lập từ những năm
1940 của thế kỷ XX. Các nhà khoa học có đóng góp to lớn vào sự hình thành
Thạch luận công trình là Ph.P. Xavarenxki (các công trình nghiên cứu về vai trò
của các quá trình địa chất trong sự hình thành thành phần, cấu tạo, trạng thái và
tính chất của đất đá), N.Ia. Denixov (nghiên cứu đất có tính lún ướt).Các công
trình nghiên cứu tổng quát về Thạch luận công trình thuộc về các nhà khoa học
M.M. Philatov (Cơ sở thạch luận công trình đường giao thông, 1936), I.V.
Popov (Cơ sở thạch luận địa chất công trình, 1941), V.A. Priklonxki (Thạch
luận công trình chung, 1943), E.M. Xergeev (Thạch luận công trình chung,
1952). Một số trường phái khoa học Thạch luận công trình ở nước Nga đã được
hình thành và phát triển tại một số trường đại học và viện nghiên cứu bởi các
nhà khoa học nổi tiếng, bao gồm: Xergeev E.M, Trophimov V.T (Trường Đại
học Tổng hợp Quốc gia Matxcova), Oxipov V.I (Viện Địa sinh thái - Viện Hàn
lâm Khoa học Liên bang Nga), Bondaric G.K (Trường Đại học Tổng hợp Quốc
gia Thăm dò địa chất Matxcova), Lomtadze V.D (Trường Đại học Tổng hợp
Quốc gia Mỏ Xanh - Peterburg).
Ở các nước phương Tây, không có nhiều các công trình nghiên cứu chuyên
sâu về Thạch luận công trình, các công trình nghiên cứu lớn nhất về Thạch luận
công trình được thực hiện ở Mỹ (A. Caxagrande, U. Lebom, D. Mitchellom và
nnk) và Na Uy (I. Rozenkvixtom và nnk).

Tài liệu tham khảo


1. Lomtadze V.D, Địa chất công trình - Thạch luận công trình (bản dịch), Nxb. Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1981.
2. Бондарик Г.К., Общая теория инженерной (физической) геологии, Недра.
Москва, 1981.
3. Ананьев В. П., Потапов А. Д. Инженерная геология. 3-е изд. М., 2005.
4. Ананьев В. П., Потапов А. Д. Грунтоведение. 6-е изд. М., 2005.

119
THĂM DÒ KHOÁNG SẢN,
tổ hợp các công việc và các nghiên cứu cần thiết nhằm xác định giá trị công
nghiệp của tụ khoáng. Mục đích của thăm dò khoáng sản (TDKS) là đánh giá trữ
lượng để khai thác mỏ có giá trị kinh tế. Nhiệm vụ của TDKS là chính xác hóa
cấu trúc địa chất của mỏ, số lượng, chất lượng khoáng sản và tính chất công
nghệ của chúng cũng như điều kiện khai thác.
Trên thế giới, khái niệm “Thăm dò khoáng sản” hay “Thăm dò mỏ khoáng”
xuất hiện từ lâu và hiện nay vẫn có những cách hiểu khác nhau về nội dung và
giai đoạn TDKS. Ví dụ, ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada,
Australia thuật ngữ “Thăm dò khoáng sản” được dùng cho cả tìm kiếm và thăm
dò và ngụ ý toàn bộ công tác địa chất, bắt đầu từ điều tra khu vực để tìm diện
tích triển vọng cho đến đánh giá triển vọng đó. Ở Nga, Đông Âu và Việt Nam,
trước hết phải tìm kiếm để phát hiện ra biểu hiện khoáng sản hay vùng có triển
vọng khoáng sản, sau đó thăm dò vùng có triển vọng đó nhằm xác định giá trị
công nghiệp của một mỏ với mục đích khai thác sử dụng cho sự phát triển kinh
tế - xã hội. Giai doạn tìm kiếm gồm 3 bước: tìm kiếm sơ bộ, tìm kiếm chi tiết và
tìm kiếm - thăm dò. Giai đoạn thăm dò gồm các bước: thăm dò sơ bộ, thăm dò
chi tiết và thăm dò khai thác. Hiện nay, nhiều nước trong đó có Việt Nam sử
dụng 4 giai đoạn TDKS do Liên hiệp quốc đề xuất, bao gồm: điều tra, khảo sát,
thăm dò sơ bộ và thăm dò chi tiết.
Điều tra khoáng sản là xác định các diện tích có tiềm năng khoáng sản tăng
cao trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về địa chất khu vực, đo vẽ bản đồ địa chất
khu vực, bay đo từ máy bay và các phương pháp gián tiếp, kiểm tra thực địa
khái quát cũng như nội suy và ngoại suy địa chất. Mục đích của điều tra là xác
lập các diện tích khoáng hóa để nghiên cứu tiếp theo nhận dạng mỏ khoáng.
Khảo sát khoáng sản là quá trình tìm kiếm có hệ thống một (hoặc một số)
mỏ khoáng mới phục vụ cho công tác thăm dò tiếp theo bằng cách thu hẹp dần
diện tích có tiềm năng khoáng sản tăng cao. Trong giai đoạn này được sử dụng
các phương pháp khảo sát vết lộ, đo vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm khoáng sản,
thăm dò địa vật lý và thăm dò địa hóa. Cũng có thể tiến hành một số khối lượng
công trình hào, khoan và lấy mẫu hạn chế.
Thăm dò sơ bộ (TDSB) là phác họa bước đầu đặc điểm địa chất của một
mỏ khoáng mới về hình dạng, kích thước các thân khoáng và hàm lượng. Các
phương pháp được sử dụng trong giai đoạn này là đo vẽ bản đồ địa chất trên mặt
đất, lấy mẫu thưa, tiến hành đào công trình hào và công trình khoan để tính sơ
bộ số lượng và chất lượng khoáng sản có nội suy hạn chế dựa trên các phương
pháp nghiên cứu gián tiếp. TDSB được tiến hành ở những đối tượng địa chất đã
được xác định là có triển vọng tốt sau quá trình điều tra cơ bản về địa chất
khoáng sản. Mục đích của TDSB là tìm hiểu quy luật chung của mỏ, thu thập số
liệu để có được những khái niệm về hình dạng và kích thước của các thân
khoáng sản chính; các yếu tố thế nằm của chúng; sơ bộ xác định chất lượng
khoáng sản và tài nguyên dự tính và phân chia các khu để thăm dò chi tiết. Kết
quả của TDSB phục vụ cho việc nghiên cứu tiền khả thi.
Thăm dò chi tiết là công tác nhận dạng ba chiều chi tiết hơn, chính xác hơn
mỏ khoáng mới đã biết ở giai đoạn TDSB thông qua việc lấy mẫu có hệ thống từ
120
các vết lộ, các công trình khai đào và công trình khoan. Mạng lưới lấy mẫu được
đan dày sao cho hình dạng, kích thước và cấu trúc nội bộ và hàm lượng các
thành phần có ích, có hại được xác định với mức độ chính xác cao (kể cả lấy
mẫu thí nghiệm/công nghệ làm giàu khoáng sản quy mô công nghiệp). Kết quả
thăm dò chi tiết làm cứ liệu cho việc nghiên cứu khả thi.
Trong TDKS, công tác lấy và phân tích mẫu nhằm xác định chất lượng của
khoáng sản phù hợp với yêu cầu công nghiệp của các loại nguyên liệu khoáng
sản khác nhau và từ đó tính tài nguyên và trữ lượng, lựa chọn phương pháp và
sơ đồ chế biến khoáng sản cũng như nghiên cứu khả thi. Mẫu được lấy vừa đảm
bảo có hệ thống vừa có tính đại diện.
Trên cơ sở các tài liệu địa chất, khoáng sản từ các công trình thăm dò rời
rạc, tiến hành liên kết, tổng hợp và phân tích số liệu, luận giải tổng thể về hình
dạng các thân khoáng, sự phân bố các loại khoáng sản và cấu trúc địa chất của
mỏ, tức là nền tảng để xây dựng một bản vẽ địa chất tổng hợp là bình đồ trắc địa
mỏ và hệ thống các mặt cắt qua mỏ. Tài liệu địa chất tổng hợp bao gồm các bản
đồ đại chất - khoáng sản, các mặt cắt, các hình chiếu, sơ đồ khối và các mô hình
với tỷ lệ theo quy phạm.
Để tính tài nguyên - trữ lượng khoáng sản, trước hết phải lập chỉ tiêu công
nghiệp đối với khoáng sản, sau đó khoanh nối và tính tài nguyên - trữ lượng
khoáng sản bằng các phương pháp khác nhau. Chỉ tiêu công nghiệp là tổng hợp
các yêu cầu đối với chất lượng khoáng sản và đối với điều kiện địa chất mỏ, bao
gồm: hàm lượng công nghiệp tối thiểu của thành phần có ích, hàm lượng biên,
hàm lượng cho phép tối đa của thành phần có hại, chiều dày tối thiểu của thân
khoáng sản, hệ số bóc đất đá và hệ số chứa sản phẩm. Các phương pháp truyền
thống tính tài nguyên - trữ lượng khoáng sản thường được áp dụng là: phương
pháp trung bình số học, phương pháp khối địa chất, phương pháp khối khai thác,
phương pháp mặt cắt hay tuyến thăm dò. Hiện nay, nhờ có máy tính và các phần
mềm chuyên dụng áp dụng hệ thông tin địa lý nên sử dụng các phương pháp địa
thống kê, trong đó các modul: DataMine (Anh), Gemcom (Canada), Geoeas
(Mỹ), Surpark (Australia),… để tính tài nguyên - trữ lượng khoáng sản rất nhanh
và có độ chính xác cao.
Kết thúc thăm dò phải lập Báo cáo kết quả thăm dò. Báo cáo này là tài liệu
địa chất tổng hợp đầy đủ toàn bộ tài liệu thu thập được trong quá trình thăm dò
mỏ cùng tất cả số liệu cần thiết cho việc phê chuẩn trữ lượng khoáng sản tại Hội
đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước.

121
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Phương, Tìm kiếm và thăm dò các mỏ khoáng, NXB Giao
thông vận tải, 2009.
2. Miloslav Bonmer, Milos Kuzvart, Prospecting and exploration of mineral deposits,
Elsevier Inc., Amsterdam - Oxford - New York - Tokyo., 1986.
3. Haldar S.K., Mineral Exploration - Principle and Applications, Elsevier Inc.,
Amsterdam, London, Tokyo, 2013.
4. Погребицкий Е.О., Терновой В.И., Геолого-экономическая оценка
месторождений полезных ископаемых, Изд. Недр, Ленинград, 1974.
5. Каждан А. Б., Поиски и разведка месторождений полезных ископаемых, Изд.
Недра, Москва, 1984.

122
ĐỊA THỦY QUYỂN,
toàn bộ không gian chứa nước trong đất đá của Trái đất. Để có thể chứa nước
được thì đất đá cần có khe hở. Các khe hở chứa nước bao gồm hai loại chủ yếu:
khe hở dạng lỗ hổng hình thành từ khoảng không của đất đá có cấu trúc hạt,
mảnh vụn (cát, cuội, sỏi,…) và dạng khe nứt, dải, mạch,… của các đá cứng bị
nứt nẻ. Một loại khe hở hình thành từ một số loại đá nhất định như đá vôi (thành
tạo cacbonat) có khe hở dạng hang hốc, khe nứt, mạch kích thước lớn nhỏ khác
nhau đã trở thành không gian chứa nước ngầm trong lòng đất. Toàn bộ nước tồn
tại và vận động trong các dạng khe hở của đất đá trong vỏ Trái đất được gọi là
địa thủy quyển (ĐTQ).
Toàn bộ lượng nước của thủy quyển có khoảng 1.386 triệu km 3 thì lượng
nước của ĐTQ là 23,4 triệu km 3 (chiếm 1,68% tổng lượng nước của Thủy
quyển). Trong số 23,4 triệu km3 nước của Địa thủy quyển thì chỉ có 10,53 triệu
km3 là nước nhạt (loại nước có thể sử dụng cho ăn uống sinh hoạt), chiếm 45%
tổng lượng nước trong ĐTQ, còn lại là nước mặn có giá trị sử dụng hạn chế.
Lượng nước này chỉ giới hạn trong phạm vi đất liền. Trên thực tế, trong lòng đất
dưới đáy đại dương cũng tồn tại những tầng chứa nước ngầm lớn, độ khoáng
hóa thấp, lượng nước phong phú, hình thành trong những thời kỳ biển thoái
bằng con đường thấm lọc từ nước mưa, nước mặt. Đến thời kỳ biển tiến chúng
lại bị chôn vùi dưới đáy đại dương qua hàng triệu, hàng tỷ năm đến tận ngày
nay. Dưới thềm lục địa một số vùng biển của Australia, Bắc Mỹ, Nam Phi,… có
những tầng chứa nước khoáng hóa thấp với tổng lượng nước lên đến
500.000 km³ (bằng tổng lượng nước khai thác trên toàn thế giới trong 100
năm qua).
ĐTQ tồn tại đủ các trạng thái của nước như rắn, lỏng và hơi tùy thuộc vào
vị trí tồn tại. Loại nước này còn gọi là Nước dưới đất. Ngoài ra, nước dưới đất
còn có trạng thái liên kết vật lý (loại nước được bao bọc quanh các hạt rắn) và
nước liên kết hóa học (loại nước tồn tại trong các ô mạng tinh thể khoáng vật).
Các trạng thái này của nước đều chiếm tỷ lệ nhỏ và đặc biệt không giống với
nước thường. Nước dưới đất hình thành do nước mưa, nước mặt ngấm/thấm vào
đất đá, do ngưng tụ hơi ẩm trong đất, do tồn lưu nước trầm tích, nước chôn vùi
cổ, từ sự phun trào núi lửa và những miệng thoát thủy nhiệt dưới đáy đại dương
(nước manti). Nước dưới đất cũng có thể hình thành do sự bổ cập nhân tạo.
Cấu trúc của ĐTQ bao gồm các lớp/tầng/thành tạo đất đá có chứa nước trên
toàn hành tinh Trái đất. Nước có mặt ở khắp mọi nơi, có trong khe hở của đất
đá, bao quanh các hạt rắn, có trong cấu trúc ô mạng tinh thể của đất đá nên ở đâu
có đất đá là có nước tồn tại. Hiện tại, nước tồn tại trong manti còn chưa được
nghiên cứu nhiều nên ĐTQ chỉ giới hạn trong phạm vi vỏ Trái đất. Ranh giới
trên của ĐTQ là bề mặt Trái đất, ranh giới dưới được quy ước là khoảng
12-16 km tính từ bề mặt đất, nơi đó nước đạt nhiệt độ tới hạn (347°C). Trong
phạm vi đó, ĐTQ sẽ chia thành hai đới chính là đới không bão hòa nước và đới
bão hòa nước.
Trong ĐTQ có thể chia thành hai cấu trúc chứa nước lớn là bồn địa chất
thủy văn (tập hợp các tầng/lớp chứa nước trong các thành tạo bở rời phân bố ở
các cấu trúc lõm, trũng, có đáy “bồn” là đá cứng, phân bố ở các đồng bằng châu
123
thổ) và khối địa chất thủy văn (tập hợp các tầng/đới chứa nước trong các thành
tạo đá cứng nứt nẻ, karst hóa phân bố ở miền núi).
Chức năng quan trọng bậc nhất của ĐTQ là quyết định sự sống của Trái
đất. ĐTQ là nơi chứa nước dưới đất và là không gian diễn ra vòng tuần hoàn của
nước trong thiên nhiên. Chức năng của nước dưới đất không thể tách rời với các
mối quan hệ tương hỗ giữa nước với đất đá (địa quyển), với không khí (khí
quyển), với sinh vật (sinh quyển) và đặc biệt là các hoạt động sống của con
người trên Trái đất. ĐTQ là nơi cung cấp nước dưới đất cho cuộc sống của con
người. ĐTQ là nơi cung cấp nước cho các dòng sông, suối trong mùa khô
(không có mưa), cung cấp nước cho sinh quyển từ độ ẩm của đất. ĐTQ là một
kho ngầm lưu giữ nước thông qua các khe hở có kích thước khác nhau của đất
đá. Kho chứa tài nguyên linh động này có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác
cung cấp, bổ sung và được cung cấp đã tạo nên nguồn tài nguyên luôn được tái
tạo. ĐTQ là nơi cung cấp nước cho các quá trình phong hóa, thủy phân… thành
tạo thổ nhưỡng, hình thành chất dinh dưỡng cho sinh quyển. Thành phần vi sinh
vật trong nước dưới đất là những vi khuẩn; đây chính là những “nhà máy chế
biến mini dưới đất”. Quá trình vi sinh vật diễn ra trong ĐTQ không những hình
thành chất dinh dưỡng cho đất trồng mà còn là cơ sở để hình thành các mỏ nhiên
liệu hóa thạch. ĐTQ là nơi hình thành nhiều mỏ khoáng sản như các mỏ nhiệt
dịch, mỏ sa khoáng.

Tài liệu tham khảo


1. David K.Todd, Larry W.Mays, Groundwater Hydrology, Third Edition, Copyright 2005
@ John Wiley Son, Inc.
2. Nguyễn Kim Cương, Địa chất thủy văn, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 268tr,
1991.
3. Pinneker E.V, General hydrogeology, Cambridge University Presss, 2010.
4. Дерпгольц В.Ф., Мир воды. Недра, Ленинградcкое отделение, Ленинград, 53-175,
1979.

124
TỔ HỢP KHOÁNG VẬT,
tập hợp các khoáng vật xuất hiện trong một loại đá hoặc quặng phản ánh (các)
điều kiện môi trường thành tạo của đá đó. Tập hợp các khoáng vật trong một
loại đá được kết tinh đồng thời trong cùng điều kiện được gọi là “Tổ hợp cộng
sinh khoáng vật”. Thuật ngữ này được nhà khoa học người Đức, J. Breithaupt
(1791-1873), đề xuất năm 1894 và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu
khoáng vật học cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ XX, thuật ngữ
“Tổ hợp cộng sinh khoáng vật” được sử dụng đồng nhất với thuật ngữ “Tổ hợp
khoáng vật” cho tập hợp các khoáng vật này.
Trong tự nhiên, các khoáng vật có thể xuất hiện ở nhiều hơn một tổ hợp
khoáng vật, nhưng cũng có những khoáng vật có tính chất đặc biệt chỉ xuất hiện
trong một tổ hợp khoáng vật nhất định và trở thành đặc điểm chỉ thị của quá
trình địa chất hình thành đá chứa. Khoáng vật đó được gọi là khoáng vật tiêu
hình. Ví dụ: sphalerit thường có màu nâu sẫm, nhưng sphalerit hình thành ở
nhiệt độ cao và trong môi trường giàu Fe có màu đen, còn sphalerit có màu vàng
nhạt do có chứa Cd, không chứa Fe đặc trưng cho sphalerit kết tinh ở nhiệt độ
thấp; hoặc pyrop (garnet giàu Mg và Al) có màu đỏ chói đặc trưng cho thành tạo
kimberlit, uvarovite (garnet chứa Cr) có màu xanh lục tươi chỉ xuất hiện cùng
với chromit trong các đá siêu mafic. Ngoài ra, một khoáng vật cũng có thể xuất
hiện trong nhiều giai đoạn của quá trình tạo khoáng (có nhiều thế hệ). Khoáng
vật của các thế hệ khác nhau thường được phân biệt theo thành phần hoá học và
dấu hiệu bên ngoài (màu, kích thước hạt, hình dạng,…).
Các khoáng vật trong tổ hợp khoáng vật được thành tạo trong cùng điều
kiện môi trường (nhiệt độ và áp suất), và đạt trạng thái cân bằng về thành phần
hoá học. Do đó, có thể quan sát thấy các khoáng vật của cùng một tổ hợp được
sắp xếp liền kề với nhau trong đá và có tiếp xúc rõ ràng với nhau (nói cách khác
là chúng đạt trạng thái bền vững). Đặc điểm quan trọng để xác định trạng thái
cân bằng của các khoáng vật là sự có mặt hay vắng mặt riềm phản ứng ở vị trí
các khoáng vật tiếp xúc với nhau. Các khoáng vật trong một tổ hợp khoáng vật
đạt trạng thái cân bằng nếu không có riềm phản ứng, và ngược lại, chúng không
cân bằng nếu tồn tại tập hợp các khoáng vật thứ sinh ở vị trí tiếp xúc (riềm phản
ứng). Ví dụ, garnet có thể phản ứng với biotit để tạo thành riềm chlorit giữa
chúng, điều đó chứng tỏ rằng garnet và biotit không cân bằng khi tiếp xúc với
nhau, do vậy garnet và biotit không cùng tổ hợp khoáng vật.
Các đá (magma, trầm tích, biến chất) và quặng đều có tổ hợp khoáng vật
đặc trưng. Trong quá trình magma, các khoáng vật được kết tinh trực tiếp từ
dung thể magma, tạo nên các loại đá magma. Các khoáng vật được thành tạo lần
lượt từ các khoáng vật giàu Fe, Mg (như olivin, pyroxen,…) có đặc điểm sẫm
màu đến các khoáng giàu Si, Al và Na, K (như K-feldspar, muscovit, thạch anh,
…) có đặc điểm sáng màu trong quá trình phân dị magma, hình thành các tổ hợp
khoáng vật đặc trưng cho các loại đá. Một số tổ hợp khoáng vật điển hình của đá
magma như: (i) tổ hợp olivin - pyroxen - magnetit (chromit)… đặc trưng cho đá
magma siêu mafic; (ii) tổ hợp plagioclas - pyroxen - olivin - hornblend - biotit,
… đặc trưng cho đá magma mafic; (iii) tổ hợp plagioclas - horblend - biotit -
pyroxen - thạch anh - K-feldspar… đặc trưng cho đá magma trung tính; (iv) tổ
125
hợp thạch anh - K-feldspar - plagioclas - biotit - muscovite,… đặc trưng cho đá
magma acid.
Các đá trầm tích hình thành ngay trên bề mặt vỏ Trái đất trong quá trình tạo
khoáng ngoại sinh, dưới điều kiện nhiệt độ, áp suất thấp và sự tác động của các
tham số môi trường (như Eh, pH). Các khoáng vật thành tạo đá trầm tích là các
khoáng vật bền vững trong quá trình phong hoá các đá trên bề mặt Trái đất. Ví
dụ: thạch anh bền vững nhất và olivin dễ bị phân huỷ nhất trong các khoáng vật
tạo đá magma; các khoáng vật oxid như spinel, rutil, anatas, corundum,… hoặc
một số khoáng vật silicat như tourmaline, zircon, topaz,… hoặc kim cương,
platin,… rất bền vững trong quá trình phong hoá. Các khoáng vật được hình
thành trong quá trình biến chất như garnet, disten, sillimanit, titanit,… cũng là
những khoáng vật bền vững.
Đá biến chất thành tạo từ quá trình biến đổi hoặc tái kết tinh các đá trên bề
mặt Trái đất dưới tác động của nhiệt độ (T), áp suất (P) và có thể cả các dung
dịch khí - lỏng. Thành phần khoáng vật của đá biến chất phụ thuộc vào nhiệt độ,
áp suất và thành phần của đá ban đầu. Trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất
nhất định, các khoáng vật biến đổi/phản ứng để đạt được trạng thái cân bằng và
hình thành nên loại đá biến chất tương ứng. Ví dụ, các biến thể của Al 2SiO5 là
silimanit, kyanit, và andalusit đều là các khoáng vật đặc trưng cho các đá phiến
sét, giàu nhôm. Nhưng mỗi khoáng vật có cấu trúc tinh thể khác nhau tồn tại bền
vững ở mỗi điều kiện P-T khác nhau. Thành phần khoáng vật của đá biến chất
rất khác nhau, chúng có thể hoàn toàn được thành tạo từ một khoáng vật duy
nhất (thạch anh hình thành đá quartzit, calcit hình thành đá hoa) hoặc từ nhiều
khoáng vật. Các khoáng vật chủ yếu tạo đá biến chất gồm thạch anh, feldspar,
mica, pyroxen, amphibol và một số khoáng vật đặc trưng (garnet, andalusit,
disten, sillimanit, cordierit, scapolit, talc, chlorit, epidot,…).

Tài liệu tham khảo


1. Đỗ Thị Vân Thanh, Khoáng vật học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
2. Cornelis Klein, Barbara Dutrow (Eds), Manual of Mineral Science, Wiley, 23rd
edition, 2007.
3. William D. Nesse (Ed), Introduction to Mineralogy, Oxford University Press; 3rd
edition, 2016.

126
TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM,
cơ quan quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản, có chức năng tham mưu
cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về
khoáng sản, địa chất; tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản
địa chất về tài nguyên khoáng sản, phát hiện mỏ, thăm dò khoáng sản trên phạm
vi cả nước. Tổng cục Địa chất và Khoảng sản Việt Nam (TCĐC&KSVN) có trụ
sở tại số 6, Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Website tại http://dgmv.gov.vn.
Tóm tắt lịch sử: năm 1946 - Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ thuộc Bộ quốc
dân Kinh tế (sau ngày 26.11.1946 Bộ Quốc dân Kinh tế đổi tên thành Bộ Kinh
tế). Năm 1955: Sở Địa chất và Cục Khai khoáng thuộc Bộ Công thương. Năm
1957: Cục Địa chất thuộc Bộ công nghiệp. Năm 1960: Thành lập Tổng cục Địa
chất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Năm 1987: Tổng Cục
Mỏ và Địa chất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (này là Chính phủ) được thành
lập trên cở sở Tổng cục Địa chất. Năm 1990: Tổng Cục Mỏ và Địa chất giải thể,
thành lập Cục Địa chất Việt Nam, chuyển Cục Quản lý Tài nguyên khoáng sản
Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Năm 1996: Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp được thành lập trên cở sở hợp nhất
Cục Địa chất Việt Nam và Cục Quản lý Tài nguyên Khoáng sản Nhà nước. Năm
2002: Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập bởi Nghị định số
91/2002/NĐ-CP ngày 11.11.2002 của Chính phủ, chức năng quản lý nhà nước
về Địa chất, Khoáng sản chuyển từ Bộ Công nghiệp sang Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Theo đó ngày 27.12.2002 Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chính
thức được chuyển từ Bộ Công nghiệp sang Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tháng 7, Năm 2011: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam được nâng cấp
thành Tổng cục Địa chất và Khoáng sản bởi Quyết định số 26/2011/QĐ-TTg
ngày 4 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện tại TCĐC&KS có 14 đơn vị trực thuộc trong phạm vi cả nước với
khoảng 2.300 cán bộ công nhân viên, trong đó có gần 1.000 người có trình độ
đại học và trên đại học.
TCĐC&KSVN là tổ chức thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về
địa chất và khoáng sản trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các
hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Tổng cục theo quy
định của pháp luật.
TCĐC&KSVN có 11 tổ chức giúp việc Tổng cục trưởng thực hiện chức
năng quản lý nhà nước gồm 6 vụ, 4 cục và 15 đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Tổng cục (các liên đoàn địa chất và trung tâm). TCĐC&KSVN có 18
nhiệm vụ được quy định trong Quyết định số 48/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2017, liên quan đến dự thảo các dự
án luật, nghị định, nghị quyết,… của Chính phủ về địa chất và khoáng sản, chiến
lược khoáng sản, chính sách và tiêu chuẩn quốc gia về điều tra cơ bản địa chất,
khoáng sản; Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, công tác điều tra
cơ bản địa chất và khoáng sản, các dự án, đề án, nhiệm vụ thuộc phạm vi quản

127
lý của Tổng cục; tổ chức điều tra địa chất và khoáng sản; quản lý các hoạt động
điều tra, khai thác và chế biến khoáng sản,...
Những công trình tiêu biểu do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
thực hiện: (1) Công trình Bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 500.000 phần đất liền và các
đảo: phần miền Bắc thực hiện từ khoảng năm 1959, hoàn thành năm 1963; phần
Miền Nam thực hiện từ năm 1977, hoàn thành năm 1984. Bản đồ đã được xuất
bản và lưu hành, gồm 22 mảnh (tờ) bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 500.000 phủ kín toàn
bộ diện tích phần đất liền và các đảo của cả nước. Công trình đã được trao tặng
giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ năm 2005. (2) Công trình
Bản đồ địa chất, tỉ lệ 1: 200.000 phần đất liền và các đảo: thực hiện từ năm
1963, hoàn thành năm 1994. Bản đồ đã được xuất bản và lưu hành, gồm 56
mảnh (tờ) bản đồ phủ kín toàn quốc. (3) Công trình Bản đồ địa chất tỉ lệ
1:50.000 phần đất liền, (thực hiện 1975-2020) đã hoàn thành trên 73% diện tích.
(4) Công trình Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn vùng biển ven bờ từ
0-30 m nước Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, (thực hiện 1990-2001). Đã hoàn thành
bộ bản đồ địa chất, khoáng sản, tai biến địa chất, địa chất môi trường, thủy thạch
động lực trên toàn bộ vùng biển ven bờ 0-30 m nước diện tích hơn 97.000 km2.
Những công trình khoa học tiêu biểu do TCĐC&KSVN xuất bản gồm Địa
chất Việt Nam, phần miền Bắc (1977); Sách tra cứu các phân vị địa chất Việt
Nam (2000); Tài nguyên khoáng sản Việt Nam (2000, 2005); Địa chất và tài
nguyên Việt Nam (2009) - Giải sách vàng năm 2009,...
Cho đến nay, công tác tìm kiếm, điều tra, đánh giá, thăm dò do
TCĐC&KSVN tiến hành đã phát hiện, điều tra và đăng ký mới trên bản đồ
khoảng 5.000 mỏ, điểm quặng, biểu hiện khoáng sản, của gần 60 loại khoáng
sản khác nhau. Một số phát hiện, tìm kiếm, thăm dò các khoáng sản tiêu biểu:
(1) Phát hiện và tìm kiếm thăm dò mỏ đất hiếm Nậm Xe có trữ lượng lớn nhất
Việt Nam (năm 1956), khoảng 7,9 triệu tấn oxyt đất hiếm; (2) Phát hiện và tìm
kiếm, thăm dò mỏ đồng Sin Quyền có trữ lượng lớn nhất Việt Nam (năm 1961),
khoảng 550.000 tấn kim loại đồng; (3) Phát hiện, tìm kiếm, thăm dò và xác định
trữ lượng mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh, mỏ sắt lớn nhất Việt Nam (năm 1962-
1984), khoảng 544 triệu tấn quặng; (4) Phát hiện các vỉa than nâu trong trầm tích
Đệ tam ở bồn trũng Sông Hồng bằng các lỗ khoan sâu tìm kiếm dầu khí (năm
1962-1970); (5) Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Thanh Hóa
đến Bà Rịa - Vũng Tàu, (hoàn thành năm 2009). Kết quả đã xác định được tài
nguyên quặng titan cấp 333+334a trong tầng cát bở rời dọc theo dải ven biển các
tỉnh nêu trên với trữ lượng ước tính khoảng 84 triệu tấn tinh quặng titan;
(6) Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan - zircon trong tầng cát đỏ vùng
Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu, (hoàn thành năm 2014).
Kết quả đã xác định được tài nguyên quặng titan cấp 333+334a trong tầng cát đỏ
đạt khoảng 550 triệu tấn tinh quặng titan; (7) Đánh giá tổng thể tiềm năng tài
nguyên quặng bauxit, quặng sắt laterit Miền Nam Việt Nam, (hoàn thành năm
2017). Kết quả đã xác định được tài nguyên quặng bauxit cấp 333+334a đạt hơn
4,8 tỷ tấn quặng nguyên khai (tương đương hơn 1.8 tỷ tấn quặng tinh), đưa tổng
trữ lượng, tài nguyên quặng bauxit Miền Nam Việt Nam đã được đánh giá, thăm
dò lên hơn 9,2 tỷ tấn quặng nguyên khai (tương đương hơn 3,5 tỷ tấn quặng
128
tinh); (8) Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng than phần đất liền của bể than
Sông Hồng (trên diện tích 265 km2 khu vực Đông Hưng - Tiền Hải, Thái Bình),
hoàn thành năm 2019. Kết quả, đã khoanh định, đối sánh và đồng danh được 50
vỉa than có độ sâu phân bố từ -300 m đến -1200 m, tài nguyên cấp 333 và 334a
xác định được hơn 6,7 tỷ tấn than nâu. Than có chất lượng tốt, nhiệt lượng khối
cháy từ 4.400Kcal/kg đến 9980Kcal/kg, trung bình 6900Kcal/kg, độ tro trung
bình 10,34%.

Ảnh. Trụ sở cơ quan Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
số 6, Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tài liệu tham khảo


1. Kỷ yếu Địa chất Việt Nam 60 năm xây dựng và phát triển, 2005.
2. Kỷ yếu 70 năm hình thành và phát triển Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
2015.

129
TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ (vt. TTĐT),
các thành tạo địa chất trẻ nhất trên Trái đất, hình thành trong thời gian từ 2,588
triệu năm trước (2,588Ma Bp) đến ngày nay, phủ trên bề mặt Trái đất. TTĐT là
sản phẩm của quá trình vận chuyển, lắng đọng các trầm tích - sản phẩm của quá
trình phong hóa. Nét đặc trưng nổi bật nhất của TTĐT là tính chất không gắn
kết, hoàn toàn bở rời - điều khác biệt với các trầm tích cổ hơn. Sản phẩm của vỏ
phong hóa không phải là TTĐT do chúng là sản phẩm phong hóa tại chỗ, không
tham gia quá trình di chuyển và lắng đọng.

Quá trình hình thành TTĐT gắn liền với các chu kỳ dao động mực nước
đại dương toàn cầu - hệ quả của các chu kỳ băng hà - gian băng, xảy ra trong
suốt 2,588 triệu năm, liên quan đến quá trình nóng lên và lạnh đi của khí hậu
toàn cầu - hậu quả của sự thay đổi lượng bức xạ của Mặt trời. Các chu kỳ nóng
ẩm - lạnh khô của khí hậu toàn cầu trên Trái đất được nhà khoa học Nam Tư -
Milankovich phát hiện và xác lập, bao gồm 6 đại chu kỳ. Các đại chu kỳ bao
gồm các trung chu kỳ và các tiểu chu kỳ. Các đại chu kỳ có thời gian là 400
ngàn năm. Các trung chu kỳ có khoảng thời gian là 100 ngàn năm và các tiểu
chu kỳ có khoảng thời gian là 10 ngàn năm. Như vậy trong Đệ tứ với thời gian
2,588 triệu năm có tất cả 6 đại chu kỳ thay đổi khí hậu toàn cầu, tương ứng với 6
thời kỳ băng hà và 6 thời kỳ gian băng lớn xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Đó là
các thời kỳ băng hà Biber, Donau, Gunz, Mindel, Riss và Wurm. Giữa các thời kỳ
băng hà là các thời kỳ gian băng lớn: Biber-Donau, Donau-Gunz, Gunz-Mindel,
Mindel-Riss, Riss-Wurm và gian băng sau Wurm.

Trên lục địa, TTĐT phân bố tại những vùng có địa hình tương đối thấp,
bằng phẳng như đồng bằng aluvi, châu thổ, đồng bằng ven biển, các sa mạc, các
bình nguyên hay lãnh nguyên. Dưới biển, TTĐT phân bố trên bề mặt thềm lục
địa hay tại bề mặt các bồn trầm tích. TTĐT là sản phẩm của quá trình bóc mòn,
xói mòn và vận chuyển, lắng đọng các trầm tích tại các vùng tích tụ.

Trên thế giới, thang địa tầng Đệ tứ được xác lập dựa vào các chu kỳ dao
động mực nước đại dương hay các chu kỳ băng hà-gian băng và chu kỳ thay đổi

130
khí hậu trong Đệ tứ, gồm hai thống: Thống Pleistocen (Q 1) và thống Holocen
(Q2). Thống Pleistocen được chia thành 3 phụ thống: Pleistocen dưới (Q 11),
Pleistocen giữa (Q12) và Pleistocen trên (Q13). Còn thống Holocen, nhìn chung,
cho đến nay thế giới chưa có thang địa tầng thống nhất cho trầm tích Holocen
mà tùy thuộc vị trí địa lý, nguồn tài liệu, cách tiếp cận mà thống Holocen được
phân thành 2 hay 3 phụ thống (Holocen dưới (Q 21), Holocen giữa (Q22), Holocen
trên (Q23) hoặc Holocen dưới-giữa (Q21-2) và Holocen trên (Q23) hay không phân
chia-Holocen (Q2). Ranh giới Đệ tứ và Neogen được thiết lập tại thời điểm
2,588 triệu năm trước ngày nay (2,58Ma Bp)-đó là thời điểm đảo cực từ Gauss-
Matuyama. Ngày nay, thang địa tầng TTĐT chủ yếu được xác lập trên cơ sở của
đồng vị 16/18
Oxy. Về thời gian, thống Pleistocen bắt đầu từ 2,588Ma Bp tại thời
điểm xảy ra đảo cực từ Gauss-Matuyama và MIS-103, kết thúc tại thời điểm
11,7 ngàn năm trước ngày nay. Phụ thống Pleistocen dưới bắt đầu từ 2,58Ma Bp
đến 0,781Ma Bp-là thời điểm xảy ra đảo cực từ Matuyama-Brunhes và MIS-19.
Phụ thống Pleistocen giữa từ 0,78Ma Bp đến 0,125Ma Bp-thời điểm kết thúc
giai đoạn MIS-5. Phụ thống Pleistocen trên bắt đầu từ 0,125Ma Bp đến 11,7
ngàn năm Bp tại MIS-1.

TTĐT bao gồm bốn nhóm nguồn gốc chính là (1) nhóm trầm tích nguồn
gốc lục địa; (2) nhóm trầm tích nguồn gốc biển; (3) nhóm trầm tích nguồn gốc
chuyển tiếp giữa môi trường lục địa và môi trường biển; (4) nhóm trầm tích
nguồn gốc sinh vật. Nhóm trầm tích nguồn gốc lục địa bao gồm trầm tích sông,
trầm tích phong thành, trầm tích hồ-đầm lầy, băng tích, deluvi, proluvi và trầm
tích hang động. Nhóm trầm tích biển gồm các trầm tích biển nông ven bờ, trầm
tích biển sâu, trầm tích biển thẳm. Nhóm trầm tích nguồn gốc chuyển tiếp bao
gồm các trầm tích châu thổ, trầm tích vũng vịnh, trầm tích estuary (cửa sông ven
biển bị lún chìm). Nhóm trầm tích nguồn gốc sinh vật chủ yếu là các thành tạo
san hô, bùn radiolarian….

TTĐT là lớp phủ trên cùng của Trái đất, nên chúng có vai trò quan trọng
trong đời sống KT-XH của loài người. Bởi lẽ, phần lớn hoạt động kinh tế-xã hội
của loài người đều gắn liền với TTĐT. Hầu hết các công trình kinh tế-xã hội đều
131
được xây dựng trên trầm tích Đệ tứ. Các châu thổ, đồng bằng aluvi lớn, đồng
bằng ven biển chính là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển của loài người. Hầu hết
mọi hoạt động KT-XH đều liên quan đến trầm tích Đệ tứ. Mọi nguồn lực chính
cung cấp nhu yếu phẩm cho loài người là được khai thác từ các thành tạo TTĐT.
Khoảng trên 70% dân số trên thế giới sinh sống và phát triển trong phạm vi phân
bố TTĐT. Đa số các thành phố lớn, các thủ đô các nước cũng được xây dựng
trên các thành tạo trầm tích Đệ tứ. Ngoài ra, TTĐT còn chứa đựng một số loại
hình khoáng sản có ý nghĩa to lớn như nước ngầm, các mỏ sa khoáng vàng,
thiếc, kim cương, wolfram, vật liệu xây dựng, vật liệu thủy tinh, gốm sứ, than
bùn….

Tài liệu tham khảo


1. Scott A. Elias (Editor in chief), Encyclopedya of Quaternary Science, Vol. 1, 2, 3, 4,
2 Edition, Elsevier, 2013.
nd

2. Cohen K. M., Finney S. C., Gibbard P. L., Fan J.-X., International


Chronostratigraphic Chart, International Commission on Stratigraphy, 2020. 

132
TRẦM TÍCH LUẬN (tg.A., Sedimentology, tg. Nga., ЛИТОЛО́ГИЯ),
ngành khoa học địa chất nghiên cứu đá trầm tích, thành phần, kiến trúc - cấu tạo
và nguồn gốc của chúng. Nhiều loại đá trầm tích cũng đồng thời là khoáng sản,
vd. quặng sắt, quặng mangan, bauxit, phosphorit, đá phiến cháy, than bùn,...
Trầm tích luận (TTL) nghiên cứu thành phần vật chất, kiến trúc và cấu tạo
của các đá trầm tích; điều kiện thành tạo của các đá trầm tích; thành phần và cấu
trúc của các trầm tích bở rời hiện đại và điều kiện thành tạo của chúng; phân loại
các đá trầm tích, các trầm tích bở rời và khoáng sản ngoại sinh; quy luật thành
tạo và phân bố của các đá trầm tích; điều kiện tích tụ và quy luật phân bố của
khoáng sản nguồn gốc ngoại sinh; nghiên cứu tướng trầm tích - cổ địa lý, phân
tích bồn trầm tích; các quá trình địa hóa cơ bản liên quan với các thành tạo trầm
tích; những vấn đề liên quan thạch địa tầng.
Hệ phương pháp nghiên cứu: gồm các phương pháp nghiên cứu ngoài thực
địa và các phương pháp nghiên cứu trong phòng.
Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa: Mô tả quan hệ địa chất của các
thực thể trầm tích, quan hệ giữa các đá trầm tích có thành phần và cấu trúc khác
nhau cấu thành chúng; Đặc điểm về màu sắc (nguyên sinh/thứ sinh), thành phần,
kiến trúc và cấu tạo của các đá trầm tích; Đặc điểm di tích cổ sinh vật hóa đá
(mức độ bảo tồn, quy luật phân bố, xác định sơ bộ giống/loài); Khoáng sản hiện
hữu, cũng như quy luật phân bố trong các thực thể trầm tích; Mức độ biến
đổi/biến chất của các đá trầm tích; Nhận xét về môi trường thành tạo trầm
tích/tướng trầm tích.
Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Nghiên cứu thành
phần độ hạt trầm tích; Phân tích thành phần khoáng vật tạo đá và kiến trúc, cấu
tạo dưới kính hiển vi phân cực; Phương pháp nhuộm màu khoáng vật; Phương
pháp nhúng nghiên cứu khoáng vật nặng; Phân tích thành phần hóa học (các
nguyên tố chính, các nguyên tố hiếm/vết); Phân tích thành phần khoáng vật sét
và carbonat bằng phương pháp nhiệt vi sai, rơnghen và điện tử quét; Phân tích
thành phần tàn dư không tan các đá trầm tích carbonat; Xác định tuổi thành tạo
trầm tích. Tổng hợp các các kết quả nghiên cứu tiến hành luận giải nguồn gốc -
điều kiện thành tạo trầm tích và tướng trầm tích - cổ địa lý.
Quan hệ của Trầm tích luận với các chuyên ngành khác của Địa chất học:
Những thành tựu nghiên cứu của Trầm tích luận (TTL) gắn liền với nghiên cứu
địa tầng, một chuyên ngành mà mục tiêu là làm sáng tỏ trật tự hình thành của
các đá trầm tích. Trong khi đó, TTL lại góp phần chính xác hóa các sơ đồ liên
kết/đối sánh địa tầng dựa vào quy luật tích tụ trầm tích, thành phần thạch học,
tướng trầm tích (thạch địa tầng), đặc biệt là đối với các thực thể trầm tích thiếu
vắng sinh vật hóa đá.
Quan hệ qua lại giữa TTL và thạch học đá magma (xem mục từ thạch học
đá magma) và đá biến chất (xem mục từ đá biến chất) được thể hiện rõ ràng. Các
loại đá này là nguồn cung cấp vật liệu cho quá trình tích tụ trầm tích nhờ tác
dụng phong hóa và phá hủy kiến tạo. Do vậy, nghiên cứu nguồn gốc của các đá
trầm tích và quan hệ giữa thành phần trầm tích và bối cảnh kiến tạo gắn liền với
điều kiện thành tạo, quy luật phân bố và thành phần tạo đá của các đá magma và
các đá biến chất.
133
Đá trầm tích được cấu thành từ ba nhóm khoáng vật chủ yếu là khoáng vật
tha sinh, khoáng vật tại sinh và khoáng vật có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa.
Vì vậy, nội dung nghiên cứu thành phần tạo đá trầm tích của TTL luôn luôn gắn
bó với chuyên ngành khoáng vật học.
Nội dung nghiên cứu các quá trình biểu sinh của TTL và địa hóa học có
khá nhiều nét tương đồng, đặc biệt là hành vi của các nguyên tố, cũng như các
hợp chất hóa học trong quá trình phong hóa, môi trường di chuyển và lắng đọng
vật liệu trầm tích dưới dạng dung dịch thật hoặc dung dịch keo.
TTL và kiến tạo học là hai chuyên ngành có mối quan hệ chi phối lẫn nhau.
Mỗi bối cảnh kiến tạo có một phức hệ trầm tích riêng biệt đặc trưng cho nó.
Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu TTL không những có thể góp phần khôi phục
được các kiểu bồn trầm tích, mà còn làm sáng tỏ các bối cảnh kiến tạo
khác nhau.
Đối với sinh khoáng học, nhiều loại hình khoáng sản ngoại sinh chính là
các thực thể trầm tích thực thụ như mangan, sắt, phosphorit, kaolin, sa khoáng,
cát thủy tinh,... Bên cạnh đó, các đá trầm tích còn đóng vai trò là tiền đề và dấu
hiệu tìm kiếm của tài nguyên dầu/khí, urani và một số loại khoáng sản khác.
Về mối liên quan với địa chất biển và hải dương học, biển và đại dương
vừa là nơi tích tụ vật liệu trầm tích từ lục địa vận chuyển tới, vừa là môi trường
cung cấp vật liệu cấu thành một số loại đá trầm tích. Cả TTL và hai chuyên
ngành này đều quan tâm nghiên cứu động lực sóng, dòng chảy và thủy triều. Bởi
lẽ, đó chính là những yếu tố động lực chi phối quá trình phá hủy, vận chuyển,
phân dị thành phần và lắng đọng trầm tích.
Quan hệ giữa TTL và địa chất công trình, địa chất thủy văn cũng được thể
hiện khá rõ ràng. Theo đó, nội dung nghiên cứu của hai chuyên ngành khoa học
này đã cung cấp nhiều cơ sở dữ liệu quan trọng về các tính chất cơ bản của các
thành tạo trầm tích.
Trầm tích luận còn có mối quan hệ gắn bó với nhiều nội dung nghiên cứu
của thổ nhưỡng học, một chuyên ngành sử dụng rất nhiều kết quả nghiên cứu
của TTL về các quá trình phong hóa và xâm thực của những thực thể thạch học
trong môi trường địa chất đặc thù trên lục địa.

Tài liệu tham khảo


1. Andrew D. Mial, Principle of Sedimentary Basin Analysis, Third, updated and enlarged
edition, Springer, 1999.
2. Dan Rădulescu, Petrografia Rocilor Sedimentare, Editia a II-a, Editura Didactică si
Pedagogică, Bucuresti, 1965 (Tiếng Romania).
3. Rukhin L.B., Cơ sở trầm tích luận. Nxb. Kỹ thuật Quốc gia Moscơva, 1969
(tiếng Nga).
4. Trần Nghi, Trầm tích học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

134
TƯỚNG BIẾN CHẤT,
một tập hợp đá biến chất được thành tạo trong cùng một điều kiện hóa lý và đặc
trưng bởi một tổ hợp khoáng vật cộng sinh nhất định. Khái niệm tướng biến chất
lần đầu tiên được Penti Eskola đưa ra vào đầu thế kỷ XX. Ông đã đặt tên cho 8
tướng biến chất và xác định rằng sự phát triển của chúng ở bất cư đâu chỉ phụ
thuộc vào nhiệt độ (T) và áp suất (P) của quá trình biến chất. Kể từ đó, các nhà
khoa học đã phát triển ý tưởng này và đã xác định thêm nhiều tướng biến chất
mới. Các TBC khác nhau được xác định bởi tổ hợp khoáng vật cộng sinh khác
nhau. Có nhiều tướng biến chất được mô tả theo điều kiện nhiệt độ vào áp suất
thành tạo như:
Loạt P-T thấp bao gồm (1) tướng zeolit-prehnite-pumpellyite có cấp độ
biến chất thấp nhất, tùy theo thành phần hóa học khác nhau nó có thể có các
khoáng vật chỉ thị sau: (heulandite, analcite) hay (laumontite, albite, zeolite)
hoặc (prehnite, pumpellyite, chlorite, albite) hay (pumpellyite, chlorite, perfote);
(2) tướng phiến lục (greenschist) hình thành tại áp suất và nhiệt độ thấp, được
đặt tên theo màu xanh lục của các khoáng vật như chlorite, epidote và actinolit.
Các tập hợp khoáng vật đặc trưng là: (clorit, epidote, actinolite) hay (muscovite,
stilpnomelane); (3) các tướng sừng albite-epidote là tướng biến chất áp suất thấp
và nhiệt độ tương đối thấp, được đặt tên theo hai khoáng vật albite và epidote.
Tướng này được đặc trưng bởi các khoáng vật albite, epidot, actinolite,
muscovite, biotite, chlorite,...
Loạt P-T trung bình bao gồm các tướng (1) tướng amphibolite có áp suất
trung bình và nhiệt độ từ trung bình đến cao, có các khoáng vật chỉ thị như
hornblende, garnet, cummingtonite, diopside, biotit; (2) tướng sừng hornblende
có cùng áp suất thấp nhưng nhiệt độ cao hơn một chút so với tướng albite-
epidote. Mặc dù được đặt tên cho khoáng vật hornblende, nhưng vẻ ngoài của
loại khoáng vật đó không bị giới hạn bởi tướng này. Tướng sừng hornblende có
các khoáng vật chỉ thị như hornblende, diopside, anthophyllite và
cummingtonite hay muscovite, biotite, andalusite, cordierite. Các đá trầm tích
nghèo K2O bị biến chất ở tướng này thường đặc trưng bởi các khoáng vật chỉ thị
như cordierite, anthophyllite, biotite hay trong các đá dolomit giàu silic được
đặc trưng bởi các khoáng vật chỉ thị sau: dolomite, tremolite, talc.
Loạt P-T cao bao gồm: (1) tướng granulite là loại biến chất nhiệt độ cao ở
áp suất trung bình. Khoáng vật đặc trưng cho tướng này là sự có mặt của
orthopyroxene. Với các thành phần hóa học của đá khác nhau, tướng granulite
được đặc trưng bởi các khoáng vật chỉ thị như orthopyroxene, clinopyroxene,
garnet, (áp suất cao hơn) hoặc garnet, cordierite, Sillimanite, K- feldspar hoặc
sapphirine, orthopyroxene, K- feldspar, osumilite (ở nhiệt độ rất cao). (2) Tướng
phiến lam (blueschist) ở nhiệt độ tương đối thấp nhưng áp suất cao, thí dụ, đá ở
đới hút chìm. Tướng này được đặt tên theo đặc điểm đá có chứa các khoáng vật
màu xanh lam như glaucophane và lawsonite. Tùy theo thành phần hóa học khác
nhau của đá ban đầu, tướng này có các khoáng vật chỉ thị như glaucophane,
lawsonite, phengite, omphacite hay jadeit, lawsonit, phengit, glaucophane hoặc
phengite, paragonite, carpholite. (3) Tướng sừng pyroxene là tướng biến chất
tiếp xúc với nhiệt độ rất cao và giống như tướng granulit, được đặc trưng bởi
135
orthopyroxene. Các khoáng vật chỉ thị ngoài orthopyroxene còn có
clinopyroxene, olivine hoặc cordierite, sillimanite, K-feldspar (orthoclase),
garnet hoặc cordierite, spinel. Trong đá có thành phần cacbonat tổ hợp khoáng
vật chỉ thị là forsterit, diopside, periclase.
Loạt P-T siêu cao bao gồm: (1) tướng eclogite là tướng có áp suất siêu cao
và nhiệt độ cao. Tướng được đặt tên cho đá thành phần bazơ bị biến chất. Tùy
theo thành phần hóa học khác nhau của đá ban đầu, tướng có các khoáng vật chỉ
thị là omphacite, garnet, kyanite, zoisite hoặc phengite, jadeite, omphacite hoặc
phengite, kyanite, chloritoid (giàu Mg) hoặc phengite, kyanite, talc, jadeite.
(2) Tướng sanidinite hiếm gặp ở nhiệt độ cực cao và áp suất thấp. Nó chỉ có thể
đạt được trong một số trường hợp biến chất tiếp xúc nhất định. Do nhiệt độ cao,
đá bị nóng chảy từng phần; tướng này được đặt tên cho khoáng vật sanidine.
Đặc trưng tập hợp khoáng vật của tướng này là cordierite + mullite + sanidine +
tridymite (thường bị biến đổi thành thạch anh) + thủy tinh. Trong các đá
cacbonat là wollastonite + anorthite + diopside; monticellite + melilite ± canxit,
diopside.

Tài liệu tham khảo


1. Duff, P. McL. D., Holmes' Principles of Physical Geology, Chapman & Hall, 1996.
2. Eskola P., The Mineral Facies of Rocks, Norsk. Geol. Tidsskr., 6: 143-194, 1920.
3. Phillpots, Anthony R., Principles of Igneous and Metamorphic Petrology, Cambridge
University Press, 1990.

136
ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG,
lĩnh vực khoa học địa chất nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con người và
môi trường địa chất. Có những cách định nghĩa khác, cụ thể hơn về địa chất môi
trường (ĐCMT), ĐCMT là khoa học áp dụng các kết quả nghiên cứu địa chất vào
các vấn đề sử dụng đất và công trình dân dụng, liên quan chặt chẽ với địa chất đô
thị và xử lý tác động của các hoạt động của con người lên môi trường vật lý (ô
nhiễm nguồn nước do nước thải và chất thải hóa chất độc hại), hồi phục các vùng
đất đã khai thác khoáng sản, xác định các vị trí ổn định về địa chất để xây dựng
các công trình, nhà máy điện hạt nhân và các công trình khác và xác định các
nguồn vật liệu xây dựng. ĐCMT là một chuyên ngành khoa học ứng dụng các
nguyên lý và tri thức địa chất học để giải quyết các vấn đề nảy sinh do con người
chiếm cứ, khai thác môi trường tự nhiên. ĐCMT, một chuyên ngành của ĐCH
nghiên cứu các quá trình, tài nguyên Trái đất và các đặc trưng kỹ thuật của vật
liệu Trái đất nhằm: (1) bảo vệ sức khoẻ, hệ sinh thái tự nhiên khỏi các phản ứng
sinh hoá, địa hoá bất lợi từ các nguyên tố và hợp chất hoá học xuất hiện tự nhiên
hoặc được con người đưa vào môi trường; (2) bảo vệ cuộc sống, an toàn và phúc
lợi của con người trước các quá trình tự nhiên như lũ, bão, động đất, trượt lở đất,
thông qua quy hoạch sử dụng đất. Một cách tổng hợp, có thể hiểu ĐCMT là khoa
học ứng dụng các nguyên lý, tri thức của địa chất học để phát hiện và giải quyết
các vấn đề môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, điều kiện tự nhiên, ứng phó
với biến đổi khí hậu, thiên tai để phát triển bền vững. ĐCMT là lĩnh vực khoa học
địa chất nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con người và sinh quyển, môi
trường địa chất, môi trường sống nói chung, nhằm quản lý bền vững, đảm bảo
cho hệ thống tự nhiên duy trì được sự phát triển mà không phải trả giá về môi
trường.
Thuật ngữ ĐCMT xuất hiện lần đầu trong cuốn sách về địa chất môi trường
của Peter Tyrell Flawn (1970). Các nhà khoa học có những đóng góp quan trọng
cho phát triển ĐCMT là A. Keller, D. Wolff, C. W. Montgonmery, M. Bennett,
P. Doyle, A. D. Howard, D. Mulder,... Trên thế giới, những quốc gia có ĐCMT
phát triển mạnh là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc,…
Qua hơn 50 năm phát triển, ĐCMT đã được hoàn thiện về phương pháp luận,
phương pháp và nội dung nghiên cứu, mở rộng phạm vi ứng dụng tới nhiều
ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế và bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài
nguyên, ứng phó tai biến, biến đổi khí hậu. Giai đoạn đầu phát triển, ĐCMT
cung cấp thông tin khoa học địa chất phục vụ quy hoạch sử dụng và quản lý tài
nguyên. ĐCMT còn được coi là một bộ phận của khoa học môi trường, liên
quan trực tiếp tới địa chất công trình, nghiên cứu mối tương tác giữa con người
với tất cả các yếu tố của môi trường sống, gồm các yếu tố vật lý, hoá học và sinh
học nhằm quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên, đảm bảo cho hệ thống tự
nhiên duy trì được sự phát triển mà không phải trả giá về môi trường. Như vậy,
các nội dung nghiên cứu ĐCMT ngày càng được mở rộng và toàn diện hơn.
Mục tiêu của ĐCMT là sử dụng những thông tin và dữ liệu, dấu ấn địa
chất, cơ sở lý thuyết, phương pháp địa chất học để: (i) nghiên cứu, xây dựng các
giải pháp phát huy, sử dụng hợp lý các chức năng và luật pháp bảo vệ môi
trường địa chất để phát triển bền vững; (ii) nghiên cứu, đánh giá, dự báo, ứng
137
phó với tai biến, biến đổi khí hậu, giải quyết xung đột môi trường, bảo vệ môi
trường, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và di sản thiên
nhiên, nâng cao sức khỏe con người và hệ sinh thái. Để đạt được các mục tiêu
này, ĐCMT cần thực hiện những nội dung nghiên cứu sau: (i) phát hiện, giải
thích, đánh giá các hiện tượng, quá trình địa chất ảnh hưởng đến đời sống con
người, hệ sinh thái; (ii) cung cấp cơ sở khoa học và cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản
về MTĐC ở các vùng lãnh thổ khác nhau (miền núi, lưu vực sông, ven biển, đô
thị, nông thôn,…) về các mặt như cấu trúc địa chất, địa động lực, địa hình, địa
mạo, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật, sinh địa hóa, địa chất
sinh thái, khả năng tàng trữ và tiêu huỷ độc tố, mức độ nhạy cảm với tai biến,
tiềm năng các dạng tài nguyên, đánh giá mức độ thuận lợi, bất lợi của MTĐC;
(iii) Nghiên cứu nguồn gốc, nguyên nhân, quy luật hình thành và xuất hiện, quy
mô và tác hại, đánh giá và dự báo và đề xuất các giải pháp ứng phó các tai biến
địa chất và biến đổi khí hậu; (iv) Nghiên cứu nguồn, đánh giá và dự báo mức độ,
quy mô ô nhiễm môi trường nước, đất, trầm tích, vỏ phong hóa, không khí dưới
mặt đất; (v) Đánh giá, dự báo tác động của các hoạt động nhân sinh đến MTĐC
và ảnh hưởng của MTĐC đối với sinh giới, kể cả con người, làm cơ sở cho việc
đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, phòng và
chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ con người (địa chất y học), bảo tồn đa dạng sinh
học; (vi) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên, môi trường, quy hoạch, quản lý lãnh thổ phù hợp với các hoạt động phát
triển (xây dựng, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, đô thị hoá, phát triển
kinh tế, xã hội tuần hoàn, carbon thấp, chống chịu cao,…), bảo tồn các di sản
thiên nhiên hướng đến phát triển bền vững; (vii) Nghiên cứu, hồi phục cổ môi
trường, cổ khí hậu, các nền văn minh, điều tra tội phạm,... ĐCMT có quan hệ
liên ngành với các khoa học Trái đất, khoa học môi trường, sinh học, hoá học,
vật lý và các khoa học tự nhiên, xã hội khác. Tuỳ theo mục đích và khả năng
ứng dụng, ĐCMT gồm các chuyên ngành: Địa hóa môi trường, Địa kỹ thuật môi
trường, Địa hóa công trình, Khoáng vật học môi trường, Địa chất tai biến, Địa
chất môi trường khu vực, Địa chất y học.
Ở Việt Nam, ĐCMT là lĩnh vực nghiên cứu mới xuất hiện từ những năm
1990, được ứng dụng trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên,
quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, bảo tồn các di sản địa chất, giảm thiểu tai
biến thiên nhiên, ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Lần đầu tiên
ở Việt Nam, bộ môn địa chất môi trường - địa kỹ thuật được thành lập (1996)
(nay là bộ môn địa chất môi trường và bộ môn địa kỹ thuật và phát triển hạ tầng)
và môn học ĐCMT (từ năm 1994) được tổ chức giảng dạy tại Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ đó đến nay, rất nhiều các
công trình, dự án, đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực ĐCMT đã và đang được triển
khai như nghiên cứu thành lập bản đồ ĐCMT đới ven biển, địa chất đô thị, địa
chất tai biến, địa hoá môi trường, ĐCMT với ứng phó BĐKH, địa chất y học,
địa chất sinh thái, đánh giá và hạn chế tác động của các hoạt động nhân sinh như
đắp đê, hồ thủy điện, khai thác khoáng sản tới môi trường,...

138
Tài liệu tham khảo
1. Keller E. A., Introduction to Environmental Geology, Prentice Hall, 792p, 2011.
2. Klaus K.E. Neuendorf, James P. Mehl Jr., Julia A. Jackson, Glossary of Geology, Fifth
Edition (revised), American Geosciences Institute, 2005.
3. Mai Trọng Nhuận (chủ biên), Địa chất môi trường và phát triển bền vững Việt Nam.
Công nghệ địa môi trường cho bảo vệ môi trường vùng khai thác và chế biến khoáng sản,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 557tr., 2020.
4. Peter Tyrell Flawn, Environmental Geology: Conservation, Land-use Planning, and
Resource Management, HarperCollins, 313p, 1970.
5. Tống Duy Thanh, Mai Trọng Nhuận, Trần Nghi (đồng chủ biên), Bách khoa thư địa
chất, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016.

139
TAI BIẾN ĐỊA CHẤT,
hiện tượng hoặc quá trình địa chất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người,
tài sản, kinh tế - xã hội hoặc môi trường. Người ta phân biệt các khái niệm
"hiểm họa địa chất" (geohazard), rủi ro hiểm họa địa chất (risk of geohazard) và
tai biến địa chất (geodisaster). Trong khi hiểm họa địa chất là những hiện tượng
hoặc quá trình địa chất có khả năng gây thiệt hại cho con người, tài sản, kinh tế -
xã hội, môi trường, thì tai biến địa chất xuất hiện khi hiểm họa địa chất xảy ra
trong thực tế và gây thiệt hại thực tế cho con người, tài sản, kinh tế - xã hội, môi
trường. Rủi ro tai biến địa chất là khả năng thiệt hại về người, tài sản, kinh tế -
xã hội, môi trường mà một hiểm họa địa chất sẽ thật sự gây ra khi nó xảy ra. Tai
biến địa chất (TBĐT) có thể là các quá trình tự nhiên cũng có thể là hệ quả của
các hoạt động của con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố này.
TBĐC tự nhiên được chia thành TBĐC có nguồn gốc nội sinh và ngoại
sinh. Các TBĐC nội sinh hình thành do các yếu tố bên trong lòng đất như hoạt
động phun trào của núi lửa, động đất, sự phát triển của đứt gãy kiến tạo và khe
nứt hiện đại,... TBĐC ngoại sinh hình thành do các quá trình bề mặt như trượt
lở đất đá; lũ quét - lũ bùn đá; xâm thực, xói mòn; sập sụt, lụt karst; xói ngầm;
đất chảy; lở tuyết,... Các TBĐC nội sinh và ngoại sinh thường có quan hệ chặt
chẽ với nhau, các yếu tố nội sinh, trong nhiều trường hợp, tạo các điều kiện cần
cho sự phát triển của TBĐC ngoại sinh. Trong các TBĐC nội sinh, động đất và
núi lửa là những tai biến gây thiệt hại nặng nề nhất. Trong giai đoạn lịch sử, trên
thế giới đã ghi nhận nhiều thảm họa do hoạt động núi lửa gây ra như trận “mưa”
tro bụi núi lửa vào những năm 3450-3400 TCN đã gây ra “mùa đông Ai Cập”;
phun trào của núi lửa Vesuvius vào năm 79 đã hủy diệt hoàn toàn các thành phố
Pompei và Herculaneum. Nhiều hoạt động phun trào núi lửa làm chết hàng chục
nghìn người đã được ghi nhận như Tambora (năm 1815) và Karatau (1883) ở
Indonesia, Katmai (1815) trên bán đảo Alaska (Mỹ), Ruis (1985) ở Columbia,
Pinatubo (1991) ở Philipin,... Động đất không chỉ phá hủy các công trình, nhà
cửa mà còn đe dọa tính mạng con người. Chỉ tính riêng giai đoạn 2000-2010 đã
có hơn 680.000 người thiệt mạng do động đất. Nhiều trận động đất còn kéo theo
sóng thần gây thiệt hại nặng nề như trận sóng thần ở Sumatra (Indonesia) năm
2004 làm gần 240.000 người chết và mất tích hay sóng thần Tohoku năm 2011 ở
Nhật Bản làm 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người
mất tích, hậu quả của nó cho đến nay vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Hoạt
động của đứt gãy kiến tạo tuy xảy ra từ từ nhưng sau thời gian dài có thể gây ra
những hậu quả nặng nề, điển hình là sự hình thành các khe nứt hiện đại đe dọa
an toàn của các công trình, đặc biệt là các công trình lớn như hồ đập, nhà cao
tầng,... đồng thời cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các tai biến ngoại sinh
như trượt lở đất đá.
Trong các TBĐC ngoại sinh, trượt lở đất, đá là tai biến gây nhiều thiệt hại
về người nhất, chẳng hạn trượt lở đất Hải Nguyên (Trung Quốc) năm 1920 (hơn
200.000 người chết); Tứ Xuyên năm 1933 (68.000); Revantador ở Ecuado năm
1987 (1.000); lở đá Khait ở Tadzhikistan năm 1949 (khoảng 12.000-20.000); lở
đá ở hồ chứa Vaiont (Italy) năm 1963 là nguyên nhân gây ra tràn nước hồ làm
chết gần 2.500 người; các vụ trượt lở đất đá ở Hobo Barik năm 2014
140
(Afganistan) (hơn 2.000). Các trận lũ quét, lũ bùn đá cũng có thể gây thiệt hại
nặng nề về người như ở Kanogawa Nhật năm 1958 (1.094 người chết và mất
tích); lũ bùn đá do lở tuyết Nevados Huascaran (Peru) năm 1962 (4.000-5.000)
và năm 1970 (18.000). Lụt, trượt lở, lũ bùn đá do cơn bão Mitch gây ra ở
Honduras, Guatemala, Nicaragua và El Salvador năm 1998 làm 11.000 người
chết và khoảng 11.000 người mất tích.
TBĐC tự nhiên phát sinh có quy luật trong một môi trường địa chất với
những đặc thù nhất định (cấu trúc kiến tạo, thành phần vật chất, địa mạo,...).
Việc nghiên cứu, xác định các quy luật này là cơ sở khoa học cho công tác dự
báo. TBĐC tự nhiên thường có tần suất, xác suất xuất hiện tỷ lệ nghịch với
cường độ và chù kỳ lặp lại của chúng. TBĐC tự nhiên có thể xuất hiện đơn lẻ
hoặc kết hợp hoặc kế tiếp nhau của nhiểu loại hình khác nhau, trong đó tai biến
này có thể là động lực kích hoạt tai biến kia. Nhiều TBĐC tự nhiên được kích
hoạt mạnh mẽ bởi các yếu tố khí tượng thủy văn hoặc hoạt động của con người,
chẳng hạn như hiện tượng động đất kích thích do các hồ nước nhân tạo lớn
gây ra.
Các hoạt động của con người, ngoài tác động kích hoạt các TBĐC tự nhiên,
còn là nguyên nhân trực tiếp gây ra các TBĐC. Chẳng hạn, hoạt động khai thác
khoáng sản (mở moong, hầm lò,...) có thể gây ra sập sụt moong, lò khai thác; nổ
khí, sập-bục nước hầm lò; trượt lở đất đá bãi thải; lún sụt đất; phát tán chất
phóng xạ,… Việc khai thác cát, sỏi lòng sông gây sạt lở bờ hay việc khai thác
quá mức nước ngầm dẫn đến sụt lún, hạ thấp địa hình gây tác động xấu đến các
công trình phía trên.
TBĐC có thể xảy ra ở quy mô nhỏ (cục bộ), cũng có thể ở quy mô địa
phương, khu vực thậm chí mang tính toàn cầu chẳng hạn như sự kiện tuyệt
chủng của khủng long vào khoảng 65 triệu năm trước được cho là do va chạm
của Trái đất với một tiểu hành tinh làm thay đổi căn bản nhiệt độ của Trái đất.
Ở Việt Nam, một số trận động đất mạnh đã xảy ra và cũng đã gây những
thiệt hại nhất định như ở Điện Biên năm 1935 (6,9 độ Richter), Tuần Giáo 1983
(6,7 độ Richter) và Điện Biên Phủ 2001 (5,3 độ Richter). Nhiều vụ trượt lở đất,
lũ quét - lũ bùn đá đã từng xảy ra như trận lũ bùn đá năm 1996 ở thị trấn Mường
Lay (Lai Châu) làm 55 người chết và toàn bộ thị trấn phải di dời đi nơi khác gây
thiệt hại rất lớn về kinh tế - xã hội. Trận lũ quét - lũ bùn đá ở xã Du Già (Hà
Giang) năm 2004 làm 45 người chết và mất tích. Năm 2020, một trận lũ quét kết
hợp với trượt lở đất đã làm 22 người chết và mất tích ở Trà Leng (Nam Trà My,
Quảng Nam).
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu, đánh giá các
TBĐC đã phát triển khá mạnh mẽ, có hệ thống, hình thành một lĩnh vực khoa
học liên ngành, tổng hợp. Các nghiên cứu tập trung vào việc xác định nguyên
nhân, cơ chế và quy luật hình thành tai biến, các phương pháp dự báo và cảnh
báo và các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do TBĐC gây ra.

141
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Xuân Khiển (chủ biên), Tai biến địa chất và biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ
thiệt hại, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 324tr., 2020.
2. В.И. Осипов, С.К. Шойгу, В.А. Владимиров, Ю.Л. Воробьев и др, Природные
опасности  и общество, КРУК, Москва, 2002.
3. C.J.van Westen(ed.), D.Alkema, M.C.J.Damen, N.Kerle, N.C.Kingma, Multi-hazard
risk assessment. UNU-ITC DGIM, 2011.
4. UNISDR, Sendai Framework for Disaster Risk Reduction 2015-2030,
2015, www.unisdr.org.

142
Các mục từ biên soạn cỡ ngắn

143
ALFRED LOTHAR WEGERNER (1880-1930),
nhà địa vật lý và khí tượng học người Đức, nổi tiếng với thuyết trôi dạt lục địa,
phát kiến khởi đầu của học thuyết Kiến tạo mảng. Ông sinh ngày 01.11.1880, là
con út trong số năm người con của một gia đình giáo sĩ ở Berlin. Cha ông là một
nhà thần học và giáo viên ngôn ngữ, mẹ làm nội trợ. Năm 1913, ông kết hôn và
có ba người con gái với Else Köppen, con gái của thầy dạy - nhà khí hậu học
Wladimir Köppen. Ông mất 02.11.1930 trong một chuyến khảo sát tại
Clarinetania, Greenland.
Năm 1899, Wegener theo học vật lý, khí hậu và thiên văn học ở Đại học
Berlin, Heidelberg và Innsbruck. Ở tuổi 24, sau khi lấy bằng tiến sĩ thiên văn
học tại Đại học Friedrich Wilhelms, Berlin (Đại học Humboldt ngày nay), ông là
trợ lý nghiên cứu, làm việc cùng với anh trai Kurt, tại Đài quan sát khí tượng
Lindenberg. Từ 1906 đến 1908, lần thứ nhất ông tham gia đoàn thám hiểm Đan
Mạch để lập bản đồ vùng ven biển hoang vu đông bắc Greenland và xây dựng
trạm khí tượng. Trở lại Đức 1908, ông trở thành phó giáo sư khí hậu học tại Đại
học Marburg. Năm 1910, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên “Nhiệt động lực học
khí quyển”. Năm 1913, trong lần thám hiểm Greenland lần thứ hai ông tiến hành
khoan xuyên qua lớp băng dày 25 m. Năm 1921, ông là giảng viên cao cấp tại
Đại học Hamburg. Từ 1919 đến 1923, ông là người tiên phong nghiên cứu khí
hậu trong quá khứ địa chất. Năm 2014, cùng với Milutin Milanković và người
cha vợ, ông xuất bản cuốn “Khí hậu trong quá khứ địa chất”. Cùng năm đó, ông
được bổ nhiệm làm giáo sư về vật lý và quang học khí quyển và lốc xoáy của
Đại học Tổng hợp Graz (Áo). Năm 1929, Wegener bắt đầu chuyến đi thứ ba đến
Greenland để đặt nền móng cho chuyến thám hiểm chính lần thứ tư, lần cuối
cùng của ông vào tháng 5 năm 1930.
Từ 1910, Wegener nhận thấy đường bờ biển phía tây châu Phi và Nam Mỹ
gần như trùng khớp với nhau, còn các đặc điểm địa chất thì giống hệt nhau. Điều
này đưa ông đến ý tưởng các lục địa di chuyển và được trình bày lần đầu tiên tại
Bảo tàng Senckenberg, Frankfurt và các trường Đại học ở Đức vào năm 1912,
sau đó được công bố trong ba bài báo trên tạp chí “Thông tin Địa lý
Petermanns”. Năm 1915, ông công bố cuốn sách có tính đột phá “Nguồn gốc các
Lục địa và Đại dương”. Ông cho rằng khoảng 300 triệu năm trước, Trái đất tồn
tại một lục địa duy nhất mà ông gọi là Pangea, sau đó bị tách ra thành các châu
lục như hiện nay. Bằng chứng địa chất mà Wegener trình bày đủ sức thuyết
phục về hiện tượng trôi dạt lục địa là đúng đắn, nhưng ông lại mắc sai lầm khi
giải thích cách thức chúng di chuyển. Công trình này đánh dấu cho sự ra đời của
“thuyết trôi dạt lục địa”. Cuốn sách của ông được tái bản vào các năm 1920,
1922, 1929.
Để vinh danh những đóng góp to lớn cho khoa học Trái đất, tên của ông đã
được đặt cho “Viện Nghiên cứu Biển và Địa cực Alfred Wegener” ở thành phố
cảng Bremen (Đức), cho một núi lửa trên Mặt trăng, trên sao Hỏa, tiểu hành tinh
29227 và bán đảo Ummannaq, nơi ông qua đời. Hiệp hội Khoa học Trái đất
châu Âu đặt ra “Huân chương Alfred Wegener và Thành viên Danh dự” để
phong tặng các nhà khoa học khí tượng, thủy văn và hải dương học có thành tựu
nghiên cứu xuất sắc.
144
Alfred Wegener (1880-1930). Ảnh chụp năm 1925 (Trong Lisa, 2009)

Tài liệu tham khảo


1. Lisa Yount, Alfred Wegener: Creator of the Continental Drift Theory (Makers of
Modern Science), Chelsea House Publications, 177p, 2009.
2. Frankel, Henry R., The Continental Drift Controversy: Volume 1, Wegener and the
Early Debate, Cambridge University Press, 624p, 2012.
3. Mott T. Greene, Alfred Wegener: Science, Exploration, and the Theory of Continental
Drift, Johns Hopkins University Press, 675p, 2015.

145
KHOÁNG SẢN CÓ ÍCH,
các thành tạo vật chất thuộc vỏ Trái đất tồn tại dưới dạng những tích tụ tự nhiên
khoáng vật, khoáng chất ở các thể rắn, lỏng, khí, có thành phần hóa học hoặc
tính chất vật lý có thể được sử dụng hiệu quả trong các lĩnh vực sản xuất ở thời
điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Thuật ngữ “khoáng sản có ích” được dùng
phổ biến trong văn liệu địa chất Nga và Việt Nam.
Khoáng sản rất gần gũi và đóng vai trò to lớn trong đời sống con người,
chúng được biết đến từ lâu như sắt, than đá, vàng,... Ứng dụng khoáng sản rất
rộng rãi và đa dạng, chúng là nguyên liệu để sản xuất hầu hết các sản phẩm vật
chất thuộc mọi lĩnh vực, ví dụ: khoáng sản kim loại chủ yếu phục vụ công
nghiệp luyện kim, khoáng sản không kim loại được ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau như hóa chất, tiêu dùng, kỹ thuật, năng lượng, xây dựng,...
Khoáng sản quý hiếm như vàng, bạc, bạch kim,… ngoài ứng dụng cho công
nghiệp còn dùng làm đồ trang sức hoặc đóng vai trò tiền tệ. Nhờ tính hữu ích
của khoáng sản trong sản xuất phục vụ cuộc sống của con người, nên trước đây,
mặc nhiên, chúng được coi là có ích - các từ “có ích” được gắn kèm theo khi
nhấn mạnh tính hữu ích của chúng, còn về bản chất có ích hay có hại là do cách
sử dụng và điều kiện sử dụng chúng. Nhiều loại khoáng sản ngay ở trạng thái tự
nhiên cũng có những thành phần gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức
khỏe con người và môi trường sống. Gần đây, vấn đề này rất được quan tâm từ
khía cạnh môi trường, vì thế xuất hiện khái niệm khoáng sản độc hại. Chúng
được hiểu là loại khoáng sản có chứa các nguyên tố tạo quặng hoặc tập hợp các
nguyên tố đi kèm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người
và môi trường sống (ví dụ khoáng sản chứa các nguyên tố phóng xạ như urani,
…). Vì mục đích đặc biệt, các khoáng sản này vẫn được khai thác, sử dụng
nhưng đòi hỏi các quy định chặt chẽ về điều kiện áp dụng giảm thiểu tính độc
hại của chúng. Ngoài ra, nhiều loại khoáng sản tuy ở trạng thái tự nhiên chưa
gây ảnh hưởng gì, nhưng sản phẩm chế tạo từ chúng lại là vật chất gây hại cho
sức khỏe con người và môi trường, cũng dần không được khai thác sử dụng và
không còn được coi là khoáng sản có ích nữa. Ví dụ asbest trước đây được khai
thác để sản xuất các tấm lợp amiăng và được sử dụng trong thời gian dài. Sau
này, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy bụi amiăng từ các tấm lợp này là một
trong những tác nhân gây ung thư phổi thì việc sản xuất và sử dụng chúng dần bị
dừng lại. Một số quốc gia còn ra điều luật cấm sử dụng sản phẩm này. Hoặc có
những khoáng sản khi chế biến gây tổn hại cho môi trường, chi phí thu hồi thành
phần có ích và ngăn ngừa thành phần có hại trở nên quá cao làm chúng không
còn có lợi về kinh tế so với chế biến từ nguồn vật liệu khác. Những khoáng sản
đó cũng trở thành không còn hữu ích. Ví dụ, pyrit là loại khoáng sản ở những
thế kỷ trước được khai thác để lấy lưu huỳnh phục vụ cho công nghiệp hóa chất
(sản xuất acid sulfuric), nhưng quá trình chế biến chúng sẽ gây ô nhiễm nặng nề
cho môi trường và sức khỏe con người. Việc áp dụng biện pháp để ngăn ngừa
ảnh hưởng môi trường sẽ đẩy giá thành sản phẩm của chúng lên rất cao. Vì thế,
những năm sau này, khi lưu huỳnh chủ yếu được khai thác từ núi lửa hoặc từ
quá trình chế biến dầu mỏ với chi phí rẻ hơn rất nhiều thì pyrit đã không còn
được khai thác nữa.
146
Như vậy, quan niệm về khoáng sản có ích có thể thay đổi theo thời gian.
Chúng sẽ mất giá trị nếu bị phát hiện ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi
trường sống hoặc xuất hiện nguồn tài nguyên phổ biến khác thay thế chúng với
chi phí khai thác, chế biến rẻ hơn và an toàn hơn về môi trường.

Tài liệu tham khảo


1. Luật khoáng sản, 2010.
2. https://ru.wikipedia.org/Полезные_ископаемые.
3. https://www.sciencedirect.com/topics/earth-and-planetary-sciences/mineral-resource.

147
BẢO TỒN ĐỊA CHẤT,
bảo tồn đa dạng địa chất đối với các giá trị di sản nội tại, sinh thái và các giá trị di
sản địa chất. Thuật ngữ này được Eberhard đưa ra năm 1997. BTĐC là một trong
những nội dung của bảo tồn thiên nhiên. Nội hàm của BTĐC rộng hơn bảo tồn di
sản địa chất. Nội dung của BTĐC bao gồm nhận dạng, đánh giá, xếp hạng, công
nhận, bảo vệ và quản lý các DSĐC, cũng như các hoạt động tuyên truyền, quảng
bá, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng, nghiên cứu khoa học và khai thác, sử
dụng hợp lý, bền vững.
Các tài nguyên địa chất đang được khai thác, phục vụ những nhu cầu thiết
yếu của nhân loại. BTĐC đã từng được hiểu theo nghĩa khá rộng, hướng đến bảo
tồn tất cả tính đa dạng địa chất. Hiện nay, phạm vi của BTĐC đã thu hẹp lại, chủ
yếu hướng đến bảo tồn các địa điểm địa chất có giá trị di sản. Cũng như các dạng
tài nguyên địa chất khác, DSĐC là tài nguyên không tái tạo, nên việc bảo tồn
chúng lại càng quan trọng, cần được tiến hành kịp thời, thường xuyên, có hệ
thống, có cơ sở khoa học và được chính quyền các cấp và đông đảo cộng đồng địa
phương tích cực tham gia.
Để bảo tồn một cách hiệu quả các DSĐC cần phải xây dựng và thực thi một
chiến lược tổng thể, toàn diện. Một trong những việc đầu tiên cần làm là phải
tiến hành điều tra, phát hiện, phân loại, đánh giá, đề xuất xếp hạng, khoanh vùng
bảo tồn, từ đó triển khai công tác quan trắc, giám sát và áp dụng những biện
pháp bảo vệ thích hợp đối với từng di sản cụ thể. Ngoài ra, công tác quản lý, bảo
quản, trưng bày, giới thiệu các bộ sưu tập mẫu vật địa chất, vd. như ở các bảo
tàng, cũng được coi là một dạng BTĐC. Mặc dù bảo tồn một vài DSĐC cụ thể
đã được con người thực hiện từ thời cổ xưa, nhưng BTĐC, như là một xu
hướng, một nhu cầu thiết yếu của nhân loại, cùng với bảo tồn thiên nhiên, bảo
tồn đa dạng sinh học,... mới chỉ xuất hiện khoảng một vài thập kỷ trở lại đây và
dần dần đã trở thành một bộ môn của địa chất học, tương tự như các môn
khoáng vật học, cổ sinh học hoặc địa mạo học,... với tư cách là một môn khoa
học, BTĐC thể hiện rõ năm sợi dây liên hệ chặt chẽ với xã hội: (1) lựa chọn và
đánh giá các giá trị DSĐC phải dựa trên các số liệu và trình tự khoa học và
BTĐC cần bảo tồn được các đặc tính đa dạng địa chất chủ đạo; (2) liên quan đến
các chính sách bảo tồn thiên nhiên, DSĐC là bộ phận phi sinh học của các di sản
thiên nhiên; (3) cần có một cơ sở pháp lý đầy đủ để hỗ trợ các hoạt động BTĐC;
(4) bảo tồn các DSĐC có giá trị giáo dục cao và một xã hội hiểu biết hơn về Địa
chất học và DSĐC sẽ dễ chấp nhận các hoạt động BTĐC hơn; (5) du lịch địa
chất đang được coi là một bộ phận quan trọng của du lịch bền vững, thân thiện
với thiên nhiên. Chúng không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa vào du
lịch và các dịch vụ đi kèm, mà còn giúp du khách lý giải các hiện tượng, sự vật
tự nhiên và hiểu rõ hơn về hành tinh Trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta.
BTĐC ở Việt Nam đã và đang được thực hiện ở một số hình thức sau:
(1) như là một bộ phận cấu thành của các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, di tích quốc gia; (2) các khu bảo tồn được UNESCO hoặc các tổ chức quốc
tế khác công nhận theo các tiêu chí, giá trị địa chất - địa mạo hoặc trong đó chứa

148
đựng các giá trị địa chất - địa mạo; (3) các khu công viên địa chất toàn cầu
UNESCO.

Tài liệu tham khảo


1. Brilha J., Geoconservation, Concept of, In: Tiess G., Majumder T., Cameron P. (eds)
Encyclopedia of Mineral and Energy Policy, Springer, Berlin, Heidelberg,
https://doi.org/10.1007/978-3-642-40871-7_2-1, 2014.
2. Henriques M.H., Pena dos Reis R., Brilha J., Mota T.S., Geoconservation as an
emerging geosciences, Geoheritage, 3: 117-128, 2011.
3. John E. Gordon, Geoconservation principles and protected area management,
International Journal of Geoheritage and Parks, 7(4): 199-210.
https://doi.org/10.1016/j.ijgeop, 2019.12.005, 2019.
4. Sharples C., Concepts and principles of geoconservation. Published electronically on
the Tasmanian Parks & Wildlife Service website, Version 3, 2002.

149
BIẾN CHẤT DO VA CHẠM (shock metamorphism hay impact metamorphism)
quá trình biến đổi các đá do va chạm của các thiên thạch với bề mặt Trái đất.
BCVC đặc trưng bởi áp suất và nhiệt độ cao và siêu cao (áp suất cực đại có thể
tới 3-5 × 1011 Pa và hơn, nhiệt độ đến trên 10.000-12.000°C), thời gian diễn ra
các biến đổi cực ngắn. Quá trình va chạm thường tạo trên bề mặt Trái đất một
kiểu cấu trúc vòng đặc biệt tương tự như các phễu núi lửa gọi là crater va chạm
hay astroblem (H.1). Các đá được hình thành trong quá trình va chạm rất đa
dạng và được gọi chung là impactit, còn các đá vỏ Trái đất chịu tác động của va
chạm gọi là đá đích.
Khi va chạm với bề mặt Trái đất, vật thể vũ trụ (thiên thạch) bị “phanh” đột
ngột dẫn đến hình thành sóng va chạm có thể tạo ra áp suất rất lớn gây ra các
hiệu ứng biến đổi độc đáo trong các đá chịu ảnh hưởng, bao gồm dập vỡ dạng
nón (còn gọi là nón dập vỡ), các vi biến dạng phẳng đặc thù trong các khoáng
vật riêng biệt; hình thành các đa hình áp suất cao như stisovit, coesit, kim
cương,....; thủy tinh diaplec; nóng chảy từng phần đến hoàn toàn, thậm chí bay
hơi những thể tích lớn đá đích. Thủy tinh diaplec được hình thành do sóng va
chạm chuyển tinh thể (phổ biến là thạch anh và feldspar) sang dạng vô định hình
mà không qua quá trình nóng chảy. Nóng chảy khoáng vật chọn lọc là hiện
tượng nóng chảy chỉ xảy ra trong phạm vi các hạt của một hoặc vài khoáng vật
nào đó, mà không xảy ra trong các khoáng vật ngay bên cạnh.
Theo phân loại quốc tế 1994, impactit được chia thành 3 nhóm (theo thành
phần, cấu tạo và mức biến chất va chạm): (1) đá chịu va chạm, là đá đích bị biến
đổi yếu dưới tác động của sóng va chạm và nhờ vậy vẫn giữ được các dấu hiệu
đặc thù của mình; (2) đá nóng chảy, là sản phẩm nguội lạnh của dung thể va
chạm; (3) dăm va chạm, chiếm khối lượng chính, có thể không chứa hoặc chứa
một lượng không đáng kể dung thể va chạm, khi tỷ lệ dung thể chiếm trên 10%
được gọi là suevit bề ngoài giống như tuf núi lửa.
Thành phần hóa học impactit phụ thuộc vào thành phần đá đích và vì thế nó
rất đa dạng. Trong thành phần impactit nóng chảy còn thể hiện hai quá trình rất
quan trọng: bay hơi chọn lọc một số nguyên tố (trước hết là kiềm và sắt) và hỗn
nhiễm vật chất thiên thạch biểu hiện qua sự tăng cao rõ rệt hàm lượng
các nguyên tố phong phú trong thiên thạch như Ni, Cr, Co, Ir, Os (các
platinoid khác).
Một số thành tạo đặc biệt liên quan với các vụ va chạm gồm tektit và cái
gọi là “lớp thảm họa”. Tektit là các thể thủy tinh được đông cứng từ dung thể va
chạm dạng giọt bắn vào khí quyển với vận tốc nhiều km/s và bay đi xa hàng
trăm thậm chí hàng nghìn kilomet. “Lớp thảm họa” là các tầng trầm tích có độ
dày không quá 1-2 m, thường là sét chứa phong phú các sản phẩm biến chất va
chạm, ghi nhận những vụ va chạm mang tính thảm họa trong lịch sử Trái đất.
Điển hình là việc phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới lớp thảm họa ở ranh giới
giữa các kỷ Creta và Paleogen (khoảng 65 triệu năm trước) trùng với thời kỳ
diệt chủng của khủng long, đồng thời trùng về mặt thời gian với sự hình thành
của một loạt crater lớn.
Nhiều mỏ, tụ khoáng liên quan với crater va chạm như Ni, Cu, Pb, Zn, Hg, kim cương,... đã được phát
hiện. Astroblem còn là các cấu trúc mà trong đó hình thành các tụ khoáng như đá phiến cháy, than, zeolit, thạch

150
cao, ngoài ra chúng còn là các bẫy dầu khí. Các loại hình khoáng sản này đang được khai thác hiệu quả ở Mỹ,
Canada, Thụy Điển, Trung Quốc và một số nước khác.

Hình 1a. Cấu trúc của crater va chạm Hình 1b. Cấu trúc của crater va chạm phức tạp
đơn giản (theo Масайтис и др., 1980) (theo Фельдман, 1999)

Tài liệu tham khảo


1. French B.M., Traces of Catastrophe - A Handbook of Shock-Metamorphic Effects in
Terrestrial Meteorite Impact Structures, LPI Contribution, Lunar and Planetary Institute,
Houston, 954, 120pp, 1998.
2. Масайтис В.Л., Данилин А.Н., Мащак М.С., Райхлин А.И., Селивановская Т.В.,
Шаденков Е.М., Геология астроблем, Недра, 231с, 1980.
3. Фельдман В. И., Астроблемы - звёздные раны Земли, Соросовский
образовательный журнал, 9: 67-74, 1999.

151
BỐI CẢNH KIẾN TẠO (cg. Bối cảnh địa động lực - tectonic setting, geodynamic setting)
các điều kiện và môi trường hình thành các tổ hợp đá và cấu tạo chủ yếu của
Trái đất dưới tác động của các quá trình địa chất sâu và trên bề mặt. Mỗi một
Bối cảnh kiến tạo (BCKT) được đặc trưng bởi các phức hệ vật chất - cấu tạo
nhất định, các phức hệ này là những minh chứng của chế độ địa động lực đã
hình thành chúng. Phân biệt hai nhóm BCKT: nhóm nội mảng và nhóm ranh
giới các mảng thạch quyển. Thuộc nhóm thứ nhất là các BCKT nền (craton), các
đai núi tái sinh (tạo núi nội mảng), các rift lục địa, các tỉnh đá basalt trap và
magma kiềm lục địa, rìa lục địa thụ động (thềm lục địa, sườn lục địa, trũng đại
dương biển thẳm, cao nguyên basalt, các vi lục địa, các điểm nóng,...; nhóm thứ
hai bao gồm các BCKT ranh giới phân ly, ranh giới hội tụ và ranh giới chuyển
dạng. Thuộc về BCKT ranh giới phân ly (dọc theo chúng diễn ra giãn ngang các
mảng thạch quyển và thành tạo mới vỏ đại dương) gồm có các BCKT dãy núi
giữa đại dương. Dọc theo ranh giới hội tụ (nơi diễn ra tiếp xúc các mảng thạch
quyển) trong các đới hút chìm (chuyển chúi mảng đại dương xuống dưới mảng
lục địa hay là dưới mảng đại dương) xuất hiện các BCKT máng nước sâu, trũng
biển rìa, các đai núi lửa rìa lục địa và cung đảo trên hút chìm. Trong các miền va
chạm các phần lục địa của các mảng thạch quyển phân chia các BCKT tạo núi
va chạm (các đới ngoài và đới trong của chúng) các trũng rìa và giữa núi. Dọc
các ranh giới chuyển dạng các mảng thạch quyển (nơi diễn ra trượt bằng mảng
này tương đối với mảng kia), cũng như xuất hiện BCKT đặc biệt của các đới
trượt lục địa và đại dương, các bồn kéo trượt (pull-apart).
Năm 1981 A.H.G Mitchell và M.S. Garson đã ra mắt công trình nghiên cứu
lớn về “Bối cảnh kiến tạo toàn cầu và các mỏ khoáng” với mục đích làm sáng tỏ
các BCKT là tác nhân kiểm soát quặng hóa và kiến tạo mảng là cẩm nang hướng
dẫn trong công cuộc tìm kiếm. Các trọng tâm chú ý minh hoạ trên Hình 1. Các
mỏ được hình thành trong các điểm nóng lục địa, các rift và aulacogen; (1) các
mỏ rìa lục địa thụ động và các bồn nội mảng; (2) các mỏ được thành tạo trong
các bối cảnh đại dương; các mỏ đới hút chìm; (3) các mỏ được hình thành trong
bối cảnh va chạm các mảng; (4) các mỏ trong bối cảnh đứt gãy chuyển dạng và
lineament trong vỏ lục địa. Năm 1997 K.C. Condie đưa ra một tổng kết toàn
diện về các mỏ khoáng và mỏ năng lượng theo BCKT: (1) Các bối cảnh đại
dương: (a) Ophiolit: sulfur khối trạng Cu-Fe kiểu Sip, Cromit dạng thấu kính;
(b) Sống núi đại dương: địa nhiệt; (c) Bồn sau cung: dầu khí; (2) Đới cuốn hút:
(a) Cung đảo: thủy nhiệt Au, Ag, Cu, Mo, Pb, Sb, Hg, Sn, W; Cu Porphir, Mo,
Sn, Sunphur khối trạng; (b) Bồn tiền duyên: đá đỏ U, V, Cu, dầu khí, than;
(c) Bồn trước cung: dầu khí; (3) Tạo núi: (a) Các sơn nguyên (highlands); granit
Sn-W, đá lục, các mỏ từ các BCKT cổ; (b) Bồn tiền duyên/nội tạo núi
(Hinterland): đá đỏ U, V, Cu, giả tầng Pb, Zn, Ag; (4) Các rift lục địa: giả tầng
Pb-Zn, các quặng REE, Nb, U, Th, P, Cl, F, Ba, Sr tổ hợp với xâm nhập kiềm,
Granit Sn, giả tầng Cu, Evaporit, địa nhiệt; (5) Các craton, các rìa mảng thụ
động: kim cương (kimberlit), boxit, laterit Ni, evaporit, muối, dầu khí, than;
(6) Đá lục Archei: sulfur Cu-Zn, sulfur Ni-Cu, mạch thạch anh Au.

152
Việc nghiên cứu các BCKT hiện đại rất quan trọng để tiến hành phân tích
cổ kiến tạo và làm sáng tỏ các quy luật hình thành mỏ khoáng ở các BCKT khác
nhau, làm cơ sở chỉ dẫn cho công cuộc tìm kiếm khoáng sản trên thế giới.

Hình 1. Các BCKT và mỏ khoáng có liên quan (nguồn: Warren et al., 2005)

Tài liệu tham khảo


1. A.H.G.Mitchen, M.S. Garson, Mineral Deposits and Tectonic Settings, Copying by
Academic Press. Inc. (London) Ltd, 457p, 1981.
2. Kent C. Condie, Plate Tectonics and Crustal Evolution, Fourth edition, ISBN-07506
33867, 282p, 1997.
3. Warren J. et al., Geology and Nonfuel Mineral Deposits of Greenland, Europe, Russia,
and Northern Central Asia, U.S. Geological Survey Open-File Report 2005-1294D, 182p,
2005. http://pubs.usgs.gov/of/2005/1294/d.
4. Большая российская энциклопедия - электронная версия . Bigenc.ru.

153
CẤU TẠO ĐÁ TRẦM TÍCH,
tập hợp các đặc điểm hình thái chung trong không gian ba chiều của đá trầm
tích; bao gồm toàn bộ các dấu hiệu về sự định hướng, sự sắp xếp và phân bố các
thành phần tạo đá. Nói chung là về sự sắp xếp các hợp phần tạo đá trong không
gian và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Cấu tạo được mô tả cho các đặc tính thô hơn của đá, được quan sát một
cách rõ ràng bằng mắt thường và chủ yếu được tiến hành tại các vết lộ ngoài
trời. Kiến trúc (texture) là các đặc điểm quy mô nhỏ, thường quan sát dưới kính
hiển vi và chủ yếu được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đôi khi hai thuật
ngữ trên được dùng đồng nghĩa song song; đặc biệt có sự bất đồng trong ngôn
ngữ, ví dụ: trong tiếng Pháp và tiếng Nga hai thuật ngữ trên có nghĩa ngược lại
với tiếng Anh.
Các dấu hiệu nhận biết cấu tạo đá trầm tích dựa vào sự thay đổi về độ hạt,
màu sắc, thành phần khoáng vật và quy luật sắp xếp của chúng. Các cấu tạo đá
trầm tích thường được tạo nên bởi các hoạt động bóc mòn, tích tụ hay do sự biến
dạng sau tích tụ của trầm tích. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều chia cấu trúc
trầm tích thành các nhóm: cấu tạo trong lớp, cấu tạo trên bề mặt lớp và một số
dạng cấu tạo khác.
Cấu tạo trong lớp đá được hình thành bên trong lớp trầm tích do các yếu tố
động lực môi trường tích tụ. Bao gồm các dạng cấu tạo sau: cấu tạo khối, cấu
tạo phân lớp (phân lớp ngang song song, phân lớp lượn sóng ngang song song,
phân lớp sóng xiên, phân lớp dạng thấu kính, phân lớp sóng xiên đứt đoạn, phân
lớp xiên chéo,…).
Cấu tạo trên bề mặt lớp đá được hình thành trên bề mặt lớp do các yếu tố
động lực môi trường tích tụ hoặc sự tác động của ngoại lực ngay sau khi tầng
trầm tích vừa mới kết thúc quá trình lắng đọng. Bao gồm các dạng cấu tạo sau:
cấu tạo gợn sóng (gợn sóng do sóng, gợn sóng do dòng chảy, gợn sóng do gió),
cấu tạo khe nứt khô, cấu tạo vết chữ cổ, cấu tạo vết giọt mưa, cấu tạo vết hằn
(vết hằn hoạt động sinh vật, vết hằn do nước biển, vết hằn do tinh thể muối kết
tinh, vết hằn do xâm thực,…),…
Một số dạng cấu tạo khác được hình thành bên trong lớp trầm tích do các
yếu tố động lực, hóa - lý của môi trường trong quá trình tích tụ hoặc sự biến đổi
thành phần và cấu trúc trong các quá trình hậu trầm tích, thành đá và phong hóa.
Bao gồm các dạng cấu tạo sau: cấu tạo dạng ổ, cấu tạo kết hạch (kết hạch đồng
trầm tích, kết hạch thành đá, kết hạch hậu sinh), cấu tạo trứng cá, cấu tạo giả
trứng cá, cấu tạo sferolit, cấu tạo đường khâu, cấu tạo nón chồng nón, cấu tạo
turbidit, cấu tạo đồng tâm, cấu tạo phân lớp giả, cấu tạo loang lổ, cấu tạo
dạng dăm,…
Một số nhà nghiên cứu lại phân chia làm hai nhóm là cấu tạo nguyên sinh
được hình thành chủ yếu theo các kiểu nguồn gốc tích tụ, xâm thực, biến dạng
và sinh học. Cấu tạo thứ sinh thường được hình thành do các quá trình biến đổi
hóa học, sinh học, cơ học sau khi trầm tích bị chôn vùi. Hệ thống phân chia cấu
tạo đá trầm tích cũng được sử dụng cho trầm tích bở rời hoặc gắn kết yếu.
Nghiên cứu chi tiết các đặc điểm cấu tạo đá trầm tích là cơ sở để luận giải
các quá trình hình thành đá và môi trường tích tụ trầm tích. Các dấu hiệu cấu tạo
154
của đá cho phép khôi phục lại điều kiện cổ địa lý (miền xâm thực, hướng di
chuyển trầm tích, bồn tích tụ,…), điều kiện cổ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, đới
khí hậu,…), cổ sinh thái (hệ sinh thái, đa dạng sinh học,…), cổ kiến tạo, tiến hóa
bồn tích tụ,…

Tài liệu tham khảo


1. Phạm Huy Tiến, Trịnh Ích, Nguyễn Ngọc Mên, Thạch học đá trầm tích, Nxb. Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1, 343tr., 1984.
2. Sam Boggs, Jr., Principles of Sedimentology and Stratigraphy, Pearson Prentice Hall,
Fourth Edition, New Jersey, 662p, 2006.
3. Trần Nghi, Trầm tích học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 336tr., 2003.

155
CHU KỲ KIẾN TẠO (cg. chu kỳ magma - kiến tạo),
các giai đoạn kế tiếp nhau có quy luật trong tiến hóa kiến tạo của Trái đất đặc
trưng bởi một trình tự nhất định các sự kiện địa chất và phát triển theo hướng
phát triển chung của hành tinh.Có hai khái niệm cơ bản về chu kỳ kiến tạo
(CKKT) theo thuyết địa máng và thuyết kiến tạo mảng. Theo học thuyết địa
máng CKKT bắt đầu sụt lún từ nông đến sâu kéo dài thành địa máng, sau đó
nâng lên trải qua uốn nếp và uốn nếp - khối tảng và kết thúc bằng tạo núi.
CKKT còn được biểu thị bằng các thuật ngữ như chu kỳ uốn nếp, thời kỷ uốn
nếp, hoặc, uốn nếp (theo uốn nếp kết thúc). Cách diễn tả hẹp hơn về CKKT là
quá trình biến đổi địa máng thành một hệ thống uốn nếp. Luận thuyết về CKKT
được phát triển nhiều cho Proterozoi muộn và Phanerozoi (các uốn nếp Baikali,
Caledoni, Hercyni, Mesozoi, Alpi). Quan niệm về các uốn nếp Arkei và
Proterozoi sớm chưa hoàn thiện. Ý niệm ban đầu về thời đại uốn nếp được gắn
với hệ thống tuổi nếp uốn có phương nhất định (von Buch, de Beaumont,
Bertrand, Or), trên cơ sở đó, Stille (1940) đã phát triển khái niệm chu kỳ địa
kiến tạo bao gồm các giai đoạn: (1) địa máng; (2) tạo núi; (3) trạng thái á nền;
(4) trạng thái nền. Bogdanov (1969) phân chia các thời kỳ kiến tạo (gần gũi với
CKKT) có khoảng thời gian phát triển từ 200 đến 400-500 tr.n. Khái niệm
CKKT theo lý thuyết kiến tạo mảng thể hiện tập trung trong khái niệm chu kỳ
Wilson - chuỗi các sự kiện kiến tạo dẫn đến chia cắt các lục địa, thành tạo các
bồn đại dương, sau đó đến đóng kín bồn đại dương và khôi phục sự thống nhất
của lục địa. Chu kỳ Wilson lần đầu tiên được nhà địa vật lý Canada J. Wilson
mô tả vào năm 1966 và được nhà địa chất Anh J. Dewey đặt tên để vinh danh
ông vào năm 1975. Từ những năm 1980 thuật ngữ được sử dụng liên quan đến
các chu kỳ phân rã và thành tạo các siêu lục địa. Sáu giai đoạn của chu kỳ
Wilson (H.1): (1) giai đoạn khởi đầu (A) - chuyển động nâng trồi và xuất hiên
các rift lục địa (ví dụ hệ thống rift Đông Phi); (2) giai đoạn trẻ (B) - tái tạo các
rift lục địa thành các rift giữa lục địa, bắt đầu giãn đáy hay là tạo mới vỏ đại
dương (ví dụ biển Hồng Hải, vịnh Aden); (3) giai đoạn trưởng thành (C) - thành
tạo bồn đại dương rộng lớn với dãy núi giãn đáy giữa đại dương, xuất hiện các
rìa thụ động của bồn đại dương (thí dụ Đạị Tây Dương); (4) giai đoạn suy thoái
(D) - hình thành các đới hút chìm đồng thời hình thành các cung núi lửa ngay
phía trên chúng theo một hay cả hai bên bồn đại dương; trong phạm vi của bồn
có thể tồn tại một số trục giãn đáy (thí dụ Tây Thái Bình Dương); (5) giai đoạn
kết thúc (E) - giãn đáy, hấp thụ vỏ đại dương ở các đới hút chìm, va chạm các
cung đảo (và vi lục địa) giữa chúng với nhau và với các rìa lục địa, thu hẹp các
bồn, bắt đầu đóng lại đại dương (thí dụ Địa Trung Hải); (6) giai đoạn khâu nối
(F) - đóng kín hoàn toàn bồn đại dương, đụng độ các khối lục địa và xuất hiện
siêu lục địa mới. Thời gian của chu kỳ Wilson kéo dài khoảng 400-600 tr.n.
Khái niệm về CKKT được sử dụng rộng rãi trong thành lập các bản đồ kiến
tạo và sinh khoáng cho các lãnh thổ rộng lớn (châu Âu, Âu - Á và thế giới).
Khái niệm chu kỳ Wilson trong hơn nửa thế kỷ qua đã tỏ ra vô cùng quan trọng
đối với lý thuyết và thực hành địa chất, đồng thời làm nền tảng cho hầu hết mọi
thứ chúng ta biết về sự tiến hóa địa chất của Trái đất và thạch quyển của nó.

156
Hình 1. Các giai đoạn phát triển của chu kỳ Wilson (Nguồn: Pearson Education Inc)

Tài liệu tham khảo


1. R. W. Wilson, G. A. Houseman, S. J. H. Buiter, K. J. W. Mccaffrey, A. G. Doré, Fifty
years of the Wilson Cycle concept in plate tectonics:an overview, Geological Society, London,
Special Publications, 470: 1-17, 25 July 2019, https://doi.org/10.1144/SP470-2019-58.
2. Большая российская энциклопедия - электронная версия, Bigenc.ru.
3. Хаин В.Е., Ломизе М.Г, Геотектоника с основами геодинамики: учебник, М.:
КДУ, 560с, 2005, ISBN: 5-98227-076-8.

157
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐỊA CHẤT QUỐC TẾ (International Geoscience
Progamme - IGCP),
tổ chức hợp tác khoa học Địa chất Quốc tế thuộc “Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên hiệp quốc” (UNESCO) và “Liên hiệp hội Quốc tế các Khoa
học Địa chất”. Mục đích của IGCP là tạo điều kiện hợp tác nghiên cứu xuyên
biên giới giữa các nhà địa chất trên toàn thế giới, thông qua các nghiên cứu
chung, các hội nghị và hội thảo.
IGCP đóng vai trò như là một trung tâm tri thức của UNESCO nhằm tạo
điều kiện cho phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực các khoa học địa chất. Sứ
mệnh của IGCP nhằm thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, thúc
đẩy các sáng kiến mới liên quan đến đa dạng địa chất, di sản địa chất và giảm
thiểu rủi ro địa tai biến. IGCP thúc đẩy các dự án hợp tác, đặc biệt chú trọng đến
lợi ích cho xã hội, nâng cao năng lực, thúc đẩy chia sẻ kiến thức giữa các nhà
khoa học thế giới với trọng tâm là hợp tác bắc - nam và nam - nam. Từ 2011,
IGCP tập trung vào các vấn đề liên quan đến Tài nguyên Trái đất; Biến đổi đổi
toàn cầu; tai biến Địa chất; Địa chất thủy văn; Địa động lực nhằm đóng góp cho
mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
IGCP ra đời vào năm 1972, với tên gọi “Chương trình đối sánh Địa chất
Quốc tế” (International Geological Correlation Programme - IGCP), sau đổi
thành “Chương trình Địa chất Quốc tế”, đến năm 2015 mang tên “Chương trình
Khoa học Địa chất và Công viên Địa chất Quốc tế” nhưng vẫn giữ tên viết tắt
gốc IGCP.
Tôn chỉ của IGCP là tập hợp các nhà khoa học trên thế giới, khuyến khích
xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu và công bố quốc tế bằng cách hỗ
trợ khoản kinh phí khiêm tốn, mang tính khởi động để tiến hành các đề án
nghiên cứu liên ngành trong khoa học Trái đất, có tính khu vực, toàn cầu. Mục
đích khoa học của IGCP bao gồm: (i) nâng cao hiểu biết về tác động của các
nhân tố thuộc lĩnh vực khoa học địa chất đối với môi trường toàn cầu nhằm cải
thiện chất lượng và điều kiện sống của con người, (ii) phát triển các phương
pháp có hiệu quả để tìm kiếm và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên
(khoáng sản, năng lượng, nước ngầm), (iii) nâng cao hiểu biết về các quá trình
địa chất và các khái niệm quan trọng có tính toàn cầu, chú trọng các vấn đề liên
quan đến xã hội, (iv) cải tiến, hoàn thiện các tiêu chuẩn, phương pháp, kỹ thuật
nghiên cứu, chuyển giao tri thức và công nghệ địa chất giữa các nước công
nghiệp phát triển với các nước đang phát triển.
IGCP được điều hành bởi “Hội đồng Chương trình Khoa học Địa chất
Quốc tế” bao gồm sáu thành viên thường trực có quyền biểu quyết, được tổng
giám đốc UNESCO và chủ tịch IUGS bổ nhiệm. Tổng giám đốc UNESCO và
tổng thư ký IUGS hoặc đại diện của họ cũng là thành viên của hội đồng nhưng
không có quyền biểu quyết. Mỗi thành viên hội đồng sẽ phụ trách một mảng
chuyên môn. IGCP có ban khoa học do hội đồng IGCP lựa chọn gồm 50-60
thành viên là các chuyên gia có nhiệm vụ điều hành các dự án khoa học do
IGCP tài trợ.
Từ 1972 đến nay, IGCP đã tài trợ trên 700 đề án hợp tác liên ngành quốc
gia và quốc tế với sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa học địa chất từ 150 quốc

158
gia và vùng lãnh thổ. Hàng loạt kết quả công bố có chất lượng cao cả về lý luận
và thực tiễn, làm phong phú hơn sự hiểu biết về khoa học Trái đất.
Ủy ban quốc gia IGCP Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập 1981 (QĐ số 917/V10, ngày 18.03.1981), trụ sở tại Tổng Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Nam đã tham gia trên 60 đề án,
và có 5 nhà Địa chất Việt Nam được bầu làm đồng chủ nhiệm. IGCP Việt Nam
đã tổ chức thành công 10 hội nghị và hội thảo quốc tế, tham quan thực địa, xuất
bản các chuyên san bằng tiếng Anh với nhiều tài liệu khoa học có giá trị.

Tài liệu tham khảo


1. Địa chất Việt Nam, 60 năm xây dựng và phát triển, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam, Hà Nội, 2005.
2. 40 years of the International Geosciences Programme UNESCO- IUGS, Paris, 2012.
3. https://en.unesco.org/international-geoscience-programme (truy cập ngày 24.8.2021).

159
CỔ SINH VẬT HỌC,
khoa học nghiên cứu về các sinh vật đã từng tồn tại trên Trái đất dựa vào các di
tích của chúng để lại trong đá, là một chuyên ngành của Sinh vật học, cũng là
một chuyên ngành cơ bản của Địa chất học. Cổ sinh vật học (CSVH) ra đời từ
nửa cuối thế kỷ XVIII, với quan niệm thống trị về sự bất biến của các loài sinh
vật. Từ giữa thế kỷ XIX đến nay, CSVH được phát triển trên nền tảng của học
thuyết tiến hóa Darwin và luận thuyết tiến hóa không lặp lại L. Dolo. Ở Việt
Nam, nửa đầu Thế kỷ XX, các kết quả nghiên cứu CSV được tổng hợp đầy đủ
trong công trình “Từ điển địa tầng Đông Dương” của Saurin, 1956. Gần đây
công trình “Tuyển tập atlas cổ sinh vật Việt Nam” 2010-2013 gồm 4 tập
(Foraminifera; Mollusca; Brachiopoda và Bào tử phấn hoa) được xuất bản. Đối
tượng nghiên cứu của CSV là tất các di tích hóa thạch có nguồn gốc sinh vật,
bao gồm: xác sinh vật được bảo tồn nguyên vẹn như hóa thạch voi Mamut
(Elephas primigenius; xương hoặc vỏ động vật được bảo tồn nguyên dạng như
mảnh vỏ cứng của động vật Thân mềm, Tay cuộn; Các di tích sinh vật hóa đá
bắt hình bên ngoài (nhân ngoài) hoặc bên trong (nhân trong) của vỏ động vật;
các di tích hóa than, là các di tích lá, thân, rễ, hoa, quả, hạt, bào tử của thực vật;
vi hóa thạch là những hóa thạch có kích thước nhỏ không nhận biết được bằng
mắt thường như Bào tử phấn hoa, tảo, trùng lỗ,…; các dấu vết hoạt động của
sinh vật hóa thạch như vết bò, dấu chân, lỗ chui, trứng của động vật.
Hệ thống phân loại CSV gồm phân loại nhân tạo và phân loại tự nhiên.
Phân loại nhân tạo dựa trên cơ sở các dấu hiệu được lựa chọn theo mục đích
hoặc nguyên nhân được xác định. Phân loại tự nhiên dựa trên cơ sở phát sinh
huyết thống với những dấu hiệu phản ánh quá trình tiến hóa của sinh vật. Việc
phân loại cổ sinh không chỉ nhằm mô tả, xác định hóa thạch mà còn góp phần
xác định vị trí của chúng trong dãy tiến hóa chung của sinh giới. Hệ thống phân
loại từ thấp lên cao gồm: Loài (Species) - là đơn vị cơ bản của hệ thống phân
loại; Giống (Genus), gồm một hoặc nhiều loài có nhiều đặc điểm giống nhau;
Họ (Familia), gồm một hoặc một số giống gần gũi tạo thành; Bộ (Ordo), gồm
tập hợp một hoặc một số họ gần gũi; Lớp (Classis), gồm một hoặc tập hợp một
số bộ gần gũi; Ngành (Phylum), gồm một hoặc tập hợp một số lớp gần gũi; Giới
(Regnum), gồm một hoặc tập hợp một số ngành gần gũi.
Việc đặt tên CSV tuân thủ theo các nguyên tắc và quy định của Quốc tế
như chỉ có những Hội nghị Quốc tế về danh pháp sinh học mới có thẩm quyền
sửa đổi các quy ước đã được thống nhất. Tên loài đặt theo phép nhị danh (hai
tên), tên đầu là tên giống tên sau là tên loài. Tên của các đơn vị phân loại từ
giống đến cao hơn đều phải riêng biệt. Tên hóa thạch đều phải viết bằng chữ
Latinh hoặc được Latinh hóa. Sau mỗi tên của sinh vật là tên tác giả kèm theo
năm đầu tiên được công bố. CSV cung cấp thông tin tương đối hoàn chỉnh về
lịch sử tiến hóa sự sống trên Trái đất, xác định được tuổi tương đối của các tầng
đất đá chứa hóa thạch, góp phần khôi phục hoàn cảnh cổ địa lý, cổ sinh thái của
các vùng miền vào những thời kỳ địa chất khác nhau. Một số di tích hóa thạch ở
Việt Nam thể hiện trên các H.1, 2, 3, 4.

