You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Giảng viên: TS. Lê Việt Hưng


Họ và tên: Trần Minh Hiếu
MSSV: 31211020911
Mã lớp HP: CT2 - 22C1MAN50200122

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
II. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................3
1. Thực trạng và tác động của COVID—19 đến nền kinh tế..................................3
2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch.....................4
a. Các ngành công nghiệp hoạt động từ xa...........................................................4
b. Lao động tri thức được trang bị văn hóa an toàn.............................................5
c. Chuyển đổi số......................................................................................................5
3. Thách thức và khó khăn đặt ra đối với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh
6
4. Cơ hội để doanh nghiệp  phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và phát
triển trong thời gian tới................................................................................................7
III. Tài liệu tham khảo.................................................................................................8
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều hoạt động kinh tế của các nước trên toàn thế giới bị
ngưng trệ hoặc sụt giảm và trong khi đó thì nhu cầu chi tiêu cho công tác phòng chống,
khắc phục hậu quả của bệnh dịch lại tăng cao. Dẫn đến tình trạng một số nước bị thâm
hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm và rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng về
kinh tế và thương mại. Lý do chọn đề tài “Tác động của đại dịch COVID – 19 đến nền
kinh tế thế giới” nhằm tìm hiểu rõ hơn những tác động bất lợi, sâu rộng, cả trực tiếp và
gián tiếp mà đại dịch COVID – 19 đã gây ra đối với nền kinh tế trên toàn cầu.
2. Mục đích nghiên cứu
Sự lan truyền rộng rãi của COVID-19 và các tác động về kinh tế đã mang lại những bất
ổn cho xã hội. Bên cạnh những thiệt hại về người, COVID-19 đã và đang tiếp tục gây nên
sự xáo trộn trong sản xuất và kinh doanh không chỉ ở riêng các khu vực chịu ảnh hưởng.
Với các nguy cơ do tấn công mạng bảo mật thông tin, rò rỉ dữ liệu, lo ngại về sự hồi phục
của các nhà cung cấp dịch vụ chính, chậm trễ tiến độ dự án, mất khả năng duy trì mức độ
cung cấp dịch vụ lớn, các doanh nghiệp buộc phải điều hành tốt hoạt động kinh doanh để
có những chiến lược phù hợp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cở sở lý luận
- Tìm hiểu rõ ràng, sâu rộng hơn về sự tác động của đại dịch COVID – 19 đến các
nền kinh tế
- Nghiên cứu rõ hơn về môi trường hoạt động và những thử thách của quản trị
doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch
- Từ đó, có thể đưa ra được kết luận, khuyến cáo và đề ra các giải pháp để phục hồi
nền kinh tế trong thời kỳ “hậu COVID – 19”
4. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận hướng tới đối tượng là tất cả những doanh nghiệp, những người tham gia vào
các hoạt động sản xuất kinh tế (công nhân, người kinh doanh, người lao động, …) đang
bị ảnh hưởng do tác động của đại dịch COVID–19
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng và tác động của COVID—19 đến nền kinh tế
Doanh nghiệp yếu đã phải đóng cửa hoặc phá sản vì không chống chịu. Bên cạnh đó, họ
phải tạm dừng sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng vì làm ăn không lãi, lỗ trong môi
trường kinh doanh quá khắc nghiệt. Một bộ phận doanh nghiệp không phát triển được do
nhập khẩu những hàng hoá không cần thiết hoặc bị cấm lưu hành trong quá trình thực
hiện giãn cách kinh tế. Nhiều địa phương, đặc biệt là những tỉnh thuộc trung tâm công
nghiệp lớn, trung tâm dịch phí Nam phải thực hiện chính sách giãn cách xã hội chặt chẽ
nhằm phòng chống dịch Covid-19 (quy định 3 tại chỗ, 1 cung đường và 2 điểm đến) do
không có đủ nguồn lao động, thậm chí phải chịu chi phí sản xuất cao khi tham gia các
