You are on page 1of 45

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------

PHIẾU ĐÁNH GIÁ


KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHÓA: 2018 – 2023

Họ và tên SV: Tôn Thất Thắng.


MSSV: 106180049.
Lớp: 18DT1.
Chuyên nghành: Điện Tử Viễn Thông.
Nơi thực tập: Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC.
Địa chỉ thực tập: 01 Lê Đình Lý, P. Vĩnh Trung, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
Thời gian thực tập: Từ ngày 28/06/2022 đến ngày 07/08/2022.

Nhận xét của Đơn vị thực tập:


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Tp. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2022.


Đơn Vị Thực Tập.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------

PHIẾU ĐÁNH GIÁ


KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHÓA: 2018 – 2023

Họ và tên SV: Tôn Thất Thắng.


MSSV: 106180049.
Lớp: 18DT1.
Chuyên nghành: Điện Tử Viễn Thông.
Nơi thực tập: Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC.
Địa chỉ thực tập: 01 Lê Đình Lý, P. Vĩnh Trung, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
Thời gian thực tập: Từ ngày 28/06/2022 đến ngày 07/08/2022.

Nhận xét của Thầy/Cô hướng dẫn:


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Tp. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2022.


Thầy/Cô Hướng Dẫn.
LỊCH THỰC TẬP

Tuần Thời gian Nội dung thực tập Địa Điểm Người
Phụ
Trách
27/06/2022 Giới thiệu mô hình hoạt động CMC Telecom Chi
kinh doanh và cơ cấu tổ chức nhánh miền Trung
1 nhân sự của CMC Telecom. 01 Lê Đình Lý
28/06/2022 Đi thực tế giới thiệu một số thiết
bị trong phòng trạm CO ở Sơn
Trà DNG, các tủ cáp quang S1,
S2 và tập điểm quang.
29/06/2022 Đi thực tế xử lí tình huống sự cố
hạ tầng ngoại vi, giới thiệu về
máy hàn quang, các loại máy đo
quang để xử lí sự cố cáp quang.
30/06/2022 Đi thực tế đến kho quản lí thiết
bị hạ tầng ngoại vi, vật tư của
của CMC Telecom chi nhánh Đà
Nẵng.
1/06/2022 Trao đổi nội dung ....
4/07/2022 Trao đổi nội dung ... anh Khỏe
5/07/2022
2 6/07/2022
7/07/2022
8/07/2022
11/07/2022 Họp, cho tài liệu,.... CDD ... anh
Hiếu,....
3 12/07/2022
13/07/2022
14/07/2022
15/07/2022
18/07/2022 Họp .... chị Thảo .....
19/07/2022
4 20/07/2022
21/07/2022
22/07/2022 Đi thực tế xử lí sự cố, ….
25/07/2022
26/07/2022
5 27/07/2022
28/07/2022
29/07/2022
1/08/2022
2/08/2022
6 3/08/2022
4/08/2022
5/08/2022
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC (CMC TELECOM)

1.1. Giới thiệu Chương


Trong Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông
CMC Telecom. Bao gồm tìm hiểu sơ lược về Tập đoàn công nghệ CMC, quá trình hình
thành, chặng đường phát triển của công ty cổ phần CMC Telecom, mạng lưới hạ tầng
trong và ngoài nước, cơ cấu tổ chức công ty và các dịch vụ chính của CMC Telecom.

1.2. Giới thiệu tập đoàn CMC


CMC được thành lập từ năm 1993 trải qua hơn 28 năm xây dựng, phát triển và mở
rộng để trở thành một trong những công ty CNTT-VT lớn mạnh hàng đầu Việt Nam với
quy mô hơn 5000 nhân viên. CMC định vị là tập đoàn số toàn cầu, đang thử nghiệm với
những bước chuyển lớn (Big Moves) và áp dụng 20 sáng kiến chiến lược cho thị trường
nội địa và nước ngoài. Tập đoàn Công nghệ CMC hiện có 7 công ty thành viên đang hoạt
động trong và ngoài nước: CMC Telecom; CMC Cyber Security; CMC TSSG; CMC TS;
CMC Consulting; CMC Global; CMS.
CMC đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam và nhiều nước trên thế
giới thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực ở 4 khối:
 Khối Công nghệ & Giải pháp (Technology & Solution)
 Khối Hạ tầng số (Digital Infrastructure)
 Khối Kinh doanh quốc tế (International Business)
 Khối Nghiên cứu & Giáo dục (Research & Education)
Doanh thu đạt gần 296 triệu USD vào năm 2021, với hai thành viên đồng sáng lập ra
tập đoàn CMC đó là ông Hà Thế Minh và ông Nguyễn Trung Chinh.

1.3. Giới thiệu CMC Telecom


CMC Telecom cung cấp 5 dịch vụ chính:
 Dịch vụ kênh truyền dữ liệu và Internet .
 Trung tâm dữ liệu Data Center.
 Điện toán đám mây Cloud.
 Dịch vụ Voice OTP, tổng đài ảo.
 Dịch vụ khác: Wifi marketing, bảo mật thuê ngoài.
1.3.1. Sự hình thành:
Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Viễn Thông CMC (CMC Telecom) được thành lập vào
5/9/2008, là một công ty thành viên thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC. Tuy tuổi đời còn
trẻ nhưng với tiềm lực về tài chính công nghệ và con người, CMC Telecom hiện đang là
một trong những nhà cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam.
Là công ty hạ tầng viễn thông đầu tiên tại Việt Nam có cổ đông chiến lược nước
ngoài với Tập đoàn Viễn thông TIME dotCom, là nhà mạng viễn thông duy nhất có kết
nối trực tiếp với AWS ( Amazon Web Services) tại Việt Nam và còn là đơn vị viễn
thông đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ Internet trên công nghệ GPON tiên tiến,
nằm trong Liên minh Dữ liệu châu Á (ADCA - Asia Data Center Alliance).
Hiện tại công ty có 1 trụ sở chính và có 4 chi nhánh tại:
 Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà CMC, Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
 Chi nhánh Hải Phòng: Phòng 710, Tầng 7, Tòa nhà TD Bussiness Center,
Lô 20A - Đường Lê Hồng Phong, Q. Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
 Chi nhánh Miền Nam: Tầng 4, Tòa nhà Paxsky 3, Số 225 Bis - Đường
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 7, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
 Chi nhánh Miền Trung: Tầng 6 Tòa nhà Thành Lợi II, Số 01 - Đường Lê
Đình Lý, P. Vĩnh Trung, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
 Chi nhánh Miền Bắc: Tầng 12, Tòa nhà CMC, Số 11 - Đường Duy Tân,
Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

1.3.2. Chặng đường phát triển của CMC Telecom:

Hình 1.1a: Chặng đường phát triển của CMC.


Hình 1.1b: Chặng đường phát triển của CMC.

1.3.3. Mạng lưới trong nước và quốc tế của công ty:


 Mạng lưới trong nước:
 Khả năng cung cấp dịch vụ trên 63 tỉnh thành toàn quốc.
 Sở hữu hơn 2500 km cáp đường trục backbone nội địa CVCS (Cross Vietnam
Cable System).
 03 Data Center trung lập tiêu chuẩn Tier 03 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
 06 hướng kết nối ra quốc tế thông qua cáp biển và đất liền.

Hình 1.2: Mạng lưới đường trục trong nước.


 Mạng lưới quốc tế:
 05 tuyến cáp quang biển kết nối toàn cầu: AAE1, APG, A-Grid, Unity, Faster.
 20 POP Quốc tế tại khu vực Châu Á.
 06 Data Center tại Châu Á.

Hình 1.3: Mạng lưới kết nối quốc tế.

1.3.4. Các sản phẩm và dịch vụ của CMC Telecom:


1.3.4.1. Dịch vụ Voice & SMS:
 Gồm có các dịch vụ như: Tổng đài ảo; Thoại cố định 710; SMS Brandname;
Dịch vụ 1800, 1900; Voice OTP; Voice Carrier; Tổng đài Anticovid 19.

