You are on page 1of 63

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan nội dung của đồ án này không phải là bản sao chép của bất cứ
đồ án hoặc công trình đã có từ trước.

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Hằng

1
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 01

MỤC LỤC ............................................................................................................ 02

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 05

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .......................................................................... 06

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 08

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ANTEN ............................................................... 11

1.1 Giới thiệu chương .......................................................................................... 11

1.2 Giới thiệu về anten ......................................................................................... 11

1.3 Một vài loại anten ........................................................................................... 13

1.3.1 Anten dây ................................................................................................... 13

1.3.2 Anten miệng ............................................................................................... 14

1.3.3 Anten vi dải ................................................................................................ 15

1.4 Các thông số cơ bản của anten ....................................................................... 16

1.4.1 Băng thông .................................................................................................. 16

1.4.2 Phân cực sóng ............................................................................................. 17

1.4.2.1 Phân cực thẳng ........................................................................................ 19

1.4.2.2 Phân cực tròn ........................................................................................... 19

1.4.2.3 Phân cực elip ............................................................................................ 20

2
1.4.3 Trở kháng vào ............................................................................................ 21

1.4.4 Mô hình bức xạ ........................................................................................... 22

1.4.5 Hệ số định hướng ........................................................................................ 23

1.4.6 Độ lợi........................................................................................................... 24

1.5 Kết luận chương ............................................................................................. 26

Chương 2: ANTEN VI DẢI ................................................................................. 27

2.1 Giới thiệu chương .......................................................................................... 27

2.2 Anten vi dải .................................................................................................... 27

2.2.1 Giới thiệu chung .......................................................................................... 27

2.2.2 Một số loại anten vi dải cơ bản ................................................................... 29

2.2.2.1 Anten patch vi dải .................................................................................... 29

2.2.2.2 Anten dipole vi dải ................................................................................... 30

2.2.2.3 Anten khe mạch in ................................................................................... 31

2.2.2.4 Anten sóng chạy vi dải ............................................................................. 31

2.3 Anten PIFA .................................................................................................... 32

2.4 Kết luận chương ............................................................................................. 33

Chương 3: MÔ PHỎNG ANTEN PIFA CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG 3G ........... 35

3.1 Giới thiệu chương .......................................................................................... 35

3.2 Mô phỏng các anten đơn giản ........................................................................ 35

3
3.2.1 Anten đơn cực ............................................................................................. 35

3.2.2 Anten chữ L ................................................................................................. 37

3.2.3 Anten chữ F ................................................................................................. 39

3.3 Mô phỏng anten PIFA .................................................................................... 40

3.3.1 Giới thiệu sơ lược ........................................................................................ 40

3.3.2 Những yêu cầu chính của anten cho thiết bị di động 3G ............................ 41

3.3.3 Cấu trúc anten PIFA .................................................................................... 42

3.3.4 Một phương pháp cải thiện cấu trúc anten .................................................. 45

3.3.5 Cấu trúc anten sau cải tiến .......................................................................... 50

3.4 Kết luận chương ............................................................................................. 53

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ............................................. 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 55

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ NỘP .............................................................. 56

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 57

4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A
AR Axial Ratio Tỉ lệ các bán trục
B
BW Bandwidth Băng thông
C
CW Clockwise Quay theo chiều kim đồng hồ
CCW Counterclockwise Quay ngược chiều kim đồng hồ
H
HFSS High Frequency Structural Simulator Phần mềm mô phỏng trường điện từ
P
PIFA Planar Inverted F Antenna Anten phẳng dạng chữ F ngược
V
VSWR Voltage Standing Wave Ratio Tỉ số điện áp sóng đứng

5
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Mạch tương đương cho hệ thống anten phát ....................................... 11

Hình 1.2: Các cấu hình của anten dây .................................................................. 14

Hình 1.3: Các cấu hình của anten miệng ............................................................. 15

Hình 1.4: Các hình dạng patch của phần tử vi dải ............................................... 16

Hình 1.5: Các patch anten hình chữ nhật và hình tròn.......................................... 16

Hình 1.6: Sự quay của sóng điện từ phân cực elip ............................................... 18

Hình 1.7: Hệ thống tọa độ để phân tích anten ...................................................... 23

Hình 2.1: Cấu trúc của anten vi dải đơn giản nhất ............................................... 28

Hình 2.2: Các hình dạng anten patch vi dải cơ bản thường được dùng

trong thực tế ......................................................................................................... 29

Hình 2.3: Các hình dạng kiểu khác cho các anten patch vi dải ........................... 30

Hình 2.4: Một vài dạng dipole vi dải ................................................................... 30

Hình 2.5: Một số anten khe mạch in cơ bản với cấu trúc tiếp điện ..................... 31

Hình 2.6: Một vài cấu hình anten sóng chạy vi dải mạch in ................................ 32

Hình 2.7: Anten chữ F ngược............................................................................... 33

Hình 3.1: Anten đơn cực ...................................................................................... 36

Hình 3.2: Kết quả mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten đơn cực ......... 37

Hình 3.3: Anten chữ L.......................................................................................... 38

6
Hình 3.4: Kết quả mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten chữ L ............. 38

Hình 3.5: Anten chữ F .......................................................................................... 39

Hình 3.6: Kết quả mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten chữ F ............. 40

Hình 3.7: Anten PIFA .......................................................................................... 43

Hình 3.8: Kết quả mô phỏng VSWR và trở kháng vào ....................................... 45

Hình 3.9: Anten PIFA sau khi hạ chiều cao h ...................................................... 46

Hình 3.10: Kết quả mô phỏng VSWR của anten PIFA sau khi hạ chiều cao

chất nền và khi thay đổi đoạn l9 ........................................................................... 47

Hình 3.11: Anten PIFA sau khi được phân khe ................................................... 48

Hình 3.12: Kết quả mô phỏng VSWR của anten PIFA sau khi thay đổi w3

và chiều dài mặt phẳng đất ................................................................................... 49

Hình 3.13: Anten PIFA sau cải tiến ..................................................................... 50

Hình 3.14: VSWR và trở kháng vào của anten PIFA sau cải tiến ....................... 52

7
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thiết bị di động đang ngày càng phổ biến. Chúng rất hữu ích trong
việc giao tiếp cũng như thu nhận các nguồn thông tin. Chúng ta luôn hướng đến những
thiết bị di động tiện lợi, nhỏ gọn, mảnh và nhẹ. Để thỏa mãn những yêu cầu này, việc
thu nhỏ kích thước các thiết bị là cần thiết, đặc biệt là kích thước anten phải được tối
thiểu hóa để đặt vào thiết bị mà vẫn đảm bảo các đặc tính bức xạ và băng thông.

Đồ án trình bày lí thuyết cơ bản của anten, các thông số cơ bản của anten và các
khái niệm cơ bản của anten vi dải và anten PIFA. Đồng thời, đồ án trình bày cấu trúc
của các anten đơn giản như anten đơn cực, anten chữ L và anten chữ F để dần dần hình
thành nên cấu trúc anten PIFA. Từ đó, đồ án trình bày một phương pháp cải tiến của
anten PIFA bằng các kĩ thuật gập, bẻ áp dụng cho anten đơn cực trên chất nền FR4.
Anten PIFA được thiết kế có kích thước nhỏ gọn (20.7 × 14.5 × 3 mm3), băng thông
khá rộng >600 MHz (đảm bảo VSWR ≤ 2) và hoạt động ở dải tần 3G. Đồ án sử dụng
chương trình mô phỏng HFSS để mô phỏng các thông số của anten như trở kháng vào,
tỉ số điện áp sóng đứng, băng thông của anten và phần mềm Matlab để biểu diễn các đồ
thị mô phỏng; đồng thời cải thiện cấu trúc của anten PIFA cho các ứng dụng của thiết
bị di động 3G.

Đồ án được trình bày với 3 chương như sau:

+ Chương 1: Tổng quan về anten.

Chương 1 giới thiệu về anten, đưa ra một vài loại anten cơ bản như anten dây,
anten miệng và anten vi dải. Đồng thời, nêu ra một số thông số cơ bản để đánh giá hiệu
suất của anten như: băng thông, phân cực sóng, trở kháng vào, mô hình bức xạ, hệ số
định hướng, độ lợi…

+ Chương 2: Anten vi dải.

8
Chương 2 sẽ giới thiệu về anten vi dải và nêu ra một số loại anten vi dải cơ bản
như: anten patch vi dải, anten dipole vi dải, anten khe mạch in và anten sóng chạy vi
dải. Chương này cũng trình bày về anten PIFA mà sẽ được mô phỏng ở chương tiếp
theo.

+ Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G.

Chương cuối trình bày việc mô phỏng cấu trúc các anten đơn giản để đi đến mô
hình cấu trúc anten PIFA. Tiếp đến, đồ án mô phỏng cấu trúc anten PIFA, các thông số
của nó và áp dụng phương pháp làm giảm kích thước anten để cải thiện cấu trúc anten
PIFA cho các ứng dụng của các thiết bị di động 3G.

Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của đồ án là mô phỏng, so sánh với kết quả
của các công trình đã được công bố trên các tạp chí khoa học nổi tiếng. Từ đó, đồ án
chỉ ra cấu trúc anten với kích thước nhỏ, ứng dụng cho các thiết bị di động 3G, đồng
thời đảm bảo được các thông số cần thiết.

Bằng những nghiên cứu lý thuyết kết hợp với mô phỏng, đồ án đã thực hiện
được những nội dung chính sau đây:

+ Nghiên cứu lý thuyết về anten và anten vi dải.


+ Mô phỏng cấu trúc của các anten cơ bản và anten PIFA. So sánh với các bài báo
đã nghiên cứu, đồ án đã cải tiến cấu trúc anten PIFA với kích thước nhỏ hơn và hoạt
động ở dải tần rộng hơn. Đồng thời đề ra phương hướng phát triển nhằm cải thiện các
đặc tính của anten.
+ Đánh giá các đặc tính của anten như: băng thông, trở kháng vào, tỉ số điện áp
sóng đứng.
Dù đã rất cố gắng thực hiện, tuy nhiên khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong
quý thầy, cô giáo thông cảm và góp ý đề đồ án được hoàn thiện hơn.

9
Cuối cùng, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong
khoa Điện Tử Viễn Thông, đặc biệt là cô Trần Thị Hương đã tận tình hướng dẫn, cung
cấp tài liệu và động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!

