You are on page 1of 79

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

I. Thông tin chung:


1. Họ và tên SV: Trần Anh Duy Số thẻ SV: 106150093 Lớp: 15DT2
Huỳnh Tấn Dũng Số thẻ SV: 106150011 Lớp: 15DT1
2. Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trong điện thoại thông
minh
3. Người hướng dẫn: Võ Duy Phúc Học hàm/ học vị: Tiến sĩ
II. Nhận xét, đánh giá đồ án tốt nghiệp:
1. Về tính cấp thiết, tính mới, khả năng ứng dụng của đề tài: (điểm tối đa là 2đ)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Về kết quả giải quyết các nội dung nhiệm vụ yêu cầu của đồ án: (điểm tối đa là
4đ)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Về hình thức, cấu trúc, bố cục của đồ án tốt nghiệp: (điểm tối đa là 2đ)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Các tồn tại, thiếu sót cần bổ sung, chỉnh sửa:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
III. Tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: (điểm tối đa 1đ)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
IV. Đánh giá:
1. Điểm đánh giá: ……../10 (lấy đến 1 số lẻ thập phân)

2. ☐ Được bảo vệ đồ án ☐ Bổ sung để bảo vệ ☐ Không được bảo vệ


Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020
Người hướng dẫn

6.

ii
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

I. Thông tin chung:


1. Họ và tên SV: Trần Anh Duy Số thẻ SV: 106150093 Lớp: 15DT2
Huỳnh Tấn Dũng Số thẻ SV: 106150011 Lớp: 15DT1
2. Tên đề tài: Nghiên cứu và thiết kế anten Bluetooth trong điện thoại thông minh
3. Người hướng dẫn: Võ Duy Phúc Học hàm/ học vị: Tiến sĩ
II. Nhận xét, đánh giá đồ án tốt nghiệp:
Điểm Điểm
TT Các tiêu chí đánh
giá tối đa đánh giá
Sinh viên có phương pháp nghiên cứu phù hợp,
1 80
giải quyết đủ nhiệm vụ đồ án được giao
- Tính mới (nội dung chính của ĐATN có những phần
1a mới so với các ĐATN trước đây). 15
- Đề tài có giá trị khoa học, công nghệ; có thể ứng
dụng thực tiễn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề; hiểu, vận dụng được kiến
1b thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành trong vấn đề nghiên 50
cứu.
- Chất lượng nội dung ĐATN (thuyết minh, bản vẽ,
chương trình, mô hình,…).
- Có kỹ năng vận dụng thành thạo các phần mềm ứng
dụng trong vấn đề nghiên cứu;
1c - Có kỹ năng đọc, hiểu tài liệu bằng tiếng nước ngoài 15
ứng dụng trong vấn đề nghiên cứu;
- Có kỹ năng làm việc nhóm;
2 Kỹ năng viết: 20
2a - Bố cục hợp lý, lập luận rõ ràng, chặt chẽ, lời văn súc tích 15
2b - Thuyết minh đồ án không có lỗi chính tả, in ấn, định dạng 5
3 Tổng điểm đánh giá theo thang 100:
Quy về thang 10 (lấy đến 1 số lẻ)

- Các tồn tại, thiếu sót cần bổ sung, chỉnh sửa:

iii
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
- Câu hỏi đề nghị sinh viên trả lời trong buổi bảo vệ:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Đề nghị: ☐ Được bảo vệ đồ án ☐ Bổ sung để bảo vệ ☐ Không được bảo vệ

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020


Người hướng dẫn

iv
TÓM TẮT

Tên đề tài: “Nghiên cứu,thiết kế anten Bluetooth sử dụng trong điện


thoại thông minh”.
Sinh viên thực hiện:
Trần Anh Duy Lớp: 15DT3 Số thẻ sinh viên: 106150093
Huỳnh Tấn Dũng Lớp: 15DT2 Số thẻ sinh viên: 106150011
Với đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trong điện thoại
thông minh”, nội dung của Đồ án tốt nghiệp sẽ bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Trình bày tổng quan về điện thoại thông minh và công nghệ
Bluetooth: Giới thiệu về nguồn gốc và sự phát triển của điện thoại thông
minh; Các công nghệ tích hợp trong điện thoại thông minh; Sự phát triển của
công nghệ Bluetooth trong điện điện thoại thông minh qua từng giai đoạn
phát triển. Nguyên lí làm việc và các băng tần cho công nghệ Bluetooth.
Chương 2: Trình bày tổng quan về anten: Các lý thuyết cơ bản về
anten; các thông số cơ bản của anten; các loại anten trong điện thoại thông
minh; các loại anten như anten vi dải, anten PIFA…
Chương 3: Thiết kế và mô phỏng các loại anten Bluetooth trên phần
mềm HFSS: Sử dụng phần mềm HFSS để mô phỏng các loại anten
bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh như anten vi dải (microstrip
patch) và anten PIFA(inverted-F-anten).

v
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TT Họ tên sinh viên Số thẻ SV Lớp Ngành


1 Trần Anh Duy 106150093 15DT2 Kỹ thuật Viễn Thông

2 Huỳnh Tấn Dũng 106150011 15DT1 Kỹ thuật Viễn Thông

1. Tên đề tài đồ án:


“Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trong điện thoại thông minh”
Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
2. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
Nội dung đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về điện thoại thông minh và công nghệ Bluetooth.
Chương 2: Tổng quan về anten.
Chương 3: Thiết kế và mô phỏng các loại anten bluetooth trên phần mềm
HFSS.
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
a. Phần chung

TT Họ tên sinh viên Nội dung

1 Trần Anh Duy Tìm hiểu về di động thông minh, công nghệ
Bluetooth sử dụng trong điện thoại thông minh.
2 Huỳnh Tấn Dũng

vi
b. Phần riêng

TT Họ tên sinh viên Nội dung


Tìm hiểu khái niệm về anten, các loại anten,
1 Trần Anh Duy các thông số cơ bản anten.

Tìm hiểu các thông số cơ bản của anten.


2 Huỳnh Tấn Dũng Tìm hiểu về anten vi dải, anten PIFA.

4. Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ )
Phần riêng:
TT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Thiết kế, mô phỏng anten vi dải trong
Trần Anh Duy công nghệ Bluetooth sử dụng trên điện
thoại thông minh.
2 Thiết kế, mô phỏng anten chữ L, anten
Huỳnh Tấn Dũng PIFA trong Bluetooth sử dung trên điện
thoại thông minh.

5. Người hướng dãn


Họ tên người hướng dẫn: Phần/ Nội dung:
TS.Võ Duy Phúc Toàn bộ đồ án

6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 07/09/2020


7. Ngày hoàn thành đồ án: 15 /12 /2020

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020


Trưởng Bộ môn……………………….
Người hướng dẫn

vii
LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan nội dung của đồ án “Nghiên cứu, thiết kế anten
bluetooth sử dụng trong điện thoại thông minh” không phải là bản sao chép
của bất kì đồ án hoặc công trình đã có từ trước. Nếu vi phạm, chúng em xin
chịu trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ đồ án tốt nghiệp.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020


Sinh viên thực hiện

Trần Anh Duy Huỳnh Tấn Dũng

viii
MỤC LỤC

NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP............................................................................i


NHẬN XÉT PHẢN BIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP...................................................iii
TÓM TẮT.................................................................................................................... v
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP..........................................................................vi
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................viii
MỤC LỤC................................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................xi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ.....................................................................xiii
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VÀ CÔNG
NGHỆ BLUETOOTH.................................................................................................2
1.1 Điện thoại thông minh.........................................................................................2
1.1.1 Giới thiệu điện thoại thông minh.................................................................2
1.1.2 Quá trình phát triển.......................................................................................3
1.2. Công nghệ tích hợp trong điện thoại thông minh................................................7
1.3 Bluetooth........................................................................................................... 11
1.3.1 Lịch sử phát triển Bluetooth........................................................................11
1.3.2 Nguyên lý hoạt động...................................................................................14
1.3.3 Băng tần dành cho Bluetooth.....................................................................17
1.4 Kết luận chương.................................................................................................18
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ANTEN...................................................................19
2.1 Lý thuyết chung về anten..................................................................................19
2.1.1 Giới thiệu...................................................................................................19
2.1.2 Các loại anten..............................................................................................22
2.1.2.1 Anten dây.................................................................................................22
2.2.1.2 Anten miệng.............................................................................................22
2.1.2.3 Anten vi dải..............................................................................................23
2.2 Anten trong điện thoại thông minh...................................................................24
2.2.1 Các loại Anten được dùng trong điện thoại thông minh.............................25
2.2.2 Tối ưu chức năng của anten trong điện thoại thông minh..........................26

ix
2.3 Các thông số cơ bản của một anten..................................................................28
2.3.1 Mật độ công suất bức xạ.............................................................................28
2.3.2 Giản đồ bức xạ............................................................................................29
2.3.3 Cường độ bức xạ.........................................................................................30
2.3.4 Độ rộng búp sóng.......................................................................................30
2.3.5 Độ định hướng...........................................................................................31
2.3.6 Hiệu suất của anten....................................................................................32
2.3.7 Độ lợi........................................................................................................32
2.3.8 Trở kháng vào...........................................................................................33
2.3.9 Băng thông................................................................................................34
2.4 Anten vi dải........................................................................................................34
2.4.1Anten patch vi dải........................................................................................36
2.4.2 Anten dipole vi dải......................................................................................37
2.4.3 Anten khe mạch in......................................................................................38
2.4.4 Anten sóng chạy vi dải...............................................................................38
2.5 Anten PIFA........................................................................................................39
2.6 Kết luận chương.................................................................................................40
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG ANTEN BLUETOOTH TRÊN PHẦN
MỀM HFSS................................................................................................................ 41
3.1 Giới thiệu phần mềm HFSS...............................................................................41
3.2 Thiết kế, mô phỏng anten trên phần mềm HFSS................................................44
3.2.1 Mục tiêu và những yêu cầu chính cho anten bluetooth trong điện thoại.....44
3.2.2 Cấu trúc thiết kế và kết quả mô phỏng các loại anten.................................45
3.2.2.1 Anten vi dải (Microstrip Patch Antenna).................................................45
3.2.2.2 Anten chữ L.............................................................................................51
3.2.2.3 Anten PIFA (Inverted-F-anten)................................................................53
3.3 Kết luận chương.................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI......................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63

x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2D Two Dimensions

3D Three Dimensions

3G Third Generations

4G Fourth-Generations

BW Bandwidth

DSC Digital Cellular Service

EDR Enhanced Data Rate

GSM Global System Mobile

HFSS High Frequency Structural Simulator

NFC Near-Field Communications

PDA Personal Digital Assistant

PIFA Planar Inverted F Antenna

PCS Personal Communications Service

RF Radio Frequency

ISM Industrial, Scientific and Industrial

IP Industrial, Scientific and Industrial

IrDA Infrared Data Association

IPv6 Internet Protocol version 6

IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers

LTE Long-Term Evolution

TV Television

UMTS Universal Mobile Telecommunication System

xi
VSWR Voltage Standing Wave Ratio

Wi-Fi Wireless Fidelity

WCDMA Wideband Code Division Multiple Access

WLAN Wireless Local Area Network

WiMAX Worldwide Interoperability for Microwave Access

xii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

Hình 1. 1. Các loại điện thoại thông minh cao cấp năm 2020.......................................2
Hình 1. 2.Chiếc điện thoại thông minh đầu tiên do IBM tạo ra.....................................4
Hình 1. 3.Những chiếc smartphone đầu tiên được kết nối 3G.......................................5
Hình 1. 4. Iphone 2G - chiếc iphone đầu tiên ra mắt.....................................................6
Hình 1. 5. Thời đại điện thoại thông minh bùng nổ.......................................................7
Hình 1. 6. Kết nối 2 điện thoại có NFC để chia sẻ hình ảnh, video, nhạc…..................8
Hình 1. 7.Bluetooth năng lượng thấp.............................................................................9
Hình 1. 8.Mô hình kết nối LTE router, LTE MiFi và người dùng................................11
Hình 1. 9.Các thiết bị có thể hoàn toàn khác nhau: đang ghép nối điện thoại thông
minh LG (bên trái) với Apple iPod Touch (bên phải)..................................................14
Hình 1. 10. Nhiều anten giao tiếp không dây trong điện thoại thông minh..................17
Hình 1. 11: Anten PIFA...............................................................................................17

Hình 2. 1. Anten phát và thu sóng................................................................................19