Hình 1.4: Các dịch vụ Voice và SMS của CMC cung cấp.
1.3.4.2. Dịch vụ kênh truyền và Internet:
 Internet truyền hình cáp – IOC: Là Internet truyền hình cáp với các dịch vụ trên
một kết nối duy nhất: Truyền hình cáp, truyền hình HD, Internet và video VOD.
 Internet cáp quang - FTTX: Là dịch vụ cung cấp Internet dựa trên công nghệ
GPON cáp quang, cung cấp Internet và tích hợp dịch vụ giá trị gia tăng (VAS).
 Internet kênh thuê riêng - ILL: Là dịch vụ đường truyền Internet Leased Line
kết nối riêng biệt có cổng kết nối quốc tế trực tiếp, không chia sẻ băng thông.
 Truyền dẫn kênh thuê riêng - P2P: Cho thuê đường truyền vật lý riêng để kết
nối điểm tới điểm và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối riêng biệt và bảo
mật.
 SD WAN: Là mạng diện rộng được quản trị bằng phần mềm cho phép các tổ chức
hiện đại hóa mạng WAN để đáp ứng nhu cầu của chuyển đổi kỹ thuật số.
 Các dịch vụ kênh truyền khác như: Truyền dữ liệu Nội hạt – Liên tỉnh – MPLS
VPN; Kênh thuê riêng Quốc tế - GEP; Data dành cho Carier; và Dịch vụ Internet
dành cho Carrier.

1.3.4.3. Trung tâm dữ liệu Data Center:


 Thuê máy chủ - Dedicated & VPS: Gồm dịch vụ Dedicated cung cấp máy chủ
riêng và không gian hệ thống tủ rack, cho thuê máy chủ sử dụng IP tĩnh, dễ dàng
nâng cấp theo nhu cầu riêng.và dịch vụ máy chủ ảo VPS cung cấp phân vùng riêng
độc lập, có thể cài đặt ứng dụng, sao lưu dự phòng và khôi phục VPS ngay lập tức.
 Thuê chỗ đặt máy chủ - Colocation & DC Location: Dịch vụ thuê chỗ đặt máy
chủ cung cấp không gian riêng trên hệ thông tủ rack để dùng các dịch vụ hạ tầng
sẵn có của một trung tâm dữ liệu. Dịch vụ thuê không gian DC cho thuê riêng
không gian diện tích, phân vùng rõ ràng, hưởng toàn bộ điều kiện cơ sở hạ tầng
sẵn có.
 Carrier Hotel: Là dịch vụ cho thuê không gian Data Center dành cho các Carrier
có nhu cầu thuê một khu vực lớn đặt máy chủ với phạm vi từ vài tủ rack tới cả một
phòng hoặc 1 tầng riêng biệt trong Data Center.
 VPOP: Là dịch vụ giúp khách hàng kiểm soát tốt nhất chi phí đầu tư mạng lưới,
nhanh chóng mở rộng vùng phủ kết nối với hạ tầng của CMC Telecom tại Việt
Nam thông qua dịch vụ VPOP.

1.3.4.4. Điện toán đám mây Cloud:


 CMC CDN: Là dịch vụ Mạng phân phối nội dung giúp phân phối các tài nguyên
như hình ảnh, video và ứng dụng đến người dùng, sử dụng băng thông tốc độ cao
giúp tăng tốc độ truyền tải, tăng tốc độ trải nghiệm kết nối không giới hạn.
 Freshworks: Giải pháp dựa trên đám mây Freshworks cung cấp khả năng cộng
tác lí tưởng, giúp doanh nghiệp kết nối, giao tiếp tốt hơn với khách hàng.
 Office365: CMC Telecom là đối tác chiến lược cấp 1 phân phối Microsoft tại Việt
Nam, là giải pháp CNTT bản quyền, bảo mật và toàn diện.
 CMC Cloud Camera: Là dịch vụ giám sát, quản lí và lưu trữ dữ liệu Camera của
doanh nghiệp trên hạ tầng công nghệ Điện toán đám mây, cho phép doanh nghiệp
quản trị hệ thống thông minh và an toàn tuyệt đối mọi lúc mọi nơi.
 AWS Direct Connect: Là giải pháp giúp thiết lập kết nối mạng riêng từ văn
phòng của khách hàng đến VPC (Virtual Private Cloud) của Amazon một cách
đơn giản mà không cần phải thiết lập một kết nối VPN.
 Cloudflare: Là giải pháp kết nối an toàn, bảo vệ các tài nguyên bên trong như các
ứng dụng, hoạt động nhóm hay tăng tốc độ lưu lượng cho cơ sở hạ tầng mạng hoặc
lưu trữ trên môi trường điện toán đám mây hay môi trường lai của doanh nghiệp.
 CMC Akamai CDN: Là dịch vụ của Akamai được CMC Telecom phân phối độc
quyền tại Việt Nam, giúp khách hàng tăng tốc trải nghiệm kết nối toàn cầu, có thể
đáp ứng được lượng lớn người truy cập và tối ưu hiệu suất, bảo vệ nội dung an
toàn.
 Google Workspace: CMC Telecom trở thành nhà cung cấp giải pháp của Google
Workspace, là đối tác chiến lược của Google tại Việt Nam trong việc mở rộng các
giải pháp về “đám mây” đến gần hơn với doanh nghiệp Việt Nam.

1.4. Giới thiệu CMC Telecom chi nhánh miền Trung


Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC - Chi nhánh miền Trung được thành
lập vào ngày 11/9/2011 là một đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghệ CMC. CMC
Telecom chi nhánh miền Trung hiện đang là một trong những nhà cung cấp các dịch vụ
viễn thông hàng đầu tại Đà Nẵng cũng như Việt Nam.
CMC Telecom Chi nhánh miền Trung hiên đang cung cấp dịch vụ: Dichj vụ kênh
truyền và kết nối Internet, trung tâm dữ liệu Data Center, Điện toán đám mây - Cloud,
dịch vụ Voice & SMS, dịch vụ bảo mật an toàn thông tin và cung cấp giải pháp phần
mềm ứng dụng đơn giản, hiệu quả phục vụ cho nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp.

1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty CMC Telecom chi nhánh miền Trung:
Hình 1.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CMC Telecom Chi nhánh miền Trung.
 Phòng kinh doanh:
 ENT: Phục vụ kinh doanh khách hàng doanh nghiệp vừa và lớn, tiếp nhận các
yêu cầu của khách hàng, lấy kết quả kiểm tra từ các bộ phận khảo sát vùng
khách hàng muốn đăng kí nếu khả thi sẽ tiến hành kí hợp đồng với khách hàng.

Hình 1.6: Sơ đồ tổ chức phòng trung tâm kỹ thuật.

 Trung tâm kỹ thuật:


 CDD: Quản lý thiết bị truy cập, lắp đặt thiết bị, test dịch vụ tại nhà khách hàng,
kiểm tra các thiết bị đầu cuối khi gặp sự cố.
 OSP1: Quản lý hạ tầng ngoại vi nội thành, triển khai lắp đặt, quản lí hạ tầng
mạng lưới cáp quang của CMC Telecom trong nội thành thành phố Đà Nẵng.
 OSP2: Quản lý hạ tầng ngoại vi ngoại thành, triển khai hạ tầng, giám sát đơn vị
đối tác thi công triển khai lắp đặt hạ tầng mạng lưới cáp quang ngoại thành.
 Admin: Điều phối kỹ thuật viên CDD và OSP, kiểm tra và theo dõi các thiết bị
cho nhân viên thi công, theo dõi công việc của nhân viên, hỗ trợ khách hàng
khi gặp các sự cố liên quan đến hạ tầng mạng, thiết bị truy cập.

