You are on page 1of 10

Đồ án môn học điều khiển logic GVHD: TS.

Nguyễn Kim Ánh

CHƯƠNG 1 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.1. Sơ đồ công nghệ

Trong bản vẽ CAD

1.2. Nguyên lý làm việc

Nước thải ở mỗi dây chuyền sản xuất và nguồn nước phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của
công nhân được thu gom lại và cho chảy tự nhiên nhờ vào trọng lực qua bộ lọc rác thô. Rác thải
có kích thước lớn gồm: cát đá vụn, gỗ, giấy, giẻ, nylon… sẽ được giữ lại tránh gây ra các sự cố
trong quá trình vận hành ở các công trình sau như làm tắc bơm, đường ống dẫn đảm bảo an toàn
và thuận lợi cho cả hệ thống trong quá trình vận hành. Các rác thải này sẽ được lấy lên thường
xuyên để tránh làm tắc lọc.

1.2.1. Mương lắng cát

a. Định nghĩa

Tại mương lắng cát, tấm lọc rác tinh được lắp đặt nhằm giữ lại các rác thải có kích cỡ nhỏ
hơn để hạn chế tối đa rác thải theo vào ngăn bơm, tăng cường khả năng bảo vệ bơm. Lượng rác
tinh này được vớt lên định kỳ để duy trì tác dụng của tấm lọc rác. Nước thải sau đó được cho
chảy tự nhiên qua bể cân bằng nhờ vào trọng lực.

b. Cấu tạo

Hình 1.1: Mương lắng cát


=================================================================(1)
SVTH: ĐÀO VĂN ANH - lớp 13TDH2
Đồ án môn học điều khiển logic GVHD: TS. Nguyễn Kim Ánh

Cấu tạo của mương lắng cát gồm có:


- Tấm lọc rác thô: dùng để giử lại các loại rác lớn từ bên ngoài vào để đưa ra nước mịn hơn;
- Tấm lọc rác tinh: dùng để lọc các loại bùn và rác lại nhỏ làm cho chất lượng nước tốt hơn
trước khi đưa vào bơm để bơm vào bể cân bằng;
- Phao đo mức nước: phao này dùng để đo mức nước có trong mương lắng cát.

c. Nguyên lý hoạt động

Ban đầu khi bắt đầu hoạt động thì trong mướng lắng cát sẽ chưa có nươc nên làm cho phao
trong bể sẽ hạ thấp xuống làm cho mạch điện trong phao sẽ hở ra, từ đó sẽ đưa tín hiệu đến van
đưa nước vào sẽ mở ra làm cho nước từ ngoài chảy vào bể lắng cát.
Khi nước trong bể đầy thì phao sẽ được đẩy lên làm cho mạch điện trong phao sẽ đóng lại,
tín hiệu này sẽ được đưa tới làm cho van tự đọng đóng lại không cho nước vô tránh trường hợp
tràng nước ra ngoài.
Tức là:
Phao P01 có nhiệm vụ điều khiển van tự động (VTĐ1) đưa nước thải vào mương lắng cát, có
một cảm biến đưa tín hiệu Digital 0 hoặc 1; khi tín hiệu ở mức 0 thì van tự động mở, tín hiệu ở
mức 1 thì van tự động đóng; có nghĩa là van sẽ luôn mở cho đến khi nước trong mương lắng cát
dâng lên làm phao P01 nổi lên làm kín mạch dòng điện sinh ra làm van đóng lại.

1.2.2. Bể cân bằng

a. Định nghĩa

Tại bể cân bằng, một dàn ống sục khí được bố trí dưới đáy với mục đích là khuấy trộn, tại đây
nước thải được trộn lẫn, làm đồng đều các thành phần (BOD, COD, pH, N, P, Nhiệt độ…). Do
tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất và tùy vào tính chất nước thải của từng công
đoạn nên bể cân bằng rất cần thiết trong việc điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, làm giảm
kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình phía sau, tránh sự cố quá
tải. Ngoài ra bể cân bằng còn có mục đích là giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong
nước thải, làm giảm và ngăn cản lượng nước thải có nồng độ các chất độc hại cao đi trực tiếp vào
các công trình xử lý sinh học.

b. Cấu tạo

Cấu tạo của bể cân bằng gồm có:


- Hai phao để đo mức nước cao và mức nước thấp trong bể cân bằng;
- Hai máy bơm nước: dùng để bơm nước từ bể cân bằng lên bồn định lượng;
- Hai máy sục khí: máy sục khí có tác dụng là trộn lẫn nước và các loại tạp chất có trong
nước như (BOD, COD, pH, N, P, Nhiệt độ…) để dễ dàng xử lý hơn.

