You are on page 1of 4

ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÍ 8

Năm học 2021-2022


I. Kiến thức trọng tâm
1. Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế xã hội các nước châu Á.
2. Khu vực Tây Nam Á
2.1. Vị trí địa lí.
2.2. Đặc điểm tự nhiên
3. Khu vực Nam Á
3.1. Vị trí địa lí.
3.2. Đặc điểm tự nhiên
3.3. Dân cư, đặc điểm kinh tế
4. Kĩ năng sử dụng tập bản đồ 8, áp dụng các công thức tính mật độ dân số, GDP/người, tỉ
trọng của thành phần trong tổng thể…
- Mật độ dân số = Số dân : Diện tích (Người/km2)
- GDP/người = Tổng GDP : Số dân.
- Tỉ trọng của 1 thành phần trong tổng thể = Giá trị thành phần : Tổng × 100.
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Nước có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao nhất ở châu Á là
A. Trung Quốc. B. Hàn Quốc. C. Nhật Bản. D. Ma-lai-xi-a.
Câu 2: Loại cây lương thực được coi là quan trọng nhất của châu Á là
A. lúa gạo. B. lúa mì. C. ngô. D. khoai lang.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của các
nước châu Á?
A. Sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á rất đa dạng.
B. Sản xuất công nghiệp phát triển không đều giữa các nước châu Á.
C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước.
D. Các quốc gia châu Á có trình độ phát triển công nghiệp rất cao.
Câu 4: Dựa vào Tập bản đồ địa lí 8 trang 13, cho biết trung tâm công nghiệp nào của Nam Á
không có ngành đóng tàu?
A. Carasi. B. Mumbai. C. Niu Đêli. D. Côncata
Câu 5: Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn ở châu Á, loại vật nuôi chủ yếu là:
A. trâu, bò, lợn, gà… B. dê, bò, ngựa, cừu…
C. tuần lộc, trâu, bò, lợn… D. tuần lộc, bò, lợn, gà…
Câu 6: Khu vực Tây Nam Á nằm ở giữa ba châu lục là
A. Châu Á – Châu Âu – Châu Phi. B. Châu Á – Châu Mĩ – Châu Phi.
C. Châu Đại Dương – Châu Âu – Châu Phi. D. Châu Á – Châu Âu – Châu Đại Dương.
Câu 7: Quốc gia nào có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á?
A. Ấn Độ. B. Nê-pan. C. Băng-la-đét. D. Pa-ki-xtan
Câu 8: Dựa vào Tập bản đồ địa lí 8 trang 13, cho biết khu vực Nam Á có bao nhiêu trung tâm
công nghiệp?
A. 9. B. 10. C. 11. D. 12.
Câu 9: “Cách mạng xanh” và “cách mạng trắng” là hai cuộc cách mạng trong ngành kinh tế
nào của Ấn Độ?
A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Cơ khí.
Câu 10: Quốc gia/vùng lãnh thổ nào sau đây không thuộc nhóm nước công nghiệp mới?
A. Xin-ga-po. B. Hàn Quốc. C. Đài Loan. D. Lào.
Câu 11: Ở các vùng khí hậu gió mùa của châu Á, vật nuôi chủ yếu là:
A. trâu, lợn, gà, bò… B. dê, bò, ngựa, cừu
C. lợn, gà, cừu, dê. D. tuần lộc, trâu, lợn, gà…
Câu 12: Khu vực Tây Nam Á không giáp với biển nào?
A. Biển Đông. B. Biển Đen. C. Biển Đỏ. D. Biển Ca-xpi
Câu 13: Số dân năm 2019 của Nhật Bản là 126,3 triệu người, diện tích là 378,0 nghìn km2. Mật
độ dân số của Nhật Bản là
A. 933,3 người/ km2 B. 334,1 người/ km2 C. 433,1 người/ km2 D. 393,3 người/ km2
Câu 14: Phía bắc của khu vực Nam Á có đặc điểm địa hình là gì?