 NOC – Network Operation Center:


 Là trung tâm vận hành mạng của CMC tại Đà Nẵng được đặt ở Tầng 8, Tòa
nhà Bưu điện Đà Nẵng, 271 Nguyễn Văn Linh, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
 NOC bao gồm các bộ phận:
o ONOC: Nhiệm vụ cấu hình dịch vụ cho khách hàng, quản lý monitor.
o INOC: Nhiệm vụ xử lý các sự cố về ngẽn băng thông.
o TNOC: Trung tâm vận hành truyền dẫn có nhiệm vụ vận hành mạng
truyền dẫn, thiết kế tối ưu mạng lưới truyền dẫn liên tỉnh, quốc tế.
1.4.2. Mô tả công việc của các kỹ sư trong phòng TTKT;
Kiến thức, kỹ năng cần có của kỹ sư:
1.4.2.1. Triển khai dịch vụ - CDD:
 Mô tả công việc:
 Tư vấn, hỗ trợ và lắp đặt các thiết bị đầu cuối, cấu hình các thiết bị, hướng dẫn
khách hàng sử dụng và nghiệm thu dịch vụ của công ty tại địa chỉ khách hàng.
 Xử lý những vấn đề liên quan đến thiết bị đầu cuối, chuyển mạch, khắc phục
việc truy cập cấu hình dịch vụ ISP hoặc Cloud bị lỗi, mất kết nối.
 Vận hành và khai thác hệ thống Access tại các đài trạm của công ty, phối hợp
với các bộ phận hạ tầng ngoại vi để xử lí sự cố, chăm sóc khách hàng.

 Kiến thức, kỹ năng cần có:


 Có kiến thức, hiểu biết chuyên sâu về mạng LAN, WAN, Internet; có kiến thức
về các thiết bị đầu cuối Router, Switch; các thiết bị chuyển mạch; biết cấu hình
hệ thống hạ tầng mạng; hiểu biết các thiết bị hạ tầng mạng vật lí.
 Có các chứng chỉ chuyên nghành về Network, Cloud, Data Center: CCNA,
CCNP, CISSP, Security+; các chứng chí về tổng đài nội bộ VOIP, hệ thống
Server: Web server, File server, Database,…
 Có kỹ năng giao tiếp tốt, có thể làm việc theo nhóm hoặc độc lập.

 Môn học liên quan và kĩ năng cần bổ sung:


 Các môn học liên quan đến thiết bị đầu cuối, cấu hình dịch vụ ISP: Tổ chức
máy tính, mạng thông tin máy tính, thông tin sợi quang, thông tin di động,…
 Kỹ năng cần bổ sung: Các kiến thức chuyên nghành về các thiết bị đầu cuối, hạ
tầng mạng, LAN, WAN, các chứng chỉ chuyên nghành về mạng, tổng đài nội
bộ, máy chủ và đồng thời rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp,
làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập.

1.4.2.2. Hạ tầng ngoại vi – OSP:


 Mô tả công việc:
 Khảo sát các tuyến, phương án triển khai, thi công hạ tầng ngoại vi đối với
từng khách hàng ở mỗi khu vực.
 Giám sát, triển khai thi công các công trình hạ tầng vật lí như cáp quang nổi
hoặc ngầm hóa trong nội thành và ngoại thành.
 Phối hợp với các bộ phận liên quan triển khai dịch vụ CDD để xử lý các sự cố
liên quan đến hạ tầng vật lí cáp quang trong nội thành và ngoại thành như là thi
công kéo cáp hàn nối, ứng cứu sự cố cáp quang.

 Kiến thức, kỹ năng cần có:


 Có kiến thức về hạ tầng ngoại vi , hiểu biết chuyên sâu về mạng LAN, WAN,
Internet; có kiến thức về truyền dẫn quang và các loại truyền dẫn tín hiệu.
 Kỹ năng quản lí hạ tầng mạng viễn thông, mạng cáp quang, sử dụng thành thạo
các loại máy hàn, máy đo cáp quang để xử lí các sự cố cáp quang OTDR.
 Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm CAD, Visio để thiết kế các tuyến
truyền dẫn quang trên thành phố.

 Môn học liên quan và kỹ năng cần bổ sung:


 Các môn học liên quan đến hạ tầng ngoại vi: Thông tin số, thông tin sợi quang,
thông tin di động và mạng máy tính.
 Kỹ năng cần bổ sung: Kiến thức và thực hành với các loại máy hàn quang, đo
cáp quang ODTR, kỹ năng thiết kế các tuyến truyền dẫn quang bằng nhiều
phần mềm, có tư duy lập dự toán, lập kế hoạch tuyến truyền dẫn quang.

1.5. Kết luận chương


Sau khi tìm hiểu chương 1 giúp em có cái nhìn bao quát hơn về quá trình phát
triển, những thành công cũng như những mục tiêu trong tương lai của CMC Telecom
trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông. Biết được những cơ cấu tổ chức, mô hình làm việc và
những công việc của kỹ sư hạ tầng viễn thông tại CMC Telecom chi nhánh miền Trung
để từ đó có thể có những định hướng trong tương lai. Cần trao dồi, học hỏi thêm những
kỹ năng mà bản thân đang thiếu sót để có thể thực tập và làm việc tại các công ty đang
hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông trong và ngoài nước.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG

2.1. Giới thiệu chương


Trong chương 2 sẽ giới thiệu sơ đồ hệ thống mạng truyền dẫn quang FTTH,
nguyên lí hoạt động của hệ thống trong mạng, các công nghệ sử dụng trong hệ thống và
các thiết bị, phần tử ngoại vi sử dụng trong mạng truyền dẫn quang FTTH.

2.2. Giới thiệu về mạng truyền dẫn quang FTTH


Truyền dẫn Internet cáp quang – Fiber to the Home (FTTH) là mô hình truy cập
Internet hiện đại nhất với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp sợi quang đến địa chỉ
thuê bao sử dụng các công nghệ quang AON và GPON. Ngoài mô hình FTTH dùng cho
các khách hàng tại hộ gia đình thì còn có các mô hình khác như: FTTB (Fiber to the
Building); FTTC (Fiber to the Curb); FTTN (Fiber to the Node). Mạng cáp quang được
đưa đến địa chỉ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp để có thể sử dụng đa dịch vụ trên
mạng viễn thông chất lượng cao với băng thông quốc tế và tích hợp các dịch vụ giá trị gia
tăng VAS như: Tổng đài ảo, Thoại IP, Wifi Marketing.

Hình 2.1: Cấu trúc mạng truy nhập cáp quang

2.3. Sơ đồ hệ thống mạng công ty triển khai


 Phân lớp hạ tầng cáp quang: 2 Lớp.
 Lớp 1: Trục – Liên Tỉnh: Đường trục cáp quang nối, liên kiết tỉnh với nhau.
 Lớp 2: Nội Tỉnh: Cáp quang liên kết nội tỉnh bằng mô hình Ring.
o Ring/ Liên Đài: Cáp quang liên kết liên đài tại miền.
o Gốc: Cáp quang kết nối từ CO/POP đến tử S1.
o Phối: Cáp quang kết nối từ S1 đến S2 và Tập điểm.
o Thuê bao: Cáp quang kết nối từ tập điểm đến các khách hàng.

Hình 2.2: Phân lớp hạ tầng cáp quang của CMC Telecom.