Hình 2. 2.Mạch tương đương cho hệ thông anten phát. [8].........................................20
Hình 2. 3.Các cấu hình của anten dây[8]....................................................................22
Hình 2. 4. Các cấu hình của anten miệng[8]................................................................23
Hình 2. 5.Các hình dạng patch của phần tử vi dải[8]..................................................24
Hình 2. 6.Các patch anten hình chữ nhật và hình tròn[8]............................................24
Hình 2. 7.Các anten và thành phần không dây khác nhau trong điện thoại thông minh.
..................................................................................................................................... 26
Hình 2. 8. Anten có thể tạo ra sự giao thoa lẫn nhau. [14]..........................................28
Hình 2. 9. Hệ thống tọa độ phân tích anten [8]............................................................29
Hình 2. 10.Thùy bức xạ và độ rộng chùm của anten....................................................30
Hình 2. 11. Độ rộng búp sóng......................................................................................31
Hình 2. 12. Cấu trúc của anten vi dải đơn giản nhất [9].............................................35
Hình 2. 13.Các hình dạng anten patch vi dải cơ bản thường được dùng trong thực
tế[9]............................................................................................................................. 36
Hình 2. 14.Các hình dạng kiểu khác cho các anten patch vi dải [9]............................37
Hình 2. 15.Một vài dạng dipole vi dải [9]....................................................................37
Hình 2. 16.Một số anten khe mạch in cơ bản với cấu trúc tiếp [9]..............................38
Hình 2. 17: Một vài cấu hình anten sóng chạy vi dải mạch in [9]...............................39
Hình 2. 18: Anten chữ F ngược...................................................................................39

xiii
Hình 3. 1.Giao diện chính của chương trình HFSS.....................................................42
Hình 3. 2.Cửa sổ project manager...............................................................................42
Hình 3. 3.Cửa sổ Property Window.............................................................................43
Hình 3. 4. Lưu đồ làm việc của HFSS..........................................................................43
Hình 3. 5. Mô hình thiết kế của anten trên HFSS.........................................................47
Hình 3. 6. Bảng Solution Setup....................................................................................48
Hình 3. 7. Bảng khai báo vùng tần số khảo sát............................................................49
Hình 3. 8.Bảng thông số tạo môi trường bức xạ vùng xa hình cầu..............................49
Hình 3. 9.Tham số hệ số phản xạ S11............................................................................50
Hình 3. 10. Tham số VSWR của anten.........................................................................50
Hình 3. 11. Độ lợi và các giá trị của anten vi dải........................................................51
Hình 3. 12. Cấu trúc anten chữ L................................................................................52
Hình 3. 13.Mô hình anten chữ L trên HFSS.................................................................52
Hình 3. 14. Tham số hệ số phản xạ S11.........................................................................53
Hình 3. 15. Tham số VSWR của anten.........................................................................53
Hình 3. 16. Mẫu anten của Jung,M., Y. Kim, and B. Lee.............................................54
Hình 3. 17.Mô hình thiết kế của anten PIFA trên HFSS..............................................56
Hình 3. 18.Tham số hệ số phản xạ S11..........................................................................56
Hình 3. 19. Tham số VSWR của anten.........................................................................57
Hình 3.20. Hệ số phản xạ S11 khi thay đổi chiều dài l của anten..................................57
Hình 3. 21.Tham số VSWR khi thay đổi chiều dài l của anten.....................................58
Hình 3. 22. Hệ số phản xạ S11 khi thay đổi khoảng cách khe y của anten....................58
Hình 3. 23. Tham số VSWR khi thay đổi khoảng cách khe y của anten.......................59
Hình 3. 24. Độ lợi và các giá trị của anten PIFA........................................................60

xiv
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, thiết bị di động đang ngày càng phổ biến. Chúng rất hữu ích trong việc
giao tiếp cũng như thu nhận các nguồn thông tin. Chúng ta luôn hướng đến những thiết
bị di động tiện lợi, nhỏ gọn, mảnh và nhẹ. Để thỏa mãn những yêu cầu này, việc thu
nhỏ kích thước các thiết bị là cần thiết, đặc biệt là kích thước anten phải được tối thiểu
hóa để đặt vào thiết bị mà vẫn đảm bảo các đặc tính bức xạ và băng thông.

Đồ án trình bày về sự phát triển của điện thoại di động thông minh, ứng dụng công
nghệ bluetooth trong điện thoại di động, lí thuyết tổng quan, các thông số cơ bản của
anten, của anten vi dải và anten PIFA. Đồng thời, đồ án trình bày cấu trúc của các
anten đơn giản như anten đơn cực, anten chữ L và anten chữ F để dần dần hình thành
nên cấu trúc anten PIFA.

Do lĩnh vực chúng em đang tìm hiểu khá rộng, bên cạnh đó do điều kiện làm thiết
bị thực tế còn nhiều hạn chế, nên đồ án chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong quý
thầy, cô tận tình chỉ bảo và góp ý để đồ án tốt nghiệp của chúng em được hoàn thiện
hơn.

Chúng em xin chân thành cảm thầy TS. Võ Duy Phúc đã luôn tận tình
hướng dẫn, cung cấp các tài liệu liên quan đến đề tài, thường xuyên nhận xét, góp ý,
chỉnh sửa để chúng em có thể thực hiện và hoàn thành đồ án này một cách tốt nhất.

Chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên Khoa Điện
tử-Viễn thông trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã luôn tận tâm truyền đạt kiến
thức cho chúng em trong suốt thời gian qua cũng như các bạn trong nhóm đồ án đã
luôn hỗ trợ, giúp đỡ chúng em khi gặp khó khăn trong quá trình làm đồ án này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VÀ CÔNG


NGHỆ BLUETOOTH

1.1 Điện thoại thông minh

1.1.1 Giới thiệu điện thoại thông minh

Điện thoại thông minh (smartphone) là khái niệm để mô tả loại điện thoại di


động tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến
về điện toán và có khả năng kết nối với nhiều thiết bị điện tử hiện đại như TV thông
minh, máy tính, robot, nhà thông minh hoặc trí thông minh nhân tạo, dựa trên nền tảng
cơ bản của điện thoại di động thông thường (điện thoại phổ thông).

Hình 1. 1. Các loại điện thoại thông minh cao cấp năm 2020

Khái niệm điện thoại thông minh ra mắt từ năm 2003. Ban đầu, điện thoại
thông minh bao gồm các tính năng của điện thoại di động thông thường kết hợp với
các thiết bị phổ biến khác như PDA, thiết bị điện tử cầm tay, máy ảnh kỹ thuật số, hệ
thống định vị toàn cầu. Điện thoại thông minh hiện đại ngày nay bao gồm hầu như tất
cả chức năng của laptop, máy tính như trình duyệt web, Wi-Fi, đồ họa, văn phòng,
video game, chụp ảnh, quay phim, video call, định vị toàn cầu, trợ lý ảo, các ứng dụng
bên thứ ba trên kho ứng dụng di động và các phụ kiện đi kèm cho máy. Thậm chí, một

2
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

số điện thoại thông minh cao cấp còn đóng vai trò như một món đồ trang sức đắt tiền,
tô điểm cho chủ nhân của nó.

Trong lịch sử đã từng có nhiều nền tảng hệ điều hành di động cũng như nhiều
phong cách thiết kế được sinh ra và bị khai tử. Năm 2007, với sự ra đời của
chiếc iPhone thế hệ đầu tiên của Apple với màn hình cảm ứng điện dung, iPhone đã
được coi là sự định hình cho kiểu dáng thiết kế điện thoại thông minh hiện đại. Những
điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay dựa trên nền tảng của hai hệ điều hành
thành công duy nhất là Android của Google và iOS của Apple. Trong hình 1.1 gồm
Apple Iphone 11 Pro Max (IOS), Apple Iphone 11 Pro, Samsung Galaxy S20 Ultra
(Android), Google Pixel 4A (Android), Google Pixel 4XL (Android) là những chiếc
điện thoại thông minh cao cấp nhất hiện tại dựa trên hai nền tảng của hai hệ điều hành
nêu trên.

1.1.2 Quá trình phát triển

 1992 - Điện thoại thông minh đầu tiên.


Điện thoại thông minh đầu tiên do IBM tạo ra, được phát minh vào năm 1992.
IBM phát triển nguyên mẫu điện thoại di động này với các tính năng của PDA. Sản
phẩm này có tên gọi IBM Simon Personal Communicator (mã hiệu Angler) nhưng mãi
đến tận năm 1994 mới chính thức được thương mại hóa. Thiết bị này nặng hơn nửa kg.

Hình 1. 2.Chiếc điện thoại thông minh đầu tiên do IBM tạo ra

3
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Thiết bị có nhiều yếu tố hiện đại cho điện thoại thông minh và thiết bị di động
hiện tại. Điểm nổi bật bao gồm:

 Màn hình cảm ứng


 Email
 Fax
 Ghi chú và lịch
 Các ứng dụng và các tiện ích khác sẽ trở nên phổ biến trong nhiều thập
kỷ sau đó

Tuy có thể gửi và nhận email cũng như fax, nhưng về mặt kỹ thuật Simon vẫn
chưa được xếp vào hàng ngũ điện thoại thông minh. Mặc dù trong nhận thức, máy rất
đáng nhận được danh hiệu này.

 2001 – Điện thoại di động gặp gỡ internet.


Có thể với 4G hay thậm chí là 5G sắp ra mắt mà quên rằng người ta từng có
thời gian duyệt web, nghe nhạc,... tốc độ chậm của 2G hay 2.5G. Và phải tới năm
2001, NEC và Panasonic mới cho ra mắt chiếc điện thoại thông minh mới được kết
nối với mạng 3G thực tế đầu tiên tại Nhật Bản. Nói cách khác, một tiêu chuẩn
truyền thông di động đã được xây dựng để cho phép các thiết bị điện tử di động
truy cập Internet không dây. Tại Anh thì danh hiệu tiên phong trong điện thoại 3G
thuộc về chiếc Motorola A820 ra mắt năm 2002. Tới khoảng giữa những năm 2000
thì Nokia bắt đầu bước chân vào điện thoại 3G.

4
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 1. 3.Những chiếc smartphone đầu tiên được kết nối 3G

 2007- Sự bùng nổ của đế chế Apple iPhone


Một trong những năm có ảnh hưởng nhất đối với sự phát triển của điện
thoại thông minh là năm 2007. Đó là năm Steve Jobs và đội ngũ của Macworld tiết
lộ chiếc iPhone đầu tiên. Đây không chỉ là thiết bị màn hình cảm ứng đẹp nhất
được tung ra thị trường, mà còn là thiết bị đầu tiên cung cấp phiên bản Internet đầy
đủ, không bị gián đoạn. Chiếc iPhone đầu tiên đã mang đến cho người tiêu dùng
khả năng duyệt web giống như trên máy tính để bàn.

Chiếc iPhone có dung lượng pin lớn hơn cũng khiến nó trở thành một thiết
bị thân thiện hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là để sử dụng hàng ngày.

5
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 1. 4. Iphone 2G - chiếc iphone đầu tiên ra mắt

 2019- Thế giới trong tầm tay của chúng ta


Điện thoại thông minh đã trở thành một trong những công cụ liên lạc thiết
yếu của con người. Không chỉ thế, ngoài chức năng liên lạc, cùng với sự phát triển
của công nghệ, kết nối toàn cầu, điện thoại di động còn được trang bị nhiều ứng
dụng giải trí, định vị, mua sắm, thanh toán trực tuyến,…
Sự bùng nổ về cả số lượng và chất lượng của địện thoại thông minh một lần
nữa khẳng định vị trí quan trọng của nó trong cuộc sống. Và tất nhiên, những nhà
kinh doanh nhạy bén sớm tận dụng xu thế này để quảng bá và bán sản phẩm của
mình và đã nhận được sự hưởng ứng tốt từ người tiêu dùng. Giao dịch ngân hàng
qua điện thoại đã trở thành một trong những xu thế lớn nhất trong giới tài chính.
Trong đó hầu hết là thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ.

6
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 1. 5. Thời đại điện thoại thông minh bùng nổ

Và cứ như vậy, chúng ta đã đạt đến thời hiện đại với các đặc tính của điện thoại
được cải thiện như:

 Có nhiều bộ nhớ hơn

 Thiết bị nhanh hơn và mạnh hơn rất nhiều

 Bạn có thể sử dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc

 Máy ảnh là HD

 Dễ dàng phát trực tuyến nhạc và video cũng như chơi game trực tuyến

 Pin kéo dài nhiều ngày thay vì vài phút hoặc vài giờ

1.2. Công nghệ tích hợp trong điện thoại thông minh

Ngày nay, người dùng công nghệ đang tương tác với nhiều thiết bị hơn bao giờ
hết. Sử dụng điện thoại thông minh, ta có thể đồng bộ hóa đồng hồ thông minh, mua
hàng tại điểm bán hàng, điều khiển hệ thống báo động trong nhà hoặc thậm chí điều
khiển máy bay không người lái. Tùy thuộc vào ứng dụng, ta có thể sử dụng Bluetooth,
Wi-Fi, NFC hoặc mạng dữ liệu di động để kết nối với các thiết bị này. Chúng ta cùng
phân tích một số công nghệ được tích hợp phổ biến trong điện thoại thông minh.