160
Hình 1. Hóa thạch Tay cuộn (Brachiopoda) Hình 2. Hóa thạch thực vật chi Goeppertella,
tuổi Devon sớm, Đồng Văn - Hà Giang. tuổi Trias muộn, Đại lộc - Quảng Nam.
Tạ Hòa Phương Tạ Hòa Phương

Hình 3. Hóa thạch Răng Nón (Conodonta) tuổi Hình 4. Hóa thạch Rùa (Reptilia) tuổi
Devon muộn, Hoằng Hóa - Thanh Hóa. Miocen sớm, Nà Dương - Lạng Sơn.
Tạ Hòa Phương. Tạ Hòa Phương

Tài liệu tham khảo


1. Babin C, Pricipes de Paleontologie, Armand Colin, Paris, 1991.
2. Drushis, Obrucheva O.P, Cổ sinh vật học, Nxb. ĐHTH Moskva, 414tr., 1971.
3. Tạ Hòa Phương, Cổ sinh vật học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 228tr., 2004.
4. Tống Duy Thanh, Địa sử (Lịch sử phát triển vỏ quả đất), Nxb. Đại học và THCN,
Hà Nội, 420 tr., 1977.
5. Vũ Khúc và nnk, Atlas cổ sinh vật Việt Nam, Nxb. TN-MT-BĐ (4 tập), 2013.

161
CỘT ĐỊA TẦNG,
bảng hình vẽ mô tả vị trí thẳng đứng các phân vị địa tầng ở một vùng nhất định.
Một CĐT điển hình trình bày thứ tự hình thành các đá trầm tích và núi lửa với
các đá cổ nhất ở dưới cùng và các đá trẻ nhất ở trên cùng.
Ở các vùng có cấu trúc địa chất phức tạp hơn, như: các vùng có chứa đá
magma xâm nhập, các đứt gãy hoặc các đá biến chất không phân tầng, các CĐT
còn có thể chỉ rõ vị trí tương đối của các thành tạo này với nhau. Tuy nhiên,
trong những trường hợp này, CĐT là một cột địa chất, trong đó các phân vị và
các thành tạo được sắp xếp theo thứ tự mà chúng hình thành.
Theo truyền thống, CĐT thường được trình bày ngay sát bên Trái khung
các tờ bản đồ địa chất tỷ lệ trung bình hoặc lớn hơn, nhằm cung cấp tư liệu tổng
hợp về các phân vị địa tầng có mặt trên bản đồ đó. Ở những tờ bản đồ địa chất
có nhiều đới cấu tạo với lịch sử phát triển khác hẳn nhau thì các CĐT khác nhau
được thành lập để thể hiện thứ tự hình thành đá cho mỗi đới.
CĐT thường có ba phần. Phần cột ở giữa là phần đồ họa thể hiện địa thời
và các ký hiệu quy ước về thành phần thạch học của phân vị địa tầng, các ranh
giới địa tầng chỉnh hợp, bất chỉnh hợp hoặc chuyển tướng, vị trí địa tầng có mẫu
xác định tuổi bằng hóa thạch hoặc tuổi tuyệt đối. Bề dày của mỗi phân vị địa
tầng được ghi ngay vào một cột phụ bên phải cột đồ họa này. Phần cột bên Trái
với các cột phụ ghi tên, tuổi và ký hiệu của các phân vị địa tầng theo phân chia
địa chất của chúng. Phần cột bên phải mô tả khái quát các thông tin về thành
phần thạch học, các chứng cứ định tuổi địa thời của phân vị, trong đó có thể chia
ra các đơn vị phụ nhỏ hơn hệ tầng và chiều dày của chúng (như tập, thấu kính).
THỐNG

THỐNG

BỀ DÀY

CỘT ĐỊA
HIỆU
GIỚI

PHỤ

(m)

ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC VÀ HÓA THẠCH


HỆ

TẦNG
mQ13px 5 Hệ tầng Phú Xuân:
11,7-16

amQ13px 4 5- Trầm tích biển (m): Cát lẫn bột màu vàng nghệ, vàng sẫm chứa vi cổ sinh: Ammonia sp.,
TRÊN

aQ13px 3 4- Trầm tích sông - biển (am): Cát lẫn sạn, cát bột, bột lẫn sét, sét màu xám vàng
3- Trầm tích sông (a): Cuội lẫn sạn, cát sét màu xám vàng, nâu đỏ
PLEISTOCEN
ĐỆ TỨ

amQ12-3qđ 1 Hệ tầng Quảng Điền:


2
aQ12-3qđ 2- Trầm tích sông - biển (am): Cát lẫn sét màu vàng, vàng nhạt, sét màu xám xanh,
26,3
GIỮA

xám trắng lẫn ít cát chứa mùn thực vật


1- Trầm tích sông (a): Cát lẫn cuội sạn sỏi thạch anh, mài tròn tốt
KAINOZOI

Trầm tích Neogen ở Cồn Cỏ:


Cát cuội kết tuf, cát sạn kết tuf xen một vài lớp đá phiến sét
NEOGEN

8-132

N có tuf có chứa bào tử phấn hoa: Quercus sp., Castanea sp.,


Leguminoceae sp., Chenopodium sp., Lygodiums sp., Pteris sp., Magnolina sp.,
Symplocos sp., Pinus sp, Podocarpus sp., ...

Hệ tầng Long Đại:


ORDOVIC -
PALEO-ZOI

SILUR

>6

O-S1lđ Cát kết, bột kết màu xám

Hình mẫu một phần cột địa tầng tờ Hồ Xá (theo Đỗ Văn Long và nnk, 2000)

162
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Văn Long và nnk, Địa chất và Khoáng sản nhóm tờ Quảng Trị, tỷ lệ 1:50.000 (tờ
Hồ Xá, E-48-107-C), Lưu trữ Địa chất, Hà Nội, 2000.
2. Edgar W. Spencer. Geological Maps., Prentice - Hall, New Jersey, USA, 2000.
3. Tearpock D. J. and Brochke R. E, Applied Subsurface Geological Mapping, New
Jersey, USA, 1991.
4. The Third Workshop on 1:5M International Geologycal Map of Asia, Hangzhou, China,
2007.
5. Будрэ А.И., Маймин Ю.С., Старченко В.В., Фараджев В.А. и др, Инструкция по
составлению и подготовке к изданию листов Государственной геологической карты
Российской Федерации масштаба 1:200.000, Роскомнедра, Москва, 244с., 1995.

163
ĐÁ DOLOMIT,
đá trầm tích carbonat chứa chủ yếu là khoáng vật dolomit. Dolomit được đặt
theo tên của nhà địa chất Pháp D. Dolomieu. Thành phần khoáng vật tạo đá
chính là dolomit, ngoài ra còn có calcid đôi khi hàm lượng khá cao. Các khoáng
vật phụ thường gặp là thạch cao, anhydrit, thạch anh - chanxedon, oxyt, và
hydroxit Fe, xelestin, fluorit, khoáng vật muối pyrit, marcasit, hydromica,
montmorilonit và xâm tán vật hiệu hữu cơ. Vật liệu vụn trong đá dolomit có
hàm lượng thấp, không nhiều như trong đá vôi. Trong mặt cắt địa chất có thể
gặp tầng dolomit dày, độc lập hoặc xen kẽ với các tầng đá vôi, đôi khi xen lẫn
các loại muối, thạch cao, anhidrit. Dolomit thường có màu sáng hoặc màu trắng;
khi chứa oxit Mn có màu đen, chứa hidroxit Fe3+ có màu đỏ hoặc nâu vàng. Theo
thành phần khoáng vật tạo đá, đá dolomit gồm hai loại chính là dolomit đơn
khoáng (dolomit 95-100%) và dolomit thành phần hỗn hợp gồm các biến loại:
với canxit (đá vôi dolomit và đá vôi chứa dolomit với thành phần tương ứng
5-25% và 25-50% canxit; với thạch cao (dolomit thạch cao), với anhydrit
(dolomit anhydrit); với khoáng vật sét (macnơ dolomit), với vụn cát (dolomit
chứa cát, dolomit cát, tương ứng thành phần 5-25% và 25-50%).
Theo nguồn gốc, dolomit được chia ra ba loại chính: dolomit nguyên sinh,
dolomit thứ sinh và dolomit chuyển tiếp. Dolomit nguyên sinh được hình thành
do lắng đọng hóa học trong bồn tích tụ trầm tích với điều kiện khí hậu nóng khô
và vào giai đoạn đầu hình thành muối halogen (độ mặn 4-12%); bề dày lớp đến
vài chục mét. Dolomit thường có kiến trúc hạt nhỏ đồng nhất, hạt khá đẳng
thước, cấu tạo phân lớp hoặc vi phân lớp ngang mỏng hoặc sóng thoải. Dolomit
nguyên sinh hầu như chỉ phân bố trong các hệ tầng cổ, không có biểu hiện của
quá trình dolomit hóa canxit, và không gặp di tích sinh vật cổ ngoài tảo. Trong
mặt cắt địa chất thường gặp các kiểu địa tầng xen kẽ: anhydrit/thạch cao -
dolomit, dolomit-anhydrit/thạch cao. Dolomit thứ sinh thường được tạo thành do
quá trình dolomit hóa đá vôi, gồm các loại kết hạch, trao đổi hoặc ở các dạng đai
mạch lấp đầy các lỗ rỗng. Phần lớn các dolomit thứ sinh đặc trưng bởi cấu tạo
tinh thể hạt lớn, kiến trúc dạng khối đặc sít, hoặc kiến trúc thay thế, đồng thời
thường có độ lỗ hổng cao có khi đạt tới 13%. Các khối dolomit thứ sinh được
hình thành bởi quá trình biến đổi dolomit hóa từ đá vôi trong giai đoạn biến đổi
đá dưới tác động của nước ngầm bão hòa Mg được huy động từ các thành hệ đá
dolomit hoặc muối mỏ. Trong quá trình dolomit hóa, đá vôi thường không bị
thay thế hoàn toàn mà thường có dạng đám, phổ biến là đá vôi dolomit hoặc đá
vôi chứa dolomit. Đá có kiến trúc hạt nhỏ (0,01-0,1 mm), tinh thể không tự hình,
hoặc hình tròn với ranh giới không rõ, khi tái kết tinh, tinh thể dolomít có kích
thước khá lớn với đới trạng rõ nét. Quá trình dolomit hóa càng triệt để thì hạt
dolomit càng lớn và ranh giới càng rõ, đồng thời khoáng vật trong suốt và tính
tự hình cao. Trong mặt cắt dolomit thứ sinh thường ở dạng thấu kính, dạng lớp
ngoằn ngoèo tiếp xúc với đá vôi kéo dài từ vài chục mét đến hàng nghìn mét.
Dolomit chuyển tiếp ít phổ biến, được hình thành bởi sự kết tủa đồng thời của
hai khoáng vật tạo đá chính là dolomit và calcit.
Dolomit được sử dụng làm nguyên liệu cho vật liệu chịu lửa, chất trợ dung;
trong xây dựng làm đá mài, đá vụn, đá dăm, sản xuất bông khoáng, vật liệu cách
164
nhiệt, sản xuất thủy tinh, gạch men, gốm sứ; trong công nghiệp sản xuất vật liệu
dệt kim, vật liệu sợi; trong nông nghiệp sản xuất chế phẩm rung hòa đất chua
phèn,... Ở Việt Nam, dolomit tự nhiên có chất lượng tốt, phân bố xen kẽ trong hệ
tầng đá vôi Đồng Giao chủ yếu ở tỉnh Hà Nam và một phần nhỏ ở tỉnh
Ninh Bình.

Tài liệu tham khảo


1. Phạm Huy Tiến (biên soạn), Giáo trình " Thạch học đá trầm tích", Nxb. Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, 1984.
2. Е.А. Козловский (Главный Редактор ), Российская Геологическая Энциклопедия в
трех томах (Т.1: 2010; Т.2: 2011; Т.3: 2012), Издат, ВСЕГЕЙ.

165
ĐA HÌNH KHOÁNG VẬT,
hiện tượng các khoáng vật có cùng một thành phần hóa học nhưng có cấu trúc
tinh thể khác nhau. Điều này thường xảy ra khi có sự thay đổi các thông số hóa
lý của môi trường thành tạo như nhiệt độ hoặc áp suất hoặc cả hai. Những chất
cùng thành phần hóa học nhưng lại có cấu trúc tinh thể khác nhau như vậy được
gọi là các biến thể đa hình. Tính đa hình của các nguyên tố (đơn chất) và hợp
chất được nhà hóa học người Đức Eilhardt Mitscherlich phát hiện vào những
năm 1820.
Ví dụ, nguyên tố carbon gặp trong tự nhiên ở hai dạng thù hình tùy thuộc
vào điều kiện của môi trường thành tạo (nhiệt độ và áp suất), đó là graphit với
cấu trúc sáu phương và kim cương với cấu trúc lập phương (Bảng 1).
Sự khác biệt về cấu trúc tinh thể và đặc tính hóa học ảnh hưởng rõ rệt đến
tính chất vật lý của khoáng vật. Như trường hợp hai biến thể đa hình của carbon
là graphit và kim cương, chúng có sự khác biệt đáng kể về tính chất vật lý.
Trong khi kim cương là chất cứng nhất trong các chất tự nhiên với ánh (độ phản
chiếu ánh sáng) rất mạnh thì graphit lại rất mềm và có ánh mỡ. Sự khác biệt này
là do tính chất liên kết hóa học khác nhau của các nguyên tử carbon trong cấu
trúc tinh thể của hai biến thể đa hình này. Ví dụ, trong cấu trúc tinh thể của kim
cương mỗi nguyên tử carbon liên kết cộng hóa trị với bốn nguyên tử xung quanh
trong một cấu trúc khung bền vững thì trong graphit một nguyên tử carbon liên
kết cộng hóa trị chỉ với ba nguyên tử trong phạm vi các lớp, còn các lớp lại liên
kết với nhau bằng liên kết van der Waals yếu ớt.
Đối với một số chất nhất định, một biến thể đa hình có thể bền vững hơn
các biến thể khác trong mọi điều kiện. Ví dụ của trường hợp này là carbonat
calci CaCO3, trong đó biến thể trực thoi là aragonit và biến thể sáu phương là
calcit. Calcit là biến thể bền vững hơn, aragonit sẽ chuyển thành calcit rất nhanh
ở nhiệt độ khoảng 470°C, nhưng lại rất chậm ở nhiệt độ phòng. Đa hình kiểu
này được gọi là đa hình một chiều.
Với một số chất khác thì một biến thể bền vững trong một phạm vi nhiệt độ
và áp suất nhất định, trong khi các biến thể khác lại bền vững trong các khoảng
nhiệt độ và áp suất khác. Trong trường hợp này một biến thể sẽ chuyển sang
biến thể khác khi điều kiện môi trường (nhiệt độ, áp suất) thay đổi và, ngược lại,
khi nhiệt độ áp suất ban đầu được khôi phục, biến thể mới sẽ chuyển thành biến
thể ban đầu. Đây là kiểu đa hình hai chiều.
Điển hình cho trường hợp đa hình hai chiều là oxit silic (SiO2) với năm biến
thể đa hình là thạch anh, tridymit, cristobalit, coesit và stishovit, trong đó mỗi
biến thể chỉ bền vững trong một khoảng nhiệt độ và áp suất nhất định, và biến
thể này chuyển thành biến thể khác rất chậm chạp. Trường bền vững (khoảng
điều kiện (P, T) biến thể tồn tại bền vững) của các biến thể SiO2 có thể biểu diễn
bằng giản đồ trường bền vững với hai trục là nhiệt độ và áp suất
(Hình 1).
Thạch anh là biến thể nhiệt độ thấp của oxit silic và tồn tại khắp nơi trên
Trái đất, trong khi cristobalit và tridymit là các biến thể nhiệt độ cao, trên thực
tế, chúng chỉ hình thành trong các dòng dung nham nhiệt độ cao. Các biến thể áp
suất cao của SiO2 là coesit và stishovit. Chúng có thể tìm thấy trong các hố lao
166
bắn của các thiên thạch, nơi chúng được hình thành dưới áp lực cực lớn của các
thiên thạch khi lao vào các tầng cát kết giàu thạch anh. Ngoài ra, coesit và
stishovit còn thấy trong các tầng đá nằm rất sâu tại phần trên của manti hoặc
trong phần sâu của đới hút chìm.
Nghiên cứu đa hình khoáng vật giúp nhận biết được điều kiện môi trường
(nhiệt độ, áp suất) sinh ra chúng, đồng thời còn cho chúng ta hiểu được là giữa
thành phần hóa học, cấu trúc tinh thể và các tính chất vật lý của khoáng vật có
quan hệ hữu cơ như thế nào.
Bảng 1. So sánh 2 biến thể đa hình là các khoáng vật tự nhiên của carbon
Tên gọi Kim cương Graphit (Than chì)

Dạng
thường
gặp trong
tự nhiên

Cấu trúc
tinh thể

Hình 1. Các biến thể đa hình của


oxit silic SiO2

167
Tài liệu tham khảo
1. Encyclopedia Britanica, Britanica.com (Online version).
2. Frye, K., The Encyclopedia of Mineralogy,1983.
3. Nickel, E.H., MINERALS/Definition and Classification, Encyclopedia of Geology,
3: 498-503, 2005.

168
ĐÁ MAGMA (tg.A. Igneous Rock),
tổ hợp khoáng vật được hình thành trong quá trình kết tinh và đông nguội
magma (xem mục từ MAGMA) bên dưới hoặc trên bề mặt vỏ Trái đất. Trong
tiếng Latin Ignis có nghĩa là lửa. Đá Magma (ĐMM) là một trong ba nhóm đá
chính tạo nên vỏ Trái đất, hai nhóm còn lại là đá biến chất và đá trầm tích mà về
bản chất hai loại đá này cũng có nguồn gốc nguyên thủy là đá magma.
ĐMM được phân biệt thành hai loại là đá xâm nhập và đá phun trào dựa
vào vị trí hình thành chúng với thành phần khoáng vật chủ yếu là khoáng vật tạo
đá thuộc lớp silicat như feldspar, thạch anh, mica, amphibol, pyroxen, olivin,…
Việc phân loại đá magma thường dựa vào: kiến trúc - độ hạt, thành phần
khoáng vật, thành phần hóa học như silic (SiO2), kiềm (Na2O+K2O),… Cách
phân loại thông dụng hiện nay là dựa vào hàm lượng SiO2, theo đó ĐMM được
phân ra làm 4 nhóm: đá axit (SiO2 > 65%), đá trung tính (SiO2 từ 52 đến 65%),
đá mafic (SiO2 từ 45 đến 52%) và đá siêu mafic (SiO2 < 45%). Đá giàu silic có tỷ
trọng thấp và sáng màu, đá nghèo sillic và giàu các khoáng vật chứa Fe và Mg
thì có tỷ trọng cao hơn và sẫm màu.
ĐMM có các dạng biểu hiện khác nhau, phổ biến là thể nền, thể cán, thể
tường, thể vỉa. Đối với đá phun trào do hoạt động núi lửa, dung nham chảy ra
dưới dạng dòng chảy, lớp phủ, dạng vòm, dạng kim hoặc kiểu ống nổ. Trong tự
nhiên, ĐMM có cấu tạo và kiến trúc khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố bên
trong như đặc điểm kết tinh của đá hay các yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng của
các quá trình kiến tạo hoặc chuyển động kiến tạo,... Thông thường ĐMM có các
cấu tạo phổ biến như: đồng nhất, dị li, cầu, gneiss, bọt, lỗ hổng, hạnh nhân, dải,
dòng chảy, định hướng,... Tùy thuộc vào đặc điểm kết tinh, ĐMM có các kiến
trúc khác nhau như: toàn tinh, thủy tinh, tha hình,... hay kiến trúc hạt đều, không
đều, ban trạng hay porphyr.
Ở Việt Nam, ĐMM rất phổ biến và đa dạng, được thành tạo ở các giai đoạn
khác nhau trong lịch sử hình thành và tiến hóa vỏ Trái đất lãnh thổ Việt Nam.
Chúng phát triển cả trên lục địa và thềm lục địa Việt Nam, cụ thể: (i) Nhóm đá
xâm nhập và phun trào axit đại diện tương ứng là granit và ryolit được thấy phổ
biến, trong đó, đá granit cổ nhất có tuổi 2300 triệu năm phân bố ở tỉnh Yên Bái,
Lào Cai. Đá granit trẻ nhất có tuổi 22-24 triệu năm phân bố ở các tỉnh Tây Bắc,
Bắc và Trung Trung Bộ; (ii) Nhóm đá xâm nhập và phun trào trung tính đại diện
tương ứng là diorit và andesit ít phổ biến hơn, chỉ gặp ở một số nơi như Điện
Biên, Nha Trang, Bảo Lộc,…; (iii) Nhóm đá xâm nhập và phun trào mafic đại
diện tương ứng là gabbro và basalt, trong đó gabbro phân bố rất hạn chế, chỉ gặp
ở tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Thanh Hóa,… với khối lớn nhất là khối Núi
Chúa ở tỉnh Thái Nguyên (diện tích khoảng 55 km 2). Đá phun trào basalt rất phổ
biến, đặc biệt là basalt trẻ có tuổi khoảng 8,7-0,3 triệu năm, phân bố trên đất liền
chủ yếu ở Tây Nguyên. Trên thềm lục địa Việt Nam, các lớp phủ basalt trẻ cũng
được phát hiện ở đảo Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ; iv) Nhóm đá xâm nhập siêu
mafic, đại diện là dunit, peridotit, pyroxenit, lerzolit có diện phân bố rất hạn chế,
chỉ gặp ở một số nơi như Cao Bằng, Sơn La, Thanh Hóa, Kon Tum, trong đó
khối siêu mafic lớn nhất Việt Nam là khối Núi Nưa ở Thanh Hóa (diện tích
khoảng 50 km2).
169
Đá magma có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu địa chất và trong đời
sống con người vì: (a) nghiên cứu thành phần khoáng vật và hóa học của đá
magma cho phép truy xuất nguồn gốc hình thành cũng như điều kiện nhiệt độ và
áp suất thành tạo chúng; (b) Tuổi của đá magma cùng các yếu tố địa chất khác
cho phép xác lập bối cảnh địa động lực hình thành chúng; (c) Đá magma được
sử dụng làm vật liệu xây dựng, đá trang lát, đá mỹ nghệ; ngoài ra liên quan với
các đá magma có rất nhiều mỏ khoáng sản quan trọng như thiếc, wolfram, đất
hiếm - phóng xạ (U-Th), cromit, đồng - nikel - bạch kim,…

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Văn Chiển, Trịnh Ích, Phan Trường Thị, Thạch học, Nxb. Bộ Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1973.
2. Winter J.D., An Introduction to Igneous and Metamorphic Petrology, Prentice-Hall
Inc. Upper Saddle River, New Jersey 07458, Printed in the United States of America 10
987654321, ISBN 0-13-21*03142-0, 2001.

170
ĐÁ TRẦM TÍCH LỤC NGUYÊN,
nhóm đá trầm tích cấu tạo chủ yếu từ các mảnh vụn đá và khoáng vật silicat,
được hình thành do quá trình vận chuyển và lắng đọng các sản phẩm bào mòn
lục địa. Trầm tích lục nguyên (TTLN) được cấu thành phần lớn từ các mảnh vụn
đá nguồn gốc khác nhau (magma, biến chất, trầm tích, vật liệu thải công nghệ)
và các hạt vụn khoáng vật thành phần silicat (feldspar, mica, pyroxen, amphibol,
…). Đá hình thành nhờ quá trình vận chuyển các sản phẩm phá hủy bóc mòn từ
các thành tạo đá cổ trên lục địa và tích tụ trong môi trường biển trên phạm vi
thềm và sườn lục địa. Phụ thuộc vào sự có mặt hoặc vắng mặt của vật liệu xi
măng gắn kết, người ta phân chia thành hai loại: đá trầm tích lục nguyên (trầm
tích lục nguyên gắn kết) và trầm tích lục nguyên bở rời. Thành phần mảnh vụn
trong đá TTLN thường chiếm trên 50% thể tích đá. Cũng như các trầm tích hạt
vụn, kiến trúc đá TTLN được đặc trưng bởi kích thước các mảnh vụn tạo đá.
Theo kích thước mảnh vụn, đá TTLN được chia ra các loại: psefit (2 mm-10 m),
psamit (0,05-2 mm), alevrit (0,005-0,05 mm, theo một số bảng phân loại khác,
0,01-0,1 mm) và pelit (nhỏ hơn 0,005 mm, theo các bảng phân loại khác nhỏ
hơn 0,01 mm). Theo độ chọn lọc, hạt thô chiếm chủ yếu với độ mài tròn khác
nhau; nếu kích thước mảnh vụn > 0,05 mm, theo hình dáng phân ra các loại: mài
tròn, bán mài tròn, góc cạnh. Thành phần xi măng gắn kết đa dạng, phổ biến là
carbonat, thạch cao, sét, silic, phosphat,… Đá TTLN phổ biến là các loại cát kết,
cuội kết, dăm kết, bột kết và các đá khác, trong đó cát kết chiếm ưu thế. Cấu tạo
đá đặc trưng chủ yếu gồm: (1) tính phân lớp, thể hiện bởi đặc điểm luân phiên
các lớp đá có thành phần và kiến trúc khác nhau, không ít đá phân phiến dọc
theo bề mặt lớp. Các đá hình thành trong điều kiện vũng vịnh, hồ có cấu tạo
phân lớp xiên, trong điều kiện ven biển, cấu tạo phân lớp xiên chéo; (2) Các biểu
hiện trên bề mặt lớp như vết hằn, gợn sóng, giọt mưa, nứt nẻ là dấu hiệu minh
giải về điều kiện môi trường tích tụ trầm tích; (3) Kiến trúc khối, đặc trưng bởi
đá có nguồn gốc khác nhau mà các hợp phần tạo ra chúng phân bố khá đồng
đều; (4) Độ rỗng, thể hiện bởi khoảng trống, lỗ hổng và khe nứt tồn tại trong đá,
đặc trưng cho các đá trầm tích lục nguyên vụn, đá nguồn gốc sinh vật và trầm
tích phun trào.
Ở Việt Nam, đá TTLN tương đối phổ biến và thường đi kèm với một số đá
khác, ví dụ đá lục nguyên - carbonat ở Tú Lệ, Yên Bái, đá lục nguyên chứa dầu
tuổi Miocen ở phía nam bề Sông Hồng,... Đá TTLN là các đối tượng chứa
khoáng sản nguồn gốc trầm tích. Đá lục nguyên lỗ rỗng chứa dầu và khí đốt; các
loại cát, cuội, sỏi, làm vật liệu xây dựng; sản xuất thủy tinh, sản xuất đá xốp nhẹ
keramzit, hoặc chứa các sa khoáng vàng, platin, casiterit, ilmenit, magnetit,…

Tài liệu tham khảo


1. Phạm Huy Tiến (biên soạn), Giáo trình "Thạch học đá trầm tích", Nxb. Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, 1984.
2. Е.А. Козловский (Главный Редактор), Российская Геологическая Энциклопедия в
трех томах, Издат, ВСЕГЕЙ, (Т.1: 2010; Т.2: 2011; Т.3: 2012).

171
DANH THẮNG ĐỊA CHẤT,
danh lam thắng cảnh nguồn gốc địa chất - địa mạo có giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa
khoa học và giáo dục. Danh thắng địa chất (DTĐC) là một bộ phận đặc biệt của
“Di sản Địa chất” (xem mục từ “Di sản Địa chất”). DTĐC có thể được dịch một
cách nhầm lẫn từ thuật ngữ “Geotope” - một từ tiếng Anh nhưng lại được vay
mượn từ nguyên bản tiếng Đức “Geotop” và được sử dụng chủ yếu trong sinh
thái học như là hợp phần địa chất (thí dụ một diện lộ đá, một tảng đá lăn, một cái
hang, một hẻm vực, thậm chí là một bức tường đá, hàng rào đá,...) trong mảng
vô cơ của một đơn vị sinh thái tương đối đồng nhất. Trong lĩnh vực DSĐC và
CVĐC ở các nước sử dụng tiếng Đức, “Geotop” tương đương với “Geosite” hay
“Geoheritage” trong tiếng Anh.
Với tư cách là một danh lam thắng cảnh, DTĐC đã được quy định và được
đặt chung dưới tên gọi “Di tích” trong Luật di sản văn hóa (xem các mục từ:
“Danh lam thắng cảnh”, “Di tích” hoặc “Luật di sản văn hóa”) như là cảnh quan
thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công
trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học, đáp ứng được một trong các
tiêu chí sau: (1) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu; (2) Khu
vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh
học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật
chất về các giai đoạn phát triển của Trái đất. DTĐC, hay danh lam thắng cảnh có
nguồn gốc địa chất - địa mạo, do đó, có thể được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc
gia và cấp quốc gia đặc biệt.
Ở Việt Nam nhiều DTĐC tiêu biểu đã được đánh giá, xếp hạng trên bình
diện quốc gia và quốc tế, như Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An,... Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) được
công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia năm 1962 và di tích quốc gia đặc
biệt năm 2009. Xen giữa hai thời điểm đó, Vịnh Hạ Long được UNESCO công
nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1994 về giá trị thẩm mỹ và năm 2000 về
giá trị địa chất - địa mạo, như là một cảnh quan karst trưởng thành trong điều
kiện nhiệt đới nóng ẩm và bị biển xâm lấn và biến cải nhiều lần. Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), được thành lập năm 2001, được
UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003 theo tiêu chí địa
chất - địa mạo và năm 2015 theo tiêu chí đa dạng sinh học - hệ sinh thái, như là
một cảnh quan karst cổ nhất, rộng lớn nhất và phức tạp nhất, với hệ thống hang
động và sông ngầm đồ sộ nhất thế giới. Xen giữa các thời điểm này, Vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm
2009. Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình), được công nhận là Di
tích quốc gia đặc biệt năm 2012, UNESCO công nhận là Di sản hỗn hợp văn hóa
và thiên nhiên thế giới năm 2014 theo các tiêu chí (v) - văn hóa, (vii) - thẩm mỹ
và (viii) - địa chất - địa mạo, như là một tập hợp các cảnh quan karst từ trẻ đến
trưởng thành và già trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, bị biển xâm lấn và biến
cải nhiều lần nhưng nay đã nổi lên trên cạn. Đặc biệt, liên tục trong khoảng từ
hơn 30.000 năm trước đến nay, quá trình địa chất - địa mạo đó đã được chứng
kiến bởi con người, để lại nhiều bài học sâu sắc cho nhân loại về thích ứng với
172
biến đổi khí hậu đương đại.
Nhiều địa phương khác cũng có nhiều danh thắng địa chất được công nhận
là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt. Tỉnh Cao Bằng
có thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao (cùng được công nhận năm 1998), quần
thể hồ-sông-hang ngầm Thang Hen (được công nhận năm 2001), Hang Dơi
(được công nhận năm 2014). Tỉnh Hà Giang có Đèo Mã Pì Lèng (được công
nhận năm 2009), Núi đôi Quản Bạ (được công nhận năm 2010), Hang Khố Mỷ
và Khu vực hóa thạch Tay cuộn (cùng được công nhận năm 2013), Khu vực hóa
thạch Huệ biển, Hang Rồng và Hang Nà Luông (cùng được công nhận năm
2014). Tỉnh Quảng Ngãi có các miệng núi lửa Giếng Tiền và Thới Lới cùng
được công nhận năm 2020. Tỉnh Phú Yên có Đầm Ô Loan, Ghềnh Đá Đĩa và
Mũi Đại Lãnh (cùng được công nhận năm 1996, riêng Ghềnh Đá Đĩa còn được
công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2020), Núi Đá Bia (được công nhận
năm 2008), Vịnh Xuân Đài (được công nhận năm 2011) và Quần thể Hòn Yến
(được công nhận năm 2018),...

Tài liệu tham khảo


1. Luật di sản văn hóa 2001 và Luật bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009.
2. Website về các di sản thế giới UNESCO. https://whc.unesco.org/en/list/.
3. Wiedenbein, F.W., Geotope protection for Europe, In Geological Heritage, University
Erlangen-Nuremberg, Erlangen, Germany, 1993.
4. Wiedenbein, F.W., Origin and use of the term “geotope” in German-speaking
countries, In Geological and Landscape Conservation, Editors: D. O’Halloran, C. Green, M.
Harley and J. Knill. Geological Society, London, 117-120, 1994. 

173
DI SẢN ĐỊA CHẤT,
một phần tài nguyên địa chất có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ
và kinh tế. Đó có thể là địa điểm, cảnh quan cụ thể trên Trái đất, nơi lưu giữ
những bằng chứng, dấu ấn của quá trình hình thành và phát triển Trái đất, lịch
sử tiến hóa sự sống của một vùng, một khu vực trên hành tinh. Một số thí dụ như
các cảnh quan địa mạo, các di chỉ cổ sinh, hoá thạch, các miệng núi lửa đã tắt
hoặc đang hoạt động, các hang động, hẻm vực sông, hồ tự nhiên, thác nước, các
diện lộ tự nhiên hay nhân tạo của đá và quặng, các thành tạo, cảnh quan còn ghi
lại những biến cố, bối cảnh địa chất đặc biệt, các địa điểm mà tại đó có thể quan
sát được các quá trình địa chất đã và đang diễn ra hàng ngày,... Những địa điểm,
khu vực như vậy rất có giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử và tiềm
năng thu hút khách du lịch. Chúng được gọi chung là di sản địa chất (DSĐC)
- dạng di sản quan trọng hàng đầu trong số các di sản thiên nhiên. Cũng như các
loại hình di sản khác, DSĐC là tài nguyên không tái tạo nên cần được bảo tồn,
khai thác và sử dụng bền vững.
DSĐC rất đa dạng về quy mô, kích cỡ và phong phú về kiểu loại. Trên cơ
sở “Công ước về bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới”, những
năm 1989-1990 Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) của UNESCO đã khởi xướng
việc chuẩn bị Danh sách Dự kiến Toàn cầu các Vị trí Địa chất (có giá trị nổi bật)
(Global Indicative List of Geological Sites - GILGES) để hỗ trợ việc xét công
nhận các DSTG theo các tiêu chí địa chất-địa mạo và cảnh quan. Ủy ban này sử
dụng “Tiêu chuẩn phân loại tạm thời các DSĐC” với 10 kiểu di sản, bao gồm:
(1). Kiểu A - Cổ sinh; (2). Kiểu B - Địa mạo; (3). Kiểu C - Cổ môi trường;
(4). Kiểu D - Đá; (5). Kiểu E - Địa tầng; (6). Kiểu F - Khoáng vật/khoáng sản;
(7). Kiểu H - Địa chất kinh tế; (8). Kiểu I - Kiến tạo/Địa chất lịch sử; (9). Kiểu
K - Các vấn đề vũ trụ; (10). Kiểu L - Các đặc trưng địa chất tầm cỡ lục địa/
đại dương.
Năm 1996, Hiệp hội Khoa học Địa chất Quốc tế (IUGS) cũng đưa ra một
Khung phân loại chung để đánh giá các vị trí địa chất có giá trị (các điểm
DSĐC) tiềm năng, bao gồm 11 kiểu: (1). Địa tầng; (2). Cổ môi trường; (3). Cổ
sinh; (4). Các loại đá magma, biến chất, trầm tích chứa dầu, cấu tạo và kiến trúc;
(5). Khoáng vật/khoáng sản/địa chất kinh tế; (6). Cấu trúc; (7). Đặc tính địa
mạo/xói mòn và tích tụ/cảnh quan, hình thái vị trí; (8). Các vấn đề vũ trụ
(Astroblemes); (9). Các đặc tính lục địa/đại dương liên quan đến địa động lực và
kiến tạo mảng; (10). Thềm lục địa; (11). Địa chất lịch sử/các mặt cắt chuẩn có
giá trị trong Địa chất học. Ở Việt Nam hiện nay thường áp dụng bảng phân loại
GILGES (vd. Thông tư số 50/2017/TT-BTNMT ngày 30.11.2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa
chất và công viên địa chất).
Việc phân loại, đánh giá, xếp hạng DSĐC nhằm xác định nội dung của
công tác bảo tồn và phát huy giá trị của chúng sau này. Ngoài ra, một trong
những điều kiện tiên quyết để một CVĐC có thể được xem xét, công nhận là
CVĐC Toàn cầu UNESCO là khu vực đó phải có một số DSĐC có tầm quan
trọng và ý nghĩa quốc tế. Để đánh giá, xếp hạng DSĐC, hiện nay trên thế giới
vẫn chưa có một hệ thống đánh giá thống nhất và mỗi nước thường phải quy
174
định một hệ thống đánh giá của riêng mình. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm
quốc tế, các nhà khoa học Việt Nam đã đề xuất, áp dụng thử nghiệm một hệ
thống đánh giá, xếp hạng DSĐC định lượng và nội dung chính của nó cũng
được thể hiện trong Thông tư kể trên. Cụ thể, các DSĐC được cho điểm theo 6
tiêu chí là: (1) Giá trị khoa học và giáo dục (40-4 điểm), bao gồm tính toàn vẹn
(10-1 điểm), mức độ hiếm gặp (10-1 điểm), tính đại diện (10-1 điểm) và mức độ
điển hình (10-1 điểm); (2) Tính đa dạng địa chất (10-÷1 điểm); (3) Giá trị cảnh
quan, thẩm mỹ (10-1 điểm); (4) Giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử
(10-1 điểm); (5) Các mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn (10-2 điểm), bao gồm các
mối đe dọa và nhu cầu bảo tồn (5-1 điểm) và hiện trạng pháp lý của công tác bảo
tồn (5-1 điểm); (6). Tiềm năng khai thác, sử dụng (20-4 điểm), bao gồm mức độ
nổi trội, dễ nhận biết (5-1 điểm), vị thế địa lý (5-1 điểm), điều kiện đi lại (5-1
điểm) và triển vọng tạo việc làm mới (5-1 điểm). Theo đó, các DSĐC cùng kiểu
loại của từng khu vực được chuyên gia cho điểm trên cơ sở so sánh tương đối
giữa chúng với nhau và với các DSĐC ở các khu vực khác. Tổng số điểm tối đa
một DSĐC có thể đạt là 100. Trên cơ sở điểm đánh giá, các DSĐC được đề nghị
xếp hạng thành: DSĐC cấp quốc gia (>50 điểm) và cấp tỉnh (<50 điểm). Trong
số các DSĐC cấp quốc gia, những DSĐC nào có tổng số điểm của các tiêu chí 1
(giá trị khoa học và giáo dục) và 2 (tính đa dạng địa chất) ≥ 35 điểm có thể đề
nghị xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt hoặc quốc tế.

Tài liệu tham khảo


1. Thông tư số 50/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá DSĐC, CVĐC.
2. Website về CVĐC Toàn cầu UNESCO. http://www.unesco.org/new/en/ natural-
sciences/environment/earth-sciences/unesco-global-geoparks/.

175
ĐỊA CHẤT HỌC,
tổ hợp các khoa học nghiên cứu thành phần, cấu tạo, nguồn gốc và lịch sử phát
triển vỏ Trái đất (xem mục từ vỏ Trái đất) và Trái đất (xem mục từ Trái đất); các
quá trình xảy ra trong vỏ Trái đất và Trái đất; quy luật thành tạo và phân bố
khoáng sản; tác động của con người đối với thạch quyển và tương tác của thạch
quyển với sinh quyển. ĐCH có gốc từ tiếng Hy Lạp “geologos” (geo: Trái đất và
logos: luận thuyết). Ngày nay, địa chất học (ĐCH) là một trong những lĩnh vực
của khoa học Trái đất. Các nhà địa chất định loại đá và sắp xếp chúng theo trật
tự địa tầng; tìm kiếm khoáng sản; nghiên cứu chuyển động kiến tạo, cấu trúc địa
chất, tai biến địa chất, địa động lực, lịch sử hình thành và phát triển Trái đất từ
khi hình thành 4,6 tỷ năm trước đến nay.
Đối tượng nghiên cứu của ĐCH là Trái đất và các hợp phần của nó như các
lớp vỏ, các mảng thạch quyển, các cấu trúc địa chất, khoáng vật, đất đá,... Nhờ
các phương pháp và thiết bị ngày càng hiện đại, ĐCH đã mở rộng nghiên cứu cả
hành tinh Trái đất và địa chất Vũ trụ. Quy mô và không gian nghiên cứu ĐCH
rất khác nhau, có thể rất nhỏ như cấu trúc tinh thể của khoáng vật, có thể rất lớn
ở tầm đại lục hay toàn cầu như sự hình thành và phát triển của một dải núi lớn,
một bể đại dương.
Trong phạm vi ĐCH có các ngành khoa học sau: khoáng vật học (xem mục
từ khoáng vật học), thạch luận (magma - biến chất, xem mục từ thạch luận),
trầm tích luận (xem mục từ trầm tích luận), núi lửa học (xem mục từ núi lửa
học), địa chất mỏ khoáng, địa chất lịch sử (xem mục từ địa chất lịch sử), địa thời
học, địa tầng học (xem mục từ địa tầng học), địa chất khu vực (xem mục từ địa
chất khu vực, địa chất biển (xem mục từ địa chất biển), địa chất thủy văn, địa
chất công trình,...
ĐCH có quan hệ chặt chẽ với khoa học vật lý, vũ trụ học, hóa học, sinh vật
học, địa lý học và khảo cổ học,... Nó sử dụng, thừa hưởng thành tựu khoa học
ngày càng tân tiến và hỗ trợ nghiên cứu cho các ngành này.
Cùng với ĐCH, còn có một số hướng nghiên cứu liên ngành như địa mạo,
địa vật lý, cổ sinh vật học, tinh thể học, địa tin học,... ĐCH được coi là một môn
khoa học ngoài trời vì tài liệu có được chủ yếu nhờ đo đạc, khảo sát địa chất và
địa vật lý, khoan và các thí nghiệm trên thực địa. Tuy nhiên, nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm nhờ phân tích và tính toán cũng rất quan trọng. Khảo sát và
nghiên cứu ĐCH ngày nay được hỗ trợ tích cực nhờ các thiết bị hiện đại như vệ
tinh, robot và tàu lặn ngầm,... Đối với những đối tượng không thể nghiên cứu
trực tiếp, ĐCH sử dụng các phương pháp nghiên cứu từ xa như viễn thám (xem
mục từ viễn thám) thông qua việc phân tích ảnh vũ trụ và hàng không.
ĐCH giúp cho tìm kiếm, khai thác các tài nguyên quý như khoáng sản rắn,
năng lượng (dầu mỏ, băng cháy, địa nhiệt) và di sản địa chất ngày càng mở rộng
ứng dụng sang nhiều ngành kinh tế như năng lượng, giao thông, xây dựng và
nông nghiệp,... Vì vậy, hiện đang phát triển các hướng ứng dụng liên ngành như
địa chất đô thị, địa chất kinh tế, địa chất quân sự, địa chất y học và địa chất môi
trường,... Địa chất môi trường giúp cho xác định nguyên nhân và nguy cơ để
cảnh báo, dự báo và ứng phó với các tai biến địa chất như động đất, sóng thần,
trượt đất, lũ bùn, ngập lụt, xói lở bờ sông và bờ biển,...
176
ĐCH giúp hiểu rõ hành tinh mà con người đang sinh sống: môi trường đa
dạng gồm thạch quyển, thủy quyển, khí quyển và sinh quyển tương tác hết sức
phức tạp, có lịch sử lâu dài, trải qua nhiều biến động sâu sắc. ĐCH giúp hiểu
biết về vị trí của con người với các thành tựu văn minh trong bối cảnh rộng lớn
toàn cầu, Thái dương hệ và Vũ trụ.

Tài liệu tham khảo


1. Borrero F. (ed)., Earth Science: Geology, the Environment, and the Universe, The
McGraw-Hill Companies, Inc. Printed in the United States of America, 1004p, 2008.
2. Frederick K. Lutgens., Edward J. Tarbuck., Dennis G. Tasa., Essentials of Geology,
13th Edition, Pearson Publisher, 609p, 2016.
3. MarshakS., Essentials of geology, 6th Edition, New York: W.W. Norton & Company,
1918p, 2019.

177
ĐỊA CHẤT KHU VỰC,
lĩnh vực khoa học địa chất nghiên cứu địa chất trên quy mô khu vực rộng lớn.
Địa chất khu vực (ĐCKV) nghiên cứu cấu trúc địa chất (phân bố các loại đá,
nguồn gốc, tuổi, đặc điểm thế nằm) và lịch sử phát triển địa chất của những khu
vực của một quốc gia, các lục địa hoặc đại dương và Trái đất, nói chung. Nó có
nhiệm vụ cơ bản là thành lập bản đồ địa chất và các bản đồ chuyên môn về cấu
trúc, kiến tạo, thạch học và trầm tích Đệ tứ,... dựa vào đo vẽ và khảo sát địa chất.
ĐCKV tạo thành kết nối quan trọng giữa địa chất địa phương, đại lục và
toàn cầu, góp phần làm sáng tỏ lịch sử địa chất Trái đất. Theo phân cấp lãnh thổ,
dựa vào các khung kiến tạo và địa tầng chung, nghiên cứu ĐCKV cho phép so
sánh các đặc trưng địa chất quan trọng giữa các vùng, hoặc giữa các khu vực
rộng lớn trên thế giớiđể tìm ra sự tương đồng và khác biệt, từ đó có thể có các
phát hiện mới. ĐCKV góp phần làm rõ các khái niệm và kiểm chứng các mô
hình vĩ mô và các lý thuyết toàn cầu như kiến tạo mảng, cổ đại dương, biến đổi
khí hậu và thay đổi mực nước biển toàn cầu ...
Quy mô và ranh giới của mỗi khu vực được xác định theo các ranh giới địa
chất có ý nghĩa và sự xuất hiện của các quá trình địa chất quan trọng, ví dụ ranh
giới thay đổi tướng liên quan đến các bể trầm tích, hoặc biên trường lực nâng
của một vùng tạo núi.
Ở tầm vĩ mô, ĐCKV được phân theo các châu lục: đại lục Á - Âu, Châu
Phi; Châu Úc, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Nam Cực. Đại lục địa Á - Âu rộng lớn có
diện tích khoảng 55.000.000 km2, chiếm khoảng 36,2% tổng diện tích lục địa
Trái đất, được hình thành từ 375 đến 325 triệu năm trước do sự hợp nhất của các
địa mảng Siberi, Kazakhstan và Baltic. ĐCKV có thể phân theo các theo dãy núi
lớn: Địa chất dãy An-pơ, Địa chất dãy Andes, Địa chất các dãy Appalachians và
Rocky (Bắc Mĩ) và Địa chất dãy Himalaya,...
Địa chất châu lục thường được phân thành các đơn vị ĐCKV theo quốc gia.
Ví dụ, trong khung địa chất châu Á, có ĐCKV các nước Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Philippines và Việt Nam,...
Trong một quốc gia, ĐCKV được phân chia theo vùng cấu trúc hoặc theo
địa phương. Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 8 khu vực (miền) địa
chất: Đông Bắc Bộ, Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Kon
Tum, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, cực Tây Nam Bộ và Trường Sa - Hoàng Sa.
Đến nay, Bản đồ Địa chất Việt Nam đã được thành lập trên toàn quốc ở phần đất
liền với các tỷ lệ 1:1.000.000, 1:500.000 và 1:200.000.

Tài liệu tham khảo


1. George H. Davis, Stephen J. Reynolds., Charles F. Kluth., Structural geology of rocks
and regions (2rd ed.). John Wiley and Sons, INC., 776p, 2012.
2. Roberts D. G., A. W. Bally (Eds.)., Regional Geology and Tectonics: Principles of
Geologic Analysis, Elsevier, 900p, 2012.
3. Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao (đồng chủ biên), Địa chất Việt Nam, tập I -
Địa tầng, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2006.

178
ĐỊA CHẤT Y HỌC,
lĩnh vực khoa học liên ngành (Địa chất - Y học) nghiên cứu mối quan hệ giữa
môi trường địa chất (MTĐC) đối với sức khỏe, bệnh tật của con người, nhằm đề
xuất các giải pháp hữu hiệu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người. Thuật ngữ
địa chất y học (ĐCYH) được được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo Quốc tế
“Sức khỏe và môi trường địa hóa” ở Upsala, Thụy Điển, 9.2000.
Những ý tưởng đầu tiên của ĐCYH đã xuất hiện từ thời Hippocrates, thế
kỷ thứ 5 trước công nguyên. Khái niệm “Địa lý Y tế” cũng đã bắt đầu được đề
cập đến từ những thập niên 70 của thế kỷ XX. Một số tác giả Hà Lan nghiên cứu
các yếu tố địa hóa, địa lý ảnh hưởng đến sức khỏe từ những năm 1970. Đặc biệt
các nhà nghiên cứu thuộc các nước Đông Âu, Nga, Nam Tư cũ đã có những
nghiên cứu địa hóa về selen hay một số nguyên tố vi lượng và mối liên quan đến
sức khỏe từ những năm 70-80 của thế kỷ XX. Từ những năm 1973 đến 1983 các
tác giả Trung Quốc đã nghiên cứu các vấn đề về sức khỏe và mối liên quan đến
hàm lượng flo trong nước. Tiếp đó một số tổ chức liên quan đến địa chất y học
được thành lập như: nhóm ĐCYH thuộc Hội Khoa học Trái đất Quốc tế (IUGS,
1996), Chương trình Khoa học Trái đất Quốc tế (IGCP) 454 Địa chất Y học
(2000), Hội Địa chất Y học thế giới (2004).
Mục tiêu của ĐCYH là nghiên cứu ảnh hưởng của MTĐC đến sức khỏe
con người, sử dụng các yếu tố địa chất có lợi cho sức khỏe hay có tác dụng chữa
bệnh, hạn chế tác động của các yếu tố địa chất có hại cho sức khoẻ con người.
Trên cơ sở sử dụng phương pháp, kỹ thuật khoa học địa chất và dữ liệu về
địa chất, ĐCYH giải quyết các vấn đề/nội dung sau: (i) nghiên cứu và đánh giá
ảnh hưởng của vật liệu địa chất, các nguyên tố hoá học trong đất đá (vd. các
nguyên tố phóng xạ), các khoáng chất, các loại đá nguyên dạng hoặc ở dạng bụi
như bụi silic và bụi asbet, nước khoáng,... trong MTĐC đến sức khỏe con người;
(ii) nghiên cứu, xác định các vùng, thể địa chất, các dị thường địa vật lý, dị
thường địa hoá trong đất, trầm tích và nước, các quá trình địa chất ảnh hưởng tới
sức khoẻ con người và động vật; (iii) Xác định các nguyên nhân môi trường của
các vấn đề sức khoẻ: làm sáng tỏ nguồn gốc (tự nhiên và nhân sinh), phân bố, di
chuyển, tập trung và tác động của các hợp chất có hại trong MTĐC, trong cơ thể
con người và sinh vật; (iv) nghiên cứu đề xuất sử dụng các vật liệu địa chất, quá
trình địa chất, các đới địa chất nhằm hạn chế tác động tiêu cực, tận dụng tác
động tích cực, giá trị chữa bệnh; đề xuất các giải pháp phòng, chữa bệnh, giải
quyết các vấn đề sức khoẻ môi trường và nâng cao sức khoẻ con người và chất
lượng cuộc sống trên cơ sở nghiên cứu ĐCYH; (v) nghiên cứu bệnh và sức khỏe
nghề nghiệp liên quan với địa chất, với quá trinh khai thác, chế biến khoáng sản,
ảnh hưởng của thiên tai; (vi) nghiên cứu và giải quyết các vấn đề ĐCYH ở các
khu vực đô thị, nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi.

179
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Văn Ái, Võ Công Nghiệp, Một số vấn đề địa chất y học với sức khoẻ cộng đồng ở
Việt Nam, Tạp chí địa chất, 309: 23-32, 2008.
2. Đặng Trung Thuận (chủ biên), Địa hóa và sức khoẻ, Nxb .Nông nghiệp, 262tr., 2015.
3. Tống Duy Thanh, Mai Trọng Nhuận, Trần Nghi (đồng chủ biên), Bách khoa thư địa
chất, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016.
4. Komatina M., Medical Geology: Effects of Geological Environments on Human Health
(1 edition). Elsevier, 2, 502, 2004.
5. Bunnell J. E., Finkelman R. B., Centeno J. A. and Selinus O., Medical Geology: A
globally emerging discipline. Geologica Acta: an international earth science journal, 5(3):
237-281, 2007.
6. Selinus O., Finkelman R. B., Centeno J. A., Medical Geology: A Regional Synthesis.
Springer, 559p, 2010.

180
ĐỊA TẦNG HỌC,
lĩnh vực khoa học địa chất nghiên cứu mối quan hệ về tuổi của các thành tạo đá
(thể địa chất) trong vỏ Trái đất và trên các hành tinh khác của hệ Mặt trời. Thuật
ngữ địa tầng học (ĐTH) (tg. A. Stratigraphy) bắt nguồn từ tiếng Latinh:
stratum - lớp, graphy - mô tả. Ngay từ Thế kỷ XVIII những nghiên cứu đầu tiên
về địa tầng học thuộc về các nhà khoa học nước Anh và Pháp như W. Smith,
(1769-1839), G. Cuvier (1769-1832) và A. Brongniart (1770-1847) trên cơ sở
phân biệt các di tích sinh vật (hóa thạch) trong các lớp đá khác nhau. Sang thế
kỷ XIX cùng với các nhà khoa học Tây Âu, các nhà khoa học người Nga như
Kovalevski (1842-1883) và người Mỹ Osborn (1857-1935) đã vận dụng sáng tạo
học thuyết tiến hóa của Ch. Darwin trong các công trình nghiên cứu về sinh địa
tầng cũng như địa tầng.
ĐTH có nhiệm vụ mô tả, phân chia các lớp đá trong một mặt cắt cụ thể
thành tập hợp những lớp có thành phần gần gũi nhau được thành tạo trong
những điều kiện tương tự nhau. Liên hệ các mặt cắt, xác định mối tương quan
của chúng trong một vùng, một khu vực để lập nên một trật tự địa tầng (thang
địa tầng) khu vực. Liên hệ thang địa tầng các khu vực lập nên thang địa tầng
Quốc tế, nhằm làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phát triển toàn bộ vỏ Trái đất.
Các nguyên lý cơ bản của ĐTH: Nguyên lý nằm ngang: các lớp trầm tích
nguyên thủy đều nằm ngang và có thể trượt xuống điểm thấp hơn bên dưới;
Nguyên lý chồng xếp liên tục: Các lớp trầm tích được hình thành trong bồn trầm
tích được xếp chồng lên nhau, lớp hình thành sau phủ lên lớp hình thành trước;
Nguyên lý liên tục theo bề ngang: Vật chất được lắng đọng trong bồn trầm tích
thành lớp liên tục theo bề ngang. Các hệ thống phân vị cơ bản gồm: Thạch địa
tầng: Sử dụng đặc điểm về thành phần thạch học của các tầng đá; Sinh địa tầng:
trên cơ sở sự khác biệt của hóa thạch chứa trong các lớp đá; Thời địa tầng: được
xác định trên cơ sở các giai đoạn tiến hóa lịch sử địa chất của vỏ Trái đất. Bên
cạnh ba hệ thống phân vị cơ bản còn có các phân vị bổ trợ như địa chấn địa tầng,
từ địa tầng, khí hậu địa tầng, hóa địa tầng,… Phân vị địa tầng là thể địa chất
phân lớp được xác lập theo các đặc tính chung mà khác biệt với các phân vị tiếp
theo bằng chính các đặc tính xác lập chúng. Khối lượng của phân vị địa tầng
được xác định theo sự phân bố không gian của những thành phần tạo nên phân
vị. Ranh giới giữa các phân vị địa tầng là bề mặt giới hạn trên và dưới của
phân vị.
Ở Việt Nam, trước những năm 50 của thế kỷ XX, nghiên cứu địa tầng do
các nhà địa chất Pháp tiến hành. Các phân vị địa tầng được mô tả và phân chia
theo quy cách và quan điểm khác nhau. Nghiên cứu địa tầng được đẩy mạnh từ
khi lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (1960-1965). Số
lượng tên các phân vị địa tầng tăng lên nhanh chóng kể từ khi tiến hành lập các
bản đồ Địa chất tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000 trên phạm vi toàn quốc. Cách thức
phân chia và xác lập phân vị địa tầng dựa theo trường phái Liên Xô lúc bấy giờ
với hàng trăm phân vị với tên gọi điệp; hệ tầng và tầng ra đời. Năm 1994 Quy
phạm địa tầng Việt Nam được thông qua và công bố nhằm đáp ứng đòi hỏi thực
tiễn nghiên cứu địa tầng ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, công trình Các phân vị địa

181
tầng Việt Nam do Tống Duy Thanh và Vũ Khúc chủ biên (2005) và Các phân vị
địa tầng Đệ tứ Việt Nam do Nguyễn Địch Dỹ chủ biên (2016) được xuất bản.

Tài liệu tham khảo


1. MacLeod, Principles of stratigraphy, Encyclopedia of Geology, 2005.
2. Nguyễn Địch Dỹ, Các phân vị địa tầng Đệ tứ Việt Nam, Nxb. Khoa học tự nhiên và
Công nghệ, 2016.
3. Pomerole C., Babin C., Lancelot Y., Le Pichon X., Rat P., Renard M, Stratigraphie:
principes, méthodes, applications, Dion, Paris, 283p, 1987.
4. Tống Duy Thanh, Địa sử (Lịch sử phát triển vỏ quả đất), Nxb. Đại học và THCN, Hà
Nội, 420tr., 1977.
5. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, Các phân vị địa tầng Việt Nam, Nxb. ĐHQG Hà Nội,
2005.

182
ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP,
sự phân chia các thành tạo lấp đầy bồn trầm tích thành những tập nguồn gốc có
ranh giới là các bất chỉnh hợp và chỉnh hợp có thể liên kết được.
Khái niệm Địa tầng phân tập (ĐTPT) lần đầu tiên được Sloss L. và n.n.k
đưa ra năm 1949, sau đó được các nhà địa chất - địa vật lý tập đoàn dầu khí
Exxon, đứng đầu là Peter Vail hoàn thiện từ những năm 70 thế kỷ XX. Tiếp theo
Peter Vail, một loạt các nhà địa chất - địa vật lý đã bổ sung, hoàn thiện các khái
niệm, thuật ngữ của ĐTPT như Emery D., Posamentier H.W., Van Wagoner
J.C., Embry A.F., Mitchum R.M., Cantanuenu. Cơ sở lý thuyết của ĐTPT là sự
dao động mực nước biển toàn cầu. Đơn vị cơ sở của ĐTPT là tập, hình thành
trong một chu kỳ dao động mực nước biển toàn cầu. Một tập bao gồm ba hệ
thống trầm tích: hệ thống trầm tích biển thấp, hệ thống trầm tích biển tiến và hệ
thống trầm tích biển cao. Mỗi tập có thể bao gồm hai hay nhiều hơn các phụ tập
và nhiều tập gộp lại sẽ hợp thành phức tập. Trong ĐTPT có ba bề mặt quan
trọng, đó là: ranh giới tập, bề mặt biển tiến và bề mặt ngập lụt cực đại. Ranh giới
tập là bề mặt phân chia hai tập trên dưới. Có hai loại ranh giới tập. Loại thứ nhất
được xác định dựa trên bề mặt bất chỉnh hợp. Bề mặt bất chỉnh hợp thường là bề
mặt bóc mòn. Loại thứ hai là ranh giới chỉnh hợp có thể liên kết được. Bề mặt
biển tiến là bề mặt phân chia giữa tập trầm tích biển thấp ở dưới với tập trầm
tích biển tiến ở trên. Bề mặt này đánh dấu giai đoạn đường bờ tiến về phía lục
địa. Bề mặt ngập lụt cực đại là bề mặt phân chia tập trầm tích biển tiến nằm dưới
với tập trầm tích biển cao nằm trên. Bề mặt ngập lụt cực đại đánh dấu mốc thời
điểm mà không gian biển đạt cực đại trong giai đoạn biển tiến - sau thời điểm
này, đường bờ dịch chuyển lùi ra phía biển.
Một tập bao gồm ba hệ thống trầm tích là hệ thống trầm tích biển thấp, hệ
thống trầm tích biển tiến và hệ thống trầm tích biển cao. Hệ thống trầm tích biển
thấp hình thành trong giai đoạn mực nước biển hạ thấp - là giai đoạn mà mực
nước biển hạ thấp dần sau giai đoạn nước đứng cao. Trong giai đoạn biển thấp
thì đường bờ sẽ dịch chuyển về phía biển. Hệ thống trầm tích biển thấp đặc trưng
bởi cấu tạo phủ chồng tiến hoặc nêm lấn. Trong giai đoạn biển thấp, khi mực xâm
thực cơ sở bị hạ thấp thì hoạt động bóc mòn của các con sông sẽ gia tăng và hệ quả
là sẽ hình thành hệ thống thung lũng cắt xẻ. Hệ thống trầm tích biển thấp bao gồm
hai đơn vị trầm tích là nón quạt ngầm hình thành trong giai đoạn hạ thấp mực nước
biển và hệ thống nêm lấn với cấu tạo phủ chồng tiến và sau đó là phủ chồng, hình
thành trong giai đoạn mực nước biển dâng chậm. Hệ thống trầm tích biển tiến
hình thành trong giai đoạn biển tiến - là giai đoạn mà mực nước biển ngày càng
dâng cao sau khi mực nước biển hạ xuống thấp nhất. Trong giai đoạn này đường
bờ sẽ dịch chuyển về phía đất liền. Hệ thống trầm tích biển tiến đặc trưng bởi
cấu tạo phủ chồng lùi và sau đó là phủ chồng. Hệ thống cửa sông lúc này trở
thành estuary. Phủ trên bề mặt trầm tích hệ thống biển tiến là một tập cô đặc với
đặc trưng là các thành tạo trầm tích hạt mịn chứa Glauconit với hàm lượng cao
cùng vật chất hữu cơ và carbonat biển thẳm. Hệ thống trầm tích biển cao hình
thành trong giai đoạn tốc độ dâng của mực nước biển giảm dần và mực nước
biển đạt tới mực cao nhất, sau đó hạ thấp dần. Lúc này đường bờ sẽ tiến ra phía

183
biển. Hệ thống trầm tích biển cao đặc trưng bởi cấu tạo phủ chồng và sau đó là
phủ chồng tiến.
Phần lớn khoáng sản nhiên liệu như dầu mỏ, khí đốt, than đá,... đều liên
quan đến các thành tạo trầm tích tại các bồn trầm tích lớn. Lịch sử hình thành và
phát triển của các bồn trầm tích chỉ có thể được làm sáng tỏ rõ ràng dưới lăng
kính của ĐTPT. Việc phân chia các hệ thống trầm tích biển thấp, trầm tích biển
tiến và trầm tích biển cao giúp cho các nhà địa chất định hướng công tác tìm kiếm,
thăm dò khoáng sản, nhất là khoáng sản cháy.

Tài liệu tham khảo


1. D. Emery, K.J.Myers (Ed.), Sequence stratigraphy, Publ. House Blackwell Science, 297
pp, 1996.
2. Posamentier H.W. and Geoge P. Allen, Siliciclastic sequence stratigraphy-Concepts and
application, SEPM Concepts in Sedimentology and Paleontology, No7, 1999.
3. Van Wagoner J.C. et al., An overview of the fundamentals of sequence stratigraphy and
key definitions, SEPM Special publication, 42, 1988.

184
ĐỊA VẬT LÝ TOÁN,
một nhánh toán ứng dụng được sử dụng như là một công cụ để xây dựng và giải
các bài toán địa vật lý. Địa vật lý toán (ĐVLT) chỉ bắt đầu được phát triển khi
có máy tính điện tử ra đời từ giữa thế kỷ XX, bởi các bài toán địa vật lý thường
rất phức tạp, đòi hỏi khối lượng tính toán rất lớn. Nhờ sự phát triển nhanh chóng
của công nghệ máy tính nên từ những năm 80 của thế kỷ trước, việc giải các bài
toán địa vật lý phức tạp cao đã bắt đầu được hiện thực hóa và càng về sau phát
triển càng nhanh, nâng cao rõ rệt hiệu quả nghiên cứu các vấn đề địa vật lý
phức tạp.
Các hướng chính phát triển thuật toán trong ĐVLT là phát triển các thuật
toán biến đổi trường, mô hình hóa và phát triển các thuật toán phân tích thống
kê. Trong các thuật toán biến đổi trường, các trường địa vật lý quan sát được
không chỉ phản ánh riêng các đối tượng cần nghiên cứu mà cả các đối tượng
không cần quan tâm trong môi trường xung quanh thường gọi là nhiễu. Các
phép biến đổi trường cho khả năng làm mờ tín hiệu nhiễu, tăng độ rõ tín hiệu có
ích. Các thuật toán biến đổi trường phát triển mạnh mẽ từ những năm 1960 như
nâng trường, hạ trường, tính đạo hàm riêng, lọc tín hiệu theo hướng, lọc dải,...
đối với trường thế (từ và trọng lực); lọc tần số đối với tài liệu địa chấn,... Kết
quả là trên trường địa vật lý đã biến đổi các đối tượng cần nghiên cứu được phản
ánh rõ hơn, phân bố không gian của chúng cũng có thể được xác định một cách
định tính. Kết quả này cũng có thể được sử dụng làm nguồn số liệu đầu vào cho
hướng mô hình hóa phân tích định lượng tài liệu địa vật lý. Hướng mô hình hóa
hay giải bài toán ngược địa vật lý có vai trò hết sức quan trọng trong minh giải
tài liệu địa vật lý, bởi nó cho ta xác định định lượng các tham số, cả tính chất vật
lý và phân bố không gian của đối tượng nghiên cứu. Nội dung của phép mô hình
hóa là đi tìm một mô hình với đầy đủ các tham số nguồn, sao cho nó tạo ra
trường lý thuyết có độ lệch nhỏ chấp nhận được so với trường quan sát. Mô hình
thỏa mãn điều kiện trên được coi là nghiệm của bài toán, các tham số của nó
được thừa nhận là phù hợp với tham số nguồn trong thực tế. Các bước cơ bản để
thực hiện mô hình hóa gồm hai bước. Bước thứ nhất là xây dựng mô hình ban
đầu theo giá trị các tham số cho trước và tính toán lý thuyết trường địa vật lý
gây ra bởi mô hình. Công đoạn này gọi là giải bài toán thuận. Việc lựa chọn mô
hình ban đầu rất quan trọng, mô hình lựa chọn càng gần với thực tế bài toán
càng dễ hội tụ, bởi vậy việc phân tích kỹ đặc điểm của trường và tận dụng tối đa
các thông tin sẵn có để lựa chọn tham số mô hình ban đầu là rất cần thiết. Bước
thứ hai tiến hành so sánh trường lý thuyết với trường quan sát, nếu độ lệch đủ
nhỏ chấp nhận được thì mô hình được coi là nghiệm của bài toán. Ngược lại, cần
thay đổi các tham số của mô hình và tiếp tục tính toán như trong bước thứ nhất.
Quá trình tính lặp như trên được thực hiện cho đến khi độ lệch giữa trường lý
thuyết và quan sát đạt được độ lệch nhỏ nhất có thể. Trong hướng phát triển các
thuật toán phân tích thống kê, các thuật toán phân tích tương quan hồi quy được
phát triển mạnh, thường được áp dụng cho các vùng có điều kiện địa chất - kiến
tạo tương đồng. Trong đó một vùng có các tham số nguồn đã được xác định theo
trường địa vật lý và đã được kiểm nghiệm đủ độ tin cậy, các tham số nguồn của
vùng còn lại được suy ra nhờ phân tích tương quan hồi quy.
185
Ngoài các hướng chính nêu trên thì các thuật toán biểu diễn các trường địa
vật lý và đối tượng nghiên cứu cũng như mô phỏng các hiện tượng địa vật lý
cũng rất phát triển. Có thể nói, ngày nay môn ĐVLT đã trở thành công cụ chính
trong phân tích tài liệu nghiên cứu các đối tượng địa vật lý.
Ở Việt Nam ngành ĐVLT cũng bắt đầu được phát triển từ những năm đầu
thập kỷ 80 của thế kỷ trước và có tốc độ phát triển khá nhanh, góp phần quan
trọng nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề địa vật lý trong nước và hòa nhập
với cộng đồng quốc tế.

Tài liệu tham khảo


1. Vlaar N. J., G. Nolet, M. J. R. Wortel, S. A. P. L. Cloetingh, Mathematical
Geophysics. University of Utrecht The Netherlands, 401pp, 1988.
2. Михайлов В. О. (Отвественный редактор), Академик В. Н. Страхов -Геофизик и
Математик, Москва, Наука, 144c, 2012.

186
ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH,
hướng khoa học chuyên sâu của Địa chất công trình (ĐCCT), nghiên cứu sự
hình thành, bản chất, cơ chế, động lực phát triển và quy luật biến đổi không gian
- thời gian của các quá trình địa chất tự nhiên và địa chất nhân sinh trong các
tầng trên cùng của vỏ Trái đất, liên quan đến hoạt động kinh tế - xây dựng đang
diễn ra hoặc theo quy hoạch của con người, cũng như nghiên cứu các giải pháp
phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do các quá trình này gây ra.
Đối tượng nghiên cứu của Địa chất động lực công trình (ĐCĐLCT) là các
quá trình địa chất động lực công trình (xem mục từ QTĐCĐLCT) bao gồm: quá
trình địa chất tự nhiên (QTĐCTN) và quá trình địa chất công trình (QTĐCCT),
liên quan đến hoạt động kinh tế - xây dựng của con người, diễn ra trong các tầng
trên cùng của vỏ Trái đất (môi trường địa chất).
Cấu trúc của ĐCĐLCT gồm 3 bộ phận: (1) ĐCĐLCT chung, nghiên cứu sự
hình thành, bản chất, cơ chế, động lực phát triển và quy luật biến đổi của các
QTĐCĐLCT; (2) ĐCĐLCT khu vực, nghiên cứu quy luật biến đổi không gian
của các quá trình địa chất ngoại sinh; (3) Thạch luận động (đất xây dựng động),
nghiên cứu sự biến đổi tính chất của môi trường địa chất (MTĐC) theo thời gian.
Cơ sở lý thuyết nghiên cứu quá trình ĐCĐLCT là: (1) Quá trình ĐCĐLCT
là quá trình thay đổi liên tục trạng thái của MTĐC do kết quả biến đổi tính chất
và cấu trúc của nó theo thời gian trong quá trình tương tác giữa MTĐC và môi
trường xung quanh (bao gồm cả hệ thống kỹ thuật), hoặc giữa các hợp phần của
MTĐC; (2) Nguồn gốc hình thành và phát triển các QTĐCĐLCT là kết quả
tương tác giữa MTĐC và môi trường xung quanh làm thay đổi hình dạng, gây
chuyển dịch và thay đổi bản chất của MTĐC; (3) Mức năng lượng và hình thức
tương tác quyết định bản chất, cơ chế, quy luật biến đổi của QTĐCĐLCT;
(4) Các yếu tố chính quyết định sự phát sinh QTĐCĐLCT gọi là nguyên nhân.
Nếu chúng thuộc môi trường ngoài là nguyên nhân ngoài nếu thuộc MTĐC là
nguyên nhân trong. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến phát sinh QTĐCĐLCT gọi
là yếu tố điều kiện hỗ trợ; (5) Phân loại QTĐCĐLCT phổ biến nhất được nhiều
người thừa nhận là phân loại chung theo nguồn gốc hình thành của F.P.
Xavarenski.
Phân loại chung các QTĐCĐLCT của F.P. Xavarenski được thể hiện như
bảng sau:
Môi trường tác động Các QTĐCĐLCT
Hoạt động của nước mặt Xói lở và phá hủy bờ biển, bờ hồ, xâm thực và phá
hủy bờ sông, xói mòn, tạo khe rãnh, mương xói, lũ
bùn đá
Hoạt động của nước ngầm Kart, xói ngầm, cát chảy, đất chảy
Hoạt động của nước mặt và nước ngầm Lầy hóa, lún sập hoàng thổ, trương nở, ngót khô,...
Hoạt động của trọng lực Trượt lở, đá đổ, sụt đất
Đóng băng và tan băng Kart nhiệt, đông nở, băng cháy
Hoạt động của gió Thổi mòn, thổi tích, bão cát
Hoạt động của lực bên trong Trái đất Địa chấn, động đất
Hoạt động kỹ thuật của con người Tổ hợp nhiều quá trình khác nhau

187
Phương pháp nghiên cứu đánh giá và dự báo các QTĐCĐLCT bao gồm:
(1) Phương pháp chung: triết học duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống;
(2) Phương pháp địa chất: tổ hợp các phương pháp địa chất và phương pháp so
sánh địa chất, (3) Phương pháp cơ bản: vật lý, hóa học, cơ học, toán học.

Tài liệu tham khảo


1. Richard C, Selley, Encyclopedia of Geology, Elsevier Academic Press, vol.1, 2, 2005.
2. Бондарик Г.К, Общая теория инженерной (физической) геологии, Недра, Москва,
1981.
3. Бондарик Г.К, Пендин В.В, Инженерная Геодинамика, Москва, Унверкитет, 2007.
4. Осипов В.И, Экзо геодинамические процессы, Москва, GEOC, 1999.

188
ĐỚI KHÂU SÔNG MÃ,
đới kiến tạo khớp nối giữa địa khối Đông Dương ở phía nam và địa khối khối
Hoa Nam ở phía bắc, được hình thành vào khoảng 250-260 triệu năm trước. Đới
khâu Sông Mã (ĐKSM) có phương kéo dài Tây Bắc - Đông Nam, trên phần đất
liền nó bắt đầu từ đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, qua tỉnh Hòa Bình sang đến phần
đông bắc Lào, sau đó tiếp tục chạy dọc theo khu vực Tây Nam tỉnh Sơn La và
kết thúc khi gặp đứt gãy Điện Biên - Lai Châu ở khu vực Điện Biên Đông. Phần
phía đông, ĐKSM bị chìm dưới trầm tích Kainozoi đồng bằng Thanh Hóa và
dưới Biển Đông hiện tại, phần phía tây của ĐKSM bị đứt gãy Điện Biên làm
dịch chuyển sang phần tây nam lãnh thổ Trung Quốc dọc theo đới khâu Ailao
shan - Jinshajiang.
ĐKSM gồm ba tổ hợp thạch kiến tạo chính, hệ tầng Nậm Cô, hệ tầng Sông
Mã và ophiolit Sông Mã. Hệ tầng Sông Mã có thành phần chủ yếu là các đá trầm
tích lục nguyên hạt mịn bị biến chất xen lẫn các tập đá hoa mỏng phân bố khu
vực Sơn La. Hệ tầng Nậm Cô phân bố phần phía đông bắc ĐKSM khu vực Sơn
La, Điện Biên Đông gồm đá trầm tích sét kết, cát kết bị biến chất tướng phiến
lục đến amphibolit. Trong hệ tầng Nậm Cô ở khu vực Điện Biên Đông đã phát
hiện được các đá biến chất tướng áp suất siêu cao (eclogit) có tuổi thành tạo
khoảng 240 triệu năm. Cấu thành nên ophiolit ĐKSM gồm tổ hợp các đá siêu
mafic, gabbro và basalt, andesito-basalt bị biến chất tướng phiến lục đến
amphibolit phân bố khu vực Thanh Hóa, Hòa Bình và Sơn La. Trong đó các đá
siêu mafic khu vực Núi Nưa (Nông Cống, Thanh Hóa) và một số khối hình dạng
ovan phân bố rải rác ở khu vực Hòa Bình, Sơn La là phần di sót của manti
nghèo; các đá biến chất gabbro và basalt, andesitic basalt thuộc phần vỏ đại
dương thuộc tổ hợp ophiolit. Tuổi thành tạo của các đá gabbro trong tổ hợp
ophiolit ĐKSM là từ 387±6 đến 315±4 triệu năm là giai đoạn hình thành vỏ đại
dương cổ tồn tại giữa hai khối Hoa Nam và Đông Dương.
Lịch sử phát triển ĐKSM có thể tóm lược gồm hai giai đoạn: giai đoạn hút
chìm (đới hút chìm) và va chạm (thành tạo đới khâu). Giai đoạn hút chìm của
mảng đại dương cổ xuống dưới khối Đông Dương bắt đầu khoảng hơn 300 triệu
năm trước. Giai đoạn hút chìm này được ghi nhận bằng loạt đá magma có thành
phần từ trung tính đến axit có tuổi 290-250 triệu năm phát hiện ở Thanh Hóa,
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh. Giai đoạn va chạm của địa
khối Hoa Nam xuống dưới địa khối Đông Dương và tạo nên ĐKSM xảy ra vào
260-250 triệu năm trước được ghi nhận bằng các đá magma sau va chạm tuổi
230-250 triệu năm và các đá biến chất tuổi khoảng 240-230 triệu năm ghi nhận
dọc ĐKSM và trên địa khối Đông Dương.

Tài liệu tham khảo


1. Bui V. H, Kim Y., Ngo X. T., Tran T. H., Yi K., Neoproterozoic deposition and
Triassic metamorphism of metasedimentary rocks in the Nam Co Complex, Song Ma Suture
Zone, NW Vietnam, Geosciences Journal, 22(4): 549-568, 2018.
2. Nakano N., Osanai Y., Sajeev K., Hayasaka Y., Miyamoto T., Minh N.T., Owada M.,
Windley B., Triassic eclogite from northern Vietnam: inferences and geological significance,
Journal of Metamorphic Geology, 28: 59-76, 2010.

189
3. Ngo X.T., Santosh M., Tran T.H., Hieu P.T., Subduction initiation of Indochina and
South China blocks: insight from the forearc ophiolitic peridotites of the Song Ma Suture
Zone in Vietnam, Geological Journal, 51: 421-442, 2016.
4. Pham T. H., Li S.Q., Yu Y., Ngo X. T., Le T. D., Vu L. T., Siebel W., Chen F., Stages
of late Paleozoic to early Mesozoic magmatism in the Song Ma belt, NW Vietnam: evidence
from zircon U-Pb geochronology and Hf isotope composition, International Journal of Earth
Sciences, 106: 855-874, 2017.
5. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (chủ biên), Địa chất và Tài nguyên Việt Nam, Nxb. Khoa học
và Công nghệ, Hà Nội, 634 tr., 2009.

190
ĐỚI TRƯỢT CẮT SÔNG HỒNG (cg. đới trượt cắt Ailao Shan - Sông Hồng),
đứt gãy lớn cỡ hành tinh, được coi là ranh giới phân chia hai địa khối Hoa Nam
và Indochina, dài gần 1000 km, chạy từ đông nam cao nguyên Tây Tạng đến
Vịnh Bắc Bộ. Dọc đới này xuất hiện bốn thành tạo đá biến chất cao, tạo thành
những dải hẹp (chiều rộng < 20 km) theo chiều từ tây bắc xuống đông nam là
Xuelong Shan, Diancang Shan, Ailao Shan ở Vân Nam (Trung Quốc) và Dãy
Núi Con Voi ở miền Bắc Việt Nam. Bốn khối đá này trồi từ dưới sâu lên trong
Kainozoi do hoạt động trượt bằng Trái của ĐTCSH, hệ quả của sự đụng độ giữa
hai mảng Ấn Độ và Âu - Á gây nên sự xoay trượt ngang lần lượt của các địa
khối Sundaland và Hoa Nam. Quá trình trồi nguội của hai khối biến chất Ailao
Shan và Dãy Núi Con Voi liên quan đến hoạt động cắt trượt được chia thành ba
giai đoạn: (1) 34 đến 17 triệu năm trước - trượt bằng Trái với chế độ trượt ngang
xiết ép trong sự kiện trồi nguội nhanh đầu tiên; (2) 17 (20) đến 5 triệu năm trước
- trồi nguội chậm; (3) 5 triệu năm trước đến nay - trượt bằng phải trùng với sự
kiện trồi lên thứ hai của đá biến chất, từng diễn ra rất mạnh mẽ và nguội đi
nhanh chóng. Thời gian bắt đầu trồi nguội của các khối đá biến chất này không
trùng với thời điểm khởi đầu tách giãn đáy Biển Đông, giữa các khối cũng có sự
khác biệt. Cũng vậy, tổng biên độ trượt Trái trong giai đoạn đầu và trượt phải
trong giai đoạn cuối của ĐTCSH dao động từ vài chục km đến 500-700 km
trong Oligocen-Miocen và tương ứng cỡ 20 đến 250 km trong Pliocen - Đệ tứ.
Độ sâu hoạt động của ĐTCSH được cho khi thì đến hết thạch quyển, khi thì chỉ
giới hạn trong lớp vỏ Trái đất. Trên lãnh thổ Việt Nam, ĐTCSH cấu thành từ sự
trồi nguội của khối đá biến chất Dãy Núi Con Voi, bị giới hạn bởi hai đứt gãy
Sông Hồng ở phía tây nam và Sông Chảy ở phía đông bắc. Dọc hai đứt gãy này,
ở phía tây bắc xuất hiện hàng loạt các bồn trũng nhỏ hẹp lấp đầy bởi các trầm
tích lục nguyên có tuổi từ Eocen đến Holocen. Ở phía đông nam, từ vùng Việt
Trì ra đến Vịnh Bắc Bộ, hệ thống đứt gãy này bị các trầm tích châu thổ Sông
Hồng chôn vùi. Hoạt động của đới đứt gãy Sông Hồng đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển trũng Sông Hồng (bao gồm cả đồng bằng
châu thổ Sông Hồng và Vịnh Bắc Bộ), nơi có tiềm năng dầu khí lớn của Việt
Nam. Nghiên cứu cấu trúc kiến tạo đá trầm tích, đặc biệt phân tích các phá hủy
kiến tạo trên các viên cuội thành phần trong cuội kết của các bồn trũng này đã
chia ra được các pha hoạt động kiến tạo của đới đứt gãy Sông Hồng trên lãnh
thổ Việt Nam theo trình tự sau: (1) pha đầu tiên chủ yếu là hình thành các khe
nứt đồng trầm tích liên quan đến xoay trượt Trái thuận. Đây có lẽ là thời điểm
đánh dấu khởi đầu sự nâng lên và nguội đi của khối biến chất Dãy Núi Con Voi;
(2) tiếp theo là sự phát triển của các đứt gãy thuận do xoay trượt Trái thuần túy
liên quan tới sự tách giãn; (3) sau đó xuất hiện các cặp đứt gãy trượt bằng ngang
phải và Trái cộng ứng trong chế độ xoay trượt Trái đơn giản cũng kết hợp chủ
yếu với tách giãn liên quan đến sự trồi lên mạnh mẽ và nguội nhanh của Dãy
Núi Con Voi; (4) cuối cùng là đảo nghịch kiến tạo với sự tái hoạt động của các
đứt gãy thuận và đứt gãy trượt bằng thành các đứt gãy chờm nghịch trong chế độ
xoay trượt phải, liên quan đến thời kì trồi nguội thứ hai của Dãy Núi Con Voi.
Nghiên cứu địa mạo kiến tạo trên đoạn nằm trong lãnh thổ Việt Nam của đới đứt
gãy Sông Hồng cho thấy trong thời kì Đệ tứ biên độ trượt bằng phải từ 10-50 m
191
đến 13 km và biên độ trượt thuận trong khoảng 30-50 m. Từ đó, suy ra tốc độ
trượt bằng của nó nằm trong khoảng 0,43 và 1,1 mm/năm trên các đoạn đứt gãy
riêng biệt có độ dài khoảng 8-10 km và 20-25 km, và 5,5-7,8 mm/năm cho toàn
bộ dịch chuyển, cũng như tốc độ trượt thuận đạt đến 5 mm/năm. Các kết quả
nghiên cứu trắc địa GPS riêng cho đới đứt gãy Sông Hồng đưa ra tốc độ chuyển
động trượt bằng phải hiện đại dọc theo đới này là 1-5 mm/năm, cũng như tốc độ
nâng hạ hiện đại ít nhất là 0,1 mm/năm. Những trận động đất lưu trong sử sách
và do địa chấn kế ghi được trong khoảng 100 năm trở lại đây cho thấy dọc đới
đứt gãy Sông Hồng không có trận động đất nào có M > 5. Khoảng thời gian để
các trận động đất mạnh M > 5 hoạt động trở lại nhanh nhất là 370 năm và lâu
nhất cũng không hơn 2300 năm.

Tài liệu tham khảo


1. Cuong N.Q., Tokarski A.K., Świerczewska A., Zuchiewicz W.A. & Yem N.T, Late
Tertiary tectonics of the Red River Fault Zone: Structural evolution of sedimentary rocks,
Journal of Geodynamics, 69, 2013.
2. Leloup P.H., Arnaud N., Lacassin R., Kienast J.R., Harrison T.M., Phan Trong Trinh,
Replumaz A., Tapponnier P, New constraints on the structure, thermochronology and timing
of the Ailao Shan - Red River shear zone, SE Asia, J. Geophys. Res, 106: 6657-6671, 2001.
3. Pha P.D., Tokarski A.K., Świerczewska A., Waliczek M., Strzelecki P., Krąpiec M.,
Cuong N.Q, Neotectonic (Miocene to recent) vertical movements in the Lao Cai Basin (Red
River Fault Zone, Vietnam): An approach to seismic hazard assessment, Journal of Asian
Earth Sciences, 2019, https://doi.org/10.1016/j.jseaes.2019.103885.
4. Searle, M.P, Role of the Red River Fault, Yunnan and Vietnam, in the continental
extrusion of Southeast Asia, Journal of the Geological Society, London, 163: 1-12, 2006.
5. Tapponnier, P., R. Lacassin., P. H. Leloup., U. Schärer., Zhong Dalai., Liu Xiaohan.,
Ji Shaocheng., Zhang Lianshang., and Zhong Jiayou, The Ailao Shan/red River metamorphic
belt: Tertiary left-lateral shear between Indochina and South China, Nature, 343: 431-437,
1990.

192
ĐỒNG HÌNH VÀ DUNG DỊCH RẮN (Isomorphism and Solid Solutions),
tính chất một nhóm khoáng vật có cùng cấu trúc tinh thể (tức là đồng cấu trúc),
trong đó hai hoặc nhiều nguyên tố, ion hay gốc anion chiếm những vị trí nhất
định. Nói cách khác, đồng hình là khả năng của các nguyên tử, ion hay các phân
tử có thể thay thế nhau để tạo thành các chất có cùng cấu trúc tinh thể nhưng có
thành phần thay đổi. Hiện tượng một số nguyên tố có thể thay thế nhau trong các
hợp chất hóa học đã được biết đến từ trước khi khái niệm “đồng hình”
(isomorphism) được nhà hoá học người Đức E. Mitscherlich đưa ra năm 1819
khi ông nghiên cứu hai hợp chất KH 2PO4 và KH2AsO4 có thành phần hóa học
khác nhau, nhưng có hình thái tinh thể rất giống nhau (hình dạng là sự kết hợp
của lăng trụ tứ phương và lưỡng tháp; góc giữa các mặt tinh thể tương tự nhau).
Theo E. Mischerlich, hai chất đồng hình là hai chất kết tinh có cùng cấu trúc tinh
thể và tính chất hoá học tương tự, có khả năng tạo ra những tinh thể hỗn hợp
gồm cả hai chất. Trong trường hợp nêu trên, nhận thấy có sự thay thế vị trí của
hai nguyên tố As và P trong cấu trúc hóa tinh thể mà vẫn giữ nguyên được hình
thái của tinh thể khoáng vật. Sau này, các nhà khoa học Nga và phương Tây như
D. Mendeleev, V. Vernadskij, A. Fersman, V. Goldschmidt,... đã phát triển và
mở rộng khái niệm “đồng hình” của khoáng vật thành “thay thế đồng hình”,
“hỗn hợp đồng hình” hay “dung dịch rắn”.
Cho đến nay, trong lĩnh vực tinh thể - khoáng vật học hiện đại, khái niệm
đồng hình đã được nghiên cứu rất sâu không chỉ về mặt lý thuyết mà còn được
minh chứng bằng tính đa dạng trong thực tiễn của các nhóm khoáng vật đồng
hình tìm thấy trong tự nhiên cũng như kết quả tổng hợp các loại khoáng vật, đá
quý, các chất bán dẫn (vật liệu mới) trong phòng thí nghiệm.
Khoáng vật đồng hình được phân chia thành hai nhóm: nhóm khoáng vật
đồng hình liên tục (không giới hạn) và nhóm khoáng vật đồng hình không liên
tục (giới hạn). Đồng hình liên tục là hiện tượng thay thế không giới hạn của các
nguyên tố hóa học hay nhóm nguyên tố trong cấu trúc hóa tinh thể của khoáng
vật. Ví dụ, trong nhóm khoáng vật olivin có công thức hóa học chung (Mg,
Fe)2[SiO4], hai nguyên tố magie và sắt thay thế cho nhau (Mg 2+↔ Fe2+) trong
cấu trúc tinh thể để hình thành dãy đồng hình liên tục forsterit Mg 2[SiO4] -
bronzit (Mg, Fe)2[SiO4] - fayalit Fe2[SiO4]. Đồng hình không liên tục là hiện
tượng thay thế trong cấu trúc tinh thể của ion nguyên tố B cho ion nguyên tố A
trong một giới hạn nhất định. Khi thay thế vượt quá một giới hạn nào đó sẽ có
sự biến đổi các thông số cấu trúc tinh thể, tính chất vật lý, quang học, dẫn đến
hình thành khoáng vật mới. Ví dụ, trong trường hợp khoáng vật sphalerit
(Zn, Fe)S, khi ion Fe2+ thay thế cho ion Zn2+ dưới 20% khối lượng thì cấu trúc
và các tính chất của sphalerit vẫn được bảo toàn, nhưng khi sắt thay thế kẽm
vượt quá giới hạn trên thì sphalerit biến thành khoáng vật mới là marmatit.
Có nhiều yếu tố quyết định sự thay thế đồng hình của các nguyên tố hóa
học trong cấu trúc tinh thể của khoáng vật: (i) kích thước bán kính ion hiệu dụng
(r) - các nguyên tố đồng hình có thể thay thế cho nhau khi bán kính ion hiệu
dụng của chúng gần bằng nhau (không nhỏ hoặc lớn hơn 15%); (ii) bản chất hóa
học tương đồng của các nguyên tố; (iii) cấu tạo điện tử, liên kết hóa học và điện
tử hóa trị giống nhau của các nguyên tố thay thế đồng hình; (iv) Đối với những
193
khoáng vật có thành phần hóa học phức tạp, hiện tượng thay thế đồng hình diễn
ra không chỉ cho một cặp đôi nguyên tố nhất định mà có thể diễn ra đối với tổ
hợp các nguyên tố. Điều kiện bắt buộc ở đây là tổng điện tích của các tổ hợp
nguyên tố đồng hình phải bằng nhau; (v) Điều kiện nhiệt động học.
Dung dịch rắn hình thành trong tự nhiên khi hai khoáng vật (cấu tử đồng
hình) hòa trộn với nhau trong môi trường hóa lý cân bằng với áp suất không đổi
(P = const), còn nhiệt độ thì thay đổi theo xu hướng giảm. Hai khoáng vật “cấu
tử đồng hình” thường có mạng hóa tinh thể tương đồng. Các icon (nguyên tố
hóa học) có thể di chuyển, khuếch tán và thay thế nhau trong cấu trúc mạng tinh
thể ở trạng thái rắn, hình thành cấu tử đồng hình (khoáng vật độc lập). Hiện
tượng đồng hình rất phổ biến trong tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong sự di
chuyển và tập trung các nguyên tố trong vỏ Trái đất, nhất là các nguyên tố hiếm
và phân tán. Hiện tượng thay thế đồng hình tạo ra nhiều tính chất hữu ích của
vật liệu như chất bán dẫn, vật liệu áp điện, vật liệu laze. Trong khoa học vật liệu
hiện đại, một trong những ứng dụng dung dịch rắn là sản xuất các vật liệu cấu
trúc và vật liệu chức năng, đặc biệt là vật liệu composit và nanocomposit.

Tài liệu tham khảo


1. Đỗ Vân Thanh, Trịnh Hân, Khoáng vật học, Nxb. ĐHQGHN, 2003.
2. Nguyễn Văn Giảng, Nguyễn Văn Bình, Giáo trình tinh thể khoáng vật, Nxb. KH&KT,
2016.
3. Бокий Г. Б, Кристаллохимия, 3-е изд. М., 1971.

194
ĐỒNG VỊ BỀN,
đồng vị không phân rã phóng xạ. Một nguyên tố có thể vừa có đồng vị bền và
đồng vị phóng xạ. Đến nay, có khoảng 80 nguyên tố được biết có ít nhất một
hay nhiều hơn số đồng vị bền, tạo thành một danh sách gồm 252 đồng vị bền.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực địa chất học, các nguyên tố có đồng vị bền được quan
tâm nghiên cứu chủ yếu là H, C, N, O và S. Những đặc điểm chung của các
đồng vị bền này là nguyên tử lượng của chúng thấp, giá trị tương đối giữa các
đồng vị của chúng khá lớn (thí dụ 16O, 17O, 18O; 32S, 34S,...), chúng tồn tại nhiều
dạng oxy hoá (C, N, và S), hình thành nhiều biến dạng thành phần (O), là
nguyên tố có trong nhiều hợp phần chất rắn và chất lỏng tự nhiên, và thành phần
hàm lượng đồng vị đủ cao (ít nhất hàng chục phần trăm) cho phép dễ phân tích,
sử dụng trực tiếp trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Đơn vị biểu diễn tỷ số đồng
vị oxy là δ (‰) được tính tương đối theo tỉ số đồng vị oxy trung bình của nước
đại dương (SMOW)
δ 18O = [(18O/16O) - (18O/16O)SMOW]/[(18O/16O)SMOW]*103
Tuy nhiên, tỷ số đồng vị oxy trong vật chất carbonate thì được tính dựa trên
chuẩn carbonate gọi là PDB (Pee Dee Belemite) như sau:
δ 18OPDB = 1,02086 δ18OSMOW + 30,86
Ký hiệu δ cũng được sử dụng đối với các đồng vị bền khác như:
Nguyên tố Ký hiệu Tỷ số Chuẩn Tỷ số tuyệt đối
Hydro δD D/H( H/ H)
2 1
SMOW 1,557 × 10-4
Carbon δ C
13 13
C/ C
12
PDB 1,122 × 10-2
Nitơ δ 15N 15
N/14N Không khí 3,613 × 10-3
Oxy δ 18O 18
O/16O SMOW, PDB 2,0052 × 10-3
δ O
17 17
O/ O
16
SMOW 3,76 × 10-4
Sulfur δ 34S S/ S
34 32
CDT(*) 4,43 × 10-2
(*) khoáng vật troilite trong thiên thạch sắt Canyon Diablo, gọi tắt là CDT
Lĩnh vực ứng dụng của tỷ số đồng vị bền kể trên bao gồm hệ sinh thái, sinh
vật, địa chất, cổ địa lý, đại dương học và biến đổi khí hậu,... Hệ đồng vị bền oxy
và hydro được sử dụng trong nghiên cứu thuỷ văn (chỉ số δ thể hiện mức làm
giàu hoặc nghèo kiệt đồng vị nặng so với chuẩn qua đó có thể xác định nguồn và
tuổi của nước), lý do là chúng phân bố vào hai cực hợp phần, một là nước đại
dương và hai là băng tuyết bắc cực/nam cực. Sử dụng một máy khối phổ hiện
đại để đo tỉ số đồng vị bền hydro và oxy của mẫu nước ngầm nào đó. Từ kết quả
tỉ số đồng vị thu được có thể truy ra nguồn gốc của mẫu nước ấy. Hoặc là nước
đại dương, hoặc nước mưa thẩm thấu xuống; hoặc pha trộn lẫn của hai nguồn
trên, người ta cũng có thể truy ra tỷ lệ pha trộn của các nguồn khác nhau. Đồng
vị bền được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cổ địa lý và khí hậu. Thí dụ, oxy
trong trùng lỗ (foraminifera) lưu trú trong hỗn hợp CaCO 3 trong vỏ của nó. Tỷ
số đồng vị 18O/16O trong CaCO3 thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần
đồng vị oxy của nước vây quanh. Thành phần đồng vị này không tiến hoá ngay
sau khi trùng lỗ bị chết, rơi xuống thềm biển và vỏ của nó trở thành một phần
của tầng vật chất trầm tích. Mẫu trùng lỗ có thể được thu thập chọn lọc tại các vị
trí khác nhau của cột địa tầng trầm tích và bằng cách đo tỷ số đồng vị oxy, nhiệt
độ nước biển mà trùng lỗ trải qua được ghi lại trong thành phần đồng vị oxy
trong vỏ của chúng sẽ cho thấy bức tranh tổng quát về sự thay đổi thành phần
195
nước biển và nhiệt độ của nó. Vì những ứng dụng trong nghiên cứu cơ bản lẫn
ứng dụng, lĩnh vực đồng vị bền, cũng như đồng vị phóng xạ, đã trở thành một
công cụ quan trọng không chỉ trong ngành địa hoá và còn đối với các ngành
khoa học Trái đất nói chung.

Tài liệu tham khảo


1. Allègre C.J., Isotope Geology, Cambridge University Press, 2008.
2. Faure G., Mensing T.M., Isotopes: Principles and Applications, John Wiley & Sons,
2004.

196
DỰ BÁO ĐỘNG ĐẤT,
lĩnh vực thuộc khoa học địa chấn học nghiên cứu và xác định thời điểm phát
sinh, vị trí và độ lớn của những trận động đất sẽ xảy ra trong một thời hạn cho
trước trong tương lai. Nói cách khác, dự báo động đất (DBĐĐ) là nghiên cứu để
xác định các tham số của trận động đất mạnh kế tiếp sẽ xảy ra trong một khu
vực. Dự báo động đất bao gồm (1) dự báo dài hạn, khi thời hạn dự báo có thể
kéo dài vài thập kỷ đến vài thế kỷ, (2) dự báo trung hạn, khi thời hạn dự báo có
thể kéo dài từ một năm đến 10 năm, (3) dự báo ngắn hạn, khi thời hạn dự báo có
thể kéo dài từ vài ngày đến dưới 1 năm.
Có hai cách tiếp cận trong DBĐĐ đang được áp dụng trên thế giới. Cách
tiếp cận thứ nhất dựa trên việc nghiên cứu các dấu hiệu báo trước sự xuất hiện
động đất, còn cách tiếp cận thứ hai dựa trên việc nghiên cứu các xu thế dẫn đến
sự phát sinh động đất trong mô hình tính địa chấn. Các phương pháp nghiên cứu
dấu hiệu báo trước động đất thường được áp dụng trong các dự báo ngắn hạn,
còn các phương pháp nghiên cứu xu thế của mô hình tính địa chấn thường được
áp dụng trong dự báo trung hạn và dài hạn. Nghiên cứu các dấu hiệu báo trước
động đất dựa vào các dấu hiệu báo trước động đất đã xuất hiện trong văn liệu từ
hàng nghìn năm trước. Hiện tại có khoảng 20 thể loại các dấu hiệu báo trước
động đất thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được mô tả, trong đó đáng kể nhất là
các dấu hiệu trong hai lĩnh vực sinh học và địa vật lý. Khi động đất xảy ra, các
sóng địa chấn được lan truyền từ nguồn tới bề mặt Trái đất, trong đó sóng dọc P
có vận tốc lớn nhất sẽ được lan truyền đến mặt đất trước tiên và gây ra những
rung động rất nhỏ trong khoảng từ vài giây đến vài chục giây trước khi kích
động chính xảy ra. Mặc dù con người không thể cảm nhận được những rung
động nhỏ này, một số loài động vật có thể cảm nhận được và thường có những
hành vi kỳ lạ. Thống kê cho thấy có tới 130 loài động vật được phát hiện có
những hành vi kỳ lạ ngay trước khi xảy ra động đất. Trong khoảng những năm
1970, giả thuyết về sự giãn nở và khuếch tán được cho là đã cung cấp những cơ
sở vật lý cho các dấu hiệu báo trước động đất. Giả thuyết này ra đời từ những
kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, cho thấy thể tích của đá kết tinh bị
biến đổi dưới áp suất rất lớn. Sự giãn nở về thể tích này kéo theo sự thay đổi của
một vài tính chất khác của vật thể như vận tốc truyền sóng địa chấn hay điện trở
suất bên trong vật thể, hay thậm chí là sự nâng địa hình trên diện rộng. Sự thay
đổi tỷ số vận tốc sóng dọc VP và vận tốc sóng ngang VS khi lan truyền qua một
vùng cụ thể là cơ sở để dự báo động đất, như trường hợp các trận động đất năm
1973 ở hồ Núi Xanh và năm 1974 ở Riverside, Mỹ. Sự tăng đột biến nồng độ
của khí radon trong đá do tích lũy ứng suất hay dập vỡ bên trong sẽ kéo theo
hiện tượng giải phóng khí Radon tại các đứt gãy trước các trận động đất. Sự tăng
đột biến giá trị trường từ của Trái đất cũng được cho là dấu hiệu báo trước động
đất. Một trong những ví dụ điển hình nhất là trường hợp trận động đất Loma
Prieta năm 1989. Khoảng một tháng trước khi xảy ra động đất, giá trị từ trường
Trái đất ở tần số cực thấp đo bằng từ kế ở Corralitos, California, cách tâm chấn
của trận động đất sắp xảy ra 7 km, bắt đầu tăng một cách bất thường. Chỉ ba giờ
trước trận động đất, các số đo đã tăng vọt lên khoảng ba mươi lần so với bình
thường, với biên độ giảm dần sau trận động đất. Năm 1999, nhóm nghiên cứu
197
của Vladimir Keilis-Borok đã tuyên bố có thể áp dụng thuật toán M8 do họ xây
dựng để dự báo trung hạn các trận động đất mạnh trên thế giới. Thuật toán M8
cho phép cảnh báo về một “Khoảng thời gian xác suất gia tăng” (gọi tắt là TIP)
trước một trận động đất mạnh với độ lớn được xác định trước cho một vùng
rộng lớn với diện tích lên đến hàng nghìn km trong khoảng thời gian tối đa 5
năm. M8 đã thu hút được sự chú ý đáng kể khi trận động đất ở San Simeon và
Hokkaido năm 2003 xảy ra trong một TIP. Tuy nhiên đến năm 2004, kết quả dự
báo TIP cho trận động đất 6.4 độ ở Nam California đã không thành công cùng
với hai dự báo khác. Mô men gia tốc là số đo năng lượng địa chấn. Phương pháp
nghiên cứu sự giải phóng mô men gia tốc, hay phân tích thời gian tính đến khi
xảy ra động đất, là phương pháp nghiên cứu hiện tượng số lượng các tiền chấn
của trận động đất chính tăng lên đột biến theo cấp số mũ. Mặc dù được khởi đầu
với nhiều kỳ vọng, phương pháp này đã gặp phải một số khó khăn, chẳng hạn
như khả năng ghi nhận được đầy đủ số lượng động đất trong toàn bộ chuỗi động
đất, hay khả năng xác định chính xác thời điểm phát sinh động đất theo độ
nghiêng của đồ thị lặp lại động đất. Từ năm 2004, phương pháp nghiên cứu sự
giải phóng mô men gia tốc đã không còn được chú ý nữa.
Trong khoảng thời gian những năm 1970, các nhà khoa học tỏ ra khá lạc
quan về khả năng xây dựng thành công một phương pháp dự báo động đất và áp
dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1990, sau hàng loạt những
dự báo thất bại, giới chuyên môn đã bắt đầu hoài nghi về khả năng dự báo được
động đất. Trong khi đa số các trường hợp thất bại, chỉ có rất ít động đất được dự
báo chính xác thời điểm phát sinh, trong đó có trận động đất có độ lớn 7,5 độ
xảy ra năm 1975 ở Hai Cheng, Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo


1. Kanamori, Hiroo, "Earthquake Prediction: An Overview", International Handbook of
Earthquake and Engineering Seismology, International Geophysics, 616: 1205-1216, 2003.
Doi: 10.1016/s0074-6142(03)80186-9, ISBN 0-12-440658-0.
2. V. I. Keilis-Borok, A. A.Soloviev (Eds.), Nonlinear Dynamics of the Lithosphere and
Earthquake Prediction, Springer, 337pp, 2002.

198
DỮ LIỆU LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT,
tập hợp thông tin địa chất về không gian (được tham chiếu về mặt địa lý) và mô
tả về địa chất của một khu vực địa lý cụ thể được thu thập từ các nguồn khác
nhau dùng để lập bản đồ địa chất.
Thông tin trong dữ liệu bản đồ địa chất bao gồm (1) vị trí địa lý và định
hướng kích thước của từng đối tượng địa lý hoặc đối tượng địa chất (ví dụ, một
vết lộ hoặc một đứt gãy), (2) các loại thông tin mô tả địa chất khác nhau về từng
đặc điểm hoặc đối tượng (như thành phần vật chất, tuổi, vị trí không gian, quy
mô, kích thước,...).
Dữ liệu lập bản đồ địa chất cần được thu thập, xử lý và tổng hợp trong giai
đoạn đầu của lập bản đồ địa chất tức là trước giai đoạn tiến hành công tác khảo
sát thực địa, thậm chí ngay trong lúc và trước khi lập phương án lập bản đồ
địa chất.
Dữ liệu bản đồ địa chất cũng có thể bao hàm một lượng lớn định tính và
định lượng thông tin địa chất. Chẳng hạn: dữ liệu bản đồ địa chất có thể bao
gồm các đặc điểm về thành phần vật chất; phân tích địa hóa; tuổi tương đối hoặc
tuổi đồng vị phóng xạ; thông tin về các tầng đất phong hóa trên mặt; các đường
đẳng trị về địa vật lý, cũng như thông tin khác các dạng đặc điểm địa mạo.
Các dữ liệu cơ bản của dữ liệu bản đồ địa chất là các đường (chẳng hạn:
ranh giới tiếp xúc và đứt gãy); các điểm (chẳng hạn: yếu tố thế nằm của lớp và
các vị trí của hóa thạch) và các khu vực hoặc đa giác bất kỳ (chẳng hạn: các khu
vực đơn vị bản đồ và các khu vực thay đổi). Ngoài ra, mỗi thuộc tính trong dữ
liệu bản đồ địa chất tương ứng có nhiều đặc điểm đi kèm. Các thuộc tính cơ bản
nhất có thể đơn giản xác định đặc điểm (chẳng hạn: “đứt gãy nghịch” hoặc “nếp
uốn chờm nghịch”). Các thuộc tính khác có thể bao gồm các mô tả chi tiết về
từng đặc điểm (chẳng hạn: các đặc điểm về thạch học của một đơn vị bản đồ,
hướng cắm của đứt gãy, hoặc xác định và nhận dạng tuổi của một mẫu
hóa thạch).
Khi bản đồ địa chất được tạo dưới dạng sản phẩm bản đồ từ cơ sở dữ liệu
bản đồ địa chất, mỗi đối tượng địa chất được thể hiện bằng một ký hiệu bản đồ
địa chất cụ thể (xem mục từ “Bản đồ địa chất”). Các thuộc tính trong cơ sở dữ
liệu cung cấp thông tin cần thiết để ký hiệu từng đặc tính. Ngoài ra, chú thích
được thêm vào bản đồ địa chất ở bất cứ nơi nào cần thiết để xác định các đối
tượng khác nhau (chẳng hạn: tên đơn vị bản đồ và tên đứt gãy) và cung cấp
thông tin định lượng cần thiết (chẳng hạn: giá trị hướng cắm và số vị trí
hóa thạch).
Theo truyền thống dữ liệu lập bản đồ địa chất bao gồm các thông tin bằng
văn bản và bản vẽ có sẵn liên quan đến vùng lập bản đồ địa chất, bao gồm các
bản đồ địa chất cũng như các tài liệu, sách báo khoa học và báo cáo về địa chất,
địa vật lý, địa hóa, địa mạo, địa môi trường, khoáng sản, địa chất thủy văn và địa
chất công trình đã xuất bản hoặc trong các kho lưu trữ.
Từ cuối thế kỷ thứ XX đến nay phần quan trọng của dữ liệu lập bản đồ địa
chất còn bao gồm các tài liệu viễn thám với các ảnh hàng không và vũ trụ có độ
phân giải cao, bao gồm các ảnh đa phổ (Landsat, SPOT, Cosmos, Vinasat,...) với
sự hỗ trợ xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng và sự kết hợp nhuần nhuyễn
199
với công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Với việc sử dụng công nghệ viễn
thám đã có thể lập được bản đồ địa chất thể hiện sự phân bố thạch học và đặc
điểm cấu tạo khá chính xác, nhất là ở các vùng ít phát triển vỏ phong hóa.

Tài liệu tham khảo


1. Pavel Hanžl and Kryštof Verner (eds.), Basic principles of geological and thematic
mapping, Czech Geological Survery, 2018. Website:
http://mapapps.bgs.ac.uk/geologyofbritain/home.html (tham khảo tháng 09/2021).
2. Будрэ А.И., Маймин Ю.С., Старченко В.В., Фараджев В.А. и др, Инструкция по
составлению и под готовке к изданию листов Государственной геологической карты
Российской Федерации масштаба 1:200 000, Роскомнедра, Москва, 244с, 1995.

200
ĐỨT GÃY (FAULT),
mặt gián đoạn phân chia các thể địa chất thành hai khối có sự dịch chuyển tương
đối với nhau, hình thành khi ứng suất (ứng lực) xuất hiện bên trong vỏ Trái đất
vượt quá ngưỡng chịu đựng của đá. ĐG phát triển từ dưới sâu trong vỏ và cắt bề
mặt đất theo một đường gọi là đường ĐG, có dạng đường thẳng hoặc cong. Trên
bản đồ Địa chất, ĐG được quy ước thể hiện bằng đường màu đỏ. Chiều dài ĐG
thay đổi từ vài mét đến hàng nghìn km. Chúng phát triển chủ yếu trong nửa trên
của vỏ Trái đất nơi có tính chất biến dạng dòn, đến độ sâu khoảng 15 km. Dưới
độ sâu này, ĐG chuyển thành đới biến dạng dẻo.
Mặt ĐG có thể thẳng đứng, nằm thoải ngang hoặc nghiêng, uốn cong và
phân chia khối đá trong vỏ Trái đất thành hai phần gọi là hai cánh của ĐG. Phần
nằm dưới mặt ĐG gọi là cánh nằm, phần nằm trên gọi là cánh treo. Khi mặt ĐG
thẳng đứng thì gọi theo phương vị của nó so với đường ĐG. Khi hai cánh ĐG
dịch chuyển thường để lại các dấu vết dạng tuyến trên bề mặt ĐG gọi là vết
xước hay vết trượt kiến tạo (Hình 1). Chúng thường song song với phương hay
vectơ dịch chuyển của ĐG.
Theo phương dịch trượt, ĐG được chia thành ba nhóm: (i) trượt theo
đường phương gọi là ĐG trượt bằng, (ii) trượt theo đường hướng dốc gọi là ĐG
trượt theo đường hướng dốc, (iii) trượt xiên chéo. ĐG trượt bằng có mặt trượt
gần thẳng đứng. Nhìn từ trên xuống mặt đất, nếu hai cánh của ĐG trượt bằng
dịch trượt ngược chiều kim đồng hồ thì gọi là ĐG trượt bằng Trái, ngược lại thì
gọi là ĐG trượt bằng phải. ĐG trượt theo đường hướng dốc thường có mặt trượt
nằm thoải và gọi là ĐG nghịch khi cánh treo dịch chuyển từ dưới lên trên, gọi là
ĐG thuận khi cánh treo dịch trượt từ trên xuống dưới. ĐG trượt xiên chéo là loại
trung gian giữa hai nhóm trên (Hình 2). ĐG nghịch có mặt trượt <45° gọi là ĐG
chờm nghịch. Khi ĐG chờm nghịch dịch chuyển với biên độ lớn thì gọi là ĐG
chờm phủ. ĐG nghịch thường xuất hiện ở ranh giới hội tụ, dọc đới hút chìm, các
đai va chạm, uốn nếp, tạo núi. ĐG thuận phát triển chủ yếu ở rìa mảng tách giãn,
rìa lục địa thụ động, nơi thạch quyển bị kéo căng tạo thành cấu trúc bán địa hào,
địa hào, thung lũng rift. ĐG trượt bằng phổ biến trong cả lục địa và đại dương.
ĐG trượt bằng gọi là đứt gãy chuyển dạng khi nó kết nối hai đới trục tách giãn,
hai đới hút chìm với nhau hoặc đới hút chìm với đới tách giãn. ĐG có khả năng
dịch chuyển trong Holocen đến hiện tại gọi là ĐG hoạt động, ngược lại thì gọi là
ĐG không hoạt động. Ngoài cách phân loại trên, ĐG còn được phân chia tương
đối thành các cấp khác nhau theo vai trò trong bình đồ kiến trúc, theo quy mô
dài rộng.
ĐG hoạt động khi dịch chuyển đột ngột sẽ sinh ra các trận động đất có độ
lớn khác nhau và có thể gây hậu quả tàn phá khủng khiếp như trận động đất
Kobe năm 1995. Các đới ĐG thường là các kênh dẫn dung dịch quặng từ lò
magma dưới sâu đi lên tạo thành các mỏ khoáng sản.