Hạ tầng cáp quang của CMC: Sử dụng 2 công nghệ đó là GPON (Gigabit Passive
Optical Network) và AON (Active Optical Network) tùy theo nhu cầu sử dụng của từng
khách hàng. Hệ thống mạng FTTH sử dụng chủ yếu là công ngệ quang GPON.
 AON (Active Optical Network):
 Là kiến trúc mạng điểm – điểm (Point to Point)
 Thông thường mỗi thuê bao có một đường cáp quang riêng chạy từ thiết bị
trung tâm đến thuê bao khách hàng.
 PON (Passive Optical Network):
 Là kiến trúc mạng điểm – nhiều điểm (Point to multipoint), là công nghệ mạng
quang thụ động có thể chia tín hiệu bằng các bộ chia mà không cần sử dụng
điện.
 GPON (Gigabit PON) hiện đang được dùng chính trong hệ thống truyền dẫn
mạng quang FTTH của CMC Telecom.
 Để giảm chi phí cho mỗi thuê bao, đường truyền chính sẽ đi từ thiết bị trung
tâm OLT (Optical Line Termination) qua một thiết bị chia tín hiệu (Splitter) và
từ thiết bị này mới kéo đến nhiều người dùng (có thể chia từ 32 -64 thuê bao).

Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống mạng FTTH sử dụng công nghệ quang GPON.
Trong đó:
 CO/POP (Core/Point of Presence): Trạm đài phát (nhà cung cấp dịch vụ).
 OLT (Optical line termination): Thiết bị đầu cuối đường quang OLT.
 ODF (Optical Distribution Frame): Hộp phối quang.

2.4. Nguyên lí làm việc của hệ thống mạng FTTH của CMC Telecom
Mạng FTTH của CMC Telecom được chia làm 3 phần chính: Core, Access và
Physical. Core gồm có BRAS (Broadband Access Server) để định tuyến đường dữ liệu,
quản lí tình trạng thuê bao, quản lí địa chỉ (MAC, IP), điều khiển lưu lượng để phân cấp
đến các thuê bao. Thông qua Switch Core để chuyển mạch và lưu lượng sẽ được chia
xuống cho các OLT, từ các Port của OLT sẽ được chia nhỏ bằng bộ chia thành 48 core
vào các tủ cáp quang cấp 1 được định danh từ S1.01 - S1.48 và từ các tủ S1 sẽ được chia
tiếp bằng bộ chia thành 1:8 core, mỗi core sẽ vào tủ cáp quang cấp 2, và sau tủ quang cấp
2 sẽ chia tiếp thành các tập điểm thông qua bộ chia 1:16, mỗi tập điểm có thể chia thành
8 đến 12 tuyến tùy thuộc vào số lượng khách hàng sau đó sẽ được kết nối đến từng địa
chỉ của khách hàng.
Khi khách hàng muốn truy cập Internet, thì hệ thống sẽ xác định địa chỉ IP đích
và IP nguồn sau đó thiết bị ONT sẽ gửi đi bản tin PPPoE (Point to Point Protocol
Ethernet) đến BRASS tại Lê Đình Lý với MAC đích là MAC BRASS và MAC nguồn là
MAC ONT. Bản tin được ONT đóng gói và gửi đến OLT, khi nhân được bản tin PPPoE
từ ONT thì lúc này từ trang Web mà khách hàng muốn truy cập sẽ đóng vai trò là IP
nguồn và nhà khách hàng sẽ là IP đích, lúc này thông tin sẽ được truyền đến ONT của
khách hàng và lúc này khách hàng có thể dễ dàng truy cập được vào Internet.
Lớp Core định tuyến lưu lượng, BRAS cấp phát và xác thực tài khoản của khách
hàng đồng thời phân cấp lưu lượng. Lớp Access sẽ tiếp tục việc gom lưu lượng để tiếp
tục điều phối cho khách hàng thông qua thiết bị OLT. Sau đó bản tin đi qua lớp Physical
và đến đúng địa chỉ IP khách hàng, đó là quá trình sử dụng Internet trải qua 3 phân lớp
Core, Access, Physical của khách hàng.

2.5. Nhà cung cấp dịch vụ

Là nơi xuất phát điểm từ phía nhà cung cấp dịch vụ hướng đến địa chỉ thuê bao
thông qua cáp quang thuê bao. Thường là các đài trạm CO/POP hoặc tủ Outdoor được lắp
đặt ngoài trời với bán kính phục vụ là bé hơn 1 Km ở khu vực nội thành và bé hơn 1.5
Km ở khu vực ngoại thành. Dung lượng thuê bao FTTH mà mỗi CO/POP có thể cũng cấp
là khoảng 960 port tương ứng 1920 sợi, nếu các CO/POP được sử dụng trên 70% dung
lượng thì cần phải có kế hoạch xây dường CO/POP mới.
Hình 2.3: Các thiết bị tại nhà cung cấp dịch vụ đài trạm CO/POP.

2.6. Các phần tử trên mạng FTTH


2.6.1. Cáp quang gốc:
Cáp quang từ đài trạm CO/POP đến tủ cáp quang S1, tuy nhiên các thuê bao
FTTH không tập trung tại một điểm mà rải rác khắp nơi trên thành phố nên có thể triển
khai cáp quang gốc từ đài trạm đến các tập điểm quang khoảng 48 sợi. Chiều dài cáp gốc
và cáp phối khoảng 800 mét đối với nội thành và khoảng 1200 mét đối với ngoại thành.
2.6.2. Cáp quang phối:
Cáp quang đi từ tủ cáp quang S1 đến tủ cáp quang S2 hoặc
từ tủ S2 đến các tập điểm quang là cáp quang phối. Hoặc
có thể tùy khu vực với mật độ thuê bao rải rác thì cáp
quang phối có thể được dẫn từ đài trạm đến tập điểm
quang với dung lượng khoảng 96 sợi. Cáp quang phối từ tủ
cáp đến tập điểm quang có dung lượng là 12, 24, 48,… là
bôi số của 12.
Hình2.4: Cáp quang phối.

2.6.3. Tủ cáp quang:


Là các tủ phối quang với đầu vào là cáp quang gốc và đầu ra là cáp quang phối.
DO mật độ thuê bao FTTH rải rác ở các khu vực trên thành phố cho nên có thể triển khai
tạm cáp quang gốc từ đài trạm đến các tập điểm quang với dung lượng khoảng 96 sợi.
Dung lượng tủ cáp quang có thể lên đến vài trăm sợi và có thể tích hợp bộ chia để có thể
tạo kết nối đa điểm thụ động.
Hình 2.5: Tủ cáp quang S1. Hình 2.6: Tủ cáp quang S2.
2.6.4. Tập điểm quang:
Là các hộp phối quang từ tủ cáp quang S2 với đầu vào là cáp quang phối và đầu ra
là cáp quang thuê bao với dung lượng của một tập điểm quang khoảng 12, 24 sợi.

Hình 2.7: Tập điểm quang.


2.6.5. Cáp quang thuê bao:
Là cáp quang thuê bao từ tập điểm quang đến nhà thuê bao với dung lượng từ 2
đến 24 sợi. Chiều dài cáp quang thuê bao khoảng 300 mét đối với khu vực trung tâm và
khoảng 500 met đối với các khu vực ngoại thành. Số mối nối tối đa trên 1 sợi cáp quang
thuê bao không được quá 5 mối nối trên đường dây cáp quang thuê bao.
2.6.6. Măng xông quang:
Là các hộp nối vừa có tác dụng bảo vệ các mối hàn nối cáp quang, tạo các đấu nối
thẳng hoặc nối rẻ tùy theo các yêu cầu cấu hình kỹ thuật.

Hình 2.8: Măng xông quang 96 FO tại kho.


2.7. Các thiết bị trong mạng FTTH

Hình 2.9: Các thiết bị trong mạng FTTH.

Phân lớp Access cung cấp kết nối từ thiết bị đầu cuối ONT để khách hàng có thể
sử dụng Internet bằng các thiết bị PC, Laptop, Điện thoại di động đến thiết bị quản lý truy
nhâp băng rộng BRASS thông qua thiết bị đầu cuối quang OLT.

2.7.1. OLT (Optical Line Termination):


Thiết bị đầu cuối quang OLT đặt tại trạm CO (Center Office) thuộc lớp Access kết
nối với mạng lõi Core. Có chức năng tập trung lưu lượng cung cấp kết nối P2P và giao
tiếp với các ONT, có thể thực hiện chức năng chuyển mạch.
Hình 2.10: Thiết bị OLT Huawei.