7
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

 NFC

Hình 1. 6. Kết nối 2 điện thoại có NFC để chia sẻ hình ảnh, video, nhạc…

Giao tiếp trường gần (NFC) mô tả một tập hợp các giao thức cho phép hai thiết
bị ở gần nhau (cách nhau tối đa 10 cm) giao tiếp với nhau. Giống như nhiều công nghệ
khác, nó sử dụng cảm ứng điện từ khi hai thiết bị trao đổi thông tin trong dải tần
13,56MHz. Một thiết bị có thể là thẻ NFC không được cấp nguồn trong nhãn hoặc áp
phích, có nghĩa là trình đọc sẽ đồng thời bắt đầu đọc dữ liệu và cung cấp năng lượng
cho thẻ. Tốc độ dữ liệu thường nằm trong khoảng 106-424 kbit/s. NFC hỗ trợ ba chế
độ khác nhau:

 Giả lập thẻ cho phép một thiết bị hoạt động giống như một thẻ thông
minh. (Trên thực tế, đây là cơ chế được sử dụng cho Apple Pay và
Android Pay.)
 Chế độ đọc / ghi cho phép thiết bị đọc và ghi dữ liệu vào thẻ NFC.
 Chế độ Peer-to-Peer tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa các thiết bị theo
kiểu đặc biệt.

8
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

NFC có một loạt các ứng dụng, nhưng cuối cùng, các giải pháp thanh toán di
động đã là động lực chính để áp dụng trên các thiết bị Android và iOS. Nói chung,
NFC phù hợp nhất cho các ứng dụng đòi hỏi sự gần gũi giữa điện thoại hoặc thiết bị và
trao đổi dữ liệu an toàn.

Hiện tại, chỉ có một số thiết bị hạn chế hỗ trợ NFC. Các thiết bị iOS tương thích
là các đời từ iPhone 6 trở lên và các mẫu AppleWatch. Apple vẫn chưa mở quyền truy
cập phát triển cho các cảm biến này thông qua API, vì vậy chúng chỉ có thể được sử
dụng cho Apple Pay. Mặt khác, Android cung cấp một API phát triển, nhưng một lần
nữa, không nhiều điện thoại Android trên thị trường có hỗ trợ NFC, đặc biệt là không
phải ở các mức giá thấp hơn.

 Bluetooth

Bluetooth LE (Năng lượng thấp) là một tập hợp con của đặc điểm kỹ thuật
Bluetooth 4.0 được thiết kế cho các ứng dụng năng lượng thấp. Nó có tốc độ truyền dữ
liệu tối đa là 0,27 Mbit / s và mức tiêu thụ điện năng có thể thấp tới 0,01 W, tối đa là
0,5 W (khoảng một nửa so với mức tiêu thụ của một thiết bị Bluetooth tiêu chuẩn.)
Hầu hết pin điện thoại thông minh có dung lượng từ 1400-3000 mAh (miliampe giờ)
nhưng phải vật lộn để có thời lượng pin hơn một hoặc hai ngày, tuy nhiên không có gì
lạ khi thiết bị theo dõi thể dục dựa trên Bluetooth LE với pin 100mAh có tuổi thọ cao.
lên đến một tuần hoặc lâu hơn. Các ứng dụng sử dụng Bluetooth LE bao gồm thiết bị
theo dõi thể dục, đồng hồ thông minh và nhiều thiết bị y tế.

Hình 1. 7.Bluetooth năng lượng thấp.

Ngăn xếp LE cũng có một số cấu hình thuộc tính chung (GATT) được xác định
trước chỉ định cơ chế giao tiếp cho nhiều loại thiết bị khác nhau như máy đo nhịp tim,
9
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

máy đo huyết áp hoặc cảm biến khoảng cách. Điều này có nghĩa là nếu một công ty
triển khai một thiết bị tuân theo đặc điểm kỹ thuật, nó sẽ không yêu cầu phần mềm độc
quyền để lấy dữ liệu từ đó.

Mặc dù không hoàn toàn phổ biến như hỗ trợ Bluetooth tiêu chuẩn, nhưng hỗ
trợ của thiết bị cho Bluetooth LE dù sao cũng rất tốt. Tất cả các mẫu iPhone trở lên của
4S đều hỗ trợ nó, cùng với iPad thế hệ thứ 3 hoặc mới hơn. Về phía Android, mọi thứ
phức tạp hơn một chút, vì việc triển khai hỗ trợ lần đầu tiên xuất hiện trong Android
4.3 hơi lỗi và bị giới hạn ở chế độ trung tâm (có nghĩa là tương tác bị hạn chế đối với
các thiết bị Bluetooth LE ngoại vi khác) nhưng điện thoại không thể hoạt động như
một ngoại vi. Android4.4 cung cấp chức năng ổn định hơn và Android 5.0 bổ sung hỗ
trợ cho quảng cáo ngoại vi. Theo mặc định, bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ Bluetooth 4.0
cũng hỗ trợ Bluetooth LE, bao gồm các điện thoại hàng đầu cũ hơn như Galaxy Nexus
và các phiên bản mới hơn trong dòng Nexus, cũng như máy tính bảng như Nexus 7
2013 và các mẫu mới hơn.

 Công nghệ Wifi và di động

Hầu hết mọi người đã sử dụng và quen thuộc với những công nghệ này. Mạng
di động sử dụng tín hiệu vô tuyến được cung cấp bởi các bộ thu phát vị trí cố định
(tháp cơ sở di động) để truyền thoại và dữ liệu cũng như kết nối thiết bị di động với
Internet công cộng ở tốc độ từ 2G chậm đến LTE nhanh như chớp. Nói chung, một kết
nối di động đắt hơn từ góc độ chi phí cho mỗi Mb, nhưng sẽ sẵn sàng hơn khi bạn
đang di chuyển. Tất cả điện thoại Android và iOS cũng như một số mẫu iPad và máy
tính bảng Android nhất định hỗ trợ một số hình thức kết nối mạng di động.

Wi-Fi được định nghĩa là kết nối mạng cục bộ không dây, có thể hoặc không,
kết nối với các tài nguyên như Internet. Các mạng này thường cung cấp đường truyền
nhanh hơn các kết nối di động và ít tốn kém hơn nhiều cho mỗi Mb, hoặc thậm chí là
miễn phí. Hầu như tất cả các thiết bị iOS và Android đều hỗ trợ Wi-Fi.

10
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 1. 8.Mô hình kết nối LTE router, LTE MiFi và người dùng

1.3 Bluetooth

Bluetooth là công nghệ truyền thông vô tuyến công suất thấp tầm gần được
thiết kế để thay thế dây cáp trong việc kết nối những thiết bị như máy tính, máy in, bàn
phím và chuột. Công nghệ này cho phép các thiết bị điện tử giao tiếp với nhau một
cách dễ dàng trong khoảng cách ngắn bằng sóng vô tuyến qua băng tần chung ISM
(Industrial,Scientific and Industrial) trong dải tần 2.4 – 2.48 GHz. [16]

1.3.1 Lịch sử phát triển Bluetooth

Ban đầu, Sven Mattison và Jaap Haartsen – hai nhân viên của Ericsson (hiện
nay là Sony Ericsson và Ericsson Mobile Platforms) đã phát triển những tính năng đầu
tiên của Bluetooth vào năm 1994. Sau đó Bluetooth Special Interest Group (SIG) tiếp
tục triển khai công nghệ này từ ngày 20/5/1999. Dần dần, Sony Ericsson, IBM, Intel,
Toshiba và Nokia cùng nhiều công ty khác đã tham gia phát triển công nghệ không
dây tầm gần này nhằm hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các
thiết bị di động và cố định, tạo nên các mạng cá nhân không dây (Wireless Personal
Area Network-PANs). Do đó, Bluetooth còn được gọi là IEEE 802.15.1. Từ đó, công
nghệ này đã thu hút sự chú ý của hàng trăm nhà sản xuất trên toàn thế giới. Bluetooth
SIG thiết lập cơ quan đầu não toàn cầu tại Overland Park, Kansas, USA. Bluetooth bắt

11
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

đầu nổi lên như là một công nghệ vô tuyến hàng đầu. Các công ty điện thoại di động
bắt tay vào khai thác thị trường sôi nổi này bằng cách cho ra đời các thế hệ điện thoại
di động đời mới hỗ trợ Bluetooth. Các phiên bản 1.1, 1.2… và đến này là 5.0 đã được
đưa ra trên thị trường. Các chuẩn kết nối:

- Bluetooth 1.0 và 1.0B: Đạt tốc độ xấp xỉ 1Mbps nhưng công nghệ này lại gặp
nhiều vấn đề về khả năng tương thích.
- Bluetooth 1.1: Đây là bản được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn IEEE 802.15 và là
phiên bản sửa lỗi của phiên bản 1.0 nhưng không thay đổi tốc độ.
- Bluetooth 1.2: phiên bản được cải thiện hơn về việc làm giảm thời gian dò tìm
và tăng tốc độ kết nối hơn so với 1.1 lên tới 721kbs/s.
- Bluetooth 2.0 + EDR: Là phiên bản được công bố năm 2004. Đây là phiên bản
lần đầu tiên giới thiệu công nghệ EDR (Enhanced Data Rate) giúp tăng tốc độ
truyền dữ liệu. Tốc độ chuẩn của Bluetooth 2.0 + EDR lên tới 2.1 Mbps và
giảm một nửa lượng tiêu thụ năng lượng so với phiên bản trước.
-  Bluetooth 2.1 + EDR:  Đây là phiên bản nâng cấp của 2.0 với sự cải thiện về
hiệu năng và tiết kiệm năng lượng hơn so với những phiên bản trước. Một
nhược điểm của phiên bản này là nó không cho phép truyền những file có
dung lượng lớn (khoảng 1GB trở lên), thế nên nếu muốn chuyển những file có
dung lương từ 1 đến 2GB trở lên giữa các thiết bị thì chỉ có thể dùng cáp sạc
USB để truyền.
- Bluetooth 3.0 + HS: phiên bản này được SIG công bố vào ngày 21/4/2009 với
sự tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 24Mbps. Ngoài ra, phiên bản này giúp các
thiết bị tương tác tốt hơn, tăng khả năng kết nối và tiết kiệm năng lượng hơn
nhờ chức năng điều khiển năng lượng nâng cao.
- Bluetooth 4.0 + LE: SIG công bố phiên bản 4.0 vào ngày 30/6/2010 là sự kết
hợp giữa Classic Bluetooth, Bluetooth high speed và Bluetooth Low
Energy . Phiên bản này giúp những thiết bị kết nối với nhau nhanh hơn với
công nghệ Bluetooth HS và tiết kiệm năng lượng hơn so với các phiên bản
trước bằng công nghệ Bluetooth LE. 
- Bluetooth 4.1: tiếp theo phiên bản 4.0 là phiên bản 4.1 được SIG công bố vào
ngày 4/12/2013. Phiên bản có cải tiến lớn đáng chú ý:

12
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

 Cải thiện tình trạng chồng chéo tín hiệu: tín hiệu của Bluetooth 4.0 và
mạng 4G sẽ bị chồng lấn lên nhau nếu bật bluetooth trong phạm vi có
sóng 4G. Phiên bản 4.1 đã cải thiện tình trạng này bằng cách nó phối
hợp tự động với sóng 4G luôn mà không có sự riêng biệt nào giữa 2
luồng tín hiệu.
 Khả năng kết nối thông minh: Bluetooth 4.1 sẽ cho phép các nhà sản
xuất có thể xác định khoảng thời gian kết nối trở lại sau thời gian chờ
trên các thiết bị của họ.
 Cải thiện khả năng truyền dữ liệu: các thiết bị điện tử khi sử dụng
Bluetooth 4.1 khi giao tiếp thì chúng sẽ giao tiếp độc lập mà không phải
phụ thuộc vào trung tâm điều khiển.
- Bluetooth 4.2: được công vào ngày 2/12/2014 với những đặc tính được cải tiến
gồm tăng tốc độ lên 2.5 lần; tăng mức độ bảo mật và tiết kiệm năng lượng hơn
với gói dữ liệu mở rộng; bảo mật đường truyền liên kết với bộ lọc mở rộng
hay hỗ trợ kết nối internet với giao thức IPv6 (Internet Protocol version 6).

- Bluetooth 5.0: đây là phiên bản mới nhất được SIG trình làng vào ngày
16/6/2016. Những cải tiến đáng kể như Bluetooth 5.0 có độ phủ sóng rộng gấp
4 lần, tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi và tiết kiệm hơn gấp 2.5 lần so với
4.0

Thiết bị đầu tiên vận hành công nghệ Bluetooth 5.0 là Smartphone Samsung
Galaxy S8 vào tháng 4 năm 2017.

Khác với những công nghệ hiện tại, như công nghệ hồng ngoại đề xuất bởi
IrDA(Infrared Data Association) hay là DECT, Bluetooth hỗ trợ cho ngành công
nghiệp viễn thông và khoa học máy tính. Dù có một số lượng lớn các nhà sản xuất hợp
tác với hiệp hội IrDA trong các sản phẩm điện thoại của họ, bao gồm cả Ericsson,
Motorola và Nokia, sự thay đổi này đã gây khó chịu cho người dùng, không tải được
thông tin của họ từ máy tính hoặc PDAs lên điện thoại và ngược lại. Những thiết bị
tích hợp Bluetooth có thể nhận diện và giao tiếp với nhau như máy tính giao tiếp với
máy in. Hơn nữa, những sản phẩm có tích hợp công nghệ này giá cả lại rẻ và phải
chăng hơn nhiều.