=================================================================(2)
SVTH: ĐÀO VĂN ANH - lớp 13TDH2
Đồ án môn học điều khiển logic GVHD: TS. Nguyễn Kim Ánh

Hình 1.2: Bể cân bằng

c. Nguyên lý hoạt động

Khi nước trong bể lắng cát chảy vào bể cân bằng thì mực nước trong bể cân bằng sẽ được đo
bởi hai phao mức thấp và phao mức cao.
Hai phao P2 và P3 có nhiệm vụ điều khiển máy sục khí MSK1 và máy bơm B1và B2.
P2 cảm biến mức thấp, khi mực nước trong bể cân bằng xuống mức thấp hơn so với phao P2 thì
mạch điện trong phao P2 sẽ hở ra nên không có tín hiệu nào được gửi đi nên hai máy bơm B1,B2
và máy sục khí MSK1 sẽ không hoạt động. Còn khi mự nước lên bằng hoặc cao hơn phao P2 thi
mạch điện trong phao sẽ đống lại nên có tín hiệu Digital từ P2 gửi đi thì khởi động B1 nếu mà
mực nước đi xuống thì ngừng bơm. Khởi động MSk1 nếu mực nước đi xuống thì ngừng sục khí.
P3 cảm biến mức cao, khi mực nước trong bể cân bằng thấp hơn phao P3 thi mạch điện trong
phao P3 sẽ hở ra nên sẽ không có tín hiệu gì gửi đi. Còn khi mực nước trong bể bằng hoạc cao
hơn phao P3 thì mạch điện trong phao se kín mạch nên có tín hiệu Digital từ phao P3 gửi đi thì
cả hai bơm B1 và B2 khởi động. Khi mực nước giảm thì reset B1 cho B2 hoạt động. Không có
trường hợp nước tràn vì nước chảy qua bể cân bằng từ mương lắng cát bằng trọng lực mà P1 đã
kiểm soát lượng nước vào.

1.2.3. Bồn định lượng

a. Bồn định lượng: Là nơi điều tiết nước chảy vào chảy vào bể trung hòa, làm cho nước chảy
vào bồn trung hòa không vượt mức cho phép.

b. Cấu tạo của bồn

=================================================================(3)
SVTH: ĐÀO VĂN ANH - lớp 13TDH2
Đồ án môn học điều khiển logic GVHD: TS. Nguyễn Kim Ánh

Bồn định lượng: có hai ngăn nhằm không để cho nước chảy qua bồn trung hòa quá nhiều,
nước được bơm thừa lên sẽ tự động chảy xuống lại bể cân bằng.

c. Nguyên lý hoạt động của bồn

Từ bể cân bằng nước thải được bơm lên bồn định lượng bởi 1 trong 2 bơm B1 và B2 rồi cho
chảy tự nhiên xuống bể trung hòa. Nếu lượng nước được bơm lên ngắn thứ nhất bị tràn sang
ngăn thứ hai, từ ngăn thứ hai nước thải sẽ tự động chảy về lại bể cân bằng.

1.2.4. Bể trung hòa pH

a. Tổng quan

Là nơi xử lý cân bằng tính axit/bazo trong nước thải, đảm bảo cho độ pH trong nước thải
luôn duy trì ở mước cho phép. Mục đích của bể này dùng để tránh được hiện tượng ăn mòn, phá
hủy vật liệu của hệ thống ống dẫn, công trình thoát nước, cũng như đảm bảo độ pH cho phép của
ngồn nước tiếp nhận như sông, ngòi, ao hồ, nước thải công nghiệp có tính axit.

b. Cấu tạo của bể trung hòa

Gồm các bộ phận chính như sau:

Hình1.3 : Cấu tạo của bể trung hòa pH

- Bồn chứa axit ,


- Bồn chứa bazo,
- Máy khuấy,
- Máy bơm,
- Phao để đo mức nước cao và mức nước thấp trong bể,
- Sensors pH.
c. Nguyên lý làm việc
=================================================================(4)
SVTH: ĐÀO VĂN ANH - lớp 13TDH2
Đồ án môn học điều khiển logic GVHD: TS. Nguyễn Kim Ánh