A. Hệ thống núi cao hùng vĩ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam.
B. Hệ thống các sơn nguyên thấp và bằng phẳng.
C. Hệ thống đồng bằng rộng lớn.
D. Hệ thống núi thấp, chạy theo hướng vòng cung.
Câu 15: Đặc điểm khí hậu vào mùa đông của khu vực Nam Á?
A. lạnh và khô. B. nóng ẩm, mưa nhiều. C. lạnh và ẩm. D. nóng và khô.
Câu 16: Đại bộ phận diện tích của khu vực Nam Á nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. Cực và cận cực. B. Ôn đới hải dương. C. Ôn đới lục địa. D. Nhiệt đới gió mùa.
Câu 17: Dựa vào Tập bản đồ địa lí 8 trang 13, cho biết giá trị xuất khẩu của Ấn Độ năm 2015
là bao nhiêu?
A. 148,3 tỉ USD. B. 814,3 tỉ USD C. 418,3 tỉ USD D. 314,8 tỉ USD
Câu 18: Độ lớn của đồng bằng Ấn – Hằng là
A. Dài hơn 2600 km, rộng 320-400 km. B. Dài hơn 3000 km, rộng 320-400 km.
C. Dài hơn 2600 km, rộng 250-350 km. D. Dài hơn 3000 km, rộng 250-350 km.
Câu 19: Đặc điểm khí hậu vào mùa hạ của khu vực Nam Á?
A. lạnh và khô. B. nóng ẩm, mưa nhiều. C. lạnh và ẩm. D. nóng và khô.
Câu 20: Vào mùa hạ, khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng của loại gió mùa nào?
A. Gió mùa đômg bắc. B. Gió mùa tây nam
C. Gió mùa tây bắc. D. Gió mùa đông nam
Câu 21: Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc kiểu khí hậu nào?
A, Nhiệt đới ấm gió mùa. B. Nhiệt đới khô.
C. Ôn đới hải dương. D. Ôn đới lục địa.
Câu 22: Sông nào sau đây thuộc khu vực Tây Nam Á?
A. Sông Ấn. B Sông Hằng. C. Sông Ti-grơ. D. Sông Mê Công
Câu 23: Sông nào sau đây thuộc khu vực Nam Á?
A. Sông Ấn. B Sông Hoàng Hà C. Sông Ti-grơ. D. Sông Mê Công
Câu 24: Tại sao về mùa đông, khí hậu Nam Á lại ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ?
A. Do ảnh hưởng của sơn nguyên Đê-can chắn khối không khí lạnh từ đại dương thổi vào.
B. Do ảnh hưởng của đồng bằng Ấn – Hằng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống.
C. Do ảnh hưởng của dãy núi Hi-ma-lay-a chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống.
D. Do ảnh hưởng của sông Ấn và sông Hằng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống.
Câu 25: Khu vực Nam Á có 3 miền địa hình chính lần lượt từ bắc xuống nam là:
A. Sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn Hằng, dãy núi Hi-ma-lay-a.
B. Sơn nguyên Đê-can, dãy núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn Hằng.
C. Dãy núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn Hằng.
D. Dãy núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn Hằng, sơn nguyên Đê-can.
Câu 26: Khu vực Nam Á có các kiểu cảnh quan là:
A. rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
B. rừng nhiệt đới ẩm, rừng lá kim, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
C. rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên, rừng xích đạo và cảnh quan núi cao.
D. rừng nhiệt đới ẩm, xavan, rừng và cây bụi lá cững cận nhiệt.
Câu 27: Những khu vực tập trung đông dân của Nam Á là:
A. Dãy núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn Hằng, sơn nguyên Đê-can…
B. Đồng bằng Ấn Hằng, các đồng bằng ven biển A-rap và vịnh Ben-gan…
C. Dãy núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn Hằng, hoang mạc Tha…
D. Sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn Hằng, hoang mạc Tha…
Câu 28: Kiểu khí hậu không có ở khu vực Tây Nam Á là:
A. nhiệt đới khô. B. cận nhiệt Địa Trung Hải.
C. cận nhiệt lục địa. D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 29: Cho bảng số liệu
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á NĂM 2018
Hàn Quốc Trung Quốc Ấn Độ Nhật Bản
Xuất khẩu 712,7 2655,6 536,6 917,1
Nhập khẩu 631,5 2549,0 642,7 904,4
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019
Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu năm 2018 của các nước châu Á trên?