13
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Bluetooth hiện đang có tốc độ phát triển chóng mặt với khả năng ứng dụng
ngày càng đa dạng, tính đến nay con số thiết bị sử dụng Bluetooth không thể tính hết
được..

1.3.2 Nguyên lý hoạt động

Bluetooth là một công nghệ sóng vô tuyến tương tự, nhưng nó chủ yếu được
thiết kế để giao tiếp trong khoảng cách ngắn dưới 10m hoặc 30ft. Thông thường,
chúng ta có thể sử dụng nó để tải ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số xuống PC, kết
nối chuột không dây với máy tính xách tay, liên kết tai nghe rảnh tay với điện thoại di
động của bạn để bạn có thể nói chuyện và lái xe an toàn cùng một lúc. Các thiết
bị điện tử hoạt động theo cách này có anten vô tuyến tích hợp (bộ phát và bộ thu) để
chúng có thể đồng thời gửi và nhận tín hiệu không dây đến các thiết bị Bluetooth
khác. Có thể chuyển đổi các tiện ích cũ hơn để hoạt động với Bluetooth bằng bộ điều
hợp plug-in (ở dạng thẻ USB, thẻ máy tính xách tay PCMCIA, v.v.). Sức mạnh của bộ
phát chi phối phạm vi mà thiết bị Bluetooth có thể hoạt động và nói chung, các thiết bị
được cho là thuộc một trong ba loại: loại 1 là loại mạnh nhất và có thể hoạt động lên
đến 100m (330ft), loại 2 (loại phổ biến nhất) hoạt động đến 10m (33ft), và loại 3 là
loại kém mạnh nhất và không vượt quá 1m (3,3ft).

Hình 1. 9.Các thiết bị có thể hoàn toàn khác nhau: đang ghép nối điện thoại thông
minh LG (bên trái) với Apple iPod Touch (bên phải)

14
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Bluetooth gửi và nhận sóng vô tuyến trong một băng tần gồm 79 tần số
( kênh ) khác nhau, tập trung vào 2,45 GHz, khác biệt với đài phát thanh, truyền
hình và điện thoại di động, và được dành riêng cho các thiết bị công nghiệp, khoa học
và y tế. Công suất thấp của bộ truyền sẽ không truyền tín hiệu đi xa. Bộ phát sóng tầm
ngắn của Bluetooth là một trong những điểm cộng lớn nhất của nó. Chúng hầu như
không sử dụng năng lượng và vì chúng không di chuyển xa nên về mặt lý thuyết an
toàn hơn các mạng không dây hoạt động trên phạm vi xa hơn, chẳng hạn như Wi-
Fi. Trên thực tế, có một số lo ngại về bảo mật. Các thiết bị Bluetooth tự động phát hiện
và kết nối với nhau và tối đa tám thiết bị trong số đó có thể giao tiếp cùng một
lúc. Chúng không gây nhiễu cho nhau vì mỗi cặp thiết bị sử dụng một kênh khác nhau
trong số 79 kênh khả dụng. Nếu hai thiết bị muốn nói chuyện, chúng sẽ chọn một kênh
ngẫu nhiên và nếu đã được sử dụng, chuyển ngẫu nhiên sang một trong những thiết bị
khác (một kỹ thuật được gọi là nhảy tần trải phổ ). Để giảm thiểu rủi ro nhiễu từ các
thiết bị điện khác (và cũng để cải thiện bảo mật), các cặp thiết bị liên tục thay đổi tần
số chúng đang sử dụng — hàng nghìn lần một giây.
Khi một nhóm gồm hai hoặc nhiều thiết bị Bluetooth đang chia sẻ thông tin với
nhau, chúng tạo thành một loại mạng máy tính nhỏ, đặc biệt được gọi là piconet . Các
thiết bị khác có thể tham gia hoặc rời khỏi một piconet hiện có bất kỳ lúc nào. Một
thiết bị (được gọi là thiết bị chính) hoạt động như bộ điều khiển tổng thể của mạng,
trong khi các thiết bị khác (được gọi là thiết bị nô lệ) tuân theo hướng dẫn của nó. Hai
hoặc nhiều piconet riêng biệt cũng có thể tham gia và chia sẻ thông tin tạo thành cái
gọi là scatternet .
Tất cả các thiết bị phải được trang bị một micro chip thu phát để thu phát trong
băng tần 2.4 GHz, có trên toàn cầu (băng thông được cấp khác nhau ở từng nước). Bên
cạnh đó, có 3 kênh thoại được cung cấp. Thông tin có thể được trao đổi với tốc độ lên
đến 1Mbps.
Những thiết bị tích hợp công nghệ Bluetooth có những ưu điểm tiêu biểu sau:

 Tiêu thụ rất ít năng lượng, cho phép ứng dụng được trong nhiều loại thiết
bị, bao gồm cả các thiết bị cầm tay, cố định và di động.
 Giá thành của các thiết bị này rẻ, thích hợp với hầu hết người tiêu dung

15
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

 Cho phép giao tiếp giữa hai thiết bị đầu cuối với khoảng cách có thể lên
đến 10 mét ngoài trời và 5 mét trong tòa nhà. Với các điểm truy cập (access
point) có thể lên tới 100 mét ngoài trời và 30 mét trong tòa nhà.
 Bluetooth sử dụng băng tần không đăng ký 2.4 GHz trên băng tần ISM.
Tốc độ truyền dữ liệu có thể đạt tới 25 Mbps (với chuẩn 3.0 và 4.0) mà các
thiết bị không cần phải thấy trực tiếp nhau ( light of sight requirements).
 Dễ dàng trong việc phát triển ứng dụng: Bluetooth kết nối một ứng dụng
này với một ứng dụng khác thông qua các chuẩn “Bluetooth profiles”, do
đó có thể độc lập về phần cứng cũng như hệ điều hành sử dụng.
 Bluetooth được dùng trong giao tiếp dữ liệu tiếng nói: có 3 kênh để
truyền tiếng nói và 7 kênh để truyền dữ liệu trong một mạng cá nhân.
 An toàn và bảo mật: được tích hợp với sự xác nhận của người dùng và
mã hóa.

Tính tương thích cao, được nhiều nhà sản xuất phần cứng cũng như phần mềm hỗ
trợ.
Công nghệ Bluetooth được ứng dụng rộng rãi trên các thiết bị điện thoại thông
minh, cùng sự tiến bộ đáng kể trong hệ thống thông tin di động đòi hỏi hệ thống anten
tương thích. Thiết kế anten của điện thoại thông minh khá phức tạp do các tiêu chuẩn
giao tiếp và các yêu cầu quy định khác nhau. Ngoài ra, có nhiều anten trên điện thoại
thông minh như trong Hình 1.10. Hầu hết các anten này là PIFAs hoặc anten
Microstrip (anten vi dải).

16
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 1. 10. Nhiều anten giao tiếp không dây trong điện thoại thông minh.

Hình 1. 11: Anten PIFA

1.3.3 Băng tần dành cho Bluetooth

Bluetooth sử dụng sóng vô tuyến cực ngắn ở dài tần 2,4 GHz đến 2,4835 GHz.
Trong bảng 1.1, ta thấy các khu vực trên thế giới sử dụng băng tần dành cho Bluetooth
trong khoảng từ 2,4 đến 2,5 GHz. Để tuân theo giới hạn dải tần ở từng quốc gia, những
thuật toán nhảy tần đặc biệt đã được nghiên cứu và định ra ở các nước này. Nhưng cần
chú ý rằng những sản phẩm được thực thi để giảm băng tần sẽ không tương thích với
những sản phầm hoạt động toàn dải. Do đó, những sản phẩm thực thi việc giảm băng

17
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

tần cần được xem xét với các phiên bản địa phương cho một thị trường đơn nhất.
Bluetooth SIG đã thực hiện một chiến dịch để giải vượt qua những khó khăn và tiến
tới hài hòa trong băng tần.

Khu vực Dải tần

Europe an USA 2.4 - 2.4835 GHz

Japan 2.471 - 2497 GHz

Spain 2.445 - 2.475 GHz

Việt Nam 2.402 - 2.485 GHz

Bảng 1.1:Các dải băng tần Bluetooth

Do đó, để các hệ thống và thiết bị có thể được sử dụng toàn cầu thì các máy
phát cần phủ dải tần từ 2.4 đến 2.5 GHz và tùy từng quốc gia sẽ chọn tần số thích hợp.
Băng tần ISM là băng tần mở cho tất cả các hệ thống vô tuyến nhưng các hệ thống này
cần phải chú ý tới các nguồn nhiễu từ các hệ thống điều khiển cửa gara, điện thoại
không dây, và lò vi sóng (nguồn nhiễu cao).

1.4 Kết luận chương.

Chương này đã trình bày tổng quan về điện thoại thông minh (smartphone), sự
phát triển không ngừng về công nghệ qua từng giai đoạn, về ứng dụng bluetooth trong
điện thoại thông minh. Điện thoại thông minh ngày nay tích hợp rất nhiều ứng dụng, vì
thế năng lượng cần sử dụng sẽ tăng lên đáng kể. Với mục đích giảm tối đa năng lượng
tiêu hao cho công nghệ Bluetooth trên điện thoại, đồ án đi sâu nghiên cứu, thiết kế, tối
ưu hóa các anten Bluetooth sử dụng trong điện thoại thông minh.

18
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ANTEN

2.1 Lý thuyết chung về anten

Anten là một linh kiện điện tử có thể bức xạ hoặc thu nhận sóng điện từ. Bộ
phận quan trọng thể thiếu được của bất kỳ hệ thống vô tuyến điện nào, đây chính là
đầu cuối thu phát sóng (thông tin) của các hệ thống vô tuyến không. [12]

2.1.1 Giới thiệu

Thiết bị dùng để bức xạ sóng điện từ (anten phát) hoặc thu nhận sóng (anten
thu) từ không gian bên ngoài được gọi là anten. Nói cách khác, anten là cấu trúc
chuyển tiếp giữa không gian tự do và thiết bị dẫn sóng (guiding device). Thông thường
giữa máy phát và anten phát, cũng như giữa máy thu và anten thu không nối trực tiếp
với nhau mà được ghép với nhau qua đường truyền năng lượng điện từ, gọi là fide.
Trong hệ thống này, máy phát có nhiệm vụ tạo ra dao động điện cao tần. Dao động
điện sẽ được truyền đi theo fide tới anten phát dưới dạng sóng điện từ ràng buộc.
Ngược lại, anten thu sẽ tiếp nhận sóng điện từ tự do từ không gian bên ngoài và biến
đổi chúng thành sóng điện từ ràng buộc. Sóng này được truyền theo fide tới máy thu.
Yêu cầu của thiết bị anten và fide là phải thực hiện việc truyền và biến đổi năng lượng
với hiệu suất cao nhất và không gây ra méo dạng tín hiệu. [13]

Hình 2. 1. Anten phát và thu sóng

19
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 2. 2.Mạch tương đương cho hệ thông anten phát. [8]

Hình 2.2 là mạch tương đương cho hệ thống anten phát. Trong đó:

 Vg: điện áp nguồn


 Zg: trở kháng nguồn
 Rr: điện trở bức xạ
 RL: điện trở tải
 XA: điện kháng anten
Trở kháng anten: ZA= (RL + Rr) + jXA

Phương trình tương đương Thevenin hệ thống anten làm việc ở chế độ phát.
Nguồn được thể hiện bởi bộ tạo dao động lý tưởng, đường truyền dẫn được thể hiện
bởi đường dây với trở kháng đặc trưng ZC, và anten được thể hiện bởi tải ZA, với
Z A =(RL+ Rr)+jXA. Trở kháng tải RL thể hiện sự mất mát do điện môi và vật dẫn

(conduction and dielectric loss), 2 thành phần mất mát này luôn gắn với cấu trúc anten.
Trở kháng Rr được gọi là trở kháng bức xạ, nó thể hiện sự bức xạ sóng điện từ bởi
anten. Điện kháng XA thể hiện phần ảo của trở kháng kết hợp với sự bức xạ bởi anten.
Ngoài sóng điện từ bức xạ ra khu xa, còn có trường điện từ dao động ở gần anten, ràng
buộc với anten. Phần công suất này không bức xạ ra ngoài, mà khi thì chuyển thành
năng lượng điện trường, khi thì chuyển thành năng lượng từ trường thông qua việc trao
đổi năng lượng với nguồn. Công suất này gọi là công suất vô công, và được biểu thị
thông qua điện kháng XA. Trong điều kiện lý tưởng, năng lượng tạo ra bởi nguồn sẽ