Phao P4 có nhiệm vụ điều khiển máy khuấy MK1 và bơm B1, B2, van tự động V3_V4 cảm
biến mức thấp, khi mực nước trong bể cân bằng xuống mức thấp hơn so với phao P4 thi mạch
điện trong phao P4 sẽ hở ra nên không có tín hiệu nào được gửi đi nên hai máy bơm B1, B2 sẽ
bơm và van tự động V3_V4 sẽ không hoạt động.
Còn khi mự nước lên bằng hoặc cao hơn phao P4 thi mạch điện trong phao sẽ đóng lại nên có
tín hiệu Digital từ P4 gửi đi thì hai bơm B1 và B2 sẽ không bơm và van V3_V4 sẽ đóng lại.
P4 kết hợp với thiết bị đo pH chuyên dụng với thang đo 14 để điều khiển MK2 và MK3 cũng
như các bơm AX và BZ.
Khi pH trong nước nhỏ hơn 6,5 thì bơm bazo hoạt động, bơm bazo từ bồn bazo vào bể. Đồng
thời máy khuấy trong bể hoạt động; bazo được bơm cho đến khi pH trong nước đạt mức cho
phép.
Khi pH trong nước lớn hơn 7.5 thì bơm axit hoạt động, bơm axit từ bồn axit vào bể đồng thời
máy khuấy hoạt động. axit được bơm cho tới khi pH trong nước thải đạt mức cho phép.
Cụ thể như sau:
- Độ pH nhỏ hơn 3.5 thì khởi động BZ1, BZ2 và MK3;
- Độ pH nằm trong khoảng (3.5 ÷ 6.5) thì khởi động BZ1 và MK3;
- Độ pH trong khoảng (7.5 ÷ 10.5) thì khởi động MK2 và AX1;
- Độ pH nhở hơn 10.5 thì khởi động AX1, AX2 và MK2;
- Độ pH trong khoảng (6.5÷ 7.5 thì reset MK1 cũng như reset (mở) van V3_V4.
Nước sau khi xử lý xong sẽ được xả qua bể lắng. Sau khi nước được xả qua bể lắng thì V3_V4
đóng lại

1.2.5. Bể lắng

a. Định nghĩa

Bể lắng dùng để tách các tạp chất thô ra khỏi nước thải và lắng diễn ra dưới tác dụng của
trọng lực.

Bể lắng có vai trò loại bỏ các tạp chất dạng huyền phù thô ra khỏi nước. Đồng thời tại đây
một phần cặn lơ lửng có trong nước thải sẽ tách ra và lắng xuống đáy bể. Để tiến hành quá trình
này bể lắng thường được thiết kế theo kiểu ngang hoặc đứng. Chất PAC sẽ được châm vào với
một liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất để bổ trợ
cho quá trình keo tụ các hạt cặn lắng. Các hạt cặn lắng này sẽ kết dính và hình thành nên những
bông cặn có kích thước và khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với những hạt cặn lắng ban đầu
giúp chúng lắng tốt hơn tạo thành lớp bùn cặn dưới đáy bể lắng. Phần bùn này sau đó sẽ được
bơm ra bể chứa bùn. Phần nước phía trên của bể lắng sẽ được cho chảy tự nhiên qua bể vi sinh
nhờ vào trọng lực.

b. Cấu tạo: Trong dự án này ta dùng loại bể lắng ngang.

=================================================================(5)
SVTH: ĐÀO VĂN ANH - lớp 13TDH2
Đồ án môn học điều khiển logic GVHD: TS. Nguyễn Kim Ánh

Hình 1.4: Bể lắng ngang

Bể lắng ngang là bể có hình chữ nhật. có hai hay nhiều ngăn hoạt động đồng thời. Nước
chuyển động từ đầu này đến đầu kia của bể.
Chiều sâu của bể lắng H= 1,5-4m, chiều dài L= (8-12)xH, chiều rộng B= 3-6m. Bể lắng
ngang có ứng dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15.000m3/day. Hiệu quả lắng 60%.
Bể lắng gồm các phần tử:
- Cảm biến độ bùn;
- Máy khuấy;
- Cảm biến độ đục.