khâu nhập nguyên liệu, sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp
không có nguồn nguyên liệu để cung cấp nên không đáp ứng đủ đơn hàng đúng hạn, bị
giãn hoặc huỷ hợp đồng đã ký kết, trong đó có cả đơn hàng xuất khẩu. Một bộ phận
doannh nghiệp phải dừng hoạt động để thực hiện giãn cách xã hội trong lĩnh vực xây
dựng, kéo theo nhiều ngành cung ứng nguyên vật liệu khác như ximăng, sắt thép, gạch,
sành, sứ và những thiết bị xây lắp theo công trình ngừng sản xuất vì không tiêu thụ được
sản phẩm…
2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch
Khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi các định nghĩa cũng như khái niệm về chi phí. Một
số chi phí vốn được nhiều nhà lãnh đạo coi là cố định thì giờ đã là chi phí thay đổi (ví dụ:
giá thuê văn phòng). Trong khi đó, một số năng lực vốn được coi như tạo khác biệt thì
giờ đây đã là yêu cầu bắt buộc trong điều hành doanh nghiệp (ví dụ: tự động hoá hay
công nghệ thông tin hỗ trợ phối hợp làm việc). Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
đang dần thích ứng với tình trạng ‘bình thường mới’, giới lãnh đạo doanh nghiệp phải
tiếp tục cân đối chiến lược cắt giảm chi tiêu để không gây ảnh hưởng cho thị trường,
đồng thời tập trung đầu tư vào những lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng. Để sẵn sàng cho
những khó khăn trong dài hạn, đây cũng là thời điểm tốt để xem xét lại các lĩnh vực
doanh nghiệp quan tâm, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi cung ứng và đào tạo nhân viên
theo cách điều hành mới.
a. Các ngành công nghiệp hoạt động từ xa
Hoạt động từ xa là khó khăn cho
những ngành này. Nhân viên tuyến
đầu không có khả năng tiếp cận với
những thiết bị tương tự như nhân viên
hành chính, gây nên một sự cách biệt
trong các văn phòng và cửa hiệu. Các
ngành công nghiệp hiện đang khám
phá cách họ có thể sử dụng các bài
học kinh nghiệm từ không gian tri
thức đã được hình thành theo hướng
trải qua những gián đoạn của
COVID-19.
Các công cụ khác như Honeywell
Forge cho phép các công ty quản lý sản xuất từ xa. Đầu tiên, dữ liệu được lưu trữ trên
máy chủ và phần cứng. Sau đó, dữ liệu hoạt động sẽ được kết hợp với dữ liệu doanh
nghiệp để có thể lưu trên đám mây. Tiếp theo, các nhà lãnh đạo sẽ chạy những ứng dụng
được hỗ trợ của AI nhằm giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn bằng việc hợp lý hoá hay tự
động hoá một số quy trình cần thiết. Cuối cùng, mục tiêu là giúp cho những hoạt động từ
xa trở nên liền mạch như ở mặt đất.
b. Lao động tri thức được trang bị văn hóa an toàn
Một điều mà nhiều doanh nghiệp Mỹ hiểu rõ nhất là an toàn. Những môi trường này vốn
nguy hiểm hơn văn phòng, đòi hỏi phải có văn hoá giao tiếp, chính sách và chương trình
huấn luyện nhằm giữ cho người lao động an toàn để làm việc hiệu quả. “Đối với chúng
tôi, an toàn luôn luôn là một lĩnh vực của thế giới công nghệ, ” Que Dallara, giám đốc
điều hành của Honeywell Connected Enterprise cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới
đây. " Chúng ta không thể mở một nhà máy mà không làm việc đó, nhưng điều này giờ
đây đang xảy đến với cả các văn phòng, và vấn đề cấp thiết này đã thành một vấn đề công
thái học. ” Văn phòng là nơi làm việc chính của lao động trí óc như kỹ sư và lập trình
viên. Những lao động này đảm nhiệm các công việc yêu cầu khả năng tập trung cao hơn
so với lao động tay chân. Giữa các quy định mới về sức khoẻ COVID-19 và mối lo ngại
ngày càng gia tăng của người dân, nhân viên văn phòng cần nhanh chóng thấm nhuần văn
hoá an toàn cùng với sự trở lại công việc của mình. Hướng dẫn về giãn cách xã hội yêu
cầu các doanh nghiệp cần hiểu biết sâu về nơi mà toà nhà của mình đang được dùng, cách
mọi người đi lại trong thành phố hay cách những hệ thống trong toà nhà làm cho họ an
toàn và mạnh khoẻ. Điều này đòi hỏi những công cụ có thể tập hợp dữ liệu doanh nghiệp,
thông tin toà nhà hay dữ liệu an ninh nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định và giao tiếp.
