You are on page 1of 5

Skip to contentSkip to footer

Dịch vụNội dung phổ biếnTuyển dụngGiới thiệu


Vietnam
VN

Search

PwC Việt NamDịch vụQuản lý rủi ro trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Quản lý rủi ro trong các doanh


nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19
Trong bối cảnh COVID-19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, gây thiệt hại đáng kể đến các doanh nghiệp và cá nhân,
những kiến thức liên quan tới quản lý rủi ro trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Sự lây lan rộng rãi của COVID-19 và những bất ổn về kinh tế đã mang đến nhiều thách thức cho xã hội. Bên cạnh
những tác động tới con người, COVID-19 đã và đang nhanh chóng gây ra những gián đoạn trong kinh doanh và tiêu
dùng không chỉ ở riêng các khu vực bị ảnh hưởng.

Với các rủi ro như tấn công mạng bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu, rủi ro về khả năng phục hồi của các nhà cung
cấp dịch vụ chính, chậm tiến độ dự án, giảm khả năng duy trì mức độ cung cấp dịch vụ chính, các doanh nghiệp buộc
phải vận hành tốt hoạt động kinh doanh và có những chiến lược đúng đắn.

Với mục đích như trên, PwC đã xây dựng một bản tóm lược về quản lý rủi ro, với các câu hỏi chính và các hoạt đồng
cần xem xét như sau:

Quý vị có thể tìm hiểu những hướng dẫn thực tế cho


một số lĩnh vực bị tác động bởi COVID-19 tại đây.
 Kiểm toán nội bộ
 Quản trị rủi ro
 Tuân thủ
 Tuân thủ của bên thứ ba
 An ninh mạng
 Khả năng phục hồi kinh doanh

Kiểm toán nội bộ

COVID-19 tác động tới nhiều hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có Kiểm toán Nội bộ (KTNB) và An ninh Mạng.

Khi doanh nghiệp thay đổi cách thức vận hành và cơ cấu tổ chức để ứng phó với COVID-19, các rủi ro có thể trở nên phức

tạp hơn, các rủi ro mới có thể phát sinh, và có khả năng phá vỡ hệ thống kiểm soát nội bộ hiện hành. Điều này yêu cầu chức

năng KTNB thể hiện sự linh hoạt thông qua khả năng vận hành từ xa, nhằm giảm thiểu tác động của COVID-19 tới hoạt

động KTNB và tối đa hóa lợi ích của chức năng này đối với ban giám đốc và các phòng ban trong toàn doanh nghiệp. KTNB
phải luôn sát cánh cùng doanh nghiệp với tâm thế sẵn sàng hỗ trợ để cùng nhau cung cấp dịch vụ một cách an toàn, bảo mật

và đáng tin cậy.

Khi làm việc từ xa, doanh nghiệp chịu các rủi ro cao hơn liên quan tới an ninh mạng, do phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ

và tương tác trực tuyến. Khi có nhiều thông tin và dữ liệu được truyền trực tuyến và có ít hỗ trợ tại chỗ hơn, bộ phận Công

nghệ thông tin (CNTT) phải sẵn sàng cung cấp các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cần thiết để đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ

dữ liệu và kiểm soát hoạt động CNTT.

Trong bối cảnh có nhiều biến động như hiện nay, nhiều lĩnh vực quan trọng của KTNB sẽ cần được đặc biệt chú ý.

Những câu hỏi cần được xem xét

 Trưởng KTNB cần lựa chọn những nội dung kiểm toán nào để thực hiện đầy đủ chức năng kiểm toán, hoàn
thành nhiệm vụ được giao với các bên liên quan mà vẫn có thể đảm bảo an toàn cho thành viên nhóm KTNB?

 Doanh nghiệp đã điều chỉnh mô hình hoạt động của mình như thế nào để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ KTNB?

 Doanh nghiệp duy trì tương tác liên tục và hiệu quả với các bên liên quan như thế nào?

 Doanh nghiệp quản lý làm việc từ xa như thế nào?

 Doanh nghiệp quản lý thiếu hụt tài nguyên và năng lực như thế nào?

 Những giải pháp công nghệ nào được áp dụng để cung cấp cho doanh nghiệp một môi trường làm việc từ xa
an toàn và không gián đoạn?