20
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

được truyền hoàn toàn tới trở kháng bức xạ R r. Tuy nhiên, trong một hệ thống thực tế,
luôn tồn tại các mất mát do điện môi và mất mát do vật dẫn (tùy theo bản chất của
đường truyền dẫn và anten), cũng như tùy theo sự mất mát do phản xạ (do phối hợp trở
kháng không hoàn hảo) ở điểm tiếp điện giữa đường truyền và anten. [13]
Sóng tới bị phản xạ tại điểm tiếp điện giữa đường truyền dẫn và đầu vào anten.
Sóng phản xạ cùng với sóng truyền đi từ nguồn thẳng tới anten giao thoa nhau tạo
thành sóng đứng (standing wave) trên đường truyền dẫn. Khi đó trên đường truyền
xuất hiện các nút và bụng sóng đứng. Một mô hình sóng đứng điển hình được thể hiện
là đường gạch đứt trong hình 2.2. Nếu hệ thống anten được thiết kế không chính xác,
đường truyền có thể chiếm vai trò như một thành phần lưu giữ năng lượng hơn là một
thiết bị truyền năng lượng và dẫn sóng. Nếu cường độ trường cực đại của sóng đứng
đủ lớn, chúng có thể phá hủy đường truyền dẫn. Tổng mất mát phụ thuộc vào đường
truyền, cấu trúc anten, sóng đứng. Mất mát do đường truyền có thể được tối thiểu hóa
bằng cách chọn các đường truyền mất mát thấp, trong khi mất mát do anten có thể
được giảm đi bằng cách giảm trở kháng bức xạ R L trong hình 2.2. Sóng đứng có thể
được giảm đi và khả năng lưu giữ năng lượng của đường truyền được tối thiểu hóa
bằng cách phối hợp trở kháng của anten với trở kháng đặc trưng của đường truyền.
Tức là phối hợp trở kháng giữa tải với đường truyền, ở đây tải chính là anten.
Mạch tương đương cho hệ thống anten thu tương tự như mạch tương đương cho
hệ thống anten phát. Trong đó nguồn được thay bằng một bộ thu, tất cả các phần khác
là tương tự. Điện trở bức xạ Rr thể hiện việc thu năng lượng điện từ từ không gian tự
do truyền tới anten.
Cùng với việc thu nhận hay truyền phát năng lượng, anten trong các hệ thống
không dây thường được yêu cầu là định hướng năng lượng bức xạ mạnh theo một vài
hướng và triệt tiêu năng lượng ở các hướng khác. Do đó, anten cũng cần phải có vai
trò như một thiết bị bức xạ hướng tính. Hơn nữa, anten cũng phải có các hình dạng
khác nhau để phù hợp cho các mục đích cụ thể.
Công nghệ anten đã là một phần không thể thiếu trong các giải pháp truyền
thông. Nhiều sự cải tiến đã được đưa ra trong thời gian cách đây hơn 50 năm vẫn còn
sử dụng ngày nay; tuy nhiên các kết quả mới và những thay đổi đã được đưa ra ngày
nay, đặc biệt là nhu cầu hiệu suất hệ thống ngày càng lớn hơn. [13]

21
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

2.1.2 Các loại anten.


2.1.2.1 Anten dây.

Anten dây khá quen thuộc vì chúng có ở nhiều nơi như trên xe ô tô, trong tòa
nhà, tàu, máy bay,... Các cấu hình khác nhau của anten dây như lưỡng cực (dipole),
vòng tròn hoặc vuông (circular (square) loop), xoắn (helix) như trong hình 2.3. Anten
vòng không phải chỉ có dạng tròn (là dạng phổ biến nhất vì sự đơn giản khi thiết lập),
nó có thể có dạng của một hình chữ nhật, hình vuông, hình elip hoặc bất kỳ cấu hình
khác.

Hình 2. 3.Các cấu hình của anten dây[8]

2.2.1.2 Anten miệng.

Anten miệng trở nên quen thuộc hơn so với trước đây do nhu cầu ngày càng
tăng cho các hình thức tinh vi hơn của anten và việc sử dụng tần số cao hơn. Loại
anten này được ứng dụng rất hữu ích cho máy bay và tàu vũ trụ vì chúng có thể rất
thuận tiện trong việc gắn vào vỏ của máy bay hoặc tàu vũ trụ. Ngoài ra, chúng có thể
được bọc bằng vật liệu điện môi để được bảo vệ khỏi điều kiện khắc nghiệt của môi
trường. Cấu hình các loại anten miệng như trong hình 2.4 như: loa kim tự tháp
22
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

(pyramidal horn), loa nón (conical horn) và ống dẫn sóng hình chữ nhật (rectangular
waveguide).

Hình 2. 4. Các cấu hình của anten miệng[8]

2.1.2.3 Anten vi dải.

Anten vi dải bao gồm một miếng (patch) kim loại trên bề mặt đất. Các patch
kim loại có thể có nhiều cấu hình khác nhau: hình vuông (square), hình chữ nhật
(rectangular), hình tròn (circular), hình elip (elliptical), hình tam giác (triangular), hình
quạt (disc sector), hình vòng ring tròn (circular ring), hình một phần của vòng ring tròn
(ring sector) như trong hình 2.5. Tuy nhiên, các miếng hình chữ nhật và hình tròn như
trong hình 2.6 là phổ biến nhất vì các đặc tính bức xạ tốt, dễ phân tích và chế tạo. Các
anten vi dải phù hợp cho các bề mặt phẳng và không phẳng, đơn giản và giá thành thấp
để chế tạo, sử dụng công nghệ mạch in hiện đại khi gắn vào bề mặt cứng, tương thích
với các thiết kế vi mạch cao tần đơn khối và rất linh hoạt về tần số cộng hưởng, phân
cực sóng, phối hợp trở kháng. Các anten này có thể được gắn trên bề mặt của máy bay
cho hiệu suất cao hay trên tàu vũ trụ, vệ tinh, tên lửa, xe hơi, thậm chí là điện thoại di
động cầm tay.

23
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 2. 5.Các hình dạng patch của phần tử vi dải[8]

Hình 2. 6.Các patch anten hình chữ nhật và hình tròn[8]

2.2 Anten trong điện thoại thông minh

Trong thập kỷ gần đây, sự tiến bộ đáng kể trong hệ thống thông tin di động đòi
hỏi hệ thống anten cũng phải có những cải tiến tương thích. Hệ thống điện thoại di
động phát triển từ điện thoại tương tự hay còn được gọi là thế hệ điện thoại di động
đầu tiên 1G đến thế hệ thứ hai 2G, thế hệ điện thoại di động kỹ thuật số, và để phục vụ
nhu cầu truyền thông tin (không phải chỉ gọi thoại) trên mạng di động ngày càng tăng
thì thế hệ thứ ba 3G và thế hệ thứ tư 4G đã lần lượt ra đời trên thị trường. Do đó hệ
thống anten đã có những thay đổi hết sức linh hoạt về phẩm chất, cấu trúc, kích thước
nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của người sử dụng.
Hiện nay, một trong hai xu hướng chính trong thiết kế anten là thiết kế cho hệ
thống điện thoại di động mà yêu cầu phải có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, tính
linh hoạt, dễ tích hợp với các loại vật liệu, thiết bị đầu cuối và đặc biệt là có băng
thông rộng và hoạt động được ở nhiều dải tần.
24
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Điện thoại di động sử dụng một anten tích hợp sẵn đa băng tần có khả năng đáp
ứng đồng thời một vài chuẩn tần số, ví dụ như GSM 800, 900, 1800, 1900 MHz and
UMTS, WCDMA 1.8, 1.9, 2.1, 2.5 GHz và LTE 1.8, 2.6 GHz. Các dải chuẩn tần số
trên có thể được tính như sau:

 Băng tần GSM còn được gọi là băng tần 900 MHz: 890 – 960 MHz
 Băng tần GPS: 1575 MHz
 Băng tần DCS còn được gọi là băng tần 1800 MHz: 1710 – 1880 MHz
 Băng tần PCS cũng được gọi là băng tần 1900 MHz: 1850 – 1990 MHz
 Băng tần UMTS được biết đến như băng tần 3G hay băng tần 2100 MHz: 1920
- 2170 MHz
 Băng tần WLAN cũng được biết đến như là băng tần Bluetooth (2.4 GHz):
2400-2485 MHz
 Băng tần LTE hay còn gọi băng tần 1800 MHz: (1710 – 1880) hoặc 2600 MHz
(2500 – 2690)

2.2.1 Các loại Anten được dùng trong điện thoại thông minh

Bên cạnh anten GSM, WiFi và Bluetooth, điện thoại có thể chứa 2 hoặc 4 anten
cho LTE, một anten GPS, NFC, RFID và một số còn chứa anten bên trong cho đài FM
và TV. Một số mẫu điện thoại có anten ferit bên trong để thu sóng AM. Cùng một
anten được chia sẻ cho cả WiFi và BT nhưng nó không phổ biến. WiFi có thể có nhiều
hơn một anten. Đối với FM, điện thoại có thể có thêm một anten cho TX. Sạc không
dây cũng yêu cầu một loại anten, ngay cả khi nó không được sử dụng để liên lạc. Điện
thoại cơ bản chỉ có một anten, nhưng nó thường là anten đa băng tần, bao gồm 2-5 dải
tần. [14]

25
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 2. 7.Các anten và thành phần không dây khác nhau trong điện thoại thông minh.

Thiết kế anten của điện thoại thông minh khá phức tạp do các tiêu chuẩn giao
tiếp và các yêu cầu quy định khác nhau. Ngoài ra, có nhiều anten trên điện thoại thông
minh như trong Hình 2.7. Hầu hết các anten này là PIFAs hoặc một anten được in tùy
chỉnh. Một mặt phẳng tiếp đất PCB hỗ trợ bảng mạch và màn hình cảm ứng cũng hoạt
động như một mặt nền cho tất cả các anten. Kích thước của mặt nền ảnh hưởng đến
băng thông anten. Vì vậy, để có hiệu suất tốt hơn, toàn bộ kích thước có sẵn của khung
nên được sử dụng làm mặt phẳng. Băng thông PIFA giảm với mặt phẳng kích thước
nhỏ. Một số anten quan trọng được sử dụng trong điện thoại thông minh cho các tiêu
chuẩn không dây khác nhau như GSM, LTE, WiMAX, WLAN và Bluetooth là anten
di động 2G / 3G, anten di động 4G, anten đa dạng, anten GPS, anten Wi-Fi, giao tiếp
trường gần ( Anten NFC), anten Bluetooth và anten giao tiếp 5G. [14]

2.2.2 Tối ưu chức năng của anten trong điện thoại thông minh

Sử dụng các anten nhỏ hơn hoặc gói chúng lại gần nhau hơn, nhưng có những
hạn chế cơ bản về kích thước và vị trí đặt anten. Anten phát ra năng lượng dưới dạng

26
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

sóng điện từ và chúng phát ra theo nhiều hướng. Với một anten, tất cả đều tốt. Nhưng
đặt một anten khác bên cạnh nó và anten thứ hai có thể bị lấn át bởi tín hiệu mạnh đến
từ anten thứ nhất, làm cho nó bị điếc trước tín hiệu yếu hơn mà nó nên nhận.
Nhưng ngày nay, một thiết bị thông minh điển hình có thể có nhiều hơn thế
nữa. Các cấp bậc của chúng thường bao gồm một hoặc hai anten cho Wi-Fi, một cho
Bluetooth, một cho GPS và hai hoặc bốn cho truyền thông di động 4G LTE.
Sự đa dạng của anten LTE này là tiêu chuẩn vì nó cho phép điện thoại tránh bị
rớt mạng — bao gồm cả những trường hợp xảy ra khi tay bạn che mất một anten, điều
này có thể gây khó chịu đặc biệt trong cuộc trò chuyện. Việc có nhiều anten cho cùng
một liên kết truyền thông cũng cho phép các nhà cung cấp dịch vụ di động kết hợp
nhiều luồng để cải thiện tốc độ truyền dữ liệu. Và trong tương lai gần, truyền thông 5G
sẽ tăng thêm độ phức tạp cho hỗn hợp, bằng cách mở rộng các dải tần được sử dụng
cho mạng di động dưới 6 GHz, làm cho các anten hiện tại hoạt động mạnh hơn và
bằng cách yêu cầu các anten hoạt động ở các băng tần 28 và 37 GHz.
Giả định rằng tất cả các anten trong chiếc điện thoại này sẽ hoạt động cùng một
lúc. Xét cho cùng, không có gì lạ khi một thiết bị đang chạy các ứng dụng dựa vào
GPS và Bluetooth, chẳng hạn như truyền phát video qua Wi-Fi hoặc mạng di
động. Các nhà sản xuất chipset đã và đang làm việc để kết hợp các chức năng, chẳng
hạn như sử dụng một anten cho cả Wi-Fi và Bluetooth. 
Vì vậy, ta đã có một không gian vật lý nhỏ và rất nhiều anten cần hoạt động
đồng thời mà không gây nhiễu lẫn nhau. Các nhà thiết kế đã cố gắng giải quyết vấn đề
này bằng cách làm cho các anten nhỏ hơn và có hướng hơn. 

Giải pháp hợp lý duy nhất là một cách tiếp cận mới đối với thiết kế
anten. Thay vì tạo anten như các phần tử riêng lẻ và để cho các nhà thiết kế chọn vị trí
để lắp chúng vào một thiết bị, tốt hơn là thiết kế một bộ anten hoạt động tốt với nhau
như một hệ thống và sau đó cài đặt hệ thống đó vào thiết bị di động như một đơn vị cố
kết.