201
Hình 1. OA: khoảng cách dịch trượt theo đường phương,
AC: khoảng cách dịch trượt theo đường hướng dốc, OC: khoảng cách dịch trượt trên mặt ĐG,
AB: giãn cách ngang, BC: giãn cách đứng, : góc dốc ĐG, : góc chúi của vectơ dịch chuyển

Hình 2. (1), (2) ĐG trượt bằng trái và phải; (3), (4) ĐG thuận và nghịch; (5) ĐG thuận - trái

Tài liệu tham khảo


1. Fossen H., Structural Geology, Cambridge University Press, 481p, 2010.
2. Ramsey J.G., Huber M., The Technics of Modern Structural Geology, Volum 2 Fold and
Fracture, Academic Press, 700p, 2006.
3. Selley R.C., Cocks L.R.M., Plimer I.R, Encyclopedia of geology, Elsevier, 2005.
4. Tống Duy Thanh., Mai Trọng Nhuận., Trần Nghi (Chủ biên), Bách khoa thư Địa chất.
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 249-296, 2016.
5. Twiss R.J., Moores E.M., Structural Geology, W.H. Freeman and Company, 2nd
Edition, 737p, 2006.
6. Van Der Pluijm B.A., Marshak S, Earth structure: An Introduction to Structural Geolgy
and Tectonics, 2nd Edition, W. W. Norton & Company, 673p, 2004.

202
JAQUES FROMAGET (1886-1956),
nhà địa chất người Pháp có nhiều công trình nghiên cứu về Đông Dương. Ông
sang làm việc tại Sở Địa chất Đông Dương vào năm 1923 và làm giám đốc sở
Địa chất Đông Dương từ năm 1929 đến 1945. Jacques Fromaget được bầu là
thành viên (viện sĩ) thông tấn của khu vực thứ 2 của Viện hàn lâm Khoa học
thuộc địa vào ngày 23/6/1932 đến năm 1956. Ông đã nghỉ hưu vào năm 1946,
nhưng năm 1948 lại sang Đông Dương và tiếp tục công việc của mình cho đến
cuối đời. Ông đã nghiên cứu và công bố 66 công trình khoa học chủ yếu về địa
chất, một phần về địa lý và khảo cổ ở Đông Dương vào đầu thế kỷ XX.
Các nghiên cứu đầu tiên của ông chủ yếu là các ghi chép, xuất bản về các
di chỉ khảo cổ thời kỳ đồ đá mới ở Việt Nam. Năm 1924, ông đã kiểm kê và xây
dựng một danh mục các địa điểm khảo cổ thời kỳ đồ đá mới ở xứ An Nam (Việt
Nam). Các ghi chép vào các năm 1932, 1936 và 1938 về thời kỳ tiền sử ở Đông
Dương, được ông trình bày tại ba kỳ đại hội về thời kỳ tiền sử Đông Dương.
Tháng 2 năm 1938, ông tặng Viện Hàn lâm Khoa học Paris một bộ mẫu gồm 17
hộp sọ người tiền sử nhưng giống sọ người hiện đại về mặt giải phẫu, được ông
phát hiện ở Tam Hang (Bắc Lào) trong quá trình khảo sát địa chất. Trong số đó,
mười hộp sọ đã được phục hồi cùng với sáu bộ xương gần như hoàn chỉnh. Sau
này, những hóa thạch đó được xác định có tuổi 15.700 năm và được các nhà
khảo cổ sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự biến đổi về giải phẫu
và sự di cư của người tiền sử ở Đông Nam Á trong thời kỳ Pleistocen muộn.
Trong số hàng loạt các công trình nghiên cứu về địa chất Đông Dương, thì
công trình thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:4.000.000 Bắc Trung Bộ và vùng lân
cận thuộc Lào của ông vào 1927 là công trình có tính tổng hợp đầu tiên về địa
chất khu vực. Trong công trình này, ông đã mô tả có hệ thống và tương đối chi
tiết các phân vị địa tầng Paleozoi và các đặc trưng cơ bản về cấu trúc của khu
vực. Sự hình thành các cấu trúc đó đi kèm với các đá xâm nhập granit monzonit,
granodiorit tuổi sau Moscovi (cách ngày nay khoảng 310 triệu năm). Chuyển
động sinh ra cấu trúc đó được ông giải thích trên cơ sở đối sánh với chuyển
động tạo núi Hercyni (xảy ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ) có tuổi trong khoảng từ kỷ
Carbon đến Permi. Trên cơ sở địa tầng, Fromaget đã chia lịch sử địa chất vùng
Bắc Trung Bộ trước kỷ Trias thành giai đoạn trước Hercyni; giai đoạn tạo núi
Hercyni và giai đoạn phun trào Permi. Ông cũng đề cập đến pha kiến tạo cuối
Trias làm uốn nếp các trầm tích trước đó và bị trầm tích chưa than tuổi Nori-Reti
phủ bất chỉnh hợp lên trên được đặt tên là chuyển động Indosini.
Các công trình công bố trong thập niên 1930-1940 của ông là tiền đề để
năm 1941 ông xuất bản công trình tổng hợp “Đông Dương: Cấu trúc địa chất,
các đá, các mỏ và mối liên quan có thể của chúng với kiến tạo”. Năm 1952, ông
chủ biên xuất bản tờ bản đồ “Địa chất Đông Dương” tỷ lệ 1:2.000.000 thể hiện
tương đối đúng đắn các phân vị địa chất, những nét cơ bản về cấu trúc và đươc
tái bản 1971 với nhiểu kết quả mới được bổ sung. Hai công trình này của ông đã
tổng kết toàn bộ các công trình địa chất ở Đông Dương của các nhà địa chất
Pháp thời đó. Có thể nói, đến thập niên 1952, Fromaget là người đầu tiên nghiên
cứu về cấu trúc địa chất, kiến tạo Đông Dương một cách đầy đủ và toàn diện
hơn cả. Nhiều đơn vị cấu trúc địa chất lớn như địa khối (khối nền) Indosinia
203
cứng rắn từ trước Cambri, vòng cung uốn nếp Phu Hoạt, đới khâu Sông Mã (ông
gọi là “vết sẹo” Thanh Hóa), miền nền Đông Bắc Việt Nam cũng như các giai
đoạn chuyển động kiến tạo lớn đã được ông xác lập. Một số chuyển động kiến
tạo, điển hình nhất là chuyển động kiến tạo Indosini đã được các nghiên cứu gần
đây chứng minh và làm sáng tỏ thêm nhiều điều về bản chất và tuổi mà ông đã
đề xuất.
Với những đóng góp cho nền địa chất Đông Dương, năm 1928 ông được
Viện Hàn lâm Khoa học Paris tặng giải thưởng “Gustave Roux”. Ông là thành
viên thông tấn của phân ban 2, Viện hàn lâm Khoa học Thuộc địa từ ngày
23.6.1932 đến 1956.

Tài liệu tham khảo


1. Fromaget J., L’Indochine francaise, sa structure géologique, ses roches, ses mines et
leur relation possible avec la tectonique (Xứ Đông Dương, cấu trúc địa chất, các đá, các mỏ
và mối liên quan có thể có với kiến tạo), Bull. SGI, XXVI/2: 140p. Hanoi, 1941.
2. Fromaget J. et al., Carte géologique de l'Indochine à l'échelle du 1/2.000.000e, 1952.
3. Nature, 121(3037), 74-75, 1928.
4. https://cths.fr/an/savant.php?id=104381 (truy cập ngày 25/5/2021).
5. http://worldcat.org/identities/ (truy cập ngày 25/5/2021).
6. http://www.sudoc.abes.fr/ (truy cập ngày 25/5/2021).

204
GIAI ĐOẠN KHỞI THỦY,
giai đoạn khởi đầu cho lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất tương ứng
với thời gian 4,6 đến 4 tỷ năm trước.
Giai đoạn khởi thủy (GĐKT) tương ứng với thời kỳ Hadean trong thang
thời địa tầng quốc tế. Tên “Hadean” có nguồn gốc từ “Hades”, theo tiếng Hy
Lạp có nghĩa là địa ngục. Sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là sự hình thành
ban đầu của Trái đất, sự hình thành Mặt trăng cũng như sự phát triển của bầu khí
quyển và đại dương. Trong suốt giai đoạn này, các tác động từ các thiên thể
ngoài Trái đất đã giải phóng một lượng nhiệt khổng lồ khiến cho Trái đất lúc đó
như một lò magma (dung thể đá ở dạng lỏng, nóng chảy) khổng lồ.
Bề mặt Trái đất rất không ổn định trong thời gian đầu của GĐKT. Các dòng
đối lưu trong manti đưa magma nóng chảy lên bề mặt và đá nguội trên bề mặt sẽ
lắng xuống đáy. Các nguyên tố nặng hơn, ví dụ sắt, lắng xuống và tập trung ở
phần lõi tạo thành nhân Trái đất, trong khi các nguyên tố nhẹ hơn, như silic nổi
lên và tạo thành lớp vỏ. Lớp vỏ đại dương đã được hình thành vào khoảng 4,5 tỷ
năm trước, sớm hơn thời gian hình thành lớp vỏ lục địa đầu tiên. Mặc dù một số
nhà khoa học cho rằng vỏ lục địa cổ nhất được hình thành vào 4 tỷ năm trước
nhưng kết quả phân tích tuổi đồng vị stronti (Sr) trong bao thể apatit của hạt
zircon được lấy trong đá phiến lục ở Nuvvuagittuq ở Quebec, Canada cho thấy vỏ
lục địa ít nhất đã hình thành vào khoảng 4,2 tỷ năm trước, thậm chí có thể sớm
hơn vào khoảng 4,4 tỷ năm trước. Đây được coi là thành tạo đá cổ nhất trên Trái
đất hiện nay. Kể từ GĐKT, gần như toàn bộ lớp vỏ nguyên thủy này đã bị phá
hủy do chuyển động kiến tạo hoặc hoạt động phong hóa về sau, vì thế các loại đá
cổ được hình thành trong giai đoạn này còn lại rất ít.
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về thời điểm hình thành khí quyển cũng
như thành phần ban đầu của nó. Mặc dù nhiều nhà khoa học cho rằng bầu khí
quyển và đại dương được hình thành trong thời gian cuối của giai đoạn Khởi
Thủy, việc phát hiện ra hạt zircon ở Úc cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng
khí quyển và đại dương hình thành trước 4,4 tỷ năm trước. Bầu khí quyển ban
đầu có thể phát sinh từ một vùng thoát khí hydro và heli. Thông thường, người
ta cho rằng amoniac, mêtan và neon xuất hiện sau khi lớp vỏ Trái đất nguội đi,
và sự thoát khí của núi lửa đã đưa thêm hơi nước, nitơ và hydro bổ sung vào bầu
khí quyển. Một số nhà khoa học khác lại cho rằng, các sao chổi rơi vào Trái đất
ở giai đoạn ban đầu này có thể bổ sung vào khí quyển một lượng hơi nước từ
hợp phần băng mà nó mang theo. Lượng hơi nước trong khí quyển, sau đó
ngưng tụ thành mây và mưa và để lại lượng lớn nước ở dạng lỏng trên bề mặt
Trái đất.
Mặt Trăng cũng được cho là đã hình thành trong GĐKT này và một số giả
thuyết về nguồn gốc của Mặt trăng đã được đưa ra. Giả thuyết được ủng hộ nhất
hiện nay cho rằng Mặt trăng hình thành từ vật chất bị phá hủy từ một vụ va
chạm giữa Trái đất và một thiên thể có kích thước bằng Sao Hỏa. Bằng chứng
cho giả thuyết này là tỷ lệ đồng vị oxy của Mặt trăng dường như giống hệt với
Trái đất cũng như sự khác biệt về tỷ lệ của Fe và Mg của đá Mặt trăng so với tỷ
lệ này trong manti của Trái đất.

205
Tài liệu tham khảo
1. K.C. Condie, Origin of the Earth’s crust, Palaeogeography, Palaeoclimatology,
Palaeoecology, 75(1-2): 57-811989.
2. Van Thienen P, Van den Berg AP, Vlaar NJ., Production and recycling of oceanic crust
in the early Earth, Tectonophysics, 386(1-2): 41-65, 2004.
3. Mloszewskaa A.M., Pecoits E., Cates N.L., Mojzsis S.J., O’Neil J., Robbins L.J.,
Konhauser K.O., The composition of Earth's oldest iron formations: The Nuvvuagittuq
Supracrustal Belt (Québec, Canada), Earth and Planetary Science Letters, 317-318: 331-342,
1 February 2012.

206
GIẢM NHẸ RỦI RO ĐỘNG ĐẤT,
cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu những thiệt hại
do động đất gây ra cho cộng đồng. Giảm nhẹ rủi ro động đất (RRĐĐ) là một quá
trình lâu dài, huy động một số lượng lớn người tham gia, trong đó phải kể đến
các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu động đất, các kỹ sư kết cấu, chính
quyền địa phương và chính phủ. Tại mỗi quốc gia, các chương trình hành động
dài hạn, định kỳ được chính phủ phê duyệt để triển khai công tác giảm nhẹ rủi ro
động đất. Giảm nhẹ RRĐĐ được thực hiện theo một quy trình gồm ba hợp phần
chính, có mối liên hệ nhân quả với nhau là (1) đánh giá độ nguy hiểm động đất,
(2) phòng tránh nguy cơ động đất và (3) có kế hoạch ứng phó với động đất.
Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực địa chấn học và vật lý địa cầu có
những đóng góp quan trọng trong việc tìm ra những quy luật của hoạt động động
đất cho một khu vực cụ thể để dự báo khả năng phát sinh động đất và đánh giá
những tác động của động đất tới cộng đồng tại khu vực đó. Trong số các kết quả
đánh giá độ nguy hiểm động đất cho một khu vực, hai tham số quan trọng nhất
được xác định là giá trị độ lớn động đất cực đại (hay năng lượng giải phóng của
động đất cực đại) và chu kỳ lặp lại của giá trị này tại khu vực đó. Các sản phẩm
quan trọng của hợp phần này là các bản đồ phân vùng động đất, biểu thị các vùng
có độ nguy hiểm động đất khác nhau và các bản đồ độ rủi ro động đất, chỉ ra khả
năng gây thiệt hại của động đất cho cộng đồng tại mỗi vùng trong phạm vi
nghiên cứu.
Phòng ngừa là yếu tố quan trọng nhất trong công tác giảm nhẹ rủi ro động
đất. Lập luận đơn giản, nếu tất cả kết cấu của các công trình xây dựng trong một
khu vực được thiết kế để có thể chống chịu được tác động mạnh nhất của động
đất dự báo cho khu vực đó, thì sẽ không cần áp dụng một biện pháp phòng ngừa
bổ sung nào nữa. Các biện pháp phòng ngừa được thực hiện dựa trên những luận
điểm sau: (i) Quy hoạch đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro
động đất. Việc xây dựng các công trình với mật độ cao phải được quy hoạch
trong phạm vi các khu vực có độ rủi ro địa chấn thấp; (ii) Các tiêu chuẩn kỹ thuật
về xây dựng công trình tại các vùng có độ hoạt động động đất cao cần phải được
hiệu chỉnh thường xuyên cho phù hợp với những tiến bộ khoa học; (iii) Một công
trình xây dựng được coi là an toàn địa chấn khi và chỉ khi được thiết kế kháng
chấn, được xây dựng với chất lượng đảm bảo và được bảo trì liên tục; (iv) Cần
phải sử dụng các vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng, có các đặc tính cơ học
lâu bền và đáp ứng các yêu cầu về kháng chấn; (v) Kiến thức của các kỹ sư xây
dựng cần phải được cập nhật và nâng cấp liên tục. Cần áp dụng một hệ thống đào
tạo thường xuyên cho các kỹ sư trong các lĩnh vực thiết kế, xây dựng và kiểm tra
chất lượng.
Hiệu quả của các hoạt động giảm nhẹ hậu quả động đất phụ thuộc vào mức
độ sẵn sàng ứng phó với động đất của cộng đồng. Khi động đất xảy ra, cộng
đồng phải có phản ứng nhanh và có tổ chức để đảm bảo an toàn phục vụ những
yêu cầu cấp thiết. Việc lập kế hoạch ứng phó với động đất là yếu tố quan trọng
trong việc giảm thiểu thiệt hại do động đất gây ra. Các kế hoạch ứng phó cần
phải được xây dựng trước cho từng địa phương, từng cấp quản lý và phụ thuộc
vào những điều kiện đặc thù của địa phương. Bên cạnh đó, việc tổ chức các cuộc
207
diễn tập ứng phó động đất và các khóa đào tạo nâng cao nhận thức của cộng
đồng về hiểm họa động đất cũng sẽ góp phần không nhỏ cho công tác giảm nhẹ
rủi ro động đất.

Tài liệu tham khảo


1. Bùi Công Quế (Chủ biên), Nguyễn Đình Xuyên, Phạm Văn Thục, Nguyễn Hồng
Phương, Trần Thị Mỹ Thành, Phan Trọng Trịnh, Cao Đình Triều, Ngô Thị Lư, Vũ Thanh ca,
Trần Tuấn Dũng, Nguyễn Văn Lương, Nguy hiểm động đất và sóng thần ở vùng ven biển Việt
Nam, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 313 tr., 2010.
2. Nguyễn Hồng Phương, Đánh giá rủi ro động đất đô thị cho các thành phố lớn ở Việt
Nam, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 33(3): 337-346, 2011.

208
HOẠT ĐỘNG BIẾN CHẤT,
quá trình biến đổi đá (trầm tích, magma, biến chất) trong trạng thái rắn dưới tác
động của các yếu tố biến chất: nhiệt độ, áp suất và chất lưu. Các đá được hình
thành trong quá trình biến chất gọi là đá biến chất. Thuật ngữ “biến chất” lần
đầu tiên được A. Bue đưa vào văn liệu địa chất năm 1820 (tiếng Hy Lạp nghĩa là
biến hình) và thuật ngữ “đá biến chất” trở nên phổ biến sau lần xuất bản đàu tiên
của cuốn “Cơ sở địa chất” của Charles Lyell (1883). Quá trình biến chất được
giới hạn trên bởi quá trình thành đá trầm tích (diagenese), các khoáng vật tạo đá
được gắn kết với nhau thông qua áp lực của tải trọng của chính khối đá, không
đi với quá trình hình thành khoáng vật mới và được giới hạn dưới là hoạt động
magma.
Trong quá trình biến chất xảy ra tái kết tinh (trong trạng thái rắn) các
khoáng vật của đá ban đầu, phát triển các khoáng vật tạo đá biến chất mới. Biến
chất luôn kéo theo sự thay đổi thành phần hóa học của đá ban đầu. Nếu trong
quá trình biến chất chỉ có sự thay đổi các hợp phần chất bốc (H2O, CO2H2O,
CO2) được gọi là đẳng hóa, ngược lại biến chất dị hóa kéo theo sự biến đổi một
cách cơ bản thành phần hóa học của đá, trường hợp cao nhất gọi là biến chất
trao đổi. Hoạt động biến chất (HĐBC) là quá trình phức tạp và được chia thành
các kiểu chính: biến chất tiếp xúc (hay còn gọi là biến chất nhiệt), biến chất khu
vực, biến chất động lực và biến chất do va chạm.
HĐBC khu vực khi vùng rộng lớn vỏ lục địa bị lôi vào quá trình tạo núi,
nơi hội tụ của các mảng thạch quyển tạo nên HĐBC quy mô lớn, sự va chạm của
hai mảng lục địa tạo ra các lực nén cực mạnh, làm tăng bề dày vỏ dẫn đến các
thay đổi của các điều kiện nhiệt độ và áp suất, hoạt động này tạo ra các đá biến
chất. So với cấu trúc địa chất, mức độ biến chất được tạo ra với điều kiện áp suất
và nhiệt độ ngày càng tăng được gọi là HĐBC tịnh tiến (thuận). Ngược lại, nhiệt
độ và áp suất giảm đặc trưng cho HĐBC giật lùi (nghịch).
HĐBC tiếp xúc (HĐBC nhiệt) thường xảy ra xung quanh các khối magma
xâm nhập, nơi có sự gia tăng nhiệt do sự xâm nhập của magma vào đá “nền”
trong vỏ Trái đất. Khu vực vành tiếp xúc tạo nên đá biến chất tiếp xúc thường
đặc trưng bởi đá sừng. Đá hình thành do biến chất tiếp xúc không bị biến dạng
mạnh và thường có dạng hạt mịn, hoặc giữ nguyên cấu tạo ban đầu. Nhiệt của
khối mácma tạo nên mức độ biến chất được đo bằng sự xuất hiện khoáng vật
mới. Với các đá giàu nhôm, rất dễ nhận ra ví như sừng Andalusit, sừng
sillimanit hay sừng pyroxen.
HĐBC nhiệt dịch là kết quả của sự tương tác của đá nền với dung dịch
nhiệt dịch nhiệt độ cao, có thành phần hóa học đa dạng. Sự khác biệt về thành
phần hóa học giữa đá nền và dung dịch nhiệt dịch gây ra một loạt các phản ứng
biến chất. Dung dịch nhiệt dịch có thể bắt nguồn từ magma xâm nhập, từ sự đối
lưu của dung dịch nhiệt dịch trong các đá basalt đáy đại dương nơi tiếp giáp với
các sống núi giữa đại dương hay các núi lửa ngầm dưới đáy biển, tạo ra biến
chất nhiệt dịch trên diện rộng. HĐBC nhiệt dịch này là dấu hiệu quan trọng
trong việc tìm kiếm các mỏ quặng kim loại có giá trị.
Dung dịch mácma từ khối đá xâm nhập tham gia phản ứng biến chất. Sự
tiêm nhập của chất lưu làm thay đổi thành phần hóa học của đá xung quanh. Nếu
209
đá nền có thành phần carbonat (đá vôi) hình thành nên đá skarn. Nếu chất lưu
giàu Flo để lại khi đá granit nguội đi thường hình thành đá greisen tại vành tiếp
xúc. Điều quan trọng, nơi đây thường lắng đọng các quặng kim loại và nên rất
được quan tâm về mặt kinh tế. Một HĐBC tiếp xúc đặc biệt liên quan tới đá
xung quanh có giầu chất hữu cơ thường sinh ra nhiên liệu hóa thạch như than
hoặc dầu khí.
HĐBC động lực liên quan đến các đới có biến dạng dọc đới đứt gãy sâu. Ở
độ sâu 0-5 km, biến chất động lực thường không được tạo ra vì áp suất giới hạn
quá thấp để tạo ra nhiệt ma sát. Không có đá biến chất được hình thành mà tạo
ra các đábreccia hoặc cataclasit.Với độ sâu 5-10 km, đá pseudotachylit được
hình thành do năng lượng tập trung vào mặt đứt gãy và áp suất giới hạn đủ để
làm thay đổi kiến trúc của đá gốc, chúng bị nghiền nhỏ tới cấp hạt nhỏ như dạng
thủy tinh nhiệt độ tăng cao do ma sátđủ để hình thành một số khoáng vật mới
trong đá này. Độ sâu 10-20 km, nhiệt ma sát và áp suất tăng cao có định hướng
và làm các đá bị nghiền nát, tái kết tinh toàn bộ hình thành các khoáng vật mới
tạo nên đá mylonit có cấu tạo định hướng theo phương của đới đứt gãy.
HĐBC do va chạm xảy ra khi một thiên thạch va chạm với bề mặt Trái đất.
Do đó, biến này được đặc trưng bởi điều kiện áp suất cực cao và nhiệt độ cao,
xẩy ra trong khoảng thời gian ngắn. Các khoáng vật coesit, stishovit,… được tạo
thành trong đá.

Tài liệu tham khảo


1. Bucher, Kurt, Petrogenesis of Metamorphic Rock, Springer, 2002.
2. Vernon, R. H., Metamorphic Processes, Halsted Press, 1976.

210
HOẠT ĐỘNG MAGMA,
tổ hợp các quá trình nóng chảy magma, tiến hóa magma, di chuyển, tương tác
với đá vây quanh và đông nguội. Magma ở sâu trong lớp vỏ Trái đất có nhiệt độ
cao và chịu áp suất lớn; khi vỏ Trái đất chuyển động xuất hiện đới đứt gãy,
magma sẽ chuyển động theo hướng giảm áp do áp suất cục bộ giảm, magma đi
lên theo đới đứt gãy và xâm nhập vào vỏ hoặc phun trào lên bề mặt Trái đất.
Đồng thời do tác động liên tục của quá trình phân dị kết tinh, đồng hóa,... làm
thay đổi thành phần hóa học và trạng thái hóa lý.
Trong quá trình hoạt động magma (HĐMM), dưới lòng sâu Trái đất các lò
magma được hình thành, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao và tác động hóa học
của magma, các đá vây quanh có thể bị biến đổi. Dựa theo độ sâu kết tinh cuối
cùng của magma người ta phân biệt HĐMM sâu, sâu vừa, á núi lửa và núi lửa;
còn dựa theo thành phần, HĐMM được chia ra hoạt động magma siêu bazơ,
bazơ, trung tính và axit (silic). HĐMM biểu hiện trong hầu hết các bối cảnh địa
kiến tạo, mạnh mẽ nhất là trong các đới tương tác giữa các mảng thạch quyển,
đới tách giãn và đới dâng cao dòng nhiệt (điểm nóng). Biểu hiện HĐMM mạnh
nhất và đa dạng nhất đặc trưng cho vùng rìa lục địa tích cực (đới chuyển tiếp lục
địa - đại dương) và cung đảo. Trong thời hiện đại, HĐMM phát triển trong các
đai núi lửa giữa đại dương như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây
Dương (Iceland), dãy núi giữa đại dương, đới rift Châu Phi và Địa Trung Hải,...
HĐMM đi kèm tất cả các giai đoạn của hệ thống uốn nếp và là một trong
những yếu tố làm dâng cao bề mặt Trái đất. Chẳng hạn, ĐMM của các điểm
nóng dẫn đến đáy đại dương nâng cao lên đến hàng nghìn mét, nhờ thế mà hình
thành các quần đảo đại dương (Hawai, Azores, Canary,...). Khi HĐMM tắt dần
thì bề mặt (đáy đại dương) hạ xuống và các đảo đại dương sẽ chìm xuống dưới
nước, hình thành các dãy núi ngầm và các dạng địa hình khác của đáy
đại dương.
HĐMM là biểu hiện hoạt động sâu của Trái đất; nó liên quan chặt chẽ với
sự phát triển Trái đất, lịch sử tiến hóa kiến tạo. HĐMM trong những giai đoạn
sớm của Trái đất là quá trình địa chất chủ yếu dẫn đến sự hình thành các lục địa.
Các biểu hiện HĐMM sớm nhất còn được lưu giữ liên quan với sự hình thành
komatiite và các đá loạt tonalite-trondjemite. Khoảng 3 tỷ năm trước đã bắt đầu
hình thành các xâm nhập anorthosite lớn và granite rapakiwi. Dòng nhiệt cao
của các giai đoạn tiến hóa sớm của Trái đất là điều kiện thuận lợi để hình thành
magma siêu mafic (komatit), mà để thành tạo được cần có mức độ nóng chảy
từng phần manti cao, cũng như tạo điều kiện thành tạo granite trong Arkerozoi
và Proterozoi sớm. Sự giảm dần dòng nhiệt trong Phanerozoi đã làm giảm vai
trò của HĐMM siêu mafic và dẫn tới sự gia tăng vai trò của các đá kiềm được
hình thành ở mức độ nóng chảy từng phần thấp hơn và độ sâu lớn, sự gia tăng bề
dày của thạch quyển và nền hóa vỏ (craton hóa), chuyển từ HĐMM vỏ theo
vùng sang theo đai dạng tuyến.
Các thể magma lớn đông nguội dưới sâu trong khoảng hàng triệu năm và là
nguyên nhân của hoạt động địa nhiệt của các đới xung quanh, nguồn của nước
khoáng nóng,... Liên quan với HĐMM hình thành các mỏ khoáng sản nội sinh

211
trong giai đoạn magma (mỏ magma), cũng như các mỏ do dung dịch nhiệt độ
cao (mỏ nhiệt dịch) và tương tác với đá vây quanh (mỏ greisen, mỏ scarn,...).

Tài liệu tham khảo


1. Schubert G., Turcotte D.L., Olsen P., Mantle Convection in the Earth and Planets,
Cambridge University Press, 69-71, 2001.
2. Wilson M, Igneous petrogenesis, Springer, 3-12, 2012. 
3. Wright T.J., Ayele A., Ferguson D., Kidane T., Vye-Brown C., eds, Magmatic Rifting
and Active Volcanism, Special Publications, 420, Geological Society, London, 1- 9, 2016.

212
KHOÁNG VẬT CHÍNH,
thuật ngữ chỉ các khoáng vật chiếm tỷ lệ lớn trong đá (thường >5% thể tích).
Khái niệm khoáng vật chính (KVC) phần nào trùng với khái niệm khoáng vật
tạo đá, nhưng trong các văn liệu vẫn được sử dụng song song. Khi nói đến
khoáng vật chính là chủ yếu đề cập đến khía cạnh ưu thế về khối lượng của
khoáng vật mà hầu như không quan tâm tới vai trò của nó trong đá. Như vậy, về
nguyên tắc KVC có thể là khoáng vật bất kỳ nhưng thực tế chúng chủ yếu thuộc
một số nhóm chính: nhóm silica, alumosilicat, Fe-Mg silicat, carbonat và sulphat
là những khoáng vật phổ biến nhất.
Nhóm silica gồm có một khoáng vật duy nhất là thạch anh và các đa hình
của nó. Thạch anh có thể ở dạng kết tinh cũng như vô định hình. Thạch anh kết
tinh có thành phần là SiO2, là một trong những khoáng vật phổ biến nhất trong
tự nhiên, nó gặp trong rất nhiều loại đá khác nhau. Thạch anh vô định hình gặp
dưới dạng opal (SiO2 nH2O).
Các khoáng vật nhóm alumosilicat bao gồm feldspar, feldsparoid, mica,
kaolinit, thường gọi là các khoáng vật sáng màu. Feldspar chiếm tới 58% toàn
bộ thạch quyển và là các khoáng vật phổ biến nhất. Feldspar bao gồm hai nhóm
orthoclas và plagioclas. Orthoclas là một K-feldspar có công thức chung là
K2O  Al2O3  6SiO2 và là hợp phần chính của các đá granit và syenit.
Plagioclas có thành phần là dung dịch cứng của dãy albit (Na-feldspar - Na 2O 
Al2O3  6SiO2) - anortit (Ca-feldspar – CaO  Al2O3  2SiO2). Dãy albit -
anorthit bao gồm 6 khoáng vật tùy thuộc vào tỷ lệ hợp phần albit trong dung
dịch cứng bao gồm: albit, oligoclas, andesin, labradorit, bitawnit và anorthit.
Các khoáng vật này thường được ký hiệu là An với chỉ số % hợp phần anorthit.
Theo đó ta có: Albit (An0-10) - oligoclas (An10-30) - andesin (An30-50) - labradorit
(An50-70) - bitawnit (An70-90) - anorthit (An90-100). Plagioclas có trong thành phần
các đá axit, trung tính và bazơ, các đá biến chất và các đá khác. Mica là khoáng
vật alumosilicat ngậm nước có cấu trúc phân lớp, thường gặp nhất là hai dạng
muscovit và biotit. Muscovit là K-mica không màu. Biotit là Mg-Fe mica
thường có màu đen hoặc xanh đen, đôi khi màu nâu. Biotit gặp trong rất nhiều
loại đá khác nhau từ bazơ đến axit. Biotit dưới tác động của quá trình nhiệt dịch
thường bị biến đổi thành biến thể ngậm nước là vermiculit. Trong nhóm các
khoáng vật sét phổ biến nhất là kaolinit, nontronit, montmorilonit, chúng chủ
yếu là các khoáng vật thứ sinh trong quá trình phong hóa feldspar và muscovit.
Các khoáng vật nhóm silicat Fe-Mg gồm các khoáng vật chính: pyroxen,
amphibol, olivin thường gọi là khoáng vật tối màu. Nhóm pyroxen gồm hai phụ
nhóm orthopyroxen và clinopyrroxen. Trong các orthopyroxen phổ biến nhất là
hypersthene và thường gặp trong các siêu mafic và pyroxenit. Phụ nhóm
clinopyroxen có thành phần phức tạp gồm nhiều khoáng vật khác nhau, phổ biến
hơn cả là aegirin, augit và diopsit. Amphibol phổ biến trong các đá biến chất (đá
phiến lục, amphibolit,...), trong granit. Olivin là KVC quan trọng của các đá siêu
mafic, ngoài ra nó còn gặp trong các đá mafic như gabro, diabas, basalt,...
Các khoáng vật nhóm carbonat gồm calcit (CaCO 3), magnesit (MgCO3) và
dolomit (CaCO3  MgCO3). Calcit là khoáng vật chính trong đá vôi, đá hoa;
magnesit và dolomit tạo thành các đá có cùng tên tương ứng là magnesit và
213
dolomit. Dolomit còn có trong thành phần một số đá vôi, đá hoa và một số
đá khác.
Các khoáng vật nhóm sulphat gồm gips (CaSO 4  H2O) và anhydrit
(CaSO4). Gips tạo thành đá cùng tên, trong tiếng Việt thường gọi là thạch cao,
còn anhydrit khi bão hòa nước sẽ chuyển sang gips.
Ngoài các khoáng vật nêu trên, trong một số thành tạo đặc biệt, một số
khoáng vật hiếm gặp có thể được làm giàu tới mức trở thành khoáng vật chính
chẳng hạn như apatit trong đá kiềm ở khối Khibiny (Nga) hay corindon trong
thành tạo đá mài (emery) gặp ở nhiều nơi,…

Tài liệu tham khảo


1. William D. Nesse, Introduction to Mineralogy, 3rd Edition, Oxford University Press,
2017.
2. Булах А.Г., Минералогия, Издательский центр “Академия”, Москва, 2011.

214
KHOÁNG VẬT PHỤ,
thuật ngữ dùng để chỉ các khoáng vật có trong thành phần đá với lượng nhỏ,
thường không quá 5%. Khoáng vật phụ gồm hai nhóm: nhóm các khoáng vật
thứ yếu và nhóm các khoáng vật phụ.
Khoáng vật thứ yếu không chỉ có hàm lượng nhỏ mà còn đóng vai trò thứ
yếu trong đá. Các khoáng vật thứ yếu có thể có mặt hoặc vắng mặt trong một
loại đá cụ thể nào đó. Về nguyên tắc, sự vắng mặt của khoáng vật thứ yếu không
ảnh hưởng đến tên gọi cũng như các tính chất của đá. Khoáng vật thứ yếu có thể
là một khoáng vật bất kỳ do đó cùng một khoáng vật, trong đá này nó là thứ yếu
nhưng trong đá khác nó lại là khoáng vật chính. Trường hợp điển hình là khoáng
vật thạch anh. Thạch anh là một khoáng vật chính rất phổ biến trong các đá axit
như granit với hàm lượng lên tới 35% hoặc hơn, nhưng trong đá trung tính,
chẳng hạn diorit, thạch anh là một trong các khoáng vật thứ yếu với hàm lượng
chỉ vài phần trăm.
Thuật ngữ “khoáng vật phụ” được R. Rastell và V. Wilcoxon đưa ra năm
1915 để chỉ các khoáng vật có trong thành phần của đá với lượng không đáng
kể. Sau này Holme, 1920 đã mở rộng khái niệm này cho tất cả các khoáng vật có
hàm lượng không đáng kể trong đá và sự có mặt của chúng không quyết định tên
của đá. Tuy nhiên, hiện nay, khoáng vật phụ được hiểu là các khoáng vật mặc dù
chỉ chiếm một lượng không đáng kể nhưng là hợp phần hầu như cố định và đặc
trưng của đá nào đó để phân biệt với khái niệm khoáng vật thứ yếu. Khoáng vật
phụ, trong nhiều trường hợp có vai trò rất quan trọng, đôi khi quyết định tên gọi
của đá. Ví dụ, dunit và olivinit có thành phần khoáng vật chính tương tự nhau
gồm chủ yếu là olivin nhưng sự khác biệt lại nằm ở khoáng vật phụ: trong dunit
là chromit, trong khi đó trong olivinit là magnetit.
Đến nay đã biết đến hơn 100 khoáng vật phụ, trong đó hơn 80 gặp trong
các đá có nguồn gốc nội sinh. Những khoáng vật phụ thường gặp gồm zircon,
apatit, ortit, calcit, turmalin, rutil, sphen, spinel, granat cũng như một loạt các
khoáng vật quặng như magnetit, hematit, chromit, ilmenit, monazit, xenotim,
anatas và nhiều khoáng vật khác. Các khoáng vật phụ thường chứa các nguyên
tố hiếm vết, các nguyên tố này không phân tán vào ô mạng của các khoáng vật
chính mà tập trung vào những nơi nhất định tạo thành dạng khoáng vật độc lập -
khoáng vật phụ. Đối với đá magma, các khoáng vật này chứa các nguyên tố có
vai trò tạo khoáng trong magma tạo cho chúng những tính chất vật lý nhất định
như độ nhớt, độ dẻo,... Do đó theo chủng loại khoáng vật phụ có thể đánh giá
các tính chất hóa lý của magma.
Khác với khoáng vật thứ yếu, trong quá trình kết tinh magma, rất nhiều
khoáng vật phụ là những khoáng vật kết tinh sớm nhất như zircon, apatit, sphen,
rutil,... Chúng thường tạo các khoáng vật có độ tự hình cao hoặc dưới dạng các
bao thể tinh thể trong các khoáng vật khác.
Khoáng vật phụ thu hút sự quan tâm của các nhà thạch luận vì chúng chỉ
thị cho nguồn gốc và khả năng mang quặng của đá magma. Theo sự có mặt của
các tổ hợp các khoáng vật phụ nhất định có thể đánh giá về tính đồng magma
của các pluton, các đá núi lửa bao gồm cả á núi lửa; các quá trình hỗn nhiễm khi
hình thành các thể magma; kiểu biến chất và biến chất trao đổi; thành phần ban
215
đầu của đá biến chất và đặc điểm quan hệ quặng hóa với các đá magma, biến
chất và biến chất trao đổi nào đó. Trong nghiên cứu chuyên hóa địa hóa, khái
niệm “chuyên hóa địa hóa khoáng vật phụ” dùng để chỉ sự có mặt của nguyên tố
quặng nào đó đủ lớn để tạo các khoáng vật phụ chỉ thị cho khả năng mang quặng
của đá.
Các khoáng vật phụ nội sinh có thể là các khoáng vật nguyên sinh, kết tinh
trực tiếp từ magma hoặc hình thành cùng với các khoáng vật chính, cũng có thể
là các khoáng vật thứ sinh được hình thành trong các quá trình biến đổi, chẳng
hạn như biến đổi nhiệt dịch hậu magma.

Tài liệu tham khảo


1. William D. Nesse, Introduction to Mineralogy, 3rd Edition, Oxford University Press,
2017.
2. Булах А.Г., Минералогия, Издательский центр “Академия”, Москва, 2011.

216
KHOÁNG VẬT TẠO ĐÁ,
hợp phần thiết yếu, ổn định và có vai trò quyết định tên gọi và các tính chất của
đá. KVTĐ là các khoáng vật chính, chiếm tỷ lệ >5% thể tích đá và thường là các
khoáng vật phổ biến nhất trong vỏ Trái đất. Chỉ có một số ít (khoảng 25 khoáng
vật) trong tổng số khoảng 5.000 khoáng vật đã biết là KVTĐ chính nhưng chúng
tạo đến gần 90% các loại đá của vỏ Trái đất. Các KVTĐ chủ đạo thường thuộc
các nhóm silica, silicat, carbonat và sulphat. Người ta phân biệt KVTĐ sáng
màu gồm thạch anh, và aluumosilicat như feldspar, feldsparoid và các khoáng
vật khác và khoáng vật sẫm màu chủ yếu là silicat Fe-Mg như biotit, amphibil,
pyroxen, olivin,...
Mỗi nhóm đá (trầm tích, biến chất, magma) đặc trưng bởi các KVTĐ riêng.
Mỗi đá là một tập hợp KVTĐ khác biệt, tùy từng biến loại tỷ lệ các khoáng vật
có thể khác nhau nhưng không thể thiếu bất kỳ khoáng vật hợp phần nào trong
tập hợp đó. Chỉ cần vắng mặt một KVTĐ nào đó, đá đã cho sẽ là một đá khác.
Trong các đá trầm tích KVTĐ phổ biến nhất nhóm carbonat, các khoáng vật sét,
sulphat, chlorit và các khoáng vật nhóm silica (thạch anh, chalcedon). Đá biến
chất đặc trưng bởi thành phần KVTĐ rất đa dạng phụ thuộc vào đá gốc và mức
độ biến chất, phổ biến nhất là các alumosilicat, silicat Fe-Mg và thạch anh. Các
đá biến chất có nguồn gốc từ trầm tích (metapelit) đặc trưng bởi nhóm các
khoáng vật cao nhôm. Ở mức biến chất thấp, các KVTĐ thường là sericit,
chlorit, albit, thạch anh, có thể có andalussit hoặc kianit; mức biến chất trung
bình đặc trưng bởi các khoáng vật thạch anh, plagioclas muscovit, biotit,
andalusit (kianit), granat (almandin), staurolit đôi khi là epidot và actinolit; mức
biến chất cao, ngoài các khoáng vật của mức biến chất trung bình còn xuất hiện
K-feldspar và có thể silimanit; các đá biến chất sâu đặc trưng bởi tổ hợp các
khoáng vật granat, hypersten, thạch anh, cordierit, silimanit, ngoài ra còn có thể
có plagioclas và K-feldspar. Các đá biến chất có nguồn gốc từ đá magma mafic
và tương đương (metabasit) thường có thành phần giàu các khoáng vật sẫm màu
(silicat Fe-Mg). Mức độ biến chất thấp đặc trưng bởi các KVTĐ zeolit, prehnit -
pumpelyt trong tổ hợp với các khoáng vật chlorit, epidot, thạch anh, calcit. Mức
độ biến chất trung bình tướng phiến lục đặc trưng bởi tổ hợp albit, calcit, chlorit,
thạch anh, actinolit, epidot. Mức biến chất cao đặc trưng bởi các khoáng vật
plagiocla và amphibol (ví dụ amphibolit), khi đạt trình độ biến chất sâu tổ hợp
này chuyển thành plagioclas, clinopyroxen và orthopyroxen, ví dụ trong
granulit. Trong trường hợp nhiệt độ thấp nhưng áp suất tăng cao có thể xuất hiện
glaucophan. Một loại đá biến chất đặc biệt là quarzit sắt (itabirit, jaspilit), trong
đó KVTĐ gồm thạch anh, hematit, magnetit và là một loại hình quặng sắt quan
trọng ở nhiều nước. Đá biến chất từ các đá carbonat là các loại đá hoa và phiến
vôi. Đá hoa gồm chủ yếu là calcit hoặc calcit và dolomit. Trong trường hợp
trong đá carbonat ban đầu có các hợp phần khác như sét, cát khi bị biến chất
ngoài carbonat (calcit, dolomit) xuất hiện các khoáng vật chlorit, tremolit; khi
nhiệt độ tăng cao có thể xuất hiện wolostonit hoặc cao hơn là diopsit, grosular, ở
nhiệt độ cao nhất còn có thêm forsterit. Đối với các đá biến chất có nguồn gốc từ
đá siêu mafic, ở mức biến chất thấp chủ yếu là các khoáng vật serpentinit, brusit,
tremolit-actinoit, talc, chlorit antigorit và bastit; khi đạt mức biến chất trung bình
217
sẽ xuất hiện amphibol và khi biến chất cao xuất hiện olivin, pyroxen tương tự
như đá siêu mafic ban đầu nhưng đây là các khoáng vật mới và đá có cấu tạo hạt
biến tinh điển hình.
KVTĐ chính trong các đá magma vỏ Trái đất là các silicat (olivin, pyroxen,
feldspar, feldsparoid, mica, amphibol) và thạch anh. Nhóm các đá siêu mafic là
tổ hợp các khoáng vật olivin, pyroxen (clinopyroxen, orthopyrroxen), trong
nhiều trường hợp là plagioclas. Trong các đá mafic và trung tính khoáng vật
sáng màu đều là plagioclas nhưng khoáng vật màu trong đá mafic chủ yếu là
pyroxen còn trong đá trung tính lại chủ yếu là amphibol (hoặc cả pyroxen). Các
đá axit có thành phần khoáng vật nhìn chung gồm plagiolas, K-feldspar và thạch
anh nhưng trong các biến loại granitoid plagioclas chiếm ưu thế so với
K-feldspar. Trong các loại đá trung tính và axit á kiềm K-feldspar chiếm ưu thế,
còn trong đá kiềm ngoài K-feldspar còn xuất hiện các khoáng vật kiềm như
nephelin, leucit,... Các KVTĐ của peridotit manti trên gồm olivin, pyroxen,
chromspinelid, granat, plagioclas. Trong manti dưới chủ yếu là các khoáng vật
áp suất cao như ringwoodit, wadsleyit, majorit, postperovskit, feripericlas,
mganesiowustit,...
Các KVTĐ chính đã được nghiên cứu khá kỹ, các đặc điểm thành phần bao
gồm cả nguyên tố chính, nguyên tố vết, cấu trúc tinh thể và các tính chất khác
của chúng đã được xác định chi tiết. Tương quan pha của đa số các khoáng vật
tạo đá đã được xác định với sự hỗ trợ của các giản đồ trạng thái thu được bằng
thực nghiệm và các tính toán lý thuyết. Thành phần hóa học KVTĐ bao gồm cả
các nguyên tố hiếm vết, đồng vị được sử dụng rộng rãi để xác định các đặc điểm
nguồn gốc và tính toán điều kiện hóa lý thành tạo đá (bao gồm cả việc xây dựng
các địa nhiệt - áp kế). Phân tích hóa - lý các tổ hợp cộng sinh KVTĐ các đá
magma và biến chất là cơ sở cho việc xác định điều kiện thành tạo chúng.
Các tính chất điện, từ, đàn hồi, nhiệt, phóng xạ và các tính chất khác của
KVTĐ làm nên tính chất vật lý của đá được sử dụng rộng rãi trong giải quyết
các vấn đề địa chấn, thạch vật lý, trong các phương pháp địa vật lý thăm dò và
trong địa chất công trình,…

Tài liệu tham khảo


1. Deer, W.A., Howie, R.A., Zussman, J., An Introduction to the Rock Forming Minerals
(3rd edition), Mineralogical Society of Great Britain and Ireland, London, 2013.
2. Лодочников В.И., Главнейшие породообразующие минералы. 5-е издание.
Издательство “Недра”, 1974.

218
KHOÁNG VẬT TẠO QUẶNG,
các khoáng vật đóng vai trò chủ đạo trong một loại quặng nào đó. Khoáng vật
tạo quặng (KVTQ) thuộc một trong hai nhóm khoáng vật chính, bao gồm các
khoáng vật sulfur, oxyt và hydroxyt, chỉ chiếm phần rất nhỏ trong vỏ Trái đất.
Nhóm còn lại là nhóm khoáng vật tạo đá bao gồm chủ yếu các khoáng vật
silicat, chiếm thành phần chính trong vỏ Trái đất (> 90%).
Thuật ngữ KVTQ thường đề cập đến khoáng vật có chứa một hoặc nhiều
kim loại có thể được chiết tách với giá thành có lợi về mặt kinh tế. Vì thế không
phải bất cứ khoáng vật chứa kim loại nào cũng được gọi là KVTQ. Ví dụ, nhiều
khoáng vật silicat chứa kim loại nhôm như feldspar [(Na, K)AlSi 3O8] nhưng
nhôm không thể chiết tách từ các khoáng vật silicat với trình độ công nghệ hiện
nay. Nhôm kim loại có thể được chiết tách từ quặng bauxit với các khoáng vật
quặng chủ yếu là hydroxyt nhôm (sắt và titan). Tương tự, khoáng vật pyrit
(FeS2) và chalcopyrit (CuFeS2) đều là các khoáng vật chứa kim loại sắt, tuy
nhiên, sắt được chiết tách từ các khoáng vật oxyt sắt như hematit (Fe 2O3) hoặc
magnetit (Fe3O4), chalcopyrit là khoáng vật quặng có thể chiết tách kim loại
đồng. Cũng như vậy, khoáng vật pyrit (FeS2) sử dụng không phải chiết tách kim
loại sắt mà sử dụng để chiết tách lưu huỳnh.
KVTQ có khi là đơn kim loại như vàng (Au), bạch kim (Pt),… song trong
tự nhiên, hầu hết KVTQ là các hợp chất. Hầu như các kim loại công nghiệp
được tinh chế từ quặng kim loại, trong đó một số kim loại đơn lẻ được tách chiết
từ nhiều loại khoáng vật quặng. Ví dụ, kim loại đồng có thể được tách chiết từ
các khoáng vật quặng đồng sau: chalcopyrit, bornit, chalcozit, cuprit, malachit.
Nhưng cũng có một số khoáng vật quặng có thể được sử dụng để chiết tách hai
hoặc nhiều nguyên tố kim loại, ví dụ như khoáng vật carnotit được sử dụng để
chiết tách urani (U) và vanadi (V).
KVTQ có đặc điểm dễ chiết tách kim loại hơn so với các khoáng vật khác,
chúng hình thành do kết quả của các quá trình địa chất đặc biệt và thường xuất
hiện trong các thành tạo địa chất dưới dạng các điểm khoáng sản, tụ khoáng hay
mỏ khoáng sản. Thuật ngữ KVTQ và mỏ khoáng trước đây chỉ được áp dụng
cho các khoáng vật và mỏ mà ở đó có kim loại được thu hồi, tuy nhiên, hiện
nay, thuật ngữ này còn bao gồm cả một số khoáng sản phi kim như barit,
fluorit,...
KVTQ có thể có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Các KVTQ nội sinh
được thành tạo trong các quá trình magma và biến chất xảy ra trong vỏ Trái đất
và manti như casiterit, chromit,... Các khoáng vật ngoại sinh được hình thành
trong quá trình địa chất xảy ra trên mặt đất và gần mặt đất dưới tác động của các
yếu tố trên mặt hoặc bên ngoài vỏ Trái đất. Các khoáng vật ngoại sinh có nguồn
gốc trầm tích hoặc phong hóa như các khoáng vật của sắt (goethit - αFe 3+O(OH),
limonit - FeO(OH).nH2O), các khoáng vật của chì (anglesit - PbSO 4, cerussit -
PbCO3) hay các khoáng vật của đồng (chalcocit - Cu 2S, covellit - CuS, bornit -
Cu5FeS4, malachit - Cu2(CO3)(OH)2, azurit - Cu3(CO3)2(OH)2),…
Trong các mỏ khoáng, việc nghiên cứu thành phần khoáng vật quặng có ý
nghĩa lớn không chỉ làm sáng tỏ điều kiện thành tạo quặng và đánh giá tiềm năng
các mỏ khoáng mà còn giúp định hướng công nghệ cho xử lý và chế biến quặng.
219
Tài liệu tham khảo
1. Bechechin A.G., Giáo trình khoáng vật học (bản tiếng Việt do Nguyễn Văn Chiển
dịch), Nxb. Giáo dục Hà Nội, 1961.
2. Nesse, W.D., Introduction to mineralogy, Oxford University Press, ISBN-10:
0195106911, New York, 2000.
3. Shrivastava J.P., Book: “Earth processes and resources”, Chapter on “Rock and ore
forming minerals”, Department of Geology, University of Delhi, 2007.

220
LIÊN ĐẠI NGUYÊN SINH (PROTEROZOI),
giai đoạn hình thành và phát triển của Trái đất tương ứng với thời gian 2,5 tỷ
đến 541 triệu năm trước, ngay trước “thời kỳ bùng nổ Cambri”.
Lịch sử của LĐNS (Proterozoi) bị chi phối bởi sự hình thành và tan vỡ của
các siêu lục địa, trong số đó có siêu lục địa Rodinia. Vùng nước nông ven rìa các
siêu lục địa tạo điều kiện cho Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) phát triển mạnh mẽ,
sinh vật có nhân thực sự xuất hiện và oxy tự do tích tụ trong khí quyển. Hoạt
động băng hà mở rộng cũng được xem là một trong những sự kiện lớn trong lịch
sử phát triển Trái đất thời kỳ này.
Siêu lục địa đầu tiên được cho là đã hình thành vào khoảng 3 tỷ năm trước
trong liên đại Thái cổ. Tuy nhiên, bằng chứng về siêu lục địa này vẫn còn chưa
rõ ràng. Các nhà khoa học đã tìm thấy những bằng chứng rõ ràng hơn về sự tồn
tại của một siêu lục địa vào khoảng 2500 triệu năm trước qua việc xác định tuổi
của các nền cổ tại Canada, Greenland, Siberia, Wyoming. Siêu lục địa gắn kết
các nền cổ này được đặt tên là Arctica và vùng trung tâm của siêu lục địa này là
khiên Canada được đặt tên là Kenorland. Siêu lục địa này đã tan rã thành nhiều
mảnh lục địa nhỏ vào khoảng 2,4 tỷ đến 2,2 tỷ năm trước. Sự tan rã đó được
nhận biết nhờ có mặt các mạch xâm nhập dolerit ở nhiều lục địa khác nhau khi
dung nham núi lửa phun trào và phủ lên các lục địa. Trong khoảng thời gian từ
2,1 tỷ đến 1,8 tỷ năm trước, những mảnh lục địa tan rã từ Arctica lại kết hợp với
nhau, tạo thành một siêu lục địa mới có tên là Columbia. Bằng chứng quan trọng
cho sự tồn tại của siêu lục địa này là sự vừa khít về hình dạng của các thung
lũng tách giãn có tuổi Proterozoi giữa ở miền đông Ấn Độ với những tách giãn
tương tự ở phía tây nền Bắc Mỹ. Nó có thể đại diện cho các giai đoạn đầu của
quá trình phân mảng tạo tiền đề hình thành siêu lục địa Rodinia vào khoảng 1,23
tỷ năm trước (hình 1). Sự hình thành siêu lục địa Rodinia đã tạo nên nhiều vành
đai núi như Grenville ở phía đông Bắc Mỹ, Wopmay ở tây bắc Canada, Trans-
Hudson ở Canada, Svecofennian ở Phần Lan, Ketilidianở tây nam Greenland, và
các vành đai Braziliano, Namibian và Mozambique.
Sự có mặt của các thành tạo basalt dạng cột và các đới tách giãn trên các
lục địa cho thấy sự phá vỡ siêu lục địa Rodinia khoảng 1 tỷ năm trước và có thể
liên quan đến hình thành của Đại dương Iapetus khoảng 600 triệu năm trước. Ví
dụ điển hình của các đới tách giãn trên lục địa này là đới tách giãn Keweenawan
1,1 tỷ năm tuổi ở Bắc Mỹ kéo dài 2000 km từ Michigan qua Hồ Superior đến
Kansas chứa một lớp đá basalt dày khoảng 25 km.
Sự hình thành các siêu lục địa đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh của
vi khuẩn lam ở các vùng biển nông rìa lục địa và hình thành nên các thành tạo
stromatolit hiện vẫn còn được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Sự phát triển
mạnh của các dạng vi khuẩn có khả năng quang hợp này làm gia tăng nhanh
chóng hàm lượng oxy trong khí quyển. Bằng chứng rõ nhất về sự gia tăng của
hàm lượng oxy bao gồm sự xuất hiện lần đầu tiên ở rìa lục địa của đá cát kết
màu đỏ vào khoảng 2,2 tỷ năm trước. Hóa thạch sinh vật có nhân chuẩn cổ nhất
được tìm thấy trong đá có tuổi khoảng 2,3 tỷ năm cho thấy sinh vật nhân chuẩn
đã tiến hóa trong điều kiện hàm lượng oxy trong khí quyển tăng.

221
Hình 1. Tái tạo siêu lục địa Rodinia cho thấy hệ thống hút chìm của đại dương dọc theo rìa
tây bắc của Rodinia (nguồn: Hu và nnk, 2018)

Tài liệu tham khảo


1. Hu P.Y., Zhai Q., Wang J., Tang Y., Wang H., Hou K., Precambrian origin of the
North Lhasa terrane, Tibetan Plateau: Constraint from early Cryogenian back-arc
magmatism, Precambrian Research, 313: 51-67, 2018.
2. Rogers J. W., Santosh M., Supercontinents in Earth History, Gondwana Research,
6(3): 357-368, 2003.

222
LIÊN ĐẠI THÁI CỔ (ARKEI),
giai đoạn hình thành và phát triển của Trái đất tương ứng với thời gian 4,0 đến
2,5 tỷ năm trước.
LĐTC hay còn gọi là Liên đại Arkei là giai đoạn có sự hình thành vỏ lục
địa và sự sống xuất hiện trên Trái đất. Do sự khan hiếm của các loại đá cổ nên
thành phần của lớp vỏ Trái đất trong giai đoạn Khởi thủy (> 4,0 tỷ năm trước) là
một ẩn số đối với các nhà khoa học. Mặc dù kết quả phân tích hạt zircon được
lấy trong thành tạo đá phiến lục ở Nuvvuagittuq ở Quebec, Canada cho thấy vỏ
lục địa ít nhất đã hình thành vào khoảng 4,2 tỷ năm trước, nhưng một số nhà
khoa học cho rằng không có bằng chứng cho sự tồn tại của vỏ lục địa vào thời
kỳ đó. Kết quả phân tích mới hơn về đồng vị phóng xạ U-Pb và Hf trong hạt
zircon từ có tuổi 4.019,6 ± 1,8 triệu năm trong phức hệ đá gneiss Acasta, Canada
và dữ liệu địa hóa toàn khối đá này cho thấy không có dấu hiệu về nguồn gốc
hoặc có sự tương tác với lớp vỏ lục địa. Thay vào đó, dữ liệu cung cấp bằng
chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy lớp vỏ tiến hóa lâu đời nhất được biết đến trên
Trái đất là được tạo ra từ các đá siêu mafic. Những bằng chứng rõ hơn về vỏ lục
địa ban đầu của Trái đất được tìm thấy trong các thành tạo tonalit - trondhjemit -
granodiorit tuổi Arkei xuyên qua đá phiến lục ở khiên Canada, Tây Úc, Nam
Phi,... Các đá này đại diện cho các mảnh lục địa đầu tiên của Trái đất được hình
thành do quá trình biến chất trình độ cao và nóng chảy một phần của lớp vỏ
basalt ngậm nước.
Bằng chứng về sự sống sớm nhất trên Trái đất được tìm thấy trong các
thành tạo stromatolit có tuổi 3,7 tỷ năm ở Greenland (Hình 1) và 3,5 tỷ năm ở
Tây Úc và Nam Phi. Stromatolit là các thành tạo carbonat có cấu trúc phân lớp
mỏng, nguồn gốc sinh vật. Dựa vào nghiên cứu các thành tạo stromatolit hiện
đại tại vùng vịnh Shark ở Tây Úc và một số nơi khác, người ta biết rằng
stromatolit được hình thành do hoạt động của các vi sinh vật, trong số đó có vi
khuẩn lam. Bằng chứng rõ ràng hơn về sự tồn tại của vi khuẩn lam trên Trái đất
vào giai đoạn này là phát hiện hóa thạch vi khuẩn lam trong đá sừng có tuổi 3,5
tỷ năm ở Tây Úc năm 1993 (Hình 2). Vi khuẩn lam có tế bào với hình dạng
tương đối ổn định, nhưng thiếu nhân. Chúng tồn tại dưới dạng đơn bào hoặc
quần thể. Những dạng sống quần thể thường có một lớp nhầy phủ chung bên
ngoài. Trong chất nhầy đó, hoặc trong chính các tế bào và trên bề mặt của nó có
thể tích tụ carbonat. Bằng cách đó vi khuẩn lam góp phần tạo nên những tầng đá
vôi có tên Stromatolit. Stromatolit là thành tạo trầm tích hình thành do hoạt
động của vi khuẩn lam và có thể của các vi khuẩn khác nữa. Do tế bào của chính
các vi khuẩn lam thường không còn để lại dấu tích nên việc coi các thành tạo
Stromatolit là sản phẩm hoạt động của vi khuẩn lam vẫn còn có nhiều ý kiến
khác nhau.
Nhờ khả năng quang hợp của những sinh vật sống đầu tiên trên Trái đất
trong đó có vi khuẩn lam mà hàm lượng oxy trong đại dương tăng lên. Bằng
chứng của sự gia tăng hàm lượng oxy trong các đại dương là sự hình thành các
tầng đá phân dải màu đỏ do oxy trong nước biển làm oxy hóa các ion Fe 2+ được
giải phóng từ các hoạt động phun trào núi lửa ở sống núi giữa đại dương. Việc oxy tự do được sử dụng trong quá
trình oxy hóa giúp cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển mạnh trong các đại dương thời kỳ này. Sự phát triển mạnh

223
của các dạng sinh vật này góp phần tạo nên nhiều oxy hơn, tạo tiền đề cho sự gia tăng hàm lượng oxy trong khí
quyển.

Hình 1. Thành tạo stromatolit phát hiện Hình 2. Hóa thạch vi khuẩn lam ở Tây Úc
ở Greenland (nguồn: Nutman et al., 2016) (Schopf, 1993)

Tài liệu tham khảo


1. Nutman A.P., Bennett V.C., Friend C.R.L., Van Kranendonk M., Chivas A.R., Rapid
emergence of life shown by discovery of 3,700-million-year-old microbial structures, Nature
537: 535-537, 2016.
2. Schopf J. W., Microfossils of the Early Archean Apex chert: new evidence of the
antiquity of life, Science 260: 640-646, 1993.

224
LIÊN HIỆP HỘI QUỐC TẾ CÁC KHOA HỌC ĐỊA CHẤT (International union of
geological sciences - IUGS),
tổ chức nghề nghiệp phi chính trị, phi chính phủ và phi lợi nhuận của các nhà
địa chất trên thế giới. Đây là một trong những tổ chức khoa học lớn nhất thế
giới. Kể từ khi thành lập, IUGS đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng
thành viên, phạm vi khoa học, uy tín quốc tế và là một trong những tổ chức
thành viên lớn nhất của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC).
Sứ mạng của IUGS là nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học Trái đất
bằng cách hỗ trợ các hoạt động khoa học trên quy mô lớn liên quan đến toàn bộ
hệ thống Trái đất. Áp dụng các kết quả nghiên cứu địa chất cùng với kết quả
nghiên cứu khác để bảo tồn môi trường tự nhiên của Trái đất, sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên một cách thông minh nhằm cải thiện sự thịnh vượng của
các quốc gia và chất lượng cuộc sống của con người. IUGS thúc đẩy đối thoại và
trao đổi về khoa học Trái đất trên thế giới thông qua các dự án và hội thảo quốc
tế, tài trợ cho các hội nghị chuyên đề và các chuyến đi thực tế khoa học, xuất
bản các ấn phẩm. IUGS quan tâm giải quyết các lĩnh vực từ nghiên cứu cơ bản
đến ứng dụng cho kinh tế và công nghiệp, từ các vấn đề khoa học, môi trường,
xã hội đến giáo dục và phát triển.
Lĩnh vực ưu tiên của IUGS: (i) năng cao hiểu biết về các quá trình địa chất
diễn ra trên Trái đất, (ii) khuyến khích xây dựng và thử nghiệm các khái niệm,
mô hình, phương pháp luận mới trong địa chất, (iii) nghiên cứu các vấn đề kinh
tế, môi trường cần đến kiến thức địa chất, (iv) thúc đẩy sự đồng thuận quốc tế về
danh pháp, phân loại trong địa tầng, thạch học, kiến tạo, (v) tạo cơ chế tạo thuận
lợi cho hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi về địa chất, (vi) cải tiến công
tác xuất bản, phổ biến và sử dụng thông tin địa chất trên phạm vi quốc tế,
(vii) khuyến khích các mối quan hệ mới trong các khoa học liên quan đến địa
chất trên quy mô thế giới, (viii) thu hút sinh viên có năng lực và các nhà nghiên
cứu tâm huyết với khoa học địa chất, thúc đẩy giáo dục xuất sắc cho sinh viên
địa chất, (ix) nâng cao nhận thức của các nhà khoa học toàn thế giới về những
chương trình đang được thực hiện trong lĩnh vực địa chất ở mỗi quốc gia;
(x) thúc đẩy sự hiểu biết của công chúng về Trái đất, môi trường Trái đất trong
không gian; (xi) nâng cao hơn nữa phúc lợi công cộng bằng cách đảm bảo địa
chất có đóng góp thích hợp vào chính sách công mang tính chất quốc tế.
IUGS được thành lập vào tháng 3 năm 1961 để đáp ứng nhu cầu điều phối
lâu dài các chương trình nghiên cứu địa chất quốc tế. Hiện nay, IUGS có 121
quốc gia thành viên và vùng lãnh thổ với trên 1 triệu nhà khoa học Trái đất tham
gia. Ngoài ra, có khoảng 60 tổ chức quốc tế chuyên nghành khoa học Trái đất
liên kết với IUGS.
IUGS được điều hành bởi một ban lãnh đạo được bầu chọn gồm một chủ
tịch, một thủ quỹ, một tổng thư ký, chủ tịch và tổng thư ký tiền nhiệm, hai phó
chủ tịch và bốn ủy viên cùng các ban chức năng. IUGS có cơ cấu gồm bảy ủy
ban: Giáo dục, Đào tạo và chuyển giao Công nghệ Khoa học Trái đất (COGE),
Di sản Địa chất (ICG), Lịch sử các khoa học Địa chất (INHIGEO), Thông tin
Địa học (CGI), Địa tầng Quốc tế (ICS), Nền Địa hóa toàn cầu (GGB); Kiến tạo
và Địa chất cấu trúc (TECTASK); hai chương trình Quốc tế: Chương trình Khoa

225
học Địa chất Quốc tế (IGCP1) và Thạch quyển Quốc tế, hai nhóm nhiệm vụ: Địa
chất Đồng vị và Địa niên biểu (TGIG), Đá magma xâm nhập (TGIR); và một tổ
chức liên kết: Đại hội Địa chất Quốc tế (IGC 2). Địa chất pháp y là sáng kiến mới
của IUGS.
IUGS xuất bản tạp chí khoa học “Episodes” và các sách trong lĩnh vực
khoa học Trái đất.
Tổng hội Địa chất Việt Nam là thành viên của IUGS từ năm 1989.

Tài liệu tham khảo


1. IUGS Brochure (A more detailed explanation of the IUGS, version 2019).
2. http://www.iugs.org (truy cập 26/8/2021).
3. http://www.wikipedia.org/wiki/International_Union_of_Geological_Sciences
(truy cập ngày 26/8/2021).

226
LIÊN KẾT HÓA HỌC TRONG KHOÁNG VẬT,
các lực điện liên kết các nguyên tử, ion và nhóm ion tạo thành chất rắn kết tinh
(khoáng vật). Tính chất vật lý và hóa học của khoáng vật (như độ cứng, tính cát
khai, tính nóng chảy, độ dẫn điện và nhiệt, hệ số giãn nở nhiệt,…) được quyết
định nhờ các dạng (mối) liên kết và cường độ của các lực liên kết. Độ bền của
mối liên kết tỷ lệ thuận với độ cứng và điểm nóng chảy của khoáng vật, nhưng
lại tỷ lệ nghịch với hệ số giãn nở nhiệt của nó. Ví dụ:độ cứng của kim cương rất
lớn là do các nguyên tử carbon (C) liên kết với nhau bằng mối liên kết cộng hóa
trị có cường độ lớn nhất. Periclas (MgO) và halit (NaCl) có cấu trúc tương tự
nhau và có cùng dạng liên kết ion, nhưng lực liên kết ion của các nguyên tử
trong periclas mạnh hơn trong halit, do đó periclas có điểm nóng chảy là
2.800°C cao hơn nhiều điểm nóng chảy của halit (801°C).
Có 5 kiểu liên kết hóa học trong khoáng vật baogồm: liên kết cộng hóa trị,
liên kết ion, liên kết kim loại, liên kết phân tử (van der Waals) và liên kết hydro
(Hình 1). Các liên kết cộng hóa trị, ion, phân tử và hydro rất phổ biến trong các
khoáng vật, trong khi liên kết kim loại xuất hiện ít hơn. Trong tự nhiên, chỉ các
khoáng vật thuộc lớp khoáng vật các nguyên tố tự sinh thường kết tinh từ một
kiểu liên kết hoá học, ví dụ: kim cương kết tinh từ liên kết cộng hoá trị, vàng tự
sinh kết tinh từ liên kết kim loại. Hầu hết các khoáng vật đều có thể có nhiều
hơn một mối liên kết hóa học hoặc có thể xuất hiện các liên kết trung gian, ion -
cộng hóa trị hoặc cộng hóa trị - kim loại.
Liên kết cộng hóa trị được hình thành khi các nguyên tử ở cạnh nhau sử
dụng chung một (hoặc nhiều) cặp điện tử để tạo nên trạng thái cân bằng điện
tích của các nguyên tử. Liên kết này có cường độ lớn nhất và thường đặc trưng
cho các khoáng vật được hình thành từ một loại nguyên tố, có các tính chất như
rất bền vững, độ cứng cao, nhiệt độ nóng chảy cao, không dẫn điện và nhiệt,…
Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện của các ion (nhóm ion)
Trái dấu. Điện tích của một ion bất kỳ được phân bố đều trên bề mặt của ion đó,
và do đó liên kết ion là liên kết không định hướng. Các khoáng vật có liên kết
ion thường thể hiện tính đối xứng cao, có độ cứng và tỷ trọng trung bình, nhiệt
động nóng chảy cao, dẫn điện và nhiệt kém.
Liên kết kim loại xuất hiện khi các điện tử (electron) vành ngoài của một
nguyên tử kim loại tạo thành một “đám mây điện tử” bao quanh các “ion
dương”. Các “đám mây điện tử” này có thể di chuyển tự do trong cấu trúc
nguyên tử nhờ tính linh động của các điện tử. Do vậy, liên kết kim loại là liên
kết không định hướng và các khoáng vật có liên kết kim loại thường mềm, dễ
uốn và dát mỏng, có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt.
Liên kết phân tử là liên kết giữa các phân tử. Liên kết hình thành khi xuất
hiện hiệu ứng phân tán, nghĩa là các điện tử chuyển động trong phân tử tạo nên
sự phân cực “chớp nhoáng” và gây nên lực hút giữa các phân tử. Liên kết phân
tử cũng có thể được hình thành do hiệu ứng định hướng và hiệu ứng cảm ứng,
xuất hiện do tác dụng điện trường của phân tử bên cạnh. Liên kết phân tử xuất
hiện phổ biến trong chất khí, chất lỏng hữu cơ, và chất rắn nhưng ít trong
khoáng vật. Cường độ liên kết phân tử rất yếu, được xem là yếu nhất trong các

227
kiểu liên kết hóa học. Các khoáng vật có liên kết phân tử thường có cát khai tốt
và độ cứng thấp.
Liên kết hydro xuất hiện khi nguyên tử hydro (H) đã có mối liên kết với
một nguyên tử có điện tích âm, như oxy (O), fluorin (F), hoặc nitrogen (N), bị
hút vào đầu âm của phân tử lân cận. Liên kết hydro đặc trưngcho cấu trúc tinh
thể băng (nước đá) và các khoáng vật hydroxid, các khoáng vật chứa nhóm
hydroxyl (OH) hoặc chứa nước (H2O), chẳng hạn như các khoáng vật silicat lớp.

Hình 1. Các dạng liên kết hóa học trong tinh thể khoáng vật.
Nguồn: Encyclopædia Britannica, Inc

Tài liệu tham khảo


1. Đỗ Thị Vân Thanh, Khoáng vật học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
2. Cornelis Klein, Barbara Dutrow (Eds), Manual of Mineral Science, Wiley, 23rd edition,
2007.
3. William D. Nesse (Ed), Introduction to Mineralogy, Oxford University Press; 3rd
edition, 2016.

228
MỎ KHOÁNG,
nơi tập trung tự nhiên hay nhân tạo của khoáng sản (khoáng chất) mà theo các
thông số về chất lượng, trữ lượng, kỹ thuật - công nghệ, kinh tế và sinh thái đáp
ứng yêu cầu khai thác có hiệu quả vào thời điểm đánh giá.
Mỏ khoáng có thể gồm một hay nhiều thân khoáng (thân quặng). Thường
các mỏ khoáng sản có nhiều thân khoáng (các mỏ quặng kim loại, các vỉa dầu
mỏ, khí, vỉa than) có cùng một nguồn gốc thành tạo và thường định vị vào một
đơn vị cấu trúc nhất định. Diện tích mỏ khoáng sản có thể dao động trong phạm
vị rất lớn, từ vài héc ta đến hàng chục km 2 . Mỏ khoáng sản xuất hiện trong toàn
bộ chiều dài lịch sử phát triển của vỏ Trái đất, từ các thời kỳ cổ đến hiện nay;
tức là có tuổi Arkei, Proterosoi, Paleosoi, Mesosoi và Kainosoi. Nguồn vật chất
thành tạo các mỏ khoáng sản có thể là manti, vỏ granit và lớp vỏ trầm tích. Theo
độ sâu thành tạo so với mặt đất, người ta chia ra: mỏ khoáng rất sâu (hơn
10-15 km), mỏ khoáng sâu (3-5 km đến 10-15 km), mỏ khoáng sâu trung bình
(1-1,5 km đến 3-5 km) và mỏ khoáng nông gần mặt đất (độ sâu 1-1,5 km).
Có nhiều cách phân loại mỏ khoáng theo các tiêu chuẩn khác nhau. Theo
nguồn gốc, các mỏ khoáng được chia thành: nội sinh (magma, nhiệt dịch),
ngoại sinh (phong hóa, sa khoáng, làm giàu thứ sinh) và biến chất sinh; theo tiêu
chí địa chất - công nghiệp: kim loại (nhóm sắt và hợp kim sắt, kim loại thông
thường, kim loại nhẹ, kim loại quý, đất hiếm và kim loại hiếm), phi kim loại (đá
quý, đá nỹ nghệ, nguyên liệu khoáng, vật liệu xây dựng,...), nhiên liệu khoáng
(than đá, dầu mỏ, đá phiến cháy), phóng xạ (uranium); theo trữ lượng: mỏ khổng
lồ, mỏ lớn, mỏ trung bình và mỏ nhỏ.
Một mỏ được đánh giá là có ý nghĩa công nghiệp (kinh tế) phải thỏa mãn các
yêu cầu về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác, cơ sở hạ tầng vùng mỏ và
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Về trữ lượng, mỗi mỏ
khoáng sản có giá trị công nghiệp phải đạt một trữ lương tối thiểu nào đó. Mức
trữ lượng tối thiểu khác nhau đối với mỗi loại hình khoáng sản. Chất lượng quặng
được quyết định bởi hàm lượng nguyên tố có ích chính và các nguyên tố đi kèm,
thành phần khoáng vật quặng, cấu tạo và kiến trúc của quặng và đặc tính công
nghệ của nó. Ngày nay, nhờ có công nghệ tiên tiến có thể làm giàu và chế biến
khoáng sản cho phép sử dụng các nguyên liệu có hàm lượng thấp và tái sử dụng
quặng thải và đuôi quặng, được gọi là “mỏ khoáng sản nguồn gốc công nghệ”.
Điều kiện khai thác phụ thuộc vào hình dạng và kích thước thân quặng; thế
nằm và độ sâu của thân quặng; đặc điểm địa chất công trình và tính chất cơ lý
của đá, quặng; đặc điểm địa chất thuỷ văn và khả năng tháo khô hay cấp nước
cho mỏ; độ chứa khí độc trong mỏ và khả năng phòng chống khí độc,... Các đặc
điểm này quyết định việc khai thác lộ thiên hay khai thác hầm lò; kỹ thuật xây
dựng mỏ, biện pháp chèn chống; chế độ thông gió; biện pháp bơm hút nước,...
Cơ sở hạ tầng vùng mỏ được xác định bởi: điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn,
đặc điểm địa lý tự nhiên; điều kiện giao thông; nguồn nhân lực và khả năng
cung cấp năng lượng, nguồn nước dân dụng và công nghiệp, khả năng cung cấp
nguyên vật liệu cho khai thác; khả năng xây dựng các khu liên hợp công nghiệp
hoặc trung tâm công nghiệp dựa vào các khoáng sản có mặt trong vùng.

229
Tài liệu tham khảo
1. Guilbert J.M, Park Ch.F, The geology of ore deposits,W.H. Freeman and Company,
New York, 1986.
2. Nguyễn Văn Chữ, Địa chất khoáng sản, Nxb. Giao thông Vận tải, Hà Nội, 1998.
3. Романович И.Ф., Филиппова И.А., Тимофиев П.П., Геология полезных
ископаемых, Изд. Недра, Москва, 1992.
4. Смирнов В.И., еология месторождений полезных ископаемых, Изд. "Недр”,
Москва, 1986.

230
MỰC CƠ SỞ XÂM THỰC,
khái niệm để chỉ một mốc (độ cao?) nào đó mà dưới mốc này thì dòng chảy
(sông, suối) không thể đào sâu, xâm thực được nữa. Khái niệm mực cơ sở xâm
thực (MCSXT) được Powell đưa ra đầu tiên vào năm 1875. Các sông suối, khi
đổ vào sông khác lớn hơn hay đổ vào các đầm, hồ và biển, sẽ bị giảm tốc độ và
khả năng xâm thực của chúng cũng mất dần. Do vậy, các vị trí này được coi là
MCSXT của dòng chảy. MCSXT được phân biệt thành MCSXT gốc và MCSXT
địa phương. MCSXT gốc, còn gọi là MCSXT cuối cùng, là nơi dòng sông đổ ra
biển đổ ra biển và đại dương. Vị trí của nó ổn định tương đối lâu dài và chi phối
hoạt động của toàn bộ hệ thống sông liên quan. MCSXT địa phương, còn gọi là
MCSXT tạm thời, là nơi sông suối đổ vào sông lớn hơn, hay hồ và đầm lầy. Vị
trí của nó có thể thay đổi trong thời gian ngắn và chỉ chi phối hoạt động của
dòng chảy đoạn nằm phía trên nguồn. Ngoài ra, những điểm gồ ghề (như ghềnh,
thác) và những nơi đá rất cứng ở đáy sông cũng có thể coi là mực cơ sở xâm
thực địa phương vì chúng cũng có ảnh hưởng tới hoạt động của dòng chảy phía
trên nguồn.
MCSXT có vai trò quyết định đến các hoạt động xâm thực do dòng chảy
gây ra. Tất cả các lục địa đều có xu thế bị xâm thực, bóc mòn cho đến ngang
mực xâm thực cơ sở cuối cùng. Song xu thế này thường bị cản trở bởi các
chuyển động nâng hạ của vỏ Trái đất và dao động của mực nước biển. Sự thay
đổi MCSXT dẫn đến mở rộng hoặc thu hẹp không gian cũng như tăng hay giảm
cường độ hoạt động của các quá trình xâm thực và bồi tụ. Mực cơ sở xâm thực
được nâng cao, tức độ chênh cao giữa cửa sông và đầu nguồn giảm, động năng
dòng chảy giảm, dòng sông chuyển sang chế độ tích tụ. Ngược lại, khi mực cơ
sở xâm thực bị hạ thấp, độ chênh cao giữa đầu nguồn và cửa sông tăng lên, năng
lượng dòng chảy tăng lên, sông tăng cường hoạt động xâm thực sâu, bắt đầu từ
mực cơ sở xâm thực mới rồi phát triển giật lùi về phía nguồn. Như vậy, sự thay
đổi MCSXT tạo ra một chu trình xâm thực mới trong chuỗi tiến hóa địa hình. Sự
thay đổi này thường liên quan đến chuyển động kiến tạo, thay đổi mực biển hoặc
những thay đổi lớn về chế độ dòng chảy.

Tài liệu tham khảo


1. Đào Đình Bắc, Địa mạo đại cương, Đại học quốc gia Hà Nội, 312tr., 2000.
2. Goudie A.S., "Base level", In Goudie, A.S. (ed.), Encyclopedia of Geomorphology,
Routledge, p.62, 2004.
3. Koss J. E., Ethridge F. G., Schumm S.A, An Experimental Study of the Effects of
Base-Level Change on Fluvial, Coastal Plain and Shelf Systems, J. Sedimentary Research,
64B(2): 90-98, 1994.
4. Orme A. R. The Rise and Fall of the Davisian Cycle of Erosion: Prelude, Fugue,
Coda, and Sequel, Physical Geography, 28(6): 474-506, 2007.

231
THỦY ĐỊA HÓA,
lĩnh vực khoa học nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa nước với đất đá, khí và
vật chất hữu cơ, cũng như nghiên cứu về cơ chế tiến hóa các yếu tố bên trong,
bên ngoài của mối quan hệ tương hỗ này, là cầu nối giữa địa hóa và địa chất
thủy văn. Thủy địa hóa (TĐH) là một trong những vấn đề địa chất quan trọng vì
nó nghiên cứu về chất lượng nước dưới đất. Do nước dưới đất được tồn tại và
vận động trong khe hở của đất đá nên trong quá trình phát triển Trái đất sẽ xảy
ra các quá trình tương tác giữa đất đá với nước, với môi trường xung quanh và
bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người. TĐH giải quyết các vấn đề liên
quan đến nguồn gốc của các nguyên tố hóa học; sự phân bố của chúng trong các
loại nước dưới đất khác nhau; nghiên cứu sự di chuyển của các nguyên tố hóa
học trong các hoàn cảnh địa hóa; nghiên cứu sự cân bằng và tiến hóa các thành
phần vật chất trong hệ thống nước - khí - vật chất hữu cơ - đất đá theo thời gian.
TĐH có nhiệm vụ nghiên cứu (i) đánh giá chất lượng nước dưới đất cho các
mục đích sử dụng khác nhau thông qua hàm lượng/nồng độ vật chất trong nước;
(ii) nghiên cứu trạng thái tồn tại và điều kiện vận động của các nguyên tố hóa
học trong nước dưới đất; (iii) nghiên cứu đặc điểm địa hóa các loại nước thiên
nhiên; (iv) nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa các mỏ khoáng sản; (v) nghiên cứu
nguồn gốc thành phần hóa học và ô nhiễm nước dưới đất; (vi) xác lập các quy
trình, quy phạm nghiên cứu thủy địa hóa ở các cảnh quan địa hóa khác nhau.
TĐH bao gồm các hướng nghiên cứu sau: TĐH cơ bản - nghiên cứu
những quá trình hình thành thành phần hóa học của nước dưới đất và sự biến đổi
của chúng. Đánh giá chất lượng nước dưới đất phục vụ các đối tượng sử dụng
khác nhau; TĐH khu vực nghiên cứu thành phần hóa học của nước trong các đối
tượng chứa nước trong vỏ Trái đất như thủy địa hóa đới biểu sinh, thủy địa hóa
các mỏ khoáng sản, địa hóa nước nguồn gốc biến chất,... TĐH ứng dụng giải
quyết các nhiệm vụ liên quan đến phương pháp nghiên cứu nước dưới đất và
công nghệ phân tích nước, thủy hóa thực nghiệm; TĐH công trình và bảo vệ
nước dưới đất giải quyết các bài toán cung cấp nước, sử dụng nước (về mặt chất
lượng) cho ăn uống sinh hoạt, nước dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông,… TĐH còn giải quyết các bài toán về công nghệ xử lý nước thải, giải
pháp khoa học và công nghệ bảo vệ nước dưới đất, mô hình hóa và quản lý chất
lượng nước dưới đất.
TĐH sử dụng các phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của lĩnh
vực hóa học, hóa lý, hóa sinh, sinh vật, địa hóa, thủy văn, địa chất thủy văn. Các
phân tích mẫu nước hiện đại như phân tích hóa học, quang phổ, hấp phụ nguyên
tử, quang kế nhiệt, nơtron kích hoạt,… nhằm đánh giá chất lượng nước. TĐH
còn sử dụng các phương pháp viễn thám, đồng vị cho phép xác định các thông
số về chất lượng nước; sử dụng phương pháp toán học, mô hình số để quan trắc,
thống kê, hệ thống hóa và mô phỏng sự dịch chuyển vật chất trong nước dưới
đất với mục đích dự báo sự dịch chuyển của các thành phần trong nước dưới đất
theo không gian và thời gian.
Các phương pháp TĐH được ứng dụng trong: nghiên cứu chất lượng các
loại nước ăn uống, sinh hoạt, nước khoáng chữa bệnh và cung cấp những số liệu
về sự phân bố các nguyên tố đặc biệt trong nước dưới đất như I, Br, F, Sr, Fe,...;
232
đánh giá chất lượng nước theo các chỉ tiêu đa lượng, vi lượng, vi trùng cho các
mục đích sử dụng khác nhau; nghiên cứu địa hóa nước đầm lầy, nước trong thổ
nhưỡng, vấn đề muối hóa lục địa, quá trình trao đổi – hấp phụ ion và nhiễm mặn
nước dưới đất; tìm kiếm, thăm dò các mỏ khoáng sản, đặc biệt là các mỏ muối,
mỏ sulfua kim loại và mỏ dầu, khí. Nhờ hướng nghiên cứu này mà đã xác định
được đặc điểm phân bố một lượng lớn các kim loại nặng, các nguyên tố đồng vị
hạt nhân trong nước dưới đất ở đới trao đổi nước mạnh. Đặc điểm này đã phần
nào giải mã được quá trình hình thành thành phần hóa học của nước dưới đất;
nghiên cứu quá trình phong hóa và hình thành vỏ phong hóa của Trái đất.
Hướng nghiên cứu này cho phép giải thích sự di chuyển của các nguyên tố hóa
học trong vỏ Trái đất nhờ vận động của nước.

Tài liệu tham khảo


1. Appelo C.A.J, Postma D, Geochemistry, groundwater and pollution, 2nd edition, A.A
Balkema Publishers, Leiden, Great Britain, 2005.
2. Fetter C.W, Contanminant Hydrogeology, Second Edition, Prentice Hall, Upper
Saddle River, New Jersey 07458, United States of America, 1999.
3. Nguyễn Kim Ngọc và nnk, Thủy địa hóa học, Nxb. Giao thông vận tải, 230tr., 2005.
4. Самарина В.С., Гидрогеология, Изд. Ленинградского Университета, Ленинград,
360 стр, 1977.

233
NẾP UỐN (FOLD),
các lớp đá uốn cong nhưng không mất tính liên tục của chúng. NU rất phong
phú và đa dạng về kiểu dáng, kích thước và gặp trong tất cả các loại đá, ở mọi
độ sâu của vỏ Trái đất. NU được thành tạo chủ yếu trong quá trình biến dạng
kiến tạo dẻo ở các quy mô khác nhau của thạch quyển. Ngoài ra, còn có các NU
đồng trầm tích, đồng sinh với quá trình hình thành đá trầm tích.
Các lớp đá ban đầu được giới hạn bởi các mặt phẳng song song và nằm
ngang với tính chất trẻ dần từ dưới lên trên, khi bị uốn cong sẽ tạo ra mặt lồi
hoặc mặt lõm. Mặt lồi hướng lên trên, so với mặt nằm ngang, thì gọi là nếp lồi,
khi mặt lõm hướng lên trên thì gọi là nếp lõm. Phần lõm nhất hoặc lồi nhất của
NU gọi là vòm NU. Đường nối các điểm uốn cong nhất ở vòm NU gọi là đường
bản lề hay trục NU. Phần ít cong nhất nằm về hai phía của vòm tạo thành hai
cánh của NU. Góc NU là góc nhị diện tạo bởi hai cánh NU khi kéo dài và giao
nhau. Điểm uốn là những điểm, nằm trong cánh NU, tại đó chiều uốn cong của
cánh đổi hướng. Một bề mặt (tưởng tượng), có thể phẳng hoặc cong, nối các
đường bản lề của nhiều lớp đá xếp chồng lên nhau bị uốn cong, hoặc chia góc
NU thành hai phần hoặc cách đều hai cánh gọi là mặt trục NU. Giao tuyến của
mặt trục với mặt lớp cũng chính là trục NU. Trục NU có thể thẳng hoặc cong.
Phần nhô cao nhất và phần trũng sâu nhất của mặt NU thì gọi là đỉnh và đáy NU
(Hình 1).
Hai loại NU cơ bản là nếp lồi và nếp lõm. Nếp lồi có nhân là đá có tuổi cổ
và trẻ dần ra ngoài. Nếp lõm có nhân là đá trẻ và già dần ra ngoài. Phần lớn nếp
lồi, nếp lõm có dạng tuyến kéo dài. Chúng có thể tồn tại đơn lẻ hoặc tạo thành
một chuỗi đan xen nhau tạo thành các phức nếp lồi, phức nếp lõm. Ngoài ra, các
nhà địa chất dựa vào hình dạng, góc NU, mức độ đối xứng,… để gọi tên như:
NU hình hộp, NU vòm rộng, NU vòm hẹp, NU dốc đứng, NU nghiêng, NU ngả,
NU nằm, NU đối xứng, NU vòm dày, NU vòm mỏng, NU vòm nhọn, NU đẳng
nghiêng, NU dạng bao kiếm, NU kéo theo, NU dạng ruột.
Các NU thường tập trung nhiều ở các cấu trúc biến dạng lớn có tuổi khác
nhau trên bình đồ kiến trúc của Trái đất. Quy mô, chiều dài, chiều rộng của NU
thay đổi từ rất nhỏ, cỡ vài mm gọi là vi NU, đến hàng chục km thậm chí hàng
nghìn km tạo thành các dãy núi kéo dài theo một hướng nhất định. Ví dụ dãy núi
Trường Sơn, dãy núi vòng cung Đông Triều của Việt Nam, dãy núi Hymalaya ở
châu Á, dãy Alpơ ở châu Âu, dãy Thạch Sơn ở Bắc Mỹ là các dãy núi tạo thành
từ nhiều loại đá bị uốn nếp trong nhiều giai đoạn biến dạng kiến tạo khác nhau.
Các khu vực bị uốn nếp, đặc biệt là phần vòm NU là nơi có điều kiện thuận
lợi để các dung dịch tạo quặng kim loại, dầu khí tích đọng tạo thành các mỏ
khoáng sản có giá trị công nghiệp.

234
Hình 1. Các yếu tố cơ bản xác định NU

Tài liệu tham khảo


1. Fossen H., Structural Geology, Cambridge University Press, 481p, 2010.
2. Ramsey J.G., Huber M., The Technics of Modern Structural Geology, Volum 2 Fold
and Fracture, Academic Press, 700p, 2006.
3. Selley R.C., Cocks L.R.M., Plimer I.R., Encyclopedia of geology, Elsevier, 2005.
4. Tống Duy Thanh., Mai Trọng Nhuận., Trần Nghi (Chủ biên), Bách khoa thư Địa chất,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.249-296, 2016.
5. Twiss R.J., Moores E.M., Structural Geology, W.H. Freeman and Company, 2nd
Edition, 737p, 2006.
6. Van Der Pluijm B.A., Marshak S., Earth structure: An Introduction to Structural
Geology and Tectonics, 2nd Edition, W. W. Norton & Company, 673p, 2004.

235
NGUỒN GỐC ĐỊA HÌNH,
yếu tố nổi trội trong quá trình hình thành địa hình. Địa hình bề mặt mặt đất được
hình thành là kết quả của tác động tương hỗ giữa các quá trình nội sinh và ngoại
sinh. Đây là hai quá trình luôn xảy ra đồng thời và ngược hướng, song địa hình
có thể được cho là có nguồn gốc nội sinh hay ngoại sinh tùy theo quá trình nào
là chủ đạo. Các quá trình nội sinh, có nguồn năng lượng sinh ra từ trong lòng
đất, chủ yếu là các chuyển động kiến tạo, biến vị uốn nếp, đứt gãy, động đất,
hoạt động magma. Địa hình có nguồn gốc này thường có quy mô cỡ hành tinh
như các khối lục địa, bồn trũng đại dương,... quy mô rất lớn như miền núi, miền
sơn nguyên, miền đồng bằng đại lục trong miền nền cổ,... hoặc cỡ lớn như các
dải núi và các bồn trũng trong miền núi,... song cũng có thể bắt gặp ở quy mô
nhỏ hơn như đối với các dạng địa hình sườn kiến tạo, địa hình núi lửa.
Quá trình ngoại sinh, có nguồn năng lượng bức xạ Mặt trời, thể hiện dưới
dạng hoạt động của trọng lực, nước, gió, băng hà, sinh học,... Địa hình có nguồn
gốc ngoại sinh có thể phân loại chi tiết theo các tác nhân tạo địa hình nêu trên, ví
dụ như địa hình nguồn gốc trọng lực, địa hình nguồn gốc dòng chảy, địa hình
nguồn gốc gió,... trong đó theo quá trình bóc mòn (tùy theo từng loại tác nhân có
thể có tên riêng) hay tích tụ mà NGĐH có thể được chỉ ra cụ thể hơn. Ở Việt
Nam thường phổ biến một số dạng địa hình như địa hình nguồn gốc trọng lực
bao gồm các bề mặt san bằng, sườn bóc mòn, sườn đổ lở, nón đổ lở, vạt gấu đổ
lở, vạt gấu sườn tích; địa hình nguồn gốc dòng chảy tạm thời có các dạng rãnh
xói, mương xói, máng xói, máng tích tụ, nón phóng vật; địa hình nguồn gốc
dòng chảy thường xuyên có thung lũng sông, bãi bồi, thềm sông, thềm tích tụ -
xâm thực; địa hình nguồn gốc gió (địa hình phong thành) có các đụn cát, trũng
thổi mòn; địa hình nguồn gốc biển với tác nhân chủ yếu sóng, triều và các dòng
ven bờ có các địa hình vách mài mòn, nền mài mòn, thềm mài mòn, bãi triểu,
bãi biển, bar cát, thềm biển tích tụ; địa hình karst thành tạo chủ yếu bởi tác nhân
nước dưới đất với các dạng đặc trưng: karst dạng nón, karst dạng tháp, ca rư,
phễu, giếng, cánh đồng karst, hang karst và các dạng tích tụ thạch nhũ trong
hang động như chuông đá, măng đá,...
Xét về nguồn gốc có tính đến quá trình địa mạo ưu thế, các dạng địa hình
cỡ hành tinh (kích thước 107-106 km2), cỡ rất lớn (106-105 km2), cỡ lớn
(105-102 km2) và một số dạng cỡ trung bình (102-10 km2) được hình thành do nội
sinh, trong khi các dạng có quy mô nhỏ hơn, thường là địa hình cỡ nhỏ (<10
km2) và trung bình (102-10 km2), có nguồn gốc từ ngoại sinh. Nhìn chung, quá
trình ngoại sinh có thể làm phức tạp hoặc đơn giản hóa địa hình nguồn gốc nội
sinh. Trong một số trường hợp, các tác nhân ngoại sinh, làm phức tạp quá trình
địa hình nội sinh, tạo ra các dạng trung địa hình và vi địa hình có quy mô nhỏ
hơn; trong một số trường hợp khác, chúng xóa đi các bất thường tạo ra bởi các
quá trình nội sinh; ở một số trường hợp khác nữa, địa hình nội sinh bị chôn vùi
hoặc biến đổi do hình thành các dạng tích tụ khác nhau. Do tính chất nguồn gốc
phụ thuộc vào quy mô kích thước địa hình nên tùy theo diện tích khu vực và
mục đích sử dụng mà bản đồ địa mạo được thành lập với các nguyên tắc khác
nhau mặc dù cùng thể hiện nguồn gốc, hình thái và lịch sử phát triển địa hình.
Thông thường các bản đồ tỷ lệ nhỏ, mang tính khái quát, chú trọng thể hiện các
236
địa hình nguồn gốc nội sinh và ngược lại các bản đồ tỷ lệ lớn chú trọng thể hiện
các địa hình nguồn gốc ngoại sinh.

Tài liệu tham khảo


1. Đào Đình Bắc, Địa mạo đại cương. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 312tr., 2000.
2. Lê Đức An (chủ biên), Uông Đình Khanh, Địa mạo Việt Nam: Cấu trúc - tài nguyên -
Môi trường, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 659tr., 2012
3. Xpiridonov A.I., Phương pháp nghiên cứu và lập bản đồ địa mạo (Đào Trọng Năng
và Phí Công Việt dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 278tr.,
1982.
4. Уфимцев Г.Ф., Тимофеев Д.А., Симонов Ю.Г., Генезис рельефа, Издательство:
Наука, Сиб. предприятие РАН, 172 стр, 1998.

237
NGUỒN GỐC VŨ TRỤ,
các lý thuyết về sự hình thành Vũ Trụ (VT). Vũ Trụ là tất cả không gian, vật
chất và năng lượng đã và sẽ tồn tại, trong đó ước tính vật chất tối (chưa biết rõ)
chiếm 21%và năng lượng tối chiểm 75% tổng vật chất và năng lượng dự đoán.
VT chưa xác định được kích thước, mới chỉ quan sát được chiều rộng 93 tỷ năm
ánh sáng, ước tính có tới một nghìn tỷ Thiên hà, trong đó có dải Ngân hà với
trên 300 tỷ ngôi sao. Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao nằm ở trung tâm Thái
dương hệ, gần rìa ngoài một nhánh thuộc dải Ngân Hà, quay một vòng 250 triệu
năm quanh trung tâm dải.
Thuyết Địa tâm coi Trái đất nằm bất động ở trung tâm VT có từ trước Công
nguyên và suốt thời Trung cổ được Nhà thờ Thiên chúa coi là giáo lý. Tư tưởng
của Copernicus N. (1473-1543) và Galilei G. (1564-1642), những học giả xây
dựng thuyết Nhật tâm, coi Mặt trời nằm ở trung tâm VT, còn Trái đất và các
hành tinh khác quay xung quanh. Nhờ có kính thiên văn Hubble, từ những năm
1920, VT được nhận biết đang giãn nở và tất cả các Thiên hà đang di chuyển xa
dần Trái đất về mọi hướng. Từ đó, thuyết Vụ Nổ lớn (Big Bang) về nguồn gốc
VT hình thành và được thừa nhận rộng rãi. Đến nay, nhân loại chưa nhận thức
được gì trước vụ nổ này.
Theo thuyết Vụ Nổ lớn, tất cả mọi thứ, gồm cả vật chất và năng lượng tồn
tại ban đầu được gói vào một điểm cực nhỏ, đã phát nổ vào 13,8 tỷ năm trước để
khởi đầu VT (Hình 1). Trong khoảnh khắc tồn tại đầu tiên, VT dày đặc và nóng
đến mức hoàn toàn chứa năng lượng, chưa có cả các hạt hạ nguyên tử. Trong Kỷ
nguyên Planck kéo dài từ lúc thời gian bằng 0 cho tới 10-43 giây, mọi loại vật
chất và năng lượng đều tập trung trong một trạng thái nóng, đặc và tất cả các
loại lực gồm cả lực hấp dẫn thống nhất làm một. Sau kỷ nguyên này, trọng lực
đã tách khỏi các lực cơ bản khác. Khoảng thời gian từ 10-35 đến 10-32 giây là Kỷ
nguyên lạm phát, VT đã giãn nở với kích thước lớn bùng phát, sau đó giãn nở
giảm đi và tiếp tục cho đến ngày nay.
Sau vụ nổ lớn từ 10-6 giây đến vài giây, VT đã giãn nở và nguội đủ để các
các hạt Quark kết hợp thành các hạt Proton và Neutron. Đến thời điểm 3 phút
tuổi, đường kính VT đã tăng lên khoảng 53 triệu km và nhiệt độ giảm xuống
dưới 1 tỷ độ. Phản ứng nhiệt hạch đã liên kết các hạt nhân Hydro để tạo thành
hạt nhân Heli. Mọi vật chất hầu như ở dạng hạt nhân Hydro và Heli với tỷ lệ 3:1.
Quá trình tổng hợp hạt nhân diễn ra rất nhanh để tạo ra những nguyên tử rất nhỏ.
Cuối cùng, VT đủ nguội để các Electron tạo nên các đám mây quanh hạt nhân
và các nguyên tử liên kết thành các phân tử.
Sau Vụ Nổ lớn khoảng 200 triệu năm, VT chứa các đám Tinh vân khổng lồ
khí Hydro và Heli, bị phân cách bởi những khoảng chân không rộng lớn. Nhờ
lực hấp dẫn và chuyển động xoáy, các Tinh vân phát triển thành dạng đĩa, phần
tâm phồng lên để hình thành một Tiền sao nóng rực và phát sáng. Khi nhiệt tăng
đến khoảng một triệu độ C, Tiền sao “bốc cháy” để thành một lò hạt nhân hình cầu - một ngôi
sao thực thụ. Ngôi sao đầu tiên hình thành khoảng 800 triệu năm sau Vụ Nổ lớn, sau đó rất nhiều ngôi sao khác
tiếp tục được hình thành. Mặt trời và hệ Mặt trời được hình thành từ 4,6 tỷ năm trước. Vào khoảng 3,5 tỷ năm
trước, sự sống đầu tiên đã xuất hiện trên Trái đất.

238
Hình 1. Quan niệm về Vụ Nổ lớn và sự giãn nở VT (Marshak S., 2019).

Tài liệu tham khảo


1. Francisco B. (ed)., Earth Science: Geology, the Environment, and the Universe, The
McGraw-Hill Companies, Inc. Printed in USA, 1004p, 2008.
2. Hawking S.W., The theory of everything - The origin and fate of the Universe,
PhoenixBooks, 9465 Wilshire Boulevard, Suite 315, Beverly Hills, CA 90212, 142p,
2005.
3. Marshak S., Essentials of geology, 6th, edition, New York: W.W. Norton & Company,
1918p, 2019.

239
CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT NGOẠI SINH,
các quá trình địa chất xảy ra trên hoặc gần bề mặt Trái đất (TĐ) dưới tác động
của năng lượng Mặt trời, trọng lực và hoạt động của sinh vật. Các quá trình địa
chất ngoại sinh (QTĐCNS) cơ bản bao gồm: phong hóa; trọng lực; hoạt động
của nước bề mặt, nước dưới đất, gió và sinh học.
Quá trình phong hóa làm biến đổi và phá hủy nham thạch trên bề mặt và
gần bề mặt Trái đất dưới tác động của các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học. Kết
quả của quá trình phong hóa là chuẩn bị các vật liệu trầm tích cho việc vận
chuyển và tích tụ trong các giai đoạn tiếp theo. Sản phẩm phong hóa chưa được
di chuyển còn nằm lại tại chỗ tạo nên lớp vỏ phong hóa. Quá trình trọng lực hay
quá trình sườn vận chuyển các vật liệu vụn từ chỗ cao đến chỗ thấp dưới tác
động trực tiếp của trọng lực, kết quả tạo ra các dòng bùn đá, các đống đổ lở, các
vạt sườn tích ở vùng núi và chân sườn đại lục. Hoạt động địa chất của nước trên
mặt như nước chảy tràn, nước chảy theo dòng và băng tuyết xảy ra trên khắp bề
mặt các lục địa cũng như hoạt động của các yếu tố thủy động lực trong đó nổi
bật là các yếu tố sóng, thủy triều và dòng chảy xảy ra thường xuyên ở các biển,
hồ và đại dương tạo nên vô vàn các dạng địa hình xâm thực và tích tụ có hình
thái và quy mô khác nhau, từ các dạng vi địa hình như gợn sóng cát, mương xói,
hàm ếch, vách xâm thực đến các dạng trung và đại địa hình như thung lũng
sông, đồng bằng tích tụ biển, đồng bằng duyên hải, đồng bằng châu thổ,... Hoạt
động địa chất của nước dưới đất ở các trạng thái thể lỏng, thể hơi, thể rắn và
trong khoáng vật ngậm nước tạo nên trong lòng đất các hang động đa dạng.
Hoạt động của gió thể hiện trực tiếp trên bề mặt các lục địa, còn ở biển, hồ và
đại dương lại thể hiện gián tiếp chủ yếu thông qua yếu tố sóng. Hoạt động tích
tụ của gió thường tạo nên các đụn cát kích thước nhỏ, nhưng ở các vùng bờ biển
hay vùng hoang mạc cát chúng có thể liên kết với nhau tạo nên các quần thể
chiếm diện tích hàng trăm, thậm chí đến hàng ngàn cây số vuông. Hoạt động
sống của sinh vật diễn ra khắp nơi từ vùng núi cao đến đồng bằng, từ ven bờ ra
tới vùng đáy sâu đại dương tạo nên các dạng địa phần lớn có quy hạn chế, tuy
nhiên cũng có những dạng đạt được quy mô trung và đại địa hình như các rặng
san hô ở bờ đông Australia. Tất cả các quá trình này đều có thể xảy ra từ từ,
chậm chạp, lâu dài và có thể đột biến. Xu hướng chung của các QTĐCNS là làm
giảm sự tương phản địa hình thành tạo do quá trình nội sinh, hạ thấp các chỗ
cao, lấp đầy các chỗ trũng tiến tới san bằng địa hình bề mặt TĐ. Các QTĐCNS
còn tham gia vào sự hình thành các khối vật chất thể hiện ở một khối lượng
khổng lồ các trầm tích nguồn gốc lục địa, lục nguyên, các trầm tích hóa học và
sinh học hiện còn trong trạng thái bở rời hay đã gắn kết phổ biển rộng rái trên bề
mặt và lòng sâu vỏ TĐ.
Nghiên cứu các QTĐCNS chẳng những có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh
vực lý luận làm sáng tỏ quá trình hình thành và tiến hóa của lớp vỏ TĐ, mà còn
có ý nghĩa lớn lao trong thực tiễn tìm kiếm khoáng sản có ích, đặc biệt là dầu
mỏ, khí đốt, than, muối, sa khoáng và vật liệu xây dựng. Nghiên cứu các
QTĐCNS có ý nghĩa thiết thực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phòng
chống thiên tai, dự báo các hiện tượng đá đổ lở, sụt lở karst, trượt đất, đất chảy,
lũ bùn đá, xói lở bờ sông, bờ biển, trượt lở tuyết, bão bụi, bồi tụ cảng sông, cảng
240
biển, sự di chuyển của các sông bang,... Nghiên cứu các QTĐCNS còn là cơ sở
để xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên,
môi trường.

Tài liệu tham khảo


1. Borrero F., Hess F. S., Juno H., Kunze G., Stephen A. L., Stephen L., Manga M., Len
S. L., Snow T., Dinah Z., Glencoe D. Z., Earth Science: Geology, the Environment, and the
Universe. The McGraw-Hill Companies, Inc. Printed in the United States of America, 1004p,
2008.
2. Đào Đình Bắc, Địa mạo đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 312tr., 2008.
3. Lưu Đức Hải, Trần Nghi, Giáo trình khoa học Trái đất. Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
315tr., 2009.
4. Yakoshuva A.F., Geology with the element of geomorphology, Mir Publisher.
Moscow, 400p., 1986.

241
CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT NỘI SINH,
các quá trình địa chất xảy ra trong lòng Trái đất. Các quá trình địa chất nội sinh
(QTĐCNS) xảy ra trong quá trình tiến hóa Trái đất, có liên quan đến năng lượng
có nguồn gốc từ bên trong lòng Trái đất do chuyển pha, phân rã phóng xạ, tác
động trọng lực (phân dị trọng lực).
Các QTĐCNS bao gồm một số dạng cơ bản như chuyển động kiến tạo,
hoạt động magma xâm nhập và phun trào, biến chất, động đất. Các chuyển động
kiến tạo bao gồm vận động theo phương thẳng đứng và nằm ngang tạo nên sự
biến dạng của vỏ Trái đất như uốn nếp và đứt gãy. Hoạt động magma xâm nhập
tạo nên các thể đá nguội lạnh từ dung nham nằm trong vỏ. Hoạt động magma
phun trào (núi lửa) tạo nên các thể đá nguội lạnh từ dung nham trào lên bề mặt.
Hoạt động biến chất làm biến đổi về thành phần vật chất (khoáng vật, đôi khi cả
hóa học), kiến trúc, cấu tạo đá có trước dưới ảnh hưởng của áp suất lớn, nhiệt độ
cao và các phản ứng hóa học. Động đất tạo ra những rung chấn xảy ra trong vỏ
hay trên bề mặt với cường độ khác nhau, có tâm nằm ở độ sâu khác nhau trong
vỏ hoặc ở phần trên manti và lan truyền trên một diện rộng. Động đất lớn ở đáy
biển có thể gây ra sóng thần, làm nước biển dâng rất cao và lan truyền rất nhanh
trên phạm vi rộng lớn.
Các quá trình địa chất nội sinh (ĐCNS) thường diễn ra ra từ từ, chậm chạp
và lâu dài, nhưng cũng có thể xảy ra đột ngột. Chúng hình thành nên cấu trúc vỏ
Trái đất và gây biến dạng các thành tạo địa chất; làm thay đổi diện mạo bề mặt
Trái đất để tạo nên sự tương phản làm tiền đề cho các quá trình ngoại sinh san
bằng địa hình. Chúng tạo ra các phức hệ vật chất như đá (magma và biến chất),
khoáng vậtvà khoáng sản. Các hoạt động kiến tạo và magma có ý nghĩa quan
trọng để hình thành nhóm mỏ nguồn gốc nội sinh.
Nghiên cứu các quá trình ĐCNS giúp hiểu biết rõ về điều kiện địa động lực
phát sinh trong thạch quyển và vỏ Trái đất; các kiến trúc và cấu tạo; lịch sử phát
triển và tiến hóa địa chất cùng với sự xuất hiện và phát triển của các lục địa, dãy
núi và các trũng đại dương; tiền đề tìm kiếm khoáng sản, dầu khí và năng lượng
địa nhiệt; nền móng xây dựng công trình và quy hoạch lãnh thổ.
Chuyển động kiến tạo, núi lửa và động đất là nguyên nhân trực tiếp hoặc
gián tiếp của các tai biến địa chất. Dự báo các hiện tượng nội sinh gây tai biến
địa chất từ lâu đã được quan tâm, nhưng đến nay vẫn chưa có được một cơ sở
chắc chắn để dự báo đúng và kịp thời. Hiện nay, việc nghiên cứu và dự đoán các
hiện tượng ĐCNS vẫn dựa vào việc theo dõi lâu dài các quá trình tự nhiên và
dựa trên nguyên tắc xấp xỉ hệ quả. Để quan trắc các quá trình địa động lực đang
diễn ra, thường sử dụng một tổ hợp các kỹ thuật đo GPS, hệ thống đo cảm biến,
đo xa bằng lase, địa vật lý cao không, trắc đạc lặp lại cao độ và độ nghiêng và
kết hợp quan trắc địa vật lý khác.Một số kỹ thuật đã được phát triển để dự báo
động đất, sóng thần và phun trào núi lửa nhưng hiệu quả chưa cao.

242
Tài liệu tham khảo
1. Borrero F., Hess F.S., Juno H., Kunze G., Stephen A. L., Stephen L., Manga M., Len
S. L., Snow T., Dinah Z., Glencoe D.Z., Earth Science:Geology, the Environment, and the
Universe, The McGraw-Hill Companies, Inc. Printed in the United States of America, 1004p,
2008.
2. Vartanyan G., Prediction of endogenic geological processes, Chapter 27, In: Igor S.
Zektser (eds): “Geology and Ecosystems”. Springer, 335-339, 2006.
3. Якушова А.Ф., Геология с элементами геоморфология, Издание 2, Издательство
Московского университета, Москва, 372 стр, 1983.

243
QUAN TRẮC ĐỊA KỸ THUẬT,
phép đo đạc theo thời gian các thông số kết quả của mối tương tác giữa các hợp
phần của môi trường địa chất với các tác động tự nhiên và kỹ thuật. Tập hợp các
phép đo trong một công trình địa kỹ thuật phục vụ một mục tiêu xác định được
gọi là một hệ thống quan trắc địa kỹ thuật (QTĐKT). Công nghê lựa chọn và lắp
đặt các thiết bị QTĐKT cũng được xem là một thành phần của QTĐKT. Hiện
nay, QTĐKT là công tác bắt buộc đối với các công trình địa kỹ thuật.
Mục đích của công tác QTĐKT là kiểm tra các dự báo của thiết kế địa kỹ
thuật, đánh giá chất lượng thi công địa kỹ thuật, cảnh báo sự phát sinh và phát
triển các tai biến địa kỹ thuật trong quá trình thi công và khai thác các công trình
địa kỹ thuật và tạo cơ sở khoa học cho hiệu chỉnh các mô hình số cũng như các
thông số đầu vào trong các tính toán dự báo địa kỹ thuật (phép phân tích ngược
trong địa kỹ thuật).
Hai giá trị cơ bản của thông số QTĐKT là các giá trị tức thời ở một thời
điểm xác định và tốc độ biến đổi giá trị quan trắc trong một khoảng thời gian
theo dõi đo đạc được gọi là chu kỳ quan trắc. Tồn tại một giá trị được gọi là
ngưỡng của hai giá trị này cho phép cảnh báo phát sinh, phát triển tai biến địa
kỹ thuật.
Phương án QTĐKT là văn bản thể hiện cơ sở khoa học cho một kế hoạch
QTĐKT bao gồm: mục đích quan trắc, các thông số quan trắc, các thiết bị và
đặc điểm lắp đặt thiết bị, quy cách bố trí các thiết bị quan trắc, thời gian quan
trắc, phương thức lấy số liệu và phương pháp xử lý số liệu quan trắc.
Các phép đo trong QTĐKT bao gồm: đo chuyển vị (đứng, ngang), đo áp
lực (áp lực nước lỗ rỗng, áp lực đất) và đo biến dạng. Tương ứng với các phép
đo đã phát triển các công nghệ đo, bao gồm: công nghệ đo chuyển vị (bàn đo
lún, cảm biến đo lún, máy đo chuyển vị ngang,...), công nghệ đo áp lực (giếng
đo mực nước, cảm biến đo áp lực nước lỗ rỗng, cảm biến đo áp lực,...), công
nghệ đo biến dạng (các cảm biến do biến dạng,...).
Tài liệu tham khảo
1. Geotechnical investigation and testing-geotechnical monitoring by field
instrumentation, ISO 18674-1: 2015.