10
Chương 1: Tổng quan về anten

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ANTEN

1.1 Giới thiệu chương

Chương mở đầu sẽ trình bày các nội dung cơ bản của anten bao gồm:

+ Giới thiệu về anten.

+ Một vài loại anten: anten dây, anten miệng, anten vi dải.

+ Các tham số cơ bản của anten: băng thông, sự phân cực, trở kháng vào, mô hình
bức xạ, hệ số định hướng, độ lợi.

1.2 Giới thiệu về anten

Anten là một thiết bị dùng để bức xạ sóng điện từ (anten phát) hoặc nhận sóng vô
tuyến (anten thu). Hoặc anten là cấu trúc chuyển tiếp giữa thiết bị dẫn sóng và không
gian tự do.

Hình 1.1: Mạch tương đương cho hệ thống anten phát [4]

Trong đó:

+ Vg: điện áp nguồn

11
Chương 1: Tổng quan về anten

+ Zg: trở kháng nguồn

+ Rr: điện trở bức xạ

+ RL: điện trở tải

+ XA: điện kháng anten

Trở kháng anten: ZA= (RL + Rr) + jXA (1.1)

Hình 1.1 là mạch tương đương cho hệ thống anten phát. Trong đó nguồn được
đại diện bởi bộ tạo dao động lý tưởng, đường truyền dẫn được thể hiện bởi đường dây
với trở kháng đặc trưng Zc và anten được biểu diễn bởi tải ZA với ZA = (RL + Rr) + jXA.
Điện trở RL thể hiện sự mất mát do điện môi và vật dẫn, 2 thành phần này luôn gắn với
cấu trúc anten. Điện trở bức xạ Rr thể hiện sự bức xạ sóng điện từ của anten. Điện
kháng XA là phần ảo của trở kháng anten. Trong điều kiện lý tưởng, năng lượng tạo ra
bởi nguồn sẽ được truyền hoàn toàn tới điện trở bức xạ Rr. Tuy nhiên, trong một hệ
thống thực tế, luôn tồn tại các mất mát do điện môi và vật dẫn (tùy theo bản chất của
đường truyền dẫn và anten), cũng như mất mát do phản xạ (do phối hợp trở kháng
không hoàn hảo) ở điểm tiếp điện giữa đường truyền và anten.

Sóng tới bị phản xạ tại điểm tiếp điện giữa đường truyền dẫn và đầu vào anten.
Sóng phản xạ cùng với sóng truyền đi từ nguồn tới anten giao thoa nhau tạo thành sóng
đứng (standing wave) trên đường truyền dẫn. Khi đó trên đường truyền xuất hiện các
nút và bụng sóng đứng. Nếu hệ thống anten được thiết kế không chính xác, đường
truyền có thể chiếm vai trò như một thành phần lưu giữ năng lượng hơn là một thiết bị
truyền năng lượng và dẫn sóng. Nếu cường độ trường cực đại của sóng đứng đủ lớn,
chúng có thể phá hủy đường truyền dẫn. Tổng mất mát phụ thuộc vào đường truyền,
cấu trúc anten, sóng đứng. Mất mát do đường truyền có thể được tối thiểu hóa bằng
cách chọn các đường truyền mất mát thấp, trong khi mất mát do anten có thể được

12
Chương 1: Tổng quan về anten

giảm đi bằng cách giảm điện trở RL. Sóng đứng có thể được giảm đi và khả năng lưu
giữ năng lượng của đường truyền được tối thiểu hóa bằng cách phối hợp trở kháng giữa
tải (anten) với trở kháng đặc trưng của đường truyền.

Mạch tương đương cho hệ thống anten thu tương tự như mạch tương đương cho
hệ thống anten phát. Trong đó nguồn được thay bằng một bộ thu, tất cả các phần khác
là tương tự. Điện trở bức xạ Rr thể hiện việc thu năng lượng điện từ từ không gian tự
do truyền tới anten.

1.3 Một vài loại anten

1.3.1 Anten dây

Anten dây khá quen thuộc vì chúng có ở nhiều nơi như trên xe ô tô, trong tòa
nhà, tàu, máy bay ... Các cấu hình khác nhau của anten dây như lưỡng cực (dipole),
vòng tròn hoặc vuông (circular (square) loop), xoắn (helix) như trong hình 1.2. Anten
vòng không phải chỉ có dạng tròn (là dạng phổ biến nhất vì sự đơn giản khi thiết lập),
nó có thể có dạng của một hình chữ nhật, hình vuông, hình elip hoặc bất kỳ cấu hình
khác.

13
Chương 1: Tổng quan về anten

Hình 1.2: Các cấu hình của anten dây [4]

1.3.2 Anten miệng

Anten miệng trở nên quen thuộc hơn so với trước đây do nhu cầu ngày càng
tăng cho các hình thức tinh vi hơn của anten và việc sử dụng tần số cao hơn. Loại anten
này được ứng dụng rất hữu ích cho máy bay và tàu vũ trụ vì chúng có thể rất thuận tiện
trong việc gắn vào vỏ của máy bay hoặc tàu vũ trụ. Ngoài ra, chúng có thể được bọc
bằng vật liệu điện môi để được bảo vệ khỏi điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Cấu
hình các loại anten miệng như trong hình 1.3 như: loa kim tự tháp (pyramidal horn),
loa nón (conical horn) và ống dẫn sóng hình chữ nhật (rectangular waveguide).

14
Chương 1: Tổng quan về anten

Hình 1.3: Các cấu hình của anten miệng [4]

1.3.3 Anten vi dải

Anten vi dải bao gồm một miếng (patch) kim loại trên bề mặt đất. Các patch
kim loại có thể có nhiều cấu hình khác nhau: hình vuông (square), hình chữ nhật
(rectangular), hình tròn (circular), hình elip (elliptical), hình tam giác (triangular), hình
quạt (disc sector), hình vòng ring tròn (circular ring), hình một phần của vòng ring tròn
(ring sector) như trong hình 1.4. Tuy nhiên, các miếng hình chữ nhật và hình tròn như
trong hình 1.5 là phổ biến nhất vì các đặc tính bức xạ tốt, dễ phân tích và chế tạo. Các
anten vi dải phù hợp cho các bề mặt phẳng và không phẳng, đơn giản và giá thành thấp
để chế tạo, sử dụng công nghệ mạch in hiện đại khi gắn vào bề mặt cứng, tương thích
với các thiết kế vi mạch cao tần đơn khối và rất linh hoạt về tần số cộng hưởng, phân
cực sóng, phối hợp trở kháng. Các anten này có thể được gắn trên bề mặt của máy bay
cho hiệu suất cao hay trên tàu vũ trụ, vệ tinh, tên lửa, xe hơi, thậm chí là điện thoại di
động cầm tay.

15
Chương 1: Tổng quan về anten

Hình 1.4: Các hình dạng patch của phần tử vi dải [4]

Hình 1.5: Các patch anten hình chữ nhật và hình tròn [4]

1.4 Các thông số cơ bản của anten

1.4.1 Băng thông

Băng thông là khoảng tần số mà ở đó các thông số của anten (chẳng hạn như trở
kháng vào, mô hình bức xạ, độ rộng chùm…) đạt giá trị có thể chấp nhận được. Thông

16
Chương 1: Tổng quan về anten

thường, băng thông mong muốn là một trong những thông số xác định đc sử dụng để
quyết định về một anten.

Với các anten dải rộng, băng thông thường được biểu diễn bằng tỉ số của tần số
trên (fmax) và tần số dưới (fmin) khi anten hoạt động với các đặc tính có thể chấp nhận
được. Ví dụ, băng thông 10:1 chỉ ra rằng, tần số trên lớn hơn 10 lần tần số dưới.

f max
BW  (1.2)
f min

Với anten dải hẹp, băng thông được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm của sự sai
khác tần số (tần số trên – tần số dưới) so với tần số trung tâm của băng thông. Ví dụ,
băng thông 5% thể hiện rằng, sự sai khác tần số là 5% tần số trung tâm của băng thông.

f max  f min
BW  (1.3)
f0

1.4.2 Phân cực sóng

Phân cực của anten theo một hướng cho trước là phân cực của sóng được truyền
đi bởi anten. Khi không đề cập tới hướng nào, phân cực được xem là phân cực theo
hướng có độ lợi cực đại. Sự phân cực của sóng bức xạ được thể hiện bởi đầu mút của
vector điện trường tức thời và hướng mà nó vạch theo khi quan sát dọc theo hướng
truyền sóng. Một đường vạch theo bởi đầu mút của vector điện trường là hàm của thời
gian được thể hiện trong hình 1.6 a và b.

17
Chương 1: Tổng quan về anten

Hình 1.6: Sự quay của sóng điện từ phẳng phân cực elip [4]

(a) Sự quay của vector điện trường

(b) Phân cực elip ở z = 0

Phân cực có thể được phân thành 3 loại: tuyến tính (thẳng), tròn và ellip. Nếu
đầu mút vector điện trường ở một điểm trong không gian luôn hướng theo một đường
thẳng, trường này được gọi là phân cực tuyến tính. Tổng quát, đầu mút vector điện
trường vạch ra là một elip và trường được gọi là phân cực ellip. Phân cực tuyến tính và
tròn là truờng hợp đặc biệt của phân cực elip. Đầu mút vector điện trường quay theo
chiều kim đồng hồ (clockwise, CW) được gọi là phân cực phải và ngược chiều kim
đồng hồ (counterclockwise, CCW) được gọi là phân cực trái.
Trường tức thời của sóng phẳng khi sóng này truyền theo chiều âm trục z, có thể
được biểu diễn như sau:

18
Chương 1: Tổng quan về anten

 ( z; t )  aˆx x ( z; t )  aˆ y y ( z; t ) (1.4)

Các thành phần tức thời có quan hệ với các thành phần phức của nó bởi:

 x ( z; t )  Re  Ex  e j (t  kz )   Re  Exoe j t  kz   


x

(1.5)
 Exo cos t  kz  x 

 y ( z; t )  Re  E y  e j (t  kz )   Re  E yo e 
j t  kz   
y

  (1.6)
 E yo cos t  kz   y 

Với Exo và Eyo tương ứng là biên độ cực đại của các thành phần trường theo trục
x và y.