2.7.2. ONT (Optical Network Termination):


Thiết bị đầu cuối mạng quang ONT là một Modem kết nối đến điểm kết thúc bằng
cáp quang, thiết bị này ở nhà khách hàng, cung cấp Internet, Wifi cho khách hàng.

Hình 2.11: Mô hình đầu nối thiết bị đầu cuối.


Hình: 2.12: Một số thiết bị đầu cuối.

2.8. Kết luận Chương


Qua chương 2 giúp em hiểu rõ hơn về các mô hình hoạt động của mạng truyền dẫn
quang FTTH, biết các công nghệ sử dụng trong mạng truyền dẫn như là công nghệ quang
thụ động GPON và công nghệ quang chủ động AON. Nắm được nguyên lí của mô hình
truyền dẫn FTTH cũng như chức năng hoạt động của các thiết bị trong mạng như là các
thiết bị đầu cuối OLT, ONT trong mạng truyền dẫn quang.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG


MẠNG TRUYỀN DẪN
3.1. Giới thiệu Chương
Trong Chương 3 này sẽ giới thiệu về các thông số kỹ thuật, nguyên lí hoạt động
của các thiết bị sử dụng trong đài trạm CO/POP như là: hệ thống cấp nguồn AC/DC tại
đài trạm, thiết bị OLT MA5600T, bộ định tuyến ASR 903, hộp phối quang ODF.

3.2. Hệ thống cấp nguồn tại Đài trạm CO


Nguyên lí hoạt động: Dùng để cấp nguồn AC/DC, tạo ra công suất, dòng điện
cung cấp cho các thiết bị tại đài trạm CO, hệ thống nguồn sử dụng 2 loại nguồn là AC và
DC để cũng cấp cho các thiết bị sử dụng trong hệ thống truyền dẫn.
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống cấp nguồn AC/DC.

3.2.1. Hệ thống cấp nguồn AC:


 Các thành phần của hệ thống cấp nguồn AC: MPĐ, EVN và hệ thống tủ AC
 MPĐ: Là hệ thống sử dụng thiết bị cố định dùng để biến đổi năng lượng cơ
năng thành điện năng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ được sử dụng
(trong trường hợp bị cúp điện tạm thời) và và có hệ thống ATS (Automatic
Trasfer Switch) là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động.
 EVN: Có nhiệm vụ truyền tải công suất từ nơi sản xuất tới các hộ tiêu thụ
thông qua hệ thống đường dây, trạm biến áp.
 Hệ thống tủ AC: Là nơi chưa các phần tử bảo vệ và phân phối tới các thiết
bị tải, đồng thời đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử
dụng.
 Chức năng chính của hệ thống nguồn AC:
 Là nhận diện điện từ điện lưới hoặc từ máy phát điện (trường hợp mất
điện) dùng để cấp nguồn xoay chiều AC cho: đèn và công tắc, máy điều
hòa, các thiết bị sử dụng nguồn xoay chiều và tủ nguồn DC,…

3.2.2. Hệ thống cấp nguồn DC:


Nguyên lí hoạt động: Chuyển đổi nguồn điện từ nguồn điện xoay chiều AC sang
nguồn điện 1 chiều DC sau đó chỉnh lưu và ổn áp để cung cấp nguồn DC (~48V) cho các
thiết bị sử dụng điện 1 chiều DC và nạp nguồn điện cho Ac-quy dùng để tích trữ và cung
cấp điện 1 cho các thiết bị phòng khi sự cố mất điện xảy ra.
Cấu tạo của tủ nguồn DC: Có thiết kế rất đơn giản, được thiết kế theo các
module nên có thể dễ dàng thay thế và khắc phục khi sự cố xảy ra. Tủ nguồn DC gồm các
thành phần: Tủ, Ac-quy, MCU và Rectifier.

 Máy nắn Rectifier: Là một thiết bị điện có khả năng chuyển đổi dòng xoay
chiều AC sang dòng một chiều DC được gọi là quá trình chỉnh lưu.
o Cái đặt thông số ắc quy: Nhiệt độ, điện áp nạp, dòng nạp.
o Cài đặt bảo vệ cho máy nắn: Bảo vệ ngắt tải (LLVD) ~ 45V.
Bảo vệ ngắt ắc quy (BLVD) ~ 43.2V.
o Cài đặt thông số điện áp đầu vào: Cài ngưỡng cảnh báo điện áp 18.2%
điện áp sử dụng, cài điện áp sử dụng 220V/380V.
o Cài điện áp đầu ra DC (dựa vào catalogue của ắc quy và tải).

Hình 3.2: Máy nắn Net Sure 731 A41-S6.

 Hệ thống Ac-quy: Sử dụng ac-quy kín khí, không cần bảo dưỡng và ac-quy
phải tương đồng về chủng loại, chất lượng, điện áp.

Hình 3.3: Hệ thống pin Ac-quy. Thông số kỹ thuật

Kiểu ac-quy AGM VRLA


Mã sản phẩm GFM150MV-X CT12-150EXV
Dung lượng 200Ah 150 Ah
Khối lượng 47kg 45.5 Kg
Kích thước L: 482; W: 170; H: 240; L:548; W:105; H: 316;
TH(Dày): 240 mm TH(Dày): 316 mm
Nạp kích 14.4 -14.7 VDC 14.1-14.7 VDC
Nạp thường 13.2 -13.68 VDC 13.2-13.8 VDC
Dòng nạp lớn nhất 45 A 45 A
 Rectifier: Là module nhận điện áp AC từ tủ sau đó chỉnh lưu, ổn áp thành DC.

Hình 3.4: Module Recetifier R48-3500e.

Thông số kỹ thuật
Mã sản phầm EmersonR48-3000e3
Điện áp vào 220 V
Dòng điện ra 30 A
Công suất ra >500 W
Điện áp ra 48

Hình 3.5: Module


Recetifier R48-3000e3.
 MCU: Là module điều khiển hoặt động của tủ nguồn DC, khi mất điện sẽ
chuyển sang dùng nguồn từ acquy, đưa ra các cảnh báo khi hỏng Rectifier, mất
điện hoặc cạn nguồn ac-quy.
3.3. Thiết bị OLT Huawei MA5600T
3.3.1. Nguyên lí hoạt động của thiết bị OLT MA5600T
OLT MA5600T là một thiết bị sử dụng nền tảng truy cập bằng đồng quang học
tích hợp cung cấp các chế độ truy cập băng thông rộng và băng thông hẹp tích hợp và
đảm bảo với các dịch vụ truy cập quang FTTH có tốc độ, băng thông và chất lượng cao.
MA5600T có thể hoạt động như một OLT, MSAN hoặc IP DSLAM.
Là một OLT trong hệ thống mạng quang thụ động hỗ trợ dịch vụ truy cập
PON/GPON 10G, MA5600T hoạt động với nhiều thiết bị đầu cuối quang ONT khác
nhau, nó hỗ trợ truy cập truy cập quang điểm điểm P2P, đáp ứng các yêu cầu cho ứng
dụng truy cập FTTH (Point to Point).
Cúng cấp giải pháp dịch vụ thoại đựa trên Giao thức khởi đầu phiên SIP và H.248,
hỗ trợ cổng POTS để triển khai dịch vụ thoại, dịch vụ fax, modem băng hẹp. Cung cấp
dịch vụ đường dây riêng hỗ trợ tính năng TDM SHDSL, hỗ trợ các dịch vụ truy cập băng
thông rộng như ADSL2+, VDSL2 và SHDSL.