A. Ở tất cả các nước giá trị xuất khẩu đều lớn hơn nhập khẩu.
B. Ở tất cả các nước giá trị nhập khẩu đều lớn hơn xuất khẩu.
C. Ấn Độ là quốc gia có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu.
D. Nhật Bản là quốc gia có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu lớn nhất trong 4 nước.
Câu 30: Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 8 trang 5, cho biết sông Ô-bi chảy qua các đới khí hậu nào?
A. Ôn đới, cực và cận cực. B. Cận nhiệt và ôn đới.
C. Nhiệt đới và cận nhiệt. D. Xích đạo và nhiệt đới.
Câu 31: Dựa vào Tập bản đồ Địa lí 8 trang 8, cho biết khu vực Nam Á chiếm bao nhiêu % dân
số châu Á năm 2016?
A. 36,3%. B. 39,3%. C. 14,3%. D. 8,4%.
Câu 32: Số dân năm 2019 của Ấn Độ là 1391,9 triệu người, diện tích là 3287,3 nghìn km2. Mật
độ dân số của Ấn Độ là
A. 234,4 người/ km2 B. 423,4 người/ km2 C. 324,4 người/ km2 D. 442,3 người/ km2
Câu 33: Dựa vào Tập bản đồ địa lí 8 trang 8, cho biết năm 2016 dân số châu Á chiếm bao
nhiêu % dân số thế giới?
A. 59,8%. B. 58,9%. C. 85,9%. D. 95,8%.
Câu 34: Dựa vào Tập bản đồ địa lí 8 trang 9, cho biết châu Á chiếm bao nhiêu % trong giá trị
xuất khẩu của thế giới năm 2015?
A. 36,6%. B. 38,4%. C. 39,8%. D. 37,2%
Câu 35: Dựa vào Tập bản đồ địa lí 8 trang 13, cho biết trung tâm công nghiệp Niu Đêli không
có ngành công nghiệp nào?
A. Luyện kim đen. B. Luyện kim màu. C. Cơ khí. D. Điện tử
Câu 36: Dựa vào Tập bản đồ địa lí 8 trang 8, cho biết khu vực Nam Á có bao nhiêu đô thị trên
15 triệu người?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 37: Tổng GDP năm 2018 của Ấn Độ là 2.718.732 triệu USD, số dân là 1.353 triệu người.
GDP/người năm 2018 của Ấn Độ là bao nhiêu?
A. 2009 USD/người. B. 1200 USD/người.
C. 1020 USD/người. D. 1002 USD/người.
Câu 38: Dựa vào Tập bản đồ địa lí 8 trang 10, cho biết tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây
Nam Á có sự phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Ven biển Đỏ và Địa trung Hải. B. Đồng bằng Lưỡng Hà, vùng vịnh Péc-xích.
C. Trên sơn nguyên Iran. D. Ven biển Đen và biển Ca-xpi.
Câu 39: Dựa vào Tập bản đồ địa lí 8 trang 10, cho biết hoang mạc nào sau đây không thuộc
khu vực Tây Nam Á?
A. Hoang mạc Xi-ri. B. Hoang mạc Nê-phút.
C. Hoang mạc Rup em Khali. D. Hoang mạc Tha.
Câu 40: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2015
Quốc gia Ấn Độ Trung Quốc Nhật Bản Các nước còn lại
Giá trị nhập khẩu 472,8 2674,5 790,3 3119
Biết giá trị nhập khẩu của châu Á là 7056,6 tỉ USD, tỉ trọng giá trị nhập khẩu của Ấn Độ. Trung
Quốc, Nhật Bản, các nước còn lại của châu Á lần lượt là:
A. 6,7%, 37,9%, 11,2%, 44,2%. B. 44,2%, 37,9%, 11,2%, 6,7%.
C. 6,7%, 11,2%, 37,9%, 44,2%. D. 11,2%, 37,9%, 6,7%, 44,2%.
HẾT
Chúc các con ôn tập tốt !

You might also like