1.4.2.1 Phân cực thẳng


Để sóng bức xạ phân cực thẳng, độ lệch pha theo thời gian giữa hai thành phần
là:
  y  x  n , n=0, 1, 2, 3, ... (1.7)

1.4.2.2 Phân cực tròn

Phân cực tròn có thể đạt được chỉ khi biên độ của hai thành phần là giống nhau
và sự khác pha theo thời gian giữa chúng phải bằng số lẻ lần π/2.

 x   y  Exo  E yo (1.8)

 1 
  2  2n   ; n  0,1, 2,... cho CW (1.9)
  
Khi    y  x  
  1  2n   ; n  0,1, 2,... cho CCW
  2  (1.10)

Nếu hướng truyền sóng bị đảo ngược (ví dụ, theo hướng +z), các độ lệch pha
trong (1.9) và (1.10) cho hướng CW và CCW phải trao đổi cho nhau.

19
Chương 1: Tổng quan về anten

1.4.2.3 Phân cực elip

Phân cực elip có thể đạt được chỉ khi độ lệch pha theo thời gian giữa hai thành
phần là số lẻ lần π/2 và biên độ của chúng không bằng nhau hay độ lệch pha giữa hai
thành phần không là bội của π/2 (không quan tâm đến biên độ của chúng).

 x   y  Exo  E yo (1.11)

 1 
  2  2n   ; n  0,1, 2,... cho CW (1.12)
  
Khi    y  x  
  1  2n   ; n  0,1, 2,...
  2  cho CCW (1.13)

Hay:

n >0 cho CW (1.14)


   y  x     
2  0 cho CCW (1.15)

Với n= 0, 1, 2, 3 …
Với phân cực elip, đường cong được quét ở một vị trí cho trước như một hàm
theo thời gian. Tỉ lệ bán trục lớn và bán trục nhỏ là axial ratio (AR):
major axis OA
AR   , 1  AR   (1.16)
minor axis OB

Với:

 
1/2
1 1/2 
OA   Exo2  E yo
2
  Exo4  E yo
4
 2 Exo2 E yo
2
cos  2   (1.17)
2 

 
1/2
1 1/2 
OB   Exo2  E yo
2
  Exo4  E yo
4
 2 Exo2 E yo
2
cos  2   (1.18)
2 

Độ nghiêng của elip, có quan hệ với trục y, được thể hiện bởi góc  :

20
Chương 1: Tổng quan về anten

 1  2 Exo E yo 
  tan 1  2 cos( )  (1.19)
 Exo  E yo
2
2 2 

Khi elip thẳng với trục chính   n / 2, n  0,1, 2,... , trục chính (phụ) bằng với

Exo ( Eyo ) hoặc Eyo ( Exo ) và tỉ lệ trục bằng Exo / Eyo hoặc Eyo / Exo .

1.4.3 Trở kháng vào

Trở kháng vào là trở kháng của anten tại điểm đầu vào của nó hoặc là tỉ số điện
áp so với dòng điện tại đầu vào hoặc tỉ số của các thành phần tương ứng của điện
trường so với từ trường tại một điểm, xác định trở kháng của anten như sau:

ZA = RA + jXA (1.20)
Trong đó:

+ ZA là trở kháng của anten ở các đầu vào (Ω).

+ RA là điện trở của anten ở các đầu vào (Ω).

+ XA là điện kháng của anten ở các đầu vào (Ω).

Thành phần điện trở trong (1.20) bao gồm 2 thành phần là:

RA = RR + RL (1.21)
Trong đó:
+ RR là điện trở bức xạ của anten.
+ RL điện trở tải của anten.
Trở kháng vào của một anten nói chung là một hàm của tần số. Do đó, anten chỉ
được phối hợp tốt với đường tiếp điện chỉ trong cùng một dải tần nào đó. Thêm nữa,
trở kháng vào của anten phụ thuộc vào các yếu tố như: hình dạng của anten, phương
pháp tiếp điện cho anten và ảnh hưởng của các đối tượng bao quanh nó. Do sự phức tạp

21
Chương 1: Tổng quan về anten

của chúng, chỉ một vài anten thực tế được nghiên cứu và phân tích. Với các loại anten
khác, trở kháng vào được xác định bằng thực nghiệm.

1.4.4 Mô hình bức xạ

Các tín hiệu vô tuyến bức xạ bởi anten hình thành một trường điện từ với một
giản đồ xác định. Giản đồ bức xạ này thể hiện các đặc tính định hướng của anten. Đặc
tính bức xạ gồm mật độ công suất, cường độ bức xạ, độ mạnh trường, hệ số định
hướng, pha hoặc phân cực sóng. Đặc tính bức xạ là sự phân bố năng lượng bức xạ
trong không gian 2 chiều hay 3 chiều, sự phân bố đó là hàm của vị trí quan sát dọc theo
một đường hay một bề mặt có bán kính không đổi. Giản đồ bức xạ của anten là một
hàm toán học hay sự thể hiện đồ họa của các đặc tính bức xạ của anten và là hàm của
các tọa độ không gian. Trong hầu hết các trường hợp, giản đồ bức xạ được xét ở trường
xa.

22
Chương 1: Tổng quan về anten

Hình 1.7: Hệ thống tọa độ để phân tích anten [4]

Trong thực tế, ta có thể biểu diễn giản đồ 3D bởi hai giản đồ 2D. Thông thường
chỉ quan tâm tới giản đồ là hàm của biến θ với vài giá trị đặc biệt của φ và giản đồ là
hàm của φ với một vài giá trị đặc biệt của θ là đủ để đưa ra hầu hết các thông tin cần
thiết.

1.4.5 Hệ số định hướng

Hệ số định hướng của anten là tỉ lệ của cường độ bức xạ theo một hướng cho
trước so với cường độ bức xạ trung bình trên tất cả các hướng. Cường đồ bức xạ trung

23
Chương 1: Tổng quan về anten

bình bằng tổng công suất bức xạ bởi anten chia cho 4π. Nếu hướng không được xác
định, hướng của cường độ bức xạ cực đại được chọn.
Đơn giản hơn, hệ số định hướng của một nguồn bức xạ hướng tính bằng với tỉ lệ
của cường độ bức xạ theo một hướng cho trước (U) và cường độ bức xạ của một nguồn
đẳng hướng (Uo):
U 4 U
D  (1.22)
Uo Prad

Hướng bức xạ cực đại (hướng tính cực đại) được biểu diễn như sau:
U U max 4 U max
Dmax  Do  max
  (1.23)
Uo Uo Prad

Trong đó:
+ D là hướng tính.
+ D0 là hướng tính cực đại.
+ U là cường độ bức xạ (W/đơn vị góc đặc).
+ Umax là cường độ bức xạ cực đại (W/đơn vị góc đặc).
+ U0 là cường độ bức xạ của nguồn đẳng hướng (W/đơn vị góc đặc).
+ Prad là tổng công suất bức xạ (W).
Với nguồn đẳng hướng, từ (1.22) hay (1.23) ta nhận thấy rằng hướng tính bằng
1 khi U, Umax và U0 bằng nhau.
1.4.6 Độ lợi
Một đơn vị khác để mô tả hiệu suất của anten là độ lợi (Gain). Độ lợi của anten
có quan hệ với hệ số định hướng và được dùng để tính hiệu suất của anten cũng như
khả năng hướng tính của nó. Trong khi hệ số định hướng chỉ thể hiện được đặc tính
hướng tính của anten. Độ lợi được xác định bằng cách so sánh mật độ công suất bức xạ
của anten thực ở hướng khảo sát và mật độ công suất bức xạ của anten chuẩn (thường
là anten đẳng hướng) ở cùng hướng và khoảng cách như nhau, với giả thiết công suất

24
Chương 1: Tổng quan về anten

đặt vào hai anten bằng nhau, còn anten chuẩn là anten có hiệu suất bằng 1 (không tổn
hao).

Cường độ bức xạ của anten đẳng hướng bằng với công suất đặt vào anten chia
cho 4π (do ta giả thiết anten chuẩn có hiệu suất bằng 1 nên công suất bức xạ bằng công
suất đặt vào anten). Do đó, ta có:

G = Cường độ bức xạ của anten thực tại hướng khảo sát / Cường độ bức xạ của
anten đẳng hướng.

U ( ,  )
 G  4 (1.24)
Pin

Tổng công suất bức xạ (Prad) có quan hệ với tổng công suất đặt vào anten (Pin)
bởi:

Prad  ecd Pin (1.25)

Trong đó, ecd là hiệu suất bức xạ của anten.

Thay công thức (1.28) vào (1.27):

 U ( ,  ) 
G ( ,  )  ecd  4  (1.26)
 Prad 

Thay công thức (1.22) vào, ta có:

G( ,  )  ecd D( ,  ) (1.27)

Giá trị cực đại của độ lợi có quan hệ với hệ số định hướng cực đại như sau:

Go  G ( ,  ) max  ecd D( ,  ) max  ecd Do (1.28)

Thông thường, độ lợi được biểu diễn theo dB nên:

25
Chương 1: Tổng quan về anten

Go (dB)  10 log10  ecd Do  (1.29)

1.5 Kết luận chương

Chương mở đầu đã trình bày khái niệm cơ bản của anten, đó là một thiết bị dùng
để bức xạ sóng điện từ (anten phát) hoặc nhận sóng vô tuyến (anten thu). Đồng thời
trình bày một vài loại anten phổ biến, được sử dụng ở nhiều thiết bị như anten dây,
anten miệng và anten vi dải. Bên cạnh đó, các thông số của anten được sử dụng để mô
tả hoạt động của một anten khi thiết kế và đo lường cũng được nêu ra như: băng thông,
phân cực sóng, trở kháng vào, mô hình bức xạ, hệ số định hướng, độ lợi. Chương tiếp
theo sẽ trình bày cụ thể hơn về anten vi dải và anten PIFA.

26
Chương 2: Anten vi dải

Chương 2: ANTEN VI DẢI

2.1 Giới thiệu chương


Chương tiếp theo trình bày các nội dung cơ bản của anten vi dải, đồng thời giới
thiệu về anten PIFA bao gồm các nội dung sau:
+ Giới thiệu chung về anten vi dải và các loại anten vi dải
+ Cấu trúc anten PIFA
2.2 Anten vi dải
2.2.1 Giới thiệu chung
Khái niệm anten vi dải lần đầu tiên được đưa ra bởi Deschamps vào năm 1953,
Gutton và Bassinot vào năm 1955. Tuy nhiên mãi tới 20 năm sau, người ta mới đi vào
chế tạo các anten vi dải vì thời điểm này mới xuất hiện chất nền có các đặc tính tốt.