Hình 3.3: Thiết bị OLT Huawei MA5600T

 Đặc điểm kỹ thuật của thiết bị:

Chiều cao 6U
Kích thước H: 263; W: 442; D: 283.2 mm
Môi trường hoạt động -45 độ C – 65 độ C
Điện áp hoạt động -38.4 V – 72 V
Chuyển đổi công suất ( Backplane Bus) 1.5 Tbit/s
Khả năng chuyển đổi 960 Gbit/s
Cổng kết nối GPON, P2P FE, P2P GE, Optical Ethernet
Bảng điểu khiển chính 2
48 x 10 G EPON
Khả năng truy cập 24 x 10 G GPON
96 x EPON
96 x GPON

 Tính năng thiết bị:


Nền tảng dung lượng lớn với tích hợp truy cập và tập hợp
 Được phát triển dựa trên nền tảng phần cứng imap và nền tảng phần mềm ias
của Huawei, sản phẩm dòng ma5600t đảm nhận kiến trúc và thiết kế tiên tiến.
 Khả năng chuyển đổi của bảng nối đa năng lên tới 3.2 tbit/S và khả năng
chuyển đổi hai chiều của bảng điều khiển lên tới 480 Gbit/S.
 Mật độ cao GE/10ge giao diện cho xếp tầng, lên đến 36 * 10ge hoặc 384 * GE
giao diện, không cần phải đầu tư bổ sung của tập hợp thiết bị chuyển mạch.
 Mỗi bảng gpfd hỗ trợ 16 cổng GPON, dựa trên tỷ lệ chia 1: 128, subrack duy
nhất hỗ trợ lên đến 16 k onts.
 Chia sẻ nền tảng phát triển với các thiết bị truy cập băng thông rộng của
Huawei, dòng sản phẩm ma5600t hỗ trợ các tính năng Lớp 2 và lớp 3 của các
thiết bị truy cập băng thông rộng để cung cấp các chức năng hướng người
dùng và định hướng tương lai.
 GE/GPON/ngpon cùng tồn tại trên cùng một nền tảng.
 Công tắc tập hợp.
Bất kỳ truy cập
 Cung cấp dịch vụ IPTV dung tích lớn, người dùng multicast 8 K và các kênh
multicast 4 K và các kênh multicast đồng thời 2 K.
 Hqos Hỗ trợ QoS 3 cấp (ISP/Dịch vụ/người dùng khác nhau) đảm bảo bán
buôn OLT.
 Truy cập dịch vụ E1 truyền thống, TDM gốc hoặc cesop cho dịch vụ E1
truyền thống của doanh nghiệp và truy cập trạm cơ sở di động.
 Chức năng E-LAN cho giao thông địa phương liên kết, đáp ứng các yêu cầu
của mạng lưới doanh nghiệp và khuôn viên trường.
Khả năng truy cập GPON tích hợp mạnh mẽ
 Hỗ trợ băng thông cao. Tốc độ hạ lưu lên tới 2.488 Gbit/S và tốc độ thượng
lưu lên tới 1.244 Gbit/S.
 Hỗ trợ khoảng cách xa. Khoảng cách truyền vật lý tối đa của ONT là 60 km.
Khoảng cách vật lý giữa ONT xa nhất và ONT gần nhất có thể lên đến 20 km.
 Hỗ trợ tỷ lệ phân chia cao. Bo mạch GPON 16 cổng hỗ trợ tỷ lệ chia 1: 128,
làm tăng khả năng truy cập và tiết kiệm tài nguyên sợi quang.
 Hỗ trợ mật độ cao. Dòng ma5600t cung cấp bảng GPON 8 cổng và 16 cổng để
tăng dung lượng hệ thống.
Khả năng QoS mạnh mẽ
 Hỗ trợ điều khiển ưu tiên (dựa trên cổng, địa chỉ MAC, địa chỉ IP, ID cổng
TCP hoặc ID cổng UDP), ánh xạ và sửa đổi ưu tiên dựa trên trường TOS và
802.1 p, và dịch vụ khác biệt dscp.
 Hỗ trợ kiểm soát băng thông (dựa trên cổng, địa chỉ MAC, địa chỉ IP, ID cổng
TCP hoặc ID cổng UDP) với độ chi tiết điều khiển là 64 Kbit/S.
 Hỗ trợ ba chế độ lập lịch hàng đợi: hàng đợi ưu tiên (PQ), vòng tròn có trọng
số (wrr) và PQ + wrr.
 Hỗ trợ hqos, đảm bảo băng thông đa dịch vụ cho nhiều người dùng: cấp độ
đầu tiên đảm bảo băng thông người dùng và cấp độ thứ hai đảm bảo băng
thông cho từng dịch vụ của mỗi người dùng. Điều này đảm bảo rằng băng
thông đảm bảo được phân bổ tuyệt đối và băng thông bùng nổ được phân bổ
khá.

 Tính năng bảo mật toàn diện


1. Đo lường an ninh Hệ thống
 Bảo vệ chống lại tấn công DoS (từ chối dịch vụ).
 Mac (Media Access Control) lọc địa chỉ.
 Chống ICMP/IP gói tấn công.
 Lọc định tuyến địa chỉ nguồn.
 Danh sách đen.
2. biện pháp bảo mật người dùng
 DHCP (giao thức cấu hình máy chủ động) tùy chọn 82 để tăng cường bảo mật
DHCP.
 Liên kết giữa địa chỉ MAC/IP và cổng.
 Giả mạo chống MAC và giả mạo chống IP.
 Xác thực dựa trên số sê-ri (SN) và mật khẩu của onu/ONT.
 Mã hóa gấp ba lần.
 Truyền phát được mã hóa theo hướng hạ lưu GPON cho những người dùng
khác nhau, chẳng hạn như mã hóa AES (Advanced Encryption Standard) 128-
bit.
 GPON Loại B OLT kép homing.
 Liên kết thông minh và liên kết màn hình cho mạng với các kênh ngược dòng
kép.
Thiết kế độ tin cậy cao
 Thông qua sao lưu dự phòng 1 + 1 cho bảng điều khiển và bảng giao diện
ngược dòng.
 Cung cấp các chức năng chống sét và chống nhiễu.
 Hỗ trợ cảnh báo trước lỗi trên các đơn vị và bộ phận Đầy Đủ (tiêu thụ), chẳng
hạn như quạt, nguồn điện và pin.
 Bảo vệ 1 + 1 (Loại B) cho cổng Pon và bộ chuyển đổi bảo vệ dịch vụ cấp 300
ms cho sợi quang xương sống được hỗ trợ.
 Hỗ trợ nâng cấp bảng điều khiển chính trong dịch vụ.
 Hỗ trợ phát hiện nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
 Các chức năng truy vấn nhiệt độ bảng, cài đặt ngưỡng nhiệt độ và tắt nhiệt độ
cao được hỗ trợ.
 Hỗ trợ có thể hoán đổi nóng cho tất cả các bảng dịch vụ và bảng điều khiển.
 Cung cấp mạch Khởi động mềm, mạch bảo vệ, bảo vệ giới hạn dòng điện và
chống đoản mạch cho công suất đầu vào của các bảng trong subrack để bảo vệ
các bảng chống sét và đột quỵ.
 Hỗ trợ GPON Loại C OLT homing kép.
 Hỗ trợ liên kết thông minh và liên kết màn hình cho mạng với các kênh ngược
dòng kép.

 Thông số kỹ thuật:
- Kích thước subrack: 21inch (chiều rộng), 300 mm (chiều sâu) và 10 U (chiều
cao).
- Hai khe cắm cho bảng điều khiển,16 khe cắm cho bảng dịch vụ,2 khe cắm
cho bảng ngược dòng.
- Công suất bảng nối đa năng: 3,2 Tbit/s.
- Băng thông trên mỗi khe: 20 Gbit/s hoặc 40 Gbit/s.
- Bảng điều khiển hỗ trợ chế độ hoạt động / chờ và chế độ chia sẻ tải.
- MA5600T hỗ trợ đầu vào DC.
- Slot9,10 : card điêu khiên (H801SCUN) - Slot 1-8,11->18 : card dich vu (H801GPBD) - Slot 19,20 : card
upstream (H801GICG) - Slot 21,22 : card nguôn (H801PRTE)

 Tính năng:

 Hỗ trợ dịch vụ truy cập GPON và GPON 10g. Thiết bị hoạt động như một thiết bị
đầu cuối đường Quang (OLT) trong hệ thống GPON, làm việc với thiết bị đầu
cuối mạng quang (ONT) hoặc các đơn vị mạng quang học khác (onus).