c. Chuyển đổi số
Đến nay, chuyển đổi số đã trở thành một thực tế buộc các doanh nghiệp phải thích ứng
mới để phát triển và tránh tụt hậu. Điều này có thể thấy qua thực tế ngày càng có nhiều
doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số và đề cao giá trị của của cơ sở dữ liệu doanh
nghiệp. Theo kết quả điều tra “Xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối
cảnh dịch bệnh COVID-19” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
tiến hành năm 2020, khảo sát trên 400 doanh nghiệp, cho thấy, các doanh nghiệp Việt
Nam đã bước đầu nhận thức và áp dụng các giải pháp số ở nhiều khâu, từ quản lý nhân
sự, mua hàng, kho bãi đến quảng cáo, tiếp thị, bán hàng và tài chính. Khi đại dịch
COVID-19 lan rộng, dẫn tới những hạn chế tiếp xúc và việc phải thực hiện các giải pháp
giãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp phải áp dụng nhiều hơn nữa các công nghệ
này trong hoạt động của họ, như về quản lý nhân sự, tài chính điện tử, quảng cáo online.
Trong một thời gian ngắn, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng các giải pháp này tăng vọt so
với trước, ví dụ như trong lĩnh vực quản trị nhân viên từ xa, thanh toán điện tử, đào tạo
online, kiểm soát nội bộ…
Hiện nay ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở
nhiều mức độ khác nhau. Trong ngành ngân hàng, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và
triển khai chiến lược chuyển đổi số bước đầu với ứng dụng IoT cho phép khách hàng truy
cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet
(dịch vụ ngân hàng số Timo của VPBank, Live Bank của TPBank, E-Zone của BIDV…),
hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện
thoại di động (Mobile Banking…).
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ gọi xe công nghệ của nước ngoài như
Grab hay Uber cũng là chất xúc tác để góp phần hình thành nên nhiều doanh nghiệp cung
cấp ứng dụng gọi xe trong nước như Be hay FastGo - là những đơn vị có mô hình hoạt
động mới dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ. Vingroup cũng đã xây dựng hệ thống
quản lý khách hàng thống nhất với VinID, cho phép khách hàng cập nhật và quản lý

thông tin khi giao dịch với VinGroup trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thanh toán các
hoá đơn nhà, tiền điện, nước hay các dịch vụ giải trí.