244
SINH ĐỊA TẦNG,
phương pháp cơ bản của địa tầng học, nghiên cứu phân chia các phân vị địa tầng
trên cơ sở sự khác biệt của các hóa thạch chứa trong các lớp đá. Cơ sở khoa học
của sinh địa tầng (SĐT) gồm: (1) Tính chất biến đổi - tiến hoá của sinh giới mà
di tích (hóa thạch) của chúng được tích đọng đồng thời với các vật liệu trầm tích
khác, (2) Quy luật tiến hoá không quay lại của L. Dolo “Sinh vật không thể
quay trở lại trạng thái trước kia mà tổ tiên chúng đã có, dù trong từng bộ
phận”. Mỗi phân vị địa tầng có những phức hệ hoá thạch đặc trưng, khác với
phức hệ hoá thạch của tầng cổ và trẻ hơn.
Sau những công trình đặt nền móng từ thế kỷ XVIII của W. Smith, G.
Cuvier và những người thừa kế như A. d’Orbigny rồi đến Ch. Darwin, Ch.
Lyell, Kovalevski, SĐT dần dần đạt được những thành tích lớn lao và trở thành
cơ sở vững chắc cho việc định tuổi và đối sánh địa tầng. Sự phát triển và hoàn
thiện các phương pháp SĐT trong thế kỷ XX gắn liền với những cống hiến của
các nhà cổ sinh vật học ở nhiều nước như Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Áo .....
Ở Việt Nam nửa đầu Thế kỷ XX, các nhà địa chất người Pháp đã áp dụng
phương pháp SĐT vào việc phân định địa tầng của Việt Nam và Đông Dương,
được tổng hợp đầy đủ trong công trình “Tự điển địa tầng Đông Dương” 1956.
Gần đây nhiều công trình có tính tổng hợp cao được xuất bản như “Các phân vị
địa tầng Việt Nam” 2005; “Atlas cổ sinh vật Việt Nam” 2013.
Phân vị SĐT là tập hợp các lớp đá được phân định trên cơ sở các hóa thạch
hoặc các dấu vết sinh vật hóa thạch trong chúng, nhờ đó có thể phân biệt với các
thể sinh địa tầng nằm giáp kế trên và dưới đó. Mỗi phân vị SĐT đều có diện
phân bố giới hạn, có các dấu hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp làm cơ sở xác lập nên
phân vị địa tầng. Sinh tầng là bề mặt biến đổi hoặc xuất hiện của dấu hiệu SĐT
đặc trưng, có giá trị để đối sánh địa tầng.
Phân vị SĐT có thể được chia thành nhiều đới. Đới phức hệ, là tập hợp các
lớp đá phân biệt với các lớp gần kề bằng tập hợp các hóa thạch hoặc một loại
hóa thạch chứa trong đó. Đới phân bố, là tập hợp các lớp đá tương ứng với sự
phân bố địa tầng đầy đủ của một yếu tố nào đó đã được lựa chọn từ một phức hệ
chung các dạng hóa thạch chứa trong mặt cắt địa tầng. Đới phân bố taxon, là tập
hợp các lớp đá trong đó có sự phân bố đầy đủ (chiều đứng và chiều ngang) của
một taxon nhất định nào đó (loài, giống, họ,...). Đới cùng phân bố, là những
phần song song (đồng thời) hay trùng hợp thuộc đới phân bố hai hay nhiều taxon
được chọn trong số dạng chứa trong một mặt cắt nào đó. Đới Oppel, bao hàm cả
khái niệm về đới cùng phân bố nhưng mang ý nghĩa kém chặt chẽ hơn, ở đây sử
dụng không chỉ sự phù hợp giới hạn phân bố địa tầng mà cả các tiêu chuẩn sinh
địa tầng khác làm cho đới dễ dùng hơn để xác định đương lượng thời gian. Đới
chủng loai hay đới nguồn gốc phát sinh, là một loại đới phân bố, gồm tập hợp
các lớp thể hiện một nhánh của đường tiến hoá hay một xu hướng phát triển. Đới
cưc thịnh, là tập hợp các lớp trong đó phát triển cực thịnh của một loài, một
giống nào đó.

245
Tài liệu tham khảo
1. Macleod N., Priciples of stratigraphy, In “Reference Module in Earth Systems and
Environmental Sciences”, Elsevier, 2014. www.nhm.ac.uk/hosted-sites/strat-principles.
2. Pomerole C., Babin C., Lancelot Y., Le Pichon X., Rat P., Renard M., Stratigraphie:
Principes, Méthodes, Applications (3 édition), DOIN, Paris, 279p, 1987.
3. Tạ Hòa Phương, Cổ sinh vật học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 228tr., 2004.
4. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, Các phân vị địa tầng Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, 504tr., 2005.
5. Vũ Khúc và nnk, Atlas cổ sinh vật Việt Nam, Nxb. TN-MT-BĐ (4 tập), 2013.

246
TAI BIẾN ĐỘNG ĐẤT,
hiện tượng thiên nhiên liên quan đến động đất có thể gây tác hại đến hoạt động
của con người. Hai khái niệm có liên quan đến tai biến động đất là “độ nguy
hiểm động đất” và “độ rủi ro động đất”. Độ nguy hiểm động đất chỉ mức độ ảnh
hưởng của tai biến động đất đối với một khu vực, bất kể khu vực đó có hoạt
động của con người hay không. Độ rủi ro động đất chỉ mức độ thiệt hại về người
và tài sản do tai biến động đất gây ra tại một khu vực có nhiều hoạt động của
con người. Độ nguy hiểm động đất thường được đo bằng nhiều đơn vị vật lý
khác nhau như năng lượng, độ rung động, độ sâu ngập lụt,... Độ rủi ro động đất
thường được đo bằng giá trị tiền bạc hoặc thương vong.
Các tai biến động đất (TBĐĐ) có tác động phá hủy tại những khu vực mà
chúng được phát sinh, gây thương vong về người và ảnh hưởng tới nền kinh tế -
xã hội hiện tại và lâu dài. Tác động phá hủy của động đất chủ yếu là do sự rung
động nền rất mạnh gây ra. Do sự chấn động nền dữ dội, các tòa nhà thấp và cao
tầng, các tòa tháp và những cột trụ có thể bị nghiêng đi, nứt nẻ, lung lay hoặc
sụp đổ, đường giao thông, đường sắt và những cây cầu có thể bị bẻ gãy, đường
ống dẫn nước và những công trình xây dựng khác có thể bị xê dịch khỏi vị trí
của chúng, đê đập và những kết cấu tương tự có thể bị phá hủy, gây ngập lụt và
tạo ra những dòng vật chất trôi nổi. Động đất cũng có thể gây ra những hiểm họa
thứ cấp như sự hóa lỏng nền và trượt lở nền. Hóa lỏng nền là hiện tượng mất lực
liên kết nhanh chóng giữa các hạt phần tử trong lớp đất giàu thành phần cát mịn
(sỏi,…) xảy ra đồng thời với gia tăng đột biến áp lực nước lỗ rỗng do tác động
của động đất làm cho các hạt phần tử vật chất này có hành vi giống như chất
lỏng. Hiện tượng trên làm suy giảm lực đỡ của lớp đất này, có thể cả suy giảm
thể tích do hành vi gia tăng liên kết giữa các hạt xảy ra khi áp suất lỗ rỗng suy
biến nhanh sau động đất. Hiện tượng hóa lỏng nền thường xảy ra tại những khu
vực như bãi biển, mũi cát, cồn cát, vùng đồng bằng rộng lớn ven biển, đồng
bằng châu thổ, vùng ngập lụt, các lòng hồ cổ, vùng đầm lầy cổ hay hiện tại và
các bãi lầy, các vùng nằm trên lớp trầm tích cát.
Trượt lở nền là sự chuyển động xuống dốc một cách chậm chạp hay nhanh
chóng của dòng các vật liệu do tác động của lực động đất. Trượt lở nền có thể
xuất hiện dưới dạng lở đá từ trên núi, sự trượt hay lan tỏa theo chiều ngang của
khối đất đá. Một chấn động nền mạnh có thể gây ra lở đất bằng cách làm mất đi
lực liên kết giữa các hạt phân tử của đất đá trên sườn dốc, khiến cho đất đá dễ
dàng bị lực trọng trường cuốn rơi xuống dốc. Các vùng đồi và núi, chỗ dốc
đứng, và các bờ sông dốc, vách đá trên bờ biển, và những sườn dốc khác là nơi
dễ xảy ra hiện tượng trượt lở nền. Ảnh hưởng chính của trượt lở nền là sự
vùi lấp.
Nhiều động đất mạnh phát sinh trên các đứt gãy cắt qua lớp vỏ cứng của
Trái đất. Phá hủy trên mặt đất là sự biến dạng trên nền đất đánh dấu sự giao
nhau của mặt đứt gãy với bề mặt Trái đất. Biểu hiện phổ biến nhất là một vết nứt
dài kéo từ một vài chục mét đến hàng chục ki lô mét, mặc dù sự phá hủy nền
còn được biểu hiện qua các chuỗi khe nứt không liên tục, các mô đất đá hay
những vùng sụt lún. Nhìn chung độ dài của đới phá hủy nền và chiều rộng của
đới biến dạng thường tăng tỉ lệ thuận với độ lớn và kiểu động đất. Các đới phá
247
hủy nền lớn ít khi biểu hiện dưới dạng một đường kéo dài hẹp mà có thể rộng tới
hàng trăm mét.

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Viết Thi, Nguyễn Viết Lượng, Lê Văn Thảo, Nguyễn Hồng
Phương, Cao Đình Triều, Nguyễn Thanh Phương, Hà Thái Bình, Lê Thế Thìn, Sổ tay hệ
thống cảnh báo sớm hiểm họa tự nhiên tại Việt Nam, Nxb. Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hà
Nội, 81tr., 2011.
2. Nguyễn Hồng Phương (chủ biên), Sổ tay cán bộ trực ca báo tin động đất và cảnh báo
sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu, Hà Nội, 141tr., 2014.

248
TÀI NGUYÊN ĐỊA CHẤT,
các dạng vật chất hình thành do quá trình địa chất, tồn tại trong hoặc trên lớp vỏ
Trái đất mà con người có thể khai thác, sử dụng. Cụ thể hơn, tài nguyên địa chất
(TNĐC) - bất kỳ phần tử rắn, khí, lỏng nào nằm trong hoặc trên bề mặt TĐ với
hàm lượng/trữ lượng tối ưu để khai thác. Như vậy, TNĐC bao gồm khoáng sản
rắn, nước mặt và nước ngầm, dầu khí, di sản địa chất,... TNĐC là một phần quan
trọng của tài nguyên Trái đất - là vật liệu do Trái đất cung cấp và con người có
thể sử dụng để tạo ra các sản phẩm phức tạp hơn (do con người tạo ra). Theo
một cách giải thích đơn giản hơn, TNTĐ còn được gọi là tài nguyên thiên
nhiên - những nguyên liệu thô hữu ích được lấy từ Trái đất.
Định nghĩa truyền thống của thuật ngữ TNĐC loại trừ tất cả các yếu tố
hoặc quá trình của môi trường vật chất không mang lại tiềm năng kinh tế. Cũng
vì thế, tài nguyên địa văn hóa không được đưa vào khái niệm TNĐC như cách
hiểu hiện nay và các yếu tố địa chất có giá trị khoa học, cảnh quan hoặc di sản
phải được coi là TNĐC.
Kể từ thời xa xưa, các nguồn tài nguyên mà thạch quyển cung cấp đã đóng
một vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế và xã hội của nhân loại. Hầu như
mọi yếu tố có mặt trong môi trường đều có nguồn gốc từ TNĐC, và trên thực tế,
việc khai thác chúng hiện nay có ý nghĩa sống còn đối với con người. Vì thế,
người ta hướng tới việc phân loại TNĐC trên cơ sở nhận thức hiện đại.
Cách đây không lâu, kiến thức về địa chất chủ yếu dựa trên lịch sử địa chất
của Trái đất và các nguồn TNTN của nó, những thành phần thiết yếu trong cuộc
sống hàng ngày của con người. Điều đáng chú ý là bất kỳ yếu tố nào có mặt
trong môi trường đều có nguồn gốc từ vật liệu địa chất (vd., nhiên liệu cho xe cộ
và phương tiện giao thông,...). Do đó, xã hội loài người phụ thuộc vào các nguồn
TNĐC vì chúng tạo điều kiện cho sự tồn tại của con người và sự tiến hóa của
chính hành tinh. Thực tế này đã dẫn đến việc phân loại TNĐC theo đặc điểm
truyền thống dựa trên các tiêu chí kinh tế thuần túy. Mặt khác, TNĐC được chia
thành nhiều loại khác nhau theo đặc điểm, tính chất và nguồn gốc mà không tính
đến khả năng sử dụng và sinh lời của chúng.
Có nhiều cách phân loại TNĐC khác nhau. Vd., theo truyền thống, tài
nguyên khoáng được chia ra thành: vật liệu công nghiệp hoặc phi kim loại, kim
loại, vật liệu năng lượng, đá và đá quý,... Phân loại này có hiệu lực trong những
năm 70, 80 và 90 của thế kỷ trước, và nó đã được cập nhật với những sửa đổi do
các chính phủ hoặc các tổ chức khoa học và kỹ thuật của mỗi quốc gia đưa ra.
Một số quốc gia có cách phân loại riêng, vd. như Chính phủ Tây Ban Nha thành
lập các nhóm giống như các nhóm được mô tả trong Luật Mỏ của quốc gia này,
bao gồm: tài nguyên A: đá; tài nguyên B: nước ngầm, nước khai thác - dược
liệu, nước nóng; tài nguyên C: khoáng sản; tài nguyên D: vật liệu năng lượng.
Hiện nay, nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ tài nguyên địa văn hóa khi đề cập đến
các yếu tố địa chất đóng góp vào giá trị khoa học và giáo học cao.
TNĐC còn được phân chia dựa theo đặc điểm vật lý (vật chất) và nguồn
gốc thành các nhóm khác nhau như kiến tạo, núi lửa, địa tầng, địa mạo và
khoáng sản. Cách phân loại TNĐC có tính đến yếu tố địa văn hóa, xem xét tiềm
năng và cách sử dụng chúng được cấu trúc thành hai nhóm chính: tài nguyên địa
249
chất có thể khai thác và không thể khai thác. Nhóm không thể khai thác bao gồm
những mỏm đá, yếu tố hoặc quá trình địa chất thể hiện giá trị văn hóa, khoa học,
giáo dục, tôn giáo hoặc giải trí. Nhóm tài nguyên có thể khai thác bao gồm bất
kỳ phần tử rắn, khí hoặc lỏng nào nằm trong hoặc trên vỏ Trái đất ở hàm lượng
tối ưu cho việc khai thác có hiệu quả kinh tế. Các tài nguyên có giá trị khoa học,
văn hóa, truyền thống hoặc giáo dục không giới hạn được đưa vào phân loại các
tài nguyên có giá trị kinh tế.

Tài liệu tham khảo


1. C. C. Iwuji, O. C. Okeke, B. C. Ezenwoke, C. C. Amadi, H. Nwachukwu, Earth
Resources Exploitation and Sustainable Development: Geological and Engineering
Perspectives. Engineering, Vol.08 No.01, Article ID: 62916, 13p, 2016.
10.4236/eng.2016.81003.
2. Josep M. Mata-Perelló, Roger Mata-lleonart, Carla Vintró-Sánchez, A New
Classification of Geological Resources, Dyna rev.fac.nac.minas  Medellín Dec., 78, 170,
2011.
3. Thông tư quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa
chất, số: 50/2017/TT-BTNMT.

250
NƯỚC DƯỚI ĐẤT,
loại nước nằm trong đới bão hòa bên dưới bề mặt đất. Nước dưới đất (NDĐ) là
một phần của vòng tuần hoàn nước trong thiên nhiên. Mưa rơi xuống bề mặt đất
phần lớn chảy tràn trên mặt đất hình thành nên các dòng chảy trên mặt, một
phần bốc hơi và một phần sẽ thâm nhập vào lòng đất, rồi từ đó một phần tiếp tục
đi xuống cho đến khi đạt tới đới bão hòa. Nước trong đới bão hòa di chuyển
chậm và cuối cùng có thể thoát ra sông suối, hồ và đại dương. Những yếu tố
quyết định đến sự tồn tại của nước dưới đất: Trọng lực - nước trên bề mặt sẽ cố
gắng thấm xuống tầng đất đá bên dưới nó; đất đá dưới mặt đất: khi bị phá hủy
vỡ vụn hoặc nứt nẻ tạo ra những khoảng trống có thể được chứa đầy nước, hoặc
một số đá như đá vôi bị nước hòa tan tạo ra những hang hốc chứa nước như các
bể ngầm. Một số lớp đá có độ lỗ rỗng lớn hơn những lớp khác, và ở đây nước di
chuyển trong đó tự do hơn (theo phương ngang).
Nước dưới đất trong các tầng chứa nước có áp ở sâu thường có áp lực lớn.
Nếu giếng khoan khai thác một tầng chứa nước có áp như vậy, nước sẽ dâng lên
trên mái của tầng chứa nước và thậm chí có thể chảy tràn trên mặt đất. Một dạng
nước có áp trong một cấu trúc bồn được gọi là nước artesian. Từ artesian xuất
phát từ thị trấn Artois ở Pháp, thành phố Artesium cổ của La Mã, nơi các giếng
phun artesian nổi tiếng nhất được khoan vào thời Trung cổ. Mực nước dâng lên
trong giếng khoan của tầng chứa nước artesian được gọi là mực nước áp lực.
Vận động của nước trong tầng chứa nước phụ thuộc nhiều vào tính chất
thấm của vật liệu tầng chứa nước. Trong một số thành tạo thấm nước tốt, nước
dưới đất có thể di chuyển vài mét trong một ngày; ngược lại ở những nơi khác,
nó chỉ di chuyển vài cm trong một thế kỷ. Nước dưới đất di chuyển rất chậm qua
các vật liệu như đất sét và đá phiến sét. Sau khi đi vào tầng chứa nước, nước di
chuyển từ từ đến những nơi nằm thấp hơn và cuối cùng được thoát ra khỏi tầng
chứa nước dưới dạng mạch lộ, hoặc chảy vào dòng mặt, hoặc được hút ra bởi
các giếng khoan.
Nước dưới đất, được tìm thấy trong các tầng chứa nước bên dưới mặt Trái
đất, là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của quốc
gia. Ở Mỹ, nước dưới đất là nguồn cung cấp khoảng 33% lượng nước mà các cơ
quan cấp nước của quận và thành phố cung cấp cho các hộ gia đình và doanh
nghiệp (nguồn cung cấp công cộng). Nó cung cấp nước uống cho hơn 98% dân
số nông thôn. Ở Việt Nam hiện nay, nước dưới đất đóng vai trò rất quan trọng
trong việc cấp nước ăn uống sinh hoạt ở các tỉnh Tây Nguyên, Hà Nội và các
vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt ở Tây Nguyên, nước dưới
đất không những được khai thác cho ăn uống sinh hoạt mà còn phục vụ cho tưới
cây công nghiệp với công suất khai thác vào thời điểm 2020 lên đến trên 1,5
triệu mét khối nước trong một ngày. Con số này đã gần như vượt quá lượng bổ
cập tự nhiên mà nó nhận được, cho nên đã diễn ra quá trình hạ thấp mực nước
cục bộ trong các giếng khoan. Ở đồng bằng sông Cửu Long còn đáng lo ngại
hơn, mặc dù tiềm năng rất lớn có đến 65 triệu mét khối mỗi ngày, nhưng mới chỉ
khai thác gần 3 triệu m3/ngày mà tầng chứa nước nào cũng ghi nhận hạ thấp mực
nước. Lý do là vì nước ngọt trong các tầng chứa nước ở đây tồn tại trong các
thấu kính đóng kín bởi nước mặn bao quanh, hơn nữa các tầng chứa nước ngọt
251
thường phân bố ở độ sâu lớn trên 100 m, không nhận được nguồn bổ cập tự
nhiên nào, cho nên khai thác đến đâu hết đến đó. Vì vậy nếu không có giải pháp
bổ sung nhân tạo thì nguồn tài nguyên nước dưới đất ở đây có nguy cơ cạn kiệt
và xâm nhập mặn.

Tài liệu tham khảo


1. Davis S.N., De Wiest R.J.M, Hydrogeology, 2nd Edition, John Wiley & Sons, New
York, USA, 463p, 1996.

252
TẠP CHÍ CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT (Vietnam Journal of Earth Sciences,
VJES),
một trong những tạp chí khoa học của viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam (HLKH&CNVN) nằm trong thành phần của Nxb. Khoa học tự nhiên
và Công nghệ. Trụ sở tại A16, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Website: http://vjs.ac.vn/index.php/jse.
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Journal of Earth Sciences - VJES).
Ngôn ngữ xuất bản là tiếng Anh và tiếng Việt. Hiện VJSE là một trong những
tạp chí khoa học của Viện HLKH&CNVN đang giành được vị trí cao trong
danh mục tạp chí khoa học thế giới.
Tiền thân của tạp chí CKHTĐ là “Tập tài liệu Sinh vật - Địa học (1960),
Tập san Sinh vật - Địa học (1961-1975) và Tạp chí Sinh vật - Địa học (1976 -
1978) của Viện Khoa học Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm HLKH&CNVN. Năm
1979, Tạp chí Sinh vật - Địa học được tách thành hai tạp chí riêng là tạp chí
Sinh học và tạp chí Các Khoa học về Trái đất, và tạp chí CKHTĐ chính thức
được thành lập. Từ đó trở đi, đối tượng phục vụ chủ yếu của tạp chí Các
KHvTĐ là các cán bộ nghiên cứu của các viện khoa học, cán bộ giảng dạy và
sinh viên đại học thuộc các lĩnh vực Địa chất, Địa vật lý, Địa lý, Vật lý địa cầu,
Khí tượng - Khí hậu Thủy văn, Môi trường,... trên địa bàn cả nước. Trong đó sự
đóng góp của các cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc ngành KHvTĐ của viện
HLKH&CNVN ngày nay như viện Địa chất, viện Vật lý Địa cầu, viện Địa lý,
viện Địa chất và Địa vật lý Biển, viện Tài nguyên và Môi trường Biển, viện Địa
lý Tài nguyên Tp.HCM, viện Hải dương học Nha Trang là rất lớn.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, tạp chí Các KHvTĐ đã đăng tải
được hàng chục ngàn bài báo của ngành KHTĐ từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đáng kể là điều tra cơ bản về (1) tài nguyên thiên nhiên và môi trường bao gồm
quy luật hình thành và phân bố các tài nguyên, nghiên cứu sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên kết hợp với bảo vệ môi trường trên các vùng lãnh thổ và
lãnh hải của đất nước; (2) nghiên cứu cơ bản về KHTĐ và Khoa học Biển như
các vấn đề về cấu trúc địa chất, tiến hóa địa động lực, và lịch sử hình thành và
phát triển địa chất lãnh thổ và lãnh hải; (3) quy luật hình thành và dự báo - cảnh
báo các loại hình tai biến tự nhiên, diễn thế tài nguyên thiên nhiên và môi trường
trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Cùng với thời gian, tạp chí Các
KHvTĐ đã nhanh chóng nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức; kể từ khi
thành lập (1979), luôn là tạp chí có chất lượng công bố đứng hàng đầu trong số
các tạp chí khoa học về KHTĐ tại Việt Nam.
Cho đến năm 2013, Tạp chí chỉ xuất bản định kỳ 4 số/năm, bằng tiếng Việt.
Năm 2014 đã bắt đầu xuất bản một số tiếng Anh, đến năm 2016 có ba số tiếng
Anh và từ năm 2017 đến nay xuất bản bốn số bằng tiếng Anh. Tên tiếng Anh của
tạp chí (VJSE) chính thức được đăng ký từ 2015. Từ năm 2016, Ban biên tập có
sự tham gia của nhiều nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài, trong đó có các
tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập các tạp chí SCI-SCIE nổi tiếng như
Gondwana Research, Earth - Science Reviews, Marine Geophysical Research,
Tectonics,...

253
Ngày 20.4.2020 VJES đã chính thức có tên trên Web of Science và ngày
30.12.2020 Tạp chí đã được chấp nhận vào danh mục Scopus.

Tài liệu tham khảo


1. Trần Trọng Hòa, Nguyễn Văn Giảng, Tạp chí Các khoa học về Trái đất: 30 năm xây
dựng và phát triển, TC Các KHvTĐ, 30(4) PC, 2008, p. 385-387.
2. Website: http://vjs.ac.vn/index.php/jse
3. https://mjl.clarivate.com:/search-results?issn=0866
7187&hide_exact_match_fl=true&utm_source=mjl&utm_medium=share-by-
link&utm_campaign=search-results-share-this-journal
4. https://suggestor.step.scopus.com/progressTr.../index.cfm...

254
THẠCH HỌC,
môn khoa học nghiên cứu về đá. Thạch học mô tả chi tiết về thành phần khoáng
vật, cấu tạo và kiến trúc của đá, phân loại, định danh các đá. Ngày nay, thạch
học là một phần của khoa học thạch luận.
Là một bộ môn khoa học về đá được William Nicol thành lập năm 1828
sau khi nhà bác học này phát minh kỹ thuật tạo ánh sáng phân cực bằng cách cắt
một tinh thể calcite thành một lăng trụ đặc biệt, sau này được gọi là lăng trụ
Nicol.
Đá được phân loại trên cơ sở phân tích thạch học và hoá học. Mô tả thạch
học bắt đầu từ quan sát vết lộ tại các tuyến thực địa (mô tả mẫu vật bằng mắt
thường). Bước tiếp theo là mô tả đá dưới kính hiển vi, là bước nghiên cứu quan
trọng vì vi kiến trúc và vi cấu trúc cung cấp thông tin tổng quát về tên và loại đá,
điều kiện hình thành và quá trình tiến hoá magma. Phân tích và mô tả tổ hợp
khoáng vật trong đá và kiến trúc - cấu tạo của chúng dưới kính hiển vi về cơ bản
có thể hiểu được nguồn gốc của đá. Đến giai đoạn này người ta có thể gọi tên đá.
Tuy nhiên, với những phương tiện nghiên cứu hiện đại hơn như hiển vi điện tử,
hấp thụ nguyên tử, huỳnh quang tia- X, nhiễu xạ tia- X để tìm hiểu thành phần
hoá học của đá, tên tổ hợp khoáng vật trong đá và thành phần hoá học của chúng.
Thí dụ, đối với đá magma, tuỳ theo thành phần hoá học mà người ta có thể phân
loại đá thành siêu mafic (basic), mafic, trung tính hay axit (silic) một cách chính
xác. Trên cơ sở thành phần hoá học và hàm lượng một số khoáng vật trong đá,
người ta có thể phân loại đá chi tiết và định lượng hơn. Cùng với nghiên cứu về
kiến trúc - cấu tạo đá và khoáng vật trong đá người ra có thể xác định chính xác
hơn các điều kiện hình thành và quá trình tiến hoá của đá từ lúc hình thành đến
khi xuất hiện trên bề mặt. Hiện nay sử dụng khối phổ cảm ứng plasma (ICP-MS)
là một trong những phương pháp phân tích thành phần hoá học các nguyên tố vi
lượng của đá và khoáng vật trong đá, người ta có thể xác định nguồn gốc nguyên
thuỷ và khối lượng nóng chảy của chúng đã xảy ra để hình thành các loại đá
nghiên cứu. Nghiên cứu thành phần hoá học vi bao thể dung thể (melt inclusion),
chất bốc (fluid), hoặc thể rắn (như vi khoáng vật) trong khoáng vật của đá bằng
phương pháp hiển vi thạch học hiện đại để tìm hiểu điều kiện áp suất - nhiệt độ
hình thành và thành phần hoá học nguyên thuỷ của khoáng vật và đá. Để thực
hiện phương pháp này người ta tăng nhiệt từng bước đối với bao thể đến nhiệt độ
nóng chảy để đồng hoá toàn phần thành phần bao thể, tiếp đến nhiệt độ được
giảm đột ngột, gây thuỷ tinh hoá toàn bộ bao thể để phân tích bằng hiển vi điện tử
đầu dò. Là một phương pháp phức tạp, đòi hỏi nhà nghiên cứu khéo léo và độ
mẫn cảm cao khi thao tác thực hiện phương pháp này.

Tài liệu tham khảo


1. MacKenzie, W.S., Adams, A.E., Brodie, K.H., Rocks and Minerals in Thin Section: A
color Atlas 2nd Edition, CRC Press, 242p, 2017.
2. Philpotts, A.R., Petrography of Igneous and Metamorphic Rocks, Waveland Pr Inc.,
192p, 2003.
3. Williams, H., Turner, F., Gilbert, C., Petrography, An introduction to the study of
rocks in thin sections, W.H. Freeman & Co; 2nd edition (Aug 1), 626p, 1982.

255
THẠCH LUẬN,
tổ hợp các khoa học về đá, quá trình thành tạo và biến đổi của chúng. Đối tượng
nghiên cứu của thạch luận (TL) là thành phần khoáng vật, hóa học của đá, các
đặc điểm kiến trúc - cấu tạo, điều kiện thế nằm, nguồn gốc, điều kiện hình thành
và bối cảnh kiến tạo xuất hiện trong các cấu trúc địa chất của Trái đất.
TL bao gồm: thạch học (TH; xem mục từ Thạch học), thạch địa hóa, thạch
kiến tạo, TL thực nghiệm, TL lý thuyết, TL kỹ thuật và TL vũ trụ và TL vật lý.
TH (TL mô tả) nghiên cứu chi tiết và mô tả thành phần khoáng vật, đặc điểm
kiến trúc - cấu tạo của đá. Thạch địa hóa nghiên cứu quy luận phân bố các
nguyên tố hóa học trong đá và khoáng vật tạo đá nhằm xác định các đặc điểm
quá trình thành tạo đá. Thạch kiến tạo (TL cấu trúc) nghiên cứu mối liên quan
của vi cấu trúc trong đá và khoáng vật với chuyển động kiến tạo hoặc trường
ứng suất. TL thực nghiệm nghiên cứu mô hình hóa quá trình tạo đá trong tự
nhiên (các khoáng vật và tổ hợp khoáng vật). TL lý thuyết dựa trên phân tích
hóa-lý các quá trình tự nhiên thông qua ứng dụng các thí nghiệm và phương
pháp mô hình máy tính. TL kỹ thuật nghiên cứu các khía cạnh thạch luận liên
quan tới chế biến đá (sản xuất thủy tinh, sản xuất và sử dụng vật liệu chịu lửa,
sứ, xi măng, sợi khoáng, sản phẩm đúc đá,...), xác định thành phần khoáng vật
của sản phẩm chế biến kỹ thuật từ đá hỗ trợ giải mã các quá trình tự nhiên; ngoài
ra còn nghiên cứu các vật liệu xây dựng tự nhiên. TL vũ trụ nghiên cứu vật chất
của thiên thạch. Dựa theo các quá trình tạo đá chính người ta phân biệt TL đá
magma, TL đá biến chất và TL đá trầm tích (xem mục từ Trầm tích luận). TL đá
magma nghiên cứu thành phần khoáng vật và các quá trình hình thành chúng,
thành phần hóa học, điều kiện hóa - lý của các quá trình nóng chảy và kết tinh
magma, tương tác với đá vây quanh, mối liên quan với quá trình tạo quặng,... TL
đá biến chất nghiên cứu các đá biến đổi và quá trình biến đổi đá dưới ảnh hưởng
của các điều kiện hóa - lý mới. TL có mối liên hệ chặt chẽ với núi lửa học, hành
tinh học, địa chấn học (xem mục từ địa chấn học), địa kiến tạo (xem mục từ kiến
tạo), khoáng vật học (xem mục từ khoáng vật học), địa hóa học (xem mục từ địa
hóa học), hóa tinh thể, hóa vũ trụ, địa tầng học (xem mục từ địa tầng học), khoa
học vật liệu và sinh khoáng (xem mục từ sinh khoáng).
Mối liên quan chặt chẽ của hoạt động magma, biến chất và địa động lực
cho phép sử dụng các phương pháp nghiên cứu TL tái lập bối cảnh kiến tạo
trong quá khứ, so sánh các quá trình địa chất hiện đại và cổ.
Các nghiên cứu TL hiện đại sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thành
phần khoáng vật bằng kỹ thuật vi dò (EPMA), kính hiển vi điện tử quét (SEM);
thành phần hóa học đá bằng phương pháp phân tích huỳnh quang tia X (XRF),
quang phổ plasma (ICP-MS); đặc điểm thành phần đồng vị Sr, Nd, Pb, Hf, Os,...
trong đá và trong khoáng vật (vd. zircon). Để xác định tuổi thành tạo của đá,
người ta sử dụng các phương pháp khác nhau như Rb-Sr, Sm-Nd, U-Pb,... Trong
các nghiên cứu TL người ta sử dụng các phương pháp toán học, trước hết đó là
phương pháp thống kê toán học để đánh giá độ tin cậy của các tập hợp phân tích
hóa học, phân loại đá, tính toán các thông số thạch địa hóa và địa hóa; phương
pháp mô hình hóa các quá trình tự nhiên bằng máy tính.

256
Để xác định các thông số vật lý khác của đá và khoáng vật, người ta phát
triển tổ hợp phương pháp vật lý (mật độ, độ cứng, giãn nở nhiệt, độ nén, tốc độ
truyền sóng địa chấn, độ nhớt, tính chất dẫn điện và từ tính,...).
Ở Việt Nam, nghiên cứu TL được thực hiện ở viện ĐC, viện ĐC-ĐVL
Biển, viện TN&MT Biển, viện ĐLTN Tp. HCM thuộc viện HLKH&CNVN;
viện KH ĐC&KS thuộc Bộ TN&MT, các trường ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH KHTN
Hà Nội và Tp. HCM. Các công trình nghiên cứu về TL được công bố trong các
tạp chí: Các Khoa học về Trái đất (VJSE) của viện HLKH&CNVN, Địa chất
(Geology) của Bộ TN & MT, Khoa học của ĐHQG Hà Nội.

Tài liệu tham khảo


1. Gary Nichols, Sedimentology and Stratigraphy, 2nd Edition, Wiley-Blackwell, ISBN:
978-1-405-13592-4, 432p, 2009.
2. Myron G. Best, Igneous and Metamorphic Petrology, 2nd Edition, Wiley, ISBN: 978-
1-405-10588-0, 752p, 2002.
3. Андреев Е.Д., Баскина В.А., и др., Mагматические горные породы, Наука, M., Т.
1. Ч. 1-2, 1983.

257
THÀNH PHẦN HÓA HỌC NƯỚC LỤC ĐỊA,
các ion, hợp chất hóa học, vật chất lơ lửng và các thông số hóa học khác của
nước trên lục địa. Nước trên lục địa bao gồm nước sông, hồ, nước dưới đất và
nước ngầm. Phần lớn nước trên lục địa là do nước mưa cung cấp. Nước mưa rơi
xuống mặt đất thấm qua các lớp đất và được vận chuyển theo độ chênh lệch địa
hình tạo ra các độ khoáng hóa khác nhau và phần lớn lại chảy ra đại dương
thông qua sông suối và hoặc từ nước ngầm tạo thành chu trình nước. Một phần
nước ngấm qua các lớp đất, tiếp xúc với các khoáng vật, các đá và sinh vật, hòa
tan các hợp chất tạo ra nước dưới đất có độ khoáng hóa.
Nước sông, hồ có thành phần biến đổi theo các yếu tố địa phương; ngay
trong một địa phương thì thành phần của chúng cũng biến đổi theo thời gian. Về
tổng thể thành phần của nước sông, hồ phụ thuộc vào loại đất đá mà nước được
tiếp xúc hay chảy qua và những nguồn nước chính từ các suối nhánh hay nước
ngầm. Thành phần hóa học của nước sông hồ có thể bao gồm: các ion hòa tan
trong nước; các khí hòa tan; các nguyên tố có nguồn gốc sinh học (các hợp chất
nitro, phosphor, silic); các nguyên tố vết; vật chất hữu cơ. Các hợp phần quan
trọng nhất của nước sông là HCO3-, Ca2+, SiO2, SO42-, Cl-, Na+, Mg2+ và K+ với
tổng lượng khoáng hóa trung bình vào khoảng 120 ppm. Trị số pH của hầu hết
nước trong các sông và hồ vào khoảng từ 6 đến 8; cao hơn hoặc thấp hơn các trị
số này thường ít gặp. Độ pH của nước còn chịu ảnh hưởng của hàm lượng CO 2
của khí quyển và do hô hấp, phân hủy các sinh vật. Mặc dù độ Eh của nước trên
mặt do tác động của hàm lượng của oxy tự do trong khí quyển, song độ Eh của
sông và hồ đều thấp. Thành phần của nước sông chủ yếu phụ thuộc vào điều
kiện khí hậu và địa lý. Độ khoáng hóa lớn nhất thường có vào mùa khô, khi
nước sông chủ yếu do nước ngầm cung cấp; còn vào mùa mưa độ khoáng hóa là
nhỏ nhất. Độ khoáng hóa thay đổi theo dòng chảy tùy thuộc vào phụ lưu có các
nguồn gốc khác nhau. Thành phần hóa học của nước hồ tương tự như nước
sông, song nhìn chung ít biến đổi hơn nước sông, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn
gốc, lịch sử và điều kiện địa lý - nhân văn của khu vực. Các hồ ở vùng khí hậu
ẩm thì thường có độ khoáng hóa thấp, còn ở vùng khô hạn thường có độ khoáng
hóa tăng cao do quá trình bốc hơi nước. Độ pH của nhiều hồ chủ yếu do quá
trình sinh học kiểm soát. Ở dưới sâu, nước không được cung cấp oxy thường
xuyên, thường có môi trường khử do quá trình hô hấp, phân hủy hợp chất hữu
cơ. Độ pH và Eh theo chiều sâu từ mặt đến đáy hồ có tác động đến sự biến đổi
về hình thái và hàm lượng các chất tan. Chẳng hạn, Fe 3+ tồn tại ở các lớp nước
trên mặt còn Fe2+ thường gặp ở các lớp nước sâu bên dưới. Ngoài ra tác động
của con người làm tăng thêm các hoạt động của sinh vật và làm ô nhiễm
nước hồ.
Hầu hết nước dưới đất là nước ngầm (nước phân bố ở dưới gương nước
ngầm). Có hai loại nước ngầm chính là nước nhạt (loại điển hình nhất) và nước
khoáng (có độ khoáng hóa cao trên vài nghìn mg/l). Nước ngầm thường có độ
khoáng hóa cao hơn nước sông, do tiếp xúc thường xuyên với các đá và chất
hữu cơ. Thành phần nước ngầm ít bị hòa trộn, do đó ít đồng nhất hơn nước mặt
và thể hiện quan hệ rõ nét giữa thành phần của nước ngầm với các đá chứa. Một

258
yếu tố quan trọng quyết định thành phần nước ngầm là sự có mặt của vật chất
hữu cơ và loại hình của chúng trong đá chủ và trong nước.
Thông thường, thành phần anion của nước ngầm được quyết định bởi các
phản ứng hữu cơ, còn thành phần cation bởi các phản ứng vô cơ. Anion chủ đạo
trong nước ngầm trong tất cả các loại đá chủ là HCO 3-; còn các cation chủ đạo
bao gồm Na+, Ca2+, Mg2+ với tỷ lệ khác nhau, tùy thuộc vào thành phần của đá
chủ. Độ pH của nước ngầm thường dao động trong khoảng rộng, phụ thuộc vào
hàm lượng của các khoáng vật carbonat và sulfid. Bởi vậy nước từ các đá
magma và đá vôi thường có độ pH từ 6,5 đến 8,0, còn nước từ cát kết và phiến
sét thì có trị số pH dao động từ 4,0 đến >9,0.
Nước ngầm trong các đá dưới sâu thường có hàm lượng vật chất hòa tan
cao. Tổng độ khoáng hóa lên tới 300.000 mg/l, được gọi là nước ót hay nước
muối. Nước có đặc tính chuyên dụng này có thể thấy trong các vùng núi lửa hiện
tại. Nước thường rất nóng và có hàm lượng silic cao do phản ứng mạnh với đá
mẹ, thường chứa hàm lượng H2S, B, SO42-, Li+, F- và As; ngoài ra, còn chứa một
lượng nhỏ các kim loại nặng như Cu, Pb. Trị số Eh của nước dưới đất cũng dao
động trong khoảng rộng. Ở gần trên mặt nước ngầm thường có trị số Eh dương;
còn ở dưới sâu trị số Eh thường là âm.

Tài liệu tham khảo


1. Bucher Kurt, I. Stober, The Composition of Groundwater in the Continental
Crystalline Crust, Part of the Water Science and Technology Library book series (WSTL,
volume 34), Springer, Dordrecht, 2015.
2. Livingston D.A., Chemical composition of Rivers and Lakes, In (M. Fleischer ed.,) Data
of Geochemistry, sixth edition, Chapter G. USGS Prof. Paper 440-G, 64p, 1963.
3. Por F.D., The Continental Waters, In: The Legacy of Tethys. Monographiae
Biologicae, Springer, Dordrecht, 63, 1989. https://doi.org/10.1007/978-94-009-0937-36.

259
THIẾU HỤT IODINE,
lượng iodine trong cơ thể con người thấp hơn mức cần thiết tối thiểu. Iodine là
một vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể con người. Mặc dù lượng iodine
rất nhỏ (không quá 20-30 mg(µg), iodine là một thành phần không thể thiếu
trong hình thành hormon tuyến giáp, một hormon đặc biệt cần thiết đối với tất cả
các cơ thể sống, nó bảo đảm cho hoạt động một các khỏe mạnh đối với các chức
năng sinh tồn của cơ thể như trao đổi chất, phát triển trí não, các quá trình
chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt quan trọng trong hình thành và phát triển hệ thần
kinh trung ương từ giai đoạn bào thai đến trẻ nhỏ.
Thiếu hụt iodine ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến giáp, các rối
loạn và biến chứng do thiếu iodine có thể gây ra các bệnh về tuyến giáp như
bướu cổ, suy giáp; các bệnh về tim và các rối loạn liên quan, chẳng hạn như tim
to và suy tim; các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và suy giảm nhận
thức; tổn thương các dây thần kinh ngoại vi của cơ thể. Thiếu iodine ở phụ nữ có
thể làm giảm khả năng sinh sản thậm chí vô sinh, ở phụ nữ mang thai dễ gây ra
sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu thiếu iodine nặng trong giai đoạn
mang thai sẽ làm thai nhi chậm phát triển, trẻ sinh ra dễ bị khiếm khuyết trí tuệ,
đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác. Tuy nhiên, nếu lượng iodine
được cung cấp quá nhiều lại sẽ gây nên hội chứng cường giáp hay gặp nhất là
bệnh Basedow, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp,...
Trong tự nhiên, hàm lượng iodine trong đá thường thấp. Iodine tạo một số
khoáng vật độc lập và hầu như ít đi vào thành phần của các khoáng vật tạo đá.
Trong các đá magma hàm lượng của iodine tương đối đồng đều, trung bình
khoảng 0,24 mg/kg. Đá trầm tích có hàm lượng cao hơn, trung bình trong trầm
tích hiện đại 5-200 mg/kg, carbonat 2,7 mg/kg, đá phiến sét 2,3 mg/kh và cát kết
0,8 mg/kg. Trầm tích giàu vật chất hữu cơ đặc biệt giàu iodine. Đất, nhìn chung,
giàu iodine hơn nhiều so với đá mẹ, tuy nhiên hàm lượng iodine lại phụ thuộc
vào kiểu đất và vị trí của nó. Trong đất, ít iodine ở dạng hòa tan, phần nhiều
chúng liên quan với vật chất hữu cơ, sét, nhôm và oxyt sắt. Phần lớn iodine
trong đất có nguồn gốc từ khí quyển, nhưng iodine trong khí quyển lại có nguồn
gốc từ đại dương. Nước biển có hàm lượng iodine trong bình 58 μg/l với tổng
lượng khoảng 7.1010 tấn, tồn tại chủ yếu ở dạng iodat (IO31-) (73 - 80%), ít hơn
ở dạng iodua (I1-). Một phần iodine trên bề mặt nước biển ở dạng I 2 tự do đi vào
khí quyển do ảnh hưởng của tia cực tím, phần còn lại trong nước biển được tích
lũy trong sinh vật biển. Hàm lượng của iodine trong tầng đối lưu khí quyển
khoảng 1 μg/m3 với tổng lượng ước tính 12.106 tấn. Lượng iodine bổ sung vào
khí quyển khoảng 511,3.103 tấn/năm bởi các nguồn từ đại dương, ít hơn là từ
mặt đất rồi theo mưa, tuyết trở về với mặt đất. Nước mặt không nhiễm mặn có
hàm lượng iodine thấp và thay đổi. Nước mặn dưới đất gần bề mặt và nước
khoáng nhìn chung được làm giàu iodine mạnh. Thực vật biển thường giàu
iodine trong khi đó thực vật trên cạn nhìn chung có hàm lượng iodine thấp. Mặc
dù iodine từ lâu đã được ghi nhận là một nguyên tố quan trọng, nhưng vẫn còn
nhiều khoảng trống trong hiểu biết về địa hóa học của nó. Nghiên cứu chu trình
địa hóa iodine cho thấy quá trình chuyển từ đại dương vào khí quyển của iodine
có lẽ là quá trình quan trọng hơn cả trong địa hóa học của nó.
260
Nguồn iodine cung cấp cho cơ thể con người, chủ yếu qua chuỗi thức ăn.
Nếu ăn các thức ăn không chứa hoặc quá nghèo iodine sẽ dẫn đến thiếu hụt
iodine. Hàm lượng iodine cao nhất trong cá biển, các loại hải sản, rong biển và
mỡ cá (khoảng 800-1000 mg/kg). Những người sống xa biển và ở các độ cao
lớn hơn so với mực nước biển có nguy cơ bị thiếu iodine.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập các định mức sinh lý, phụ thuộc
vào độ tuổi, định mức hàng này dao động từ 120 đến 150 µg/ngày. Nhu cầu đề
nghị cho người trưởng thành là 0,14 mg/ngày, nhu cầu cao hơn đối với phụ nữ
mang thai (0,220 mg/ngày) và phụ nữ cho con bú (0,290 mg/ngày).
Có nhiều biện pháp phòng chống thiếu iodine, một trong những biện pháp
đó là bổ sung iodine vào muối ăn, đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất,
đơn giản nhất và chi phí thấp nhất. Việc bổ sung iodine phải diễn ra thường
xuyên đều đặn hàng ngày, trong suốt cả đời người. Tiêu chuẩn quy định nồng độ
iodine trong muối phòng bệnh ≥200µg/10 gr muối. Ngoài bổ sung iodine vào
muối ăn còn có các thực phẩm gia vị mặn khác được iodine hoá như: bột canh,
nước mắm, các sản phẩm từ sữa, hải sản, thịt, bánh mì, trứng và uống vitamin
tổng hợp có chứa iodine.
Nhằm loại bỏ bền vững tình trạng thiếu iodine trên thế giới, năm 1986, một
mạng lưới iodine toàn cầu thuộc UNICEF đã được xây dựng, mùa hè năm 1990
WHO đặt ra cho thế giới nhiệm vụ thanh toán các bệnh liên quan đến thiếu
iodine trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1970 đã xây dựng
chương trình phòng chống rối loạn do thiếu iodine. Năm 1993, Chương trình
phòng chống rối loạn do thiếu iodine (PC CRLTI) đã trở thành chương trình
mục tiêu quốc gia.

Tài liệu tham khảo


1. Fuge C., Johnson C.C., The geochemistry of iodine - a review, Environ Geochem
Health, 8(2): 31-54, 1986.
2. Network for Sustained Elimination of Iodine Deficiency Country Review Guidelines.
New York, United Nations Children’s Fund, 2006.
3. Thái Hồng Quang, Bệnh bướu cổ địa phương và bệnh bướu cổ tán phát, Nxb. Y học,
Hà Nội, 2001.
4. UNICEF Viet Nam, Chương trình phòng chống các rối loạn thiếu i-ốt ở Việt Nam:
Bài học quá khứ và khởi động lại chương trình tốt hơn,
https://www.unicef.org/vietnam/media/1141/file.
5. Иванов В.В., Экологическая геохимия элементов, Недра, Москва, 1997.

261
THUYẾT MINH BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT,
văn bản thường dưới dạng sách nhỏ (khổ A5), được đính kèm theo mỗi tờ bản
đồ địa chất để trình bày ngắn gọn sự giải thích các dữ liệu của tờ bản đồ địa
chất. Trong thuyết minh bản đồ địa chất (TMBĐĐC) có thể trình bày một số
hình ảnh hoặc sơ đồ, biểu bảng có ý nghĩa nhất. Nội dung thuyết minh bản đồ
địa chất nhất thiết gồm các chương mục sau:
Mở đầu: Nêu rõ tính chất thành lập tờ bản đồ địa chất là kết quả đo vẽ hay
biên vẽ theo dữ liệu có sẵn; Vị trí, danh pháp tờ bản đồ địa chất; Thời gian và tổ
chức thực hiện, tập thể tác giả
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình bày: Đặc điểm
địa hình, mạng sông suối, khí hậu; Đặc điểm kinh tế - xã hội, giao thông, dân cư.
Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất, Trình bày khái quát các kết quả
nghiên cứu, điều tra về địa chất đã được tiến hành trên diện tích tờ bản đồ địa
chất (kèm theo sơ đồ mức độ nghiên cứu địa chất)
Chương III: Địa tầng, khái quát các phân vị địa tầng và đặc điểm phân bố
của chúng trong phạm vi tờ bản đồ địa chất; mô tả tóm tắt từng phân vị địa tầng
theo thứ tự từ cổ đến trẻ về các đặc điểm phân bố, thành phần thạch học, kiểu và
tướng trầm tích, quan hệ địa chất với các phân vị liên quan, các thông tin về bề
dày và cơ sở xác định tuổi địa chất; dẫn ra các mặt cắt chính.
Chương IV: Các thành tạo magma và biến chất không phân tầng: Trình
bày khái quát các phức hệ magma bao gồm cả đá xâm nhập và đá núi lửa; Mô tả
cụ thể các phức hệ theo thứ tự từ cổ đến trẻ với các khối đá xâm nhập hoặc
trường phân bố đá núi lửa chính và điển hình, các đặc điểm về hình dạng thạch
học, cấu tạo, kiến trúc, sự phân bố của các pha, tướng, các quan hệ địa chất và
tuổi tuyệt đối, cũng như mối liên quan đến khoáng sản; Nhận xét chung về quá
trình tiến hóa magma phạm vi tờ bản đồ địa chất; Mô tả các phức hệ đá biến
chất khu vực không phân tầng lần lượt theo thứ tự tuổi biến chất khu vực từ cổ
đến trẻ về các trường phân bố, sự phân tướng biến chất, sự phân chia các tổ hợp
đá với các đặc điểm thạch học biến chất hiện tại và nguyên thủy trước biến chất.
Dẫn các thông tin về các quá trình biến chất và tuổi của chúng; Mô tả các biểu
hiện biến chất tiếp xúc và biến chất động lực nếu có
Chương V: Kiến tạo, mô tả vị trí của tờ bản đồ địa chất trong khung kiến
tạo khu vực. Dẫn ra sơ đồ phân vùng kiến tạo trong phạm vi tờ bản đồ địa chất
(các đới, phụ đới, khối kiến tạo) và mô tả lần lượt theo thứ tự cấp bậc từ lớn đến
nhỏ và theo phương địa lý, hoặc theo các tầng cấu tạo từ dưới lên trên; phân chia
và mô tả các tổ hợp thạch - kiến tạo với việc xác định bối cảnh kiến tạo và tuổi
thành tạo của chúng; mô tả các hệ thống uốn nếp, đới phá hủy đứt gãy, đới xáo
trộn kiến tạo và các bất phân chỉnh hợp do kiến tạo; mô tả lịch sử tiến hóa kiến
tạo và mối liên quan với sự hình thành và tích tụ khoáng sản với các yếu tố cấu
trúc - kiến tạo.
Kết luận: Tóm tắt những kết quả chính, những phát hiện mới và ý nghĩa
của chúng, cũng như các vấn đề tồn tại chưa được giải quyết ổn thỏa; Đề xuất
phương hướng nghiên cứu giải quyết tiếp theo.

262
Tài liệu tham khảo
1. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần
đất liền (QCVN49: 2012/BTNMT ban hành theo Thông tư 23/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng
12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), 2012.
2. Будрэ А.И., Маймин Ю.С., Старченко В.В., Фараджев В.А. и др,, Инструкция по
составлению и под готовке к изданию листов Государственной геологической карты
Российской Федерации масштаба 1:200 000, Роскомнедра, Москва, 244с, 1995.

263
TIẾN HÓA ĐỊA HÌNH,
sự thay đổi địa hình theo thời gian trong một chu trình xâm thực từ miền núi cao
trở thành miền đồng bằng bán bình nguyên qua các giai đoạn: trẻ, trưởng thành
và già cỗi. Khái niệm tiến hóa địa hình (THĐH) còn gọi là tiến hóa cảnh quan
được Davis đưa ra vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. THĐH xảy
ra do tác động tương hỗ giữa chuyển động nâng kiến tạo và quá trình bóc mòn.
Dựa theo tương quan này Penk (1924) đã chia ra các kiểu địa hình: phát triển đi
lên với tốc độ nâng lớn hơn tốc độ bóc mòn; phát triển đồng dạng khi các tốc độ
nâng và bóc mòn tương đương nhau; phát triển đi xuống khi tốc độ nâng nhỏ
hơn tốc độ bóc mòn. Phương thức bóc mòn có thể là từ trên xuống, giật lùi sườn
hay san bằng khắc mòn. Tùy theo tác nhân bóc mòn chính mà tiến hóa địa hình
có thể thay đổi theo từng khu vực. Ở nơi có tác nhân chủ yếu là dòng chảy mặt
như vùng ôn đới ẩm, THĐH được Davis đưa ra như sau: giai đoạn trẻ có địa
hình chênh cao ngày càng gia tăng, mạng dòng chảy kém phát triển với các
thung lũng dạng chữ “V”, khu vực phân thủy bằng phẳng rộng có nhiều hồ, đầm
lầy và có thể có thác ghềnh xuất ở chỗ đá cứng; giai đoạn trưởng thành có độ
chênh cao giữa đỉnh phân thủy và đáy thung lũng đạt mức tối đa, mạng dòng
chảy phát triển mạnh, đáy thung lũng thường có bãi bồi rộng, các uốn khúc do
dòng chảy, phần đỉnh phân thủy sắc nét hầu như vắng mặt hồ, đầm lầy, ghềnh
thác; giai đoạn già cỗi có độ chênh cao địa hình thấp, thung lũng thoải rộng có
bãi bồi phát triển, dòng chảy uốn khúc nhiều và rộng, phân thủy không còn sắc
nét như như trước.
Khu vực nhiệt đới ẩm, địa hình có lớp vỏ phong hóa dày được hạ thấp theo
phương thức san bằng khắc mòn, tức quá trình bóc mòn bao gồm cả rửa trôi xâm
thực trên bề mặt và phong hóa hóa học đối với đá gốc bên dưới. THĐH ở đây
được biểu hiện dưới dạng: đồng bằng khắc mòn có lớp vỏ phong hóa, đồng bằng
khắc mòn với bề mặt đá gốc bị bóc lộ cục bộ, bề mặt đá gốc bị bóc lộ song đôi
chỗ còn bị phủ bởi vỏ phong hóa, bề mặt đá gốc bị bóc lộ hoàn toàn. Ở khu vực
khô hạn tác nhân chủ yếu là gió có giai đoạn trẻ đặc trưng bởi sự phát triển các
thung lũng làm phân cắt các cao nguyên có sườn thoải xen lẫn các bồn tích tụ
vật liệu, các bồn này được phát triển liên thông với nhau ở giai đoạn trưởng
thành, và cuối cùng đạt đến địa hình đặc trưng bởi các trũng thổi mòn kết hợp
cùng với hệ thống dòng chảy. Khu vực băng hà không có địa hình ở giai đoạn
già cỗi mà chỉ có địa hình trẻ với các thung lũng sông băng bị đào sâu sắc sảo,
chuyển thành các dạng rãnh máng sâu, sườn phẳng trong giai đoạn trưởng thành.
Ở khu vực karst, THĐH hình được Cvijić (1918) đưa ra với 4 pha: 1- địa hình
karst nguyên thủy với dòng chảy mặt trong các thung lũng sông, thủy văn ngầm
bắt đầu phát triển từ các khe nứt được mở rộng ở phần sát bề mặt; 2- quá trình
karst đạt tối đa, dòng chảy mặt không còn do nước mặt được đưa xuống dưới
sâu qua hệ thống phễu karst và trũng liên phễu (uvalas) ở đáy thung lũng; 3- địa
hình karst bắt đầu biến mất, phát triển các thung lũng có dòng chảy mặt mới lộ
ra do bị sập hang karst ở các vị trí thung lũng nguyên thủy hoặc do quá trình
xâm thực giật lùi phát triển đến vị trí rìa cao nguyên karst, nhiều phễu và trũng
liên phễu bị biến mất, đáy các cánh đồng karst bị san bằng chỉ còn có các khối
sót biệt lập; 4- địa hình và thủy văn karst biến mất hoàn toàn, chỉ còn tồn tại các
264
khối sót đá karst trên các lớp đá không có khả năng hòa tan. THĐH karst nhiệt
đới ẩm như ở Nam Trung Quốc được Waltham (2008) phác họa với các giai
đoạn: từ bề mặt nguyên thủy ban đầu, hình thành và phát triển các phễu karst,
chuyển sang dạng cụm đỉnh karst (fencong) hay karst dạng nón, tiếp theo là
dạng rừng đỉnh karst (fenglin) hay karst dạng tháp và cuối cùng là đồng bằng
karst nằm gần mực xâm thực cơ sở.
Tài liệu tham khảo
1. Büdel J., Climatic Geomorphology (translated by L. Fischer and D. Busche). Princeton
University Press, Princeton, 1982.
2. King L. C., Canons of landscape evolution, Geological Society of America Bulletin,
64(7): 721-752, 1953. 
3. Penck W., Morphological Analysis of Landforms (translated by H. Czech and K. C.
Boswell). Macmillan, London, 1953.
4. Waltham T., Fengcong, Fenglin, Cone Karst, Cave and Karst Science, 35(3): 77-88.
2008.

265
TỔ HỢP PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ,
một nhóm các phương pháp địa vật lý được sử dụng đồng thời cho khảo sát
nghiên cứu cùng một đối tượng quan tâm. Sự thay đổi trong không gian của các
trường địa vật lý liên quan chặt chẽ với đặc điểm phân bố của các đối tượng ẩn
trong lòng đất, bởi vậy các phương pháp địa vật lý là công cụ rất quan trọng
trong nghiên cứu cấu trúc bên trong Trái đất; trong tìm kiếm tài nguyên khoảng
sản. Chúng cũng được sử dụng trong giải quyết các nhiệm vụ về nền móng công
trình, khoanh vùng ô nhiễm, phát hiện các đối tượng nhân tạo bị chôn vùi, v.v,
… Do môi trường lòng đất có cấu trúc phức tạp, thành phần vật chất và trạng
thái cơ lý của đất đá cũng đa dạng nên các khảo sát nghiên cứu thường không
đạt hiệu quả như mong muốn nếu chỉ sử dụng một phương pháp đơn lẻ. Việc kết
hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp bổ trợ lẫn nhau, hạn chế được
những điểm yếu của từng phương pháp sẽ làm tăng đáng kể hiệu quả của các
khảo sát nghiên cứu. Từ giữa thế kỷ trước nhiều tổ hợp phương pháp địa vật lý
(THPPĐVL) bắt đầu được sử dụng phổ biến trong giải quyết các nhiệm vụ địa
vật lý và ngày càng được hoàn thiện. Một số THPPĐVL được sử dụng phổ
biến như:
Tổ hợp phương pháp nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ Trái đất: Phương pháp địa
chấn dò sâu cho được bức tranh cấu trúc vỏ Trái đất tin cậy nhất nhưng chi phí
lớn và không phải nơi nào cũng thực hiện được do phải tiến hành các vụ nổ lớn.
Phương pháp trọng lực dễ thi công phủ kín nhanh vùng nghiên cứu, giá thành rẻ
và nếu có kết quả địa chấn dò sâu đủ đại diện cho các đơn vị cấu trúc chính làm
tài liệu tựa thì kết quả nghiên cứu cấu trúc sâu cũng đảm bảo được độ tin cậy.
Bởi vậy tổ hợp hai phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu
cấu trúc sâu, vừa đạt được độ tin cậy cần thiết vừa giảm được chi phí. Các kết
quả nghiên cứu cấu trúc sâu bằng tài liệu địa chấn động đất và từ Tellua cũng có
thế được xem xét sử dụng như tài liệu tựa trong trường hợp không có hoặc
không đủ tài liệu địa chấn dò sâu. Ngoài các phương pháp nêu trên, trong những
điều kiện nhất định có thể sử dụng thêm phương pháp từ để tăng thêm hiệu quả
nghiên cứu.
Tổ hợp phương pháp tìm kiếm thăm dò tài nguyên khoáng sản: tính chất
vật lý của nhiều loại khoáng sản không giống nhau nên không thể tìm được một
tổ hợp phương pháp nào sử dụng chung cho tìm kiếm thăm dò tất cả các loại
khoáng sản mà tổ hợp được hình thành cho từng loại cụ thể. Ví dụ loại quặng có
từ tính cao như quặng sắt thì phương pháp từ là chủ đạo. Nếu thân quặng cũng
có mật độ đất đá và độ dẫn điện cao hơn so với môi trường xung quanh thì tổ
hợp phương pháp có thể gồm phương pháp từ với một hoặc một số phương pháp
khác như trọng lực, thăm dò điện hay điện từ, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.
Khác với nhiều loại tài nguyên khoáng sản, các bể tiềm năng dầu khí không
phản ánh trực tiếp trong trường địa vật lý thông qua tính chất vật lý của chúng
mà thông qua đặc điểm cấu trúc và phân bố địa tầng, vì vậy các phương pháp
địa vật lý chỉ tìm kiếm được dấu hiệu gián tiếp liên quan. Tổ hợp hai phương
pháp chủ đạo được sử dụng nghiên cứu cấu trúc triển vọng dầu khí là địa chấn
và trọng lực. Trong đó phương pháp trọng lực cho nhanh được bức tranh cấu
trúc khái quát vùng nghiên cứu, còn phương pháp địa chấn, đặc biệt là địa chấn
266
phản xạ có độ phân giải cao tập trung nghiên cứu chi tiết cấu trúc phân tầng
vùng được dự báo có triển vọng dầu khí. Một số phương pháp khác như từ, điện
và điện từ trong những điều kiện cụ thể cũng được sử dụng. Để phục vụ nghiên
cứu chi tiết địa tầng các phương pháp địa vật lý giếng khoan đo tham số vật lý
như: mật độ đất đá, vận tốc truyền sóng, gradient nhiệt độ,… không thể thiếu
trong tổ hợp phương pháp địa vật lý thăm dò tìm kiếm dầu khí.
Tổ hợp các phương pháp địa vật lý nông nghiên cứu nền móng công trình
thường gồm các phương pháp được lựa chọn như phương pháp địa chấn khúc
xạ, phương pháp đa kênh sóng mặt, trong những điều kiện nhất định có thể sử
dụng thêm các phương pháp đo vận tốc sóng ngang trong các lỗ khoan, chiếu
sóng giữa các lỗ khoan, phương pháp radar xuyên đất và cả phương pháp thăm
dò điện,…
Ngoài ra, còn có các tổ hợp phương pháp khảo sát nghiên cứu phục vụ giải
quyết các vấn đề về môi trường hay phát hiện các đối tượng nhân tạo bị chôn vùi
cũng khá phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các tổ hợp phương pháp cho
từng loại đối tượng nhiều khi còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể, nên trước khi
tiến hành khảo sát đại trà nên có bước thử nghiệm để lựa chọn được tổ hợp
phương pháp phù hợp nhất.
Ở Việt Nam, từ những năm 1960 THPPĐVL chủ yếu là địa chấn, trọng lực
và địa vật lý giếng khoan đã được sử dụng cho tìm kiếm thăm dò các cấu tạo
triển vọng dầu khí ở vùng trũng Hà Nội và vùng biển phía nam với sự hợp tác
của các nhà khoa học Liên Bang Xô Viết và các nhà khoa học Mỹ. Cho đến nay
nhiều THPPĐVL đã được sử dụng thành công ở Việt Nam trong giải quyết các
nhiệm vụ đa dạng của các nghiên cứu địa vật lý.

Tài liệu tham khảo


1. McDowell P. W, Barker R. D., Butcher A. P.., Culshaw M. D., Jackson P. D., McCann
D.M., Skipp B. O., Mathews S. L., Arthur J. C. R., Geophysics in Engineering investigations,
CIRIA sharing and building best practice, London, UK., 260p, 2002.
2. William Lowrie, Fundamentals of Geophysics, Cambridge University Press, 381p,
2007.

267
TỔNG HỘI ĐỊA CHẤT VIỆT NAM,
một tổ chức xã hội, nghề nghiệp với sự tham gia tự nguyện của các Hội chuyên
ngành các các cấp Trung ương, tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, nhà quản lý
hoạt động trong các lĩnh vực về địa chất (ĐC), tài nguyên Trái đất trên phạm vi
toàn quốc. Tên giao dịch tiếng anh: Vietnam Union of Geological Sciences.
Cơ cấu tổ chức gồm Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ 5 năm, Ban Chấp
hành Trung ương, Đoàn chủ tịch, Ban Kiểm tra, Văn phòng, các Ban Tư vấn-
Phản biện, Khoa học - Công nghệ, Quản lý Thi đua - khen thưởng, Chi bộ Cơ
quan Tổng Hội Địa chất Việt Nam (THĐCVN).
Các thành viên gồm: 14 Hội thành viên chuyên ngành ĐCVN: Hội Cổ sinh
- Địa tầng, Hội Kiến tạo, Hội Đệ tử - Địa mạo, Hội Khoáng thạch học, Hội Trầm
tích, Hội Địa hóa, Hội ĐC Biển, Hội ĐC Kinh tế, Hội Đá quý, Hội ĐC Than -
Khoáng sản, Hội ĐC Thủy văn, Hội ĐC Công trình và Môi trường, Hội Tuyển
khoáng, Hội Công nghệ Khoan Khai thác, Hiệp hội Doanh nghiệp ĐC -
Khoáng sản.
Các Hội Địa chất tỉnh, thành phố: Hội ĐC TP. HCM, Hội ĐC Hải Dương,
Hội ĐC Khoáng sản Yên Bái, Hội ĐC Quảng Bình, Hội Mỏ - ĐC Thanh Hóa.
Các Hội ĐC trực thuộc: Hội ĐC Tây Bắc, Hội ĐC Đông Bắc, Hội ĐC Như
Quỳnh, Hội Khoáng sản, Hội ĐC Dầu khí VN, Hội Công nghệ đá màu Thiên
nhiên, Hội ĐC Than Hà Nội, Hội ĐC Thái Bình, Câu lạc bộ Búa vàng ĐC, Hội
Kế hoạch ĐC.
Các Tổ chức KH-CN: Viện ĐC và MT, Viện Đá quý vàng và Trang sức
VN, Viện Công nghệ ĐC&KS, Viện Nghiên cứu kỹ thuật ĐC Dầu Khí, Viện
KHTĐ&MT, Viện Địa CN&MT, Các LH KS ĐC - xử lý nền móng công trình,
KH- Sản xuất ĐC - Địa vật lý, KH. Công nghệ tài nguyên KS, Môi trường và
Năng lượng, KH ĐC nước khoáng, Địa kỹ thuật công trình miền Nam, KHSX
ĐC Nam Bộ, KH ĐC nền móng- vật liệu XD, KHSX ĐC M.T miền Nam,
KHSX ĐC XD và MT phía Nam, KHSX ĐC - công nghệ khoáng, ĐC công
trình XD và MT, Địa kỹ thuật, Nền móng công trình, KS ĐC công trình - Nền
móng và Môi trường, KH ĐC kiểm định nền móng xây dựng Sài Gòn, KH ĐC -
Nền móng và kiểm định Xây dựng, Khoa học ĐC Tư vấn kiểm định Xây dựng,
Các TT Công nghệ khoan khai thác, Kỹ thuật ĐC và xử lý nền móng, nghiên
cứu ĐC đá quý, TV ứng dụng Khoa học ĐC và Công trình giao thông, TV Kiểm
định ĐC nền móng Công trình, KH ĐC công trình, Phân tích thí nghiệm và Dịch
vụ ĐC KS Môi trường Miền Trung, TT Phân tích.
Tên gọi ban đầu: Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành ĐCVN được chính thức
thành lập theo Quyết định số 137-BT, ngày 24.08.1983 của Hội đồng Bộ trưởng,
sau đổi tên thành: THĐCVN theo Quyết định số 80/2003/QĐ-BNV của Bộ Nội
Vụ ngày 08.12.2003 là thành viên của LH hội KH&KTVN và LH hội Quốc tế
về KHĐC;
Với chức năng tư vấn phản biện, giám định xã hội, THĐCVN đã tham gia
góp ý các dự Luật, Nghị định về khoáng sản, các đề án bauxit Tây Nguyên, titan
ven biển miền Trung, sắt Thạch Khê, than đồng bằng Sông Hồng, dự án khoáng
sản Tây Bắc, Trung Trung Bộ, cũng như các tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan.

268
THĐCVN đã phối hợp với Tổng cục ĐC&KSVN, các trường, viện, doanh
nghiệp liên quan tham gia các nhiệm vụ KH-CN trong các lĩnh vực về ĐC khu
vực, địa hóa, khoan - khai thác, ĐC thủy văn, ĐC công trình, môi trường, tai
biến ĐC, ĐC biển,… Nhiều hội viên đã tổ chức biên soạn sách phổ biến KH,
viết bài đăng trong các tạp chí trong nước và quốc tế, chuyên khảo, bản đồ, đã
được đánh giá cao.Cũng như tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước
và quốc tế IGCP, GEOSEA XV cũng như tham gia đào tạo sau đại học. Các tổ
chức KH-CN đã thực hiện đề tài, hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ trong các lĩnh
vực điều tra ĐC, thăm dò, khai thác khoáng sản, địa kỹ thuật, ĐC thủy văn,... đã
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả KT-XH liên quan.
Với những thành tích trong những năm qua, THĐCVN đã vinh dự được
nhận các phần thưởng cao quý của Nhà nước: các Huân chương Lao động hạng
Nhì, năm 2000; hạng Nhất, năm 2005; Độc lập hạng Ba, năm 2008.

Tài liệu tham khảo


1. Địa chất Việt Nam, 60 năm (1945-2005) xây dựng & phát triển, Nxb. Bản đồ, Hà Nội,
2005.
2. Điều lệ THĐCVN, QĐ số 673/QĐ-BNV, Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2009.
3. Nguyễn Khắc Vinh, Bùi Đức Thắng, THĐCVN trong: Tống Duy Thanh, Mai Trọng
Nhuận, Trần Nghi (Đồng chủ biên) Bách khoa thư Địa chất, Nxb. ĐHQGHN, 65-66, 2016.
4. THĐCVN, 30 Năm xây dựng và phát triển (1983-2013), Công ty In Đông Á, HN.

269
VERNADSKY VLADIMIR IVANOVICH (1863-1945),
nhà tự nhiên học, địa chất học, khoáng vật học, và nhà địa hóa học người Nga.
Ông là viện sĩ Viện HLKH St. Peterbug (1912) và sau này là viện sĩ của
VHLKH Liên Xô, chủ tịch đầu tiên của Viện HLKH Ukraina (1919). Viện sĩ
thông tấn Hiệp hội khoa học Anh (1889), viện HLKH Paris (1928) và một số
viện HLKH khác. Trong khoảng thời gian 1881-1885, Vernadsky là sinh viên
khoa Toán - Lý trường ĐHTH St. Peterbug. Từ năm 1890, ông trở thành giảng
viên về khoáng vật học và tinh thể học tại ĐHTH Matxcơva với học hàm PGS
và GS (1898) của trường này. Ông được coi là người sáng lập ra lĩnh vực địa
hóa học và hóa sinh.
V.I. Vernadsky còn là một trong những nhà sáng lập chuyên ngành khoáng
vật học nguồn gốc, địa chất học phóng xạ. Các công trình khoa học của ông về
cơ sở hóa học nguồn gốc trong chuyên ngành khoáng vật học đã cho phép xác
lập mối liên quan giữa hình thái tinh thể khoáng vật, thành phần khoáng vật và
nguồn gốc, đồng thời đưa ra lý thuyết tiến hóa nguồn gốc của khoáng vật.
Nghiên cứu vai trò của nhôm trong silicat, ông đã phát triển một lý thuyết mới
về cấu tạo của alumosilicat (Al-Si) như là muối của axit silic nhôm. Học thuyết
của ông về vai trò nhân kaolin và cấu trúc alumosilicat đã hình thành cơ sở của
tinh thể học hiện đại. V.I. Vernadsky đã xác định được khoảng 20 dãy nguyên tố
hóa học tạo thành trong tự nhiên các hợp chất đồng hình và chứng minh rằng
trong những điều kiện nhất định của vỏ Trái đất các nguyên tố của một dãy có
thể thay thế lẫn nhau trong quá trình thành tạo các khoáng vật chung của chúng.
Ý tưởng của ông về cộng sinh và dãy đồng hình các nguyên tố hóa học đã trở
thành cơ sở lý luận cho việc hình thành các phương pháp tìm kiếm địa hóa.
V.I. Vernadsky là người đầu tiên ở nước Nga đưa vào phương pháp quang
phổ để giải quyết các nhiệm vụ địa hóa. Trong chuyên khảo “Tiểu luận về địa
hóa học” (1927) ông đã phân chia các lớp vỏ Trái đất, hay địa quyển (vỏ Trái
đất, đại dương, khí quyển) khác nhau về tính chất hóa - lý và điều kiện nhiệt
động học, các nguyên tố hóa học theo độ phổ biến trong các lớp vỏ này thành
các “decad”, chính xác hóa hàm lượng của các nguyên tố hiếm trong vỏ Trái đất.
V.I. Vernadsky đã xác định lịch sử địa hóa của silic và silicat, mangan, brom,
iod, carbon, các nguyên tố phóng xạ trong vỏ Trái đất, nghiên cứu các nguyên tố
hiếm và phân tán trong các hợp chất đồng hình và trong trạng thái phân tán.
Ý tưởng của viện sỹ Vernadsky về sự tham gia của “vật chất sống” trong
các quá trình địa hóa đã xác định lần đầu tiên nhiệm vụ nghiên cứu sinh địa hóa.
Các nghiên cứu do ông khởi xướng đã xác định được vai trò của sinh vật trong
di chuyển các nguyên tố hóa học, sự thành tạo khí quyển, thủy quyển và thạch
quyển, cũng như sự tồn tại của sinh vật - tích tụ Fe, Si, Ca, V và các nguyên tố
hóa học khác, sự tham gia của vi sinh trong quá trình phong hóa đá và hình
thành các tụ khoáng. V.I. Vernadsky đặt ra vấn đề xác định tuổi đá bằng phương
pháp phóng xạ và đặt nền móng cho địa chất học phóng xạ. Các nghiên cứu của
ông cho thấy các nguyên tố phóng xạ chủ yếu nằm trong lớp vỏ granite và tác
động năng lượng của phân rã phóng xạ thúc đẩy sự hình thành các lò magma.
Từ năm 1910 viện sỹ Vernadsky đã tiến hành tìm kiếm các tụ khoáng quặng radi
và uran và nghiên cứu hóa học các khoáng vật phóng xạ. Coi nước như là
270
khoáng vật, viện sỹ Vernadsky còn xác định đặc điểm khoáng vật học của nó và
chỉ ra rằng nước tự nhiên liên quan tới vật chất rắn của vỏ Trái đất, chế độ khí
của nó và sinh vật. Vào cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940, V.I.
Vernadsky là cố vấn ban đầu trong dự án bom nguyên tử của Liên Xô, là một
trong những người thúc đẩy việc khai thác năng lượng hạt nhân, khảo sát các
nguồn uranium của Liên Xô.
Các công trình nổi tiếng của Vernadsky là “Địa hóa học” xuất bản năm
1924; “Biosferna” (sinh quyển) xuất bản năm 1926 ở Paris; "Vật chất sống trong
sinh quyển" và "Người tự sinh" viết chung với Marie Curie.
Viện sỹ Vernadsky - nhà sáng lập trường phái khoa học mà trong số các
học trò của ông có các nhà khoa học nổi tiếng như A.E. Fersman, D.I.
Sherbakov, A.P. Vinogradov, V.G. Khlopin, K.A. Nhenadkevich, K.A. Vlasov,
A.A. Shaukov, Ia.V. Shamoilov,... Tên của Vernadsky được đặt cho ngọn núi
trên đảo Paramushir, đỉnh núi cao ở vùng Tuguska Podkamenaya, bán đảo và
núi dưới băng ở Đông Nam Cực, khoáng vật Vernadskyte và vernadite, một loài
tảo diatome. Thư viện Quốc gia Ukraine, Đại học Quốc gia Tavrida ở Crimea và
nhiều đường phố và đại lộ ở Ukraine và Nga được đặt tên để vinh danh V.I.
Vernadsky.

Vernadsky Vladimir Ivanovich (1863-1945)

Tài liệu tham khảo


1. Russian Scientists, Written by Editors of Encyclopaedia Britannica.
2. Мочалов И. И. В. И. Вернадский. М., 1982

271
VỎ PHONG HÓA,
thể địa chất lục địa được hình thành trên bề mặt Trái đất do sự biến đổi của các
đá gốc dưới tác động của các tác nhân phong hóa, chủ yếu là nước (H2O), oxy
(O2) và carbonic (CO2). Các sản phẩm biến đổi được giữ lại tại chỗ tạo nên vỏ
phong hóa (VPH) tàn dư; hay được di chuyển trên một khoảng cách ngắn tạo
nên VPH tái lắng đọng. Người ta còn phân ra VPH thấm đọng, trong đó các
nguyên tố như mangan, nickel, calci, magnesi, silic,… chuyển vào dung dịch
phong hóa và được thấm xuống, lắng đọng trong các đá bên dưới.
Khí hậu có tầm quan trọng toàn cầu đối với sự hình thành VPH. Sự phân bố
nhiệt độ và độ ẩm trên bề mặt Trái đất quyết định tính phân đới theo vĩ độ của
các kiểu nguồn gốc chính của VPH, hình thành các đai và các tỉnh laterit. Bên
trong các đai, yếu tố địa chất - cấu trúc và địa mạo quyết định các đặc điểm phân
bố các kiểu tướng VPH, còn thành phần khoáng vật của VPH phụ thuộc vào
thành phần của các đá mẹ. Khí hậu còn quyết định sự thay đổi nhiệt độ theo mùa
trong năm, giữa ngày và đêm, tác động đến độ bền vững vật lý, gây nứt nẻ và
phá hủy các đá. Khí hậu nóng ẩm trong các giai đoạn kiến tạo tương đối bình ổn
là các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành VPH; nhất là trên các bình
nguyên được nâng lên và bị chia cắt, tạo điều kiện thoát nước tốt, VPH thường
dày và phát triển tốt. Trong điều kiện khí hậu ôn đới ẩm, các quá trình phong
hóa biểu hiện ở mức độ thấp hơn và đến độ sâu không đáng kể. Ở vùng khí hậu
khô hạn, calci không được mang đi xa và hình thành vỏ phong hoá carbonat,
thạch cao. Còn ở vùng khí hậu lạnh giá, cường độ biến đổi các đá là tối thiểu,
chỉ hình thành VPH mảnh vụn có độ dày nhỏ.
Theo dạng thế nằm, người ta phân ra VPH dạng diện, phủ lên các đá gốc
một thành lớp phủ liên tục có độ dày từ hàng chục centimet đến hàng chục mét
và VPH dạng tuyến, kéo dài theo một hướng dọc theo các phá hủy kiến tạo hay
dọc theo các đới tiếp xúc và xuyên theo các khe nứt xuống dưới sâu. Trong quá
trình hình thành VPH, do sự phân hủy thủy phân các đá và tác động tích cực của
các hợp phần hữu cơ và vô cơ hòa tan trong nước, các nguyên tố tạo đá linh
động nhất (Na, K, Ca, Mg, Si) bị mang đi, còn các nguyên tố kém linh động (Fe,
Al, Ti, Zr,...) được tích lũy. Khi đó, vai trò của quá trình biến đổi sinh học các
khoáng vật do rễ thực vật, nấm, tảo,… là vô cùng quan trọng. Do sự xuất hiện
của các đặc tính hoạt động tích cực của nước thấm qua giảm đi theo chiều sâu,
VPH có cấu trúc phân đới: từ đá gốc, các đá bị biến đổi yếu đến các đá phong
hóa mạnh gần bề mặt. Theo thành phần khoáng vật, phản ánh các quá trình địa
hoá, hình thành nên 4 đới khoáng vật - địa hoá (từ dưới lên trên): (1) đới phân
huỷ, (2) đới rửa lũa, (3) đới khoáng vật sét + sét loang lổ; (4) đới oxid/hydroxid
(Hình 1). Tùy thuộc vào thành phần của đá gốc, các đới này được tạo nên bởi
các tổ hợp khoáng vật khác nhau. Phần trên VPH thường nhiễm sắt, có màu nâu
hoặc vàng nâu rất đặc trưng.
Nghiên cứu thành phần và cấu trúc của VPH góp phần tái tạo các đới cổ
khí hậu và bối cảnh cổ địa lý của quá khứ địa chất. Đi liền với VPH thường có
các mỏ bauxit, sắt, mangan, đồng, cobalt, nickel, urani, bari, các nguyên tố
hiếm; các khoáng sản phi kim loại như kaolin, sét chịu lửa, smectit, magnesit,
phosphorit, glauconit, phấn viết. Ngoài ra VPH còn liên quan đến sự hình thành
272
các sa khoáng vàng, bạch kim, cassiterit, titanomagnetit, zircon, monazit, đá
quý, được giải phóng ra trong quá trình phong hóa của các đá có chứa chúng.
Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm, VPH phát triển tốt, đặc
biệt là VPH laterit được hình thành ở nhiều nơi. độ dày lên đến vài chục mét,
gần như bao phủ hoàn toàn nền kết tinh ở dưới sâu. VPH Pliocen-Đệ tứ rất đặc
trưng trên cao nguyên basalt ở Tây Nguyên, tạo ra mặt cắt phong hóa có chứa
bauxit laterit chất lượng tốt. Trong VPH laterit còn chứa các loại khoáng sản
biểu sinh khác nhau.

Hình 1. Mặt cắt vỏ phong hóa điển hình

Tài liệu tham khảo


1. Chernyakhovsky A. G., B.P. Gradusov, N. P. Chizhikova., Types of recent weathering
crusts and their global distribution, Geoderma, 16(3): 235-255, 1976.
2. Nahon D. B., Introduction to the petrology of soils and chemical weathering, John
Wiley & Sons. Inc, 1991.
3. Nguyễn Văn Phổ, Phong hóa nhiệt đới ẩm Việt Nam, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công
nghệ, 2013.

273
KIẾN TRÚC ĐÁ TRẦM TÍCH,
đặc điểm về hình dáng, kích thước của các hợp phần tạo đá và mối tương quan
định lượng giữa chúng với nhau.
Các dấu hiệu nhận biết kiến trúc đá trầm tích dựa vào đặc điểm của các hợp
phần tạo đá, bao gồm: kích thước hạt vụn (lớn, nhỏ,...), hình dạng hạt vụn (tròn,
bẹt, bị gặm mòn,...), sự định hướng hạt vụn (không định hướng, định hướng,
dạng dải,…), kiểu xi măng (tiếp xúc, lấp đầy, tái kết tinh,…), đặc điểm sinh hóa
(vô định hình, tha hình, sinh vật tàn dư,…), và mối quan hệ định lượng giữa các
thành phần hạt vụn, giữa hạt vụn với xi măng, giữa thành phần vô cơ và sinh
hóa. Kiến trúc đá trầm tích thường được hình thành do các hoạt động bóc mòn,
tích tụ và biến đổi đá sau trầm tích. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều chia kiến
trúc trầm tích thành các nhóm kiến trúc là kiến trúc của đá vụn cơ học, kiến trúc
của đá sét, kiến trúc của đá sinh hóa.
Kiến trúc của đá vụn cơ học được phân chia theo kích thước độ hạt, kiểu
nền gắn kết và hình dáng hạt vụn. Các kiến trúc độ hạt dựa trên kích thước trung
bình (Md) của hạt vụn: kiến trúc cuội (psefit), kiến trúc cát (psamit), kiến trúc
bột (aleurit). Các kiến trúc nền gắn kết (matrix và xi măng) dựa trên tỷ lệ phần
trăm của nền so với toàn bộ thể tích đá và tính chất của xi măng: nền cơ sở, nền
lấp đầy, nền tiếp xúc, nền tái sinh, nền khảm, nền kết vỏ. Hình dáng hạt vụn
được đánh giá qua các tham số độ mài tròn (Ro) và độ cầu (Sf).
Kiến trúc của đá sét được phân chia trên cơ sở tỷ lệ và kích thước các hợp
phần phi sét với hợp phần sét, bao gồm các kiểu kiến trúc sau: kiến trúc sét
(pelit), kiến trúc bột - sét (pelito-aleurolit), kiến trúc cát - sét (pelito-psamit), kiến
trúc phitopelit, kiến trúc sét biến dư.
Kiến trúc của đá trầm tích sinh hóa được phân chia theo mức độ kết tinh
của dung dịch (dung dịch keo và dung dịch thật), mức độ tự hình của các tinh
thể tái kết tinh hay hàm lượng tàn tích sinh vật. Bao gồm các kiểu kiến trúc sau:
kiến trúc vô định hình, kiến trúc ẩn tinh, kiến trúc vi hạt, kiến trúc hạt nhỏ, kiến
trúc hạt vừa, kiến trúc hạt hớn, kiến trúc hạt thô, kiến trúc tha hình, kiến trúc nửa
tự hình, kiến trúc tự hình, kiến trúc sinh vật, kiến trúc tàn tích sinh vật.
Kích thước hạt vụn và các tinh thể tái kết tinh là cơ sở để xác định cho hầu
hết các kiểu kiến trúc đá trầm tích. Tuy nhiên, việc phân chia và giới hạn giữa
các cấp hạt hiện vẫn chưa nhất quán nên còn tồn tại nhiều hệ thống phân loại
khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Hệ thống phân chia kiến trúc đá
trầm tích cũng có thể được sử dụng cho trầm tích bở rời hoặc gắn kết yếu.
Nghiên cứu chi tiết các đặc điểm kiến trúc đá trầm tích là cơ sở để luận giải
các quá trình hình thành đá và môi trường tích tụ trầm tích như khôi phục lại
điều kiện cổ địa lý (nguồn vật liệu, tướng trầm tích, độ sâu bồn tích tụ,…), cổ
khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, đới khí hậu,...), cổ sinh thái (hệ sinh thái, đa dạng
sinh học,…), mức độ biến đổi trầm tích,…
Trong thực tế, đôi khi có sự lẫn lộn và chồng lấn giữa kiến trúc và cấu tạo.
Kiến trúc (texture) là các đặc điểm quy mô nhỏ, thường quan sát dưới kính hiển
vi và chủ yếu được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Cấu tạo (struture) được
dùng chủ yếu đối với các đặc tính to lớn hơn của đá, được quan sát một cách rõ
ràng bằng mắt thường và thường được tiến hành tại các vết lộ ngoài trời. Đôi khi
274
hai từ trên được dùng đồng nghĩa song song; đặc biệt có sự bất đồng trong ngôn
ngữ, ví dụ: trong tiếng Pháp và tiếng Nga hai từ trên có nghĩa ngược lại với
tiếng Anh.

Tài liệu tham khảo


1. Phạm Huy Tiến, Trịnh Ích, Nguyễn Ngọc Mên, Thạch học đá trầm tích, Nxb. Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, 1, 343tr., 1984.
2. Sam Boggs Jr., Principles of Sedimentology and Stratigraphy, Pearson Prentice Hall,
Fourth Edition, New Jersey, 662p, 2006.
3. Trần Nghi, Trầm tích học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 336tr., 2003.

275
II. Ngành Môi trường

Theo thuyết minh Thực tế biên soạn


TT
Tên mục từ Tác giả Tác giả
Độ dài Mục từ
dự kiến biên soạn dự kiến biên soạn
Bể lọc sinh học - GS.TS. Đặng Đình D Bể lọc sinh học GS.TS. Đặng
1
màng Kim màng Đình Kim
Cân bằng PGS.TS. Nguyễn D Cân bằng PGS.TS.
2 năng lượng - khí Thị Ánh Tuyết năng lượng - Nguyễn Thị
hậu khí hậu Ánh Tuyết
Chỉ số tính TS. Lê Thị Nhi D Chỉ số bền TS. Lê Thị Nhi
3 bền vững về Công vững về môi Công
môi trường trường
Chính sách PGS.TS. Ng. Thị D Chính sách PGS.TS.
4 môi trường Kim Hoa môi trường Ng.Thị Kim
Hoa
Kỷ băng hà TS. Nguyễn Tuấn D Kỷ băng hà TS. Nguyễn
5
Minh Tuấn Minh
Thảm họa PGS.TS. Nguyễn D Thảm họa PGS.TS.
6 môi trường Thị Hà môi trường Nguyễn Mạnh
Khải
Công nghệ bùn TS. Hoàng Phương TB Công nghệ TS. Hoàng
7
hoạt tính Hà bùn hoạt tính Phương Hà
Các thành phần PGS.TS. Nguyễn TB Các thành phần PGS.TS.
8 hạt trong khí Đại Hải hạt trong khí Nguyễn Đại
quyển quyển Hải
Chất độn TS. Nguyễn Thành TB Chất độn TS. Nguyễn
9 công nghiệp Đồng khoáng công Thành Đồng
nghiệp
Chỉ thị GS.TS. Đặng Đình TB Chỉ thị GS.TS. Đặng
10
môi trường Kim môi trường Đình Kim
Dạng độc tính TS. Trần Thị Huyền TB Dạng độc tính TS. Trần Thị
11
Nga Huyền Nga
Hệ thống môi GS.TS. Trần Hiếu TB Hệ thống GS.TS. Trần
12 trường nhân tạo Nhuệ môi trường Hiếu Nhuệ
nhân tạo
Khoáng chất TS. Nguyễn Thành TB Khoáng chất TS. Nguyễn
13
kỹ thuật Đồng kỹ thuật Thành Đồng
Khu bảo tồn PGS.TS. Ng.Thị TB Khu bảo tồn PGS.TS. Ng.
thiên nhiên đảo Kim Hoa thiên nhiên đảo Thị Kim Hoa
14
Jeju - Jeju -
Hàn Quốc Hàn Quốc
Khu bảo tồn PGS.TS. Ng. Thị TB Khu bảo tồn PGS.TS. Ng.
thiên nhiên và dự Kim Hoa thiên nhiên và Thị Kim Hoa
trữ sinh quyển dự trữ sinh
15
rừng ngập mặn quyển rừng
Cần Giờ và U ngập mặn Cần
Minh Giờ và U Minh
Kiểu hình và PGS.TS. Bùi Thị TB Kiểu hình và PGS.TS. Bùi
16
môi trường Kim Anh môi trường Thị Kim Anh

276
Lọc ép và làm khô PGS.TS. Trịnh TB Lọc ép và làm khô PGS.TS.
17 bùn Văn Tuyên bùn Trịnh Văn
Tuyên
Năng lượng TS. Lê Thị Nhi TB Năng lượng TS. Lê Thị
18
bền vững Công bền vững Nhi Công
Ngày môi trường TS. Nguyễn Thị TB Ngày môi trường TS. Nguyễn
19 Thế giới (5/6) Kim Nhung Thế giới (5/6) Thị Kim
Nhung
Ngày Trái đất TS. Nguyễn Thị TB Ngày Trái đất (22/4)TS. Nguyễn
20 (22/4) Kim Nhung Thị Kim
Nhung
Nồng độ các chất PGS.TS. Nguyễn TB Nồng độ các chất PGS.TS.
21 trong khí quyển Thị Hà trong khí quyển Nguyễn Thị

Ô nhiễm điện từ PGS.TS. Nguyễn TB Ô nhiễm điện từ PGS.TS.
22 trường Đại Hải trường Nguyễn Đại
Hải
Phong trào PGS.TS. Bùi Hồng TB Phong trào GS.TS. Đặng
23
môi trường Thái môi trường Đình Kim
Phong trào xanh PGS.TS. Bùi Hồng TB Phong trào xanh TS. Hoàng
24
Thái Phương Hà
Phú dưỡng TS. Hoàng Phương TB Phú dưỡng TS. Hoàng
25
Hà Phương Hà
Quan hệ liều TS. Nguyễn Tuấn TB Quan hệ liều lượng TS. Nguyễn
26 lượng và Minh và đáp ứng Tuấn Minh
đáp ứng
Quy hoạch chính PGS.TS. Lưu Đức TB Hoạch định chính PGS.TS. Lưu
27 sách chung, Hải sách Đức Hải
tổng thể
Quy hoạch PGS.TS. Lưu Đức TB Quá trình quy hoạch PGS.TS. Lưu
28 cho các quá trình Hải chiến lược mới Đức Hải
mới
Quyền tài sản PGS.TS. Lê Thu TB Quyền tài sản TS. Phạm Thị
29
(MT) Hoa Việt Anh
Rủi ro do tổn hại PGS.TS. Bùi Thị TB Rủi ro do tổn hại PGS.TS. Bùi
30
tự nhiên Kim Anh tự nhiên Thị Kim Anh
Sol khí PGS.TS. Nguyễn TB Sol khí PGS.TS.
31 Đại Hải Nguyễn Đại
Hải
Tài nguyên cho TS. Lê Thị Nhi TB Tài nguyên TS. Lê Thị
32 phát triển bền Công cho phát triển Nhi Công
vững bền vững
Thanh tra, TS. Nguyễn Trung TB Thanh tra, TS. Nguyễn
33 kiểm tra về bảo vệ Thắng kiểm tra về bảo vệ Trung Thắng
môi trường môi trường
Thuế Carbon PGS.TS. Lê Thu TB Thuế carbon TS Phạm Thị
34
Hoa Việt Anh
Truyền thông môi PGS.TS. Ng.Thị TB Truyền thông môi PGS.TS. Ng.
35
trường Kim Hoa trường Thị Kim Hoa
Vi khí hậu PGS.TS. Nguyễn TB Vi khí hậu PGS.TS.
36 Đại Hải Nguyễn Đại
Hải
277
Xử lý vi phạm về TS. Nguyễn Trung TB Xử phạt vi phạm TS. Nguyễn
37 môi trường Thắng hành chính về môi Trung Thắng
trường
Ao hiếu khí TS. Hoàng Phương N Bể hiếu khí TS. Hoàng
38
Hà Phương Hà
Ao kỵ khí TS. Hoàng Phương N Bể kỵ khí TS. Hoàng
39 Hà Phương Hà
Băng đảo PGS.TS. Nguyễn N Băng đảo PGS.TS.
40 Văn Thắng Nguyễn Văn
Thắng
Bảo vệ PGS.TS. Đỗ Văn N Bảo vệ PGS.TS.
41
thực phẩm Mạnh thực phẩm Đỗ Văn Mạnh
Cải tạo, phục hồi Phạm Thị Việt N Cải tạo, phục hồi Phạm Thị Việt
42
môi trường Anh môi trường Anh
Căng thẳng PGS.TS. Ng. Thị N Xung đột PGS.TS. Ng.
43
môi trường Kim Hoa môi trường Thị Kim Hoa
Chi cục Bảo vệ PGS.TS. Đỗ Văn N Chi cục Bảo vệ PGS.TS. Đỗ
44
môi trường Mạnh môi trường Văn Mạnh
Chống chịu GS.TS. Nghiêm N Chống chịu GS.TS.
45 môi trường Ngọc Minh môi trường Nghiêm Ngọc
Minh
Chương trình nướcPGS.TS. Bùi Hồng N Chương trình nước GS.TS. Đặng
46 sạch Thái sạch và vệ sinh môi Đình Kim
trường nông thôn
Chuyển đổi TS. Lê Thanh Sơn N Chuyển đổi TS. Lê Thanh
47 điện hoá năng lượng Sơn
điện hóa
Chuyển đổi quang TS. Lê Thanh Sơn N Tế bào quang điện TS. Lê Thanh
48
điện Sơn
Cục quản lý GS.TS. Nghiêm N Cục quản lý GS.TS.
49 môi trường Ngọc Minh môi trường, Nghiêm Ngọc
Bộ Y tế Bộ Y tế Minh
Đánh dấu PGS.TS. Nguyễn N Dấu ấn sinh học PGS.TS.
50 sinh học Thị Phương Thảo Nguyễn Thị
Phương Thảo
Đánh giá PGS.TS. Đỗ Văn N Đánh giá nguy hại PGS.TS. Đỗ
51 nguy hại Mạnh (môi trường) Văn Mạnh

Đánh giá quy PGS.TS. Đỗ Văn N Đánh giá quy hoạch PGS.TS. Đỗ
52 hoạch môi trường Mạnh môi trường tổng Văn Mạnh
tích hợp hợp
Đánh giá rủi ro vi TS. Lê Thị Nhi N Đánh giá rủi ro của TS. Lê Thị
53 khuẩn của mầm Công tác nhân sinh học Nhi Công
bệnh trong nước gây bệnh trong nước
Hệ số PGS.TS. Nguyễn N Hệ số tương quan PGS.TS.
54 tương quan Thị Hà Nguyễn Thị

Hệ thống GS.TS. Trần Hiếu N Môi trường GS.TS. Trần
55 môi trường Nhuệ tự nhiên Hiếu Nhuệ
tự nhiên
56 Khu dự trữ thiên GS.TS. Đặng Đình N Khu bảo tồn thiên GS.TS. Đặng

278
nhiên Mường Nhé Kim nhiên Mường Nhé Đình Kim
Khu dự trữ thiên GS.TS. Đặng Đình N Khu bảo tồn thiên GS.TS. Đặng
57 nhiên Hang Kia- Kim nhiên Hang Kia - Đình Kim
Pà Cò Pà Cò
khu dự trữ thiên TS. Dương Thị N Khu bảo tồn thiên TS. Dương
58
nhiên Pù Luông Hạnh nhiên Pù Luông Thị Hạnh
Khu dự trữ thiên TS. Dương Thị N Khu bảo tồn thiên TS. Dương
59
nhiên Sốp Cộp Hạnh nhiên Sốp Cộp Thị Hạnh
Loài bản địa PGS.TS. Hồ Thanh N Loài bản địa PGS.TS. Hồ
60
Hải Thanh Hải
Môi trường và PGS.TS. Nguyễn N Môi trường và hành PGS.TS.
61 hành vi xã hội Tuấn Anh vi xã hội Nguyễn Tuấn
Anh
Năng lượng TS. Đặng Minh N Năng lượng TS. Đặng
62
hệ sinh thái Hiếu hệ sinh thái Minh Hiếu
Năng lượng HydroPGS.TS. Bùi Thị N Năng lượng Hydro PGS.TS. Bùi
63
Kim Anh Thị Kim Anh
Ngập lụt ven biển PGS.TS. Ngô Thị N Ngập lụt ven biển PGS.TS. Ngô
64
Kim Chi Thị Kim Chi
Nhận thức về môi PGS.TS. Ng.Thị N Nhận thức về PGS.TS. Ng.
65
trường Kim Hoa môi trường Thị Kim Hoa
Nhiễm độc TS. Trần Thị N Sự nhiễm độc TS. Trần Thị
66
Huyền Nga Huyền Nga
Nồng độ ảnh TS. Hoàng Phương N Nồng độ hiệu quả TS. Hoàng
67
hưởng 50-EC50 Hà EC50 Phương Hà
Nồng độ gây chết TS. Nguyễn Thành N Nồng độ gây chết TS. Nguyễn
68
50% LD50 Đồng 50% LD50 Thành Đồng
Nồng độ ngưỡng TS. Nguyễn Thành N Nồng độ ngưỡng TS. Nguyễn
69
Đồng Thành Đồng
Nồng độ TS. Nguyễn Thành N Nồng độ sinh học TS. Nguyễn
70
sinh học Đồng Thành Đồng
Nông nghiệp TS. Lê Thị Nhi N Nông nghiệp TS. Lê Thị
71
bền vững Công bền vững Nhi Công
Nước biển dâng PGS.TS. Nguyễn N Nước biển dâng PGS.TS.
72 Văn Thắng Nguyễn Văn
Thắng
Phản ứng PGS.TS. Nguyễn N Phản ứng PGS.TS.
73 quang hóa Đại Hải quang hóa Nguyễn Đại
Hải
Phương trình GS.TS. Trần Hiếu N Sự di cư của GS.TS. Trần
74
khuếch tán Nhuệ cộng đồng Hiếu Nhuệ
Pin nhiên liệu PGS.TS. Nguyễn N Pin nhiên liệu PGS.TS.
75 Đại Hải Nguyễn Đại
Hải
Quản lý chất thải PGS.TS. Đỗ Văn N Quản lý chất thải PGS.TS. Đỗ
76
công nghiệp Mạnh công nghiệp Văn Mạnh
Quan trắc khí hậu PGS.TS. Ngô Thị N Hệ thống quan trắc PGS.TS. Ngô
77
toàn cầu Kim Chi khí hậu toàn cầu Thị Kim Chi
Sản xuất tiêu dùng TS. Nguyễn Trung N Sản xuất và tiêu TS. Nguyễn
78
bền vững Thắng dùng bền vững Trung Thắng
79 Sergei Inogradsky TS. Lê Thị Nhi N Sergei Nikolayevich TS. Lê Thị

279
(1.9.1856 - Công Winogradsky Nhi Công
25.2.1953) (1.9.1856 -
25.2.1953)
Sinh thái PGS.TS. Nguyễn N Sinh thái PGS.TS.
80 nhân văn Tuấn Anh nhân văn Nguyễn Tuấn
Anh
Sương khói quang PGS.TS. Lê Thị N Sương khói PGS.TS. Lê
81 hóa Phương Quỳnh quang hóa Thị Phương
Quỳnh
Tầng ozon PGS.TS. Nguyễn N Tầng ozon PGS.TS.
82 Đại Hải Nguyễn Đại
Hải
Thích ứng PGS.TS. N Thích ứng PGS.TS.
83
môi trường Hồ Thanh Hải môi trường Hồ Thanh Hải
Thống kê GS.TS. Trần Hiếu N Chất thải PGS.TS.
84 sinh học Nhuệ phóng xạ Nguyễn Hoài
Châu
Thử nghiệm PGS.TS. Lê Thị N Thử nghiệm độc PGS.TS. Lê
85 độc tính sinh học Phương Quỳnh tính sinh học Thị Phương
Quỳnh
Tiếng ồn GS.TS. Trần Hiếu N Tiếng ồn GS.TS. Trần
86
Nhuệ Hiếu Nhuệ
Tính khả dụng PGS.TS. Nguyễn N Sinh khả dụng PGS.TS.
87 sinh học Thị Phương Thảo Nguyễn Thị
Phương Thảo
Tổ chức hòa bình PGS.TS. Nguyễn N Tổ chức hòa bình PGS.TS.
88 xanh Tuấn Anh xanh Nguyễn Tuấn
Anh
Ứng phó sự cố Phạm Thị Việt Anh N Ứng phó với sự cố Phạm Thị Việt
89
môi trường môi trường Anh
Võ Quý TS. Trần Thị N GS. Võ Quý TS. Trần Thị
(31.12.1929 - Huyền Nga (31.12.1929 - Huyền Nga
90
10.1.2017), 10.1.2017),
Giáo sư giáo sư
Vụ Khoa học GS.TS. Nghiêm N Vụ Khoa học và GS.TS.
Công nghệ và Môi Ngọc Minh Công nghệ, Nghiêm Ngọc
91
trường, Bộ KHCN Bộ Tài nguyên và Minh
Môi trường
Vùng dân cư TS. Nguyễn Trung N Vùng dân cư TS. Nguyễn
92
ô nhiễm Thắng ô nhiễm Trung Thắng
Xã hội hóa PGS.TS. Ng. Thị N Xã hội hóa hoạt PGS.TS. Ng.
93 hoạt động bảo vệ Kim Hoa động bảo vệ môi Thị Kim Hoa
môi trường trường
Trong đó có 06 mục từ dài, 31 mục từ trung bình và 56 mục từ ngắn

280
Các mục từ biên soạn cỡ dài

281
BỂ LỌC SINH HỌC MÀNG,
bể xử lý nước thải có sự phối hợp giữa quá trình màng và quá trình bùn hoạt
tính. Công nghệ màng được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước thải đô thị và nước
thải công nghiệp. Quá trình màng được mô phỏng trong Hình 1. Dịch lỏng di
chuyển qua màng gọi là chất thấm. Các thành phần bị giữ lại là chất cô đặc. Tốc
độ chất thấm di chuyển qua màng gọi là tốc độ xuyên qua màng, đo bằng
kg/m2/ngày. Ý tưởng liên kết quá trình bùn hoạt tính với quá trình tách bằng
màng lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ. Việc ứng dụng công nghệ màng phát triển
mạnh tại Nhật Bản trong những năm 1970 và 1980. Trước 1990, hầu hết các
MBR đều dùng cho xử lý nước thải công nghiệp, sau đó là nước thải đô thị. Thị
trường toàn cầu của loại công nghệ này đạt nhiều tỷ đôla Mỹ trong những năm
vừa qua. MBR bao gồm bể phản ứng sinh học có sinh khối lơ lửng và màng để
tách chất rắn. MBR ứng dụng cho cả xử lý kỵ khí và hiếu khí đối với nước thải
công nghiệp và nước thải đô thị. Màng nhúng chìm trực tiếp trong bể lọc sinh
học bùn hoạt tính được lắp đặt trong modul có giá đỡ. Quá trình lọc qua màng
tiến hành nhờ bơm chân không. Việc thay thế bể lắng truyền thống bằng modul
lọc màng tránh được việc tạo bông bùn do vi khuẩn sợi và các bông cặn khác.
Tốc độ xuyên qua màng là thông số thiết kế và vận hành quan trọng khi tính
toán hiệu quả kinh tế của quá trình màng. Công nghệ màng có vai trò quan trọng
trong xử lý nước cấp và nước thải. Liên quan đến quá trình tách các chất ô
nhiễm bằng màng, một số công nghệ đang được sử dụng rất rộng rãi như vi lọc
(MF) với kích thước lỗ màng lớn hơn 50 nm, loại bỏ TSS, độ đục, một số vi
khuẩn virut; siêu lọc (UF) với lỗ màng 2-50 nm, loại bỏ keo đại phân tử, vi
khuẩn, một số virut, protein; lọc nano (NF) với lỗ màng nhỏ hơn 2 nm, loại bỏ
phân tử nhỏ, virut; thẩm thấu ngược (RO) với lỗ màng nhỏ hơn 2 nm, loại bỏ
phân tử rất nhỏ, chất màu, sulphat, nitrat, các ion khác; thẩm tích điện (ED) với
lỗ màng 2-50 nm, loại bỏ keo đại phân tử, vi khuẩn, một số virut, protein; khử
ion hóa điện (EDI) lỗ màng nhỏ hơn 2 nm, loại bỏ các ion của muối ion hóa.
Điểm khác biệt của bốn quá trình lọc MF, UF, NF và RO là dùng áp suất thủy
lực. Thẩm tích tiến hành trên cơ sở chênh lệch nồng độ các chất, trong khi quá
trình điện thẩm tích lại dùng lực điện động và màng ion đặc hiệu. MF và UF sử
dụng cơ chế sàng. Các chất ô nhiễm trong NF và RO loại bỏ bằng nước hấp thụ
trên màng cô đặc. Các ion khuyếch tán qua các đaị phân tử cấu tạo nên màng.
Màng dùng xử lý nước cấp và nước thải thường mỏng 0,20-0,25 µm được đặt
trên giá đỡ độ dày khoảng 100 µm có đục lỗ. Đa số màng thương mại thuộc
dạng tấm phẳng, sợi rỗng và dạng ống. Vật liệu tạo ra màng thường là các loại
nhựa, gốm và kim loại. Các loại vật liệu được dùng khá phổ biến là cellulose,
polyamid, polysulphone, polyacrylonitrile (PAN), polyvinylidene difluoride
(PVDF), polyethylsulphone (PES), polyethylene (PE) và polypropylene (PP).
Tất cả các loại vật liệu polyme này đều có độ bền cơ học, hóa học nhất định, và
chúng thuộc nhóm kị nước nên dễ gây nghẽn màng. Chính vì vậy, các loại màng
polyme hiện đang được thương mại hóa trên thị trường đều phải qua giai đoạn
biến tính hóa học hoặc plasma để có lớp bề mặt ưa nước. Có năm loại cấu hình
của màng đang được ứng dụng trong thực tiễn bao gồm sợi rỗng cấu tạo từ
nhiều sợi rỗng, hoạt động trong điều kiện áp suất hoặc chân không, dung dịch
282
cần lọc có thể được bơm vào bên trong hoặc bên ngoài sợi rỗng tùy từng trường
hợp; màng cuốn tròn thường dùng cho hệ lọc nano và thẩm thấu ngược, có thể
được bố trí thành cụm hoặc đặt song song với nhau trong hệ lọc với công suất
cao, khoảng không của chất thấm trong modul nằm giữa các lớp màng phẳng,
mỏng, thường cấu tạo từ composit; màng tấm phẳng cấu tạo từ nhiều tấm màng
phẳng và giá đỡ, thường dùng cho quá trình điện thẩm tích; hộp lọc sử dụng lưới
lọc bằng thép không gỉ với lõi làm bằng polypropylen, sử dụng cho các quá trình
xử lý nước uống, nồi hơi, máy giặt, lọc trước máy bơm nước, hệ thống tưới, bảo
vệ lắp đặt công nghiệp, thường dùng cho vi lọc và thiết kế dùng một lần; bộ lọc
hình ống có màng xếp bên trong ống lọc - giá đỡ, thường dùng cho lọc nước thải
chứa nhiều cặn lơ lửng, vệ sinh dễ dàng bằng hóa chất hoặc phương pháp cơ
học. Tắc nghẽn màng là vấn đề quan trọng liên quan đến thiết kế và vận hành
quá trình lọc vì ảnh hưởng tới tiền xử lý ô nhiễm, nhu cầu làm sạch màng, điều
kiện vận hành và giá thành màng. Có ba nguyên nhân chính gây tắc màng gồm
chất rắn tích lũy và đọng lại trên bề mặt màng (các oxit kim loại, các chất vô cơ
và hữu cơ) hoặc do tích lũy các vi sinh vật trên bề mặt màng; hình thành tủa
sunphat Ca, carbonat Ca, sunphat Ba, các oxit kim loại; tuổi màng. Trong thực
tiễn, người ta gọi các loại tắc nghẽn màng là thuận nghịch, khi có thể tái sinh
màng bằng phương pháp cơ học (sục không khí, chẳng hạn); không thuận
nghịch, khi màng cần tái sinh bằng phương pháp hóa học; không hồi phục được,
khi màng cần thay. Một số lĩnh vực ứng dụng công nghệ màng lọc sinh học như
xử lý nước cấp sinh hoạt; xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải của nhiều ngành
công nghiệp như ngành giấy, ngành dệt may, ngành thực phẩm, cao su,… nhằm
loại bỏ nhiều chất ô nhiễm (nitơ, phốt pho, COD, BOD, TSS, vi khuẩn, virus,
hocmon, các hoạt chất dược, các chất tạo sức căng bề mặt, hóa chất bảo vệ thực
vật,…; khử mặn nước biển, nước lợ thành nước ngọt phục vụ sinh hoạt, ăn uống;
loại bỏ vi khuẩn ra khỏi sữa trong quá trình tiệt trùng sữa, tách loại các hạt chất
béo ra khỏi sữa, sản xuất phomat lỏng, khử khoáng trong sữa; làm trong và ổn
định nước ép hoa quả, cô đặc nước ép, loại bỏ axit để khử bớt độ chua của nước
ép, khử bớt khoáng nước ép có đường; làm trong và ổn định axit tartric có trong
rượu vang, làm trong và khử cồn của bia; điều chế một số axit hữu cơ, vitamin
C, làm tinh sạch các axit amin, sản xuất các hoocmon tăng trưởng; chế tạo pin
nhiên liệu,… MBR có một số ưu điểm như quá trình xử lý diễn ra ở nhiệt độ
thường, do đó sự tách loại diễn ra mà không làm biến đổi trạng thái của các chất;
không sinh ra các sản phẩm phụ độc hại, gây ô nhiễm thứ cấp; hiệu quả xử lý
cao và chất lượng nước đầu ra ổn định; các thiết bị màng dễ dàng được modul
hóa, do đó dễ dàng triển khai lắp đặt, nâng công suất hệ thống xử lý hoặc kết
nối, tích hợp với các thiết bị khác và dễ dàng tự động hóa; chiếm ít diện tích lắp
đặt; chi phí vận hành thấp; vận hành đơn giản và dễ dàng so với quá trình thông
thường; MBR có thể điều chỉnh hoàn toàn tự động trong quá trình vận hành.
Nhược điểm của MBR là kinh phí đầu tư màng lọc cao; có thể nghẽn màng
trong khi vận hành; làm sạch màng cần thêm hóa chất; chi phí năng lượng cao
hơn so với công nghệ bùn hoạt tính.

283
Hình 1. Mô phỏng hoạt động của màng trong bể lọc sinh học
[https://pacificentech.com/mang-mbr-cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-mbr/]

Tài liệu tham khảo


1. Calow P. (editor-in-chief), The Encyclopedia of Ecology & Environmental
Management, Blackwell Science Ltd., 1998.
2. Tchobanoglous G., F. Burton, D. Stensel, Wastewater engineering treatment and reuse,
Metcalf and Eddy, Inc., Fourth edition, 2003.
3. Radjenovi´c J., M. Matoˇsi´c, I. Mijatovi´c, M. Petrovi´c, D. Barceló, Membrane
Bioreactor (MBR) as an Advanced Wastewater Treatment Technology, in Handbook Env.
Chem. V. 5, Part S/2: 37-101, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, 2008.
4. Iorhemen, O., R. Hamza, J. Tay, Membrane Bioreactor (MBR) Technology for
Wastewater Treatment and Reclamation: Membrane Fouling. Membranes, 6, 33, 2016.