 Hỗ trợ truy cập quang học từ điểm đến điểm (P2P) FE/GE và cung cấp cho người
dùng truy cập FTTH P2P bằng cách hợp tác với ONT.

 Cung cấp giải pháp dịch vụ thoại dựa trên giao thức khởi đầu Phiên (SIP) và
h.248, hỗ trợ cổng Pots để thực hiện dịch vụ thoại, dịch vụ Fax, dịch vụ Modem
Băng hẹp và các dịch vụ bổ sung khác nhau.
 Cung cấp dịch vụ đường dây riêng E1/N * 64 K thông qua bảng TDM shdsl. Và
bảng h802edtb hỗ trợ tính năng TDM shdsl.

 Hỗ trợ các dịch vụ truy cập băng thông rộng như ADSL2 +, vdsl2 và shdsl, nâng
cao chức năng xdsl. 

Hình 3.5: Cấu trúc phần cứng của MA5600T

Thiết bị OLT MA5600T


Thiết bị ONT

Pdf
Hg8054G
Hg863
Hộp phối quang ODF 96FO:
ODF (Optical Distribution Frame) hay hộp phối quang là thiết bị quang cần thiết
trong hệ thống mạng cáp quang, là thiết bị bảo vệ và phân phối đường cáp quang giúp dễ
dàng hơn trong việc triển khai thi công lắp đặt cũng như bảo trì, bảo dưỡng và xử lí sự cố
mạng xảy ra. Đồng thời hộp phối quang còn là nới phân phối các kết nối đến các thiết bị
khác trong hệ thống mạng như là modem quang hoặc converter quang (Bộ chuyển đổi
quang điện).
Hình 3.: Hộp phối quang ODF 96FO

 Cấu tạo ODF quang: Hai phần chính gồm vỏ hộp và phụ kiện bên trong.
 Vỏ hôp phối quang: Làm bằng nhựa và thép được sơn tĩnh điện chống các mài
mòn do tác nhân bên ngoài. Độ dày của những vỏ hộp phụ thuộc vào kích
thước tủ và vị trí đặt tủ mà có độ dày thích hợp, được thiết kế khép kín chống
các nhân bên ngoài môi trường tác động làm ảnh hưởng tới các mối hàn.
 Phụ kiện của ODF quang bao gồm khay hàn quang, dây hàn quang, đầu nối
quang adaptor. Hộp phối quang chưa các dây nối quang và những mối hàn nối
cáp quang, một đầu dây nối được cắm adapter và đầu còn lại của sợi quang
được hàn vào dây hàn quang và sợi dây nhảy quang sẽ đưuọc kết nối từ chính
adapter tới các thiết bị trong hệ thống.

 Phân loại và chức năng của hộp phối quang:


 Phân loại: Phân thành hai nhóm chính gồm hộp phối quang trong nhà (treo
hoặc lắp Rack) và hộp phối quang ngoài trời (hộp nhựa hoặc tủ sắc). Tùy
theo nhu cầu sử dụng và sợi quang mà mỗi loại hộp phối quang lại được
chia nhỏ thành nhiều loại khác nhau theo số lượng sợi quang.
 Chức năng, ứng dụng:Là nơi để tập trung, bảo vệ các mối hàn cáp quang
trước những tác động, ảnh hưởng của môi trường có thể gây ảnh hưởng đến
chất lượng của các mối
hàn cáp quang. Khi các
mối hàn cáp quang bị hư
hại sẽ gây ra các sự cố về
cáp quang như đứt, nghẽn
cáp quang gây ảnh hưởng đến việc truyền dữ liệu trong quá trình truyền dẫn
gây nhiều thiệt hại lớn.

Thông số kỹ thuật
Hình 3. : Hộp phối quang ODF 96 FO đầy đủ
phụ kiện. Mã hàng UNR-ODF96R/F
Quy cách Rack: 19
Trọng lượng 7 Kg
Kích thước H: 130; W: 440; D: 335 mm
Đầu adapter FC; SC; ST; LC
Dung lượng tối đa 12; 24; 48; 96 sợi

3.2.2 Bộ định tuyến Cisco ASR903:

Bộ định tuyến dịch vụ tổng hợp Cisco ASR 900 Series được xây dựng cho văn
phòng trung tâm từ xa và các trang web tổng hợp nhỏ hơn để đáp ứng các yêu cầu của
nhà cung cấp dịch vụ về tổng hợp Carrier Ethernet. Bằng cách hỗ trợ hàng nghìn người
đăng ký chất lượng dịch vụ, Ethernet đồng bộ và IEEE 1588, cung cấp truyền tải Layer 2,
IP và MPLS cho các dịch vụ L2VPN, L3VPN và multicast nâng cao, chúng giúp bạn có
được dự phòng, độ sâu nông, tiêu thụ điện năng thấp và quy mô dịch vụ cao trong các bộ
định tuyến được đóng gói.
Hình 3.2: Bộ định tuyến Cisco ASR903.

 Thông số kỹ thuật:

Số bộ phận ASR-903
Giá đỡ Bộ giá đỡ ETSI
Bộ giá đỡ 19 inch
Bộ giá đỡ 23 inch
Nguồn điện 2 khe cấp nguồn
Mô-đun giao diện 6 khe cắm mô-đun giao diện
Bộ xử lý chuyển đổi 2 khe cắm RSP
tuyến đường
Khay quạt 1 khay quạt với quạt dự phòng
4 cảnh báo đầu vào tiếp điểm khô trên khay quạt

Thông số vật lý Chiều cao: 5,22 in. (132,6 mm) – 3RU


Chiều rộng: 17,44 in. (443 mm)
Chiều sâu: 9,22 in. (234,2 mm)
Cân nặng:
– 34,17 lb (15,5 kg) với hai RSP, hai nguồn điện DC và
được nạp bằng sự kết hợp điển hình của các thẻ mô-đun
giao diện
– 11,2 lb (5,1 kg) đối với khung rỗng
– Trọng lượng lô hàng 38 lb
Luồng không khí Luồng gió từ bên sang bên; đầu vào ở bên phải, cửa ra ở
bên trái khi nhìn từ phía trước
Điện áp đầu vào DC Đối với nguồn điện DC 550W, dải điện áp: 19,2V đến 72V
DC, định mức + 24V DC, -48V / –60V DC.
Đối với nguồn điện 1200W DC, dải điện áp: –40,8V đến –
72V DC, đinh mức –48V / –60V DC.
Môi trường hoạt động Nhiệt độ hoạt động –40 đến 65ºC (hoạt động DC, với cả
nguồn điện 550W và 1200W)
Nhiệt độ hoạt động –40 đến 65ºC (hoạt động AC, với
nguồn điện 1200W)
Nhiệt độ hoạt động –5 đến 55ºC (hoạt động AC, với nguồn
điện AC 550W)
Nhiệt độ hoạt động từ 0 đến 40ºC (hoạt động AC, với
nguồn điện AC 550W)

 Cấu tạo:
Router Cisco ASR 903 hỗ trợ 6 cổng interface module, 2 cổng RSP, 2 khe cắm
nguồn điện và 1 quạt tản nhiệt.