Anten vi dải với cấu hình đơn giản nhất bao gồm một patch phát xạ (radiating
patch) nằm trên một mặt của chất nền (dielectric substrate) có hằng số điện môi
(εr<=10), mặt kia của chất nền là mặt phẳng đất (mặt phản xạ) (ground plane). Patch là
một vật dẫn điện, thông thường là đồng hay vàng, có thể có hình dạng bất kỳ nhưng
các hình dạng thông thường vẫn được sử dụng nhiều. Hằng số điện môi của chất nền
đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động của anten. Nó ảnh hưởng đến trở kháng
đặc tính, tần số cộng hưởng, băng thông và hiệu suất của anten.

27
Chương 2: Anten vi dải

Hình 2.1: Cấu trúc của anten vi dải đơn giản nhất [5]
Ưu điểm của anten vi dải
+ Trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ, có cấu trúc phẳng nên dễ dàng chế tạo.
+ Giá thành sản xuất thấp, phù hợp cho nhiều ứng dụng.
+ Dễ dàng được gắn lên các đối tượng khác.
+ Có thể tạo ra các phân cực tròn, tuyến tính chỉ đơn giản bằng cách thay đổi
phương pháp tiếp điện.
+ Dễ dàng chế tạo các anten có thể hoạt động với nhiều dải tần.
+ Mạng phối hợp trở kháng và đường tiếp điện có thể được in cùng với cấu trúc
anten.
Nhược điểm của anten vi dải
+ Băng thông hẹp.
+ Hầu hết anten vi dải bức xạ trong nửa không gian.
+ Giới hạn độ tăng ích cực đại (~ 20 dB).
+ Hiệu suất bức xạ kém.
+ Xuất hiện các sóng mặt.

28
Chương 2: Anten vi dải

+ Công suất cho phép thấp.


2.2.2 Một số loại anten vi dải cơ bản
2.2.2.1 Anten patch vi dải
Anten patch vi dải (microstrip patch antenna) bao gồm một patch dẫn điện có
hình dạng phẳng hay không phẳng trên một mặt của một chất nền điện môi và mặt
phẳng đất trên mặt còn lại của chất nền. Các cấu hình cơ bản mà được sử dụng trong
thực tế được chỉ ra trong hình 2.2 như hình vuông (square), hình chữ nhật (rectangle),
hình tam giác (equilateral triangle), hình đĩa (disk), hình elip (ellipse) và hình vòng
tròn ring (ring). Anten có patch vi dải hình chữ nhật và hình tròn dùng phổ biến hơn
các hình dạng còn lại. Ngoài ra, còn có các hình dạng kiểu khác cho anten patch vi dải
như trong hình 2.3 đó là hình nửa đĩa (semi disk), hình quạt (disk sector), hình chữ L
(L-Shape), hình chữ H (H-Shape), hình chữ U (U-Shape)…

Hình 2.2: Các hình dạng anten patch vi dải cơ bản thường được dùng trong thực tế [5]

29
Chương 2: Anten vi dải

Hình 2.3: Các hình dạng kiểu khác cho các anten patch vi dải [5]
2.2.2.2 Anten dipole vi dải

Hình 2.4: Một vài dạng dipole vi dải [5]

30
Chương 2: Anten vi dải

Anten dipole vi dải có chiều dài và chiều rộng của một dipole thường bé hơn
0.05 lần bước sóng trong không gian tự do (L < 0.05λ0). Đồ thị bức xạ của dipole vi dải
và anten patch vi dải giống nhau tuy nhiên ở các đặc tính khác như: điện trở bức xạ,
băng thông và bức xạ phân cực chéo thì chúng hầu như khác nhau. Hình 2.3 chỉ ra một
vài dạng dipole vi dải như dải lưỡng cực đôi gần nhau (proximity-coupled strip dipole),
dải lưỡng cực hai miền (double-sided strip dipole), lưỡng cực mạch in gập đối xứng
(symetrical folded printed dipoles).

2.2.2.3 Anten khe mạch in


Anten khe mạch in (Printed slot antennas) có một khe được cắt trên mặt kim
loại. Khe này có thể có bất kỳ hình dạng nào như hình chữ nhật (rectangular), hình
vòng tròn (annular)... như trong hình 2.5.

Hình 2.5: Một số anten khe mạch in cơ bản với cấu trúc tiếp điện [5]
2.2.2.4 Anten sóng chạy vi dải
Anten sóng chạy vi dải (micro-strip traveling-wave antenna) bao gồm các dải
dẫn điện tuần hoàn hoặc một đường vi dải dài đủ rộng để hỗ trợ TE mode. Điểm cuối
của anten sóng chạy được mắc với một tải có điện trở được phối hợp trở kháng để tránh

31
Chương 2: Anten vi dải

các sóng phản xạ trên anten. Hình 2.6 là một vài cấu hình của anten vi dải sóng chạy
mạch in.

Hình 2.6: Một vài cấu hình anten sóng chạy vi dải mạch in [5]
2.3 Anten PIFA
Anten đơn cực có cấu tạo từ một nửa anten dipole nửa sóng được đặt trên mặt
đất. Anten đơn cực có chiều dài tương đương với một phần tư bước sóng.

Anten chữ F ngược (Inverted F Antenna) là một biến thể của anten đơn cực mà
phần trên đã được gập xuống để song song với mặt phẳng đất. Điều này được thực hiện
để giảm chiều cao của anten. Phần song song này tạo thành điện dung song song trở
kháng đầu vào của anten mà thường được bù lại bằng cách thực hiện ngắn mạch. Mặt
còn lại của chất nền kết nối với mặt phẳng đất. Các anten phẳng F ngược (PIFA, Planar
Inverted F Antenna) là phổ biến cho các thiết bị không dây cầm tay vì có kích thước
nhỏ. Hình 2.7 biểu diễn anten chữ F ngược.

32
Chương 2: Anten vi dải

Hình 2.7: Anten chữ F ngược [8]


Lợi thế của anten PIFA đó là:

+ Dễ dàng chế tạo, chi phí sản xuất thấp.

+ Băng thông của anten PIFA cao hơn so với băng thông của anten patch thông
thường (vì một chất nền không khí dày được sử dụng).

+ Có thể đặt trong các điện thoại di động vì nó có kích thước nhỏ.

+ Giảm bức xạ phản hồi về phía đầu của người sử dụng.

+ PIFA có độ lợi từ trung bình đến cao. Tính năng này rất hữu ích trong việc
thông tin liên lạc không dây nhất định mà định hướng anten không cố định và các phản
xạ từ các góc khác nhau của môi trường.

Mặt phẳng đất của anten đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của nó.
Trường điện từ được hình thành bởi sự tương tác của anten và một hình ảnh của chính
nó dưới mặt phẳng đất, tạo một phản xạ năng lượng hoàn hảo chỉ khi mặt phẳng đất là
vô hạn hoặc có kích thước lớn hơn nhiều so với anten đơn cực.

2.4 Kết luận chương


Chương 2 đã trình bày về các ưu điểm của anten vi dải trong đó các ưu điểm
vượt trội như trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ, dễ sản xuất, chế tạo, giá thành thấp, phù

33
Chương 2: Anten vi dải

hợp cho nhiều ứng dụng, dễ dàng gắn lên các đối tượng khác, hoạt động ở nhiều dải tần.
Bên cạnh đó cũng tồn tại những nhược điểm như băng thông hẹp, hiệu suất bức xạ
kém, xuất hiện sóng mặt, giới hạn độ tăng ích, bức xạ trong nửa không gian. Các loại
anten vi dải mà được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực có các hình dạng khác nhau.
Ngoài ra, các lợi thế của anten PIFA như kích thước nhỏ có thể đặt trong điện thoại di
động, dễ dàng chế tạo, chi phí sản xuất thấp, băng thông cao … được ứng dụng phổ
biến cho các thiết bị không dây cầm tay. Chương cuối đồ án sẽ mô phỏng cấu trúc của
anten PIFA mà được ứng dụng cho các thiết bị di động 3G.

34
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Chương 3: MÔ PHỎNG ANTEN PIFA CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG 3G


3.1 Giới thiệu chương
Chương 3 sẽ trình bày hình dạng, kích thước, cũng như các kết quả mô phỏng tỉ
số điện áp sóng đứng, băng thông và trở kháng vào lần lượt cho các anten sau:

+ Các anten đơn giản

+ Cải tiến anten PIFA

3.2 Mô phỏng các anten đơn giản

Trước khi mô phỏng cấu trúc anten PIFA, đồ án mô phỏng cấu trúc các anten
đơn giản như anten đơn cực, anten chữ L và anten chữ F.

Đồ án sử dụng phần mềm HFSS (phiên bản 13.0) để mô phỏng. Đây là phần
mềm mô phỏng trường điện từ theo phương pháp toàn sóng để mô hình hóa bất kỳ thiết
bị thụ động 3D nào và có giao diện người dùng đồ họa.

Chu trình thiết kế khi sử dụng phần mềm HFSS gồm các bước sau:

+ Vẽ mô hình với các tham số cho trước: vẽ mô hình thiết bị, các điều kiện biên
và nguồn kích thích.
+ Thiết đặt các thông số để phân tích: thực hiện thiết đặt các thông số để tìm lời
giải.
+ Chạy mô phỏng.
+ Hiển thị kết quả.
Sau khi mô phỏng, kết quả sẽ được xuất ra ở dạng bảng dữ liệu. Sau khi có số
liệu từ bảng dữ liệu này, tiếp tục sử dung phần mềm Matlab biểu diễn các đồ thị dễ
dàng.

3.2.1 Anten đơn cực

35
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Xét cấu trúc của một anten đơn cực tiêu chuẩn. Trong thực tế, anten đơn cực có
chiều dài thỏa mãn một phần tư bước sóng.

Với tần số trung tâm f = 2 GHz, bước sóng của anten là:

c 3.108 (m / s )
   150( mm)
f 2.109 ( Hz )

Suy ra một phần tư bước sóng là:

 150
  37.5(mm)
4 4

Nhưng vì mặt phẳng đất khi mô phỏng có độ dài hữu hạn nên chiều dài anten
được hiệu chỉnh về l = 33 mm thay vì 37.5 mm để đảm bảo các thông số của anten.
Anten rộng w = 1 mm và dày 0.1 mm được gắn với 1 bản đồng (mặt phẳng đất). Xét
cấu trúc anten cho các thiết bị di động 3G nên mặt phẳng đất được chọn có chiều dài L
= 80 mm, rộng W = 40 mm và dày 0.1 mm. Hình 3.1 là hệ thống anten đơn cực và hình
3.2 là kết quả mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten đơn cực.