284
CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG - KHÍ HẬU,
sự cân bằng giữa năng lượng đến từ Mặt trời và năng lượng đi từ Trái đất. Năng
lượng bức xạ từ Mặt trời được truyền xuống Trái đất dưới dạng sóng điện từ với
phổ bước sóng từ 0,38 đến 0,76 µm, chủ yếu phát ra ánh sáng sóng ngắn và
năng lượng tử ngoại. Khi đến Trái đất, một phần năng lượng bị mây và sol khí
phản xạ trở lại không gian, một phần bị khí quyển hấp thụ và một phần bị hấp
thụ ở bề mặt Trái đất. Do mất mát lớn nên năng lượng bức xạ từ bề mặt Trái đất
yếu hơn so với Mặt trời, chủ yếu là năng lượng hồng ngoại. Một phần năng
lượng này tỏa vào khí quyển dưới dạng nhiệt. Sự cân bằng năng lượng toàn cầu
đạt được khi năng lượng nhận được từ Mặt trời cân bằng với năng lượng từ Trái
đất bị mất trở lại không gian. Bằng cách này, Trái đất duy trì nhiệt độ trung bình
ổn định và do đó khí hậu ổn định. Nguyên nhân và cơ chế hình thành cân bằng
năng lượng toàn cầu: thời tiết và khí hậu Trái đất được xác định bởi số lượng và
sự phân bố của bức xạ Mặt trời. Đối với khí hậu ở trạng thái cân bằng,
lượng bức xạ hồng ngoại sóng dài đi ra (OLR) nhất thiết phải cân bằng với
lượng bức xạ từ Mặt trời đi vào được khí quyển hấp thụ (ASR), sao cho
Net = ASR - OLR = 0. Do có rất nhiều hiện tượng hấp dẫn của khí quyển, đại
dương và đất liền nên sự kết hợp giữa ASR và OLR và sự cân bằng giữa chúng
là giá trị trung bình hàng năm, không phải từng tháng hoặc từng mùa. Bức xạ
Mặt trời có thể bị phân tán và phản xạ bởi mây và sol khí, hoặc bị hấp thụ trong
khí quyển. Phần bức xạ truyền qua khí quyển, sau đó bị hấp thụ hoặc phản xạ tại
bề mặt Trái đất. Năng lượng bức xạ Mặt trời (sóng ngắn) được biến đổi thành
nhiệt cảm, nhiệt ẩn (liên quan đến các trạng thái khác nhau của nước), thế năng
(liên quan đến trọng lực, độ cao trên bề mặt hoặc độ sâu dưới đại dương) và
động năng (liên quan đến chuyển động) trước khi phát ra không gian dưới dạng
năng lượng bức xạ sóng dài. Năng lượng có thể được lưu trữ trong một thời
gian, được vận chuyển và chuyển đổi giữa các dạng khác nhau, làm phát sinh
nhiều loại thời tiết hoặc hiện tượng hỗn loạn trong khí quyển và đại dương.
Thêm nữa, sự cân bằng năng lượng có thể bị xáo trộn theo nhiều cách khác nhau
(Net ≠ 0), dẫn tới biến đổi khí hậu.
Khả năng lưu trữ nhiệt của khí quyển không lớn, so với đại dương. Nhiệt
dung của khí quyển toàn cầu chỉ tương ứng với nhiệt dung của lớp nước đại
dương dày khoảng 3,5 m. Với lục địa, nhiệt xâm nhập vào đất bị hạn chế do độ
dẫn nhiệt bề mặt thấp, kết quả là chỉ vài mét bề mặt trên cùng đóng vai trò tích
cực trong việc lưu trữ và giải phóng nhiệt. Vai trò đất liền, do đó, nhỏ hơn nhiều
so với đại dương trong việc lưu trữ nhiệt cho hệ thống khí hậu. Các tảng băng
lớn trên Nam Cực và Greenland có khối lượng lớn, nhưng cũng như đất liền, sự
xâm nhập của nhiệt chủ yếu xảy ra thông qua quá trình dẫn điện nên khối lượng
băng chịu sự thay đổi nhiệt độ từ năm này sang năm khác là nhỏ. Với khung thời
gian dưới 100 năm thì các tảng băng và sông băng không đóng vai trò quan
trọng như băng biển đối đối với nhiệt dung trung bình toàn cầu. Tuy nhiên,
không giống đất liền, các chỏm băng và tảng băng tan chảy làm thay đổi mực
nước biển, dù là khá chậm. Các đại dương bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái đất
và chứa 97% nước Trái đất. Thông qua chuyển động của nước, khả năng tỏa
nhiệt cao và hệ sinh thái, các đại dương đóng vai trò trung tâm trong việc hình
285
thành và biến đổi khí hậu toàn cầu. Vai trò và ảnh hưởng của cân bằng năng
lượng tới sự ổn định khí hậu và hệ sinh thái toàn cầu: việc khí quyển hấp thụ
bức xạ hồng ngoại cố gắng thoát khỏi Trái đất, đưa trở lại không gian, là đặc
biệt quan trọng đối với sự cân bằng năng lượng toàn cầu, giúp năng lượng được
dự trữ nhiều ở gần bề mặt Trái đất hơn so với các hành tinh không có khí quyển.
Nhiệt độ bề mặt trung bình của Mặt Trăng, nơi không có khí quyển,
là 0°F (-18°C). Ngược lại, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất là 59°F
(15°C). Hiệu ứng sưởi ấm này được gọi là hiệu ứng nhà kính. Ngày nay, khí hậu
đang thay đổi đáp ứng những thay đổi do con người gây ra trong thành phần khí
quyển. Sự gia tăng các khí nhà kính, chẳng hạn như cacbon đioxit do đốt nhiên
liệu hóa thạch, đang thúc đẩy sự ấm lên. Sự xuất hiện các chất ô nhiễm, chẳng
hạn như các sol khí dạng hạt, có thể làm gia tăng hoặc yếu đi bất kỳ sự ấm lên
nào, tùy thuộc vào bản chất của sol khí và tương tác của chúng với mây. Các
hoạt động của con người cũng góp phần trực tiếp vào sự ấm lên cục bộ thông
qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch, do đó làm gia tăng nhiệt, ước tính trên toàn
cầu là khoảng 0,01% dòng năng lượng bình thường (trong khi sự gia tăng do bức
xạ tỏa ra từ khí nhà kính ước tính vào khoảng 1,3%). Phản hồi tiêu cực chính là
từ bức xạ: sự ấm lên thúc đẩy nhiệt độ cao hơn và, do đó, quá trình làm mát
bằng bức xạ sóng dài hơn. Hình 1 mô tả tóm tắt cân bằng năng lượng khí quyển
toàn cầu trong giai đoạn 2000-2004, đơn vị là Watt/m2. Các dòng năng lượng
bao gồm sự phản xạ của mây và bề mặt bức xạ Mặt trời, sự hấp thụ bởi hơi nước
và sol khí. Cân bằng năng lượng trên bề mặt Trái đất đạt được thông qua việc
năng lượng Mặt trời chiếu tới được bù lại chủ yếu bằng bức xạ sóng dài, nhiệt từ
quá trình làm mát bởi nước bay hơi (dẫn đến chu trình thủy văn), và nhiệt cảm
trực tiếp. Sự phát xạ sóng dài từ bề mặt Trái đất rất lớn được bù lại bằng bức xạ
ngược lớn gây ra bởi khí nhà kính và mây. Cân bằng tổng thể cho thấy có sự
chênh lệch từ quá trình làm mát bởi nước bay hơi, ước tính là 0,9 W/m2. Hệ quả
của sự mất cân bằng năng lượng (0,9 W/m2) tại tầng cao nhất của khí quyển là
hiện tượng ấm lên toàn cầu, nguyên nhân là do sự gia tăng các khí nhà kính
trong khí quyển, đặc biệt là carbon dioxide. Tại thời điểm những năm 1970, sự
mất cân bằng này rất nhỏ, lượng bức xạ thấp hơn một nửa so với ngày nay.
Lượng nhiệt này đi tới đâu? Một lượng nhiệt làm tan chảy các tảng băng và sông
băng khiến mực nước biển dâng cao. Một lượng nhiệt đi vào đại dương làm tăng
nhiệt độ và hàm nhiệt của đại dương, dẫn đến sự giãn nở được gọi là mực nước
biển dâng theo nhiệt độ. Chỉ có một lượng nhiệt rất nhỏ xâm nhập vào đất liền.
Biến đổi khí hậu: năm 2007, báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ủy ban liên chính
phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), được gọi là AR4, đã nêu rõ rằng “sự nóng lên
của hệ thống khí hậu là rõ ràng” và “rất có thể xảy ra” do các hoạt động của con
người. Các bằng chứng từ thiên nhiên cho thấy sự gia tăng nhiệt độ khí quyển bề
mặt và trên bề mặt trung bình toàn cầu; nhiệt độ nước đại dương bề mặt và dưới
bề mặt; tuyết tan trên diện rộng; sự suy giảm về mức độ và độ dày băng biển ở
Bắc Cực; sự suy giảm về quy mô và khối lượng sông băng và các chỏm băng; và
mực nước biển trung bình toàn cầu tăng. Sự ấm lên ở quy mô toàn cầu và lục địa
cũng phù hợp với sự giảm thời gian các mùa băng giá; các đợt nắng nóng gia
tăng; tăng hàm lượng hơi nước trong khí quyển và các hiện tượng lượng mưa
286
nặng hơn; hạn hán gia tăng; tăng cường độ hoạt động của bão và thay đổi gió
trong khí quyển.
Không chỉ tăng nhiệt độ, sự ấm lên còn được biểu hiện theo nhiều cách. Sự
thay đổi độ axit của đại dương đi kèm với sự tích tụ carbon dioxit trong khí
quyển gây ra hậu quả cho các sinh vật biển, việc tẩy trắng san hô xảy ra cùng
với sự ấm lên của đại dương. Lớp băng vĩnh cửu tan chảy làm lộ ra nguồn khí
mê-tan và carbon dioxide khổng lồ có thể khuếch đại biến đổi khí hậu trong
tương lai. Những thay đổi trong các biến vật lý được phản ánh trong những thay
đổi trong hệ sinh thái và sức khỏe con người. Hiện tượng ấm lên toàn cầu không
chỉ là mối đe dọa cho tương lai mà đang diễn ra, gây nguy hiểm cho sức khỏe và
phúc lợi của hành tinh.

Hình 1. Cân bằng năng lượng toàn cầu trung bình hàng năm của Trái đất trong giai đoạn
từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 5 năm 2004, tính bằng W/m2 (Fasullo and Trenberth, 2008).
Chiều rộng của các dòng năng lượng thể hiện tỷ lệ sự đóng góp của chúng

Tài liệu tham khảo


1. Karl T. R., Trenberth K. E., Modern global climate change. Science, 302: 1719-1723,
2003.
2. Trenberth K. E., Earth’s Energy Balance. Encyclopedia of Energy, 859-870, 2004.
3. IPCC, Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Cambridge University Press,
2007.
4. Fasullo J.T., Trenberth K.E., The annual cycle of the energy budget: Pt I. Global mean
and land-ocean exchanges. J. Climate, 21: 2297-2313, 2008.

287
CHỈ SỐ BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG (Environmental Sustainability Index, vt. ESI),
chỉ số đo lường tiến độ tổng thể hướng tới bền vững môi trường cho 142 quốc
gia. Tính bền vững môi trường được đo lường thông qua 20 chỉ số, mỗi chỉ số
kết hợp 2 đến 8 biến cốt lõi, với tổng số 68 biến cơ bản. 20 chỉ số này bao gồm
chất lượng không khí; số lượng nước; chất lượng nước; đa dạng sinh học; đất;
việc giảm ô nhiễm không khí; giảm việc gây ô nhiễm nguồn nước; giảm căng
thẳng hệ sinh thái; giảm các áp lực về chất thải và sự tiêu thụ; giảm sự gia tăng
dân số; sự bền vững về quyền con người; sức khoẻ môi trường; khoa học và
công nghệ; chỉ số tranh luận; môi trường chính phủ; khả năng đáp ứng cho khu
vực tư nhân; hiệu quả sinh thái; nỗ lực tham gia hợp tác quốc tế; giảm phát thải
khí gây hiệu ứng nhà kính và giảm áp lực môi trường xuyên biên giới. ESI theo
dõi thành công tương đối cho mỗi quốc gia trong năm thành phần cốt lõi như: hệ
thống môi trường; giảm căng thẳng; giảm tính dễ bị tổn thương của con người;
năng lực xã hội và thể chế; quản lý toàn cầu.
Các chỉ số và các biến mà chúng được xây dựng đã được lựa chọn thông
qua những đánh giá theo chiều sâu và rộng về tài liệu môi trường, đánh giá dữ
liệu có sẵn và dựa trên phạm vi rộng tham vấn cũng như phân tích. Cho tới nay,
5 quốc gia xếp hạng cao nhất là Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Canada và Thụy
Sĩ. Năm quốc gia thấp nhất là Haiti, Iraq, Bắc Triều Tiên, Kuwait và Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất. Điểm ESI của một quốc gia càng cao thì càng
tốt vì đây được xem là yếu tố là để duy trì các điều kiện môi trường thuận lợi
trong tương lai. Không có quốc gia nào đạt trên mức trung bình cho cả 20 chỉ số,
cũng không có quốc gia nào dưới mức trung bình trong tất cả 20. Mọi quốc gia
đều có chỗ để cải thiện và không quốc gia nào được xem là có tất cả các chỉ số
môi trường bền vững và không thể cải thiện hay không cần cải thiện. ESI cho
phép so sánh giữa các quốc gia về bền vững môi trường trong một hệ thống và
không gian nhất định. Nó hỗ trợ việc di chuyển hướng tới một dữ liệu và phân
tích chặt chẽ hơn cách tiếp cận định hướng để ra quyết định về môi trường. Đặc
biệt, ESI cho phép: xác định các vấn đề trong đó kết quả hoạt động quốc gia cao
hơn hoặc thấp hơn mong đợi; thiết lập ưu tiên giữa các lĩnh vực chính sách trong
quốc gia và khu vực; theo dõi các xu hướng môi trường; đánh giá định lượng về
sự thành công của chính sách và chương trình; điều tra về sự tương tác giữa hoạt
động môi trường và kinh tế, và các yếu tố ảnh hưởng môi trường bền vững. Mặc
dù ESI có tương quan lớn với thu nhập bình quân đầu người nhưng chỉ mình chỉ
số thu nhập bình quân đầu người lại không xác định được hoàn cảnh môi trường.
Có một số chỉ số lại có mối quan hệ tiêu cực rất lớn với bình quân đầu người thu
nhập. Hơn nữa, trong khung thu nhập, kết quả quốc gia rất khác nhau. Do đó
tính bền vững về môi trường không phải là một hiện tượng mà điều đó sẽ tự xuất
hiện từ quá trình phát triển của nền kinh tế; nhưng đòi hỏi sự quan tâm tập trung
từ phía các chính phủ, khu vực tư nhân, cộng đồng và mỗi con người. ESI kết
hợp các thước đo về các điều kiện hiện tại và chi phối ngược lại lên các điều
kiện đó. ESI cũng chịu các tác động do con người và phản ứng xã hội vì những
các yếu tố chung tạo thành các chỉ số hiệu quả nhất để đánh giá triển vọng cho
môi trường bền vững lâu dài. ESI là một chức năng của các nguồn tài nguyên cơ
bản, các hoạt động trong quá khứ, môi trường hiện tại kết quả và năng lực đối
288
phó với những thách thức trong tương lai. Bởi vì khái niệm bền vững là về cơ
bản tập trung vào các xu hướng trong tương lai, ESI rõ ràng vượt ra ngoài các
thước đo về hiệu suất hiện tại. Để hỗ trợ đánh giá kết quả hiện tại và để hỗ trợ
đo điểm chuẩn dựa trên hiệu suất, chúng tôi đã tạo ra Chỉ số hoạt động môi
trường (EPI) song song, xếp hạng các quốc gia theo hiện các kết quả về chất
lượng không khí và nước, đất bảo vệ và phòng chống biến đổi khí hậu. ESI đã
được phát triển thông qua một và quy trình tương tác, dựa trên thống kê, chuyên
môn về môi trường và phân tích từ vòng quanh thế giới. ESI đã được để đánh
giá ngang hàng rộng rãi và phương pháp luận đã được tinh chỉnh để đáp ứng
một số phê bình. ESI tích hợp một lượng lớn thông tin về một số khía cạnh khác
nhau của Sự bền vững. Bởi vì các cá nhân có thể cân những thứ nguyên này
khác nhau trong việc đánh giá tổng thể hiệu suất, báo cáo này cung cấp thông tin
chi tiết về phương pháp luận của ESI và nguồn dữ liệu. Sự minh bạch này có
nghĩa là tạo điều kiện cho sự hiểu biết về ESI và khám phá các phân tích thay
thế và tranh luận về làm thế nào tốt nhất để thúc đẩy tính bền vững của môi
trường. ESI chứng minh rằng nó là có thể để lấy ra các biện pháp định lượng của
tính bền vững về môi trường có thể so sánh được ở một số lượng lớn các quốc
gia. Phân tích so sánh hỗ trợ các nỗ lực xác định các xu hướng môi trường quan
trọng, theo dõi sự thành công hoặc thất bại của các can thiệp chính sách, điểm
chuẩn hiệu suất và xác định các phương pháp tối ưu. Nỗ lực xây dựng một chỉ
số toàn diện bao gồm toàn bộ phổ kiểm soát ô nhiễm và các vấn đề quản lý tài
nguyên thiên nhiên trên một số lượng lớn các quốc gia cho thấy tình trạng nghèo
nàn của các chỉ số môi trường và dữ liệu trên nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng
củng cố kết luận rằng dữ liệu quan trọng những lỗ hổng cản trở việc phân tích
môi trường tốt trong mọi quốc gia. Phong trào nghiêm túc hướng tới một hiểu
biết thực nghiệm hơn về tính bền vững của môi trường sẽ đòi hỏi phải tăng
cường đầu tư vào giám sát, thu thập dữ liệu và phân tích toàn cầu, khu vực, quốc
gia và các cấp địa phương. Cam kết cải thiện việc thu thập dữ liệu môi trường,
theo dõi chỉ số, và đo lường hiệu suất sẽ là một sáng kiến tốt cho các chính phủ
đã tham dự tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững ở
Johannesburg vào tháng 9 năm 2002. Thành phần của ESI ở các giai đoạn khác
nhau, bao gồm các thông số và các chỉ thị khác nhau. Tuy nhiên, vì bao gồm quá
nhiều yếu tố, công thức ESI trở nên không thực tiễn để hướng dẫn việc hoạch
định chính sách cho quốc gia. Do đó, kể từ năm 2006, nhóm hợp tác nghiên cứu
Yale-Colombia đơn giản hóa công thức ESI thành EPI - Chỉ số thực thi Môi
trường (Environmental Performance Index) để mọi quốc gia dễ dàng áp dụng
hơn. Công thức mới này dựa vào các dữ kiện của chính sách và kết quả thực thi
của mỗi quốc gia đã được minh bạch hóa. EPI được định lượng qua các con số
để các chính trị gia dễ nhận thấy điểm mạnh hay yếu của mỗi mục tiêu thực thi ở
quốc gia mình.

289
Tài liệu tham khảo
1. Babcicky P., Rethinking the Foundations of Sustainability Measurement: The
Limitations of the Environmental Sustainability Index (ESI). Soc Indic Res., 113: 133-157,
2012.
2. Bui T.N., Kawamur A., Bui D.D., Amaguchi H., Bui D.D., Truong N.T., Do H.H.T.,
Nguyen C.T., Groundwater sustainability assessment framework: A demonstration of
environmental sustainability index for Hanoi, Vietnam. J. Environ. Manage., 241: 479-487,
2016.
3. Cucchiella F., D’Adam I., Gastald M., Ko L., Rosa, A comparison of environmental and
energetic performance of European countries: A sustainability index. Renew. Sustain. Energy
Rev., 78: 401-413, 2017.
4. Cui Y., Hens L., Zhu Y., Zhao J., Environmental sustainability index of Shandong
Province, China. Inter. J. Sus. Dev. World Ecol., 11: 27-234, 2004.
5. Sands R., Podmore H., A generalized environmental sustainability index for
agricultural systems. Agric. Ecosyst. Environ., 79: 20-41, 2000.
6. Shar A., Zhou P., Walasai D., Mohsin M., Energy security and environmental
sustainability index of South Asian countries: A composite index approach. Ecol. Indic., 106,
2019.
7. Sun H., Mohsin M., Alharth, M., Abbas Q., Measuring environmental sustainability
performance of South Asia. J. Clean. Prod., 251: 119519, 2020.

290
CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG,
cam kết của một tổ chức hoặc chính phủ đối với luật pháp, quy định và các cơ
chế chính sách khác liên quan đến các vấn đề môi trường. Những vấn đề này
thường bao gồm ô nhiễm không khí và nước, quản lý chất thải, quản lý hệ sinh
thái, duy trì đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên thiên nhiên, động vật hoang dã
và các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Chính sách môi trường (CSMT) Việt Nam
được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
12.6.1991, có các mục tiêu định hướng cơ bản là thỏa mãn những nhu cầu cơ
bản về tinh thần, vật chất và văn hóa cho các thế hệ hiện tại và tương lai thông
qua việc quản lý khôn khéo tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và thực hiện các
chính sách, kế hoạch hành động và cơ chế tổ chức nhằm sử dụng lâu bền tài
nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển đất nước; phát triển phải đi đôi với
bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Mục tiêu cụ thể của CSMT Việt
Nam năm 1991 là duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu và các hệ thống đảm
bảo cuộc sống và đang chi phối phúc lợi của Việt Nam; duy trì sự giàu có và đa
dạng gen của các loài thuần dưỡng và hoang dại phục vụ lợi ích hiện tại và
tương lai. Đảm bảo sử dụng lâu bền tài nguyên thiên nhiên bằng các quản lý
mức độ và phương thức sử dụng là duy trì chất lượng tổng thể về môi trường
cần thiết cho sự tồn tại của con người; đạt được mức và sự phân bố dân số cân
bằng với khả năng sản xuất của thiên nhiên. Đảng ta đã hoạch định rõ chiến lược
về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng, chống khắc phục suy thoái
môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Nhiều văn bản định hướng
quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được ban hành và tổ chức thực hiện
như Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 26.5.1998 về tăng cường công
tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15.11.2004 về bảo vệ môi
trường, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị
số 29-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 21.1.2009 về tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các
Chỉ thị, Nghị quyết trên đưa ra quan điểm chỉ đạo bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và
chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta; bảo vệ môi trường phải được thể hiện trong các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng
địa phương; bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi
gia đình và của mỗi người và theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác
động xấu đối với môi trường là chính; cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của
các cấp ủy Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ
môi trường trong điều 5, Luật bảo vệ môi trường (2020) bao gồm: tạo điều kiện
thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham
gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền,
291
giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng
cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ
môi trường; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên
nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển
năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi
trường; ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy
thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu
tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong
ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và
yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ
trọng điểm về bảo vệ môi trường; bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân
cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi,
hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi
trường; tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái
chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường
đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường; tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt
động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; mở rộng, tăng cường hội
nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; thực
hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý
môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình
và dự án đầu tư; lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh
trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề
án, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Để ứng phó có hiệu quả đối với những vấn
đề môi trường, hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Vì vậy, việc nhận diện tổng thể, toàn diện về thực trạng chính
sách, pháp luật bảo vệ môi trường; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững là nhiệm vụ thực sự cần thiết.

Tài liệu tham khảo


1. Lưu Đức Hải và cộng sự, Cẩm nang quản lý môi trường, Nxb. Giáo dục Việt Nam,
2010.
2. Eccleston C. H., Global Environmental Policy: Concepts, Principles, and Practice,
2010.
3. Võ Tuấn Nhân, Nguyễn Tuấn Anh (Đồng chủ biên), Xã hội học môi trường: một số
nghiên cứu phục vụ xây dựng pháp luật và quản lý, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
4. Lê Quý An, Chính sách môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam, In trong tập:
Chính sách và công tác môi trường ở Việt Nam, 59-84, 2017.
5. Quốc hội Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường, 2020.

292
KỶ BĂNG HÀ
Kỷ băng hà (KBH) được dùng để chỉ một giai đoạn nhiệt độ của bề mặt và khí
quyển Trái đất bị giảm trong thời gian dài gây ra sự xuất hiện và mở rộng của
các dải băng lớn, sông băng và vùng cực ở Bắc và Nam bán cầu.
Nhà khoa học đầu tiên đưa ra giả thuyết về các thời kỳ băng hà là kỹ sư và
nhà địa lý Pierre Martel, người Thụy Sĩ, năm 1742, ông đã viết về sự phân tán
của những tảng băng lớn một cách không bình thường ở thung lũng Alpine,
người dân địa phương cho rằng nguyên nhân là do sự mở rộng của các sông
băng. Nhà địa chất người Na Uy Jens Esmark (1762-1839) là người đầu tiên lập
luận nguyên nhân tồn tại của một chuỗi các KBH trên toàn thế giới liên quan
đến sự thay đổi quỹ đạo và khí hậu của Trái đất. Năm 1832 nhà địa chất học và
giáo sư lâm nghiệp người Đức Albrecht Bernhardi khi suy đoán về cách các
chỏm băng vùng cực có thể đã từng di chuyển xa đến tận các vùng ôn đới trên
thế giới. Nhà thực vật học người Đức Karl Schimper và nhà sinh vật học người
Mỹ Louis Agassiz bắt đầu phát triển độc lập lý thuyết của riêng họ về sự băng
hà toàn cầu, dẫn đến việc Schimper đặt ra thuật ngữ KBH vào năm 1837. Đến
cuối thế kỷ XIX, lý thuyết KBH dần dần nhận được sự chấp nhận rộng rãi đối
với quan điểm cho rằng Trái đất nguội dần từ trạng thái nóng chảy ban đầu. Vào
thế kỷ XX, nhà khoa học đa ngành Milutin Milankovic đã phát triển khái niệm
của mình về chu kỳ Milankovic, liên kết những thay đổi khí hậu lâu dài với
những thay đổi tuần hoàn trong quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời. Điều này đưa
ra giải thích về KBH và cho phép các nhà khoa học có khả năng đưa ra dự đoán
về thời điểm khí hậu Trái đất có sự thay đổi đáng kể. Các nhà khoa học nhất trí
rằng có một số yếu tố góp phần vào sự khởi đầu của KBH. Chúng bao gồm
những thay đổi trong quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời, chuyển động
của các mảng kiến tạo, sự thay đổi thành phần khí quyển, hoạt động của núi lửa
và thậm chí là tác động của các thiên thạch lớn. Về cơ bản, quỹ đạo của Trái đất
quanh Mặt trời chịu sự biến đổi tuần hoàn theo thời gian, một hiện tượng còn
được gọi là chu kỳ Milankovic. Bằng chứng thuyết phục nhất về lực ép quỹ đạo
Milankovic tương ứng với thời kỳ gần đây nhất trong lịch sử Trái đất (khoảng
400.000 năm qua). Trong giai đoạn này, thời gian của các giai đoạn băng hà và
gian băng rất gần với những thay đổi trong các giai đoạn cưỡng bức quỹ đạo
Milankovic và đây là cách giải thích được chấp nhận rộng rãi nhất cho KBH
cuối cùng. Dữ liệu địa chất cho thấy mối tương quan rõ ràng giữa sự khởi đầu
của KBH và vị trí của các lục địa trên Trái đất. Trong những khoảng thời gian
này, chúng nằm ở những vị trí gây gián đoạn hoặc chặn dòng nước ấm đến các
cực, dẫn đến việc hình thành các tảng băng. Điều này dẫn đến việc tăng phản xạ
của Trái đất, làm giảm lượng năng lượng Mặt trời được hấp thụ bởi bầu khí
quyển và vỏ Trái đất dẫn đến một vòng phản hồi tích cực, trong đó sự mở rộng
của các tảng băng làm tăng thêm độ cao của Trái đất và làm cho khí hậu mát
hơn dẫn đến nhiều băng hơn. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi có sự xuất
hiện của hiệu ứng nhà kính làm kết thúc thời kỳ băng giá. Có bằng chứng cho
thấy lượng khí nhà kính tỷ lệ nghịch với sự mở rộng của các tảng băng. Theo giả
thuyết “Quả cầu tuyết” - băng hoàn toàn hoặc gần như bao phủ hành tinh ít nhất
một lần trong quá khứ, KBH của Đại nguyên sinh muộn đã kết thúc do sự gia
293
tăng mức CO2 trong khí quyển và nguyên nhân là do núi lửa phun trào. Tuy
nhiên, có giả thuyết cho rằng mức độ tăng CO2 có thể là cơ chế phản hồi chứ
không phải là nguyên nhân. Vào năm 2009, một nhóm các nhà khoa học quốc tế
đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Cực đại băng hà cuối cùng” và chỉ ra rằng sự gia
tăng bức xạ Mặt trời đã tạo ra sự thay đổi ban đầu, trong khi khí nhà kính gây ra
độ lớn của sự thay đổi. Các nhà khoa học đã xác định rằng có ít nhất 5 KBH lớn
đã diễn ra trong lịch sử Trái đất. Đó là các KBH Huronian, Cryogenian, Andean-
Saharan, Karoo và Quaternary. KBH Huronian có niên đại từ Eon Nguyên sinh
sớm, khoảng 2,4 đến 2,1 tỷ năm trước, dựa trên các bằng chứng địa chất quan
sát được ở phía bắc và đông bắc của Hồ Huron và tương quan với các mỏ được
tìm thấy ở Michigan và Tây Úc. KBH Cryogenian kéo dài từ khoảng 850 đến
630 triệu năm trước và có lẽ là kỷ khắc nghiệt nhất trong lịch sử Trái đất. Người
ta tin rằng trong thời kỳ này, các tảng băng lớn đã mở rộng đường xích đạo và
dẫn đến kịch bản “Trái đất quả cầu tuyết”. KBH này cũng được cho là đã kết
thúc do sự gia tăng đột ngột của hoạt động núi lửa gây ra hiệu ứng nhà kính,
mặc dù giả thuyết này vẫn còn đang được tranh luận. KBH Andean-Sahara xảy
ra trong kỷ Ordovic muộn và kỷ Silur vào khoảng 460 đến 420 triệu năm
trước. Như tên cho thấy, bằng chứng ở đây dựa trên các mẫu địa chất lấy từ dãy
núi Tassili n’Ajjer ở phía tây Sahara, và tương quan với bằng chứng thu được từ
dãy núi Andes ở Nam Mỹ cũng như bán đảo Ả Rập và phía nam Lưu vực sông
Amazon. KBH Karoo được cho là do sự tiến hóa của các loài thực vật trên cạn
trong thời kỳ khởi đầu của kỷ Devon vào khoảng 360 đến 260 triệu năm trước
đã gây ra sự gia tăng nồng độ oxy trên hành tinh trong khoảng thời gian dài và
giảm lượng CO2 dẫn đến sự làm mát toàn cầu. Nó được đặt tên theo các mỏ trầm
tích được phát hiện ở vùng Karoo của Nam Phi cùng với bằng chứng liên quan
được tìm thấy ở Argentina. KBH hiện tại, được gọi là băng hà Pliocen-Đệ tứ, bắt
đầu khoảng 2,58 triệu năm trước trong thời kỳ cuối Pliocen, khi sự lan rộng của
các tảng băng ở Bắc bán cầu bắt đầu. Kể từ đó, thế giới đã trải qua một số thời
kỳ băng hà và gian băng là thời kỳ mà các tảng băng mở rộng và thu nhỏ theo
thời gian từ 40.000 đến 100.000 năm. Trái đất hiện đang trong thời kỳ gian băng
và thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc cách đây khoảng 10.000 năm. Những
gì còn lại của các tảng băng lục địa từng trải dài trên toàn cầu giờ đây chỉ giới
hạn ở Greenland và Nam Cực, cũng như các sông băng nhỏ hơn như sông bao
phủ đảo Baffin. Mặc dù thời kỳ băng hà cuối cùng đã kết thúc cách đây khoảng
10.000 năm nhưng ảnh hưởng của nó vẫn có thể được cảm nhận cho đến ngày
nay. Có thể kể đến như sự chuyển động của băng đã tạo ra cảnh quan ở Quần
đảo Bắc Cực thuộc Canada, Greenland, bắc Âu Á và Nam Cực,... Các tảng băng
có trọng lượng rất lớn đến mức chúng làm biến dạng lớp vỏ và lớp phủ của Trái
đất. Tuy nhiên sau khi băng tan, các vùng đất vốn phủ đầy băng đã phục hồi trở
lại. Trong quá trình băng hà, nước được lấy từ các đại dương để tạo thành băng
ở vĩ độ cao, do đó mực nước biển toàn cầu giảm khoảng 110 mét làm lộ ra thềm
lục địa và tạo thành cầu nối giữa các vùng đất liền cho động vật di cư. Trong quá
trình tan băng, nước băng tan chảy quay trở lại các đại dương khiến mực nước
biển dâng cao. Quá trình này có thể gây ra sự thay đổi đột ngột tại các đường bờ
biển và hệ thống thủy hóa dẫn đến các vùng đất ngập nước mới, các vùng đất
294
mới nổi, các đập băng bị sụp đổ dẫn đến nhiễm mặn các hồ, các đập băng mới
tạo ra những vùng nước ngọt rộng lớn và sự thay đổi khí hậu trong khu vực trên
diện rộng nhưng ở quy mô tạm thời. Ngoài ra, tác động của độ cao đối với
Scandinavia đã nhấn chìm đồng bằng lục địa rộng lớn từng tồn tại dưới phần lớn
khu vực mà ngày nay là Biển Bắc, nối quần đảo Anh với Lục địa châu Âu. Sự
phân bố lại của nước băng tan trên bề mặt Trái đất và dòng di chuyển của đá lớp
phủ gây ra những thay đổi của trường hấp dẫn cũng như những thay đổi đối với
sự phân bố mômen quán tính của Trái đất dẫn đến sự thay đổi vận tốc góc, trục
và sự dao động chuyển động quay của Trái đất. Sự thay đổi trọng lượng của
khối lượng bề mặt do sự phân bố lại khiến thạch quyển bị uốn cong và cũng gây
ra ứng suất bên trong Trái đất. Sự hiện diện của các sông băng nói chung đã
ngăn chặn sự di chuyển của các đứt gãy bên dưới. Trong quá trình băng tan, các
đứt gãy trải qua quá trình trượt gia tốc gây ra động đất. Khi nhiều băng hơn bị
loại bỏ ở gần rìa, nhiều trận động đất hơn được tạo ra và là nguyên nhân để có
thể giải thích sự sụp đổ nhanh chóng của các tảng băng. Ở châu Âu, sự xói mòn
của băng và sự sụt giảm đẳng tĩnh do trọng lượng của băng đã tạo nên Biển
Baltic là khu vực mà trước KBH tất cả đều là đất liền do sông Eridanos rút cạn.

Hình 1. Sông băng Grinnell trong Công viên Quốc gia Glacier, Montana [4]

Hình 2. Các KBH được đặc trưng bởi sự giảm nhiệt độ trung bình toàn cầu, dẫn đến sự mở
rộng của các tảng băng trên toàn cầu [4]

295
Tài liệu tham khảo
1. Augustin L., Barbante C., Barnes PRF, Barnola JM, Bigler M., et al., Eight glacial
cycles from an Antarctic ice core, Nature, 429(6992): 623-8, 2004.
2. Bjørn A., Borns H. W., The Ice Age World: an introduction to quaternary history and
research with emphasis on North America and Northern Europe during the last 2.5 million
years, Oslo: Universitetsforlaget, 1997.
3. Ehlers J., Philip G., Quaternary glaciation, Encyclopedia of Snow, Ice and Glaciers.
Encyclopedia of Earth Sciences Series: 873-882, 2011. 
4. Matt W., Universe today, What is an Ice Age, 2017.

296
THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG,
sự kiện thảm khốc liên quan đến môi trường tự nhiên do hoạt động của con
người gây ra. Thảm họa môi trường (THMT) khác với các thiên tai tự nhiên và
các hành động chiến tranh có chủ đích của con người như đánh bom hạt nhân.
Thảm họa môi trường thường được hiểu là sự thay đổi không thể đảo ngược
trong tự nhiên phức tạp, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản
kinh tế và môi trường mà thế giới sinh vật không có đủ khả năng chống đỡ.
THMT có thể dẫn đến cái chết của chúng sinh, hoặc thậm chí có thể là loài sinh
vật nhỏ nhất như các loại vi khuẩn chịu hậu quả của thảm họa môi trường nước.
Đặc điểm chính để phân biệt THMT so với các vấn đề môi trường khác như sự
cố môi trường và ô nhiễm môi trường chính là sự không thể đưa mọi thứ trở lại
trạng thái ban đầu. THMT có quy mô tác động và gây hậu quả lớn hơn so với sự
cố môi trường và ô nhiễm môi trường. Các sự cố môi trường thường xảy ra
trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô
nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường
gây ra sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật. Trong khi đó, các THMT cho thấy tác động của việc con
người thay đổi hệ sinh thái đã dẫn đến những hậu quả trên diện rộng và/hoặc lâu
dài như thế nào. Những thảm họa này bao gồm cái chết của động vật (bao gồm
cả con người) và thực vật, hoặc sự gián đoạn nghiêm trọng của cuộc sống hoặc
sức khỏe con người, có thể phải di cư. THMT có ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hệ sinh thái. Những thảm họa này thường xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng có
tác động lâu dài đến các loại động vật và thực vật sống trong môi trường bị ảnh
hưởng. THMT làm thay đổi môi trường vật chất đến mức thiệt hại cho hệ sinh
thái là không thể phục hồi, đôi khi THMT diễn ra trong một thời gian dài. Kết
thúc của nó có thể là thảm họa toàn cầu. Các nhà khoa học môi trường đang có
các thảo luận về việc liệu các trận động đất, bão, biến đổi khí hậu, nước biển
dâng, lũ lụt diễn ra trên diện rộng có thể là do THMT hoặc gần đây nhất, đại
dịch Covid-19 cũng có thể là vấn đề môi trường tương tự. THMT được nhận
biết bởi các đặc điểm sau: sự thay đổi dần dần về nhiệt độ và khí hậu; động vật
di cư đến môi trường sống khác; ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí; sự
phá hủy ở những nơi nhất định hoặc trên toàn bộ bề mặt của sinh quyển; đứt
gãy, khủng hoảng các mối quan hệ tự nhiên liên quan đến tác động của con
người đối với nước hoặc các dạng tài nguyên khác. Có nhiều cách phân loại
THMT tùy theo mức độ và nguyên nhân. Phân loại theo mức độ, quy mô: toàn
cầu khi tác động của nó đến toàn bộ sinh quyển của Trái đất và địa phương khi
tác động đến một hệ sinh thái cụ thể trong khu vực. Theo nguyên nhân, THMT
được phân thành hai loại chung: một số THMT do khí hậu tự nhiên hoặc các
hiện tượng thời tiết gây ra như: cháy rừng, lở đất, lũ lụt, động đất, hạn hán, lốc
xoáy, sóng thần, núi lửa phun trào. Mặc dù là những THMT tự nhiên này xảy ra
có thể không phải nguyên nhân trực tiếp do hoạt động của con người, nhưng
trong một số trường hợp, tác động của nó trở nên tồi tệ hơn do ảnh hưởng của
con người. Có thể kể đến như thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004
xảy ra do việc xây dựng dựng tràn lan các đô thị làm hư hạn các rạn san hô - loài
297
đóng vai trò như một vùng đệm, làm chệch hướng sức mạnh của sóng khổng lồ.
Loại THMT thứ hai bao gồm những thảm họa do hoạt động của con người gây
ra như tràn dầu, tràn hóa chất,… Trong nhiều trường hợp, THMT do con người
gây ra có ảnh hưởng lâu dài đến môi trường hơn so với thảm họa do thiên nhiên
gây ra. Có thể kể đến một số ví dụ như vụ tràn dầu từ tầu Exxon Valdez xuất
hiện ở eo biển Prince William, Alaska, ngày 24 tháng 3 năm 1989 tiếp tục gây
những hậu quả lớn về môi trường trong nhiều năm sau. Theo các nhà khoa học,
đến năm 2002, ít nhất 8 loài cá và động vật có vú vẫn bị ảnh hưởng nghiêm
trọng từ sự cố tràn dầu này. Thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy
ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở
Pripyat, Ukraina bị nổ tại lò phản ứng số 4 gây phóng xạ kinh hoàng, mà di
chứng mãi đến ngày nay vẫn còn. Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc tạo ra vũ
khí hóa học hướng thần cũng có thể là yếu tố dẫn đến THMT, làm cho một số
người trở nên mất kiểm soát, tiêu diệt đồng loại mình hoặc có thể thực hiện một
số hành động dẫn đến thảm họa lớn. Những hành động này về sau có thể trở
thành nguyên nhân của một môi trường khủng hoảng hoặc thảm họa. Lĩnh vực
tác động của THMT rất rộng nên các nhà hoạt động bảo vệ môi trường kêu gọi
mọi người suy nghĩ về sự biến mất có thể xảy ra của một loài, một số loài sinh
vật, thậm chí con người hoặc một số tộc người ở nhiều quốc gia. Ngoài ra,
những THMT khác nhau có thể dẫn đến các vấn đề như hiệu ứng nhà kính, mưa
axit, thoái hóa đất, ngập úng, sa mạc hóa, mất cân bằng sinh thái như sự giảm
nguồn dinh dưỡng, thức ăn do sự biến mất của bất kỳ loài động vật, thực vật
nào, ô nhiễm nước, mất nguồn nước ngọt, di cư, dịch chuyển sinh thái, biến mất
của bất kỳ loài động vật, thực vật, vi sinh vật nào và cả sự sống trên hành tinh,…
Đã có rất nhiều THMT với các quy mô, mức độ khác nhau xảy ra trong suốt
chiều dài lịch sử phát triển của con người. Tuy nhiên, chỉ khi dân số thế giới
tăng nhanh, khi công nghiệp phát triển mạnh mẽ thì các THMT mới xảy ra ngày
càng trầm trọng hơn với tần suất xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Thảm họa
Minamata tại Vịnh Minamata thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) gây chết dần
chết mòn hàng ngàn cư dân địa phương do hậu quả xả thải thủy ngân độc hại ra
môi trường từ công ty công nghiệp hóa học Chisso. Sự kiện sương mù công
nghiệp dày đặc và kéo dài ở London (Anh) vào năm 1952 đã giết chết ít nhất
4000 người trong vòng 4 ngày, là một thảm họa kinh hoàng đối với nhân loại.
Mặc dù THMT gây ra những thiệt hại khủng khiếp đối với các hệ sinh thái,
nhưng chúng có thể làm gia tăng ý thức và các hành động bảo vệ môi trường của
con người. Trong một số trường hợp, việc các cơ quan chính phủ, liên chính phủ
và phi chính phủ tăng cường giám sát dẫn đến việc xây dựng và thực thi pháp
luật để làm giảm tác động của các THMT trong tương lai. Ví dụ, vụ tràn dầu
Exxon Valdez đã dẫn đến sự điều tiết mạnh mẽ hơn nhiều đối với ngành vận tải
ở nhiều quốc gia, kể cả thành lập các quỹ bổ sung để làm sạch dầu tràn nếu
chúng xảy ra lần nữa. Sau thảm họa sóng thần năm 2004, Liên hợp quốc đã bắt
đầu tổ chức hệ thống cảnh báo sóng thần ở Ấn Độ Dương để cảnh báo người
dân khi một con sóng khổng lồ khác đang tiến vào bờ. Giả dụ như, vào những
năm 1950-1960, thành phố Kitakyushu phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm công
nghiệp nghiêm trọng do quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hậu chiến
298
tranh, tuy nhiên sau đó vấn đề về ô nhiễm công nghiệp đã được cải thiện một
cách kinh ngạc nhờ vào sự nỗ lực cải thiện môi trường của công dân, doanh
nghiệp và sự thay đổi của chính quyền.
Làm thế nào để ngăn chặn THMT? THMT buộc thế giới loài người phải
thay đổi cách hành động, bắt đầu từ việc nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng
của các vấn đề liên quan đến THMT đến thực hiện các mục tiêu phát triển bền
vững của các chính phủ trên toàn thế giới. Sự tuân thủ các quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường của các quốc gia là hết sức quan trọng. Ví dụ thiết lập và thực
thi các tiêu chuẩn thải cho các doanh nghiệp công nghiệp và xã hội; khuyến nghị
sản xuất và cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn; tổ chức
các khu bảo tồn và phát triển, trồng rừng, bảo vệ sinh quyển; xử lý nước thải,
làm sạch nguồn nước; xử lý chất thải rắn; khai thác hợp lý nguồn lợi thủy hải
sản,… Đặt ra mức cảnh báo nguy cơ cao và luôn luôn lưu ý rằng, bất kỳ hành
động, hoạt động nào của con người hoặc bất kỳ cá nhân nào cũng có thể vô tình
trở thành nguyên nhân của cái chết ở bất kỳ khu vực nào. Do đó cần chú trọng
để bất kỳ khu vực nào, dù nhỏ nhất trên hành tinh không bị ảnh hưởng dẫn đến
khả năng không thể phục hồi.

Tài liệu tham khảo


1. Bortman M., Brimblecombe P., Cunningham M. A., Cunningham W. P., Freedman W.,
Environmental Encyclopedia, 3rd Edition. Gale Research, 2003.
2. Peshcherov G. I., Collection of reports of the X International Forum Ecology, Moscow,
2019.
3. Semenova G., E3S Web of Conferences, 157: 02023, 2020.
4. Semenova G., Environmental disasters as a factor of environmental pollution, V 217,
International Scientific and Practical Conference “Environmental Risks and Safety in
Mechanical Engineering”, 2020.

299
Các mục từ biên soạn cỡ trung bình

300
CÔNG NGHỆ BÙN HOẠT TÍNH (vt. BHT),
bao gồm các bông bùn sinh học chứa các vi sinh vật, các vật chất hữu cơ bị phân
hủy và các vật liệu vô cơ. Các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm, động vật
nguyên sinh, luân trùng, ấu trùng, côn trùng, giun,… Các mô hình xử lý nước
thải sử dụng công nghệ bùn hoạt tính để xử lý các hợp chất hữu cơ và nitơ, loại
bỏ phốt phát, CO2, ammoniac và các khí nitơ khác,… đạt hiệu quả cao. Quá
trình BHT là một hệ thống trong đó các bông bùn sinh học được luân chuyển
liên tục để tiếp xúc với oxy và các chất hữu cơ. Nó chính là sinh khối các vi sinh
vật trong các hệ thống xử lý để thực hiện liên tục các quá trình oxy hóa sinh học
nên được gọi là BHT hay còn gọi là “vật liệu sinh học hoạt tính”. Các loài vi
sinh vật chiếm ưu thế trong hệ thống phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thiết
kế quy trình, phương thức vận hành và các đặc tính của nước thải đầu vào thứ
cấp. Các vi sinh vật có số lượng lớn nhất và quan trọng trong BHT là vi khuẩn
bao gồm vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí. Trong BHT còn tồn tại cả vi
khuẩn dị dưỡng và tự dưỡng: vi khuẩn dị dưỡng lấy năng lượng từ nguồn cacbon
hữu cơ có trong nước thải đầu vào để tổng hợp tế bào mới, đồng thời chúng giải
phóng năng lượng thông qua việc chuyển đổi chất hữu cơ thành các hợp chất
như CO2 và H2O. Các chi điển hình như Achromobacter, Alcaligenes,
Arthrobacter, Citromonas, Flavobacterium, Pseudomonas và Zoogloea. Vi
khuẩn tự dưỡng sử dụng nguồn cacbon vô cơ để phát triển tế bào và lấy năng
lượng từ các quá trình oxy hóa các hợp chất nitơ. Vi khuẩn tự dưỡng chủ yếu là
vi khuẩn nitrat hóa, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vi sinh vật có trong BHT. Có
hai chi điển hình chịu trách nhiệm chuyển đổi amoniac thành nitrat trong BHT là
Nitrobacter và Nitrosomonas. Vi sinh vật dạng sợi: phần lớn là vi khuẩn, ngoài
ra còn có tảo, nấm hoặc các dạng khác. Các sinh vật dạng sợi thực hiện nhiều
vai trò khác nhau trong quá trình này; ở khía cạnh tích cực chúng loại bỏ BOD
rất tốt; tạo cấu trúc floc, cải thiện hiệu quả của bể lắng, tạo các cặn lắng với một
lượng nhỏ. Tuy nhiên, chúng cũng có một số nhược điểm là cản trở quá trình
tách và nén của BHT và hình thành bông bùn khi chiếm ưu thế, ảnh hưởng đến
chỉ số thể tích bùn (SVI), gây lắng kém, tăng mức tiêu thụ polymer; tăng chất
rắn và khiến chi phí xử lý chất rắn tăng lên đáng kể. Nấm chuyển hóa các hợp
chất hữu cơ và có thể cạnh tranh thành công với vi khuẩn trong những điều kiện
thuận lợi. Loài nấm phổ biến nhất là Sphaerotilus natans và Zoogloea sp. Có
một số ít loài nấm có khả năng thực hiện quá trình nitrate hóa. Một số loài động
vật nguyên sinh đã được xác định trong BHT, phổ biến nhất là những loài có
lông mao như Aspidisca costata, Carchesium polypinum, Chilodonella uncinata,
Opercularia coarcta và O. microdiscum, Trachelophyllum latexillum, Vorticella
twallaria và V. microstoma, còn những loài như trùng roi và amip thì ít. Động
vật nguyên sinh được ví như là một chỉ thị sinh học hữu ích về tình trạng của
BHT. Một công nghệ BHT được thực hiện với năm thiết bị thiết yếu liên quan
với nhau gồm bể sục khí, nguồn sục khí oxy tinh khiết, khí nén hoặc sục khí cơ
học, bể lắng thứ cấp ở đó chất rắn từ BHT được tách khỏi nước bằng quá trình
keo tụ và lắng trọng lực xuống đáy bể trong môi trường tĩnh, BHT dạng huyền
phù được tách biệt với chất thải rắn trong bể lắng và BHT chứa quá nhiều vi
sinh vật phải được loại bỏ khỏi hệ thống bằng máy bơm. Ngoài ra, để xử lý chất
301
nitơ hoặc phốt phát phải bổ sung bể thiếu khí. Có nhiều loại mô hình xử lý sử
dụng công nghệ BHT như nhà máy xử lý dạng hộp, mương oxy hóa, dạng cột
thông với bể dưới đất (ở những nơi thiếu đất, nước thải có thể được xử lý bằng
cách bơm oxy vào dòng bùn hồi lưu có áp lực thông qua một cột và bơm vào
đáy của một bể sâu chôn dưới đất)

Hình 1. Mô hình xử lý nước thải bằng BHT


(https://www.academia.edu/460675/Activated_Sludge_Process)

Tài liệu tham khảo


1. Jenkins D., Richard M. G., Daigger G.T., Manual on the Causes and Control of
Activated Sludge Bulking and Foaming, 2nd ed. Boca Raton: Lewis Publishers, 1993.
2. Laubenberger G., Hartmann L., Physical Structure of Activated Sludge in Aerobic
Stabilization, Water Research, 5: 335-341, 1971.
3. Sharma A, Choksi H., Modelling of Activated Sludge Process, Global Journal of
Researches in Engineering Chemical Engineering, 13(1), 2013.

302
CÁC THÀNH PHẦN HẠT TRONG KHÍ QUYỂN,
hỗn hợp các hạt bụi có kích thước nhỏ bay lơ lửng trong không khí. Trong đó,
một số hạt đủ lớn có thể quan sát được bằng mắt thường. Đối với những hạt rất
nhỏ, chúng chỉ có thể quan sát được dưới sự trợ giúp của các thiết bị phóng đại
hình ảnh. Khi hàm lượng thành phần hạt trong không khí ở ngoài trời tăng lên sẽ
làm cho không khí bị mờ đi và tầm nhìn bị giảm tạo nên hiện tượng tương tự
sương mù. Thông thường các hạt có kích thước nhỏ hơn 10 micromet (µm) được
quan tâm nhiều khi nói về các thành phần hạt. Hiện nay có bốn chỉ số về chất
lượng không khí hay còn dùng để chỉ kích thước của hạt là PM10, PM2.5, PM1.0 và
PM0.1. Trong đó, chữ PM là từ viết tắt của chữ tiếng Anh Particulate matter, còn
các con số là chỉ số về kích thước hạt theo đường kính và tính theo đơn vị µm.
Cụ thể, PM10 là chỉ số chỉ các hạt bụi thô kích thước nhỏ hơn 10 µm, PM 2.5 là
các hạt bụi mịn chứa những hạt nhỏ hơn 2,5 µm (nhỏ hơn gấp 30 lần so với sợi
tóc người), PM1.0 là các hạt bụi mịn chứa những hạt nhỏ hơn 1,0 µm và PM 0.1 là
các hạt bụi siêu mịn chứa những hạt nhỏ hơn 0,1 µm. Các thành phần hạt có
kích thước nhỏ được quan tâm vì chúng có khả năng tồn tại lơ lửng trong không
khí rất lâu và có khả năng len sâu vào phổi và đi trực tiếp vào máu có khả năng
gây ra hàng loạt bệnh về ung thư, hô hấp. Các thành phần hạt trong không khí có
nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ các hoạt động của con người. Nguồn tự nhiên bao
gồm các hạt nước biển bốc hơi ở các khu vực gần biển, bụi (đất trong không
khí), bão cát, phấn hoa, bào tử nấm mốc, các sulfate thứ cấp, carbon đen từ các
đám cháy rừng và tro núi lửa. Nguồn do các hoạt động của con người như thông
qua quá trình thải khí của các loại xe cơ giới trong giao thông vận tải, công trình
xây dựng, nhà máy công nghiệp, quá trình sản xuất nông nghiệp, các hoạt động
khai thác, quá trình đốt nhiên liệu sinh khối và nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay,
quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng làm gia tăng nguồn phát
do con người tạo ra. Bên cạnh đó, việc sử dụng các công nghệ cũ, công nghệ có
hiệu suất thấp và không kiểm soát nguồn phát hạt bụi làm cho tình trạng không
khí chứa các thành phần hạt tăng lên tới mức báo động. Các thành phần hạt có
thể gây ra các ảnh hưởng về sức khỏe con người, động, thực vật. Mức độ ảnh
hưởng lên sức khỏe con người tùy thuộc thành phần của hạt bụi. Một số hạt bụi
có thành phần không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như các hạt
nước biển bốc hơi ở các khu vực gần biển. Tuy nhiên, một số hạt bụi có thành
phần ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người như các hạt bụi chứa
các hợp chất khó phân hủy tích tụ lâu dài trong cơ thể và gây bệnh hoặc các hạt
bụi chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học gây các tác dụng không mong muốn.
Ngoài ra, kích thước hạt bụi chứa thành phần gây hại cũng là một trong những
yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các hạt bụi thô có thể
gây các kích ứng mắt, mũi và cổ họng. Đối với các hạt mịn và siêu mịn thì có
thể dễ dàng xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu thông qua các túi phổi hay tĩnh
mạch phổi. Cơ thể người có sự tích tụ các hạt bụi này trong thời gian dài sẽ làm
tăng nguy cơ phát bệnh về tim mạch, hô hấp và ung thư. Tổ chức Y tế thế giới
cho biết mối quan hệ tương quan giữa mức độ ô nhiễm hạt trong không khí với
tỷ lệ người mắc bệnh ung thư. Cụ thể, cứ mỗi lần tăng 10 μg/m 3 hàm lượng hạt
PM2.5 trong không khí thì tỷ lệ ung thư phổi tăng đến 36% và tăng 15% nguy cơ
303
tử vong do tim mạch. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng
của thành phần hạt lên động, thực vật do đó cần có thêm các nghiên cứu về vấn
đề này để có thể đưa ra kết luận. Để làm giảm, hạn chế tác động của hạt bụi cần
làm giảm hàm lượng thành phần hạt trong không khí hoặc giảm tiếp xúc với
chúng. Phương pháp làm giảm hàm lượng hạt trong không khí như giảm nguồn
phát do các hoạt động của con người như sử dụng các nguồn năng lượng xanh,
xử lý nguồn ô nhiễm trước khi thải ra môi trường, trồng cây xanh, phun sương,
tạo mưa. Ở cấp độ quản lý, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như Bộ Y tế
đã ban hành những quy chuẩn về chất lượng không khí xung quanh
và khí thải như QCVN-05:2013/BTNMT, QCVN-19:2009/BTNMT,
QCVN-02:2019/BYT nhằm giới hạn và giám sát các hoạt động phát sinh bụi
trong hoạt động kinh tế - xã hội bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn, sức khoẻ
con người. Đối với mỗi cá nhân, phương pháp giảm tiếp xúc với không khí ô
nhiễm hạt bụi như đeo khẩu trang, tránh các hoạt động nơi ô nhiễm, sử dụng
máy hút bụi có bộ lọc HEPA, máy lọc không khí.

Tài liệu tham khảo


1. Harrison R. M., Yin J., Particulate matter in the atmosphere: which particle properties
are important for its effects on health? The Science of the Total Environment, 249: 85-101,
2000.
2. World Health Organization, Health Aspects of Air Pollution with Particulate Matter,
Ozone and Nitrogen Dioxide, Bonn, Germany, 2003.
3. Weichenthal S. A., Godri-Pollitt K., Villeneuve P. J., PM2.5, oxidant defence and
cardiorespiratory health: a review, Environmental health, 12: 40, 2013.

304
CHẤT ĐỘN KHOÁNG CÔNG NGHIỆP,
bao gồm các khoáng chất hoặc đá trơ được nghiền thành bột mịn có trong thành
phần của sản phẩm với vai trò là chất phụ gia hoặc chất biến tính nhằm làm tăng
các tính chất vốn có của vật liệu, làm giảm giá thành sản phẩm mà không đóng
vai trò là sản phẩm chính. Chất độn khoáng (CĐK) được sử dụng trong các ngành
sản xuất công nghiệp như giấy, cao su, nhựa đường, chất dẻo,… Một số loại
khoáng chất thường được làm chất độn trong công nghiệp như CaCO3 - giá thành
rẻ nhất và kích thước hạt lớn nhất, thường được sử dụng để giảm co ngót, tăng tác
động và cải thiện độ hoàn thiện bề mặt ; đolomit - tương tự như canxi cacbonat
ngoại trừ nó chứa nhiều magie cacbonat trong cấu trúc, thường được sử dụng để
thay thế canxi cacbonat ; bari sunfat đặc hơn tất cả các chất độn khoáng, được sử
dụng để tăng cường các đặc tính giảm chấn và cách âm; khoáng sét cao lanh -
nhôm silicat tự nhiên cung cấp khả năng ổn định kích thước tương tự như bột talc
và cải thiện tính chất điện, yêu cầu xử lý bề mặt để dễ phân tán; talc - magiê
silicat có cấu trúc hình cầu gai thường được sử dụng để cải thiện độ cứng, nhiệt
độ lệch nhiệt và giảm hệ số co ngót tuyến tính ; mica - silicat dạng tấm, dạng vảy
được sử dụng để cải thiện các tính chất cơ học; SiO2 - gia cố cao su, epoxy PCBs;
wollastonite - canxi silicat, rất giống với canxi cacbonat, cấu trúc giống hình kim
hơn, khó phân tán trong polyme, thường được sử dụng để cân bằng chi phí gia
cường thủy tinh; sợi/hạt thuỷ tinh - phổ biến nhất là vi hạt soda-vôi-borosilicat có
kích thước hạt 12-300 µm, trông giống như bột mịn, được sử dụng để cải thiện độ
ổn định kích thước, tăng cường độ va đập, bề mặt mịn hơn, cách nhiệt cao hơn,
khả năng gia công dễ dàng hơn, thời gian chu kỳ nhanh hơn; AI2O3.3H2O và
Mg(OH)2 dùng chống cháy; crystobalite chống mài mòn/nhựa; TiO2 - chất dẻo,
chất tạo màu, chất độn. Trong sản xuất nhựa đường, CĐK bao gồm các chất
khoáng rất mịn, trơ, được thêm vào hỗn hợp bê tông nhựa để cải thiện mật độ và
cường độ của hỗn hợp. CĐK chiếm ít hơn 6% (w/w) của hỗn hợp bê tông nhựa
theo khối lượng và thường ít hơn khoảng 3% (w/w). CĐK thông thường hoàn
toàn lọt qua sàng 0,060 mm, với ít nhất 65% hạt lọt qua sàng 0,075 mm. Sự phân
huỷ, hình dạng và kết cấu của CĐK ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của hỗn hợp
bê tông nhựa. Một số tính chất của CĐK được sử dụng trong sản xuất bê tông
nhựa cần quan tâm như cấp phối, tính dẻo và các thành phần có hại. Trong sản
xuất chất dẻo, CĐK thường chứa silic, nhôm và các nguyên tố kim loại khác
trong cấu trúc hóa học, do đó các nhóm hydroxyt kim loại trên bề mặt có bản chất
ưa nước. Một số CĐK được sử dụng phổ biến hơn bao gồm silica, wollastonite,
talc, mica, hạt thủy tinh và đất sét cao lanh. CĐK được thêm vào nhựa nhiệt dẻo
để giảm chi phí và nâng cao hiệu suất. CĐK được lựa chọn cẩn thận có thể tăng
cường độ dẫn nhiệt, co ngót, va đập, ổn định kích thước và giảm thời gian chu kỳ
đúc. Kích thước hạt nằm trong khoảng từ 1 đến 10 µm đối với khoáng chất tự
nhiên và thường có tỷ lệ khung hình thấp 10:1, do đó tác dụng của chúng đẳng
hướng hơn so với chất độn sợi. Các vị trí phản ứng trên bề mặt CĐK có thể hoạt
động theo cách tương tự như các nhóm silanol trên cốt sợi thủy tinh được xử lý
hóa học theo cách tương tự. Xử lý chất độn có thể thay đổi bề mặt thành bề mặt
phản ứng hóa học thông qua silan chức năng hoặc bề mặt có thể trở nên kỵ nước,
hữu cơ hoặc ưa nước tùy thuộc vào silan được sử dụng. Trong sản xuất giấy, đặc
305
biệt là giấy in và giấy viết, cho đến nay là ngành sử dụng CĐK công nghiệp lớn
nhất. CĐK chính được sử dụng trong sản xuất giấy là cao lanh, bột talc, canxi
cacbonat nghiền mịn, canxi cacbonat kết tủa và bentonit. Khoáng chất được sử
dụng làm chất độn hoặc làm lớp phủ trên giấy. Bột talc cũng được sử dụng để
kiểm soát nhựa (hấp thụ nhựa gỗ có xu hướng cản trở máy móc). Việc sử dụng
CĐK trong sản xuất giấy làm tăng hiệu suất hoạt động và tính lưu động của máy.
Các đặc tính cuối cùng của giấy (độ bền, độ trắng, độ bóng, khả năng giữ mực,...)
phần lớn được quyết định bởi sự pha trộn của các khoáng chất được sử dụng. Các
chất độn này lơ lửng trong nước trước khi được đưa vào quy trình. Các khoáng
chất thường được cung cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất giấy ở dạng bùn hoặc
thậm chí được sản xuất như một phần tích hợp của quy trình sản xuất giấy (canxi
cacbonat kết tủa). Giấy bóng, chất lượng cao có được bằng cách phủ một lớp
CĐK mỏng lên bề mặt của giấy.

Tài liệu tham khảo


1. Gugumus F., Zweifel H. (Eds.), Plastics Additive Handbook, fifth ed, Hanser
Publishers, Munich, 2001.
2. Hubbe & Gill, Mineral fillers for paper, Bioresources, 11(1): 2886-2963, 2016.
3. Pape P. G., Applied Plastics Engineering Handbook: Adhesion Promoters: Silane
Coupling Agents, William Andrew, 2017.
4. Speight J. G., Asphalt Materials Science and Technology, Butterworth-Heinemann,
2015.

306
CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG,
theo Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì
chỉ thị môi trường (CTMT) là một hoặc tập hợp thông số về môi trường để chỉ
ra đặc trưng của môi trường. CTMT là cơ sở để lượng hóa chất lượng môi
trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi
trường. Bộ CTMT là tập hợp các CTMT, bao gồm một hoặc nhiều chỉ thị thứ
cấp. CTMT thứ cấp là một hay một nhóm các thông số môi trường cơ bản, liên
quan trực tiếp đến mỗi CTMT. Theo Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT, bộ
CTMT tổng hợp, bao gồm tất cả các thành phần môi trường tuân theo mô hình
DPSIR mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa động lực D (phát triển kinh tế - xã hội,
nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường), sức ép P (các nguồn thải trực
tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường), hiện trạng S (hiện trạng chất lượng
môi trường), tác động I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng
đồng) và đáp ứng R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).
Bộ CTMT quốc gia gồm 36 chỉ thị môi trường được phân thành năm nhóm.
Một là chỉ thị động lực (D) gồm 11 chỉ thị và 37 chỉ thị thứ cấp (phát triển dân
số - dân số trung bình, dân số đô thị, dân số nông thôn hàng năm; tỷ lệ dân số đô
thị trên tổng dân số, mật độ dân số đô thị, nông thôn; tỷ lệ tăng trưởng dân
số hàng năm; tuổi thọ trung bình hàng năm; phát triển nông nghiệp - sản lượng
lúa hàng năm; số lượng gia súc, gia cầm hàng năm, lượng phân bón hóa học
được sử dụng hàng năm, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng hàng năm;
phát triển y tế - số lượng bệnh viện, trạm xá, trung tâm y tế; tỷ lệ giường bệnh
trên một vạn dân; phát triển GDP hàng năm; phát triển giao thông - số lượng các
phương tiện giao thông đăng kiểm hàng năm, tuổi trung bình của các loại
phương tiện giao thông, năm, tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong
nước/quốc tế theo đường thủy, triệu tấn, số lượng cảng, bến tàu thủy; hoạt động
xây dựng - diện tích nhà ở xây dựng mới, số km cầu, đường được xây dựng mới,
nâng cấp, cải tạo; phát triển công nghiệp - số lượng KCN, CCN được thành lập,
diện tích các KCN, CCN, tỷ lệ lấp đầy KCN/CCN, số cơ sở sản xuất công
nghiệp trong cả nước theo ngành sản xuất; phát triển ngành thủy hải sản -
số lượng cơ sở nuôi trồng thủy, hải sản - tổng diện tích nuôi trồng thủy, hải sản,
sản lượng nuôi trồng thủy, hải sản, số lượng cơ sở chế biến thủy, hải sản, sản
lượng đánh bắt thủy hải sản; phát triển du lịch - số lượng khách du lịch trong
nước và quốc tế; hoạt động làng nghề - số lượng làng nghề được công nhận;
hoạt động lâm nghiệp - diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ diện tích rừng
tự nhiên, rừng trồng mới trên tổng diện tích rừng, sản lượng gỗ được cấp phép
khai thác hàng năm theo địa phương, diện tích rừng bị mất do cháy rừng, chuyển
đổi diện tích sử dụng và phá hoại phân theo địa phương). Hai là chỉ thị áp lực
(P) gồm 6 chỉ thị và 12 chỉ thị thứ cấp (thải lượng bụi và khí thải - thải lượng
PM10, TSP, SO2, NO2, CO tổng số và theo ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh
hoạt và dịch vụ; nước thải theo các lĩnh vực - tổng lượng nước thải theo các lĩnh
vực nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ, thải lượng BOD, COD,
TSS tổng số và theo lĩnh vực công nghiệp, y tế, nông nghiệp, sinh hoạt và dịch
vụ; sự cố môi trường - số vụ tràn dầu trên các vùng cửa sông, biển; số vụ hóa
chất rò rỉ trên sông, biển; phát sinh chất thải rắn hàng năm theo lĩnh vực sinh
307
hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, y tế và phế liệu nhập khẩu, lượng chất thải nguy
hại phát sinh hàng năm theo lĩnh vực công nghiệp, y tế, sinh hoạt, nông nghiệp;
biến đổi khí hậu - độ mặn trong nước tại các khu vực ven biển, lượng phát thải
khí nhà kính theo các ngành công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, chuyển đổi
mục đích sử dụng rừng và theo các khí CH 4, N2O, CO2, nhiệt độ C, lượng mưa
trung bình hàng năm; tai biến thiên nhiên - số lượng các vụ tai biến thiên nhiên
hàng năm, thiệt hại từ các vụ thiên tai về người, về kinh tế, về môi trường). Ba
là chỉ thị hiện trạng (S) gồm 5 chỉ thị và 12 chỉ thị thứ cấp (chất lượng môi
trường không khí - nồng độ các chất TSP, PM10, SO2, NO2, CO trung bình trong
môi trường không khí xung quanh, tỷ lệ ngày trong năm có nồng độ các chất độc
hại trong không khí vượt quá quy chuẩn cho phép; chất lượng nước mặt lục địa -
hàm lượng các chất TSS, DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, NO2-, PO43, coliform,
MPN/100 ml trong nước mặt lục địa; chất lượng nước biển ven bờ - hàm lượng
một số chất DO, COD, NH4+, dầu mỡ trong nước biển tại một số cửa sông, ven
biển, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, CN, kim loại nặng trong trầm tích nước
biển ven bờ; đa dạng sinh học - số lượng loài bị đe dọa suy giảm đa dạng sinh
học, giảm phân hạng cần được bảo tồn trong Sách Đỏ Việt Nam, danh mục của
IUCN, số lượng loài bị mất, số loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, số
lượng loài mới phát hiện, số lượng và diện tích khu bảo tồn thiên nhiên; môi
trường đất - diện tích đất phân theo mục đích sử dụng, diện tích đất suy thoái
theo các loại hình sa mạc hóa, ô nhiễm đất, xói mòn, đá ong hóa, nhiễm mặn,
nhiễm phèn). Bốn là chỉ thị tác động (I) gồm 1 chỉ thị và 3 chỉ thị thứ cấp biểu
hiện thông qua ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (tỷ lệ người bị bệnh đường
hô hấp ở khu vực bị ô nhiễm và khu vực đối chứng; tỷ lệ mắc các bệnh tả, lỵ,
thương hàn, sốt rét ở các khu vực bị ô nhiễm nước và khu vực đối chứng; số
lượng người mắc bệnh nghề nghiệp liên quan đến ô nhiễm môi trường tại các
khu vực sản xuất. Năm là chỉ thị đáp ứng (R) gồm 12 chỉ thị và 29 chỉ thị thứ
cấp (văn bản pháp luật trong quản lý môi trường - số lượng văn bản quy phạm
pháp luật về môi trường, số lượng và tên tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi
trường được ban hành, các điều ước quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên;
đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường hàng năm; công tác thẩm định, phê
duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường - số lượng báo cáo
ĐMC, ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, số lượng đề án bảo vệ môi trường
được phê duyệt hàng năm ở cấp địa phương; công tác thanh tra, xử lý các vụ
việc vi phạm pháp luật về BVMT - số vụ vi phạm môi trường bị phát hiện và xử
phạt hàng năm, số tiền xử phạt từ các vụ vi phạm về môi trường; công cụ kinh tế
trong quản lý môi trường - phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thu được,
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn đã thu được hàng năm, tỷ lệ cơ sở đã
bị thu phí trên tổng số cơ sở vi phạm về môi trường đã bị phát hiện; xử lý cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng - tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng được khắc phục; diện tích cây xanh trên đầu người dân đô thị, số
lượng cơ sở sản xuất áp dụng sản xuất sạch hơn; kiểm soát nước thải - tỷ lệ các
khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, lượng nước thải công nghiệp đã
được xử lý trên tổng lượng nước thải công nghiệp phát sinh, số lượng cơ sở sản
xuất công nghiệp được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn, số lượng cơ sở
308
sản xuất công nghiệp được cấp phép khai thác nước mặt/nước dưới đất; hoạt
động quan trắc môi trường - số lượng trạm quan trắc tự động liên tục môi trường
không khí, nước, số lượng điểm quan trắc định kỳ theo các thành phần môi
trường của cấp quốc gia và cấp địa phương; chất thải rắn - tỷ lệ thu gom chất
thải rắn sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, tỷ lệ xử lý chất thải rắn đạt
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, tỷ lệ chất thải nguy hại đã
xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, tỷ lệ tái chế CTR
theo lĩnh vực; sử dụng nước sạch - phần trăm hộ gia đình ở đô thị được sử dụng
nước sạch; phần trăm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch; quản lý
tổng hợp lưu vực sông - hoạt động quản lý tổng hợp lưu vực sông được triển
khai; quản lý tổng hợp vùng ven biển - các hoạt động bảo vệ môi trường tổng
hợp vùng ven biển được triển khai, các tỉnh đã áp dụng quản lý tổng hợp vùng
ven biển. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì CTMT là công
cụ quan trọng và có giá trị giúp tăng cường năng lực của các quốc gia trong việc
quan trắc và đánh giá các điều kiện môi trường. Có ba tiêu chí cơ bản để lựa
chọn bộ CTMT gồm phù hợp với chính sách và tiện ích đối với người tiêu dùng,
tính hợp lý và khả năng lượng hóa được. Ngày nay, trong phạm vi các nước
thuộc OECD, CTMT được dùng rất rộng rãi để thông báo, lên kế hoạch, phân
nhóm các mục tiêu chính sách và lĩnh vực ưu tiên, đầu tư và đánh giá hiệu quả
kinh tế. Cần lưu ý là mười CTMT chính được OECD liệt kê, bao gồm phát thải
CO2 và khí nhà kính; các chất phá hủy tầng ozon; chất lượng không khí liên
quan đến SOx và NOx; phát sinh rác thải đô thị; chất lượng nước ngọt liên quan
đến xử lý nước thải; tài nguyên nước ngọt; tài nguyên rừng; nguồn lợi thủy sản;
tài nguyên năng lượng và đa dạng sinh học.

Tài liệu tham khảo


1. Bộ chỉ thị môi trường quốc gia. Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 29.9.2015.
2. Calow P. (Editor-in-chief), The Encyclopedia of Ecology & Environmental
Management, Blackwell Science Ltd., 1998.
3. Myriam L., OECD work on environmental indicators. Environmental Directorate,
OECD. 167-202, 2003.
4. OECD Environment Directorate Paris, France. OECD key environmental indicators,
Organisation for Economic Development and Cooperation, 36p., 2008.

309
DẠNG ĐỘC TÍNH,
là mức độ hay cường độ gây hại của một độc chất hay nhóm độc chất nào đó tác
động lên cơ thể sinh vật. Do đó độc tính (ĐT) biểu hiện mối tương tác qua lại
giữa tác nhân gây độc và đối tượng chịu tác động (loài sinh vật, giới tính, lứa
tuổi, tình trạng) trong điều kiện gây độc, con đường phơi nhiễm cụ thể. Dựa vào
nhiều yếu tố khác nhau mà người ta có thể phân loại thành nhiều dạng độc tính
khác nhau. Phân loại các dạng ĐT theo tính chất và thời gian bao gồm (i) dạng
độc cấp tính có biểu hiện sớm sau khi phơi nhiễm với tác nhân gây độc. Tùy vào
chất độc, liều lượng và con đường phơi nhiễm mà dạng độc cấp tính có thể biểu
hiện sau khi hấp thu từ vài phút đến vài giờ, thường là dưới 24 giờ. Ví dụ như
sau khi bị rắn độc cắn, các biểu hiện nhiễm độc thường xảy ra ngay sau đó, tùy
loại độc chất và liều lượng mà hậu quả có thể khác nhau; (ii) dạng độc bán mạn
tính khi nhiễm độc xảy ra chậm hơn, khoảng 1 đến 2 tuần. Nếu như không được
cách ly hoàn toàn với nguồn gây độc thì rất dễ dẫn đến tình trạng độc mạn tính.
Ví dụ như hiện tượng nhiễm độc khí CO, triệu chứng thường không rõ ràng nếu
như liều lượng không quá lớn, nhưng sau thời gian 1 đến 2 tuần phơi nhiễm thì
sẽ gây nhiều tác hại, nặng hơn có thể dẫn đến mạn tính và khó phục hồi hoàn
toàn; (iii) dạng độc mạn tính khi các triệu chứng xuất hiện sau phơi nhiễm nhiều
lần và lâu dài với độc chất, thời gian có thể là hàng tháng đến hàng năm. Khi
được phát hiện ra, hậu quả thường trầm trọng và khó điều trị hoàn toàn. Ví dụ
như các độc chất từ nấm mốc có trong thức ăn chăn nuôi có thể dẫn đến ung thư,
sai khác gen di truyền sau thời gian phơi nhiễm lâu dài. Phân loại các dạng ĐT
theo vị trí bao gồm dạng độc toàn thân khi hấp thu độc chất trên toàn bộ cơ thể,
chất độc đi vào hệ tuần hoàn và được dẫn đến các cơ quan, do đó gây tác hại
toàn thân, nhưng chủ yếu là gây độc lên hệ thần kinh trung ương nên hậu quả rất
nặng nề; dạng độc xảy ra tại chỗ phơi nhiễm với độc chất khi các độc chất
thường gây tác hại lên một vài cơ quan đích, chẳng hạn khi tiêm thuốc tê vào cơ
thể, hệ thần kinh ngoại biên bị ức chế và làm mất cảm giác trên một số vùng
nhất định. Để phân loại theo mức độ độc, hiện nay chúng ta đang sử dụng
nguyên tắc phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, dựa trên chỉ số LD 50 (thường là
kết quả nghiên cứu độc cấp tính trên chuột). Mức độ độc bao gồm dạng rất độc
gây ra bởi các chất độc trong nhóm I, LD 50 qua đường tiêu hóa và đường tiếp
xúc qua da thấp hơn 50 mg/kg, chẳng hạn các chất có tính cực độc như các
nhóm chất bảo vệ thực vật cơ chlo và cơ phốt pho dùng để diệt chuột, sâu bọ có
thể dẫn đến các hiện tượng nhiễm rất độc; dạng độc với các độc chất có LD 50
trong khoảng 50-200 mg/kg, chất độc nhóm 2 như một số thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
khi hấp thu vào cơ thể có thể ảnh hưởng ở mức độ độc hại; dạng độc trung bình
với những chất độc có LD50 trong khoảng 200-1000mg/kg, nhóm 3 ví dụ như
một số kim loại nặng, dược phẩm đặc trị, có thể dẫn đến các tổn thương ở dạng
trung bình; dạng ít độc với những chất độc có LD50 lớn hơn 1000mg/kg, trong
nhóm 4, thường là các chất có nguồn gốc thực vật, dược chất, khi phơi nhiễm
vào cơ thể sinh vật có thể gây độc ở mức độ thấp hơn, dạng ít độc. Ngoài ra,
người ta có thể phân loại các dạng ĐT theo tác động của nó lên cơ thể sinh vật
bao gồm ĐT gây ung thư khi các tác nhân tia phóng xạ, dioxin, arsen,
aflatoxin,... được hấp thu vào cơ thể lâu dài dẫn đến các thay đổi trong quá trình
310
trao đổi chất, đến bộ gen di truyền, quá trình phân chia tế bào dẫn đến các bệnh
ung thư; ĐT sinh sản khi cơ thể phơi nhiễm lâu dài với một số chất độc như thủy
ngân, chất độc màu da cam sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng của con cái và dung
lượng sinh sản.

Tài liệu tham khảo


1. The Pesticide Manual, 2016.
2. Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
3. Thông tư 32/2017/TT-BCT về quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của
luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.

311
HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG NHÂN TẠO,
tổ hợp các yếu tố nhân tạo có thành phần, tính chất vật lý, hoá học, sinh học, xã
hội,… do con người tạo dựng và chịu sự chi phối của con người. Một định nghĩa
khác: môi trường nhân tạo (MTNT) bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo
nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công
sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo,… MTNT được hiểu là một không
gian bao gồm các yếu tố vật chất nhân tạo và yếu tố tự nhiên, những yếu tố này
có quan hệ mật thiết với nhau ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sự tồn tại và
phát triển của chủ thể trong đó. Trong sinh vật học, môi trường được định nghĩa
là tổ hợp các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ
thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của các cơ thể sống đó. Vì thế, môi
trường bao gồm tất cả mọi thứ, có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi
chất hay các hành vi của các cơ thể sống, bao gồm ánh sáng, không
khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. Trong kiến trúc, xây dựng, khoa học lao
động, bảo hộ lao động, môi trường là toàn bộ các yếu tố trong phòng, ngoài nhà
hay tòa nhà, kể cả kết cấu xây dựng có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và
hiệu quả làm việc của những người sống trong đó, bao gồm kích thước và sự sắp
xếp nội thất, không gian sống và các vật dụng, ánh sáng, sự thông gió, nhiệt
độ, tiếng ồn, điều kiện cấp thoát nước, chất thải,… Trong từng lĩnh vực khoa
học hay chuyên ngành công nghệ đều có định nghĩa thuật ngữ môi trường nhân
tạo riêng. MTNT của con người là không gian sống của con người. Trong quá
trình tồn tại và phát triển, con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí,
độ ẩm, nước, ánh sáng,... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả
các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên, khả năng cung cấp các
nhu cầu đó cho con người có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của
từng quốc gia và ở từng thời kỳ. Trong ngành công nghệ môi trường, các công
trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thuộc phạm trù tạo dựng
MTNT cho những vi sinh vật - chủ thể phân hủy các chất hữu cơ trong nước
thải. MTNT là nơi tồn tại của chủ thể và có các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ,
ánh sáng, hay các yếu tố ngoại cảnh, nơi cung cấp các nhu cầu thiết yếu như
chất dinh dưỡng cho chủ thể, nơi chứa đựng các sản phẩm trao đổi chất của chủ
thể, cung cấp thông tin cho chủ thể. Tuy giống các đặc trưng của môi trường tự
nhiên về thành phần, tính chất lý, hóa, sinh,... nhưng MTNT khác môi trường tự
nhiên ở chỗ do con người tạo dựng do đó đặc trưng của nó là tuân theo ý muốn
của con người. Ví dụ trong công nghệ xử lý nước thải, ý muốn của con người là
tăng hiệu quả xử lý, rút ngắn thời gian xử lý, tiết kiệm mọi chi phí, hay các
nguồn lực như nhân lực, vật lực, năng lượng, tài chính,… Như vậy, cường độ
quá trình đối với MTNT sẽ cao hơn, nhanh hơn so với trong môi trường tự
nhiên. Các thành phần MTNT bao gồm các yếu tố vật chất và phi vật chất, đều
do con người tạo dựng và chi phối. Các thành phần vật chất như các công trình,
nhà ở, phương tiện đi lại,... Những thành phần phi vật chất bao gồm các yếu tố
tinh thần, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ,… Đạo đức môi trường thuộc lĩnh vực triết
học, đề cập đến các nghĩa vụ và bổn phận của con người đối với các sinh vật và
thế giới tự nhiên. Tất cả sự sống đều đáng được coi trọng về mặt đạo đức. Khác
với MTNT, môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái đất không phụ thuộc
312
vào con người; con người tác động vào môi trường tự nhiên và làm biến đổi môi
trường tự nhiên như sự biến đổi khí hậu ngày nay, nhưng các thành phần tự
nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên. Trong khi đó MTNT là kết quả hoạt
động của con người, phụ thuộc vào con người; con người luôn cần một khoảng
không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường, gia tăng
không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức
năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo
các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài
nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian mất đi khả năng phục
hồi. Ở những khu vực mà con người đã biến đổi cảnh quan một cách cơ bản như
thiết lập đô thị và chuyển đổi đất nông nghiệp, môi trường tự nhiên được biến
đổi rất nhiều thành MTNT của con người. Ngay cả những hành động có vẻ ít
cực đoan hơn, chẳng hạn như xây dựng một túp lều bằng đất trên sa mạc, môi
trường biến đổi sẽ trở thành một MTNT.

Tài liệu tham khảo


1. Calow P. (Editor-in-chief), The Encyclopedia of Ecology & Environmental
Management, Blackwell Science Ltd., 1998.
2. Encyclopedia of Environmental Science and Engineering, Fifth Edition, Volumes One,
Two. James R. Pfafflin, Edward N. Ziegler CRC Press, 2006.
3. Lewis T. M. P., Environmental engineering dictionary and directory, Publisher Boca
Laton London Newyork Washington, 2000.

313
KHOÁNG CHẤT KỸ THUẬT,
các nguyên tố hoặc các hợp chất tự nhiên được hình thành trong quá trình địa
chất. KCKT có thành phần hóa học thay đổi từ dạng các nguyên tố hóa học tinh
khiết và các muối đơn giản tới các dạng phức tạp như các silicat với hàng nghìn
dạng đã biết. Thuật ngữ "khoáng vật" thường được sử dụng cùng với thuật ngữ
KCKT với nghĩa bao hàm cả thành phần hóa học của vật liệu lẫn cấu trúc khoáng
vật. Có hơn 5.300 loại khoáng vật được biết đến; hơn 5.070 trong số này đã được
sự chấp thuận của Hiệp hội Khoáng vật học quốc tế (IMA). Nhóm khoáng vật
silicat chiếm hơn 90% vỏ Trái đất. Các loại khoáng vật được phân biệt bởi nhiều
tính chất vật lý và hóa học. Sự khác biệt về thành phần và cấu trúc tinh thể sẽ tạo
ra các loại khoáng vật khác nhau, và các tính chất này đến lượt nó lại bị ảnh
hưởng bởi môi trường địa chất mà khoáng vật đó được thành tạo. Những thay đổi
về nhiệt độ, áp suất, và thành phần của khối đá có thể là nguyên nhân làm thay
đổi đặc điểm khoáng vật học của nó; tuy nhiên, một loại đá có thể duy trì thành
phần của nó, nhưng sự thay đổi về lâu dài về nhiệt độ và áp suất thì tính chất
khoáng vật học của nó cũng có thể thay đổi theo. Thành phần hóa học và cấu trúc
tinh thể hợp lại với nhau để xác định khoáng vật. Trên thực tế, hai hay nhiều
khoáng vật có thể có cùng một thành phần hóa học, nhưng khác nhau về cấu trúc
kết tinh (chúng được gọi là các chất đa hình). Ví dụ, pyrit và marcasit đều có
thành phần hóa học là sulfua sắt, nhưng có cấu trúc tinh thể khác nhau. Tương tự,
một vài khoáng vật lại có các thành phần hóa học khác nhau, nhưng có cùng một
cấu trúc tinh thể: ví dụ, halit (hình thành từ natri và clo), galen (hình thành từ chì
và lưu huỳnh) cùng pericla (hình thành từ magie và oxy) đều có cùng cấu trúc tinh
thể dạng lập phương. Cấu trúc tinh thể (sự sắp xếp trong không gian hình học có
trật tự của các nguyên tử trong cấu trúc nội tại của khoáng vật) có ảnh hưởng lớn
tới các tính chất vật lý của khoáng vật. Ví dụ, kim cương và than chì (graphit) tuy
có cùng thành phần hóa học (đều là carbon tinh khiết) nhưng than chì thì rất mềm
còn kim cương thì lại là rắn nhất trong số các khoáng vật đã biết. Sở dĩ có điều
này là do các nguyên tử cacbon trong than chì được sắp xếp thành các tấm có thể
dễ dàng trượt trên nhau trong khi các nguyên tử cacbon trong kim cương lại tạo ra
một cấu trúc không gian ba chiều vô cùng chặt chẽ, rất khó bị phá vỡ. Cách thức
phân loại các khoáng vật dễ hay khó tùy thuộc vào loại khoáng vật. Có những loại
khoáng vật có thể được nhận biết một cách đơn giản, chỉ bằng một vài tính chất
vật lý mà không gây hiểu nhầm. Tuy nhiên, có những loại khoáng vật chỉ có thể
được phân loại khi thực hiện các phân tích hóa học phức tạp hay nhiễu xạ tia X.
Tuy nhiên, các phương pháp phân tích này thường tốn kém và mất nhiều thời
gian. Các đặc điểm vật lý của khoáng vật bao gồm: một là, cấu tạo tinh thể, kích
thước và độ hạt của tinh thể, song tinh, cát khai, ánh, màu bên ngoài của khoáng
vật, màu của bột khoáng vật khi mài ra, độ cứng và trọng lượng riêng,…; một số
tính chất vật lý cơ bản của khoáng vật hay được sử dụng gồm cấu trúc tinh thể -
dạng tinh thể rõ nét hay dạng khối lớn, bột hay khối đặc với các tinh thể chỉ nhìn
thấy được ở dạng vi thể; các tinh thể được xếp vào 7 nhóm chính dựa trên chiều
dài của 3 trục tinh thể học, bao gồm: lập phương, hệ tinh thể bốn phương, hệ tinh
thể trực thoi, sáu phương, ba phương, hệ tinh thể một nghiêng và hệ tinh thể ba
nghiêng. Hai là độ cứng vật lý của khoáng vật thông thường được đo theo thang
314
độ cứng Mohs. Ba là, màu sắc và màu vết vạch biểu hiện về màu của khoáng vật
trong ánh sáng phản xạ hay truyền qua (đối với các khoáng vật trong mờ hay
trong suốt), có thể nhìn thấy bằng mắt thường; màu vết vạch là màu của bột
khoáng vật để lại sau khi được cọ xát vào bề mặt đồ sứ không tráng men hay
mảng các sọc và nó không phải luôn luôn giống như màu của khoáng vật nguyên
bản. Thành phần hóa học của khoáng vật: các khoáng vật có thể được phân loại
theo thành phần hóa học, thường dựa vào nhóm anion. Theo thành phần hóa học,
các khoáng vật tồn tại dưới các dạng nguyên tố, sulfua, ôxit và hydroxit, halua,
nitrat, cacbonat và borat, sulfat, cromat, molybdat và tungstat, photphat, asenat và
vanadat, silicat.

Tài liệu tham khảo


1. Nickel E. H., The definition of a mineral, The Canadian Mineralogist, 33: 689-690,
1995.
2. Busbey A. B., Coenraads R. E.; Roots D., Willis P., Rocks and Fossils, San Francisco:
Fog City Press, 2007.
3. Chesterman C. W., Lowe K.E., Field guide to North American rocks and minerals,
Toronto: Random House of Canada, 2008.
4. Dyar M. D., Gunter M.E., Mineralogy and Optical Mineralogy, Chantilly, Virginia:
Mineralogical Society of America, 2008.

315
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẢO JEJU - HÀN QUỐC,
đảo lớn nhất Hàn Quốc với diện tích 1846 km2 (rộng 73 km, dài 41 km). Jeju
nằm ở phía đông của lục địa châu Á, có biển bao quanh nên chịu ảnh hưởng lớn
của gió mùa và khí hậu đại dương ôn hòa quanh năm. Bên cạnh đó, dòng hải lưu
chảy qua vùng cận biển và ngọn núi Hallasan có độ cao 1,950 m nằm ở trung
tâm của hòn đảo cũng là yếu tố chính tác động đến khí hậu nơi đây, hình thành
nên khí hậu cận nhiệt đới ẩm ướt chỉ có trên hòn đảo Jeju. Nhiệt độ bình quân
trong năm trên đỉnh núi Hallasan là 3,7℃. Tùy theo độ cao khác nhau mà có sự
phân bố theo chiều dọc của đới khí hậu từ cận nhiệt đới tới hàn đới rất rõ rệt.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400 mm nhưng mưa ở khu vực phía Đông
Nam nhiều hơn ở khu vực Tây Bắc. Ngoài ra, lượng mưa tăng lên cùng với độ
cao, do đó, lượng mưa hàng năm của Seongpanak (750 m) trong khi đó lượng
mưa ở Vườn quốc gia trên núi Hallasan vượt quá 2.000 mm. Đảo Jeju là kết quả
sự hình thành của rất nhiều ngọn núi lửa trên mặt biển. Ngọn núi nổi tiếng nhất
là Halla, một đỉnh núi lửa đã ngủ yên hàng nghìn năm nay, với chiều cao
1.950 m, được gọi là “nóc nhà của Hàn Quốc”. Đó là một ngọn núi lửa được
hình thành từ các dòng dung nham basalt. Phía đông của miệng núi lửa là một
phần chứa đầy nước và trong đó có một hồ miệng núi lửa Baekrokdam. Tại đảo
Jeju, có 368 núi lửa nhỏ vệ tinh, trong tiếng địa phương Jeju gọi là 'Oreum'.
Khoảng 46 núi lửa vệ tinh nằm trong Vườn quốc gia ở núi Hallasan và khoảng
260 núi lửa nằm rải rác ở các khu vực có độ cao trên 200 m. Sông ở đây có mô
hình thoát nước xuyên tâm từ núi Hallasan đến trung tâm nhưng chủ yếu chỉ là
những dòng sông cạn. Một số miệng núi lửa ngập nước hình thành các vùng
đầm lầy có quy mô nhỏ. Đặc biệt, có một vùng đất ngập nước được hình thành ở
toàn bộ vùng chân núi Hallasan (1,100 m). Ngọn núi nằm trong khu công viên
quốc gia Hallsan và từng được công nhận là di sản của UNESCO nhờ có sự đa
dạng sinh học. Khu vực núi Hallasan có một số loài thực vật và động vật núi cao
bao gồm 1800 loài thực vật, 400 tiêu bản thực vật và 50 loại thực vật đặc hữu.
Tổ chức New 7 Wonders (7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới) đã lựa chọn đảo
Jeju là một trong những kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Kết quả được thông
qua vào tháng 11.2011. Trước đó, Jeju từng được UNESCO công nhận ba
danh hiệu: khu vực bảo tồn sinh vật thế giới (2002), khu bảo tồn gồm công
viên quốc gia Hallasan, các di tích thiên nhiên như YongCheon, HyodoCheon,
Museom, Beomseom, Seopseom. Jeju là di sản thiên nhiên thế giới đầu tiên ở
Hàn Quốc, được công nhận năm 2007 với tên gọi "Đảo núi lửa Jeju và hang
dung nham", hình thành bởi khu vực bảo tồn thiên nhiên núi Hallasan, hệ
thống hang động dung nham Geomun Oreum, Seongsan Ilchulbong. UNESCO
công nhận Jeju là công viên địa chất thế giới năm 2010. Công viên bao gồm
toàn bộ đảo Jeju, núi Hallasan, động Manjanggul, đỉnh Seongsan Ilchulbong,
tầng trầm tích cổ địa tầng Seogwipo, thác Cheonjiyeon, vách đá Jusangjeolli,
bờ biển Jungmun Daepo, núi Sanbangsan, bờ biển Yongmeori, đỉnh
Suweolbong, đảo Udo, đảo Biyangdo, rừng Seonheulgot (Dongbaek Dongsan).
Ngoài ra Jeru được coi là di sản thế giới từ nham thạch: các bãi đá tự nhiên nằm
sát biển, có hình đầu rồng được đặt tên là bãi đá Ðầu Rồng. Nham thạch “Co
rút” không chỉ gắn liền với truyền thuyết ly kỳ về Rồng, còn là sự linh thiêng mà
316
thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất và người dân Jeju. Đỉnh núi lửa Songsan
(Sông-san) hay còn gọi là đỉnh Mặt trời mọc, được UNESCO công nhận là Di
sản thế giới. Đỉnh núi cao 182 m so với mực nước biển, đường lên khá dốc và
gấp khúc nhiều đoạn, nhưng theo từng bậc thang đá. Ðỉnh núi là vòng tròn tựa
như lòng chảo, có 99 chóp nhấp nhô lớn nhỏ bao quanh miệng núi lửa, được
kiến tạo từ những trận núi lửa phun trào cách đây hai triệu năm. Một điểm cũng
khá nổi tiếng ở Jeju là ghềnh đá đĩa Jusangjeolli (Chu-sang-chê-ô-li) sát biển.
Ghềnh đá này được hình thành từ dung nham phun trào của núi lửa, với những
khối đá lớn xếp lên nhau như các tầng nhà. Đảo Jeru là nơi du lịch khá nổi tiếng
của Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo


1. Cha-youn C., Jeju's Water and Water Resources Management, a paper presented to a
conference sponsored by the Korea Agricultural Infrastructure Corporation and Jeju Ilbo, on
March 31, 2005.
2. Choi Y. H., Ko C. K., Environmental Issues in the Juju Island, Korea, 2006.
3. Gi-won K., Jeju Groundwater Hydrology and Resources Management, Water and the
Future, July, August, September Issues of 2006.

317
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN
GIỜ VÀ U MINH,
khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ
lưu hệ thống sông Đồng Nai - sông Sài Gòn, nằm ở cửa ngõ đông nam Thành
phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Cách trung tâm TP.HCM khoảng 60 km, KDTSQ
Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh
Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở phía
đông. Tổng diện tích KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó:
vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Trước
chiến tranh, Cần Giờ là khu rừng ngập mặn với quần thể động, thực vật phong
phú nhưng bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Năm 1978, Cần Giờ được sáp
nhập về TPHCM, và năm 1979 UBND TP.HCM phát động chiến dịch trồng lại
rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải với nhiệm vụ khôi phục lại hệ
sinh thái ngập mặn. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31.000 ha, trong đó có gần
20.000 ha rừng trồng, hơn 11.000 ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các
loại rừng khác. Ngày 21.1.2000, Rừng ngập mặn Cần Giờ đã chính thức được
UNESCO công nhận đưa vào danh sách KDTSQ thế giới. Đây là KDTSQ đầu
tiên ở Việt Nam và là một trong 368 KDTSQ của toàn thế giới. Rừng ngập mặn
Cần Giờ có một quần thể động, thực vật đa dạng, phong phú cả về loài và chủng
loại động vật. Nhiều đàn khỉ đuôi dài cùng nhiều loài chim, cò, sếu,... quý hiếm
khác đang tìm đến nơi đây trú ngụ. Ngoài ra, KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ
hiện có hơn 150 loài thực vật nhánh lá, các loài quý hiếm như bần trắng, mấm
trắng, các quần hợp đước đôi - bần trắng cùng xuổi, trang, đưng,... và các loại
nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng,… Đây là một khu rừng mà theo đánh
giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc
loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ
cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
Rừng U Minh có tổng diện tích khoảng 2000 km 2 nằm giữa hai tỉnh Cà
Mau và Kiên Giang. Rừng U Minh chia thành hai khu vực là rừng U Minh
Thượng và U Minh Hạ và được chia cắt bởi hai con sông là sông Trẹm và sông
Cái Tàu. Đây là khu rừng độc đáo và quý hiếm trên thế giới vì vẫn giữ được nét
hoang sơ, có sự đa dạng sinh học cao, gồm 250 loài thực vật, 30 loài bò sát và
180 loài chim. Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.286 ha nằm trên
địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi,
Khánh Bình Tây bắc thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Được thành lập
theo Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng
chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp khu bảo
tồn thiên nhiên Vồ Dơi. Đây là khu vực có hệ động thực vật đặc trưng vùng đất
ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Thực vật
đặc hữu ở đây là các loài: tràm, móp, trảng năn, sậy,... Động vật đặc trưng là: rái
cá lông mũi, tê tê, nai, khỉ đuôi dài, lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nước
ngọt, chim, côn trùng,... Ngày 26 tháng 5 năm 2009, Vườn Quốc gia U Minh Hạ
được công nhận là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà
Mau, được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Rừng U Minh Hạ có tác dụng rất lớn trong việc bảo tồn tái tạo các giá trị về

318
cảnh quan thiên nhiên; bảo tồn, tái tạo các môi trường sinh thái và đa dạng sinh
học; bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, rừng tràm trên đất than bùn; bảo tồn các
gen động thực vật quý hiếm; bảo tồn các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, phục vụ
nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch. Rừng U Minh Thượng có
diện tích khoảng 80 km2 thuộc tỉnh Kiên Giang và bán đảo Cà Mau, đây là khu
rừng rất quan trọng cho hệ sinh thái của Việt Nam. Trước đây rừng U Minh
Thượng là rừng úng phèn tiếp giáp với dải rừng ngập mặn Vịnh Thái Lan, do bị
nước biển xâm thực nên diện tích của rừng bị thu hẹp lại. Năm 1950 diện tích
của rừng là 400 ha, đến năm 1990 chỉ còn 100 ha. Năm 2002 Thủ tướng chính
phủ ra quyết định rừng U Minh Thượng thành vườn quốc gia, nhằm bảo tồn và
phát triển sự đa dạng sinh học nơi này. Rừng U Minh Thượng tập trung cho bảo
tồn và phát triển du lịch. Với diện tích đất ngập lớn là điều kiện thuận lợi để bảo
tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, một vùng
ngập nước quan trọng của hạ lưu sông Cửu Long; Bảo tồn các loại động vật quý
hiếm và 8 loại chim nước quan trọng như điềng điễng, quắm đầu đen, bồ nông
chân xám, giòng giọc vàng, diều cá đầu xám, gà đẫy, đại bàng đen,… góp phần
bảo tồn di tích lịch sử cấp quốc gia về chiến khu cách mạng U Minh Thượng
trong 2 cuộc kháng chiến; góp phần cân bằng sinh thái, tăng độ che phủ của
rừng đảm bảo môi trường phát triển bền vững cho đồng bằng sông Cửu Long;
phát huy giá trị của rừng tràm để nghiên cứu và phát triển du lịch.

Tài liệu tham khảo


1. Dương Liễu, Xuân Thắng, Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ,
Tạp chí môi trường, số 2 năm 2017.
2. Huynh Viet Khai, Yabe M., The demand of urban residents for the biodiversity
conservation in U Minh Thuong National Park, Vietnam. Agricul. Food Eco., 2014.
3. Lý Minh Tài, Phạm Thị Nhâm, Bảo tồn và phát huy các giá trị đa dạng sinh học tại
Khu Dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, Tạp chí Môi trường, số 5, 2020.
4. Triet Tran, U Minh Peat Swamp Forest: Mekong River Basin (Vietnam) C.M. Finlayson
et al. (eds.), The Wetland Book, Doi: 10.1007/978-94-007-6173-5_174-4, 2016.

319
KIỂU HÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG,
tập hợp tất cả những đặc điểm - thường gọi là tính trạng, có thể quan sát được
của một sinh vật; là biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen. Thuật ngữ "kiểu hình"
(KH) do nhà di truyền học Đan Mạch là W. Johannsen đề xuất vào năm 1909
được sử dụng chính thức và phổ biến cho đến nay. KH bao gồm các đặc điểm
hình thái học, đặc điểm phát triển, các tính chất sinh hóa hoặc sinh lý có thể đo
đạc và kiểm nghiệm, hành vi,... Sự tương tác giữa kiểu gen và KH thường được
khái quát như sau: kiểu gen (G) + môi trường (E) → KH (P). Cùng một kiểu gen
quy định tính trạng số lượng nhưng có thể tạo thành nhiều KH khác nhau tùy
thuộc vào điều kiện môi trường. Các yếu tố môi trường đóng vai trò rất quan
trọng trong việc xác định KH của sinh vật. Gần như mọi sự phát triển và hành vi
của sinh vật đều bị ảnh hưởng bởi cả những yếu tố môi trường sống và cấu tạo
gen của chúng. Kiểu gen có thể biến đổi dựa trên khả năng phản ứng của cơ thể
trước điều kiện môi trường. Mối tương quan qua lại giữa kiểu gen và môi trường
với nhau làm tác động tới sự thay đổi KH ở sinh vật. Các tính trạng chất lượng
như các tính trạng về hình dáng, màu sắc, … phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen,
không hoặc rất ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Còn tính trạng số lượng như
chiều cao, cân nặng, … chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường nên biểu hiện rất
khác nhau.
Từ lâu, các nhà khoa học đã đánh giá cao vai trò của các yếu tố môi trường
trong việc tạo ra các tính trạng ở động vật. Các yếu tố môi trường như chế độ ăn
uống, nhiệt độ, lượng ôxy, độ ẩm, chu kỳ ánh sáng và sự hiện diện của yếu tố
gây đột biến đều có thể tác động đến KH. Hầu hết các quá trình biến đổi KH ở
sinh vật đều trải qua giai đoạn thích nghi khá dài với điều kiện môi trường sống.
Nhiệt độ được xem là yếu tố tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi kiểu
hìn KH ở các loài sinh vật. Sự thay đổi nhiệt độ môi trường có thể quyết định
đến giới tính của một số loài, ví dụ loài rùa Emys obicularis: ổ trứng của rùa ở
nhiệt độ thấp 25°C, tất cả những con rùa nở ra là con đực, nhưng ở nhiệt độ
30°C, tất cả rùa nở ra đều là con cái. Ở nơi có môi trường khô hạn, nền nhiệt
cao, sự bốc hơi lớn, một số loài thực vật ở VQG Núi Chúa (Ninh Thuận) thường
có xu hướng tiêu giảm diện tích lá thành gai để tránh mất nước. Các loài sinh vật
ở đới lạnh thường có bộ lông và lớp mỡ dày hơn so với các vùng khí hậu ấm
hơn. Chế độ ăn uống, lượng ôxy, độ ẩm, chu kỳ ánh sáng trong môi trường sống
tạo nên sự khác biệt KH ở các loài sinh vật, biểu hiện thông qua sự khác nhau về
kích thước và khối lượng. Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của
môi trường đến tính trạng số lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để KH phát
triển tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu đến
năng suất. Nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con
những tính trạng (KH) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định
cách phản ứng trước môi trường. Thường biến là những biến đổi về KH của
cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh
hưởng của môi trường, không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
Hiện nay, các yếu tố gây đột biến trong môi trường tạo ra mối đe dọa lớn đến hệ
sinh thái do phá vỡ cấu trúc gen tự nhiên và gây nên sự biến đổi về KH của các
loài sinh vật. Môi trường ô nhiễm là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của các
320
loài sinh vật hoặc gây ra đột biến KH ở nhiều loài. Đặc biệt, sự tồn dư chất
phóng xạ, kim loại nặng,… trong môi trường đất, nước, không khí tạo lên các cá
thể dị dạng trong hệ sinh thái có môi trường bị nhiễm. Số lượng tổ hợp của các
biến thể kiểu gen, điều kiện môi trường và KH khác nhau có thể xảy ra mà
không thể dự đoán được. Các công trình nghiên cứu sâu hơn nữa về mối tương
quan giữa môi trường và KH là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh môi trường
sống ngày càng bị ô nhiễm.

Tài liệu tham khảo


1. Hunter D. J., Gene-environment interactions in human disease. Nat. Rev. Gen., 6: 287-
298, 2005.
2. Oleksiak M. F, Crawford D. L, The Relationship between Phenotypic and
Environmental Variation: Do Physiological Responses Reduce Interindividual Differences.
Physiolog. Biochem. Zoo., 85(6): 572-84, 2012.
3. Omar R. L, Cuervo M. L., Goni F., Milagro I., Riezu-Boj J. I., Martinez J. A.,
Modeling of an integrative prototype based on genetic, phenotypic, and environmental
information for personalized prescription of energy-restricted diets in overweight/obese
subjects, American J. Clin. Nutri., 111(2): 459-470, 2020.
4. Ralston A., Shaw K., Environment controls gene expression: Sex determination and the
onset of genetic disorders. Nat. Edu., 1(1): 203, 2008.

321
LỌC ÉP VÀ LÀM KHÔ BÙN,
một phần của hệ thống xử lý nước thải và được tích hợp vào qui trình xử lý nước
thải tổng thể. Mục đích của quá trình này nhằm loại bỏ nước và giảm thể tích bùn
để giảm chi phí xử lý của các công đoạn xử lý và tiêu hủy tiếp theo. Bùn sinh học
được tạo ra từ các quá trình xử lý nước thải thứ cấp, thường có hàm lượng chất
rắn lơ lửng thấp. Bùn sơ cấp thường đặc hơn, tuy nhiên không đáng kể. Hỗn hợp
bùn sơ cấp và thứ cấp điển hình có thể chứa khoảng 3% chất rắn theo khối lượng.
Do đặc trưng khối lượng bùn lớn, việc giảm thiểu thể tích bùn tạo ra từ các hệ
thống xử lý là cần thiết. Các quy trình cô đặc bùn, khử nước, điều hòa và làm khô
bùn được áp dụng phổ biến trong các công nghệ xử lý và quản lý bùn. Quá trình
làm đặc bùn nhằm tạo ra một sản phẩm về cơ bản vẫn giữ được các đặc tính của
nó. Lắng bùn bằng trọng lực hoặc bằng phương pháp lắng bùn thông thường,
thường được áp dụng cho các loại bùn thải của thành phố. Sản phẩm của quá trình
làm đặc bùn bằng trọng lực thường chứa 5% đến 6% vật liệu rắn. Các phương
pháp làm đặc bùn bao gồm: tuyển nổi, ép băng tải, lọc ép bùn băng tải, ép bùn ly
tâm, ép bùn khung bản, trống quay đục lỗ, làm khô bùn bằng phương pháp keo tụ
và trợ keo tụ, làm khô bùn bằng nhiệt. Ép bùn băng tải sử dụng để loại nước khỏi
bùn thải lỏng nhằm tạo ra vật liệu có dạng sệt hoặc mùn ẩm phục vụ mục đích
giảm thể tích, theo đó giảm chi phí lưu trữ và vận chuyển; loại bỏ chất lỏng tự do
trước khi xử lý bãi chôn lấp; giảm nhu cầu nhiên liệu nếu bùn ép được đốt hoặc
sấy khô; tạo ra vật liệu có đủ độ xốp và chất rắn dễ bay hơi để làm phân compost
khi trộn với chất độn; tránh khả năng tích tụ và chảy tràn bùn khi sử dụng; tối ưu
hóa các quá trình tiếp theo như sấy nhiệt. Hệ ép bùn băng tải hoạt động theo
nguyên tắc tạo áp lực lên bùn lỏng để tách nước. Bùn lỏng sẽ được kẹp giữa hai
băng tải trên các trục lăn có đường kính khác nhau. Áp suất lên băng tải tăng khi
đường kính trục lăn giảm dần. Ưu điểm: tiết kiệm nhân lực vận hành; dễ dàng
bảo trì, bảo dưỡng; thời gian khởi động và tắt nhanh; tạo ít tiếng ồn và độ rung.
Nhược điểm: khó kiểm soát mùi thoát ra từ hệ thống; trong quá trình vận hành
có sự thay đổi về thành phần và nồng độ bùn đầu vào; bùn ép có hàm lượng chất
rắn thấp khi bùn đầu vào có nồng độ dầu/mỡ cao; kiểm soát bùn đầu vào để
không làm hỏng băng tải do vật sắc nhọn; tốn thời gian và cần lượng nước lớn
để làm sạch băng tải. Ép bùn bằng ly tâm là quá trình sử dụng lực ly tâm tốc độ
cao để tách nước ra khỏi hỗn hợp bùn lỏng. Ưu điểm: chi phí vận hành và bảo trì
tổng thể thấp hơn so với máy ép lọc băng tải thông thường; không yêu cầu mặt
bằng lớn; tiết kiệm nhân công vận hành; dễ vệ sinh; an toàn cho người vận hành;
các hạng mục bảo trì dễ dàng tháo rời và thay thế. Nhược điểm: mức tiêu thụ
điện năng cao và ồn; cần tối ưu hóa hiệu suất hoạt động; khó theo dõi quá trình
vận hành; thiết bị quay với tốc độ cao; phụ tùng thay thế đắt; khởi động và tắt
máy có thể mất một giờ để máy tăng, giảm tốc độ. Lắng bùn trọng lực là phương
pháp lắng tự nhiên của chất rắn có tỷ trọng cao hơn ra khỏi chất lỏng nhằm cô đặc
chất rắn. Bùn lắng ở đáy bể có thể lên tới 15% tổng chất rắn. Ưu điểm: vận hành
và bảo trì đơn giản; chi phí vận hành thấp hơn so với các phương pháp ép bùn
khác. Nhược điểm: khó kiểm soát mùi; tắc nghẽn đường ống do tích tụ dầu mỡ;
diện tích mặt bằng lớn; nồng độ chất rắn trong bùn ép thường thấp hơn so với ép
bùn bằng ly tâm hoặc băng tải. Công nghệ làm khô bùn bằng nhiệt sử dụng nhiệt
322
trực tiếp hoặc gián tiếp. Công nghệ này được sử dụng nhằm giảm thể tích và tạo
ra bùn sinh học với chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu về giảm thiểu tác nhân
gây bệnh. Sản phẩm bùn ép có thể bán được trên thị trường. Công nghệ này có thể
áp dụng ở khu vực ngoại thành và nông thôn do đáp ứng về diện tích mặt bằng và
ít ảnh hưởng do phát sinh mùi đối với môi trường xung quanh. Hầu hết các loại
bùn thải đều có thể áp dụng công nghệ làm khô bằng nhiệt, tuy nhiên làm khô bùn
bằng nhiệt thường phù hợp với các cơ sở xử lý nước thải sản xuất lớn hơn 10 tấn
bùn khô/ngày, tạo ra sản phẩm có khả năng bán ra thị trường, nằm trong khu vực
không khả thi cho việc chôn lấp, đốt hoặc đổ thải. Công nghệ sấy bùn trực tiếp:
luồng không khí nóng tiếp xúc trực tiếp với bùn ướt để tạo ra bùn sấy ít hơn 10%
độ ẩm. Công nghệ sấy bùn gián tiếp: bùn được làm khô nhờ dẫn nhiệt qua bề mặt
truyền nhiệt. Ưu điểm: phù hợp với nhiều loại bùn thải có đặc tính khác nhau;
bùn sấy chứa ít nhất 90% chất rắn; sản phẩm có thể bán được trên thị trường.
Nhược điểm: vốn đầu tư lớn; tiêu tốn năng lượng lớn; tạo ra bụi và nguy cơ
cháy nổ.

Tài liệu tham khảo


1. National Research Council, Use of Reclaimed Water and Sludge in Food Crop
Production. Washington, DC: The National Academies Press, 1996.
2. United States Environmental Protection Agency, Biosolids Technology Fact Sheet, Belt
Filter Press. EPA 832-F-00-057, 2000.
3. United States Environmental Protection Agency, Biosolids Technology Fact Sheet,
Centrifuge Thickening and Dewatering. EPA 832-F-00-053, 2000.
4. United States Environmental Protection Agency, Biosolids Technology Fact Sheet,
Gravity Thickening. EPA 832-F-03-022, 2003.
5. United States Environmental Protection Agency, Biosolids Technology Fact Sheet, Heat
Drying, EPA 832-F-06-029, 2006.
6. United States Environmental Protection Agency, EPA STRIVE Programme 2007-2013:
Management Options for the Collection, Treatment and Disposal of Sludge Derived from
Domestic Wastewater Treatment Systems (2012-W-DS-9), STRIVE Report Series No.123,
2014.