 Bộ phận CNTT đã được cấu trúc và phân công công việc như thế nào để vận hành hiệu quả các chức năng hỗ
trợ và kiểm soát CNTT từ xa?

 Các biện pháp bảo mật có thể đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ làm việc từ xa và chuyển dữ liệu không bị xâm
phạm?

 Làm thế nào để quản lý hiệu quả các nhà cung cấp bên thứ ba và bảo mật dữ liệu và dịch vụ nếu các nhà
cung cấp đó cũng bị ảnh hưởng bởi COVID-19?

Các dịch vụ quan trọng

 Bảo vệ nhiệm vụ của KTNB: Nhiệm vụ của KTNB phải được duy trì theo các yêu cầu của luật định và điều lệ
KTNB, hoặc tối thiểu phải tập trung lại vào các nội dung quan trọng.

 Thực hiện chức năng KTNB từ xa: Sử dụng giải pháp công nghệ của PwC để tiến hành đánh giá từ xa môi
trường kiểm soát chung tại doanh nghiệp; sau đó sử dụng kết quả này để xác định các nội dung cần được kiểm toán sâu hơn.

 Đảm bảo an toàn cho nhân viên KTNB: Chức năng KTNB thường được tiến hành tại thực địa. Tuy nhiên,
COVID-19 có thể ngăn chặn quá trình thực hiện chức năng này theo phương pháp truyền thông mà doanh nghiệp đã lên kế
hoạch.
 Các loại rủi ro mới: Doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các rủi ro mới. Do đó, kế hoạch đánh giá rủi ro và
kiểm toán cần được cập nhật bởi kiểm toán viên nội bộ. Tuy nhiên, bộ phận KTNB của doanh nghiệp có thể thiếu nguồn lực
và năng lực để đánh giá những rủi ro mới này.

Tìm hiểu các dịch vụ liên quan

Tư vấn và quản lý rủi roKiểm toán nội bộTư vấn quản lý rủi ro An ninh mạng - CNTTKinh doanh bền vững
Quản trị, rủi ro và tuân thủRủi ro và ứng phó

Nội dung hữu ích

Hoạt động trong thời ký đầy biến động

Tám lĩnh vực chính doanh nghiệp cần xem xét nhằm hoạt động an toàn cùng COVID

COVID-19: Thông tin quan trọng dành cho Lãnh đạo doanh nghiệp
Đứng trước đại dịch COVID-19, lãnh đạo doanh nghiệp cần ứng phó với khủng hoảng, quản lý gián đoạn trong chuỗi

cung ứng và xem xét ảnh hưởng của đại dịch tới...

Khảo sát CFO thời COVID-19

Các nhà lãnh đạo ngành tài chính định hướng những gián đoạn trong kinh doanh mà họ chưa từng gặp phải như thế nào?

Liên hệ với chúng tôiHide

Có thắc mắc hay yêu cầu cho PwC? Liên hệ với chúng tôi tại đây!

Các trường dấu là bắt buộc(*)


Họ và tên*

Email*

Công ty*

Câu hỏi hoặc yêu cầu của Quý vị*

Xin chọn ô bên dưới*

Bằng cách đăng kí email, bạn đã công nhận rằng bạn đã đọc Cam kết quyền riêng tư và bạn đã đồng ý với việc chúng tôi

sẽ xử lý dữ liệu của bạn theo như cam kết trong Cam kết quyền riêng tư (bao gồm cả chuyển dữ liệu quốc tế). Nếu bạn
thay đổi ý kiến vào bất kì lúc nào về nhu cầu nhận thông tin từ chúng tôi, bạn có thể gửi email cho chúng tôi sử dụng

trang Liên hệ.

Nguyễn Phi Lan

Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Kiểm toán, PwC Việt Nam

ĐT: +84 24 3946 2246

Email
Xavier Potier

Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn và quản lý rủi ro, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Email
Johnathan Ooi Siew Loke

Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn Thương vụ, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796

Email
Yu Loong Goh

Giám Đốc, Dịch vụ Quản lý rủi ro CNTT, PwC Việt Nam

ĐT: +84 28 3823 0796, máy lẻ: 1007

Email

You might also like