Hình 3.1: Anten đơn cực

36
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Ket qua mo phong VSWR cua anten don cuc


2

1.8
VSWR

1.6

1.4

1.2
1.8 1.85 1.9 1.95 2 2.05 2.1 2.15 2.2
Frequency (GHz)
Ket qua mo phong tro khang vao cua anten don cuc
100

90
Z (Ohm)

80

70

60
1.8 1.85 1.9 1.95 2 2.05 2.1 2.15 2.2
Frequency (GHz)

Hình 3.2: Kết quả mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten đơn cực

Từ kết quả ở hình 3.2 cho thấy, tỉ số điện áp sóng đứng VSWR của anten đơn
cực thỏa mãn nhỏ hơn 2, băng thông lớn hơn 200 MHz, trở kháng vào tại tần số 2 GHz
là 68 Ω và anten khá dài. Từ đó, ta bẻ gập anten thành anten chữ L.

3.2.2 Anten chữ L

Xét anten hình chữ L với hai đoạn l1 = 28 mm, l2 = 5 mm. Các thông số khác
giống với anten đơn cực ở mục 3.2.1: chiều rộng w = 1 mm, dày t = 0.1 mm được gắn
với một bản kim loại (đồng) dài L = 80 mm, rộng W = 40 mm và dày 0.1 mm.

37
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Hình 3.3: Anten chữ L

Ket qua mo phong VSWR cua anten chu L


2

1.8
VSWR

1.6

1.4

1.2
1.8 1.85 1.9 1.95 2 2.05 2.1 2.15 2.2
Frequency (GHz)
Ket qua mo phong tro khang vao cua anten chu L
100

90
Z (Ohm)

80

70

60
1.8 1.85 1.9 1.95 2 2.05 2.1 2.15 2.2
Frequency (GHz)

Hình 3.4: Kết quả mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten chữ L

Từ kết quả ở hình 3.4 cho thấy, tỉ số điện áp sóng đứng VSWR của anten chữ L
thỏa mãn nhỏ hơn 2, băng thông lớn hơn 200 MHz, trở kháng vào tại tần số 2 GHz là

38
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

67 Ω và anten sau khi bẻ gập đạt kích cỡ nhỏ hơn. Tiếp tục bẻ gập thành anten hình
chữ F.

3.2.3 Anten chữ F

Xét anten hình chữ F với kích thước l1 = 26.5 mm, l2 = 6 mm, l3 = 4 mm và l4 =
16 mm. Các thông số khác giống với anten đơn cực ở mục 3.2.1: chiều rộng w = 1 mm,
dày t = 0.1 mm được gắn với một bản kim loại (đồng) dài L = 80 mm, rộng W = 40 mm
và dày 0.1 mm.

Hình 3.5: Anten chữ F

39
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Ket qua mo phong VSWR cua anten chu F


2

1.8
VSWR

1.6

1.4

1.2
1.8 1.85 1.9 1.95 2 2.05 2.1 2.15 2.2
Frequency (GHz)
Ket qua mo phong tro khang vao cua anten chu F
90

80
Z (Ohm)

70

60

50
1.8 1.85 1.9 1.95 2 2.05 2.1 2.15 2.2
Frequency (GHz)

Hình 3.6: Kết quả mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten chữ F

Từ kết quả ở hình 3.6 cho thấy, tỉ số điện áp sóng đứng VSWR của anten đơn
cực thỏa mãn nhỏ hơn 2, băng thông lớn hơn 200 MHz, trở kháng vào tại tần số 2 GHz
là 65 Ω và anten sau khi bẻ gập đạt kích cỡ nhỏ nhất so với anten đơn cực hoặc anten
chữ L ở trên.

Vậy tiếp theo đồ án sẽ đi sâu vào xây dựng cấu trúc anten PIFA được ghép từ
các đoạn vi dải với các hình dạng cơ bản để ứng dụng cho các thiết bị di động 3G.

3.3 Mô phỏng anten PIFA

3.3.1 Giới thiệu sơ lược

40
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Ngày nay, thiết bị cầm tay đang ngày càng phổ biến. Chúng rất hữu ích trong
việc giao tiếp cũng như thu nhận các nguồn thông tin. Chúng ta luôn hướng đến những
thiết bị di động tiện lợi, nhỏ gọn, mảnh và nhẹ. Để thỏa mãn những yêu cầu này, việc
thu nhỏ kích thước các thiết bị là cần thiết, đặc biệt là kích thước anten phải được tối
thiểu hóa để đặt vào thiết bị mà vẫn đảm bảo các đặc tính bức xạ và băng thông.

Nhiều nghiên cứu đã đề xuất cấu trúc tiêu biểu của anten cho thiết bị cầm tay.
[9] D. Bonefacic đề xuất thiết kế anten vi dải làm việc ở tần số trung tâm 2 GHz và có
kích thước nhỏ (30 × 12.9 × 5 mm3) nhưng băng thông lại quá hẹp (26 MHz). [3] Y.
Kim đề xuất hệ thống anten cho thiết bị cầm tay tương lai nhưng kích thước anten vẫn
còn lớn. [6] K. Skrivervik đề xuất thiết kế anten kích thước nhỏ hơn (23 × 14 × 5 mm3)
cho các thiết bị di động 3G. [1] N. Q. Dinh đề xuất phương pháp tối ưu cấu trúc anten
cho thiết bị di động 3G với kích thước (23 × 14 × 5 mm3) và sau đó là [2] thiết kế tối
ưu anten PIFA cho thiết bị 3G với kích thước (21 × 14.5 × 4 mm3).

Đồ án sử dụng phần mềm Ansoft HFSS để mô phỏng anten PIFA đặt trên mặt
phẳng đất thiết kế cho thiết bị điện thoại và khảo sát băng thông từ 1.7 GHz đến 2.3
GHz (bao phủ băng tần 3G: 1.9 GHz đến 2.17 GHz). Anten đề xuất có kích thước 20.7
× 14.5 × 3 mm3 nên tổng kích thước sẽ nhỏ, mảnh hơn anten của các bài báo trên và
vẫn đảm bảo băng thông cần thiết.

3.3.2 Những yêu cầu chính của anten cho thiết bị di động 3G

Thông thường, thiết bị 3G có độ dài 110 mm, rộng 60 mm và dày 12 mm. Hiện
tại, hệ thống 3G ở Việt Nam hoạt động ở dải tần 1.9 GHz đến 2.17 GHz. Vậy các yêu
cầu chính cần đảm bảo cho thiết bị di động 3G là:

 Kích thước anten đủ nhỏ để đặt trong thiết bị di động: độ cao nhỏ hơn 5 mm, độ
dài và rộng nhỏ hơn 40 mm.

41
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

 Trở kháng vào của anten có thể đạt 50 Ω ở tần số trung tâm để đảm bảo phối
hợp trở kháng với feeder.
 1 ≤ VSWR ≤ 2.
 Băng thông anten đủ rộng: ≥ 10% khi so sánh với tần số trung tâm, ≥ 200 MHz.
3.3.3 Cấu trúc anten PIFA

Anten gắn cố định trên chất nền FR4 (hằng số điện môi ε = 4.4, tanδ = 0.02) có
kích thước 40 × 14.5 × 4 mm3. Cả anten và chất nền đều đặt trên mặt phẳng đất kích
thước 80 × 40 × 0.1 mm3 (Hình 3.7a). Đây là cấu trúc anten đề xuất của nhóm tác giả
Nguyen Quoc Dinh và Ha Quoc Anh trong bài báo “The optimum Design of PIFA for
the 3G mobile device”, The institute of electronics, information and communication
engineers; Vietnam-Japan International Symposium on Antennas and Propagation, năm
2014.

42
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

(a)

(b)

Hình 3.7: Anten PIFA

43
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Anten liên kết với mặt phẳng đất theo điểm nguồn và điểm đất (Hình 3.7b).
Anten gồm những đoạn vi dải bằng đồng rộng w2 = 1 mm, dày 0.1 mm. Kích thước
tổng thể của anten là dài w3 = 21 mm, rộng w1 = 14.5 mm và cao h = 4 mm. Khoảng
trống giữa điểm nguồn và điểm đất là l5 = 8.2 mm. Ngoại trừ những đoạn vi dải liên kết
với mặt đất, những đoạn còn lại cố định trên chất nền và song song với đất.

Kích thước chi tiết của anten được cho ở bảng 1. Anten có hình chữ L tạo bởi
hai đoạn l1 và l2; có hai hình chữ U tạo bởi l6, l7 và l4, s.

Bảng 1: Kích thước của anten chữ F (mm)

Thông số Giá trị Thông số Giá trị

L 80 l2 6.8

W 40 l3 14.2

h 4 l4 12.5

s 1.4 l5 8.2

w1 14.5 l6 9.5

w3 21 l7 10.5

l1 10 l8 3

44
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA


2

VSWR
1.5

1
1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3
Frequency (GHz)
Ket qua mo phong tro khang vao cua anten PIFA
80

70
Z (Ohm)

60

50

40
1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3
Frequency (GHz)

Hình 3.8: Kết quả mô phỏng VSWR và trở kháng vào

Hình 3.8 là kết quả mô phỏng trở kháng vào và VSWR của anten PIFA. Trở
kháng vào đạt 48 Ω tại tần số 2 GHz. Băng thông của anten là 500 MHz (25 % khi so
sánh với tần số trung tâm), VSWR ≤ 2 và băng thông anten (tần số dưới là khoảng 1.77
GHz và tần số trên là khoảng 2.26 GHz) bao phủ băng tần 3G (270 MHz).

3.3.4 Một phương pháp cải thiện cấu trúc anten


Để cải thiện cấu trúc anten, áp dụng phương pháp bẻ, gập, phân khe và dùng
chất nền FR4 để làm rắn cấu trúc. Hơn nữa, để đảm bảo trở kháng vào của anten cần
thay đổi dòng bằng cách thay đổi khoảng cách giữa điểm cấp nguồn và các điểm kết
nối, đồng thời thêm các đoạn vi dải hình chữ U, L. Những đoạn vi dải này sẽ thay đổi
phân bố dòng của anten, dẫn đến thay đổi trở kháng vào và vì thế đảm bảo phối hợp trở

45
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

kháng. Ngoài ra, anten được cải thiện vẫn phải đảm bảo mở rộng băng thông và kích
thước nhỏ.

Đồ án sẽ lần lượt trình bày qui trình thay đổi một vài thông số để đi đến cải tiến
cấu trúc anten PIFA.