27
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 2. 8. Anten có thể tạo ra sự giao thoa lẫn nhau. [14]

Anten có thể tạo ra sự giao thoa lẫn nhau. Một giải pháp đơn giản có thể là đặt
các anten cách xa nhau hoặc chặn đường truyền tín hiệu một cách vật lý. Tuy nhiên,
điều đầu tiên cần có nhiều không gian hơn và điều thứ hai sẽ khiến anten bỏ lỡ tín hiệu
từ hướng bị chặn. Một giải pháp tốt hơn là cách ly nhỏ gọn, được kết hợp vào thiết kế
anten để ngăn nhiễu nhưng cũng cho phép các tín hiệu mong muốn đi qua. [14]

2.3 Các thông số cơ bản của một anten.

2.3.1 Mật độ công suất bức xạ

Công suất bức xạ của anten có thể được tính bằng cách lấy tích phân của vectơ
Poynting trên khe bức xạ[9]:


1 ⃑ ⃑ ⃑ (1.1)
Pr = 2 ℜ ∬ ( E × H ) dS
aperture

Đối với anten vi dải, trường điện bên trong miếng patch thì vuông góc với
miếng dẫn và mặt phẳng đất và trường từ thì song song với cạnh của anten. Ngoài ra,
ta có thể tính toán công suất bức xạ từ đồ thị bức xạ theo phương trình sau[9]:

28
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

1 (1.2)
Pr = 2η (|Eθ| +|E ϕ| ) r sin dθdϕ
2 2 2

2.3.2 Giản đồ bức xạ.

Các tín hiệu vô tuyến bức xạ bởi anten hình thành một trường điện từ với một
giản đồ xác định, và phụ thuộc vào loại anten được sử dụng. Giản đồ bức xạ này thể
hiện các đặc tính định hướng của anten.
Giản đồ bức xạ của anten được định nghĩa như sau: “là một hàm toán học hay
sự thể hiện các đặc tính bức xạ của anten, và là hàm của các tọa độ không gian”. Trong
hầu hết các trường hợp, giản đồ bức xạ được xét ở trường xa. Đặc tính bức xạ là sự
phân bố năng lượng bức xạ trong không gian 2 chiều hay 3 chiều, sự phân bố đó là
hàm của vị trí quan sát dọc theo một đường hay một bề mặt có bán kính không đổi. Hệ
tọa độ thường được sử dụng để thể hiện trường bức xạ trong hình 2.9.

Hình 2. 9. Hệ thống tọa độ phân tích anten [8]

Trong thực tế, ta có thể biểu diễn giản đồ 3D bởi hai giản đồ 2D. Thông thường
chỉ quan tâm tới giản đồ là hàm của biến θ với vài giá trị đặc biệt của φ, và giản đồ là

29
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

hàm của φ với một vài giá trị đặc biệt của θ là đủ để đưa ra hầu hết các thông tin cần
thiết.

2.3.3 Cường độ bức xạ

Cường độ bức xạ trong một hướng cho trước được định nghĩa là: công suất
được bức xạ từ anten trên mỗi đơn vị góc khối. Cường độ bức xạ là một thông số thu
được từ mật độ bức xạ, và nó là tích mật độ bức xạ với bình phương khoảng cách[9]:

2
U =r W rad (1.3)

Trong đó:
U : Cường độ bức xạ (W/góc khối)
Wrad : Mật độ bức xạ (W/m2)

2.3.4 Độ rộng búp sóng

Các búp sóng khác nhau của giản đồ bức xạ định hướng hay còn gọi là các thùy
(lobe) có thể phân loại thành thùy chính (Major lobe), thùy phụ (Minor lobe), thùy bên
(Side lobe) và thùy sau (Back lobe). Hình 2.10 minh họa giản đồ cực 3D đối xứng với
một số thùy bức xạ.[9]

Hình 2. 10.Thùy bức xạ và độ rộng chùm của anten

30
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Độ rộng búp sóng được lấy theo giá trị góc của búp sóng chính theo một trong
hai (hoặc cả hai) mặt cắt đứng hoặc ngang. Một vài khái niệm về độ rộng búp sóng,
bao gồm độ rộng nửa công suất hoặc 3 dB (HPBW), độ rộng 10 dB, và độ rộng điểm
không đầu tiên (FNBW). Độ rộng búp sóng 3dB là góc lớn nhất mà độ lợi ở đó thấp
hơn tăng ích cực đại 3dB hay tại các điểm có công suất bức xạ giảm một nửa so với
công suất bức xạ cực đại. Độ rộng búp nửa công suất được dùng phổ biến nhất.[9]

Hình 2. 11. Độ rộng búp sóng


2.3.5 Độ định hướng

Độ định hướng của một anten là tỷ lệ của cường độ bức xạ tại một hướng cho
trước với cường độ bức xạ trung bình tại tất cả các hướng của anten đó. Cường độ bức
xạ trung bình bằng tổng công suất được bức xạ của anten chia cho 4π. Nếu không xác
định được hướng thì hướng của anten chính là hướng có cường độ bức xạ lớn nhất.
Cụ thể, độ định hướng được tính toán bởi công thức sau[9]:

U 4 πU (1.4)
D= =
U o Prad

Hướng bức xạ cực đại (hướng tính cực đại) được biểu diễn như sau[9]:
U max 4 π U max (1.5)
D max =Do = =
Uo Prad

Trong đó:
31
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

D : Độ định hướng
Do: Độ định hướng cực đại
U : Cường độ bức xạ (W/đơn vị góc khối)

Umax : Cường độ bức xạ cực đại (W/đơn vị góc khối)

Uo: Cường độ bức xạ nguồn đẳng hướng.


Prad : Tổng công suất bức xạ (W)
Với nguồn đẳng hướng, từ (1.4) hay (1.5) ta nhận thấy rằng hướng tính bằng 1
khi U, Umax và Uo bằng nhau.

2.3.6 Hiệu suất của anten

Bên cạnh những thông số trên, chúng ta còn có thể tính được tổng hiệu suất của
anten, tỷ số sóng đứng (VSWR) hoặc hệ số suy hao (RL) của anten.
Tổng hiệu suất của anten được tính bằng công thức[9]:

e 0=er e c ed (1.6)

Trong đó e0: tổng hiệu suất

e r : hiệu suất phản xạ (e r =1−|Γ|2)

e c : hiệu suất dẫn

e d : hiệu suất chất điện môi

Г : Hệ số hiệu suất phản xạ đầu vào


Hiệu suất búp sóng là hiệu suất của anten thể hiện chất lượng của anten phát và
anten thu. Nó còn là tỷ lệ giữa công suất phát (hoặc thu) trong một góc cố định và tổng
công suất phát (hoặc thu) của cả anten. Nói chung, búp sóng chính là búp có công suất
lớn, vì thế hiệu suất của búp còn được tính bởi tỷ lệ giữa công suất của búp chính và
tổng công suất có được của anten.
Hệ số sóng đứng điện áp được xác định bởi tỷ số độ lớn giữa điện áp cực đại và
cực tiểu trên đường truyền[9]:

|V |max (1.7)
VSWR ( l )= =¿ ¿
|V |min

32
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

2.3.7 Độ lợi

Độ lợi thu và phát của anten là khả năng đưa ra năng lượng điện trường theo
một hướng xác định hoặc thu năng lượng từ một hướng xác định. Đối với các hệ thống
trực xạ yêu cầu anten phát chỉ phát năng lượng về một hướng duy nhất, là hướng của
anten cần thu.
Độ lợi của anten là tỷ lệ giữa cường độ bức xạ tại một hướng cho trước với
cường bộ bức xạ được phát ra từ một anten lý tưởng (vô hướng), với cùng một công
suất đưa vào. Độ lợi anten chủ yếu phụ thuộc vào tần số làm việc và đường kính của
nó.
Độ lợi của anten là một thông số biểu thị cho đặc tính bức xạ của anten so với
hệ số định hướng. Vì nó không chỉ biểu thị đơn thuần đặc tính của anten mà còn biểu
thị sự tổn hao công suất trên anten. Độ lợi của anten có thể được tính bằng công thức
sau đây[9]:

radiation intensity U (θ , ϕ ) (1.8)


G=4 π =4 π
total input ( accepted ) power P¿

Bên cạnh đó, tổng công suất bức xạ (P rad) lại liên hệ với tổng công suất đầu
vào của anten P¿ bởi công thức[9]:

Prad =ecd P ¿ (1.9)

Trong đó: e cd là hiệu suất bức xạ của anten, là tỉ lệ giữa công suất bức xạ và
công suất đầu vào. Vì vậy công thức tính độ lợi được viết lại như sau:

[
G ( θ , ϕ )=e cd 4 π
U (θ , ϕ)
Prad ] (1.10)

G ( θ , ϕ )=e cd D(θ , ϕ ) (1.11)

33
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Như vậy, độ lợi và độ định hướng liên hệ với nhau qua hiệu suất bức xạ của
anten.

2.3.8 Trở kháng vào

Trở kháng vào là trở kháng của anten tại điểm đầu vào của nó hoặc là tỉ số điện
áp so với dòng điện tại đầu vào hoặc tỉ số của các thành phần tương ứng của điện
trường so với từ trường tại một điểm, xác định trở kháng của anten như sau[9]:

Z A =R A + j X A (1.12)

R A =R R + R L (1.13)

Trong đó:

 Z A là trở kháng của anten ở các đầu vào (Ω)


 R A là điện trở của anten ở các đầu vào (Ω)

 X A là điện kháng của anten ở các đầu vào (Ω)


 R R là điện trở bức xạ của anten
 RL là điện trở tải của anten

Trở kháng vào của một anten nói chung là một hàm của tần số. Do đó, anten chỉ
được phối hợp tốt với đường tiếp điện chỉ trong cùng một dải tần nào đó. Thêm nữa,
trở kháng vào của anten phụ thuộc vào các yếu tố như: hình dạng của anten, phương
pháp tiếp điện cho anten và ảnh hưởng của các đối tượng bao quanh nó. Do sự phức
tạp của chúng, chỉ một vài anten thực tế được nghiên cứu và phân tích. Với các loại
anten khác, trở kháng vào được xác định bằng thực nghiệm.

2.3.9 Băng thông

Băng thông là khoảng tần số mà ở đó các thông số của anten (chẳng hạn như trở
kháng vào, mô hình bức xạ, độ rộng chùm…) đạt giá trị có thể chấp nhận được.
f max (1.14)
BW =
f min

Với các anten dải rộng, băng thông thường được biểu diễn bằng tỉ số của tần số
cực đại (fmax) và tần số cực tiểu (fmin) khi anten hoạt động với các đặc tính có thể chấp

34
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

nhận được. Ví dụ, băng thông 10:1 chỉ ra rằng, tần số cực đại lớn gấp 10 lần tần số cực
tiểu.
f max −f min (1.15)
BW =
fo

Với anten dải hẹp, băng thông được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm của sự sai
khác tần số (tần số trên – tần số dưới) so với tần số trung tâm của băng thông. Ví dụ,
băng thông 5% thể hiện rằng, sự sai khác tần số là 5% tần số trung tâm của băng
thông[9].

2.4 Anten vi dải.

Khái niệm anten vi dải lần đầu tiên được đưa ra bởi Deschamps vào năm 1953,
Gutton và Bassinot vào năm 1955. Tuy nhiên mãi tới 20 năm sau, người ta mới đi vào
chế tạo các anten vi dải vì thời điểm này mới xuất hiện chất nền có các đặc tính tốt.
Trong hình 2.11 là cấu hình đơn giản của nhất anten vi dải bao gồm một patch
phát xạ (radiatingpatch) nằm trên một mặt của chất nền (dielectric substrate) có hằng
số điện môi (ε r<= 10), mặt kia của chất nền là mặt phẳng đất (mặt phản xạ) (ground
plane). Patch là một vật dẫn điện, thông thường là đồng hay vàng, có thể có hình dạng
bất kỳ nhưng các hình dạng thông thường vẫn được sử dụng nhiều. Hằng số điện môi
của chất nền đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động của anten. Nó ảnh hưởng
đến trở kháng đặc tính, tần số cộng hưởng, băng thông và hiệu suất của anten.