323
NĂNG LƯỢNG BỀN VỮNG,
loại năng lượng được tiêu thụ với tỷ lệ không đáng kể so với nguồn cung của nó
và với những ảnh hưởng phụ có thể quản lý được, đặc biệt là những ảnh hưởng
về môi trường. Một định nghĩa phổ biến khác, năng lượng bền vững là một hệ
thống năng lượng phục vụ nhu cầu của hiện tại mà không làm hại tới việc đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nguyên tắc chủ đạo cho sự bền vững này
chính là phát triển bền vững, bao gồm bốn lĩnh vực kết nối lẫn nhau: sinh thái,
kinh tế, chính trị và văn hóa. Trong thế kỷ XXI, việc sử dụng năng lượng được
định hướng theo phương thức bền vững. Cho tới nay, các nguồn năng lượng
chính cho hoạt động của con người là nhiên liệu hóa thạch và khoáng sản, nguồn
hạt nhân và thủy điện. Do đó, việc khai thác và sử dụng các nguồn nguyên nhiên
liệu không tái tạo này rất có hại cho môi trường gây suy giảm tầng ôzôn, phá
hủy sinh quyển và địa quyển và tàn phá sinh thái. Do đó, việc sản xuất năng
lượng từ nhiên liệu hóa thạch và khoáng sản, nguồn hạt nhân và thủy điện đã ô
nhiễm và gây tác động môi trường kể từ cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ
XVIII. Khoảng 80% CO2 khí thải trên thế giới có nguồn gốc từ việc sản xuất các
nguồn năng lượng này.
Các nguồn nguyên nhiên liệu để sản xuất năng lượng sạch là từ các nguồn
năng lượng tái tạo như Mặt trời, gió, địa nhiệt, đại dương nhiệt và thủy triều
hoặc ứng dụng công nghệ vi sinh vật để tạo ra nhiên liệu sinh học. Chính nhờ
việc sản xuất này đã tạo ra cơ hội để phát triển tương lai năng lượng bền vững
và đảm bảo cho an toàn năng lượng của các nước. Tuy nhiên, quá trình sản xuất
năng lượng sạch từ các nguồn nguyên nhiên liệu thay thế này vẫn còn nhiều hạn
chế như chi phí cao và ít nhiều tác động tới môi trường nên các quá trình này
không hoàn toàn phù hợp cho các nước. Việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng là
những nhân tố chính gây ra biến đổi khí hậu, phát thải tới 35% lượng khí gây
hiệu ứng nhà kính trong 2014. Trong đó, sản xuất điện và nhiệt đóng góp 31%
lượng phát thải khí nhà kính, giao thông vận tải đóng góp 15%, sản xuất và xây
dựng đóng góp 12%. Thêm 5% được giải phóng thông qua các quy trình liên
quan đến sản xuất nhiên liệu hóa thạch và 8% từ nhiều hình thức đốt cháy nhiên
liệu khác. Ở các nước đang phát triển, hơn 2,5 tỷ người hiện đang dùng bếp
truyền thống và đốt sinh khối hoặc than để sưởi ấm và nấu ăn. Việc làm này có
thể gây ô nhiễm không khí cục bộ và làm tăng nguy cơ hỏa hoạn, dẫn đến ước
tính khoảng 4,3 triệu người chết hàng năm.
Với tốc độ tiêu thụ năng lượng hiện tại thì nguồn năng lượng truyền thống
của thế giới được dự báo sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt. Theo dự báo, đến năm
2035 tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 53%, và các doanh nghiệp khắp nơi
trên thế giới đang không ngừng nghiên cứu tìm nguồn năng lượng sạch.
Cũngtheo báo cáo của APEC, nếu không giảm cường độ sử dụng, nhu cầu năng
lượng trong khu vực sẽ tăng tương đương với tăng trưởng kinh tế, tức là khoảng
225% cho đến năm 2035. Bên cạnh đó, hiện nay thói quen sử dụng nhiên liệu
hóa thạch đã làm tăng các mối quan tâm về môi trường. Việc đốt nhiên liệu hóa
thạch tạo ra khoảng 21,3 tỉ tấn CO 2 hàng năm. Cacbon đioxit là một trong những
khí nhà kính làm tang lực phóng xạ và góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, làm
cho nhiệt độ trung bình bề mặt của Trái Đất tăng. Thế giới đang hướng tới sử
324
dụng các nguồn năng lượng tái tạo là một trong những cách giúp giải quyết vấn
đề tăng nhu cầu năng lượng.
Như đã đề cập ở trên, năng lượng không tái tạo bao gồm nhiên liệu hóa
thạch và khoáng sản, nguồn hạt nhân,… Năng lượng tái tạo là năng lượng được
sản xuất từ những nguồn vô hạn như Mặt trời, gió, địa nhiệt, đại dương nhiệt và
thủy triều hoặc ứng dụng công nghệ vi sinh vật để tạo ra nhiên liệu sinh học.
Cho tới năm 2014, có khoảng 16% lượng tiêu thụ điện toàn cầu từ các nguồn
năng lượng tái tạo. Việc đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo nhanh và hiệu quả
có ý nghĩa quan trọng trong an ninh năng lượng, giảm thiểu phát thải khí gây
hiệu ứng nhà kính và có lợi ích về kinh tế. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất
năng lượng sạch, người ta đã chú trọng tới việc tạo ra các công nghệ để thu giữ
CO2 thải ra từ các nguồn phát thải lớn như nhà máy xi măng hoặc nhà máy điện,
vận chuyển nó đến nơi lưu trữ và tái tạo nguồn CO 2 này để chúng không đi vào
khí quyển; phương pháp thường dùng ở đây là đưa nguồn CO 2 xuống dưới lòng
đất. Đây là phương án tiềm năng để giảm thiểu nguyên nhân gây nóng lên toàn
cầu và axit hóa đại dương.

Tài liệu tham khảo


1. Afgan, H., Gobaisi A., Carvalho G., Cumo M., Sustainable energy development.
Renew. Sustain. Ener. Rev., 2(3): 235-286, 1998.
2. Chu S., Majumdar A. Opportunities and challenges for a sustainable energy future.
Nature, 488: 294-303, 2012.
3. Jacobson Z., Delucchi A., A path to sustainable energy by 2030. Sci. American, 301(5):
58-65, 2009.
4. Serrano E., Rus G., Garcia-Martinez J., Nanotechnology for sustainable energy. Renew.
Sustain. Ener. Rev., 13(9): 2373-2384, 2009.

325
NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI,
sự kiện tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức và hành vi bảo vệ môi
trường của con người. Ngày môi trường thế giới (NMTTG) được tổ chức hàng
năm vào ngày 5 tháng 6. Năm 1972 đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của
môi trường trên thế giới với hội nghị đầu tiên trên thế giới về môi trường - Hội
nghị Stockholm về Môi trường Con người. Trong ngày đầu tiên của Hội nghị,
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết chỉ định ngày 5 tháng
6 là NMTTG và kêu gọi “Các Chính phủ và tổ chức trong hệ thống Liên hợp
quốc cùng cam kết vào ngày này hàng năm thông qua các hoạt động trên toàn
thế nhằm tái khẳng định sự quan tâm của họ đối với việc bảo tồn và cải thiện
môi trường, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường”. Năm
1974, NMTTG lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Spokane ở Mỹ với chủ
đề “Trái đất duy nhất của chúng ta”. Đến năm 1987, trung tâm tổ chức các hoạt
động được quyết định luân phiên để các quốc gia khác nhau có thể đăng cai.
NMTTG phản ánh nhận thức và quan điểm của các quốc gia khác nhau trên thế
giới về các vấn đề môi trường và thể hiện khát khao của nhân loại về một môi
trường tốt hơn. Sự kiện này đã mang đến những thay đổi trong nhận thức của
con người về các vấn đề môi trường như sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi
trường biển, gia tăng dân số, bảo vệ động vật hoang dã và tiêu dùng bền vững.
Mục đích của NMTTG là tập trung sự chú ý và mối quan tâm của con
người vào các vấn đề môi trường, khuyến khích sự quan tâm có tính chính trị và
hành động bảo vệ môi trường. Sự kiện này đóng vai trò quan trọng trong việc
trao quyền cho mọi người góp phần cho quá trình phát triển bền vững và tạo ra
sự bình đẳng, công bằng, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò
của chính họ trong việc thay đổi hành vi, đảm bảo các quốc gia và dân tộc trên
toàn thế giới được hưởng một môi trường an toàn hơn.
Đóng vai trò chính trong sự kiện môi trường này là Chương trình Môi
trường của Liên hợp quốc (UNEP). Các chủ đề được lựa chọn không chỉ phản
ánh các vấn đề môi trường nghiêm trọng do công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô
thị hóa gây ra mà còn cho thấy những thành tựu to lớn trong các hoạt động của
con người tạo ra một thế giới xanh và sự phát triển bền vững kể từ những năm
1960. Các chủ đề, khẩu hiệu được đưa ra đều dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế,
cho thấy vai trò hướng dẫn của luật pháp, chứ không phải luật pháp để trừng trị
con người. Ngoài ra, các chủ đề mang tính gắn kết và tưởng tượng cao; có xu
hướng thực tiễn cao, cố gắng liên kết số phận con người, tương lai của các gia
đình và chỉ số hạnh phúc của họ với việc bảo vệ Trái đất và Môi trường, khơi
dậy ý thức trách nhiệm xã hội của mọi người đối với việc bảo vệ môi trường. Kể
từ năm 1974 đến nay, các chủ đề trong NMTTG rất đa dạng, trải dài trên khắp
các lĩnh vực của môi trường như: ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa, kinh tế
xanh, biến đổi khí hậu, bảo vệ rừng,... Một số chủ đề cụ thể như hành động vì
thiên nhiên (2020); đánh bại ô nhiễm nhựa (2018); tôi sống hài hòa với thiên
nhiên (2017); tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta (2016); nền kinh
tế xanh có bao gồm bạn không? (2012); rừng: thiên nhiên phục vụ bạn (2011);
thay đổi thói quen, hướng tới một nền kinh tế ít carbon (2008); băng tan - một
chủ đề nóng (2007); các thành phố xanh: kế hoạch cho hành tinh (2005); nước -
326
hai tỉ người đang chết vì nước (2003); cho Trái đất một cơ hội (2002); kết nối
với World Wide Web (2001); thiên niên kỷ môi trường - thời gian cần hành
động (2000); Trái đất của chúng ta - tương lai của chúng ta - hãy bảo vệ nó
(1999); chúng ta loài người: liên minh vì môi trường toàn cầu (1995); nghèo đói
và môi trường - phá vỡ vòng luẩn quẩn (1993); biến đổi khí hậu: sự cần thiết của
hợp tác toàn cầu (1991): trẻ em và Môi trường (1990); sự nóng lên toàn cầu
(1989); môi trường và nơi cư trú: nhiều hơn một mái nhà (1987); tuổi trẻ: dân số
và môi trường (1985); sa mạc hóa (1984); quản lý và loại bỏ rác độc hại: mưa
axit và năng lượng (1983); mười năm sau Stockholm (1982); thách thức cho thế
kỷ mới: phát triển mà không phá hủy (1980); phát triển mà không phá hủy
(1978); mối quan tâm về tầng ozone (1977); nước: tài nguyên cần thiết cho cuộc
sống (1976); nơi cư trú cho loài người (1975); chỉ một hành tinh (1974),… Đối
với Việt Nam, các hoạt động hưởng ứng NMTTG do Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc phát động được tổ chức từ năm 1982. Từ năm 2016 trở đi, Chính
phủ đã đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động hưởng ứng NMTTG, trong đó
tập trung vào các nguồn lực thực hiện “Tháng hành động vì môi trường”; đồng
thời thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm lan rộng ý tưởng
huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề
môi trường.

Hình 1: Tổng Thư ký LHQ Javier Pérez De Cuellar trồng cây tại trụ sợ LHQ
trong Ngày Môi trường Thế giới năm 1986.
Nguồn: https://www.worldenvironmentday.global/about/world-environment-day

327
Tài liệu tham khảo
1. Kui Z., Meilin X., A comparative study of the World Environment Day Theme Slogans
and Chinese Environment Protection Slogans. Asian Soc. Sci., (7): 219-223, 2011.
2. Thu Hiền, Ngày Môi trường Thế giới năm 2017: sống hài hòa với thiên nhiên.
https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/6232-ngay-moi-truong-the-gioi-nam-2017-song-
hai-hoa-voi-thien-nhien.html, 2017.
3. World Environment Day 2020: All about history, significance of the day and theme this
year, https://www.india.com/festivals-events/world-environment-day-2020-all-about-history-
significance-of-the-day-and-theme-this-year-4047973/, 2020.

328
NGÀY TRÁI ĐẤT,
sự kiện nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường, đánh
dấu bước ngoặt cho các phong trào môi trường hiện đại. Ngày Trái đất (NTĐ)
lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 năm 1970. Trong suốt thời gian
trước NTĐ đầu tiên, môi trường không thu hút được sự quan tâm của cộng đồng.
Tuy nhiên, đến năm 1962, sự ra đời của cuốn sách bán chạy nhất của Thời báo
New York của Rachel Carson “Mùa xuân lặng im” đã đánh thức tâm thế của
cộng đồng, và thu hút sự quan tâm và nhận thức của cộng đồng về các sinh vật
sống, môi trường và mối liên hệ chặt chẽ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe
cộng đồng. Một trong những người khơi dậy tinh thần môi trường trong cộng
đồng là Thượng Nghị sĩ Gaylord Nelson. Năm 1969, chứng kiến tình trạng xấu
đi của môi trường do sự tàn phá của vụ tràn dầu lớn ở Santa Barbara, California,
ông đã công bố ý tưởng giảng dạy về môi trường và ô nhiễm môi trường trong
trường Đại học, nhằm thu hút sự tham gia của sinh viên. Nelson mong muốn
thực hiện buổi thuyết trình bài giảng của mình trên phạm vi toàn quốc. Mặc dù
đã hỏi ý kiến một thành viên kỳ cựu của Đảng Dân chủ, nhưng Nelson từ chối
việc thuyết giảng từ trên xuống dưới. Ông quyết định tất cả mọi người có quyền
sở hữu bài giảng của mình; nên tháng 9.1969, ông đã công bố kế hoạch về bài
giảng. Để điều hành hoạt động, Nelson đã thuê một sinh viên của trường Luật
Havard, Denis Hayes. Hayes nhanh chóng tập hợp một đội ngũ nhỏ các nhà hoạt
động trẻ. Họ đã cùng nhau tổ chức các hoạt động giảng dạy và chọn ngày 22
tháng 4, một ngày nằm giữa kỳ nghỉ Xuân và kỳ thi cuối cùng nhằm thu hút tối
đa sự tham gia của sinh viên. Tiếp nối kế hoạch được định ra ban đầu, Hayes đã
xây dựng một đội ngũ gồm 85 nhân viên trên toàn quốc và mở rộng quảng bá
các sự kiện đến các nhóm và tổ chức khác nhau; đồng thời kể từ đó họ cũng đổi
tên thành NTĐ. NTĐ không nên chỉ xem là một sự kiện mà là một chuỗi sự kiện
bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 1970. Ở nhiều nơi, sự kiện này kéo
dài một tuần. Vì thế, nhiều học giả không gọi là NTĐ mà gọi là Mùa xuân Trái
đất để nhấn mạnh tính chất kéo dài nhiều ngày của sự kiện này. Khoảng 1500
trường đại học, cao đẳng tổ chức các buổi hội thảo NTĐ, tương tự các sự kiện
này cũng được tổ chức tại các trường trung học, nhà thờ, công viên và trước cửa
các cơ quan chính phủ. NTĐ thể hiện sự thay đổi trong quan niệm và nhận thức
của cộng đồng về các vấn đề môi trường. NTĐ cũng tạo được sự thống nhất
chính trị, là sự kết hợp ủng hộ của thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa,
ngừoi giàu và người nghèo, cư dân thành thị và nông thôn trong cùng một chiến
tuyến chống lại những hành động gây suy thoái môi trường và ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người. NTĐ đánh dấu một chặng đường mới của các phong
trào môi trường. Ngay khi NTĐ chính thức được nhóm Hayes đổi tên, nó đã thu
hút sự tham gia của nhiều tầng lớp dân cư trong nước Mỹ. NTĐ đã truyền cảm
hứng cho khoảng 20 triệu người Mỹ xuống phố, ra công viên, để phản đối sự
ảnh hưởng xấu của 150 năm phát triển công nghiệp đến sức khỏe của con người.
Hệ quả cho những nỗ lực tổ chức NTĐ là sự hình thành của các trung tâm sinh
thái, thường được tài trợ bởi các chương trình tái chế vật liệu. Một vài trường
đại học, cao đẳng và trung học thúc đẩy thay đổi chương trình đào tạo NTĐ đã
thúc đẩy sự ra đời của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và quá trình thông qua
329
rất nhiều các đạo luật bảo vệ Môi trường, như Đạo luật Giáo dục Môi trường
Quốc gia, Đạo luật Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp, và Đạo luật không khí
sạch. Hai năm sau , Quốc hội thông qua Đạo luật nước sạch. Một năm sau nữa,
Quốc hội thông qua Đạo luật về các các loài đang gặp nguy hiểm và ngay sau đó
là Đạo luật về thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt nấm và loài gặm nhấm của Liên
Bang. Giống như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã tổ chức nhiều
hoạt động hưởng ứng sự kiện NTĐ theo chủ đề NTĐ của từng năm. Sự kiện thu
hút sự tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức như Hội Bảo vệ Thiên nhiên và
Môi trường Việt Nam, Việt Nam Sạch và Xanh, Trung tâm nghiên cứu môi
trường và cộng đồng,… Các tổ chức này đã phối hợp với nhiều cơ quan chính
phủ triển khai các hoạt động hưởng ứng NTĐ như mô hình Trường học xanh,
phong trào Tiết kiệm và lối sống xanh, phong trào bảo tồn cây di sản Việt Nam,
hoạt động thu gom dọn rác, rác thải nhựa, nạo vét kênh mương, ao hồ, hệ thống
thoát nước,… NTĐ là một nỗ lực huy động lớn trong cộng đồng. Bằng cách trao
cơ hội cho hàng chục nghìn các diễn giả và nhà tổ chức tạo ra sự khác biệt, NTĐ
đã nuôi dưỡng một thế hệ các nhà hoạt động môi trường. Hơn nữa, NTĐ cho
thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của các sinh vật tự nhiên và loài người vào Trái đất
hay sự dễ bị tổn thương của Trái đất trước các hành vi của con người, từ đó thúc
đẩy con người cùng nhau bảo vệ Trái đất, bảo vệ Môi trường.

Tài liệu tham khảo


1. Bowman K., Attitudes toward the environment twenty-five years after earth day.
National forum on science and technology goals, No. 1: Environment, August 22, 1995.
2. Da L. W., A reflection on Earth Day Celebrations: What exactly are we celebrating?.
Environ. Just., 3: 53-54, 2010.
3. Rome A., The genius of Earth Day. Environ. Hist., 15: 194-205, 2010.

330
NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT TRONG KHÍ QUYỂN,
khí quyển Trái đất là lớp khí bao quanh bề mặt Trái đất và được giữ lại nhờ lực
hấp dẫn của Trái đất. Khí quyển không có ranh giới rõ rệt, tuy nhiên dựa theo
chiều hướng biến thiên của nhiệt độ theo độ cao, khí quyển Trái đất được chia
làm bốn tầng gồm tầng đối lưu (cao độ 0-10 km và có thể giảm xuống từ 0 đến
7-8 km hay cao hơn từ 0 đến 16-18 km tùy theo mùa và ở vùng cực hay xích
đạo); tầng bình lưu (cao độ 10-50 km); tầng trung gian (cao độ 50-80 km) và
tầng nhiệt hay còn gọi là tầng điện ly (cao độ 80-1000 km). Tuy nhiên, trên thực
tế các nhà khoa học thường quan tâm đến độ cao dưới 500 km. Đường Karman,
tại độ cao khoảng 100 km được coi là ranh giới giữa khí quyển Trái đất và
khoảng không vũ trụ. Tầng đối lưu đóng vai trò quan trọng đối với sự sống, ảnh
hưởng trực tiếp đến khí hậu, thời tiết. Các hiện tượng thời tiết như mưa, mưa
đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,... đều diễn ra ở tầng đối lưu. Bầu khí quyển
bảo vệ cuộc sống trên Trái đất khi các thành phần trong khí quyển hấp thụ bức
xạ tia tử ngoại từ Mặt trời, duy trì cân bằng nhiệt và làm giảm sự chênh lệch
về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Thành phần của khí quyển đã được phát hiện,
nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên mãi đến thế kỷ XVIII, các nhà khoa học mới
nghiên cứu tách được oxy từ không khí. Ozon trong khí quyển được phát hiện
vào thế kỷ XVIII và được phân tích vào giữa thế kỷ XIX. Đến khoảng thời gian
thế kỷ XIX và XX thì argon và một số khí khác được xác định. Trong thế kỷ XX
đã phát hiện được các khí CFCs, nitơ, hydro, các hydrocarbon không phải
metan. Các chất trong khí quyển chủ yếu tập trung ở tầng đối lưu, với hai thành
phần chính là nitơ (N2) 78,1% và oxy (O2) 20,9% theo thể tích. Ngoài ra trong
khí quyển có một lượng nhỏ argon (~0,9%), cacbon điôxít (dao động ở khoảng
0,035%), hơi nước và một số khí lượng vết khác như neon (Ne), hêli (He),
mêtan (CH4), krypton (Kr) và hydro (H2) với nồng độ tương ứng 18,18; 5,24;
1,745; 1,14 và 0,55 ppmv (ppmv- phần triệu tính theo thể tích). Mật độ các khí
trong khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm ở
tầng đối lưu (trong khoảng 11 km đầu tiên từ bề mặt Trái đất). Ở tầng bình lưu
không khí loãng, hàm lượng nước và thành phần hạt (bụi) rất thấp, không khí
chủ yếu chuyển động theo phương ngang và có tính ổn định cao. Trong không
khí ẩm, có mặt hơi nước với hàm lượng dao động rất lớn, thông thường ở
khoảng 1%. Bên cạnh các thành phần khí và hơi, trong khí quyển còn có các
thành phần hạt (ký hiệu là PM) có kích thước khác nhau, từ 0,01 đến hàng trăm
micro mét (µm). Tùy thuộc vào đường kính của các hạt, những thành phần này
được gọi tên khác nhau như khói, sương, bụi,… Các khí, hơi trong khí quyển
chia thành 2 nhóm: nhóm ổn định về hàm lượng gồm các khí nitơ, oxy, argon,
neon, hêli và hydro; nhóm biến động về hàm lượng gồm các khí CO 2, ozon và
hơi nước. Các khí CO2, SO2, NO2 còn được gọi là các “khí axit” do trong khí
quyển các khí này có thể gây ra hiện tượng lắng đọng axit khô và ướt (lắng đọng
axit ướt còn gọi là mưa axit).
Theo báo cáo gần đây của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia,
Mỹ, nồng độ CO2 trong khí quyển đã gia tăng tới mức kỷ lục mới, cao nhất đo
được khoảng 400 ppmv. Trong tầng đối lưu còn có một số khí khác như CFC
(clo flo carbon), một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) như benzen, toluen,
331
xylen,… phát thải chủ yếu từ giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp. Ở
tầng bình lưu lớp ozon tồn tại ở độ cao 20-30 km. Khoảng 90% ozon trong khí
quyển phân bố ở tầng này. Hàm lượng ozon tại khu vực này là khoảng 10 ppmv,
cao hơn khoảng 1000 lần so với nồng độ ở tầng đối lưu. Ở tầng nhiệt do bức xạ
môi trường có năng lượng lớn, nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối
với oxy, nitơ, hơi nước, CO2,... và bị phân ly thành dạng nguyên tử và sau đó ion
hóa thành các ion như NO+, O+, O2+, NO3-, NO2-,... Nhiều thành phần bị ion hóa,
phát ra bức xạ điện từ khi hấp thụ ánh sáng Mặt trời ở vùng tử ngoại xa. Nguồn
gốc các chất trong khí quyển là từ khí và bụi thoát ra từ các vụ phun trào núi lửa;
phát thải từ quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ và hoạt động hô hấp của
các sinh vật trong tự nhiên; CO2 và một số khí khác như SO2, NO2, CO, NO,…
hình thành từ quá trình phân hủy xác động vật, quá trình lên men của một số vi
sinh vật, quang hợp và hô hấp của tế bào; khí thải công nghiệp từ quá trình đốt
nhiên liệu và phát thải từ quá trình sản xuất công nghiệp (lên men, sản xuất hóa
chất,…); khí thải từ phương tiện giao thông vận tải; khí thải từ hoạt động xây
dựng, sinh hoạt, dịch vụ; quá trình đốt phá rừng không kiểm soát là nguồn phát
thải khí CO2.

Tài liệu tham khảo


1. Brimblecombe P., Air Composition and Chemistry, Part of Cambridge Environmental
Chemistry Series, 2nd edi., 1995.
2. Larry G. A., The Encyclopedia of Environmental Science and Engineering -
Atmospheric chemistry. Edited by James R. Pfafflin and Edward N. Ziegler, 6 th edi., CRC
Press Taylor & Francis Group, 2012.
3. Manahan S. E., Environmental Science, Technology, and Chemistry- Environmental
Chemistry. Boca Raton: CRC Press LLC, 10th edi., 2017.

332
Ô NHIỄM ĐIỆN TỪ TRƯỜNG,
sự thay đổi lớn về điện từ trường trong không gian và kéo dài theo thời gian.
Nguồn phát điện từ trường chủ yếu được tạo ra bởi các thiết bị công nghệ như
thiết bị di động, vệ tinh và cáp viễn thông, mạng lưới internet, trạm phát sóng tín
hiệu, định vị, thiết bị vô tuyến (radio), thiết bị đo lường và điều khiển điện tử, cơ
sở nghiên cứu, dụng cụ và thiết bị tần số cao trong y học và hộ gia đình. Hiện
nay, do nhu cầu sử dụng điện và các thiết bị phát ra bức xạ điện từ trường ngày
càng cao và không được kiểm soát đã gây ra ô nhiễm điện từ trường. Ủy ban
châu Âu đã xếp các nguồn phát điện từ trường thành 4 loại như trường tần số vô
tuyến - 100 kHz - 300 GHz; trường tần số trung gian - 300 Hz - 100 kHz; trường
tần số cực thấp - 1 Hz - 300 Hz và trường tĩnh điện - 0 Hz. Không giống các loại
ô nhiễm không khí, nước, đất, tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt, tầm nhìn, ô nhiễm điện
trường không cảm nhận được bởi các giác quan và hiện nay gần như chưa được
quan tâm đúng mức. Nhiều người chưa nhận thức được tác hại của ô nhiễm điện
từ trường do ảnh hưởng của chúng là chậm và không biểu hiện rõ ràng. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng có những tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng do
con người ngày càng tiếp xúc với các sóng điện từ nhiều hơn. Các nghiên cứu
cho kết quả ở cấp độ tế bào, các loại sóng vô tuyến (Radio frequency, RF) ở tần
số cao gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào, đặc biệt là đối với
các bệnh nhân đang bị bệnh tiểu đường. Một số lập luận cho rằng các sóng
trường điện từ hay RF sẽ phá hỏng ADN của con người. Chúng góp phần vào
nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ, bệnh Parkinson, ung thư và suy giảm số lượng
tinh trùng,… như việc sử dụng điện thoại thường xuyên có khả năng làm tăng
nguy cơ phát triển ung thư não và đối với phụ nữ mang thai có ảnh hưởng không
tốt lên sự phát triển của bào thai; với tần số sóng vô tuyến thấp có thể gây những
ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh. Ở mức độ nghiên cứu trên động vật, các
nghiên cứu cho thấy điện từ trường có ảnh hưởng tiêu cực tới động vật và hệ
sinh thái. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Belpoggi và đồng nghiệp, thí nghiệm thử
trên chuột cho thấy tần số này không những gây ảnh hưởng đến các tế bào sống
mà còn tác động tiêu cực trong việc phát triển các khối u, ung thư não. Ngoài ra,
còn có một số nghiên cứu ảnh hưởng của sóng điện từ tần số thấp lên phôi gà
làm thay đổi các chỉ số của quá trình ấp trứng, hay một số nghiên cứu về ảnh
hưởng của điện từ trường lên các loài vi sinh vật như các loại vi khuẩn. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng của điện từ trường vẫn chưa nhiều và ở quy
mô nhỏ, rời rạc nên chưa có những khẳng định rõ ràng về tác hại thật sự của loại
ô nhiễm này. Tổ chức Y tế thế giới công bố những tiêu chuẩn mới năm 2020 về
giới hạn tiếp xúc nhằm bảo vệ con người với trường điện từ tần số vô tuyến
trong dải tần từ 100 kHz đến 300 GHz chủ yếu là công nghệ 5G, Wifi, Bluetooth
và các trạm nguồn. Ở Việt Nam, Bộ Y tế cũng ban hành thông tư
25/2016/TT-BYT bao gồm các quy chuẩn về điện từ trường tần số công nghiệp
(50 Hz - 60 Hz) nhằm giới hạn mức tiếp xúc tại nơi làm việc. Trước những mối
nguy hại tiềm tàng do các bức xạ điện từ trường gây ra, các biện pháp nhằm bảo
vệ, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân và gia đình là
vô cùng cần thiết như hạn chế ở gần các trạm biến thế, khu phát tín hiệu, đặc
biệt với các phụ nữ mang thai và trẻ em; điều tiết thời gian sử dụng điện thoại,
333
máy tính bảng và các thiết bị công nghệ; tắt các tín hiệu wifi, bluetooth, 3/4/5G
khi không thực sự cần thiết; cẩn trọng với các thiết bị theo dõi trẻ em trong nhà
(đối với trẻ sơ sinh); sử dụng thiết bị cầm tay kỹ thuật số thay vì kiểu analog cũ
hơn; sử dụng các thiết bị hoặc phương pháp hạn chế ảnh hưởng của sóng.

Tài liệu tham khảo


1. Boileau N., Margueritte F., Gauthier T., Boukeffa N., Preux P. M., Labrunie A., Aubard
Y., Mobile phone use during pregnancy: Which association with fetal growth? J. Gynecol.
Obstet. Hum. Reprod, 49(8), 2020.
2. Delhi N., Behari J., Electromagnetic pollution-the causes and concerns, Proceedings of
the International Conference on Electromagnetic Interference and Compatibility Bangalore,
India, 316-320, 2002.
3. Redlarski G., Lewczuk B., Żak A., Koncicki A., Krawczuk M., Piechocki, J.,
Gradolewski D., The Influence of Electromagnetic Pollution on Living Organisms: Historical
Trends and Forecasting Changes, BioMed. Res. Inter., 1-18, 2015.

334
PHONG TRÀO MÔI TRƯỜNG,
bao gồm phong trào bảo tồn và phong trào xanh, là một cuộc vận động chính trị
và xã hội, mang tính khoa học ủng hộ việc quản lý bền vững tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ và phục hồi môi trường tự nhiên thông qua những thay đổi trong
chính sách công và hành vi của cá nhân. Trong nhận thức về Phong trào môi
trường (PTMT), con người là một phần của hệ sinh thái tự nhiên và phong trào
đặt trọng tâm vào các vấn đề sinh thái, sức khỏe và quyền con người. PTMT là
một phong trào quốc tế, đại diện bởi một loạt các tổ chức, từ lớn đến cơ sở và
thay đổi từ quốc gia này sang quốc gia khác. Do số lượng thành viên lớn, niềm
tin khác nhau và mạnh mẽ, PTMT không phải lúc nào cũng quy tụ được các mục
tiêu một cách nhất quán. Nói chung, phong trào quy tụ các công dân, các chuyên
gia, tín đồ tôn giáo, chính trị gia, nhà khoa học, các tổ chức phi lợi nhuận,…
PTMT bắt nguồn từ phản ứng với mức độ ô nhiễm khói trong khí quyển ngày
càng tăng trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp. Sự xuất hiện của các nhà máy
lớn và tăng tiêu thụ than đã dẫn đến mức ô nhiễm không khí chưa từng có tại các
trung tâm công nghiệp. Sau năm 1900, khối lượng lớn chất thải hóa học công
nghiệp được thêm vào thải lượng chất thải của con người không qua xử lý. Từ
việc gia tăng áp lực chính trị từ tầng lớp trung lưu thành thị, luật môi trường
hiện đại đã xuất hiện dưới hình thức đạo luật Kiềm của Anh thông qua vào năm
1863 liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí và sản xuất natri cacbonat.
PTMT phát triển mạnh về quy mô và bao gồm bất kỳ lĩnh vực nào liên quan tới
môi trường cũng như bảo vệ thiên nhiên, các khu hệ động, thực vật phục vụ cho
các mục đích khác nhau. Việc bảo vệ môi trường bao gồm ba nguyên lý cốt lõi
là hoạt động của con người xâm hại môi trường; trách nhiệm công dân phải bảo
vệ môi trường cho các thế hệ mai sau và các phương pháp khoa học cần tiến
hành để thực thi trách nhiệm này. PTMT hướng tới các phản ứng phù hợp với
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, ô nhiễm nước và không khí. Cuối thế kỷ
XIX chứng kiến sự hình thành các hội bảo vệ thiên nhiên hoang dã. Tuy vậy,
trong thời gian 1850-1950, nhiệm vụ bảo vệ môi trường chủ yếu liên quan đến
giảm thiểu ô nhiễm không khí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đầu thế kỷ XX,
PTMT tiếp tục lan rộng và được công nhận rộng rãi với công tác bảo vệ thiên
nhiên hoang dã, xử lý nước thải độc hại. Năm 1972, Hội nghị Liên hợp quốc về
môi trường toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức tại Thụy Điển. Hội nghị đã quyết
định thành lập Chương trình môi trường Liên hợp quốc. Từ đó, các vấn đề như
suy giảm tầng ozôn, biến đổi khí hậu, mưa axit, đột biến trong chăn nuôi, động,
thực vật biến đổi gen được đặc biệt chú ý. Nghị định thư Kyoto năm 1972 đã
yêu cầu các quốc gia phải có giải pháp giảm phát thải khí nhà kính. Nói chung,
PTMT bao gồm cả bảo tồn môi trường và chính trị xanh, là một phong trào khoa
học, xã hội và chính trị đa dạng để giải quyết các vấn đề môi trường. Các nhà
môi trường ủng hộ việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên và quản lý môi
trường thông qua những thay đổi trong chính sách công và hành vi cá nhân.
Công nhận nhân loại là người tham gia hệ sinh thái, PTMT tập trung vào sinh
thái, sức khỏe và nhân quyền. Đây là một phong trào quốc tế, được đại diện bởi
một loạt các tổ chức, từ lớn đến cơ sở và thay đổi từ quốc gia này sang quốc gia
khác. Ngày nay, sinh học bảo tồn và nghiên cứu đa dạng sinh học phát triển rất
335
mạnh. PTMT đang tập trung vào lĩnh vực tối khẩn thiết là sự ấm lên toàn cầu.
Bảo vệ môi trường toàn cầu là sứ mệnh của toàn nhân loại. PTMT cần tham gia
thúc đẩy các giải pháp xử lý các thách thức của nhân loại như tăng dân số, ấm
lên toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,... Bảo vệ môi trường là thành tố
quan trọng luôn gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội.

Tài liệu tham khảo


1. Bebbington A., Environmental Movements and Protest. International Encyclopedia of
Geography: People, the Earth, Environment and Technology, 2017.
2. Rootes C., Brulle R., Environmental Movements The Wiley‐Blackwell Encyclopedia of
Social and Political Movements, 2013.
3. Rootes C., Environmental movements. in David A. Snow, Sarah A. Soule, and
Hanspeter Kriesi, eds, The Blackwell Companion to Social Movements, Oxford & Malden
MA: Blackwell, 2004.

336
PHONG TRÀO XANH,
một thuật ngữ chỉ quan điểm của các nhà vận động chính trị và xã hội để ủng hộ
việc quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên thông
qua những thay đổi trong chính sách công và cả hành vi của mỗi con người. Khi
nói đến phong trào xanh (PTX) là nói đến ý thức và trách nhiệm của mỗi con
người, bởi con người là một phần của các hệ sinh thái tự nhiên tham gia vào việc
bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe. Các nhà hoạt động môi trường chia thành ba
nhóm theo độ đậm của màu xanh (xanh đậm, xanh nhạt và xanh tươi) để nói về
PTX. “PTX nhạt” coi việc bảo vệ môi trường là trước tiên và luôn gắn với trách
nhiệm của mỗi cá nhân và xem đây là lựa chọn mang tính phong cách sống riêng
chứ không nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường như một hệ tư tưởng
chính trị riêng biệt hoặc cải cách chúng. “PTX đậm” thì lại xem các vấn đề môi
trường là một phần của nền văn minh công nghiệp hóa trong xã hội và đòi hỏi có
sự thay đổi chính trị triệt để. Họ cho rằng các phương thức tổ chức xã hội thống
trị hiện tại và quá khứ đã dẫn đến chủ nghĩa tiêu dùng thái quá, tiêu thụ quá
mức, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên,
nên quan điểm của họ thường gắn liền với những ý tưởng về chủ nghĩa sinh thái,
quan tâm sâu sắc đến hệ sinh thái, đến sự thoái hóa và chủ nghĩa chống tiêu
dùng, chủ nghĩa hậu duy vật, chủ nghĩa tổng thể và đôi khi là sự ủng hộ cho việc
giảm số lượng con người và/hoặc từ bỏ công nghệ nhằm giảm bớt ảnh hưởng
của con người đến hệ môi trường sinh thái. “PTX tươi” là quan điểm khác của
các nhà hoạt động môi trường, đây được xem là hệ tư tưởng tiến bộ dựa trên
niềm tin rằng sự thay đổi công nghệ mới và đổi mới sáng tạo nhằm mang lại sự
thịnh vượng theo cách phát triển bền vững môi trường sinh thái. Ví dụ như việc
sử dụng ô tô điện, hệ thống dây chuyền sản xuất có hiệu quả, công nghệ sinh
học và nano, phổ cập hệ thống máy tính, chu trình vật liệu khép kín và thiết kế
sản phẩm bền vững, tạo ra các sản phầm nhựa sinh học dễ phân hủy thay thế cho
các bao bì nhựa truyền thống khó phân hủy,… tạo nên chất lượng cuộc sống
được cải thiện ngay cả khi diện tích sinh thái bị thu hẹp. Các tư tưởng về “PTX
tươi” ngày càng được quan tâm nhiều hơn và sử dụng với tần suất ngày càng
tăng do sự phổ cập những ý tưởng thông qua Internet và phương tiện thông tin
truyền thống. Bên cạnh đó tư tưởng này luôn đề cập đến "công cụ, mô hình và ý
tưởng" và từ đó có thể hạn chế và khắc phục những hậu quả để lại do những
biến cố của môi trường.
PTX chú trọng đến quan điểm của “PTX tươi” nên trên thế giới đã có trào
lưu kêu gọi bảo vệ môi trường kiểu như “Vancouver 2020: tương lai xanh”. Ở
Scandinavia, Đức, Hà Lan và Vương quốc Anh, người ta đưa ra ý tưởng về chủ
nghĩa môi trường xanh dần phổ biến và được thảo luận rộng rãi nhất. Ví dụ,
Triển lãm công nghệ và kinh doanh của Công ước Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu ở Copenhagen đã được gọi là “PTX tươi”, còn Phong trào hoạt động vì biến
đổi khí hậu của thanh niên Đan Mạch lại được gọi là “Tuổi trẻ xanh”. Tại Việt
Nam, PTX được thể hiện thông qua các tuyên truyền về bảo vệ môi trường như
giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách sử dụng các túi nilon phân hủy sinh học, các
bao bì bằng giấy; ngoài ra việc trồng cây xanh như phong trào “Thanh niên
trong các phong trào bảo vệ môi trường” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng
337
sản Hồ Chí Minh đặt mục tiêu huy động đoàn viên, thanh niên trồng mới
900.000 cây xanh. Đồng thời, thông qua các hoạt động này, tuyên truyền, nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng. Tuy
nhiên, các phong trào này cần có sự chung tay của các doanh nghiệp trong cả
nước, song xét về quy mô thì các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có quy mô
nhỏ, thiếu kinh nghiệm, không có tổ chức tư vấn cụ thể để hỗ trợ phát triển thị
trường, thiếu sự liên kết đồng bộ… Nhưng trên tất cả là thiếu vốn. Nhiều doanh
nghiệp có ý tưởng, có dự án sáng tạo nhưng lại không đủ tiềm lực tài chính để
thực hiện.

Tài liệu tham khảo


1. McGrail S., Environmentalism in Transition? Emerging Perspectives, Issues and
Futures Practices in Contemporary Environmentalism, J. Fut. Stu., 15(3): 117-144, 2011.
2. Newman J., Robbins P., Green Ethics and Philosophy. Sage publications, Inc. Los
Angeles/ London/ New Delhi. Singapore/Washington DC, 2011.
3. Staggenborg S., Ogrodnik C., New environmentalism and Transition Pittsburgh.
Environ. Polit., 24(5): 723-741, 2015.

338
PHÚ DƯỠNG,
yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái (biển, ven biển, đặc biệt ở
những vị trí có nhiều cửa sông, nước ngọt, rừng ngập mặn,… do sự gia tăng đột
biến các hợp chất vô cơ và hữu cơ có nguồn gốc từ đất liền ảnh hưởng đến sinh
lý và sự phát triển của sinh vật, sau đó ảnh hưởng đến cấu trúc quần xã sinh vật
tầng nổi và đáy, cũng như các tác động phân tầng đối với hoạt động của hệ sinh
thái. Hiện tượng phú dưỡng xảy ra khi một số yếu tố dinh dưỡng đa vi lượng cần
thiết cho sự sinh trưởng của thực vật bị dư thừa và được giải phóng vào môi
trường nước, trong đó các chất dinh dưỡng đa lượng như nitơ (N), phốt pho (P),
kali (K), canxi (Ca), magiê (Mg) và lưu huỳnh (S). Phổ biến nhất là các hợp chất
của N và P, ở dạng nitơ vô cơ hòa tan như nitrat (NO 3-), nitrit (NO2-) và amoni
(NH4+) và ở dạng phốt pho vô cơ hòa tan như photphat (PO 43-). Bên cạnh đó còn
có một lượng đáng kể N và P hữu cơ hòa tan (chiếm từ 18 đến 85% tổng nitơ)
được một số sinh vật phù du như các loài tảo có hại sử dụng, đây chính là một
nhân tố quan trọng tạo nên hiện tượng phú dưỡng. Các nguồn gây phú dưỡng có
thể là các nguồn tự nhiên và nhân tạo, mà các nguồn nhân tạo do con người gây
ra chủ yếu là các chất dinh dưỡng vô cơ như phân bón và hoạt động nông
nghiệp, nước thải, chất thải,... Trong đó phân bón tổng hợp là nguồn dinh dưỡng
nhân tạo lớn nhất. Trung bình, hơn 80% N và 25-75% P được sử dụng làm phân
bón bị thất thoát vào môi trường, đặc biệt các hợp chất nitơ (amoni, nitrit, nitrat)
và PO43- được xả vào sông thông qua hệ thống ngầm thủy lợi, mưa hoặc lũ lụt,
do đó một lượng lớn các chất dinh dưỡng vô cơ này cuối cùng ra sông, biển. Các
nguồn tự nhiên chính bao gồm sự lắng đọng trong khí quyển, nước dâng, dòng
chảy của sông và nước ngầm dưới đất. Tổng N (TN) hoặc tổng P (TP) được coi
là các chỉ số phú dưỡng và được sử dụng rộng rãi trong các chương trình giám
sát. Chất diệp lục a (Chl. a), đại diện cho sinh khối thực vật phù du, cũng được
sử dụng như một chất chỉ thị phú dưỡng, vì sinh khối thực vật phù du thường tỷ
lệ thuận với những thay đổi về nồng độ dinh dưỡng; chỉ số về nhu cầu oxy sinh
học, sự tăng hoặc giảm trong các quá trình nitrat hóa, khử nitơ, cố định N 2 và
khử sunphat cũng có thể được coi là dấu hiệu của sự phú dưỡng. Hơn nữa, một
loạt các kỹ thuật phân tử (như microarrays và PCR) cũng được coi là một chỉ thị
về hiện tượng phú dưỡng để đánh giá sự đa dạng của các vi sinh vật có mặt
trong các vùng nước ô nhiễm. Hiện tượng phú dưỡng trong các hệ sinh thái đã
trở thành mối đe dọa lớn đối với cấu trúc và hoạt động của các hệ sinh thái. Sự
xuất hiện tảo nở hoa là hiện tượng các loại tảo đa bào và thực vật phù du phát
triển mạnh nhờ vào các chất dinh dưỡng dư thừa có trong môi trường nước gây
hiện tượng thiếu oxy (≤ 2 ml O2/L), cản trở ánh sáng khuếch tán và sản sinh độc
tố trong nước. Sự nở hoa của tảo độc xảy ra ở mức độ tương đối thấp nhưng có
thể gây tử vong cho tôm, cá, chim biển, các vi sinh vật đáy, động vật có vú biển
và con người khi ăn phải đồ ăn chứa độc tố (ví dụ, động vật có vỏ). Ngộ độc
động vật có vỏ gây ra các phản ứng dưới mức gây chết ở người như tiêu chảy,
kích ứng mắt, da hay khó thở. Khoảng 300 người chết hàng năm do tiêu thụ
động vật có vỏ bị nhiễm độc. Khi lượng O2 giảm dần, tiềm năng oxy hóa khử
trong trầm tích thay đổi, làm tăng NH 4+, SiO2 và đặc biệt là PO43- từ trầm tích
vào các vùng nước sẽ dẫn tới tiếp tục thúc đẩy thực vật phù du phát triển. Khi
339
thiếu oxy thì vi khuẩn yếm khí hoạt động và sử dụng sunfat để chuyển hóa tạo
năng lượng cho sinh trưởng tế bào và dẫn đến hình thành hydro sunfua - là chất
độc đối với hầu hết các loài thực vật đáy. Tác động của hiện tượng phú dưỡng
ảnh hưởng đến động vật thủy sinh và cá thông qua độc tính của các hợp chất
nitơ vô cơ với nồng độ cao có thể gây ngạt thở, kích thích quá trình đường phân,
ức chế sản xuất ATP, gây rối loạn mạch máu và điều hòa áp suất thẩm thấu ở
động vật thủy sinh, đặc biệt là tôm, cá, sau đó có thể dẫn đến kém ăn, giảm khả
năng sinh trưởng và tăng tỷ lệ tử vong. Sự nở hoa của thực vật phù du độc hại đã
tạo ra một lượng lớn sinh khối và có thể nhìn thấy rõ ràng thông qua sự hình
thành bọt dọc theo bờ biển, có màu và được gọi là thủy triều đỏ. Năm 1998, một
sự kiện thủy triều đỏ ở Hồng Kông đã giết chết khoảng 90% trữ lượng các trang
trại nuôi cá, gây thiệt hại kinh tế 40 triệu USD và thủy triều đỏ ở vùng biển ven
biển Hoa Kỳ đã gây ra thiệt hại khoảng 500 triệu USD từ năm 1987 đến năm
1992. Ngày nay, theo ước tính, những đợt nở hoa này gây ra thiệt hại hàng tỷ đô
la trên toàn cầu mỗi năm.

Hình 1. Hiện tượng tảo nở hoa gây hiện tượng thủy triều đỏ
(https://vtv.vn/the-gioi/thuy-trieu-do-de-doa-vung-bien-florida-20180816124921552.htm)

340
Tài liệu tham khảo
1. Jessen C, Roder C, Villa Lizcano JF, Voolstra CR, Wild C., In-situ effects of simulated
overfishing and eutrophication on Benthic Coral Reef algae growth, succession, and
composition in the Central Red Sea. PLoS One, 8(4): e66992, 2013.
2. Lugoli F., Garmendia M., Lehtinen S., Kauppila P., Moncheva S., Revilla M., Roselli
L., Slabakova N., Valencia V., Dromph K. M., Basset A., Application of a new multi-metric
phytoplankton index to the assessment of ecological status in marine and transitional waters.
Ecol. Indic., 23: 338-355, 2012.
3. Voss M., Bange H. W., Dippner J. W., Middelburg J. J., Montoya J. P., Ward B., The
marine nitrogen cycle: recent discoveries, uncertainties and the potential relevance of climate
change. Philos. Trans. R. Soc. B., 368, 2013.

341
QUAN HỆ LIỀU LƯỢNG VÀ ĐÁP ỨNG,
mô tả mức độ phản ứng của một sinh vật sau một thời gian tiếp xúc nhất định
đối với một liều lượng chất gây kích thích. Phản ứng có thể xảy ra lập tức, hoặc
muộn, phục hồi hoặc không phục hồi và phản ứng có lợi hoặc có hại. Chất gây
kích thích hay còn gọi là chất gây đáp ứng bao gồm các tác nhân hóa học, sinh
học và tác nhân vật lý. Mối quan hệ giữa liều lượng và đáp ứng (LLĐƯ) có thể
biểu diễn dưới dạng hàm số, trong đó đáp ứng là hàm của liều lượng. Đường
cong biểu thị mối quan hệ giữa LLĐƯ gọi là đường cong LLĐƯ. Nghiên cứu
đáp ứng với liều lượng và phát triển các mô hình đáp ứng với liều lượng, là
trọng tâm để xác định mức độ và liều lượng "an toàn", "nguy hiểm" và (nếu có
liên quan) đối với thuốc, chất ô nhiễm, thực phẩm và các chất khác mà con
người hoặc các sinh vật được tiếp xúc. Những kết luận này thường là cơ sở cho
chính sách công. Các Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã phát triển hướng
dẫn và báo cáo sâu rộng về mô hình hóa và đánh giá đáp ứng liều, cũng như
phần mềm. Các Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng có hướng
dẫn để làm sáng tỏ mối quan hệ liều lượng - phản ứng trong quá trình phát triển
thuốc. Các mối quan hệ về phản ứng liều có thể được sử dụng trong từng cá thể
hoặc trong quần thể. Một lượng nhỏ độc tố không có tác dụng đáng kể, trong khi
một lượng lớn có thể gây tử vong. Điều này phản ánh mối quan hệ LLĐƯ có thể
được sử dụng như thế nào ở các cá nhân. Trong các quần thể, mối quan hệ
LLĐƯ có thể mô tả cách các nhóm người hoặc sinh vật bị ảnh hưởng ở các mức
độ phơi nhiễm khác nhau. Mối quan hệ đáp ứng liều được mô hình hóa bằng
đường cong đáp ứng liều được sử dụng rộng rãi trong dược học và phát triển
thuốc. Đặc biệt, hình dạng của đường cong đáp ứng liều của thuốc (được định
lượng bằng các thông số EC50, nH và ymax) phản ánh hoạt tính sinh học và độ
mạnh của thuốc. Các mối quan hệ về LLĐƯ có thể được sử dụng trong từng cá
thể hoặc trong quần thể. Trong quần thể, mối quan hệ LLĐƯ có thể mô tả mức
độ nhóm người hoặc sinh vật bị ảnh hưởng ở các mức độ phơi nhiễm khác nhau.
Đường cong LLĐƯ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực Y, Dược, môi trường,
độc chất môi trường,... đường cong LLĐƯ của bất cứ tác nhân nào cũng xác
định được liều lượng LD50, LC50 của tác nhân đó, tương đương với liều lượng
làm chết 50% sinh vật thí nghiệm. Các thông số này phản ánh hoạt tính sinh học
và độ độc của thuốc. Đường cong LLĐƯ là đồ thị thể hiện mức độ ảnh hưởng
của tác nhân kích thích đến của cơ quan thụ cảm. Liều lượng được thể trên trục
X và sự đáp ứng được thể hiện trên trục Y. Trong một số trường hợp, trục X là
logarit của liều lượng và trong những trường hợp như vậy, đường cong thường
là hàm sigmoidal hình chữ S với phần dốc nhất ở giữa. Phân tích thống kê các
đường cong LLĐƯ có thể được thực hiện bằng các phương pháp hồi quy như
mô hình probit hoặc mô hình logit, hoặc các phương pháp khác như phương
pháp Spearman-Karber. Các mô hình thực nghiệm dựa trên hồi quy phi tuyến
thường được ưu tiên sử dụng hơn một số phép biến đổi dữ liệu giúp tuyến tính
hóa mối quan hệ liều lượng và đáp ứng. Mối quan hệ giữa LLĐƯ nói chung phụ
thuộc vào thời gian và cách tiếp xúc. Mức độ đáp ứng khi thời gian và cách tiếp
xúc khác nhau dẫn đến các mối quan hệ và kết luận khác nhau về tác động của
tác nhân gây đáp ứng đang được xem xét. Hạn chế này là do sự phức tạp của các
342
hệ thống và quá trình sinh học chưa được biết đến đối với các phương thức tiếp
xúc bên ngoài và sự đáp ứng bất lợi của tế bào hoặc mô.
Khái niệm về mối quan hệ giữa LLĐƯ tuyến tính, các ngưỡng và đáp ứng tất cả
hoặc không có gì có thể không áp dụng cho các tình huống phi tuyến tính. Mô
hình ngưỡng hoặc là mô hình tuyến tính không ngưỡng có thể phù hợp hơn, tùy
thuộc vào hoàn cảnh. Một công bố gần đây cho thấy các mô hình này khi chúng
áp dụng cho các chất gây rối loạn nội tiết lập luận cho một sự sửa đổi đáng kể
các mô hình thử nghiệm và độc chất ở liều thấp vì quan sát thấy khôngtính đơn
điệu, tức là đường cong liều lượng / đáp ứng hình chữ U.
Mối quan hệ giữa liều lượng và phản ứng thường phụ thuộc vào thời gian tiếp
xúc và đường tiếp xúc (ví dụ, hít thở, ăn uống); định lượng phản ứng sau một
thời gian tiếp xúc khác nhau hoặc cho một lộ trình khác dẫn đến một mối quan
hệ khác và có thể kết luận khác nhau về tác động của tác nhân gây căng thẳng
đang được xem xét. Hạn chế này là do sự phức tạp của các hệ thống sinh học và
các quá trình sinh học thường không được biết đến hoạt động giữa sự tiếp xúc
bên ngoài và phản ứng bất lợi của tế bào hoặc mô.

Hình 1. Đường cong liều lượng-đáp ứng điển hình

Tài liệu tham khảo


1. Center for Drug Evaluation and Research, Exposure-Response Relationships - Study
Design, Data Analysis, and Regulatory Applications. U.S Food & Drug, 2003.
2. Di Veroli G. Y., Fornari C., et. al., An automated fitting procedure and software for
dose-response curves with multiphasic features. Sci. Rep., 5(1): 14701, 2015.
3. The Southwest Environmental Health Sciences Center, The Biology Project, Toxicology
Problem Set, Problem 7: Dose and response, 1997.
4. Vandenberg, Laura N.; Colborn, Theo; et. al., Hormones and Endocrine-Disrupting
Chemicals: Low-Dose Effects and Nonmonotonic Dose Responses. Endo. Rev., 33(3): 378-
455, 2012.

343
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH,
tiến trình xác định và lựa chọn mục tiêu xây dựng các chính sách phục vụ cho
nhu cầu phát triển bền vững của một tổ chức, thể chế hay hệ thống. Chính sách
là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các
kết quả hợp lý thông qua trong một tổ chức, thể chế, hệ thống (doanh nghiệp,
ngành, tổ chức chính quyền, đoàn thể,...). Một chính sách được xây dựng để
phục vụ cho từng mục đích và có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định,
khi môi trường thực hiện chính sách thay đổi thì chính sách cũng cần thay đổi để
duy trì hiệu lực. Chính sách có thể phân loại thành hai nhóm là chính sách công
do Nhà nước xây dựng, ban hành và chính sách của các doanh nghiệp. Chính
sách còn có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ theo René Wies,
các tiêu chí phân loại chính sách có thể bao gồm thời gian tồn tại ngắn hạn,
trung hạn hoặc dài hạn; chế độ hoạt động liên tục, lặp lại với sự đồng bộ của các
sự kiện cũng như mối quan hệ của chính sách với các chính sách khác; tiêu chí
địa lý: các chính sách được phân nhóm theo vị trí của chúng theo ranh giới địa
lý (địa điểm, thành phố, quốc gia, toàn cầu); tiêu chí tổ chức: phản ánh cơ cấu tổ
chức, ví dụ chính sách cho các đơn vị kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp hoặc
các chính sách chỉ cần phải được tuân theo trong các bộ phận bảo mật cao; tiêu
chí dịch vụ: chính sách thường cụ thể đối với một số dịch vụ nhất định mà một
tổ chức cung cấp, mua từ các nhà cung cấp dịch vụ hoặc cung cấp cho mục đích
sử dụng nội bộ; loại mục tiêu: chính sách áp dụng cho tất cả các hệ thống đầu
cuối từ một nhà cung cấp hoặc tất cả các đối tượng mục tiêu có đặc điểm chung;
kịch bản quản lý: các chính sách có thể được kết hợp với một kịch bản quản lý
cụ thể. Một số chính sách có thể chồng chéo và do đó nên được nhóm lại với
nhau thành các chính sách quản lý doanh nghiệp. Quy trình hoạch định chính
sách thường bao gồm các giai đoạn chính, theo trình tự thời gian là: lập chương
trình nghị sự; hình thành chính sách; thông qua chính sách; thực thi chính sách;
đánh giá chính sách. Nội hàm của từng giai đoạn bao gồm lập chương trình nghị
sự (Agenda setting): các cá nhân và tổ chức, cơ quan chức năng tham gia làm
chính sách trình vấn đề ra thảo luận và xem xét đưa vào chương trình chính
thức; hình thành chính sách (Policy formulation): chính thức đề xuất các phương
án thay thế nhằm giải quyết vấn đề chính sách và giải pháp thay thế trong các đề
xuất chính sách công có thể thể hiện dưới dạng dự thảo các quy định pháp lý của
chính phủ, tòa án hoặc dự luật của Quốc hội; thông qua chính sách: chính sách
được chính thức thông qua bởi đa số thành viên được ủy quyền trong tổ chức và
được hợp pháp hoá bởi ban lãnh đạo cao nhất của tổ chức như Quốc hội, Chính
phủ và Tòa án trong phạm vi luật định hoặc được ban hành bởi lãnh đạo theo
luật định của tổ chức doanh nghiệp; thực thi chính sách: chính sách sau khi được
thông qua sẽ triển khai trong thực tế bởi các thành viên của tổ chức dựa trên
nguồn lực của chính tổ chức, chính sách được chuyển đến cơ quan hành pháp để
huy động các nguồn lực tài chính, nhân lực triển khai thực hiện; đánh giá chính
sách: chính sách được các bộ phận có chức năng trong tổ chức, thể chế, hệ thống
xem xét đánh giá hiệu quả và sự phù hợp để tìm cách cải thiện như điều chỉnh
hay thậm chí thay thế chính sách cũ. Không có sự khác biệt về quá trình hoạch
định chính sách doanh nghiệp của Việt Nam so với các nước khác, tuy nhiên
344
hoạch định chính sách công của Việt Nam mang nét đặc thù của thể chế chính trị
của Nhà nước Việt Nam. Chính sách của Nhà nước Việt Nam xuất phát từ văn
bản pháp lý cao nhất là Hiến Pháp được thể hiện thông qua các luật và bộ luật
do Quốc hội ban hành, các văn bản pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội
ban hành, các văn bản nghị định, quyết định, thông tư do Chính phủ và các bộ
ban hành; cũng như các văn bản khác do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân các cấp ban hành.

Tài liệu tham khảo


1. Lê Văn Khoa, Nguyễn Tiến Dũng, Chiến lược và chính sách môi trường,
Nxb. ĐHQGHN, 2000.
2. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững,
Nxb. ĐHQGHN, 2000.
3. Ministry of Housing, Communities and Local Government, UK, National Planning
Policy Framework; London, 2019.
4. Nguyễn Anh Phương, Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập
pháp ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 02+03 (306+307): 80-90, 2016.
5. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật số 80/2015/QH13 - Luật
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, 2015.
6. The General Secretariat of the Government of the Respublic of Macedonia, Policy
Development Handbook, Scopje, April, 2007.
7. Wies R., Policy Definition and Classification: Aspects, Criteria, and Examples;
Proceeding of the IFIP/IEEE International Workshop on Distributed Systems: Operations &
Management, Toulouse, France, 10-12 October 1994.

345
QUÁ TRÌNH QUY HOẠCH CHIẾN LƯỢC MỚI,
tập hợp các hành động của một tổ chức (nhà nước, doanh nghiệp, đoàn thể,…)
về phân bố nguồn lực và sắp xếp không gian, thời gian cho việc hình thành và
thực hiện chiến lược, trong đó trình bày một danh sách các bước mà các nhà
quản lý cần tuân thủ để hoàn thành và thực hiện một chiến lược trong một tổ
chức. Chiến lược là một hành động mà các nhà quản lý thực hiện để đạt được
một hoặc nhiều mục tiêu của tổ chức. Có rất nhiều loại chiến lược khác nhau về
bản chất như chiến lược kinh tế xã hội, chiến lược phát triển, chiến lược quốc
phòng, chiến lược ngoại giao, chiến lược kinh doanh; hoặc khác nhau về quy
mô: toàn cầu, quốc gia, địa phương, doanh nghiệp,… Quy hoạch là việc phân bố
nguồn lực và sắp xếp không gian, thời gian đối với các hành động phát triển trên
một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho một mục tiêu nhất định
trong một thời kì trung hạn, dài hạn. Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên
quan hoặc tương tác với nhau để cho ra sản phẩm hoặc kết quả dự kiến. Các quy
hoạch chiến lược mới (QHCLM) dù có khác nhau về bản chất, nội dung và quy
mô nhưng đều có những điểm chung và các bước quy hoạch gần giống nhau.
Thông thường các quy hoạch chiến lược có thể chia ra 5 bước cơ bản: một là xác
định vị trí chiến lược - giai đoạn đầu tiên của quá trình lập quy hoạch chiến
lược. Cần nhìn nhận toàn diện, tổng thể và cụ thể về vấn đề đang diễn ra để đặt
câu hỏi về tầm quan trọng và vị trí của chiến lược cần được xây dựng cho tổ
chức (nhà nước, doanh nghiệp, đoàn thể,…). Để có bước này, các tổ chức cần có
nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn trước; hai là xác định các mục tiêu ưu tiên: xác
định rõ các mục tiêu cụ thể có thể đo lường được mà chiến lược phải đạt được
trong khung thời gian nhất định. Lúc đầu xây dựng nên đặt ra càng nhiều mục
tiêu càng tốt, nhưng sau đó xem xét và chọn ra những mục tiêu quan trọng, có
sức ảnh hưởng rộng để ưu tiên thực hiện. Bước này được thực hiện một cách
hiệu quả thông qua các hội thảo trao đổi của các bên liên quan đến chiến lược;
ba là xây dựng quy hoạch chiến lược: xây dựng các chiến thuật cụ thể và thiết
lập khung thời gian để theo dõi tiến độ và hiệu quả công việc trong quá trình
thực hiện chiến lược. Dấu mốc kết thúc bước ba là văn bản chiến lược đã được
người đứng đầu tổ chức ký ban hành; bốn là thực hiện và quản lý chiến lược:
giai đoạn hành động của quá trình quy hoạch chiến lược. Trong bước này, chiến
lược được những người tham gia triển khai trên thực tế để tạo ra hiệu quả mong
muốn và thực hiện các mục tiêu dự kiến khi xây dựng. Trong quá trình thực
hiện, người đứng đầu tổ chức luôn theo dõi tiến độ và hiệu quả của việc thực
hiện chiến lược, nhằm hướng việc thực hiện chiến lược đạt được các mục tiêu
dự kiến và năm là xem xét và sửa đổi chiến lược: tổ chức xây dựng chiến lược
tiến hành thu thập các số liệu, minh chứng về kết quả hay hiệu quả chiến lược để
xem xét và sửa đổi chiến lược cho phù hợp với môi trường và hoàn cảnh mới
của vấn đề mà chiến lược đã được xây dựng.
Ở Việt Nam, vấn đề QHCLM được thực hiện ở cấp độ Nhà nước và doanh
nghiệp tư nhân, trong đó quá trình quy hoạch chiến lược của các doanh nghiệp
tư nhân đang triển khai ở mức độ khác nhau đối với các doanh nghiệp nước
ngoài và trong nước cũng tương tự như ở các quốc gia khác trên thế giới. Quá
trình QHCLM ở các tổ chức nhà nước được thực hiện mang tính chất đặc thù
346
theo các bước tuần tự sau: tổ chức nhà nước (bộ, ngành, đoàn thể, địa phương,
các doanh nghiệp nhà nước) đề xuất với cấp trên xây dựng chiến lược cho tổ
chức mình  tổ chức nhà nước khởi xướng chiến lược xây dựng bản phác thảo
chiến lược  tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị các bên liên quan (các nhà
khoa học, các đối tác thụ hưởng và chịu ảnh hưởng của chiến lược, các ngành và
địa phương có liên quan) để lấy ý kiến góp ý và phản biện bản thảo chiến lược
 hoàn thiện bản thảo chuyển cơ quan quản lý cấp trên xin ý kiến  chỉnh sửa
và ban hành văn bản chiến lược  tổ chức thực hiện chiến lược theo các nội
dung, mục tiêu đã ban hành  đánh giá hiệu quả chiến lược theo khung thời
gian quy định và đề xuất các điều chỉnh chiến lược phù hợp với tình hình mới 
ban hành bản chiến lược điều chỉnh.

Tài liệu tham khảo


1. Grunig R., Kuhn R., The Strategy Planning Process: Analyses, Options, Projects,
Springer, 2015.
2. Lê Văn Khoa, Nguyễn Tiến Dũng, Chiến lược và chính sách môi trường,
Nxb. ĐHQGHN, 2000.
3. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững,
Nxb. ĐHQGHN, 2000.
4. National Minority AIDS Council, USA, Strategic Planning, Washington, 2009.
5. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật số 80/2015/QH13 - Luật
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, ngày 22/06/2015.

347
QUYỀN TÀI SẢN,
quyền duy nhất xác định quyền sở hữu về mặt lý thuyết và hợp pháp đối với tài
nguyên và cách thức có thể sử dụng chúng. Các nguồn tài nguyên này có thể là
hữu hình hoặc vô hình và được các cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ sở hữu.
Nhìn chung ở nhiều quốc gia, các cá nhân thực hiện quyền tài sản hoặc quyền cá
nhân để tích lũy, nắm giữ, ủy thác, cho thuê hoặc bán tài sản của họ. Trong kinh
tế học, quyền tài sản là cơ sở cho mọi trao đổi trên thị trường và việc phân bổ
quyền tài sản (QTS) trong xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài nguyên.
QTS được đảm bảo và thực thi bởi luật đã được nhà nước quy định. Các luật này
xác định quyền sở hữu và mọi lợi ích liên quan đi kèm với việc nắm giữ tài sản.
Tài sản nói chung thuộc sở hữu của các cá nhân hoặc một nhóm người. Người
sở hữu tài sản được hưởng tất cả các quyền gắn với tài sản cũng như tất cả các
khoản thu nhập do tài sản mang lại theo qui định của pháp luật. QTS có thể
được mở rộng bằng việc sử dụng bằng sáng chế và bản quyền để bảo vệ: tài
nguyên vật chất khan hiếm như nhà cửa, ô tô, sách và điện thoại di động; các
sinh vật như chó, mèo, ngựa hoặc chim; sở hữu trí tuệ như phát minh, ý tưởng
hoặc từ ngữ. Các loại tài sản khác (như tài sản công cộng hoặc tài sản của Chính
phủ) thuộc sở hữu hợp pháp của các nhóm được xác định rõ. Những tài sản này
thường được coi là tài sản công cộng do các cá nhân ở vị trí có quyền lực chính
trị hoặc văn hóa nắm quyền sở hữu. QTS cung cấp cho chủ sở hữu hoặc người
có quyền khả năng thực hiện với tài sản mà họ chọn, bao gồm giữ lại tài sản, bán
hoặc cho thuê để kiếm lời hoặc chuyển cho một bên khác. Nếu tài nguyên thuộc
sở hữu của Chính phủ thì người quyết định việc sử dụng tài nguyên đó phải hoạt
động theo các luật lệ đã được Quốc hội hoặc các cơ quan hành pháp đưa ra. QTS
cá nhân bao gồm quyền ủy thác, cho thuê hoặc bán bất kỳ phần nào của QTS
bằng cách trao đổi hoặc trao tặng ở một giá bất kỳ mà chủ sở hữu xác định
(miễn là có người sẵn sàng trả mức giá đó). Do đó, ba yếu tố cơ bản của tài sản
cá nhân là độc quyền về quyền lựa chọn sử dụng tài nguyên, độc quyền đối với
các dịch vụ của tài nguyên và quyền trao đổi tài nguyên theo các điều kiện đã
được thỏa thuận. Mục đích cơ bản của QTS và thành quả của nó mang lại là loại
bỏ được sự cạnh tranh mang tính tiêu cực để kiểm soát các nguồn lực kinh tế.
QTS được xác định rõ ràng và được bảo vệ tốt thay thế sự cạnh tranh do bạo lực
bằng cạnh tranh sử dụng các biện pháp hòa bình. QTS có thể được phân thành
ba loại là QTS được thực hiện trên vật hữu hình, trên vật vô hình và thông qua
hành vi của con người. Nhóm QTS có đối tượng thực hiện trên vật hữu hình bao
gồm quyền sở hữu có đối tượng là vật hữu hình, quyền sử dụng đất, quyền bề
mặt, các quyền hưởng dụng... Nhóm QTS có đối tượng thực hiện trên các vật vô
hình gắn liền với các hoạt động sáng chế, phát minh như quyền đối với giải pháp
hữu ích, quyền đối với sáng chế, QTS là đối tượng của quyền tác giả,… Nhóm
QTS có đối tượng là hành vi thực hiện nghĩa vụ của người khác như quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ,…
Ở Việt Nam, QTS được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, là quyền trị
giá được bằng tiền, không đòi hỏi phải có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự,
bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất
và các QTS khác. QTS có thể được phân chia thành hai loại: quyền đối vật và
348
quyền đối nhân căn cứ vào cách thức thực hiện quyền chủ thể. Quyền đối vật là
các quyền được thực hiện trên các vật cụ thể và xác định. QTS thể hiện dưới
dạng quyền đối vật trong Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể kể đến là quyền sở
hữu, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền đối với bất động sản liền kề;
quyền của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm,… Quyền đối nhân bao gồm
các quyền tương ứng với các nghĩa vụ tài sản mà người khác phải thực hiện vì
lợi ích của người có quyền. Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định quyền tài
sản là bất động sản hay động sản. Để xác định loại quyền tài sản nào phải đăng
ký, ngoài việc dựa vào quy định Bộ luật Dân sự năm 2015 cần phải dựa vào các
luật chuyên ngành có liên quan như Luật Đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ. Các QTS
cần phải đăng ký bao gồm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, quyền sử
dụng đất, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý.

Tài liệu tham khảo


1. Armen A., Demsetz. H., The Property Rights Paradigm, Journal of Economic History,
33(1): 16-2, 1973.
2. Armen A., Property Rights, The Invisible Hand, 232-238, 1989.
3. Armen A., Some Economics of Property Rights, Il Politico, 30: 816-829, 1965.
4. He W., Tan L., Liu Z. J., Zhang H., Property rights protection, environmental
regulation and corporate financial performance: Revisiting the Porter Hypothesis. J. Clean.
Prod., 234, 2020.
5. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2015.

349
RỦI RO DO TỔN HẠI TỰ NHIÊN,
đề cập đến các sự kiện cực đoan hoặc các quá trình có nguồn gốc khí tượng thủy
văn hoặc địa chất. Hiện tượng tự nhiên này có thể gây tổn thất về người, tài sản,
môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. Các hiểm
họa tự nhiên có thể chia thành 3 nhóm chính căn cứ theo nguồn gốc phát sinh
như các hiểm họa có nguồn gốc khí quyển - bão, áp thấp nhiệt đới,…; các hiểm
họa có nguồn gốc thủy quyển - lũ, ngập lụt,…; các hiểm họa có nguồn gốc địa
quyển - động đất, sạt lở bờ sông biển, trượt lở đất,… Một hiểm họa tự nhiên sẽ
được coi là rủi ro thiên tai nếu hiểm họa đó gây nên những ảnh hưởng nghiêm
trọng tới cộng đồng và có phạm vi ảnh hưởng rộng, dẫn tới các thiệt hại lớn và
gây gián đoạn cuộc sống bình thường của cộng đồng. Rủi ro cũng có thể phân
thành hai nhóm chính dựa trên tốc độ diễn ra rủi ro, bao gồm: rủi ro diễn ra đột
ngột, xảy ra khi các hiểm họa tự nhiên diễn ra với tốc độ nhanh như động đất,
bão, lũ lụt,… và rủi ro diễn ra chậm, xảy ra khi các hiểm họa tự nhiên diễn ra
trong thời gian dài, dẫn tới tình trạng nguy hiểm như hạn hán diễn ra trong một
thời gian dài, gây nên sự khan hiếm lương thực, suy dinh dưỡng và thậm chí là
gây ra nạn đói. Trong những năm gần đây, hiểm họa tự nhiên xuất hiện với tần
suất thường xuyên và theo hướng cực đoan hơn. Môi trường ô nhiễm, biến đổi
khí hậu là nguyên nhân chính tạo ra các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc
nghiệt. Rủi ro do tổn hại tự nhiên có thể tác động nặng nề đến nền kinh tế, xã
hội và môi trường. Một loạt các rủi ro có thể kéo theo khi hiểm họa xảy ra bao
gồm các thiệt hại về người (làm chết, bị thương hoặc dịch bệnh); các thiệt hại về
tài sản (hỏng hóc, phá hủy cơ sở hạ tầng,…); ảnh hưởng đến sản xuất, hoạt động
kinh tế xã hội (mất mùa, gián đoạn sản xuất, cô lập các vùng kinh tế); tác động
gây ô nhiễm môi trường. Theo ước tính, kể từ năm 1990, các rủi ro do tổn hại tự
nhiên đã làm hơn 1,6 triệu người tử vong trên toàn cầu và thiệt hại kinh tế ước
tính trung bình khoảng 260-310 tỷ USD mỗi năm. Một loạt những rủi ro thiên
tai xảy ra bao gồm mùa mưa bất thường ở châu Á; các trận bão lớn tại châu Á và
châu Mỹ; các vụ cháy rừng trên diện tích lớn ở Mỹ, Úc và Nga; thiên tai do hạn
hán, ngập mặn ở các vùng cửa sông, ven biển,… đã tạo nên một bức tranh ảm
đạm bao trùm lên thế giới. Một vấn đề cấp thiết đặt ra là cần có những biện pháp
đánh giá, quản lý và giảm thiểu rủi ro do tổn hại tự nhiên phù hợp ở từng địa
phương. Đánh giá rủi ro là một bước quan trọng trước khi xây dựng kế hoạch
quản lý hiểm họa thiên nhiên. Thực hiện đánh giá rủi ro do tổn hại tự nhiên có
thể giảm thiểu tác động của thiên tai và tăng khả năng phục hồi của vùng chịu
ảnh hưởng. Đánh giá rủi ro là một quá trình gồm các bước: xác định những rủi
ro có nguy cơ xảy ra; phân tích các rủi ro có khả năng xảy ra và mức độ tác
động; đặt thứ tự ưu tiên giải quyết các rủi ro theo mức độ tác động và nguồn lực
của địa phương; xử lý rủi ro. Công tác đánh giá và quản lý rủi ro do tổn hại tự
nhiên nhằm mục đích phòng ngừa tạo ra rủi ro mới, giảm thiểu các rủi ro hiện
hữu và tăng cường khả năng chống chịu ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, tự nhiên,
văn hóa, xã hội và môi trường. Khung giảm thiểu rủi ro Sendai đã đưa ra 4 tiêu
chí cần thực hiện trong đánh giá và quản lý rủi ro bao gồm: thực hiện các biện
pháp chuyển những thông tin thiên tai thành kiến thức về rủi ro nhằm phòng,
chống thiên tai; tăng cường quản trị rủi ro thiên tai, tăng cường trách nhiệm của
350
các bộ ngành và các bên liên quan như cộng đồng, các tổ chức xã hội, doanh
nghiệp, đặc biệt là tăng tính chủ động của chính quyền các cấp trong triển khai
công tác phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; tăng cường đầu tư vào giảm
nhẹ rủi ro nhằm xây dựng khả năng chống chịu trước thiên tai; và nâng cao khả
năng sẵn sàng để ứng phó hiệu quả và ‘Xây dựng lại tốt hơn’ trong phục hồi và
tái thiết.

Tài liệu tham khảo


1. Brundl M., H.E. Romang, N. Bischof, C.M. Rheinberger, The risk concept and its
application in natural hazard risk management in Switzerland. Nat. Hazards Earth Syst. Sci.,
9: 801-813, 2009.
2. Cirella G.T., E. Semenzin, A. Critto, A. Marcomini, Natural Hazard Risk Assessment
and Management Methodologies Review: Europe. In: Linkov I. (eds) Sustainable Cities and
Military Installations. NATO Science for Peace and Security Series C: Environmental
Security. Springer, Dordrecht, 2014.
3. IMHEN và UNDP. Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện
tượng cực đoan, 2015.
4. Ward P. J., V. Blauhut, N. Bloemendaal, J.E. Daniell et al., Review article: Natural
hazard risk assessments at the global scale, Nat. Hazards Earth Syst. Sci., 20: 1069-1096,
2020.

351
SOL KHÍ,
sự lơ lửng trong môi trường khí của các hạt chất rắn, hạt chất lỏng hoặc các hạt
chất rắn và chất lỏng có tốc độ rơi không đáng kể. Cả hai thuật ngữ sol khí và
các thành phần hạt đều dùng mô tả các hạt rắn/lỏng trong không khí. Sự khác
biệt cơ bản giữa sol khí và các thành phần hạt trong khí quyển là sol khí dùng để
chỉ hệ huyền phù hay hỗn hợp bền của các hạt rắn/lỏng lơ lửng và các khí xung
quanh trong khi các thành phần hạt trong khí quyển chỉ là các hạt chất rắn/lỏng
lơ lửng trong không khí. Sol khí có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc do con người
tạo ra. Một số hệ sol khí tự nhiên như sương mù, bụi khí quyển, bụi núi lửa, bụi
do cháy rừng,… Một số hệ sol khí do con người tạo ra một cách không mong
muốn như bụi khoáng từ các hoạt động nông nghiệp, từ quá trình đốt cháy
không hoàn toàn các nhiên liệu hóa thạch, chất thải và sinh khối, từ các phương
tiện giao thông, bụi phát thải công nghiệp, nhà máy năng lượng,… cũng như hệ
phun sương, bình xịt, bình chữa cháy. Đối với các hệ sol khí tùy vào điều kiện,
tính chất của hạt mà có thể tồn tại trong thời gian ngắn hoặc dài khác nhau. Ví
dụ: các hạt sương mù do sự lắng đọng của nước thì dễ kết tụ và kém bền trong
khi các hạt bụi hình thành do núi lửa có thể tồn tại nhiều năm. Hệ sol khí có thể
bao gồm các hạt có kích thước giống nhau (đơn phân tán) hay khác nhau (đa
phân tán). Hình dạng hạt có thể được chia làm ba nhóm chính: dạng cầu, dạng
đĩa dẹt và dạng sợi. Các hạt sol khí thông thường có kích thước nhỏ hơn 1
micromet, còn các hạt có kích thước lớn cỡ hàng chục micromet sẽ lắng đọng
nhanh hơn. Đa phần các hệ sol khí được xem là một mối nguy hiểm tiềm tàng có
ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Sol khí đóng vai trò là
nhân tố chính cho sự nóng lên toàn cầu, hiện tượng mù quang hóa, sự suy giảm
tầng ozon và chất lượng không khí. Sol khí có tính chất tán xạ, các tia bức xạ
Mặt trời sau khi phản xạ từ bề mặt Trái đất khó thoát ra ngoài và gây ra hiệu ứng
nhà kính, dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Các tác động của sol khí lên khí hậu
được ghi nhận từ năm 44 trước Công nguyên, khi sự phun trào núi lửa Etna đã
làm cho mùa hè trở nên lạnh và mùa màng thất bát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
mối quan hệ giữa các bệnh về phổi và tác động của sol khí, đặc biệt là bụi mịn.
Bên cạnh các khí thải độc hại như SO2, NO2, CO,… bụi mịn và bụi siêu mịn là
một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí hàng đầu hiện nay do có khả
năng xâm nhập vào tế bào theo đường máu và phá hủy cơ chế tự miễn dịch của
cơ thể, gây nhiều bệnh cấp tính và làm tổn thương vĩnh viễn các cơ quan quan
trọng như phổi, tim, não,… Ngoài ra, một số hệ sol khí còn chứa các nguyên tố
kim loại nặng, ở nồng độ cao có thể gây ra các bệnh lý và hệ lụy về sau. Bên
cạnh tác hại ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người thì một số hệ sol
khí cũng được tạo ra nhằm ứng dụng trong một số lĩnh vực. Trong y học, hệ sol
khí được ứng dụng tạo các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh lý hô hấp mạn
tính như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các loại thuốc xông/hít
giúp đưa thuốc trực tiếp vào đường thở và lắng đọng đúng vị trí nhằm giảm
được các tác dụng phụ của thuốc và tác dụng nhanh hơn so với đường
chích/uống. Sol khí còn được ứng dụng trong quy trình bón phân hoặc rải thuốc
bảo vệ thực vật. Các hạt dung dịch nhỏ chứa phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực
vật có khả năng thấm nhanh trên bề mặt mao quản của lá từ đó mang lại hiệu
352
quả cao trong nông nghiệp. Ngoài ra, sol khí cũng ảnh hưởng đến khí hậu, cụ thể
là vòng tuần hoàn nước. Sol khí đóng vai trò như tác nhân ngưng tụ các giọt
nước nhỏ (mây ấm) hoặc các tinh thể băng nhỏ (mây lạnh). Nồng độ sol khí và
tác dụng của các hạt ảnh hưởng đến sự hình thành các giọt nước, tinh thể băng
và mưa. Vì vậy, sol khí cũng được ứng dụng trong việc tạo mưa nhân tạo.
Tài liệu tham khảo
1. Colbeck I., Lazaridis M., Aerosol Science: Technology and Applications, John Wiley &
Sons Ltd., 2014.
2. Levin Z., Cotton W. R., Aerosol pollution impact on precipitation: A scientific review,
Springer Science & Business Media, 2008.
3. Tomasi C., Fuzzi S., Kokhanovsky A., Atmospheric aerosols: Life cycles and effects on
air quality and climate, John Wiley & Sons Ltd., 2017.

353
TÀI NGUYÊN CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG,
sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả
năng cho việc đáp ứng nhu cầu về tài nguyên của các thế hệ tương lai. Tài
nguyên (TN) được chia thành hai nhóm là nhóm không thể tái tạo (TNKTT) và
có thể tái tạo (TNTT) được. TNKTT là nguồn TN hiện đang sẵn có và có số
lượng hữu hạn, không thể tái sinh sau khi đã được sử dụng. Do đó, khi các
TNKTT được sử dụng, nguồn dự trữ còn lại của chúng trong môi trường sẽ bị
cạn kiệt. Như vậy, nguồn TN này không thể được sử dụng theo cách bền vững,
chúng chỉ có thể được “khai thác”. Ví dụ như nguồn quặng kim loại, dầu mỏ,
than đá và khí đốt tự nhiên. Ngược lại, nguồn TNTT là nguồn TN có khả năng
tái sinh sau khi thu hoạch hoặc sử dụng, vì vậy trữ lượng của chúng có thể được
sử dụng mãi mãi. Hầu hết các TNTT là sinh học và số ít là không sinh học.
Nguồn TNTT mang bản chất sinh học này bao gồm động vật hoang dã bị săn bắt
làm thức ăn hoặc làm nguyên liệu sinh học, chẳng hạn như hươu, nai, thỏ rừng,
vịt, cá, tôm hùm và hải cẩu sinh khối rừng được thu hoạch để lấy gỗ, sợi hoặc
năng lượng thực vật hoang dã được thu thập làm nguồn thực phẩm thực vật
được trồng làm nguồn thực phẩm, thuốc, vật liệu hoặc năng lượng khả năng dựa
trên chất hữu cơ của đất để duy trì năng suất của cây nông nghiệp. TNTT phi
sinh học bao gồm: Ánh sáng Mặt trời, trong đó có một đầu vào liên tục cho Trái
đất; Nước mặt và nước ngầm, được tái tạo thông qua chu trình thủy văn; Gió,
được đổi mới thông qua hệ thống phân phối nhiệt của khí quyển; Các dòng nước
và sóng, được đổi mới thông qua hệ thống phân phối nhiệt của đại dương, cũng
như ảnh hưởng thủy triều của Mặt trăng. Các nguồn tài nguyên như đất, nước,
không khí, rừng, không gian địa lý, nhiên liệu hoá thạch, năng lượng Mặt trời,…
có vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững (PTBV). Trong quá trình phát
triển các mục tiêu kinh tế và xã hội, các quốc gia đều cần chú ý tới việc sử dụng
các nguồn tài nguyên sao cho hợp lý. Đồng thời, cần chú ý tới việc tái tạo các
nguồn TN không thể thay thế và ứng dụng khoa học, kỹ thuật để tạo ra các
nguồn tài nguyên mới như năng lượng gió, Mặt trời thay thế cho nguyên liệu
hoá thạch. Tái chế các nguồn rác thải để tạo ra năng lượng cũng như các sản
phẩm ứng dụng khác như phân bón sinh học. Các hoạt động này đồng thời tạo ra
nhiều công lao động và góp phần vào xoá đói giảm nghèo. Phát triển bền vững
về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự
nhiên với khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người
thông qua khai thác hợp lý nguồn tài nguyên để môi trường tiếp tục hỗ trợ điều
kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên Trái đất.
Các nước đã và đang đưa ra những chính sách hợp lý, giải quyết các vấn đề
quyết liệt để bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm đất, nước và không khí.
Hạn chế các hiện tượng phá rừng và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng nhằm chống lũ
lụt, chống biến đổi khí hậu, chống xâm nhập ngập mặn,… Đồng thời, ban hành
các chế tài xử phạt, các điều luật quy định sử dụng các nguồn tài nguyên và đẩy
mạnh các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân. Phát triển bền
vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt
của sự phát triển, gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Về kinh tế, cần duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng
354
trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất
và tiêu dùng bền vững; bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp,
nông thôn bền vững; phát triển bền vững các vùng và địa phương. Phát triển bền
vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí như chỉ số phát triển con người
(HDI), hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội,
hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội
hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ
chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời
sống giữa các vùng miền không lớn. Phát triển bền vững về xã hội gồm một số
nội dung chính là ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào
đô thị; giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; nâng cao học
vấn, xóa mù chữ; bảo vệ đa dạng văn hóa; bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu
và lợi ích giới; tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra
quyết định. Phát triển bền vững về môi trường là khi khai thác các nguồn lợi tự
nhiên đi kèm với đảm bảo chất lượng môi trường sống của con người. Đó là bảo
đảm trong sạch của không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất
lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh
giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Phát triển bền vững
về môi trường bao gồm các nội dung cơ bản như sử dụng có hiệu quả tài
nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; phát triển không vượt quá ngưỡng
chịu tải của hệ sinh thái; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ozon; kiểm soát
và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm
và giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm, cải thiện và khôi phục môi trường
những khu vực ô nhiễm,…

Tài liệu tham khảo


1. LaRiviere J., Kling D., Sanchirico J. N., Sims C., Springborn M., The Treatment of
Uncertainty and Learning in the Economics of Natural Resource and Environmental
Management, Rev. Environ. Econom. Pol., 12(1), 2020.
2. Segerson K., Catherine L. Kling, Nancy E. Bockstael, Contributions of women at the
intersection of agricultural economics and environmental and natural resource economics,
Per. Pol., 2021.
3. Tietenberg T., Lewis L., Environmental and natural resource economics. Routledge
(Ed). Taylor & Francis Group, New York and London, 2018.

355
THANH TRA, KIỂM TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
thanh tra về bảo vệ môi trường (TTBVMT) là hoạt động xem xét, đánh giá, xử
lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, quy định về chuyên môn - kỹ
thuật về bảo vệ môi trường. Kiểm tra về bảo vệ môi trường là hoạt động xem
xét, đánh giá, xử lý đối với hoạt động bảo vệ môi trường. Mục đích của thanh
tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường là để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi
phạm, giúp tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định pháp luật, qua đó bảo vệ,
nâng cao chất lượng môi trường. Đồng thời, kết quả thanh tra, kiểm tra cũng
góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Nguyên tắc
của hoạt động TTBVMT là tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, có trọng
tâm và đạt hiệu quả cao; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động của đối tượng thanh tra và
thực hiện nghiêm túc chế độ bảo mật và chế độ thông tin, báo cáo. Tổ chức bộ
máy TTBVMT ở Việt Nam gồm có thanh tra cấp trung ương và thanh tra cấp địa
phương. Ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Thanh tra Bộ và
Tổng cục Môi trường là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
về môi trường. Ở địa phương, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức
thực hiện thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã
tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn. Công tác
TTBVMT được thực hiện theo ba hình thức gồm thanh tra theo kế hoạch; thanh
tra thường xuyên và thanh tra đột xuất. Quá trình thực TTBVMT gồm ba bước:
chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Việc chuẩn bị thanh
tra gồm các hoạt động khảo sát, nắm bắt tình hình, xác định những vấn đề nổi
cộm của đối tượng thanh tra; ban hành quyết định thanh tra; xây dựng, phê duyệt
và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, phân công nhiệm vụ cho các thành
viên của đoàn thanh tra; xây dựng đề cương báo cáo và gửi cho đối tượng thanh
tra; thông báo về việc công bố quyết định thanh tra. Khi tiến hành thanh tra,
đoàn thanh tra thực hiện các hoạt động công bố quyết định thanh tra đến đối
tượng thanh tra và các bên liên quan; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến
nội dung thanh tra, ghi chép vào nhật ký thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin,
tài liệu thông qua yêu cầu giải trình, đối thoại với đối tượng thanh tra, làm việc
với các bên liên quan; báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ và những sửa
đổi, bổ sung trong quá trình thanh tra và kết thúc việc thanh tra tại nơi được
thanh tra. Khi kết thúc thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện các hoạt động xây
dựng báo cáo kết quả thanh tra, nêu rõ các loại và mức độ vi phạm, kiến nghị
hình thức xử lý; xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, lấy ý kiến của đối tượng
thanh tra; công bố kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra và các bên liên
quan; tổng kết hoạt động của đoàn thanh tra. Kết luận thanh tra phải được công
khai theo các hình thức công bố tại cuộc họp với sự tham gia của các bên liên
quan; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang thông tin
điện tử của cơ quan được giao thực hiện chức năng TTBVMT; niêm yết tại trụ
sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra; cung cấp theo yêu cầu
của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ
356
chấp hành quyết định thanh tra; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin,
tài liệu; thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của
đoàn thanh tra. Bên cạnh đó, đối tượng thanh tra cũng có quyền giải trình về vấn
đề có liên quan đến nội dung thanh tra; khiếu nại về quyết định, hành vi của
người thanh tra, về kết luận thanh tra; yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật; tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của đoàn thanh tra. Sau khi
có kết luận thanh tra, đối tượng thanh tra và các tổ chức, cơ quan liên quan có
trách nhiệm thực thi. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không
kịp thời thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành
chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường. Công tác TTBVMT ở Việt Nam hiện nay được Bộ Tài nguyên và
Môi trường phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh. Kế hoạch
thanh tra được lập và triển khai hàng năm. Các địa phương cũng tổ chức hàng
trăm cuộc thanh, kiểm tra môi trường mỗi năm, điển hình như tỉnh Bình Dương
năm 2018 phát hiện và xử lý 351 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tỷ
lệ cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường trên cả nước có xu hướng giảm, từ
77,4% năm 2014 xuống 36,2% năm 2018.

Tài liệu tham khảo


1. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 35/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra
tài nguyên và môi trường, 2009.
2. Quốc hội Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường, 2020.
3. Quốc hội Việt Nam, Luật Thanh tra, 2010.

357
THUẾ CARBON,
một loại thuế áp dụng đối với lượng phát thải carbon từ quá trình đốt cháy nhiên
liệu tạo ra khí CO2 - một trong những khí nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên
của Trái đất và biến đổi khí hậu toàn cầu. Thuế carbon (TCB) là một khoản phí
áp dụng đối với việc đốt các nhiên liệu có chứa carbon (than, dầu, khí đốt), là
chính sách cốt lõi để giảm và cuối cùng loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa
thạch. TCB thực sự là cách duy nhất để người sử dụng nhiên liệu có chứa carbon
phải trả cho những thiệt hại môi trường do khí hậu gây ra bởi phát thải CO 2 vào
khí quyển. Sử dụng TCB có tác động tích cực trong giảm lượng phát thải khí
CO2 đồng thời góp phần tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra,
nếu áp dụng thành công trong việc giảm phát thải carbon và giảm tiêu thụ nhiên
liệu hóa thạch sẽ đóng góp vào việc giảm phát thải khí độc hại như NO x, SOx,
đem lại các lợi ích có liên quan tới cải thiện sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong. Mục
đích của TCB là khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp đưa ra những lựa
chọn có trách nhiệm hơn với môi trường, giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch
và phát thải có liên quan. TCB có lợi thế là khuyến khích mà không đưa ra lựa
chọn giải pháp ưa thích hơn các giải pháp khác. Doanh nghiệp và cá nhân có thể
chọn cách tránh loại thuế này bằng cách giảm mức sử dụng, tăng hiệu suất, thay
đổi nhiên liệu, áp dụng công nghệ mới hoặc kết hợp các cách tiếp cận này. Mức
thuế đủ cao sẽ là một biện pháp khuyến khích dòng tiền mạnh mẽ, thúc đẩy việc
chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch trên toàn nền kinh tế, đơn giản bằng cách
chuyển sang sử dụng nhiên liệu không carbon và hiệu quả năng lượng sẽ có lợi
hơn về mặt kinh tế. Cơ sở khoa học của TCB là thuế Pigou. TCB được hiểu là
một loại thuế do Chính phủ áp đặt lên đối tượng phát thải khí nhà kính do đốt
nhiên liệu hóa thạch. TCB đánh vào đối tượng gây ô nhiễm môi trường (theo
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền) thông qua nhiên liệu động cơ (xăng,
dầu, methanol, naphtha, butan); khí hóa lỏng; nhiên liệu đốt như than bùn, than
đá (tương ứng với lượng carbon thải ra). Nguyên tắc đánh thuế do Pigou nêu ra
là: “Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị
bằng chi phí ngoại ứng do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản xuất
tối ưu của xã hội”. Loại thuế này nhằm mục đích buộc nhà sản xuất phải "nội
hóa các ngoại ứng" và điều chỉnh mức hoạt động của mình về mức sản xuất tối
ưu xã hội, vì thế được gọi là "thuế ô nhiễm tối ưu" hay thuế Pigou. Mức TCB
phải đóng cao hay thấp tùy thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng. Lượng CO 2 sinh
ra từ nhiên liệu trên một đơn vị khối lượng hay thể tích được nhân với chi phí xã
hội (phí tổn xã hội) sẽ ra tính được mức thuế. Chi phí xã hội của carbon là giá trị
hiện tại của những tác động có hại trong tương lai do phát thải thêm một tấn khí
CO2 gây ra. Tác động của TCB sẽ khác nhau giữa các nhóm kinh tế tùy thuộc
vào mức độ thay đổi giá năng lượng, mô hình sản xuất và tiêu thụ năng lượng
khu vực. TCB chỉ hoạt động tốt nhất trong điều kiện nền kinh tế theo định
hướng thị trường. Bản chất của TCB là hoạt động dựa trên các tín hiệu của giá.
Các cơ sở phát thải phải đối mặt với giá phát thải carbon cao hơn sẽ được
khuyến khích để giảm phát thải khí nhà kính. Chính sách TCB được xem là một
phần của chính sách tổng hợp về khí hậu và năng lượng. Theo công bố của Ngân
hàng Thế giới tính đến 2018, ít nhất đã có 27 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng
358
TCB. Các nước thuộc liên minh châu Âu như Đan Mạch, Pháp, Ai-Len, Bồ Đào
Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh đánh thuế carbon cho tất cả các nhiên liệu sử
dụng trong các ngành kinh tế, ngoại trừ một số ngành đặc biệt như Hàng không
quốc tế. Tại châu Á, một số nước đã áp dụng thuế carbon như Singapo, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Nhật Bản đã áp dụng thuế carbon cho tất cả các
nhiên liệu, trừ nhiên liệu thuộc các ngành nông - lâm nghiệp, vận tải hàng
không, đường sắt và hàng hải. Các nước thuộc châu Mỹ và Mỹ La tinh như
Canada, Chi Lê, Arghentina đã áp dụng TCB cho các ngành công nghiệp. Ở
Việt Nam, thuế carbon là công cụ chính sách mới được đề cập trong những năm
gần đây. Hệ thống các công cụ kinh tế, cơ chế tài chính liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính bao gồm thuế, phí, lệ phí
trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, nước, rừng và đa dạng sinh
học, bảo vệ môi trường đã được sử dụng theo hướng ngày càng phù hợp với
thực tế. Áp dụng được TCB sẽ mang lại nhiều lợi ích và nâng cao uy tín của
Việt Nam song cũng sẽ gặp không ít thách thức và khó khăn. Do đó, việc đề
xuất áp dụng và xây dựng lộ trình áp dụng TCB cần được nghiên cứu, cân nhắc
kỹ lưỡng nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.

Tài liệu tham khảo


1. Helm D., Economic Instruments and Environmental Policy, Econom. Soc. Rev., 36(3),
2005.
2. Tạ Đức Bình, Lại Văn Mạnh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Cơ sở khoa học, xu hướng thế
giới và bối cảnh của Việt Nam về thuế cacbon, Tạp chí môi trường, 15, 2020.
3. Wu Y. C., Huang, W. L., Hsu, Y. F., Wang S. C., Lin, J. Y., Chen M. J., Computational
framework for optimal carbon taxes based on electric supply chain considering transmission
constraints and losses. Math. Prob. Engin., 2015.

359
TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG,
thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 1972. Trong báo cáo tại
Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Con người, Stockholm, từ ngày 5
đến ngày 16 tháng 6 năm 1972, Chương trình Hành động về Giáo dục, Đào tạo
và Thông tin cộng đồng, truyền thông được xác định là một trong các biện pháp
hỗ trợ cho các ưu tiên chính của hoạt động bảo vệ môi trường toàn cầu, đánh giá
và quản lý môi trường. Nhóm quan tâm về truyền thông môi trường (TTMT)
cho rằng TTMT là “việc sử dụng các quá trình truyền thông và các sản phẩm
của các phương tiện truyền thông một cách có kế hoạch và có chiến lược nhằm
hỗ trợ việc thực hiện dự án, việc tham gia của công chúng, và việc đưa ra quyết
định một cách hiệu quả, nhằm hướng tới sự bền vững về mặt môi trường”.
TTMT là quá trình tương tác hai chiều, giúp cho mọi đối tượng tham gia vào
quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông tin môi trường, với
mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các chủ đề môi trường có liên quan và
từ đó, có năng lực cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau. Mục
tiêu của TTMT là mang lại sự hiểu biết đối với môi trường và các vấn đề môi
trường, mang lại kiến thức để giải quyết các vấn đề môi trường, tạo ra động lực
để hợp tác nhằm hướng tới các giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường.
TTMT là công cụ cơ bản trong công tác quản lý môi trường, nhằm xã hội hóa
công tác bảo vệ môi trường. Nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi
thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng từ đó thúc đẩy họ tự nguyện
tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường từ đơn giản nhất đến phức tạp
nhất và không chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng
tham gia tạo nên những kết quả chung của toàn xã hội. Một trong những yếu tố
cơ bản và cũng là hoạt động trung tâm của TTMT là xây dựng thông điệp
TTMT. Một thông điệp truyền thông tốt là thông điệp chuyển tải được 6 nội
dung giáo dục sau đây: giáo dục nhận thức, giáo dục kiến thức, giáo dục kỹ
thuật, giáo dục ý thức, giáo dục đạo đức và giáo dục hành vi. Với mục tiêu giáo
dục nhận thức, thông điệp môi trường phải chứa đựng thông tin sao cho người
tiếp nhận thông tin hiểu được những tác hại đối với môi trường là có thật và bảo
vệ môi trường là điều cần thiết. Giáo dục kiến thức nhằm nâng cao sự hiểu biết
về môi trường, về suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường đến đời sống, sức
khỏe của con người. Giáo dục kỹ thuật cung cấp những kỹ năng liên quan đến
việc xử lý các vấn đề môi trường, ví dụ, cách thức phân loại rác thải trong mỗi
gia đình hàng ngày. Giáo dục đạo đức môi trường hướng tới xây dựng những
phép tắc, quy tắc ứng xử đúng đắn, đó là cơ sở của xử sự đúng đắn đối với môi
trường. Sau cùng, giáo dục hành vi là mức độ cao nhất mà thông điệp môi
trường có thể mang đến cho người nhận thông điệp: xây dựng sự đối xử, hay là
hành vi đúng đắn đối với môi trường. Để tiến hành thực hiện chiến lược truyền
thông hiệu quả, theo nhóm quan tâm về truyền thông môi trường, cần có 10
bước trong chiến lược truyền thông môi trường. Các bước này bao gồm: phân
tích tình huống và nhận ra vấn đề; phân tích người tham gia và kiến thức, thái
độ, hành vi; xây dựng các mục tiêu truyền thông; phát triển các chiến lược
truyền thông; tham gia của các nhóm liên quan; kết hợp và lựa chọn các phương
tiện truyền thông; thiết kế thông điệp; sản xuất và kiểm tra thử; thực hiện truyền
360
thông và áp dụng trên thực tế; ghi nhận, giám sát và đánh giá. 10 bước này rất
cần được tiến hành trong chiến lược truyền thông môi trường, nhất là việc áp
dụng các bước này qua một dự án hay một chương trình môi trường hay liên
quan đến môi trường cụ thể. Có thể nói rằng TTMT đóng vai trò quan trọng
trong chiến lược phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo


1. Interest Group on Environmental Communication. Environmental Communication -
Applying Communication Tools Towards Sustainable Development: Working Paper of the
Working Party on Deverlopment Cooperation and Environmental. OECD, 1999.
2. Nguyễn Tuấn Anh, Giáo trình Xã hội học Môi trường, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,
2011.
3. Vũ Cao Đàm, Nguyễn Nguyên Cương, Mai Quỳnh Nam, Truyền thông môi trường.
Trong Vũ Cao Đàm (Chủ biên), Xã hội học môi trường, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 176-208,
2002.

361
VI KHÍ HẬU,
vùng khí quyển địa phương có khí hậu khác biệt với xung quanh. Vi khí hậu
được cấu thành bởi các yếu tố độ ẩm, nhiệt độ, vận tốc chuyển động trong không
khí và bức xạ nhiệt. Có rất nhiều vi khí hậu từ tự nhiên lẫn nhân tạo và quy mô
lớn nhỏ khác nhau. Một ví dụ điển hình cho vi khí hậu tại Việt Nam là hang
động Sơn Đoòng, nơi đây tồn tại các điều kiện khí hậu riêng tạo nên hệ sinh thái
đa dạng góp phần tạo nên tính đặc sắc cho văn hóa du lịch Việt Nam. Một ví dụ
khác là các ốc đảo tạo nên một khu vực cho con người và động vật cư trú trên sa
mạc. Hay đơn giản ở quy mô nhỏ hơn, các hốc cây nơi có ánh sáng và độ ẩm
thích hợp cho các loại nấm có thể phát triển được. Trong thế giới động vật, loài
mối cũng tạo ra được tổ có nhiệt độ và đổ ẩm ổn định nhằm tránh được điều
kiện khắc nghiệt bên ngoài. Vi khí hậu được hình thành do các tác động và ảnh
hưởng của sự vật - sự việc xung quanh có nguồn gốc từ tự nhiên lẫn nhân tạo.
Trong tự nhiên có rất nhiều tác động hay ảnh hưởng điều kiện tạo ra vi khí hậu.
Ví dụ: sự hấp thu nhiệt độ bởi nước nên các khu vực quanh hồ, sông, suối hay
biển sẽ có nhiệt độ thấp hơn các khu vực xung quanh; hai bên sườn núi có sự
khác nhau về hướng quay của hai mặt sườn núi bắc - nam, dẫn đến một bên
sườn núi sẽ hấp thu ánh sáng Mặt trời nhiều hơn và trở nên ấm hơn trong
khoảng thời gian dài hơn. Các ốc đảo được hình thành khi có các nguồn nước từ
các dòng sông ngầm hay từ các địa tầng ngậm nước. Trong khi đó, con người
cũng tạo ra vi khí hậu một cách vô tình hay chủ ý. Trong quá trình đô thị hóa
con người đã vô tình tạo ra vi khí hậu do sự hấp thu và bức xạ năng lượng Mặt
trời ra môi trường của các vật liệu như gạch, đá, nhựa đường và bê-tông làm
nhiệt độ trong khu vực tăng lên. Hay các khu vực với điều kiện môi trường riêng
biệt do các hoạt động sản xuất từ nhà máy với nguồn nhiệt lớn và ô nhiễm như
nấu chảy kim loại hay xử lý rác; hoặc là nhiệt độ quá thấp như các kho đông
lạnh gây ra vi khí hậu nóng và vi khí hậu lạnh. Việc nghiên cứu vi khí hậu của
các lãnh thổ mang lại các giá trị thực tiễn như trong sản xuất nông nghiệp, khảo
sát vi khí hậu có thể chỉ ra các khu vực thuận lợi nhất để canh tác các loại cây ưu
nhiệt hay ưa ẩm. Ngoài ra việc khảo sát có thể cho thấy những biến đổi khí hậu
do quá trình canh tác, từ đó đề xuất các biện pháp cải tạo đất theo hướng làm
cho điều kiện vi khí hậu tốt hơn. Trong phát triển đô thị, qua tìm hiểu và học hỏi
từ thiên nhiên, con người cũng đã chủ ý tạo ra những vi khí hậu có lợi như bố trí
hướng đường phố thông thoáng, bố trí các cây xanh, tạo sông, hồ, thác nước
nhân tạo nhằm điều hòa vi khí hậu thành phố hiệu quả nhất. Về học thuật, bổ
sung các thông tin nhằm giúp việc dự báo các hiện tượng thời tiết địa phương
chính xác hơn. Ngoài ra, thông qua nghiên cứu về vi khí hậu của một khu vực, ta
có thể lập nên sơ đồ phân vùng vi khí hậu địa phương trong phạm vi lãnh thổ đó.
Khi tiếp xúc trong thời gian dài, vi khí hậu sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực
nhất định đến hoạt động và sức khỏe của con người. Trong đó, ba yếu tố được
cho là có ảnh hưởng nhất đối với con người là nhiệt độ, độ ẩm và bức xạ nhiệt.
Đối với vi khí hậu nóng và vi khí hậu lạnh được tạo ra bởi các hoạt động của
nhà máy, việc tiếp xúc lâu dài sẽ gây nên các ảnh hưởng tiêu cực đến công nhân
lao động như sự mất nước và mất cân bằng điện giải, các triệu chứng “say nóng”
dẫn đến co giật,… đối với vi khí hậu nóng. Hay hiện tượng lạnh cục bộ gây nên
362
các chứng đau, viêm cơ, viêm đường hô hấp,… đối với vi khí hậu lạnh. Vùng có
độ ẩm cao sẽ làm giảm hàm lượng oxy hít thở vào phổi do hàm lượng hơi nước
trong không khí tăng lên. Ngoài ra, hàm lượng hơi nước tăng làm tăng khả năng
chập mạch điện dễ xảy ra các tai nạn về điện. Ngược lại đối với vùng có độ ẩm
thấp sẽ làm tăng hàm lượng của không khí khô gây khô và nứt da. Năm 2016,
Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 26/2016/TT-BYT để giới hạn giá trị cho phép
của vi khí hậu tại môi trường làm việc để đảm bảo an toàn cho người lao động.
Nhằm giải quyết các ảnh hưởng tiêu cực từ vi khí hậu nhân tạo, các biện pháp
phòng chống đã và đang được sử dụng rộng rãi như: cơ giới hóa và tự động hóa
các quá trình lao động ở vị trí có nhiệt độ, bức xạ nhiệt cao; thông gió tự nhiên
hoặc thiết kế, lắp đặt, sử dụng các thiết bị điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ,…
thích hợp; ngăn các nguồn phát sinh nhiệt với con người bằng những mành che,
tấm chắn cách nhiệt; sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm trong điều kiện
khắc nghiệt.

Tài liệu tham khảo


1. Bherwani H., Kumar A. S. R., Assessment methods of urban microclimate and its
parameters: A critical review to take the research from lab to land. Urb. Clim., 34, 2020.
2. Lê Văn Mai, Vi khí hậu học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
3. Trần Thị Vân, Hà Dương Xuân Bảo, Đinh Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Tuyết Mai,
Đặng Thị Mai Nhung, Đặc điểm môi trường nhiệt và diễn biến đảo nhiệt đô thị bề mặt khu
vực phía bắc thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ,
49: 11-20, 2017.

363
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ MÔI TRƯỜNG,
việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc
phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường nhưng chưa phải là tội phạm về môi trường. Các nguyên tắc xử phạt
vi phạm hành chính (VPHC) bao gồm: được tiến hành nhanh chóng, công khai,
khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp
luật; phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và
tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần,
nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người đều bị xử phạt,
một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt
về từng hành vi vi phạm; người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng
minh VPHC; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền chứng minh mình không
VPHC; đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với
tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Các hình thức xử phạt vi
phạm hành chính về môi trường (XPVPHCMT) bao gồm cảnh cáo; phạt tiền tối
đa đối với một hành vi vi phạm là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với
tổ chức theo quy định hiện hành. Các hình thức xử phạt bổ sung gồm tước quyền
sử dụng có thời hạn đối với các loại giấy phép về môi trường hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật VPHC, phương tiện
được sử dụng để VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đình chỉ hoạt động có
thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà
nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu. Ngoài các hình thức xử phạt, cá
nhân, tổ chức VPHC trong bảo vệ môi trường còn có thể bị bắt buộc thực hiện
một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm khôi phục lại môi
trường, phục hồi sinh cảnh ban đầu, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận
nguồn gen trái pháp luật; tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình xây dựng trái
quy định về bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường và báo cáo kết quả; tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị,
nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu trái quy định; tiêu hủy hàng hóa, máy móc,
thiết bị, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu trái quy định về bảo vệ môi trường
hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; tiêu hủy loài sinh
vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền chưa có giấy
phép; cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi
trường; thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; thu
hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; nộp lại
số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính về môi trường;
thực hiện các biện pháp quản lý chất thải, tiếng ồn và độ rung; xây lắp công
trình bảo vệ môi trường; vận hành đúng quy trình; di dời ra khỏi khu vực cấm;
thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với
khu dân cư; truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp; bồi thường
thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra; di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường;
di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch; rà soát, cải tạo công
trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; lắp đặt thiết bị, hệ
thống quan trắc tự động, liên tục; lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan
364
quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận; lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường;
tháo dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định để xả chất thải không qua
xử lý ra môi trường. Ở Việt Nam hiện nay, môi trường đang tiếp tục bị ô nhiễm,
suy thoái. Một trong những nguyên nhân chính là do việc thực thi pháp luật còn
yếu kém, còn nhiều vi phạm xảy ra. Một số vụ việc gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường điển hình thời gian qua như vụ Công ty Vedan xả nước thải gây ô nhiễm
môi trường sông Thị Vải năm 2008, vụ Công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh gây ô
nhiễm môi trưởng biển 4 tỉnh miền Trung năm 2016, các vụ phá rừng, cảnh
quan thiên nhiên để phát triển du lịch ở Sơn Trà (Đà Nẵng), Ba Vì (Hà Nội),
Bình Thuận... Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành và địa phương
đã triển khai nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra để xử lý các vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2012-2019, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra
4.803 cơ sở, trong đó đã xử phạt VPHC đối với 2.532 cơ sở với tổng số tiền
399,417 tỷ đồng. Trong năm 2020, toàn ngành đã phát hiện và xử lý gần 12.000
vụ vi phạm quy định pháp luật về môi trường, xử phạt VPHC với số tiền
76,28 tỷ đồng.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo tổng kết công tác năm 2020.
2. Chính phủ Việt Nam, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, 2016.
3. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, 2021.
4. Quốc hội Việt Nam, Luật xử phạt vi phạm hành chính, 2015.

365
Các mục từ biên soạn cỡ ngắn

366
BỂ HIẾU KHÍ,
sử dụng trong công nghệ xử lý nước bị ô nhiễm các hợp chất hữu cơ, vô cơ bằng
phương pháp sinh học thông qua việc cấp khí cho các vi sinh vật hiếu khí để oxi
hóa và khoáng hóa các chất này thành các chất thứ cấp không độc hại. Ví dụ như
quá trình nitrat hóa, nhóm vi khuẩn oxy hóa amoni và oxy hóa nitrit sẽ cần oxy
để chuyển hóa thành nitrat thông qua nitrit như 2NH 4+ + 3O2-  2NO2- + 4H
+ 2H2O (Nitrosomonas) và 2NO2- + O2-  2NO3- (Nitrobacter, Nitrospira) .
Mục đích hình thành bể hiếu khí (BHK) để cung cấp oxy thúc đẩy sự sinh
trưởng của vi sinh thông qua sự oxy hóa các hợp chất carbon, oxy hóa các hợp
chất nitơ mà chủ yếu là amoni và nitrit. Các vi sinh vật sử dụng các hợp chất
hữu cơ và vô cơ này cho sinh trưởng tế bào. Khi các vi sinh vật trong BHK tăng
trưởng tới mật độ cao sẽ tạo các bông bùn ở dạng lơ lửng hay còn gọi là bùn
hoạt tính. BHK thường được áp dụng để xử lý nước thải sinh họat, nước thải chế
biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, mía đường, giấy,…Điều kiện để BHK
hoạt động có hiệu quả là nồng độ oxy hòa tan (DO) duy trì ít nhất 1,5-2 mg/l; tỷ
lệ BOD:N:P 100:5:1; kim loại nặng như Mn, Pb, Hg, Ag, Cr,... không vượt quá
quy định; nhiệt độ tối ưu là 25-28°C; pH 6,5-7,5. Ngoài ra, bể phải có cấu tạo
thỏa mãn ba điều kiện: giữ được liều lượng bùn hoạt tính cao trong bể; tạo điều
kiện thuận lợi cho các vi sinh phát triển tốt ở giai đoạn “bùn trẻ”; luôn đảm bảo
oxy cần thiết cho vi sinh bằng hệ thống cung cấp và phân phối khí. Bể có hình
chữ nhật với chiều cao từ 2,5 m trở lên nhằm mục đích khi sục khí vào thì lượng
không khí kịp hòa tan trong nước, trong một số trường hợp có sử dụng thêm các
giá thể bên trong bể nhằm mục đích cho các vi sinh vật bám dính trên đó, tăng
diện tích bề mặt tiếp xúc với không gian xung quanh nên mật độ vi sinh vật cũng
tăng lên; việc này thường được thực hiện đối với những diện tích bể nhỏ. BHK
có thể thiết kế theo mô hình truyền thống (khi BOD < 400 mg/l), BHK tải trọng
cao một bậc, nhiều bậc ngang hoặc dọc (khi BOD > 500 mg/l). Về nguyên lý
chung thì nước thải sau khi qua bể lắng sơ cấp sẽ được chuyển đến BHK và
được khuấy trộn đều với bùn hoạt tính, sau đó nước thải sẽ qua bể lắng thứ cấp
để thải ra ngoài và một phần bùn được tái sử dụng lại. Để đạt hiệu quả cao trong
xử lý các chất gây ô nhiễm trong nước, BHK được thông khí cao có hệ thống
khuấy đảo hoàn chỉnh bằng đĩa thổi khí, ống phân phối khí, máy khuấy bề mặt,
máy nén khí. Nước thải, bùn hoạt tính, oxy hòa tan được khuấy trộn sao cho
nồng độ các chất được phân bố đều ở mọi phía trong bể. Thời gian sục khí dao
động từ 3 đến 6 giờ. Quá trình vận hành BHK đơn giản, an toàn, thích hợp với
nhiều loại nước thải khác nhau. Hệ thống xử lý của BHK có thể đạt hiệu suất xử
lý BOD tới 90%; rất hiệu quả đối với quá trình nitrate hóa mà không cần bổ
sung thêm hóa chất; khả năng loại bỏ chất rắn lơ lửng đến 97%.