Chiều cao của anten PIFA ở mục 3.3.2 là h = 4 mm, đầu tiên thực hiện hạ chiều
cao anten xuống còn h’ = 3 mm (hình 3.9). Hình 3.10 là kết quả mô phỏng VSWR của
anten PIFA sau khi hạ chiều cao chất nền.

Hình 3.9: Anten PIFA sau khi hạ chiều cao h

Từ đồ thị cho thấy sau khi hạ chiều cao chất nền nhưng chưa áp dụng phương
pháp phân khe để làm giảm kích thước thì tần số trung tâm sẽ lệch ra khỏi 2 GHz.

46
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA sau khi ha chieu cao chat nen
2

VSWR
1.5

1
1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3
Frequency (GHz)
Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA khi thay doi l9
2
l9 = 7.1 mm
l9 = 7.6 mm
l9 = 8.1 mm
VSWR

1.5

1
1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3
Frequency (GHz)

Hình 3.10: Kết quả mô phỏng VSWR của anten PIFA sau khi hạ chiều cao chất
nền và khi thay đổi đoạn l9

Tiếp theo, áp dụng phương pháp phân khe tạo bởi hai đoạn l9 và l10 = 4.5 mm.
Lần lượt khảo sát để chọn ra đoạn l9 thích hợp nhất. Xét l9 = 7.1 mm hoặc 7.6 mm hoặc
8.1 mm, sau khi mô phỏng ta được kết quả như ở hình 3.9. Ứng với l9 = 7.6 mm thì
anten PIFA hoạt động với tần số trung tâm là 2 GHz và VSWR đảm bảo nhỏ hơn 2 nên
l9 phù hợp nhất với giá trị 7.6 mm.

47
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Hình 3.11: Anten PIFA sau khi được phân khe

Hình 3.12 là kết quả mô phỏng VSWR của anten PIFA khi thay đổi chiều dài w3
ứng với các giá trị 21 mm, 20.7 mm và 20 mm. Từ kết quả mô phỏng cho thấy w3 phù
hợp nhất với giá trị 20.7 mm vì tại đó anten hoạt động với tần số trung tâm là 2 GHz và
VSWR đảm bảo nhỏ hơn 2.

48
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA sau khi thay doi w3
2
w3 = 21 mm
w3 = 20.7 mm
w3 = 20 mm
VSWR

1.5

1
1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3
Frequency (GHz)
Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA khi thay doi chieu dai mat phang dat
2
L = 80 mm
L = 70 mm
L = 60 mm
VSWR

1.5

1
1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3
Frequency (GHz)

Hình 3.12: Kết quả mô phỏng VSWR của anten PIFA sau khi thay đổi w3 và
chiều dài mặt phẳng đất

Kích thước mặt phẳng đất càng to càng tốt nhưng ở đây anten đặt trong điện
thoại di động nên kích thước của nó được giảm để đặt trong thiết bị di động sao cho
vẫn phải đảm bảo các thông số của anten. Hình 3.12 là kết quả mô phỏng VSWR của
anten PIFA khi thay đổi chiều dài mặt phẳng đất từ 80 mm sang 70 mm và 60 mm. Từ
đồ thị cho thấy, chiều dài mặt phẳng đất sau khi được giảm còn 70 mm vẫn đảm bảo
hoạt động với tần số trung tâm là 2 GHz và VSWR nhỏ hơn 2.

Sau khi thay đổi chiều cao h, phân khe cho anten tạo bởi 2 đoạn l9 và l10, giảm
chiều dài w3 của anten và giảm chiều dài măt phẳng đất, đồ án đi đến cấu trúc anten
PIFA cải tiến như sau.

49
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

3.3.5 Cấu trúc anten sau cải tiến

Từ những thay đổi ở mục 3.3.3, anten sẽ có cấu trúc như sau. Anten gắn cố định
trên chất nền FR4 (ε = 4.4, tanδ = 0.02) có kích thước 40 × 14.5 × 3 mm3. Cả anten và
chất nền đều đặt trên mặt phẳng đất kích thước 70 × 40 × 0.1 mm3 (Hình 3.13a).

(a)

(b)

Hình 3.13: Anten PIFA sau cải tiến

50
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Anten liên kết với mặt phẳng đất theo điểm nguồn và điểm đất (Hình 3.13b).
Anten gồm những đoạn vi dải bằng đồng rộng w2 = 1 mm, dày 0.1 mm. Kích thước
tổng thể của anten là dài w3 = 20.7 mm, rộng w1 = 14.5 mm và cao h = 3 mm. Khoảng
trống giữa điểm nguồn và điểm đất là l5 = 8.2 mm. Ngoại trừ những đoạn vi dải liên kết
với mặt đất, những đoạn còn lại cố định trên chất nền và song song với đất.

Kích thước chi tiết của anten được cho ở bảng 1. Anten có hình chữ L tạo bởi
hai đoạn l1 và l2; có hai hình chữ U tạo bởi l9, l10 và l4, s.

Bảng 2: Kích thước của anten PIFA sau cải tiến (mm)

Thông số Giá trị Thông số Giá trị

L 70 l3 13.9

W 40 l4 12.5

h 3 l5 8.2

s 1.4 l6 9.5

w1 14.5 l7 10.5

w3 20.7 l8 3

l1 10 l9 7.6

l2 6.8 l10 4.5

51
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA sau cai tien
2
VSWR

1.5

1
1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3
Frequency (GHz)
Ket qua mo phong tro khang vao cua anten PIFA sau cai tien
70

60
Z (ohm)

50

40
1.7 1.8 1.9 2 2.1 2.2 2.3
Frequency (GHz)

Hình 3.14: VSWR và trở kháng vào của anten PIFA sau cải tiến

Hình 3.14 là kết quả mô phỏng trở kháng vào và VSWR sau khi cải thiện. Trở
kháng vào có thể đạt xấp xỉ 44 Ω tại tần số 2 GHz. Băng thông của anten lớn hơn 600
MHz (>30 % khi so sánh với tần số trung tâm), VSWR ≤ 2. Vì thế, băng thông anten
bao phủ băng tần 3G (270 MHz). Kết quả cho thấy băng thông của anten là rộng nhất
khi so sánh với các thiết kế của các bài báo trước đó.

So sánh kết quả đạt được của anten sau cải tiến:

+ Kích thước anten nhỏ hơn (20.7 × 14.5 × 3 mm3).

+ Kích thước mặt phẳng đất nhỏ hơn chỉ còn dài 70 mm.

+ Băng thông rộng hơn và vẫn đảm bảo bao phủ băng tần 3G.

52
Chương 3: Mô phỏng anten PIFA cho thiết bị di động 3G

3.4 Kết luận chương

Chương cuối trình bày việc mô phỏng cấu trúc các anten đơn giản. Anten đơn
cực có kích thước vẫn còn lớn, sau khi bẻ gập thành anten chữ L sẽ có kích thước nhỏ
hơn và rồi anten chữ F sẽ có kích thước nhỏ nhất so với hai anten trên. Từ đó, kết hợp
cấu trúc các anten đơn giản trên, đồ án tiếp tục mô phỏng cấu trúc anten PIFA mà ứng
dụng cho các thiết bị di động 3G. Sau khi áp dụng phương pháp giảm kích thước anten
như bẻ, gập, phân khe, đồ án mô phỏng cấu trúc anten PIFA và các thông số của nó sau
khi cải tiến.

Những kết quả đạt được sau khi cải tiến cấu trúc anten PIFA:
+ Kích thước nhỏ 20.7 × 14.5 × 3 mm3
+ Băng thông rộng 500 MHz (30 %, VSWR ≤ 2) bao phủ rộng băng tần 3G của
Việt Nam.
+ Kích thước mặt phẳng đất nhỏ hơn chỉ còn dài 70 mm.

53
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, đồ án đã đi sâu phân tích về
anten vi dải cũng như anten PIFA ứng dụng cho các thiết bị di động 3G.

Những kết quả đạt được qua đề tài như sau:

+ Tìm hiểu lí thuyết về anten và các thông số cơ bản của nó.


+ Tìm hiểu lý thuyết về anten vi dải và anten PIFA.
+ Dùng chương trình HFSS để mô phỏng, chương trình Matlab để biểu diễn các
kết quả đạt được. Mô phỏng cấu trúc các anten đơn giản như anten đơn cực, anten chữ
L và anten chữ F. Từ đó, kết hợp cấu trúc các anten đơn giản trên, tiếp tục mô phỏng
cấu trúc anten PIFA mà ứng dụng cho các thiết bị di động 3G. Sau khi áp dụng phương
pháp giảm kích thước anten như bẻ, gập, phân khe, đồ án mô phỏng cấu trúc anten
PIFA và các thông số của nó như băng thông, trở kháng vào và tỉ số điện áp sóng đứng
sau khi cải tiến.
Ngoài những điều đã thực hiện được vì thời gian hạn chế nên đề tài còn một số
thiếu sót cần được khắc phục. Băng thông của anten vẫn còn nhỏ, phối hợp trở kháng
khi thực hiện anten còn chưa tốt và kích thước anten vẫn còn nhỏ.

Với sự tiến bộ của công nghệ, đòi hỏi thiết bị ngày càng tinh vi, đạt hiệu quả cao
và các thiết bị ngày càng nhỏ gọn. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu và thiết kế các
dạng anten vi dải mới nhỏ gọn hiệu suất cao ngày càng được chú trọng.

Trong tương lai, đồ án sẽ tiếp tục cải thiện cấu trúc anten để giảm độ dày anten
mà vẫn đảm bảo băng thông cùng các thông số khác và anten có thể hoạt động ở dải
tần rộng hơn. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu các dạng anten vi dải mới với nhiều tính
năng vượt trội hơn, phù hợp cho các hệ thống thông tin ngày nay và trong tương lai.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] H. Q. Anh, N. Q. Dinh, D. Q. Trinh, “A method to miniaturize antenna structure for


the 3G mobile device”, The 2013 International Conference on Advanced Technologies
for Communications (ATC’13), pp.191-194, Oct. 16-18, 2013.
[2] H. Q. Anh, N. Q. Dinh, “The Optimum Design of PIFA for the 3G mobile device”,
The institute of electronics, Informatin and Communication Engineers, Vietnam-Japan
International Symposium on Antennas and Propagation, 2014.
[3] Y. Kim, H. Morishita, Y. Koyanagi, K. Fujimoto, “A folded Loop Antenna System
for handsets Developed and Based on the advanced Design Concept”, IEICE Trans.
Commun., vol.E84-B, no.9, pp.2468-2475, Sept.2001.
[4] Constantine A. Balanis, “Antenna Theory”, Chapter 1, 2, Third edition, A John
Wiley & Sons, INC., Publication.