35
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 2. 12. Cấu trúc của anten vi dải đơn giản nhất [9]

 Ưu điểm của anten vi dải


 Trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ, có cấu trúc phẳng nên dễ dàng chế tạo.
 Giá thành sản xuất thấp, phù hợp cho nhiều ứng dụng.
 Dễ dàng được gắn lên các đối tượng khác.
 Có thể tạo ra các phân cực tròn, tuyến tính chỉ đơn giản bằng cách thay
đổi phương pháp tiếp điện.
 Dễ dàng chế tạo các anten có thể hoạt động với nhiều dải tần.
 Đường phối hợp trở kháng và tiếp điện có thể được in cùng với cấu trúc
anten.
 Nhược điểm của anten vi dải
 Băng thông hẹp.
 Hầu hết anten vi dải bức xạ trong nửa không gian.
 Giới hạn độ tăng ích cực đại (~ 20 dB).
 Hiệu suất bức xạ kém.
 Xuất hiện các sóng mặt.
 Công suất cho phép thấp

2.4.1 Anten patch vi dải

Anten patch vi dải (microstrip patch antenna) bao gồm một patch dẫn điện có
hình dạng phẳng hay không phẳng trên một mặt của một chất nền điện môi và mặt
phẳng đất trên mặt còn lại của chất nền. Các cấu hình cơ bản mà được sử dụng trong
thực tế được chỉ ra trong hình 2.13 như: hình vuông (square), hình chữ nhật
(rectangle), hình tam giác (equilateral triangle), hình đĩa (disk), hình elip (ellipse) và
hình vòng tròn ring (ring). Anten có patch vi dải hình chữ nhật và hình tròn dùng phổ
biến hơn các hình dạng còn lại. Ngoài ra, còn có các hình dạng kiểu khác cho anten
patch vi dải như trong hình 2.14 đó là hình nửa đĩa (semi disk), hình quạt (disk sector),
hình chữ L (L-Shape), hình chữ H (H-Shape), hình chữ U (U-Shape)…

36
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 2. 13.Các hình dạng anten patch vi dải cơ bản thường được dùng trong thực
tế[9]

Hình 2. 14.Các hình dạng kiểu khác cho các anten patch vi dải [9]

37
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

2.4.2 Anten dipole vi dải

Hình 2. 15.Một vài dạng dipole vi dải [9]

Anten dipole vi dải có chiều dài và chiều rộng của một dipole thường bé hơn
0.05 lần bước sóng trong không gian tự do (L < 0.05λ 0). Đồ thị bức xạ của dipole vi
dải và anten patch vi dải giống nhau tuy nhiên ở các đặc tính khác như: điện trở bức
xạ, băng thông và bức xạ phân cực chéo thì chúng hầu như khác nhau. Hình 2.15 chỉ ra
một vài dạng dipole vi dải như dải lưỡng cực đôi gần nhau (proximity-coupled strip
dipole), dải lưỡng cực hai miền (double-sided strip dipole), lưỡng cực mạch in gập đối
xứng (symetrical folded printed dipoles).

2.4.3 Anten khe mạch in

38
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Anten khe mạch in (printed slot antennas) có một khe được cắt trên mặt kim
loại. Khe này có thể có bất kỳ hình dạng nào như hình chữ nhật (rectangular), hình
vòng tròn (annular),... như trong hình 2.16.

Hình 2. 16.Một số anten khe mạch in cơ bản với cấu trúc tiếp [9]

2.4.4 Anten sóng chạy vi dải

Anten sóng chạy vi dải (micro-strip traveling-wave antenna) bao gồm các dải
dẫn điện tuần hoàn hoặc một đường vi dải dài đủ rộng để hỗ trợ TE mode. Điểm cuối
của anten sóng chạy được mắc với một tải có điện trở được phối hợp trở kháng để
tránh các sóng phản xạ trên anten. Hình 2.17 là một vài cấu hình của anten vi dải sóng
chạy mạch in.

39
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 2. 17: Một vài cấu hình anten sóng chạy vi dải mạch in [9]

2.5 Anten PIFA

Anten đơn cực có cấu tạo từ một nửa anten dipole nửa sóng được đặt trên mặt đất.
Anten đơn cực có chiều dài tương đương với một phần tư bước sóng.

Anten chữ F ngược (Inverted F Antenna) là một biến thể của anten đơn cực mà
phần trên đã được gập xuống để song song với mặt phẳng đất. Điều này được thực
hiện để giảm chiều cao của anten. Phần song song này tạo thành điện dung song song
trở kháng đầu vào của anten mà thường được bù lại bằng cách thực hiện ngắn mạch.
Mặt còn lại của chất nền kết nối với mặt phẳng đất. Các anten phẳng F ngược (PIFA,
Planar Inverted F Antenna) là phổ biến cho các thiết bị không dây cầm tay vì có kích
thước nhỏ. Hình 2.18 biểu diễn anten chữ F ngược.

Hình 2. 18: Anten chữ F ngược


40
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Lợi thế của anten PIFA đó là:

+ Dễ dàng chế tạo, chi phí sản xuất thấp.

+ Băng thông của anten PIFA cao hơn so với băng thông của anten patch thông
thường (vì một chất nền không khí dày được sử dụng).

+ Có thể đặt trong các điện thoại di động vì nó có kích thước nhỏ.

+ Giảm bức xạ phản hồi về phía đầu của người sử dụng.

+ PIFA có độ lợi từ trung bình đến cao. Tính năng này rất hữu ích trong việc
thông tin liên lạc không dây nhất định mà định hướng anten không cố định và các
phản xạ từ các góc khác nhau của môi trường.

Mặt nền của anten đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của nó. Trường
điện từ được hình thành bởi sự tương tác của anten và một hình ảnh của chính nó dưới
mặt nền, tạo một phản xạ năng lượng hoàn hảo chỉ khi mặt nền là vô hạn hoặc có kích
thước lớn hơn nhiều so với anten đơn cực.

2.6 Kết luận chương

Như vậy, chương hai đã đưa ra các khái niệm, những lý thuyết cơ bản về anten.
Các loại anten có độ lợi cao, được sử dụng trong các dòng điện thoại thông minh cũng
được sử dụng.

41
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG ANTEN BLUETOOTH TRÊN PHẦN


MỀM HFSS

3.1 Giới thiệu phần mềm HFSS

HFSS là từ viết tắt của Hight Frequency Structure Simulator. HFSS là phần mềm
mô phỏng trường điện từ theo phương pháp toàn sóng (full wave) để mô hình hóa bất
kỳ thiết bị thụ động 3D nào. Ưu điểm nổi bật của nó là có giao diện người dùng đồ
họa. Nó tích hợp mô phỏng, mô hình hóa 3D và tự động hóa (tự động tìm lời giải)
trong một môi trường dễ dàng để học, trong đó lời giải cho các bài toán điện từ 3D thu
được một cách nhanh chóng và chính xác. Ansoft HFSS sử dụng phương pháp phần tử
hữu hạn (Finite Element Method, FEM), kỹ thuật chia lưới thích nghi (adaptive
meshing) và kỹ thuật đồ họa. Ansoft HFSS có thể được sử dụng để tính toán các tham
số chẳng hạn như: tham số S, tần số cộng hưởng, giản đồ trường, tham số γ,... HFSS là
một hệ thống mô phỏng tương tác, trong đó phần tử mắt lưới cơ bản là một tứ diện.
Điều này cho phép bạn có thể tìm lời giải cho bất kỳ vật thể 3D nào. Đặc biệt là đối
với các cấu trúc có dạng cong phức tạp. Ansoft là công ty tiên phong sử dụng phương
pháp phần tử hữu hạn (FEM) để mô phỏng trường điện từ bằng các kỹ thuật như: phần
tử hữu hạn, chia lưới thích nghi,… Ansoft HFSS cung cấp một giao diện trực giác và
dễ dàng sử dụng để phát triển các mô hình thiết bị RF thụ động.
Quy trình thiết kế:

1. Vẽ mô hình với các tham số cho trước: vẽ mô hình thiết bị, các điều kiện biên
và nguồn kích thích.
2. Thiết đặt các thông số để phân tích: thực hiện thiết đặt các thông số để tìm lời
giải.
3. Chạy mô phỏng: quá trình này hoàn toàn tự động.
4. Hiển thị kết quả: đưa ra các báo cáo và đồ thị trường 2D.

Giao diện của HFSS và vị trí các cửa sổ trong HFSS:

42
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 1.Giao diện chính của chương trình HFSS

Các cửa sổ trong giao diện chính của HFSS :


+ Project Manager:

Hình 3. 2.Cửa sổ project manager

+ Property Window :

43
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 3.Cửa sổ Property Window

Quá trình mô phỏng với HFSS có thể chia ra làm các bước có thể hiểu cách làm
việc tính toán theo lưu đồ sau :

Hình 3. 4. Lưu đồ làm việc của HFSS

Trong quá trình thực hiện phân tích, HFSS sẽ chia toàn bộ cấu trúc thành các tứ
diện nhỏ (gọi là mắt lưới). Hệ thống mắt lưới sẽ lấp kín toàn bộ cấu trúc. Tại mỗi bước
thích nghi, HFSS sẽ tính giá trị của tham số S cho từng mắt lưới. Giữa 2 bước thích
nghi liên tiếp, HFSS sẽ tính gia số Delta S với công thức như sau:
Delta S = Maxij[mag(SNij – S(N-1)ij] (3.1)

44
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Trong đó i và j là chỉ số của phần tử tuơng ứng trong ma trận S và N là chỉ số


của bước thích nghi. Delta S là giá trị lớn nhất của gia số của biên độ của tham số S
tương ứng.
HFSS sẽ so sánh giá trị Delta S này với tiêu chuẩn hội tụ do người dùng định
nghĩa để kết luận sự hội tụ của lời giải.
Các bộ quét tần số
Thực hiện một bộ quét tần số khi người sử dụng muốn tạo ra một lời giải qua một
dải các tần số. Ta có thể lựa chọn một trong những loại bộ quét sau:

1. Nhanh: Tạo ra một lời giải trường đầy đủ duy nhất cho mỗi phép chia trong
một khoảng tần số.

Tốt nhất cho các mẫu đột ngột cộng hưởng hay thay đổi hoạt động trong băng tần
số. Một bộ quét nhanh sẽ chứa một sự mô tả chính xác các đặc điểm gần cộng hưởng.

2. Rời rạc: Tạo ra các lời giải trường ở các điểm tần số cụ thể trong một dải tần.
Tốt nhất khi chỉ có vài điểm tần số cần thiết phải mô tả chính xác các kết quả trong
một dải tần.

3. Nội suy: Đánh giá một lời giải cho toàn bộ dải tần. Tốt nhất khi dải tần rộng và
đáp ứng tần số là bằng phẳng, hay nếu sự yêu cầu bộ nhớ của bộ quét nhanh vượt quá
tài nguyên của bạn. Kích thích Thiết lập các kích thích cho một thiết kế HFSS cho
phép bạn cụ thể hóa các nguồn trường điện từ và các điện tích, các dòng điện hay các
điện áp trên vật hay trên bề mặt: Wave port; Lumped port; Sóng tới; Nguồn điện áp;
Nguồn dòng điện; Nguồn phân cực từ.

3.2 Thiết kế, mô phỏng anten trên phần mềm HFSS.

3.2.1 Mục tiêu và những yêu cầu chính cho anten bluetooth trong điện thoại.

Thiết kế một anten thích ứng cho Bluetooth trong điện thoại thông minh. Vì vậy
anten phải hoạt động tần số: Bluetooth 2.4 GHz (2400MHz-2485MHz).

 Kích thước anten đủ nhỏ để đặt trong thiết bị di động: độ cao nhỏ hơn 5 mm, độ
dài và rộng nhỏ hơn 40 mm.

 Trở kháng vào của anten có thể đạt 50 Ω ở tần số trung tâm để đảm bảo phối hợp

45
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

trở kháng với feeder.

 1 ≤ VSWR ≤ 2.

 Băng thông anten đủ rộng: ≥ 10% khi so sánh với tần số trung tâm, ≥ 100 MHz.

3.2.2 Cấu trúc thiết kế và kết quả mô phỏng các loại anten.
3.2.2.1 Anten vi dải (Microstrip Patch Antenna)

Chiều rộng của mặt bức xạ (miếng patch) :

c (3.2)
W=
2fo
√ εr + 1
2

(c = 3.108m/s : là vận tốc ánh sáng ). Hằng số điện môi hiệu dụng :

[ ] (3.3)
−1/ 2
ε r +1 ε r−1 h
ε reff = + 1+ 12
2 2 w

Chiều dài hiệu dụng của patch:

c (3.4)
Leff ≈
2 f o √ ε reff

Độ tăng chiều dài của patch:

46
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

∆ L=0.412 h
W
(
( ε reff +0.3 ) h + 0.264 ) (3.5)

−0.258 ) ( +0.8 )
W
( ε reff h

Từ đó ta có chiều dài thực của patch :

L=Leff −2 ∆ L (3.6)

Độ dài đoạn lấn sâu y0 được xác định bởi công thức:

Z o=Z¿ cos2 ( πL Y ) o
(3.7)

Trong đó:

1 (3.8)
Z¿ =
2 ( G1+G12 )

[ ]
2
(3.9)

I 1=∫
π sin (
ko W
2
cos θ ) 3
sin θdθ
0 cos θ

I1
G 1= (3.10)
120 π 2

[ ]
2

1
π sin (
k oW
2
cos θ ) (3.11)

2∫
3
G 12= J o ( k o Lsin θ ) sin θdθ
120 π 0 cos θ

(G1 : điện dẫn của khe 1;

G12 : điện dẫn tương hỗ của khe 1và 2; J0 : hàm Bessel loại 1 bậc 0)

Việc lấn sâu một đoạn y 0 cũng tạo nên 1 khe vật lí hình thành 1 mối nối điện dung,
điều này ảnh hưởng nhỏ đến tần số cộng hưởng (thông thường khoảng 1%).

Khe x0 thường rất nhỏ và cũng không lớn hơn (ΔL/2).