367
Hình 1. Mô hình bể hiếu khí trong xử lý nước thải
(http://antoanmoitruong.com.vn/be-aerotank-trong-xu-ly-nuoc-thai/)

Tài liệu tham khảo


1. Benidickson J., The Culture of Flushing: A Social and Legal History of Sewage. UBC
Press. ISBN: 9780774841382, 2011.
2. Show K. Y., Ling M., Guo H., Lee D. L., Laboratory and full-scale performances of
integrated anaerobic granule-aerobic biofilm-activated sludge processes for high strength
recalcitrant paint wastewater. Biores. Technol., 310, 2020.
3. Tchobanoglous G., Buron F. L., Stensel H. D., Wastewater engineering: treatment and
reuse (4th ed.). Metcalf & Eddy, Inc., McGraw Hill, USA, 1456. ISBN 0-07-112250-8, 2003.

368
BỂ KỴ KHÍ,
xử lý các hợp chất hữu cơ, vô cơ với sự tham gia của nhóm các vi sinh vật kỵ
khí. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các vi sinh vật kỵ khí sẽ sử dụng
các hợp chất hữu cơ hay vô cơ này như chất nhận điện tử để chuyển hóa hay
phân hủy chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Bể kỵ khí (BKK) được sử dụng
cho mục đích xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt để quản lý chất thải hoặc
sản xuất nhiên liệu. Thường có các quá trình phân hủy các hợp chất chất hữu cơ
hay vô cơ của hệ vi sinh vật kỵ khí thể hiện thông qua các phương trình: chất
hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác và chất vô cơ (NO3) +
VK kỵ khí → NO2 + N2O + NO + N2 ↑ (quá trình khử nitrat). Quá trình oxy hóa
amoni trong điều kiện kỵ khí (Anammox): NH 4+ + NO2- + vi khuẩn kỵ khí → N2
+ H2O. Trong quá trình photphorit hóa với sự tham gia của vi khuẩn
Acinetobacter, các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được chuyển hóa thành các
hợp chất dễ phân hủy. Trong quá trình phân hủy kỵ khí, vi sinh vật lấy năng
lượng từ các quá trình chuyển hóa cho sinh trưởng tế bào. Sản phẩm tạo thành
thường ở dạng khí chủ yếu như CH 4, CO2, N2, H2 và H2S. Quá trình phân hủy kỵ
khí thường qua bốn giai đoạn: giai đoạn thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao
phân tử như protein, carbohydrate, chất béo, cellulose, lignin,… tạo thành những
phân tử đơn giản, dễ phân huỷ hơn như các amino axit, đường đơn, methanol,
các rượu đơn giản và các axit béo khác; giai đoạn axit hoá, các chất hữu cơ đơn
giản lại phân giải chuyển hoá thành axit axetic, H 2 và CO2; giai đoạn axetate
hoá và giai đoạn methane hoá. Để các quá trình kỵ khí diễn ra thuận lợi, BKK
thường được bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp để có thể khuấy
trộn dòng nước bên dưới khuếch tán đều môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho
vi sinh vật thiếu khí phát triển. Ngoài ra để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú
ngụ cho hệ vi sinh vật thiếu khí, BKK thường bổ sung thêm các giá thể như một
chất mang cho vi sinh vật bám dính để sinh trưởng. BKK bao gồm các mô hình
xử lý khác nhau như đưa dòng nước chảy ngược từ dưới lên (UASB) hay dạng
lọc sinh học. Độ sâu của các BKK phải đủ lớn và đạt độ ổn định để quá trình
phân hủy xảy ra nhanh và đạt hiệu quả cao. Quá trình hoạt động của UASB như
sau: nước thải trong bể phản ứng được phân phối từ dưới lên, qua lớp bùn kỵ khí
sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật. Hệ thống tách pha
phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha rắn, lỏng và khí, qua đó các chất khí sẽ
bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể lắng và nước sau xử lý sẽ theo
máng lắng chảy ra ngoài.
Hiện nay mô hình xử lý kỵ khí AFR (Anaerobic filter reactor) cũng được
áp dụng. Tại hệ thống lọc kỵ khí này, các vi sinh vật tạo màng sinh học trong
bùn lơ lửng sẽ bám dính trên các vật liệu lọc được đặt trong bể với dòng chảy
của nước thải từ dưới lên hoặc từ trên xuống và chúng sẽ không bị rửa trôi trong
quá trình xử lý. Khi nước thải qua màng lọc các chất ô nhiễm sẽ bị giữ lại để vi
sinh vật phân hủy và chuyển hóa, phần bùn cặn sẽ bị loại bỏ.

369
Hình 1. Mô hình bể kỵ khí trong xử lý nước thải
(https://hoabinhxanh.vn/xu-ly-nuoc-thai-bang-phuong-phap-sinh-hoc-ky-khi)

Tài liệu tham khảo


1. Bhatt A. H., Tao L., Economic Perspectives of Biogas Production via Anaerobic
Digestion. Bioengineering, 7(3): 74, 2020.
2. Dang Huy Quoc Anh, Prapakorn Tantayotai, Kraipat Cheenkachorn, Malinee
Sriariyanun Anammox Process: the Principle, the Technological Development and Recent
Industrial Applications. KMUTNB Int. J. Appl. Sci. Technol., 8 (4): 237-244, 2015.
3. Grandoa R., Antuneab A. M. S., da Fonseca F. V., Sánchez A., Barrena R., Font X.,
Technology overview of biogas production in anaerobic digestion plants: A European
evaluation of research and development. Renew. Sustain. Ener. Rev., 80: 44-53, 2017.

370
BĂNG ĐẢO,
hòn đảo lớn nhất thế giới và là quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch.
Băng đảo (BĐ) nằm cách Bắc Cực 710 km là lãnh thổ cực bắc của Trái đất. BĐ
có diện tích là 2.166.086 km², trong đó diện tích bị băng bao phủ chiếm 81%
diện tích. Phần lớn cảnh quan của BĐ là lãnh nguyên nguyên sơ. Tổng dân số
của BĐ chỉ khoảng 56.000 người và là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế
giới (0,3 người/km2). Tất cả các thị trấn và khu dân cư đều nằm dọc theo bờ biển
trong đó phần lớn dân cư sống ở bờ biển phía tây nam. Không có đường sá giữa
các thị trấn và tất cả việc đi lại chỉ bằng tàu và máy bay. BĐ thuộc khu vực khí
hậu Bắc Cực. Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất trong năm không vượt
quá +10°C. Có sự cách biệt về khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam và giữa các
vùng bờ biển với vùng sâu trong nội địa. Biển cũng tác động tới khí hậu, làm
cho không khí mùa hè mát hơn, trong khi mùa đông lại ấm hơn. Bởi vậy, ở dọc
bờ biển phía nam thì mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn, trong khi ở dọc bờ
biển phía bắc thì mùa hè mát và mùa đông lạnh. Theo số liệu quan trắc từ năm
1958 trở lại đây, nhiệt độ cao nhất đo được là 25,9°C ở Bờ Tây Greenland (vào
tháng 7/2013). Nơi lạnh nhất ở Greenland là Ice Cap, nơi nhiệt độ có thể xuống
dưới -70°C. Lượng nước mưa và tuyết rơi tại BĐ rất khác biệt. Ở miền Nam,
lượng mưa rơi hàng năm từ khoảng 800 tới 1.400 mm. Xa hơn về phía bắc và
sâu vào nội địa thì lượng mưa giảm đáng kể, chỉ dưới 200 mm trong khi ở một
vài nơi như Peary Land thì lượng mưa không đáng kể, và khu vực đó có thể
được gọi là sa mạc Bắc Cực. Độ dài của ngày cũng khác nhau trên nhiều địa
phương, tùy theo mùa. Nanortalik ở miền nam và Nuuk ở miền trung nằm ở phía
nam của Vòng cực, không có ban ngày vùng cực và ban đêm vùng cực. Càng
lên xa hơn về phía bắc, số ngày không có ban đêm càng nhiều. Ở Ilulissat, phía
bắc của Vòng Bắc Cực, khoảng 2 tháng có Mặt trời nửa đêm, ở Upernavik có 3
tháng và ở Qanaq có Mặt trời nửa đêm gần 4 tháng.
Phân tích các lớp và thành phần lõi băng tại BĐ cho thấy, đã có sự thay đổi
khí hậu lớn ở Bắc Bán cầu từ khoảng 100.000 năm trước; thời tiết và khí hậu
Trái đất đã thay đổi nhanh chóng từ trạng thái có vẻ ổn định tới một trạng thái
khác hẳn, gây ra những hậu quả trên khắp thế giới. Băng tan tại BĐ là một trong
những thành phần chính đóng góp vào mực nước biển dâng. Nếu toàn bộ băng
trên BĐ tan chảy hoàn toàn, mực nước biển sẽ tăng thêm hơn 7 m.

371
Hình 1. Đảo quốc Băng Đảo (Nguồn: Google map)

Tài liệu tham khảo


1. Greenland in Figures, Statistics Greenland., 978-87-998113-4-2. ISSN: 1602-5709,
2019.
2. IPCC, Climate Change 2013: The Physical Science Basis. Contribution of Working
Group I to the Fifth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change,
1535pp, 2013.
3. King M. D. et al., Dynamic ice loss from the Greenland Ice Sheet driven by sustained
glacier retreat, Nat. Commun. Earth Environ., 2020.
4. The IMBIE Team, Mass balance of the Greenland Ice Sheet from 1992 to 2018. Nature,
579: 233-239, 2020.

372
BẢO VỆ THỰC PHẨM,
quá trình xử lý thực phẩm nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm việc thực phẩm bị hư
hỏng bởi các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, côn trùng, động vật, bụi bẩn,
mùi lạ và sự phát triển của vi sinh vật: như vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, ký
sinh trùng,… nhờ đó thực phẩm giữ được lâu hơn. Phương pháp bảo vệ thực
phẩm thường liên quan đến việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm
men, nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm cũng như làm chậm quá trình ô xy
hóa của chất béo để tránh ôi thiu. Phơi khô là một trong những phương pháp
BVTP cổ xưa nhất, bằng cách dùng nhiệt của ánh sáng Mặt trời. Phương pháp
này làm giảm lượng nước đủ để ngăn chặn hoặc trì hoãn sự phát triển của vi
khuẩn, thích hợp cho các loại hạt ngũ cốc, các loại thủy sản như cá, tôm, mực,...
Sấy khô là phương pháp BVTP nhằm làm giảm lượng nước có trong thực phẩm
với thời gian ngắn, được tiến hành trong các thiết bị nhờ có tác nhân sấy, điều
chỉnh được chế độ sấy, để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thực phẩm, bao gồm
sấy khô (dùng than, củi), sấy phun, sấy thăng hoa, sấy bằng bức xạ, sấy bằng
điện cao tần. Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp này là hoa, quả, thực
phẩm có nhiều xơ, thịt và cá, dịch thực phẩm,... Làm lạnh giúp BVTP bằng cách
làm chậm sự phát triển và sinh sôi của vi sinh vật cũng như các phản ứng
của enzyme gây phân hủy, thiu thối thực phẩm với nhiệt độ hạ xuống gần 0°C.
Đông lạnh là phương pháp BVTP bằng cách hạ nhiệt độ của thực phẩm xuống
thấp hơn nhiệt độ đóng băng của dung dịch nước trong thực phẩm nhằm biến
nước trong thực phẩm thành đá do đó ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật làm
quá trình phân hủy của thực phẩm diễn ra chậm. Làm đông cũng giống như làm
lạnh nhưng mà nhiệt độ làm đông thấp hơn làm lạnh, ví dụ như ướp đông thịt, cá
thường ở -32 - -35°C; rau quả ở -20 - -27°C. Ướp muối là phương pháp BVTP
bằng cách trộn thực phẩm với muối ăn (NaCl) để ức chế phát triển hoặc tiêu diệt
vi khuẩn. Với nồng độ muối 4,4% có thể làm ngừng phát triển của một số loài vi
khuẩn gây bệnh. Nồng độ muối 10-15% có thể tiêu diệt được trực khuẩn gây
thối rữa, trực khuẩn Salmonella, trực khuẩn nha bào hình thoi ở thịt. Quá trình
ướp muối có thể kết hợp với ướp nước đá lạnh. Ướp đường có tác dụng làm dịu
vị mặn muối ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, kìm hãm sự phát
triển vi khuẩn gây thiu thối thực phẩm. Lên men hay thường gọi là muối chua là
phương pháp BVTP bằng cách sử dụng các vi sinh vật lên men tại ra axit (như
axit lactic, axit acetic) làm thay đổi pH môi trường, ức chế sự phát triển của vi
sinh vật gây hư hỏng thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Hầu
hết các quá trình muối chua đều liên quan đến việc nấu hoặc đun sôi để các thực
phẩm bảo quản trở nên bão hòa với các chất dùng để muối chua.
Bảo vệ thực phẩm bằng kỹ thuật hiện đại nhờ các phương pháp hút chân
không được thực hiện bằng cách sử dụng máy hút chân không hoặc các loại túi
hút chân không để tạo ra một môi trường không có oxy, nhờ đó không gây ra
phản ứng giữa oxy với thực phẩm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp bảo
quản thực phẩm tốt hơn.

373
Bảo quản trái cây bằng phương pháp sấy khô (nguồn: http://techport.vn/9/tim-hieu-ve-cong-
nghe-say-thuc-pham-techport-80348.html)

Bảo quản cá bằng phương pháp làm lạnh (nguồn: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-


nghiem-hay/ca-dong-lanh-ngon-chang-kem-ca-tuoi-1043555)

Bảo quản thịt cá bằng phương pháp ướp muối (nguồn: https://www.foodnk.com/mot-so-ky-
thuat-bao-quan-thuc-pham-truyen-thong-co-the-ban-chua-biet.html)

Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp muối chua


(nguồn: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/bi-quyet-muoi-dua-ca-gion-ngon-
het-xay-991743)

Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp hút chân không
(nguồn: https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/nhung-tac-dung-khi-hut-chan-
khong-de-bao-quan-thuc-1194437)

374
Tài liệu tham khảo
1. Bhat R., Alias A. K., Paliyath G., Progress in food preservation, John Wiley & Sons,
2012.
2. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội.
3. Rahman M. S., Food preservation: overview, Food Preser., 2007.
4. Rai V. R., Bai J. A., eds. Food safety and protection. CRC Press, 2017.
5. Rostami Z., Ahmad M. A., et al., Food preservation by hurdle technology: a review of
different hurdle and interaction with focus on foodstuffs, J. Pure Appl. Microbiol., 2016.
6. Shephard S., Pickled, Potted, and Canned: How the Art and Science of Food Preserving
Changed the World. Simon & Schuster., 366pp, 2001.
7. Zeuthen P., Bøgh-Sørensen L., eds, Food preservation techniques, Elsevier, 2003.

375
CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,
khôi phục lại tình trạng môi trường như trước khi chúng bị tổn hại hoặc đến mức
có thể chấp nhận được. Đây là sự bắt đầu hoặc đẩy nhanh sự phục hồi của một
hệ sinh thái đã suy thoái, bị hư hại hoặc ô nhiễm gây ra do hoạt động trực tiếp
hoặc gián tiếp của con người hoặc các tác nhân tự nhiên như lũ lụt, bão, núi lửa
phun trào. Các dự án có thể tập trung vào việc phục hồi môi trường (PHMT)
hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. PHMT là trách nhiệm của
cơ quan quản lí môi trường trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
bởi các yếu tố khách quan như thiên tai, lũ lụt,... Đồng thời, các tổ chức, cá nhân
có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải có trách nhiệm lập phương án
cải tạo, PHMT khi tiến hành các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
PHMT bao gồm xác định khả năng, phạm vi và mức độ gây ô nhiễm môi
trường; đánh giá rủi ro; lựa chọn phương án khả thi cải tạo, PHMT; lập kế hoạch
và kinh phí để cải tạo, PHMT sau khi kết thúc dự án.
Lập kế hoạch PHMT dựa trên kiến thức từ các nguồn thông tin khác nhau
như khảo sát, đánh giá địa hình và môi trường xung quanh khu vực cần phục hồi
(khí hậu, đất và cảnh quan, chất lượng môi trường,…); tác động của dự án đối
với môi trường liên quan đến các hoạt động hiện tại, các hạn chế pháp lý; nhu
cầu sử dụng trong tương lai; chức năng của khu vực được phục hồi; khoảng thời
gian để phát triển và tuổi thọ của dự án phục hồi; chi phí đầu tư; kế hoạch quan
trắc, giám sát, duy trì dự án PHMT để tránh các vấn đề phát sinh trong tương lai.
Các phương án cải tạo, PHMT được xây dựng căn cứ vào điều kiện thực tế
của từng loại dự án hoặc sự cố môi trường; ảnh hưởng của quá trình hoạt động
dự án hoặc sự cố như sự cố ô nhiễm, sự cố chất thải đến môi trường, cộng đồng
dân cư xung quanh; điều kiện môi trường khu vực dự án cần cải tạo, PHMT.
Các phương án phải được đánh giá để lựa chọn phương án tốt nhất đảm bảo các
yêu cầu quy định, không để xảy ra các sự cố môi trường, ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng và các quy định khác. Một ví dụ của PHMT trong khai thác
khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái đất, nước, không khí, cảnh
quan thiên nhiên, thảm thực vật,... tại khu vực khai thác khoáng sản và các khu
vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường
gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn
về an toàn, môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Cải tạo,
PHMT phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch khai
thác khoáng sản; quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường của địa phương
và khu vực khai thác liên mỏ; phải được thực hiện ngay trong quá trình khai thác
khoáng sản. Các dự án khai thác khoáng sản phải lập Đề án cải tạo PHMT theo
qui định của pháp luật.

376
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư về Cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt
động khai thác khoáng sản số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015.
2. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường 2020.
3. Santamartaa J. C., Nerisb J., Rodríguez-Martínc J., Environmental Restoration, Natural
Hazards & Climate Change, Published by Colegio de Ingenieros de Montes, 2014.
4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định về Cải tạo phục hồi môi trường và Ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29
tháng 3 năm 2013.

377
XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG,
bắt đầu xuất hiện trên các diễn đàn và báo chí trong khoảng từ cuối những năm
1980 đến đầu những năm 1990. Các tác giả khác nhau đã có những quan niệm
tương đối khác nhau về xung đột môi trường (XĐMT). Có hai quan niệm khác
nhau khi bàn về XĐMT. Quan niệm thứ nhất của nhóm ENCOP (The
Environment and Conflicts Project) dẫn đầu bởi Gunther Baechler Libiszewski
(1992) cho rằng XĐMT là xung đột chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo, lãnh thổ,
tộc người, hoặc là xung đột với các nguồn tài nguyên hay là các lợi ích quốc gia,
hoặc là bất cứ loại xung đột nào. Đó là những xung đột mang tính truyền thống
gây ra bởi sự suy thoái môi trường. XĐMT được đặc trưng bởi sự suy thoái môi
trường qua một hoặc hơn một trong số các chiều cạnh sau: lạm dụng nguồn tài
nguyên có thể tái sinh, hoặc tình trạng căng thẳng của năng lực môi trường trong
việc thẩm thấu hay còn gọi là ô nhiễm. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến sự
xuống cấp của không gian sống. Nhóm nghiên cứu Toronto, do Thomas Homer
- Dixon dẫn đầu cho rằng XĐMT là những xung đột dữ dội do sự khan hiếm
môi trường (environmental scarcity) gây ra trong sự tương tác với nhiều yếu tố,
thường là các yếu tố có tính chất bối cảnh, tình huống cụ thể. XĐMT xuất hiện
qua ba hình thức: khan hiếm do nhu cầu (nghĩa là sự khan hiếm nảy sinh do nhu
cầu gia tăng, chẳng hạn do gia tăng dân số), khan hiếm do nguồn cung (nghĩa là
sự khan hiếm gây ra do sự sụt giảm tổng thể những nguồn tài nguyên cụ thể, có
sẵn do suy thoái hoặc cạn kiệt) và khan hiếm cấu trúc (nghĩa là sự khan hiếm
nảy sinh từ việc phân bổ không đồng đều các nguồn tài nguyên hoặc là từ việc
tiếp cận đối với các nguồn tài nguyên. Theo các nhà xã hội học môi trường,
XĐMT là xung đột về quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai
thác và sử dụng nguồn tài nguyên môi trường. Nhóm này muốn tước đoạt lợi thế
của nhóm khác trong việc khai thác sự đấu tranh giữa các nhóm để phân phối lại
lợi thế về tài nguyên. XĐMT diễn ra theo nhiều cung bậc khác nhau. Theo
Spillmann (1995), có ba loại xung đột môi trường.
Thứ nhất là những xung đột do thảm họa thiên nhiên. Đây là những biến
đổi môi trường không do con người tạo ra, chẳng hạn như động đất, núi lửa, bão
lũ. Những sự thay đổi này không phụ thuộc vào kế hoạch hay quyết định của
con người. Loại xung đột thứ hai do những biến đổi môi trường mà con người
tạo ra một cách có kế hoạch. Đây là những biến đổi môi trường do quyết định
của chính phủ nhằm theo đuổi những lợi ích cho tổng thể đất nước, trong khi
những nhóm giới hạn bị tổn hại. Loại xung đột thứ ba có nguyên nhân từ sự thay
đổi môi trường và sự thay đổi này do con người tạo ra nhưng không mang tính
kế hoạch. Sự thay đổi sinh thái này do hệ quả hành động của từng cá nhân,
những hành động đó diễn ra một cách duy lý và nhiều khi là cần thiết. Tuy
nhiên, sự tổng hợp hậu quả hành động của từng cá nhân lại tạo ra những hệ quả
tiêu cực.

378
Tài liệu tham khảo
1. Homer-Dixon T.F, On the Threshold: Environmental Changes as Causes of Acute
Conflict, Int. Secur., 16(2): 76-116, 1991.
2. Libiszewski S., What is an Environmental Conflict? This article is the revised version of
a paper presented at the first coordination meeting of the Environment and Conflict Project
(ENCOP) in Bern/Zurich, April 30 - May 1, 1992.
3. Nguyễn Tuấn Anh, Giáo trình Xã hội học Môi trường, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,
2011.
4. Spillmann K., From Environmental Change to Environmental Conflicts. Swiss Peace
Foundation, Bern and Center for Security Studies and Conflict Research, Swiss Federal
Institute of Technology, Zurich, 1995.
5. Vũ Cao Đàm, Xã hội học môi trường, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 2002.

379
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng
giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường và
quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh/thành phố
theo quy định của pháp luật. Cụm từ Chi cục Bảo vệ Môi trường (CCBVMT)
xuất phát từ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính
phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan
nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. CCBVMT có chức năng tham mưu cho
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp
có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch,
dự án, đề án về bảo vệ môi trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ
chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo
vệ môi trường do các cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt hoặc ban hành. CCBVMT có tư
cách pháp nhân; có con dấu, có trụ sở làm việc; có tài khoản tại kho bạc nhà nước
hoặc ngân hàng. CCBVMT có trách nhiệm chính: chủ trì hoặc tham gia xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về
bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở; tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; tham
mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định
về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trong các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ; điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và
lượng phát thải trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Giám
đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy
định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề
quản lý chất thải, làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên
quan và các đơn vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu
làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn; đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự
cố môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thực hiện các
dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo phân
công của Giám đốc Sở; theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao. CCBVMT có Chi cục
trưởng, từ 01 đến 02 Phó Chi cục trưởng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo phân cấp của Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào khối lượng công
việc, tính chất, đặc điểm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương
và số biên chế hành chính được giao, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quyết định cơ cấu tổ chức cụ thể của CCBVMT như sau: đối
với Chi cục có khối lượng công việc cần bố trí số công chức hành chính làm
việc thường xuyên từ 10 đến 15 người thì có thể thành lập không quá 02 phòng
như Phòng Tổng hợp và Đánh giá tác động môi trường và Phòng Kiểm soát ô
nhiễm; đối với Chi cục có khối lượng công việc cần bố trí số công chức hành
380
chính làm việc thường xuyên trên 15 người thì có thể thành lập 3 phòng như
Phòng Tổng hợp, Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường và Phòng
Kiểm soát ô nhiễm; không thành lập phòng trực thuộc ở những Chi cục có khối
lượng công việc cần bố trí số công chức hành chính làm việc thường xuyên dưới
10 người; đối với những chi cục không có phòng trực thuộc, Giám đốc chi cục
trực tiếp phân công và chỉ đạo, kiểm tra công chức hành chính trong việc thực
hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Chi cục có thể có các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau đây: Trung tâm Quan trắc môi trường, Trung
tâm Ứng dụng phát triển công nghệ môi trường hoặc Trạm quan trắc môi
trường. Chi cục trưởng được ký hợp đồng lao động để thực hiện các nhiệm vụ
quan trắc và phân tích môi trường bằng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi
trường. Trường hợp thiếu viên chức theo biên chế, Chi cục được ký hợp đồng
lao động bằng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Tài liệu tham khảo


1. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số: 12/2007/TTLT-
BTNMT-BNV về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP
ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ
môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngày 27 tháng 12 năm 2007.
2. Chính phủ, Nghị định số 81/2007/NĐ-CP quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo
vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngày 23 tháng 05 năm 2007.
3. Quốc hội, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, ngày 17 tháng 11 năm 2020.
 

381
CHỐNG CHỊU MÔI TRƯỜNG,
khả năng chịu đựng của các loài sinh vật trong phạm vi rộng với các yếu tố hóa
học và vật lý. Thuật ngữ này được viết bởi một trong những người sáng lập ra
khoa học về nghiên cứu hệ sinh thái và đặt nền tảng cho nhiều vấn đề sinh thái
và tiến hóa mà khoa học hiện tại quan tâm. Trong số các nhà nghiên cứu về sinh
thái học tiến hóa và di truyền học sinh thái, người ta quan tâm nhiều đến cách
thức mà chọn lọc tự nhiên tương tác với bộ gen để xác định phản ứng thích hợp
của quần thể đối với các mức độ khác nhau của các yếu tố không phụ thuộc vào
mật độ và các yếu tố có phụ thuộc vào mật độ. Trong nhiều lĩnh vực sinh thái
học ứng dụng, chẳng hạn như thử nghiệm độc tính và phát triển các giống cây
trồng mới, một tỷ lệ đáng kể nghiên cứu tập trung vào độ nhạy cảm của các kiểu
gen, quần thể và/hoặc loài khác nhau đối với các điều kiện môi trường khắc
nghiệt. Sự nhạy cảm của một quần thể đối với các thái cực của môi trường là
một hàm của cả sự khác biệt giữa các cá thể trong tối ưu môi trường và chiều
rộng của thích nghi bên trong mỗi cá thể.
Cá than (Anoplopoma fimbria) là một mô hình điển hình cho nghiên cứu
khả năng chống chịu với môi trường (CCMT) của các loài cá biển. Loài này
phân bố rộng rãi dọc theo Bắc Thái Bình Dương. Trong khi con non sống trong
bờ thì con trưởng thành sống ở vùng nước sâu (tới 1500 m) và lạnh - thường bị
thiếu oxy nghiêm trọng. Cá than trưởng thành sống ở gần bờ biển California nơi
mức oxy tối thiểu nằm trong khoảng từ 0,34 đến 0,80 mg O 2 L-1. Các loài sinh
vật khác nhau sẽ có các chỉ số CCMT khác nhau. Ví dụ khi nghiên cứu các yếu
tố hóa học và vật lý ở 341 vị trí lấy mẫu khác nhau thì các chỉ số chịu đựng môi
trường (Environmental Tolerance Index - ETI) của loài Ostracodes có phạm vi
khá rộng. Để tính toán về tính CCMT của các loài khác nhau người ta thường
lập các mô hình lý thuyết toán học. Tuy nhiên, từ cả khía cạnh sinh thái và tiến
hóa, vấn đề phức tạp về khả năng CCMT khó có thể được giải quyết với các mô
hình bỏ qua chi tiết về giao diện kiểu gen-kiểu hình-môi trường. Tính không
đồng nhất của môi trường, do hoàn cảnh bên ngoài hoặc do các lực điều chỉnh
do chính quần thể tạo ra, là phổ biến và phải đóng vai trò hàng đầu trong việc
định hình chiều rộng thích nghi của quần thể. Trong trường hợp không có sự
biến đổi như vậy, phương sai di truyền ở cấp độ quần thể và thuyết tổng quát về
sinh thái ở cấp độ cá thể rất khó giải thích nếu không đưa ra sự cân bằng giữa
chọn lọc và đột biến hoặc giữa chọn lọc và di cư, tần số hoặc mật độ - lựa chọn
phụ thuộc, hoặc sự thống trị quá mức.

Tài liệu tham khảo


1. Chen B., Wan C., Mehmood M. A., Chang J. S., Bai F., Zhao X., Manipulating
environmental stresses and stress tolerance of microalgae for enhanced production of lipids
and value-added products–A review, Biores. Technol., 244(2): 1198-1206, 2017.
2. Leeuwis H. J., Nash G. W., Sandrelli R. M., Zanuzzo F. S., The environmental
tolerances and metabolic physiology of sablefish (Anoplopoma fimbria), Comp. Biochem.
Physiol., Part A, 231: 140-148, 2019.
3. Lynch M., Gabriel W., Environmental tolerance. The American naturalist, 129(2): 283-
303, 1987.

382
CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN,
nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới
vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Người ta ước tính 8%
lượng nước sử dụng trên toàn thế giới là cho mục đích sinh hoạt, bao gồm nước
uống, tắm, nấu ăn, xả toilet, dọn dẹp, giặt giũ và làm vườn. Ước tính nhu cầu
nước sinh hoạt cơ bản vào khoảng 50 lít mỗi người/ngày, không bao gồm nước
tưới vườn. Ngày 22 tháng 3 hàng năm - Ngày nước sạch thế giới đã được Liên
hiệp quốc chọn trong năm 1993 (Nghị quyết A/RES/47/193). Nước sạch và vệ
sinh là yếu tố cốt lõi trong phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy năng suất
lao động và mức tăng trưởng trong hiện tại và tương lai của Việt Nam. Với dân
số gần 100 triệu người tại Việt Nam, tỷ lệ người dân tiếp cận với các nguồn
nước đã cải thiện tăng từ 65% năm 2000 lên 95% năm 2017, trong khi tỷ lệ tiếp
cận dịch vụ vệ sinh cơ bản tăng từ 52 lên 84% trong cùng kỳ. Trong thời gian
qua, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao và vươn lên thành một quốc gia
có thu nhập trung bình. Tuy vậy, việc tiếp cận rộng rãi và bền vững với công
trình nước sạch và vệ sinh tại những khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa vẫn là một thách thức lớn. Cam kết đầu tư hướng đến khu vực nông
thôn được thể hiện bởi Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) về Xây
dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 (NQ 26/NQ-TW ngày 5 tháng 8 năm
2008). Cùng với CTMTQG về xây dựng nông thôn mới, Chính phủ cũng đặt ra
ưu tiên cụ thể về phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS-
VSMTNT). NS-VSMTNT có CTMTQG 1 từ năm 2000 (QĐ số 104/2000/QĐ-
TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000). CTMTQG NS-VSMTNT 2 (QĐ số
277/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2006) diễn ra từ 2006 đến 2010.
CTMTQG 3 (QĐ 366/QĐ-TTg) diễn ra từ 2012 đến 2015, và cụ thể việc thực
hiện Chương trình ở tám tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam
do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 là tất cả
dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất
60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân,
giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã. Chương trình NS-VSMTNT nêu 03 mục
tiêu. Một là bảo đảm Chương trình phát triển bền vững gắn với Chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Hai là ưu tiên cấp nước tập trung
cho những vùng mật độ dân số cao; nâng cấp và mở rộng các công trình hiện có;
tìm kiếm các nguồn nước ổn định cho các vùng đặc biệt khó khăn. Ba là
CTMTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được quản lý và điều
hành theo quy định của pháp luật. Một số giải pháp để đạt mục tiêu nêu trên tập
trung vào đẩy mạnh xã hội hóa; phát triển thị trường nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn; đẩy mạnh truyền thông và huy động sự tham gia của cộng
đồng dân cư; xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch; tăng cường
ứng dụng khoa học công nghệ; quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ
công trình; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế;
tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát.

383
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn đến năm 2020, số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000.
2. Quyết định về việc phê duyệt CTMTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
giai đoạn 2006-2010, số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2006.
3. Ngân hàng thế giới, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa
trên kết quả thuộc CTMTQG. Đánh giá hệ thống môi trường và xã hội, E3058, 2012.
4. UNICEF, Tóm tắt chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường tại Việt Nam, 2020.

384
CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG ĐIỆN HÓA,
một lĩnh vực công nghệ năng lượng liên quan đến các phương pháp chuyển đổi
năng lượng bao gồm các loại pin điện hóa, pin nhiên liệu, pin quang điện hóa.
Pin điện hóa hay còn gọi là pin Gan-va-ni hoặc pin Vôn-ta là tế bào điện
hóa lấy năng lượng điện từ các phản ứng oxy hóa khử tự phát diễn ra trong tế
bào. Cấu tạo thường gồm hai kim loại có thế oxy hóa khử khác nhau được nối
với nhau bằng cầu nối muối, hoặc được ngăn cách nhau bởi một màng ngăn xốp.
Các electron được giải phóng đi từ cực dương qua mạch điện bên ngoài về cực
âm. Tại cực âm, cation kim loại bị khử, nhận electron, tạo thành dòng di chuyển
khép kín của electron và do đó tạo ra dòng điện một chiều. Pin điện hóa có hai
loại là pin dùng một lần và pin dùng lại nhiều lần. Pin phổ biến và xuất hiện
nhiều nhất ngày nay là pin lithium, có hiệu suất cao và tuổi thọ dài. Pin nhiên
liệu là tế bào điện hóa biến đổi năng lượng hóa học của nhiên liệu (ví dụ hydro)
trực tiếp thành năng lượng điện. Pin nhiên liệu hoạt động liên tục khi nhiên liệu
và chất oxy hóa (oxy) được đưa từ ngoài vào. Pin nhiên liệu gồm ba lớp: điện
cực nhiên liệu (cực dương), lớp chất điện ly dẫn ion và điện cực ôxy (cực âm).
Hai điện cực được làm bằng chất dẫn điện (kim loại, than chì,...). Tùy thuộc vào
loại pin nhiên liệu, chất điện phân được dùng có thể ở thể rắn, thể lỏng hoặc có
cấu trúc màng. Pin nhiên liệu có nguyên lý hoạt động như sau: ở bề mặt cực
dương, khí hiđrô bị ôxy hóa 2H2 ® 4H+ + 4e-; các electron được giải phóng đi từ
cực dương qua mạch điện bên ngoài về cực âm; các proton (H+) di chuyển
trong chất điện ly xuyên qua màng (có khả năng chỉ cho proton đi qua) về cực
âm kết hợp với khí ôxy có sẵn trong không khí và các điện tử tạo thành nước
O2 + 4H+ + 4 e- ® 2H2O.
Pin quang điện hóa là hệ điện hóa có khả năng tích trữ năng lượng Mặt trời
thành dạng năng lượng hóa học để tái sử dụng. Pin quang hóa thực chất là một
hệ điện hóa kép có cấu tạo gồm hệ quang điện phân và hệ pin điện hóa thông
thường. Hệ quang điện phân chuyển hóa và tích trữ quang năng thành hóa năng,
có cấu tạo là một hệ điện hóa, gồm hai điện cực đặt trong dung dịch điện giải
nhất định. Hai điện cực được làm bằng các vật liệu bán dẫn. Điện cực dương
làm bằng vật liệu bán dẫn loại n, điện cực âm làm bằng bán dẫn loại p, được nối
với nhau bằng một mạch điện ngoài. Khi chiếu ánh sáng lên hai điện cực, sẽ xảy
ra hiện tượng quang điện. Kết quả là các điện tử sẽ bị bứt ra khỏi điện cực
dương và chuyển dời đến điện cực âm sinh ra dòng điện. Tại một mức điện áp
nhất định, trên các điện cực sẽ xảy ra phản ứng điện phân, sinh ra các hóa chất
giàu năng lượng có vai trò tích lũy năng lượng. Các hóa chất giàu năng lượng
sau khi được sinh ra từ hệ quang điện phân sẽ tái giải phóng năng lượng trong hệ
pin điện hóa. Tại đây các hóa chất này sẽ tham gia phản ứng oxy hóa - khử trên
các điện cực và chuyển hóa thành điện năng ở mạch ngoài. Các pin điện hóa
được sản xuất cho các thiết bị như đồng hồ đeo tay, máy tính xách tay. Pin nhiên
liệu còn được dùng trong lĩnh vực du hành vũ trụ, tàu thuyền, trong các loại xe ô
tô điện. Pin quang điện hóa ứng dụng trong lĩnh vực xe ô tô điện, phân tách khí
hydro và oxy từ nước, loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước.

385
Tài liệu tham khảo
1. Lê Quốc Hùng, Phan Thị Bình, Điện hóa học nâng cao, Nxb. Khoa học và Công nghệ,
Hà Nội, 2016.
2. Lide D. R., CRC handbook of chemistry and physics (89th edition). CRC Press, 2008.
3. Liu R. S., Zhang L., Sun X., Liu H., Zhang J., Electrochemical Technologies for Energy
Storage and Conversion, Wiley-VCH, 2012.
4. Thomas P., Crompton J., Battery Reference Book, 3rd Edition, Newnes. p. Glossary,
2000.

386
TẾ BÀO QUANG ĐIỆN,
chuyển đổi năng lượng từ quang năng thành điện năng dựa trên hiệu ứng quang
điện do nhà khoa học Pháp Edmond Bekkerel phát hiện ra lần đầu tiên vào năm
1839. Các thiết bị thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng này được gọi là tế
bào quang điện (TBQĐ). Các TBQĐ được cấu tạo từ hai lớp vật liệu bán dẫn có
tính dẫn điện khác nhau. Cực âm được làm bằng vật liệu bán dẫn loại ‘n’(dư
thừa electron) và cực dương làm bằng vật liệu bán dẫn loại ‘p’ (không đủ
electron). Bề mặt của TBQĐ được phủ một lớp chống phản xạ để tránh làm mất
lượng ánh sáng Mặt trời khi chiếu vào. Cho tới nay, vật liệu chủ yếu để chế tạo
TBQĐ là silicon gồm ba loại. Một là TBQĐ Mono được làm bằng silicon đơn
tinh thể, có độ tinh khiết cao, thường đắt hơn so với các tế bào khác. Các góc
của các tế bào nhìn giống như bị cắt bớt, tạo thành hình bát giác. Ưu điểm của
loại TBQĐ này là có hiệu suất sử dụng cao (khoảng 14-17%), thời gian sử dụng
dài và có thể hoạt động tốt ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên,
nhược điểm của TBQĐ Mono là khá đắt so với các loại khác. Hai là TBQĐ Poly
được làm bằng silicon đa tinh thể, chế tạo từ khối silicon vuông đúc nóng chảy
và được làm mát, làm cứng lại. Đây là loại TBQĐ được sử dụng phổ biến. Nó có
mức độ giãn nở và chịu được nhiệt độ cao và quá trình sản xuất đơn giản, ít tốn
kém nên giá thành thấp hơn so với dòng pin Mono. Tuy nhiên, nhược điểm của
TBQĐ Poly là có hiệu suất kém hơn so với tế bào Mono, dao động khoảng 13-
15%. Ba là TBQĐ màng mỏng được làm bằng silicon vô định hình, chế tạo bằng
cách “phun” lớp màng silicon lên một bề mặt định hình nào đó như tấm thủy
tinh chẳng hạn. Độ dày của lớp màng silicon này nhỏ hơn 1µm. Loại tế bào này
dễ chế tạo nhất nên có giá thành thấp nhất nhưng chỉ đạt hiệu suất 5-7%. Các
TBQĐ có nguyên lý hoạt động như sau: khi chiếu vào TBQĐ, ánh sáng sẽ làm
các electron bị bật ra khỏi nguyên tử của lớp n và di chuyển về phía lớp p để
chiếm những chỗ còn trống. Mỗi lần có một electron của một nguyên tử lân cận
di chuyển vào lỗ trống thì đồng thời electron này cũng tạo ra một lỗ trống mới
đằng sau nó. Cứ như thế, các lỗ trống có thể ‘di chuyển’ từ vị trí này đến vị trí
khác trong tinh thể. Do vậy, khi có nguồn năng lượng bên ngoài tác dụng vào
tinh thể thì sẽ có một số điện tích âm và điện tích dương được tạo ra và chuyển
động tự do trong tinh thể. Chúng chuyển động ngẫu nhiên và cân bằng với nhau.
Như vậy, trong một TBQĐ, các electron chạy vòng quanh, đi ra từ lớp p, đi qua
một phụ tải và quay trở lại lớp n, tạo thành dòng điện một chiều.
Các TBQĐ được ứng dụng để chế tạo pin Mặt trời cho các thiết bị gia
dụng, phương tiện giao thông, vệ tinh và trong trường hợp hiếm hoi, cung cấp
điện cho các nhà máy điện. Ngoài ra, TBQĐ có khả năng cảm biến ánh sáng,
điển hình như cảm biến hồng ngoại. Do đó, nó có thể được sử dụng để phát hiện
ánh sáng hoặc bức xạ điện từ khác gần phạm vi nhìn thấy được hay có thể đo
cường độ ánh sáng.

387
Sơ đồ nguyên lý của tế bào quang điện

Tài liệu tham khảo


1. Maran T., McCartney D., Encyclopedia of Alternative and Renewable Energy, V.28
(Silicon Wafer-Based Solar Cells), Callisto Reference, 2015.
2. Quang Hùng. Từ điển chuyên ngành điện Anh - Việt. Nxb. Thanh niên, 2000.
3. Vũ Đình Cự. Từ điển vật lý và công nghệ cao. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 2001

388
CỤC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, BỘ Y TẾ,
cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có 02 chức năng chính: một là tham mưu, giúp
Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về
các lĩnh vực vệ sinh sức khỏe môi trường; vệ sinh chất lượng nước ăn uống,
nước sinh hoạt; vệ sinh sức khỏe trường học; vệ sinh lao động, phòng chống
bệnh nghề nghiệp và phòng chống thương tích; quản lý hóa chất, chế phẩm diệt
côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; bảo vệ môi trường
trong hoạt động y tế theo quy định của pháp luật; hai là có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ, quyền hạn: một là xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn quốc
gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực vệ sinh sức khỏe môi trường;
vệ sinh chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; vệ sinh sức khỏe trường học;
vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng chống thương tích;
quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia
dụng và y tế; bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế theo quy định của pháp
luật; hai là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề
án về lĩnh vực được phân công, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo, tổ
chức triển khai, hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt; ba là chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi bổ
sung danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội; bốn là chỉ đạo,
hướng dẫn công tác vệ sinh sức khỏe môi trường, vệ sinh chất lượng nước ăn
uống, nước sinh hoạt; năm là chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh trong việc bảo quản, quàn
ướp, mai táng, hỏa táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật;
sáu là chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện hoạt động vệ sinh sức khỏe trường
học; bảy là chỉ đạo, hướng dẫn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
và phòng chống thương tích; tám là chỉ đạo, hướng dẫn bảo vệ môi trường trong
các hoạt động y tế; chín là chỉ đạo, hướng dẫn việc quản lý hóa chất, chế phẩm
diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; mười là chỉ đạo,
hướng dẫn việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động sức khỏe đối với các dự án
đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; mười một là chỉ
đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông, phổ biến
giáo dục pháp luật, đào tạo, huấn luyện về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
của Cục theo đúng quy định của pháp luật; mười hai là thực hiện các hoạt động
nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế về các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo đúng quy định của pháp luật; mười
ba là tổ chức thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật; mười
bốn là thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
mười lăm là quản lý nguồn kinh phí các dự án và nguồn tài trợ cho các hoạt
động thuộc phạm vi quản lý của Cục; quản lý biên chế và thực hiện chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc Cục; quản lý tài sản và các nguồn

389
khác theo quy định của pháp luật và mười sáu là thực hiện các nhiệm vụ khác
được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

Tài liệu tham khảo


1. https://vihema.gov.vn/gioi-thieu.
2. Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
3. Nghị định số 22/2010 NĐ-CP ngày 09/3/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
Điều 3 Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.

390
DẤU ẤN SINH HỌC (Biomaker),
một chỉ số đo lường sự hiện diện của các phần tử sinh học, hóa học như protein,
nguyên tố hóa học trong máu, các chất lỏng, các mô được đánh dấu để nhận biết
mức độ biến đổi các đặc trưng của trạng thái sinh học của gien và protein ở
trạng thái bình thường hay bị bệnh. Căn cứ vào dấu ấn sinh học (DASH) đó có
thể dò tìm ra các dấu vết là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biến đổi sinh học từ
trạng thái này sang trạng thái khác. DASH có thể là một chất có sẵn hay một
chất được đưa vào cơ thể như một số loại hóa chất, các tế bào, phân tử, gen,
enzyme hoặc hormone được đánh dấu dùng làm phương tiện kiểm tra chức năng
của các cơ quan khác nhau, trạng thái sức khỏe ở mức độ bình thường hay mang
bệnh thông qua đặc trưng của các DASH đó. Một gien có nhiều bản sao mRNA,
các chu trình dịch mã gien và biến đổi sau dịch mã gien từ những bản sao, tạo ra
nhiều protein hơn số bản sao mRNA. Sự đa dạng về chủng loại và số lượng
protein tạo sự khác biệt về hiện tượng sinh học khi tế bào thay đổi, các protein
ghi lại sự biến đổi đó như một cảm biến để nhận biết hiện trạng bệnh lý. Có một
số DASH thông thường nhất như nhiệt độ cơ thể khi sốt; huyết áp là dấu hiệu
của bệnh tim mạch, xuất huyết não; tăng glucose, giảm insulin là DASH của
bệnh tiểu đường; sự có mặt của rubidi clorua được sử dụng trong ghi nhận
thông tin để đánh giá khả năng bơm máu cơ tim. DASH đóng vai trò chính trong
sinh học dược phẩm đã được xác định đối với nhiều bệnh như AFT (Alpha-Feto
Protein) chỉ điểm cho ung thư nguyên phát, ung thư tinh hoàn. CA 15-3
(Carbohydrate antigen 15-3) là chỉ điểm khối u vú, phổi, dạ dày, ruột,…
Các phương pháp dò tìm các phân tử protein đánh dấu như sắc ký cột và
điện di protein hai chiều có số lượng protein được phân tích không nhiều.
Phương pháp khối phổ kết hợp với kỹ thuật khối phổ - nghiên cứu protein có thể
xác định hàng ngàn protein từ một lượng mẫu rất nhỏ theo tỷ số trọng lượng và
điện tích là phương pháp có hiệu quả cao. Biểu đồ của protein từ mẫu có bệnh lý
và protein từ mẫu không mang bệnh sẽ được dùng để nhận diện protein đánh
dấu đặc hiệu của từng loại bệnh. DASH đóng vai trò chính trong trong Y dược
học, giúp đo lường sự tiến triển của bệnh, đánh giá hiệu quả các chế độ điều trị
thông qua thông số có thể là hóa học, vật lý hoặc sinh học, giúp chuẩn đoán
sớm, chính xác các bệnh lý, hiệu ứng của thuốc, phác đồ điều trị các bệnh ung
thư, tim mạch, tiểu đường, rối loạn nội tiết tố khác, rất quan trọng cho các thí
nghiệm thiết yếu trong lĩnh vực độc học, độc học môi trường, dược học với quy
trình thẩm định giá trị lâm sàng của dược phẩm. Hiện có khoảng gần 1.500
proteins được dùng làm DASH liên quan đến ung thư. Kho dữ liệu này đóng vai
trò quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh, kết hợp các ngành nghiên cứu như
tin sinh học, khoa học gien, y học thực chứng. Ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu
về DASHcó những lợi điểm so với thế giới vì số lượng mẫu phẩm dồi dào. Đặc
biệt giá trị đặc thù của DASH liên quan đến chủng tộc Việt Nam, mang lại
những dịch vụ y tế hữu hiệu cho cộng đồng, giúp cho những nghiên cứu y học từ
bệnh lý cho đến tác động môi trường, cũng như ngành y dược để tìm kiếm hay
thẩm định đặc tính trị liệu của các dược phẩm ở Việt Nam.

391
Tài liệu tham khảo
1. Atala A., Allickson J. G., Translational Regenerative Medicine, Chapter 19 -
Biomarkers, 2015.
2. Institute of Medicine, Evaluation of biomakers and surrogate endpoints in chronic
disease. Washington, D.C. National Academies Press, 2010.
3. Nguyễn Quốc Triệu, Phạm Song, Bách khoa toàn thư- Y dược học Việt Nam, Medical
Encyclopedia of Vietnam: Dấu ấn sinh học, 2010.
4. Ramesh Kuman A., P. Sivaperumal, Trends in Analytical Chemistry, Analytical methods
for the determination of biomakers of exposure to phthalates in human urine samples., 75:
151-161, 2016.
5. Robert M Califf, Experimental Biology and Medicine Biomaker definitions and their
applications, 243(3): 213-221, 2018.

392
ĐÁNH GIÁ NGUY HẠI (MÔI TRƯỜNG),
việc xác định cường độ, phạm vi không gian, tần suất và thời gian của các vấn
đề môi trường hoặc mối đe dọa của các vấn đề môi trường làm cho các điều kiện
sinh thái không đáp ứng được mục đích sử dụng như đã xác định. Mục đích của
việc đánh giá nguy hại (ĐGNH) là để xác định các rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn
trong khu vực, cũng như xác định các biện pháp an toàn thích hợp được sử dụng
để giảm thiểu các mối nguy hại (CMNH) đã xác định đến môi trường. CMNH
được phân thành hai loại khác nhau: CMNH hiện hữu có thể dễ dàng quan sát
được bằng mắt thường tại thời điểm nhận diện và CMNH vô hình là các hành vi
mất an toàn hoặc môi trường mất an toàn. Môi trường mất an toàn được tạo nên
bởi các hành vi mất an toàn tác động nên các vật thể, thiết bị xung quanh môi
trường sống và làm việc của con người. CMNH thường gặp bao gồm: mối nguy
hại vật lý - bao gồm các tác nhân vật lý như bụi, tiếng ồn, độ rung bức xạ, nhiệt
độ quá cao hoặc quá thấp,…; mối nguy hại hóa học - các loại hóa chất ở dạng
khí, bụi, khói, hơi và chất lỏng, bao gồm các chất gây bỏng kích thích da như
axit đặc, kiềm, nhóm chất kích thích đường hô hấp như clo, amoniac, nhóm
chất gây ngạt như CO2, CO,…, nhóm chất gây độc cơ thể như benzen, phenol,
chì, asen,…; mối nguy hại sinh học bao gồm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc,
vi rút, động vật gây hại, côn trùng,… có thể gây ra nhiều bệnh về da, đường ruột
và hô hấp ; mối nguy hại thể chất xảy ra do liên quan đến tổ chức làm việc, thiết
kế công việc, bố trí lao động không hợp lý dẫn đến tình trạng người lao động bị
căng thẳng thần kinh,…
CMNH thường liên quan đến các hoạt động nghiên cứu. Hóa chất có thể
độc hại, dễ phản ứng, dễ cháy hoặc ăn mòn. Tia laser có thể gây tổn thương mô
và gây cháy. Hệ thống điện có thể gây ra nguy cơ sốc hoặc điện giật và hệ thống
cơ khí có thể gây ra các nguy cơ vật lý có thể dẫn đến bỏng, mất tứ chi hoặc
thậm chí tử vong. Với ngành sản xuất may công nghiệp, CMNH có thể gồm
nguy hại vật lý - tiếp xúc với bụi vải, bụi bông, tiếng ồn, hơi và nhiệt nóng, nguy
hại hóa học có thể do các loại hóa chất như thuốc nhuộm, hóa chất in, hóa chất
tẩy, hóa chất bảo quản, hóa chất làm mềm vải,... CMNH này có thể dẫn đến
nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như suy giảm trí nhớ, mất tập
trung, các bệnh về da như nổi mẩn ngứa, bệnh về hô hấp như gây ngạt,
khó thở,…

Tài liệu tham khảo


1. ISO: 45001, Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, 2018.
2. Robinan Gentry, Allison,Franzen, Tracy Greene. Chapter 39 - Principles of risk
assessment. An Introduction to Interdisciplinary Toxicology: From Molecules to Man,
545-558, 2020.
3. United States Environmental Protection Agency (US. EPA). Proposed Guidelines for
Carcinogen Risk Assessment Federal Register, 61(79): 17960-18011, 1996.

393
ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỔNG HỢP,
bao gồm các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế trong đó phân tích hiện
trạng môi trường và các xu hướng liên quan đến chính sách môi trường. Đánh
quy hoạch môi trường tổng hợp (ĐGQHMTTH) thường bao gồm một loạt các
vấn đề, chính sách và tất cả các khía cạnh của môi trường bao gồm sinh cảnh,
loài và sinh thái, các quá trình vật lý và hóa học. ĐGQHMTTH có thể bao gồm
các quan điểm toàn cầu, khu vực và quốc gia cũng như quan điểm về lịch sử và
tương lai trong phân tích tổng hợp về biến đổi môi trường và lợi ích của con
người và xã hội. ĐGQHMTTH là công cụ hiệu quả giúp cung cấp dữ liệu cơ sở
cho chính sách môi trường dựa trên bằng chứng và ra quyết định, mang lại phát
hiện khoa học có liên quan cho nhiều đối tượng và nâng cao nhận thức về thay
đổi điều kiện môi trường cũng như xác định các vấn đề môi trường có thể xảy
ra. ĐGQHMTTH cũng cung cấp một diễn đàn cho các bên liên quan, bao gồm
các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý và thảo luận
về các vấn đề môi trường và các giải pháp tiềm năng, nhằm hướng đến mục tiêu
phát triển bền vững. Nội dung ĐGQHMTTH bao gồm: các quy hoạch có khả
năng tác động đến môi trường; phạm vi thực hiện ĐGQHMTTH theo không
gian và thời gian; thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác
động bởi quy hoạch đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên,…; các phương
pháp ĐGQHMTTH đã áp dụng; so sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm,
mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường,
chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường
trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh ví dụ như sự phù hợp với nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước; chiến lược, quy hoạch
bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, chiến lược, quy hoạch khai thác,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên; biến đổi khí hậu và các văn bản khác có liên
quan; kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu
cực của quy hoạch; tác động của biến đổi khí hậu; kết quả dự báo xu hướng tích
cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải
pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề
môi trường chính: các giải pháp về tổ chức, quản lý; công nghệ kỹ thuật,… định
hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch; kết quả tham vấn
các bên liên quan trong quá trình thực hiện ĐGQHMTTH; vấn đề cần lưu ý về
bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp
khắc phục.

Tài liệu tham khảo


1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT về Đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, ngày 29
tháng 05 năm 2015.
2. Elaine B., Beaudoin Y., Guidelines for Conducting Integrated Environmental
Assessments, 2017.
3. Lein L. K., Integrated environmental planning, John Wiley & Sons, 2008.
4. Quốc hội, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, ngày 17 tháng 11 năm 2020.

394
ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA TÁC NHÂN SINH HỌC GÂY BỆNH TRONG NƯỚC,
các tác nhân sinh học gây bệnh trong nước bao gồm vi khuẩn, virus, nấm, động
vật nguyên sinh. Kết quả của việc đánh giá rủi ro các tác nhân sinh học gây bệnh
trong nước là phân loại nhóm rủi ro đối với người và động vật, xác định các yêu
cầu để làm việc với tác nhân được đánh giá theo Quy định về độc tố và mầm
bệnh ở người và Quy định về sức khoẻ của động vật; tuy nhiên, các Quy định
này là tuỳ thuộc vào các ISO và các quy định cụ thể của các nhóm ngành khác
nhau. Từ đó người ta sẽ xác định yêu cầu cần bổ sung để có thể sử dụng các
nhân tố đó và xác định đơn vị/tổ chức/phòng thí nghiệm cần liên hệ trước khi
tiến hành đánh giá rủi ro của các tác nhân này. Các tác nhân này được xác định
xem có khả năng lây nhiễm sang người, động vật trên cạn, động vật thủy sinh,
thực vật hoặc côn trùng hay không. Ngay cả các tác nhân gây nhiễm trùng cơ
hội cũng cần được lưu ý; các kết quả đánh giá này cho thấy, tác nhân đó thuộc
nhóm nguy cơ nào. Đánh giá các rủi ro này thực hiện theo các ISO ở các phòng
thí nghiệm hoặc các cơ sở được cấp phép. Khi đánh giá vi rút tái tổ hợp, cấu trúc
bộ gen của virus bản địa và các sửa đổi phải được mô tả đầy đủ chi tiết để xác
định các sửa đổi sẽ tác động như thế nào đến các yếu tố khác nhau được đánh
giá, ví dụ khả năng gây bệnh. Đối với vi khuẩn hoặc nấm, khả năng sinh độc tố
của sản phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng gây bệnh. Khi đánh giá
nấm có phân loại phức tạp hoặc nhiều thay đổi đối với phân loại, nên mô tả danh
pháp hiện tại và lịch sử. Các mầm bệnh được tái tạo, thiết kế hoặc sửa đổi phải
được đánh giá trong suốt quá trình đánh giá rủi ro bằng cách so sánh mầm bệnh
mới được tạo ra với loại hoang dã hoặc một biến thể đã được đánh giá trước đó,
liên kết các sửa đổi khác nhau với các tác động dự kiến dựa trên các yếu tố nguy
cơ khác nhau. Ví dụ, khả năng gây bệnh, khả năng lây nhiễm. Đối với người là
đánh giá các chỉ số về khả năng gây bệnh ở người. Cụ thể: nếu bị phơi nhiễm,
khả năng lây nhiễm sẽ là bao nhiêu, có hay không có dấu hiệu bệnh rõ ràng?
(không; thấp; vừa phải; cao; không xác định); nếu tiếp xúc dẫn đến bệnh tật, khả
năng có các dấu hiệu cấp tính của bệnh là bao nhiêu? (không; dành riêng cho các
quần thể nhạy cảm; thấp; vừa phải; cao; không xác định); nếu phơi nhiễm dẫn
đến bệnh tật thì khả năng để lại di chứng hoặc tử vong nghiêm trọng là bao
nhiêu? (không; dành riêng cho các quần thể nhạy cảm; thấp; vừa phải; cao;
không xác định); một số quần thể nhất định như người mang thai, người già, suy
giảm miễn dịch có tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc bệnh tật không? (đúng;
không; không xác định). Đối với động vật, người ta sẽ đánh giá khả năng mắc
bệnh nghiêm trọng ở vật chủ tự nhiên. Vật chủ tự nhiên là vật chủ mà sự lây
nhiễm và/hoặc bệnh tật ở động vật sẽ xảy ra trong môi trường tự nhiên và bao
gồm các loài động vật hoang dã (ví dụ, loài gặm nhấm hoang dã, động vật nhai
lại,…). Thông tin thu được trong các điều kiện thử nghiệm được thiết kế để tái
tạo sự phơi nhiễm tự nhiên có thể được sử dụng. Tiêu chí đánh giá tương tự như
ở người.

395
Tài liệu tham khảo
1. Ashbolt N. J, Schoen M. E., Soller J. A., Roser D. J., Predicting pathogen risks to aid
beach management: The real value of quantitative microbial risk assessment (QMRA). Water
Res., 33(16): 4692-4703, 2010.
2. Peeler E. J., Murray A. G., Thebault A., Brun E., Giovaninni A., Thrush M. A. The
application of risk analysis in aquatic animal health management. Prevent. Veterin. Med.
81(1-3): 3-20, 2007.
3. Reaser J. K., Witt A., Tabor G. M., Hudson P. J., Plowright R. K., Ecological
countermeasures for preventing zoonotic disease outbreaks: when ecological restoration is a
human health imperative. Rest. Ecol., 2021.

396
HỆ SỐ TƯƠNG QUAN,
chỉ số thống kê đo lường mức độ về mối quan hệ giữa hai biến số là mạnh hay
yếu. Hệ số tương quan không có đơn vị, có giá trị từ -1,0 đến +1,0. Trong trường
hợp kết quả tính hệ số tương quan lớn hơn +1,0 hoặc nhỏ hơn -1,0 có nghĩa là có
lỗi trong phép đo tương quan.
Trong các hệ số tương quan, hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) được sử
dụng phổ biến nhất và được ước tính bằng công thức sau với hai biến số x và y
cho n giá trị:

Trong đó:
n: số mẫu (số giá trị x và y)
xi: giá trị x của mẫu thứ i
yi: giá trị y của mẫu thứ i
: giá trị trung bình của n giá trị x
: giá trị trung bình của n giá trị y
Ý nghĩa của hệ số tương quan:
(i) Hệ số tương quan có giá trị âm có nghĩa là hai biến có mối quan hệ
nghịch biến hay tương quan âm (nghịch biến tuyệt đối khi giá trị hệ số tương
quan bằng -1,0).
(ii) Hệ số tương quan có giá trị dương có nghĩa là hai biến có mối quan hệ
đồng biến hay tương quan dương (đồng biến tuyệt đối khi giá trị hệ số tương
quan bằng +1,0).
(iii)Hệ số tương quan bằng 0 có nghĩa là hai biến độc lập với nhau.
Hệ số tương quan là công cụ phân tích để thấy được xu hướng biến đổi của
một biến số phụ thuộc như thế nào với một biến khác. Hệ số tương quan được sử
dụng để đánh giá một cách tương đối mối quan hệ nhân quả giữa các biến số cần
xem xét.
Theo các chuyên gia, tương quan có ý nghĩa khi hệ số tương quan đạt giá
trị tối thiểu bằng 0,8. Khi hệ số tương quan có giá trị tuyệt đối trong khoảng từ
lớn hơn 0,9 đến 1,0 thì thể hiện mối tương quan rất mạnh.
Hệ số tương quan được sử dụng trong phân tích tương quan, là phương
pháp phân tích mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến bất kỳ nhằm đánh giá có
hay không mối quan hệ tuyến tính, mối quan hệ này là thuận hay nghịch, chặt
chẽ hay không chặt chẽ, mạnh hay yếu. Hệ số tương quan được ứng dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế,
y học,…
Một số ví dụ ứng dụng hệ số tương quan trong lĩnh vực khoa học
môi trường:
Hệ số tương quan được tính toán để đánh giá mức độ tương quan giữa hàm
lượng của một chất ô nhiễm trong nước và hàm lượng tích lũy trong thủy sinh.

397
Từ đó có thể làm cơ sở cho dự báo tác động và nguy cơ rủi ro ở các nguồn nước
bị ô nhiễm. Ví dụ hệ số tương quan Pearson (giá trị r) được sử dụng để đánh giá
mối tương quan giữa hàm lượng Cd trong nước thải đầu vào ao nuôi cá và hàm
lượng Cd trong mẫu bùn, mẫu rau muống và mẫu cá. Giá trị tương quan r về
hàm lượng của Cd trong các mẫu nghiên cứu là tương quan thuận.
Trong đánh giá chất lượng môi trường, hệ số tương quan được sử dụng để
so sánh, đánh giá mức tương quan giữa kết quả quan trắc, đo đạc thực tế và kết
quả tính toán sử dụng phần mềm mô phỏng, mô hình hóa.

Tài liệu tham khảo


1. Abel Wolman, The Encyclopedia of Environmental Science and Engineering -
Statistical methods for Environmental science. Edited by James R. Pfafflin and Edward N.
Ziegler, 5th edi., CRC Press Taylor & Francis Group, 1130-1133, 2006.
2. Taylor John R., An Introduction to Error Analysis: The Study of Uncertainties in
Physical Measurements, 2nd edi., Sausalito, CA: University Science Books. 217, 1997.
3. Boddy R.; S. Gordon,  Statistical methods in practice: for scientists and technologists.
Chichester, U.K.: Wiley, 95-96, 2009.
4. Nguyễn Ngọc Bình, Phân tích hồi quy và tương quan, 2018
https://rpubs.com/nguyenngocbinhneu/432206.

398
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN,
các yếu tố tự nhiên với tính chất vật lý, thành phần hoá học, sinh học tồn tại khách
quan, ngoài ý muốn con người hoặc ít chịu tác động chi phối của con người. Các
yếu tố tự nhiên như ánh sáng Mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động thực
vật, đất, nước,… Môi trường tự nhiên (MTTN) cho ta không khí để thở, đất để
xây dựng nhà cửa, chăn nuôi, trồng trọt, cung cấp cho con người các loại tài
nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ, là nơi chứa đựng, đồng hóa các
chất thải, cung cấp cho con người cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú. Ngoài ra, MTTN còn mang lại cho con người nguồn
khoáng sản cần thiết cho sản xuất hay là nơi chứa đựng, tiêu thụ, phân hủy các
chất thải của con người. Tóm lại, MTTN mang lại không gian và điều kiện cho
con người sinh sống và tồn tại, giúp cuộc sống con người trở nên phong phú hơn
cả về vật chất lẫn tinh thần. Định nghĩa khác: MTTN bao gồm tất cả các sinh vật
sống và không sống có trong tự nhiên, có nghĩa là không phải là nhân tạo. Thuật
ngữ này thường được áp dụng cho Trái đất hoặc một số phần của Trái đất. Môi
trường này bao gồm sự tương tác của tất cả các loài sống, khí hậu, thời tiết và tài
nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người và hoạt động kinh
tế. MTTN bao gồm các đơn vị sinh thái hoàn chỉnh hoạt động như các hệ thống tự
nhiên mà không có sự can thiệp lớn của con người văn minh, bao gồm tất cả thảm
thực vật, vi sinh vật, đất, đá, khí quyển và các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong
ranh giới và bản chất của chúng; các nguồn tài nguyên thiên nhiên phổ biến
và các hiện tượng vật lý thiếu ranh giới rõ ràng, chẳng hạn như không khí, nước
và khí hậu, cũng như năng lượng, bức xạ, điện tích và từ tính, không bắt nguồn từ
hành động văn minh của con người. Khi xem xét các khía cạnh hoặc thành phần
khác nhau của môi trường, ta thấy mức độ tự nhiên của chúng không đồng
nhất. Ví dụ, trong lĩnh vực nông nghiệp, thành phần khoáng vật và cấu trúc của
đất tương tự như của đất rừng nguyên sinh, nhưng cấu trúc hoàn toàn khác.
MTTN là không gian sống của người và sinh vật, nơi cung cấp các tài nguyên cần
thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, nơi chứa đựng các chất
thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất, nơi giảm nhẹ các
tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất, nơi lưu trữ
và cung cấp các thông tin cho con người. MTTN mang tính đặc thù đối với mỗi
vùng địa lý. Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật, rừng rậm xanh quanh
năm, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-Nê; môi trường
nhiệt đới, càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho
rừng thưa và xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung
nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và loài vật ăn thịt (sư
tử, báo gấm,...); môi trường hoang mạc, gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc và
hoang mạc Ca-la-ha-ri, Na-mip ở phía nam: khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm,
biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn, thực, động vật nghèo nàn; môi trường Địa
Trung Hải ở phần cực bắc châu Phi: mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng
và khô, thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng. Ở Việt Nam, MTTN, khí hậu ở ba
miền cũng khác nhau: miền Bắc nóng ẩm, miền Trung môi trường khắc nghiệt,
miền Nam mát mẻ, ôn hòa.

399
Tài liệu tham khảo
1. Calow P. (editor-in-chief), The Encyclopedia of Ecology & Environmental
Management, Blackwell Science Ltd., 1998.
2. Nostrand V., Scientific Encyclopedia -Tenth Edition, 2002.
3. Pfafflin J. R., Ziegler E. N., Encyclopedia of Environmental Science and Engineering,
Fifth Edition, V. One, Two. CRC Press, 2006.

400
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG NHÉ,
tiền thân là Khu rừng cấm Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 64/QĐ-
TKNN ngày 8/7/1976 của UBND tỉnh Lai Châu và được Nhà nước công nhận
theo Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 của Hội đồng Bộ trưởng với diện tích
khoảng 182.000 ha. Tọa độ địa lý 21°50'-22°35' vĩ độ bắc, 102°10'-102°58' kinh
độ đông. Năm 2008 UBND tỉnh Điện Biên ra Quyết định số 593/QĐ-ND ngày
23.5.2008 phê duyệt dự án quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN)
Mường Nhé. Địa hình của KBTTN Mường Nhé chủ yếu là núi có độ cao vừa
phải. Độ cao trung bình của các dãy núi này là 1.200 m, đôi chỗ có ngọn cao đến
trên 1.800 m và đỉnh cao nhất là Phu Nam Man cao 2.124 m. KBTTN Mường
Nhé được đánh giá là KBTTN lớn của Việt Nam, nơi có hệ sinh thái rừng phong
phú, tính đa dạng sinh học cao và nhiều loại động, thực vật nằm trong sách đỏ
Việt Nam, là địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Điện Biên. Công tác bảo tồn đa
dạng sinh học và nghiên cứu khoa học đạt được nhiều kết quả: phát hiện 02 loài
thực vật mới, quý hiếm thuộc Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Ghi nhận được tổng
số 210 loài chim thuộc 13 bộ và 46 họ; thu thập 320 mẫu vật các loài chim. Ghi
nhận 198 loài bướm thuộc 11 họ, 103 giống, trong đó có 03 loài quý hiếm có
trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và IUCN. Nghiên cứu đã ghi nhận 10 loài thú
nhỏ, 11 loài bò sát và 17 loài lưỡng cư. Nằm tiếp giáp giữa ngã ba biên giới Việt
Nam - Lào - Trung Quốc, KBTTN Mường Nhé có tổng diện tích tự nhiên trên
45,5 nghìn ha, trong đó đất rừng là trên 31 nghìn ha, chiếm khoảng 68%. Trong
đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 25.679,08 ha, phục hồi sinh thái 19.888,42 ha
và diện tích vùng đệm trên 59,8 ha, là nơi sinh sống của dân tộc Hà Nhì, Khơ
Mú, HMông,... thuộc 5 xã Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Nậm Kè và
Mường Nhé của tỉnh Điện Biên. Mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa
với những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới núi cao, KBTTN Mường Nhé có
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Hệ thống sông, suối chảy trên địa hình
tương đối phức tạp và có độ dốc lớn. Nhiều năm qua, KBTTN Mường Nhé luôn
làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và phát triển vốn rừng. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt thuận lợi thì ở Mường Nhé việc dân di cư tự do là trở ngại lớn
trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Các sinh cảnh tự nhiên ở KBTTN
Mường Nhé bị xé lẻ và suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu là do ảnh hưởng của
canh tác nương rẫy và cháy rừng. Những vùng sinh cảnh tự nhiên còn lại đều
đang chịu sức ép nặng nề của con người ngày càng cao do tăng dân số tự nhiên
và cơ học. Mối đe dọa lớn nhất đối với tính đa dạng sinh học của KBTTN
Mường Nhé là săn bắn. Đến KBTTN Mường Nhé, du khách có dịp hòa mình
vào với thiên nhiên hoang sơ, thử thách bản thân qua chuyến lội suối, băng rừng,
trèo đèo, leo núi,... Pha lẫn màu xanh của cây rừng, màu vàng rực của hoa cúc
quỳ là những nếp nhà sàn, nhà lá với kích cỡ to, nhỏ khác nhau nằm rải rác bên
vệ đường, ven suối và xen lẫn trong những tán cây rậm rạp. Thấp thoáng phía xa
là những ngọn núi nhấp nhô, lượn sóng, nối tiếp nhau.

401
Tài liệu tham khảo
1. Minh Phúc. Mường Nhé, Điện Biên: bảo vệ rừng và sức ép từ di dân tự do. Báo Dân
tộc và Phát triển, 2012.
2. Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.
3. Quyết định số 64/QĐ-TKNN ngày 8/7/1976 của UBND tỉnh Lai Châu.
4. Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
http://snnptnt.dienbien.gov.vn/portal/Pages/2020-4-8/12-Ban-Quan-ly-khu-bao-ton-thien-
nhien-Muong-Nhe5td29v.aspx., khai thác ngày 26.9, 2020.

402
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HANG KIA - PÀ CÒ,
nằm tại phía tây bắc tỉnh Hòa Bình, trong địa giới hành chính của 6 xã Hang
Kia, Pà Cò, Tân Sơn, Bao La, Piềng Vế, Cun Pheo của huyện Mai Châu. Khu
Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hang Kia - Pà Cò được thành lập năm 2000 theo
quyết định số 453/QĐ-UB ngày 23/5/2000 của UBND tỉnh Hoà Bình. Tọa độ
địa lý 20°41'-20°46' vĩ độ bắc, 104°05'-105°01' kinh độ đông. Phía Bắc giáp
tỉnh Sơn La; phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích 5.252,98 ha trong đó
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.251,96 ha, phân khu phục hồi sinh thái
2.953,28 ha và phân khu hành chính dịch vụ 47,74 ha. Trụ sở KBTTN tại xã Tân
Sơn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Địa hình bao gồm các khối núi đá vôi kéo
dài theo hướng đông - nam từ Cao nguyên Sơn La tới Vườn Quốc gia Cúc
Phương. Trong phạm vi KBTTN có nhiều khối núi đá vôi cao, nhọn, đỉnh cao
nhất tới 1.536 m ở phía tây bắc, độ cao giảm dần về phía đông. Hầu hết KBTTN
ở độ cao trên 500 m. Các thung lũng bằng nằm ở phía bắc KBTTN là nơi định
cư của nhiều hộ dân. Dân cư sinh sống xung quanh KBTTN Hang Kia - Pà Cò
chủ yếu là cộng đồng người H’Mông và cộng đồng người Thái. Nguồn nước cạn
kiệt vào mùa khô, nước mưa bị hấp thụ nhanh chóng vào hệ thống suối ngầm
dưới lòng đất. Hệ thực vật KBTTN có 1.051 loài, 639 chi, 171 họ thuộc 5 ngành
thực vật bậc cao có mạch, chiếm khoảng 10% tổng số loài, 28% tổng số chi và
56% tổng số họ của hệ thực vật Việt Nam. 17 loài được ghi vào Sách Đỏ Việt
Nam, trong đó có 10 loài sẽ nguy cấp, 7 loài nguy cấp. 5 loài là đặc hữu Việt
Nam như thị Chợ Bờ (Dyospyros choboensis), vù hương (Cinnamomum
balansac), dương đỏ (Alniphyllum eberhardtii), súm bắc (Eurya tonkinensis) và
giom Trung bộ (Melodinus annamensis). Có nhiều loài cây thuốc như đẳng sâm
(Codonopsis javanica), ba kích (Morinda officinalis), bảy lá một hoa (Paris
polyphylla), thổ phục linh (Smilax grabla),... Nhiều loài cây gỗ quý có giá trị
kinh tế cao như pơ mu (Fokienia hodginsii), đinh (Markhamia stipulatha), trai
lý (Garcinia faraecoides), chò chỉ (Parashorea chinensis), vù hương
(Cinnamomum balansae), sến (Madhuca pasquieri), nghiến (Burretiodendron
tonkinensis),... Một số loài lan như hoàng thảo (Dendrobium amabile), hoàng
thảo hoa vàng (Dendrobium chrysanthum), lan kim tuyến đá vôi (Anoectochilus
calareus),... Trong đợt khảo sát tháng 8 năm 2010, nhóm nghiên cứu của Viện
Dược liệu (Bộ Y tế) đã ghi nhận được 359 loài cây thuốc mọc tự nhiên, thuộc
290 chi và 126 họ thực vật bậc cao có mạch.
Tổ chức Bảo tồn Quốc tế ghi nhận 14 loài thú thuộc 10 họ, 5 bộ, chưa kể
đến một số loài chim, bò sát và các loài lưỡng cư khác. Đã xác định được 146
loài chim thuộc 46 họ và 15 bộ, trong đó có 8 loài chim quí hiếm như diều hoa
Miến Điện (Spilornis cheela), gà lôi trắng (Lophura nycthemera), sẻ đồng hung
(Emberiza rutila), chích chòe lửa (Copsychus malabaricus), rẽ giun lớn
(Gallinago nemoricola). Hang Kia - Pà Cò không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn
là điểm đến lý tưởng cho những du khách (Hình 1). Hang Kia và Pà Cò với nét
đặc trưng rất riêng của đồng bào dân tộc HMông còn bảo tồn nguyên vẹn những
giá trị văn hoá cũng như các nghề truyền thống như dệt thủ công, thêu thùa thổ
cẩm, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, nghề rèn,…UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, từ
năm 2018 đến nay, xã Pà Cò đã đón trên 5.000 lượt khách, xã Hang Kia đón
403
khoảng 6.000 lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng trong đó trên 60% khách
quốc tế.

Hình 1. Du lịch Hang Kia - Pà Cò.


[https://cungphuot.info/kinh-nghiem-du-lich-hang-kia-pa-co-post27613.cp]

Tài liệu tham khảo


1. Quyết định số 453/QĐ-UB ngày 23/5/2000 của UBND tỉnh Hoà Bình.
2. Khu BTTN Pà Cò - Hang Kia, Thông tin về các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt
Nam, tái bản lần 2, cập nhật 15.02.2004.
3. Phùng Văn Phê, Nguyễn Văn Lý, Điều tra đánh giá sơ bộ hệ thực vật ở Khu bảo tồn
thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình, Trung tâm con người và thiên nhiên, 6/2009.

404
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG,
thành lập theo Quyết định số 495/QĐ-UB ngày 27.3.1999 và Ban quản lý khu
bảo tồn được thành lập theo Quyết định số 742/QĐ-UB ngày 24/4/1999 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù
Luông trải dài từ 20°21’-20°34’ vĩ độ Bắc đến 105°02’-105°20’ kinh độ Đông
nằm trên địa phận của 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước, phía Tây Bắc tỉnh
Thanh Hóa, Việt Nam. KBTTN Pù Luông có diện tích 16.983,6 ha, trong đó
diện tích rừng tự nhiên là 14.934 ha, chiếm 87% diện tích khu. Khu bảo tồn có 3
phân khu chức năng gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.876,26 ha; phân khu
phục hồi sinh thái 7.892,34 ha và phân khu hành chính dịch vụ 1 ha. Địa hình
của KBTTN Pù Luông bị chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m,
trong đó cao nhất là đỉnh Ngầm Trang: 1940 m, độ dốc lớn từ 26 đến 35 độ.
KBTTN Pù Luông hiện có 1.127 loài cây có mạch, thuộc 447 chi, 152 họ, trong
đó có 42 loài là đặc hữu Việt Nam. Trong khu còn tồn tại quần thể các loài cây
hạt trần quý hiếm như: Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii); Dẻ tùng Vân Nam
(Amentotaus yunnanensis), Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis). Bên cạnh đó
Pù Luông có ít nhất 160 loài Lan thuộc 59 chi, trong đó có một số loài có tên
trong sách đỏ Việt Nam và có tên trong phụ lục 1 của Công ước Cites như Kim
tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareous); Lan Hài xanh (Paphiopedilum
malipoense); Tiên hài vàng xanh (Paphiopedilum hisutissimum). Hệ động vật
hiện có 599 loài, thuộc 130 họ, 31 bộ, bao gồm 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài
bò sát, 13 loài lưỡng cư, 24 loài dơi, 63 loài thú, 158 loài côn trùng, 96 loài ốc
cạn. Có 51 loài động vật quý hiếm và đặc hữu xếp trong sách đỏ Việt Nam và
Sách đỏ Thế giới; trong đó thú 31 loài, chim 9 loài, cá nước ngọt 5 loài, bò sát 6
loài. KBTTN Pù Luông đã khẳng định được sự tồn tại của các loài thú quý
hiếm: báo gấm (Pardofelis nebulosa), beo lửa (Catopuma temminckii), sơn
dương (Naemohedus sumatraensis), gấu đen châu Á (Ursus thibetanus), cầy vằn
bắc (Hemigalus owstoni). Pù Luông còn là nơi tồn tại Voọc mông trắng
(Trachypithecus delacouri). Dựa vào hai yếu tố chính là đá mẹ và độ cao, hệ
sinh thái rừng nơi đây được chia ra 5 kiểu gồm rừng nguyên sinh mùa mưa nhiệt
đới lá rộng thường xanh đất thấp trên đá vôi; rừng nguyên sinh mùa mưa nhiệt
đới lá rộng thường xanh núi đất thấp đá phiến; rừng nguyên sinh mưa mùa nhiệt
đới lá rộng thường xanh trên núi đá vôi thấp rất phổ biến, có độ cao 700-950 m;
rừng nguyên sinh mưa mùa nhiệt đới lá kim thường xanh trên núi đá vôi thấp.
Loài thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis) là loài ưu thế duy nhất của kiểu rừng
này; rừng nguyên sinh mưa mùa nhiệt đới lá rộng thường xanh trên núi thấp đá
basalt có độ ẩm cao cho phép hình thành thảm thực vật ẩm ướt khác biệt với các
kiểu rừng mọc trên núi đá vôi. Cảnh quan KBTTN Pù Luông vẫn còn nguyên
vẹn một cách rõ rệt, khiến cho vùng này đang trở thành điểm đến du lịch sinh
thái của các du khách nước ngoài. Với những cảnh quan núi non hùng vĩ, các
bản làng truyền thống đẹp mắt với những thửa rộng bậc thang trông lúa xanh
tươi đổ xuống như thác nước trên nền rừng được bao phủ bởi những dải đá vôi
và những hang động có nhiều thạch nhũ. Cộng đồng dân cư sinh sống trong
KBTTN thuộc các dân tộc Thái, Mường với nét văn hoá truyền thống là văn hoá

405
nhà sàn; trang phục và thổ cẩm là sản phẩm mang đậm dấu ấn truyền thống, thể
hiện tính thẩm mỹ cao và kỹ thuật tinh xảo của người phụ nữ Thái.

Tài liệu tham khảo


1. Cao Văn Cường, Nghiên cứu quản lý bảo tồn đa dạng sinh học thực vật tại khu Bảo tồn
thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ lâm nghiệp, 2018.
2. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Đa dạng sinh học tại KBTTN Pù Luông, trang thông
tin điện tử - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, 2018.
3. Quyết định số 495/QĐ-UB ngày 27/3/1999 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa.

406
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SỐP CỘP,
thành lập theo Quyết định số 3440/QĐ-UBND ngày 11/11/2002 của UBND tỉnh
Sơn La, trải dài từ 20°55’-21°04’ vĩ độ Bắc đến 103°27’-103°43’ kinh độ Đông,
nằm trên địa bàn hai huyện là Sốp Cộp và Sông Mã, ở phía Tây tỉnh Sơn La, Việt
Nam. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sốp Cộp có diện tích
18.709 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 12.601 ha chiếm 67% diện tích của
Khu bảo tồn. KBTTN Sốp Cộp có 3 phân khu chức năng gồm phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt 5.149 ha; phân khu phục hồi sinh thái 13.541 ha và phân khu
hành chính dịch vụ 19 ha. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Pu Cọp Mương, có diện
tích 2.801 ha, ở trung tâm KBTTN, thuộc địa phận xã Huổi Một. Rừng ở đây tốt
nhất khu bảo tồn; các loài vượn bạc má, niệc cổ hung, voọc xám đều xuất
hiện ở đây. Đồng thời, đây là phân khu duy nhất có đai rừng nhiệt đới; phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt Pu Căm, có diện tích 2348 ha, ở phía Đông KBTTN thuộc
địa phận xã Huổi Một. Đây là vùng núi cao với kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt
đới và có nhiều loài thực vật quý hiếm như du sam, bách xanh. Phân khu sinh thái
cũng có 2 phân khu gồm phân khu phục hồi sinh thái Ngầm Trang 8.708 ha và
phân khu phục hồi sinh thái Mường Cai 2.293 ha. Hiện vẫn còn một số diện tích
rừng nguyên sinh với du sam ở phía Tây của Huổi Hưa. Phân khu hành chính
dịch vụ hay còn gọi là phân khu phục hồi sinh thái III với diện tích 19 ha.
KBTTN Sốp Cộp nằm hoàn toàn trong vành đai Nhiệt đới có khu hệ thực vật
phong phú về thành phần loài và đa dạng thực vật rừng. KBTTN đã thống kê
được 640 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 429 chi và 138 họ. Trong đó ngành
ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm tỷ lệ cao nhất (>92%), tiếp đến là ngành dương
xỉ (Polypodiophyta), 2 ngành còn lại chỉ có 13 loài. KBTTN có 25 loài thú quý
hiếm thuộc 12 họ đã được ghi nhận. Trong đó, có 15 loài thuộc bộ ăn thịt, 8 loài
thuộc bộ linh trưởng, 1 loài thuộc bộ guốc chẵn và 1 loài thuộc bộ có vòi. Hầu hết
các loài quý hiếm được ghi nhận tại KBTTN Sốp Cộp đều có giá trị bảo tồn cao.
Có 21 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, trong đó có 3 loài xếp ở mức cực
kỳ nguy cấp, 8 loài được xếp ở mức nguy cấp, 10 loài được xếp ở mức sắp nguy
cấp.  Có 21 loài có tên trong sách đỏ thế giới, trong đó có 1 loài xếp ở mức cực kỳ
nguy cấp vượn đen má trắng, 6 loài được xếp ở mức nguy cấp, 9 loài được xếp ở
mức sắp nguy cấp, 5 loài xếp ở mức gần đe dọa. Tổng số 12 loài chim quý hiếm
có nguy cơ tuyệt chủng thuộc 9 họ và 6 bộ đã được ghi nhận tại KBTTN Sốp
Cộp, trong đó, 6 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007). KBTTN Sốp Cộp là
nơi sinh sống của đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú, Mường, Dao, Tày, Kháng,
Lào, Ba Na. Đời sống của bà con dân tộc nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, sống
phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên rừng với vốn kiến thức bản địa phong
phú trong việc khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ.

Tài liệu tham khảo


1. Chi cục kiểm lâm tỉnh Sơn La - Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, Nâng cao năng lực
quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, 2007.
2. Đào Thị Mai Hồng, Trần Quang Khải, Kiến thức bản địa về sử dụng lâm sản ngoài gỗ
tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, Trường Đại học Tây Bắc, 2017.
3. Vũ Tiến Thịnh. Nghiên cứu tình trạng và phân bố của các loài động vật hoang dã quý
hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Trường Đại học Lâm nghiệp, 2014.

407
LOÀI BẢN ĐỊA,
một loài sinh vật có nguồn gốc ở một vùng nào đó mà nó đang sinh sống. Sự
hiện diện của nó là kết quả của các quá trình tự nhiên, không có sự can thiệp của
con người. Theo Công ước Đa dạng sinh học, thuật ngữ loài bản địa tương
đương với khái niệm về loài địa phương/cũng có nghĩa là bản địa (native
species) - là loài tồn tại và phát triển thịnh vượng trong một hệ sinh thái xác định
nơi loài lần đầu được hình thành; hoặc loài có tính bản địa (autochthonic
species): là loài chính thức được hình thành hoặc sinh ra ở nơi mà loài sinh vật
đó được mô tả. Mọi loài sinh vật hoang dã (trái ngược với loài sinh vật được
thuần hóa) đều có phạm vi phân bố tự nhiên của riêng mình, được coi là bản địa.
Bên ngoài phạm vi có tính địa phương này, một loài có thể được di nhập bởi con
người và sau đó được gọi là một loài di nhập (introduced species) trong các khu
vực mà nó được thả vào.
Khái niệm về tính bản địa thường còn mờ nhạt. Trong quá trình tiến hóa,
thực vật và động vật tham gia vào sự chuyển động liên tục của các mảng kiến
tạo, theo đó, các loài xuất hiện và có thể phát triển, tồn tại lâu dài hoặc bị tuyệt
chủng và sự phân bố của chúng hiếm khi cố định hoặc giới hạn ở một địa điểm
cụ thể.
Một loài bản địa ở một địa điểm không nhất thiết là loài đặc hữu (endemic
species) của địa điểm đó. Các loài đặc hữu chỉ được tìm thấy ở một nơi cụ thể,
còn một loài bản địa có thể xuất hiện ở các khu vực khác ngoài khu vực đang
được xem xét. Các thuật ngữ đặc hữu và bản địa cũng không ngụ ý rằng một
sinh vật nhất thiết phải có nguồn gốc đầu tiên hoặc tiến hóa ở nơi nó hiện được
tìm thấy. Trong sinh giới Việt Nam, khoảng 51.400 loài sinh vật tự nhiên đã
được xác định, bao gồm: khoảng 7.500 loài/chủng vi sinh vật; khoảng 20.000
loài thực vật trên cạn và dưới nước; khoảng 10.900 loài động vật trên cạn;
khoảng 2.000 loài động vật không xương sống và cá ở nước ngọt; dưới biển, có
trên 11.000 loài sinh vật biển. Có thể xem hầu hết các loài trên là những loài bản
địa hoặc địa phương của Việt Nam. Trong thành phần loài sinh vật đã biết, số
lượng loài đặc hữu cho Việt Nam chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng 30% số loài
thực vật bậc cao trên cạn; 4,6% số loài, phân loài chim; 27,4% số loài trai, ốc
nước ngọt; khoảng 58% số loài tôm, cua nước ngọt,…).
Bên cạnh hệ sinh vật tự nhiên đa dạng, Việt Nam thuộc một trong các trung
tâm có nguồn gen cây trồng và vật nuôi địa phương đa dạng của thế giới, gồm
hơn 6.000 giống lúa, khoảng 800 loài cây trồng và là nguồn gốc của khoảng 40
giống vật nuôi. Các giống vật nuôi, cây trồng đã được phát triển qua hàng trăm
năm nay và có các đặc điểm di truyền có giá trị. Đây là những nguồn gen bản
địa quý của Việt Nam cần phải bảo vệ, giữ gìn và phát triển.

408
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo đa dạng sinh học quốc gia lần thứ 6 cho Công
ước Đa dạng sinh học, 2019.
2. Rittner D., McCabe T. L., Encyclopedia of Biology: Indigenous species, Native species,
2004.
3. Trương Quang Học (chủ biên), Trương Quang Hải, Phan Nguyên Hồng, Lê Đình
Lương, Võ Quý và nnk, Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững, Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật: Indigenous trang 199, Native species, tr.257, 2001.
4. UNEP-WCMC, Biodiversity A-Z website: www.biodiversitya-z.org, UNEP-WCMC,
Cambridge, UK: Indigenous species, Native species, Autochthonic species, 2014.

409
MÔI TRƯỜNG VÀ HÀNH VI XÃ HỘI,
phản ánh quan hệ giữa con người với môi trường và được xem xét qua nhiều mô
hình khác nhau. Mô hình sơ khai ban đầu nhấn mạnh rằng việc tuyên truyền, giáo
dục công chúng về các vấn đề môi trường sẽ thay đổi được hành vi của họ đối với
môi trường. Mô hình thứ hai là mô hình thay đổi hành vi, cho rằng khi người ta
được nâng cao kiến thức về các vấn đề môi trường thì họ sẽ có nhận thức, thái độ
tốt hơn đối với môi trường. Từ đó, họ sẽ đưa ra hành vi có trách nhiệm đối với môi
trường. Thứ ba là mô hình hành vi có trách nhiệm đối với môi trường. Mô hình
này cho rằng có nhiều yếu tố và các yếu tố này tương tác góp phần tạo nên hành vi
có trách nhiệm đối với môi trường bao gồm kiến thức, sự kiểm soát nội tâm, thái
độ, trách nhiệm cá nhân. Các yếu tố này góp phần hình thành nên dự định đưa ra
hành động. Từ đó, người ta sẽ đưa ra hành động có trách nhiệm đối với môi
trường. Thứ tư là mô hình hành vi duy lý, cho rằng niềm tin, chuẩn mực chủ quan
và các yếu tố khác chẳng hạn trải nhiệm cá nhân hay những yếu tố liên quan đến
đặc điểm nhân khẩu học sẽ hình thành nên thái độ đối với môi trường, thái độ đối
với môi trường sẽ dẫn đến dự định hành động, từ dự định các hành vi sẽ được thực
hiện. Thứ năm là mô hình tương tác giữa con người và môi trường, mô tả bốn loại
tương tác giữa con người và môi trường. Loại tương tác thứ nhất: con người khai
thác tài nguyên, năng lượng, lương thực từ môi trường thông qua các hoạt động
kinh tế. Quá trình này làm suy kiệt các nguồn tài nguyên và suy thoái các hệ sinh
thái mà con người tiếp tục khai thác. Loại tương tác thứ hai: thông qua các hoạt
động sản xuất công nghiệp, con người chuyển đổi tài nguyên thành các sản phẩm
và dịch vụ. Những sản phẩm, dịch vụ này được phân phối, sử dụng, thải loại và từ
đó gây ra ô nhiễm môi trường. Loại tương tác thứ ba các hệ sinh thái của Trái đất
cung cấp sự hỗ trợ thiết yếu cho con người từ cung cấp oxy, chuyển hóa rác thải
làm màu mỡ đất đến duy trì sự đa dạng sinh học. Khi hoạt động con người phát
triển và làm suy thoái các hệ sinh thái thì sẽ làm giảm khả năng của môi trường
trong việc cung cấp những hỗ trợ thiết yếu đó. Loại tương tác thứ tư là tác động
của môi trường lên sức khỏe, hạnh phúc, sự thịnh vượng của con người. Chẳng
hạn như ô nhiễm không khí, rác thải, thực phẩm độc hại ảnh hưởng trực tiếp đối
với con người. Như vậy, nhìn một cách tổng thể, môi trường và hành vi xã hội có
thể được nhìn nhận qua nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các cách tiếp cận phản ánh
những bình diện nhất định của mối quan hệ giữa môi trường và hành vi xã hội.

Tài liệu tham khảo


1. Bamberg S., Ree J., Environmental Attitudes and Behavior: Measurement. International
Encyclopedia of the Social & Behavioral Sciences, 2nd edition, 7: 699-705, 2015.
2. Hammond A., Adriaanse A., Rodenburg E., Bryant D., Woodward R., Environmental
Indicators: A Systematic Approach to Measuring and Reporting on Environmental Policy
Performance in the Context of Sustainable Development, World Resources Institute, 1995
3. Hines J. M., Hungerford H. R., Tomera A. N., Analysis and Synthesis of Research on
Responsible Environmental Behavior: A Meta-Analysis, J. Environ. Edu. 18(2): 1-8, 1987.
4. Hungerford H. R., Volk T. L., Changing Learner Behavior Through Environmental
Education, J. Environ. Edu., 21(3): 8-21, 1990.
5. Schifter D. E., Ajzen I., Intention, perceived control, and weight loss: An application of
the theory of planned behavior, J. Person. Soc. Psychol., 49(3): 843-51, 1985.

410
NĂNG LƯỢNG HỆ SINH THÁI,
dòng chảy năng lượng giữa các mức độ dinh dưỡng trong hệ sinh thái và chỉ
theo một hướng. Các định luật vật lý mô tả tương tác giữa năng lượng và vật
chất của các hệ kín cũng được áp dụng cho các hệ sinh thái trên Trái đất và
năng lượng trong một hệ kín được bảo toàn và vật chất không thể được tạo ra
cũng không thể bị phá huỷ. Tuy nhiên, năng lượng trong hệ sinh thái (NLHST)
được các sinh vật hấp thụ và chia sẻ theo nhiều cách khác nhau thông qua tương
tác sinh thái, chẳng hạn tương tác cộng sinh, tương tác giữa các động vật ăn thịt
và con mồi,… Ở cấp độ hệ sinh thái, đó là các tương tác giữa các sinh vật, quần
thể, quần xã và môi trường vật lý, hoá học của chúng. Đơn vị năng lượng cơ bản
trong hệ sinh thái chính là carbon. Số lượng và dạng carbon tồn tại trong mỗi hệ
sinh thái khác nhau được kiểm soát bởi các sinh vật và quyết định sự thành công
sinh thái của chúng.
Dòng chảy NLHST: năng lượng Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cung
cấp cho hầu hết hệ sinh thái trên Trái đất. Các sinh vật sống có khả năng quang
hợp để tổng hợp các chất sống cho chúng là những sinh vật sản xuất tạo ra lớp
đáy của kim tự tháp trong chuỗi thức ăn (xem hình). Trên cạn, các sinh vật này
chủ yếu là thực vật, vi sinh vật trong đất và ở dưới nước chủ yếu là các thực vật
phù du và vi sinh vật trong nước. Ở tầng tiếp theo của kim tự tháp là các sinh vật
ăn cỏ hoặc các sinh vật tiêu thụ sơ cấp chủ yếu ăn và/hoặc phân giải các sinh vật
sản xuất. Ở các tầng tiếp theo là các sinh vật tiêu thụ thứ cấp gồm cả động vật ăn
tạp và động vật ăn thịt, chúng di chuyển lên trên theo hướng các sinh vật giảm
dần phạm vi tiêu thụ cũng như khả năng bị ăn bởi các sinh vật khác. Tầng trên
cùng là các động vật chỉ tiêu thụ và hầu như không có khả năng bị ăn bởi các
sinh vật khác. Một ví dụ của dòng dịch chuyển NLHST trong chuỗi thức ăn này
là thực vật có khả năng quang hợp - cố định CO2 trong không khí vào trong các
chất sống tạo lên sinh khối cho chúng như protein, đường, chất béo,… Năng
lượng quang năng lúc này chuyển hoá thành năng lượng hoá năng lưu giữ trong
các liên kết hoá học của các phân tử chất sống. Các động vật ở tầng trên, bao
gồm cả con người có khả năng tiêu thụ các chất sống này từ thực vật, động vật
và sử dụng năng lượng từ việc phá vỡ các liên kết phục vụ cho các hoạt
động khác.
Dòng chảy của NLHST khi dịch chuyển qua mỗi tầng từ dưới lên trên sẽ
chỉ có khoảng 10% được chuyển từ tầng dưới cho các sinh vật ở tầng trên có thể
sử dụng, 90% còn lại sẽ được các sinh vật trong hệ sinh thái ở tầng đó sử dụng
cho các mục đích khác của chúng như tạo nhiệt, tạo sinh khối, hô hấp và sinh
sản,… Trong hệ sinh thái sản xuất, thực vật và một số sinh vật tự dưỡng có khả
năng quang hợp được xem là sinh vật sản xuất sơ cấp do có khả năng tạo sinh
khối trực tiếp từ CO2, trong khi các sinh vật sản xuất thứ cấp sản xuất sinh khối
từ các vật liệu có sẵn khác.

411
Hình 1. Kim tự tháp chuỗi thức ăn và dòng chảy carbon trong hệ sinh thái

Tài liệu tham khảo


1. Beman J., Energy Economics in Ecosystems. Nature Education Knowledge, 3(10): 13,
2010.
2. David J. L., Chandrankunnel M., Energy Flow Trends in Big History. The 21st Century
Singularity and Global Futures, 185-200, 2020.
3. Nathaniel S., Khan S. A. R., The nexus between urbanization, renewable energy, trade,
and ecological footprint in ASEAN countries. J. Clean. Prod., 272, 2020.

412
NĂNG LƯỢNG HYDRO,
nguồn năng lượng sử dụng nhiên liệu đầu vào là hydro và các hợp chất của
chúng. Đây là nguồn năng lượng thứ cấp, không sẵn có để khai thác trực tiếp mà
phải được tạo ra từ một nguồn sơ cấp ban đầu như là nước hoặc các hợp chất
hydrocarbon khác. Năng lượng hydro (NLH) được tạo ra nhờ phản ứng của H 2
với các nguyên tố hóa học khác, đặc biệt là oxy. Phản ứng đồng thời sinh ra
năng lượng dưới dạng nhiệt năng lớn hoặc điện năng thông qua phản ứng
2H2 + O2 → 2H2O + năng lượng. Khác với các nguồn năng lượng hóa thạch
truyền thống NLH là một dạng năng lượng hóa học có nhiều ưu điểm vì sản
phẩm của quá trình này chỉ là nước tinh khiết và năng lượng mà không có chất
thải nào gây hại đến môi trường, không phát thải khí CO 2 gây biến đổi khí hậu
toàn cầu, là nguồn năng lượng gần như vô tận và có thể tái sinh được. Đây là
nguồn năng lượng của tương lai vì tính an toàn, giá thành và khả năng lưu trữ
tuyệt vời. Các tính toán đã chỉ ra rằng, năng lượng chứa trong 1 kg hydro là
khoảng 120 MJ, cao gấp đôi so với hầu hết các loại nhiên liệu thông thường.
Việc ứng dụng NLH vào trong nền kinh tế mang lại nhiều lợi ích như đảm bảo
an ninh năng lượng thông qua việc giảm sử dụng dầu; tăng tính bền vững bằng
cách tối đa hóa các nguồn năng lượng tái tạo; giảm ô nhiễm và cải thiện chất
lượng không khí đô thị vì nó là năng lượng “zero carbon”, không phát thải khí
nhà kính; đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng cho nền kinh tế xanh trong
tương lai. NLH là một giải pháp quan trọng làm giảm sự nóng lên của hành tinh,
giảm nguy cơ làm mất an ninh năng lượng và ô nhiễm môi trường trên toàn thế
giới. Các nghiên cứu sản xuất NLH được quan tâm và đẩy mạnh trong những
năm qua. Hiện nay, khoảng 90% H2 đang được sản xuất thông qua quá trình biến
đổi khí tự nhiên và khí hóa than với mức chi phí khoảng 1-1,5 USD/kg. Tuy
nhiên, phương pháp này tạo ra CO2 gây hiệu ứng nhà kính và không phải là xu
hướng được khuyến khích phát triển. Phương pháp khác sử dụng công nghệ điện
phân để tạo hydro tỏ ra hứa hẹn và có tiềm năng ứng dụng phổ biến trong tương
lai. Có ba công nghệ đang được áp dụng cho điện phân tạo hydro, bao gồm điện
phân dung môi kiềm, điện phân màng trao đổi proton và điện phân oxit rắn với
chi phí sản xuất đang ở mức 2,4-6,7 USD/kg. Giá thành cao hơn so với phương
pháp biến đổi truyền thống nhưng hoàn toàn có thể giảm được khi nâng cao
công suất điện phân, giá điện giảm hoặc suất đầu tư trang thiết bị giảm. NLH
được lưu trữ dưới dạng pin nhiên liệu, dạng lỏng, khí gas để dễ dàng vận chuyển
và sử dụng. Năm 1970, NASA đã sử dụng hydro lỏng để đẩy tàu con thoi vũ trụ
và các tên lửa khác lên quỹ đạo. Hiện nay, xu hướng dịch chuyển năng lượng
đang xảy ra rất rõ ràng, đặc biệt trong ba lĩnh vực vận tải, dân dụng và sản xuất
(Hình 1). Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA, từ nay đến năm 2050 tỉ lệ sử
dụng nguồn nhiên liệu biofuel và hydrogen (H2, NH3, electrofuel) đạt gần 40%.
Tại Việt Nam, dự án thử nghiệm thay thế một phần khí tự nhiên bằng Hydro
được thực hiện tại nhà máy đạm Cà Mau tuy giá thành vẫn còn cao.

413
Hình 1. Tổng quan về sản xuất và sử dụng NLH (J. Christopher và cs 2020)

Tài liệu tham khảo


1. Abe J. O., Popoola A. P. I., Ajenifuja E., Popoola O. M., Hydrogen energy, economy
and storage: Review and recommendation, International journal of hydrogen energy,
44: 15072-15086, 2019.
2. Dincer I., Zamfirescu C., Sustainable Hydrogen Production, Elsevier, 2016.
3. Emílio P., de Miranda V., Chapter 1 - Hydrogen Energy: Sustainable and Perennial,
Science and Engineering of Hydrogen-Based Energy Technologies, Hydrogen Production and
Practical Applications in Energy Generation, 1-38, 2019.
4. IEA, Sustainable Recovery, IEA, Paris, 2020.
5. Quarton C. J., Tlili O., et al., The curious case of the conflicting roles of hydrogen in
global energy scenarios. Sustain. Ener. Fue., 4: 80, 2020.

414
NGẬP LỤT VEN BIỂN,
hiện tượng vùng đất khô trũng bị nước biển nhấn chìm. Khi độ cao nước biển
vượt quá độ cao rào đất, đê hay cồn cát thì nước do mưa to, rớt bão, triều cường
dâng tràn qua gây ngập lụt ven biển. Dòng chảy tràn với tốc độ cao gây xói mòn
bề mặt đất, phá hủy công trình. Ngập lụt ven biển là hiện tượng tự nhiên, tuy
nhiên BDKH với nhiệt độ ấm lên toàn cầu, bão dữ ven biển, gió lớn, nước bốc
hơi cao, lượng mưa lớn, thời tiết cực đoan, nước biển dâng. Bên cạnh đó, gia
tăng dân số, khai thác nước ngầm, sụt lún đất, vận hành xả lũ đập thủy điện gây
dâng nước bất thường làm tăng nguy cơ ngập lụt ven biển, ảnh hưởng đến cuộc
sống cư dân ven biển.
Đe dọa tới sức khỏe do ngập lụt ven biển: đuối nước do nước chảy xiết,
sóng đánh, sự cố thuyền bè, cây đổ, va đập, nhà đổ, trơn ngã và các thương tích
liên quan (vết cắt, bong gân, căng cơ, kẹt lũ, điện giật). Ở Việt Nam, chỉ tính
riêng trong 10 tháng đầu năm 2020, đã có 5 cơn bão (số 5, 6, 7, 8, 9) đổ bộ vào
các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ gây ra mưa đặc biệt lớn, lũ lịch sử. Ngập lụt xảy
ra trên diện rộng, thời điểm cao nhất vào ngày 12.10 và 19.10.2020 có trên
317.000 hộ (1,2 triệu nhân khẩu) bị ngập lụt tại nhiều địa phương ven biển từ
Nghệ An đến Quảng Nam, nhiều nơi ngập sâu, kéo dài tới 15 ngày. Quảng Bình
là tỉnh bị ngập nặng nhất với trên 109.000 hộ (437.000 nhân khẩu), nơi ngập sâu
đến 2-3 m như tại các huyện ven biển Lệ Thủy, Quảng Ninh. Kẹt trong nước lũ,
sử dụng nước bị ô nhiễm mầm bệnh, hóa chất độc hại gây ra các vấn đề về
đường tiêu hóa; nhiễm trùng tai, mũi, họng. Cơ sở cấp nước bị ngập làm lây lan
dịch, chất thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, hóa chất, các chất ô nhiễm khác
ngập tràn. Nấm mốc phát triển gây các vấn đề về chất lượng không khí, môi
trường ẩm ướt dễ gây hen suyễn, viêm mũi ho, thở khò khè và nhiễm trùng
đường hô hấp bên cạnh vấn đề sức khỏe tâm thần và rối loạn liên quan đến phải
sơ tán hoặc nguyên nhân kinh tế khó khăn, căng thẳng do ngập lụt. Tại Mỹ, theo
US EPA 2016, có tới trên 8,6 triệu người Mỹ sống tại khu vực có khả năng bị
ngập lụt ven biển và tần xuất ngập lụt ven biển càng trở nên phổ biến hơn ở các
vùng biển của Mỹ. Có trên 1000 tỷ đô tài sản nhà cửa hiện ở mấp mé mực nước
biển hiện tại và tới năm 2050 thì vùng ven biển Mỹ là nơi thường xuyên gặp
phải ngập lụt ven biển với tần suất khoảng 30 ngày/năm.
Biện pháp giảm nhẹ tác động của ngập lụt ven biển: để giảm nhẹ tác động
và ngăn chặn ngập lụt ven biển cần giảm phát thải khí nhà kính và các biện pháp
thích ứng BĐKH và giảm nhẹ thiên tai. Ngoài ra, các biện pháp phòng vệ tự
nhiên cần áp dụng song song với xây dựng tầm nhìn quốc gia về quản lý rủi ro
do ngập lụt ven biển ở tầm nhìn trung và dài hạn. Các giải pháp khu vực cần
xem xét lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và an toàn tính mạng để khuyến
khích hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách chuyển từ phản ứng với các thảm
họa do ngập lụt ven biển sang chính sách đầu tư khôn ngoan vào giảm thiểu
ngập lụt ven biển và xây dựng khả năng thích ứng cho cộng động ven biển.

415
Tài liệu tham khảo
1. Brenden J., Ward P. J., Aerts J. C. J., Global exposure to river and coastal flooding:
Long term trends and changes, Glob. Environ. Change, 22(4): 823-835, 2012.
2. Climate change indicators in the United States, Fourth edition. EPA 430-R-16-004.
www.epa.gov/climate-indicators, 2016.
3. Ramsay D., Bell R., Coastal Hazards and Climate Change, A Guidance Manual for
Local Government in New Zealand (2nd ed), 2008.
4. Tomita T., Imamura F., Arikawa T., Yasuda T., Kawata Y., Damage caused by the
2004 Indian Ocean Tsunami on the South-western coast of Sri Lanka, Coast. Engin., 48(2):
99-116, 2006.

416
NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG,
quá trình tri giác hoặc cảm nhận về môi trường và là hành động nắm bắt môi
trường bằng các giác quan. Một cách tiếp cận khác, nhận thức môi trường
(NTMT) là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo các vấn đề về môi
trường vào bộ óc người trên cơ sở các hoạt động bảo vệ môi trường. Hoạt động
bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch, phòng ngừa, hạn
chế tác động xấu với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Để thúc đẩy hiệu quả của
hoạt động bảo vệ môi trường, một trong những cách quan trọng là nâng cao
nhận thức, kiến thức và thái độ của mọi người đối với các vấn đề liên quan. Giáo
dục đóng vai trò hàng đầu trong việc tạo ra nhận thức, kiến thức và các hiểu biết
tốt hơn về các vấn đề môi trường. Việc tăng cường nhận thức có thể dẫn tới hình
thành các ứng xử tích cực của người dân đối với môi trường và của quốc gia đối
với việc sử dụng tài nguyên. Con người có nhiệm vụ phải NTMT vì sự phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường sống lâu dài tiếp theo. Athman and Monroe
(2000) cho rằng NTMT là quá trình lâu dài, đóng vai trò quan trọng trong việc
Giáo dục môi trường đối với người dân. Đặc biệt người dân cần có nhận thức,
hiểu biết phù hợp về môi trường, để có tư duy, hành vi đúng đắn trong bảo vệ
môi trường. Mặt khác, NTMT là cần thiết để các quốc gia xây dựng và thực hiện
mục tiêu bảo vệ và phục hồi môi trường. Người dân phải có kiến thức về các
vấn đề môi trường. NTMT là rất quan trọng, để hiểu vấn đề và có hình thức bảo
vệ môi trường phù hợp. Các nhà nghiên cứu đưa ra thang điểm đo nhận thức và
mối quan tâm với vấn đề môi trường của sinh viên, học sinh trung học phổ
thông. Họ tìm ra rằng nguồn lực chính để cung cấp các thông tin về môi trường
là từ phương tiện truyền thông đại chúng. Như vậy, giáo dục môi trường cần
giáo dục cả nhận thức, kiến thức và thái độ về bảo vệ môi trường. Thái độ môi
trường được thể hiện dưới 3 chiều cạnh, bao gồm: tổng quan NTMT, mối quan
tâm về môi trường và sự tham gia vào hoạt động môi trường. Có rất nhiều cách
tiếp cận để điều tra về NTMT, đó là một thành phẩn liên quan đến vấn đề bảo vệ
môi trường. Nhận thức đúng công tác bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống
của người dân. Nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt các
văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá
nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Ngoài ra, tất cả các tỉnh, thành phố
đều đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền đến tất cả cộng đồng, mỗi
người, mỗi thành viên trong xã hội nhận thức đúng và hành động đúng về bảo vệ
môi trường, để công tác bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả thiết thực, đồng bộ
và diễn ra rộng khắp trên toàn quốc.

417
Tài liệu tham khảo
1. Ammrad Z., Zakaria S. J., Hadi A. S., Influence of Age and Level of Education on
Environinental Awareness and Attitude: Case study on Iranian Students in Malaysian
ưniversities, Soc. Sci., 6(1): 5-19, 2011.
2. Athman J. A., Monroe M. C., Elements of effective environmental education Elements
of Effective EE Programs, 37-48, 2000.
3. Yaghoobi J., Determination of public education on environment concept. Proceedings
of the National Gathering on Environmental Education in Iran, Tehran, Iran, Dec., 4-7, 2003.
4. Zube E. H., Environmental perception. In: Environmental Geology. Encyclopedia of
Earth Science. Springer, Dordrecht., 1999.