c. Nguyên lý hoạt động

Trong quá trình lắng gián đoạn, các hạt lơ hửng phân bố không đồng đều theo chiều cao lớp
nước thải. Quan một khoảng thời gian nào đó, phần trên của thiết bị xuất hiện lớp nước thải. Qua
một thời gian nào đó, phần trên của thiết bị lắng xuất hiện mức nước trong.càng xuống đáy, nồng
độ chất lơ lửng càng cao và ngay tại đáy, lớp cặn được tạo thành. Theo thời gian, chiều cao lớp
nước trong và lớp cặn tăng lên. Sau một khoảng thời gian xác định, trong thiết bị lắng chỉ còn hai
lớp nước trong và lớp cặn. Tiếp theo nếu cặn không được lấy ra thì nó sẽ ép và chiều cao lớp cặn
bị giảm. Trong bể lắng liên tục cũng ó các vùng tương tự nhưng chiều cao của chũng không thay
đổi trong suốt quá trình.
Ngoài ra, trong bể lắng một hạt chuyển động theo dòng nước có vận tốc v và dưới tác dụng
của trọng lực chuyển động xuống dưới với vận tốc ὼ Như vậy, bể lắng có thể lắng những hạt có
quỹ đạo của chúng cắt ngang đáy bể trong phạm vi chiều dài của nó.Vận tốc chuyển dộng cảu
nước trong bể lắng không lớn hơn 0,01m/s. Thời gian lắng 1-3 giờ.
Thiết bị đo độ đục tiến hành đo lượng tạp chất cũng như các hạt lơ lửng trong nước để tham
chiếu và tiến hành điều khiển bơm chất PAC để cố định cũng như lắng bùn xuống đáy bể.
=================================================================(6)
SVTH: ĐÀO VĂN ANH - lớp 13TDH2
Đồ án môn học điều khiển logic GVHD: TS. Nguyễn Kim Ánh

- 100 < độ đục < 500 thì tiến hành khởi động bơm PAC1 và MK4 MK5;
- 500 < độ đục < 1000 độ đục thì tiến hành khởi động bơm PAC1,PAC2 và MK4
MK5;
- 0 < độ đục < 100 độ đục thì không tác động.

Thiết bị đo lượng bùn (TBĐB) có nhiệm vụ đo lượng bùn có trong bể lắng để điều khiển máy
hút bùn (MHB) hút xuống bể chứa bùn. Cảm biến 2 mức min và max, khi lượng bùn trong bể
lắng ở mức max cảm biến sẽ điều khiển MHB làm việc và khi lượng bùn xuống min thì cảm biến
điều khiển cắt MHB.

1.2.6. Bể chứa bùn

a. Định nghĩa: Là nơi chứa bùn sau khi lắng và bùn được xử lí sơ cấp bằng cơ chế nén bùn.

b. Cấu tạo

Hình 1.5 : bể chứa bùn.

c. Nguyên lý hoạt động

Bùn vi sinh dư được bơm ra định kỳ và tập trung lại tại bể chứa bùn. Tại đây cùng với thời
gian, bùn vi sinh sẽ bị phân hủy thành nước dơ & xác bùn. Nước dơ sẽ được xử lý theo chu trình,
còn xác bùn cùng với các cặn lắng khác sẽ được hút bỏ bằng xe bồn chuyên dụng, định kỳ
khoảng 6 tháng 1 lần.

1.2.7. Bể vi sinh

a. Tổng quan

Bể vi sinh là bể xử lý các chất thải hữu cơ bằng hoạt động của các vi sinh vật, sử dụng vi sinh
vật để phân hủy chất thải. Các vi sinh vật có thể là vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí.

b. Cấu tạo của bể vi sinh


=================================================================(7)
SVTH: ĐÀO VĂN ANH - lớp 13TDH2
Đồ án môn học điều khiển logic GVHD: TS. Nguyễn Kim Ánh

Tùy theo khả năng tài chính và diện tích đất mà người ta có thể sử dụng ao hồ có sẵn hoặc
xây dụng các bể nhân tạo xử lý. Đối với bể nhân tạo thường bao gồm các thành phần chính sau:
- Máy sục khí dưới đáy bể;
- Máy khuấy chìm.