Chiều rộng của dải dẫn :

47
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

W f=
2h
π {
B−1 ln ( 2 B−1 )+
ε r−1
2 εr [
ln ( B−1 ) +0.39−
0.61
εr ]} (3.12)

Trong đó:
60 π 2 (3.13)
B=
Z o √ ε eff

Mối quan hệ giữa chiều dài và chiều rộng:

Lf (3.14)
=3.96
Wf

Chiều rộng và chiều dài của mặt phẳng đất:

W g ≈ 6 h+W (3.15)

Lg ≈ 6 h+ L (3.16)

Bảng 3.1 Kích thước anten (đơn vi mm)

W 38 Wf 2.8 x0 1.6

L 27.9 Lf 33 y0 10

48
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 5. Mô hình thiết kế của anten trên HFSS

Khai báo tần số cộng hưởng mong muốn,số bước lặp và sai số lớn nhất chấp nhận
được:

Hình 3. 6. Bảng Solution Setup

Chương trình mô phỏng sẽ chạy cho đến khi sai số tính toán nhỏ hơn hoặc
bằng Delta S. Khi đó xem như mô phỏng chính xác và có hội tụ (Converged). Nếu
chạy hết tất cả các bước lặp mà vẫn không có sai số nào nhỏ hơn Delta S, chương
trình cũng sẽ tự động dừng lại. Khi đó quá trình mô phỏng sẽ không hội tụ và cho kết
quả không chính xác. Muốn khắc phục ta phải tăng giá trị Detla S lên hoặc là tăng số
bước lặp lên để nhận được kết quả chính xác.

Tuy nhiên, nếu sai số tính ra ngay những bước lặp đầu tiên đã nhỏ hơn Delta S
thì kết quả nhận được cũng không đáng tin. Để tránh hiện tượng này ta phải giảm
Delta S để tăng số bước lặp của chương trình.

Thông thường nếu chương trình chạy nhiều hơn 5 bước lặp và có hội tụ thì ta
sẽ nhân được kết quả chính xác.

 Khai báo vùng tần số khảo sát

49
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 7. Bảng khai báo vùng tần số khảo sát

Hình 3. 8.Bảng thông số tạo môi trường bức xạ vùng xa hình cầu

50
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 9.Tham số hệ số phản xạ S11

Hệ số phản xạ (S11) là một tham số mô tả mức độ phản xạ của một sóng do trở
kháng gián đoạn trong môi trường truyền dẫn. Hay được gọi là tổn hao ngược - một
trong những tham số quan trọng của việc kiểm tra anten, đánh giá tín hiệu phản xạ tại
điểm cấp nguồn của anten.[11]
Tại tần số 2,4014 GHz, hệ số phản xạ S11 đạt giá trị -41.9442 dB, việc phối hợp
trở kháng của anten là khá tốt ở tần số đó.
Băng thông của anten tần số cộng hưởng 2,4014 GHz tại S11 = -10 dB là:
2,4593-2,3462 = 0,1131 (GHz) = 113,1(MHz).

Hình 3. 10. Tham số VSWR của anten

Tỉ số sóng đứng VSWR đạt giá trị thấp nhất 1.0292 tại tần số 2,4014 GHz cho
thấy tỉ số VSWR là chấp nhận được và phối hợp trở kháng tại tần số này là tốt nhất.

51
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 11. Độ lợi và các giá trị của anten vi dải

3.2.2.2 Anten chữ L

Xét anten hình chữ L với hai đoạn l1 = 8.6 mm, l2 = 17 mm, rộng w = 1 mm, dày
t = 0.1 mm được gắn với một bản kim loại (đồng) dài L = 30 mm, rộng W = 25 mm và
dày 0.1 mm trên chất nền FR4 có hằng số điện môi 4.4 và dày 0.5mm.

52
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 12. Cấu trúc anten chữ L

Hình 3. 13.Mô hình anten chữ L trên HFSS

53
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 14. Tham số hệ số phản xạ S11

Hình 3. 15. Tham số VSWR của anten

Từ kết quả trên cho ta thấy tỉ số sóng đứng VSWR ở tần số 2.4424 GHz của anten
chữ L thỏa mãn nhỏ hơn 2 và có băng thông lớn hơn 200MHz.

3.2.2.3 Anten PIFA (Inverted-F-anten)

Trong công trình nghiên cứu của Jung,M., Y. Kim, and B. Lee, “ Dual Frequency
Meandered PIFA for Bluetooth and WLAN applications” [4] đề xuất mẫu anten PIFA
cho công nghệ Bluetooth và WLAN có cấu trúc và kích thước như hình 3.16 sau:
54
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 16. Mẫu anten của Jung,M., Y. Kim, and B. Lee


 Trong đồ án này, nhóm đề xuất mẫu anten có cấu trúc như sau: có dạng hình
chữ F liên kết với mặt mặt nền và điểm nền. Anten được gắn cố định trên chất
nền FR4 (có hằng số điện môi ε = 4.4, tanδ = 0.02) có kích thước là 60 × 40 × 1
mm . Trở kháng cấp nguồn dữ liệu là 50Ω . Hình dạng cấu trúc biểu diễn như
3

sau:

55
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Bảng 3.2 Kích thước của anten F ngược (đơn vị mm)

Thông số Trị số Thông số Trị số

Wz 5 l 21.5

y 4 x 1.5

56
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 17.Mô hình thiết kế của anten PIFA trên HFSS

 Kết quả mô phỏng:

Hình 3. 18.Tham số hệ số phản xạ S11


57
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Băng thông của anten tần số cộng hưởng 2,4454 GHz tại S11 = -10 dB là:
308.3(MHz)

Hình 3. 19. Tham số VSWR của anten

Thay đổi độ dài l của anten để cho tần số cộng hưởng tốt nhất và hoạt động ổn
định nhất. Chiều dài của anten l thay đổi lần lượt từ 21mm đến 23mm với bước nhảy
là 0.5mm cho ta được kết quả sau đây:

Hình 3.20. Hệ số phản xạ S11 khi thay đổi chiều dài l của anten

58
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 21.Tham số VSWR khi thay đổi chiều dài l của anten.

Từ kết quả thay đổi của l cho thấy chiều dài l của anten thích hợp nhất là
21.5mm cho được kết quả ở tần số cộng hưởng 2.44GHz và VSWR trong khoảng
1<VSWR<2.
Tiếp tục thay đổi về khoảng cách khe y của anten từ khoảng cách 4mm đến
5mm với bước nhảy là 0.1mm ta được kết quả sau:

Hình 3. 22. Hệ số phản xạ S11 khi thay đổi khoảng cách khe y của anten

59
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 23. Tham số VSWR khi thay đổi khoảng cách khe y của anten
Từ kết quả sự thay đổi khoảng cách khe y trên ta thấy khoảng cách để anten hoạt
động với tần số cộng hưởng tốt nhất và tỉ số sóng đứng 1<VSWR<2 là y=4.1mm.

60
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Hình 3. 24. Độ lợi và các giá trị của anten PIFA

Thực hiện quá trình tối ưu hóa trên phần mềm HFSS ta thu được kích thước
anten PIFA là: 21.5mm × 5mm × 1mm và có kích thước mặt nền PCB là 60mm ×
40mm × 1mm.
Công trình nghiên cứu của Jung,M., Y. Kim, and B. Lee, “ Dual Frequency
Meandered PIFA for Bluetooth and WLAN applications” đưa ra mẫu anten PIFA
cho công nghệ Bluetooth và WLAN có cấu trúc và kích thước 20mm × 5.5mm ×
1.6mm và kích thước mặt nền PCB là 80mm × 42mm × 1.6mm. Mẫu anten PIFA mà
nhóm đề xuất và mô phỏng có các thông số cơ bản tương đương nhưng mà kích
thước lại nhỏ gọn hơn.
Vậy so với anten được đề xuất bởi Jung,M., Y. Kim, and B. Lee, thì anten được
đề xuất bởi nhóm có kích thước nhỏ hơn, nhưng vẫn đảm bảo các đặc tính và băng
thông.
Nhóm thực hiện mô phỏng 3 loại anten: anten vi dải, anten chữ L, anten PIFA
trên phần mềm HFSS. Các thông số thu được được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây:

61
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

Loại anten
Vi dải PIFA
Thông số

Kích thước (mm) 38×27.9 × 3.6 21.5 × 5 × 1

Băng thông (MHz) 113.1 308.3

Độ lợi (dB) 4.7195e + 000 8.2354e - 001

Công phát bức xạ (W) 0.0059 0.935678

Bảng 3.3: So sánh kết quả mô phỏng của các loại anten

Từ kết quả bảng 3.3 ta thấy anten PIFA có băng thông rộng hơn, độ lợi, công
suất bức xạ cao hơn anten vi dải và có kích thước nhỏ hơn so với anten vi dải. Do
vậy mô hình anten PIFA tốt hơn đáp ứng các tiêu chí của anten dùng cho công nghệ
Bluetooth trong điện thoại thông minh.

3.3 Kết luận chương

Qua chương này ta thấy, các loại anten đề xuất đều hoạt động đúng tần số thiết kế,
phù hợp để sử dụng trong công nghệ Bluetooth. Thông qua kết quả mô phỏng trên
phần mềm HFSS, ta thấy anten PIFA có nhiều ưu điểm hơn so với anten vi dải và
anten chữ L như: kích thước nhỏ gọn, công suất bức xạ cao hơn, độ định hướng lớn
hơn.

62
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI.

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhóm đã tìm hiểu về các loại điện
thoại thông minh, công nghệ Bluetooth, những lý thuyết cơ bản về anten. Nhóm tiến
hành thiết kế và mô phỏng một số loại anten thường được sử dụng cho công nghệ
Bluetooth như: anten vi dải, anen chữ L, anten PIFA. Qua đồ án này chúng tôi biết
cách xây dựng mô hình, mô phỏng anten bằng phần mềm HFSS, biết cách thay đổi
một số thông số kích thước của anten để nâng cao các thông số đặc trưng của anten.
Trong tương lai, hướng phát triển của đề tài là tiếp tục đưa ra các thiết kế anten có
các đặc trưng băng thông rộng, độ lợi cao phù hợp cho các dòng điện thoại thông minh
như:

- Nghiên cứu các phương pháp để tăng hiệu suất của anten.
- Nghiên cứu, thiết kế anten với nhiều băng tần khác nhau, sử dụng cho nhiều
ứng dụng trong điện thoại.

63
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ryu, H. K., E. Kim, and J. -M. Woo, “Miniaturization of Printed Inverted-F
Antenna Using Chip Coupler for Bluetooth Applications,” Electronics Letters, Vol.
46, No. 13, 2010
[2] Jiang, B. T., and J. F. Mao, “Design of a PIFA-IFA-Monopole in Dual-SIM Mobile
Phone for GSM/DCS/Bluetooth Operations,” ICMMT 2008 Proceedings, 2008.
[3] Caratelli, D., et al., “Circuit Model and Near-Field Behavior of a Novel Patch
Antenna for WLAN Applications,” Microwave and Optical Technology Letters, Vol.
49, No. 1, January 2007, pp. 97–100.
[4] Jung, M., Y. Kim, and B. Lee, “Dual Frequency Meandered PIFA for Bluetooth
and WLAN Applications,” Proceedings of the IEEE International Antennas and
Propagation Symposium, Vol. 2, June 2003, pp. 958–961.
[5] Naik, P. R., B. A. Singh, and S. Thakur, “Dual Band Compact Printed Monopole
Antenna for Bluetooth (2.54GHz) and WLAN (5.2GHz) Applications” 2016
international confer-ence on Global Trends in signal Processing, Information
Compting and Communication,Jalga,2016,pp.320-323.
[6] Yeh, S. H., and K. L. Wong, “Dual-Band F-Shaped Monopole Antenna for 2.4/5.2
GHzWLAN Application,” IEEE Antenna Propagation Society International
Symposium, Vol. 4, June 2002, pp. 72–75.
[7] H. Q. Anh, N. Q. Dinh, D. Q. Trinh, “A method to miniaturize antenna structure
forthe 3G mobile device”, The 2013 International Conference on Advanced
Technologiesfor Communications (ATC’13), pp.191-194, Oct. 16-18, 2013.
[8] R.garg et al. Microstrip Antena Design Handbook. Norwood, MA: Artech House,
2001.
[9] Constantine A. Balanis, “Antenna Theory”, Chapter 1, 2, Third edition, A John
Wiley & Sons, INC., Publication
[10] Ramesh Garg, Prakash Bhartia, Inder Bahl, Apisak Ittipiboon, “Microstrip
Antenna
Design Hanbook”, Chapter 1, Artech House
[11] https://en.wikipedia.org/wiki/Reflection_coefficient

64
Nghiên cứu, thiết kế anten Bluetooth sử dụng trên điện thoại thông minh

[12] https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%82ngten
[13] C. A. Balanis, Antenna Theory: Analysis and design, Canada: John Wiley &
Sons, 2005.
[14] Pandey A.K (2019). Antenna Design for Wireless Communication and Mobile
Phones, Practical Microstrip and Printed Antenna Design, Artech House.
[15] https://spectrum.ieee.org/telecom/wireless/building-smartphone-antennas-that-
play-nice-together
[16] Bluetooth.com. Retrieved 10 December 2013

65

You might also like