418
SỰ NHIỄM ĐỘC,
tình trạng hay quá trình mà một sinh vật sống hấp thu chất độc và bị tổn thương
về tâm thần cũng như thể chất dẫn đến các rối loạn về mức độ nhận thức, hành
vi, các chức năng phản ứng sinh lý trong cơ thể. Khi nói đến sự nhiễm độc
(SNĐ), người ta thường nói đến một số dạng nhiễm độc thường xuyên gặp đối
với con người như nhiễm độc rượu, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc dược
phẩm, hóa chất và nhiễm độc ứ nước.
Phụ thuộc vào thời gian phơi nhiễm với độc chất và liều lượng mà người ta
chia SNĐ thành hai dạng sau: một là, nhiễm độc cấp tính xảy ra khi quá trình
phơi nhiễm độc chất chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (dưới 24h) hoặc tiếp xúc
một lần. Các triệu chứng của nhiễm độc cấp tính xuất hiện có liên quan mật thiết
với nồng độ độc chất và mức độ phơi nhiễm, nhưng thường là sự nhiễm thoảng
qua và tổn thương có xu hướng giảm dần theo thời gian và cuối cùng có thể
hoàn toàn biến mất nếu như không tiếp tục phơi nhiễm thêm với độc chất đó. Do
đó, sự phục hồi sẽ hoàn tất, ngoại trừ trường hợp xảy ra các tổn thương toàn diện
hoặc xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng khác; hai là, nhiễm độc mạn tính
xảy ra khi quá trình phơi nhiễm độc chất diễn ra trong một thời gian dài và liên
tục. Các triệu chứng của nhiễm độc mạn tính không xảy ra lập tức ngay sau khi
phơi nhiễm mà diễn ra sau một thời gian dài tiềm ẩn, dễ gặp đối với các phơi
nhiễm liên quan nghề nghiệp hoặc các độc chất tích lũy sinh học. Hậu quả của
SNĐ mạn tính thường nặng hơn và khó được phục hồi hoàn toàn. Có thể liệt kê
vài dạng nhiễm độc như nhiễm độc rượu khi tăng liều lượng có thể dẫn đến
nhiễm độc, trong cơ thể sinh vật sẽ diễn ra các phản ứng qua nhiều giai đoạn
khác nhau từ hưng phấn, kích động, lúng túng, sững sờ, cuối cùng có thể dẫn
đến bất tỉnh, thậm chí là tử vong; nhiễm độc thực phẩm hay dược phẩm, hóa
chất xảy ra qua đường tiêu hóa khi con người ăn uống, có thể là do chủ động
hoặc thụ động khi tác nhân gây độc có thể là hóa chất, dược phẩm, độc chất có
nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi khuẩn, vi nấm, vi rút, kí sinh trùng,... SNĐ
qua con đường tiêu hóa có thể có tác dụng tại chỗ hoặc toàn bộ cơ thể, có thể ở
dạng cấp tính hoặc mạn tính, có thể để lại nhiều tác hại cho cơ thể sinh vật;
nhiễm độc nước xảy ra khi đưa vào cơ thể lượng quá nhiều do phác đồ điều trị
không phù hợp dẫn đến lượng nước đi vào cơ thể quá liều, hoặc do vận động
viên uống quá nhiều nước khi tập luyện hay trong các cuộc thách đấu về ẩm
thực,... hậu quả là hiện tượng mất cân bằng điện giải, tế bào sẽ thẩm thấu quá
nhiều lượng nước cần thiết, do đó bị trương, natri trong máu hạ dẫn đến nhức
đầu, khó chịu, buồn ngủ, yếu cơ, đau, co giật, buồn nôn, nôn và mẫn cảm nhận
thức, rối loạn nhịp tim, đặc biệt tế bào trong não có thể trương dẫn đến phù não
gây rối loạn chức năng hệ thống thần kinh trung ương, nguy hiểm hơn, có thể
dẫn đến co giật, tổn thương não, hôn mê hoặc tử vong. Ngoài ra, còn có dạng
nhiễm độc khí, thường phơi nhiễm qua đường hô hấp. Nhiễm độc CO là một
dạng gây tử vong thường gặp, bởi CO là khí không màu, không mùi, không vị,
được phát thải khá phổ từ các đám cháy, lò nung, khí thải ô tô,... Khi được hấp
thu vào trong cơ thể, khí CO tạo liên kết bền với Hemoglobin trong hồng cầu
làm cho khả năng vận chuyên oxy và CO 2 bị hạn chế, do đó gây thiếu oxy, ức
chế hô hấp tế bào, ức chế cơ tim, gây chết tế bào, tổn thương thần kinh, não bộ.
419
Bên cạnh đó, việc phơi nhiễm với các chất hữu cơ dễ bay hơi cũng khá phổ biến,
có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hại cho sức khỏe con người. Các chất dễ bay
hơi thường gặp có thể là formaldehyde, benzen, perchloroethyene,… có nguồn
gốc từ thuốc lá, keo hồ, các loại sơn, chất lỏng giặt khô, chất bảo quản gỗ, chất
tẩy rửa và khử trùng, thiết bị làm mát không khí, vật liệu xây dựng, máy in, máy
photocopy, thuốc trừ sâu, các sản phẩm làm sạch, dung môi làm loãng sơn, xăng
dầu,... Một số trong đó không gây hại cho con người, một số chất gây dị ứng,
nặng hơn là gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, gan và thận, thậm chí gây
ung thư.

Tài liệu tham khảo


1. David M., Fluids and electrolytes made incredibly easy, Lippincott Williams &
Wilkins, 2008.
2. Kliegman R. M., Lye P. S., Bordini B., Toth H., Basel D., Nelson Pediatric Symptom-
Based Diagnosis, Elsevier, 2018.
3. Vonghia L., Leggio L., Ferrulli A., Bertini M., Gasbarrini G., Addolorato G., Acute
alcohol intoxication. Eur J Intern Med., 19(8): 561-7, 2008.
4. Young G. B., in Encyclopedia of the Neurological Sciences (Second Edition), 2014.

420
NỒNG ĐỘ HIỆU QUẢ EC50,
chỉ số thể hiện nồng độ cần thiết của một loại thuốc, một kháng thể hoặc một
chất ảnh hưởng 50% hiệu quả của một quá trình nào đó hoặc nồng độ của một
hợp chất mà ở đó 50% tác dụng tối đa của nó được quan sát thấy. Nói cách khác
EC50 là một thuật ngữ rộng được sử dụng để mô tả 'hiệu ứng' đang tìm kiếm, nếu
hiệu ứng là sự phát triển của tế bào thì EC50 tác nhân làm giảm 50% sự phát triển
của tế bào, nếu hiệu ứng là sao chép DNA thì EC 50 là nồng độ của thuốc cần
thiết để giảm sự sao chép DNA xuống 50%; đối với quá trình tiêu thụ oxy thì
EC50 được coi là nồng độ hiệu dụng của chất thử gây ra sự ức chế 50% khả năng
tiêu thụ oxy so với đối chứng. EC50 thường được đo là M - mol (1 M tương
đương với 1 mol/L). Để tính toán EC 50 thì các phản ứng sinh học đối với nồng
độ phối tử thường tuân theo một thuật toán chính xác. Điểm uốn mà tại đó sự gia
tăng phản ứng với sự gia tăng nồng độ phối tử bắt đầu chậm lại là điểm EC 50, có
thể được xác định qua tính toán bằng cách suy ra từ các điểm trên đồ thị. Giá trị
EC50 càng thấp, nồng độ thuốc cần thiết càng ít để tạo ra 50% tác dụng tối đa và
hiệu lực ảnh hưởng càng cao. Giá trị EC 50 của thuốc thường ở phạm vi rộng
nM - mM nên giá trị EC50 được biến đổi theo hàm logarit thay vì EC50 theo công
thức pEC50 = -log10 (EC50). Tác động của một chất gây căng thẳng hoặc thuốc
thường phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc. Do đó, EC 50 còn ảnh hưởng vào thời
gian phơi nhiễm phụ thuộc vào tác nhân gây căng thẳng, cơ chế hoạt động, sinh
vật tiếp xúc,... Sự phụ thuộc thời gian này cản trở việc so sánh hiệu lực hoặc độc
tính giữa các hợp chất và giữa các sinh vật khác nhau. Một loại thuốc hay một
hợp chất nào đó sẽ không có một giá trị EC 50 duy nhất do còn phụ thuộc vào các
mô, loại tế bào và di truyền học khác nhau với độ nhạy khác nhau với thuốc.

Tài liệu tham khảo


1. Chen et al., EC50 estimation of antioxidant activity in DPPH radical dot assay using
several statistical programs, 2013.
2. Richard R., International Union of Pharmacology Committee on Receptor
Nomenclature and Drug Classification. XXXVIII. Update on Terms and Symbols in
Quantitative Pharmacology. Pharmacol. Rev., 55: 597-606, 2003.
3. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN-6226:2012, ISO 8192, Chất lượng nước - phép thử ức chế
khả năng tiêu thụ oxy của bùn hoạt hóa dùng để oxy hóa các hợp chất cacbon và amoni,
2007.

421
NỒNG ĐỘ GÂY CHẾT 50% (LD50)
liều của chất thử nghiệm (chất độc, chất phóng xạ, hoặc tác nhân gây bệnh) cần
thiết có thể gây chết 50% số cá thể được dùng làm thí nghiệm trong một thời gian
thí nghiệm cho trước. LD50 thường được dùng trong các thử nghiệm độc cấp tính
của một hợp chất chất hoặc chất hóa học nào đó và được J.W. Trevan đề xuất
năm 1927. Ông đã cố gắng để tìm một cách để ước tính hiệu lực ngộ độc tương
đối của các loại thuốc và các loại thuốc được sử dụng tại thời điểm đó. Ông đã
phát triển thử nghiệm LD50 vì việc sử dụng cái chết như là một “mục tiêu” cho
phép so sánh giữa các hóa chất độc phơi nhiễm cho cơ thể theo những cách rất
khác nhau. Kể từ khi tác phẩm đầu tay của Trevan, các nhà khoa học khác đã phát
triển phương pháp tiếp cận khác nhau để thử nghiệm LD 50 trực tiếp hơn, nhanh
hơn. Đánh giá LD50 có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng phương
pháp tiếp xúc qua da, đường tiêm qua tĩnh mạch, bắp hoặc phúc mạc và thông qua
đường miệng là phổ biến nhất. Trong hầu hết các trường hợp, các xét nghiệm
LD50 được nghiên cứu ở dạng hóa chất tinh khiết được chú ý nhiều hơn dạng hợp
chất. Giá trị LD50 thu được khi kết thúc thử nghiệm được xác định là LD50
(miệng), LD50 (da), LD50 (i.v.),... LD50 thường được tiến hành thử nghiệm trên các
đối tượng như chuột đồng, chó, mèo, chuột lang, thỏ và khỉ. Trong mỗi trường
hợp, giá trị LD50 được biểu thị bằng khối lượng của hóa chất được sử dụng trên
một kg thể trọng của động vật thử nghiệm thông qua đường tiếp xúc, ví dụ: LD 50
(miệng, chuột) - 5 mg/kg, LD50 (da, thỏ) - 5g/kg. "LD50 (miệng, chuột) - 5 mg/kg"
có nghĩa sử dụng 5 mg hóa chất thí nghiệm cho mỗi kg thể trọng của chuột thông
qua đường uống đã gây chết 50% nhóm chuột thử nghiệm. Nếu tác động gây chết
người do hít thở một hợp chất cần được kiểm tra, trước tiên, hóa chất - khí hoặc
hơi, được trộn với nồng độ đã biết trong một buồng không khí đặc biệt, nơi các
động vật thử nghiệm sẽ được đặt. Nồng độ này thường có đơn vị tính là ppm
(mg/L) hoặc mg/m3. Trong trường hợp này, nồng độ giết chết 50% số động vật
được gọi là LC50 (nồng độ gây chết 50) chứ không phải là LD 50. Khi giá trị LC50
được báo cáo, nó cũng phải nêu rõ loại động vật thử nghiệm được nghiên cứu và
thời gian tiếp xúc, ví dụ: LC50 (chuột) - 1000 ppm/4 giờ hoặc LC50 (chuột)
- 5 mg/m3/2 giờ. Một số ứng dụng của LD50 như trong việc hướng dẫn sử dụng
quần áo và thiết bị an toàn thích hợp. Ví dụ, nếu giá trị LD 50 (da) so với một hóa
chất được đánh giá là cực kỳ độc hại, nó trở nên rất quan trọng trong việc bảo vệ
da với quần áo, găng tay làm bằng vật liệu chống hóa chất trước khi xử lý, pha
chế. Ngoài ra, nếu một hóa chất có giá trị LC50 hít phải chỉ ra ở mức độ tương đối
vô hại, thiết bị bảo vệ hô hấp có thể là không cần thiết (như nồng độ oxy trong
không khí ở mức bình thường khoảng 18%); trợ giúp trong việc thiết lập các giới
hạn tiếp xúc nghề nghiệp; LD50 cũng là một phần của các thông tin trong dữ liệu
an toàn hoá chất.

422
Tài liệu tham khảo
1. Buhr C. R., Eckrich R., Kluenker M., et al. Determination of the LD50 with the chick
embryo chorioallantoic membrane (CAM) assay as a promising alternative in
nanotoxicological evaluation. Nanotoxicology, 15(5), 2021.
2. IUPAC. Compendium of Chemical Terminology, 2nd ed., Compiled by A. D. McNaught
and A. Wilkinson. Blackwell Scientific Publications, Oxford, 1997.
3. Kumar V., Sheoran O.P., Rani S., Malik K., Development of a web-based tool for probit
analysis to compute LC50/LD50/GR50 for its use in toxicology studies. Appl. Nat. Sci. Foun.,
12(4), 2020.

423
NỒNG ĐỘ NGƯỠNG,
một thuật ngữ chỉ mức nồng độ mà tại đó vẫn chưa quan sát thấy những ảnh
hưởng có hại (với các chất độc) và có lợi (với các chất cần cho sự phát triển của
sinh vật) xảy ra với đối tượng thí nghiệm. Nồng độ ngưỡng (NĐN) khác nhau ở
các loài sinh vật khác nhau và ở các môi trường khác nhau. Cùng một chất,
nhưng NĐN của chất đó với người, thực vật, động vật và vi sinh vật khác nhau.
Ngay cả trong cùng một loài, cá thể cũng có phản ứng khác nhau với cùng một
chất. Phản ứng của các cá thể đối với một chất phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính
và trạng thái vật lý và tâm sinh lý. Mặc dù có sự khác nhau giữa các cá thể
nhưng với một quần thể sinh vật, NĐN thường tuân theo phân bố chuẩn Gauss.
NĐN thường được xác định thông qua thực nghiệm. Các nghiên cứu về ngưỡng
ảnh hưởng trên đối tượng động vật có vai trò quan trọng để đưa ra các dự đoán
về NĐN tiếp xúc đối với con người.
Trong lĩnh vực đánh giá rủi ro của các chất hóa học và yếu tố vật lý tới sức
khỏe người lao động, ngưỡng giá trị giới hạn (NGTGH) của một chất được sử
dụng phổ biến để xác định ngưỡng mà người lao động có thể tiếp xúc hàng ngày
mà không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. NGTGH thường được sử dụng
với các yếu tố hóa học và lý học trong môi trường không khí (khí, hơi, mù,…).
Đơn vị của NGTGH đối với các chất ở dạng khí là ppm, với các chất ở dạng hạt
(bụi, khói và mù) là mg/m3.
Có ba loại NGTGH với các chất hóa học và vật lý sau: giá trị ngưỡng giới
hạn - tiếp xúc trung bình theo khoảng thời gian làm việc là 8h/ngày; 40h/tuần;
giá trị ngưỡng giới hạn - tiếp xúc ngắn không quá 15 phút/ngày; giá trị giới hạn -
giới hạn trần không được vượt qua tại bất cứ thời điểm nào trong ngày. Có cả
NGTGH cho các yếu tố vật lý và hóa học. NGTGH cho yếu tố vật lý bao gồm
tiếp xúc với tiếng ồn, độ rung, bức xạ, stress nóng và lạnh.

Tài liệu tham khảo


1. Esyakova O. A., Voronin V. M., Bioindication methods in environmental engineering.
IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, 2020.
2. Stellman J. M., Encyclopedia of Occupational Health & Safety (Fourth Ed.).
International Labour Organization, 1998
3. Weiner R., Matthews R., Environmental engineering (Fourth Ed.), Butterworth-
Heinemann, 2003.

424
NỒNG ĐỘ SINH HỌC,
sự tích tụ của một chất hóa học trong hoặc trên cơ thể sống thông qua quá trình
hô hấp. Nồng độ sinh học (NĐSH) là một thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong
lĩnh vực độc học thủy sinh, các hóa chất độc hại đi vào cơ thể của sinh vật thông
qua mang và da.
NĐSH được định lượng bằng hệ số NĐSH, biểu thị bằng tỷ số giữa nồng
độ hóa chất trong sinh vật hoặc quần xã sinh vật với nồng độ trong nước hoặc
với nồng độ của hóa chất đó trong môi trường xung quanh ở trạng thái cân bằng.
Trong môi trường nước mặt, hệ số NĐSH thường được biểu thị bằng đơn vị
lit/kg (tỷ lệ giữa mg hóa chất/kg sinh vật với mg hóa chất/lít nước). Hệ số
NĐSH có thể được đo hoặc tính toán dựa vào các mô hình toán học và phụ
thuộc vào đối tượng nghiên cứu ví dụ như với các sinh vật sống ở lớp đáy, hệ số
tích tụ trầm tích sinh học được sử dụng, do các hóa chất có thể tồn tại cả ở môi
trường nước và trong trầm tích đáy. Hệ số NĐSH được Mỹ và Liên minh Châu
Âu sử dụng trong các luật về hóa chất để đánh giá khả năng tích lũy sinh học
của các chất khi đăng ký và lưu hành. Đạo luật về kiểm soát các chất độc của
Cục môi trường Mỹ quy định một chất được cọi là không tích tụ sinh học khi hệ
số NĐSH nhỏ hơn 1000, tích tụ sinh học khi có NĐSH từ 1000 đến 5000 và tích
tụ sinh học mạnh khi hệ số NĐSH lớn hơn 5000. Luật về đăng ký, đánh giá, cấp
phép và hạn chế đối với hóa chất của Liên minh châu Âu quy định các chất tích
tụ sinh học khi có hệ số NĐSH lớn hơn 2000 và tích tụ sinh học mạnh khi hệ số
NĐSH lớn hơn 5000.
Hệ số NĐSH có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ,
pH và chất lượng nước. Nhiệt độ môi trường tác động tới quá trình trao đổi chất,
sự vận động của sinh vật. pH ảnh hưởng tới sự phân ly của các chất trong môi
trường nước. Chất lượng nước khác nhau thay đổi sự liên kết của các hóa chất
với các thành phần khác trong môi trường nước (ví dụ: các chất ô nhiễm khi liên
kết và tích tụ trong các hạt rắn sẽ giảm khả năng phân bố vào các sinh vật qua
đường hô hấp, mà đi vào cơ thể sinh vật thông qua đường ăn uống). Bên cạnh
đó, kích thước của sinh vật cũng là một yếu tố được xem xét ở khía cạnh tỷ lệ
giữa thể tích cơ thể sinh vật và diện tích bề mặt của cơ thể. Bề mặt tiếp xúc càng
lớn thì khả năng và tốc độ xâm nhập của hóa chất vào cơ thể sinh vật càng cao.
Hệ số NĐSH được sử dụng nhiều trong việc dự đoán mức nồng độ của chất ô
nhiễm có trong sinh vật dựa vào nồng độ của chất đó trong môi trường nước. Để
xâm nhập vào cơ thể sinh vật, các hóa chất phải đi qua lớp màng lipid, khả năng
tích lũy của các chất này phụ thuộc nhiều vào tính ưa lipid của nó. Các chất có
hệ số NĐSH lớn hơn 1 thường có tính kị nước hoặc ưa mỡ. Do đó, các chất này
có khả năng xâm nhập tốt vào cơ thể sống, tích lũy tại lớp lipid của sinh vật và ít
có khả năng đào thải, dẫn tới khả năng tích tụ cao trong cơ thể của sinh vật.

425
Tài liệu tham khảo
1. Don M., Correlation of bioconcentration factors. Environmental Science and
Technology, 16(5): 274-278, 1982.
2. Tinsley I. J., Chemical concept in pollutant behavior (Second Ed.) John Wiley & Sons,
Inc., 2004.
3. Arnot J. A., Gobas F. A. P. C., A review of bioconcentration factor (BCF) and
bioaccumulation factor (BAF) assessments for organic chemicals in aquatic organisms.
Environ. Rev., 14(4): 257-297, 2006.
4. Landis W. G., Sofield R. M., Yu M. H., Introduction to Environmental Toxicology:
Molecular Structures to Ecological Landscapes (Fourth ed.). CRC Press, 2011.
5. Di Guardo, Environmental Exposure Assessment in Encyclopedia of Toxicology (Third
Ed.). Elsevier Inc., 2014.

426
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG,
một hệ thống có liên quan và tác động tới quá trình sản xuất lương thực thực
phẩm, nuôi trồng làm cân bằng tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội,
và tính khả thi về kinh tế giữa các nhân tố, cả về chiều rộng lẫn chiều dài (tức là
nhiều đối tượng cùng tham gia và nhiều thế hệ cùng tham gia). Rộng hơn nữa, hệ
sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững là khi chúng ta duy trì được nền tảng tài
nguyên thiên nhiên; trong đó, phụ thuộc rất ít vào những sản phẩm nhân tạo đưa
từ bên ngoài hệ sinh thái vào, quản lý dịch bệnh và sâu hại thông qua những cơ
chế điều tiết nội bộ và hệ sinh thái đó cần được hồi phục sau những xáo trộn,
thậm chí tổn thương, gây ra bởi quá trình canh tác và thu hoạch. Nói một cách
đơn giản, nông nghiệp bền vững (NNBV) là một chuỗi sản xuất lương thực, thực
phẩm, cây trồng, vật nuôi trong đó người sản xuất sử dụng những kỹ thuật nông
nghiệp giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, đồng thời đối xử tốt với vật
nuôi. NNBV giúp chúng ta có nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe mà không làm
ảnh hưởng xấu đến những thế hệ sau này. Điều cốt lõi làm nên một nền NNBV là
tìm được sự cân bằng giữa nhu cầu sản xuất lương thực thực phẩm và việc bảo
tồn hệ sinh thái môi trường. Đồng thời cũng thúc đẩy ổn định kinh tế cho nông
dân, giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bởi vì nông nghiệp
luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, khi mà có tới hơn 40%
dân số thế giới làm việc trong ngành này, việc đảm bảo phát triển bền vững và an
ninh lương thực luôn là vấn đề cấp thiết đối với mọi quốc gia. NNBV rất chú
trọng tới tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái cũng như những cách thức thực
hành trên khu vực canh tác. NNBV đề cao tính tuần hoàn trong một khu vực canh
tác, hạn chế sử dụng những yếu tố đầu vào từ bên ngoài, quản lý việc sử dụng
những yếu tố tự nhiên, sẵn có và có tính bổ trợ lẫn nhau từ đó khôi phục, duy trì
và thúc đẩy tính hài hòa của thiên nhiên. Để đạt được các mục tiêu đó, những
người nông dân bền vững thực hành những phương pháp như sau: luân canh cây
trồng; trồng cây che phủ đất; tạo dinh dưỡng cho đất; quản lý sâu hại bằng các
phương pháp sinh học; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong phát triển
nông nghiệp bền vững; quản lý giống và nguồn nước; chú trọng tính địa phương;
ghi chép và lưu trữ dữ liệu để giúp cho việc theo dõi, điều chỉnh và quản lý được
thực hiện dễ dàng; phát triển NNBV là sự hợp tác và kết nối của cả cộng đồng.
Thách thức cơ bản đối với NNBV là sử dụng cân bằng các nguồn lực và nguồn
nguyên liệu sinh học sẵn có trong tự nhiên cụ thể như sâu bệnh, chất dinh dưỡng,
đất và nước,… theo mô hình tuần hoàn. Vì vậy, trong phương thức này, sản phẩm
phụ hoặc chất thải từ một quá trình sản xuất trở thành đầu vào cho một quá trình
khác. Để có được một nền NNBV cần phải đạt được một số điểm như sự hoà hợp
của các chu trình sinh học tự nhiên và kiểm soát được chúng; bảo vệ và khôi phục
độ phì đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tối ưu hoá việc quản lý và sử
dụng các nguồn tài nguyên của nông trại; giảm thiểu sử dụng các nguồn không tái
sinh được và nguồn đầu vào của sản xuất phải mua từ bên ngoài; khuyến khích
được sự tham gia vào các mô hình nông nghiệp tuần hoàn của các hộ gia đình và
cộng đồng nông dân; giảm thiểu được tác động xấu đến sức khoẻ con người, sự
an toàn, các loài hoang dại, chất lượng nước và môi trường.

427
Tài liệu tham khảo
1. Haggar J., Nelson V., Lamboll R., Rodenburg J., Understanding and informing
decisions on Sustainable Agricultural Intensification in Sub-Saharan Africa. Int. J. Agricult.
Sustain., 2020.
2. Pretty J., Agricultural sustainability: concepts, principles and evidence. Phil. Trans. R.
Soc. B, 363: 447-465, 2008.
3. Pretty J., Thompson J., Hinchcliffe F., Sustainable Agriculture: Impacts on Food
Production and Challenges for Food Security. Gatekeeper Series, No. 60, 2018.
4. Sharma R. K., Abidi N., Misra R. K., Assessment of agricultural sustainability - a study
of farmers growing basmati rice under conventional and fair-trade systems in India. Int. J.
Sustain. Agricul. Man. Inf., 6(1), 2020.

428
NƯỚC BIỂN DÂNG,
hệ quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu do băng tan và hiện tượng giãn nở nhiệt
của nước biển. Mực nước biển trung bình toàn cầu đang tăng với tốc độ ngày
càng nhanh hơn trong những thập kỷ gần đây, giai đoạn 1900-2030 tăng
0,6 mm/năm, giai đoạn 1930-1993 tăng 1,4 mm/năm và giai đoạn 1993-2019
tăng lên là 3,4 mm/năm (Hình 1). Số liệu tại các trạm hải văn của Việt Nam giai
đoạn 1961-2018 cho thấy, mực nước biển trung bình có xu hướng tăng khoảng
2,74 mm/năm; theo số liệu vệ tinh giai đoạn 1993-2019, mực nước biển trung
bình tăng khoảng 3,6 mm/năm. Các thành phần đóng góp vào mực nước biển
dâng (NBD) bao gồm giãn nở nhiệt và động lực; tan băng của các sông băng,
núi băng trên lục địa, ở Greenland, ở Nam Cực; thay đổi lượng trữ nước trên lục
địa; điều chỉnh đẳng tĩnh băng. Kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu công bố năm
2013 được xây dựng theo cách tiếp cận về đường nồng độ khí nhà kính đại diện
(RCP). Có 4 kịch bản RCP (RCP2.6, RCP4.5, RCP6.0 và RCP8.5). Theo dự
tính, đến năm 2100, mực nước biển trung bình toàn cầu theo kịch bản RCP2.6 là
43 cm (29-59 cm) và theo kịch bản RCP8.5 là 84 cm (61-110 cm).
Kịch bản mực NBD trung bình ven biển Việt Nam có khả năng cao hơn
toàn cầu. Khu vực giữa Biển Đông có mực NBD cao hơn so với các khu vực
khác; khu vực ven biển các tỉnh phía nam cao hơn so với khu vực phía bắc.
Theo dự tính, đến năm 2100, mực NBD trung bình cho toàn dải ven biển Việt
Nam theo kịch bản RCP2.6 là 43 cm (26-62 cm), theo RCP4.5 là 54 cm (36-
76 cm) và theo RCP8.5 là 84 cm (59-116 cm). NBD gây ra mối đe dọa nghiêm
trọng đối với khu vực ven biển trên toàn thế giới. Các tác động của NBD đến dải
ven biển Việt Nam bao gồm nguy cơ ngập lụt, đặc biệt trong thời kỳ triều cường
và nước dâng do bão; xói lở ven biển ngày càng nghiêm trọng hơn; mất và thay
đổi các hệ sinh thái ven biển; xâm nhập mặn trong sông, trong đất; cản trở việc
thoát nước tại các đô thị ven biển. Nếu mực NBD 1 m, khoảng 16,8% đồng bằng
Sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận,
17,84% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh và 38,9% diện tích đồng bằng Sông
Cửu Long có nguy cơ bị ngập. Cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có
nguy cơ ngập cao. Nguy cơ ngập đối với quần đảo Trường Sa là không lớn trong
khi quần đảo Hoàng Sa có nguy cơ ngập lớn hơn. Để ứng phó với NBD , nhiều giải
pháp đã được nghiên cứu, triển khai như tăng cường, gia cố các hệ thống đê kè, trồng rừng ngập mặn, thay đổi
sử dụng đất, di chuyển các cơ sở nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng ven biển.

429
Hình 1. Xu thế biến đổi của mực nước biển trung bình toàn cầu giai đoạn 1900-2020 [5]

Hình 2. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100 cm cho Việt Nam [1]

430
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam, Nxb. Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 187pp, 2016.
2. IPCC, IPCC Fifth Assessment Report: Climate Change 2013 - The Physical Science
Basis. Cambridge University Press, Cambridge, UK, 1535pp, 2013,.
3. IPCC, IPCC Special Report on the Ocean and Cryosphere in a Changing Climate,
H.-O. Pörtner, D.C. Roberts, V. Masson-Delmotte, P. Zhai, et al., 702pp, 2018.
4. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn
Thị Lan, Vũ Văn Thăng, Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, 258pp, 2011.
5. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Cập nhật kịch bản biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Báo cáo Tổng kết Dự án Bộ Tài nguyên và Môi trường,
426pp, 2020.

431
PHẢN ỨNG QUANG HÓA,
phản ứng hóa học dưới tác dụng của ánh sáng, hay nói một cách khác, ánh sáng
là nhân tố để phản ứng hóa học xảy ra. Trong phản ứng quang hóa, sự hấp thu
tia tử ngoại (UV), ánh sáng khả kiến (Visible) hoặc bức xạ hồng ngoại (Infrared)
của một hợp chất hóa học làm cho nó dễ tham gia phản ứng hơn, nghĩa là quá
trình hoạt hóa chất nền bằng năng lượng ánh sáng mà không cần thêm tác chất
khác làm giảm sự tạo thành các sản phẩm phụ không mong muốn. Ngoài ra một
số phản ứng quang hóa có thể thực hiện được dưới ánh sáng Mặt trời - nguồn
năng lượng tái tạo. Vì vậy phản ứng quang hóa được sự quan tâm rất lớn của các
nhà khoa học trong bối cảnh ngành hóa học phát triển theo hướng bền vững của
“Hóa học xanh”. Trong tự nhiên, phản ứng quang hóa được biết đến với tên gọi
là “quá trình quang hợp” (Photosynthesis), xảy ra ở hầu hết các dạng sinh vật
sống trên Trái đất bao gồm cây xanh, tảo và một số ít loài vi khuẩn. Quang hợp
giúp duy trì nồng độ oxy trong không khí và cung cấp tất cả các hợp chất hữu cơ
và hầu hết các năng lượng cần thiết cho sự sống trên Trái đất. Ở các sinh vật,
quá trình quang hợp diễn ra với sự tham gia của nước (H2O) để chuyển hóa
cacbon đioxít (CO2) thành cacbohidrat [(CH2O)6], đồng thời giải phóng khí O2.
Phản ứng tổng thể của quá trình quang hợp có thể được biểu diễn như sau:
6CO2 + 6H2O + hv  (CH2O)6 + 6O2.
Ở cây xanh, quá trình quang hợp xảy ra chủ yếu ở tế bào lá trong bào quan
gọi là lục lạp, dài khoảng 5-10 μm. Số lượng lục lạp trên mỗi tế bào lá thay đổi tùy
thuộc vào loại tế bào, loài và điều kiện sinh trưởng. Trong đời sống hàng ngày,
phản ứng quang hóa được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực hóa học tổng hợp vô
cơ lẫn hữu cơ, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường, có thể kể đến như phản ứng
quang hóa xúc tác phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ, xử lý ô nhiễm nguồn nước,
ứng dụng chế tạo sơn tự làm sạch, ứng dụng trong pin Mặt trời, phản ứng quang
Fenton hóa. Ngoài những ứng dụng có ích thì hiện tượng “Sương mù quang hóa”
(photochemical smog) là một hiện tượng ô nhiễm không khí do con người gây ra.
Đây là phản ứng của các chất khí oxit nitơ (NOx), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
thải ra chủ yếu từ khí thải giao thông dưới tác dụng của ánh nắng Mặt trời tạo ra
hỗn hợp các chất khí như ozon, các loại andehyt, axit nitric rất nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường sống. Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất ở các khu
vực đô thị có số lượng phương tiện giao thông lớn, tạo ra khói mù màu nâu trên
các thành phố khiến tầm nhìn bị giảm đi. Ở cấp độ quản lý, các giải pháp nhằm
khắc phục hiện tượng sương mù quang hóa: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí và ý thức chấp
hành pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; tăng cường vận tải hành khách
công cộng,… Đối với mỗi cá nhân, nên hạn chế đi ra ngoài khi đang có hiện tượng
sương mù quang hóa (đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai), nếu có
nhu cầu ra ngoài cần đeo khẩu trang, kính che toàn bộ mắt khi tiếp xúc trực tiếp
với sương mù ô nhiễm; khi tham gia giao thông người sử dụng phương tiện nên
hạn chế tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, bật đèn sương mù; tăng cường vệ sinh
nhà cửa, trồng cây xanh và làm thông thoáng môi trường sống.

432
Tài liệu tham khảo
1. Hoffmann N., Photochemical Reactions as Key Steps in Organic Synthesis. Chem. Rev.,
108: 1052-1103, 2008.
2. Ollis D. F., Turchi C., Environmental Progress, John Wiley & Sons Ltd., 1990.
3. Wols B. A., Hofman-Caris C. H., Review of photochemical reaction constants of
organic micropollutants required for UV advanced oxidation processes in water. Water Res.,
46: 2815-2827, 2012.

433
SỰ DI CƯ CỦA CỘNG ĐỒNG,
sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành
chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác. Căn cứ trên cơ sở nơi đi và nơi
đến, có thể chia các dòng di cư (DC). DC nông thôn - đô thị là dòng DC của
những người dân khu vực nông thôn tới các đô thị. Đây là dòng DC rất phổ biến
và cũng là dòng DC chủ đạo đối với các quốc gia đang trong quá trình đô thị hóa
và công nghiệp hóa. Ở hầu hết các nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị
được mở ra đã thu hút nhiều lao động từ các vùng nông thôn, nơi năng suất lao
động và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thường thấp hơn. Ngoài dòng DC
trên, còn có các dòng DC nông thôn - nông thôn, đô thị - nông thôn, đô thị - đô
thị. Các dòng di cư này đều xảy ra ở mọi quốc gia và mọi thời điểm, nhưng
không phổ biến và có thể bùng phát tại những vùng miền, quốc gia, trong những
thời điểm nhất định. Một cách phân chia nữa là DC trong nước và DC quốc tế.
DC trong nước là sự di chuyển dân cư trong phạm vi quốc gia, DC quốc tế là sự
dịch chuyển dân cư giữa các quốc gia. Trong lịch sử đã từng xuất hiện dòng DC
quốc tế quy mô với sự dịch chuyển số lượng lớn cư dân từ châu Âu đi tìm miền
“đất hứa” châu Mỹ và châu Úc. DC quốc tế ngoài mục tiêu kinh tế như xuất
khẩu lao động, tìm kiếm việc làm, còn rất nhiều vấn đề xã hội, chính trị đáng
quan tâm, gắn với vấn đề về nạn nhân chiến tranh, sự phân biệt đối xử, vấn đề
nhân quyền và người tỵ nạn,… Dòng DC của người dân từ Syria và các nước
Bắc Phi đến châu Âu, gọi là cuộc “khủng hoảng di dân”, gây khó khăn rất lớn
cho các nước tiếp nhận. Theo tính tổ chức, kế hoạch của DC, người ta chia DC
thành loại có tổ chức và không tổ chức hay DC tự do. DC có tổ chức là sự di
chuyển dân cư theo kế hoạch và các chương trình mục tiêu nhất định do nhà
nước, chính quyền các cấp vạch ra và tổ chức thực hiện. DC tự do là sự di
chuyển tự phát của cá nhân hoặc bộ phận gia đình từ điểm định cư này sang
vùng khác nhằm thiết lập nơi cư trú mới, mà không phụ thuộc vào kế hoạch và
sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền. DC tự do giúp làm giảm sức ép
về việc làm, thu nhập nơi đi, bổ sung nguồn lao động cho nơi đến song cũng có
nhiều tác động tiêu cực cho cả nơi đi và nơi đến. Trong dòng DC không tổ chức
bên cạnh DC tự do, người ta còn nói đến dòng DC bất hợp pháp khi người DC
bỏ qua mọi sự kiểm soát và tránh tiếp xúc với các cơ quan chính quyền các cấp.
DC bất hợp pháp thường gây ra sự căng thẳng cho người DC và nhiều khó khăn
cho nơi nhập cư.
Theo thời gian cư trú tại nơi đến, người ta chia DC ra thành DC lâu dài và
DC tạm thời thường 3 tháng, 6 tháng. Đây là hình thức rất phổ biến ở các nước
đang phát triển trong giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tài liệu tham khảo


1. Đặng Nguyên Anh, Xã hội học dân số, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007.
2. Pöllänen I., Transnational Peripheries: Narratives of Countryside, Migration, and
Community in American and Nordic Modernisms. Scholar’s bank, 2020.
3. Phạm Văn Quyết (Chủ biên), Hòa nhập xã hội của lao động nhập cư nghèo tại các đô
thị Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, 2017.

434
PIN NHIÊN LIỆU,
chuyển đổi hóa năng từ nhiên liệu thành điện năng thông qua phản ứng
điện hóa của nhiên liệu hydro với chất oxy hóa, thường là oxy. Khác với các
nguồn năng lượng tái tạo không có khả năng tích trữ và phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên, pin nhiên liệu cho phép cung cấp năng lượng ổn định, liên
tục theo yêu cầu và có khả năng tàng trữ dưới dạng nhiên liệu. Do tính chất
chuyển đổi năng lượng cao và không gây ô nhiễm môi trường, pin nhiên
liệu được dự báo sẽ trở thành nguồn nhiên liệu sạch đầy triển vọng hướng
đến phát triển năng lượng bền vững và được áp dụng rộng rãi trong tương
lai. Nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu dựa trên nguyên tắc chung là tổ
hợp oxy và hydro để tạo thành nước, cung cấp điện và nhiệt mà không thải
ra các chất gây ô nhiễm. Về lý thuyết, mọi chất có thể bị oxy hóa được cung
cấp liên tục dưới dạng dòng chảy để xảy ra phản ứng đều có thể sử dụng
như nhiên liệu cung cấp cho anot của pin nhiên liệu. Tương tự, chất oxy hóa
thường là dòng lưu chất có thể bị khử với tốc độ đủ lớn. Việc sử dụng các
nhiên liệu thông dụng, giàu tiềm năng, có thể tái tạo dễ dàng và không độc
hại là mục tiêu hướng tới của pin nhiên liệu. Tuy nhiên ngày nay, các loại
pin nhiên liệu đang phát triển chủ yếu sử dụng nhiên liệu là khí hydro hoặc
khí tổng hợp giàu hydro. Về nguyên tắc, pin nhiên liệu hoạt động tương tự
như một pin điện/ắc quy; tuy nhiên pin điện/ắc quy thông thường là thiết bị
tồn trữ năng lượng bên trong chỉ có thể cung cấp lượng điện năng giới hạn,
sẽ ngừng hoạt động khi các chất hóa học tồn trữ phản ứng hết, trong khi đó
pin nhiên liệu là một thiết bị sản xuất điện năng khi có nguồn nhiên liệu bên
ngoài cung cấp trực tiếp và liên tục. Pin nhiên liệu có cấu trúc gồm một lớp
điện phân được đặt giữa hai điện cực anot và catot và hoạt động dựa trên
một nguyên lý chung, do đó người ta thường phân loại dựa trên sự khác
nhau cơ bản là chất điện phân và lấy tên chất điện phân đó làm tên gọi cho
pin nhiên liệu. Tùy theo từng loại pin nhiên liệu mà chất điện phân có thể ở
dạng rắn, dạng lỏng hay dạng màng. Các thiết kế pin nhiên liệu hiện nay
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Các loại pin nhiên liệu khác nhau đã và đang được phát triển
Pin Pin màng Pin
Pin Pin axit
nhiên trao đổi cacbonat Pin oxit rắn
methanol photphoric
liệu kiềm proton nóng chảy (SOFC)
(DMFC) (PAFC)
(AFC) (PEMFC) (MCFC)
Nhiệt
800-1000 hoặc
độ vận
< 100 60-120 60-120 160-220 600-800 thấp hơn
hành
(500-600)
(°C)
Ứng Giao thông, vũ trụ, quân sự, hệ Kết hợp với Kết hợp nhiệt và điện cho các
dụng tích trữ năng lượng nhiệt và điện trạm điện phân cấp và cho
cho các trạm các phương tiện giao thông
điện phân cấp (tàu hỏa, tàu thủy,…)
Công
suất 5- 2- 50 kW- 100 kW-
5 kW 100-250 kW
hoạt 150 kW 250 kW 11 MW 2 MW
động

435
Nhìn chung, pin nhiên liệu đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong
ngành sản xuất năng lượng. Ví dụ điển hình như sự phát triển mạnh mẽ của hãng
xe ôtô điện Tesla, hay rất hữu ích để làm nguồn năng lượng ở các địa điểm xa
xôi, chẳng hạn như tàu vũ trụ, trạm thời tiết ở xa, công viên lớn, trung tâm thông
tin liên lạc, các địa điểm nông thôn bao gồm các trạm nghiên cứu và trong các
ứng dụng quân sự nhất định.
Tài liệu tham khảo
1. Edgerton G., Grier I., Fuel Cell Handbook (Seventh Edition), lulu.com, 2016.
2. Nguyễn Thị Lê Hiền, Pin nhiên liệu - Nguồn năng lượng tương lai, Tạp chí Dầu khí, 7:
57-67, 2019.
3. Staffell I., Scamman D., Velazquez A. A., Balcombe P., Dodds P. E., Ekins P., Shah N.,
Ward K. R., The role of hydrogen and fuel cells in the global energy system. Ener. Environ.
Sci., 12: 463-491, 2019.

436
QUẢN LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP,
quá trình quản lý xuyên suốt từ việc phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải phát sinh từ các
quá trình công nghiệp. Chất thải công nghiệp bao gồm chất thải rắn công nghiệp
(nguy hại và thông thường), dịch thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và
các chất thải đặc thù tùy theo ngành công nghiệp, trong đó: chất thải nguy hại là
chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn,
gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác; chất thải thông thường là chất thải
không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy
hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại; chất thải rắn công
nghiệp là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) phát sinh từ hoạt động
sản xuất, phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nước thải công nghiệp là nước
đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, phục vụ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; dịch thải lỏng công nghiệp là sản phẩm, dung
dịch, vật liệu ở trạng thái lỏng đã hết hạn sử dụng hoặc được thải ra từ quá trình
sản xuất, phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; khí thải công nghiệp là chất thải
tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ
công nghiệp.
Đối với chất thải công nghiệp nguy hại (CTCNNH): chủ nguồn thải
CTCNNH có trách nhiệm phải khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường; thực
hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải
không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường; tự tái sử dụng, tái chế,
xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển
giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý; vận
chuyển CTCNNH nếu có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; được
lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại, không để lẫn chất thải nguy hại với
chất thải thông thường, không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi
trường, chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của
pháp luật; phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên
dụng phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông
thường: chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công
nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn theo quy định; chất thải
rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại không thực hiện việc
phân loại hoặc không thể phân loại được thì được quản lý theo quy định về quản
lý chất thải nguy hại; chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ
riêng theo loại đã được phân loại, không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải
rắn công nghiệp thông thường, không làm phát tán bụi, rò rỉ nước thải ra môi
trường; lưu giữ bằng các thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ phù hợp theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý
phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi
trường. Đối với nước thải công nghiệp: nước thải được khuyến khích tái sử dụng
khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và mục đích sử dụng nước; việc xả
437
nước thải sau xử lý ra môi trường phải được quản lý theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận;
phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra
nguồn tiếp nhận; nước thải có chứa thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng
quy định phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. Đối với
khí thải công nghiệp: phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ
môi trường. Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải
pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ, chương trình sản
xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát
sinh chất thải; cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia khi
chuyển giao chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử
lý cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp.
Minh họa về nội dung QLCTCN thể hiện như sau:

Tài liệu tham khảo


1. Bộ Tài nguyên và môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, ngày 30 tháng 06 năm 2015.
2. Chính phủ, Nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu, ngày 24 tháng
04 năm 2015.
3. Quốc hội, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, ngày 17 tháng 11 năm 2020.

438
HỆ THỐNG QUAN TRẮC KHÍ HẬU TOÀN CẦU,
hệ thống quan trắc khí hậu toàn cầu (GCOS) hình thành tại Hội nghị Khí hậu thế
giới lần thứ hai (1992) khi các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc
về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đồng ý hỗ trợ, phát triển, thực hiện cơ chế thu
thập, chia sẻ dữ liệu khí hậu. Sau thỏa thuận Paris được ký kết, tại COP 21 năm
2015, GCOS thêm yêu cầu giám sát phát thải, giảm phát thải, đánh giá thích ứng
và khả năng chống chịu với biến đổi khí, nhu cầu dữ liệu để phát triển năng lực
và nhận thức cộng đồng. Tổ chức Khí tượng thế giới, Ủy ban Hải dương học
liên chính phủ của UNESCO, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP)
và Hội đồng Khoa học quốc tế tài trợ thực hiện GCOS. GCOS quan trắc tại chỗ
và vệ tinh báo cáo đầy đủ lên UNFCCC. GCOS có quan trắc vật lý, hóa học và
sinh học tin cậy về khí quyển, đại dương, đất liền kể cả chu trình thủy văn, chu
trình carbon và tầng băng tan từ nhiều mạng lưới quan trắc trên thế giới. Việt
Nam tham gia UNFCCC từ năm 1992 và hiện tích cực tham gia GCOS.
GCOS gồm Hệ thống quan trắc tích hợp toàn cầu; Cơ quan giám sát khí
quyển toàn cầu; Hệ thống quan trắc chu kỳ thủy văn thế giới và Hệ thống quan
trắc đại dương toàn cầu do Ủy ban Hải dương học thế giới đứng đầu. 50 thông
số khí hậu chính tác động đến biến đổi khí hậu (BĐKH) là thông tin có kiểm
chứng, có nguồn gốc cập nhật được cấp cho UNFCCC và các bên liên quan.
Danh mục quan trắc khí hậu toàn cầu là bản ghi các nhu cầu về đánh giá
hiện trạng hệ thống quan sát khí hậu, xác định mức độ đầy đủ, khoản thiếu, yếu
của thông tin; triển khai GCOS để thiết lập mới hoặc nâng cấp hệ thống hiện để
đo lượng bức xạ Trái đất, bức xạ bề mặt, khí nhà kính, hơi nước, mây và aerosol;
kết nối các cơ quan nghiên cứu, người sử dụng đưa yêu cầu dữ liệu giám sát và dự
báo trạng thái động học, vật lý và hóa học của khí quyển, theo thời gian, mùa vụ ở
cấp độ khu vực và toàn cầu; nhu cầu chuyển giao và tiếp cận cộng đồng, khôi
phục dữ liệu hiện tại và đã qua. Ban quan sát khí hậu đưa đề nghị quan trắc khí
hậu theo giai đoạn, kết nối vấn đề xã hội, vùng và liên vùng như vùng ven biển
cho các hoạt động: (i) tư vấn khoa học kỹ thuật, điều phối, thực hiện hệ quan trắc
của Ủy ban Kỹ thuật về Hải dương học và Khí tượng biển; (ii) điều phối mạng
lưới đóng góp và khuyến khích các khu vực, các quốc gia cam kết đóng góp, thúc
đẩy thực tiễn tốt nhất và tiêu chuẩn cần tuân thủ; (iii) xem xét ưu tiên quan sát vật
lý biển và liên quan (iv) thu hút cộng đồng và các bên liên quan đánh giá mức độ
sẵn sàng, tính đầy đủ của công nghệ quan trắc biển và vùng ven biển lập kế hoạch
triển khai và các hoạt động cần thiết. Hiện tại, GCOS và hệ thống quan sát vệ tinh
hữu ích trong hỗ trợ các quyết định về khí hậu và BĐKH ở cấp quốc gia và toàn
cầu, nhưng cần các quan trắc và quan sát hỗ trợ để phục vụ ra quyết định ở cấp
địa phương. Ví dụ như GCOS cung cấp thông số qua trọng về thay đổi lớp phủ bì,
thảm thực vật là một thông số đầu vào quan trọng ở cấp địa phương cho việc ước
tính lượng phát thải từ lĩnh vực "sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp và lâm nghiệp", ước tính lượng phát thải và giảm phát thải, kiểm kê khí
nhà kính quốc gia; các nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chẳng hạn như cơ
chế REDD (giảm phát thải từ suy thoái rừng và phá rừng).

439
Tài liệu tham khảo
1. O'Connor B., Bojinski S., Röösli C., Schaepman M. E., Monitoring global changes in
biodiversity and climate essential as ecological crisis intensifies. Ecol. Inf., 55, 2020.
2. The Global observing system for climate change. World Meteorological Organization,
2016.
3. The Global Observing System for Climate: Implementation Needs.
Doi:  10.13140/RG.2.2.23178.26566, 2016.

440
SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG,
việc sử dụng các dịch vụ và sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang
lại một cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
nguyên liệu độc hại, giảm chất thải và ô nhiễm môi trường trong suốt vòng đời
sản phẩm mà không làm tổn hại đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương
lai. Mục đích của sản xuất và tiêu dùng bền vững (SXTDBV) là nhằm đạt được
mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên và giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường. Trên thế giới, khái niệm
SXTDBV lần đầu tiên được đề cập tại Hội nghị về môi trường và phát triển của
Liên hiệp quốc ở Rio de Janeiro, Brazil, năm 1992, sau đó chính thức được hình
thành tại Hội nghị tiêu dùng bền vững ở Oslo, Na Uy, năm 1994. Đến năm
2002, tại Hội nghị thế giới về phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam Phi, Kế
hoạch hành động Johannesburg đã được thông qua, trong đó SXTDBV là một
trong ba trụ cột chính, đồng thời nhấn mạnh “thay đổi những phương thức sản
xuất và tiêu dùng thiếu bền vững”. Năm 2003, Chương trình khung 10 năm
SXTDBV đã được Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) xây dựng
và triển khai ở cấp độ toàn cầu. Năm 2015, Liên hợp quốc đã xác định SXTDBV
là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Đến nay, hầu hết
các khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng và thực hiện các chiến
lược, chương trình, kế hoạch về SXTDBV. Các nội dung chính của SXTDBV
bao gồm: nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài
nguyên tái tạo và sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái
chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái. Các công cụ, biện pháp
chính để thực hiện SXTDBV là: sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch
hơn, áp dụng liên tục các chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong các
quá trình công nghệ, dịch vụ; thực hiện “mua sắm xanh” thông qua xem xét, cân
nhắc các vấn đề môi trường để giảm thiểu được nhiều nhất tác động tới sức khoẻ
và môi trường; thúc đẩy áp dụng nhãn sinh thái đối với các sản phẩm thân thiện
với môi trường; đánh giá vòng đời (LCA) các khía cạnh môi trường của một
sản phẩm hoặc dịch vụ trong tất cả các giai đoạn; thiết kế sinh thái, là sự kết hợp
có hệ thống các yếu tố môi trường vào giai đoạn thiết kế/phát triển sản phẩm
nhằm giảm bớt các tác động xấu đến môi trường. Ở Việt Nam, SXTDBV đã
được đề cập trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững (Agenda 21) năm
2004 và trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. SXTDBV
cũng là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.
Chương trình hành động quốc gia về SXTDBV giai đoạn 2021-2030 đã được
ban hành tại Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 20/6/2020. Trên thực tế, SXTDBV
của Việt Nam còn chưa toàn diện, chưa triệt để theo hướng tiếp cận vòng đời sản
phẩm. Số lượng các sản phẩm thân thiện môi trường được dán nhãn xanh còn ít.
Việc tiêu dùng các sản phẩm xanh mới chủ yếu tập trung các loại thực phẩm an
toàn, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng,… Hoạt động mua sắm công theo
hướng bền vững, mua sắm xanh còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc chứng
nhận, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường còn nhiều bất cập.
Hoạt động phân loại, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải còn hạn chế. Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với việc Luật Bảo vệ môi trường 2020
441
được ban hành, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thay đổi mô hình sản xuất và tiêu
dùng theo hướng bền vững hơn trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo


1. Quốc hội Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường, 2020.
2. UNEP, ABC of SCP, Clarifying concept of sustainable production and consumption,
2012.
3. UNEP, Sustainable Consumption and Production - A Handbook for Policymakers, 2015.

442
SERGEI NIKOLAYEVICH WINOGRADSKY (1.9.1856-25.2.1953),
sinh ngày 1 tháng 9 năm 1856 tại Kiev, Ukraine và mất ngày 25 tháng 2 năm
1953 tại Brie - Comte - Robert, Pháp. Ông là nhà vi sinh học có những khám
phá liên quan đến sinh lý học của các quá trình nitrat hóa và sự cố định đạm của
vi khuẩn đất. Năm 1875, ông theo học piano ở Học viện Âm nhạc Hoàng gia - St
Petersburg. Tuy nhiên, sau 2 năm học âm nhạc ở trường, ông chuyển sang học
ở Đại học Saint Petersburg ngành hóa học do Nikolai Menshchutkin và thực vật
học do Andrei Famintzin giảng dạy. Ông tốt nghiệp năm 1881 và ở lại Đại học
St Petersburg để tiếp tục nhận bằng thạc sĩ thực vật học vào năm 1884. Năm
1885, ông bắt đầu làm việc tại Đại học Strasbourg dưới sự chỉ đạo của nhà thực
vật học danh tiếng Anton de Bary; Winogradsky trở nên nổi tiếng là nhờ các
công trình về vi khuẩn sulfur. Vào năm 1888, ông chuyển tới sống ở Zurich
(Thuỵ Sỹ) nơi ông bắt đầu nghiên cứu về quá trình nitrát hóa, định danh giống vi
khuẩn Nitrosomonas và Nitrosococcus, có vai trò oxi hóa amoni chuyển thành
nitrit, và Nitrobacter oxi hóa nitrite thành nitrat. Ông trở lại St. Petersburg trong
khoảng thời gian 1891-1905 và nhận chức trưởng phân khoa vi sinh học tổng
quát tại Học viện Y khoa thực nghiệm; trong suốt khoảng thời gian này, ông
định danh được vi khuẩn kỵ khí bắt buộc Clostridium pasteurianum, có khả
năng cố định nitơ trong khí quyển. Năm 1901, ông được bầu làm thành viên
danh dự của Hội Khoa học tự nhiên Moscow và năm 1902, là Viện sĩ thông tấn
của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Ông nghỉ hưu và chấm dứt các hoạt động
khoa học tích cực vào năm 1905 và dành thời gian ở nhà riêng của mình tại
Thụy Sĩ. Năm 1922, ông nhận lời mời làm trưởng khoa vi khuẩn học nông
nghiệp tại Viện Pasteur và làm việc ở phòng thí nghiệm nằm tại ở Brie-Comte-
Robert, Pháp, cách Paris khoảng 30 km. Trong thời gian này, ông làm việc với
nhiều đề tài bao gồm về vi khuẩn sắt, vi khuẩn nitrat hóa, cố định nitơ bởi
Azotobacter, vi khuẩn phân hủy cellulose, và phương pháp nuôi cấy các vi sinh
vật trong đất. Winogradsky về hưu và chấm dứt hoạt động khoa học vào năm
1940, sau đó ông mất ở Brie-Comte-Robert. Ông là một nhà vi sinh học, sinh
thái học, khoa học đất, người đi tiên phong trong nghiên cứu về chu trình sống.
Đặc biệt, ông là người đầu tiên phát hiện khả năng hoá tự dưỡng bởi chi vi
khuẩn Beggiatoa năm 1887. Ông thấy rằng Beggiatoa oxi hoá hydro sunphit
(H2S) như một nguồn năng lượng và tạo ra các giọt lưu huỳnh bên trong tế bào.
Ông cũng là người đầu tiên phát hiện ra các quá trình sinh học của chu trình nitơ
trong tự nhiên. Các nghiên cứu này đã minh chứng khả năng hoá tự dưỡng của
các vi sinh vật trong tự nhiên thông qua việc cố định CO 2 thành các hợp chất
hữu cơ. Winogradsky là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên cố gắng tìm
hiểu vi sinh vật ở ngoại cảnh có vai trò như thế nào trong y khoa, và ông trở
thành một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên của môn sinh thái học vi sinh
vật và vi sinh vật học môi trường. Cột Winogradsky cho tới ngày nay vẫn là một
cách trình bày thú vị về sinh thái học vi sinh vật và hóa tự dưỡng, được trình bày
trong nhiều diễn văn về vi sinh học trên khắp thế giới.

443
Hình 1. Chân dung nhà bác học Winogradsky (Dworkin, 2012)

Tài liệu tham khảo


1. Ackert L. L., The ‘‘Cycle of Life’’ in The Ecology: Sergei Vinogradskii’s Soil
Microbiology, 1885-1940. J. History Bio, 40: 109-145, 2007.
2. Bobadilla M. P., Serrano R. G., Microorganisms on Stage Winogradsky columns as
performative displays in art and science. Per. Res. A J. Per. Arts, 25(3), 2020
3. Dworkin M., Sergei Winogradsky: a founder of modern microbiology and the first
microbial ecologist. FEMS Microbiol Rev., 36: 364-379, 2012.

444
SINH THÁI NHÂN VĂN,
lĩnh vực nghiên cứu tương tác qua lại giữa con người và môi trường ở những
quy mô khác nhau và trong những bối cảnh thời gian khác nhau. Sinh thái nhân
văn (STNV) bao gồm nhiều hướng tiếp cận chuyên biệt chẳng hạn như sinh thái
học văn hóa, sinh thái học chính trị, địa lý, nhân học sinh thái, xã hội học môi
trường, kinh tế học môi trường, tâm lý học môi trường, lịch sử môi trường. Như
vậy, STNV là một lĩnh vực liên ngành, trong đó chứa đựng nhiều chuyên ngành
cụ thể. Các chuyên ngành này quan tâm tìm hiểu những bình diện khác nhau của
tương tác quan lại giữa con người và môi trường. Về mặt thuật ngữ, khái niệm
STNV xuất hiện vào năm 1908. Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa con người và
môi trường đã được quan tâm từ rất lâu trong lịch sử. Chẳng hạn, người Hy Lạp
cổ đã để ý đến tác động của môi trường đối với sức khỏe con người. Hoặc là từ
rất lâu, Phật giáo hay Đạo giáo cũng đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên. Bắt đầu từ thế kỷ XV, các cuộc thám hiểm và chinh phục của
người châu Âu đã dẫn tới những quan sát ban đầu mang tính so sánh và hệ thống
dựa trên thực địa về mối quan hệ giữa con người và môi trường ở quy mô rộng
hơn. Đến cuối thế kỷ XVIII, học giả Thomas Malthus chỉ ra tầm quan trọng của
mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên. Như vậy, nhìn một cách tổng thể chúng
ta thấy mối quan tâm về tương tác qua lại giữa con người và môi trường đã được
quan tâm từ xa xưa trong lịch sử loài người. Tuy vậy, khái niệm STNV mới
được ra đời vào đầu thế kỷ XX. STNV được coi là một tiếp cận tổng quát. Tiếp
cận này hữu ích trong việc nghiên cứu đời sống xã hội của nhiều ngành khoa
học khác nhau, từ nhân học, địa lý, xã hội học đến kinh tế. Vì vậy, khái niệm
STNV hữu ích trong việc định rõ sự giao nhau trên các bình diện xã hội, văn
hóa, chính trị, môi trường, địa lý. Cùng với thời gian, điền giả và lập bản đồ
được coi là những công cụ quan trọng để hiểu sự giao nhau trên các bình diện
này. Thêm nữa, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các vấn đề về môi trường -
con người có thể được giải quyết tốt nhất bằng nghiên cứu dài hạn, ở địa điểm
cụ thể mà những nghiên cứu này kết hợp nhiều phương pháp trong một quá trình
bối cảnh hóa tiến triển không ngừng. Điểm cần nhấn mạnh thêm là, người dân
địa phương là chìa khóa để hiểu và giải quyết các vấn đề môi trường. Như vây,
STNV không chỉ là một cách tiếp cận tổng quát mà còn là một khái niệm hữu
ích trong nghiên cứu tác động qua lại giữa con người và môi trường.

Tài liệu tham khảo


1. Ahram A. I., Human Ecology of the Marshes. Southern Iraq's Marshes 55-76, 2021.
2. Knapp G., Human Ecology, in Encyclopedia of Environment and Society, edited by
Paul Robbins. Thousand Oaks: Sage Publications, 880-884, 2007.
3. Scott J., Marshall G., Oxford Dictionary of Sociology. Oxford: Oxford University Press,
2005.

445
SƯƠNG KHÓI QUANG HÓA,
một hỗn hợp các hợp chất được tạo thành khi các oxit nitơ và các hợp chất hữu
cơ dễ bay hơi (VOCs) phản ứng dưới tác dụng của ánh sáng Mặt trời, tạo ra lớp
khói màu nâu trong khí quyển. Sương khói quang hóa (SKQH) có xu hướng xảy
ra thường xuyên hơn vào mùa hè khi có cường độ ánh sáng lớn và thường thấy ở
các thành phố đông dân cư, thời tiết ấm và có số lượng phương tiện giao thông
cơ giới lớn. SKQH đã được quan sát thấy tại nhiều thành phố lớn như Los
Angeles, Sydney, Mexico City, Bắc Kinh, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh,… SKQH
được hình thành từ một chuỗi phản ứng quang hóa phức tạp, phụ thuộc vào nồng
độ các chất ô nhiễm sơ cấp và tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp. Các chất ô nhiễm
sơ cấp bao gồm các oxit nitơ, đặc biệt là oxit nitric (NO) và nitơ đioxit (NO 2) và
các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Các chất ô nhiễm thứ cấp được sinh ra
bao gồm ozon tầng đối lưu, peroxyacetyl nitrat (PAN), các anđehit và một số
hợp chất khác. Chất ô nhiễm thứ cấp được quan tâm nhất là ozon hình thành ở
tầng đối lưu sát mặt đất. Trong khi ozon được hình thành và phân hủy tự nhiên ở
tầng bình lưu của bầu khí quyển, là lớp bảo vệ Trái đất thì ozon ở tầng đối lưu
sát mặt đất lại là một chất nguy hiểm. Một số hợp chất hữu cơ độc hại khác cũng
được hình thành từ phản ứng quang hóa này, ví dụ, PAN. Một số hợp chất như
SO2 và NOx cũng có thể được hình thành, và sau đó bị oxy hóa trong tầng đối
lưu thành axit nitric và axit sulfuric, là các thành phần chính của mưa axit.
SKQH ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây ra những tổn thương
không thể phục hồi đối với phổi, tim, mắt,… và đặc biệt, một số VOCs có thể
gây ung thư. SKQH cũng có tác động tàn phá môi trường, ảnh hưởng đến phát
triển của thực vật và động vật. Các oxit nitơ và VOCs có thể được tạo thành từ
quá trình phân hủy sinh học trong tự nhiên và do phát thải từ các hoạt động của
con người. Phát thải tự nhiên thường có phạm vi rộng và tác động của chúng
thường bị suy giảm trong khi phát thải do con người thường được tập trung gần
nguồn phát thải. Trong tự nhiên, cháy rừng, phun trào núi lửa, sét và các quá
trình vi sinh vật xảy ra trong môi trường đất tạo ra các oxit nitơ (NO, NO 2).
VOCs được tạo ra từ sự bay hơi của các hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên. Oxit
nitơ được tạo ra chủ yếu từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là từ
các nhà máy nhiệt điện và từ các phương tiện cơ giới. VOCs được hình thành từ
quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, từ sự bay hơi của dung
môi và nhiên liệu, và từ quá trình đốt củi. Phương tiện cơ giới thải ra lượng lớn
nhất các chất ô nhiễm tham gia vào phản ứng quang hóa, tiếp đó là phát thải các
khí này từ sản xuất công nghiệp, từ các nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy
sản xuất điện khác,...

446
Hình 1. Sự hình thành sương khói quang hóa (K.C. Donev et al., 2018)

Tài liệu tham khảo


1. EPA, EPA information. Photochemical smog - what it means for us? EPA 90/04, South
Australia, 2004.
2. Hinrichs R. A., Kleinbach M., Nitrogen oxides, photochemical smog and ozone, in
Energy: Its Use and the Environment, 5th ed. Brooks/Cole, Toronto, Ont. Canada, 250-252,
2013.
3. Miller G. T., Living in the Environment: Principles, Connections, and Solutions,
Brooks/Cole Pub Co, USA, p.423. ISBN 978-0534380717, 2001.
4. Miller G. T., Hackett D., Photochemical and Industrial Smog in: Living in the
Environment, Nelson, USA, 465-471, 2011.
5. Ramadan A., Acid Deposition Phenomena. TESCE, 30(2): 1369-1389, 2004.
6. Sciencefacts. Photochemical Smog, 2021. https://www.sciencefacts.net/photochemical-
smog.html.

447
TẦNG OZON,
lớp không khí chứa hàm lượng khí ozon (O3) cao hơn các nơi khác, chiếm khoảng
90% tổng lượng ozon trong bầu khí quyển, nằm ở vùng dưới của tầng bình lưu
(xấp xỉ 15 đến 35 km từ mặt đất) của Trái đất, có độ dày thay đổi theo mùa và vị
trí địa lý. Về cấu trúc của khí quyển gồm 4 tầng như tầng đối lưu, tầng bình lưu,
tầng trung gian và tầng điện ly. Tần đối lưu là tầng thấp nằm ngay trên mặt đất, có
chiều cao thay đổi từ 7-8 km ở hai cực và 16-18 km ở vùng xích đạo, phần lớn các
hiện tượng biến đổi khí hậu, thời tiết diễn ra ở tầng này. Tầng bình lưu là tầng có
độ cao khoảng 50 km, trong tầng trung gian của bình lưu ở độ cao khoảng 25 km
sở hữu dồi dào nguồn khí ozon. Tầng trung gian là tầng có độ cao 80 km, nhiệt độ
tầng này giảm dần theo độ cao, là nơi có nhiệt độ lạnh nhất trong tầng Trái đất.
Tầng điện ly là lớp trên cùng trong các tầng khí quyển có độ cao 80-500 km, là nơi
trực tiếp chịu nhiều tác động của các bức xạ sóng ngắn từ Mặt trời và vũ trụ.
Tầng ozon được phát hiện vào năm 1913 bởi hai nhà vật lý người Pháp
Charles Fabry và Henri Buisson. Sau đó, các đặc tính của tầng ozon đã được nhà
khí tượng học người Anh G. Dobson khám phá chi tiết và phát triển một thiết bị
đo đơn giản (Dobsonmeter) có thể sử dụng để đo ozon ở tầng bình lưu từ mặt
đất. Từ năm 1928 đến năm 1958, Dobson đã thiết lập một mạng lưới các trạm
giám sát ozon trên toàn thế giới, các trạm này vẫn tiếp tục hoạt động cho đến
ngày nay. Sự hình thành tầng ozon dựa trên phản ứng quang hóa được nhà vật lý
người Anh Sydney Chapman phát hiện vào năm 1930. Ozon trong tầng bình lưu
của Trái đất được tạo ra bởi ánh sáng cực tím chiếu vào các phân tử oxy thông
thường có chứa hai nguyên tử oxy (O 2), tách chúng thành các nguyên tử oxy
riêng lẻ (oxy nguyên tử), oxy nguyên tử sau đó kết hợp với O 2 không bị phân
hủy để tạo ra O3. Phân tử O3 không ổn định, khi tia cực tím chiếu vào, ozon phân
tách thành phân tử O2 và một nguyên tử oxy riêng lẻ. Quá trình thuận nghịch
này được gọi là chu trình oxy-ozon và diễn ra chủ yếu ở tầng ozon. Một đặc tính
đặc biệt của tầng ozon là khả năng hấp thụ đến 99% các tia cực tím từ Mặt trời.
Các tia cực tím này nếu không bị hấp thụ tại tầng ozon sẽ làm tăng quá trình lão
hóa đối với vật nó chiếu tới. Ví dụ: khi tiếp xúc tia cực tím làm tăng khả năng
nhiễm các bệnh về da như cháy nắng, thậm chí ung thư da, bệnh về mắt như đục
thủy tinh thể, tiếp xúc với nhựa làm lão hóa nhựa. Do đó, tầng ozon đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ sự sống ở trên Trái đất. Tầng ozon được
xem như là lớp khiên bảo vệ các sinh vật khỏi các bức xạ từ Mặt trời, tuy nhiên
các hoạt động của con người trong thời điểm hiện đại đã và đang gây ra các hệ
lụy xấu đến lớp khiên bảo vệ này. Trong đó, các khí thải công nghiệp, đặc biệt là
các chất dùng trong công nghiệp lạnh điển hình như oxit nitric (NO), đinitơ oxit
(N2O), clorofluorocacbon (CFC) và bromofluorocacbon (BFC), dễ phân hủy tạo
ra các gốc tự do. Các chất này là chất xúc tác để phân hủy các phân tử O 3 thành
O2, làm suy giảm nồng độ ozon. Sự suy giảm đáng kể nồng độ ozon tại một khu
vực được gọi là hiện tượng thủng tầng ozon. Đây là một vấn đề nóng cần được
sự quan tâm của tất cả các nước trên thế giới, với sự can thiệp một cách mạnh
mẽ như cấm sử dụng CFCs thì tầng ozon đang được phục hồi.

448
Tài liệu tham khảo
1. Cousteix J., Mauss J., Asymptotic analysis and boundary layers, Springer Science &
Business Media, 2007.
2. Ferro M., Fallenius B. E. G., Fransson J. H. M., Experimental study on turbulent
asymptotic suction boundary layers. J. Flu. Mechan., 915, 2021.
3. Lickley M., Solomon S., Fletcher S., Velders G. J., Daniel J., Rigby M., Montzka S.
A., Kuijpers L. J., Stone K., Quantifying contributions of chlorofluorocarbon banks to
emissions and impacts on the ozone layer and climate, Nat. Commun., 11, 1380, 2020.

449
THÍCH ỨNG MÔI TRƯỜNG,
sự biến đổi về cấu trúc, chức năng của cơ thể sinh vật, tạo cho nó khả năng sống
sót và sinh sản một cách có hiệu quả với điều kiện biến đổi của môi trường. Sự
thích ứng/thích nghi trong tự nhiên có được thông qua quá trình tiến hóa và
giúp một loài sinh vật có thể truyền vật chất di truyền của mình sang thế hệ
khác. Có ba kiểu thích ứng/thích nghi cơ bản, dựa trên cách thức biểu hiện của
những thay đổi di truyền, là kiểu thích nghi về cấu tạo, sinh lý và tập tính. Hầu
hết các sinh vật có sự kết hợp của tất cả các kiểu này
Điều chỉnh cấu tạo cơ thể: sự thích nghi về cấu tạo cơ thể là sự thay đổi
liên quan đến đặc tính vật lý của sinh vật. Ví dụ, một số loài thủy sinh vật sống
trong thủy vực hang ngầm ở động Phong Nha - Kẻ Bàng như tôm, cá, giáp xác
nhỏ có kích thước bé hơn và phát triển cơ quan xúc giác, thị giác kém phát
triển, đặc biệt thường mất sắc tố đen. Cáo sa mạc có đôi tai lớn để bức xạ nhiệt
và cáo bắc cực có đôi tai nhỏ để giữ nhiệt cơ thể. Hải cẩu có chân mái chèo để
điều hướng nước. Chim phát triển đôi cánh để bay. Cá có vây để bơi.
Thích ứng tập tính: sự thích nghi về tập tính là một sự thay đổi ảnh hưởng
đến hoạt động của một sinh vật một cách tự nhiên. Kiểu thích nghi này có thể
do sự thay đổi của môi trường xung quanh hoặc hành động của loài khác.  Ví
dụ, động vật săn mồi có thể bắt đầu săn theo bầy - mang lại cho chúng lợi thế
tiến hóa so với những kẻ săn mồi đơn lẻ. Các loài chim di cư từ vùng ôn đới
đến vùng có mùa đông ấm hơn như loài cò thìa (Platalea minor) di cư từ bán
đảo Triều Tiên đến các vùng bãi triều ven biển đồng bằng Bắc Bộ như cửa
Sông Thái Bình, cửa Sông Hồng, Sông Đáy kiếm ăn vào mùa đông từ tháng 12
đến tháng 2 năm sau. Thằn lằn tìm kiếm một nơi có nắng vào buổi sáng để làm
ấm cơ thể nhanh hơn. Loài cá chình mun (Anguilla bicolor) ở miền Trung Việt
Nam sống trong nước ngọt, khi thành thục sinh dục lại di cư ra vùng biển sâu
đẻ trứng từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, trứng nở ra ấu trùng dạng lá liễu
nhờ dòng hải lưu đưa vào ven bờ. Sau nhiều lần biến thái, cá di chuyển vào
trong sông và các vùng nước nội địa để sinh trưởng và phát triển. Loài cá mòi
cờ hoa (Clupanodon thrissa) lại có tập tính di cư từ ven biển vào sâu trong
sông để đẻ trứng. Bãi đẻ của cá mòi từ Hưng Yên (Sông Hồng) lên tới Đoan
Hùng - Phú Thọ (Sông Lô), Việt Trì - Phú Thọ (Sông Thao),… mùa đẻ từ
tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.
Thích ứng sinh lý: thích ứng sinh lý liên quan đến sự thay đổi thể chất của
loài. Tuy nhiên, sự thích ứng sinh lý không phải lúc nào cũng được nhìn thấy ở
bề ngoài của một sinh vật. Kiểu thích nghi này có thể được thúc đẩy bởi sự
thay đổi của môi trường hoặc hành vi của loài khác. Ví dụ, các loài cá di cư đẻ
trứng từ sông nước ngọt ra biển hoặc từ biển vào sông nước ngọt phải tập
trung ở một khu vực giữa hai vùng nước mặn, nước ngọt để thay đổi áp suất
thẩm thấu của cơ thể nhằm thích ứng với môi trường mặn-ngọt. Các hợp chất
ngăn đông máu trong nước bọt của muỗi, đỉa hoặc sự hiện diện của chất độc
trong lá cây để xua đuổi động vật ăn lá.

450
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sách đỏ Việt Nam
- Phần 1. Động vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 279-280, 284-285, 2007.
2. https://sciencing.com/three-types-environmental-adaptations-8572825. html: Smith
Brett. The Three Types of Environmental Adaptations, 2017.
3. Rittner D., McCabe T. L., Encyclopedia of Biology: Adaptive radiation, 2004.
4. Sarah M. Mohr, Sviatoslav N. Bagriantsev, Elena O. Gracheva. Cellular, Molecular,
and Physiological Adaptations of Hibernation: The Solution to Environmental Challenges.
Ann. Rev. Cell Develop. Biol., 36: 315-338, 2020
5. Trương Quang Học (chủ biên), Trương Quang Hải, Phan Nguyên Hồng, Lê Đình
Lương, Võ Quý và nnk, Tự điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật: Adaptation, tr.11, 2001.

451
CHẤT THẢI PHÓNG XẠ,
sản phẩm phóng xạ không còn giá trị sử dụng, các vật liệu, hợp chất và đối
tượng sinh học, trong đó chứa các hạt phóng xạ với số lượng vượt quá giá trị
định chuẩn quốc gia hiện hành về an toàn phóng xạ.
Chất thải phóng xạ (CTPX) được tạo ra trong các quá trình khai thác và
chế biến nguyên liệu khoáng phóng xạ, chế tạo nhiên liệu hạt nhân, sản xuất
điện năng tại các nhà máy điện nguyên tử, trên các thiết bị vận tải sử dụng năng
lượng hạt nhân, trong quá trình chế biến các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử
dụng, sản xuất vật liệu vũ khí hạt nhân, trong các vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất,
cũng như trong quá trình tiến hành các nghiên cứu khoa học, chẩn đoán và điều
trị bệnh có sử dụng các chế phẩm phóng xạ, trong các quá trình sản xuất có sử
dụng các đồng vị phóng xạ, v.v. Nói chung, mọi chất thải được xem là CTPX
nếu hoạt độ phóng xạ của chúng vượt quá 100 kBq/kg đối với các vật liệu phóng
xạ beta, 10 kBq/kg đối với vật liệu phóng xạ alpha (không tính các nguyên tố
siêu uran) và 1 kBq/kg đối với các nguyên tố siêu uran.
Các CTPX có thể được phân loại như sau: CTPX cần chuyển đi, khi nguy
cơ phơi nhiễm phóng xạ cũng như các chi phí để vận chuyển chúng đi khỏi điểm
lưu giữ và xử lý sau đó (kể cả việc chôn lấp) không vượt quá nguy cơ và chi phí
chôn lấp chúng tại chỗ phát sinh hoặc tại điểm chúng đang được lưu giữ; CTPX
đặc biệt, khi các nguy cơ và chi phí nêu trên vượt quá các nguy cơ và chi phí
liên quan đến việc chôn lấp chúng ngay tại điểm hình thành hoặc đang được lưu
giữ. Các tiêu chí liên quan đến hai loại sẽ do Chính phủ quyết định. CTPX cần
chuyển đi được phân loại phụ thuộc vào thời gian bán hủy, trạng thái tập hợp,
hoạt độ phóng xạ và hàm lượng các hạt nhân phóng xạ. Các CTPX có thời gian
sống ngắn nếu thời gian phân hủy của các hạt nhân trong nhóm đó đạt đến độ an
toàn dưới một năm. Thuộc nhóm CTPX dạng khí là các hỗn hợp khí không còn
được sử dụng có trong thành phần các chất phóng xạ dạng khí và sol khí. Thuộc
nhóm CTPX dạng lỏng - các chất lỏng không còn được sử dụng có trong thành
phần các chất phóng xạ dạng lỏng hữu cơ, vô cơ, bột dạng sệt và bùn. Thuộc
nhóm CTPX rắn - là các nguồn bức xạ hạt nhân đã sử dụng hết công năng, các
CTPX lỏng đã được chuyển thành dạng rắn, các vật liệu, thiết bị, các đối tượng
sinh học, đất nền, các chất thải được hình thành trong quá trình khai thác và chế
biến quặng uran, cũng như các nguyên liệu vô cơ và hữu cơ có hàm lượng tăng
cường của các hạt nhân phóng xạ tự nhiên. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử
quốc tế, suất liều bức xạ gama tại khoảng cách 1 m được sử dụng làm cơ sở cho
hệ thống phân loại, bao gồm 4 dạng CTPX rắn: dạng I - suất liều ≤ 0,2 R/h
(5,16 × 10-5C/kg); dạng II từ 0,2 R/h (5,16 × 10-5C/kg) đến 2R/h (5,16 × 10-4
C/kg); dạng III > 2R/h (5,16 × 10-4 C/kg); dạng IV - là các CTPX rắn bị nhiễm
chủ yếu bởi các đồng vị bức xạ alpha. Theo phân loại của Cơ quan Năng lượng
nguyên tử quốc tế có thể phân biệt 3 dạng CTPX khí: dạng I - ≤ 10-10 Ci/M3 (3,7
Bq/M3); dạng II - từ 10-10 Ci/M3 (3,7 Bq/M3) đến 10-6 Ci/M3 (3,7 × 104 Bq/M3) và
dạng III -  10-6 Ci/kg (3,7 × 10-4 Bq/M3.

452
Tài liệu tham khảo
1. Bách khoa toàn thư của Liên Xô, chỉnh sửa lần 3 (1970-1979).
2. Calow P., The Encyclopedia of Ecology & Environmental Management, Wiley-
Blackwell, 1999.
3. Kabaktrib X. A., Bách khoa toàn thư của Liên bang Nga, 2004.
4. Petrovski B. V., Bách khoa toàn thư y tế của Nga, xuất bản lần thứ 3, 1974-1989.

453
THỬ NGHIỆM ĐỘC TÍNH SINH HỌC,
phương pháp thử nghiệm sinh hóa để xác định nồng độ hoặc khả năng gây độc
của một/nhiều chất bằng cách quan sát ảnh hưởng của chúng tới sinh vật sống
(thử nghiệm in vivo) hoặc hệ thống nuôi cấy mô/tế bào (thử nghiệm in vitro). Ở
cấp độ tế bào, các thử nghiệm được tiến hành trên các thụ thể tế bào được kích
hoạt hoặc ở cấp độ sinh học cao hơn, như tăng trưởng tế bào, phát triển khối u
hoặc thay đổi hình thái và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Các thử
nghiệm in vivo sử dụng sinh vật sống, ví dụ như cho tiếp xúc với một phôi cá
hoặc toàn bộ cá thể. Thử nghiệp độc tính sinh học (TNĐTSH) thường bao gồm
một kích thích (ví dụ: một hoạt chất có khả năng gây độc) được áp dụng cho một
đối tượng (ví dụ: động vật/thực vật hoặc mô/tế bào) và phản ứng (ví dụ: chết)
của đối tượng được kích hoạt và đo lường. Cường độ kích thích thay đổi theo
liều lượng và tùy thuộc vào cường độ kích thích này, đối tượng sẽ có thay
đổi/đáp ứng tương ứng. TNĐTSH còn được sử dụng để đánh giá mức độ gây
độc của hóa chất theo thời gian phơi nhiễm (độc tính cấp, bán trường diễn và
trường diễn), phương thức và ảnh hưởng của chúng tới môi trường, sinh vật và
con người. Độc tính có thể được xác định dựa trên tác động lên toàn bộ sinh vật
cũng như cấu trúc của sinh vật (ví dụ như tế bào) hoặc một cơ quan của sinh vật
(ví dụ như gan, thận). Một hợp chất được đánh giá có độc tính và có nguy cơ
gây độc hay không phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: mô hình thử nghiệm và
liều lượng của hóa chất được thử nghiệm. Ưu điểm của TNĐTSH là khả năng
phát hiện độc tính tích lũy của một hoặc nhiều hóa chất đã biết hoặc chưa biết
trong mẫu. TNĐTSH được sử dụng rộng rãi để sàng lọc, phát hiện các chất có
khả năng gây độc trong thực phẩm, dược phẩm, môi trường,... TNĐTSH có thể
được thực hiện một cách định tính hoặc định lượng, trực tiếp hoặc gián tiếp. Mỗi
thử nghiệm được thực hiện nhiều lần để xác định độ lặp lại và độ tin cậy của kết
quả theo tính toán xác suất thống kê. Ví dụ đối với thử nghiệm đối chứng, tiến
hành thử nghiệm sử dụng đồng thời mẫu đối chứng và mẫu cần kiểm tra độc tính
với một dải nồng độ, ít nhất ở 5 nồng độ khác nhau và được lặp lại ít nhất 3 lần.
Đối với thử nghiệm trên động vật, cần được tiến hành với ít nhất 10 cá thể của
một loài duy nhất trong mỗi lần lặp lại ở 4-6 nồng độ khác nhau của chất thử
nghiệm và chất đối chứng và được lặp lại ít nhất 3 lần. Hiện nay, các TNĐTSH
có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các kỹ thuật/ phương pháp khác,
ví dụ như hóa học phân tích. Khi được áp dụng với hóa học phân tích, chúng có
thể giúp định hướng trong xây dựng phương pháp phân tích hoặc đánh giá ý
nghĩa sinh học đối với nồng độ của hóa chất xác định được. Một ví dụ của công
cụ TNĐTSH là ELISA - Thử nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym.

454
Tài liệu tham khảo
1. Aydin S., A short history, principles, and types of ELISA, and our laboratory
experience with peptide/protein analyses using ELISA. Peptides, 72: 4-15, 2015.
2. Christofi N., Bioassays: microbial tests. In Encyclopedia of Analytical Sciences,
Elsevier Press, Netherlands, 2005.
3. EPA, Bioassays for Evaluating Water Quality. Screening for total bioactivity to assess
water safety, EPA/600/F-18/048, 2018.
4. Hoskins W. M., Craig R., Uses of Bioassay in Entomology.  Ann. Rev. Entomol., 7(1):
437-464, 1962.
5. Laska E.M, Meisner M.J., Statistical Methods and Applications of Bioassay. Ann. Rev.
Pharmacol. Toxicol., 27(1): 385-397, 1987.
6. Mohapatra B. C., Rengarajan K., Manual on bioassays in the laboratory and their
techniques. CMFRI Special Publication, 64: 1-75, 1995.

455
TIẾNG ỒN,
tất cả những âm thanh không mong muốn, gây khó chịu cho người nghe, ảnh
hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn (TO) vật lý là những dao
động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và
được lan truyền trong môi trường đàn hồi. Đơn vị đo TO là dB (decibel).
Phân biệt các nguồn ồn theo vị trí trong nhà (do chính con người hay các
thiết bị vệ sinh, tiếng nói, tiếng hát, bước chân chạy nhảy, đi lại, tiếng đài radio,
TV,…) hay ngoài nhà do các phương tiện giao thông (ô tô, tàu điện, máy bay,
tàu hỏa, tàu thủy, sân vận động,…) kể cả tiếng sét. Những va chạm có biên độ
dao động lớn, vượt quá ngưỡng tai nghe của người bình thường (70 dB). Còn
nhiều cách phân loại nguồn ồn khác, như nguồn ồn ổn định, không ổn định. TO
tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim
mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thính giác. Tác động
của TO phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại. Tiếng ồn làm giảm
độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn
của cơ quan thính giác của con người. TO gây kích thích hệ thần kinh trung
ương, ảnh hưởng đến bộ não, gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ. TO
làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn
máu, làm tăng huyết áp. TO làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ
dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày. TO có ảnh hưởng tới sức
khỏe, tính mạng của người lao động. Các biện pháp phòng chống tác hại của
TO: trong lao động sản xuất, biện pháp chung là sắp xếp các máy móc gây TO
ra riêng biệt, cần có kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh
có nhiều lá để góp phần làm giảm TO cũng như các yếu tố kết hợp khác như
rung sóc và hóa chất độc. Đối với các phương tiện giao thông: cấm bóp còi to,
xây dựng đường bằng phẳng, sử dụng tường cách âm. Không nên sử dụng các
máy móc, phương tiện quá cũ gây TO lớn; thay thế các chi tiết kết cấu gây tiếng
ồn lớn bằng các chi tiết, kết cấu gây TO nhỏ; sử dụng công nghệ có độ ồn thấp;
thay đổi không gian của máy móc và tính đàn hồi của các đệm chống rung; bố
trí xưởng làm việc vào các thời điểm ít người; lập biểu đồ làm việc hợp lý cho
công nhân. Giảm TO trên đường truyền: sử dụng các vật liệu cách âm, kết cấu
cộng hợp giảm năng lượng của nguồn âm; sử dụng tường cách âm; sử dụng bộ
tiêu âm; sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân như nút tai, mũ bảo hiểm, chụp tai.
Việc phòng hộ cá nhân thu được hiệu quả tức thời và nhiều khi rất tốt cho những
người bắt buộc phải tiếp xúc với TO. Trong những điều kiện phải tiếp xúc với
TO quá cao như lái xe tăng, pháo thủ hoặc môi trường có TO tương tự, phải
dùng mũ chống TO, chụp che toàn bộ tai, bảo vệ cơ quan thính giác khỏi tác hại
của TO. Đối với người lao động, phải có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý,
giảm nhẹ tác hại của TO, thần kinh ít bị kích thích. Người lao động cần lưu ý
vấn đề tuân thủ thực hiện tiêu chuẩn môi trường lao động khi tiếp xúc với TO.
Người quản lý phải chú ý chăm sóc sức khỏe và an toàn cho người lao động.

456
Tài liệu tham khảo
1. Calow P. (Editor-in-chief), The Encyclopedia of Ecology & Environmental
Management, Blackwell Science Ltd., 1998.
2. Pfafflin J. R., Ziegler E. N., Encyclopedia of Environmental Science and Engineering,
Fifth Edition, V. One, Two. CRC Press, 2006.
3. Phạm Đức Nguyên. Âm học Kiến trúc, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.

457
SINH KHẢ DỤNG,
đại lượng chỉ tốc độ và mức độ của thành phần hoạt tính, gốc hoạt tính và chất
chuyển hóa có hoạt tính của thuốc được hấp thu vào tuần hoàn chung một cách
nguyên vẹn và sẵn sàng ở nơi tác động, từ đó tiếp tục chuyển hóa và thải hồi.
Phần liều thuốc được hấp thu nguyên vẹn gọi là liều khả dụng. Có ba đại lượng
biểu diễn đặc tính của khả dụng sinh học (KDSH) là tốc độ Tmax, cường độ
Cmax và trường độ AUC (diện tích dưới đường cong). Hình 1 là đường cong
biểu diễn trường độ AUC phụ thuộc vào tốc độ và cường độ chuyển hóa của
thuốc. Có hai loại KDSH: KDSH tuyệt đối được xác định khi so sánh sinh khả
dụng của thuốc có hoạt tính lưu hành trong hệ tuần hoàn theo con đường không
phải tiêm tĩnh mạch (ví dụ như theo đường uống, đường trực tràng, thẩm thấu
qua da, tiêm dưới da hay đặt dưới lưỡi), với sinh khả dụng của cùng dạng thuốc
theo đường tiêm tĩnh mạch, có thể nói Sinh khả dụng tuyệt đối là tỉ lệ diện tích
dưới đường cong của dung dịch thử nghiệm theo đường uống (miệng) với dung
dịch tiêm tĩnh mạch (hình 2) và KDSH tương đối được xác định bằng cách lập tỉ
lệ giữa dạng thử so với dạng chuẩn thường là một dung dịch nước đã được biết
là hấp thu tốt hoặc so với một chế phẩm thương mại có hiệu quả lâm sàng tốt đã
được tín nhiệm.
Công thức tính F (KDSH) giai đoạn hấp thu của một loại thuốc được dùng
theo đường uống như sau:

Trong đó F là: % KDSH của thuốc; AUC oral và AUCtm là diện tích đường
cong không tiêm tính mạch (miệng) và tiêm tĩnh mạch; DTM và D oral là liều của
dạng tiêm tĩnh mạch và dạng thử được sử dụng từ một đường hấp thu khác, ví
dụ qua đường uống. Những yếu tố ảnh hưởng đến KDSH gồm các yếu tố sinh
học của người sử dụng thuốc như lứa tuổi, chức năng gan, thận,…các yếu tố
dược học, dược chất thể hiện qua sự tương tác thuốc - thuốc, thuốc - đồ uống,
thuốc - thức ăn. KDSH được xem là một công cụ thiết yếu trong sinh dược học
để xác định và tính toán liều dùng cho các dạng bào chế không theo đường tĩnh
mạch. Những thuốc có KDSH > 50% có thể dùng tốt theo đường uống. Những
thuốc có KDSH > 80% có khả năng hấp thu qua đường uống tương đương với
đường tiêm và chỉ được tiêm trong trường hợp bệnh nhân không thể uống được.
KDSH tương đối hay được dùng để đánh giá chế phẩm xin đăng ký lưu hành với
một chế phẩm có uy tín trên thị trường. Nếu tỷ lệ này 80-120% thì có thể coi hai
chế phẩm thuốc đó tương đương nhau và có thể thay thế nhau trong điều trị. Ý
nghĩa KDSH in vivo là phản ánh hiệu quả điều trị của thuốc, xác định tương
đương sinh học nhằm lựa chọn chế phẩm thay thế. Trên thực tế tương đương
sinh học là hành lang pháp lý cho nhà chuyên môn và quản lý thực hiện việc kê
458
đơn thuốc phù hợp hơn vì đã có thước đo chung là tương đương dược học. Các
thuốc tương đương bào chế có thể có hiệu quả trị liệu giống nhau hoặc khác
nhau. Hệ thống trị liệu đưa thuốc đến mục tiêu có thể phóng thích dược chất tức
thời hoặc phóng thích kéo dài, được xem là hệ thống phóng thích có tương
đương sinh học, tương đương lâm sàng, tương đương bào chế, liên quan đến
KDSH của thuốc.

Hình 1. Đồ thị biểu diễn thời gian (Tmax) Hình 2. Đường cong trường độ AUC-KDSH
khi nồng độ thuốc đạt cực đại (Cmax) của thuốc không qua và qua đường
tiêm tĩnh mạch

Tài liệu tham khảo


1. Chow S. C., Lin J., Design and Analysis of Bioavailability and Bioequivalence studies,
Third edition. Chapman and Hall/CRC, 2009.
2. Griffin J. P., The Textbook of Pharmaceutical Medicine (6th Ed.), New Jersey: BMJ
Books, 2009.
3. Shargel L., Yu A., Applied biopharmaceutics & pharmacokinetics (4th ed.) New York:
McGraw-Hill, 1999.
4. Swarbrical J., Boylan J. C., Encyclopedia of Pharmaceutical Technology: Adsorption of
Drugs to Bioavailability of Drugs and Bioequivalence, 1988.
5. Toutain P. L., Bousquet-Me’lou A., Bioavailability and its Assessment, J. Vet.
Pharmacol., Therap, 27: 455-466, 2004.
6. van de Waterbeemd H., Testa B., Mannhold R., Kubinyi H., Folkers G., Drug
Bioavailability: Estimation of Solubility, Permeability, Absorption and Bioavailability, 2nd
Edition, 2002.

459
TỔ CHỨC HÒA BÌNH XANH,
ra đời năm 1971 ở Vancouver, Canada với tên tiếng Anh là GreenPeace. Tổ
chức Hòa bình xanh (TCHBX) bắt nguồn từ một nhóm các nhà hoạt động môi
trường phản đối Hoa Kỳ thử hạt nhân ở quần đảo Aleutian thuộc bắc Thái Bình
Dương. Cho đến nay, TCHBX đã trở thành tổ chức phi chính phủ về môi trường
lớn nhất thế giới. Tổ chức này có trụ sở chính tại Amsterdam và các chi nhánh ở
hàng chục quốc gia. TCHBX hiện diện thường xuyên tại các diễn đàn môi
trường trên khắp thế giới. Đây là một tổ chức phi chính phủ đa cấp, bao gồm cấp
địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế. Mỗi văn phòng của TCHBX ở cấp địa
phương, khu vực, quốc gia và quốc tế có các ưu tiên, chiến lược, chiến thuật và
mức độ quyền hạn khác nhau. Như vậy, về mặt lịch sử, tính đến năm 2021,
TCHBX đã được thành lập 50 năm. Mục tiêu của TCHBX là đảm bảo khả năng
của Trái đất nuôi dưỡng sự sống với tất cả sự đa dạng của nó. Tổ chức mong
muốn bảo vệ đa dạng sinh học dưới mọi hình thức; ngăn ngừa ô nhiễm và lạm
dụng đại dương, đất đai, không khí, nước ngọt; chấm dứt mọi mối đe dọa hạt
nhân; thúc đẩy hòa bình, giải trừ quân bị toàn cầu và bất bạo động. Các giá trị
cốt lõi của TCHBX bao gồm trách nhiệm cá nhân và bất bạo động - các cá nhân
hoạt động cho TCHBX hành động dựa trên lương tâm và trách nhiệm cá nhân,
được huấn luyện để hành động bất bạo động; độc lập nên TCHBX không nhận
tiền từ các chính phủ, tập đoàn hay đảng phái chính trị mà chỉ nhận tài trợ từ
đóng góp của các cá nhân và các quỹ; không có bạn bè vĩnh viễn và kẻ thù vĩnh
viễn nên TCHBX sẵn sàng làm việc với các chính phủ, công ty để thay đổi,
nhằm đạt được mục tiêu; thúc đẩy các giải pháp thông qua nghiên cứu và thúc
đẩy các bước cụ thể để hướng tới một tương lai xanh và hòa bình cho tất cả mọi
người. Trong bối cảnh phát triển của nhân loại hiện nay, TCHBX nhấn mạnh
rằng không thể đạt được bền vững về môi trường nếu không đi liền với công
bằng và công lý trong tất cả các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, với tư
cách là một mạng lưới toàn cầu, TCHBX đã và đang làm việc với nhiều đối tác
để thúc đẩy công lý, công bằng nhằm tạo nên một thế giới đa dạng, hòa nhập,
hòa bình và bền vững trên phạm vi toàn thế giới. Con người là một phần của
thiên nhiên, con người và thiên nhiên phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, TCHBX cho
rằng số phận của nhân loại và thế giới tự nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau và các
hệ thống kinh tế, văn hóa, chính trị cần được thiết kế để mang lại sự bền vững,
công bằng và bình đẳng cho tất cả các dân tộc và hành tinh.

Tài liệu tham khảo

460
ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG,
hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra sự cố môi trường, giải quyết
khi sự cố xảy ra và khắc phục hậu quả. Sự cố môi trường (SCMT) xảy ra trong
quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm,
suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. SCMT xảy ra do biến đổi của
tự nhiên như thủy triều, sạt lở, động đất,... SCMT nhân tạo xảy ra do tác động
bởi hoạt động của con người như cháy nổ, hỏng hóc các thiết bị; xả nước thải
chưa xử lý hoặc đã xử lý một phần; rò rỉ do ngập lụt dẫn đến các sự cố chảy
tràn. Sự cố chất thải là một dạng SCMT do chất thải gây ra trong quá trình quản
lý chất thải gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn. Các SCMT dựa trên sự phân
hạng các tác động môi trường làm cơ sở đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp,
có thể được phân loại như sau: tác động nhỏ: không gây ô nhiễm, ảnh hưởng cục
bộ; tác động cần hạn chế: không nhiều yếu tố gây ô nhiễm, ảnh hưởng cục bộ
trong thời gian ngắn; tác động nghiêm trọng: không nhiều yếu tố gây ô nhiễm
nhưng ảnh hưởng lan rộng trong thời gian kéo dài; tác động rất nghiêm trọng:
gây ô nhiễm nặng, ảnh hưởng cục bộ trong thời gian kéo dài; thảm họa môi
trường: gây ô nhiễm rất nặng, ảnh hưởng trong phạm vi rộng lớn và thời gian tác
động kéo dài. Xếp hạng tác động rất nghiêm trọng hoặc thảm họa đối với môi
trường dành cho các sự cố ở mức độ được coi là các trường hợp khẩn cấp lớn
thường xảy ra ít có cảnh báo hoặc không có cảnh báo gây ra hoặc đe dọa tạo ra
sự chết chóc hoặc thương tích, làm gián đoạn nghiêm trọng các dịch vụ thiết yếu
hoặc thiệt hại đối với tài sản, môi trường. Ứng phó với SCMT bao gồm lập kế
hoạch ứng phó và xây dựng quy trình ứng phó. Bản kế hoạch ứng phó vạch ra
các hành động cần thực hiện để giảm khả năng gây ô nhiễm/SCMT. Quy trình
ứng phó SCMT bao gồm: nguồn lực cần thiết trong và ngoài phục vụ ứng phó
như phương tiện, trang thiết bị, nhân lực; các bước xử lý khi có sự cố như báo
động; xác định nguồn phát tán, rò rỉ và ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm
môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của
nhân dân trong vùng; xử lý việc phát tán, tràn đổ chất thải; thông báo cho cơ
quan có trách nhiệm trong trường hợp khẩn cấp; các hoạt động quản lý, xử lý
chất thải thu hồi (nếu có); các hoạt động khắc phục sau SCMT như quan trắc,
giám sát. Tại Việt Nam, Luật BVMT 2014 đã phân loại 4 cấp độ ứng phó với
SCMT gồm 4 cấp từ cơ sở đến đến cấp quốc gia với 3 giai đoạn ứng phó là
chuẩn bị, tổ chức ứng phó và phục hồi môi trường sau sự cô, nội dung của ứng
phó với SCMT và quy định rõ ràng trách nhiệm ứng phó SCMT. Nhà nước cũng
ban hành qui chế ứng phó với sự cố chất thải đối với nước thải, khí thải, chất
thải rắn áp dụng cho các cơ sở, tổ chức cá nhân có liên quan đến ứng phó sự cố
chất thải. Ứng phó SCMT được nêu ra trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020, thực
hiện theo phương châm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại
chỗ, hậu cần tại chỗ. Ngoài ra, Nhà nước cũng ban hành quy chế ứng phó với sự
cố chất thải đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn áp dụng cho các cơ sở, tổ
chức cá nhân có liên quan đến ứng phó sự cố chất thải.

461
Tài liệu tham khảo
1. Endeavour Energy, Australia, Environmental Management Standard - Environmental
Incident Response and Management, 2018.
2. EPA, Ireland. Guidance on the Notification, Management and Communication of
Environmental Incidents, 2010.
3. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường 2020.
4. Thủ tướng Chính phủ, Quy chế Ứng phó với sự cố chất thải, Quyết định số
09/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020.

462
GS. VÕ QUÝ (31.12.1929 - 10.1.2017)

Nơi sinh: xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Học tập, công tác và hoạt
động: năm 1949 tại Trường cấp II Liên Việt ở xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh
(nay là trường THCS Nguyễn Biểu); năm 1950 tại Trường cấp III Phan Đình
Phùng (Hà Tĩnh), Trường Sư phạm trung cấp Liên khu IV (Nghệ An), Trường
cấp III Lam Sơn, Thanh Hóa, Nha giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
năm 1951 tại Khu Học xá Trung ương (Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc);
năm 1956 tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; năm 1975-1980 là Trưởng
phòng Đào tạo; năm 1980-1990: Chủ nhiệm Khoa Sinh học, Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN); năm 1985-1995: Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (nay là Viện Tài nguyên
và Môi trường, ĐHQGHN). Đã tham gia giảng dạy tại một số trường trong và
ngoài nước như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, Trường Đại học Vinh; được mời giảng bài tại Trường Đại học
Wisconsin, Trường Đại học Berkley (Hoa Kỳ), Trường Đại học Oxford (Anh).
Thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Hội đồng Vườn quốc gia và Khu bảo
tồn quốc tế (WCPA/IUCN), Hội đồng quốc tế về Bảo vệ các loài nguy cấp
(SSC/IUCN). Thành viên/sáng lập Tổng hội các nhà sinh học Việt Nam, Hội
bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hội Sinh thái học Việt Nam, Hội
Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam,... Công trình tiêu biểu: sách gồm
Sinh học của những loài chim thường gặp ở miền Bắc Việt Nam, (1971); Chim
Việt Nam - Hình thái và phân loại: Tập 1 (1975), Tập 2 (1981); Cuộc sống của
loài chim (1978); The Birds of the Hanoi Area (1986); Danh mục các loại chim
Việt Nam (1997); Môi trường và đa dạng sinh học: Tuyển chọn các công trình
nghiên cứu của GS. Võ Quý (2015). Ngoài ra GS. Võ Quý còn tham gia biên
soạn các sách, từ điển và dịch một số sách như Vietnam National Conservation
Strategy (1985); Sách Đỏ Việt nam. Phần Động vật (1993); Cứu lấy Trái đất
(1993, 1996); Cơ sở Sinh học Bảo tồn (1999). Công bố khoa học khoảng 100
công trình trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới và Việt Nam. Phim khoa
học: Vietnam after the Fire (1988); Con Dao, a precious pearl of our country

463
(1988); After 15 years: the effect of herbicides in Vietnam (1990); Vietnam a
country not a war (1992); Healing the Wounds Regreening the Land Vietnam
(1996). Từ năm 1995-2004, tham gia chương trình KCT về bảo vệ tài nguyên và
đa dạng sinh học “Đến với thiên nhiên”. Giáo sư đã nhận Huân chương Kháng
chiến chống Pháp hạng Ba (1962); Huân chương Kháng chiến chống Mỹ Hạng
nhất (1976); Huân chương Lao động Hạng ba (1985); Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú
(1989); Huy chương Hùng Vương (1989); Huy chương vì sự nghiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật (2 lần) (2004); Huy chương vì sự nghiệp giai cấp nông
dân Việt Nam (2004); Nhà giáo Nhân dân; nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về
Khoa học Công nghệ, Atlas Quốc gia Việt Nam; Huy chương vàng về thành tích
bảo vệ động vật hoang dã và xây dựng khu bảo vệ thiên nhiên do Quỹ Bảo vệ
Thiên nhiên Quốc tế (WWF) trao tặng (1988); Bằng Danh dự Global 500 của
Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (1992); Huy chương John Philipps
của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) (1994); Giải thưởng Bruno-
Schubert Hạng nhất của Đức về bảo vệ môi trường (1994); Giải thưởng Few
Scholars về môi trường của Trường Đại học Michigan (Mỹ) (1995); Huân
chương Golden Ark (Hà Lan) (1997); Giải thưởng "Hành tinh màu xanh" do
Quỹ Asahi Glass Foundation (Nhật Bản) (2003) trao tặng với những giải pháp
cải tạo môi trường thế giới và dự báo về sự phát triển môi trường trong tương
lai; Anh hùng môi trường do Tạp chí Times (Hoa Kỳ) bình chọn (2008); Giải
thưởng Midori về đa dạng sinh học do Quỹ Môi trường AEON (Nhật Bản) trao
tặng (2012).

Tài liệu tham khảo


1. 100 Giáo sư Việt Nam trọn đời cống hiến, Tủ sách Văn hóa Việt, Nxb. Hồng Đức,
56-66, 2018.
2. http://100years.vnu.edu.vn/BTDHQGHN/Vietnamese/C1778/C1779/2006/05/N7880/
online.
3. Tư liệu từ gia đình cung cấp, 2020.

464
VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG,
có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý, chỉ đạo thực hiện hoạt động
khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, công nghệ
cao, chuyển giao công nghệ, ứng dụng năng lượng nguyên tử, tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, đo lường và chất lượng sản phẩm đối với các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Nhiệm vụ và quyền hạn: một là
xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
quản lý khác về khoa học và công nghệ; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực
hiện sau khi được ban hành; hai là chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực, chuyển giao công
nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ứng dụng năng lượng nguyên tử, đo lường
và chất lượng sản phẩm đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; ba là quản lý
nhiệm vụ khoa học và công nghệ; bốn là chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị liên quan quản lý hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy
định kỹ thuật; tổng hợp, thống kê, đánh giá việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, quy định kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy
định của pháp luật; năm là quản lý các hoạt động về phát triển tiềm lực khoa học
và công nghệ; sáu là chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức
chuyển giao công nghệ; hướng dẫn thực hiện hoạt động sở hữu trí tuệ, thành lập
doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật; bảy là hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động về đo lường, chất lượng sản phẩm và
ứng dụng năng lượng nguyên tử đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ; tám là thẩm định hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công
nghệ sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác
quốc tế về khoa học và công nghệ khác theo phân công của Bộ trưởng; chín là
hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ của Bộ; mười là hướng dẫn, tổ chức thực hiện công
tác thống kê khoa học và công nghệ; xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu
về khoa học và công nghệ của Bộ, mười một là tổ chức triển khai áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của các đơn vị trực
thuộc Bộ; mười hai là tham gia xây dựng quy hoạch phát triển tổ chức nghiên
cứu khoa học và công nghệ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán
bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ, cơ chế, chính sách về sử dụng, đãi ngộ
đối với cán bộ khoa học và công nghệ; tham gia thẩm định đề án thành lập, sáp
nhập, chia, tách, giải thể, kiện toàn tổ chức khoa học và công nghệ công lập
thuộc Bộ; mười ba là tham gia thẩm định các chương trình, đề án, dự án nhiệm
vụ chuyên môn, các dự án đầu tư thiết bị khoa học và công nghệ sử dụng vốn
ngân sách nhà nước khác; mười bốn là tổ chức thực hiện cải cách hành chính
theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ và phân công của Bộ
trưởng; mười lăm là thường trực Hội đồng Khoa học và Công nghệ của Bộ;
mười sáu là chủ trì tổng hợp đề xuất các giải thưởng về khoa học và công nghệ
cho các tập thể và cá nhân theo quy định của pháp luật; mười bảy là báo cáo
định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; mười tám là quản lý
465
tổ chức, biên chế, công chức, tài sản thuộc Vụ theo quy định và mười chín là
thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công. Vụ Khoa học và Công
nghệ có Vụ trưởng và không quá 03 Phó Vụ trưởng.

Tài liệu tham khảo


1. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ.
2. Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ.
3. https://vukhcn.monre.gov.vn/gioi-thieu.

466
VÙNG DÂN CƯ Ô NHIỄM,
có thành phần môi trường bị ô nhiễm gây tác động xấu đến sức khỏe con người,
cụ thể, có môi trường nước hoặc môi trường không khí hoặc môi trường đất
hoặc cả hai hoặc ba thành phần môi trường bị ô nhiễm. Vùng dân cư bị ô nhiễm,
vì vậy, có thể là những đô thị lớn bị ô nhiễm không khí, những khu vực xung
quanh các cơ sở công nghiệp xả thải các chất gây ô nhiễm không được xử lý,
những vùng đất bị ô nhiễm tồn lưu,… Ô nhiễm môi trường ở các vùng này có
thể gây ra những bệnh về đường hô hấp, bệnh ung thư,… đối với con người
cũng như tác động xấu lên các loài động, thực vật.
Việc xác định vùng dân cư ô nhiễm có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi
trường. Mục đích của việc xác định khu vực ô nhiễm là để khoanh vùng, thực
hiện các biện pháp kiểm soát đồng thời cải tạo, phục hồi môi trường. Căn cứ để
xác định vùng dân cư ô nhiễm là kết quả quan trắc chất lượng các thành phần môi
trường so với các giới hạn trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Vùng dân cư ô
nhiễm có thể được phân loại theo mức độ ô nhiễm, gồm vùng ô nhiễm, vùng ô
nhiễm nghiêm trọng và vùng ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Kết quả quan trắc,
phân tích môi trường cũng sẽ xác định các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm
để có các biện pháp xử lý thích hợp. Vùng dân cư ô nhiễm ở Việt Nam đã được
Nhà nước quan tâm, thực hiện các biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa, kiểm
soát ô nhiễm, cải tạo và phục hồi môi trường. Các vùng dân cư ô nhiễm ở nước ta
bao gồm: các đô thị lớn bị ô nhiễm môi trường nước, không khí, điển hình như
Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh; các làng nghề bị ô nhiễm, như các làng nghề tái chế
kim loại, giấy, nhựa, chế biến thực phẩm,… nhiều nhất là ở một số tỉnh thuộc
Đồng bằng Sông Hồng; các làng “ung thư” do bị ô nhiễm nguồn nước, môi
trường đất, điển hình như làng Thạch Sơn ở tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh các vùng dân
cư ô nhiễm, Nhà nước cũng đã xác định: 4.295 cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng được thống kê năm 2002, cần được xử lý đến năm 2012 (theo
Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22.4.2003) và 451 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng được xác định năm 2013, cần được xử lý đến năm 2020
(theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01.10.2013); các khu vực ô nhiễm do
hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, gồm 240 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật 
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, 95 điểm tồn lưu
hóa chất bảo vệ thực vật  gây ô nhiễm môi trường trên cả nước được xác định
năm 2010, cần được xử lý đến năm 2025 (theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày
21.10.2010) và các khu vực bị ô nhiễm chất độc da cam đi-ô-xin do chiến tranh
để lại ở các sân bay Đà Nẵng, Phù Cát (Bình Định), Biên Hòa (Đồng Nai). Đến
năm 2019, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định
64/2003/QĐ-TTg được xử lý đạt khoảng 93%, theo Quyết định 1788/QĐ-TTg
khoảng 66%. Về cơ bản đã xử lý xong ô nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng, đưa
sân bay Phù Cát ra khỏi diện phải xử lý ngay, đang triển khai kế hoạch dự án xử
lý ô nhiễm đi-ô-xin ở sân bay Biên Hòa. Tuy vậy, nhiều vùng dân cư ô nhiễm,
nhiều điểm nóng ô nhiễm môi trường như các đô thị lớn, các làng nghề, các điểm
tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật,… đang là thách thức lớn đối với công tác bảo vệ
môi trường ở nước ta.

467
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường, 2020.
2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003.
3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010.
4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013.

468
XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
việc huy động lực lượng cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi
trường, hoạt động quản lý môi trường các cấp, ra quyết định liên quan đến bảo
vệ môi trường của các cơ quan nhà nước. Thực hiện xã hội hóa bảo vệ môi
trường (XHHBVMT) nhằm mục đích biến chủ trương bảo vệ môi trường thành
nghĩa vụ và quyền lợi của các tầng lớp xã hội, làm cho mọi người thấy được vai
trò trách nhiệm của mình, tạo được chuyển biến trong nếp sống thân thiện với
môi trường, tích cực và tự nguyện tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là công việc chung của Nhà nước và xã hội, có tính liên
ngành, liên vùng rất cao. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội
thông qua ngày 29.11.2005 đã quy định chi tiết trách nhiệm bảo vệ môi trường
của Nhà nước (Điều 5), của tổ chức, cá nhân (Điều 6), thẩm quyền, trách nhiệm
bảo vệ môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Điều
121), của UBND các cấp (Điều 122), của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và
cộng đồng dân cư (Điều 124). Đồng thời quy định cơ quan chuyên môn, chuyên
trách quản lý về bảo vệ môi trường ở bộ, ngành, địa phương, tổng công ty, tập
đoàn kinh tế, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ có chất thải
nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự cố môi trường (Điều 123). Trên cơ sở
nội dung của Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã
ban hành nhiều văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường, trong đó có các văn bản
liên quan đến xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Ngày 30.5.2008, Chính
phủ ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội
hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao, môi trường. Ngày 31.12.2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số
135/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30.5.2008 của
Chính phủ. Các địa phương trên cơ sở các văn bản pháp luật trên đã xây dựng
các quy chế về bảo vệ môi trường, trong đó có vấn đề XHHBVMT. Nội dung
của XHHBVMT là việc huy động lực lượng cộng đồng tham gia các hoạt động
bảo vệ môi trường, vào các hoạt động quản lý môi trường các cấp, vào việc ra
quyết định liên quan đến bảo vệ môi trường của các cơ quan nhà nước. Thực
hiện XHHBVMT nhằm mục đích biến chủ trương bảo vệ môi trường thành
nghĩa vụ và quyền lợi của các tầng lớp xã hội, làm cho mọi người thấy được vai
trò trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường, tạo được chuyển biến trong
nếp sống thân thiện với môi trường, tích cực và tự nguyện tham gia vào hoạt
động bảo vệ môi trường.

Tài liệu tham khảo


1. Bùi Tâm Trung, Tiếp cận vấn đề bảo vệ môi trường với chủ trương xã hội hóa, trong
sách “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt
Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, 2008.
2. Dogaru L., The importance of environmental protection and sustainable development,
Procedia - Social and Behavioral Sciences, 93: 1344-1348, 2013.
3. Quốc hội Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường năm 2014, 2020.
4. Võ Tuấn Nhân, Nguyễn Tuấn Anh (đồng chủ biên), Xã hội học môi trường: một số
nghiên cứu phục vụ xây dựng pháp luật và quản lý, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.

469

You might also like