3. Thách thức và khó khăn đặt ra đối với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch
bệnh
Sức ép về cạnh tranh và đào thải ngày một gia tăng cùng với cú sốc suy thoái kinh tế mà
Covid-19 gây nên đã khiến cho hàng loạt công ty “lao đao”. Doanh nghiệp trong các
nhóm ngành nghề chịu ảnh hưởng mạnh như du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn,
bất động sản, ... đã rơi vào trạng thái “ngủ đông” suốt 3 tháng vừa rồi. Doanh thu của
nhiều công ty trong quý I năm 2020 và dự kiến cả năm năm 2020 bị giảm sút nghiêm
trọng, thậm chí lỗ. Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư bị gián đoạn, ảnh hưởng
đến sản xuất kinh doanh của những tháng, năm sau. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm
ngừng hoạt động hoặc cắt giảm việc làm, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu
điều tra gần 130.000 doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành trong tháng 4
vừa qua cho biết: Khoảng 86% doanh nghiệp chịu tác động xấu của dịch Covid-19. Các
công ty có quy mô càng lớn thì tỷ lệ bị ảnh hưởng xấu từ Covid-19 càng cao. Doanh thu
quý I năm 2020 của các công ty giảm mạnh chỉ bằng 74,1% so với cùng kỳ năm. Mặc dù
doanh thu bị sụt giảm nhiều so với mục tiêu đặt ra, nhưng doanh nghiệp còn phải chịu
những khoản chi phí hàng ngày để trả tiền lương và một số loại chi phí khác cho người
lao động, như lãi suất vay, thuê văn phòng... Khó khăn về thị trường, nguồn thu, luồng
tiền đã khiến một số doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện những biện pháp liên quan đến
lao động: gần 30% doanh nghiệp sử dụng giải pháp cắt giảm lao động; trên 21% doanh
nghiệp cho công nhân nghỉ việc không lương và gần 19% doanh nghiệp giảm lương lao
động. Với tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cùng với tác
động cộng hưởng bởi những nguyên nhân trên, số lượng doanh nghiệp thành lập mới
trong 4 tháng đầu năm 2020 lần đầu tiên có sự sụt giảm so với các kỳ 4 tháng đầu năm
thuộc giai đoạn 2015-2020 (giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2019). Vốn đăng ký bình
quân trên một doanh nghiệp của 4 tháng đầu năm 2020 đạt 11,8 tỷ đồng (giảm 17,9% so
với cùng kỳ năm 2019); quy mô doanh nghiệp ngày càng nhỏ; số doanh nghiệp đăng ký
tạm ngừng hoạt động có thời hạn tăng cao (tăng 33,6% so với cùng kỳ 2019).
Mặc dù hiện nay, tình hình dịch bệnh trong nước bắt đầu có một số tín hiệu cải thiện,
nhưng trên toàn cầu, dịch bệnh này vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nguy hiểm, đặc biệt
những quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu,
... Do đó, tình trạng đứt gãy chuỗi cung, chuỗi giá trị vẫn chưa khắc phục ngay trong thời
gian ngắn, sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là
những doanh nghiệp có đầu vào, đầu ra phụ thuộc vào thị trường thế giới, hội nhập sâu
vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu như may mặc, da giầy, du lịch, hàng
không, nhà hàng, khách sạn, logistic... Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19 tại các
quốc gia đang tìm cách giảm thiểu phụ thuộc vào một thị trường sẽ dẫn đến thay đổi dòng
thương mại thế giới, làm suy giảm các thị trường mới nổi phụ thuộc vào xuất nhập khẩu.
Sau dịch, một số doanh nghiệp FDI lớn có xu hướng tái cơ cấu lại mạng lưới doanh
nghiệp cung cấp nguyên liệu để chủ động hơn trong tìm kiếm địa điểm đầu tư mới đáp
ứng các yêu cầu về khoa học công nghệ, môi trường và dịch vụ y tế an toàn. Bên cạnh đó,
nếu tình hình bệnh dịch còn diễn biến xấu trên toàn cầu thì hiện tượng mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo sẽ diễn ra mạnh hơn nữa, nguy cơ nhiều doanh
nghiệp tiềm năng của Việt Nam (doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, đã có thị phần nhất
định hoặc có vị trí dẫn dắt một số lĩnh vực kinh tế then chốt) có thể sẽ bị thâu tóm bởi các
nhà đầu tư ngoại với giá thấp.