[5] Ramesh Garg, Prakash Bhartia, Inder Bahl, Apisak Ittipiboon, “Microstrip Antenna
Design Hanbook”, Chapter 1, Artech House.

[6] K. Skrivervik, J. F Zurcher, O. Staub and J. R. Mosig, “PCS antenna design: The
Challenge of Miniatureization”, IEEE Antennas and Propagation Magazine, Vol.43,
No.4, Aug., 2001.

[7] Iulian Rosu, “PIFA – Planar Inverted F Antenna”, YO3DAC / VA3IUL.


[8] Antenna Theory, “PIFA – The Planar Inverted F Antenna”, http://www.antenna-
theory.com/antennas/patches/pifa.php.
[9] D. Bonefacic, J. Bartolic, “Small antennas: Miniaturization Techniques and
Applications”, ATKAFF 53(1), 20-30, 2012.

55
DANH MỤC BÀI BÁO ĐÃ NỘP
1. T. T. Huong, N. T. Hang, “Design enhancements of PIFA for 3G mobile
device”. (Đã nộp và đang chờ kết quả)

56
PHỤ LỤC
Mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten đơn cực

f = 1.8:0.01:2.2;
VSWR= [3.062078798 2.937150169 2.813627665 2.69200119 2.57274264
2.456304154 2.343117654 2.233596054 2.128136667 2.027127489
1.930957333 1.840031149 1.754792276 1.675753761 1.603540607
1.538942524 1.482969331 1.4368834 1.402153399 1.380250783 1.372260275
1.378450257 1.398101934 1.429747475 1.471624632 1.522052928
1.579613361 1.64317743 1.711866469 1.784994048 1.862014018 1.942480202
2.026017165 2.112299702 2.201038691 2.291971418 2.384855006
2.479461977 2.57557727 2.672996263 2.771523462];
Z=[67.93566619 67.37090734 66.87104131 66.43556125 66.06390673
65.75547842 65.50965079 65.32578316 65.2032291 65.14134458 65.13949482
65.19706009 65.31344055 65.48806029 65.72037062 66.00985271 66.3560197
66.75841825 67.2166298 67.73027131 68.29899573 68.92249227 69.60048624
70.33273886 71.11904674 71.95924124 72.85318765 73.8007843 74.80196138
75.85667983 76.96492994 78.12672995 79.34212445 80.61118277
81.93399709 83.31068062 84.7413655 86.22620063 87.76534939 89.35898711
91.00729848];
subplot(2,1,1)
plot (f,VSWR,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis ([1.8 2.2 1.2 2])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('VSWR')
title('Ket qua mo phong VSWR cua anten don cuc')
subplot(2,1,2)
plot (f,Z,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis([1.8 2.2 60 100])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('Z (Ohm)')
title('Ket qua mo phong tro khang vao cua anten don cuc')

Mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten chữ L

f = 1.8:0.01:2.2;
VSWR = [2.982837871 2.853808671 2.727882651 2.605423378 2.48676473
2.372211993 2.262044232 2.156518228 2.055874353 1.96034489 1.87016553
1.785590967 1.706915786 1.63450181 1.568812364 1.510451292 1.460197859
1.41901526 1.387992064 1.36816973 1.360254939 1.364327983 1.379736859
1.405264266 1.439447422 1.480860059 1.528265098 1.580655123
1.637232641 1.697370034 1.760569313 1.826428794 1.894617731
1.964857763 2.036909619 2.110563653 2.185633104 2.261949284
2.339358093 2.417717465 2.496895427];
Z=[61.30718465 61.12849861 61.00462261 60.93474122 60.91805992
60.95380671 61.04123326 61.17961567 61.36825483 61.60647664
61.89363189 62.22909601 62.61226868 63.04257328 63.5194563 64.04238662

57
64.61085483 65.22437236 65.88247076 66.58470085 67.33063191
68.11985094 68.95196183 69.82658466 70.74335509 71.70192366
72.70195539 73.74312927 74.82513809 75.94768824 77.11049983
78.31330691 79.55585806 80.83791715 82.1592644 83.51969785 84.91903493
86.35711444 87.83379848 89.34897434 90.90255586];
subplot(2,1,1)
plot (f,VSWR,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis ([1.8 2.2 1.2 2])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('VSWR')
title('Ket qua mo phong VSWR cua anten chu L')
subplot(2,1,2)
plot (f,Z,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis([1.8 2.2 60 100])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('Z (Ohm)')
title('Ket qua mo phong tro khang vao cua anten chu L')

Mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten chữ F

f = 1.8:0.01:2.2;
VSWR = [2.949581865 2.821982848 2.697149932 2.575461474 2.457266859
2.342886972 2.232615939 2.126724452 2.025465125 1.929080493
1.837814615 1.751929611 1.671729077 1.59759091 1.530012247 1.469667488
1.417472995 1.374631923 1.342594146 1.322830707 1.316379683
1.323353347 1.34279159 1.373007615 1.412125502 1.458459326 1.510652051
1.567665078 1.628714465 1.693203628 1.76066902 1.830740516 1.903113805
1.97753149 2.05377023 2.13163198 2.210938001 2.29152472 2.373240823
2.455945172 2.539505226];
Z=[61.61742344 61.33175103 61.10130879 60.92522277 60.80263185
60.7326908 60.71457278 60.74747113 60.83060079 60.96319924 61.14452718
61.37386884 61.65053215 61.9738486 62.34317309 62.7578835 63.21738027
63.72108585 64.26844407 64.85891953 65.49199685 66.16718007
66.88399187 67.64197291 68.44068121 69.27969146 70.15859453
71.07699701 72.03452077 73.03080283 74.06549529 75.13826549
76.24879651 77.39678794 78.58195704 79.80404041 81.06279603
82.35800581 83.68947847 85.05705253 86.46059892];
subplot(2,1,1)
plot (f,VSWR,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis ([1.8 2.2 1.2 2])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('VSWR')
title('Ket qua mo phong VSWR cua anten chu F')
subplot(2,1,2)
plot (f,Z,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis([1.8 2.2 50 90])
xlabel('Frequency (GHz)')

58
ylabel('Z (Ohm)')
title('Ket qua mo phong tro khang vao cua anten chu F')

Mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten PIFA

f = 1.7:0.02:2.3;
VSWR= [2.488171271 2.333122012 2.188481241 2.0535797 1.927786292
1.810508959 1.701195507 1.599335061 1.504461352 1.416160448
1.334089426 1.258025005 1.188009016 1.124892393 1.07314359 1.054842987
1.088648656 1.142837547 1.203879191 1.269005296 1.337421066
1.408812753 1.483018632 1.559930941 1.639459832 1.721518053
1.806013823 1.892847458 1.981909997 2.073083121 2.166240063];
Z=[50.0957684 49.20528648 48.44485415 47.80350798 47.27233416
46.84417551 46.513403 46.27573955 46.1281269 46.06862902 46.09636713
46.21148318 46.41512984 46.70948642 47.09780094 47.58445995
48.17508893 48.87668705 49.69780212 50.64875293 51.74190854
52.99203674 54.41673671 56.03697468 57.87774485 59.96888151
62.34604956 65.0519383 68.13766994 71.66439915 75.70499993];
subplot(2,1,1)
plot (f,VSWR,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis ([1.7 2.31 1 2])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('VSWR')
title('Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA')
subplot(2,1,2)
plot (f,Z,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis([1.7 2.31 40 80])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('Z (Ohm)')
title('Ket qua mo phong tro khang vao cua anten PIFA')

Mô phỏng VSWR của anten PIFA sau khi hạ chiều cao chất nền và khi thay đổi l9

f = 1.7:0.01:2.3;
VSWRA= [3.15376448 3.062368461 2.973829168 2.888059528 2.804974113
2.724489276 2.64652326 2.570996285 2.497830611 2.426950583 2.358282663
2.291755439 2.227299629 2.164848077 2.104335729 2.045699612
1.988878802 1.933814384 1.880449419 1.82872889 1.778599663 1.730010433
1.682911677 1.637255605 1.592996106 1.550088704 1.508490508
1.468160171 1.429057849 1.391145176 1.354385242 1.318742596
1.284183288 1.250674963 1.218187079 1.186691364 1.156162798
1.126581932 1.097941045 1.070264133 1.043697106 1.019298844
1.014245601 1.036905247 1.062584202 1.089159027 1.116379323
1.144180353 1.172539109 1.201446053 1.230896964 1.260889987
1.291424404 1.322500075 1.354117173 1.386276075 1.418977329 1.45222168
1.486010129 1.520344027 1.555225197];
VSWRB1= [1.208996694 1.302063469 1.377418985 1.435228149 1.477579715
1.50684672 1.525244008 1.53470354 1.536860711 1.533080615 1.524496033