Hình 1.6: bể vi sinh

c. Nguyên lý hoạt động của bể vi sinh

Tổng quan: Tại pha sục khí của bể vi sinh, nước thải được trộn đều với không khí được cấp từ
ngoài vào qua dàn đĩa phân phối khí dưới đáy bể bằng máy sục khí MSK 3, hỗn hợp khí và nước
được trộn lẫn với bùn vi sinh nhờ máy khuấy chìm MK6 đồng thời quá trình xử lý BOD, nitơ,
photpho và các chất trong nước thải diễn ra mạnh mẽ. Sau một thời gian nhất định quá trình
chuyển sang pha lắng, tại đây khí được ngừng cung cấp vào bể tạo môi trường yên tĩnh và với
khả năng lắng nhanh dựa vào trọng lực, bùn vi sinh sẽ lắng xuống đáy bể để lại lớp nước trong
phía trên. Lớp nước này sau đó được xả xuống bể khử trùng thông qua thiết bị thu nước bề mặt
có cấu tạo đặc thù.
Hoạt động cụ thể của từng thiết bị:
Phao P5 có nhiệm vụ đo mức nước trong bể để tiến hành điều khiển máy khuấy MK6 và máy
sục khí MSK3 cũng như điều khiển thiết bị lấy nước bề mặt;
P5 có 3 mức:
P5_TL cảm biến mức thấp, sẽ khởi động V2 đồng thời sau 3 phút T38 sẽ khởi động MSK3.
Nếu mực nước giảm thì ngừng MSK3. Sau 4 phút sẽ khởi động MK6 đồng thời reset T37 cũng
như mực nước giảm thì reset MK6;
P5_TH cảm biến mức cao, khi mực nước dâng cao nhất thì ta ngừng MK6 cũng như MSK3
và V2 , sau khi T38 đếm 5 phút cho 5 phút cho nước trong bể lắng đi thì tiến hành set thiết bị lấy
nước bề mặt LNBM cũng như set (đóng) V3;

=================================================================(8)
SVTH: ĐÀO VĂN ANH - lớp 13TDH2
Đồ án môn học điều khiển logic GVHD: TS. Nguyễn Kim Ánh

P5_TM cảm biến mức trung bình, khi mực nước ở mức trung bình trong bể đang xuống ta
tiến hành reset BNS và reset T38 cũng như set MSK3, set MK2 set V2 cung cấp lại nước cho bể
vi sinh tiến hành chu trình mới.

1.2.8. Bể khử trùng

a. Khái niệm

Bể khử trùng là bể mà nơi đó chúng ta làm giảm lượng vi sinh vật (các vi sinh vật có hại) có
trong nước bằng cách sử dụng các dung dịch hóa học trước khi nước được kiểm tra để thải ra bên
ngoài.

b. Cấu tạo của bể khử trùng

Bể khử trùng thường đơn giản là bể bình thường với hệ thống bơm nước từ công đoạn trước
vào và hệ thống thoát nước ra cùng với các cảm biến đo mức nước và nồng độ các vi sinh vật
trong nước.

Hình 1.7 bể khử trùng

c. Nguyên lý hoạt động của bể khử trùng

Tổng quan: Tại bể khử trùng nước sau khi xử lý vi sinh vẫn còn chứa một hàm lượng vi
khuẩn nhất định sẽ được hòa trộn với dung dịch nước clorine (nồng độ 6-9 ppm) và lưu trong
thời gian 4 phút để khử trùng (chủ yếu là vi khuẩn đường ruột coliform). Cuối cùng nước thải đã
xử lý sẽ chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực hoặc tập trung vào bể chứa để tái sử
dụng (tưới cây, rửa đường, nuôi cá…).
Hoạt động cụ thể của từng thiết bị:

Tại bể khử trùng nước sẽ được ngâm với clo để diệt một số vi khuẩn trong thời gian 4 phút.
Phao P10 đo mức nước có trong bể khử trùng, chiều cao bể là 5m, lượng clo cho 5m chiều cao

=================================================================(9)
SVTH: ĐÀO VĂN ANH - lớp 13TDH2
Đồ án môn học điều khiển logic GVHD: TS. Nguyễn Kim Ánh

cột nước là bơm 1 phút, sau khi ngâm clo xong, ta tiến hành mở van VTĐ3 để đưa nước qua bể
lưu lượng.

1.3. Kết luận:

Chương này giới thiệu tổng quan về sơ đồ công ngệ và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhà
máy sử lý nước thải. Trình bày ngắn gọn cách vận hành từng khâu trong hệ thống, từ đó ta có thể
hiểu biết đặt tính và một số điều cần thiết để có thể dựa vào đó mà tính toán lựa chọn cảm biến
cũng như các cơ cấu chấp hành trong chương 2.

=================================================================(10)
SVTH: ĐÀO VĂN ANH - lớp 13TDH2

You might also like