4. Cơ hội để doanh nghiệp  phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và phát
triển trong thời gian tới
Mặc dù chịu nhiều tác động của dịch bệnh nhưng đây cũng là thời điểm để các doanh
nghiệp tự làm mới bản thân, đưa ra những hướng đi mới phù hợp với yêu cầu thị trường
nhằm duy trì sự phát triển bền vững hơn nữa, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Các
doanh nghiệp nhanh nhạy sẽ chuyển trạng thái từ “ngủ đông” sang nắm bắt ngay những
cơ hội mới để phát triển. Đây là cơ sở thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế,
tạo đà cho một sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam
đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao sau các thành công đạt được trong cuộc chiến
phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa qua. Đây là thời cơ “vàng” để quốc tế biết tới Việt
Nam với lợi thế đặc biệt về “độ tin cậy chiến lược”, là điểm đến đầu tư an toàn và có thể
thu hút những dòng vốn dịch chuyển tới Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-
19 hiện đang có những diễn biến hết sức phức tạp tại nhiêù nước trên thế giới, thì việc
kiểm soát tốt dịch bệnh ở Việt Nam đã tạo thuận lợi rất nhiều và có thể đi trước một bước
trong tiến trình khôi phục nền kinh tế, xác lập vị trí mới trên trường quốc tế.
Tác động của Covid-19 tạo ra nhận thức mới, sự chuyển dịch trong thị hiếu tiêu dùng, xu
hướng thương mại điện tử mới trên cơ sở từ xa, ít tiếp xúc; hình thành nhiều ngành nghề
kinh doanh trực tuyến mới dựa trên nền tảng số, ... tạo những thay đổi về cầu với các sản
phẩm, dịch vụ thiết yếu như chế biến thực phẩm; y tế, dược phẩm, chuyển đổi số, e-
logistics...; đem đến cơ hội thị trường mới mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận
dụng để chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, hình thành các chuỗi cung ứng mới và tăng trưởng
bứt phá. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá, sát hạch lại năng lực
thực sự, khả năng chống chịu, ứng phó với rủi ro chính trị, an ninh phi truyền thống; khảo
sát, đánh giá, sắp xếp lại nguồn nguyên liệu, khách hàng nhằm đưa ra hướng đầu tư mới
phù hợp hơn, có kế hoạch thay đổi phương thức hoạt động, chiến lược kinh doanh mới để
nắm bắt tín hiệu, yêu cầu mới của thị trường. Thời điểm này cũng là dịp cho các doanh
nghiệp có thể đầu tư đổi mới thiết bị, máy móc với chi phí thấp hơn; tăng cường khả năng
cạnh tranh, mạng lưới cung ứng trong nước để tránh phụ thuộc vào nước ngoài, nâng cao
chất lượng, giảm giá sản phẩm dịch vụ nhằm nắm bắt cơ hội chiếm lĩnh và củng cố thị
trường. Đồng thời, những chính sách hội nhập quốc tế theo các hiệp định thương mại tự
do mới được ký kết và bắt đầu có hiệu lực sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam
tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, trong giai đoạn khủng hoảng vừa
qua, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang phát huy tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường,
nỗ lực ổn định sản xuất kinh doanh đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. các
doanh nghiệp đã rất chủ động có những biện pháp để cứu mình. Nhiều sáng kiến đã được
thực hiện nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của dịch như điều chỉnh giờ làm việc
hợp lý; tiết kiệm chi phí; rà soát, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu thay thế; nỗ lực
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tại thị trường nước ngoài, nhạy bén nắm
bắt xu hướng kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh... ( trích
nguồn Đăng Ký Doanh Nghiệp)
III. Tài liệu tham khảo
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/5096/doanh-nghiep-viet-nam-hau-covid--
thach-thuc-song-hanh-cung-co-hoi.aspx
https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/rtw-considerations.html
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/10/tac-dong-cua-dich-covid-
19-den-san-xuat-cong-nghiep-trong-quy-iii-va-9-thang-nam-2021/#:~:text=
%E2%80%93%20M%E1%BB%99t%20b%E1%BB%99%20ph%E1%BA%ADn
%20doanh%20nghi%E1%BB%87p%20ph%E1%BA%A3i%20t%E1%BA%A1m%20ng
%E1%BB%ABng%20kinh%20doanh,hi%E1%BB%87n%20gi%C3%A3n%20c
%C3%A1ch%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i.
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/04/bao-cao-tac-dong-cua-dich-
covid-19-den-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-nam-2022/
https://www.studocu.com/vn/document/van-lang-university/quan-tri-hoc/tai-lieu-mon-
quan-tri-hoc/20030362

You might also like