 Tính năng:

- Băng thông rộng: Router Cisco ASR 900 hỗ trợ băng thông rộng để triển khai
các dịch vụ “any-play” như thoại/video/dữ liệu/di động, hỗ trợ tính năng QoS cho phép
các bộ định tuyến mở rộng quy mô đến một số lượng lớn hàng đợi trên mỗi thiết bị, mang
lại băng thông rộng giúp nâng cao đáng kể trải nghiệm người dùng

- Phân loại trước cho các ứng dụng di động: Cisco ASR900 được triển khai như
một nền tảng phân loại trước cho hoạt động backhaul trên thiết bị di động, hỗ trợ Ethernet
đồng bộ (SyncE) và IEEE-1588, và có thể hoạt động như nguồn cho xung nhịp mạng

- Tổng hợp Metro Ethernet: Cisco Router ASR900 được xây dựng để đáp ứng các
yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ tổng hợp về Carrier Ethernet. Nó được tối ưu hóa cho
những môi trường cần một nền tảng tổng hợp đầy đủ tính năng, mô-đun, diện tích nhỏ và
dự phòng đầy đủ. Router Cisco ASR 900 cung cấp dịch vụ linh hoạt và cung cấp truyền
tải Lớp 2, IP và MPLS cho các dịch vụ L2VPN, L3VPN và multicast nâng cao.

- Triển khai linh hoạt: Router Cisco ASR 900 Series được thiết kế với kiểu dáng
nhỏ gọn cùng phạm vi nhiệt độ mở rộng để phù hợp với việc triển khai trong không gian
nhỏ hẹp. Thiết kế luồng không khí từ bên sang bên cho phép hai bộ định tuyến Cisco
ASR 900 Series được gắn liền nhau trong một tủ 600 mm.

- Tính sẵn sàng và tính module cao: Router Cisco ASR 900 là một nền tảng
module, cung cấp bộ nguồn AC và DC, khay quạt và một loạt các mô-đun giao diện có
thể thay thế và nâng cấp. Sản phẩm này cung cấp khả năng dự phòng phần cứng trong
hộp và hỗ trợ dự phòng phần mềm với hỗ trợ dịch vụ nâng cấp phần mềm (ISSU)

- Khả năng hoạt động hiệu quả: Cisco ASR 900 có các tính năng cần thiết giúp các
nhà cung cấp dịch vụ đơn giản hóa và tự động hóa việc quản lý mạng của họ, thúc đẩy
tăng hiệu quả trong việc triển khai và vận hành mạng. Cisco ASR 900 Series cung cấp
các công cụ chẩn đoán chủ động giúp các nhà cung cấp dịch vụ tránh các sự cố tiềm ẩn,
khắc phục mọi sự cố và triển khai các giải pháp khi sự cố được chẩn đoán.

- Thiết kế hệ thống: Router Cisco ASR 900 đi kèm khay quạt và nguồn AC/DC có
thể thay thế và nâng cấp, được trang bị các khe cắm giao diện module, tích hợp hệ điều
hành mô-đun Cisco IOS XE S mang lại tốc độ và khả năng phục hồi mạnh mẽ. Cisco
ASR 900 cung cấp giải pháp quản lý mạng Cisco Prime for Evolved Programmable
Networks giúp đơn giản hóa đáng kể việc thiết kế, cung cấp và quản lý mạng.

 Nguyên lý hoạt động:

3.3 Công nghệ SD-WAN:

Software-define Wide Area Network (SD-WAN) là một kiến trúc mạng trong đó
tách biệt phần điều khiển và phần quản trị ở các thiết bị gateway, hiện đang nằm phân bố
trên từng thiết bị, đưa về quản lý tập trung bằng phần mềm. Do dùng phần mềm cho chức
năng điều khiển tập trung nên các lưu lượng chạy từ chi nhánh về văn phòng chính hoặc
từ chi nhánh đi ra Internet được điều phối một cách thông minh. Chức năng data plane thì
để lại trên từng thiết bị, không di chuyển lên quản lý tập trung.

Để bắt đầu chuyển dịch hệ thống CNTT của doanh nghiệp lên môi trường cloud,
multi-cloud đồng thời rút ngắn thời gian triển khai, doanh nghiệp cần thay đổi cách sử
dụng môi trường mạng WAN truyền thống sang SD WAN. Là Nhà cung cấp dịch vụ hội
tụ, giải pháp SD WAN của CMC Telecom nằm trong hệ sinh thái CNTT sẽ giúp doanh
nghiệp có được khả năng kết nối mạng hiệu suất cao, dễ dàng quản trị, hỗ trợ các sáng
kiến chuyển đổi kỹ thuật số để đơn giản hóa các hoạt động và tăng cường sự linh hoạt
trong kinh doanh.

 Mô hình hệ thống CISCO SD-WAN:

Hình 3.11: Mô hình hệ thống SD-WAN.

Kiến trúc mạng Cisco SD-WAN Viptela ngoài 2 phần chính là control và data còn
thêm phần management (vManage) và orchestration (vBond):
Hình 3.12: Kiến trúc mạng Cisco SD-WAN.

 vManage: thực hiện chức năng quản lý thiết bị, quản lý cấu hình và giám sát
tập trung bằng giao diện đồ họa trực quan.
 Nhiệm vụ: là điểm quản lý thiết bị tập trung
 Xây dựng template và policy cho hệ thống mạng SD-WAN.
 Troubleshooting và Monitoring toàn bộ hệ thống.
 Thực hiện reboot hệ thống, và nâng cấp software.
 Giao diện với người quản trị qua GUI.
 vBond: thực hiện chức năng sắp xếp, làm trung tâm kết nối ban đầu để các
thành phần gia nhập mạng SD-WAN.
 Nhiệm vụ: Kết nối giữa control plane và data plane. Là điểm thực hiện xác
thực thiết bị đầu tiên vEdge với hệ thống.
 Tất cả các phần tử trong mạng đều cần biết thông tin vBond.
 Phân phối danh sách vSmart và vManage đến các vEdge.
 Bắt buộc sử dụng IP Public.
 vSmart: đầu não của mạng SD-WAN thực hiện chức năng điều khiển: chọn
đường, thực thi chính sách tập trung...
 Thiết lập kết nối giữa vSmart với tất cả các vEdge.
 Phân phối thông tin định tuyến, dịch vụ, policy và application tới các
vEdge.
 Thực hiện kiểm soát các policy tại control plane với từng dịch vụ. Xây
dựng Traffic Engineering với từng service VPN.
 Giảm độ phức tạp của toàn bộ cấu trúc control plane so với mạng Wan
truyền thống.
 vEdge: là các router SD-WAN, thực hiện chức năng truyền tải dữ liệu giữa các
router trên kênh truyền được mã hóa.
 Nhiệm vụ: đảm nhiệm chức năng data plane trong mạng.
 Thiết lập kết nối có mã hóa với vSmart controller.
 Xử lý data plane với các ứng dụng và policy nhận được từ vSmart
 Kết nối vật lý với hệ thống mạng LAN tại Site.
 Định tuyến với mạng LAN tại từng Site qua các giao thức động hoặc
tĩnh.
 Ưu điểm của hệ thống mạng SD-WAN:
 Cải thiện hiệu suất ứng dụng và chất lượng dịch vụ cho nhân viên làm
việc từ xa hoặc ở chi nhánh.
 Giảm chi phí WAN và tăng dung lượng thông qua việc sử dụng các kết
nối di động và các đường truyền giá rẻ.
 Tăng tính linh hoạt để ưu tiên các ứng dụng quan trọng của doanh
nghiệp hơn các loại dữ liệu khác.
 Đảm bảo tính liên tục của mạng nhằm tránh ảnh hưởng tới công việc
kinh doanh, có khả năng khắc phục sự cố do thiên tai, duy trì kết nối dù
mạng bị lỗi nhiều lần.
 Tăng cường bảo mật kết nối trên mạng WAN.
 Giảm độ phức tạp của hệ thống mạng tại chi nhánh bằng cách hợp nhất
các dịch vụ vào trong một thiết bị đặt tại rìa mạng để có thể quản lý tập
trung và áp đặt các chính sách.

You might also like