59
1.512045783 1.496509187 1.478535529 1.458668673 1.437367484
1.415022832 1.39197193 1.368510752 1.344905165 1.321401452 1.298236863
1.275650893 1.253897957 1.233261992 1.214072927 1.19672335 1.181680242
1.169480838 1.160695737 1.155845446 1.15528152 1.159084763 1.167045613
1.178741109 1.193656116 1.211285234 1.231188641 1.253009001 1.27646673
1.301347088 1.327486252 1.354759214 1.383070184 1.412345291
1.442527145 1.473570808 1.505440813 1.538108944 1.571552569 1.60575338
1.640696429 1.676369377 1.71276191 1.749865268 1.787671874 1.826175019
1.865368612 1.905246954 1.945804557 1.987035977];
VSWRB2= [1.417269054 1.478823852 1.52365097 1.55445226 1.573664176
1.58338327 1.585370771 1.581088463 1.571743221 1.558330259 1.541671372
1.522447256 1.50122425 1.478476273 1.45460282 1.429943863 1.404792382
1.379405217 1.354012843 1.328828679 1.304058585 1.27991125 1.25661031
1.234409068 1.213608456 1.194577817 1.17777502 1.163755822 1.153152161
1.146593136 1.144562227 1.147243177 1.154454898 1.165727309
1.180458849 1.198056498 1.218011253 1.239918346 1.263468456
1.288429391 1.314627721 1.34193361 1.370249254 1.39950039 1.429630133
1.460594535 1.492359362 1.524897732 1.558188377 1.592214348
1.626962027 1.662420377 1.698580354 1.735434447 1.772976302
1.811200425 1.850101925 1.889676304 1.92991927 1.970826578
2.01239388];
VSWRB3= [1.720888935 1.734017618 1.738158854 1.734993309 1.725912573
1.712066289 1.694404576 1.673714267 1.650649044 1.625754179 1.59948675
1.57223218 1.54431786 1.516024487 1.487595667 1.459246256 1.431169846
1.403545762 1.376545947 1.350342087 1.325113305 1.301054741
1.278387112 1.257366937 1.238296161 1.221528156 1.20746452 1.196534647
1.189150862 1.185640613 1.186174382 1.190721827 1.199060824 1.2108345
1.225626372 1.243023561 1.262654986 1.28420672 1.307422694 1.332098273
1.358071561 1.385214872 1.413427373 1.442629092 1.472756209
1.503757396 1.535591006 1.568222904 1.601624794 1.635772914
1.670647021 1.706229578 1.742505115 1.779459702 1.817080526 1.85535553
1.894273121 1.933821909 1.973990491 2.014767251 2.056140195];
subplot(2,1,1)
plot (f,VSWRA,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis ([1.7 2.31 1 2])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('VSWR')
title('Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA sau khi ha chieu cao chat nen')
subplot(2,1,2)
plot (f,VSWRB1,'r.',f,VSWRB2,'k-',f,VSWRB3,'b.');
grid on
axis([1.7 2.31 1 2])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('VSWR')
title('Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA khi thay doi l9')
legend ('l9 = 7.1 mm', 'l9 = 7.6 mm', 'l9 = 8.1 mm')

Mô phỏng VSWR của anten PIFA sau khi thay đổi w3 và chiều dài mặt phẳng đất

60
f = 1.7:0.01:2.3;
VSWRC1= [1.813599272 1.811049176 1.801664013 1.786795834 1.767553881
1.744849093 1.719431316 1.691919748 1.662827609 1.632582059
1.601540345 1.570002939 1.538224372 1.506422299 1.474785266
1.443479596 1.412655771 1.382454706 1.353014356 1.324477171
1.296999077 1.2707608 1.245982466 1.222942245 1.201998643 1.183612661
1.168358311 1.156897616 1.149888831 1.147820946 1.150839878
1.158686323 1.170797567 1.186491804 1.205119486 1.226136848
1.249119523 1.273747754 1.299784005 1.327052184 1.355421121
1.384792275 1.415090834 1.446259347 1.47825316 1.511037119 1.544583179
1.578868638 1.613874822 1.649586087 1.685989065 1.723072059
1.760824585 1.799236986 1.838300129 1.878005148 1.918343227
1.959305417 2.000882474 2.043064712 2.08584188];
VSWRC2= [1.417269054 1.478823852 1.52365097 1.55445226 1.573664176
1.58338327 1.585370771 1.581088463 1.571743221 1.558330259 1.541671372
1.522447256 1.50122425 1.478476273 1.45460282 1.429943863 1.404792382
1.379405217 1.354012843 1.328828679 1.304058585 1.27991125 1.25661031
1.234409068 1.213608456 1.194577817 1.17777502 1.163755822 1.153152161
1.146593136 1.144562227 1.147243177 1.154454898 1.165727309
1.180458849 1.198056498 1.218011253 1.239918346 1.263468456
1.288429391 1.314627721 1.34193361 1.370249254 1.39950039 1.429630133
1.460594535 1.492359362 1.524897732 1.558188377 1.592214348
1.626962027 1.662420377 1.698580354 1.735434447 1.772976302
1.811200425 1.850101925 1.889676304 1.92991927 1.970826578
2.01239388];
VSWRC3= [4.06722872 3.161297718 2.429306862 1.9169016 1.587681429
1.391744011 1.292799203 1.262660947 1.271147224 1.293666444
1.317297659 1.3369367 1.351065955 1.359631361 1.363136741 1.362265293
1.357722215 1.350172356 1.340219792 1.328406121 1.315217019 1.3010923
1.286437305 1.271634645 1.257055713 1.243071355 1.230060586
1.218415415 1.208538806 1.200832247 1.195670544 1.193365659
1.194128166 1.198040252 1.205052284 1.215004895 1.227667108
1.242776537 1.260071312 1.279310106 1.300281626 1.322806857
1.346737231 1.371950954 1.398348856 1.425850435 1.454390385
1.483915686 1.51438321 1.545757799 1.578010711 1.611118375 1.645061395
1.679823738 1.715392082 1.751755277 1.788903897 1.826829877
1.865526191 1.904986588 1.945205359];
VSWRD1= [1.638458587 1.663921253 1.678576054 1.684379844 1.682962525
1.675672776 1.663624013 1.647735716 1.628768689 1.60735437 1.584018866
1.559202565 1.533276167 1.506553844 1.479304175 1.451759396
1.424123429 1.396579129 1.369295154 1.342432941 1.316154272
1.290630106 1.266051451 1.242643214 1.220681882 1.200517068
1.182594316 1.167470134 1.155798966 1.148261741 1.145419217
1.147534282 1.154474782 1.165774893 1.180804377 1.198930108
1.219606555 1.242401547 1.266987418 1.293120669 1.320621474
1.349356811 1.379227697 1.410159864 1.44209705 1.47499617 1.508823835
1.543553803 1.579165107 1.615640646 1.652966121 1.691129211
1.730118932 1.769925117 1.810538003 1.851947884 1.894144824
1.937118408 1.980857531 2.025350206 2.070583397];
VSWRD2= [1.417269054 1.478823852 1.52365097 1.55445226 1.573664176
1.58338327 1.585370771 1.581088463 1.571743221 1.558330259 1.541671372
1.522447256 1.50122425 1.478476273 1.45460282 1.429943863 1.404792382

61
1.379405217 1.354012843 1.328828679 1.304058585 1.27991125 1.25661031
1.234409068 1.213608456 1.194577817 1.17777502 1.163755822 1.153152161
1.146593136 1.144562227 1.147243177 1.154454898 1.165727309
1.180458849 1.198056498 1.218011253 1.239918346 1.263468456
1.288429391 1.314627721 1.34193361 1.370249254 1.39950039 1.429630133
1.460594535 1.492359362 1.524897732 1.558188377 1.592214348
1.626962027 1.662420377 1.698580354 1.735434447 1.772976302
1.811200425 1.850101925 1.889676304 1.92991927 1.970826578
2.01239388];
VSWRD3= [1.142423079 1.185119802 1.230000188 1.268476988 1.299743919
1.324554318 1.34388016 1.358605881 1.369471699 1.377081319 1.38192412
1.384397686 1.384827073 1.383480403 1.380581316 1.376319006
1.370856579 1.364338455 1.356897513 1.348662567 1.339765533
1.330342017 1.320498584 1.31017975 1.298954468 1.286281138 1.272384838
1.258008961 1.24356734 1.229140485 1.214722116 1.200322626 1.185990228
1.171813875 1.157928008 1.144523807 1.131868099 1.120329279
1.110404268 1.102727385 1.098021994 1.096955111 1.09992526 1.106926557
1.117608536 1.131466054 1.148006841 1.166830576 1.187641353
1.210231712 1.234460948 1.260236226 1.287498288 1.316211165
1.346354891 1.377920315 1.410905332 1.445312098 1.481144881
1.518408373 1.557106302];
subplot(2,1,1)
plot (f,VSWRC1,'r.',f,VSWRC2,'k-',f,VSWRC3,'b.');
grid on
axis ([1.7 2.31 1 2])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('VSWR')
title('Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA sau khi thay doi w3')
legend ('w3 = 21 mm', 'w3 = 20.7 mm', 'w3 = 20 mm')
subplot(2,1,2)
plot (f,VSWRD1,'r.',f,VSWRD2,'k-',f,VSWRD3,'b.');
grid on
axis([1.7 2.31 1 2])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('VSWR')
title('Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA khi thay doi chieu dai mat
phang dat')
legend ('L = 80 mm', 'L = 70 mm', 'L = 60 mm')

Mô phỏng VSWR và trở kháng vào của anten PIFA sau cải tiến

f = 1.7:0.01:2.3;
VSWR= [1.417269054 1.478823852 1.52365097 1.55445226 1.573664176
1.58338327 1.585370771 1.581088463 1.571743221 1.558330259 1.541671372
1.522447256 1.50122425 1.478476273 1.45460282 1.429943863 1.404792382
1.379405217 1.354012843 1.328828679 1.304058585 1.27991125 1.25661031
1.234409068 1.213608456 1.194577817 1.17777502 1.163755822 1.153152161
1.146593136 1.144562227 1.147243177 1.154454898 1.165727309
1.180458849 1.198056498 1.218011253 1.239918346 1.263468456
1.288429391 1.314627721 1.34193361 1.370249254 1.39950039 1.429630133
1.460594535 1.492359362 1.524897732 1.558188377 1.592214348

62
1.626962027 1.662420377 1.698580354 1.735434447 1.772976302
1.811200425 1.850101925 1.889676304 1.92991927 1.970826578
2.01239388];
Z= [66.19740235 66.83107516 66.5294356 65.63706802 64.40708917
63.01053475 61.55660866 60.11187121 58.71492332 57.38661758
56.13681096 54.96870555 53.8815908 52.87255477 51.93754045 51.07198907
50.27122481 49.53067797 48.84600787 48.21316415 47.62841055
47.08832655 46.58979623 46.1299904 45.70634561 45.31654222 44.95848293
44.63027235 44.33019809 44.05671352 43.80842212 43.58406349
43.38250079 43.20270962 43.04376812 42.9048482 42.78520779 42.68418399
42.60118702 42.53569494 42.48724894 42.45544926 42.43995163
42.44046411 42.45674441 42.48859758 42.53587401 42.59846777 42.6763152
42.76939383 42.87772147 43.00135558 43.14039282 43.29496883
43.46525822 43.65147467 43.8538713 44.07274118 44.30841799 44.56127693
44.8317357];
subplot(2,1,1)
plot (f,VSWR,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis ([1.7 2.31 1 2])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('VSWR')
title('Ket qua mo phong VSWR cua anten PIFA sau cai tien')
subplot(2,1,2)
plot (f,Z,'k','linewidth',1.8);
grid on
axis([1.7 2.31 40 70])
xlabel('Frequency (GHz)')
ylabel('Z (ohm)')
title('Ket qua mo phong tro khang vao cua anten PIFA sau cai tien')

63

You might also like